SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ
LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ
LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 3
1.1. Tôn chỉ, mục đích và vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình,
an ninh thế giới...................................................................................................... 3
1.1.1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc ......................................................... 3
1.1.2 Nguyên tắc hoạt động................................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của Liên Hợp Quốc......................................................................... 4
1.2. Các biện pháp trừng phạt của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế
giới ...................................................................................................................... 7
1.2.1 Biện pháp trừng phạt phi vũ trang............................................................... 7
1.2.2 Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực................................................................ 9
1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực
.................................................................................................................... 15
1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực......................................................................................... 19
1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt................................................. 19
1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ
lực........................................................................................................................ 22
1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội
đồng bảo an......................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT
BẰNG VŨ LỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN..........................................................27
2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn .............. 27
2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh:........................................................................... 27
2.1.2. Giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay..................................... 32
2.2. Đánh giá về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc....... 57
2.2.1. Tính hợp pháp của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực....................... 57
2.2.2. Ưu điểm của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực...........................................62
2.2.3. Hạn chế của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực................................. 63
CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC
............................................................................................................................................74
3.1. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc trừng phạt bằng vũ lực của
Liên Hợp Quốc.................................................................................................... 74
3.1.1. Liên quan đến Nghị quyết về trừng phạt vũ lực........................................ 74
3.1.2. Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực.. 76
3.1.3 Cải tổ liên hợp quốc tăng cường giữ gìn hoà bình an ninh thế giới.......... 77
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình gìn giữ hoàn bình an
ninh quốc gia ....................................................................................................... 83
3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trước các biện pháp trừng phạt bằng
vũ lực nói chung .................................................................................................. 83
3.2.2. Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông............... 84
KẾT LUẬN......................................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................93
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHĐ : Đại hội đồng Liên hiệp quốc;
HĐBA : Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ;
ECOSOC : Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc;
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á;
PLO : Tổ chức Giải phóng Palestine;
HENSINKI : Định ước an ninh và hợp tác châu Âu được ký tại
Helsinki ngày 01/8/1975;
La Haye : Tòa án công lý quốc tế;
Chính phủ độc tài CS : Chính phủ Siad Barre;
UNITA : Cơ chế Gián sát về trừng phạt của liên minh quốc gia
vì sự độc lập, toàn vẹn của Angola;
Al-Qaeda : Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: ‫قاعدة‬ ‫,ال‬ "El-Qā'idah"
hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ
những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin
Laden thành lập;
USD : Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United
States dollar), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô",
là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ;
Pol Pot : Chế độ diệt chủng Pol Pot;
PICC : Chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia;
SNC : Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao của Campuchia;
NGOs : Tổ chức quốc tế phi chính phủ về nhân đạo;
NATO : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương;
UNCLOS Công ước liên hiệp quốc về Luật biển;
DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi
là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, Liên hợp quốc luôn đóng vai trò là tổ chức quốc tế
có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới. Bằng thẩm quyền được các quốc gia thành viên
trao cho, Liên hợp quốc nói chung & Hội đồng Bảo an nói riêng đã thể hiện vai trò
quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đảm bảo giữ
vững hòa bình, an ninh thế giới cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược.
Trong số rất nhiều biện pháp được Hội đồng Bảo an sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh
của mình, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là những biện pháp trừng phạt nghiêm
khắc và với tình hình an ninh quốc tế phức tạp như hiện nay thì đây là biện pháp mà
Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc, biện pháp này được Hội đồng Bảo an sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì
nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các
thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của
các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành
chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt
được. Hơn thế nữa, trong một thế giới mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng
mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực với tâm điểm là việc dùng lực lượng
quân sự, vũ khí tối tân đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ
quốc gia là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các quốc gia khác.
Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu những vấn đề xung quanh các biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực trở nên vô cùng hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do tại sao em
chọn đề tài “các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc” là đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng
phạt bằng vũ lực của LHQ, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của việc áp dụng các biện pháp này.
3. Đối tƣợng & phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực của LHQ.
2
- Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu
các vấn đề liên quan tới đề tài như: cơ sở pháp lý; điều kiện áp dụng; cách thức tiến
hành; thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ và đề xuất
những kiến nghị để khắc phục những bất cập khi Liên hợp quốc sử dụng trừng phạt
bằng vũ lực các quốc gia vi phạm luật quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận & tài liệu tham khảo, luận văn được kế cấu thành 3
chương như sau:
- Chương I: Nguyên tắc, điều kiện, cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp trừng
phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.
- Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của
Liên hợp quốc.
- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.
3
CHƢƠNG I
NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC
1.1. Tôn chỉ, mục đích và vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà
bình, an ninh thế giới.
1.1.1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc
Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế
trong gần 70 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt
động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát
triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của Liên Hợp Quốc đối
với hòa bình, an ninh thế giới, sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng các dân tộc
trong gần 70 năm qua là rất đáng kể. Đặc biệt, trong kỷ nguyên văn minh và toàn cầu
hóa hiện nay, Liên hợp quốc ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế
hiện đại, khả năng hướng tới một tổ chức siêu quyền lực trên thế giới.
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập
Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm
một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp
quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) Thực hiện hợp
tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản
cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây
dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Như vậy, các mục đích được nêu ra ở đây mang tính tổng quát và rộng. Trong
những thời điểm nhất định, quy định này đã gây nên những tranh cãi. Chẳng hạn, các
nước phương Tây thì cho rằng mục đích ưu tiên, thậm chí là tối cao của Liên hợp quốc
là gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới.Trong khi các nước thuộc thế giới thứ ba thì lại
nhấn mạnh đến mục đích thúc đẩy hợp tác và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã
hội,cũng như mục đích đảm bảo quyền dân tộc tự quyết của Liên hợp quốc.
4
1.1.2 Nguyên tắc hoạt động
Để bảo đảm Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu
chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định các nguyên
tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm: (1) Bình đẳng
về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
(3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không
can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia; (5) Giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng biện pháp hoà bình; (6) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế của
các quốc gia thành viên; (7) Hành động để đảm bảo các quốc gia không phải là thành
viên cũng tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương.
So với Hội quốc liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu
(thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính
toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an
ninh mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng
các dân tộc. Bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt chương trình, quỹ, cơ
quan tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và
quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng như: từ tiền tệ đến nông nghiệp,
văn hoá, khoa học–kỹ thuật…Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hợp quốc và bản thân Hiến
chương Liên hợp quốc chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các
quốc gia lớn nhỏ.
1.1.3. Vai trò của Liên Hợp Quốc
Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, trở thành tổ chức quốc tế lớn nhất
hành tinh với gần 200 quốc gia thành viên, Liên hợp quốc đã có vai trò to lớn trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế, bao gồm: Duy trì, bảo vệ hòa bình và an ninh thế
giới; Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và hạnh phúc của nhân loại;
và đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, cụ thể như sau:
a. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua đã cho thấy, vai
trò duy trì hòa bình thế giới của Liên hợp quốc được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
5
Với tư cách là một tổ chức quốc tế trung tâm, Liên hợp quốc có vai trò rất lớn
trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
Thứ hai, Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Thứ ba, duy trì hòa bình và đấu tranh chống xâm lược theo quy định tại chương
VII của Hiến chương.
Thứ tư, tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Thứ năm, ngăn ngừa và trừng trị nạn khủng bố.
Thứ sáu, xét xử tội phạm chiến tranh.
Thứ bảy, thực hiện các chương trình giải trừ quân bị.
b. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của thế giới.
Tại hội nghị cấp cao thiên niên kỷ năm 2000 và hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ
niệm 60 năm ngày thành lập LHQ được tổ chức tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc, các vị lãnh
đạo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò quan
trọng của LHQ, coi tổ chức toàn cầu này là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới
hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.
Trước hết, sứ mệnh cao cả của LHQ được ghi rõ trong những dòng đầu tiên của
Hiến chương LHQ là sự phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua
những mất mát chưa từng có trong chiến tranh thế giới thứ hai - đó là ngăn ngừa một
cuộc chiến tranh thế giới mới. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn
diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của LHQ là duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác
cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy
hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo
đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho LHQ vai trò là trung tâm điều hòa
các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, việc tạo môi trường kinh tế, thương
mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang
phát triển là ưu tiên trong hoạt động của LHQ. Trong đó có việc nhằm thúc đẩy vòng
đàm phán Doha hiện nay về thương mại vì sự phát triển. Từ năm 1960, Đại hội đồng
Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác
6
quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển. Bên
cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các
quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh
vực của giao lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra
khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực
cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Tại hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất
trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ
làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Tại
các hội nghị thiên niên kỷ năm 2000, hội nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là
phiên thảo luận cấp cao chung khóa 62 LHQ có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định
hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới. Ðó là thúc đẩy mạnh mẽ việc
xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc
tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Đóng góp tích cực vào việc thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các nước, trong đó có việc thực hiện các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ; để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể
nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Hiện nay, LHQ đang triển khai
nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết
định thành công các hoạt động của LHQ là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn
trọng những nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
c. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con ngƣời
Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, vai trò của Liên hợp quốc
được thể hiện như sau:
Thứ nhất,xây dựng được một khung pháp lý thống nhất liên quan đến các
chuẩn mực về quyền con người.
Với tư cách là diễn đàn quốc tế lớn nhất trên thế giới, hơn 70 năm qua, Liên
hợp quốc đã có những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ chung của nhân loại, trong đó có
quyền con người. Nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc ghi nhận và hỗ trợ thực thi
quyền con người được thể hiện thông qua một số mốc lịch sử đáng lưu ý sau:
7
Ngày 26/06/1945, Hiến chương Liên hợp quốc, văn kiện quan trọng nhất của tổ
chức này, được thông qua tại San Francisco (Hoa Kỳ). Ngay tại khoản 03 điều 01Liên
hợp quốc đã nhấn mạnh đến vai trò “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng quyền con
người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không phân biệt chủng tộc,
giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Hiến chương cũng kêu gọi tất cả các quốc gia hành
động và cùng phối hợp với Liên hợp quốc để đạt được việc tôn trọng và thực hiện
quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.
Thứ hai, xây dựng được những cơ chế giám sát, thúc đẩy việc thực hiện và bảo
vệ những quyền này,
Lần đầu tiên, vấn đề quyền con người trở thành một mục tiêu hành động của
Liên hợp quốc và là một nội dung điều chỉnh của luật quốc tế hiện đại. Trong những
năm gần đây, Liên hợp quốc đã tuyên bố quyền con người phải trở thành đối tượng
của Liên hợp quốc và cần phải được xem xét trong tất cả các lĩnh vực trách nhiệm của
tổ chức lớn nhất hành tinh này. Quyền con người được lồng ghép vào tất cả các
chương trình liên quan như gìn giữ hòa bình, quyền trẻ em, sức khỏe, phát triển xã hội,
xóa đói nghèo, các quyền của người bản địa...
1.2. Các biện pháp trừng phạt của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình, an
ninh thế giới
1.2.1 Biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Tại điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận: Hội đồng bảo an có thẩm
quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc
sử dụng vũ lực để thực hiện các NQ của Hội đồng và có thể yêu cầu các thành viên
Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn
bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường hàng hải, hàng không, bưu chính,
điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả cắt đứt quan hệ ngoại
giao”. Như vậy, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có thể là các biện pháp về kinh
tế, tài chính, ngoại giao…
Từ đây, có thể đưa ra định nghĩa tương đối khái quát về các biện pháp trừng
phạt phi vũ trang của Hội đồng bảo an như sau: “Trừng phạt phi vũ trang là việc Hội
đồng bảo an sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, ngoại giao hay các biện pháp
8
khác không sử dụng tới lực lượng vũ trang nhằm tác động một cách gián tiếp hay trực
tiếp tới chủ thể bị trừng phạt theo các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế”.
Theo định nghĩa này, có thể nêu ra đặc trưng của các biện pháp trừng phạt phi
vũ trang do Hội đồng bảo an áp dụng như sau:
- Được Hội đồng bảo an thông qua trên cơ sở các nghị quyết có tính bắt buộc
đối với các quốc gia thành viên;
- Đây là những biện pháp không liên quan tới việc sử dụng vũ lực nhằm thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Khác với biện pháp trừng phạt vũ trang hay các biện pháp khác được Hội đồng
bảo an sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.Các biện
pháp trừng phạt phi vũ trang có phạm vi rất rộng. Theo quy định tại điều 41 Hiến
chương Liên hợp quốc “Những biện pháp trừng phạt có thể gồm việc đình chỉ một
phần hay toàn bộ những quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính,
điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, cũng như việc cắt đứt quan hệ
ngoại giao”. Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt thường áp dụng bao gồm:
- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định;
- Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại
nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới;
- Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia đó với các quốc gia khác;
- Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó;
- Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những
phương tiện nhất định;
- Yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không được mua bán, chuyển
giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới
các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các
loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống;
phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính.
Việc chấp hành những quy định này của các nước thành viên phải được báo cáo
bằng văn bản lên Hội đồng bảo an trong khoảng thời gian xác định kể từ ngày nghị
quyết của Hội đồng bảo an được thông qua.
9
1.2.2 Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực
Tại Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc với quy định miêu tả về nội hàm
của thuật ngữ “trừng phạt bằng vũ lực”, cụ thể như sau: “Nếu Hội đồng bảo an nhận
thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp,
thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà
Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an
ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng,
phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của
các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện”.
Theo Điều 2 và Điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 “Các thành viên
của Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ
quốc gia nào, cũng như sử dụng bất kỳ cách thức nào khác, trái với các mục tiêu của
Liên hợp quốc”. Tuy nhiên, Hiến chương lại không đưa ra định nghĩa về “sử dung vũ
lực”. Trong phán quyết ngày 27/06/1986, Tòa quốc tế LaHay đã suy từ nguyên tắc
không sử dụng vũ lực để khẳng định quốc gia có nghĩa vụ “không tổ chức hay khuyến
khích tổ chức các lực lượng không chính quy hoặc các băng nhóm vũ trang, đặc biệt là
các băng nhóm đánh thuê nhằm mục đích xâm nhập vào lãnh thổ một nước khác cũng
như không tổ chức hay khuyến khích các hoạt động nội chiến hay các hoạt động khủng
bố trên lãnh thổ một nước khác, không giúp đỡ hay tham gia các hoạt động kể trên
hoặc cho phép các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ nước mình nhằm thực hiện các
hoạt động trên, nếu các hoạt động được nêu trong đoạn này có liên quan đến đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực”.
