SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
TRẦN PHƯƠNG THẢO
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU
- VINACOMIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 834 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THỦY
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
HÀ NỘI, NĂM 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin” là công trình nghiên cứu
độc lập, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong
công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của
Nhà nước. Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, tác
giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả luận văn
Trần Phương Thảo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công
đoàn, xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Thủy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách trọn vẹn
và hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cán bộ,
nhân viên Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của để tài ..................................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 5
6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu....................................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................ 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................... 8
1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm................................. 8
1.1.1. Chi phí sản xuất.............................................................................................................................. 8
1.1.2. Giá thành sản phẩm....................................................................................................................11
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................................12
1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm..13
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất......................................................................................13
1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm......................................................................................13
1.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất ................................................................................................................................................................14
1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán chi phí và giá thành sản phẩm
..........................................................................................................................................................................14
1.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................................................19
1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................................................20
1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................................................22
1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất........................................................................................24
1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang....................................................................................................28
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
1.3.7. Tính giá thành sản phẩm ..........................................................................................................30
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................................................35
Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN.....36
2.1. Tổng quan Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin .......................................36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................................36
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý ........................................................................................................39
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất .................................................................................................44
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán......................................................................................46
2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin..................................................................51
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất......................................................................................51
2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm......................................................................................53
2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ
phần than Cọc Sáu – Vinacomin...................................................................................................53
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................................................53
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................................................56
2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................................................59
2.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang....................................................................................................63
2.3.5. Tính giá thành sản phẩm ..........................................................................................................65
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin.........................................................................67
2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................................................67
2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................................................69
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................................................74
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN75
3.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Than Cọc
Sáu - Vinacomin......................................................................................................................................75
3.2. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin.................76
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.....................................................78
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện việc xác định và hạch toán chi phí sản xuất........................78
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...............................79
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.........................................80
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung..................................................82
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................................................83
3.4.1. Về phía nhà nước và Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam.........83
3.4.2. Về phía công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin................................................84
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................89
PHỤ LỤC
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Diễn giải
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CBCNV Cán bộ công nhân viên
6 CP Chi phí
7 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
8 CPSX Chi phí sản xuất
9 DN Doanh nghiệp
10 GTGT Giá trị gia tăng
11 HTK Hàng tồn kho
12 KPCĐ Kinh phí công đoàn
13 NVL Nguyên vật liệu
14 SPDD Sản phẩm dở dang
15 SXC Sản xuất chung
16 TCKT Tài chính kế toán
17 TK Tài khoản
18 TS Tài sản
19 TSCĐ Tài sản cố định
20 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
21 Z Giá thành
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Báo cáo tình hình sản lượng khai thác than Công ty Cổ phần than Cọc
Sáu - Vinacomin giai đoạn 2017-2019 38
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017-2019 ...................................... 39
Bảng 2.3: Giá trị lốp phân bổ Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng................... 71
Bảng 2.4: Chi phí nhân công trực tiếp Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng. 72
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................................................... 20
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp...................................................... 22
Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung.............................................................................. 23
Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên....... 25
Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ................... 27
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần than Cọc Sáu ........................... 40
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần than Cọc Sáu......................... 44
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất than nguyên khai......................................................... 45
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu ....................... 46
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.................. 50
Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần
Than Cọc Sáu - Vinacomin55
Sơ đồ 2.7: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than
Cọc Sáu - Vinacomin 58
Sơ đồ 2.8: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Than Cọc
Sáu 59
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng một phát triển, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền
vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc
đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận
dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Đặc biệt, sự
kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và
Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được Quốc hội thông qua đã mở ra cơ hội hợp tác
rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU cũng như thế
giới, đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển kinh tế của nước ta, nó mở ra
trước mặt các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và khó
khăn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tức là lấy thu nhập bù chi phí, có doanh lợi để
tăng tích lũy, từ đó tái sản xuất mở rộng không ngừng. Để thực hiện được điều đó,
doanh nghiệp phải tổng hòa các biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là phải tổ chức tốt việc sản xuất sản phẩm nhằm
giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xuống tới mức giới hạn thấp nhất. Tuy
nhiên, trong các doanh nghiệp hiện nay, công tác kế toán nói chung và kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý và quá trình hội nhập.
Để giữ được chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh,
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là luôn phải
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy chi phí sản xuất còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp, nếu chi phí cao thi lợi nhuận của doanh nghiệp thấp và nếu chi phí của
doanh nghiệp thấp thì lợi nhuận cao. Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm hợp lý hóa
giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đó luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh
nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận, tạo ưu thế cạnh tranh trên
thị trường. Để có thể thực hiện mục tiêu này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
2
chức công tác quản lý thật tốt việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, có biện pháp hạ chi phi sản phẩm xuống thấp một cách hợp lý. Tuy doanh
nghiệp phấn đấu hạ giá thành nhưng bên cạnh đó cần phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm được nâng cao, tạo dựng được uy tín tốt với sản phẩm của doanh nghiệp có
sức cạnh tranh lớn với sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Như vậy, từ ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như đã nêu ở
trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Không những thế việc hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý
công ty và quản lý vĩ mô nền kinh tế đất nước. Công ty Cổ phần than Cọc Sáu –
Vinacomin là một công ty sản xuất, vì vậy việc hạch toán chi phí giá thành tại Công
ty là một phần tối quan trọng, giúp Công ty đạt được những thành công trong kinh
doanh, tạo dựng được vị thế của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên kết quả kinh
doanh của Công ty gần đây cho thấy, mặc dù doanh thu liên tiếp tăng nhưng lợi
nhuận gộp lại đi theo xu hướng giảm do giá thành sản phẩm tăng cao. Điều này đặt
ra một nhu cầu cấp thiết cho ban Lãnh đạo Công ty cần tìm hiểu các nguyên nhân và
có các quyết định quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết, tầm quan trọng cũng như vai trò tích cực
của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cùng với đặc thù của ngành học
và việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu -
Vinacomin” làm đề tài luận văn thạc sỹ kế toán.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thực tế đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
đề tài của tác giả. Các công trình được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới đây là một số công trình có ý nghĩa tham khảo như:
- Trong Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp gia công xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10” của Lê Thị Thu Hằng
(2013), Tác giả đã đề xuất hoàn thiện phân loại CP theo mức độ ứng xử trong DN
may mặc. Với chi phí SXC phát sinh hầu hết là CP hỗn hợp thì các DN có thể sử
dụng phương pháp cực đại - cực tiểu hoặc bình phương bé nhất để phân loại thành
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
3
CP cố định và CP biến đổi. Tác giả cũng đề xuất hoàn thiện hạch toán thiệt hại
trong doanh nghiệp may mặc thông qua việc quy định rõ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong
và ngoài định mức để loại trừ chi phí ngoài định mức ra khỏi giá thành sản phẩm.
Đồng thời, tác giả còn đề xuất cần xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất,
vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Luận
văn đề xuất những hướng hoàn thiện cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu cho công ty May 10 theo cả hướng kế toán
tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa có số liệu tính
toán và các bước thực hiện giải pháp cụ thể.
- Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Đại Kim” (Bùi Thị Lan Phương, 2016) đã đưa ra lý luận cơ bản về
kế toán chi phí và giá thành sản phẩm sản xuất, phân tích thực trạng kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN. Từ đó, đưa ra các đề xuất hoàn thiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Kim. Một
là, hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Đề xuất nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân
viên kế toán, tổ chức bộ phận kế toán quản trị. Hai là, hoàn thiện hệ thống chứng từ
kế toán: Chứng từ phải thống nhất về quy cách, biểu mẫu và trình tự luân chuyển,
lưu trữ sắp xếp khoa học. Ba là, hoàn thiện hệ thống báo cáo: đề xuất thực hiện lập
các báo cáo quản trị về chi phí theo định kỳ, tháng, quý hoặc theo từng đơn hàng.
Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng định mức và
dự toán chi phí tại Công ty.
- Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân” (Trần Thị Hoa, 2016) đã hệ thống hóa được một số
vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm xây lắp. Luận văn đã làm sáng tỏ bản chất nội dung của tổ chức kế toán Quản
trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DN xây lắp, tổ chức lập dự toán
chi phí, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Luận văn đưa ra được các nhân tố
ảnh hưởng đến tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,
đồng thời đi sâu phản ánh thực trạng tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm xây lắp của các DN xây lắp thuộc tập đoàn Cavico Việt Nam để
làm cơ sở để xem xét đánh giá thực trạng tổ chức Kế toán quản trị CP sản xuất và
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
4
giá thành sản phẩm tại các DN xây lắp hiện nay. Bên cạnh những mặt đạt được đó,
luận văn còn điểm hạn chế là các giải pháp đưa ra chưa thực sự thực tế và khả năng
áp dụng chưa cao.
- Trong luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí chính xác Nam Trường An”
(Nguyễn Thị Huyền, 2017) đã chỉ ra chi tiết và khá chặt chẽ lý thuyết xung quanh
vấn đề kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy luận văn đã tiếp cận vấn đề
trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhưng cách tiếp cận hai góc độ
này còn rời rạc, chưa chặt chẽ, trình bày riêng rẽ chưa đan xen vào nhau để thấy
được sự khác biệt.
- Trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam” (Lê Thúy Hà, 2011) đã
đề cập đến lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cả
dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong phần thực trạng kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tác giả cũng đã đề cập dưới góc độ kế toán tài
chính và kế toán quản trị từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam.
Những đề tài, luận văn trên đã nêu lên lý luận và thực tiễn về công tác hạch
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này. Mặc dù vậy đến nay chưa có đề tài
nghiên cứu nào về những nội dung và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin.
Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Than Cọc Sáu - Vinacomin” sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng như các doanh nghiệp khai thác
than tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
5
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có ba nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm hiện nay tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin, xác định những
nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh
chủ yếu trong năm tài chính 2019.
- Nội dung nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
dưới góc độ kế toán tài chính mà không nghiên cứu về phạm vi kế toán quản trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thông tin: Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phân tích thực trạng của công tác kế
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu -
Vinacomin. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để
thu thập và xử lý thông tin.
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc quan
sát, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin như: nhân sự thuộc phòng kế toán,
các phòng ban khác như: bộ phận hành chính, tổ chức... nhằm giúp cho người
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
6
nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
được thu thập thông qua các nguồn sau:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập từ nguồn này bao gồm các văn
bản Luật, Nghị định, Thông tư.... của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về
kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Các tài liệu về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tham khảo từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet;
Các tài liệu sẵn có của Công ty: Tài liệu giới thiệu về Công ty, quy chế tài chính,
mục tiêu, phương hướng, chính sách phát triển của Công ty; Báo cáo tài chính, báo
cáo quản trị các năm từ năm 2017 đến năm 2019; Sổ sách, chứng từ, báo cáo kế
toán liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tưới, tiêu
phục vụ sản xuất nông nghiệp...;
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin từ các Phòng, Ban trong Công ty
thông qua quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp...
- Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được sẽ được
kiểm tra, sàng lọc, sau đó sử dụng công cụ Word, Excel để tiến hành ghi chép, trích
dẫn số liệu minh họa.
6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Trên phương diện lý luận: Luận văn đã tổng hợp được cơ sở lý luận về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất.
- Trên phương diện thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc
Sáu - Vinacomin, luận văn đã giúp cho Công ty nhận thấy được mặt mạnh và điểm
yếu trong công tác kế toán, từ đó nhà quản trị và bộ phận kế toán sẽ có những điều
chỉnh trong tương lai cho phù hợp. Đồng thời, một số giải pháp hoàn thiện được đề
xuất trong luận văn, Công ty có thể tham khảo và áp dụng tại đơn vị mình sao cho
có hiệu quả nhất, góp phần thực hiện đúng đắn quy định của nhà nước, nâng cao
chất lượng thông tin kế toán.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm
Chi phí là một trong những thước đo đầu vào của quá trình sản xuất. Chi phí
sản xuất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, nhà sản
xuất, người tiêu dùng và xã hội.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Chuẩn mực chung):
"Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản chi tiền ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các
khoản nợ dân đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối
cho cổ đông hoặc chủ sở hữu" [2, tr.2].
Như vậy, chi phí là một trong những tổn thất về nguồn lực (vật chất, con
người…) mà doanh nghiệp phải gánh chịu để đổi lại các mục tiêu lợi nhuận.
Trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất là một trong những nhân tố quan
trọng có ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng lợi nhuận. Chi phí sản xuất được hiểu ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
- Theo kế toán tài chính: "Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định."[15, tr.98].
- Theo kinh tế học: "Chi phí sản xuất (production cost) là những khoản chi
phí để chuyển các đầu vào nhân tố thành sản lượng hàng hoá và dịch vụ có giá trị
cao hơn. Chi phí chế biến sản phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, khấu hao, bảo
dưỡng nhà máy và trang thiết bị, địa tô, thuế, điện…" [12, tr.72].
Tóm lại, có thể hiểu chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh
của các yếu tố đầu vào (bao gồm chi phí lao động vật hóa và lao động sống) trong
quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra nhằm gia tăng giá trị hàng hóa dịch
vụ trong một thời kỳ nhất định.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
9
Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản chi phí chi ra đều là chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp sản xuất. Trong doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều loại chi phi
trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, nhng khi nhắc đến
chi phí sản xuất là những hao phí, tổn thất xảy ra chỉ xét trong quá trình sản xuất,
như những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, chứ không phải là những
chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ hay còn gọi là chi phí ngoài sản xuất là các khoản
chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh không được tính vào giá thành sản phẩm. Các
khoản chi phí này được bù đắp bởi doanh thu như các khoản chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất, ngành lĩnh vực lại có cách thức tổ chức
sản xuất riêng, phụ thuộc vào trình độ quản lý, dây chuyền công nghệ và cách thức
gia tăng giá trị sản phẩm. Do đó, chi phí sản xuất cũng phát sinh tại nhiều địa điểm
khác nhau, nhiều sản phẩm khác nhau.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Có nhiều cách phân loại chi phí theo các giác độ khác nhau, tiêu chí phụ
thuộc vào mục đích của người sử dụng chi phí sản xuất vào các quyết định quản lý
và lựa chọn phương án kinh doanh. Chi phí sản xuất có thể phân loại như sau:
 Theo khoản mục chi phí trong giá thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính,
phụ, công cụ dụng cụ, vật liệu thay thế, nhiên liệu đã sử dụng vào sản xuất kinh
doanh, không tính phần nhập lại kho và phế liệu thu hồi.
- Chi phí nhân công trực tiếp: toàn bộ chi phí lương, các khoản phụ cấp và
các khoản trích theo lương của bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch
vụ (như bộ phận công nhân các phân xưởng, bộ phận lái xe, phụ xe trong doanh
nghiệp kinh doanh vận tải…).
- Chi phí sản xuất chung: toàn bộ các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận sản
xuất như phân xưởng (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
Ưu điểm: Xác định chỉ tiêu tính giá thành nhanh chóng, chính xác
Nhược điểm: Không tính được các yếu tố nào biến đổi và cố định tác động
lên khoản mục chi phí chủ yếu.
 Theo các yếu tố chi phí đầu vào:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
10
- Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
công cụ dụng cụ, vật liệu thay thế sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố nhiên liệu: toàn bộ giá trị nhiên liệu cần thiết đã sử dụng trong sản
xuất kinh doanh.
- Yếu tố tiền lương và các khoản phải trả người lao động: tiền lương và các
khoản phụ cấp (thâm niên, vượt khung, độc hại, đắt đỏ, tiền ăn ca…) mang tính chất
tiền lương phải trả người lao động.
- Yếu tố các khoản trích theo lương: trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định hiện hành
trên tổng số lương phải trả người lao động.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: tổng số khấu hao phải trích của các tài sản
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ưu điểm: Việc phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét và
quản lý chi phí theo nội dung ban đầu, có ý nghĩa trong việc quản lý và lập kế hoạch
sản xuất vì nó cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại yếu tố chi phí sản xuất để phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về chi phí sản xuất, lập các kế hoạch về
cung ứng vật tư, quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động…
Nhược điểm: Không phân tách được đối tượng chịu chi phí, địa điểm phát
sinh chi phí.
 Theo quan điểm của kế toán quản trị:
- Biến phí (còn gọi là chi phí biến đổi) là những khoản mục chi phí có quan
hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, tức là chi phí sẽ thay đổi khi khối lượng sản
phẩm thay đổi.
- Định phí (còn gọi là chi phí cố định) là những khoản chi phí không biến đổi
khi mức độ hoạt động thay đổi, tức là dù có gia tăng hoặc không sản xuất thì chi phí
cố định doanh nghiệp vẫn phải trả một khoản cố định (bất biến).
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
11
Ngoài ra, có những loại chi phí không phân biệt là biến phí hay định phí như
tiền điện thoại, tiền thuê máy móc thiết bị…
Ưu điểm: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích điểm hòa vốn và đánh giá
được tính hợp lý của các khoản chi phí, từ đó có các biện pháp nâng cao sản lượng,
năng suất lao động nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc, trang thiết bị, hạ giá thành
sản phẩm… để đạt các mục tiêu về lợi nhuận và việc ra quyết định kinh doanh.
Nhược điểm: việc phân tách chi phí biến phí và định phí gặp nhiều khó khăn
đối với những loại chi phí hỗn hợp (là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu
tố biến phí và định phí).
Như vậy, chi phí sản xuất có thể phân loại thành các nhóm khác nhau phụ
thuộc vào mục đích, yêu cầu quản lý. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng cho mục đích
quản lý, kế toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở mỗi giác độ khác nhau.
Việc phân loại đều có ý nghĩa, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản
lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối
lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản phẩm phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, giá
trị gia tăng thêm kết tinh trong thành phẩm, dịch vụ hoàn thành trong một quá trình
hoặc một công đoạn. Xét về bản chất, giá thành là việc chuyển dịch vốn của doanh
nghiệp vào quá trình sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Chỉ tiêu giá thành là
một chỉ tiêu các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt quan tâm, vì hạ giá thành giúp
doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
1.1.2.2. Phân loại
Cũng như chi phí sản xuất, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán và kế hoạch
giá thành, giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau, phân
chia thành các loại khác nhau như sau:
 Theo thời điểm tính và nguồn số liệu xác định giá thành:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
12
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và cac dự toán, định mức của kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chi phí tiêu được xác định dựa trên
cơ sở những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thời điểm
tính giá thành thực tế là lúc kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành định mức: được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành
định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch, được xây dựng trên cơ sở các định mức bình
quân tiên tiến và không biến đổi suốt kỳ kế hoạch nên luôn có sự biến đổi phù hợp
với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế
hoạch giá thành của doanh nghiệp.
 Theo phạm vi hạch toán chi phí:
- Giá thành trực tiếp: chỉ bao gồm biến phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng liên quan đến khối lượng công tác, lao vụ, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành
gồm có chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp, các biến phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh (cả định phí
và biến phí).
