SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM ĐỨC QUỲNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ CỦA NGƯỜI
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP.HCM, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM ĐỨC QUỲNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ CỦA NGƯỜI
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐẶNG THÁI BÌNH
TP.HCM, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu của tôi, do tôi thực hiện với sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Thái Bình. Các nội dung tham khảo trong luận
văn đều được trích dẫn rõ ràng. Kết luận nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người thực hiện luận văn
Phạm Đức Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm Người tiêu dùng................................................................................................ 9
1.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng ............................................................................10
1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng....................11
1.4. Mô hình hành vi tiêu dùng ................................................................................................11
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng..................................13
1.6. Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng ........................................17
1.7. Đặc điểm nhà chung cư.......................................................................................................22
1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua nhà chung cư của người dân
.......................................................................................................................23
1.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG
CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM.............................................................................28
2.1. Tổng quan về thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM...................................28
2.2. Thực trạng cung và cầu thị trường căn hộ chung cư hiện nay tại
TP.HCM.................................................................................................................................................30
Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................36
3.1. Phân tích thống kê..................................................................................................................36
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng......................................................................................40
3.3. Kết quả nghiên cứu................................................................................................................62
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................66
4.1. Dự báo nguồn cung và cầu thị trường ........................................................................66
4.2. Sự cấp thiết về nhu cầu nhà chung cư của người dân TP.HCM .................68
4.3. Một số giải pháp......................................................................................................................71
4.4. Đề xuất kiến nghị....................................................................................................................73
4.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo
.....................................................................................................................................................................75
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................78
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiêp nước ngoài
2 HoREA Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh
3 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 % Phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân tích thống kê về giới tính............................................................................ 36
Bảng 3.2. Phân tích thống kê về độ tuổi............................................................................... 37
Bảng 3.3. Phân tích thống kê về nghề nghiệp.................................................................... 38
Bảng 3.4. Phân tích thống kê về thu nhập hàng tháng.................................................. 39
Bảng 3.5. Phân tích khách thể về mức chi phí để mua căn hộ................................. 39
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng.......................................................... 40
Bảng 3.7. Thứ hạng của các yếu tố ảnh hưởng................................................................. 41
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Giá cả...................... 41
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Cơ sở vật chất.... 43
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Chi phí................. 45
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Công năng......... 47
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Môi trường sống .. 49
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Truyền thông
marketing................................................................................................................................................. 52
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Vị trí khu căn hộ
....................................................................................................................................................................... 55
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Vị trí căn hộ..... 57
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Hồ sơ pháp lý . 59
Bảng 3.17. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................... 64
Bảng 3.18. Thứ hạng ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng............................................. 64
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng .............................................................. 12
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng....................... 13
Hình 1.3. Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua...... 19
Hình 1.4. Các yếu tố can thiệp giữa ý định mua và quyết định mua ................... 20
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 26
Hình 2.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM nửa đầu năm 2020 ........ 31
Hình 2.2. Số căn hộ bán ra trong nửa đầu năm 2020 tại TP.HCM........................ 32
Hình 2.3. Tình hình thị trường căn hộ TP.HCM 6 tháng đầu năm 2020........... 33
Hình 2.4. Tình hình giá bán, mức độ quan tâm và lượng tin đăng tại
TP.HCM................................................................................................................................................... 34
Hình 4.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM trong tương lai ................ 67
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà ở tại các đô thị lớn như TP.HCM đang là một nhu cầu cấp thiết khi dân số
tăng nhanh với hàng trăm ngàn người nhập cư mỗi năm. Và khi cần mua một căn hộ
để ở, có nhiều điều mà người mua quan tâm. Vị trí là một trong những yếu tố hàng đầu
quyết định đến giá trị của một căn hộ chung cư. Mua căn hộ chung cư ở vị trí tốt,
thuận lợi, người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều thứ, đặc biệt là khả năng tăng giá.
Điểm khác biệt lớn nữa giữa căn hộ chung cư và nhà phố riêng lẻ nằm ở môi
trường sống và các tiện ích nội khu mà nó đem lại cho cư dân căn hộ. Nếu xét tới tính
riêng tư, thoải mái, tự do trong việc sửa chữa nhà cửa thì chắc chắn căn hộ chung cư
khó lòng so được với nhà phố ở mặt này. Nhưng nếu ở nhà phố riêng lẻ và cư dân
muốn đi bơi, muốn tập gym, đi mua sắm, thì chắc chắn phải di chuyển khá xa. Ở căn
hộ chung cư thì ngược lại, chỉ cần bước xuống ngay dưới nhà là sẽ có ngay mọi thứ.
Thêm nữa, các dự án căn hộ chung cư hiện nay đều cố gắng kiến tạo cho cư dân
môi trường sống tốt nhất, tách biệt hoàn toàn khỏi khói bụi, kẹt xe, ô nhiễm tiếng ồn
bên ngoài, điều mà nếu mua nhà phố riêng lẻ cư dân khó có thể trải nghiệm được. Nhất
là vấn đề an ninh, ở căn hộ chung cư đều được ban quản lý bảo đảm vấn đề này. Giả
sử nếu được lựa chọn, một tên trộm sẽ chọn đột nhập nhà phố riêng lẻ hơn là chung cư
cao tầng.
Kể ra những lợi ích, ưu điểm khi ở trong căn hộ chung cư như vậy, chúng ta mới
có thể hiểu được rằng, đây chính là lý do mà người mua ở sẽ ưu tiên chọn một dự án
chung cư nào đó. Chúng bao gồm các lý do như tiện ích đầy đủ, môi trường sống chất
lượng, an ninh đảm bảo...
Và đương nhiên, các dự án đáp ứng được các yếu tố này sẽ được người mua săn
đón, khả năng tăng giá cao hơn. Đây chính là điều mà người đầu tư mua bán căn hộ
chung cư hướng đến.
Trong năm 2019 vừa qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan
tới pháp lý như các vụ lừa đảo bán đất ma bị phanh phui, vỡ trận cam kết lợi nhuận
condotel khiến người mua bất động sản dù theo hình thức nào cũng đều cảm thấy e dè,
cẩn trọng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến loại hình căn hộ chung cư, khi không thiếu
những trường hợp chung cư xây xong đã lâu, nhưng 2, 3 năm rồi vẫn chưa được cấp
sổ. Điều đó khiến cho những người trót mua, trót đầu tư vào các dự án căn hộ chung
cư này đành chôn vốn vì không thể mua bán, thế chấp gì được.
1
Chọn đầu tư dự án chung cư bị vướng pháp lý có thể khiến người mua chôn vốn
thời gian dài. Nếu đầu tư mua bán căn hộ chung cư, mà các giấy tờ pháp lý đã được
chuẩn bị hoàn chỉnh, đầy đủ thì chắc chắn nó sẽ là lợi thế rất lớn. Ngược lại, bất cứ vấn
đề nào liên quan tới pháp lý phát sinh cũng rất dễ khiến giao dịch thất bại. Chính vì
vậy, người đầu tư mua bán căn hộ chung cư thường lựa chọn các dự án minh bạch, rõ
ràng về pháp lý.
Nhiều năm trở lại đây, chủ đầu tư chính là một trong những tiêu chí quan trọng để
người mua lựa chọn dự án căn hộ chung cư. Tuy không có một quy chuẩn, tiêu chuẩn
xếp loại cụ thể nào dành cho chủ đầu tư. Nhưng chắc chắn rằng, chọn mua dự án căn
hộ của một chủ đầu tư uy tín thì sẽ cảm thấy an tâm hơn hẳn. Đây chính là yếu tố mà
người đầu tư mua bán căn hộ chung cư nên cân nhắc. Khi chọn đầu tư một dự án của
chủ đầu tư uy tín, trừ khi nó vướng phải các rắc rối lớn về pháp lý, còn không bán ra
rất dễ có người mua và khả năng tăng giá luôn là điều rất tốt.
Chọn đầu tư mua bán căn hộ chung cư của chủ đầu tư tốt. Đồng nghĩa với việc có
thể bán căn hộ chung cư nhanh chóng hơn, giá tốt hơn. Ngoài ra, người bán căn hộ
chung cư còn được hưởng lợi rất lớn bởi các hoạt động quảng bá dự án mà chủ đầu tư
tiến hành. Người dân không cần phải mất nhiều công sức để tìm kiếm khách mua, để
giới thiệu sản phẩm. Vì mọi thứ đã được chủ đầu tư làm thay, lượng khách hàng quan
tâm, có nhu cầu tìm mau căn hộ dự án đó là rất lớn.
Tuy nhiên, một số yếu tố kể trên sẽ không đầy đủ và rõ ràng chi tiết để người mua
có thể chọn cho mình một ăn hộ ưng ý. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM” sẽ giải quyết nhiều hơn nữa, đáp
ứng đầy đủ những vấn đề mà người mua quan tâm khi muốn sở hữu cho mình và gia
đình một căn hộ tại TP.HCM.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài
Hai tác giả Mostafa Kamal và Shah Alam Kabir Pramanik (2015) tại trường Đại
học Kinh doanh và kinh tế quốc tế Daffodil, Bangladesh đã thực hiện nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng mua căn hộ ở thành phố Dhaka”. Nghiên cứu đã xác
định và cho kết quả 6 khía cạnh quan tâm của khách hàng khi ra quyết định mua căn
hộ là Cơ sở vật chất (project facilities), Môi trường (environmental), Chiêu thị
(promotional), Chất lượng vật lý (physical quality), Giá cả (price), Vị trí và giao thông
(location and communication).
2
Yếu tố Cơ sở vật chất bao gồm: Khu dân cư đông đúc, sân chơi trẻ em, thiết bị phát
điện, bãi đậu xe, trò chơi trong nhà, hội trường sinh hoạt. Yếu tố Môi trường bao gồm:
Tiếng ồn và âm thanh của khu vực liền kề, ô nhiễm môi trường của khu vực, mật độ
dân số hoặc lưu lượng giao thông. Yếu tố Chiêu thị bao gồm: Bán hàng giảm giá,
truyền miệng, danh tiếng thương hiệu của công ty, ảnh hưởng của quảng cáo. Yếu tố
Chất lượng vật lý bao gồm: Chất lượng công trình nước, hệ thống thoát nước, chất
lượng lưu vực va chế độ lưu thông, chất lượng gạch của căn hộ, cửa sổ thông thoáng
và đón gió. Yếu tố Giá cả bao gồm: Cơ sở tín dụng, hệ thống thanh toán trả góp, tính
khả dụng của việc vay ngân hàng, giá cả hợp lý. Yếu tố Vị trí và giao thông bao gồm:
Môi trường sống của dân cư, gần cơ sở giáo dục, thuận tiện cho việc đi làm.
Một nghiên cứu khác của hai tác giả Mwfeq Haddad và Mahfuz Judeh (2011) tại
Đại học AlAlbayt, Jordan với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ
chung cư của người dân ở Amman, Jordan” đã điều tra những yếu tố chính ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng của khách hàng đối với căn hộ. Mẫu khảo sát bao gồm 120
người đã mua căn hộ tại các khu vực khác nhau ở Amman. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy rằng quyết định của người mua chịu tác động của các yếu tố bao gồm: Thẩm
mỹ, Kinh tế, Marketing, địa lý và Cấu trúc xã hội.
Nhóm tác giả Connie, Susilawati, Fernando Baptista và Anunu (2001) tại Trường
Đại học Petra Christian, thành phố Surabaya, Indonesia thực hiện nghiên cứu có tựa đề
“Các yếu tố động cơ và nhận thức ảnh hưởng đến hành vi mua nhà của người dân ở
Dilly, Đông Timor”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất và kiểm tra 4
thành phần chính là yếu tố Vật lý (physical), Liên kết (linkage), Môi trường
(environment) và Tiện ích (utilities) ảnh hưởng đến quyết định mua của người dân ở
Dilly.
Thành phần Vật lý bao gồm các thành tố: chất lượng xây dựng, giá, thiết kế, mật
độ xây dựng, diện tích nhà, khả năng thanh toán, lãi suất, thời hạn thanh toán, khả
năng tiếp cận thị trường. Thành phần Liên kết bao gồm các thành tố: liên hệ với nơi
làm việc, gần trường học, giao thông công cộng. Thành phần Môi trường bao gồm:
sạch sẽ, an toàn, thẩm mỹ. Thành phần Tiện ích bao gồm: điện, nước, điện thoại, có
khu vực thờ phụng riêng, thể dục thể thao, tiềm năng đầu tư.
Kết quả cho thấy yếu tố Vật lý và Liên kết không quan trọng như yếu tố Môi
trường và tiện ích khi người dân cân nhắc mua nhà để ở. Hơn nữa, kết quả là phù hợp
với phương châm của các nhà phát triển nhà ở ở Dilly là “sạch sẽ, an toàn, thẩm mỹ,
sức khỏe và thịnh vượng”.
3
Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã tìm ra những nguồn thông tin chính, người ảnh
hưởng và ai là người đưa ra quyết định mua trong gia đình. Kết quả đã chỉ ra rằng bạn
bè và đồng nghiệp là những nguồn thông tin quan trọng nhất (45%) và mặc dù người
vợ là người ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định nhưng người chồng là
người ra quyết định chính.
Với đề tài “Quyết định mua nhà: Nghiên cứu điển hình về cư dân của thung lũng
Klang, Malaysia” của Shyue và cộng sự (2011), nghiên cứu này đã đề xuất những yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà bao gồm Sản phẩm (đặc điểm nhà, không gian
sống riêng tư và môi trường sống xung quanh), Vị trí nhà (vị trí gần nơi làm việc, gần
chợ, gần trung tâm thương mại, gần tuyến đường chính, gần trường học, gần bạn bè và
gia đình), Giá cả (giá nhà, lãi suất vay, chi phí vay, khả năng thanh tóan trả góp),
Khuyến mãi, Quy trình, Bằng chứng thực tế và Con người. Kết quả cho thấy rằng Quy
trình, Bằng chứng thực tế, Sản phẩm (tính năng bên ngoài, nội thất của ngôi nhà,
không gian sống riêng tư và môi trường sống xung quanh) và Vị trí nhà (khả năng tiếp
cận) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà.
- Nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam
Hai tác giả Nguyễn Huy Tuân và Mai Thị Hồng Nhung (2019) thuộc Trường Đại
học Duy Tân đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua
căn hộ chung cư cao cấp của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng”. Mô hình nghiên
cứu được xác lập với 5 giả thuyết về sự tác động cùng chiều của nhân tố Chất lượng
dịch vụ, Uy tín, Công năng, Thiết kế và Vị trí khu căn hộ đến hành vi mua của người
tiêu dùng. Nhóm tác giả sử dụng 32 câu hỏi tương ứng với 32 biến quan sát. Khảo sát
được tiến hành trên 5 quận gồm: quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn,
quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng. Thời gian khảo sát từ tháng
10/2018 đến 12/2018. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhân tố tác động đến hành vi
mua của người tiêu dùng đối với căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng là Vị trí phong thủy, Công năng và Thiết kế.
Một nghiên cứu của tác giả Lê Va Xi (2017) thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải
Phòng có tựa đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ nhà chung cư của
người tiêu dùng Việt Nam tại các đô thị quy mô trung bình: Nghiên cứu tại thành phố
Hải Phòng”.
Theo đó, nghiên cứu kết luận người dân Hải Phòng quan tâm đến các yếu tố như
Chi phí của khách hàng (giá, tín dụng, thanh toán trả góp), Chất lượng căn hộ chung
cư (vật liệu, nhà bếp, ánh sáng tự nhiên, cửa sổ bên ngoài), Phương tiện cấp nước (cơ
4
sở hệ thống ống nước, chất lượng nước và áp lực nước, thoát nước, kiến trúc nội bộ),
chất lượng môi trường (giao thông, tiếng ồn, an ninh khu vực), Cơ sở vật chất của khu
chung cư (bãi đậu xe, hành lang, cầu thang bên ngoài, thang máy, kho chứa hàng).
Những người có ý định mua căn hộ chung cư tại Hải Phòng quan tâm nhất đến
chất lượng dịch vụ phục vụ người dân sống trong khu chung cư. Các khách hàng tiềm
năng quan tâm đến các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ của khu nhà chung cư.
Một phát hiện quan trọng là những người có ý định mua căn hộ chung cư luôn muốn
có được một căn hộ trong một chung cư đa dạng và đồng bộ. Họ thích mô hình các
khu chung cư được xây dựng với cấu trúc khu đô thị hoàn chỉnh, trong đó có tất cả các
dịch vụ cho dân cư sinh sống như: văn phòng, trung tâm mua sắm, nhà ở, trường học,
hồ bơi, phòng tập thể dục, ngân hàng, bệnh viện,… Những dự án chung cư có bể bơi,
phòng tập thể dục, trung tâm mua sắm,… trong cùng một tòa nhà cũng là những sản
phẩm có phân tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đầy đủ. Nếu các dự án nhà chung cư
đảm bảo được tính đồng bộ cao chắc chắn sẽ mang lại sức hấp dẫn khách hàng lớn
hơn.
Một nghiên cứu khác của Phan Thanh Sĩ (2012) với đề tài “Các yếu tố chính ảnh
hướng đến quyết định mua nhà ở Việt Nam”, đã đề xuất các yếu tố: Đặc điểm nhà (cấu
trúc xây dựng, thiết kế bên trong và bên ngoài, loại nhà, chất lượng xây dựng, trạng
thái pháp lý), Không gian sống riêng tư (diện tích nhà bếp, diện tích phòng khách, số
lượng phòng ngủ, số lượng phòng tắm), Tình hình tài chính (giá nhà, khả năng thế
chấp, khả năng thanh toán, lãi suất vay, thu nhập, thời gian thanh toán, lệ phí trước bạ),
Khoảng cách (gần nơi làm việc, gần trường học, gần nơi đang sống, gần tuyến đường
chính, gần chợ, gần trung tâm thương mại, gần bệnh viện), Môi trường sống (chất
lượng của cơ sở hạ tầng, hàng xóm xung quanh, cảnh quang xung quanh, tình hình an
ninh khu vực, tiếng ồn xung quanh, ô nhiễm của môi trường xung quanh). Nghiên cứu
đã tiến hành khảo sát 263 người.
