SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Download to read offline
TẬP TÀI LIỆU MÔN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(TẬP TÀI LIỆU BÀY BAO GỒM 2 PHẦN: PHẦN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TỪ TRANG 2 VÀ
PHẦN THAM KHẢO TỪ TRANG 54)
1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO
a. Hiệp định WTO: Trang 3
b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT: Trang 6
c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA: trang 14
d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM: trang 19
e. Hiệp định tư vệ - SA: Trang 25
f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU: trang 27
2. Quy định Pháp luật Quốc gia: trang 36
3. Công ước Viên 1980: trang 45
PHẦN THAM KHẢO :
4. Các vụ tranh chấp :
Vụ cá da trơn : Trang 56
Vụ Ngũ cốc : Trang 57
Vụ Trợ cấp máy bay : Trang 58
Vụ Thép : trang 59
Vụ đồ uống có cồn : trang 60
Vụ Táo, Hoa kỳ - Nhật bản, trang 61
Vụ Thịt bò, Hàn Quốc – Hoa kỳ Trang 62
Vụ Công nghiệp ôtô, Hoa kỳ - Indonêsia Trang 64
Vụ Xăng nhập khẩu, Venezuela – Hoa kỳ, trang 66
Vụ cá hồi, Nauy, trang 68
Vụ cá hồi, Chile, trang 70
Vụ Thịt bò và gạo, Mexico trang 72
5. Mẫu Hợp đồng: Trang 74
6. Mẫu Bản án: trang 94
7. Incoterms 2000: trang 104
8. Bài đọc vụ kiện tự vệ của Việt nam : Trang 106
9. Danh sách quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường : trang 108
10. Thống kê các vụ kiện : trang 109
11. Bài đọc tham khảo : trang 113
PHẦN 1:
Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại
Thế giới – WTO
1. HIỆP ĐỊNH MARAKESH THÀNH LẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Điều I - Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”).
Điều II - Phạm vi của WTO
1.WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành
viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời
gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này.
2.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới đâỵ được gọi là
"Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời Hiệp định này và ràng buộc
tất cả các Thành viên.
3.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được gọi là "Các
Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời khỏi Hiệp định này và ràng
buộc tất cả các Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên không tạo ra
quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng.
4.Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ lục 1A (dưới
đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là "GATT 1947") đã được chỉnh lý, sửa
chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối cùng được thông qua tại buổi bế mạc phiên họp lần thứ
hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm.
Điều IV - Cơ cấu của WTO
1. Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành viên. Hội nghị
Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực thi những
chức năng này. Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng có quyền đưa ra những
quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các
yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên
có liên quan.
2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian
giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng
đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội
2
đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các ủy
ban quy định tại khoản 7 Điều IV.
3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh
chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần
thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.
4. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan Rà soát
Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại có thể có
chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành
trách nhiệm của mình.
5. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là “Hội đồng TRIPS”), sẽ
hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng Thương mại Hàng hoá sẽ giám sát việc thực
hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A. Hội đồng về Thương mại Dịch vụ sẽ giám
sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ (dưới đây được gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (dưới đây được gọi tắt là “Hiệp định
TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định
riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui tắc về thủ
tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở
cho đại điện của các nước Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện
các chức năng của mình.
Điều IX - Quá trình ra quyết định
1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT 1947[1]
. Trừ khi
có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải
quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng và Đại
Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu. Nếu Cộng đồng Châu âu thực hiện quyền bỏ phiếu
của mình thì họ sẽ có số phiếu tương đương số lượng thành viên của Cộng đồng[2]
là Thành viên của
WTO. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp định Thương mại Đa biên có
liên quan[3]
, các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số
phiếu.
Điều XI - Thành viên sáng lập
1. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng Châu
âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên với các Danh mục nhượng bộ và
cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS sẽ trở
thành Thành viên sáng lập của WTO.
2. Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ
trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng
lực quản lý và thể chế của mình.
Điều XII - Gia nhập
3
1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc
điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và các Hiệp
định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa
quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định
này và các Hiệp định Thương mại Đa biên kèm theo.
2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều khoản
gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ trưởng.
3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp định đó.
Điều XV - Rút lui
1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi đó sẽ áp dụng
cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng
kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó.
2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh theo các quy
định của Hiệp định đó.
Danh sách các Phụ lục của Hiệp định Marrakesh
thành lập Tổ chức Thương mại thế giới
Phụ lục 1
Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa phương về thuơng mại trong lĩnh vực hμng hoá
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994
Hiệp định về nông nghiệp
Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Hiệp định hμng dệt may
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994
Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994
Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hμng
Hiệp định về quy chế xuất xứ
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
4
Hiệp định về tự vệ
Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các Phụ lục
Phụ lục 1C: Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Phụ lục 2
Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
Phụ lục 3
Cơ cấu Rμ soát chính sách thương mại
Phụ lục 4
Các hiệp định nhiều bên
Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng
Hiệp định về mua sắm của chính phủ
Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa
Hiệp định quốc tế về thịt bò
5
2. GATT 1994
Điều I
Đãi ngộ tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia phổ biến
1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất
khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế
hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội
dung đã được nêu tại đoạn 2 và đoạn 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được
bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác
sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một
cách không điều kiện.
Điều III*
Đãi ngộ quốc gia về thuế và quy tắc trong nước
1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu
tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc
định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác
định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*
Điều VI:Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, với việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh
trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm, phải bị lên án nếu việc
đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết hay
thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành công nghiệp nội địa. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản
phẩm được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của
nó, nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác
(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong tiến trình thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm
mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc
(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức
(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong
tiến trình thương mại thông thường, hoặc
(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức tính hợp lý chi phí bán hàng và
lợi nhuận.
Trong mỗi trường hợp sẽ có chấp nhận một cách thoả đáng sự khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng,
khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.
2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ
một sản phẩm phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ phá giá của sản
6
phẩm đó. Nhằm mục đích áp dụng điều khoản này, biên độ phá giá là sự chênh lệch về giá được xác định phù
hợp với các quy định tại đoạn 1.*
3. Không một khoản thuế đối kháng nào được đánh vào một sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một bên
ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ
cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại
nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, kể cả mọi khoản trợ cấp đặc biệt với việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật
ngữ thuế đối kháng sẽ được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi
hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.
4 Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký
kết khác sẽ bị đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương
tự đã phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.
5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký
kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh phá giá hay trợ
cấp xuất khẩu.
6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ
lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp, thực sự đã gây ra hoặc
đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trong nước đã được thiết lập hay làm
thực sự làm chậm trễ việc lập nên một ngành công nghiệp trong nước.
(b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) đoạn này, cho phép một bên ký
kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục
đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất với một ngành công
nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết
nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) thuộc đoạn này,
cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay
đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất
khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm.
(c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu để chậm có thể gây ra tổn hại khó có thể khắc phục được,
một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại tiết (b) của đoạn này mà không cần
được Các Bên Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải báo cáo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết và khi Các
Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.
7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm sơ cấp
trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với
giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn
hại vật chất hiểu theo ý của đoạn 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi
tham vấn thấy rằng:
(a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá so sánh bán sản
phẩm tương tự cho người mua trong nước, và
(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do nào khác, không
dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký
kết khác.
Điều X: Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
7
1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký
kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan
tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh
toán tiền hàng xuất nhập khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định,
trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố khẩn trương bằng cách
nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định có tác động tới thương mại quốc tế đang có
hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào
cũng sẽ được công bố. Các quy định của điều khoản này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải tiết
lộ thông tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi công cộng hoặc gây tổn
hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư nhân.
Điều XI: Triệt tiêu chung các hạn chế số lượng
1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra
hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay
bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.
Điều XVI Trợ cấp
Tiết A - Trợ cấp nói chung
1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành cho hưởng hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ cho
các khoản thu hay giá cả, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của
bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho
Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản
phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn đến
cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại
nặng nề về quyền lợi của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên
ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.
Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.
2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp với xuất khẩu một sản phẩm có thể dẫn
tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu; rằng việc đó có thể
gây rối loạn trái quy tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu
được đề ra trong Hiệp định này.
3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh thực hành trợ cấp với xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Tuy
nhiên nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó, có tác dụng
tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc
tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại
quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng như mọi
nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*
4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các bên ký kết sẽ
ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm
nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người
mua trên thị trường trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng
diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp
mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.
8
5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều khoản này
nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục
tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại
hay tới quyền lợi của các bên ký kết.
Điều XIX
Biện pháp khẩn cấp với một sản phẩm riêng biệt
1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được của các tình huống và do kết quả của
những cam kết, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản
phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với các điều kiện đến mức
gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp
cạnh tranh trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ
hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiêt
để dự liệu và khắc phục tổn hại đó.
b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là
đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại tiểu đoạn a) của đoạn
này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những
sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng
hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang
nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân
nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và
khắc phục tổn hại đó.
Điều XX
Các ngoại lệ chung
Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán
hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc
tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp
dụng các biện pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ;
c) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của Hiệp định
này, như là và ví dụ như luật pháp quy tắc có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu
lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo đoạn 4 điều II và điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền,
thương hiệu và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự thực hành thương mại sai trái;
e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;
9
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng
hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;
h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với
các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các
Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*
i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết
yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực
hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất
khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp
định này về không phân biệt đối xử;
j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại
một dịa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký
kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không
tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do
áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét
lại tính cần thiết của quy định thuộc tiểu đoạn này.
Phần thứ III
Điều XXIV
áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do
1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của các bên ký kết
cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp định này và theo tinh thần
của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh
thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết, chỉ thuần tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo
lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết
đơn lẻ nào quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của
Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII hay
phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.
2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu là bất cứ lãnh
thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế thương mại riêng biệt được
áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác.
10
3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản
(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi
cho trao đổi vùng biên giới;
(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những lợi thế
thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình được
ký sau Thế Chiến II.
4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp định
được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp định
đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do
phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở
ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.
5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một liên minh
quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một
liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên, với bảo lưu rằng
(a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một
liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan thuế hay khi ký kết hiệp
định tạm thời xét về tổng thể không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những
quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập
ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh dành cho
thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh hay không tham gia
hiệp định.
(b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời nhằm lập
ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành viên và được áp
dụng với thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định
đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các
quy tắc điều chỉnh thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương
ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký hiệp
định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và
(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế hoạch và một
chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do trong một thời
11
hạn hợp lý.
6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức thuế một
cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều XVIII sẽ được áp
dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do mức giảm thuế tương ứng với
thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh.
7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do hay
một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu dịch như vậy, bất kỳ
bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin
cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết
tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết.
b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời đã nêu tại
khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc đúng mức đến các thông
tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không
thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn
đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên
sẽ có khuyến nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các
khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định
nữa.
c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại điểm c)
của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các bên ký kết liên
quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm trễ không chính đáng sự
hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do.
8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:
a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng một lãnh thổ
quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là
(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế (ngoại trừ,
trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều XI,
XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa
các lãnh thổ hợp thành liên minh, hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao
đổi hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này;
12
(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được từng thành
viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên ngoài là thống
nhất về nội dung;
b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế
mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn
chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ
bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu
dịch tự do.
9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của việc thành lập
liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt tiêu hay điều chỉnh bằng
cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp
dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b)
được tuân thủ.
10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận những đề
nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với điều kiện quyết định
như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do đúng ý nghĩa
của điều khoản này.
11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước độc lập và
thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, các bên ký kết đồng
ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký những hiệp định đặc biệt về thương
mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.*
12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình để các
chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định của Hiệp định này.
Điều XXXIII :Gia nhập
Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động
nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được
Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều
kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo đoạn này
được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.
13
3. HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VI CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG
VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI - GATT (1994)
Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau:
Phần I
Điều 1
Các nguyên tắc
14
Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều VI của
GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu[1]
và tiến hành theo đúng các qui định
của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một
hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá.
Điều 2
Xác định việc bán phá giá
2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất
khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so
sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường.
2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện
thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó
không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng
hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ[2]
, biên độ bán phá giá sẽ được
xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu
sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện,
hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một
khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang
một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định
và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể
được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không
được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan
có thẩm quyền[3]
quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo
dài[4]
với một khối lượng đáng kể[5]
và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một
khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại
cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều
tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.
…
2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức
giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó
có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức
giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản
phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều
kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do
cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.
2.4…
15
2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà
được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng
hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có
thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng
hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản
phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể
đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.
2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm giống
hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường
hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng
có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.
2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại Phụ
lục I của GATT 1994.
…
Điều 5
Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo
5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có
tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi
ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước
hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.
5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá, (b)
sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn giải tại
Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại
đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng
chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này. …
