SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI
----- -----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012
ĐỀ TÀI:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Giảng viên hướng dẫn Đoàn
Nguyễn Phú Cường
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cà
MSSV: 5085866
Lớp: Thương Mại 2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động
của bản thân, tôi luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy
cô và bạn bè xung quanh tôi. Những tình cảm đó tôi xin khắc ghi mãi mãi…
Con kính dâng cha mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn
sâu sắc nhất.
Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường
đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt trình hoàn thành luận văn
của mình.
Tôi mãi không quên công ơn cô cố vấn học tập Lê Huỳnh Phương Chinh
và quý thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những
thầy cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt quá tình học tập tại Đại học Cần Thơ.
Cám ơn các bạn lớp Luật Thương Mại 2- K34 đã động viên, giúp đỡ,
chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tập tại trường.
Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm
thực tế còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự
nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi tác giả hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ
bé vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong
nhận được sự lượng thứ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi
trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến đề tài này.
Cuối lời tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thành công.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cà
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BKS
BLDS
CĐPT
CĐƯĐ
CĐSL
CPPT
CPƯĐ
CPƯĐCT
CTCP
ĐHĐCĐ
HĐQT
LCK
LDN
LĐT
NĐ
NĐT
TBCN
TNHH
TTCK
WTO
Ban kiểm soát
Bộ luật Dân sự năm 2005
Cổ đông phổ thông
Cổ đông ưu đãi
Cổ đông sáng lập
Cổ phần phổ thông
Cổ phần ưu đãi
Cổ đông ưu đải cổ tức
Công ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Luật Chứng khoán
Luật Doanh nghiệp
Luật Đầu tư
Nghị định
Nhà đầu tư
Tư Bản Chủ Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Thị trường chứng khoán
Tổ chức thương mại thế giới
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………................2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...……...2
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………......……...3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................3
6. Kết cấu đề tài …………………………………………………...………...3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN…………..…………………………………………............................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới……………...4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam………............6
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP…………………………...............9
1.3.1. Khái niệm………………………………………………............9
1.3.2. Đặc điểm…………………………………………….………..10
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập......................... 10
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn...................... 11
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt. …………….…..................12
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng……......................14
1.3.2.5. Thành viên của CTCP………………………….....................15
1.4. Vai trò của CTCP……………………………………….................17
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CTCP………..……………………………………………..21
2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP…………………………..................21
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP……………………..21
2.1.1.1. Khái niệm cổ đông………………………………………....21
2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông………………………………….......21
2.1.2. Các loại cổ đông……………………………………................23
2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP…………………….…............24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP………………..................24
2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP………………………...............24
2.2.1.1. Cổ phần………………………………………...….............24
2.2.1.2. Cổ phiếu…………………………………………...............27
2.2.2. Trái phiếu trong CTCP…………………………………...........28
2.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………………..............30
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT………………………................30
2.3.1.1. Quyền của CĐPT…………………………………..............30
2.3.1.1.1. Nhóm quyền về tài sản………………………………….31
2.3.1.1.2. Nhóm quyền về thông tin……………………………….42
2.3.1.2. Nghĩa vụ của CĐPT……………....………………..............61
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của CĐƯĐ………………………………...62
2.3.2.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết…………………….....................62
2.3.2.2. Cổ đông ưu đãi cổ tức…………………………….……......64
2.3.2.3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại…………………………................66
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………………..68
3.1. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và
các văn bản khác có liên quan……….............................................................68
3.2. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP……………….......69
3.2.1. Quyền nhận cổ tức………………………………..................69
3.2.2. Quyền tham gia biểu quyết………………………….……...71
3.2.3. Quyền ủy quyền cho người khác………………………........73
3.2.4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần………….................74
3.2.5. Quyền dự họp ĐHĐCĐ…………………………..................75
3.2.6. Quyền cầm cố cổ phần………………………………………78
3.2.7. Quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ………………..78
3.3. kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………….….......80
KẾT LUẬN………………………………………………….....................81
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...….......................83
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Nhà nước ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12 năm
1986, đã đánh đấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nước ta đã từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chế độ bao cấp cũng bắt đầu xóa bỏ và
thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là một “mốc son” quan trọng
đánh đấu sự ra đời của nhiều loại hình kinh tế và theo đó là sự cạnh tranh khốc
liệt giữa các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh
nghiệp Tư Nhân hay công ty hợp Danh... Hòa cùng với xu thế Nhà nước ta đang
tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, điểm đặc biệt là Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (7/11/2006) thì
nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng hơn, đặc biệt
là sự ra đời của các doanh nghiệp một cách nhanh chống, không ngừng tăng lên
về số lượng, có khoảng 602.171 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh
nghiệp (tính đến ngày 23/8/2011)1
, trong đó có sự gia tăng đáng kể của CTCP.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung
tâm và là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta,
điều này cũng đã được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh
nghiệp trong những năm qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và
đảm bảo các khía cạnh pháp lý của các cổ đông trong CTCP.
Lý do mà CTCP chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư là vì ở
chính bản thân CTCP có những ưu điểm riêng và nổi bật như: quy mô lớn, khả
năng huy động vốn rất cao, đặc biệt là “tính thanh khoản” của vốn. Tuy nhiên, cũng
bởi chính những đặc tính ưu việt đó mà quyền lực của các cổ đông dễ dàng bị chia
sẽ và mọi người có thể dễ dàng trở thành cổ đông sẽ dẫn đến số lượng thành viên
công ty là rất lớn rây khó khăn cho việc kiểm soát và quản lý.
Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 6 năm đã góp phần
nâng cao đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá trình
vận dụng vào thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo giữa
các điều khoản của Luật Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn
1
http://thuongmai.vn/thuong-mai/thuong-mai-viet-nam/95478-5-nam-gia-nhap-wto-co-hoi-nhieu-thach-thuc-lon-.html.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt
chẽ để thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để
CTCP giữ vững vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị
trường, làm thế nào để đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông - một
thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải pháp góp
phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm lực toàn xã hội.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ
tài liệu chuyên ngành, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tác giả đã
mạnh dạng chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các quy
định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông CTCP, điều hòa nhóm lợi
ích đôi khi đối lập và xung đột lẫn nhau và nhầm tận dụng tối đa sự ưu việt của
CTCP tạo ra một mô hình hoàn hảo mà thương nhân Việt Nam có thể sử dụng trong
quá trình hội nhập đầy thách thức và không kém phần khốc liệt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn
đề thì trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm
2005 được sửa đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là
nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về quyền và
nghĩa vụ cổ đông trong CTCP nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện
hơn để nâng cao kiến thức cho bản thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một phần
nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý nước nhà cũng
như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Nhằm giúp cho hoạt
động của các công ty cổ phần ngày càng có hiệu quả, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư
để họ góp vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với những lý do trình bày như trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là về
quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2005. Từ đó biết được những điểm chưa phù hợp và thiếu sót
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
khi áp dụng vào thực tiễn, để đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt
hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, đặc
biệt là quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, theo quy định của
Luật Doanh nghiệp 2005. Do kiến thức có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu
quy định của luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp. Tác giả chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học luật chủ yếu về lí thuyết mà không đi đến một điều tra thực tế nào.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu gồm có ba chương:
Chương 1: khái quát về công ty cổ phần
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP
Chương 3: Kiến nghị về giải pháp của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của cổ đông trong CTCP
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và
phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát
triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị
trường tiền tệ. “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay,
được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để
huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc
gia phát triển”2
. Tại sao lại nói như vậy đối với CTCP? để trả lời chính xác
cho câu hỏi này, thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm, đặc
điểm cũng như vai trò của CTCP. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của
CTCP trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới
Câu hỏi đặt ra là CTCP có nguồn gốc từ đâu? không có một tài liệu chính
thức nào để chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng cả, mà chỉ biết là CTCP
có nguồn gốc khá mơ hồ ở Ý hoặc một trong những ngân hàng đầu tiên ở Genua,
hoặc Mailand trong thế kỷ XV, hoặc trong công ty Đông Ấn của Hà Lan, hoặc
thậm chí đã có nguồn gốc xa xưa trong các societas của người La Mã3
.
Ở thời La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) để phụ các hiệp
sĩ thu thuế nông nghiệp, sau đó là đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới, áo giáp
cung cấp cho các đoàn quân viễn chinh; còn ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ
công và thương gia mở các collegia hay corpora (công ty) tự bầu người quản lý và
được cấp phép hoạt động. Sau đế quốc La Mã sụp đổ, hình thức này cũng bị lụi tàn
dần cho mãi đến thời kỳ Trung cổ, hai trong số các tổ chức do người La Mã để lại đã
được phục hồi là đế quốc của các thương gia tại Ý và công ty cùng các guild (phường
hội) được chính quyền cấp phép tại miền Bắc Châu Âu.
Từ thế kỷ XII đến XVI mô hình tựu tập kiểu La Mã mở rộng ra trên lục địa
châu Âu khi các doanh nhân lập ra các phường hội thương mại, hội thủ công nhằm
đầu tư. Cuối thế kỷ XVI, khi thương mại ở Anh phát triển mạnh mẽ, các vua Anh
2
Nguyễn Ngọc Bích “ Luật doanh nghiệp vốn, quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, năm 2003, trang 26.
3
Đỗ Thị Thìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế “Quy chế pháp lý về cổ đông trong CTCP” trang 5.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập ra các công ty thuộc quyền của mình để họ đi mua bán trên khắp thế giới.
Doanh nhân tại chính quốc làm ăn theo kiểu của họ, và chỉ có dạng làm ăn
riêng, hay góp vốn làm ăn chung. Đến năm 1844, Quốc hội Anh ban hành luật
công ty cổ phần; sang năm 1855 thì có luật về trách nhiệm hữu hạn; cuối
cùng cả hai luật kia được sáp nhập thành một vào năm 1862.
