SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
LÊ THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC
THUỘC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
LÊ THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC
THUỘC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Ngành : Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ
Mã số : 62.52.05.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Phạm Văn Cự
2. GS.TS Võ Chí Mỹ
Hà Nội - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Thị Thu Hà
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. Các phƣơng pháp và phần mềm nghiên cứu..........................................................4
5. Các luận điểm bảo vệ..............................................................................................5
6. Những điểm mới của luận án..................................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................5
8. Cơ sở tài liệu...........................................................................................................6
9. Cấu trúc luận án ......................................................................................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU
MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NHÂN
KHẨU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.................................................................8
1.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất .................................................8
1.1.1 Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố quan hệ .............8
1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất...................................16
1.1.3 Các phương pháp phân loại hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và xu
hướng mới trên Thế giới và Việt Nam ......................................................................18
1.2 Các vấn đề cơ bản về nghiên cứu nhân khẩu học trong luận án 22
1.2.1 Một số khái niệm hiện hành trong nghiên cứu nhân khẩu học.....................22
1.2.2 Những học thuyết cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát
triển ...........................................................................................................................29
1.2.3 Sự biến động các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế -
xã hội, môi trường và gây ra những biến động trong mục đích sử dụng đất .........32
1.3 Các phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và
sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học....................................................................31
1.3.1 Tích hợp dữ liệu viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất
do tác động của phát triển dân số............................................................................31
iii
1.3.2 Sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên phân tích thống kê để xác định quan
hệ giữa sử dụng đất và thay đổi dân số các khu vực nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam....................................................................................................................31
1.4 Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu
tố nhân khẩu học ở Việt Nam.................................................................................34
Kết luận chương 1 ...................................................................................................40
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ SỰ THAY ĐỔI
CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH
NAM ĐỊNH............................................................................................................................42
2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu của luận án............................................42
2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên huyện Giao Thủy...................................................42
2.1.2. Các nguồn tài nguyên.....................................................................................43
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..............................................45
2.1.4 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy ..............................................................................48
2.2 Xác định và đánh giá quá trình biến động sử dụng đất tại Giao Thủy từ dữ
liệu ảnh vệ tinh ........................................................................................................50
2.2.1 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Giao Thủy, Nam Định ...50
2.2.2 Đánh giá quá trình biến động sử dụng đất khu vực ven biển Giao Thủy, Nam Định87
2.3 Diễn biến phát triển nhân khẩu khu vực Giao Thủy, tỉnh Nam Định.........94
2.3.1 Quy mô hộ và quy mô dân số .........................................................................94
2.3.2 Mật độ và sự phân bố dân số .........................................................................96
2.3.3 Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi............................................97
2.3.4 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ........................................98
2.3.5 Lao động, việc làm .........................................................................................99
Kết luận chương 2 .................................................................................................101
CHƢƠNG 3. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TẠI KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY,
NAM ĐỊNH...........................................................................................................................102
iv
3.1 Phương pháp phân tích thống kê trong xác định mối quan hệ giữa sự biến
động sử dụng đất với một số yếu tố nhân khẩu học...........................................102
3.1.1 Phương pháp tương quan tuyến tính ...........................................................102
3.1.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính ...................................................................103
3.2 Xác định mối quan hệ giữa sự biến động sử dụng đất với một số yếu tố
nhân khẩu học tại Giao Thủy, Nam Định dựa vào mô hình hồi quy ...............106
3.2.1 Xác định mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích đất xây dựng với các yếu tố
nhân khẩu học tại Giao Thủy .................................................................................106
3.2.2 Mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các yếu
tố nhân khẩu học tại Giao Thủy.............................................................................113
3.2.3 Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các biến nhân khẩu
học huyện Giao Thủy bằng phương pháp hồi quy đa biến....................................118
3.3 Kết hợp các mô hình nhằm dự báo biến động SDĐ dưới ảnh hưởng của sự
thay đổi các yếu tố nhân khẩu học tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ......................................................................................................................122
3.3.1 Mô tả chi tiết các biến tham gia quá trình dự báo biến động sử dụng đất tại
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..........................................................................127
3.3.2 Đánh giá khả năng chuyển đổi sử dụng đất tại Giao Thủy bằng mô hình hồi
quy đa biến logistic.................................................................................................130
3.3.3 Dự báo biến động sử dụng đất bằng mô hình chuỗi Markov......................134
3.3.4 Tích hợp kết quả mô hình hồi quy logistic và kết quả dự báo trong mô hình
chuỗi Markov nhằm dự báo biến động sử dụng đất trong mô hình Cellular
Automata tại huyện Giao Thủy...............................................................................137
3.3.5 Kiểm chứng độ chính xác kết quả của mô hình............................................138
3.4 Đánh giá vai trò của dự báo biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với
các yếu tố nhân khẩu học đối với quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định .......................................................................................................144
3.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích nuôi trồng thủy sản và phát triển
đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn tại Giao Thủy, Nam Định.............................144
v
3.4.2 Định hướng dài hạn sử dụng đất cho giai đoạn 2020 - 2030 tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định ..............................................................................................145
3.4.3 Đánh giá vai trò của dự báo biến động sử dụng đất và đề xuất lồng ghép các
yếu tố nhân khẩu học trong điều chỉnh định hướng và quan điểm sử dụng đất cho
giai đoạn 2020 - 2030 tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................145
Kết luận chương 3 ................................................................................................142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................152
Phụ lục 1. Ranh giới từng lớp đối tƣợng đƣợc vector hóa trên kết quả hiện trạng sử
dụng đất năm 2009;
Phụ lục 2. Kết quả phân loại dựa trên phƣơng pháp phân vùng thực địa;
Phụ lục 3. Số liệu thống kê các yếu tố nhân khẩu học thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định;
Phụ lục 4. Định dạng dữ liệu chạy mô hình Logistic – Markov – Cellular Automata;
Phụ lục 5. Các biến độc lập tham gia quá trình mô hình hóa biến động sử dụng đất;
Phụ lục 6. Kết quả khả năng chuyển đổi các loại đất thành đất nuôi trồng thủy sản từ
mô hình MultiLogistic huyện Giao Thủy;
Phụ lục 7. Kết quả khả năng chuyển đổi các loại đất thành đất xây dựng huyện Giao
Thủy từ mô hình MultiLogistic;
Phụ lục 8. Kết quả kiểm tra độ chính xác dự báo phân bố đất NTTS năm 2009
huyện Giao Thủy;
Phụ lục 9. Kết quả kiểm tra độ chính xác dự báo phân bố đất xây dựng năm 2009
huyện Giao Thủy.
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SDĐ Sử dụng đất
HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất
NKH Nhân khẩu học
GIS Hệ thống thông tin địa lý
XD Xây dựng
CSD Chƣa sử dụng
MN Mặt nƣớc
RNM Rừng ngập mặn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TM Thematic Mapper
ETM Enhanced Thematic Mapper
OLI Operational Land Imager
TB Trung bình
CA Cellular Automata
K-NN K - Nearest Neighbors
SAVI Soil - Adjusted Vegetation Index
NDVI Normalized Difference Vegetative Index
NDBI Normalized Difference Built-up Index
SI Soil Index
RISI Rural Impervious Surface Index
NCS Nghiên cứu sinh
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các ảnh vệ tinh sử dụng trong nghiên cứu của luận án......................................55
Bảng 2.2: Đặc trƣng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian ảnh Landsat TM ....55
Bảng 2.3: Đặc trƣng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian ảnh Landsat OLI....55
Bảng 2.4: Bảng hệ thống các lớp sử dụng đất của huyện Giao Thủy, Nam Định............59
Bảng 2.4: Bảng khảo sát thực tế các giá trị ngƣỡng của các chỉ số đƣợc dùng để phân loại
các đối tƣợng trên ảnh Landsat TM 2009.............................................................................72
Bảng 2.5: Bảng mô tả quá trình xây dựng bộ quy tắc (Rule set) cho ảnh Landsat 2009
khu vực Giao Thủy..................................................................................................................73
Bảng 2.6: Bảng ma trận sai số năm 2009..............................................................................79
Bảng 2.7: Diện tích các lớp sử dụng đất từ năm 1989 đến 2013 khu vực huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định..............................................................................................................90
Bảng 2.8: Bảng ma trận biến động sử dụng đất giai đoạn 1989-1995 ..............................91
Bảng 2.9: Biến động sử dụng đất giai đoạn 1995-1999 ………........................................91
Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất giai đoạn 1999-2005 …… ..........................................92
Bảng 2.11: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2013 ..................................................92
Bảng 3.1: Bảng thống kê số liệu diện tích đất xây dựng với các yếu tố nhân khẩu học
.................................................................................................................................................109
Bảng 3.2: Bảng thống kê số liệu diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các yếu tố nhân
khẩu học ...............................................................................................................................113
Bảng 3.3: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1989-1999 và dự báo 2009
.................................................................................................................................................134
Bảng 3.4: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1999-2009 và dự báo 2019
.................................................................................................................................................134
Bảng 3.5: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1989-2009 và dự báo 2029
.................................................................................................................................................135
Bảng 3.6 : Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1989-1999 dự báo 2009 ......135
Bảng 3.7: Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1999-2009 dự báo 2019........136
viii
Bảng 3.8: Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1989-2009 dự báo 2029........136
Bảng 3.9: Kết quả dự báo hiện trạng sử dụng đất năm 2009, 2019 và 2029 từ mô hình
Markov ..........................................................................................................................140
Bảng 3.10: Kết quả dự báo hiện trạng sử dụng đất năm 2009, 2019 và 2029 từ mô hình
Markov .................................................................................................................................142
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình Malthus...................................................................................................29
Hình 1.2: Mô hình Boserup...................................................................................................30
Hình 1.3: Mô hình quá độ dân số..........................................................................................31
Hình 1.4: Quan điểm nghiên cứu của luận án ......................................................................44
Hình 1.5: Các phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong luận án.........................................44
Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu...............................................................................................45
Hình 2.2: Đƣờng cong phản xạ phổ của các đối tƣợng tự nhiên........................................56
Hình 2.3: Đƣờng cong phản xạ phổ của các đối tƣợng chính trong đô thị........................57
Hình 2.4: Ảnh Landsat TM năm 2009 khu vực nghiên cứu...............................................68
Hình 2.5: Ảnh landsat TM năm 2009 đƣợc cắt theo ranh giới huyện Giao Thủy............69
Hình 2.6: Kết quả phân mảnh ảnh Landsat TM với các thông số đã lựa chọn.................70
Hình 2.8: Lớp ranh giới của đối tƣợng đất nuôi trồng thủy sản năm 2009........................80
Hình 2.9: Quy trình chiết tách đất xây dựng huyện Giao Thủy dựa trên thuật toán K-NN
...................................................................................................................................................82
Hình 2.10: Sự phân bố của tập mẫu trong quá trình phân loại theo thuật toán K-NN tại
khu vực huyện Giao Thủy......................................................................................................84
Hình 2.11: Quy trình đánh giá biến động sau phân loại trong ArcMap.............................90
Hình 2.12: Sự tổng hợp biến động chính giữa các loại hình sử dụng đất tại Giao Thủy
giai đoạn 1989-2013 tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.................................95
Hình 2.13: a) Sự biến thiên của quy mô dân số; b) Sự gia tăng số hộ ở Giao Thủy.........98
Hình 2.14: Sự biến động mật độ hộ gia đình trên không gian các xã thuộc huyện Giao
Thủy giai đoạn 1989-2009......................................................................................................98
Hình 2.15: Biểu đồ gia tăng số lƣợng ngƣời lao động trong ngành thủy sản..................102
Hình 3.1. Đồ hình biểu thị quan hệ tƣơng quan giữa các dãy số......................................105
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện dạng quan hệ hồi quy tuyến tính giữa hai biến.....................107
Hình 3.3: Đƣờng xu hƣớng gia tăng diện tích đất xây dựng đƣợc chiết xuất từ kết quả
phân loại ảnh vệ tinh .............................................................................................................109
x
Hình 3.4: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng và số lƣợng
hộ gia đình Giao Thủy giai đoạn 1989-2013......................................................................110
Hình 3.5: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng vàtỷ trọng dân
số trong độ tuổi lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 1989-2013...................................111
Hình 3.6: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng và mật độ dân
số Giao Thủy giai đoạn 1989-2013 .....................................................................................112
Hình 3.7: Đƣờng xu hƣớng gia tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản...........................113
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ dân số và diện tích NTTS tại Giao
Thủy giai đoạn 1989-2013....................................................................................................114
Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số hộ gia đình và diện tích NTTS tại Giao
Thủy từ năm 1989 đến 2013 ................................................................................................115
Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ trọng ngƣời trong độ tuổi lao động và
diện tích NTTS tại Giao Thủy giai đoạn 1989 - 2013 .......................................................116
Hình 3.11: Tích hợp mô hình MultiLogistic – Markov - Cellular Automata nhằm dự báo
biến động đất xây dựng và NTTS huyện Giao Thủy.........................................................126
Hình 3.12: Hiện trạng phân bố đất xây dựng huyện Giao Thủy năm 1989, 1999, 2009127
Hình 3.13: Hiện trạng phân bố đất NTTS huyện Giao Thủy năm 1989, 1999, 2009 ....127
Hình 3.14: Biến động diện tích đất xây dựng huyện Giao Thủy giai đoạn 1989 -
1999,1999 - 2009, 1989 - 2009............................................................................................128
Hình 3.15: Biến động diện tích đất NTTS huyện Giao Thủy giai đoạn 1989-1999, 1999-
2009, 1989-2009....................................................................................................................128
Hình 3.16: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 1999-
2009 ........................................................................................................................................134
Hình 3.17: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 2009-
2019 ........................................................................................................................................134
Hình 3.18: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 2009-
2029 ........................................................................................................................................135
Hình 3.19: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 1999-2009
.................................................................................................................................................135
xi
Hình 3.20: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 2009 - 2019
.................................................................................................................................................136
Hình 3.21: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 2009 - 2029
.................................................................................................................................................136
Hình 3.22: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2009................................137
Hình 3.23: Dự báo phân bố đất nuôi trồng thủy sản tại Giao Thủy năm 2009...............137
Hình 3.24: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2019, 2029......................139
Hình 3.25: Kết quả dự báo biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2009-2029..140
Hình 3.26: Dự báo biến động cơ cấu các loại hình sử dụng đất các năm 2009, 2019, 2029
.................................................................................................................................................140
Hình 3.27: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2019, 2029......................141
Hình 3.28: Kết quả dự báo biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2009-2029..142
Hình 3.29: Dự báo biến động cơ cấu các loại hình sử dụng đất các năm 2009, 2019, 2029
.................................................................................................................................................142
.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất
cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài ngƣời. Thực tế cho thấy rằng: trong quá trình
phát triển của xã hội loài ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh
vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật, văn hoá và khoa học đều đƣợc
xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất [10]. Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn
ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa con
ngƣời và đất đai ngày càng căng thẳng. Trong quá trình sử dụng đất, con ngƣời đã
có những hành động dẫn đến huỷ hoại môi trƣờng đất, làm cho một số công năng
của đất đai bị yếu đi, gây ra những biến động trong sử dụng đất từ quy mô địa
phƣơng đến toàn cầu [10]. Do đó, việc tiến hành các nghiên cứu nhằm trả lời các
câu hỏi liên quan đến quá trình biến động sử dụng đất và mối quan hệ với con ngƣời
là rất cần thiết.
Bắt đầu từ giữa những năm 1970 đến nay, nhiều nghiên cứu đã xác định rằng
[36]: sự biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu có mối quan hệ hữu cơ với quá trình
biến động của sử dụng đất/lớp phủ mặt đất. Hoạt động kinh tế - xã hội trên các đơn
vị đất là một trong các nguyên nhân chính phát thải khí nhà kính vào khí quyển
[143], gây suy thoái đa dạng sinh học trên toàn thế giới [125], làm suy giảm khả
năng của các hệ sinh thái [149]. Tuy nhiên, sử dụng đất cũng mang lại những lợi ích
tối ƣu cho cuộc sống vật chất và tinh thần, là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của
con ngƣời. Tùy thuộc vào bối cảnh phát triển của xã hội, việc lựa chọn thay đổi mục
đích sử dụng đất là hiện thực tất yếu đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc
sống và phát triển bền vững cho cuộc sống con ngƣời [79]. Biến động sử dụng đất
có thể là hệ quả của nhiều loại nguyên nhân khác nhau, bao gồm: chủ quan và
khách quan, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài v.v… [85]. Các nguyên nhân
gây ra sự biến động sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp [30, 103, 135, 140], tuy
vậy, có thể khái quát chúng trong hai nhóm chính: (i) Những biến đổi có nguyên
nhân tự nhiên và (ii). Những biến đổi có nguyên nhân từ các hoạt động phát triển
2
kinh tế - xã hội của con người. Trong đó, nhân khẩu học đã đƣợc các nhà nghiên
cứu xác định là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra biến động sử dụng đất
trên toàn cầu.
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai nguồn cung cấp lúa gạo chủ yếu của
Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách an ninh lƣơng
thực quốc gia. Khu vực này rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và trồng
cây lƣơng thực. Tuy nhiên, đây lại là nơi tập trung dân cƣ đông nhất, có tới
19.577.944 ngƣời với mật độ dân cƣ dày đặc nhất khoảng 1.238 ngƣời/km2, gấp 5
lần so với mật độ trung bình cả nƣớc. Những đặc điểm trên tạo đƣợc những mặt tác
động tích cực, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội, là thị trƣờng
tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài... nhƣng mặt
khác đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ. Khi dân số đông mà kinh tế
chậm phát triển thì sẽ hạn chế trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm các nhu
cầu phúc lợi xã hội, môi trƣờng bị gia tăng tác động, gây ô nhiễm, dịch bệnh, suy
giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt sẽ gây ra áp lực rất lớn đến tài
nguyên đất đai của khu vực. Trong khi đó, đồng bằng sông Hồng bình quân có diện
tích canh tác trên mỗi đầu ngƣời chỉ đạt khoảng 1/2 con số trung bình của cả nƣớc
(bình quân cả nƣớc 892m2 /ngƣời). Đất canh tác ít, dân số quá đông gây áp lực rất
lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Do đó, nghiên cứu tổng thể mối
quan hệ biến động sử dụng đất/các yếu tố nhân khẩu học/phát triển kinh tế - xã
hội là thực sự cần thiết.
Cho đến nay, công nghệ viễn thám đã đƣợc chứng minh là công cụ hiệu quả
trong nghiên cứu giám sát các thành phần địa lý tự nhiên trên bề mặt Trái đất.
Trong thực tế, sự biến động các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với
các vấn đề xã hội. Ứng dụng viễn thám để trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu các
vấn đề xã hội là xu thế mới trong lĩnh vực viễn thám ứng dụng. Việc ứng dụng viễn
thám để nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân
khẩu học nói chung và thử nghiệm cho khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
nói riêng là định hƣớng đúng, phù hợp với yêu cầu của thực tế hiện nay.
3
Từ các luận giải trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài ―Nghiên cứu biến động sử
dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định‖.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này đƣợc nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau đây:
a/ Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các quy hoạch sử dụng đất góp phần phát
triển kinh tế - xã hội bền vững của các đơn vị cấp huyện.
b/ Mục tiêu cụ thể:
1. Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của công nghệ
viễn thám và GIS trong việc đánh giá, xác định quan hệ giữa biến động sử dụng đất
với các yếu tố nhân khẩu học nói riêng và các nhân tố xã hội học nói chung.
2. Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và quá trình phát triển
nhân khẩu học của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định theo không gian và thời gian
bằng công nghệ viễn thám và GIS.
