SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------
TRẦN HỮU HOÀNG LONG NAM
ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID MỜ ỔN ĐỊNH
ĐIỆN ÁP CHO NGHỊCH LƯU ĐA MỨC
Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã số: 60.58.02.16
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG MAI
Phản biện 1: TS. Nguyễn Kim Ánh
Phản biện 2: TS. Giáp Quang Huy
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa họp tại Trường
Đại học Bách Khoa ngày 15 tháng 06 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
Khoa.
- Thư viện Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa – Đại
học Đà Nẵng.
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đó có nhiều bộ điều khiển cho bộ nghịch lưu đa mức như:
sử dụng kỹ thuật PWM, kỹ thuật điều chế độ rộng xung dùng sóng
mang (CBPWM), kỹ thuật điều chế vector không gian (SVPWM), hay
bộ điều khiển kinh điển PID .... Tuy nhiên, với một đối tượng có cấu
trúc phức tạp, yêu cầu đầu ra khắt khe như bộ nghịch lưu đa mức thì
cần phải thay thế một bộ điều khiển khác.
Với các lý do trên, tác giả đó lựa chọn đề tài: “Ứng dụng bộ điều
khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức”.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng điều khiển và chất lượng điện áp đầu ra
của bộ nghịch lưu đa mức.
- Đảm bảo chất lượng điện (về điện áp, tần số, ...) khi có sự cố về
nguồn điện đầu vào như sự gián đoạn điện, giải quyết được các thành
phần sóng hài bậc cao.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Thiết kế được đối tượng nghiên cứu là bộ nghịch lưu dùng diode
kẹp 7 mức.
- Xây dựng thuật toán điều khiển mờ/PID.
- Mô phỏng thành công trên matlab/simulink.
- So sánh thuật toán điều khiển này so với các phương pháp điều
khiển khác để thấy được sự khác biệt và ưu điểm của nó.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch
lưu đa mức sử dụng thuật toán điều khiển mờ/PID.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do bộ nghịch lưu đa mức ngày càng phát triển và ứng dụng rộng
rói. Trong đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu bộ nghịch lưu 3 mức và
áp dụng bộ điều khiển Mờ/PID cho bộ nghịch lưu 7 mức.
Đối với kỹ thuật điều khiển cũng chỉ giới hạn về bộ điều khiển
Mờ/PID. Và chỉ nghiên cứu, thay đổi các số liệu tạo ra sóng hài bậc
cao, các trường hợp sự cố điện đầu vào để mô phỏng, tính toán đảm
bảo được đầu ra của điện áp.
- 2 -
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu mô hình bộ nghịch lưu đa mức.
- Nghiên cứu cơ sở lý của các bộ điều khiển kinh điển và nâng cao.
- Nghiên cứu xây dựng bộ điều khiển Mờ/PID cho bộ nghịch lưu
đa mức dựa trên cơ sở của phương pháp điều khiển kinh điển PID.
- Kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán bằng mô phỏng
matlab/simulink.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BỘ NGHỊCH LƯU ĐA MỨC
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Khái niệm bộ nghịch lưu đa mức bắt đầu xuất hiện từ những năm
1975. Cấu trúc của bộ nghịch lưu 3 mức được xuất hiện đầu tiên, sau
đó các kiến trúc của những bộ nghịch lưu đa mức khác được bắt đầu
phát triển. Linh kiện trong bộ nghịch lưu áp có vai trò như một khóa
dùng để đóng, ngắt dòng điện qua nó. Trong các ứng dụng với công
suất vừa và nhỏ, có thể sử dụng transitor BJT, MOSFET, IGBT làm
khóa và ở phạm vi công suất lớn có thể sử dụng GTO, IGCT …
Nghịch lưu đa mức được sử dụng để nghịch lưu các nguồn điện
trung áp như 6kV, 10kV, 15kV, ... Từ đó, người ta còn ứng dụng
nghịch lưu đa mức chuyển đổi một số nguồn năng lượng một chiều
như năng lượng mặt trời năng lượng gió thành nguồn điện xoay chiều
cao áp và có thể nối lưới từ nhiều nguồn điện khác nhau.
Hình 1.1. Ứng dụng của nghịch lưu đa mức trong việc hòa lưới từ
nhiều nguồn điện khác nhau
Năng lượng gió
Nghịch lưu
đa mức Lưới
Năng lượng
mặt trời
Nghịch lưu
đa mức
Nguồn 1, 2, ...
Nghịch lưu
đa mức
- 3 -
Ngoài ra. ứng dụng quan trọng và tương đối rộng rãi của bộ nghịch
lưu đa mức nhằm vào lĩnh vực truyền động điện động cơ xoay chiều
với độ chính xác cao. Trong lĩnh vực tần số cao, bộ nghịch lưu được
dùng trong các thiết bị lò cảm ứng trung tần, thiết bị hàn trung tần. Bộ
nghịch lưu còn được dùng làm nguồn điện xoay chiều cho nhu cầu gia
đình, làm nguồn điện liên tục UPS, điều khiển chiếu sáng, bộ nghịch
lưu còn được ứng dụng vào lĩnh vực bù nhuyễn công suất phản kháng.
Các tải xoay chiều thường mang tính cảm kháng (ví dụ động cơ không
đồng bộ, lò cảm ứng), dòng điện qua các linh kiện không thể ngắt bằng
quá trình chuyển mạch tự nhiên. Do đó, mạch bộ nghịch lưu thường
chứa linh kiện tự kích ngắt để có thể điều khiển quá trình ngắt dòng
điện. Trong các trường hợp đặc biệt như mạch tải cộng hưởng, tải
mang tính chất dung kháng (động cơ đồng bộ kích từ dư), dòng điện
qua các linh kiện có thể bị ngắt do quá trình chuyển mạch tự nhiên phụ
thuộc vào điện áp nguồn hoặc phụ thuộc vào điện áp mạch tải. Khi đó
linh kiện bán dẫn có thể chọn là thyristor (SCR).
1.2. PHÂN LOẠI CÁC BỘ NGHỊCH LƯU ÁP
1.3. CÁC DẠNG CẤU TRÚC CỦA BỘ NGHỊCH LƯU ÁP ĐA
MỨC
1.3.1. Bộ nghịch lưu dạng diode kẹp NPC (Diode Clamped
Miltilevel Inverter)
1.3.2. Bộ nghịch lưu dạng dùng tụ điện thay đổi (Flying
Capacitor Multilevel Inverter)
1.3.3. Bộ nghịch lưu cấu trúc dạng cầu H ghép tầng (Cascaded
H-Bridges)
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
VỀ BỘ NGHỊCH LƯU ĐA MỨC
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
Khái niệm về bộ nghịch lưu đa mức đã được giới thiệu từ những
năm 1975. Hiện nay, bộ nghịch lưu đa mức đã được nghiên cứu và ứng
dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là nghiên cứu chuyên
sâu về các cấu trúc và các kỹ thuật điều chế, tính toán cho các thiết bị
- 4 -
chuyển mạch hoạt động tối ưu, giảm bớt tổn thất, giảm sóng hài, cũng
như ngày càng nâng cao độ lớn và chất lượng điện áp đầu ra của bộ
nghịch lưu đa mức. Một số công trình đã được nghiên cứu như:
Hình 1.2. Kết quả phân tích FFT của bộ nghịch lưu 7 mức
bất đối xứng
- Ngoài ra, một bài báo khác với đề tài “A Design of PID
Parameters Self-tuning Fuzzy Control System and Its Incorporation
with Practical Realization on PLC” của tác giả Liu Hongling, Jiang
Chuanwen, Zhang Yan đã đề cập đến việc thực hiện cơ chế điều khiển
mờ một cách hiệu quả hơn và kết hợp nó vào các chương trình PLC
trôi chảy hơn. Bằng lập trình VC++, quá trình này được đơn giản hóa
để nhận ra các tham số PID tự điều chỉnh điều khiển mờ trên PLC.
Hình 1.3. Kết quả mô phỏng về đáp ứng của các thông số PID tự
điều chỉnh bằng hệ thống mờ.
- 5 -
- Theo bài báo: “A Comparative Study of 5-level and 7-level
Multilevel Inverter Connected to the Grid” của các tác giả Nurul
Aisyah Yusof, Norazliani Md Sapari, Hazlie Mokhlis, Jeyraj Selvaraj
đã mô phỏng và cho ra kết quả biến tần đa mức 7 cấp đã mang lại hiệu
suất cao hơn về hệ số công suất, THD, và hiệu quả của nó so với biến
tần đa mức 5 cấp. Kết quả so sánh của tác giả như hình dưới:
Hình 1.4. Kết quả so sánh về hiệu quả của biến tần 7 mức so với biến
tần 5 mức.
1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều trường đại học, viện
nghiên cứu hay các cá nhân có những nghiên cứu tìm hiểu về các bộ
nghịch lưu nói chung và bộ nghịch lưu đa mức nói riêng. Có thể kể ra