Theo nguyên tắc này và trên cơ sở phân tích các văn kiện của Liên hợp quốc,
các quy phạm luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, “sử dụng vũ lực” trước tiên được hiểu
là sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia có độc lập chủ quyền. Việc một
quốc gia sử dụng vũ lực vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trước hết là việc
quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác nhằm mục
đích xâm lược lâu dài hoặc chiếm đóng trong một thời gian nhất định nhằm buộc quốc
gia khác phải phục tùng mình, phục vụ cho lợi ích của mình. Việc sử dụng các phương
tiện khác như kinh tế, chính trị cũng có thể được coi là sử dụng vũ lực trong nguyên
10
tắc cấm dùng vũ lực nếu ảnh hưởng của nó dẫn đến kết quả là các biện pháp quân sự
được áp dụng. Chúng ta có thể gọi các biện pháp gián tiếp sử dụng vũ lực hoặc các
biện pháp phi vũ trang.
Thông qua việc phân tích thuật ngữ “vũ lực”, “sử dụng vũ lực”, kết hợp với
việc làm rõ nội hàm của thuật ngữ “trừng phạt” và các quy định tại điều 42 của Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1945 có thể hiểu: “Trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp
quốc là việc Liên hợp quốc sử dụng các lực lượng vũ trang, bao gồm hải, lục, không
quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tiến hành những cuộc biểu dương lực
lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác khi xét thấy các biện pháp trừng phạt
phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra không thích hợp nhằm nhằm tác động một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới chủ thể bị trừng phạt theo các quy định hiện hành của
luật quốc tế”.
Nhằm duy trì và bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, biện pháp “trừng phạt
bằng vũ lực” đã được Hội đồng Bảo an áp dụng trong nhiều trường hợp chẳng hạn như
trường hợp của Iraq năm 1990; Somalia năm 1992; Nam Tư cũ năm 1993; Ruvanda
năm 1994, Cộng Hòa Trung Phi năm 1997…
a. Các đặc trƣng cơ bản của biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”
Với cách hiểu như trên, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” bao gồm các
đặc trưng sau:
Thứ nhất, chủ thể có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt là
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc- cơ quan có trách nhiệm chính trong việc gìn giữ hòa
bình và an ninh thế giới, hành động nhân danh các quốc gia thành viên. Theo đó, để áp
đặt chế độ trừng phạt bằng vũ lực theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, từ
giai đoạn tạo cơ sở pháp lý đến lúc triển khai thực hiện, Hội đồng bảo an được Liên
hợp quốc giao cho quyền hạn này.
Thứ hai, chủ thể trực tiếp tiến hành các biện pháp trừng phạt là quân đội (bao
gồm tất cả các lực lượng vũ trang từ hải, lục cho đến không quân) do các quốc gia
đóng góp vào Liên hợp quốc; quân đội riêng của các quốc gia thành viên hoặc của
quân đội của các tổ chức khu vực, tiêu biểu như tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Thứ ba, đối tượng bị áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang có thể là một
quốc gia, một nhóm quốc gia, hay một tổ chức liên chính phủ.
11
Thứ tư, về tính chất: “Trừng phạt bằng vũ lực” mang tính chất cưỡng chế, bắt
buộc thi hành và tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành được thể
hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua trên cơ sở các nghị quyết
có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Khi lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo
an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của Liên hợp quốc
cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau không phụ thuộc vào quan hệ cụ
thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể được thể hiện ở việc những biện
pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế
thống nhất.
Thứ năm, về điều kiện áp dụng: Các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” chỉ
được thực hiện trong trường hợp xét thấy các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không
thích hợp hoặc tỏ ra không thích hợp. Với quy định này, Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc không loại trừ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.Do đó, trong
quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc có thể vẫn tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang như: Cấm
xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định;Phong tỏa tài sản của các ngân hàng,
cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe
dọa hòa bình và an ninh thế giới; Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia
đó với các quốc gia khác; Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó; Cấm,
hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện
nhất định; Yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không được mua bán, chuyển
giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới
các họat động đe dọa hòa bình, an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các
loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống;
phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính…
Thứ sáu: về các hình thức thể hiện: Tùy vào mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã
hội và tổng thể thiệt hại đã gây ra mà biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” thể hiện dưới
các hình thức khác nhau như: tấn công quân sự; biểu dương lực lượng; phong toả; bao
vây; cấm vận vũ khí…
b. Mục đích, vai trò của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc
Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của liên hợp quốc cho thấy
mục đích, vai trò của những biện pháp này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
12
Thứ nhất, “Trừng phạt bằng vũ lực” là công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Hội đồng bảo an trong quá trình duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Để có thể
thực hiện được chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
Hội đồng bảo an đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau dựa trên những quy định
chung của luật quốc tế, quy chế họat động của Hội đồng bảo an và đặc biệt là dựa trên
diễn biến của tình hình cụ thể, chẳng hạn: Nhằm giải quyết các tranh chấp hoặc tình
thế nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh thế giới, Hội đồng bảo an có
thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các quốc gia liên quan hoặc trên cơ sở đề nghị của
Tổng thư ký hoặc Đại hội đồng: i) Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng phương
pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, sử dụng các tổ
chức hoặc điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp tự chọn khác; ii) Tiến hành điều
tra; iii) Kiến nghị các thủ tục hoặc phương thức giải quyết thích đáng. Bên cạnh đó,
trên cơ sở xác định những trường hợp đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành
vi xâm lược, Hội đồng bảo an sẽ quyết định các biện pháp cần thiết nhằm duy trì hòa
bình và an ninh thế giới, trong đó có biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Như vậy có
thể khẳng định: “Trừng phạt bằng vũ lực” là một trong những công cụ để Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua biện
pháp này, Hội đồng bảo an có có thể buộc các quốc gia vi phạm phải tuân thủ các cam
kết quốc tế, đồng thời loại bỏ được các hành xâm hại hoặc đe dọa hòa bình và an ninh
thế giới.
Thứ hai, với tính chất là những biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc, các
biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo thi hành các
nghị quyết của của Hội đồng bảo an nói riêng và Liên hợp quốc nói chung. Mục tiêu
này xuất phát từ thực tế là các Nghị quyết của của Hội đồng bảo an có hiệu lực pháp lý
bắt buộc và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ, phù hợp với
hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được
các quốc gia thành viên tuyệt đối tuân thủ và sự vi phạm chính là cơ sở để Hội đồng
bảo an ban hành những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh thái độ và cách ứng xử
của các chủ thể sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Bằng việc trực tiếp tác động tới
lợi ích của quốc gia vi phạm, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực tác động tới hành
vi, ứng xử của các quốc gia, đặt các quốc gia vào một trong hai chọn lựa là tiếp tục vi
phạm những nguyên tắc, quy định của Hiến chương Liên hợp quốc nói riêng và luật
quốc tế nói chung và phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ các biện pháp trừng phạt
13
hay chấp hành đầy đủ những yêu cầu pháp lý đặt ra để những quyền lợi của mình được
khôi phục.
Thứ ba, “Trừng phạt bằng vũ lực” có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các
quốc gia trong việc cùng thực hiện một mục tiêu chung của nhân loại. Điều này cũng
xuất phát từ tính chất bắt buộc của nghị quyết do Hội đồng bảo an ban hành.Theo đó,
khi các biện pháp trừng phạt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các
quốc gia chọn một mục tiêu chung.Mục tiêu chung“Trừng phạt bằng vũ lực” mang
tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành và mang tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế,
bắt buộc thi hành được thể hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua
trên cơ sở các Nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và khi lệnh
trừng phạt của Hội đồng bảo an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành
viên nào của Liên hợp quốc cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau,
không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể
được thể hiện ở việc những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và
tiến hành theo một cơ chế thống nhất dưới sự điều khiển của một cơ chế thống nhất;
Thứ tư, thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc lên án, phản
đốicác hành vi phạm luật quốc tế: Bằng việc thông qua một nghị quyết về trừng phạt
của Hội đồng bảo an, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực thể hiện sự lên án, phản đối
mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với hành vi của quốc gia vi phạm. Trước những
hành vi có nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới, tất cả các quốc gia với tinh
thần yêu chuộng hòa bình mong muốn nhanh chóng thống nhất những biện pháp hữu
hiệu để có thể đẩy lùi nguy cơ này, và một Nghị quyết được thông qua chính là sự thể
hiện rõ ràng nhất mong muốn đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia vi phạm
sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi trở thành mục tiêu của sự trừng phạt.
Thứ năm, góp phần nâng cao nhận thức và quyết tâm tôn trọng pháp luật quốc
tế của các chủ thể.Các biện pháp “trừng phạt vũ lực” có những tác động tích cực tới ý
thức các hành vi tôn trọng luật pháp quốc tế của các chủ thể Luật quốc tế. Cụ thể,
những hạn chế đối với các quốc gia mục tiêu được tạo ra trên cơ sở các biện pháp
trừng phạt phi vũ trang chính là lời cảnh báo sâu sắc tới tất cả các chủ thể khác của
Luật quốc tế về một hệ quả xấu có thể xảy ra nếu bất cứ chủ thể nào cố ý vi phạm các
quy định của luật pháp quốc tế. Điều này buộc các chủ thể phải có những cân nhắc thận
14
trọng trước khi có bất cứ hành vi nào có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
Đây không chỉ là mục đích riêng của các biện pháp trừng phạt mà là mục đích chung của
tất cả các biện pháp cưỡng chế được quy định trong hiến chương Liên hợp quốc.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực và trừng phạt
phi vũ trang trong duy trì hoà bình và an ninh thế giới của Hội đồng bảo an
Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc quy định những biện pháp được áp
dụng trong trường hợp hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành
vi xâm lược. Cụ thể, theo quy định tại Điều 39, Hội đồng bảo an có thẩm quyền trong
việc xác định hành vi nào đó là sự đe dọa, phá hoại hòa bình hay xâm lược, từ đó đưa
ra những kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các
Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Các biện pháp
được nêu ở Điều 41, 42 được chia làm 2 loại: các biện pháp trừng phạt phi vũ trang và
các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Tuy nhiên, Điều 39 trên lại không xác định rõ
loại và tính chất của kiến nghị mà Hội đồng bảo an có thể thông qua trong các trường
hợp trên. Điều này có nghĩa là Hội đồng bảo an có thể thông qua mọi loại kiến nghị.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, trước khi đưa ra những
kiến nghị hoặc quyết định yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời
mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết hoặc nên làm (Điều 40). Như vậy, trước khi các
biện pháp trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang được áp dụng thì các biện pháp tạm
thời có thể được áp dụng khi cần thiết.
Để gây áp lực với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình, Hội đồng bảo an có
thể ra quyết định yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng
phạt phi vũ trang được quy định tại Điều 41. Theo quy định tại điều này, các biện pháp
trừng phạt được áp dụng nhằm thi hành nghị quyết của Hội đồng bảo an. Điều này có
nghĩa là trước khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được áp dụng, Hội đồng đã có
nghị quyết trong đó yêu cầu quốc gia thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhưng quốc
gia đó lại không tuân thủ. Sự không tuân thủ này là nguyên nhận cho ra đời một nghị
quyết trừng phạt.
Trong trường hợp xét thấy viêc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ lực
trên không có hiệu quả, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
15
bằng vũ lực, bao gồm: biểu dương lực lượng, phong tỏa, các chiến dịch quân sự khác
(Điều 42).
Như vậy, có thể nhận thấy một điều kiện tiên quyết để Hội đồng bảo an có thể
áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là trước đó những biện pháp trừng phạt
phi vũ lực đã được áp dụng nhưng tỏ ra không hiệu quả. Mọi trường hợp tiến hành
ngay các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực mà bỏ qua các biện pháp trừng phạt phi vũ
lực đều là vi phạm và không được chấp nhận. Bên cạnh đó, mặc dù không được quy
định cụ thể trong Hiến chương nhưng cũng có thể suy luận một cách logic rằng trong
khi các biện pháp trừng phạt vũ trang được áp dụng thì Hội đồng bảo an vẫn có thể
tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt phi vũ lực.
1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng
vũ lực
Theo quy định tại Điều 42 Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945, trong trường
hợp nhận thấy những biện pháp quy định tại Điều 41 của Hiến chương không thích
hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp
quân sự như biểu dương lực lượng; phong toả; thực hiện các biện pháp quân sự khác
bằng việc sử dụng các đơn vị hải quân, lục quân hoặc không quân do các nước thành
viên cử đến. Các biện pháp mà Hội đồng bảo an đưa ra không nhất thiết phải có mức
độ tăng dần và không nhất thiết phải nằm trong danh mục được quy định tại Điều 41
và Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế,chế định trừng phạt vì xâm phạm đến hòa
bình và an ninh quốc tế đã được trù định tại các Điều 39, 41 và 42 Hiến chương Liên
hợp quốc. Ngoài ra, biện pháp này còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mang
tính chất toàn cầu khác như: Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính
trị; Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền Kinh tế -Văn hóa-Xã hội; hoặc Tuyên
bố, Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An và Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt còn được ghi nhận trong một số văn kiện
của một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực, chẳng hạn: Điều 11 Hiệp ước thành lập Liên
minh Châu Âu năm 2006; Nghị quyết số 10198/1/04 REV1 của Hội đồng về các
nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các biện pháp hạn chế ngày 07/06/2004; Tài liệu
của Hội đồng số15114/05 ngày 02/12/2005 về hướng dẫn thực hiện và đánh gía các
16
biện pháp hạn chế (trừng phạt) trong khuôn khổ của các nước ngoài EU và chính sách
bảo mật; …
Trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, chế định trừng phạt được quy định trong
rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của của các quốc gia, trong đó tiêu biểu nhất là
Hoa Kỳ. Quốc gia này đã rất tích cực trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt với
một hệ thống các văn bản như: Đạo luật thuế quan Smooth-Hawley đưa ra năm 1930;
Đạo luật buôn bán với kẻ thù (40 Stat.415); Đạo luật Hiệp định thương mại nhiều bên
năm 1934; Luật Hỗ trợ nước ngoài (FAA) năm 1961; Luật thương mại năm 1974; Luật
các tổ chức tài chính quốc tế năm 1977; Luật về các biện pháp trừng phạt thương mại
năm 1984; Đạo luật về hợp tác phát triển và an ninh quốc tế năm 1985...
Thực tiễn pháp lý quốc tế đã chỉ ra rằng, các căn cứ pháp lý đó đã được ghi
nhận một cách cụ thể tại Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, trong đó bao gồm:
i) Điều ước quốc tế song phương và đa phương, tức là “một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù
được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan
hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”, trong đó có ghi nhận về biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực;
ii) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận
như những quy phạm pháp luật: Tập quán quốc tế được hiểu là “các quy tắc xử sự
chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa
nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất bắt buộc”;
iii) Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, tức là
“các nguyên tắc pháp lý được cả pháp luật quốc giavà pháp luật quốc tế thừa nhận và
được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (theo Khoản 1, Điều 38, Quy
chế Tòa án Công lý quốc tế”.
iv) Án lệ: Thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế (bao gồm Tòa án và
Trọng tài) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của luật quốc tế
nói chung và chế định “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng. Các án lệ này không chỉ làm
rõ, khẳng định những quy định pháp lý của chế định “trừng phạt bằng vũ lực” ở dạng
thành văn hoặc tập quán mà còn là điểm xuất phát để hình thành nên những quy phạm
mới về trừng phạt trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn.