2.2 Nội dung nghiên cứu của luận án
Để đạt mục tiêu của đề tài, quá trình nghiên cứu đã thực hiện năm nội dung chính
sau đây:
1. Tổng quan tài liệu về tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử
dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học trên thế giới và Việt Nam nhằm xác
định các yếu tố nhân khẩu học gây biến động sử dụng đất và lựa chọn
phƣơng pháp phù hợp cho khu vực nghiên cứu;
2. Xác định hiện trạng sử dụng đất, diễn biến biến động sử dụng đất ở quy mô
cấp huyện thuộc đồng bằng Sông Hồng từ sau thời kỳ ―Đổi mới‖ đến nay
dựa trên dữ liệu viễn thám đa thời gian;
3. Xác định sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học (đã đƣợc các nghiên cứu
chứng minh có liên quan đến những thay đổi sử dụng đất) từ sau thời kỳ
―Đổi mới‖ đến nay tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;
4
4. Nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy trong phân tích thống kê nhằm xác định
mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với các biến động sử dụng đất;
5. Nghiên cứu và tích hợp đa mô hình nhằm dự báo biến động sử dụng đất có
sự tham gia của các biến nhân khẩu học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a/ Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, đối tƣợng nghiên cứu của luận án giới hạn
trong các vấn đề về ứng dụng kỹ thuật địa tin học để xác định mối quan hệ giữa
biến động sử dụng đất và quá trình phát triển nhân khẩu học.
b/ Phạm vi nghiên cứu
Luận án đƣợc giới hạn trong các phạm vi sau đây:
Phạm vi lãnh thổ:
Giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Phạm vi thời gian:
Luận án nghiên cứu sử dụng đất huyện Giao Thủy ở thời điểm năm 1989, 1995,
1999, 2005, 2009 và 2013; phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 1989 -
1999, 1999 - 2009, 2009 - 2013 có tính đến các số liệu hiện trạng kinh tế - xã
hội của năm 2015 và định hƣớng tới 2019 và 2029.
Phạm vi khoa học:
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các biến nhân
khẩu học bao gồm: mật độ dân số, số lƣợng hộ gia đình, tỷ trọng dân số trong
độ tuổi lao động. Mối quan hệ này chỉ nghiên cứu theo chiều các biến nhân
khẩu học tác động và làm thay đổi biến sử dụng đất tại khu vực huyện Giao
Thủy.
4. Các phương pháp và phần mềm nghiên cứu
4.1 Các phương pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phục vụ cho phần tổng quan luận án;
2. Phƣơng pháp viễn thám: Xử lý và phân loại ảnh vệ tinh;
3. Phƣơng pháp phân tích không gian: Xác định biến động sử dụng đất tại Giao Thủy;
5
4. Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các số liệu dân số và sử dụng đất;
5. Phƣơng pháp hồi quy thống kê: Xác định các mối quan hệ giữa các biến sử dụng
đất và các yếu tố nhân khẩu học;
6. Phƣơng pháp mô hình hóa: Mô phỏng và dự báo biến động sử dụng đất;
7. Phƣơng pháp tích hợp: Tích hợp các công nghệ viễn thám và GIS, tích hợp đa
mô hình;
8. Phƣơng pháp thực nghiệm thực địa: Thu thập và xác định các mẫu đối tƣợng trên
thực địa nhằm kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh.
4.2 Các phần mềm được luận án sử dụng
1. Envi 4.8: Xử lý ảnh vệ tinh;
2. eCognition Developer: Phân loại ảnh vệ tinh;
3. Mapinfo 10.0: Tạo dữ liệu thuộc tính trên không gian xã cho dữ liệu dân số;
4. Arc Map 10.0: Phân loại ảnh vệ tinh và Phân tích biến động không gian;
5. IBM SPSS Statistics 20: Phân tích thống kê xác định quan hệ giữa các biến;
6. IDRISI Selva: Phân tích và dự báo biến động sử dụng đất;
7. Excell 10.0: Tạo bảng biểu, biểu đồ thống kê.
5. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1:
Biến động tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất xây dựng tại huyện
Giao Thủy thời kỳ sau ―Đổi mới‖ có mối quan hệ chặt chẽ với xu thế tăng trƣởng
của hai yếu tố nhân khẩu học là số lƣợng hộ gia đình và tỷ trọng dân số trong độ
tuổi lao động.
Luận điểm 2:
Tích hợp mô hình hồi quy Logistic, chuỗi Markov với Cellular Automata trên
GIS cho phép dự báo về biến động sử dụng đất huyện Giao Thủy trên không gian
và thời gian đạt độ tin cậy cao.
6. Những điểm mới của luận án
1. Sự kết hợp phƣơng pháp phân loại theo hƣớng đối tƣợng với phƣơng pháp
phân loại theo vùng thực địa và thuật toán K - NN đã nâng cao độ tin cậy
6
trong việc đánh giá biến động sử dụng đất từ ảnh vệ tinh.
2. Xác định mối quan hệ giữa gia tăng lực lƣợng lao động, gia tăng số lƣợng
gia đình với biến động sử dụng đất khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định dựa trên công nghệ viễn thám và GIS.
3. Dự báo biến động sử dụng đất tại Giao Thủy dựa trên việc tích hợp đa mô
hình với sự tham gia của các biến nhân khẩu học.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
- Xây dựng hƣớng tiếp cận liên ngành giữa khoa học Trái đất và khoa học xã
hội nhằm đánh giá mối quan hệ giữa hai đối tƣợng sử dụng đất với các yếu
tố nhân khẩu học.
- Sự tích hợp các phƣơng pháp trong phân loại ảnh vệ tinh đa phổ, đa thời
gian trong nghiên cứu biến động sử dụng đất ở khu vực nông thôn đã nâng
cao vai trò của tƣ liệu ảnh vệ tinh Landsat.
- Các dự báo mang tính định lƣợng về biến động sử dụng đất và phân tích
không gian ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học đến biến động sử dụng
đất trong nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tích hợp
của mô hình hồi quy Logistic - Markov - Cellular Automata.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án đã làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố lực lƣợng lao động, số hộ gia
đình trong việc sử dụng đất và biến động sử dụng đất. Điều này là cần thiết
cho việc điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng;
- Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy năm 1989, 1995, 1999, 2005,
2009, 2013 và đánh giá biến động sử dụng đất trong từng giai đoạn sẽ góp
phần cho công tác điều tra và quản lý tài nguyên đất đai của khu vực;
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần định hƣớng chức năng và cơ
cấu sử dụng đất cho việc quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy theo hƣớng
sử dụng đất bền vững.
7
8. Cơ sở tài liệu
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú đƣợc nghiên
cứu sinh thu thập trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Luận án đã thu thập khối lƣợng cơ sở dữ liệu, bao gồm: bản đồ sử dụng đất tỷ
lệ 1:50.000 năm 2005 và 2010 tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Giao Thủy,
ảnh vệ tinh Landsat TM, OLI trên trang web http://glcf.umiacs.umd.edu/data , ảnh
vệ tinh Ikonos năm 2009 trên trang web Google Earth, các số liệu thống kê của
huyện Giao Thủy từ năm 1990 đến 2015 tại Phòng Thống kê huyện Giao Thủy.
Bên cạnh đó, luận án cũng đã tham khảo nhiều đề tài, dự án, báo cáo khoa học
về điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trƣờng huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Các số liệu thống kê kinh tế - xã hội, môi trƣờng, báo
cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đƣợc trực tiếp thu thập tại
Phòng Thống kê huyện Giao Thủy, Trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình
huyện Giao Thủy, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nam Định, Chi cục dân số và
kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định.
9. Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm 3 chƣơng cùng với phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham
khảo đƣợc trình bày trong 160 trang đánh máy; có sử dụng 20 bảng; 55 hình, biểu
đồ và bản đồ; phần phụ lục. Dƣới đây là tiêu đề các chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lí luận về nghiên cứu mối quan hệ
giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học trên Thế
giới và Việt Nam.
Chƣơng 2: Đánh giá quá trình biến động sử dụng đất và sự thay đổi các yếu
tố nhân khẩu học khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Chƣơng 3: Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và một số yếu
tố nhân khẩu học tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
8
10. Lời cảm ơn
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hƣớng
dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Cự và GS. TS Võ Chí Mỹ, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn,
nhiệt tình chỉ bảo về khoa học và luôn động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận
án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp trong
khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Đặc biệt là
sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các Thầy, Cô tại bộ môn Trắc địa mỏ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ của trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hƣớng dẫn và tạo
nhiều điều kiện để tôi tham gia các khóa học cũng nhƣ cung cấp nguồn dữ liệu liên
quan để tôi hoàn thành bản luận án này.
Xin chân thành cảm ơn dự án: ―Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến
đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng trên đồng bằng sông Hồng‖ do Danida tài trợ
đã giúp tôi đƣợc đi thực địa và cung cấp nguồn dữ liệu để tôi thực hiện đƣợc luận
án này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ về tinh thần của bố mẹ tôi, các anh chị và
các em của tôi. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp vì những trao đổi kinh
nghiệm và hỗ trợ để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chồng và hai cô con gái đáng yêu của
tôi. Những ngƣời luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ cho tôi về cả vật chất lẫn tinh
thần để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận án của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU
MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ
NHÂN KHẨU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất
1.1.1 Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố quan hệ
1. Định nghĩa lớp phủ đất/sử dụng đất và biến động lớp phủ đất/sử dụng đất hiện
nay
Mặc dù thuật ngữ lớp phủ đất và sử dụng đất thƣờng đƣợc sử dụng cùng nhau
hoặc thay thế cho nhau, tuy nhiên ý nghĩa thực sự của hai từ này là khác biệt. Do
đó, cần thiết phải phân biệt sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này đặc biệt với các
nghiên cứu liên quan đến dữ liệu viễn thám. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ
chức và các nhà khoa học đƣa ra các định nghĩa khác nhau về lớp phủ đất và sử
dụng đất. Sau đây là một số định nghĩa về lớp phủ đất/sử dụng đất cơ bản nhất và
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tham khảo nhằm phục vụ cho từng mục
đích nghiên cứu của mình.
Tổ chức Nông Lƣơng thế giới [57] cho rằng lớp phủ đất đƣợc hiểu là lớp phủ
vật chất quan sát đƣợc, nhìn thấy đƣợc trên bề mặt đất hay bằng tƣ liệu viễn thám.
Kể cả thực vật (tự nhiên hay canh tác), các công trình nhân tạo nhƣ nhà cửa, đƣờng
xá bao trùm lên bề mặt đất, nƣớc, băng đá đều đƣợc tính là lớp phủ đất.
Jansen và Di Gregorio [47] lại cho rằng lớp phủ đất tƣơng ứng với việc mô tả
vật lý của không gian, độ che phủ vật lý (sinh học) đƣợc quan sát ngay trên bề mặt
trái đất. Đó là những lớp hiển thị ngay khi quan sát trên mặt đất. Mô tả này cho
phép phân biệt sự khác nhau cơ bản, khu vực thảm thực vật (cây, bụi cây, thảm cỏ,
khu vực trồng trọt), đất trống, bề mặt cứng (đá, các tòa nhà) và khu vực ẩm ƣớt và
các đƣờng bao của nƣớc (vùng ngập nƣớc và kênh rạch, vùng đất ngập nƣớc).
Mặc dù có những cách định nghĩa về lớp phủ đất không giống nhau theo từng
lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên chúng đều thống nhất ở những điểm cơ bản sau đây:
10
- Là sự biểu thị khách quan của các đối tƣợng trên bề mặt trái đất;
- Đo đếm và xác định rõ ràng về kích thƣớc và tính chất;
- Thông tin về đặc điểm phân bố, trạng thái, tính chất của lớp phủ trong khu
vực và chịu sự tác động trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp của con ngƣời;
- Thông tin về lớp phủ đất đƣợc phân loại, phân lớp để thành lập bản đồ lớp phủ
đất.
Trong khi đó, thuật ngữ sử dụng đất lại nhấn mạnh đến mục đích sử dụng của
một thửa đất phục vụ cho lợi ích của con ngƣời. Sử dụng đất xét theo xu hƣớng
chức năng tƣơng ứng với mô tả của khu vực trong mục tiêu kinh tế - xã hội: khu
vực sử dụng cho các mục đích dân cƣ, công nghiệp và thƣơng mại, cho nông
nghiệp, lâm nghiệp, cho các mục đích giải trí hoặc bảo tồn [57].
Nhƣ vậy, lớp phủ đất là đối tƣợng bị tác động của các hoạt động sử dụng đất,
trong quá trình sử dụng đất đó, con ngƣời tác động trực tiếp và đôi khi tạo nên cấu
trúc lớp phủ đất mới (biến động lớp phủ đất). Sử dụng đất là biểu hiện thực trạng
canh tác đất của con ngƣời, nghiên cứu sử dụng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng
đất và theo dõi diễn biến quá trình chuyển đổi đất đai vào các mục đích sử dụng
khác nhau.
Biến động lớp phủ đất/sử dụng đất là không chỉ bao gồm các thay đổi về diện
tích, hình dạng mà còn bao gồm cả những thay đổi về đa dạng sinh học, chất lƣợng
đất, dòng chảy và tốc độ bồi tụ cùng các thuộc tính khác trên mặt đất của trái đất.
Biến động sử dụng đất hiện nay xảy ra chủ yếu do bởi các hoạt động của con ngƣời,
hoạt động hƣớng vào thao tác bề mặt của Trái đất đối với một số cá nhân hay xã hội
cần hoặc muốn, chẳng hạn nhƣ nông nghiệp [140]. Tunner [152] cho rằng biến
động lớp phủ/sử dụng đất bao gồm hai dạng: (1) sự chuyển đổi từ một loại hình sử
dụng đất này sang hẳn một loại hình sử dụng đất khác, ví dụ nhƣ chuyển đổi từ đất
nông nghiệp sang đất ở; (2) sự chuyển đổi nội tại bên trong chính loại hình sử dụng
đất đó, ví dụ nhƣ sự chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, hay sự thâm canh
tăng vụ trên đất nông nghiệp cũng đƣợc coi là một sự chuyển đổi sử dụng đất.
11
2. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố tự nhiên
Những thay đổi về khí hậu hoặc thời tiết thƣờng gây biến động sử dụng đất ở
một phạm vi rộng lớn nhƣng theo xu hƣớng từ từ và có tính chu kỳ, đặc biệt ở khu
vực chịu ảnh hƣởng nhiều của việc biến đổi khí hậu toàn cầu [37]. Trong khi đó,
những tai biến thiên nhiên nhƣ bão, lốc, lũ lụt, trƣợt lở, cháy rừng tự nhiên, băng
giá, sâu bệnh…là những nguyên nhân gây biến động sử dụng đất mang tính cục bộ,
không có chu kỳ cụ thể và khó dự báo, làm biến đổi sâu sắc và toàn bộ hiện trạng sử
dụng đất trong khu vực chịu ảnh hƣởng, một vài trƣờng hợp không thể khôi phục
trạng thái lớp phủ ban đầu [120].
Thay đổi môi trƣờng tự nhiên tƣơng tác với các quá trình ra quyết định của con
ngƣời gây ra sự thay đổi sử dụng đất. Thay đổi sử dụng đất, chẳng hạn nhƣ mở rộng
diện tích đất trồng ở vùng đất khô hạn, cũng có thể gây ra suy thoái đất.
Trong nghiên cứu của Fu và Ye [61], họ cho rằng biến đổi khí hậu và các hoạt
động của con ngƣời là những nguyên nhân chính gây ra biến động sử dụng đất trên
toàn cầu. Xói mòn đất lại là yếu tố chủ đạo gây ra vấn đề đất nông nghiệp bị bỏ
hoang tại đảo Lesvos thuộc Hy Lạp [93], trong kết quả nghiên cứu của Ye cho thấy
rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa độ cao và độ dốc với sự thay đổi sử dụng đất
tại khu vực nghiên cứu [157]. Trong khi đó yếu tố địa hình mới thực sự là yếu tố
chính gây chuyển đổi các loại hình sử dụng đất sang đất nông nghiệp hay mở rộng
diện tích rừng trồng trong nghiên cứu của Kim [71].
3. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố kinh tế thị trƣờng,
các chủ trƣơng chính sách của chính phủ
Những tập quán canh tác, các nhận thức của tập thể và từng cá nhân của ngƣời
quản lý đất đai ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định sử dụng đất, đôi khi rất sâu sắc.
Tất cả những quyết định sử dụng đất đƣợc ra đời đều phụ thuộc vào kiến thức,
thông tin và các kỹ năng quản lý đất đai sẵn có [53]. Những thay đổi trong mục đích
sử dụng phủ đất cũng chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế thị trƣờng,
trong đó có yếu tố giá trị kinh tế của từng loại cây công nghiệp, giá trị kinh tế của
12
nuôi trồng thủy hải sản. Khi giá cả của các loại cây này biến động trên thị trƣờng
thƣờng gây ra những sự chuyển đổi rất lớn trong mục đích sử dụng đất [105].
Trong khi đó yếu tố chính sách và các chủ trƣơng của chính phủ cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra các biến động sử dụng đất một cách nhanh chóng,
mạnh mẽ và quá trình biến động sử dụng đất xảy ra trên quy mô rộng. Khi nghiên
cứu về sự chuyển đổi sử dụng đất lại Lào [48], nhóm tác giả đã khẳng định có một
sự tác động rất lớn đến quá trình chuyển đổi sử dụng đất tại Bắc Lào do các chính
sách từ chính phủ. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp nơi đây diễn ra nhanh
chóng do chính sách của chính phủ Lào nhƣ ban bố các quy định mới trong các hoạt
động nông nghiệp, tạo ra các cơ hội cho ngƣời nông dân chuyển đổi mục đích sử
dụng trên đất nông nghiệp. Trong nghiên cứu về biến động sử dụng đất tại Uganda
[139], nhóm tác giả khẳng định các chính sách đƣợc chính phủ ban hành từ năm
1975 cho đến nay đã tác động rất lớn đến quá trình chuyển đổi đất đai của khu vực
nghiên cứu, đặc biệt là chính sách tái cơ cấu thửa đất của chính phủ ban hành năm
1993 nhằm thực hiện chính sách đƣa cơ giới hóa và hiện đại hóa vào sản xuất nông
nghiệp, dẫn đến sự dồn các mảnh đất nhỏ lẻ thành mảnh đất lớn hơn với mục đích
đƣa các máy móc nhằm hiện đại hóa nông nghiệp cho nƣớc này.
4. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học
Cả sự tăng và giảm nhân khẩu trong các quần thể địa phƣơng đều có tác động
rất lớn đến sử dụng đất đai. Thay đổi các yếu tố nhân khẩu học không chỉ bao gồm
những thay đổi trong khả năng sinh sản và tử vong (ví dụ nhƣ việc chuyển đổi nhân
khẩu học), mà còn là những thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình, bao gồm cả lao
động sẵn có, di cƣ, đô thị hóa và sự tan vỡ của gia đình mở rộng thành nhiều gia
đình hạt nhân. Trong đó, di cƣ là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra
những thay đổi sử dụng đất nhanh chóng và tƣơng tác với các chính sách của chính
phủ, những thay đổi trong mô hình tiêu thụ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Sự
phát triển của đô thị, phân bố dân cƣ đô thị - nông thôn và mở rộng đô thị nhanh
chóng là những yếu tố ngày càng quan trọng trong việc thay đổi sử dụng đất trong
khu vực, trong các trung tâm đô thị lớn, ở các khu vực ven đô. Nhiều cƣ dân đô thị
13
mới ở các nƣớc đang phát triển vẫn còn sở hữu nhiều đất nông thôn, tăng trƣởng
của khu vực đô thị không chỉ tạo ra các thị trƣờng địa phƣơng và khu vực mới cho
gia súc, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp, nó cũng làm tăng lƣợng tiền chảy từ thành
thị đến nông thôn.