một số công trình tiêu biểu như sau:
Một số nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ
thuật như nghiên cứu của TS.Nguyễn Văn Nhờ và Trần Vũ với bài
báo: “Phương pháp PWM vector không gian cho bộ chuyển đổi ma
trận Ultra Sparse sử dụng FPGA” hoặc nghiên cứu của TS. Nguyễn
Văn Nhờ và Phạm Ngọc Hiệp với bài báo: “điều khiển sóng mang
PWM cho nghịch lưu đa mức dạng cascade đối với bộ lọc công suất 3
pha 4 dây”. Một số bài báo được nghiên cứu vào năm 2013 của Phan
Tấn Phước và Nguyễn Huy Nhờ: “Thực nghiệm điều khiển bộ biến đổi
AC/DC 1 pha dạng Cascade 5 bậc” trong hội nghị điều khiển và tự
động hóa, VCCA 2013.
Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ
như đề tài “Kỹ thuật PWM sóng mang ho nghịch lưu đa bậc lai” của
- 6 -
tác giả Nguyễn Văn Phục hoàn thành vào năm 2006 với kết quả là phân
tích chi tiết phương pháp thiết kế nghịch lưu đa bậc lai, có thể tạp được
số bậc điện áp lớn nhất với cùng số cell cầu H. Tuy nhiên, độ méo dạng
họa tần của nó vẫn đảm bảo như các cấu trục không lai khác. Đặc biệt,
luận văn còn trình bày các kỹ thuật PWM sóng mang cho nghịch lưu
lai. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi kỹ thuật.
Cũng có một số công trình nghiên cứu của sinh viên về tổng quan
các bộ nghịch lưu áp và các phương pháp điều khiển như kỹ thuật điều
chế độ rộng xung PWM hoặc điều chế độ rộng xung cải tiến; phương
pháp điều chế vector không gian (space vector PWM), ...
Nhìn chung thì các nghiên cứu về bộ nghịch lưu áp đa mức tại Việt
Nam cũng khá nhiều. Tuy nhiên, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn vẫn
chưa hiệu quả, các thiết bị sản xuất vẫn còn phụ thuộc và nhập khẩu từ
các nước về vận hành.
Nhưng theo xu hướng chung thì với yêu cầu ngày càng khắt khe về
tính ổn định và độ lớn điện áp ngày càng cao của thiết bị thì cần phải
mở rộng nghiên cứu về phần điều khiển như ứng dụng các bộ điều
khiển PID, PID mờ để chất lượng điện áp tốt hơn. Đây có thể là những
vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian sắp
tới.
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đối với bộ nghịch lưu cổ điển như bộ nghịch lưu áp hai bậc có
nhược điểm là:
- Tạo điện áp cung cấp cho động cơ với độ dốc điện áp dv/dt khá
lớn.
- Sự chuyển mạch tần số cao làm giảm định mức, tuổi thọ thiết bị
đóng ngắt cũng như tổn thất công suất lớn.
- Tần số đóng ngắt nằm trong khoảng băng thông 10-30KHz tạo ra
nhiễu điện từ trường lên thiết bị truyền thông và thiết bị điện tử khác.
Bộ nghịch lưu áp đa bậc được phát triển để cải thiện các vấn đề
trên. Nó thường được sử dụng ở điện áp cao và công suất lớn với các
ưu điểm sau:
- 7 -
- Công suất bộ nghịch lưu áp tăng lên.
- Điện áp đặt lên các linh kiện và tần số chuyển mạch giảm xuống
giúp giảm tổn hao trên linh kiện.
- Với cùng tần số đóng ngắt, các thành phần song hài bậc cao của
điên áp ra nhỏ hơn so với trường hợp bộ nghịch lưu áp hai bậc.
- Đối với tải công suất lơn, điện áp cung cấp cho tải có thể đạt giá
trị tương đối lớn.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về các bộ nghịch lưu đa mức, ta
biết được ưu, nhược điểm và nguyên tắc hoạt động của trạng thái các
khóa chuyển mạch của từng bộ. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên
chỉ nghiên cứu về cấu trúc và phương pháp điều khiển bộ nghịch lưu
áp 7 mức dạng diode kẹp trong chương 2.
CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH
LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP
2.1. CẤU TRÚC BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE
KẸP
Bộ nghịch lưu dạng diode kẹp 7 mức được mô tả như hình 2.1. Mỗi
một pha của bộ nghịch lưu đấu vào nguồn DC được chia thành 6 tụ
điện tương ứng với 7 mức điện áp. Điện áp của mỗi tụ điện là E, và
mức điện áp đặt lên mỗi khóa chuyển mạch được giới hạn là E thông
qua một diode kẹp. Tương tự như bộ nghịch lưu 3 pha 3 mức, pha A
của bộ nghịch lưu gồm có 12 khóa bán dẫn Sa1  Sa6, Sa1’  Sa6’
và 12 diode mắc song song ngược. Điện áp vào một chiều của bộ
nghịch lưu được chia bởi 6 tụ điện nối tầng C1  C6, để tạo ra các
điểm trung tính ảo (Neutral Point).
- 8 -
Hình 2.1. Sơ đồ bộ nghịch lưu dạng diode kẹp 3 pha 7 mức
Trạng thái các khóa chuyển mạch (pha A) được thể hiện trong bảng
2.1. Trạng thái 1 là khóa đóng, trạng thái 0 là khóa mở. Mỗi pha có 6
cặp khóa chuyển mạch cơ bản, các bộ khóa chuyển mạch trong pha A
gồm: (Sa1, Sa1’), (Sa2, Sa2’), ... (Sa6, Sa6’) hoạt động theo nguyên
tắc đối nghịch (khi một khóa đóng thì khóa còn lại sẽ ngắt). Khi các
khóa kích đối nghịch, hai khóa không được dẫn cùng lúc, vì như vậy
sẽ gây ra ngắn mạch nguồn DC và làm hư hỏng linh kiện. Vì vậy, trong
quá trình chuyển mạch một khóa hoàn toàn ngừng dẫn thì khóa kia mới
được kích.
Bảng 2.1. Trạng thái khóa chuyển mạch (pha A) của bộ nghịch lưu 3
pha 7 mức
Trạng thái các khóa chuyển mạch của pha A Điện áp ra
Va0Sa1 Sa2 Sa3 Sa4 Sa5 Sa6 Sa1’ Sa2’ Sa3’ Sa4’ Sa5’ Sa6'
1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 V6 = 3E
0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 V5 = 2E
0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 V4 = E
0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 V3 = 0
0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 V2 = -E
0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 V1 = -2E
0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 V0 = -3E
Tương ứng với bảy trường hợp kích đóng linh kiện kẹp giữa bảy
cặp diode, ta thu được bảy mức điện áp pha – nguồn DC. Vì có khả
- 9 -
năng tạo ra bảy mức điện áp pha – nguồn DC nên mạch nghịch lưu
trên hình 2.1 gọi là bộ nghịch lưu 7 bậc.
Hình 2.2. Dạng sóng điện áp dây của bộ nghịch lưu 3 pha 7 mức
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU ÁP ĐA
MỨC
2.2.1. Nguyên tắc thực hiện:
Để tạo giản đồ kích đóng các linh kiện trong cùng một pha tải, ta
sử dụng một số sóng mang (dạng tam giác) và một tín hiệu điều khiển
(dạng sin).
Về nguyên lý, phương pháp được thực hiện dựa vào kỹ thuật
analog. Giản đồ kích đóng các công tắc của bộ nghịch lưu dựa trên cơ
sở so sánh hai tín hiệu cơ bản:
+ Sóng mang up (carrier signal) là sóng tam giác có tần số rất lớn,
có thể đến hàng chục, hàng trăm kHz.
+ Sóng điều khiển ur (reference signal) hoặc sóng điều chế
(modulation signal) là sóng hình sin có tần số bằng tần số sóng cơ bản
đầu ra của bộ nghịch lưu (f = 50Hz).
Hình 2.4. Tương quan giữa sóng mang và sóng điều chế.
- 10 -
Hình 2.5. Hình dạng xung kích các khóa điện tử trong bộ nghịch lưu
7 mức diode kẹp.
Tần số sóng mang càng cao, lượng sóng hài bậc cao xuất hiện trong
dạng điện áp và dòng điện tải bị khử càng nhiều.
Đối với bộ nghịch lưu áp n bậc, số sóng mang được sử dụng là (n-
1). Chúng có cùng tần số fc và cùng biên độ đính – đỉnh Ac. Sóng điều
chế (hay sóng điều khiển) có biên độ đỉnh bằng Am và tần số fm, dạng
sóng của nó thay đổi xung quanh trục tâm của hệ thống (n-1) sóng
mang. Nếu sóng điều khiển lớn hơn sóng mang nào đó thì linh kiện
tương ứng với sóng mang đó sẽ được kích đóng, ngược lại nếu sóng
điều khiển nhỏ hơn sóng mang thì linh kiện đó sẽ được khóa kích.
Gọi mf là tỉ số điều chế tần số (frequency modulation ratio):
arrierc c
f
reference m
f f
m
f f
 
