SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
LUẬN VĂN:
Chiến lược kinh doanh của Công ty
Thương mại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
nam" namNam
Việc sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Hoạt động lao động sản xuất để mưu cầu lợi ích kinh tế là hoạt động tự giác
có ý thức của con người trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Khi tiến hành các hoạt động
sản xuất, con người luôn có ý thức và quan tâm đến những thông số chi phí chi ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả của mỗi quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh đó. Hay nói cách khác chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề tồn tại
sống còn chi phối toàn bộ hoạt động của đơn vị, là căn cứ đề ra những quyết định hữu
ích, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, các thành phần kinh tế tự
do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, vấn đề chiến lược trong kinh doanh là một yếu
tố quan trọng, là thách thức đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, đòi hỏi đơn vị phải
tốn nhiều công sức cho việc nghiên cứu tìm riêng cho mình một chiến lược kinh doanh và
các chính sách thích hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị mình. Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức là đơn vị mới được thành lập
trong cơ chế mới cũng gặp nhiều khó khăn để vượt qua thách thức đó.
Trong suốt thời gian theo học hệ Đào tạo từ xa của Trung tâm giáo dục thường xuyên
thuộc Trường đại học Đà nẵng, với những kiến thức được các thầy cô của Trung tâm
Giáo dục thường xuyên thuộc Trường Đại học Đà nẵng đã trang bị, những hiểu biết của
cá nhân và sự giúp đỡ tận tình của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức và gợi ý của các
anh chị trong Công ty và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn thực tập bản thân tôi xin mạnh
dạn nêu lên đề tài mà tôi luôn quan tâm "Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương
mại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam" namNam". Đây là đề tài có phạm vi tương đối
rộng nhưng do hạn chế về thời gian thực tập cũng như thời gian viết báo cáo, những hạn
chế của bản thân, xin đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết và hữu ích đối với
đơn vị nhất.
Đây là đề tài có phạm vi tương đối rộng, nhưng do hạn chế
về thời gian thực tập, cũng như thời gian viết báo cáo, những hạn chế của bản thân, xin
đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết và hữu ích đối với đơn vị.
Mặc dù bản thân đã tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, nhưng
với khả năng có hạn nên đề tài không
thể tránh khỏi những sơ suất khiếm khuyết. Bản thân xin ghi nhận
những thiếu sót và sự góp ý hướng dẫn sữa chữa của thầy: Đoàn Gia Dũng và các thầy,
cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Đà năng để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn tôi làm đề tài này.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn tất cả các Thầy, cô giáo Trường Đại học Đà
nẵng đã tận tình giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức đã giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................Trang 01
PHẦN THỨ I: Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh................Trang 05
I- Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh...........................................Trang 06
1-Khái niện chung về Chiến lược .......................................................Trang 06
2- Vấn đề cốt lõi của Chiến lược ........................................................Trang 06
3- Mục đích và vai trò của Chiến lược................................................Trang 07
4-Một số khái niệm khác có liên quan đến Chiến lược........................Trang 07
II- Chính sách..............................................................................................Trang 08
1- Khái niệm Chính sách....................................................................Trang 08
2- Tác dụng và đặc điểm của Chính sách............................................Trang 08
III- Quản trị Chiến lược .............................................................................Trang 10
1- Khái niệm quản trị Chiến lược .......................................................Trang 10
2- Các giai đoạn của quá trình quản trị Chiến lược.............................Trang 10
3- Mô hình quản trị Chiến lược ..........................................................Trang 11
4- Lợi ích cả quản trị Chiến lược........................................................Trang 12
IV Tiến trình hoạch định Chiến lược.........................................................Trang 13
1- Xác định chức năng nhiệm vụ ........................................................Trang 13
2- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh...................................Trang 14
3- Phân tích các yếu tố bên trong........................................................Trang 19
4- Xác định mục tiêu Chiến lược.......................................................Trang 21
5- Các yêu cầu đối với mục tiêu .........................................................Trang 22
6- Phân tích lựa chọn chiến lược ........................................................Trang 22
PHẦN THỨ II : Phân tích tình hình hoạt động và công tác
hoạch định Chiến lược tại Công ty TM huyện Hiệp Đưc.........................Trang 26
I- Tổng quan và quá trình hình thành Công ty thương mại
huyện Hiệp Đức..........................................................................................Trang 27
1-Đặc điểm tình hình..........................................................................Trang 27
2-Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội ...................................................Trang 27
II- Sự hình thành và phát triển của Công ty thương mại
huyện Hiệp Đức...........................................................................................Trang 27
1- Chức năng nhiệm vụ ......................................................................Trang 28
2- Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................Trang 29
3- Môi trường hoạt động của Công ty.................................................Trang 31
III Thực trạng việc xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty
thương mại huyện Hiệp Đức ......................................................................Trang 39
1- Những thuận lợi và khó khăn .........................................................Trang 39
2- Hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại
trong 3 năm 2000-2002 .................................................................Trang 40
3- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty..............................Trang 42
4- Những căn cứ để hoàn thiện chiến lược kinh doanh .......................Trang 43
5- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực
hiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại .....................Trang 44
6- Nhận xét chung về chiến lược kinh doanh của Công ty ..................Trang 45
PHẦN THỨ III: Một số giải pháp để góp phần hoàn thiện
CLKD của Công ty thương mại huyện Hiệp đức ......................................Trang 47
I- Kiến nghị về việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của
Công ty thương mại huyện Hiệp đức .........................................................Trang 48
1- Phương pháp dự báo xây dựng chiến lược kinh doanh....................Trang 48
2- Phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu ................Trang 51
3- Xác định mục tiêu chiến lược.........................................................Trang 55
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức của Công ty.............Trang 56
1- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty ..........................................Trang 56
2- Công tác đào tạo ............................................................................Trang 57
3- Các bước thực hiện ........................................................................Trang 58
4- Soát xét lại các mục tiêu hằng năm.................................................Trang 64
5- Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt.....................................Trang 64
6- Thông báo các tiền đề xây dựng chiến lược....................................Trang 65
7- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược...........................Trang 65
III- Một số kiến nghị...................................................................................Trang 66
1- Đối với Nhà nước...........................................................................Trang 66
2- Đối với Công ty .............................................................................Trang 67
Kết luận .......................................................................................................Trang 69
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
1/ Khái niệm chung về chiến lược:
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp
(sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian, thời cơ, với không gian (lĩnh vực hoạt động)
theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt
được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp.
Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong
đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến chiến lược, đó là nhũng phát
minh, sáng tạo của chiến lược về cách thức biện pháp hành động trong tương lai của
doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng nhất cơ bản nhất, và một cách
có hiệu quả nhất.
Ta có thể hình dung như sau: Chiến lược là một kế hoạch trong đó bao gồm : -
Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3 năm, 5 năm hoặc 10
năm…).
- Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được
mục tiêu.
- Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu
các nguồn lực.
- Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh
tranh sôi động và các biến cố bên ngoài để đạt được dự kiến trước.
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên
tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
Tuy nhiên việc phối kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản
trị chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Các quyết định phải được tập trung về cấp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp,
mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn( về sản phẩm, thị trường, đầu
tư và đào tạo…) và sự bí mật về thông tin cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường, chiến
lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát triển các cơ hội kinh doanh và nhận
thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao
nhất.
2/ Vấn đề cốt lõi của chiến lược:
Trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, phải có các nội dung chủ yếu là mục
tiêu chiến lược, biện pháp chiến lược và các chính sách. Nhưng cái cốt lõi của chiến lựơc
chính là các biện pháp để thực hiện mục tiêu, đó chính là phương án tối ưu để thực hiện
mục tiêu. Có thể hình dung chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là định hướng
các hoạt động chủ yếu các biện pháp quan trọng sẽ được thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định nhằm mang lại lợi thế nhiều nhất cho doanh nghiệp trong những điều
kiện tiền đề nhất định. Chiến lược của doanh nghiệp được coi như bánh lái của con
thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến.
3/Mục đích và vai trò của chiến lược:
a/ Mục đích: Mục đích cuả chiến lược là thông qua các mục tiêu, các biện pháp chủ yếu
và các chính sách mà xác định , tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về thể loại cơ sở kinh
doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai, nó phát hoạ ra những triển vọng,
qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược còn xác định rỏ
một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị duy trì và hoạt động.
b/ Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn
thành công phải có một chiến lược, nhà doanh nghiệp phải nắm được ưu thế đang thay
đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành công, biết khai thác những ưu
thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh
tranh, mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra
được những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt
hoạt động ở những thời diểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên nhằm đưa
ra một chiến lược tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh doanh
là:
- Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả làm
kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp
phát huy lợi thế cạnh tranh tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển thêm thị
phần.
- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng.
4/ Một số khái niệm khác có liên quan đến chiến lược:
a/ Thế chiến lược và kế hoạch chiến lược:
+ Thế chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở vị trí, vai trò và hình ảnh so sánh trong
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thế chiến lược là kết quả của chiến lược,
của hoạt động trước đây và hiện tại của doanh nghiệp.
+ Kế hoạch chiến lược là một văn bản hướng về tương lai, nó xác định vị thế sau này
và là cơ sở cho những kế hoạch hành động chung nhằm hình thành được thế chiến lược
trong tương lai đó. Như vậy mọi doanh nghiệp đều có một thế chiến lược giống như sự
tồn tại của nó vậy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có chiến lược. Chỉ có
những doanh nghiệp có quan tâm đến chiến lược, có hoạch định chiến lược thì mới có kế
hoạch chiến lược.
b/ Quyết định chiến lược và quyết định điều hành:
Các quyết định chiến lược nhằm xử lý những vấn đề thiết yếu trong những mối tác
động đang chéo nhau giữa doanh nghiệp và môi trường và chúng có tầm quan trọng thiết
yếu đối với sự thành công trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các quyết định điều hành liên quan trứơc hết và chủ yếu đến các công việc làm cho
các hoạt động trong nội bộ của doanh nghiệp càng ngày làm ăn có hiệu quả và phát đạt.
c/ Mối quan hệ giữa chiến lược và các hoạt động, chức năng quản trị khác trong
doanh nghiệp:
Một cách chung nhất để nhìn nhận thì chiến lược và quản trị chiến lược không đồng
nhất với các chức năng và hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp.
Tuy nhiên quản trị chiến lược và quản trị những chức năng khác đều nhằm vào mục
tiêu chung là chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và khắn khít với nhau, các chức
năng quản trị khác sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định chiến
lược của doanh nghiệp, ngược lại là tiền đề là cơ sở cho các hoạt động chức năng khác.
II/ CHÍNH SÁCH.
1/ Khái niệm về chính sách:
Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những qui định chung để hướng
dẫn, khai thông các suy nghĩ và hành động khi đưa ra quyết định quản trị. Nhờ
có chính sách mà đảm bảo được rằng các quyết định sẽ nằm trong một khuôn khổ nhất
định. Các chính sách về thực chất là công cụ để thực thi chiến lược đã đề ra.
Các chính sách quy định những vi phạm có thể bắt buột và những giới hạn để hướng
dẫn những hành vi, nó chỉ rỏ những cái gì có thể làm ra khi theo đuổi các mục tiêu của
doanh nghiệp.
2/ Tác dụng và đặc điểm của chính sách:
a/ Tác dụng:
+ Các thay đổi trong chiều hướng chiến lược trong quá trình thực thi không phải
tự nó diễn ra trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp các nhà chính sách rất cần
thiết để có một chiến lược được phát huy toàn diện, có tác dụng. Các chính sách tạo điều
kiện dễ dàng cho việc giải quyết các vấn đề lặp lại và hướng dẫn thực thi chiến lược. Về
thực chất mặt hình thức, thì chính sách thuộc loại kế hoạch thường xuyên của tất cả các
doanh nghiệp và cần phải có trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chính sách còn là sự bảo đảm cho việc uỷ quyền và khuyến khích tính chủ động
sáng tạo của các nhà quản trị cấp dưới.
+ Chính sách còn là cơ sở pháp lý, là chỗ dựa để tự kiểm tra trong quản trị cho nên
các doanh nghiệp có thể và nên hình thành sổ tay chính sách để hướng dẫn cho các quản
trị viên.
b/ Đặc điểm: Mối quan hệ giữa chính sách và chiến lược: Có 3 yếu tố gắn kết nhau:
Mục tiêu chiến lược, Chiến lược kinh doanh, Chính sách và có mối quan hệ như
sau:
Mục tiêu Chiến lược Chính sách
Cái đích cần phải Bịên pháp để thực Những hướng
dẫn, qui định
đến trongtương lai hiện mục tiêu hỗ trợ thực thi chiến lược
Như trình bày ở trên, chiến lược và chính sách không tách biệt nhau không khác nhau
nhiều. Chiến lược chứa đựng những cam kết sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu,
còn bản chất của chính sách là tạo ra một hành lang pháp lý vừa đủ rộng cho phép có sự
lựa chọn sáng tạo để thực hiện những cam kết của chiến lược một cách linh hoạt và có
hiệu quả cao.
c/ Có nhiều loại chính sách và nó tồn tại ở tất cả các cấp độ khác nhau của doanh
nghiệp.
Từ những chính sách lớn, chủ yếu của doanh nghiệp đến những chính sách chỉ áp
dụng cho những cấp độ tổ chức thấp hơn của nó như các chính sách chỉ liên quan đến
các chức năng riêng rẽ như: Tài chính sản xuất, Marketting, hoặc chỉ liên quan đến các
dự án cụ thể.
Do chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc lựa chọn trong khi ra quyết định cho
nên nó có một phạm vi co giản nhất định, có thể bị hiểu sai hoặc có tính giải thích theo
chủ quan của nhà quản trị, từ đó việc thực thi chính sách cũng không nghiêm chỉnh. Quan
điểm phải nhất quán dù là một phạm vi và hình thức như thế nào thì các chính sách cũng
được sử dụng như một cơ chế để thực thi chiến lược và đạt được mục tiêu chung là
phương tiện để thực thi chiến lược.
Một số chính sách khác:
- Chính sách chỉ nhận về công ty để làm công tác quản lý những kỷ sư và cán bộ đã có
trình độ đại học.
- Chính sách khen thưởng cho những sáng kiến, phát minh.
- Chính sách khen thuởng cho tiết kiệm nguyên vật liệu
- Chính sách xây dựng mối quan hệ đặc biệt với khách hàng
III/ QUẢN TRỊ VỀ CHIẾN LƯỢC:
1/ Khái niệm về quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục bắt đầu từ nghiên cứu môi trường hiện tại
và dự báo trong tương lai, đề ra các mục tiêu chiến lược của tổ chức, thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu trong những điều kiện hiện tại
và tương lai.
Quản trị chiến lược có thể được coi như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập thực
hiện và đánh giá các quyết định có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, cho phép
doanh nghiệp tiến đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoản thời gian nhất định.
Quản trị chiến lược tập trung vào sự hợp nhất việc quản trị Marketting, tài chính sản
xuất nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được sự
thành công. Rõ ràng trong quá trình quản trị chiến lược chúng ta phải thực hiện đầy đủ
các chức năng cơ bản của quản trị thể hiện qua 3 giai đoạn của quá trình quản trị chiến
lược là: Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, kiểm tra và đánh giá chiến lược.
2/ Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược:
a/ Giai đoạn hoạch định chiến lược:
Giai đoạn hoạch định chiến lược hay còn gọi là lập kế hoạch chiến lược là quá trình
xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, điều tra nghiên cứu để phát hiện những khó khăn, thuận
lợi bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, để dề ra các mục tiêu chiến lược và
lựa chọn một chiến lược tối ưu trong những chiến lược có thể đã dùng.
Vì doanh nghiệp luôn luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhà chiến lược phải
chọn một chiến lược thích hợp và hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất, những quyết định