Kết quả cho thấy rằng có sự ảnh hưởng tích cực mạnh giữa hai yếu tố Không gian
sống và Khoảng cách đến quyết định mua nhà ở của khách hàng. Ba yếu tố có sự ảnh
hưởng tích cực yếu hơn là Đặc điểm nhà, Tình hình tài chính và Môi trường sống.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhân tố nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, tình trạng
hôn nhân và trình độ học vấn) không có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách
hàng.
Tác giả Trương Thành Long (2017) thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM có đề tài
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ của khách hàng cá nhân tại
5
khu vực Đông nam TP.HCM”. Kết quả cho thấy các yếu tố tác động đến ý định mua
căn hộ chung cư (của khách hàng cá nhân) gồm 9 thành phần: Thiết kế và kiến trúc căn
hộ, Môi trường sống, Vị trí dự án căn hộ, Giá cả, Thương hiệu chủ đầu tư, Hồ sơ pháp
lý dự án, Văn hóa xã hội, Hỗ trợ bán hàng và Tiện ích công cộng.
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại TP.HCM” của
tác giả Võ Thị Thùy Linh (2016) thuộc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng là
một nghiên cứu điển hình. Kết quả nghiên cho thấy có 7 nhân tố tác động đến quyết
định mua nhà chung cư. Trong đó, thành phần thứ nhất là Tình hình tài chính (thu
nhập cao và ổn định, giá căn hộ phù hợp, hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, trả một phần),
thứ hai là Kiến trúc (tòa nhà có màu sắc đẹp, có khuôn viên, công viên nội bộ, tầm
nhìn căn hộ đẹp và thoáng mát), thứ ba là Vị trí nhà (gần trung tâm tài chính, gần chợ,
bệnh việc, trường học); thứ tư là Marketing (ưu đãi, quảng cáo hấp dẫn); thứ 5 là Dịch
vụ hỗ trợ (chung cư có siêu thị, có nhà trẻ, có hồ bơi); thứ 6 là Môi trường sống (an
ninh, văn minh, xanh sạch đẹp) và cuối cùng thứ 7 là Ảnh hưởng xã hội (gia đình
hướng mua, bạn bè ủng hộ, xu hường nhà ở mới).
- Đánh giá tổng quan
Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đều đã có những cách nhìn toàn diện trong việc
thiết kế và khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến việc mua căn hộ của người dân. Các
yếu tố đó đã chỉ rõ nhu cầu và mong muốn thật sự của người dân khi quyết định chi ra
một khoản tiền không nhỏ để sở hữu cho mình và gia đình một căn nhà mơ ước. Tuy
nhiên, nhiều kết quả trong các nghiên cứu này lại cho thấy người dân ở các nước ít
quan tâm đến vấn đề trả góp hoặc trả trước khi mua căn hộ. Vì thế, có thể nhìn nhận
rằng số tiền chi ra để mua căn hộ, sở hữu nhà ở của người dân ở các quốc gia khác là
một vấn đề nằm trong tầm tay.
Bên cạnh đó, các tác giả trong nước đã thiết kế và khảo sát khá đầy đủ các yếu tố
trọng tâm trong việc cân nhắc chi tiền để sở hữu một căn hộ ưng ý của người dân khắp
cả nước. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này cho thấy một mấu chốt quan trọng bị
bỏ quên mà người dân thành thị ở Việt Nam quan tâm khi mua căn hộ đó là việc sở
hữu sổ hồng lâu dài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ
chung cư của người dân tại TP.HCM.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
6
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi, quyết định tiêu
dùng của khách hàng, người tiêu dùng.
+ Phân tích thực trạng về nhu cầu thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM
+ Xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
căn hộ chung cư của người dân tại TP.HCM.
+ Đề xuất một giải pháp đối với các công ty bất động sản để đáp ứng tốt hơn
nữa nhu cầu của khách hàng dựa trên tác động về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua căn hộ tại TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung
cư của người dân TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực TP.HCM.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2018-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước về bất động sản,
nhà ở và các doanh nghiệp chuyên về bất động sản và nhà ở. Sử dụng ý kiến của các
chuyên gia trong việc lập luận, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố đến việc
mua căn hộ chung cư của người dân. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phỏng
vấn sâu để tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu với cỡ mẫu là 230 người và tiến hành khảo sát,
phỏng vấn. Sau đó thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, phân tích chi tiết các dữ liệu
thu thập được thông qua phiếu điều tra từ khách hàng và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về
đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận đối với các nhà nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định nhà chung cư và có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản
trị doanh nghiệp bất động sản, cụ thể như sau:
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
mua căn hộ chung cư để các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực tham khảo nhằm thực hiện
các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đo lường tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua nhà của khách hàng, đề xuất một số hàm ý về giải pháp đối với các công ty bất
7
động sản để tăng quyết định mua nhà của khách hàng dựa trên tác động vào các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua nhà.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có bố cục gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận, cụ thể như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng
- Chương 2: Thực trạng về nhu cầu thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM
- Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Giải pháp và kiến nghị
- Kết luận
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái niệm Người tiêu dùng
Theo quan niệm của Liên minh Châu Âu (1999) về khái niệm người tiêu dùng về
việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan thì “Người tiêu dùng là
bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh vì mục đích không liên
quan đến hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”.
Quan điểm này của Liên minh Châu Âu tương đối đồng nhất với quan điểm của
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.
Theo Điều 13, Bộ luật dân sự của Đức (2002) định nghĩa:“Người tiêu dùng là bất
cứ tự nhiên nhân nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh,
thương mại hoặc nghề nghiệp của người này”.
Điều 2-1, Luật về Hợp đồng tiêu dùng của Nhật Bản (2000) định nghĩa: “Người
tiêu dùng theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm trường hợp cá
nhân tham gia quan hệ hợp đồng với mục đích kinh doanh.”
Tại Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại
Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999) thì “Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân,
gia đình và tổ chức”.
Cho đến năm 2010, khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành thay
thế cho Pháp lệnh nói trên thì khái niệm này lại tiếp tục được ghi nhận tại Khoản 1
Điều 3 của Luật này và nội dung không có sự thay đổi. Theo quy định của pháp luật
Việt Nam, người tiêu dùng bao gồm các đối tượng không chỉ là cá nhân tiêu dùng
riêng lẻ mà còn là các tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội
ngành nghề, tổ chức xã hội…) tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó.
Theo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2016), quan niệm của pháp luật
Việt Nam về người tiêu dùng khá đồng nhất với quan niệm hiện nay của các nước trên
thế giới. Theo đó, người tiêu dùng được hiểu chỉ bao gồm cá nhân tham gia vào các
giao dịch dân sự không nhằm mục đích thương mại. Cách tiếp cận như trên là hợp lý
và đảm bảo được sự thống nhất cũng như ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
9
1.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng
Theo Schiffman và Kanuk (2005), hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu những cá
nhân, nhóm, hoặc tổ chức và các tiến trình mà một cá nhân hay một nhóm lựa chọn, an
toàn, sử dụng và từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ, những kinh nghiệm, hay những ý
tưởng để thỏa mãn những nhu cầu nào đó của người tiêu dùng và xã hội.
Bennett (1995) cho rằng Hành vi người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu
dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ
mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Philip Kotler (2001) thì người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người
tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu
đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng
chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.
Schiffman và Kanuk (2005) còn cho rằng, hành vi người tiêu dùng là sự tương tác
năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự
thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Những hành vi mà người tiêu dùng
thể hiện trong các cuộc nghiên cứu về việc mua, sử dụng, việc đánh giá về sản phẩm
và dịch vụ và những ý kiến mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ.
Theo Blackwell và các cộng sự (2006): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt
động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng,
loại bỏ sản phẩm, dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước,
trong và sau các hành động đó”.
Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997): Hành vi người tiêu dùng
là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi
trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà
người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và
dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000): Hành vi của người tiêu
dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và
loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng, nhưng nói chung thì hành vi
tiêu dùng là những hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu
dùng hàng hóa hoặc dịch vụ: tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng hàng hóa hoặc
10
dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hành vi tiêu dùng không chỉ liên quan đến hành
động cụ thể xảy ra của từng cá nhân khi mua và sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ mà
bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi xảy ra hành động này.
1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler và Keller (2012), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng là
một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình ra quyết định về chiến
lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Trước đây, những người làm tiếp thị có thể hiểu
được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm tiếp xúc, giao dịch và bán hàng
của họ hàng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô và thị trường của các doanh
nghiệp đã làm cho nhiều nhà quản trị tiếp thị không còn điều kiện tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng nữa và thông tin từ bộ phận bán hàng còn mang nhiều tính chủ quan. Do
đó, ngày càng nhiều nhà quản trị đã phải đưa việc nghiên cứu hành vi của người tiêu
dùng thuộc lãnh vực của mình giúp công ty có được quyết định phù hợp, chính xác và
có thể xây dựng được một kế hoạch marketing hiệu quả nhằm thu hút, tạo ra khách
hàng.
Trong hoạt động thực tiễn, để xây dựng các chiến lược marketing kích thích việc
mua hàng hiệu quả đối với sản phẩm đang bán, cũng như các sản phẩm mới đang triển
khai thì doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, ứng dụng nguyên lý
hành vi người tiêu dùng trong thiết kế chiến lược marketing. Từ những kiến thức và sự
hiểu biết về người tiêu dùng này giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược
marketing ảnh hưởng, tác động trở lại người tiêu dùng.
Hơn nữa, việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và quá trình mua của họ là
một vấn đề quan trọng để công ty thiết lập các chiến lược marketing hữu hiệu. Bằng
cách tìm hiểu người mua thông qua các giai đoạn như thế nào, người tiếp thị có thể
khám phá ra mình phải làm thế nào để đáp ứng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp
có thể hoạch định các chương trình tiếp thị hữu hiệu cho các thị trường mục tiêu.
1.4. Mô hình hành vi tiêu dùng
Theo Kotler và Keller (2012), việc hiểu rõ hành vi mua của người tiêu dùng, cụ thể
là hành vi tiêu dùng sản phẩm của chính doanh nghiệp mình đang kinh doanh chính là
chìa khóa then chốt để các nhà quản trị đưa ra chiến lược cạnh tranh hợp lý và đúng
đắn. Chính vì thế, các nhà quản trị cần phải biết rõ:
- Ai mua? (Khách hàng)
- Họ mua gì? (Sản phẩm)
- Tại sao họ mua? (Mục tiêu)
11
- Những ai tham gia vào việc mua? (Tổ chức)
- Họ mua như thế nào? (Hoạt động)
- Khi nào họ mua? (Cơ hội)
- Họ mua ở đâu? (Nơi bán)
Tùy theo từng quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp có
những chiến lược marketing khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng là các nhà quản trị
marketing phải hiểu rõ và xác định được mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng của
những tác nhân marketing khác nhau mà họ đã sử dụng, điều này giúp doanh nghiệp
có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Kotler và Keller (2012) đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của
người tiêu dùng qua mô hình sau (hình 1.1.):
Hình 1.1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Nguồn: Kotler và Keller, 2012
Từ mô hình cho thấy, các yếu tố marketing bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối,
cổ động và các tác nhân khác: kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa tác động vào “hộp
đen của người mua”. Mỗi người tiêu dùng có “hộp đen” khác nhau và được xác định
bởi những đặc điểm văn hóa, xã hội, cá tính và tâm lý cũng như tiến trình quyết định
của người mua bao gồm: nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá, quyết định,
hành vi mua. Và kết quả là đưa đến một quyết định mua sắm nhất định gồm: loại sản
phẩm, nhãn hiệu, nơi mua, lúc mua và số lượng mua.
Công việc chủ yếu của người làm marketing là tìm hiểu các tác nhân được chuyển
thành những đáp ứng ra sao ở bên trong “hộp đen” của người mua. Hộp đen có hai
nhóm yếu tố.
12
- Thứ nhất, những đặc tính của người mua, tác động đến việc người đó đã cảm
nhận và phản ứng ra sao trước các tác nhân.
- Thứ hai, tiến trình quyết định của người mua tự ảnh hưởng đến các kết quả.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
Theo Hoyer và MacInnis (2008), hành vi của người mua ảnh hưởng bởi 3 yếu tố
như thu nhập, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm. Yếu tố thu nhập có ý nghĩa khi người tiêu
dùng quyết định chi tiêu tiền để mua các sản phẩm, chẳng hạn như cho thuê, kinh
doanh... Yếu tố sử dụng có nghĩa khi người tiêu dùng dùng sản phẩm có giá cao và có
chất lượng. Yếu tố vứt bỏ là không có sự phân phối, hoặc nơi đặt một sản phẩm.
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
Nguồn: Kotler và Keller, 2012
Theo Kotler và Keller (2012) việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng
của rất nhiều các nhân tố khác nhau, trong đó chia thành bốn nhóm nhân tố chính: (1)
Nhân tố văn hóa, (2) Nhân tố xã hội, (3) Nhân tố cá nhân, (4) Nhân tố tâm lý (Hình
1.2.). Song song đó, nhóm các yếu tố Marketing cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định
của người tiêu dùng.
1.5.1. Nhóm các yếu tố văn hóa
Kotler và Keller (2012) cho rằng, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất
đến hành vi của người tiêu dùng được xem xét đến như nền văn hóa, nhánh văn hóa và
tầng lớp xã hội của người mua.
13
- Nền văn hóa (culture): là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và
hành vi của một người. Mỗi người ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm
nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc… khác nhau. Do đó những người sống
trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau.
- Nhánh văn hóa (sub-culture): chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của
một nền văn hóa. Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho
những thành viên của nó. Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức
như địa lí, dân tộc, tôn giáo. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong
cách tiêu dùng riêng và tạo nên những khúc thị trường quan trọng.
- Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội đại diện cho những thành viên của một xã hội có
tính tương đối thể hiện uy tín và sức mạnh có thứ bậc. Chính biến đã được các nghiên
cứu tìm thấy, thế hiện tầm quan trọng trong các yếu tố xã hội được xác định: các biến
kinh tế của nghề nghiệp, thu nhập và sự giàu có; biến giao dịch của các cá nhân có uy
tín, hiệp hội và xã hội hóa, chính trị và quyền lực của các biến, ý thức giai cấp và sự
thay đổi nhanh. Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã
hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những
thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm
những vai trò nhất định. Hay gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã
hội. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã
hội, được xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mỗi
quan tâm và hành vi.
1.5.2. Nhóm các yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố
xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội.
- Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm này có thể
là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ
giao tiếp thường xuyên. Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến
thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường xuyên. Ngoài ra
còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể.
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn
nhất đến hành vi người tiêu dùng. Thứ nhất là gia đình định hướng gồm bố mẹ của
người đó. Tại gia đình này người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị văn hóa, chính
14
trị, hệ tư tưởng… Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc
người chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là rất quan trọng.
- Địa vị xã hội: Lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội
của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo, giày dép, xe
cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống
nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau. Những người có địa
vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tương ứng như thế. Những
người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp.
1.5.3. Nhóm các yếu tố cá nhân
- Giới tính: Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành
vi tiêu dùng. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng
khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy,
nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức,
mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín của hàng hóa
này.
- Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống
nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng lọai thức ăn hơn, trong
khi về già họ thường có xu hướng kiêng một số loại thực phẩm. Thị hiếu của người ta
về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác. Chính vì vậy tuổi tác quan hệ
chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ
cho sinh hoạt và các loại hình giải trí…
- Nghề nghiệp và thu nhập: Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những
điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người. Nghề nghiệp
ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn. Người công nhân sẽ
mua quần áo, giày đi làm và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ
tịch hay giám đốc một công ty. Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn
sản phẩm tiêu dùng. Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào
những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn.
- Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và
cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu
dùng khác nhau. Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặc bảo thủ, dành
nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhà thờ của mình. Hay những người có
thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm là làm việc thêm giờ cho những đề án quan
15
trọng và tham gia hăng hái khi có dịp đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn
cho việc đáp ứng những nhu cầu cá nhân.
1.5.4. Nhóm yếu tố tâm lý
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý
là động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin.
- Động cơ (motivation): Động cơ là một nhu cầu bức thiết đến mức buộc con người
phải hành động để thỏa mãn nó. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người
cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học như đói, khát, khó chịu.
Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được kính
trọng hay được gần gũi về tinh thần.
- Nhận thức (perception): Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Động cơ
thúc đẩy con người hành động, còn việc hành động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận
thức. Hai bà nội trợ cùng đi vào siêu thị với một động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn
nhãn hiệu hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau. Nhận thức của họ về mẫu mã, giá cả, chất
lượng và thái độ phục vụ đều không hoàn toàn giống nhau.
- Sự hiểu biết (knowledge): Sự hiểu biết giúp con người khái quát hóa và có sự
phân biệt khi tiếp xúc với những hàng hóa có kích thước tương tự nhau. Khi người tiêu
dùng hiểu biết về hàng hóa họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất.
- Niềm tin và thái độ (belief and attitude): Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết con
người hình thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm. Theo một số người giá cả đi
đôi với chất lượng. Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hóa lại tốt. Chính
điều đó làm cho họ e dè khi mua hàng hóa có giá cả thấp hơn hàng hóa khác cùng loại.
Niềm tin hay thái độ của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh hưởng khá lớn
đến doanh thu của hãng đó. Niềm tin và thái độ rất khó thay đổi, tạo nên thói quen khá
bền vững cho người tiêu dùng.
1.5.5. Nhóm các yếu tố marketing
- Sản phẩm (product) là thành phần cơ bản nhất trong marketing mix. Đó có thể là
sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình
dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô
hình như các hình thức dịch vụ, bảo trì. Trong kinh doanh bất động sản, các yếu tố đặc
điểm nhà, không gian sống riêng tư, môi trường sống là những yếu tố đại diện cho yếu
tố sản phẩm.