17
v) Học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của
các quốc gia khác nhau: Đó là “những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công
trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia” về những vấn đề cơ
bản của chế định “trừng phạt bằng vũ lực”.
vi) Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia: Đây là sự thể hiện ý chí của
một chủ thể luật quốc tế một cách độc lập. Hành vi pháp lý đơn phương được thể hiện
dưới một số dạng chủ yếu sau: Công nhận; cam kết; phản đối; từ bỏ.
Ngoài các cơ sở pháp lý trên, chế định “trừng phạt bằng vũ lực” còn được ghi
nhận trong nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ. Các văn kiện này có giá
trị hiệu lực không đông nhất, gồm: các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và các nghị
quyết không có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn
quốc tế, khi xác định hoặc giải thích các quy phạm của luật quốc tế nói chung và quy
phạm về “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng, các quốc gia thường viện dẫn đến nghị
quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Mặc dù được được ghi nhận trong nhiều nguồn khác nhau, song cơ sở pháp lý
trực tiếp điều chỉnh về các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Liên hợp quốc
được ghi nhận một cách cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; các Nghị
quyết của Đại hội đồng, đặc biệt là các Nghị quyết của Hội đồng bảo an và hành vi
pháp lý đơn phương của một quốc gia, cụ thể như sau:
Ngay tại Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận rằng: Liên hợp quốc
theo đuổi mục đích “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó,
thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa
hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải
quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá
hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp
luật quốc tế;và nhằm “đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và hiệu
quả, các thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm chính trong
sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và thừa nhận khi làm những nhiệm vụ do
trách nhiệm ấy đặt ra thì Hội đồng Bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các
thành viên Liên hợp quốc”.
Do Liên hợp quốc không có quân đội riêng nên để góp phần thực thi kịp thời và
hiệu quả biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” trên thực tế, các quốc gia thành viên có
18
nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi
phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình. Việc huy
động lực lượng vũ trang được tiến hành thông qua các thỏa thuận cụ thể giữa Hội đồng
bảo an với các quốc gia thành viên, trong đó ấn định số lượng và binh chủng quân đội,
mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho
quân đội này.Những thỏa thuận trên phải được các quốc gia ký kết, phê chuẩn theo
đúng trình tự luật định tại mỗi quốc gia đó. Nhằm cố vấn và giúp đỡ Hội đồng bảo an
trong việc thực hiện các hoạt động quân sự, một Ủy ban tham mưu quân sự sẽ được
thành lập, bao gồm các tham mưu trưởng của ủy viên thường trực Hội đồng bảo an hay
đại diện của họ. Ủy ban này hoạt động dưới quyền của Hội đồng bảo an, chịu trách
nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều
hành của Hội đồng. Trong trường hợp được sự đồng ý của Hội đồng bảo an và sau khi
tham khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực hữu quan, Ủy ban tham mưu quân sự có thể
lập ra các tiểu ban khu vực. Để đảm bảo cho Liên hợp quốc có thể áp dụng những biện
pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế
sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số
lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được
Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự, ấn định theo những
thỏa thuận đặc biệt nói trên.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới với tư cách là cơ
sở pháp lý để Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đó là
hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia. Bởi lẽ, không phải trong mọi trường
hợp Hội đồng bảo an đều có thể tiến hành áp dụng biện pháp này. Hơn nữa, các biện
pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, suy cho cùng, chính là biện pháp bắt buộc các quốc gia
phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. Theo quy định của luật quốc tế,
cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế là sự vi phạm các cam kết quốc tế đã được
định chế bằng các quy phạm của Luật quốc tế và sự hiện diện của các yếu tố cấu thành
vi phạm pháp luật, bao gồm:
- Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đó là “một hành vi hành động hoặc
không hành động, mâu thuẫn với một quy phạm pháp luật quốc tế hiện đang có hiệu
lực”, chẳng hạn như việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cam
19
kết quốc tế hoặc nghĩa vụ quốc tế; làm trái với các văn bản quốc gia đơn phương ban
hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện quyền lợi chính đáng của họ.
- Hành vi vi phạm luật quốc tế phải gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, có thể là
thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và thiệt hại xảy ra.
Như vậy, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ
lực” của Liên hợp quốc là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia mà suy cho cùng
chính là mức độ vi phạm của hành vi cũng như nguy cơ đe dọa của hành vi đó đối với
hòa bình và an ninh thế giới.
Ngoài ra, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ
lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc còn bao gồm các Nghị quyết của Hội đồng
bảo an. Cụ thể, việc không tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Nghị quyết của Hội đồng
bảo an khiến cho nguy cơ và mức độ phá hoại hòa bình và an ninh thế giới gia tăng,
đây là cơ sở để Hội đồng bảo an ban hành lệnh trừng phạt buộc các chủ thể phải thay
đổi thái độ và cách hành xử sao cho phù hợp với các quy định chung của luật quốc tế.
Trong thực tiễn hoạt động của mình, Hội đồng bảo an đã ban hành nhiều Nghị quyết
áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, trong đó tiêu biểu nhất là Nghị quyết số
678 của Hội đồng Bảo an thông qua ngày 29/11/1990 cho phép các quốc gia sử dụng
“mọi biện pháp cần thiết” đối với Iraq, trong đó có biện pháp quân sự nếu Iraq không
rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Nghị quyết này đã mở đường cho hàng
loạt các chiến dịch quân sự được Hội đồng bảo an cho phép như: Nghị quyết 794 năm
1992 cho phép can thiệp quân sự tại Somalia; Nghị quyết 836 năm 1993 cho phép
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NaTo) can thiệp để bảo vệ các khu vực an ninh của
Nam Tư cũ; Nghị quyết 929 năm 1994 cho phép nước Pháp triển khai chiến dịch
Turquoise ở Ruvanda; Nghị quyết 1125 năm 1997 cho phép các quốc gia tham gia
chiến dịch liên Châu Phi để triển khai các biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dụng vũ
lực để đảm bảo an ninh và tự do đi lại của cho các nhân viên của mình tại Cộng hòa
Trung Phi.
1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện
pháp trừng phạt bằng vũ lực
1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt
Nhằm phát huy hiệu quả mục tiêu giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, tạo mọi
điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước
20
và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra.Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng
vũ lực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế và các nguyên tắc đặc thù được quy định tại Chương VII của Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể:
Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, việc áp dụng các biện pháp
trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù
được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc chỉ được
tiến hành sau khi xác định được các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp
hoặc tỏ ra là không thích hợp. Thông qua quy định này có thể thấy, không phải trong
mọi trường hợp cứ có hành vi vi phạm hòa bình và an ninh thế giới xảy ra Hội đồng
bảo an cũng có thể ra Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Căn
cứ vào thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể thấy có
hai trường hợp để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực: i) đã
áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang nhưng trong quá trình áp dụng, biện
pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi và hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn mà
không bị ngăn chặn; ii) Chưa áp dụng biện pháp trừng phạt nào song xét thấy nếu áp
dụng biện pháp trừng phạt phi vũ trang sẽ không mang lại hiệu quả nên Hội đồng bảo
an quyết định áp dụng luôn chế tài mạnh hơn, đó là “trừng phạt bằng vũ lực”.
Thứ hai, trước khi Hội đồng bảo an quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết
nói chung và các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói riêng, các cá nhân hoặc tập thể
vẫn có quyền tiến hành các biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của
mình. Điều được được quy định cụ thể tại Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo
đó, các nước thành viên có thể thực hiện quyền tự vệ trong trường hợp “bị tấn công vũ
trang" và "cho đến khi Hội đồng Bảo an đã có những biện pháp cần thiết để duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế". Nếu không, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương
Liên hợp quốc năm 1945, “tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa
bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm
phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng
cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
21
Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng vũ lực nói chung. Các nguyên tắc này
được ghi nhận trong luật thời chiến (Jus in bello) nhằm mục tiêu nhân đạo trong thời
chiến. Đó là các quy định điều chỉnh hành vi thời chiến rất chi tiết, đặc biệt là các quy
định về đối xử với những người không trực tiếp tham chiến như thương binh, bệnh
binh, tù nhân chiến tranh và đặc biệt là dân thường sống ở những khu vực bị chiếm
đóng. Đồng thời, luật chiến tranh cũng có những quy định liên quan đến những người
trực tiếp tham chiến.
Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi sử dụng vũ lực bao gồm:
i) Nguyên tắc không được phép tấn công thường dân hay còn gọi là nguyên tắc
“phân biệt” (Nghị định thư số I năm 1977). Nguyên tắc này là một nguyên tắc tập
quán, theo đó dân thường không phải là mục tiêu tấn công hợp pháp;
ii) Nguyên tắc “tỉ lệ”, theo đó không được phép tấn công một mục tiêu quân sự
nếu như chiến dịch quân sự đó có thể gây ra tổn thất cho dân thường và các thiệt hại về
quân sự. Nguyên tắc “phân biệt” vấp phải khó khăn trong cách thức phân biệt giữa
mục tiêu quân sự và công trình dân sự trên thực tế;
iii) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại vũ khí, đạn dược hay các dụng cụ khác có
thể gây ra đau đớn cho binh lính (Điều 23, Bộ quy tắc La Haye năm 1977 và Điều
35Nghị định thư I năm 1977). Nguyên tắc này ra đời từ rất sớm nhưng việc tuân thủ lại
không hề dễ dàng.
iv) Nguyên tắc các bên tham gia xung đột không có quyền vô hạn trong việc lựa
chọn các phương tiện chiến tranh (Điều 22Phụ lục của Công ước La Haye IV năm
1907 về luật và tập quán chiến tranh; Điều 35 khoản 1 Nghị định thư I năm 1977). Đây
là một nguyên tắc tập quán;
v) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại chất độc, vũ khí hóa học, các chất lỏng và
phương tiện tương tự đã được ghi nhận trong rất nhiều điều ước như: Tuyên bố Xanh
Pê-téc-bua ngày 29/11-11/12/1986 về việc sử dụng một số loại súng trong thời chiến;
Hiệp ước Geneva ngày 17/06/1925 về cấm sử dụng chất đọc gây ngạt hay các chất
tương tự và các vũ khí vi khuẩn; Hiệp ước ngày 10/04/1972 về cấm sản xuất, tàng trữ
vũ khí sinh học hay chất độc sinh học; Công ước ngày 10/10/1980 về cấm hoặc hạn
chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể bị coi là gây tổn thương trầm trọng
22
hoặc bị coi là tấn công không phân biệt được mục tiêu; Công ước ngày 13/11/1993 về
cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ khí
này. Các loại vũ khí lần đầu là gây ngạt hoặc đầu độc đối phương đều bị cấm, nhất là
theo tập quán quốc tế.
1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo anáp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực
Dựa trên các quy định hiện hành của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945,
các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an sẽ được áp dụng khi thỏa
mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, Hội đồng đã ra Nghị quyết xác nhận có hành vi đe dọa hòa bình và
an ninh quốc tế, đồng thời yêu cầu quốc gia đã thực hiện những hành vi đó phải tuân
thủ những quy định được đưa ra trong nghị quyết. Mặc dù thuật ngữ “đe dọa hòa bình
và an ninh quốc tế” được đề cập nhiều lần trong Hiến chương song Hiến chương lại
không có bất cứ quy định nào giải thích khái niệm này mà trao cho Hội đồng bảo an
thẩm quyền riêng biệt trong việc đánh giá và quyết định các biện pháp cần thiết để duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Thứ hai, quốc gia vi phạm không chấp hành những nghĩa vụ theo yêu cầu của
Hội đồng bảo an, vẫn tiếp tục có hành vi được xác định là sự đe dọa hòa bình và an
ninh quốc tế;
Thứ ba, trên cơ sở xét thấy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt vi vũ trang sẽ
không mang lại hiệu quảhoặc tỏ ra không còn hiệu quả đối với hành vi vi phạm, Hội
đồng bảo an sẽ ra nghị quyết áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Tuy
nhiên, theo Khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, các Nghị quyết
không liên quan đến vấn đề thủ tục, trong đó có Nghị quyết về áp dụng các biện pháp
“trừng phạt bằng vũ lực” chỉ có có hiệu lực khi được sự chấp thuận của ít nhất 9 ủy
viên, trong đó tất cả năm Ủy viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Ngavà Trung Quốc
phải bỏ phiếu thuận.
Việc chính thức thông qua một Nghị quyết về áp đặt các biện pháp “trừng phạt
bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chính là cơ sở pháp lý là điều kiện
cho việc áp đặt các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với các chủ thể có hành vi
vi phạm theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
23
1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng
bảo an
Theo quy định tại Điều 25 Hiến chương Liên hợp quốc, khi một nghị quyết của
Hội đồng bảo an được thông qua thì tất cả các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm
phục tùng và thực hiện các quyết định đó. Đây là nguyên tắc quan trọng thể hiện rõ nét
vai trò chủ đạo của Hội đồng bảo an trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thực thi có hiệu quả những biện pháp trừng phạt của
mình, Hội đồng bảo an sẽ xem xét, nhận định xem các biện pháp này sẽ do tất cả các
thành viên hay một số thành viên của Liên hợp quốc áp dụng. Bên cạnh đó, việc áp
dụng các biện pháp này sẽ được các quốc gia trực tiếp thi hành hay thi hành thông qua
những hành động của quốc gia trong các cơ quan quốc tế hữu quan mà họ là quốc gia
thành viên. Hơn nữa, để các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể phát huy
hiệu lực trong thực tế đòi hỏi quốc gia thành viên thành viên phải tiến hành một số
điều chỉnh cần thiết đối với hệ thống pháp luật của quốc gia mình.
Dựa trên thực tiễn hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể khẳng
định rằng việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” là cả một quá trình với
những trình tự, thủ tục phức tạp từ khâu thủ tục (ra quyết định, văn bản hướng dẫn thi
hành) cho đến các khâu triển khai thực sự trên thực tế các biện pháp này với chủ thể vi
phạm, trong nhiều trường hợp còn có cả giai đoạn khắc phục hậu quả.
a. Việc ra Nghị quyết về áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành
Như đã phân tích điều kiện áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, để
tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành các biện pháp này trên thực tế, Hội đồng Bảo an sẽ
thông qua một Nghị quyết, trong đó quyết định áp dụng các biện pháp “trừng phạt
bằng vũ lực” đối với chủ thể vi phạm. Sau khi Nghị quyết này được 05 thành viên
thường trực và ít nhất 04 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an thông
qua, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành việc
áp dụng các biện pháp trừng phạt này.
b. Thành lập các Ủy ban trừng phạt
Do tính chất phức tạp trong việc triển khai các biện pháp “trừng phạt bằng vũ
lực” trên thực tế nên để thực hiện một cách hiệu quả các biện pháp này, các Ủy ban
24
trừng phạt sẽ được thành lập. Hơn 60 năm qua quyền năng này đã được Hội đồng bảo
an sử dụng hiệu quả để thiết lập các cơ quan trực thuộc. Trong đó, hình thức phổ biến
là việc thành lập các Ủy ban trừng phạt là hình thức phổ biến hơn cả.