Trong số báo ngày 31/12/1999 báo The Economist cho thông tin khác: Cổ
phần đầu tiên được pháp hành lần đầu tiên vào thế kỷ 16 từ một công ty cổ
phần ở châu Âu, do công ty Muscovy Company lập ra năm 1553, ở Luân Đôn để
buôn bán với Nga. Trái phiếu được chính phủ Pháp phát hành lần đầu tiên
năm 1555. Việc sử dụng cổ phần có lúc lên lúc xuống, và nắm cổ phần thì
cũng giống như đánh bạc. Luật pháp quy định trách nhiệm hữu hạn đầu tiên
ra đời ở Mỹ năm 1811. Ý niệm về tính chất đó đã có từ thời La Mã. Năm 1811,
bang New York, và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào không dùng
đến nó là không thu hút được vốn. Các bang khác theo nhau làm. Năm 1855,
nước Anh lúc đó là một cường quốc kinh tế mới làm theo.
Vào lúc ấy, nước Anh là bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới.
Luật công ty của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng của Anh cho nguồn gốc hình thành
nước Mỹ. Các nước trong khối thịnh vượng chung có luật công ty giống của
Anh.
Riêng Pháp và Đức đi theo một con đường khác do khác biệt về văn hóa.
Công ty Đức được luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của
Anh và Mỹ. Ở Pháp, năm 1807, Bộ Luật Napoleon thiết lập nền tản cho công ty
bằng hội họp tư cổ phần; đến năm 1863, thì công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời.
Về mặt thương mại, công ty cổ phần là phương thức phát triển cao
nhất cho đến nay của loài người để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh
doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.
Hình thức lập hội, lập các tổ chức dạng như công ty phát triển liên tục dưới
nhiều hình thái khác nhau qua các thời kỳ tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong các
thời kỳ này, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
CNTB, nhu cầu hùn hợp vốn và liên kết của các nhà buôn nhỏ lẻ trước sự chèn ép
của các nhà tư bản là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều phương
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thức. Mầm mống hình thành CTCP đúng như Các Mác nhận định: “Ngay trong
buổi đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất cũng đòi hỏi một số
tư bản tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa thể có được, tình
hình đó mặc nhiên dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân như ở
Pháp dưới thời Colbert, như là một số công quốc cho tới nay. Mặt khác, nó
dẫn đến việc thành lập một số hội nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận
để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó
là tiền thân của Công ty cổ phần hiện đại”4
.
Tóm lại sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sản xuất xã hội hóa,
đặc biệt là xã hội hóa về vốn và sự ra đời của nó cũng phần nào đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của con người. Trong quá trình phát triển của nó phần nào
cũng xuất phát từ thực tế của xã hội và tham vọng, bành trướng về thế lực của
con người về vốn, về số lượng thành viên. Dẫn đến sự ra đời của tập đoàn
kinh tế khổng lồ, hơn nữa vào giai đoạn này sự ra đời của thị trường chứng
khoán cũng tác động không nhỏ đến sự phát triểm của công ty cổ phần.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ
Dân luật thi hành tại các toà Nam án - Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX)
nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Nhìn chung,
quy định của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai.
Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp
năm 1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ
tại Việt Nam. Đến năm 1942, Vua Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại
Trung phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP
từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại,
trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội viên mệnh
danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức
cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên”
(Điều 295). Các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành
4
C.Mac tư bản, tập 1, phần II, NXB Sự thật, trang 390.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này
từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ Điều 295 đến Điều 314.
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm
1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ
20, với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung
và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty”
trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu
theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong giai
đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã (đối
với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình thành từ quá trình cải
tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ về đầu tư
của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 115/CP
của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi quy định “xí
nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh”
(một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định
về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế, cũng không có
xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô
danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP
mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP được xác
định với các đặc điểm sau:(i) Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong
suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7. (ii) Vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần băng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ
phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. (iii) Cổ phiếu phát hành
có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội
đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên. (iv) Cổ phiếu không ghi tên được
tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự
đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại điều 39 của Luật này.
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban
hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt động của các doanh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặc khác do
đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này
còn phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong
Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về
các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà
nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính
là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số
04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ
phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp
giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai
trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên
tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ
tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu
với cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho
Luật Công ty và Luật danh nghiệp tư nhân. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động,
Luật DN 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn
bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo
hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty cổ phần.
Tóm lại, đây là quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và
Việt Nam, chúng ta thấy rằng sự ra đời của công ty cổ phần là một tất yếu khách quan
của nền kinh tế, hơn nữa sự ra đời của nó cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
của các tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và xu
hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trong đó có lĩnh vực kinh tế, điều này buộc chúng
ta phải tận dụng và phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên
ngoài. Chính cơ hội này mà vị thế của công ty cổ phần đã bộc lộ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác và sự đóng
góp của công ty cổ phần vào nền kinh tế là rất lớn, điều này nói rõ rằng công ty
cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền
kinh tế của mỗi nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tất cả các
nước trên thế giới đã và đang tận dụng triệt để các nguồn lực bên trong lẫn bên
ngoài, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực này. Để đạt được hiệu
quả cao thì các nước đã tận dụng và phát huy vai trò các loại hình doanh nghiệp
nhưng có vai trò quan trọng trên hết đó là loại hình công ty cổ phần.
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP
1.3.1 Khái niệm
Ngay từ ngày xa xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn
và chia lời lãi từ công việc kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra
nếu công việc kinh doanh gặp trở ngại. Hình ảnh này cũng không khác mấy với
hình ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng việc cách điệu hóa
các nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể về
phương thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn
góp, thêm bớt các quyền và nghĩa vụ của người góp vốn, cách chia lời lãi, trách
nhiệm của mỗi người góp vốn đối với những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng
sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi và chỉ mất những gì đã góp vào ban
đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại.
Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài
người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi
quốc gia phát triển5
. Công ty cổ phần được định nghĩa là một tổ chức thành lập
theo pháp luật trong đó vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau, người sở hữu
ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là
cá nhân hay tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. CTCP
mang bản chất là công ty đối vốn quy tụ các cổ đông có thể là những người
không quen biết nhau, tối thiểu phải là ba nhưng không hạn chế số lượng tối đa.
5
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ,
năm 2003, trang 26.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
1.3.2. Đặc điểm
Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng
bước xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh
nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư
trong nước, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều đạo luật khác
được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhiều loại
hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi
trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển
kinh tế - xã hội. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng và hạn chế nhất định,
từ đó tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện
nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có những đặc điểm và lợi
thế hơn hẳn. Với đặc điểm cơ bản đó chúng ta dễ dàng phân biệt với công ty TNHH và
công ty hợp doanh. Theo điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những đặc điểm
đó được thể hiện ở những phía cạnh sau:
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập
Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền
và nghĩa vụ pháp lý của CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và
tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. CTCP
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính công ty,
với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo quy định
của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan
hệ tranh tụng tại Tòa án. Công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu
của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc này công ty cổ
phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trường hợp này,
cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân
mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công
ty cổ phần như: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền được
chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể …
Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn
các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu
nào đối với tài sản của công ty.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là chủ sở hữu CTCP và có một số quyền lợi như: quyền tham gia
quản lý điều hành, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ
phần sở hữu khi công ty giải thể …. Nhưng cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong
công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.
Trong khi đó, CTCP với tư cách là một pháp nhân có quyền sở hữu toàn bộ
tài sản riêng của công ty. Luật pháp phân biệt rạch ròi công ty với cổ đông. Một
cổ đông nắm 60% cổ phần của công ty, rồi làm giám đốc công ty, và là người
duy nhất của công ty, thì người ấy vẫn không phải là công ty mà chỉ là nhân viên
công ty thuê. Công ty là một thực thể pháp lý đứng riêng biệt, nó sở hữu tài sản
để phục vụ lợi ích của tất cả các cổ đông; nhưng một cổ đông, dẫu nắm đa số
vốn trong công ty, vẫn bị kết tội ăn cắp tài sản của công ty6
. Công ty có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn
Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã
chuyển dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và
trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công
ty có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình
theo qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt
khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của quyền sở hữu công
ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên
toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với
các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu
của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có
quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản
của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài
sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn
hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây
là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ
6
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ,
năm 2003, trang 33, trang 36.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật
Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các
nước thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ
chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp
bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay
không.
Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ
đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các
rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá
trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh
hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm
hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần
nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải
chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư
vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì
không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ
phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào .
Khi một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch vốn của mình vào CTCP trở thành tài
sản thuộc sở hữu CTCP, cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh
từ việc góp vốn nhưng cũng có thể mất chúng khi công ty giải thể hoặc phá sản. Vốn
thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ
số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa
vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình.
Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn đầu tư vào công ty mà không phải chịu
rủi ro đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản vì cổ đông không bao
giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào CTCP. Cũng chính lợi thế
này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào
hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn.
Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan
hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội
nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công
ty cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan
hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của
công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố
năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông
hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự trung chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển
của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế.
Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của
các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này
đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản
lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn.
Theo quy định của LDN 2005 cổ đông có thể góp vốn bằng tài sản “ Có thể là
tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ
công ty”7
. Và lần đầu tiên trong quy định của pháp luật Việt Nam đã đề cập đến hình
thức góp vốn của cổ đông có thể thực hiện bằng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định trên
được ghi nhận trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP, việc góp vốn bằng quyền sở hữu
trí tuệ là “ Bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”8
. Đây chính là điểm mới và tiến bộ của pháp
luật Việt Nam, khi mà quyền sở hữu trí tuệ đang được thế giới xem là vấn đề nóng
bổng và được nhiều người quan tâm đến hiện nay.
Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa
dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều
đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần
vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển
nhượng đó mà bị thay đổi. Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì
7
Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005.
8
Điều 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác
nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ
phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các
loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng
khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu
tư cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của
công ty thì các công ty thường xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không nhiều
nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần.
Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn
trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối
khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con
người. Do vậy, cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn trong CTCP sẽ đa dạng
và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của đồng vốn trong
CTCP.