này có liên quan đến các sản phẩm, thị trường, nguồn tài nguyên và công nghệ cụ thể
trong một khoảng thời gian dài trong tương lai các chiến lược xác định rõ được lợi thế
cạnh tranh trong dài hạn và có những ảnh hưởng toàn diện đến doanh nghiệp.
Giai đoạn hoạch định chiến lược là vấn đề quan trọng nhất, nếu doanh nghiệp không
làm tốt giai đoạn này thì dù các giai đoạn khác có triển khai tốt đến mấy cũng không có ý
nghĩa.
b/ Giai đoạn thực thi chiến lược:
Đây là giai đoạn hành động của chiến lược. Để thực thi phải có một tổ chức đảm
đương được nhiệm vụ và huy động quản trị viên, nhân viên thật sự bắt tay vào công việc.
Ba hoạt động đảm bảo cho thực thi chiến lược là: Thiết lập mục tiêu hằng năm, để đề ra
các chính sách để theo đuổi và phân phối các nguồn tài nguyên. Đây là giai đoạn khó
khăn nhất trong qúa trình quản trị chiến lược. Nó đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tụy và
hy sinh của mỗi cá nhân.
Việc thực thi chiến lược thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
thúc đẩy các nhân viên của các nhà quản trị, vốn là một nghệ thuật hơn là một khoa học,
chiến lược được đề ra mà không được thực hiện sẽ chẵng có lợi ích gì cả.
c/ Kiểm tra chiến lược:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Ba hoạt động chính của giai đoạn
này là: xem xét lại các yếu tố cơ sở của chiến lược, đo lường và đánh giá kết quả và thực
hiện các hoạt động điều chỉnh.
Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng nhưng không có nghĩa là nó chỉ thực hiện sau cùng
mà nó được tiến hành thường xuyên liên tục để tạo thông tin phản hồi cho các giai đoạn
trước kịp thời điều chỉnh công việc của nó.
3/ Mô hình quản trị chiến lược:
Thông tin phản hồi
Phân tích Thiết lập Xây dựng
bên ngoài mục tiêu mục tiêu
xác định cơ chiến lược ngắn hạn
hội, đe doạ (dài hạn) (hàng năm)
Nhận thức
chức năng Phát triển Phân phối Đo lường
nhiệm vụ và chức năng các nguồn đánh giá
chiến lược nhiệm vụ tài nguyên và điều
hiện tại (sứ mệnh)
chỉnh
Phân tích bên Lựa chọn Đề ra các
trong : xác chiến lược chính sách để
định điểm tối ưu theo đuổi mục
mạnh, điểm tiêu
yếu
Thông tin phản hồi
Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược
Kiểm tra C. lược
Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa các giai đoạn và công việc chủ yếu quả
quá trình quản trị chiến lược. Qúa trình quản trị chiến lược phải năng động và liên tục,
bất cứ một sự thay đổi nào ở các thành phần trong mô hình trên đều có thể làm thay đổi
một số hoặc tất cả các thành phần khác trong mô hình.
Ví dụ: Một sự thay đổi chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước có thể tạo ra một cơ hội
lớn dẫn đến sự thay đổi, mục tiêu chiến lược đương nhiên phải thay đổi chiến lược, điều
đó kéo theo sự thay đổi mục tiêu ngắn hạn chính sách và phân bố nguồn lực.
Các mũi tên có chiều hướng khác nhau trong mô hình chỉ rỏ các mối quan hệ nhân
quả và mối liên hệ ngược của dòng thông tin phản hồi đối với các quyết định sơ khởi ban
đầu, các thông tin phản hồi kịp thời sẽ giúp cho ban Lãnh đạo kịp thời điều chỉnh các
quyết định quan trọng trước đó.
Trong thực tế quá trình quản trị chiến lược không hoàn toàn được phân đoạn rõ ràng
như trong mô hình đã vẽ mà có thể có sự chồng lẫn nhau chút ít. Hơn nữa một số nguyên
nhân chủ quan và khách quan cũng có ảnh hưởng đến cách thức quản trị chiến lược ở các
doanh nghiệp. Nếu ở các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh ít mặt hàng, dịch vụ và giản đơn,
thường không quản trị chiến lược một cách qui cũ như đã trình bày ở trên. Phong cách
quản trị, tính phức tạp của môi trường kinh doanh, độ phức tạp của công nghệ sản xuất,
bản chất của các vấn đề phát sinh, mục đích của hệ thống kế hoạch… đều có thể ảnh
hưởng đến cách thức tiến hành quản trị chiến lược.
4/ Lợi ích của quản trị chiến lược: Kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp có thực hành
quản trị chiến lược thì đều gặt hái những thành công trong kinh doanh so với những
doanh nghiệp không quan tâm vì:
Qúa trình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xác định một cách ổn định mục đích
và hướng đi giúp cho người Lãnh đạo biết tập trung sự chú ý vào Lãnh đạo tập thể hành
động theo hướng nào và khi nào phải đạt được mục tiêu thì khi đó tập trung vào được
trọng điểm, tất nhiên chức năng nhiệm vụ mà mục tiêu phải đạt.
Ngày nay môi trường kinh doanh biến đổi rất nhanh, làm xuất hiện nhiều cơ hội và
nguy cơ. Trong quá trình quản trị chiến lược, người ta rất coi trọng ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường kinh doanh, nên đã dự báo các biến đổi môi trường tương lai gần cũng
như xa, qua đó mà khai thác những cơ hội hạn chế nhũng rủi ro và chuẩn bị để thích úng
với những diễn biến của môi trường.
Quản trị chiến lược là phương pháp tiếp cận rất hợp lý vừa mang tính nghệ thuật vừa
khoa học cao, để đạt được mục tiêu cơ bản và toàn diện theo ảnh hưởng mà doanh nghiệp
đã chọn.
IV/ TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH:
1/ Xác định chức năng nhiệm vụ:
Chức năng nhiệm vụ hay là sứ mệnh của doanh nghiệp được coi như bản tuyên ngôn
về mục đích của doanh nghiệp , nguyên tắc kinh doanh, triết lý kinh doanh, lý tưởng mà
doanh nghiệp tôn thờ, niềm tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bản thuyết minh về
chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ làm cho người ta phân biệt được doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác tuy chúng cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một
thị trường trong những điều kiện nhu nhau.
Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp dù được trình bày
ngắn gọn hay dài dòng đến mấy cũng phải chứa đựng những nội dung chủ yếu sau:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai.
- Sản phẩm chính của doanh nghiệp là gì.
- Thị trường của doanh nghiệp ở đâu.
- Mối quan tâm của doanh nghiệp đến công nghệ thế nào, có quan trọng không.
- Quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lời như thế nào.
- Các mục tiêu kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp thế nào.
- Về triết lý: Đây là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của
doanh nghiệp.
- Tự đánh giá về những năng lực đặc biệt, ưư thế cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
là gì.
- Mối quan tâm của doanh nghiệp về xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp
trước công chúng như thế nào.
- Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên như thế nào.
Những nội dung trên đây phải xây dựng như thế nào dể thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong doanh nghiệp.
- Tạo cơ sở để huy động được nguồn lực cho doanh nghiệp.
- Có tiêu chuẩn rỏ ràng để phân bổ nguồn lực và chi dùng các nguồn lực.
- Hình thành được khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi.
- Đóng vai trò tiêu điểm để cho mọi thành viên đồng tình với mục đích, phương hướng
của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để chuẩn hoá từ mục đích thành các mục tiêu và chuẩn hoá từ mục tiêu
thành các chiến lược và các biện pháp hành động cụ thể.
Nếu một doanh nghiệp không hình thành một bản tuyên ngôn về chức năng nhiệm vụ
một cách bao quát và gợi cảm thì sẽ đánh mất cơ hội tự giới thiệu tốt về mình đối với
những người góp vốn đầu tư hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp.
Tất cả các doanh nghiệp đều có các nhà quản lý, các nhân viên, khách hàng, người đi
vay, người cung cấp, nhà phân phối. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ là những
phương tiện đắt lực để truyền đạt thái độ của doanh nghiệp đối với họ.
Xây dựng bản chức năng nhiệm vụ tốt còn giúp cho việc xác định mục tiêu vạch ra
chiến lược đúng đắn, nó cung cấp cho các nhà quản trị thống nhất về định hướng vượt ra
ngoài những nhu cầu riêng rẽ, bị hạn chế và có tính nhất thời.
Tóm lại mọi doanh nghiệp cần phải có bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ thể
hiện mục đích cao cả và lý do tồn tại của nó. Nhiệm vụ của người Lãnh đạo doanh
nghiệp là phải xây dựng và phải truyền đạt những nội dung của bản thuyết minh đến mọi
đối tượng có liên quan.
2/ Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh:
- Doanh nghiệp là một hệ thống mở tồn tại trong môi trường, liên hệ chặt chẽ với môi
trường chịu sự chi phối của môi trường, mọi chiến lược của doanh nghiệp phải vạch ra
trong một môi trường cụ thể, phải biết tận dụng thuận lợi mà môi trường đem lại và
những hạn chế, những khó khăn, trở ngại vướng mắc từ môi trường.
- Môi trường tổng quát của doanh nghiệp được chia làm 2 loại theo tính chất : ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, ngành, nhiều doanh nghiệp và nó ảnh
hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp.
- Môi trường vi mô chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ta đang nghiên cứu và nó chịu ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường.
+ Hai môi trường này chứa đựng nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát
được, bởi vì nó là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nó hình thành nên những tiền đề
không thể kiểm soát được.
a/ Môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô làm rỏ vấn đề quan trọng là doanh nghiệp đang đối diện với những
vấn đề gì, có nhiều vấn đề thuộc yếu tố môi trường vĩ mô.
+ Các yếu tố kinh tế:
Có 4 yếu tố thuộc kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
đó là:
- Giai đoạn phát triển kinh tế: Tỷ lệ phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển, thời
kỳ tăng tốc bình thường, trì tuệ, khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sự phát triển và áp lực
cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
- Tiền tệ: Tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư
dài hạn và sự làm ăn ổn định lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến
chiến lược và quản trị chiến lược.
- Hối suất: Hối suất biến động cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến cạnh tranh trong xuất
nhập khẩu.
- Chính sách kiểm soát giá cả và lương bổng của Nhà nước:.
Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp cho nên các chiến lược phải thích ứng với nó.
+ Các yếu tố chính trị pháp luật:
Hoàn cảnh chính trị, sự ổn định của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng, Chính phủ và
Chính quyền địa phương các cấp là những người trực tiếp quản lý và điều hành đất nước,
đề ra các chính sách luật lệ, đồng thời cũng là khách hàng lớn của các doanh nghiệp, các
yêú tố sau đây cần nghiên cứu và phân tích kỹ.
- Sự ổn định của hệ thống chính trị, ảnh hưởng của các Đảng phái, các xung đột chính
trị.
- Hệ thống luật pháp nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, luật bảo
vệ môi trường, chính sách thuế khoá, bảô hộ mậu dịch, bảo vệ quyền kinh doanh hợp
pháp, thừa nhận sự bình đẵng giữa các thành phần kinh tế.
- Chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của nhà nước, các luật chống độc quyền,
khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
- Mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể, chính trị, mối quan hệ giưã Chính quyền địa
phương và Trung ương.
+ Các yếu tố văn hoá:
Những biến đổi về văn hoá và đặc điểm của nó cũng có thể tạo ra những khó khăn hay
thuận lợi cho các doanh nghiệp, tuy rằng những biến đổi xã hội thường chậm và khó nhận
biết, các yếu tố đó là:
- Chất lượng cuộc sống của dân cư, vui chơi, giải trí của các tầng lớp xã hội.
- Các chuẩn mực về đạo đức, phong cách sống.
- Tình hình về nhân lực như: Lực lượng lao động nữ, lực lượng dự trữ lao động.
- Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của dân cư và người lao động.
- Truyền thống văn hoá và các tập tục xã hội.
- Các tôn giáo và vai trò của tôn giáo, các xung đột tôn giáo.
- Tình hình nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu và phân bổ dân cư.
+ Các yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ đối với các quyết định chiến lược, ngày nay
chúng ta nhận thức rõ chính hoạt động sản xuất của con người đã làm thay đổi rất nhiều
hoàn cảnh tự nhiên mà họ sống.
Về mặt tích cực con người làm nên những cơ sở hạ tầng, cầu đường, bưu điện, nhà ga,
bến cảng, sân bay… làm cho môi trường tự nhiên có cải thiện, nhưng mặt tiêu cực thì quá
nhiều. Bởi vậy Chính phủ và công chúng đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp phải
không làm ô nhiểm môi trường, môi trường tự nhiên gồm các vấn đề sau:
- Điều kiện địa lý có những thuận lợi và có những khó khăn như thế nào đối với doanh
nghiệp.
- Dự trử tài nguyên dùng làm nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp như thế nào.
- Nguồn cung cấp năng lượng và nước.
- Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên.
+ Các yếu tố công nghệ:
Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công
nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống
của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi
phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông
tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí
nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ
hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ
thuật mới nhất để gặt hái những thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp
đã có một bề dày đáng kể.
Các yếu tố kỷ thuật công nghệ cần phân tích:
- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Chính phủ và của ngành, xu hướng nghiên
cứu.
- Múc độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc dộ phát triển sản phẩm mới,
chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với
doanh nghiệp.
- Các yếu tố của môi trường sẽ hình thành các tiền đề chiến lược mà chúng ta phải tìm
cơ sở để hoạch định chiến lược.
- Các yếu tố môi trường vĩ mô hình thành những cơ hội để phát triển chiến lược
và các nguy cơ cần phải chủ động đề phòng.
- Phân tích môi trường vĩ mô không những chỉ hiểu biết quá khứ và hiện tại mà
điều quan trọng là để dự đoán cho tương lai mà doanh nghiệp thích ứng.
b/ Môi trường vi mô:
Các yếu tố môi trường vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế.
+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
- Mục tiêu của đối thủ:
- Hiểu biết mục tiêu của đối thủ giúp cho doanh nghiệp biết được.
- Mức độ bằng lòng của đối thủ cạnh tranh, với kết quả tài chính và vị trí hiện tại
của họ.
. Khả năng các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược như tế nào?
. Khả năng phản ứng của các đối thủ đối với các diễn biến bên ngoài như thế nào?
. Mức độ quan trọng của các biện pháp mà đối thủ cạnh tranh có thể đặc ra cho
doanh nghiệp.
. Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh:
Điều quan trọng là phải biết đối thủ đang cạnh tranh bằng cách nào, vũ khí chiến
lược của họ là gì?
+ Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh: Tiềm năng của họ thể hiện ở một số điểm sau:
. Các loại sản phẩm, đặc điểm và chất lượng.
. Hệ thống phân phối.
. Bán hàng và khuyến mãi.
. Các tác nghiệp sản xuất.
. Nghiên cứu thiết kế.
. Gía thành sản phẩm dịch vụ.
. Tiềm lực tài chính.
. Tổ chức.
. Năng lực quản lý.
. Danh mục đầu tư.
. Nguồn nhân lực.
. Các mối quan hệ xã hội .
Khách hàng: Khách hàng là những đối tượng cần phải nghiên cứu, phân tích kỷ của
doanh nghiệp. Chúng ta không trình bày những vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của thị
trường, đặc điểm khách hàng, hành vi mua hàng, cạnh tranh của khách hàng, cạnh tranh
giữa người mua và người bán.
Doanh nghiệp luôn quan tâm đến sự tín nhiệm và tình cảm của khách hàng, dành cho
sản phẩm của mình, vấn đề quan trọng đến khách hàng là khả năng trả giá và đặc điều
kiện của họ.
Một khách hàng được coi là có thể nếu họ có các điều kiện sau:
. Số lượng hàng hoá của họ mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hoá của
doanh nghiệp.
. Khi họ chuyển sang mua hàng hoá của một doanh nghiệp khác thì cũng không
có tốn kém gì đáng kể cho sự thay đổi đó.
. Sản phẩm của doanh nghiệp không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm
của người mua.
. Khi có mối quan hệ với khách hàng loại này cần phải có những chính sách khôn
khéo như: Xây dựng mối quan hệ hữu hảo lâu dài, các điều kiện mua bán phải được định
rõ cụ thể để giảm đến mức tối thiểu sự bị động của doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá thiết bị:
Khi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào những nhà cung cấp có thế lực đều phải chịu những
bất lợi và bị động. Những yếu tố sau đây sẽ làm cho các nhà cung cấp có thế lực mạnh.
. Số lượng người cung cấp ít.
.Không có vật liệu, mặt hàng, phụ tùng của người khác có thể thay thế được .
. Việc lựa chọn nhà cung cấp phải hết sức thận trọng, phải hiểu biết lịch sử thành
tích của họ trong quá khứ về việc đảm bảo các cam kết, số lượng, chất lượng, thời gian...
Các nhà cung cấp tài chính:
Hầu hết các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, lợi nhuận nhiều
có lúc hoặc thường xuyên phải tìm kiếm nguồn lực tài trợ tài chính từ bên ngoài như vay
ngắn hạn, dài hạn...
Thiết lập ma trận các yếu tố bên ngoài:
Để thiết lập một ma trận ta có các yếu tố sau:
. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài được đánh giá bằng hệ số sau:
Rất quan trọng: 3
Quan trọng vừa: 2
Quan trọng ít: 1
Nếu tác động tạo điều kiện thuận lợi lấy dấu (+)
Nếu tác động khó khăn cho doanh nghiệp lấy dấu(-)
Mức độ tác động mạnh: 3
Mức độ tác động trung bình: 2
Mức độ tác động yếu: 1
Các yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến doanh nghiệp
Hệ số
quan
trọng
Mức độ
tác động
Tính
chất
tác
động
Đánh
giá
ý nghĩa
1/ Môi trường vĩ mô
a/ Kinh tế
- Cạnh tranh gay gắt 3 3 - -9
- Lãi suất ngân hàng tăng 2 2 - -4
- Tốc độ tăng trưởng cao 1 2 + +2
- Nhu cầu tăng nhanh 3 3 + +9
b/ Chính trị pháp luật
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh 2 2 - -4
- Chính phủ ổn định 2 2 + +4
- Khuyến khích đầu tư trong nước 3 2 + +6
c/ Xã hội
- Xu hướng tiêu dùng mới 3 2 + +6
- Nhiều lễ hội 1 2 + +2
d/ Tự nhiên
- Luật bảo vệ môi trường 2 2 - -4
e/ Công nghệ, thông tin
- áp dụng công nghệ mới ở DN 2 2 - -4
3/ Ph©n tÝch c¸c yÕu tè bªn trong:
YÕu tè s¶n xuÊt:
S¶n xuÊt lµ mét lÜnh vùc ho¹t ®éng g¾n liÒn víi viÖc t¹o ra s¶n phÈm dÞch vô,
®©y lµ mét lÜnh vùc ho¹t ®éng chÝnh cã ¶nh h-ëng m¹nh ®Õn kh¶ n¨ng thµnh c«ng
cña doanh nghiÖp, nãi chung còng nh- c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng kh¸c nãi riªng. NÕu s¶n
xuÊt ra ®-îc s¶n phÈm cã chÊt l-îng tèt, gi¸ thµnh h¹ th×: Bé phËn Marketting sÏ cã
thuËn lîi h¬n khi tiªu thô s¶n phÈm, b¸n ®-îc nhiÒu, nhanh, vÒ tµi chÝnh th× vßng lu©n
chuyÓn cña vèn l-u ®éng t¨ng lªn, c¸c chØ tiªu tµi chÝnh kh¸c còng ®-îc c¶i thiÖn.
+ C¸c vÊn ®Ò cÇn ph©n tÝch ®èi víi yÕu tè s¶n xuÊt lµ:
- GÝa c¶ nguyªn vËt liÖu chÊt l-îng vµ t×nh h×nh cung cÊp nguyªn vËt liÖu quan
hÖ víi nhµ cung cÊp.
- HÖ thèng tån kho møc ®é chu chuyÓn cña hµng tån kho.
- ViÖc bè trÝ c¸c ph-¬ng tiÖn s¶n xuÊt, mÆt b»ng.
- Lîi thÕ do s¶n xuÊt qui m« lín.
+ C¸c yÕu tè tµi chÝnh cña doanh nghiÖp:
. Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi: Cho thÊy kh¶ n¨ng tr¶ c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n
b»ng c¸c tµi s¶n cã kh¶ n¨ng chuyÓn ®æi thµnh tiÒn mÆt.
. Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh: ThÓ hiÖn kh¶ n¨ng tr¶ tr-íc c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n
kh«ng ph¶i chê ®Õn khi b¸n hÕt hµng tån kho.
. Tû sè gi÷a nî vµ vèn kinh doanh: §o l-êng møc ®é vèn ®Ó tµi trî cho c¸c ho¹t
®éng cña doanh nghiÖp.
. Kh¶ n¨ng thanh to¸n l·i vay: §o l-êng møc ®é mµ lîi nhuËn cã thÓ gi¶m nh-ng
doanh nghiÖp cã thÓ thanh to¸n ®-îc l·i vay nî h»ng n¨m.
. Sè vßng quay tån kho: Khi so s¸nh víi chØ sè nµy víi sè trung b×nh trong ngµnh
dÓ thÊy møc lu©n chuyÓn tån kho ®· hîp lý ch-a.
. Sè vßng quay cè ®Þnh: ThÓ hiÖn hiÖu qu¶ sö dông, nhµ x-ëng, m¸y mãc thiÕt