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất bao
gồm: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Giữa chúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau cơ sở để tính giá thành là những số liệu chi phí đã được tập hợp, còn
cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất là những khoản hao phí do doanh nghiệp bỏ ra.
Một cách khái quát, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng
tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà đơn vị phải bỏ ra
trong quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất gắn với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm
gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí, kế toán cần
căn cứ vào các loại chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất bao gồm bao gồm
chi phí trả trước trong kỳ cần phân bổ. Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí
phải trả trong kỳ và chi phí trả trước phân bổ trong kỳ.
Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
mà còn liên quan đến khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
13
phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm thì không liên quan đến chi phí sản xuất của
sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản
xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Nếu xét về mặt lượng, quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
thể hiện qua công thức:
Tổng giá thành sản CPSX dở dang CPSX phát CPSX dở dang
=
đầu kỳ
+ -
phẩm hoàn thành sinh trong kỳ cuối kỳ
Trường hợp các ngành sản xuất không có chi phí sản xuất dở dang hoặc chi
phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau, tổng giá thành sản phẩm hoàn
thành chính là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một
cách hợp lý là tiền đề quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối
tượng phụ thuộc vào năng lực, trình độ của bộ máy kế toán và yêu cầu quản lý, loại
hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm…
Công tác xác định đối tượng kế toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc tổ chức phân loại các loại chi phí, hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách và
bộ máy kế toán tham gia vào hoạt động kế toán chi phí được thống nhất liền mạch,
góp phần cung cấp thông tin, giúp nhà quản trị kịp thời ra các quyết định sản xuất
phù hợp. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập
hợp chi phí, những nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng kế toán chi phí
sản xuất có thể là từng phân xưởng, tổ, đội hoặc toàn doanh nghiệp; từng đơn đặt
hàng, hạng mục công trình; từng bộ phận, chi tiết; từng dây chuyền công nghệ hay
toàn bộ cả dây chuyền.
Như vậy, xác định đối tượng kế toán chi phi sản xuất chính là việc xác định
giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu
chi phí.
1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, bán
thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính toán giá thành một đơn vị
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
14
sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng của quá trình
sản xuất, hay trên dây chuyền sản xuất tùy thuộc vào yêu cầu của chế độ hạch toán
của doanh nghiệp áp dụng và quá trình tiêu thụ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
phụ thuộc vào các đặc điểm sau:
- Quy trình công nghệ sản xuất: Nếu quy trình sản xuất đơn giản, đối tượng tính
giá thành là sản phẩm cuối cùng, còn với quy trình sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá
thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
- Loại hình sản xuất:
+ Loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng giá
thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
+ Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ
như đã nêu ở phần trên.
- Trình độ và yêu cầu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Với trình độ cao,
có thể xác định đối tượng giá thành chi tiết ở nhiều góc độ đáp ứng nhu cầu quản lý
và thông tin. Với trình độ thấp, thì đối tượng giá thành có thể bị hạn chế hoặc thu
hẹp. Với việc sử dụng các phần mềm kế toán trong ghi chép và tính giá thành, xác
định đối tượng giá thành sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào trình độ của kế toán mà
còn phụ thuộc vào chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hỗ trợ quá trình làm kế toán
(mua phần mềm, mô tả để đặt hàng viết phần mềm…).
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp
được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ
thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm,
phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, đối tượng kế toán chi phí và giá thành sản
phẩm mà có thể áp dụng các phương pháp như sau:
1.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất
1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán chi phí và giá thành sản
phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chịu sự chi phối
trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, số 02, số 03, số 04 như sau:
1.3.1.1. Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01): chuẩn mực chung
Kế toán chi phí sản xuất cần tuân thủ 7 nguyên tắc kế toán sau:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
15
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: "Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí
phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực
tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở
dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai" [2].
Như vậy, mọi chi phí phát sinh của doanh nghiệp phải được ghi nhận tại thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Chỉ khi tuân thủ
đúng nguyên tắc này, báo cáo tài chính mới phản ánh được tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài
sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo
giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản
không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Mọi tài sản của doanh nghiệp khi xuất dùng (nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ) phải được ghi nhân theo giá gốc, khi phản ánh chúng theo giá thị trường
tại thời điểm đưa tài sản đó vào quá trình sản xuất sản phẩm. Thực hiện nguyên tắc
này để đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán, xác định được kết quả kinh
doanh và đơn giản hơn trong việc ghi chép, thuận lợi cho công tác quản lý.
- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhân doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhân một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí
phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Do đó, tất cả cả các khoản chi phí cấu thành nên sản phẩm sẽ được tập hợp
tạo ra giá vốn của sản phẩm đó và phải phù hợp với doanh thu của sản phẩm được
cung cấp trong khoảng thời gian xác định.
- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có
thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh
hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuân thủ nguyên tắc nhất quán, đảm bảo cho việc ghi nhận các yếu tố chi phí
một cách hợp lý, không tạo nên các thay đổi bất thường trong giá thành sản phẩm
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
16
(khi thay đổi về phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp xác định trị giá hàng
xuất kho... trong kỳ kế toán).
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc
thận trọng đòi hỏi phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn, không
đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp
hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí, doanh thu và thu nhập chỉ được ghi
nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí
phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Cần phải tuân
thủ nguyên tắc này để hạn chế tối đa những bất lợi trong tương lai.
- Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp
nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được
đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét
trên cả phương diện định lượng và định tính.
Đồng thời theo VAS 01, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được
ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm
giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc
tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Các chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải
tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến
trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định
một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản
chi phí được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi
chí phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong kỳ sau.
1.3.1.2. Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02): Kế toán hàng tồn kho
Theo quy định của VAS 02 – Hàng tồn kho, giá gốc hàng tồn kho đã bán
được ghi nhân là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên
quan đến chúng. Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong 4 phương pháp:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
17
phương pháp đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước. Ngoài ra, trong
giá vốn hàng bán còn bao gồm phần định phí sản xuất chung dưới công suất bình
thường của máy móc thiết bị.
Đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực hàng tồn kho như TS được giữ để bán
trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường (thành phẩm), hay đang trong quá trình
sản xuất, kinh doanh dở dang (bán thành phẩm hay các sản phẩm dở dang) và các
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của
chuẩn mực này cũng chính là đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Nội dung chính của chuẩn mực đề cập đến là cách xác định trị giá
của hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
Các chi phí được tính vào giá gốc hàng tồn kho là:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: giá mua của hàng tồn kho và chi phí
mua hàng (bốc dỡ, vận chuyển...) các khoản chiết khấu thuơng mại và giảm giá
hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí lương, các khoản phụ cấp có
tính chất lương, khoản trích theo lương theo quy định Pháp luật.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến
quá trình sản xuất như CPSX chung cố định và CPSX chung biến đổi.
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi
theo số lượng sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,
nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi
phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Tóm lại, quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm về thực chất cũng là xác định giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc nên
giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ bao gồm 03 yếu tố CPSX kể trên
có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
18
1.3.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03) Tài sản cố định hữu hình
Khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đối với chi phí sản xuất sản phẩm tại
các doanh nghiệp, bởi lượng TSCĐ sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm là rất lớn,
TSCĐ thường có giá trị cao.
Giá trị khấu hao TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời
gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh
tế mà tài sản đem lại cho DN. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác.
Trong quá trình sản xuất công ty nào cũng dùng các tư liệu sản xuất như nhà
xưởng máy móc thiết bị và các TSCĐ khác. Khi các yếu tố này tham gia trong quá
trình sản xuất thì giá trị của nó được dịch chuyển dần dần vào giá trị của các sản
phẩm- phần giá trị này được gọi là giá trị hao mòn của TSCĐ do tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh.
Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích
khấu hao. Mức trính khấu hao TSCĐ được hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong
kỳ. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ giá trị khấu hao TSCĐ vào chi
phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của VAS03. Khấu hao TSCĐ là việc tính
toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ đó. TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ
cấu tài sản của DN. Vì vậy, việc tính toán xác định chi phí khấu hao TSCĐ luôn là
công tác trọng tâm trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay
đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TS. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số
đơn vị sản phẩm ước tính TS có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp
xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ
khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
19
1.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để chế
tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ;
Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng sản
xuất… thì kế toán ghi nhận trực tiếp không qua phân bổ gián tiếp;
Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tập hợp
chi phí, thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tiến hành phân bổ chi
phí cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là theo định mức tiêu
hao, theo hệ số, theo trọng lượng;
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy
đề nghị tạm ứng, phiếu chi;
Tài khoản kế toán: Theo Thông tư 200/2014/TT- BTC thay thế cho Quyết
định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban hành
“Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh
vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” tài khoản này
mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
- Hạch toán TK 621 cần một số quy định sau:
+ Chỉ hạch toán vào TK 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (Gồm cả
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên liệu, vật liệu
phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng;
+ Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp vào bên Nợ TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” theo từng
đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này;
+ Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu nguyên liệu, vật liệu đã được
tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết
chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối
tượng sử dụng) vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm,
dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
20
thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ
theo định mức sử dụng…
Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.1
TK 152 TK 621 TK 154
(1) (3)
TK 111, 112, 331 TK 152
(2) (4)
TK 133 TK 632
(5)
Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Nguồn: [15])
Trong đó:
(1) Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm;
(2) Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm;
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để xác định giá thành sản phẩm
(4) NVL thừa dùng không hết nhập kho;
(5) Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường.