16
- Giá (price) là thành phần không kém phần quan trọng trong marketing mix bao
gồm giá bán, tín dụng, lãi suất. Giá phải tương xứng với giá trị khách hàng và có khả
năng cạnh tranh.
- Phân phối (place) cũng là một thành phần chủ yếu trong marketing mix. Đó là
những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty
phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đên
thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với sản phẩm là nhà ở thì nơi
phân phối sản phẩm cũng chính là vị trí nhà.
- Xúc tiến (promotion) là thành phần thứ tư này gồm nhiều hoạt động dùng để
thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những
chương trình quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp. Công
ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng.
- Bằng chứng thực tế (physical evidence) là một khái niệm trong marketing, được
xem là sự mở rộng của 4Ps, là sự nỗ lực thực thi hữu hình hóa những gì vô hình đối
với khách hàng, là những cái có thể thể hiện niềm tin thông qua các giác quan cảm
nhận. Những gì khách hàng nhìn thấy được chính là sự cảm nhận đầu tiên về định
hướng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bằng chứng thực tế thường để chỉ kinh nghiệm
của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng của người tiêu
dùng sẽ được chuyển tải thông qua truyền miệng và do đó, sẽ ảnh hưởng đến danh
tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không chỉ đưa ra lời quảng cáo
bằng lý thuyết mà thực tế phải minh chứng điều này. Doanh nghiệp phải bắt đầu từ
tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nhất quán trong
hình ảnh, các thông điệp, lời hứa thương hiệu phải được hình ảnh hoá đối với khách
hàng một cách cụ thể.
1.6. Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Một trong những vấn đề cơ bản trong hành vi tiêu dùng là cách người tiêu dùng
phát triển, thích nghi và ra quyết định mua hàng (Moon, 2004). Theo Plessis và cộng
sự (1991), việc ra quyết định của người tiêu dùng có thể được định nghĩa như “mô
hình hành vi của người tiêu dùng, có trình tự thực hiện, xác định và tuân theo quá trình
ra quyết định đáp ứng nhu cầu bằng các sản phẩm, ý tưởng hoặc dịch vụ”.
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề ra quyết định của người
tiêu dùng. Ban đầu, các nhà nghiên cứu tập trung vào các hành động mua (Loudon và
Bitta, 1993). Chỉ sau những năm 1950, các khái niệm hiện đại của tiếp thị được đưa vào
nghiên cứu vấn đề ra quyết định của người tiêu dùng, bao gồm một phạm vi rộng lớn với
nhiều hoạt động hơn (Blackwell, Engel và Miniard, 2006). Các nghiên cứu hiện đại cho
17
thấy nhiều hoạt động có tác động đến quyết định của người tiêu dùng. Đã có nhiều
nghiên cứu điều tra về vấn đề này và nhiều mô hình đã được phát triển khá phù hợp.
Theo thời gian, các lý thuyết về việc ra quyết định của người tiêu dùng đã phát
triển. Đầu tiên, các lý thuyết được nghiên cứu dựa trên lý thuyết lựa chọn hợp lý theo
quan điểm kinh tế. Đó là giả định rằng các cá nhân hoạt động hoàn toàn hợp lý để tối
đa hóa lợi ích của họ trong một tình huống mua do người ta có sở thích rõ ràng và thiết
lập một sự lựa chọn rõ ràng (Schiffman và Kanuk, 2005). Mỗi sự lựa chọn có một tiện
ích, ưu điểm riêng. Bất kỳ người tiêu dùng nào đều có thể tính toán được lựa chọn sẽ
tối đa hóa tiện ích của mình và tạo ra một sự lựa chọn phù hợp. Từ quan điểm này, có
sự cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường khi người tiêu dùng đưa ra quyết định hợp lý.
Tuy nhiên, có những hạn chế với lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết này không
giải thích được các hành vi không hợp lý thường thấy (Bettman, Luce và Payne, 1998).
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có khả năng mua một cách bốc đồng do ảnh hưởng của
các nhà quảng cáo, do ảnh hưởng của gia đình và bạn bè, cũng như tâm trạng, hoàn
cảnh và cảm xúc của họ (Smith và Rupp, 2003).
Đối với quan điểm kinh tế thì đúng là người tiêu dùng cần phải nhận thức tất cả các
lựa chọn thay thế sản phẩm, có thể xếp hạng một cách chính xác ưu và nhược điểm của
từng phương án và cuối cùng là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, rõ ràng kỳ vọng như vậy
là không thực tế. Người tiêu dùng, trong hầu hết trường hợp, không được tiếp cận với
“tất cả các thông tin”, không có thời gian cho một quá trình phức tạp như vậy, cũng
như không có kỹ năng và không đủ động lực để đưa ra quyết định “hoàn hảo”. Nhìn
chung, người mua sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ra quyết định nếu nó đủ tốt chứ
không phải là “sự lựa chọn tối ưu” (Schiffman và Kanuk, 2005). Tuy còn nhiều hạn
chế và tranh cãi, lý thuyết lựa chọn hợp lý đã góp phần đáng kể vào dự đoán của các
quyết định không nên bỏ qua của người tiêu dùng (Bettman, Luce và Payne, 1998). Nó
vượt xa những lựa chọn giả pháp tối ưu. Người tiêu dùng không chỉ đánh giá các tiện
ích của một sự lựa chọn mà còn có thể tham gia đánh giá “chi phí – lợi ích” phân tích
trong việc lựa chọn và ra quyết định (Wright, 1975). Những vấn đề này đã dẫn tới sự
phát triển của một thế hệ mới của lý thuyết hành vi người tiêu dùng, một cách tiếp cận
xử lý thông tin để ra quyết định mua.
Theo Kotler và Keller (2012), quá trình thông qua quyết định mua sắm của người
tiêu dùng diễn ra theo các giai đoạn sau đây:
18
Hình 1.3. Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua
Nguồn: Kotler và Keller, 2012
1.6.1. Nhận biết nhu cầu
Tiến trình mua sắm khởi đầu với việc người mua nhận biết được nhu cầu của họ.
Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn.
Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân bên trong, một trong số các nhu cầu bình
thường của con người như đói, khát, tình dục... tăng dần lên đến mức độ nào đó để trở
thành một niềm thôi thúc.
Do kinh nghiệm có trước, người ta hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc này và
động cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thể thỏa mãn được sự thôi thúc. Hoặc
một nhu cầu cũng có thể phát sinh từ các tác nhân kích thích bên ngoài như báo chí, quảng
cáo, bạn bè, xã hội... Tất cả những kích thích này có thể gợi mở một vấn đề hay một nhu
cầu nào đó. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là nhà marketing phải dự đoán được người tiêu
dùng muốn được thỏa mãn nhu cầu nào? Tại sao họ có nhu cầu đó? Họ sẽ muốn thỏa mãn
nhu cầu của mình như thế nào? Với sản phẩm nào? Với đặc tính nào?
1.6.2. Tìm kiếm thông tin
Khi nhu cầu đủ mạnh sẽ hình thành động cơ thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm
thông tin để hiểu biết về sản phẩm. Quá trình tìm kiếm thông tin có thể “ở bên trong”
hoặc “bên ngoài”. Song nếu việc tìm kiếm bên trong thành công, thì có thể sẽ không
xảy ra việc tìm kiếm những thông tin từ nguồn bên ngoài.
Các nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng để tìm hiểu sản phẩm thay đổi tùy
thuộc vào sản phẩm muốn mua và các đặc tính của người mua. Có thể phân chia các
nguồn thông tin của người tiêu dùng thành bốn nhóm:
- Nguồn thông tin cá nhân: từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.
- Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, nhân viên bán hàng, nhà
buôn, bao bì hay các buổi triển lãm sản phẩm.
- Nguồn thông tin công cộng: từ các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức.
- Nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân: có được qua tiếp xúc, khảo sát
hay sử dụng sản phẩm.
19
Mỗi nguồn thông tin đảm nhận vai trò khác nhau với mức độ nào đó ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nguồn thông tin thương mại
đảm nhận chức năng thông báo, còn nguồn thông tin cá nhân đảm nhận vai trò khẳng
định hay đánh giá. Tuy nhiên, số lượng và mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến
quyết định mua sắm có sự thay đổi tùy theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua.
1.6.3. Đánh giá các lựa chọn
Người tiêu dùng xử lý thông tin về các thương hiệu cạnh tranh và đưa ra quyết
định cuối cùng. Cách thông dụng nhất mà người tiêu dùng đánh giá sản phẩm là định
hướng theo nhận thức, tức là khi phán xét về sản phẩm, họ thường dựa trên cơ sở ý
thức và hợp lý. Ta thấy, người tiêu dùng cố gắng thỏa mãn nhu cầu của mình, họ tìm
kiếm các lợi ích nhất định từ giải pháp của sản phẩm. Người tiêu dùng xem mỗi sản
phẩm như một tập hợp các thuộc tính với khả năng đem lại những lợi ích mà họ đang
tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu của họ.
Cần lưu ý rằng các thuộc tính mà người tiêu dùng quan tâm thay đổi tùy thuộc vào
sản phẩm và cũng tùy theo cá nhân mà có cách đánh giá khác nhau về tính chất nào
nổi bật đối với sản phẩm, tất nhiên họ sẽ chú ý nhiều nhất đến tính chất đem lại lợi ích
mà họ tìm kiếm. Thị trường của một sản phẩm thường được phân khúc theo các thuộc
tính được xem là quan trọng đối với các nhóm người tiêu dùng khác nhau.
1.6.4. Quyết định mua
Trong giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những
thương hiệu trong cụm lựa chọn, cũng như hình thành ý định mua thương hiệu mà
mình yêu thích nhất. Tuy nhiên, theo Kotler (2012) còn có hai yếu tố có thể can thiệp
vào giữa ý định mua và quyết định mua như sau:
Hình 1.4. Các yếu tố can thiệp giữa ý định mua và quyết định mua
Nguồn: Kotler và Keller, 2012
20
Thái độ của những người khác
Thái độ của người thân, bạn bè đối với sản phẩm được họ ưa chuộng có ảnh hưởng
đến quyết định của người mua. Nó có thể làm giảm sự chọn lựa ưu tiên của người mua
đối với sản phẩm đó và nó tùy thuộc vào hai điều: cường độ phản đối của người khác
mạnh hay yếu và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác
nhiều hay ít.
Những yếu tố tình huống bất ngờ
Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng dựa trên những cơ sở nhất định như:
dự kiến về thu nhập, giá cả, lợi ích kỳ vọng… Vì thế, khi xảy ra các tính huống làm
thay đổi cơ sở dẫn đến ý định mua (chẳng hạn, nguy cơ mất việc làm; giá cả tăng cao;
sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng…) thì chúng có thể làm thay đổi, thậm chí từ bỏ ý
định mua sắm. Do đó, các sở thích và ngay cả các ý định mua cũng không phải là dấu
hiệu hoàn toàn đáng tin cậy trước hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng bị chi phối bởi một yếu tố khác, đó là rủi ro nhận
thức được. Quyết định mua sắm của họ thay đổi, hoãn lại hay hủy bỏ quyết định mua
đều chịu ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro nhận thức được. Người tiêu dùng không chắc chắn
được kết quả của việc mua sắm nên gây ra sự lo lắng. Mức độ rủi ro nhận thức được
thay đổi theo lượng tiền chi ra mua, mức độ không chắc chắn về các thuộc tính của sản
phẩm và mức độ tự tin của họ.
Vì thế, người tiêu dùng bằng cách nào đó để giảm rủi ro, như tránh quyết định
mua, thu thập tin tức từ bạn bè, dành ưu tiên cho các thương hiệu lớn, có bảo hành…
Trong lúc này người làm tiếp thị phải hiểu được các yếu tố gây nên nhận thức rủi ro
nơi người tiêu dùng cung cấp thông tin, trợ giúp người tiêu dùng nhằm làm giảm rủi ro
nhận thức của họ và gia tăng cơ hội mua sắm sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
1.6.5. Hành vi sau khi mua
Sau khi mua sản phẩm xong, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài
lòng ở một mức độ nào đó và sau đó họ có các hành động sau khi mua hay phản ứng
nào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm. Nếu tính năng và công dụng của sản
phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự chờ đợi của họ thì người tiêu dùng sẽ hài lòng. Hệ
quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu, hoặc giới thiệu cho người
khác. Trường hợp ngược lại, họ sẽ khó chịu và thiết lập sự cân bằng tâm lý bằng cách
sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác, đồng thời có thể họ sẽ nói xấu sản phẩm đó
với người khác.
21
Vì thế, công việc của người làm tiếp thị không kết thúc hoặc dừng lại sau khi bán
xong sản phẩm mà kéo dài cả đến giai đoạn sau khi người tiêu dùng mua hàng vì thế
người tiếp thị phải theo dõi người tiêu dùng cảm nhận và xử lý sản phẩm như thế nào
để áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tận dung cơ hội, hoặc giảm thiểu sự không
hài lòng của khách hàng sau khi mua.
1.7. Đặc điểm nhà chung cư
Theo Bộ Xây dựng (2014), nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn
hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống
công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà
chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục
đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Căn hộ chung cư là các thành phần hiện có,
được phân tách trong nhà chung cư.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân
được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có
nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan.
Chung cư thường xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc như thành phố lớn, thị
trấn hay các khu công nghiệp. Căn hộ chung cư chính là những căn hộ trong các khu
chung cư hay còn gọi là các tòa nhà chung cư. Bên trong các căn hộ có thể có đồ nội
thất đầy đủ hoặc chưa có đồ và gia chủ có thể tự lựa chọn để trang trí ngôi nhà của
mình theo đúng ý tưởng của các thành viên trong gia đình.
Sự ra đời của chung cư giúp ích rất nhiều cho cả cư dân và xã hội. Về mặt xã hội
thì các căn hộ ra đời đã giải quyết được vấn đề về nhà ở cho các hộ dân và quản lý dễ
dàng được vấn đề môi trường, nước và an ninh trật tự. Về phía người có nhu cầu thì
căn hộ chung cư giải quyết được vấn đề về nhà ở mà không mất nhiều chi phí như mua
một mảnh đất riêng rồi xây dựng thành nhà.
Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng
trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Chung cư cao
tầng thế hệ mới được bắt đầu xây dựng từ những năm 2000, nhưng thực chất mới phát
triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây. Từ những chung cư cao tầng đầu tiên
được xây dựng tại các khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa - Nhân
Chính, Phú Mỹ Hưng với chiều cao 9, 10 tầng, thiết kế căn hộ có diện tích 50 - 70m2,
chủ yếu dùng để ở. Đến nay mô hình chung cư cao tầng đã có bước phát triển vượt
bậc, với nhiều chủng loại, từ bình dân đến cao cấp, thậm chí siêu cao cấp, từ chỉ có
chiều cao 9, 10 tầng, đến 30, 40 tầng và cao hơn, nhà chung cư hiện nay được thiết kế
22
với mục đính sử dụng hỗn hợp với đầy đủ các dịch vụ, tiện ích. Bộ Xây dựng từ năm
2003 đến nay cũng ban hành nhiều quyết định, thông tư về quy chế quản lý, sử dụng
nhà chung cư, với rất nhiều điều chỉnh cho phù hợp với thực tế qua từng thời kỳ.
1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua nhà chung cư của người dân
- Các yếu tố Văn hóa
Văn hóa chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi người mua nhà.
Và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần phải xem xét kĩ điều này trước khi
bước chân vào thị trường. Người Việt Nam có câu để miệng “An cư lạc nghiệp”, đó
chính là nét văn hóa thúc đẩy nhu cầu mua căn hộ của người dân.
Người giàu mua nhà là thực tế, nhưng người nghèo cũng có thể mua nhà để được
sánh ngang với người giàu. Đây cũng có thể coi là đặc trưng của mặt hàng bất động
sản so với các mặt hàng tiêu dùng thông thường có trên thị trường mà ai cũng có thể
mua.
- Các yếu tố Xã hội
Yếu tố xã hội cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm vì nó ảnh hưởng không nhỏ
đến hành vi mua nhà của người tiêu dùng. Những yếu tố xã hội ấy có thể là một mạng
lưới xã hội hoặc mạng lưới trực tuyến và cùng có quan niệm như nhau về các dòng sản
phẩm nhà chung cư.
Vấn đề về tầng lớp xã hội như là nghề nghiệp hoặc thu nhập, giáo dục phân chia
con người thành nhiều những tầng lớp khác nhau cũng chính là điều ảnh hưởng đến
hành vi của người mua nhà hiện nay.
Ý kiến của các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
quyết định mua căn hộ của thành viên trong gia đình. Con cái có thể nghe lời cha mẹ,
anh chị em có thể nghe lời khuyên của nhau. Song song đó, người có địa vị, học thức
trong gia đình cũng được chú trọng hơn khi đưa ra ý kiến.
- Các yếu tố Cá nhân
Vấn đề từ yếu tố cá nhân đó chính là tuổi tác cũng như nghề nghiệp, phong cách
sống của mỗi người. Theo đó thì trong mỗi giai đoạn với tuổi tác khác nhau thì thói
quen mua nhà của con người cũng thay đổi theo. Và đối với nghề nghiệp của con
người cũng vậy, thông thường với những người với nghề nghiệp khác nhau cũng sẽ có
hành vi mua nhà chung cư khác nhau. Bởi vì nghề nghiệp quyết định đến thu nhập do
đó con người cũng cần phải chọn mua nhà sao cho phù hợp với túi tiền của mình.
Đồng thời thì mỗi con người có phong cách sống khác nhau do đó thì sở thích mua
nhà khác nhau dù rằng cùng một địa phương hay cùng nghề nghiệp. Khi mua nhà thì
23
con người cũng còn căn cứ vào ngoại hình của bản thân mình để chọn lựa căn hộ sao
cho phù hợp và toát lên được phong cách bản thân.
