SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
CHỦ ĐỀ: Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới:
Khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), Khủng hoảng kinh tế thế giới (2008), Khủng hoảng nợ
công Châu Âu (2010)
I – TỔNG QUAN VỀ IMF
IMF (International Monetary Fund) là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc
theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán đồng thời hỗ trợ kĩ thuật và giúp đõ tài chính khi có yêu
cầu.
1.1 – Lịch sử hình thành
Nguyên nhân hình thành bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ 1930
Thời đó, tiền giấy đã được lưu hành nhưng hãy còn trong tình trạng phôi thai. Trị giá giao hoán quốc tế
chưa có giá trị rõ ràng khiến cho sự mua bán, đổi chác còn ở trong khái niệm vật thể (như một đầu máy
xe lửa trị giá bằng 100 tấn cà phê), vì vậy sự giao thương còn rất khó khăn. Người ta đã nghĩ ra
phương cách dùng kim quý (vàng) để bảo trợ cho giá trị tiền tệ nước mình, nhưng chưa đạt được
một quy ước thống nhất thì cuộc đại suy thoái 1930 bùng nổ, vì chỉ có một số quốc gia theo kim bản
vị để quy định giá tiền tệ của mình, còn nhiều nước khác thì không. Việc này đã gây ra nhiều trở ngại
giữa trao đổi hàng hoá của các nước với nhau. Đó là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, cho nên sau
cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà lãnh đạo thế giới muốn đi tìm một biện pháp để thống nhất vấn đề
tiền tệ giao hoán nhưng cũng không mang lại một kết quả nào.
Đến năm 1940, vấn đề lại được mang ra bàn thảo trở lại, theo kế hoạch đề nghị của ông Harry White và
John Kenes. Theo đó, giá trị tiền tệ giao hoán phải được thống nhất và đồng thuận của các quốc gia.
Một tổ chức quốc tế đã được thành lập để quyết định và giám sát việc thực thi về giao hoán này giữa 2
hay nhiều loại tiền tệ khác nhau. Sau nhiều năm bàn thảo rất khó khăn của giai đoạn đệ nhị thế chiến,
cuối cùng tháng 7/1944 một hội nghị gồm 44 quốc gia (trong đó có cả Liên Xô cũ) diễn ra tại Bretton
Woods, News Hampshire (Mỹ) từ ngày 1 - 22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước kí kết. IMF bắt đầu hoạt động từ tháng
5/1946 (số hội viên lúc này chỉ gồm 39 nước). Ngày 1/3/1947, IMF tiến hành cho vay và khoản vay đầu
tiên vào ngày 8/5/1947, được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Tổng số vốn lúc
này là 202 tỷ USD
1.2 – Đặc điểm về nguồn vốn và tỉ lệ phiếu bầu
- Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Ban đầu, mức cổ phần đóng
góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nước đó với xuất nhập khẩu của thế giới.
Sau này thì tỉ lệ vốn góp tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP
- IMF cấp cho mỗi thành viên hạn mức tín dụng, cho phép vay tối đa là 125% của hạn mức tín dụng.
Cho phép rút vốn 4 lần (3 lần đầu là 25%, lần cuối là 50%)
- Số phiếu trong các cơ quan lãnh đạo được phân bổ phù hợp với tỉ lệ góp vốn, vì vậy đa số phiếu tập
trung vào các nước công nghiệp phát triển nhất. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF
hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Đến 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD,
Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, công hoà liên bang Đức chiếm 5,7%, Pháp chiếm 5,1%, Anh 5,1%,
Nhật Bản 6,26%....
1.3 – Các mục tiêu của IMF
 Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ
máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
 Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần
vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực
sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.
 Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối
giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
 Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các
hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
 Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được
đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
 Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành
viên.
Trong hơn 50 năm qua IMF đã khẳng định được vai trò cũng như thực hiện mục tiêu của mình trong
việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
diễn ra trên quy mô ngày càng rộng với tốc độ ngày càng nhanh.
1.4 – Mục tiêu hoạt động của IMF
- Mục đích của IMF là hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển KT-XH,
khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường
xảy ra do ảnh hưởng của thiên thiên nhiên hoặc để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến
lược và điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước hội viên
- Khi quốc gia nào gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ nước ngoài thì IMF đề ra “chương trình điều chỉnh
cơ cấu” bằng cách giảm phát nền kinh tế và giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giúp các nước này lấy lại
sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Mặc dù có những vấn đề khó khăn với nền kinh tế quốc gia nhưng khi
nền kinh tế được “điều chỉnh” thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng trên thực tế chương trình này đòi
hỏi chính phủ nước đi vay phải “thắt lưng buộc bụng” giảm chi tiêu dịch vu, giảm thuế nhập khẩu, giảm
trợ cấp chính phủ. Điều này làm các công ty nước ngoài dễ dàng kiểm soát nền kinh tế nước đi vay.
1.5 – Chức năng và nhiệm vụ của IMF
1.5.1 – Chức năng
IMF có các chức năng cơ bản:
- Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên;
- Cấp tín dụng cho các thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán;
-Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên;
- Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô;
- Cung cấp trợ giúp kĩ thuật.
Trước 1973, hoạt động của IMF theo dõi việc chấp nhận tính chuyển đổi của các đồng tiền ở các nước,
giám sát hệ thống tỷ giá hối đoái cố định gắn với giá trị của vàng (thực chất là cố định so với USD, còn
USD được chính phủ Mỹ cam kết gắn với vàng ở tỷ lệ 35USD/ounce vàng), cho các nước thành viên
vay ngắn hạn khi họ gặp khó khăn về dự trữ ngoại tệ khiến cho việc giữ tương quan giá giữa các đồng
tiền trở nên khó khăn hoặc khi họ gặp một số khó khăn kinh tế nhất định.
Đầu năm 1973, nhiều nước Châu Âu và Nhật Bản đã tuyên bố thả nổi đồng tiền của họ so với USD. Hệ
thống Bretton Woods chính thức sụp đổ. Sự sụp đổ này làm lung lay vai trò của IMF với tư cách là một
tổ chức giám sát sự trao đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định.
Sau 1973, hàng năm IMF họp với các nước thành viên phân tích với các nước thành viên thấy tình hình
kinh tế của họ, cảnh báo những vấn đề có thể xảy ra và tư vấn cách giải quyết. Trong thực tế, IMF ngày
càng quan tâm đến cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển.
1.5.2 – Nhiệm vụ
IMF có các nhiệm vụ sau:
- Giải quyết các vấn đề hối đoái giữa các quốc gia hội viên nhằm ổn định mậu dịch quốc tế;
- Tài trợ tín dụng cho các nước nghèo hầu tạo điều kiện cho họ phát triển qua hình thức giúp ngân
khoảng trực tiếp hay hứa trả nợ cho 1 hội viên nào đó.
Ngay từ ban đầu, vấn đề hối đoái được giải quyết bằng cách đặt ra 1 hệ thống giao hoán tiêu chuẩn hệ
thống gọi là “Par Value System”. Hoa Kỳ là nước đầu tiên định giá mỹ kim qua vàng. Ở các nước khác,
tuần tự áp dụng hình thức này theo khái niệm: A=B và B=C nên A=C. Sau cùng vì lý do tiện lợi tất cả
các quốc gia trong IMF đều thẩm định bản vị của mình qua USD.
Đến 1970, Hoa Kỳ không còn đủ vàng dự trữ nhằm thoả mãn nhu cầu đổi Dola Mỹ để lấy vàng, nhất là
việc 35 USD để mua 1 lượng vàng không còn thực tế nữa. Từ đó IMF đồng ý cho mỗi quốc gia tự định
đoạt trị giá tiền tệ của mình và chỉ thông báo một cách chi tiết về tiêu chuẩn qua việc thẩm định này. Tổ
chức IMF chỉ có nhiệm vụ khuyến cáo mà thôi, vì vậy IMF mất dần ảnh hưởng.
Khi 1 hội viên nào đó bị khó khăn về tài chính hay cần ngân khoảng cho một cải cách kinh tế nào đó có
thể yêu cẩu IMF trợ giúp qua việc đề nạp thỉnh nguyện cùng chi tiết các kế hoạch phát triển để các giám
đốc điều hành duyệt xét.
Nhìn chung, nhiệm vụ chính của IMF là ổn định nền tài chính thế giới và nâng đỡ các nước chậm tiến
cùng phát triển. Trách nhiệm xem qua rất nặng nề nhưng quyền hạn lại không có bao nhiêu. Không có
cơ quan có thẩm quyền chế tài trong việc thực thi các điều kiện vay mượn, IMF chỉ có nhiệm vụ quan
sát và theo dõi mà thôi. Vì vậy, không sớm thì muộn, IMF nếu không muốn đi vào dĩ vãng, thì ít nhất nó
cũng sẽ phải điều chỉnh và cải tiến một cách sâu rộng giao thương giữa các nước đang ngày càng mở
rộng và sự phức tạp của nền tài chính thế giới luôn biến đổi không ngừng
1.6– Cơ cấu tổ chức
1.7 – Nguyên tắc hoạt động của IMF
- IMF là đòi hỏi các nước thành viên phải cho phép đồng tiền của nước mình được trao đổi tự do không
có bất cứ hạn chế nào với tiền của nước khác (đồng tiền chuyển đổi), thông báo cho IMF biết những
thay đổi trong chính sách tài chính và tiền tệ của nước mình có ảnh hưởng đến các nước thành viên khác,
và trong phạm vi có thể, hãy sửa đổi các chính sách đó theo tư vấn của IMF để đáp ứng yêu cầu của toàn
thể cộng đồng. Để giúp các nước thành viên đang gặp khó khăn tài chính thực hiện nguyên tắc này, IMF
sẽ đứng ra huy động tài chính từ các nước thành viên khác và cho nước gặp khó khăn vay.
- Những quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua nếu có ít nhất 85% phiếu ủng hộ trong Ban điều
hành. Các nước thành viên tùy theo số vốn đóng góp vào IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu
nhiều hay ít. Hoa Kỳ có quyền đối với 18% số phiếu. Vì lẽ đó, các quyết định của IMF phản ánh ý muốn
của nước này rõ rệt, cho dù Giám đốc Điều hành IMF theo thỏa thuận giữa Mỹ và châu Âu luôn là một
người châu Âu.
- Bất kì một nước thành viên nào khi gia nhập IMF đều phải cho các thành viên khác trong quỹ biết dự
định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với đồng tiền của các nước khác để tự kiềm chế, hạn
chế việc đổi đồng tiền của họ lấy ngoại tệ và để theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của
các nước thành viên đó, của cả cộng đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp, có lợi. Khi gia
nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí
hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc
gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng. Chẳng hạn, nếu một nước muốn vay Bảng Anh thì khi đó IMF
mới yêu cầu Anh phải đóng. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
+ Thứ nhất, tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên vay mỗi khi họ gặp khó
khăn về tài chính;
+ Thứ hai, khoản phí là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và là cơ sở để
phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. Dĩ nhiên, nước thành
viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần sẽ được vay nhiều;
+ Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên.
Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ sau khi phân tích đánh
giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng giàu, lệ phí càng cao (xem phụ lục 3).
Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF rất khác nhau. Năm 1985, Mỹ đóng 20,l%, khối EEC
đóng 27,9%, còn các nước đang phát triển đóng 32,4%. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại được xem xét lại,
có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF và mức độ phát đạt của nước thành viên. Tuy
nhiên từ ngày 01/04/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần thứ hai, việc xem xét và điều chỉnh phần đóng góp
của mỗi nước thành viên được quy định 3 năm một lần. Năm 1945, 35 thành viên khi đó đóng góp vào
IMF 7,6 tỷ USD; năm 1977 con số đó khoảng 200 tỷ USD. Ngày 06/02/1998 Hội đồng quản trị của IMF
đã phê chuẩn kế hoạch tăng 45% ngân quỹ của tổ chức này, từ 199 tỷ USD lên 288 tỷ USD. Cho đến
nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng góp nhiều nhất cho IMF, chiếm khoảng 19% tổng
số (40 tỷ USD); Marshall Island, một nước cộng hoà đảo ở Thái Bình Dương đóng ít nhất khoảng 3,6
triệu USD (năm 2008).
1.8 – Vai trò của quỹ IMF trong việc điều tiết nền kinh tế thế giới
• Đối với nền kinh tế thế giới
 Ổn định các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới
 Thực hiện khả năng điều tiết và phối hợp hành đông của các quốc gia
 Duy trì và phát triển kinh tế thế giới
• Đối với các thành viên:
 Giúp các nước thành viên có vấn đề về tài chính xử lý các món nợ Chính phủ hay nợ
thương mại
 Cho các quốc gia đang phát triển vay vốn
• Đối với cơ cấu tổ chức
 đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợp từ nhiều
quốc gia, có quan điểm chính trị độc lập
 vừa có các nhân tố bảo vệ lợi ích các nước phương Tây, vừa có các nhân tố là công cụ để
các nước hợp tác với nhau nhằm duy tân sự ổn định nền tài chính toàn cầu, đồng thời
thúc đẩy kinh tế của từng nước
II. VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI
2.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997
Bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi như EU, Mỹ, Nhật… Đông Nam Á nổi lên với tư cách là 1
nền kinh tế mới năng động và đầy triển vọng. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước ĐNA đã có những
bước đi dài, đó thực sự là thành tựu đáng ghi nhận đối với các quốc gia đang phát triển này. Tuy nhiên,
sự thay đổi thần kỳ ấy không diễn ra được bao lâu khi phải chứng kiến 1 cuộc khủng hoảng tài chính
nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng ấy xuất phát từ Thái Lan, nó nổ ra vào ngày 2/7/1997, làm thiệt hại
cho châu lục hàng trăm tỷ USD.
2.1.1 Nguyên nhân xảy ra
Cuộc khủng hoảng là hợp lực của nhiều nguyên nhân, nhưng trên góc độ tài chính thì có mấy nguyên
nhân sau đây:
Một là, duy trì tỷ giá cố định giữa đồng nội tệ với đồng USD quá lâu. Việc duy trì này của các nước có
nền kinh tế kém phát triển hơn nền kinh tế Mỹ đã khiến cho họ thay vì để giá trị đồng nội tệ tăng giảm
theo USD mà lại đi tiêu tốn hàng tỷ USD để duy trì 1 mức cân bằng giả tạo tới mức không thể níu giữ
nổi.
Hai là, buông lỏng và bao che cho những yếu kém trong công tác điều phối và giám sát hoạt động
của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong khi các hoạt động kinh tế có tốc độ
tự do hóa cao hơn thì công tác giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính
ngân hàng vẫn dậm chan tại chỗ, thậm chí chính phủ đã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua ngân
hàng quốc doanh hoặc chỉ thị cho những ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các
công ty được chính phủ ưu đãi. Khắp khu vực tràn lan tình trạng bao cấp và cắt giảm thuế cho những
ngành công nghiệp có chọn lọc và những ngành độc quyền được chính phủ bảo hộ. Lợi dụng kẽ hở này
các doanh nghiệp đã tìm cách vay ngắn hạn nước ngoài (chủ yếu là đầu tư vào bất động sản với ý định
trang trải cho các khoản nợ và thua lỗ trong sản xuất công nghiệp, nhưng thị trường bất động sản trong
thời gian này lại gặp nhiều bất lợi) => gây ra 1 khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thị trường
này biến động.
Ba là, cán cân vãng lai thâm hụt lớn và cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước không hợp
lý. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bất ổn cho hệ thống tài chính tiền tệ của các nươc. Giá
cả hàng xuất khẩu sụt giảm và nền kinh tế giảm sức cạnh tranh trong khi đó giá cả hàng hóa nhập khẩu
lại tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ (đặc biệt là ở Thái). Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các
