SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----***-----
BÙI THỊ THỦY
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----***-----
BÙI THỊ THỦY
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số :60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Giao
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà N i, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thủy
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................v
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
3. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
6.Kết cấu Luận văn............................................................................................5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN.........................6
1.1 Khái quát về quản trị công ty cổ phần và mô hình quản trị công ty cổ
phần ..................................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm về quản trị công ty cổ phần. ...................................................6
1.1.2 Mục đích của quản trị công ty :..............................................................12
1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của quản trị công ty cổ phần ........................................13
1.1.4. Khái niệm về mô hình quản trị công ty cổ phần...................................18
1.2 Đặc điểm pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ phần......................19
1.2.1.Sự cần thiết của quản trị CTCP ở Việt Nam..........................................19
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần ..................................................20
1.3 Các mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình trên thế giới...........23
1.3.1 Cấu trúc hội đồng một tầng....................................................................24
1.3.2 Cấu trúc hội đồng hai tầng .....................................................................28
1.3.3 Mô hình pha trộn....................................................................................30
1.4 Sơ lược về mô hình quản trị công ty cổ phần Việt Nam qua các giai
đoạn.................................................................................................................34
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
2014 VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM .....38
2.1.Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014
.........................................................................................................................38
2.1.1.Mô hình pha trộn truyền thống ..............................................................39
2.1.2. Mô hình quản trị một tầng theo cấu trúc điển hình của Mỹ..................39
2.2 Quy định pháp luật về các thiết chế quản lý trong mô hình quản trị
công ty cổ phần..............................................................................................40
2.2.1 Đại hội đồng cổ đông. ............................................................................40
2.2.2 Triệu tập và thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông....................44
2.3 Hội đồng quản trị ....................................................................................52
2.4 Giám đốc (Tổng giám đốc) .....................................................................61
2.5 Ban kiểm soát...........................................................................................64
2.6 Pháp luật về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong công ty
cổ phần............................................................................................................68
2.7 Pháp luật về công khai thông tin và kiểm soát giao dịch giữa các bên
liên quan trong công ty cổ phần...................................................................70
2.8 Đánh giá chung quy định của pháp luật về mô hình quản trị công ty
cổ phần Việt Nam..........................................................................................74
2.9.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về mô hình luật doanh
nghiệp 2104. ...................................................................................................78
2.9.1. Quyền của cổ đông và ĐHĐCĐ............................................................78
2.9.2. Hội đồng quản trị - quyền hạn và khả năng lạm dụng quyền hạn trong
Cổng ty cổ phần...............................................................................................80
2.9.3. Mức độ công khai hóa và minh bạch hóa thông tin..............................81
2.9.4. Kiểm soát giao dịch của công ty đối với các bên có liên quan.............82
2.9.5. Kiểm soát nội bộ ...................................................................................83
2.9.6 Về thành viên độc lập HĐQT.................................................................85
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN
TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014........87
3.1. Hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp
luật. .................................................................................................................88
3.2. Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh bạch
trong pháp luật về quản trị Công ty cổ phần .............................................90
3.3 Hoàn thiện Ban kiểm soát.......................................................................91
3.3.1. Nâng cao tính độc lập, khách quan của Ban kiểm soát.........................91
3.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực của Ban kiểm soát....................................92
3.3.3. Đảm bảo thực thi các ý kiến của Ban kiểm soát...................................93
3.4 Quy định chặt chẽ hơn về hoạt động thành viên HĐQT độc lập .......94
KẾT LUẬN ....................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BKS : Ban kiểm soát
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
GĐ : Giám đốc
HĐQT : Hội đồng quản trị
LCT : Luật Công ty
LDN : Luật Doanh nghiệp
NĐ : Nghị định
TAND : Tòa án nhân dân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TGĐ : Tổng giám đốc
TTCK : Thị trường chứng khoán
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi pháp luật cần phải thay
đổi, bổ sung hoặc thiết lập lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Một trong
những thay đổi quan trọng đó là chế định liên quan đến mô hình quản trị công ty
(trong đó có công ty cổ phần). Bởi nếu quản trị công ty tốt sẽ góp phần trong
việc hoạch định tốt các chính sách nhằm phát triển nền kinh tế nước ta. Đối với
các nhà đầu tư, nếu quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm
thiểu các chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu
quả. Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty
và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra mức độ tin tưởng là nền tảng
cho sự vận hành cả nền kinh tế thị trường.Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và công
ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và sự xuất hiện của các
công ty lớn, vấn đề quản trị công ty (QTCT) đang ngày càng thu hút sự quan
tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh
nghiệp. Song hành với quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các
doanh nghiệp, khung quản trị về công ty đã từng bước xây dựng, bổ sung và
hoàn thiện. Cho đến nay khung QTCP ở nước ta được đánh giá là phù hợp với
các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến được thừa nhận trên thế giới. Tuy
nhiên hoạt động QTCP ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém khiến
doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối và hạn chế sự phát triển, đông về số lượng
nhưng yếu kém về chất lượng.
Thực tế trong những năm qua, mô hình quản trị công ty cổ phần đã có sự
biến đổi qua từng đạo luật như: Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp
2000,Luật Doanh nghiệp 2005 và nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Có thể nhận
thấy: Sự biến đổi đó đã có những ưu điểm tích cực nhất định, góp phần tác
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động tích cực vào quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng,
thông thoáng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng nhận thấy
Luật Doanh nghiệp 2005 cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định làm
ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của
các doanh nghiệp.. Bên cạnh đó, thực trạng yếu kém về quản trị công ty cổ
phần ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong
những nguyên nhân chính là khung pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ
phần chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Về mặt thực tiễn vẫn đề QTCT tại các Doanh nghiệp ngày càng bộc lộ
những yếu kém. Những thành công và hạn chế của LDN đã tác động đến sự
tồn tại phát triển của các doanh nghiêp nói riêng và nền kinh tế nói chung.Một
mặt LDN đa có những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh
doanh của các doanh nghiệp, góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng và giải
quyết các vấn đề xã hội.Mặt khác việc triển khai thi hành luật còn nhiều
khiếm khuyết, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành và hoạt động hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.Khiếm khuyết trong Luật khiển việc quản trị nói
chung, nhất là công ty cổ phần trở nên kém linh hoạt, tăng thêm chi phí tuân
thủ và làm chậm quá trình ra quyết định của Doanh nghiệp…QTCT là vấn đề
thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Sự thành bại của
một công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý nội bộ công
ty.Một bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt với sự phân công rành mạch chức
năng, nhiệm vụ,quyền hạn đồng thời các cơ quan phối hợp đồng bộ, ăn khớp
với nhau, thiết lập được cơ chế giám sát và giảm thiểu mâu thuẫn trong nội bộ
là một trong những đảm bảo quan trọng cho hiệu quả kinh doanh của công ty.
CTCP là loại hình doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc
biệt với những lĩnh vực kinh doanh cần phải có nguồn vốn lớn, huy động vốn dễ
dàng. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm là công ty đối vốn không hạn chế
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
về số lượng chủ sở hữu, vấn đề quản trị nội bộ trong CTCP là một vấn đề hết
sức phức tạp đòi hỏi có một cơ chế pháp lý điều chỉnh hợp lý. Giải quyết tốt
các vấn đề pháp lý trong quản trị CTCP sẽ : (i) làm cho từng công ty nói riêng
và nền kinh tế nói chung huy động được nhiều hơn vốn đầu tư xã hội, kể cả
vốn đầu tư nước ngoài; (ii) phân bổ và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn,
qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của cả công ty và nền kinh
tế;(iii) là một yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tự do hóa thị
trường vốn; (iv) góp phần cải thiện và làm hài hòa các mối quan hệ xã hội.
Chính vì vậy trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như một tất yếu, quản trị Công ty ngày càng
thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà xây
dựng pháp luật về doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Mô hình quản trị công ty
cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận
về các mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014,qua đó
so sánh với các mô hình công ty cổ phần trên thế giới , nhằm đưa ra những
nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những quy định pháp luật về mô hình
quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 .Qua đó rút ra những
kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả
việc áp dụng mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, chế định về mô hình quản trị công ty cổ phần
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có những công trình đề
cập đến khía cạnh khác nhau về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình
như: “Vấn đề tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp” Tạp
chí Luật học số 2/2001, tr3-7 của Đồng Ngọc Ba; “Hoàn thiện pháp luật Việt
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nam về tổ chức quản lý Công ty cổ phần – Góc nhìn từ kinh nghiệm của Nhật
Bản”, Luận văn thạc sĩ của Đào Thúy Anh (2014); “Điểm mới của công ty cổ
phần nhìn từ góc độ Luật Doanh nghiệp năm 2014”, của Lưu Thị Tuyết đămg
trên Tạp chí Thanh tra số 8/2015, tr61-62; “Hoàn thiện quy định về cơ chế
giám sát hoạt động quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp 2014” của Trần Ngọc Dũng đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, Học
viện Hành chính Quốc gia, Số 5/2016, tr45-49 …
Những công trình kể trên đã có những đóng góp nhất định cho khoa học
pháp lý Việt Nam. Tác giả luận văn kế thừa những đóng góp khoa học đó
trong quá trình viết Luận văn. Tuy nhiên, đề tài mà tác giả nghiên cứu toàn
diện và chuyên sâu về mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh
nghiệp 2014, nên mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận
văn không trùng lặp với các công trình đã công bố nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn không đi sâu nghiên cứu về vấn đề quản trị công ty cổ phần
dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ nghiên cứu dưới góc độ khoa học
pháp lý.Do đó luận văn sẽ phân tích các quy định pháp luật về mô hình quản
trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 qua đó có sự so sánh với các
mô hình quản trị công ty cổ phần của một số nước trên thế giới
- Thực trạng các quy định về mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật
Doanh nghiệp 2014.
- Các công trình khoa học liên quan đến mô hình quản trị công ty cổ phần
- Các bài viết, sách, tạp chí và các tài liệu khác liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa Mác – Leenin
với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình
hính kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu,
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luận văn còn dựa trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài sẽ kế thừa, tổng kết lại những
kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình quản trị công ty
cổ phần từ trước đến nay. Tuy nhiên, đó không đơn giản là sự sao chép, mà là
sự kế thừa có chọn lọc, trên cơ sở các phân tích, bình luận để thể hiện góc
nhìn mới, trực diện vấn đề thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân
hàng thương mại.
- Phương pháp so sánh: Đề tài được thực hiện việc so sánh các quy định
pháp luật hiện hành với các quy định từ thời trước đây, đồng thời so sánh các
với các quy định pháp luật nước
Và các phương pháp khác nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
6.Kết cấu Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty cổ phần và mô
hình quản trị công ty cổ phần
Chương 2: Thực trạng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về mô
hình quản trị công ty cổ phần
Chương 3: Một số kiến nghị về hoàn thiện mô hình quản trị công ty
cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái quát về quản trị công ty cổ phần và mô hình quản trị công
ty cổ phần
1.1.1 Khái niệm về quản trị công ty cổ phần.
Trước khi tìm hiểu khái niệm về quản trị công ty cổ phần, chúng ta cần
phải hiểu rõ quản trị công ty (Corporate Governance) là gì? Từ trước đến nay,
các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một khái niệm quản trị công ty một
cách bao quá nhất, tuy nhiên, thực tế cho thấy, với mỗi một thể chế khác
nhau, môi trường hoạt động khác nhau thì khó có thể đưa ra một khái niệm
thống nhất có thể bao trùm và phản ánh đầy đủ về các đặc trưng về quản trị
công ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế.
Quản trị công ty là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh yếu tố thị trường,
phát triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư. Quản trị
công ty nó liên quan đến một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc,
Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị
công ty cũng thiết lập cơ cấu giúp xây dựng các mục tiêu của công ty,xác định
các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện các mục tiêu. Quản trị công ty
tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc
để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện
giám sát hiệu quả.Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong
phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra sự tin
tưởng là nền tảng cho sự vận hành của cả nền kinh tế thị trường.Nhờ đó, chi
phí vốn thấp hơn và công ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu
quả hơn, và vì thế củng cổ sự phát triển.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong cuốn “ Cẩm nang quản trị công ty ( xuất bản năm 2010) IFC đã
khái quát Quản trị công ty như sau:
Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các
cơ cấu và các quy trình (11,tr6). Đó là mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người
làm công, giữa người quản lý và người điều hành, và mối quan hệ giữa chính
chủ sở hữu với xã hội, cộng đồng.Điển hình cho mối quan hệ giữa chủ sở hữu
và người làm công là mối quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc công ty khi
các cổ đông cung cấp vốn cho Doanh nghiệp nhằm thu về lợi nhuận, và ngược
lại.Ban giám đốc có trách nhiệm duy trì hoạt động kinh doanh nhằm đem về
cho cổ đông lợi nhuận mong muốn.Cổ đông của Công ty cũng có mối quan hệ
với HĐQT, BKS khi họ bầu ra các cơ quan này nhằm đại diện cho quyền lợi
của mình, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc,HĐQT,BKS đưa ra định
hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát hoạt động của Ban giám đốc;
đến lượt mình HĐQT,BKS lại chịu trách nhiệm trước các cổ đông thông qua
ĐHĐCĐ (11,tr7).
Quản trị công ty cổ phần, gọi tắt là quản trị công ty, còn được hiểu là
một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ,nhằm định hướng, vận hành và
kiểm soát doanh nghiệp. Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa
nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần như các cổ đông, Ban
Giám đốc điều hành, HĐQT mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài
công ty, cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường,
cộng đồng, xã hội.
Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD –
Organization for Economic Cooperation and Development) đã xuất bản một
tài liệu mang tên “Các nguyên tắc Quản trị công ty” (OECD Principles of
Corporate Governance), trong đó đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công
ty như sau:
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“Quản trị công ty là những biện pháp n i b để điều hành và kiểm soát
công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, H i đồng quản
trị và các cổ đông của công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị
công ty cũng tạo ra m t cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định
các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết
quả hoạt đ ng của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi
khích lệ được Ban giám đốc và H i đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi
ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giám sát hoạt đ ng của công ty m t cách hiệu quả, từ đó khuyến khích
công ty sử dụng các nguồn lực m t cách tốt hơn”.