- Các yếu tố Tâm lý
Tâm lý sẽ là một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua nhà của người dân.
Theo đó thì mỗi người sẽ tự có động lực riêng đối với việc mua nhà cho mình và cũng
tự nhận thức được bản thân để có thể chọn mua được căn hộ phù hợp. Thông thường
trước khi tiến hành mua căn hộ nào đó thì mỗi người thường trải qua những giai đoạn
như là chú ý, xuyên tạc, chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc.
Bên cạnh đó khi nhà chung cư thì con người cũng lĩnh hội ý kiến từ những người
khác hoặc trải qua những kinh nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống. Ngoài ra
cũng có thể là sự đánh giá chủ quan của bản thân thông qua niềm tin đối với một vấn
đề nào đó cũng chính là yếu tố góp phần quyết định hành vi mua nhà của người tiêu
dùng.
1.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên lý thuyết về Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng của
Kotler và Keller (2001), tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cùng
sự tham vấn từ các chuyên gia bất động sản hàng đầu tại TP.HCM, tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của
người dân TP.HCM” dựa vào các các nhóm yếu tố sau: Giá cả, Cơ sở vật chất, Chi
phí, Công năng, Môi trường sống, Truyền thông marketing, Vị trí khu căn hộ, Vị trí
căn hộ và Hồ sơ pháp lý.
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra:
- H1: Nhóm yếu tố Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của
người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Giá cả hợp lý, Thanh toán trả góp,
Căn hộ tăng giá theo thời gian, Ngân hàng bảo lãnh, Vay để mua căn hộ, Mua bán dễ
dàng.
- H2: Nhóm yếu tố Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư
của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Hệ thống dẫn nước và thoát nước, Hệ
thống thông gió, Có trang bị máy phát điện dự phòng, Bãi đậu xe máy và ô tô rộng rãi,
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy, Hệ thống an ninh và bảo vệ, chất lượng kết cấu
công trình.
24
- H3: Nhóm yếu tố Chi phí ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của
người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Phí bảo trì, Phí quản lý chung cư, Phí
điện, nước, internet, Phí giữ xe, Phí sửa chữa hư hỏng thiết bị tiêu dùng.
- H4: Nhóm yếu tố Công năng ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư
của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Khu căn hộ đi kèm khu mua sắm,
Khu căn hộ có bể bơi sạch sẽ, Khu căn hộ có phòng gym và khu vực thể thao, Khu căn
hộ có dịch vụ spa và làm đẹp, Khu vui chơi trẻ em nằm trong dự án, Hội trường sinh
hoạt cộng đồng dành cho cư dân.
- H5: Nhóm yếu tố Môi trường sống ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung
cư của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Căn hộ yên tĩnh và không bị nhiễm
tiếng ồn, Căn hộ có không khí trong lành và Không ô nhiễm, Mật độ dân số và lưu
lượng giao thông xung quanh, Khu căn hộ có nhiều cây xanh, Khu vực có dân trí cao,
Thiết kế và kiến trúc căn hộ.
- H6: Nhóm yếu tố Truyền thông marketing ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ
chung cư của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Mua căn hộ qua nhân viên sales, Mua
căn hộ qua truyền miệng từ người thân và bạn bè, Mua căn hộ theo danh tiếng của chủ
đầu tư, Mua căn hộ qua quảng cáo trên báo chí, truyền hình và mạng xã hội, Mua căn
hộ vì có giảm giá, chiết khấu, khuyến mãi.
- H7: Nhóm yếu tố Vị trí khu căn hộ ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung
cư của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Gần cơ sở giáo dục các cấp, Gần
bệnh viện, Gần chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Gần công sở và nơi làm việc, Gần
nơi ở đến trung tâm thành phố.
- H8: Nhóm yếu tố Vị trí căn hộ ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư
của người dân TP.HCM.
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Yếu tố phong thủy của căn hộ,
Hướng căn hộ, Căn trong hay căn góc, Tầng thấp hay tầng cao, Tầm nhìn từ căn hộ ra
bên ngoài.
- H9: Nhóm yếu tố Hồ sơ pháp lý ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư
của người dân TP.HCM.
25
Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Chủ quyền và sở hữu sổ hồng đúng
hạn, Thời hạn sở hữu căn hộ, Giấy tờ minh bạch và pháp lý rõ ràng, Giải quyết nhanh
chóng tranh chấp với chủ đầu tư, Tái định cư khi hết hạn sở hữu.
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Giá cả
H1
Cơ sở vật chất
H2
Chi phí
H3
Công năng
Quyết định
mua căn
H4 hộ chung
cư của
Môi trường sống người dân
TP.HCM
H5
Truyền thông H6
marketing
H7
Vị trí khu căn hộ
H8
Vị trí căn hộ
H9
Hồ sơ pháp lý
Nguồn: Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
26
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu một số nội dung là cơ sở lý thuyết nền tảng cho
nghiên cứu như: khái niệm về người tiêu dùng, khái niệm về hành vi của người tiêu
dùng, quy trình ra quyết định mua hàng, mô hình nghiên cứu và các mô hình lý thuyết
trước đây. Căn cứ vào đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua căn hộ chung cư tại TP.HCM.
27
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG CĂN HỘ CHUNG CƯ
TẠI TP.HCM
2.1. Tổng quan về thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM
Theo thống kê của Bộ Xây dựng (2019) cho thấy, đến nay cả nước có khoảng
3.000 tòa nhà chung cư; trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Nguồn cung căn hộ chung cư cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà
ở tại 2 thành phố này.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (2019) thì trong năm
2019 nguồn cung căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà
ở tại Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, tại Hà Nội, căn hộ chung cư chiếm 87,3% tổng
nguồn cung nhà ở với khoảng 40.000 căn hộ, các loại nhà ở khác như biệt thự, nhà liền
kề, đất nền chỉ chiếm chưa đến 13%. Tại TP.HCM, tỷ trọng căn hộ chung cư còn lớn
hơn, chiếm gần 90% tổng nguồn cung nhà ở, với gần 45.000 căn.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (2018), nhà chung cư cao tầng hiện được
đầu tư xây dựng không chỉ ở Hà Nội và TPHCM mà còn tại các thành phố khác trong
cả nước như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Thái Nguyên...
Việc mô hình nhà chung cư cao tầng được phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã
chứng tỏ: ngoài việc có quy hoạch, thiết kế phù hợp, chất lượng bảo đảm, an toàn, tiện
ích trong sử dụng, có giá cả phù hợp với nhiều đối tượng, thì công tác quản lý, vận
hành nhà chung cư cũng từng bước được cải thiện và được những người sử dụng nhà
chung cư chấp nhận.
Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, cải thiện điều kiện ở và xây dựng nếp sống văn minh cho cư dân
tại các đô thị.
Mục đích phát triển nhà chung cư không chỉ để tiết kiệm quỹ đất ngày càng bị thu
hẹp do tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh mà còn góp phần tạo ra kiến trúc, cảnh
quan đô thị khang trang, môi trường xanh, sạch đẹp góp phần tạo nên cuộc sống văn
minh, hiện đại.
Những khách hàng lựa chọn mua căn hộ chung cư hiện tại đa phần đều là những
khách hàng trẻ, trong đó số lượng khách hàng ở độ tuổi 8x và 9x chiếm tới 35%, là lực
lượng lao động chính có khả năng tự chủ tài chính, có nhu cầu cao về việc sở hữu căn
hộ riêng cho bản thân hoặc gia đình của mình.
28
Thực tế cuộc sống hiện nay cũng cho thấy hầu hết những thế hệ trẻ đều ưa chuộng
các căn hộ thông minh có khả năng tiện ích cao, diện tích vừa và nhỏ để chọn lựa làm
nơi an cư lâu dài.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (2019), sự gia tăng về nhu cầu sở hữu nhà ở
trên thị trường đang ngày càng lớn, trong khi thực tế quỹ đất ở các trung tâm thành phố
lớn lại đang dần thu hẹp, điều này khiến cho các căn hộ có diện tích vừa và nhỏ trở nên
phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường.
Hầu hết những căn hộ vừa và nhỏ hiện nay đều là những căn hộ có khả năng ưu
việt cao, được thiết kế thông minh và được tối ưu hóa công năng cùng diện tích sử
dụng, vì vậy có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của người dân thành thị, nhất
là với đối tượng người trẻ yêu thích sự thuận tiện trong cuộc sống.
Ở thị trường bất động sản tại TP.HCM, những căn hộ có diện tích vừa và nhỏ với
mức chi phí hợp lý luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng, bao gồm
cả khách hàng có nhu cầu để ở cùng với các nhà đầu tư lướt sóng. Những căn hộ có
diện tích vừa và nhỏ với tính thanh khoản cao luôn nằm trong tình trạng khan hiếm và
không đáp ứng đủ được nguồn cầu.
Với những dự án căn hộ vừa và nhỏ có tiện ích tốt, vị trí đắc địa luôn là dòng sản
phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng hơn cả. Điều này cũng chứng minh những căn
hộ được trang bị đầy đủ nội, ngoại thất cùng các tiện ích nổi bật xung quanh tòa nhà
luôn tao sự hấp dẫn lớn đối với khách hàng, giúp khách hàng chỉ cần tới ở mà không
cần phải lo lắng sắm sửa và thiết kế căn hộ của mình.
Đặc biệt những căn hộ có vị trí gần trung tâm, có tính hiện đại và tiện nghi cao
luôn là phân khúc bất động sản được ưu tiên hàng đầu trên thị trường, nhất là với
những khách hàng trẻ luôn đặt yếu tố tiện nghi và tiết kiệm thời gian lên hàng đầu khi
lựa chọn nơi ở.
Cả nước hiện có hơn 1.500 chung cư cũ xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa hoặc xây
mới đang gặp phải bế tắc do không đạt được đồng thuận giữa người dân với chủ đầu
tư, chính quyền địa phương. Việc chung cư sở hữu lâu dài cũng là một trong những tác
nhân khiến tiến trình này chậm hơn. Sự chậm trễ cải tạo, xây mới lại nhiều toà chung
cư cũ đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, vì hàng ngày người dân sống trong lo âu,
căn nhà mà họ đã gắn bó từ những năm 1960 không biết sập xuống lúc nào.
Trên thực tế, căn hộ sở hữu vĩnh viễn sẽ đắt hàng hơn sở hữu có thời hạn 50 năm.
Đơn cử như một số dự án có thời hạn 50 năm trên đường Phạm Hùng, quận 8,
TP.HCM với chất lượng tốt, thiết kế đẹp chỉ có giá 25 triệu đồng/m2 nhưng bán hàng
29
rất chậm. Trong khi đó, cùng một vị trí nhưng dự án bên cạnh sở hữu lâu dài có giá lên
tới 35-40 triệu đồng/m2 lại hút khách.
Trước đó, tại một cuộc hội thảo ở TP.HCM, bà Dương Thùy Dung (2019), Giám
đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, thời gian qua có nhiều sản phẩm trỗi dậy thay
thế cho bất động sản sở hữu lâu dài. Dù vậy, sản phẩm thị trường đón nhận nhiều nhất
là sản phẩm sở hữu lâu dài hoặc vĩnh viễn. Tâm lý người mua chung cư tại Việt Nam
rất thích sản phẩm sở hữu lâu dài, nên sức tiêu thụ trên thị trường luôn cao.
2.2. Thực trạng cung và cầu thị trường căn hộ chung cư hiện nay tại TP.HCM
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu (2020) nhận định,
tất cả các dự án nhà ở từ cao cấp đến bình dân khi đưa ra thị trường tại TP.HCM đạt tỷ
lệ hấp thụ rất cao, đến 99-100% ở phân khúc nhà ở xã hội (chung cư giá rẻ). Phân khúc
nhà ở thương mại giá trị từ 2 tỷ đồng trở xuống đạt tỉ lệ 100% tiêu thụ và nhà ở cao
cấp đạt 70 - 80%, có những dự án tiêu thụ tới 100%. Nhà đầu tư thứ cấp thời gian qua
cũng được hưởng lợi nhờ khan hiếm sản phẩm.
Song, khó khăn lớn nhất chính là khan hiếm dự án, sản phẩm. Cụ thể, nếu trong năm
2018, nguồn cung chỉ giảm ở mức 20% thì đến 2019 đã sụt giảm tới 70%. Cả năm
2019 chỉ có một dự án được "chạy". Điều này là nguyên nhân chính khiến dù khủng
hoảng do đại dịch Covi-19 nhưng giá bất động sản thời gian qua không vẫn không
giảm. "Giá chỉ xuống ở thị trường thứ cấp vì nhà đầu tư không chịu được áp lực dòng
tiền. Còn ở thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư dự án bất động sản uy tín vẫn duy trì hoạt
động với mức giá phù hợp", ông Châu khẳng định.
Theo ông Lê Hoàng Châu (2020), thị trường bất động sản sau khủng hoảng từ năm
2013 đã dần phục hồi và đạt đỉnh cao vào năm 2017. Tuy nhiên, tới 2018, thị trường
bắt đầu khó khăn rõ rệt và trầm trọng hơn vào năm 2019. Đến đầu năm 2020, tưởng
chừng thị trường có thể vượt qua khủng hoảng thì đại dịch Covid-19 lại làm trầm trọng
thêm các khó khăn.
Theo báo cáo thị trường quý 2 năm 2020 của CBRE Việt Nam (2020), với lệnh
cách ly toàn xã hội trong tháng 4 và các tác động của dịch Covid-19, thị trường căn hộ
bán tại TP.HCM ghi nhận số căn chào bán thấp kỷ lục trong vòng 5 năm qua. Các chủ
đầu tư nước ngoài gần như không có sản phẩm chào bán trong nửa đầu năm. Lượng
nguồn cung chào bán từ khối ngoại chỉ chiếm khoảng 10% toàn thị trường so với mức
20% trong các năm trước. Trong quý 2/2020 có 1.644 căn hộ được chào bán tại bảy dự
án, giảm 54% theo quý và 60% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng nửa đầu năm có
5.250 căn hộ được chào bán ghi nhận mức giảm là 39% so với cùng kỳ năm trước.
30
Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm mới trong quý 2 đạt khoảng 70%, giảm 10-15 điểm
phần trăm so với các quý trước. Mức giá cao và tình hình dịch bệnh trong tháng tư đến
giữa tháng năm đã làm giảm lượng quan tâm của người mua giai đoạn này. Trong quý
2, có 1.581 căn hộ được tiêu thụ, giảm 58% so với quý trước và 66% so với cùng kỳ
năm trước.
Hình 2.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM nửa đầu năm 2020
Nguồn: CBRE Việt Nam, 2020
CBRE Việt Nam (2020) chỉ rõ, giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức
1.940 USD/m2, không đổi so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Mức giá tăng nhẹ 1% theo quý được ghi nhận tại phân khúc trung cấp từ giai đoạn tiếp
theo của các dự án mới mở bán trong quý 1 như Citi Grand và West Gate Park. Phân
khúc trung cấp cũng ghi nhận mức tăng giá cao nhất so với cùng kỳ năm trước là 10%.
Giá bán tại các phân khúc còn lại không thay đổi theo quý, tuy nhiên mặt bằng giá
hiện tại đã cao hơn 4%-6% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về tỉ lệ giữa các phân khúc sản phẩm, phân khúc trung cấp tiếp tục dẫn đầu thị
trường ở cả nguồn cung và số căn bán được trên toàn thị trường lần lượt là 55% và
61%. Xét về vị trí, thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục mở rộng về phía Đông và
Nam tập trung tại quận 2, quận 7 và huyện Bình Chánh.
Bà Đặng Phương Hằng (2020), tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận
định: “Năm 2020 là một năm khó khăn với thị trường nhà ở khi dịch Covid-19 tác
động đến tất cả người chơi trên thị trường. Mặc dù vậy đã có những tín hiệu hồi phục
tích cực vào cuối quý 2. Các chủ đầu tư đang gấp rút lên kế hoạch triển khai các dự án
trong khi người mua đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với giá hợp lý. Đây
sẽ là động lực cho nửa cuối năm sôi động hơn.”
31
Hình 2.2. Số căn hộ bán ra trong nửa đầu năm 2020 tại TP.HCM
Nguồn: CBRE Việt Nam, 2020
Còn theo DKRA Việt Nam (2020), thị trường căn hộ trong quý 2 năm 2020 ghi
nhận 15 dự án mở bán, bao gồm 5 dự án mới và 10 dự án trước đó triển khai giai đoạn
tiếp theo, cung cấp ra thị trường khoảng 2,425 căn, tăng 56.8% so với quý 1, giảm
6.3% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới tích cực, đạt
khoảng 72.8% (1,765 căn), tăng 54% so với quý 1 nhưng giảm khoảng 13.8% so với
cùng kỳ năm trước.
Căn hộ hạng B có sự sụt giảm so với quý trước nhưng vẫn là phân khúc chủ đạo
dẫn dắt thị trường khi chiếm đến 56% cơ cấu nguồn cung mới. Giao dịch thứ cấp duy
trì mức thanh khoản khá thấp và tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà, giá
trị dao động 1.8-2.5 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ.
Theo Savills Việt Nam (2020), nguồn cung căn hộ sơ cấp nửa đầu năm 2020 giảm
52% theo năm, với hơn 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Nguồn cung mới
quý 2/2020 đạt hơn 2,100 căn từ 4 dự án mở mới và 10 giai đoạn tiếp theo, giảm 55%
theo quý và 74% theo năm.
Có 7 dự án đã dời kế hoạch mở bán sang nửa cuối năm. Chỉ riêng Sunshine
Horizon mở bán ngay trước khi giãn cách xã hội có hiệu lực với số lượng căn giới hạn
và tiếp cận thêm với khách hàng thông qua kênh trực tuyến. Do nhu cầu từ khách nước
ngoài giảm và tâm lý cẩn trọng hơn của chủ đầu tư, các dự án mới ở hạng A và B mở
bán số lượng giới hạn, ít hơn 100 căn.
Phần lớn chủ đầu tư vẫn còn thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường.
