SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HOÀNG TUYẾT ANH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
CHĂM SÓC NGƯỜI HIV/AIDS
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI – 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HOÀNG TUYẾT ANH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
CHĂM SÓC NGƯỜI HIV/AIDS
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM THỊ KHANH
HÀ NỘI - 2014
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
3
Acquired Immune Deficiency Syndrome AIDS
Anti-retroviral ARV
Thuốc trị HIV AZT
Bao cao su BCS
Bơm kim tiêm BKT
Chỉ số 1 loại tế bào phát hiện HIV CD4
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Human Immunodeficiency Virus HIV
Chỉ số đánh giá hạnh phúc của con người HPI
Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi HSS+
Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản JICA
Ngân sách nhà nước NSNN
Nhiễm trùng cơ hội NTCH
Nghị quyết trung ương NQ-TW
Tổ chức phi chính phủ NGO
Viện trợ nước ngoài không hoàn lại ODA
Phòng khám ngoại trú PKNT
Trung tâm phòng chống TTPC
Trung tâm y tế TTYT
Y tế công cộng YTCC
Thương binh xã hội TBXH
Thành phố TP
Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
Ủy ban nhân dân UBND
Chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP
Tổ chức Y tế thế giới WHO
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS
12
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phát triển dịch vụ y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS
12
1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS
20
1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát phát huy vai trò
của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và bài học
rút ra đối với Thành phố Hà Nội
26
4
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội
ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS
37
2.2. Thành tựu, hạn chế phát triển các dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua
40
2.3. Đánh giá chung về phát triển các dịch vụ y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua
50
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y
TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
65
3.1. Phương hướng phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội
65
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát huy vai trò
của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành
phố Hà Nội
69
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển ngày nay, khoa học - kỹ thuật ngày một hiện đại
cũng là điều kiện để phát triển lĩnh vực y tế theo kịp và đáp ứng nhu cầu đa
dạng của con người. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu
được chạy chữa mà chăm sóc sức khoẻ ban đầu lại là hết sức quan trọng. Khi
nhu cầu của con người tăng lên, theo đó thì vai trò của dịch vụ Y tế cũng ngày
càng quan trọng.
Chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá và đa dạng hoá Ngành Y tế Việt Nam,
với việc coi “Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và
của mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các
đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng
cốt” (Nghị quyết 04/NQ-TW năm 2003) đã trở thành một điều kiện tiền đề
quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ Y tế ở Việt
Nam. Mục tiêu của chủ trương xã hội hoá dịch vụ Y tế là nhằm huy động các
nguồn lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,…) trong toàn xã hội tham gia
đóng góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt là đối
tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận được với các dịch vụ Y tế cơ bản và
có chất lượng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Trên thực tế, dịch vụ Y tế ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể
vào việc cải thiện sức khoẻ cho mọi người, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp
ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, dịch vụ Y
tế ở Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là dịch vụ Y tế chăm
sóc người có HIV/AIDS.
Tính đến nay, tại Việt Nam đã phát hiện 213.413 người nhiễm HIV còn
sống, trong đó có 63.373 người đang ở trong giai đoạn AIDS; lũy tích tử vong
do HIV/AIDS là 65.133 người. Tại riêng thành phố Hà Nội, số người bị bệnh
6
HIV là 13.280 người và dự tính con số này sẽ càng gia tăng trong thời gian
tới. Việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc bệnh nhân HIV là điều cấp thiết,
tuy nhiên, dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS lại còn nhiều khó khăn.
Mặc dù Thành phố Hà Nội có nhiều cố gắng đầu tư phát triển các dịch vụ
Y tế với chăm sóc sức khỏe những người nhiễm HIV/AIDS đã thu được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy rằng, dịch vụ y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần phát huy hơn nữa
những vai trò của các dịch vụ Y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho
người nhễm HIV/AIDS và giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới, học viên lựa chọn chủ đề: “Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc
người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ y tế nói
chung, phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS nói riêng. Trong
đó, nổi bật là những công trình sau đây:
- Hoàng Hà Trang (2010), Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Luận văn đã phân tích thực trạng dịch vụ Y tế trên địa bàn Hải Dương
giai đoạn 2008-2010, từ đó đưa ra có những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ Y tế tại tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, luận
văn này chỉ tập trung vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ y tế nói
chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương mà chưa đi sâu vào từng loại, nhóm dịch
vụ y tế cụ thể.
- Đào Thị Xuân Mỹ (2011), Phát triển dịch vụ y tế ở các huyện miền
núi tỉnh Quảng Ngãi, luân văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại Học Đà Nẵng.
7
Luận văn đã phân tích thực trạng dịch vụ Y tế trong điều kiện khó khăn
về cơ sở vật chất, văn hóa, địa hình tại các tại các huyện miền núi Quảng
Ngãi, đồng thời đề xuất và kiến nghị để nâng cao đầu tư, phát triển dịch vụ tại
các huyện miền núi. Luận văn cũng chỉ đề cập tới thực trạng phát triển dịch
vụ y tế nói chung, chưa phân tích, đánh giá tới dịch vụ y tế công cộng một
cách riêng biệt.
- Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030 của Chính phủ.
Chiến lược quốc gia đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phòng chống
HIV/AIDS. Phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan
trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các
Bộ, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người
dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng. Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên
nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV; chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị
lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu,
vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo. Bảo đảm thực hiện cam kết của Việt
Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS. Muốn thực hiện
được các mục tiêu này, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống
HIV/AIDS. Tăng cường hơn nữa của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chú trọng việc lồng ghép, phối
hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội,
xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao
hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các
tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về
phòng, chống HIV/AIDS,....
8
- Hội thảo (2013), "Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội
trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS" được tổ
chức ngày 24/9/2013 tại Hà Nội.
Hội thảo đưa ra vai trò của các tổ chức xã hội và thực tế về việc đóng
góp, ủng hộ và chiến đấu của các tổ chức trong xã hội trên mặt trận phòng
chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Trong đó, một trong những vấn đề quan
trọng là tăng cường sự tham gia của tổ chức xã hội trong việc nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS. Tuy nhiên, hội thảo chưa làm rõ thực trạng dịch vụ y tế trong
chăm sóc người có HIV/AIDS một cách cụ thể.
- Văn Khôi (2011), Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng
điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Điều trị
và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, 2011.
Bài cáo cáo viết tổng quan về thực trạng và xu hướng phát triển điều trị
và chăm sóc bệnh nhân HIV tại Việt Nam và các đề xuất để nâng cao chất
lượng công tác trị bệnh cho người HIV/AIDS
- Lam Hồng (2013), Nhân rộng mô hình chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, Báo Nam Định, số 234, 2013.
Bài viết khái quát lên mô hình và cách chăm sóc người bệnh
HIV/AIDS, những khó khăn và thuận lợi, cũng như những kiến nghị để nhân
rộng mô hình trong toàn xã hội.
- Hữu Thủy (2012), Bảo hiểm y tế - Giải pháp bền vững trong chăm
sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát
huy vai trò của bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm
HIV/AIDS. Để tăng cường sự tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế trong khám
chữa bệnh cho người nhiễm HIV đòi hỏi một giải pháp đồng bộ bao gồm việc
9
truyền thông để người nhiễm HIV hiểu được tầm quan trọng của bảo hiểm y
tế, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Bác sỹ Huỳnh Ngọc Thu, Đẩy mạnh chăm sóc và điều trị người
nhiễm HIV/AIDS
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu vào đề cuất những giải pháp
nhằm phát triển công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Trung
tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã từng bước nâng cao hiệu quả trong việc chăm
sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm bằng cách chú trọng tập huấn, đào tạo trình
độ chuyên môn, kỹ năng tư vấn, đặc biệt là việc tiếp cận và quản lý người nhiễm
HIV cho đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường hoạt động truyền
thông giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm như điều trị dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi-
rút ARV, điều trị dự phòng HIV do rủi ro tai nạn nghề nghiệp; đẩy mạnh công
tác giám sát, rà soát và tiếp cận, quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
- Hải Ly, Những khó khăn thách thức của công tác chăm sóc điều trị
người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Cao Bằng
Bài báo của tác giả đã đánh giá tình hình dịch bệnh HIV/AIDS tại tỉnh
Cao Bằng trong năm 2011. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá, phân tích những
nhận định khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc điều trị người nhiễm
HIV/AIDS trên địa bàn thời gian qua.
- Phạm Thị Cẩm Giang, Đỗ Mai Hoa (2011), Chăm sóc, hỗ trợ và điều
trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chât lượng cuộc sống của người nhiễm HIV
và góp phần giảm hậu quả do HIV/AIDS gây ra. Để tìm hiểu thực trạng công
tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Tiên Du, Bắc
Ninh, nghiên cứu đã sử dụng số liệu hồi cứu và phương pháp nghiên cứu định
10
tính với các cán bộ y tế tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS và người
nhiễm HIV. Kết quả cho thấy, với nguồn lực hạn chế, Tiên Du đã cung cấp
các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cấp thiết cho người nhiễm HIV/AIDS, chủ yếu
thông qua y tế tuyến xã. Tuy nhiên các dịch vụ này vẫn còn nhiều bất cập, tồn
tại như: Cơ chế phối hợp chuyển gửi giữa các dịch vụ có liên quan chưa chặt
chẽ; Không có sự kết nối với phòng khám ngoại trú - nơi duy nhất thực hiện
điều trị thuốc kháng virrut (ARV) tại Bắc Ninh; Chất lượng hoạt động tại
tuyến xã chưa đồng đều và chưa đi vào chiều sâu; Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ
cho người nhiễm chưa tận dụng nguồn lực từ cộng đồng và người nhiễm HIV;
Công tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS chưa được
chính quyền và các ban ngành quan tâm. Kết quả trên cho thấy Tiên Du cần
xây dựng kế hoạch cụ thể cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
trong thời gian tới nhằm huy động thêm các nguồn lực cho việc chăm sóc hỗ
trợ cho người nhiễm. Việc thiết lập mạng lưới chăm sóc của những người có
H+ là việc nên sớm được thực hiện. Sự gắn kết giữa các dịch vụ không chỉ
trong phạm vi huyện mà với cả những huyện lân cận và tuyến tỉnh sẽ tạo
thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ
và điêu trị HIV/AIDS phù hợp và cần thiết.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển dịch
vụ y tế chăm sóc người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội” dưới góc độ khoa
học Kinh tế chính trị như một công trình nghiên cứu chuyên ngành.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sơ lý luận thực tiễn về dịch vụ
Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS; đánh giá đúng thực trạng trong phát triển
dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS luận văn đề xuất giải pháp chủ
yếu nhằm phát huy vai trò dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở
Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
11
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ Y tế
chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS bao gồm: Khái niệm, vai trò, đặc điểm
nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số Thành phố lớn trực thuộc Trung ương
về dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS và rút ra bài học đối với
Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ
Y tế chăm sóc người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó đi sâu vào nghiên cứu về
việc phát huy vai trò của các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị đối với
người nhiễm HIV/AIDS. Đối tượng được luận văn nghiên cứu, khảo sát, điều
tra là những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS, những người đã
nhiễm HIV/AIDS, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ Y tế chăm
sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến năm
2013 và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của việc phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội tới năm 2020.
12
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quyết định
đường lối của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, quyết định của thành phố Hà
Nội về chăm sóc sức khỏe Y tế cộng đồng, trong đó có các nội dung liên quan
đến dịch vụ Y tế trong chăm sóc người có HIV/AIDS và chất lượng dịch vụ y
tế trong chăm sóc người có HIV/AIDS.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là
các phương pháp như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng nhiều các số liệu
thống kê của các ban ngành có liên quan. Trên cơ sở các số liệu được thu thập
và tổng hợp, luận văn phân tích, xử lý và làm rõ vấn đề HIV/AIDS, xu hướng
phát triển của vấn đề, thực trạng chăm sóc và chất lượng chăm sóc người có
HIV/AIDS, phân tích các tác động của chính sách đối với chăm sóc
người HIV/AIDS.
Phương pháp thống kê, so sánh: Nhiều tài liệu, báo cáo, sách, tạp chí
chuyên ngành trên tư liệu sách báo và Internet liên quan đến chăm sóc, chất
lượng chăm sóc người có HIV/AIDS và các chính sách về người HIV/AIDS
được tác giả thu thập và từ đó phân tích, so sánh đưa ra thực trạng
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp trừu tượng hóa
khoa học đòi hỏi gạt bỏ khỏi quá trình và hiện tượng được nghiên cứu những
yếu tố đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời để tách ra những cái điển hình, bền
vững, ổn định trên cơ sở ấy nắm được bản chấtcủa hiện tượng, hình thành
những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.
Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp là căn cứ để luận văn kế thừa
kết quả của các công trình nghiên cứu trước về vấn đề dịch vụ Y tế. Đồng thời
phương pháp là cơ sở để luận văn có sự liên kết trong toàn bộ bố cục của luận văn.
13
Thu thập thông tin: Tác giả thu thập thông tin từ các nguồn thông tin
như: Số liệu thống kê; Số liệu dự báo; Số liệu của các cuộc điều tra và các
nghiên cứu về người HIV/AIDS tại các cấp; Sách, báo, tạp chí trong và ngoài
nước; Thông tin từ mạng Internet; Các văn bản và định hướng của Nhà nước
trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài.
Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham vấn ý kiến của các chuyên gia
là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các nhà
quản lý và chuyên gia chăm sóc người có HIV/AIDS tại các mô hình chăm
sóc người có HIV/AIDS tại cộng đồng.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã góp phần xây dựng, làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về phát
triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, dưới góc độ kinh tế chính trị,
bao gồm: khái niệm, đặc điểm về dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS,
khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS.
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về thực
trạng phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành
phố Hà Nội từ năm 2006 tới nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tìm hiểu
nguyên nhân, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ Y
tế chăm sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố tới năm 2020.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác nghiên cứu
giảng dạy môn Kinh tế chính trị và đồng thời góp phần vào việc hoạch định chính
sách phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS của Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y
TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phát triển dịch vụ y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là hoạt động lao động xã hội, tạo ra sản phẩm hàng hóa không
tồn tại dưới dạng vật chất (sản phẩm vô hình) nhằm đáp ứng nhu cầu sản
xuất và đời sống thuận lợi và hiệu quả hơn.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [24, tr256].
Theo quan niệm của Mác thì nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con
người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của
mình. C. Mác cho rằng : "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông
suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người
thì dịch vụ ngày càng phát triển" [10, tr.576 - 577].
Như vậy, với định nghĩa trên, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự
phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát
triển mạnh. C. Mác cũng chỉ rõ một đặc tính của dịch vụ, đó là: "Trong những
trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất
ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó
được mua với tư cách là một sự phục vụ lao động đó cung cấp những sự
phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt
động” [10, tr.576 - 577].
15
Như vậy, ta có thể hiểu dịch vụ theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ toàn bộ
các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt
động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn
đến quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu
vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm
những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương
mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới
như: dịch vụ văn hoá, hành chính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn. Như vậy,
dịch vụ là những dạng hoạt động thuộc lĩnh vực, một ngành kinh tế.
Dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống
Kinh tế - Xã hội, trong đó có lĩnh vực Y tế, bởi vì:
Sức khỏe là nhân tố đặc biệt quan trọng hình thành thể chất của con