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho
phép chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần
phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn
điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần
được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể
hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là
hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế
nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà
họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu
của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng
các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các
thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người không phải
là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn
đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp
khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển
thị trường chứng khoán. Đây là đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của CTCP.
Chính đặc điểm này đã thu hút các NĐT vì với cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ
đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho NĐT khác bất cứ lúc nào, họ được quyền
rời bỏ công ty khi họ muốn. Trừ một số trường hợp bị hạn chế được quy định trong
bản Điều lệ, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiên ghi ở cổ phiếu có một giá
trị, và chuyển thành tiền mặt được. Sự chuyển nhượng bao gồm cả quyền thừa kế,
tức là quyền sở hữu cổ phiếu của mọi người được tôn trọng. “Lý do luật pháp cho
chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi ro, trong khi
quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền kiểm soát sự rủi ro
mình chịu bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn”9
. Hơn nữa, với việc tự do chuyển
nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không làm
ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty.
1.3.2.5. Thành viên của CTCP
Theo quy định tại LDN 2005 thì cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức,
trong suốt quá trình hoạt động số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa.
Và không đề cập đến việc tổ chức đó có phải là pháp nhân hay không. Vậy nếu hiểu
theo quy định của LDN 2005 thì đối tượng là tổ chức có thể trở thành cổ đông của
CTCP là rất rộng. Nhưng đến khi nghị định 102/2010/NĐ-CP ra đời hướng dẫn LDN
2005 thì lại quy định tại Điều 13 là “ Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và
mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tương quy
định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp điều có quyền góp vốn, mua cổ phần với
mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của LDN”. Theo cách
giải thích của Nghị định thì khái niệm về “tổ chức” có phạm vi hẹp hơn so với LDN,
tức là chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân
9
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ năm 2003, trang
45.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mới có thể trở thành cổ đông của CTCP. Và việc xác định một tổ chức có tư
cách pháp nhân hay không là phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 200510
.
CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên
kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có
đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Do vậy,
bất cứ ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị
cấm góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP.
Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán
để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì, CTCP vẫn còn một vài đặc điểm
riêng nữa như:
Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn
tại: Bởi vì CTCP có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá
sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì CTCP vẫn tiếp tục tồn tại
và phát triển mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm
cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định.
CTCP có cơ chế quản lý tập trung cao: Với tư cách là một pháp nhân độc lập
trong công ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là
việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông
quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung
hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông như
đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty được
thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách là những người chịu trách nhiệm
vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của
công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân danh công ty trong các hoạt
động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được thể hiện ở việc luật
công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có
thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp
luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một
10
Điều 100 Bộ luật dân sự 2005.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công
tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo
cho công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý
hiện đại, lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui
mô lớn. Khác với doanh nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia
đình, công ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng.
Quy mô CTCP dễ dàng mở rộng: Cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ
chức, số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Do vậy, bất cứ
ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm
góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt
khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy
động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta đang chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc
giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng
sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác
cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm
cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
tiến trình đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể
không tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại hình doanh nghiệp hiện nay mà
pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có những
điểm mạnh nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để khai thác và vận
dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và sở thích của mình.
1.4. Vai trò của CTCP
CTCP ra đời khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta CTCP
xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc
thực hiện chủ chương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số CTCP với quy
mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Và ngày nay với sự năng
động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thì CTCP cũng phát triển
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mạnh mẽ và khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Trước hết muốn phát triển nền kinh tế thì các công ty cổ phần phải phát triển
trước mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo. Ngược lại, công ty cổ phần muốn
phát triển thì nền kinh tế phải luôn ổn định và phát triển tạo đều kiện thuận lợi về
các nguồn lực (chẳng hạn như nguồn vốn, tài lực, khoa học kỷ thuật, thông tin…)
thì lúc đó công ty cổ phần mới có những đều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Hơn nữa công ty cổ phần được coi là một kiệt tác của nền kinh tế thị trường.
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến
trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó được xem là phương thức cao nhất,
có hiệu quả nhất để huy động vốn cho nền kinh doanh và qua đó làm cho nền
kinh tế mỗi quốc gia phát triển. Bởi lẻ:
Công ty cổ phần là nhịp cầu nối hữu hiệu giữa những người muốn thành
lập các tổ chức kinh doanh nhưng lại bị thiếu vốn với những người muốn làm
sinh lợi nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Hay nói cách khác sự ra đời của công ty
cổ phần giúp cho đồng tiền luôn được lưu thông, và không ngừng sinh lợi, góp
phần làm sinh động hơn sự vận hành nền kinh tế và hạn chế tình trạng đồng
tiền nhàn rổi bị ứ động trong dân một cách lãng phí. Tạo cơ hội kinh doanh tốt
cho những nhà đầu tư ít vốn;
Với bản chất là công ty đối vốn, quan hệ sở hữu thuộc về các cổ đông
góp vốn, không hạn chế thành viên cho phép công ty cổ phần mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc cho phép người
lao động tham gia góp vốn vào công ty thúc đẩy họ làm việc thật sự tích cực vì
lợi ích công ty cũng như quyền lợi của chính bản thân họ, từ đó sẽ thu hút thật
mạnh mẽ sự tin tưởng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài;
Công ty cổ phần có mối quan hệ chặt chẽ đến nền kinh tế tiền tệ đó là thị
trường chứng khoán vì công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu làm tăng cung cầu về
chứng khoán bằng việc tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các thương nhân, tổ
chức…. Công ty cổ phần ra đời gắn liền với việc phát hành chứng khoán để huy
động vốn, rồi những hoạt động buôn bán trao đổi chứng khoán giữa các cổ đông
là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Hiện nay quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang được triển khai khá
mạnh mẽ. Việc hình thành CTCP thông qua cổ phần hóa góp phần nâng cao vai
trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, bởi chỉ có thế mới nâng cao được hiệu
quả của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình thức tham
dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu
kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả.
Công ty cổ phần góp phần tạo nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh: hiện nay
Việt Nam có khoảng 13 tập đoàn kinh tế ( tính đến năm 2011): Tập đoàn bưu chính
Viễn thông (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin); Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam); Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin);
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
(VRG); Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn phát triển nhà
và đô thị Việt Nam (HUD Holdings); Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam
(Songda); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Sự ra đời của CTCP với cách thức huy động vốn linh hoạt, đã thay thế cho hai
loại hình huy động vốn trước đó, được xem là không khả thi và nhiều nhược điểm. Đó
là hình thức huy động vốn bằng hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc. Đối với
loại hình huy động vốn thông qua hệ thống quỹ tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi
suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn, vì phải thông qua nhiều khâu chi phí
nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua CTCP giảm được chi phí
không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền
lợi người có vốn. Còn đối với tín phiếu kho bạc ( gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua
tín phiếu) tuy có lãi suất ổn định, hạn chế rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất
khả năng chi phối việc sử dung vốn, không được hưởng những may nắm của việc
sử dụng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất định nhưng
lại được hưởng may nắm lúc nào cũng có trong thương trường. Hơn nữa các cổ
đông lại có quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép
họ có thể được bầu vào cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiếu hấp
dẫn hơn. Ngoài ra CTCP còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự đầu tư
của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ
phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi
mặt vốn, tiềm lực vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý.
Khi tham gia vào công ty xét đến cùng thì công ty cổ phần có vai trò rất lớn
đối với nền kinh tế và vô cùng quan trọng và lớn lao, sự phát triển của công ty cổ
phần sẽ là những mắc xích động lực tạo ra những điểm sáng cho nền kinh tế
phát triển, và xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của nền kinh tế và chiến lược
toàn cầu hóa đang diễn ra thì vai trò của công ty cổ phần ngày càng quan trọng
hơn, nhất là công ty xuyên quốc gia, xuyên châu lục sẽ là những nhân tố quan trọng
để đẩy mạnh quá trình hội nhập, phát triển và xu thế toàn cầu hóa thế giới.
Riêng đối với Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận ra vai trò to
lớn của doanh nghiệp cũng như vai trò của công ty cổ phần đối với sự phồn vinh,
thịnh vượng và phát triển nền kinh tế của đất nước là không thể thiếu được, bằng
những chính sách thu hút, mời gọi và khuyến khích các nguồn vốn đầu tư hiện nay
chúng ta không những huy động các nguồn lực ở trong nước mà còn huy động nguồn
lực bên ngoài. Điều đó cho thấy rằng vai trò quan trọng của các doanh nghiệp mà
trong đó quan trọng nhất là công ty cổ phần đối với nền kinh tế đất nước.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CTCP
2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP
2.1.1.1. Khái niện cổ đông
Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder, tiếng Pháp: Actionnaire) là cá nhân hay
tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp
(cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi
là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ
không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn
liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp11
.
Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 LDN thì cổ đông là người sở hữu ít
nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP nhưng không phải mọi chủ sở hữu cổ
phiếu đều được coi là cổ đông. Chủ sở hữu cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu
chỉ trở thành cổ đông của công ty khi đã ghi đúng, ghi đủ những thông tin luật
định vào sổ đăng kí cổ đông. Đối với trường hợp cổ phiếu không ghi tên thì các
thông tin về người mua trong sổ đăng ký cổ đông tại khoản 2 Điều 86 LDN 2005
đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
Tóm lại, cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu một hoặc nhiều
cổ phần trong CTCP, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần đang
sở hữu, được chứng nhận bằng cổ phiếu của CTCP và phải đảm bảo đủ các
thông tin được quy định trong sổ đăng kí cổ đông.
2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông
Về số lượng:
Các CTCP trên thế giới đều không giới hạn số cổ đông tối đa phải là bao
nhiêu mà chỉ quy định số cổ đông tối thiểu cần phải có để tạo lập một CTCP. Con
số tối thiểu đó có thể là một như ở Ba Lan12
hoặc cũng có thể là bảy như ở Anh
và Pháp. So sánh với pháp luật các nước trên, LDN quy định số lượng cổ đông tối
11
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_%C4%91%C3%B4ng.