Lượng giao dịch nửa đầu năm chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% theo năm, mức thấp
nhất trong 5 năm qua. Cả 3 dự án hạng C mới trong nửa đầu năm đều đạt tỷ lệ hấp thụ
32
trên 80%. Nhu cầu có dấu hiệu tích cực với tỷ lệ hấp thụ đạt 75%, giảm nhẹ 4 điểm
phần trăm theo năm.
Hình 2.3. Tình hình thị trường căn hộ TP.HCM 6 tháng đầu năm 2020
Nguồn: Savills Việt Nam, 2020
Hành vi của khách hàng thay đổi do Covid-19 đã định hình lại chiến lược kinh
doanh của chủ đầu tư. Lượng khách truy cập vào các trang mạng thông tin về bất động
sản trong nửa đầu năm ghi nhận mức tăng 23% mỗi tháng. Trang batdongsan.com.vn
(2020) ghi nhận lượng tin đăng trong tháng 7/2020 tăng 3% so với tháng 6/2020 và
tăng nhiều nhất ở mảng cho thuê căn hộ chung cư. Điều này cũng phản ánh thực tế
hiện nay khi nhu cầu thuê giảm, một phần do số lượng người nước ngoài đến làm việc,
du lịch tại Việt Nam giảm mạnh. Về phía nguồn cầu dựa trên mức độ quan tâm, toàn
thị trường giảm 7% theo tháng và so với tháng trước, người tìm kiếm bất động sản ít
quan tâm tới đất thổ cư hơn.
33
Hình 2.4. Tình hình giá bán, mức độ quan tâm và lượng tin đăng tại TP.HCM
Nguồn: Batdongsan.com.vn, 2020
34
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả phân tích về thực trạng nhu cầu của thị trường căn hộ
chung cư tại TP.HCM với một số nội dung cơ bản như: định nghĩa về căn hộ chung cư,
tổng quan thị trường căn hộ chung cư, thực trạng nhu cầu thị trường căn hộ chung cư
hiện nay tại TP.HCM với nguồn cung, nguồn cầu và dự báo thị trường. Từ đó, lấy
thêm các nguồn tư liệu để phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ
chung cư tại TP.HCM.
35
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc
SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc

More Related Content

Similar to SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc

Cong bo thong tin sgdck
Cong bo thong tin sgdckCong bo thong tin sgdck
Cong bo thong tin sgdck
Vâng Nguyễn
 

Similar to SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc (18)

Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chu...
Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chu...Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chu...
Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chu...
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Siêu Thị Aeon Citimart
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Siêu Thị Aeon CitimartLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Siêu Thị Aeon Citimart
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Siêu Thị Aeon Citimart
 
Khóa luận: Pháp luật thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ
Khóa luận: Pháp luật thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộKhóa luận: Pháp luật thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ
Khóa luận: Pháp luật thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Cong bo thong tin sgdck
Cong bo thong tin sgdckCong bo thong tin sgdck
Cong bo thong tin sgdck
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂMLuận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ với khách hàng của công ty TNHH CBR...
Giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ với khách hàng của công ty TNHH CBR...Giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ với khách hàng của công ty TNHH CBR...
Giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ với khách hàng của công ty TNHH CBR...
 
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
 
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOTPháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
 
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàngPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại MobifoneLuận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

SIVIDOC.COM Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Hồ Chí Minh.doc

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ĐỨC QUỲNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP.HCM, năm 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ĐỨC QUỲNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS ĐẶNG THÁI BÌNH TP.HCM, năm 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu của tôi, do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Thái Bình. Các nội dung tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng. Kết luận nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Người thực hiện luận văn Phạm Đức Quỳnh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG................................................................................................................... 9 1.1. Khái niệm Người tiêu dùng................................................................................................ 9 1.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng ............................................................................10 1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng....................11 1.4. Mô hình hành vi tiêu dùng ................................................................................................11 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng..................................13 1.6. Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng ........................................17 1.7. Đặc điểm nhà chung cư.......................................................................................................22 1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua nhà chung cư của người dân .......................................................................................................................23 1.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................................24 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM.............................................................................28 2.1. Tổng quan về thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM...................................28 2.2. Thực trạng cung và cầu thị trường căn hộ chung cư hiện nay tại TP.HCM.................................................................................................................................................30 Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................36 3.1. Phân tích thống kê..................................................................................................................36 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng......................................................................................40 3.3. Kết quả nghiên cứu................................................................................................................62 Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................66 4.1. Dự báo nguồn cung và cầu thị trường ........................................................................66 4.2. Sự cấp thiết về nhu cầu nhà chung cư của người dân TP.HCM .................68 4.3. Một số giải pháp......................................................................................................................71 4.4. Đề xuất kiến nghị....................................................................................................................73 4.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo .....................................................................................................................................................................75 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................78
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiêp nước ngoài 2 HoREA Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh 3 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 % Phần trăm
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân tích thống kê về giới tính............................................................................ 36 Bảng 3.2. Phân tích thống kê về độ tuổi............................................................................... 37 Bảng 3.3. Phân tích thống kê về nghề nghiệp.................................................................... 38 Bảng 3.4. Phân tích thống kê về thu nhập hàng tháng.................................................. 39 Bảng 3.5. Phân tích khách thể về mức chi phí để mua căn hộ................................. 39 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng.......................................................... 40 Bảng 3.7. Thứ hạng của các yếu tố ảnh hưởng................................................................. 41 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Giá cả...................... 41 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Cơ sở vật chất.... 43 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Chi phí................. 45 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Công năng......... 47 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Môi trường sống .. 49 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Truyền thông marketing................................................................................................................................................. 52 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Vị trí khu căn hộ ....................................................................................................................................................................... 55 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Vị trí căn hộ..... 57 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố Hồ sơ pháp lý . 59 Bảng 3.17. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................... 64 Bảng 3.18. Thứ hạng ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng............................................. 64
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng .............................................................. 12 Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng....................... 13 Hình 1.3. Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua...... 19 Hình 1.4. Các yếu tố can thiệp giữa ý định mua và quyết định mua ................... 20 Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 26 Hình 2.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM nửa đầu năm 2020 ........ 31 Hình 2.2. Số căn hộ bán ra trong nửa đầu năm 2020 tại TP.HCM........................ 32 Hình 2.3. Tình hình thị trường căn hộ TP.HCM 6 tháng đầu năm 2020........... 33 Hình 2.4. Tình hình giá bán, mức độ quan tâm và lượng tin đăng tại TP.HCM................................................................................................................................................... 34 Hình 4.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM trong tương lai ................ 67
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà ở tại các đô thị lớn như TP.HCM đang là một nhu cầu cấp thiết khi dân số tăng nhanh với hàng trăm ngàn người nhập cư mỗi năm. Và khi cần mua một căn hộ để ở, có nhiều điều mà người mua quan tâm. Vị trí là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến giá trị của một căn hộ chung cư. Mua căn hộ chung cư ở vị trí tốt, thuận lợi, người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều thứ, đặc biệt là khả năng tăng giá. Điểm khác biệt lớn nữa giữa căn hộ chung cư và nhà phố riêng lẻ nằm ở môi trường sống và các tiện ích nội khu mà nó đem lại cho cư dân căn hộ. Nếu xét tới tính riêng tư, thoải mái, tự do trong việc sửa chữa nhà cửa thì chắc chắn căn hộ chung cư khó lòng so được với nhà phố ở mặt này. Nhưng nếu ở nhà phố riêng lẻ và cư dân muốn đi bơi, muốn tập gym, đi mua sắm, thì chắc chắn phải di chuyển khá xa. Ở căn hộ chung cư thì ngược lại, chỉ cần bước xuống ngay dưới nhà là sẽ có ngay mọi thứ. Thêm nữa, các dự án căn hộ chung cư hiện nay đều cố gắng kiến tạo cho cư dân môi trường sống tốt nhất, tách biệt hoàn toàn khỏi khói bụi, kẹt xe, ô nhiễm tiếng ồn bên ngoài, điều mà nếu mua nhà phố riêng lẻ cư dân khó có thể trải nghiệm được. Nhất là vấn đề an ninh, ở căn hộ chung cư đều được ban quản lý bảo đảm vấn đề này. Giả sử nếu được lựa chọn, một tên trộm sẽ chọn đột nhập nhà phố riêng lẻ hơn là chung cư cao tầng. Kể ra những lợi ích, ưu điểm khi ở trong căn hộ chung cư như vậy, chúng ta mới có thể hiểu được rằng, đây chính là lý do mà người mua ở sẽ ưu tiên chọn một dự án chung cư nào đó. Chúng bao gồm các lý do như tiện ích đầy đủ, môi trường sống chất lượng, an ninh đảm bảo... Và đương nhiên, các dự án đáp ứng được các yếu tố này sẽ được người mua săn đón, khả năng tăng giá cao hơn. Đây chính là điều mà người đầu tư mua bán căn hộ chung cư hướng đến. Trong năm 2019 vừa qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới pháp lý như các vụ lừa đảo bán đất ma bị phanh phui, vỡ trận cam kết lợi nhuận condotel khiến người mua bất động sản dù theo hình thức nào cũng đều cảm thấy e dè, cẩn trọng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến loại hình căn hộ chung cư, khi không thiếu những trường hợp chung cư xây xong đã lâu, nhưng 2, 3 năm rồi vẫn chưa được cấp sổ. Điều đó khiến cho những người trót mua, trót đầu tư vào các dự án căn hộ chung cư này đành chôn vốn vì không thể mua bán, thế chấp gì được. 1
  • 9. Chọn đầu tư dự án chung cư bị vướng pháp lý có thể khiến người mua chôn vốn thời gian dài. Nếu đầu tư mua bán căn hộ chung cư, mà các giấy tờ pháp lý đã được chuẩn bị hoàn chỉnh, đầy đủ thì chắc chắn nó sẽ là lợi thế rất lớn. Ngược lại, bất cứ vấn đề nào liên quan tới pháp lý phát sinh cũng rất dễ khiến giao dịch thất bại. Chính vì vậy, người đầu tư mua bán căn hộ chung cư thường lựa chọn các dự án minh bạch, rõ ràng về pháp lý. Nhiều năm trở lại đây, chủ đầu tư chính là một trong những tiêu chí quan trọng để người mua lựa chọn dự án căn hộ chung cư. Tuy không có một quy chuẩn, tiêu chuẩn xếp loại cụ thể nào dành cho chủ đầu tư. Nhưng chắc chắn rằng, chọn mua dự án căn hộ của một chủ đầu tư uy tín thì sẽ cảm thấy an tâm hơn hẳn. Đây chính là yếu tố mà người đầu tư mua bán căn hộ chung cư nên cân nhắc. Khi chọn đầu tư một dự án của chủ đầu tư uy tín, trừ khi nó vướng phải các rắc rối lớn về pháp lý, còn không bán ra rất dễ có người mua và khả năng tăng giá luôn là điều rất tốt. Chọn đầu tư mua bán căn hộ chung cư của chủ đầu tư tốt. Đồng nghĩa với việc có thể bán căn hộ chung cư nhanh chóng hơn, giá tốt hơn. Ngoài ra, người bán căn hộ chung cư còn được hưởng lợi rất lớn bởi các hoạt động quảng bá dự án mà chủ đầu tư tiến hành. Người dân không cần phải mất nhiều công sức để tìm kiếm khách mua, để giới thiệu sản phẩm. Vì mọi thứ đã được chủ đầu tư làm thay, lượng khách hàng quan tâm, có nhu cầu tìm mau căn hộ dự án đó là rất lớn. Tuy nhiên, một số yếu tố kể trên sẽ không đầy đủ và rõ ràng chi tiết để người mua có thể chọn cho mình một ăn hộ ưng ý. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM” sẽ giải quyết nhiều hơn nữa, đáp ứng đầy đủ những vấn đề mà người mua quan tâm khi muốn sở hữu cho mình và gia đình một căn hộ tại TP.HCM. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài Hai tác giả Mostafa Kamal và Shah Alam Kabir Pramanik (2015) tại trường Đại học Kinh doanh và kinh tế quốc tế Daffodil, Bangladesh đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng mua căn hộ ở thành phố Dhaka”. Nghiên cứu đã xác định và cho kết quả 6 khía cạnh quan tâm của khách hàng khi ra quyết định mua căn hộ là Cơ sở vật chất (project facilities), Môi trường (environmental), Chiêu thị (promotional), Chất lượng vật lý (physical quality), Giá cả (price), Vị trí và giao thông (location and communication). 2
  • 10. Yếu tố Cơ sở vật chất bao gồm: Khu dân cư đông đúc, sân chơi trẻ em, thiết bị phát điện, bãi đậu xe, trò chơi trong nhà, hội trường sinh hoạt. Yếu tố Môi trường bao gồm: Tiếng ồn và âm thanh của khu vực liền kề, ô nhiễm môi trường của khu vực, mật độ dân số hoặc lưu lượng giao thông. Yếu tố Chiêu thị bao gồm: Bán hàng giảm giá, truyền miệng, danh tiếng thương hiệu của công ty, ảnh hưởng của quảng cáo. Yếu tố Chất lượng vật lý bao gồm: Chất lượng công trình nước, hệ thống thoát nước, chất lượng lưu vực va chế độ lưu thông, chất lượng gạch của căn hộ, cửa sổ thông thoáng và đón gió. Yếu tố Giá cả bao gồm: Cơ sở tín dụng, hệ thống thanh toán trả góp, tính khả dụng của việc vay ngân hàng, giá cả hợp lý. Yếu tố Vị trí và giao thông bao gồm: Môi trường sống của dân cư, gần cơ sở giáo dục, thuận tiện cho việc đi làm. Một nghiên cứu khác của hai tác giả Mwfeq Haddad và Mahfuz Judeh (2011) tại Đại học AlAlbayt, Jordan với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân ở Amman, Jordan” đã điều tra những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng đối với căn hộ. Mẫu khảo sát bao gồm 120 người đã mua căn hộ tại các khu vực khác nhau ở Amman. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng quyết định của người mua chịu tác động của các yếu tố bao gồm: Thẩm mỹ, Kinh tế, Marketing, địa lý và Cấu trúc xã hội. Nhóm tác giả Connie, Susilawati, Fernando Baptista và Anunu (2001) tại Trường Đại học Petra Christian, thành phố Surabaya, Indonesia thực hiện nghiên cứu có tựa đề “Các yếu tố động cơ và nhận thức ảnh hưởng đến hành vi mua nhà của người dân ở Dilly, Đông Timor”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất và kiểm tra 4 thành phần chính là yếu tố Vật lý (physical), Liên kết (linkage), Môi trường (environment) và Tiện ích (utilities) ảnh hưởng đến quyết định mua của người dân ở Dilly. Thành phần Vật lý bao gồm các thành tố: chất lượng xây dựng, giá, thiết kế, mật độ xây dựng, diện tích nhà, khả năng thanh toán, lãi suất, thời hạn thanh toán, khả năng tiếp cận thị trường. Thành phần Liên kết bao gồm các thành tố: liên hệ với nơi làm việc, gần trường học, giao thông công cộng. Thành phần Môi trường bao gồm: sạch sẽ, an toàn, thẩm mỹ. Thành phần Tiện ích bao gồm: điện, nước, điện thoại, có khu vực thờ phụng riêng, thể dục thể thao, tiềm năng đầu tư. Kết quả cho thấy yếu tố Vật lý và Liên kết không quan trọng như yếu tố Môi trường và tiện ích khi người dân cân nhắc mua nhà để ở. Hơn nữa, kết quả là phù hợp với phương châm của các nhà phát triển nhà ở ở Dilly là “sạch sẽ, an toàn, thẩm mỹ, sức khỏe và thịnh vượng”. 3