người. Theo WHO, sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể
chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh. Sức khỏe vừa là
phương tiện, vừa là mục tiêu của mọi quá trình phát triển. Đã từ lâu CSSK là
một trong số các yếu tố cấu thành cơ bản của hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh
sự phát triển của quốc gia: chỉ số phát triển con người HDI và chỉ số nghèo khổ
HPI. HDI được UNDP sử dụng để đo lường chất lượng sống của con người ở
các quốc gia. Chỉ số này dựa trên 3chỉ tiêu: (1) tuổi thọ mong đợi; (2) trình độ
học vấn; (3) và điều kiện kinh tế (thu nhập bình quân đầu người).
Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là hoạt động lao động tương tác giữa người cung cấp dịch
vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như: khám chữa bệnh,
phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ.
Dịch vụ y tế là tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc, tư vấn liên quan
đến sức khoẻ con người. Các loại hình dịch vụ y tế phổ biến như là: Dịch vụ
khám, phòng chống và chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm y tế, hệ thống hành nghề
dược, y học cổ tuyền…
16
Các dịch vụ y tế mang tính chất của hàng hoá vì có nhu cầu, có người
cung cấp và có người sử dụng thì phải trả tiền (có thể người trả tiền là cá
nhân, có thể là tập thể, Nhà nước). Dịch vụ y tế mang tính chuyên môn cao
nên người tiêu dùng hoàn toàn bất lợi về mặt thông tin so với người bán (bệnh
nhân và bác sỹ). Với một số hàng hoá khác, người tiêu dùng có thể có hiểu
biết nhất định về sản phẩm hoặc có được thông tin về sản phẩm bằng kinh
nghiệm. Nhưng đối với Dịch vụ Y tế, người bệnh biết rất ít về hiệu quả hay
các hậu quả của điều trị, thậm chí người ta còn không biết mình bị ốm. Chính
vì thế, dịch vụ Y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường
không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết
định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “cầu quyết định cung”, trong
dịch vụ Y tế “cung quyết định cầu”. Người bệnh có nhu cầu KCB nhưng điều
trị bằng phương pháp nào, dùng loại thuốc hay dịch vụ gì và với thời gian
bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi
điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động
chọn lựa phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, thì dịch vụ Y tế
là một ngành kinh tế. Nhưng ngành dịch vụ này có điều kiện, tức là có sự hạn
chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ Y
tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ Y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và
cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác,
trong thị trường dịch vụ Y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. Dịch vụ Y tế
là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với
nhau thông qua giá dịch vụ.
Khái niệm dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là hoạt động lao động, cung
cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ liên quan tới đại dịch HIV/AIDS
như: khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ.
17
Như vây, dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tiếp cận và hỗ trợ,
giúp cho người nhiễm hiểu rõ về bệnh tật và đấu tranh chống lại bệnh tật,
đồng thời tránh được lây nhiễm cho người khác. Dịch vụ Y tế với chăm sóc
người có HIV/AIDS là cung cấp cho cả người bị nhiễm và người chưa bị
nhiễm cơ hội để đề phòng lây nhiễm HIV và hình thành nên mối quan hệ tốt
giữa bệnh nhân - thầy thuốc - người chăm sóc. Do vậy, rất cần có một mạng
lưới chăm sóc. Mạng lưới này sẽ có nhiều người tham gia vào công tác chăm
sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Nếu lấy việc chăm sóc người nhiễm
là trung tâm, thì những người tham gia chăm sóc có thể là bản thân người
nhiễm, người thân trong gia đình, họ hàng, láng giềng, các tổ chức dựa vào
cộng đồng, nhân viên y tế... trong đó các cơ sở y tế sẽ đóng vai trò nòng cốt
trong việc hướng dẫn chăm sóc và tư vấn. Các cơ sở bệnh viện các tuyến sẽ là
mạng lưới trung chuyển hoặc điều trị cho những trường hợp nặng.
Khái niệm phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Phát triển dịch vụ Y tế
Sự phát triển nói chung được coi là quá trình vận động theo khuynh
hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo
hướng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Dịch vụ Y tế là một loại dịch
vụ cơ bản, quan trọng đối với con người trong xã hội văn minh. Như vậy, phát
triển dịch vụ Y tế có thể được hiểu là sự gia tăng cả về lượng và về chất trong
các dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Sự phát triển về lượng là sự tăng lên về số lượng, quy mô, khả
năng tiếp cận các dịch vụ Y tế của người dân, trong khi đó sự phát triển về
chất là sự tăng lên của chất lượng dịch vụ Y tế cung cấp.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự tác động
của Nhà nước, cán bộ y tế, gia đình, người bệnh và cả xã hội nhằm tạo ra sự
18
gia tăng cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu của các dịch vụ Y tế trong
lĩnh vực chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm giúp người bệnh ổn định và bảo
đảm sức khỏe.
Nội hàm khái niệm phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS thể hiện rõ :
Một là, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự gia
tăng về mặt số lượng các loại dịch vụ trong đó quan trọng nhất là phát triển
các dịch vụ: Dịch vụ tư vấn về HIV/AIDS, dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS và
dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
Hai là, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS phải đặc
biệt về mặt chất lượng. Người bị nhiễm HIV/AIDS được thoải mái về tinh
thần, yên tâm với sự tư vấn, xét nghiệm, điều trị của Bác sĩ, của cơ sở Y tế,
các dịch vụ đó dẫn đến người bệnh được khỏi bệnh, hòa nhập với cộng đồng...
1.1.2. Đặc điểm của phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS
Một là, một loại dịch vụ công cộng liên quan tới sức khỏe cộng đồng.
Dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS là một loại dịch vụ
công cộng liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Do đó, phát triển dịch vụ Y tế
với chăm sóc người có HIV/AIDS chính là phát triển hệ thống Y tế mà dịch
vụ Y tế là loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đó có người bị
nhiễm HIV/AIDS.
Y tế công cộng hay còn gọi là sức khỏe công cộng (Public Health) đề
cập đến những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập
thể, những dịch vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ Y tế tổng quát và quản
lý các dịch vụ chăm sóc. Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số
đông, ngược với tính chất chăm sóc riêng lẻ cho từng bệnh nhân.
Theo WHO (11/1995) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của
19
xã hội đến phát triển các chính sách sức khỏe công cộng, để tăng cường sức
khoẻ, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng trong xã hội, trong khuôn khổ
sự phát triển bền vững".
Hai là, một loại dịch vụ chăm sóc những người cần có sự giúp đỡ của
người khác bao gồm: người có bệnh và người cần kiểm tra sức khỏe, người
thân và xã hội.
Người nhiễm HIV/AIDS là người nhiễm căn bệnh thế kỷ cho đến nay
chưa có các loại thuốc đặc trị, đảm bảo sức khỏe và sự sống cho người bệnh.
Chính vì vậy, các dịch vụ chăm sóc người có HIV/AIDS luôn tiềm ẩn nguy cơ
người bệnh không chữa khỏi. Do đó, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc sức
khỏe người nhiễm HIV/AIDS phải có sứ giúp đỡ của người khác. Đó là nhân
viên y tế, người thân và cộng đồng xã hội.
Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS hiệu quả cần sự
quyết tâm cao của bản thân người bệnh và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Để dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS đạt hiệu quả cao cần
huy động sức mạnh của cả cộng đồng và cần sự quyết tâm cao của bản thân
người bệnh và chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, muốn điều trị tốt
cho những bệnh nhân này, cần có sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao của chính
bản thân người bệnh.
Ba là, một loại dịch vụ không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận
Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là dịch vụ y tế dành cho
người liên quan tới đại dịch HIV/AIDS. Để có nguồn kinh phí phát triển dịch
vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thông thường được Nhà nước trang trải
cùng với nguồn kinh phí được tài trợ từ quốc tế và các nguồn kinh phí hỗ trợ
khác. Người bệnh và các đối tượng khác được điều trị và tư vấn miễn phí mà
không phải trả tiền. Do đó có thể nói đây là loại dịch vụ không hoàn toàn vì
20
mục tiêu lợi nhuận.
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS
Giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có mối quan
hệ biện chứng với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ.
Thứ nhất, tính thống nhất giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS với phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS hiệu quả, bền
vững sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội bởi vì:
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đặc biệt là cho
người bị nhiễm HIV/AIDS nhằm đảm bảo nâng cao sức khỏe cho người bệnh
và cho cả cộng đồng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, cho tới nay vẫn còn chưa có thuốc đặc
trị đảm bảo chữa khỏi bệnh và duy trì sự sống cho người nhiễm căn bệnh này.
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của căn bệnh này rất dài, với những triệu trứng khó
chuẩn đoán. Người ta chỉ có thể làm xét nghiệm máu mới có thể chuẩn đoán
người nhiễm HIV. Trong khi đó, nếu không có phát hiện bệnh kịp thời, bệnh
có thể diễn biến nhanh và có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Chính bởi
vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm phát
hiện sớm người nhiễm HIV/AIDS nhằm ổn định sức khỏe cho người bệnh,
đồng thời giảm và tránh lây lan cho cộng đồng.
Mặt khác, HIV/AIDS có con đường lây truyền bệnh thường gắn với các
tệ nạn xã hội là ma túy, mại dâm. Do vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm
sóc người có HIV/AIDS nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/AIDS cũng
góp phần ổn định kinh tế, xã hội.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS có thể đa dạng
hóa trong huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn, nhiều tổ chức xã hội và các
cá nhân chăm sóc sức khỏe cho đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị
nhiễm HIV/AIDS.
21
HIV/AIDS được thế giới ví là căn bệnh thế kỷ, chính vì vậy công tác
phòng chống HIV/AIDS nói chung và công tác chăm sóc người có HIV/AIDS
được rất nhiều tổ chức xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoài quan tâm
phát triển. Hơn thế nữa, chi phí cho việc phòng tránh, điều trị người nhiễm
HIV/AIDS rất lớn, các đối tượng mắc bệnh thường gắn liền với các tệ nạn xã
hội, có hoàn cảnh khó khăn. Chính bởi vậy, để phát triển dịch vụ Y tế chăm
sóc người có HIV/AIDS cần phải huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS giảm tải các bệnh
viện lớn, người bệnh được thuận tiện cho việc chăm sóc ...
Với số lượng người nhiễm căn bệnh thế kỷ các năm qua khá lớn, thời
gian bệnh diễn biến lâu dài. Do vậy, nếu không có dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS sẽ gây ra quá tải cho các bệnh viện. Hơn thế nữa, chăm
sóc sức khỏe cho người bệnh còn cần có sự chung tay góp sức của cả cộng
đồng để tránh miệt thị người bệnh, giúp cho người bệnh được yêu thương,
chăm sóc và chia sẻ, tác động tích cực tới quá trình chữa trị căn bệnh này.
Điều này cần có sự tham gia tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chăm
sóc người có HIV/AIDS và cách phòng tránh cho cộng đồng xã hội.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ thu một phần
phí tái tạo và đầu tư trở lại cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế, đặc biệt chăm
sóc cho người HIV/AIDS.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tạo nên khả năng
cạnh tranh giữa các cơ sở chăm sóc người có HIV/AIDS Nhà nước với nhau,
giữa các cơ sở của Nhà nước với tư nhân. Từ đó đem lại lợi ích (giá rẻ hơn)
cho người cần được cung cấp dịch vụ này.
Như vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người nhiễm
HIV/AIDS tốt sẽ thúc đẩy chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh lành
bệnh hoặc có sức khỏe khá ổn định xã hội không phải dành nguồn lực cho
chữa bệnh, nguồn lực để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS. Nguồn lực đó dành để phát triển kinh tế. Mặt khác, người bệnh
22
được chữa khỏi hoặc ổn định sẽ tham gia vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã
hội; góp phần và tạo ra giá trị cho xã hội; Xã hội ổn định, giảm hoặc không
còn tệ nạn xã hội nảy sinh từ căn bệnh HIV/AIDS ( ma túy, mại dâm, trộm
cắp...). Từ đó, nền kinh tế phát triển, xã hội phát triển văn minh, hiện đại.
Thứ hai, sự mâu thuẫn giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS với phát triển kinh tế, xã hội
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ phải giành
nguồn lực để phát triển các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị một căn bệnh
của thế kỷ. Do đó, các nguồn lực giành để đầu tư phát triển kinh tế và các
dịch vụ khác nhằm phát triển con người như: Giáo dục, hạ tầng kỹ thuật...bị
hạn chế dẫn đến xã hội khó phát triển.
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đảm bảo công
bằng xã hội cho người mắc bệnh, nhưng đối với nước nghèo, nước đang phát
triển là rất khó đảm bảo
Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là chính sách
đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhưng chính sách luôn bị lạc hậu. Nếu không
tiếp tục đổi mới thì phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ
không hiệu quả, tác động tiêu cực đến người bệnh nói riêng, phát triển kinh tế
và ổn định xã hội nói chung.
1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS
1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Một là, phát triển về số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS
Phát triển về số lượng là phát triển về quy mô, số lượng dịch vụ Y tế
chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS đang có
nguy cơ ngày một gia tăng. Ngoài ra những người có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm ngày càng tăng do
sức ép của gia tăng của dân số, của đô thị hóa, phát triển kinh tế kéo theo
23
những hệ lụy về tệ nạn xã hội. Do đó, yêu cầu về phát triển về mặt lượng của
dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS rất cấp thiết.
Phát triển về số lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS được
đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
Sự gia tăng về số lượng người được tiếp cận với dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS. Đó cũng là sự gia tăng về số lượng người được cụ thế
hóa đối với dịch vụ loại dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, bao gồm
dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, chữa trị.
Sự gia tăng về số lượng cơ sở cung ứng dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS.
Hai là, phát triển về chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS
Nâng cao chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người
HIV/AIDS là yêu cầu khách quan, tất yếu. Chất lượng các dịch vụ Y tế chăm
sóc sức khỏe người HIV/AIDS thể hiện trên nhiều mặt, song chủ yếu là:
Chất lượng của dịch vụ tư vấn: Chất lượng của dịch vụ tư vấn thể hiện ở
chỗ cán bộ y tế tư vấn đúng, đủ và hiệu quả cho người nhiễm HIV/AIDS hiểu,
năm bắt được những nhiệm vụ của bản thân họ phải thực hiện để chữa bệnh,
bảo đảm cho người bệnh yên tâm chưa trị, biết cách giữ gìn sức khỏe và phòng
tránh lây lan cho cộng đồng,... Nói chung, chất lượng dịch vụ tư vấn cho người
HIV/AIDS là ổn định về tinh thần, sẵn sàng chữa bệnh và điều trị bệnh.
Chất lượng của dịch vụ xét nghiệm: Chất lượng của dịch vụ xét nghiệm
được thể hiện thông qua hiệu quả của việc xét nghiệm HIV/AIDS được thực
hiện bởi cán bộ y tế có đủ năng lực, chuyên môn dưới sự hỗ trợ của máy móc,
thiết bị y tế hiện đại nhằm có kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.
Chất lượng dịch vụ điều trị cho người HIV/AIDS: Đối với dịch vụ điều
trị bệnh có chất lượng cao tức là người bệnh phải khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy
nhiên, với người HIV/AIDS thì cho tới nay vẫn chưa có phương thức điều trị
24
nào có thể chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ
điều trị cho người HIV/AIDS được thể hiện ở chỗ người bệnh có thể ổn định
được sức khỏe, để họ có thể tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, tham
gia hoạt động sản xuất nếu có thể.
Kết quả của công tác phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS thông qua số lượng người bệnh, số người tử vong qua các năm.
Ba là, phát triển về cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người
HIV/AIDS
* Đa dạng hóa các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người
HIV/AIDS
Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS không chỉ chú trọng tới
dịch vụ chữa trị mà còn phải phát triển các dịch vụ Y tế khác liên quan như
dịch vụ tư vấn, dịch vụ xét nghiệm theo hướng đa dạng hóa. Cụ thể là phát
triển các loại dịch vụ:
* Phát triển các dịch vụ tư vấn
Để phát huy được vai trò của dịch vụ Y tế với chăm sóc người có
HIV/AIDS, các chính sách phát triển cần tập trung vào các nội dung sau:
- Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV miễn phí
- Tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm.
- Tư vấn và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ.
Có thể nói, Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV miễn phí là một dịch vụ
mang tính nhân văn cao và giúp những người bị nhiễm vi rút HIV sớm phát
hiện ra bệnh và có những biện pháp nhất định để điều trị cũng như phòng
chống cho người xung quanh. Đối với những người đã bị nhiễm HIV, xét
nghiệm và tư vấn sẽ giúp họ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình.
Điều đó giúp người bị nhiễm HIV có thể:
Hiểu biết hơn về sự lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng lan truyền HIV
cho gia đình và cộng đồng
25
Bắt đầu với việc điều trị để giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm
chậm quá trình tiến triển thành AIDS và giảm sự phát triển của các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là bệnh phổi.
Thay đổi lối sống, nề nếp (chế độ ăn, tập thể dục, tránh sự căng thẳng,
không hút thuốc lá, không sử dụng ma tuý, không mua bán dâm…) nhằm làm
tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Biết tự chăm sóc bản thân để kéo dài cuộc sống và sống an toàn , hữu ích
Có quyết định sáng suốt về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã
hội và các kế hoạch lâu dài khác…
* Phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS
Phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS thông qua các xét
nghiệm như:
Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (phát hiện kháng thể HIV) đối
với người lớn và trẻ em 18 tháng tuổi.
Xét nghiệm cho người có nguy cơ cao (Có vợ/chồng đã bị nhiễm
HIV/IDS)
Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Xét nghiệm cho phụ nữ mang thai.
Người bị nhiễm HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ 5 - 10
năm hoặc lâu hơn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong khoảng thời
gian đó, vẻ bề ngoài của người nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm,
nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu không có biện pháp bảo vệ. Chính vì sự