bÞ.
. Sè vßng quay kho¶n ph¶i thu: Nãi lªn viÖc thu håi c¸c kho¶n tiÒn b¸n chÞu
nhanh hay chËm.
. Kú thu tiÒn b×nh qu©n: Lµ kho¶ng thu tiÒn trung b×nh mµ doanh nghiÖp thu
l¹i ®-îc tiÒn ®· b¸n chÞu kÓ tõ khi b¸n hµng.
Sè vßng quay vèn l-u ®éng.
Sè vßng quay cña toµn bé vèn.
C¸c chØ sè vÒ doanh lîi.
Lîi nhuËn biªn tÕ gép.
Lîi nhuËn biªn tÕ ho¹t ®éng.
Lîi nhuËn biªn tÕ rßng
Doanh lîi toµn bé vèn.
Ph©n tÝch mét sè yÕu tè kh¸c.
- Nh©n lùc vµ yÕu tè qu¶n lý.
- Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn.
- V¨n ho¸ cña tæ chøc.
- Tµi s¶n cè ®Þnh cña doanh nghiÖp.
- Th«ng tin cÇn cã cña doanh nghiÖp.
B¶ng ®¸nh gi¸ t×nh h×nh néi bé cña doanh nghiÖp.
C¸c yÕu tè cÇn ph©n tÝch HÖ sè
quan träng
Møc ®é
¶nh h-ëng
TÝnh
chÊt
¶nh h-ëng
§¸nh gi¸
ý nghÜa
1/ Công nghệ sản xuất
- Máy móc thiết bị 2 2 + 4
- Tổ chức sản xuất 2 2 + 4
- Hệ thống kiểm tra 1 2 - -2
2/ Tài chính
- Khả năng về vốn 3 2 - -6
-Tình hình công nợ 2 2 - -4
- Khả năng vay vốn 2 3 + +6
3/ Marketting
- Chất lượng sản phẩm 2 3 + +6
- Gía bán 2 1 - -2
- Lực lượng bán hàng 2 2 + +4
- Quảng cáo, bảo hành 2 3 + +6
4/ Nhân lực quản lý
- Chất lượng nhân viên 3 3 + +9
- Chất lượng lãnh đạo 3 3 + +9
- Cơ cấu tổ chức 2 2 - -4
Bảng tổng hợp trên đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp là đội
ngũ Lãnh đạo và nhân viên, chất lượng sản phẩm, quảng cáo, bảo hành, còn chổ yếu nhất
là khả năng tài chính, tình hình công nghệ, cơ cấu tổ chức
4/ Xác định mục tiêu chiến lược:
- Mục tiêu là gì: Mục tiêu là cái chuẩn đích những thành tựu cụ thể mà doanh nghiệp
phấn đấu để đạt được trong tương lai nào đó. Mục tiêu được coi như là điểm cuối cùng
của một chương trình quản trị mà bất kỳ một bộ phận, cơ sở nào trong doanh nghiệp phải
hướng tới để hoạt động. Mục tiêu được đề ra xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp nhưng nó phải cụ thể rõ ràng hơn. Mục tiêu còn phải xuất phát từ những hoàn
cảnh cụ thể bên ngoài, bên trong mà doanh nghiệp đang đối diện, đồng thời nó phải đáp
ứng những nguyện vọng mong muốn của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp.
Chức năng nhiệm vụ
Hoàn cảnh bên trong Mục tiêu chiến lược Hoàn cảnh
bên ngoài
Các mong muốn của các thành phần ảnh hưởng
Mục tiêu chiến lược là mục tiêu dài hạn, thời gian từ 2-5-10 năm hoặc hơn nữa.
Mục tiêu ngắn hạn từ 1 năm trở xuống.
Mục tiêu chiến lược cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi.
- Vị thế cạnh tranh.
- Năng suất.
- Phát triển việc làm.
- Quan hệ giữa công nhân viên.
- Vị thế dẫn đầu về công nghệ:
- Trách nhiệm trước công chúng.
Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dài hạn
nó phải nêu lên được kết quả cụ thể mà doanh nghiệp dự định đạt được trong từng giai
đoạn ngắn nhất định.
5/ Các yêu cầu đối với mục tiêu:
- Mục tiêu phải cụ thể , phải đặc trưng cho mỗi lĩnh vực ngành, phải chỉ rỏ thời gian
thực hiện và kết quả cuối cùng phải đạt là gì.
- Mục tiêu phải linh hoạt.
- Mục tiêu phải có tính hiện thực đồng thời phải có tính thách thức hay định lượng. Có
như vậy mới có thể kiểm tra và có tác dụng động viên hướng dẫn.
- Mục tiêu phải có tính nhất quán.
- Các mục tiêu đề ra phải tính đến mong muốn của các thành phần có liên quan đến
doanh nghiệp.
6/Phân tích lựa chọn chiến lược kinh doanh:
Để ra quyết định lựa chọn một chiến lược tối ưư cho doanh nghiệp cần phải tiến hành
những bước sau:
- Nhận biết chiến lược hiện tại của doanh nghiệp.
- Nhận biết tổng quát lại tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Bảng tổng hợp so sánh cạnh tranh có thể xếp loại doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh
mạnh, trung bình hay yếu.
- Xác định vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, qua đó ta có thể
nhận biết được chiến lược tấn công, phòng thủ, thận trọng hay cạnh tranh là thích hợp với
doanh nghiệp.
- Phân tích ma trận SWOT: Là phân tích các yếu tố cơ hội đe doạ điểm mạnh điểm yếu
trên ma trận SWOT là một biện pháp rất tốt nhằm tìm ra các kết hợp SO, WO, ST,WT.
- Phân tích danh mục đầu tư.
- Kết hợp những kết quả mà mình phân tích.
Là một nội dung cốt lõi nhất có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất của quá
trình hạch định chiến lược. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá lựa chọn phương án chiến
lược đòi hỏi phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, một số kỷ thuật phức tạp,
những vấn đề đó được giải quyết như sau:
a/ Lược đồ qui trình phân tích đánh giá lựa chọn chiến lược:
Giai đoạn 1 : xử lí các kết quả phân tích
Đánh giá các yếu tố Phân tích vị thế Đánh giá cái yếu
bên ngoài cạnh tranh tố bên
trong
Giai đoạn 2 : Kết hợp các phân tích
Phân tích Phân tích vị trí chiến Phân tích Phân tích Ma trận chiến
SWOT lược và đánh giá BCG GE lược chính
Giai đoạn 3 : Quyết định các kỹ thuật, đánh giá so sánh lựa chọn phương án
Doanh nghiệp đang nghiên cứu có sức mạnh kém hơn doanh nghiệp cạnh tranh số 1,
nhưng mạnh hơn doanh nghiệp cạnh tranh số 2.
b/ Những kỷ thuật phân tích chiến lược:
+ Phân tích đánh giá yếu tố bên ngoài:
- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm từ 10-20 yếu tố chính tạo sự
thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.
- Phân tích tầm quan trọng từ 0 ( không quan trọng) đến 1( rất quan trọng) cho mỗi
yếu tố. Tổng số mức phân loại cho các yếu tố này phải bằng 1. Múc phân loại này đánh
giá tầm quan trọng đối với sự thành công trong ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang
tham gia.
- Đánh giá từ 1 đên 4 cho cho mỗi yếu tố đối với cách thức doanh nghiệp phản
ứng với nó như thế nào, mức phân loại này phụ thuộc vào tương quan sau:
. Phản ứng tốt: 4 điểm
. Phản ứng trên trung bình: 3 điểm.
. Phản ứng trung bình: 2 điểm.
. Phản úng yếu: 1 điểm.
Nhân tầm quan trọng với mức phản úng của doanh nghiệp tương ứng với mỗi biến số
để xác định điểm số tầm quan trọng của các yếu tố đối với doanh nghiệp.
Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất các yếu tố để nhận biết các yếu tố
bên ngoài có thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp hay không.
Bảng đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài:
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Quan trọng
đối với đánh
giá
Phản ứng
của doanh
nghiệp
Điểm đánh
giá
1/ Lãi suất ngân hàng cao 0,3 1 0,3
2/ Cạnh tranh gay gắt 0,1 3 0,3
3/ Tốc độ tăng- nhu cầu cao 0,2 4 0,8
4/ Pháp luật chưa hoàn chỉnh 0,1 3 0,3
5/ Chính trị ổn định 0,05 2 0,1
6/ Xu hướng tiêu dùng thay đổi 0,1 4 0,4
7/ Luật bảo vệ môi trường 0,1 1 0,1
8/ Nhà cung cấp ít 0,5 1 0,2
Tổng cộng 1 2,5
Ta thấy điểm tổng cộng đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài ít nhất là 1 và
cao nhất là 4.
- Nếu điểm tổng cộng là 2,5 tức là ở mức trung bình.
- Nếu điểm tổng cộng trên 2,5 là điều kiện bên ngoài thuận lợi cho doanh nghiệp
triển khai các hoạt động kinh doanh.
Nếu điểm tổng cộng <2,5 là yếu tố bên ngoài không thuận lợi.
+ Phân tích đánh giá môi trường bên trong:
- Liệt kê các yếu tố then chốt đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp ta có
thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố.
. Qui định tầm quan trọng của mỗi yếu tố trong công việc kinh doanh của doanh
nghiệp mức quan trọng lấy từ 0 (không quan trọng) đến 1( quan trọng nhất) tầm quan
trọng này là sự đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào ở trong một ngành đều
phải đánh giá như nhau.
. Xếp loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, nếu yếu tố nào thuộc điểm yếu nhất của
doanh nghiệp sẽ lấy giá trị là 1, điểm mạnh nhất của doanh nghiệp sẽ lấy giá trị bằng 4,
các giá trị 2 và 3 tương ứng với điểm yếu ít và mạnh ít.
. Lấy tích số giữa mức quan trọng và giá trị xếp loại của mỗi yếu tố để đánh giá
tầm quan trọng của yếu tố đó trong sự hình thành sức mạnh của doanh nghiệp
. Cộng tất cả các điểm số đánh giá các yếu tố sẽ có được điểm đánh giá chung
của doanh nghiệp.
Nếu điểm đánh giá >2,5 là doanh nghiệp mạnh, < 2,5 là doanh nghiệp yếu, điểm
thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4, điểm trung bình 2,5.
Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ
quan trọng
Xếp loại
của DN
Điểm
đánh
giá
1- Máy móc thiết bị 0,2 3 0,6
2- Hệ thống kiểm tra 0,1 2 0,2
3- Khả năng về vốn 0,2 4 0,8
4- Chất lượng sản phẩm 0,1 3 0,3
5- Gía bán 0,1 4 0,4
6- Lưu lượng hàng hoá 0,1 3 0,3
7- Bảo hành 0,05 4 0,2
8- Cơ cấu tổ chức 0,05 1 0,05
9- Công tác hạch định 0,05 1 0,05
- Thông tin kinh tế 0,05 3 0,15
+ Tổng cộng 1 3,05
Nhìn vào bảng có nhiều ưu điểm là làm nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp
là 3,05 lớn hơn mức trung bình là 2,5
+ Phân tích cạnh tranh: Là sự nhìn nhận một cách khái quát những nhà cạnh tranh chủ
yếu nhằm so sánh tương quan giữa họ với doanh nghiệp.
PHẦN THỨ HAI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI
HUYỆN HIỆP ĐỨC.
I-TỔNG QUAN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
HUYỆN HIỆP ĐỨC:
1- Đặc điểm tình hình:
Hiệp Đức là huyện miền núi gồm 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã là Dân tộc vùng
cao, điều kiện kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng
nghề nông nghiệp là chính, giao thông thuỷ lợi còn nhiều cách trở nhất là vào mùa mưa
lũ, trình độ dân trí chưa được đồng đều giữa các vùng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế,
đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn trong khi đó nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành
của nhân dân ngày càng cao.
2- Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế Xã hội của huyện Hiệp Đức:
Thành lập từ năm 1986, Hiệp Đức là huyện được tách ra từ 3 vùng khó khăn nhất
của 3 huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phước Sơn. Là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam
nằm về phía tây của tỉnh Quảng Nam cách quốc lộ 1A khoảng 40 Km về phía tây.
Diện tích tự nhiên: 49.177 ha, trong đó đất trồng trọt: 3.952,5 ha chiếm: 8% còn lại
là đất lâm nghiệp, đất đồi gò.
Dân số: 38.762 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,43%/ năm.
Trong đó: - Dân tộc kinh chiếm: 36399 người.
- Dân tộc Cadoong chiếm: 1940 người.
- Dân tộc Mơnong chiếm: 408 người.
- Dân tộc khác chiếm: 15 người.
*Vị trí : - Nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 80 Km
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN
HIỆP ĐỨC:
Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức thành lập từ năm 1986 trên cơ sở sát nhập
từ 3 cửa hàng khu vực trên địa bàn huyện Hiệp Đức từ các Công ty Thương mại huyện
Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn bàn giao theo Quyết định 497/QĐ-UB ngày 06-3-
1986 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng( cũ) về việc thành lập Công ty Thương mại
huyện Hiệp Đức. Đồng thời các chức danh Lãnh đạo như Giám đốc, Phó Giám đốc của
Công ty cũng được UBND tỉnh QN-ĐN quyết định bổ nhiệm.
Trụ sở của Công ty đóng tại Thị trấn Tân an, huyện Hiệp đức, Tỉnh Quảng nam.
1/Chức năng nhiệm vụ của Công ty
a- Chức năng.
- Kinh doanh xăng dầu, hàng trợ giá, trợ cước, mua bán hàng bách hoá và nông
sản.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác phi quặng sỏi, đá, cát.
- Xây dựng các công trình công cộng, nhà ở.
- Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.
b. Nhiệm vụ của Công ty.
- Xây dụng và tổ chức các kế hoạch mua, bán, tài chính, lao động, tiền lương theo
quy định của Nhà nước.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường để tổ chức xây
dựng và phát triển, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức
khai thác các nguồn hàng, thực hiện đa dạng hoá về các mặt hàng, phong phú chủng loại
có chất lượng cao phù hợp với thị hiêú khách hàng.
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục đích, chế độ chính sách có hiệu
quả, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo về trang trải tài chính, thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc chế độ và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
- Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật trong quản lý kinh tế
của Nhà nước .
- Quản lý và sử dụng lao động theo đúng luật lao động.
- Thực hiện phân phối cân bằng theo đúng khả năng và kết quả lao động của cán
bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, bồi dưởng nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ.
- Thực hiện đúng chính sách bảo vệ môi trường, an ninh, chính trị nội bộ và trật
tự an toàn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách nghĩa vụ và pháp luật
của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
* Về mạng lưới
a) Văn phòng công ty: Đóng tại thị trấn Tân An
b) Cửa hàng bán lẻ: có 05 cửa hàng:
- 01 Cửa hàng khu vực Việt An, 01 cửa hàng khu vực Sông Trà, 01cửa hàng khu
vực Phước gia, 02 Cửa hàng ở tại thị trấn, Đội cơ giới và đội thi công.
* Về tổ chức bộ máy: Văn phòng đóng tại thị trấn Tân An, ngoài Ban Giám đốc
Công ty có 5 phòng đó là: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng
kế toán tài chính, Phòng kế hoạch, Phòng kỷ thuật.
2/ Cơ cấu tổ chức của Công ty.
a/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC 1 P.GIÁM ĐỐC 2
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG
TC KD KH TC KT
KT TH HC
CỬA CỬA CỬA CỬA CỬA ĐỘI ĐỘI
HÀNG 1 HÀNG 2 HÀNG 3 HÀNG 4 HÀNG 5 CGIỚI XDỰNG
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b/ Trình độ cán bộ
Hiện nay Công ty có 80 người trong đó có 34 nam và 46 nữ tuổi đời bình quân là
36 tuổi
Về trình độ của cán bộ trong Công ty
. Cán bộ có trình độ Đại học và tương đương 8 người
. Cán bộ có trình độ trung cấp là 28 người
. Cán bộ có trình độ sơ cấp là 44 người
. Lực lượng lao động phổ thông trên 150 người.
Chỉ tiêu Năm 2003 Trự tiếp Gián tiếp
Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ
Tổng số CBCNV 80 57 68 49 12 8
Trong đó: Đại học 8 3 8 3 0 0
Trung cấp 28 20 25 18 3 2
Sơ cấp 44 34 35 28 9 6
Lao động phổ thông 150 80 150 80
c/ Chức năng của từng bộ phận
Giám đốc
Giám đốc là người điều hành chính mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, người
chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm
trước pháp luật Nhà nước, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban của Công ty.
Các Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc 1:
Giúp việc cho Giám đốc (tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 2 và trực tiếp theo
dõi các phòng ban do Giám đốc phân công như: Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh
doanh tổng hợp, Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức hành chính.
Phó Giám đốc 2:
Giúp việc cho Giám đốc ( tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 1 và trực tiếp theo
dõi Phòng kỷ thuật, phương tiện cơ giới, theo dõi đội xây dựng, kiểm tra tiến độ thi công
các công trình.
Phòng tài chính kế toán
Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của Công ty, chấp hành kế toán thống kê, chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp số
liệu kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Giám đốc và cấp trên. Phát
hiện những sai sót sơ hở trong quản lý, chống buôn lỏng trong quản lý dẫn đến thua lỗ và
sai phạm pháp luật , tổng hợp quyết toán tài chính, thực hiện công tác báo cáo thống kê
và kiểm kê định kỳ, lập báo cáo theo qui định, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh
doanh lên Giám đốc.
Phòng kinh doanh tổng hợp
Giúp cho Giám đốc trong công tác kinh doanh cung ứng các mặt hàng xăng dầu,
hàng nông sản, dịch vụ bách hoá tổng hợp, xi măng sắt thép, thu mua hàng nông sản, khai
thác cát sỏi…phục vụ cho những yêu cầu cơ bản của Công ty, quản lý giá cả, ngoài ra
còn thêm công tác tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Phòng kế hoạch
Giúp cho Công ty lập kế hoach ngắn hạn, dài hạn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh, lập dự án đầu tư và phát triển, lập kế hoạch đại tu và sửa chữa, phục hồi điều phối
thanh lý và mua sắm tài sản, xây dựng giá thành, giá bán sản phẩm, phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Nghiên cứu và đề xuất phương án mới, phát triển
sản phẩm mới, định mức vật tư, kỷ thuật lao động
Phòng tổ chức hành chính
- Tổ chức sơ yếu lý lịch, lo thủ tục, chế độ chính sách nghĩ việc, mất sức về hưu,
theo dõi thi đua, kỹ luật, thực hiện các vấn đề tuyển dụng và đào tạo
- Công tác pháp chế: Soạn thảo các bản hội nghị, hợp đồng tuyển dụng, quy định
hướng dẫn pháp lệnh, các quy định của Nhà nước giao và các công nhân viên
- Hành chính quản trị: Bao gồm văn thư lưu trử, quan hệ, giao tiếp an toàn lao
động, đánh máy, công cụ, quản lý dụng cụ hành chính, phòng cháy chữa cháy, quản lý
công nghệ thiết bị.
Phòng kỷ thuật-xây lắp:
Đây là phòng chịu trách nhiệm chính về mặt kỷ thuật của Công ty, tham mưu cho
Lãnh đạo về xây lắp và nhận thầu các công trình, nhận thủ tục liên quan đến nhận thầu,
đấu thầu, quản lý giám sát các công trình, kỷ thuật, triển khai hướng dẫn đội xây dựng,
kịp thời báo cáo cho Lãnh đạo về tiến độ thi công, kết quả hoạt động, phòng có nhiệm vụ
trong việc ứng dụng hiệu quả các phương án kỷ thuật hiện có vào hoạt động của Công ty,
ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ trong việc tìm ra các phương án kỷ thuật mới, tìm kiếm
công trình và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
3. Môi trường hoạt động của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức
A. Môi trường vĩ mô:
Cũng như mọi Công ty khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty hoạt động trong
môi trường vĩ mô rộng lớn bao gồm các lực lượng tạo thành cơ may và những mối đe
doạ. Môi trường vĩ mô là yếu tố khó kiểm soát đòi hỏi phải tìm hiểu nhiều và phân tích
kỷ càng đồng thời phải tiên liệu và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty và thích ứng với môi trường.
a.1. Môi trường kinh tế:
Huyện Hiệp đức là huyện miền núi mới được thành lập năm 1986 đến nay vừa
tròn 17 năm, từ ngày mới thành lập trong điều kiện nền kinh tế còn hết sức khó khăn và
phức tạp, do điểm xuất phát rất thấp lại trãi qua nhiều vụ thiên tai hết nắng hạn, lại lụt lội
kéo dài. Nên đến nay huyện Hiệp Đức vẫn là huyện khó khăn và chậm phát triển, từ đó
việc buôn bán kinh doanh cũng bị ảnh hưởng.
Từ năm 1991 tình hình Quốc tế cũng gây cho chúng ta những đảo lộn lớn về thị
trường xuất khẩu và nhập khẩu cũng như chương trình hợp tác kinh tế và hợp tác lao
động. Trong một thời gian ngắn chúng ta đã chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn
bán từ thị trường truyền thống sang thị trường mới, những tác động lớn về biến động
cung cầu và giá cả của thị trường thế giới, một số nước còn bao vây nền kinh tế nước ta.
Tình hình trên cho ta thấy nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn. Công ty thương mại
Hiệp Đức đương nhiên cũng nằm trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước.
Năm 1996 với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta các cơn sốt do hậu quả
của cơ chế quan liêu bao cấp dần dần hạ bớt, làm triệt tiêu các nguyên nhân tiềm ẩn của
khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 nền kinh tế Việt
Nam đã từng bước khôi phục và phát triển, tốc độ lạm phát ngày càng được kìm hảm và
giảm xuống đáng kể.
*. Lãi suất:
Lãi suất ngân hàng là một trong các yếu tố luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm.
Trong nền kinh tề hiện nay, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động của Công
ty. Vì vậy lãi suất ngân hàng luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm và theo dõi.
Lãi suất ngân hàng càng lớn thì chi phí cơ hội của Công ty càng cao. Hiện nay lãi suất
cho vay của các ngân hàng là 1,2%, với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
*. Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát giảm xuống tạo điều kiện cho Công ty bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh,