nước chịu khủng hoảng nặng, có sự mất an toàn cao do khối nợ lớn tăng nhanh, chủ yếu là vốn ngắn hạn
( chiếm 70% tổng số nợ của khu vực tư nhân tại Thái Lan và Inđô). Mặt khác, vốn huy động gián tiếp
thông qua chứng khoán tăng nhanh trong khi dự trữ quốc gia không cao, vì kim ngạch XNK giảm dần,
nghĩa là có sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài( mà nguồn này chủ yếu dùng đầu tư bất động
sản)=> cung tiền vượt quá cầu tiền, tình trạng nợ đọng gia tăng và việc mua vét ngoại tệ để trả đáo hạn
là không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Sự lũng đoạn của các tổ chức tài chính và mối liên hệ chặt
chẽ giữa các tổ chức này với chính phủ => tham nhũng nặng nề, khiến chính phủ không thể mạnh tay
trong các biện pháp xử lý của mình. Hay do hệ thống luật pháp không thích hợp với cơ chế mới, hệ
thống giáo dục kém phát triển, thiếu lao động lành nghề,mức lương thực tế tăng nhanh trong khi Trung
Quốc và Ấn Độ tham gia vào thị trường lao động quốc tế với giá thấp khiến giảm sức cạnh tranh của các
nước ĐNA trên thị trường quốc tế… Hầu như các nguyên nhân trên đều là những vấn đề tồn tại ở các
nước bị khủng hoảng và do các mối quan hệ giữa Hàn, Nhật và ASEAN, nên khi cuộc khủng hoảng nổ
ra ở 1 nước nó lập tức lan truyền sang nước khác và gây ảnh hưởng nặng nề cho các nước đó. Vì vậy,
nước này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nước kia.
2.1.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
Các nhà kinh tế đều nhận định rằng tất cả các nước ĐNA hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ sẽ
có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong năm 1997 và 1998.
Quốc gia Tốc độ tăng trưởng (%)
1996 1997 1998
Malaysia 8,3 7,7% 7,6
Thái Lan 7,2 1,9 2,3
Philippines 5,8 5,6 5,8
Indonesia - 7,5 7,5
Singapore 8,0 7,5 6,5
Vậy tại sao sự phá giá tiền tệ lại có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng ? Điều đó được lý giải như sau:
trước đây các nước ĐNA đã thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng, khối lượng tiền tệ tăng rất nhanh do
chính phủ chi rất nhiều tiền cho các công trình đầu tư công cộng, chẳng hạn ở Malaysia, lượng cung ứng
tiền tệ cả năm 1996 vẫn tăng vượt chỉ tiêu 20% do ngân hàng Trung ương đề ra. Điều đó dẫn tới bội chi
ngân sách và để bù đắp khoản bội chi thì các nước này đã phải tiến hành vay nợ nước ngoài. Tỷ lệ nợ
nước ngoài so với GDP của Indonesia, Philippines và Thái Lan trong năm 1996 còn lớn hơn cả của
Mehico khi xảy ra khủng hoảng vào năm 1994. Tới khi khủng hoảng xảy ra các nước này phải thực hiện
triệt để chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu cho đầu tư công cộng. Đồng thời để giảm bớt tốc độ
phá giá, các nước này đã nâng lãi suất cho vay lên cao trên 30% tháng, điều đó hạn chế đầu tư tư nhân.
Do đó đã làm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Tuy nhiên do tác động của phá
giá nên đã tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của các nước ĐNA so với Nhật và Mỹ, điều đó đã thúc
đẩy hoat động sản xuất xuất khẩu, do đó đã làm cho tốc độ tăng GDP được phục hồi đôi chút.
Diễn biến cụ thể:
Tại Thái Lan:
1996 1997 1998 1999* 2000**
(Percent change)
Real GDP Growth 5.9 -1.7 -10.2 4.2 4.5 to 5.0
Consumer prices (period
average)
5.9 5.6 8.1 0.3 3.0
(Percent of GDP [minus sign signifies a
deficit])
Central government
balance***
1.9 -0.9 -2.4 -2.9 -3.0
Current account balance -6.0 -7.9 -2.0 12.7 9.1
(In billions of U.S. dollars)
External debt 90.5 93.4 86.2 76.0 67.8
Sources: Thai authorities and IMF staff estimates.
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối
năm 1996, IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bong kinh tế có thể
không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có biến. Cả mức vốn hóa
thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30
tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả
nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống
đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280
cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ
USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày
11/8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20/8, IMF
thông qua 1 gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD.
Tại Philippines
Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái, ngày 3/7/97, ngân hàng TƯ Philippines đã cố gắng can thiêp vào
thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ
15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso/1 USD xuống còn 38 peso/ 1 USD vào
năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng. Bê bối chính trị liên quan đến Tổng thống đương nhiệm
Joseph Estrada năm 2001 cũng góp phần làm cho tình trạng tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán
Philippines giảm từ 3000 điểm xuống còn 1000 điểm. Điều này kéo theo việc đồng peso thêm mất giá,
và giá trị của nó chỉ được phục hồi khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm Tổng thống.
Tại Hàn Quốc
1996 1997 1998 1999* 2000**
(Percent change)
Real GDP Growth 7.1 5.5 -6.7 10.7 8.0
Consumer prices (end of
period)
4.9 6.6 4.0 1.4 1.8
(Percent of GDP [minus sign signifies a
deficit])
Central government
balance
0.0 -1.7 -4.4 -3.5 -3.01
Current account balance -4.4 -1.7 12.7 6.1 2.0
(In billions of US dollars)
External debt 164.4 158.1 148.7 136.0 129.6
(Percent of GDP)
External debt 31.6 33.2 46.9 33.4 26.8
Sources: Korea authorities and IMF staff estimates
Vào thời điểm bùng phát khủng hoảng tại Thái Lan, Hàn Quốc có 1 gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ.
Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài
vụ vỡ nợ đã xảy ra.
Khi thị trường Châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn
Quốc ở quy mô lớn.
Ngày 28/11/97, Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11/12 lại hạ tiếp
xuống B2. Điều này góp phần làm cho chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Thị trường Seoul tụt
4% trong ngày 7/11 và tụt thêm 7,2% vào ngày 24/11 do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp
dụng chính sách khắc khổ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.
Tại Malaysia
Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Bạt( 2/7/97), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán
Kuala Lumpur lập tức bị ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/ 1 USD xuống còn
4,20 Ringgit/ 1 USD. Phần lớn sức ép giảm giá đối vs Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị
trường nước ngoài. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn
chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997.
2.1.3 Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF.
Ở các nước bị cuộc khủng hoảng hoành hành, tình trạng sụt giá tiền tệ cũng như chứng khoán diễn
ra mang tính chất dây chuyền nghiêm trọng và khó chặn đứng. Người ta đổ xô đi mua USD Mỹ và các
ngoại tệ mạnh trong khi các nhà đầu tư hối hả chuyển vốn ra nước ngoài. Cho đến đầu năm 1998 cuộc
khủng hoảng đẩy lên cao tới cao trào hoảng loạn, kèm theo sự sụp đổ của tiền tệ là sự rối loạn thị trường
chứng khoán. Các nền kinh tế châu á chao đảo đặc biệt nghiêm trọng tập trung vào 3 nước Hàn Quốc,
Indonexia và Thái Lan. Chính phủ của các nước này lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nặng nề để
ngăn chặn quá trình phá giá và giải quyết nợ nước ngoài, trong khi đó nguồn đầu tư từ nước ngoài không
những giảm mạnh mà còn có xu hướng rút ra càng làm tình hình thêm khó khăn. Đứng trước tình hình
này một số quốc gia lâm vào khủng hoảng đã đề nghị IMF trợ giúp.
Commitments
Disbursements
(as of 5/30/00)
IMF Multilateral1 Bilateral Total IMF Other4 Total
Indonesia2 15.0 10.0 24.7 49.7 11.6 10.3 21.9
Korea3 21.1 14.2 23.1 58.4 19.8 10.6 30.4
Thailand 4.0 2.7 10.5 17.2 3.4 10.9 14.3
Total 40.1 26.9 58.3 125.3 34.8 31.8 66.6
1World Bank and ADB
2Includes augmentations since July 1998
3Korea has repaid US$ 13 billion of the financing provided by the IMF
as of end-May 2000.
4Combined multilateral and bilateral disbursements
Cam kết và giải ngân thực tế của các tổ chức quốc tế đối phó với khủng hoảng ( tỷ USD)
Với mục đích là cung cấp cho các nước hội viên và tín dụng ngắn hạn và trung hạn khi gặp khó
khăn về tiền tệ do cán cân thanh toán thiếu hụt, IMF đã lập ra các kế hoạch giúp những nước yêu cầu sự
giúp đỡ, đồng thời còn để cứu cả các bên tư nhân nước ngoài khỏi bị vỡ nợ nếu những nước này không
được IMF cấp tiền. Trong chương trình cứu giúp của mình IMF đã đề ra các mục tiêu chính là :
 Kiên quyết ngăn chặn việc trốn tránh thi hành các nghĩa vụ với nước ngoài (hàm ý nghĩa trả nợ
nước ngoài);
 Khôi phục lại cân bằng tài chính trong đó đảm bảo cân bằng ngân sách là quan trọng, kiềm chế
lạm phát gia tăng;
 Tái lập và củng cố dự trữ ngoại hối; cải cách hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động
và độ tin cậy của hệ thống này;
 Xoá bỏ độc quyền tiến hành cải cách sâu rộng khu vực phi tài chính trong nước;
 Khống chế sự suy giảm sản lượng.
Để thực hiện các mục tiêu này, IMF cung cấp cho các nước thành viên những khoản vay khổng lồ
để hỗ trợ chương trình cải cách này. IMF phê duyệt khoảng 26 tỷ SDR tương đương khoảng 36 tỷ USD
trợ giúp các nước yêu cầu hỗ trợ, khởi đầu việc huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn
đa phương và song phương để hỗ trợ cho các chương trình cải cách này. Sự trợ giúp này giúp các quốc
gia gặp khủng hoảng, tạm thời ngăn chặn việc xuống giá tiếp tục của các đồng tiền và tái lập, củng cố dự
trữ ngoại hối và quan trọng là giúp thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhận
được món nợ từ các bên tư nhân lẫn nhà nước ở các nước gặp khủng hoảng.
Bên cạnh việc trợ giúp tài chính, IMF giúp đỡ 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhất - Indonesia, Hàn Quốc
và Thái Lan - giàn xếp các chương trình cải cách kinh tế có khả năng phục hồi lòng tin và được IMF ủng
hộ. Chương trình cải cách kinh tế này nhằm xoá bỏ nguồn gốc của khó khăn thanh toán, ngăn chặn sự
lan truyền của khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng và chuẩn bị nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. IMF
cho rằng nguyên nhân cơ bản của thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế là nhu cầu về tiền tệ quá lớn, liên
quan trước hết đến việc tăng quá lớn khối lượng tiền tệ và tăng chi phí của nhà nước. Đồng thời giữa chi
phí sản xuất và giá cả hàng hoá, dịch vụ ở những nước sản xuất chủ yếu không phù hợp với nhau. Vì
vậy, để khắc phục sự thiếu hụt cán cân thanh toán theo đề nghị của IMF, cần thực hiện hai phương pháp:
Thứ nhất giảm tổng nhu cầu về tiền nhờ chính sách tiền tệ - tín dụng và quản lý ngân sách (tăng lãi suất
chính thức, dự trữ tối thiểu, hợp lý hoá tín dụng, hạn chế chi tiêu ngân sách về nhu cầu xã hội, về trợ cấp
nhà nước, tăng thuế...); Thứ hai là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi.
Với cách tiếp cận như trên, IMF buộc áp dụng phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt ở những nơi
chưa sử dụng phương thức này. Sửa đổi chính sách tài chính công cộng, các chính phủ phải thực hành
tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công cộng, tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế nhằm bảo vệ sự cân bằng
tài khoản vãng lai cũng như tái củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo IMF cả ba nền kinh tế Đông Á
và Đông Nam Á đều phải thắt chặt chi tiêu ngân sách bằng cách hoãn hoặc huỷ bỏ tất cả những dự án
đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân
hoá do sự hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và mối quan hệ khăng khít đến dễ tham nhũng giữa doanh
nghiệp và nhà nước. chính phủ Thái Lan phải có một ngân sách thâm hụt từ 1 - 2% GDP so với mức
thâm hụt cao trước đây, ở Indonesia, ngân sách chuyển từ thâm hụt sang thặng dư bằng 1% GDP. Ngoài
ra, tăng nguồn thu ngân sách bằng nâng thuế hoặc giảm mức trợ giá, trợ cấp. ở Indonesia phải bỏ trợ giá
điện và dầu, tăng thuế một số mặt hàng, tăng thuế giá trị gia tăng ở Thái Lan và Indonesia.
Các nước phải tạm thời thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế áp lực đối với cán cân thanh toán.
Theo yêu cầu của IMF, các nước thực hiện thắt chặt tín dụng trong nước, kiểm soát vấn đề nợ của khu
vực tư nhân thật chặt chẽ, hạn chế vay tín dụng bằng cách buộc các chính phủ phải nâng lãi suất vay lên
mức cao. Một trong những khía cạnh dẫn đến khủng hoảng tiền tệ là dòng vốn lớn chảy vào khu vực
Đông Nam á do các chính phủi nước này thực hiện các chính sách nới lỏng hoặc khuyến khích dòng vốn
bên ngoài vào. Kết quả là tư nhân tự do vay vốn nước ngoài chủ yếu là đầu tư vào bất động sản và các
ngành xuất khẩu nhằm kiếm nhiều lợi nhuận. Cơ sở của chủ trương thắt chặt tín dụng là ép cầu đầu tư
cũng như cầu tiêu dùng của xã hội xuống một mức hợp lý để dần dần sửa chữa hậu quả của nền kinh tế
bong bóng. ở Thái Lan, chính phủ phải duy trì lãi suất cao (vào khoảng 20%). Nền kinh tế của các nước
Đông và Đông Nam á chứa đựng nhiều điểm yếu bất hợp lý do đó IMF buộc các nước này hành động
tức thì để khắc phục những điểm yếu dễ thấy trong hệ thống tài chínhvà các lĩnh vực khác - đã cấu thành
những yếu tố chính gây nên khủng hoảng và nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
IMF nhận định sự yếu kém trong hệ thống tài chính và ở mức độ đáng kể trong vấn đề quản lý đã
gây ra khủng hoảng. Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài chính không đầy đủ. Sự đánh giá và
quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì tỷ giá hối đoái tương đối cố định đã khiến cho các ngâ hàng
và công ty vay một lượng vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được
bảo hiểm. Theo năm tháng, nguồn vốn nước ngoài có xu hướng được sử dụng để tài trợ cho những
khoản đầu tư không có hiệu quả kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không được xây
dựng trên nguyên tắc tôn trọng hiệu quả tối đa mà bị chi phối bởi các mối quan hệ thiếu lành mạnh giữa
chính phủ doanh nghiệp ngân hàng. Do đó, IMF buộc các quốc gia gặp khủng hoảng phải cải thiện hiệu
quả các định chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài chính. ở Thái Lan, chính
phủ phải cải tổ cơ cấu của khu vực tài chính tập trung vào đình chỉ và cơ cấu lại các thiết chế không thể
đứng vững được (bao gồm 58 công ty tài chính) ở Hàn Quốc chính phủ phải mở cửa thị trường tài chính
cho các ngân hàng nước ngoài, đình chỉ hoạt động cuả chín ngân hàng đầu tư mất khả năng thanh toán.
Nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, IMF buộc các nước gặp khủng hoảng cải
cách cơ cấu nhằm xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế, gây cản trở cho sự phát triển (như
độc quyền, hàng rào mậu dịch, thông lệ không minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp) các nước
này phải điều chỉnh cơ cấu thông qua giảm quan thuế, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các ngành
kinh doanh và giảm bớt ưu đãi dành cho các tổ chức độc quyền, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kế
toán phương Tây và bảo đảm độ trung thực và minh bạch trong kinh doanh. ở Hàn Quốc chính phủ phải
cải cách thị trường lao động, mở rộng thị trường cho hàng hoá nước ngoài và dọn đường cho nước ngoài
sở hữu đa số cổ phần của các công ty Hàn Quốc. ở Indonesia phải tự do hoá thương mại, giải thể các
cacten chính thức và không chính thức, các độc quyền, chấm dứt trợ cấp một số mặt hàng.
2.1.4 Đánh giá về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng
Tích cực.
IMF mở đường cho các hoạt động đầu tư và các khoản trợ giúp tài chính của các tổ chức quốc tế
cũng như các quốc gia khác. Sau khi IMF thoả thuận được với các quốc gia Đông á về cam kết can thiệp
vào cuộc khủng hoảng và các điều kiện để nhận khoản viện trợ của IMF, thì các tổ chức tài chính quốc
tế khác như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu á và các trợ giúp song phương khác của Nhật,
Mỹ, Anh ... mới đồng ý giúp tài chính cho các nước này. IMF đã đóng vai trò trung tâm trong việc giải
quyết khủng hoảng. Tổ chức này đã đứng ra giàn xếp các giải pháp để các nước này được vay số tiền
khoảng 117 tỷ USD.
Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng tốt ngăn chặn sự lây lan cũng như sự xuống dốc
tiếp tục của nhiều nền kinh tế Châu á. Mặc dù có nhiều giai đoạn đồng tiền của các nước được IMF cho
vay xuống giá liên tục và khủng hoảng kinh tế sâu sắc hơn nhưng đến bây giờ thì nền kinh tế của các
nước khủng hoảng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng cao. Các dấu hiệu phục hồi nền kinh tế đã bắt đầu xuất
hiện từ tháng 4 - 1999 cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài 21 tháng đã qua thời kỳ chạm
đáy và tác động xấu của nó phai nhạt dần.
IMF đã đề ra những biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế tài chính phù hợp để đạt được sự phát triển
bền vững trong tương lai.
Các biện páp khắc phục do IMF đưa ra có căn cứ trên các nguyên nhân gây ra sự suy thoái kinh tế
ở các nước Đông á. Mặc dù các biện pháp này gây đau đớn cho nền kinh tế các nước này nhưng nó là
cần thiết. Trước hết để xoá đi mối quan hệ khăng khít đến mức dễ dàng tham nhũng giữa chính phủ và
doanh nghiệp bằng cách thắt chặt chi tiêu ngân sách và huỷ bỏ các dự án đầu tư lớn có độ mạo hiểm cao,
đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước. IMF cho rằng trong ba nền kinh tế Đông á này còn tồn tại
nhiều tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các khoản vốn khổng lồ được quyết định đầu tư xuất phát
từ sự độc đoán hoặc từ ý đồ mờ ám trục lợi hơn là từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở Indonesia, quyền lực
của gia đình tổng thống Suhacto.
Chấn chỉnh các hệ thống tài chính - ngân hàng ở các nước trong khu vực bằng những cải cách sâu
rộng đóng cửa sát nhập, siết chặt hoạt động kiểm toán, quản lý chặt chẽ các dư nợ làm cho các ngân
hàng hoạt động có hiệu quả tăng tính “trong suốt” của các hoạt động.
IMF còn buộc các nền kinh tế này điều chỉnh cơ cấu kinh tế. ở các nước gặp khủng hoảng, các tập
đoàn công nghiệp độc quyền được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ nhờ quan hệ thân hữu đã đẩy nền
tài chính quốc gia vào thế yếu nghiêm trọng làm giảm sút hiệu quả đầu tư và sa sút khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Do đó, IMF buộc các nước này phải ngừng ngay lập tức những ưu đãi, bãi bỏ
bảo hộ, tự do thương mại và đầu tư, tư nhân hoá mạnh mẽ... nhằm giảm thiểu những bất trắc xảy ra do
bất ổn về kinh tế - xã hội.
Biểu đồ thể hiện sự hồi phục của 3 quốc gia chủ chốt sau khi nhận được sự trợ giúp từ IMF
Tiêu cực
 IMF đã không dự đoán được cuộc khủng hoảng
Các thành viên trao cho IMF nhiệm vụ là đánh giá thành tựu của nền kinh tế cho toàn thể các
thành viên một cách trung thực là khảo sát tất cả các khía cạnh của nền kinh tế nước thành viên do đó
việc IMF không dự đoán được khủng hoảng cũng cần được xem xét.
Tại phiên họp thường nên của IMF và ngân hàng thế giới tại Hồng Kông vào tháng 9-1997, ông
Michel Camdessus, giám đốc điều hành IMF tuyên bố rằng chính họ đã lên tiếng cảnh báo về cuộc
khủng hoảng trong bản tường trình năm trước. Tuy nhiên trong một bài viết đăng trên Financial times
vào tháng 12 - 1997, giáo sư Jeffrey Sachs thuộc đại học Havard, người đã từng cố vấn giúp các nước
Đông Âu đã chỉ trích rằng trong bản tường trình ấy “... tuyệt nhiên không có chút dấu hiệu báo đọng nào
cả ngoại trừ những lời khuyên cần cải tổ thêm”.
Ngay cả đối với Hàn Quốc, IMF cũng “... đã không hề nhắc nhở đến vấn đề các đại công ty
(chaebol) hay đặt vấn đế nước ngoài nắm chủ quyền ngân hàng, hoặc sửa đổi quản lý ngân hàng là
những điều giờ đây mới thây xuất hiện trong những chương trình do IMF đề ra”. Đối với Malaysia ngay
hồi tháng 6 - 1997, IMF còn lên tiếng ca ngợi mô hình kinh tế nước này và khen chính phủ Malaysia là
đã giữ vững được cơ cấu tài chính trong một hoàn cảnh đầy thách đố khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh,
chỉ bốn tháng sau đó, IMF lại trở ngược và nặng lời phê phán Malaysia.
Thậm chí ngày 6 -4 - 1998, IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế ở
Châu á đã qua nhưng ngay sau đó, đồng tiền của các nước này tiếp tục mất giá chóng mặt đạt các mức
lịch sử, các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm...
IMF đã có những biện pháp khắc phục sai lầm hay quá tay.
Những yêu cầu về kinh tế vĩ mô mà IMF đưa ra đều nhằm để ổn định các đồng tiền và lấy lại chữ
tín trên thương trường. Tại Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia, đồng tiền các nước này tiếp tục mất giá
với tốc độ ngày càng tăng, ngay cả sau khi đã có sự can thiệp của IMF. Điều này cho thấy các chính
sách kinh tế của IMF vừa không trúng đích, vừa không có tác động “kỳ diệu” khôi phục lòng tin của các
thị trường và các nhà đầu tư. IMF cũng đã thay đổi liều thuốc nhiều lần khi thấy các “bệnh nhân” mình
bị dị ứng quá mạnh. Trước viễn cảnh khó khăn do số người thất nghiệp và mức nghéo đói tăng nhanh tại
Indonesia, IMF đã 5 lần thay đổi đơn thuốc và ngày 20 -10 -1998, đưa ra một số đề nghị mới trong
chương trình cải tổ nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách gia tăng mức chi tiêu của chính phủ. ở Thái
Lan cũng vậy, IMF đồng ý chấp nhận mức thâm hụt ngân sách bằng 1 - 2% GDP ngầm ý công nhận
rằng đòi hỏi ban đầu mà IMF đưa ra với thặng dư ngân sách là sai lầm và có thể thực tế đã góp phần làm
trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng do tác động của nó đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
Ở các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, một trong những điều đầu tiên IMF đã mang ra thi
hành là lập tức bắt “đóng cửa” một số ngân hàng, việc này làm cho mọi người thêm sợ hãi vội vã rút tiền
ra khỏi ngân hàng không kể tốt xấu và làm mất lòng tin tất cả.
IMF giúp cho cả những người cho và người đi vay tránh khỏi những hậu quả do những quyết định
lựa chọn đầu tư kém khôn ngoan do họ gây ra. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong
tương lai khi không để cho các bên tư nhân dính líu, chia sẻ sự thất bại và giải quyết các khó khăn của
họ mà lại dựa vào sự giúp đỡ của IMF. Trong khi đó, người dân phải chịu đựng những hậu quả của cuộc
khủng hoảng nhiều nhất với sự sụt giảm mạnh mức sống như là một điển hình của kết quả IMF can thiệp
một điều trái với mục đích của IMF. Các biện pháp tài chính trọn gói khổng lồ mà IMF đề xuất cho Thái
Lan, Indonexia và Hàn Quốc cũng không thích hợp. Nếu IMF đóng vai trò như một người cho vay đối
với nguồn dự trữ cuối cùng để chấm dứt khủng hoảng tài chính và ngăn chặn sự tháo chạy của các nhà
đầu tư và chủ nợ thì nguồn vốn của IMF cần phải được sử dụng cho các khoản chi tiêu tức thời trước
mắt chứ không bị giữ lại cho đến khi các nước này sẵn sàng thực hiện các cải cách cơ bản về cơ cấu.
Cuộc khủng hoảng châu á là cuộc khủng hoảng của khu vực tư nhân có liên quan đến tình trạng
vay nợ quá nhiều từ các nguồn tài chính dễ tiếp cận, tiếp sau việc tự do hoá các tài khoản vốn bắt đầu từ
những năm 1980. Vì thế chính sách của IMF yêu cầu tự do hơn nữa ngành tài chính và các luồng lưu
thông tài chính là sai lầm và làm tăng khả năng khủng hoảng trong tương lai.
Mặt khác cuộc khủng hoảng ở Châu á là do nằm ở khu vực tư nhân khác với cuộc khủng hoảng tài
chính Mexico năm 1994 nơi mà những món nợ chủ yếu chồng chất lên khu vực kinh tế nhà nước. Do đó
biện pháp đòi cắt giảm chi tiêu công cộng là thiếu cơ sở, thậm chí cũng theo Liên Hợp Quốc khi nền
kinh tế đang thương tổn lại bị đè bẹp xuống hơn nữa dưới sức nặng của những bắt buộc tiết chế nghiêm
khác đã đẩy tỷ giá hối đoái đến những cơn nóng bỏng mới. Việc tăng tỷ lệ lãi suất lên cao đã làm cho
hàng loạt các công ty phá sản gây ra gánh nặng thất nghiệp. Ngoài ra IMF đã nhân cơ hội các nước bị
khủng hoảng để bỏ qua những quy trình chính trị của các qốc gia và áp đặt những thay đổi về mặt kinh
tế. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt phản đối IMF có ở hầu hết các nước khủng hoảng và sự thay đổi
chính phủ ở nhiều nước
IMF hoạt động vì lợi ích của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ.
Sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc với sự can thiệp của IMF rất dễ nhận thấy sự thay đổi chủ nhân
trong các công ty gặp khó khăn ở Châu á và những cam kết mở rộng các thị trường cho hàng hoá của
các nước khác tràn vào, cộng với sự tự do hoá dòng chảy tư bản tài chính điều mà Mỹ rất quan tâm.
Trong trường hợp này IMF đã có quan điểm tương đồng tuyệt đối với cổ đông lớn nhất của quỹ là Mỹ.
Charlene Barshefky, đại diện thương mại đặc biệt của Mỹ, trong bản điều trần trước Tiểu ban nhà
ở và phương tiện mậu dịch đã mô tả những lợi ích của Mỹ có thể sẽ được IMF thúc đẩy hơn như thế nào
“nhiều thành phần cải cách cơ cấu trong các kế hoach cả gói của IMF sẽ trực tiếp góp phần cải thiện chế
độ mậu dịch ở các nước này. Nếu được thực hiện một cách có hiệu quả các chương trình này sẽ bổ sung
và tăng cường các mục tiêu về chính sách thương mại”.
IMF đã không đứng ra tổ chức thực hiện hoãn nợ như biến nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn - một
biện pháp giải quyết tình thế nhằm giảm cầu ngoại tệ và lấy lại lòng tin. Chỉ có thể hiểu điều này trên cơ
sở là IMF đã trở thành công cụ của Mỹ nhằm thực hiện chính sách đập phá các hàng rào ngăn ngừa tự
do dòng chảy tư bản tài chính.
Sáng kiến Quỹ tiền tệ châu á do Nhật Bản đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng một quỹ đã động
chạm vào vị trí độc quyền của IMF về tư duy kinh tế và mở rộng thị trường cho những ý tưởng và những
kiểu ý thức kinh tế mới. Nhưng chính Nhật Bản lại phải rút lại đề nghị với lý do là “ có sự phản đối
mạnh mẽ từ phía các quan chức Bộ tài chính Mỹ và IMF....”.
2.2 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KTTG 2008 - 2009
2.2.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG
Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21
nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó. Có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của
các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất"... Thế giới đã thực sự chao
đảo, nghiêng ngả bởi sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng này.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, nặng nề
nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933. Nguyên
nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có nguyên nhân từ việc các ngân hàng thương mại (NHTM) cho
vay mua nhà “dưới chuẩn” với một quy mô lớn. Việc một số lượng lớn người dân đổ xô vào vay tiền
ngân hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạng lãi suất ưu đãi và dễ vay mượn ở Mỹ
mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế
Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng năm 2000-2001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED
đã 11 lần giảm lãi suất cho vay từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm). Còn các NHTM có thể cho người dân
vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi ro với một quy mô lớn là do được các công ty tài chính và ngân hàng
đầu tư, trong đó đặc biệt là hai công ty Fanie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn”
bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo đảm
bằng các khoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu tư lớn khác như: Bear
Stearms, Merrill Lynch…Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sở
các chứng từ cho vay thế chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế
giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc “chứng khoán hoá” các khoản vay
thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Chuỗi hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu cơ đã
làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”. “Bong bóng” nổ là
không thể tránh khỏi. Đó chính là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ, và
sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân
sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua.
- Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế toàn cầu, vì thế mà cuộc khủng
hoảng tài chính trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và sau đó nhanh chóng lan rộng, làm suy
giảm kinh tế toàn cầu,
2.1.2 Hậu quả của cuộc khủng hoảng
- Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới.
Trước hết là đối với nước Mỹ. Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế,
sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng
hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính
hàng đầu nước Mỹ. Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư
hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên thị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi
thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã tuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD
một cổ phiếu. Còn Lehman Brather, ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt
động, ngày 15/9/2008 đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD.…
- Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, một trong
những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Ba hãng sản xuất
ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề. Tháng 1/2008, Nortel
Networks Corp, một trong những tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất của Mỹ, tháng 2/2008, Lyondell
Chemical, một trong những nhà sản xuất hoá chất lớn nhất nước Mỹ, đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá
sản… Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn buộc
phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản. Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng
lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm trước đó, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu
năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009.
- Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản
nhiều ngân hàng. Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33
ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản
Bản đồ thế giới cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2009.
nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Great_Recession
 Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã có những ảnh hưởng đáng kể đối với nền
kinh tế toàn cầu. Và đây cũng là lúc khẳng định vai trò quan trọng của IMF trong việc thực hiện
các gói cứu trợ cho các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng.
2.2.2 Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009
Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF
Bước vào quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài
chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản
trên quy mô quốc gia. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa
những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa
sổ.Trước tình hình trên, ngày 24/10/2008 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm
tiền vào Iceland, họ đã cho Iceland vay một khoản tiền trị giá 2,1 tỷ USD khi hệ thống ngân hàng của
nước này đối mặt với sự sụp đổ.
Ngày 26 tháng 10, năm 2008 IMF đưa ra gói cứu trợ với Ukraina trị giá 16,5 tỷ USD. Ngày 27 tháng 10,
IMF cho Hungary vay khoản tiền trị giá 15,7 tỷ USD.
Đối với các nước đang phát triển, IMF cam kết cho các nước này vay 175 tỷ USD để ổn định thị trường
tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari...)
Đối với các nước có thu nhập thấp, IMF đã thực hiện một gói cứu trợ toàn diện để trợ giúp các nước
này trong thời kỳ khủng hoảng. Cụ thể:
Ngay khi cuộc khủng hoảng lan rộng ra trên toàn cầu, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã
thông qua các biện pháp chưa từng có để tăng mạnh các nguồn lực sẵn có cho các nước thu nhập thấp
trong cuộc khủng hoảng. Các nguồn tài nguyên bao gồm từ việc bán vàng của IMF, đẩy mạnh cho vay
ưu đãi của Quỹ lên đến $ 17 tỷ USD cho đến năm 2014, trong đó có tới 8 tỷ USD trong hai năm 2008-
2009. Ngoài ra, IMF thông báo không thanh toán lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi cho đến cuối năm
2011 cho tất cả các thành viên có thu nhập thấp. Một tập hợp các công cụ cho vay mới được củng cố
tăng cường trong gói hỗ trợ này.Cụ thể:
 IMF tăng cường các nguồn lực ưu đãi: Để đáp ứng với sự gia tăng nhu cầu tài chính của các
nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMF tăng cho vay ưu đãi đáng kể
từ 1,2 tỷ USD trong năm 2008 đến 3,8 tỷ USD năm 2009, và trung bình hàng năm 2,0 tỷ đô la
Mỹ trong thời gian 2010-2012.
 Lãi suất cứu trợ, IMF thông báo các nước có thu nhập thấp không phải thanh toán lãi suất trên
số dư nợ cho vay ưu đãi của mỗi nước cho đến cuối năm 2011 để giúp các nước vượt qua khủng
hoảng
 Một tập hợp các công cụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của các nước thu nhập
thấp hơn và phù hợp để đáp ứng những thách thức của cuộc khủng hoảng:
1. Cơ sở tín dụng mở rộng (ECF) : để cung cấp linh hoạt hỗ trợ trung hạn;
2. Quỹ tín dụng dự phòng: để giải quyết nhu cầu ngắn hạn và phòng ngừa;
3. Cơ sở tín dụng nhanh, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp với điều kiện hạn chế
Ngoài ra, Ban điều hành của IMF trong thời gian này đã ủng hộ đề nghị của Giám đốc điều hành cho
một phân bổ SDR mới là $ 250 tỷ đồng, trong đó hơn $ 18 tỷ đồng sẽ góp phần tăng cường dự trữ ngoại
hối của các nước thu nhập thấp.
 Các điều kiện được linh hoạt hơn
Năm 2009, IMF đã công bố các điều kiện linh hoạt hơn trong các chương trình được hỗ trợ cho các nước
có thu nhập thấp: điều kiện cải cách cơ cấu đã được sắp xếp hợp lý cho tất cả các chương trình hỗ trợ
của Quỹ và bổ sung các điều kiện trong các chương trình trung hạn cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Chương trình của IMF hỗ trợ đã bù đắp được những thâm hụt tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng ở
hầu hết các nước thu nhập thấp.
2.2.3 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2008-2009 vì không dự báo được những rủi ro kinh tế tiềm ẩn trước đó nhưng cũng không thể phủ nhận
vai trò vô cùng quan trọng của IMF trong cuộc khủng hoảng này.Nhờ các gói cứu trợ của IMF mà các
nước đặc biệt là những có thu nhập thấp có thể hồi phục được sau những cú sốc kinh tế. Những tác động
tích cực của IMF trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 có thể nhìn thấy rõ ở những khía cạnh sau:
 Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng ngăn chặn sự lao dốc của nhiều nền kinh tế
trên thế giới. Hệ thống ngân hàng của Iceland đã thoát khỏi nguy cơ sụp đổ khi có được gói trợ
giúp của IMF, các nước có thu nhập thấp có điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Đến
năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhất định, tốc độ tăng trưởng của các nước có
thu nhập thấp và những nước chậm phát triển ở khoảng 6.3%
 IMF đã đề ra được những biện pháp khắc phục phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững
trong tương lai
 Trong cuộc khủng hoảng 2008, IMF còn có vai trò giám sát, chấn chỉnh hệ thống tài chính ngân
hàng các nước làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng
2.3 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 2010
2.3.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010:
Nguyên nhân, thời gian, địa điểm diễn ra:
Nguyên nhân:
- Do những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng. Trong khủng hoảng, các khoản
nợ tư có xu hướng chuyển thành nợ công.
-Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công
- Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề.
- Điển hình như tại Hi Lạp: Trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo
cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế,
nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn.
Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế toàn cầu
Năm 2009, khủng hoảng nợ công đã nhen nhóm, song lần này, nó lan rộng với tốc độ chóng mặt trên
một phạm vi rộng lớn với đối tượng là các nước đang phát triển thuộc phương Tây giàu có. Khủng
hoảng nợ công Hy Lạp 2009 mau chóng được xác nhận dưới phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều là: nợ
công châu Âu 2010 và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ công toàn cầu nếu không có những biện pháp kịp
thời và hợp lý.
Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp khi chi phí cho các khoản nợ
Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên
tục tăng cao từ 3.47% vào tháng 01/2010, lên 9.73% tháng 07/2010, và nhảy vọt lên 26.65%/năm
ở tháng 07/2011.
Ngày 27-4-2010, công ty xếp hạng tín dụng Standards & Poor's đã đánh tụt hạng tín nhiệm của
Hy Lạp xuống mức có khả năng vỡ nợ. Động thái này được coi là tín hiệu khởi đầu cuộc khủng
hoảng nợ Hy Lạp và là cú sốc tiếp theo đối với kinh tế châu Âu sau vụ vỡ nợ của Ai-len.
Hậu quả:
- Các thị trường ngày càng mất tin tưởng nhau.các ngân hàng không tin tưởng nhau, thành ra
ngày càng ít cho vay tín dụng. Vừa lo ngại về khủng hoảng nợ kéo dài, các thị trường chứng
khoán châu Âu còn sợ là kinh tế Mỹ sẽ lại lâm vào suy thoái, các số liệu về việc làm ở Mỹ không
lấy gì là khả quan.
- Khủng hoảng nợ công tại châu Âu ngày càng trầm trọng, Một đợt tháo chạy vốn đầu tư với
quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có
thể và gây hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác (trong khi cuộc khủng hoảng nợ
công tại Châu Âu càng trầm trọng, hàng loạt trái phiếu, cổ phiếu rớt giá thì các NDT trong khu
vực cũng như quốc tế tháo chạy vào những tài sản an toàn hơn và thị trường ổn định hơn là hoàn
toàn có thể xảy ra)
- Tình hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra
thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra toàn cầu.
2.3.2 Hành động của IMF trong cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu:
Hành động của IMF và điều kiện của các nước EU để nhận được cứu trợ từ IMF:
Tại Hy Lạp:
Ngoài những phát biểu ý kiến thể hiện quyết tâm chính trị, các nước thành viên EU đã có những động
thái cụ thể nhằm cứu trợ Hy Lạp. Tháng 5-2010, EU và IMF đã thống nhất về gói giải cứu trị giá 110 tỷ
EURO cho Hy Lạp. Điều đáng nói là để đổi lấy khoản cứu trợ này, Chính phủ Hy Lạp buộc phải áp
dụng các biện pháp 'thắt lưng buộc bụng' khắc nghiệt, trong đó có những biện pháp tác động trực tiếp
đời sống người dân như:
Chỉ tiêu điều chỉnh Mức độ điều chỉnh
Cắt giảm chi tiêu công 8%
Cắt giảm lương công chức 3%
Tăng độ tuổi nghỉ hưu công chức Từ 61 -> 65 tuổi
Tăng thuế GTGT Lên 23%
Áp dụng các mức thuế đặc biệt đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Hệ quả là việc triển khai các biện pháp
này không đem lại kết quả do sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã
diễn ra tại Thủ đô A-ten và một số thành phố lớn của Hy Lạp ngay sau khi nội dung gói giải cứu được
công bố.
 Tại Ireland:
Cuối năm 2010, Ireland đã nhận 85 tỷ euro cứu trợ từ IMF và Liên minh châu Âu (EU) khi nước này
đứng trước bờ vực phá sản do nợ lớn. Gói cứu trợ dự kiến được giải ngân trong vòng 3 năm, sẽ được
dùng để tái cơ cấu các ngân hàng và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Ngược lại, Chính phủ Ireland đã phải
tự buộc mình với các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ. Không như Hy Lạp, Ireland đang thực
hiện nghiêm ngặt các điều kiện này, Nhưng chính phủ Ireland hiện đang cố gắng giảm tỷ lệ lãi suất các
khoản vay từ các đối tác châu Âu, đồng thời mở rộng biên độ các điều khoản. Các chuyên gia dự đoán
rằng Ireland sẽ có thể cung cấp tài chính cho khoản nợ công của nước này trên thị trường vào cuối năm
2013.
 Tại Bồ Đào Nha:
Nước này sẽ chịu lãi suất khá cao đối với các khoản vay từ IMF và EU, đồng thời phải cắt giảm chi tiêu
một cách nghiêm khắc.
Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã thông qua một gói cứu trợ 78 tỷ Euro (111 tỷ USD) cho Bồ Đào
Nha, và tăng cường áp lực lên Hy Lạp, yêu cầu nước này phải hành động nhiều hơn để được nhận các
khoản cứu trợ tài chính. IMF sẽ cho Bồ Đào Nha vay với lãi suất 3,25%, trong khi lãi suất với khoản vay
của EU là 5,5-6%. Theo kế hoạch, Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp nghiêm khắc, cắt giảm chi
tiêu, bao gồm cả giảm lương hưu, xuống 3,4% GDP.
Trước đó, trong bối cảnh đối phó với tình trạng nợ công, Hy Lạp cần tìm kiếm gói cứu trợ trị giá 78 tỷ
euro (116 tỷ USD) trong vòng ba năm. Đổi lại, Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ
9,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010 xuống 5,9% trong 2011, và 4,5% trong năm 2012,
thậm chí tới mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Năm Thâm hụt ngân sách nhà nước
2010 9,1%
2011 5,9%
2012 4,5%
2013 3%
Tuy nhiên, để nhận được gói cứu trợ từ EU và IMF, hai tổ chức này yêu cầu Bồ Đào Nha phải thực hiện
các biện pháp kinh tế khắc khổ, tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và đẩy mạnh tư nhân hóa.
2.3.3 Sự chuyển biến của các một số nước điển hình sau khi nhận cứu trợ từ IMF:
Tại Hy Lạp:
Bất chấp sự phản đối quyết liệt của đa số người dân, chính phủ của Thủ tướng George Papandreou vẫn
thực hiện chương trình cải cách kinh tế hà khắc mà Aten đã cam kết với EU và IMF. Trong thời gian
qua, lương của công nhân viên chức, hưu trí, chi phí quốc phòng, an sinh xã hội… của Hy Lạp đều bị cắt
giảm mạnh, trong khi đó tiền thuế lại tăng mạnh. Mạnh tay cắt giảm chi tiêu công, cũng như áp dụng
nhiều biện pháp tăng nguồn thu cho ngân sách nên Hy Lạp đã được các chuyên gia EU và IMF đánh giá
“đang đi đúng hướng” và giải ngân gần một nửa số tiền trong gói cứu trợ. Dư luận có lúc cũng cho rằng,
nhận định của Thủ tướng Đức Angela Merkel “Hy Lạp sẽ trở thành tấm gương cho các nước thành viên
Khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng cảnh ngộ noi theo” là có cơ sở khi kết thúc năm tài khóa 2010,
thâm hụt ngân sách của nước này đã giảm mạnh từ 15,4% trong năm 2009 xuống còn 9,6%.
Tuy nhiên, khi bước vào năm 2011, trong bối cảnh đà phục hồi nền kinh tế thế giới vẫn đang rất mong
manh, lại phải đối mặt với vô số khó khăn, thách thức như giá dầu tăng cao, thiên tai hoành hành, chủ
nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng… thì nhiệm vụ vừa cắt giảm chi tiêu vừa bảo đảm tăng trưởng là khó
khả thi đối với bất cứ nước nào. Và Hy Lạp, quốc gia chìm ngập trong suy thoái trong suốt hơn 2 năm
qua, càng không phải là một ngoại lệ. Do chi tiêu công bị cắt giảm mạnh nên nền kinh tế Hy Lạp đã xuất
hiện những dấu hiệu ngày càng lún sâu vào suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp lại lập kỷ lục mới
khi vượt ngưỡng 15% trong tháng 3 vừa qua, trong khi đó theo dự báo của các chuyên gia kinh tế quốc
tế, nợ công của nước này sẽ lên tới 150% GDP trong năm nay và 160% vào năm 2013. Tình hình càng
trở nên tồi tệ hơn sau khi ngày 29/3 vừa qua, Công ty xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard & Poor’s
(S&P) lại hạ mức xếp hạng tín dụng của Hy Lạp xuống hai cấp, từ BB cộng xuống BB trừ. Khó khăn
nối tiếp khó khăn, trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt
thêm 0,25% lên mức 1,25% đã khiến cho kế hoạch của Aten huy động vốn trên thị trường quốc tế càng
trở nên khó khăn hơn, và nay cộng thêm "phán quyết" của S&P thì kế hoạch này của Aten coi như phải
"xếp xó" trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, một số chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng hết sức ảm đạm
khiến nhiều nhà phân tích tin rằng năm thứ 3 liên tiếp kinh tế Hy Lạp sẽ rơi vào suy thoái, với mức suy
giảm khoảng 3%.
Để trấn an giới đầu tư rằng chính phủ Hy Lạp vẫn kiên trì theo đuổi các mục tiêu giảm thâm hụt ngân
sách 7,4% GDP trong năm nay và đến năm 2015 sẽ xuống dưới mức 3% GDP đúng theo qui định của
Hiệp ước phát triển và ổn định của EU, Aten đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa
đầy tham vọng. Theo đó, Thủ tướng Papandreou đặt mục tiêu giảm chi ngân sách từ mức 53% GDP năm
2009 xuống 44% GDP vào năm 2015. Hy Lạp hy vọng sẽ tiết kiệm 23 tỷ euro từ các chính sách cắt
giảm chi, tăng thu thuế tiêu dùng giai đoạn năm 2012-2015 và tiết kiệm 3 tỷ euro khác thông qua các
biện pháp chống trốn thuế được áp dụng ngay trong năm nay. Ngoài ra, Hy Lạp cũng sẽ bán tài sản quốc
gia trị giá 15 tỷ euro, đồng thời tư nhân hóa vài tập đoàn quốc doanh như công ty điện lực PPC và tập
đoàn viễn thông OTE...
Tuy nhiên, kế hoạch này của chính phủ Thủ tướng Papandreou khó có thể thực hiện được do vấp phải sự
phản đối ngày càng mạnh mẽ của phe đối lập và đa số người dân, những người trong suốt 1 năm qua đã
phải sống trong tình cảnh "giật gấu vá vai". Sự chịu đựng của họ cũng có giới hạn nên hàng chục nghìn
người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình qui mô lớn để phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" khiến
căng thẳng xã hội tăng cao. Phe đối lập đe dọa sẽ tăng gấp đôi số lượng các cuộc biểu tình trong năm
nay. Trong khi đó, giới chuyên gia cảnh báo việc tiếp tục thắt chặt chi tiêu sẽ khiến cho kinh tế Hy Lạp
lún sâu vào suy thoái, và khi đó kế hoạch tăng thu thuế của chính phủ cũng khó mà gặt hái được thành
công. Trong bối cảnh Hy Lạp phải đối mặt với khó khăn chồng chất như vậy, giới phân tích cho rằng
không còn giải pháp nào ngoài việc chính phủ buộc phải tái cơ cấu khoản nợ công khổng lồ hiện đã lên
tới 325 tỷ euro, gấp đôi con số mà các nhà kinh tế cho là Aten có thể trả được và cao hơn nhiều so với
khoản nợ mà Áchentina phải "gánh" khi tuyên bố vỡ nợ năm 2001. Việc tái cơ cấu nợ công của Hy Lạp
chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tại Ireland và Bồ Đào Nha:
Mặc dù đã tiêu hết gần nửa số tiền trong gói cứu trợ nhưng triển vọng nền kinh tế Hy Lạp vẫn đang hết
sức u ám. Rõ ràng, gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp chỉ có tác dụng "chữa cháy", chứ không phải là
liều thuốc đặc trị căn bệnh khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở lục địa già. EU và IMF biết rõ hơn
ai hết điều này, nhưng họ vẫn quyết định sử dụng "đơn thuốc" của Hy Lạp để điều trị cho hai "con bệnh"
khác là Ireland và Bồ Đào Nha với hy vọng chính phủ hai nước này quản lý tham nhũng tốt và có quyết
tâm cao hơn nên sẽ có kết quả tốt hơn. Trong khi đó thực tế liều thuốc được coi là đặc trị căn bệnh trên -
cải cách triệt để hệ thống tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu, lại chưa có tác dụng nhiều trong
việc cải thiện tình hình của Hy lạp, Ireland và Bồ đào nha khi các nước này vẫn đang cần đến các gói
cứu trợ tiếp theo.
III. KẾT LUẬN

