SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
i
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh, tồn tại song song với nó là
lượng chất thải hóa học cũng tăng theo, đặc biệt là các chất thải hữu cơ bền, độc hại như:
benzen, toluen, xylen, phenol… Đây là mối lo ngại cho toàn xã hội, vì vậy việc xử lý nó
là một vấn đề rất cấp bách và quan trọng.
Phương pháp điện phân, ngoài những ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp
điện hóa thì nó còn có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ trên, bằng cách sử dụng các
điện cực anode tiêu biểu như Au, Pt…để oxi hóa phân hủy chúng nhưng giá thành tương
đối cao nên không đem lại hiệu quả về kinh tế. Trong khi đó, điện cực anode PbO2 là
một điện cực rẻ tiền nhưng lại có thể thay thế những điện cực đắt tiền trên.
Có rất nhiều phương pháp để tổng hợp điện cực anode PbO2 như: phương pháp ép
bột, phương pháp oxi hóa ion Pb2+
trên các vật liệu nền trong môi trường giàu oxi. Song,
các phương pháp này chỉ thu được màng PbO2 xốp, độ bền cơ học thấp và độ dẫn điện
kém. Ngược lại, bằng phương pháp điện hóa sử dụng dòng điện nhằm oxi hóa điện kết
tinh tạo màng PbO2 trên nền các vật liệu như: Fe, Ti [3, 4], carbon graphit [1, 2]….thì
lại thu được màng PbO2 đáp ứng được yêu cầu của một điện cực anode trong các quá
trình điện hóa. Các vật liệu nền sử dụng để tổng hợp anode PbO2 tương đối rẻ, đặc biệt
là carbon graphit, đây là loại vật liệu rẻ nhất trong số các vật liệu thường sử dụng và là
chất thải của ngành công nghiệp sản xuất Pin [15]. Vì vậy, hiện nay các nghiên cứu về
quy trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit đang rất được quan tâm bởi
tính kinh tế mà nó có thể đem lại và còn làm giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường.
Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy kết quả khả quan của việc nghiên cứu quy
trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit [2, 6]. Bằng việc sử dụng các hóa
chất có độ tinh khiết cao, sử dụng điện cực catode lưới làm bằng kim loại Pt, một số nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã tổng hợp thành công điện cực PbO2 có độ bền cơ hóa
cao, có khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại như phenol [1].…rất tốt. Việc nghiên
cứu đã thành công, nhưng với việc sử dụng hóa chất tinh khiết mắc tiền và điện cực lưới
Pt là một kim loại có giá thành rất cao là một trở ngại lớn cho việc phát triển nghiên cứu
và sản xuất với quy mô công nghiệp.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
ii
Chính vì những vấn đề trên, nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu về điện cực PbO2
ngày càng phát triển hơn, nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu cải tiến quá trình tổng hợp
điện cực PbO2 trên nền carbon graphit và khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện
cực PbO2”. Nội dung đề tài này sẽ tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
oxi hóa điện kết tinh tạo màng PbO2 trên nền vật liệu anode nền carbon graphit với việc
sử dụng điện cực lưới làm bằng thép không gỉ 304 thay thế cho lưới Pt và sử dụng các
hóa chất có độ tinh khiết tương đối thay vì sử dụng hóa chất có độ tinh khiết cao trong
điều kiện phòng thí nghiệm của trường (trường ĐHBRVT). Với mục đích của đề tài,
nhằm tạo ra được điện cực PbO2 có chất lượng tương đương với các điện cực PbO2 của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nhưng giá thành rẻ hơn gấp nhiều lần. Để tổng
hợp nên điện cực PbO2 tôi đã lần lượt tiến hành giai đoạn các thí nghiệm sau:
- Giai đoạn 1: Khảo sát 5 thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh tạo màng
PbO2: nồng độ ion Pb2+
, H+
, Cu2+
, chất hoạt động bề mặt gelatin và mật độ dòng
điện phân.
- Giai đoạn 2: Khảo sát khả năng oxy hóa chuyển hóa phenol và khả năng khoáng
hóa (COD) của điện cực sau khi tổng hợp tại điều kiện tối ưu.
Với mục tiêu nhằm:
 Xác định được các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 nhằm tạo ra
được điện cực tốt nhất.
 Đánh giá được khả năng oxi hóa của điện cực sau khi tổng hợp trong điều kiện tối
ưu nhất thông qua xác định độ chuyển hóa phenol và độ chuyển hóa COD của điện
cực.
 Đánh giá chất lượng của điện cực sau khi thực hiện quá trình oxy hóa xử lý phenol.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi tôi đã có một quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ
do nỗ lực của cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
- Thầy Diệp Khanh: Thầy đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành tốt đề tài về phương
pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện.
- Các thầy Nguyễn Chí Thuần, Nguyễn Văn Toàn, cô Tống Thị Minh Thu đã giúp
đỡ tôi rất nhiều về những kiến thức liên quan đến đề tài.
- Gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi.
- Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin, kiến thức về đề tài trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày không thể tránh khỏi những sai sót và hạn
chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các
bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Vũng tàu, ngày 12 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Kiên
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
iv
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, tôi đã tìm ra điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp điện
cực PbO2, đồng thời đã tổng hợp thành công điện cực PbO2 trên nền anode carbon
graphit kết hợp với catode làm bằng thép không gỉ 304 và khảo sát khả năng oxi hóa
điện hóa phenol của điện cực PbO2 trong điều kiện mật độ dòng không đổi.
Các phương pháp phân tích hóa lý được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) được sử dụng để định dạng pha tinh thể của PbO2;
phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) được sử dụng để xác định độ chuyển hóa của
phenol sau khi xử lý; phương pháp COD được dùng để xác định mức độ khoáng hóa (sự
chuyển hóa thành CO2, H2O) của phản ứng oxi hóa phenol.
Kết quả, điều kiện tối ưu để thu được màng PbO2 có bề mặt láng mịn, độ bám dính
tốt, độ bền cơ hóa cao là mật độ dòng i = 40 mA/cm2
; HNO3 20 ml/l; Pb(NO3)2 0,6M;
Cu(NO3)2 0,4M; gelatin 1 g/l; nhiệt độ 250
C - 300
C và kết quả oxi hóa điện hóa phenol
của điện cực đã nghiên cứu cho thấy, độ chuyển hóa phenol đạt 99%, khả năng khoáng
hóa thành CO2, H2O đạt trên 79% khi tiến hành điện phân trong dung dịch điện li Na2SO4
0,15M; pH = 8,0; nồng độ NaCl 7,5 g/l; mật độ dòng i = 75 mA/cm2
; nồng độ phenol
1000 mg/l [2].
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iii
TÓM TẮT .....................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU ................................................ix
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN..........................................................................................1
1.1. Tổng quan về điện cực............................................................................................1
1.1.1. Điện cực Hg...............................................................................................2
1.1.2. Điện cực Pb ...............................................................................................2
1.1.3. Điện cực carbon graphit ............................................................................2
1.1.4. Điện cực oxyt ............................................................................................2
1.1.5. Điện cực bán dẫn.......................................................................................3
1.2. Tổng quan điện cực PbO2 ......................................................................................3
1.2.1. Một số phương pháp điều chế PbO2..........................................................7
1.3. Tổng quan về phenol ..............................................................................................8
1.3.1. Tính chất hóa học ......................................................................................9
1.3.2. Ứng dụng.................................................................................................10
1.3.3. Tác hại của Phenol ..................................................................................10
1.3.4. Một số phương pháp xử lý phenol ..........................................................10
1.4. Giới thiệu về phương pháp điện phân ...............................................................10
1.4.1. Định nghĩa ...............................................................................................10
1.4.2. Một số khái niệm.....................................................................................11
1.4.3. Sự điện phân chất điện li nóng chảy .......................................................12
1.4.4. Sự điện phân dung dịch điện li................................................................12
1.4.5. Định luật Faraday....................................................................................14
CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................15
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
vi
2.1. Thiết bị và hóa chất ..............................................................................................15
2.1.1. Thiết bị ....................................................................................................15
2.1.2. Hóa chất...................................................................................................15
2.2. Chuẩn bị vật liệu nền............................................................................................16
2.2.1. Đánh bóng ...............................................................................................16
2.2.2. Tẩy dầu mỡ..............................................................................................16
2.3. Chuẩn bị catode làm việc.....................................................................................17
2.3.1. Xử lý catode trong dung dịch kiềm bằng điện phân ...............................17
2.4. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 ..............18
2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng ...................................................................18
2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
...............................................................18
2.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+
............................................................18
2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+
............................................................19
2.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin ..............................................................19
2.5. Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2.....................................19
2.5.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2..........19
2.5.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2....................................20
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................21
3.1. Kết quả khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2.21
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng ...................................................................21
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
...............................................................22
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+
............................................................24
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+
............................................................25
3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin ..............................................................26
3.2. Kết quả khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2.......................28
3.2.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2..........28
3.2.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2....................................28
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................30
4.1. Kết luận .................................................................................................................30
4.2. Kiến nghị ...............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31
PHỤ LỤC
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số tính chất hóa lý của 2 dạng PbO2........................................................4
Bảng 1.2. Điện trở của các dang dioxyt chì và một vài kim loại ....................................5
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh .................................21
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
đến lượng PbO2 kết tinh.............................23
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb+
đến lượng PbO2 kết tinh ...........................24
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Cu2+
đến lượng PbO2 kết tinh................................25
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin đến lượng PbO2 kết tinh ............................27
Bảng 3.6. Độ chuyển hóa COD của dung dịch điên phân theo thời gian......................28
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quá trình điện phân cơ bản........................................................11
Hình 3.1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị thực nghiệm.................................................16
Hình 3.2. Catode làm việc ............................................................................................17
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng tới lượng PbO2 kết tinh...................................21
Hình 3.2. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát mật độ dòng.......................................22
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
tới khối lượng PbO2 kết tinh ......................23
Hình 3.4. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát nồng độ ion H+
..................................24
Hình 4.6. Ion Cu2+
bị khử thành Cu bám lên catode trong quá trình điện phân............26
Hình 4.7. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 tổng hợp ở điều kiện tối ưu. .............27
Hình 3.8. Kết quả sắc ký lỏng cao áp của mẫu dung dịch chứa Phenol trước và sau
điện phân.......................................................................................................28
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện độ chuyển hóa của phenol sau điện phân theo thời gian ......29
Hình 3.10. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 sau khi oxi hóa phenol....................29
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
1. Các chữ viết tắt
COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi hóa học
HPLC High Performance Liquid Chromatography Sắc kí lỏng cao áp
AC Alternating Current Dòng điện xoay chiều
DC Direct Current Dòng điện một chiều
SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
NSX Nhà sản xuất
CNMT Công nghệ môi trường
EDTA Ethylendiamin Tetraacetic Acid
2. Các ký hiệu
Ф Đường kính
V Thể tích
Δm Hiệu số của khối lượng trước trừ khối lượng sau
CODt Giá trị COD mẫu trước khi điện phân
CODs Giá trị COD mẫu sau khi điện phân
St Diện tích pic phenol trước khi điện phân
Ss Diện tích pic phenol sau khi điện phân
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điện cực [1]
Trong điện hóa, tính chất của các vật liệu sử dụng làm điện cực thường được thể
hiện bởi quá thế của điện cực, đó là đại lượng đặc trưng biểu thị sự thích hợp của điện
cực với chất tham gia phản ứng trên điện cực. Quá thế hydro của điện cực là một yếu tố
quan trọng đối với quá trình khử trong các dung môi proton, vì nó xác định giá trị thế
âm của điện cực trước khi phản ứng khử của môi trường xảy ra để cạnh tranh với phản
ứng.
Nhìn chung, điện cực có quá thế hydro càng cao sẽ cho sản phẩm của quá trình
điện phân cao nhất. Trong dung dịch và trong các dung môi proton, proton có thể bị khử
và hydro thoát ra. Vì lý do này, khoảng thế của điện cực trong vùng catode được đưa ra
bởi thế của điện cực H+
/H2 và quá thế hydro của nó.
Mặt khác tính chất xúc tác của vật liệu điện cực cũng có ảnh hưởng đến chiều
hướng của phản ứng, đặc biệt đối với các phản ứng khử trên các kim loại có quá thế
hydro thấp.
Bề mặt điện cực có thể ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của điện cực và sự hấp phụ
của chất phản ứng. Ví dụ trong quá trình khử của hợp chất nitro ở điện cực thiếc, bề mặt
của nó bị thay đổi trong quá trình phản ứng khi kim loại bị hòa tan và hình thành trở lại
trên bề mặt điện cực.
Tính chất không tinh khiết của vật liệu điện cực cũng có thể làm biến đổi tính chất
của điện cực theo hai chiều hướng thuận lợi và bất lợi. Chiều hướng thuận lợi được áp
dụng khi sử dụng các điện cực hợp kim, nhằm tăng độ cứng cơ học, hoạt tính xúc tác
cũng như tăng khả năng chống ăn mòn của điện cực. Song trong một số trường hợp, sự
có mặt các tạp chất trong điện cực đã làm tăng lượng sản phẩm phụ trong phản ứng điện
hóa.
Một số kim loại thường được sử dụng trong các quá trình điện hóa như Hg, Pb, Zn,
Sn, Cu, Fe, Al, Ni, Pt…
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
2
1.1.1. Điện cực Hg
Thủy ngân là điện cực có quá thế hydro và độ tinh khiết rất cao. Việc khuấy điện
cực Hg làm cho bề mặt điện cực luôn sạch và có tính lặp lại. Tuy nhiên trạng thái lỏng
của thủy ngân cũng có một số hạn chế trong việc thiết kế bình phản ứng. Vì vậy trong
một số trường hợp người ta sử dụng các điện cực hỗn hống của Hg: Cu/Hg, Pb/Hg,
Zn/Hg… Điện cực Hg không được sử dụng làm anode vì nó bị tấn công ngay ở anode
thấp, bởi vì nó dễ bị hòa tan.
1.1.2. Điện cực Pb
Chì đã được sử dụng làm điện cực catode ngay từ buổi đầu của điện hóa hữu cơ,
Pb có quá thế hydro cao và dễ làm việc về mặt cơ học. Trong nhiều quá trình khử, catode
Pb cho sản phẩm tương tự như Hg, và trong một số trường hợp sự hấp phụ đặc biệt của
chất phản ứng ở điện cực có thể loại trừ một phần phản ứng phóng điện của ion H+
, do
đó làm tăng việc chuyển electron đến chất phản ứng.
Chì cũng có thể được sử dụng làm anode dưới dạng nguyên chất hoặc hợp kim
trong dung dịch axit sunfuric, sự có mặt của 1% Ag, 0,3% Sn và một lượng nhỏ Co sẽ
tăng khả năng chống ăn mòn của anode Pb. Trong nhiều trường hợp bề mặt của anode
Pb bị oxi hóa thành PbO2 trở thành vật liệu anode.
Các điện cực kim loại khác như: Zn, Sn, Al, Fe, Cu, Pt, Ni, Au… cũng được sử
dụng làm điện cực trong một số quá trình khử và oxi hóa. Điện cực Sn được sử dụng
rộng rãi trong phản ứng khử hợp chất nitro. Pt và Ni rất thích hợp trong phản ứng hydro
hóa xúc tác.
Việc lựa chọn vật liệu anode thường bị hạn chế, vì hầu hết các kim loại bị ăn mòn
trong phản ứng anode. Trong trường hợp này Pt, Au thường được sử dụng.
1.1.3. Điện cực carbon graphit
Điện cực carbon graphit được sử dụng trong cả phản ứng khử và oxi hóa. Điện cực
carbon graphit rất có hiệu quả khi làm vật liệu anode nhờ có tính dẫn điện cao, chống
ăn mòn hóa học tốt, độ bền cơ học đáng kể và giá rẻ.
1.1.4. Điện cực oxyt
Một số oxyt kim loại như TiO2, MnO2, PbO2, RuO2 được sử dụng làm điện cực
trong quá trình điện hóa, đặc biệt là quá trình oxi hóa nhờ có tính dẫn điện cao, chống
ăn mòn và quá thế oxi hóa lớn.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
3
Trong các điện cực oxyt thì PbO2 thường được sử dụng hơn và có khả năng thay
thế các vật liệu anode quý như Pt, Au. Anode PbO2 được sử dụng trong công nghiệp
điện hóa để sản xuất perclorat, periodat, hydroquinone, hydroxylamine, axit
cacbonxylic…
1.1.5. Điện cực bán dẫn
Điện cực bán dẫn được chế tạo từ các chất bán dẫn, đã được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu phản ứng chuyển electron. Các phản ứng ở điện cực bán dẫn khác rất nhiều
so với điện cực kim loại. Trên điện cực kim loại tốc độ của các quá trình điện hóa bị
khống chế bởi trường điện tử cao ở bề mặt điện cực, còn trên điện cực bán dẫn tốc độ
quá trình được điều khiển chủ yếu bởi nồng độ vật mang điện tích trong bề mặt. Do đó,
loại vật mang (electron hay các lỗ trống) trong chất bán dẫn có thể ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ phản ứng. Một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình trao đổi electron
giữa cặp oxi hóa-khử và chất bán dẫn là thế của cặp oxi hóa-khử và mức năng lượng
cũng như dãy hóa trị của chất bán dẫn.
1.2. Tổng quan điện cực PbO2
Dioxyt chì là một chất rắn, tồn tại ở cả dạng vô định hình và tinh thể. Dạng vô định
hình trong suốt, kém bền, dễ tan trong axit nên ít được chú ý. Dạng tinh thể bao gồm 2
dạng thù hình chủ yếu: α-PbO2 và β-PbO2.
Dạng α-PbO2 có cấu trúc ô mạng kiểu orthorhombic (hệ trục thoi), có thể thu được
bằng phương pháp hóa học khi cho tác dụng axetat chì với persunfat amon trong môi
trường nước amoniac; hoặc bằng cách nấu chảy PbO vàng với hỗn hợp NaClO3 và
