SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ MINH THU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ MINH THU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG THANH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. TS. Hà Quang Thanh.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn theo đúng hướng dẫn của Học viên
Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn.
Tác giả
Bùi Thị Minh Thu
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập tại Học viện
Hành chính Quốc gia.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hà Quang Thanh,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân các quận huyện,
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cung cấp các số liệu và các thông tin để tôi
hoàn thành luận văn này.
Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu ngắn, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn và bản thân tôi hoàn thiện hơn trong quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Bùi Thị Minh Thu
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1: Quy họach sử dụng đất cây xanh sử dụng công cộng................48
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh
đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................................... 52
Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn đầu tư cho cây xanh đô thị giai đoạn 2013-2016
...............................................................................................................................59
Bảng 2.3: Kết quả tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và số vụ xâm
hại cây xanh do tuần tra báo cáo.......................................................................... 65
Bảng 2.4: Thiệt hại về sự cố do cây xanh đô thị gây ra............................. 66
Bảng 3.1: Quy hoạch diện tích đất phục vụ cho cây xanh đô thị...............82
Hình 3.1: Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị.............................94
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng, sơ đồ, hình
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn..................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn...............................................8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn......................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................9
7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................10
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Cây xanh đô thị..........................................................................................11
1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị..................................................................11
1.1.2. Phân loại cây xanh đô thị................................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm của cây xanh đô thị............................................................ 13
1.1.4. Vai trò của cây xanh đô thị...................................................................14
1.2. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh.....................16
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
...............................................................................................................................16
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp
tỉnh.........................................................................................................................17
1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.. 19
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
...............................................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
trên địa bàn cấp tỉnh..............................................................................................27
1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương.......................................................27
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút.............................................................. 35
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 38
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...... 39
2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................41
2.2.1.Thực hiện và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
...............................................................................................................................41
2.2.2. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị.......................44
2.2.3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về cây
xanh đô thị.............................................................................................................51
2.2.4. Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên
cứu khoa học phục vụ cho quản lý nhà nước về cây xanh đô thị........................ 58
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cây xanh đô thị
...............................................................................................................................64
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................69
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 69
2.3.2. Hạn chế............................................................................................... 71
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................73
Tiểu kết chương 2............................................................................................... 78
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý nhà nước
về cây xanh đô thị................................................................................................. 79
3.1.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước....................................... 79
3.1.2. Một số định hướng của Thành phố Hồ Chí minh.............................. 79
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị...........................................................................................................................83
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về cây xanh đô thị......................... 83
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch..........................86
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước
về cây xanh đô thị................................................................................................. 88
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật,
chính sách về cây xanh đô thị...............................................................................90
3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng khoa học kỹ thuật
vào quản lý cây xanh đô thị..................................................................................93
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận ý kiến phản ánh,
kiến nghị của người dân về cây xanh đo thị.........................................................96
3.2.7. Tăng cường xã hội hóa về cây xanh đô thị........................................ 99
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 103
KẾT LUẬN..........................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Sự phát triển của mỗi cá nhân hay xã hội đều gắn với những môi trường
nhất định, trong đó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Việc bảo
vệ môi trường sống là công việc hết sức cần thiết. Nghị quyết 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước khẳng định “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một
trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong
các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng
ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế -
xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho
phát triển bền vững”[4]. Trong môi trường tự nhiên thì cây xanh đóng vai trò hết
sức quan trọng đối với con người. Cây xanh đối với môi trường sống được ví như
là “lá phổi hô hấp”, tạo ra môi trường sống tự nhiên, trong lành cho mỗi con người.
Đối với các đô thị lớn thì cây xanh càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phát triển
cây xanh đô thị là một trong những giải pháp hướng tới một đô thị bền vững. Cây
xanh đô thị không chỉ tạo ra môi trường sống thuận lợi mà còn giải quyết được
nhiều vấn đề đặt ra ở đô thị như vấn đề ngập úng, tạo bóng mát, xây dựng cảnh
quan đô thị văn minh,… Ngoài ra, cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công
trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng
vẻ đẹp cảnh quan, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị.
Cây xanh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một tiêu chí không thể thiếu để
hướng đến việc xây dựng đô thị trong lành, điều này càng có ý nghĩa quan trọng
hơn, khi mà điều kiện môi trường đô thị ngày càng xấu đi do quá trình đô thị hóa,
cây xanh càng trở thành yêu cầu đặc biệt nhằm cải thiện môi trường sinh thái đô thị.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ. Đô thị hóa một
mặt góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
nhưng mặt khác cũng gây ra ô nhiễm môi trường, thẩm mỹ quan đô thị,… Để giải
quyết những vấn đề trên thì phát triển cây xanh đô thị được coi là một trong những
giải pháp tối ưu. Hiện nay việc phát triển cây xanh đô thị là một vấn đề được Đảng
và Nhà nước quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới phát triển đô thị bền
vững, trong đó phát triển kinh tế gắn liền với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 được
Đảng ta chỉ rõ tại Đại hội lần thứ XII đó là “Từng bước hình thành hệ thống đô thị
có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường, nhất là các
đô thị lớn. Đồng thời, nâng cao chất lượng và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo
đảm phát triển bền vững, có chính sách xây dựng khu đô thị mới ven các đô thị lớn,
khai thác hiệu quả hạ tầng và tiết kiệm đất” [6]. Để việc phát triển mạng lưới cây
xanh đô thị được đồng bộ, đúng định hướng, đúng pháp luật thì vấn đề đặt ra là
phải tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác này. Trong thời gian qua, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản, nhiều quy hoạch, kế hoạch để tăng cường quản lý
nhà nước về cây xanh đô thị. Cùng với đó, công tác thanh tra kiểm tra cũng được
chú trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời là là
địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của cả nước. Trong thời gian
qua, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng phát triển cây xanh đô
thị nhằm tạo nên cảnh quan đô thị sạch đẹp, văn minh. Mạng lưới cây xanh đô thị
được phát triển tương đối đồng bộ và đa dạng. Tuy nhiên hiện nay việc phát triển
cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố cũng bộc lộ nhiều yếu kém như chủng loại
cây xanh chưa đa dạng, việc bảo tồn chưa được chú trọng, việc phát triển cây xanh
đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống tại Thành phố,... Cùng với việc phát
triển cây xanh đô thị thì công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố cũng được quan tâm và chú trọng. quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên công tác
quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như
những quy định pháp lý chưa chặt chẽ thống nhất, quy hoạch, kế hoạch phát triển
cây xanh đô thị chưa được quan tâm, chú trọng. Việc ứng công nghệ thông tin
trong quản lý còn chậm, công tác cải tạo, phát triển cây xanh đô thị chưa được tiến
hành đồng bộ và kịp thời. Việc xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị được tiến
hành tương đối chậm. Ngoài ra công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được tiến
hành kịp thời. Để hướng tới xây dựng một đô thị văn minh, lịch sự, hiện đại và
phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp để hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Xuất phát từ những lý do cơ bản đã nêu, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội
dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình nhằm giải quyết những
hạn chế nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Phát triển cây xanh đô thị và quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là một vấn
đề được quan tâm của rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu, ấn phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
Tiếp cận từ góc độ phát triển cây xanh đô thị, có một số công trình nghiên
cứu sau:
“Giáo trình cây xanh đô thị” của tác giả Phạm Anh Dũng và Lê Tiến Tâm.
Công trình nghiên cứu này được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Một số
khái niệm cơ bản; Chương 2: Phương pháp quy hoạch và thiết kế cây xanh;
Chương 3: Quy trình triển khai vấn đề phát triển cây xanh đô thị. Công trình
nghiên cứu này chủ yếu làm rõ các khái niệm liên quan đến cây xanh đô thị và tiếp
cận chủ yếu đến việc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị. Nội dung công trình
nghiên cứu cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa cây xanh và đời
sống con người, các tác động của cây xanh lên môi trường sống, tầm quan trọng
của cây xanh đối với sự hình thành cảnh quan đô thị.
“Xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị” của Triệu Tùng. Công trình
nghiên cứu này đã khái quát về đề án phát triển cây xanh đô thị ở Thành phố Đà
Nẵng, khẳng định tầm quan trọng của đề án này đối với sự phát triển của đô thị ở
Đà Nẵng. Để thực hiện được việc phát triển cây xanh ở đô thị, tác giả khẳng định
sự cần thiết phải xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị. Để thực hiện được
điều này, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm xã hội hóa trong phát triển cây
xanh đô thị. Trong đó, khẳng định nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân tham
gia vào quá trình này.
“Giải pháp cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố
Lào Cai” năm 2015 của Tô Ngọc Liễn. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các
giải pháp nhằm cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Lào
Cai. Trong đó, khẳng định cần phải chú trọng công tác lập quy hoạch phát triển cây
xanh đô thị. Ngoài ra, công trình cũng khẳng định cần phải hình thành các công
viên cây xanh, đây được xem là điểm nhấn trong phát triển cây xanh đô thị. Công
trình nghiên cứu này đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển cây xanh đô thị trên
địa bàn Thành phố Lào Cai. Các giải pháp của công trình nghiên cứu này đưa ra
cũng có thể áp dụng cho các địa phương khác. Tuy nhiên các giải pháp mà công
trình nghiên cứu này đưa ra chủ yếu từ góc độ kỹ thuật mà chưa thể hiện trước
trách nhiệm cũng như những công việc mà các cơ quan nhà nước phải làm trong
việc cải tạo và phát triển cây xanh đô thị.
“Kỷ yếu Hội thảo: An toàn cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2015 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này đã
có nhiều bài viết về vai trò của cây xanh đô thị, thực trạng phát triển cây xanh đô
thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trong đó có nhiều bài viết đã đề
xuất các biện pháp để đảm bảo kết cấu kỹ thuật, các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn
cây xanh đô thị trên địa bàn hiện nay. Tuy nhiên các bài viết trong công trình
nghiên cứu này mang tính chuyên môn, kỹ thuật tương đối cao.
“Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh: Sự hình thành, xu
hướng sử dụng, phát triển và các vấn đề tồn tại” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh.
Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận thực trạng quản lý công viên cây xanh ở
Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chỉ ra những hạn chế trong công tác
quản lý cây công viên cây xanh. Đồng thời cũng chỉ ra những hướng phát triển đối
với công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy nhiên công trình
nghiên cứu này chỉ tiếp cận công viên cây xanh mà không đề cập đến cây xanh
đường phố.
Tổng quan các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề
kỹ thuật, cũng như phân tích các chủng loại cây xanh đô thị và luận bàn chuyên
sâu về nghiệp vụ quản lý cây xanh ở các địa phương, đô thị. Còn về chính sách
phát triển cây xanh, quy hoạch, kế hoạch và đặc biệt đề xuất các giải pháp của
quản lý nhà nước về vấn đề này thì hết sức sơ lược.
Tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, có một số công
trình nghiên cứu sau:
“Quy hoạch cây xanh theo hướng phát triển đô thị xanh bền vững” của
Lê Xuân Thái. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận một nội dung quan trọng của
công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là công tác xây dựng quy hoạch,
chiến lược; khẳng định vai trò to lớn của cây xanh đối với sự phát triển của đô thị;
và rrkhẳng định tầm quan trọng của công tác quy hoạch cây xanh đô thị trong việc
phát triển đô thị xanh bền vững. Ngoài ra công trình cũng đã đề ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị. Để xây dựng chính
sách quy hoạch cây xanh theo hướng phát triển đô thị xanh bền vững, công trình
nghiên cứu này khẳng định Nhà nước cần ban hành chính sách, quy định cụ thể về
việc tổ chức quản lý cây xanh trên đường đảm bảo phải hài hòa với cảnh quan và
hệ thống giao thông.
“Tìm hiểu hiện trạng và việc thực hiện quy hoạch phát triển cây xanh đô
thị ở Thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Quế. Công trình nghiên cứu này đã
khái quát về thực trạng công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị ở một số
tuyến đường chính trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, trong đó đã phân tích được
những kết quả, những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác này tại Thành
phố Đà Nẵng. Ngoài ra tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chỉ
tiếp cận việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị tại các con đường mà chưa
nghiên cứu đến việc quy hoạch cây xanh đô thị trong các công viên. Vì vậy việc
quy hoạch cây xanh đô thị chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.
“Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Đức Việt. Công trình nghiên cứu này đã
khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong quản lý cây xanh đô
thị cũng như quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra công trình này đã phân
tích thực trạng ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, phân tích những ưu, nhược điểm của
công tác này. Bên cạnh đó công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp để
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh
đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã khẳng định vai
trò quan trọng của cây xanh đô thị và sự cần thiết của việc phát triển cây xanh đô
thị. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ phát triển cây
xanh đô thị mà chưa nghiên cứu nhiều từ góc độ quản lý nhà nước đối với công tác
này. Ngoài ra các công trình nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước về cây xanh
đô thị chủ yếu tiếp cận từ góc độ quy hoạch phát triển cây xanh đô thị - một nội
dung của công tác quản lý nhà nước, mà chưa nghiên cứu các nội dung tổng thể
của công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị một cách có hệ thống.
Riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào về nội dung này được công bố chính thức. Vì vậy luận văn đảm
bảo tính mới và không có sự trùng lắp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, thực
trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị;
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị trên 5 nội dung: Ban hành các văn bản, chính sách; Xây dựng quy
hoạch kế hoạch; Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và công trình
nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện; Thanh
tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng về nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp:
Luận văn sẽ phân tích các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quản
lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành phân tích các báo
cáo của các cấp chính quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề quản
lý nhà nước về cây xanh đô thị. Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp
những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
- Các phương pháp khác:
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, luận văn
cũng sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, đối chiếu;
Phương pháp tổng hợp,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận văn xây dựng và đề xuất các giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện
quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các
giải pháp luận văn đưa ra có thể áp dụng và mang lại kết quả trên thực tế góp phần
giải quyết một số vấn đề của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù nghiên cứu ở phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, tuy vậy ở những nơi có
đặc điểm tương đồng thì các giải pháp đề xuất nêu trên vẫn có thể áp dụng và đem
lại hiệu quả.
Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được bố cục thành 3 chương, gồm:
+ Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên
địa bàn cấp tỉnh.
+ Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Cây xanh đô thị
1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị
Đối với cuộc sống của con người thì cây xanh là một bộ phận không thể
thiếu. Cây xanh là yếu tố tạo nên môi trường sống của con người. Hiện nay có
nhiều quan niệm khác nhau về cây xanh. Cây xanh có thể được hiểu là các loại cây
được trồng phục vụ cho việc đảm bảo môi trường sinh thái của con người.
Cây xanh có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó gắn với địa
bàn thì cây xanh được chia thành cây xanh nông thôn và cây xanh đô thị.
Cây xanh đô thị có thể được hiểu là những loại cây xanh được trồng ở khu
vực đô thị, tạo nên cảnh quan đô thị [3]. Cây xanh đô thị là một bộ phận cấu thành
nên cảnh quan đô thị. Như vậy việc căn cứ để xác định cây xanh đô thị là địa bàn
sinh sống của các loài cây xanh đó.
1.1.2. Phân loại cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị rất đa dạng và phong phú. Nó có nhiều cách phân loại khác
nhau:
Theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ về quản lý cây xanh đô thị thì cây xanh đô thị được chia thành các loại sau đây:
Một là, cây xanh sử dụng công cộng
Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên
đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn
dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường). Loại cây xanh
này được sử dụng cho mục đích chung của cộng đồng[2]
Hai là, cây xanh sử dụng hạn chế
Là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình
chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ
chức, cá nhân. Loại cây xanh này chỉ được sử dụng cho một số cá nhân, tổ chức.
Nó không được sử dụng rộng rãi như cây xanh công cộng.
Ba là, cây xanh chuyên dụng
Là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên
cứu. Loại cây xanh này chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, lai tạo về cây
xanh. Loại cây xanh này được trồng trong các vườn ươm mà không được trồng ở
các đường phố hay các công viên.
Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây
xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả
mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
Ngoài ra, cây xanh đô thị có thể phân loại theo nơi trồng. Theo cách phân
loại theo nơi trồng thì cây xanh đô thị được chia thành 3 loại cơ bản:
Một là, cây xanh công viên
Đây là loại cây xanh được trồng ở các công viên trong các đô thị. Loại cây
xanh này là một bộ phận cấu thành của các công viên ở khu vực đô thị. Công viên là
nơi có diện tích rộng, có thể bố trí nhiều loại cây xanh khác nhau.
Hai là, cây xanh vườn hoa
Đây là loại cây xanh được trồng trong các vườn hoa.
Ba là, cây xanh đường phố
Đây là loại cây xanh được trồng theo dọc các tuyến đường phố của đô thị.
Loại cây xanh này được quy hoạch theo từng tuyến đường phố khác nhau.
Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mát được trồng hoặc có thể là
cây mọc tự nhiên, cây trang trí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảo giao
thông.
1.1.3. Đặc điểm của cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị mang những đặc điểm chung của các loại cây xanh. Tuy
nhiên do gắn liền với khu vực đô thị nên cây xanh đô thị cũng có những đặc điểm
riêng như:
Thứ nhất, cây xanh đô thị gắn liền với địa bàn đô thị
Cây xanh đô thị là những loại cây được trồng ở địa bàn đô thị. Môi trường
đô thị có những điểm khác biệt với môi trường ở nông thôn vì vậy đặc điểm của cây
xanh đô thị cũng có những điểm khác biệt so với cây xanh ở nông thôn. Khu vực đô
thị cây xanh bị giới hạn chặt chẽ theo các quy định của nhà nước về chiều cao, tán
cây,… Việc trồng các loại cây xanh đô thị cũng phải phù hợp với thiết kế và quy
hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, cây xanh đô thị gắn liền với kiến trúc, cảnh quan đô thị
Vai trò của cây xanh đô thị đối với cuộc sống đô thị là hết sức chặt chẽ.
Cây xanh đô thị gắn liền với môi trường sống đô thị. Việc quy hoạch, thiết kết cây
xanh đô thị gắn chặt với việc quy hoạch, thiết kết cảnh quan đô thị, với quy hoạch
giao thông, quy hoạch sử dụng đất,…
Thứ ba, Cây xanh đô thị chủ yếu do nhà nước trồng
Nếu như ở địa bàn nông thôn thì cây xanh có thể do nhà nước hoặc người
dân trồng, trong đó chủ yếu là do người dân trồng, thì đối với khu vực đô thị thì
cây xanh chủ yếu do nhà nước trồng. Cây xanh đô thị này chủ yếu được trồng ở
các con đường, các công viên hay trụ sở làm việc của các cơ quan tổ chức. Do mật
độ dân số đông, vì vậy diện tích để trồng cây xanh đô thị trong các nhà dân là
không nhiều. Đa số cây xanh đô thị được trồng ở các khu vực công cộng, dưới sự
quản lý trực tiếp của nhà nước hoặc các đơn vị được nhà nước ủy quyền.
1.1.4. Vai trò của cây xanh đô thị
Cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người
cả ở vùng nông thôn và đô thị. Đối với khu vực đô thị thì vai trò của cây xanh càng
trở nên quan trọng và cần thiết.
Vai trò của cây xanh đô thị thể hiện ở các phương diện sau đây:
Một là, cây xanh đô thị góp phần cải thiện môi trường sống đô thị
Cây xanh đô thị đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện một cách tích cực
môi trường, cải thiện khí hậu như là điều hòa nhiệt độ khi trời nắng nóng mùa hè,
ẩm độ không khí, hạn chế gió mạnh[8]. Khu vực độ thị với nhiều nhà máy, công ty
vì vậy môi trường sống thường phải đối diện với nguy cơ ô nhiễm như ô nhiễm
nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Sự có mặt của cây xanh đô thị góp phần
hạn chế các loại ô nhiễm trên, góp phần làm cho bầu không khí trong lành và thoáng
đãng. Cây xanh đô thị góp phần hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô nhiễm không khí nhờ
lá cây hấp thụ bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, làm cho môi trường đô
thị ngày càng được cải thiện.
Hai là, cây xanh đô thị tạo nên cảnh quan đô thị
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong vấn đề thiết kế không
gian, tổ chức xây dựng đô thị. Cây xanh đô thị làm tăng giá trị thẩm mỹ cho các
công trình kiến trúc đô thị thêm văn minh, hiện đại. Lợi ích đó đều nhờ vào những
đặc tính của cây xanh như: hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước phong phú…
của cây xanh. Cây xanh đô thị góp phần hướng tới một đô thị xanh, đô thị phát
triển bền vững.
Sự hiện diện của cây xanh trong Thành phố là mong muốn của cư dân và
người sử dụng đô thị. Với tầm vóc và tuổi thọ của mình, cây xanh đô thị là biểu
tượng cho thiên nhiên giữa lòng Thành phố. Mà thiên nhiên trong thành phố là nhu
cầu của xã hội vốn không ngừng tăng cao. Nhu cầu lớn này đi đôi với việc đô thị
hóa tối đa lối sống. Vì vậy, thiên nhiên trở thành yếu tố chính của đô thị hiện đại.
Là biểu tượng của thiên nhiên trong đô thị, cây xanh cũng có giá trị biểu tượng bổ
sung. Điều đó sẽ củng cố vị trí mà cây xanh đang có trong trí tưởng tượng chung
của chúng ta và làm giàu thêm mối liên hệ tình cảm giữa con người với cây xanh.
Cây xanh đô thị đáp ứng được nhiều nhu cầu thiết thực của người dân: đặc
biệt là công viên cây xanh sử dụng công cộng có tổ chức các loại hình hoạt động
văn hóa xã hội, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, nghiên cứu về thiên nhiên. Cây
xanh đô thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.
Ba là, cây xanh đô thị góp phần hỗ trợ đa dạng sinh học
Nhờ vào vóc dáng cao lớn và giá trị biểu trưng mạnh mẽ của mình, cây
xanh trở thành một biểu tượng thật sự của tự nhiên trong thành phố. Cây xanh cũng
đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển môi trường tự nhiên giữa lòng đô
thị. Chúng là nơi cư ngụ của các loài động, thực vật (nấm, chim, động vật gặm
nhấm, dơi, côn trùng…) và giúp duy trì tính liên tục sinh thái. Sự đa dạng của các
chủng loại động vật sống tại đô thị có liên quan trực tiếp với sự đa dạng các chủng
loại cây trồng. Điều này chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa cây xanh và đa dạng
sinh học ở đô thị. Nhìn chung, nếu công tác quản lý có lưu ý đến nhu cầu của cây
xanh, thì cũng sẽ tác động đến chất lượng sinh cảnh, nhân tố cấu thành của mảng
xanh đô thị.
Tóm lại, những phân tích nên trên, có thể khẳng định rằng cây xanh đô thị
có vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong việc giữ cân bằng sinh thái môi
trường, kiến tạo cảnh quan, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thành phố,
đặc biệt là một đô thị loại đặc biệt, một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và đông
dân. Do đó vấn đề quy hoạch đầu tư phát triển cây xanh đô thị cho thành phố là hết
sức cần thiết, đáp ứng được vấn đề xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn,
có biện pháp để giữ được đất, chủ động kêu gọi các nguồn lực trong xã hội cho đầu
tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị của các Thành phố.
1.2. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
Nhà nước ra đời để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Thuật ngữ quản lý
nhà nước là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khoa học cũng như trong
các văn bản pháp lý. Tuy nhiên đến nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
thuật ngữ này.
Quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà
nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các
nhiệm vụ, chức năng của nhà nước[10].
Quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ
quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành
chính nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, hay
thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành[10].
Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều
chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các
cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn
định và phát triển của xã hội[10].
Nhà nước quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
cây xanh đô thị. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh có thể
được hiểu là hoạt động có tổ chức, có định hướng bằng pháp luật, chính sách của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa bàn cấp tỉnh, mang tính quyền lực nhà
nước, nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị, nhằm đảm bảo
duy trì, phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
cấp tỉnh
Cây xanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với đô thị. Một Thành phố mà
không có cây xanh được coi như là một Thành phố “chết”. Vì vậy việc quản lý nhà
nước đối cây xanh đô thị là vấn đề cấp thiết và đóng vai trò hết sức quan trọng.
Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị được thể hiện ở
các phương diện sau đây:
Một là, đối với các cơ quan nhà nước
Việc nhà nước quản lý cây xanh đô thị xuất phát từ nhu cầu của các cơ
quan nhà nước. Quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp phần đảm bảo cho
các quy định của nhà nước đối với quản lý cây xanh đô thị được thực hiện một
cách đầy đủ và nghiêm túc. Nhà nước quản lý cây xanh đô thị nhằm đảm bảo ý
thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội liên quan đến lĩnh
vực cây xanh đô thị. Nhà nước quản lý hoạt động này cũng nhằm đưa ra các định
hướng cho xã hội liên quan đến phát triển cây xanh đô thị. Thông qua công tác
quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật
liên quan đến cây xanh đô thị để ngăn chặn và xử lý kịp thời. Việc quản lý nhà
nước đối với cây xanh đô thị cùng với các lĩnh vực góp phần đảm bảo xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Hai là, đối với khu vực đô thị
Đối với khu vực đô thị thì cây xanh đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng.
Vì vậy quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị cũng có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của khu vực đô thị. Quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp
phần đảm bảo duy trì và phát triển cây xanh đô thị, tạo nên cảnh quan đô thị văn
minh, hiện đại; góp phần làm cho khu vực đô thị phát triển một cách đồng bộ và
toàn diện. Có thể nói rằng, quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp phần làm
cho quy hoạch đô thị đồng bộ với các quy hoạch khác về đô thị, làm cho khu vực
đô thị phát triển một cách bền vững.
Ba là, đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng có ý nghĩa quan trọng đối với
các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Việc duy trì và phát triển cây xanh đô thị sẽ tạo
nên cảnh quan đô thị hiện đại và bầu không khí trong lành, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân ở khu vực đô thị. Quản lý nhà nước đối với cây
xanh đô thị cũng góp phần bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của cá nhân và tài sản
của các tổ chức ở địa bàn đô thị. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị hình thành
nên ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sống ở khu vực
đô thị.
Như vậy có thể khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước đối với cây
xanh đô thị là hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về cây xanh đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quản công
tác quản lý nhà nước cũng như việc nâng cao chất lượng cuộc sống, sự phát triển
của khu vực đô thị.
1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì một
công cụ không thể thiếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Đây được xem là công
cụ quan trọng và cơ bản trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý
nhà nước đối với cây xanh đô thị nói riêng. Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính
phủ và các bộ liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan
để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Có
thể kể đến các văn bản pháp luật sau đây: Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014,
luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định
số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư
phát triển đô thị; Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây
dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD
ngày 10/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-
BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng;…
Các văn bản pháp lý trong thời gian qua quy định nhiều vấn đề khác nhau
trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, có thể khái quát các nội dung cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị được rải cho nhiều cơ
quan nhà nước khác nhau. Mỗi cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý theo
những quy định của pháp luật cũng như được phân công, phân cấp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên phạm
vi toàn quốc. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các Nghị định hướng dẫn chi tiết
các văn bản luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội liên quan đến cây xanh
đô thị.
Bộ Xây dựng trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình có trách
nhiệm: Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị; Trình Chính phủ ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị; Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì
cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Kiểm tra việc tuân
thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ
Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình,
có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên
phạm vi lãnh thổ của mình quản lý. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham
mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý theo lĩnh vực được phân công,
phân cấp.
Thứ hai, về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Việc thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
- Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng
đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân
tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
- Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị,
quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa
dạng sinh học.
- Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất
cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy
hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm
chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công
trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây,
cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới
cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết
để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo
quy định của pháp luật [2].
Thứ ba, về nội dung quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Các văn bản pháp luật cũng đã quy định chi tiết các nội dung quản lý nhà
nước đối với cây xanh đô thị. Từ các quy định pháp lý, có thể khái quát các nội
dung cơ bản của quản lý nhà nước của cây xanh đô thị như sau:
- Ban hành các văn bản, chính sách.
- Xây dựng quy hoạch kế hoạch.
- Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và công trình nghiên cứu
khoa học về cây xanh đô thị.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
- Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh
đô thị
Để thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì các cơ quan nhà
nước phải ban hành các văn bản pháp luật và các chính sách. Các cơ quan nhà
nước trên địa bàn cấp tỉnh sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của
Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan
khác. Các văn bản tập trung quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị, nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị; Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về cây
xanh đô thị; Quy hoạch cây xanh đô thị; Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh
đô thị,…
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý cây xanh trên địa bàn cấp tỉnh;
Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý cho chính quyền
các cấp và các cơ quan chuyên trách quản lý cây xanh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đã ban hành các văn bản quy định về quản lý cây xanh, xây dựng cơ chế chính
sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển cây
xanh đô thị. Sở Giao thông vận tải hoặc sở Xây dựng chủ trì soạn thảo các văn bản
hướng dẫn về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân thành phố, quận,
huyện, thị xã thuộc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển
cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương cũng phải ban hành kịp thời các
chính sách phát triển cây xanh đô thị. Các chính sách phải khuyến khích và động
viên các cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào phát triển và bảo vệ cây xanh
đô thị.
1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị
Cùng với pháp luật và chính sách thì quy hoạch, kế hoạch cũng được coi là
công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch nhằm định hướng cho quá trình quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị cũng như việc phát triển xây xanh đô thị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện sẽ ban hành các quy hoạch về cây
xanh đô thị như quy hoạch phát triển cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển công
viên cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển quỹ đất cho phát triển cây xanh đô thị,…
Các quy hoạch này là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc phát triển cây xanh đô
thị.
Các đồ án quy hoạch xây dựng cây xanh đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu
chuẩn về quỹ đất cây xanh đô thị theo các quy định. Căn cứ tính chất và quy mô, đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng
cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn ươm cây[1].
Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005
của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày
19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch
xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội dung sau:
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ
diện tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô
thị (khu vực mới, khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại
cây trồng cho đô thị.
+ Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây
xanh trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại,
hình dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa,
tuổi thọ cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường
phố, tại công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng
đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch
chuyên ngành cây xanh.
Ngoài việc xây dựng các quy hoạch về cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân
các cấp và các cơ quan chuyên môn cũng ban hành các kế hoạch để xác định mục
tiêu và các biện pháp thực hiện trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Các kế
hoạch phải xác định rõ mục tiêu, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các đơn vị và
xác định rõ tiến độ thực hiện.
1.2.4.3. Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên cứu
khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Việc đầu tư, phát triển cây xanh đô thị cũng là một nội dung không thể
thiếu trong công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước về cây xanh đô thị cũng như phát triển cây xanh đô thị. Cơ sở hạ tầng
cho phát triển và quản lý nhà nước về cây xanh đô thị bao gồm nhiều loại khác
nhau như hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất,… Đây là những điều kiện
phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Ngoài ra trên địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp cũng chú trọng
việc đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị. Các công trình
nghiên cứu khoa học tập trung vào các giải pháp phát triển và quản lý cây xanh đô
thị. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều có những khoản nhất định phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực cây xanh đô
thị. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học này sẽ do cơ quan được tham mưu quản lý
nhà nước về cây xanh đô thị (Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải) phối hợp
với Sở Khoa học Công nghệ và các cơ quan có liên quan thực hiện. Việc nghiên
cứu khoa học phải gắn liền và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh
đô thị.
1.2.4.4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy
hoạch về cây xanh đô thị
Để triển khai thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách, quy hoạch, đề
án về cây xanh đô thị thì việc tăng cường tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn là hết sức
cần thiết. Việc hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến nhằm làm cho các cơ quan nhà nước,
cán bộ công chức và các cá nhân tổ chức hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các quy định
của nhà nước liên quan đên cây xanh đô thị.
Nội dung của công tác tuyên truyền và phổ biến tập trung vào việc tuyên
truyền các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, về vai
trò, ý nghĩa của việc phát triên cây xanh đô thị, quyền lợi và trách nhiệm của các cá
nhân tổ chức trong việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền,
phổ biến có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như Pano, Áp phích, tổ
chức các cuộc thi,…
Để tổ chức triển khai thực hiện việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
thì việc xây dựng bộ máy và nhân sự là công việc hết sức cần thiết. Cần xác định
rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý nhà nước
về cây xanh đô thị, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản
lý nhà nước về cây xanh đô thị. Thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
trên địa bàn cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất thực hiện. Trong đó
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao cho Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn các sở, ban ngành khác cũng thực hiện các nhiệm
vụ theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cần xây dựng đội ngũ
nhân sự nắm vững các nghiệp vụ về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
cũng là hết sức cần thiết. Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tại tổ chức triển
khai thực hiện việc phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức cấp phép cho các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị như cấp
phép trồng mới, cấp phép chặt, đốn hạ các cây xanh đô thị. Việc tổ chức cấp phép
đối với các hoạt động này cần thực hiện theo đúng với các quy định pháp luật của
nhà nước.
1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về cây xanh
đô thị
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung
không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.
Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để từ đó
ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra và xử lý với các
hành vi vi phạm.
Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo tập trung vào các vấn
đề cơ bản sau đây:
+ Kiểm tra tình hình trồng và chăm sóc các loại cây để phát hiện các cây hư
hỏng.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức
trong xã hội về tuân thủ các quy định liên quan đến cây xanh đô thị.
+ Tiếp nhận các phản ánh kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người
dân liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra
được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường xuyên;
thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất[2]
1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
trên địa bàn cấp tỉnh
1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng đang trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển
kinh tế cao nhất của khu vực miền Trung. Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội
thì Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực, trong đó có quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Để thực
hiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các
biện pháp sau:
Một là, về việc cụ thể hóa và ban hành văn bản quản lý cây xanh đô thị.
Để thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì Đà Nẵng luôn
chú trọng đến việc ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định của Quốc
hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng. Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã
ban hành Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 về quy định quản lý
cây xanh đô thị. Đây được xem là văn bản pháp lý quan trọng, tạo cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn toàn Thành phố. Quy định
về quản lý cây xanh đô thị đã quy định rõ thẩm quyền của Sở Xây dựng, các sở
ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận trong quá trình quản lý cây xanh
đô thị. Một trong những nội dung quan trọng của quy định này là việc phấn cấp
trong quản lý cây xanh đô thị giữa Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận huyện
và Công ty Công viên – Cây xanh. Bên cạnh đó các nội dung quản lý nhà nước về
cây xanh đô thị cũng được quy định tương đối cụ thể và rõ ràng như việc xây dựng
quy hoạch cây xanh đô thị, cấp phép cây xanh đô thị, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý,
khắc phục sự cố cây xanh đô thị. Ngoài ra Sở Xây dựng cũng đã ban hành hướng
dẫn về quản lý cây xanh đô thị nhằm cụ thể hóa các quy định trong Quyết định số
06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành quy định
về tiêu chuẩn, kỹ thuật đối với cây xanh đô thị. Việc trồng, chăm sóc cây xanh phải
đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy định này. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân
Thành phố Đà Nẵng cũng đã quy định về định mức tài chính liên quan đến quản lý
cây xanh đô thị.
Hai là, về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị.
Quy hoạch là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước vì
vậy Ủy ban nhân dân Thành phố đã chú trọng công tác quy hoạch. Để tạo định
hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân
dân Thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị giai đoạn 2010-
2015 định hướng cho phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Đối với giai đoạn 2016-
2020 thì Ủy ban nhân dân cũng đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch cây
xanh đô thị. Quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh đô thị hướng tới xây dựng
Thành phố xanh, không gian xanh. Chủ trương của Thành phố là phát triển mạng
lưới cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch
cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã phê duyệt quy hoạch đất cho
cây xanh đường bộ và công viên cây xanh. Quy hoạch cây xanh đô thị được xây
dựng đồng bộ với các quy hoạch khác. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cây
xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã thu hút tham gia của các nhà tư
vấn và người dân trong việc góp ý và phản biện cho các quy hoạch. Ủy ban nhân
dân Thành phố đã tham vấn kinh nghiệm xây dựng quy hoạch đô thị và quy hoạch
cây xanh đô thị của Singapore, Thành phố Lyon để xây dựng cho phù hợp với đặc
điểm của Thành phố. Quy hoạch đô thị của Thành phố cũng hướng đến việc xây
dựng các mảng xanh đô thị.
Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch thì Ủy ban nhân dân Thành phố Đà
Nẵng cũng chú trọng công tác xây dựng kế hoạch quản lý cây xanh đô thị hằng
năm. Trong kế hoạch đã xác định mục tiêu cụ thể trong quản lý cây xanh đô thị,
phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về
cây xanh đô thị.
Thứ ba, về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cây xanh đô thị
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Ủy
ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng chú trọng việc tăng cường ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào quản lý cây xanh đô thị. Nhiều ứng dụng phần mềm đã được sử dụng
để quản lý cây xanh đô thị, điển hình nhất là phần mềm GIS.
Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng hiện quản lý hơn 88.000 cây xanh
bóng mát, gần 940.000m2
thảm hoa, thảm cỏ và trên 31.000 cây trổ hoa, cây tạo
hình các loại. Từ tháng 6 năm 2013, đơn vị đã có tờ trình gửi Sở Xây dựng Đà
Nẵng đề nghị phê duyệt phương án ứng dụng công nghệ GIS để số hóa cây xanh
bóng mát vỉa hè trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Trước đó, Ủy ban nhân dân
Thành phố giao cho Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Công viên - Cây xanh tiến hành
lập hồ sơ mã hóa cây xanh nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý về chủng loại,
đường kính thân, chiều cao cây, chiều rộng tán, độ tuổi, báo cáo Ủy ban nhân dân
Thành phố xem xét, quyết định trong quý 2 năm 2013[14].
Đến tháng 4 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố mới quyết định giao
cho Sở Xây dựng triển khai phần mềm ứng dụng công nghệ GIS, bước đầu lập cơ
sở dữ liệu cây xanh công cộng trên các tuyến đường trung tâm. Khi hoàn thành,
phần mềm GIS sẽ rất có ích trong việc quản lý, phát triển cây xanh, hiển thị từng
chi tiết nhỏ của cây xanh được đánh dấu. Trong quá trình chờ đợi Sở Xây dựng
phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông hoàn thành phần mềm GIS, phía Công
ty Công viên - Cây xanh sẽ thực hiện công tác đánh số cây, vị trí cũng như theo dõi
sự phát triển của cây để cuối năm 2015, đầu năm 2016 có thể đưa vào sử dụng.
Năm 2015, Công ty Công viên - Cây xanh hợp đồng với Trung tâm Công
nghệ phần mềm Softech Đà Nẵng xây dựng công cụ quản lý mang tên “Phần mềm
quản lý cây xanh” với các tính năng như khi người quản lý muốn tăng thêm yêu
cầu gì trên giao diện đều có thể bổ sung, chỉnh sửa được, số liệu lưu trữ theo năm
và cho phép truy xuất kết quả tổng hợp tùy theo từng yêu cầu. Tuy nhiên khi đưa
vào thực tế sử dụng, “Phần mềm quản lý cây xanh” chưa thực sự hiệu quả do số ký
hiệu trên cây xanh được đánh dấu bằng số nhà nên trường hợp cây xanh trồng ở
nơi không có nhà ở sẽ không thể cập nhập vị trí.
Thứ tư, mua bảo hiểm cho cây xanh đô thị.
Qua xem xét, trao đổi với một số đơn vị bảo hiểm và ý kiến của đại diện Sở
Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và Công ty Công viên - Cây xanh, Ủy ban
nhân dân Thành phố thống nhất chủ trương mua bảo hiểm cho cây xanh đô thi. Đà
Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện điều này. Ủy ban nhân dân
Thành phố sẽ cấp kinh phí cho Công ty Công viên - Cây xanh xử lý từng sự cố bất
khả kháng do cây xanh công cộng gây ra đối với tính mạng con người, nhà cửa,
phương tiện giao thông,… Việc xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự cố
phải được Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập hội
đồng đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố cụ thể.
Định hướng trong tương lai, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây
dựng tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính Đà Nẵng, Sở Tư pháp và các đơn vị liên
quan làm việc cụ thể với các cơ quan bảo hiểm để triển khai có hiệu quả chủ
trương mua bảo hiểm đối với cây xanh công cộng đã được thành phố thống nhất.
Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra
Trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Thành phố Đà Nẵng
rất chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra được Ủy ban
nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra về quản lý cây xanh đô thị. Việc kiểm tra công tác trồng, bảo trì và
chăm sóc cây xanh được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện các cây hư hỏng và
có đề xuất phương án xử lý, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó công tác thanh tra
cũng phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về
cây xanh đô thị. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, Ủy ban nhân dân
Thành phố đã công bố công khai đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh, kiến
nghị kịp thời của người dân. Thông qua đường dây nóng, Ủy ban nhân dân Thành
phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan liên quan giải đáp kịp thời các phản ánh của
người dân.
Cùng với công tác thanh tra, thì Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chỉ đạo
Sở Xây dựng, Công ty Công viên - Cây xanh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
tăng cường kiểm tra hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý để phát
hiện những cây xanh hư hỏng để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời, tránh tình
trạng cây xanh bị đổ ngã ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người
dân.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Bình Dương
Cùng với Đà Nẵng thì Bình Dương cũng đã chú trọng công tác quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị và có nhiều thành tựu vượt bậc. Để thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì Bình Dương đã thực hiện các giải pháp sau
đây:
Một là, việc cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản có liên quan về
công tác quản lý nhà nước vê cây đô thị. Dựa trên các quy định của Chính phủ, Bộ
Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp
thời các văn bản về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cho phù hợp với địa
phương. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản trình Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành kịp thời. Trong quá trình xây dựng các văn bản liên quan đến quản lý
cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương luôn chú trọng việc lấy ý
kiến của Bộ Xây dựng đối với Dự thảo văn bản của mình, đồng thời lấy ý kiến của
các nhà khoa học, các chuyên gia và người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu
Sở Xây dựng tiếp thu những ý kiến phù hợp để bổ sung, điều chỉnh trong Dự thảo
văn bản quản lý cây xanh đô thị. Đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã
ban hành Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2014 về ban
hành “Quy định quản lý các công trình giao thông, chiếu sáng, thoát nước, cây
xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Trong đó các nội dung về quản lý cây
xanh đô thị đã được quy định tương đối cụ thể và rõ ràng. Sở Xây dựng cũng đã
ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về quản lý cây xanh đô thị của Ủy
ban nhân dân.
Hai là, về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các quy
hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn các quy định của nhà nước về quản lý cây xanh đô thị. Đối tượng
tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức,
các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh và những người dân sinh sống trên địa
bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền phổ biến tập trung vào các quy định pháp luật của
Chính phủ, Bộ Xây dựng và của tỉnh về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.
Việc tuyên truyền phổ biến đã thu hút được các phương tiện thông tin đại chúng,
các trường học,... Đến nay Đài truyền hình tỉnh Bình Dương đã hình thành chuyên
mục “Văn minh đô thị”, tập trung vào nhiều nội dung liên quan đến đô thị, trong
đó có cây xanh đô thị. Ngoài ra Sở Xây dựng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý cây
xanh đô thị, lợi ích của việc trồng cây xanh đô thị. Sở Xây dựng cũng phối hợp
chặt chẽ với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin truyền thông tăng
cường công tác tuyên truyền về quản lý cây xanh đô thị.
Việc tuyên truyền phổ biến được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau
đã giúp cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và các cá nhân, tổ chức trên
địa bàn tỉnh hiểu biết sâu sắc về các quy định của nhà nước, từ đó hình thành ý
thức chấp hành pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô
thị.
Ba là, về việc xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị
Để huy động các nguồn lực vào quản lý và phát triển cây xanh đô thị, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương cũng chú trọng công tác xã hội hóa về phát triển
cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích các cá nhân, tổ chức sinh sống
trên địa bàn tỉnh tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên nhà cũng như khuôn
viên của tổ chức. Các dự án phát triển cây xanh đô thị cũng tiến hành mời gọi xã
hội hóa. Tỉnh chủ động mời gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đóng
góp cũng như tham gia thực hiện các dự án về cây xanh đô thị.
Đối với các dự án quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị, Ủy ban nhân
dân tỉnh cũng đã tổ chức đấu thầu cho các công ty tư nhân tham gia xây dựng các
đề án, quy hoạch,… Vì vậy chất lượng các quy hoạch, đề án về phát triển cây xanh
đô thị đã được nâng lên rõ rệt. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã thuê các công ty thẩm
định cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia tổ chức phản biện, thẩm định các dự
án, quy hoạch về cây xanh đô thị.
Bốn là, về công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về
công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung
được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các
cơ quan thanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Sở Xây dựng
đã chỉ đạo Công ty cây xanh tăng cường kiểm tra việc trồng mới, chăm sóc và bảo
trì cây xanh đô thị. Qua kiểm tra đã phát hiện các cây xanh hư hỏng và đề xuất
phương án xử lý kịp thời nhằm hạn chế các thiệt hại về tính mạng, tài sản và sức
khỏe. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành và
hành chính tăng cường công tác thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào
việc chấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý nhà nước
đối với cây xanh đô thị. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thanh tra đã
kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời và
đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút
Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà các địa phương đã thực hiện, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị như
sau:
Một là, về mặt nhận thức
Cần giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức nhận thức đúng và đầy đủ về
quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ngoài ra cũng cần nâng cao nhận thức
cho các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản
lý cây xanh đô thị.
Hai là, về mặt thể chế, chính sách
Cần phải ban hành kịp thời các văn bản để cụ thể hóa các nội dung quản lý
nhà nước đối với cây xanh đô thị và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản này.
Các văn bản pháp luật cần chi tiết hóa các nội dung quản lý nhà nước cũng như phân
định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân.
Ba là, về xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô
thị. Quy hoạch cây xanh đô thị cần đồng bộ với các quy hoạch khác ở quy hoạch
đô thị như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch
công viên,… Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần ban hành kịp thời các kế hoạch trong
quản lý cây xanh đô thị.
Bốn là, về mặt tổ chức, nhân sự
Cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị tại địa phương. Trong đó chú trọng kiện toàn các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản
lý nhà nước về cây xanh đô thị
Năm là, về triển khai thực hiện
Cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về
quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Trong đó cần đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Cần phối
hợp với các cơ quan, tổ chức tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến. Bên cạnh
đó cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách.
Sáu là, về công tác thanh tra, kiểm tra
Trong công tác quản lý nhà nước vê cây xanh đô thị cần tăng cường công
tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Bên
cạnh đó cần có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy
định về công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Tiểu kết chương 1
Cây xanh đô thị là những cây được trồng ở khu vực đô thị. Cây xanh đô thị
đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan đô thị cũng như việc cải thiện môi
trường sống đô thị. Để cây xanh đô thị phát triển thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước
phải tăng cường quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc quản lý nhà nước
đối với cây xanh đô thị sẽ góp phần đảm bảo phát triển cây xanh đô thị, đảm bảo
cho pháp luật, kế hoạch về cây xanh đô thị được thực thi đầy đủ. Để quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản
pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Cùng với đó là tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về cây xanh đô thị đến với
các cá nhân, tổ chức trên địa bàn mình quản lý. Đồng thời tăng cường thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, các quy hoạch kế hoạch về cây
xanh đô thị.
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối
với cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh. Những kết quả nghiên cứu của chương 1
là cơ sở luận văn để tiếp cận thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên
một địa bàn cụ thể ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, cùng với việc đầu tư cải tạo, xây dựng hạ tầng xã hội
và hạ tầng kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm rất lớn tới việc phát triển
cây xanh đô thị nhằm tô điểm Thành phố thêm xanh tươi, sạch đẹp và mỹ quan
hơn. Các dự án, chương trình phát triển cây xanh đô thị ngày càng được chú trọng
và thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh đều có quỹ đất hợp lý cho việc phát triển
các dự án cây xanh đô thị.