5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được
đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình
điều tra hay không.
5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm
quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối[13]
với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu
cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước.[14]
Đơn yêu cầu sẽ được coi là được
yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này
được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm
bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ
16
không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản
lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không
công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ
và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính
phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan.
5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra
mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ
quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan
hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.
5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết định có
bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày không muộn hơn
ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định này.
5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ
ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá
hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều
tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán
phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được
bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là
không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu
bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một
nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại
trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới
3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.
5.9 …
5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và
trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.
Điều 11
Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá
11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các
trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.
11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong
trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các
thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại[21]
, với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi
chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm
quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của
việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay
loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có
thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng
áp dụng ngay.
17
11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn
hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà
soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản
này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có
thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại[22]
, sau khi tự tiến hành
rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập
theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế
chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.
…
Điều 15
Các Thành viên đang phát triển
Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình
đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống
bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp
xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng
tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển.
...
4. HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP
ĐỐI KHÁNG
Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:
18
Phần 1: Những quy định chung
Điều 1
Định nghĩa trợ cấp
1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ
của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay,
hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền
vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi
tài chính như miễn thuế )[1]
;
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc
mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư
nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những
chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân
này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.
hoặc
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của
Hiệp định GATT 1994;
và
(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.
1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại Phần
II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy định tại
Điều 2.
Phần II: Trợ cấp Bị Cấm
Điều 3
Những quy định cấm
3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định nghĩa
tại Điều 1 sẽ bị cấm:
19
(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế[4]
, dù là một điều kiện riêng
biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả
những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5]
;
(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều
kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.
3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1.
…
Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng
Điều 5
Tác động nghịch
Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của
Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:
(a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11]
;
(b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp
hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những quyền lợi có
được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định GATT 1994[12]
;
(c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13]
.
Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định
nông nghiệp.
Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng
Điều 8
Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23]
:
(a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;
(b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều kiện
nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.
8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ cấp không
thể đối kháng:
(a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao học
hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện. Nếu[24], [25], [26]
:
20
sự hỗ trợ không chiếm[27]
quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp[28]
hoặc 50% chi phí cho
phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29]
, [30]
.
và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:
(i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán bộ
hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);
(ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và
thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng cho hoạt
động nghiên cứu;
(iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn
toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê bên ngoài,
hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ;
(iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động nghiên
cứu;
(v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung
cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu;
(b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương trình
chung phát triển vùng[31]
và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa của Điều 2)
trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện là:
(i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ
ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được;
(ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu
chí vô tư và khách quan[32]
, nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ
những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu thức đó phải được
nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho
phép kiểm tra;
(iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh tế
dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:
- một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia
đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính theo đầu
người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu nhập trung bình của vùng
lãnh thổ liên quan;
- chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức thất
nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính toán trong thời
kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một yếu tố phức hợp hay bao gồm
nhiều yếu tố khác.
(c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có[33]
cho phù hợp với
yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải
chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều kiện sự hỗ trợ đó:
21
(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và
(ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và
(iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ,
những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và
(iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm
tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết
kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và
(v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy
trình sản xuất mới.
8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo trước cho ủy
ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các Thành viên
khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí quy định tại
khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật mới nhất của các
thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung cấp thông tin về tổng số
chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền yêu cầu thông tin về những
trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông báo[34]
.
…
Điều 11
Khởi tố và tiến hành điều tra
11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động
của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc thay mặt
cho một ngành sản xuất trong nước.
11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ cấp
và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được
giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại
được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về bản chất thì không thể được coi là
đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu
cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây:
(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản
xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp
nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản
xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản
phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự)
và trong chừng mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản
phẩm tương tự mà những nhà sản xuất này sản xuất ra
22
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những
nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản
xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã
biết.
(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.
(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất
trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của trợ cấp; bằng
chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối lượng nhập khẩu hàng
có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị
trường trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất
trong nước, được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện
tình trạng của ngành sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4
Điều 15.
11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được cung
cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.
11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm quyền,
trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm
tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi[38]
hoặc nhân danh ngành sản xuất
trong nước[39]
. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước
nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất
sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên,
việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó
không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
…
11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra quyết
định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày không chậm
hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định của Hiệp định này.
11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được xuất
khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định này vẫn
được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất
xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.
11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ quan
có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến
hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu
được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được
chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn
1% ị giá trị của sản phẩm.
…
11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong
mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.
23
Phần viii : các Thành viên đang phát triển
Điều 27
Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một Thành
viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng:
(a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo trị giá
trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc
(b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành viên đang
phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập
khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.
27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp xuất
khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối với các
Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là 3% thay cho
2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo cho Uỷ ban, và còn
được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu.
Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không đáng kể
hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.
…
5. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
Các Thành viên thoả thuận như sau:
Điều 1