  • 11. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã tìm ra những nguồn thông tin chính, người ảnh hưởng và ai là người đưa ra quyết định mua trong gia đình. Kết quả đã chỉ ra rằng bạn bè và đồng nghiệp là những nguồn thông tin quan trọng nhất (45%) và mặc dù người vợ là người ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định nhưng người chồng là người ra quyết định chính. Với đề tài “Quyết định mua nhà: Nghiên cứu điển hình về cư dân của thung lũng Klang, Malaysia” của Shyue và cộng sự (2011), nghiên cứu này đã đề xuất những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà bao gồm Sản phẩm (đặc điểm nhà, không gian sống riêng tư và môi trường sống xung quanh), Vị trí nhà (vị trí gần nơi làm việc, gần chợ, gần trung tâm thương mại, gần tuyến đường chính, gần trường học, gần bạn bè và gia đình), Giá cả (giá nhà, lãi suất vay, chi phí vay, khả năng thanh tóan trả góp), Khuyến mãi, Quy trình, Bằng chứng thực tế và Con người. Kết quả cho thấy rằng Quy trình, Bằng chứng thực tế, Sản phẩm (tính năng bên ngoài, nội thất của ngôi nhà, không gian sống riêng tư và môi trường sống xung quanh) và Vị trí nhà (khả năng tiếp cận) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà. - Nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam Hai tác giả Nguyễn Huy Tuân và Mai Thị Hồng Nhung (2019) thuộc Trường Đại học Duy Tân đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư cao cấp của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng”. Mô hình nghiên cứu được xác lập với 5 giả thuyết về sự tác động cùng chiều của nhân tố Chất lượng dịch vụ, Uy tín, Công năng, Thiết kế và Vị trí khu căn hộ đến hành vi mua của người tiêu dùng. Nhóm tác giả sử dụng 32 câu hỏi tương ứng với 32 biến quan sát. Khảo sát được tiến hành trên 5 quận gồm: quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng. Thời gian khảo sát từ tháng 10/2018 đến 12/2018. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhân tố tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là Vị trí phong thủy, Công năng và Thiết kế. Một nghiên cứu của tác giả Lê Va Xi (2017) thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng có tựa đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ nhà chung cư của người tiêu dùng Việt Nam tại các đô thị quy mô trung bình: Nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng”. Theo đó, nghiên cứu kết luận người dân Hải Phòng quan tâm đến các yếu tố như Chi phí của khách hàng (giá, tín dụng, thanh toán trả góp), Chất lượng căn hộ chung cư (vật liệu, nhà bếp, ánh sáng tự nhiên, cửa sổ bên ngoài), Phương tiện cấp nước (cơ 4
  • 12. sở hệ thống ống nước, chất lượng nước và áp lực nước, thoát nước, kiến trúc nội bộ), chất lượng môi trường (giao thông, tiếng ồn, an ninh khu vực), Cơ sở vật chất của khu chung cư (bãi đậu xe, hành lang, cầu thang bên ngoài, thang máy, kho chứa hàng). Những người có ý định mua căn hộ chung cư tại Hải Phòng quan tâm nhất đến chất lượng dịch vụ phục vụ người dân sống trong khu chung cư. Các khách hàng tiềm năng quan tâm đến các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ của khu nhà chung cư. Một phát hiện quan trọng là những người có ý định mua căn hộ chung cư luôn muốn có được một căn hộ trong một chung cư đa dạng và đồng bộ. Họ thích mô hình các khu chung cư được xây dựng với cấu trúc khu đô thị hoàn chỉnh, trong đó có tất cả các dịch vụ cho dân cư sinh sống như: văn phòng, trung tâm mua sắm, nhà ở, trường học, hồ bơi, phòng tập thể dục, ngân hàng, bệnh viện,… Những dự án chung cư có bể bơi, phòng tập thể dục, trung tâm mua sắm,… trong cùng một tòa nhà cũng là những sản phẩm có phân tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đầy đủ. Nếu các dự án nhà chung cư đảm bảo được tính đồng bộ cao chắc chắn sẽ mang lại sức hấp dẫn khách hàng lớn hơn. Một nghiên cứu khác của Phan Thanh Sĩ (2012) với đề tài “Các yếu tố chính ảnh hướng đến quyết định mua nhà ở Việt Nam”, đã đề xuất các yếu tố: Đặc điểm nhà (cấu trúc xây dựng, thiết kế bên trong và bên ngoài, loại nhà, chất lượng xây dựng, trạng thái pháp lý), Không gian sống riêng tư (diện tích nhà bếp, diện tích phòng khách, số lượng phòng ngủ, số lượng phòng tắm), Tình hình tài chính (giá nhà, khả năng thế chấp, khả năng thanh toán, lãi suất vay, thu nhập, thời gian thanh toán, lệ phí trước bạ), Khoảng cách (gần nơi làm việc, gần trường học, gần nơi đang sống, gần tuyến đường chính, gần chợ, gần trung tâm thương mại, gần bệnh viện), Môi trường sống (chất lượng của cơ sở hạ tầng, hàng xóm xung quanh, cảnh quang xung quanh, tình hình an ninh khu vực, tiếng ồn xung quanh, ô nhiễm của môi trường xung quanh). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 263 người. Kết quả cho thấy rằng có sự ảnh hưởng tích cực mạnh giữa hai yếu tố Không gian sống và Khoảng cách đến quyết định mua nhà ở của khách hàng. Ba yếu tố có sự ảnh hưởng tích cực yếu hơn là Đặc điểm nhà, Tình hình tài chính và Môi trường sống. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhân tố nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn) không có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng. Tác giả Trương Thành Long (2017) thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM có đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ của khách hàng cá nhân tại 5
  • 13. khu vực Đông nam TP.HCM”. Kết quả cho thấy các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ chung cư (của khách hàng cá nhân) gồm 9 thành phần: Thiết kế và kiến trúc căn hộ, Môi trường sống, Vị trí dự án căn hộ, Giá cả, Thương hiệu chủ đầu tư, Hồ sơ pháp lý dự án, Văn hóa xã hội, Hỗ trợ bán hàng và Tiện ích công cộng. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại TP.HCM” của tác giả Võ Thị Thùy Linh (2016) thuộc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng là một nghiên cứu điển hình. Kết quả nghiên cho thấy có 7 nhân tố tác động đến quyết định mua nhà chung cư. Trong đó, thành phần thứ nhất là Tình hình tài chính (thu nhập cao và ổn định, giá căn hộ phù hợp, hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, trả một phần), thứ hai là Kiến trúc (tòa nhà có màu sắc đẹp, có khuôn viên, công viên nội bộ, tầm nhìn căn hộ đẹp và thoáng mát), thứ ba là Vị trí nhà (gần trung tâm tài chính, gần chợ, bệnh việc, trường học); thứ tư là Marketing (ưu đãi, quảng cáo hấp dẫn); thứ 5 là Dịch vụ hỗ trợ (chung cư có siêu thị, có nhà trẻ, có hồ bơi); thứ 6 là Môi trường sống (an ninh, văn minh, xanh sạch đẹp) và cuối cùng thứ 7 là Ảnh hưởng xã hội (gia đình hướng mua, bạn bè ủng hộ, xu hường nhà ở mới). - Đánh giá tổng quan Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đều đã có những cách nhìn toàn diện trong việc thiết kế và khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến việc mua căn hộ của người dân. Các yếu tố đó đã chỉ rõ nhu cầu và mong muốn thật sự của người dân khi quyết định chi ra một khoản tiền không nhỏ để sở hữu cho mình và gia đình một căn nhà mơ ước. Tuy nhiên, nhiều kết quả trong các nghiên cứu này lại cho thấy người dân ở các nước ít quan tâm đến vấn đề trả góp hoặc trả trước khi mua căn hộ. Vì thế, có thể nhìn nhận rằng số tiền chi ra để mua căn hộ, sở hữu nhà ở của người dân ở các quốc gia khác là một vấn đề nằm trong tầm tay. Bên cạnh đó, các tác giả trong nước đã thiết kế và khảo sát khá đầy đủ các yếu tố trọng tâm trong việc cân nhắc chi tiền để sở hữu một căn hộ ưng ý của người dân khắp cả nước. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này cho thấy một mấu chốt quan trọng bị bỏ quên mà người dân thành thị ở Việt Nam quan tâm khi mua căn hộ đó là việc sở hữu sổ hồng lâu dài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân tại TP.HCM. - Nhiệm vụ nghiên cứu 6
  • 14. + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi, quyết định tiêu dùng của khách hàng, người tiêu dùng. + Phân tích thực trạng về nhu cầu thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM + Xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân tại TP.HCM. + Đề xuất một giải pháp đối với các công ty bất động sản để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng dựa trên tác động về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ tại TP.HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực TP.HCM. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2018-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước về bất động sản, nhà ở và các doanh nghiệp chuyên về bất động sản và nhà ở. Sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong việc lập luận, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố đến việc mua căn hộ chung cư của người dân. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu với cỡ mẫu là 230 người và tiến hành khảo sát, phỏng vấn. Sau đó thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra từ khách hàng và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận đối với các nhà nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nhà chung cư và có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp bất động sản, cụ thể như sau: - Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực tham khảo nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu tiếp theo. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đo lường tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng, đề xuất một số hàm ý về giải pháp đối với các công ty bất 7
  • 15. động sản để tăng quyết định mua nhà của khách hàng dựa trên tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có bố cục gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận, cụ thể như sau: - Mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng - Chương 2: Thực trạng về nhu cầu thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM - Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu - Chương 4: Giải pháp và kiến nghị - Kết luận 8
  • 16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.1. Khái niệm Người tiêu dùng Theo quan niệm của Liên minh Châu Âu (1999) về khái niệm người tiêu dùng về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan thì “Người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh vì mục đích không liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”. Quan điểm này của Liên minh Châu Âu tương đối đồng nhất với quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Đức, Nhật Bản, Trung Quốc. Theo Điều 13, Bộ luật dân sự của Đức (2002) định nghĩa:“Người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp của người này”. Điều 2-1, Luật về Hợp đồng tiêu dùng của Nhật Bản (2000) định nghĩa: “Người tiêu dùng theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm trường hợp cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng với mục đích kinh doanh.” Tại Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999) thì “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”. Cho đến năm 2010, khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành thay thế cho Pháp lệnh nói trên thì khái niệm này lại tiếp tục được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 3 của Luật này và nội dung không có sự thay đổi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người tiêu dùng bao gồm các đối tượng không chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là các tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội…) tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó. Theo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2016), quan niệm của pháp luật Việt Nam về người tiêu dùng khá đồng nhất với quan niệm hiện nay của các nước trên thế giới. Theo đó, người tiêu dùng được hiểu chỉ bao gồm cá nhân tham gia vào các giao dịch dân sự không nhằm mục đích thương mại. Cách tiếp cận như trên là hợp lý và đảm bảo được sự thống nhất cũng như ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 9
  • 17. 1.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng Theo Schiffman và Kanuk (2005), hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu những cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức và các tiến trình mà một cá nhân hay một nhóm lựa chọn, an toàn, sử dụng và từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ, những kinh nghiệm, hay những ý tưởng để thỏa mãn những nhu cầu nào đó của người tiêu dùng và xã hội. Bennett (1995) cho rằng Hành vi người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Theo Philip Kotler (2001) thì người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình. Schiffman và Kanuk (2005) còn cho rằng, hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong các cuộc nghiên cứu về việc mua, sử dụng, việc đánh giá về sản phẩm và dịch vụ và những ý kiến mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ. Theo Blackwell và các cộng sự (2006): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm, dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”. Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997): Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000): Hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ. Tóm lại, có nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng, nhưng nói chung thì hành vi tiêu dùng là những hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ: tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng hàng hóa hoặc 10
  • 18. dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hành vi tiêu dùng không chỉ liên quan đến hành động cụ thể xảy ra của từng cá nhân khi mua và sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi xảy ra hành động này. 1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Theo Kotler và Keller (2012), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình ra quyết định về chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Trước đây, những người làm tiếp thị có thể hiểu được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm tiếp xúc, giao dịch và bán hàng của họ hàng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô và thị trường của các doanh nghiệp đã làm cho nhiều nhà quản trị tiếp thị không còn điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nữa và thông tin từ bộ phận bán hàng còn mang nhiều tính chủ quan. Do đó, ngày càng nhiều nhà quản trị đã phải đưa việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng thuộc lãnh vực của mình giúp công ty có được quyết định phù hợp, chính xác và có thể xây dựng được một kế hoạch marketing hiệu quả nhằm thu hút, tạo ra khách hàng. Trong hoạt động thực tiễn, để xây dựng các chiến lược marketing kích thích việc mua hàng hiệu quả đối với sản phẩm đang bán, cũng như các sản phẩm mới đang triển khai thì doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, ứng dụng nguyên lý hành vi người tiêu dùng trong thiết kế chiến lược marketing. Từ những kiến thức và sự hiểu biết về người tiêu dùng này giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing ảnh hưởng, tác động trở lại người tiêu dùng. Hơn nữa, việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và quá trình mua của họ là một vấn đề quan trọng để công ty thiết lập các chiến lược marketing hữu hiệu. Bằng cách tìm hiểu người mua thông qua các giai đoạn như thế nào, người tiếp thị có thể khám phá ra mình phải làm thế nào để đáp ứng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định các chương trình tiếp thị hữu hiệu cho các thị trường mục tiêu. 1.4. Mô hình hành vi tiêu dùng Theo Kotler và Keller (2012), việc hiểu rõ hành vi mua của người tiêu dùng, cụ thể là hành vi tiêu dùng sản phẩm của chính doanh nghiệp mình đang kinh doanh chính là chìa khóa then chốt để các nhà quản trị đưa ra chiến lược cạnh tranh hợp lý và đúng đắn. Chính vì thế, các nhà quản trị cần phải biết rõ: - Ai mua? (Khách hàng) - Họ mua gì? (Sản phẩm) - Tại sao họ mua? (Mục tiêu) 11
  • 19. - Những ai tham gia vào việc mua? (Tổ chức) - Họ mua như thế nào? (Hoạt động) - Khi nào họ mua? (Cơ hội) - Họ mua ở đâu? (Nơi bán) Tùy theo từng quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp có những chiến lược marketing khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng là các nhà quản trị marketing phải hiểu rõ và xác định được mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng của những tác nhân marketing khác nhau mà họ đã sử dụng, điều này giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Kotler và Keller (2012) đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng qua mô hình sau (hình 1.1.): Hình 1.1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng Nguồn: Kotler và Keller, 2012 Từ mô hình cho thấy, các yếu tố marketing bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, cổ động và các tác nhân khác: kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa tác động vào “hộp đen của người mua”. Mỗi người tiêu dùng có “hộp đen” khác nhau và được xác định bởi những đặc điểm văn hóa, xã hội, cá tính và tâm lý cũng như tiến trình quyết định của người mua bao gồm: nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá, quyết định, hành vi mua. Và kết quả là đưa đến một quyết định mua sắm nhất định gồm: loại sản phẩm, nhãn hiệu, nơi mua, lúc mua và số lượng mua. Công việc chủ yếu của người làm marketing là tìm hiểu các tác nhân được chuyển thành những đáp ứng ra sao ở bên trong “hộp đen” của người mua. Hộp đen có hai nhóm yếu tố. 12
  • 20. - Thứ nhất, những đặc tính của người mua, tác động đến việc người đó đã cảm nhận và phản ứng ra sao trước các tác nhân. - Thứ hai, tiến trình quyết định của người mua tự ảnh hưởng đến các kết quả. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Theo Hoyer và MacInnis (2008), hành vi của người mua ảnh hưởng bởi 3 yếu tố như thu nhập, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm. Yếu tố thu nhập có ý nghĩa khi người tiêu dùng quyết định chi tiêu tiền để mua các sản phẩm, chẳng hạn như cho thuê, kinh doanh... Yếu tố sử dụng có nghĩa khi người tiêu dùng dùng sản phẩm có giá cao và có chất lượng. Yếu tố vứt bỏ là không có sự phân phối, hoặc nơi đặt một sản phẩm. Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Nguồn: Kotler và Keller, 2012 Theo Kotler và Keller (2012) việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau, trong đó chia thành bốn nhóm nhân tố chính: (1) Nhân tố văn hóa, (2) Nhân tố xã hội, (3) Nhân tố cá nhân, (4) Nhân tố tâm lý (Hình 1.2.). Song song đó, nhóm các yếu tố Marketing cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng. 1.5.1. Nhóm các yếu tố văn hóa Kotler và Keller (2012) cho rằng, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng được xem xét đến như nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua. 13
  • 21. - Nền văn hóa (culture): là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Mỗi người ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc… khác nhau. Do đó những người sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. - Nhánh văn hóa (sub-culture): chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hóa. Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của nó. Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức như địa lí, dân tộc, tôn giáo. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu dùng riêng và tạo nên những khúc thị trường quan trọng. - Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội đại diện cho những thành viên của một xã hội có tính tương đối thể hiện uy tín và sức mạnh có thứ bậc. Chính biến đã được các nghiên cứu tìm thấy, thế hiện tầm quan trọng trong các yếu tố xã hội được xác định: các biến kinh tế của nghề nghiệp, thu nhập và sự giàu có; biến giao dịch của các cá nhân có uy tín, hiệp hội và xã hội hóa, chính trị và quyền lực của các biến, ý thức giai cấp và sự thay đổi nhanh. Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Hay gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mỗi quan tâm và hành vi. 1.5.2. Nhóm các yếu tố xã hội Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội. - Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường xuyên. Ngoài ra còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể. - Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng. Thứ nhất là gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Tại gia đình này người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị văn hóa, chính 14
  • 22. trị, hệ tư tưởng… Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là rất quan trọng. - Địa vị xã hội: Lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo, giày dép, xe cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau. Những người có địa vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tương ứng như thế. Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp. 1.5.3. Nhóm các yếu tố cá nhân - Giới tính: Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi tiêu dùng. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín của hàng hóa này. - Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng lọai thức ăn hơn, trong khi về già họ thường có xu hướng kiêng một số loại thực phẩm. Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác. Chính vì vậy tuổi tác quan hệ chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt và các loại hình giải trí… - Nghề nghiệp và thu nhập: Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn. Người công nhân sẽ mua quần áo, giày đi làm và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ tịch hay giám đốc một công ty. Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn. - Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu dùng khác nhau. Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặc bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhà thờ của mình. Hay những người có thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm là làm việc thêm giờ cho những đề án quan 15
  • 23. trọng và tham gia hăng hái khi có dịp đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhu cầu cá nhân. 1.5.4. Nhóm yếu tố tâm lý Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin. - Động cơ (motivation): Động cơ là một nhu cầu bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học như đói, khát, khó chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. - Nhận thức (perception): Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Động cơ thúc đẩy con người hành động, còn việc hành động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận thức. Hai bà nội trợ cùng đi vào siêu thị với một động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau. Nhận thức của họ về mẫu mã, giá cả, chất lượng và thái độ phục vụ đều không hoàn toàn giống nhau. - Sự hiểu biết (knowledge): Sự hiểu biết giúp con người khái quát hóa và có sự phân biệt khi tiếp xúc với những hàng hóa có kích thước tương tự nhau. Khi người tiêu dùng hiểu biết về hàng hóa họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất. - Niềm tin và thái độ (belief and attitude): Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết con người hình thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm. Theo một số người giá cả đi đôi với chất lượng. Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hóa lại tốt. Chính điều đó làm cho họ e dè khi mua hàng hóa có giá cả thấp hơn hàng hóa khác cùng loại. Niềm tin hay thái độ của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của hãng đó. Niềm tin và thái độ rất khó thay đổi, tạo nên thói quen khá bền vững cho người tiêu dùng. 1.5.5. Nhóm các yếu tố marketing - Sản phẩm (product) là thành phần cơ bản nhất trong marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ, bảo trì. Trong kinh doanh bất động sản, các yếu tố đặc điểm nhà, không gian sống riêng tư, môi trường sống là những yếu tố đại diện cho yếu tố sản phẩm. 16
  • 24. - Giá (price) là thành phần không kém phần quan trọng trong marketing mix bao gồm giá bán, tín dụng, lãi suất. Giá phải tương xứng với giá trị khách hàng và có khả năng cạnh tranh. - Phân phối (place) cũng là một thành phần chủ yếu trong marketing mix. Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đên thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với sản phẩm là nhà ở thì nơi phân phối sản phẩm cũng chính là vị trí nhà. - Xúc tiến (promotion) là thành phần thứ tư này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp. Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng. - Bằng chứng thực tế (physical evidence) là một khái niệm trong marketing, được xem là sự mở rộng của 4Ps, là sự nỗ lực thực thi hữu hình hóa những gì vô hình đối với khách hàng, là những cái có thể thể hiện niềm tin thông qua các giác quan cảm nhận. Những gì khách hàng nhìn thấy được chính là sự cảm nhận đầu tiên về định hướng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bằng chứng thực tế thường để chỉ kinh nghiệm của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng của người tiêu dùng sẽ được chuyển tải thông qua truyền miệng và do đó, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không chỉ đưa ra lời quảng cáo bằng lý thuyết mà thực tế phải minh chứng điều này. Doanh nghiệp phải bắt đầu từ tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nhất quán trong hình ảnh, các thông điệp, lời hứa thương hiệu phải được hình ảnh hoá đối với khách hàng một cách cụ thể. 1.6. Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng Một trong những vấn đề cơ bản trong hành vi tiêu dùng là cách người tiêu dùng phát triển, thích nghi và ra quyết định mua hàng (Moon, 2004). Theo Plessis và cộng sự (1991), việc ra quyết định của người tiêu dùng có thể được định nghĩa như “mô hình hành vi của người tiêu dùng, có trình tự thực hiện, xác định và tuân theo quá trình ra quyết định đáp ứng nhu cầu bằng các sản phẩm, ý tưởng hoặc dịch vụ”. Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề ra quyết định của người tiêu dùng. Ban đầu, các nhà nghiên cứu tập trung vào các hành động mua (Loudon và Bitta, 1993). Chỉ sau những năm 1950, các khái niệm hiện đại của tiếp thị được đưa vào nghiên cứu vấn đề ra quyết định của người tiêu dùng, bao gồm một phạm vi rộng lớn với nhiều hoạt động hơn (Blackwell, Engel và Miniard, 2006). Các nghiên cứu hiện đại cho 17
  • 25. thấy nhiều hoạt động có tác động đến quyết định của người tiêu dùng. Đã có nhiều nghiên cứu điều tra về vấn đề này và nhiều mô hình đã được phát triển khá phù hợp. Theo thời gian, các lý thuyết về việc ra quyết định của người tiêu dùng đã phát triển. Đầu tiên, các lý thuyết được nghiên cứu dựa trên lý thuyết lựa chọn hợp lý theo quan điểm kinh tế. Đó là giả định rằng các cá nhân hoạt động hoàn toàn hợp lý để tối đa hóa lợi ích của họ trong một tình huống mua do người ta có sở thích rõ ràng và thiết lập một sự lựa chọn rõ ràng (Schiffman và Kanuk, 2005). Mỗi sự lựa chọn có một tiện ích, ưu điểm riêng. Bất kỳ người tiêu dùng nào đều có thể tính toán được lựa chọn sẽ tối đa hóa tiện ích của mình và tạo ra một sự lựa chọn phù hợp. Từ quan điểm này, có sự cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường khi người tiêu dùng đưa ra quyết định hợp lý. Tuy nhiên, có những hạn chế với lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết này không giải thích được các hành vi không hợp lý thường thấy (Bettman, Luce và Payne, 1998). Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có khả năng mua một cách bốc đồng do ảnh hưởng của các nhà quảng cáo, do ảnh hưởng của gia đình và bạn bè, cũng như tâm trạng, hoàn cảnh và cảm xúc của họ (Smith và Rupp, 2003). Đối với quan điểm kinh tế thì đúng là người tiêu dùng cần phải nhận thức tất cả các lựa chọn thay thế sản phẩm, có thể xếp hạng một cách chính xác ưu và nhược điểm của từng phương án và cuối cùng là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, rõ ràng kỳ vọng như vậy là không thực tế. Người tiêu dùng, trong hầu hết trường hợp, không được tiếp cận với “tất cả các thông tin”, không có thời gian cho một quá trình phức tạp như vậy, cũng như không có kỹ năng và không đủ động lực để đưa ra quyết định “hoàn hảo”. Nhìn chung, người mua sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ra quyết định nếu nó đủ tốt chứ không phải là “sự lựa chọn tối ưu” (Schiffman và Kanuk, 2005). Tuy còn nhiều hạn chế và tranh cãi, lý thuyết lựa chọn hợp lý đã góp phần đáng kể vào dự đoán của các quyết định không nên bỏ qua của người tiêu dùng (Bettman, Luce và Payne, 1998). Nó vượt xa những lựa chọn giả pháp tối ưu. Người tiêu dùng không chỉ đánh giá các tiện ích của một sự lựa chọn mà còn có thể tham gia đánh giá “chi phí – lợi ích” phân tích trong việc lựa chọn và ra quyết định (Wright, 1975). Những vấn đề này đã dẫn tới sự phát triển của một thế hệ mới của lý thuyết hành vi người tiêu dùng, một cách tiếp cận xử lý thông tin để ra quyết định mua. Theo Kotler và Keller (2012), quá trình thông qua quyết định mua sắm của người tiêu dùng diễn ra theo các giai đoạn sau đây: 18
  • 26. Hình 1.3. Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua Nguồn: Kotler và Keller, 2012 1.6.1. Nhận biết nhu cầu Tiến trình mua sắm khởi đầu với việc người mua nhận biết được nhu cầu của họ. Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân bên trong, một trong số các nhu cầu bình thường của con người như đói, khát, tình dục... tăng dần lên đến mức độ nào đó để trở thành một niềm thôi thúc. Do kinh nghiệm có trước, người ta hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc này và động cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thể thỏa mãn được sự thôi thúc. Hoặc một nhu cầu cũng có thể phát sinh từ các tác nhân kích thích bên ngoài như báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hội... Tất cả những kích thích này có thể gợi mở một vấn đề hay một nhu cầu nào đó. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là nhà marketing phải dự đoán được người tiêu dùng muốn được thỏa mãn nhu cầu nào? Tại sao họ có nhu cầu đó? Họ sẽ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình như thế nào? Với sản phẩm nào? Với đặc tính nào? 1.6.2. Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu đủ mạnh sẽ hình thành động cơ thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để hiểu biết về sản phẩm. Quá trình tìm kiếm thông tin có thể “ở bên trong” hoặc “bên ngoài”. Song nếu việc tìm kiếm bên trong thành công, thì có thể sẽ không xảy ra việc tìm kiếm những thông tin từ nguồn bên ngoài. Các nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng để tìm hiểu sản phẩm thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm muốn mua và các đặc tính của người mua. Có thể phân chia các nguồn thông tin của người tiêu dùng thành bốn nhóm: - Nguồn thông tin cá nhân: từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen. - Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, nhân viên bán hàng, nhà buôn, bao bì hay các buổi triển lãm sản phẩm. - Nguồn thông tin công cộng: từ các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức. - Nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân: có được qua tiếp xúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm. 19
  • 27. Mỗi nguồn thông tin đảm nhận vai trò khác nhau với mức độ nào đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nguồn thông tin thương mại đảm nhận chức năng thông báo, còn nguồn thông tin cá nhân đảm nhận vai trò khẳng định hay đánh giá. Tuy nhiên, số lượng và mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến quyết định mua sắm có sự thay đổi tùy theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua. 1.6.3. Đánh giá các lựa chọn Người tiêu dùng xử lý thông tin về các thương hiệu cạnh tranh và đưa ra quyết định cuối cùng. Cách thông dụng nhất mà người tiêu dùng đánh giá sản phẩm là định hướng theo nhận thức, tức là khi phán xét về sản phẩm, họ thường dựa trên cơ sở ý thức và hợp lý. Ta thấy, người tiêu dùng cố gắng thỏa mãn nhu cầu của mình, họ tìm kiếm các lợi ích nhất định từ giải pháp của sản phẩm. Người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với khả năng đem lại những lợi ích mà họ đang tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu của họ. Cần lưu ý rằng các thuộc tính mà người tiêu dùng quan tâm thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm và cũng tùy theo cá nhân mà có cách đánh giá khác nhau về tính chất nào nổi bật đối với sản phẩm, tất nhiên họ sẽ chú ý nhiều nhất đến tính chất đem lại lợi ích mà họ tìm kiếm. Thị trường của một sản phẩm thường được phân khúc theo các thuộc tính được xem là quan trọng đối với các nhóm người tiêu dùng khác nhau. 1.6.4. Quyết định mua Trong giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những thương hiệu trong cụm lựa chọn, cũng như hình thành ý định mua thương hiệu mà mình yêu thích nhất. Tuy nhiên, theo Kotler (2012) còn có hai yếu tố có thể can thiệp vào giữa ý định mua và quyết định mua như sau: Hình 1.4. Các yếu tố can thiệp giữa ý định mua và quyết định mua Nguồn: Kotler và Keller, 2012 20
  • 28. Thái độ của những người khác Thái độ của người thân, bạn bè đối với sản phẩm được họ ưa chuộng có ảnh hưởng đến quyết định của người mua. Nó có thể làm giảm sự chọn lựa ưu tiên của người mua đối với sản phẩm đó và nó tùy thuộc vào hai điều: cường độ phản đối của người khác mạnh hay yếu và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác nhiều hay ít. Những yếu tố tình huống bất ngờ Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng dựa trên những cơ sở nhất định như: dự kiến về thu nhập, giá cả, lợi ích kỳ vọng… Vì thế, khi xảy ra các tính huống làm thay đổi cơ sở dẫn đến ý định mua (chẳng hạn, nguy cơ mất việc làm; giá cả tăng cao; sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng…) thì chúng có thể làm thay đổi, thậm chí từ bỏ ý định mua sắm. Do đó, các sở thích và ngay cả các ý định mua cũng không phải là dấu hiệu hoàn toàn đáng tin cậy trước hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng bị chi phối bởi một yếu tố khác, đó là rủi ro nhận thức được. Quyết định mua sắm của họ thay đổi, hoãn lại hay hủy bỏ quyết định mua đều chịu ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro nhận thức được. Người tiêu dùng không chắc chắn được kết quả của việc mua sắm nên gây ra sự lo lắng. Mức độ rủi ro nhận thức được thay đổi theo lượng tiền chi ra mua, mức độ không chắc chắn về các thuộc tính của sản phẩm và mức độ tự tin của họ. Vì thế, người tiêu dùng bằng cách nào đó để giảm rủi ro, như tránh quyết định mua, thu thập tin tức từ bạn bè, dành ưu tiên cho các thương hiệu lớn, có bảo hành… Trong lúc này người làm tiếp thị phải hiểu được các yếu tố gây nên nhận thức rủi ro nơi người tiêu dùng cung cấp thông tin, trợ giúp người tiêu dùng nhằm làm giảm rủi ro nhận thức của họ và gia tăng cơ hội mua sắm sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 1.6.5. Hành vi sau khi mua Sau khi mua sản phẩm xong, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở một mức độ nào đó và sau đó họ có các hành động sau khi mua hay phản ứng nào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm. Nếu tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự chờ đợi của họ thì người tiêu dùng sẽ hài lòng. Hệ quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu, hoặc giới thiệu cho người khác. Trường hợp ngược lại, họ sẽ khó chịu và thiết lập sự cân bằng tâm lý bằng cách sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác, đồng thời có thể họ sẽ nói xấu sản phẩm đó với người khác. 21
  • 29. Vì thế, công việc của người làm tiếp thị không kết thúc hoặc dừng lại sau khi bán xong sản phẩm mà kéo dài cả đến giai đoạn sau khi người tiêu dùng mua hàng vì thế người tiếp thị phải theo dõi người tiêu dùng cảm nhận và xử lý sản phẩm như thế nào để áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tận dung cơ hội, hoặc giảm thiểu sự không hài lòng của khách hàng sau khi mua. 1.7. Đặc điểm nhà chung cư Theo Bộ Xây dựng (2014), nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Căn hộ chung cư là các thành phần hiện có, được phân tách trong nhà chung cư. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan. Chung cư thường xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc như thành phố lớn, thị trấn hay các khu công nghiệp. Căn hộ chung cư chính là những căn hộ trong các khu chung cư hay còn gọi là các tòa nhà chung cư. Bên trong các căn hộ có thể có đồ nội thất đầy đủ hoặc chưa có đồ và gia chủ có thể tự lựa chọn để trang trí ngôi nhà của mình theo đúng ý tưởng của các thành viên trong gia đình. Sự ra đời của chung cư giúp ích rất nhiều cho cả cư dân và xã hội. Về mặt xã hội thì các căn hộ ra đời đã giải quyết được vấn đề về nhà ở cho các hộ dân và quản lý dễ dàng được vấn đề môi trường, nước và an ninh trật tự. Về phía người có nhu cầu thì căn hộ chung cư giải quyết được vấn đề về nhà ở mà không mất nhiều chi phí như mua một mảnh đất riêng rồi xây dựng thành nhà. Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Chung cư cao tầng thế hệ mới được bắt đầu xây dựng từ những năm 2000, nhưng thực chất mới phát triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây. Từ những chung cư cao tầng đầu tiên được xây dựng tại các khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa - Nhân Chính, Phú Mỹ Hưng với chiều cao 9, 10 tầng, thiết kế căn hộ có diện tích 50 - 70m2, chủ yếu dùng để ở. Đến nay mô hình chung cư cao tầng đã có bước phát triển vượt bậc, với nhiều chủng loại, từ bình dân đến cao cấp, thậm chí siêu cao cấp, từ chỉ có chiều cao 9, 10 tầng, đến 30, 40 tầng và cao hơn, nhà chung cư hiện nay được thiết kế 22