1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương tiền
ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện
các lao vụ dịch vụ, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất. Chi phí tiền
lương, tiền công có thể tính theo thời gian hoặc tính theo sản phẩm;
- Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng
chịu chi phí có liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều
đối tượng mà không hạch toán được trực tiếp cho từng đối tượng kế toán thì được
tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu chuẩn thích hợp cho các đối tượng chịu chi
phí có liên quan;
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
21
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công hoặc sổ theo dõi công tác của các phân
xưởng sản xuất, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán, hợp
đồng thời vụ, bảng tính lương, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương;
- Tài khoản kế toán: Theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC thay thế cho Quyết
định số 15/2006/QĐ- BTC, ban hành ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán,
Ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc
mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để phản ánh chi phí nhân công
trực tiếp kế toán sử dụng Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản 622
phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Hạch toán TK 622 cần một số quy định sau:
+ Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương,
tiền công và các khoản phụ cấp. . . cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý,
nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng;
+ Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nhân công trực
tiếp vào bên Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” theo từng đối tượng tập hợp;
+ Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được
tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào Tài khoản 632
“Giá vốn hàng bán” ;
+ Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu chi phí nhân công trực tiếp đã
được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết
chuyển chi phí nhân công trực tiếp (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối
tượng sử dụng) vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm,
dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ giá trị chi phí nhân công trực tiếp
vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý.
Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.2
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
22
TK 334 TK 622
(1) TK 154
TK 335
(4)
(2)
TK 632
TK 338
(5)
(3)
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
(Nguồn: [15])
Trong đó:
(1) Lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ;
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất;
(3) Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của công
nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ;
(4) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng
chịu chi phí;
(5) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vượt lên mức
bình thường.
1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho
quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm:
chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác;
Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng
(sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định thức, theo tiền lương công
nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…);
- Chứng từ sử dụng: Là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho sản
xuất chung như: Đơn bán hàng, bảng kê phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ,
tiền điện, tiền nước dùng riêng cho các bộ phận phân xưởng;
- Tài khoản sử dụng: Theo thông tư 200/2014/TT- BTC thay thế Quyết định
15/2006/QĐ - BTC, ban hành ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban
hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
23
mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để hạch toán chi phí sản xuất
chung kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
- Hạch toán TK 627 cần một số quy định sau:
+ TK 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm,
ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ;
+ Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất chung
vào bên Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ,
đội sản xuất;
+ Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết
theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi;
+ Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một
khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được
phản ánh một cách tách biệt thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại
sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán;
+ Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất
chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ
TK 631 “Giá thành sản xuất”;
+ Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Quy trình hạch toán chi phi sản xuất chung được thể hiện qua Sơ đồ 1.3
TK 334, 338 TK 627
(1)
TK 152 TK 154
(2) (6)
T K 153 (242) TK 632
(3) (7)
TK 214
(4)
TK 111, 112, 141, 331
(5)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung
(Nguồn: [15])
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
24
Trong đó:
(1) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng;
(2) Chi phí vật liệu;
(3) Chi phí công cụ, dụng cụ;
(4) Chi phí khấu hao TSCĐ;
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền;
(6) Phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến trong kỳ;
(7) Chi phí sản xuất chung không được phân bổ tính vào giá vốn trong kỳ.
- Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi
phí. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất thì
phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng từng đội
sản xuất. Trường hợp một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại
sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo
phương pháp phân bổ gián tiếp;
Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho
các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…);
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối
tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương
công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất …);
1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.3.5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621,
622, 627 kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp
toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất,
từng nơi phát sinh hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng
loại lao vụ, dịch vụ…
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
25
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua Sơ đồ 1.4
(9)
TK152 TK621
(1)
TK111, 112, 331
(2)
TK1331
TK334, 338 TK622
(3)
TK334, 338
TK627
(4)
TK152
(5)
TK153, 242
(6)
TK214
(7)
TK111, 112, 331
(8)
TK1331
TK154 TK632
(10a) (15)
(10b)
(11a)
(11b)
(12a)
(12b)
TK155
(13)
TK157
(14)
Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
(Nguồn: [15])
Trong đó:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm;
(2) Nguyên vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm;
(3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp
sản xuất;
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
26
(4) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý và phục vụ
sản xuất tại phân xưởng;
(5) Giá trị vật liệu phụ, nhiên liệu xuất kho dùng chung cho toàn phân xưởng
(6) Chi phí công cụ xuất dùng cho sản xuất;
(7) Khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất;
(8) Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất;
(9) Giá trị vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho;
(10a, 11a) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm;
(10b, 11b) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát
sinh vượt mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán;
(12a) Phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm;
(12b) Phần định phí sản xuất chung không phân bổ hoặc phần chi phí sản xuất chung
phát sinh vượt trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán;
(13) Giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ;
(14, 15) Giá vốn thành phẩm gửi bán hoặc xuất bán trực tiếp tại xưởng.
1.3.5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong
các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ liên quan
đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải
tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các
phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm
hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy, việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các
doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định.
Về chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp:Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê
định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân biệt được là xuất cho mục đích
sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên
quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ…) hoặc
dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho
từng mục đích.
Để phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử
dụng Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh
trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
27
được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi đã tiến hành kiểm kê và xác định
được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.
Về chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí
trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên.
Về chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào
tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo tài khoản cấp 2 tương
ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Sau đó, sẽ được phân bổ vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh
và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Tổng hợp quá trình hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định
kỳ được trình bày theo Sơ đồ 1.5 (11)
TK154 TK631 TK632
(1) (12)
TK611 TK621
(2) (8a)
(8b)
TK334, 338 TK622
(3) (9a)
(9b)
TK611
TK627
(4) (10a)
TK334, 338 (10b)
(5)
TK214
(6)
TK111, 112, 331
(7)
TK1331
Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Nguồn: [15])
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
28
Trong đó:
(1) Đầu kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ;
(2) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ;
(3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp
sản xuất;
(4) Tập hợp chi phí nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung
tại bộ phận sản xuất trong kỳ;
(5) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý và phục vụ
sản xuất tại phân xưởng;
(6) Khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất trong kỳ;
(7) Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất trong kỳ;
(8a, 9a) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp để tính giá thành sản phẩm;
(8b, 9b) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán;
(10a) Phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm;
(10b) Phần định phí sản xuất chung không phân bổ hoặc phần chi phí sản xuất chung
phát sinh vượt trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán;
(11) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ;
(12) Giá vốn của thành phẩm nhập kho trong kỳ.
1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá
trình sản xuất, chế biến đang còn nằm trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở
thành sản phẩm được.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một nhân tố quyết định đến tính
trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ rất phức tạp và từng đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất tính
chất cấu thành của chi phí, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có phương
pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ khác nhau.
1.3.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Phương pháp này vận dụng phù hợp cho doanh nghiệp mà trong cấu thành
của giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối
lớn (thông thường là lớn hơn 70%);
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
29
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
CPNVLTT của sản CPNVLTT phát
Khối lượng
Chi phí của +
phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ
sản phẩm dở = x dở dang
Khối lượng SP Khối lượng
cuối kỳ
dang cuối kỳ +
hoàn thành dở dang cuối kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xác định dở dang cuối kỳ một cách
nhanh chóng và giản đơn. Tuy nhiên theo phương pháp này chỉ tính đến dở dang
của chi phí nguyên vật liệu, còn chi phí chế biến được tính hết vào sản phẩm hoàn
thành trong kỳ, nếu tỷ trọng chi phí sản xuất ngoài chi phí NVL chính trực tiếp
chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất thì giá trị sản phẩm dở dang xác
định được càng không chính xác
1.3.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng
phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của khoản mục chi phí trong quá trình
sản xuất sản phẩm.
- Đối với những chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như
nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính:
Chi phí Chi phí của
Chi phí NVL chính trực
+ tiếp (hoặc chi phí NVL trực Số lượng
của
SPDD đầu kỳ
= tiếp) phát sinh trong kỳ. x SPDD cuối
SPDD Số lượng SP kỳ
cuối kỳ hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ
- Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến:
Chi phí Chi phí của
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
Khối lượng
của
=
SPDD đầu kỳ
x
SPDD cuối kỳ
SPDD Khối lượng SP Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương
cuối kỳ hoàn thành
+
tương đương SP hoàn thành hoàn thành
Trong đó:
Khối lượng SPDD cuối
Khối lượng sản
Tỷ lệ hoàn
kỳ tương đương sản = S x thành của sản
phẩm dở dang
phẩm hoàn thành phẩm dở dang
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
30
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp xác định giá
trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đó là đã tính cả chi phí
chế biến vào giá trị sản phẩm dở dang do vậy tính chính xác cao hơn phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, để
thực hiện phương pháp này lại rất phức tạp và khó thực hiện, nó đòi hỏi phải lựa
chọn được tiêu chuẩn quy đổi sản phẩm dở dang cho phù hợp, đồng thời việc ước
lượng mức độ hoàn thành về từng loại chi phí chế biến cũng phải đảm bảo hợp lý thì
việc quy đổi SPDD ra thành phẩm mới đảm bảo độ chính xác cao
1.3.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có xây dựng giá thành
định mức:
- Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu (nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật
liệu chính….) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định định mức như sau:
Chi phí của SPDD Chi phí định mức của Số lượng sản phẩm dở
=
khoản mục chi phí
x
cuối kỳ dang cuối kỳ
- Đối với chi phí bỏ dần theo mức độ gia công (chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung…) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Chi phí của
Số lượng SPDD cuối kỳ
Chi phí định mức của
= x tương đương sản phẩm
SPDD cuối kỳ khoản mục chi phí
hoàn thành
Phương pháp này tính toán được sản phẩm dở dang một cách nhanh chóng,
đơn giản, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, phương pháp này
chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất đồng
thời khối lượng sản phẩm dở dang khá ổn định. Mặt khác chi phí thực tế thường
không sát với chi phí định mức và khó đảm bảo tính chính xác nếu các định mức chi
phí xây dựng không tiên tiến và không kịp thay đổi với tình hình thực tế.