NaNO3.
Dạng β-PbO2 có cấu trúc ô mạng kiểu tetragonal (tứ diện), có thể điều chế bằng
phương pháp hóa học khi cho tác dụng Pb(CH3COO)2 với CaOCl2.
Một vài ý kiến khác cho rằng tồn tại một dạng thù hình γ-PbO2 gần giống β-PbO2
(giả tetragonal) khi cho tác dụng Pb3O4 với hỗn hợp axit nitric và axit axetic.
Một số tính chất hóa lý của α-PbO2 và β-PbO2 được đưa ra trong bảng 1.1.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
4
Bảng 1.1. Một số tính chất hóa lý của 2 dạng PbO2 [1]
STT Các thông số Dạng α-PbO2 Dạng β-PbO2
1 Dạng tinh thể Orthorombic Tetragonal
2
Hệ số mạng (0
A) a
b
c
4,98
35,969
5,486
4,945
4,955
3,377
3
Rơnghen
3,12 (100)
2,73 (70 )
2,63 (70 )
3,50 (100)
2,80 (100)
1,86 (100)
4 Tỷ trọng (g/cm3
) 9,75 9,56
5 Thể tích nguyên tử (0
A)3
40,3 41,7
6 Điện trở (Ωcm-1
) 4,0.10-3
1,0.10-3
7 Mật độ điện tử (e/cm3
) 1,4.1021
0,7.1021
8 Độ linh động electron (cm2
/S.V) 10 100
9 Nồng độ oxy (%) 0,48 0,63
10 ΔHs (KJ/mol) -265,95 -276,83
11 ΔG (KJ//mol) -217,46 -219,14
12 U0
H(axit) (V) 1,698 1,690
13 (
𝑑𝑈
𝑑𝑇
) 𝑃 (mV/0
C) trong H2SO4 4,62M -0,36 -0,20
14
Uq = O (V)
(Điện thế điểm không tích điện) 1,06 ± 0,01 1,15 ± 0,01
15 Hệ số b (Phương trình Tafel)(V) 0,05 ÷ 0,07 0,12 ÷ 0,14
16 i0 trong H2SO4 và 31,80
C(μA/cm2
) 2 6
Về bản chất dẫn điện của PbO2 cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho
rằng PbO2 dẫn điện kiểu điện tử vì hệ số Hall [17] có giá trị âm. Nhưng cũng có ý kiến
cho rằng PbO2 dẫn điện kiểu ô trống (bán dẫn kiểu P). Song, các công trình đều khẳng
định rằng, nguyên nhân của độ dẫn điện tốt nhất là do khuyết tật trong cấu trúc ô mạng
tinh thể PbO2 (sự thiếu hụt hàm lượng oxy so với tỉ lệ hợp thức).
Vì vậy, PbO2 kết tủa điện hóa dẫn điện tốt hơn PbO2 điều chế bằng phương pháp
hóa học.
Phương pháp điện hóa có thể điều chế cả α và β hoặc (α+β)-PbO2.
Dioxyt chì dẫn điện rất tốt, đặc biệt là PbO2 kết tủa điện hóa có độ dẫn xấp xỉ với
kim loại.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
5
Bảng 1.2. Điện trở của các dang dioxyt chì và một vài kim loại [1]
Dạng mẫu Điện trở (Ωcm)
Bảng cực dương acqui (độ xốp 46%)
Bột PbO2 ép (độ xốp 32%)
PbO2 kết tủa điện hóa từ dung dịch perclorat
PbO2 kết tủa điện hóa từ dung dịch sunfamat
β-PbO2 (lớp dày 2,5 μm)
α-PbO2 (lớp dày 2,5 μm)
Graphit
Thủy ngân
Bismut
Chì kim loại
74,0.10-4
142,0.10-4
(0,94÷4,05) .10-4
12,0.10-4
7,0.10-4
8,0.10-4
0,96.10-4
1,2.10-4
0,22.10-4
74,0.10-4
Đặc tính điện hóa của PbO2 trong môi trường axit có khả năng oxi hóa mạnh
(H2SO4, ClO4
-
, S2O8
-
…) cũng đã được nghiên cứu. Mặc dù các giá trị định lượng của
các tác giả chưa thống nhất, nhưng đã khẳng định H2SO4 4,4M, hệ số b (phương trình
Tafel) của α-PbO2 là 0,07V, còn của β-PbO2 là 0,14V. Điều đó nói lên cơ chế thoát oxi
trên α-PbO2 và β-PbO2 không giống nhau. Năng lượng hoạt hóa của quá trình tách oxi
trên điện cực PbO2 trong dung dịch H2SO4 đã được xác định.
Tốc độ quá trình thoát oxy được quyết định bởi tốc độ phóng điện của phân tử H2O
hoặc các ion OH-
và tạo thành gốc tự do OH∙
. Sự có mặt của các phân tử OH hấp phụ
trên bề mặt điện cực làm cho anode PbO2 có tính chất xúc tác đặc biệt, cho phép tiến
hành nhiều phản ứng tổng hợp điện hóa.
Chính do khả năng hấp phụ, nên trong quá trình tổng hợp điện hóa persunfat (môi
trường sunfat amon và axit sunfuric), khi có mặt phụ gia, thế điện cực đã dịch chuyển
về phía dương hơn 120 mV, xấp xỉ với thế của Pt. Kết luận này cho phép sử dụng PbO2
làm anode thay thế Pt.
Sự thích hợp của PbO2 như là vật liệu anode đã được biết đến nhiều năm nay,
nhưng vì những khó khăn về kinh tế cho nên việc ứng dụng trong thương mại bị hoãn
lại cho đến những năm gần đây.
Theo chúng ta biết thì công ty sản xuất và kỹ thuật Pacific của Nevada và công ty
trách nhiệm hữu hạn hóa học Sanwa của Tokyo Nhật, là những nhà sản xuất anode PbO2
duy nhất trên thế giới [1].
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
6
Giá trị cao của kim loại quý và hợp kim của chúng như là vật liệu anode đã được
thúc đẩy cho việc nghiên cứu ra những vật liệu mới trong nhiều năm nay. Điện thế của
PbO2 cho một mục đích như vậy đã được hiểu một cách cặn kẽ chỉ sau đầu thế kỷ này.
Với một điện trở suất 40-50.10-6
Ωcm-1
, PbO2 là một chất dẫn điện tốt hơn so với
cacbon và than chì. Nó tương đối cứng (khoảng 5 theo thang đo độ cứng) và vì thế nó
chống lại sự mài mòn [4]. Nó có tính trơ về mặt hóa học đối với hầu hết những tác nhân
oxi hóa và những axit mạnh. Mặc dù, PbO2 có những ưu điểm trong sử dụng, nhưng
những khó khăn vẫn xảy ra trong quá trình sản xuất anode PbO2. Ferland [1] đã làm kết
tủa PbO2 từ dung dịch Pb(NO3)2 và được kết tủa rất giòn và dễ vỡ. Tính chất giòn và
không đồng nhất của PbO2 là do sự tăng giảm của dòng kết tủa và ảnh hưởng của dung
dịch điện phân (đặc biệt là độ pH và nồng độ Pb2+
).
Một vài loại dung dịch đã được sử dụng để tạo kết tủa PbO2 và đã tìm được điều
kiện tối ưu cho quá trình điện kết tinh PbO2. Với việc sử dụng kỹ thuật mạ điện hiện đại
và những phụ gia thích hợp, những chất kết tủa PbO2 có độ bền cao, tỷ trọng cao và sự
trơn bóng của bề mặt đã đạt được. Shibasaki [12] đã cho thấy rằng những chất kết tủa
PbO2 có độ trơn sáng là bền nhất, và do đó đáng được mong đợi nhất.
Angel và Mellquist [11] đã kết tủa PbO2 trên Fe, Cu và Ni, nhưng đã nhận thấy
rằng những điện cực như vậy là bị thụ động hóa. Một anode PbO2 thô được tạo ra từ một
thùng chứa Pb(NO3)2 trên vật liệu nền là các ống hình trụ Fe hoặc Ni. Chất kết tủa PbO2
trên bề mặt ngoài của hình trụ và kết tủa dễ bị bong ra. Điều này được cho là do sự khác
nhau về hệ số dãn nở nhiệt của chất kết tủa và vật liệu nền. Grigger và Miller [13] kết
tủa oxyt từ dung dịch chứ axit HNO3 trên Ti và Ni. Khó khăn trong quá trình kết tủa
oxyt lên những vật liệu mỏng dễ bị ăn mòn bởi sự hòa tan anode xảy ra. Một kỹ thuật
làm kết tủa oxyt trên bề mặt ngoài của một hình trụ phi kim loại đã được khai thác.
Sự phát triển của PbO2 được phủ trên anode than chì đã giải quyết được vấn đề
trên. Anode này được khai thác bởi công ty Pacific, chủ yếu là để sản xuất ClO4-
bằng
cách sử dụng điện cực PbO2 trên nền than chì để điện phân dung dịch chứa muối
AgClO4, muối này rất dễ gây nổ nếu sử dụng các loại điện cực khác.
Sự thay thế Pt bởi anode PbO2 trong việc sản xuất muối ClO4
-
đã được khảo sát
trước năm 1950, nhưng với việc sử dụng muối NH4ClO4 như chất oxi hóa thuốc nổ,
nguyên liệu cho động cơ tên lửa. Nghiên cứu đã nhận được một sự kích thích mới.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
7
Angel và Mellquist [13] đã đạt được hiệu suất dòng (CE) 72-79% mà không có
chất phụ gia; tuy nhiên sự có mặt của Cr, thông thường được sử dụng với anode Pt để
ngăn cản sự giảm của clorat ở catode, đây là một lý do làm giảm (CE) đã được nghiên
cứu. Điều này có thể là do sự tương tác của Cr với điện cực để hình thành PbCrO2. Các
nhà khoa học Nhật đã dùng dung dịch NaF 2 g/l để làm tăng (CE) và thu được PbO2 có
tính chất tốt tương tự anode Pt.
Năm 1950 Sugino [14] dùng phương pháp điện hóa thu được lớp kết tủa PbO2 dày
chắc, có độ dẫn điện và độ bền hóa học cao. Kết quả này đã thu hút sự quan tâm của các
nhà công nghệ điện hóa trên thế giới. Hàng loạt các phương pháp cũng như các vật liệu
nền khác nhau và các dung dịch điện li để kết tủa PbO2 đã được công bố.
Điện cực PbO2 còn có khả năng hấp phụ tốt các chất nên thường được sử dụng
trong các quá trình điện phân tổng hợp các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Một số nhà điện
hóa môi trường đã nghiên cứu quá trình xử lý phenol trên anode PbO2, Ti/PbO2 và đạt
kết quả tốt khi sản phẩm của quá trình oxi hóa chủ yếu là CO2.
1.2.1. Một số phương pháp điều chế PbO2 [1]
1.2.1.1. Phương pháp hóa học
a. Phương pháp nhiệt
Quét các dung dịch muối chì lên nền kim loại hoặc phi kim loại, sau đó gia nhiệt
trong môi trường giàu oxi để oxi hóa thành PbO2.
Phương pháp này cho phép chế tạo điện cực có độ xốp cao, tạo thành nhiều lớp
bám chắc vào nền, nhất là loại nền bằng gốm, song có nhược điểm là hàm lượng PbO2
thấp, độ bền hóa học và độ dẫn điện kém.
b. Phương pháp ép
Trộn bột PbO2 với chất kết dính vô cơ hoặc nhựa hữu cơ, polymer rồi ép ở áp suất
> 2500 kg/cm2
.
Phương pháp này chế tạo được điện cực có tấm hình lớn, độ bền cơ học cao (tùy
thuộc vào vật liệu kết dính và áp suất ép), nhưng nhược điểm là độ bền hóa học và độ
dẫn điện kém, thế cực không ổn định và sản phẩm dễ bị bẩn.
1.2.1.2. Phương pháp điện hóa
Đây là quá trình oxi hóa Pb2+
từ dung dịch thành PbO2 bám lên điện cực.
Pb2+
- 2e + 2H2O → PbO2 + 4H+
(1.1)
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
8
Như vậy, pH của môi trường có ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2.
Ngoài ra, các yếu tố của quá trình điện phân sẽ ảnh hưởng đến dạng thù hình của PbO2
tạo thành.
Do yếu tố pH môi trường ảnh hưởng đến các dạng thù hình của PbO2, nên thường
chia ra làm hai loại dung dịch điện ly: dung dịch kiềm và dung dịch axit.
a. Kết tủa PbO2 từ dung dịch kiềm
Bao gồm các loại dung dịch: plumbit, tatrat và EDTA. Từ dung dịch kiềm sẽ kết
tủa α-PbO2 có ứng suất nội nhỏ bám chắc vào nền. Nhìn chung các dung dịch kiềm cho
tốc độ mạ nhỏ (mật độ dòng cho phép trong khoảng từ 0,1 đến 1 A/dm2
).
Nhược điểm của dung dịch kiềm là độ ổn định thấp khi làm việc. Chỉ sau 5÷10
Ah/l dung dịch sẽ xuất hiện các cặn oxyt chì và nếu để lâu thì các cặn này sẽ phát triển
gây cản trở quá trình vận hành và làm giảm độ ổn định của dung dịch điện li.
b. Kết tủa PbO2 từ dung dịch axit
Bao gồm các dạng chất điện li: perclorat, sunfamat, axetat, nitrat. Từ dung dịch
axit kết tủa sẽ có dạng β-PbO2. Tuy nhiên cũng có thể thu được dạng α-PbO2. Nhìn
chung các dung dịch axit cho tốc độ phản ứng cao (mật độ dòng cho phép trong khoảng
từ 1 đến 8 A/dm2
). Dung dịch ổn định theo thời gian bảo quản. Trong đó dung dịch nitrat
phổ biến hơn cả, vì nó rẻ, dễ kiếm và cho phép điều chế PbO2 với tốc độ cao hơn hẳn
dung dịch khác.
Phương pháp điện hóa có những ưu điểm nổi bật: lớp kết tủa đặc khít, có độ dày
tùy ý, hàm lượng PbO2 cao và ổn định, có cấu trúc tinh thể xác định, do đó lớp kết tủa
này dẫn điện tốt, bền hóa học và rất ít hao mòn trong quá trình vận hành.
Nhược điểm chủ yếu của phương pháp điện hóa là lớp PbO2 có ứng suất nội lớn,
làm lớp mạ bị rộp lên hoặc nứt dẫn đến bong tróc. Nhưng khi hiểu rõ bản chất quá trình
tạo thành PbO2 trên anode, ta có thể hạn chế thiếu sót này.
1.3. Tổng quan về phenol [16]
Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C. Để
lâu ngoài không khí, phenol bị oxi hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp
thụ hơi nước. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan trong một số hợp chất hữu cơ. Phenol
rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol tan vô hạn ở 660
C.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
9
Phenol có một nhóm -OH liên với với vòng Benzen. Đặc biệt hơn, trong phân tử
phenol có hiệu ứng liên hợp mạnh do có oxi của nhóm -OH cũng ảnh hưởng đến tính
chất vật lí cũng như tính chất hóa học của phenol.
Cấu tạo của phenol:
1.3.1. Tính chất hóa học
1.3.1.1. Tính axit
Phenol có tính axit vì có hiệu ứng cộng hưởng xảy ra trong phân tử. Vì vậy, khác
với rượu, phenol còn có thể tác dụng với bazơ mạnh:
C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O (1.2)
(Natri phenolat)
Tuy nhiên, tính axit của phenol rất yếu Ka = 10-9,75
không làm đổi màu quỳ tím. Vì
vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol:
C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3 (1.3)
Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp.
1.3.1.2. Tính chất như rượu
Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat
không bị nước phân hủy:
C2H5ONa + H2O  C2H5OH + NaOH (1.4)
C6H5ONa + H2O  -không phản ứng- (1.5)
Phenol cũng tạo được este như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp
với axit, phenol chỉ có thể tác dụng với clorua axit hoặc anhidric axit mới tạo được este:
C6H5OH + CH3COCl  CH3COOC6H5 + HCl (1.6)
C6H5OH + (CH3CO)2O  CH3COOC6H5 + CH3COOH (1.7)
Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân:
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
10
- Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn
so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân
tử axit tạo este hơn.
- Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở.
1.3.2. Ứng dụng
Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol
formaldehyde.
- Công nghiệp tơ hóa học: từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.
- Nông dược: từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật
2,4-D ( là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic).
- Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit
picric).
- Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy
uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho- và para- nitrophenol…).
1.3.3. Tác hại của phenol
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp
(lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây
tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng
gây ung thư (carcinogens). Theo TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của các hợp
chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l.
1.3.4. Một số phương pháp xử lý phenol
Phenol có thể được xử lý bằng phương pháp điện hóa học sử dụng các loại điện
cực anode như Ti/TiO2, Ti/SnO2, Ti/PbO2…Ngoài ra còn có thể oxi hóa phenol bằng
phương pháp sử dụng vật liệu xúc tác quang hóa như TiO2.
1.4. Giới thiệu về phương pháp điện phân [5, 7]
1.4.1. Định nghĩa
Sự điện phân là quá trình oxi hóa, quá trình khử xảy ra tại bề mặt các điện cực khi
có dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hay chất điện li ở trạng thái nóng
chảy.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
11
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quá trình điện phân cơ bản
1.4.2. Một số khái niệm
1.4.2.1. Khái niệm anode
Điện cực dương (cực dương, dương cực) là điện cực nối với cực dương của nguồn
điện một chiều, là nơi hút các điện tử về.
1.4.2.2. Khái niệm catode
Điện cực âm (âm cực, cực âm) là điện cực nối với cực âm của nguồn điện một
chiều, là nơi phát ra các điện tử.
1.4.2.3. Khái niệm quá trình khử
Tại bề mặt của catod luôn luôn có quá trình khử xảy ra, là quá trình trong đó chất
oxi hóa nhận điện tử để tạo thành chất khử tương ứng.
Ví dụ:
Pb2+
+ 2e-
 Pb
Cu2+
+ 2e-
 Cu
1.4.2.4. Khái niệm quá trình oxi hóa
Tại bề mặt anode luôn luôn có quá trình oxi hóa xảy ra, là quá trình trong đó chất
khử cho điện tử để tạo thành chất oxi hoá tương ứng.
Ví dụ:
2Cl-
- 2e  Cl2
2Br-
-2e  Br2
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
12
1.4.3. Sự điện phân chất điện li nóng chảy
Khi nung nóng ở nhiệt độ cao thì chất điện li nóng chảy (hóa lỏng), các ion dương
và ion âm bây giờ linh động hơn so với khi ở trạng thái rắn. Các ion dương (cation)
mang điện tích dương nên sẽ di chuyển về cực âm (catode), tại đây có quá trình khử xảy
ra; Còn các ion âm (anion) mang điện tích âm nên sẽ di chuyển về cực dương (anode),
tại đây có quá trình oxi hóa xảy ra.
Ví dụ:
NaCl nóng chảy
(Na+
, Cl-
)
Catode (-) Anode (+)
Na+
+ e-
 Na 2Cl-
- 2e-
 Cl2
Chất oxi hóa Chất khử Chất khử Chất oxi hóa
2NaCl  2Na+
+ 2Cl-
+ 2Na+
+ 2e-
 2Na
2Cl-
- 2e-
 Cl2
2NaCl đpnc
2Na + Cl2
(Catode) (Anode)
1.4.4. Sự điện phân dung dịch điện li
Khi điện phân dung dịch chất điện li thì tùy trường hợp, dung môi nước của dung
dịch có thể tham gia điện phân ở catode hay ở anode. Nếu nước tham gia điện phân thì:
- Ở catode: Do ở catode có quá trình khử xảy ra nên H2O sẽ đóng vai trò chất oxi
hóa, nó bị khử tạo khí hidro (H2) thoát ra, đồng thời phóng thích OH-
ra dung
dịch.
+ 2H2O  2H+
+ 2OH-
2H+
+ 2e  H2
2H2O + 2e  H2 + 2OH-
- Ở anode: Do ở anode có quá trình oxi hóa xảy ra nên nước sẽ đóng vai trò chất
khử, nó bị oxi hóa tạo khí (O2) thoát ra, đồng thời phóng thích ion H+
ra dung
dịch.
+ 2H2O  2H+
+ 2OH-
2OH-
- 2e  ½ O2 + H2O
2H2O - 2e  ½ O2 + 2OH-
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
13
1.4.4.1. Ở Catode
Thực nghiệm cho thấy khi điện phân dung dịch các ion kim loại đứng sau nhôm
(Al) trong dãy thế điện hóa thì các ion kim loại này bị khử tạo thành kim loại bám vào
điện cực catode. Ion nào càng đứng sau thì có tính oxi hóa càng mạnh nên càng bị khử
trước ở catode.
K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au
M+
+ 2e-
 M (Kim loại đứng sau Al)
Còn khi điện phân dung dịch chứa ion kim loại từ nhôm trở về trước (ion kim loại
Al3+
, Mg2+
, ion kim loại kiềm thổ, ion kim loại kiềm) thì các ion kim loại này không bị
khử ở catode mà là H2O của dung dịch bị khử tạo H2 bay ra và phóng thích ion OH-
vào
trong dung dịch (ion OH-
kết hợp với ion kim loại tạo hydroxyt kim loại tương ứng). Có
thể hiểu là các kim loại từ Al trở về trước có tính khử rất mạnh, nên các ion kim loại này
có tính oxi hóa rất yếu, yếu hơn H2O. Do đó H2O bị khử trước ở catode, và khi hết nước
cũng không còn dung dịch nữa nên sự điện phân sẽ ngừng. Các ion kim loại từ Al trở về
trước chỉ bị khử tạo kim loại tương ứng khi điện phân nóng chảy chất điện li có chứa
các ion này.
1.4.4.2. Ở Anode
Quá trình oxi hóa ở anode phụ thuộc vào bản chất của chất làm điện cực anode và
bản chất của anion đi về phía anode.
- Nếu anode tan (không trơ, không bền): anode được làm bằng các kim loại thông
thường (trừ Pt) (như Ag, Cu, Fe, Ni, Zn, Al...) thì kim loại dùng làm anode oxi hóa
(bị hòa tan) còn các anion đi về anode không bị oxi hóa. Có thể hiểu một cách gần
đúng là kim loại được dùng làm kim loại có tính khử mạnh hơn các chất khử khác đi
về anode trong dung dịch, nên kim loại được dùng làm điện cực anode bị oxi hóa
trước. Và một khi điện cực anode bị oxi hóa (bị ăn mòn) thì đây cũng là giai đoạn
cuối ở anode. Bởi vì khi hết điện cực anode, thì sẽ có sự cách điện và sự điện phân
sẽ dừng.
- Nếu anode không tan (trơ, bền): anode được làm bằng bạch kim (Platin, Pt) hay than
chì (carbon graphit).
 Nếu anion đi về anode là các anion không chứa O như Cl-
, Br-
, I-
, S2-
... thì các
anion này bị oxi hóa ở anode.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
14
 Nếu anion đi về anode là anion có chứa O như NO3-
, SO4
2-
, PO4
3-
, CO3
2-
... thì các
anion này không bị oxi hóa ở anode mà là H2O của dung dịch bị oxi hóa tạo O2
thoát ra, đồng thời phóng thích ion H+
ra dung dịch (ion H+
kết hợp với anion tạo
thành axit tương ứng). Và một khi nước đã bị oxi hóa ở anode thì đây cũng là
giai đoạn chót ở anode. Vì khi hết nước mới đến các chất khử khác bị oxi hóa,
lúc này không còn là dung dịch nữa, nên sự điện phân dừng.
1.4.5. Định luật Faraday
Khối lượng của chất tạo ra ở điện cực bình điện phân tỉ lệ với đương lượng của
chất đó, với cường độ dòng điện và thời gian điện phân (hay khối lượng của chất tạo ra
ở điện cực tỉ lệ với đương lượng của chất đó và điện lượng qua bình điện phân).
m 𝐴 =
1
96500
×
MA
nA
× I × t
Trong đó:
- mA: khối lượng của chất A tạo ở điện cực (catode hoặc anode), (gam);
- MA: khối lượng phân tử (nguyên tử, ion) của A. Nếu chất A tạo ở điện cực là
phân tử thì MA là khối lượng phân tử của A; nếu A tạo ở điện cực là nguyên tử
thì MA là khối lượng nguyên tử của A; còn nếu chất A tạo ở điện cực là ion thì
MA là khối lượng ion của ion đó (ion lượng, ion khối);
- nA: hóa trị của A (chất tạo ở điện cực). Cụ thể nA bằng số điện tử trao đổi ở điện
cực để tạo ra một phân tử A (hoặc 1 nguyên tử A hoặc 1 ion A);
-
𝑀 𝐴
𝑛 𝐴
: là đương lượng của chất A (chất tạo ở điện cực);
- I: cường độ dòng điện tính bằng Ampe (Ampère);
- t: thời gian điện phân, tính bằng giây;
- I×t = q: điện lượng qua bình điện phân, tính bằng Coulomb.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
15
CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết bị và hóa chất
2.1.1. Thiết bị
- Máy khuấy từ gia nhiệt;
- Cân phân tích PA214C, Ohaus, Mỹ;
- Máy hút chân không;
- Tủ sấy;
- Máy đo quang Model Genesyl 10 UV;
- Đồng hồ vạn năng;
- Máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC);
- Máy chụp X-Ray;
- Adapter chuyển dòng ACDC;
- Cốc thủy tinh, bình định mức, ống nghiệm có nắp đậy….
2.1.2. Hóa chất
- Pb(NO3)2 tinh thể (NSX Trung Quốc);
- Cu(NO3)2.3H2O tinh thể (NSX Trung Quốc);
- Dung dịch HNO3 đậm đặc (NSX Trung Quốc);
- Chất hoạt động bề mặt gelatin (NSX Ấn Độ);
- NaCl tinh thể (NSX Trung Quốc);
- Na2SO4 tinh thể (NSX Trung Quốc);
- Phenol tinh thể (NSX Trung Quốc);
- NaOH tinh thể (NSX Trung Quốc);
- Dung dịch H2SO4 đậm đặc (NSX Trung Quốc);
- Dung dịch aceton (NSX Trung Quốc).
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
16
Hình 3.1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị thực nghiệm
2.2. Chuẩn bị vật liệu nền
Vật liệu nền để kết tủa PbO2 là carbon graphit được lấy từ Pin thải cỡ lớn, có dạng
thỏi trụ Ф = 0,75 cm, dài l = 58mm.
2.2.1. Đánh bóng
Trước khi kết tủa PbO2, bề mặt điện cực được đánh bóng bằng giấy ráp số 0 và mài
tròn một đầu, sau đó rửa sạch bằng nước máy và nước cất.
2.2.2. Tẩy dầu mỡ