Khi nghiên cứu các nguyên nhân gây biến động lớp phủ và sử dụng đất các khu
vực trên thế giới đặc biệt khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, các nhà nghiên cứu
đều chỉ ra rằng sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra
biến động sử dụng đất [53, 103]. Tăng dân số đƣợc xem nhƣ đã vƣợt quá năng lực
của sinh quyển cũng nhƣ quản lý xã hội để duy trì nó [51]. Trong hơn 300 năm qua,
nhƣng đặc biệt là nửa cuối của thế kỷ 20, đã chứng kiến một mức độ chƣa từng có
của thay đổi môi trƣờng do con ngƣời gây ra, bao gồm cả lớp phủ đất và sử dụng
đất [140]. Một nghiên cứu thí điểm [158] (sử dụng các loại và các dữ liệu của
FAO) tiết lộ có một mối tƣơng quan chặt chẽ giữa tăng trƣởng dân số và những thay
đổi hàng năm về sử dụng đất ở quy mô toàn cầu (đất rừng, đất trồng trọt và đất đồng
cỏ).
Sự tƣơng quan đáng kể giữa gia tăng dân số và biến động sử dụng đất đã đƣợc
tìm thấy khi điều tra ở những khu vực đƣợc giới hạn bởi những đặc tính tƣơng tự về
điều kiện môi trƣờng - xã hội [96, 135]. Một số nghiên cứu cung cấp các bằng
chứng thống kê hỗ trợ cho tuyên bố rằng gia tăng dân số chính là động lực chính
góp phần gây phá rừng mạnh mẽ [110, 122]. Trong số các nghiên cứu trên, họ chỉ
nghiên cứu với một phần hoặc tất cả các vùng nhiệt đới ở các nƣớc đang phát triển
và kết quả có thể sẽ không áp dụng ở những nơi khác [153]. Các nghiên cứu trong
trƣờng hợp này ở khu vực các nƣớc nhiệt đới đang phát triển đã xảy ra các tranh
luận về tính ƣu việt của tăng trƣởng dân số nhƣ một động lực thúc đẩy giải phóng
mặt bằng và nó cũng làm gia tăng nạn phá rừng nhiệt đới xảy ra liên tục là do
nguyên nhân bùng nổ dân số [20] đồng thời cũng nhấn mạnh các yếu tố nhƣ phân
phối đất đai không đồng đều và sự phức tạp của các chính sách, thể chế và sự phát
triển các lực lƣợng kinh tế khác nhau cũng thúc đẩy sự gia tăng phá rừng của những
khu vực này [53, 132].
14
Nhìn chung, những nghiên cứu về môi trƣờng, sử dụng đất với các yếu tố nhân
khẩu học nói chung đều nhấn mạnh đến yếu tố quy mô dân số làm ảnh hƣởng đến
tổng khối lƣợng tiêu thụ, nhƣ là một yếu tố quan trọng và quyết định các điều kiện
môi trƣờng [32, 40, 59].
Thay đổi quy mô dân số hoặc thay đổi mật độ dân số đã nhận đƣợc sự quan tâm
lớn nhất trong các nghiên cứu trƣớc đây [31, 33, 101]. Hầu hết các nghiên cứu này
tập trung vào nghiên cứu sự gia tăng tổng số dân và mật độ dân số trong bất kỳ một
khu vực cố định sẽ làm giảm phần đất dành cho việc sử dụng nông nghiệp trong khu
vực đó bằng chuyển sang đất xây dựng. Tất nhiên quy mô dân số tăng cũng có khả
năng thúc đẩy việc mở rộng và tăng cƣờng sản xuất trên đất nông nghiệp, thông qua
việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất khác vào đất nông nghiệp và tăng số vụ
trên năm đối với cùng một thửa đất [80, 136]. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu
khẳng định rằng trong một khu vực đƣợc cố định về tổng diện tích đất, tổng số
ngƣời ngày càng tăng đƣợc dự đoán là đất dành cho khu vực trồng trọt sẽ ngày cảng
giảm. Trong khi đó, số lƣợng ngƣời dân tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng tiêu thụ về
lƣơng thực, thực phẩm và cũng sẽ tăng cƣờng xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng
[154].
Những nghiên cứu gần đây về sự kết nối giữa biến động dân số và sử dụng đất
đều chỉ ra những phát hiện thú vị, những nghiên cứu này chỉ ra rằng số lƣợng các hộ
gia đình mới là một yếu tố dự báo quan trọng của mô hình sử dụng đất hơn là tổng
số ngƣời trong một khu vực cụ thể, thậm chí sự chuyển đổi đất đai xảy ra ngay cả
trong những khu vực có quy mô dân số giảm, nhƣng số hộ gia đình là vẫn gia tăng
đáng kể [98]. Các nghiên cứu gần đây trên cả Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ đều
chỉ ra rằng, yếu tố số lƣợng hộ gia đình trong nhân khẩu học là một yếu tố quan
trọng quyết định đến mô hình sử dụng đất hơn tổng số lƣợng ngƣời [150, 154].
Cơ cấu tuổi cũng là một yếu tố quan trọng quyết định của những thay đổi trong
sử dụng đất vì cơ cấu tập trung ở độ tuổi lao động trẻ sẽ năng động hơn trong sử
dụng đất [154]. Rindfuss và cộng sự [118] mô tả hầu hết các giai đoạn "nhân khẩu
học dày đặc" của con ngƣời, ông cho rằng con ngƣời ở giai đoạn khoảng 15-30 tuổi
15
là một thời kỳ có mức độ tiêu thụ cao nhất. Vì vậy, một cơ cấu tuổi mở rộng, đặc
biệt với tỷ lệ tăng trƣởng dân số ở nhóm độ tuổi lao động sẽ kích thích sự thay đổi
đối với sử dụng đất, đặc biệt việc dành đất cho mục đích sử dụng trồng trọt sẽ bị ít
đi rất nhiều trong bất kỳ khu vực địa phƣơng cụ thể [154].
Khung lý thuyết này phù hợp với những phát hiện từ những nghiên cứu gần đây
tại khu vực Amazon của Brazil. Moran và các đồng nghiệp [99] đã tìm thấy một sự
tƣơng quan mạnh mẽ giữa thay đổi cơ cấu độ tuổi trong chu kỳ sống của con ngƣời
và sự chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Mặc dù trƣờng hợp nghiên cứu tại
khu vực Amazon có sự khác nhau trong quá trình chuyển đổi sử dụng đất, đất đƣợc
chuyển từ đất rừng sang đất nông nghiệp chứ không phải từ đất nông nghiệp sang
đất xây dựng, tuy nhiên đây là những phát hiện quan trọng về khía cạnh các tác
động tiềm tàng của những thay đổi trong cơ cấu tuổi lên mô hình sử dụng đất [154].
* Nhận định:
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng yếu tố nhân khẩu học đã đƣợc các nghiên cứu trên
thế giới chứng minh là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra biến động sử
dụng đất trên toàn cầu. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào các vùng địa lý khác
nhau mà từng yếu tố thuộc nhân khẩu học nhƣ là quy mô dân số, mật độ dân số, cơ
cấu tuổi, số hộ gia đình v.v…lại có những tác động đến sử dụng đất tại các khu vực
trên thế giới là khác nhau. Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu về xác định mối quan
hệ của các yếu tố nhân khẩu học với sử dụng đất đều đƣợc nghiên cứu trên các khu
vực các nƣớc đang phát triển nhƣ Châu Mỹ la tinh, Châu Phi và Châu Á, đặc biệt
các nghiên cứu tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi ở Châu Phi yếu
tố quy mô dân số, mật độ dân số đƣợc các nghiên cứu xác định là những yếu tố
quan trọng gây ảnh hƣởng lớn nhất đến biến động sử dụng đất, ngƣợc lại tại những
khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, khu vực Amazon các nghiên cứu lại có
những kết luận yếu tố số lƣợng hộ gia đình, cơ cấu tuổi trong nhân khẩu học mới là
những yếu tố quan trọng quyết định đến mô hình sử dụng đất hơn tổng số lƣợng
ngƣời. Qua đó, chúng ta thấy rằng mỗi vùng nghiên cứu khác nhau thì yếu tố nhân
khẩu học quyết định đến sự thay đổi sử dụng đất tại chính khu vực đó là khác nhau.
16
1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất
Phát hiện biến động có thể đƣợc định nghĩa là quá trình xác định sự khác biệt
trạng thái của một đối tƣợng hoặc hiện tƣợng bằng cách quan sát nó ở các thời điểm
khác nhau [25]. Quá trình này thƣờng đƣợc áp dụng với những thay đổi bề mặt trái
đất tại hai hay nhiều thời điểm. Các nguồn dữ liệu chính của địa lý thƣờng là ở định
dạng số (ảnh máy bay, ảnh vệ tinh) hoặc định dạng vector (các loại bản đồ). Các dữ
liệu phụ trợ khác (lịch sử, kinh tế, ...) cũng có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá biến
động.
1. Phƣơng pháp so sánh thay đổi trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) đƣợc
thành lập từ phƣơng pháp đo đạc thực địa
Bản chất của phƣơng pháp này là dựa vào kết quả đo đạc trực tiếp ngoài hiện
trƣờng. Các bản đồ HTSDĐ đƣợc thành lập dựa trên các số liệu đo đạc trên thực địa
sau đó ngƣời ta tiến hành so sánh sự thay đổi của các đối tƣợng trực tiếp trên các bản
đồ ở các thời điểm khác nhau. Ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp này đó là xác định
đƣợc các thay đổi một cách chính xác cả về vị trí không gian và mục đích sử dụng
của từng đối tƣợng đất cụ thể. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này đó là sự
tốn kém cả về thời gian, công sức lao động lẫn tốn kém chi phí.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất dựa trên tƣ liệu viễn thám
Phát hiện biến động trên không gian thực sự đƣợc bắt đầu từ năm 1972 với sự
ra đời của vệ tinh Landsat-1 (vệ tinh đầu tiên chuyên nghiên cứu về tài nguyên trái
đất). Việc chụp lặp thƣờng xuyên của các dữ liệu dạng số về bề mặt trái đất trong
các kênh đa phổ lần đầu tiên cho phép các nhà khoa học để có đƣợc dữ liệu tƣơng
đối phù hợp theo thời gian và mô tả những thay đổi trong khu vực tƣơng đối lớn.
Dƣới đây là các phƣơng pháp phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
phát hiện biến động [25, 109] và hầu hết các phƣơng pháp này đều sử dụng các
phƣơng pháp xử lý số áp dụng cho những ảnh vệ tinh đa thời gian.
a. Sự khác biệt trên ảnh
Phƣơng pháp đơn giản này đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi và bản chất của
phƣơng pháp này là quá trình trừ hình ảnh đƣợc chụp trên cùng một khu vực nhƣng
17
ở hai thời điểm khác nhau (pixel- pixel và ban phổ-ban phổ).
(1.1) [25]
Trong khi đó :
k
ijDx là sự khác biệt giữa giá trị pixel x nằm tại hàng i, cột j,
cho ban phổ k , tại thời điểm 1 (t1) và thời điểm 2 (t2).
Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là trong thực tế việc ghi
nhận hình ảnh chính xác và hoàn hảo không bao giờ thu đƣợc trong hình ảnh đa thời
gian. Thêm vào đó, thách thức trong kỹ thuật này là xác định giá trị ngƣỡng của sự
thay đổi và không thay đổi trong kết quả các hình ảnh. Phƣơng pháp khác biệt hình
ảnh thƣờng đƣợc áp dụng để tính cho các kênh ảnh duy nhất [25].
b. Phân tích trực tiếp ảnh đa thời gian
Phƣơng pháp này thực chất là ghép hai ảnh vào nhau tạo thành ảnh đa thời gian
trƣớc khi phân loại. Hai ảnh có N kênh đƣợc chồng phủ lên nhau tạo ra ảnh có số
lƣợng kênh phổ gấp đôi 2N. Kết quả phân loại của ảnh chồng phủ này là một tập
hợp các lớp không thay đổi và các lớp có sự thay đổi. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng
pháp này là chỉ cần tiến hành phân loại một lần trên một ảnh đa thời gian, tuy nhiên
nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp thể hiện trong quá trình phân loại rất phức
tạp do khâu lấy mẫu. Thêm vào đó phƣơng pháp này dễ bị các ảnh hƣởng bất lợi tại
thời điểm ghi nhận ảnh nhƣ thời tiết, khí quyển sẽ gây ảnh hƣởng đến độ chính xác
kết quả phân loại. Do đó phƣơng pháp này rất ít đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng do tính
phứctạpcủa nó[25].
c. Phân tích vector biến động (CVA)
Phƣơng pháp này đƣợc đề xuất bởi Malila vào năm 1980 [92]. Véc tơ biến động với
hai thành phần gồm: chỉ số khác biệt thực vật và chỉ số đất trống là véc tơ biểu thị sự khác
biệt của đối tƣợng lớp phủ đất giữa hai thời điểm. Độ dài của vectơ biến động thể hiện
cƣờng độ của biến động, hƣớng biến động biểu thị bản chất của sự thay đổi [54]. Trong
phƣơng pháp này hai ảnh đơn kênh sẽ đƣợc tạo cùng nhau, ảnh thứ nhất chứa độ lớn của
vector thay đổi, ảnh thứ hai chỉ hƣớng của vector thay đổi. Để có thể nhận biết đƣợc các
pixel có thay đổi hay không, một ngƣỡng đƣợc xác định và áp dụng cho ảnh thứ nhất và
   1tx2txDx k
ij
k
ij
k
ij 
18
khi pixel đƣợc coi là thay đổi thì hƣớng thay đổi của nó sẽ đƣợc nhận trênảnh thứ hai.
Nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là việc chọn ngƣỡng thay đổi hết sức khó
khăn, đòi hỏi ngƣời xử lý phải có trình độ hiểu biết sao cho việc xác định thay đổi là chính
xác nhất.
d. Phân tích sau phân loại
Đây là phƣơng pháp thể hiện sự thay đổi rõ ràng nhất, nó đòi hỏi phải có sự so
sánh các hình ảnh đã đƣợc phân loại độc lập [25, 41]. Dựa vào các kết quả phân loại
cho các thời điểm t1 và t2, các nhà phân tích có thể tạo ra các bản đồ biến động và
một ma trận biến động giữa các lớp với nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét việc phân loại
sử dụng đất tạo ra từ một dữ liệu ảnh vệ tinh trong một thời điểm thu nhận, nó
không phải là khó để thấy rằng sự thay đổi sản phẩm bản đồ của hai ảnh phân loại
có khả năng thể hiện độ chính xác tƣơng tự nhƣ chính xác của sản phẩm trong mỗi
phân loại riêng biệt [133]. Nhƣ vậy, việc tiến hành phân loại độc lập các ảnh viễn
thám làm cho phƣơng pháp này phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của từng kết
quả phân loại, do đó kết quả thƣờng có độ chính xác là không cao. Ví dụ, Singh
[129] đã chứng minh rằng hai hình ảnh phân loại cùng với độ chính xác đạt đƣợc là
80 %, độ chính xác của kết quả biến động chỉ có thể đạt đƣợc (0.80 x 0.80) x 100%
= 64 %.
Do vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này thì hết sức chú ý và thận trọng trong các kết
quả phân loại riêng rẽ. Việc lựa chọn phƣơng pháp phân loại ảnh phù hợp là điều kiện
quyết định độ chính xác của kết quả phân tích biến động theo phƣơng pháp này [25].
 Nhận định:
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tìm cách so sánh các phƣơng pháp
phát hiện biến động từ ảnh vệ tinh nhằm tìm ra phƣơng pháp tối ƣu nhất, trong đó
phải kể đến công trình nghiên cứu của Jean f Mas ông đã nghiên cứu lý thuyết và
tiến hành thực nghiệm trên cả sáu phƣơng pháp, khu vực thử nghiệm của ông là khu
vực ven biển thuộc phía Nam của Mexico, có cùng điều kiện thời tiết nhƣ ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, phƣơng pháp phát hiện biến động sau
phân loại cho độ chính xác tốt nhất so với các phƣơng pháp còn lại, thêm vào đó
19
phƣơng pháp này cho phép trình bày rõ ràng nhất về sự thay đổi của các đối tƣợng
tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo [75]. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng
phƣơng pháp này còn tránh đƣợc các vấn đề phát sinh do sự sai khác giữa các bộ
cảm biến, hiệu ứng khí quyển, góc chiếu sáng của mặt trời giữa các thời điểm khác
nhau vì mỗi hình ảnh đƣợc phân loại một cách độc lập [66, 78]. Tuy nhiên, các tác
giả cũng lƣu ý rằng phƣơng pháp này có độ chính xác phụ thuộc chặt chẽ vào độ
chính xác của từng phép phân loại riêng rẽ [17, 109].
Dựa trên những phân tích ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp trên, luận án
đã lựa chọn và áp dụng phƣơng pháp phân tích biến động sau phân loại để có đƣợc
kết quả thay đổi của từng loại hình sử dụng đất rõ ràng và chính xác nhất. Đối với
phƣơng pháp phân tích biến động sau phân loại thì yếu tố quyết định cho độ chính
xác xác định biến động đó chính là lựa chọn phƣơng pháp phân loại ảnh vệ tinh phù
hợp. Do đó, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích và xác định phƣơng pháp phân
loại thích hợp nhất cho bài toán nghiên cứu của luận án nhằm làm tăng độ chính xác
hiện trạng sử dụng đất đƣợc chiết tách từ ảnh vệ tinh.
1.1.3 Các phương pháp phân loại hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và xu
hướng mới trên thế giới và Việt Nam.
1.1.3.1 Tổng quan các phƣơng pháp phân loại trên ảnh vệ tinh
20
Nhóm phương
pháp
Phương pháp cụ
thể
Đặc điểm phương pháp Các thuật toán
Dựa vào việc lấy
mẫu phân loại
Phƣơng pháp phân
loại có kiểm định
Là phƣơng pháp phân loại có chọn tập mẫu. Bộ
mẫu đƣợc chọn dựa trên các tiêu chuẩn về phổ. dữ
liệu tham khảo đầy đủ là điều kiện tiên quyết và
đƣợc sử dụng nhƣ là mẫu huấn luyện. các mẫu
huấn luyện này sau đó đƣợc sử dụng để phân loại
dựa trên các dữ liệu phổ thành một bản đồ chuyên
đề.
- Xác suất cực đại,
- Phân loại hình hộp,
- Phân loại theo khoảng
cách lớn nhất,
- Mạng thần kinh nhân
tạo.
Phƣơng pháp phân
loại không kiểm
định
Thuật toán Clustering đƣợc sử dụng để phân vùng
quang phổ hình thành một số các lớp phổ dựa trên
thống kê thông tin vốn có trong các hình ảnh.
Không có định nghĩa trƣớc của các lớp đƣợc sử
dụng. Các nhà phân tích có trách nhiệm ghi nhãn
và sáp nhập các lớp phổ vào thành các lớp có ý
nghĩa chuyên đề.
- ISODATA,
- K-means
Phân chia theo thông
số giả định của dữ
liệu
Phân loại thống kê Các thông số nhƣ vector trung bình, ma trận hiệp
phƣơng sai đƣợc tính toán thống kê từ các tập mẫu
đƣợc sử dụng là tham số đầu vào.
- Xác suất cực đại,
- Khả năng tách biệt
tuyến tính
Phân loại phi thống Không sử dụng các thông số thống kê, sử dụng các - Mạng thần kinh nhân
21
kê ngƣỡng phân loại phổ đƣợc xác định theo kiến thức
các chuyên gia.
tạo
- Phân loại cây quyết
định
- Hệ thống chuyên gia
Dựa vào thông tin
của Pixel
Phân loại dựa trên
thông tin từng pixel
Phƣơng pháp phân loại truyền thống này thƣờng là
cách kết hợp phổ của tất cả các điểm ảnh từ một
mẫu nhất định. Mỗi một pixel là thông tin của một
đối tƣợng chuyên đề cụ thể.