1.3.7. Tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng để tính giá
thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi
phí cho từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
31
chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản
lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất với
đối tượng tính giá thành sản phẩm mà lựa chọn phương pháp tính giá thành sản
phẩm thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành sản phẩm, cụ thể:
1.3.7.1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy
trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất
ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ví dụ tính giá thành sản phẩm nhựa, bánh kẹo,
than, quặng, kim loại…
Nội dung phương pháp: Cuối kỳ kế toán tính trị giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ, chi phí sản xuất trong kỳ, căn cứ vào chi phí dở dang đầu kỳ, kế toán tính giá
thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:
Tổng giá thành
=
Chi phí SP
+
Chi phí SX phát
-
Chi phí SP
sản phẩm DD đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ
Giá thành đơn vị SP =
Tổng giá thành SP
Số lượng SP hoàn thành
1.3.7.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được
thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (dệt, nhuộm, may
mặc…).
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn
Z1 , Z2 … , Zn: chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết, các giai đoạn, bộ
phận sản xuất;
1.3.7.3. Phương pháp hệ số
Phương pháp được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một
quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng
thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho
từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo
phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản
phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
32
thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành
từng loại sản phẩm;
Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc (Z0i)
Giá thành đơn vị sản
phẩm i (Zi)
Trong đó:
Tổng giá thành sản xuất của các loại SP
=
Tổng số sản phẩm gốc (Q0)
Hệ số quy đổi
Giá thành đơn vị sản
= x sản phẩm i phẩm gốc (Z0i)
(Hi)
Q0 = ∑Qi x Hi; Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi).
Tổng giá thành sản
Giá trị sản Tổng chi phí
Giá trị sản phẩm
= phẩm DD + sản xuất phát -
xuất của các loại SP
đầu kỳ sinh trong kỳ
DD cuối kỳ
1.3.7.4. Phương pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm
chất khác nhau như may mặc, đóng giày, cơ khí chế tạo…. Để giảm bớt khối lượng
hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm cùng
loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế
hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và từng tổng giá thành
sản phẩm từng loại.
Giá thành Giá thành kế hoạch
thực tế đơn
=
hoặc định mức
vị sản phẩm đơn vị thực tế
từng loại từng loại SP
1.3.7.5. Phương pháp định mức
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế
so với chi phí kế hoạch
x hoặc định mức của tất cả
các loại SP
Phương pháp này chỉ áp dụng được trong những doanh nghiệp đã xác lập
được hệ thống định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi
phí phục vụ và quản lý sản xuất từng loại sản phẩm.
Nội dung phương pháp:
Xác định tổng giá thành định mức của sản phẩm: cơ sở để tính là định mức kinh
tế kỹ thuật hiện hành và số lượng sản phẩm sản xuất. Kế toán có thể tính giá thành định
mức cho sản phẩm, nửa thành phẩm, hoặc bộ phận cấu thành nên sản phẩm.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.

More Related Content

Similar to Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.

Similar to Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty. (20)

Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Doanh Nghiệp.
Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Doanh Nghiệp.Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Doanh Nghiệp.
Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Doanh Nghiệp.
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tính Toán Móng Bè Cọc Theo Mô Hình Hệ Số Nền Có Xét Đến Độ Tin Cậy C...
Luận Văn Tính Toán Móng Bè Cọc Theo Mô Hình Hệ Số Nền Có Xét Đến Độ Tin Cậy C...Luận Văn Tính Toán Móng Bè Cọc Theo Mô Hình Hệ Số Nền Có Xét Đến Độ Tin Cậy C...
Luận Văn Tính Toán Móng Bè Cọc Theo Mô Hình Hệ Số Nền Có Xét Đến Độ Tin Cậy C...
 
Luận Văn Đánh Giá Chức Năng Thị Giác Sinh Viên Các Học Viện Và Trường Đại Học...
Luận Văn Đánh Giá Chức Năng Thị Giác Sinh Viên Các Học Viện Và Trường Đại Học...Luận Văn Đánh Giá Chức Năng Thị Giác Sinh Viên Các Học Viện Và Trường Đại Học...
Luận Văn Đánh Giá Chức Năng Thị Giác Sinh Viên Các Học Viện Và Trường Đại Học...
 
Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS.docx
Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS.docxNghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS.docx
Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS.docx
 
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Thực Trạng Giải Quyết Tranh Chấp Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.
Thực Trạng Giải Quyết Tranh Chấp Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.Thực Trạng Giải Quyết Tranh Chấp Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.
Thực Trạng Giải Quyết Tranh Chấp Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.
 
BÀI MẪU Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng, HAYBÀI MẪU Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
 
ĐỒ ÁN - Khảo sát và thiết kế hạ tầng mạng doanh nghiệp (1).doc
ĐỒ ÁN - Khảo sát và thiết kế hạ tầng mạng doanh nghiệp (1).docĐỒ ÁN - Khảo sát và thiết kế hạ tầng mạng doanh nghiệp (1).doc
ĐỒ ÁN - Khảo sát và thiết kế hạ tầng mạng doanh nghiệp (1).doc
 
Đồ Án Khảo Sát Và Thiết Kế Hạ Tầng Mạng Doanh Nghiệp.doc
Đồ Án Khảo Sát Và Thiết Kế Hạ Tầng Mạng Doanh Nghiệp.docĐồ Án Khảo Sát Và Thiết Kế Hạ Tầng Mạng Doanh Nghiệp.doc
Đồ Án Khảo Sát Và Thiết Kế Hạ Tầng Mạng Doanh Nghiệp.doc
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và t...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và t...
 
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lựcBÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
 
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
 
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
 
Pháp Luật Về Hoạt Động Cung Ứng Dịch Vụ Bảo Vệ, Thực Trạng Và Hướng Hoàn Thiện.
Pháp Luật Về Hoạt Động Cung Ứng Dịch Vụ Bảo Vệ, Thực Trạng Và Hướng Hoàn Thiện.Pháp Luật Về Hoạt Động Cung Ứng Dịch Vụ Bảo Vệ, Thực Trạng Và Hướng Hoàn Thiện.
Pháp Luật Về Hoạt Động Cung Ứng Dịch Vụ Bảo Vệ, Thực Trạng Và Hướng Hoàn Thiện.
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRẦN PHƯƠNG THẢO KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU - VINACOMIN LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THỦY
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM HÀ NỘI, NĂM 2023
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin” là công trình nghiên cứu độc lập, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước. Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả luận văn Trần Phương Thảo
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công đoàn, xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của để tài ..................................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 5 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu....................................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................ 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................... 8 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm................................. 8 1.1.1. Chi phí sản xuất.............................................................................................................................. 8 1.1.2. Giá thành sản phẩm....................................................................................................................11 1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................................12 1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm..13 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất......................................................................................13 1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm......................................................................................13 1.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất ................................................................................................................................................................14 1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ..........................................................................................................................................................................14 1.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................................................19 1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................................................20 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................................................22 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất........................................................................................24 1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang....................................................................................................28
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 1.3.7. Tính giá thành sản phẩm ..........................................................................................................30 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................................................35 Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN.....36 2.1. Tổng quan Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin .......................................36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................................36 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý ........................................................................................................39 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất .................................................................................................44 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán......................................................................................46 2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin..................................................................51 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất......................................................................................51 2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm......................................................................................53 2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin...................................................................................................53 2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................................................53 2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................................................56 2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................................................59 2.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang....................................................................................................63 2.3.5. Tính giá thành sản phẩm ..........................................................................................................65 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin.........................................................................67 2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................................................67 2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................................................69 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................................................74 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN75 3.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin......................................................................................................................................75 3.2. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin.................76
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.....................................................78 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện việc xác định và hạch toán chi phí sản xuất........................78 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...............................79 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.........................................80 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung..................................................82 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................................................83 3.4.1. Về phía nhà nước và Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam.........83 3.4.2. Về phía công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin................................................84 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................................86 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................89 PHỤ LỤC
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 CBCNV Cán bộ công nhân viên 6 CP Chi phí 7 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8 CPSX Chi phí sản xuất 9 DN Doanh nghiệp 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 HTK Hàng tồn kho 12 KPCĐ Kinh phí công đoàn 13 NVL Nguyên vật liệu 14 SPDD Sản phẩm dở dang 15 SXC Sản xuất chung 16 TCKT Tài chính kế toán 17 TK Tài khoản 18 TS Tài sản 19 TSCĐ Tài sản cố định 20 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 Z Giá thành
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Báo cáo tình hình sản lượng khai thác than Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin giai đoạn 2017-2019 38 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017-2019 ...................................... 39 Bảng 2.3: Giá trị lốp phân bổ Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng................... 71 Bảng 2.4: Chi phí nhân công trực tiếp Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng. 72 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................................................... 20 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp...................................................... 22 Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung.............................................................................. 23 Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên....... 25 Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ................... 27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần than Cọc Sáu ........................... 40 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần than Cọc Sáu......................... 44 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất than nguyên khai......................................................... 45 Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu ....................... 46 Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.................. 50 Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin55 Sơ đồ 2.7: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin 58 Sơ đồ 2.8: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu 59