lây lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại dịch AIDS. Hơn nữa, tất cả mọi
người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh. Do vậy
việc phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS được xem mang tính vô
cùng cấp thiết đối với toàn xã hội.
* Điều trị người nhiễm HIV/AIDS
Điều trị người nhiễm HIV/AIDS được chia ra thành các điều trị sau:
26
Điều trị nhiễm HIV/AIDS
Điều trị kháng vi rút
Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp
* Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo địa bàn.
Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo địa bàn
tức là mở rộng phạm vi của dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo từng
Quận, phường, xã trên địa bàn nhằm đảm bảo người bệnh đều được tiếp cận
với dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS.
Điều này được biểu hiện thông qua cơ cấu người bệnh được tiếp cận
dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo từng địa phương, cơ cấu cơ sở
cung ứng dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS, song tập trung ở các nhân tố sau đây:
Năng lực, nhận thức của các chủ thể trong xã hội, nhất là những chủ thể
tham gia trực tiếp vào hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS.
Chủ thể tham gia vào hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS rất
đa dạng:
Nhà nước: Đóng vai trò quan trọng định hướng cho phát triển dịch vụ
Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thông qua việc Nhà nước ban hành các cơ
chế, chính sách liên quan tới dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS.
Đồng thời, Nhà nước cũng là chủ thể hỗ trợ phần lớn kinh phí trang trải cho
hoạt động chăm sóc y tế người HIV/AIDS.
Doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc Y tế cho người
HIV/AIDS. Đây chính là chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ chăm sóc Y tế
27
cho người HIV/AIDS. Muốn phát triển dịch vụ Y tế cho người HIV/AIDS thì
cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này phải có đủ đội ngũ cán bộ chuyên môn có
trình độ cao, trang thiết bị y tế hiện đại.
Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo môi trường tốt cho người điều trị HIV để tránh sự kỳ thị của xã hội.
Đồng thời, nâng cao nhận thức của người của người dân cũng góp phần giảm
thiểu và phòng tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Người thân của người HIV/AIDS: đây là chủ thể quan trọng trong việc
động viên người bệnh tích cực tham gia điều trị.
Bản thân người HIV/AIDS: Nâng cao nhận thức của người HIV/AIDS
để họ yên tâm, hợp tác điều trị nhằm ổn định sức khỏe cho bản thân và phòng
tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chủ thể nhận thức tốt sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS tốt và ngược lại. Trên cở sở nhận thức được tầm quan
trọng của phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, Nhà nước có
thể ban hành những chính sách, quy định pháp lý thúc đẩy phát triển dịch vụ
Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Đồng thời, các cơ sở cung ứng dịch vụ Y
tế chăm sóc người có HIV/AIDS cũng chú trọng, ý thức đầu tư trang thiết bị,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS lại cũng phụ thuộc lớn vào cộng đồng và ý
thức của bản thân người bệnh.
Các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu tư vấn, điều trị người nhiễm
HIV/AIDS. Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS cần
nguồn tài chính lớn vì chi phí xét nghiệm, điều trị căn bệnh này khá cao.
Chính vì vậy, để phát triển được dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
cần huy động đa dạng các nguồn lực trong nước và ngoài nước để hiện đại
28
hóa thiết bị y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thuốc đặc trị. Các
nguồn lực tài chính có thể huy động từ:
Nguồn lực trong nước: bao gồm nguồn tài chính từ Nhà nước, các tổ
chức, cá nhân đóng góp, biếu tặng.
Nguồn lực ngoài nước: bao gồm nguồn tài chính từ Chính phủ các quốc
gia khác, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác và cá nhân tài trợ.
Với nhu cầu nguồn tài chính lớn đáp ứng nhu cầu dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS, nguồn tài chính cần được huy động theo hướng xã hội hóa.
Trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu
cầu tư vấn, xét nghiệm, điều trị. Với khoa học - kỹ thuật, trang thiết bị y tế
tiên tiến hiện đại sẽ góp phần giảm thiểu người mắc bệnh và ngược lại.
Số lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tốt sẽ đảm bảo phát triển dịch vụ tư
vấn, xét nghiệm, điều trị tốt và ngược lại. Vì đây chính là chủ thể tham gia
trực tiếp vào quá trình chăm sóc người có HIV/AIDS.
Sự đổi mới, hoàn thiện của cơ chế, chính sách đối với phát triển dịch vụ
Y tế chăm sóc người HIV/ AIDS nói riêng và y tế nói chung. Cơ chế, chính
sách thông thoáng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS phát triển.
Năng lực hội nhập quốc tế trong phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người
có HIV/AIDS. Trong chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS, cần nguồn lực tài
chính lớn và khoa học kỹ thuật tiên tiến, năng lực y tế hiện đại. Điều này, các
cơ sở y tế trong nước khó có thể đáp ứng được. Do vậy, để nâng cao chất
lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS các quốc gia phải tăng
cường liên kết, tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển và tổ chức y
tế, tổ chức xã hội quốc tế,….
29
1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát phát huy vai trò
của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và bài học rút ra đối với
Thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát huy vai trò của
dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
* Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh
Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ chí minh
trong những năm qua luôn duy trì khu vực dịch vụ đạt tốc tăng trưởng bình
quân 12%/ năm. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, Thành phố Hồ Chí
Minh đã đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế nói
chung và phát huy vai trò của các dịch vụ y tế với chăm sóc người có
HIV/AIDS nói riêng.
Một là, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS
Đó là xây dựng 5 khu điều trị kỹ thuật cao, gồm 1 khu trung tâm là các
bệnh viện hiện nay, và 4 khu cửa ngõ vào TP: 1- Bình Chánh, Bình Tân, quận 8;
2- Thủ Đức, quận 9, quận 2; 3 - Củ Chi, Hóc Môn, quận 12; 4- Cần Giờ, Nhà
Bè, quận 7. Thành lập công ty mẹ - con ngành dược. Xây dựng khu xét nghiệm
kỹ thuật cao, trung tâm y học cổ truyền TP hòa nhập với các quốc gia khu vực và
thế giới. Xây dựng viện trường ở Củ Chi (quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 85
triệu euro) phục vụ lâu dài cho công tác đào tạo cán bộ y tế của TP.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ca nhiễm HIV được công nhận đầu tiên
vào cuối năm 1990. Số người mắc bệnh tăng nhanh, số bệnh nhân nhiễm HIV
được phát hiện tại Việt Nam tính đến tháng 9/1999 là 15.600 người, 70%
trường hợp là người tiêm chích ma túy mà không dùng kim vô trùng. Tỷ lệ phụ
nữ nhiễm HIV càng lúc càng tăng, năm 1997 chiếm khoảng 20% ca nhiễm.
Những bệnh nhân này thiếu sự chăm sóc hay hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
30
vì vậy họ bị lạc lõng ngay giữa những thành phố lớn hay sống với những mặc
cảm tội lỗi của mình. Trong 9 tháng đầu năm 2012, TPHCM có 1.775 trường
hợp nhiễm HIV mới được phát hiện, 1.626 trường hợp chuyển sang AIDS, 358
trường hợp tử vong do HIV/AIDS: giảm 137 ca nhiễm HIV, giảm 122 trường
hợp chuyển sang AIDS, giảm 79 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm trước.
Hai là, đa dạng hóa các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Chương trình tham vấn xét nghiệm HIV đã thực hiện tham vấn cho hơn
150.000 trường hợp, nhiều hơn 10.000 trường hợp so với cùng kỳ năm 2011,
với tỷ lệ dương tính 2,2%, xấp xỉ năm 2011.
Chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đang điều
trị cho 1.318 bệnh nhân, trong đó có 1.155 bệnh nhân đang điều trị liều duy trì.
Tỷ lệ phát hiện dương tính heroin trong nước tiểu ở những bệnh nhân duy trì
đến cuối tháng 9/2012 trung bình ở mức 7,2%, giảm nhẹ so với các năm trước.
Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có 56 cơ sở tham
vấn xét nghiệm HIV, trong đó có 18 cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây
truyền mẹ con trọn gói. Trong 9 tháng đầu năm 2012, chương trình đã tham
vấn xét nghiệm HIV cho hơn 101.000 phụ nữ mang thai (PNMT), tương đương
cùng kỳ năm 2011.
Về chăm sóc điều trị, TP.HCM có 31 phòng khám ngoại trú chăm sóc
điều trị người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại các bệnh viện, Khoa Tham
vấn hỗ trợ cộng đồng quận huyện, các Trung tâm 05,06, Trại tạm giam.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, có gần 4.000 bệnh nhân mới đăng ký vào
điều trị ở các phòng khám ngoại trù, hơn 2.850 bệnh nhân mới tham gia điều trị
bằng thuốc đặc hiệu ARV, tương đương với các tháng cùng kỳ năm 2011. Đến
nay, TPHCM đang điều trị cho hơn 25.500 bệnh nhân, trong đó hơn 21.500
bệnh nhân đang được điều trị ARV.
Chương trình thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi được thực
31
hiện thường xuyên và liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng
(truyền hình, trang điện tử…). Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông cũng được
triển khai thực hiện qua mạng lưới các ban ngành, đoàn thể, quận huyện,
phường xã và lồng ghép vào các chương trình khác, phù hợp với từng đối
tượng cụ thể. Để thực hiện hoạt động truyền thông có hiệu quả trong điều kiện
nguồn lực giảm, thành phố tập trung vào các hoạt động truyền thông đại chúng,
tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi cho các đối tượng nguy cơ cao, giảm các
hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư. Trong 5 tháng đầu năm
2012, có 233.000 đối tượng đã được truyền thông, có giảm so với 300.000 đối
tượng ở cùng kỳ năm 2011.
Sau một giai đoạn sốt ngắn lúc mới nhiễm, bệnh im lặng trong một thời
gian dài, có khi đến 10 năm nhưng dần dần tình trạng nhiễm trùng nặng tăng
lên (khi CD4 giảm), cần được điều trị mạnh mẽ và liên tục, do đó có thể bị tác
dụng phụ khó chịu. Càng lúc, bệnh càng tiến triển, bệnh nhân phải trải qua thời
gian trong trạng thái lo âu, tình trạng nhiễm trùng khó chịu với các phương
pháp điều trị khác nhau. Nhiều loại thuốc có tác dụng trong thời kỳ ủ bệnh và
có thể điều trị kéo dài trong nhiều năm.
Ba là, hoạch định và xây dựng các chương trình, dự án về phát triển
dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS.
Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng tổ
chức Sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI360) tổ chức khoá tập huấn về cách tiếp
cận mới chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tại nhiều địa điểm trên
TP.HCM. Học viên tham gia khoá tập huấn là các nhân viên đang làm công
tác chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh, An Giang
và Cần Thơ ...
Nhằm xây dựng mhịp cầu đồng cảm giữa những người nhiễm HIV/AIDS
với nhau, Trung tâm Y tế dự phòng đã xây dựng được mạng lưới "Bạn giúp bạn".
32
Những nhóm đồng đẳng này được huấn luyện kỹ năng chăm sóc bệnh nhân AIDS
tại nhà. Không chỉ cảm thông và chia sẻ với người bệnh "gần đất xa trời", nhóm
đẳng này còn tuyên truyền, tư vấn để gia đình hiểu rõ căn bệnh và biết cách chăm
sóc người thân của mình sao cho khỏi bị lây nhiễm.
Trung tâm trọng điểm cai nghiện ma tuý (Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội) thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng tổ chức việc chữa trị và
chăm sóc cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV/AIDS chuyển sang giai đoạn
cuối. Trung tâm được thành phố đầu tư xây dựng khu chăm sóc bệnh nhân
AIDS giai đoạn cuối hơn 8,5 tỷ đồng, với các trang thiết bị y tế hiện đại ban
đầu gần 3 tỷ đồng, Trung tâm đã chủ động tuyển dụng đội ngũ chuyên trách
phục vụ cho khu chăm sóc này với gần 30 bác sĩ, y tá điều dưỡng và hộ lý có
nhiệt tình không ngại gian khổ và nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt có 23 tu sĩ thuộc
các dòng tu và 25 học viên sau cai nghiện đã tình nguyện tham gia lớp đào tạo
nhân viên chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân AIDS. Ngay từ khi mới nhập trại,
các học viên được khám, phân loại sức khoẻ nhằm nâng cao thể trạng và khả
năng đề kháng của người nghiện ma tuý trong qúa trình điều trị vì họ thường
xuyên bị các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội kết hợp với chăm sóc, nâng cao thể
trạng là biện pháp chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Bên
cạnh đó, Trung tâm hết sức chú trọng công tác thôn tin – giáo dục - truyền
thông phòng chống các bệnh lây nhiễm như HIV, lao, da liễu… cho học viên.
Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn cho 100 học viên là đội ngũ
tuyên truyền viên, giáo dục viên nòng cốt và 70 người thuộc nhóm “Bạn giúp
bạn”. Hiện nay Trung tâm đang kiến nghị thành phố hỗ trợ thuốc điều trị kháng
HIV miễn phí cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhằm giảm tỷ lệ tử vong và
giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng. Trung tâm còn tổ chức cho học viên
tham gia các loại hình lao động sản xuất như trồng rừng, điều, tiêu, các loại cây
ăn trái, rau xanh và chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và gia công các
33
mặt hàng vừa là biện pháp trị liệu vừa tạo nguồn thu nhập để cải thiện bữa ăn
và tạo công ăn việc làm cho học viên.
* Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng
Theo thống kê đến ngày 28/2/2013, Đà Nẵng phát hiện 1.583 người
nhiễm HIV. Trong đó, 686 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 400
người đã tử vong do AIDS. Hiện nay, 7/8 quận, huyện với 55/56 xã, phường
đã phát hiện có người nhiễm HIV. Riêng năm 2012, có 120 trường hợp nhiễm
mới HIV, giảm 11,1% so với năm 2011.
Một là, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong phát triển dịch
vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua, thành phố đã không
ngừng nỗ lực triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên
địa bàn thành phố. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố đã phối
hợp với các ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai tuyên truyền dưới
nhiều hình thức phong phú như: phân phối các tài liệu truyền thông; tổ chức
các lớp tuyên truyền cho công nhân lao động tại nơi làm việc và các đối tượng
có nguy cơ cao nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS cho người dân. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Trung
tâm Phòng chống HIV/AIDS đã truyền thông trực tiếp tới hàng chục buổi
truyền thông với hàng nghìn lượt người tham dự. Trong đó, có gần 700 thành
viên Ban chỉ đạo và các nhóm nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia
phòng chống HIV/AIDS tại cụm dân cư; 1250 công nhân - lao động đang làm
việc tại khu công nghiệp Hoà Cầm và khu công nghiệp Hoà Khánh... Đặc biệt
còn có hàng trăm phạm nhân của Trại giam Hoà Sơn được tuyên truyền;
chương trình phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc cũng đã thu hút sự
tham gia của 30 Doanh nghiệp…Bên cạnh đó, còn có hàng trăm cuộc tư vấn
qua điện thoại và trang thông tin điện tử của trung tâm được kết nối với
34
những người quan tâm về dự phòng lây nhiễm HIV. Kênh truyền thông gián
tiếp cũng được triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố và đã có 5200
trang thông tin nội bộ, gần 700 cuốn Tạp chí AIDS và cộng đồng, 47.150 sách
nhỏ, 53.780 tờ rơi và 800 poster, băng đĩa… tuyên truyền về HIV/AIDS được
phân phối . Ngoài ra, tại tuyến xã, phường đã có hàng trăm buổi tuyên truyền
về phòng chống HIV/AIDS được tổ chức với sự tham dự của hàng chục ngàn
người dân trong khu vực.
Hai là, đa dạng hóa và mở rộng các loại hình dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS
Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được đẩy
mạnh và triển khai đồng bộ đã góp phần hết sức quan trọng làm kiềm chế lây
nhiễm HIV. Chương trình 100% bao cao su đã bao phủ khắp các quận, huyện
trên địa bàn thành phố. Thông qua mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên,
các cơ sở y tế và hoạt động của các ban ngành, đoàn thể đã cung cấp miễn phí
162.000 bao cao su và tiếp thị xã hội 835.632 bao cao su đến khách hàng. Có
thể khẳng định: việc triển khai các chương trình hành động phòng chống
HIV/AIDS trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực. Với sự
quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các địa phương trong
việc đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, phòng chống HIV/AIDS, Đà Nẵng đã
đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 0,15% dân số.
Bên cạnh đó, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con,
được triển khai tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi thành phố đã mang lại hiệu quả
tích cực. Tại đây, các hoạt động tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ
đến khám thai; cung cấp thuốc điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai có xét
nghiệm HIV dương tính và con của họ; tư vấn; cung cấp sữa thay thế cho trẻ
sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đến 18 tháng tuổi; giới thiệu mẹ và trẻ đến các cơ sở
điều trị HIV/AIDS để tiếp tục chăm sóc và điều trị... được đẩy mạnh. Kết quả,
35
đã có 10/11 phụ nữ mang thai có kết quả khẳng định HIV dương tính đã được
điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và 100% số trẻ sinh ra đều
được điều trị dự phòng lây truyền HIV.
Công tác chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS được mở rộng.
Hiện thành phố có 276 bệnh nhân đang được quản lý sức khoẻ tại phòng
khám ngoại trú người lớn, trong đó có 171 bệnh nhân đang điều trị ARV;
100% cán bộ y tế khi bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị phơi nhiễm.
Trung tâm cũng đã thành lập nhóm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại nhà và
tại cộng đồng. Hoạt động của nhóm không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho những
người có H, mà là địa chỉ tích cực trong các hoạt động tuyên truyền phòng,
tránh lây truyền HIV, khẳng định với cộng đồng về sự hòa nhập tích cực của
những người có HIV. Nhờ thực hiện tốt công tác khám, điều trị, tư vấn đã
giúp cho nhiều người có H từ chỗ tình trạng sức khoẻ rất nguy kịch, sau khi
tuân thủ điều trị đã khỏe mạnh, tăng cân và có thể lao động trở lại. Bác sĩ CKI
Huỳnh Đình Đồng - Trưởng khoa Tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
cho biết: “Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS được
thuận tiện trong khám, điều trị và tiếp cận thuốc kháng vi rút (ARV) khi đủ
tiêu chuẩn điều trị. Đồng thời, nhóm chăm sóc tại nhà cũng thường xuyên
giúp đỡ, hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ biết thêm thông
tin cũng như cách chăm sóc người bệnh AIDS để không bị lây nhiễm và sống
có ích cho xã hội”.
Những kết quả trên đang khẳng định rõ quyết tâm ngăn chặn dịch
HIV/AIDS của thành phố sông Hàn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống
HIV/AIDS ở Đà Nẵng còn gặp khó khăn như: Một bộ phận dân cư vẫn chưa
thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS nên ở nơi này, nơi khác vẫn còn
có sự kỳ thị, xa lánh với người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực
của đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, cần có sự vào cuộc tích
cực hơn nữa của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và của cả người