- Xác suất cực đại,
- Phân loại theo khoảng
cách nhỏ nhất,
- Phân loại cây quyết
định,
- Mạng thần kinh nhân
tạo.
Phân loại dƣới
pixel
Giá trị quang phổ của mỗi điểm ảnh đƣợc giả định
là một đƣờng thẳng hoặc kết hợp phi tuyến của các
pixel tinh khiết gọi là endmember. Dựa vào việc
xác định các đối tƣợng, các endmember với phản
xạ phổ chuẩn (các pixel mà các đối tƣợng chiếm
100%), các pixel trên ảnh sẽ đƣợc xác định có bao
nhiêu phần trăm phản xạ của từng endmember.
- Phân loại mờ,
- Phân loại subpixel,
- Phân loại hỗn hợp
quang phổ.
Phân loại theo
hƣớng đối tƣợng
Ảnh đƣợc phân chia làm nhiều mảnh, mỗi mảnh là
một đối tƣợng và phân loại đƣợc tiến hành dựa trên
- K- láng giềng gần nhất
- Gán nhãn cho từng lớp
22
các đối tƣợng, thay vì dựa trên từng pixel. Không
sử dụng dữ liệu vector GIS.
Phân loại phân
vùng thực địa
GIS đóng một vai trò quan trọng trong việc phân
loại theo vùng thực địa, Phƣơng pháp này đòi hỏi
sự tích hợp dữ liệu raster và vector trong một phân
loại. Các dữ liệu vector thƣờng đƣợc sử dụng để
chia một bức ảnh thành nhiều vùng, và phân loại
dựa trên các vùng này. Phƣơng pháp phân loại này
đƣợc đƣa ra nhằm giải quyết vấn đề không đồng
nhất về môi trƣờng và khắc phục lẫn phổ trong
cùng một lớp trên các ảnh đa thời gian.
- Phân loại hoàn toàn
dựa trên GIS.
Dựa trên dữ liệu đầu
ra của mỗi yếu tố
không gian
Phân loại cứng Đƣa ra quyết định dứt khoát về lớp che phủ đất mà
mỗi điểm ảnh đƣợc phân bổ cho một lớp duy nhất.
- Xác suất cực đại,
- Phân loại theo khoảng
cách nhỏ nhất,
- Phân loại cây quyết
định,
- Mạng thần kinh nhân
tạo.
Phân loại mềm Cung cấp cho mỗi điểm ảnh một thƣớc đo của mức
độ tƣơng tự cho mỗi lớp. Phân loại mềm cung cấp
- Phân loại mờ,
- Phân loại subpixel,
23
thêm thông tin và có khả năng cho một kết quả
chính xác hơn, đặc biệt là cho phân loại dữ liệu
không gian thô.
- Phân loại hỗn hợp
quang phổ.
Dựa vào thông tin
không gian
Phân loại quang
phổ
Thông tin về quang phổ tinh khiết đƣợc sử dụng
trong việc phân loại ảnh.
- Xác suất cực đại,
- Phân loại theo khoảng
cách nhỏ nhất,
- Mạng thần kinh nhân
tạo.
Phân loại theo ngữ
cảnh
Các thông tin về không gian của các điểm ảnh lân
cận đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp phân loại
này.
- Điều chỉnh point-to-
point theo ngữ cảnh
- Phân loại theo ngữ
cảnh.
Phân loại phối hợp
cả quan phổ và ngữ
cảnh
Thông tin quang phổ và không gian đƣợc sử dụng
trong phân loại. Phân loại có tham số hoặc phi
tham số đƣợc sử dụng để tạo ra hình ảnh phân loại
ban đầu và sau đó phân loại theo ngữ cảnh tiếp tục
thực hiện trong những hình ảnh đã đƣợc phân loại.
- ECHO,
- sự kết hợp của các
tham số hoặc không
tham số
- Các thuật toán theo
ngữ cảnh.
24
1.1.3.2 Xu hƣớng mới về phân loại ảnh vệ tinh trên thế giới và Việt Nam.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp phân loại cho dữ liệu ảnh viễn thám, nhƣng
nhìn chung, phƣơng pháp tiếp cận phân loại ảnh viễn thám có thể đƣợc nhóm lại bao
gồm các nhóm chính sau: có giám sát và không giám sát, hoặc phân loại có tham số và
không tham số (mờ), hoặc cứng và mềm, hoặc dựa trên điểm ảnh, sub-pixel và vùng
đối tƣợng [41]. Tuy nhiên, phƣơng pháp phân loại dựa trên điểm ảnh vẫn là phƣơng
pháp đƣợc các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam sử dụng phổ biến nhất [8, 41, 126,
155]. Nhƣng độ chính xác kết quả phân loại của phƣơng pháp này thƣờng không đáp
ứng yêu cầu của nhiều nghiên cứu đặt ra do tác động của vấn đề lẫn của các điểm ảnh
hỗn hợp [41].
Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng xu hƣớng tích hợp của hai hay nhiều
phƣơng pháp phân loại đã cải thiện và nâng cao độ chính xác kết quả phân loại hơn so
với việc sử dụng một phƣơng pháp phân loại đơn [8, 9, 10]. Một bƣớc quan trọng trong
sự kết hợp này là phát triển các quy tắc phù hợp để kết hợp các kết quả từ các phƣơng
pháp phân loại khác nhau sao cho phát huy đƣợc tối đa các ƣu điểm của từng phƣơng
pháp phân loại riêng rẽ.
1.1.3.3 Lựa chọn phƣơng pháp phân loại phù hợp cho chuỗi ảnh vệ tinh đa thời gian
của luận án
Nhƣ phần tổng quan các phƣơng pháp đánh giá biến động dựa vào ảnh vệ tinh,
luận án đã phân tích và lựa chọn phƣơng pháp đánh giá biến động sau phân loại và độ
chính xác của số liệu biến động sau phân loại phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của
từng phép phân loại riêng rẽ, do đó mục tiêu luận án đặt ra làm thế nào để tăng độ
chính xác của từng kết quả phân loại từ ảnh vệ tinh.
Trong khi đó, khi chiết xuất thông tin sử dụng đất từ chuỗi ảnh viễn thám đa thời
gian Landsat TM và OLI, vấn đề lẫn phổ của cùng một lớp đối tƣợng ở trên các thời
điểm ảnh khác nhau gây ảnh hƣởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả phân loại sẽ
dẫn đến việc xác định biến động sử dụng đất không chính xác do đó luận án đã tìm
hiểu và ứng dụng phƣơng pháp phân loại dựa trên vùng thực địa (Per-field
classification) nhằm giải quyết vấn đề không đồng nhất về môi trƣờng và khắc phục
25
lẫn phổ trong cùng một lớp trên các ảnh đa thời gian, tuy nhiên phƣơng pháp này cần
phải có dữ liệu vector số chuẩn xác về ranh giới của các đối tƣợng trên thực địa nên
luận án đã kết hợp với phƣơng pháp phân loại định hƣớng đối tƣợng (Object-oriented
classification) để tạo ra kết quả vector chuẩn, cuối cùng để chiết tách thành công đối
tƣợng đất xây dựng ở khu vực nông thôn luận án tiếp tục kết hợp với thuật toán K –
Láng giềng gần nhất (K-Nearest Neighbors).
1.2 Các vấn đề cơ bản về nghiên cứu nhân khẩu học trong luận án
1.2.1 Một số khái niệm hiện hành trong nghiên cứu nhân khẩu học
1. Khái niệm về nhân khẩu học
Theo Ashley Crossman, một chuyên gia nghiên cứu các vấn đề xã hội: ―Nhân
khẩu học chuyên nghiên cứu thống kê về con người. Nó bao gồm việc nghiên cứu về
kích thước, cơ cấu và sự phân bố của các cộng đồng người khác nhau và các sự
thay đổi của chúng trong sinh, di cư, lão hóa, và cái chết. Nhân khẩu học cũng bao
gồm việc phân tích các mối quan hệ giữa các quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa và sinh học ảnh hưởng và tác động qua lại với các yếu tố nhân khẩu học‖.
2. Các yếu tố nhân khẩu học
a. Quy mô dân số
Theo tác giả Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc, Peter Cox và các cộng sự
[13, 112]: Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phƣơng, một nƣớc, hay
một châu lục...) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó.
Tác giả Phùng Thế Trƣờng [15] cho rằng quy mô dân số là yếu tố nhân khẩu
học đầu tiên cần đƣợc nghiên cứu. Theo ông, quy mô dân số biểu thị khái quát tổng
số dân của một vùng, một nƣớc hay của các khu vực khác nhau trên thế giới.
Nhƣ vậy, quy mô dân số đƣợc hiểu là tổng số dân của một vùng lãnh thổ xác định.
b. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một
hoặc nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trƣng nhân khẩu học nào đó) [13,
15].
Có rất nhiều loại cơ cấu dân số nhƣ: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính,
26
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống,
thành thị hoặc nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu tuổi và giới tính chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng trong phân loại cơ cấu [13, 15]. Theo Phùng Thế Trƣờng, Nguyễn Thị
Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13, 15] nghiên cứu cơ cấu dân số, đặc biệt cơ cấu tuổi và
giới tính có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu dân số, các số liệu này phục vụ
cho nhiều mục đích phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị.
c. Phân bố dân số
Nguyễn Thị Thiềng, Phùng Thế Trƣờng và các tác giả khác [13, 15] đều cho
rằng phân bố dân cƣ là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng kinh
tế. Việc xác định số dân trong các vùng theo các đặc trƣng địa lý, kinh tế, xã hội,
văn hóa khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phân bố và phân bố lại lực lƣợng
sản xuất, lao động và dân cƣ [15].
d. Hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình biến động dân số,
với các kiểu hôn nhân khác nhau sẽ hình thành các kiểu gia đình khác nhau, nhƣ
vậy hôn nhân và gia đình có mối quan hệ với nhau [15].
Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13] cho rằng ―thuật ngữ hôn nhân đƣợc
sử dụng để mô tả sự hình thành và phá vỡ liên kết giữa các cá nhân trong ―cặp đôi‖.
Trong khi đó, Phùng Thế Trƣờng lại cho rằng hôn nhân là một khái niệm mang
tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố nhƣ là: kết hôn, ly hôn, ly thân, góa, tái kết hôn
[15].
Nhƣ vậy, hôn nhân là chỉ các cặp đôi có mối quan hệ ràng buộc nhau về mặt
pháp lý có thể sống chung trong một gia đình hoặc cũng có thể không.
Cũng theo Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13], họ cho rằng gia đình là
một nhóm ngƣời mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng các mối quan hệ
đặc biệt: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi. Gia
đình có nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ và số thế hệ cùng chung sống với nhau,
có gia đình vợ chồng (một thế hệ), gia đình hạt nhân (hai thế hệ là cha mẹ và con
cái), gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên gồm ông bà, cha mẹ và con cháu).
27
Tác giả Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13] cho rằng quy mô gia đình
là số thành viên của gia đình. Quy mô gia đình phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh và
mô hình chung sống.
Hiện nay, ở nhiều nƣớc châu Âu, châu Mỹ quy mô hộ gia đình trung bình dao
động từ 2,2 đến 3 ngƣời, còn ở Việt Nam là 3,8 ngƣời theo số liệu Tổng điều tra dân
số năm 2009. Tuy nhiên so với trƣớc đây, quy mô gia đình đang có xu hƣớng giảm.
Nguyên nhân của hiện tƣợng này là xu hƣớng sinh ít con và hạt nhân hoá gia đình
phát triển mạnh mẽ ở cả đô thị lẫn nông thôn [13].
Cơ cấu gia đình là sự phân chia gia đình theo những tiêu thức nhất định [13].
Hai tiêu thức phổ biến nhất đƣợc sử dụng là hình thức tổ chức và sự thiếu vắng của
bố hoặc mẹ trong gia đình. Ngoài ra, gia đình còn đƣợc phân chia theo những tiêu
thức khác nhƣ: quy mô hộ, loại hình hoạt động kinh tế-xã hội, theo hoàn cảnh kinh
tế…
+ Theo hình thức tổ chức: gia đình đƣợc chia thành gia đình hạt nhân và gia
đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là gia đình gồm một cặp vợ chồng bố mẹ và có
(hoặc không có) những đứa con chƣa kết hôn. Cơ sở để phân loại gia đình hạt nhân
là cùng thế hệ hoặc hai thế hệ liền nhau. Gia đình mở rộng là gia đình mà cơ cấu
của nó bao gồm một số nhóm gia đình hạt nhân. Có thể gọi gia đình mở rộng là gia
đình cùng dòng máu và gia đình kết hợp.
+ Theo quy mô hộ, gia đình cũng đƣợc phân chia thành các nhóm hộ với quy mô
khác nhau, chẳng hạn gia đình quy mô lớn, gia đình quy mô nhỏ. Ở Việt Nam hiện
nay, có thể coi gia đình hạt nhân có từ 1 đến 2 con là gia đình quy mô nhỏ, gia đình hạt
nhân có từ 4 con trở lên và gia đình mở rộng thƣờng đƣợc coi là gia đình quy mô lớn.
+ Theo các loại hình hoạt động kinh tế - xã hội: gia đình đƣợc phân thành gia
đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình nông dân.
+ Theo hoàn cảnh kinh tế: gia đình đƣợc phân thành các hộ gia đình giàu và hộ
gia đình nghèo.
2. Các hiện tƣợng nhân khẩu học
Đối tƣợng nghiên cứu của dân số học là tái sản xuất dân số thông qua các hiện
28
tƣợng sinh, chết và di cƣ [13]. Đối với mỗi hiện tƣợng, phép phân tích nhân khẩu
học sẽ đƣợc kết hợp bởi các kỹ thuật cổ điển và phân tích lý giải.
a. Sinh đẻ và mức sinh
Sinh đẻ (birth), hoặc đơn giản hơn là sinh, chỉ việc một ngƣời phụ nữ sinh ra
một đứa trẻ sống. Trong nhiều văn bản, việc sinh ra một đứa trẻ sống đƣợc gọi đơn
giản là sinh sống, hay đứa trẻ đƣợc sinh ra sống [13, 112].
Mức sinh (fertility) chỉ số trẻ do phụ nữ sinh ra sống (đôi khi còn đƣợc gọi là số
sinh). Mức sinh của một phụ nữ là số trẻ mà phụ nữ đó sinh ra sống.
Khả năng sinh sản là khả năng sinh lý, khả năng có thể có con của ngƣời phụ
nữ. Khả năng sinh sản đối lập với khả năng vô sinh. Lƣu ý rằng có những phụ nữ có
khả năng sinh sản nhƣng không sinh con.
b. Sự tử vong
Khái niệm về sự tử vong đƣợc Liên hợp quốc và tổ chức Y tế thế giới thống
nhất định nghĩa nhƣ sau: "Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự
sống ở một thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất
cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại đƣợc)".
Nhƣ vậy, sự kiện chết xảy ra chỉ sau khi có sự kiện sinh sống. Khoảng thời
gian kể từ khi sinh đến khi chết là độ dài cuộc sống, hay còn gọi là một đời ngƣời
[13].
Tử vong là sự xuất hiện các ca tử vong trong dân số. Thay đổi trong tỷ lệ tử
vong đƣợc xác định chủ yếu bởi những thay đổi trong tiêu chuẩn của một dân số
sống và tiến bộ trong y học, y tế công cộng và khoa học. Các nƣớc có thu nhập thấp
thƣờng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nƣớc có thu nhập cao. Trong cùng một
nƣớc, ngƣời có thu nhập thấp thƣờng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với ngƣời có thu
nhập cao. Mặc dù không có nhiều thay đổi trong tỷ lệ tử vong giữa các vùng địa lý
khác nhau giữa các quốc gia có thu nhập cao, vẫn còn một số khác biệt giữa các
chủng tộc, dân tộc, và các nhóm kinh tế - xã hội.
c. Di dân
Di dân là sự di chuyển của ngƣời dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thời
29
gian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú [13].
Trong nghiên cứu di dân một số khái niệm cần quan tâm là:
- Nơi đi hay còn gọi là nơi xuất cƣ, là địa điểm cƣ trú trƣớc khi một ngƣời rời
đi nơi khác sinh sống.
- Nơi đến là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là địa điểm mà một ngƣời dừng
lại để sinh sống.
- Ngƣời xuất cƣ hay còn gọi là ngƣời di cƣ đi là ngƣời rời nơi đang sinh sống
để đi nơi khác.
- Ngƣời nhập cƣ hay còn gọi là ngƣời di cƣ đến là ngƣời đến nơi mới để sinh
sống.
1.2.2 Các học thuyết cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ dân số và phát triển
Môn nhân khẩu học đƣợc ra đời từ thế kỷ 19, tuy nhiên những quan tâm của
con ngƣời đã xuất phát từ thời thƣợng cổ và cho đến tận ngày nay con ngƣời vẫn
đang tiếp tục nghiên cứu, khám phá các định luật, các mối quan hệ nhằm đƣa ra các
giải pháp tốt nhất cho vấn đề dân số trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời.
Do vậy, theo dòng thời gian lịch sử của nhân loại, đã tồn tại rất nhiều các luồng tƣ
tƣởng và các học thuyết về dân số. Tuy nhiên, trong luận án chỉ phân tích các học
thuyết về tăng trƣởng dân số từ thời kỳ Phục Hƣng cho đến nay, với lí do các học
thuyết dân số trƣớc đó ít có mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội và ít có tầm
ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng và quan điểm nghiên cứu về dân số của các học giả khác.
1. Học thuyết, khuynh hƣớng Malthus
(Các điều kiện tự nhiên Các phương thức canh tác Số dân)
Hình 1.1: Mô hình Malthus [9]
Lý thuyết của nhà nhân khẩu học, kinh tế học ngƣời Anh Thomas Robert
Malthus cho rằng việc gia tăng dân số nên phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự
nhiên trong đó có yếu tố đất đai, tuy nhiên khi dân số có xu hƣớng tăng vƣợt quá
trong các phƣơng tiện sinh hoạt thì cần phải có một số phƣơng pháp để kiềm chế sự
30
gia tăng dân số. Ông cho rằng, khi dân số tăng trƣởng quá đông sẽ dẫn đến sự nghèo
đói, bệnh dịch và chiến tranh, do đó cần phải có những biện pháp để hạn chế sự gia
tăng dân số nhƣ kết hôn muộn, kiềm chế tình dục, chiến tranh.
Tóm lại, các biện pháp nhằm cản trở sự phát triển dân số của Malthus chƣa thực
sự hợp lý và bị xã hội lên án, tuy nhiên học thuyết dân số của Malthus đƣợc coi là
học thuyết đầu tiên đặt nền móng cho mối quan hệ giữa dân số và lƣơng thực, thực
phẩm gián tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất.