Thành phần của Ủy ban trừng phạt luôn bao gồm đại diện của tất cả 15 thành
viên của Hội đồng bảo an. Chủ tịch Ủy ban do Hội đồng bổ nhiệm trên cơ sở lựa chọn
một trong những đại diện thường trực của các thành viên trong Hội đồng. Hoạt động
của mỗi Ủy ban trừng phạt được hỗ trợ bởi Bộ phận trừng phạt thuộc các vấn đề chính
trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Ban
chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm.
Ủy ban sẽ áp dụng các quy định về thủ tục cũng như những hướng dẫn về việc
thực hiện các công việc của mình đối với mỗi biện pháp trừng phạt đã có hiệu lực. Ủy
ban sẽ có một Chủ tịch và bốn Phó Chủ tịch được lựa chọn trong số các thành viên
không thường trực của Hội đồng bảo an trên cơ sở đại diện cho tất các các nhóm khu
vực. Nguyên tắc và chức năng luân phiên của các thành viên trong văn phòng của Ủy
được xác định cụ thể tại Bộ quy tắc thủ tục của Hội đồng Bảo an năm 1983. Việc tài
trợ cho các hoạt động có liên quan của Chủ tịch và Phó Chủ tịch, trong đó bao gồm
chuyến thăm của họ tới các nước và khu vực bị trừng phạt, cần được giải quyết trên cơ
sở tham vấn với các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc và các bộ phận khác thuộc
Ban Thư ký Liên hợp quốc.
c. Các cơ quan bổ trợ cho Ủy ban trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc
Trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt nói chung và biện pháp trừng
phạt bằng vũ lực nói riêng,nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp
này, bên cạnh các Ủy ban Trừng phạt còn có sự xuất hiện của Bộ phận trừng phạt
thuộc Phòng các vấn đề chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội
giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp
quốc bổ nhiệm.
+ Nhóm công tác không chính thức về các vấn đề trừng phạt chung
Theo Văn bản số (S/2000/319) ngày 17/04/2000 của Chủ tịch Hội đồng bảo an,
các vấn đề liên quan đến trừng phạt được nhóm công tác không chính thức của Hội
đồng bảo an xem xét bao gồm:
25
i)Các phương pháp của Ủy ban trừng phạt và các Ủy ban có liên quan khác;
ii) Năng lực của Ban Thư ký Liên hợp quốc;
iii) Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức
quốc tế hoặc khu vực khác;
iv) Soạn thảo các nghị quyết về pháp trừng phạt kể cả điều kiện duy trì hoặc dỡ
bỏ lệnh trừng phạt;
v) Báo cáo đánh giá trước và sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt cũng như
việc đánh giá liên tục các biện pháp này; Giám sát và thi hành các biện pháp trừng phạt;
vi) Các tác động ngoài ý muốn trừng phạt;
vii) Miễn trừ nhân đạo;
viiii) Mục tiêu trừng phạt;
ix) Hỗ trợ các nước thành viên trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt;
x) Thực hiện các kiến nghị trong văn bản S / 1999-1992 của Chủ tịch Hội đồng
bảo an ngày 29/01/1999.
+ Bộ phận Trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký
Liên hợp quốc
Bộ phận này có các chức năng, nhiệm vụ sau:
i) Tiếp nhận danh sách các yêu cầu từ một nguyên đơn (có thể là cá nhân, tập
thể hoặc tổ chứctheo danh sách của Ủy ban Trừng phạt)
ii) Xác minh đối với yêu cầu mới hoặc yêu cầu được lặp đi lặp lại;
iii) Trả lại cho chủ thể yêu cầu đơn nếu yêu cầu đệ trình lặp đi lặp lại và không
chứa bất kỳ thông tin bổ sung nào;
b) Nếu bất kỳ chính phủ được lấy ý kiến về danh sách yêu cầu theo quy định tại
Khoản 5 ở trên phản đối yêu cầu danh sách các yêu cầu của Ủy ban. Các đầu mối có
trách nhiệm phải thông báo vấn đề này cho Ủy ban và cung cấp bản sao của yêu cầu đã
niêm yết. Mọi thành viên của Ủy ban mà sở hữu các thông tin hỗ trợ cho các yêu cầu
được niêm yết sẽ được khuyến khích để chia sẻ các thông tin đó với chính phủ mà xem
xét lại danh sách các yêu cầu theo khoản 5 ở trên;
c) Nếu trong một thời gian hợp lý (3 tháng), không ai trong số các chính phủ
xem xét các yêu cầu niêm yết theo khoản 5 ở trên bình luận hoặc chỉ ra danh họ đang
tiến hành xem xét các yêu cầu đó với Ủy ban và yêu cầu gia hạn them thời gian, cơ
26
quan đầu mối sẽ thông báo cho tất các các thành viên của Ủy ban về vấn đề này cùng
với bản danh sách các yêu cầu đã niêm yết. Sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ
được chỉ định, mọi thành viên của Ủy ban có thể đề nghị chuyển tiếp bản sách các yêu
cầu tới Chủ tịch Ủy ban trừng phạt kèm theo lời giải thích cụ thể. Nếu sau một tháng,
không có thành viên nào của Ủy ban đưa ra ý kiến, bản danh sách các yêu cầu sẽ bị từ
chối và Chủ tịch Ủy ban sẽ thông báo cho các cơ quan đầu mối theo những phương
thức thích hợp;
+ Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia
Ngoài Nhóm công tác các vấn đề chung về trừng phạt vàBộ phận Trừng phạt
thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc, hỗ trợ cho hoạt động
của Ủy ban trừng phạt còn có Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia.
Nhóm chuyên gia/Hội đồng chuyên gia bao gồm có trách nhiệm và nghĩa vụ
thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
i) Hỗ trợ Trưởng Bộ phận trừng phạt và thư ký của Ủy ban Trừng phạt Hội đồng
bảo an và các cơ quan trực thuộc khác trong việc cung cấp những hỗ trợ thiết yếu cho các
cơ quan của Hội đồng cũng như đối với Nhóm chuyên gia hoặc nhóm giám sát;
ii) Tham gia vào việc nghiên cứu và phân tích nhằm đánh giá hiệu quả của các
biện pháp trừng phạt cũng như các tác động tiêu cực có thể xảy ra;
iii) Hỗ trợ Bộ phận trừng phạt trong việc xác định cách thức và địa điểm mà các
quốc gia có thể tăng cường năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các
biện pháp trừng phạt;
iv) Duy trì liên lạc một cách có hiệu quả đối vớ các cơ quan khác của Liên hợp
quốc, các quốc gia thành viện, đại diện các tổ chức khu vực, tổ chức phi chính phủ, tổ
chức Bretton Woods trong việc liên kết thực hiện các biện pháp trừng phạt và cung cấp
các giải thích về các vấn đề thực tế phát sinh liên quan đến việc thực hiện đó.
27
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC
CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN
2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn
2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh:
Vào thời kì chiến tranh lạnh, với đặc trưng nổi bật là sự cân bằng lực lượng,
tiềm năng kinh tế & quân sự giữa 2 siêu cường Mỹ & Liên Xô; sự phân chia TG thành
2 khối Đông – Tây; sự tranh giành lôi kéo của 2 khối này đối với các nước mới giành
độc lập; sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân & câu lạc bộ P5. Các diễn biến trên đòi hỏi
phải có sự kiềm chế nhằm tránh xung đột trực tiếp giữa các cường quốc & nguy cơ
chiến tranh hạt nhân hủy diệt tất cả. Lúc này sự ổn định của hòa bình an ninh thế giới
đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong
việc thực thi các chức năng của mình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Hội đồng bảo an
lại rất ít khi có được sự đồng thuận đối với các vấn đề quốc tếvà thường phải nhường
vai trò này cho Đại hội đồng, Tổng thư kí Liên hợp quốcvàmột số cơ chế khác trong
nhiều trường hợp xung đột. Chính vì thế, trong suốt 46 năm, chỉ có một lần HĐBA sử
dụng được các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đó là đối với Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên năm 1950.
a. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt bằng
vũ lực đối với Triều Tiên.
Sau Thế chiến II, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng căng
thẳng gay gắt. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi giành độc lập vào năm 1945, bán đảo
Hàn Quốc đã bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc đối đầu nhau với biên giới là vĩ
tuyến 38 độ Bắc. Sau khi Chính phủ được thành lập năm 1948, mâu thuẫn gay gắt giữa
phe cánh tả và cánh hữu vẫn tiếp diễn khiến cho tình hình xã hội của Hàn Quốc vô
cùng bất ổn. Trong khi đó, cùng với chiến lược cộng sản hóa của Joseph Stalin và lời
hứa sẽ chi viện cho chiến tranh của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ngày 25/6 đã
bắt đầu bằng cuộc tập kích bất ngờ của quân đội Bắc Triều Tiên, xuất phát từ tham
vọng thống nhất thế lực cộng sản của Kim Nhật Thành (Kim Il-song).
28
b. Diễn biếncủa việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực
Ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (tức quân đội của CHDCND
Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Hàn Quốc. Với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao,
và lực lượng đông hơn, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đột kích, chiếm gọn thủ
đô Seoul của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày khai chiến. Đến ngày 10/9/1950, quân đội
Triều Tiên đã gần như tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn
Quốc cùng với 1 lực lượng nhỏ của Mỹ về khu vực Busan nằm ở cực nam bán đảo
Triều Tiên.
Trước tình hình Hàn Quốc nguy ngập, Mỹ đã can thiệp một cách quyết tâm.
Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào
XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử
dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình.
Ngày 25/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 82 lên
án CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập
tức. (Liên Xô lúc đấy đã không thể phủ quyết nghị quyết này do Liên Xô tẩy chay Hội
đồng Bảo an từ đầu năm 1950 để phản đối việc Đài Loan chứ không phải Trung Quốc
được giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an). Nghị quyết 82 nếu rõ:
- Xác định rằng hành động tấn công vũ trang vào Hàn Quốc của quân đội
Bắc Triều Tiên đã phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế, (nói theo kiểu là gây nguy hại
cho hòa bình an ninh quốc tế)
- Kêu gọi chính quyền ở Bắc Triều Tiên rút ngay lập tức lực lượng vũ trang
của mình đến vĩ tuyến 38,
- Ghi nhận rằng chính quyền ở Bắc Triều Tiên đã không chấm dứt chiến sự
đồng thời không rút các lực lượng vũ trang của mình đến phạm vi vĩ tuyến 38 theo yêu
cầu Liên hợp quốc nên điều cấp thiết hiện nay là phải áp dụng các biện pháp quân sự
để khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
- Khuyến khích/yêu cầu các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cung hỗ
trợ Hàn Quốc để đẩy lùi các cuộc tấn công vũ trang của triều tiên, khôi phục hòa bình
và an ninh trong khu vực.
Tiếp đó, Hội đồng này vào ngày 27/6/1950 ra tiếp nghị quyết 83, cho phép hỗ
trợ (bao gồm cả hỗ trợ quân sự) cho Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Sang đầu
29
tháng 7/1950, Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an được ban ra, khuyến nghị tập hợp
các lực lượng và nguồn lực trợ giúp dưới 1 bộ chỉ huy thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia
cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn
Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu
tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và
Hàn Quốc vẫn là chủ đạo.
Các Nghị quyết Hội đồng bảo an áp dụng đối với Triều tiên được thông qua bởi
9 thành viên và không có thành viên nào phản đối. Quốc gia hỗ trợ bao gồm các nước
Mỹ, các Vương quốc Anh, Cộng hòa Trung Quốc, Pháp, Cuba, Ecuador, Ai Cập, Na
Uy và Ấn Độ, riêng đại biểu đến từ Nam Tư bỏ phiếu trắng. Như vậy, việc trừng phạt
Triều tiên
Sự tham chiến của lực lượng Liên Hợp Quốc đã làm thay đổi cục diện chiến
trường. Quân Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy đã phản công đẩy lui quân đội Triều Tiên
về phía Bắc vĩ tuyến 38 và gây thiệt hại nặng cho lực lượng quân sự Triều Tiên. Trước
thắng lợi này, phía Hàn Quốc lại mơ về khả năng thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên
và đã cùng với quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh CHDCND Triều Tiên. Quân Liên
Hợp Quốc sau đó đã chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội của ông Kim Nhật
Thành về sát sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Trước thực tế đó, Trung Quốc dù mới thành lập nước vào năm 1949, đã quyết
định tung hàng trăm ngàn “chí nguyện quân” (lực lượng quân tình nguyện- PV) sang
Triều Tiên để thực hiện “kháng Mỹ viện Triều” – đây là điều khá bất ngờ đối với Mỹ.
Sử dụng một số chiến thuật hợp lý và có lợi thế quân đông, Trung Quốc đã giúp Triều
Tiên đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc về vĩ tuyến 38. Thừa thắng, liên quân Trung-Triều
đã vượt vĩ tuyến 38, tái chiếm Seoul.
Trước diễn biến mau lẹ trên, Mỹ buộc phải can dự trực tiếp để bảo vệ đồng
minh, duy trì ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này.
Dưới sự vận động của Mỹ, liên tiếp trong các ngày 25 và 27/6/1950, Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 82 và 83, lên án CHDCND Triều
Tiên “xâm lược” Hàn Quốc, kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức, đồng thời cho
phép thực hiện trợ giúp quân sự đối với Hàn Quốc chống lại quân đội Triều Tiên. Đến
30
ngày 7/7/1950, Hội đồng bảo an (HĐBA) tiếp tục thông qua Nghị quyết số 84, kêu gọi
các nước thành viên LHQ gửi quân tham gia “Đội quân LHQ” do Mỹ đứng đầu chống
Triều Tiên.
Liên Xô lúc này không thể thực hiện quyền phủ quyết do tạm thời vắng mặt tại
HĐBA để phản đối việc cho phép “Cộng hòa Trung Hoa” (Đài Loan) chứ không phải
CHDCND Trung Hoa (Trung Quốc) nắm giữ ghế thường trực trong HĐBA. Tháng
8/1950, Liên Xô trở lại HĐBA và phủ quyết mọi nghị quyết sau đó liên quan đến can
thiệp của quốc tế vào chiến sự tại bán đảo Triều Tiên. Đến ngày 3/11/1950, Đại hội
đồng LHQ thông qua Nghị quyết có tên gọi “Thống nhất vì hòa bình”, nêu rõ quyền ra
nghị quyết trước “các hành động vi phạm hòa bình” sẽ thực hiện tại Đại hội đồng,
trong trường hợp có bên phủ quyết tại HĐBA. Dưới danh nghĩa này, Mỹ đã lôi kéo
được hơn 20 nước tham gia, trong đó có 15 nước gửi quân sang trực tiếp, số còn lại
cung cấp, trợ giúp vũ khí, trang bị.