Quy định chung
Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa các biện
pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.
Điều 2
Các điều kiện
24
1. Một Thành viên[1]
có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó
đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của
mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể
gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản
phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào.
Điều 5
áp dụng biện pháp tự vệ
1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc
phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định
lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu
trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có
một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp
thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.
Điều 6
Biện pháp tự vệ tạm thời
Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục
được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng có chứng
cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng. Thời hạn
áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày và trong suốt thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2
đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ
được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như quy định tại khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng
nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Thời
gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn theo
quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7.
Điều 7
Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ
1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để ngăn chặn hay
khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4 năm,
trừ khi được gia hạn theo khoản 2.
2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của Thành viên
nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5, rằng biện
pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và có chứng cứ rằng ngành
công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của Điều 8 và Điều 12.
3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời
gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.
4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ theo các
quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này
25
trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp
này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể
loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2 không
được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng.
5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp
dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện
pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm.
6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập
một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:
(a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc nhập
khẩu của sản phẩm đó; và
(b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng
5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.
Các Thành viên đang phát triển
1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành viên
đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này không vượt quá 3%,
với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển, có thị phần nhập khẩu
riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên
quan[2]
.
2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời
hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3 Điều 7. Cho dù có các quy định
tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với
việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực,
sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời
gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.
26
6. THỎA THUẬN GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ
TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – DSU
Các Thành viên nhất trí như sau:
Điều I
Phạm vi điều chỉnh và áp dụng
1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được
đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong
Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định có liên quan”).
Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh
chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ
chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận
này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác.
Điều 2
Quản lý
1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy
tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp
định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm
quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì
sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những
nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh
từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật
ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành
viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ
nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia
vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.
Điều 3
Các quy định chung
1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp từ
trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và thủ tục
được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.
27
2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an
toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa nhận rằng
hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên
quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các
quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được
làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.
…
7.Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục
này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích
cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với
các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên
tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc
rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với
những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi thường chỉ nên được sử
dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không thực tế và chỉ được sử dụng như là một
biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan.
Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải
quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp
định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB
cho phép thực hiện những biện pháp như vậy.
…
Điều 6
Thành lập Ban hội thẩm
1. Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại
cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của
chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành
lập ban hội thẩm.[5]
2. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này phải
chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và
cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng.
Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều
khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điểu khoản tham
chiếu đặc biệt.
Điều 8
Thành phần Ban hội thẩm
1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc phi
chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm đại diện
của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất
cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó, hoặc đã từng làm việc trong Ban Thư ký, đã
từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại
quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên.
28
2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các
hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.
3. Công dân của Thành viên[6]
là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở khoản 2
của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó, trừ khi các
bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
…
5. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm
gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải
nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.
…
7. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về Thành viên
ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và
Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết định thành phần ban hội thẩm bằng việc bổ
nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất theo đúng bất kỳ quy tắc
hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định có liên quan đang được áp
dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB phải thông báo cho
các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập như vậy không quá 10 ngày kể từ ngày
Chủ tịch nhận được yêu cầu.
…
9. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính
phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên phải không được đưa ra
chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban
hội thẩm.
10. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển,
nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một
Thành viên đang phát triển.
Điều 16
Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm
1. Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáo
phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo cáo đã được chuyển tới
các Thành viên.
2. Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản giải thích lý do
phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB xem xét báo cáo của ban hội
thẩm .
3. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm,
và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ.
29
4. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo cáo này
phải được thông qua tại phiên họp DSB[7]
, trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về
quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo
cáo này. Nếu một bên đã thông báo quyết định kháng cáo của mình, thì DSB phải không xem xét thông
qua bản báo cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc phúc thẩm. Thủ tục thông qua này
không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo
của ban hội thẩm.
Điều 17
Xét xử phúc thẩm
Cơ quan Phúc thẩm thường trực
1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này
xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ
việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc
luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan
Phúc thẩm.
2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi
người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm
ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm.
Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết
sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm.
3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh
nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các
hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào. Cơ cấu thành viên
của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm
việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập
nhật thoe kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. Họ
phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực
tiếp hay gián tiếp.
4. Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo báo
cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo
khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan
Phúc thẩm nghe vấn đề.
5. Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày một
bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan Phúc thẩm
chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan Phúc thẩm phải cân nhắc các
quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra
báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng
với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường hợp việc giải quyết cũng
không được vượt quá 90 ngày.
6. Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo cáo
của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm.
30
...
Thủ tục Xét xử Phúc thẩm
10. Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan Phúc
thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông
tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.
…
13. Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến và kết luận
của ban hội thẩm.
Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm
14. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp
nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên.[8]
Thủ tục thông qua
này không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm.
Điều 22
Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ
1. Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là những biện
pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không được thực hiện
trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc
những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị
để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi thường là tự nguyện, nếu
được đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định có liên quan.
2. Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở thành
phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những khuyến nghị và phán
quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với khoản 3 của Điều 21, thì Thành viên đó
phải, nếu được yêu cầu như vậy và không được chậm hơn ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý,
tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào đang viện dẫn tới những thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm đưa
ra việc bồi thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa thuận được biện pháp bồi thường thỏa
đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dẫn tới các
thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với
Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.
3. Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên nguyên
đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau:
(a) nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành những
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội thẩm
hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương
hại;
31
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế

More Related Content

What's hot

NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...
NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...
NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...Doan Tran Ngocvu
 
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...Doan Tran Ngocvu
 
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...Doan Tran Ngocvu
 
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...Doan Tran Ngocvu
 
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quyTt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quyDoan Tran Ngocvu
 
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...Doan Tran Ngocvu
 
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụngTt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụngDoan Tran Ngocvu
 

What's hot (11)

NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...
NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...
NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HẢI QU...
 
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...
Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành...
 
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...
Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại...
 
Hiepdinh trips
Hiepdinh tripsHiepdinh trips
Hiepdinh trips
 
Tong hop vuong mac tt38
Tong hop vuong mac tt38Tong hop vuong mac tt38
Tong hop vuong mac tt38
 
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...
THÔNG TƯ 06/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI H...
 
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quyTt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
Tt 28 2012 tt-bkhcn_công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
 
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...
VĂN BẢN HỢP NHẤT 21/VBHN-BTC NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ H...
 
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụngTt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Tt 31 2015 tt-btttt-xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
 
122 2016 nd-cp
122 2016 nd-cp122 2016 nd-cp
122 2016 nd-cp
 
Luat thue xnk 2016
Luat thue xnk 2016Luat thue xnk 2016
Luat thue xnk 2016
 

Similar to Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế

01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung vie
01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung   vie01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung   vie
01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung viePhi Phi
 
Chương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxChương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxYnNhiL19
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...TieuNgocLy
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wtoAnh Lâm
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTrung Tâm Kiến Tập
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...NuioKila
 
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...PinkHandmade
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...nataliej4
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdf
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdfPowerpoit-Conguoc- Viên.pdf
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdfstudyEnglish7
 
50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdfstudyEnglish7
 

Similar to Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế (20)

Ngoại Lệ Chung Trong Hiệp Định Gatt 1994 Qua Các Vụ Việc Giải Quyết Tranh Chấp
Ngoại Lệ Chung Trong Hiệp Định Gatt 1994 Qua Các Vụ Việc Giải Quyết Tranh ChấpNgoại Lệ Chung Trong Hiệp Định Gatt 1994 Qua Các Vụ Việc Giải Quyết Tranh Chấp
Ngoại Lệ Chung Trong Hiệp Định Gatt 1994 Qua Các Vụ Việc Giải Quyết Tranh Chấp
 
01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung vie
01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung   vie01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung   vie
01 chuong cac dieu khoan va dinh nghia chung vie
 
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAYBài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
 
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
 
Chương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxChương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptx
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Hiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTAHiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTA
 
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.docTiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
 
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
 
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
 
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdf
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdfPowerpoit-Conguoc- Viên.pdf
Powerpoit-Conguoc- Viên.pdf
 