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của để tài Trong nền kinh tế thị trường ngày càng một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được Quốc hội thông qua đã mở ra cơ hội hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU cũng như thế giới, đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển kinh tế của nước ta, nó mở ra trước mặt các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và khó khăn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tức là lấy thu nhập bù chi phí, có doanh lợi để tăng tích lũy, từ đó tái sản xuất mở rộng không ngừng. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải tổng hòa các biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là phải tổ chức tốt việc sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xuống tới mức giới hạn thấp nhất. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp hiện nay, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và quá trình hội nhập. Để giữ được chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy chi phí sản xuất còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu chi phí cao thi lợi nhuận của doanh nghiệp thấp và nếu chi phí của doanh nghiệp thấp thì lợi nhuận cao. Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm hợp lý hóa giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đó luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Để có thể thực hiện mục tiêu này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 2 chức công tác quản lý thật tốt việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có biện pháp hạ chi phi sản phẩm xuống thấp một cách hợp lý. Tuy doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành nhưng bên cạnh đó cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo dựng được uy tín tốt với sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Như vậy, từ ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như đã nêu ở trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Không những thế việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý công ty và quản lý vĩ mô nền kinh tế đất nước. Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin là một công ty sản xuất, vì vậy việc hạch toán chi phí giá thành tại Công ty là một phần tối quan trọng, giúp Công ty đạt được những thành công trong kinh doanh, tạo dựng được vị thế của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Công ty gần đây cho thấy, mặc dù doanh thu liên tiếp tăng nhưng lợi nhuận gộp lại đi theo xu hướng giảm do giá thành sản phẩm tăng cao. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết cho ban Lãnh đạo Công ty cần tìm hiểu các nguyên nhân và có các quyết định quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhận thức được nhu cầu cấp thiết, tầm quan trọng cũng như vai trò tích cực của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cùng với đặc thù của ngành học và việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin” làm đề tài luận văn thạc sỹ kế toán. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong thực tế đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài của tác giả. Các công trình được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số công trình có ý nghĩa tham khảo như: - Trong Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gia công xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10” của Lê Thị Thu Hằng (2013), Tác giả đã đề xuất hoàn thiện phân loại CP theo mức độ ứng xử trong DN may mặc. Với chi phí SXC phát sinh hầu hết là CP hỗn hợp thì các DN có thể sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu hoặc bình phương bé nhất để phân loại thành
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 3 CP cố định và CP biến đổi. Tác giả cũng đề xuất hoàn thiện hạch toán thiệt hại trong doanh nghiệp may mặc thông qua việc quy định rõ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong và ngoài định mức để loại trừ chi phí ngoài định mức ra khỏi giá thành sản phẩm. Đồng thời, tác giả còn đề xuất cần xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất, vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Luận văn đề xuất những hướng hoàn thiện cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu cho công ty May 10 theo cả hướng kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa có số liệu tính toán và các bước thực hiện giải pháp cụ thể. - Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Kim” (Bùi Thị Lan Phương, 2016) đã đưa ra lý luận cơ bản về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm sản xuất, phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN. Từ đó, đưa ra các đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Kim. Một là, hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Đề xuất nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân viên kế toán, tổ chức bộ phận kế toán quản trị. Hai là, hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ phải thống nhất về quy cách, biểu mẫu và trình tự luân chuyển, lưu trữ sắp xếp khoa học. Ba là, hoàn thiện hệ thống báo cáo: đề xuất thực hiện lập các báo cáo quản trị về chi phí theo định kỳ, tháng, quý hoặc theo từng đơn hàng. Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng định mức và dự toán chi phí tại Công ty. - Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân” (Trần Thị Hoa, 2016) đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Luận văn đã làm sáng tỏ bản chất nội dung của tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DN xây lắp, tổ chức lập dự toán chi phí, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Luận văn đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời đi sâu phản ánh thực trạng tổ chức kế toán Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của các DN xây lắp thuộc tập đoàn Cavico Việt Nam để làm cơ sở để xem xét đánh giá thực trạng tổ chức Kế toán quản trị CP sản xuất và
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 4 giá thành sản phẩm tại các DN xây lắp hiện nay. Bên cạnh những mặt đạt được đó, luận văn còn điểm hạn chế là các giải pháp đưa ra chưa thực sự thực tế và khả năng áp dụng chưa cao. - Trong luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí chính xác Nam Trường An” (Nguyễn Thị Huyền, 2017) đã chỉ ra chi tiết và khá chặt chẽ lý thuyết xung quanh vấn đề kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy luận văn đã tiếp cận vấn đề trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhưng cách tiếp cận hai góc độ này còn rời rạc, chưa chặt chẽ, trình bày riêng rẽ chưa đan xen vào nhau để thấy được sự khác biệt. - Trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam” (Lê Thúy Hà, 2011) đã đề cập đến lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cả dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong phần thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tác giả cũng đã đề cập dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam. Những đề tài, luận văn trên đã nêu lên lý luận và thực tiễn về công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này. Mặc dù vậy đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về những nội dung và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin. Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin” sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng như các doanh nghiệp khai thác than tại Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin.
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 5 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có ba nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin, xác định những nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu trong năm tài chính 2019. - Nội dung nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin dưới góc độ kế toán tài chính mà không nghiên cứu về phạm vi kế toán quản trị. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận thông tin: Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phân tích thực trạng của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập và xử lý thông tin. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin như: nhân sự thuộc phòng kế toán, các phòng ban khác như: bộ phận hành chính, tổ chức... nhằm giúp cho người
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 6 nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua các nguồn sau: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập từ nguồn này bao gồm các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư.... của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tham khảo từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet; Các tài liệu sẵn có của Công ty: Tài liệu giới thiệu về Công ty, quy chế tài chính, mục tiêu, phương hướng, chính sách phát triển của Công ty; Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị các năm từ năm 2017 đến năm 2019; Sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp...; + Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin từ các Phòng, Ban trong Công ty thông qua quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp... - Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra, sàng lọc, sau đó sử dụng công cụ Word, Excel để tiến hành ghi chép, trích dẫn số liệu minh họa. 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Trên phương diện lý luận: Luận văn đã tổng hợp được cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. - Trên phương diện thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin, luận văn đã giúp cho Công ty nhận thấy được mặt mạnh và điểm yếu trong công tác kế toán, từ đó nhà quản trị và bộ phận kế toán sẽ có những điều chỉnh trong tương lai cho phù hợp. Đồng thời, một số giải pháp hoàn thiện được đề xuất trong luận văn, Công ty có thể tham khảo và áp dụng tại đơn vị mình sao cho có hiệu quả nhất, góp phần thực hiện đúng đắn quy định của nhà nước, nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí là một trong những thước đo đầu vào của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng và xã hội. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Chuẩn mực chung): "Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi tiền ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dân đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu" [2, tr.2]. Như vậy, chi phí là một trong những tổn thất về nguồn lực (vật chất, con người…) mà doanh nghiệp phải gánh chịu để đổi lại các mục tiêu lợi nhuận. Trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng lợi nhuận. Chi phí sản xuất được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau. - Theo kế toán tài chính: "Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định."[15, tr.98]. - Theo kinh tế học: "Chi phí sản xuất (production cost) là những khoản chi phí để chuyển các đầu vào nhân tố thành sản lượng hàng hoá và dịch vụ có giá trị cao hơn. Chi phí chế biến sản phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, khấu hao, bảo dưỡng nhà máy và trang thiết bị, địa tô, thuế, điện…" [12, tr.72]. Tóm lại, có thể hiểu chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh của các yếu tố đầu vào (bao gồm chi phí lao động vật hóa và lao động sống) trong quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra nhằm gia tăng giá trị hàng hóa dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 9 Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản chi phí chi ra đều là chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. Trong doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều loại chi phi trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, nhng khi nhắc đến chi phí sản xuất là những hao phí, tổn thất xảy ra chỉ xét trong quá trình sản xuất, như những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, chứ không phải là những chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ hay còn gọi là chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh không được tính vào giá thành sản phẩm. Các khoản chi phí này được bù đắp bởi doanh thu như các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất, ngành lĩnh vực lại có cách thức tổ chức sản xuất riêng, phụ thuộc vào trình độ quản lý, dây chuyền công nghệ và cách thức gia tăng giá trị sản phẩm. Do đó, chi phí sản xuất cũng phát sinh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhiều sản phẩm khác nhau. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Có nhiều cách phân loại chi phí theo các giác độ khác nhau, tiêu chí phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng chi phí sản xuất vào các quyết định quản lý và lựa chọn phương án kinh doanh. Chi phí sản xuất có thể phân loại như sau:  Theo khoản mục chi phí trong giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ dụng cụ, vật liệu thay thế, nhiên liệu đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh, không tính phần nhập lại kho và phế liệu thu hồi. - Chi phí nhân công trực tiếp: toàn bộ chi phí lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ (như bộ phận công nhân các phân xưởng, bộ phận lái xe, phụ xe trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải…). - Chi phí sản xuất chung: toàn bộ các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận sản xuất như phân xưởng (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Ưu điểm: Xác định chỉ tiêu tính giá thành nhanh chóng, chính xác Nhược điểm: Không tính được các yếu tố nào biến đổi và cố định tác động lên khoản mục chi phí chủ yếu.  Theo các yếu tố chi phí đầu vào:
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 10 - Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, vật liệu thay thế sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố nhiên liệu: toàn bộ giá trị nhiên liệu cần thiết đã sử dụng trong sản xuất kinh doanh. - Yếu tố tiền lương và các khoản phải trả người lao động: tiền lương và các khoản phụ cấp (thâm niên, vượt khung, độc hại, đắt đỏ, tiền ăn ca…) mang tính chất tiền lương phải trả người lao động. - Yếu tố các khoản trích theo lương: trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tổng số lương phải trả người lao động. - Yếu tố khấu hao tài sản cố định: tổng số khấu hao phải trích của các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ưu điểm: Việc phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét và quản lý chi phí theo nội dung ban đầu, có ý nghĩa trong việc quản lý và lập kế hoạch sản xuất vì nó cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về chi phí sản xuất, lập các kế hoạch về cung ứng vật tư, quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động… Nhược điểm: Không phân tách được đối tượng chịu chi phí, địa điểm phát sinh chi phí.  Theo quan điểm của kế toán quản trị: - Biến phí (còn gọi là chi phí biến đổi) là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, tức là chi phí sẽ thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi. - Định phí (còn gọi là chi phí cố định) là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, tức là dù có gia tăng hoặc không sản xuất thì chi phí cố định doanh nghiệp vẫn phải trả một khoản cố định (bất biến).