Từ đây, diễn biến và tương quan lực lượng trên chiến trường có những thay đổi
lớn. Từ thế bị động, Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành phản công, vượt vĩ tuyến 38,
chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội Triều Tiên về sát sông Áp Lục, giáp
ranh Trung Quốc. Đứng trước tình huống này, Trung Quốc buộc phải hành động, tung
hàng trăm ngàn “quân chí nguyện” sang Triều Tiên nhằm thực hiện công cuộc “kháng
Mỹ viện Triều”. Đại hội đồng LHQ lập tức tuyên bố Trung Quốc chính thức tham gia
xâm lược tại Triều Tiên, yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức rút quân về nước. Chiến sự
giữa hai bên sau đó chuyển sang thế giằng co. Ngày 27/7/1953, tại làng Panmunjeom
(Bàn Môn Điếm) - giới tuyến phân cách hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, các bên liên
quan đã ký Hiệp định đình chiến.
Có thể nói, Chiến tranh Triều Tiên là 1 cuộc chiến diễn ra với tốc độ nhanh, với
quyền kiểm soát lãnh thổ thay đổi liên tục giữa đôi bên (riêng Seoul đã đổi chủ tới 4 lần).
Đến đây, quân Liên Hợp Quốc thay đổi một số chiến thuật, tăng cường thêm vũ
khí mạnh, và nỗ lực cao để đẩy quân đội Triều Tiên và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38.
Chiến sự sau đó giằng co quanh khu vực giới tuyến quân sự, và Hiệp định đình chiến
(chứ không phải hòa ước) đã được ký kết giữa các bên vào ngày 27/7/1953. Riêng Lý
Thừa Vãn - Tổng thống Hàn Quốc khi ấy - đã khước từ ký vào Hiệp định này.
31
Chiến tranh Triều Tiên còn có 1 đặc điểm đáng lưu ý là đã suýt dẫn tới khả
năng đụng độ lớn bằng vũ khí hạt nhân. Khi phía Mỹ bị thương vong lớn, bị đẩy lùi
hoặc không đạt được mục tiêu tái chiếm trong trận chiến này, cả tướng lĩnh và Tổng
thống Mỹ đã nhiều lần tính đến phương án sử dụng bom hạt nhân (cấp chiến thuật) để
giáng trả quân đội Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Mỹ đã kiềm chế
không sử dụng vũ khí hạt nhân do lo ngại xảy ra chiến tranh tổng lực với Trung Quốc
và chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, cũng như lo sợ áp lực của quốc tế.
Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với
cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và
trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu
khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao.
c. Kết quả
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến
năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên
Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam
Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán
đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp
quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa can thiệp.
Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự
tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân
sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên hợp quốc, chủ yếu là quân đội
Hoa Kỳ hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn
tại như 2 chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo
Triều Tiên.
Sau 3 năm, chiến cuộc kết thúc khi 2 miền đạt được 1 thỏa hiệp ngừng bắn vào
ngày 27 tháng 7 năm 1953. Do không cóhiệp định hòa bình nên đụng độ lẻ tẻ vẫn diễn
ra, hai bên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất
ngờ mà không cần tuyên chiến. Hiện nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tụcđầu tư rất lớn cho quốc phòng và coi việc thống nhất
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY
Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY

More Related Content

What's hot

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Thanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAYLuận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOTLuận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY

Similar to Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Việt Nam Với Nghĩa Vụ Pháp Lý Thành Viên Nhóm Châu Á- Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Việt Nam Với Nghĩa Vụ Pháp Lý Thành Viên Nhóm Châu Á- Th...Khoá Luận Tốt Nghiệp Việt Nam Với Nghĩa Vụ Pháp Lý Thành Viên Nhóm Châu Á- Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Việt Nam Với Nghĩa Vụ Pháp Lý Thành Viên Nhóm Châu Á- Th...
 
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdfBAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTPhòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
 
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAYVấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
 
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOTBiện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOTLuận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOTLuận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOTĐề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
 
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
 
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
 
Đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên Hợp Quốc
Đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên Hợp QuốcĐánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên Hợp Quốc
Đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên Hợp Quốc
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Pháp Luật Quốc Tế Với Vần Đề Khủng Bố Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Pháp Luật Quốc Tế Với Vần Đề Khủng Bố Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docPháp Luật Quốc Tế Với Vần Đề Khủng Bố Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Pháp Luật Quốc Tế Với Vần Đề Khủng Bố Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Đề tài: Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THANH TUYỀN CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THANH TUYỀN CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN
  • 4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 3 1.1. Tôn chỉ, mục đích và vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới...................................................................................................... 3 1.1.1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc ......................................................... 3 1.1.2 Nguyên tắc hoạt động................................................................................... 4 1.1.3. Vai trò của Liên Hợp Quốc......................................................................... 4 1.2. Các biện pháp trừng phạt của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới ...................................................................................................................... 7 1.2.1 Biện pháp trừng phạt phi vũ trang............................................................... 7 1.2.2 Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực................................................................ 9 1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực .................................................................................................................... 15 1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực......................................................................................... 19 1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt................................................. 19 1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực........................................................................................................................ 22 1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an......................................................................................................... 23 CHƢƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN..........................................................27 2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn .............. 27 2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh:........................................................................... 27
  • 5. 2.1.2. Giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay..................................... 32 2.2. Đánh giá về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc....... 57 2.2.1. Tính hợp pháp của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực....................... 57 2.2.2. Ưu điểm của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực...........................................62 2.2.3. Hạn chế của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực................................. 63 CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC ............................................................................................................................................74 3.1. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc.................................................................................................... 74 3.1.1. Liên quan đến Nghị quyết về trừng phạt vũ lực........................................ 74 3.1.2. Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực.. 76 3.1.3 Cải tổ liên hợp quốc tăng cường giữ gìn hoà bình an ninh thế giới.......... 77 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình gìn giữ hoàn bình an ninh quốc gia ....................................................................................................... 83 3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trước các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói chung .................................................................................................. 83 3.2.2. Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông............... 84 KẾT LUẬN......................................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................93
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHĐ : Đại hội đồng Liên hiệp quốc; HĐBA : Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ; ECOSOC : Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc; ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á; PLO : Tổ chức Giải phóng Palestine; HENSINKI : Định ước an ninh và hợp tác châu Âu được ký tại Helsinki ngày 01/8/1975; La Haye : Tòa án công lý quốc tế; Chính phủ độc tài CS : Chính phủ Siad Barre; UNITA : Cơ chế Gián sát về trừng phạt của liên minh quốc gia vì sự độc lập, toàn vẹn của Angola; Al-Qaeda : Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: ‫قاعدة‬ ‫,ال‬ "El-Qā'idah" hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin Laden thành lập; USD : Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States dollar), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ; Pol Pot : Chế độ diệt chủng Pol Pot; PICC : Chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia; SNC : Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao của Campuchia; NGOs : Tổ chức quốc tế phi chính phủ về nhân đạo; NATO : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương; UNCLOS Công ước liên hiệp quốc về Luật biển; DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa.
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, Liên hợp quốc luôn đóng vai trò là tổ chức quốc tế có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới. Bằng thẩm quyền được các quốc gia thành viên trao cho, Liên hợp quốc nói chung & Hội đồng Bảo an nói riêng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đảm bảo giữ vững hòa bình, an ninh thế giới cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược. Trong số rất nhiều biện pháp được Hội đồng Bảo an sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh của mình, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và với tình hình an ninh quốc tế phức tạp như hiện nay thì đây là biện pháp mà Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp này được Hội đồng Bảo an sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt được. Hơn thế nữa, trong một thế giới mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực với tâm điểm là việc dùng lực lượng quân sự, vũ khí tối tân đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ quốc gia là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các quốc gia khác. Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu những vấn đề xung quanh các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực trở nên vô cùng hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do tại sao em chọn đề tài “các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này. 3. Đối tƣợng & phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ.
  • 8. 2 - Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài như: cơ sở pháp lý; điều kiện áp dụng; cách thức tiến hành; thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ và đề xuất những kiến nghị để khắc phục những bất cập khi Liên hợp quốc sử dụng trừng phạt bằng vũ lực các quốc gia vi phạm luật quốc tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận & tài liệu tham khảo, luận văn được kế cấu thành 3 chương như sau: - Chương I: Nguyên tắc, điều kiện, cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc. - Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc. - Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.
  • 9. 3 CHƢƠNG I NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1.1. Tôn chỉ, mục đích và vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới. 1.1.1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 70 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của Liên Hợp Quốc đối với hòa bình, an ninh thế giới, sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng các dân tộc trong gần 70 năm qua là rất đáng kể. Đặc biệt, trong kỷ nguyên văn minh và toàn cầu hóa hiện nay, Liên hợp quốc ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế hiện đại, khả năng hướng tới một tổ chức siêu quyền lực trên thế giới. Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. Như vậy, các mục đích được nêu ra ở đây mang tính tổng quát và rộng. Trong những thời điểm nhất định, quy định này đã gây nên những tranh cãi. Chẳng hạn, các nước phương Tây thì cho rằng mục đích ưu tiên, thậm chí là tối cao của Liên hợp quốc là gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới.Trong khi các nước thuộc thế giới thứ ba thì lại nhấn mạnh đến mục đích thúc đẩy hợp tác và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội,cũng như mục đích đảm bảo quyền dân tộc tự quyết của Liên hợp quốc.
  • 10. 4 1.1.2 Nguyên tắc hoạt động Để bảo đảm Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia; (5) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình; (6) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế của các quốc gia thành viên; (7) Hành động để đảm bảo các quốc gia không phải là thành viên cũng tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương. So với Hội quốc liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng các dân tộc. Bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt chương trình, quỹ, cơ quan tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng như: từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học–kỹ thuật…Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hợp quốc và bản thân Hiến chương Liên hợp quốc chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. 1.1.3. Vai trò của Liên Hợp Quốc Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, trở thành tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh với gần 200 quốc gia thành viên, Liên hợp quốc đã có vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế, bao gồm: Duy trì, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới; Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và hạnh phúc của nhân loại; và đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, cụ thể như sau: a. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới Thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua đã cho thấy, vai trò duy trì hòa bình thế giới của Liên hợp quốc được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, Xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • 11. 5 Với tư cách là một tổ chức quốc tế trung tâm, Liên hợp quốc có vai trò rất lớn trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Thứ hai, Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Thứ ba, duy trì hòa bình và đấu tranh chống xâm lược theo quy định tại chương VII của Hiến chương. Thứ tư, tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình. Thứ năm, ngăn ngừa và trừng trị nạn khủng bố. Thứ sáu, xét xử tội phạm chiến tranh. Thứ bảy, thực hiện các chương trình giải trừ quân bị. b. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Tại hội nghị cấp cao thiên niên kỷ năm 2000 và hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ niệm 60 năm ngày thành lập LHQ được tổ chức tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc, các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của LHQ, coi tổ chức toàn cầu này là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn. Trước hết, sứ mệnh cao cả của LHQ được ghi rõ trong những dòng đầu tiên của Hiến chương LHQ là sự phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua những mất mát chưa từng có trong chiến tranh thế giới thứ hai - đó là ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho LHQ vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động của LHQ. Trong đó có việc nhằm thúc đẩy vòng đàm phán Doha hiện nay về thương mại vì sự phát triển. Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác
  • 12. 6 quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Tại hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Tại các hội nghị thiên niên kỷ năm 2000, hội nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là phiên thảo luận cấp cao chung khóa 62 LHQ có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới. Ðó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước, trong đó có việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Hiện nay, LHQ đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của LHQ là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những nguyên tắc của Hiến chương LHQ. c. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con ngƣời Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, vai trò của Liên hợp quốc được thể hiện như sau: Thứ nhất,xây dựng được một khung pháp lý thống nhất liên quan đến các chuẩn mực về quyền con người. Với tư cách là diễn đàn quốc tế lớn nhất trên thế giới, hơn 70 năm qua, Liên hợp quốc đã có những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ chung của nhân loại, trong đó có quyền con người. Nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc ghi nhận và hỗ trợ thực thi quyền con người được thể hiện thông qua một số mốc lịch sử đáng lưu ý sau:
  • 13. 7 Ngày 26/06/1945, Hiến chương Liên hợp quốc, văn kiện quan trọng nhất của tổ chức này, được thông qua tại San Francisco (Hoa Kỳ). Ngay tại khoản 03 điều 01Liên hợp quốc đã nhấn mạnh đến vai trò “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Hiến chương cũng kêu gọi tất cả các quốc gia hành động và cùng phối hợp với Liên hợp quốc để đạt được việc tôn trọng và thực hiện quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai, xây dựng được những cơ chế giám sát, thúc đẩy việc thực hiện và bảo vệ những quyền này, Lần đầu tiên, vấn đề quyền con người trở thành một mục tiêu hành động của Liên hợp quốc và là một nội dung điều chỉnh của luật quốc tế hiện đại. Trong những năm gần đây, Liên hợp quốc đã tuyên bố quyền con người phải trở thành đối tượng của Liên hợp quốc và cần phải được xem xét trong tất cả các lĩnh vực trách nhiệm của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Quyền con người được lồng ghép vào tất cả các chương trình liên quan như gìn giữ hòa bình, quyền trẻ em, sức khỏe, phát triển xã hội, xóa đói nghèo, các quyền của người bản địa... 1.2. Các biện pháp trừng phạt của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới 1.2.1 Biện pháp trừng phạt phi vũ trang Tại điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận: Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các NQ của Hội đồng và có thể yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả cắt đứt quan hệ ngoại giao”. Như vậy, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có thể là các biện pháp về kinh tế, tài chính, ngoại giao… Từ đây, có thể đưa ra định nghĩa tương đối khái quát về các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của Hội đồng bảo an như sau: “Trừng phạt phi vũ trang là việc Hội đồng bảo an sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, ngoại giao hay các biện pháp
  • 14. 8 khác không sử dụng tới lực lượng vũ trang nhằm tác động một cách gián tiếp hay trực tiếp tới chủ thể bị trừng phạt theo các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế”. Theo định nghĩa này, có thể nêu ra đặc trưng của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang do Hội đồng bảo an áp dụng như sau: - Được Hội đồng bảo an thông qua trên cơ sở các nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên; - Đây là những biện pháp không liên quan tới việc sử dụng vũ lực nhằm thực hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an. Khác với biện pháp trừng phạt vũ trang hay các biện pháp khác được Hội đồng bảo an sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.Các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có phạm vi rất rộng. Theo quy định tại điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc “Những biện pháp trừng phạt có thể gồm việc đình chỉ một phần hay toàn bộ những quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, cũng như việc cắt đứt quan hệ ngoại giao”. Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt thường áp dụng bao gồm: - Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định; - Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới; - Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia đó với các quốc gia khác; - Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó; - Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện nhất định; - Yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không được mua bán, chuyển giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống; phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính. Việc chấp hành những quy định này của các nước thành viên phải được báo cáo bằng văn bản lên Hội đồng bảo an trong khoảng thời gian xác định kể từ ngày nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua.
  • 15. 9 1.2.2 Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực Tại Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc với quy định miêu tả về nội hàm của thuật ngữ “trừng phạt bằng vũ lực”, cụ thể như sau: “Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện”. Theo Điều 2 và Điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 “Các thành viên của Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, cũng như sử dụng bất kỳ cách thức nào khác, trái với các mục tiêu của Liên hợp quốc”. Tuy nhiên, Hiến chương lại không đưa ra định nghĩa về “sử dung vũ lực”. Trong phán quyết ngày 27/06/1986, Tòa quốc tế LaHay đã suy từ nguyên tắc không sử dụng vũ lực để khẳng định quốc gia có nghĩa vụ “không tổ chức hay khuyến khích tổ chức các lực lượng không chính quy hoặc các băng nhóm vũ trang, đặc biệt là các băng nhóm đánh thuê nhằm mục đích xâm nhập vào lãnh thổ một nước khác cũng như không tổ chức hay khuyến khích các hoạt động nội chiến hay các hoạt động khủng bố trên lãnh thổ một nước khác, không giúp đỡ hay tham gia các hoạt động kể trên hoặc cho phép các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ nước mình nhằm thực hiện các hoạt động trên, nếu các hoạt động được nêu trong đoạn này có liên quan đến đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”. Theo nguyên tắc này và trên cơ sở phân tích các văn kiện của Liên hợp quốc, các quy phạm luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, “sử dụng vũ lực” trước tiên được hiểu là sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia có độc lập chủ quyền. Việc một quốc gia sử dụng vũ lực vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trước hết là việc quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác nhằm mục đích xâm lược lâu dài hoặc chiếm đóng trong một thời gian nhất định nhằm buộc quốc gia khác phải phục tùng mình, phục vụ cho lợi ích của mình. Việc sử dụng các phương tiện khác như kinh tế, chính trị cũng có thể được coi là sử dụng vũ lực trong nguyên
  • 16. 10 tắc cấm dùng vũ lực nếu ảnh hưởng của nó dẫn đến kết quả là các biện pháp quân sự được áp dụng. Chúng ta có thể gọi các biện pháp gián tiếp sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp phi vũ trang. Thông qua việc phân tích thuật ngữ “vũ lực”, “sử dụng vũ lực”, kết hợp với việc làm rõ nội hàm của thuật ngữ “trừng phạt” và các quy định tại điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 có thể hiểu: “Trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc là việc Liên hợp quốc sử dụng các lực lượng vũ trang, bao gồm hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tiến hành những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác khi xét thấy các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra không thích hợp nhằm nhằm tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới chủ thể bị trừng phạt theo các quy định hiện hành của luật quốc tế”. Nhằm duy trì và bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đã được Hội đồng Bảo an áp dụng trong nhiều trường hợp chẳng hạn như trường hợp của Iraq năm 1990; Somalia năm 1992; Nam Tư cũ năm 1993; Ruvanda năm 1994, Cộng Hòa Trung Phi năm 1997… a. Các đặc trƣng cơ bản của biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” Với cách hiểu như trên, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” bao gồm các đặc trưng sau: Thứ nhất, chủ thể có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt là Hội đồng bảo an Liên hợp quốc- cơ quan có trách nhiệm chính trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, hành động nhân danh các quốc gia thành viên. Theo đó, để áp đặt chế độ trừng phạt bằng vũ lực theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, từ giai đoạn tạo cơ sở pháp lý đến lúc triển khai thực hiện, Hội đồng bảo an được Liên hợp quốc giao cho quyền hạn này. Thứ hai, chủ thể trực tiếp tiến hành các biện pháp trừng phạt là quân đội (bao gồm tất cả các lực lượng vũ trang từ hải, lục cho đến không quân) do các quốc gia đóng góp vào Liên hợp quốc; quân đội riêng của các quốc gia thành viên hoặc của quân đội của các tổ chức khu vực, tiêu biểu như tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương. Thứ ba, đối tượng bị áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang có thể là một quốc gia, một nhóm quốc gia, hay một tổ chức liên chính phủ.
  • 17. 11 Thứ tư, về tính chất: “Trừng phạt bằng vũ lực” mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành và tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành được thể hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua trên cơ sở các nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Khi lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của Liên hợp quốc cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể được thể hiện ở việc những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế thống nhất. Thứ năm, về điều kiện áp dụng: Các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” chỉ được thực hiện trong trường hợp xét thấy các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra không thích hợp. Với quy định này, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không loại trừ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.Do đó, trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể vẫn tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang như: Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định;Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới; Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia đó với các quốc gia khác; Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó; Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện nhất định; Yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không được mua bán, chuyển giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình, an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống; phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính… Thứ sáu: về các hình thức thể hiện: Tùy vào mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội và tổng thể thiệt hại đã gây ra mà biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” thể hiện dưới các hình thức khác nhau như: tấn công quân sự; biểu dương lực lượng; phong toả; bao vây; cấm vận vũ khí… b. Mục đích, vai trò của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của liên hợp quốc cho thấy mục đích, vai trò của những biện pháp này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
  • 18. 12 Thứ nhất, “Trừng phạt bằng vũ lực” là công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bảo an trong quá trình duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Để có thể thực hiện được chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, Hội đồng bảo an đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau dựa trên những quy định chung của luật quốc tế, quy chế họat động của Hội đồng bảo an và đặc biệt là dựa trên diễn biến của tình hình cụ thể, chẳng hạn: Nhằm giải quyết các tranh chấp hoặc tình thế nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh thế giới, Hội đồng bảo an có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các quốc gia liên quan hoặc trên cơ sở đề nghị của Tổng thư ký hoặc Đại hội đồng: i) Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, sử dụng các tổ chức hoặc điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp tự chọn khác; ii) Tiến hành điều tra; iii) Kiến nghị các thủ tục hoặc phương thức giải quyết thích đáng. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định những trường hợp đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược, Hội đồng bảo an sẽ quyết định các biện pháp cần thiết nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, trong đó có biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Như vậy có thể khẳng định: “Trừng phạt bằng vũ lực” là một trong những công cụ để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua biện pháp này, Hội đồng bảo an có có thể buộc các quốc gia vi phạm phải tuân thủ các cam kết quốc tế, đồng thời loại bỏ được các hành xâm hại hoặc đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Thứ hai, với tính chất là những biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo thi hành các nghị quyết của của Hội đồng bảo an nói riêng và Liên hợp quốc nói chung. Mục tiêu này xuất phát từ thực tế là các Nghị quyết của của Hội đồng bảo an có hiệu lực pháp lý bắt buộc và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ, phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được các quốc gia thành viên tuyệt đối tuân thủ và sự vi phạm chính là cơ sở để Hội đồng bảo an ban hành những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh thái độ và cách ứng xử của các chủ thể sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Bằng việc trực tiếp tác động tới lợi ích của quốc gia vi phạm, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực tác động tới hành vi, ứng xử của các quốc gia, đặt các quốc gia vào một trong hai chọn lựa là tiếp tục vi phạm những nguyên tắc, quy định của Hiến chương Liên hợp quốc nói riêng và luật quốc tế nói chung và phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ các biện pháp trừng phạt
  • 19. 13 hay chấp hành đầy đủ những yêu cầu pháp lý đặt ra để những quyền lợi của mình được khôi phục. Thứ ba, “Trừng phạt bằng vũ lực” có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các quốc gia trong việc cùng thực hiện một mục tiêu chung của nhân loại. Điều này cũng xuất phát từ tính chất bắt buộc của nghị quyết do Hội đồng bảo an ban hành.Theo đó, khi các biện pháp trừng phạt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các quốc gia chọn một mục tiêu chung.Mục tiêu chung“Trừng phạt bằng vũ lực” mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành và mang tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành được thể hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua trên cơ sở các Nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và khi lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của Liên hợp quốc cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau, không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể được thể hiện ở việc những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế thống nhất dưới sự điều khiển của một cơ chế thống nhất; Thứ tư, thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc lên án, phản đốicác hành vi phạm luật quốc tế: Bằng việc thông qua một nghị quyết về trừng phạt của Hội đồng bảo an, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực thể hiện sự lên án, phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với hành vi của quốc gia vi phạm. Trước những hành vi có nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới, tất cả các quốc gia với tinh thần yêu chuộng hòa bình mong muốn nhanh chóng thống nhất những biện pháp hữu hiệu để có thể đẩy lùi nguy cơ này, và một Nghị quyết được thông qua chính là sự thể hiện rõ ràng nhất mong muốn đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia vi phạm sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi trở thành mục tiêu của sự trừng phạt. Thứ năm, góp phần nâng cao nhận thức và quyết tâm tôn trọng pháp luật quốc tế của các chủ thể.Các biện pháp “trừng phạt vũ lực” có những tác động tích cực tới ý thức các hành vi tôn trọng luật pháp quốc tế của các chủ thể Luật quốc tế. Cụ thể, những hạn chế đối với các quốc gia mục tiêu được tạo ra trên cơ sở các biện pháp trừng phạt phi vũ trang chính là lời cảnh báo sâu sắc tới tất cả các chủ thể khác của Luật quốc tế về một hệ quả xấu có thể xảy ra nếu bất cứ chủ thể nào cố ý vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế. Điều này buộc các chủ thể phải có những cân nhắc thận
  • 20. 14 trọng trước khi có bất cứ hành vi nào có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Đây không chỉ là mục đích riêng của các biện pháp trừng phạt mà là mục đích chung của tất cả các biện pháp cưỡng chế được quy định trong hiến chương Liên hợp quốc. c. Mối quan hệ giữa các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực và trừng phạt phi vũ trang trong duy trì hoà bình và an ninh thế giới của Hội đồng bảo an Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc quy định những biện pháp được áp dụng trong trường hợp hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Cụ thể, theo quy định tại Điều 39, Hội đồng bảo an có thẩm quyền trong việc xác định hành vi nào đó là sự đe dọa, phá hoại hòa bình hay xâm lược, từ đó đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Các biện pháp được nêu ở Điều 41, 42 được chia làm 2 loại: các biện pháp trừng phạt phi vũ trang và các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Tuy nhiên, Điều 39 trên lại không xác định rõ loại và tính chất của kiến nghị mà Hội đồng bảo an có thể thông qua trong các trường hợp trên. Điều này có nghĩa là Hội đồng bảo an có thể thông qua mọi loại kiến nghị. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết hoặc nên làm (Điều 40). Như vậy, trước khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang được áp dụng thì các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng khi cần thiết. Để gây áp lực với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình, Hội đồng bảo an có thể ra quyết định yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được quy định tại Điều 41. Theo quy định tại điều này, các biện pháp trừng phạt được áp dụng nhằm thi hành nghị quyết của Hội đồng bảo an. Điều này có nghĩa là trước khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được áp dụng, Hội đồng đã có nghị quyết trong đó yêu cầu quốc gia thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhưng quốc gia đó lại không tuân thủ. Sự không tuân thủ này là nguyên nhận cho ra đời một nghị quyết trừng phạt. Trong trường hợp xét thấy viêc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ lực trên không có hiệu quả, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
  • 21. 15 bằng vũ lực, bao gồm: biểu dương lực lượng, phong tỏa, các chiến dịch quân sự khác (Điều 42). Như vậy, có thể nhận thấy một điều kiện tiên quyết để Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là trước đó những biện pháp trừng phạt phi vũ lực đã được áp dụng nhưng tỏ ra không hiệu quả. Mọi trường hợp tiến hành ngay các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực mà bỏ qua các biện pháp trừng phạt phi vũ lực đều là vi phạm và không được chấp nhận. Bên cạnh đó, mặc dù không được quy định cụ thể trong Hiến chương nhưng cũng có thể suy luận một cách logic rằng trong khi các biện pháp trừng phạt vũ trang được áp dụng thì Hội đồng bảo an vẫn có thể tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt phi vũ lực. 1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực Theo quy định tại Điều 42 Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945, trong trường hợp nhận thấy những biện pháp quy định tại Điều 41 của Hiến chương không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp quân sự như biểu dương lực lượng; phong toả; thực hiện các biện pháp quân sự khác bằng việc sử dụng các đơn vị hải quân, lục quân hoặc không quân do các nước thành viên cử đến. Các biện pháp mà Hội đồng bảo an đưa ra không nhất thiết phải có mức độ tăng dần và không nhất thiết phải nằm trong danh mục được quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế,chế định trừng phạt vì xâm phạm đến hòa bình và an ninh quốc tế đã được trù định tại các Điều 39, 41 và 42 Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, biện pháp này còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mang tính chất toàn cầu khác như: Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền Kinh tế -Văn hóa-Xã hội; hoặc Tuyên bố, Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An và Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt còn được ghi nhận trong một số văn kiện của một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực, chẳng hạn: Điều 11 Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu năm 2006; Nghị quyết số 10198/1/04 REV1 của Hội đồng về các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các biện pháp hạn chế ngày 07/06/2004; Tài liệu của Hội đồng số15114/05 ngày 02/12/2005 về hướng dẫn thực hiện và đánh gía các
  • 22. 16 biện pháp hạn chế (trừng phạt) trong khuôn khổ của các nước ngoài EU và chính sách bảo mật; … Trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, chế định trừng phạt được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của của các quốc gia, trong đó tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ. Quốc gia này đã rất tích cực trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt với một hệ thống các văn bản như: Đạo luật thuế quan Smooth-Hawley đưa ra năm 1930; Đạo luật buôn bán với kẻ thù (40 Stat.415); Đạo luật Hiệp định thương mại nhiều bên năm 1934; Luật Hỗ trợ nước ngoài (FAA) năm 1961; Luật thương mại năm 1974; Luật các tổ chức tài chính quốc tế năm 1977; Luật về các biện pháp trừng phạt thương mại năm 1984; Đạo luật về hợp tác phát triển và an ninh quốc tế năm 1985... Thực tiễn pháp lý quốc tế đã chỉ ra rằng, các căn cứ pháp lý đó đã được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, trong đó bao gồm: i) Điều ước quốc tế song phương và đa phương, tức là “một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”, trong đó có ghi nhận về biện pháp trừng phạt bằng vũ lực; ii) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật: Tập quán quốc tế được hiểu là “các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất bắt buộc”; iii) Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, tức là “các nguyên tắc pháp lý được cả pháp luật quốc giavà pháp luật quốc tế thừa nhận và được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (theo Khoản 1, Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế”. iv) Án lệ: Thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế (bao gồm Tòa án và Trọng tài) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của luật quốc tế nói chung và chế định “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng. Các án lệ này không chỉ làm rõ, khẳng định những quy định pháp lý của chế định “trừng phạt bằng vũ lực” ở dạng thành văn hoặc tập quán mà còn là điểm xuất phát để hình thành nên những quy phạm mới về trừng phạt trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn.