50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế

  • 1. TẬP TÀI LIỆU MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TẬP TÀI LIỆU BÀY BAO GỒM 2 PHẦN: PHẦN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TỪ TRANG 2 VÀ PHẦN THAM KHẢO TỪ TRANG 54) 1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO a. Hiệp định WTO: Trang 3 b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT: Trang 6 c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA: trang 14 d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM: trang 19 e. Hiệp định tư vệ - SA: Trang 25 f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU: trang 27 2. Quy định Pháp luật Quốc gia: trang 36 3. Công ước Viên 1980: trang 45 PHẦN THAM KHẢO : 4. Các vụ tranh chấp : Vụ cá da trơn : Trang 56 Vụ Ngũ cốc : Trang 57 Vụ Trợ cấp máy bay : Trang 58 Vụ Thép : trang 59 Vụ đồ uống có cồn : trang 60 Vụ Táo, Hoa kỳ - Nhật bản, trang 61 Vụ Thịt bò, Hàn Quốc – Hoa kỳ Trang 62 Vụ Công nghiệp ôtô, Hoa kỳ - Indonêsia Trang 64 Vụ Xăng nhập khẩu, Venezuela – Hoa kỳ, trang 66 Vụ cá hồi, Nauy, trang 68 Vụ cá hồi, Chile, trang 70 Vụ Thịt bò và gạo, Mexico trang 72 5. Mẫu Hợp đồng: Trang 74 6. Mẫu Bản án: trang 94 7. Incoterms 2000: trang 104 8. Bài đọc vụ kiện tự vệ của Việt nam : Trang 106 9. Danh sách quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường : trang 108 10. Thống kê các vụ kiện : trang 109 11. Bài đọc tham khảo : trang 113
  • 2. PHẦN 1: Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO 1. HIỆP ĐỊNH MARAKESH THÀNH LẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Điều I - Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”). Điều II - Phạm vi của WTO 1.WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này. 2.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới đâỵ được gọi là "Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời Hiệp định này và ràng buộc tất cả các Thành viên. 3.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được gọi là "Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời khỏi Hiệp định này và ràng buộc tất cả các Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên không tạo ra quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng. 4.Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ lục 1A (dưới đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là "GATT 1947") đã được chỉnh lý, sửa chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối cùng được thông qua tại buổi bế mạc phiên họp lần thứ hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm. Điều IV - Cơ cấu của WTO 1. Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành viên. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực thi những chức năng này. Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan. 2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội 2
  • 3. đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các ủy ban quy định tại khoản 7 Điều IV. 3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình. 4. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại có thể có chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình. 5. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là “Hội đồng TRIPS”), sẽ hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng Thương mại Hàng hoá sẽ giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A. Hội đồng về Thương mại Dịch vụ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ (dưới đây được gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (dưới đây được gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui tắc về thủ tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở cho đại điện của các nước Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện các chức năng của mình. Điều IX - Quá trình ra quyết định 1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT 1947[1] . Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu. Nếu Cộng đồng Châu âu thực hiện quyền bỏ phiếu của mình thì họ sẽ có số phiếu tương đương số lượng thành viên của Cộng đồng[2] là Thành viên của WTO. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan[3] , các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu. Điều XI - Thành viên sáng lập 1. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng Châu âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên với các Danh mục nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS sẽ trở thành Thành viên sáng lập của WTO. 2. Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình. Điều XII - Gia nhập 3
  • 4. 1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên kèm theo. 2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều khoản gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ trưởng. 3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp định đó. Điều XV - Rút lui 1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi đó sẽ áp dụng cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó. 2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh theo các quy định của Hiệp định đó. Danh sách các Phụ lục của Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới Phụ lục 1 Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa phương về thuơng mại trong lĩnh vực hμng hoá Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 Hiệp định về nông nghiệp Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ Hiệp định hμng dệt may Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994 Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994 Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hμng Hiệp định về quy chế xuất xứ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 4
  • 5. Hiệp định về tự vệ Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các Phụ lục Phụ lục 1C: Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại Phụ lục 2 Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp Phụ lục 3 Cơ cấu Rμ soát chính sách thương mại Phụ lục 4 Các hiệp định nhiều bên Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng Hiệp định về mua sắm của chính phủ Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa Hiệp định quốc tế về thịt bò 5
  • 6. 2. GATT 1994 Điều I Đãi ngộ tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia phổ biến 1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại đoạn 2 và đoạn 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện. Điều III* Đãi ngộ quốc gia về thuế và quy tắc trong nước 1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.* Điều VI:Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng 1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, với việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm, phải bị lên án nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành công nghiệp nội địa. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của nó, nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác (a) thấp hơn giá có thể so sánh trong tiến trình thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc (b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức (i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong tiến trình thương mại thông thường, hoặc (ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức tính hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận. Trong mỗi trường hợp sẽ có chấp nhận một cách thoả đáng sự khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá. 2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ phá giá của sản 6
  • 7. phẩm đó. Nhằm mục đích áp dụng điều khoản này, biên độ phá giá là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợp với các quy định tại đoạn 1.* 3. Không một khoản thuế đối kháng nào được đánh vào một sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, kể cả mọi khoản trợ cấp đặc biệt với việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng sẽ được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào. 4 Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự đã phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó. 5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh phá giá hay trợ cấp xuất khẩu. 6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trong nước đã được thiết lập hay làm thực sự làm chậm trễ việc lập nên một ngành công nghiệp trong nước. (b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất với một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) thuộc đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm. (c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu để chậm có thể gây ra tổn hại khó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại tiết (b) của đoạn này mà không cần được Các Bên Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải báo cáo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết và khi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này. 7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn hại vật chất hiểu theo ý của đoạn 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi tham vấn thấy rằng: (a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và (b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác. Điều X: Công bố và quản lý các quy tắc thương mại 7
  • 8. 1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định, trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định có tác động tới thương mại quốc tế đang có hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào cũng sẽ được công bố. Các quy định của điều khoản này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải tiết lộ thông tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi công cộng hoặc gây tổn hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư nhân. Điều XI: Triệt tiêu chung các hạn chế số lượng 1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào. Điều XVI Trợ cấp Tiết A - Trợ cấp nói chung 1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành cho hưởng hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ cho các khoản thu hay giá cả, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn đến cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nặng nề về quyền lợi của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp. Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu. 2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp với xuất khẩu một sản phẩm có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu; rằng việc đó có thể gây rối loạn trái quy tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định này. 3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh thực hành trợ cấp với xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Tuy nhiên nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó, có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.* 4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người mua trên thị trường trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành. 8
