SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG HẢI
SẢN PHÚ NÔNG VIÊN
Chủ đầu tư:
Địa điểm: ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang
----- Tháng 05/2019 -----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG HẢI
SẢN PHÚ NÔNG VIÊN
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
...
Giám Đốc
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU........................................................................................6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ..................................................................................6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ...........................................................................6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án...........................................................................6
IV. Các căn cứ pháp lý.........................................................................................8
V. Mục tiêu dự án. ...............................................................................................9
V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................9
V.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN......................11
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án............................11
I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất. .......................................................................11
II. Quy mô sản xuất của dự án...........................................................................13
II.1. Tình hình nuôi hàu thương phẩm...............................................................13
II.2. Quy mô của dự án ......................................................................................17
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................17
III.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................17
III.2. Hình thức đầu tư. ......................................................................................17
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án................18
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................18
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ........18
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................19
I. Phân tích qui mô công trình............................................................................19
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .....................................19
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 4
II.1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao: ..................19
II.2. Công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương......................................22
II.3. Công nghệ nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm trên giàn bè:...........30
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................35
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
............................................................................................................................35
II. Các phương án xây dựng công trình. ............................................................35
III. Phương án tổ chức thực hiện. ......................................................................36
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ..........38
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ ..........................................................................................39
I. Đánh giá tác động môi trường........................................................................39
Giới thiệu chung:................................................................................................39
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường...........................................39
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.......................................40
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ..................................................40
II. Tác động của dự án tới môi trường...............................................................40
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường.............................................................41
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường..........42
II.4. Kết luận: .....................................................................................................44
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN............................................................................................45
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .....................................................45
II. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ...............................................53
II.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................53
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 5
II.2. Phương án vay............................................................................................53
II.3. Các thông số tài chính của dự án................................................................54
KẾT LUẬN........................................................................................................57
I. Kết luận...........................................................................................................57
II. Đề xuất và kiến nghị......................................................................................57
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN........58
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án..................58
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án...........................................58
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.....................58
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.......................................58
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..............................................58
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án....................58
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ...........58
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án...............58
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ........58
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư:
 Giấy CNĐKKD số
 Đại diện pháp luật: Ông
 Chức vụ: Chủ tịch HĐTV- Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Địa điểm xây dựng: Khu vực mặt nước ven biển ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu,
huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 6.713.820.000 đồng (Sáu tỷ bảy trăm mười ba triệu
tám trăm hai mươi nghìn đồng). Trong đó:
+ Vốn tự có (tự huy động): 3.356.910.000 đồng.
+ Vốn vay tín dụng: 3.356.910.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Phú Quốc là một huyện đảo cách xa đất liền thuộc tỉnh Kiên Giang, ở đây có
điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái biển lý tưởng và rất thuận lợi để phát triển
nuôi các loài thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng bè trên biển. Hiện nay, trên
huyện đảo đã có hơn 150 cơ sở nuôi cá lồng bè với gần 700 lồng nuôi, một số đối
tượng nuôi chủ yếu như cá bớp (cá giò), cá mú đen, cá mú sao, cá mú nghệ. Trong
những năm qua, nguồn con giống cá biển khai thác ngoài tự nhiên ngày càng khan
hiếm và cạn kiệt nên người dân đã chuyển sang sử dụng con giống sinh sản nhân tạo
để nuôi.
Hàu C. gigas là loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, hàu có khả năng thích nghi
với biên độ mặn rất lớn (S‰: 0 – 45‰), thời gian nuôi ngắn, chỉ từ 6 – 7 tháng. Hàu
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 7
TBD hiện có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao hơn các loài hàu bản địa (hàu
cửa sông). Hàu có thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, tỉ lệ vỏ/ruột là 35 – 45% cao hơn
so với hàu bản địa (3 – 10%) (Phạm Viết Nam, 2013), hàu (C. gigas) được nhiều
người ưa chuộng. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại: Hàu là
động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, mỗi 100g thịt hàu gồm
có: 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg can-xi; 10mg
magiê; 5,5mg sắt; 47,8mg kẽm; 11,5mg đồng; 100mg phốt-pho, ngoài ra còn chứa
vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác, lượng Iod cao gấp 200
lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng. Hơn thế nữa, trong thịt hàu còn có các Acid amin
và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật biển. Nhờ thế, trong y học hàu
có nhiều tác dụng như tác dụng giảm stress, bổ dưỡng não chống béo phì, nhồi máu
cơ tim, giúp phát triển chiều cao ở trẻ em, chống lại mệt mỏi, tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra hàu rất giàu vi lượng
kẽm-khoáng chất rất cần thiết cho quá trình sản xuất dục tố testosterone nên có tác
dụng tích cực với khả năng tình dục của nam giới. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng: hàu biển là loại động vật giàu kẽm nhất, mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47,8mg
kẽm, trong khi đó lượng kẽm trong 100 g thịt chỉ là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá
tươi (trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0u). Ngoài ra, hàu còn là
đối tượng lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ
sinh thái. Do đó, nghề nuôi hàu đã ra đời, tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia trên
thế giới
Trên thị trường nội địa hiện nay giá cá dao động 35.000 – 45.000đ; tuy nhiên
nhu cầu hàu vẫn còn rất lớn.
Hiện nay, một số địa phương trên cả nước đã thử nghiệm nuôi thành công từ
hàu giống lên hàu thương phẩm ở một số tỉnh ven biển như: Hải Phòng, Thanh Hóa,
Quảng Ninh, Bình Định, Bình Thuận, và đặc biệt ở Nha Trang – Khánh Hòa Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông
Cửu Long như: Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, …tại Khánh Hòa hiện
đã hình thành Khu công nghiệp nuôi hàu xuất khẩu. Tuy nhiên, tại huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang thì việc và áp dụng quy trình nuôi đối tượng này hướng đến phát
triển nghề nuôi hàu chưa được thực hiện triệt để, điều này có thể xuất phát từ một số
nguyên nhân như: mô hình nuôi hàu thương phẩm tại địa phương chưa được định
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 8
hướng hình thành, thông tin về các hình thức nuôi thương phẩm chưa được phổ biến
nên việc tiếp cận còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, hàu TBD có khả năng sống
được ở nhiều thủy vực (nước mặn, nước lợ) nên với điều kiện tự nhiên thuận lợi tại
Huyện Phú Quốc có thể nuôi được đối tượng được này.
Xuất phát từ các cơ sở trên, cần tạo nên một bước đột phá mới trong việc lựa
chọn, đa dạng hóa đối tượng mới là con hàu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa nông, thủy sản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết vấn đề
nhiều vấn đề phục vụ sản xuất và nâng cao thu nhập cho nhân dân; Giảm hộ nghèo,
nhất là các hộ gia đình ven biển… đáp ứng được các chỉ tiêu phát triển của Nhà nước
và của tỉnh đã đề ra. Từ đó, việc tiến hành Dự án thuộc chương trình NTMN: “Trang
trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên” là cần thiết.
IV. Các căn cứ pháp lý.
IV.1. Căn cứ pháp lý lập dự án.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 9
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/06/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố suất đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công
trình;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung
- Tiếp nhận ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thủy sản xây dựng qui
trình sản xuất về giống thủy sản chất lượng cao theo chu trình khép kín.
- Tuyển chọn và nuôi dưỡng giống thủy sản ông bà, giống mới từ các trung tâm
giống thủy sản quốc gia, khu vực và địa phương để sản xuất giống thủy sản
cung cấp cho địa phương, khu vực và cả nước.
- Phát triển và chọn lọc giống thủy sản bố mẹ và hậu bị thuần chủng, sạch bệnh
từ giống ông bà cung cấp cho các cơ sở giống thủy sản trong và ngoài tỉnh với
con giống tốt để nuôi thương phẩm.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình
nghiên cứu, thực nghiệm về giống thủy sản ở địa phương.
- Sản xuất, dịch vụ giống thủy sản có giá trị kinh tế, sạch bệnh mà các cơ sở sản
xuất giống khác ở địa phương chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
- Xây dựng được thương hiệu độc quyền tại Phú Quốc về giống thủy sản chất
lượng cao.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 10
V.2. Mục tiêu cụ thể
- Đầu tư xây dựng hệ thống nuôi nuôi hàu, cung cấp con giống chất lượng cao.
- Chọn giống lai tạo, thuần hóa để đưa ra các giống loài mới có chất lượng tốt,
năng suất và hiệu quả cao.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân tại địa phương
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
 Vị trí địa lý.
Huyện Phú Quốc nằm trong vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam, có tọa độ
địa lý từ 1030
15’ đến 1040
40’ kinh độ Đông và 90
23’50’’ đến 100
32’30’’ vĩ độ Bắc.
Phú Quốc thực chất là tên chung của một quần đảo trong vịnh Thái Lan, trong
đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, dài 50 km; nơi rộng nhất ở phía Bắc đảo là 25 km.
Huyện Phú Quốc hiện nay bao gồm 02 quần đảo: Quần đảo Nam An Thới và quần
đảo Thổ Châu.
 Địa hình.
Từ Bắc xuống Nam, đảo Phú Quốc có hệ thống đồi núi chập chùng. Phú Quốc
có địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch. Nguồn
tài nguyên quan trọng nhất của đảo Phú Quốc là bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp,
sự khác biệt về mặt khí hậu và các điều kiện hải văn giữa hai bờ Đông và bờ Tây
đảo cho phép tổ chức hoạt động du lịch quanh năm. Với các rạn san hô ven bờ và
các quần thể sinh vật biển phong phú; bờ biển Phú Quốc là nơi có thể phát triển được
nhiều hoạt động du lịch như tắm biển, thể thao nước, du lịch sinh thái biển... cũng
như những sản phẩm du lịch văn hóa gắn với cộng đồng địa phương.
 Khí hậu – Thủy văn hải văn.
Phú Quốc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 27,0 đến 27,5°C, có lượng mưa trung bình năm là 2.400 đến
2.800 mm. Phú Quốc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng nước
mưa do bão chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa.
Điều kiện khí hậu, thời tiết của Phú Quốc có những thuận lợi cơ bản mà hầu
hết các đảo, quần đảo của Việt Nam và thế giới không có được, như hệ thống sông,
suối nước ngọt chằng chịt, điển hình là sông Dương Đông, sông Cửa Cạn chạy dọc
giữa đảo từ Tây sang Đông...
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 12
 Tài nguyên thiên nhiên.
Phú Quốc có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, bao gồm các loại: Tôm,
cá, ngọc trai, đồi mồi, sò huyết, rong biển... giá trị cao, sản lượng lớn; có đá huyền
để làm đồ trang sức, mỹ nghệ.
Đảo Phú Quốc có 02 tài nguyên thiên nhiên vô giá là Vườn quốc gia Phú Quốc
và Khu bảo tồn biển Phú quốc.
Phú Quốc có diện tích rừng nguyên sinh (Vườn quốc gia) với diện tích 29.596ha,
nhiều loại gỗ quý hiếm như trai, thị, bô bô, vên vên, dầu, kiền kiền…
Khu bảo tồn biển Phú Quốc đã được thành lập năm vào năm 2007, gồm 2 khu vực:
khu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới,
có diện tích mặt nước là 26.863,17ha.
Vườn quốc gia và Khu bảo tồn biển là khu du lịch đặc thù và hấp dẫn nhất đối
với khách du lịch đến Phú Quốc.
I.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế
Phú Quốc tăng trưởng đạt ở mức cao, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt cao so với kế
hoạch và tăng rất cao so với cùng kỳ như: Thu ngân sách, lượng khách du lịch, doanh
thu từ dịch vụ du lịch; nhiều dự án trọng điểm về dịch vụ du lịch của các tập đoàn
như: Vinpearl, Sungroup…
Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định; đa số các ngành đều tăng so với cùng kỳ.
Tổng giá trị sản xuất tăng 10,33% so cùng kỳ và đạt 56,73% so kế hoạch. Trong đó,
nông nghiệp giảm 12,58%; lâm nghiệp giảm 45,45%; thuỷ sản tăng 16,5%; công
nghiệp tăng 8,298%; Xây dựng tăng 10,01%.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2018 ngành Thương mại – du lịch và dịch vụ,
ước tổng mức doanh thu trong 6 tháng đạt 18.685 tỷ đồng, đạt 48,39% kế hoạch,
tăng 12,5% so cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế là 407.010 lượt người, đạt 81,4%
so kế hoạch. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định; ước
giá trị sản xuất đạt 2.816 tỷ đồng, tăng 8,98%. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, ước
giá trị sản xuất thủy sản được 2.062 tỷ đồng, đạt 50,11% kế hoạch, tăng 16,5%.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 13
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Tình hình nuôi hàu thương phẩm
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, Đông và Nam đều giáp biển, có nhiều
vũng, vịnh, cửa sông đổ ra biển, tạo nguồn phù sa mang thức ăn dồi dào cho nuôi
hàu. Ngoài ra, nguồn nhân công, trang thiết bị dồi dào ở địa phương, cũng là lợi thế
để phát triển nghề nuôi hàu. Khởi đầu cho nghề nuôi động vật thân mềm là hàu cửa
sông (O. rivularis) từ những năm đầu thập kỉ 60. Năm 1963 - 1964, thực hiện nuôi
đáy với chuyên gia Trung Quốc, tiến hành thả 20m³ vật bám/ha, vật bám là đá cục
3- 4kg, tại cửa sông tại Sông Chanh, Yên Hưng, Quảng Ninh.
Năm 1972 – 1979, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành
thử nghiệm nuôi hàu bằng giàn, bè trên hệ thống sông Bạch Đằng, Quảng Yên bằng
nguồn giống thu từ tự nhiên. Kết quả đã thu vớt được 10 – 15 con giống tự nhiên
trên một vật bám và mùa vớt giống tốt nhất là vào tháng 9 – 10 trong năm. Tuy nhiên
chưa tìm ra được phương pháp nào nuôi thích hợp, nguyên nhân chủ yếu là do địch
hại quá nhiều gây tỉ lệ chết cao.
Trong năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I phối hợp với Công
ty Đầu tư và phát triển Hạ Long - Quảng Ninh đã nhập giống hàu TBD từ Đài Loan
về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hàu nuôi tại vịnh có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh, trong thời gian 7 – 8 tháng nuôi hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình
từ 85 – 95mm/con, khối lượng từ 75 – 85g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Đến
nay nuôi hàu TBD đã phát triển mạnh tại Quảng Ninh.
Năm 2007, Xí nghiệp Hải Minh và Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long đã nuôi
100 ha ở vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn và tiếp tục xây dựng dự án mở rộng nuôi hàu
(C. angulata, C.gigas). Tính đến hết tháng 6 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thả
nuôi 220 ha và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Điển hình
là Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long, Xí nghiệp Hải Minh, Công ty tài năng trẻ.
Ước tính có khoảng 500 tấn hàu thương phẩm đang được nuôi tại Quảng Ninh.
Hình thức và đối tượng nuôi có sự khác nhau giữa ba Miền. Ở miền Bắc, trước
kia đối tượng nuôi là hàu cửa sông C. rivularis bằng phương pháp nuôi cọc hay treo
giàn và nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên. Vào những năm 2005 – 2006, hàu TBD
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 14
được nhập nội từ Úc, Đài Loan cho nuôi và dần thay thế hàu cửa sông giá trị thấp
(chủ yếu ở Quảng Ninh và một ít ở Hải Phòng). Loài hàu C. lugubris được nuôi phổ
biến tại các tỉnh miền Trung với phương pháp nuôi bằng dây thừng, cọc, lốp xe…
(Hà Lê Thị Lộc và ctv, 2001), trong khi các loài hàu C. belcheri và C. iredalei được
nuôi tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt nuôi rất nhiều tại Long Sơn, Cần Giờ và sau này
là Cà Mau. Hình thức nuôi tại miền Nam đa dạng và ngày càng được cải tiến để đảm
bảo cho hàu nhanh lớn và đạt tỷ lệ sống cao (Lê Minh Viễn & ctv, 2009).
Năm 2010 – 2011,Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III phối hợp với
Trung tâm giống thủy sản Bình Định đã tiến hành nuôi thử nghiệm thành công tại
Đầm Đề Gi và Đầm Thị Nại – Bình Định với hai đối tượng nuôi là hàu đơn TBD và
hàu muỗng.
Năm 2011 – 2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III tiến hành nghiên
cứu xây dựng mô hình nuôi hàu thương phẩm từ con giống đơn tại thị xã Sông Cầu
và Đầm Ô Loan thuộc tỉnh Phú Yên do Hoàng Thị Châu Long làm chủ nhiệm. Thí
nghiệm được bố trí nuôi tại 3 địa điểm khác nhau với 3 loại mật độ nuôi tại 2 địa
điểm trên với mật độ là 100, 200, 300 con được thí nghiệm với các loại vật liệu dùng
cho nuôi là rổ tròn có kích cỡ hình dạng: đường kính miệng rổ:đường kính đáy:chiều
cao rổ (50 x 40 x 15cm), rổ hình chữ nhật (60x40x15cm), hộp lưới (50x50x15cm)
và lồng tầng hình trụ (50x15cm) Sau 7 tháng nuôi, sử dụng rổ tròn và nuôi ở mật độ
nuôi 100 con/rổ tròn cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất tiếp đến là 200
con/rổ tròn, thấp nhất ở mật độ 300 con/rổ. Hàu đạt kích cỡ thương phẩm là 12 – 15
con/kg và tỉ lệ sống đạt 70 – 85%. Ngoài ra tại Đầm Ô Loan bố trí thí nghiệm với 4
loại độ sâu khác nhau là 1; 2; 3; 4m với 2 loại rổ nuôi khác ;nhau là rổ hình chữ nhật
và lồng tầng, mật độ thả là 100 con/rổ (lồng tầng). Sau 7 tháng nuôi tại độ sâu 2m
sử dụng rổ hình trữ nhật cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất với kích thước
trung bình đạt 105,01mm và thấp nhất là tại độ sâu 4m sử dụng lồng tầng chỉ đạt
66,18mm. Tỉ suất lợi nhuận thu được từ các mô hình đạt 41,22 – 92,91%.Vào năm
2012 – 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III chủ trì thực hiện nghiên cứu
thử nghiệm nuôi hàu C. angulata thương phẩm tại Bến Tre do Phùng Bảy làm chủ
nhiệm. Thí nghiệm được bố trí nuôi trong ao đầm và ngoài cửa sông với hình thức
nuôi nổi và nuôi đáy thuộc huyện Bình Đại nơi có điều kiện môi trường tương đồng
với vùng nuôi tại Sóc Trăng cho thấy, sau thời gian nuôi 7 tháng với tốc độ tăng trưởng
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 15
trung bình (kích thước chiều cao đạt 91,44mm/con, khối lượng đạt 82,4g/con), tỉ lệ sống
đạt 30,04%.
Tiếp hướng kết quả nghiên cứu năm 2013 – 2014 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản III đã chủ trì thực hiện dự án nhân rộng mô hình nuôi hàu C. angulata tại
vùng cửa sông ven biển thuộc tỉnh Bến Tre do Phạm Viết Nam làm chủ nhiệm. Dự án
triển khai tại 3 địa điểm nuôi là huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú
thuộc tỉnh Bến Tre. Với hình thức nuôi nổi, vật liệu nuôi là rổ tròn, mật độ thả là
75con/rổ (300 con/lồng hình trụ). Sau 7 tháng nuôi tốc độ tăng trưởng khối lượng hàu
đạt 17,11 – 18,08con/kg, tỉ lệ sống đạt: 58,2 – 62,4% (so với yêu cầu 18 – 20con/kg
và tỉ lệ sống > 55%). và tỉ suất lợi nhuận đạt được tại các mô hình nuôi là từ 20,33%.–
29,54%, cao hơn so với mô hình nuôi hàu cửa sông truyền thống (12,51%).
Đến năm 2013 – 2014, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III tiếp tục
hướng nghiên cứu tại Tiền Giang do Phạm Viết Nam làm chủ nhiệm. Thí nghiệm
được bố trí nuôi trong ao đầm và ngoài cửa sông. Thí nghiệm hàu giống đơn với 3
loại mật độ 200, 300, 400 được nuôi thử nghiệm trong rổ nhựa tròn có kích cỡ hình
dạng: đường kính miệng rổ:đường kính đáy:chiều cao rổ (65 x 50 x 15cm) và rổ hình
chữ nhật (70x50x20cm) và thí nghiệm sử dụng hàu giống bám chùm với hình thức
nuôi nổi.
Kết quả sau 7 tháng nuôi hàu nuôi trong ao đầm, ở hình thức nuôi nổi khi sử
dụng 2 loại vật liệu để nuôi là rổ tròn và rổ HCN thì hàu được nuôi trong rổ tròn cho
cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là không
đáng kể. Sự khác biệt (tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống) ở đây được thể hiện rõ ở các
mật độ thả nuôi khác nhau, sau 7 tháng nuôi ở mật độ 200con khi nuôi ở rổ tròn và
rổ hình chữ nhật đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (chiều cao vỏ trung bình 85,31 và
83,22 mm; khối lượng thân trung bình 67,15 và 65,01 g; tỉ lệ sống trung bình 60,71
và 58,19%) tiếp đến khi nuôi ở mật độ 300 con/rổ tròn (rổ HCN) sau 7 tháng nuôi
hàu đạt tốc đốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống (chiều cao vỏ trung bình 83,22 và 74,6
mm; khối lượng thân 65,01 và 60,26 g; tỉ lệ sống 58,19 và 50,85%). Ở mật độ nuôi
400 con/rổ tròn và rổ HCN sau 7 tháng nuôi cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống thấp
nhất (chiều cao vỏ trung bình 71,37 và 70,34 mm; khối lượng thân 49,01 và 47,87
g; tỉ lệ sống 24,19 và 21,39%). Ở thí nghiệm với hàu bám chùm, kết quả sau 7 tháng
nuôi, ở các mật độ khác nhau tốc độ sinh trưởng của hàu không có sự khác biệt nhiều,
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 16
sự khác biệt ở đây là tỉ lệ sống. Ở mật độ 10 xâu dây hàu/m2
cho tốc độ sinh trưởng
và tỉ lệ sống cao nhất (khối lượng thân trung bình 68,11 mm, khối lượng thân trung
bình 43,79g/con, tỉ lệ sống trung bình 22,55%); tiếp đến là mật độ 15 xâu dây hàu/m2
(khối lượng thân trung bình 63,37 mm, khối lượng thân trung bình 39,25g/con, tỉ lệ
sống trung bình 17,35%) và thấp nhất ở mật độ nuôi 20 xâu dây hàu/m2
(khối lượng
thân trung bình 59,12 mm, khối lượng thân trung bình 35,5 g/con, tỉ lệ sống trung
bình 12,76%). Tổng lượng hàu thu được khi nuôi ở mật độ khác nhau cũng không
có sự khác biệt nhiều. Kết quả cao nhất thu được cao nhất ở mật độ 15 xâu dây
hàu/m2
là 7,66 kg.
Kết quả thu được khi nuôi hàu bám chùm so sánh với hàu bám đơn khi nuôi
trong ao đầm cho thấy, hàu bám chùm cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống nhanh
hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất cao hơn. Trên cơ sở kết quả thu được nhóm
nghiên cứu tại Tiền Giang đã xây dựng mô hình nuôi hàu trong ao đầm và ngoài cửa
sông với hình thức nuôi nổi, vật liệu sử dụng là rổ tròn, con giống dùng cho xây
dựng là con giống đơn (kích cỡ 20 – 25mm), mật độ nuôi là 300 con/rổ tròn. Sau 7
tháng nuôi mô hình nuôi kích cỡ hàu thương phẩm đạt từ 78,63 – 95,99mm, tỉ lệ
sống từ 35,32 – 61,41%. Tỉ suất lợi nhuận đạt 32,63 – 77,33%.
Hình 3. Nuôi hàu đơn tại huyện Bình
Đại
- Bến Tre
Hình 4. Nuôi hàu đáy tại Long Sơn
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 17
Hình 5. Nuôi hàu tại Đất Mũi (Cà Mau) Hình 6. Giàn nuôi hàu Thái Bình
Dương tại Quảng Ninh
II.2. Quy mô của dự án
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Xây dựng
Công trình chính 310.000
1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50
2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300
3 Giao thông tổng thể 9.650
4 Khu nuôi 300.000
Hệ thống tổng thể ( Hệ thống
điện, nước, thổi khí)
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án “Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên” được thực hiện tại Khu
vực mặt nước ven biển ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú quốc, tỉnh Kiên
Giang.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 18
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
TT Nội dung Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
1 Văn phòng làm việc 50 0,02
2 Trại ương ấu trùng 300 0,10
3 Giao thông tổng thể 9.650 3,11
4 Khu nuôi 300.000 96,77
Tổng cộng 310.000 100
Trong đó:
- Diện tích mặt nước: 30ha
- Diện tích mặt đất sử dụng: 1ha
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương
và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực
hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến
sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện
dự án.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 19
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô công trình.
Bảng tổng hợp quy mô công trình của dự án
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Xây dựng
Công trình chính 310.000
1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50
2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300
3 Giao thông tổng thể 9.650
4 Khu nuôi 300.000
Hệ thống tổng thể ( Hệ thống
điện, nước, thổi khí)
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
1. Đặc điểm và xuất xứ công nghệ
1.1. Đặc điểm công nghệ.
Hiện nay, nghề nuôi hàu trên thế giới và tại Việt Nam chủ yếu sử dụng con
giống theo dạng bám chùm (sử dụng mảnh vỏ hàu, lốp cao su, đính vào xi măng…)
và con giống bám đơn là chủ yếu. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thử nghiệm
tại Việt Nam, con giống bám chùm vào mảnh vỏ hàu (vỏ hàu của loài Rivularis)
thì cho tỉ lệ bám cao hơn cả, đồng thời tiết kiệm chi phí lên giá thành giống. Bởi
vậy, công nghệ dự án dự kiến triển khai là công nghệ cho hàu bám vào mảnh vỏ
hàu, khi hàu đạt đến con giống cấp II (sau 2 tháng nuôi đạt 20-25mm) thì tiến hành
triển khai nuôi trong lồng hoặc rổ nhựa tròn.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 20
Hình 2. Rổ nhựa hình tròn và hàu
giống
Hình 3. Lồng tầng sử dụng cho nuôi
thương phẩm
Hàu TBD có nhiều đặc điểm thuận lợi cho nuôi như: Thích nghi với biến đổi
mạnh của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, nhanh lớn, tỷ lệ sống cao,
chủ động được nguồn giống nuôi thương phẩm. Chất lượng hàu tốt, kích cỡ đồng
đều, không bị dị hình về hình dáng như hàu bám ngoài tự nhiên. Hàu TBD có thịt
nhiều, vỏ mỏng, đẹp, chất lượng cao, thích hợp cho nuôi thương phẩm và dễ dàng
cho ứng dụng công nghệ xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm sau thu hoạch.
Ngoài ra các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao hiện nay chủ yếu là những
loài ăn động vật (ví dụ: tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ, cá mú, cá chẽm,…) có hệ số
chuyển đổi thức ăn khá cao. Do đó hàng năm đã đưa vào môi trường nước một
lượng rất lớn dinh dưỡng N và P. Hai yếu tố này là thành phần chính gây nên hiện
tượng phì dưỡng, tảo phát triển quá mức và là một trong những nguyên nhân làm
ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra. Để hạn chế ô nhiễm bằng cách tái sử
dụng nguồn chất thải từ các hoạt động nuôi trồng, các nhà khoa học đã sử dụng
loài động vật hai mảnh vỏ, đặc biệt như hàu là loài có khả năng sử dụng chất thải
trong hệ thống nuôi này, nguồn chất thải được sử dụng thông qua quá trình lọc
nước của hàu, nhờ đó có thể hạn chế được chất mùn bã hữu cơ và sự ô nhiễm môi
trường (Patrick. S, 2000).
Nuôi hàu không những mang lại lợi ích kinh tế vì đầu tư ban đầu ít mà lợi
nhuận cao mà còn giải quyết được hiệu quả vấn đề về môi trường nên ngày nay,
công nghệ nuôi luôn được cải tiến nhằm nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng diện
tích mặt nước. Ngoài ra một lượng lớn chất thải của đối tượng nuôi này sẽ là nguồn
thức ăn rất tốt cho đối tượng kia từ đó làm sạch môi trường nước, giảm ô nhiễm,
giảm chi phí sản xuất và tăng tổng năng suất thu họach của một vụ nuôi.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 21
1.2. Xuất xứ công nghệ
Theo Quyết định 87/QĐ-SKHCN Tỉnh Bình Định ngày 20/08/2012 về việc
công nhận kết quả đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bám đơn và thử nghiệm nuôi thương
phẩm Hàu Thái Bình Dương và Hàu Muỗng tại Bình Định.
Đồng thời trên cơ sở tham khảo về đặc điểm sinh học của hàu (C. angulata);
qua tham quan, ứng dụng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu đơn
ở các nước có nghề nuôi hàu đang phát triển (Mỹ, Úc, Ca-na-đa, Trung Quốc…).
+ Đề tài xây dựng thành công được 3 mô hình nuôi.
+ Mật độ nuôi Phù hợp là 300 con/lồng nuôi, và 200 con/rổ nhựa tròn (tham
khảo hình 2+3).
+ Hình thức nuôi: nuôi treo rổ, lồng nuôi lên giàn tre và bè nổi trên biển và
trong Đầm. Độ sâu nuôi treo là 1m so với mực nước.
+ Sau 8 tháng nuôi hàu đạt 10-15 con/kg, tỉ lệ sống đạt 60 – 85%.
+ Tỉ suất lợi nhuận thu được từ các mô hình đạt 41,22 – 92,91%.
+ Do kích cỡ con giống phục vụ cho nuôi thương phẩm là giống đơn, đã được
tách triết (giống cấp II) nên có giá thành cao. Do đó, ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất.
+ Hình thức nuôi trong ao đất cho tốc độ hàu sinh trưởng và tỉ lệ sống thấp
hơn so với nuôi ngoài vịnh trên biển và vùng đầm phá.
+ Dự án sẽ chọn các hộ dân từng tham gia triển khai đề tài là các hạt nhân
trong dự án để thuận tiện cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học đến các hộ nuôi
khác.
+ Do ban đầu mô hình được xây dựng trong đề tài với quy mô thử nghiệm
nhỏ nhưng phải đầu tư nhân công lớn, đầu tư mua sắm vật tư, trang thiết bị với
chi phí lớn để sử dụng trong thời gian dài và hiện tại chưa được sử dụng hết công
suất vì số lượng giống thử nghiệm ít nên tỉ suất lợi nhuận chưa cao.
- Bởi vậy, những điểm mới cần được điều chỉnh cho phù hợp trong Dự án
này:
+ Mật độ thả giống là 5 xâu dây hàu/m2
(1.000 dây/200m2
) là phù hợp
+ Mật độ thả giống cấp II: sau 2 tháng nuôi bám lúc này hàu có kích cỡ là
trung bình là 20mm sẽ tách triết cho ra rổ với mật độ thả 200 con/rổ.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 22
+ Con giống thả: Là giống hàu cấp I có kích cỡ 3-5mm/con, con giống còn
bám trên xâu dây hàu.
+ Hình thức nuôi: Nuôi trong rổ nhựa tròn (50 x 20 cm) và treo trên giàn bè.
+ Thời gian nuôi: 7-8 tháng
- Đối với cơ quan chức năng ban ngành và người dân:
Trong quá trình thực hiện thử nghiệm đề tài và quá trình hội thảo đã giới
thiệu đến người dân những lợi ích kinh tế mà tính mới của nghề nuôi hàu mang
lại đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao của các cấp quản lý, các ban ngành,
người dân ven biển khi mà sự chuyển đổi nuôi đối tượng khác với chi phí cao và
nhiều rủi ro sang nuôi hàu nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi với chi phí, đầu tư
ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Tính tiên tiến và tính thích hợp của công nghệ
2.1. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng
Công nghệ áp dụng trong dự án này là sử dụng bè nuôi, bè nuôi có ưu điểm
hơn các hình thức nuôi khác chỗ: Chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thời gian thu hồi
vốn nhanh, tỷ lệ sống cao, môi trường nước tốt, dễ kiểm soát, dịch bệnh rất khó
xãy ra, không ảnh hưởng bởi dòng chảy của mùa mưa bảo nên kiểm soát được độ
mặn, ít rủi ro...
Nuôi hàu bằng dây treo trên bè là phương pháp tiên tiến và thích hợp nhất,
đơn giản, dễ áp dụng và chi phí thấp, hàu được lọc thức ăn tối đa, tận dụng tối đa
diện tích mặt nước, dễ quản lý, dễ chăm sóc và thu hoạch.
2.2. Tính thích hợp của công nghệ
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) có nhiều ưu điểm hơn so với hàu
khác kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, vỏ mỏng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ
25 - 30 0
C, độ mặn từ 15 - 35 ‰ nên rất thuận lợi để phát triển nuôi thương phẩm
tại Phú Quốc...
Dự án triển khai với quy mô nông hộ và các mô hình nuôi đơn giản, người
dân dể áp dụng và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của cư dân thuộc các
huyện ven biển trong tỉnh, nơi đã có nhiều người đã và đang nuôi hàu truyền thống.
II.2. Công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương
1. Đối tượng: hàu Thái Bình Dương (C. gigas)
2. Phạm vi ứng dụng
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 23
Điều kiện môi trường của nguồn nước sử dụng cho sản xuất giống hàu là:
+ Độ mặn của nước : 20 – 25‰
+ Nhiệt độ nước : 27 – 300
C
+ pH : 7,5 – 8,5
3. Nội dung công việc
Công việc 1: Chuẩn bị trại sản xuất giống
Xây dựng trại đảm bảo gần nguồn nước trong, sạch và có độ mặn ổn định.
Mặt khác trại phải nằm trên vùng đất cao có thể tránh được úng lụt hoặc thủy triều
lớn hàng năm tại địa phương.Môi trường nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải
từ công và nông nghiệp như hóa chất, dầu khí, kim loại nặng, thuốc trừ sâu...
Công việc 2: Chuẩn bị Hệ thống nuôi
Bể nuôi vỗ hàu bố mẹ và bể ương ấu trùng
Có thể thiết kế theo dạng hình chữ nhật, hình vuông,... Với các loại vật liệu
làm bể khác nhau như Composite, xi măng,... thể tích cho nuôi vỗ hàu bố mẹ từ
0,5 – 1m3
, thể tích bể cho ương nuôi ấu trùng 4 – 5m3
.
Hệ thống bể lọc
Bể có thể tích là 2 – 5m3
trong đó khoang chứa nước là chiếm 75% tổng thể
tích còn lại là vật liệu dùng làm lọc theo thứ tự từng lớp từ dưới lên như: túi vải
lọc – sỏi lớn – than hoạt tính – cát trắng.
Hệ thống nuôi cấy tảo
Sử dụng túi nilon có thể tích 50 lít/túi để nuôi tảo sinh khối và hệ thống giàn
treo chắc chắn (tùy hình dạng túi treo có thể lầm giàn cách mặt đất 0,5 – 1,5m)
dùng để treo túi tảo.
Hệ thống máy bơm nước
Sử dụng máy bơm công suất máy bơm cho con giống là: công suất 5 –
10m3
/h, máy bơm để thay nước cho ấu trùng trôi nổi là 2 – 4 m3
/h.
Hệ thống khí: Máy thổi khí 0,5 - 1 HP (04 cái), ống dẫn khí,…
Dụng cụ yêu cầu
- Vợt có đường kính 30cm với nhiều loại có kích cỡ mắt lưới từ 10 – 20μm,
125, 220, 300, 500μm.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 24
- Dụng cụ đo độ mặn, pH, nhiệt kế, cân, thau, xô, ca, ly thủy tinh…
Công việc 3: Kỹ thuật tuyển chọn và nuôi vỗ hàu bố mẹ
Kỹ thuật tuyển chọn
Chọn hàu có kích thước chiều cao vỏ đồng đều khoảng 7 – 8cm. Hàu tuyển
chọn vỏ sáng, không bị vỡ mép.
Kỹ thuật nuôi vỗ
Chọn bể nuôi có thể tích 0,5m³, bể nuôi vỗ được sục khí 24/24, mật độ thả là
50 cá thể/bể. Tảo cho ăn là hỗn hợp tảo đơn bào (Chaetoceros sp,
Nannocholoropsis oculata, Isochrysis galbana), tảo đa bào với mật độ tảo cho ăn
là 1 triệu tế bào/ml, ngoài ra bổ sung thêm tảo khô Spirulina 2g/m3
khi thiếu tảo
tươi. Hàng ngày siphone, thay nước 30 – 50% vào lúc 7 – 8h sáng. Sau 1 tuần tiến
hành vệ sinh toàn bộ một lần. Thời gian nuôi trung bình 20 ngày tùy vào độ thành
thục của hàu bố mẹ.
Công việc 4: Kỹ thuật cho hàu bố mẹ sinh sản
Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đẻ hàu bố mẹ. Hàu được tuyển
chọn từ nuôi vỗ hoặc mua về sau đó vệ sinh sạch sẽ các chất, sinh vật bám sau đó
đem mổ và lấy tuyến sinh dục đực, cái của hàu cho thụ tinh nhân tạo. Sau khi thụ
tinh, theo dõi 5 phút/lần dưới kính hiển vi đến khi thấy tế bào trứng có hiện tượng
phân cắt rồi cho vào bể ương. Tiến hành ấp trứng từ 10 – 12h thì hàu nở thành ấu
trùng chữ D.
Điều kiện môi trường là: Nhiệt độ 27 - 30ºC, pH: 7,5 – 8,5, S‰: 20 – 25‰.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 25
Hình 3. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp kích thích khô
Hình 4. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp kích thích bằng nhiệt
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 26
Hình 5. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
Công việc 5: Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng nổi lên giai đoạn hàu xuống
đáy
Mật độ ấu trùng: 5 con/ml
Thức ăn và mật độ cho ăn
Cho ấu trùng ăn tảo kích thước nhỏ Nanocholoropsis oculata; mật độ là
6.000 – 10.000tb/ml. 2 ngày sau đó tiến hành cho ăn hỗn hợp tảo Nanocholoropsis
oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp với mật độ là 15.000 – 20.000tb/ml.
Hàng ngày trước khi cho ăn kiểm tra màu nước và thức ăn của ấu trùng qua kính
hiển vi để định lượng cho ăn cho phù hợp tránh ô nhiễm môi trường nước nuôi.
Điều kiện môi trườngương nuôi ấu trùng
- Độ mặn của nước: 20 – 25‰
- Nhiệt độ nước: 27 – 300
C
- pH: 7,5 - 8,5
- Kim loại nặng: < 0,01mg/l
- NH4 + - N: < 0,1mg/l
- NO2 - N: < 0,01mg/l
- H2S: < 0,1mg/l
Công việc 6: Kỹ thuật ương con giống cấp I lên cấp II
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 27
Theo dõi thường xuyên giai đoạn cuối của ấu trùng, sau 20 ngày khi hàu xuất
hiện điểm mắt thì tiến hành dùng vợt (có mắt lưới 300µm) lọc những con ấu trùng
Spat vào bể đã bỏ sẵn vật bám là các xâu dây vỏ hàu. Căn cứ vào mật độ ấu trùng
để chuẩn bị vật bám đầy đủ. Trung bình hàu cho bám ban đầu là 200 con/mảnh
vỏ bám.
Chuẩn bị vật bám
Vật cho bám là các mảnh vỏ hàu (sử dụng vỏ hàu cửa sông) có kích
cỡ 8 – 15cm; Dây sử dụng xâu vỏ là dây cước hóa học (mỗi dây xâu ban đầu là
50 mảnh).
Vỏ hàu được thu mua từ nơi có nghề nuôi hàu cửa sông phát triển như Bến
Tre, Vũng Tàu… Vỏ hàu được vận chuyển về được rửa sạch bằng vòi xịt nước và
cho vào bể có ngâm formol với nồng độ 10 – 20ppm. Thời gian ngâm khử trùng
là 10 ngày, sau đó hàu được rửa sạch bằng nước ngọt và phơi khô dưới ánh nắng
mặt trời trong thời gian là 1 – 2 tuần trước khi đưa vào bể ương giống.
Hình 6. Kỹ thuật chuẩn bị vật bám
Kỹ thuật cho bám
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 28
Các xâu vỏ hàu được treo vào các bể và cấp nước mới vào. Sau đó hàu được
chuyển từ bể đang ương nuôi vào bể đã chuẩn bị vật bám. Mật độ treo xâu dây
hàu là 10 xâu dây/m3
. Mật độ hàu cho bám ban đầu là 200 con/mảnh vỏ (trung
bình 0,1 triệu con/m3
).
Hình 7. Hàu giống bám cấp I
Kỹ thuật Nuôi tảo trong phòng thí nghiệm:
Tảo được phân lập trên môi trường thạch, cấy ra ở các bình tam giác 250 ml rồi đến 50
ml, 1000ml và 20 lít.
Công thức nuôi cấy các loại tảo:
Môi trường Tảo xanh Tảo khuê
KNO3 50-70ppm 30-50ppm
KH2PO4 10ppm 10ppm
FeCl3.
6H2O
3ppm 2ppm
C6H8O7.
H2O
20ppm 15ppm
Urê 20ppm 0ppm
Na2SiO4 1ppm
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 29
Vitamin B1 5ml/m3
5ml/m3
Vitamin B12 5ml/m3
5ml/m3
Vi lượng 1ppm 1ppm
Độ mặn 28-30‰ 25-26‰
Kỹ thuật Nuôi tảo sinh khối ngoài trời:
Tảo sinh khối trong phòng thí nghiệm bình 10 lít tiếp tục nuôi sinh khối ở túi 80 lít th
gian 2 ngày. Sau đó, lọc và sinh khối ra ở bể composite 1m3
sau 2 ngày mật độ tảo khoản
3.000tb/ml tiến hành thu cho ấu trùng hàu ăn.
Nuôi cấy các loại tảo: Nanochlorosis aculata, Isochrysis galbana, Chaetocer
cancitrans, Tetrasemi sp.
Công việc 7: Kỹ thuật quản lý, chăm sóc
Giai đoạn ương hàu cấp I lên cấp II trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: ương trong bể xi măng: Khi hàu giống ương trong bể thì chế độ
chăm sóc cho ăn giống như giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên, khi thay nước thì không
cần qua hệ thống lọc mà cấp trực tiếp nước vào bể nhằm cung cấp thức ăn tự nhiên
cho hàu giống. Hàng ngày thay từ 50 – 100% nước trong bể. Ngoài ra, cấy bổ
sung tảo đa bào và lọc cho hàu ăn. Hàng ngày cho hàu giống ăn 2 lần vào lúc 7h30
và 17h30. Hê thống ương nuôi được sục khí 24/24h. Mật độ ương là 0,1 triệu con
giống/m3
(10 xâu dây hàu/m3
, mỗi xâu dây là 50 mảnh vỏ hàu). Kích cỡ hàu giống
lúc này trung bình là 1mm. Thời gian ương trung bình là 20 ngày, lúc này hàu đạt
kích cỡ chiều cao vỏ trung bình là 5mm.
Giai đoạn 2: ương trong ao, sau khi ương được 20 ngày trong bể hàu đạt kích
cỡ trung bình 5 mm thì tiến hành chuyển toàn bộ hàu ra ương trong ao và ngoài
bè nuôi lên con giống cấp II. Trước khi chuyển hàu ra bè, xâu dây hàu được san
thưa thành 8 mảnh/xâu dây hàu với tỉ lệ bám trung bình 75-100 con/mảnh vỏ
(trung bình 800 con/xâu dây). Hàu được treo trên giàn nuôi nổi. Mật độ ương là
4.000 con/m2
(5 xâu dây/m2
). Thời gian ương là 1 tháng. Lúc này hàu đạt kích cỡ
chiều cao vỏ 15 – 20mm/con (trung bình 75-100 con/xâu dây) có thể chuyển tách
triết hàu bám chùm tạo thành hàu đơn để nuôi lên thương phẩm hoặc treo dây hàu
nuôi trực tiếp lên hàu thương phẩm.
Điều kiện môi trường
+ Độ mặn: 20 – 25‰
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 30
+ Nhiệt độ nước: 27 – 300
C
+ pH: 7,5 – 8,5
Thức ăn cho hàu giống
Trong giai đoạn đầu của giống cấp I khi còn ương trong bể, thức ăn là hỗn
hợp tảo đơn bào (Chaetoceros sp, Nanocholoropsis oculata, Isochrysis galbana)
với hàm lương tảo cho ăn là 6.000 – 10.000 tế bào/lít tảo đa bào cho ăn 50.000 –
60.000 tế bào/lít. Có thể bổ sung thêm tảo khô khi nguồn tảo tươi không đủ.
Công việc 8: Phương pháp thu hoạch và vận chuyển hàu
Kỹ thuật tách triết tạo hàu đơn
Hàu cấp II ương nuôi đạt kích cỡ chiều cao vỏ trung bình 20mm thì tiến hành
triết hàu tạo thành hàu đơn. Sử dụng cụ tách triết là dao nhọn hoặc dìu nhỏ sau đó
tách nhẹ từng con từ mảnh hàu bám ra. Tránh cho hàu bị vỡ mép hoặc vỏ. Hàu
được tách sẽ tạo thành những con hàu đơn, tùy thuộc vào kích thước của hàu mà
ta phân cỡ cho vào rổ để nuôi lên hàu thương phẩm. Ngoài ra có thể treo hàu bám
chùm trực tiếp và nuôi lên hàu thương phẩm.
Phương pháp vận chuyển
Hàu có thể vận chuyển khô khi cho các dây hàu vào bao bố và vận chuyển
trong thùng xe được làm lạnh. Nhiệt độ trong thùng được duy trì khoảng 18 –
220
C và vận chuyển khô đến nơi nuôi thương phẩm. Thời gian vận chuyển 12 –
18h.
II.3. Công nghệ nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm trên giàn bè:
1. Đối tượng: hàu TBD (Crasostrea gigas)
2. Phạm vi ứng dụng
Quy trình này quy định trình tự nội dung và những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu
để nuôi thương phẩm hàu (C. gigas).
Quy trình này được áp dụng rộng rãi cho vùng cửa sông ven biển thuộc tỉnh Tiền
Giang.
3. Nội dung công việc
Công việc 1: Khảo sát, chọn địa điểm nuôi
- Tham khảo tài liệu về môi trường, xã hội của các cấp chính quyền và các
cơ quan quản lý ngành thủy sản địa phương về địa điểm dự kiến nuôi hàu.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 31
- Khảo sát vị trí được chọn, dựa vào các tiêu chí như ở phần phạm vi ứng
dụng.
Bảng 1. Điều kiện môi trường vùng nuôi
Điều kiện Yêu cầu kỹ thuật
Độ mặn (‰) 20 –25‰
Độ pH 7,5 – 8,5
Nhiệt độ 0
C 27 – 300
C
Oxy hòa tan
(mg/l)
4,5 – 5,5
Độ trong (cm) <50 cm
Công việc 2: Chuẩn bị giàn bè nuôi
Giàn nuôi được sử dụng cho xây dựng mô hình là giàn bè nuôi nổi (treo),
thuận tiện vị trí đi lại cho chăm sóc, vệ sinh.
- Chuẩn bị: Cây tre, dây nhựa, phao xốp để kết bè, cọc neo, móc neo...
- Kết bè, phao:
Kích thước, diện tích bè nuôi là: 8m x 25m = 200 m2
Bè được kết từ 114 cây tre loại 8,5 mét/cây, khoảng cách giữa 2 cây tre từ
40-50cm. Mỗi bè được gắn với 18 phao, sử dụng phi nhựa kính để làm phao. Sau
khi kết bè, bè nuôi được đưa đến khu vực dự kiến nuôi hàu để neo đậu cố định
(hình 8).
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 32
Hình 8. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giàn bè nuôi nổi
Công việc 3: Chuẩn bị vật liệu nuôi
Vật liệu được sử dụng là rổ tròn, rổ có kích thước mắt tùy vào kích thước
của hàu. Chọn rổ tròn có kích thước rổ: 20*40*60 cm và kích thước mắt lưới rổ
2a = 10mm. Mỗi mô hình chuẩn bị 440 rổ/mô hình.
Công việc 4: Chuẩn bị giống và vận chuyển giống
Nguồn giống
sử dụng hàu giống đang còn trong giai đoạn bám xâu dây hàu. Lúc này kích
thước hàu trung bình là 5mm. Chọn hàu dây có mật độ bám trung bình là 75 -
100con/mảnh (800 con/xâu dây hàu, mỗi xâu dây hàu là 8 mảnh). Sau đó hàu
được ương lên con giống cấp II đạt yêu cầu kích cỡ chiều cao trung bình là 20
mm/con thì tiến hành tách triết tạo hàu đơn cho vào rổ và nuôi lên thương phẩm.
Phương pháp tách triết như sau: dụng cụ được sử dụng tách triết hàu giống là
dao nhọn, búa dìu nhỏ sau đó tách nhẹ từng con từ mảnh vỏ hàu lần lượt từ các xâu
dây hàu bám ra. Tránh cho hàu bị vỡ mép hoặc vỏ. Hàu được tách sẽ tạo thành những
con hàu đơn, tùy thuộc vào kích thước của hàu mà ta phân cỡ cho vào rổ để nuôi lên
hàu thương phẩm. Ngoài ra có thể treo hàu bám chùm trực tiếp và nuôi lên hàu
thương phẩm.
Phương pháp vận chuyển:
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 33
Hàu giống được cho vào các bao bố hoặc thùng xốp và vận chuyển bằng xe
lạnh. Thời gian chuyển giống thường vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm là tốt nhất.
Nhiệt độ duy trì trong quá trình vận chuyển đi xa là 20 – 220
C, thời gian vận
chuyển là < 25 giờ.
Mùa vụ thả nuôi
Có thể thả hàu quanh năm tại địa phương, trừ những tháng mưa bão.
Mật độ thả: giai đoạn 1: 5 xâu dây hàu/m2
; giai đoạn 2: khi tách ra rổ thả
trung bình 200con/rổ.
Công việc 5: Chăm sóc quản lý
Vệ sinh hàu giống bám chùm:
Trong thời gian đầu hàu đang còn nhỏ nên có thể dùng biện pháp kỹ thuật là
giở dây lên vài lần nhẹ nhành cho dây hàu sạch vật bám phù sa. Tuy nhiên khi hàu
lớn khi vệ sinh hàu cần có giá lưới ở phía dưới để thu hàu, phòng khi hàu rơi rớt khỏi
xâu dây.
Vệ sinh hàu giống khi chuyển vào rổ.
Định kỳ 2 lần/tuần thì tiến hành vệ sinh rổ hàu một lần bằng cách kéo rổ lên
và xuống vài lần cho đến khi rổ sạch bùn hay các vật bám vào. Ngoài ra có thể
giở rổ lên và sử dụng máy xịt để làm sạch hàu nuôi. Sử dụng máy xịt vệ sinh này
thường được áp dụng cho quy mô nuôi lớn sẽ tiết kiệm được thời gian vệ sinh
hàu.
Phòng trừ địch hại
Yếu tố hữu sinh
Khi hàu ở giai đoạn còn nhỏ, hàu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau:
cua, cá, ốc lông, ….. Biện pháp phòng trị hiệu quả đối với địch hại của hàu nuôi
là dùng cỡ lưới thích hợp để giữ hàu và ngăn chặn địch hại từ bên ngoài rổ nuôi.
Yếu tố vô sinh
Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu nuôi thường
đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu môi trường như nhiệt độ, nồng
độ muối, thức ăn,…. Do đó khi nuôi thương phẩm hàu, việc đảm bảo các yếu tố
môi trường tối ưu cho hàu là vô cùng quan trọng, làm cho hàu nuôi khỏe mạnh,
sức kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao.
Thu hoạch
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 34
Thời điểm thu hoạch thường vào lúc chiều mát hay sáng sớm. Có thể thu
hoạch toàn bộ hoặc thu hoạch một phần hàu nuôi. Tuy nhiên, tùy vào kích cỡ hàu
thương phẩm có thể thu tỉa sớm hơn những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm.
Sơ chế
Ở các nước tiên tiến, thực phẩm hàu cũng như thực phẩm từ các lòai nhuyễn
thể 1 hoặc 2 mảnh vỏ khác, như hàu, nghêu, sò, điệp, ốc, vẹm, chem chép, bào
ngư . . . là những lọai thực phẩm bổ dưỡng thường được người tiêu dùng sử dụng
dưới dạng tươi sống hoặc chín tái, nên điều kiện vệ sinh thực phẩm hết sức chặt
chẽ. Mọi sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua quy trình
xử lý sạch và diệt khuẩn.
Hệ thống xử lý này bao gồm các công đọan xử lý nước và tiệt trùng bằng
Ozone công suất cao. Ozone là chất oxy hóa khử cực mạnh, có khả năng khử màu,
khử mùi, khử độc, diệt hàu hết các lọai vi khuẩn có trong nước, bám trên vỏ và
trong thịt hàu, như các vi khuẩn đường ruột, khuẩn tụ cầu, khuẩn kiết lỵ : E. coli,
Streptococcus, Staphylococus, Giardia, Samonella, Listeria và một số virus khác.
Với quy trình kéo dài thời gian xử lý Ozone con hàu có thời gian lọai bỏ tạp chất,
cặn bã, tảo độc và các mảnh thức ăn còn đọng lại ở khe mang, khoang miệng hàu.
Trong xử lý nước Ozone có khả năng oxy hóa các kim lọai Fe, Mn, Mg, kim lọai
nặng và nhiều cặn bã hữu cơ khác.
Kỹ thuật vận chuyển
Phương pháp làm sạch
Hàu sau khi được đưa lên ta sẽ dùng vòi sịt mạnh để làm sạch vỏ bên ngoài,.
sau đó được xếp vào thùng sốp mang đi tiêu thụ.
Phương pháp vận chuyển
Vận chuyển hàu luôn luôn là phương pháp vận chuyển kín và ẩm. Nhiệt độ
trong dụng cụ vận chuyển đảm bảo khoảng 20 – 22°C. Thời gian vận chuyển tốt
nhất là ít hơn 25 giờ. Dụng cụ vận chuyển thường là thùng xốp và có lưới để ngăn
cách từng lớp hàu.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 35
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
I Xây dựng
Công trình chính 310.000
1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50
2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300
3 Giao thông tổng thể 9.650
4 Khu nuôi 300.000
Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện,
nước, thổi khí)
II Thiết bị
I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường
1 Cân đồng hồ 6 Cái
2 Thức kẹp 5 Cái
3 Nhiệt kế 6 Cái
4 Test DO 10 hộp
5 Tỷ trọng kế 17 Cái
6 Test pH 50 hộp
7 Test độ kiềm 50 hộp
I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng
1 Máy lọc nước RO 1 Cái 24
2 Máy ozon 1 Cái 15
3 Tủ đèn UV 1 Cái 3
4 Tủ đông Ason 1 Cái 10
5 Cụm máy thổi khí 6HP 1 Cái 18
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 36
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
6 Máy sục khí nhỏ Pitton 2 Cái 3
7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 1 Cái 5
8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 1 Cụm 6
9 Bơm cao áp 4.5HP 3 Cái 4
10 Mô tơ bơm nước 1HP 1 Cái 1
11 Mô tơ bơm nước 2HP 1 Cái 1
12 Máy bơm chìm 1 HP 1 Cái 1
13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1 Cái 2
14 Tủ điện nâng nhiệt 2 Cái 8
15 Tủ mát Sanaky 1 Cái 10
16 Đèn cực tím 2 bóng 0
17 Máy phun clo 1 Cái 12
18 Tủ lạnh LG 1 Cái 7
19 Tủ y tế 1 Cái 2
20 Tủ điện điều khiển 1 Cái 15
21 Máng nhựa ngâm chlorine 10 Cái 0
22 Tủ kính nhỏ 1 Cái 4
23 Máy phát điện 1 Cái 45
24 Bể composite 2m3 12 Bể 10
25 Bể composite 2m3 12 Bể 6
26 Bình cầu 10l 10 Cái 1
27 Bình tam giác thủy tinh 2l 50 Cái 0
28 Kệ sắt 3 tầng 1 Cái 4
29 Tủ kính đẩy lớn 2 Cái 9
30 Tủ kính treo nhỏ 2 Cái 3
31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 100 mét 0
III. Phương án tổ chức thực hiện.
 Phương án tổ chức xây dựng mô hình:
Mô hình triển khai phải có người dân tham gia, trong đó hộ nông dân đóng
góp công lao động, Dự án hỗ trợ Hàu giống, toàn bộ sản phẩm của mô hình người
dân được hưởng.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 37
Việc triển khai mô hình cũng có sự tham gia của chính quyền, đoàn thể tại
địa phương, thông qua công tác chọn hộ, giám sát kết quả thực hiện và tuyên
truyền nhân rộng kết quả mô hình.
Vốn đầu tư cho mô hình được công khai hóa giữa ban chủ nhiệm Dự án và
các hộ tham gia Dự án thông qua các hợp đồng và bản cam kết cụ thể với người
dân về thả giống và vốn đối ứng đúng theo quy định.
Việc tiến hành nhân rộng mô hình được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Hội thảo cùng với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương từ cấp
huyện đến xã để thông qua toàn bộ nội dung Dự án và mục tiêu cần đạt. Trên cơ
sở đó, tiến hành chọn điểm và nông dân tham gia Dự án theo các tiêu chí:
- Điểm xây dựng mô hình phải có điều kiện tự nhiên phù hợp với các đối
tượng nuôi hàu (C. gigas).
- Chọn các hộ có tối thiểu 0,2 – 1 ha mặt nước, có kinh nghiệm trong nghề
nuôi trồng thủy sản, có đủ năng lực tiếp nhận các chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
chủ động được nguồn công lao động để thực hiện, có điều kiện kinh tế và khả
năng tham gia liên kết thực hiện Dự án; các hộ nông dân chọn tham gia Dự án
phải đảm bảo tính bình quân về nguồn lực kinh tế, nhân lực lao động so với toàn
vùng. Ưu tiên các hộ có kinh nghiệm và tự nguyện vào Dự án.
Bước 2: Chính quyền địa phương và các tổ chức tham gia Dự án thông báo
để các hộ dân đăng ký. Chủ nhiệm Dự án sẽ rút danh sách các hộ tham gia (chọn
40 hộ) dựa trên cơ sở quy mô được duyệt và các tiêu chí quy định ở bước 1.
Bước 3: Tiến hành thực hiện hợp đồng, cam kết thực hiện Dự án với các hộ
nông dân để tiến hành xây dựng mô hình.
Bước 4: Cán bộ Dự án tập huấn cho các hộ nông dân. Sau khi tập huấn, học
viên tự làm dưới sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật.
Bước 5: Từ kết quả thực hiện mô hình, tổ chức hội thảo đánh giá những ưu
và khuyết điểm, những điểm tồn tại và điểm thành công để rút ra bài học kinh
nghiệm.
Mở rộng hội nghị tham quan đầu bờ cho các hộ nông dân trong và ngoài
vùng Dự án để nhân nhân nhanh kết quả của Dự án vào địa phương. Ngoài ra, Dự
án còn phát hành các sổ tay kỹ thuật nuôi hàu và phát cho các hộ dân địa phương
để họ có thể nhân rộng mô hình.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 38
- Việc truyền đạt thông tin đến học viên được tiến hành theo phương pháp
chia nhóm và gợi ý học viên bộc lộ những thắc mắc trong thực tế sản xuất ; Giảng
viên giải đáp những thắc mắc đã được nêu ra từ các nhóm. Đại diện hộ nông dân
tóm tắt quy trình công nghệ hoặc nội dung đào tạo, tập huấn. Cuối cùng giản viên
rà soát và tổng hợp nội dung truyền đạt trên cơ sở đã thảo luận.
Cơ quan chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm là Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đào tạo cho Dự án các cán bộ như sau:
- Đào tạo kỹ thuật viên: 05 người.
- Hội thảo và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người dân về kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi thương phẩm hàu TBD (02 lớp).
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động
sau này.
Phương án nhân sự dự kiến (1.000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
1 Quản lý 2 10.000 360.000
2 Nhân công 10 6.000 720.000
Tổng 12 16.000 1.080.000
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
- Từ tháng 06/2019 đến 09/2019: Trình xin phê duyệt dự án.
- Từ 10/2019 đến 11/2019: Khảo sát lựa chọn địa điểm và chọn hộ dân
tham gia mô hình.
- Từ 11/2019 đến 11/2020: Tiến hành Xây dựng và lắp đặt thiết bị nuôi
trồng.
- Bắt đầu khai thác dự án từ năm 2021.
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 39
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân
cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất
lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng
dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi
trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều
kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại.
Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi
trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN
và Môi trường.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 40
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo
các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN
05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của
Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
Điều kiện tự nhiên
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với việc
xây dựng. Khu đất có các đặc điểm sau:
- Nhiệt độ: Khu vực Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi
dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối.
- Địa hình: Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông.
II. Tác động của dự án tới môi trường.
Khi dự án thực hiện, các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động
của dự án bao gồm các yếu tố sau:
a. Trong quá trình xây dựng công trình
Chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ các công trình, đào và đắp đất, cát, xà bần và
thi công xây dựng các công trình kiến trúc, đường giao thông, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống cấp điện … sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường trong khu
vực như:
 Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động các thiết bị thi công cơ giới và các
phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu phục vụ thi công.
 Bụi, đất, đá, cát, xi măng…phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, trong
quá trình thi công xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 41
 Khí thải của các phương tiện thi công cơ giới và vận chuyển nguyên vật
liệu có chứa SO2, NO2, CO…
 Ô nhiễm nước thải do sinh hoạt của công nhân xây dựng.
 Ô nhiễm chất thải rắn như đá, xà bần, sắt thép, coffa và rác thải sinh hoạt.
b. Khi công trình đi vào khai thác
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn
sau:
 Chất thải rắn từ sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc
trong khu nuôi trồng thủy sản.
 Chất thải rắn từ khu trồng cây ăn trái.
 Chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu nhớt thải,
mực in từ khu điều hành…
 Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon,
carton, vải, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại…
 Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây
mùi hôi, khó chịu. Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất
cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm. Trong
thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân
hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon,
nhựa…
 Nước thải sinh hoạt: loại nước thải này ô nhiễm bởi chất cặn bã, dầu mỡ (
từ nhà bếp), các chất thải hữu cơ ( từ nhà vệ sinh), các chất dinh dưỡng và
vi sinh…
 Bụi và tiếng ồn: do các hoạt động của giao thông vận tải, sinh hoạt…
1. Tác động của nguồn gây ô nhiễm
Nếu không quan tâm đúng mức đến việc phòng chống và có biện pháp bảo
vệ môi trường thì sẽ có nhiều tác động xấu xảy ra:
 Gây ô nhiễm đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực.
 Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động trên công
trường và dân cư lân cận.
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 42
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các
hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và
tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng
chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO,
CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông
thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể
tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi
trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với
cơ quan hô hấp người và động vật.
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động
cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân
trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước
mặt.
Ảnh hưởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây
dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực,
mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân
công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về
cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ
khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng
lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn
sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống
thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.
a. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 43
Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên
công trường được dẫn về bể tự hoại.
Bố trí đường thoát nước mưa hợp lý tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật
liệu, hạn chế ô nhiễm.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách che chắn công trườn, tránh để
phát tán.
Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những
khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi
trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô
để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng
kéo dài.
Lập trạm rửa xe trước khi ra khỏi công trường.
Khí thải từ các phương tiện giao thông: đây là các nguồn thải động nên rất
khó quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện
vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm ( nhưng phải kết thúc trước 22h
đêm). Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang
qua khu vực dân cư. Điều chỉnh lưu lượng xe cộ ra vào hợp lý, tránh hiện tượng
tập trung mật độ các phương tiện ra vào quá cao trong một thời điểm. Tiếng ồn,
rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công: rất khó quản lý nguồn gây ô
nhiễm này. Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi
công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm ( đổ bê tông…) và giảm tốc độ
khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe. Lắp đặt bộ phận giảm
tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, hệ thống
nén khí, máy cưa,...để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường
xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm
tuyệt đối an toàn trong thi công. Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế
độ rung.
Đối với rác sinh hoạt: đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một
địa điểm cố định. Lương chất thải này sẽ được thu gom hằng ngày.
Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên
và vận chuyể ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chất thải rắn chung
của tỉnh.
b. Giai đoạn hoạt động của dự án
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 44
 Bố trí đường thoát nước mưa tách riêng với đường thoát nước sinh hoạt,
đường thoát nước mưa tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế
ô nhiễm.
 Xây dựng hệ thống làm mát trong nhà kho, trang bị bảo hộ lao động cho
công nhân: nút bịt tai, nước uống cho công nhân.
 Đối với rác sinh hoạt: đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một
địa điểm cố định. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý
để thu gom chất thải rắn định kỳ.
 Chất thải rắn sản xuất sẽ được thu gom định kỳ cùng với chất thải sinh hoạt.
Chất thải nguy hại sẽ được lưu trữ riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng
thu gom và xử lý chất thải nguy hại để thu gom chất thải nguy hại.
II.4. Kết luận:
Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể
thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực
dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có
chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động
về lâu dài.
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 45
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Đơn giá Thành tiền
I Xây dựng 750.000
Công trình chính 310.000
1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50 3.000 150.000
2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300 1.400 420.000
3 Giao thông tổng thể 9.650 -
4 Khu nuôi 300.000 -
Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước,
thổi khí)
180.000
II Thiết bị 491.400
I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường -
1 Cân đồng hồ 6 Cái 300 1.800
2 Thức kẹp 5 Cái 500 2.500
3 Nhiệt kế 6 Cái 50 300
4 Test DO 10 hộp 350 3.500
5 Tỷ trọng kế 17 Cái 200 3.400
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 46
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Đơn giá Thành tiền
6 Test pH 50 hộp 250 12.500
7 Test độ kiềm 50 hộp 320 16.000
I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng -
1 Máy lọc nước RO 1 Cái 24 24.000 24.000
2 Máy ozon 1 Cái 15 15.000 15.000
3 Tủ đèn UV 1 Cái 3 3.000 3.000
4 Tủ đông Ason 1 Cái 10 10.000 10.000
5 Cụm máy thổi khí 6HP 1 Cái 18 18.000 18.000
6 Máy sục khí nhỏ Pitton 2 Cái 3 2.500 5.000
7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 1 Cái 5 4.500 4.500
8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 1 Cụm 6 6.000 6.000
9 Bơm cao áp 4.5HP 3 Cái 4 3.500 10.500
10 Mô tơ bơm nước 1HP 1 Cái 1 650 650
11 Mô tơ bơm nước 2HP 1 Cái 1 850 850
12 Máy bơm chìm 1 HP 1 Cái 1 1.000 1.000
13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1 Cái 2 1.500 1.500
14 Tủ điện nâng nhiệt 2 Cái 8 7.500 15.000
15 Tủ mát Sanaky 1 Cái 10 10.000 10.000
16 Đèn cực tím 2 bóng 0 200 400
17 Máy phun clo 1 Cái 12 12.000 12.000
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 47
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Đơn giá Thành tiền
18 Tủ lạnh LG 1 Cái 7 7.000 7.000
19 Tủ y tế 1 Cái 2 1.500 1.500
20 Tủ điện điều khiển 1 Cái 15 15.000 15.000
21 Máng nhựa ngâm chlorine 10 Cái 0 200 2.000
22 Tủ kính nhỏ 1 Cái 4 3.500 3.500
23 Máy phát điện 1 Cái 45 45.000 45.000
24 Bể composite 2m3 12 Bể 10 10.000 120.000
25 Bể composite 2m3 12 Bể 6 6.000 72.000
26 Bình cầu 10l 10 Cái 1 500 5.000
27 Bình tam giác thủy tinh 2l 50 Cái 0 300 15.000
28 Kệ sắt 3 tầng 1 Cái 4 4.000 4.000
29 Tủ kính đẩy lớn 2 Cái 9 8.500 17.000
30 Tủ kính treo nhỏ 2 Cái 3 2.500 5.000
31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 100 mét 0 20 2.000
IV Chi phí quản lý dự án
3,453
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
42.866
V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 87.353
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,757
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 9.397
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
1,261
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 15.654
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 48
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Đơn giá Thành tiền
3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
4 Chi phí thiết kế kỹ thuật
1,780
GXDtt * ĐMTL%*1,1 13.350
5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công
1,068
GXDtt * ĐMTL%*1,1 8.010
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi 0,098
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 1.217
7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,281
Giá gói thầu XDtt *
ĐMTL%*1,1
3.488
8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng
0,290
GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.175
9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình
0,282
GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.115
10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn
11 Chi phí giám sát thi công xây dựng
3,508
GXDtt * ĐMTL%*1,1 26.310
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
1,147
GTBtt * ĐMTL%*1,1 5.636
VI Hỗ trợ công nghệ 428.855
VII Đào taọ tập huấn 80.000
VIII Nguyên vật liệu, năng lượng 3.433.623
IX Công lao động 1.076.255
X Chi phí khác 323.469
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 49
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
Đơn giá Thành tiền
TỔNG 6.713.820
Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
2019 2020
I Xây dựng 750.000 375.000 375.000 - 750.000
Công trình chính
1 Văn phòng làm việc 150.000 75.000 75.000 150.000
2 Trại ương ấu trùng 420.000 210.000 210.000 420.000
3 Giao thông tổng thể - - - -
4 Khu nuôi - - - -
Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện,
nước, thổi khí)
180.000 90.000 90.000 180.000
II Thiết bị 491.400 245.700 245.700 - 491.400
I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường - - - -
1 Cân đồng hồ 1.800 900 900 1.800
2 Thức kẹp 2.500 1.250 1.250 2.500
3 Nhiệt kế 300 150 150 300
4 Test DO 3.500 1.750 1.750 3.500
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 50
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
2019 2020
5 Tỷ trọng kế 3.400 1.700 1.700 3.400
6 Test pH 12.500 6.250 6.250 12.500
7 Test độ kiềm 16.000 8.000 8.000 16.000
I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng - - - -
1 Máy lọc nước RO 24.000 12.000 12.000 24.000
2 Máy ozon 15.000 7.500 7.500 15.000
3 Tủ đèn UV 3.000 1.500 1.500 3.000
4 Tủ đông Ason 10.000 5.000 5.000 10.000
5 Cụm máy thổi khí 6HP 18.000 9.000 9.000 18.000
6 Máy sục khí nhỏ Pitton 5.000 2.500 2.500 5.000
7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 4.500 2.250 2.250 4.500
8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 6.000 3.000 3.000 6.000
9 Bơm cao áp 4.5HP 10.500 5.250 5.250 10.500
10 Mô tơ bơm nước 1HP 650 325 325 650
11 Mô tơ bơm nước 2HP 850 425 425 850
12 Máy bơm chìm 1 HP 1.000 500 500 1.000
13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1.500 750 750 1.500
14 Tủ điện nâng nhiệt 15.000 7.500 7.500 15.000
15 Tủ mát Sanaky 10.000 5.000 5.000 10.000
16 Đèn cực tím 400 200 200 400
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 51
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
2019 2020
17 Máy phun clo 12.000 6.000 6.000 12.000
18 Tủ lạnh LG 7.000 3.500 3.500 7.000
19 Tủ y tế 1.500 750 750 1.500
20 Tủ điện điều khiển 15.000 7.500 7.500 15.000
21 Máng nhựa ngâm chlorine 2.000 1.000 1.000 2.000
22 Tủ kính nhỏ 3.500 1.750 1.750 3.500
23 Máy phát điện 45.000 22.500 22.500 45.000
24 Bể composite 2m3 120.000 60.000 60.000 120.000
25 Bể composite 2m3 72.000 36.000 36.000 72.000
26 Bình cầu 10l 5.000 2.500 2.500 5.000
27 Bình tam giác thủy tinh 2l 15.000 7.500 7.500 15.000
28 Kệ sắt 3 tầng 4.000 2.000 2.000 4.000
29 Tủ kính đẩy lớn 17.000 8.500 8.500 17.000
30 Tủ kính treo nhỏ 5.000 2.500 2.500 5.000
31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 2.000 1.000 1.000 2.000
IV Chi phí quản lý dự án 42.866 21.433 21.433 42.866
V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 87.353 43.676 43.676 53.231 34.121
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi
9.397 4.699 4.699 9.397
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 15.654 7.827 7.827 15.654
3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật - - 0
Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 52
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
2019 2020
4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 13.350 6.675 6.675 13.350
5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 8.010 4.005 4.005 8.010
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi
1.217 608 608 1.217
7
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
khả thi
3.488 1.744 1.744 3.488
8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 2.175 1.088 1.088 0 2.175
9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 2.115 1.058 1.058 2.115
10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - - 0
11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 26.310 13.155 13.155 0 26.310
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 5.636 2.818 2.818 0 5.636
VI Hỗ trợ công nghệ 428.855 214.428 214.428 428.855
VII Đào taọ tập huấn 80.000 40.000 40.000 80.000
VIII Nguyên vật liệu, năng lượng 3.433.623 1.716.812 1.716.812 3.433.623
IX Công lao động 1.076.255 538.128 538.128 1.076.255
X Chi phí khác 323.469 161.735 161.735 323.469
TỔNG 6.713.820 3.356.910 3.356.910 96.097 6.617.723
Tỷ lệ (%) 50,00% 50,00% 1,43% 98,57%
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh C...
Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh C...Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh C...
Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh C...
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dế
 
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
 
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compostNha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
 
Thẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tưThẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tư
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 saoDự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆTDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
 
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
 
luan van thac si tim hieu am thuc duong pho thanh pho ho chi minh
luan van thac si tim hieu am thuc duong pho thanh pho ho chi minhluan van thac si tim hieu am thuc duong pho thanh pho ho chi minh
luan van thac si tim hieu am thuc duong pho thanh pho ho chi minh
 
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
 

Similar to Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381

Similar to Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381 (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet.... Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
 
0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN
 
Du an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yenDu an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yen
 
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 

More from Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp

More from Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp (20)

Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
 
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
 
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
 
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
 
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
 
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
 
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
 
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
 

Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiên Giang PICC www.lapduandautu.vn | 0903034381

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG HẢI SẢN PHÚ NÔNG VIÊN Chủ đầu tư: Địa điểm: ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang ----- Tháng 05/2019 -----
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG HẢI SẢN PHÚ NÔNG VIÊN CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ ... Giám Đốc
  • 3. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU........................................................................................6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ..................................................................................6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ...........................................................................6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án...........................................................................6 IV. Các căn cứ pháp lý.........................................................................................8 V. Mục tiêu dự án. ...............................................................................................9 V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................9 V.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN......................11 I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án............................11 I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất. .......................................................................11 II. Quy mô sản xuất của dự án...........................................................................13 II.1. Tình hình nuôi hàu thương phẩm...............................................................13 II.2. Quy mô của dự án ......................................................................................17 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................17 III.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................17 III.2. Hình thức đầu tư. ......................................................................................17 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án................18 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................18 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ........18 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................19 I. Phân tích qui mô công trình............................................................................19 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .....................................19
  • 4. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 4 II.1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao: ..................19 II.2. Công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương......................................22 II.3. Công nghệ nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm trên giàn bè:...........30 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................35 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ............................................................................................................................35 II. Các phương án xây dựng công trình. ............................................................35 III. Phương án tổ chức thực hiện. ......................................................................36 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ..........38 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ..........................................................................................39 I. Đánh giá tác động môi trường........................................................................39 Giới thiệu chung:................................................................................................39 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường...........................................39 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.......................................40 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ..................................................40 II. Tác động của dự án tới môi trường...............................................................40 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường.............................................................41 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường..........42 II.4. Kết luận: .....................................................................................................44 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN............................................................................................45 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .....................................................45 II. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ...............................................53 II.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................53
  • 5. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 5 II.2. Phương án vay............................................................................................53 II.3. Các thông số tài chính của dự án................................................................54 KẾT LUẬN........................................................................................................57 I. Kết luận...........................................................................................................57 II. Đề xuất và kiến nghị......................................................................................57 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN........58 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án..................58 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án...........................................58 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.....................58 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.......................................58 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..............................................58 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án....................58 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ...........58 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án...............58 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ........58
  • 6. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư.  Chủ đầu tư:  Giấy CNĐKKD số  Đại diện pháp luật: Ông  Chức vụ: Chủ tịch HĐTV- Giám đốc  Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Địa điểm xây dựng: Khu vực mặt nước ven biển ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 6.713.820.000 đồng (Sáu tỷ bảy trăm mười ba triệu tám trăm hai mươi nghìn đồng). Trong đó: + Vốn tự có (tự huy động): 3.356.910.000 đồng. + Vốn vay tín dụng: 3.356.910.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Phú Quốc là một huyện đảo cách xa đất liền thuộc tỉnh Kiên Giang, ở đây có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái biển lý tưởng và rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng bè trên biển. Hiện nay, trên huyện đảo đã có hơn 150 cơ sở nuôi cá lồng bè với gần 700 lồng nuôi, một số đối tượng nuôi chủ yếu như cá bớp (cá giò), cá mú đen, cá mú sao, cá mú nghệ. Trong những năm qua, nguồn con giống cá biển khai thác ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm và cạn kiệt nên người dân đã chuyển sang sử dụng con giống sinh sản nhân tạo để nuôi. Hàu C. gigas là loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, hàu có khả năng thích nghi với biên độ mặn rất lớn (S‰: 0 – 45‰), thời gian nuôi ngắn, chỉ từ 6 – 7 tháng. Hàu
  • 7. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 7 TBD hiện có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao hơn các loài hàu bản địa (hàu cửa sông). Hàu có thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, tỉ lệ vỏ/ruột là 35 – 45% cao hơn so với hàu bản địa (3 – 10%) (Phạm Viết Nam, 2013), hàu (C. gigas) được nhiều người ưa chuộng. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại: Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, mỗi 100g thịt hàu gồm có: 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg can-xi; 10mg magiê; 5,5mg sắt; 47,8mg kẽm; 11,5mg đồng; 100mg phốt-pho, ngoài ra còn chứa vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác, lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng. Hơn thế nữa, trong thịt hàu còn có các Acid amin và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật biển. Nhờ thế, trong y học hàu có nhiều tác dụng như tác dụng giảm stress, bổ dưỡng não chống béo phì, nhồi máu cơ tim, giúp phát triển chiều cao ở trẻ em, chống lại mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra hàu rất giàu vi lượng kẽm-khoáng chất rất cần thiết cho quá trình sản xuất dục tố testosterone nên có tác dụng tích cực với khả năng tình dục của nam giới. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hàu biển là loại động vật giàu kẽm nhất, mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47,8mg kẽm, trong khi đó lượng kẽm trong 100 g thịt chỉ là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá tươi (trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0u). Ngoài ra, hàu còn là đối tượng lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Do đó, nghề nuôi hàu đã ra đời, tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới Trên thị trường nội địa hiện nay giá cá dao động 35.000 – 45.000đ; tuy nhiên nhu cầu hàu vẫn còn rất lớn. Hiện nay, một số địa phương trên cả nước đã thử nghiệm nuôi thành công từ hàu giống lên hàu thương phẩm ở một số tỉnh ven biển như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bình Định, Bình Thuận, và đặc biệt ở Nha Trang – Khánh Hòa Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, …tại Khánh Hòa hiện đã hình thành Khu công nghiệp nuôi hàu xuất khẩu. Tuy nhiên, tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thì việc và áp dụng quy trình nuôi đối tượng này hướng đến phát triển nghề nuôi hàu chưa được thực hiện triệt để, điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: mô hình nuôi hàu thương phẩm tại địa phương chưa được định
  • 8. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 8 hướng hình thành, thông tin về các hình thức nuôi thương phẩm chưa được phổ biến nên việc tiếp cận còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, hàu TBD có khả năng sống được ở nhiều thủy vực (nước mặn, nước lợ) nên với điều kiện tự nhiên thuận lợi tại Huyện Phú Quốc có thể nuôi được đối tượng được này. Xuất phát từ các cơ sở trên, cần tạo nên một bước đột phá mới trong việc lựa chọn, đa dạng hóa đối tượng mới là con hàu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông, thủy sản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết vấn đề nhiều vấn đề phục vụ sản xuất và nâng cao thu nhập cho nhân dân; Giảm hộ nghèo, nhất là các hộ gia đình ven biển… đáp ứng được các chỉ tiêu phát triển của Nhà nước và của tỉnh đã đề ra. Từ đó, việc tiến hành Dự án thuộc chương trình NTMN: “Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên” là cần thiết. IV. Các căn cứ pháp lý. IV.1. Căn cứ pháp lý lập dự án. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • 9. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 9 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/06/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình; V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung - Tiếp nhận ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thủy sản xây dựng qui trình sản xuất về giống thủy sản chất lượng cao theo chu trình khép kín. - Tuyển chọn và nuôi dưỡng giống thủy sản ông bà, giống mới từ các trung tâm giống thủy sản quốc gia, khu vực và địa phương để sản xuất giống thủy sản cung cấp cho địa phương, khu vực và cả nước. - Phát triển và chọn lọc giống thủy sản bố mẹ và hậu bị thuần chủng, sạch bệnh từ giống ông bà cung cấp cho các cơ sở giống thủy sản trong và ngoài tỉnh với con giống tốt để nuôi thương phẩm. - Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình nghiên cứu, thực nghiệm về giống thủy sản ở địa phương. - Sản xuất, dịch vụ giống thủy sản có giá trị kinh tế, sạch bệnh mà các cơ sở sản xuất giống khác ở địa phương chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. - Xây dựng được thương hiệu độc quyền tại Phú Quốc về giống thủy sản chất lượng cao.
  • 10. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 10 V.2. Mục tiêu cụ thể - Đầu tư xây dựng hệ thống nuôi nuôi hàu, cung cấp con giống chất lượng cao. - Chọn giống lai tạo, thuần hóa để đưa ra các giống loài mới có chất lượng tốt, năng suất và hiệu quả cao. - Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân tại địa phương - Góp phần phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
  • 11. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.  Vị trí địa lý. Huyện Phú Quốc nằm trong vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 1030 15’ đến 1040 40’ kinh độ Đông và 90 23’50’’ đến 100 32’30’’ vĩ độ Bắc. Phú Quốc thực chất là tên chung của một quần đảo trong vịnh Thái Lan, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, dài 50 km; nơi rộng nhất ở phía Bắc đảo là 25 km. Huyện Phú Quốc hiện nay bao gồm 02 quần đảo: Quần đảo Nam An Thới và quần đảo Thổ Châu.  Địa hình. Từ Bắc xuống Nam, đảo Phú Quốc có hệ thống đồi núi chập chùng. Phú Quốc có địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của đảo Phú Quốc là bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp, sự khác biệt về mặt khí hậu và các điều kiện hải văn giữa hai bờ Đông và bờ Tây đảo cho phép tổ chức hoạt động du lịch quanh năm. Với các rạn san hô ven bờ và các quần thể sinh vật biển phong phú; bờ biển Phú Quốc là nơi có thể phát triển được nhiều hoạt động du lịch như tắm biển, thể thao nước, du lịch sinh thái biển... cũng như những sản phẩm du lịch văn hóa gắn với cộng đồng địa phương.  Khí hậu – Thủy văn hải văn. Phú Quốc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27,0 đến 27,5°C, có lượng mưa trung bình năm là 2.400 đến 2.800 mm. Phú Quốc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Phú Quốc có những thuận lợi cơ bản mà hầu hết các đảo, quần đảo của Việt Nam và thế giới không có được, như hệ thống sông, suối nước ngọt chằng chịt, điển hình là sông Dương Đông, sông Cửa Cạn chạy dọc giữa đảo từ Tây sang Đông...
  • 12. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 12  Tài nguyên thiên nhiên. Phú Quốc có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, bao gồm các loại: Tôm, cá, ngọc trai, đồi mồi, sò huyết, rong biển... giá trị cao, sản lượng lớn; có đá huyền để làm đồ trang sức, mỹ nghệ. Đảo Phú Quốc có 02 tài nguyên thiên nhiên vô giá là Vườn quốc gia Phú Quốc và Khu bảo tồn biển Phú quốc. Phú Quốc có diện tích rừng nguyên sinh (Vườn quốc gia) với diện tích 29.596ha, nhiều loại gỗ quý hiếm như trai, thị, bô bô, vên vên, dầu, kiền kiền… Khu bảo tồn biển Phú Quốc đã được thành lập năm vào năm 2007, gồm 2 khu vực: khu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới, có diện tích mặt nước là 26.863,17ha. Vườn quốc gia và Khu bảo tồn biển là khu du lịch đặc thù và hấp dẫn nhất đối với khách du lịch đến Phú Quốc. I.2. Thực trạng phát triển kinh tế Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế Phú Quốc tăng trưởng đạt ở mức cao, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt cao so với kế hoạch và tăng rất cao so với cùng kỳ như: Thu ngân sách, lượng khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch; nhiều dự án trọng điểm về dịch vụ du lịch của các tập đoàn như: Vinpearl, Sungroup… Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định; đa số các ngành đều tăng so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất tăng 10,33% so cùng kỳ và đạt 56,73% so kế hoạch. Trong đó, nông nghiệp giảm 12,58%; lâm nghiệp giảm 45,45%; thuỷ sản tăng 16,5%; công nghiệp tăng 8,298%; Xây dựng tăng 10,01%. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2018 ngành Thương mại – du lịch và dịch vụ, ước tổng mức doanh thu trong 6 tháng đạt 18.685 tỷ đồng, đạt 48,39% kế hoạch, tăng 12,5% so cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế là 407.010 lượt người, đạt 81,4% so kế hoạch. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định; ước giá trị sản xuất đạt 2.816 tỷ đồng, tăng 8,98%. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, ước giá trị sản xuất thủy sản được 2.062 tỷ đồng, đạt 50,11% kế hoạch, tăng 16,5%.
  • 13. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 13 II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Tình hình nuôi hàu thương phẩm Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, Đông và Nam đều giáp biển, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông đổ ra biển, tạo nguồn phù sa mang thức ăn dồi dào cho nuôi hàu. Ngoài ra, nguồn nhân công, trang thiết bị dồi dào ở địa phương, cũng là lợi thế để phát triển nghề nuôi hàu. Khởi đầu cho nghề nuôi động vật thân mềm là hàu cửa sông (O. rivularis) từ những năm đầu thập kỉ 60. Năm 1963 - 1964, thực hiện nuôi đáy với chuyên gia Trung Quốc, tiến hành thả 20m³ vật bám/ha, vật bám là đá cục 3- 4kg, tại cửa sông tại Sông Chanh, Yên Hưng, Quảng Ninh. Năm 1972 – 1979, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm nuôi hàu bằng giàn, bè trên hệ thống sông Bạch Đằng, Quảng Yên bằng nguồn giống thu từ tự nhiên. Kết quả đã thu vớt được 10 – 15 con giống tự nhiên trên một vật bám và mùa vớt giống tốt nhất là vào tháng 9 – 10 trong năm. Tuy nhiên chưa tìm ra được phương pháp nào nuôi thích hợp, nguyên nhân chủ yếu là do địch hại quá nhiều gây tỉ lệ chết cao. Trong năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I phối hợp với Công ty Đầu tư và phát triển Hạ Long - Quảng Ninh đã nhập giống hàu TBD từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hàu nuôi tại vịnh có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong thời gian 7 – 8 tháng nuôi hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 85 – 95mm/con, khối lượng từ 75 – 85g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Đến nay nuôi hàu TBD đã phát triển mạnh tại Quảng Ninh. Năm 2007, Xí nghiệp Hải Minh và Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long đã nuôi 100 ha ở vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn và tiếp tục xây dựng dự án mở rộng nuôi hàu (C. angulata, C.gigas). Tính đến hết tháng 6 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thả nuôi 220 ha và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Điển hình là Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long, Xí nghiệp Hải Minh, Công ty tài năng trẻ. Ước tính có khoảng 500 tấn hàu thương phẩm đang được nuôi tại Quảng Ninh. Hình thức và đối tượng nuôi có sự khác nhau giữa ba Miền. Ở miền Bắc, trước kia đối tượng nuôi là hàu cửa sông C. rivularis bằng phương pháp nuôi cọc hay treo giàn và nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên. Vào những năm 2005 – 2006, hàu TBD
  • 14. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 14 được nhập nội từ Úc, Đài Loan cho nuôi và dần thay thế hàu cửa sông giá trị thấp (chủ yếu ở Quảng Ninh và một ít ở Hải Phòng). Loài hàu C. lugubris được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung với phương pháp nuôi bằng dây thừng, cọc, lốp xe… (Hà Lê Thị Lộc và ctv, 2001), trong khi các loài hàu C. belcheri và C. iredalei được nuôi tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt nuôi rất nhiều tại Long Sơn, Cần Giờ và sau này là Cà Mau. Hình thức nuôi tại miền Nam đa dạng và ngày càng được cải tiến để đảm bảo cho hàu nhanh lớn và đạt tỷ lệ sống cao (Lê Minh Viễn & ctv, 2009). Năm 2010 – 2011,Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III phối hợp với Trung tâm giống thủy sản Bình Định đã tiến hành nuôi thử nghiệm thành công tại Đầm Đề Gi và Đầm Thị Nại – Bình Định với hai đối tượng nuôi là hàu đơn TBD và hàu muỗng. Năm 2011 – 2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi hàu thương phẩm từ con giống đơn tại thị xã Sông Cầu và Đầm Ô Loan thuộc tỉnh Phú Yên do Hoàng Thị Châu Long làm chủ nhiệm. Thí nghiệm được bố trí nuôi tại 3 địa điểm khác nhau với 3 loại mật độ nuôi tại 2 địa điểm trên với mật độ là 100, 200, 300 con được thí nghiệm với các loại vật liệu dùng cho nuôi là rổ tròn có kích cỡ hình dạng: đường kính miệng rổ:đường kính đáy:chiều cao rổ (50 x 40 x 15cm), rổ hình chữ nhật (60x40x15cm), hộp lưới (50x50x15cm) và lồng tầng hình trụ (50x15cm) Sau 7 tháng nuôi, sử dụng rổ tròn và nuôi ở mật độ nuôi 100 con/rổ tròn cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất tiếp đến là 200 con/rổ tròn, thấp nhất ở mật độ 300 con/rổ. Hàu đạt kích cỡ thương phẩm là 12 – 15 con/kg và tỉ lệ sống đạt 70 – 85%. Ngoài ra tại Đầm Ô Loan bố trí thí nghiệm với 4 loại độ sâu khác nhau là 1; 2; 3; 4m với 2 loại rổ nuôi khác ;nhau là rổ hình chữ nhật và lồng tầng, mật độ thả là 100 con/rổ (lồng tầng). Sau 7 tháng nuôi tại độ sâu 2m sử dụng rổ hình trữ nhật cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất với kích thước trung bình đạt 105,01mm và thấp nhất là tại độ sâu 4m sử dụng lồng tầng chỉ đạt 66,18mm. Tỉ suất lợi nhuận thu được từ các mô hình đạt 41,22 – 92,91%.Vào năm 2012 – 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III chủ trì thực hiện nghiên cứu thử nghiệm nuôi hàu C. angulata thương phẩm tại Bến Tre do Phùng Bảy làm chủ nhiệm. Thí nghiệm được bố trí nuôi trong ao đầm và ngoài cửa sông với hình thức nuôi nổi và nuôi đáy thuộc huyện Bình Đại nơi có điều kiện môi trường tương đồng với vùng nuôi tại Sóc Trăng cho thấy, sau thời gian nuôi 7 tháng với tốc độ tăng trưởng
  • 15. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 15 trung bình (kích thước chiều cao đạt 91,44mm/con, khối lượng đạt 82,4g/con), tỉ lệ sống đạt 30,04%. Tiếp hướng kết quả nghiên cứu năm 2013 – 2014 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III đã chủ trì thực hiện dự án nhân rộng mô hình nuôi hàu C. angulata tại vùng cửa sông ven biển thuộc tỉnh Bến Tre do Phạm Viết Nam làm chủ nhiệm. Dự án triển khai tại 3 địa điểm nuôi là huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre. Với hình thức nuôi nổi, vật liệu nuôi là rổ tròn, mật độ thả là 75con/rổ (300 con/lồng hình trụ). Sau 7 tháng nuôi tốc độ tăng trưởng khối lượng hàu đạt 17,11 – 18,08con/kg, tỉ lệ sống đạt: 58,2 – 62,4% (so với yêu cầu 18 – 20con/kg và tỉ lệ sống > 55%). và tỉ suất lợi nhuận đạt được tại các mô hình nuôi là từ 20,33%.– 29,54%, cao hơn so với mô hình nuôi hàu cửa sông truyền thống (12,51%). Đến năm 2013 – 2014, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III tiếp tục hướng nghiên cứu tại Tiền Giang do Phạm Viết Nam làm chủ nhiệm. Thí nghiệm được bố trí nuôi trong ao đầm và ngoài cửa sông. Thí nghiệm hàu giống đơn với 3 loại mật độ 200, 300, 400 được nuôi thử nghiệm trong rổ nhựa tròn có kích cỡ hình dạng: đường kính miệng rổ:đường kính đáy:chiều cao rổ (65 x 50 x 15cm) và rổ hình chữ nhật (70x50x20cm) và thí nghiệm sử dụng hàu giống bám chùm với hình thức nuôi nổi. Kết quả sau 7 tháng nuôi hàu nuôi trong ao đầm, ở hình thức nuôi nổi khi sử dụng 2 loại vật liệu để nuôi là rổ tròn và rổ HCN thì hàu được nuôi trong rổ tròn cho cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là không đáng kể. Sự khác biệt (tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống) ở đây được thể hiện rõ ở các mật độ thả nuôi khác nhau, sau 7 tháng nuôi ở mật độ 200con khi nuôi ở rổ tròn và rổ hình chữ nhật đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (chiều cao vỏ trung bình 85,31 và 83,22 mm; khối lượng thân trung bình 67,15 và 65,01 g; tỉ lệ sống trung bình 60,71 và 58,19%) tiếp đến khi nuôi ở mật độ 300 con/rổ tròn (rổ HCN) sau 7 tháng nuôi hàu đạt tốc đốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống (chiều cao vỏ trung bình 83,22 và 74,6 mm; khối lượng thân 65,01 và 60,26 g; tỉ lệ sống 58,19 và 50,85%). Ở mật độ nuôi 400 con/rổ tròn và rổ HCN sau 7 tháng nuôi cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống thấp nhất (chiều cao vỏ trung bình 71,37 và 70,34 mm; khối lượng thân 49,01 và 47,87 g; tỉ lệ sống 24,19 và 21,39%). Ở thí nghiệm với hàu bám chùm, kết quả sau 7 tháng nuôi, ở các mật độ khác nhau tốc độ sinh trưởng của hàu không có sự khác biệt nhiều,
  • 16. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 16 sự khác biệt ở đây là tỉ lệ sống. Ở mật độ 10 xâu dây hàu/m2 cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất (khối lượng thân trung bình 68,11 mm, khối lượng thân trung bình 43,79g/con, tỉ lệ sống trung bình 22,55%); tiếp đến là mật độ 15 xâu dây hàu/m2 (khối lượng thân trung bình 63,37 mm, khối lượng thân trung bình 39,25g/con, tỉ lệ sống trung bình 17,35%) và thấp nhất ở mật độ nuôi 20 xâu dây hàu/m2 (khối lượng thân trung bình 59,12 mm, khối lượng thân trung bình 35,5 g/con, tỉ lệ sống trung bình 12,76%). Tổng lượng hàu thu được khi nuôi ở mật độ khác nhau cũng không có sự khác biệt nhiều. Kết quả cao nhất thu được cao nhất ở mật độ 15 xâu dây hàu/m2 là 7,66 kg. Kết quả thu được khi nuôi hàu bám chùm so sánh với hàu bám đơn khi nuôi trong ao đầm cho thấy, hàu bám chùm cho tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất cao hơn. Trên cơ sở kết quả thu được nhóm nghiên cứu tại Tiền Giang đã xây dựng mô hình nuôi hàu trong ao đầm và ngoài cửa sông với hình thức nuôi nổi, vật liệu sử dụng là rổ tròn, con giống dùng cho xây dựng là con giống đơn (kích cỡ 20 – 25mm), mật độ nuôi là 300 con/rổ tròn. Sau 7 tháng nuôi mô hình nuôi kích cỡ hàu thương phẩm đạt từ 78,63 – 95,99mm, tỉ lệ sống từ 35,32 – 61,41%. Tỉ suất lợi nhuận đạt 32,63 – 77,33%. Hình 3. Nuôi hàu đơn tại huyện Bình Đại - Bến Tre Hình 4. Nuôi hàu đáy tại Long Sơn
  • 17. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 17 Hình 5. Nuôi hàu tại Đất Mũi (Cà Mau) Hình 6. Giàn nuôi hàu Thái Bình Dương tại Quảng Ninh II.2. Quy mô của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Xây dựng Công trình chính 310.000 1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50 2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300 3 Giao thông tổng thể 9.650 4 Khu nuôi 300.000 Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước, thổi khí) III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án “Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên” được thực hiện tại Khu vực mặt nước ven biển ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
  • 18. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381 18 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. TT Nội dung Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Văn phòng làm việc 50 0,02 2 Trại ương ấu trùng 300 0,10 3 Giao thông tổng thể 9.650 3,11 4 Khu nuôi 300.000 96,77 Tổng cộng 310.000 100 Trong đó: - Diện tích mặt nước: 30ha - Diện tích mặt đất sử dụng: 1ha IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 19. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 19 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô công trình. Bảng tổng hợp quy mô công trình của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Xây dựng Công trình chính 310.000 1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50 2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300 3 Giao thông tổng thể 9.650 4 Khu nuôi 300.000 Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước, thổi khí) II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao: 1. Đặc điểm và xuất xứ công nghệ 1.1. Đặc điểm công nghệ. Hiện nay, nghề nuôi hàu trên thế giới và tại Việt Nam chủ yếu sử dụng con giống theo dạng bám chùm (sử dụng mảnh vỏ hàu, lốp cao su, đính vào xi măng…) và con giống bám đơn là chủ yếu. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thử nghiệm tại Việt Nam, con giống bám chùm vào mảnh vỏ hàu (vỏ hàu của loài Rivularis) thì cho tỉ lệ bám cao hơn cả, đồng thời tiết kiệm chi phí lên giá thành giống. Bởi vậy, công nghệ dự án dự kiến triển khai là công nghệ cho hàu bám vào mảnh vỏ hàu, khi hàu đạt đến con giống cấp II (sau 2 tháng nuôi đạt 20-25mm) thì tiến hành triển khai nuôi trong lồng hoặc rổ nhựa tròn.
  • 20. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 20 Hình 2. Rổ nhựa hình tròn và hàu giống Hình 3. Lồng tầng sử dụng cho nuôi thương phẩm Hàu TBD có nhiều đặc điểm thuận lợi cho nuôi như: Thích nghi với biến đổi mạnh của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, nhanh lớn, tỷ lệ sống cao, chủ động được nguồn giống nuôi thương phẩm. Chất lượng hàu tốt, kích cỡ đồng đều, không bị dị hình về hình dáng như hàu bám ngoài tự nhiên. Hàu TBD có thịt nhiều, vỏ mỏng, đẹp, chất lượng cao, thích hợp cho nuôi thương phẩm và dễ dàng cho ứng dụng công nghệ xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm sau thu hoạch. Ngoài ra các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao hiện nay chủ yếu là những loài ăn động vật (ví dụ: tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ, cá mú, cá chẽm,…) có hệ số chuyển đổi thức ăn khá cao. Do đó hàng năm đã đưa vào môi trường nước một lượng rất lớn dinh dưỡng N và P. Hai yếu tố này là thành phần chính gây nên hiện tượng phì dưỡng, tảo phát triển quá mức và là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra. Để hạn chế ô nhiễm bằng cách tái sử dụng nguồn chất thải từ các hoạt động nuôi trồng, các nhà khoa học đã sử dụng loài động vật hai mảnh vỏ, đặc biệt như hàu là loài có khả năng sử dụng chất thải trong hệ thống nuôi này, nguồn chất thải được sử dụng thông qua quá trình lọc nước của hàu, nhờ đó có thể hạn chế được chất mùn bã hữu cơ và sự ô nhiễm môi trường (Patrick. S, 2000). Nuôi hàu không những mang lại lợi ích kinh tế vì đầu tư ban đầu ít mà lợi nhuận cao mà còn giải quyết được hiệu quả vấn đề về môi trường nên ngày nay, công nghệ nuôi luôn được cải tiến nhằm nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng diện tích mặt nước. Ngoài ra một lượng lớn chất thải của đối tượng nuôi này sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho đối tượng kia từ đó làm sạch môi trường nước, giảm ô nhiễm, giảm chi phí sản xuất và tăng tổng năng suất thu họach của một vụ nuôi.
  • 21. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 21 1.2. Xuất xứ công nghệ Theo Quyết định 87/QĐ-SKHCN Tỉnh Bình Định ngày 20/08/2012 về việc công nhận kết quả đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bám đơn và thử nghiệm nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình Dương và Hàu Muỗng tại Bình Định. Đồng thời trên cơ sở tham khảo về đặc điểm sinh học của hàu (C. angulata); qua tham quan, ứng dụng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu đơn ở các nước có nghề nuôi hàu đang phát triển (Mỹ, Úc, Ca-na-đa, Trung Quốc…). + Đề tài xây dựng thành công được 3 mô hình nuôi. + Mật độ nuôi Phù hợp là 300 con/lồng nuôi, và 200 con/rổ nhựa tròn (tham khảo hình 2+3). + Hình thức nuôi: nuôi treo rổ, lồng nuôi lên giàn tre và bè nổi trên biển và trong Đầm. Độ sâu nuôi treo là 1m so với mực nước. + Sau 8 tháng nuôi hàu đạt 10-15 con/kg, tỉ lệ sống đạt 60 – 85%. + Tỉ suất lợi nhuận thu được từ các mô hình đạt 41,22 – 92,91%. + Do kích cỡ con giống phục vụ cho nuôi thương phẩm là giống đơn, đã được tách triết (giống cấp II) nên có giá thành cao. Do đó, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. + Hình thức nuôi trong ao đất cho tốc độ hàu sinh trưởng và tỉ lệ sống thấp hơn so với nuôi ngoài vịnh trên biển và vùng đầm phá. + Dự án sẽ chọn các hộ dân từng tham gia triển khai đề tài là các hạt nhân trong dự án để thuận tiện cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học đến các hộ nuôi khác. + Do ban đầu mô hình được xây dựng trong đề tài với quy mô thử nghiệm nhỏ nhưng phải đầu tư nhân công lớn, đầu tư mua sắm vật tư, trang thiết bị với chi phí lớn để sử dụng trong thời gian dài và hiện tại chưa được sử dụng hết công suất vì số lượng giống thử nghiệm ít nên tỉ suất lợi nhuận chưa cao. - Bởi vậy, những điểm mới cần được điều chỉnh cho phù hợp trong Dự án này: + Mật độ thả giống là 5 xâu dây hàu/m2 (1.000 dây/200m2 ) là phù hợp + Mật độ thả giống cấp II: sau 2 tháng nuôi bám lúc này hàu có kích cỡ là trung bình là 20mm sẽ tách triết cho ra rổ với mật độ thả 200 con/rổ.
  • 22. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 22 + Con giống thả: Là giống hàu cấp I có kích cỡ 3-5mm/con, con giống còn bám trên xâu dây hàu. + Hình thức nuôi: Nuôi trong rổ nhựa tròn (50 x 20 cm) và treo trên giàn bè. + Thời gian nuôi: 7-8 tháng - Đối với cơ quan chức năng ban ngành và người dân: Trong quá trình thực hiện thử nghiệm đề tài và quá trình hội thảo đã giới thiệu đến người dân những lợi ích kinh tế mà tính mới của nghề nuôi hàu mang lại đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao của các cấp quản lý, các ban ngành, người dân ven biển khi mà sự chuyển đổi nuôi đối tượng khác với chi phí cao và nhiều rủi ro sang nuôi hàu nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi với chi phí, đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Tính tiên tiến và tính thích hợp của công nghệ 2.1. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng Công nghệ áp dụng trong dự án này là sử dụng bè nuôi, bè nuôi có ưu điểm hơn các hình thức nuôi khác chỗ: Chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thời gian thu hồi vốn nhanh, tỷ lệ sống cao, môi trường nước tốt, dễ kiểm soát, dịch bệnh rất khó xãy ra, không ảnh hưởng bởi dòng chảy của mùa mưa bảo nên kiểm soát được độ mặn, ít rủi ro... Nuôi hàu bằng dây treo trên bè là phương pháp tiên tiến và thích hợp nhất, đơn giản, dễ áp dụng và chi phí thấp, hàu được lọc thức ăn tối đa, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, dễ quản lý, dễ chăm sóc và thu hoạch. 2.2. Tính thích hợp của công nghệ Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) có nhiều ưu điểm hơn so với hàu khác kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, vỏ mỏng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 30 0 C, độ mặn từ 15 - 35 ‰ nên rất thuận lợi để phát triển nuôi thương phẩm tại Phú Quốc... Dự án triển khai với quy mô nông hộ và các mô hình nuôi đơn giản, người dân dể áp dụng và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của cư dân thuộc các huyện ven biển trong tỉnh, nơi đã có nhiều người đã và đang nuôi hàu truyền thống. II.2. Công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương 1. Đối tượng: hàu Thái Bình Dương (C. gigas) 2. Phạm vi ứng dụng
  • 23. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 23 Điều kiện môi trường của nguồn nước sử dụng cho sản xuất giống hàu là: + Độ mặn của nước : 20 – 25‰ + Nhiệt độ nước : 27 – 300 C + pH : 7,5 – 8,5 3. Nội dung công việc Công việc 1: Chuẩn bị trại sản xuất giống Xây dựng trại đảm bảo gần nguồn nước trong, sạch và có độ mặn ổn định. Mặt khác trại phải nằm trên vùng đất cao có thể tránh được úng lụt hoặc thủy triều lớn hàng năm tại địa phương.Môi trường nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ công và nông nghiệp như hóa chất, dầu khí, kim loại nặng, thuốc trừ sâu... Công việc 2: Chuẩn bị Hệ thống nuôi Bể nuôi vỗ hàu bố mẹ và bể ương ấu trùng Có thể thiết kế theo dạng hình chữ nhật, hình vuông,... Với các loại vật liệu làm bể khác nhau như Composite, xi măng,... thể tích cho nuôi vỗ hàu bố mẹ từ 0,5 – 1m3 , thể tích bể cho ương nuôi ấu trùng 4 – 5m3 . Hệ thống bể lọc Bể có thể tích là 2 – 5m3 trong đó khoang chứa nước là chiếm 75% tổng thể tích còn lại là vật liệu dùng làm lọc theo thứ tự từng lớp từ dưới lên như: túi vải lọc – sỏi lớn – than hoạt tính – cát trắng. Hệ thống nuôi cấy tảo Sử dụng túi nilon có thể tích 50 lít/túi để nuôi tảo sinh khối và hệ thống giàn treo chắc chắn (tùy hình dạng túi treo có thể lầm giàn cách mặt đất 0,5 – 1,5m) dùng để treo túi tảo. Hệ thống máy bơm nước Sử dụng máy bơm công suất máy bơm cho con giống là: công suất 5 – 10m3 /h, máy bơm để thay nước cho ấu trùng trôi nổi là 2 – 4 m3 /h. Hệ thống khí: Máy thổi khí 0,5 - 1 HP (04 cái), ống dẫn khí,… Dụng cụ yêu cầu - Vợt có đường kính 30cm với nhiều loại có kích cỡ mắt lưới từ 10 – 20μm, 125, 220, 300, 500μm.
  • 24. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 24 - Dụng cụ đo độ mặn, pH, nhiệt kế, cân, thau, xô, ca, ly thủy tinh… Công việc 3: Kỹ thuật tuyển chọn và nuôi vỗ hàu bố mẹ Kỹ thuật tuyển chọn Chọn hàu có kích thước chiều cao vỏ đồng đều khoảng 7 – 8cm. Hàu tuyển chọn vỏ sáng, không bị vỡ mép. Kỹ thuật nuôi vỗ Chọn bể nuôi có thể tích 0,5m³, bể nuôi vỗ được sục khí 24/24, mật độ thả là 50 cá thể/bể. Tảo cho ăn là hỗn hợp tảo đơn bào (Chaetoceros sp, Nannocholoropsis oculata, Isochrysis galbana), tảo đa bào với mật độ tảo cho ăn là 1 triệu tế bào/ml, ngoài ra bổ sung thêm tảo khô Spirulina 2g/m3 khi thiếu tảo tươi. Hàng ngày siphone, thay nước 30 – 50% vào lúc 7 – 8h sáng. Sau 1 tuần tiến hành vệ sinh toàn bộ một lần. Thời gian nuôi trung bình 20 ngày tùy vào độ thành thục của hàu bố mẹ. Công việc 4: Kỹ thuật cho hàu bố mẹ sinh sản Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đẻ hàu bố mẹ. Hàu được tuyển chọn từ nuôi vỗ hoặc mua về sau đó vệ sinh sạch sẽ các chất, sinh vật bám sau đó đem mổ và lấy tuyến sinh dục đực, cái của hàu cho thụ tinh nhân tạo. Sau khi thụ tinh, theo dõi 5 phút/lần dưới kính hiển vi đến khi thấy tế bào trứng có hiện tượng phân cắt rồi cho vào bể ương. Tiến hành ấp trứng từ 10 – 12h thì hàu nở thành ấu trùng chữ D. Điều kiện môi trường là: Nhiệt độ 27 - 30ºC, pH: 7,5 – 8,5, S‰: 20 – 25‰.
  • 25. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 25 Hình 3. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp kích thích khô Hình 4. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp kích thích bằng nhiệt
  • 26. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 26 Hình 5. Kỹ thuật cho hàu sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo Công việc 5: Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng nổi lên giai đoạn hàu xuống đáy Mật độ ấu trùng: 5 con/ml Thức ăn và mật độ cho ăn Cho ấu trùng ăn tảo kích thước nhỏ Nanocholoropsis oculata; mật độ là 6.000 – 10.000tb/ml. 2 ngày sau đó tiến hành cho ăn hỗn hợp tảo Nanocholoropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp với mật độ là 15.000 – 20.000tb/ml. Hàng ngày trước khi cho ăn kiểm tra màu nước và thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi để định lượng cho ăn cho phù hợp tránh ô nhiễm môi trường nước nuôi. Điều kiện môi trườngương nuôi ấu trùng - Độ mặn của nước: 20 – 25‰ - Nhiệt độ nước: 27 – 300 C - pH: 7,5 - 8,5 - Kim loại nặng: < 0,01mg/l - NH4 + - N: < 0,1mg/l - NO2 - N: < 0,01mg/l - H2S: < 0,1mg/l Công việc 6: Kỹ thuật ương con giống cấp I lên cấp II
  • 27. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 27 Theo dõi thường xuyên giai đoạn cuối của ấu trùng, sau 20 ngày khi hàu xuất hiện điểm mắt thì tiến hành dùng vợt (có mắt lưới 300µm) lọc những con ấu trùng Spat vào bể đã bỏ sẵn vật bám là các xâu dây vỏ hàu. Căn cứ vào mật độ ấu trùng để chuẩn bị vật bám đầy đủ. Trung bình hàu cho bám ban đầu là 200 con/mảnh vỏ bám. Chuẩn bị vật bám Vật cho bám là các mảnh vỏ hàu (sử dụng vỏ hàu cửa sông) có kích cỡ 8 – 15cm; Dây sử dụng xâu vỏ là dây cước hóa học (mỗi dây xâu ban đầu là 50 mảnh). Vỏ hàu được thu mua từ nơi có nghề nuôi hàu cửa sông phát triển như Bến Tre, Vũng Tàu… Vỏ hàu được vận chuyển về được rửa sạch bằng vòi xịt nước và cho vào bể có ngâm formol với nồng độ 10 – 20ppm. Thời gian ngâm khử trùng là 10 ngày, sau đó hàu được rửa sạch bằng nước ngọt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian là 1 – 2 tuần trước khi đưa vào bể ương giống. Hình 6. Kỹ thuật chuẩn bị vật bám Kỹ thuật cho bám
  • 28. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 28 Các xâu vỏ hàu được treo vào các bể và cấp nước mới vào. Sau đó hàu được chuyển từ bể đang ương nuôi vào bể đã chuẩn bị vật bám. Mật độ treo xâu dây hàu là 10 xâu dây/m3 . Mật độ hàu cho bám ban đầu là 200 con/mảnh vỏ (trung bình 0,1 triệu con/m3 ). Hình 7. Hàu giống bám cấp I Kỹ thuật Nuôi tảo trong phòng thí nghiệm: Tảo được phân lập trên môi trường thạch, cấy ra ở các bình tam giác 250 ml rồi đến 50 ml, 1000ml và 20 lít. Công thức nuôi cấy các loại tảo: Môi trường Tảo xanh Tảo khuê KNO3 50-70ppm 30-50ppm KH2PO4 10ppm 10ppm FeCl3. 6H2O 3ppm 2ppm C6H8O7. H2O 20ppm 15ppm Urê 20ppm 0ppm Na2SiO4 1ppm
  • 29. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 29 Vitamin B1 5ml/m3 5ml/m3 Vitamin B12 5ml/m3 5ml/m3 Vi lượng 1ppm 1ppm Độ mặn 28-30‰ 25-26‰ Kỹ thuật Nuôi tảo sinh khối ngoài trời: Tảo sinh khối trong phòng thí nghiệm bình 10 lít tiếp tục nuôi sinh khối ở túi 80 lít th gian 2 ngày. Sau đó, lọc và sinh khối ra ở bể composite 1m3 sau 2 ngày mật độ tảo khoản 3.000tb/ml tiến hành thu cho ấu trùng hàu ăn. Nuôi cấy các loại tảo: Nanochlorosis aculata, Isochrysis galbana, Chaetocer cancitrans, Tetrasemi sp. Công việc 7: Kỹ thuật quản lý, chăm sóc Giai đoạn ương hàu cấp I lên cấp II trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: ương trong bể xi măng: Khi hàu giống ương trong bể thì chế độ chăm sóc cho ăn giống như giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên, khi thay nước thì không cần qua hệ thống lọc mà cấp trực tiếp nước vào bể nhằm cung cấp thức ăn tự nhiên cho hàu giống. Hàng ngày thay từ 50 – 100% nước trong bể. Ngoài ra, cấy bổ sung tảo đa bào và lọc cho hàu ăn. Hàng ngày cho hàu giống ăn 2 lần vào lúc 7h30 và 17h30. Hê thống ương nuôi được sục khí 24/24h. Mật độ ương là 0,1 triệu con giống/m3 (10 xâu dây hàu/m3 , mỗi xâu dây là 50 mảnh vỏ hàu). Kích cỡ hàu giống lúc này trung bình là 1mm. Thời gian ương trung bình là 20 ngày, lúc này hàu đạt kích cỡ chiều cao vỏ trung bình là 5mm. Giai đoạn 2: ương trong ao, sau khi ương được 20 ngày trong bể hàu đạt kích cỡ trung bình 5 mm thì tiến hành chuyển toàn bộ hàu ra ương trong ao và ngoài bè nuôi lên con giống cấp II. Trước khi chuyển hàu ra bè, xâu dây hàu được san thưa thành 8 mảnh/xâu dây hàu với tỉ lệ bám trung bình 75-100 con/mảnh vỏ (trung bình 800 con/xâu dây). Hàu được treo trên giàn nuôi nổi. Mật độ ương là 4.000 con/m2 (5 xâu dây/m2 ). Thời gian ương là 1 tháng. Lúc này hàu đạt kích cỡ chiều cao vỏ 15 – 20mm/con (trung bình 75-100 con/xâu dây) có thể chuyển tách triết hàu bám chùm tạo thành hàu đơn để nuôi lên thương phẩm hoặc treo dây hàu nuôi trực tiếp lên hàu thương phẩm. Điều kiện môi trường + Độ mặn: 20 – 25‰
  • 30. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 30 + Nhiệt độ nước: 27 – 300 C + pH: 7,5 – 8,5 Thức ăn cho hàu giống Trong giai đoạn đầu của giống cấp I khi còn ương trong bể, thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào (Chaetoceros sp, Nanocholoropsis oculata, Isochrysis galbana) với hàm lương tảo cho ăn là 6.000 – 10.000 tế bào/lít tảo đa bào cho ăn 50.000 – 60.000 tế bào/lít. Có thể bổ sung thêm tảo khô khi nguồn tảo tươi không đủ. Công việc 8: Phương pháp thu hoạch và vận chuyển hàu Kỹ thuật tách triết tạo hàu đơn Hàu cấp II ương nuôi đạt kích cỡ chiều cao vỏ trung bình 20mm thì tiến hành triết hàu tạo thành hàu đơn. Sử dụng cụ tách triết là dao nhọn hoặc dìu nhỏ sau đó tách nhẹ từng con từ mảnh hàu bám ra. Tránh cho hàu bị vỡ mép hoặc vỏ. Hàu được tách sẽ tạo thành những con hàu đơn, tùy thuộc vào kích thước của hàu mà ta phân cỡ cho vào rổ để nuôi lên hàu thương phẩm. Ngoài ra có thể treo hàu bám chùm trực tiếp và nuôi lên hàu thương phẩm. Phương pháp vận chuyển Hàu có thể vận chuyển khô khi cho các dây hàu vào bao bố và vận chuyển trong thùng xe được làm lạnh. Nhiệt độ trong thùng được duy trì khoảng 18 – 220 C và vận chuyển khô đến nơi nuôi thương phẩm. Thời gian vận chuyển 12 – 18h. II.3. Công nghệ nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm trên giàn bè: 1. Đối tượng: hàu TBD (Crasostrea gigas) 2. Phạm vi ứng dụng Quy trình này quy định trình tự nội dung và những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu để nuôi thương phẩm hàu (C. gigas). Quy trình này được áp dụng rộng rãi cho vùng cửa sông ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang. 3. Nội dung công việc Công việc 1: Khảo sát, chọn địa điểm nuôi - Tham khảo tài liệu về môi trường, xã hội của các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý ngành thủy sản địa phương về địa điểm dự kiến nuôi hàu.
  • 31. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 31 - Khảo sát vị trí được chọn, dựa vào các tiêu chí như ở phần phạm vi ứng dụng. Bảng 1. Điều kiện môi trường vùng nuôi Điều kiện Yêu cầu kỹ thuật Độ mặn (‰) 20 –25‰ Độ pH 7,5 – 8,5 Nhiệt độ 0 C 27 – 300 C Oxy hòa tan (mg/l) 4,5 – 5,5 Độ trong (cm) <50 cm Công việc 2: Chuẩn bị giàn bè nuôi Giàn nuôi được sử dụng cho xây dựng mô hình là giàn bè nuôi nổi (treo), thuận tiện vị trí đi lại cho chăm sóc, vệ sinh. - Chuẩn bị: Cây tre, dây nhựa, phao xốp để kết bè, cọc neo, móc neo... - Kết bè, phao: Kích thước, diện tích bè nuôi là: 8m x 25m = 200 m2 Bè được kết từ 114 cây tre loại 8,5 mét/cây, khoảng cách giữa 2 cây tre từ 40-50cm. Mỗi bè được gắn với 18 phao, sử dụng phi nhựa kính để làm phao. Sau khi kết bè, bè nuôi được đưa đến khu vực dự kiến nuôi hàu để neo đậu cố định (hình 8).
  • 32. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 32 Hình 8. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giàn bè nuôi nổi Công việc 3: Chuẩn bị vật liệu nuôi Vật liệu được sử dụng là rổ tròn, rổ có kích thước mắt tùy vào kích thước của hàu. Chọn rổ tròn có kích thước rổ: 20*40*60 cm và kích thước mắt lưới rổ 2a = 10mm. Mỗi mô hình chuẩn bị 440 rổ/mô hình. Công việc 4: Chuẩn bị giống và vận chuyển giống Nguồn giống sử dụng hàu giống đang còn trong giai đoạn bám xâu dây hàu. Lúc này kích thước hàu trung bình là 5mm. Chọn hàu dây có mật độ bám trung bình là 75 - 100con/mảnh (800 con/xâu dây hàu, mỗi xâu dây hàu là 8 mảnh). Sau đó hàu được ương lên con giống cấp II đạt yêu cầu kích cỡ chiều cao trung bình là 20 mm/con thì tiến hành tách triết tạo hàu đơn cho vào rổ và nuôi lên thương phẩm. Phương pháp tách triết như sau: dụng cụ được sử dụng tách triết hàu giống là dao nhọn, búa dìu nhỏ sau đó tách nhẹ từng con từ mảnh vỏ hàu lần lượt từ các xâu dây hàu bám ra. Tránh cho hàu bị vỡ mép hoặc vỏ. Hàu được tách sẽ tạo thành những con hàu đơn, tùy thuộc vào kích thước của hàu mà ta phân cỡ cho vào rổ để nuôi lên hàu thương phẩm. Ngoài ra có thể treo hàu bám chùm trực tiếp và nuôi lên hàu thương phẩm. Phương pháp vận chuyển:
  • 33. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 33 Hàu giống được cho vào các bao bố hoặc thùng xốp và vận chuyển bằng xe lạnh. Thời gian chuyển giống thường vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm là tốt nhất. Nhiệt độ duy trì trong quá trình vận chuyển đi xa là 20 – 220 C, thời gian vận chuyển là < 25 giờ. Mùa vụ thả nuôi Có thể thả hàu quanh năm tại địa phương, trừ những tháng mưa bão. Mật độ thả: giai đoạn 1: 5 xâu dây hàu/m2 ; giai đoạn 2: khi tách ra rổ thả trung bình 200con/rổ. Công việc 5: Chăm sóc quản lý Vệ sinh hàu giống bám chùm: Trong thời gian đầu hàu đang còn nhỏ nên có thể dùng biện pháp kỹ thuật là giở dây lên vài lần nhẹ nhành cho dây hàu sạch vật bám phù sa. Tuy nhiên khi hàu lớn khi vệ sinh hàu cần có giá lưới ở phía dưới để thu hàu, phòng khi hàu rơi rớt khỏi xâu dây. Vệ sinh hàu giống khi chuyển vào rổ. Định kỳ 2 lần/tuần thì tiến hành vệ sinh rổ hàu một lần bằng cách kéo rổ lên và xuống vài lần cho đến khi rổ sạch bùn hay các vật bám vào. Ngoài ra có thể giở rổ lên và sử dụng máy xịt để làm sạch hàu nuôi. Sử dụng máy xịt vệ sinh này thường được áp dụng cho quy mô nuôi lớn sẽ tiết kiệm được thời gian vệ sinh hàu. Phòng trừ địch hại Yếu tố hữu sinh Khi hàu ở giai đoạn còn nhỏ, hàu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau: cua, cá, ốc lông, ….. Biện pháp phòng trị hiệu quả đối với địch hại của hàu nuôi là dùng cỡ lưới thích hợp để giữ hàu và ngăn chặn địch hại từ bên ngoài rổ nuôi. Yếu tố vô sinh Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn,…. Do đó khi nuôi thương phẩm hàu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho hàu là vô cùng quan trọng, làm cho hàu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao. Thu hoạch
  • 34. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 34 Thời điểm thu hoạch thường vào lúc chiều mát hay sáng sớm. Có thể thu hoạch toàn bộ hoặc thu hoạch một phần hàu nuôi. Tuy nhiên, tùy vào kích cỡ hàu thương phẩm có thể thu tỉa sớm hơn những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm. Sơ chế Ở các nước tiên tiến, thực phẩm hàu cũng như thực phẩm từ các lòai nhuyễn thể 1 hoặc 2 mảnh vỏ khác, như hàu, nghêu, sò, điệp, ốc, vẹm, chem chép, bào ngư . . . là những lọai thực phẩm bổ dưỡng thường được người tiêu dùng sử dụng dưới dạng tươi sống hoặc chín tái, nên điều kiện vệ sinh thực phẩm hết sức chặt chẽ. Mọi sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua quy trình xử lý sạch và diệt khuẩn. Hệ thống xử lý này bao gồm các công đọan xử lý nước và tiệt trùng bằng Ozone công suất cao. Ozone là chất oxy hóa khử cực mạnh, có khả năng khử màu, khử mùi, khử độc, diệt hàu hết các lọai vi khuẩn có trong nước, bám trên vỏ và trong thịt hàu, như các vi khuẩn đường ruột, khuẩn tụ cầu, khuẩn kiết lỵ : E. coli, Streptococcus, Staphylococus, Giardia, Samonella, Listeria và một số virus khác. Với quy trình kéo dài thời gian xử lý Ozone con hàu có thời gian lọai bỏ tạp chất, cặn bã, tảo độc và các mảnh thức ăn còn đọng lại ở khe mang, khoang miệng hàu. Trong xử lý nước Ozone có khả năng oxy hóa các kim lọai Fe, Mn, Mg, kim lọai nặng và nhiều cặn bã hữu cơ khác. Kỹ thuật vận chuyển Phương pháp làm sạch Hàu sau khi được đưa lên ta sẽ dùng vòi sịt mạnh để làm sạch vỏ bên ngoài,. sau đó được xếp vào thùng sốp mang đi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển Vận chuyển hàu luôn luôn là phương pháp vận chuyển kín và ẩm. Nhiệt độ trong dụng cụ vận chuyển đảm bảo khoảng 20 – 22°C. Thời gian vận chuyển tốt nhất là ít hơn 25 giờ. Dụng cụ vận chuyển thường là thùng xốp và có lưới để ngăn cách từng lớp hàu.
  • 35. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 35 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. II. Các phương án xây dựng công trình. Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) I Xây dựng Công trình chính 310.000 1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50 2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300 3 Giao thông tổng thể 9.650 4 Khu nuôi 300.000 Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước, thổi khí) II Thiết bị I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường 1 Cân đồng hồ 6 Cái 2 Thức kẹp 5 Cái 3 Nhiệt kế 6 Cái 4 Test DO 10 hộp 5 Tỷ trọng kế 17 Cái 6 Test pH 50 hộp 7 Test độ kiềm 50 hộp I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng 1 Máy lọc nước RO 1 Cái 24 2 Máy ozon 1 Cái 15 3 Tủ đèn UV 1 Cái 3 4 Tủ đông Ason 1 Cái 10 5 Cụm máy thổi khí 6HP 1 Cái 18
  • 36. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 36 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) 6 Máy sục khí nhỏ Pitton 2 Cái 3 7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 1 Cái 5 8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 1 Cụm 6 9 Bơm cao áp 4.5HP 3 Cái 4 10 Mô tơ bơm nước 1HP 1 Cái 1 11 Mô tơ bơm nước 2HP 1 Cái 1 12 Máy bơm chìm 1 HP 1 Cái 1 13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1 Cái 2 14 Tủ điện nâng nhiệt 2 Cái 8 15 Tủ mát Sanaky 1 Cái 10 16 Đèn cực tím 2 bóng 0 17 Máy phun clo 1 Cái 12 18 Tủ lạnh LG 1 Cái 7 19 Tủ y tế 1 Cái 2 20 Tủ điện điều khiển 1 Cái 15 21 Máng nhựa ngâm chlorine 10 Cái 0 22 Tủ kính nhỏ 1 Cái 4 23 Máy phát điện 1 Cái 45 24 Bể composite 2m3 12 Bể 10 25 Bể composite 2m3 12 Bể 6 26 Bình cầu 10l 10 Cái 1 27 Bình tam giác thủy tinh 2l 50 Cái 0 28 Kệ sắt 3 tầng 1 Cái 4 29 Tủ kính đẩy lớn 2 Cái 9 30 Tủ kính treo nhỏ 2 Cái 3 31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 100 mét 0 III. Phương án tổ chức thực hiện.  Phương án tổ chức xây dựng mô hình: Mô hình triển khai phải có người dân tham gia, trong đó hộ nông dân đóng góp công lao động, Dự án hỗ trợ Hàu giống, toàn bộ sản phẩm của mô hình người dân được hưởng.
  • 37. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 37 Việc triển khai mô hình cũng có sự tham gia của chính quyền, đoàn thể tại địa phương, thông qua công tác chọn hộ, giám sát kết quả thực hiện và tuyên truyền nhân rộng kết quả mô hình. Vốn đầu tư cho mô hình được công khai hóa giữa ban chủ nhiệm Dự án và các hộ tham gia Dự án thông qua các hợp đồng và bản cam kết cụ thể với người dân về thả giống và vốn đối ứng đúng theo quy định. Việc tiến hành nhân rộng mô hình được tiến hành theo các bước: Bước 1: Hội thảo cùng với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương từ cấp huyện đến xã để thông qua toàn bộ nội dung Dự án và mục tiêu cần đạt. Trên cơ sở đó, tiến hành chọn điểm và nông dân tham gia Dự án theo các tiêu chí: - Điểm xây dựng mô hình phải có điều kiện tự nhiên phù hợp với các đối tượng nuôi hàu (C. gigas). - Chọn các hộ có tối thiểu 0,2 – 1 ha mặt nước, có kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng thủy sản, có đủ năng lực tiếp nhận các chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chủ động được nguồn công lao động để thực hiện, có điều kiện kinh tế và khả năng tham gia liên kết thực hiện Dự án; các hộ nông dân chọn tham gia Dự án phải đảm bảo tính bình quân về nguồn lực kinh tế, nhân lực lao động so với toàn vùng. Ưu tiên các hộ có kinh nghiệm và tự nguyện vào Dự án. Bước 2: Chính quyền địa phương và các tổ chức tham gia Dự án thông báo để các hộ dân đăng ký. Chủ nhiệm Dự án sẽ rút danh sách các hộ tham gia (chọn 40 hộ) dựa trên cơ sở quy mô được duyệt và các tiêu chí quy định ở bước 1. Bước 3: Tiến hành thực hiện hợp đồng, cam kết thực hiện Dự án với các hộ nông dân để tiến hành xây dựng mô hình. Bước 4: Cán bộ Dự án tập huấn cho các hộ nông dân. Sau khi tập huấn, học viên tự làm dưới sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật. Bước 5: Từ kết quả thực hiện mô hình, tổ chức hội thảo đánh giá những ưu và khuyết điểm, những điểm tồn tại và điểm thành công để rút ra bài học kinh nghiệm. Mở rộng hội nghị tham quan đầu bờ cho các hộ nông dân trong và ngoài vùng Dự án để nhân nhân nhanh kết quả của Dự án vào địa phương. Ngoài ra, Dự án còn phát hành các sổ tay kỹ thuật nuôi hàu và phát cho các hộ dân địa phương để họ có thể nhân rộng mô hình.
  • 38. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 38 - Việc truyền đạt thông tin đến học viên được tiến hành theo phương pháp chia nhóm và gợi ý học viên bộc lộ những thắc mắc trong thực tế sản xuất ; Giảng viên giải đáp những thắc mắc đã được nêu ra từ các nhóm. Đại diện hộ nông dân tóm tắt quy trình công nghệ hoặc nội dung đào tạo, tập huấn. Cuối cùng giản viên rà soát và tổng hợp nội dung truyền đạt trên cơ sở đã thảo luận. Cơ quan chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đào tạo cho Dự án các cán bộ như sau: - Đào tạo kỹ thuật viên: 05 người. - Hội thảo và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người dân về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu TBD (02 lớp). Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này. Phương án nhân sự dự kiến (1.000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm 1 Quản lý 2 10.000 360.000 2 Nhân công 10 6.000 720.000 Tổng 12 16.000 1.080.000 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. - Từ tháng 06/2019 đến 09/2019: Trình xin phê duyệt dự án. - Từ 10/2019 đến 11/2019: Khảo sát lựa chọn địa điểm và chọn hộ dân tham gia mô hình. - Từ 11/2019 đến 11/2020: Tiến hành Xây dựng và lắp đặt thiết bị nuôi trồng. - Bắt đầu khai thác dự án từ năm 2021. - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
  • 39. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 39 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I. Đánh giá tác động môi trường. Giới thiệu chung: Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường.
  • 40. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 40 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng Điều kiện tự nhiên Địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng. Khu đất có các đặc điểm sau: - Nhiệt độ: Khu vực Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. - Địa hình: Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông. II. Tác động của dự án tới môi trường. Khi dự án thực hiện, các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các yếu tố sau: a. Trong quá trình xây dựng công trình Chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ các công trình, đào và đắp đất, cát, xà bần và thi công xây dựng các công trình kiến trúc, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện … sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường trong khu vực như:  Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động các thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu phục vụ thi công.  Bụi, đất, đá, cát, xi măng…phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu.
  • 41. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 41  Khí thải của các phương tiện thi công cơ giới và vận chuyển nguyên vật liệu có chứa SO2, NO2, CO…  Ô nhiễm nước thải do sinh hoạt của công nhân xây dựng.  Ô nhiễm chất thải rắn như đá, xà bần, sắt thép, coffa và rác thải sinh hoạt. b. Khi công trình đi vào khai thác Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn sau:  Chất thải rắn từ sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc trong khu nuôi trồng thủy sản.  Chất thải rắn từ khu trồng cây ăn trái.  Chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu nhớt thải, mực in từ khu điều hành…  Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại…  Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi hôi, khó chịu. Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm. Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon, nhựa…  Nước thải sinh hoạt: loại nước thải này ô nhiễm bởi chất cặn bã, dầu mỡ ( từ nhà bếp), các chất thải hữu cơ ( từ nhà vệ sinh), các chất dinh dưỡng và vi sinh…  Bụi và tiếng ồn: do các hoạt động của giao thông vận tải, sinh hoạt… 1. Tác động của nguồn gây ô nhiễm Nếu không quan tâm đúng mức đến việc phòng chống và có biện pháp bảo vệ môi trường thì sẽ có nhiều tác động xấu xảy ra:  Gây ô nhiễm đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực.  Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động trên công trường và dân cư lân cận. II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
  • 42. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 42 Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật. Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt: Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt. Ảnh hưởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng - Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ... - Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. a. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
  • 43. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 43 Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường được dẫn về bể tự hoại. Bố trí đường thoát nước mưa hợp lý tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm. Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách che chắn công trườn, tránh để phát tán. Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài. Lập trạm rửa xe trước khi ra khỏi công trường. Khí thải từ các phương tiện giao thông: đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm ( nhưng phải kết thúc trước 22h đêm). Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư. Điều chỉnh lưu lượng xe cộ ra vào hợp lý, tránh hiện tượng tập trung mật độ các phương tiện ra vào quá cao trong một thời điểm. Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công: rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này. Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm ( đổ bê tông…) và giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe. Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, hệ thống nén khí, máy cưa,...để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công. Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế độ rung. Đối với rác sinh hoạt: đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Lương chất thải này sẽ được thu gom hằng ngày. Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyể ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chất thải rắn chung của tỉnh. b. Giai đoạn hoạt động của dự án
  • 44. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 44  Bố trí đường thoát nước mưa tách riêng với đường thoát nước sinh hoạt, đường thoát nước mưa tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.  Xây dựng hệ thống làm mát trong nhà kho, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: nút bịt tai, nước uống cho công nhân.  Đối với rác sinh hoạt: đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý để thu gom chất thải rắn định kỳ.  Chất thải rắn sản xuất sẽ được thu gom định kỳ cùng với chất thải sinh hoạt. Chất thải nguy hại sẽ được lưu trữ riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại để thu gom chất thải nguy hại. II.4. Kết luận: Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.
  • 45. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 45 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. Bảng tổng mức đầu tư của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền I Xây dựng 750.000 Công trình chính 310.000 1 Văn phòng làm việc 1 tầng 50 3.000 150.000 2 Trại ương ấu trùng 1 tầng 300 1.400 420.000 3 Giao thông tổng thể 9.650 - 4 Khu nuôi 300.000 - Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước, thổi khí) 180.000 II Thiết bị 491.400 I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường - 1 Cân đồng hồ 6 Cái 300 1.800 2 Thức kẹp 5 Cái 500 2.500 3 Nhiệt kế 6 Cái 50 300 4 Test DO 10 hộp 350 3.500 5 Tỷ trọng kế 17 Cái 200 3.400
  • 46. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 46 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền 6 Test pH 50 hộp 250 12.500 7 Test độ kiềm 50 hộp 320 16.000 I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng - 1 Máy lọc nước RO 1 Cái 24 24.000 24.000 2 Máy ozon 1 Cái 15 15.000 15.000 3 Tủ đèn UV 1 Cái 3 3.000 3.000 4 Tủ đông Ason 1 Cái 10 10.000 10.000 5 Cụm máy thổi khí 6HP 1 Cái 18 18.000 18.000 6 Máy sục khí nhỏ Pitton 2 Cái 3 2.500 5.000 7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 1 Cái 5 4.500 4.500 8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 1 Cụm 6 6.000 6.000 9 Bơm cao áp 4.5HP 3 Cái 4 3.500 10.500 10 Mô tơ bơm nước 1HP 1 Cái 1 650 650 11 Mô tơ bơm nước 2HP 1 Cái 1 850 850 12 Máy bơm chìm 1 HP 1 Cái 1 1.000 1.000 13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1 Cái 2 1.500 1.500 14 Tủ điện nâng nhiệt 2 Cái 8 7.500 15.000 15 Tủ mát Sanaky 1 Cái 10 10.000 10.000 16 Đèn cực tím 2 bóng 0 200 400 17 Máy phun clo 1 Cái 12 12.000 12.000
  • 47. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 47 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền 18 Tủ lạnh LG 1 Cái 7 7.000 7.000 19 Tủ y tế 1 Cái 2 1.500 1.500 20 Tủ điện điều khiển 1 Cái 15 15.000 15.000 21 Máng nhựa ngâm chlorine 10 Cái 0 200 2.000 22 Tủ kính nhỏ 1 Cái 4 3.500 3.500 23 Máy phát điện 1 Cái 45 45.000 45.000 24 Bể composite 2m3 12 Bể 10 10.000 120.000 25 Bể composite 2m3 12 Bể 6 6.000 72.000 26 Bình cầu 10l 10 Cái 1 500 5.000 27 Bình tam giác thủy tinh 2l 50 Cái 0 300 15.000 28 Kệ sắt 3 tầng 1 Cái 4 4.000 4.000 29 Tủ kính đẩy lớn 2 Cái 9 8.500 17.000 30 Tủ kính treo nhỏ 2 Cái 3 2.500 5.000 31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 100 mét 0 20 2.000 IV Chi phí quản lý dự án 3,453 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 42.866 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 87.353 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,757 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 9.397 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,261 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 15.654
  • 48. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 48 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL%*1,1 13.350 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL%*1,1 8.010 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,098 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 1.217 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,281 Giá gói thầu XDtt * ĐMTL%*1,1 3.488 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.175 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,282 GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.115 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL%*1,1 26.310 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,147 GTBtt * ĐMTL%*1,1 5.636 VI Hỗ trợ công nghệ 428.855 VII Đào taọ tập huấn 80.000 VIII Nguyên vật liệu, năng lượng 3.433.623 IX Công lao động 1.076.255 X Chi phí khác 323.469
  • 49. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 49 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền TỔNG 6.713.820 Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 I Xây dựng 750.000 375.000 375.000 - 750.000 Công trình chính 1 Văn phòng làm việc 150.000 75.000 75.000 150.000 2 Trại ương ấu trùng 420.000 210.000 210.000 420.000 3 Giao thông tổng thể - - - - 4 Khu nuôi - - - - Hệ thống tổng thể ( Hệ thống điện, nước, thổi khí) 180.000 90.000 90.000 180.000 II Thiết bị 491.400 245.700 245.700 - 491.400 I.1 Thiết bị thử nghiệm, đo lường - - - - 1 Cân đồng hồ 1.800 900 900 1.800 2 Thức kẹp 2.500 1.250 1.250 2.500 3 Nhiệt kế 300 150 150 300 4 Test DO 3.500 1.750 1.750 3.500
  • 50. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 50 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 5 Tỷ trọng kế 3.400 1.700 1.700 3.400 6 Test pH 12.500 6.250 6.250 12.500 7 Test độ kiềm 16.000 8.000 8.000 16.000 I.2 Thiết bị máy móc chuyên dùng - - - - 1 Máy lọc nước RO 24.000 12.000 12.000 24.000 2 Máy ozon 15.000 7.500 7.500 15.000 3 Tủ đèn UV 3.000 1.500 1.500 3.000 4 Tủ đông Ason 10.000 5.000 5.000 10.000 5 Cụm máy thổi khí 6HP 18.000 9.000 9.000 18.000 6 Máy sục khí nhỏ Pitton 5.000 2.500 2.500 5.000 7 Máy sục khí chạy bằng quạt 2HP 4.500 2.250 2.250 4.500 8 Cụm máy thối khí trái khế 2HP 6.000 3.000 3.000 6.000 9 Bơm cao áp 4.5HP 10.500 5.250 5.250 10.500 10 Mô tơ bơm nước 1HP 650 325 325 650 11 Mô tơ bơm nước 2HP 850 425 425 850 12 Máy bơm chìm 1 HP 1.000 500 500 1.000 13 Máy bơm chìm 1.5 HP 1.500 750 750 1.500 14 Tủ điện nâng nhiệt 15.000 7.500 7.500 15.000 15 Tủ mát Sanaky 10.000 5.000 5.000 10.000 16 Đèn cực tím 400 200 200 400
  • 51. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 51 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 17 Máy phun clo 12.000 6.000 6.000 12.000 18 Tủ lạnh LG 7.000 3.500 3.500 7.000 19 Tủ y tế 1.500 750 750 1.500 20 Tủ điện điều khiển 15.000 7.500 7.500 15.000 21 Máng nhựa ngâm chlorine 2.000 1.000 1.000 2.000 22 Tủ kính nhỏ 3.500 1.750 1.750 3.500 23 Máy phát điện 45.000 22.500 22.500 45.000 24 Bể composite 2m3 120.000 60.000 60.000 120.000 25 Bể composite 2m3 72.000 36.000 36.000 72.000 26 Bình cầu 10l 5.000 2.500 2.500 5.000 27 Bình tam giác thủy tinh 2l 15.000 7.500 7.500 15.000 28 Kệ sắt 3 tầng 4.000 2.000 2.000 4.000 29 Tủ kính đẩy lớn 17.000 8.500 8.500 17.000 30 Tủ kính treo nhỏ 5.000 2.500 2.500 5.000 31 Ống nhựa mềm bơm nước phi 60 2.000 1.000 1.000 2.000 IV Chi phí quản lý dự án 42.866 21.433 21.433 42.866 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 87.353 43.676 43.676 53.231 34.121 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 9.397 4.699 4.699 9.397 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 15.654 7.827 7.827 15.654 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật - - 0
  • 52. Dự án Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư ... 52 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 13.350 6.675 6.675 13.350 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 8.010 4.005 4.005 8.010 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 1.217 608 608 1.217 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 3.488 1.744 1.744 3.488 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 2.175 1.088 1.088 0 2.175 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 2.115 1.058 1.058 2.115 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - - 0 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 26.310 13.155 13.155 0 26.310 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 5.636 2.818 2.818 0 5.636 VI Hỗ trợ công nghệ 428.855 214.428 214.428 428.855 VII Đào taọ tập huấn 80.000 40.000 40.000 80.000 VIII Nguyên vật liệu, năng lượng 3.433.623 1.716.812 1.716.812 3.433.623 IX Công lao động 1.076.255 538.128 538.128 1.076.255 X Chi phí khác 323.469 161.735 161.735 323.469 TỔNG 6.713.820 3.356.910 3.356.910 96.097 6.617.723 Tỷ lệ (%) 50,00% 50,00% 1,43% 98,57%