Theo tổ chức tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation),
Quản trị công ty là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm
soát công ty”. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), “Quản trị công ty là m t
hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó
cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt đ ng
có hiệu quả và nhờ vào đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông,
trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã
h i. Đặc điểm cơ bản nhất của m t hệ thống Quản trị công ty là: (i) Tính minh
bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát n i b đối với
hoạt đ ng quản lý; (ii) Đảm bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; (iii)
Các thành viên trong H i đồng quản trị có thể hoàn toàn đ c lập trong việc thông
qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý,
trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt đ ng quản lý và trong
việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ quy định về Quản trị công ty, Điều 2,
Quy chế Quản trị công ty niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số
12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 quy định “Quản trị công ty là hệ thống
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm
soát m t cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan
đến công ty”. Cũng theo điều này, các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:
(i) Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; (ii) Đảm bảo quyền lợi của cổ
đông; (iii) Đối xử công bằng giữa các cổ đông; (iv) Đảm bảo vai trò của
những người có liên quan đến công ty; (v) Minh bạch trong hoạt động của
công ty; và (vi) Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát
công ty có hiệu quả. Quản trị công ty tạo lập một khuôn khổ cho các mối quan
hệ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và những người liên
quan khác của công ty. Đồng thời, các nguyên tắc quản trị công ty đặt ra các
quy trình, thủ tục ban hành các quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự
lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro.
Theo Luật Công ty của Vương quốc Anh năm 1985 cho rằng “Quản trị
công ty là m t thiết chế pháp lý về mối quan hệ giữa cổ đông, các nhà quản lý
và Kiểm soát viên”.
Theo luật gia Nguyễn Ngọc Bích, quản trị công ty (tác giả sử dụng từ “lèo
lái công ty” – corporate govermance) là một tập hợp các cơ chế có liên quan đến
việc điều hành và kiểm soát công ty. Nó đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa
vụ giữa các thành viên của công ty bao gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban
giám đốc và những người có lợi ích có liên quan khác [22, tr.255]. Như vậy, mục
đích chủ yếu của quản trị công ty là bảo vệ thích đáng quyền lợi của các cổ
đông trong công ty.
Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, quản trị công ty là một
tập hợp các cơ chế có liên quan đến điều hành và quản lý công ty, đề ra các
phương pháp phân chia quyền lực giữa các nhân tố tác động đến công ty bao
gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, bộ máy điều hành và các đối tượng khác
(người lao động, chủ nợ, nhà cung cấp, đại lý bao tiêu)” (tr23). Có thể thấy
việc quan điểm trên khá tương đồng với cách địa nghĩa của OECD.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Có thể thấy, tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về quản trị công ty,
nhưng dù diễn đạt theo cách nào đi chăng nữa thì quản trị công ty phải có
những đặc điểm sau:
- Quản trị công ty tạo ra cơ cấu, hệ thống các mối quan hệ, các thiết chế,
chính sách liên quan đến công ty. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông
và Ban Giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho Ban Giám đốc
để thu được lợi suất mong muốn từ khoản đầu tư (cổ phần) của mình. Các cổ
đông bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi Ban kiểm soát để đại diện
cho quyền lợi của mình giám sát Ban Giám đốc, và thể chế giám sát này lại
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Các cơ cấu và các quy trình xác
định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực
hoạt động và các cơ chế bao cáo khác nhau.
Các mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khau
nhau, đôi khi là lợi ích xung đột. Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ở các bộ
phận quản trị công ty (Chẳng hạn như xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và
các thành viên Ban Giám đốc) hay có thể tồn tại trong mỗi bộ phận quản trị
(Chẳng hạn giữa các cổ đông đa số và thiểu số, cá nhân và tổ chức, kiểm soát
và không kiểm soát). Các công ty cần phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng
giữa các lợi ích xung đột này.
- Mục đích của quản trị công ty là xây dựng, vận hành và kiểm soát hoạt
động của công ty có hiệu quả. Đại hội đồng cổ đông đại diện cho các cổ đông
đưa ra các quyết định quan trọng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo
và giám sát chung, đề ra chiến lược và giám sát Ban Giám đốc. Ban Giám đốc
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị... Tất cả những điều này nhằm phân
chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp, đảm bảo tính minh bạch và
giám sát các hoạt động của công ty, qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các
cổ đông.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nhìn chung, phần lớn các định nghĩa lấy bản thân công ty làm trung tâm
(góc nhìn từ bên trong) đều có một số điểm chung và có thể được tóm lược lại
như sau: Quản trị công ty là m t hệ thống các mối quan hệ được xác định bởi
các cơ cấu và các quy trình: Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban
giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho Ban giám đốc để thu
được lợi suất mong muốn từ khoản đầu tư (cổ phần) của mình. Về phần mình,
Ban giám đốc có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông các báo cáo tài chính
và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh bạch. Các cổ đông cũng
bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là Hội đồng quản trị hoặc Ban
kiểm soát để đại diện cho quyền lợi của mình. Trách nhiệm chính của thể chế
này là đưa ra định hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát họ. Ban
giám đốc chịu trách nhiệm trước thể chế này, và thể chế này lại chịu trách
nhiệm trước các cổ đông qua Đại hội đồng cổ đông. Các cơ cấu và quy trình
xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng
lực hoạt động và các cơ chế báo cáo khác nhau.
Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có lợi ích khác
nhau, đôi khi là những lợi ích xung đ t: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại
ngay giữa các bộ phận quản trị chính của công ty, tức là giữa Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, và/hoặc Tổng giám đốc (hoặc các bộ phận điều hành
khác). Điển hình nhất là những xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và thành
viên Ban giám đốc, thường được gọi là vấn đề Ông chủ - Người làm thuê.
Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng
hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát và không kiểm soát, cá
nhân và tổ chức) và các thành viên Hội đồng quản trị (điều hành và không
điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc). Các công ty cần
phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này.
Tất các cả bên đều liên quan đến việc định hướng và kiểm soát công ty:
Đại hội đồng cổ đông, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trọng, ví dụ về việc phân chia lãi lỗ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ
đạo và giám sát chung, đề ra chiến lược và giám sát Ban giám đốc. Cuối cùng,
Ban giám đốc điều hành những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thực
hiện chiến lược đã đề ra, lên các kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây
dựng chiến lược marketing, bán hàng và quản lý tài sản.
Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm m t
cách phù hợp – và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Chẳng
hạn như làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc
một cổ đông kiểm soát nào đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên
quan, giao dịch ngầm hay các thủ đoạn tương tự .
Mặt khác, từ cách tiếp cận bên ngoài, Quản trị công ty tập trung vào những
mối quan hệ giữa công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Các bên có quyền
lợi liên quan là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong công ty; các
quyền lợi ấy có thể xuất phát từ những quy định của pháp luật, của hợp đồng,
hay xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Các bên có quyền lợi liên
quan không chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các nhân viên, các chủ nợ,
các nhà cung cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng
của nhà nước và các cộng đồng địa phương nơi công ty hoạt động. Như vậy, có
thể đưa ra một định nghĩa chung về Quản trị công ty như sau: Quản trị công ty là
m t hệ thống các cơ chế và quy định, thông qua đó, công ty được định hướng
điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, những người
điều hành và các bên có quyền lợi liên quan.
1.1.2 Mục đích của quản trị công ty :
Theo OECD, Quản trị công ty nhằm bảo đảm cho các công ty sử dụng
nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Quản trị công ty ngoài việc ràng buộc bộ
máy điều hành có trách nhiệm với công ty và quyền lợi của các cổ đông, còn
đảm bảo lợi ích của nhiều chủ thể liên quan khác. Quản trị công ty khuyến khích
nhà đầu tư – cả trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư nguồn vốn dài hạn.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ba mục đích chính của Quản trị công ty theo OECD là:
Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của công
ty (performance of corporation) thông qua việc tạo ra và duy trì những đòn
bẩy khuyến khích bộ máy điều hành công ty (corporate insiders) tối đa hóa
hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện bằng sự tăng trưởng tài sản/lợi tức và
hiệu quả dài hạn.
Hạn chế những người trong nội bộ công ty lạm dụng quyền lực làm thất
thoát các nguồn lực của công ty.

Cung cấp các công cụ giám sát, kiểm soát những người điều hành công
ty với chi phí hợp lý cho các nhà đầu tư và các lợi ích chung của xã hội trong
tương quan với những người điều hành.
1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của quản trị công ty cổ phần
Có thể thấy, các đặc điểm của công ty cổ phần đều liên quan tới quản trị
công ty. Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệt giữa công ty cổ phần với các
hình thức công ty khác. Do số lượng của cổ đông của công ty cổ phần lên tới
hàng triệu người, nên việc quản lý công ty cổ phần theo cách truyền thống (như
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn) có thể rất khó. Do vậy,
ở công ty cổ phần người ta thường phân chia rất cụ thể chức năng, nhiệm vụ
của chủ sở hữu công ty và chưng năng, nhiệm vụ của người quản lý, điều
hành hoạt động công ty. Từ đó, các mô hình quản trị công ty cổ phần ra đời để
phục vụ trong việc quản lý, điều hành hoạt động công ty cổ phần nhằm đạt
được hiệu quả cao trong tổ chức và kinh doanh và bảo đảm quyền lợi cho các
cổ đông và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công ty cổ phần.
Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách
mạnh mẽ, với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu
vực, toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành mạnh
với các công ty nước ngoài cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc một
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công ty có một hệ thống quản trị công ty tốt là điều rất quan trọng, mang lại
nhiều lợi thế như:
- Thúc đẩy hoạt đ ng và nâng cao hiệu quả kinh doanh; quản trị công ty sẽ
mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ
gian lận hoặc giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý.Tinh thần
trách nhiệm cao kết hợp với quản trị rui ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể
giúp cho công ty sớm phát hiện các vấn đề trước khi chúng phát sinh và dẫn đến
một cuộc khủng hoảng. Quản trị công ty sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc
quản lý và giám sát Ban giám đốc điều hành.Việc áp dụng những cách thức quản
trị công ty hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định. Chẳng
hạn các thành viên Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị và các cổ
đông sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời và có đầy đủ thông
tin hơn khi cơ cấu Quản trị công ty cho phép họ hiểu rõ vai trò trách nhiệm
của mình, cũng như khi các quá trình liên lạc được điều chỉnh một cách có
hiệu quả. Điều này sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính và kinh doanh
của công ty được nâng cao một cách đáng kể ở mọi cấp độ. Quản trị công ty
có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộ các quy trình kinh doanh của công
ty và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt động tăng cao hơn và chi phí vốn
thấp hơn và điều này sẽ lại góp phần nâng cao doanh số và lợi nhuận cùng sự
giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn.
Một hệ thống Quản trị công ty hiệu quả cần phải đảm bảo việc tuân thủ
pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối
tượng liên quan. Hơn nữa, hệ thống quản trị hiệu quả cần giúp công ty tránh phát
sinh chi phí cao liên quan đến những khiếu kiện của cổ đông và những tranh
chấp bắt nguồn từ sự gian lận, xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và những
giao dịch nội bộ. Một hệ thống quản trị hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong
việc giải quyết những xung đột có liên quan tới công ty, ví dụ xung đột giữa các
cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lý với các cổ đông và giữa các cổ đông với các bên có quyền lợi liên quan.
Đồng thời bản thân các cán bộ của công ty sẽ có thể làm giảm thiểu được rủi
ro liên quan đến trách nhiệm đền bù cá nhân.
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: Những công ty được quản
trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng
được niềm tin lớn hơn của công chứng vào việc công ty có khả năng sinh lời
mà không xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông. Do đó sẽ gia tăng cơ hội
thu hút vốn đầu tư cho công ty.
Các cách thức Quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng
tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường
gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin
lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm
phạm đến quyền lợi của các cổ đông.
Việc Quản trị công ty một cách hiệu quả phải dựa trên những nguyên tắc
về sự minh bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác của thông tin ở
mọi cấp độ. Với việc nâng cao tính minh bạch trong công ty, các nhà đầu tư sẽ
được hưởng lợi khi họ có cơ hội được cung cấp thông tin về hoạt động kinh
doanh và các số liệu tài chính của công ty. Thậm chí dù những thông tin được
công bố mang tính tiêu cực đi chăng nữa thì càng cổ đông cũng sẽ được
hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro.
Một xu thế mới gần đây mà ta có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là họ
đã xem các biện pháp Quản trị công ty như là một tiêu chí quan trọng trong
việc đưa ra quyết định đầu tư. Cơ cấu và các cách thức Quản trị công ty sẽ
được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải là phục
vụ lợi ích riêng của các cán bộ quản lý. Hình sau minh họa về các cách thức
Quản trị công ty có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các thị trường mới
nổi, nơi mà quyền lợi của các cổ đông không phải lúc nào cũng được bảo vệ
như ở các thị trường đã phát triển.
Cuối cùng, một loạt những yêu cầu mới đối với các công ty niêm yết trên
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
rất nhiều thị trường chứng khoán ở mọi nơi trên thế giới đòi hỏi các công ty
phải tuân thủ những tiêu chuẩn quản trị ngày càng nghiêm ngặt hơn. Những
công ty muốn tiếp cận các thị trường vốn cả trong nước và quốc tế thì cần
phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao về Quản trị công ty và phải theo yêu cầu
cụ thể của thị trường.
- Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Những công ty cam kết áp
dụng những tiêu chuẩn cao trong Quản trị công ty thường huy động được
những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình.
Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các
nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao
gồm cả rủi ro liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu
quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ
sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. Cần phải lưu ý rằng, những nhà đầu tư
cung cấp các khoản vay, tức là các chủ nợ, gần đây có xu hướng xem các cách
thức Quản trị công ty (ví dụ việc minh bạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo
tài chính đầy đủ) như là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đưa ra quyết
định đầu tư của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng một hệ thống Quản trị công
ty hiệu quả cuối cùng sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những
khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn.
Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và
chính trị của mỗi quốc gia, khuôn khổ các thể chế và các cơ cấu thực thi pháp
luật. Việc quản trị ở mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối với
các nhà đầu tư trong các thị trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thường
không có được một hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư một
cách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác.
Điều này đặc biệt chính xác ở Việt Nam, nơi mà khuôn khổ pháp lý cho
vấn đề quản trị còn tương đối mới mẻ và vẫn còn đang trong giai đoạn thử
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệm và nơi mà các tòa án thường không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ
được các nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là
ngay cả một sự cải thiện khiêm tốn nhất trong vấn đề quản trị mà công ty áp
dụng so với các đối thủ khác cũng có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn đối
với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm chi phí vốn3
.