nhiễm HIV/AIDS để công tác phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục đạt được mục
36
tiêu khống chế tỉ lệ nhiễm HIV dưới 0,15% trong cộng đồng dân cư và hướng
đến thực hiện mục tiêu ba không mà Đà Nẵng và Cần thơ đang thí điểm triển
khai thực hiện.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người
có HIV/AIDS rút ra đối với Thành phố Hà Nội
Như vậy, bài học về phát huy vai trò của dịch vụ Y tế với chăm sóc
người có HIV/AIDS rút ra đối với Thành phố Hà Nội đó là:
Một là, hoạch định và xây dựng các chương trình, dự án về phát triển
dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS.
Trong hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS thì công tác hoạch
định, xây dựng các chương trình, dự án về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS rất quan trọng. Trên cơ sở xây dựng các chương trình dự
án phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, thành phố Hà Nội
mới có thể hoạch định những điều kiện cần thiết nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu, chương trình đã đề ra. Các điều kiện cần bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn
lực tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ,....
Việc xây dựng này được thành phố Hồ Chí Minh thực hiện rất tốt và khoa
học bằng cách đưa ra nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế nói chung và
phát huy vai trò của các dịch vụ y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS nói
riêng. Đối với thành phố Đà Nẵng, thành phố cũng đã thực hiện tốt công tác xây
dựng các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS. Trên cơ sở đó, Đà nẵng đã triển khai đồng bộ các chương trình này
như: tư vấn qua điện thoại, dự phòng lây nhiễm mẹ sang con,…
Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS có vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát
triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Điều này được biểu hiện trên
các khía cạnh sau:
Đây là là lực lượng xung kích trên mặt trận công tác phòng chống
HIV/AIDS, đặc biệt là nhân lực y tế. Vì đây chính là lực lượng lãnh đạo tổ
37
chức, quản lý lại vừa làm công tác truyền thông thay đổi hành vi và tổ chức
các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm
HIV/AIDS và gia đình họ.
Nguồn nhân lực quyết định tới chất lượng phòng chống HIV/AIDS vì
họ chính là người thực hiện tư vấn, xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân
HIV/AIDS, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh và Đã Nẵng đều đã chú trọng tới công tác phát
triển nguồn nhân lực này. Các địa phương này đã chú trọng tới công tác đào
tạo kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực bằng các
khóa đào tạo ngắn hạn.
Ba là, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào phát triển dịch
vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS.
Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào dịch vụ Y tế
chăm sóc chăm sóc người có HIV/AIDS có vai trò quan trọng, tác động trực
tiếp tới hiệu quả và chất lượng của dịch vụ Y tế này. Thành phố Hồ Chí Minh
đã xây dựng những khu điều trị kỹ thuật cao, khu xét nghiệm kỹ thuật cao,
trung tâm y học cổ truyền,…. Hay thành phố Đà Nẵng tích cực sử dụng công
nghệ thông tin trong tuyên truyền và kết nối những người có HIV/AIDS.
Bốn là, huy động nguồn lực ngoài nước trong phát triển dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS.
Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đòi hỏi một
nguồn lực tài chính lớn với công nghệ tiên tiến và hiện đại của y học và công
nghệ phụ trợ khác cũng như trình độ chuyên môn nhất định đối với nhân lực y
tế. Tuy nhiên, năng lực tài chính, trình độ nhân lực và công nghệ của các địa
phương cũng như của Việt nam còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc huy
động nguồn lực ngoài nước trong triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS là rất cần thiết. Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh đã tranh thủ
hợp tác với các tổ chức quốc tế phòng chống HIV để tổ chức các khóa đào tạo
38
chuyên môn cho nhân lực, hay Đà nẵng tranh thủ nguồn lực ngoài nước về
thuốc men và thiết bị y tế,.... Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các quốc
gia khác rất quan trọng vì các tổ chức này có thể giúp Việt Nam có thể phát
triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS bằng cách tài trợ vật tư,
trang thiết bị hoặc cung ứng các thiết bị với giá ưu đãi, cho vay với lãi suất
thấp và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
*
* *
Dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là hoạt động lao động, cung
cấp dịch vụ giúp cho người bị nhiễm HIV/AIDS ổn định về sức khỏe tiến tới
giảm và khỏi bệnh. HIV/AIDS là đại dịch toàn cầu, do vậy ngăn chặn sự lây lan
và chặn đứng đại dịch này là vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Để đạt được
mục tiêu đó thì cần phải phát triển phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự gia tăng
cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu của các dịch vụ y tế trong lĩnh vực chăm
sóc người có HIV/AIDS nhằm giúp người bệnh ổn định và bảo đảm sức khỏe.
Nội dung của việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS bao
gồm: Phát triển về số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS;
Phát triển về chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và phát
triển về cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người HIV/AIDS.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI
CÓ HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội ảnh
hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS
Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước và
cũng tiêu biểu cho tình hình chung của cả nước trong lĩnh vực dịch vụ Y tế
với chăm sóc người có HIV/AIDS.
Đặc điểm tự nhiên
Diện tích thành phố Hà Nội chưa đến 1000 km2, trong đó khu vực
trung tâm chỉ chiếm 1/10 tổng diện tích. Theo số liệu thống kê chính thức,
toàn thành phố Hà Nội có hơn 2,5 triệu người sinh sống với mật độ dân cư
cao trung bình khoảng 2700 người/km2, có nơi lên tới 40.000 người/km2
(như ở quận Hoàn Kiếm). Khu vực nội thành gồm 7 quận: Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ. Sau khi mở
rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích lên tới hơn 2000 m2
.
Với diện tích tự nhiên được mở rộng, do đó nhu cầu phát triển về số
lượng, chất lượng và cơ cấu dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS
ngày càng gia tăng. Việc phát triển dịch vụ này ngày càng cần nguồn lực tài
chính lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đặc điểm kinh tế
Kinh tế thành phố Hà Nội phát triển khá ổn định với tốc độ cao
trong những năm qua và cao hơn nhiều so với mức chung của cả nước. Đầu tư
ngân sách và các ngành kinh tế tiếp tục tăng, đồng thời tăng cường thu
hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập
cho dân cư Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới.
40
Trên lĩnh vực công nghiệp, Thành phố đã từng bước xây dựng, sắp
xếp lại sản xuất, đối mới cơ chế quản lý theo hướng đề cao vai trò tự chủ của
doanh nghiệp; đầu tư đối mới công nghệ, thiết bị, mặt hàng; tăng năng suất
và chất lượng sản phấm, mở rộng thị trường,... công nghiệp Thủ đô ngày
càng khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã trụ vững trong cơ chế thị trường, làm
ăn có lãi.
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng chín và 9 tháng năm 2012-
Cục Thống kê TP. Hà Nội Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý III năm 2012 dự
kiến tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông -
lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 0,6%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây
dựng 9 tháng đầu năm tăng 8%; Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,9%.
Chỉ so sản xuất công nghiệp cộng dồn 9 tháng đầu năm 2012 tăng 4,4%
so cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 7,6%; công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 4%; sản xuất, phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước,
xử lý nước thải và thu gom rác tăng 17,5%.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư phát trỉến thành phố Hà Nội
(vốn đầu tư xã hội): đạt 146.080,9 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm
2011, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn đạt 42.470,7 tỷ đồng, tăng 11,5%;
vốn ngoài nhà nước đạt 84.493,7 tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt 19.116,4 tỷ đồng, tăng 13,2%. Chia theo khoản mục đầu tư:
vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tống vốn đầu tư xã
hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không
qua XDCB chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; vốn đầu tư sửa chừa lớn, nâng
cấp TSCĐ tỷ trọng 0,7%, tăng 10,9%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động tỷ
trọng 33,4%, tăng 12,2%; vốn đầu tư khác tỷ trọng 1,5%, tăng 11,5%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quý III năm 2012: Hà Nội thu
hút được 231 dự án đầu tư nước ngoài với tống số vốn đăng ký là 919 triệu
41
USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó: số dự án cấp mới là 155
dự án với vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Số dự án tăng vốn là 76 dự án
với vốn đầu tư đăng ký là 340 triệu USD.
Với nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, là nơi tập trung những doanh
nghiệp lớn, do đó tạo điều kiện cho nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn ngày càng gia tăng. Điều này góp phần đáp ứng nguồn lực tài chính cho
phát triển dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS. Tuy nhiên, do Hà
Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước, trong những năm qua
các quận, huyện trên địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế nên đi kèm cũng là những mặt trái của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa.
Điều này khiến cho đại dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố ngày càng
diễn biến phức tạp hơn.
Đặc điểm xã hội
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa
thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà
Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km2. Đen năm 1961,
thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km2, dân số 91.000 người.
Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích
đất tự nhiên 2.136 km2, dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội
tiếp tục thay đối, chỉ còn 924 km2, nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người.
Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa,
dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau
đợt mỏ' rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có
6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết
quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909
người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người.
42
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km2. Mật độ dân
số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km2, trong khi đó, ở
những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới
1.000 người/km2.
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và
Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số,
người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23%. Năm 2009, dân số thành thị
là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.
Mật độ dân số đông khiến cho tình hình xã hội ngày càng phức tạp, các
vấn nạn về mại dâm, ma túy ngày càng tăng. Do đó nhu cầu phát triển dịch vụ
Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS ngày càng tăng.
2.2. Thành tựu, hạn chế phát triển các dịch vụ Y tế chăm sóc người
có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua
2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc
người có HIV/AIDS
Trong những năm qua, số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có
HIV/AIDS liên tục có sự gia tăng. Cụ thể như sau:
Trong những năm qua đã có sự gia tăng về số lượng lượt người tiếp cận với
dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS.
Đối với dịch vụ tư vấn về HIV/AIDS thì số lượng lượt người được tư
vấn các vấn đề về y tế liên quan tới HIV/AIDS có sự tăng lên. Năm 2011, số
lượt người được tư vấn đối với dịch vụ này là 12.090 lượt người, thì tới năm
2011 đã tăng lên là 15.000 lượt người và tới năm 2013 tăng lên mức là 17.278
lượt người. Trong số lượt người được tư vấn về HIV/AIDS có một số lượng
không nhỏ là phụ nữ mang thai. Trung bình mỗi ngày phòng tư vấn xét
nghiệm của Trung tâm Hà Nội chỉ tiếp nhận từ 5 đến 7 khách hàng, ngày cao
43
điểm có khoảng 16 người đến tư vấn xét nghiệm HIV. Tại phòng tư vấn xét
nghiệm HIV tự nguyện đặt tại Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, số khách
hàng tự nguyện đến với phòng tư vấn và xét nghiệm HIV còn thấp hơn, trung
bình mỗi ngày chỉ tiếp nhận khoảng 3 trường hợp. Như vậy, mặc dù đã có sự
gia tăng về số lượng lượt người được tiếp cận với dịch vụ tư vấn chăm sóc y
tế người HIV/AIDS nhưng số người tự nguyện đi tư vấn vẫn còn ít, do tâm lý
e ngại, mặc cảm.
Biều đồ 2.1: Số lượng người tiếp cận với dịch vụ y tế chăm sóc người
HIV/AIDS
Đơn vị tính: Người
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013)
Đối với dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS thì số lượt người xét nghiệm
cũng có sự gia tăng. Năm 2011, các trung tâm chăm sóc sức khỏe người
HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đã xét nghiệm cho 16.381 trường hợp. Số
lượt người xét nghiệm HIV/AIDS cũng tăng lên 19.723 vào năm 2012 và
20.243 vào năm 2013. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS Hà Nội, trong 2 tháng đầu năm 2013, các phòng tư vấn xét
nghiệm HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội đã tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho
44
gần 2000 trường hợp, qua đó, phát hiện gần 80 đối tượng dương tính với HIV,
nâng tổng số ca nhiễm mới phát hiện trong năm 2013 lên hơn 110 người.
Đối với hoạt động điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: Trong
những năm qua số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc sức khỏe
cũng tăng lên. Tổng số bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe y tế trong năm
2011 là 9.012 người, trong năm 2012 là 9.876 người và năm 2013 đã tăng lên
là 10.234 người. Số bệnh nhân AIDS tính đến cuối năm 2013 đang được quản
lý chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế: 6.577. Số người nhiễm HIV đang được
chăm sóc tại xã, phường: 2.767 người. Số bệnh nhân AIDS đang được điều trị
ARV: 5.342 đạt 98% kế hoạch năm. Số người nhiễm HIV/AIDS tỉếp tục duy
trì điều trị bậc 1 sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV là 186/205 bệnh nhân,
đạt 90,7%. Trong năm 2013, Hà nội cũng đã triển khai xét nghiệm sàng lọc
lao cho 1300 người niễm HIV, sàng lọc HIV cho 1080; điều trị phối hợp lao,
ARV:84 bệnh nhân. Trong năm 2013 có 88 phụ nữ mang thai sinh con được
tiếp cận với đỉều trị ARV, trong đó: 22 người điều trị Nevirapin liều duy nhất,
31 người điều trị phác đò AZT, 19 người điều trị bằng phác đồ 3 thuốc ARV
và 16 người đang điều trị ARV.
Ngoài ra, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cũng phối hợp
với Bệnh viện Da Liễu Hà Nội thực hiện việc quản lý, giám sát và điều trị các
bệnh lây truyền qua đường tình dục thông qua chuyển tuyến, báo cáo, giao
ban. Kết quả năm 2012 đã khám và điều trị STI cho 50.201 lượt người, trong
đó phát hiện từ y tế tư nhân là 18.513 lượt, độ tuổi mắc STI chủ yếu từ 15-49
tuổi, độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 7,5% tổng số lượt được phát hiện. Năm 2013,
ngành y tế Hà Nội đã khám và điều trị STI cho 35.548 lượt người, trong đó
phát hiện từ y tế tư nhân là 2.222 lượt, độ tuổi mắc STI chủ yếu từ 15-49 tuổi
chiếm 91,03%, trên 50 tuổi chiếm 8,95% tổng số lượt được phát hiện.
45
Trong năm 2013 cũng có 08/08 cán bộ bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã
được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng Virus trong vòng 72 giờ (đạt
100%), trong đó 62,5% làm trong Ngành Y, còn lại làm trong ngành Công an,
Lao động TBXH và ngành khác.
Đối với chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng chưa
đạt kết quả mong đợi. Chính sự kì thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm
HIV khiến cho các em bị hạn chế cơ hội được chăm sóc sức khỏe. Theo thống
kê của Cục Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ em có tới 51,5 % số trẻ
nhiễm HIV không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị
bệnh một cách đầy đủ. Trong số đó có tới 35% trẻ bị bỏ rơi không được quan
tâm đúng mức từ phía cộng đồng và xã hội.
Công tác tuyên truyền, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cũng gia tăng
về quy mô qua các năm.
Trong năm 2013, các chương trình, Thành phố đã phân phát 4.141.033
bơm kim tiêm cho 27.825 nguời nghiện chích ma túy (đạt > 100% kế hoạch)
cao gấp 2.3 lần so với cùng kỳ năm 2012(1.814.879 BKT). Trong số đó, số
lượng BKT do tuyên truyền viên đồng đẳng phát là 2.768.943 chiếc, chiếm
66,8% tổng số BKT phát ra. Song song với hoạt động phân phát là hoạt động
thu gom và tiêu hủy bơm kim tiêm. Trong nãm 2013, toàn thành phố đã thu
gom và tiêu hủy được 2.643.761 bơm kim tiêm đã qua sử đụng (chiếm 63.8%
tổng số BKT phát ra). Năm 2013 trên toàn thành phố cũng đã phát được
2.531.181 chiếc BCS thông qua các kênh: tuyên truyền viên đồng đẳng:
1.756.150 chiếc (chiếm 69,4%), cộng tác viên: 475.790 chiếc, phòng tư vấn
xét nghiệm tự nguyện: 62.726 chiếc, các cơ sở y tế trên địa bàn: 198.162
chiếc. Ngoài ra, trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cũng cấp phát
1500 tube dầu bôi trơn cho các nhóm tự lực MSM và dự án MSM Tây Hồ, dự
án MSM thuộc tổ chức VICOMC.
46
2.2.2. Thực trạng phát triển cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc người
có HIV/AIDS
Thứ nhất, các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ngày càng
được đa dạng hóa.
Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS không chỉ kể tới các dịch
vụ liên quan tới xét nghiệm HIV và điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
mà còn phải phát triển các dịch vụ liên quan tới tư vấn và phòng tránh
HIV/AIDS. Các dịch vụ liên quan tới tư vấn và phòng tránh HIV/AIDS là
biện pháp quan trọng để nhằm hạn chế lây lan đại dịch trong cộng đồng.
Trong các năm qua, Hà Nội đã đầu tư phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ Y tế
chăm sóc người có HIV/AIDS. Hiện nay liên quan tới chăm sóc sức khỏe
người HIV/AIDS có các dịch vụ Y tế như sau:
Dịch vụ tư vấn liên quan tới HIV/AIDS:
Tại Hà Nội, hiện có nhiều điểm tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện.
Mọi người đều có thể sử dụng vụ dịch này.
Điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS:
Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Trong năm 2013, Ban
Quản lý Dự án Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Trung tâm Da liễu và
Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị thành để khám và cấp thuốc điều trị
cho các đối tượng nguy cơ cao như gái mại dâm, người nghiện chích ma túy,
tiếp viên nhà hàng, khách sạn, massage... Từ đầu năm 2013 đến nay, các Đội
khám lưu động đã đến khám, cấp thuốc điều trị bệnh lây truyền qua đường
tình dục cho các đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -
Lao động xã hội, tổ chức khám bệnh lưu động, tư vấn xét nghiệm HIV cho
đối tượng gái mại dâm, người nghiện chích ma túy, chăm sóc, hỗ trợ điều trị
người nhiễm HIV/AIDS ở các huyện, thị tham gia dự án.
47
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT

More Related Content

What's hot

Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đình
Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đìnhPháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đình
Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đìnhThanh Liem Vo
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan danGia Hue Dinh
 
chăm sóc giảm nhẹ
chăm sóc giảm nhẹchăm sóc giảm nhẹ
chăm sóc giảm nhẹThanh Liem Vo
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Yhoccongdong.com
 
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹCâu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹThanh Liem Vo
 
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...Thanh Liem Vo
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾhoanggiangst88
 
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamChăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamThanh Liem Vo
 
Tong quan khu vuc ve mai dam
Tong quan khu vuc ve mai damTong quan khu vuc ve mai dam
Tong quan khu vuc ve mai damThien Pham
 
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeThịnh NguyễnHuỳnh
 
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai dam
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai damVnsw cac dich vu voi nguoi mai dam
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai damThien Pham
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩTS DUOC
 

What's hot (19)

Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đình
Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đìnhPháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đình
Pháp - Lịch sử hợp tác Việt - Bỉ trong Y học gia đình
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
 
chăm sóc giảm nhẹ
chăm sóc giảm nhẹchăm sóc giảm nhẹ
chăm sóc giảm nhẹ
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
 
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹCâu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
 
Chienluocmau
ChienluocmauChienluocmau
Chienluocmau
 
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 4: Hợp phần Sinh kế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
 
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamChăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
 
Tong quan khu vuc ve mai dam
Tong quan khu vuc ve mai damTong quan khu vuc ve mai dam
Tong quan khu vuc ve mai dam
 
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...
Thuc trang cham soc giam nhe tren benh nhan ung thu duoc dieu tri hoa chat ta...
 