2. Học thuyết Boserup
(Áp lực dân số Tăng cường các Số dân “ chịu đựng được”)
phương thức canh tác
Hình 1.2: Mô hình Boserup [9]
Tƣ tƣởng dân số và phát triển nông nghiệp của Boserup là một quan điểm mới,
quan trọng trên phƣơng diện giải thích quá trình thay đổi các hoạt động nông nghiệp
trên toàn cầu [117]. Boserup cho rằng đất đai canh tác nông nghiệp rộng lớn với
mức độ tập trung sản xuất thấp là phù hợp khi mật độ dân số nông thôn không cao,
bởi vì nó có xu hƣớng thuận lợi trong tổng số khối lƣợng công việc và hiệu quả giữa
đầu ra và đầu vào. Nhƣng nếu mật độ dân số tăng sẽ đòi hỏi sự tập trung sản xuất
trong nông nghiệp tăng và thời gian bỏ hoang đất canh tác sẽ đƣợc rút ngắn. Nhƣ
vậy, bà khẳng định rằng sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự thay đổi trong phƣơng
pháp sản xuất nông nghiệp, sự tập trung sản xuất sẽ đƣợc nâng cao hơn với chi phí
cho các hoạt động sẽ thấp hơn là những gì mà Boserup mô tả về gia tăng cƣờng độ
canh tác trên đất nông nghiệp.
Chính học thuyết của Boseup đã đặt nền móng cho các quá trình khai thác triệt
để tiềm năng sản xuất của đất đai khi mật độ dân số trên toàn cầu gia tăng mạnh mẽ.
Những chính sách cải cách về nông nghiệp sau này đều dựa trên nền móng học
thuyết của bà. Hiện nay, trên thế giới dân số đang ngày một gia tăng cũng đồng
nghĩa với việc sự suy giảm đất hoang hóa, đất đai đƣợc thâm canh tăng vụ, áp dụng
các thành tựu khoa học công nghệ nhằm nâng cao khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản
xuất trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Trong học thuyết này Boseup khẳng định
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY
Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY

More Related Content

What's hot

đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
Ngọc Ánh Nguyễn
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
truognnghiac4
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Lâm Xung
 

What's hot (20)

đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên D...
Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên D...Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên D...
Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên D...
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
 
Quản trị dự án đầu tư
Quản trị dự án đầu tưQuản trị dự án đầu tư
Quản trị dự án đầu tư
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
 
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 

Similar to Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY (20)

Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nộiLuận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà GiangTác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOTLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà GiangLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuan
 
Luận văn: Ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên đảo, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên đảo, 9đLuận văn: Ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên đảo, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên đảo, 9đ
 
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAYLuận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa ...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa ...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa ...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa ...
 
Luận án: Xây dựng mô hình biến động địa cơ khu vực lò chợ cơ giới
Luận án: Xây dựng mô hình biến động địa cơ khu vực lò chợ cơ giớiLuận án: Xây dựng mô hình biến động địa cơ khu vực lò chợ cơ giới
Luận án: Xây dựng mô hình biến động địa cơ khu vực lò chợ cơ giới
 
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAYLuận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
 
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOTĐề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luân án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT LÊ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC THUỘC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT LÊ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC THUỘC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Ngành : Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ Mã số : 62.52.05.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Phạm Văn Cự 2. GS.TS Võ Chí Mỹ Hà Nội - 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Thu Hà
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4 4. Các phƣơng pháp và phần mềm nghiên cứu..........................................................4 5. Các luận điểm bảo vệ..............................................................................................5 6. Những điểm mới của luận án..................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................5 8. Cơ sở tài liệu...........................................................................................................6 9. Cấu trúc luận án ......................................................................................................7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.................................................................8 1.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất .................................................8 1.1.1 Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố quan hệ .............8 1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất...................................16 1.1.3 Các phương pháp phân loại hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và xu hướng mới trên Thế giới và Việt Nam ......................................................................18 1.2 Các vấn đề cơ bản về nghiên cứu nhân khẩu học trong luận án 22 1.2.1 Một số khái niệm hiện hành trong nghiên cứu nhân khẩu học.....................22 1.2.2 Những học thuyết cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển ...........................................................................................................................29 1.2.3 Sự biến động các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, môi trường và gây ra những biến động trong mục đích sử dụng đất .........32 1.3 Các phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học....................................................................31 1.3.1 Tích hợp dữ liệu viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất do tác động của phát triển dân số............................................................................31
  • 5. iii 1.3.2 Sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên phân tích thống kê để xác định quan hệ giữa sử dụng đất và thay đổi dân số các khu vực nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam....................................................................................................................31 1.4 Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học ở Việt Nam.................................................................................34 Kết luận chương 1 ...................................................................................................40 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ SỰ THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH............................................................................................................................42 2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu của luận án............................................42 2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên huyện Giao Thủy...................................................42 2.1.2. Các nguồn tài nguyên.....................................................................................43 2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..............................................45 2.1.4 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy ..............................................................................48 2.2 Xác định và đánh giá quá trình biến động sử dụng đất tại Giao Thủy từ dữ liệu ảnh vệ tinh ........................................................................................................50 2.2.1 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Giao Thủy, Nam Định ...50 2.2.2 Đánh giá quá trình biến động sử dụng đất khu vực ven biển Giao Thủy, Nam Định87 2.3 Diễn biến phát triển nhân khẩu khu vực Giao Thủy, tỉnh Nam Định.........94 2.3.1 Quy mô hộ và quy mô dân số .........................................................................94 2.3.2 Mật độ và sự phân bố dân số .........................................................................96 2.3.3 Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi............................................97 2.3.4 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ........................................98 2.3.5 Lao động, việc làm .........................................................................................99 Kết luận chương 2 .................................................................................................101 CHƢƠNG 3. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TẠI KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH...........................................................................................................................102
  • 6. iv 3.1 Phương pháp phân tích thống kê trong xác định mối quan hệ giữa sự biến động sử dụng đất với một số yếu tố nhân khẩu học...........................................102 3.1.1 Phương pháp tương quan tuyến tính ...........................................................102 3.1.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính ...................................................................103 3.2 Xác định mối quan hệ giữa sự biến động sử dụng đất với một số yếu tố nhân khẩu học tại Giao Thủy, Nam Định dựa vào mô hình hồi quy ...............106 3.2.1 Xác định mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích đất xây dựng với các yếu tố nhân khẩu học tại Giao Thủy .................................................................................106 3.2.2 Mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các yếu tố nhân khẩu học tại Giao Thủy.............................................................................113 3.2.3 Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các biến nhân khẩu học huyện Giao Thủy bằng phương pháp hồi quy đa biến....................................118 3.3 Kết hợp các mô hình nhằm dự báo biến động SDĐ dưới ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ......................................................................................................................122 3.3.1 Mô tả chi tiết các biến tham gia quá trình dự báo biến động sử dụng đất tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..........................................................................127 3.3.2 Đánh giá khả năng chuyển đổi sử dụng đất tại Giao Thủy bằng mô hình hồi quy đa biến logistic.................................................................................................130 3.3.3 Dự báo biến động sử dụng đất bằng mô hình chuỗi Markov......................134 3.3.4 Tích hợp kết quả mô hình hồi quy logistic và kết quả dự báo trong mô hình chuỗi Markov nhằm dự báo biến động sử dụng đất trong mô hình Cellular Automata tại huyện Giao Thủy...............................................................................137 3.3.5 Kiểm chứng độ chính xác kết quả của mô hình............................................138 3.4 Đánh giá vai trò của dự báo biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu học đối với quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................................................................144 3.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn tại Giao Thủy, Nam Định.............................144
  • 7. v 3.4.2 Định hướng dài hạn sử dụng đất cho giai đoạn 2020 - 2030 tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............................................................................................145 3.4.3 Đánh giá vai trò của dự báo biến động sử dụng đất và đề xuất lồng ghép các yếu tố nhân khẩu học trong điều chỉnh định hướng và quan điểm sử dụng đất cho giai đoạn 2020 - 2030 tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................145 Kết luận chương 3 ................................................................................................142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................152 Phụ lục 1. Ranh giới từng lớp đối tƣợng đƣợc vector hóa trên kết quả hiện trạng sử dụng đất năm 2009; Phụ lục 2. Kết quả phân loại dựa trên phƣơng pháp phân vùng thực địa; Phụ lục 3. Số liệu thống kê các yếu tố nhân khẩu học thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Phụ lục 4. Định dạng dữ liệu chạy mô hình Logistic – Markov – Cellular Automata; Phụ lục 5. Các biến độc lập tham gia quá trình mô hình hóa biến động sử dụng đất; Phụ lục 6. Kết quả khả năng chuyển đổi các loại đất thành đất nuôi trồng thủy sản từ mô hình MultiLogistic huyện Giao Thủy; Phụ lục 7. Kết quả khả năng chuyển đổi các loại đất thành đất xây dựng huyện Giao Thủy từ mô hình MultiLogistic; Phụ lục 8. Kết quả kiểm tra độ chính xác dự báo phân bố đất NTTS năm 2009 huyện Giao Thủy; Phụ lục 9. Kết quả kiểm tra độ chính xác dự báo phân bố đất xây dựng năm 2009 huyện Giao Thủy.
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SDĐ Sử dụng đất HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất NKH Nhân khẩu học GIS Hệ thống thông tin địa lý XD Xây dựng CSD Chƣa sử dụng MN Mặt nƣớc RNM Rừng ngập mặn NTTS Nuôi trồng thủy sản TM Thematic Mapper ETM Enhanced Thematic Mapper OLI Operational Land Imager TB Trung bình CA Cellular Automata K-NN K - Nearest Neighbors SAVI Soil - Adjusted Vegetation Index NDVI Normalized Difference Vegetative Index NDBI Normalized Difference Built-up Index SI Soil Index RISI Rural Impervious Surface Index NCS Nghiên cứu sinh
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các ảnh vệ tinh sử dụng trong nghiên cứu của luận án......................................55 Bảng 2.2: Đặc trƣng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian ảnh Landsat TM ....55 Bảng 2.3: Đặc trƣng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian ảnh Landsat OLI....55 Bảng 2.4: Bảng hệ thống các lớp sử dụng đất của huyện Giao Thủy, Nam Định............59 Bảng 2.4: Bảng khảo sát thực tế các giá trị ngƣỡng của các chỉ số đƣợc dùng để phân loại các đối tƣợng trên ảnh Landsat TM 2009.............................................................................72 Bảng 2.5: Bảng mô tả quá trình xây dựng bộ quy tắc (Rule set) cho ảnh Landsat 2009 khu vực Giao Thủy..................................................................................................................73 Bảng 2.6: Bảng ma trận sai số năm 2009..............................................................................79 Bảng 2.7: Diện tích các lớp sử dụng đất từ năm 1989 đến 2013 khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..............................................................................................................90 Bảng 2.8: Bảng ma trận biến động sử dụng đất giai đoạn 1989-1995 ..............................91 Bảng 2.9: Biến động sử dụng đất giai đoạn 1995-1999 ………........................................91 Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất giai đoạn 1999-2005 …… ..........................................92 Bảng 2.11: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2013 ..................................................92 Bảng 3.1: Bảng thống kê số liệu diện tích đất xây dựng với các yếu tố nhân khẩu học .................................................................................................................................................109 Bảng 3.2: Bảng thống kê số liệu diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các yếu tố nhân khẩu học ...............................................................................................................................113 Bảng 3.3: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1989-1999 và dự báo 2009 .................................................................................................................................................134 Bảng 3.4: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1999-2009 và dự báo 2019 .................................................................................................................................................134 Bảng 3.5: Ma trận vùng chuyển đổi đất xây dựng giai đoạn 1989-2009 và dự báo 2029 .................................................................................................................................................135 Bảng 3.6 : Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1989-1999 dự báo 2009 ......135 Bảng 3.7: Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1999-2009 dự báo 2019........136
  • 10. viii Bảng 3.8: Ma trận vùng chuyển đổi đất NTTS giai đoạn 1989-2009 dự báo 2029........136 Bảng 3.9: Kết quả dự báo hiện trạng sử dụng đất năm 2009, 2019 và 2029 từ mô hình Markov ..........................................................................................................................140 Bảng 3.10: Kết quả dự báo hiện trạng sử dụng đất năm 2009, 2019 và 2029 từ mô hình Markov .................................................................................................................................142
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình Malthus...................................................................................................29 Hình 1.2: Mô hình Boserup...................................................................................................30 Hình 1.3: Mô hình quá độ dân số..........................................................................................31 Hình 1.4: Quan điểm nghiên cứu của luận án ......................................................................44 Hình 1.5: Các phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong luận án.........................................44 Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu...............................................................................................45 Hình 2.2: Đƣờng cong phản xạ phổ của các đối tƣợng tự nhiên........................................56 Hình 2.3: Đƣờng cong phản xạ phổ của các đối tƣợng chính trong đô thị........................57 Hình 2.4: Ảnh Landsat TM năm 2009 khu vực nghiên cứu...............................................68 Hình 2.5: Ảnh landsat TM năm 2009 đƣợc cắt theo ranh giới huyện Giao Thủy............69 Hình 2.6: Kết quả phân mảnh ảnh Landsat TM với các thông số đã lựa chọn.................70 Hình 2.8: Lớp ranh giới của đối tƣợng đất nuôi trồng thủy sản năm 2009........................80 Hình 2.9: Quy trình chiết tách đất xây dựng huyện Giao Thủy dựa trên thuật toán K-NN ...................................................................................................................................................82 Hình 2.10: Sự phân bố của tập mẫu trong quá trình phân loại theo thuật toán K-NN tại khu vực huyện Giao Thủy......................................................................................................84 Hình 2.11: Quy trình đánh giá biến động sau phân loại trong ArcMap.............................90 Hình 2.12: Sự tổng hợp biến động chính giữa các loại hình sử dụng đất tại Giao Thủy giai đoạn 1989-2013 tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.................................95 Hình 2.13: a) Sự biến thiên của quy mô dân số; b) Sự gia tăng số hộ ở Giao Thủy.........98 Hình 2.14: Sự biến động mật độ hộ gia đình trên không gian các xã thuộc huyện Giao Thủy giai đoạn 1989-2009......................................................................................................98 Hình 2.15: Biểu đồ gia tăng số lƣợng ngƣời lao động trong ngành thủy sản..................102 Hình 3.1. Đồ hình biểu thị quan hệ tƣơng quan giữa các dãy số......................................105 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện dạng quan hệ hồi quy tuyến tính giữa hai biến.....................107 Hình 3.3: Đƣờng xu hƣớng gia tăng diện tích đất xây dựng đƣợc chiết xuất từ kết quả phân loại ảnh vệ tinh .............................................................................................................109
  • 12. x Hình 3.4: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng và số lƣợng hộ gia đình Giao Thủy giai đoạn 1989-2013......................................................................110 Hình 3.5: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng vàtỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 1989-2013...................................111 Hình 3.6: Đƣờng hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa diện tích đất xây dựng và mật độ dân số Giao Thủy giai đoạn 1989-2013 .....................................................................................112 Hình 3.7: Đƣờng xu hƣớng gia tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản...........................113 Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ dân số và diện tích NTTS tại Giao Thủy giai đoạn 1989-2013....................................................................................................114 Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số hộ gia đình và diện tích NTTS tại Giao Thủy từ năm 1989 đến 2013 ................................................................................................115 Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ trọng ngƣời trong độ tuổi lao động và diện tích NTTS tại Giao Thủy giai đoạn 1989 - 2013 .......................................................116 Hình 3.11: Tích hợp mô hình MultiLogistic – Markov - Cellular Automata nhằm dự báo biến động đất xây dựng và NTTS huyện Giao Thủy.........................................................126 Hình 3.12: Hiện trạng phân bố đất xây dựng huyện Giao Thủy năm 1989, 1999, 2009127 Hình 3.13: Hiện trạng phân bố đất NTTS huyện Giao Thủy năm 1989, 1999, 2009 ....127 Hình 3.14: Biến động diện tích đất xây dựng huyện Giao Thủy giai đoạn 1989 - 1999,1999 - 2009, 1989 - 2009............................................................................................128 Hình 3.15: Biến động diện tích đất NTTS huyện Giao Thủy giai đoạn 1989-1999, 1999- 2009, 1989-2009....................................................................................................................128 Hình 3.16: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 1999- 2009 ........................................................................................................................................134 Hình 3.17: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 2009- 2019 ........................................................................................................................................134 Hình 3.18: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất xây dựng giai đoạn 2009- 2029 ........................................................................................................................................135 Hình 3.19: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 1999-2009 .................................................................................................................................................135
  • 13. xi Hình 3.20: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 2009 - 2019 .................................................................................................................................................136 Hình 3.21: Kết quả dự báo chuyển đổi các loại đất sang đất NTTS giai đoạn 2009 - 2029 .................................................................................................................................................136 Hình 3.22: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2009................................137 Hình 3.23: Dự báo phân bố đất nuôi trồng thủy sản tại Giao Thủy năm 2009...............137 Hình 3.24: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2019, 2029......................139 Hình 3.25: Kết quả dự báo biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2009-2029..140 Hình 3.26: Dự báo biến động cơ cấu các loại hình sử dụng đất các năm 2009, 2019, 2029 .................................................................................................................................................140 Hình 3.27: Dự báo phân bố đất xây dựng tại Giao Thủy năm 2019, 2029......................141 Hình 3.28: Kết quả dự báo biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2009-2029..142 Hình 3.29: Dự báo biến động cơ cấu các loại hình sử dụng đất các năm 2009, 2019, 2029 .................................................................................................................................................142 .
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài ngƣời. Thực tế cho thấy rằng: trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật, văn hoá và khoa học đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất [10]. Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa con ngƣời và đất đai ngày càng căng thẳng. Trong quá trình sử dụng đất, con ngƣời đã có những hành động dẫn đến huỷ hoại môi trƣờng đất, làm cho một số công năng của đất đai bị yếu đi, gây ra những biến động trong sử dụng đất từ quy mô địa phƣơng đến toàn cầu [10]. Do đó, việc tiến hành các nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình biến động sử dụng đất và mối quan hệ với con ngƣời là rất cần thiết. Bắt đầu từ giữa những năm 1970 đến nay, nhiều nghiên cứu đã xác định rằng [36]: sự biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu có mối quan hệ hữu cơ với quá trình biến động của sử dụng đất/lớp phủ mặt đất. Hoạt động kinh tế - xã hội trên các đơn vị đất là một trong các nguyên nhân chính phát thải khí nhà kính vào khí quyển [143], gây suy thoái đa dạng sinh học trên toàn thế giới [125], làm suy giảm khả năng của các hệ sinh thái [149]. Tuy nhiên, sử dụng đất cũng mang lại những lợi ích tối ƣu cho cuộc sống vật chất và tinh thần, là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của con ngƣời. Tùy thuộc vào bối cảnh phát triển của xã hội, việc lựa chọn thay đổi mục đích sử dụng đất là hiện thực tất yếu đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát triển bền vững cho cuộc sống con ngƣời [79]. Biến động sử dụng đất có thể là hệ quả của nhiều loại nguyên nhân khác nhau, bao gồm: chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài v.v… [85]. Các nguyên nhân gây ra sự biến động sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp [30, 103, 135, 140], tuy vậy, có thể khái quát chúng trong hai nhóm chính: (i) Những biến đổi có nguyên nhân tự nhiên và (ii). Những biến đổi có nguyên nhân từ các hoạt động phát triển
  • 15. 2 kinh tế - xã hội của con người. Trong đó, nhân khẩu học đã đƣợc các nhà nghiên cứu xác định là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra biến động sử dụng đất trên toàn cầu. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai nguồn cung cấp lúa gạo chủ yếu của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách an ninh lƣơng thực quốc gia. Khu vực này rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và trồng cây lƣơng thực. Tuy nhiên, đây lại là nơi tập trung dân cƣ đông nhất, có tới 19.577.944 ngƣời với mật độ dân cƣ dày đặc nhất khoảng 1.238 ngƣời/km2, gấp 5 lần so với mật độ trung bình cả nƣớc. Những đặc điểm trên tạo đƣợc những mặt tác động tích cực, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội, là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài... nhƣng mặt khác đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ. Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển thì sẽ hạn chế trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm các nhu cầu phúc lợi xã hội, môi trƣờng bị gia tăng tác động, gây ô nhiễm, dịch bệnh, suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt sẽ gây ra áp lực rất lớn đến tài nguyên đất đai của khu vực. Trong khi đó, đồng bằng sông Hồng bình quân có diện tích canh tác trên mỗi đầu ngƣời chỉ đạt khoảng 1/2 con số trung bình của cả nƣớc (bình quân cả nƣớc 892m2 /ngƣời). Đất canh tác ít, dân số quá đông gây áp lực rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Do đó, nghiên cứu tổng thể mối quan hệ biến động sử dụng đất/các yếu tố nhân khẩu học/phát triển kinh tế - xã hội là thực sự cần thiết. Cho đến nay, công nghệ viễn thám đã đƣợc chứng minh là công cụ hiệu quả trong nghiên cứu giám sát các thành phần địa lý tự nhiên trên bề mặt Trái đất. Trong thực tế, sự biến động các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội. Ứng dụng viễn thám để trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu các vấn đề xã hội là xu thế mới trong lĩnh vực viễn thám ứng dụng. Việc ứng dụng viễn thám để nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học nói chung và thử nghiệm cho khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nói riêng là định hƣớng đúng, phù hợp với yêu cầu của thực tế hiện nay.