2.2.2.1. Tẩy trong dung môi hữu cơ
Nhúng điện cực sau khi đã đánh bóng vào dung môi axeton và chải bằng cước, sau
đó đem rửa sạch bằng nước máy và nước cất.
2.2.2.2. Tẩy trong dung dịch kiềm nóng
Sau khi xử lý bằng axeton ta tiếp tục nhúng điện cực vào dung dịch kiềm nóng và
chảy bằng cước, sau đó đem rửa sạch bằng nước máy và nước cất.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
17
2.2.2.3. Xử lý anode trong dung dịch kiềm bằng điện phân
Sử dụng chế độ điện phân:
NaOH : 10%;
Catode : Thép không rỉ 304;
Mật độ dòng anode : 0,5 A/dm2
;
Mật độ dòng catode : 0,5 A/dm2
;
Nhiệt độ : 250
C – 300
C;
Thời gian : 10 phút.
Điện cực sau khi được sử lý sẽ được ngâm vào dung dịch axit nitric 5% trong vòng
20 phút để trung hòa hết xút rồi rửa bằng nước cất đến phản ứng trung hòa (thử bằng
giấy đo pH) và sấy khô trong tủ sấy ở 800
C trong 30 phút.
2.3. Chuẩn bị catode làm việc
Catode được chế tạo bằng thép không gỉ 304 dạng lồng trụ tròn để bao quanh anode.
Kích thước Ф = 3 cm, chiều dài bao quanh anode = 5 cm và chiều dài 2 thanh tiếp xúc
với cực âm của dòng điện = 3cm.
Trong quá trình hàn để chế tạo sẽ bị dính rất nhiều dầu mỡ trên bề mặt nên cần phải
xử lý.
Hình 3.2. Catode làm việc
2.3.1. Xử lý catode trong dung dịch kiềm bằng điện phân
Sử dụng chế độ điện phân:
NaOH : 10%;
Anode : Carbon graphit;
Mật độ dòng anode : 0,5 A/dm2
;
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
18
Mật độ dòng catode : 0,5 A/dm2
;
Nhiệt độ : 250
C – 300
C;
Thời gian : 10 phút.
Catode sau khi được sử lý sẽ được ngâm vào dung dịch axit nitric 5% trong vòng
20 phút để trung hòa hết xút rồi rửa bằng nước cất đến phản ứng trung hòa (thử bằng
giấy đo pH) và để khô.
2.4. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2
Quá trình điện kết tinh PbO2 trên nền carbon graphit được thực hiện bằng cách tiến
hành điện phân anode nền trong dung dịch [6] gồm: Pb(NO3)2 0,5M; Cu(NO3)2 0,3M;
gelatin 3 g/l với mật độ dòng không đổi i = 40 mA/cm2
trong thời gian t = 1,1.tlt (tlt tính
theo Faraday), điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 250
C – 300
C. Hiệu quả của
quá trình điện phân được đánh giá bằng sự thay đổi khối lượng của điện cực trước và
sau khi tiến hành thí nghiệm. Cấu trúc tế vi và dạng thù hình của tinh thể PbO2 sau khi
tổng hợp ở điều kiện tối ưu sẽ được đánh giá thông qua phương pháp nhiễu xạ tia X.
Để tìm ra điều kiện tối ưu cho việc tổng hợp điện cực PbO2 tôi đã tiến hành khảo
sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 gồm: mật độ dòng, nồng độ
ion Pb2+
, nồng độ ion H+
, nồng độ ion Cu2+
và gelatin.
2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng
Thực hiện quá trình điện kết tinh PbO2 với 150 ml dung dịch gồm: Pb(NO3)2 0,5M;
Cu(NO3)2 0,3M; gelatin 3 g/l ở nhiệt độ phòng với mật độ dòng thay đổi từ 10 mA/cm2
đến 60 mA/cm2
trong thời gian 1 giờ.
2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
Ảnh hưởng của nồng độ H+
được khảo sát ở điều kiện điện phân gồm: Pb(NO3)2
0,5M; Cu(NO3)2 0,3M; gelatin 3 g/l; với mật độ dòng tối ưu đã tìm ra và thể tích HNO3
đặc (d = 1,4 g/l) được thay đổi từ 0 đến 60 ml.
2.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+
Điều kiện để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Pb2+
như sau: mật độ dòng, nồng độ
HNO3 tối ưu đã tìm ra ở trên; gelatin 3 g/l; Cu(NO3)2 0,3M; nhiệt độ 250
C – 300
C và
nồng độ Pb2+
thay đổi từ 0,3M đến 0,8M.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
19
2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+
ta tiến hành trong điều kiện điện phân
như sau: các thông số mật độ dòng, nồng độ Pb2+
, nồng độ H+
tối ưu đã tìm ra, nồng độ
gelatin 3g/l. Nồng độ Cu2+
thay đổi từ 0,1M đến 0,5M.
2.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin
Gelatin là chất hoạt động bề mặt, tạo điều kiện cho quá trình bám dính của màng
PbO2 trên vật liệu nền. Ảnh hưởng của gelatin đến quá trình điện kết tinh PbO2 được
khảo sát trong điều kiện điện phân như sau: các thông số mật độ dòng, nồng độ ion Pb2+
,
Cu2+
, H+
tối ưu đã tìm ra ở trên. Nồng độ gelatin thay đổi từ 1 g/l đến 4 g/l.
2.5. Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2
Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2 đã tổng hợp tại điều kiện tối
ưu bao gồm: khảo sát khả năng khoáng hóa (chuyển thành CO2 và H2O) của phản ứng
oxi hóa phenol, và độ chuyển hóa phenol bằng điện cực PbO2 đã được tổng hợp thông
qua việc đánh giá chỉ số COD ( nhu cầu oxi hóa học) và tiến hành chạy sắc kí lỏng cao
áp (HPLC), với điều kiện điện phân [1] như sau: nồng độ Na2SO4 0,15M; nồng độ NaCl
7,5 g/l; pH = 8; mật độ dòng i = 75 mA/cm2
; nồng độ phenol 1000 mg/l.
Độ bền cấu trúc tinh thể của điện cực sẽ được đánh giá thông qua kết quả chụp
nhiễu xạ tia X (X-ray) của điện cực sau khi dùng để oxi hóa phenol đạt hiệu suất cao
nhất.
2.5.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2
Mức độ khoáng hóa (chuyển hóa thành CO2, H2O) của phản ứng oxi hóa phenol
được đánh giá qua chỉ số COD (nhu cầu oxi hóa học). Trị số COD của mẫu được xác
định theo phương pháp tiêu chuẩn Cr2O7
2-
/Cr3+
trên máy đo quang tại bước sóng 420
nm và độ chuyển hóa COD được tính theo công thức:
Độ chuyển hóa COD (%) =
𝐶𝑂𝐷𝑡−𝐶𝑂𝐷𝑠
𝐶𝑂𝐷𝑡
.100
Trong đó: CODt: giá trị COD mẫu trước khi điện phân, mg O2/l;
CODs: giá trị COD mẫu sau khi điện phân, mg O2/l.
Với điều kiện điện phân [1] như trên, ta tiến hành oxi hóa 150 ml dung dịch chứa
phenol bằng mẫu anode PbO2 được tổng hợp tại điều kiện tối ưu nhất trong các khoảng
thời gian 90 phút, 150 phút và 210 phút.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
20
Xây dựng đường chuẩn COD tại bước sóng 420 nm, sau đó tiến hành đo các chỉ số
COD của các mẫu dung dịch ban đầu trước và sau khi oxi hóa phenol.
2.5.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2
Hàm lượng phenol trong dung dịch trước và sau khi điện phân được xác định bằng
phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Độ chuyển hóa của phenol được tính như sau:
Độ chuyển hóa phenol (%) =
𝑆 𝑡−𝑆 𝑠
𝑆 𝑡
.100
Trong đó: St: diện tích pic phenol trước khi điện phân;
Ss: diện tích pic phenol sau khi điện phân.
Với cùng điều kiện điện phân [1], ta tiến hành oxi hóa 150 ml dung dịch chứa
phenol bằng mẫu anode PbO2 được tổng hợp tại điều kiện tối ưu nhất trong các khoảng
thời gian 90 phút, 150 phút và 210 phút. Sau đó xác định độ chuyển hóa phenol như
trên.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
21
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của mật độ dòng đến khối lượng PbO2 kết tinh trên
nền carbon graphit với điều kiện được đưa ra tại mục 2.4.1 được thể hiện trong bảng 3.1
và hình 3.1 sau:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh
i (mA/cm2
)
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Khối lượng điện cực
sau điện phân (g) Δm(g)
10 4,733 5,107 0,374
20 5,002 5,715 0,713
30 4,887 6,042 1,155
40 5,178 6,973 1,795
50 5,098 7,364 2,266
60 5,058 7,908 2,850
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh
Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, khối lượng PbO2 tạo thành không những
tỉ lệ với mật độ dòng mà còn có mối quan hệ tuyến tính theo định luật Faraday.
Mật độ dòng từ 10 – 40 mA/cm2
bọt xuất hiện ít, bề mặt điện cực anode thu được
màng PbO2 đặc sít theo phản ứng sau:
Pb2+
- 2e + 2H2O → PbO2 + 4H+
(3.1)
y = 0.0505x - 0.2424
R² = 0.9925
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
0 10 20 30 40 50 60 70
Δm(g)
Mật độ dòng (mA/cm2)
Δm(g)
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
22
Đồng thời cũng xảy ra phản ứng tạo kết tủa PbO, kết tủa này sinh ra gây ảnh hưởng
đến chất lượng của anode thu được vì PbO là tạp chất không mong muốn:
Pb2+
+ 2OH-
→ Pb(OH)2 (3.2)
Pb(OH)2 → PbO + H2O (3.3)
Trái lại, mật độ dòng lớn hơn 40 mA/cm2
thì tốc độ thoát khí nhanh dẫn đến PbO2
kết tủa trên nền anode không thể bám vào bề mặt anode và bề mặt anode bị rỗ lớn, bị
bong tróc.
(a) (b)
(c)
Hình 3.2. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát mật độ dòng
a. Tại 30 mA/cm2
b. Tại 40 mA/cm2
c. > 40 mA/cm2
Kết luận: Như vậy, mật độ dòng anode tối ưu để tạo màng PbO2 đặc sít là 40 mA/cm2
.
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
Ảnh hưởng của nồng độ ion H+
đến khối lượng PbO2 kết tinh trên nền carbon
graphit với điều kiện điện phân tại mục 2.4.2 với mật độ dòng 40 mA/cm2
được thể hiện
ở hình 3.2 và bảng 3.2 sau:
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
23
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến lượng PbO2 kết tinh
V (ml) HNO3 đặc
trong 1 lít dung dịch
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Khối lượng điện cực
sau điện phân (g) Δm(g)
0 5,178 6,973 1,795
10 4,946 6,790 1,844
20 4,649 6,747 2,098
30 4,739 6,803 2,064
40 4,628 6,702 2,074
50 4,680 6,661 1,981
60 4,602 6,632 2,030
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến khối lượng PbO2 kết tinh
Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy khi thể tích HNO3 đặc trong dung dịch
điện phân tăng từ 0 đến 20 ml/l thì lượng kết tủa PbO2 đạt cực đại và độ bền cũng tăng
lên là do khi cho ion H+
vào dung dịch thì ion H+
có vai trò ngăn cản quá trình (3.4) xảy
ra và cũng hạn chế phản ứng (3.5):
Pb2+
+ 2OH-
 Pb(OH)2 (3.4)
2OH-
- 2e → H2O + ½ O2 (3.5)
Khi thay đổi nồng độ lớn hơn 20 ml/l HNO3 bề mặt của anode thu được cũng có
sự thay đổi rất rõ ràng, càng tăng nồng độ HNO3 thì bọt khí xuất hiện càng nhiều dẫn
đến bề mặt anode thu được bị rỗ xốp, điều này có thể là do khi tăng nồng độ ion H+
thì
sẽ làm tăng quá trình thoát oxi của H2O.
1.75
1.8
1.85
1.9
1.95
2
2.05
2.1
2.15
0 10 20 30 40 50 60 70
Δm(g)
Thể tích HNO3 (ml/l)
Δm(g)
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
24
(a) (b)
(c) (d)
Hình 3.4. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát nồng độ ion H+
a. Tại 10 ml/l HNO3 b. Tại 20 ml/l HNO3
c. Tại 30 ml/l HNO3 d. Tại 60 ml/l HNO3
Kết luận: Nồng độ HNO3 đặc 20 ml/l được chọn để kết tinh điện hóa PbO2.
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+
Với điều kiện điện phân tại mục 2.4.3, mật độ dòng 40 mA/cm2
và nồng độ HNO3
20 ml/l. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+
đến khối lượng kết tinh PbO2
được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3 sau:
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb+ đến lượng PbO2 kết tinh
Nồng độ Pb(NO3)2
(mol/l)
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Khối lượng điện cực
sau điện phân (g) Δm(g)
0.3 4,608 5,653 1,045
0,4 4,551 6,503 1,952
0,5 5,137 7,211 2,074
0,6 4,546 6,642 2,096
0,7 5,199 7,285 2,086
0,8 5,152 7,230 2,078
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
25
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ đến khối lượng PbO2 kết tinh
Từ bảng 3.3 và hình 3.3 ta nhận thấy, tại mật độ dòng 40 mA/cm2
khi nồng độ
Pb(NO3)2 thay đổi từ 0,3M đến 0,8M thì khối lượng kết tủa PbO2 tăng dần và đạt cực
đại tại nồng độ 0,6M, lớn hơn 0,6M khối lượng kết tủa hầu như không tăng mà còn có
xu hướng giảm. Nguyên nhân, khi tăng nồng độ Pb2+
thì các phản ứng (3.2) và (3.3) sẽ
xảy ra gây ảnh hưởng đến phản ứng điện kết tinh PbO2 trên điện cực.
Kết luận: Vậy, nồng độ Pb(NO3)2 0,6M được chọn cho quá trình tổng hợp màng PbO2.
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+
Trong quá trình điện phân tạo màng PbO2, ngoài phản ứng oxi hóa ion Pb2+
tại
anode, thì tại catode ion Pb2+
cũng bị khử thành Pb, điều này được thể hiện rõ trên lưới
catode trong quá trình khảo sát, ngoài lớp Cu bám trên catode thì vẫn xuất hiện các kết
tủa màu đen xám của Pb. Để hạn chế phản ứng trên thì ion Cu2+
được thêm vào dung
dịch điện phân. Ảnh hưởng của nồng độ Cu(NO3)2 đến quá trình điện kết tinh PbO2 được
nghiên cứu trong điều kiện điện phân tại mục 2.4.4 với mật độ dòng 40mA/cm2
, nồng
độ ion H+
20 ml/l, nồng độ ion Pb2+
0,6M. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Cu2+ đến lượng PbO2 kết tinh
Nồng độ Cu(NO3)2
(mol/l)
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Khối lượng điện cực
sau điện phân (g) Δm(g)
0,1 5,114 7,18 2,066
0,2 4,625 6,682 2,057
0,3 4,617 6,673 2,056
0,4 4,511 6,618 2,107
0,5 4,635 6,623 1,988
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
Δm(g)
Nồng độ ion Pb2+ (mol/l)
Δm(g)
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
26
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, khi nồng độ Cu(NO3)2 thay đổi thì hầu như cấu trúc
tế vi và khối lượng kết tinh của PbO2 thu được không bị ảnh hưởng nhiều vì thực chất
chỉ có một lượng ion Pb2+
tương đối tham gia phản ứng khử tạo Pb.
Khi tăng nồng độ ion Cu2+
từ 0,1M đến 0,3M thì hầu như khối lượng PbO2 kết tinh
thu được dao động rất nhỏ nhưng lớp PbO2 kết tinh thu được rất bị dễ bong tróc. Nồng
độ ion Cu2+
lớn hơn 0,4M thì khối lượng PbO2 kết tinh giảm mạnh.
Trái lại, khi nồng độ Cu(NO3)2 ở mức 0,4M thì khối lượng PbO2 kết tinh thu được
tương đối lớn và lớp màng PbO2 thu được bền hơn rất nhiều.
(a) (b)
Hình 3.6. Ion Cu2+ bị khử thành Cu bám lên catode trong quá trình điện phân
a. Catode trước khi điện phân b. Catode trong khi điện phân
Kết luận: Nồng độ Cu(NO3)2 0.4M được chọn cho quá trình tổng hợp màng PbO2.
3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin
Gelatin là chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung
dịch điện phân đối với bề mặt vật liệu nền anode carbon graphit tạo điều kiện cho quá
trình bám dính của màng PbO2 trên vật liệu nền. Ảnh hưởng của gelatin đến quá trình
điện kết tinh PbO2 được khảo sát trong điều kiện điện phân tại mục 2.4.5 với mật độ
dòng 40 mA/cm2
; nồng độ ion H+
20 ml/l; nồng độ ion Pb2+
0,6M; nồng độ ion Cu2+
0,4M. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.5.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
27
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin đến lượng PbO2 kết tinh
Nồng độ gelatin
(g/l)
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Khối lượng điện cực
trước điện phân (g)
Δm(g)
1 4,648 6,658 2,010
2 4,539 6,697 2,158
3 4,561 6,665 2,104
4 4,682 6,709 2,027
5 4,716 6,659 1,943
Từ kết quả ở bảng 3.5 ta thấy, tại nồng độ 2 g/l gelatin thu được khối lượng PbO2
lớn nhất, nhưng trong quá trình khảo sát thì điện cực thu được tại nồng độ gelatin 1 g/l
láng mịn hơn và có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường. Khi tăng nồng độ gelatin vượt
trên mức 2 g/l thì có hiện tượng xuất hiện nhiều bọt khí làm bề mặt điện cực bị rỗ, khối
lượng PbO2 thu được cũng giảm đi.
Kết luận: Vậy nồng độ gelatin 1 g/l được chọn cho quá trình tổng hợp PbO2.
Hình 3.7. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 tổng hợp ở điều kiện tối ưu.
Kết quả phân tích mẫu PbO2 bằng phương pháp nhiễu xạ tia X cho thấy xuất hiện
các pic d = 3,50547 (2θ =25,5o
), d = 1,8513 (2θ =69o
) và có hệ số mạng (angstron) a =
4,955, b = 4,955, c = 3,383 đặc trưng cho β-PbO2 (Tetragonal), ngoài ra còn có sự xuất
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
28
hiện của PbO2 dạng α tại d = 2,78093 (2θ =32o
), các giá trị d và hệ số mạng (angstron)
tương ứng của α-PbO2 và β-PbO2 được tra trong bảng 1.1.
3.2. Kết quả khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2
3.2.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2
Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2 với điều kiện điện
phân tại mục 2.5.1 được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Độ chuyển hóa COD của dung dịch điên phân theo thời gian
SST Điện cực Thời gian oxi hóa( Phút) Độ chuyển hóa COD(%)
1 90 47,113
2 150 79,027
3 210 92,705
Từ bảng 3.6 ta nhận thấy khả năng khoáng hóa các chất trong dung dịch thành CO2
và H2O của điện cực PbO2 đã được nghiên cứu tổng hợp tăng dần theo thời gian và đạt
hiệu suất chuyển hóa trên 92%, điều này chứng tỏ khả năng ứng dụng của điện cực PbO2
đã tổng hợp nên là rất cao.
3.2.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2
Với điều kiện điện phân tại mục 2.5.2, khả năng oxi hóa điện hóa phenol của điện
cực PbO2 được thể hiện ở hình 3.5 và hình 3.6.
Hình 3.8. Kết quả sắc ký lỏng cao áp của mẫu dung dịch chứa Phenol trước và sau điện
phân.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
29
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện độ chuyển hóa của phenol sau điện phân theo thời gian
Kết quả thu được từ hình 3.9 cho ta thấy, khả năng oxi hóa dung dịch chứa phenol
của điện cực PbO2 đạt trên 99%, điều này chứng tỏ điện cực thu được sau quá trình
nghiên cứu có khả năng ứng dụng xử lý nước thải có chứa phenol.
Hình 3.10. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 sau khi oxi hóa phenol.
Hình 3.10 cho ta thấy kết quả phân tích nhiễu tia X mẫu PbO2 sau khi oxi hóa
phenol, các vạch biểu thị cho cấu trúc β-PbO2 (Tetragonal) ko bị biến đổi. Điều này có
thể khẳng định thấy độ bền hóa học của điện cực PbO2 đã tổng hợp rất cao có thể sử
dụng làm anode trong các quá trình điện hóa.
99.39% 99.75% 99.97%
0
20
40
60
80
100
120
0 50 100 150 200 250
Độchuyểnhóa(%)
Thời gian điện phân (phút)
% Chuyển hóa phenol
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
30
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Đã nghiên cứu và tổng hợp thành công điện PbO2 trên nền carbon graphit bằng
phương pháp oxi hóa ion Pb2+
với catode làm bằng thép không gỉ 304 trong điều kiện
tối ưu. Điện cực thu được có bề mặt nhẵn mịn, đặc sít và có cấu trúc tinh thể chủ yếu là
dạng β-PbO2.
Khả năng oxi hóa phenol trên điện cực tổng hợp được cho kết quả tốt:
- Khi điện phân dung dịch phenol có nồng độ khoảng 1000 mg/l với các điều kiện tối
ưu thì độ chuyển hóa của phenol đạt gần như hoàn toàn (> 99%) và khả năng khoáng
hóa thành CO2 và H2O đạt trên 79%;
- Cấu trúc tế vi của điện cực PbO2 hầu như không thay đổi sau khi điện phân oxy hóa
phenol. Do đó, điện cực anode PbO2 sau khi nghiên cứu tổng hợp rất có khả năng
được ứng dụng làm điện cực anode để xử lý phenol trong nước bằng phương pháp
điện hóa.
Vì không cần sử dụng lưới Pt để làm catode nên kết quả nghiên cứu này góp phần
phần giảm chi phí trong quá trình tổng hợp điện cực PbO2.
4.2. Kiến nghị
Để có thể hoàn thiện việc nghiên cứu tổng hợp điện cực anode PbO2 bằng phương
pháp điện phân, trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này, tôi đề xuất các hướng nghiên
cứu tiếp theo:
- Tiếp tục khảo sát khả năng oxi hóa điện hóa dung dịch chứa hỗn hợp các chất thải
hữu cơ khác nhau của điện cực PbO2.
- Tiếp tục nghiên cứu khả năng oxi hóa điện kết tinh PbO2 trên các loại vật liệu anode
nền khác (thép không gỉ 304, Ti…).
- Xác định được độ cứng và độ bám dính của màng PbO2 kết tinh trên vật liệu anode
nền.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Đức (2008). Nghiên cứu quá trình điện kết tinh PbO2 bằng phương
pháp oxi hóa dung dịch Pb2+
. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Huế.
[2]. Lê Tự Hải (2008). Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5 (28).
[3]. Đinh Thị Mai Thanh, Nguyễn Thị Lê Hiền 2005. Nghiên cứu cấu trúc lớp PbO2 kết
tủa điện hóa trên nền Titan. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tập. 43, số
ĐB, Tr. 14.
[4]. Đinh Thị Mai Thanh, Phạm Thị Năm, Nguyễn Thị Thu Trang, Đỗ Thị Hải (2010).
Nghiên cứu lựa chọn điều kiện tối ưu tổng hợp PbO2 trên thép không rỉ bằng phương
pháp dòng áp đặt. Tạp chí khoa học, T. 48 (4C), Tr. 313-318.
[5]. Nguyễn Đình Triệu (1999). Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Tới (2011). Tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit. Kỉ yếu
Hội nghị khoa học sinh viên, Khoa hóa học và Công nghệ thực phẩm, Tr. 28.
[7]. D. Pletcher, F. C. Walsh (1993). Industrial Electrochemistry. Blackid Academic &
Profession, London – Glasgow – New York – Melbournl.
[8]. D. Devilliers, M. T. Dinh Thi, E. Mahộ, Q. Le Xuan (2003). Electrochimie Acta.
48, 4301 – 4309.
[9]. J. Mohan, R. Prakash, J. R. Behari (2004). Applied Ecology and Environmental
Research. 2(2), 25 – 33.
[10]. N. Belhadj Tahar (2006). Journal of the Brazilian Chemical Society. 17(2), 369 –
373.
[11]. G. Angel and H. Mellquist (1934). Electrochem. 40, 702 (Ger. 140,317; 195,117;
206,329).
[12]. K. Sugino and Y. Shibazaki (1948). ibid. 16(9).
[13]. Grigger JC, Miller HC, Loomis FD (1958). Lead dioxite anode for commercial
use. J electrochem Soc 105, 100 – 102.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
32
[14]. Sugino, K., and Aoyagi (1956). Studies on the Mechanism of the Electrolytic
Formation of Perchlorate. Journal of Electrochemical Society, Vol. 103, No. 3,
pp.166-170.
[15]. Sở tài nguyên môi trường TPHCM (2012). Danh mục chi tiết của các chất thải
nguy hiểm và chất thải có khả năng là chất thải nguy hiểm. [Internet] 2012. Lấy từ:
URL: www.donre.hochiminhcity.gov.vn/2012/ChatThaiNguyHai234.docx.
[16]. Võ Hồng Thái (2008). Giáo trình hóa hữu cơ. Lấy từ URL: http://www.zun.vn/tai-
lieu/giao-khoa-hoa-huu-co-vo-hong-thai-phenol-4972/.
[17]. Tàiliệu.vn. Hiệu ứng Hall. Lấy từ URL: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/hieu-ung-
hall.873251.html.

