SlideShare a Scribd company logo
1 of 181
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Hoµng Thñy YÕn
t¸c ®éng cña bÊt b×nh ®¼ng thu nhËp
®Õn t¨ng tr−ëng kinh tÕ ë ViÖt Nam
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häc
M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
PGS.TS. NGUYÔN V¡N C¤NG
PGS.TS. L£ QUèC HéI
Hµ néi, n¨m 2015
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
HOÀNG THỦY YẾN
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...........................16
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập...........................16
1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập.....................................................16
1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập...........................................................17
1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập........................................20
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế..................................23
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế................................................................23
1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.................................................................24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ....................................25
1.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng
kinh tế .......................................................................................................................29
1.3.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 31
1.3.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 32
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập
và tăng trưởng kinh tế............................................................................................36
1.4.1. Kinh nghiệm Braxin ...............................................................................36
1.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc..........................................................................38
1.4.3. Kinh nghiệm Trung Quốc.......................................................................41
1.4.4. Các bài học kinh nghiệm chung .............................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM......................................49
2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.........................................49
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
iii
2.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung.............................................................49
2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn................52
2.1.3. Bất bình đẳng thu nhập theo vùng địa lý................................................55
2.1.4. Bất bình đẳng theo hệ số GINI...............................................................56
2.1.5. Bất bình đẳng trong tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản ...................61
2.1.6. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ..........................72
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam................................................76
2.2.1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế ................................................................76
2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ..............................................................78
2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam ...........................................................................................................87
2.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội.........................................87
2.3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam ...........................................................................................97
2.4. Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế..........................................................................................105
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM..................................111
3.1. Xác định mô hình và phương pháp ước lượng ..........................................111
3.1.1 Mô hình ước lượng................................................................................111
3.1.2 Phương pháp ước lượng ........................................................................112
3.2. Số liệu ..............................................................................................................116
3.3. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình..................117
3.4. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích.....................122
3.5. Kết quả ước lượng hồi quy...........................................................................125
3.5.1. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến
tăng trưởng kinh tế .........................................................................................125
3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách nhóm
giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng trưởng kinh tế ....................................130
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
iv
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.............................................................133
4.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .............................................133
4.1.1. Quan điểm tổng quát ............................................................................133
4.1.2. Quan điểm cụ thể..................................................................................134
4.2. Cơ hội và thách thức cho việc tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam.........................................................................................................................139
4.2.1 Cơ hội ....................................................................................................139
4.2.2. Thách thức............................................................................................140
4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất
bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế....................................................142
4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn
kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội...............................143
4.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo. ..145
4.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội...........................................................145
4.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân .....................................................................146
4.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách
quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội............148
4.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp...........................................149
4.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển
trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người
nghèo ..............................................................................................................150
KẾT LUẬN............................................................................................................152
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...............................................................................................................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157
PHỤ LỤC...............................................................................................................163
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASXH An sinh xã hội
CNTB Chủ nghĩa tư bản
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HDI Chỉ số Phát triển Con người
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội
NICs Các nước công nghiệp mới
TCTK Tổng cục thống kê
TNTB Thu nhập trung bình
TW Trung ương
VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
GINI Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
UBND Ủy ban nhân dân
NSNN Ngân sách Nhà nước
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
vi
Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
EU Liên minh Châu Âu
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp
KHXH Khoa học xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc
BTB&DHMT Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
XDCB Xây dựng cơ bản
CBXH Công bằng xã hội
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin...........................................................................................37
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình.....................................49
Bảng 2.2: Chi tiêu vào đời sống phân theo loại hộ ..............................................................51
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi .........................51
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị/nông thôn và nhóm hộ.............53
Bảng 2.5: Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành thị nông thôn..............54
Bảng 2.6: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống ở thành thị và nông thôn.................54
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập (nghìn đồng).............55
Bảng 2.8: Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI tại một số quốc gia............................57
Bảng 2.9: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập chia theo thành thị nông thôn................60
Bảng 2.10: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập
năm 2010..................................................................................................................................62
Bảng 2.11: Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị - nông thôn và nhóm
thu nhập năm 2010..................................................................................................................63
Bảng 2.12: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua theo loại
trường, nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn, 2010 .............................................................64
Bảng 2.13: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua theo hình thức khám
chữa bệnh, thành thị-nông thôn và nhóm thu nhập..............................................................66
Bảng 2.14: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh nội trú theo loại cơ sở y tế, thành thị-
nông thôn và nhóm thu nhập..................................................................................................67
Bảng 2.15: Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị-nông thôn và nhóm thu
nhập, 2010 ..............................................................................................................................68
Bảng 2.16: Cơ cấu hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành thị - nông thôn và
nhóm thu nhập, 2010...............................................................................................................70
Bảng 2.17: Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và
nhóm thu nhập năm 2010.......................................................................................................71
Bảng 2.18: Tốc độ tăng GDP và tỷ phần đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng .........83
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
viii
Bảng 2.19: Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP ở một số nước Châu Á...............85
Bảng 2.20 : Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng ................................................................................100
Bảng 2.21: Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương..................101
Bảng 2.22: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm 2002 - 2012.....................102
Bảng 2.23: Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập................................103
Bảng 2.24: Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân phối
thu nhập..................................................................................................................................103
Bảng 3.1: Các biến số sử dụng trong mô hình....................................................................112
Bảng 3.2: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình............................117
Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến số với GINI, GDP, Ln(GDPPERC) và
INCGAP.................................................................................................................................124
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số
GINI) đến tăng trưởng kinh tế..............................................................................................125
Bảng 3.5: Số tỷnh chia theo mức độ bất bình đẳng ...........................................................127
Bảng 3.6: Phân loại tác động của bất bình đẳng (theo hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế
của từng tỷnh..........................................................................................................................128
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách thu nhập)
tới tăng trưởng kinh tế...........................................................................................................131
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini.................................................................................18
Hình 1.2: Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets ......................................................30
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Braxin trong giai đoạn 1961 - 2013...................36
Hình 1.4: Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, 1961 - 2013 ..................................................39
Hình 1.5: Tăng trưởng GDP của trung Quốc, 1983 - 2013.................................................41
Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập.....59
Hình 2.2: Hệ số Gini của Việt Nam theo 6 vùng..................................................................60
Hình 2.3: Tỷ lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh
miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn.....................................................65
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam, 2000 - 2012.......................77
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực...........78
Hình 2.6: Năng suất lao động xã hội theo các ngành kinh tế..............................................79
Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005......80
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 2000 - 2011..............81
Hình 2.9: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ vốn, lao động và TFP,
2001 - 2011 .................................................................................................. 82
Hình 2.10: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á.................................84
Hình 2.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP...............................86
Hình 2.12: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập..................98
Hình 2.13: Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ GDP ......................................................99
Hình 3.1: Phân bố xác suất của phân phối bất bình đẳng trong thu nhập........................118
Hình 3.2: Phân bố xác suất của khoảng cách thu nhập (INCGAP).................................119
Hình 3.3: Phân bố xác suất của GDP ..................................................................................120
Hình 3.4: Phân bố xác suất của GDP bình quân đầu người..............................................120
Hình 3.5: Phân bố xác suất của Ln(GDP)...........................................................................121
Hình 3.6: Phân bố xác suất của Ln(GDPPERC)................................................................122
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GINI và một số yếu tố ảnh hưởng.......................................123
Hình 3.8: Quan hệ giữa khoảng cách thu nhập và một số yếu tố ảnh hưởng..................123
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là khát vọng của tất cả các
quốc gia và trong mọi thời đại. Đây là những chủ đề đã và đang được các nhà kinh
tế trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện
mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn
có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và
có tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel năm
1971, Simon Kuznets (1955), bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng
nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định trong
một giai đoạn ngắn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế
đã chín muồi. Các nghiên cứu sau đó như Ahluwwalia (1976) và Psacharopoulos và
các cộng sự (1995) đã ủng hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của Deininger và Squyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly (1999), Dollar,
và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất bình đẳng.
Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào giữa thập niên
1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác động của phân phối thu
nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các
nghiên cứu như Persson và Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini
(1994) cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế; trong
khi Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có tác động
dương đến tăng trưởng kinh tế; còn Baro (1999) cho thấy bất bình đẳng cản trở tăng
trưởng ở các nước nghèo trong khi lại thúc đẩy tăng trưởng ở các nước giàu.
Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của
Nhà nước. Đảng ta cũng đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XCHN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
2
tăng trưởng nhanh một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ
không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh
tế chung của đất nước. Trong quá trình đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và
hội nhập vào khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc: tốc độ
tăng trưởng GDP đạt cao, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam
ngày càng được biết đến là một quốc gia thành công chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đã làm nảy sinh những mặt trái, gây
trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, có một thực trạng
đáng lo ngại là sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa
các vùng. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu - nghèo có xu
hướng doãng ra.
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề được quan tâm
nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ bàn
riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về phân phối thu nhập. Gần đây đã có một số
nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên cứu định lượng chủ yếu
mới tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập.
Việc nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế còn ít.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống kết hợp giữa phân
tích định tính và định lượng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế giúp
đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết
giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở nước ta
trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nhà kinh tế đã từ lâu tranh luận về mối liên kết giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1990,
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
3
với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú về các đặc
điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về
mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế mới được thực hiện
một cách có hệ thống. Một số các nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu chéo giữa các
quốc gia cho thấy các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp hơn có tăng trưởng
kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sau đó, các nghiên cứu sử dụng số liệu tốt hơn và kỹ
thuật ước lượng tiên tiến hơn đã thách thức những kết quả ban đầu và kết luận rằng,
dĩ ít là với các nước đang phát triển, bất bình đẳng cao hơn đi cùng với tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn.
- Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế chéo và chuỗi thời gian
Những nghiên cứu theo hướng này đã sử dụng số liệu về GDP thực tế bình
quân đầu người, các thước đo bất bình đẳng thu nhập, và các biến điều kiện khác để
khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. GDP bình
quân đầu người ban đầu của các quốc gia cũng được đưa vào với tư cách là biến
điều kiện, bởi vì các nước có GDP bình quân đầu người thấp hơn thường tăng
trưởng nhanh hơn so với các nước có thu nhập cao. Ngoài ra, các biến điều kiện
khác như trình độ học vấn, đầu tư vốn vật chất, những thay đổi tỷ giá thương mại,
và các biến chính trị - xã hội (chẳng hạn chỉ số tham nhũng hay dân chủ) cũng được
coi có tương quan với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nghiên cứu khác.
Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini
(1994), và Perrotti (1996) cho thấy các quốc gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có
xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt, nghiên cứu của Persson và Tabellini đã
tìm ra bằng chứng ủng hộ cho mô hình kinh tế chính trị của họ. Họ ước tính các
phương trình hồi quy trên hai bộ số liệu – chuỗi số liệu lịch sử từ năm 1830 đến
năm 1985 cho 9 quốc gia và chuỗi số liệu sau chiến tranh của 56 quốc gia từ 1960
đến 1985. Với các chuỗi lịch sử, hệ số cho tỷ lệ thu nhập của nhóm 20 phần trăm
giàu nhất mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Theo họ, kết quả này hàm ý bất
bình đẳng thu nhập làm giảm tốc độ tăng trưởng do làm tăng áp lực phải phân phối
lại. Tuy nhiên, một trong những biến then chốt trong mô hình kinh tế chính trị của
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
4
họ là tỷ lệ dân số có quyền bỏ phiếu lại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng
như mô hình của họ dự đoán. Với bộ số liệu sau chiến tranh, hệ số ước lượng cho tỷ
lệ thu nhập của nhóm trung lưu (nhóm phần năm thứ ba) mang giá trị dương và ý
nghĩa thống kê trong các nền dân chủ, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong quốc
gia phi dân chủ. Họ giải thích điều này như một bằng chứng bổ sung ủng hộ mô
hình của họ, bởi vì một phần thu nhập lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nghĩa làm
giảm áp lực tái phân phối trong một nền dân chủ, nhưng có thể ít ảnh hưởng lên
chính sách trong chế độ độc tài. Nhìn chung, Persson và Tabellini kết luận rằng,
"Bất bình đẳng có ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư, và hiệu ứng
này chỉ hiện diện trong các nền dân chủ."
Các kết quả của Persson và Tabellini về sự khác biệt giữa các nền dân chủ và
phi dân chủ đã bị thách thức bởi một số tác giả khác. Alesina và Rodrik bác bỏ giả
thuyết cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là khác nhau giữa
các nền dân chủ và phi dân chủ. Họ cho rằng mô hình kinh tế chính trị không dự
đoán được sự khác biệt mang tính hệ thống giữa các nền dân chủ và phi dân chủ,
bởi vì chế độ phi dân chủ cũng chịu những áp lực tương tự như các chính phủ dân
chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng sự khác biệt giữa
kết quả của họ và kết quả của Persson và Tabellini là do khác biệt trong cách đo
lường bất bình đẳng và định nghĩa được sử dụng để xác định các nước dân chủ.
Perotti cũng kết luận rằng dân chủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng
trưởng và bất bình đẳng. Ông cho rằng ảnh hưởng khác biệt mà Persson và
Tabellini phát hiện xuất hầu hết các nền dân chủ là các nước có thu nhập cao và phi
dân chủ là nước thu nhập thấp. Hơn nữa, ông thấy có ít bằng chứng về mối liên kết
ngược chiều giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu và chi tiêu cho y tế, an sinh
xã hội, giáo dục hoặc thuế suất biên.
Các nghiên cứu kinh tế lượng ban đầu kết luận rằng phân phối thu nhập bình
đẳng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu chéo giữa nhiều quốc gia có
trình độ phát triển kinh tế và bất bình đẳng rất khác nhau. Nghiên cứu đầu tiên toàn
diện nhất dựa trên số liệu chéo quốc tế là của Perotti (1996). Ông đã xem xét chi tiết
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
5
mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng phụ thuộc ra sao vào chính sách tài
khóa, bất ổn xã hội và chính trị, và tính không hoàn hảo của thị trường vốn thông
qua ảnh hưởng đến đầu tư cho vốn nhân lực, giáo dục và tỷ lệ sinh. Kết luận tổng
quát của ông là có mối liên kết mạnh giữa bất bình đẳng, bất ổn xã hội và chính trị,
và tăng trưởng kinh tế và xã hội công bằng hơn có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ đầu tư cao
cho giáo dục. Cả hai đều được phản ánh trong tỷ lệ tăng trưởng cao hơn.
Một vài năm sau khi các nghiên cứu trên công bố, Li và Zhou (1998), Barro
(1999), và Forbes (2000) đã thách thức những kết quả này. Li và Zhou sử dụng số
liệu mảng từ 46 quốc gia và kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập có mối tương
quan dương, và thường có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi
họ ước tính phương trình hồi quy số liệu chéo dựa trên tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm từ năm 1960 đến năm 1990 giữa 34 đến 42 quốc gia, hệ số của chỉ
số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê như trong các nghiên cứu khác sử
dụng số liệu chéo, giống như kết quả của Alesina và Rodrik. Vì vậy, họ cho rằng
mối tương quan dương giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong các nghiên cứu
trước đó là do sử dụng số liệu chéo có kết quả trái ngược với sử dụng số liệu mảng.
Barro (1999) là một trong những người tiên phong trong các nghiên cứu thực
nghiệm về tăng trưởng và nghiên cứu của ông là một thách thức lớn đối với các kết
quả trước đó. Barro đã sử dụng bộ số liệu của khoảng 100 quốc gia để ước tính một
mô hình tăng trưởng cho các quốc gia đó cho 3 giai đoạn 10 năm. Ông phát hiện
mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và bất bình đẳng, được đo bằng hệ số Gini, là
phi tuyến. Đặc biệt, ông nhận thấy bất bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp
hơn ở các nước thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các nước thu nhập cao hoặc
các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số của Gini mang giá trị âm và có ý
nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ quan biến tỷ lệ
sinh. Như vậy, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phát
triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến tỷ lệ sinh trong các nghiên
cứu trước đó có thể đã tạo ra sai lệch âm trong các ước lượng của họ về tác động
của bất bình đẳng đối với tăng trưởng.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
6
Forbes (2000) cũng đóng góp vào quan điểm xét lại mối liên kết giữa bất
bình đẳng và tăng trưởng. Chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu mảng cho 45 quốc gia với
với bộ số liệu về phân phối thu nhập có chất lượng tốt, và sử dụng phương pháp ước
lượng tiên tiến có tính đến sự khác biệt không quan sát được giữa các quốc gia (điều
này không được phản ánh trong các bộ số liệu thông thường về các biến điều kiện),
bà phát hiện rằng "tăng 10 điểm hệ số Gini của một quốc gia có tương quan với 1,3
phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn cho 5 năm tới." Bà coi điều
này biểu thị một "mối quan hệ ngắn hạn giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong
một quốc gia", và rằng nó không "trực tiếp mâu thuẫn với kết luận trước đó về mối
quan hệ ngược chiều giữa các quốc gia trong dài hạn".
- Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia
Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các đặc
điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể không thật sự hữu ích cho phân
tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỷnh về tác động của bất bình đẳng
thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây đã khảo
sát mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế giữa các bang hoặc giữa
các tỷnh trong cùng một quốc gia. Nhiều nhà nghiện cứu cho rằng số liệu chéo giữa
các bang tỏ ra ưu việt hơn so với số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các
quốc gia có sự khác nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh.
Partridge (1997) đã nghiên cứu mối liên kết giữa bất bình đẳng và tốc độ
tăng trưởng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ từ năm 1960 đến năm 1990.
Nghiên cứu của ông bao gồm hai thước đo bất bình đẳng vào đầu của mỗi giai đoạn
10 năm - hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình trước thuế dựa trên số
liệu điều tra dân số và tỷ trọng thu nhập của các nhóm phần năm thứ ba (tầng lớp
trung lưu). Kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra rằng cả hai thước đo bất bình đẳng
có hệ số ảnh hưởng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng
trưởng, mặc dù hai thước đo bất bình đẳng có tương quan âm trong mẫu nghiên cứu
của ông (tỷ trọng thu nhập cao hơn cho tầng lớp trung lưu thường ngụ ý một hệ số
Gini thấp hơn). Vì vậy, bang có bất bình đẳng cao hơn (được đo bằng hệ số Gini) đi
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
7
cùng với tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn, nhưng kết quả này chỉ được thỏa mãn
khi tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu được giữ không thay đổi, và do đó phản
ánh những tác động của sự gia tăng tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao
nhất trên cơ sở giảm tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất.
Frank (2009) giới thiệu một bộ dữ liệu mới, toàn diện về các thước đo bất bình
đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến 2004. Sau Chiến tranh Thế chiến
II ở nhiều bang tỷ lệ thu nhập của nhóm dân cư giàu nhất khá ổn định trong một thời
gian dài, sau đó bất bình đẳng thu nhập tăng lên đáng kể trong những năm 1980 và
1990. Kết quả từ mô hình thực nghiệm cho thấy về bản chất bất bình đẳng và tăng
trưởng có mối quan hệ dương trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập
được tập trung nhiều hơn vào tay những người giàu khi xã hội càng phát triển.
Dahlby and Ferede (2013) xem xét mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các tỉnh của Canada. Nghiên cứu
này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có một sự đánh đổi giữa các chính sách
tái phân phối và tăng trưởng kinh tế, hay tái phân phối thu nhập có thể kích hoạt kinh
tế tăng trưởng nhanh hơn. Các tác giả đã tiến hành phân tích kinh tế lượng mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế theo tỷnh ở Canada và ba thước đo khác nhau về bất bình
đẳng thu nhập. Họ phát hiện mối quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Các
tác giả sau đó xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với cá nhân
có thu nhập cao cũng như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra chi phí đáng kể
cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế. Trừng phạt người có thu
nhập cao là một cách tự hủy hoại, mặc dù cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ cung
cấp cho người dân Canada nhiều hơn cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này.