  • 16. 3 Từ các luận giải trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài ―Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định‖. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này đƣợc nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau đây: a/ Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các quy hoạch sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các đơn vị cấp huyện. b/ Mục tiêu cụ thể: 1. Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của công nghệ viễn thám và GIS trong việc đánh giá, xác định quan hệ giữa biến động sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học nói riêng và các nhân tố xã hội học nói chung. 2. Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và quá trình phát triển nhân khẩu học của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định theo không gian và thời gian bằng công nghệ viễn thám và GIS. 2.2 Nội dung nghiên cứu của luận án Để đạt mục tiêu của đề tài, quá trình nghiên cứu đã thực hiện năm nội dung chính sau đây: 1. Tổng quan tài liệu về tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học trên thế giới và Việt Nam nhằm xác định các yếu tố nhân khẩu học gây biến động sử dụng đất và lựa chọn phƣơng pháp phù hợp cho khu vực nghiên cứu; 2. Xác định hiện trạng sử dụng đất, diễn biến biến động sử dụng đất ở quy mô cấp huyện thuộc đồng bằng Sông Hồng từ sau thời kỳ ―Đổi mới‖ đến nay dựa trên dữ liệu viễn thám đa thời gian; 3. Xác định sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học (đã đƣợc các nghiên cứu chứng minh có liên quan đến những thay đổi sử dụng đất) từ sau thời kỳ ―Đổi mới‖ đến nay tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;
  • 17. 4 4. Nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy trong phân tích thống kê nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với các biến động sử dụng đất; 5. Nghiên cứu và tích hợp đa mô hình nhằm dự báo biến động sử dụng đất có sự tham gia của các biến nhân khẩu học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a/ Đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, đối tƣợng nghiên cứu của luận án giới hạn trong các vấn đề về ứng dụng kỹ thuật địa tin học để xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và quá trình phát triển nhân khẩu học. b/ Phạm vi nghiên cứu Luận án đƣợc giới hạn trong các phạm vi sau đây: Phạm vi lãnh thổ: Giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sử dụng đất huyện Giao Thủy ở thời điểm năm 1989, 1995, 1999, 2005, 2009 và 2013; phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 1989 - 1999, 1999 - 2009, 2009 - 2013 có tính đến các số liệu hiện trạng kinh tế - xã hội của năm 2015 và định hƣớng tới 2019 và 2029. Phạm vi khoa học: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các biến nhân khẩu học bao gồm: mật độ dân số, số lƣợng hộ gia đình, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động. Mối quan hệ này chỉ nghiên cứu theo chiều các biến nhân khẩu học tác động và làm thay đổi biến sử dụng đất tại khu vực huyện Giao Thủy. 4. Các phương pháp và phần mềm nghiên cứu 4.1 Các phương pháp nghiên cứu 1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phục vụ cho phần tổng quan luận án; 2. Phƣơng pháp viễn thám: Xử lý và phân loại ảnh vệ tinh; 3. Phƣơng pháp phân tích không gian: Xác định biến động sử dụng đất tại Giao Thủy;
  • 18. 5 4. Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các số liệu dân số và sử dụng đất; 5. Phƣơng pháp hồi quy thống kê: Xác định các mối quan hệ giữa các biến sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học; 6. Phƣơng pháp mô hình hóa: Mô phỏng và dự báo biến động sử dụng đất; 7. Phƣơng pháp tích hợp: Tích hợp các công nghệ viễn thám và GIS, tích hợp đa mô hình; 8. Phƣơng pháp thực nghiệm thực địa: Thu thập và xác định các mẫu đối tƣợng trên thực địa nhằm kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh. 4.2 Các phần mềm được luận án sử dụng 1. Envi 4.8: Xử lý ảnh vệ tinh; 2. eCognition Developer: Phân loại ảnh vệ tinh; 3. Mapinfo 10.0: Tạo dữ liệu thuộc tính trên không gian xã cho dữ liệu dân số; 4. Arc Map 10.0: Phân loại ảnh vệ tinh và Phân tích biến động không gian; 5. IBM SPSS Statistics 20: Phân tích thống kê xác định quan hệ giữa các biến; 6. IDRISI Selva: Phân tích và dự báo biến động sử dụng đất; 7. Excell 10.0: Tạo bảng biểu, biểu đồ thống kê. 5. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Biến động tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất xây dựng tại huyện Giao Thủy thời kỳ sau ―Đổi mới‖ có mối quan hệ chặt chẽ với xu thế tăng trƣởng của hai yếu tố nhân khẩu học là số lƣợng hộ gia đình và tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động. Luận điểm 2: Tích hợp mô hình hồi quy Logistic, chuỗi Markov với Cellular Automata trên GIS cho phép dự báo về biến động sử dụng đất huyện Giao Thủy trên không gian và thời gian đạt độ tin cậy cao. 6. Những điểm mới của luận án 1. Sự kết hợp phƣơng pháp phân loại theo hƣớng đối tƣợng với phƣơng pháp phân loại theo vùng thực địa và thuật toán K - NN đã nâng cao độ tin cậy
  • 19. 6 trong việc đánh giá biến động sử dụng đất từ ảnh vệ tinh. 2. Xác định mối quan hệ giữa gia tăng lực lƣợng lao động, gia tăng số lƣợng gia đình với biến động sử dụng đất khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định dựa trên công nghệ viễn thám và GIS. 3. Dự báo biến động sử dụng đất tại Giao Thủy dựa trên việc tích hợp đa mô hình với sự tham gia của các biến nhân khẩu học. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: - Xây dựng hƣớng tiếp cận liên ngành giữa khoa học Trái đất và khoa học xã hội nhằm đánh giá mối quan hệ giữa hai đối tƣợng sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học. - Sự tích hợp các phƣơng pháp trong phân loại ảnh vệ tinh đa phổ, đa thời gian trong nghiên cứu biến động sử dụng đất ở khu vực nông thôn đã nâng cao vai trò của tƣ liệu ảnh vệ tinh Landsat. - Các dự báo mang tính định lƣợng về biến động sử dụng đất và phân tích không gian ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học đến biến động sử dụng đất trong nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tích hợp của mô hình hồi quy Logistic - Markov - Cellular Automata. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận án đã làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố lực lƣợng lao động, số hộ gia đình trong việc sử dụng đất và biến động sử dụng đất. Điều này là cần thiết cho việc điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng; - Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy năm 1989, 1995, 1999, 2005, 2009, 2013 và đánh giá biến động sử dụng đất trong từng giai đoạn sẽ góp phần cho công tác điều tra và quản lý tài nguyên đất đai của khu vực; - Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần định hƣớng chức năng và cơ cấu sử dụng đất cho việc quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy theo hƣớng sử dụng đất bền vững.
  • 20. 7 8. Cơ sở tài liệu Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú đƣợc nghiên cứu sinh thu thập trong suốt thời gian thực hiện luận án. Luận án đã thu thập khối lƣợng cơ sở dữ liệu, bao gồm: bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1:50.000 năm 2005 và 2010 tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Giao Thủy, ảnh vệ tinh Landsat TM, OLI trên trang web http://glcf.umiacs.umd.edu/data , ảnh vệ tinh Ikonos năm 2009 trên trang web Google Earth, các số liệu thống kê của huyện Giao Thủy từ năm 1990 đến 2015 tại Phòng Thống kê huyện Giao Thủy. Bên cạnh đó, luận án cũng đã tham khảo nhiều đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trƣờng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Các số liệu thống kê kinh tế - xã hội, môi trƣờng, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đƣợc trực tiếp thu thập tại Phòng Thống kê huyện Giao Thủy, Trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình huyện Giao Thủy, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nam Định, Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định. 9. Cấu trúc luận án Luận án bao gồm 3 chƣơng cùng với phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo đƣợc trình bày trong 160 trang đánh máy; có sử dụng 20 bảng; 55 hình, biểu đồ và bản đồ; phần phụ lục. Dƣới đây là tiêu đề các chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lí luận về nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học trên Thế giới và Việt Nam. Chƣơng 2: Đánh giá quá trình biến động sử dụng đất và sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Chƣơng 3: Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và một số yếu tố nhân khẩu học tại khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo
  • 21. 8 10. Lời cảm ơn Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hƣớng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Cự và GS. TS Võ Chí Mỹ, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo về khoa học và luôn động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp trong khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Đặc biệt là sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các Thầy, Cô tại bộ môn Trắc địa mỏ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ của trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hƣớng dẫn và tạo nhiều điều kiện để tôi tham gia các khóa học cũng nhƣ cung cấp nguồn dữ liệu liên quan để tôi hoàn thành bản luận án này. Xin chân thành cảm ơn dự án: ―Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng trên đồng bằng sông Hồng‖ do Danida tài trợ đã giúp tôi đƣợc đi thực địa và cung cấp nguồn dữ liệu để tôi thực hiện đƣợc luận án này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ về tinh thần của bố mẹ tôi, các anh chị và các em của tôi. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp vì những trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chồng và hai cô con gái đáng yêu của tôi. Những ngƣời luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ cho tôi về cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận án của mình. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 22. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất 1.1.1 Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố quan hệ 1. Định nghĩa lớp phủ đất/sử dụng đất và biến động lớp phủ đất/sử dụng đất hiện nay Mặc dù thuật ngữ lớp phủ đất và sử dụng đất thƣờng đƣợc sử dụng cùng nhau hoặc thay thế cho nhau, tuy nhiên ý nghĩa thực sự của hai từ này là khác biệt. Do đó, cần thiết phải phân biệt sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này đặc biệt với các nghiên cứu liên quan đến dữ liệu viễn thám. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức và các nhà khoa học đƣa ra các định nghĩa khác nhau về lớp phủ đất và sử dụng đất. Sau đây là một số định nghĩa về lớp phủ đất/sử dụng đất cơ bản nhất và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tham khảo nhằm phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu của mình. Tổ chức Nông Lƣơng thế giới [57] cho rằng lớp phủ đất đƣợc hiểu là lớp phủ vật chất quan sát đƣợc, nhìn thấy đƣợc trên bề mặt đất hay bằng tƣ liệu viễn thám. Kể cả thực vật (tự nhiên hay canh tác), các công trình nhân tạo nhƣ nhà cửa, đƣờng xá bao trùm lên bề mặt đất, nƣớc, băng đá đều đƣợc tính là lớp phủ đất. Jansen và Di Gregorio [47] lại cho rằng lớp phủ đất tƣơng ứng với việc mô tả vật lý của không gian, độ che phủ vật lý (sinh học) đƣợc quan sát ngay trên bề mặt trái đất. Đó là những lớp hiển thị ngay khi quan sát trên mặt đất. Mô tả này cho phép phân biệt sự khác nhau cơ bản, khu vực thảm thực vật (cây, bụi cây, thảm cỏ, khu vực trồng trọt), đất trống, bề mặt cứng (đá, các tòa nhà) và khu vực ẩm ƣớt và các đƣờng bao của nƣớc (vùng ngập nƣớc và kênh rạch, vùng đất ngập nƣớc). Mặc dù có những cách định nghĩa về lớp phủ đất không giống nhau theo từng lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên chúng đều thống nhất ở những điểm cơ bản sau đây:
  • 23. 10 - Là sự biểu thị khách quan của các đối tƣợng trên bề mặt trái đất; - Đo đếm và xác định rõ ràng về kích thƣớc và tính chất; - Thông tin về đặc điểm phân bố, trạng thái, tính chất của lớp phủ trong khu vực và chịu sự tác động trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp của con ngƣời; - Thông tin về lớp phủ đất đƣợc phân loại, phân lớp để thành lập bản đồ lớp phủ đất. Trong khi đó, thuật ngữ sử dụng đất lại nhấn mạnh đến mục đích sử dụng của một thửa đất phục vụ cho lợi ích của con ngƣời. Sử dụng đất xét theo xu hƣớng chức năng tƣơng ứng với mô tả của khu vực trong mục tiêu kinh tế - xã hội: khu vực sử dụng cho các mục đích dân cƣ, công nghiệp và thƣơng mại, cho nông nghiệp, lâm nghiệp, cho các mục đích giải trí hoặc bảo tồn [57]. Nhƣ vậy, lớp phủ đất là đối tƣợng bị tác động của các hoạt động sử dụng đất, trong quá trình sử dụng đất đó, con ngƣời tác động trực tiếp và đôi khi tạo nên cấu trúc lớp phủ đất mới (biến động lớp phủ đất). Sử dụng đất là biểu hiện thực trạng canh tác đất của con ngƣời, nghiên cứu sử dụng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và theo dõi diễn biến quá trình chuyển đổi đất đai vào các mục đích sử dụng khác nhau. Biến động lớp phủ đất/sử dụng đất là không chỉ bao gồm các thay đổi về diện tích, hình dạng mà còn bao gồm cả những thay đổi về đa dạng sinh học, chất lƣợng đất, dòng chảy và tốc độ bồi tụ cùng các thuộc tính khác trên mặt đất của trái đất. Biến động sử dụng đất hiện nay xảy ra chủ yếu do bởi các hoạt động của con ngƣời, hoạt động hƣớng vào thao tác bề mặt của Trái đất đối với một số cá nhân hay xã hội cần hoặc muốn, chẳng hạn nhƣ nông nghiệp [140]. Tunner [152] cho rằng biến động lớp phủ/sử dụng đất bao gồm hai dạng: (1) sự chuyển đổi từ một loại hình sử dụng đất này sang hẳn một loại hình sử dụng đất khác, ví dụ nhƣ chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở; (2) sự chuyển đổi nội tại bên trong chính loại hình sử dụng đất đó, ví dụ nhƣ sự chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, hay sự thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp cũng đƣợc coi là một sự chuyển đổi sử dụng đất.
  • 24. 11 2. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố tự nhiên Những thay đổi về khí hậu hoặc thời tiết thƣờng gây biến động sử dụng đất ở một phạm vi rộng lớn nhƣng theo xu hƣớng từ từ và có tính chu kỳ, đặc biệt ở khu vực chịu ảnh hƣởng nhiều của việc biến đổi khí hậu toàn cầu [37]. Trong khi đó, những tai biến thiên nhiên nhƣ bão, lốc, lũ lụt, trƣợt lở, cháy rừng tự nhiên, băng giá, sâu bệnh…là những nguyên nhân gây biến động sử dụng đất mang tính cục bộ, không có chu kỳ cụ thể và khó dự báo, làm biến đổi sâu sắc và toàn bộ hiện trạng sử dụng đất trong khu vực chịu ảnh hƣởng, một vài trƣờng hợp không thể khôi phục trạng thái lớp phủ ban đầu [120]. Thay đổi môi trƣờng tự nhiên tƣơng tác với các quá trình ra quyết định của con ngƣời gây ra sự thay đổi sử dụng đất. Thay đổi sử dụng đất, chẳng hạn nhƣ mở rộng diện tích đất trồng ở vùng đất khô hạn, cũng có thể gây ra suy thoái đất. Trong nghiên cứu của Fu và Ye [61], họ cho rằng biến đổi khí hậu và các hoạt động của con ngƣời là những nguyên nhân chính gây ra biến động sử dụng đất trên toàn cầu. Xói mòn đất lại là yếu tố chủ đạo gây ra vấn đề đất nông nghiệp bị bỏ hoang tại đảo Lesvos thuộc Hy Lạp [93], trong kết quả nghiên cứu của Ye cho thấy rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa độ cao và độ dốc với sự thay đổi sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu [157]. Trong khi đó yếu tố địa hình mới thực sự là yếu tố chính gây chuyển đổi các loại hình sử dụng đất sang đất nông nghiệp hay mở rộng diện tích rừng trồng trong nghiên cứu của Kim [71]. 3. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố kinh tế thị trƣờng, các chủ trƣơng chính sách của chính phủ Những tập quán canh tác, các nhận thức của tập thể và từng cá nhân của ngƣời quản lý đất đai ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định sử dụng đất, đôi khi rất sâu sắc. Tất cả những quyết định sử dụng đất đƣợc ra đời đều phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ năng quản lý đất đai sẵn có [53]. Những thay đổi trong mục đích sử dụng phủ đất cũng chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế thị trƣờng, trong đó có yếu tố giá trị kinh tế của từng loại cây công nghiệp, giá trị kinh tế của
  • 25. 12 nuôi trồng thủy hải sản. Khi giá cả của các loại cây này biến động trên thị trƣờng thƣờng gây ra những sự chuyển đổi rất lớn trong mục đích sử dụng đất [105]. Trong khi đó yếu tố chính sách và các chủ trƣơng của chính phủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các biến động sử dụng đất một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và quá trình biến động sử dụng đất xảy ra trên quy mô rộng. Khi nghiên cứu về sự chuyển đổi sử dụng đất lại Lào [48], nhóm tác giả đã khẳng định có một sự tác động rất lớn đến quá trình chuyển đổi sử dụng đất tại Bắc Lào do các chính sách từ chính phủ. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp nơi đây diễn ra nhanh chóng do chính sách của chính phủ Lào nhƣ ban bố các quy định mới trong các hoạt động nông nghiệp, tạo ra các cơ hội cho ngƣời nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng trên đất nông nghiệp. Trong nghiên cứu về biến động sử dụng đất tại Uganda [139], nhóm tác giả khẳng định các chính sách đƣợc chính phủ ban hành từ năm 1975 cho đến nay đã tác động rất lớn đến quá trình chuyển đổi đất đai của khu vực nghiên cứu, đặc biệt là chính sách tái cơ cấu thửa đất của chính phủ ban hành năm 1993 nhằm thực hiện chính sách đƣa cơ giới hóa và hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sự dồn các mảnh đất nhỏ lẻ thành mảnh đất lớn hơn với mục đích đƣa các máy móc nhằm hiện đại hóa nông nghiệp cho nƣớc này. 4. Xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học Cả sự tăng và giảm nhân khẩu trong các quần thể địa phƣơng đều có tác động rất lớn đến sử dụng đất đai. Thay đổi các yếu tố nhân khẩu học không chỉ bao gồm những thay đổi trong khả năng sinh sản và tử vong (ví dụ nhƣ việc chuyển đổi nhân khẩu học), mà còn là những thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình, bao gồm cả lao động sẵn có, di cƣ, đô thị hóa và sự tan vỡ của gia đình mở rộng thành nhiều gia đình hạt nhân. Trong đó, di cƣ là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng đất nhanh chóng và tƣơng tác với các chính sách của chính phủ, những thay đổi trong mô hình tiêu thụ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Sự phát triển của đô thị, phân bố dân cƣ đô thị - nông thôn và mở rộng đô thị nhanh chóng là những yếu tố ngày càng quan trọng trong việc thay đổi sử dụng đất trong khu vực, trong các trung tâm đô thị lớn, ở các khu vực ven đô. Nhiều cƣ dân đô thị
  • 26. 13 mới ở các nƣớc đang phát triển vẫn còn sở hữu nhiều đất nông thôn, tăng trƣởng của khu vực đô thị không chỉ tạo ra các thị trƣờng địa phƣơng và khu vực mới cho gia súc, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp, nó cũng làm tăng lƣợng tiền chảy từ thành thị đến nông thôn. Khi nghiên cứu các nguyên nhân gây biến động lớp phủ và sử dụng đất các khu vực trên thế giới đặc biệt khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra biến động sử dụng đất [53, 103]. Tăng dân số đƣợc xem nhƣ đã vƣợt quá năng lực của sinh quyển cũng nhƣ quản lý xã hội để duy trì nó [51]. Trong hơn 300 năm qua, nhƣng đặc biệt là nửa cuối của thế kỷ 20, đã chứng kiến một mức độ chƣa từng có của thay đổi môi trƣờng do con ngƣời gây ra, bao gồm cả lớp phủ đất và sử dụng đất [140]. Một nghiên cứu thí điểm [158] (sử dụng các loại và các dữ liệu của FAO) tiết lộ có một mối tƣơng quan chặt chẽ giữa tăng trƣởng dân số và những thay đổi hàng năm về sử dụng đất ở quy mô toàn cầu (đất rừng, đất trồng trọt và đất đồng cỏ). Sự tƣơng quan đáng kể giữa gia tăng dân số và biến động sử dụng đất đã đƣợc tìm thấy khi điều tra ở những khu vực đƣợc giới hạn bởi những đặc tính tƣơng tự về điều kiện môi trƣờng - xã hội [96, 135]. Một số nghiên cứu cung cấp các bằng chứng thống kê hỗ trợ cho tuyên bố rằng gia tăng dân số chính là động lực chính góp phần gây phá rừng mạnh mẽ [110, 122]. Trong số các nghiên cứu trên, họ chỉ nghiên cứu với một phần hoặc tất cả các vùng nhiệt đới ở các nƣớc đang phát triển và kết quả có thể sẽ không áp dụng ở những nơi khác [153]. Các nghiên cứu trong trƣờng hợp này ở khu vực các nƣớc nhiệt đới đang phát triển đã xảy ra các tranh luận về tính ƣu việt của tăng trƣởng dân số nhƣ một động lực thúc đẩy giải phóng mặt bằng và nó cũng làm gia tăng nạn phá rừng nhiệt đới xảy ra liên tục là do nguyên nhân bùng nổ dân số [20] đồng thời cũng nhấn mạnh các yếu tố nhƣ phân phối đất đai không đồng đều và sự phức tạp của các chính sách, thể chế và sự phát triển các lực lƣợng kinh tế khác nhau cũng thúc đẩy sự gia tăng phá rừng của những khu vực này [53, 132].