More Related Content

What's hot

Classical Genetics Lecture
Classical Genetics LectureClassical Genetics Lecture
Classical Genetics LectureJames H. Workman
 
Multiple Alleles
Multiple AllelesMultiple Alleles
Multiple AllelesDon Nguyen
 
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...hirokazutanaka
 
Sex influenced Traits
Sex influenced TraitsSex influenced Traits
Sex influenced Traitsmfaizanilyas
 
Codominance : Human Blood
 Codominance : Human Blood Codominance : Human Blood
Codominance : Human BloodManisha Siwach
 
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy Đủ
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy ĐủTổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy Đủ
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy ĐủTrung Tam Gia Su Tri Viet
 
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPS
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPSNon-equilibrium molecular dynamics with LAMMPS
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPSAndrea Benassi
 
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn este
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn estePhản ứng oxi hóa hoàn toàn este
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn esteQuyen Le
 
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61lovestem
 
Principles of inheritance and variation: by- V S Malik
Principles of inheritance and variation: by- V S MalikPrinciples of inheritance and variation: by- V S Malik
Principles of inheritance and variation: by- V S MalikV.S Malik
 
Mendel's Law and Inheritance
Mendel's Law and InheritanceMendel's Law and Inheritance
Mendel's Law and InheritanceAndry Nur Hidayat
 
Materials Modelling: From theory to solar cells (Lecture 1)
Materials Modelling: From theory to solar cells  (Lecture 1)Materials Modelling: From theory to solar cells  (Lecture 1)
Materials Modelling: From theory to solar cells (Lecture 1)cdtpv
 
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tu
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tuBai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tu
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tuKieunga753
 
Pedigree examples
Pedigree examplesPedigree examples
Pedigree examplesjamilner
 
Incomplete and codominance
Incomplete and codominanceIncomplete and codominance
Incomplete and codominanceRosio DeLeon
 
Genetics powerpoint
Genetics powerpointGenetics powerpoint
Genetics powerpointJanina Ples
 

What's hot (20)

Classical Genetics Lecture
Classical Genetics LectureClassical Genetics Lecture
Classical Genetics Lecture
 
Multiple Alleles
Multiple AllelesMultiple Alleles
Multiple Alleles
 
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...
Computational Motor Control: State Space Models for Motor Adaptation (JAIST s...
 
Sex influenced Traits
Sex influenced TraitsSex influenced Traits
Sex influenced Traits
 
Codominance : Human Blood
 Codominance : Human Blood Codominance : Human Blood
Codominance : Human Blood
 
Advanced Molecular Dynamics 2016
Advanced Molecular Dynamics 2016Advanced Molecular Dynamics 2016
Advanced Molecular Dynamics 2016
 
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy Đủ
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy ĐủTổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy Đủ
Tổng Hợp Tài Liệu Công Thức Lượng Giác Bản Đầy Đủ
 
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPS
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPSNon-equilibrium molecular dynamics with LAMMPS
Non-equilibrium molecular dynamics with LAMMPS
 
Mendelian genetics mee
Mendelian genetics meeMendelian genetics mee
Mendelian genetics mee
 
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn este
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn estePhản ứng oxi hóa hoàn toàn este
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn este
 
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61
Số phức-5-Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng-pages 47-61
 
Principles of inheritance and variation: by- V S Malik
Principles of inheritance and variation: by- V S MalikPrinciples of inheritance and variation: by- V S Malik
Principles of inheritance and variation: by- V S Malik
 
Mendel's Law and Inheritance
Mendel's Law and InheritanceMendel's Law and Inheritance
Mendel's Law and Inheritance
 
Materials Modelling: From theory to solar cells (Lecture 1)
Materials Modelling: From theory to solar cells  (Lecture 1)Materials Modelling: From theory to solar cells  (Lecture 1)
Materials Modelling: From theory to solar cells (Lecture 1)
 
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tu
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tuBai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tu
Bai 18 (Lop 10_NC) Su lai hoa cac orbital nguyen tu
 
Human genetic diversity. ESHG Barcelona
Human genetic diversity. ESHG BarcelonaHuman genetic diversity. ESHG Barcelona
Human genetic diversity. ESHG Barcelona
 
Pedigree examples
Pedigree examplesPedigree examples
Pedigree examples
 
Incomplete and codominance
Incomplete and codominanceIncomplete and codominance
Incomplete and codominance
 
Unit 1 Notes
Unit 1 NotesUnit 1 Notes
Unit 1 Notes
 
Genetics powerpoint
Genetics powerpointGenetics powerpoint
Genetics powerpoint
 

Similar to Đề tài: Quá trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit

Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-ni
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-niNghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-ni
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-niTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdfTIPNGVN2
 
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano Compozit
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano CompozitĐề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano Compozit
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano CompozitViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphenenhuphung96
 
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonẢnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quá trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit (20)

Ảnh hưởng của tán sắc, biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolic
Ảnh hưởng của tán sắc, biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolicẢnh hưởng của tán sắc, biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolic
Ảnh hưởng của tán sắc, biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolic
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAYLuận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
 
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAYLuận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Của Bã Mía Sau Khi Biến ...
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Của Bã Mía Sau Khi Biến ...Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Của Bã Mía Sau Khi Biến ...
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Của Bã Mía Sau Khi Biến ...
 
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-ni
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-niNghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-ni
Nghiên cứu ảnh hưởng của cu2+ đến tổng hợp ti o2 pa-ni
 
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
 
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dotĐặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
 
Luận án: Xử lý hiệu quả DDT bằng phương pháp quang xúc tác, HAY
Luận án: Xử lý hiệu quả DDT bằng phương pháp quang xúc tác, HAYLuận án: Xử lý hiệu quả DDT bằng phương pháp quang xúc tác, HAY
Luận án: Xử lý hiệu quả DDT bằng phương pháp quang xúc tác, HAY
 
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
 
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano Compozit
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano CompozitĐề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano Compozit
Đề tài: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu PVC CaCO3 Nano Compozit
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.docNghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
 
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
 
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
 
Luận văn
Luận văn Luận văn
Luận văn
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphene
 
Luận án: Tổng hợp, biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng
Luận án: Tổng hợp, biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụngLuận án: Tổng hợp, biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng
Luận án: Tổng hợp, biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng
 
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonẢnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Đề tài: Quá trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit

  • 1. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm i LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh, tồn tại song song với nó là lượng chất thải hóa học cũng tăng theo, đặc biệt là các chất thải hữu cơ bền, độc hại như: benzen, toluen, xylen, phenol… Đây là mối lo ngại cho toàn xã hội, vì vậy việc xử lý nó là một vấn đề rất cấp bách và quan trọng. Phương pháp điện phân, ngoài những ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện hóa thì nó còn có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ trên, bằng cách sử dụng các điện cực anode tiêu biểu như Au, Pt…để oxi hóa phân hủy chúng nhưng giá thành tương đối cao nên không đem lại hiệu quả về kinh tế. Trong khi đó, điện cực anode PbO2 là một điện cực rẻ tiền nhưng lại có thể thay thế những điện cực đắt tiền trên. Có rất nhiều phương pháp để tổng hợp điện cực anode PbO2 như: phương pháp ép bột, phương pháp oxi hóa ion Pb2+ trên các vật liệu nền trong môi trường giàu oxi. Song, các phương pháp này chỉ thu được màng PbO2 xốp, độ bền cơ học thấp và độ dẫn điện kém. Ngược lại, bằng phương pháp điện hóa sử dụng dòng điện nhằm oxi hóa điện kết tinh tạo màng PbO2 trên nền các vật liệu như: Fe, Ti [3, 4], carbon graphit [1, 2]….thì lại thu được màng PbO2 đáp ứng được yêu cầu của một điện cực anode trong các quá trình điện hóa. Các vật liệu nền sử dụng để tổng hợp anode PbO2 tương đối rẻ, đặc biệt là carbon graphit, đây là loại vật liệu rẻ nhất trong số các vật liệu thường sử dụng và là chất thải của ngành công nghiệp sản xuất Pin [15]. Vì vậy, hiện nay các nghiên cứu về quy trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit đang rất được quan tâm bởi tính kinh tế mà nó có thể đem lại và còn làm giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy kết quả khả quan của việc nghiên cứu quy trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit [2, 6]. Bằng việc sử dụng các hóa chất có độ tinh khiết cao, sử dụng điện cực catode lưới làm bằng kim loại Pt, một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tổng hợp thành công điện cực PbO2 có độ bền cơ hóa cao, có khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại như phenol [1].…rất tốt. Việc nghiên cứu đã thành công, nhưng với việc sử dụng hóa chất tinh khiết mắc tiền và điện cực lưới Pt là một kim loại có giá thành rất cao là một trở ngại lớn cho việc phát triển nghiên cứu và sản xuất với quy mô công nghiệp.
  • 2. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm ii Chính vì những vấn đề trên, nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu về điện cực PbO2 ngày càng phát triển hơn, nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu cải tiến quá trình tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit và khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2”. Nội dung đề tài này sẽ tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxi hóa điện kết tinh tạo màng PbO2 trên nền vật liệu anode nền carbon graphit với việc sử dụng điện cực lưới làm bằng thép không gỉ 304 thay thế cho lưới Pt và sử dụng các hóa chất có độ tinh khiết tương đối thay vì sử dụng hóa chất có độ tinh khiết cao trong điều kiện phòng thí nghiệm của trường (trường ĐHBRVT). Với mục đích của đề tài, nhằm tạo ra được điện cực PbO2 có chất lượng tương đương với các điện cực PbO2 của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nhưng giá thành rẻ hơn gấp nhiều lần. Để tổng hợp nên điện cực PbO2 tôi đã lần lượt tiến hành giai đoạn các thí nghiệm sau: - Giai đoạn 1: Khảo sát 5 thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh tạo màng PbO2: nồng độ ion Pb2+ , H+ , Cu2+ , chất hoạt động bề mặt gelatin và mật độ dòng điện phân. - Giai đoạn 2: Khảo sát khả năng oxy hóa chuyển hóa phenol và khả năng khoáng hóa (COD) của điện cực sau khi tổng hợp tại điều kiện tối ưu. Với mục tiêu nhằm:  Xác định được các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 nhằm tạo ra được điện cực tốt nhất.  Đánh giá được khả năng oxi hóa của điện cực sau khi tổng hợp trong điều kiện tối ưu nhất thông qua xác định độ chuyển hóa phenol và độ chuyển hóa COD của điện cực.  Đánh giá chất lượng của điện cực sau khi thực hiện quá trình oxy hóa xử lý phenol.
  • 3. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm iii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn - Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài. - Thầy Diệp Khanh: Thầy đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện. - Các thầy Nguyễn Chí Thuần, Nguyễn Văn Toàn, cô Tống Thị Minh Thu đã giúp đỡ tôi rất nhiều về những kiến thức liên quan đến đề tài. - Gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi. - Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin, kiến thức về đề tài trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện và trình bày không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn. Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe! Vũng tàu, ngày 12 tháng 07 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Kiên
  • 4. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm iv TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tôi đã tìm ra điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp điện cực PbO2, đồng thời đã tổng hợp thành công điện cực PbO2 trên nền anode carbon graphit kết hợp với catode làm bằng thép không gỉ 304 và khảo sát khả năng oxi hóa điện hóa phenol của điện cực PbO2 trong điều kiện mật độ dòng không đổi. Các phương pháp phân tích hóa lý được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) được sử dụng để định dạng pha tinh thể của PbO2; phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) được sử dụng để xác định độ chuyển hóa của phenol sau khi xử lý; phương pháp COD được dùng để xác định mức độ khoáng hóa (sự chuyển hóa thành CO2, H2O) của phản ứng oxi hóa phenol. Kết quả, điều kiện tối ưu để thu được màng PbO2 có bề mặt láng mịn, độ bám dính tốt, độ bền cơ hóa cao là mật độ dòng i = 40 mA/cm2 ; HNO3 20 ml/l; Pb(NO3)2 0,6M; Cu(NO3)2 0,4M; gelatin 1 g/l; nhiệt độ 250 C - 300 C và kết quả oxi hóa điện hóa phenol của điện cực đã nghiên cứu cho thấy, độ chuyển hóa phenol đạt 99%, khả năng khoáng hóa thành CO2, H2O đạt trên 79% khi tiến hành điện phân trong dung dịch điện li Na2SO4 0,15M; pH = 8,0; nồng độ NaCl 7,5 g/l; mật độ dòng i = 75 mA/cm2 ; nồng độ phenol 1000 mg/l [2].
  • 5. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm v MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iii TÓM TẮT .....................................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU ................................................ix CHƯƠNG I. TỔNG QUAN..........................................................................................1 1.1. Tổng quan về điện cực............................................................................................1 1.1.1. Điện cực Hg...............................................................................................2 1.1.2. Điện cực Pb ...............................................................................................2 1.1.3. Điện cực carbon graphit ............................................................................2 1.1.4. Điện cực oxyt ............................................................................................2 1.1.5. Điện cực bán dẫn.......................................................................................3 1.2. Tổng quan điện cực PbO2 ......................................................................................3 1.2.1. Một số phương pháp điều chế PbO2..........................................................7 1.3. Tổng quan về phenol ..............................................................................................8 1.3.1. Tính chất hóa học ......................................................................................9 1.3.2. Ứng dụng.................................................................................................10 1.3.3. Tác hại của Phenol ..................................................................................10 1.3.4. Một số phương pháp xử lý phenol ..........................................................10 1.4. Giới thiệu về phương pháp điện phân ...............................................................10 1.4.1. Định nghĩa ...............................................................................................10 1.4.2. Một số khái niệm.....................................................................................11 1.4.3. Sự điện phân chất điện li nóng chảy .......................................................12 1.4.4. Sự điện phân dung dịch điện li................................................................12 1.4.5. Định luật Faraday....................................................................................14 CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................15
  • 6. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm vi 2.1. Thiết bị và hóa chất ..............................................................................................15 2.1.1. Thiết bị ....................................................................................................15 2.1.2. Hóa chất...................................................................................................15 2.2. Chuẩn bị vật liệu nền............................................................................................16 2.2.1. Đánh bóng ...............................................................................................16 2.2.2. Tẩy dầu mỡ..............................................................................................16 2.3. Chuẩn bị catode làm việc.....................................................................................17 2.3.1. Xử lý catode trong dung dịch kiềm bằng điện phân ...............................17 2.4. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 ..............18 2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng ...................................................................18 2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ ...............................................................18 2.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ ............................................................18 2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+ ............................................................19 2.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin ..............................................................19 2.5. Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2.....................................19 2.5.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2..........19 2.5.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2....................................20 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................21 3.1. Kết quả khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2.21 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng ...................................................................21 3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ ...............................................................22 3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ ............................................................24 3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+ ............................................................25 3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin ..............................................................26 3.2. Kết quả khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2.......................28 3.2.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2..........28 3.2.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2....................................28 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................30 4.1. Kết luận .................................................................................................................30 4.2. Kiến nghị ...............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31 PHỤ LỤC
  • 7. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Một số tính chất hóa lý của 2 dạng PbO2........................................................4 Bảng 1.2. Điện trở của các dang dioxyt chì và một vài kim loại ....................................5 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh .................................21 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến lượng PbO2 kết tinh.............................23 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb+ đến lượng PbO2 kết tinh ...........................24 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Cu2+ đến lượng PbO2 kết tinh................................25 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin đến lượng PbO2 kết tinh ............................27 Bảng 3.6. Độ chuyển hóa COD của dung dịch điên phân theo thời gian......................28
  • 8. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quá trình điện phân cơ bản........................................................11 Hình 3.1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị thực nghiệm.................................................16 Hình 3.2. Catode làm việc ............................................................................................17 Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng tới lượng PbO2 kết tinh...................................21 Hình 3.2. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát mật độ dòng.......................................22 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ tới khối lượng PbO2 kết tinh ......................23 Hình 3.4. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát nồng độ ion H+ ..................................24 Hình 4.6. Ion Cu2+ bị khử thành Cu bám lên catode trong quá trình điện phân............26 Hình 4.7. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 tổng hợp ở điều kiện tối ưu. .............27 Hình 3.8. Kết quả sắc ký lỏng cao áp của mẫu dung dịch chứa Phenol trước và sau điện phân.......................................................................................................28 Hình 3.9. Đồ thị thể hiện độ chuyển hóa của phenol sau điện phân theo thời gian ......29 Hình 3.10. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 sau khi oxi hóa phenol....................29
  • 9. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU 1. Các chữ viết tắt COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi hóa học HPLC High Performance Liquid Chromatography Sắc kí lỏng cao áp AC Alternating Current Dòng điện xoay chiều DC Direct Current Dòng điện một chiều SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NSX Nhà sản xuất CNMT Công nghệ môi trường EDTA Ethylendiamin Tetraacetic Acid 2. Các ký hiệu Ф Đường kính V Thể tích Δm Hiệu số của khối lượng trước trừ khối lượng sau CODt Giá trị COD mẫu trước khi điện phân CODs Giá trị COD mẫu sau khi điện phân St Diện tích pic phenol trước khi điện phân Ss Diện tích pic phenol sau khi điện phân
  • 10. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về điện cực [1] Trong điện hóa, tính chất của các vật liệu sử dụng làm điện cực thường được thể hiện bởi quá thế của điện cực, đó là đại lượng đặc trưng biểu thị sự thích hợp của điện cực với chất tham gia phản ứng trên điện cực. Quá thế hydro của điện cực là một yếu tố quan trọng đối với quá trình khử trong các dung môi proton, vì nó xác định giá trị thế âm của điện cực trước khi phản ứng khử của môi trường xảy ra để cạnh tranh với phản ứng. Nhìn chung, điện cực có quá thế hydro càng cao sẽ cho sản phẩm của quá trình điện phân cao nhất. Trong dung dịch và trong các dung môi proton, proton có thể bị khử và hydro thoát ra. Vì lý do này, khoảng thế của điện cực trong vùng catode được đưa ra bởi thế của điện cực H+ /H2 và quá thế hydro của nó. Mặt khác tính chất xúc tác của vật liệu điện cực cũng có ảnh hưởng đến chiều hướng của phản ứng, đặc biệt đối với các phản ứng khử trên các kim loại có quá thế hydro thấp. Bề mặt điện cực có thể ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của điện cực và sự hấp phụ của chất phản ứng. Ví dụ trong quá trình khử của hợp chất nitro ở điện cực thiếc, bề mặt của nó bị thay đổi trong quá trình phản ứng khi kim loại bị hòa tan và hình thành trở lại trên bề mặt điện cực. Tính chất không tinh khiết của vật liệu điện cực cũng có thể làm biến đổi tính chất của điện cực theo hai chiều hướng thuận lợi và bất lợi. Chiều hướng thuận lợi được áp dụng khi sử dụng các điện cực hợp kim, nhằm tăng độ cứng cơ học, hoạt tính xúc tác cũng như tăng khả năng chống ăn mòn của điện cực. Song trong một số trường hợp, sự có mặt các tạp chất trong điện cực đã làm tăng lượng sản phẩm phụ trong phản ứng điện hóa. Một số kim loại thường được sử dụng trong các quá trình điện hóa như Hg, Pb, Zn, Sn, Cu, Fe, Al, Ni, Pt…
  • 11. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 2 1.1.1. Điện cực Hg Thủy ngân là điện cực có quá thế hydro và độ tinh khiết rất cao. Việc khuấy điện cực Hg làm cho bề mặt điện cực luôn sạch và có tính lặp lại. Tuy nhiên trạng thái lỏng của thủy ngân cũng có một số hạn chế trong việc thiết kế bình phản ứng. Vì vậy trong một số trường hợp người ta sử dụng các điện cực hỗn hống của Hg: Cu/Hg, Pb/Hg, Zn/Hg… Điện cực Hg không được sử dụng làm anode vì nó bị tấn công ngay ở anode thấp, bởi vì nó dễ bị hòa tan. 1.1.2. Điện cực Pb Chì đã được sử dụng làm điện cực catode ngay từ buổi đầu của điện hóa hữu cơ, Pb có quá thế hydro cao và dễ làm việc về mặt cơ học. Trong nhiều quá trình khử, catode Pb cho sản phẩm tương tự như Hg, và trong một số trường hợp sự hấp phụ đặc biệt của chất phản ứng ở điện cực có thể loại trừ một phần phản ứng phóng điện của ion H+ , do đó làm tăng việc chuyển electron đến chất phản ứng. Chì cũng có thể được sử dụng làm anode dưới dạng nguyên chất hoặc hợp kim trong dung dịch axit sunfuric, sự có mặt của 1% Ag, 0,3% Sn và một lượng nhỏ Co sẽ tăng khả năng chống ăn mòn của anode Pb. Trong nhiều trường hợp bề mặt của anode Pb bị oxi hóa thành PbO2 trở thành vật liệu anode. Các điện cực kim loại khác như: Zn, Sn, Al, Fe, Cu, Pt, Ni, Au… cũng được sử dụng làm điện cực trong một số quá trình khử và oxi hóa. Điện cực Sn được sử dụng rộng rãi trong phản ứng khử hợp chất nitro. Pt và Ni rất thích hợp trong phản ứng hydro hóa xúc tác. Việc lựa chọn vật liệu anode thường bị hạn chế, vì hầu hết các kim loại bị ăn mòn trong phản ứng anode. Trong trường hợp này Pt, Au thường được sử dụng. 1.1.3. Điện cực carbon graphit Điện cực carbon graphit được sử dụng trong cả phản ứng khử và oxi hóa. Điện cực carbon graphit rất có hiệu quả khi làm vật liệu anode nhờ có tính dẫn điện cao, chống ăn mòn hóa học tốt, độ bền cơ học đáng kể và giá rẻ. 1.1.4. Điện cực oxyt Một số oxyt kim loại như TiO2, MnO2, PbO2, RuO2 được sử dụng làm điện cực trong quá trình điện hóa, đặc biệt là quá trình oxi hóa nhờ có tính dẫn điện cao, chống ăn mòn và quá thế oxi hóa lớn.
  • 12. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 3 Trong các điện cực oxyt thì PbO2 thường được sử dụng hơn và có khả năng thay thế các vật liệu anode quý như Pt, Au. Anode PbO2 được sử dụng trong công nghiệp điện hóa để sản xuất perclorat, periodat, hydroquinone, hydroxylamine, axit cacbonxylic… 1.1.5. Điện cực bán dẫn Điện cực bán dẫn được chế tạo từ các chất bán dẫn, đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phản ứng chuyển electron. Các phản ứng ở điện cực bán dẫn khác rất nhiều so với điện cực kim loại. Trên điện cực kim loại tốc độ của các quá trình điện hóa bị khống chế bởi trường điện tử cao ở bề mặt điện cực, còn trên điện cực bán dẫn tốc độ quá trình được điều khiển chủ yếu bởi nồng độ vật mang điện tích trong bề mặt. Do đó, loại vật mang (electron hay các lỗ trống) trong chất bán dẫn có thể ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phản ứng. Một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình trao đổi electron giữa cặp oxi hóa-khử và chất bán dẫn là thế của cặp oxi hóa-khử và mức năng lượng cũng như dãy hóa trị của chất bán dẫn. 1.2. Tổng quan điện cực PbO2 Dioxyt chì là một chất rắn, tồn tại ở cả dạng vô định hình và tinh thể. Dạng vô định hình trong suốt, kém bền, dễ tan trong axit nên ít được chú ý. Dạng tinh thể bao gồm 2 dạng thù hình chủ yếu: α-PbO2 và β-PbO2. Dạng α-PbO2 có cấu trúc ô mạng kiểu orthorhombic (hệ trục thoi), có thể thu được bằng phương pháp hóa học khi cho tác dụng axetat chì với persunfat amon trong môi trường nước amoniac; hoặc bằng cách nấu chảy PbO vàng với hỗn hợp NaClO3 và NaNO3. Dạng β-PbO2 có cấu trúc ô mạng kiểu tetragonal (tứ diện), có thể điều chế bằng phương pháp hóa học khi cho tác dụng Pb(CH3COO)2 với CaOCl2. Một vài ý kiến khác cho rằng tồn tại một dạng thù hình γ-PbO2 gần giống β-PbO2 (giả tetragonal) khi cho tác dụng Pb3O4 với hỗn hợp axit nitric và axit axetic. Một số tính chất hóa lý của α-PbO2 và β-PbO2 được đưa ra trong bảng 1.1.
  • 13. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 4 Bảng 1.1. Một số tính chất hóa lý của 2 dạng PbO2 [1] STT Các thông số Dạng α-PbO2 Dạng β-PbO2 1 Dạng tinh thể Orthorombic Tetragonal 2 Hệ số mạng (0 A) a b c 4,98 35,969 5,486 4,945 4,955 3,377 3 Rơnghen 3,12 (100) 2,73 (70 ) 2,63 (70 ) 3,50 (100) 2,80 (100) 1,86 (100) 4 Tỷ trọng (g/cm3 ) 9,75 9,56 5 Thể tích nguyên tử (0 A)3 40,3 41,7 6 Điện trở (Ωcm-1 ) 4,0.10-3 1,0.10-3 7 Mật độ điện tử (e/cm3 ) 1,4.1021 0,7.1021 8 Độ linh động electron (cm2 /S.V) 10 100 9 Nồng độ oxy (%) 0,48 0,63 10 ΔHs (KJ/mol) -265,95 -276,83 11 ΔG (KJ//mol) -217,46 -219,14 12 U0 H(axit) (V) 1,698 1,690 13 ( 𝑑𝑈 𝑑𝑇 ) 𝑃 (mV/0 C) trong H2SO4 4,62M -0,36 -0,20 14 Uq = O (V) (Điện thế điểm không tích điện) 1,06 ± 0,01 1,15 ± 0,01 15 Hệ số b (Phương trình Tafel)(V) 0,05 ÷ 0,07 0,12 ÷ 0,14 16 i0 trong H2SO4 và 31,80 C(μA/cm2 ) 2 6 Về bản chất dẫn điện của PbO2 cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng PbO2 dẫn điện kiểu điện tử vì hệ số Hall [17] có giá trị âm. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng PbO2 dẫn điện kiểu ô trống (bán dẫn kiểu P). Song, các công trình đều khẳng định rằng, nguyên nhân của độ dẫn điện tốt nhất là do khuyết tật trong cấu trúc ô mạng tinh thể PbO2 (sự thiếu hụt hàm lượng oxy so với tỉ lệ hợp thức). Vì vậy, PbO2 kết tủa điện hóa dẫn điện tốt hơn PbO2 điều chế bằng phương pháp hóa học. Phương pháp điện hóa có thể điều chế cả α và β hoặc (α+β)-PbO2. Dioxyt chì dẫn điện rất tốt, đặc biệt là PbO2 kết tủa điện hóa có độ dẫn xấp xỉ với kim loại.
  • 14. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 5 Bảng 1.2. Điện trở của các dang dioxyt chì và một vài kim loại [1] Dạng mẫu Điện trở (Ωcm) Bảng cực dương acqui (độ xốp 46%) Bột PbO2 ép (độ xốp 32%) PbO2 kết tủa điện hóa từ dung dịch perclorat PbO2 kết tủa điện hóa từ dung dịch sunfamat β-PbO2 (lớp dày 2,5 μm) α-PbO2 (lớp dày 2,5 μm) Graphit Thủy ngân Bismut Chì kim loại 74,0.10-4 142,0.10-4 (0,94÷4,05) .10-4 12,0.10-4 7,0.10-4 8,0.10-4 0,96.10-4 1,2.10-4 0,22.10-4 74,0.10-4 Đặc tính điện hóa của PbO2 trong môi trường axit có khả năng oxi hóa mạnh (H2SO4, ClO4 - , S2O8 - …) cũng đã được nghiên cứu. Mặc dù các giá trị định lượng của các tác giả chưa thống nhất, nhưng đã khẳng định H2SO4 4,4M, hệ số b (phương trình Tafel) của α-PbO2 là 0,07V, còn của β-PbO2 là 0,14V. Điều đó nói lên cơ chế thoát oxi trên α-PbO2 và β-PbO2 không giống nhau. Năng lượng hoạt hóa của quá trình tách oxi trên điện cực PbO2 trong dung dịch H2SO4 đã được xác định. Tốc độ quá trình thoát oxy được quyết định bởi tốc độ phóng điện của phân tử H2O hoặc các ion OH- và tạo thành gốc tự do OH∙ . Sự có mặt của các phân tử OH hấp phụ trên bề mặt điện cực làm cho anode PbO2 có tính chất xúc tác đặc biệt, cho phép tiến hành nhiều phản ứng tổng hợp điện hóa. Chính do khả năng hấp phụ, nên trong quá trình tổng hợp điện hóa persunfat (môi trường sunfat amon và axit sunfuric), khi có mặt phụ gia, thế điện cực đã dịch chuyển về phía dương hơn 120 mV, xấp xỉ với thế của Pt. Kết luận này cho phép sử dụng PbO2 làm anode thay thế Pt. Sự thích hợp của PbO2 như là vật liệu anode đã được biết đến nhiều năm nay, nhưng vì những khó khăn về kinh tế cho nên việc ứng dụng trong thương mại bị hoãn lại cho đến những năm gần đây. Theo chúng ta biết thì công ty sản xuất và kỹ thuật Pacific của Nevada và công ty trách nhiệm hữu hạn hóa học Sanwa của Tokyo Nhật, là những nhà sản xuất anode PbO2 duy nhất trên thế giới [1].
  • 15. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 6 Giá trị cao của kim loại quý và hợp kim của chúng như là vật liệu anode đã được thúc đẩy cho việc nghiên cứu ra những vật liệu mới trong nhiều năm nay. Điện thế của PbO2 cho một mục đích như vậy đã được hiểu một cách cặn kẽ chỉ sau đầu thế kỷ này. Với một điện trở suất 40-50.10-6 Ωcm-1 , PbO2 là một chất dẫn điện tốt hơn so với cacbon và than chì. Nó tương đối cứng (khoảng 5 theo thang đo độ cứng) và vì thế nó chống lại sự mài mòn [4]. Nó có tính trơ về mặt hóa học đối với hầu hết những tác nhân oxi hóa và những axit mạnh. Mặc dù, PbO2 có những ưu điểm trong sử dụng, nhưng những khó khăn vẫn xảy ra trong quá trình sản xuất anode PbO2. Ferland [1] đã làm kết tủa PbO2 từ dung dịch Pb(NO3)2 và được kết tủa rất giòn và dễ vỡ. Tính chất giòn và không đồng nhất của PbO2 là do sự tăng giảm của dòng kết tủa và ảnh hưởng của dung dịch điện phân (đặc biệt là độ pH và nồng độ Pb2+ ). Một vài loại dung dịch đã được sử dụng để tạo kết tủa PbO2 và đã tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình điện kết tinh PbO2. Với việc sử dụng kỹ thuật mạ điện hiện đại và những phụ gia thích hợp, những chất kết tủa PbO2 có độ bền cao, tỷ trọng cao và sự trơn bóng của bề mặt đã đạt được. Shibasaki [12] đã cho thấy rằng những chất kết tủa PbO2 có độ trơn sáng là bền nhất, và do đó đáng được mong đợi nhất. Angel và Mellquist [11] đã kết tủa PbO2 trên Fe, Cu và Ni, nhưng đã nhận thấy rằng những điện cực như vậy là bị thụ động hóa. Một anode PbO2 thô được tạo ra từ một thùng chứa Pb(NO3)2 trên vật liệu nền là các ống hình trụ Fe hoặc Ni. Chất kết tủa PbO2 trên bề mặt ngoài của hình trụ và kết tủa dễ bị bong ra. Điều này được cho là do sự khác nhau về hệ số dãn nở nhiệt của chất kết tủa và vật liệu nền. Grigger và Miller [13] kết tủa oxyt từ dung dịch chứ axit HNO3 trên Ti và Ni. Khó khăn trong quá trình kết tủa oxyt lên những vật liệu mỏng dễ bị ăn mòn bởi sự hòa tan anode xảy ra. Một kỹ thuật làm kết tủa oxyt trên bề mặt ngoài của một hình trụ phi kim loại đã được khai thác. Sự phát triển của PbO2 được phủ trên anode than chì đã giải quyết được vấn đề trên. Anode này được khai thác bởi công ty Pacific, chủ yếu là để sản xuất ClO4- bằng cách sử dụng điện cực PbO2 trên nền than chì để điện phân dung dịch chứa muối AgClO4, muối này rất dễ gây nổ nếu sử dụng các loại điện cực khác. Sự thay thế Pt bởi anode PbO2 trong việc sản xuất muối ClO4 - đã được khảo sát trước năm 1950, nhưng với việc sử dụng muối NH4ClO4 như chất oxi hóa thuốc nổ, nguyên liệu cho động cơ tên lửa. Nghiên cứu đã nhận được một sự kích thích mới.
  • 16. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 7 Angel và Mellquist [13] đã đạt được hiệu suất dòng (CE) 72-79% mà không có chất phụ gia; tuy nhiên sự có mặt của Cr, thông thường được sử dụng với anode Pt để ngăn cản sự giảm của clorat ở catode, đây là một lý do làm giảm (CE) đã được nghiên cứu. Điều này có thể là do sự tương tác của Cr với điện cực để hình thành PbCrO2. Các nhà khoa học Nhật đã dùng dung dịch NaF 2 g/l để làm tăng (CE) và thu được PbO2 có tính chất tốt tương tự anode Pt. Năm 1950 Sugino [14] dùng phương pháp điện hóa thu được lớp kết tủa PbO2 dày chắc, có độ dẫn điện và độ bền hóa học cao. Kết quả này đã thu hút sự quan tâm của các nhà công nghệ điện hóa trên thế giới. Hàng loạt các phương pháp cũng như các vật liệu nền khác nhau và các dung dịch điện li để kết tủa PbO2 đã được công bố. Điện cực PbO2 còn có khả năng hấp phụ tốt các chất nên thường được sử dụng trong các quá trình điện phân tổng hợp các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Một số nhà điện hóa môi trường đã nghiên cứu quá trình xử lý phenol trên anode PbO2, Ti/PbO2 và đạt kết quả tốt khi sản phẩm của quá trình oxi hóa chủ yếu là CO2. 1.2.1. Một số phương pháp điều chế PbO2 [1] 1.2.1.1. Phương pháp hóa học a. Phương pháp nhiệt Quét các dung dịch muối chì lên nền kim loại hoặc phi kim loại, sau đó gia nhiệt trong môi trường giàu oxi để oxi hóa thành PbO2. Phương pháp này cho phép chế tạo điện cực có độ xốp cao, tạo thành nhiều lớp bám chắc vào nền, nhất là loại nền bằng gốm, song có nhược điểm là hàm lượng PbO2 thấp, độ bền hóa học và độ dẫn điện kém. b. Phương pháp ép Trộn bột PbO2 với chất kết dính vô cơ hoặc nhựa hữu cơ, polymer rồi ép ở áp suất > 2500 kg/cm2 . Phương pháp này chế tạo được điện cực có tấm hình lớn, độ bền cơ học cao (tùy thuộc vào vật liệu kết dính và áp suất ép), nhưng nhược điểm là độ bền hóa học và độ dẫn điện kém, thế cực không ổn định và sản phẩm dễ bị bẩn. 1.2.1.2. Phương pháp điện hóa Đây là quá trình oxi hóa Pb2+ từ dung dịch thành PbO2 bám lên điện cực. Pb2+ - 2e + 2H2O → PbO2 + 4H+ (1.1)
  • 17. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 8 Như vậy, pH của môi trường có ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2. Ngoài ra, các yếu tố của quá trình điện phân sẽ ảnh hưởng đến dạng thù hình của PbO2 tạo thành. Do yếu tố pH môi trường ảnh hưởng đến các dạng thù hình của PbO2, nên thường chia ra làm hai loại dung dịch điện ly: dung dịch kiềm và dung dịch axit. a. Kết tủa PbO2 từ dung dịch kiềm Bao gồm các loại dung dịch: plumbit, tatrat và EDTA. Từ dung dịch kiềm sẽ kết tủa α-PbO2 có ứng suất nội nhỏ bám chắc vào nền. Nhìn chung các dung dịch kiềm cho tốc độ mạ nhỏ (mật độ dòng cho phép trong khoảng từ 0,1 đến 1 A/dm2 ). Nhược điểm của dung dịch kiềm là độ ổn định thấp khi làm việc. Chỉ sau 5÷10 Ah/l dung dịch sẽ xuất hiện các cặn oxyt chì và nếu để lâu thì các cặn này sẽ phát triển gây cản trở quá trình vận hành và làm giảm độ ổn định của dung dịch điện li. b. Kết tủa PbO2 từ dung dịch axit Bao gồm các dạng chất điện li: perclorat, sunfamat, axetat, nitrat. Từ dung dịch axit kết tủa sẽ có dạng β-PbO2. Tuy nhiên cũng có thể thu được dạng α-PbO2. Nhìn chung các dung dịch axit cho tốc độ phản ứng cao (mật độ dòng cho phép trong khoảng từ 1 đến 8 A/dm2 ). Dung dịch ổn định theo thời gian bảo quản. Trong đó dung dịch nitrat phổ biến hơn cả, vì nó rẻ, dễ kiếm và cho phép điều chế PbO2 với tốc độ cao hơn hẳn dung dịch khác. Phương pháp điện hóa có những ưu điểm nổi bật: lớp kết tủa đặc khít, có độ dày tùy ý, hàm lượng PbO2 cao và ổn định, có cấu trúc tinh thể xác định, do đó lớp kết tủa này dẫn điện tốt, bền hóa học và rất ít hao mòn trong quá trình vận hành. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp điện hóa là lớp PbO2 có ứng suất nội lớn, làm lớp mạ bị rộp lên hoặc nứt dẫn đến bong tróc. Nhưng khi hiểu rõ bản chất quá trình tạo thành PbO2 trên anode, ta có thể hạn chế thiếu sót này. 1.3. Tổng quan về phenol [16] Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C. Để lâu ngoài không khí, phenol bị oxi hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan trong một số hợp chất hữu cơ. Phenol rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol tan vô hạn ở 660 C.
  • 18. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 9 Phenol có một nhóm -OH liên với với vòng Benzen. Đặc biệt hơn, trong phân tử phenol có hiệu ứng liên hợp mạnh do có oxi của nhóm -OH cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học của phenol. Cấu tạo của phenol: 1.3.1. Tính chất hóa học 1.3.1.1. Tính axit Phenol có tính axit vì có hiệu ứng cộng hưởng xảy ra trong phân tử. Vì vậy, khác với rượu, phenol còn có thể tác dụng với bazơ mạnh: C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O (1.2) (Natri phenolat) Tuy nhiên, tính axit của phenol rất yếu Ka = 10-9,75 không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol: C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3 (1.3) Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp. 1.3.1.2. Tính chất như rượu Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat không bị nước phân hủy: C2H5ONa + H2O  C2H5OH + NaOH (1.4) C6H5ONa + H2O  -không phản ứng- (1.5) Phenol cũng tạo được este như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp với axit, phenol chỉ có thể tác dụng với clorua axit hoặc anhidric axit mới tạo được este: C6H5OH + CH3COCl  CH3COOC6H5 + HCl (1.6) C6H5OH + (CH3CO)2O  CH3COOC6H5 + CH3COOH (1.7) Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân:
  • 19. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 10 - Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân tử axit tạo este hơn. - Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở. 1.3.2. Ứng dụng Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: - Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde. - Công nghiệp tơ hóa học: từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide. - Nông dược: từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2,4-D ( là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic). - Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric). - Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho- và para- nitrophenol…). 1.3.3. Tác hại của phenol Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp (lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens). Theo TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l. 1.3.4. Một số phương pháp xử lý phenol Phenol có thể được xử lý bằng phương pháp điện hóa học sử dụng các loại điện cực anode như Ti/TiO2, Ti/SnO2, Ti/PbO2…Ngoài ra còn có thể oxi hóa phenol bằng phương pháp sử dụng vật liệu xúc tác quang hóa như TiO2. 1.4. Giới thiệu về phương pháp điện phân [5, 7] 1.4.1. Định nghĩa Sự điện phân là quá trình oxi hóa, quá trình khử xảy ra tại bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hay chất điện li ở trạng thái nóng chảy.
  • 20. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 11 Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quá trình điện phân cơ bản 1.4.2. Một số khái niệm 1.4.2.1. Khái niệm anode Điện cực dương (cực dương, dương cực) là điện cực nối với cực dương của nguồn điện một chiều, là nơi hút các điện tử về. 1.4.2.2. Khái niệm catode Điện cực âm (âm cực, cực âm) là điện cực nối với cực âm của nguồn điện một chiều, là nơi phát ra các điện tử. 1.4.2.3. Khái niệm quá trình khử Tại bề mặt của catod luôn luôn có quá trình khử xảy ra, là quá trình trong đó chất oxi hóa nhận điện tử để tạo thành chất khử tương ứng. Ví dụ: Pb2+ + 2e-  Pb Cu2+ + 2e-  Cu 1.4.2.4. Khái niệm quá trình oxi hóa Tại bề mặt anode luôn luôn có quá trình oxi hóa xảy ra, là quá trình trong đó chất khử cho điện tử để tạo thành chất oxi hoá tương ứng. Ví dụ: 2Cl- - 2e  Cl2 2Br- -2e  Br2
  • 21. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 12 1.4.3. Sự điện phân chất điện li nóng chảy Khi nung nóng ở nhiệt độ cao thì chất điện li nóng chảy (hóa lỏng), các ion dương và ion âm bây giờ linh động hơn so với khi ở trạng thái rắn. Các ion dương (cation) mang điện tích dương nên sẽ di chuyển về cực âm (catode), tại đây có quá trình khử xảy ra; Còn các ion âm (anion) mang điện tích âm nên sẽ di chuyển về cực dương (anode), tại đây có quá trình oxi hóa xảy ra. Ví dụ: NaCl nóng chảy (Na+ , Cl- ) Catode (-) Anode (+) Na+ + e-  Na 2Cl- - 2e-  Cl2 Chất oxi hóa Chất khử Chất khử Chất oxi hóa 2NaCl  2Na+ + 2Cl- + 2Na+ + 2e-  2Na 2Cl- - 2e-  Cl2 2NaCl đpnc 2Na + Cl2 (Catode) (Anode) 1.4.4. Sự điện phân dung dịch điện li Khi điện phân dung dịch chất điện li thì tùy trường hợp, dung môi nước của dung dịch có thể tham gia điện phân ở catode hay ở anode. Nếu nước tham gia điện phân thì: - Ở catode: Do ở catode có quá trình khử xảy ra nên H2O sẽ đóng vai trò chất oxi hóa, nó bị khử tạo khí hidro (H2) thoát ra, đồng thời phóng thích OH- ra dung dịch. + 2H2O  2H+ + 2OH- 2H+ + 2e  H2 2H2O + 2e  H2 + 2OH- - Ở anode: Do ở anode có quá trình oxi hóa xảy ra nên nước sẽ đóng vai trò chất khử, nó bị oxi hóa tạo khí (O2) thoát ra, đồng thời phóng thích ion H+ ra dung dịch. + 2H2O  2H+ + 2OH- 2OH- - 2e  ½ O2 + H2O 2H2O - 2e  ½ O2 + 2OH-
  • 22. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 13 1.4.4.1. Ở Catode Thực nghiệm cho thấy khi điện phân dung dịch các ion kim loại đứng sau nhôm (Al) trong dãy thế điện hóa thì các ion kim loại này bị khử tạo thành kim loại bám vào điện cực catode. Ion nào càng đứng sau thì có tính oxi hóa càng mạnh nên càng bị khử trước ở catode. K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au M+ + 2e-  M (Kim loại đứng sau Al) Còn khi điện phân dung dịch chứa ion kim loại từ nhôm trở về trước (ion kim loại Al3+ , Mg2+ , ion kim loại kiềm thổ, ion kim loại kiềm) thì các ion kim loại này không bị khử ở catode mà là H2O của dung dịch bị khử tạo H2 bay ra và phóng thích ion OH- vào trong dung dịch (ion OH- kết hợp với ion kim loại tạo hydroxyt kim loại tương ứng). Có thể hiểu là các kim loại từ Al trở về trước có tính khử rất mạnh, nên các ion kim loại này có tính oxi hóa rất yếu, yếu hơn H2O. Do đó H2O bị khử trước ở catode, và khi hết nước cũng không còn dung dịch nữa nên sự điện phân sẽ ngừng. Các ion kim loại từ Al trở về trước chỉ bị khử tạo kim loại tương ứng khi điện phân nóng chảy chất điện li có chứa các ion này. 1.4.4.2. Ở Anode Quá trình oxi hóa ở anode phụ thuộc vào bản chất của chất làm điện cực anode và bản chất của anion đi về phía anode. - Nếu anode tan (không trơ, không bền): anode được làm bằng các kim loại thông thường (trừ Pt) (như Ag, Cu, Fe, Ni, Zn, Al...) thì kim loại dùng làm anode oxi hóa (bị hòa tan) còn các anion đi về anode không bị oxi hóa. Có thể hiểu một cách gần đúng là kim loại được dùng làm kim loại có tính khử mạnh hơn các chất khử khác đi về anode trong dung dịch, nên kim loại được dùng làm điện cực anode bị oxi hóa trước. Và một khi điện cực anode bị oxi hóa (bị ăn mòn) thì đây cũng là giai đoạn cuối ở anode. Bởi vì khi hết điện cực anode, thì sẽ có sự cách điện và sự điện phân sẽ dừng. - Nếu anode không tan (trơ, bền): anode được làm bằng bạch kim (Platin, Pt) hay than chì (carbon graphit).  Nếu anion đi về anode là các anion không chứa O như Cl- , Br- , I- , S2- ... thì các anion này bị oxi hóa ở anode.
  • 23. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 14  Nếu anion đi về anode là anion có chứa O như NO3- , SO4 2- , PO4 3- , CO3 2- ... thì các anion này không bị oxi hóa ở anode mà là H2O của dung dịch bị oxi hóa tạo O2 thoát ra, đồng thời phóng thích ion H+ ra dung dịch (ion H+ kết hợp với anion tạo thành axit tương ứng). Và một khi nước đã bị oxi hóa ở anode thì đây cũng là giai đoạn chót ở anode. Vì khi hết nước mới đến các chất khử khác bị oxi hóa, lúc này không còn là dung dịch nữa, nên sự điện phân dừng. 1.4.5. Định luật Faraday Khối lượng của chất tạo ra ở điện cực bình điện phân tỉ lệ với đương lượng của chất đó, với cường độ dòng điện và thời gian điện phân (hay khối lượng của chất tạo ra ở điện cực tỉ lệ với đương lượng của chất đó và điện lượng qua bình điện phân). m 𝐴 = 1 96500 × MA nA × I × t Trong đó: - mA: khối lượng của chất A tạo ở điện cực (catode hoặc anode), (gam); - MA: khối lượng phân tử (nguyên tử, ion) của A. Nếu chất A tạo ở điện cực là phân tử thì MA là khối lượng phân tử của A; nếu A tạo ở điện cực là nguyên tử thì MA là khối lượng nguyên tử của A; còn nếu chất A tạo ở điện cực là ion thì MA là khối lượng ion của ion đó (ion lượng, ion khối); - nA: hóa trị của A (chất tạo ở điện cực). Cụ thể nA bằng số điện tử trao đổi ở điện cực để tạo ra một phân tử A (hoặc 1 nguyên tử A hoặc 1 ion A); - 𝑀 𝐴 𝑛 𝐴 : là đương lượng của chất A (chất tạo ở điện cực); - I: cường độ dòng điện tính bằng Ampe (Ampère); - t: thời gian điện phân, tính bằng giây; - I×t = q: điện lượng qua bình điện phân, tính bằng Coulomb.
  • 24. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 15 CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết bị và hóa chất 2.1.1. Thiết bị - Máy khuấy từ gia nhiệt; - Cân phân tích PA214C, Ohaus, Mỹ; - Máy hút chân không; - Tủ sấy; - Máy đo quang Model Genesyl 10 UV; - Đồng hồ vạn năng; - Máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC); - Máy chụp X-Ray; - Adapter chuyển dòng ACDC; - Cốc thủy tinh, bình định mức, ống nghiệm có nắp đậy…. 2.1.2. Hóa chất - Pb(NO3)2 tinh thể (NSX Trung Quốc); - Cu(NO3)2.3H2O tinh thể (NSX Trung Quốc); - Dung dịch HNO3 đậm đặc (NSX Trung Quốc); - Chất hoạt động bề mặt gelatin (NSX Ấn Độ); - NaCl tinh thể (NSX Trung Quốc); - Na2SO4 tinh thể (NSX Trung Quốc); - Phenol tinh thể (NSX Trung Quốc); - NaOH tinh thể (NSX Trung Quốc); - Dung dịch H2SO4 đậm đặc (NSX Trung Quốc); - Dung dịch aceton (NSX Trung Quốc).
  • 25. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 16 Hình 3.1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị thực nghiệm 2.2. Chuẩn bị vật liệu nền Vật liệu nền để kết tủa PbO2 là carbon graphit được lấy từ Pin thải cỡ lớn, có dạng thỏi trụ Ф = 0,75 cm, dài l = 58mm. 2.2.1. Đánh bóng Trước khi kết tủa PbO2, bề mặt điện cực được đánh bóng bằng giấy ráp số 0 và mài tròn một đầu, sau đó rửa sạch bằng nước máy và nước cất. 2.2.2. Tẩy dầu mỡ 2.2.2.1. Tẩy trong dung môi hữu cơ Nhúng điện cực sau khi đã đánh bóng vào dung môi axeton và chải bằng cước, sau đó đem rửa sạch bằng nước máy và nước cất. 2.2.2.2. Tẩy trong dung dịch kiềm nóng Sau khi xử lý bằng axeton ta tiếp tục nhúng điện cực vào dung dịch kiềm nóng và chảy bằng cước, sau đó đem rửa sạch bằng nước máy và nước cất.