I02 1
I02 1I02 1
I02 1
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
 
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai dam
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai damVnsw cac dich vu voi nguoi mai dam
Vnsw cac dich vu voi nguoi mai dam
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
 

Similar to Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT

Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...
Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...
Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSThái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giai phap kien nghi
Giai phap  kien nghiGiai phap  kien nghi
Giai phap kien nghimychau13888
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...sividocz
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019PinkHandmade
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...sividocz
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...tcoco3199
 

Similar to Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT (20)

Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.docĐẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
 
Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...
Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...
Thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiếm y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh T...
 
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...
Tóm TẮt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Tr...
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOTLuận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
 
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSThái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.docluận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
 
Giai phap kien nghi
Giai phap  kien nghiGiai phap  kien nghi
Giai phap kien nghi
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
 
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.docPhát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền TrungLuận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS TUYẾN XÃ PHƯỜNG_10230712052019
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
 
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đLuận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Đề tài: Phát triển dịch vụ chăm sóc người HIV/AIDS ở Hà Nội, HOT

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG TUYẾT ANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014
  • 2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG TUYẾT ANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2014
  • 3. Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 3
  • 4. Acquired Immune Deficiency Syndrome AIDS Anti-retroviral ARV Thuốc trị HIV AZT Bao cao su BCS Bơm kim tiêm BKT Chỉ số 1 loại tế bào phát hiện HIV CD4 Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Tổng sản phẩm quốc nội GDP Human Immunodeficiency Virus HIV Chỉ số đánh giá hạnh phúc của con người HPI Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi HSS+ Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản JICA Ngân sách nhà nước NSNN Nhiễm trùng cơ hội NTCH Nghị quyết trung ương NQ-TW Tổ chức phi chính phủ NGO Viện trợ nước ngoài không hoàn lại ODA Phòng khám ngoại trú PKNT Trung tâm phòng chống TTPC Trung tâm y tế TTYT Y tế công cộng YTCC Thương binh xã hội TBXH Thành phố TP Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM Ủy ban nhân dân UBND Chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP Tổ chức Y tế thế giới WHO MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS 12 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS 12 1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS 20 1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát phát huy vai trò của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và bài học rút ra đối với Thành phố Hà Nội 26 4
  • 5. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS 37 2.2. Thành tựu, hạn chế phát triển các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua 40 2.3. Đánh giá chung về phát triển các dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua 50 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 65 3.1. Phương hướng phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội 65 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát huy vai trò của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội 69 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 89 5
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển ngày nay, khoa học - kỹ thuật ngày một hiện đại cũng là điều kiện để phát triển lĩnh vực y tế theo kịp và đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà chăm sóc sức khoẻ ban đầu lại là hết sức quan trọng. Khi nhu cầu của con người tăng lên, theo đó thì vai trò của dịch vụ Y tế cũng ngày càng quan trọng. Chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá và đa dạng hoá Ngành Y tế Việt Nam, với việc coi “Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt” (Nghị quyết 04/NQ-TW năm 2003) đã trở thành một điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ Y tế ở Việt Nam. Mục tiêu của chủ trương xã hội hoá dịch vụ Y tế là nhằm huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,…) trong toàn xã hội tham gia đóng góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận được với các dịch vụ Y tế cơ bản và có chất lượng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế theo hướng hiện đại, bền vững. Trên thực tế, dịch vụ Y tế ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khoẻ cho mọi người, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, dịch vụ Y tế ở Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Tính đến nay, tại Việt Nam đã phát hiện 213.413 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 63.373 người đang ở trong giai đoạn AIDS; lũy tích tử vong do HIV/AIDS là 65.133 người. Tại riêng thành phố Hà Nội, số người bị bệnh 6
  • 7. HIV là 13.280 người và dự tính con số này sẽ càng gia tăng trong thời gian tới. Việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc bệnh nhân HIV là điều cấp thiết, tuy nhiên, dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS lại còn nhiều khó khăn. Mặc dù Thành phố Hà Nội có nhiều cố gắng đầu tư phát triển các dịch vụ Y tế với chăm sóc sức khỏe những người nhiễm HIV/AIDS đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy rằng, dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần phát huy hơn nữa những vai trò của các dịch vụ Y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người nhễm HIV/AIDS và giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, học viên lựa chọn chủ đề: “Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ y tế nói chung, phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS nói riêng. Trong đó, nổi bật là những công trình sau đây: - Hoàng Hà Trang (2010), Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã phân tích thực trạng dịch vụ Y tế trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2008-2010, từ đó đưa ra có những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ Y tế tại tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, luận văn này chỉ tập trung vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ y tế nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương mà chưa đi sâu vào từng loại, nhóm dịch vụ y tế cụ thể. - Đào Thị Xuân Mỹ (2011), Phát triển dịch vụ y tế ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, luân văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại Học Đà Nẵng. 7
  • 8. Luận văn đã phân tích thực trạng dịch vụ Y tế trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, văn hóa, địa hình tại các tại các huyện miền núi Quảng Ngãi, đồng thời đề xuất và kiến nghị để nâng cao đầu tư, phát triển dịch vụ tại các huyện miền núi. Luận văn cũng chỉ đề cập tới thực trạng phát triển dịch vụ y tế nói chung, chưa phân tích, đánh giá tới dịch vụ y tế công cộng một cách riêng biệt. - Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ. Chiến lược quốc gia đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phòng chống HIV/AIDS. Phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng. Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo. Bảo đảm thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS. Muốn thực hiện được các mục tiêu này, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường hơn nữa của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS,.... 8
  • 9. - Hội thảo (2013), "Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS" được tổ chức ngày 24/9/2013 tại Hà Nội. Hội thảo đưa ra vai trò của các tổ chức xã hội và thực tế về việc đóng góp, ủng hộ và chiến đấu của các tổ chức trong xã hội trên mặt trận phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Trong đó, một trong những vấn đề quan trọng là tăng cường sự tham gia của tổ chức xã hội trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, hội thảo chưa làm rõ thực trạng dịch vụ y tế trong chăm sóc người có HIV/AIDS một cách cụ thể. - Văn Khôi (2011), Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, 2011. Bài cáo cáo viết tổng quan về thực trạng và xu hướng phát triển điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV tại Việt Nam và các đề xuất để nâng cao chất lượng công tác trị bệnh cho người HIV/AIDS - Lam Hồng (2013), Nhân rộng mô hình chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, Báo Nam Định, số 234, 2013. Bài viết khái quát lên mô hình và cách chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, những khó khăn và thuận lợi, cũng như những kiến nghị để nhân rộng mô hình trong toàn xã hội. - Hữu Thủy (2012), Bảo hiểm y tế - Giải pháp bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Để tăng cường sự tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV đòi hỏi một giải pháp đồng bộ bao gồm việc 9
  • 10. truyền thông để người nhiễm HIV hiểu được tầm quan trọng của bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm y tế. - Bác sỹ Huỳnh Ngọc Thu, Đẩy mạnh chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS Trong nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu vào đề cuất những giải pháp nhằm phát triển công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã từng bước nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm bằng cách chú trọng tập huấn, đào tạo trình độ chuyên môn, kỹ năng tư vấn, đặc biệt là việc tiếp cận và quản lý người nhiễm HIV cho đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường hoạt động truyền thông giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm như điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi- rút ARV, điều trị dự phòng HIV do rủi ro tai nạn nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác giám sát, rà soát và tiếp cận, quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. - Hải Ly, Những khó khăn thách thức của công tác chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Cao Bằng Bài báo của tác giả đã đánh giá tình hình dịch bệnh HIV/AIDS tại tỉnh Cao Bằng trong năm 2011. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá, phân tích những nhận định khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thời gian qua. - Phạm Thị Cẩm Giang, Đỗ Mai Hoa (2011), Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chât lượng cuộc sống của người nhiễm HIV và góp phần giảm hậu quả do HIV/AIDS gây ra. Để tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Tiên Du, Bắc Ninh, nghiên cứu đã sử dụng số liệu hồi cứu và phương pháp nghiên cứu định 10
  • 11. tính với các cán bộ y tế tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS và người nhiễm HIV. Kết quả cho thấy, với nguồn lực hạn chế, Tiên Du đã cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cấp thiết cho người nhiễm HIV/AIDS, chủ yếu thông qua y tế tuyến xã. Tuy nhiên các dịch vụ này vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại như: Cơ chế phối hợp chuyển gửi giữa các dịch vụ có liên quan chưa chặt chẽ; Không có sự kết nối với phòng khám ngoại trú - nơi duy nhất thực hiện điều trị thuốc kháng virrut (ARV) tại Bắc Ninh; Chất lượng hoạt động tại tuyến xã chưa đồng đều và chưa đi vào chiều sâu; Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm chưa tận dụng nguồn lực từ cộng đồng và người nhiễm HIV; Công tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS chưa được chính quyền và các ban ngành quan tâm. Kết quả trên cho thấy Tiên Du cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong thời gian tới nhằm huy động thêm các nguồn lực cho việc chăm sóc hỗ trợ cho người nhiễm. Việc thiết lập mạng lưới chăm sóc của những người có H+ là việc nên sớm được thực hiện. Sự gắn kết giữa các dịch vụ không chỉ trong phạm vi huyện mà với cả những huyện lân cận và tuyến tỉnh sẽ tạo thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điêu trị HIV/AIDS phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội” dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị như một công trình nghiên cứu chuyên ngành. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sơ lý luận thực tiễn về dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS; đánh giá đúng thực trạng trong phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 11
  • 12. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS bao gồm: Khái niệm, vai trò, đặc điểm nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số Thành phố lớn trực thuộc Trung ương về dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS và rút ra bài học đối với Thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó đi sâu vào nghiên cứu về việc phát huy vai trò của các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đối tượng được luận văn nghiên cứu, khảo sát, điều tra là những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS, những người đã nhiễm HIV/AIDS, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2013 và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội tới năm 2020. 12
  • 13. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quyết định đường lối của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, quyết định của thành phố Hà Nội về chăm sóc sức khỏe Y tế cộng đồng, trong đó có các nội dung liên quan đến dịch vụ Y tế trong chăm sóc người có HIV/AIDS và chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc người có HIV/AIDS. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là các phương pháp như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng nhiều các số liệu thống kê của các ban ngành có liên quan. Trên cơ sở các số liệu được thu thập và tổng hợp, luận văn phân tích, xử lý và làm rõ vấn đề HIV/AIDS, xu hướng phát triển của vấn đề, thực trạng chăm sóc và chất lượng chăm sóc người có HIV/AIDS, phân tích các tác động của chính sách đối với chăm sóc người HIV/AIDS. Phương pháp thống kê, so sánh: Nhiều tài liệu, báo cáo, sách, tạp chí chuyên ngành trên tư liệu sách báo và Internet liên quan đến chăm sóc, chất lượng chăm sóc người có HIV/AIDS và các chính sách về người HIV/AIDS được tác giả thu thập và từ đó phân tích, so sánh đưa ra thực trạng Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học đòi hỏi gạt bỏ khỏi quá trình và hiện tượng được nghiên cứu những yếu tố đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời để tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trên cơ sở ấy nắm được bản chấtcủa hiện tượng, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp là căn cứ để luận văn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước về vấn đề dịch vụ Y tế. Đồng thời phương pháp là cơ sở để luận văn có sự liên kết trong toàn bộ bố cục của luận văn. 13
  • 14. Thu thập thông tin: Tác giả thu thập thông tin từ các nguồn thông tin như: Số liệu thống kê; Số liệu dự báo; Số liệu của các cuộc điều tra và các nghiên cứu về người HIV/AIDS tại các cấp; Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước; Thông tin từ mạng Internet; Các văn bản và định hướng của Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài. Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chăm sóc người có HIV/AIDS tại các mô hình chăm sóc người có HIV/AIDS tại cộng đồng. 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đã góp phần xây dựng, làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, dưới góc độ kinh tế chính trị, bao gồm: khái niệm, đặc điểm về dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2006 tới nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố tới năm 2020. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy môn Kinh tế chính trị và đồng thời góp phần vào việc hoạch định chính sách phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS của Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 14