tỷ lệ lạm phát làm cho chi phí cơ hội vốn giảm xuống.
Sự khủng bố ngày 11/9/2001 đã làm cho một số nước mất cân bằng về thương mại,
may mắn thay cho sự tuyên đoán và chuẩn bị của Chính phủ ta nên điều này ảnh hưởng
không lớn đến nền kinh tế Việt nam, làm ổn định cho việc kinh doanh của Công ty
thương mại Hiệp đức nói riêng và các Công ty khác nói chung.
* Tỷ giá hối đói:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ đã làm biến động tỷ giá ở một số nước.
Đồng tiền Việt nam tuy có ảnh hưởng nhưng tỷ giá so với đồng USD không đáng kể. Sự
biến động tỷ giá hối đói ảnh hưởng rất lớn đến giá cạnh tranh, đặc biệt nó được quan tâm
ở các doanh nghiệp thương mại.
Từ đó nền kinh tế của huyện cũng dần dần được phát triển theo chiều hướng chung của
cả nước.
a.2. Môi trường chính trị- Pháp luật và xã hội:
*Về chính trị: Tình hình chính trị của nước ta trong những năm qua có xu hướng đều và
ổn định đảm bảo cho mọi Công ty và mọi người an tâm sản xuất kinh doanh.
Thực hiện sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước . Các Công ty đã được giao quyền chủ động kinh doanh, tự
chủ về tài chính, tự lựa chọn hình thức kinh doanh, liên kết với các Công ty, đơn vị kinh
tế khác không bị hạn chế.
* Về pháp luật: Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống luật pháp đầy đủ như: Luật Công
ty, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật lao động, Luật đất đai, Luật thuế,
Luật đầu tư nước ngoài v.v…Các luật đều qui định chặt chẽ, cụ thể và hợp lý đói với các
tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh doanh bảo đảm mọi công dân cũng như mọi thành phần
kinh tế đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nói cách khác hệ thống pháp luật của
Nhà nước ta ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tế cuộc sống tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thương mại huyện Hiệp Đức đã vận
dụng đúng các luật liên quan vào lĩnh vực kinh doanh của Công ty, nhờ vậy mà trong
những năm qua Công ty phát triển không ngừng và bền vũng.
*Về xã hội: Nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng cao,
dân trí phát triển, sự hiểu biết của con người về nền kinh tế thị trường ngày càng sâu. Xã
hội đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc
phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, vận chuyển hàng hoá
ngày càng cao, tạo điều kiện cho cac Công ty phát triển nói chung, trong đó có Công ty
thương mại huyện Hiệp Đức đóng vai trò quan trọng. Song với nhu cầu của khách hàng
tăng lên quá nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh
vực kinh doanh.
a.3. Môi trường công nghệ: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỷ thuật diễn
ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội, nó luôn
luôn đổi mới tiên tiến, thế hệ sau ưư việt hơn thế hệ trước, người tiêu dùng nhận thức rất
nhanh nhạy về vấn đề này.
Xu hướng phát triển liên tục của công nghệ kỷ thuật kéo theo sự thay thế máy móc
thiết bị, mẫu mã, nguồn hàng. mặt hàng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty
thương mại, nhưng nó cũng đòi hỏi có một sự linh hoạt nhạy cảm của từng con người làm
công tác kinh doanh. Nếu không biết nhạy cảm phân tích xu hướng phát triển này thì nó
sẽ tác động ngược lại dẫn đến thất bại.
a.4. Điều kiện tự nhiên: Là huyện miền núi mới được thành lâp năm 1986 và
được tách ra từ 3 vùng khó khăn của 3 huyện: Quế Sơn, Thăng Bình và Phước Sơn, nằm
về phía tây và cách tỉnh Quảng Nam 80 km, cách quốc lộ 1A khoảng 40 km, có đường
quốc lộ 14 E đ ngang qua địa phận của huyện.
Diện tích tự nhiên là 49177 ha, trong đó đất trồng là 3952 ha, chiếm 8,03% còn lại là
đất lâm nghiệp, gò đồi
Hướng đông: giáp huyện Thăng Bình, hướng nam: giáp huyện Tiên phước
Huớng tây: giáp huyện Phước Sơn, hướng bắc: giáp huyện Quế Sơn.
Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, hướng gió thịnh hành nhất là Đông nam-Tây bắc.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 2500 mm.
Độ ẩm không khí trung bình là 80%.
B. Môi trường ngành kinh doanh
b.1. Đặc điểm khách hàng:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty thương mại hyện Hiệp Đức là các loại hàng hoá phục
vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thương mại như: Xăng dầu, hàng bách hoá tổng hợp,
muối Iốt, vật liệu xây dựng, hàng nông sản thực phẩm.
Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị như Công ty xi măng Hoàng thạch, Công
ty xi măng Hải vân, Sở xây dựng và Sở giao thông Quảng Nam, Công ty xăng dầu khu
vực 5 và các Công ty, Xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối
Sa huỳnh v.v…nói chung khách hàng của Công ty hầu hết là các Công ty, Xí nghiệp,
doanh nghiệp Nhà nước
Khách hàng đã tác động rất lớn đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty.
b.2. Điều kiện nhà cung cấp:
Sự quan hệ với nhà cung cấp đã là một thành công cho bất kỳ Công ty nào, hiện tại
Công ty đang quan hệ với Công ty xăng dầu khu vực 5, Công ty xi măng Hoàng thạch,
Công ty xi măng Hải vân các Công ty, xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà
Nẵng, kho muối Sa Huỳnh bởi vì đây là những nhà cung cấp có uy tín, hàng có chất
lượng cao họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khi khách hàng cần thiết, vì vậy đòi hỏi
Công ty phải có một sự quan hệ ngoại giao và tạo sự ràng buộc với các Công ty xí nghiệp
này. Ở đây thể hiện rõ sự tương quan về thế lực cần thiết phải tạo lập được mối quan hệ
lâu dài, cần tránh bị gây sức ép đối với đối tượng nhà cung cấp đặc biệt này. Công ty cần
phải có chiến lược ràng buộc đặc biệt và thực tế. Công ty đã dành được nhiều ưu thế hơn
các đối thủ của mình. Mặt khác Công ty có mối quan hệ tốt với Sở thương mại Quảng
Nam, UBND huyện, Phòng Tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện v.v…Đây là một lực lượng cung cấp vốn cho Công ty khi cần thiết.
b.3. Đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu vì mỗi đơn vị kinh doanh đều phải
trang bị cho mình một vũ khí cạnh tranh cho nên những chiến lược hay chính sách đưa ra
đều phải phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
Chiến lược kinh doanh là một trong những công cụ cạnh tranh của các đối thủ cạnh
tranh của Công ty, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một sự dự đoán nên chưa có
chính sách cụ thể rỏ ràng. Cũng như các Công ty khác, Công ty thương mại huyện Hiệp
Đức là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, Công ty được giao vốn, giao quyền tự
chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Là một Công ty buôn bán nên đương nhiên phải chịu sự tác động của qui luật thị
trường, do vậy cạnh tranh là tự nhiên. Việc cạnh tranh giữa Công ty và các đối thủ buôn
bán cùng ngành hàng cũng diễn ra không kém phần gay gắt, nhất là trong công cuộc đổi
mới và cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra còn có một số cá nhân cũng đã xâm nhập vào
thị trường này để kinh doanh, nhưng trong sự cạnh tranh đó Công ty thương mại cũng có
những lợi thế hơn là có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
C. Môi trường bên trong:
- Tình hình tổ chức bộ máy của công ty chưa đủ mạnh và trình độ khoa học công
nghệ, trình độ chuyên môn còn thấp kém nên chưa dám mạo hiểm để đầu tư vào lĩnh vực
kinh doanh và xây lắp các công trình có giá trị lớn
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động bị ảnh hưởng bởi giá
xăng dầu trên Thế giới, hàng trợ giá trợ cước bán giá thấp và chi phí vận chuyển nhiều.
- Hàng nông sản, sản xuất không tập trung, thu mua với giá qui định của Nhà
nước, trong khi đó chi phí vận chuyển lại lớn nên lợi nhuận không cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ nghèo nàn, cơ sở hạ tầng thấp kém,
nguồn vốn cũng có hạn, vốn vay thì lãi suất quá cao, nợ dài hạn quá lớn.
Ngoài ra môi trừng bên trong còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Kinh tế,
chính trị pháp luật, văn hoá xã hôi, tự nhiên, công nghệ… nhưng với sự cố gắng và nổ lực
của Ban Giám đốc, cán bộ Công ty đã khắc phục được khó khăn để vươn lên kinh doanh
và có uy tín trên thị trường .
c.1 - Tuyển dụng
- Xác định nhu cầu thiếu hụt nhân viên: Xác định Công ty thiếu hụt nhân viên ở bộ
phận nào? xem xét có thể bố trí qua lại giữa các bộ phận không, nếu không thì tuyển
dụng.
- Các nguồn ứng viên chủ yếu của Công ty thường tuyển.
. Người quen của nhân viên hiện tại đang làm trong Công ty.
. Nguồn từ quảng cáo.
Cách lựa chọn ứng cử viên dựa vào hồ sơ xin việc là chủ yếu, sau đó thử việc một
thời gian nếu được thì trở thành nhân viên chính thức. Với cách lựa chọn qua hồ sơ thì có
ưư điểm là giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí, thời gian. Nhưng với hồ sơ thì không
giúp cho Công ty lực chọn nhân viên một cách chính xác
c.2. Lực lượng lao dộng tại các phòng ban.
Công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc đều có trình độ Đại học, tuổi đời của
những người này trên 40 tuổi, với trình độ cao như vậy tạo cho ban Giám đốc có rất
nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như những quan hệ để điều hành các hoạt
động của Công ty một cách hiệu quả.
Tổng số cán bộ của công ty là 80 người và trên 150 công nhân lao động, số cán bộ
được bố trí ở các phòng như sau:
+ Phòng tài chính kế toán: Gồm có 4 người, 2 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ
Đại học, 3 người có trình độ trung cấp, tuổi đời bình quân là 27 tuổi. Phòng này được bố
trí nhiều như vậy là do yêu cầu công việc ở đây khá nhiều bên cạnh đó được bố trí 2
người nữ thì rất phù hợp với công việc tỉ mỉ và cẩn thận của kế toán.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 15 người, có 4 nam và 11 nữ, có 1 người Đại
học, 4 người trung cấp còn lại sơ cấp với sự bố trí này rất phù hợp với công việc kinh
doanh của phòng, vì phòng này nhiều hoạt động.
+ Phòng kế hoạch: Gồm 2 người là nam, 1 người có trình độ Đại học và 1 trung
cấp, trưởng phòng có tuôỉ đời trên 40, với 2 người nam được bố trí ở phòng này là hợp lý
vì công việc của phòng này không nhiều, hơn nữa với 1 người lớn tuổi có kinh nghiệm
trong công việc kết hợp với 1 nhân viên trẻ năng động thì tạo ra một cách hiệu quả trong
công việc.
+ Phòng tổ chức hành chính: Gồm 3 người, tuổi đời bình quân trên 30 , 1 người có
trình độ Đại học và 2 người trung cấp, vì tính chất phòng này công việc không nhiều chủ
yếu tham mưu cho Lãnh đạo quản lý và tổ chức cán bộ, ngoài ra còn giãi quyết công
việc nội bộ và công việc bên ngoài liên quan đến Công ty
+ Phòng kỷ thuật-xây lắp: Gồm 16 người, 14 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ Đại
học, 6 người trung cấp, 9 ngưới sơ cấp. Việc bố trí cán bộ đông như vậy là vì công việc
phòng này rất nhiều bên cạnh đó được bố trí là nam rất phù hợp với công việc xây dựng,
kỷ thuật.
Nói chung tình hình nhân sự của Công ty tương đối tốt nó phù hợp với hoạt động
của Công ty. Bên cạnh đó là sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các nhân viên trẻ năng
động, sáng tạo cùng với những người có kinh nghiệm trong công việc.
c.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Hiện nay Công ty có một tài sản tương đối lớn : đó là Công ty thương mại huyện
Hiệp đức đóng tại thị trấn Tân an: Gồm có 3 phòng của ban Giám đốc, 5 phòng chuyên
môn, các cửa hàng bán sỉ và lẽ xăng dầu, kinh doanh tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây
dựng, khai thác cát, đá, sỏi, đội xe cơ giới để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và
phục vụ cho các công trình. Tổng giá trị tài sản của Công ty là rất lớn cụ thể như sau:
- Công ty đóng tại Thị trấn Tan an
- 3 cửa hàng bán xăng dầu: 1 ở Thị trấn, 1 ở Bình Lâm, 1 ở Sông trà.
- 5 cửa hàng bán hàng bách hoá ở 5 khu vực của huyện.
- 1 Đội xe cơ giới, và các phương tiện thi công, kho bãi…
c.4. Hệ thống bán hàng: Hệ thống bán hàng của Công ty được sắp xếp bố trí ở
các cửa hàng bách hoá tổng hợp, đa dạng nhiều chủng loại phong phú bán sỉ và lẻ tại 5
khu vực của huyện rất phù hợp với nhu cầu và điều kiện đi lại của khách hàng, các cán bộ
công nhân viên phục vụ là những người có uy tín và năng động nhờ vậy mà việc buôn
bán của Công ty ngày càng phát triển mạnh và chiếm lĩnh được thị trường.
c.5. Nguồn vốn của công ty.
Bảng cân đối kế toán
CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
TÀI SẢN
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.360.141 2.250.185 5384842
1.Tiền mặt 73.254 314015 428007
2. Khoản phải thu 1.087.374 1697887 4845649
3. Tồn kho 75.896 148476 111116
4. Tài sản lưu động 123.617 89780 70
B. Tài sản cố định 279.511 276867 3116231
Tài sản cố định 244.628 299757 231222
Các khoản đầu tư dài hạn 2.500 434083 2797703
Chi phí xây dựng dỡ dang 32.383 43027 87306
TỔNG TÀI SẢN 1.639.652 3027025 56921073
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 1.008428 2391082 6918874
1 Nợ ngắn hạn 974243 1960003 253302
2 Nợ dài hạn 20262 242812 2204697
3 Nợ khác 13923 188297 4460875
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 631233 635943 1575824
1. Nguồn vốn quỹ 611164 598098 518345
2. Nguồn kinh phí quỹ khác 20069 37845 1057479
TỔNG NGUỒN VỐN 1639652 3027025 56921073
T×nh h×nh tµi s¶n cña C«ng ty t¨ng rÊt nhanh qua c¸c n¨m, tõ n¨m 2000 tæng tµi
s¶n chØ 1639652 ®Õn n¨m 2002 t¨ng lªn 56921073 ®ång. Nh- vËy qua 3 n¨m tµi s¶n
cña c«ng ty t¨ng lªn gÊp 2 lÇn, tµi s¶n t¨ng nhanh nh- vËy lµ vµo nh÷ng n¨m nµy C«ng
ty ®Çu t- vµo x©y dùng, nguån tµi s¶n t¨ng nhanh th× nguån vèn còng t¨ng theo ®Ó
c©n ®èi vµo tµi s¶n ®ã. Nh-ng nguån vãn t¨ng m¹nh ®Ó ®Çu t- cho tµi s¶n chÝnh lµ
c¸c kho¶ng nî lµ chÝnh, n¨m 2000 nî ph¶i tr¶ 1008428 ®ång ®Õn n¨m 2002 lµ 6918874
®ång. trong ®ã c¸c kho¶ng kh¸c vµ nî dµi h¹n t¨ng kh¸ m¹nh
c.6. VÒ Tµi chÝnh: Tõ ngµy míi thµnh lËp C«ng ty cßn khã kh¨n vÒ vèn, nh-ng sau
mét thêi gian kinh doanh cã l·i nguån vèn cña C«ng ty thÓ hiÖn nh- sau:
B¶ng c¸c th«ng sè tµi chÝnh
Th«ng sè N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002
Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi 0,94 0.92 1.24
Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh 0.88 0.77 2.39
Vßng quay tån kho 0.06 0.06 0.05
Tæng nî trªn gi¸ rßng 3.76 4.39 0.48
Thu nhËp trªn tµi s¶n (%) 0.73% 0.51% 0.36%
Vßng quay tµi s¶n 0.89 0.77 0.34
Th«ng sè kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh cña C«ng ty
lµ rÊt thÊp vµ cã xu h-íng gi¶m dÇn qua c¸c n¨m, ®iÒu nµy cho thÊy kh¶ n¨ng trang tr¶i
nî cña C«ng ty lµ rÊt thÊp, biÓu hiÖn ë n¨m 2000 C«ng ty cã 0.94 ®ång, ®Ó d¶m b¶o
cho 1 ®ång ng¾n h¹n, nh-ng ®Õn n¨m 2001 con sè nµy cßn 0.92 ®ång. Nh-ng ®Õn n¨m
2002 con sè nµy t¨ng lªn 1.24 ®ång cho thÊy r»ng C«ng ty ®· cã 1.24 ®ång nî ng¾n h¹n
®Ó ®èi phã víi 1 ®ång nî ng¾n h¹n.
Vßng quay tån kho cña C«ng ty lµ kh«ng lãn l¾m , n¨m 2002 chØ cã 0.05,
®iÒu nµy kh«ng ¶nh h-ëng ®Õn ho¹t ®«ng cña C«ng ty v× ho¹t ®éng cña C«ng ty chñ
yÕu lµ ho¹t ®éng dÞch vô. Tuy nhiªn tån kho nµy lµ do mÆt hµng VLXD vµ tån kho
thÊp kh«ng ph¶i lµ dÊu hiÖu ®¸ng mõng v× tån kho thÊp cã thÓ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng
c¹n dù tr÷.
Th«ng sè nî trªn gi¸ trÞ rßng lín ®iÒu nµy ta thÊy kho¶n nî chiÕm tû lÖ kh¸ lín
trong tµi s¶n n¨m 2001 cã 4.39 ®ång nî trªn 5,39 ®ång tµi s¶n
III- THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG
TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC:
1- Những thuận lợi và khó khăn:
Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước kinh
doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, năm 1993 công ty Thương mại huyện Hiệp Đức
chuyển đổi hình thức kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập tự
thu tự chi, không còn hình thức phân phối như trước đây hàng hóa nhập kho theo giá bán
buôn cấp I, cấp II rất thấp từ đó Công ty phân phối theo giá bán lẻ. Chuyển sang hình
thức hạch toán kinh doanh độc lập với bộ máy phân phối và mạng lưới như trước đây sẽ
không còn thích ứng được nữa. Lúc này đội ngũ cán bộ biểu hiện vừa yếu lại vừa thiếu
những cán bộ có trình độ chuyên môn cao có năng lực kinh doanh, trong cơ chế kinh
doanh mới thừa những cán bộ, nhân viên yếu về nghiệp vụ chuyên môn, yếu về năng lực
quản lý.
Đây là một khó khăn đối với công ty với bộ máy cồng kềnh, điểm bán hàng nhiều
nhưng chủ yếu là hình thức phân phối. Ban Giám đốc suy nghĩ nếu duy trì bộ máy và các
điểm bán hàng như cũ thì chi phí cho việc kinh doanh sẽ lớn và hiệu quả mang lại sẽ
không cao. Công ty đưa một số cán bộ tiếp tục đào tạo để tiếp tục làm việc phù hợp với
nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Mạng lưới phân phối, bán lẻ trước đây chỉ là những điểm bán lẻ làm việc theo giờ
hành chính, mang tính chất phân phối theo chỉ tiêu. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp và
cửa hàng dịch vụ ăn uống lúc này cũng gặp rất nhiều khó khăn: về nguồn hàng, về vốn,
hiệu quả kinh doanh không cao. Doanh số bán ra ít bộ máy của các cửa hàng bách hóa và
dịch vụ ăn uống nhiều, hàng hóa thì nghèo nàn không phong phú, đa dạng như ngoài thị
trường tự do. Chính điều đó năm 1994, công ty sắp xếp lại hệ thống bán hàng chuyển
những cửa hàng nhỏ doanh số không cao cho tư nhân, mở rộng quy mô cả về cơ sở vật
chất và lượng hàng bán với những điểm tập trung dân cư, phục vụ theo nhu cầu của thị
trường. Trong 3 năm đổi mới doanh số mua vào và bán ra của Công ty như sau:
TT Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1 Doanh số mua vào 2600 3678 8720
2 Doanh số bán ra 2990 4146 9980
3 Số điểm bán hàng 06 06 07
Những chỉ tiêu đó cho ta thấy sau những thay đổi kể từ năm 1994 doanh số mua
vào và bán ra tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2000 doanh số mua vào chỉ có 2600 triệu,
đến năm 2002 doanh số đã tăng lên 8720 triệu đồng đó là thành công rất lớn của Công ty
trong những năm đầu chuyển đổi kinh doanh.
Bên cạnh những khó khăn khi thành lập Công ty có những thuận lợi sau:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện Hiệp
Đức, Sở Thương mại Du lịch tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có đối
tác quan hệ kinh doanh.
- Công ty tiếp quản cơ sở hạ tầng cũ khu làm việc, nhà kho mạng lưới bán lẻ gồm
06 điểm bán hàng.
- Là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước duy nhất trên địa bàn huyện kinh doanh trong
lĩnh vực thương mại sẽ có thế mạnh về nhiều mặt đó là đơn vị có tư cách pháp nhân thực
hiện những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Công ty dễ dàng cạnh
tranh với những đơn vị khác trong việc đấu thầu mua và bán hàng hóa. Chẳng hạn như
kinh doanh bán lẻ xăng dầu đây là đơn vị duy nhất kinh doanh bán lẻ xăng với quy mô
lớn mà không có đơn vị cá nhân nào đầu tư vào đây: Bởi vì đầu tư vào lĩnh vực này cần
một khỏan vốn rất lớn nhưng doanh số bán lại thấp dẫn đến lợi nhuận thu lại thấp. Còn
công ty thương mại có một thuận tiện là không phải đầu tư ban đầu nhiều mà tiếp quản
những thiết bị cơ sở vật chất cũ và tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt dù lượng
tiền thu chậm ( do thanh toán chậm ) nhưng Công ty có được khách hàng vì không phải
cạnh tranh với nhiều đơn vị. Đó là một thuận lợi của Công ty trong việc kinh doanh trong
tình hình mới.
2- Hiệu quả trong kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức trong 3
năm 2000- 2002:
Như đã nói ở trên, khi nói đến kinh doanh thì phải nói đến chi phí đó là những chi
phí bất biến và chi phí khả biến, nói cụ thể thì phải đầu tư mua sắm ban đầu những thiết
bị tài sản cố định, và những chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu,
chi phí nhân công... ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì và tùy theo nhu cầu sản xuất thì tỉ lệ
giữa chi phí bất biến và khả biến có khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại,
chi phí mua hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Điều này
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
 