Đồng thời, có một mối liên hệ mật thiết giữa các cách thức quản trị với
việc các nhà đầu tư cảm nhận về giá trị tài sản của công ty (chẳng hạn tài sản
cố định, lợi thế thương mại, nguồn nhân lực, danh mục sản phẩm, các khoản
phải thu, nghiên cứu phát triển.
- Nâng cao uy tín:Trong môi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một
phần quan trọng làm nên giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và hình
ảnh của một công ty là tài sản vô hình không thể tách rời của công ty. Những
biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín
của công ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của cổ đông và các
chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một người
phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những
công ty đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao
được giá trị thương hiệu.
Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin
tưởng hơn vào các sản phẩm của công ty, và điều này sẽ dẫn đến việc nâng
cao doanh số, từ đó dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận. Hình ảnh tích cực và uy
tín của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc định giá công ty. Giá
trị thương hiệu dưới góc độ kế toán là khoản tiền phải trả thêm bên cạnh giá
trị tài sản thực tế của công ty nếu công ty bị thâu tóm. Đó chính là một khoản
chi phí phụ trội mà một công ty này phải trả khi muốn mua một công ty khác.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.4. Khái niệm về mô hình quản trị công ty cổ phần.
Từ trước đến nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể nào về mô hình
quản trị công ty nói chung và mô hình quản trị công ty cổ phần nói riêng. Tuy
nhiên, từ thực tiễn sử dụng cụm từ này cho thấy, có thể hiểu mô hình quản trị
công ty cổ phần là hình mẫu thực hiện quản trị công ty cổ phần, trong đó bao
gồm cầu trúc các mối quan hệ trong công ty và nguyên tắc thiết lập, hoạt động
của cấu trúc đó. Mô hình quản trị công ty cổ phần nói chung thể hiện rõ sự
phân chia và kiểm soát quyền lực trong công ty nhằm đảm bảo quyền, lợi ích
của công ty, cổ đông và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Cấu trúc các
mối quan hệ trong công ty đề cấp về bộ máy quản lý, bộ phận kiểm soát công
ty, vai trò của các cổ đông và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Nguyên
tắc thiết lập và hoạt động đề cập tới các cơ chế hình thành các vị trí điều hành
trong công ty; cơ chế kiểm soát, giám sát giữa các vị trí; cơ chế đảm bảo
quyền lợi của công ty, cổ đông và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Do vậy, việc xây dựng mô hình quản trị công ty như thế nào còn phụ
thuộc vào tình hình, điều kiện của công ty. Mỗi một quốc gia có những đặc
điểm lịch sử, văn hóa và khuôn khổ pháp lý riêng. Những đặc điểm lịch sử,
văn hóa và pháp lý đều có ảnh hưởng tới khuôn khổ quản trị công ty. Bên
cạnh đó, mô hình quản trị công ty còn phụ thuộc vào yếu tố khác như đạo đức
kinh doanh và ý thức của công ty về lợi ích môi trường xã hội của cộng đồng
nơi công ty hoạt động. Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD
cho rằng không có mô hình quản trị công ty tốt duy nhất mà sự tối ưu của một
mô hình quản trị chỉ được xem xét khi đặt trong bối cảnh và áp dụng cho nền
kinh tế quốc gia cụ thể (tr17).
Theo tác giả khái niệm mô hình quản trị công ty CP được hiểu là :những
cấu trúc quản trị công ty cổ phần mang tính phổ biến, được nhìn nhận là đóng
góp cho quản trị hiệu quả, được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến QTCT, thường được ghi nhận trong
luật công ty hoặc luật chung điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như
trường hợp Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam.
1.2 Đặc điểm pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ phần.
1.2.1. Sự cần thiết của quản trị CTCP ở Việt Nam
Trong công cuộc hội nhập kinh tế hiện nay với vai trò là tổ chức Thương
mại thế giới ( WTO), từ đầu năm 2007,Việt Nam đã thúc đẩy việc cải tổ và
phát triển kinh tế thị trường. Sự phát triển này đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn
vào hiệu quả hoạt động của CTCP. Cùng với đó số lượng các doanh nghiệp
ngày càng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng.Theo đó việc
quản trị CTCP đặt ra nhiều vấn đề bức thiết để giải quyết những vấn đề đặc
trưng của CTCP.
Thứ nhất, Một trong những đặc điểm nổi bật của CTCP là khả năng huy động
vốn rộng rãi trong công chúng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề thông qua
hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường; việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ
dàng. Vì vậy, CTCP có khả năng tập trung vốn cao độ và vấn đề quản lý nguồn vốn
được đặt ra trước hết là nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Thứ hai, cũng xuất phát từ khả năng huy động vốn cao từ ngành nghề, lĩnh
vực khác nên hoạt động của CTCP có khả năng chi phối thị trường, chi phối nền
kinh tế, đặc biệt là ở các công ty đại chúng, các tập đoàn kinh tế.... nếu không
giải quyết vấn đề quản trị công ty thì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của
công ty riêng lẻ mà còn có khả năng ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế.
Thứ ba, Mặc dù huy động vốn từ công chúng nhưng không phải nhà đầu
tư nào cũng là những nhà đầu tư hay kinh doanh chuyên nghiệp, hiểu rõ hoạt
động của CTCP và sự biến động của nền kinh tế. Nhà đầu tư chỉ có khả năng
tiếp cận thông tin từ nguồn do công ty cung cấp, và chế tài buộc công bố
thông tin pháp luật. Vì vậy, quản trị công ty không chỉ giới hạn ở quản lý nội
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bộ, quản trị nội bộ mà còn phải đảm bảo sự công khai minh bạch thông tin
hạn chế giao dịch nội gián, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Vấn đề minh
bạch hóa và công khai thông tin trong CTCP được thông qua hoạt động của
các BKS với tính chất là một cơ quan chuyên môn và chủ yếu qua các cơ chế
cung cấp, báo cáo hay tiếp cận thông tin trong CTCP. Việc tiếp cận hay cung
cấp thông tin không chỉ là vấn đề minh bạch; quan trọng hơn thế, phạm vi và
chất lượng thông tin được cung cấp hay tiếp cận sẽ có tác động không nhỏ đến
việc thực hiện quyền quyết định của nhà đầu tư.
Thứ tư, CTCP là pháp nhân độc lập, có vốn tách biệt với chủ sở hữu, một
CTCP có thể có rất nhiều cổ đông, nhưng cơ cấu quản lý chỉ tập trung vào một
số người với hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ, TGĐ công ty. Vì vây ở
CTCP có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, không phải mọi cổ
đông đều tham gia vào quản lý công ty.Người quản lý thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình, và cổ đông có thể thực hiện chức năng sở hữu chủ yếu trong
công ty là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật.Với mục đích hoàn
thiện môi trường pháp lý để duy trì sự tồn tại và phát triển của CTCP thì vấn đề
đặt ra phải đặt trọng tậm bảo vệ quyền lơi của cổ đông xây dựng mô hình quản
trị phù hợp để điều hòa các lợi ích trong công ty.
Thứ năm, bảo vệ quyền lợi người lao động. Với khả năng huy động vốn
rộng rãi, CTCP có điều kiện để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn việc
làm cho người lao động thì nhưng biến động trong CTCP có thể gây ảnh
hưởng lớn cho người lao động công ty. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế xã hội.Vì vây, quản trị công ty cổ phần không chỉ đảm bảo lợi ích
cho chủ sở hữu và người quản lý công ty mà còn là vấn đề đặt ra để bảo vệ
người lao động.
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Công ty cổ phần có
những tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, như ở Anh gọi là
công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Pháp gọi là công ty vô danh
(anonymous Company), Ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki
Kaisha), ở Mỹ gọi là công ty kinh doanh (Comercial Coporation)...
[20]. Công ty cổ phần rà đời sau công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên
của loại hình công ty đối vốn. Công ty cổ phần được hình thành trong hoạt
động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được
pháp luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Ở Anh,
Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100
năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Và đến năm 1856, ở Anh
mới có Luật về công ty cổ phần. Theo đó, dù các công ty muốn được thành
lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Tuy nhiên, luật này không cho
công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hãn. Sự hạn chế này phản ánh sự
nghi ngờ của dư luận về công ty cổ phần lúc đó (tr31). Từ trước đến nay đã có
nhưng quan niệm khác nhau về khái niệm công ty cổ phần. Chẳng hạn như:
Theo TS. Ngô Thị Thu Hương, công ty cổ phần là một doanh nghiệp,
trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ
tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vốn
góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là mệnh giá. Người tham gia góp
vốn được gọi là cổ đông (tr19).
Theo PGS. TS Ngô Huy Cương cho rằng: Khó có thể đưa ra một định nghĩa
hoàn hảo về công ty cổ phần mà có thể làm thoả mãn mọi người, vì vậy cách
thức tốt nhất để nắm được khái niệm về công ty cổ phần là nêu và phân tích các
đặc điểm của nó. Ông quan niệm công ty cổ phần có bốn đặc điểm là: (1) công ty
cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chế độ trách nhiệm hữu hạn; (2)
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều
có quyền hạn riêng; (3) công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán; và
(4) các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách
thương nhân và bản thân công ty mới là thương nhân (20, tr. 218 – 129).
Ở Việt Nam, khái niệm công ty cổ phần được thay đổi qua các năm thông qua
quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1990, 2000, 2005 và đến nay là Luật Doanh
nghiệp 2014. Theo đó, công ty cổ phần là Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong
đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có
thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng
tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền
phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Theo tôi, công ty cổ phần là m t loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, có trách nhiệm hữu hạn; được hình thành và phát triển bởi sự góp vốn
của nhiều cổ đông. Vốn của công ty cổ phần được chia thành những phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi
là cổ đông.
Nhìn chung, mỗi quan điểm có một cách diễn đạt khác nhau nhưng có
thể thấy dù diễn đạt theo cách nào đi chăng nữa thì công ty cổ phần có những
đặc điểm chính sau đây:
M t là, về thành viên công ty: Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn,
cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên.
Hai là, vốn trong công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau và có những đặc thù riêng biệt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự có và vốn
vay. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được các tổ chức, cá nhân thực hiện
bằng cách mua cổ phần và mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ba là, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty cổ phần:
Cổ đông công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty. Nói cách khác, cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần chịu trách
nhiệm trước nghĩ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp.
Bốn là, quyền phát hành chứng khoán công ty cổ phần: Theo đó, công ty
cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu ra
công chúng nhằm huy động vốn. Điều này giúp công ty cổ phần có khả năng
chủ động mỗi khi cần vốn lớn để hoạt động. Đây cũng là một trong những ưu
điểm lớn của công ty cổ phần so với hình thức công ty khác. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng khả năng huy động vốn rộng rãi như vậy cũng có thể kéo theo
nguy cơ gây rủi ro trong công chúng của công ty cổ phần cũng rất cao. Do
vậy, việc huy động vốn của công ty cổ phần cần được thực hiện theo đúng
quy định pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể.
Năm là, về tư cách pháp lý: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản riêng để tiền
hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.3 Các mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình trên thế giới
Trong việc quản lý công ty cổ phần, mỗi quốc gia trên thế giới đều có
những quy định và đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nếu xem xét và phân loại
chúng thành một số mô hình thì có thể thấy trên thế giới hiện nay có hai mô
hình cơ bản là mô hình hội đồng đơn hay còn gọi là mô hình một tầng (unitary
board hay one-tier board model) và mô hình hội đồng kép hay còn gọi là mô
hình hai tầng (dual board hay two-tier board model).
Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu trúc của bộ máy
quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải của toàn bộ cấu trúc quản trị
công ty.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ nhất, chúng ta tìm hiểu mô hình H i đồng đơn (unitary board hay
one-tier board model). Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một
tầng (hội đồng đơn) có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống
thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada v.v.;
cũng như không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Cấu trúc
hội đồng đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu
Anglo-American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình.
1.3.1 Cấu trúc hội đồng một tầng
Mô hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ
Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một tầng (hội đồng đơn)
có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật
(common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada v.v.; cũng như
không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Cấu trúc hội đồng
đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo-
American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình.
Luật công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là luật về công ty của bang Delaware, nơi
mà quá nửa trong số 500 công ty lớn nhất nước Mỹ chọn để đăng ký kinh
doanh, nổi tiếng về cấu trúc hội đồng đơn và sự thân thiện với, hay nói đúng
hơn là tập trung quyền lực cho, người quản lý công ty.
Trong mô hình quản trị CTCP kiểu Anh, Mỹ, dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập để kiềm chế quyền lực
của ban GĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình BCTC có tính xác
thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và
phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các
công ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng,
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP
hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế
quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ,
là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban GĐ công ty.
Mô hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ còn được gọi là mô hình hội đồng
đơn (On-Tier Board Model) hay còn gọi là mô hình m t tầng.Theo đó, cấu trúc
quản trị nội bộ của công ty này gồm: (i) Đại hội đồng cổ đông (shareholders’
meeting) và (ii) Hội đồng giám đốc (board of directors). Bộ phận quản trị - điều
hành của công ty cổ phần chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc -
cấu trúc hội đồng đơn. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn các thành viên của Hội
đồng giám đốc (thường có từ ba đến hai chục thành viên), được gọi là các giám
đốc. Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của Hội
đồng giám đốc, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định
phải thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Luật công ty của các nước thuộc dòng họ
Anglo-American thường có một quy định rất quan trọng rằng: công việc kinh
doanh của công ty được quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của hội đồng giám đốc
(hay các giám đốc). Sự phân chia quyền lực này khác với việc phân chia quyền
lực giữa các cơ quan của bộ máy quản trị công ty cổ phần vẫn thường thấy trong
luật công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Cũng vì
thế, Hội đồng giám đốc của các công ty theo mô hình Anh – Mỹ có rất nhiều
quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong hội đồng
quản trị công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Thậm
chí, ở một số nước, Hội đồng giám đốc có một quyền có lẽ sẽ làm ngạc nhiên các
cổ đông Việt Nam và nhiều nước khác, đó là việc Hội đồng giám đốc - những
người làm thuê - lại quyết định việc chia cổ tức cho các cổ đông – những ông bà
chủ.