  • 15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phát triển dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS 1.1.1. Khái niệm Khái niệm về dịch vụ Dịch vụ là hoạt động lao động xã hội, tạo ra sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng vật chất (sản phẩm vô hình) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống thuận lợi và hiệu quả hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [24, tr256]. Theo quan niệm của Mác thì nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình. C. Mác cho rằng : "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển" [10, tr.576 - 577]. Như vậy, với định nghĩa trên, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh. C. Mác cũng chỉ rõ một đặc tính của dịch vụ, đó là: "Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động” [10, tr.576 - 577]. 15
  • 16. Như vậy, ta có thể hiểu dịch vụ theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành chính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn. Như vậy, dịch vụ là những dạng hoạt động thuộc lĩnh vực, một ngành kinh tế. Dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội, trong đó có lĩnh vực Y tế, bởi vì: Sức khỏe là nhân tố đặc biệt quan trọng hình thành thể chất của con người. Theo WHO, sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh. Sức khỏe vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của mọi quá trình phát triển. Đã từ lâu CSSK là một trong số các yếu tố cấu thành cơ bản của hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của quốc gia: chỉ số phát triển con người HDI và chỉ số nghèo khổ HPI. HDI được UNDP sử dụng để đo lường chất lượng sống của con người ở các quốc gia. Chỉ số này dựa trên 3chỉ tiêu: (1) tuổi thọ mong đợi; (2) trình độ học vấn; (3) và điều kiện kinh tế (thu nhập bình quân đầu người). Khái niệm dịch vụ y tế Dịch vụ y tế là hoạt động lao động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như: khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ. Dịch vụ y tế là tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc, tư vấn liên quan đến sức khoẻ con người. Các loại hình dịch vụ y tế phổ biến như là: Dịch vụ khám, phòng chống và chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm y tế, hệ thống hành nghề dược, y học cổ tuyền… 16
  • 17. Các dịch vụ y tế mang tính chất của hàng hoá vì có nhu cầu, có người cung cấp và có người sử dụng thì phải trả tiền (có thể người trả tiền là cá nhân, có thể là tập thể, Nhà nước). Dịch vụ y tế mang tính chuyên môn cao nên người tiêu dùng hoàn toàn bất lợi về mặt thông tin so với người bán (bệnh nhân và bác sỹ). Với một số hàng hoá khác, người tiêu dùng có thể có hiểu biết nhất định về sản phẩm hoặc có được thông tin về sản phẩm bằng kinh nghiệm. Nhưng đối với Dịch vụ Y tế, người bệnh biết rất ít về hiệu quả hay các hậu quả của điều trị, thậm chí người ta còn không biết mình bị ốm. Chính vì thế, dịch vụ Y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “cầu quyết định cung”, trong dịch vụ Y tế “cung quyết định cầu”. Người bệnh có nhu cầu KCB nhưng điều trị bằng phương pháp nào, dùng loại thuốc hay dịch vụ gì và với thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động chọn lựa phương pháp điều trị. Tuy nhiên, cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, thì dịch vụ Y tế là một ngành kinh tế. Nhưng ngành dịch vụ này có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ Y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ Y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường dịch vụ Y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. Dịch vụ Y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Khái niệm dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là hoạt động lao động, cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ liên quan tới đại dịch HIV/AIDS như: khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ. 17
  • 18. Như vây, dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tiếp cận và hỗ trợ, giúp cho người nhiễm hiểu rõ về bệnh tật và đấu tranh chống lại bệnh tật, đồng thời tránh được lây nhiễm cho người khác. Dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS là cung cấp cho cả người bị nhiễm và người chưa bị nhiễm cơ hội để đề phòng lây nhiễm HIV và hình thành nên mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân - thầy thuốc - người chăm sóc. Do vậy, rất cần có một mạng lưới chăm sóc. Mạng lưới này sẽ có nhiều người tham gia vào công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Nếu lấy việc chăm sóc người nhiễm là trung tâm, thì những người tham gia chăm sóc có thể là bản thân người nhiễm, người thân trong gia đình, họ hàng, láng giềng, các tổ chức dựa vào cộng đồng, nhân viên y tế... trong đó các cơ sở y tế sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc hướng dẫn chăm sóc và tư vấn. Các cơ sở bệnh viện các tuyến sẽ là mạng lưới trung chuyển hoặc điều trị cho những trường hợp nặng. Khái niệm phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Phát triển dịch vụ Y tế Sự phát triển nói chung được coi là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo hướng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Dịch vụ Y tế là một loại dịch vụ cơ bản, quan trọng đối với con người trong xã hội văn minh. Như vậy, phát triển dịch vụ Y tế có thể được hiểu là sự gia tăng cả về lượng và về chất trong các dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự phát triển về lượng là sự tăng lên về số lượng, quy mô, khả năng tiếp cận các dịch vụ Y tế của người dân, trong khi đó sự phát triển về chất là sự tăng lên của chất lượng dịch vụ Y tế cung cấp. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự tác động của Nhà nước, cán bộ y tế, gia đình, người bệnh và cả xã hội nhằm tạo ra sự 18
  • 19. gia tăng cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu của các dịch vụ Y tế trong lĩnh vực chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm giúp người bệnh ổn định và bảo đảm sức khỏe. Nội hàm khái niệm phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thể hiện rõ : Một là, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự gia tăng về mặt số lượng các loại dịch vụ trong đó quan trọng nhất là phát triển các dịch vụ: Dịch vụ tư vấn về HIV/AIDS, dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS và dịch vụ điều trị HIV/AIDS. Hai là, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS phải đặc biệt về mặt chất lượng. Người bị nhiễm HIV/AIDS được thoải mái về tinh thần, yên tâm với sự tư vấn, xét nghiệm, điều trị của Bác sĩ, của cơ sở Y tế, các dịch vụ đó dẫn đến người bệnh được khỏi bệnh, hòa nhập với cộng đồng... 1.1.2. Đặc điểm của phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Một là, một loại dịch vụ công cộng liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS là một loại dịch vụ công cộng liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Do đó, phát triển dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS chính là phát triển hệ thống Y tế mà dịch vụ Y tế là loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đó có người bị nhiễm HIV/AIDS. Y tế công cộng hay còn gọi là sức khỏe công cộng (Public Health) đề cập đến những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập thể, những dịch vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ Y tế tổng quát và quản lý các dịch vụ chăm sóc. Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số đông, ngược với tính chất chăm sóc riêng lẻ cho từng bệnh nhân. Theo WHO (11/1995) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của 19
  • 20. xã hội đến phát triển các chính sách sức khỏe công cộng, để tăng cường sức khoẻ, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững". Hai là, một loại dịch vụ chăm sóc những người cần có sự giúp đỡ của người khác bao gồm: người có bệnh và người cần kiểm tra sức khỏe, người thân và xã hội. Người nhiễm HIV/AIDS là người nhiễm căn bệnh thế kỷ cho đến nay chưa có các loại thuốc đặc trị, đảm bảo sức khỏe và sự sống cho người bệnh. Chính vì vậy, các dịch vụ chăm sóc người có HIV/AIDS luôn tiềm ẩn nguy cơ người bệnh không chữa khỏi. Do đó, phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS phải có sứ giúp đỡ của người khác. Đó là nhân viên y tế, người thân và cộng đồng xã hội. Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS hiệu quả cần sự quyết tâm cao của bản thân người bệnh và chính sách của Đảng và Nhà nước. Để dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS đạt hiệu quả cao cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng và cần sự quyết tâm cao của bản thân người bệnh và chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, muốn điều trị tốt cho những bệnh nhân này, cần có sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao của chính bản thân người bệnh. Ba là, một loại dịch vụ không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là dịch vụ y tế dành cho người liên quan tới đại dịch HIV/AIDS. Để có nguồn kinh phí phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thông thường được Nhà nước trang trải cùng với nguồn kinh phí được tài trợ từ quốc tế và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác. Người bệnh và các đối tượng khác được điều trị và tư vấn miễn phí mà không phải trả tiền. Do đó có thể nói đây là loại dịch vụ không hoàn toàn vì 20
  • 21. mục tiêu lợi nhuận. 1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có mối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ. Thứ nhất, tính thống nhất giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS hiệu quả, bền vững sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội bởi vì: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đặc biệt là cho người bị nhiễm HIV/AIDS nhằm đảm bảo nâng cao sức khỏe cho người bệnh và cho cả cộng đồng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội. HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, cho tới nay vẫn còn chưa có thuốc đặc trị đảm bảo chữa khỏi bệnh và duy trì sự sống cho người nhiễm căn bệnh này. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của căn bệnh này rất dài, với những triệu trứng khó chuẩn đoán. Người ta chỉ có thể làm xét nghiệm máu mới có thể chuẩn đoán người nhiễm HIV. Trong khi đó, nếu không có phát hiện bệnh kịp thời, bệnh có thể diễn biến nhanh và có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Chính bởi vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/AIDS nhằm ổn định sức khỏe cho người bệnh, đồng thời giảm và tránh lây lan cho cộng đồng. Mặt khác, HIV/AIDS có con đường lây truyền bệnh thường gắn với các tệ nạn xã hội là ma túy, mại dâm. Do vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/AIDS cũng góp phần ổn định kinh tế, xã hội. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS có thể đa dạng hóa trong huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn, nhiều tổ chức xã hội và các cá nhân chăm sóc sức khỏe cho đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS. 21
  • 22. HIV/AIDS được thế giới ví là căn bệnh thế kỷ, chính vì vậy công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và công tác chăm sóc người có HIV/AIDS được rất nhiều tổ chức xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoài quan tâm phát triển. Hơn thế nữa, chi phí cho việc phòng tránh, điều trị người nhiễm HIV/AIDS rất lớn, các đối tượng mắc bệnh thường gắn liền với các tệ nạn xã hội, có hoàn cảnh khó khăn. Chính bởi vậy, để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS cần phải huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS giảm tải các bệnh viện lớn, người bệnh được thuận tiện cho việc chăm sóc ... Với số lượng người nhiễm căn bệnh thế kỷ các năm qua khá lớn, thời gian bệnh diễn biến lâu dài. Do vậy, nếu không có dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ gây ra quá tải cho các bệnh viện. Hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh còn cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để tránh miệt thị người bệnh, giúp cho người bệnh được yêu thương, chăm sóc và chia sẻ, tác động tích cực tới quá trình chữa trị căn bệnh này. Điều này cần có sự tham gia tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chăm sóc người có HIV/AIDS và cách phòng tránh cho cộng đồng xã hội. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ thu một phần phí tái tạo và đầu tư trở lại cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế, đặc biệt chăm sóc cho người HIV/AIDS. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tạo nên khả năng cạnh tranh giữa các cơ sở chăm sóc người có HIV/AIDS Nhà nước với nhau, giữa các cơ sở của Nhà nước với tư nhân. Từ đó đem lại lợi ích (giá rẻ hơn) cho người cần được cung cấp dịch vụ này. Như vậy, việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS tốt sẽ thúc đẩy chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh lành bệnh hoặc có sức khỏe khá ổn định xã hội không phải dành nguồn lực cho chữa bệnh, nguồn lực để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Nguồn lực đó dành để phát triển kinh tế. Mặt khác, người bệnh 22
  • 23. được chữa khỏi hoặc ổn định sẽ tham gia vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội; góp phần và tạo ra giá trị cho xã hội; Xã hội ổn định, giảm hoặc không còn tệ nạn xã hội nảy sinh từ căn bệnh HIV/AIDS ( ma túy, mại dâm, trộm cắp...). Từ đó, nền kinh tế phát triển, xã hội phát triển văn minh, hiện đại. Thứ hai, sự mâu thuẫn giữa phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS với phát triển kinh tế, xã hội Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ phải giành nguồn lực để phát triển các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị một căn bệnh của thế kỷ. Do đó, các nguồn lực giành để đầu tư phát triển kinh tế và các dịch vụ khác nhằm phát triển con người như: Giáo dục, hạ tầng kỹ thuật...bị hạn chế dẫn đến xã hội khó phát triển. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đảm bảo công bằng xã hội cho người mắc bệnh, nhưng đối với nước nghèo, nước đang phát triển là rất khó đảm bảo Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhưng chính sách luôn bị lạc hậu. Nếu không tiếp tục đổi mới thì phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS sẽ không hiệu quả, tác động tiêu cực đến người bệnh nói riêng, phát triển kinh tế và ổn định xã hội nói chung. 1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS 1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Một là, phát triển về số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Phát triển về số lượng là phát triển về quy mô, số lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS đang có nguy cơ ngày một gia tăng. Ngoài ra những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm ngày càng tăng do sức ép của gia tăng của dân số, của đô thị hóa, phát triển kinh tế kéo theo 23
  • 24. những hệ lụy về tệ nạn xã hội. Do đó, yêu cầu về phát triển về mặt lượng của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS rất cấp thiết. Phát triển về số lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: Sự gia tăng về số lượng người được tiếp cận với dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Đó cũng là sự gia tăng về số lượng người được cụ thế hóa đối với dịch vụ loại dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, bao gồm dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, chữa trị. Sự gia tăng về số lượng cơ sở cung ứng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Hai là, phát triển về chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Nâng cao chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS là yêu cầu khách quan, tất yếu. Chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS thể hiện trên nhiều mặt, song chủ yếu là: Chất lượng của dịch vụ tư vấn: Chất lượng của dịch vụ tư vấn thể hiện ở chỗ cán bộ y tế tư vấn đúng, đủ và hiệu quả cho người nhiễm HIV/AIDS hiểu, năm bắt được những nhiệm vụ của bản thân họ phải thực hiện để chữa bệnh, bảo đảm cho người bệnh yên tâm chưa trị, biết cách giữ gìn sức khỏe và phòng tránh lây lan cho cộng đồng,... Nói chung, chất lượng dịch vụ tư vấn cho người HIV/AIDS là ổn định về tinh thần, sẵn sàng chữa bệnh và điều trị bệnh. Chất lượng của dịch vụ xét nghiệm: Chất lượng của dịch vụ xét nghiệm được thể hiện thông qua hiệu quả của việc xét nghiệm HIV/AIDS được thực hiện bởi cán bộ y tế có đủ năng lực, chuyên môn dưới sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhằm có kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác. Chất lượng dịch vụ điều trị cho người HIV/AIDS: Đối với dịch vụ điều trị bệnh có chất lượng cao tức là người bệnh phải khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với người HIV/AIDS thì cho tới nay vẫn chưa có phương thức điều trị 24