Thành phố đã tiến hành nhiều dự án cải tạo mở rộng phát triển cây xanh đô
thị và công viên cây xanh đô thị hiện hữu và xây dựng mới các công viên cây xanh
bằng cách tận dụng quỹ đất từ việc chỉnh trang đô thị tại các khu nhà ở lụp xụp,
ven và trên kênh rạch, các công trình không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường; các
khu xây dựng mới đồng thời phát triển cây xanh đường phố, các mảng xanh dọc
trục đường… đa dạng về chủng loại, tạo cảnh quan đặc thù cho từng khu vực và
trên từng tuyến đường, nhằm nâng dần chỉ tiêu đất cây xanh bình quân đầu người.
Những chương trình, dự án cụ thể đều dựa trên lợi ích thiết thực của cây
xanh đô thị: giúp cải thiện khí hậu, hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô nhiễm không khí
nhờ lá cây hấp thụ bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, làm cho môi
trường đô thị ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, trong việc tổ chức không gian
cảnh quan kiến trúc đô thị thì hệ thống công viên cây xanh là một thành phần
không thể thiếu, giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ và đô thị thêm văn minh, hiện đại.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thì hiện nay, Sở Giao thông vận
tải quản lý 130.036 cây với khoảng 180 loài. Trong đó[19]:
Cây xanh trong công viên là 7.380 cây với 127 loài được phân loại như sau:
+ Loại cây mới trồng: 539 cây
+ Loại 1: 2.773 cây
+ Loại 2: 3.035 cây
+ Loại 3: 1.033 cây
Cây xanh trên đường phố: có khoảng 122.656 cây với 180 loài, được phân
loại như sau:
+ Loại cây mới trồng: 16.105 cây
+ Loại 1: 60.159 cây
+ Loại 2: 30.662 cây
+ Loại 3: 5.730 cây
Theo thống kê của các quận, huyện, nhóm nghiên cứu cập nhật tính đến
tháng 12/2014, công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố hiện có 551,2817 ha.
- Hiện trạng công viên cây xanh phân theo khu vực[24]:
Thành phố hiện có 551,2817 ha công viên cây xanh, đạt bình quân 0,69
m2
/người, trong đó:
+ Khu vực nội thành cũ (13 quận) với diện tích là 333,0558 ha, chiếm
60,41 % tổng diện tích, đạt bình quân 0,82 m2
/người.
+ Khu vực quận mới (6 quận) với diện tích là 171,0935 ha, chiếm 31,04 %
tổng diện tích, đạt bình quân 0,73 m2
/người.
+ Khu vực ngoại thành (5 huyện) với diện tích là 47,1324 ha, chiếm 8,55%
tổng diện tích, đạt bình quân 0,31m2
/người.
+ Nhiều khu cây xanh sử dụng công cộng đô thị có chất lượng không cao,
chủng loại cây trồng không phong phú, ít loài, ít họ thực vật. Bên cạnh đó, số loài
không phù hợp còn chiếm tỉ lệ khá lớn như Keo Lá Tràm, Keo Mỡ, Bạch Đàn, Bã
Đậu...
Diện tích công viên, cây xanh trên toàn địa bàn thành phố: 948,24 ha.
Trong đó:
+ Sở Giao thông vận tải quản lý: 267,4 ha.
+ Các quận huyện và các đơn vị khác quản lý: 682,7193 ha.
2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực hiện và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về cây
xanh đô thị
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản
tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Ủy ban nhân dân
Thành phố đã dựa trên các quy định của Luật xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị
năm 2009, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý
cây xanh đô thị và các Thông tư của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị.
Cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản trong quản lý nhà nước về cây xanh đô
thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND
ngày 18/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về quản lý
công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này
đã quy định các nguyên tắc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, trách nhiệm,
thẩm quyền của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị. Bên cạnh đó cũng quy định các nội dung quản lý nhà
nước về cây đô thị.
Để phê duyệt các quy hoạch, đề án phát triển rừng và cây xanh đô thị, Ủy
ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày
18/3/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án Quản lý bảo
vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025;
Để quy định về chiều cao đối với các cây xanh đô thị, Sở Giao thông Công
chánh Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao thông vận tải Thành phố hồ Chí
Minh) đã ban hành quyết định số 4220/QĐ-GT ngày 26/11/2004 về việc quy định
khống chế chiều cao thân và chiều rộng tán cây xanh cao lớn lâu năm trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Văn bản này đã làm cơ sở quan trọng cho việc quản lý về
chiều cao, chiều rộng đối với thân cây và tán cây. Đây cũng là cơ sở để các cơ
quan nhà nước tiến hành kiểm tra đối với cây xanh đô thị. Đến nay trong quản lý
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
 
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfDONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfQucTrngTrn2
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...luanvantrust
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT (20)

Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAYLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAYĐề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh ThượngĐề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
 
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
 
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfDONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
 
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái NguyênĐề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ MINH THU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ MINH THU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG THANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. TS. Hà Quang Thanh. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn theo đúng hướng dẫn của Học viên Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn. Tác giả Bùi Thị Minh Thu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hà Quang Thanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân các quận huyện, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cung cấp các số liệu và các thông tin để tôi hoàn thành luận văn này. Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu ngắn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn và bản thân tôi hoàn thiện hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau này. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Bùi Thị Minh Thu
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH Bảng 2.1: Quy họach sử dụng đất cây xanh sử dụng công cộng................48 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................................... 52 Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn đầu tư cho cây xanh đô thị giai đoạn 2013-2016 ...............................................................................................................................59 Bảng 2.3: Kết quả tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và số vụ xâm hại cây xanh do tuần tra báo cáo.......................................................................... 65 Bảng 2.4: Thiệt hại về sự cố do cây xanh đô thị gây ra............................. 66 Bảng 3.1: Quy hoạch diện tích đất phục vụ cho cây xanh đô thị...............82 Hình 3.1: Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị.............................94
  • 6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng, sơ đồ, hình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn..................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn...............................................8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn......................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................9 7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................10 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Cây xanh đô thị..........................................................................................11 1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị..................................................................11 1.1.2. Phân loại cây xanh đô thị................................................................... 11 1.1.3. Đặc điểm của cây xanh đô thị............................................................ 13
  • 7. 1.1.4. Vai trò của cây xanh đô thị...................................................................14 1.2. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh.....................16 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh ...............................................................................................................................16 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh.........................................................................................................................17 1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.. 19 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh ...............................................................................................................................22 1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh..............................................................................................27 1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương.......................................................27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút.............................................................. 35 Tiểu kết chương 1............................................................................................... 38 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...... 39 2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................41 2.2.1.Thực hiện và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. ...............................................................................................................................41 2.2.2. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị.......................44 2.2.3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị.............................................................................................................51
  • 8. 2.2.4. Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên cứu khoa học phục vụ cho quản lý nhà nước về cây xanh đô thị........................ 58 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cây xanh đô thị ...............................................................................................................................64 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................69 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 69 2.3.2. Hạn chế............................................................................................... 71 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................73 Tiểu kết chương 2............................................................................................... 78 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị................................................................................................. 79 3.1.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước....................................... 79 3.1.2. Một số định hướng của Thành phố Hồ Chí minh.............................. 79 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị...........................................................................................................................83 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về cây xanh đô thị......................... 83 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch..........................86 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị................................................................................................. 88
  • 9. 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, chính sách về cây xanh đô thị...............................................................................90 3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cây xanh đô thị..................................................................................93 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân về cây xanh đo thị.........................................................96 3.2.7. Tăng cường xã hội hóa về cây xanh đô thị........................................ 99 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 103 KẾT LUẬN..........................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sự phát triển của mỗi cá nhân hay xã hội đều gắn với những môi trường nhất định, trong đó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Việc bảo vệ môi trường sống là công việc hết sức cần thiết. Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”[4]. Trong môi trường tự nhiên thì cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Cây xanh đối với môi trường sống được ví như là “lá phổi hô hấp”, tạo ra môi trường sống tự nhiên, trong lành cho mỗi con người. Đối với các đô thị lớn thì cây xanh càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phát triển cây xanh đô thị là một trong những giải pháp hướng tới một đô thị bền vững. Cây xanh đô thị không chỉ tạo ra môi trường sống thuận lợi mà còn giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra ở đô thị như vấn đề ngập úng, tạo bóng mát, xây dựng cảnh quan đô thị văn minh,… Ngoài ra, cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị. Cây xanh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một tiêu chí không thể thiếu để hướng đến việc xây dựng đô thị trong lành, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn, khi mà điều kiện môi trường đô thị ngày càng xấu đi do quá trình đô thị hóa, cây xanh càng trở thành yêu cầu đặc biệt nhằm cải thiện môi trường sinh thái đô thị. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ. Đô thị hóa một mặt góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân nhưng mặt khác cũng gây ra ô nhiễm môi trường, thẩm mỹ quan đô thị,… Để giải quyết những vấn đề trên thì phát triển cây xanh đô thị được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Hiện nay việc phát triển cây xanh đô thị là một vấn đề được Đảng
  • 11. và Nhà nước quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới phát triển đô thị bền vững, trong đó phát triển kinh tế gắn liền với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 được Đảng ta chỉ rõ tại Đại hội lần thứ XII đó là “Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường, nhất là các đô thị lớn. Đồng thời, nâng cao chất lượng và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo đảm phát triển bền vững, có chính sách xây dựng khu đô thị mới ven các đô thị lớn, khai thác hiệu quả hạ tầng và tiết kiệm đất” [6]. Để việc phát triển mạng lưới cây xanh đô thị được đồng bộ, đúng định hướng, đúng pháp luật thì vấn đề đặt ra là phải tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác này. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nhiều quy hoạch, kế hoạch để tăng cường quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Cùng với đó, công tác thanh tra kiểm tra cũng được chú trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời là là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của cả nước. Trong thời gian qua, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng phát triển cây xanh đô thị nhằm tạo nên cảnh quan đô thị sạch đẹp, văn minh. Mạng lưới cây xanh đô thị được phát triển tương đối đồng bộ và đa dạng. Tuy nhiên hiện nay việc phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố cũng bộc lộ nhiều yếu kém như chủng loại cây xanh chưa đa dạng, việc bảo tồn chưa được chú trọng, việc phát triển cây xanh đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống tại Thành phố,... Cùng với việc phát triển cây xanh đô thị thì công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố cũng được quan tâm và chú trọng. quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như những quy định pháp lý chưa chặt chẽ thống nhất, quy hoạch, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị chưa được quan tâm, chú trọng. Việc ứng công nghệ thông tin trong quản lý còn chậm, công tác cải tạo, phát triển cây xanh đô thị chưa được tiến hành đồng bộ và kịp thời. Việc xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị được tiến hành tương đối chậm. Ngoài ra công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được tiến hành kịp thời. Để hướng tới xây dựng một đô thị văn minh, lịch sự, hiện đại và
  • 12. phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Xuất phát từ những lý do cơ bản đã nêu, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình nhằm giải quyết những hạn chế nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Phát triển cây xanh đô thị và quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là một vấn đề được quan tâm của rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Tiếp cận từ góc độ phát triển cây xanh đô thị, có một số công trình nghiên cứu sau: “Giáo trình cây xanh đô thị” của tác giả Phạm Anh Dũng và Lê Tiến Tâm. Công trình nghiên cứu này được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Một số khái niệm cơ bản; Chương 2: Phương pháp quy hoạch và thiết kế cây xanh; Chương 3: Quy trình triển khai vấn đề phát triển cây xanh đô thị. Công trình nghiên cứu này chủ yếu làm rõ các khái niệm liên quan đến cây xanh đô thị và tiếp cận chủ yếu đến việc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị. Nội dung công trình nghiên cứu cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa cây xanh và đời sống con người, các tác động của cây xanh lên môi trường sống, tầm quan trọng của cây xanh đối với sự hình thành cảnh quan đô thị. “Xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị” của Triệu Tùng. Công trình nghiên cứu này đã khái quát về đề án phát triển cây xanh đô thị ở Thành phố Đà Nẵng, khẳng định tầm quan trọng của đề án này đối với sự phát triển của đô thị ở Đà Nẵng. Để thực hiện được việc phát triển cây xanh ở đô thị, tác giả khẳng định sự cần thiết phải xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị. Để thực hiện được điều này, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị. Trong đó, khẳng định nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình này.