(2.1)
Việc tăng giá trị mf sẽ dẫn đến việc tăng giá trị tần số các sóng hài
xuất hiện. Điểm bất lợi của việc tăng tần số sóng mang là vấn đề tổn
hao do số lần đóng cắt lớn.
Tương tự, gọi ma là tỉ số điều chế biên độ (amplitude modulation
ratio):
( 1)
m reference m
a
m carrier c
U A
m
U n A


 

(2.2)
Hệ số điều biến biên độ là một đại lượng quan trọng, đại lượng này
quyết định điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu. Hệ số điều biến biên độ
là một đại lượng thay đổi trong quá trình vận hành của bộ nghịch lưu.
- 11 -
Khoảng giá trị của hệ số điều biến biên độ được chia làm hai phần :
+ Khoảng thứ nhất ma < 1 : Khoảng này được gọi là khoảng điều
khiển tuyến tính của bộ nghịch lưu. Khi điều khiển trong khoảng này
thì điện áp ra được điều khiển tuyến tính.
+ Khoảng thứ hai ma > 1 : Khoảng này được gọi là khoảng điều
khiển phi tuyến. Khi điều khiển trong khoảng này thì điện áp ra tỉ lệ
phi tuyến với điện áp điều khiển.
Hai khoảng điều khiển trên có những ưu và nhược điểm nhất định.
Trong khoảng điều khiển tuyến tính thì điện áp ra gần điện áp hình sin
hơn thành phần sóng hài được lọc tốt hơn nhưng đổi lại tổn hao trong
bộ nghịch lưu tăng do van bán dẫn phải chuyển mạch nhiều lần trong
một chu kỳ. Và khi điều khiển trong khoảng tuyến tính thì điện áp và
công suất đầu ra không thể đạt giá trị lớn. Trong khoảng điều khiển phi
tuyến thì có thể cho ra ở đầu ra một điện áp lớn hơn khi cùng một giá
trị điện áp đầu vào như chế độ điều khiển tuyến tính, nhưng bù lại thì
trong thành phần điện áp ra chứa nhiều thành phần sóng hài do chuyển
mạch được thực hiện phần lớn ở chế độ xung vuông. Chế độ điều khiển
phi tuyến chỉ được thực hiện khi yêu cầu công suất đầu ra tương đối
lớn và thường dùng cung cấp cho động cơ đồng bộ.
2.2.2. Sử dụng phương thức loại trừ sóng hài tính điện áp đầu ra
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Đối với phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM), để thay đổi
được độ lớn điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu áp đa mức, ta cần thay
đổi độ rộng xung vuông điều khiển các khóa chuyển mạch trong bộ
nghịch lưu, tức là thay đổi trực tiếp đến chỉ số điều chế biên độ ma.
Như vậy qua chương 3, ta sẽ nghiên cứu bộ điều khiển PID/mờ với
thông số tác động chính của đối tượng là chỉ số điều chế biên độ ma.
- 12 -
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ/PID ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐIỆN
ÁP CHO BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP
3.1. MÔ HÌNH VẬT LÝ CỦA BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC
DẠNG DIODE KẸP
3.1.1. Một số khái niệm
3.1.2. Xây dựng hàm truyền đối tượng từ mô hình vật lý
Đối với bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp, để xây dựng mô
hình toán học cho đối tượng rất phức tạp, không thể thực hiện được, vì
vậy cần sử dụng mô hình vật lý để mô phỏng đối tượng.
Mô hình vật lý của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp như
hình 3.1 dưới
Hình 3.1. Mô hình vật lý của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp
Trong chương 2, ta đã biết ma là tỉ số điều chế biên độ (amplitude
modulation ratio). Hệ số điều biến biên độ là đại lượng này quyết định
điện áp đầu ra Ura của bộ nghịch lưu.
( 1)
m reference m
a
m carrier c
U A
m
U n A


 

(3.1)
Trong đó :
- Am là biên độ sóng điều chế
- Ac là biên độ sóng mang
- n là số mức điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu (n = 7).
Để quan hệ giữa thành phần cơ bản của điện áp ra và điện áp điều
khiển là tuyến tính thì
0 1am 
(biên độ sóng sin nhỏ hơn tổng
biên độ sóng mang).
ma
Bộ nghịch
lưu áp 7
mức dạng
diode kẹp
Xung điều
khiển
Ur
- 13 -
Sử dụng mô hình số và dung phương pháp số mô phỏng trên phần
mềm matlab - simulink để tìm ra được mô hình toán học gần đúng của
bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp.
Cho ma thay đổi giá trị tăng dần từ 0  1, tương ứng sẽ cho được
giá trị điện áp hiệu dụng đầu ra Ura thay đổi tuyến tính với ma.
Bảng 3.1. Giá trị vào – ra tương ứng giữa chỉ số điều chế biên độ ma
và điện áp hiệu dụng Ura của đối tượng điều khiển
ma Ura (V)
0,05 23,35
0,1 45,14
0,15 66,76
0,2 88,43
0,25 110,30
0,3 132,60
0,35 156,60
0,4 180,60
0,45 204,00
0,5 227,00
0,55 249,70
0,6 272,20
0,65 294,70
0,7 318,50
0,75 342,30
0,8 365,80
0,85 389,10
0,9 412,10
0,95 434,80
1 457,20
Thông qua số liệu đã nghiên cứu, ta thấy rang mối quan hệ giữa chỉ
số điều chế biên độ ma và điện áp hiệu dụng Ura là gần tuyến tính.
Dựa vào công cụ “ident” của matlab để tìm được hàm truyền gần
đúng của đối tượng là một khâu quán tính bậc nhất:
4437
( )
9.065
G s
s


(3.2)
Độ chính xác của hàm truyền tính được là: 93,1%
- 14 -
 Hàm truyền này đảm bảo tính chính xác, có thể thay thế để
nghiên cứu và xây dựng bộ điều khiển mờ/PID.
3.2. XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ/PID ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP
CHO BỘ NGHỊCH LƯU 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP
3.2.1. Tổng quan về bộ điều khiển PID
3.2.1.1. Cấu trúc chung của hệ điều khiển:
3.2.1.2. Các phương pháp xác định tham số PID
a. Phương pháp Ziegler-Nichols
b. Phương pháp Chien-Hrones-Reswick
c. Phương pháp tổng T của Kuhn
d. Phương pháp tối ưu modul
3.2.2. Tổng quan về bộ điều khiển mờ
3.2.2.1. Định nghĩa tập mờ
3.2.2.2. Các thuật ngữ trong logic mờ
3.2.2.3. Biến ngôn ngữ
3.2.2.4. Luật hợp thành
3.2.2.5. Giải mờ
3.2.2.6. Thiết kế bộ điều khiển mờ
3.2.3. Thiết kế bộ điều khiển PID-Mờ ổn định điện áp cho
nghịch lưu đa mức
3.2.3.1. Sơ đồ điều khiển sử dụng PID thích nghi
Hình 3.2. Mô hình tổng quát của hệ thống điều khiển
Mục tiêu xây dựng bộ điều khiển là chọn chỉ số điều chế biên độ
ma phù hợp để điện áp hiệu dụng đầu ra của đối tượng là không đổi
dựa theo điện áp đặt ban đầu.
ĐỐI TƯỢNG:
Bộ nghịch lưu đa
mức
Bộ điều
khiển PID
de/dt
_
e
KDKIKP
ma UUđặt
- 15 -
Các tham số KP, KI, KD được chỉnh định theo từng bộ điều khiển
mờ riêng biệt dựa trên sai lệch e(t) và đạo hàm de(t). Nguyên tắc chung
để chỉnh định bộ PID là bắt đầu với các giá trị KP, KI, KD theo Zeigler-
Nichols, sau đó dựa vào đáp ứng và thay đổi dần để tìm ra hương chỉnh
định thích hợp.
3.2.3.2. Luật chỉnh định PID
3.2.3.3. Xây dựng bộ PID mờ thích nghi
Hàm truyền của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp:
4437
( )
9.065
G s
s