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 11 Ngoài ra, có những loại chi phí không phân biệt là biến phí hay định phí như tiền điện thoại, tiền thuê máy móc thiết bị… Ưu điểm: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích điểm hòa vốn và đánh giá được tính hợp lý của các khoản chi phí, từ đó có các biện pháp nâng cao sản lượng, năng suất lao động nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc, trang thiết bị, hạ giá thành sản phẩm… để đạt các mục tiêu về lợi nhuận và việc ra quyết định kinh doanh. Nhược điểm: việc phân tách chi phí biến phí và định phí gặp nhiều khó khăn đối với những loại chi phí hỗn hợp (là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí). Như vậy, chi phí sản xuất có thể phân loại thành các nhóm khác nhau phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản lý. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng cho mục đích quản lý, kế toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở mỗi giác độ khác nhau. Việc phân loại đều có ý nghĩa, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng thêm kết tinh trong thành phẩm, dịch vụ hoàn thành trong một quá trình hoặc một công đoạn. Xét về bản chất, giá thành là việc chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Chỉ tiêu giá thành là một chỉ tiêu các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt quan tâm, vì hạ giá thành giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, đem lại nhiều lợi ích kinh tế. 1.1.2.2. Phân loại Cũng như chi phí sản xuất, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán và kế hoạch giá thành, giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau, phân chia thành các loại khác nhau như sau:  Theo thời điểm tính và nguồn số liệu xác định giá thành:
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 12 - Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và cac dự toán, định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chi phí tiêu được xác định dựa trên cơ sở những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thời điểm tính giá thành thực tế là lúc kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành định mức: được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch, được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi suốt kỳ kế hoạch nên luôn có sự biến đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.  Theo phạm vi hạch toán chi phí: - Giá thành trực tiếp: chỉ bao gồm biến phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng liên quan đến khối lượng công tác, lao vụ, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành gồm có chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp, các biến phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh (cả định phí và biến phí). 1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất bao gồm: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau cơ sở để tính giá thành là những số liệu chi phí đã được tập hợp, còn cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất là những khoản hao phí do doanh nghiệp bỏ ra. Một cách khái quát, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà đơn vị phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất gắn với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí, kế toán cần căn cứ vào các loại chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất bao gồm bao gồm chi phí trả trước trong kỳ cần phân bổ. Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước phân bổ trong kỳ. Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 13 phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm thì không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Nếu xét về mặt lượng, quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua công thức: Tổng giá thành sản CPSX dở dang CPSX phát CPSX dở dang = đầu kỳ + - phẩm hoàn thành sinh trong kỳ cuối kỳ Trường hợp các ngành sản xuất không có chi phí sản xuất dở dang hoặc chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau, tổng giá thành sản phẩm hoàn thành chính là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý là tiền đề quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng phụ thuộc vào năng lực, trình độ của bộ máy kế toán và yêu cầu quản lý, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm… Công tác xác định đối tượng kế toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tổ chức phân loại các loại chi phí, hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách và bộ máy kế toán tham gia vào hoạt động kế toán chi phí được thống nhất liền mạch, góp phần cung cấp thông tin, giúp nhà quản trị kịp thời ra các quyết định sản xuất phù hợp. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, những nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, tổ, đội hoặc toàn doanh nghiệp; từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình; từng bộ phận, chi tiết; từng dây chuyền công nghệ hay toàn bộ cả dây chuyền. Như vậy, xác định đối tượng kế toán chi phi sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính toán giá thành một đơn vị
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 14 sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, hay trên dây chuyền sản xuất tùy thuộc vào yêu cầu của chế độ hạch toán của doanh nghiệp áp dụng và quá trình tiêu thụ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào các đặc điểm sau: - Quy trình công nghệ sản xuất: Nếu quy trình sản xuất đơn giản, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, còn với quy trình sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. - Loại hình sản xuất: + Loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. + Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ như đã nêu ở phần trên. - Trình độ và yêu cầu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Với trình độ cao, có thể xác định đối tượng giá thành chi tiết ở nhiều góc độ đáp ứng nhu cầu quản lý và thông tin. Với trình độ thấp, thì đối tượng giá thành có thể bị hạn chế hoặc thu hẹp. Với việc sử dụng các phần mềm kế toán trong ghi chép và tính giá thành, xác định đối tượng giá thành sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào trình độ của kế toán mà còn phụ thuộc vào chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hỗ trợ quá trình làm kế toán (mua phần mềm, mô tả để đặt hàng viết phần mềm…). Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm, phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, đối tượng kế toán chi phí và giá thành sản phẩm mà có thể áp dụng các phương pháp như sau: 1.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán chi phí và giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chịu sự chi phối trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, số 02, số 03, số 04 như sau: 1.3.1.1. Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01): chuẩn mực chung Kế toán chi phí sản xuất cần tuân thủ 7 nguyên tắc kế toán sau:
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 15 - Nguyên tắc cơ sở dồn tích: "Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai" [2]. Như vậy, mọi chi phí phát sinh của doanh nghiệp phải được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Chỉ khi tuân thủ đúng nguyên tắc này, báo cáo tài chính mới phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Mọi tài sản của doanh nghiệp khi xuất dùng (nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ) phải được ghi nhân theo giá gốc, khi phản ánh chúng theo giá thị trường tại thời điểm đưa tài sản đó vào quá trình sản xuất sản phẩm. Thực hiện nguyên tắc này để đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán, xác định được kết quả kinh doanh và đơn giản hơn trong việc ghi chép, thuận lợi cho công tác quản lý. - Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhân doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhân một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Do đó, tất cả cả các khoản chi phí cấu thành nên sản phẩm sẽ được tập hợp tạo ra giá vốn của sản phẩm đó và phải phù hợp với doanh thu của sản phẩm được cung cấp trong khoảng thời gian xác định. - Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuân thủ nguyên tắc nhất quán, đảm bảo cho việc ghi nhận các yếu tố chi phí một cách hợp lý, không tạo nên các thay đổi bất thường trong giá thành sản phẩm
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 16 (khi thay đổi về phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho... trong kỳ kế toán). - Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn, không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí, doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Cần phải tuân thủ nguyên tắc này để hạn chế tối đa những bất lợi trong tương lai. - Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Đồng thời theo VAS 01, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chí phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong kỳ sau. 1.3.1.2. Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02): Kế toán hàng tồn kho Theo quy định của VAS 02 – Hàng tồn kho, giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhân là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng. Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong 4 phương pháp:
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 17 phương pháp đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước. Ngoài ra, trong giá vốn hàng bán còn bao gồm phần định phí sản xuất chung dưới công suất bình thường của máy móc thiết bị. Đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực hàng tồn kho như TS được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường (thành phẩm), hay đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang (bán thành phẩm hay các sản phẩm dở dang) và các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực này cũng chính là đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung chính của chuẩn mực đề cập đến là cách xác định trị giá của hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Các chi phí được tính vào giá gốc hàng tồn kho là: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: giá mua của hàng tồn kho và chi phí mua hàng (bốc dỡ, vận chuyển...) các khoản chiết khấu thuơng mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, khoản trích theo lương theo quy định Pháp luật. - Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như CPSX chung cố định và CPSX chung biến đổi. + Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Tóm lại, quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm về thực chất cũng là xác định giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc nên giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ bao gồm 03 yếu tố CPSX kể trên có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất.