  • 13. “Giải pháp cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Lào Cai” năm 2015 của Tô Ngọc Liễn. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Lào Cai. Trong đó, khẳng định cần phải chú trọng công tác lập quy hoạch phát triển cây xanh đô thị. Ngoài ra, công trình cũng khẳng định cần phải hình thành các công viên cây xanh, đây được xem là điểm nhấn trong phát triển cây xanh đô thị. Công trình nghiên cứu này đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Lào Cai. Các giải pháp của công trình nghiên cứu này đưa ra cũng có thể áp dụng cho các địa phương khác. Tuy nhiên các giải pháp mà công trình nghiên cứu này đưa ra chủ yếu từ góc độ kỹ thuật mà chưa thể hiện trước trách nhiệm cũng như những công việc mà các cơ quan nhà nước phải làm trong việc cải tạo và phát triển cây xanh đô thị. “Kỷ yếu Hội thảo: An toàn cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2015 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này đã có nhiều bài viết về vai trò của cây xanh đô thị, thực trạng phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trong đó có nhiều bài viết đã đề xuất các biện pháp để đảm bảo kết cấu kỹ thuật, các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cây xanh đô thị trên địa bàn hiện nay. Tuy nhiên các bài viết trong công trình nghiên cứu này mang tính chuyên môn, kỹ thuật tương đối cao. “Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh: Sự hình thành, xu hướng sử dụng, phát triển và các vấn đề tồn tại” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận thực trạng quản lý công viên cây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý cây công viên cây xanh. Đồng thời cũng chỉ ra những hướng phát triển đối với công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận công viên cây xanh mà không đề cập đến cây xanh đường phố. Tổng quan các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề kỹ thuật, cũng như phân tích các chủng loại cây xanh đô thị và luận bàn chuyên
  • 14. sâu về nghiệp vụ quản lý cây xanh ở các địa phương, đô thị. Còn về chính sách phát triển cây xanh, quy hoạch, kế hoạch và đặc biệt đề xuất các giải pháp của quản lý nhà nước về vấn đề này thì hết sức sơ lược. Tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, có một số công trình nghiên cứu sau: “Quy hoạch cây xanh theo hướng phát triển đô thị xanh bền vững” của Lê Xuân Thái. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận một nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược; khẳng định vai trò to lớn của cây xanh đối với sự phát triển của đô thị; và rrkhẳng định tầm quan trọng của công tác quy hoạch cây xanh đô thị trong việc phát triển đô thị xanh bền vững. Ngoài ra công trình cũng đã đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị. Để xây dựng chính sách quy hoạch cây xanh theo hướng phát triển đô thị xanh bền vững, công trình nghiên cứu này khẳng định Nhà nước cần ban hành chính sách, quy định cụ thể về việc tổ chức quản lý cây xanh trên đường đảm bảo phải hài hòa với cảnh quan và hệ thống giao thông. “Tìm hiểu hiện trạng và việc thực hiện quy hoạch phát triển cây xanh đô thị ở Thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Quế. Công trình nghiên cứu này đã khái quát về thực trạng công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị ở một số tuyến đường chính trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, trong đó đã phân tích được những kết quả, những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác này tại Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị tại các con đường mà chưa nghiên cứu đến việc quy hoạch cây xanh đô thị trong các công viên. Vì vậy việc quy hoạch cây xanh đô thị chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. “Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Đức Việt. Công trình nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong quản lý cây xanh đô thị cũng như quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra công trình này đã phân
  • 15. tích thực trạng ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, phân tích những ưu, nhược điểm của công tác này. Bên cạnh đó công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Như vậy, các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của cây xanh đô thị và sự cần thiết của việc phát triển cây xanh đô thị. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ phát triển cây xanh đô thị mà chưa nghiên cứu nhiều từ góc độ quản lý nhà nước đối với công tác này. Ngoài ra các công trình nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước về cây xanh đô thị chủ yếu tiếp cận từ góc độ quy hoạch phát triển cây xanh đô thị - một nội dung của công tác quản lý nhà nước, mà chưa nghiên cứu các nội dung tổng thể của công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị một cách có hệ thống. Riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nội dung này được công bố chính thức. Vì vậy luận văn đảm bảo tính mới và không có sự trùng lắp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị; + Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • 16. + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên 5 nội dung: Ban hành các văn bản, chính sách; Xây dựng quy hoạch kế hoạch; Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và công trình nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện; Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo. - Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn sẽ phân tích các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành phân tích các báo cáo của các cấp chính quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn.
  • 17. - Các phương pháp khác: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp tổng hợp,... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn xây dựng và đề xuất các giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp luận văn đưa ra có thể áp dụng và mang lại kết quả trên thực tế góp phần giải quyết một số vấn đề của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dù nghiên cứu ở phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, tuy vậy ở những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp đề xuất nêu trên vẫn có thể áp dụng và đem lại hiệu quả. Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương, gồm: + Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh. + Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. + Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 18. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Cây xanh đô thị 1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị Đối với cuộc sống của con người thì cây xanh là một bộ phận không thể thiếu. Cây xanh là yếu tố tạo nên môi trường sống của con người. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cây xanh. Cây xanh có thể được hiểu là các loại cây được trồng phục vụ cho việc đảm bảo môi trường sinh thái của con người. Cây xanh có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó gắn với địa bàn thì cây xanh được chia thành cây xanh nông thôn và cây xanh đô thị. Cây xanh đô thị có thể được hiểu là những loại cây xanh được trồng ở khu vực đô thị, tạo nên cảnh quan đô thị [3]. Cây xanh đô thị là một bộ phận cấu thành nên cảnh quan đô thị. Như vậy việc căn cứ để xác định cây xanh đô thị là địa bàn sinh sống của các loài cây xanh đó. 1.1.2. Phân loại cây xanh đô thị Cây xanh đô thị rất đa dạng và phong phú. Nó có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị thì cây xanh đô thị được chia thành các loại sau đây: Một là, cây xanh sử dụng công cộng Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường). Loại cây xanh này được sử dụng cho mục đích chung của cộng đồng[2] Hai là, cây xanh sử dụng hạn chế Là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ
  • 19. chức, cá nhân. Loại cây xanh này chỉ được sử dụng cho một số cá nhân, tổ chức. Nó không được sử dụng rộng rãi như cây xanh công cộng. Ba là, cây xanh chuyên dụng Là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu. Loại cây xanh này chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, lai tạo về cây xanh. Loại cây xanh này được trồng trong các vườn ươm mà không được trồng ở các đường phố hay các công viên. Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục. Ngoài ra, cây xanh đô thị có thể phân loại theo nơi trồng. Theo cách phân loại theo nơi trồng thì cây xanh đô thị được chia thành 3 loại cơ bản: Một là, cây xanh công viên Đây là loại cây xanh được trồng ở các công viên trong các đô thị. Loại cây xanh này là một bộ phận cấu thành của các công viên ở khu vực đô thị. Công viên là nơi có diện tích rộng, có thể bố trí nhiều loại cây xanh khác nhau. Hai là, cây xanh vườn hoa Đây là loại cây xanh được trồng trong các vườn hoa. Ba là, cây xanh đường phố Đây là loại cây xanh được trồng theo dọc các tuyến đường phố của đô thị. Loại cây xanh này được quy hoạch theo từng tuyến đường phố khác nhau. Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mát được trồng hoặc có thể là cây mọc tự nhiên, cây trang trí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảo giao thông. 1.1.3. Đặc điểm của cây xanh đô thị Cây xanh đô thị mang những đặc điểm chung của các loại cây xanh. Tuy nhiên do gắn liền với khu vực đô thị nên cây xanh đô thị cũng có những đặc điểm riêng như:
  • 20. Thứ nhất, cây xanh đô thị gắn liền với địa bàn đô thị Cây xanh đô thị là những loại cây được trồng ở địa bàn đô thị. Môi trường đô thị có những điểm khác biệt với môi trường ở nông thôn vì vậy đặc điểm của cây xanh đô thị cũng có những điểm khác biệt so với cây xanh ở nông thôn. Khu vực đô thị cây xanh bị giới hạn chặt chẽ theo các quy định của nhà nước về chiều cao, tán cây,… Việc trồng các loại cây xanh đô thị cũng phải phù hợp với thiết kế và quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, cây xanh đô thị gắn liền với kiến trúc, cảnh quan đô thị Vai trò của cây xanh đô thị đối với cuộc sống đô thị là hết sức chặt chẽ. Cây xanh đô thị gắn liền với môi trường sống đô thị. Việc quy hoạch, thiết kết cây xanh đô thị gắn chặt với việc quy hoạch, thiết kết cảnh quan đô thị, với quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất,… Thứ ba, Cây xanh đô thị chủ yếu do nhà nước trồng Nếu như ở địa bàn nông thôn thì cây xanh có thể do nhà nước hoặc người dân trồng, trong đó chủ yếu là do người dân trồng, thì đối với khu vực đô thị thì cây xanh chủ yếu do nhà nước trồng. Cây xanh đô thị này chủ yếu được trồng ở các con đường, các công viên hay trụ sở làm việc của các cơ quan tổ chức. Do mật độ dân số đông, vì vậy diện tích để trồng cây xanh đô thị trong các nhà dân là không nhiều. Đa số cây xanh đô thị được trồng ở các khu vực công cộng, dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước hoặc các đơn vị được nhà nước ủy quyền. 1.1.4. Vai trò của cây xanh đô thị Cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người cả ở vùng nông thôn và đô thị. Đối với khu vực đô thị thì vai trò của cây xanh càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vai trò của cây xanh đô thị thể hiện ở các phương diện sau đây: Một là, cây xanh đô thị góp phần cải thiện môi trường sống đô thị Cây xanh đô thị đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện một cách tích cực môi trường, cải thiện khí hậu như là điều hòa nhiệt độ khi trời nắng nóng mùa hè, ẩm độ không khí, hạn chế gió mạnh[8]. Khu vực độ thị với nhiều nhà máy, công ty
  • 21. vì vậy môi trường sống thường phải đối diện với nguy cơ ô nhiễm như ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Sự có mặt của cây xanh đô thị góp phần hạn chế các loại ô nhiễm trên, góp phần làm cho bầu không khí trong lành và thoáng đãng. Cây xanh đô thị góp phần hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô nhiễm không khí nhờ lá cây hấp thụ bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, làm cho môi trường đô thị ngày càng được cải thiện. Hai là, cây xanh đô thị tạo nên cảnh quan đô thị Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong vấn đề thiết kế không gian, tổ chức xây dựng đô thị. Cây xanh đô thị làm tăng giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc đô thị thêm văn minh, hiện đại. Lợi ích đó đều nhờ vào những đặc tính của cây xanh như: hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước phong phú… của cây xanh. Cây xanh đô thị góp phần hướng tới một đô thị xanh, đô thị phát triển bền vững. Sự hiện diện của cây xanh trong Thành phố là mong muốn của cư dân và người sử dụng đô thị. Với tầm vóc và tuổi thọ của mình, cây xanh đô thị là biểu tượng cho thiên nhiên giữa lòng Thành phố. Mà thiên nhiên trong thành phố là nhu cầu của xã hội vốn không ngừng tăng cao. Nhu cầu lớn này đi đôi với việc đô thị hóa tối đa lối sống. Vì vậy, thiên nhiên trở thành yếu tố chính của đô thị hiện đại. Là biểu tượng của thiên nhiên trong đô thị, cây xanh cũng có giá trị biểu tượng bổ sung. Điều đó sẽ củng cố vị trí mà cây xanh đang có trong trí tưởng tượng chung của chúng ta và làm giàu thêm mối liên hệ tình cảm giữa con người với cây xanh. Cây xanh đô thị đáp ứng được nhiều nhu cầu thiết thực của người dân: đặc biệt là công viên cây xanh sử dụng công cộng có tổ chức các loại hình hoạt động văn hóa xã hội, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, nghiên cứu về thiên nhiên. Cây xanh đô thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị. Ba là, cây xanh đô thị góp phần hỗ trợ đa dạng sinh học Nhờ vào vóc dáng cao lớn và giá trị biểu trưng mạnh mẽ của mình, cây xanh trở thành một biểu tượng thật sự của tự nhiên trong thành phố. Cây xanh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển môi trường tự nhiên giữa lòng đô thị. Chúng là nơi cư ngụ của các loài động, thực vật (nấm, chim, động vật gặm
  • 22. nhấm, dơi, côn trùng…) và giúp duy trì tính liên tục sinh thái. Sự đa dạng của các chủng loại động vật sống tại đô thị có liên quan trực tiếp với sự đa dạng các chủng loại cây trồng. Điều này chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa cây xanh và đa dạng sinh học ở đô thị. Nhìn chung, nếu công tác quản lý có lưu ý đến nhu cầu của cây xanh, thì cũng sẽ tác động đến chất lượng sinh cảnh, nhân tố cấu thành của mảng xanh đô thị. Tóm lại, những phân tích nên trên, có thể khẳng định rằng cây xanh đô thị có vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong việc giữ cân bằng sinh thái môi trường, kiến tạo cảnh quan, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thành phố, đặc biệt là một đô thị loại đặc biệt, một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và đông dân. Do đó vấn đề quy hoạch đầu tư phát triển cây xanh đô thị cho thành phố là hết sức cần thiết, đáp ứng được vấn đề xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn, có biện pháp để giữ được đất, chủ động kêu gọi các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị của các Thành phố. 1.2. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh Nhà nước ra đời để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Thuật ngữ quản lý nhà nước là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khoa học cũng như trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên đến nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước[10]. Quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành[10]. Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều
  • 23. chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội[10]. Nhà nước quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực cây xanh đô thị. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh có thể được hiểu là hoạt động có tổ chức, có định hướng bằng pháp luật, chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa bàn cấp tỉnh, mang tính quyền lực nhà nước, nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị, nhằm đảm bảo duy trì, phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị. 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh Cây xanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với đô thị. Một Thành phố mà không có cây xanh được coi như là một Thành phố “chết”. Vì vậy việc quản lý nhà nước đối cây xanh đô thị là vấn đề cấp thiết và đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị được thể hiện ở các phương diện sau đây: Một là, đối với các cơ quan nhà nước Việc nhà nước quản lý cây xanh đô thị xuất phát từ nhu cầu của các cơ quan nhà nước. Quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp phần đảm bảo cho các quy định của nhà nước đối với quản lý cây xanh đô thị được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Nhà nước quản lý cây xanh đô thị nhằm đảm bảo ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội liên quan đến lĩnh vực cây xanh đô thị. Nhà nước quản lý hoạt động này cũng nhằm đưa ra các định hướng cho xã hội liên quan đến phát triển cây xanh đô thị. Thông qua công tác quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cây xanh đô thị để ngăn chặn và xử lý kịp thời. Việc quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị cùng với các lĩnh vực góp phần đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Hai là, đối với khu vực đô thị