12
Tham khảo tại địa chỉ: http://nguoivietochauau.com/Tu_van_phap_luat/tim_hieu_luat_ba_lan/62/.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thiểu là ba không hạn chế số lượng tối đa13
có vẻ hợp lý hơn so với Ba Lan,
phù hợp để tạo nên nguồn vốn ban đầu cho việc thành lập CTCP và có vẻ cởi
mở hơn Anh, Mỹ nhằm tránh được việc thành lập CTCP với sự tham gia
tượng trưng của một số người khác cho đủ điều kiện luật định nhưng thực
chất đó chính là những thành viên “ma” và một ĐHĐCĐ giả tạo14
.
Về chủ thể có quyền trở thành cổ đông CTCP
CTCP là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư, mọi cá nhân, tổ
chức, không trừ một ai đều có được cơ hội như nhau để thực hiện ý tưởng đầu
tư với thủ tục hết sức đơn giản là mua cổ phần của CTCP, khi đó họ là cổ đông và
có khả năng thể hiện ý chí của mình thông qua ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, để trở thành cổ
đông họ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 13 LDN.
Thứ nhất, đối tượng được quyền góp vốn thành lập và quản lý CTCP. LDN
2005 dùng phương pháp loại trừ để xác định những đối tượng này. Theo đó,
những cá nhân hay tổ chức không thuộc một trong bảy trường hợp được quy định
tại khoản 2 Điều 13 thì được phép góp vốn thành lập và quản lý CTCP.
Thứ hai, đối tượng được quyền góp vốn vào CTCP. So với những đối tượng
được quyền thành lập và quản lý CTCP thì với khoản 3 Điều 13 LDN đối tượng được
quyền mua cổ phần và trở thành cổ đông trong CTCP có phạm vi rộng hơn. Những
đối tượng này bao gồm cả những người bị pháp luật cấm không được thành lập và
quản lý doanh nghiệp như sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…
Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì một số cá nhân có thể bị cấm góp
vốn vào CTCP theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Việc xác định cụ
thể những đối tượng này cần phải căn cứ theo quy định tại Luật cán bộ, công chức
2008 “ Công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
13
Điểm b khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp 2005.
14
Thành viên của công ty bao gồm những người thân thích trong gia đình, giữ các chúc vụ quan
trọng trong công ty như cha làm chủ tịch hội đồng, mẹ làm phó giám đốc….
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và
của cơ quan có thẩm quyền”15
và Luật phòng, chống tham nhũng năm 200616
.
2.1.2. Các loại cổ đông
Công ty cổ phần, về bản chất là công ty đối vốn, là nơi số lượng cổ
đông có khi lên đến hàng ngàn người. Việc phân loại cổ đông có thể căn cứ
vào nhiều tiêu chí khác nhau. Bao gồm:
Căn cứ vào thời gian, trình tự tham gia thành lập có thể chia thành
CĐSL và cổ đông thường. CĐSL là người góp vốn cổ phần, tham gia xây
dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Trừ
CĐSL những cổ đông còn lại sẽ là cổ đông thường, hình thành bằng cách
tham gia góp vốn, mua cổ phần và trở thành cổ đông của CTCP.
Căn cứ vào loại cổ phần có thể chia cổ đông thành CĐPT và CĐƯĐ.
CĐPT là những cổ đông sở hữu CPPT và có những quyền và nghĩa vụ căn
bản nhất. CĐƯĐ là những cổ đông sở hữu CPƯĐ, được nhận một số quyền
ưu tiên hơn nhưng đồng thời cũng phải từ bỏ một số quyền nhất định.
Căn cứ vào chủ thể có thể chia cổ đông thành cổ đông là tổ chức và cổ
đông là cá nhân hoặc cổ đông là NĐT trong nước và cổ đông là NĐT nước
ngoài. Theo khoản 5 Điều 3 LĐT thì NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước
ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, trong một
số ngành nghề, quyền góp vốn mua cổ phần của NĐT nước ngoài còn bị khống
chế ở một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết với WTO, những lĩnh
vực hạn chế nói trên trong tương lai sẽ mở dần và không hạn chế tỷ lệ góp vốn
đối với nhà đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài được đối xử bình đẳng,
quyền của họ ngày càng được mở rộng hơn.
Căn cứ về nguồn gốc hình thành bao gồm cổ đông là người lao động trong
công ty, cổ đông là trái chủ, cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán
hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên. Đối với cổ đông là
người lao động trong công ty, CTCP bằng cách cho họ quyền ưu tiên mua
15
Điều 20 luật cán bộ, công chức năm 2008.
16
Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2006.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
cổ phiếu đã biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp gắn liền
quyền lợi của họ với sự phát triển của công ty và ngăn ngừa những xung đột về
quyền lợi có thể phát sinh. Đối với cổ đông là trái chủ, trái phiếu chuyển đổi của
trái chủ đến một lúc nào đó, theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời
gian xác định trước, sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ trái
phiếu sẽ trở thành cổ đông của CTCP. Đối với cổ đông mua lại phần vốn góp trên
thị trường chứng khoán hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các
bên phải thực hiện theo các quy định của LDN và LCK, phải ghi nhận các thông
tin vào sổ đăng kí cổ đông và các trình tự thủ tục khác do luật định.
2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP
Cổ đông là người đã đầu tư đem lại nguồn vốn đầu tiên cho công ty. Cổ
đông là những hạt giống của công ty, là thành viên quan trọng nhất của thị trường
vì họ là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch
kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển, là người tham gia vào việc
ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Cổ đông còn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình
ảnh công ty ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định
yếu tố thành bại của công ty. Không những thế, năng lực tài chính, quyền lợi,
kiến thức và cả đạo đức của cổ đông quyết định chất lượng phát triển thị
trường chứng khoán của một quốc gia.
2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP
2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP
2.2.1.1. Cổ phần
Khái niệm cổ phần.
Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một
phần đơn vị nhỏ nhất của một cá nhân hay tổ chức trong CTCP. Ở các quốc
gia khác nhau, thuật ngữ “cổ phần” được hiểu theo các cách khác nhau
nhưng bản chất của nó vẫn thể hiện quyền sở hữu đối với CTCP.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Ở Việt Nam, và một số quốc gia khác trên thế giới cổ phần là phần chia nhỏ
nhất và bằng nhau của vốn điều lệ17
, là từ “tượng trưng” cho quyền sở hữu của
cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu. Quyền sở hữu này dù chỉ là một
phần cũng cho phép người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường
là: hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua
phần chia lãi sau thuế, quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng
trong các phiên họp thường niên hay bất thường, và sức mạnh quyền này tỉ lệ với
số cổ phần nắm giữ, quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh
nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát triển các dự án mới cần gọi
vốn và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật.
Các loại cổ phần.
CTCP phải có cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi là loại cổ phần không
bắt buộc phải có trong CTCP, bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần
ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều
lệ công ty quy định.
LDN không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là “CPPT” nhưng căn cứ vào
quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ nó CPPT được hiểu là loại cổ phần có thu
nhập không ổn định, cổ đông nắm giữ CPPT được trả cổ tức hàng năm tùy thuộc
vào hoạt động kinh doanh của công ty và có những quyền cơ bản nhất như biểu
quyết, tham gia bầu cử và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu
trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
LDN cũng không đưa ra khái niệm chung cho “CPƯĐ” mà mỗi CPƯĐ đều có
khái niệm riêng và đem lại cho người nắm giữ những quyền đặc biệt. Thực chất,
CPƯĐ có nguồn gốc từ CPPT, chẳng qua từ cái gốc chính đó, người ta giảm đi các
yếu tố quyền căn bản để tạo ra những CPƯĐ khác nhau18
. Trong đó:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: theo khoản 1 Điều 81 LDN, là “cổ phần có số
phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một
cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định”. Như vậy, so với các CĐPT,
CĐƯĐ biểu quyết sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong các cuộc họp ĐHĐCĐ. LDN
17
Điểm a khoản 1 Điều 77 LDN.
18
Nguyễn Ngọc Bích, “ Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ,
năm 2003, trang 114.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
không hạn chế tối đa số phiếu biểu quyết của CPƯĐ biểu quyết và cũng
không hạn chế tỷ lệ CPƯĐ biểu quyết nói riêng mà chỉ hạn chế về chủ thể có
quyền nắm giữ loại cổ phần này nhằm hạn chế cổ đông đưa ra các quyết định
bất lợi cho CTCP. Theo đó, “chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và
CĐSL được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết”19
.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: theo khoản 1 Điều 82 LDN, là “cổ phần được trả
cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định
hằng năm”. Loại cổ phần này thực ra đã tồn tại ở các nước phát triển từ rất
lâu. Đây là loại cổ phần phù hợp với các cổ đông thiểu số và những cổ đông
không có nhu cầu quản trị công ty. Đối với các cổ đông thiểu số thường chọn
loại cổ phần này để có được lợi ích cao hơn trong việc nhận cổ tức vì họ biết
rằng với ngần ấy cổ phần ít ỏi quyền biểu quyết, quyền quản trị công ty (nếu
có) cũng trở nên vô nghĩa. Còn đối với các cổ đông không có nhu cầu quản trị,
dù họ sở hữu một lượng lớn cổ phần đã phát hành, lựa chọn loại cổ phần này
chủ yếu để nhận cổ tức. Các chủ thể này sẵn sàng hy sinh quyền bầu cử, ứng
cử để lựa chọn CPƯĐ cổ tức vì mức cổ tức hấp dẫn của nó.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Theo khoản 1 Điều 83 LDN, là “cổ phần được
công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc
theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại”. CPƯĐ
loại này cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của CTCP,
đặc biệt là khi công ty cần gấp một khoản vốn lớn để giải quyết những công
việc cụ thể. Có thể nói, đây cũng là một khoản vay của CTCP trong quá trình
hoạt động của mình, chỉ khác là công ty không phải trả lãi cho người nắm giữ nó
và quyền ưu tiên nhận tài sản còn lại của CTCP phải xếp sau người nắm giữ
trái phiếu sau khi công ty giải thể hoặc phá sản (nếu có).