H i đồng quản trị là cơ quan đại diện cho cổ đông và quyền lực của công
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ty thuộc về họ. Tất cả các quyền lực trong công ty đều phải được thi hành bởi
Hội đồng quản trị hay theo sự ủy quyền của cơ quan này. Hoạt động kinh
doanh và công việc nội bộ của công ty được quản lý theo sự hướng dẫn hay
điều hành của Hội đồng quản trị.
HĐGĐ bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác đảm nhiệm
các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Người
đứng đầu của bộ phận điều hành là tổng giám đốc (TGĐ) (chief executive
officer (CEO) hay managing director (MD). Pháp luật công ty của Mỹ không
có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ (statutory power) như trong
pháp luật công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của TGĐ sẽ do
HĐGĐ quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các TGĐ đều có
quyền lực như nhau. Khác với mô hình TGĐ theo luật Mỹ, trong mô hình
quản trị CTCP theo luật Việt Nam và Luật Công ty 2005 của Trung Quốc thì
Tổng giám đốc CTCP xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị, với
các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay HĐQT chỉ có thể trao
thêm chứ không được lấy bớt đi.6 Tuy nhiên, trên thực tế, TGĐ trong mô hình
quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình TGĐ mạnh, nhất là khi Chủ tịch
HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy quyền mạnh cho
TGĐ. Các thành viên độc lập không điều hành của Hội đồng giám đốc sẽ đảm
nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản
trị của Hội đồng giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. Tuy
nhiên, sự giám sát của một nhóm thành viên trong Hội đồng giám đốc đối với
các thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả. Bởi vậy,
sự giám sát này có thể thiếu tính độc lập và kém tin cậy hơn so với hoạt động
của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của công ty cổ phần
trong cấu trúc quản trị hội đồng hai tầng, cũng như trong luật công ty của Việt
Nam và Trung quốc.
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Pháp luật công ty của Mỹ không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của
TGĐ như trong pháp luật công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của
TGĐ sẽ do HĐGĐ quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các
TGĐ đều có quyền lực như nhau. Khác với mô hình TGĐ theo luật Anh –
Mỹ, trong mô hình quản trị CTCP theo luật Việt Nam và Luật Công ty 2005
của Trung Quốc thì Tổng giám đốc CTCP xuất hiện như một cơ quan trong bộ
máy quản trị, với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay
HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ không được lấy bớt đi.Tuy nhiên, trên thực tế,
TGĐ trong mô hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình TGĐ mạnh,
nhất là khi Chủ tịch HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy
quyền mạnh cho TGĐ.
Có thể thấy, ở mô hình quản trị công ty cổ phần một cấp sẽ không có một
cơ quan chuyên trách, độc lập với Hội đồng Giám đốc để giám sát những người
quản lý, điều hành công ty như Ban kiểm soát trong luật công ty Việt Nam hay
như Hội đồng giám sát trong mô hình hội đồng hai cấp của Đức. Điều đó có
nghĩa là ở mô hình này không có sự tách bạch giữa hội đồng quản trị và cơ quan
kiểm soát nội bộ.Việc này có thể dẫn đến một số bất cập trong việc quản trị công
ty dẫn đến hoạt động của công ty không đạt hiệu quả cao bởi có quá nhiều quyền
lực được trao cho Hội đồng Giám đốc mà lại không có cơ quan độc lập giám sát
việc thực hiện các quyền đó. Tuy nhiên, trong các công ty lớn, đặc biệt là các
công ty niêm yết, xu hướng đa số thành viên của Hội đồng Giám đốc là thành
viên độc lập không điều hành đang thắng thế. Xu hướng này cũng được khuyến
nghị bởi các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng thế giới (World Bank) và
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation
and Development – OECD), các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán như Ủy
ban Chứng khoán (Securities and Exchange Commission – SEC) của Hoa Kỳ,
ASX (Australian Stock Exchange) của
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Australia. Các thành viên độc lập không điều hành của Hội đồng Giám đốc sẽ
đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách
quản trị của Hội đồng Giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành.
1.3.2 Cấu trúc hội đồng hai tầng
 Mô hình quản trị công ty cổ phần của Đức
Cấu trúc hội đồng kép có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ
luật German civil law. Lịch sử luật công ty của nhân loại không thể phủ nhận
thực tế rằng người Đức, cùng với người Anh và người Mỹ đã đóng góp rất lớn
cho sự hình thành và phát triển của các lý thuyết và nguyên tắc pháp lý của
các mô hình công ty hiện đại ngày nay. Cấu trúc hội đồng kép với sự tham gia
của người lao động trong các công ty cổ phần đã từng được cho là trái tim của
nền dân chủ công nghiệp Đức. Nó cũng phản ánh những ý niệm mang tính lý
thuyết khác nhau về công ty giữa người Đức, một trường phái điển hình của
dòng họ luật châu Âu lục địa, và Anh – Mỹ của dòng họ luật án lệ.
Sự tham gia của người lao động vào cấu trúc quản trị công ty cổ phần
theo luật Đức thể hiện ý niệm về mô hình quản trị công ty hướng về những
người có quyền lợi liên quan, khác với mô hình quản trị kiểu Anh-Mỹ nhằm
hướng tới cổ đông. Nếu mô hình quản trị công ty Anh–Mỹ tập trung vào bảo
vệ nhà đầu tư, chủ yếu là cổ đông; thì cấu trúc quản trị của người Đức và châu
Âu, và cả Nhật Bản thường hướng vào việc bảo vệ cả người lao động và chủ
nợ. Ở Đức, người lao động có thể được tham gia trực tiếp vào công việc quản
trị công ty cổ phần; và người làm thuê ở Nhật cũng luôn được quan tâm trong
thực tiễn quản trị với chế độ lao động suốt đời và có nhiều nhà quản trị là
những người lao động lâu năm trong công ty.
Cho đến hiện nay, chỉ có ba nước châu Âu lựa chọn mô hình của người Đức
là Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Một vài láng giềng của người Đức cũng đã tiếp nhận
ở mức độ nhất định về đại diện người lao động tham gia vào cấu trúc quản
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trị công ty cổ phần như Đan Mạch, Luxembourg và Thụy Điển. Gần đây, Tòa
án Châu Âu đã cho phép các công ty đăng ký tại một nước thành viên EU có
quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh tại các thành viên khác, mà nó vẫn
được quản trị theo mô hình của luật công ty ở nước đăng ký thành lập.
Cấu trúc hội đồng hai tầng hay còn gọi là cấu trúc hội đồng kép theo luật
công ty Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản trị- điều hành
có hai hội đồng theo thứ bậc (two-tier board model), và (ii) có thể có sự tham
gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên (co-
determination).Cơ cấu quản trị công ty được phân thành ba cấp, gồm: Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng giám sát (Aufsichtsrat) và Hội đồng điều hành
(Vorstand). Theo luật Đức, việc quản lý-điều hành CTCP được phân chia cho
hai cơ quan là: HĐGS và BQT, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, HĐGS
nằm ở tầng trên. Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng
kép (dual board) hay hội đồng hai tầng (two-tier board).
Đại h i đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty cổ phần
có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh của
công ty (như: chiến lược phát triển, thay đổi ngành nghề, sáp nhập, giải thể,
phân chia lợi nhuận, sửa đổi điều lệ, bầu thành viên Hội đồng giám sát).
Hội đồng giám sát bao gồm các thành viên do Đại hội đồng bầu ra, trong số
các thành viên hội đồng này thì 1/3 thành viên (đối với công ty có từ 500 – 2000
người lao động) đến 1/2 thành viên (đối với những công ty có từ 2000 người lao
động trở lên) phải lựa chọn trong đại diện của người làm trong công ty.
Hội đồng điều hành bao gồm các giám đốc chức năng hay phụ trách các
bộ phận công ty. Hội đồng điều hành có trách nhiệm điều hành các hoạt động
kinh doanh hàng ngày theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội
đồng giám sát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng giám sát, do Hội đồng giám
sát cử và có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thành viên Hội đồng điều hành không được là thành viên Hội đồng giám sát.
Có thể thấy trong mô hình quản trị công ty cổ phần hai cấp của Đức, vai
trò của người lao động và quản trị công ty là tương đối lớn với mô hình quản
trị công ty cổ phần một cấp. Như vậy, HĐGS trong cấu trúc hội đồng hai tầng,
ví dụ theo luật Đức, không giống với BKS hayHĐQT trong các CTCP ở Việt
Nam. Bởi lẽ: (i) BKS trong CTCP ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu và chỉ có chức
năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị;
(ii) nó không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên
của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) cũng không có chức năng tham gia quyết
định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như HĐGS theo luật Đức.19
Thứ hai, HĐQT theo luật Việt Nam là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ
bầu chọn, và chỉ bao gồm các thành viên do cổ đông bầu chọn mà thôi. Khác
với ở Đức, người lao động trong các CTCP ở Việt Nam không có quyền lựa
chọn và cử đại diện của mình tham gia HĐQT cũng như BKS. HĐQT trong
các CTCP ở Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ và những
chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty. Nó cũng giám sát bộ máy
điều hành, nhưng nó không có chức năng giám sát rộng như HĐGS theo luật
Đức vì một phần quyền lực này đã thuộc về BKS của công ty theo luật định.
Thứ ba, thành viên của HĐGS theo luật Đức không thể đồng thời có mặt
trong BQT, trong khi thành viên của HĐQT trong CTCP của Việt Nam thì có
thể nắm giữ các chức vụ điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty. Ở mô hình này có sự tách bạch giữa hội đồng quản trị và cơ quan kiểm
soát nội bộ
1.3.3 Mô hình pha trộn
Mô hình công ty cổ phần ở Trung Quốc
Theo luật thực định của Việt Nam, cụ thể là Luật doanh nghiệp 2014, thì
cấu trúc quản lý nội bộ của CTCP ở Việt Nam, xét một cách toàn diện, không
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phải cấu trúc một tầng theo kiểu Anh- Mỹ, cũng không phải là cấu trúc hai
tầng như mô hình của luật Đức. Đó là sự pha trộn giữa hai mô hình nói trên.Ở
đây, cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP theo Luật Việt Nam lại có nhiều nét
tương đồng với Luật của Trung Quốc, nơi mà cấu trúc nội bộ của CTCP cũng
bao gồm các cơ quan: ĐHĐCĐ, HĐQT,TGĐ, và BKS. Như đã phân tích ở
trên, HĐQT của CTCP trong luật công ty Việt Nam không giống với HĐGĐ
trong luật công ty Mỹ, cũng không phải là HĐGS hay BQT theo mô hình luật
công ty của Đức. HĐQT trong luật công ty Việt Nam không có quyền hạn
rộng lớn như HĐGĐ trong cấu trúc hội đồng đơn ở nhiều nước common law.
Song, nó có thẩm quyền rộng hơn so với BQT của cấu trúc hội đồng kép theo
luật công ty của một số nước châu Âu. Nếu thành viên BQT theo luật công ty
Đức là do HĐGS bổ nhiệm, miễn nhiệm, thì thành viên HĐQT của các CTCP
ở Việt Nam lại do ĐHĐCĐ trực tiếp lựa chọn.
Chức năng giám sát trong các CTCP, đặc biệt là các công ty niêm yết, đã
và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật công ty ở các
nước phát triển và công nghiệp hóa. Có thể nói rằng, so với mô hình cơ quan
giám sát trong cả hai cấu trúc quản trị phổ biến trên thế giới như đã nói ở trên,
thì mô hình BKS độc lập từ HĐQT và do ĐHĐCĐ bầu trong các CTCP ở
Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo và hiệu quả, nếu BKS làm việc thực sự như
được thiết kế trong luật. Sự hoài nghi về hiệu quả hoạt động của BKS trong
các CTCP Việt Nam không phải là không có cơ sở khi mà: (i) vẫn còn tâm lý
xem thường vị trí của nó trong các cổ đông và người quản lý công ty, (ii) phần
lớn thành viên BKS là người lao động, dưới quyền quản lý – điều hành của
chính những người mà họ có bổn phận giám sát. Mô hình BKS không phải do
các nhà làm luật Việt Nam gần đây sáng tạo ra, mà nó chính là sự phát triển từ
các qui định của Luật Công ty 1990, và xa hơn nữa là, các đạo luật về công ty
của chế độ cũ.22 Luật Công ty 1990 đã được xây dựng trên
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nền tảng của các qui định về công ty trong luật công ty thời thuộc địa Pháp và
Bộ luật Thương mại 1972 của chế độ Sài Gòn.
• Trong cấu trúc quản trị n i b CTCP ở Trung Quốc có m t số điểm lưu ý
như sau:
Về thành viên công ty, Luật Công ty Trung Quốc 2005 có quy định giới
hạn cổ đông sáng lập của công ty cổ phần là từ 2 đến 200 người ( Điều 79).
Về chế độ trách nhiệm, các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào công
ty.Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng
khoán ra công chúng để huy động vốn.
Về vốn điều lệ, pháp luật Trung Quốc quy định mức vốn đăng ký tối
thiểu để thành lập công ty cổ phần là 5.000.000 Nhân dân tệ và trong đó, cổ
đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 35% vốn điều lệ.Trong quá trình hoạt động
kinh doanh, công ty cổ phần chỉ được thanh toán cổ tức cho các cổ đông khi
công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng như các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Về mô hình tổ chức quản lý, Luật Công ty 2005 của Trung Quốc quy
định Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần,
có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ chốt và quan trọng nhất
của Công ty. Cơ quan này chỉ hoạt động thông qua các cuộc họp và ra quyết
định trên cơ sở biểu quyết của các cổ đông.
Điều 101 Luật Công ty Trung Quốc 2005 cũng khuyến nghị Đại hội
đồng cổ đông nên tiến hành họp hai tháng một lần trong một số trường hợp
ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy, pháp
luật không giới hạn số lần họp đại hồi đồng mà để cho các cổ đông tự do định
đoạt, đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Cơ quan quản lý thứ hai trong công ty cổ phần là Hội đồng quản trị.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo quy định tại điều 109 Luật công ty Trung Quốc thì thành viên Hội đồng
quản trị do Đại hội đồng bầu ra và số lượng thành viên là từ 5 đến 19 người.
Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật
hoặc điều lệ của công ty. Giám đốc ( hoặc Tổng Giám đốc) là người điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Trong công ty cổ phần có thể có Ban kiểm soát. Theo quy định tại điều
118 Luật Công ty 2005, “Công ty cổ phần có thể thành lập một ban kiểm soát
và ban kiểm soát có ít nhất 3 thành viên”. Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm
tra các công việc tài chính của Công ty; giám sát các hoạt động của những
người có nghĩa vụ quản lý doanh nghiệp.
Qua các mô hình trên, có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới cơ bản tồn
tại hai chế độ pháp lý khác nhau, một là chế độ tổ chức quản lý CTCP theo
kiểu một tầng, hai là tổ chức theo kiểu hai tầng. Nói riêng về chế độ thứ hai,
ngoài việc thiết lập một cơ quan chuyên trách thực hiện các hoạt động quản lý
điều hành, các CTCP còn phải thiết lập một cơ quan khác chuyên trách thực
hiện chức năng kiểm soát.Trong thực tiễn, các công ty đơn lớp cũng thực hiện
sự tách biệt chức năng quản lý điều hành với chức năng kiểm soát, tức là, các
thành viên điều hành chuyên trách công việc quản lý kinh doanh, trong khi
các thành viên không điều hành thì có quyền và nhiệm vụ giám sát hoạt động
quản lý kinh doanh. Đối với hai chế độ tổ chức quản lý này, điều quan trọng
nhất là phải phân định rõ ràng chức trách của hai nhóm người quản lý. Việc
phân định này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư từ các nước khác nhau sẽ thành
lập công ty, và hơn nữa, sẽ đẩy mạnh tiến trình hội nhập giữa các công ty ở
các nước trên thế giới. Tại Việt Nam để phù hợp với thực tiễn cũng như đặc
thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty,
cũng như áp dụng tốt các thông lệ của thế giới .Việc áp dụng mô hình quản trị
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công ty hiện nay vào CTCP đã mang lại hiệu quả tốt, thúc đẩy các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Việc thay đổi đó, giúp cho
các nhà đầu tư hoàn toàn chủ động hơn trong việc quyết định chọn lựa một
trong hai mô hình về quản trị công ty cổ phần mà trên thế giới cũng đã và
đang áp dụng để áp dụng cho nhu cầu đầu tư kinh doanh của họ.
1.4 Sơ lược về mô hình quản trị công ty cổ phần Việt Nam qua các
giai đoạn
Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng là nội
dung được quan tâm sâu sắc từ các chuyên gia về quản trị công ty cho đến các
nhà lập pháp. Đề tài này làm tiêu tốn không ít thời gian, công sức cũng như
tiền bạc của các chuyên gia đến các nhà đầu tư. Điều này cũng là hiển nhiên
vì quản trị công ty là vấn đề mang tính quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh.Xuất phát từ tính chất quan trọng mà trong
các đạo luật doanh nghiệp được ban hành tại Việt Nam, vấn đề quản trij công
ty cổ phần luôn được quy định rất chi tiết và không ngừng hoàn thiện qua các
thời kỳ.
Có thể dễ dàng nhận thấy điểm giống nhau trong các đạo luật về doanh
nghiệp được ban hành và áp dụng trước đây đối với vấn đề quản trị công ty cổ
phần ở Việt Nam đó là pháp luật chỉ được thừa nhận công ty cổ phần được
quản trị theo mô hình pha trộn và trong công ty chỉ có duy nhất một người đại
diện theo pháp luật ( Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/ Tổng giám
đốc). Có thể nói mô hình này đã gắn liền với các nhà đầu tư trong quãng thời
gian khá dài và cũng đem lại những thành quả to lớn cho nhà đầu tư nói riêng
và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bằng chứng cụ thể nhất là sự thành đạt
của rất nhiều công ty cổ phần được thành lập trong thời kỳ này,nền kinh tế
Việt Nam có những chuyển biến tích cực, nhất là trong giai đoạn 1999 cho
đến nay.Tuy nhiên, đây có phải làm điểm đến cuối cùng trong vấn đề quản trị
34
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc
Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc

More Related Content

What's hot

Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh TếDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp, HOT
Luận văn: Góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp, HOTLuận văn: Góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp, HOT
Luận văn: Góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
 

Similar to Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc

Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...
Đề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...Đề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...tcoco3199
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPLuong Nguyen
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnhluanvantrust
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 

Similar to Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc (20)

Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
 
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...
Xây Dựng Báo Cáo Bộ Phận Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tại...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...
Đề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...Đề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Quảng ...
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát.docx
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát.docxPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát.docx
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát.docx
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
 
La0321
La0321La0321
La0321
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docxPhân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp .doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----***----- BÙI THỊ THỦY MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----***----- BÙI THỊ THỦY MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số :60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Giao
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà N i, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Thủy i
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................v MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3 3. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 6.Kết cấu Luận văn............................................................................................5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN.........................6 1.1 Khái quát về quản trị công ty cổ phần và mô hình quản trị công ty cổ phần ..................................................................................................................6 1.1.1 Khái niệm về quản trị công ty cổ phần. ...................................................6 1.1.2 Mục đích của quản trị công ty :..............................................................12 1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của quản trị công ty cổ phần ........................................13 1.1.4. Khái niệm về mô hình quản trị công ty cổ phần...................................18 1.2 Đặc điểm pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ phần......................19 1.2.1.Sự cần thiết của quản trị CTCP ở Việt Nam..........................................19 1.2.2 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần ..................................................20 1.3 Các mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình trên thế giới...........23 1.3.1 Cấu trúc hội đồng một tầng....................................................................24 1.3.2 Cấu trúc hội đồng hai tầng .....................................................................28 1.3.3 Mô hình pha trộn....................................................................................30 1.4 Sơ lược về mô hình quản trị công ty cổ phần Việt Nam qua các giai đoạn.................................................................................................................34 ii
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM .....38 2.1.Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 .........................................................................................................................38 2.1.1.Mô hình pha trộn truyền thống ..............................................................39 2.1.2. Mô hình quản trị một tầng theo cấu trúc điển hình của Mỹ..................39 2.2 Quy định pháp luật về các thiết chế quản lý trong mô hình quản trị công ty cổ phần..............................................................................................40 2.2.1 Đại hội đồng cổ đông. ............................................................................40 2.2.2 Triệu tập và thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông....................44 2.3 Hội đồng quản trị ....................................................................................52 2.4 Giám đốc (Tổng giám đốc) .....................................................................61 2.5 Ban kiểm soát...........................................................................................64 2.6 Pháp luật về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong công ty cổ phần............................................................................................................68 2.7 Pháp luật về công khai thông tin và kiểm soát giao dịch giữa các bên liên quan trong công ty cổ phần...................................................................70 2.8 Đánh giá chung quy định của pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần Việt Nam..........................................................................................74 2.9.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về mô hình luật doanh nghiệp 2104. ...................................................................................................78 2.9.1. Quyền của cổ đông và ĐHĐCĐ............................................................78 2.9.2. Hội đồng quản trị - quyền hạn và khả năng lạm dụng quyền hạn trong Cổng ty cổ phần...............................................................................................80 2.9.3. Mức độ công khai hóa và minh bạch hóa thông tin..............................81 2.9.4. Kiểm soát giao dịch của công ty đối với các bên có liên quan.............82 2.9.5. Kiểm soát nội bộ ...................................................................................83 2.9.6 Về thành viên độc lập HĐQT.................................................................85 iii
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014........87 3.1. Hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. .................................................................................................................88 3.2. Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh bạch trong pháp luật về quản trị Công ty cổ phần .............................................90 3.3 Hoàn thiện Ban kiểm soát.......................................................................91 3.3.1. Nâng cao tính độc lập, khách quan của Ban kiểm soát.........................91 3.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực của Ban kiểm soát....................................92 3.3.3. Đảm bảo thực thi các ý kiến của Ban kiểm soát...................................93 3.4 Quy định chặt chẽ hơn về hoạt động thành viên HĐQT độc lập .......94 KẾT LUẬN ....................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98 iv
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BKS : Ban kiểm soát CTCP : Công ty cổ phần ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông ĐKKD : Đăng ký kinh doanh DN : Doanh nghiệp GĐ : Giám đốc HĐQT : Hội đồng quản trị LCT : Luật Công ty LDN : Luật Doanh nghiệp NĐ : Nghị định TAND : Tòa án nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TGĐ : Tổng giám đốc TTCK : Thị trường chứng khoán v
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi pháp luật cần phải thay đổi, bổ sung hoặc thiết lập lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Một trong những thay đổi quan trọng đó là chế định liên quan đến mô hình quản trị công ty (trong đó có công ty cổ phần). Bởi nếu quản trị công ty tốt sẽ góp phần trong việc hoạch định tốt các chính sách nhằm phát triển nền kinh tế nước ta. Đối với các nhà đầu tư, nếu quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu các chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả. Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra mức độ tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành cả nền kinh tế thị trường.Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và công ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và sự xuất hiện của các công ty lớn, vấn đề quản trị công ty (QTCT) đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp. Song hành với quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, khung quản trị về công ty đã từng bước xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Cho đến nay khung QTCP ở nước ta được đánh giá là phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến được thừa nhận trên thế giới. Tuy nhiên hoạt động QTCP ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối và hạn chế sự phát triển, đông về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng. Thực tế trong những năm qua, mô hình quản trị công ty cổ phần đã có sự biến đổi qua từng đạo luật như: Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 2000,Luật Doanh nghiệp 2005 và nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Có thể nhận thấy: Sự biến đổi đó đã có những ưu điểm tích cực nhất định, góp phần tác 1
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động tích cực vào quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng nhận thấy Luật Doanh nghiệp 2005 cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định làm ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp.. Bên cạnh đó, thực trạng yếu kém về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong những nguyên nhân chính là khung pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ phần chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Về mặt thực tiễn vẫn đề QTCT tại các Doanh nghiệp ngày càng bộc lộ những yếu kém. Những thành công và hạn chế của LDN đã tác động đến sự tồn tại phát triển của các doanh nghiêp nói riêng và nền kinh tế nói chung.Một mặt LDN đa có những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội.Mặt khác việc triển khai thi hành luật còn nhiều khiếm khuyết, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành và hoạt động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Khiếm khuyết trong Luật khiển việc quản trị nói chung, nhất là công ty cổ phần trở nên kém linh hoạt, tăng thêm chi phí tuân thủ và làm chậm quá trình ra quyết định của Doanh nghiệp…QTCT là vấn đề thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Sự thành bại của một công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý nội bộ công ty.Một bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn đồng thời các cơ quan phối hợp đồng bộ, ăn khớp với nhau, thiết lập được cơ chế giám sát và giảm thiểu mâu thuẫn trong nội bộ là một trong những đảm bảo quan trọng cho hiệu quả kinh doanh của công ty. CTCP là loại hình doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt với những lĩnh vực kinh doanh cần phải có nguồn vốn lớn, huy động vốn dễ dàng. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm là công ty đối vốn không hạn chế 2
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 về số lượng chủ sở hữu, vấn đề quản trị nội bộ trong CTCP là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi có một cơ chế pháp lý điều chỉnh hợp lý. Giải quyết tốt các vấn đề pháp lý trong quản trị CTCP sẽ : (i) làm cho từng công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung huy động được nhiều hơn vốn đầu tư xã hội, kể cả vốn đầu tư nước ngoài; (ii) phân bổ và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của cả công ty và nền kinh tế;(iii) là một yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tự do hóa thị trường vốn; (iv) góp phần cải thiện và làm hài hòa các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như một tất yếu, quản trị Công ty ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về các mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014,qua đó so sánh với các mô hình công ty cổ phần trên thế giới , nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những quy định pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 .Qua đó rút ra những kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, chế định về mô hình quản trị công ty cổ phần được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có những công trình đề cập đến khía cạnh khác nhau về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình như: “Vấn đề tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp” Tạp chí Luật học số 2/2001, tr3-7 của Đồng Ngọc Ba; “Hoàn thiện pháp luật Việt 3
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nam về tổ chức quản lý Công ty cổ phần – Góc nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản”, Luận văn thạc sĩ của Đào Thúy Anh (2014); “Điểm mới của công ty cổ phần nhìn từ góc độ Luật Doanh nghiệp năm 2014”, của Lưu Thị Tuyết đămg trên Tạp chí Thanh tra số 8/2015, tr61-62; “Hoàn thiện quy định về cơ chế giám sát hoạt động quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” của Trần Ngọc Dũng đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 5/2016, tr45-49 … Những công trình kể trên đã có những đóng góp nhất định cho khoa học pháp lý Việt Nam. Tác giả luận văn kế thừa những đóng góp khoa học đó trong quá trình viết Luận văn. Tuy nhiên, đề tài mà tác giả nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014, nên mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố nêu trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn không đi sâu nghiên cứu về vấn đề quản trị công ty cổ phần dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý.Do đó luận văn sẽ phân tích các quy định pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 qua đó có sự so sánh với các mô hình quản trị công ty cổ phần của một số nước trên thế giới - Thực trạng các quy định về mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014. - Các công trình khoa học liên quan đến mô hình quản trị công ty cổ phần - Các bài viết, sách, tạp chí và các tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa Mác – Leenin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình hính kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, 4