  • 24. Đối với khu vực đô thị thì cây xanh đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khu vực đô thị. Quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp phần đảm bảo duy trì và phát triển cây xanh đô thị, tạo nên cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại; góp phần làm cho khu vực đô thị phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. Có thể nói rằng, quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị góp phần làm cho quy hoạch đô thị đồng bộ với các quy hoạch khác về đô thị, làm cho khu vực đô thị phát triển một cách bền vững. Ba là, đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Việc duy trì và phát triển cây xanh đô thị sẽ tạo nên cảnh quan đô thị hiện đại và bầu không khí trong lành, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực đô thị. Quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị cũng góp phần bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của cá nhân và tài sản của các tổ chức ở địa bàn đô thị. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị hình thành nên ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sống ở khu vực đô thị. Như vậy có thể khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị là hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cây xanh đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quản công tác quản lý nhà nước cũng như việc nâng cao chất lượng cuộc sống, sự phát triển của khu vực đô thị. 1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì một công cụ không thể thiếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Đây được xem là công cụ quan trọng và cơ bản trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị nói riêng. Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Có thể kể đến các văn bản pháp luật sau đây: Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
  • 25. được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2010; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014, luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 10/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng;… Các văn bản pháp lý trong thời gian qua quy định nhiều vấn đề khác nhau trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, có thể khái quát các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị Thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị được rải cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Mỗi cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý theo những quy định của pháp luật cũng như được phân công, phân cấp. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các Nghị định hướng dẫn chi tiết các văn bản luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội liên quan đến cây xanh đô thị. Bộ Xây dựng trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình có trách nhiệm: Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị; Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị; Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong
  • 26. phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên phạm vi lãnh thổ của mình quản lý. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý theo lĩnh vực được phân công, phân cấp. Thứ hai, về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị Việc thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng. - Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị. - Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. - Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết
  • 27. để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật [2]. Thứ ba, về nội dung quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị Các văn bản pháp luật cũng đã quy định chi tiết các nội dung quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Từ các quy định pháp lý, có thể khái quát các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước của cây xanh đô thị như sau: - Ban hành các văn bản, chính sách. - Xây dựng quy hoạch kế hoạch. - Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và công trình nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện. - Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị Để thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật và các chính sách. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan khác. Các văn bản tập trung quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị; Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về cây xanh đô thị; Quy hoạch cây xanh đô thị; Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị,… Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý cây xanh trên địa bàn cấp tỉnh; Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý cho chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên trách quản lý cây xanh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các văn bản quy định về quản lý cây xanh, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển cây
  • 28. xanh đô thị. Sở Giao thông vận tải hoặc sở Xây dựng chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương cũng phải ban hành kịp thời các chính sách phát triển cây xanh đô thị. Các chính sách phải khuyến khích và động viên các cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị. 1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị Cùng với pháp luật và chính sách thì quy hoạch, kế hoạch cũng được coi là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng cho quá trình quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng như việc phát triển xây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện sẽ ban hành các quy hoạch về cây xanh đô thị như quy hoạch phát triển cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển công viên cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển quỹ đất cho phát triển cây xanh đô thị,… Các quy hoạch này là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị. Các đồ án quy hoạch xây dựng cây xanh đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ đất cây xanh đô thị theo các quy định. Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn ươm cây[1]. Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội dung sau:
  • 29. + Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới, khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị. + Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh. Ngoài việc xây dựng các quy hoạch về cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn cũng ban hành các kế hoạch để xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Các kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các đơn vị và xác định rõ tiến độ thực hiện. 1.2.4.3. Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Việc đầu tư, phát triển cây xanh đô thị cũng là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng như phát triển cây xanh đô thị. Cơ sở hạ tầng cho phát triển và quản lý nhà nước về cây xanh đô thị bao gồm nhiều loại khác nhau như hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất,… Đây là những điều kiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra trên địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp cũng chú trọng việc đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị. Các công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các giải pháp phát triển và quản lý cây xanh đô thị. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều có những khoản nhất định phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực cây xanh đô
  • 30. thị. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học này sẽ do cơ quan được tham mưu quản lý nhà nước về cây xanh đô thị (Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải) phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và các cơ quan có liên quan thực hiện. Việc nghiên cứu khoa học phải gắn liền và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. 1.2.4.4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy hoạch về cây xanh đô thị Để triển khai thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách, quy hoạch, đề án về cây xanh đô thị thì việc tăng cường tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn là hết sức cần thiết. Việc hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến nhằm làm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và các cá nhân tổ chức hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các quy định của nhà nước liên quan đên cây xanh đô thị. Nội dung của công tác tuyên truyền và phổ biến tập trung vào việc tuyên truyền các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, về vai trò, ý nghĩa của việc phát triên cây xanh đô thị, quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân tổ chức trong việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền, phổ biến có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như Pano, Áp phích, tổ chức các cuộc thi,… Để tổ chức triển khai thực hiện việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì việc xây dựng bộ máy và nhân sự là công việc hết sức cần thiết. Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất thực hiện. Trong đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao cho Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn các sở, ban ngành khác cũng thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cần xây dựng đội ngũ nhân sự nắm vững các nghiệp vụ về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
  • 31. Việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng là hết sức cần thiết. Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tại tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tổ chức cấp phép cho các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị như cấp phép trồng mới, cấp phép chặt, đốn hạ các cây xanh đô thị. Việc tổ chức cấp phép đối với các hoạt động này cần thực hiện theo đúng với các quy định pháp luật của nhà nước. 1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về cây xanh đô thị Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý nhà nước về cây xanh đô thị nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra và xử lý với các hành vi vi phạm. Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: + Kiểm tra tình hình trồng và chăm sóc các loại cây để phát hiện các cây hư hỏng. + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về tuân thủ các quy định liên quan đến cây xanh đô thị. + Tiếp nhận các phản ánh kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra
  • 32. được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất[2] 1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh 1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng Đà Nẵng đang trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất của khu vực miền Trung. Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội thì Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó có quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Để thực hiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp sau: Một là, về việc cụ thể hóa và ban hành văn bản quản lý cây xanh đô thị. Để thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì Đà Nẵng luôn chú trọng đến việc ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng. Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 về quy định quản lý cây xanh đô thị. Đây được xem là văn bản pháp lý quan trọng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn toàn Thành phố. Quy định về quản lý cây xanh đô thị đã quy định rõ thẩm quyền của Sở Xây dựng, các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận trong quá trình quản lý cây xanh đô thị. Một trong những nội dung quan trọng của quy định này là việc phấn cấp trong quản lý cây xanh đô thị giữa Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận huyện và Công ty Công viên – Cây xanh. Bên cạnh đó các nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng được quy định tương đối cụ thể và rõ ràng như việc xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị, cấp phép cây xanh đô thị, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý, khắc phục sự cố cây xanh đô thị. Ngoài ra Sở Xây dựng cũng đã ban hành hướng dẫn về quản lý cây xanh đô thị nhằm cụ thể hóa các quy định trong Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
  • 33. Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật đối với cây xanh đô thị. Việc trồng, chăm sóc cây xanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy định này. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đã quy định về định mức tài chính liên quan đến quản lý cây xanh đô thị. Hai là, về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị. Quy hoạch là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước vì vậy Ủy ban nhân dân Thành phố đã chú trọng công tác quy hoạch. Để tạo định hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị giai đoạn 2010- 2015 định hướng cho phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Đối với giai đoạn 2016- 2020 thì Ủy ban nhân dân cũng đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch cây xanh đô thị. Quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh đô thị hướng tới xây dựng Thành phố xanh, không gian xanh. Chủ trương của Thành phố là phát triển mạng lưới cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã phê duyệt quy hoạch đất cho cây xanh đường bộ và công viên cây xanh. Quy hoạch cây xanh đô thị được xây dựng đồng bộ với các quy hoạch khác. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã thu hút tham gia của các nhà tư vấn và người dân trong việc góp ý và phản biện cho các quy hoạch. Ủy ban nhân dân Thành phố đã tham vấn kinh nghiệm xây dựng quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh đô thị của Singapore, Thành phố Lyon để xây dựng cho phù hợp với đặc điểm của Thành phố. Quy hoạch đô thị của Thành phố cũng hướng đến việc xây dựng các mảng xanh đô thị. Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch thì Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng chú trọng công tác xây dựng kế hoạch quản lý cây xanh đô thị hằng năm. Trong kế hoạch đã xác định mục tiêu cụ thể trong quản lý cây xanh đô thị, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Thứ ba, về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cây xanh đô thị
  • 34. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng chú trọng việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cây xanh đô thị. Nhiều ứng dụng phần mềm đã được sử dụng để quản lý cây xanh đô thị, điển hình nhất là phần mềm GIS. Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng hiện quản lý hơn 88.000 cây xanh bóng mát, gần 940.000m2 thảm hoa, thảm cỏ và trên 31.000 cây trổ hoa, cây tạo hình các loại. Từ tháng 6 năm 2013, đơn vị đã có tờ trình gửi Sở Xây dựng Đà Nẵng đề nghị phê duyệt phương án ứng dụng công nghệ GIS để số hóa cây xanh bóng mát vỉa hè trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Trước đó, Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Công viên - Cây xanh tiến hành lập hồ sơ mã hóa cây xanh nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý về chủng loại, đường kính thân, chiều cao cây, chiều rộng tán, độ tuổi, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định trong quý 2 năm 2013[14]. Đến tháng 4 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố mới quyết định giao cho Sở Xây dựng triển khai phần mềm ứng dụng công nghệ GIS, bước đầu lập cơ sở dữ liệu cây xanh công cộng trên các tuyến đường trung tâm. Khi hoàn thành, phần mềm GIS sẽ rất có ích trong việc quản lý, phát triển cây xanh, hiển thị từng chi tiết nhỏ của cây xanh được đánh dấu. Trong quá trình chờ đợi Sở Xây dựng phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông hoàn thành phần mềm GIS, phía Công ty Công viên - Cây xanh sẽ thực hiện công tác đánh số cây, vị trí cũng như theo dõi sự phát triển của cây để cuối năm 2015, đầu năm 2016 có thể đưa vào sử dụng. Năm 2015, Công ty Công viên - Cây xanh hợp đồng với Trung tâm Công nghệ phần mềm Softech Đà Nẵng xây dựng công cụ quản lý mang tên “Phần mềm quản lý cây xanh” với các tính năng như khi người quản lý muốn tăng thêm yêu cầu gì trên giao diện đều có thể bổ sung, chỉnh sửa được, số liệu lưu trữ theo năm và cho phép truy xuất kết quả tổng hợp tùy theo từng yêu cầu. Tuy nhiên khi đưa vào thực tế sử dụng, “Phần mềm quản lý cây xanh” chưa thực sự hiệu quả do số ký hiệu trên cây xanh được đánh dấu bằng số nhà nên trường hợp cây xanh trồng ở nơi không có nhà ở sẽ không thể cập nhập vị trí. Thứ tư, mua bảo hiểm cho cây xanh đô thị.