Ngoài ba loại CPƯĐ mà LDN dự liệu như đã phân tích thì CTCP còn có thể có
một số loại CPƯĐ khác tùy thuộc vào Điều lệ quy định. Thậm chí, CTCP có thể chỉ
phát hành các loại CPƯĐ khác do Điều lệ công ty quy định mà không nhất thiết
19
Khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
phải bao gồm ba loại cổ phần nêu trên. Tham khảo pháp luật của Singapore, Thái
Lan, Malaisia, Philippin các CPƯĐ khác bao gồm20
:
Cổ phần ưu đãi dự phần được chia cổ tức: Sau khi đã nhận được cổ
tức ưu đãi, các CĐƯĐ dự phần được chia thêm cổ tức mà các CĐPT được
hưởng trong phạm vi quy định trong bản điều lệ công ty.
Cổ phần ưu đãi dự phần khi thanh lý: Sau khi đã nhận được tài sản thanh
lý theo phần ưu đãi khi công ty giải thể, các CĐƯĐ dự phần được nhận thêm tài
sản phân chia cho các CĐPT trong phạm vi được quy định trong bản điều lệ.
Cổ phần ưu đãi không dự phần: Được ưu đãi về cổ tức nhưng không
được dự phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường.
Cổ phần ưu đãi phức hợp: Các cổ phần ưu đãi có thể được phát hành có kèm
theo các quyền như “các cổ phần ưu đãi tham dự”21
, “các cổ phần ưu đãi không tham
dự”22
, không bầu cử”, “các cổ phần ưu đãi có thể mua lại được hoặc có thể chuyển
đổi”, hoặc “các cổ phần ưu đãi có thể mua lại được và có thể chuyển đổi không dồn lãi
dự phần” hoặc “ các cổ phần ưu đãi không dồn lãi dự phần”.
2.2.1.2. Cổ phiếu
Như đã đề cập trên thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của
vốn điều lệ, là từ tượng trưng cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể
hóa bằng một cổ phiếu, chỉ có CTCP mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ
phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối
với một CTCP và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Định nghĩa về cổ phiếu được tìm thấy trong luật pháp của hầu hết các quốc
gia, chẳng hạn luật pháp về chứng khoán của Liên Xô có định nghĩa: “cổ phiếu là một
loại chứng khoán do các pháp nhân phát hành trên cơ sở sở hữu tập thể hay sở hữu
hoàn toàn quốc doanh, không ấn định thời hạn lưu hành, nhưng xác nhận việc bỏ vốn
phát triển xí nghiệp (xác nhận thành viên của xí nghiệp cổ phần và những
20
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003,
trang 176, trang 177.
21
Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định
còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao.
22
Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định
theo quy định, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào.
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc
Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc

More Related Content

Similar to Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc

Similar to Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc (13)

Báo cáo thực tập khoa Kinh tế Đầu tư, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa Kinh tế Đầu tư, 9 điểm.docBáo cáo thực tập khoa Kinh tế Đầu tư, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa Kinh tế Đầu tư, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty hệ thống phân phối thuốc lá Hà...
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty hệ thống phân phối thuốc lá Hà...Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty hệ thống phân phối thuốc lá Hà...
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty hệ thống phân phối thuốc lá Hà...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.docLuận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.docLuận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
 
Xây Dựng Quy Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Chánh Sâm.docx
Xây Dựng Quy Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Chánh Sâm.docxXây Dựng Quy Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Chánh Sâm.docx
Xây Dựng Quy Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Chánh Sâm.docx
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docxPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
 
Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Sao Nam Việt.doc
Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Sao Nam Việt.docPhân tích tình hình kinh doanh của công ty Sao Nam Việt.doc
Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Sao Nam Việt.doc
 
Báo cáo thực tập khoa Quản trị doanh nghiệp trường đại học bách khoa Hà Nội.doc
Báo cáo thực tập khoa Quản trị doanh nghiệp trường đại học bách khoa Hà Nội.docBáo cáo thực tập khoa Quản trị doanh nghiệp trường đại học bách khoa Hà Nội.doc
Báo cáo thực tập khoa Quản trị doanh nghiệp trường đại học bách khoa Hà Nội.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Vòng Quay Tiền Mặt Đến Giá Trị Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Vòng Quay Tiền Mặt Đến Giá Trị Doanh Nghiệp.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Vòng Quay Tiền Mặt Đến Giá Trị Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Vòng Quay Tiền Mặt Đến Giá Trị Doanh Nghiệp.doc
 
Kiểm toán tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Định giá Thăng L...
Kiểm toán tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Định giá Thăng L...Kiểm toán tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Định giá Thăng L...
Kiểm toán tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Định giá Thăng L...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ và thương mại Tia...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ và thương mại Tia...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ và thương mại Tia...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ và thương mại Tia...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề Tài Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2008 – 2012 ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Giảng viên hướng dẫn Đoàn Nguyễn Phú Cường Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cà MSSV: 5085866 Lớp: Thương Mại 2
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản thân, tôi luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh tôi. Những tình cảm đó tôi xin khắc ghi mãi mãi… Con kính dâng cha mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt trình hoàn thành luận văn của mình. Tôi mãi không quên công ơn cô cố vấn học tập Lê Huỳnh Phương Chinh và quý thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tôi luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những thầy cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt quá tình học tập tại Đại học Cần Thơ. Cám ơn các bạn lớp Luật Thương Mại 2- K34 đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tập tại trường. Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi tác giả hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ bé vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong nhận được sự lượng thứ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến đề tài này. Cuối lời tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thành công. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Cà
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………....
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………....
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BKS BLDS CĐPT CĐƯĐ CĐSL CPPT CPƯĐ CPƯĐCT CTCP ĐHĐCĐ HĐQT LCK LDN LĐT NĐ NĐT TBCN TNHH TTCK WTO Ban kiểm soát Bộ luật Dân sự năm 2005 Cổ đông phổ thông Cổ đông ưu đãi Cổ đông sáng lập Cổ phần phổ thông Cổ phần ưu đãi Cổ đông ưu đải cổ tức Công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Luật Chứng khoán Luật Doanh nghiệp Luật Đầu tư Nghị định Nhà đầu tư Tư Bản Chủ Nghĩa Trách nhiệm hữu hạn Thị trường chứng khoán Tổ chức thương mại thế giới
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý đo chọn đề tài………………………………………………………….1 2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………................2 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...……...2 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………......……...3 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................3 6. Kết cấu đề tài …………………………………………………...………...3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN…………..…………………………………………............................4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới……………...4 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam………............6 1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP…………………………...............9 1.3.1. Khái niệm………………………………………………............9 1.3.2. Đặc điểm…………………………………………….………..10 1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập......................... 10 1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn...................... 11 1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt. …………….…..................12 1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng……......................14 1.3.2.5. Thành viên của CTCP………………………….....................15 1.4. Vai trò của CTCP……………………………………….................17 CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………..……………………………………………..21 2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP…………………………..................21 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP……………………..21 2.1.1.1. Khái niệm cổ đông………………………………………....21 2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông………………………………….......21 2.1.2. Các loại cổ đông……………………………………................23 2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP…………………….…............24
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP………………..................24 2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP………………………...............24 2.2.1.1. Cổ phần………………………………………...….............24 2.2.1.2. Cổ phiếu…………………………………………...............27 2.2.2. Trái phiếu trong CTCP…………………………………...........28 2.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………………..............30 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT………………………................30 2.3.1.1. Quyền của CĐPT…………………………………..............30 2.3.1.1.1. Nhóm quyền về tài sản………………………………….31 2.3.1.1.2. Nhóm quyền về thông tin……………………………….42 2.3.1.2. Nghĩa vụ của CĐPT……………....………………..............61 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của CĐƯĐ………………………………...62 2.3.2.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết…………………….....................62 2.3.2.2. Cổ đông ưu đãi cổ tức…………………………….……......64 2.3.2.3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại…………………………................66 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………………..68 3.1. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản khác có liên quan……….............................................................68 3.2. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP……………….......69 3.2.1. Quyền nhận cổ tức………………………………..................69 3.2.2. Quyền tham gia biểu quyết………………………….……...71 3.2.3. Quyền ủy quyền cho người khác………………………........73 3.2.4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần………….................74 3.2.5. Quyền dự họp ĐHĐCĐ…………………………..................75 3.2.6. Quyền cầm cố cổ phần………………………………………78 3.2.7. Quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ………………..78 3.3. kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………….….......80 KẾT LUẬN………………………………………………….....................81
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...….......................83
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi Nhà nước ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, đã đánh đấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chế độ bao cấp cũng bắt đầu xóa bỏ và thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là một “mốc son” quan trọng đánh đấu sự ra đời của nhiều loại hình kinh tế và theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Tư Nhân hay công ty hợp Danh... Hòa cùng với xu thế Nhà nước ta đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, điểm đặc biệt là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (7/11/2006) thì nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng hơn, đặc biệt là sự ra đời của các doanh nghiệp một cách nhanh chống, không ngừng tăng lên về số lượng, có khoảng 602.171 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp (tính đến ngày 23/8/2011)1 , trong đó có sự gia tăng đáng kể của CTCP. Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung tâm và là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta, điều này cũng đã được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp trong những năm qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và đảm bảo các khía cạnh pháp lý của các cổ đông trong CTCP. Lý do mà CTCP chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư là vì ở chính bản thân CTCP có những ưu điểm riêng và nổi bật như: quy mô lớn, khả năng huy động vốn rất cao, đặc biệt là “tính thanh khoản” của vốn. Tuy nhiên, cũng bởi chính những đặc tính ưu việt đó mà quyền lực của các cổ đông dễ dàng bị chia sẽ và mọi người có thể dễ dàng trở thành cổ đông sẽ dẫn đến số lượng thành viên công ty là rất lớn rây khó khăn cho việc kiểm soát và quản lý. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 6 năm đã góp phần nâng cao đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo giữa các điều khoản của Luật Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn 1 http://thuongmai.vn/thuong-mai/thuong-mai-viet-nam/95478-5-nam-gia-nhap-wto-co-hoi-nhieu-thach-thuc-lon-.html.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt chẽ để thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để CTCP giữ vững vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào để đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông - một thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm lực toàn xã hội. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ tài liệu chuyên ngành, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tác giả đã mạnh dạng chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các quy định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông CTCP, điều hòa nhóm lợi ích đôi khi đối lập và xung đột lẫn nhau và nhầm tận dụng tối đa sự ưu việt của CTCP tạo ra một mô hình hoàn hảo mà thương nhân Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình hội nhập đầy thách thức và không kém phần khốc liệt. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn đề thì trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm 2005 được sửa đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về quyền và nghĩa vụ cổ đông trong CTCP nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện hơn để nâng cao kiến thức cho bản thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý nước nhà cũng như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Nhằm giúp cho hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng có hiệu quả, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư để họ góp vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước. 3. Đối tượng nghiên cứu Với những lý do trình bày như trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Từ đó biết được những điểm chưa phù hợp và thiếu sót