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luận văn còn dựa trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài sẽ kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình quản trị công ty cổ phần từ trước đến nay. Tuy nhiên, đó không đơn giản là sự sao chép, mà là sự kế thừa có chọn lọc, trên cơ sở các phân tích, bình luận để thể hiện góc nhìn mới, trực diện vấn đề thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại. - Phương pháp so sánh: Đề tài được thực hiện việc so sánh các quy định pháp luật hiện hành với các quy định từ thời trước đây, đồng thời so sánh các với các quy định pháp luật nước Và các phương pháp khác nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. 6.Kết cấu Luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty cổ phần và mô hình quản trị công ty cổ phần Chương 2: Thực trạng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về mô hình quản trị công ty cổ phần Chương 3: Một số kiến nghị về hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 5
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 Khái quát về quản trị công ty cổ phần và mô hình quản trị công ty cổ phần 1.1.1 Khái niệm về quản trị công ty cổ phần. Trước khi tìm hiểu khái niệm về quản trị công ty cổ phần, chúng ta cần phải hiểu rõ quản trị công ty (Corporate Governance) là gì? Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một khái niệm quản trị công ty một cách bao quá nhất, tuy nhiên, thực tế cho thấy, với mỗi một thể chế khác nhau, môi trường hoạt động khác nhau thì khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất có thể bao trùm và phản ánh đầy đủ về các đặc trưng về quản trị công ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Quản trị công ty là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh yếu tố thị trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư. Quản trị công ty nó liên quan đến một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu giúp xây dựng các mục tiêu của công ty,xác định các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện các mục tiêu. Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả.Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra sự tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của cả nền kinh tế thị trường.Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và công ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, và vì thế củng cổ sự phát triển. 6
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong cuốn “ Cẩm nang quản trị công ty ( xuất bản năm 2010) IFC đã khái quát Quản trị công ty như sau: Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình (11,tr6). Đó là mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người làm công, giữa người quản lý và người điều hành, và mối quan hệ giữa chính chủ sở hữu với xã hội, cộng đồng.Điển hình cho mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người làm công là mối quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc công ty khi các cổ đông cung cấp vốn cho Doanh nghiệp nhằm thu về lợi nhuận, và ngược lại.Ban giám đốc có trách nhiệm duy trì hoạt động kinh doanh nhằm đem về cho cổ đông lợi nhuận mong muốn.Cổ đông của Công ty cũng có mối quan hệ với HĐQT, BKS khi họ bầu ra các cơ quan này nhằm đại diện cho quyền lợi của mình, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc,HĐQT,BKS đưa ra định hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát hoạt động của Ban giám đốc; đến lượt mình HĐQT,BKS lại chịu trách nhiệm trước các cổ đông thông qua ĐHĐCĐ (11,tr7). Quản trị công ty cổ phần, gọi tắt là quản trị công ty, còn được hiểu là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ,nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp. Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần như các cổ đông, Ban Giám đốc điều hành, HĐQT mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty, cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội. Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc Quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công ty như sau: 7
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “Quản trị công ty là những biện pháp n i b để điều hành và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, H i đồng quản trị và các cổ đông của công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra m t cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt đ ng của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và H i đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt đ ng của công ty m t cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực m t cách tốt hơn”. Theo tổ chức tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation), Quản trị công ty là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), “Quản trị công ty là m t hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt đ ng có hiệu quả và nhờ vào đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã h i. Đặc điểm cơ bản nhất của m t hệ thống Quản trị công ty là: (i) Tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát n i b đối với hoạt đ ng quản lý; (ii) Đảm bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; (iii) Các thành viên trong H i đồng quản trị có thể hoàn toàn đ c lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt đ ng quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ quy định về Quản trị công ty, Điều 2, Quy chế Quản trị công ty niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 quy định “Quản trị công ty là hệ thống 8
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát m t cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty”. Cũng theo điều này, các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: (i) Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; (ii) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông; (iii) Đối xử công bằng giữa các cổ đông; (iv) Đảm bảo vai trò của những người có liên quan đến công ty; (v) Minh bạch trong hoạt động của công ty; và (vi) Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả. Quản trị công ty tạo lập một khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty. Đồng thời, các nguyên tắc quản trị công ty đặt ra các quy trình, thủ tục ban hành các quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro. Theo Luật Công ty của Vương quốc Anh năm 1985 cho rằng “Quản trị công ty là m t thiết chế pháp lý về mối quan hệ giữa cổ đông, các nhà quản lý và Kiểm soát viên”. Theo luật gia Nguyễn Ngọc Bích, quản trị công ty (tác giả sử dụng từ “lèo lái công ty” – corporate govermance) là một tập hợp các cơ chế có liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty. Nó đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên của công ty bao gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và những người có lợi ích có liên quan khác [22, tr.255]. Như vậy, mục đích chủ yếu của quản trị công ty là bảo vệ thích đáng quyền lợi của các cổ đông trong công ty. Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, quản trị công ty là một tập hợp các cơ chế có liên quan đến điều hành và quản lý công ty, đề ra các phương pháp phân chia quyền lực giữa các nhân tố tác động đến công ty bao gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, bộ máy điều hành và các đối tượng khác (người lao động, chủ nợ, nhà cung cấp, đại lý bao tiêu)” (tr23). Có thể thấy việc quan điểm trên khá tương đồng với cách địa nghĩa của OECD. 9
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Có thể thấy, tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về quản trị công ty, nhưng dù diễn đạt theo cách nào đi chăng nữa thì quản trị công ty phải có những đặc điểm sau: - Quản trị công ty tạo ra cơ cấu, hệ thống các mối quan hệ, các thiết chế, chính sách liên quan đến công ty. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban Giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho Ban Giám đốc để thu được lợi suất mong muốn từ khoản đầu tư (cổ phần) của mình. Các cổ đông bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi Ban kiểm soát để đại diện cho quyền lợi của mình giám sát Ban Giám đốc, và thể chế giám sát này lại chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Các cơ cấu và các quy trình xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực hoạt động và các cơ chế bao cáo khác nhau. Các mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khau nhau, đôi khi là lợi ích xung đột. Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ở các bộ phận quản trị công ty (Chẳng hạn như xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên Ban Giám đốc) hay có thể tồn tại trong mỗi bộ phận quản trị (Chẳng hạn giữa các cổ đông đa số và thiểu số, cá nhân và tổ chức, kiểm soát và không kiểm soát). Các công ty cần phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa các lợi ích xung đột này. - Mục đích của quản trị công ty là xây dựng, vận hành và kiểm soát hoạt động của công ty có hiệu quả. Đại hội đồng cổ đông đại diện cho các cổ đông đưa ra các quyết định quan trọng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra chiến lược và giám sát Ban Giám đốc. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị... Tất cả những điều này nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp, đảm bảo tính minh bạch và giám sát các hoạt động của công ty, qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. 10
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nhìn chung, phần lớn các định nghĩa lấy bản thân công ty làm trung tâm (góc nhìn từ bên trong) đều có một số điểm chung và có thể được tóm lược lại như sau: Quản trị công ty là m t hệ thống các mối quan hệ được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình: Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho Ban giám đốc để thu được lợi suất mong muốn từ khoản đầu tư (cổ phần) của mình. Về phần mình, Ban giám đốc có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông các báo cáo tài chính và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh bạch. Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát để đại diện cho quyền lợi của mình. Trách nhiệm chính của thể chế này là đưa ra định hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát họ. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước thể chế này, và thể chế này lại chịu trách nhiệm trước các cổ đông qua Đại hội đồng cổ đông. Các cơ cấu và quy trình xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực hoạt động và các cơ chế báo cáo khác nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đ t: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ngay giữa các bộ phận quản trị chính của công ty, tức là giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, và/hoặc Tổng giám đốc (hoặc các bộ phận điều hành khác). Điển hình nhất là những xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và thành viên Ban giám đốc, thường được gọi là vấn đề Ông chủ - Người làm thuê. Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát và không kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và các thành viên Hội đồng quản trị (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc). Các công ty cần phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này. Tất các cả bên đều liên quan đến việc định hướng và kiểm soát công ty: Đại hội đồng cổ đông, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan 11
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trọng, ví dụ về việc phân chia lãi lỗ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra chiến lược và giám sát Ban giám đốc. Cuối cùng, Ban giám đốc điều hành những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thực hiện chiến lược đã đề ra, lên các kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược marketing, bán hàng và quản lý tài sản. Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm m t cách phù hợp – và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Chẳng hạn như làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc một cổ đông kiểm soát nào đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay các thủ đoạn tương tự . Mặt khác, từ cách tiếp cận bên ngoài, Quản trị công ty tập trung vào những mối quan hệ giữa công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Các bên có quyền lợi liên quan là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong công ty; các quyền lợi ấy có thể xuất phát từ những quy định của pháp luật, của hợp đồng, hay xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Các bên có quyền lợi liên quan không chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các nhân viên, các chủ nợ, các nhà cung cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng của nhà nước và các cộng đồng địa phương nơi công ty hoạt động. Như vậy, có thể đưa ra một định nghĩa chung về Quản trị công ty như sau: Quản trị công ty là m t hệ thống các cơ chế và quy định, thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, những người điều hành và các bên có quyền lợi liên quan. 1.1.2 Mục đích của quản trị công ty : Theo OECD, Quản trị công ty nhằm bảo đảm cho các công ty sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Quản trị công ty ngoài việc ràng buộc bộ máy điều hành có trách nhiệm với công ty và quyền lợi của các cổ đông, còn đảm bảo lợi ích của nhiều chủ thể liên quan khác. Quản trị công ty khuyến khích nhà đầu tư – cả trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư nguồn vốn dài hạn. 12
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ba mục đích chính của Quản trị công ty theo OECD là: Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của công ty (performance of corporation) thông qua việc tạo ra và duy trì những đòn bẩy khuyến khích bộ máy điều hành công ty (corporate insiders) tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện bằng sự tăng trưởng tài sản/lợi tức và hiệu quả dài hạn. Hạn chế những người trong nội bộ công ty lạm dụng quyền lực làm thất thoát các nguồn lực của công ty.  Cung cấp các công cụ giám sát, kiểm soát những người điều hành công ty với chi phí hợp lý cho các nhà đầu tư và các lợi ích chung của xã hội trong tương quan với những người điều hành. 1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của quản trị công ty cổ phần Có thể thấy, các đặc điểm của công ty cổ phần đều liên quan tới quản trị công ty. Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệt giữa công ty cổ phần với các hình thức công ty khác. Do số lượng của cổ đông của công ty cổ phần lên tới hàng triệu người, nên việc quản lý công ty cổ phần theo cách truyền thống (như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn) có thể rất khó. Do vậy, ở công ty cổ phần người ta thường phân chia rất cụ thể chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu công ty và chưng năng, nhiệm vụ của người quản lý, điều hành hoạt động công ty. Từ đó, các mô hình quản trị công ty cổ phần ra đời để phục vụ trong việc quản lý, điều hành hoạt động công ty cổ phần nhằm đạt được hiệu quả cao trong tổ chức và kinh doanh và bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công ty cổ phần. Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ, với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu vực, toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành mạnh với các công ty nước ngoài cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc một 13
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công ty có một hệ thống quản trị công ty tốt là điều rất quan trọng, mang lại nhiều lợi thế như: - Thúc đẩy hoạt đ ng và nâng cao hiệu quả kinh doanh; quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý.Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với quản trị rui ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể giúp cho công ty sớm phát hiện các vấn đề trước khi chúng phát sinh và dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Quản trị công ty sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc quản lý và giám sát Ban giám đốc điều hành.Việc áp dụng những cách thức quản trị công ty hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định. Chẳng hạn các thành viên Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị và các cổ đông sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời và có đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu Quản trị công ty cho phép họ hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình, cũng như khi các quá trình liên lạc được điều chỉnh một cách có hiệu quả. Điều này sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty được nâng cao một cách đáng kể ở mọi cấp độ. Quản trị công ty có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộ các quy trình kinh doanh của công ty và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt động tăng cao hơn và chi phí vốn thấp hơn và điều này sẽ lại góp phần nâng cao doanh số và lợi nhuận cùng sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn. Một hệ thống Quản trị công ty hiệu quả cần phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan. Hơn nữa, hệ thống quản trị hiệu quả cần giúp công ty tránh phát sinh chi phí cao liên quan đến những khiếu kiện của cổ đông và những tranh chấp bắt nguồn từ sự gian lận, xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và những giao dịch nội bộ. Một hệ thống quản trị hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những xung đột có liên quan tới công ty, ví dụ xung đột giữa các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản 14