  • 30. với mục đính sử dụng hỗn hợp với đầy đủ các dịch vụ, tiện ích. Bộ Xây dựng từ năm 2003 đến nay cũng ban hành nhiều quyết định, thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, với rất nhiều điều chỉnh cho phù hợp với thực tế qua từng thời kỳ. 1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua nhà chung cư của người dân - Các yếu tố Văn hóa Văn hóa chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi người mua nhà. Và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần phải xem xét kĩ điều này trước khi bước chân vào thị trường. Người Việt Nam có câu để miệng “An cư lạc nghiệp”, đó chính là nét văn hóa thúc đẩy nhu cầu mua căn hộ của người dân. Người giàu mua nhà là thực tế, nhưng người nghèo cũng có thể mua nhà để được sánh ngang với người giàu. Đây cũng có thể coi là đặc trưng của mặt hàng bất động sản so với các mặt hàng tiêu dùng thông thường có trên thị trường mà ai cũng có thể mua. - Các yếu tố Xã hội Yếu tố xã hội cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi mua nhà của người tiêu dùng. Những yếu tố xã hội ấy có thể là một mạng lưới xã hội hoặc mạng lưới trực tuyến và cùng có quan niệm như nhau về các dòng sản phẩm nhà chung cư. Vấn đề về tầng lớp xã hội như là nghề nghiệp hoặc thu nhập, giáo dục phân chia con người thành nhiều những tầng lớp khác nhau cũng chính là điều ảnh hưởng đến hành vi của người mua nhà hiện nay. Ý kiến của các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua căn hộ của thành viên trong gia đình. Con cái có thể nghe lời cha mẹ, anh chị em có thể nghe lời khuyên của nhau. Song song đó, người có địa vị, học thức trong gia đình cũng được chú trọng hơn khi đưa ra ý kiến. - Các yếu tố Cá nhân Vấn đề từ yếu tố cá nhân đó chính là tuổi tác cũng như nghề nghiệp, phong cách sống của mỗi người. Theo đó thì trong mỗi giai đoạn với tuổi tác khác nhau thì thói quen mua nhà của con người cũng thay đổi theo. Và đối với nghề nghiệp của con người cũng vậy, thông thường với những người với nghề nghiệp khác nhau cũng sẽ có hành vi mua nhà chung cư khác nhau. Bởi vì nghề nghiệp quyết định đến thu nhập do đó con người cũng cần phải chọn mua nhà sao cho phù hợp với túi tiền của mình. Đồng thời thì mỗi con người có phong cách sống khác nhau do đó thì sở thích mua nhà khác nhau dù rằng cùng một địa phương hay cùng nghề nghiệp. Khi mua nhà thì 23
  • 31. con người cũng còn căn cứ vào ngoại hình của bản thân mình để chọn lựa căn hộ sao cho phù hợp và toát lên được phong cách bản thân. - Các yếu tố Tâm lý Tâm lý sẽ là một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua nhà của người dân. Theo đó thì mỗi người sẽ tự có động lực riêng đối với việc mua nhà cho mình và cũng tự nhận thức được bản thân để có thể chọn mua được căn hộ phù hợp. Thông thường trước khi tiến hành mua căn hộ nào đó thì mỗi người thường trải qua những giai đoạn như là chú ý, xuyên tạc, chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc. Bên cạnh đó khi nhà chung cư thì con người cũng lĩnh hội ý kiến từ những người khác hoặc trải qua những kinh nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống. Ngoài ra cũng có thể là sự đánh giá chủ quan của bản thân thông qua niềm tin đối với một vấn đề nào đó cũng chính là yếu tố góp phần quyết định hành vi mua nhà của người tiêu dùng. 1.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên lý thuyết về Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng của Kotler và Keller (2001), tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cùng sự tham vấn từ các chuyên gia bất động sản hàng đầu tại TP.HCM, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM” dựa vào các các nhóm yếu tố sau: Giá cả, Cơ sở vật chất, Chi phí, Công năng, Môi trường sống, Truyền thông marketing, Vị trí khu căn hộ, Vị trí căn hộ và Hồ sơ pháp lý. Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra: - H1: Nhóm yếu tố Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Giá cả hợp lý, Thanh toán trả góp, Căn hộ tăng giá theo thời gian, Ngân hàng bảo lãnh, Vay để mua căn hộ, Mua bán dễ dàng. - H2: Nhóm yếu tố Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Hệ thống dẫn nước và thoát nước, Hệ thống thông gió, Có trang bị máy phát điện dự phòng, Bãi đậu xe máy và ô tô rộng rãi, Hệ thống phòng cháy và chữa cháy, Hệ thống an ninh và bảo vệ, chất lượng kết cấu công trình. 24
  • 32. - H3: Nhóm yếu tố Chi phí ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Phí bảo trì, Phí quản lý chung cư, Phí điện, nước, internet, Phí giữ xe, Phí sửa chữa hư hỏng thiết bị tiêu dùng. - H4: Nhóm yếu tố Công năng ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Khu căn hộ đi kèm khu mua sắm, Khu căn hộ có bể bơi sạch sẽ, Khu căn hộ có phòng gym và khu vực thể thao, Khu căn hộ có dịch vụ spa và làm đẹp, Khu vui chơi trẻ em nằm trong dự án, Hội trường sinh hoạt cộng đồng dành cho cư dân. - H5: Nhóm yếu tố Môi trường sống ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Căn hộ yên tĩnh và không bị nhiễm tiếng ồn, Căn hộ có không khí trong lành và Không ô nhiễm, Mật độ dân số và lưu lượng giao thông xung quanh, Khu căn hộ có nhiều cây xanh, Khu vực có dân trí cao, Thiết kế và kiến trúc căn hộ. - H6: Nhóm yếu tố Truyền thông marketing ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Mua căn hộ qua nhân viên sales, Mua căn hộ qua truyền miệng từ người thân và bạn bè, Mua căn hộ theo danh tiếng của chủ đầu tư, Mua căn hộ qua quảng cáo trên báo chí, truyền hình và mạng xã hội, Mua căn hộ vì có giảm giá, chiết khấu, khuyến mãi. - H7: Nhóm yếu tố Vị trí khu căn hộ ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Gần cơ sở giáo dục các cấp, Gần bệnh viện, Gần chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Gần công sở và nơi làm việc, Gần nơi ở đến trung tâm thành phố. - H8: Nhóm yếu tố Vị trí căn hộ ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Yếu tố phong thủy của căn hộ, Hướng căn hộ, Căn trong hay căn góc, Tầng thấp hay tầng cao, Tầm nhìn từ căn hộ ra bên ngoài. - H9: Nhóm yếu tố Hồ sơ pháp lý ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân TP.HCM. 25
  • 33. Nhóm này bao gồm các thành phần quan sát: Chủ quyền và sở hữu sổ hồng đúng hạn, Thời hạn sở hữu căn hộ, Giấy tờ minh bạch và pháp lý rõ ràng, Giải quyết nhanh chóng tranh chấp với chủ đầu tư, Tái định cư khi hết hạn sở hữu. Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất Giá cả H1 Cơ sở vật chất H2 Chi phí H3 Công năng Quyết định mua căn H4 hộ chung cư của Môi trường sống người dân TP.HCM H5 Truyền thông H6 marketing H7 Vị trí khu căn hộ H8 Vị trí căn hộ H9 Hồ sơ pháp lý Nguồn: Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu 26
  • 34. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, tác giả giới thiệu một số nội dung là cơ sở lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu như: khái niệm về người tiêu dùng, khái niệm về hành vi của người tiêu dùng, quy trình ra quyết định mua hàng, mô hình nghiên cứu và các mô hình lý thuyết trước đây. Căn cứ vào đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư tại TP.HCM. 27
  • 35. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM 2.1. Tổng quan về thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM Theo thống kê của Bộ Xây dựng (2019) cho thấy, đến nay cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư; trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP.HCM. Nguồn cung căn hộ chung cư cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà ở tại 2 thành phố này. Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (2019) thì trong năm 2019 nguồn cung căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, tại Hà Nội, căn hộ chung cư chiếm 87,3% tổng nguồn cung nhà ở với khoảng 40.000 căn hộ, các loại nhà ở khác như biệt thự, nhà liền kề, đất nền chỉ chiếm chưa đến 13%. Tại TP.HCM, tỷ trọng căn hộ chung cư còn lớn hơn, chiếm gần 90% tổng nguồn cung nhà ở, với gần 45.000 căn. Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (2018), nhà chung cư cao tầng hiện được đầu tư xây dựng không chỉ ở Hà Nội và TPHCM mà còn tại các thành phố khác trong cả nước như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Thái Nguyên... Việc mô hình nhà chung cư cao tầng được phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã chứng tỏ: ngoài việc có quy hoạch, thiết kế phù hợp, chất lượng bảo đảm, an toàn, tiện ích trong sử dụng, có giá cả phù hợp với nhiều đối tượng, thì công tác quản lý, vận hành nhà chung cư cũng từng bước được cải thiện và được những người sử dụng nhà chung cư chấp nhận. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cải thiện điều kiện ở và xây dựng nếp sống văn minh cho cư dân tại các đô thị. Mục đích phát triển nhà chung cư không chỉ để tiết kiệm quỹ đất ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh mà còn góp phần tạo ra kiến trúc, cảnh quan đô thị khang trang, môi trường xanh, sạch đẹp góp phần tạo nên cuộc sống văn minh, hiện đại. Những khách hàng lựa chọn mua căn hộ chung cư hiện tại đa phần đều là những khách hàng trẻ, trong đó số lượng khách hàng ở độ tuổi 8x và 9x chiếm tới 35%, là lực lượng lao động chính có khả năng tự chủ tài chính, có nhu cầu cao về việc sở hữu căn hộ riêng cho bản thân hoặc gia đình của mình. 28
  • 36. Thực tế cuộc sống hiện nay cũng cho thấy hầu hết những thế hệ trẻ đều ưa chuộng các căn hộ thông minh có khả năng tiện ích cao, diện tích vừa và nhỏ để chọn lựa làm nơi an cư lâu dài. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (2019), sự gia tăng về nhu cầu sở hữu nhà ở trên thị trường đang ngày càng lớn, trong khi thực tế quỹ đất ở các trung tâm thành phố lớn lại đang dần thu hẹp, điều này khiến cho các căn hộ có diện tích vừa và nhỏ trở nên phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường. Hầu hết những căn hộ vừa và nhỏ hiện nay đều là những căn hộ có khả năng ưu việt cao, được thiết kế thông minh và được tối ưu hóa công năng cùng diện tích sử dụng, vì vậy có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của người dân thành thị, nhất là với đối tượng người trẻ yêu thích sự thuận tiện trong cuộc sống. Ở thị trường bất động sản tại TP.HCM, những căn hộ có diện tích vừa và nhỏ với mức chi phí hợp lý luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng, bao gồm cả khách hàng có nhu cầu để ở cùng với các nhà đầu tư lướt sóng. Những căn hộ có diện tích vừa và nhỏ với tính thanh khoản cao luôn nằm trong tình trạng khan hiếm và không đáp ứng đủ được nguồn cầu. Với những dự án căn hộ vừa và nhỏ có tiện ích tốt, vị trí đắc địa luôn là dòng sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng hơn cả. Điều này cũng chứng minh những căn hộ được trang bị đầy đủ nội, ngoại thất cùng các tiện ích nổi bật xung quanh tòa nhà luôn tao sự hấp dẫn lớn đối với khách hàng, giúp khách hàng chỉ cần tới ở mà không cần phải lo lắng sắm sửa và thiết kế căn hộ của mình. Đặc biệt những căn hộ có vị trí gần trung tâm, có tính hiện đại và tiện nghi cao luôn là phân khúc bất động sản được ưu tiên hàng đầu trên thị trường, nhất là với những khách hàng trẻ luôn đặt yếu tố tiện nghi và tiết kiệm thời gian lên hàng đầu khi lựa chọn nơi ở. Cả nước hiện có hơn 1.500 chung cư cũ xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới đang gặp phải bế tắc do không đạt được đồng thuận giữa người dân với chủ đầu tư, chính quyền địa phương. Việc chung cư sở hữu lâu dài cũng là một trong những tác nhân khiến tiến trình này chậm hơn. Sự chậm trễ cải tạo, xây mới lại nhiều toà chung cư cũ đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, vì hàng ngày người dân sống trong lo âu, căn nhà mà họ đã gắn bó từ những năm 1960 không biết sập xuống lúc nào. Trên thực tế, căn hộ sở hữu vĩnh viễn sẽ đắt hàng hơn sở hữu có thời hạn 50 năm. Đơn cử như một số dự án có thời hạn 50 năm trên đường Phạm Hùng, quận 8, TP.HCM với chất lượng tốt, thiết kế đẹp chỉ có giá 25 triệu đồng/m2 nhưng bán hàng 29
  • 37. rất chậm. Trong khi đó, cùng một vị trí nhưng dự án bên cạnh sở hữu lâu dài có giá lên tới 35-40 triệu đồng/m2 lại hút khách. Trước đó, tại một cuộc hội thảo ở TP.HCM, bà Dương Thùy Dung (2019), Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, thời gian qua có nhiều sản phẩm trỗi dậy thay thế cho bất động sản sở hữu lâu dài. Dù vậy, sản phẩm thị trường đón nhận nhiều nhất là sản phẩm sở hữu lâu dài hoặc vĩnh viễn. Tâm lý người mua chung cư tại Việt Nam rất thích sản phẩm sở hữu lâu dài, nên sức tiêu thụ trên thị trường luôn cao. 2.2. Thực trạng cung và cầu thị trường căn hộ chung cư hiện nay tại TP.HCM Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu (2020) nhận định, tất cả các dự án nhà ở từ cao cấp đến bình dân khi đưa ra thị trường tại TP.HCM đạt tỷ lệ hấp thụ rất cao, đến 99-100% ở phân khúc nhà ở xã hội (chung cư giá rẻ). Phân khúc nhà ở thương mại giá trị từ 2 tỷ đồng trở xuống đạt tỉ lệ 100% tiêu thụ và nhà ở cao cấp đạt 70 - 80%, có những dự án tiêu thụ tới 100%. Nhà đầu tư thứ cấp thời gian qua cũng được hưởng lợi nhờ khan hiếm sản phẩm. Song, khó khăn lớn nhất chính là khan hiếm dự án, sản phẩm. Cụ thể, nếu trong năm 2018, nguồn cung chỉ giảm ở mức 20% thì đến 2019 đã sụt giảm tới 70%. Cả năm 2019 chỉ có một dự án được "chạy". Điều này là nguyên nhân chính khiến dù khủng hoảng do đại dịch Covi-19 nhưng giá bất động sản thời gian qua không vẫn không giảm. "Giá chỉ xuống ở thị trường thứ cấp vì nhà đầu tư không chịu được áp lực dòng tiền. Còn ở thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư dự án bất động sản uy tín vẫn duy trì hoạt động với mức giá phù hợp", ông Châu khẳng định. Theo ông Lê Hoàng Châu (2020), thị trường bất động sản sau khủng hoảng từ năm 2013 đã dần phục hồi và đạt đỉnh cao vào năm 2017. Tuy nhiên, tới 2018, thị trường bắt đầu khó khăn rõ rệt và trầm trọng hơn vào năm 2019. Đến đầu năm 2020, tưởng chừng thị trường có thể vượt qua khủng hoảng thì đại dịch Covid-19 lại làm trầm trọng thêm các khó khăn. Theo báo cáo thị trường quý 2 năm 2020 của CBRE Việt Nam (2020), với lệnh cách ly toàn xã hội trong tháng 4 và các tác động của dịch Covid-19, thị trường căn hộ bán tại TP.HCM ghi nhận số căn chào bán thấp kỷ lục trong vòng 5 năm qua. Các chủ đầu tư nước ngoài gần như không có sản phẩm chào bán trong nửa đầu năm. Lượng nguồn cung chào bán từ khối ngoại chỉ chiếm khoảng 10% toàn thị trường so với mức 20% trong các năm trước. Trong quý 2/2020 có 1.644 căn hộ được chào bán tại bảy dự án, giảm 54% theo quý và 60% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng nửa đầu năm có 5.250 căn hộ được chào bán ghi nhận mức giảm là 39% so với cùng kỳ năm trước. 30
  • 38. Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm mới trong quý 2 đạt khoảng 70%, giảm 10-15 điểm phần trăm so với các quý trước. Mức giá cao và tình hình dịch bệnh trong tháng tư đến giữa tháng năm đã làm giảm lượng quan tâm của người mua giai đoạn này. Trong quý 2, có 1.581 căn hộ được tiêu thụ, giảm 58% so với quý trước và 66% so với cùng kỳ năm trước. Hình 2.1. Nguồn cung căn hộ chung cư tại TP.HCM nửa đầu năm 2020 Nguồn: CBRE Việt Nam, 2020 CBRE Việt Nam (2020) chỉ rõ, giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.940 USD/m2, không đổi so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá tăng nhẹ 1% theo quý được ghi nhận tại phân khúc trung cấp từ giai đoạn tiếp theo của các dự án mới mở bán trong quý 1 như Citi Grand và West Gate Park. Phân khúc trung cấp cũng ghi nhận mức tăng giá cao nhất so với cùng kỳ năm trước là 10%. Giá bán tại các phân khúc còn lại không thay đổi theo quý, tuy nhiên mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 4%-6% so với cùng kỳ năm trước. Xét về tỉ lệ giữa các phân khúc sản phẩm, phân khúc trung cấp tiếp tục dẫn đầu thị trường ở cả nguồn cung và số căn bán được trên toàn thị trường lần lượt là 55% và 61%. Xét về vị trí, thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục mở rộng về phía Đông và Nam tập trung tại quận 2, quận 7 và huyện Bình Chánh. Bà Đặng Phương Hằng (2020), tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định: “Năm 2020 là một năm khó khăn với thị trường nhà ở khi dịch Covid-19 tác động đến tất cả người chơi trên thị trường. Mặc dù vậy đã có những tín hiệu hồi phục tích cực vào cuối quý 2. Các chủ đầu tư đang gấp rút lên kế hoạch triển khai các dự án trong khi người mua đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với giá hợp lý. Đây sẽ là động lực cho nửa cuối năm sôi động hơn.” 31
  • 39. Hình 2.2. Số căn hộ bán ra trong nửa đầu năm 2020 tại TP.HCM Nguồn: CBRE Việt Nam, 2020 Còn theo DKRA Việt Nam (2020), thị trường căn hộ trong quý 2 năm 2020 ghi nhận 15 dự án mở bán, bao gồm 5 dự án mới và 10 dự án trước đó triển khai giai đoạn tiếp theo, cung cấp ra thị trường khoảng 2,425 căn, tăng 56.8% so với quý 1, giảm 6.3% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới tích cực, đạt khoảng 72.8% (1,765 căn), tăng 54% so với quý 1 nhưng giảm khoảng 13.8% so với cùng kỳ năm trước. Căn hộ hạng B có sự sụt giảm so với quý trước nhưng vẫn là phân khúc chủ đạo dẫn dắt thị trường khi chiếm đến 56% cơ cấu nguồn cung mới. Giao dịch thứ cấp duy trì mức thanh khoản khá thấp và tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà, giá trị dao động 1.8-2.5 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ. Theo Savills Việt Nam (2020), nguồn cung căn hộ sơ cấp nửa đầu năm 2020 giảm 52% theo năm, với hơn 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Nguồn cung mới quý 2/2020 đạt hơn 2,100 căn từ 4 dự án mở mới và 10 giai đoạn tiếp theo, giảm 55% theo quý và 74% theo năm. Có 7 dự án đã dời kế hoạch mở bán sang nửa cuối năm. Chỉ riêng Sunshine Horizon mở bán ngay trước khi giãn cách xã hội có hiệu lực với số lượng căn giới hạn và tiếp cận thêm với khách hàng thông qua kênh trực tuyến. Do nhu cầu từ khách nước ngoài giảm và tâm lý cẩn trọng hơn của chủ đầu tư, các dự án mới ở hạng A và B mở bán số lượng giới hạn, ít hơn 100 căn. Phần lớn chủ đầu tư vẫn còn thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường. Lượng giao dịch nửa đầu năm chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% theo năm, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Cả 3 dự án hạng C mới trong nửa đầu năm đều đạt tỷ lệ hấp thụ 32
  • 40. trên 80%. Nhu cầu có dấu hiệu tích cực với tỷ lệ hấp thụ đạt 75%, giảm nhẹ 4 điểm phần trăm theo năm. Hình 2.3. Tình hình thị trường căn hộ TP.HCM 6 tháng đầu năm 2020 Nguồn: Savills Việt Nam, 2020 Hành vi của khách hàng thay đổi do Covid-19 đã định hình lại chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư. Lượng khách truy cập vào các trang mạng thông tin về bất động sản trong nửa đầu năm ghi nhận mức tăng 23% mỗi tháng. Trang batdongsan.com.vn (2020) ghi nhận lượng tin đăng trong tháng 7/2020 tăng 3% so với tháng 6/2020 và tăng nhiều nhất ở mảng cho thuê căn hộ chung cư. Điều này cũng phản ánh thực tế hiện nay khi nhu cầu thuê giảm, một phần do số lượng người nước ngoài đến làm việc, du lịch tại Việt Nam giảm mạnh. Về phía nguồn cầu dựa trên mức độ quan tâm, toàn thị trường giảm 7% theo tháng và so với tháng trước, người tìm kiếm bất động sản ít quan tâm tới đất thổ cư hơn. 33
  • 41. Hình 2.4. Tình hình giá bán, mức độ quan tâm và lượng tin đăng tại TP.HCM Nguồn: Batdongsan.com.vn, 2020 34
  • 42. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, tác giả phân tích về thực trạng nhu cầu của thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM với một số nội dung cơ bản như: định nghĩa về căn hộ chung cư, tổng quan thị trường căn hộ chung cư, thực trạng nhu cầu thị trường căn hộ chung cư hiện nay tại TP.HCM với nguồn cung, nguồn cầu và dự báo thị trường. Từ đó, lấy thêm các nguồn tư liệu để phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư tại TP.HCM. 35