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần khi áp dụng vào thực tiễn, để đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Do kiến thức có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu quy định của luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Tác giả chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật chủ yếu về lí thuyết mà không đi đến một điều tra thực tế nào. 6. Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu gồm có ba chương: Chương 1: khái quát về công ty cổ phần Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP Chương 3: Kiến nghị về giải pháp của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”2 . Tại sao lại nói như vậy đối với CTCP? để trả lời chính xác cho câu hỏi này, thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của CTCP. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của CTCP trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới Câu hỏi đặt ra là CTCP có nguồn gốc từ đâu? không có một tài liệu chính thức nào để chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng cả, mà chỉ biết là CTCP có nguồn gốc khá mơ hồ ở Ý hoặc một trong những ngân hàng đầu tiên ở Genua, hoặc Mailand trong thế kỷ XV, hoặc trong công ty Đông Ấn của Hà Lan, hoặc thậm chí đã có nguồn gốc xa xưa trong các societas của người La Mã3 . Ở thời La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) để phụ các hiệp sĩ thu thuế nông nghiệp, sau đó là đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới, áo giáp cung cấp cho các đoàn quân viễn chinh; còn ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ công và thương gia mở các collegia hay corpora (công ty) tự bầu người quản lý và được cấp phép hoạt động. Sau đế quốc La Mã sụp đổ, hình thức này cũng bị lụi tàn dần cho mãi đến thời kỳ Trung cổ, hai trong số các tổ chức do người La Mã để lại đã được phục hồi là đế quốc của các thương gia tại Ý và công ty cùng các guild (phường hội) được chính quyền cấp phép tại miền Bắc Châu Âu. Từ thế kỷ XII đến XVI mô hình tựu tập kiểu La Mã mở rộng ra trên lục địa châu Âu khi các doanh nhân lập ra các phường hội thương mại, hội thủ công nhằm đầu tư. Cuối thế kỷ XVI, khi thương mại ở Anh phát triển mạnh mẽ, các vua Anh 2 Nguyễn Ngọc Bích “ Luật doanh nghiệp vốn, quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, năm 2003, trang 26. 3 Đỗ Thị Thìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế “Quy chế pháp lý về cổ đông trong CTCP” trang 5.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần lập ra các công ty thuộc quyền của mình để họ đi mua bán trên khắp thế giới. Doanh nhân tại chính quốc làm ăn theo kiểu của họ, và chỉ có dạng làm ăn riêng, hay góp vốn làm ăn chung. Đến năm 1844, Quốc hội Anh ban hành luật công ty cổ phần; sang năm 1855 thì có luật về trách nhiệm hữu hạn; cuối cùng cả hai luật kia được sáp nhập thành một vào năm 1862. Trong số báo ngày 31/12/1999 báo The Economist cho thông tin khác: Cổ phần đầu tiên được pháp hành lần đầu tiên vào thế kỷ 16 từ một công ty cổ phần ở châu Âu, do công ty Muscovy Company lập ra năm 1553, ở Luân Đôn để buôn bán với Nga. Trái phiếu được chính phủ Pháp phát hành lần đầu tiên năm 1555. Việc sử dụng cổ phần có lúc lên lúc xuống, và nắm cổ phần thì cũng giống như đánh bạc. Luật pháp quy định trách nhiệm hữu hạn đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1811. Ý niệm về tính chất đó đã có từ thời La Mã. Năm 1811, bang New York, và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn. Các bang khác theo nhau làm. Năm 1855, nước Anh lúc đó là một cường quốc kinh tế mới làm theo. Vào lúc ấy, nước Anh là bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới. Luật công ty của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng của Anh cho nguồn gốc hình thành nước Mỹ. Các nước trong khối thịnh vượng chung có luật công ty giống của Anh. Riêng Pháp và Đức đi theo một con đường khác do khác biệt về văn hóa. Công ty Đức được luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ. Ở Pháp, năm 1807, Bộ Luật Napoleon thiết lập nền tản cho công ty bằng hội họp tư cổ phần; đến năm 1863, thì công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời. Về mặt thương mại, công ty cổ phần là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. Hình thức lập hội, lập các tổ chức dạng như công ty phát triển liên tục dưới nhiều hình thái khác nhau qua các thời kỳ tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong các thời kỳ này, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB, nhu cầu hùn hợp vốn và liên kết của các nhà buôn nhỏ lẻ trước sự chèn ép của các nhà tư bản là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều phương
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thức. Mầm mống hình thành CTCP đúng như Các Mác nhận định: “Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất cũng đòi hỏi một số tư bản tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa thể có được, tình hình đó mặc nhiên dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân như ở Pháp dưới thời Colbert, như là một số công quốc cho tới nay. Mặt khác, nó dẫn đến việc thành lập một số hội nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của Công ty cổ phần hiện đại”4 . Tóm lại sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sản xuất xã hội hóa, đặc biệt là xã hội hóa về vốn và sự ra đời của nó cũng phần nào đáp ứng nhu cầu kinh doanh của con người. Trong quá trình phát triển của nó phần nào cũng xuất phát từ thực tế của xã hội và tham vọng, bành trướng về thế lực của con người về vốn, về số lượng thành viên. Dẫn đến sự ra đời của tập đoàn kinh tế khổng lồ, hơn nữa vào giai đoạn này sự ra đời của thị trường chứng khoán cũng tác động không nhỏ đến sự phát triểm của công ty cổ phần. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án - Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai. Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam. Đến năm 1942, Vua Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171. Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại, trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295). Các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành 4 C.Mac tư bản, tập 1, phần II, NXB Sự thật, trang 390.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ Điều 295 đến Điều 314. Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh” (một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên. Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP được xác định với các đặc điểm sau:(i) Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7. (ii) Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần băng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. (iii) Cổ phiếu phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên. (iv) Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại điều 39 của Luật này. Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt động của các doanh
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặc khác do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan. Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho Luật Công ty và Luật danh nghiệp tư nhân. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật DN 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty cổ phần. Tóm lại, đây là quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy rằng sự ra đời của công ty cổ phần là một tất yếu khách quan của nền kinh tế, hơn nữa sự ra đời của nó cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trong đó có lĩnh vực kinh tế, điều này buộc chúng ta phải tận dụng và phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài. Chính cơ hội này mà vị thế của công ty cổ phần đã bộc lộ
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác và sự đóng góp của công ty cổ phần vào nền kinh tế là rất lớn, điều này nói rõ rằng công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tất cả các nước trên thế giới đã và đang tận dụng triệt để các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực này. Để đạt được hiệu quả cao thì các nước đã tận dụng và phát huy vai trò các loại hình doanh nghiệp nhưng có vai trò quan trọng trên hết đó là loại hình công ty cổ phần. 1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP 1.3.1 Khái niệm Ngay từ ngày xa xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và chia lời lãi từ công việc kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu công việc kinh doanh gặp trở ngại. Hình ảnh này cũng không khác mấy với hình ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng việc cách điệu hóa các nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể về phương thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt các quyền và nghĩa vụ của người góp vốn, cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi người góp vốn đối với những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi và chỉ mất những gì đã góp vào ban đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại. Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển5 . Công ty cổ phần được định nghĩa là một tổ chức thành lập theo pháp luật trong đó vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau, người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. CTCP mang bản chất là công ty đối vốn quy tụ các cổ đông có thể là những người không quen biết nhau, tối thiểu phải là ba nhưng không hạn chế số lượng tối đa. 5 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003, trang 26.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần 1.3.2. Đặc điểm Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều đạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng và hạn chế nhất định, từ đó tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có những đặc điểm và lợi thế hơn hẳn. Với đặc điểm cơ bản đó chúng ta dễ dàng phân biệt với công ty TNHH và công ty hợp doanh. Theo điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những đặc điểm đó được thể hiện ở những phía cạnh sau: 1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính công ty, với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại Tòa án. Công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công ty cổ phần như: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể … Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Cổ đông là chủ sở hữu CTCP và có một số quyền lợi như: quyền tham gia quản lý điều hành, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể …. Nhưng cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. Trong khi đó, CTCP với tư cách là một pháp nhân có quyền sở hữu toàn bộ tài sản riêng của công ty. Luật pháp phân biệt rạch ròi công ty với cổ đông. Một cổ đông nắm 60% cổ phần của công ty, rồi làm giám đốc công ty, và là người duy nhất của công ty, thì người ấy vẫn không phải là công ty mà chỉ là nhân viên công ty thuê. Công ty là một thực thể pháp lý đứng riêng biệt, nó sở hữu tài sản để phục vụ lợi ích của tất cả các cổ đông; nhưng một cổ đông, dẫu nắm đa số vốn trong công ty, vẫn bị kết tội ăn cắp tài sản của công ty6 . Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ 6 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003, trang 33, trang 36.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nước thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không. Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào . Khi một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch vốn của mình vào CTCP trở thành tài sản thuộc sở hữu CTCP, cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn nhưng cũng có thể mất chúng khi công ty giải thể hoặc phá sản. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản vì cổ đông không bao giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào CTCP. Cũng chính lợi thế này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. 