  • 35. Qua xem xét, trao đổi với một số đơn vị bảo hiểm và ý kiến của đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và Công ty Công viên - Cây xanh, Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất chủ trương mua bảo hiểm cho cây xanh đô thi. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện điều này. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ cấp kinh phí cho Công ty Công viên - Cây xanh xử lý từng sự cố bất khả kháng do cây xanh công cộng gây ra đối với tính mạng con người, nhà cửa, phương tiện giao thông,… Việc xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự cố phải được Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập hội đồng đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố cụ thể. Định hướng trong tương lai, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính Đà Nẵng, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan làm việc cụ thể với các cơ quan bảo hiểm để triển khai có hiệu quả chủ trương mua bảo hiểm đối với cây xanh công cộng đã được thành phố thống nhất. Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra Trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, Thành phố Đà Nẵng rất chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra được Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý cây xanh đô thị. Việc kiểm tra công tác trồng, bảo trì và chăm sóc cây xanh được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện các cây hư hỏng và có đề xuất phương án xử lý, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó công tác thanh tra cũng phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã công bố công khai đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị kịp thời của người dân. Thông qua đường dây nóng, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan liên quan giải đáp kịp thời các phản ánh của người dân. Cùng với công tác thanh tra, thì Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Công viên - Cây xanh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường kiểm tra hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý để phát hiện những cây xanh hư hỏng để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời, tránh tình
  • 36. trạng cây xanh bị đổ ngã ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Bình Dương Cùng với Đà Nẵng thì Bình Dương cũng đã chú trọng công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị và có nhiều thành tựu vượt bậc. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì Bình Dương đã thực hiện các giải pháp sau đây: Một là, việc cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản có liên quan về công tác quản lý nhà nước vê cây đô thị. Dựa trên các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cho phù hợp với địa phương. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời. Trong quá trình xây dựng các văn bản liên quan đến quản lý cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương luôn chú trọng việc lấy ý kiến của Bộ Xây dựng đối với Dự thảo văn bản của mình, đồng thời lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu Sở Xây dựng tiếp thu những ý kiến phù hợp để bổ sung, điều chỉnh trong Dự thảo văn bản quản lý cây xanh đô thị. Đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2014 về ban hành “Quy định quản lý các công trình giao thông, chiếu sáng, thoát nước, cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Trong đó các nội dung về quản lý cây xanh đô thị đã được quy định tương đối cụ thể và rõ ràng. Sở Xây dựng cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về quản lý cây xanh đô thị của Ủy ban nhân dân. Hai là, về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
  • 37. biến, hướng dẫn các quy định của nhà nước về quản lý cây xanh đô thị. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức, các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh và những người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền phổ biến tập trung vào các quy định pháp luật của Chính phủ, Bộ Xây dựng và của tỉnh về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền phổ biến đã thu hút được các phương tiện thông tin đại chúng, các trường học,... Đến nay Đài truyền hình tỉnh Bình Dương đã hình thành chuyên mục “Văn minh đô thị”, tập trung vào nhiều nội dung liên quan đến đô thị, trong đó có cây xanh đô thị. Ngoài ra Sở Xây dựng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý cây xanh đô thị, lợi ích của việc trồng cây xanh đô thị. Sở Xây dựng cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về quản lý cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền phổ biến được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau đã giúp cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh hiểu biết sâu sắc về các quy định của nhà nước, từ đó hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ba là, về việc xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị Để huy động các nguồn lực vào quản lý và phát triển cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cũng chú trọng công tác xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích các cá nhân, tổ chức sinh sống trên địa bàn tỉnh tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên nhà cũng như khuôn viên của tổ chức. Các dự án phát triển cây xanh đô thị cũng tiến hành mời gọi xã hội hóa. Tỉnh chủ động mời gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp cũng như tham gia thực hiện các dự án về cây xanh đô thị. Đối với các dự án quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức đấu thầu cho các công ty tư nhân tham gia xây dựng các đề án, quy hoạch,… Vì vậy chất lượng các quy hoạch, đề án về phát triển cây xanh đô thị đã được nâng lên rõ rệt. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã thuê các công ty thẩm
  • 38. định cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia tổ chức phản biện, thẩm định các dự án, quy hoạch về cây xanh đô thị. Bốn là, về công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan thanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty cây xanh tăng cường kiểm tra việc trồng mới, chăm sóc và bảo trì cây xanh đô thị. Qua kiểm tra đã phát hiện các cây xanh hư hỏng và đề xuất phương án xử lý kịp thời nhằm hạn chế các thiệt hại về tính mạng, tài sản và sức khỏe. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành và hành chính tăng cường công tác thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà các địa phương đã thực hiện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị như sau: Một là, về mặt nhận thức Cần giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ngoài ra cũng cần nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý cây xanh đô thị. Hai là, về mặt thể chế, chính sách Cần phải ban hành kịp thời các văn bản để cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản này. Các văn bản pháp luật cần chi tiết hóa các nội dung quản lý nhà nước cũng như phân
  • 39. định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân. Ba là, về xây dựng quy hoạch, kế hoạch Các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị. Quy hoạch cây xanh đô thị cần đồng bộ với các quy hoạch khác ở quy hoạch đô thị như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch công viên,… Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần ban hành kịp thời các kế hoạch trong quản lý cây xanh đô thị. Bốn là, về mặt tổ chức, nhân sự Cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại địa phương. Trong đó chú trọng kiện toàn các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Năm là, về triển khai thực hiện Cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Trong đó cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách. Sáu là, về công tác thanh tra, kiểm tra Trong công tác quản lý nhà nước vê cây xanh đô thị cần tăng cường công tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó cần có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
  • 40. Tiểu kết chương 1 Cây xanh đô thị là những cây được trồng ở khu vực đô thị. Cây xanh đô thị đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan đô thị cũng như việc cải thiện môi trường sống đô thị. Để cây xanh đô thị phát triển thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tăng cường quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị sẽ góp phần đảm bảo phát triển cây xanh đô thị, đảm bảo cho pháp luật, kế hoạch về cây xanh đô thị được thực thi đầy đủ. Để quản lý nhà nước về cây xanh đô thị đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Cùng với đó là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về cây xanh đô thị đến với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn mình quản lý. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, các quy hoạch kế hoạch về cây xanh đô thị. Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở luận văn để tiếp cận thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên một địa bàn cụ thể ở chương 2.
  • 41. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong thời gian qua, cùng với việc đầu tư cải tạo, xây dựng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm rất lớn tới việc phát triển cây xanh đô thị nhằm tô điểm Thành phố thêm xanh tươi, sạch đẹp và mỹ quan hơn. Các dự án, chương trình phát triển cây xanh đô thị ngày càng được chú trọng và thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh đều có quỹ đất hợp lý cho việc phát triển các dự án cây xanh đô thị. Thành phố đã tiến hành nhiều dự án cải tạo mở rộng phát triển cây xanh đô thị và công viên cây xanh đô thị hiện hữu và xây dựng mới các công viên cây xanh bằng cách tận dụng quỹ đất từ việc chỉnh trang đô thị tại các khu nhà ở lụp xụp, ven và trên kênh rạch, các công trình không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường; các khu xây dựng mới đồng thời phát triển cây xanh đường phố, các mảng xanh dọc trục đường… đa dạng về chủng loại, tạo cảnh quan đặc thù cho từng khu vực và trên từng tuyến đường, nhằm nâng dần chỉ tiêu đất cây xanh bình quân đầu người. Những chương trình, dự án cụ thể đều dựa trên lợi ích thiết thực của cây xanh đô thị: giúp cải thiện khí hậu, hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô nhiễm không khí nhờ lá cây hấp thụ bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, làm cho môi trường đô thị ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, trong việc tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc đô thị thì hệ thống công viên cây xanh là một thành phần không thể thiếu, giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ và đô thị thêm văn minh, hiện đại. Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thì hiện nay, Sở Giao thông vận tải quản lý 130.036 cây với khoảng 180 loài. Trong đó[19]: Cây xanh trong công viên là 7.380 cây với 127 loài được phân loại như sau: + Loại cây mới trồng: 539 cây + Loại 1: 2.773 cây + Loại 2: 3.035 cây
  • 42. + Loại 3: 1.033 cây Cây xanh trên đường phố: có khoảng 122.656 cây với 180 loài, được phân loại như sau: + Loại cây mới trồng: 16.105 cây + Loại 1: 60.159 cây + Loại 2: 30.662 cây + Loại 3: 5.730 cây Theo thống kê của các quận, huyện, nhóm nghiên cứu cập nhật tính đến tháng 12/2014, công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố hiện có 551,2817 ha. - Hiện trạng công viên cây xanh phân theo khu vực[24]: Thành phố hiện có 551,2817 ha công viên cây xanh, đạt bình quân 0,69 m2 /người, trong đó: + Khu vực nội thành cũ (13 quận) với diện tích là 333,0558 ha, chiếm 60,41 % tổng diện tích, đạt bình quân 0,82 m2 /người. + Khu vực quận mới (6 quận) với diện tích là 171,0935 ha, chiếm 31,04 % tổng diện tích, đạt bình quân 0,73 m2 /người. + Khu vực ngoại thành (5 huyện) với diện tích là 47,1324 ha, chiếm 8,55% tổng diện tích, đạt bình quân 0,31m2 /người. + Nhiều khu cây xanh sử dụng công cộng đô thị có chất lượng không cao, chủng loại cây trồng không phong phú, ít loài, ít họ thực vật. Bên cạnh đó, số loài không phù hợp còn chiếm tỉ lệ khá lớn như Keo Lá Tràm, Keo Mỡ, Bạch Đàn, Bã Đậu... Diện tích công viên, cây xanh trên toàn địa bàn thành phố: 948,24 ha. Trong đó: + Sở Giao thông vận tải quản lý: 267,4 ha. + Các quận huyện và các đơn vị khác quản lý: 682,7193 ha.
  • 43. 2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Thực hiện và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Ủy ban nhân dân Thành phố đã dựa trên các quy định của Luật xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và các Thông tư của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị. Cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND ngày 18/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này đã quy định các nguyên tắc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, trách nhiệm, thẩm quyền của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Bên cạnh đó cũng quy định các nội dung quản lý nhà nước về cây đô thị. Để phê duyệt các quy hoạch, đề án phát triển rừng và cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Để quy định về chiều cao đối với các cây xanh đô thị, Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao thông vận tải Thành phố hồ Chí Minh) đã ban hành quyết định số 4220/QĐ-GT ngày 26/11/2004 về việc quy định khống chế chiều cao thân và chiều rộng tán cây xanh cao lớn lâu năm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Văn bản này đã làm cơ sở quan trọng cho việc quản lý về chiều cao, chiều rộng đối với thân cây và tán cây. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đối với cây xanh đô thị. Đến nay trong quản lý