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả không thống
nhất và thậm chí trái ngược nhau. Forbes (2000) phát hiện năm yếu tố có vai trò
quan trọng giải thích cho những kết quả mâu thuẫn này: (i) sử dụng các biến khác
nhau, (ii) các mẫu nghiên cứu khác nhau, (iii) chất lượng dữ liệu khác nhau, (iv)
khoảng thời gian khác nhau và (v) sai lệch vì bỏ biến trong các nghiên cứu sử dụng
số liệu chéo. Bà kết luận rằng các lý do quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt là tính
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
8
đặc thù quốc gia, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, sai lệch vì bỏ biến và độ dài
của thời kỳ được xem xét. Mặt khác, Banerjee và Duflo (2003) cho rằng ảnh hưởng
của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược theo nghĩa khi bất
bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn
bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập quá
cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề được
các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới gồm David Dollar và các cộng sự,
trong báo cáo nghiên cứu “Economics Growth, Poverty and Household welfare”
năm 2004 đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh tế học vĩ mô và điều tra về
hộ gia đình để phân tích các nội dung như: lý do thành công của Việt Nam về tăng
trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của hộ gia đình từ khi
tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000; triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam;
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi của hộ gia đình được đo lường thông
qua các biến số như chi tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục; hiệu quả của
các chính sách của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt
Nam” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) đã phân tích một số yếu tố
và khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của
tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn đề liên quan
tới chất lượng tăng trưởng, bao gồm: hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn
vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn
1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con người và phân tích diễn
biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và
bất bình đẳng tới giảm tỷ lệ nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề
xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu có đưa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình nghiên cứu mới chỉ
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
9
dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo
đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm
nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn.
Đề tài cấp Bộ mã số B2006-06-05 của Nguyễn Văn Công (2006) với tiêu đề
“Tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên
cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Đề tài đã xây dựng
một mô hình chéo để kiểm định tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2004 trong đó bất bình đẳng được đại diện
bằng khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% người giàu nhất (Q1) và 20% người
nghèo nhất (Q5) cho từng tỷnh. Các số liệu tổng hợp được lấy từ các cuốn Niên giám
thống kê, còn các số liệu theo tỷnh được lấy từ bốn cuộc điều tra mức sống dân cư
Việt Nam 1992-93; 1997-98; 2002; và 2004. Kết quả cho thấy bất bình đẳng thu
nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng tỷ lệ Q1/Q5 đại diện
cho bất bình đẳng thu nhập của nghiên cứu này được coi là quá đơn giản vì không
phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. Bộ số
liệu mà nghiên cứu sử dụng đã quá lạc hậu và không cập nhật được những thay đổi
mạnh trong hình mẫu của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
từ năm 2005 đến nay.
Đề tài cấp nhà nước KX 01.10 “Phân phối thu nhằm đảm bảo sự phát triển
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN” do Nguyễn Công Nghiệp (2006) chủ nhiệm đã hệ thống hoá và làm rõ một
số vấn đề lý luận về phân phối trong các học thuyết kinh tế và vai trò của phân phối
trong chu trình tái sản xuất xã hội và trong hệ thống quan hệ sản xuất; nghiên cứu
mô hình phân phối trong một số hệ thống kinh tế và trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với
quá trình phân phối và phân tích các công cụ được sử dụng để thực hiện việc điều
chỉnh quá trình phân phối nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện
công bằng xã hội (nổi bật là các công cụ thuế, chi tiêu ngân sách, công cụ tín dụng,
hệ thống an sinh xã hội). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phân phối ở Việt
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
10
Nam qua 2 thời kỳ (thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới), từ đó rút ra những
kết luận và bài học kinh nghiệm; đề xuất hệ thống đồng bộ các quan điểm và nhóm
giải pháp về phân phối nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã
hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đề tài đã tiếp cận vấn đề phân phối theo nghĩa rộng với tư cách là một khâu của quá
trình tái sản xuất trong đó phân phối thu nhập chỉ là phần của toàn bộ bức tranh
chung. Cách tiếp cận của đề tài hoàn toàn là định tính.
Phạm Xuân Nam (2007) trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, sau khi điểm qua
những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác động xã hội của nó,
đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ bản để có thể thực hiện được mục tiêu
“kép” là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm
tổng quát của Đảng cộng sản Việt Nam “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” cần phải cụ thể hoá
thành những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải làm
tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình quân, đề cao
vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong
phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm
thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả
kinh tế, cần có chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi
xã hội mà cần mở rộng thành hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc
khác nhau.
Lê Quốc Hội (2009) cũng có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập
như: “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các nghiên cứu này đều là nghiên cứu định
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
11
tính và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lượng về tác động của tăng trưởng đến bất
bình đẳng thu nhập chứ chưa tập trung xem xét tác động của bất bình đẳng thu nhập
đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài cấp nhà nước của Hoàng Đức Thân (2010) với tiêu đề “Quan điểm và
giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở
nước ta” đã phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ gắn kết giữa tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế
và nguyên nhân của thực trạng đó trong giai đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng
vào thời kỳ 10 năm (2001-2010); Xây dựng và đề xuất hệ thống quan điểm, mục
tiêu, giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã
hội trong thời kỳ mới ở Việt Nam. Các kết luận đưa ra đều dựa trên các phân tích
định tính và mô tả thống kê.
Tuy nhiên, những công trình trong nước kể trên còn có những hạn chế sau:
- Các công trình khoa học trong nước chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có
nghiên cứu tổng hợp cả định tính và định lượng về mối liên kết giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Các công trình mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất
bình đẳng. Cần nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
mà trước hết là tác động của giữa bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Văn Công (2006) về tác động của bất
bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mới nghiên cứu cho giai đoạn 1992-
2004, chưa cập nhật được tình hình mới khi Việt nam đã là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới, đặc biệt giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 có
tác động đến hình mẫu của mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
12
Bên cạnh đó, luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của bất bình đẳng thu
nhập đến tăng trưởng kinh tế.
Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
trong thời gian qua.
Phân tích và kiểm định tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các
câu hỏi sau đây:
1. Về mặt lý thuyết bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế và qua những kênh truyền dẫn nào?
2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên
cứu thực nghiệm như thế nào? Sử dụng mô hình nào và cho kết quả ra sao?
3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng và
phân phối thu nhập ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong giai đoạn
2000-2012?
4. Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam? Những tác động đó diễn ra qua những kênh nào?
5. Quan điểm, cơ hội và thách thức cho giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam là gì? Cần thực hiện
những giải pháp gì nhằm nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam trong thời gian tới?
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tăng trưởng
kinh tế và tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu phân phối thu nhập theo quy
mô với trọng tâm là nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư với
tăng trưởng kinh tế. Luận án đi sâu phân tích thực trạng bất bình đẳng và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 dựa trên bộ số liệu
của cả nước, 63 tỉnh, thành được thu thập từ Tổng cục Thống kê (TCTK) và số liệu
từ 4 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2004, 2006,
2008 và 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê: để đánh giá thực
trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cũng như tác động của bất bình
đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định
lượng để kiểm định và ước lượng tác động tác động của bất bình đẳng phối thu nhập
tới tăng trưởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho các phân tích định tính.
Cụ thể, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa trên mô hình tăng
trưởng có điều chỉnh phù hợp để nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương
pháp hồi quy số liệu mảng (panel data) để ước lượng các mô hình. Kết quả thu được
sẽ giúp luận án xem xét được tác động của bất bình đẳng phân phối thu nhập tới
tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực.
7. Ý nghĩa khoa học của luận án
Đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với thực
hiện công bằng trong phân phối thu nhập là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết, rất có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc điều tiết vĩ mô ở Việt Nam. Qua nghiên
cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây:
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
14
7.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:
1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng
trưởng kinh tế: cả bất bình đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi
một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong khi các
nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho tăng trưởng kinh tế.
2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác
động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham
khảo cho việc hoạch định các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như
những nghiên cứu sâu về chủ đề này.
3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
7.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và
tầm nhìn dài hơn khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng
thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền
vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt
không thể cào bằng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng
thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế
bền vững trong dài hạn.
2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập và tăng trưởng kinh tế luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã đạt được nhiều thành
công, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập như tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền
vững và xuất hiện sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Luận án đã chỉ ra nguyên
nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng trưởng và cơ
chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.
3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận
gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm
nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
15
4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng
ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có
được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37.
5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì
người nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế;
Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới
ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính
sách di dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội
phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến
người nghèo.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bình đẳng thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế.
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Chương 3: Ước lượng tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
16
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập
1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm:
sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tất cả các khâu có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, trong đó sản xuất là gốc đóng vai trò quyết định, các khâu khác phụ thuộc
vào sản xuất, nhưng chúng có tác động trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng
qua lại với nhau.
Phân phối theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc chia các yếu tố sản xuất,
các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các
sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ
phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới
các hình thái thu nhập.
Các nhà kinh tế thường phân biệt hai cách phân phối thu nhập để phục vụ
cho mục tiêu định lượng và phân tích: phân phối thu nhập theo “cá nhân” hay theo
“quy mô”; và phân phối thu nhập theo chức năng.
Phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô được các nhà kinh tế
sử dụng rộng rãi nhất. Cách tiếp cận này xem xét thu nhập được phân phối cho các
cá nhân hay các hộ gia đình như thế nào. Mối quan tâm ở đây là mỗi cá nhân nhận
được bao nhiêu mà không quan tâm đến nguồn hình thành thu nhập, bất kể đó là thu
nhập từ tiền công, tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế
hay thu nhập nhận được từ các chương trình phúc lợi... Các nguồn gốc về ngành
nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) cũng không được xét đến.
Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là xem xét thu nhập được phân phối có công
bằng hay không giữa các nhóm người trong xã hội (Todaro, 1998).
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
17
Phân phối thu nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức
với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng
không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu
thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối:
mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác
nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và
sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ.
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối
không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức
độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi
bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng
về "sự bất công bằng". Nếu những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu
nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không "công bằng".
Ví dụ, 20% người dân giàu nhất kiểm soát tới 70% thu nhập của quốc gia đó.
Phân phối thu nhập theo chức năng cũng được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu kinh tế. Thay vì xem xét các cá nhân như là những thực thể riêng rẽ,
phân phối thu nhập theo chức năng xem xét thu nhập được phân phối như thế nào
cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân mà mỗi
nhân tố sản xuất nhận được là bao nhiêu mà không quan tâm đến cá nhân hay nhóm
người cụ thể nào nhận thu nhập. Cụ thể, phân phối thu nhập theo chức năng thường
quan tâm bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập quốc dân được phân phối cho lao
động và bao nhiêu phần trăm được phân phối dưới dạng tiền cho thuê, tiền lãi, lợi
nhuận (tức là thu nhập từ sở hữu tài sản bao gồm đất đai, vốn tài chính và vốn vật
chất) (Todaro, 1998).