  • 27. 14 Nhìn chung, những nghiên cứu về môi trƣờng, sử dụng đất với các yếu tố nhân khẩu học nói chung đều nhấn mạnh đến yếu tố quy mô dân số làm ảnh hƣởng đến tổng khối lƣợng tiêu thụ, nhƣ là một yếu tố quan trọng và quyết định các điều kiện môi trƣờng [32, 40, 59]. Thay đổi quy mô dân số hoặc thay đổi mật độ dân số đã nhận đƣợc sự quan tâm lớn nhất trong các nghiên cứu trƣớc đây [31, 33, 101]. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu sự gia tăng tổng số dân và mật độ dân số trong bất kỳ một khu vực cố định sẽ làm giảm phần đất dành cho việc sử dụng nông nghiệp trong khu vực đó bằng chuyển sang đất xây dựng. Tất nhiên quy mô dân số tăng cũng có khả năng thúc đẩy việc mở rộng và tăng cƣờng sản xuất trên đất nông nghiệp, thông qua việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất khác vào đất nông nghiệp và tăng số vụ trên năm đối với cùng một thửa đất [80, 136]. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khẳng định rằng trong một khu vực đƣợc cố định về tổng diện tích đất, tổng số ngƣời ngày càng tăng đƣợc dự đoán là đất dành cho khu vực trồng trọt sẽ ngày cảng giảm. Trong khi đó, số lƣợng ngƣời dân tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng tiêu thụ về lƣơng thực, thực phẩm và cũng sẽ tăng cƣờng xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng [154]. Những nghiên cứu gần đây về sự kết nối giữa biến động dân số và sử dụng đất đều chỉ ra những phát hiện thú vị, những nghiên cứu này chỉ ra rằng số lƣợng các hộ gia đình mới là một yếu tố dự báo quan trọng của mô hình sử dụng đất hơn là tổng số ngƣời trong một khu vực cụ thể, thậm chí sự chuyển đổi đất đai xảy ra ngay cả trong những khu vực có quy mô dân số giảm, nhƣng số hộ gia đình là vẫn gia tăng đáng kể [98]. Các nghiên cứu gần đây trên cả Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ đều chỉ ra rằng, yếu tố số lƣợng hộ gia đình trong nhân khẩu học là một yếu tố quan trọng quyết định đến mô hình sử dụng đất hơn tổng số lƣợng ngƣời [150, 154]. Cơ cấu tuổi cũng là một yếu tố quan trọng quyết định của những thay đổi trong sử dụng đất vì cơ cấu tập trung ở độ tuổi lao động trẻ sẽ năng động hơn trong sử dụng đất [154]. Rindfuss và cộng sự [118] mô tả hầu hết các giai đoạn "nhân khẩu học dày đặc" của con ngƣời, ông cho rằng con ngƣời ở giai đoạn khoảng 15-30 tuổi
  • 28. 15 là một thời kỳ có mức độ tiêu thụ cao nhất. Vì vậy, một cơ cấu tuổi mở rộng, đặc biệt với tỷ lệ tăng trƣởng dân số ở nhóm độ tuổi lao động sẽ kích thích sự thay đổi đối với sử dụng đất, đặc biệt việc dành đất cho mục đích sử dụng trồng trọt sẽ bị ít đi rất nhiều trong bất kỳ khu vực địa phƣơng cụ thể [154]. Khung lý thuyết này phù hợp với những phát hiện từ những nghiên cứu gần đây tại khu vực Amazon của Brazil. Moran và các đồng nghiệp [99] đã tìm thấy một sự tƣơng quan mạnh mẽ giữa thay đổi cơ cấu độ tuổi trong chu kỳ sống của con ngƣời và sự chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Mặc dù trƣờng hợp nghiên cứu tại khu vực Amazon có sự khác nhau trong quá trình chuyển đổi sử dụng đất, đất đƣợc chuyển từ đất rừng sang đất nông nghiệp chứ không phải từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng, tuy nhiên đây là những phát hiện quan trọng về khía cạnh các tác động tiềm tàng của những thay đổi trong cơ cấu tuổi lên mô hình sử dụng đất [154]. * Nhận định: Nhƣ vậy, có thể thấy rằng yếu tố nhân khẩu học đã đƣợc các nghiên cứu trên thế giới chứng minh là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra biến động sử dụng đất trên toàn cầu. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào các vùng địa lý khác nhau mà từng yếu tố thuộc nhân khẩu học nhƣ là quy mô dân số, mật độ dân số, cơ cấu tuổi, số hộ gia đình v.v…lại có những tác động đến sử dụng đất tại các khu vực trên thế giới là khác nhau. Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu về xác định mối quan hệ của các yếu tố nhân khẩu học với sử dụng đất đều đƣợc nghiên cứu trên các khu vực các nƣớc đang phát triển nhƣ Châu Mỹ la tinh, Châu Phi và Châu Á, đặc biệt các nghiên cứu tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi ở Châu Phi yếu tố quy mô dân số, mật độ dân số đƣợc các nghiên cứu xác định là những yếu tố quan trọng gây ảnh hƣởng lớn nhất đến biến động sử dụng đất, ngƣợc lại tại những khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, khu vực Amazon các nghiên cứu lại có những kết luận yếu tố số lƣợng hộ gia đình, cơ cấu tuổi trong nhân khẩu học mới là những yếu tố quan trọng quyết định đến mô hình sử dụng đất hơn tổng số lƣợng ngƣời. Qua đó, chúng ta thấy rằng mỗi vùng nghiên cứu khác nhau thì yếu tố nhân khẩu học quyết định đến sự thay đổi sử dụng đất tại chính khu vực đó là khác nhau.
  • 29. 16 1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất Phát hiện biến động có thể đƣợc định nghĩa là quá trình xác định sự khác biệt trạng thái của một đối tƣợng hoặc hiện tƣợng bằng cách quan sát nó ở các thời điểm khác nhau [25]. Quá trình này thƣờng đƣợc áp dụng với những thay đổi bề mặt trái đất tại hai hay nhiều thời điểm. Các nguồn dữ liệu chính của địa lý thƣờng là ở định dạng số (ảnh máy bay, ảnh vệ tinh) hoặc định dạng vector (các loại bản đồ). Các dữ liệu phụ trợ khác (lịch sử, kinh tế, ...) cũng có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá biến động. 1. Phƣơng pháp so sánh thay đổi trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) đƣợc thành lập từ phƣơng pháp đo đạc thực địa Bản chất của phƣơng pháp này là dựa vào kết quả đo đạc trực tiếp ngoài hiện trƣờng. Các bản đồ HTSDĐ đƣợc thành lập dựa trên các số liệu đo đạc trên thực địa sau đó ngƣời ta tiến hành so sánh sự thay đổi của các đối tƣợng trực tiếp trên các bản đồ ở các thời điểm khác nhau. Ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp này đó là xác định đƣợc các thay đổi một cách chính xác cả về vị trí không gian và mục đích sử dụng của từng đối tƣợng đất cụ thể. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này đó là sự tốn kém cả về thời gian, công sức lao động lẫn tốn kém chi phí. 2. Các phƣơng pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất dựa trên tƣ liệu viễn thám Phát hiện biến động trên không gian thực sự đƣợc bắt đầu từ năm 1972 với sự ra đời của vệ tinh Landsat-1 (vệ tinh đầu tiên chuyên nghiên cứu về tài nguyên trái đất). Việc chụp lặp thƣờng xuyên của các dữ liệu dạng số về bề mặt trái đất trong các kênh đa phổ lần đầu tiên cho phép các nhà khoa học để có đƣợc dữ liệu tƣơng đối phù hợp theo thời gian và mô tả những thay đổi trong khu vực tƣơng đối lớn. Dƣới đây là các phƣơng pháp phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu phát hiện biến động [25, 109] và hầu hết các phƣơng pháp này đều sử dụng các phƣơng pháp xử lý số áp dụng cho những ảnh vệ tinh đa thời gian. a. Sự khác biệt trên ảnh Phƣơng pháp đơn giản này đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi và bản chất của phƣơng pháp này là quá trình trừ hình ảnh đƣợc chụp trên cùng một khu vực nhƣng
  • 30. 17 ở hai thời điểm khác nhau (pixel- pixel và ban phổ-ban phổ). (1.1) [25] Trong khi đó : k ijDx là sự khác biệt giữa giá trị pixel x nằm tại hàng i, cột j, cho ban phổ k , tại thời điểm 1 (t1) và thời điểm 2 (t2). Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là trong thực tế việc ghi nhận hình ảnh chính xác và hoàn hảo không bao giờ thu đƣợc trong hình ảnh đa thời gian. Thêm vào đó, thách thức trong kỹ thuật này là xác định giá trị ngƣỡng của sự thay đổi và không thay đổi trong kết quả các hình ảnh. Phƣơng pháp khác biệt hình ảnh thƣờng đƣợc áp dụng để tính cho các kênh ảnh duy nhất [25]. b. Phân tích trực tiếp ảnh đa thời gian Phƣơng pháp này thực chất là ghép hai ảnh vào nhau tạo thành ảnh đa thời gian trƣớc khi phân loại. Hai ảnh có N kênh đƣợc chồng phủ lên nhau tạo ra ảnh có số lƣợng kênh phổ gấp đôi 2N. Kết quả phân loại của ảnh chồng phủ này là một tập hợp các lớp không thay đổi và các lớp có sự thay đổi. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là chỉ cần tiến hành phân loại một lần trên một ảnh đa thời gian, tuy nhiên nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp thể hiện trong quá trình phân loại rất phức tạp do khâu lấy mẫu. Thêm vào đó phƣơng pháp này dễ bị các ảnh hƣởng bất lợi tại thời điểm ghi nhận ảnh nhƣ thời tiết, khí quyển sẽ gây ảnh hƣởng đến độ chính xác kết quả phân loại. Do đó phƣơng pháp này rất ít đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng do tính phứctạpcủa nó[25]. c. Phân tích vector biến động (CVA) Phƣơng pháp này đƣợc đề xuất bởi Malila vào năm 1980 [92]. Véc tơ biến động với hai thành phần gồm: chỉ số khác biệt thực vật và chỉ số đất trống là véc tơ biểu thị sự khác biệt của đối tƣợng lớp phủ đất giữa hai thời điểm. Độ dài của vectơ biến động thể hiện cƣờng độ của biến động, hƣớng biến động biểu thị bản chất của sự thay đổi [54]. Trong phƣơng pháp này hai ảnh đơn kênh sẽ đƣợc tạo cùng nhau, ảnh thứ nhất chứa độ lớn của vector thay đổi, ảnh thứ hai chỉ hƣớng của vector thay đổi. Để có thể nhận biết đƣợc các pixel có thay đổi hay không, một ngƣỡng đƣợc xác định và áp dụng cho ảnh thứ nhất và    1tx2txDx k ij k ij k ij 
  • 31. 18 khi pixel đƣợc coi là thay đổi thì hƣớng thay đổi của nó sẽ đƣợc nhận trênảnh thứ hai. Nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là việc chọn ngƣỡng thay đổi hết sức khó khăn, đòi hỏi ngƣời xử lý phải có trình độ hiểu biết sao cho việc xác định thay đổi là chính xác nhất. d. Phân tích sau phân loại Đây là phƣơng pháp thể hiện sự thay đổi rõ ràng nhất, nó đòi hỏi phải có sự so sánh các hình ảnh đã đƣợc phân loại độc lập [25, 41]. Dựa vào các kết quả phân loại cho các thời điểm t1 và t2, các nhà phân tích có thể tạo ra các bản đồ biến động và một ma trận biến động giữa các lớp với nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét việc phân loại sử dụng đất tạo ra từ một dữ liệu ảnh vệ tinh trong một thời điểm thu nhận, nó không phải là khó để thấy rằng sự thay đổi sản phẩm bản đồ của hai ảnh phân loại có khả năng thể hiện độ chính xác tƣơng tự nhƣ chính xác của sản phẩm trong mỗi phân loại riêng biệt [133]. Nhƣ vậy, việc tiến hành phân loại độc lập các ảnh viễn thám làm cho phƣơng pháp này phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của từng kết quả phân loại, do đó kết quả thƣờng có độ chính xác là không cao. Ví dụ, Singh [129] đã chứng minh rằng hai hình ảnh phân loại cùng với độ chính xác đạt đƣợc là 80 %, độ chính xác của kết quả biến động chỉ có thể đạt đƣợc (0.80 x 0.80) x 100% = 64 %. Do vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này thì hết sức chú ý và thận trọng trong các kết quả phân loại riêng rẽ. Việc lựa chọn phƣơng pháp phân loại ảnh phù hợp là điều kiện quyết định độ chính xác của kết quả phân tích biến động theo phƣơng pháp này [25].  Nhận định: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tìm cách so sánh các phƣơng pháp phát hiện biến động từ ảnh vệ tinh nhằm tìm ra phƣơng pháp tối ƣu nhất, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Jean f Mas ông đã nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm trên cả sáu phƣơng pháp, khu vực thử nghiệm của ông là khu vực ven biển thuộc phía Nam của Mexico, có cùng điều kiện thời tiết nhƣ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, phƣơng pháp phát hiện biến động sau phân loại cho độ chính xác tốt nhất so với các phƣơng pháp còn lại, thêm vào đó
  • 32. 19 phƣơng pháp này cho phép trình bày rõ ràng nhất về sự thay đổi của các đối tƣợng tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo [75]. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng phƣơng pháp này còn tránh đƣợc các vấn đề phát sinh do sự sai khác giữa các bộ cảm biến, hiệu ứng khí quyển, góc chiếu sáng của mặt trời giữa các thời điểm khác nhau vì mỗi hình ảnh đƣợc phân loại một cách độc lập [66, 78]. Tuy nhiên, các tác giả cũng lƣu ý rằng phƣơng pháp này có độ chính xác phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của từng phép phân loại riêng rẽ [17, 109]. Dựa trên những phân tích ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp trên, luận án đã lựa chọn và áp dụng phƣơng pháp phân tích biến động sau phân loại để có đƣợc kết quả thay đổi của từng loại hình sử dụng đất rõ ràng và chính xác nhất. Đối với phƣơng pháp phân tích biến động sau phân loại thì yếu tố quyết định cho độ chính xác xác định biến động đó chính là lựa chọn phƣơng pháp phân loại ảnh vệ tinh phù hợp. Do đó, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích và xác định phƣơng pháp phân loại thích hợp nhất cho bài toán nghiên cứu của luận án nhằm làm tăng độ chính xác hiện trạng sử dụng đất đƣợc chiết tách từ ảnh vệ tinh. 1.1.3 Các phương pháp phân loại hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và xu hướng mới trên thế giới và Việt Nam. 1.1.3.1 Tổng quan các phƣơng pháp phân loại trên ảnh vệ tinh
  • 33. 20 Nhóm phương pháp Phương pháp cụ thể Đặc điểm phương pháp Các thuật toán Dựa vào việc lấy mẫu phân loại Phƣơng pháp phân loại có kiểm định Là phƣơng pháp phân loại có chọn tập mẫu. Bộ mẫu đƣợc chọn dựa trên các tiêu chuẩn về phổ. dữ liệu tham khảo đầy đủ là điều kiện tiên quyết và đƣợc sử dụng nhƣ là mẫu huấn luyện. các mẫu huấn luyện này sau đó đƣợc sử dụng để phân loại dựa trên các dữ liệu phổ thành một bản đồ chuyên đề. - Xác suất cực đại, - Phân loại hình hộp, - Phân loại theo khoảng cách lớn nhất, - Mạng thần kinh nhân tạo. Phƣơng pháp phân loại không kiểm định Thuật toán Clustering đƣợc sử dụng để phân vùng quang phổ hình thành một số các lớp phổ dựa trên thống kê thông tin vốn có trong các hình ảnh. Không có định nghĩa trƣớc của các lớp đƣợc sử dụng. Các nhà phân tích có trách nhiệm ghi nhãn và sáp nhập các lớp phổ vào thành các lớp có ý nghĩa chuyên đề. - ISODATA, - K-means Phân chia theo thông số giả định của dữ liệu Phân loại thống kê Các thông số nhƣ vector trung bình, ma trận hiệp phƣơng sai đƣợc tính toán thống kê từ các tập mẫu đƣợc sử dụng là tham số đầu vào. - Xác suất cực đại, - Khả năng tách biệt tuyến tính Phân loại phi thống Không sử dụng các thông số thống kê, sử dụng các - Mạng thần kinh nhân
  • 34. 21 kê ngƣỡng phân loại phổ đƣợc xác định theo kiến thức các chuyên gia. tạo - Phân loại cây quyết định - Hệ thống chuyên gia Dựa vào thông tin của Pixel Phân loại dựa trên thông tin từng pixel Phƣơng pháp phân loại truyền thống này thƣờng là cách kết hợp phổ của tất cả các điểm ảnh từ một mẫu nhất định. Mỗi một pixel là thông tin của một đối tƣợng chuyên đề cụ thể. - Xác suất cực đại, - Phân loại theo khoảng cách nhỏ nhất, - Phân loại cây quyết định, - Mạng thần kinh nhân tạo. Phân loại dƣới pixel Giá trị quang phổ của mỗi điểm ảnh đƣợc giả định là một đƣờng thẳng hoặc kết hợp phi tuyến của các pixel tinh khiết gọi là endmember. Dựa vào việc xác định các đối tƣợng, các endmember với phản xạ phổ chuẩn (các pixel mà các đối tƣợng chiếm 100%), các pixel trên ảnh sẽ đƣợc xác định có bao nhiêu phần trăm phản xạ của từng endmember. - Phân loại mờ, - Phân loại subpixel, - Phân loại hỗn hợp quang phổ. Phân loại theo hƣớng đối tƣợng Ảnh đƣợc phân chia làm nhiều mảnh, mỗi mảnh là một đối tƣợng và phân loại đƣợc tiến hành dựa trên - K- láng giềng gần nhất - Gán nhãn cho từng lớp
  • 35. 22 các đối tƣợng, thay vì dựa trên từng pixel. Không sử dụng dữ liệu vector GIS. Phân loại phân vùng thực địa GIS đóng một vai trò quan trọng trong việc phân loại theo vùng thực địa, Phƣơng pháp này đòi hỏi sự tích hợp dữ liệu raster và vector trong một phân loại. Các dữ liệu vector thƣờng đƣợc sử dụng để chia một bức ảnh thành nhiều vùng, và phân loại dựa trên các vùng này. Phƣơng pháp phân loại này đƣợc đƣa ra nhằm giải quyết vấn đề không đồng nhất về môi trƣờng và khắc phục lẫn phổ trong cùng một lớp trên các ảnh đa thời gian. - Phân loại hoàn toàn dựa trên GIS. Dựa trên dữ liệu đầu ra của mỗi yếu tố không gian Phân loại cứng Đƣa ra quyết định dứt khoát về lớp che phủ đất mà mỗi điểm ảnh đƣợc phân bổ cho một lớp duy nhất. - Xác suất cực đại, - Phân loại theo khoảng cách nhỏ nhất, - Phân loại cây quyết định, - Mạng thần kinh nhân tạo. Phân loại mềm Cung cấp cho mỗi điểm ảnh một thƣớc đo của mức độ tƣơng tự cho mỗi lớp. Phân loại mềm cung cấp - Phân loại mờ, - Phân loại subpixel,
  • 36. 23 thêm thông tin và có khả năng cho một kết quả chính xác hơn, đặc biệt là cho phân loại dữ liệu không gian thô. - Phân loại hỗn hợp quang phổ. Dựa vào thông tin không gian Phân loại quang phổ Thông tin về quang phổ tinh khiết đƣợc sử dụng trong việc phân loại ảnh. - Xác suất cực đại, - Phân loại theo khoảng cách nhỏ nhất, - Mạng thần kinh nhân tạo. Phân loại theo ngữ cảnh Các thông tin về không gian của các điểm ảnh lân cận đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp phân loại này. - Điều chỉnh point-to- point theo ngữ cảnh - Phân loại theo ngữ cảnh. Phân loại phối hợp cả quan phổ và ngữ cảnh Thông tin quang phổ và không gian đƣợc sử dụng trong phân loại. Phân loại có tham số hoặc phi tham số đƣợc sử dụng để tạo ra hình ảnh phân loại ban đầu và sau đó phân loại theo ngữ cảnh tiếp tục thực hiện trong những hình ảnh đã đƣợc phân loại. - ECHO, - sự kết hợp của các tham số hoặc không tham số - Các thuật toán theo ngữ cảnh.