(3.25)
a. Xác định biến ngôn ngữ:
 Đầu vào: 2 biến
o Sai lệch: e
o Tốc độ sai lệch: de/dt
 Đầu ra : 3 biến
o Kp hệ số tỉ lệ
o Ki hệ số tích phân
o Kd hệ số vi phân
 Số lượng biến ngôn ngữ được mờ hóa như sau:
o e, de/dt = {N3, N2, N1, ZE, P1, P2, P3}
(âm nhiều, âm vừa, âm ít, zero, dương ít, dương vừa, dương nhiều)
o Kp/Ki /Kd = {Z, S, M, L, U}
(Zero, nhỏ, trung bình, lớn, rất lớn)
Hình 3.16. Các biến đầu vào và các biến đầu ra của bộ điều khiển
FUZZY
- 16 -
b. Xây dựng hàm liên thuộc của các đầu vào và đầu ra:
Hình 3.17. Hàm liên thuộc của đầu vào sai số e
Hình 3.18. Hàm liên thuộc của đầu vào tốc độ sai số de/dt
Hình 3.19. Hàm liên thuộc của đầu ra Kp
Hình 3.20. Hàm liên thuộc của đầu ra Ki
- 17 -
Hình 3.21. Hàm liên thuộc của đầu ra Kd
c. Xây dựng luật hợp thành:
Ta có tổng cộng là: 7 x 7 x 3 = 147 luật hợp thành IF … THEN …
Bảng 3.2. Luật chỉnh định Kp
Kp
de/dt
N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3
e
N3 U U U U U U U
N2 L L L L L L L
N1 M M M M M M M
ZE Z Z Z Z Z Z Z
P1 M M M M M M M
P2 L L L L L L L
P3 U U U U U U U
Bảng 3.3. Luật chỉnh định Kd
Kd
de/dt
N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3
e
N3 Z Z Z Z Z Z Z
N2 M M M M M M M
N1 L L L L L L L
ZE U U U U U U U
P1 L L L L L L L
P2 M M M M M M M
P3 Z Z Z Z Z Z Z
Bảng 3.4. Luật chỉnh định Ki
Ki
de/dt
N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3
e
N3 Z Z Z Z Z Z Z
N2 M S S Z S S M
N1 L M S Z S M L
ZE U L M S M L U
P1 L M S Z S M L
P2 M S S Z S S M
P3 Z Z Z Z Z Z Z
- 18 -
d. Chọn luật và giải mờ:
Chọn luật hợp thành theo quy tắc Max – Min.
Giải mờ theo phương pháp trọng tâm.
3.3 SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG
3.3.1. Sơ đồ mô phỏng bộ điều khiển Pid/mờ
3.3.2. Khối bộ nghịch lưu 7 mức dạng Diode kẹp
3.3.2.1. Khối tạo một xung tam giác
3.3.2.2. Khối tạo xung điều khiển
- 19 -
3.3.2.3. Khối nghịch lưu 7 mức diode kẹp
3.3.3. Khối luật điều khiển trong bộ FUZZY
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Đối với bộ nghịch lưu áp 7 mức diode kẹp, thuộc dạng đối tượng
không thể xác định được mô hình toán học trực tiếp từ các công thức
toán hoặc rất khó để xác định thì ta có thể sử dụng mô hình vật lý,
phương pháp mô hình số và dựa vào phần mềm matlab, từ đó có thể
tìm được hàm truyền đạt gần đúng của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng
- 20 -
diode kẹp với độ chính xác là 93,1%.
Dựa vào hàm truyền trên, ta đã xây dựng được bộ điều khiển
PID/mờ thích nghi cho bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp trong
trường hợp điện áp nguồn DC đầu vào bộ nghịch lưu thay đổi.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
4.1. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG KHI SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN
PID CHO CÁC TRƯỜNG HỢP TẢI KHÁC NHAU, ĐIỆN ÁP
VÀO THAY ĐỔI
4.1.1. Trường hợp không tải, điện áp vào UDC=800V
Hình 4.1. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp
không tải, điện áp vào UDC=800V
Hình 4.2. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp không tải,
điện áp vào UDC=800V (THD = 6,11%)
- 21 -
4.1.2. Trường hợp không tải, điện áp vào UDC=400V
Hình 4.3. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp
không tải, điện áp vào UDC=400V
Hình 4.4. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp không tải,
điện áp vào UDC=400V (THD = 12,20%)
4.1.3. Trường hợp có tải động cơ, điện áp đầu vào UDC=600V
Hình 4.5. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp tải
động cơ, điện áp vào UDC=600V
- 22 -
Hình 4.6. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp tải động
cơ, điện áp vào UDC=600V (THD = 13,70%)
4.1.4. Trường hợp có tải động cơ, điện áp đầu vào UDC=800V
Hình 4.7. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp tải
động cơ, điện áp vào UDC=800V
Hình 4.8. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp tải động
cơ, điện áp vào UDC=800V (THD = 11,35%)
- 23 -
4.2. SO SÁNH ĐÁP ỨNG ĐỘ LỚN ĐIỆN ÁP ĐẦU RA GIỮA BỘ
ĐIỀU KHIỂN PID VÀ PID MỜ
Hình 4.9. Kết quả mô phỏng so sánh đáp ứng độ lớn điện áp đầu ra
giữa bộ điều khiển PID và bộ điều khiển PID mờ
4.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Với kết quả mô phỏng ở trên ta nhận thấy rằng với bộ điều khiển
PID/mờ như đã thiết kế thì chất lượng điện áp của hệ thống luôn luôn
được đảm bảo khi điện áp DC đầu vào bộ nghịch lưu thay đổi hoặc
trong trường hợp có thêm phụ tải.
Kết quả mô phỏng thu được hoàn toàn phù hợp với các kết quả
nghiên cứu lý thuyết, điều này chừng tỏ rằng phương pháp và cách
thức xây dựng bộ điều khiển PID/mờ là đúng đắn và chính xác.
Bộ điều khiển PID/mờ hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu chất
lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu 7 mức dạng diode kẹp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục tiêu của các hệ thống điều khiển là ngày càng nâng cao chất
lượng các hệ thống điều khiển tự động. Trên thực tê có rất nhiều đối
tượng cần điều khiển, các đối tượng này thông thương không có đủ các
tham số cần thiết, chính vì vậy nên việc thiết kế các bộ điều khiển dựa
trên lý thuyết điều khiển kinh điển gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì
các lý do này đòi hỏi chúng ta phải ứng dụng các lý thuyết điều khiển
hiện đại vào trong thực tế. Luận văn chú trọng vào việc xây dựng hệ
điều khiển cho một bộ nghịch lưu đa mức dựa trên nền tảng các lý
thueyets điều khiển cao cấp.
- 24 -
Với kết quả thu được từ mô phỏng, đã đóng góp được các vấn đề
sau:
+ Đã xây dựng được bộ điều khiển PID/mờ ổn định điện áp cho bộ
nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc
khi có tải động cơ.
+ Với bộ điều khiển mà luận văn đã xây dựng, các thông số về chất
lượng điều chỉnh như sai lệch tĩnh, độ quá điều chỉnh, thời gian quá
độ, số lần dao động của hệ đều tốt, nhất là độ quá điều chỉnh và thời
gian quá độ rất nhỏ. Như vậy bộ điều khiển đã nghiên cứu trong luận
văn hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng điều khiển điện
áp cho bộ nghịch lưu đa mức và có khả năng ứng dụng vào thực tế điều
khiển.
Như vậy, quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã giải quyết trọn
vẹn được vấn đề đã đặt ra. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu hạn chế
và do phạm vi giới hạn của vấn đề đã đặt ra, luận văn chưa đề cập đến
chất lượng điện áp về độ lớn THD, hoặc có thể thay đổi ổn định tần số
…

More Related Content

What's hot

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxhunhlhongthi
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200Lê Gia
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Man_Ebook
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápMan_Ebook
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfMan_Ebook
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1quanglocbp
 
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Chu Quang Thảo
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Man_Ebook
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019PinkHandmade
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
 
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán PidThi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
 
Đề tài: Nghiên cứu điều khiển công nghệ trộn hóa chất bằng PLC
Đề tài: Nghiên cứu điều khiển công nghệ trộn hóa chất bằng PLCĐề tài: Nghiên cứu điều khiển công nghệ trộn hóa chất bằng PLC
Đề tài: Nghiên cứu điều khiển công nghệ trộn hóa chất bằng PLC
 
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều không ch...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019
Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều _08315512092019
 
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
Truyen dien dong
Truyen dien dongTruyen dien dong
Truyen dien dong
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
 
Bai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiepBai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiep
 

Similar to Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT

ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.docĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.docLuận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.docsividocz
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxMan_Ebook
 
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...Antonietta Davis
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYhatranthithu
 