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 18 1.3.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03) Tài sản cố định hữu hình Khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đối với chi phí sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp, bởi lượng TSCĐ sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm là rất lớn, TSCĐ thường có giá trị cao. Giá trị khấu hao TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho DN. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Trong quá trình sản xuất công ty nào cũng dùng các tư liệu sản xuất như nhà xưởng máy móc thiết bị và các TSCĐ khác. Khi các yếu tố này tham gia trong quá trình sản xuất thì giá trị của nó được dịch chuyển dần dần vào giá trị của các sản phẩm- phần giá trị này được gọi là giá trị hao mòn của TSCĐ do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trính khấu hao TSCĐ được hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ giá trị khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của VAS03. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ đó. TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản của DN. Vì vậy, việc tính toán xác định chi phí khấu hao TSCĐ luôn là công tác trọng tâm trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính TS có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 19 1.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ; Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng sản xuất… thì kế toán ghi nhận trực tiếp không qua phân bổ gián tiếp; Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tập hợp chi phí, thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng; Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi; Tài khoản kế toán: Theo Thông tư 200/2014/TT- BTC thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. - Hạch toán TK 621 cần một số quy định sau: + Chỉ hạch toán vào TK 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (Gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng; + Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này; + Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 20 thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng… Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.1 TK 152 TK 621 TK 154 (1) (3) TK 111, 112, 331 TK 152 (2) (4) TK 133 TK 632 (5) Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Nguồn: [15]) Trong đó: (1) Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm; (2) Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm; (3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để xác định giá thành sản phẩm (4) NVL thừa dùng không hết nhập kho; (5) Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường. 1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất. Chi phí tiền lương, tiền công có thể tính theo thời gian hoặc tính theo sản phẩm; - Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán được trực tiếp cho từng đối tượng kế toán thì được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu chuẩn thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan;
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 21 - Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công hoặc sổ theo dõi công tác của các phân xưởng sản xuất, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán, hợp đồng thời vụ, bảng tính lương, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương; - Tài khoản kế toán: Theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC thay thế cho Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, ban hành ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh. - Hạch toán TK 622 cần một số quy định sau: + Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp. . . cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng; + Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” theo từng đối tượng tập hợp; + Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” ; + Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu chi phí nhân công trực tiếp đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ giá trị chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.2
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 22 TK 334 TK 622 (1) TK 154 TK 335 (4) (2) TK 632 TK 338 (5) (3) Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp (Nguồn: [15]) Trong đó: (1) Lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ; (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất; (3) Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ; (4) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí; (5) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vượt lên mức bình thường. 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác; Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định thức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…); - Chứng từ sử dụng: Là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho sản xuất chung như: Đơn bán hàng, bảng kê phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền điện, tiền nước dùng riêng cho các bộ phận phân xưởng; - Tài khoản sử dụng: Theo thông tư 200/2014/TT- BTC thay thế Quyết định 15/2006/QĐ - BTC, ban hành ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 23 mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. - Hạch toán TK 627 cần một số quy định sau: + TK 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ; + Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; + Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi; + Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán; + Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”; + Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại. Quy trình hạch toán chi phi sản xuất chung được thể hiện qua Sơ đồ 1.3 TK 334, 338 TK 627 (1) TK 152 TK 154 (2) (6) T K 153 (242) TK 632 (3) (7) TK 214 (4) TK 111, 112, 141, 331 (5) Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung (Nguồn: [15])
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 24 Trong đó: (1) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng; (2) Chi phí vật liệu; (3) Chi phí công cụ, dụng cụ; (4) Chi phí khấu hao TSCĐ; (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền; (6) Phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến trong kỳ; (7) Chi phí sản xuất chung không được phân bổ tính vào giá vốn trong kỳ. - Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng từng đội sản xuất. Trường hợp một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ gián tiếp; Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…); Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất …); 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627 kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ…
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 25 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua Sơ đồ 1.4 (9) TK152 TK621 (1) TK111, 112, 331 (2) TK1331 TK334, 338 TK622 (3) TK334, 338 TK627 (4) TK152 (5) TK153, 242 (6) TK214 (7) TK111, 112, 331 (8) TK1331 TK154 TK632 (10a) (15) (10b) (11a) (11b) (12a) (12b) TK155 (13) TK157 (14) Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (Nguồn: [15]) Trong đó: (1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm; (2) Nguyên vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm; (3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất;
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 26 (4) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng; (5) Giá trị vật liệu phụ, nhiên liệu xuất kho dùng chung cho toàn phân xưởng (6) Chi phí công cụ xuất dùng cho sản xuất; (7) Khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất; (8) Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất; (9) Giá trị vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho; (10a, 11a) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm; (10b, 11b) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh vượt mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán; (12a) Phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm; (12b) Phần định phí sản xuất chung không phân bổ hoặc phần chi phí sản xuất chung phát sinh vượt trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán; (13) Giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ; (14, 15) Giá vốn thành phẩm gửi bán hoặc xuất bán trực tiếp tại xưởng. 1.3.5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy, việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định. Về chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp:Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân biệt được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Để phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 27 được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi đã tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Về chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Về chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó, sẽ được phân bổ vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tổng hợp quá trình hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được trình bày theo Sơ đồ 1.5 (11) TK154 TK631 TK632 (1) (12) TK611 TK621 (2) (8a) (8b) TK334, 338 TK622 (3) (9a) (9b) TK611 TK627 (4) (10a) TK334, 338 (10b) (5) TK214 (6) TK111, 112, 331 (7) TK1331 Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Nguồn: [15])
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 28 Trong đó: (1) Đầu kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ; (2) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ; (3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất; (4) Tập hợp chi phí nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung tại bộ phận sản xuất trong kỳ; (5) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng; (6) Khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất trong kỳ; (7) Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất trong kỳ; (8a, 9a) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm; (8b, 9b) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán; (10a) Phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm; (10b) Phần định phí sản xuất chung không phân bổ hoặc phần chi phí sản xuất chung phát sinh vượt trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn hàng bán; (11) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ; (12) Giá vốn của thành phẩm nhập kho trong kỳ. 1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến đang còn nằm trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm được. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ rất phức tạp và từng đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất tính chất cấu thành của chi phí, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ khác nhau. 1.3.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phương pháp này vận dụng phù hợp cho doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (thông thường là lớn hơn 70%);
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 29 Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: CPNVLTT của sản CPNVLTT phát Khối lượng Chi phí của + phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm dở = x dở dang Khối lượng SP Khối lượng cuối kỳ dang cuối kỳ + hoàn thành dở dang cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xác định dở dang cuối kỳ một cách nhanh chóng và giản đơn. Tuy nhiên theo phương pháp này chỉ tính đến dở dang của chi phí nguyên vật liệu, còn chi phí chế biến được tính hết vào sản phẩm hoàn thành trong kỳ, nếu tỷ trọng chi phí sản xuất ngoài chi phí NVL chính trực tiếp chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất thì giá trị sản phẩm dở dang xác định được càng không chính xác 1.3.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Đối với những chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính: Chi phí Chi phí của Chi phí NVL chính trực + tiếp (hoặc chi phí NVL trực Số lượng của SPDD đầu kỳ = tiếp) phát sinh trong kỳ. x SPDD cuối SPDD Số lượng SP kỳ cuối kỳ hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến: Chi phí Chi phí của + Chi phí phát sinh trong kỳ Khối lượng của = SPDD đầu kỳ x SPDD cuối kỳ SPDD Khối lượng SP Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương cuối kỳ hoàn thành + tương đương SP hoàn thành hoàn thành Trong đó: Khối lượng SPDD cuối Khối lượng sản Tỷ lệ hoàn kỳ tương đương sản = S x thành của sản phẩm dở dang phẩm hoàn thành phẩm dở dang
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 30 Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đó là đã tính cả chi phí chế biến vào giá trị sản phẩm dở dang do vậy tính chính xác cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này lại rất phức tạp và khó thực hiện, nó đòi hỏi phải lựa chọn được tiêu chuẩn quy đổi sản phẩm dở dang cho phù hợp, đồng thời việc ước lượng mức độ hoàn thành về từng loại chi phí chế biến cũng phải đảm bảo hợp lý thì việc quy đổi SPDD ra thành phẩm mới đảm bảo độ chính xác cao 1.3.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức: - Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu (nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính….) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định định mức như sau: Chi phí của SPDD Chi phí định mức của Số lượng sản phẩm dở = khoản mục chi phí x cuối kỳ dang cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần theo mức độ gia công (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí của Số lượng SPDD cuối kỳ Chi phí định mức của = x tương đương sản phẩm SPDD cuối kỳ khoản mục chi phí hoàn thành Phương pháp này tính toán được sản phẩm dở dang một cách nhanh chóng, đơn giản, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất đồng thời khối lượng sản phẩm dở dang khá ổn định. Mặt khác chi phí thực tế thường không sát với chi phí định mức và khó đảm bảo tính chính xác nếu các định mức chi phí xây dựng không tiên tiến và không kịp thay đổi với tình hình thực tế. 1.3.7. Tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 31 chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành sản phẩm mà lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành sản phẩm, cụ thể: 1.3.7.1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ví dụ tính giá thành sản phẩm nhựa, bánh kẹo, than, quặng, kim loại… Nội dung phương pháp: Cuối kỳ kế toán tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí sản xuất trong kỳ, căn cứ vào chi phí dở dang đầu kỳ, kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp được tính như sau: Tổng giá thành = Chi phí SP + Chi phí SX phát - Chi phí SP sản phẩm DD đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP Số lượng SP hoàn thành 1.3.7.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (dệt, nhuộm, may mặc…). Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn Z1 , Z2 … , Zn: chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết, các giai đoạn, bộ phận sản xuất; 1.3.7.3. Phương pháp hệ số Phương pháp được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 32 thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm; Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0i) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi) Trong đó: Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Tổng số sản phẩm gốc (Q0) Hệ số quy đổi Giá thành đơn vị sản = x sản phẩm i phẩm gốc (Z0i) (Hi) Q0 = ∑Qi x Hi; Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi). Tổng giá thành sản Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản phẩm = phẩm DD + sản xuất phát - xuất của các loại SP đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ 1.3.7.4. Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giày, cơ khí chế tạo…. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và từng tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành Giá thành kế hoạch thực tế đơn = hoặc định mức vị sản phẩm đơn vị thực tế từng loại từng loại SP 1.3.7.5. Phương pháp định mức Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch x hoặc định mức của tất cả các loại SP Phương pháp này chỉ áp dụng được trong những doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất từng loại sản phẩm. Nội dung phương pháp: Xác định tổng giá thành định mức của sản phẩm: cơ sở để tính là định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và số lượng sản phẩm sản xuất. Kế toán có thể tính giá thành định mức cho sản phẩm, nửa thành phẩm, hoặc bộ phận cấu thành nên sản phẩm.