More Related Content

What's hot

Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Thanh Huyền
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếLe Nhung
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Nhí Minh
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyênluanvantrust
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtĐoan Nguyễn
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)dissapointed
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáithienbinhqa
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkndthien23
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred davidhuongcomay612
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 

What's hot (20)

Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việt
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 

Similar to Luan van imf ve cac cuoc khung hoang

Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếCe Nguyễn
 
Hệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHieu Chau
 
Hệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHieu Chau
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt NamVũ Tuyết
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tếemythuy
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namQuỳnh Trọng
 
Project dollarization
Project dollarizationProject dollarization
Project dollarizationPham Phuong
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namNhu Tuyet Tran
 
Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01pety15111994
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếpikachukt04
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxAnhNguyn590052
 
Tcqtc5 1
Tcqtc5 1Tcqtc5 1
Tcqtc5 1Joe Vo
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếPông Pông
 

Similar to Luan van imf ve cac cuoc khung hoang (20)

IMF - Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Châu Á
IMF - Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Châu ÁIMF - Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Châu Á
IMF - Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Châu Á
 
Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tế
 
đề Tài
đề Tàiđề Tài
đề Tài
 
Hệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giới
 
Hệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giớiHệ thống tiền tệ thế giới
Hệ thống tiền tệ thế giới
 
Do la hoa_0999
Do la hoa_0999Do la hoa_0999
Do la hoa_0999
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 
Project dollarization
Project dollarizationProject dollarization
Project dollarization
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
 