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lý với các cổ đông và giữa các cổ đông với các bên có quyền lợi liên quan. Đồng thời bản thân các cán bộ của công ty sẽ có thể làm giảm thiểu được rủi ro liên quan đến trách nhiệm đền bù cá nhân. - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chứng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông. Do đó sẽ gia tăng cơ hội thu hút vốn đầu tư cho công ty. Các cách thức Quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông. Việc Quản trị công ty một cách hiệu quả phải dựa trên những nguyên tắc về sự minh bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác của thông tin ở mọi cấp độ. Với việc nâng cao tính minh bạch trong công ty, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi khi họ có cơ hội được cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh và các số liệu tài chính của công ty. Thậm chí dù những thông tin được công bố mang tính tiêu cực đi chăng nữa thì càng cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro. Một xu thế mới gần đây mà ta có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là họ đã xem các biện pháp Quản trị công ty như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Cơ cấu và các cách thức Quản trị công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải là phục vụ lợi ích riêng của các cán bộ quản lý. Hình sau minh họa về các cách thức Quản trị công ty có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các thị trường mới nổi, nơi mà quyền lợi của các cổ đông không phải lúc nào cũng được bảo vệ như ở các thị trường đã phát triển. Cuối cùng, một loạt những yêu cầu mới đối với các công ty niêm yết trên 15
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 rất nhiều thị trường chứng khoán ở mọi nơi trên thế giới đòi hỏi các công ty phải tuân thủ những tiêu chuẩn quản trị ngày càng nghiêm ngặt hơn. Những công ty muốn tiếp cận các thị trường vốn cả trong nước và quốc tế thì cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao về Quản trị công ty và phải theo yêu cầu cụ thể của thị trường. - Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong Quản trị công ty thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. Cần phải lưu ý rằng, những nhà đầu tư cung cấp các khoản vay, tức là các chủ nợ, gần đây có xu hướng xem các cách thức Quản trị công ty (ví dụ việc minh bạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng một hệ thống Quản trị công ty hiệu quả cuối cùng sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn. Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia, khuôn khổ các thể chế và các cơ cấu thực thi pháp luật. Việc quản trị ở mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối với các nhà đầu tư trong các thị trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thường không có được một hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư một cách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác. Điều này đặc biệt chính xác ở Việt Nam, nơi mà khuôn khổ pháp lý cho vấn đề quản trị còn tương đối mới mẻ và vẫn còn đang trong giai đoạn thử 16
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệm và nơi mà các tòa án thường không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ được các nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là ngay cả một sự cải thiện khiêm tốn nhất trong vấn đề quản trị mà công ty áp dụng so với các đối thủ khác cũng có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn đối với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm chi phí vốn3 . Đồng thời, có một mối liên hệ mật thiết giữa các cách thức quản trị với việc các nhà đầu tư cảm nhận về giá trị tài sản của công ty (chẳng hạn tài sản cố định, lợi thế thương mại, nguồn nhân lực, danh mục sản phẩm, các khoản phải thu, nghiên cứu phát triển. - Nâng cao uy tín:Trong môi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một phần quan trọng làm nên giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và hình ảnh của một công ty là tài sản vô hình không thể tách rời của công ty. Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của cổ đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những công ty đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu. Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng hơn vào các sản phẩm của công ty, và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao doanh số, từ đó dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận. Hình ảnh tích cực và uy tín của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc định giá công ty. Giá trị thương hiệu dưới góc độ kế toán là khoản tiền phải trả thêm bên cạnh giá trị tài sản thực tế của công ty nếu công ty bị thâu tóm. Đó chính là một khoản chi phí phụ trội mà một công ty này phải trả khi muốn mua một công ty khác. 17
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.4. Khái niệm về mô hình quản trị công ty cổ phần. Từ trước đến nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể nào về mô hình quản trị công ty nói chung và mô hình quản trị công ty cổ phần nói riêng. Tuy nhiên, từ thực tiễn sử dụng cụm từ này cho thấy, có thể hiểu mô hình quản trị công ty cổ phần là hình mẫu thực hiện quản trị công ty cổ phần, trong đó bao gồm cầu trúc các mối quan hệ trong công ty và nguyên tắc thiết lập, hoạt động của cấu trúc đó. Mô hình quản trị công ty cổ phần nói chung thể hiện rõ sự phân chia và kiểm soát quyền lực trong công ty nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của công ty, cổ đông và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Cấu trúc các mối quan hệ trong công ty đề cấp về bộ máy quản lý, bộ phận kiểm soát công ty, vai trò của các cổ đông và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Nguyên tắc thiết lập và hoạt động đề cập tới các cơ chế hình thành các vị trí điều hành trong công ty; cơ chế kiểm soát, giám sát giữa các vị trí; cơ chế đảm bảo quyền lợi của công ty, cổ đông và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Do vậy, việc xây dựng mô hình quản trị công ty như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình, điều kiện của công ty. Mỗi một quốc gia có những đặc điểm lịch sử, văn hóa và khuôn khổ pháp lý riêng. Những đặc điểm lịch sử, văn hóa và pháp lý đều có ảnh hưởng tới khuôn khổ quản trị công ty. Bên cạnh đó, mô hình quản trị công ty còn phụ thuộc vào yếu tố khác như đạo đức kinh doanh và ý thức của công ty về lợi ích môi trường xã hội của cộng đồng nơi công ty hoạt động. Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cho rằng không có mô hình quản trị công ty tốt duy nhất mà sự tối ưu của một mô hình quản trị chỉ được xem xét khi đặt trong bối cảnh và áp dụng cho nền kinh tế quốc gia cụ thể (tr17). Theo tác giả khái niệm mô hình quản trị công ty CP được hiểu là :những cấu trúc quản trị công ty cổ phần mang tính phổ biến, được nhìn nhận là đóng góp cho quản trị hiệu quả, được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật 18
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến QTCT, thường được ghi nhận trong luật công ty hoặc luật chung điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như trường hợp Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam. 1.2 Đặc điểm pháp lý về mô hình quản trị công ty cổ phần. 1.2.1. Sự cần thiết của quản trị CTCP ở Việt Nam Trong công cuộc hội nhập kinh tế hiện nay với vai trò là tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), từ đầu năm 2007,Việt Nam đã thúc đẩy việc cải tổ và phát triển kinh tế thị trường. Sự phát triển này đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn vào hiệu quả hoạt động của CTCP. Cùng với đó số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng.Theo đó việc quản trị CTCP đặt ra nhiều vấn đề bức thiết để giải quyết những vấn đề đặc trưng của CTCP. Thứ nhất, Một trong những đặc điểm nổi bật của CTCP là khả năng huy động vốn rộng rãi trong công chúng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường; việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng. Vì vậy, CTCP có khả năng tập trung vốn cao độ và vấn đề quản lý nguồn vốn được đặt ra trước hết là nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Thứ hai, cũng xuất phát từ khả năng huy động vốn cao từ ngành nghề, lĩnh vực khác nên hoạt động của CTCP có khả năng chi phối thị trường, chi phối nền kinh tế, đặc biệt là ở các công ty đại chúng, các tập đoàn kinh tế.... nếu không giải quyết vấn đề quản trị công ty thì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty riêng lẻ mà còn có khả năng ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế. Thứ ba, Mặc dù huy động vốn từ công chúng nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng là những nhà đầu tư hay kinh doanh chuyên nghiệp, hiểu rõ hoạt động của CTCP và sự biến động của nền kinh tế. Nhà đầu tư chỉ có khả năng tiếp cận thông tin từ nguồn do công ty cung cấp, và chế tài buộc công bố thông tin pháp luật. Vì vậy, quản trị công ty không chỉ giới hạn ở quản lý nội 19
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bộ, quản trị nội bộ mà còn phải đảm bảo sự công khai minh bạch thông tin hạn chế giao dịch nội gián, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Vấn đề minh bạch hóa và công khai thông tin trong CTCP được thông qua hoạt động của các BKS với tính chất là một cơ quan chuyên môn và chủ yếu qua các cơ chế cung cấp, báo cáo hay tiếp cận thông tin trong CTCP. Việc tiếp cận hay cung cấp thông tin không chỉ là vấn đề minh bạch; quan trọng hơn thế, phạm vi và chất lượng thông tin được cung cấp hay tiếp cận sẽ có tác động không nhỏ đến việc thực hiện quyền quyết định của nhà đầu tư. Thứ tư, CTCP là pháp nhân độc lập, có vốn tách biệt với chủ sở hữu, một CTCP có thể có rất nhiều cổ đông, nhưng cơ cấu quản lý chỉ tập trung vào một số người với hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ, TGĐ công ty. Vì vây ở CTCP có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, không phải mọi cổ đông đều tham gia vào quản lý công ty.Người quản lý thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, và cổ đông có thể thực hiện chức năng sở hữu chủ yếu trong công ty là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật.Với mục đích hoàn thiện môi trường pháp lý để duy trì sự tồn tại và phát triển của CTCP thì vấn đề đặt ra phải đặt trọng tậm bảo vệ quyền lơi của cổ đông xây dựng mô hình quản trị phù hợp để điều hòa các lợi ích trong công ty. Thứ năm, bảo vệ quyền lợi người lao động. Với khả năng huy động vốn rộng rãi, CTCP có điều kiện để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn việc làm cho người lao động thì nhưng biến động trong CTCP có thể gây ảnh hưởng lớn cho người lao động công ty. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội.Vì vây, quản trị công ty cổ phần không chỉ đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu và người quản lý công ty mà còn là vấn đề đặt ra để bảo vệ người lao động. 1.2.2 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và 20
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Công ty cổ phần có những tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, như ở Anh gọi là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Pháp gọi là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha), ở Mỹ gọi là công ty kinh doanh (Comercial Coporation)... [20]. Công ty cổ phần rà đời sau công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn. Công ty cổ phần được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Và đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần. Theo đó, dù các công ty muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Tuy nhiên, luật này không cho công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hãn. Sự hạn chế này phản ánh sự nghi ngờ của dư luận về công ty cổ phần lúc đó (tr31). Từ trước đến nay đã có nhưng quan niệm khác nhau về khái niệm công ty cổ phần. Chẳng hạn như: Theo TS. Ngô Thị Thu Hương, công ty cổ phần là một doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vốn góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là mệnh giá. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông (tr19). Theo PGS. TS Ngô Huy Cương cho rằng: Khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về công ty cổ phần mà có thể làm thoả mãn mọi người, vì vậy cách thức tốt nhất để nắm được khái niệm về công ty cổ phần là nêu và phân tích các đặc điểm của nó. Ông quan niệm công ty cổ phần có bốn đặc điểm là: (1) công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chế độ trách nhiệm hữu hạn; (2) 21
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng; (3) công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán; và (4) các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân và bản thân công ty mới là thương nhân (20, tr. 218 – 129). Ở Việt Nam, khái niệm công ty cổ phần được thay đổi qua các năm thông qua quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1990, 2000, 2005 và đến nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, công ty cổ phần là Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Theo tôi, công ty cổ phần là m t loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm hữu hạn; được hình thành và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Vốn của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Nhìn chung, mỗi quan điểm có một cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể thấy dù diễn đạt theo cách nào đi chăng nữa thì công ty cổ phần có những đặc điểm chính sau đây: M t là, về thành viên công ty: Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên. Hai là, vốn trong công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có những đặc thù riêng biệt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự có và vốn vay. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được các tổ chức, cá nhân thực hiện bằng cách mua cổ phần và mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. 22
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ba là, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty cổ phần: Cổ đông công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Nói cách khác, cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm trước nghĩ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp. Bốn là, quyền phát hành chứng khoán công ty cổ phần: Theo đó, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu ra công chúng nhằm huy động vốn. Điều này giúp công ty cổ phần có khả năng chủ động mỗi khi cần vốn lớn để hoạt động. Đây cũng là một trong những ưu điểm lớn của công ty cổ phần so với hình thức công ty khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng khả năng huy động vốn rộng rãi như vậy cũng có thể kéo theo nguy cơ gây rủi ro trong công chúng của công ty cổ phần cũng rất cao. Do vậy, việc huy động vốn của công ty cổ phần cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể. Năm là, về tư cách pháp lý: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản riêng để tiền hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 1.3 Các mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình trên thế giới Trong việc quản lý công ty cổ phần, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định và đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nếu xem xét và phân loại chúng thành một số mô hình thì có thể thấy trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ bản là mô hình hội đồng đơn hay còn gọi là mô hình một tầng (unitary board hay one-tier board model) và mô hình hội đồng kép hay còn gọi là mô hình hai tầng (dual board hay two-tier board model). Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu trúc của bộ máy quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải của toàn bộ cấu trúc quản trị công ty. 23
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ nhất, chúng ta tìm hiểu mô hình H i đồng đơn (unitary board hay one-tier board model). Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một tầng (hội đồng đơn) có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada v.v.; cũng như không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Cấu trúc hội đồng đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo-American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình. 1.3.1 Cấu trúc hội đồng một tầng Mô hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một tầng (hội đồng đơn) có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada v.v.; cũng như không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Cấu trúc hội đồng đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo- American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình. Luật công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là luật về công ty của bang Delaware, nơi mà quá nửa trong số 500 công ty lớn nhất nước Mỹ chọn để đăng ký kinh doanh, nổi tiếng về cấu trúc hội đồng đơn và sự thân thiện với, hay nói đúng hơn là tập trung quyền lực cho, người quản lý công ty. Trong mô hình quản trị CTCP kiểu Anh, Mỹ, dựa trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập để kiềm chế quyền lực của ban GĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình BCTC có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty. Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng, 24
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban GĐ công ty. Mô hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ còn được gọi là mô hình hội đồng đơn (On-Tier Board Model) hay còn gọi là mô hình m t tầng.Theo đó, cấu trúc quản trị nội bộ của công ty này gồm: (i) Đại hội đồng cổ đông (shareholders’ meeting) và (ii) Hội đồng giám đốc (board of directors). Bộ phận quản trị - điều hành của công ty cổ phần chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc - cấu trúc hội đồng đơn. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn các thành viên của Hội đồng giám đốc (thường có từ ba đến hai chục thành viên), được gọi là các giám đốc. Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của Hội đồng giám đốc, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định phải thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Luật công ty của các nước thuộc dòng họ Anglo-American thường có một quy định rất quan trọng rằng: công việc kinh doanh của công ty được quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của hội đồng giám đốc (hay các giám đốc). Sự phân chia quyền lực này khác với việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan của bộ máy quản trị công ty cổ phần vẫn thường thấy trong luật công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Cũng vì thế, Hội đồng giám đốc của các công ty theo mô hình Anh – Mỹ có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong hội đồng quản trị công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Thậm chí, ở một số nước, Hội đồng giám đốc có một quyền có lẽ sẽ làm ngạc nhiên các cổ đông Việt Nam và nhiều nước khác, đó là việc Hội đồng giám đốc - những người làm thuê - lại quyết định việc chia cổ tức cho các cổ đông – những ông bà chủ. H i đồng quản trị là cơ quan đại diện cho cổ đông và quyền lực của công 25