1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập
Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo đều có những
ưu, nhược điểm riêng. Luận án này chỉ giới thiệu các thước đo phổ biến nhất và
được sử dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm ở các chương sau.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
18
a. Tỷ lệ Q5/Q1
Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là
thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số
thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5
nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm
nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối
đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả
thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình giàu
nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận được gì.
Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ tiêu đơn
giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu nhập bình
quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20%
hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng, chỉ
tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được toàn
bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư.
b. Đường Lorenz
Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là
xây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).
Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini
% dân số
% thu nhập
A
A
B
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
19
Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần
trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm
tương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập
nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách khác,
đường chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy
mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan
hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần
trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách
dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất.
Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng.
Đường Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên, công cụ
mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng
và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp.
c. Hệ số Gini
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên
cơ sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được
tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với
tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ
giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B.
Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện
tích A = 0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình
đẳng tuyệt đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini = 1
khi diện tích B = 0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có
bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác
không nhận được gì).
Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình
đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4;
bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập
cao khi Gini > 0,5.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
20
Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa
được mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình
đẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy
nhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A
như nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz
có hình dáng khác nhau).
d. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng:
tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn
bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ trọng
này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% - 17%
có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.
Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập, mà còn tính
theo chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các
vùng hay các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và
cá nhân như giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.
1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập
Từ lâu, các nhà kinh tế đã nghiên cứu thị trường các nhân tố sản xuất nhằm
tìm hiểu quá trình phân phối thu nhập quốc dân. Nhiều lý thuyết đã được xây dựng
để giải thích thu nhập của một nhân tố được quyết định như thế nào. Theo A.Smith,
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi
làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được
tạo ra đó là tiền lương. Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ
tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh
doanh và các địa chủ; ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ
sở hữu vốn.
Theo Marx, phân phối thu nhập có hai hình thức đó là phân phối thu nhập
quốc dân lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩa
được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, người lao động nhận được tiền công. Phần
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
21
thứ hai là thu nhập của nhà tư bản và địa chủ. Nếu như tiền công của công nhân chỉ
đủ sống cho bản thân và cho gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa
chủ còn tích luỹ một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó nhà tư bản mở rộng sản
xuất, tăng lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn người công nhân thì ngày càng
nghèo đi. Marx đưa ra kết luận, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay
một số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Do vậy việc phân
phối theo tài sản chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập,
đó là cách phân phối tạo nên tình trạng kẻ bóc lột và người bị bóc lột.
Hiện nay, lý thuyết tân cổ điển về phân phối thu nhập được chấp nhận rộng
rãi. Nếu tất cả các thị trường trong nền kinh tế đều là cạnh tranh hoàn hảo và các tác
nhân đều tìm cách ra quyết định tối ưu, thì mỗi nhân tố sản xuất sẽ nhận được thu
nhập tương ứng với phần đóng góp cận biên của mình vào quá trình sản xuất. Tiền
lương thực tế trả cho mỗi lao động bằng sản phẩm cận biên của lao động và giá thuê
thực tế trả cho người sở hữu tư bản bằng sản phẩm cận biên của tư bản. Thu nhập
còn lại sau khi các doanh nghiệp đã thanh toán cho các nhân tố sản xuất là lợi nhuận
kinh tế (tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí cơ hội bao gồm cả chi phí hiện và chi
phí ẩn) của chủ doanh nghiệp.
Nhìn chung các nguyên nhân gây bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có
thể xếp vào hai nhóm: bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản; và bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động.
a. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản
Trong nền kinh tế thị trường, một phần thu nhập của các cá nhân nhận được
từ sở hữu các nguồn lực. Tùy theo quy mô và cơ cấu danh mục tài sản nắm giữ,
cũng như giá thuê các tài sản đó, thu nhập của các cá nhân từ tài sản có thể khác
nhau rất nhiều. Tài sản của các cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
mà chủ yếu là do được thừa kế tài sản hoặc do tiết kiệm trong quá khứ.
b. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
Mỗi người lao động có những đặc điểm rất khác nhau như sức khỏe, năng
lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sở thích. Các công việc cũng khác nhau về
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
22
tiền lương và về các đặc điểm phi tiền tệ. Những khác biệt này có ảnh hưởng đến
cung, cầu lao động và do đó là thu nhập của các cá nhân.
Sự khác biệt mang tính đền bù Một số công việc tương đối nhàn hạ, vui vẻ
và an toàn, trong khi đó lại có những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm.
Nếu tiền lương là như nhau thì hầu hết mọi người sẽ thích làm những công việc
nhàn hạ, vui vẻ và an toàn. Do vậy, người lao động cần có một mức lương cao hơn
để thực hiện những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm. Sự khác biệt mang
tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinh nhằm bù đắp cho các đặc
điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau. Ví dụ, những người làm việc trong
các mỏ than hoặc vào ca đêm sẽ có được khoản thu nhập bổ sung nhằm bù đắp cho
sự không thú vị của công việc mà họ thực hiện.
Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến thức và kỹ
năng mà người công nhân thu được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh
nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm những kỹ năng tích luỹ được từ thời kỳ đi học phổ
thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và các chương trình đào tạo nghề nghiệp
dành cho lực lượng lao động. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được
nhiều tiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực bởi những lý do sau: Ở góc độ
cầu lao động, những lao động có trình độ học vấn thường có sản phẩm biên cao
hơn, do vậy các doanh nghiệp sẵn lòng trả cho họ mức lương cao hơn. Ở góc độ
cung lao động, người lao động chỉ sẵn lòng đi học nếu họ nhận được phần thưởng
cho việc làm như vậy. Thực tế có sự phân biệt chi trả mang tính đề bù giữa những
lao động có trình độ học vấn và những lao động không có trình độ học vấn nhằm bù
đắp cho chi phí của việc đi học.
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập.
Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ được
trả lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc vất vả hơn những
người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ. Cơ hội cũng đóng một
vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá nhân nào đó
có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việc của cá nhân đó
không cần nữa.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
23
Bên cạnh các yếu tố trên, chênh lệch về thu nhập có thể khác nhau do sự
phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá
nhân tương tự nhau do sự khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc
các đặc điểm cá nhân khác.
Ngoài ra, trong mô hình nền kinh tế hai khu vực Lewis (1954) cho rằng dư
thừa lao động ở khu vực nông thôn tại các nước đang phát triển có xu hướng làm
tăng bất bình đẳng về thu nhập vì tiền lương của lao động nông nghiệp không thể
tăng theo sự tăng trưởng công nghiệp ở các đô thị.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh
tế trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa
là sự gia tăng mức sản xuất của nền kinh tế theo thời gian.
Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và
vượt qua quốc gia giàu hơn mình. Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình
quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, đời sống vật
chất và văn hoá của công chúng có cơ được tăng lên. Ngược lại, một nước tăng
trưởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đương đầu với những mâu thuẫn liên miên
trong quá trình chọn lựa các mục tiêu. Điều đó lý giải vì sao tất cả các quốc gia đều
quan tâm đến vấn đề tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng
hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng theo
chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố như lao động giản đơn giá
rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp... thì không thể phát triển bền vững và khó thực
hiện tốt các chính sách xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo
chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội,
như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên
tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và
tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
24
Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều
sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của người dân.
1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức
sản lượng quốc dân.
%100
Y
YY
g 1t
1tt
t
×
−
= −
−
Trong đó:
gt
là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
Như chúng ta đã biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản
lượng của một nền kinh tế. Tất nhiên, ở đây chúng ta nói đến GDP thực tế chứ không
phải GDP danh nghĩa, tức là đã loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian.
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi
GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về
tăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng
tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì
vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi
của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước -
thông thường tính cho một năm.
%100
y
yy
g 1t
1tt
t
pc ×
−
= −
−
Trong đó:
gpc
t
là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.
y là GDP thực tế bình quân đầu người.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
25
Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng khuyến khích tăng trưởng bằng
mọi giá. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng trưởng nhanh
bằng những hy sinh mà suy cho cùng thì chúng ảnh hưởng đến hàng loạt các mục
tiêu: Phúc lợi kinh tế chung của xã hội, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên, làm cho thế hệ mai sau phải trả giá đắt cho sự thụ hưởng của thế
hệ hiện tại. Hơn nữa, một số nhà kinh tế còn bi quan cho rằng chúng ta đứng trước
nguồn tài nguyên có hạn, tăng trưởng nhanh cũng có nghĩa là đang tiêu tốn nguồn tài
nguyên đó, cho đến lúc không còn gì để khai thác được nữa. Với những tác động có
hại, chúng ta cũng cần nhận thức lại rằng: tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó
một cái giá nào đó. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hạn chế tăng
trưởng mà vấn đề là phải tìm cách để cho cái giá phải trả càng thấp càng tốt.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố kinh
tế và nhân tố phi kinh tế.
a. Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có tác
động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, bao gồm vốn, lao
động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên.
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế. Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu
vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị). Nó là toàn bộ tư liệu vật chất
được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và
các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của
vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất
cao. Cụ thể, nó được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar.
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây, người ta
chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số
lượng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động).
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
26
Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi
vật chất của lao động là vốn nhân lực, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động
có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến và phương pháp
mới trong hoạt động kinh tế... Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển được đóng góp bởi quy mô (số lượng) lao động, còn vốn nhân lực có vị trí chưa
cao do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp.
Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở
các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,
nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình
công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên
cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Vai trò của công nghệ đã được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đánh giá cao đối với tăng
trưởng như Solow (1956). Solow (1956) cho rằng “toàn bộ tăng trưởng bình quân
đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”.