  • 23. 17 v) Học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau: Đó là “những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia” về những vấn đề cơ bản của chế định “trừng phạt bằng vũ lực”. vi) Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia: Đây là sự thể hiện ý chí của một chủ thể luật quốc tế một cách độc lập. Hành vi pháp lý đơn phương được thể hiện dưới một số dạng chủ yếu sau: Công nhận; cam kết; phản đối; từ bỏ. Ngoài các cơ sở pháp lý trên, chế định “trừng phạt bằng vũ lực” còn được ghi nhận trong nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ. Các văn kiện này có giá trị hiệu lực không đông nhất, gồm: các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và các nghị quyết không có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn quốc tế, khi xác định hoặc giải thích các quy phạm của luật quốc tế nói chung và quy phạm về “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng, các quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Mặc dù được được ghi nhận trong nhiều nguồn khác nhau, song cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh về các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Liên hợp quốc được ghi nhận một cách cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; các Nghị quyết của Đại hội đồng, đặc biệt là các Nghị quyết của Hội đồng bảo an và hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia, cụ thể như sau: Ngay tại Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận rằng: Liên hợp quốc theo đuổi mục đích “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;và nhằm “đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và hiệu quả, các thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và thừa nhận khi làm những nhiệm vụ do trách nhiệm ấy đặt ra thì Hội đồng Bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên Liên hợp quốc”. Do Liên hợp quốc không có quân đội riêng nên để góp phần thực thi kịp thời và hiệu quả biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” trên thực tế, các quốc gia thành viên có
  • 24. 18 nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình. Việc huy động lực lượng vũ trang được tiến hành thông qua các thỏa thuận cụ thể giữa Hội đồng bảo an với các quốc gia thành viên, trong đó ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này.Những thỏa thuận trên phải được các quốc gia ký kết, phê chuẩn theo đúng trình tự luật định tại mỗi quốc gia đó. Nhằm cố vấn và giúp đỡ Hội đồng bảo an trong việc thực hiện các hoạt động quân sự, một Ủy ban tham mưu quân sự sẽ được thành lập, bao gồm các tham mưu trưởng của ủy viên thường trực Hội đồng bảo an hay đại diện của họ. Ủy ban này hoạt động dưới quyền của Hội đồng bảo an, chịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng. Trong trường hợp được sự đồng ý của Hội đồng bảo an và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực hữu quan, Ủy ban tham mưu quân sự có thể lập ra các tiểu ban khu vực. Để đảm bảo cho Liên hợp quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự, ấn định theo những thỏa thuận đặc biệt nói trên. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới với tư cách là cơ sở pháp lý để Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đó là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia. Bởi lẽ, không phải trong mọi trường hợp Hội đồng bảo an đều có thể tiến hành áp dụng biện pháp này. Hơn nữa, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, suy cho cùng, chính là biện pháp bắt buộc các quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. Theo quy định của luật quốc tế, cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế là sự vi phạm các cam kết quốc tế đã được định chế bằng các quy phạm của Luật quốc tế và sự hiện diện của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, bao gồm: - Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đó là “một hành vi hành động hoặc không hành động, mâu thuẫn với một quy phạm pháp luật quốc tế hiện đang có hiệu lực”, chẳng hạn như việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cam
  • 25. 19 kết quốc tế hoặc nghĩa vụ quốc tế; làm trái với các văn bản quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện quyền lợi chính đáng của họ. - Hành vi vi phạm luật quốc tế phải gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, có thể là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất; - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và thiệt hại xảy ra. Như vậy, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Liên hợp quốc là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia mà suy cho cùng chính là mức độ vi phạm của hành vi cũng như nguy cơ đe dọa của hành vi đó đối với hòa bình và an ninh thế giới. Ngoài ra, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc còn bao gồm các Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Cụ thể, việc không tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Nghị quyết của Hội đồng bảo an khiến cho nguy cơ và mức độ phá hoại hòa bình và an ninh thế giới gia tăng, đây là cơ sở để Hội đồng bảo an ban hành lệnh trừng phạt buộc các chủ thể phải thay đổi thái độ và cách hành xử sao cho phù hợp với các quy định chung của luật quốc tế. Trong thực tiễn hoạt động của mình, Hội đồng bảo an đã ban hành nhiều Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, trong đó tiêu biểu nhất là Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an thông qua ngày 29/11/1990 cho phép các quốc gia sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” đối với Iraq, trong đó có biện pháp quân sự nếu Iraq không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Nghị quyết này đã mở đường cho hàng loạt các chiến dịch quân sự được Hội đồng bảo an cho phép như: Nghị quyết 794 năm 1992 cho phép can thiệp quân sự tại Somalia; Nghị quyết 836 năm 1993 cho phép Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NaTo) can thiệp để bảo vệ các khu vực an ninh của Nam Tư cũ; Nghị quyết 929 năm 1994 cho phép nước Pháp triển khai chiến dịch Turquoise ở Ruvanda; Nghị quyết 1125 năm 1997 cho phép các quốc gia tham gia chiến dịch liên Châu Phi để triển khai các biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dụng vũ lực để đảm bảo an ninh và tự do đi lại của cho các nhân viên của mình tại Cộng hòa Trung Phi. 1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt Nhằm phát huy hiệu quả mục tiêu giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước
  • 26. 20 và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra.Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và các nguyên tắc đặc thù được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể: Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể như sau: Thứ nhất: Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc chỉ được tiến hành sau khi xác định được các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp. Thông qua quy định này có thể thấy, không phải trong mọi trường hợp cứ có hành vi vi phạm hòa bình và an ninh thế giới xảy ra Hội đồng bảo an cũng có thể ra Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể thấy có hai trường hợp để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực: i) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang nhưng trong quá trình áp dụng, biện pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi và hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn mà không bị ngăn chặn; ii) Chưa áp dụng biện pháp trừng phạt nào song xét thấy nếu áp dụng biện pháp trừng phạt phi vũ trang sẽ không mang lại hiệu quả nên Hội đồng bảo an quyết định áp dụng luôn chế tài mạnh hơn, đó là “trừng phạt bằng vũ lực”. Thứ hai, trước khi Hội đồng bảo an quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nói chung và các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói riêng, các cá nhân hoặc tập thể vẫn có quyền tiến hành các biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Điều được được quy định cụ thể tại Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, các nước thành viên có thể thực hiện quyền tự vệ trong trường hợp “bị tấn công vũ trang" và "cho đến khi Hội đồng Bảo an đã có những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Nếu không, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, “tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
  • 27. 21 Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng vũ lực nói chung. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong luật thời chiến (Jus in bello) nhằm mục tiêu nhân đạo trong thời chiến. Đó là các quy định điều chỉnh hành vi thời chiến rất chi tiết, đặc biệt là các quy định về đối xử với những người không trực tiếp tham chiến như thương binh, bệnh binh, tù nhân chiến tranh và đặc biệt là dân thường sống ở những khu vực bị chiếm đóng. Đồng thời, luật chiến tranh cũng có những quy định liên quan đến những người trực tiếp tham chiến. Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi sử dụng vũ lực bao gồm: i) Nguyên tắc không được phép tấn công thường dân hay còn gọi là nguyên tắc “phân biệt” (Nghị định thư số I năm 1977). Nguyên tắc này là một nguyên tắc tập quán, theo đó dân thường không phải là mục tiêu tấn công hợp pháp; ii) Nguyên tắc “tỉ lệ”, theo đó không được phép tấn công một mục tiêu quân sự nếu như chiến dịch quân sự đó có thể gây ra tổn thất cho dân thường và các thiệt hại về quân sự. Nguyên tắc “phân biệt” vấp phải khó khăn trong cách thức phân biệt giữa mục tiêu quân sự và công trình dân sự trên thực tế; iii) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại vũ khí, đạn dược hay các dụng cụ khác có thể gây ra đau đớn cho binh lính (Điều 23, Bộ quy tắc La Haye năm 1977 và Điều 35Nghị định thư I năm 1977). Nguyên tắc này ra đời từ rất sớm nhưng việc tuân thủ lại không hề dễ dàng. iv) Nguyên tắc các bên tham gia xung đột không có quyền vô hạn trong việc lựa chọn các phương tiện chiến tranh (Điều 22Phụ lục của Công ước La Haye IV năm 1907 về luật và tập quán chiến tranh; Điều 35 khoản 1 Nghị định thư I năm 1977). Đây là một nguyên tắc tập quán; v) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại chất độc, vũ khí hóa học, các chất lỏng và phương tiện tương tự đã được ghi nhận trong rất nhiều điều ước như: Tuyên bố Xanh Pê-téc-bua ngày 29/11-11/12/1986 về việc sử dụng một số loại súng trong thời chiến; Hiệp ước Geneva ngày 17/06/1925 về cấm sử dụng chất đọc gây ngạt hay các chất tương tự và các vũ khí vi khuẩn; Hiệp ước ngày 10/04/1972 về cấm sản xuất, tàng trữ vũ khí sinh học hay chất độc sinh học; Công ước ngày 10/10/1980 về cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể bị coi là gây tổn thương trầm trọng
  • 28. 22 hoặc bị coi là tấn công không phân biệt được mục tiêu; Công ước ngày 13/11/1993 về cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ khí này. Các loại vũ khí lần đầu là gây ngạt hoặc đầu độc đối phương đều bị cấm, nhất là theo tập quán quốc tế. 1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo anáp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực Dựa trên các quy định hiện hành của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an sẽ được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, Hội đồng đã ra Nghị quyết xác nhận có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời yêu cầu quốc gia đã thực hiện những hành vi đó phải tuân thủ những quy định được đưa ra trong nghị quyết. Mặc dù thuật ngữ “đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế” được đề cập nhiều lần trong Hiến chương song Hiến chương lại không có bất cứ quy định nào giải thích khái niệm này mà trao cho Hội đồng bảo an thẩm quyền riêng biệt trong việc đánh giá và quyết định các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Thứ hai, quốc gia vi phạm không chấp hành những nghĩa vụ theo yêu cầu của Hội đồng bảo an, vẫn tiếp tục có hành vi được xác định là sự đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; Thứ ba, trên cơ sở xét thấy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt vi vũ trang sẽ không mang lại hiệu quảhoặc tỏ ra không còn hiệu quả đối với hành vi vi phạm, Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, các Nghị quyết không liên quan đến vấn đề thủ tục, trong đó có Nghị quyết về áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” chỉ có có hiệu lực khi được sự chấp thuận của ít nhất 9 ủy viên, trong đó tất cả năm Ủy viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Ngavà Trung Quốc phải bỏ phiếu thuận. Việc chính thức thông qua một Nghị quyết về áp đặt các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chính là cơ sở pháp lý là điều kiện cho việc áp đặt các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với các chủ thể có hành vi vi phạm theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
  • 29. 23 1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an Theo quy định tại Điều 25 Hiến chương Liên hợp quốc, khi một nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua thì tất cả các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm phục tùng và thực hiện các quyết định đó. Đây là nguyên tắc quan trọng thể hiện rõ nét vai trò chủ đạo của Hội đồng bảo an trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thực thi có hiệu quả những biện pháp trừng phạt của mình, Hội đồng bảo an sẽ xem xét, nhận định xem các biện pháp này sẽ do tất cả các thành viên hay một số thành viên của Liên hợp quốc áp dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp này sẽ được các quốc gia trực tiếp thi hành hay thi hành thông qua những hành động của quốc gia trong các cơ quan quốc tế hữu quan mà họ là quốc gia thành viên. Hơn nữa, để các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể phát huy hiệu lực trong thực tế đòi hỏi quốc gia thành viên thành viên phải tiến hành một số điều chỉnh cần thiết đối với hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Dựa trên thực tiễn hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” là cả một quá trình với những trình tự, thủ tục phức tạp từ khâu thủ tục (ra quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành) cho đến các khâu triển khai thực sự trên thực tế các biện pháp này với chủ thể vi phạm, trong nhiều trường hợp còn có cả giai đoạn khắc phục hậu quả. a. Việc ra Nghị quyết về áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Như đã phân tích điều kiện áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành các biện pháp này trên thực tế, Hội đồng Bảo an sẽ thông qua một Nghị quyết, trong đó quyết định áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với chủ thể vi phạm. Sau khi Nghị quyết này được 05 thành viên thường trực và ít nhất 04 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an thông qua, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành việc áp dụng các biện pháp trừng phạt này. b. Thành lập các Ủy ban trừng phạt Do tính chất phức tạp trong việc triển khai các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” trên thực tế nên để thực hiện một cách hiệu quả các biện pháp này, các Ủy ban