Tcqtc5 1
Tcqtc5 1Tcqtc5 1
Tcqtc5 1
 
IMS
IMSIMS
IMS
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 

Luan van imf ve cac cuoc khung hoang

  • 1. CHỦ ĐỀ: Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới: Khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), Khủng hoảng kinh tế thế giới (2008), Khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010) I – TỔNG QUAN VỀ IMF IMF (International Monetary Fund) là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán đồng thời hỗ trợ kĩ thuật và giúp đõ tài chính khi có yêu cầu. 1.1 – Lịch sử hình thành Nguyên nhân hình thành bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ 1930 Thời đó, tiền giấy đã được lưu hành nhưng hãy còn trong tình trạng phôi thai. Trị giá giao hoán quốc tế chưa có giá trị rõ ràng khiến cho sự mua bán, đổi chác còn ở trong khái niệm vật thể (như một đầu máy xe lửa trị giá bằng 100 tấn cà phê), vì vậy sự giao thương còn rất khó khăn. Người ta đã nghĩ ra phương cách dùng kim quý (vàng) để bảo trợ cho giá trị tiền tệ nước mình, nhưng chưa đạt được một quy ước thống nhất thì cuộc đại suy thoái 1930 bùng nổ, vì chỉ có một số quốc gia theo kim bản vị để quy định giá tiền tệ của mình, còn nhiều nước khác thì không. Việc này đã gây ra nhiều trở ngại giữa trao đổi hàng hoá của các nước với nhau. Đó là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, cho nên sau cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà lãnh đạo thế giới muốn đi tìm một biện pháp để thống nhất vấn đề tiền tệ giao hoán nhưng cũng không mang lại một kết quả nào. Đến năm 1940, vấn đề lại được mang ra bàn thảo trở lại, theo kế hoạch đề nghị của ông Harry White và John Kenes. Theo đó, giá trị tiền tệ giao hoán phải được thống nhất và đồng thuận của các quốc gia. Một tổ chức quốc tế đã được thành lập để quyết định và giám sát việc thực thi về giao hoán này giữa 2 hay nhiều loại tiền tệ khác nhau. Sau nhiều năm bàn thảo rất khó khăn của giai đoạn đệ nhị thế chiến, cuối cùng tháng 7/1944 một hội nghị gồm 44 quốc gia (trong đó có cả Liên Xô cũ) diễn ra tại Bretton Woods, News Hampshire (Mỹ) từ ngày 1 - 22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước kí kết. IMF bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1946 (số hội viên lúc này chỉ gồm 39 nước). Ngày 1/3/1947, IMF tiến hành cho vay và khoản vay đầu tiên vào ngày 8/5/1947, được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Tổng số vốn lúc này là 202 tỷ USD 1.2 – Đặc điểm về nguồn vốn và tỉ lệ phiếu bầu - Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nước đó với xuất nhập khẩu của thế giới. Sau này thì tỉ lệ vốn góp tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP
  • 2. - IMF cấp cho mỗi thành viên hạn mức tín dụng, cho phép vay tối đa là 125% của hạn mức tín dụng. Cho phép rút vốn 4 lần (3 lần đầu là 25%, lần cuối là 50%) - Số phiếu trong các cơ quan lãnh đạo được phân bổ phù hợp với tỉ lệ góp vốn, vì vậy đa số phiếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển nhất. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Đến 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, công hoà liên bang Đức chiếm 5,7%, Pháp chiếm 5,1%, Anh 5,1%, Nhật Bản 6,26%.... 1.3 – Các mục tiêu của IMF  Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.  Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.  Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.  Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.  Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.  Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên. Trong hơn 50 năm qua IMF đã khẳng định được vai trò cũng như thực hiện mục tiêu của mình trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên quy mô ngày càng rộng với tốc độ ngày càng nhanh. 1.4 – Mục tiêu hoạt động của IMF - Mục đích của IMF là hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển KT-XH, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường xảy ra do ảnh hưởng của thiên thiên nhiên hoặc để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược và điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước hội viên - Khi quốc gia nào gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ nước ngoài thì IMF đề ra “chương trình điều chỉnh cơ cấu” bằng cách giảm phát nền kinh tế và giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giúp các nước này lấy lại sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Mặc dù có những vấn đề khó khăn với nền kinh tế quốc gia nhưng khi nền kinh tế được “điều chỉnh” thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng trên thực tế chương trình này đòi
  • 3. hỏi chính phủ nước đi vay phải “thắt lưng buộc bụng” giảm chi tiêu dịch vu, giảm thuế nhập khẩu, giảm trợ cấp chính phủ. Điều này làm các công ty nước ngoài dễ dàng kiểm soát nền kinh tế nước đi vay. 1.5 – Chức năng và nhiệm vụ của IMF 1.5.1 – Chức năng IMF có các chức năng cơ bản: - Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên; - Cấp tín dụng cho các thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán; -Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên; - Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô; - Cung cấp trợ giúp kĩ thuật. Trước 1973, hoạt động của IMF theo dõi việc chấp nhận tính chuyển đổi của các đồng tiền ở các nước, giám sát hệ thống tỷ giá hối đoái cố định gắn với giá trị của vàng (thực chất là cố định so với USD, còn USD được chính phủ Mỹ cam kết gắn với vàng ở tỷ lệ 35USD/ounce vàng), cho các nước thành viên vay ngắn hạn khi họ gặp khó khăn về dự trữ ngoại tệ khiến cho việc giữ tương quan giá giữa các đồng tiền trở nên khó khăn hoặc khi họ gặp một số khó khăn kinh tế nhất định. Đầu năm 1973, nhiều nước Châu Âu và Nhật Bản đã tuyên bố thả nổi đồng tiền của họ so với USD. Hệ thống Bretton Woods chính thức sụp đổ. Sự sụp đổ này làm lung lay vai trò của IMF với tư cách là một tổ chức giám sát sự trao đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định. Sau 1973, hàng năm IMF họp với các nước thành viên phân tích với các nước thành viên thấy tình hình kinh tế của họ, cảnh báo những vấn đề có thể xảy ra và tư vấn cách giải quyết. Trong thực tế, IMF ngày càng quan tâm đến cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển. 1.5.2 – Nhiệm vụ IMF có các nhiệm vụ sau: - Giải quyết các vấn đề hối đoái giữa các quốc gia hội viên nhằm ổn định mậu dịch quốc tế; - Tài trợ tín dụng cho các nước nghèo hầu tạo điều kiện cho họ phát triển qua hình thức giúp ngân khoảng trực tiếp hay hứa trả nợ cho 1 hội viên nào đó. Ngay từ ban đầu, vấn đề hối đoái được giải quyết bằng cách đặt ra 1 hệ thống giao hoán tiêu chuẩn hệ thống gọi là “Par Value System”. Hoa Kỳ là nước đầu tiên định giá mỹ kim qua vàng. Ở các nước khác, tuần tự áp dụng hình thức này theo khái niệm: A=B và B=C nên A=C. Sau cùng vì lý do tiện lợi tất cả các quốc gia trong IMF đều thẩm định bản vị của mình qua USD.
  • 4. Đến 1970, Hoa Kỳ không còn đủ vàng dự trữ nhằm thoả mãn nhu cầu đổi Dola Mỹ để lấy vàng, nhất là việc 35 USD để mua 1 lượng vàng không còn thực tế nữa. Từ đó IMF đồng ý cho mỗi quốc gia tự định đoạt trị giá tiền tệ của mình và chỉ thông báo một cách chi tiết về tiêu chuẩn qua việc thẩm định này. Tổ chức IMF chỉ có nhiệm vụ khuyến cáo mà thôi, vì vậy IMF mất dần ảnh hưởng. Khi 1 hội viên nào đó bị khó khăn về tài chính hay cần ngân khoảng cho một cải cách kinh tế nào đó có thể yêu cẩu IMF trợ giúp qua việc đề nạp thỉnh nguyện cùng chi tiết các kế hoạch phát triển để các giám đốc điều hành duyệt xét. Nhìn chung, nhiệm vụ chính của IMF là ổn định nền tài chính thế giới và nâng đỡ các nước chậm tiến cùng phát triển. Trách nhiệm xem qua rất nặng nề nhưng quyền hạn lại không có bao nhiêu. Không có cơ quan có thẩm quyền chế tài trong việc thực thi các điều kiện vay mượn, IMF chỉ có nhiệm vụ quan sát và theo dõi mà thôi. Vì vậy, không sớm thì muộn, IMF nếu không muốn đi vào dĩ vãng, thì ít nhất nó cũng sẽ phải điều chỉnh và cải tiến một cách sâu rộng giao thương giữa các nước đang ngày càng mở rộng và sự phức tạp của nền tài chính thế giới luôn biến đổi không ngừng 1.6– Cơ cấu tổ chức 1.7 – Nguyên tắc hoạt động của IMF - IMF là đòi hỏi các nước thành viên phải cho phép đồng tiền của nước mình được trao đổi tự do không có bất cứ hạn chế nào với tiền của nước khác (đồng tiền chuyển đổi), thông báo cho IMF biết những thay đổi trong chính sách tài chính và tiền tệ của nước mình có ảnh hưởng đến các nước thành viên khác, và trong phạm vi có thể, hãy sửa đổi các chính sách đó theo tư vấn của IMF để đáp ứng yêu cầu của toàn
  • 5. thể cộng đồng. Để giúp các nước thành viên đang gặp khó khăn tài chính thực hiện nguyên tắc này, IMF sẽ đứng ra huy động tài chính từ các nước thành viên khác và cho nước gặp khó khăn vay. - Những quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua nếu có ít nhất 85% phiếu ủng hộ trong Ban điều hành. Các nước thành viên tùy theo số vốn đóng góp vào IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu nhiều hay ít. Hoa Kỳ có quyền đối với 18% số phiếu. Vì lẽ đó, các quyết định của IMF phản ánh ý muốn của nước này rõ rệt, cho dù Giám đốc Điều hành IMF theo thỏa thuận giữa Mỹ và châu Âu luôn là một người châu Âu. - Bất kì một nước thành viên nào khi gia nhập IMF đều phải cho các thành viên khác trong quỹ biết dự định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với đồng tiền của các nước khác để tự kiềm chế, hạn chế việc đổi đồng tiền của họ lấy ngoại tệ và để theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của các nước thành viên đó, của cả cộng đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp, có lợi. Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng. Chẳng hạn, nếu một nước muốn vay Bảng Anh thì khi đó IMF mới yêu cầu Anh phải đóng. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: + Thứ nhất, tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính; + Thứ hai, khoản phí là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần sẽ được vay nhiều; + Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên. Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng giàu, lệ phí càng cao (xem phụ lục 3). Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF rất khác nhau. Năm 1985, Mỹ đóng 20,l%, khối EEC đóng 27,9%, còn các nước đang phát triển đóng 32,4%. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại được xem xét lại, có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF và mức độ phát đạt của nước thành viên. Tuy nhiên từ ngày 01/04/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần thứ hai, việc xem xét và điều chỉnh phần đóng góp của mỗi nước thành viên được quy định 3 năm một lần. Năm 1945, 35 thành viên khi đó đóng góp vào IMF 7,6 tỷ USD; năm 1977 con số đó khoảng 200 tỷ USD. Ngày 06/02/1998 Hội đồng quản trị của IMF đã phê chuẩn kế hoạch tăng 45% ngân quỹ của tổ chức này, từ 199 tỷ USD lên 288 tỷ USD. Cho đến nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng góp nhiều nhất cho IMF, chiếm khoảng 19% tổng số (40 tỷ USD); Marshall Island, một nước cộng hoà đảo ở Thái Bình Dương đóng ít nhất khoảng 3,6 triệu USD (năm 2008). 1.8 – Vai trò của quỹ IMF trong việc điều tiết nền kinh tế thế giới • Đối với nền kinh tế thế giới
  • 6.  Ổn định các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới  Thực hiện khả năng điều tiết và phối hợp hành đông của các quốc gia  Duy trì và phát triển kinh tế thế giới • Đối với các thành viên:  Giúp các nước thành viên có vấn đề về tài chính xử lý các món nợ Chính phủ hay nợ thương mại  Cho các quốc gia đang phát triển vay vốn • Đối với cơ cấu tổ chức  đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợp từ nhiều quốc gia, có quan điểm chính trị độc lập  vừa có các nhân tố bảo vệ lợi ích các nước phương Tây, vừa có các nhân tố là công cụ để các nước hợp tác với nhau nhằm duy tân sự ổn định nền tài chính toàn cầu, đồng thời thúc đẩy kinh tế của từng nước II. VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI 2.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997 Bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi như EU, Mỹ, Nhật… Đông Nam Á nổi lên với tư cách là 1 nền kinh tế mới năng động và đầy triển vọng. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước ĐNA đã có những bước đi dài, đó thực sự là thành tựu đáng ghi nhận đối với các quốc gia đang phát triển này. Tuy nhiên, sự thay đổi thần kỳ ấy không diễn ra được bao lâu khi phải chứng kiến 1 cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng ấy xuất phát từ Thái Lan, nó nổ ra vào ngày 2/7/1997, làm thiệt hại cho châu lục hàng trăm tỷ USD. 2.1.1 Nguyên nhân xảy ra Cuộc khủng hoảng là hợp lực của nhiều nguyên nhân, nhưng trên góc độ tài chính thì có mấy nguyên nhân sau đây: Một là, duy trì tỷ giá cố định giữa đồng nội tệ với đồng USD quá lâu. Việc duy trì này của các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn nền kinh tế Mỹ đã khiến cho họ thay vì để giá trị đồng nội tệ tăng giảm theo USD mà lại đi tiêu tốn hàng tỷ USD để duy trì 1 mức cân bằng giả tạo tới mức không thể níu giữ nổi.
  • 7. Hai là, buông lỏng và bao che cho những yếu kém trong công tác điều phối và giám sát hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong khi các hoạt động kinh tế có tốc độ tự do hóa cao hơn thì công tác giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính ngân hàng vẫn dậm chan tại chỗ, thậm chí chính phủ đã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua ngân hàng quốc doanh hoặc chỉ thị cho những ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các công ty được chính phủ ưu đãi. Khắp khu vực tràn lan tình trạng bao cấp và cắt giảm thuế cho những ngành công nghiệp có chọn lọc và những ngành độc quyền được chính phủ bảo hộ. Lợi dụng kẽ hở này các doanh nghiệp đã tìm cách vay ngắn hạn nước ngoài (chủ yếu là đầu tư vào bất động sản với ý định trang trải cho các khoản nợ và thua lỗ trong sản xuất công nghiệp, nhưng thị trường bất động sản trong thời gian này lại gặp nhiều bất lợi) => gây ra 1 khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thị trường này biến động. Ba là, cán cân vãng lai thâm hụt lớn và cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước không hợp lý. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bất ổn cho hệ thống tài chính tiền tệ của các nươc. Giá cả hàng xuất khẩu sụt giảm và nền kinh tế giảm sức cạnh tranh trong khi đó giá cả hàng hóa nhập khẩu lại tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ (đặc biệt là ở Thái). Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước chịu khủng hoảng nặng, có sự mất an toàn cao do khối nợ lớn tăng nhanh, chủ yếu là vốn ngắn hạn ( chiếm 70% tổng số nợ của khu vực tư nhân tại Thái Lan và Inđô). Mặt khác, vốn huy động gián tiếp thông qua chứng khoán tăng nhanh trong khi dự trữ quốc gia không cao, vì kim ngạch XNK giảm dần, nghĩa là có sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài( mà nguồn này chủ yếu dùng đầu tư bất động sản)=> cung tiền vượt quá cầu tiền, tình trạng nợ đọng gia tăng và việc mua vét ngoại tệ để trả đáo hạn là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Sự lũng đoạn của các tổ chức tài chính và mối liên hệ chặt chẽ giữa các tổ chức này với chính phủ => tham nhũng nặng nề, khiến chính phủ không thể mạnh tay trong các biện pháp xử lý của mình. Hay do hệ thống luật pháp không thích hợp với cơ chế mới, hệ thống giáo dục kém phát triển, thiếu lao động lành nghề,mức lương thực tế tăng nhanh trong khi Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào thị trường lao động quốc tế với giá thấp khiến giảm sức cạnh tranh của các nước ĐNA trên thị trường quốc tế… Hầu như các nguyên nhân trên đều là những vấn đề tồn tại ở các nước bị khủng hoảng và do các mối quan hệ giữa Hàn, Nhật và ASEAN, nên khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở 1 nước nó lập tức lan truyền sang nước khác và gây ảnh hưởng nặng nề cho các nước đó. Vì vậy, nước này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nước kia. 2.1.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Các nhà kinh tế đều nhận định rằng tất cả các nước ĐNA hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong năm 1997 và 1998. Quốc gia Tốc độ tăng trưởng (%) 1996 1997 1998 Malaysia 8,3 7,7% 7,6 Thái Lan 7,2 1,9 2,3 Philippines 5,8 5,6 5,8
  • 8. Indonesia - 7,5 7,5 Singapore 8,0 7,5 6,5 Vậy tại sao sự phá giá tiền tệ lại có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng ? Điều đó được lý giải như sau: trước đây các nước ĐNA đã thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng, khối lượng tiền tệ tăng rất nhanh do chính phủ chi rất nhiều tiền cho các công trình đầu tư công cộng, chẳng hạn ở Malaysia, lượng cung ứng tiền tệ cả năm 1996 vẫn tăng vượt chỉ tiêu 20% do ngân hàng Trung ương đề ra. Điều đó dẫn tới bội chi ngân sách và để bù đắp khoản bội chi thì các nước này đã phải tiến hành vay nợ nước ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Indonesia, Philippines và Thái Lan trong năm 1996 còn lớn hơn cả của Mehico khi xảy ra khủng hoảng vào năm 1994. Tới khi khủng hoảng xảy ra các nước này phải thực hiện triệt để chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu cho đầu tư công cộng. Đồng thời để giảm bớt tốc độ phá giá, các nước này đã nâng lãi suất cho vay lên cao trên 30% tháng, điều đó hạn chế đầu tư tư nhân. Do đó đã làm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Tuy nhiên do tác động của phá giá nên đã tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của các nước ĐNA so với Nhật và Mỹ, điều đó đã thúc đẩy hoat động sản xuất xuất khẩu, do đó đã làm cho tốc độ tăng GDP được phục hồi đôi chút. Diễn biến cụ thể: Tại Thái Lan: 1996 1997 1998 1999* 2000** (Percent change) Real GDP Growth 5.9 -1.7 -10.2 4.2 4.5 to 5.0 Consumer prices (period average) 5.9 5.6 8.1 0.3 3.0 (Percent of GDP [minus sign signifies a deficit]) Central government balance*** 1.9 -0.9 -2.4 -2.9 -3.0 Current account balance -6.0 -7.9 -2.0 12.7 9.1 (In billions of U.S. dollars) External debt 90.5 93.4 86.2 76.0 67.8 Sources: Thai authorities and IMF staff estimates. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bong kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có biến. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280
  • 9. cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11/8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20/8, IMF thông qua 1 gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD. Tại Philippines Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái, ngày 3/7/97, ngân hàng TƯ Philippines đã cố gắng can thiêp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso/1 USD xuống còn 38 peso/ 1 USD vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng. Bê bối chính trị liên quan đến Tổng thống đương nhiệm Joseph Estrada năm 2001 cũng góp phần làm cho tình trạng tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán Philippines giảm từ 3000 điểm xuống còn 1000 điểm. Điều này kéo theo việc đồng peso thêm mất giá, và giá trị của nó chỉ được phục hồi khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm Tổng thống. Tại Hàn Quốc 1996 1997 1998 1999* 2000** (Percent change) Real GDP Growth 7.1 5.5 -6.7 10.7 8.0 Consumer prices (end of period) 4.9 6.6 4.0 1.4 1.8 (Percent of GDP [minus sign signifies a deficit]) Central government balance 0.0 -1.7 -4.4 -3.5 -3.01 Current account balance -4.4 -1.7 12.7 6.1 2.0 (In billions of US dollars) External debt 164.4 158.1 148.7 136.0 129.6 (Percent of GDP) External debt 31.6 33.2 46.9 33.4 26.8 Sources: Korea authorities and IMF staff estimates Vào thời điểm bùng phát khủng hoảng tại Thái Lan, Hàn Quốc có 1 gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường Châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28/11/97, Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11/12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Thị trường Seoul tụt 4% trong ngày 7/11 và tụt thêm 7,2% vào ngày 24/11 do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng chính sách khắc khổ.