Bài giảng về máy điện
Bài giảng về máy điệnBài giảng về máy điện
Bài giảng về máy điệnactech trung tam
 
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...nataliej4
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 nataliej4
 
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiNghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiMan_Ebook
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdfMan_Ebook
 
tài liệu Trần Văn Hùng.pdf
tài liệu Trần Văn Hùng.pdftài liệu Trần Văn Hùng.pdf
tài liệu Trần Văn Hùng.pdfMinhLunTrn6
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Man_Ebook
 
Thực hành truyền động điện.pdf
Thực hành truyền động điện.pdfThực hành truyền động điện.pdf
Thực hành truyền động điện.pdfMan_Ebook
 
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến ápCác hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến ápnataliej4
 
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...Man_Ebook
 
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdf
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdfTái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdf
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdfHanaTiti
 

Similar to Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT (20)

ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.docĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức.doc
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.docLuận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Các Bộ Biến Đổi Công Suất Sử Dụng Trong Ngành Giao Thông.doc
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
 
Hệ thống truyền động điện động cơ đồng bộ 4 góc phần tư, HAY
Hệ thống truyền động điện động cơ đồng bộ 4 góc phần tư, HAYHệ thống truyền động điện động cơ đồng bộ 4 góc phần tư, HAY
Hệ thống truyền động điện động cơ đồng bộ 4 góc phần tư, HAY
 
luan van thac si tim hieu bo bien doi cong suat trong giao thong
luan van thac si tim hieu bo bien doi cong suat trong giao thongluan van thac si tim hieu bo bien doi cong suat trong giao thong
luan van thac si tim hieu bo bien doi cong suat trong giao thong
 
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...
Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển và giảm sát mức nước và áp suất của một nồ...
 
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơiĐề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
 
Bài giảng về máy điện
Bài giảng về máy điệnBài giảng về máy điện
Bài giảng về máy điện
 
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
 
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiNghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần - động cơ.pdf
 
tài liệu Trần Văn Hùng.pdf
tài liệu Trần Văn Hùng.pdftài liệu Trần Văn Hùng.pdf
tài liệu Trần Văn Hùng.pdf
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
 
Thực hành truyền động điện.pdf
Thực hành truyền động điện.pdfThực hành truyền động điện.pdf
Thực hành truyền động điện.pdf
 
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến ápCác hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
 
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...
Nghiên cứu đề xuất các giải thuật điều chế độ rộng xung tối ưu để giảm tổn ha...
 
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.docThiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
 