Tài nguyên bao gồm đất đai và các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên. Các
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng
sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Song, nguồn tài nguyên thì có hạn, không thể tái tạo được, hoặc nếu tái tạo được
phải mất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Do đó, tài nguyên được đưa vào sử
dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng
được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có
tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài
nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển. Sử dụng lãng phí tài nguyên
có thể được xem như sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Hiện nay,
các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên với tư
cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng tài nguyên là yếu tố cố
định, vai trò của chúng có xu hướng giảm dần, hoặc tài nguyên có thể được quy về
vốn sản xuất.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
27
Như vậy, có thể thấy nguồn gốc của tăng trưởng do nhiều yếu tố hợp thành,
vai trò tương đối của chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi
quốc gia. Đối với các nước nghèo, vốn vật chất, lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên
đóng vai trò quan trọng. Ngược lại đối với các nước công nghiệp thì vai trò của vốn
nhân lực và tiến bộ công nghệ quan trọng hơn. Các công trình nghiên cứu về nguồn
gốc tăng trưởng của Romer (1986) cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ
hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, thì vốn nhân lực và khoa học công nghệ có vai
trò vượt trội hơn các yếu tố truyền thống khác đối với tăng trưởng kinh tế.
b. Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn
gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức
độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh
tế tác động đến tăng trưởng như: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn hóa - xã hội,
thể chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.
Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và
mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không
chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ
ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có
thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các
quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho
nền kinh tế, kỳm hãm tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng. Stiglitz (2000)
cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó trong
nhiều trường hợp, một sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và kết quả đầu ra sẽ khó
đạt được nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Thomas, Dailami và Dhareshwar
(2004) cũng đã chỉ ra tác động tích cực của quản lý nhà nước đối với tăng trưởng
kinh tế về số lượng và chất lượng.
Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực
của bộ máy Nhà nước, trước hết là trong việc thực hiện vai trò quản lý của nhà
nước. Quản lý hiệu quả của nhà nước vào quá trình tăng trưởng có thể xem xét
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
28
thông qua các tiêu chí là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu
lực của hệ thống pháp luật. Triển vọng tăng trưởng được duy trì trong tương lai ở
mức cao sẽ dễ đạt được hơn ở những nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ
ràng và tính thực thi của pháp luật cao, có bộ máy nhà nước ít quan liêu, tham
nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt các quyền của họ.
Văn hóa - xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát
triển của mỗi quốc gia. Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ
thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ,
văn học, lối sống, phong tục tập quán… Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình
độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nhìn chung trình độ văn hóa
của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ
thuật, trình độ quản lý. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản
của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển.
Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu
trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị - xã hội được thừa nhận
có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành
lang pháp lý và môi trường đầu tư.
Vì nền tảng của kinh tế thị trường là dựa trên trao đổi giữa các cá nhân và
các nhóm người với nhau, bởi vậy nếu không có thể chế thì các hoạt động này
không thể diễn ra bởi vì người này không thể tương tác với người kia mà không có
chế tài nào đó ngăn cản người kia hành động Tùy tiện và ngược lại với thoả thuận.
Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể mua, bán, thuê mướn hợp đồng, đầu tư nếu
họ có một mức độ tin tưởng nhất định rằng các thoả thuận hợp đồng của họ sẽ được
thực hiện (Kasper và Streit, 1998). Theo họ, các cá nhân tham gia giao dịch thường
không có đủ thông tin. Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch.
Tất cả các chi phí này liên quan đến thể chế.
Một thể chế không tốt sẽ làm cho chi phí thực thi các hợp đồng cao và như
vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, một cấu trúc thể chế tốt
sẽ tạo ra sự khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân bổ nguồn
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập

More Related Content

What's hot

Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Du an nha may dong lanh va co dac rau qua xuat khau tinh hau giang
Du an nha may dong lanh va co dac rau qua xuat khau tinh hau giangDu an nha may dong lanh va co dac rau qua xuat khau tinh hau giang
Du an nha may dong lanh va co dac rau qua xuat khau tinh hau giang
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 

Similar to Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập

Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...
Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...
Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...NuioKila
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...Luận Văn 1800
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập (20)

Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...
Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...
Luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở V...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HAY
 
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tếTạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...
Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghi...
 
Luận án: An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở...
Luận án: An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở...Luận án: An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở...
Luận án: An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở...
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt NamLuận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
 
GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI F...
GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI F...GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI F...
GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI F...
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
 
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập

  • 1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Hoµng Thñy YÕn t¸c ®éng cña bÊt b×nh ®¼ng thu nhËp ®Õn t¨ng tr−ëng kinh tÕ ë ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häc M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYÔN V¡N C¤NG PGS.TS. L£ QUèC HéI Hµ néi, n¨m 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án HOÀNG THỦY YẾN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...........................16 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập...........................16 1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập.....................................................16 1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập...........................................................17 1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập........................................20 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế..................................23 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế................................................................23 1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.................................................................24 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ....................................25 1.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................................29 1.3.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 31 1.3.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 32 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế............................................................................................36 1.4.1. Kinh nghiệm Braxin ...............................................................................36 1.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc..........................................................................38 1.4.3. Kinh nghiệm Trung Quốc.......................................................................41 1.4.4. Các bài học kinh nghiệm chung .............................................................43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM......................................49 2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.........................................49 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 4. iii 2.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung.............................................................49 2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn................52 2.1.3. Bất bình đẳng thu nhập theo vùng địa lý................................................55 2.1.4. Bất bình đẳng theo hệ số GINI...............................................................56 2.1.5. Bất bình đẳng trong tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản ...................61 2.1.6. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ..........................72 2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam................................................76 2.2.1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế ................................................................76 2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ..............................................................78 2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ...........................................................................................................87 2.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội.........................................87 2.3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ...........................................................................................97 2.4. Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế..........................................................................................105 CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM..................................111 3.1. Xác định mô hình và phương pháp ước lượng ..........................................111 3.1.1 Mô hình ước lượng................................................................................111 3.1.2 Phương pháp ước lượng ........................................................................112 3.2. Số liệu ..............................................................................................................116 3.3. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình..................117 3.4. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích.....................122 3.5. Kết quả ước lượng hồi quy...........................................................................125 3.5.1. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế .........................................................................................125 3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách nhóm giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng trưởng kinh tế ....................................130 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 5. iv CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.............................................................133 4.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .............................................133 4.1.1. Quan điểm tổng quát ............................................................................133 4.1.2. Quan điểm cụ thể..................................................................................134 4.2. Cơ hội và thách thức cho việc tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.........................................................................................................................139 4.2.1 Cơ hội ....................................................................................................139 4.2.2. Thách thức............................................................................................140 4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế....................................................142 4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội...............................143 4.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo. ..145 4.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội...........................................................145 4.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân .....................................................................146 4.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội............148 4.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp...........................................149 4.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo ..............................................................................................................150 KẾT LUẬN............................................................................................................152 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................................................156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157 PHỤ LỤC...............................................................................................................163 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASXH An sinh xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số Phát triển Con người ILO Tổ chức Lao động quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội NICs Các nước công nghiệp mới TCTK Tổng cục thống kê TNTB Thu nhập trung bình TW Trung ương VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam WB Ngân hàng thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất GINI Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập UBND Ủy ban nhân dân NSNN Ngân sách Nhà nước XĐGN Xóa đói giảm nghèo BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 7. vi Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt TNDN Thu nhập doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN WTO Tổ chức thương mại thế giới ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp KHXH Khoa học xã hội DTTS Dân tộc thiểu số TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc BTB&DHMT Bắc trung bộ và duyên hải miền trung ĐBSH Đồng bằng sông Hồng XDCB Xây dựng cơ bản CBXH Công bằng xã hội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin...........................................................................................37 Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình.....................................49 Bảng 2.2: Chi tiêu vào đời sống phân theo loại hộ ..............................................................51 Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi .........................51 Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị/nông thôn và nhóm hộ.............53 Bảng 2.5: Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành thị nông thôn..............54 Bảng 2.6: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống ở thành thị và nông thôn.................54 Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập (nghìn đồng).............55 Bảng 2.8: Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI tại một số quốc gia............................57 Bảng 2.9: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập chia theo thành thị nông thôn................60 Bảng 2.10: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập năm 2010..................................................................................................................................62 Bảng 2.11: Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập năm 2010..................................................................................................................63 Bảng 2.12: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua theo loại trường, nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn, 2010 .............................................................64 Bảng 2.13: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua theo hình thức khám chữa bệnh, thành thị-nông thôn và nhóm thu nhập..............................................................66 Bảng 2.14: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh nội trú theo loại cơ sở y tế, thành thị- nông thôn và nhóm thu nhập..................................................................................................67 Bảng 2.15: Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị-nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 ..............................................................................................................................68 Bảng 2.16: Cơ cấu hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010...............................................................................................................70 Bảng 2.17: Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập năm 2010.......................................................................................................71 Bảng 2.18: Tốc độ tăng GDP và tỷ phần đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng .........83 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 9. viii Bảng 2.19: Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP ở một số nước Châu Á...............85 Bảng 2.20 : Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng ................................................................................100 Bảng 2.21: Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương..................101 Bảng 2.22: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm 2002 - 2012.....................102 Bảng 2.23: Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập................................103 Bảng 2.24: Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân phối thu nhập..................................................................................................................................103 Bảng 3.1: Các biến số sử dụng trong mô hình....................................................................112 Bảng 3.2: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình............................117 Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến số với GINI, GDP, Ln(GDPPERC) và INCGAP.................................................................................................................................124 Bảng 3.4: Kết quả ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế..............................................................................................125 Bảng 3.5: Số tỷnh chia theo mức độ bất bình đẳng ...........................................................127 Bảng 3.6: Phân loại tác động của bất bình đẳng (theo hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế của từng tỷnh..........................................................................................................................128 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách thu nhập) tới tăng trưởng kinh tế...........................................................................................................131 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini.................................................................................18 Hình 1.2: Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets ......................................................30 Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Braxin trong giai đoạn 1961 - 2013...................36 Hình 1.4: Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, 1961 - 2013 ..................................................39 Hình 1.5: Tăng trưởng GDP của trung Quốc, 1983 - 2013.................................................41 Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập.....59 Hình 2.2: Hệ số Gini của Việt Nam theo 6 vùng..................................................................60 Hình 2.3: Tỷ lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn.....................................................65 Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam, 2000 - 2012.......................77 Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực...........78 Hình 2.6: Năng suất lao động xã hội theo các ngành kinh tế..............................................79 Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005......80 Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 2000 - 2011..............81 Hình 2.9: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ vốn, lao động và TFP, 2001 - 2011 .................................................................................................. 82 Hình 2.10: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á.................................84 Hình 2.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP...............................86 Hình 2.12: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập..................98 Hình 2.13: Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ GDP ......................................................99 Hình 3.1: Phân bố xác suất của phân phối bất bình đẳng trong thu nhập........................118 Hình 3.2: Phân bố xác suất của khoảng cách thu nhập (INCGAP).................................119 Hình 3.3: Phân bố xác suất của GDP ..................................................................................120 Hình 3.4: Phân bố xác suất của GDP bình quân đầu người..............................................120 Hình 3.5: Phân bố xác suất của Ln(GDP)...........................................................................121 Hình 3.6: Phân bố xác suất của Ln(GDPPERC)................................................................122 Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GINI và một số yếu tố ảnh hưởng.......................................123 Hình 3.8: Quan hệ giữa khoảng cách thu nhập và một số yếu tố ảnh hưởng..................123 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Đây là những chủ đề đã và đang được các nhà kinh tế trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel năm 1971, Simon Kuznets (1955), bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định trong một giai đoạn ngắn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế đã chín muồi. Các nghiên cứu sau đó như Ahluwwalia (1976) và Psacharopoulos và các cộng sự (1995) đã ủng hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Deininger và Squyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly (1999), Dollar, và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất bình đẳng. Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào giữa thập niên 1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các nghiên cứu như Persson và Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini (1994) cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế; trong khi Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; còn Baro (1999) cho thấy bất bình đẳng cản trở tăng trưởng ở các nước nghèo trong khi lại thúc đẩy tăng trưởng ở các nước giàu. Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Đảng ta cũng đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XCHN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 12. 2 tăng trưởng nhanh một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Trong quá trình đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc: tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam ngày càng được biết đến là một quốc gia thành công chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đã làm nảy sinh những mặt trái, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng doãng ra. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về phân phối thu nhập. Gần đây đã có một số nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên cứu định lượng chủ yếu mới tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập. Việc nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế còn ít. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở nước ta trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, các nhà kinh tế đã từ lâu tranh luận về mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1990, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 13. 3 với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú về các đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế mới được thực hiện một cách có hệ thống. Một số các nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu chéo giữa các quốc gia cho thấy các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp hơn có tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sau đó, các nghiên cứu sử dụng số liệu tốt hơn và kỹ thuật ước lượng tiên tiến hơn đã thách thức những kết quả ban đầu và kết luận rằng, dĩ ít là với các nước đang phát triển, bất bình đẳng cao hơn đi cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. - Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế chéo và chuỗi thời gian Những nghiên cứu theo hướng này đã sử dụng số liệu về GDP thực tế bình quân đầu người, các thước đo bất bình đẳng thu nhập, và các biến điều kiện khác để khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. GDP bình quân đầu người ban đầu của các quốc gia cũng được đưa vào với tư cách là biến điều kiện, bởi vì các nước có GDP bình quân đầu người thấp hơn thường tăng trưởng nhanh hơn so với các nước có thu nhập cao. Ngoài ra, các biến điều kiện khác như trình độ học vấn, đầu tư vốn vật chất, những thay đổi tỷ giá thương mại, và các biến chính trị - xã hội (chẳng hạn chỉ số tham nhũng hay dân chủ) cũng được coi có tương quan với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini (1994), và Perrotti (1996) cho thấy các quốc gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt, nghiên cứu của Persson và Tabellini đã tìm ra bằng chứng ủng hộ cho mô hình kinh tế chính trị của họ. Họ ước tính các phương trình hồi quy trên hai bộ số liệu – chuỗi số liệu lịch sử từ năm 1830 đến năm 1985 cho 9 quốc gia và chuỗi số liệu sau chiến tranh của 56 quốc gia từ 1960 đến 1985. Với các chuỗi lịch sử, hệ số cho tỷ lệ thu nhập của nhóm 20 phần trăm giàu nhất mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Theo họ, kết quả này hàm ý bất bình đẳng thu nhập làm giảm tốc độ tăng trưởng do làm tăng áp lực phải phân phối lại. Tuy nhiên, một trong những biến then chốt trong mô hình kinh tế chính trị của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 14. 4 họ là tỷ lệ dân số có quyền bỏ phiếu lại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng như mô hình của họ dự đoán. Với bộ số liệu sau chiến tranh, hệ số ước lượng cho tỷ lệ thu nhập của nhóm trung lưu (nhóm phần năm thứ ba) mang giá trị dương và ý nghĩa thống kê trong các nền dân chủ, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong quốc gia phi dân chủ. Họ giải thích điều này như một bằng chứng bổ sung ủng hộ mô hình của họ, bởi vì một phần thu nhập lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nghĩa làm giảm áp lực tái phân phối trong một nền dân chủ, nhưng có thể ít ảnh hưởng lên chính sách trong chế độ độc tài. Nhìn chung, Persson và Tabellini kết luận rằng, "Bất bình đẳng có ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư, và hiệu ứng này chỉ hiện diện trong các nền dân chủ." Các kết quả của Persson và Tabellini về sự khác biệt giữa các nền dân chủ và phi dân chủ đã bị thách thức bởi một số tác giả khác. Alesina và Rodrik bác bỏ giả thuyết cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là khác nhau giữa các nền dân chủ và phi dân chủ. Họ cho rằng mô hình kinh tế chính trị không dự đoán được sự khác biệt mang tính hệ thống giữa các nền dân chủ và phi dân chủ, bởi vì chế độ phi dân chủ cũng chịu những áp lực tương tự như các chính phủ dân chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng sự khác biệt giữa kết quả của họ và kết quả của Persson và Tabellini là do khác biệt trong cách đo lường bất bình đẳng và định nghĩa được sử dụng để xác định các nước dân chủ. Perotti cũng kết luận rằng dân chủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng. Ông cho rằng ảnh hưởng khác biệt mà Persson và Tabellini phát hiện xuất hầu hết các nền dân chủ là các nước có thu nhập cao và phi dân chủ là nước thu nhập thấp. Hơn nữa, ông thấy có ít bằng chứng về mối liên kết ngược chiều giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu và chi tiêu cho y tế, an sinh xã hội, giáo dục hoặc thuế suất biên. Các nghiên cứu kinh tế lượng ban đầu kết luận rằng phân phối thu nhập bình đẳng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu chéo giữa nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và bất bình đẳng rất khác nhau. Nghiên cứu đầu tiên toàn diện nhất dựa trên số liệu chéo quốc tế là của Perotti (1996). Ông đã xem xét chi tiết Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 15. 5 mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng phụ thuộc ra sao vào chính sách tài khóa, bất ổn xã hội và chính trị, và tính không hoàn hảo của thị trường vốn thông qua ảnh hưởng đến đầu tư cho vốn nhân lực, giáo dục và tỷ lệ sinh. Kết luận tổng quát của ông là có mối liên kết mạnh giữa bất bình đẳng, bất ổn xã hội và chính trị, và tăng trưởng kinh tế và xã hội công bằng hơn có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ đầu tư cao cho giáo dục. Cả hai đều được phản ánh trong tỷ lệ tăng trưởng cao hơn. Một vài năm sau khi các nghiên cứu trên công bố, Li và Zhou (1998), Barro (1999), và Forbes (2000) đã thách thức những kết quả này. Li và Zhou sử dụng số liệu mảng từ 46 quốc gia và kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập có mối tương quan dương, và thường có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi họ ước tính phương trình hồi quy số liệu chéo dựa trên tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 1960 đến năm 1990 giữa 34 đến 42 quốc gia, hệ số của chỉ số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê như trong các nghiên cứu khác sử dụng số liệu chéo, giống như kết quả của Alesina và Rodrik. Vì vậy, họ cho rằng mối tương quan dương giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong các nghiên cứu trước đó là do sử dụng số liệu chéo có kết quả trái ngược với sử dụng số liệu mảng. Barro (1999) là một trong những người tiên phong trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng và nghiên cứu của ông là một thách thức lớn đối với các kết quả trước đó. Barro đã sử dụng bộ số liệu của khoảng 100 quốc gia để ước tính một mô hình tăng trưởng cho các quốc gia đó cho 3 giai đoạn 10 năm. Ông phát hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và bất bình đẳng, được đo bằng hệ số Gini, là phi tuyến. Đặc biệt, ông nhận thấy bất bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp hơn ở các nước thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các nước thu nhập cao hoặc các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số của Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ quan biến tỷ lệ sinh. Như vậy, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phát triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến tỷ lệ sinh trong các nghiên cứu trước đó có thể đã tạo ra sai lệch âm trong các ước lượng của họ về tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 16. 