  • 10. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. Tại Malaysia Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Bạt( 2/7/97), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/ 1 USD xuống còn 4,20 Ringgit/ 1 USD. Phần lớn sức ép giảm giá đối vs Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường nước ngoài. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. 2.1.3 Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF. Ở các nước bị cuộc khủng hoảng hoành hành, tình trạng sụt giá tiền tệ cũng như chứng khoán diễn ra mang tính chất dây chuyền nghiêm trọng và khó chặn đứng. Người ta đổ xô đi mua USD Mỹ và các ngoại tệ mạnh trong khi các nhà đầu tư hối hả chuyển vốn ra nước ngoài. Cho đến đầu năm 1998 cuộc khủng hoảng đẩy lên cao tới cao trào hoảng loạn, kèm theo sự sụp đổ của tiền tệ là sự rối loạn thị trường chứng khoán. Các nền kinh tế châu á chao đảo đặc biệt nghiêm trọng tập trung vào 3 nước Hàn Quốc, Indonexia và Thái Lan. Chính phủ của các nước này lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nặng nề để ngăn chặn quá trình phá giá và giải quyết nợ nước ngoài, trong khi đó nguồn đầu tư từ nước ngoài không những giảm mạnh mà còn có xu hướng rút ra càng làm tình hình thêm khó khăn. Đứng trước tình hình này một số quốc gia lâm vào khủng hoảng đã đề nghị IMF trợ giúp. Commitments Disbursements (as of 5/30/00) IMF Multilateral1 Bilateral Total IMF Other4 Total Indonesia2 15.0 10.0 24.7 49.7 11.6 10.3 21.9 Korea3 21.1 14.2 23.1 58.4 19.8 10.6 30.4 Thailand 4.0 2.7 10.5 17.2 3.4 10.9 14.3 Total 40.1 26.9 58.3 125.3 34.8 31.8 66.6 1World Bank and ADB 2Includes augmentations since July 1998 3Korea has repaid US$ 13 billion of the financing provided by the IMF as of end-May 2000. 4Combined multilateral and bilateral disbursements Cam kết và giải ngân thực tế của các tổ chức quốc tế đối phó với khủng hoảng ( tỷ USD)
  • 11. Với mục đích là cung cấp cho các nước hội viên và tín dụng ngắn hạn và trung hạn khi gặp khó khăn về tiền tệ do cán cân thanh toán thiếu hụt, IMF đã lập ra các kế hoạch giúp những nước yêu cầu sự giúp đỡ, đồng thời còn để cứu cả các bên tư nhân nước ngoài khỏi bị vỡ nợ nếu những nước này không được IMF cấp tiền. Trong chương trình cứu giúp của mình IMF đã đề ra các mục tiêu chính là :  Kiên quyết ngăn chặn việc trốn tránh thi hành các nghĩa vụ với nước ngoài (hàm ý nghĩa trả nợ nước ngoài);  Khôi phục lại cân bằng tài chính trong đó đảm bảo cân bằng ngân sách là quan trọng, kiềm chế lạm phát gia tăng;  Tái lập và củng cố dự trữ ngoại hối; cải cách hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống này;  Xoá bỏ độc quyền tiến hành cải cách sâu rộng khu vực phi tài chính trong nước;  Khống chế sự suy giảm sản lượng. Để thực hiện các mục tiêu này, IMF cung cấp cho các nước thành viên những khoản vay khổng lồ để hỗ trợ chương trình cải cách này. IMF phê duyệt khoảng 26 tỷ SDR tương đương khoảng 36 tỷ USD trợ giúp các nước yêu cầu hỗ trợ, khởi đầu việc huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương để hỗ trợ cho các chương trình cải cách này. Sự trợ giúp này giúp các quốc gia gặp khủng hoảng, tạm thời ngăn chặn việc xuống giá tiếp tục của các đồng tiền và tái lập, củng cố dự trữ ngoại hối và quan trọng là giúp thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhận được món nợ từ các bên tư nhân lẫn nhà nước ở các nước gặp khủng hoảng. Bên cạnh việc trợ giúp tài chính, IMF giúp đỡ 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhất - Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - giàn xếp các chương trình cải cách kinh tế có khả năng phục hồi lòng tin và được IMF ủng hộ. Chương trình cải cách kinh tế này nhằm xoá bỏ nguồn gốc của khó khăn thanh toán, ngăn chặn sự lan truyền của khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng và chuẩn bị nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. IMF cho rằng nguyên nhân cơ bản của thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế là nhu cầu về tiền tệ quá lớn, liên quan trước hết đến việc tăng quá lớn khối lượng tiền tệ và tăng chi phí của nhà nước. Đồng thời giữa chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá, dịch vụ ở những nước sản xuất chủ yếu không phù hợp với nhau. Vì vậy, để khắc phục sự thiếu hụt cán cân thanh toán theo đề nghị của IMF, cần thực hiện hai phương pháp: Thứ nhất giảm tổng nhu cầu về tiền nhờ chính sách tiền tệ - tín dụng và quản lý ngân sách (tăng lãi suất chính thức, dự trữ tối thiểu, hợp lý hoá tín dụng, hạn chế chi tiêu ngân sách về nhu cầu xã hội, về trợ cấp nhà nước, tăng thuế...); Thứ hai là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi. Với cách tiếp cận như trên, IMF buộc áp dụng phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt ở những nơi chưa sử dụng phương thức này. Sửa đổi chính sách tài chính công cộng, các chính phủ phải thực hành
  • 12. tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công cộng, tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế nhằm bảo vệ sự cân bằng tài khoản vãng lai cũng như tái củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo IMF cả ba nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á đều phải thắt chặt chi tiêu ngân sách bằng cách hoãn hoặc huỷ bỏ tất cả những dự án đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân hoá do sự hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và mối quan hệ khăng khít đến dễ tham nhũng giữa doanh nghiệp và nhà nước. chính phủ Thái Lan phải có một ngân sách thâm hụt từ 1 - 2% GDP so với mức thâm hụt cao trước đây, ở Indonesia, ngân sách chuyển từ thâm hụt sang thặng dư bằng 1% GDP. Ngoài ra, tăng nguồn thu ngân sách bằng nâng thuế hoặc giảm mức trợ giá, trợ cấp. ở Indonesia phải bỏ trợ giá điện và dầu, tăng thuế một số mặt hàng, tăng thuế giá trị gia tăng ở Thái Lan và Indonesia. Các nước phải tạm thời thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế áp lực đối với cán cân thanh toán. Theo yêu cầu của IMF, các nước thực hiện thắt chặt tín dụng trong nước, kiểm soát vấn đề nợ của khu vực tư nhân thật chặt chẽ, hạn chế vay tín dụng bằng cách buộc các chính phủ phải nâng lãi suất vay lên mức cao. Một trong những khía cạnh dẫn đến khủng hoảng tiền tệ là dòng vốn lớn chảy vào khu vực Đông Nam á do các chính phủi nước này thực hiện các chính sách nới lỏng hoặc khuyến khích dòng vốn bên ngoài vào. Kết quả là tư nhân tự do vay vốn nước ngoài chủ yếu là đầu tư vào bất động sản và các ngành xuất khẩu nhằm kiếm nhiều lợi nhuận. Cơ sở của chủ trương thắt chặt tín dụng là ép cầu đầu tư cũng như cầu tiêu dùng của xã hội xuống một mức hợp lý để dần dần sửa chữa hậu quả của nền kinh tế bong bóng. ở Thái Lan, chính phủ phải duy trì lãi suất cao (vào khoảng 20%). Nền kinh tế của các nước Đông và Đông Nam á chứa đựng nhiều điểm yếu bất hợp lý do đó IMF buộc các nước này hành động tức thì để khắc phục những điểm yếu dễ thấy trong hệ thống tài chínhvà các lĩnh vực khác - đã cấu thành những yếu tố chính gây nên khủng hoảng và nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai. IMF nhận định sự yếu kém trong hệ thống tài chính và ở mức độ đáng kể trong vấn đề quản lý đã gây ra khủng hoảng. Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài chính không đầy đủ. Sự đánh giá và quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì tỷ giá hối đoái tương đối cố định đã khiến cho các ngâ hàng và công ty vay một lượng vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được bảo hiểm. Theo năm tháng, nguồn vốn nước ngoài có xu hướng được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư không có hiệu quả kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng hiệu quả tối đa mà bị chi phối bởi các mối quan hệ thiếu lành mạnh giữa chính phủ doanh nghiệp ngân hàng. Do đó, IMF buộc các quốc gia gặp khủng hoảng phải cải thiện hiệu quả các định chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài chính. ở Thái Lan, chính phủ phải cải tổ cơ cấu của khu vực tài chính tập trung vào đình chỉ và cơ cấu lại các thiết chế không thể đứng vững được (bao gồm 58 công ty tài chính) ở Hàn Quốc chính phủ phải mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài, đình chỉ hoạt động cuả chín ngân hàng đầu tư mất khả năng thanh toán.
  • 13. Nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, IMF buộc các nước gặp khủng hoảng cải cách cơ cấu nhằm xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế, gây cản trở cho sự phát triển (như độc quyền, hàng rào mậu dịch, thông lệ không minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp) các nước này phải điều chỉnh cơ cấu thông qua giảm quan thuế, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh doanh và giảm bớt ưu đãi dành cho các tổ chức độc quyền, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kế toán phương Tây và bảo đảm độ trung thực và minh bạch trong kinh doanh. ở Hàn Quốc chính phủ phải cải cách thị trường lao động, mở rộng thị trường cho hàng hoá nước ngoài và dọn đường cho nước ngoài sở hữu đa số cổ phần của các công ty Hàn Quốc. ở Indonesia phải tự do hoá thương mại, giải thể các cacten chính thức và không chính thức, các độc quyền, chấm dứt trợ cấp một số mặt hàng. 2.1.4 Đánh giá về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng Tích cực. IMF mở đường cho các hoạt động đầu tư và các khoản trợ giúp tài chính của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác. Sau khi IMF thoả thuận được với các quốc gia Đông á về cam kết can thiệp vào cuộc khủng hoảng và các điều kiện để nhận khoản viện trợ của IMF, thì các tổ chức tài chính quốc tế khác như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu á và các trợ giúp song phương khác của Nhật, Mỹ, Anh ... mới đồng ý giúp tài chính cho các nước này. IMF đã đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết khủng hoảng. Tổ chức này đã đứng ra giàn xếp các giải pháp để các nước này được vay số tiền khoảng 117 tỷ USD. Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng tốt ngăn chặn sự lây lan cũng như sự xuống dốc tiếp tục của nhiều nền kinh tế Châu á. Mặc dù có nhiều giai đoạn đồng tiền của các nước được IMF cho vay xuống giá liên tục và khủng hoảng kinh tế sâu sắc hơn nhưng đến bây giờ thì nền kinh tế của các nước khủng hoảng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng cao. Các dấu hiệu phục hồi nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 4 - 1999 cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài 21 tháng đã qua thời kỳ chạm đáy và tác động xấu của nó phai nhạt dần. IMF đã đề ra những biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế tài chính phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai. Các biện páp khắc phục do IMF đưa ra có căn cứ trên các nguyên nhân gây ra sự suy thoái kinh tế ở các nước Đông á. Mặc dù các biện pháp này gây đau đớn cho nền kinh tế các nước này nhưng nó là cần thiết. Trước hết để xoá đi mối quan hệ khăng khít đến mức dễ dàng tham nhũng giữa chính phủ và doanh nghiệp bằng cách thắt chặt chi tiêu ngân sách và huỷ bỏ các dự án đầu tư lớn có độ mạo hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước. IMF cho rằng trong ba nền kinh tế Đông á này còn tồn tại
  • 14. nhiều tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các khoản vốn khổng lồ được quyết định đầu tư xuất phát từ sự độc đoán hoặc từ ý đồ mờ ám trục lợi hơn là từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở Indonesia, quyền lực của gia đình tổng thống Suhacto. Chấn chỉnh các hệ thống tài chính - ngân hàng ở các nước trong khu vực bằng những cải cách sâu rộng đóng cửa sát nhập, siết chặt hoạt động kiểm toán, quản lý chặt chẽ các dư nợ làm cho các ngân hàng hoạt động có hiệu quả tăng tính “trong suốt” của các hoạt động. IMF còn buộc các nền kinh tế này điều chỉnh cơ cấu kinh tế. ở các nước gặp khủng hoảng, các tập đoàn công nghiệp độc quyền được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ nhờ quan hệ thân hữu đã đẩy nền tài chính quốc gia vào thế yếu nghiêm trọng làm giảm sút hiệu quả đầu tư và sa sút khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó, IMF buộc các nước này phải ngừng ngay lập tức những ưu đãi, bãi bỏ bảo hộ, tự do thương mại và đầu tư, tư nhân hoá mạnh mẽ... nhằm giảm thiểu những bất trắc xảy ra do bất ổn về kinh tế - xã hội. Biểu đồ thể hiện sự hồi phục của 3 quốc gia chủ chốt sau khi nhận được sự trợ giúp từ IMF
  • 15.
  • 16.
  • 17. Tiêu cực  IMF đã không dự đoán được cuộc khủng hoảng Các thành viên trao cho IMF nhiệm vụ là đánh giá thành tựu của nền kinh tế cho toàn thể các thành viên một cách trung thực là khảo sát tất cả các khía cạnh của nền kinh tế nước thành viên do đó việc IMF không dự đoán được khủng hoảng cũng cần được xem xét. Tại phiên họp thường nên của IMF và ngân hàng thế giới tại Hồng Kông vào tháng 9-1997, ông Michel Camdessus, giám đốc điều hành IMF tuyên bố rằng chính họ đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng trong bản tường trình năm trước. Tuy nhiên trong một bài viết đăng trên Financial times
  • 18. vào tháng 12 - 1997, giáo sư Jeffrey Sachs thuộc đại học Havard, người đã từng cố vấn giúp các nước Đông Âu đã chỉ trích rằng trong bản tường trình ấy “... tuyệt nhiên không có chút dấu hiệu báo đọng nào cả ngoại trừ những lời khuyên cần cải tổ thêm”. Ngay cả đối với Hàn Quốc, IMF cũng “... đã không hề nhắc nhở đến vấn đề các đại công ty (chaebol) hay đặt vấn đế nước ngoài nắm chủ quyền ngân hàng, hoặc sửa đổi quản lý ngân hàng là những điều giờ đây mới thây xuất hiện trong những chương trình do IMF đề ra”. Đối với Malaysia ngay hồi tháng 6 - 1997, IMF còn lên tiếng ca ngợi mô hình kinh tế nước này và khen chính phủ Malaysia là đã giữ vững được cơ cấu tài chính trong một hoàn cảnh đầy thách đố khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chỉ bốn tháng sau đó, IMF lại trở ngược và nặng lời phê phán Malaysia. Thậm chí ngày 6 -4 - 1998, IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á đã qua nhưng ngay sau đó, đồng tiền của các nước này tiếp tục mất giá chóng mặt đạt các mức lịch sử, các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm... IMF đã có những biện pháp khắc phục sai lầm hay quá tay. Những yêu cầu về kinh tế vĩ mô mà IMF đưa ra đều nhằm để ổn định các đồng tiền và lấy lại chữ tín trên thương trường. Tại Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia, đồng tiền các nước này tiếp tục mất giá với tốc độ ngày càng tăng, ngay cả sau khi đã có sự can thiệp của IMF. Điều này cho thấy các chính sách kinh tế của IMF vừa không trúng đích, vừa không có tác động “kỳ diệu” khôi phục lòng tin của các thị trường và các nhà đầu tư. IMF cũng đã thay đổi liều thuốc nhiều lần khi thấy các “bệnh nhân” mình bị dị ứng quá mạnh. Trước viễn cảnh khó khăn do số người thất nghiệp và mức nghéo đói tăng nhanh tại Indonesia, IMF đã 5 lần thay đổi đơn thuốc và ngày 20 -10 -1998, đưa ra một số đề nghị mới trong chương trình cải tổ nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách gia tăng mức chi tiêu của chính phủ. ở Thái Lan cũng vậy, IMF đồng ý chấp nhận mức thâm hụt ngân sách bằng 1 - 2% GDP ngầm ý công nhận rằng đòi hỏi ban đầu mà IMF đưa ra với thặng dư ngân sách là sai lầm và có thể thực tế đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng do tác động của nó đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Ở các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, một trong những điều đầu tiên IMF đã mang ra thi hành là lập tức bắt “đóng cửa” một số ngân hàng, việc này làm cho mọi người thêm sợ hãi vội vã rút tiền ra khỏi ngân hàng không kể tốt xấu và làm mất lòng tin tất cả. IMF giúp cho cả những người cho và người đi vay tránh khỏi những hậu quả do những quyết định lựa chọn đầu tư kém khôn ngoan do họ gây ra. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong tương lai khi không để cho các bên tư nhân dính líu, chia sẻ sự thất bại và giải quyết các khó khăn của họ mà lại dựa vào sự giúp đỡ của IMF. Trong khi đó, người dân phải chịu đựng những hậu quả của cuộc
  • 19. khủng hoảng nhiều nhất với sự sụt giảm mạnh mức sống như là một điển hình của kết quả IMF can thiệp một điều trái với mục đích của IMF. Các biện pháp tài chính trọn gói khổng lồ mà IMF đề xuất cho Thái Lan, Indonexia và Hàn Quốc cũng không thích hợp. Nếu IMF đóng vai trò như một người cho vay đối với nguồn dự trữ cuối cùng để chấm dứt khủng hoảng tài chính và ngăn chặn sự tháo chạy của các nhà đầu tư và chủ nợ thì nguồn vốn của IMF cần phải được sử dụng cho các khoản chi tiêu tức thời trước mắt chứ không bị giữ lại cho đến khi các nước này sẵn sàng thực hiện các cải cách cơ bản về cơ cấu. Cuộc khủng hoảng châu á là cuộc khủng hoảng của khu vực tư nhân có liên quan đến tình trạng vay nợ quá nhiều từ các nguồn tài chính dễ tiếp cận, tiếp sau việc tự do hoá các tài khoản vốn bắt đầu từ những năm 1980. Vì thế chính sách của IMF yêu cầu tự do hơn nữa ngành tài chính và các luồng lưu thông tài chính là sai lầm và làm tăng khả năng khủng hoảng trong tương lai. Mặt khác cuộc khủng hoảng ở Châu á là do nằm ở khu vực tư nhân khác với cuộc khủng hoảng tài chính Mexico năm 1994 nơi mà những món nợ chủ yếu chồng chất lên khu vực kinh tế nhà nước. Do đó biện pháp đòi cắt giảm chi tiêu công cộng là thiếu cơ sở, thậm chí cũng theo Liên Hợp Quốc khi nền kinh tế đang thương tổn lại bị đè bẹp xuống hơn nữa dưới sức nặng của những bắt buộc tiết chế nghiêm khác đã đẩy tỷ giá hối đoái đến những cơn nóng bỏng mới. Việc tăng tỷ lệ lãi suất lên cao đã làm cho hàng loạt các công ty phá sản gây ra gánh nặng thất nghiệp. Ngoài ra IMF đã nhân cơ hội các nước bị khủng hoảng để bỏ qua những quy trình chính trị của các qốc gia và áp đặt những thay đổi về mặt kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt phản đối IMF có ở hầu hết các nước khủng hoảng và sự thay đổi chính phủ ở nhiều nước IMF hoạt động vì lợi ích của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ. Sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc với sự can thiệp của IMF rất dễ nhận thấy sự thay đổi chủ nhân trong các công ty gặp khó khăn ở Châu á và những cam kết mở rộng các thị trường cho hàng hoá của các nước khác tràn vào, cộng với sự tự do hoá dòng chảy tư bản tài chính điều mà Mỹ rất quan tâm. Trong trường hợp này IMF đã có quan điểm tương đồng tuyệt đối với cổ đông lớn nhất của quỹ là Mỹ. Charlene Barshefky, đại diện thương mại đặc biệt của Mỹ, trong bản điều trần trước Tiểu ban nhà ở và phương tiện mậu dịch đã mô tả những lợi ích của Mỹ có thể sẽ được IMF thúc đẩy hơn như thế nào “nhiều thành phần cải cách cơ cấu trong các kế hoach cả gói của IMF sẽ trực tiếp góp phần cải thiện chế độ mậu dịch ở các nước này. Nếu được thực hiện một cách có hiệu quả các chương trình này sẽ bổ sung và tăng cường các mục tiêu về chính sách thương mại”. IMF đã không đứng ra tổ chức thực hiện hoãn nợ như biến nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn - một biện pháp giải quyết tình thế nhằm giảm cầu ngoại tệ và lấy lại lòng tin. Chỉ có thể hiểu điều này trên cơ