1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự trung chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn. Theo quy định của LDN 2005 cổ đông có thể góp vốn bằng tài sản “ Có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty”7 . Và lần đầu tiên trong quy định của pháp luật Việt Nam đã đề cập đến hình thức góp vốn của cổ đông có thể thực hiện bằng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định trên được ghi nhận trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP, việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là “ Bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”8 . Đây chính là điểm mới và tiến bộ của pháp luật Việt Nam, khi mà quyền sở hữu trí tuệ đang được thế giới xem là vấn đề nóng bổng và được nhiều người quan tâm đến hiện nay. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi. Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì 7 Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. 8 Điều 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thường xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không nhiều nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Do vậy, cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn trong CTCP sẽ đa dạng và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của đồng vốn trong CTCP. 1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Đây là đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của CTCP. Chính đặc điểm này đã thu hút các NĐT vì với cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho NĐT khác bất cứ lúc nào, họ được quyền rời bỏ công ty khi họ muốn. Trừ một số trường hợp bị hạn chế được quy định trong bản Điều lệ, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiên ghi ở cổ phiếu có một giá trị, và chuyển thành tiền mặt được. Sự chuyển nhượng bao gồm cả quyền thừa kế, tức là quyền sở hữu cổ phiếu của mọi người được tôn trọng. “Lý do luật pháp cho chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi ro, trong khi quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền kiểm soát sự rủi ro mình chịu bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn”9 . Hơn nữa, với việc tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty. 1.3.2.5. Thành viên của CTCP Theo quy định tại LDN 2005 thì cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức, trong suốt quá trình hoạt động số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Và không đề cập đến việc tổ chức đó có phải là pháp nhân hay không. Vậy nếu hiểu theo quy định của LDN 2005 thì đối tượng là tổ chức có thể trở thành cổ đông của CTCP là rất rộng. Nhưng đến khi nghị định 102/2010/NĐ-CP ra đời hướng dẫn LDN 2005 thì lại quy định tại Điều 13 là “ Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tương quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp điều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của LDN”. Theo cách giải thích của Nghị định thì khái niệm về “tổ chức” có phạm vi hẹp hơn so với LDN, tức là chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân 9 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ năm 2003, trang 45.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mới có thể trở thành cổ đông của CTCP. Và việc xác định một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không là phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 200510 . CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng. Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì, CTCP vẫn còn một vài đặc điểm riêng nữa như: Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại: Bởi vì CTCP có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì CTCP vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định. CTCP có cơ chế quản lý tập trung cao: Với tư cách là một pháp nhân độc lập trong công ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một 10 Điều 100 Bộ luật dân sự 2005.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng. Quy mô CTCP dễ dàng mở rộng: Cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng. Tóm lại, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta đang chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tiến trình đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể không tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có những điểm mạnh nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để khai thác và vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và sở thích của mình. 1.4. Vai trò của CTCP CTCP ra đời khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta CTCP xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc thực hiện chủ chương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số CTCP với quy mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Và ngày nay với sự năng động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thì CTCP cũng phát triển
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mạnh mẽ và khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết muốn phát triển nền kinh tế thì các công ty cổ phần phải phát triển trước mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo. Ngược lại, công ty cổ phần muốn phát triển thì nền kinh tế phải luôn ổn định và phát triển tạo đều kiện thuận lợi về các nguồn lực (chẳng hạn như nguồn vốn, tài lực, khoa học kỷ thuật, thông tin…) thì lúc đó công ty cổ phần mới có những đều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hơn nữa công ty cổ phần được coi là một kiệt tác của nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó được xem là phương thức cao nhất, có hiệu quả nhất để huy động vốn cho nền kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển. Bởi lẻ: Công ty cổ phần là nhịp cầu nối hữu hiệu giữa những người muốn thành lập các tổ chức kinh doanh nhưng lại bị thiếu vốn với những người muốn làm sinh lợi nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Hay nói cách khác sự ra đời của công ty cổ phần giúp cho đồng tiền luôn được lưu thông, và không ngừng sinh lợi, góp phần làm sinh động hơn sự vận hành nền kinh tế và hạn chế tình trạng đồng tiền nhàn rổi bị ứ động trong dân một cách lãng phí. Tạo cơ hội kinh doanh tốt cho những nhà đầu tư ít vốn; Với bản chất là công ty đối vốn, quan hệ sở hữu thuộc về các cổ đông góp vốn, không hạn chế thành viên cho phép công ty cổ phần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc cho phép người lao động tham gia góp vốn vào công ty thúc đẩy họ làm việc thật sự tích cực vì lợi ích công ty cũng như quyền lợi của chính bản thân họ, từ đó sẽ thu hút thật mạnh mẽ sự tin tưởng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; Công ty cổ phần có mối quan hệ chặt chẽ đến nền kinh tế tiền tệ đó là thị trường chứng khoán vì công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu làm tăng cung cầu về chứng khoán bằng việc tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các thương nhân, tổ chức…. Công ty cổ phần ra đời gắn liền với việc phát hành chứng khoán để huy động vốn, rồi những hoạt động buôn bán trao đổi chứng khoán giữa các cổ đông là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Hiện nay quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang được triển khai khá mạnh mẽ. Việc hình thành CTCP thông qua cổ phần hóa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, bởi chỉ có thế mới nâng cao được hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả. Công ty cổ phần góp phần tạo nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh: hiện nay Việt Nam có khoảng 13 tập đoàn kinh tế ( tính đến năm 2011): Tập đoàn bưu chính Viễn thông (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG); Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings); Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Sự ra đời của CTCP với cách thức huy động vốn linh hoạt, đã thay thế cho hai loại hình huy động vốn trước đó, được xem là không khả thi và nhiều nhược điểm. Đó là hình thức huy động vốn bằng hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc. Đối với loại hình huy động vốn thông qua hệ thống quỹ tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn, vì phải thông qua nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua CTCP giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền lợi người có vốn. Còn đối với tín phiếu kho bạc ( gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu) tuy có lãi suất ổn định, hạn chế rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dung vốn, không được hưởng những may nắm của việc sử dụng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất định nhưng lại được hưởng may nắm lúc nào cũng có trong thương trường. Hơn nữa các cổ đông lại có quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có thể được bầu vào cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn. Ngoài ra CTCP còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt vốn, tiềm lực vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý. Khi tham gia vào công ty xét đến cùng thì công ty cổ phần có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và vô cùng quan trọng và lớn lao, sự phát triển của công ty cổ phần sẽ là những mắc xích động lực tạo ra những điểm sáng cho nền kinh tế phát triển, và xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của nền kinh tế và chiến lược toàn cầu hóa đang diễn ra thì vai trò của công ty cổ phần ngày càng quan trọng hơn, nhất là công ty xuyên quốc gia, xuyên châu lục sẽ là những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình hội nhập, phát triển và xu thế toàn cầu hóa thế giới. Riêng đối với Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận ra vai trò to lớn của doanh nghiệp cũng như vai trò của công ty cổ phần đối với sự phồn vinh, thịnh vượng và phát triển nền kinh tế của đất nước là không thể thiếu được, bằng những chính sách thu hút, mời gọi và khuyến khích các nguồn vốn đầu tư hiện nay chúng ta không những huy động các nguồn lực ở trong nước mà còn huy động nguồn lực bên ngoài. Điều đó cho thấy rằng vai trò quan trọng của các doanh nghiệp mà trong đó quan trọng nhất là công ty cổ phần đối với nền kinh tế đất nước.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP 2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP 2.1.1.1. Khái niện cổ đông Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder, tiếng Pháp: Actionnaire) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp11 . Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 LDN thì cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP nhưng không phải mọi chủ sở hữu cổ phiếu đều được coi là cổ đông. Chủ sở hữu cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu chỉ trở thành cổ đông của công ty khi đã ghi đúng, ghi đủ những thông tin luật định vào sổ đăng kí cổ đông. Đối với trường hợp cổ phiếu không ghi tên thì các thông tin về người mua trong sổ đăng ký cổ đông tại khoản 2 Điều 86 LDN 2005 đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Tóm lại, cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu một hoặc nhiều cổ phần trong CTCP, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần đang sở hữu, được chứng nhận bằng cổ phiếu của CTCP và phải đảm bảo đủ các thông tin được quy định trong sổ đăng kí cổ đông. 2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông Về số lượng: Các CTCP trên thế giới đều không giới hạn số cổ đông tối đa phải là bao nhiêu mà chỉ quy định số cổ đông tối thiểu cần phải có để tạo lập một CTCP. Con số tối thiểu đó có thể là một như ở Ba Lan12 hoặc cũng có thể là bảy như ở Anh và Pháp. So sánh với pháp luật các nước trên, LDN quy định số lượng cổ đông tối 11 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_%C4%91%C3%B4ng. 12 Tham khảo tại địa chỉ: http://nguoivietochauau.com/Tu_van_phap_luat/tim_hieu_luat_ba_lan/62/.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thiểu là ba không hạn chế số lượng tối đa13 có vẻ hợp lý hơn so với Ba Lan, phù hợp để tạo nên nguồn vốn ban đầu cho việc thành lập CTCP và có vẻ cởi mở hơn Anh, Mỹ nhằm tránh được việc thành lập CTCP với sự tham gia tượng trưng của một số người khác cho đủ điều kiện luật định nhưng thực chất đó chính là những thành viên “ma” và một ĐHĐCĐ giả tạo14 . Về chủ thể có quyền trở thành cổ đông CTCP CTCP là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư, mọi cá nhân, tổ chức, không trừ một ai đều có được cơ hội như nhau để thực hiện ý tưởng đầu tư với thủ tục hết sức đơn giản là mua cổ phần của CTCP, khi đó họ là cổ đông và có khả năng thể hiện ý chí của mình thông qua ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, để trở thành cổ đông họ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 13 LDN. Thứ nhất, đối tượng được quyền góp vốn thành lập và quản lý CTCP. LDN 2005 dùng phương pháp loại trừ để xác định những đối tượng này. Theo đó, những cá nhân hay tổ chức không thuộc một trong bảy trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13 thì được phép góp vốn thành lập và quản lý CTCP. Thứ hai, đối tượng được quyền góp vốn vào CTCP. So với những đối tượng được quyền thành lập và quản lý CTCP thì với khoản 3 Điều 13 LDN đối tượng được quyền mua cổ phần và trở thành cổ đông trong CTCP có phạm vi rộng hơn. Những đối tượng này bao gồm cả những người bị pháp luật cấm không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác… Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì một số cá nhân có thể bị cấm góp vốn vào CTCP theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Việc xác định cụ thể những đối tượng này cần phải căn cứ theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008 “ Công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh 13 Điểm b khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp 2005. 14 Thành viên của công ty bao gồm những người thân thích trong gia đình, giữ các chúc vụ quan trọng trong công ty như cha làm chủ tịch hội đồng, mẹ làm phó giám đốc….