  • 9. 5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của các bên ký kết. Điều XIX Biện pháp khẩn cấp với một sản phẩm riêng biệt 1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được của các tình huống và do kết quả của những cam kết, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với các điều kiện đến mức gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiêt để dự liệu và khắc phục tổn hại đó. b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại tiểu đoạn a) của đoạn này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó. Điều XX Các ngoại lệ chung Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp: a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng; b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ; c) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của Hiệp định này, như là và ví dụ như luật pháp quy tắc có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo đoạn 4 điều II và điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền, thương hiệu và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự thực hành thương mại sai trái; e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân; f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ; 9
  • 10. g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước; h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.* i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân biệt đối xử; j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại một dịa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết của quy định thuộc tiểu đoạn này. Phần thứ III Điều XXIV áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do 1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của các bên ký kết cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp định này và theo tinh thần của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết, chỉ thuần tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết đơn lẻ nào quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII hay phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng. 2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu là bất cứ lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế thương mại riêng biệt được áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác. 10
  • 11. 3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản (a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi vùng biên giới; (b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những lợi thế thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình được ký sau Thế Chiến II. 4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này. 5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên, với bảo lưu rằng (a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan thuế hay khi ký kết hiệp định tạm thời xét về tổng thể không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh dành cho thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh hay không tham gia hiệp định. (b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành viên và được áp dụng với thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các quy tắc điều chỉnh thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký hiệp định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và (c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế hoạch và một chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do trong một thời 11
  • 12. hạn hợp lý. 6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức thuế một cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều XVIII sẽ được áp dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do mức giảm thuế tương ứng với thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh. 7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu dịch như vậy, bất kỳ bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết. b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời đã nêu tại khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc đúng mức đến các thông tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên sẽ có khuyến nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định nữa. c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại điểm c) của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các bên ký kết liên quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm trễ không chính đáng sự hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do. 8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu: a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng một lãnh thổ quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là (i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ hợp thành liên minh, hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao đổi hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này; 12
  • 13. (ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được từng thành viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên ngoài là thống nhất về nội dung; b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do. 9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của việc thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt tiêu hay điều chỉnh bằng cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b) được tuân thủ. 10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận những đề nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với điều kiện quyết định như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do đúng ý nghĩa của điều khoản này. 11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước độc lập và thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, các bên ký kết đồng ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký những hiệp định đặc biệt về thương mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.* 12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình để các chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định của Hiệp định này. Điều XXXIII :Gia nhập Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo đoạn này được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba. 13
  • 14. 3. HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VI CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI - GATT (1994) Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau: Phần I Điều 1 Các nguyên tắc 14
  • 15. Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu[1] và tiến hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá. Điều 2 Xác định việc bán phá giá 2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. 2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ[2] , biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận. 2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền[3] quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài[4] với một khối lượng đáng kể[5] và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. … 2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định. 2.4… 15
  • 16. 2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa. 2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét. 2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại Phụ lục I của GATT 1994. … Điều 5 Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo 5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước. 5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá, (b) sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn giải tại Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này. … 5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không. 5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối[13] với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước.[14] Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ 16
  • 17. không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra. 5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan. 5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra. 5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết định có bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày không muộn hơn ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định này. 5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu. 5.9 … 5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Điều 11 Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá 11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước. 11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại[21] , với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay. 17
  • 18. 11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại[22] , sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này. … Điều 15 Các Thành viên đang phát triển Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển. ... 4. HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau: 18
  • 19. Phần 1: Những quy định chung Điều 1 Định nghĩa trợ cấp 1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu: (a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi: (i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay); (ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1] ; (iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ; (iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ. hoặc (a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994; và (b) một lợi ích được cấp bởi điều đó. 1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại Phần II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy định tại Điều 2. Phần II: Trợ cấp Bị Cấm Điều 3 Những quy định cấm 3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm: 19
  • 20. (a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế[4] , dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5] ; (b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. 3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1. … Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng Điều 5 Tác động nghịch Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như: (a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11] ; (b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những quyền lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định GATT 1994[12] ; (c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13] . Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định nông nghiệp. Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng Điều 8 Xác định những trợ cấp không thể đối kháng 8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23] : (a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2; (b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều kiện nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây. 8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ cấp không thể đối kháng: (a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao học hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện. Nếu[24], [25], [26] : 20
  • 21. sự hỗ trợ không chiếm[27] quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp[28] hoặc 50% chi phí cho phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29] , [30] . và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong: (i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán bộ hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu); (ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng cho hoạt động nghiên cứu; (iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê bên ngoài, hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ; (iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động nghiên cứu; (v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu; (b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương trình chung phát triển vùng[31] và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa của Điều 2) trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện là: (i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được; (ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu chí vô tư và khách quan[32] , nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu thức đó phải được nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra; (iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh tế dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau: - một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính theo đầu người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu nhập trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; - chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức thất nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính toán trong thời kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một yếu tố phức hợp hay bao gồm nhiều yếu tố khác. (c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có[33] cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều kiện sự hỗ trợ đó: 21