  • 26. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 17 2.2.2.3. Xử lý anode trong dung dịch kiềm bằng điện phân Sử dụng chế độ điện phân: NaOH : 10%; Catode : Thép không rỉ 304; Mật độ dòng anode : 0,5 A/dm2 ; Mật độ dòng catode : 0,5 A/dm2 ; Nhiệt độ : 250 C – 300 C; Thời gian : 10 phút. Điện cực sau khi được sử lý sẽ được ngâm vào dung dịch axit nitric 5% trong vòng 20 phút để trung hòa hết xút rồi rửa bằng nước cất đến phản ứng trung hòa (thử bằng giấy đo pH) và sấy khô trong tủ sấy ở 800 C trong 30 phút. 2.3. Chuẩn bị catode làm việc Catode được chế tạo bằng thép không gỉ 304 dạng lồng trụ tròn để bao quanh anode. Kích thước Ф = 3 cm, chiều dài bao quanh anode = 5 cm và chiều dài 2 thanh tiếp xúc với cực âm của dòng điện = 3cm. Trong quá trình hàn để chế tạo sẽ bị dính rất nhiều dầu mỡ trên bề mặt nên cần phải xử lý. Hình 3.2. Catode làm việc 2.3.1. Xử lý catode trong dung dịch kiềm bằng điện phân Sử dụng chế độ điện phân: NaOH : 10%; Anode : Carbon graphit; Mật độ dòng anode : 0,5 A/dm2 ;
  • 27. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 18 Mật độ dòng catode : 0,5 A/dm2 ; Nhiệt độ : 250 C – 300 C; Thời gian : 10 phút. Catode sau khi được sử lý sẽ được ngâm vào dung dịch axit nitric 5% trong vòng 20 phút để trung hòa hết xút rồi rửa bằng nước cất đến phản ứng trung hòa (thử bằng giấy đo pH) và để khô. 2.4. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 Quá trình điện kết tinh PbO2 trên nền carbon graphit được thực hiện bằng cách tiến hành điện phân anode nền trong dung dịch [6] gồm: Pb(NO3)2 0,5M; Cu(NO3)2 0,3M; gelatin 3 g/l với mật độ dòng không đổi i = 40 mA/cm2 trong thời gian t = 1,1.tlt (tlt tính theo Faraday), điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 250 C – 300 C. Hiệu quả của quá trình điện phân được đánh giá bằng sự thay đổi khối lượng của điện cực trước và sau khi tiến hành thí nghiệm. Cấu trúc tế vi và dạng thù hình của tinh thể PbO2 sau khi tổng hợp ở điều kiện tối ưu sẽ được đánh giá thông qua phương pháp nhiễu xạ tia X. Để tìm ra điều kiện tối ưu cho việc tổng hợp điện cực PbO2 tôi đã tiến hành khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 gồm: mật độ dòng, nồng độ ion Pb2+ , nồng độ ion H+ , nồng độ ion Cu2+ và gelatin. 2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng Thực hiện quá trình điện kết tinh PbO2 với 150 ml dung dịch gồm: Pb(NO3)2 0,5M; Cu(NO3)2 0,3M; gelatin 3 g/l ở nhiệt độ phòng với mật độ dòng thay đổi từ 10 mA/cm2 đến 60 mA/cm2 trong thời gian 1 giờ. 2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ Ảnh hưởng của nồng độ H+ được khảo sát ở điều kiện điện phân gồm: Pb(NO3)2 0,5M; Cu(NO3)2 0,3M; gelatin 3 g/l; với mật độ dòng tối ưu đã tìm ra và thể tích HNO3 đặc (d = 1,4 g/l) được thay đổi từ 0 đến 60 ml. 2.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ Điều kiện để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Pb2+ như sau: mật độ dòng, nồng độ HNO3 tối ưu đã tìm ra ở trên; gelatin 3 g/l; Cu(NO3)2 0,3M; nhiệt độ 250 C – 300 C và nồng độ Pb2+ thay đổi từ 0,3M đến 0,8M.
  • 28. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 19 2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+ Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+ ta tiến hành trong điều kiện điện phân như sau: các thông số mật độ dòng, nồng độ Pb2+ , nồng độ H+ tối ưu đã tìm ra, nồng độ gelatin 3g/l. Nồng độ Cu2+ thay đổi từ 0,1M đến 0,5M. 2.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin Gelatin là chất hoạt động bề mặt, tạo điều kiện cho quá trình bám dính của màng PbO2 trên vật liệu nền. Ảnh hưởng của gelatin đến quá trình điện kết tinh PbO2 được khảo sát trong điều kiện điện phân như sau: các thông số mật độ dòng, nồng độ ion Pb2+ , Cu2+ , H+ tối ưu đã tìm ra ở trên. Nồng độ gelatin thay đổi từ 1 g/l đến 4 g/l. 2.5. Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2 Khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2 đã tổng hợp tại điều kiện tối ưu bao gồm: khảo sát khả năng khoáng hóa (chuyển thành CO2 và H2O) của phản ứng oxi hóa phenol, và độ chuyển hóa phenol bằng điện cực PbO2 đã được tổng hợp thông qua việc đánh giá chỉ số COD ( nhu cầu oxi hóa học) và tiến hành chạy sắc kí lỏng cao áp (HPLC), với điều kiện điện phân [1] như sau: nồng độ Na2SO4 0,15M; nồng độ NaCl 7,5 g/l; pH = 8; mật độ dòng i = 75 mA/cm2 ; nồng độ phenol 1000 mg/l. Độ bền cấu trúc tinh thể của điện cực sẽ được đánh giá thông qua kết quả chụp nhiễu xạ tia X (X-ray) của điện cực sau khi dùng để oxi hóa phenol đạt hiệu suất cao nhất. 2.5.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2 Mức độ khoáng hóa (chuyển hóa thành CO2, H2O) của phản ứng oxi hóa phenol được đánh giá qua chỉ số COD (nhu cầu oxi hóa học). Trị số COD của mẫu được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn Cr2O7 2- /Cr3+ trên máy đo quang tại bước sóng 420 nm và độ chuyển hóa COD được tính theo công thức: Độ chuyển hóa COD (%) = 𝐶𝑂𝐷𝑡−𝐶𝑂𝐷𝑠 𝐶𝑂𝐷𝑡 .100 Trong đó: CODt: giá trị COD mẫu trước khi điện phân, mg O2/l; CODs: giá trị COD mẫu sau khi điện phân, mg O2/l. Với điều kiện điện phân [1] như trên, ta tiến hành oxi hóa 150 ml dung dịch chứa phenol bằng mẫu anode PbO2 được tổng hợp tại điều kiện tối ưu nhất trong các khoảng thời gian 90 phút, 150 phút và 210 phút.
  • 29. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 20 Xây dựng đường chuẩn COD tại bước sóng 420 nm, sau đó tiến hành đo các chỉ số COD của các mẫu dung dịch ban đầu trước và sau khi oxi hóa phenol. 2.5.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2 Hàm lượng phenol trong dung dịch trước và sau khi điện phân được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Độ chuyển hóa của phenol được tính như sau: Độ chuyển hóa phenol (%) = 𝑆 𝑡−𝑆 𝑠 𝑆 𝑡 .100 Trong đó: St: diện tích pic phenol trước khi điện phân; Ss: diện tích pic phenol sau khi điện phân. Với cùng điều kiện điện phân [1], ta tiến hành oxi hóa 150 ml dung dịch chứa phenol bằng mẫu anode PbO2 được tổng hợp tại điều kiện tối ưu nhất trong các khoảng thời gian 90 phút, 150 phút và 210 phút. Sau đó xác định độ chuyển hóa phenol như trên.
  • 30. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 21 CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình điện kết tinh PbO2 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng Kết quả khảo sát ảnh hưởng của mật độ dòng đến khối lượng PbO2 kết tinh trên nền carbon graphit với điều kiện được đưa ra tại mục 2.4.1 được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1 sau: Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh i (mA/cm2 ) Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Khối lượng điện cực sau điện phân (g) Δm(g) 10 4,733 5,107 0,374 20 5,002 5,715 0,713 30 4,887 6,042 1,155 40 5,178 6,973 1,795 50 5,098 7,364 2,266 60 5,058 7,908 2,850 Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến lượng PbO2 kết tinh Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, khối lượng PbO2 tạo thành không những tỉ lệ với mật độ dòng mà còn có mối quan hệ tuyến tính theo định luật Faraday. Mật độ dòng từ 10 – 40 mA/cm2 bọt xuất hiện ít, bề mặt điện cực anode thu được màng PbO2 đặc sít theo phản ứng sau: Pb2+ - 2e + 2H2O → PbO2 + 4H+ (3.1) y = 0.0505x - 0.2424 R² = 0.9925 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 10 20 30 40 50 60 70 Δm(g) Mật độ dòng (mA/cm2) Δm(g)
  • 31. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 22 Đồng thời cũng xảy ra phản ứng tạo kết tủa PbO, kết tủa này sinh ra gây ảnh hưởng đến chất lượng của anode thu được vì PbO là tạp chất không mong muốn: Pb2+ + 2OH- → Pb(OH)2 (3.2) Pb(OH)2 → PbO + H2O (3.3) Trái lại, mật độ dòng lớn hơn 40 mA/cm2 thì tốc độ thoát khí nhanh dẫn đến PbO2 kết tủa trên nền anode không thể bám vào bề mặt anode và bề mặt anode bị rỗ lớn, bị bong tróc. (a) (b) (c) Hình 3.2. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát mật độ dòng a. Tại 30 mA/cm2 b. Tại 40 mA/cm2 c. > 40 mA/cm2 Kết luận: Như vậy, mật độ dòng anode tối ưu để tạo màng PbO2 đặc sít là 40 mA/cm2 . 3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến khối lượng PbO2 kết tinh trên nền carbon graphit với điều kiện điện phân tại mục 2.4.2 với mật độ dòng 40 mA/cm2 được thể hiện ở hình 3.2 và bảng 3.2 sau:
  • 32. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 23 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến lượng PbO2 kết tinh V (ml) HNO3 đặc trong 1 lít dung dịch Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Khối lượng điện cực sau điện phân (g) Δm(g) 0 5,178 6,973 1,795 10 4,946 6,790 1,844 20 4,649 6,747 2,098 30 4,739 6,803 2,064 40 4,628 6,702 2,074 50 4,680 6,661 1,981 60 4,602 6,632 2,030 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ đến khối lượng PbO2 kết tinh Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy khi thể tích HNO3 đặc trong dung dịch điện phân tăng từ 0 đến 20 ml/l thì lượng kết tủa PbO2 đạt cực đại và độ bền cũng tăng lên là do khi cho ion H+ vào dung dịch thì ion H+ có vai trò ngăn cản quá trình (3.4) xảy ra và cũng hạn chế phản ứng (3.5): Pb2+ + 2OH-  Pb(OH)2 (3.4) 2OH- - 2e → H2O + ½ O2 (3.5) Khi thay đổi nồng độ lớn hơn 20 ml/l HNO3 bề mặt của anode thu được cũng có sự thay đổi rất rõ ràng, càng tăng nồng độ HNO3 thì bọt khí xuất hiện càng nhiều dẫn đến bề mặt anode thu được bị rỗ xốp, điều này có thể là do khi tăng nồng độ ion H+ thì sẽ làm tăng quá trình thoát oxi của H2O. 1.75 1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 0 10 20 30 40 50 60 70 Δm(g) Thể tích HNO3 (ml/l) Δm(g)
  • 33. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 24 (a) (b) (c) (d) Hình 3.4. Điện cực PbO2 thu được khi khảo sát nồng độ ion H+ a. Tại 10 ml/l HNO3 b. Tại 20 ml/l HNO3 c. Tại 30 ml/l HNO3 d. Tại 60 ml/l HNO3 Kết luận: Nồng độ HNO3 đặc 20 ml/l được chọn để kết tinh điện hóa PbO2. 3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ Với điều kiện điện phân tại mục 2.4.3, mật độ dòng 40 mA/cm2 và nồng độ HNO3 20 ml/l. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ đến khối lượng kết tinh PbO2 được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3 sau: Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb+ đến lượng PbO2 kết tinh Nồng độ Pb(NO3)2 (mol/l) Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Khối lượng điện cực sau điện phân (g) Δm(g) 0.3 4,608 5,653 1,045 0,4 4,551 6,503 1,952 0,5 5,137 7,211 2,074 0,6 4,546 6,642 2,096 0,7 5,199 7,285 2,086 0,8 5,152 7,230 2,078
  • 34. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 25 Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ ion Pb2+ đến khối lượng PbO2 kết tinh Từ bảng 3.3 và hình 3.3 ta nhận thấy, tại mật độ dòng 40 mA/cm2 khi nồng độ Pb(NO3)2 thay đổi từ 0,3M đến 0,8M thì khối lượng kết tủa PbO2 tăng dần và đạt cực đại tại nồng độ 0,6M, lớn hơn 0,6M khối lượng kết tủa hầu như không tăng mà còn có xu hướng giảm. Nguyên nhân, khi tăng nồng độ Pb2+ thì các phản ứng (3.2) và (3.3) sẽ xảy ra gây ảnh hưởng đến phản ứng điện kết tinh PbO2 trên điện cực. Kết luận: Vậy, nồng độ Pb(NO3)2 0,6M được chọn cho quá trình tổng hợp màng PbO2. 3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cu2+ Trong quá trình điện phân tạo màng PbO2, ngoài phản ứng oxi hóa ion Pb2+ tại anode, thì tại catode ion Pb2+ cũng bị khử thành Pb, điều này được thể hiện rõ trên lưới catode trong quá trình khảo sát, ngoài lớp Cu bám trên catode thì vẫn xuất hiện các kết tủa màu đen xám của Pb. Để hạn chế phản ứng trên thì ion Cu2+ được thêm vào dung dịch điện phân. Ảnh hưởng của nồng độ Cu(NO3)2 đến quá trình điện kết tinh PbO2 được nghiên cứu trong điều kiện điện phân tại mục 2.4.4 với mật độ dòng 40mA/cm2 , nồng độ ion H+ 20 ml/l, nồng độ ion Pb2+ 0,6M. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Cu2+ đến lượng PbO2 kết tinh Nồng độ Cu(NO3)2 (mol/l) Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Khối lượng điện cực sau điện phân (g) Δm(g) 0,1 5,114 7,18 2,066 0,2 4,625 6,682 2,057 0,3 4,617 6,673 2,056 0,4 4,511 6,618 2,107 0,5 4,635 6,623 1,988 0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Δm(g) Nồng độ ion Pb2+ (mol/l) Δm(g)
  • 35. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 26 Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, khi nồng độ Cu(NO3)2 thay đổi thì hầu như cấu trúc tế vi và khối lượng kết tinh của PbO2 thu được không bị ảnh hưởng nhiều vì thực chất chỉ có một lượng ion Pb2+ tương đối tham gia phản ứng khử tạo Pb. Khi tăng nồng độ ion Cu2+ từ 0,1M đến 0,3M thì hầu như khối lượng PbO2 kết tinh thu được dao động rất nhỏ nhưng lớp PbO2 kết tinh thu được rất bị dễ bong tróc. Nồng độ ion Cu2+ lớn hơn 0,4M thì khối lượng PbO2 kết tinh giảm mạnh. Trái lại, khi nồng độ Cu(NO3)2 ở mức 0,4M thì khối lượng PbO2 kết tinh thu được tương đối lớn và lớp màng PbO2 thu được bền hơn rất nhiều. (a) (b) Hình 3.6. Ion Cu2+ bị khử thành Cu bám lên catode trong quá trình điện phân a. Catode trước khi điện phân b. Catode trong khi điện phân Kết luận: Nồng độ Cu(NO3)2 0.4M được chọn cho quá trình tổng hợp màng PbO2. 3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin Gelatin là chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch điện phân đối với bề mặt vật liệu nền anode carbon graphit tạo điều kiện cho quá trình bám dính của màng PbO2 trên vật liệu nền. Ảnh hưởng của gelatin đến quá trình điện kết tinh PbO2 được khảo sát trong điều kiện điện phân tại mục 2.4.5 với mật độ dòng 40 mA/cm2 ; nồng độ ion H+ 20 ml/l; nồng độ ion Pb2+ 0,6M; nồng độ ion Cu2+ 0,4M. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.5.
  • 36. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 27 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ gelatin đến lượng PbO2 kết tinh Nồng độ gelatin (g/l) Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Khối lượng điện cực trước điện phân (g) Δm(g) 1 4,648 6,658 2,010 2 4,539 6,697 2,158 3 4,561 6,665 2,104 4 4,682 6,709 2,027 5 4,716 6,659 1,943 Từ kết quả ở bảng 3.5 ta thấy, tại nồng độ 2 g/l gelatin thu được khối lượng PbO2 lớn nhất, nhưng trong quá trình khảo sát thì điện cực thu được tại nồng độ gelatin 1 g/l láng mịn hơn và có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường. Khi tăng nồng độ gelatin vượt trên mức 2 g/l thì có hiện tượng xuất hiện nhiều bọt khí làm bề mặt điện cực bị rỗ, khối lượng PbO2 thu được cũng giảm đi. Kết luận: Vậy nồng độ gelatin 1 g/l được chọn cho quá trình tổng hợp PbO2. Hình 3.7. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 tổng hợp ở điều kiện tối ưu. Kết quả phân tích mẫu PbO2 bằng phương pháp nhiễu xạ tia X cho thấy xuất hiện các pic d = 3,50547 (2θ =25,5o ), d = 1,8513 (2θ =69o ) và có hệ số mạng (angstron) a = 4,955, b = 4,955, c = 3,383 đặc trưng cho β-PbO2 (Tetragonal), ngoài ra còn có sự xuất
  • 37. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 28 hiện của PbO2 dạng α tại d = 2,78093 (2θ =32o ), các giá trị d và hệ số mạng (angstron) tương ứng của α-PbO2 và β-PbO2 được tra trong bảng 1.1. 3.2. Kết quả khảo sát khả năng oxi hóa phenol trên điện cực PbO2 3.2.1. Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2 Khả năng khoáng hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2 với điều kiện điện phân tại mục 2.5.1 được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Độ chuyển hóa COD của dung dịch điên phân theo thời gian SST Điện cực Thời gian oxi hóa( Phút) Độ chuyển hóa COD(%) 1 90 47,113 2 150 79,027 3 210 92,705 Từ bảng 3.6 ta nhận thấy khả năng khoáng hóa các chất trong dung dịch thành CO2 và H2O của điện cực PbO2 đã được nghiên cứu tổng hợp tăng dần theo thời gian và đạt hiệu suất chuyển hóa trên 92%, điều này chứng tỏ khả năng ứng dụng của điện cực PbO2 đã tổng hợp nên là rất cao. 3.2.2. Khả năng chuyển hóa phenol của điện cực PbO2 Với điều kiện điện phân tại mục 2.5.2, khả năng oxi hóa điện hóa phenol của điện cực PbO2 được thể hiện ở hình 3.5 và hình 3.6. Hình 3.8. Kết quả sắc ký lỏng cao áp của mẫu dung dịch chứa Phenol trước và sau điện phân.
  • 38. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 29 Hình 3.9. Đồ thị thể hiện độ chuyển hóa của phenol sau điện phân theo thời gian Kết quả thu được từ hình 3.9 cho ta thấy, khả năng oxi hóa dung dịch chứa phenol của điện cực PbO2 đạt trên 99%, điều này chứng tỏ điện cực thu được sau quá trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng xử lý nước thải có chứa phenol. Hình 3.10. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PbO2 sau khi oxi hóa phenol. Hình 3.10 cho ta thấy kết quả phân tích nhiễu tia X mẫu PbO2 sau khi oxi hóa phenol, các vạch biểu thị cho cấu trúc β-PbO2 (Tetragonal) ko bị biến đổi. Điều này có thể khẳng định thấy độ bền hóa học của điện cực PbO2 đã tổng hợp rất cao có thể sử dụng làm anode trong các quá trình điện hóa. 99.39% 99.75% 99.97% 0 20 40 60 80 100 120 0 50 100 150 200 250 Độchuyểnhóa(%) Thời gian điện phân (phút) % Chuyển hóa phenol
  • 39. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 30 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Đã nghiên cứu và tổng hợp thành công điện PbO2 trên nền carbon graphit bằng phương pháp oxi hóa ion Pb2+ với catode làm bằng thép không gỉ 304 trong điều kiện tối ưu. Điện cực thu được có bề mặt nhẵn mịn, đặc sít và có cấu trúc tinh thể chủ yếu là dạng β-PbO2. Khả năng oxi hóa phenol trên điện cực tổng hợp được cho kết quả tốt: - Khi điện phân dung dịch phenol có nồng độ khoảng 1000 mg/l với các điều kiện tối ưu thì độ chuyển hóa của phenol đạt gần như hoàn toàn (> 99%) và khả năng khoáng hóa thành CO2 và H2O đạt trên 79%; - Cấu trúc tế vi của điện cực PbO2 hầu như không thay đổi sau khi điện phân oxy hóa phenol. Do đó, điện cực anode PbO2 sau khi nghiên cứu tổng hợp rất có khả năng được ứng dụng làm điện cực anode để xử lý phenol trong nước bằng phương pháp điện hóa. Vì không cần sử dụng lưới Pt để làm catode nên kết quả nghiên cứu này góp phần phần giảm chi phí trong quá trình tổng hợp điện cực PbO2. 4.2. Kiến nghị Để có thể hoàn thiện việc nghiên cứu tổng hợp điện cực anode PbO2 bằng phương pháp điện phân, trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này, tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tiếp tục khảo sát khả năng oxi hóa điện hóa dung dịch chứa hỗn hợp các chất thải hữu cơ khác nhau của điện cực PbO2. - Tiếp tục nghiên cứu khả năng oxi hóa điện kết tinh PbO2 trên các loại vật liệu anode nền khác (thép không gỉ 304, Ti…). - Xác định được độ cứng và độ bám dính của màng PbO2 kết tinh trên vật liệu anode nền.
  • 40. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Đức (2008). Nghiên cứu quá trình điện kết tinh PbO2 bằng phương pháp oxi hóa dung dịch Pb2+ . Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Huế. [2]. Lê Tự Hải (2008). Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5 (28). [3]. Đinh Thị Mai Thanh, Nguyễn Thị Lê Hiền 2005. Nghiên cứu cấu trúc lớp PbO2 kết tủa điện hóa trên nền Titan. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tập. 43, số ĐB, Tr. 14. [4]. Đinh Thị Mai Thanh, Phạm Thị Năm, Nguyễn Thị Thu Trang, Đỗ Thị Hải (2010). Nghiên cứu lựa chọn điều kiện tối ưu tổng hợp PbO2 trên thép không rỉ bằng phương pháp dòng áp đặt. Tạp chí khoa học, T. 48 (4C), Tr. 313-318. [5]. Nguyễn Đình Triệu (1999). Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6]. Nguyễn Văn Tới (2011). Tổng hợp điện cực PbO2 trên nền carbon graphit. Kỉ yếu Hội nghị khoa học sinh viên, Khoa hóa học và Công nghệ thực phẩm, Tr. 28. [7]. D. Pletcher, F. C. Walsh (1993). Industrial Electrochemistry. Blackid Academic & Profession, London – Glasgow – New York – Melbournl. [8]. D. Devilliers, M. T. Dinh Thi, E. Mahộ, Q. Le Xuan (2003). Electrochimie Acta. 48, 4301 – 4309. [9]. J. Mohan, R. Prakash, J. R. Behari (2004). Applied Ecology and Environmental Research. 2(2), 25 – 33. [10]. N. Belhadj Tahar (2006). Journal of the Brazilian Chemical Society. 17(2), 369 – 373. [11]. G. Angel and H. Mellquist (1934). Electrochem. 40, 702 (Ger. 140,317; 195,117; 206,329). [12]. K. Sugino and Y. Shibazaki (1948). ibid. 16(9). [13]. Grigger JC, Miller HC, Loomis FD (1958). Lead dioxite anode for commercial use. J electrochem Soc 105, 100 – 102.
  • 41. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Trường ĐHBRVT Sv Nguyễn Ngọc Kiên – Lớp DH09H1 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 32 [14]. Sugino, K., and Aoyagi (1956). Studies on the Mechanism of the Electrolytic Formation of Perchlorate. Journal of Electrochemical Society, Vol. 103, No. 3, pp.166-170. [15]. Sở tài nguyên môi trường TPHCM (2012). Danh mục chi tiết của các chất thải nguy hiểm và chất thải có khả năng là chất thải nguy hiểm. [Internet] 2012. Lấy từ: URL: www.donre.hochiminhcity.gov.vn/2012/ChatThaiNguyHai234.docx. [16]. Võ Hồng Thái (2008). Giáo trình hóa hữu cơ. Lấy từ URL: http://www.zun.vn/tai- lieu/giao-khoa-hoa-huu-co-vo-hong-thai-phenol-4972/. [17]. Tàiliệu.vn. Hiệu ứng Hall. Lấy từ URL: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/hieu-ung- hall.873251.html.