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”15 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 200616 . 2.1.2. Các loại cổ đông Công ty cổ phần, về bản chất là công ty đối vốn, là nơi số lượng cổ đông có khi lên đến hàng ngàn người. Việc phân loại cổ đông có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Bao gồm: Căn cứ vào thời gian, trình tự tham gia thành lập có thể chia thành CĐSL và cổ đông thường. CĐSL là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Trừ CĐSL những cổ đông còn lại sẽ là cổ đông thường, hình thành bằng cách tham gia góp vốn, mua cổ phần và trở thành cổ đông của CTCP. Căn cứ vào loại cổ phần có thể chia cổ đông thành CĐPT và CĐƯĐ. CĐPT là những cổ đông sở hữu CPPT và có những quyền và nghĩa vụ căn bản nhất. CĐƯĐ là những cổ đông sở hữu CPƯĐ, được nhận một số quyền ưu tiên hơn nhưng đồng thời cũng phải từ bỏ một số quyền nhất định. Căn cứ vào chủ thể có thể chia cổ đông thành cổ đông là tổ chức và cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là NĐT trong nước và cổ đông là NĐT nước ngoài. Theo khoản 5 Điều 3 LĐT thì NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, trong một số ngành nghề, quyền góp vốn mua cổ phần của NĐT nước ngoài còn bị khống chế ở một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết với WTO, những lĩnh vực hạn chế nói trên trong tương lai sẽ mở dần và không hạn chế tỷ lệ góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài được đối xử bình đẳng, quyền của họ ngày càng được mở rộng hơn. Căn cứ về nguồn gốc hình thành bao gồm cổ đông là người lao động trong công ty, cổ đông là trái chủ, cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên. Đối với cổ đông là người lao động trong công ty, CTCP bằng cách cho họ quyền ưu tiên mua 15 Điều 20 luật cán bộ, công chức năm 2008. 16 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2006.
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần cổ phiếu đã biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp gắn liền quyền lợi của họ với sự phát triển của công ty và ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể phát sinh. Đối với cổ đông là trái chủ, trái phiếu chuyển đổi của trái chủ đến một lúc nào đó, theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước, sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ trái phiếu sẽ trở thành cổ đông của CTCP. Đối với cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên phải thực hiện theo các quy định của LDN và LCK, phải ghi nhận các thông tin vào sổ đăng kí cổ đông và các trình tự thủ tục khác do luật định. 2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP Cổ đông là người đã đầu tư đem lại nguồn vốn đầu tiên cho công ty. Cổ đông là những hạt giống của công ty, là thành viên quan trọng nhất của thị trường vì họ là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển, là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty. Cổ đông còn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh công ty ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty. Không những thế, năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cả đạo đức của cổ đông quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. 2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP 2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP 2.2.1.1. Cổ phần Khái niệm cổ phần. Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của một cá nhân hay tổ chức trong CTCP. Ở các quốc gia khác nhau, thuật ngữ “cổ phần” được hiểu theo các cách khác nhau nhưng bản chất của nó vẫn thể hiện quyền sở hữu đối với CTCP.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Ở Việt Nam, và một số quốc gia khác trên thế giới cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ17 , là từ “tượng trưng” cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường là: hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua phần chia lãi sau thuế, quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường, và sức mạnh quyền này tỉ lệ với số cổ phần nắm giữ, quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát triển các dự án mới cần gọi vốn và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật. Các loại cổ phần. CTCP phải có cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi là loại cổ phần không bắt buộc phải có trong CTCP, bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. LDN không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là “CPPT” nhưng căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ nó CPPT được hiểu là loại cổ phần có thu nhập không ổn định, cổ đông nắm giữ CPPT được trả cổ tức hàng năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty và có những quyền cơ bản nhất như biểu quyết, tham gia bầu cử và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. LDN cũng không đưa ra khái niệm chung cho “CPƯĐ” mà mỗi CPƯĐ đều có khái niệm riêng và đem lại cho người nắm giữ những quyền đặc biệt. Thực chất, CPƯĐ có nguồn gốc từ CPPT, chẳng qua từ cái gốc chính đó, người ta giảm đi các yếu tố quyền căn bản để tạo ra những CPƯĐ khác nhau18 . Trong đó: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: theo khoản 1 Điều 81 LDN, là “cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định”. Như vậy, so với các CĐPT, CĐƯĐ biểu quyết sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong các cuộc họp ĐHĐCĐ. LDN 17 Điểm a khoản 1 Điều 77 LDN. 18 Nguyễn Ngọc Bích, “ Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003, trang 114.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần không hạn chế tối đa số phiếu biểu quyết của CPƯĐ biểu quyết và cũng không hạn chế tỷ lệ CPƯĐ biểu quyết nói riêng mà chỉ hạn chế về chủ thể có quyền nắm giữ loại cổ phần này nhằm hạn chế cổ đông đưa ra các quyết định bất lợi cho CTCP. Theo đó, “chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và CĐSL được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết”19 . Cổ phần ưu đãi cổ tức: theo khoản 1 Điều 82 LDN, là “cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm”. Loại cổ phần này thực ra đã tồn tại ở các nước phát triển từ rất lâu. Đây là loại cổ phần phù hợp với các cổ đông thiểu số và những cổ đông không có nhu cầu quản trị công ty. Đối với các cổ đông thiểu số thường chọn loại cổ phần này để có được lợi ích cao hơn trong việc nhận cổ tức vì họ biết rằng với ngần ấy cổ phần ít ỏi quyền biểu quyết, quyền quản trị công ty (nếu có) cũng trở nên vô nghĩa. Còn đối với các cổ đông không có nhu cầu quản trị, dù họ sở hữu một lượng lớn cổ phần đã phát hành, lựa chọn loại cổ phần này chủ yếu để nhận cổ tức. Các chủ thể này sẵn sàng hy sinh quyền bầu cử, ứng cử để lựa chọn CPƯĐ cổ tức vì mức cổ tức hấp dẫn của nó. Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Theo khoản 1 Điều 83 LDN, là “cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại”. CPƯĐ loại này cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của CTCP, đặc biệt là khi công ty cần gấp một khoản vốn lớn để giải quyết những công việc cụ thể. Có thể nói, đây cũng là một khoản vay của CTCP trong quá trình hoạt động của mình, chỉ khác là công ty không phải trả lãi cho người nắm giữ nó và quyền ưu tiên nhận tài sản còn lại của CTCP phải xếp sau người nắm giữ trái phiếu sau khi công ty giải thể hoặc phá sản (nếu có). Ngoài ba loại CPƯĐ mà LDN dự liệu như đã phân tích thì CTCP còn có thể có một số loại CPƯĐ khác tùy thuộc vào Điều lệ quy định. Thậm chí, CTCP có thể chỉ phát hành các loại CPƯĐ khác do Điều lệ công ty quy định mà không nhất thiết 19 Khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần phải bao gồm ba loại cổ phần nêu trên. Tham khảo pháp luật của Singapore, Thái Lan, Malaisia, Philippin các CPƯĐ khác bao gồm20 : Cổ phần ưu đãi dự phần được chia cổ tức: Sau khi đã nhận được cổ tức ưu đãi, các CĐƯĐ dự phần được chia thêm cổ tức mà các CĐPT được hưởng trong phạm vi quy định trong bản điều lệ công ty. Cổ phần ưu đãi dự phần khi thanh lý: Sau khi đã nhận được tài sản thanh lý theo phần ưu đãi khi công ty giải thể, các CĐƯĐ dự phần được nhận thêm tài sản phân chia cho các CĐPT trong phạm vi được quy định trong bản điều lệ. Cổ phần ưu đãi không dự phần: Được ưu đãi về cổ tức nhưng không được dự phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường. Cổ phần ưu đãi phức hợp: Các cổ phần ưu đãi có thể được phát hành có kèm theo các quyền như “các cổ phần ưu đãi tham dự”21 , “các cổ phần ưu đãi không tham dự”22 , không bầu cử”, “các cổ phần ưu đãi có thể mua lại được hoặc có thể chuyển đổi”, hoặc “các cổ phần ưu đãi có thể mua lại được và có thể chuyển đổi không dồn lãi dự phần” hoặc “ các cổ phần ưu đãi không dồn lãi dự phần”. 2.2.1.2. Cổ phiếu Như đã đề cập trên thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ, là từ tượng trưng cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu, chỉ có CTCP mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một CTCP và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Định nghĩa về cổ phiếu được tìm thấy trong luật pháp của hầu hết các quốc gia, chẳng hạn luật pháp về chứng khoán của Liên Xô có định nghĩa: “cổ phiếu là một loại chứng khoán do các pháp nhân phát hành trên cơ sở sở hữu tập thể hay sở hữu hoàn toàn quốc doanh, không ấn định thời hạn lưu hành, nhưng xác nhận việc bỏ vốn phát triển xí nghiệp (xác nhận thành viên của xí nghiệp cổ phần và những 20 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003, trang 176, trang 177. 21 Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao. 22 Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định theo quy định, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào.