SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH DỰ ÁN
HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI LỢN KHÉP KÍN
KẾT HỢP TRỒNG TRỌT HỮU CƠ AN TOÀN
SINH HỌC BỀN VỮNG CÔNG NGHỆ CAO
THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Địa điểm: Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Chủ đầu tư:
Dự án Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền
vững công nghệ cao thân thiện với môi trường
Tháng 8/2019
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THUYẾT MINH DỰ ÁN
HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI LỢN KHÉP
KÍN KẾT HỢP TRỒNG TRỌT HỮU CƠ AN
TOÀN SINH HỌC BỀN VỮNG CÔNG NGHỆ
CAO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐẦU TƯ
Giám đốc
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
Tháng 8 năm 2019
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án............................................................................ 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.......................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý........................................................................................ 7
V. Mục tiêu dự án................................................................................................ 8
V.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 8
V.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 9
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN..................... 11
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 11
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.................................................... 11
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................. 15
II. Quy mô sản xuất của dự án. ......................................................................... 18
II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................... 18
II.2. Đánh giá nhu cầu thị trường thịt................................................................ 23
II.3. Quy mô đầu tư của dự án........................................................................... 25
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án............................................ 25
III.1. Địa điểm xây dựng................................................................................... 25
III.2. Hình thức đầu tư....................................................................................... 25
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .............. 25
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................. 27
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình........................................... 27
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .................................... 27
II.1. Hệ thống tưới phun nhỏ giọt...................................................................... 27
II.2. Sản phẩm đầu ra của dự án........................................................................ 29
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
3
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................. 43
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
........................................................................................................................... 43
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ................................................................ 43
I.2. Phương án tái định cư................................................................................. 43
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ................................... 43
II. Các phương án xây dựng công trình. ........................................................... 43
III. Phương án tổ chức thực hiện....................................................................... 44
III.1. Các phương án kiến trúc. ......................................................................... 44
III.2. Phương án quản lý, khai thác................................................................... 44
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án........... 45
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................... 46
I. Đánh giá tác động môi trường. ...................................................................... 46
I.1. Các loại chất thải phát sinh......................................................................... 46
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực...................................................... 47
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động....................... 49
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ................................................................... 49
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................................... 50
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. (1.000 đồng)............................... 50
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ............................. 52
III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án............................................... 55
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ...................................................... 55
III.2. Phương án vay.......................................................................................... 55
III.3. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................ 56
KẾT LUẬN....................................................................................................... 58
I. Kết luận.......................................................................................................... 58
II. Đề xuất và kiến nghị..................................................................................... 58
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
4
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 59
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................. 59
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.......................................... 59
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.................... 59
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ..................................... 59
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................. 59
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án................... 59
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............ 59
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.............. 59
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án......... 59
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư:
 Mã số thuế :
 Đại diện pháp luật:
 Chức vụ: Tổng Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở:
 Chủ Đầu tư là một nhóm người yêu nông nghiệp, đã hoạt động trong lĩnh
vực chăn nuôi trồng trọt được hơn 10 năm và hiện đang hoạt động sản xuất chăn
nuôi ổn định. Trong bối cảnh cả nước bị bao vây bệnh dịch, chúng tôi tổ chức sản
xuất chăn nuôi theo phương pháp phòng dịch và thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm. Được như vây, công tác an toàn sinh học của chúng tôi
áp dụng nghiêm ngặt, chặt chẽ mong muốn được tổ chức sản xuất ra sản phẩm
nông nghiệp sạch đảm bảo chất lượng cung ứng ra thị trường nguồn thực phẩm
sạch đến từng bữa ăn hằng ngày của người dùng để đảm bảo về sức khỏe” đồng
thời là một cơ sở sản xuất chăn nuôi khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn
sinh học bền vững thân thiện với môi trường. Để nâng cao mở rộng phát triển mô
hình trang trại chăn nuôi khép kín. Chúng tôi thành lập công ty cổ phần nông
nghiệp HIGHTECH với mục đích thực hiện dự án mô hình chăn nuôi khép kín
kểu mẫu kết hợp với trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ than
thiện với môi trường.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu
cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường.
Địa điểm thực hiện dự án: Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà
Nội
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
1. Tổng mức đầu tư của dự án : 10.766.679.000 đồng. (Mười tỷ bảy trăm
sáu mươi sáu triệu sáu trăm bảy mươi chín nghìn đồng)
Trong đó:
 Vốn tự có : 5.674.450.000 đồng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
6
 Vốn vay tín dụng : 5.092.229.000 đồng
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là một ngành kinh tế
quan trọng phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Ứng dụng công nghệ cao là
hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu
quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 - 300 tấn/ha/năm,
bưởi 100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm
120 - 150 ngàn USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm
Chính vì vậy ứng dụng NNCNC nhằm áp dụng thành tựu các hoạt động
nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các
nhiệm vụ: chọn, tạo, nhân, bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất,
chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sáng
tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế
biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Việc ứng dụng
NNCNC còn giúp nâng cao giá trị đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh các người
dân đang bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn.
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công
nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các
khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và
chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển
bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông
nghiệp và PTNT).
Các tiêu chí cho khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của
khu nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Có khả năng thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước
thực hiện sản xuất sản phẩm NNUDCNC.
- Có điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện …) đáp
ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn
ứng dụng CNC trong nông nghiệp;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
7
- Lấy con người làm gốc, dựa vào đội ngũ cán bộ khoa học.
- Có sự tham gia của giới doanh nghiệp.
- Có môi trường kinh tế, xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến
khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công
nghệ, hoạt động theo nguyên tắc của cơ chế thị trường.
- Vai trò của khu NNUDCNC: Phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực,
là đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai
thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt
là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công
nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức
độ khác nhau.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu
Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Hợp tác đầu tư chăn
nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công
nghệ cao thân thiện với môi trường”
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
8
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào Hợp đồng số 02/HĐKT ký ngày 14/05/1998 - Hợp đồng giao
khoán phát triển sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi theo mô hình trang trại, có
thời hạn 20 năm kể từ ngày 14/05/1998 đến 14/05/2018;
Căn cứ Phụ lục bổ sung Hợp đồng số 30/PLHĐKT ký ngày 11/01/2014 -
Phụ lục bổ sung Hợp đồng chuyển giao chủ sở hữu Hợp đồng giao khoán phát
triển sản xuất kết hợp chăn nuôi theo mô hình trang trại số 02/HĐKT ký ngày
14/05/1998.
Đi kèm có văn bản số 190/CV/CT ngày 05/05/2014 của Công ty CP Giồng
gia súc Hà Nội đồng thuận gửi tới ccas cơ quan chức năng xin cấp phép xây dựng
chuồng trại chăn nuôi;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
 Duy trì hoạt động sản xuất chăn nuôi heo thịt theo quy trình chuẩn C.P
hướng tới chủ động tự cung cấp heo giống, sử dụng thức ăn chính là cám viên của
C.P đồng thời kết hợp bổ sung thêm các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm sinh
học từ nông nghiệp như chuôi, rau xanh, ngô, cám gạo, hạt đậu tương...Bột cá
nhằm tạo ra nguồn thức ăn đạt chất lượng theo quy định QCVN 01-
12:2009/BNNPTNT .
 Tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi lợn sản xuất phân chuồng hoai mục ép
khô bằng công nghệ tưới men EM theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất sử dụng
cho Chăn Nuôi của Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội là chế phẩm vi sinh
vật hữu hiệu gồm: vi khuẩn quang hợp, lactic, Bacillus subtilic, B. mesentericus,
B. megaterium, xạ khuẩn, nấm men… thành phân chuồng hoai mục vi sinh cải tạo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
9
đất nghèo dinh dưỡng, sói mòn cằn cỗi, dùng bón cho đồng ruộng, vườn ươm và
các loại cây trồng, chủ yếu dùng phân chuồng bón lót, bón vùi vào đất tránh mất
N. hoặc dùng phân chuồng vi sinh bón thúc cho cây trồng…vừa là để cải thiện
môi trường giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường chăn nuôi , là nguồn phân dồi
dào cải tạo đất cằn , là nguồn dinh dưỡng phục vụ cho khu trồng cây ăn trái lâu
năm, cây dược liệu quý giá trị và một phần cung cấp cho bà con địa phương trồng
màu.
 Phát triển vùng trồng dược liệu quý có giá trị kinh tế cao là cây đàn hương
tên khoa học là Santalum Album) là loài cây mới được ST Vũ Thoại mang về từ
Ấn Độ. Loài cây này sống phát triển mạnh mẽ nhờ bộ dễ cây sống ký chủng trên
loài cây khác, nên chúng ta có thể phát huy thế mạnh trong thời gian chờ thu hoạch
thì chúng ta trồng xen canh với các loài cây khác để tăng thu nhập đủ bù đắp chi
phí sản xuất hàng năm như cây họ đậu, cây cam, chanh, bơ... ứng dụng công nghệ
giảm nhân công trực tiếp chăm sóc vườn cây, bảo vệ cây tránh sâu bệnh, côn
trùng, bằng cách đầu tư thiết bị tự động hóa làm cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới
cây, tỉa cành, thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và cung cấp
cho thị trường nguồn dược liệu quý giá, đa dạng đồng thời loài cây này có khả
năng cải tạo không khí trong sạch hơn.
 Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo theo mô hình chuẩn trong
chăn nuôi phù hợp với khí hậu phía bắc nước ta, chăn nuôi chuồng kín, có kiểm
soát được nhiệt độ phù hợp từng thời kỳ sinh trưởng đàn heo, đảm bảo an toàn
sinh học, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn
nuôi heo địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.
 Kết luận: Dự án khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình điểm ptrang trại góp phần
nhân rộng diện tích trồng cây dược liệu quý vào loại bậc nhất trên thế giới này.
Cây đàn hương mở ra một triển vọng mang lại giá trị kinh tế cao giúp phát triển
trồng bảo tồn cây gỗ dược liệu quý mang lại lợi ích kinh tế xã hội nông thôn nói
chung cho bà con nông dân thúc đẩy sự tăng trưởng lợi ích kinh tế cho Công ty,
góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền
kinh tế của địa phương, của TP. Hà Nội.
 Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho một
số lượng lao động địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành
mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
 Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại heo thịt có quy mô 2.000 con heo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
10
thịt, hàng năm cung cấp ra cho thị trường gần 500 tấn heo thịt.
 Sản xuất có thu trong tương lai dài hạn 60 tấn dược liệu/15năm chất lượng
cao. Dự kiến thu nhập bình quân/năm là 13 tỉ.
 Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km,
cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện
tích 3.324,92 km2
, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên
hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao
như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m),
Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa,
núi Nùng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
12
Hình Bản đồ Hà Nội
Thủy văn
Sông Đuống là con sông lớn, là nhánh phân lưu quan trọng của sông Hồng
của thành phố trước đây, noa bắt nguồn từ xã Xuân canh Đông Anh , điểm cuối
ngã ba Mỹ Lộc xuôi về cửa biển , phía nam ngã ba lác, nơi hợp lưu giữa sông
cầu với sông thương thành sông Thái Bình.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các
dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng
500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh
bởi nhiều khách sạn, biệt thự (xem ảnh). Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của
thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội.
Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền
Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như
Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy
Lai, Quan Sơn.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
- Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
- Có hướng gió mát chủ đạo là gió Đông Nam, hướng gió mùa đông lạnh là
hướng gió Đông Bắc.
- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm²
với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất
là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC).
- Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng
nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
- Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam:
Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp nhất đáng kể, nhất là số ngày rét
đậm, rét hại lại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn.
Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc
Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.
- Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ ngập úng hơn.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
13
- Qúa trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang suy giảm mạnh chất lượng
môi trường nước, không khí và đất ở Thành phố Hà Nội.
- Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 30oC, thậm chí dưới 20o
C ở ngoại thành
tạo điều kiện hình thành sương muối trong một số tháng giữa mùa đông.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình
29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ
trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và
tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng,
mùa nào cũng đẹp, cũng hay.
Hình : Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
14
Hình : Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1
- 1,5 km/km2
(chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 -
1,6 km/km2
(kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà
Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do
thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng.
Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói,
hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ,
đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều
hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước
chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.
Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông
nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có
ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và
đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là
không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt
lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở
Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh
thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa
dạng sinh học cao hơn cả.
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá
phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật
bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật
đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125
loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các
loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
15
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn
Theo số liệu Tổng cục Thống kê ước tính, Tổng sản phẩm trên địa bàn thành
phố Hà Nội (GRDP giá so sánh) 6 tháng cuối năm tăng 7,09% so cùng kỳ; cả năm
2018 tăng 7,12% so cùng kỳ, trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
3,28%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,34%; Ngành dịch vụ tăng 6,89%;
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67%.
2. Sản xuất nông nghiệp
2.1. Trồng trọt
Năm 2018, thời tiết có những biến đổi bất thường, mưa lớn trên diện rộng
gây ngập úng tại một số huyện trên địa bàn Thành phố khiến nhiều diện tích lúa,
hoa màu bị ngập nên đã tác động không nhỏ đến kế hoạch gieo trồng và sự sinh
trưởng, phát triển cũng như năng suất của các loại cây trồng.
2.1.1. Cây hàng năm
Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân và lúa mùa năm nay tiếp tục
giảm so với năm 2017 do thực hiện chuyển đổi một số diện tích sang đất phi 5
nông nghiệp, chuyển sang đất cây hàng năm khác, đất cây lâu năm, nuôi trồng
thủy sản... qua đó, đã làm cho sản lượng lúa cũng giảm theo. Cụ thể như sau: Diện
tích gieo trồng lúa cả năm trên địa bàn Thành phố đạt 179.546 ha, giảm 10.316 ha
và bằng 94,6% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 57 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha, bằng
103%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.023 nghìn tấn, giảm 27.620 tấn và bằng
97,4% cùng kỳ năm trước. Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt
93.131 ha, giảm 3.772 ha, bằng 96,1% so vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt
62,7 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha, bằng 102,3%; sản lượng lúa đông xuân đạt 584.255 tấn,
giảm 10.115 tấn và bằng 98,3% so cùng kỳ.
Lúa mùa: Diện tích lúa mùa 2018 trên địa bàn đạt 86.415 ha, giảm 6.545
ha, bằng 93% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 50,8 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, bằng
103,4%; sản lượng ước đạt 439.166 tấn, giảm 17.505 tấn và bằng 96,2% so cùng
kỳ. Năng suất lúa đông xuân và lúa mùa năm nay tăng so cùng kỳ do trong quá
trình sinh trưởng, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn năm trước nên cây lúa phát triển
tốt. Tình hình sâu bệnh gây hại nhẹ và cục bộ nên các địa phương đã chủ động
hướng dẫn cách phòng trừ, hạn chế dịch bệnh phát sinh trên diện rộng. Bên cạnh
đó, một số huyện tiếp tục mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
16
lượng vào sản xuất cũng đã góp phần làm tăng năng suất so với cùng kỳ năm
trước.
Cây hàng năm khác:
Cây Ngô: Diện tích ngô cả năm ước đạt 16.888 ha, giảm 2.213 ha, bằng
88,4% cùng kỳ; năng suất đạt 49,7 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha, bằng 100,6%; sản lượng
ngô cả năm đạt 83.944 tấn, giảm 10.501 tấn và bằng 88,9% so cùng kỳ. Diện tích
gieo trồng ngô giảm do vụ đông năm nay trên địa bàn Thành phố diễn biến thời
tiết có mưa nhiều do ảnh hưởng của bão gây ngập úng, ảnh hưởng lớn đến kế
hoạch gieo trồng.
Khoai lang: Diện tích gieo trồng cả năm ước đạt 2.614 ha, giảm 572 ha và
bằng 82% so cùng kỳ; năng suất ước 107,4 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha, bằng 102,4%;
sản lượng ước đạt 28.069 tấn, giảm 5.342 tấn, bằng 84% so cùng kỳ năm trước.
Đậu tương: Diện tích gieo trồng năm 2018 ước đạt 3.299 ha, giảm 4.884
ha, bằng 40,3% so cùng kỳ; năng suất ước 18,3 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha, bằng 104,6%;
sản lượng 6.047 tấn, giảm 8.298 tấn, bằng 42,2% so cùng kỳ năm trước.
Lạc: Năm 2018 toàn Thành phố gieo trồng được 2.741 ha, giảm 716 ha,
bằng 79,3% so cùng kỳ; năng suất ước 22,3 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha, bằng 99,7%; 6
sản lượng cả năm ước đạt 6.126 tấn, giảm 1.625 tấn và bằng 79% so cùng kỳ năm
2017.
Rau, đậu các loại: Diện tích rau các loại cả năm ước đạt 33.160 ha, giảm
377 ha, bằng 98,9% so cùng kỳ; sản lượng rau ước đạt 691.375 tấn, giảm 8.912
tấn, bằng 98,7% so cùng kỳ năm trước. Diện tích đậu các loại cả năm ước đạt 677
ha, tăng 9 ha và bằng 101,3% cùng kỳ; sản lượng cả năm ước 1.293 tấn, bằng 99%
so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác trên địa bàn Thành phố năm
nay giảm do ảnh hưởng của mưa bão gây ngập úng các diện tích cây vụ đông mới
gieo trồng, từ đó ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, hiệu quả sản
xuất không cao và tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước dẫn đến
diện tích gieo trồng cây hàng năm khác ngày càng có xu hướng giảm.
Tiến độ gieo trồng vụ đông 2019: Tính đến trung tuần tháng Mười hai, trên
địa bàn Thành phố đã gieo trồng được 7.520 ha ngô, bằng 92,9% cùng kỳ năm
trước; khoai lang 1.611 ha, bằng 84,5%; đậu tương 2.620 ha, bằng 113,5%; lạc
187 ha, bằng 85%; rau các loại 15.071 ha, bằng 104,4%; đậu các loại 220 ha, bằng
156% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.2. Cây lâu năm
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
17
Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm đạt 22.034 ha, tăng 1.156
ha và tăng 5,5% so với năm 2017. Trong đó, nhóm cây ăn quả đạt 18.836 ha, tăng
1.060 ha và tăng 6%; nhóm cây công nghiệp 2.821 ha, tăng 157 ha, tăng 5,9%;
nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 195 ha, giảm 23 ha và giảm 10,4%; nhóm cây lâu
năm khác đạt 182 ha, giảm 37 ha và giảm 17% so với năm 2017. Diện tích trồng
cây ăn quả năm 2018 trên địa bàn tăng khá, đồng thời sản lượng một số cây cũng
tăng mạnh do được mùa, như: Diện tích xoài hiện có 495 ha, giảm 1,6%; sản
lượng đạt 4.653 tấn, tăng 5,1% so với năm 2017. Chuối hiện có 3.363 ha, tăng
2,3%; sản lượng đạt 76.605 tấn, giảm 2,5%. Thanh long hiện có 118 ha, giảm
31,1%; sản lượng đạt 875 tấn, giảm 1,5%. Dứa hiện có 314 ha, giảm 14,5%; sản
lượng 3.229 tấn, giảm 7,4%. Cam hiện có 877 ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 6.778
tấn, tăng 17,9%. Quýt 108 ha, tăng 5,5%, sản lượng 521 tấn, giảm 12,2%. Chanh
390 ha, giảm 9%, sản lượng 2.353 tấn, tăng 2,3%. Bưởi, bòng 5.677 ha, tăng
17,1%, sản lượng 59.034 tấn, tăng 14,3% so với năm 2017....
2.2. Chăn nuôi
Tình hình sản xuất chăn nuôi năm 2018 trên địa bàn Thành phố tương đối ổn
định. Sau biến động giảm giá năm trước và quý Một năm nay, giá thịt lợn hơi đã
tăng mạnh trở lại bắt đầu từ quý Hai đủ để các cơ sở chăn nuôi có lãi. Chăn 7 nuôi
gia cầm và chăn nuôi bò tiếp tục phát triển khá và ổn định. Đặc biệt trong năm đã
không có dịch bệnh lớn xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
- Chăn nuôi trâu, bò: Năm 2018, đàn bò đã phát triển khá do có các chương
trình hỗ trợ của Thành phố, thị trường tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Tuy
nhiên, đàn bò sữa lại có xu hướng giảm do giá thu mua sữa nguyên liệu thấp, ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò sữa. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2018,
đàn trâu trên địa bàn có 23,5 nghìn con, giảm 7,3% so cùng kỳ, sản lượng thịt trâu
hơi xuất chuồng năm 2018 đạt 1.650 tấn, giảm 0,5% so với năm 2017; đàn bò 136
nghìn con, tăng 5%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 10.660 tấn, tăng 1%;
sản lượng sữa tươi đạt 39,6 nghìn tấn, giảm 1,5% so với năm 2017.
- Đàn lợn trên địa bàn có 1.772 nghìn con, giảm 4,7% so cùng kỳ; sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 327.367 tấn, giảm 1,4% so với năm 2017. Giá thịt lợn
hơi đã tăng trở lại bắt đầu từ quý II ở mức cao và có lợi. Tuy nhiên, do sự sụt giảm
của đàn nái và tâm lý ảnh hưởng của yếu tố giảm giá năm trước nên các cơ sở
chăn nuôi còn thận trọng, dẫn đến kết quả đàn lợn trong năm trên địa bàn phục
hồi chậm.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
18
- Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm năm 2018 trên địa bàn Thành phố
phát triển khá và ổn định. Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng có sự dịch
chuyển sang các sản phẩm an toàn, chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng
tăng của thị thường. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10, đàn gia cầm trên địa
bàn có 31,5 triệu con, tăng 7,8% so 2017; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng
đạt 96.786 tấn, tăng 3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 1.620 triệu quả, tăng 8,1%.
Tình hình dịch bệnh: Cuối tháng Mười một và đầu tháng Mười hai, trên địa bàn
phát sinh bệnh lở mồm long móng ở đàn lợn thương phẩm tại 2 điểm với số lợn
mắc rất nhỏ và đã được tiêu hủy ngay. Đến nay, các ổ dịch đã được khoanh vùng
khống chế, không lây lan ra diện rộng.
3. Vấn đề việc làm
Năm 2018, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 190.000 lao động, đạt
125% kế hoạch năm; tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tạo việc làm
cho 41.612 lao động từ xét duyệt cho các đối tượng xã hội được vay vốn từ Quỹ
Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền khoảng 860 tỷ đồng. Đưa 3.250 lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã
tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm với 5.100 doanh nghiệp, đơn vị tham gia;
85.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh; 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư
vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển dụng.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
và Việt Nam
1. Trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây
dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa
học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có
hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn
khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến
năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu
này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh
chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh
nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học
với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
19
Năm 2015, 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà
nông, như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, biến động
của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng...
Hiện nay, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao
trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC). Theo
số liệu mới đây, có nhiều nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của
PAC. Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada),
việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập.
Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại "lục địa
già" khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35)... dẫn tới hạn chế
khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Trong tương lai, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi nhiều
thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều
kiện như những năm 90 của thế kỷ trước. Từ nay đến 2020, Liên minh châu Âu
(EU) hy vọng toàn bộ các gia đình châu Âu được kết nối Internet với tốc độ đường
truyền tối thiểu là 30 MB/giây.
Ngoài ra, vấn đề đào tạo nông dân tiếp cận các công cụ kỹ thuật số nhằm
phục vụ hiện đại hóa các trang trại, tạo thêm việc làm và thành lập mới các doanh
nghiệp tại khu vực nông thôn, cũng đang được lưu tâm.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á cũng
đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp
chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin
học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu như
các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển
các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu
NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn
hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung
Quốc.
Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như Israel năng
suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5
triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000
USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000
USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với các mô hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
20
nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu
NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:
- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong
việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có những tính chất ưu
việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều
kiện ngoại cảnh tác động, góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và
chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.
- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn
600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống
sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ
USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: Hiện nay được gọi là nhà màng do
việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay
nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được
hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác
nhau, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng
có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong
đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các
vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân
nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.
- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:
Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp
dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng
được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá
thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật
trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công
nghệ trồng cây thủy canh, vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung
cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.
- Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước
có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở
nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt
được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng loại cây
trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
21
Trong chăn nuôi và thuỷ sản:
- Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào
sản xuất: Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện
lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay
vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
- Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi
giới tính ở cá: Giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ
trứng và cá đực Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Cá đực Tilapia chuyển thành cá cái
khi xử lý với oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ
đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.
- Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng
được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc
biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá
và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
- Công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên
nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám
sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà
trước đây chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi
khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông
quan phương pháp nhân gen.
2. Tại Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng 4.000
doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số 600.000 doanh
nghiệp hiện có. Với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn quá ít thì
việc tham gia của các “đại gia” vào ngành được kỳ vọng sẽ mở ra “chương mới”
cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Nông nghiệp công nghệ cao sắp trở thành lĩnh vực “nóng” về thu hút vốn
đầu tư trong năm 2017, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngân
hàng và sự quyết tâm cao độ của Chính phủ.
Về vốn đầu tư:
Ngày 2/2/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi
động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trường VinEco Hà Nam, do
Tập đoàn Vingroup đầu tư. Hành động này cho thấy, Chính phủ đặc biệt coi trọng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
22
việc tìm giải pháp giải bài toán nông nghiệp Việt Nam, đó là một nền nông nghiệp
sạch, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo yêu cầu thị trường.
Được biết, tại tỉnh Hà Nam, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đã rót tiền
tỷ đầu tư vào nông nghiệp. Theo Tập đoàn Vingroup, Dự án VinEco Hà Nam có
diện tích 180 ha với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, trong đó, khu cánh đồng
mẫu lớn rộng gần 130 ha, khu nhà kính Israel công nghệ cao quy mô 5 ha và các
khu vực hỗ trợ sản xuất. Dự kiến, cuối năm 2017, VinEco Hà Nam sẽ hoàn thiện
hạ tầng, triển khai sản xuất trên toàn bộ diện tích.
Không chỉ Vingroup, năm qua, rất nhiều “đại gia” đổ vốn vào nông nghiệp,
đơn cử như: Hòa Phát, Trường Hải, FPT… Với cách làm nông hoàn toàn mới,
những “con sếu đầu đàn” này được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cung cách sản
xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản nước ta.
Sau tỉnh Hà Nam, nhiều địa phương cũng đang cấp tập lên kế hoạch mạnh
tay gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường
nhận xét: “Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay,
khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự
chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông
nghiệp công nghệ cao. Điều này kỳ vọng cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền nông
nghiệp nước ta”.
Về chính sách
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giải bài toán về thị trường,
về biến đổi khí hậu, mà còn giải bài toán về thực phẩm bẩn, căn bệnh nhức nhối
của toàn xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận, các chính sách
để phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là
chính sách đất đai. “Chúng ta mong muốn có nhiều khu sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao thì đòi hỏi mọi chính sách phải đồng bộ, mà bắt đầu từ việc tháo
gỡ nút thắt tích tụ đất đai phải là một cuộc cách mạng cho nông nghiệp”, Bộ
trưởng cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc
hội việc sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa phương, yêu cầu quy
hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền, quy hoạch các
điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như chế độ nước tưới,
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
23
kênh mương, hỗ trợ hạ tầng…, giảm thủ tục rườm rà. Thủ tướng cũng yêu cầu,
các bộ, ngành phải suy nghĩ, nghiên cứu hướng vào nông nghiệp công nghệ cao
để sửa đổi chính sách. Ngay trong tháng 3 tới đây, phải chỉnh sửa xong nghị định
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, vốn là vấn đề khó
khăn nhất, nên ngay trong buổi làm việc đầu năm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã nhấn mạnh, phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, giao Ngân hàng Nhà nước trong thời gian
tới vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để thực hiện vấn đề
này.
Theo Phó chủ tịch Thường trực LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng, nếu
mỗi ngân hàng cùng góp sức tham gia, việc thực hiện gói tín dụng này không hề
khó khăn. Hiện LienVietPostBank cũng đã công bố, sẽ dành gói tín dụng 10.000
tỷ đồng với các ưu đãi về lãi suất, để tham gia chương trình này.
II.2. Đánh giá nhu cầu thị trường thịt
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65%
tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của
người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ
mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong
thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong
nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-
3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt
gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
24
b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng
Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt như:
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều
khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ
tinh.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ
cạnh tranh về giá.
Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm
mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
25
II.3. Quy mô đầu tư của dự án.
Quy mô xây dựng mô hình dự án gồm các hạng mục chính như sau:
STT Nội dung Diện tích ĐVT
Xây dựng 43.668
1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2
2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2
3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2
4 Bể biogas, ao lắng 100 m2
5
Kho chứa thức ăn chăn nuôi,
dụng cụ nông nghiệp 70 m2
6 Hàng rào bằng cây xanh
7 Đường nội bộ 1.298 m2
Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống
2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án “Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an
toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường” được thực hiện
tại Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội.
Diện tích thửa đất: 43.668 m2
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
26
TT Nội dung
Diện
tích (m²)
Tỷ lệ (%)
1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 32,06%
2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 16,49%
3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 48,09%
4 Bể biogas, ao lắng 100 0,23%
5
Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông
nghiệp
70 0,16%
6 Đường nội bộ 1.298 2,97%
Tổng cộng 43.668,0 100%
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
 Giai đoạn xây dựng.
- Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương.
- Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa bàn TP.
Hà Nội.
 Giai đoạn hoạt động.
- Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này
tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương nên rất thuận lợi
cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của
dự án.
- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ
đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên
liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia
kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
STT Nội dung Diện tích ĐVT
Xây dựng 43.668
1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2
2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2
3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2
4 Bể biogas, ao lắng 100 m2
5
Kho chứa thức ăn chăn nuôi,
dụng cụ nông nghiệp 70 m2
6 Hàng rào bằng cây xanh
7 Đường nội bộ 1.298 m2
Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống
2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Hệ thống tưới phun nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là hệ thống cung cấp nước cho cây trồng mà nguồn nước chảy
ra dưới dạng từng giọt từng giọt, thích hợp cho các loại cây rau, quả, hoa, cây
cảnh,…
Công nghệ tưới này đảm bảo khả năng tiết kiệm nước cao vì nước được cấp trực
tiếp cho vùng đất quanh cây trồng, không bị thất thoát do bay hơi. Tưới nhỏ giọt
giúp giữ được độ ẩm đồng đều trong từng lớp đất. Tốc độ tưới chậm, lượng nước
ngấm dần dần vào lòng đất nên khoáng chất trong đất không bị rửa trôi, cung cấp
lượng dưỡng chất dồi dào, tạo điều kiện cho rau trồng sinh trưởng, phát triển tốt
hơn.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
28
Ưu điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng: Vòi tưới nhỏ giọt hoạt động
với áp lực thấp hơn nhiều so với các loại tưới khác nên tiết kiệm được nước, tận
dụng hiệu suất nước chảy giúp nước lên cao hơn, giảm được năng lượng bơm. Nó
còn có khả năng điều tiết độ ẩm giữa các cây nên cây trồng có thể đạt được năng
suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định.
Hiệu quả tưới nước cao, tiết kiệm nước: Các hệ thống phun nước bình
thường đạt hiệu quả từ 75-85% nhưng hệ thống tưới nhỏ giọt được chứng minh
hiệu quả đạt cao hơn 90%, đảm bảo khả năng tiết kiệm nước cao.
Tiết kiệm thời gian, công sức cho người trồng: Nếu những hệ thống tưới
bình thường khác phải kéo ống hay vòi phun nước thì tưới nhỏ giọt chỉ sử dụng
một bộ đếm thời gian.
Thích nghi với các loại địa chất địa hình: Có thể điều khiển được tốc độ
thấm của nước bằng cách giảm tốc độ tưới phù hợp với độ thấm của từng loại đất.
Việc này làm cho tầng đất ở trễ cây duy trì được lượng nước thích hợp và ổn định.
Thêm vào đó, vì dẫn nước tưới bằng ống áp lực nên không cần san bằng đất tưới
khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
29
Minh họa: Hệ thống tưới nhỏ giọt
II.2. Sản phẩm đầu ra của dự án
II.2.1. Kỹ thuật nuôi heo thịt
1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn
nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
30
Trang trại nuôi lợn thịt
2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức
ăn chăn nuôi hữu cơ.
+ Nước uống sạch cho gia lợn;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.
3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập;
+ Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ
vào khu vực chăn nuôi.
4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể
của từng đàn, cá thể.
5. Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với
người tiêu dùng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
31
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn
nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn
dinh dưỡng cao.
6. Chọn giống để nuôi lợn thịt:
- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ
nạc cao hơn lợn nội thuần.
- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao
(lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn
so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống
lợn Yorkshire.
+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức
ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 –
2% so với nuôi lợn thuần chủng.
Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:
- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng
hào.
- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4
chân khỏe).
7. Nhập giống lợn:
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt
nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua
lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào
trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để
nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình
nuôi thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến
một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản (PRRS),….
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
32
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều
trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
8. Kỹ thuật nuôi dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt:
Khối lượng cơ thể
(kg)
Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal
10-30 17-18 3100-3200
31 - 60 15 3100
61 - 100 13 3000
Cách cho ăn, uống:
- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.
- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2
bữa/ngày.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.
- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày
Khối lượng
cơ thể (kg)
Cách tính lượng thức
ăn/ngày
Mức ăn/ngày (kg)
tính TB cho 1 giai
đoạn
Số
bữa/ngày
10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3
31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2
61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2
Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72
kg.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo
cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn
giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên.
Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
33
Khối lượng cơ thể
(kg)
Lượng thức
ăn/con/ngày (kg)
Hàm lượng Protein và Năng
lượng trong 1 kg thức ăn
18 0,9 Protein: 17%-18%
Năng lượng: 3100 Kcal
27 1,2
38 1,5
Protein: 15%
Năng lượng: 3100 Kcal
50 2
60 2,2
68 2,3-2,4
Protein: 13%
Năng lượng: 3000 Kcal
75 2,4-2,6
85 2,6-2,8
86-100 2,6-2,8
9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:
9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước
thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao
của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên
từ 10-15 con.
- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-
100 kg là 15-16oC.
9.2. Vệ sinh thú y
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng
hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa
khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định
Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt
Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)
Tiếm sắt lần 1 3-Feb
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
34
Tiếm sắt lần 2 13-Oct
Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20
Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45
Vắc-xin thương hàn lần 1 20
Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34
Vắc xin phù đầu 28-35
Vắc -xin tụ - dấu 60
II.2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu
Các đối tượng cây trồng được áp dụng như Nghệ, sạ đen, sả, đương quy, sa
nhân, đẳng sâm, cà gai leo, giảo cổ lam, đông trùng hạ thảo...
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
35
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
1
Cây xạ
đen
Celastrus
hindsii
Benth.et
Hook
Peptid, alcaloid.
Điều trị ung thư, hạn chế phát triển của
các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan;
ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của
cơ thể.
2
Cây
nghệ
Curcuma
longa L
Curcumi-noids
Cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có
lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ,
niacin, vitamin C, vitamin E, vitamin K,
natri, canxi, đồng, kẽm, sắt và magiê.
chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng
khuẩn, kháng nấm, chống ung thư,
kháng đột biến và chống viêm.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
36
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
3
Đương
quy
Angelica
sinensis
(Oliv.) Diels,
họ Cần
(Apiaceae).
Tinh dầu, coumarin.
Chữa các chứng đau đầu, đau lưng do
thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt.
4 Cây sả
Cymbopogon
Citratus (dc.)
Stapf thuộc
họ Poaecea.
Citral (3,7-đimêtyl-
2,6-octađienal)
+ Chữa cảm cúm, sốt.
+ Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa,
trung tiện kém.
+ Chữa chàm mặt.
+ Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy
mùi hôi
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
37
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
5
Cây sa
nhân
Amomum spp
Hạt chứa tinh dầu gồm
D-camphor, D-
borneol, D-
bornylacetat, D-
limonen, α-pinen,
phellandren,
paramethoxy ethyl
cinnamat, nerolidol,
linalol
+Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.
Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy
trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù.
+Chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức
răng.
6
Đẳng
sâm
Codonopsis
pilosula
(Franch)
Nannf
Đường, saponin, một
số alcaloid, vitamin,
protein.
+ Bổ tỳ, kiện vị, giúp tiêu hóa, tăng tiết
tân dịch, bồi dưỡng cơ thề.
+ Dùng chữa các chứng bệnh: Tỳ vị yếu,
người suy nhược, biếng ăn, miệng khát,
ho, thiếu máu…
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
38
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
7
Cà gai
leo
Solanum
hainanense –
Hance
Solanaceae
Tinh bột, Ancaloit,
glycoancaloit
Trị các bệnh về gan như: Bệnh vàng da,
vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân
8
Giảo cổ
lam
Gynostemma
pentaphyllum
Flavonoit và saponin
+ Hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong
máu, tác dụng giảm béo.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu
quả.
+ Tăng cường hệ miễn dịch chống một
số loại ung thư.
+ Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ,
ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
+ Giảm căng thẳng, chống lại quá trình
lão hóa, tăng lực
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
39
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
9
Đông
trùng hạ
thảo
Ophiocordyce
ps sinensis
17 axít amin khác
nhau, có D-mannitol,
có lipit, có nhiều
nguyên tố vi lượng
(Al, Si, K, Na v.v..)
Tác dụng tích cực với các bệnh
như thận hư, liệt dương, di tinh,
đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc
cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt
đối với trẻ em chậm lớn
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
40
 Làm đất
Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu
đát trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm cho
đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp. Việc
làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích hợp. Vì
vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ rồi đốt
thành tro bón cho đát và loại bỏ được các mầm sâu bệnh.
Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng
thước trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non.
Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm
sóc cây. Luống được đánh cáo hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại cây
trồng.
 Gieo trồng
Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là:
- Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ
chính…
- Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột…
- Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm.
Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng
thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã
nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường.
Các loại mật độ:
+ Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây
dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…).
+ Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu
thân, lá (Chóc máu,…).
+ Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ
Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm,
khóm.
 Xáo xới, làm cỏ
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
41
Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên
mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng
dến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây.
Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần
có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc
chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống.
 Xử lý thực bì và làm đất
– Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp
trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay
40x40x40cm (bầu lớn).
– Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp
trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình.
 Bón lót
Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp
dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép.
Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân
hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).
 Kỹ thuật trồng cây
– Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí
trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép
hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt
ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung
quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ
2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô
hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian
đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.
– Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa
nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu
dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và
có phần sâu hơn.
Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến
khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
42
cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc
cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh
gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió
lay.
 Tỉa cây
Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu
ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.
 Tưới tiêu
Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có
chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường
xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.
 Chăm sóc cây trồng
– Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những
cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun
gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.
– Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm
cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt
trừ sâu hại.
– Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh
tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
43
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
I.2. Phương án tái định cư.
Dự án không tính đến phương án trên.
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao
thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục thiết bị của dự án
STT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 43.668
1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2
2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2
3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2
4 Bể biogas, ao lắng 100 m2
5
Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ
nông nghiệp 70 m2
6 Hàng rào bằng cây xanh
7 Đường nội bộ 1.298 m2
Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống
2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống
II Thiết bị
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
44
STT Nội dung Diện tích ĐVT
1 Hệ thống ăn tự động 10 Hệ thống
2 Núm uống tự động 1.000 Cái
3 Hệ thống tưới tự động 2 Hệ thống
4 Thiết bị khác, dự phòng
III Cây giống, con giống
1 Lợn thịt giống 2.000 con
2 Lợn sinh sản giống 200 con
3 Cây giống, hạt giống
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế
cơ sở xin phép xây dựng.
III. Phương án tổ chức thực hiện.
III.1. Các phương án kiến trúc.
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế
kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn
lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
III.2. Phương án quản lý, khai thác.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình:
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
45
Phương án nhân sự dự kiến:
Năm Giải trình 1 2 3 4 5
Mức tăng
lương
1% 1 1,01 1,02 1,03 1,04
Quản lý 1 người x 10
triệu/tháng
120.000 121.200 122.400 123.600 124.800
Kế toán 1 người x 7
triệu/tháng
84.000 84.840 85.680 86.520 87.360
Nhân viên 7 người x 6
triệu/tháng
504.000 509.040 514.080 519.120 524.160
TỔNG
LƯƠNG 708.000 715.080 722.160 729.240 736.320
BHYT,BH
XH (21%) 21,50% 152.220 153.742 155.264 156.787 158.309
TỔNG
CỘNG 860.220 868.822 877.424 886.027 894.629
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
 Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
 Thời gian lắp đặt hoàn thành dự án: 6 tháng.
 Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư và khai thác dự án.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
46
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH
QUỐC PHÒNG
I. Đánh giá tác động môi trường.
Về việc thực hiện dự án trong khu vực có tác động đến môi trường và kinh tế
xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.Trong phần báo cáo này chỉ nêu những tác
động chính có tính chất định tính, định lượng được.
Nguồn gây tác động đến môi trường ở các giai đoạn thực hiện dự án.
+ Giai đoạn xây dựng.
+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
I.1. Các loại chất thải phát sinh.
I.1.1. Khí thải.
* Bụi.
 Trong giai đoạn thi công, nguồn gốc gây ra bụi chủ yếu là do quá trình vận
chuyển vật liệu xây dựng, bốc dở vật liệu xây dựng, san ủi, quá trình phối trộn
nghiền, sàng,…Tuy nhiên, trong giai đoạn thi công, do việc san ủi có quy mô
nhỏ nên lượng xe thi công không nhiều, các loại xe tham gia thi công sẽ được
các cơ quan có chức năng kiểm định và còn đang trong thời gian hoạt động
nên ít ảnh hưởng đến môi trường.
 Trong giai đoạn hoạt động của dự án, việc phát sinh bụi là rất ít.
* Khí.
 Trong quá trình thi công, khí thải sinh ra do các loại xe cơ giới, các loại máy
móc (máy ủi, máy đào, máy xúc,…) trên công trường gây ra…
 Trong giai đoạn hoạt động: khí thải sinh ra chủ yếu là do xe cơ giới vận chuyện
nguyên vật liệu vào khu sản xuất, xe vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ,
các loại xe phục vụ các chuyên gia và nhân viên làm việc tại khu dự án. Nhưng
mức độ gây ô nhiểm không khí không đáng kể. Các động cơ trong khi vận
hành thải vào không khí gồm các khí như: CO, CO2., NO2, SO2 và bụi đất.
Ngoài ra khi sản xuất máy móc sẽ thải vào môi trường lượng khói gây ô nhiễm
môi trường.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
47
 Đồng thời trong giai đoạn sản xuất mùi hôi phát sinh từ xác bã thực vật, thuốc
BVTV,… nhưng nhìn chung dự án áp dụng quy trình canh tác công nghệ cao
và khép kín. Chính vì vậy về cơ bản dự án ít ảnh hưởng đến môi trường.
I.1. 2. Nước thải
 Trong giai đoạn thi công: Nước thải chủ yếu là do nước mưa rửa trôi bụi đất,
dầu nhờn thất thoát từ các loại xe, máy móc, thiết bị,…
 Trong giai đoạn hoạt động: Trong quá trình hoạt động lượng nước thải của
Khu thực nghiệm là không đáng kể vì chủ yếu dự án sản xuất trong nhà lưới
công nghệ cao.
I.1.3. Chất thải rắn.
 Trong giai đoạn thi công: Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công
như: gạch vỡ, tấm lợp, sà bần,…
 Trong giai đoạn hoạt động: các chất thải rắn sinh ra bao gồm các chất thải rắn
sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm từ sản xuất (bao bì, ve chai, giá thể thừa,…) bị
rơi rớt khi sử dụng,…
I.1. 4. Chất thải khác
 Dầu nhớt do rò rỉ từ hoạt động của máy móc, thiết bị khi hoạt động.
 Tiếng ồn do hoạt động của máy móc và nhiệt độ trong quá trình thi công công
trình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của những người vận hành.
 Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Không sử dụng máy móc lớn nên tiếng
ồn là không đáng ngại.
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
I.2.1. Biện pháp xử lý chất thải.
 Khí thải.
 Để khống chế ô nhiễm tại các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi
công ta có thể thực hiện các giải pháp sau:
+ Sử dụng xe, máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn
cho phép.
+ Trong quá trình thi công coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp như tưới
nước tạo ẩm để hạn chế bụi trong các bãi chứa nguyên liệu. Thu gom và
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
48
tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển gây rơi vãi cát, đất,
gây bụi …
+ Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng hàng rào che
chắn. Mặt khác trong quá trình hoạt động dự án sẽ áp dụng giải pháp trồng
cây xanh xung quanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi và tiếng ồn.
 Để khống chế ô nhiễm khí bụi phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Đối với giai đoạn hoạt động của dự án hầu như lượng bụi, tiếng ồn là không
đáng kể.
+ Sau khi thu hoạch cây trồng, tàn dư thực vật còn lại cần tiến hành vùi lấp
lại dưới đất hoặc ủ làm phân hữu cơ để khi phân hủy không gây mùi hôi.
+ Xác hữu cơ cần được ủ hoai mục, xử lý mùi hôi trước khi đưa vào sử dụng
để bón cho cây trồng.
 Nước thải.
+ Trong giai đoạn thi công: Cần kiểm tra kỹ xe, máy móc, thiết bị trước khi
sử dụng để tránh việc rò rỉ dầu nhớt khi vận hành
+ Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Đối với việc sản xuất, dự án sẽ tuân
thủ nghiêm ngặt quá trình bón phân, sử dụng thuốc BVTV để hạn chế ô
nhiễm nguồn nước.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên bằng các hầm tự hoại
2 ngăn.
 Chất thải rắn.
 Trong quá trình thi công: Các chất thải rắn như gạch vỡ, tấm lợp, sà bần sẽ
được sử dụng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng.
 Trong giai đoạn hoạt động:
+ Chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu từ sản xuất (bào bì, ve chai,…) phải được
thu gom xử lý bằng cách chôn lấp hoặc kết hợp với các đơn vị môi trường
trong khu vực để xử lý.
+ Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch cần được vùi lấp lại dưới đất, hoặc có
thể ủ làm phân hữu cơ.
+ Sử dụng phân hữu cơ, giá thể không để rơi rớt, nếu bị rơi vải cần thu lại,
sau khi bón cho cây cần lấp đất ngay.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
49
 Các chất thải khác.
+ Cần kiểm tra xe, máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để tránh thất
thoát xăng dầu, nhớt gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong quá trình thi công: cần tiến hành che chắn, trồng cây xanh để hạn chế
tiếng ồn.
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động.
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên
nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công
nhân tại khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau:
+ Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ.
+ Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ
Y Tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
+ Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động.
Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà nước
về vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có phương
án xử lý kịp thời.
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ.
Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường. Dự án trang bị thêm các thiết bị chữa
cháy bằng tay (bình bọt) + chậu cát được bố trí một cách hợp lý theo tiêu chuẩn
hiện hành.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
50
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. (1.000 đồng)
ST
T
Nội dung
Diện
tích
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền
I Xây dựng 43.668 5.516.860
1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2 230 3.220.000
2
Chuồng nuôi lợn sinh
sản
7.200 m2 230 1.656.000
3
Khu trồng dược liệu,
dưa lưới
21.000 m2 -
4 Bể biogas, ao lắng 100 m2 1.600 160.000
5
Kho chứa thức ăn
chăn nuôi, dụng cụ
nông nghiệp
70 m2 1.000 70.000
6
Hàng rào bằng cây
xanh
20.000
7 Đường nội bộ 1.298 m2 70 90.860
Hệ thống tổng thể
1
Hệ thống cấp nước
tổng thể
Hệ
thống
20.000
2
Hệ thống cấp điện
tổng thể
Hệ
thống
80.000
3
Hệ thống thoát nước
tổng thể
Hệ
thống
50.000
4
Hệ thống xử lý nước
thải
Hệ
thống
150.000
II Thiết bị 165.000
1 Hệ thống ăn tự động 10
Hệ
thống
8.000 80.000
2 Núm uống tự động 1.000 Cái 25 25.000
3
Hệ thống tưới tự
động
2
Hệ
thống
20.000 40.000
4
Thiết bị khác, dự
phòng
20.000
III
Cây giống, con
giống
2.550.000
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíThuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
 
Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
 
Lập dự án Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.v...
Lập dự án Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.v...Lập dự án Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.v...
Lập dự án Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.v...
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
 
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNADỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 

Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CNC tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc  THUYẾT MINH DỰ ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI LỢN KHÉP KÍN KẾT HỢP TRỒNG TRỌT HỮU CƠ AN TOÀN SINH HỌC BỀN VỮNG CÔNG NGHỆ CAO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Địa điểm: Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội Chủ đầu tư:
  • 2. Dự án Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường Tháng 8/2019
  • 3. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  THUYẾT MINH DỰ ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI LỢN KHÉP KÍN KẾT HỢP TRỒNG TRỌT HỮU CƠ AN TOÀN SINH HỌC BỀN VỮNG CÔNG NGHỆ CAO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐẦU TƯ Giám đốc ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc Tháng 8 năm 2019
  • 4. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU....................................................................................... 5 I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................... 5 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án............................................................................ 5 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.......................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý........................................................................................ 7 V. Mục tiêu dự án................................................................................................ 8 V.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 8 V.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN..................... 11 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 11 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.................................................... 11 I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................. 15 II. Quy mô sản xuất của dự án. ......................................................................... 18 II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................................... 18 II.2. Đánh giá nhu cầu thị trường thịt................................................................ 23 II.3. Quy mô đầu tư của dự án........................................................................... 25 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án............................................ 25 III.1. Địa điểm xây dựng................................................................................... 25 III.2. Hình thức đầu tư....................................................................................... 25 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .............. 25 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................. 27 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình........................................... 27 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .................................... 27 II.1. Hệ thống tưới phun nhỏ giọt...................................................................... 27 II.2. Sản phẩm đầu ra của dự án........................................................................ 29
  • 5. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................. 43 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ........................................................................................................................... 43 I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ................................................................ 43 I.2. Phương án tái định cư................................................................................. 43 I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ................................... 43 II. Các phương án xây dựng công trình. ........................................................... 43 III. Phương án tổ chức thực hiện....................................................................... 44 III.1. Các phương án kiến trúc. ......................................................................... 44 III.2. Phương án quản lý, khai thác................................................................... 44 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án........... 45 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................... 46 I. Đánh giá tác động môi trường. ...................................................................... 46 I.1. Các loại chất thải phát sinh......................................................................... 46 I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực...................................................... 47 I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động....................... 49 II. Giải pháp phòng chống cháy nổ................................................................... 49 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................................... 50 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. (1.000 đồng)............................... 50 II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ............................. 52 III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án............................................... 55 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ...................................................... 55 III.2. Phương án vay.......................................................................................... 55 III.3. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................ 56 KẾT LUẬN....................................................................................................... 58 I. Kết luận.......................................................................................................... 58 II. Đề xuất và kiến nghị..................................................................................... 58
  • 6. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 4 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 59 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................. 59 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.......................................... 59 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.................... 59 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ..................................... 59 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................. 59 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án................... 59 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............ 59 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.............. 59 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án......... 59
  • 7. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư.  Chủ đầu tư:  Mã số thuế :  Đại diện pháp luật:  Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ trụ sở:  Chủ Đầu tư là một nhóm người yêu nông nghiệp, đã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt được hơn 10 năm và hiện đang hoạt động sản xuất chăn nuôi ổn định. Trong bối cảnh cả nước bị bao vây bệnh dịch, chúng tôi tổ chức sản xuất chăn nuôi theo phương pháp phòng dịch và thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Được như vây, công tác an toàn sinh học của chúng tôi áp dụng nghiêm ngặt, chặt chẽ mong muốn được tổ chức sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch đảm bảo chất lượng cung ứng ra thị trường nguồn thực phẩm sạch đến từng bữa ăn hằng ngày của người dùng để đảm bảo về sức khỏe” đồng thời là một cơ sở sản xuất chăn nuôi khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững thân thiện với môi trường. Để nâng cao mở rộng phát triển mô hình trang trại chăn nuôi khép kín. Chúng tôi thành lập công ty cổ phần nông nghiệp HIGHTECH với mục đích thực hiện dự án mô hình chăn nuôi khép kín kểu mẫu kết hợp với trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ than thiện với môi trường. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường. Địa điểm thực hiện dự án: Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. 1. Tổng mức đầu tư của dự án : 10.766.679.000 đồng. (Mười tỷ bảy trăm sáu mươi sáu triệu sáu trăm bảy mươi chín nghìn đồng) Trong đó:  Vốn tự có : 5.674.450.000 đồng.
  • 8. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6  Vốn vay tín dụng : 5.092.229.000 đồng III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là một ngành kinh tế quan trọng phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 - 300 tấn/ha/năm, bưởi 100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm 120 - 150 ngàn USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm Chính vì vậy ứng dụng NNCNC nhằm áp dụng thành tựu các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn, tạo, nhân, bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sáng tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Việc ứng dụng NNCNC còn giúp nâng cao giá trị đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh các người dân đang bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn. Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các tiêu chí cho khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: - Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu nông nghiệp ứng dụng CNC; - Có khả năng thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện sản xuất sản phẩm NNUDCNC. - Có điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện …) đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp;
  • 9. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7 - Lấy con người làm gốc, dựa vào đội ngũ cán bộ khoa học. - Có sự tham gia của giới doanh nghiệp. - Có môi trường kinh tế, xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hoạt động theo nguyên tắc của cơ chế thị trường. - Vai trò của khu NNUDCNC: Phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực, là đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ. Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường” IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 10. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Hợp đồng số 02/HĐKT ký ngày 14/05/1998 - Hợp đồng giao khoán phát triển sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi theo mô hình trang trại, có thời hạn 20 năm kể từ ngày 14/05/1998 đến 14/05/2018; Căn cứ Phụ lục bổ sung Hợp đồng số 30/PLHĐKT ký ngày 11/01/2014 - Phụ lục bổ sung Hợp đồng chuyển giao chủ sở hữu Hợp đồng giao khoán phát triển sản xuất kết hợp chăn nuôi theo mô hình trang trại số 02/HĐKT ký ngày 14/05/1998. Đi kèm có văn bản số 190/CV/CT ngày 05/05/2014 của Công ty CP Giồng gia súc Hà Nội đồng thuận gửi tới ccas cơ quan chức năng xin cấp phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi; V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung.  Duy trì hoạt động sản xuất chăn nuôi heo thịt theo quy trình chuẩn C.P hướng tới chủ động tự cung cấp heo giống, sử dụng thức ăn chính là cám viên của C.P đồng thời kết hợp bổ sung thêm các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm sinh học từ nông nghiệp như chuôi, rau xanh, ngô, cám gạo, hạt đậu tương...Bột cá nhằm tạo ra nguồn thức ăn đạt chất lượng theo quy định QCVN 01- 12:2009/BNNPTNT .  Tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi lợn sản xuất phân chuồng hoai mục ép khô bằng công nghệ tưới men EM theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất sử dụng cho Chăn Nuôi của Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu gồm: vi khuẩn quang hợp, lactic, Bacillus subtilic, B. mesentericus, B. megaterium, xạ khuẩn, nấm men… thành phân chuồng hoai mục vi sinh cải tạo
  • 11. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9 đất nghèo dinh dưỡng, sói mòn cằn cỗi, dùng bón cho đồng ruộng, vườn ươm và các loại cây trồng, chủ yếu dùng phân chuồng bón lót, bón vùi vào đất tránh mất N. hoặc dùng phân chuồng vi sinh bón thúc cho cây trồng…vừa là để cải thiện môi trường giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường chăn nuôi , là nguồn phân dồi dào cải tạo đất cằn , là nguồn dinh dưỡng phục vụ cho khu trồng cây ăn trái lâu năm, cây dược liệu quý giá trị và một phần cung cấp cho bà con địa phương trồng màu.  Phát triển vùng trồng dược liệu quý có giá trị kinh tế cao là cây đàn hương tên khoa học là Santalum Album) là loài cây mới được ST Vũ Thoại mang về từ Ấn Độ. Loài cây này sống phát triển mạnh mẽ nhờ bộ dễ cây sống ký chủng trên loài cây khác, nên chúng ta có thể phát huy thế mạnh trong thời gian chờ thu hoạch thì chúng ta trồng xen canh với các loài cây khác để tăng thu nhập đủ bù đắp chi phí sản xuất hàng năm như cây họ đậu, cây cam, chanh, bơ... ứng dụng công nghệ giảm nhân công trực tiếp chăm sóc vườn cây, bảo vệ cây tránh sâu bệnh, côn trùng, bằng cách đầu tư thiết bị tự động hóa làm cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới cây, tỉa cành, thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và cung cấp cho thị trường nguồn dược liệu quý giá, đa dạng đồng thời loài cây này có khả năng cải tạo không khí trong sạch hơn.  Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo theo mô hình chuẩn trong chăn nuôi phù hợp với khí hậu phía bắc nước ta, chăn nuôi chuồng kín, có kiểm soát được nhiệt độ phù hợp từng thời kỳ sinh trưởng đàn heo, đảm bảo an toàn sinh học, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.  Kết luận: Dự án khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình điểm ptrang trại góp phần nhân rộng diện tích trồng cây dược liệu quý vào loại bậc nhất trên thế giới này. Cây đàn hương mở ra một triển vọng mang lại giá trị kinh tế cao giúp phát triển trồng bảo tồn cây gỗ dược liệu quý mang lại lợi ích kinh tế xã hội nông thôn nói chung cho bà con nông dân thúc đẩy sự tăng trưởng lợi ích kinh tế cho Công ty, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của TP. Hà Nội.  Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho một số lượng lao động địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. V.2. Mục tiêu cụ thể.  Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại heo thịt có quy mô 2.000 con heo
  • 12. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10 thịt, hàng năm cung cấp ra cho thị trường gần 500 tấn heo thịt.  Sản xuất có thu trong tương lai dài hạn 60 tấn dược liệu/15năm chất lượng cao. Dự kiến thu nhập bình quân/năm là 13 tỉ.  Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
  • 13. CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2 , nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
  • 14. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12 Hình Bản đồ Hà Nội Thủy văn Sông Đuống là con sông lớn, là nhánh phân lưu quan trọng của sông Hồng của thành phố trước đây, noa bắt nguồn từ xã Xuân canh Đông Anh , điểm cuối ngã ba Mỹ Lộc xuôi về cửa biển , phía nam ngã ba lác, nơi hợp lưu giữa sông cầu với sông thương thành sông Thái Bình. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự (xem ảnh). Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn. Khí hậu Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. - Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. - Có hướng gió mát chủ đạo là gió Đông Nam, hướng gió mùa đông lạnh là hướng gió Đông Bắc. - Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). - Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. - Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp nhất đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại lại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới. - Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ ngập úng hơn.
  • 15. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13 - Qúa trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang suy giảm mạnh chất lượng môi trường nước, không khí và đất ở Thành phố Hà Nội. - Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 30oC, thậm chí dưới 20o C ở ngoại thành tạo điều kiện hình thành sương muối trong một số tháng giữa mùa đông. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Hình : Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)
  • 16. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14 Hình : Lượng mưa trung bình các tháng (mm) Tài nguyên nước mặt Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng. Tài nguyên đất Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu. Tài nguyên sinh vật Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
  • 17. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15 I.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 1. Tổng sản phẩm trên địa bàn Theo số liệu Tổng cục Thống kê ước tính, Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (GRDP giá so sánh) 6 tháng cuối năm tăng 7,09% so cùng kỳ; cả năm 2018 tăng 7,12% so cùng kỳ, trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,28%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,34%; Ngành dịch vụ tăng 6,89%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67%. 2. Sản xuất nông nghiệp 2.1. Trồng trọt Năm 2018, thời tiết có những biến đổi bất thường, mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng tại một số huyện trên địa bàn Thành phố khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập nên đã tác động không nhỏ đến kế hoạch gieo trồng và sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của các loại cây trồng. 2.1.1. Cây hàng năm Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân và lúa mùa năm nay tiếp tục giảm so với năm 2017 do thực hiện chuyển đổi một số diện tích sang đất phi 5 nông nghiệp, chuyển sang đất cây hàng năm khác, đất cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... qua đó, đã làm cho sản lượng lúa cũng giảm theo. Cụ thể như sau: Diện tích gieo trồng lúa cả năm trên địa bàn Thành phố đạt 179.546 ha, giảm 10.316 ha và bằng 94,6% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 57 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha, bằng 103%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.023 nghìn tấn, giảm 27.620 tấn và bằng 97,4% cùng kỳ năm trước. Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 93.131 ha, giảm 3.772 ha, bằng 96,1% so vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 62,7 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha, bằng 102,3%; sản lượng lúa đông xuân đạt 584.255 tấn, giảm 10.115 tấn và bằng 98,3% so cùng kỳ. Lúa mùa: Diện tích lúa mùa 2018 trên địa bàn đạt 86.415 ha, giảm 6.545 ha, bằng 93% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 50,8 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, bằng 103,4%; sản lượng ước đạt 439.166 tấn, giảm 17.505 tấn và bằng 96,2% so cùng kỳ. Năng suất lúa đông xuân và lúa mùa năm nay tăng so cùng kỳ do trong quá trình sinh trưởng, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn năm trước nên cây lúa phát triển tốt. Tình hình sâu bệnh gây hại nhẹ và cục bộ nên các địa phương đã chủ động hướng dẫn cách phòng trừ, hạn chế dịch bệnh phát sinh trên diện rộng. Bên cạnh đó, một số huyện tiếp tục mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất
  • 18. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16 lượng vào sản xuất cũng đã góp phần làm tăng năng suất so với cùng kỳ năm trước. Cây hàng năm khác: Cây Ngô: Diện tích ngô cả năm ước đạt 16.888 ha, giảm 2.213 ha, bằng 88,4% cùng kỳ; năng suất đạt 49,7 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha, bằng 100,6%; sản lượng ngô cả năm đạt 83.944 tấn, giảm 10.501 tấn và bằng 88,9% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng ngô giảm do vụ đông năm nay trên địa bàn Thành phố diễn biến thời tiết có mưa nhiều do ảnh hưởng của bão gây ngập úng, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng. Khoai lang: Diện tích gieo trồng cả năm ước đạt 2.614 ha, giảm 572 ha và bằng 82% so cùng kỳ; năng suất ước 107,4 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha, bằng 102,4%; sản lượng ước đạt 28.069 tấn, giảm 5.342 tấn, bằng 84% so cùng kỳ năm trước. Đậu tương: Diện tích gieo trồng năm 2018 ước đạt 3.299 ha, giảm 4.884 ha, bằng 40,3% so cùng kỳ; năng suất ước 18,3 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha, bằng 104,6%; sản lượng 6.047 tấn, giảm 8.298 tấn, bằng 42,2% so cùng kỳ năm trước. Lạc: Năm 2018 toàn Thành phố gieo trồng được 2.741 ha, giảm 716 ha, bằng 79,3% so cùng kỳ; năng suất ước 22,3 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha, bằng 99,7%; 6 sản lượng cả năm ước đạt 6.126 tấn, giảm 1.625 tấn và bằng 79% so cùng kỳ năm 2017. Rau, đậu các loại: Diện tích rau các loại cả năm ước đạt 33.160 ha, giảm 377 ha, bằng 98,9% so cùng kỳ; sản lượng rau ước đạt 691.375 tấn, giảm 8.912 tấn, bằng 98,7% so cùng kỳ năm trước. Diện tích đậu các loại cả năm ước đạt 677 ha, tăng 9 ha và bằng 101,3% cùng kỳ; sản lượng cả năm ước 1.293 tấn, bằng 99% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác trên địa bàn Thành phố năm nay giảm do ảnh hưởng của mưa bão gây ngập úng các diện tích cây vụ đông mới gieo trồng, từ đó ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất không cao và tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước dẫn đến diện tích gieo trồng cây hàng năm khác ngày càng có xu hướng giảm. Tiến độ gieo trồng vụ đông 2019: Tính đến trung tuần tháng Mười hai, trên địa bàn Thành phố đã gieo trồng được 7.520 ha ngô, bằng 92,9% cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.611 ha, bằng 84,5%; đậu tương 2.620 ha, bằng 113,5%; lạc 187 ha, bằng 85%; rau các loại 15.071 ha, bằng 104,4%; đậu các loại 220 ha, bằng 156% so với cùng kỳ năm trước. 2.1.2. Cây lâu năm
  • 19. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17 Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm đạt 22.034 ha, tăng 1.156 ha và tăng 5,5% so với năm 2017. Trong đó, nhóm cây ăn quả đạt 18.836 ha, tăng 1.060 ha và tăng 6%; nhóm cây công nghiệp 2.821 ha, tăng 157 ha, tăng 5,9%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 195 ha, giảm 23 ha và giảm 10,4%; nhóm cây lâu năm khác đạt 182 ha, giảm 37 ha và giảm 17% so với năm 2017. Diện tích trồng cây ăn quả năm 2018 trên địa bàn tăng khá, đồng thời sản lượng một số cây cũng tăng mạnh do được mùa, như: Diện tích xoài hiện có 495 ha, giảm 1,6%; sản lượng đạt 4.653 tấn, tăng 5,1% so với năm 2017. Chuối hiện có 3.363 ha, tăng 2,3%; sản lượng đạt 76.605 tấn, giảm 2,5%. Thanh long hiện có 118 ha, giảm 31,1%; sản lượng đạt 875 tấn, giảm 1,5%. Dứa hiện có 314 ha, giảm 14,5%; sản lượng 3.229 tấn, giảm 7,4%. Cam hiện có 877 ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 6.778 tấn, tăng 17,9%. Quýt 108 ha, tăng 5,5%, sản lượng 521 tấn, giảm 12,2%. Chanh 390 ha, giảm 9%, sản lượng 2.353 tấn, tăng 2,3%. Bưởi, bòng 5.677 ha, tăng 17,1%, sản lượng 59.034 tấn, tăng 14,3% so với năm 2017.... 2.2. Chăn nuôi Tình hình sản xuất chăn nuôi năm 2018 trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định. Sau biến động giảm giá năm trước và quý Một năm nay, giá thịt lợn hơi đã tăng mạnh trở lại bắt đầu từ quý Hai đủ để các cơ sở chăn nuôi có lãi. Chăn 7 nuôi gia cầm và chăn nuôi bò tiếp tục phát triển khá và ổn định. Đặc biệt trong năm đã không có dịch bệnh lớn xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. - Chăn nuôi trâu, bò: Năm 2018, đàn bò đã phát triển khá do có các chương trình hỗ trợ của Thành phố, thị trường tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đàn bò sữa lại có xu hướng giảm do giá thu mua sữa nguyên liệu thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò sữa. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2018, đàn trâu trên địa bàn có 23,5 nghìn con, giảm 7,3% so cùng kỳ, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2018 đạt 1.650 tấn, giảm 0,5% so với năm 2017; đàn bò 136 nghìn con, tăng 5%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 10.660 tấn, tăng 1%; sản lượng sữa tươi đạt 39,6 nghìn tấn, giảm 1,5% so với năm 2017. - Đàn lợn trên địa bàn có 1.772 nghìn con, giảm 4,7% so cùng kỳ; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 327.367 tấn, giảm 1,4% so với năm 2017. Giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại bắt đầu từ quý II ở mức cao và có lợi. Tuy nhiên, do sự sụt giảm của đàn nái và tâm lý ảnh hưởng của yếu tố giảm giá năm trước nên các cơ sở chăn nuôi còn thận trọng, dẫn đến kết quả đàn lợn trong năm trên địa bàn phục hồi chậm.
  • 20. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18 - Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm năm 2018 trên địa bàn Thành phố phát triển khá và ổn định. Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng có sự dịch chuyển sang các sản phẩm an toàn, chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị thường. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10, đàn gia cầm trên địa bàn có 31,5 triệu con, tăng 7,8% so 2017; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 96.786 tấn, tăng 3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 1.620 triệu quả, tăng 8,1%. Tình hình dịch bệnh: Cuối tháng Mười một và đầu tháng Mười hai, trên địa bàn phát sinh bệnh lở mồm long móng ở đàn lợn thương phẩm tại 2 điểm với số lợn mắc rất nhỏ và đã được tiêu hủy ngay. Đến nay, các ổ dịch đã được khoanh vùng khống chế, không lây lan ra diện rộng. 3. Vấn đề việc làm Năm 2018, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 190.000 lao động, đạt 125% kế hoạch năm; tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tạo việc làm cho 41.612 lao động từ xét duyệt cho các đối tượng xã hội được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền khoảng 860 tỷ đồng. Đưa 3.250 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm với 5.100 doanh nghiệp, đơn vị tham gia; 85.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh; 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển dụng. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam 1. Trên thế giới Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
  • 21. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19 Năm 2015, 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà nông, như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, biến động của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng... Hiện nay, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC). Theo số liệu mới đây, có nhiều nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của PAC. Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada), việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập. Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại "lục địa già" khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35)... dẫn tới hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi nhiều thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều kiện như những năm 90 của thế kỷ trước. Từ nay đến 2020, Liên minh châu Âu (EU) hy vọng toàn bộ các gia đình châu Âu được kết nối Internet với tốc độ đường truyền tối thiểu là 30 MB/giây. Ngoài ra, vấn đề đào tạo nông dân tiếp cận các công cụ kỹ thuật số nhằm phục vụ hiện đại hóa các trang trại, tạo thêm việc làm và thành lập mới các doanh nghiệp tại khu vực nông thôn, cũng đang được lưu tâm. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu như các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như Israel năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với các mô hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất
  • 22. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20 nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI. Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm: - Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động, góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp. - Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm. - Công nghệ trồng cây trong nhà kính: Hiện nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro. - Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể: Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh, vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây. - Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng loại cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
  • 23. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21 Trong chăn nuôi và thuỷ sản: - Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất: Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. - Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá: Giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Cá đực Tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao. - Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn. - Công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trước đây chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phương pháp nhân gen. 2. Tại Việt Nam Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số 600.000 doanh nghiệp hiện có. Với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn quá ít thì việc tham gia của các “đại gia” vào ngành được kỳ vọng sẽ mở ra “chương mới” cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Nông nghiệp công nghệ cao sắp trở thành lĩnh vực “nóng” về thu hút vốn đầu tư trong năm 2017, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngân hàng và sự quyết tâm cao độ của Chính phủ. Về vốn đầu tư: Ngày 2/2/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trường VinEco Hà Nam, do Tập đoàn Vingroup đầu tư. Hành động này cho thấy, Chính phủ đặc biệt coi trọng
  • 24. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22 việc tìm giải pháp giải bài toán nông nghiệp Việt Nam, đó là một nền nông nghiệp sạch, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo yêu cầu thị trường. Được biết, tại tỉnh Hà Nam, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đã rót tiền tỷ đầu tư vào nông nghiệp. Theo Tập đoàn Vingroup, Dự án VinEco Hà Nam có diện tích 180 ha với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, trong đó, khu cánh đồng mẫu lớn rộng gần 130 ha, khu nhà kính Israel công nghệ cao quy mô 5 ha và các khu vực hỗ trợ sản xuất. Dự kiến, cuối năm 2017, VinEco Hà Nam sẽ hoàn thiện hạ tầng, triển khai sản xuất trên toàn bộ diện tích. Không chỉ Vingroup, năm qua, rất nhiều “đại gia” đổ vốn vào nông nghiệp, đơn cử như: Hòa Phát, Trường Hải, FPT… Với cách làm nông hoàn toàn mới, những “con sếu đầu đàn” này được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cung cách sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản nước ta. Sau tỉnh Hà Nam, nhiều địa phương cũng đang cấp tập lên kế hoạch mạnh tay gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận xét: “Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Điều này kỳ vọng cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền nông nghiệp nước ta”. Về chính sách Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giải bài toán về thị trường, về biến đổi khí hậu, mà còn giải bài toán về thực phẩm bẩn, căn bệnh nhức nhối của toàn xã hội hiện nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận, các chính sách để phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là chính sách đất đai. “Chúng ta mong muốn có nhiều khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì đòi hỏi mọi chính sách phải đồng bộ, mà bắt đầu từ việc tháo gỡ nút thắt tích tụ đất đai phải là một cuộc cách mạng cho nông nghiệp”, Bộ trưởng cho biết. Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa phương, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền, quy hoạch các điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như chế độ nước tưới,
  • 25. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23 kênh mương, hỗ trợ hạ tầng…, giảm thủ tục rườm rà. Thủ tướng cũng yêu cầu, các bộ, ngành phải suy nghĩ, nghiên cứu hướng vào nông nghiệp công nghệ cao để sửa đổi chính sách. Ngay trong tháng 3 tới đây, phải chỉnh sửa xong nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, vốn là vấn đề khó khăn nhất, nên ngay trong buổi làm việc đầu năm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, giao Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để thực hiện vấn đề này. Theo Phó chủ tịch Thường trực LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng, nếu mỗi ngân hàng cùng góp sức tham gia, việc thực hiện gói tín dụng này không hề khó khăn. Hiện LienVietPostBank cũng đã công bố, sẽ dành gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với các ưu đãi về lãi suất, để tham gia chương trình này. II.2. Đánh giá nhu cầu thị trường thịt Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1- 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
  • 26. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24 b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt. Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như: + Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh. + Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá. Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
  • 27. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25 II.3. Quy mô đầu tư của dự án. Quy mô xây dựng mô hình dự án gồm các hạng mục chính như sau: STT Nội dung Diện tích ĐVT Xây dựng 43.668 1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2 2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2 3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2 4 Bể biogas, ao lắng 100 m2 5 Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp 70 m2 6 Hàng rào bằng cây xanh 7 Đường nội bộ 1.298 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án “Hợp tác đầu tư chăn nuôi lợn khép kín kết hợp trồng trọt hữu cơ an toàn sinh học bền vững công nghệ cao thân thiện với môi trường” được thực hiện tại Bãi ngoài Sông Đuống , Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội. Diện tích thửa đất: 43.668 m2 III.2. Hình thức đầu tư. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
  • 28. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 32,06% 2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 16,49% 3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 48,09% 4 Bể biogas, ao lắng 100 0,23% 5 Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp 70 0,16% 6 Đường nội bộ 1.298 2,97% Tổng cộng 43.668,0 100% IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.  Giai đoạn xây dựng. - Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương. - Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa bàn TP. Hà Nội.  Giai đoạn hoạt động. - Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương nên rất thuận lợi cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án. - Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi. - Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
  • 29. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. STT Nội dung Diện tích ĐVT Xây dựng 43.668 1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2 2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2 3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2 4 Bể biogas, ao lắng 100 m2 5 Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp 70 m2 6 Hàng rào bằng cây xanh 7 Đường nội bộ 1.298 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Hệ thống tưới phun nhỏ giọt Tưới nhỏ giọt là hệ thống cung cấp nước cho cây trồng mà nguồn nước chảy ra dưới dạng từng giọt từng giọt, thích hợp cho các loại cây rau, quả, hoa, cây cảnh,… Công nghệ tưới này đảm bảo khả năng tiết kiệm nước cao vì nước được cấp trực tiếp cho vùng đất quanh cây trồng, không bị thất thoát do bay hơi. Tưới nhỏ giọt giúp giữ được độ ẩm đồng đều trong từng lớp đất. Tốc độ tưới chậm, lượng nước ngấm dần dần vào lòng đất nên khoáng chất trong đất không bị rửa trôi, cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào, tạo điều kiện cho rau trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
  • 30. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 28 Ưu điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng: Vòi tưới nhỏ giọt hoạt động với áp lực thấp hơn nhiều so với các loại tưới khác nên tiết kiệm được nước, tận dụng hiệu suất nước chảy giúp nước lên cao hơn, giảm được năng lượng bơm. Nó còn có khả năng điều tiết độ ẩm giữa các cây nên cây trồng có thể đạt được năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định. Hiệu quả tưới nước cao, tiết kiệm nước: Các hệ thống phun nước bình thường đạt hiệu quả từ 75-85% nhưng hệ thống tưới nhỏ giọt được chứng minh hiệu quả đạt cao hơn 90%, đảm bảo khả năng tiết kiệm nước cao. Tiết kiệm thời gian, công sức cho người trồng: Nếu những hệ thống tưới bình thường khác phải kéo ống hay vòi phun nước thì tưới nhỏ giọt chỉ sử dụng một bộ đếm thời gian. Thích nghi với các loại địa chất địa hình: Có thể điều khiển được tốc độ thấm của nước bằng cách giảm tốc độ tưới phù hợp với độ thấm của từng loại đất. Việc này làm cho tầng đất ở trễ cây duy trì được lượng nước thích hợp và ổn định. Thêm vào đó, vì dẫn nước tưới bằng ống áp lực nên không cần san bằng đất tưới khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • 31. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 29 Minh họa: Hệ thống tưới nhỏ giọt II.2. Sản phẩm đầu ra của dự án II.2.1. Kỹ thuật nuôi heo thịt 1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ: + Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở; + Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; + Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
  • 32. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 30 Trang trại nuôi lợn thịt 2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn: + Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ. + Nước uống sạch cho gia lợn; + Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn. 3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: + Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định; + Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; + Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi. 4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng: + Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định. + Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể. 5. Mục tiêu nuôi dưỡng: - Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. - Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng.
  • 33. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 31 - Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao. 6. Chọn giống để nuôi lợn thịt: - Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần. - Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt). + Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire. + Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng. Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con: - Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào. - Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe). 7. Nhập giống lợn: - Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. - Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. - Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),….
  • 34. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 32 - Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. - Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu. 8. Kỹ thuật nuôi dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt: Khối lượng cơ thể (kg) Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal 10-30 17-18 3100-3200 31 - 60 15 3100 61 - 100 13 3000 Cách cho ăn, uống: - Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa. - Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày. - Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động. - Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn. - Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày Khối lượng cơ thể (kg) Cách tính lượng thức ăn/ngày Mức ăn/ngày (kg) tính TB cho 1 giai đoạn Số bữa/ngày 10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3 31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2 61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2 Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72 kg. Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên. Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
  • 35. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 33 Khối lượng cơ thể (kg) Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Hàm lượng Protein và Năng lượng trong 1 kg thức ăn 18 0,9 Protein: 17%-18% Năng lượng: 3100 Kcal 27 1,2 38 1,5 Protein: 15% Năng lượng: 3100 Kcal 50 2 60 2,2 68 2,3-2,4 Protein: 13% Năng lượng: 3000 Kcal 75 2,4-2,6 85 2,6-2,8 86-100 2,6-2,8 9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt: 9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi - Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông. - Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học. - Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt. - Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10-15 con. - Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30- 100 kg là 15-16oC. 9.2. Vệ sinh thú y - Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg - Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi) Tiếm sắt lần 1 3-Feb
  • 36. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 34 Tiếm sắt lần 2 13-Oct Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20 Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45 Vắc-xin thương hàn lần 1 20 Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34 Vắc xin phù đầu 28-35 Vắc -xin tụ - dấu 60 II.2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu Các đối tượng cây trồng được áp dụng như Nghệ, sạ đen, sả, đương quy, sa nhân, đẳng sâm, cà gai leo, giảo cổ lam, đông trùng hạ thảo...
  • 37. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 35 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 1 Cây xạ đen Celastrus hindsii Benth.et Hook Peptid, alcaloid. Điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 2 Cây nghệ Curcuma longa L Curcumi-noids Cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, vitamin C, vitamin E, vitamin K, natri, canxi, đồng, kẽm, sắt và magiê. chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm.
  • 38. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 36 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 3 Đương quy Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae). Tinh dầu, coumarin. Chữa các chứng đau đầu, đau lưng do thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt. 4 Cây sả Cymbopogon Citratus (dc.) Stapf thuộc họ Poaecea. Citral (3,7-đimêtyl- 2,6-octađienal) + Chữa cảm cúm, sốt. + Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém. + Chữa chàm mặt. + Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi
  • 39. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 37 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 5 Cây sa nhân Amomum spp Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D- borneol, D- bornylacetat, D- limonen, α-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol +Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù. +Chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng. 6 Đẳng sâm Codonopsis pilosula (Franch) Nannf Đường, saponin, một số alcaloid, vitamin, protein. + Bổ tỳ, kiện vị, giúp tiêu hóa, tăng tiết tân dịch, bồi dưỡng cơ thề. + Dùng chữa các chứng bệnh: Tỳ vị yếu, người suy nhược, biếng ăn, miệng khát, ho, thiếu máu…
  • 40. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 38 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 7 Cà gai leo Solanum hainanense – Hance Solanaceae Tinh bột, Ancaloit, glycoancaloit Trị các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân 8 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum Flavonoit và saponin + Hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, tác dụng giảm béo. + Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. + Tăng cường hệ miễn dịch chống một số loại ung thư. + Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già. + Giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa, tăng lực
  • 41. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 39 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 9 Đông trùng hạ thảo Ophiocordyce ps sinensis 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..) Tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn
  • 42. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 40  Làm đất Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu đát trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đát và loại bỏ được các mầm sâu bệnh. Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng thước trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non. Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây. Luống được đánh cáo hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng.  Gieo trồng Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là: - Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ chính… - Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột… - Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm. Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường. Các loại mật độ: + Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…). + Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu,…). + Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.  Xáo xới, làm cỏ
  • 43. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 41 Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng dến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây. Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống.  Xử lý thực bì và làm đất – Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn). – Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình.  Bón lót Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).  Kỹ thuật trồng cây – Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi. – Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và
  • 44. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 42 cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.  Tỉa cây Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.  Tưới tiêu Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.  Chăm sóc cây trồng – Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại. – Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại. – Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
  • 45. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 43 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. I.2. Phương án tái định cư. Dự án không tính đến phương án trên. I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. Các phương án xây dựng công trình. Danh mục thiết bị của dự án STT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 43.668 1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2 2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2 3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2 4 Bể biogas, ao lắng 100 m2 5 Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp 70 m2 6 Hàng rào bằng cây xanh 7 Đường nội bộ 1.298 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống II Thiết bị
  • 46. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 44 STT Nội dung Diện tích ĐVT 1 Hệ thống ăn tự động 10 Hệ thống 2 Núm uống tự động 1.000 Cái 3 Hệ thống tưới tự động 2 Hệ thống 4 Thiết bị khác, dự phòng III Cây giống, con giống 1 Lợn thịt giống 2.000 con 2 Lợn sinh sản giống 200 con 3 Cây giống, hạt giống Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. III. Phương án tổ chức thực hiện. III.1. Các phương án kiến trúc. Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. III.2. Phương án quản lý, khai thác. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình: Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
  • 47. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 45 Phương án nhân sự dự kiến: Năm Giải trình 1 2 3 4 5 Mức tăng lương 1% 1 1,01 1,02 1,03 1,04 Quản lý 1 người x 10 triệu/tháng 120.000 121.200 122.400 123.600 124.800 Kế toán 1 người x 7 triệu/tháng 84.000 84.840 85.680 86.520 87.360 Nhân viên 7 người x 6 triệu/tháng 504.000 509.040 514.080 519.120 524.160 TỔNG LƯƠNG 708.000 715.080 722.160 729.240 736.320 BHYT,BH XH (21%) 21,50% 152.220 153.742 155.264 156.787 158.309 TỔNG CỘNG 860.220 868.822 877.424 886.027 894.629 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:  Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng  Thời gian lắp đặt hoàn thành dự án: 6 tháng.  Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư và khai thác dự án.
  • 48. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 46 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG I. Đánh giá tác động môi trường. Về việc thực hiện dự án trong khu vực có tác động đến môi trường và kinh tế xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.Trong phần báo cáo này chỉ nêu những tác động chính có tính chất định tính, định lượng được. Nguồn gây tác động đến môi trường ở các giai đoạn thực hiện dự án. + Giai đoạn xây dựng. + Giai đoạn dự án đi vào hoạt động. I.1. Các loại chất thải phát sinh. I.1.1. Khí thải. * Bụi.  Trong giai đoạn thi công, nguồn gốc gây ra bụi chủ yếu là do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, bốc dở vật liệu xây dựng, san ủi, quá trình phối trộn nghiền, sàng,…Tuy nhiên, trong giai đoạn thi công, do việc san ủi có quy mô nhỏ nên lượng xe thi công không nhiều, các loại xe tham gia thi công sẽ được các cơ quan có chức năng kiểm định và còn đang trong thời gian hoạt động nên ít ảnh hưởng đến môi trường.  Trong giai đoạn hoạt động của dự án, việc phát sinh bụi là rất ít. * Khí.  Trong quá trình thi công, khí thải sinh ra do các loại xe cơ giới, các loại máy móc (máy ủi, máy đào, máy xúc,…) trên công trường gây ra…  Trong giai đoạn hoạt động: khí thải sinh ra chủ yếu là do xe cơ giới vận chuyện nguyên vật liệu vào khu sản xuất, xe vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, các loại xe phục vụ các chuyên gia và nhân viên làm việc tại khu dự án. Nhưng mức độ gây ô nhiểm không khí không đáng kể. Các động cơ trong khi vận hành thải vào không khí gồm các khí như: CO, CO2., NO2, SO2 và bụi đất. Ngoài ra khi sản xuất máy móc sẽ thải vào môi trường lượng khói gây ô nhiễm môi trường.
  • 49. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 47  Đồng thời trong giai đoạn sản xuất mùi hôi phát sinh từ xác bã thực vật, thuốc BVTV,… nhưng nhìn chung dự án áp dụng quy trình canh tác công nghệ cao và khép kín. Chính vì vậy về cơ bản dự án ít ảnh hưởng đến môi trường. I.1. 2. Nước thải  Trong giai đoạn thi công: Nước thải chủ yếu là do nước mưa rửa trôi bụi đất, dầu nhờn thất thoát từ các loại xe, máy móc, thiết bị,…  Trong giai đoạn hoạt động: Trong quá trình hoạt động lượng nước thải của Khu thực nghiệm là không đáng kể vì chủ yếu dự án sản xuất trong nhà lưới công nghệ cao. I.1.3. Chất thải rắn.  Trong giai đoạn thi công: Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công như: gạch vỡ, tấm lợp, sà bần,…  Trong giai đoạn hoạt động: các chất thải rắn sinh ra bao gồm các chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm từ sản xuất (bao bì, ve chai, giá thể thừa,…) bị rơi rớt khi sử dụng,… I.1. 4. Chất thải khác  Dầu nhớt do rò rỉ từ hoạt động của máy móc, thiết bị khi hoạt động.  Tiếng ồn do hoạt động của máy móc và nhiệt độ trong quá trình thi công công trình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của những người vận hành.  Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Không sử dụng máy móc lớn nên tiếng ồn là không đáng ngại. I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. I.2.1. Biện pháp xử lý chất thải.  Khí thải.  Để khống chế ô nhiễm tại các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công ta có thể thực hiện các giải pháp sau: + Sử dụng xe, máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép. + Trong quá trình thi công coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp như tưới nước tạo ẩm để hạn chế bụi trong các bãi chứa nguyên liệu. Thu gom và
  • 50. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 48 tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển gây rơi vãi cát, đất, gây bụi … + Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng hàng rào che chắn. Mặt khác trong quá trình hoạt động dự án sẽ áp dụng giải pháp trồng cây xanh xung quanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi và tiếng ồn.  Để khống chế ô nhiễm khí bụi phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án: + Đối với giai đoạn hoạt động của dự án hầu như lượng bụi, tiếng ồn là không đáng kể. + Sau khi thu hoạch cây trồng, tàn dư thực vật còn lại cần tiến hành vùi lấp lại dưới đất hoặc ủ làm phân hữu cơ để khi phân hủy không gây mùi hôi. + Xác hữu cơ cần được ủ hoai mục, xử lý mùi hôi trước khi đưa vào sử dụng để bón cho cây trồng.  Nước thải. + Trong giai đoạn thi công: Cần kiểm tra kỹ xe, máy móc, thiết bị trước khi sử dụng để tránh việc rò rỉ dầu nhớt khi vận hành + Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Đối với việc sản xuất, dự án sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quá trình bón phân, sử dụng thuốc BVTV để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. + Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên bằng các hầm tự hoại 2 ngăn.  Chất thải rắn.  Trong quá trình thi công: Các chất thải rắn như gạch vỡ, tấm lợp, sà bần sẽ được sử dụng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng.  Trong giai đoạn hoạt động: + Chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu từ sản xuất (bào bì, ve chai,…) phải được thu gom xử lý bằng cách chôn lấp hoặc kết hợp với các đơn vị môi trường trong khu vực để xử lý. + Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch cần được vùi lấp lại dưới đất, hoặc có thể ủ làm phân hữu cơ. + Sử dụng phân hữu cơ, giá thể không để rơi rớt, nếu bị rơi vải cần thu lại, sau khi bón cho cây cần lấp đất ngay.
  • 51. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 49  Các chất thải khác. + Cần kiểm tra xe, máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để tránh thất thoát xăng dầu, nhớt gây ô nhiễm môi trường. + Trong quá trình thi công: cần tiến hành che chắn, trồng cây xanh để hạn chế tiếng ồn. I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động. Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công nhân tại khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau: + Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ. + Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y Tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. + Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động. Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà nước về vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có phương án xử lý kịp thời. II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường. Dự án trang bị thêm các thiết bị chữa cháy bằng tay (bình bọt) + chậu cát được bố trí một cách hợp lý theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • 52. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 50 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. (1.000 đồng) ST T Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền I Xây dựng 43.668 5.516.860 1 Chuồng nuôi lợn thịt 14.000 m2 230 3.220.000 2 Chuồng nuôi lợn sinh sản 7.200 m2 230 1.656.000 3 Khu trồng dược liệu, dưa lưới 21.000 m2 - 4 Bể biogas, ao lắng 100 m2 1.600 160.000 5 Kho chứa thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp 70 m2 1.000 70.000 6 Hàng rào bằng cây xanh 20.000 7 Đường nội bộ 1.298 m2 70 90.860 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 20.000 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 80.000 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 50.000 4 Hệ thống xử lý nước thải Hệ thống 150.000 II Thiết bị 165.000 1 Hệ thống ăn tự động 10 Hệ thống 8.000 80.000 2 Núm uống tự động 1.000 Cái 25 25.000 3 Hệ thống tưới tự động 2 Hệ thống 20.000 40.000 4 Thiết bị khác, dự phòng 20.000 III Cây giống, con giống 2.550.000