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdf
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdfTái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdf
Tái cấu trúc để giảm tổn thất công suất tác dụng trong lưới điện phân phối.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ------------------------- TRẦN HỮU HOÀNG LONG NAM ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID MỜ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO NGHỊCH LƯU ĐA MỨC Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Mã số: 60.58.02.16 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng – Năm 2017
  • 2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG MAI Phản biện 1: TS. Nguyễn Kim Ánh Phản biện 2: TS. Giáp Quang Huy Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa họp tại Trường Đại học Bách Khoa ngày 15 tháng 06 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách Khoa. - Thư viện Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • 3. - 1 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay đó có nhiều bộ điều khiển cho bộ nghịch lưu đa mức như: sử dụng kỹ thuật PWM, kỹ thuật điều chế độ rộng xung dùng sóng mang (CBPWM), kỹ thuật điều chế vector không gian (SVPWM), hay bộ điều khiển kinh điển PID .... Tuy nhiên, với một đối tượng có cấu trúc phức tạp, yêu cầu đầu ra khắt khe như bộ nghịch lưu đa mức thì cần phải thay thế một bộ điều khiển khác. Với các lý do trên, tác giả đó lựa chọn đề tài: “Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức”. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng điều khiển và chất lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu đa mức. - Đảm bảo chất lượng điện (về điện áp, tần số, ...) khi có sự cố về nguồn điện đầu vào như sự gián đoạn điện, giải quyết được các thành phần sóng hài bậc cao.  Mục tiêu nghiên cứu: - Thiết kế được đối tượng nghiên cứu là bộ nghịch lưu dùng diode kẹp 7 mức. - Xây dựng thuật toán điều khiển mờ/PID. - Mô phỏng thành công trên matlab/simulink. - So sánh thuật toán điều khiển này so với các phương pháp điều khiển khác để thấy được sự khác biệt và ưu điểm của nó. - Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu đa mức sử dụng thuật toán điều khiển mờ/PID. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do bộ nghịch lưu đa mức ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rói. Trong đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu bộ nghịch lưu 3 mức và áp dụng bộ điều khiển Mờ/PID cho bộ nghịch lưu 7 mức. Đối với kỹ thuật điều khiển cũng chỉ giới hạn về bộ điều khiển Mờ/PID. Và chỉ nghiên cứu, thay đổi các số liệu tạo ra sóng hài bậc cao, các trường hợp sự cố điện đầu vào để mô phỏng, tính toán đảm bảo được đầu ra của điện áp.
  • 4. - 2 - 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình bộ nghịch lưu đa mức. - Nghiên cứu cơ sở lý của các bộ điều khiển kinh điển và nâng cao. - Nghiên cứu xây dựng bộ điều khiển Mờ/PID cho bộ nghịch lưu đa mức dựa trên cơ sở của phương pháp điều khiển kinh điển PID. - Kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán bằng mô phỏng matlab/simulink. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ NGHỊCH LƯU ĐA MỨC 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT Khái niệm bộ nghịch lưu đa mức bắt đầu xuất hiện từ những năm 1975. Cấu trúc của bộ nghịch lưu 3 mức được xuất hiện đầu tiên, sau đó các kiến trúc của những bộ nghịch lưu đa mức khác được bắt đầu phát triển. Linh kiện trong bộ nghịch lưu áp có vai trò như một khóa dùng để đóng, ngắt dòng điện qua nó. Trong các ứng dụng với công suất vừa và nhỏ, có thể sử dụng transitor BJT, MOSFET, IGBT làm khóa và ở phạm vi công suất lớn có thể sử dụng GTO, IGCT … Nghịch lưu đa mức được sử dụng để nghịch lưu các nguồn điện trung áp như 6kV, 10kV, 15kV, ... Từ đó, người ta còn ứng dụng nghịch lưu đa mức chuyển đổi một số nguồn năng lượng một chiều như năng lượng mặt trời năng lượng gió thành nguồn điện xoay chiều cao áp và có thể nối lưới từ nhiều nguồn điện khác nhau. Hình 1.1. Ứng dụng của nghịch lưu đa mức trong việc hòa lưới từ nhiều nguồn điện khác nhau Năng lượng gió Nghịch lưu đa mức Lưới Năng lượng mặt trời Nghịch lưu đa mức Nguồn 1, 2, ... Nghịch lưu đa mức
  • 5. - 3 - Ngoài ra. ứng dụng quan trọng và tương đối rộng rãi của bộ nghịch lưu đa mức nhằm vào lĩnh vực truyền động điện động cơ xoay chiều với độ chính xác cao. Trong lĩnh vực tần số cao, bộ nghịch lưu được dùng trong các thiết bị lò cảm ứng trung tần, thiết bị hàn trung tần. Bộ nghịch lưu còn được dùng làm nguồn điện xoay chiều cho nhu cầu gia đình, làm nguồn điện liên tục UPS, điều khiển chiếu sáng, bộ nghịch lưu còn được ứng dụng vào lĩnh vực bù nhuyễn công suất phản kháng. Các tải xoay chiều thường mang tính cảm kháng (ví dụ động cơ không đồng bộ, lò cảm ứng), dòng điện qua các linh kiện không thể ngắt bằng quá trình chuyển mạch tự nhiên. Do đó, mạch bộ nghịch lưu thường chứa linh kiện tự kích ngắt để có thể điều khiển quá trình ngắt dòng điện. Trong các trường hợp đặc biệt như mạch tải cộng hưởng, tải mang tính chất dung kháng (động cơ đồng bộ kích từ dư), dòng điện qua các linh kiện có thể bị ngắt do quá trình chuyển mạch tự nhiên phụ thuộc vào điện áp nguồn hoặc phụ thuộc vào điện áp mạch tải. Khi đó linh kiện bán dẫn có thể chọn là thyristor (SCR). 1.2. PHÂN LOẠI CÁC BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 1.3. CÁC DẠNG CẤU TRÚC CỦA BỘ NGHỊCH LƯU ÁP ĐA MỨC 1.3.1. Bộ nghịch lưu dạng diode kẹp NPC (Diode Clamped Miltilevel Inverter) 1.3.2. Bộ nghịch lưu dạng dùng tụ điện thay đổi (Flying Capacitor Multilevel Inverter) 1.3.3. Bộ nghịch lưu cấu trúc dạng cầu H ghép tầng (Cascaded H-Bridges) 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ BỘ NGHỊCH LƯU ĐA MỨC 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới Khái niệm về bộ nghịch lưu đa mức đã được giới thiệu từ những năm 1975. Hiện nay, bộ nghịch lưu đa mức đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu về các cấu trúc và các kỹ thuật điều chế, tính toán cho các thiết bị
  • 6. - 4 - chuyển mạch hoạt động tối ưu, giảm bớt tổn thất, giảm sóng hài, cũng như ngày càng nâng cao độ lớn và chất lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu đa mức. Một số công trình đã được nghiên cứu như: Hình 1.2. Kết quả phân tích FFT của bộ nghịch lưu 7 mức bất đối xứng - Ngoài ra, một bài báo khác với đề tài “A Design of PID Parameters Self-tuning Fuzzy Control System and Its Incorporation with Practical Realization on PLC” của tác giả Liu Hongling, Jiang Chuanwen, Zhang Yan đã đề cập đến việc thực hiện cơ chế điều khiển mờ một cách hiệu quả hơn và kết hợp nó vào các chương trình PLC trôi chảy hơn. Bằng lập trình VC++, quá trình này được đơn giản hóa để nhận ra các tham số PID tự điều chỉnh điều khiển mờ trên PLC. Hình 1.3. Kết quả mô phỏng về đáp ứng của các thông số PID tự điều chỉnh bằng hệ thống mờ.
  • 7. - 5 - - Theo bài báo: “A Comparative Study of 5-level and 7-level Multilevel Inverter Connected to the Grid” của các tác giả Nurul Aisyah Yusof, Norazliani Md Sapari, Hazlie Mokhlis, Jeyraj Selvaraj đã mô phỏng và cho ra kết quả biến tần đa mức 7 cấp đã mang lại hiệu suất cao hơn về hệ số công suất, THD, và hiệu quả của nó so với biến tần đa mức 5 cấp. Kết quả so sánh của tác giả như hình dưới: Hình 1.4. Kết quả so sánh về hiệu quả của biến tần 7 mức so với biến tần 5 mức. 1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu hay các cá nhân có những nghiên cứu tìm hiểu về các bộ nghịch lưu nói chung và bộ nghịch lưu đa mức nói riêng. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như sau: Một số nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật như nghiên cứu của TS.Nguyễn Văn Nhờ và Trần Vũ với bài báo: “Phương pháp PWM vector không gian cho bộ chuyển đổi ma trận Ultra Sparse sử dụng FPGA” hoặc nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Nhờ và Phạm Ngọc Hiệp với bài báo: “điều khiển sóng mang PWM cho nghịch lưu đa mức dạng cascade đối với bộ lọc công suất 3 pha 4 dây”. Một số bài báo được nghiên cứu vào năm 2013 của Phan Tấn Phước và Nguyễn Huy Nhờ: “Thực nghiệm điều khiển bộ biến đổi AC/DC 1 pha dạng Cascade 5 bậc” trong hội nghị điều khiển và tự động hóa, VCCA 2013. Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ như đề tài “Kỹ thuật PWM sóng mang ho nghịch lưu đa bậc lai” của