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
 
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia HoàngPhân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAYĐề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm ChiếnĐề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmĐề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
 

Similar to Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT

Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânHoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...luanvantrust
 
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà NghĩaMột số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà NghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanhQuang Hải Ngô
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩa
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩaMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩa
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...nataliej4
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT (20)

Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânHoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
 
Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của Tập đoàn VINAMILK.doc
Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của Tập đoàn VINAMILK.docTiểu luận - Triết lý kinh doanh của Tập đoàn VINAMILK.doc
Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của Tập đoàn VINAMILK.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà NghĩaMột số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020 của Công ty Viễn Tâm.doc
Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020 của Công ty Viễn Tâm.docXây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020 của Công ty Viễn Tâm.doc
Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020 của Công ty Viễn Tâm.doc
 
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh
16762539 tai-liu-lp-k-hoch-kinh-doanh
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩa
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩaMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩa
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty tnhh tm hà nghĩa
 
1
11
1
 
Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanhKế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh
 
Đề tài: Quản trị marketing tại công ty sản xuất hàng nội thất, HAY
Đề tài: Quản trị marketing tại công ty sản xuất hàng nội thất, HAYĐề tài: Quản trị marketing tại công ty sản xuất hàng nội thất, HAY
Đề tài: Quản trị marketing tại công ty sản xuất hàng nội thất, HAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
 
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
 
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FR...
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FR...PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FR...
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FR...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
 
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
Đồ án mini MBA: Xây dựng chiến lược kinh doanh, 9 ĐIỂM!
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại, HOT