  • 37. 24 1.1.3.2 Xu hƣớng mới về phân loại ảnh vệ tinh trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp phân loại cho dữ liệu ảnh viễn thám, nhƣng nhìn chung, phƣơng pháp tiếp cận phân loại ảnh viễn thám có thể đƣợc nhóm lại bao gồm các nhóm chính sau: có giám sát và không giám sát, hoặc phân loại có tham số và không tham số (mờ), hoặc cứng và mềm, hoặc dựa trên điểm ảnh, sub-pixel và vùng đối tƣợng [41]. Tuy nhiên, phƣơng pháp phân loại dựa trên điểm ảnh vẫn là phƣơng pháp đƣợc các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam sử dụng phổ biến nhất [8, 41, 126, 155]. Nhƣng độ chính xác kết quả phân loại của phƣơng pháp này thƣờng không đáp ứng yêu cầu của nhiều nghiên cứu đặt ra do tác động của vấn đề lẫn của các điểm ảnh hỗn hợp [41]. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng xu hƣớng tích hợp của hai hay nhiều phƣơng pháp phân loại đã cải thiện và nâng cao độ chính xác kết quả phân loại hơn so với việc sử dụng một phƣơng pháp phân loại đơn [8, 9, 10]. Một bƣớc quan trọng trong sự kết hợp này là phát triển các quy tắc phù hợp để kết hợp các kết quả từ các phƣơng pháp phân loại khác nhau sao cho phát huy đƣợc tối đa các ƣu điểm của từng phƣơng pháp phân loại riêng rẽ. 1.1.3.3 Lựa chọn phƣơng pháp phân loại phù hợp cho chuỗi ảnh vệ tinh đa thời gian của luận án Nhƣ phần tổng quan các phƣơng pháp đánh giá biến động dựa vào ảnh vệ tinh, luận án đã phân tích và lựa chọn phƣơng pháp đánh giá biến động sau phân loại và độ chính xác của số liệu biến động sau phân loại phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của từng phép phân loại riêng rẽ, do đó mục tiêu luận án đặt ra làm thế nào để tăng độ chính xác của từng kết quả phân loại từ ảnh vệ tinh. Trong khi đó, khi chiết xuất thông tin sử dụng đất từ chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian Landsat TM và OLI, vấn đề lẫn phổ của cùng một lớp đối tƣợng ở trên các thời điểm ảnh khác nhau gây ảnh hƣởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả phân loại sẽ dẫn đến việc xác định biến động sử dụng đất không chính xác do đó luận án đã tìm hiểu và ứng dụng phƣơng pháp phân loại dựa trên vùng thực địa (Per-field classification) nhằm giải quyết vấn đề không đồng nhất về môi trƣờng và khắc phục
  • 38. 25 lẫn phổ trong cùng một lớp trên các ảnh đa thời gian, tuy nhiên phƣơng pháp này cần phải có dữ liệu vector số chuẩn xác về ranh giới của các đối tƣợng trên thực địa nên luận án đã kết hợp với phƣơng pháp phân loại định hƣớng đối tƣợng (Object-oriented classification) để tạo ra kết quả vector chuẩn, cuối cùng để chiết tách thành công đối tƣợng đất xây dựng ở khu vực nông thôn luận án tiếp tục kết hợp với thuật toán K – Láng giềng gần nhất (K-Nearest Neighbors). 1.2 Các vấn đề cơ bản về nghiên cứu nhân khẩu học trong luận án 1.2.1 Một số khái niệm hiện hành trong nghiên cứu nhân khẩu học 1. Khái niệm về nhân khẩu học Theo Ashley Crossman, một chuyên gia nghiên cứu các vấn đề xã hội: ―Nhân khẩu học chuyên nghiên cứu thống kê về con người. Nó bao gồm việc nghiên cứu về kích thước, cơ cấu và sự phân bố của các cộng đồng người khác nhau và các sự thay đổi của chúng trong sinh, di cư, lão hóa, và cái chết. Nhân khẩu học cũng bao gồm việc phân tích các mối quan hệ giữa các quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh học ảnh hưởng và tác động qua lại với các yếu tố nhân khẩu học‖. 2. Các yếu tố nhân khẩu học a. Quy mô dân số Theo tác giả Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc, Peter Cox và các cộng sự [13, 112]: Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phƣơng, một nƣớc, hay một châu lục...) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó. Tác giả Phùng Thế Trƣờng [15] cho rằng quy mô dân số là yếu tố nhân khẩu học đầu tiên cần đƣợc nghiên cứu. Theo ông, quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một vùng, một nƣớc hay của các khu vực khác nhau trên thế giới. Nhƣ vậy, quy mô dân số đƣợc hiểu là tổng số dân của một vùng lãnh thổ xác định. b. Cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hoặc nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trƣng nhân khẩu học nào đó) [13, 15]. Có rất nhiều loại cơ cấu dân số nhƣ: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính,
  • 39. 26 tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị hoặc nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu tuổi và giới tính chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phân loại cơ cấu [13, 15]. Theo Phùng Thế Trƣờng, Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13, 15] nghiên cứu cơ cấu dân số, đặc biệt cơ cấu tuổi và giới tính có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu dân số, các số liệu này phục vụ cho nhiều mục đích phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị. c. Phân bố dân số Nguyễn Thị Thiềng, Phùng Thế Trƣờng và các tác giả khác [13, 15] đều cho rằng phân bố dân cƣ là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng kinh tế. Việc xác định số dân trong các vùng theo các đặc trƣng địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phân bố và phân bố lại lực lƣợng sản xuất, lao động và dân cƣ [15]. d. Hôn nhân và gia đình Hôn nhân và gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình biến động dân số, với các kiểu hôn nhân khác nhau sẽ hình thành các kiểu gia đình khác nhau, nhƣ vậy hôn nhân và gia đình có mối quan hệ với nhau [15]. Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13] cho rằng ―thuật ngữ hôn nhân đƣợc sử dụng để mô tả sự hình thành và phá vỡ liên kết giữa các cá nhân trong ―cặp đôi‖. Trong khi đó, Phùng Thế Trƣờng lại cho rằng hôn nhân là một khái niệm mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố nhƣ là: kết hôn, ly hôn, ly thân, góa, tái kết hôn [15]. Nhƣ vậy, hôn nhân là chỉ các cặp đôi có mối quan hệ ràng buộc nhau về mặt pháp lý có thể sống chung trong một gia đình hoặc cũng có thể không. Cũng theo Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13], họ cho rằng gia đình là một nhóm ngƣời mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi. Gia đình có nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ và số thế hệ cùng chung sống với nhau, có gia đình vợ chồng (một thế hệ), gia đình hạt nhân (hai thế hệ là cha mẹ và con cái), gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên gồm ông bà, cha mẹ và con cháu).
  • 40. 27 Tác giả Nguyễn Thị Thiềng và Lƣu Bích Ngọc [13] cho rằng quy mô gia đình là số thành viên của gia đình. Quy mô gia đình phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh và mô hình chung sống. Hiện nay, ở nhiều nƣớc châu Âu, châu Mỹ quy mô hộ gia đình trung bình dao động từ 2,2 đến 3 ngƣời, còn ở Việt Nam là 3,8 ngƣời theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009. Tuy nhiên so với trƣớc đây, quy mô gia đình đang có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là xu hƣớng sinh ít con và hạt nhân hoá gia đình phát triển mạnh mẽ ở cả đô thị lẫn nông thôn [13]. Cơ cấu gia đình là sự phân chia gia đình theo những tiêu thức nhất định [13]. Hai tiêu thức phổ biến nhất đƣợc sử dụng là hình thức tổ chức và sự thiếu vắng của bố hoặc mẹ trong gia đình. Ngoài ra, gia đình còn đƣợc phân chia theo những tiêu thức khác nhƣ: quy mô hộ, loại hình hoạt động kinh tế-xã hội, theo hoàn cảnh kinh tế… + Theo hình thức tổ chức: gia đình đƣợc chia thành gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là gia đình gồm một cặp vợ chồng bố mẹ và có (hoặc không có) những đứa con chƣa kết hôn. Cơ sở để phân loại gia đình hạt nhân là cùng thế hệ hoặc hai thế hệ liền nhau. Gia đình mở rộng là gia đình mà cơ cấu của nó bao gồm một số nhóm gia đình hạt nhân. Có thể gọi gia đình mở rộng là gia đình cùng dòng máu và gia đình kết hợp. + Theo quy mô hộ, gia đình cũng đƣợc phân chia thành các nhóm hộ với quy mô khác nhau, chẳng hạn gia đình quy mô lớn, gia đình quy mô nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay, có thể coi gia đình hạt nhân có từ 1 đến 2 con là gia đình quy mô nhỏ, gia đình hạt nhân có từ 4 con trở lên và gia đình mở rộng thƣờng đƣợc coi là gia đình quy mô lớn. + Theo các loại hình hoạt động kinh tế - xã hội: gia đình đƣợc phân thành gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình nông dân. + Theo hoàn cảnh kinh tế: gia đình đƣợc phân thành các hộ gia đình giàu và hộ gia đình nghèo. 2. Các hiện tƣợng nhân khẩu học Đối tƣợng nghiên cứu của dân số học là tái sản xuất dân số thông qua các hiện
  • 41. 28 tƣợng sinh, chết và di cƣ [13]. Đối với mỗi hiện tƣợng, phép phân tích nhân khẩu học sẽ đƣợc kết hợp bởi các kỹ thuật cổ điển và phân tích lý giải. a. Sinh đẻ và mức sinh Sinh đẻ (birth), hoặc đơn giản hơn là sinh, chỉ việc một ngƣời phụ nữ sinh ra một đứa trẻ sống. Trong nhiều văn bản, việc sinh ra một đứa trẻ sống đƣợc gọi đơn giản là sinh sống, hay đứa trẻ đƣợc sinh ra sống [13, 112]. Mức sinh (fertility) chỉ số trẻ do phụ nữ sinh ra sống (đôi khi còn đƣợc gọi là số sinh). Mức sinh của một phụ nữ là số trẻ mà phụ nữ đó sinh ra sống. Khả năng sinh sản là khả năng sinh lý, khả năng có thể có con của ngƣời phụ nữ. Khả năng sinh sản đối lập với khả năng vô sinh. Lƣu ý rằng có những phụ nữ có khả năng sinh sản nhƣng không sinh con. b. Sự tử vong Khái niệm về sự tử vong đƣợc Liên hợp quốc và tổ chức Y tế thế giới thống nhất định nghĩa nhƣ sau: "Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại đƣợc)". Nhƣ vậy, sự kiện chết xảy ra chỉ sau khi có sự kiện sinh sống. Khoảng thời gian kể từ khi sinh đến khi chết là độ dài cuộc sống, hay còn gọi là một đời ngƣời [13]. Tử vong là sự xuất hiện các ca tử vong trong dân số. Thay đổi trong tỷ lệ tử vong đƣợc xác định chủ yếu bởi những thay đổi trong tiêu chuẩn của một dân số sống và tiến bộ trong y học, y tế công cộng và khoa học. Các nƣớc có thu nhập thấp thƣờng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nƣớc có thu nhập cao. Trong cùng một nƣớc, ngƣời có thu nhập thấp thƣờng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với ngƣời có thu nhập cao. Mặc dù không có nhiều thay đổi trong tỷ lệ tử vong giữa các vùng địa lý khác nhau giữa các quốc gia có thu nhập cao, vẫn còn một số khác biệt giữa các chủng tộc, dân tộc, và các nhóm kinh tế - xã hội. c. Di dân Di dân là sự di chuyển của ngƣời dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thời
  • 42. 29 gian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú [13]. Trong nghiên cứu di dân một số khái niệm cần quan tâm là: - Nơi đi hay còn gọi là nơi xuất cƣ, là địa điểm cƣ trú trƣớc khi một ngƣời rời đi nơi khác sinh sống. - Nơi đến là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là địa điểm mà một ngƣời dừng lại để sinh sống. - Ngƣời xuất cƣ hay còn gọi là ngƣời di cƣ đi là ngƣời rời nơi đang sinh sống để đi nơi khác. - Ngƣời nhập cƣ hay còn gọi là ngƣời di cƣ đến là ngƣời đến nơi mới để sinh sống. 1.2.2 Các học thuyết cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ dân số và phát triển Môn nhân khẩu học đƣợc ra đời từ thế kỷ 19, tuy nhiên những quan tâm của con ngƣời đã xuất phát từ thời thƣợng cổ và cho đến tận ngày nay con ngƣời vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, khám phá các định luật, các mối quan hệ nhằm đƣa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề dân số trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Do vậy, theo dòng thời gian lịch sử của nhân loại, đã tồn tại rất nhiều các luồng tƣ tƣởng và các học thuyết về dân số. Tuy nhiên, trong luận án chỉ phân tích các học thuyết về tăng trƣởng dân số từ thời kỳ Phục Hƣng cho đến nay, với lí do các học thuyết dân số trƣớc đó ít có mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội và ít có tầm ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng và quan điểm nghiên cứu về dân số của các học giả khác. 1. Học thuyết, khuynh hƣớng Malthus (Các điều kiện tự nhiên Các phương thức canh tác Số dân) Hình 1.1: Mô hình Malthus [9] Lý thuyết của nhà nhân khẩu học, kinh tế học ngƣời Anh Thomas Robert Malthus cho rằng việc gia tăng dân số nên phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự nhiên trong đó có yếu tố đất đai, tuy nhiên khi dân số có xu hƣớng tăng vƣợt quá trong các phƣơng tiện sinh hoạt thì cần phải có một số phƣơng pháp để kiềm chế sự
  • 43. 30 gia tăng dân số. Ông cho rằng, khi dân số tăng trƣởng quá đông sẽ dẫn đến sự nghèo đói, bệnh dịch và chiến tranh, do đó cần phải có những biện pháp để hạn chế sự gia tăng dân số nhƣ kết hôn muộn, kiềm chế tình dục, chiến tranh. Tóm lại, các biện pháp nhằm cản trở sự phát triển dân số của Malthus chƣa thực sự hợp lý và bị xã hội lên án, tuy nhiên học thuyết dân số của Malthus đƣợc coi là học thuyết đầu tiên đặt nền móng cho mối quan hệ giữa dân số và lƣơng thực, thực phẩm gián tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất. 2. Học thuyết Boserup (Áp lực dân số Tăng cường các Số dân “ chịu đựng được”) phương thức canh tác Hình 1.2: Mô hình Boserup [9] Tƣ tƣởng dân số và phát triển nông nghiệp của Boserup là một quan điểm mới, quan trọng trên phƣơng diện giải thích quá trình thay đổi các hoạt động nông nghiệp trên toàn cầu [117]. Boserup cho rằng đất đai canh tác nông nghiệp rộng lớn với mức độ tập trung sản xuất thấp là phù hợp khi mật độ dân số nông thôn không cao, bởi vì nó có xu hƣớng thuận lợi trong tổng số khối lƣợng công việc và hiệu quả giữa đầu ra và đầu vào. Nhƣng nếu mật độ dân số tăng sẽ đòi hỏi sự tập trung sản xuất trong nông nghiệp tăng và thời gian bỏ hoang đất canh tác sẽ đƣợc rút ngắn. Nhƣ vậy, bà khẳng định rằng sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự thay đổi trong phƣơng pháp sản xuất nông nghiệp, sự tập trung sản xuất sẽ đƣợc nâng cao hơn với chi phí cho các hoạt động sẽ thấp hơn là những gì mà Boserup mô tả về gia tăng cƣờng độ canh tác trên đất nông nghiệp. Chính học thuyết của Boseup đã đặt nền móng cho các quá trình khai thác triệt để tiềm năng sản xuất của đất đai khi mật độ dân số trên toàn cầu gia tăng mạnh mẽ. Những chính sách cải cách về nông nghiệp sau này đều dựa trên nền móng học thuyết của bà. Hiện nay, trên thế giới dân số đang ngày một gia tăng cũng đồng nghĩa với việc sự suy giảm đất hoang hóa, đất đai đƣợc thâm canh tăng vụ, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ nhằm nâng cao khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Trong học thuyết này Boseup khẳng định