  • 20. sở là IMF đã trở thành công cụ của Mỹ nhằm thực hiện chính sách đập phá các hàng rào ngăn ngừa tự do dòng chảy tư bản tài chính. Sáng kiến Quỹ tiền tệ châu á do Nhật Bản đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng một quỹ đã động chạm vào vị trí độc quyền của IMF về tư duy kinh tế và mở rộng thị trường cho những ý tưởng và những kiểu ý thức kinh tế mới. Nhưng chính Nhật Bản lại phải rút lại đề nghị với lý do là “ có sự phản đối mạnh mẽ từ phía các quan chức Bộ tài chính Mỹ và IMF....”. 2.2 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KTTG 2008 - 2009 2.2.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó. Có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất"... Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng này. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ - Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, nặng nề nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có nguyên nhân từ việc các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay mua nhà “dưới chuẩn” với một quy mô lớn. Việc một số lượng lớn người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạng lãi suất ưu đãi và dễ vay mượn ở Mỹ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng năm 2000-2001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED đã 11 lần giảm lãi suất cho vay từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm). Còn các NHTM có thể cho người dân vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi ro với một quy mô lớn là do được các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư, trong đó đặc biệt là hai công ty Fanie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn” bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu tư lớn khác như: Bear Stearms, Merrill Lynch…Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sở các chứng từ cho vay thế chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc “chứng khoán hoá” các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Chuỗi hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”. “Bong bóng” nổ là không thể tránh khỏi. Đó chính là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ, và sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua.
  • 21. - Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế toàn cầu, vì thế mà cuộc khủng hoảng tài chính trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và sau đó nhanh chóng lan rộng, làm suy giảm kinh tế toàn cầu, 2.1.2 Hậu quả của cuộc khủng hoảng - Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới. Trước hết là đối với nước Mỹ. Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ. Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên thị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã tuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD một cổ phiếu. Còn Lehman Brather, ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt động, ngày 15/9/2008 đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD.… - Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Ba hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề. Tháng 1/2008, Nortel Networks Corp, một trong những tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất của Mỹ, tháng 2/2008, Lyondell Chemical, một trong những nhà sản xuất hoá chất lớn nhất nước Mỹ, đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản… Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản. Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm trước đó, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009.
  • 22. - Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng. Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33 ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản Bản đồ thế giới cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2009. nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Great_Recession  Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã có những ảnh hưởng đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu. Và đây cũng là lúc khẳng định vai trò quan trọng của IMF trong việc thực hiện các gói cứu trợ cho các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng. 2.2.2 Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF Bước vào quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.Trước tình hình trên, ngày 24/10/2008 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, họ đã cho Iceland vay một khoản tiền trị giá 2,1 tỷ USD khi hệ thống ngân hàng của nước này đối mặt với sự sụp đổ. Ngày 26 tháng 10, năm 2008 IMF đưa ra gói cứu trợ với Ukraina trị giá 16,5 tỷ USD. Ngày 27 tháng 10, IMF cho Hungary vay khoản tiền trị giá 15,7 tỷ USD.
  • 23. Đối với các nước đang phát triển, IMF cam kết cho các nước này vay 175 tỷ USD để ổn định thị trường tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari...) Đối với các nước có thu nhập thấp, IMF đã thực hiện một gói cứu trợ toàn diện để trợ giúp các nước này trong thời kỳ khủng hoảng. Cụ thể: Ngay khi cuộc khủng hoảng lan rộng ra trên toàn cầu, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua các biện pháp chưa từng có để tăng mạnh các nguồn lực sẵn có cho các nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng. Các nguồn tài nguyên bao gồm từ việc bán vàng của IMF, đẩy mạnh cho vay ưu đãi của Quỹ lên đến $ 17 tỷ USD cho đến năm 2014, trong đó có tới 8 tỷ USD trong hai năm 2008- 2009. Ngoài ra, IMF thông báo không thanh toán lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi cho đến cuối năm 2011 cho tất cả các thành viên có thu nhập thấp. Một tập hợp các công cụ cho vay mới được củng cố tăng cường trong gói hỗ trợ này.Cụ thể:  IMF tăng cường các nguồn lực ưu đãi: Để đáp ứng với sự gia tăng nhu cầu tài chính của các nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMF tăng cho vay ưu đãi đáng kể từ 1,2 tỷ USD trong năm 2008 đến 3,8 tỷ USD năm 2009, và trung bình hàng năm 2,0 tỷ đô la Mỹ trong thời gian 2010-2012.  Lãi suất cứu trợ, IMF thông báo các nước có thu nhập thấp không phải thanh toán lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi của mỗi nước cho đến cuối năm 2011 để giúp các nước vượt qua khủng hoảng  Một tập hợp các công cụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của các nước thu nhập thấp hơn và phù hợp để đáp ứng những thách thức của cuộc khủng hoảng: 1. Cơ sở tín dụng mở rộng (ECF) : để cung cấp linh hoạt hỗ trợ trung hạn; 2. Quỹ tín dụng dự phòng: để giải quyết nhu cầu ngắn hạn và phòng ngừa; 3. Cơ sở tín dụng nhanh, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp với điều kiện hạn chế Ngoài ra, Ban điều hành của IMF trong thời gian này đã ủng hộ đề nghị của Giám đốc điều hành cho một phân bổ SDR mới là $ 250 tỷ đồng, trong đó hơn $ 18 tỷ đồng sẽ góp phần tăng cường dự trữ ngoại hối của các nước thu nhập thấp.  Các điều kiện được linh hoạt hơn Năm 2009, IMF đã công bố các điều kiện linh hoạt hơn trong các chương trình được hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp: điều kiện cải cách cơ cấu đã được sắp xếp hợp lý cho tất cả các chương trình hỗ trợ của Quỹ và bổ sung các điều kiện trong các chương trình trung hạn cho các quốc gia có thu nhập thấp. Chương trình của IMF hỗ trợ đã bù đắp được những thâm hụt tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thu nhập thấp. 2.2.3 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 vì không dự báo được những rủi ro kinh tế tiềm ẩn trước đó nhưng cũng không thể phủ nhận
  • 24. vai trò vô cùng quan trọng của IMF trong cuộc khủng hoảng này.Nhờ các gói cứu trợ của IMF mà các nước đặc biệt là những có thu nhập thấp có thể hồi phục được sau những cú sốc kinh tế. Những tác động tích cực của IMF trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 có thể nhìn thấy rõ ở những khía cạnh sau:  Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng ngăn chặn sự lao dốc của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Hệ thống ngân hàng của Iceland đã thoát khỏi nguy cơ sụp đổ khi có được gói trợ giúp của IMF, các nước có thu nhập thấp có điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Đến năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhất định, tốc độ tăng trưởng của các nước có thu nhập thấp và những nước chậm phát triển ở khoảng 6.3%  IMF đã đề ra được những biện pháp khắc phục phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai  Trong cuộc khủng hoảng 2008, IMF còn có vai trò giám sát, chấn chỉnh hệ thống tài chính ngân hàng các nước làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng 2.3 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 2010 2.3.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010: Nguyên nhân, thời gian, địa điểm diễn ra: Nguyên nhân: - Do những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng. Trong khủng hoảng, các khoản nợ tư có xu hướng chuyển thành nợ công. -Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công - Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề. - Điển hình như tại Hi Lạp: Trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn.
  • 25. Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế toàn cầu Năm 2009, khủng hoảng nợ công đã nhen nhóm, song lần này, nó lan rộng với tốc độ chóng mặt trên một phạm vi rộng lớn với đối tượng là các nước đang phát triển thuộc phương Tây giàu có. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp 2009 mau chóng được xác nhận dưới phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều là: nợ công châu Âu 2010 và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ công toàn cầu nếu không có những biện pháp kịp thời và hợp lý. Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3.47% vào tháng 01/2010, lên 9.73% tháng 07/2010, và nhảy vọt lên 26.65%/năm ở tháng 07/2011. Ngày 27-4-2010, công ty xếp hạng tín dụng Standards & Poor's đã đánh tụt hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức có khả năng vỡ nợ. Động thái này được coi là tín hiệu khởi đầu cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và là cú sốc tiếp theo đối với kinh tế châu Âu sau vụ vỡ nợ của Ai-len. Hậu quả: - Các thị trường ngày càng mất tin tưởng nhau.các ngân hàng không tin tưởng nhau, thành ra ngày càng ít cho vay tín dụng. Vừa lo ngại về khủng hoảng nợ kéo dài, các thị trường chứng khoán châu Âu còn sợ là kinh tế Mỹ sẽ lại lâm vào suy thoái, các số liệu về việc làm ở Mỹ không lấy gì là khả quan. - Khủng hoảng nợ công tại châu Âu ngày càng trầm trọng, Một đợt tháo chạy vốn đầu tư với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể và gây hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác (trong khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu càng trầm trọng, hàng loạt trái phiếu, cổ phiếu rớt giá thì các NDT trong khu
  • 26. vực cũng như quốc tế tháo chạy vào những tài sản an toàn hơn và thị trường ổn định hơn là hoàn toàn có thể xảy ra) - Tình hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra toàn cầu. 2.3.2 Hành động của IMF trong cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu: Hành động của IMF và điều kiện của các nước EU để nhận được cứu trợ từ IMF: Tại Hy Lạp: Ngoài những phát biểu ý kiến thể hiện quyết tâm chính trị, các nước thành viên EU đã có những động thái cụ thể nhằm cứu trợ Hy Lạp. Tháng 5-2010, EU và IMF đã thống nhất về gói giải cứu trị giá 110 tỷ EURO cho Hy Lạp. Điều đáng nói là để đổi lấy khoản cứu trợ này, Chính phủ Hy Lạp buộc phải áp dụng các biện pháp 'thắt lưng buộc bụng' khắc nghiệt, trong đó có những biện pháp tác động trực tiếp đời sống người dân như: Chỉ tiêu điều chỉnh Mức độ điều chỉnh Cắt giảm chi tiêu công 8% Cắt giảm lương công chức 3% Tăng độ tuổi nghỉ hưu công chức Từ 61 -> 65 tuổi Tăng thuế GTGT Lên 23% Áp dụng các mức thuế đặc biệt đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Hệ quả là việc triển khai các biện pháp này không đem lại kết quả do sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra tại Thủ đô A-ten và một số thành phố lớn của Hy Lạp ngay sau khi nội dung gói giải cứu được công bố.
  • 27.  Tại Ireland: Cuối năm 2010, Ireland đã nhận 85 tỷ euro cứu trợ từ IMF và Liên minh châu Âu (EU) khi nước này đứng trước bờ vực phá sản do nợ lớn. Gói cứu trợ dự kiến được giải ngân trong vòng 3 năm, sẽ được dùng để tái cơ cấu các ngân hàng và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Ngược lại, Chính phủ Ireland đã phải tự buộc mình với các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ. Không như Hy Lạp, Ireland đang thực
  • 28. hiện nghiêm ngặt các điều kiện này, Nhưng chính phủ Ireland hiện đang cố gắng giảm tỷ lệ lãi suất các khoản vay từ các đối tác châu Âu, đồng thời mở rộng biên độ các điều khoản. Các chuyên gia dự đoán rằng Ireland sẽ có thể cung cấp tài chính cho khoản nợ công của nước này trên thị trường vào cuối năm 2013.  Tại Bồ Đào Nha: Nước này sẽ chịu lãi suất khá cao đối với các khoản vay từ IMF và EU, đồng thời phải cắt giảm chi tiêu một cách nghiêm khắc. Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã thông qua một gói cứu trợ 78 tỷ Euro (111 tỷ USD) cho Bồ Đào Nha, và tăng cường áp lực lên Hy Lạp, yêu cầu nước này phải hành động nhiều hơn để được nhận các khoản cứu trợ tài chính. IMF sẽ cho Bồ Đào Nha vay với lãi suất 3,25%, trong khi lãi suất với khoản vay của EU là 5,5-6%. Theo kế hoạch, Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp nghiêm khắc, cắt giảm chi tiêu, bao gồm cả giảm lương hưu, xuống 3,4% GDP. Trước đó, trong bối cảnh đối phó với tình trạng nợ công, Hy Lạp cần tìm kiếm gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (116 tỷ USD) trong vòng ba năm. Đổi lại, Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ 9,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010 xuống 5,9% trong 2011, và 4,5% trong năm 2012, thậm chí tới mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013. Năm Thâm hụt ngân sách nhà nước 2010 9,1% 2011 5,9% 2012 4,5% 2013 3% Tuy nhiên, để nhận được gói cứu trợ từ EU và IMF, hai tổ chức này yêu cầu Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và đẩy mạnh tư nhân hóa. 2.3.3 Sự chuyển biến của các một số nước điển hình sau khi nhận cứu trợ từ IMF: Tại Hy Lạp: Bất chấp sự phản đối quyết liệt của đa số người dân, chính phủ của Thủ tướng George Papandreou vẫn thực hiện chương trình cải cách kinh tế hà khắc mà Aten đã cam kết với EU và IMF. Trong thời gian qua, lương của công nhân viên chức, hưu trí, chi phí quốc phòng, an sinh xã hội… của Hy Lạp đều bị cắt giảm mạnh, trong khi đó tiền thuế lại tăng mạnh. Mạnh tay cắt giảm chi tiêu công, cũng như áp dụng nhiều biện pháp tăng nguồn thu cho ngân sách nên Hy Lạp đã được các chuyên gia EU và IMF đánh giá “đang đi đúng hướng” và giải ngân gần một nửa số tiền trong gói cứu trợ. Dư luận có lúc cũng cho rằng, nhận định của Thủ tướng Đức Angela Merkel “Hy Lạp sẽ trở thành tấm gương cho các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng cảnh ngộ noi theo” là có cơ sở khi kết thúc năm tài khóa 2010, thâm hụt ngân sách của nước này đã giảm mạnh từ 15,4% trong năm 2009 xuống còn 9,6%.
  • 29. Tuy nhiên, khi bước vào năm 2011, trong bối cảnh đà phục hồi nền kinh tế thế giới vẫn đang rất mong manh, lại phải đối mặt với vô số khó khăn, thách thức như giá dầu tăng cao, thiên tai hoành hành, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng… thì nhiệm vụ vừa cắt giảm chi tiêu vừa bảo đảm tăng trưởng là khó khả thi đối với bất cứ nước nào. Và Hy Lạp, quốc gia chìm ngập trong suy thoái trong suốt hơn 2 năm qua, càng không phải là một ngoại lệ. Do chi tiêu công bị cắt giảm mạnh nên nền kinh tế Hy Lạp đã xuất hiện những dấu hiệu ngày càng lún sâu vào suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp lại lập kỷ lục mới khi vượt ngưỡng 15% trong tháng 3 vừa qua, trong khi đó theo dự báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế, nợ công của nước này sẽ lên tới 150% GDP trong năm nay và 160% vào năm 2013. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi ngày 29/3 vừa qua, Công ty xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard & Poor’s (S&P) lại hạ mức xếp hạng tín dụng của Hy Lạp xuống hai cấp, từ BB cộng xuống BB trừ. Khó khăn nối tiếp khó khăn, trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25% lên mức 1,25% đã khiến cho kế hoạch của Aten huy động vốn trên thị trường quốc tế càng trở nên khó khăn hơn, và nay cộng thêm "phán quyết" của S&P thì kế hoạch này của Aten coi như phải "xếp xó" trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, một số chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng hết sức ảm đạm khiến nhiều nhà phân tích tin rằng năm thứ 3 liên tiếp kinh tế Hy Lạp sẽ rơi vào suy thoái, với mức suy giảm khoảng 3%. Để trấn an giới đầu tư rằng chính phủ Hy Lạp vẫn kiên trì theo đuổi các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách 7,4% GDP trong năm nay và đến năm 2015 sẽ xuống dưới mức 3% GDP đúng theo qui định của Hiệp ước phát triển và ổn định của EU, Aten đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa đầy tham vọng. Theo đó, Thủ tướng Papandreou đặt mục tiêu giảm chi ngân sách từ mức 53% GDP năm 2009 xuống 44% GDP vào năm 2015. Hy Lạp hy vọng sẽ tiết kiệm 23 tỷ euro từ các chính sách cắt giảm chi, tăng thu thuế tiêu dùng giai đoạn năm 2012-2015 và tiết kiệm 3 tỷ euro khác thông qua các biện pháp chống trốn thuế được áp dụng ngay trong năm nay. Ngoài ra, Hy Lạp cũng sẽ bán tài sản quốc gia trị giá 15 tỷ euro, đồng thời tư nhân hóa vài tập đoàn quốc doanh như công ty điện lực PPC và tập đoàn viễn thông OTE... Tuy nhiên, kế hoạch này của chính phủ Thủ tướng Papandreou khó có thể thực hiện được do vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của phe đối lập và đa số người dân, những người trong suốt 1 năm qua đã phải sống trong tình cảnh "giật gấu vá vai". Sự chịu đựng của họ cũng có giới hạn nên hàng chục nghìn người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình qui mô lớn để phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" khiến căng thẳng xã hội tăng cao. Phe đối lập đe dọa sẽ tăng gấp đôi số lượng các cuộc biểu tình trong năm nay. Trong khi đó, giới chuyên gia cảnh báo việc tiếp tục thắt chặt chi tiêu sẽ khiến cho kinh tế Hy Lạp lún sâu vào suy thoái, và khi đó kế hoạch tăng thu thuế của chính phủ cũng khó mà gặt hái được thành công. Trong bối cảnh Hy Lạp phải đối mặt với khó khăn chồng chất như vậy, giới phân tích cho rằng không còn giải pháp nào ngoài việc chính phủ buộc phải tái cơ cấu khoản nợ công khổng lồ hiện đã lên tới 325 tỷ euro, gấp đôi con số mà các nhà kinh tế cho là Aten có thể trả được và cao hơn nhiều so với khoản nợ mà Áchentina phải "gánh" khi tuyên bố vỡ nợ năm 2001. Việc tái cơ cấu nợ công của Hy Lạp chỉ còn là vấn đề thời gian. Tại Ireland và Bồ Đào Nha: Mặc dù đã tiêu hết gần nửa số tiền trong gói cứu trợ nhưng triển vọng nền kinh tế Hy Lạp vẫn đang hết sức u ám. Rõ ràng, gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp chỉ có tác dụng "chữa cháy", chứ không phải là liều thuốc đặc trị căn bệnh khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở lục địa già. EU và IMF biết rõ hơn ai hết điều này, nhưng họ vẫn quyết định sử dụng "đơn thuốc" của Hy Lạp để điều trị cho hai "con bệnh"
  • 30. khác là Ireland và Bồ Đào Nha với hy vọng chính phủ hai nước này quản lý tham nhũng tốt và có quyết tâm cao hơn nên sẽ có kết quả tốt hơn. Trong khi đó thực tế liều thuốc được coi là đặc trị căn bệnh trên - cải cách triệt để hệ thống tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu, lại chưa có tác dụng nhiều trong việc cải thiện tình hình của Hy lạp, Ireland và Bồ đào nha khi các nước này vẫn đang cần đến các gói cứu trợ tiếp theo. III. KẾT LUẬN