  • 1. LUẬN VĂN: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam" namNam
  • 2. Việc sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động lao động sản xuất để mưu cầu lợi ích kinh tế là hoạt động tự giác có ý thức của con người trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, con người luôn có ý thức và quan tâm đến những thông số chi phí chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả của mỗi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Hay nói cách khác chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề tồn tại sống còn chi phối toàn bộ hoạt động của đơn vị, là căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. Ngày nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, vấn đề chiến lược trong kinh doanh là một yếu tố quan trọng, là thách thức đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, đòi hỏi đơn vị phải tốn nhiều công sức cho việc nghiên cứu tìm riêng cho mình một chiến lược kinh doanh và các chính sách thích hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức là đơn vị mới được thành lập trong cơ chế mới cũng gặp nhiều khó khăn để vượt qua thách thức đó. Trong suốt thời gian theo học hệ Đào tạo từ xa của Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc Trường đại học Đà nẵng, với những kiến thức được các thầy cô của Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc Trường Đại học Đà nẵng đã trang bị, những hiểu biết của cá nhân và sự giúp đỡ tận tình của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức và gợi ý của các anh chị trong Công ty và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn thực tập bản thân tôi xin mạnh dạn nêu lên đề tài mà tôi luôn quan tâm "Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam" namNam". Đây là đề tài có phạm vi tương đối rộng nhưng do hạn chế về thời gian thực tập cũng như thời gian viết báo cáo, những hạn chế của bản thân, xin đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết và hữu ích đối với đơn vị nhất. Đây là đề tài có phạm vi tương đối rộng, nhưng do hạn chế về thời gian thực tập, cũng như thời gian viết báo cáo, những hạn chế của bản thân, xin đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết và hữu ích đối với đơn vị.
  • 3. Mặc dù bản thân đã tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, nhưng với khả năng có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sơ suất khiếm khuyết. Bản thân xin ghi nhận những thiếu sót và sự góp ý hướng dẫn sữa chữa của thầy: Đoàn Gia Dũng và các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Đà năng để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Trân trọng chân thành xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn tôi làm đề tài này. Trân trọng chân thành xin cảm ơn tất cả các Thầy, cô giáo Trường Đại học Đà nẵng đã tận tình giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập. Trân trọng chân thành xin cảm ơn Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Trân trọng chân thành xin cảm ơn
  • 4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................Trang 01 PHẦN THỨ I: Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh................Trang 05 I- Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh...........................................Trang 06 1-Khái niện chung về Chiến lược .......................................................Trang 06 2- Vấn đề cốt lõi của Chiến lược ........................................................Trang 06 3- Mục đích và vai trò của Chiến lược................................................Trang 07 4-Một số khái niệm khác có liên quan đến Chiến lược........................Trang 07 II- Chính sách..............................................................................................Trang 08 1- Khái niệm Chính sách....................................................................Trang 08 2- Tác dụng và đặc điểm của Chính sách............................................Trang 08 III- Quản trị Chiến lược .............................................................................Trang 10 1- Khái niệm quản trị Chiến lược .......................................................Trang 10 2- Các giai đoạn của quá trình quản trị Chiến lược.............................Trang 10 3- Mô hình quản trị Chiến lược ..........................................................Trang 11 4- Lợi ích cả quản trị Chiến lược........................................................Trang 12 IV Tiến trình hoạch định Chiến lược.........................................................Trang 13 1- Xác định chức năng nhiệm vụ ........................................................Trang 13 2- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh...................................Trang 14 3- Phân tích các yếu tố bên trong........................................................Trang 19 4- Xác định mục tiêu Chiến lược.......................................................Trang 21 5- Các yêu cầu đối với mục tiêu .........................................................Trang 22 6- Phân tích lựa chọn chiến lược ........................................................Trang 22 PHẦN THỨ II : Phân tích tình hình hoạt động và công tác hoạch định Chiến lược tại Công ty TM huyện Hiệp Đưc.........................Trang 26 I- Tổng quan và quá trình hình thành Công ty thương mại huyện Hiệp Đức..........................................................................................Trang 27 1-Đặc điểm tình hình..........................................................................Trang 27 2-Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội ...................................................Trang 27 II- Sự hình thành và phát triển của Công ty thương mại
  • 5. huyện Hiệp Đức...........................................................................................Trang 27 1- Chức năng nhiệm vụ ......................................................................Trang 28 2- Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................Trang 29 3- Môi trường hoạt động của Công ty.................................................Trang 31 III Thực trạng việc xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty thương mại huyện Hiệp Đức ......................................................................Trang 39 1- Những thuận lợi và khó khăn .........................................................Trang 39 2- Hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại trong 3 năm 2000-2002 .................................................................Trang 40 3- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty..............................Trang 42 4- Những căn cứ để hoàn thiện chiến lược kinh doanh .......................Trang 43 5- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại .....................Trang 44 6- Nhận xét chung về chiến lược kinh doanh của Công ty ..................Trang 45 PHẦN THỨ III: Một số giải pháp để góp phần hoàn thiện CLKD của Công ty thương mại huyện Hiệp đức ......................................Trang 47 I- Kiến nghị về việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại huyện Hiệp đức .........................................................Trang 48 1- Phương pháp dự báo xây dựng chiến lược kinh doanh....................Trang 48 2- Phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu ................Trang 51 3- Xác định mục tiêu chiến lược.........................................................Trang 55 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức của Công ty.............Trang 56 1- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty ..........................................Trang 56 2- Công tác đào tạo ............................................................................Trang 57 3- Các bước thực hiện ........................................................................Trang 58 4- Soát xét lại các mục tiêu hằng năm.................................................Trang 64 5- Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt.....................................Trang 64 6- Thông báo các tiền đề xây dựng chiến lược....................................Trang 65 7- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược...........................Trang 65 III- Một số kiến nghị...................................................................................Trang 66
  • 6. 1- Đối với Nhà nước...........................................................................Trang 66 2- Đối với Công ty .............................................................................Trang 67 Kết luận .......................................................................................................Trang 69
  • 7. PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1/ Khái niệm chung về chiến lược: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian, thời cơ, với không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến chiến lược, đó là nhũng phát minh, sáng tạo của chiến lược về cách thức biện pháp hành động trong tương lai của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng nhất cơ bản nhất, và một cách có hiệu quả nhất. Ta có thể hình dung như sau: Chiến lược là một kế hoạch trong đó bao gồm : - Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3 năm, 5 năm hoặc 10 năm…). - Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu. - Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực. - Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh sôi động và các biến cố bên ngoài để đạt được dự kiến trước. - Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
  • 8. Tuy nhiên việc phối kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản trị chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các quyết định phải được tập trung về cấp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn( về sản phẩm, thị trường, đầu tư và đào tạo…) và sự bí mật về thông tin cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường, chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát triển các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 2/ Vấn đề cốt lõi của chiến lược: Trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, phải có các nội dung chủ yếu là mục tiêu chiến lược, biện pháp chiến lược và các chính sách. Nhưng cái cốt lõi của chiến lựơc chính là các biện pháp để thực hiện mục tiêu, đó chính là phương án tối ưu để thực hiện mục tiêu. Có thể hình dung chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là định hướng các hoạt động chủ yếu các biện pháp quan trọng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mang lại lợi thế nhiều nhất cho doanh nghiệp trong những điều kiện tiền đề nhất định. Chiến lược của doanh nghiệp được coi như bánh lái của con thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến. 3/Mục đích và vai trò của chiến lược: a/ Mục đích: Mục đích cuả chiến lược là thông qua các mục tiêu, các biện pháp chủ yếu và các chính sách mà xác định , tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai, nó phát hoạ ra những triển vọng, qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược còn xác định rỏ một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị duy trì và hoạt động. b/ Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn thành công phải có một chiến lược, nhà doanh nghiệp phải nắm được ưu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành công, biết khai thác những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt hoạt động ở những thời diểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên nhằm đưa
  • 9. ra một chiến lược tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh doanh là: - Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển thêm thị phần. - Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. 4/ Một số khái niệm khác có liên quan đến chiến lược: a/ Thế chiến lược và kế hoạch chiến lược: + Thế chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở vị trí, vai trò và hình ảnh so sánh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thế chiến lược là kết quả của chiến lược, của hoạt động trước đây và hiện tại của doanh nghiệp. + Kế hoạch chiến lược là một văn bản hướng về tương lai, nó xác định vị thế sau này và là cơ sở cho những kế hoạch hành động chung nhằm hình thành được thế chiến lược trong tương lai đó. Như vậy mọi doanh nghiệp đều có một thế chiến lược giống như sự tồn tại của nó vậy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có chiến lược. Chỉ có những doanh nghiệp có quan tâm đến chiến lược, có hoạch định chiến lược thì mới có kế hoạch chiến lược. b/ Quyết định chiến lược và quyết định điều hành: Các quyết định chiến lược nhằm xử lý những vấn đề thiết yếu trong những mối tác động đang chéo nhau giữa doanh nghiệp và môi trường và chúng có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự thành công trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyết định điều hành liên quan trứơc hết và chủ yếu đến các công việc làm cho các hoạt động trong nội bộ của doanh nghiệp càng ngày làm ăn có hiệu quả và phát đạt. c/ Mối quan hệ giữa chiến lược và các hoạt động, chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp: Một cách chung nhất để nhìn nhận thì chiến lược và quản trị chiến lược không đồng nhất với các chức năng và hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị chiến lược và quản trị những chức năng khác đều nhằm vào mục tiêu chung là chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và khắn khít với nhau, các chức
  • 10. năng quản trị khác sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, ngược lại là tiền đề là cơ sở cho các hoạt động chức năng khác. II/ CHÍNH SÁCH. 1/ Khái niệm về chính sách: Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những qui định chung để hướng dẫn, khai thông các suy nghĩ và hành động khi đưa ra quyết định quản trị. Nhờ có chính sách mà đảm bảo được rằng các quyết định sẽ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Các chính sách về thực chất là công cụ để thực thi chiến lược đã đề ra. Các chính sách quy định những vi phạm có thể bắt buột và những giới hạn để hướng dẫn những hành vi, nó chỉ rỏ những cái gì có thể làm ra khi theo đuổi các mục tiêu của doanh nghiệp. 2/ Tác dụng và đặc điểm của chính sách: a/ Tác dụng: + Các thay đổi trong chiều hướng chiến lược trong quá trình thực thi không phải tự nó diễn ra trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp các nhà chính sách rất cần thiết để có một chiến lược được phát huy toàn diện, có tác dụng. Các chính sách tạo điều kiện dễ dàng cho việc giải quyết các vấn đề lặp lại và hướng dẫn thực thi chiến lược. Về thực chất mặt hình thức, thì chính sách thuộc loại kế hoạch thường xuyên của tất cả các doanh nghiệp và cần phải có trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. + Chính sách còn là sự bảo đảm cho việc uỷ quyền và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các nhà quản trị cấp dưới. + Chính sách còn là cơ sở pháp lý, là chỗ dựa để tự kiểm tra trong quản trị cho nên các doanh nghiệp có thể và nên hình thành sổ tay chính sách để hướng dẫn cho các quản trị viên. b/ Đặc điểm: Mối quan hệ giữa chính sách và chiến lược: Có 3 yếu tố gắn kết nhau: Mục tiêu chiến lược, Chiến lược kinh doanh, Chính sách và có mối quan hệ như sau: Mục tiêu Chiến lược Chính sách Cái đích cần phải Bịên pháp để thực Những hướng dẫn, qui định đến trongtương lai hiện mục tiêu hỗ trợ thực thi chiến lược
  • 11. Như trình bày ở trên, chiến lược và chính sách không tách biệt nhau không khác nhau nhiều. Chiến lược chứa đựng những cam kết sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu, còn bản chất của chính sách là tạo ra một hành lang pháp lý vừa đủ rộng cho phép có sự lựa chọn sáng tạo để thực hiện những cam kết của chiến lược một cách linh hoạt và có hiệu quả cao. c/ Có nhiều loại chính sách và nó tồn tại ở tất cả các cấp độ khác nhau của doanh nghiệp. Từ những chính sách lớn, chủ yếu của doanh nghiệp đến những chính sách chỉ áp dụng cho những cấp độ tổ chức thấp hơn của nó như các chính sách chỉ liên quan đến các chức năng riêng rẽ như: Tài chính sản xuất, Marketting, hoặc chỉ liên quan đến các dự án cụ thể. Do chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc lựa chọn trong khi ra quyết định cho nên nó có một phạm vi co giản nhất định, có thể bị hiểu sai hoặc có tính giải thích theo chủ quan của nhà quản trị, từ đó việc thực thi chính sách cũng không nghiêm chỉnh. Quan điểm phải nhất quán dù là một phạm vi và hình thức như thế nào thì các chính sách cũng được sử dụng như một cơ chế để thực thi chiến lược và đạt được mục tiêu chung là phương tiện để thực thi chiến lược. Một số chính sách khác: - Chính sách chỉ nhận về công ty để làm công tác quản lý những kỷ sư và cán bộ đã có trình độ đại học. - Chính sách khen thưởng cho những sáng kiến, phát minh. - Chính sách khen thuởng cho tiết kiệm nguyên vật liệu - Chính sách xây dựng mối quan hệ đặc biệt với khách hàng III/ QUẢN TRỊ VỀ CHIẾN LƯỢC: 1/ Khái niệm về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục bắt đầu từ nghiên cứu môi trường hiện tại và dự báo trong tương lai, đề ra các mục tiêu chiến lược của tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu trong những điều kiện hiện tại và tương lai.
  • 12. Quản trị chiến lược có thể được coi như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập thực hiện và đánh giá các quyết định có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, cho phép doanh nghiệp tiến đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoản thời gian nhất định. Quản trị chiến lược tập trung vào sự hợp nhất việc quản trị Marketting, tài chính sản xuất nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được sự thành công. Rõ ràng trong quá trình quản trị chiến lược chúng ta phải thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của quản trị thể hiện qua 3 giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược là: Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, kiểm tra và đánh giá chiến lược. 2/ Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược: a/ Giai đoạn hoạch định chiến lược: Giai đoạn hoạch định chiến lược hay còn gọi là lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, điều tra nghiên cứu để phát hiện những khó khăn, thuận lợi bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, để dề ra các mục tiêu chiến lược và lựa chọn một chiến lược tối ưu trong những chiến lược có thể đã dùng. Vì doanh nghiệp luôn luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhà chiến lược phải chọn một chiến lược thích hợp và hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất, những quyết định này có liên quan đến các sản phẩm, thị trường, nguồn tài nguyên và công nghệ cụ thể trong một khoảng thời gian dài trong tương lai các chiến lược xác định rõ được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có những ảnh hưởng toàn diện đến doanh nghiệp. Giai đoạn hoạch định chiến lược là vấn đề quan trọng nhất, nếu doanh nghiệp không làm tốt giai đoạn này thì dù các giai đoạn khác có triển khai tốt đến mấy cũng không có ý nghĩa. b/ Giai đoạn thực thi chiến lược: Đây là giai đoạn hành động của chiến lược. Để thực thi phải có một tổ chức đảm đương được nhiệm vụ và huy động quản trị viên, nhân viên thật sự bắt tay vào công việc. Ba hoạt động đảm bảo cho thực thi chiến lược là: Thiết lập mục tiêu hằng năm, để đề ra các chính sách để theo đuổi và phân phối các nguồn tài nguyên. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong qúa trình quản trị chiến lược. Nó đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tụy và hy sinh của mỗi cá nhân.
  • 13. Việc thực thi chiến lược thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thúc đẩy các nhân viên của các nhà quản trị, vốn là một nghệ thuật hơn là một khoa học, chiến lược được đề ra mà không được thực hiện sẽ chẵng có lợi ích gì cả. c/ Kiểm tra chiến lược: Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Ba hoạt động chính của giai đoạn này là: xem xét lại các yếu tố cơ sở của chiến lược, đo lường và đánh giá kết quả và thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng nhưng không có nghĩa là nó chỉ thực hiện sau cùng mà nó được tiến hành thường xuyên liên tục để tạo thông tin phản hồi cho các giai đoạn trước kịp thời điều chỉnh công việc của nó. 3/ Mô hình quản trị chiến lược: Thông tin phản hồi Phân tích Thiết lập Xây dựng bên ngoài mục tiêu mục tiêu xác định cơ chiến lược ngắn hạn hội, đe doạ (dài hạn) (hàng năm) Nhận thức chức năng Phát triển Phân phối Đo lường nhiệm vụ và chức năng các nguồn đánh giá chiến lược nhiệm vụ tài nguyên và điều hiện tại (sứ mệnh) chỉnh Phân tích bên Lựa chọn Đề ra các
  • 14. trong : xác chiến lược chính sách để định điểm tối ưu theo đuổi mục mạnh, điểm tiêu yếu Thông tin phản hồi Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược Kiểm tra C. lược Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa các giai đoạn và công việc chủ yếu quả quá trình quản trị chiến lược. Qúa trình quản trị chiến lược phải năng động và liên tục, bất cứ một sự thay đổi nào ở các thành phần trong mô hình trên đều có thể làm thay đổi một số hoặc tất cả các thành phần khác trong mô hình. Ví dụ: Một sự thay đổi chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước có thể tạo ra một cơ hội lớn dẫn đến sự thay đổi, mục tiêu chiến lược đương nhiên phải thay đổi chiến lược, điều đó kéo theo sự thay đổi mục tiêu ngắn hạn chính sách và phân bố nguồn lực. Các mũi tên có chiều hướng khác nhau trong mô hình chỉ rỏ các mối quan hệ nhân quả và mối liên hệ ngược của dòng thông tin phản hồi đối với các quyết định sơ khởi ban đầu, các thông tin phản hồi kịp thời sẽ giúp cho ban Lãnh đạo kịp thời điều chỉnh các quyết định quan trọng trước đó. Trong thực tế quá trình quản trị chiến lược không hoàn toàn được phân đoạn rõ ràng như trong mô hình đã vẽ mà có thể có sự chồng lẫn nhau chút ít. Hơn nữa một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng có ảnh hưởng đến cách thức quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Nếu ở các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh ít mặt hàng, dịch vụ và giản đơn, thường không quản trị chiến lược một cách qui cũ như đã trình bày ở trên. Phong cách quản trị, tính phức tạp của môi trường kinh doanh, độ phức tạp của công nghệ sản xuất, bản chất của các vấn đề phát sinh, mục đích của hệ thống kế hoạch… đều có thể ảnh hưởng đến cách thức tiến hành quản trị chiến lược. 4/ Lợi ích của quản trị chiến lược: Kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp có thực hành quản trị chiến lược thì đều gặt hái những thành công trong kinh doanh so với những doanh nghiệp không quan tâm vì:
  • 15. Qúa trình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xác định một cách ổn định mục đích và hướng đi giúp cho người Lãnh đạo biết tập trung sự chú ý vào Lãnh đạo tập thể hành động theo hướng nào và khi nào phải đạt được mục tiêu thì khi đó tập trung vào được trọng điểm, tất nhiên chức năng nhiệm vụ mà mục tiêu phải đạt. Ngày nay môi trường kinh doanh biến đổi rất nhanh, làm xuất hiện nhiều cơ hội và nguy cơ. Trong quá trình quản trị chiến lược, người ta rất coi trọng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh, nên đã dự báo các biến đổi môi trường tương lai gần cũng như xa, qua đó mà khai thác những cơ hội hạn chế nhũng rủi ro và chuẩn bị để thích úng với những diễn biến của môi trường. Quản trị chiến lược là phương pháp tiếp cận rất hợp lý vừa mang tính nghệ thuật vừa khoa học cao, để đạt được mục tiêu cơ bản và toàn diện theo ảnh hưởng mà doanh nghiệp đã chọn. IV/ TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: 1/ Xác định chức năng nhiệm vụ: Chức năng nhiệm vụ hay là sứ mệnh của doanh nghiệp được coi như bản tuyên ngôn về mục đích của doanh nghiệp , nguyên tắc kinh doanh, triết lý kinh doanh, lý tưởng mà doanh nghiệp tôn thờ, niềm tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ làm cho người ta phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác tuy chúng cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một thị trường trong những điều kiện nhu nhau. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp dù được trình bày ngắn gọn hay dài dòng đến mấy cũng phải chứa đựng những nội dung chủ yếu sau: - Khách hàng của doanh nghiệp là ai. - Sản phẩm chính của doanh nghiệp là gì. - Thị trường của doanh nghiệp ở đâu. - Mối quan tâm của doanh nghiệp đến công nghệ thế nào, có quan trọng không. - Quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lời như thế nào. - Các mục tiêu kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp thế nào.