  • 8. - 6 - tác giả Nguyễn Văn Phục hoàn thành vào năm 2006 với kết quả là phân tích chi tiết phương pháp thiết kế nghịch lưu đa bậc lai, có thể tạp được số bậc điện áp lớn nhất với cùng số cell cầu H. Tuy nhiên, độ méo dạng họa tần của nó vẫn đảm bảo như các cấu trục không lai khác. Đặc biệt, luận văn còn trình bày các kỹ thuật PWM sóng mang cho nghịch lưu lai. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi kỹ thuật. Cũng có một số công trình nghiên cứu của sinh viên về tổng quan các bộ nghịch lưu áp và các phương pháp điều khiển như kỹ thuật điều chế độ rộng xung PWM hoặc điều chế độ rộng xung cải tiến; phương pháp điều chế vector không gian (space vector PWM), ... Nhìn chung thì các nghiên cứu về bộ nghịch lưu áp đa mức tại Việt Nam cũng khá nhiều. Tuy nhiên, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn vẫn chưa hiệu quả, các thiết bị sản xuất vẫn còn phụ thuộc và nhập khẩu từ các nước về vận hành. Nhưng theo xu hướng chung thì với yêu cầu ngày càng khắt khe về tính ổn định và độ lớn điện áp ngày càng cao của thiết bị thì cần phải mở rộng nghiên cứu về phần điều khiển như ứng dụng các bộ điều khiển PID, PID mờ để chất lượng điện áp tốt hơn. Đây có thể là những vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian sắp tới. 1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đối với bộ nghịch lưu cổ điển như bộ nghịch lưu áp hai bậc có nhược điểm là: - Tạo điện áp cung cấp cho động cơ với độ dốc điện áp dv/dt khá lớn. - Sự chuyển mạch tần số cao làm giảm định mức, tuổi thọ thiết bị đóng ngắt cũng như tổn thất công suất lớn. - Tần số đóng ngắt nằm trong khoảng băng thông 10-30KHz tạo ra nhiễu điện từ trường lên thiết bị truyền thông và thiết bị điện tử khác. Bộ nghịch lưu áp đa bậc được phát triển để cải thiện các vấn đề trên. Nó thường được sử dụng ở điện áp cao và công suất lớn với các ưu điểm sau:
  • 9. - 7 - - Công suất bộ nghịch lưu áp tăng lên. - Điện áp đặt lên các linh kiện và tần số chuyển mạch giảm xuống giúp giảm tổn hao trên linh kiện. - Với cùng tần số đóng ngắt, các thành phần song hài bậc cao của điên áp ra nhỏ hơn so với trường hợp bộ nghịch lưu áp hai bậc. - Đối với tải công suất lơn, điện áp cung cấp cho tải có thể đạt giá trị tương đối lớn. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về các bộ nghịch lưu đa mức, ta biết được ưu, nhược điểm và nguyên tắc hoạt động của trạng thái các khóa chuyển mạch của từng bộ. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên chỉ nghiên cứu về cấu trúc và phương pháp điều khiển bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp trong chương 2. CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP 2.1. CẤU TRÚC BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP Bộ nghịch lưu dạng diode kẹp 7 mức được mô tả như hình 2.1. Mỗi một pha của bộ nghịch lưu đấu vào nguồn DC được chia thành 6 tụ điện tương ứng với 7 mức điện áp. Điện áp của mỗi tụ điện là E, và mức điện áp đặt lên mỗi khóa chuyển mạch được giới hạn là E thông qua một diode kẹp. Tương tự như bộ nghịch lưu 3 pha 3 mức, pha A của bộ nghịch lưu gồm có 12 khóa bán dẫn Sa1  Sa6, Sa1’  Sa6’ và 12 diode mắc song song ngược. Điện áp vào một chiều của bộ nghịch lưu được chia bởi 6 tụ điện nối tầng C1  C6, để tạo ra các điểm trung tính ảo (Neutral Point).
  • 10. - 8 - Hình 2.1. Sơ đồ bộ nghịch lưu dạng diode kẹp 3 pha 7 mức Trạng thái các khóa chuyển mạch (pha A) được thể hiện trong bảng 2.1. Trạng thái 1 là khóa đóng, trạng thái 0 là khóa mở. Mỗi pha có 6 cặp khóa chuyển mạch cơ bản, các bộ khóa chuyển mạch trong pha A gồm: (Sa1, Sa1’), (Sa2, Sa2’), ... (Sa6, Sa6’) hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch (khi một khóa đóng thì khóa còn lại sẽ ngắt). Khi các khóa kích đối nghịch, hai khóa không được dẫn cùng lúc, vì như vậy sẽ gây ra ngắn mạch nguồn DC và làm hư hỏng linh kiện. Vì vậy, trong quá trình chuyển mạch một khóa hoàn toàn ngừng dẫn thì khóa kia mới được kích. Bảng 2.1. Trạng thái khóa chuyển mạch (pha A) của bộ nghịch lưu 3 pha 7 mức Trạng thái các khóa chuyển mạch của pha A Điện áp ra Va0Sa1 Sa2 Sa3 Sa4 Sa5 Sa6 Sa1’ Sa2’ Sa3’ Sa4’ Sa5’ Sa6' 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 V6 = 3E 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 V5 = 2E 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 V4 = E 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 V3 = 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 V2 = -E 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 V1 = -2E 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 V0 = -3E Tương ứng với bảy trường hợp kích đóng linh kiện kẹp giữa bảy cặp diode, ta thu được bảy mức điện áp pha – nguồn DC. Vì có khả
  • 11. - 9 - năng tạo ra bảy mức điện áp pha – nguồn DC nên mạch nghịch lưu trên hình 2.1 gọi là bộ nghịch lưu 7 bậc. Hình 2.2. Dạng sóng điện áp dây của bộ nghịch lưu 3 pha 7 mức 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU ÁP ĐA MỨC 2.2.1. Nguyên tắc thực hiện: Để tạo giản đồ kích đóng các linh kiện trong cùng một pha tải, ta sử dụng một số sóng mang (dạng tam giác) và một tín hiệu điều khiển (dạng sin). Về nguyên lý, phương pháp được thực hiện dựa vào kỹ thuật analog. Giản đồ kích đóng các công tắc của bộ nghịch lưu dựa trên cơ sở so sánh hai tín hiệu cơ bản: + Sóng mang up (carrier signal) là sóng tam giác có tần số rất lớn, có thể đến hàng chục, hàng trăm kHz. + Sóng điều khiển ur (reference signal) hoặc sóng điều chế (modulation signal) là sóng hình sin có tần số bằng tần số sóng cơ bản đầu ra của bộ nghịch lưu (f = 50Hz). Hình 2.4. Tương quan giữa sóng mang và sóng điều chế.
  • 12. - 10 - Hình 2.5. Hình dạng xung kích các khóa điện tử trong bộ nghịch lưu 7 mức diode kẹp. Tần số sóng mang càng cao, lượng sóng hài bậc cao xuất hiện trong dạng điện áp và dòng điện tải bị khử càng nhiều. Đối với bộ nghịch lưu áp n bậc, số sóng mang được sử dụng là (n- 1). Chúng có cùng tần số fc và cùng biên độ đính – đỉnh Ac. Sóng điều chế (hay sóng điều khiển) có biên độ đỉnh bằng Am và tần số fm, dạng sóng của nó thay đổi xung quanh trục tâm của hệ thống (n-1) sóng mang. Nếu sóng điều khiển lớn hơn sóng mang nào đó thì linh kiện tương ứng với sóng mang đó sẽ được kích đóng, ngược lại nếu sóng điều khiển nhỏ hơn sóng mang thì linh kiện đó sẽ được khóa kích. Gọi mf là tỉ số điều chế tần số (frequency modulation ratio): arrierc c f reference m f f m f f   (2.1) Việc tăng giá trị mf sẽ dẫn đến việc tăng giá trị tần số các sóng hài xuất hiện. Điểm bất lợi của việc tăng tần số sóng mang là vấn đề tổn hao do số lần đóng cắt lớn. Tương tự, gọi ma là tỉ số điều chế biên độ (amplitude modulation ratio): ( 1) m reference m a m carrier c U A m U n A      (2.2) Hệ số điều biến biên độ là một đại lượng quan trọng, đại lượng này quyết định điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu. Hệ số điều biến biên độ là một đại lượng thay đổi trong quá trình vận hành của bộ nghịch lưu.
  • 13. - 11 - Khoảng giá trị của hệ số điều biến biên độ được chia làm hai phần : + Khoảng thứ nhất ma < 1 : Khoảng này được gọi là khoảng điều khiển tuyến tính của bộ nghịch lưu. Khi điều khiển trong khoảng này thì điện áp ra được điều khiển tuyến tính. + Khoảng thứ hai ma > 1 : Khoảng này được gọi là khoảng điều khiển phi tuyến. Khi điều khiển trong khoảng này thì điện áp ra tỉ lệ phi tuyến với điện áp điều khiển. Hai khoảng điều khiển trên có những ưu và nhược điểm nhất định. Trong khoảng điều khiển tuyến tính thì điện áp ra gần điện áp hình sin hơn thành phần sóng hài được lọc tốt hơn nhưng đổi lại tổn hao trong bộ nghịch lưu tăng do van bán dẫn phải chuyển mạch nhiều lần trong một chu kỳ. Và khi điều khiển trong khoảng tuyến tính thì điện áp và công suất đầu ra không thể đạt giá trị lớn. Trong khoảng điều khiển phi tuyến thì có thể cho ra ở đầu ra một điện áp lớn hơn khi cùng một giá trị điện áp đầu vào như chế độ điều khiển tuyến tính, nhưng bù lại thì trong thành phần điện áp ra chứa nhiều thành phần sóng hài do chuyển mạch được thực hiện phần lớn ở chế độ xung vuông. Chế độ điều khiển phi tuyến chỉ được thực hiện khi yêu cầu công suất đầu ra tương đối lớn và thường dùng cung cấp cho động cơ đồng bộ. 2.2.2. Sử dụng phương thức loại trừ sóng hài tính điện áp đầu ra 2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Đối với phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM), để thay đổi được độ lớn điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu áp đa mức, ta cần thay đổi độ rộng xung vuông điều khiển các khóa chuyển mạch trong bộ nghịch lưu, tức là thay đổi trực tiếp đến chỉ số điều chế biên độ ma. Như vậy qua chương 3, ta sẽ nghiên cứu bộ điều khiển PID/mờ với thông số tác động chính của đối tượng là chỉ số điều chế biên độ ma.
  • 14. - 12 - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ/PID ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP 3.1. MÔ HÌNH VẬT LÝ CỦA BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP 3.1.1. Một số khái niệm 3.1.2. Xây dựng hàm truyền đối tượng từ mô hình vật lý Đối với bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp, để xây dựng mô hình toán học cho đối tượng rất phức tạp, không thể thực hiện được, vì vậy cần sử dụng mô hình vật lý để mô phỏng đối tượng. Mô hình vật lý của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp như hình 3.1 dưới Hình 3.1. Mô hình vật lý của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp Trong chương 2, ta đã biết ma là tỉ số điều chế biên độ (amplitude modulation ratio). Hệ số điều biến biên độ là đại lượng này quyết định điện áp đầu ra Ura của bộ nghịch lưu. ( 1) m reference m a m carrier c U A m U n A      (3.1) Trong đó : - Am là biên độ sóng điều chế - Ac là biên độ sóng mang - n là số mức điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu (n = 7). Để quan hệ giữa thành phần cơ bản của điện áp ra và điện áp điều khiển là tuyến tính thì 0 1am  (biên độ sóng sin nhỏ hơn tổng biên độ sóng mang). ma Bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp Xung điều khiển Ur