6 Forbes (2000) cũng đóng góp vào quan điểm xét lại mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng. Chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu mảng cho 45 quốc gia với với bộ số liệu về phân phối thu nhập có chất lượng tốt, và sử dụng phương pháp ước lượng tiên tiến có tính đến sự khác biệt không quan sát được giữa các quốc gia (điều này không được phản ánh trong các bộ số liệu thông thường về các biến điều kiện), bà phát hiện rằng "tăng 10 điểm hệ số Gini của một quốc gia có tương quan với 1,3 phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn cho 5 năm tới." Bà coi điều này biểu thị một "mối quan hệ ngắn hạn giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong một quốc gia", và rằng nó không "trực tiếp mâu thuẫn với kết luận trước đó về mối quan hệ ngược chiều giữa các quốc gia trong dài hạn". - Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể không thật sự hữu ích cho phân tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỷnh về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây đã khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế giữa các bang hoặc giữa các tỷnh trong cùng một quốc gia. Nhiều nhà nghiện cứu cho rằng số liệu chéo giữa các bang tỏ ra ưu việt hơn so với số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các quốc gia có sự khác nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh. Partridge (1997) đã nghiên cứu mối liên kết giữa bất bình đẳng và tốc độ tăng trưởng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ từ năm 1960 đến năm 1990. Nghiên cứu của ông bao gồm hai thước đo bất bình đẳng vào đầu của mỗi giai đoạn 10 năm - hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình trước thuế dựa trên số liệu điều tra dân số và tỷ trọng thu nhập của các nhóm phần năm thứ ba (tầng lớp trung lưu). Kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra rằng cả hai thước đo bất bình đẳng có hệ số ảnh hưởng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng trưởng, mặc dù hai thước đo bất bình đẳng có tương quan âm trong mẫu nghiên cứu của ông (tỷ trọng thu nhập cao hơn cho tầng lớp trung lưu thường ngụ ý một hệ số Gini thấp hơn). Vì vậy, bang có bất bình đẳng cao hơn (được đo bằng hệ số Gini) đi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 17. 7 cùng với tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn, nhưng kết quả này chỉ được thỏa mãn khi tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu được giữ không thay đổi, và do đó phản ánh những tác động của sự gia tăng tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao nhất trên cơ sở giảm tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất. Frank (2009) giới thiệu một bộ dữ liệu mới, toàn diện về các thước đo bất bình đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến 2004. Sau Chiến tranh Thế chiến II ở nhiều bang tỷ lệ thu nhập của nhóm dân cư giàu nhất khá ổn định trong một thời gian dài, sau đó bất bình đẳng thu nhập tăng lên đáng kể trong những năm 1980 và 1990. Kết quả từ mô hình thực nghiệm cho thấy về bản chất bất bình đẳng và tăng trưởng có mối quan hệ dương trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập được tập trung nhiều hơn vào tay những người giàu khi xã hội càng phát triển. Dahlby and Ferede (2013) xem xét mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các tỉnh của Canada. Nghiên cứu này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có một sự đánh đổi giữa các chính sách tái phân phối và tăng trưởng kinh tế, hay tái phân phối thu nhập có thể kích hoạt kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Các tác giả đã tiến hành phân tích kinh tế lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế theo tỷnh ở Canada và ba thước đo khác nhau về bất bình đẳng thu nhập. Họ phát hiện mối quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Các tác giả sau đó xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với cá nhân có thu nhập cao cũng như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra chi phí đáng kể cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế. Trừng phạt người có thu nhập cao là một cách tự hủy hoại, mặc dù cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ cung cấp cho người dân Canada nhiều hơn cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này. Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả không thống nhất và thậm chí trái ngược nhau. Forbes (2000) phát hiện năm yếu tố có vai trò quan trọng giải thích cho những kết quả mâu thuẫn này: (i) sử dụng các biến khác nhau, (ii) các mẫu nghiên cứu khác nhau, (iii) chất lượng dữ liệu khác nhau, (iv) khoảng thời gian khác nhau và (v) sai lệch vì bỏ biến trong các nghiên cứu sử dụng số liệu chéo. Bà kết luận rằng các lý do quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt là tính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 18. 8 đặc thù quốc gia, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, sai lệch vì bỏ biến và độ dài của thời kỳ được xem xét. Mặt khác, Banerjee và Duflo (2003) cho rằng ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược theo nghĩa khi bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập quá cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm. Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới gồm David Dollar và các cộng sự, trong báo cáo nghiên cứu “Economics Growth, Poverty and Household welfare” năm 2004 đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh tế học vĩ mô và điều tra về hộ gia đình để phân tích các nội dung như: lý do thành công của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của hộ gia đình từ khi tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000; triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam; tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi của hộ gia đình được đo lường thông qua các biến số như chi tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục; hiệu quả của các chính sách của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo. Đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) đã phân tích một số yếu tố và khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn đề liên quan tới chất lượng tăng trưởng, bao gồm: hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn 1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con người và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và bất bình đẳng tới giảm tỷ lệ nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu có đưa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình nghiên cứu mới chỉ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 19. 9 dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn. Đề tài cấp Bộ mã số B2006-06-05 của Nguyễn Văn Công (2006) với tiêu đề “Tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Đề tài đã xây dựng một mô hình chéo để kiểm định tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2004 trong đó bất bình đẳng được đại diện bằng khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% người giàu nhất (Q1) và 20% người nghèo nhất (Q5) cho từng tỷnh. Các số liệu tổng hợp được lấy từ các cuốn Niên giám thống kê, còn các số liệu theo tỷnh được lấy từ bốn cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-93; 1997-98; 2002; và 2004. Kết quả cho thấy bất bình đẳng thu nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng tỷ lệ Q1/Q5 đại diện cho bất bình đẳng thu nhập của nghiên cứu này được coi là quá đơn giản vì không phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. Bộ số liệu mà nghiên cứu sử dụng đã quá lạc hậu và không cập nhật được những thay đổi mạnh trong hình mẫu của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Đề tài cấp nhà nước KX 01.10 “Phân phối thu nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” do Nguyễn Công Nghiệp (2006) chủ nhiệm đã hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về phân phối trong các học thuyết kinh tế và vai trò của phân phối trong chu trình tái sản xuất xã hội và trong hệ thống quan hệ sản xuất; nghiên cứu mô hình phân phối trong một số hệ thống kinh tế và trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với quá trình phân phối và phân tích các công cụ được sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh quá trình phân phối nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội (nổi bật là các công cụ thuế, chi tiêu ngân sách, công cụ tín dụng, hệ thống an sinh xã hội). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phân phối ở Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 20. 10 Nam qua 2 thời kỳ (thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới), từ đó rút ra những kết luận và bài học kinh nghiệm; đề xuất hệ thống đồng bộ các quan điểm và nhóm giải pháp về phân phối nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề tài đã tiếp cận vấn đề phân phối theo nghĩa rộng với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất trong đó phân phối thu nhập chỉ là phần của toàn bộ bức tranh chung. Cách tiếp cận của đề tài hoàn toàn là định tính. Phạm Xuân Nam (2007) trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, sau khi điểm qua những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác động xã hội của nó, đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ bản để có thể thực hiện được mục tiêu “kép” là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm tổng quát của Đảng cộng sản Việt Nam “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” cần phải cụ thể hoá thành những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình quân, đề cao vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả kinh tế, cần có chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi xã hội mà cần mở rộng thành hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc khác nhau. Lê Quốc Hội (2009) cũng có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập như: “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các nghiên cứu này đều là nghiên cứu định Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 21. 11 tính và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lượng về tác động của tăng trưởng đến bất bình đẳng thu nhập chứ chưa tập trung xem xét tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước của Hoàng Đức Thân (2010) với tiêu đề “Quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta” đã phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó trong giai đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng vào thời kỳ 10 năm (2001-2010); Xây dựng và đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong thời kỳ mới ở Việt Nam. Các kết luận đưa ra đều dựa trên các phân tích định tính và mô tả thống kê. Tuy nhiên, những công trình trong nước kể trên còn có những hạn chế sau: - Các công trình khoa học trong nước chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có nghiên cứu tổng hợp cả định tính và định lượng về mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. - Các công trình mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất bình đẳng. Cần nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế mà trước hết là tác động của giữa bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế. - Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Văn Công (2006) về tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mới nghiên cứu cho giai đoạn 1992- 2004, chưa cập nhật được tình hình mới khi Việt nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đặc biệt giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 có tác động đến hình mẫu của mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 22. 12 Bên cạnh đó, luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích và kiểm định tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các câu hỏi sau đây: 1. Về mặt lý thuyết bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và qua những kênh truyền dẫn nào? 2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu thực nghiệm như thế nào? Sử dụng mô hình nào và cho kết quả ra sao? 3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng và phân phối thu nhập ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong giai đoạn 2000-2012? 4. Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? Những tác động đó diễn ra qua những kênh nào? 5. Quan điểm, cơ hội và thách thức cho giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam là gì? Cần thực hiện những giải pháp gì nhằm nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 23. 13 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tăng trưởng kinh tế và tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu phân phối thu nhập theo quy mô với trọng tâm là nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư với tăng trưởng kinh tế. Luận án đi sâu phân tích thực trạng bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 dựa trên bộ số liệu của cả nước, 63 tỉnh, thành được thu thập từ Tổng cục Thống kê (TCTK) và số liệu từ 4 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê: để đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cũng như tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. - Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định lượng để kiểm định và ước lượng tác động tác động của bất bình đẳng phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho các phân tích định tính. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa trên mô hình tăng trưởng có điều chỉnh phù hợp để nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy số liệu mảng (panel data) để ước lượng các mô hình. Kết quả thu được sẽ giúp luận án xem xét được tác động của bất bình đẳng phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực. 7. Ý nghĩa khoa học của luận án Đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết, rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc điều tiết vĩ mô ở Việt Nam. Qua nghiên cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 24. 14 7.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận: 1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế: cả bất bình đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong khi các nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho tăng trưởng kinh tế. 2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như những nghiên cứu sâu về chủ đề này. 3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. 7.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và tầm nhìn dài hơn khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt không thể cào bằng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. 2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập như tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững và xuất hiện sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý. 3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 25. 15 4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37. 5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì người nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế; Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính sách di dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chương 3: Ước lượng tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chương 4: Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 26. 16 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập 1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tất cả các khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất là gốc đóng vai trò quyết định, các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất, nhưng chúng có tác động trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng qua lại với nhau. Phân phối theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập. Các nhà kinh tế thường phân biệt hai cách phân phối thu nhập để phục vụ cho mục tiêu định lượng và phân tích: phân phối thu nhập theo “cá nhân” hay theo “quy mô”; và phân phối thu nhập theo chức năng. Phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất. Cách tiếp cận này xem xét thu nhập được phân phối cho các cá nhân hay các hộ gia đình như thế nào. Mối quan tâm ở đây là mỗi cá nhân nhận được bao nhiêu mà không quan tâm đến nguồn hình thành thu nhập, bất kể đó là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế hay thu nhập nhận được từ các chương trình phúc lợi... Các nguồn gốc về ngành nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) cũng không được xét đến. Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là xem xét thu nhập được phân phối có công bằng hay không giữa các nhóm người trong xã hội (Todaro, 1998). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 27. 17 Phân phối thu nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối: mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ. Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về "sự bất công bằng". Nếu những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không "công bằng". Ví dụ, 20% người dân giàu nhất kiểm soát tới 70% thu nhập của quốc gia đó. Phân phối thu nhập theo chức năng cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế. Thay vì xem xét các cá nhân như là những thực thể riêng rẽ, phân phối thu nhập theo chức năng xem xét thu nhập được phân phối như thế nào cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân mà mỗi nhân tố sản xuất nhận được là bao nhiêu mà không quan tâm đến cá nhân hay nhóm người cụ thể nào nhận thu nhập. Cụ thể, phân phối thu nhập theo chức năng thường quan tâm bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập quốc dân được phân phối cho lao động và bao nhiêu phần trăm được phân phối dưới dạng tiền cho thuê, tiền lãi, lợi nhuận (tức là thu nhập từ sở hữu tài sản bao gồm đất đai, vốn tài chính và vốn vật chất) (Todaro, 1998). 1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo đều có những ưu, nhược điểm riêng. Luận án này chỉ giới thiệu các thước đo phổ biến nhất và được sử dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm ở các chương sau. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 28. 18 a. Tỷ lệ Q5/Q1 Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5 nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình giàu nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận được gì. Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng, chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. b. Đường Lorenz Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905). Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini % dân số % thu nhập A A B Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 29. 19 Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm tương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách khác, đường chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng. Đường Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên, công cụ mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp. c. Hệ số Gini Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên cơ sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B. Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện tích A = 0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình đẳng tuyệt đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini = 1 khi diện tích B = 0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác không nhận được gì). Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4; bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập cao khi Gini > 0,5. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 30. 20 Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa được mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình đẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A như nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz có hình dáng khác nhau). d. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% - 17% có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp. Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập, mà còn tính theo chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân như giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến. 1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập Từ lâu, các nhà kinh tế đã nghiên cứu thị trường các nhân tố sản xuất nhằm tìm hiểu quá trình phân phối thu nhập quốc dân. Nhiều lý thuyết đã được xây dựng để giải thích thu nhập của một nhân tố được quyết định như thế nào. Theo A.Smith, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra đó là tiền lương. Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh doanh và các địa chủ; ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn. Theo Marx, phân phối thu nhập có hai hình thức đó là phân phối thu nhập quốc dân lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩa được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, người lao động nhận được tiền công. Phần Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 31. 21 thứ hai là thu nhập của nhà tư bản và địa chủ. Nếu như tiền công của công nhân chỉ đủ sống cho bản thân và cho gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa chủ còn tích luỹ một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó nhà tư bản mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn người công nhân thì ngày càng nghèo đi. Marx đưa ra kết luận, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay một số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Do vậy việc phân phối theo tài sản chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, đó là cách phân phối tạo nên tình trạng kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Hiện nay, lý thuyết tân cổ điển về phân phối thu nhập được chấp nhận rộng rãi. Nếu tất cả các thị trường trong nền kinh tế đều là cạnh tranh hoàn hảo và các tác nhân đều tìm cách ra quyết định tối ưu, thì mỗi nhân tố sản xuất sẽ nhận được thu nhập tương ứng với phần đóng góp cận biên của mình vào quá trình sản xuất. Tiền lương thực tế trả cho mỗi lao động bằng sản phẩm cận biên của lao động và giá thuê thực tế trả cho người sở hữu tư bản bằng sản phẩm cận biên của tư bản. Thu nhập còn lại sau khi các doanh nghiệp đã thanh toán cho các nhân tố sản xuất là lợi nhuận kinh tế (tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí cơ hội bao gồm cả chi phí hiện và chi phí ẩn) của chủ doanh nghiệp. Nhìn chung các nguyên nhân gây bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có thể xếp vào hai nhóm: bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản; và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động. a. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản Trong nền kinh tế thị trường, một phần thu nhập của các cá nhân nhận được từ sở hữu các nguồn lực. Tùy theo quy mô và cơ cấu danh mục tài sản nắm giữ, cũng như giá thuê các tài sản đó, thu nhập của các cá nhân từ tài sản có thể khác nhau rất nhiều. Tài sản của các cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mà chủ yếu là do được thừa kế tài sản hoặc do tiết kiệm trong quá khứ. b. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động Mỗi người lao động có những đặc điểm rất khác nhau như sức khỏe, năng lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sở thích. Các công việc cũng khác nhau về Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 32. 22 tiền lương và về các đặc điểm phi tiền tệ. Những khác biệt này có ảnh hưởng đến cung, cầu lao động và do đó là thu nhập của các cá nhân. Sự khác biệt mang tính đền bù Một số công việc tương đối nhàn hạ, vui vẻ và an toàn, trong khi đó lại có những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm. Nếu tiền lương là như nhau thì hầu hết mọi người sẽ thích làm những công việc nhàn hạ, vui vẻ và an toàn. Do vậy, người lao động cần có một mức lương cao hơn để thực hiện những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm. Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinh nhằm bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau. Ví dụ, những người làm việc trong các mỏ than hoặc vào ca đêm sẽ có được khoản thu nhập bổ sung nhằm bù đắp cho sự không thú vị của công việc mà họ thực hiện. Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến thức và kỹ năng mà người công nhân thu được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm những kỹ năng tích luỹ được từ thời kỳ đi học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và các chương trình đào tạo nghề nghiệp dành cho lực lượng lao động. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được nhiều tiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực bởi những lý do sau: Ở góc độ cầu lao động, những lao động có trình độ học vấn thường có sản phẩm biên cao hơn, do vậy các doanh nghiệp sẵn lòng trả cho họ mức lương cao hơn. Ở góc độ cung lao động, người lao động chỉ sẵn lòng đi học nếu họ nhận được phần thưởng cho việc làm như vậy. Thực tế có sự phân biệt chi trả mang tính đề bù giữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động không có trình độ học vấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học. Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập. Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ được trả lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc vất vả hơn những người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ. Cơ hội cũng đóng một vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá nhân nào đó có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việc của cá nhân đó không cần nữa. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 33. 23 Bên cạnh các yếu tố trên, chênh lệch về thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân tương tự nhau do sự khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân khác. Ngoài ra, trong mô hình nền kinh tế hai khu vực Lewis (1954) cho rằng dư thừa lao động ở khu vực nông thôn tại các nước đang phát triển có xu hướng làm tăng bất bình đẳng về thu nhập vì tiền lương của lao động nông nghiệp không thể tăng theo sự tăng trưởng công nghiệp ở các đô thị. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất của nền kinh tế theo thời gian. Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu hơn mình. Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của công chúng có cơ được tăng lên. Ngược lại, một nước tăng trưởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đương đầu với những mâu thuẫn liên miên trong quá trình chọn lựa các mục tiêu. Điều đó lý giải vì sao tất cả các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố như lao động giản đơn giá rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp... thì không thể phát triển bền vững và khó thực hiện tốt các chính sách xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội, như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 34. 24 Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của người dân. 1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân. %100 Y YY g 1t 1tt t × − = − − Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t. Y là GDP thực tế của thời kỳ t. Như chúng ta đã biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh tế. Tất nhiên, ở đây chúng ta nói đến GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là đã loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian. Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước - thông thường tính cho một năm. %100 y yy g 1t 1tt t pc × − = − − Trong đó: gpc t là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t. y là GDP thực tế bình quân đầu người. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 35. 25 Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng khuyến khích tăng trưởng bằng mọi giá. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng trưởng nhanh bằng những hy sinh mà suy cho cùng thì chúng ảnh hưởng đến hàng loạt các mục tiêu: Phúc lợi kinh tế chung của xã hội, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm cho thế hệ mai sau phải trả giá đắt cho sự thụ hưởng của thế hệ hiện tại. Hơn nữa, một số nhà kinh tế còn bi quan cho rằng chúng ta đứng trước nguồn tài nguyên có hạn, tăng trưởng nhanh cũng có nghĩa là đang tiêu tốn nguồn tài nguyên đó, cho đến lúc không còn gì để khai thác được nữa. Với những tác động có hại, chúng ta cũng cần nhận thức lại rằng: tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó một cái giá nào đó. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hạn chế tăng trưởng mà vấn đề là phải tìm cách để cho cái giá phải trả càng thấp càng tốt. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế. a. Các nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, bao gồm vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị). Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất cao. Cụ thể, nó được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar. Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây, người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số lượng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 36. 26 Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn nhân lực, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế... Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô (số lượng) lao động, còn vốn nhân lực có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp. Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Vai trò của công nghệ đã được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đánh giá cao đối với tăng trưởng như Solow (1956). Solow (1956) cho rằng “toàn bộ tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”. Tài nguyên bao gồm đất đai và các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Song, nguồn tài nguyên thì có hạn, không thể tái tạo được, hoặc nếu tái tạo được phải mất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Do đó, tài nguyên được đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển. Sử dụng lãng phí tài nguyên có thể được xem như sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng tài nguyên là yếu tố cố định, vai trò của chúng có xu hướng giảm dần, hoặc tài nguyên có thể được quy về vốn sản xuất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 37. 27 Như vậy, có thể thấy nguồn gốc của tăng trưởng do nhiều yếu tố hợp thành, vai trò tương đối của chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia. Đối với các nước nghèo, vốn vật chất, lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng. Ngược lại đối với các nước công nghiệp thì vai trò của vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ quan trọng hơn. Các công trình nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng của Romer (1986) cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, thì vốn nhân lực và khoa học công nghệ có vai trò vượt trội hơn các yếu tố truyền thống khác đối với tăng trưởng kinh tế. b. Các nhân tố phi kinh tế Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn hóa - xã hội, thể chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng. Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kỳm hãm tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng. Stiglitz (2000) cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó trong nhiều trường hợp, một sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và kết quả đầu ra sẽ khó đạt được nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004) cũng đã chỉ ra tác động tích cực của quản lý nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế về số lượng và chất lượng. Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực của bộ máy Nhà nước, trước hết là trong việc thực hiện vai trò quản lý của nhà nước. Quản lý hiệu quả của nhà nước vào quá trình tăng trưởng có thể xem xét Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com
  • 38. 28 thông qua các tiêu chí là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp luật. Triển vọng tăng trưởng được duy trì trong tương lai ở mức cao sẽ dễ đạt được hơn ở những nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của pháp luật cao, có bộ máy nhà nước ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt các quyền của họ. Văn hóa - xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán… Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nhìn chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển. Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị - xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư. Vì nền tảng của kinh tế thị trường là dựa trên trao đổi giữa các cá nhân và các nhóm người với nhau, bởi vậy nếu không có thể chế thì các hoạt động này không thể diễn ra bởi vì người này không thể tương tác với người kia mà không có chế tài nào đó ngăn cản người kia hành động Tùy tiện và ngược lại với thoả thuận. Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể mua, bán, thuê mướn hợp đồng, đầu tư nếu họ có một mức độ tin tưởng nhất định rằng các thoả thuận hợp đồng của họ sẽ được thực hiện (Kasper và Streit, 1998). Theo họ, các cá nhân tham gia giao dịch thường không có đủ thông tin. Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch. Tất cả các chi phí này liên quan đến thể chế. Một thể chế không tốt sẽ làm cho chi phí thực thi các hợp đồng cao và như vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, một cấu trúc thể chế tốt sẽ tạo ra sự khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân bổ nguồn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com