  • 16. - Về triết lý: Đây là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của doanh nghiệp. - Tự đánh giá về những năng lực đặc biệt, ưư thế cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là gì. - Mối quan tâm của doanh nghiệp về xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trước công chúng như thế nào. - Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên như thế nào. Những nội dung trên đây phải xây dựng như thế nào dể thoả mãn các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong doanh nghiệp. - Tạo cơ sở để huy động được nguồn lực cho doanh nghiệp. - Có tiêu chuẩn rỏ ràng để phân bổ nguồn lực và chi dùng các nguồn lực. - Hình thành được khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. - Đóng vai trò tiêu điểm để cho mọi thành viên đồng tình với mục đích, phương hướng của doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để chuẩn hoá từ mục đích thành các mục tiêu và chuẩn hoá từ mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp hành động cụ thể. Nếu một doanh nghiệp không hình thành một bản tuyên ngôn về chức năng nhiệm vụ một cách bao quát và gợi cảm thì sẽ đánh mất cơ hội tự giới thiệu tốt về mình đối với những người góp vốn đầu tư hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều có các nhà quản lý, các nhân viên, khách hàng, người đi vay, người cung cấp, nhà phân phối. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ là những phương tiện đắt lực để truyền đạt thái độ của doanh nghiệp đối với họ. Xây dựng bản chức năng nhiệm vụ tốt còn giúp cho việc xác định mục tiêu vạch ra chiến lược đúng đắn, nó cung cấp cho các nhà quản trị thống nhất về định hướng vượt ra ngoài những nhu cầu riêng rẽ, bị hạn chế và có tính nhất thời. Tóm lại mọi doanh nghiệp cần phải có bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ thể hiện mục đích cao cả và lý do tồn tại của nó. Nhiệm vụ của người Lãnh đạo doanh nghiệp là phải xây dựng và phải truyền đạt những nội dung của bản thuyết minh đến mọi đối tượng có liên quan. 2/ Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh:
  • 17. - Doanh nghiệp là một hệ thống mở tồn tại trong môi trường, liên hệ chặt chẽ với môi trường chịu sự chi phối của môi trường, mọi chiến lược của doanh nghiệp phải vạch ra trong một môi trường cụ thể, phải biết tận dụng thuận lợi mà môi trường đem lại và những hạn chế, những khó khăn, trở ngại vướng mắc từ môi trường. - Môi trường tổng quát của doanh nghiệp được chia làm 2 loại theo tính chất : ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. - Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, ngành, nhiều doanh nghiệp và nó ảnh hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp. - Môi trường vi mô chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ta đang nghiên cứu và nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. + Hai môi trường này chứa đựng nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, bởi vì nó là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nó hình thành nên những tiền đề không thể kiểm soát được. a/ Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô làm rỏ vấn đề quan trọng là doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì, có nhiều vấn đề thuộc yếu tố môi trường vĩ mô. + Các yếu tố kinh tế: Có 4 yếu tố thuộc kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đó là: - Giai đoạn phát triển kinh tế: Tỷ lệ phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển, thời kỳ tăng tốc bình thường, trì tuệ, khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sự phát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. - Tiền tệ: Tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư dài hạn và sự làm ăn ổn định lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược và quản trị chiến lược. - Hối suất: Hối suất biến động cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến cạnh tranh trong xuất nhập khẩu. - Chính sách kiểm soát giá cả và lương bổng của Nhà nước:. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cho nên các chiến lược phải thích ứng với nó. + Các yếu tố chính trị pháp luật:
  • 18. Hoàn cảnh chính trị, sự ổn định của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng, Chính phủ và Chính quyền địa phương các cấp là những người trực tiếp quản lý và điều hành đất nước, đề ra các chính sách luật lệ, đồng thời cũng là khách hàng lớn của các doanh nghiệp, các yêú tố sau đây cần nghiên cứu và phân tích kỹ. - Sự ổn định của hệ thống chính trị, ảnh hưởng của các Đảng phái, các xung đột chính trị. - Hệ thống luật pháp nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, luật bảo vệ môi trường, chính sách thuế khoá, bảô hộ mậu dịch, bảo vệ quyền kinh doanh hợp pháp, thừa nhận sự bình đẵng giữa các thành phần kinh tế. - Chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của nhà nước, các luật chống độc quyền, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài. - Mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể, chính trị, mối quan hệ giưã Chính quyền địa phương và Trung ương. + Các yếu tố văn hoá: Những biến đổi về văn hoá và đặc điểm của nó cũng có thể tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho các doanh nghiệp, tuy rằng những biến đổi xã hội thường chậm và khó nhận biết, các yếu tố đó là: - Chất lượng cuộc sống của dân cư, vui chơi, giải trí của các tầng lớp xã hội. - Các chuẩn mực về đạo đức, phong cách sống. - Tình hình về nhân lực như: Lực lượng lao động nữ, lực lượng dự trữ lao động. - Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của dân cư và người lao động. - Truyền thống văn hoá và các tập tục xã hội. - Các tôn giáo và vai trò của tôn giáo, các xung đột tôn giáo. - Tình hình nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu và phân bổ dân cư. + Các yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ đối với các quyết định chiến lược, ngày nay chúng ta nhận thức rõ chính hoạt động sản xuất của con người đã làm thay đổi rất nhiều hoàn cảnh tự nhiên mà họ sống. Về mặt tích cực con người làm nên những cơ sở hạ tầng, cầu đường, bưu điện, nhà ga, bến cảng, sân bay… làm cho môi trường tự nhiên có cải thiện, nhưng mặt tiêu cực thì quá
  • 19. nhiều. Bởi vậy Chính phủ và công chúng đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp phải không làm ô nhiểm môi trường, môi trường tự nhiên gồm các vấn đề sau: - Điều kiện địa lý có những thuận lợi và có những khó khăn như thế nào đối với doanh nghiệp. - Dự trử tài nguyên dùng làm nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp như thế nào. - Nguồn cung cấp năng lượng và nước. - Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên. + Các yếu tố công nghệ: Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể. Các yếu tố kỷ thuật công nghệ cần phân tích: - Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Chính phủ và của ngành, xu hướng nghiên cứu. - Múc độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc dộ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. - Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. - Các yếu tố của môi trường sẽ hình thành các tiền đề chiến lược mà chúng ta phải tìm cơ sở để hoạch định chiến lược. - Các yếu tố môi trường vĩ mô hình thành những cơ hội để phát triển chiến lược và các nguy cơ cần phải chủ động đề phòng. - Phân tích môi trường vĩ mô không những chỉ hiểu biết quá khứ và hiện tại mà điều quan trọng là để dự đoán cho tương lai mà doanh nghiệp thích ứng. b/ Môi trường vi mô:
  • 20. Các yếu tố môi trường vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế. + Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: - Mục tiêu của đối thủ: - Hiểu biết mục tiêu của đối thủ giúp cho doanh nghiệp biết được. - Mức độ bằng lòng của đối thủ cạnh tranh, với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của họ. . Khả năng các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược như tế nào? . Khả năng phản ứng của các đối thủ đối với các diễn biến bên ngoài như thế nào? . Mức độ quan trọng của các biện pháp mà đối thủ cạnh tranh có thể đặc ra cho doanh nghiệp. . Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh: Điều quan trọng là phải biết đối thủ đang cạnh tranh bằng cách nào, vũ khí chiến lược của họ là gì? + Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh: Tiềm năng của họ thể hiện ở một số điểm sau: . Các loại sản phẩm, đặc điểm và chất lượng. . Hệ thống phân phối. . Bán hàng và khuyến mãi. . Các tác nghiệp sản xuất. . Nghiên cứu thiết kế. . Gía thành sản phẩm dịch vụ. . Tiềm lực tài chính. . Tổ chức. . Năng lực quản lý. . Danh mục đầu tư. . Nguồn nhân lực. . Các mối quan hệ xã hội . Khách hàng: Khách hàng là những đối tượng cần phải nghiên cứu, phân tích kỷ của doanh nghiệp. Chúng ta không trình bày những vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của thị
  • 21. trường, đặc điểm khách hàng, hành vi mua hàng, cạnh tranh của khách hàng, cạnh tranh giữa người mua và người bán. Doanh nghiệp luôn quan tâm đến sự tín nhiệm và tình cảm của khách hàng, dành cho sản phẩm của mình, vấn đề quan trọng đến khách hàng là khả năng trả giá và đặc điều kiện của họ. Một khách hàng được coi là có thể nếu họ có các điều kiện sau: . Số lượng hàng hoá của họ mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hoá của doanh nghiệp. . Khi họ chuyển sang mua hàng hoá của một doanh nghiệp khác thì cũng không có tốn kém gì đáng kể cho sự thay đổi đó. . Sản phẩm của doanh nghiệp không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm của người mua. . Khi có mối quan hệ với khách hàng loại này cần phải có những chính sách khôn khéo như: Xây dựng mối quan hệ hữu hảo lâu dài, các điều kiện mua bán phải được định rõ cụ thể để giảm đến mức tối thiểu sự bị động của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá thiết bị: Khi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào những nhà cung cấp có thế lực đều phải chịu những bất lợi và bị động. Những yếu tố sau đây sẽ làm cho các nhà cung cấp có thế lực mạnh. . Số lượng người cung cấp ít. .Không có vật liệu, mặt hàng, phụ tùng của người khác có thể thay thế được . . Việc lựa chọn nhà cung cấp phải hết sức thận trọng, phải hiểu biết lịch sử thành tích của họ trong quá khứ về việc đảm bảo các cam kết, số lượng, chất lượng, thời gian... Các nhà cung cấp tài chính: Hầu hết các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, lợi nhuận nhiều có lúc hoặc thường xuyên phải tìm kiếm nguồn lực tài trợ tài chính từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn... Thiết lập ma trận các yếu tố bên ngoài: Để thiết lập một ma trận ta có các yếu tố sau: . Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài được đánh giá bằng hệ số sau: Rất quan trọng: 3 Quan trọng vừa: 2
  • 22. Quan trọng ít: 1 Nếu tác động tạo điều kiện thuận lợi lấy dấu (+) Nếu tác động khó khăn cho doanh nghiệp lấy dấu(-) Mức độ tác động mạnh: 3 Mức độ tác động trung bình: 2 Mức độ tác động yếu: 1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp Hệ số quan trọng Mức độ tác động Tính chất tác động Đánh giá ý nghĩa 1/ Môi trường vĩ mô a/ Kinh tế - Cạnh tranh gay gắt 3 3 - -9 - Lãi suất ngân hàng tăng 2 2 - -4 - Tốc độ tăng trưởng cao 1 2 + +2 - Nhu cầu tăng nhanh 3 3 + +9 b/ Chính trị pháp luật - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh 2 2 - -4 - Chính phủ ổn định 2 2 + +4 - Khuyến khích đầu tư trong nước 3 2 + +6 c/ Xã hội - Xu hướng tiêu dùng mới 3 2 + +6 - Nhiều lễ hội 1 2 + +2 d/ Tự nhiên - Luật bảo vệ môi trường 2 2 - -4 e/ Công nghệ, thông tin - áp dụng công nghệ mới ở DN 2 2 - -4 3/ Ph©n tÝch c¸c yÕu tè bªn trong: YÕu tè s¶n xuÊt:
  • 23. S¶n xuÊt lµ mét lÜnh vùc ho¹t ®éng g¾n liÒn víi viÖc t¹o ra s¶n phÈm dÞch vô, ®©y lµ mét lÜnh vùc ho¹t ®éng chÝnh cã ¶nh h-ëng m¹nh ®Õn kh¶ n¨ng thµnh c«ng cña doanh nghiÖp, nãi chung còng nh- c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng kh¸c nãi riªng. NÕu s¶n xuÊt ra ®-îc s¶n phÈm cã chÊt l-îng tèt, gi¸ thµnh h¹ th×: Bé phËn Marketting sÏ cã thuËn lîi h¬n khi tiªu thô s¶n phÈm, b¸n ®-îc nhiÒu, nhanh, vÒ tµi chÝnh th× vßng lu©n chuyÓn cña vèn l-u ®éng t¨ng lªn, c¸c chØ tiªu tµi chÝnh kh¸c còng ®-îc c¶i thiÖn. + C¸c vÊn ®Ò cÇn ph©n tÝch ®èi víi yÕu tè s¶n xuÊt lµ: - GÝa c¶ nguyªn vËt liÖu chÊt l-îng vµ t×nh h×nh cung cÊp nguyªn vËt liÖu quan hÖ víi nhµ cung cÊp. - HÖ thèng tån kho møc ®é chu chuyÓn cña hµng tån kho. - ViÖc bè trÝ c¸c ph-¬ng tiÖn s¶n xuÊt, mÆt b»ng. - Lîi thÕ do s¶n xuÊt qui m« lín. + C¸c yÕu tè tµi chÝnh cña doanh nghiÖp: . Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi: Cho thÊy kh¶ n¨ng tr¶ c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n b»ng c¸c tµi s¶n cã kh¶ n¨ng chuyÓn ®æi thµnh tiÒn mÆt. . Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh: ThÓ hiÖn kh¶ n¨ng tr¶ tr-íc c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n kh«ng ph¶i chê ®Õn khi b¸n hÕt hµng tån kho. . Tû sè gi÷a nî vµ vèn kinh doanh: §o l-êng møc ®é vèn ®Ó tµi trî cho c¸c ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp. . Kh¶ n¨ng thanh to¸n l·i vay: §o l-êng møc ®é mµ lîi nhuËn cã thÓ gi¶m nh-ng doanh nghiÖp cã thÓ thanh to¸n ®-îc l·i vay nî h»ng n¨m. . Sè vßng quay tån kho: Khi so s¸nh víi chØ sè nµy víi sè trung b×nh trong ngµnh dÓ thÊy møc lu©n chuyÓn tån kho ®· hîp lý ch-a. . Sè vßng quay cè ®Þnh: ThÓ hiÖn hiÖu qu¶ sö dông, nhµ x-ëng, m¸y mãc thiÕt bÞ. . Sè vßng quay kho¶n ph¶i thu: Nãi lªn viÖc thu håi c¸c kho¶n tiÒn b¸n chÞu nhanh hay chËm. . Kú thu tiÒn b×nh qu©n: Lµ kho¶ng thu tiÒn trung b×nh mµ doanh nghiÖp thu l¹i ®-îc tiÒn ®· b¸n chÞu kÓ tõ khi b¸n hµng. Sè vßng quay vèn l-u ®éng. Sè vßng quay cña toµn bé vèn.
  • 24. C¸c chØ sè vÒ doanh lîi. Lîi nhuËn biªn tÕ gép. Lîi nhuËn biªn tÕ ho¹t ®éng. Lîi nhuËn biªn tÕ rßng Doanh lîi toµn bé vèn. Ph©n tÝch mét sè yÕu tè kh¸c. - Nh©n lùc vµ yÕu tè qu¶n lý. - Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn. - V¨n ho¸ cña tæ chøc. - Tµi s¶n cè ®Þnh cña doanh nghiÖp. - Th«ng tin cÇn cã cña doanh nghiÖp. B¶ng ®¸nh gi¸ t×nh h×nh néi bé cña doanh nghiÖp.
  • 25. C¸c yÕu tè cÇn ph©n tÝch HÖ sè quan träng Møc ®é ¶nh h-ëng TÝnh chÊt ¶nh h-ëng §¸nh gi¸ ý nghÜa 1/ Công nghệ sản xuất - Máy móc thiết bị 2 2 + 4 - Tổ chức sản xuất 2 2 + 4 - Hệ thống kiểm tra 1 2 - -2 2/ Tài chính - Khả năng về vốn 3 2 - -6 -Tình hình công nợ 2 2 - -4 - Khả năng vay vốn 2 3 + +6 3/ Marketting - Chất lượng sản phẩm 2 3 + +6 - Gía bán 2 1 - -2 - Lực lượng bán hàng 2 2 + +4 - Quảng cáo, bảo hành 2 3 + +6 4/ Nhân lực quản lý - Chất lượng nhân viên 3 3 + +9 - Chất lượng lãnh đạo 3 3 + +9 - Cơ cấu tổ chức 2 2 - -4 Bảng tổng hợp trên đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp là đội ngũ Lãnh đạo và nhân viên, chất lượng sản phẩm, quảng cáo, bảo hành, còn chổ yếu nhất là khả năng tài chính, tình hình công nghệ, cơ cấu tổ chức 4/ Xác định mục tiêu chiến lược: - Mục tiêu là gì: Mục tiêu là cái chuẩn đích những thành tựu cụ thể mà doanh nghiệp phấn đấu để đạt được trong tương lai nào đó. Mục tiêu được coi như là điểm cuối cùng của một chương trình quản trị mà bất kỳ một bộ phận, cơ sở nào trong doanh nghiệp phải hướng tới để hoạt động. Mục tiêu được đề ra xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp nhưng nó phải cụ thể rõ ràng hơn. Mục tiêu còn phải xuất phát từ những hoàn
  • 26. cảnh cụ thể bên ngoài, bên trong mà doanh nghiệp đang đối diện, đồng thời nó phải đáp ứng những nguyện vọng mong muốn của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp.
  • 27. Chức năng nhiệm vụ Hoàn cảnh bên trong Mục tiêu chiến lược Hoàn cảnh bên ngoài Các mong muốn của các thành phần ảnh hưởng Mục tiêu chiến lược là mục tiêu dài hạn, thời gian từ 2-5-10 năm hoặc hơn nữa. Mục tiêu ngắn hạn từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu chiến lược cần tập trung vào những vấn đề sau: - Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi. - Vị thế cạnh tranh. - Năng suất. - Phát triển việc làm. - Quan hệ giữa công nhân viên. - Vị thế dẫn đầu về công nghệ: - Trách nhiệm trước công chúng. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dài hạn nó phải nêu lên được kết quả cụ thể mà doanh nghiệp dự định đạt được trong từng giai đoạn ngắn nhất định. 5/ Các yêu cầu đối với mục tiêu: - Mục tiêu phải cụ thể , phải đặc trưng cho mỗi lĩnh vực ngành, phải chỉ rỏ thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng phải đạt là gì. - Mục tiêu phải linh hoạt. - Mục tiêu phải có tính hiện thực đồng thời phải có tính thách thức hay định lượng. Có như vậy mới có thể kiểm tra và có tác dụng động viên hướng dẫn.
  • 28. - Mục tiêu phải có tính nhất quán. - Các mục tiêu đề ra phải tính đến mong muốn của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp. 6/Phân tích lựa chọn chiến lược kinh doanh: Để ra quyết định lựa chọn một chiến lược tối ưư cho doanh nghiệp cần phải tiến hành những bước sau: - Nhận biết chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. - Nhận biết tổng quát lại tình hình cạnh tranh trên thị trường - Bảng tổng hợp so sánh cạnh tranh có thể xếp loại doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh, trung bình hay yếu. - Xác định vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, qua đó ta có thể nhận biết được chiến lược tấn công, phòng thủ, thận trọng hay cạnh tranh là thích hợp với doanh nghiệp. - Phân tích ma trận SWOT: Là phân tích các yếu tố cơ hội đe doạ điểm mạnh điểm yếu trên ma trận SWOT là một biện pháp rất tốt nhằm tìm ra các kết hợp SO, WO, ST,WT. - Phân tích danh mục đầu tư. - Kết hợp những kết quả mà mình phân tích. Là một nội dung cốt lõi nhất có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất của quá trình hạch định chiến lược. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá lựa chọn phương án chiến lược đòi hỏi phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, một số kỷ thuật phức tạp, những vấn đề đó được giải quyết như sau: a/ Lược đồ qui trình phân tích đánh giá lựa chọn chiến lược: Giai đoạn 1 : xử lí các kết quả phân tích Đánh giá các yếu tố Phân tích vị thế Đánh giá cái yếu bên ngoài cạnh tranh tố bên trong Giai đoạn 2 : Kết hợp các phân tích
  • 29. Phân tích Phân tích vị trí chiến Phân tích Phân tích Ma trận chiến SWOT lược và đánh giá BCG GE lược chính Giai đoạn 3 : Quyết định các kỹ thuật, đánh giá so sánh lựa chọn phương án Doanh nghiệp đang nghiên cứu có sức mạnh kém hơn doanh nghiệp cạnh tranh số 1, nhưng mạnh hơn doanh nghiệp cạnh tranh số 2. b/ Những kỷ thuật phân tích chiến lược: + Phân tích đánh giá yếu tố bên ngoài: - Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm từ 10-20 yếu tố chính tạo sự thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. - Phân tích tầm quan trọng từ 0 ( không quan trọng) đến 1( rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số mức phân loại cho các yếu tố này phải bằng 1. Múc phân loại này đánh giá tầm quan trọng đối với sự thành công trong ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia. - Đánh giá từ 1 đên 4 cho cho mỗi yếu tố đối với cách thức doanh nghiệp phản ứng với nó như thế nào, mức phân loại này phụ thuộc vào tương quan sau: . Phản ứng tốt: 4 điểm . Phản ứng trên trung bình: 3 điểm. . Phản ứng trung bình: 2 điểm. . Phản úng yếu: 1 điểm. Nhân tầm quan trọng với mức phản úng của doanh nghiệp tương ứng với mỗi biến số để xác định điểm số tầm quan trọng của các yếu tố đối với doanh nghiệp. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất các yếu tố để nhận biết các yếu tố bên ngoài có thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp hay không. Bảng đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài: Yếu tố bên ngoài chủ yếu Quan trọng đối với đánh giá Phản ứng của doanh nghiệp Điểm đánh giá
  • 30. 1/ Lãi suất ngân hàng cao 0,3 1 0,3 2/ Cạnh tranh gay gắt 0,1 3 0,3 3/ Tốc độ tăng- nhu cầu cao 0,2 4 0,8 4/ Pháp luật chưa hoàn chỉnh 0,1 3 0,3 5/ Chính trị ổn định 0,05 2 0,1 6/ Xu hướng tiêu dùng thay đổi 0,1 4 0,4 7/ Luật bảo vệ môi trường 0,1 1 0,1 8/ Nhà cung cấp ít 0,5 1 0,2 Tổng cộng 1 2,5 Ta thấy điểm tổng cộng đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài ít nhất là 1 và cao nhất là 4. - Nếu điểm tổng cộng là 2,5 tức là ở mức trung bình. - Nếu điểm tổng cộng trên 2,5 là điều kiện bên ngoài thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh. Nếu điểm tổng cộng <2,5 là yếu tố bên ngoài không thuận lợi. + Phân tích đánh giá môi trường bên trong: - Liệt kê các yếu tố then chốt đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố. . Qui định tầm quan trọng của mỗi yếu tố trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp mức quan trọng lấy từ 0 (không quan trọng) đến 1( quan trọng nhất) tầm quan trọng này là sự đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào ở trong một ngành đều phải đánh giá như nhau. . Xếp loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, nếu yếu tố nào thuộc điểm yếu nhất của doanh nghiệp sẽ lấy giá trị là 1, điểm mạnh nhất của doanh nghiệp sẽ lấy giá trị bằng 4, các giá trị 2 và 3 tương ứng với điểm yếu ít và mạnh ít. . Lấy tích số giữa mức quan trọng và giá trị xếp loại của mỗi yếu tố để đánh giá tầm quan trọng của yếu tố đó trong sự hình thành sức mạnh của doanh nghiệp . Cộng tất cả các điểm số đánh giá các yếu tố sẽ có được điểm đánh giá chung của doanh nghiệp.
  • 31. Nếu điểm đánh giá >2,5 là doanh nghiệp mạnh, < 2,5 là doanh nghiệp yếu, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4, điểm trung bình 2,5. Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Xếp loại của DN Điểm đánh giá 1- Máy móc thiết bị 0,2 3 0,6 2- Hệ thống kiểm tra 0,1 2 0,2 3- Khả năng về vốn 0,2 4 0,8 4- Chất lượng sản phẩm 0,1 3 0,3 5- Gía bán 0,1 4 0,4 6- Lưu lượng hàng hoá 0,1 3 0,3 7- Bảo hành 0,05 4 0,2 8- Cơ cấu tổ chức 0,05 1 0,05 9- Công tác hạch định 0,05 1 0,05 - Thông tin kinh tế 0,05 3 0,15 + Tổng cộng 1 3,05 Nhìn vào bảng có nhiều ưu điểm là làm nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp là 3,05 lớn hơn mức trung bình là 2,5 + Phân tích cạnh tranh: Là sự nhìn nhận một cách khái quát những nhà cạnh tranh chủ yếu nhằm so sánh tương quan giữa họ với doanh nghiệp.
  • 32. PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC.
  • 33. I-TỔNG QUAN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC: 1- Đặc điểm tình hình: Hiệp Đức là huyện miền núi gồm 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã là Dân tộc vùng cao, điều kiện kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp là chính, giao thông thuỷ lợi còn nhiều cách trở nhất là vào mùa mưa lũ, trình độ dân trí chưa được đồng đều giữa các vùng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn trong khi đó nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành của nhân dân ngày càng cao. 2- Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế Xã hội của huyện Hiệp Đức: Thành lập từ năm 1986, Hiệp Đức là huyện được tách ra từ 3 vùng khó khăn nhất của 3 huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phước Sơn. Là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nằm về phía tây của tỉnh Quảng Nam cách quốc lộ 1A khoảng 40 Km về phía tây. Diện tích tự nhiên: 49.177 ha, trong đó đất trồng trọt: 3.952,5 ha chiếm: 8% còn lại là đất lâm nghiệp, đất đồi gò. Dân số: 38.762 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,43%/ năm. Trong đó: - Dân tộc kinh chiếm: 36399 người. - Dân tộc Cadoong chiếm: 1940 người. - Dân tộc Mơnong chiếm: 408 người. - Dân tộc khác chiếm: 15 người. *Vị trí : - Nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 80 Km I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC: Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức thành lập từ năm 1986 trên cơ sở sát nhập từ 3 cửa hàng khu vực trên địa bàn huyện Hiệp Đức từ các Công ty Thương mại huyện Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn bàn giao theo Quyết định 497/QĐ-UB ngày 06-3- 1986 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng( cũ) về việc thành lập Công ty Thương mại
  • 34. huyện Hiệp Đức. Đồng thời các chức danh Lãnh đạo như Giám đốc, Phó Giám đốc của Công ty cũng được UBND tỉnh QN-ĐN quyết định bổ nhiệm. Trụ sở của Công ty đóng tại Thị trấn Tân an, huyện Hiệp đức, Tỉnh Quảng nam.
  • 35. 1/Chức năng nhiệm vụ của Công ty a- Chức năng. - Kinh doanh xăng dầu, hàng trợ giá, trợ cước, mua bán hàng bách hoá và nông sản. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác phi quặng sỏi, đá, cát. - Xây dựng các công trình công cộng, nhà ở. - Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi. b. Nhiệm vụ của Công ty. - Xây dụng và tổ chức các kế hoạch mua, bán, tài chính, lao động, tiền lương theo quy định của Nhà nước. - Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường để tổ chức xây dựng và phát triển, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức khai thác các nguồn hàng, thực hiện đa dạng hoá về các mặt hàng, phong phú chủng loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiêú khách hàng. - Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục đích, chế độ chính sách có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo về trang trải tài chính, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. - Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật trong quản lý kinh tế của Nhà nước . - Quản lý và sử dụng lao động theo đúng luật lao động. - Thực hiện phân phối cân bằng theo đúng khả năng và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, bồi dưởng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh tế theo yêu cầu của khách hàng. - Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ. - Thực hiện đúng chính sách bảo vệ môi trường, an ninh, chính trị nội bộ và trật tự an toàn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách nghĩa vụ và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh. * Về mạng lưới a) Văn phòng công ty: Đóng tại thị trấn Tân An b) Cửa hàng bán lẻ: có 05 cửa hàng:
  • 36. - 01 Cửa hàng khu vực Việt An, 01 cửa hàng khu vực Sông Trà, 01cửa hàng khu vực Phước gia, 02 Cửa hàng ở tại thị trấn, Đội cơ giới và đội thi công. * Về tổ chức bộ máy: Văn phòng đóng tại thị trấn Tân An, ngoài Ban Giám đốc Công ty có 5 phòng đó là: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng kế toán tài chính, Phòng kế hoạch, Phòng kỷ thuật. 2/ Cơ cấu tổ chức của Công ty. a/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 1 P.GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TC KD KH TC KT KT TH HC CỬA CỬA CỬA CỬA CỬA ĐỘI ĐỘI HÀNG 1 HÀNG 2 HÀNG 3 HÀNG 4 HÀNG 5 CGIỚI XDỰNG Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng b/ Trình độ cán bộ Hiện nay Công ty có 80 người trong đó có 34 nam và 46 nữ tuổi đời bình quân là 36 tuổi Về trình độ của cán bộ trong Công ty . Cán bộ có trình độ Đại học và tương đương 8 người . Cán bộ có trình độ trung cấp là 28 người