  • 30. 24 trừng phạt sẽ được thành lập. Hơn 60 năm qua quyền năng này đã được Hội đồng bảo an sử dụng hiệu quả để thiết lập các cơ quan trực thuộc. Trong đó, hình thức phổ biến là việc thành lập các Ủy ban trừng phạt là hình thức phổ biến hơn cả. Thành phần của Ủy ban trừng phạt luôn bao gồm đại diện của tất cả 15 thành viên của Hội đồng bảo an. Chủ tịch Ủy ban do Hội đồng bổ nhiệm trên cơ sở lựa chọn một trong những đại diện thường trực của các thành viên trong Hội đồng. Hoạt động của mỗi Ủy ban trừng phạt được hỗ trợ bởi Bộ phận trừng phạt thuộc các vấn đề chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Ban chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. Ủy ban sẽ áp dụng các quy định về thủ tục cũng như những hướng dẫn về việc thực hiện các công việc của mình đối với mỗi biện pháp trừng phạt đã có hiệu lực. Ủy ban sẽ có một Chủ tịch và bốn Phó Chủ tịch được lựa chọn trong số các thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an trên cơ sở đại diện cho tất các các nhóm khu vực. Nguyên tắc và chức năng luân phiên của các thành viên trong văn phòng của Ủy được xác định cụ thể tại Bộ quy tắc thủ tục của Hội đồng Bảo an năm 1983. Việc tài trợ cho các hoạt động có liên quan của Chủ tịch và Phó Chủ tịch, trong đó bao gồm chuyến thăm của họ tới các nước và khu vực bị trừng phạt, cần được giải quyết trên cơ sở tham vấn với các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc và các bộ phận khác thuộc Ban Thư ký Liên hợp quốc. c. Các cơ quan bổ trợ cho Ủy ban trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt nói chung và biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói riêng,nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này, bên cạnh các Ủy ban Trừng phạt còn có sự xuất hiện của Bộ phận trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. + Nhóm công tác không chính thức về các vấn đề trừng phạt chung Theo Văn bản số (S/2000/319) ngày 17/04/2000 của Chủ tịch Hội đồng bảo an, các vấn đề liên quan đến trừng phạt được nhóm công tác không chính thức của Hội đồng bảo an xem xét bao gồm:
  • 31. 25 i)Các phương pháp của Ủy ban trừng phạt và các Ủy ban có liên quan khác; ii) Năng lực của Ban Thư ký Liên hợp quốc; iii) Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế hoặc khu vực khác; iv) Soạn thảo các nghị quyết về pháp trừng phạt kể cả điều kiện duy trì hoặc dỡ bỏ lệnh trừng phạt; v) Báo cáo đánh giá trước và sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt cũng như việc đánh giá liên tục các biện pháp này; Giám sát và thi hành các biện pháp trừng phạt; vi) Các tác động ngoài ý muốn trừng phạt; vii) Miễn trừ nhân đạo; viiii) Mục tiêu trừng phạt; ix) Hỗ trợ các nước thành viên trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt; x) Thực hiện các kiến nghị trong văn bản S / 1999-1992 của Chủ tịch Hội đồng bảo an ngày 29/01/1999. + Bộ phận Trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc Bộ phận này có các chức năng, nhiệm vụ sau: i) Tiếp nhận danh sách các yêu cầu từ một nguyên đơn (có thể là cá nhân, tập thể hoặc tổ chứctheo danh sách của Ủy ban Trừng phạt) ii) Xác minh đối với yêu cầu mới hoặc yêu cầu được lặp đi lặp lại; iii) Trả lại cho chủ thể yêu cầu đơn nếu yêu cầu đệ trình lặp đi lặp lại và không chứa bất kỳ thông tin bổ sung nào; b) Nếu bất kỳ chính phủ được lấy ý kiến về danh sách yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 ở trên phản đối yêu cầu danh sách các yêu cầu của Ủy ban. Các đầu mối có trách nhiệm phải thông báo vấn đề này cho Ủy ban và cung cấp bản sao của yêu cầu đã niêm yết. Mọi thành viên của Ủy ban mà sở hữu các thông tin hỗ trợ cho các yêu cầu được niêm yết sẽ được khuyến khích để chia sẻ các thông tin đó với chính phủ mà xem xét lại danh sách các yêu cầu theo khoản 5 ở trên; c) Nếu trong một thời gian hợp lý (3 tháng), không ai trong số các chính phủ xem xét các yêu cầu niêm yết theo khoản 5 ở trên bình luận hoặc chỉ ra danh họ đang tiến hành xem xét các yêu cầu đó với Ủy ban và yêu cầu gia hạn them thời gian, cơ
  • 32. 26 quan đầu mối sẽ thông báo cho tất các các thành viên của Ủy ban về vấn đề này cùng với bản danh sách các yêu cầu đã niêm yết. Sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ được chỉ định, mọi thành viên của Ủy ban có thể đề nghị chuyển tiếp bản sách các yêu cầu tới Chủ tịch Ủy ban trừng phạt kèm theo lời giải thích cụ thể. Nếu sau một tháng, không có thành viên nào của Ủy ban đưa ra ý kiến, bản danh sách các yêu cầu sẽ bị từ chối và Chủ tịch Ủy ban sẽ thông báo cho các cơ quan đầu mối theo những phương thức thích hợp; + Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia Ngoài Nhóm công tác các vấn đề chung về trừng phạt vàBộ phận Trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc, hỗ trợ cho hoạt động của Ủy ban trừng phạt còn có Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia/Hội đồng chuyên gia bao gồm có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động cụ thể sau: i) Hỗ trợ Trưởng Bộ phận trừng phạt và thư ký của Ủy ban Trừng phạt Hội đồng bảo an và các cơ quan trực thuộc khác trong việc cung cấp những hỗ trợ thiết yếu cho các cơ quan của Hội đồng cũng như đối với Nhóm chuyên gia hoặc nhóm giám sát; ii) Tham gia vào việc nghiên cứu và phân tích nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp trừng phạt cũng như các tác động tiêu cực có thể xảy ra; iii) Hỗ trợ Bộ phận trừng phạt trong việc xác định cách thức và địa điểm mà các quốc gia có thể tăng cường năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp trừng phạt; iv) Duy trì liên lạc một cách có hiệu quả đối vớ các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các quốc gia thành viện, đại diện các tổ chức khu vực, tổ chức phi chính phủ, tổ chức Bretton Woods trong việc liên kết thực hiện các biện pháp trừng phạt và cung cấp các giải thích về các vấn đề thực tế phát sinh liên quan đến việc thực hiện đó.
  • 33. 27 CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN 2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn 2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh: Vào thời kì chiến tranh lạnh, với đặc trưng nổi bật là sự cân bằng lực lượng, tiềm năng kinh tế & quân sự giữa 2 siêu cường Mỹ & Liên Xô; sự phân chia TG thành 2 khối Đông – Tây; sự tranh giành lôi kéo của 2 khối này đối với các nước mới giành độc lập; sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân & câu lạc bộ P5. Các diễn biến trên đòi hỏi phải có sự kiềm chế nhằm tránh xung đột trực tiếp giữa các cường quốc & nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt tất cả. Lúc này sự ổn định của hòa bình an ninh thế giới đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc thực thi các chức năng của mình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Hội đồng bảo an lại rất ít khi có được sự đồng thuận đối với các vấn đề quốc tếvà thường phải nhường vai trò này cho Đại hội đồng, Tổng thư kí Liên hợp quốcvàmột số cơ chế khác trong nhiều trường hợp xung đột. Chính vì thế, trong suốt 46 năm, chỉ có một lần HĐBA sử dụng được các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đó là đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1950. a. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đối với Triều Tiên. Sau Thế chiến II, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng căng thẳng gay gắt. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi giành độc lập vào năm 1945, bán đảo Hàn Quốc đã bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc đối đầu nhau với biên giới là vĩ tuyến 38 độ Bắc. Sau khi Chính phủ được thành lập năm 1948, mâu thuẫn gay gắt giữa phe cánh tả và cánh hữu vẫn tiếp diễn khiến cho tình hình xã hội của Hàn Quốc vô cùng bất ổn. Trong khi đó, cùng với chiến lược cộng sản hóa của Joseph Stalin và lời hứa sẽ chi viện cho chiến tranh của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ngày 25/6 đã bắt đầu bằng cuộc tập kích bất ngờ của quân đội Bắc Triều Tiên, xuất phát từ tham vọng thống nhất thế lực cộng sản của Kim Nhật Thành (Kim Il-song).
  • 34. 28 b. Diễn biếncủa việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực Ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (tức quân đội của CHDCND Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Hàn Quốc. Với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, và lực lượng đông hơn, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đột kích, chiếm gọn thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày khai chiến. Đến ngày 10/9/1950, quân đội Triều Tiên đã gần như tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn Quốc cùng với 1 lực lượng nhỏ của Mỹ về khu vực Busan nằm ở cực nam bán đảo Triều Tiên. Trước tình hình Hàn Quốc nguy ngập, Mỹ đã can thiệp một cách quyết tâm. Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình. Ngày 25/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 82 lên án CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức. (Liên Xô lúc đấy đã không thể phủ quyết nghị quyết này do Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an từ đầu năm 1950 để phản đối việc Đài Loan chứ không phải Trung Quốc được giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an). Nghị quyết 82 nếu rõ: - Xác định rằng hành động tấn công vũ trang vào Hàn Quốc của quân đội Bắc Triều Tiên đã phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế, (nói theo kiểu là gây nguy hại cho hòa bình an ninh quốc tế) - Kêu gọi chính quyền ở Bắc Triều Tiên rút ngay lập tức lực lượng vũ trang của mình đến vĩ tuyến 38, - Ghi nhận rằng chính quyền ở Bắc Triều Tiên đã không chấm dứt chiến sự đồng thời không rút các lực lượng vũ trang của mình đến phạm vi vĩ tuyến 38 theo yêu cầu Liên hợp quốc nên điều cấp thiết hiện nay là phải áp dụng các biện pháp quân sự để khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. - Khuyến khích/yêu cầu các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cung hỗ trợ Hàn Quốc để đẩy lùi các cuộc tấn công vũ trang của triều tiên, khôi phục hòa bình và an ninh trong khu vực. Tiếp đó, Hội đồng này vào ngày 27/6/1950 ra tiếp nghị quyết 83, cho phép hỗ trợ (bao gồm cả hỗ trợ quân sự) cho Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Sang đầu
  • 35. 29 tháng 7/1950, Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an được ban ra, khuyến nghị tập hợp các lực lượng và nguồn lực trợ giúp dưới 1 bộ chỉ huy thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo. Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo. Các Nghị quyết Hội đồng bảo an áp dụng đối với Triều tiên được thông qua bởi 9 thành viên và không có thành viên nào phản đối. Quốc gia hỗ trợ bao gồm các nước Mỹ, các Vương quốc Anh, Cộng hòa Trung Quốc, Pháp, Cuba, Ecuador, Ai Cập, Na Uy và Ấn Độ, riêng đại biểu đến từ Nam Tư bỏ phiếu trắng. Như vậy, việc trừng phạt Triều tiên Sự tham chiến của lực lượng Liên Hợp Quốc đã làm thay đổi cục diện chiến trường. Quân Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy đã phản công đẩy lui quân đội Triều Tiên về phía Bắc vĩ tuyến 38 và gây thiệt hại nặng cho lực lượng quân sự Triều Tiên. Trước thắng lợi này, phía Hàn Quốc lại mơ về khả năng thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên và đã cùng với quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh CHDCND Triều Tiên. Quân Liên Hợp Quốc sau đó đã chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội của ông Kim Nhật Thành về sát sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Trước thực tế đó, Trung Quốc dù mới thành lập nước vào năm 1949, đã quyết định tung hàng trăm ngàn “chí nguyện quân” (lực lượng quân tình nguyện- PV) sang Triều Tiên để thực hiện “kháng Mỹ viện Triều” – đây là điều khá bất ngờ đối với Mỹ. Sử dụng một số chiến thuật hợp lý và có lợi thế quân đông, Trung Quốc đã giúp Triều Tiên đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc về vĩ tuyến 38. Thừa thắng, liên quân Trung-Triều đã vượt vĩ tuyến 38, tái chiếm Seoul. Trước diễn biến mau lẹ trên, Mỹ buộc phải can dự trực tiếp để bảo vệ đồng minh, duy trì ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này. Dưới sự vận động của Mỹ, liên tiếp trong các ngày 25 và 27/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 82 và 83, lên án CHDCND Triều Tiên “xâm lược” Hàn Quốc, kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức, đồng thời cho phép thực hiện trợ giúp quân sự đối với Hàn Quốc chống lại quân đội Triều Tiên. Đến
  • 36. 30 ngày 7/7/1950, Hội đồng bảo an (HĐBA) tiếp tục thông qua Nghị quyết số 84, kêu gọi các nước thành viên LHQ gửi quân tham gia “Đội quân LHQ” do Mỹ đứng đầu chống Triều Tiên. Liên Xô lúc này không thể thực hiện quyền phủ quyết do tạm thời vắng mặt tại HĐBA để phản đối việc cho phép “Cộng hòa Trung Hoa” (Đài Loan) chứ không phải CHDCND Trung Hoa (Trung Quốc) nắm giữ ghế thường trực trong HĐBA. Tháng 8/1950, Liên Xô trở lại HĐBA và phủ quyết mọi nghị quyết sau đó liên quan đến can thiệp của quốc tế vào chiến sự tại bán đảo Triều Tiên. Đến ngày 3/11/1950, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết có tên gọi “Thống nhất vì hòa bình”, nêu rõ quyền ra nghị quyết trước “các hành động vi phạm hòa bình” sẽ thực hiện tại Đại hội đồng, trong trường hợp có bên phủ quyết tại HĐBA. Dưới danh nghĩa này, Mỹ đã lôi kéo được hơn 20 nước tham gia, trong đó có 15 nước gửi quân sang trực tiếp, số còn lại cung cấp, trợ giúp vũ khí, trang bị. Từ đây, diễn biến và tương quan lực lượng trên chiến trường có những thay đổi lớn. Từ thế bị động, Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành phản công, vượt vĩ tuyến 38, chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội Triều Tiên về sát sông Áp Lục, giáp ranh Trung Quốc. Đứng trước tình huống này, Trung Quốc buộc phải hành động, tung hàng trăm ngàn “quân chí nguyện” sang Triều Tiên nhằm thực hiện công cuộc “kháng Mỹ viện Triều”. Đại hội đồng LHQ lập tức tuyên bố Trung Quốc chính thức tham gia xâm lược tại Triều Tiên, yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức rút quân về nước. Chiến sự giữa hai bên sau đó chuyển sang thế giằng co. Ngày 27/7/1953, tại làng Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) - giới tuyến phân cách hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, các bên liên quan đã ký Hiệp định đình chiến. Có thể nói, Chiến tranh Triều Tiên là 1 cuộc chiến diễn ra với tốc độ nhanh, với quyền kiểm soát lãnh thổ thay đổi liên tục giữa đôi bên (riêng Seoul đã đổi chủ tới 4 lần). Đến đây, quân Liên Hợp Quốc thay đổi một số chiến thuật, tăng cường thêm vũ khí mạnh, và nỗ lực cao để đẩy quân đội Triều Tiên và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38. Chiến sự sau đó giằng co quanh khu vực giới tuyến quân sự, và Hiệp định đình chiến (chứ không phải hòa ước) đã được ký kết giữa các bên vào ngày 27/7/1953. Riêng Lý Thừa Vãn - Tổng thống Hàn Quốc khi ấy - đã khước từ ký vào Hiệp định này.
  • 37. 31 Chiến tranh Triều Tiên còn có 1 đặc điểm đáng lưu ý là đã suýt dẫn tới khả năng đụng độ lớn bằng vũ khí hạt nhân. Khi phía Mỹ bị thương vong lớn, bị đẩy lùi hoặc không đạt được mục tiêu tái chiếm trong trận chiến này, cả tướng lĩnh và Tổng thống Mỹ đã nhiều lần tính đến phương án sử dụng bom hạt nhân (cấp chiến thuật) để giáng trả quân đội Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Mỹ đã kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân do lo ngại xảy ra chiến tranh tổng lực với Trung Quốc và chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, cũng như lo sợ áp lực của quốc tế. Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao. c. Kết quả Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên hợp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn tại như 2 chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Sau 3 năm, chiến cuộc kết thúc khi 2 miền đạt được 1 thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Do không cóhiệp định hòa bình nên đụng độ lẻ tẻ vẫn diễn ra, hai bên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Hiện nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tụcđầu tư rất lớn cho quốc phòng và coi việc thống nhất