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ty thuộc về họ. Tất cả các quyền lực trong công ty đều phải được thi hành bởi Hội đồng quản trị hay theo sự ủy quyền của cơ quan này. Hoạt động kinh doanh và công việc nội bộ của công ty được quản lý theo sự hướng dẫn hay điều hành của Hội đồng quản trị. HĐGĐ bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác đảm nhiệm các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Người đứng đầu của bộ phận điều hành là tổng giám đốc (TGĐ) (chief executive officer (CEO) hay managing director (MD). Pháp luật công ty của Mỹ không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ (statutory power) như trong pháp luật công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của TGĐ sẽ do HĐGĐ quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các TGĐ đều có quyền lực như nhau. Khác với mô hình TGĐ theo luật Mỹ, trong mô hình quản trị CTCP theo luật Việt Nam và Luật Công ty 2005 của Trung Quốc thì Tổng giám đốc CTCP xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị, với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ không được lấy bớt đi.6 Tuy nhiên, trên thực tế, TGĐ trong mô hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình TGĐ mạnh, nhất là khi Chủ tịch HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy quyền mạnh cho TGĐ. Các thành viên độc lập không điều hành của Hội đồng giám đốc sẽ đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị của Hội đồng giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. Tuy nhiên, sự giám sát của một nhóm thành viên trong Hội đồng giám đốc đối với các thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả. Bởi vậy, sự giám sát này có thể thiếu tính độc lập và kém tin cậy hơn so với hoạt động của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của công ty cổ phần trong cấu trúc quản trị hội đồng hai tầng, cũng như trong luật công ty của Việt Nam và Trung quốc. 26
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Pháp luật công ty của Mỹ không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ như trong pháp luật công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của TGĐ sẽ do HĐGĐ quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các TGĐ đều có quyền lực như nhau. Khác với mô hình TGĐ theo luật Anh – Mỹ, trong mô hình quản trị CTCP theo luật Việt Nam và Luật Công ty 2005 của Trung Quốc thì Tổng giám đốc CTCP xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị, với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ không được lấy bớt đi.Tuy nhiên, trên thực tế, TGĐ trong mô hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình TGĐ mạnh, nhất là khi Chủ tịch HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy quyền mạnh cho TGĐ. Có thể thấy, ở mô hình quản trị công ty cổ phần một cấp sẽ không có một cơ quan chuyên trách, độc lập với Hội đồng Giám đốc để giám sát những người quản lý, điều hành công ty như Ban kiểm soát trong luật công ty Việt Nam hay như Hội đồng giám sát trong mô hình hội đồng hai cấp của Đức. Điều đó có nghĩa là ở mô hình này không có sự tách bạch giữa hội đồng quản trị và cơ quan kiểm soát nội bộ.Việc này có thể dẫn đến một số bất cập trong việc quản trị công ty dẫn đến hoạt động của công ty không đạt hiệu quả cao bởi có quá nhiều quyền lực được trao cho Hội đồng Giám đốc mà lại không có cơ quan độc lập giám sát việc thực hiện các quyền đó. Tuy nhiên, trong các công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết, xu hướng đa số thành viên của Hội đồng Giám đốc là thành viên độc lập không điều hành đang thắng thế. Xu hướng này cũng được khuyến nghị bởi các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development – OECD), các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán như Ủy ban Chứng khoán (Securities and Exchange Commission – SEC) của Hoa Kỳ, ASX (Australian Stock Exchange) của 27
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Australia. Các thành viên độc lập không điều hành của Hội đồng Giám đốc sẽ đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị của Hội đồng Giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. 1.3.2 Cấu trúc hội đồng hai tầng  Mô hình quản trị công ty cổ phần của Đức Cấu trúc hội đồng kép có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ luật German civil law. Lịch sử luật công ty của nhân loại không thể phủ nhận thực tế rằng người Đức, cùng với người Anh và người Mỹ đã đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát triển của các lý thuyết và nguyên tắc pháp lý của các mô hình công ty hiện đại ngày nay. Cấu trúc hội đồng kép với sự tham gia của người lao động trong các công ty cổ phần đã từng được cho là trái tim của nền dân chủ công nghiệp Đức. Nó cũng phản ánh những ý niệm mang tính lý thuyết khác nhau về công ty giữa người Đức, một trường phái điển hình của dòng họ luật châu Âu lục địa, và Anh – Mỹ của dòng họ luật án lệ. Sự tham gia của người lao động vào cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo luật Đức thể hiện ý niệm về mô hình quản trị công ty hướng về những người có quyền lợi liên quan, khác với mô hình quản trị kiểu Anh-Mỹ nhằm hướng tới cổ đông. Nếu mô hình quản trị công ty Anh–Mỹ tập trung vào bảo vệ nhà đầu tư, chủ yếu là cổ đông; thì cấu trúc quản trị của người Đức và châu Âu, và cả Nhật Bản thường hướng vào việc bảo vệ cả người lao động và chủ nợ. Ở Đức, người lao động có thể được tham gia trực tiếp vào công việc quản trị công ty cổ phần; và người làm thuê ở Nhật cũng luôn được quan tâm trong thực tiễn quản trị với chế độ lao động suốt đời và có nhiều nhà quản trị là những người lao động lâu năm trong công ty. Cho đến hiện nay, chỉ có ba nước châu Âu lựa chọn mô hình của người Đức là Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Một vài láng giềng của người Đức cũng đã tiếp nhận ở mức độ nhất định về đại diện người lao động tham gia vào cấu trúc quản 28
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trị công ty cổ phần như Đan Mạch, Luxembourg và Thụy Điển. Gần đây, Tòa án Châu Âu đã cho phép các công ty đăng ký tại một nước thành viên EU có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh tại các thành viên khác, mà nó vẫn được quản trị theo mô hình của luật công ty ở nước đăng ký thành lập. Cấu trúc hội đồng hai tầng hay còn gọi là cấu trúc hội đồng kép theo luật công ty Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản trị- điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc (two-tier board model), và (ii) có thể có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên (co- determination).Cơ cấu quản trị công ty được phân thành ba cấp, gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng giám sát (Aufsichtsrat) và Hội đồng điều hành (Vorstand). Theo luật Đức, việc quản lý-điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là: HĐGS và BQT, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, HĐGS nằm ở tầng trên. Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng kép (dual board) hay hội đồng hai tầng (two-tier board). Đại h i đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty cổ phần có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh của công ty (như: chiến lược phát triển, thay đổi ngành nghề, sáp nhập, giải thể, phân chia lợi nhuận, sửa đổi điều lệ, bầu thành viên Hội đồng giám sát). Hội đồng giám sát bao gồm các thành viên do Đại hội đồng bầu ra, trong số các thành viên hội đồng này thì 1/3 thành viên (đối với công ty có từ 500 – 2000 người lao động) đến 1/2 thành viên (đối với những công ty có từ 2000 người lao động trở lên) phải lựa chọn trong đại diện của người làm trong công ty. Hội đồng điều hành bao gồm các giám đốc chức năng hay phụ trách các bộ phận công ty. Hội đồng điều hành có trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng giám sát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng giám sát, do Hội đồng giám sát cử và có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ. 29
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thành viên Hội đồng điều hành không được là thành viên Hội đồng giám sát. Có thể thấy trong mô hình quản trị công ty cổ phần hai cấp của Đức, vai trò của người lao động và quản trị công ty là tương đối lớn với mô hình quản trị công ty cổ phần một cấp. Như vậy, HĐGS trong cấu trúc hội đồng hai tầng, ví dụ theo luật Đức, không giống với BKS hayHĐQT trong các CTCP ở Việt Nam. Bởi lẽ: (i) BKS trong CTCP ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) nó không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) cũng không có chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như HĐGS theo luật Đức.19 Thứ hai, HĐQT theo luật Việt Nam là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ bầu chọn, và chỉ bao gồm các thành viên do cổ đông bầu chọn mà thôi. Khác với ở Đức, người lao động trong các CTCP ở Việt Nam không có quyền lựa chọn và cử đại diện của mình tham gia HĐQT cũng như BKS. HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ và những chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty. Nó cũng giám sát bộ máy điều hành, nhưng nó không có chức năng giám sát rộng như HĐGS theo luật Đức vì một phần quyền lực này đã thuộc về BKS của công ty theo luật định. Thứ ba, thành viên của HĐGS theo luật Đức không thể đồng thời có mặt trong BQT, trong khi thành viên của HĐQT trong CTCP của Việt Nam thì có thể nắm giữ các chức vụ điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Ở mô hình này có sự tách bạch giữa hội đồng quản trị và cơ quan kiểm soát nội bộ 1.3.3 Mô hình pha trộn Mô hình công ty cổ phần ở Trung Quốc Theo luật thực định của Việt Nam, cụ thể là Luật doanh nghiệp 2014, thì cấu trúc quản lý nội bộ của CTCP ở Việt Nam, xét một cách toàn diện, không 30
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phải cấu trúc một tầng theo kiểu Anh- Mỹ, cũng không phải là cấu trúc hai tầng như mô hình của luật Đức. Đó là sự pha trộn giữa hai mô hình nói trên.Ở đây, cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP theo Luật Việt Nam lại có nhiều nét tương đồng với Luật của Trung Quốc, nơi mà cấu trúc nội bộ của CTCP cũng bao gồm các cơ quan: ĐHĐCĐ, HĐQT,TGĐ, và BKS. Như đã phân tích ở trên, HĐQT của CTCP trong luật công ty Việt Nam không giống với HĐGĐ trong luật công ty Mỹ, cũng không phải là HĐGS hay BQT theo mô hình luật công ty của Đức. HĐQT trong luật công ty Việt Nam không có quyền hạn rộng lớn như HĐGĐ trong cấu trúc hội đồng đơn ở nhiều nước common law. Song, nó có thẩm quyền rộng hơn so với BQT của cấu trúc hội đồng kép theo luật công ty của một số nước châu Âu. Nếu thành viên BQT theo luật công ty Đức là do HĐGS bổ nhiệm, miễn nhiệm, thì thành viên HĐQT của các CTCP ở Việt Nam lại do ĐHĐCĐ trực tiếp lựa chọn. Chức năng giám sát trong các CTCP, đặc biệt là các công ty niêm yết, đã và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật công ty ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Có thể nói rằng, so với mô hình cơ quan giám sát trong cả hai cấu trúc quản trị phổ biến trên thế giới như đã nói ở trên, thì mô hình BKS độc lập từ HĐQT và do ĐHĐCĐ bầu trong các CTCP ở Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo và hiệu quả, nếu BKS làm việc thực sự như được thiết kế trong luật. Sự hoài nghi về hiệu quả hoạt động của BKS trong các CTCP Việt Nam không phải là không có cơ sở khi mà: (i) vẫn còn tâm lý xem thường vị trí của nó trong các cổ đông và người quản lý công ty, (ii) phần lớn thành viên BKS là người lao động, dưới quyền quản lý – điều hành của chính những người mà họ có bổn phận giám sát. Mô hình BKS không phải do các nhà làm luật Việt Nam gần đây sáng tạo ra, mà nó chính là sự phát triển từ các qui định của Luật Công ty 1990, và xa hơn nữa là, các đạo luật về công ty của chế độ cũ.22 Luật Công ty 1990 đã được xây dựng trên 31
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nền tảng của các qui định về công ty trong luật công ty thời thuộc địa Pháp và Bộ luật Thương mại 1972 của chế độ Sài Gòn. • Trong cấu trúc quản trị n i b CTCP ở Trung Quốc có m t số điểm lưu ý như sau: Về thành viên công ty, Luật Công ty Trung Quốc 2005 có quy định giới hạn cổ đông sáng lập của công ty cổ phần là từ 2 đến 200 người ( Điều 79). Về chế độ trách nhiệm, các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào công ty.Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn. Về vốn điều lệ, pháp luật Trung Quốc quy định mức vốn đăng ký tối thiểu để thành lập công ty cổ phần là 5.000.000 Nhân dân tệ và trong đó, cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 35% vốn điều lệ.Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần chỉ được thanh toán cổ tức cho các cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Về mô hình tổ chức quản lý, Luật Công ty 2005 của Trung Quốc quy định Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần, có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ chốt và quan trọng nhất của Công ty. Cơ quan này chỉ hoạt động thông qua các cuộc họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết của các cổ đông. Điều 101 Luật Công ty Trung Quốc 2005 cũng khuyến nghị Đại hội đồng cổ đông nên tiến hành họp hai tháng một lần trong một số trường hợp ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy, pháp luật không giới hạn số lần họp đại hồi đồng mà để cho các cổ đông tự do định đoạt, đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh. Cơ quan quản lý thứ hai trong công ty cổ phần là Hội đồng quản trị. 32
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo quy định tại điều 109 Luật công ty Trung Quốc thì thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng bầu ra và số lượng thành viên là từ 5 đến 19 người. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty. Giám đốc ( hoặc Tổng Giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Trong công ty cổ phần có thể có Ban kiểm soát. Theo quy định tại điều 118 Luật Công ty 2005, “Công ty cổ phần có thể thành lập một ban kiểm soát và ban kiểm soát có ít nhất 3 thành viên”. Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm tra các công việc tài chính của Công ty; giám sát các hoạt động của những người có nghĩa vụ quản lý doanh nghiệp. Qua các mô hình trên, có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới cơ bản tồn tại hai chế độ pháp lý khác nhau, một là chế độ tổ chức quản lý CTCP theo kiểu một tầng, hai là tổ chức theo kiểu hai tầng. Nói riêng về chế độ thứ hai, ngoài việc thiết lập một cơ quan chuyên trách thực hiện các hoạt động quản lý điều hành, các CTCP còn phải thiết lập một cơ quan khác chuyên trách thực hiện chức năng kiểm soát.Trong thực tiễn, các công ty đơn lớp cũng thực hiện sự tách biệt chức năng quản lý điều hành với chức năng kiểm soát, tức là, các thành viên điều hành chuyên trách công việc quản lý kinh doanh, trong khi các thành viên không điều hành thì có quyền và nhiệm vụ giám sát hoạt động quản lý kinh doanh. Đối với hai chế độ tổ chức quản lý này, điều quan trọng nhất là phải phân định rõ ràng chức trách của hai nhóm người quản lý. Việc phân định này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư từ các nước khác nhau sẽ thành lập công ty, và hơn nữa, sẽ đẩy mạnh tiến trình hội nhập giữa các công ty ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam để phù hợp với thực tiễn cũng như đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, cũng như áp dụng tốt các thông lệ của thế giới .Việc áp dụng mô hình quản trị 33
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công ty hiện nay vào CTCP đã mang lại hiệu quả tốt, thúc đẩy các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Việc thay đổi đó, giúp cho các nhà đầu tư hoàn toàn chủ động hơn trong việc quyết định chọn lựa một trong hai mô hình về quản trị công ty cổ phần mà trên thế giới cũng đã và đang áp dụng để áp dụng cho nhu cầu đầu tư kinh doanh của họ. 1.4 Sơ lược về mô hình quản trị công ty cổ phần Việt Nam qua các giai đoạn Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng là nội dung được quan tâm sâu sắc từ các chuyên gia về quản trị công ty cho đến các nhà lập pháp. Đề tài này làm tiêu tốn không ít thời gian, công sức cũng như tiền bạc của các chuyên gia đến các nhà đầu tư. Điều này cũng là hiển nhiên vì quản trị công ty là vấn đề mang tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.Xuất phát từ tính chất quan trọng mà trong các đạo luật doanh nghiệp được ban hành tại Việt Nam, vấn đề quản trij công ty cổ phần luôn được quy định rất chi tiết và không ngừng hoàn thiện qua các thời kỳ. Có thể dễ dàng nhận thấy điểm giống nhau trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành và áp dụng trước đây đối với vấn đề quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam đó là pháp luật chỉ được thừa nhận công ty cổ phần được quản trị theo mô hình pha trộn và trong công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật ( Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/ Tổng giám đốc). Có thể nói mô hình này đã gắn liền với các nhà đầu tư trong quãng thời gian khá dài và cũng đem lại những thành quả to lớn cho nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bằng chứng cụ thể nhất là sự thành đạt của rất nhiều công ty cổ phần được thành lập trong thời kỳ này,nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, nhất là trong giai đoạn 1999 cho đến nay.Tuy nhiên, đây có phải làm điểm đến cuối cùng trong vấn đề quản trị 34