  • 37. . Cán bộ có trình độ sơ cấp là 44 người . Lực lượng lao động phổ thông trên 150 người. Chỉ tiêu Năm 2003 Trự tiếp Gián tiếp Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số CBCNV 80 57 68 49 12 8 Trong đó: Đại học 8 3 8 3 0 0 Trung cấp 28 20 25 18 3 2 Sơ cấp 44 34 35 28 9 6 Lao động phổ thông 150 80 150 80 c/ Chức năng của từng bộ phận Giám đốc Giám đốc là người điều hành chính mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban của Công ty. Các Phó Giám đốc: Phó Giám đốc 1: Giúp việc cho Giám đốc (tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 2 và trực tiếp theo dõi các phòng ban do Giám đốc phân công như: Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức hành chính. Phó Giám đốc 2: Giúp việc cho Giám đốc ( tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 1 và trực tiếp theo dõi Phòng kỷ thuật, phương tiện cơ giới, theo dõi đội xây dựng, kiểm tra tiến độ thi công các công trình. Phòng tài chính kế toán Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của Công ty, chấp hành kế toán thống kê, chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp số liệu kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Giám đốc và cấp trên. Phát hiện những sai sót sơ hở trong quản lý, chống buôn lỏng trong quản lý dẫn đến thua lỗ và sai phạm pháp luật , tổng hợp quyết toán tài chính, thực hiện công tác báo cáo thống kê
  • 38. và kiểm kê định kỳ, lập báo cáo theo qui định, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh lên Giám đốc. Phòng kinh doanh tổng hợp Giúp cho Giám đốc trong công tác kinh doanh cung ứng các mặt hàng xăng dầu, hàng nông sản, dịch vụ bách hoá tổng hợp, xi măng sắt thép, thu mua hàng nông sản, khai thác cát sỏi…phục vụ cho những yêu cầu cơ bản của Công ty, quản lý giá cả, ngoài ra còn thêm công tác tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Phòng kế hoạch Giúp cho Công ty lập kế hoach ngắn hạn, dài hạn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư và phát triển, lập kế hoạch đại tu và sửa chữa, phục hồi điều phối thanh lý và mua sắm tài sản, xây dựng giá thành, giá bán sản phẩm, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Nghiên cứu và đề xuất phương án mới, phát triển sản phẩm mới, định mức vật tư, kỷ thuật lao động
  • 39. Phòng tổ chức hành chính - Tổ chức sơ yếu lý lịch, lo thủ tục, chế độ chính sách nghĩ việc, mất sức về hưu, theo dõi thi đua, kỹ luật, thực hiện các vấn đề tuyển dụng và đào tạo - Công tác pháp chế: Soạn thảo các bản hội nghị, hợp đồng tuyển dụng, quy định hướng dẫn pháp lệnh, các quy định của Nhà nước giao và các công nhân viên - Hành chính quản trị: Bao gồm văn thư lưu trử, quan hệ, giao tiếp an toàn lao động, đánh máy, công cụ, quản lý dụng cụ hành chính, phòng cháy chữa cháy, quản lý công nghệ thiết bị. Phòng kỷ thuật-xây lắp: Đây là phòng chịu trách nhiệm chính về mặt kỷ thuật của Công ty, tham mưu cho Lãnh đạo về xây lắp và nhận thầu các công trình, nhận thủ tục liên quan đến nhận thầu, đấu thầu, quản lý giám sát các công trình, kỷ thuật, triển khai hướng dẫn đội xây dựng, kịp thời báo cáo cho Lãnh đạo về tiến độ thi công, kết quả hoạt động, phòng có nhiệm vụ trong việc ứng dụng hiệu quả các phương án kỷ thuật hiện có vào hoạt động của Công ty, ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ trong việc tìm ra các phương án kỷ thuật mới, tìm kiếm công trình và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. 3. Môi trường hoạt động của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức A. Môi trường vĩ mô: Cũng như mọi Công ty khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty hoạt động trong môi trường vĩ mô rộng lớn bao gồm các lực lượng tạo thành cơ may và những mối đe doạ. Môi trường vĩ mô là yếu tố khó kiểm soát đòi hỏi phải tìm hiểu nhiều và phân tích kỷ càng đồng thời phải tiên liệu và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thích ứng với môi trường. a.1. Môi trường kinh tế: Huyện Hiệp đức là huyện miền núi mới được thành lập năm 1986 đến nay vừa tròn 17 năm, từ ngày mới thành lập trong điều kiện nền kinh tế còn hết sức khó khăn và phức tạp, do điểm xuất phát rất thấp lại trãi qua nhiều vụ thiên tai hết nắng hạn, lại lụt lội kéo dài. Nên đến nay huyện Hiệp Đức vẫn là huyện khó khăn và chậm phát triển, từ đó việc buôn bán kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Từ năm 1991 tình hình Quốc tế cũng gây cho chúng ta những đảo lộn lớn về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu cũng như chương trình hợp tác kinh tế và hợp tác lao
  • 40. động. Trong một thời gian ngắn chúng ta đã chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ thị trường truyền thống sang thị trường mới, những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế giới, một số nước còn bao vây nền kinh tế nước ta. Tình hình trên cho ta thấy nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn. Công ty thương mại Hiệp Đức đương nhiên cũng nằm trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước. Năm 1996 với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta các cơn sốt do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp dần dần hạ bớt, làm triệt tiêu các nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 nền kinh tế Việt Nam đã từng bước khôi phục và phát triển, tốc độ lạm phát ngày càng được kìm hảm và giảm xuống đáng kể. *. Lãi suất: Lãi suất ngân hàng là một trong các yếu tố luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tề hiện nay, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động của Công ty. Vì vậy lãi suất ngân hàng luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm và theo dõi. Lãi suất ngân hàng càng lớn thì chi phí cơ hội của Công ty càng cao. Hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng là 1,2%, với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. *. Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát giảm xuống tạo điều kiện cho Công ty bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh, tỷ lệ lạm phát làm cho chi phí cơ hội vốn giảm xuống. Sự khủng bố ngày 11/9/2001 đã làm cho một số nước mất cân bằng về thương mại, may mắn thay cho sự tuyên đoán và chuẩn bị của Chính phủ ta nên điều này ảnh hưởng không lớn đến nền kinh tế Việt nam, làm ổn định cho việc kinh doanh của Công ty thương mại Hiệp đức nói riêng và các Công ty khác nói chung. * Tỷ giá hối đói: Do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ đã làm biến động tỷ giá ở một số nước. Đồng tiền Việt nam tuy có ảnh hưởng nhưng tỷ giá so với đồng USD không đáng kể. Sự biến động tỷ giá hối đói ảnh hưởng rất lớn đến giá cạnh tranh, đặc biệt nó được quan tâm ở các doanh nghiệp thương mại. Từ đó nền kinh tế của huyện cũng dần dần được phát triển theo chiều hướng chung của cả nước.
  • 41. a.2. Môi trường chính trị- Pháp luật và xã hội: *Về chính trị: Tình hình chính trị của nước ta trong những năm qua có xu hướng đều và ổn định đảm bảo cho mọi Công ty và mọi người an tâm sản xuất kinh doanh. Thực hiện sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước . Các Công ty đã được giao quyền chủ động kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự lựa chọn hình thức kinh doanh, liên kết với các Công ty, đơn vị kinh tế khác không bị hạn chế. * Về pháp luật: Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống luật pháp đầy đủ như: Luật Công ty, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật lao động, Luật đất đai, Luật thuế, Luật đầu tư nước ngoài v.v…Các luật đều qui định chặt chẽ, cụ thể và hợp lý đói với các tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh doanh bảo đảm mọi công dân cũng như mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nói cách khác hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tế cuộc sống tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thương mại huyện Hiệp Đức đã vận dụng đúng các luật liên quan vào lĩnh vực kinh doanh của Công ty, nhờ vậy mà trong những năm qua Công ty phát triển không ngừng và bền vũng. *Về xã hội: Nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng cao, dân trí phát triển, sự hiểu biết của con người về nền kinh tế thị trường ngày càng sâu. Xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, vận chuyển hàng hoá ngày càng cao, tạo điều kiện cho cac Công ty phát triển nói chung, trong đó có Công ty thương mại huyện Hiệp Đức đóng vai trò quan trọng. Song với nhu cầu của khách hàng tăng lên quá nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh. a.3. Môi trường công nghệ: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỷ thuật diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội, nó luôn luôn đổi mới tiên tiến, thế hệ sau ưư việt hơn thế hệ trước, người tiêu dùng nhận thức rất nhanh nhạy về vấn đề này. Xu hướng phát triển liên tục của công nghệ kỷ thuật kéo theo sự thay thế máy móc thiết bị, mẫu mã, nguồn hàng. mặt hàng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty
  • 42. thương mại, nhưng nó cũng đòi hỏi có một sự linh hoạt nhạy cảm của từng con người làm công tác kinh doanh. Nếu không biết nhạy cảm phân tích xu hướng phát triển này thì nó sẽ tác động ngược lại dẫn đến thất bại. a.4. Điều kiện tự nhiên: Là huyện miền núi mới được thành lâp năm 1986 và được tách ra từ 3 vùng khó khăn của 3 huyện: Quế Sơn, Thăng Bình và Phước Sơn, nằm về phía tây và cách tỉnh Quảng Nam 80 km, cách quốc lộ 1A khoảng 40 km, có đường quốc lộ 14 E đ ngang qua địa phận của huyện. Diện tích tự nhiên là 49177 ha, trong đó đất trồng là 3952 ha, chiếm 8,03% còn lại là đất lâm nghiệp, gò đồi Hướng đông: giáp huyện Thăng Bình, hướng nam: giáp huyện Tiên phước Huớng tây: giáp huyện Phước Sơn, hướng bắc: giáp huyện Quế Sơn. Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, hướng gió thịnh hành nhất là Đông nam-Tây bắc. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 2500 mm. Độ ẩm không khí trung bình là 80%. B. Môi trường ngành kinh doanh b.1. Đặc điểm khách hàng: Sản phẩm chủ yếu của Công ty thương mại hyện Hiệp Đức là các loại hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thương mại như: Xăng dầu, hàng bách hoá tổng hợp, muối Iốt, vật liệu xây dựng, hàng nông sản thực phẩm. Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị như Công ty xi măng Hoàng thạch, Công ty xi măng Hải vân, Sở xây dựng và Sở giao thông Quảng Nam, Công ty xăng dầu khu vực 5 và các Công ty, Xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa huỳnh v.v…nói chung khách hàng của Công ty hầu hết là các Công ty, Xí nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước Khách hàng đã tác động rất lớn đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty. b.2. Điều kiện nhà cung cấp: Sự quan hệ với nhà cung cấp đã là một thành công cho bất kỳ Công ty nào, hiện tại Công ty đang quan hệ với Công ty xăng dầu khu vực 5, Công ty xi măng Hoàng thạch, Công ty xi măng Hải vân các Công ty, xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa Huỳnh bởi vì đây là những nhà cung cấp có uy tín, hàng có chất lượng cao họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khi khách hàng cần thiết, vì vậy đòi hỏi
  • 43. Công ty phải có một sự quan hệ ngoại giao và tạo sự ràng buộc với các Công ty xí nghiệp này. Ở đây thể hiện rõ sự tương quan về thế lực cần thiết phải tạo lập được mối quan hệ lâu dài, cần tránh bị gây sức ép đối với đối tượng nhà cung cấp đặc biệt này. Công ty cần phải có chiến lược ràng buộc đặc biệt và thực tế. Công ty đã dành được nhiều ưu thế hơn các đối thủ của mình. Mặt khác Công ty có mối quan hệ tốt với Sở thương mại Quảng Nam, UBND huyện, Phòng Tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện v.v…Đây là một lực lượng cung cấp vốn cho Công ty khi cần thiết. b.3. Đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu vì mỗi đơn vị kinh doanh đều phải trang bị cho mình một vũ khí cạnh tranh cho nên những chiến lược hay chính sách đưa ra đều phải phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. Chiến lược kinh doanh là một trong những công cụ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của Công ty, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một sự dự đoán nên chưa có chính sách cụ thể rỏ ràng. Cũng như các Công ty khác, Công ty thương mại huyện Hiệp Đức là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, Công ty được giao vốn, giao quyền tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một Công ty buôn bán nên đương nhiên phải chịu sự tác động của qui luật thị trường, do vậy cạnh tranh là tự nhiên. Việc cạnh tranh giữa Công ty và các đối thủ buôn bán cùng ngành hàng cũng diễn ra không kém phần gay gắt, nhất là trong công cuộc đổi mới và cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra còn có một số cá nhân cũng đã xâm nhập vào thị trường này để kinh doanh, nhưng trong sự cạnh tranh đó Công ty thương mại cũng có những lợi thế hơn là có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật. C. Môi trường bên trong: - Tình hình tổ chức bộ máy của công ty chưa đủ mạnh và trình độ khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn còn thấp kém nên chưa dám mạo hiểm để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh và xây lắp các công trình có giá trị lớn - Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu trên Thế giới, hàng trợ giá trợ cước bán giá thấp và chi phí vận chuyển nhiều. - Hàng nông sản, sản xuất không tập trung, thu mua với giá qui định của Nhà nước, trong khi đó chi phí vận chuyển lại lớn nên lợi nhuận không cao.
  • 44. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ nghèo nàn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nguồn vốn cũng có hạn, vốn vay thì lãi suất quá cao, nợ dài hạn quá lớn. Ngoài ra môi trừng bên trong còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá xã hôi, tự nhiên, công nghệ… nhưng với sự cố gắng và nổ lực của Ban Giám đốc, cán bộ Công ty đã khắc phục được khó khăn để vươn lên kinh doanh và có uy tín trên thị trường . c.1 - Tuyển dụng - Xác định nhu cầu thiếu hụt nhân viên: Xác định Công ty thiếu hụt nhân viên ở bộ phận nào? xem xét có thể bố trí qua lại giữa các bộ phận không, nếu không thì tuyển dụng. - Các nguồn ứng viên chủ yếu của Công ty thường tuyển. . Người quen của nhân viên hiện tại đang làm trong Công ty. . Nguồn từ quảng cáo. Cách lựa chọn ứng cử viên dựa vào hồ sơ xin việc là chủ yếu, sau đó thử việc một thời gian nếu được thì trở thành nhân viên chính thức. Với cách lựa chọn qua hồ sơ thì có ưư điểm là giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí, thời gian. Nhưng với hồ sơ thì không giúp cho Công ty lực chọn nhân viên một cách chính xác c.2. Lực lượng lao dộng tại các phòng ban. Công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc đều có trình độ Đại học, tuổi đời của những người này trên 40 tuổi, với trình độ cao như vậy tạo cho ban Giám đốc có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như những quan hệ để điều hành các hoạt động của Công ty một cách hiệu quả. Tổng số cán bộ của công ty là 80 người và trên 150 công nhân lao động, số cán bộ được bố trí ở các phòng như sau: + Phòng tài chính kế toán: Gồm có 4 người, 2 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ Đại học, 3 người có trình độ trung cấp, tuổi đời bình quân là 27 tuổi. Phòng này được bố trí nhiều như vậy là do yêu cầu công việc ở đây khá nhiều bên cạnh đó được bố trí 2 người nữ thì rất phù hợp với công việc tỉ mỉ và cẩn thận của kế toán. + Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 15 người, có 4 nam và 11 nữ, có 1 người Đại học, 4 người trung cấp còn lại sơ cấp với sự bố trí này rất phù hợp với công việc kinh doanh của phòng, vì phòng này nhiều hoạt động.
  • 45. + Phòng kế hoạch: Gồm 2 người là nam, 1 người có trình độ Đại học và 1 trung cấp, trưởng phòng có tuôỉ đời trên 40, với 2 người nam được bố trí ở phòng này là hợp lý vì công việc của phòng này không nhiều, hơn nữa với 1 người lớn tuổi có kinh nghiệm trong công việc kết hợp với 1 nhân viên trẻ năng động thì tạo ra một cách hiệu quả trong công việc. + Phòng tổ chức hành chính: Gồm 3 người, tuổi đời bình quân trên 30 , 1 người có trình độ Đại học và 2 người trung cấp, vì tính chất phòng này công việc không nhiều chủ yếu tham mưu cho Lãnh đạo quản lý và tổ chức cán bộ, ngoài ra còn giãi quyết công việc nội bộ và công việc bên ngoài liên quan đến Công ty + Phòng kỷ thuật-xây lắp: Gồm 16 người, 14 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ Đại học, 6 người trung cấp, 9 ngưới sơ cấp. Việc bố trí cán bộ đông như vậy là vì công việc phòng này rất nhiều bên cạnh đó được bố trí là nam rất phù hợp với công việc xây dựng, kỷ thuật. Nói chung tình hình nhân sự của Công ty tương đối tốt nó phù hợp với hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó là sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các nhân viên trẻ năng động, sáng tạo cùng với những người có kinh nghiệm trong công việc. c.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị - Hiện nay Công ty có một tài sản tương đối lớn : đó là Công ty thương mại huyện Hiệp đức đóng tại thị trấn Tân an: Gồm có 3 phòng của ban Giám đốc, 5 phòng chuyên môn, các cửa hàng bán sỉ và lẽ xăng dầu, kinh doanh tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác cát, đá, sỏi, đội xe cơ giới để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và phục vụ cho các công trình. Tổng giá trị tài sản của Công ty là rất lớn cụ thể như sau: - Công ty đóng tại Thị trấn Tan an - 3 cửa hàng bán xăng dầu: 1 ở Thị trấn, 1 ở Bình Lâm, 1 ở Sông trà. - 5 cửa hàng bán hàng bách hoá ở 5 khu vực của huyện. - 1 Đội xe cơ giới, và các phương tiện thi công, kho bãi… c.4. Hệ thống bán hàng: Hệ thống bán hàng của Công ty được sắp xếp bố trí ở các cửa hàng bách hoá tổng hợp, đa dạng nhiều chủng loại phong phú bán sỉ và lẻ tại 5 khu vực của huyện rất phù hợp với nhu cầu và điều kiện đi lại của khách hàng, các cán bộ công nhân viên phục vụ là những người có uy tín và năng động nhờ vậy mà việc buôn bán của Công ty ngày càng phát triển mạnh và chiếm lĩnh được thị trường.
  • 46. c.5. Nguồn vốn của công ty. Bảng cân đối kế toán CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TÀI SẢN A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.360.141 2.250.185 5384842 1.Tiền mặt 73.254 314015 428007 2. Khoản phải thu 1.087.374 1697887 4845649 3. Tồn kho 75.896 148476 111116 4. Tài sản lưu động 123.617 89780 70 B. Tài sản cố định 279.511 276867 3116231 Tài sản cố định 244.628 299757 231222 Các khoản đầu tư dài hạn 2.500 434083 2797703 Chi phí xây dựng dỡ dang 32.383 43027 87306 TỔNG TÀI SẢN 1.639.652 3027025 56921073 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 1.008428 2391082 6918874 1 Nợ ngắn hạn 974243 1960003 253302 2 Nợ dài hạn 20262 242812 2204697 3 Nợ khác 13923 188297 4460875 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 631233 635943 1575824 1. Nguồn vốn quỹ 611164 598098 518345 2. Nguồn kinh phí quỹ khác 20069 37845 1057479 TỔNG NGUỒN VỐN 1639652 3027025 56921073 T×nh h×nh tµi s¶n cña C«ng ty t¨ng rÊt nhanh qua c¸c n¨m, tõ n¨m 2000 tæng tµi s¶n chØ 1639652 ®Õn n¨m 2002 t¨ng lªn 56921073 ®ång. Nh- vËy qua 3 n¨m tµi s¶n cña c«ng ty t¨ng lªn gÊp 2 lÇn, tµi s¶n t¨ng nhanh nh- vËy lµ vµo nh÷ng n¨m nµy C«ng ty ®Çu t- vµo x©y dùng, nguån tµi s¶n t¨ng nhanh th× nguån vèn còng t¨ng theo ®Ó c©n ®èi vµo tµi s¶n ®ã. Nh-ng nguån vãn t¨ng m¹nh ®Ó ®Çu t- cho tµi s¶n chÝnh lµ c¸c kho¶ng nî lµ chÝnh, n¨m 2000 nî ph¶i tr¶ 1008428 ®ång ®Õn n¨m 2002 lµ 6918874 ®ång. trong ®ã c¸c kho¶ng kh¸c vµ nî dµi h¹n t¨ng kh¸ m¹nh
  • 47. c.6. VÒ Tµi chÝnh: Tõ ngµy míi thµnh lËp C«ng ty cßn khã kh¨n vÒ vèn, nh-ng sau mét thêi gian kinh doanh cã l·i nguån vèn cña C«ng ty thÓ hiÖn nh- sau: B¶ng c¸c th«ng sè tµi chÝnh Th«ng sè N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002 Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi 0,94 0.92 1.24 Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh 0.88 0.77 2.39 Vßng quay tån kho 0.06 0.06 0.05 Tæng nî trªn gi¸ rßng 3.76 4.39 0.48 Thu nhËp trªn tµi s¶n (%) 0.73% 0.51% 0.36% Vßng quay tµi s¶n 0.89 0.77 0.34 Th«ng sè kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh cña C«ng ty lµ rÊt thÊp vµ cã xu h-íng gi¶m dÇn qua c¸c n¨m, ®iÒu nµy cho thÊy kh¶ n¨ng trang tr¶i nî cña C«ng ty lµ rÊt thÊp, biÓu hiÖn ë n¨m 2000 C«ng ty cã 0.94 ®ång, ®Ó d¶m b¶o cho 1 ®ång ng¾n h¹n, nh-ng ®Õn n¨m 2001 con sè nµy cßn 0.92 ®ång. Nh-ng ®Õn n¨m 2002 con sè nµy t¨ng lªn 1.24 ®ång cho thÊy r»ng C«ng ty ®· cã 1.24 ®ång nî ng¾n h¹n ®Ó ®èi phã víi 1 ®ång nî ng¾n h¹n. Vßng quay tån kho cña C«ng ty lµ kh«ng lãn l¾m , n¨m 2002 chØ cã 0.05, ®iÒu nµy kh«ng ¶nh h-ëng ®Õn ho¹t ®«ng cña C«ng ty v× ho¹t ®éng cña C«ng ty chñ yÕu lµ ho¹t ®éng dÞch vô. Tuy nhiªn tån kho nµy lµ do mÆt hµng VLXD vµ tån kho thÊp kh«ng ph¶i lµ dÊu hiÖu ®¸ng mõng v× tån kho thÊp cã thÓ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng c¹n dù tr÷. Th«ng sè nî trªn gi¸ trÞ rßng lín ®iÒu nµy ta thÊy kho¶n nî chiÕm tû lÖ kh¸ lín trong tµi s¶n n¨m 2001 cã 4.39 ®ång nî trªn 5,39 ®ång tµi s¶n
  • 48. III- THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC: 1- Những thuận lợi và khó khăn: Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, năm 1993 công ty Thương mại huyện Hiệp Đức chuyển đổi hình thức kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập tự thu tự chi, không còn hình thức phân phối như trước đây hàng hóa nhập kho theo giá bán buôn cấp I, cấp II rất thấp từ đó Công ty phân phối theo giá bán lẻ. Chuyển sang hình thức hạch toán kinh doanh độc lập với bộ máy phân phối và mạng lưới như trước đây sẽ không còn thích ứng được nữa. Lúc này đội ngũ cán bộ biểu hiện vừa yếu lại vừa thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao có năng lực kinh doanh, trong cơ chế kinh doanh mới thừa những cán bộ, nhân viên yếu về nghiệp vụ chuyên môn, yếu về năng lực quản lý. Đây là một khó khăn đối với công ty với bộ máy cồng kềnh, điểm bán hàng nhiều nhưng chủ yếu là hình thức phân phối. Ban Giám đốc suy nghĩ nếu duy trì bộ máy và các điểm bán hàng như cũ thì chi phí cho việc kinh doanh sẽ lớn và hiệu quả mang lại sẽ không cao. Công ty đưa một số cán bộ tiếp tục đào tạo để tiếp tục làm việc phù hợp với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Mạng lưới phân phối, bán lẻ trước đây chỉ là những điểm bán lẻ làm việc theo giờ hành chính, mang tính chất phân phối theo chỉ tiêu. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng dịch vụ ăn uống lúc này cũng gặp rất nhiều khó khăn: về nguồn hàng, về vốn, hiệu quả kinh doanh không cao. Doanh số bán ra ít bộ máy của các cửa hàng bách hóa và dịch vụ ăn uống nhiều, hàng hóa thì nghèo nàn không phong phú, đa dạng như ngoài thị trường tự do. Chính điều đó năm 1994, công ty sắp xếp lại hệ thống bán hàng chuyển những cửa hàng nhỏ doanh số không cao cho tư nhân, mở rộng quy mô cả về cơ sở vật chất và lượng hàng bán với những điểm tập trung dân cư, phục vụ theo nhu cầu của thị trường. Trong 3 năm đổi mới doanh số mua vào và bán ra của Công ty như sau: TT Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh số mua vào 2600 3678 8720 2 Doanh số bán ra 2990 4146 9980
  • 49. 3 Số điểm bán hàng 06 06 07 Những chỉ tiêu đó cho ta thấy sau những thay đổi kể từ năm 1994 doanh số mua vào và bán ra tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2000 doanh số mua vào chỉ có 2600 triệu, đến năm 2002 doanh số đã tăng lên 8720 triệu đồng đó là thành công rất lớn của Công ty trong những năm đầu chuyển đổi kinh doanh. Bên cạnh những khó khăn khi thành lập Công ty có những thuận lợi sau: - Được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện Hiệp Đức, Sở Thương mại Du lịch tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có đối tác quan hệ kinh doanh. - Công ty tiếp quản cơ sở hạ tầng cũ khu làm việc, nhà kho mạng lưới bán lẻ gồm 06 điểm bán hàng. - Là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước duy nhất trên địa bàn huyện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại sẽ có thế mạnh về nhiều mặt đó là đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Công ty dễ dàng cạnh tranh với những đơn vị khác trong việc đấu thầu mua và bán hàng hóa. Chẳng hạn như kinh doanh bán lẻ xăng dầu đây là đơn vị duy nhất kinh doanh bán lẻ xăng với quy mô lớn mà không có đơn vị cá nhân nào đầu tư vào đây: Bởi vì đầu tư vào lĩnh vực này cần một khỏan vốn rất lớn nhưng doanh số bán lại thấp dẫn đến lợi nhuận thu lại thấp. Còn công ty thương mại có một thuận tiện là không phải đầu tư ban đầu nhiều mà tiếp quản những thiết bị cơ sở vật chất cũ và tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt dù lượng tiền thu chậm ( do thanh toán chậm ) nhưng Công ty có được khách hàng vì không phải cạnh tranh với nhiều đơn vị. Đó là một thuận lợi của Công ty trong việc kinh doanh trong tình hình mới. 2- Hiệu quả trong kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức trong 3 năm 2000- 2002: Như đã nói ở trên, khi nói đến kinh doanh thì phải nói đến chi phí đó là những chi phí bất biến và chi phí khả biến, nói cụ thể thì phải đầu tư mua sắm ban đầu những thiết bị tài sản cố định, và những chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công... ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì và tùy theo nhu cầu sản xuất thì tỉ lệ giữa chi phí bất biến và khả biến có khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chi phí mua hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Điều này