  • 22. (i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và (ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và (iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ, những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và (iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và (v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuất mới. 8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo trước cho ủy ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các Thành viên khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí quy định tại khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật mới nhất của các thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung cấp thông tin về tổng số chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền yêu cầu thông tin về những trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông báo[34] . … Điều 11 Khởi tố và tiến hành điều tra 11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước. 11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về bản chất thì không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây: (i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà những nhà sản xuất này sản xuất ra 22
  • 23. (ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã biết. (iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp. (iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của trợ cấp; bằng chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước, được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình trạng của ngành sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15. 11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không. 11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi[38] hoặc nhân danh ngành sản xuất trong nước[39] . Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. … 11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định của Hiệp định này. 11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định này vẫn được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này. 11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm. … 11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu. 23
  • 24. Phần viii : các Thành viên đang phát triển Điều 27 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển 27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng: (a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc (b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu. 27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối với các Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là 3% thay cho 2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo cho Uỷ ban, và còn được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. 27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15. … 5. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ Các Thành viên thoả thuận như sau: Điều 1 Quy định chung Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994. Điều 2 Các điều kiện 24
  • 25. 1. Một Thành viên[1] có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. 2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào. Điều 5 áp dụng biện pháp tự vệ 1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này. Điều 6 Biện pháp tự vệ tạm thời Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày và trong suốt thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2 đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như quy định tại khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7. Điều 7 Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ 1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4 năm, trừ khi được gia hạn theo khoản 2. 2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5, rằng biện pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và có chứng cứ rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của Điều 8 và Điều 12. 3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm. 4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này 25
  • 26. trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2 không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng. 5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm. 6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu: (a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc nhập khẩu của sản phẩm đó; và (b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này. Các Thành viên đang phát triển 1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này không vượt quá 3%, với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển, có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan[2] . 2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3 Điều 7. Cho dù có các quy định tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm. 26
  • 27. 6. THỎA THUẬN GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – DSU Các Thành viên nhất trí như sau: Điều I Phạm vi điều chỉnh và áp dụng 1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác. Điều 2 Quản lý 1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó. Điều 3 Các quy định chung 1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp từ trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và thủ tục được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này. 27
  • 28. 2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan. … 7.Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi thường chỉ nên được sử dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không thực tế và chỉ được sử dụng như là một biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan. Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB cho phép thực hiện những biện pháp như vậy. … Điều 6 Thành lập Ban hội thẩm 1. Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập ban hội thẩm.[5] 2. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này phải chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điểu khoản tham chiếu đặc biệt. Điều 8 Thành phần Ban hội thẩm 1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc phi chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm đại diện của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó, hoặc đã từng làm việc trong Ban Thư ký, đã từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên. 28
  • 29. 2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng. 3. Công dân của Thành viên[6] là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở khoản 2 của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. … 5. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm. … 7. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về Thành viên ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết định thành phần ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất theo đúng bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định có liên quan đang được áp dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB phải thông báo cho các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập như vậy không quá 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch nhận được yêu cầu. … 9. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên phải không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban hội thẩm. 10. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một Thành viên đang phát triển. Điều 16 Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm 1. Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáo phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo cáo đã được chuyển tới các Thành viên. 2. Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản giải thích lý do phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm . 3. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm, và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ. 29
  • 30. 4. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo cáo này phải được thông qua tại phiên họp DSB[7] , trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo này. Nếu một bên đã thông báo quyết định kháng cáo của mình, thì DSB phải không xem xét thông qua bản báo cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc phúc thẩm. Thủ tục thông qua này không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của ban hội thẩm. Điều 17 Xét xử phúc thẩm Cơ quan Phúc thẩm thường trực 1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm. 2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm. Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm. 3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào. Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập nhật thoe kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. Họ phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp. 4. Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề. 5. Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan Phúc thẩm chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan Phúc thẩm phải cân nhắc các quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường hợp việc giải quyết cũng không được vượt quá 90 ngày. 6. Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo cáo của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm. 30
  • 31. ... Thủ tục Xét xử Phúc thẩm 10. Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra. … 13. Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến và kết luận của ban hội thẩm. Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm 14. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên.[8] Thủ tục thông qua này không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm. Điều 22 Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ 1. Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là những biện pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi thường là tự nguyện, nếu được đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định có liên quan. 2. Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở thành phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những khuyến nghị và phán quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với khoản 3 của Điều 21, thì Thành viên đó phải, nếu được yêu cầu như vậy và không được chậm hơn ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý, tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào đang viện dẫn tới những thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm đưa ra việc bồi thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa thuận được biện pháp bồi thường thỏa đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dẫn tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. 3. Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên nguyên đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau: (a) nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương hại; 31