  • 15. - 13 - Sử dụng mô hình số và dung phương pháp số mô phỏng trên phần mềm matlab - simulink để tìm ra được mô hình toán học gần đúng của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp. Cho ma thay đổi giá trị tăng dần từ 0  1, tương ứng sẽ cho được giá trị điện áp hiệu dụng đầu ra Ura thay đổi tuyến tính với ma. Bảng 3.1. Giá trị vào – ra tương ứng giữa chỉ số điều chế biên độ ma và điện áp hiệu dụng Ura của đối tượng điều khiển ma Ura (V) 0,05 23,35 0,1 45,14 0,15 66,76 0,2 88,43 0,25 110,30 0,3 132,60 0,35 156,60 0,4 180,60 0,45 204,00 0,5 227,00 0,55 249,70 0,6 272,20 0,65 294,70 0,7 318,50 0,75 342,30 0,8 365,80 0,85 389,10 0,9 412,10 0,95 434,80 1 457,20 Thông qua số liệu đã nghiên cứu, ta thấy rang mối quan hệ giữa chỉ số điều chế biên độ ma và điện áp hiệu dụng Ura là gần tuyến tính. Dựa vào công cụ “ident” của matlab để tìm được hàm truyền gần đúng của đối tượng là một khâu quán tính bậc nhất: 4437 ( ) 9.065 G s s   (3.2) Độ chính xác của hàm truyền tính được là: 93,1%
  • 16. - 14 -  Hàm truyền này đảm bảo tính chính xác, có thể thay thế để nghiên cứu và xây dựng bộ điều khiển mờ/PID. 3.2. XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ/PID ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO BỘ NGHỊCH LƯU 7 MỨC DẠNG DIODE KẸP 3.2.1. Tổng quan về bộ điều khiển PID 3.2.1.1. Cấu trúc chung của hệ điều khiển: 3.2.1.2. Các phương pháp xác định tham số PID a. Phương pháp Ziegler-Nichols b. Phương pháp Chien-Hrones-Reswick c. Phương pháp tổng T của Kuhn d. Phương pháp tối ưu modul 3.2.2. Tổng quan về bộ điều khiển mờ 3.2.2.1. Định nghĩa tập mờ 3.2.2.2. Các thuật ngữ trong logic mờ 3.2.2.3. Biến ngôn ngữ 3.2.2.4. Luật hợp thành 3.2.2.5. Giải mờ 3.2.2.6. Thiết kế bộ điều khiển mờ 3.2.3. Thiết kế bộ điều khiển PID-Mờ ổn định điện áp cho nghịch lưu đa mức 3.2.3.1. Sơ đồ điều khiển sử dụng PID thích nghi Hình 3.2. Mô hình tổng quát của hệ thống điều khiển Mục tiêu xây dựng bộ điều khiển là chọn chỉ số điều chế biên độ ma phù hợp để điện áp hiệu dụng đầu ra của đối tượng là không đổi dựa theo điện áp đặt ban đầu. ĐỐI TƯỢNG: Bộ nghịch lưu đa mức Bộ điều khiển PID de/dt _ e KDKIKP ma UUđặt
  • 17. - 15 - Các tham số KP, KI, KD được chỉnh định theo từng bộ điều khiển mờ riêng biệt dựa trên sai lệch e(t) và đạo hàm de(t). Nguyên tắc chung để chỉnh định bộ PID là bắt đầu với các giá trị KP, KI, KD theo Zeigler- Nichols, sau đó dựa vào đáp ứng và thay đổi dần để tìm ra hương chỉnh định thích hợp. 3.2.3.2. Luật chỉnh định PID 3.2.3.3. Xây dựng bộ PID mờ thích nghi Hàm truyền của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp: 4437 ( ) 9.065 G s s   (3.25) a. Xác định biến ngôn ngữ:  Đầu vào: 2 biến o Sai lệch: e o Tốc độ sai lệch: de/dt  Đầu ra : 3 biến o Kp hệ số tỉ lệ o Ki hệ số tích phân o Kd hệ số vi phân  Số lượng biến ngôn ngữ được mờ hóa như sau: o e, de/dt = {N3, N2, N1, ZE, P1, P2, P3} (âm nhiều, âm vừa, âm ít, zero, dương ít, dương vừa, dương nhiều) o Kp/Ki /Kd = {Z, S, M, L, U} (Zero, nhỏ, trung bình, lớn, rất lớn) Hình 3.16. Các biến đầu vào và các biến đầu ra của bộ điều khiển FUZZY
  • 18. - 16 - b. Xây dựng hàm liên thuộc của các đầu vào và đầu ra: Hình 3.17. Hàm liên thuộc của đầu vào sai số e Hình 3.18. Hàm liên thuộc của đầu vào tốc độ sai số de/dt Hình 3.19. Hàm liên thuộc của đầu ra Kp Hình 3.20. Hàm liên thuộc của đầu ra Ki
  • 19. - 17 - Hình 3.21. Hàm liên thuộc của đầu ra Kd c. Xây dựng luật hợp thành: Ta có tổng cộng là: 7 x 7 x 3 = 147 luật hợp thành IF … THEN … Bảng 3.2. Luật chỉnh định Kp Kp de/dt N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3 e N3 U U U U U U U N2 L L L L L L L N1 M M M M M M M ZE Z Z Z Z Z Z Z P1 M M M M M M M P2 L L L L L L L P3 U U U U U U U Bảng 3.3. Luật chỉnh định Kd Kd de/dt N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3 e N3 Z Z Z Z Z Z Z N2 M M M M M M M N1 L L L L L L L ZE U U U U U U U P1 L L L L L L L P2 M M M M M M M P3 Z Z Z Z Z Z Z Bảng 3.4. Luật chỉnh định Ki Ki de/dt N3 N2 N1 ZE P1 P2 P3 e N3 Z Z Z Z Z Z Z N2 M S S Z S S M N1 L M S Z S M L ZE U L M S M L U P1 L M S Z S M L P2 M S S Z S S M P3 Z Z Z Z Z Z Z
  • 20. - 18 - d. Chọn luật và giải mờ: Chọn luật hợp thành theo quy tắc Max – Min. Giải mờ theo phương pháp trọng tâm. 3.3 SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG 3.3.1. Sơ đồ mô phỏng bộ điều khiển Pid/mờ 3.3.2. Khối bộ nghịch lưu 7 mức dạng Diode kẹp 3.3.2.1. Khối tạo một xung tam giác 3.3.2.2. Khối tạo xung điều khiển
  • 21. - 19 - 3.3.2.3. Khối nghịch lưu 7 mức diode kẹp 3.3.3. Khối luật điều khiển trong bộ FUZZY 3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Đối với bộ nghịch lưu áp 7 mức diode kẹp, thuộc dạng đối tượng không thể xác định được mô hình toán học trực tiếp từ các công thức toán hoặc rất khó để xác định thì ta có thể sử dụng mô hình vật lý, phương pháp mô hình số và dựa vào phần mềm matlab, từ đó có thể tìm được hàm truyền đạt gần đúng của bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng
  • 22. - 20 - diode kẹp với độ chính xác là 93,1%. Dựa vào hàm truyền trên, ta đã xây dựng được bộ điều khiển PID/mờ thích nghi cho bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp trong trường hợp điện áp nguồn DC đầu vào bộ nghịch lưu thay đổi. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 4.1. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG KHI SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID CHO CÁC TRƯỜNG HỢP TẢI KHÁC NHAU, ĐIỆN ÁP VÀO THAY ĐỔI 4.1.1. Trường hợp không tải, điện áp vào UDC=800V Hình 4.1. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp không tải, điện áp vào UDC=800V Hình 4.2. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp không tải, điện áp vào UDC=800V (THD = 6,11%)
  • 23. - 21 - 4.1.2. Trường hợp không tải, điện áp vào UDC=400V Hình 4.3. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp không tải, điện áp vào UDC=400V Hình 4.4. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp không tải, điện áp vào UDC=400V (THD = 12,20%) 4.1.3. Trường hợp có tải động cơ, điện áp đầu vào UDC=600V Hình 4.5. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp tải động cơ, điện áp vào UDC=600V
  • 24. - 22 - Hình 4.6. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp tải động cơ, điện áp vào UDC=600V (THD = 13,70%) 4.1.4. Trường hợp có tải động cơ, điện áp đầu vào UDC=800V Hình 4.7. Kết quả mô phỏng bộ điều khiển PID cho trường hợp tải động cơ, điện áp vào UDC=800V Hình 4.8. Phân tích THD điện áp đầu ra trong trường hợp tải động cơ, điện áp vào UDC=800V (THD = 11,35%)
  • 25. - 23 - 4.2. SO SÁNH ĐÁP ỨNG ĐỘ LỚN ĐIỆN ÁP ĐẦU RA GIỮA BỘ ĐIỀU KHIỂN PID VÀ PID MỜ Hình 4.9. Kết quả mô phỏng so sánh đáp ứng độ lớn điện áp đầu ra giữa bộ điều khiển PID và bộ điều khiển PID mờ 4.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Với kết quả mô phỏng ở trên ta nhận thấy rằng với bộ điều khiển PID/mờ như đã thiết kế thì chất lượng điện áp của hệ thống luôn luôn được đảm bảo khi điện áp DC đầu vào bộ nghịch lưu thay đổi hoặc trong trường hợp có thêm phụ tải. Kết quả mô phỏng thu được hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu lý thuyết, điều này chừng tỏ rằng phương pháp và cách thức xây dựng bộ điều khiển PID/mờ là đúng đắn và chính xác. Bộ điều khiển PID/mờ hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu 7 mức dạng diode kẹp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Mục tiêu của các hệ thống điều khiển là ngày càng nâng cao chất lượng các hệ thống điều khiển tự động. Trên thực tê có rất nhiều đối tượng cần điều khiển, các đối tượng này thông thương không có đủ các tham số cần thiết, chính vì vậy nên việc thiết kế các bộ điều khiển dựa trên lý thuyết điều khiển kinh điển gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì các lý do này đòi hỏi chúng ta phải ứng dụng các lý thuyết điều khiển hiện đại vào trong thực tế. Luận văn chú trọng vào việc xây dựng hệ điều khiển cho một bộ nghịch lưu đa mức dựa trên nền tảng các lý thueyets điều khiển cao cấp.
  • 26. - 24 - Với kết quả thu được từ mô phỏng, đã đóng góp được các vấn đề sau: + Đã xây dựng được bộ điều khiển PID/mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu áp 7 mức dạng diode kẹp khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi có tải động cơ. + Với bộ điều khiển mà luận văn đã xây dựng, các thông số về chất lượng điều chỉnh như sai lệch tĩnh, độ quá điều chỉnh, thời gian quá độ, số lần dao động của hệ đều tốt, nhất là độ quá điều chỉnh và thời gian quá độ rất nhỏ. Như vậy bộ điều khiển đã nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng điều khiển điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức và có khả năng ứng dụng vào thực tế điều khiển. Như vậy, quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã giải quyết trọn vẹn được vấn đề đã đặt ra. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu hạn chế và do phạm vi giới hạn của vấn đề đã đặt ra, luận văn chưa đề cập đến chất lượng điện áp về độ lớn THD, hoặc có thể thay đổi ổn định tần số …