  • 25. nào có thể chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ điều trị cho người HIV/AIDS được thể hiện ở chỗ người bệnh có thể ổn định được sức khỏe, để họ có thể tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, tham gia hoạt động sản xuất nếu có thể. Kết quả của công tác phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thông qua số lượng người bệnh, số người tử vong qua các năm. Ba là, phát triển về cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người HIV/AIDS * Đa dạng hóa các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người HIV/AIDS Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS không chỉ chú trọng tới dịch vụ chữa trị mà còn phải phát triển các dịch vụ Y tế khác liên quan như dịch vụ tư vấn, dịch vụ xét nghiệm theo hướng đa dạng hóa. Cụ thể là phát triển các loại dịch vụ: * Phát triển các dịch vụ tư vấn Để phát huy được vai trò của dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS, các chính sách phát triển cần tập trung vào các nội dung sau: - Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV miễn phí - Tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm. - Tư vấn và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ. Có thể nói, Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV miễn phí là một dịch vụ mang tính nhân văn cao và giúp những người bị nhiễm vi rút HIV sớm phát hiện ra bệnh và có những biện pháp nhất định để điều trị cũng như phòng chống cho người xung quanh. Đối với những người đã bị nhiễm HIV, xét nghiệm và tư vấn sẽ giúp họ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình. Điều đó giúp người bị nhiễm HIV có thể: Hiểu biết hơn về sự lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng lan truyền HIV cho gia đình và cộng đồng 25
  • 26. Bắt đầu với việc điều trị để giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm chậm quá trình tiến triển thành AIDS và giảm sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là bệnh phổi. Thay đổi lối sống, nề nếp (chế độ ăn, tập thể dục, tránh sự căng thẳng, không hút thuốc lá, không sử dụng ma tuý, không mua bán dâm…) nhằm làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Biết tự chăm sóc bản thân để kéo dài cuộc sống và sống an toàn , hữu ích Có quyết định sáng suốt về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội và các kế hoạch lâu dài khác… * Phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS Phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS thông qua các xét nghiệm như: Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (phát hiện kháng thể HIV) đối với người lớn và trẻ em 18 tháng tuổi. Xét nghiệm cho người có nguy cơ cao (Có vợ/chồng đã bị nhiễm HIV/IDS) Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi. Xét nghiệm cho phụ nữ mang thai. Người bị nhiễm HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ 5 - 10 năm hoặc lâu hơn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong khoảng thời gian đó, vẻ bề ngoài của người nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm, nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu không có biện pháp bảo vệ. Chính vì sự lây lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại dịch AIDS. Hơn nữa, tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh. Do vậy việc phát triển dịch vụ xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS được xem mang tính vô cùng cấp thiết đối với toàn xã hội. * Điều trị người nhiễm HIV/AIDS Điều trị người nhiễm HIV/AIDS được chia ra thành các điều trị sau: 26
  • 27. Điều trị nhiễm HIV/AIDS Điều trị kháng vi rút Điều trị nhiễm trùng cơ hội Điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp * Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo địa bàn. Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo địa bàn tức là mở rộng phạm vi của dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo từng Quận, phường, xã trên địa bàn nhằm đảm bảo người bệnh đều được tiếp cận với dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS. Điều này được biểu hiện thông qua cơ cấu người bệnh được tiếp cận dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS theo từng địa phương, cơ cấu cơ sở cung ứng dịch vụ Y tế đối với người HIV/AIDS. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, song tập trung ở các nhân tố sau đây: Năng lực, nhận thức của các chủ thể trong xã hội, nhất là những chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS. Chủ thể tham gia vào hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS rất đa dạng: Nhà nước: Đóng vai trò quan trọng định hướng cho phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS thông qua việc Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách liên quan tới dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Đồng thời, Nhà nước cũng là chủ thể hỗ trợ phần lớn kinh phí trang trải cho hoạt động chăm sóc y tế người HIV/AIDS. Doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc Y tế cho người HIV/AIDS. Đây chính là chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ chăm sóc Y tế 27
  • 28. cho người HIV/AIDS. Muốn phát triển dịch vụ Y tế cho người HIV/AIDS thì cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này phải có đủ đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao, trang thiết bị y tế hiện đại. Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường tốt cho người điều trị HIV để tránh sự kỳ thị của xã hội. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người của người dân cũng góp phần giảm thiểu và phòng tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Người thân của người HIV/AIDS: đây là chủ thể quan trọng trong việc động viên người bệnh tích cực tham gia điều trị. Bản thân người HIV/AIDS: Nâng cao nhận thức của người HIV/AIDS để họ yên tâm, hợp tác điều trị nhằm ổn định sức khỏe cho bản thân và phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Các chủ thể nhận thức tốt sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tốt và ngược lại. Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng của phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, Nhà nước có thể ban hành những chính sách, quy định pháp lý thúc đẩy phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Đồng thời, các cơ sở cung ứng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS cũng chú trọng, ý thức đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS lại cũng phụ thuộc lớn vào cộng đồng và ý thức của bản thân người bệnh. Các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu tư vấn, điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS cần nguồn tài chính lớn vì chi phí xét nghiệm, điều trị căn bệnh này khá cao. Chính vì vậy, để phát triển được dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS cần huy động đa dạng các nguồn lực trong nước và ngoài nước để hiện đại 28
  • 29. hóa thiết bị y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thuốc đặc trị. Các nguồn lực tài chính có thể huy động từ: Nguồn lực trong nước: bao gồm nguồn tài chính từ Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đóng góp, biếu tặng. Nguồn lực ngoài nước: bao gồm nguồn tài chính từ Chính phủ các quốc gia khác, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác và cá nhân tài trợ. Với nhu cầu nguồn tài chính lớn đáp ứng nhu cầu dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, nguồn tài chính cần được huy động theo hướng xã hội hóa. Trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu tư vấn, xét nghiệm, điều trị. Với khoa học - kỹ thuật, trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại sẽ góp phần giảm thiểu người mắc bệnh và ngược lại. Số lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tốt sẽ đảm bảo phát triển dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị tốt và ngược lại. Vì đây chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc người có HIV/AIDS. Sự đổi mới, hoàn thiện của cơ chế, chính sách đối với phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/ AIDS nói riêng và y tế nói chung. Cơ chế, chính sách thông thoáng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS phát triển. Năng lực hội nhập quốc tế trong phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Trong chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS, cần nguồn lực tài chính lớn và khoa học kỹ thuật tiên tiến, năng lực y tế hiện đại. Điều này, các cơ sở y tế trong nước khó có thể đáp ứng được. Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS các quốc gia phải tăng cường liên kết, tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển và tổ chức y tế, tổ chức xã hội quốc tế,…. 29
  • 30. 1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát phát huy vai trò của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và bài học rút ra đối với Thành phố Hà Nội 1.3.1. Kinh nghiệm của một số thành phố về phát huy vai trò của dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS * Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ chí minh trong những năm qua luôn duy trì khu vực dịch vụ đạt tốc tăng trưởng bình quân 12%/ năm. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế nói chung và phát huy vai trò của các dịch vụ y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS nói riêng. Một là, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Đó là xây dựng 5 khu điều trị kỹ thuật cao, gồm 1 khu trung tâm là các bệnh viện hiện nay, và 4 khu cửa ngõ vào TP: 1- Bình Chánh, Bình Tân, quận 8; 2- Thủ Đức, quận 9, quận 2; 3 - Củ Chi, Hóc Môn, quận 12; 4- Cần Giờ, Nhà Bè, quận 7. Thành lập công ty mẹ - con ngành dược. Xây dựng khu xét nghiệm kỹ thuật cao, trung tâm y học cổ truyền TP hòa nhập với các quốc gia khu vực và thế giới. Xây dựng viện trường ở Củ Chi (quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 85 triệu euro) phục vụ lâu dài cho công tác đào tạo cán bộ y tế của TP. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ca nhiễm HIV được công nhận đầu tiên vào cuối năm 1990. Số người mắc bệnh tăng nhanh, số bệnh nhân nhiễm HIV được phát hiện tại Việt Nam tính đến tháng 9/1999 là 15.600 người, 70% trường hợp là người tiêm chích ma túy mà không dùng kim vô trùng. Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV càng lúc càng tăng, năm 1997 chiếm khoảng 20% ca nhiễm. Những bệnh nhân này thiếu sự chăm sóc hay hỗ trợ của gia đình và cộng đồng 30
  • 31. vì vậy họ bị lạc lõng ngay giữa những thành phố lớn hay sống với những mặc cảm tội lỗi của mình. Trong 9 tháng đầu năm 2012, TPHCM có 1.775 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện, 1.626 trường hợp chuyển sang AIDS, 358 trường hợp tử vong do HIV/AIDS: giảm 137 ca nhiễm HIV, giảm 122 trường hợp chuyển sang AIDS, giảm 79 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm trước. Hai là, đa dạng hóa các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Chương trình tham vấn xét nghiệm HIV đã thực hiện tham vấn cho hơn 150.000 trường hợp, nhiều hơn 10.000 trường hợp so với cùng kỳ năm 2011, với tỷ lệ dương tính 2,2%, xấp xỉ năm 2011. Chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đang điều trị cho 1.318 bệnh nhân, trong đó có 1.155 bệnh nhân đang điều trị liều duy trì. Tỷ lệ phát hiện dương tính heroin trong nước tiểu ở những bệnh nhân duy trì đến cuối tháng 9/2012 trung bình ở mức 7,2%, giảm nhẹ so với các năm trước. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có 56 cơ sở tham vấn xét nghiệm HIV, trong đó có 18 cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con trọn gói. Trong 9 tháng đầu năm 2012, chương trình đã tham vấn xét nghiệm HIV cho hơn 101.000 phụ nữ mang thai (PNMT), tương đương cùng kỳ năm 2011. Về chăm sóc điều trị, TP.HCM có 31 phòng khám ngoại trú chăm sóc điều trị người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại các bệnh viện, Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận huyện, các Trung tâm 05,06, Trại tạm giam. Trong 9 tháng đầu năm 2012, có gần 4.000 bệnh nhân mới đăng ký vào điều trị ở các phòng khám ngoại trù, hơn 2.850 bệnh nhân mới tham gia điều trị bằng thuốc đặc hiệu ARV, tương đương với các tháng cùng kỳ năm 2011. Đến nay, TPHCM đang điều trị cho hơn 25.500 bệnh nhân, trong đó hơn 21.500 bệnh nhân đang được điều trị ARV. Chương trình thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi được thực 31
  • 32. hiện thường xuyên và liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, trang điện tử…). Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông cũng được triển khai thực hiện qua mạng lưới các ban ngành, đoàn thể, quận huyện, phường xã và lồng ghép vào các chương trình khác, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Để thực hiện hoạt động truyền thông có hiệu quả trong điều kiện nguồn lực giảm, thành phố tập trung vào các hoạt động truyền thông đại chúng, tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi cho các đối tượng nguy cơ cao, giảm các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư. Trong 5 tháng đầu năm 2012, có 233.000 đối tượng đã được truyền thông, có giảm so với 300.000 đối tượng ở cùng kỳ năm 2011. Sau một giai đoạn sốt ngắn lúc mới nhiễm, bệnh im lặng trong một thời gian dài, có khi đến 10 năm nhưng dần dần tình trạng nhiễm trùng nặng tăng lên (khi CD4 giảm), cần được điều trị mạnh mẽ và liên tục, do đó có thể bị tác dụng phụ khó chịu. Càng lúc, bệnh càng tiến triển, bệnh nhân phải trải qua thời gian trong trạng thái lo âu, tình trạng nhiễm trùng khó chịu với các phương pháp điều trị khác nhau. Nhiều loại thuốc có tác dụng trong thời kỳ ủ bệnh và có thể điều trị kéo dài trong nhiều năm. Ba là, hoạch định và xây dựng các chương trình, dự án về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI360) tổ chức khoá tập huấn về cách tiếp cận mới chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tại nhiều địa điểm trên TP.HCM. Học viên tham gia khoá tập huấn là các nhân viên đang làm công tác chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Cần Thơ ... Nhằm xây dựng mhịp cầu đồng cảm giữa những người nhiễm HIV/AIDS với nhau, Trung tâm Y tế dự phòng đã xây dựng được mạng lưới "Bạn giúp bạn". 32
  • 33. Những nhóm đồng đẳng này được huấn luyện kỹ năng chăm sóc bệnh nhân AIDS tại nhà. Không chỉ cảm thông và chia sẻ với người bệnh "gần đất xa trời", nhóm đẳng này còn tuyên truyền, tư vấn để gia đình hiểu rõ căn bệnh và biết cách chăm sóc người thân của mình sao cho khỏi bị lây nhiễm. Trung tâm trọng điểm cai nghiện ma tuý (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng tổ chức việc chữa trị và chăm sóc cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV/AIDS chuyển sang giai đoạn cuối. Trung tâm được thành phố đầu tư xây dựng khu chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối hơn 8,5 tỷ đồng, với các trang thiết bị y tế hiện đại ban đầu gần 3 tỷ đồng, Trung tâm đã chủ động tuyển dụng đội ngũ chuyên trách phục vụ cho khu chăm sóc này với gần 30 bác sĩ, y tá điều dưỡng và hộ lý có nhiệt tình không ngại gian khổ và nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt có 23 tu sĩ thuộc các dòng tu và 25 học viên sau cai nghiện đã tình nguyện tham gia lớp đào tạo nhân viên chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân AIDS. Ngay từ khi mới nhập trại, các học viên được khám, phân loại sức khoẻ nhằm nâng cao thể trạng và khả năng đề kháng của người nghiện ma tuý trong qúa trình điều trị vì họ thường xuyên bị các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội kết hợp với chăm sóc, nâng cao thể trạng là biện pháp chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Bên cạnh đó, Trung tâm hết sức chú trọng công tác thôn tin – giáo dục - truyền thông phòng chống các bệnh lây nhiễm như HIV, lao, da liễu… cho học viên. Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn cho 100 học viên là đội ngũ tuyên truyền viên, giáo dục viên nòng cốt và 70 người thuộc nhóm “Bạn giúp bạn”. Hiện nay Trung tâm đang kiến nghị thành phố hỗ trợ thuốc điều trị kháng HIV miễn phí cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhằm giảm tỷ lệ tử vong và giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng. Trung tâm còn tổ chức cho học viên tham gia các loại hình lao động sản xuất như trồng rừng, điều, tiêu, các loại cây ăn trái, rau xanh và chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và gia công các 33
  • 34. mặt hàng vừa là biện pháp trị liệu vừa tạo nguồn thu nhập để cải thiện bữa ăn và tạo công ăn việc làm cho học viên. * Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng Theo thống kê đến ngày 28/2/2013, Đà Nẵng phát hiện 1.583 người nhiễm HIV. Trong đó, 686 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 400 người đã tử vong do AIDS. Hiện nay, 7/8 quận, huyện với 55/56 xã, phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Riêng năm 2012, có 120 trường hợp nhiễm mới HIV, giảm 11,1% so với năm 2011. Một là, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua, thành phố đã không ngừng nỗ lực triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú như: phân phối các tài liệu truyền thông; tổ chức các lớp tuyên truyền cho công nhân lao động tại nơi làm việc và các đối tượng có nguy cơ cao nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã truyền thông trực tiếp tới hàng chục buổi truyền thông với hàng nghìn lượt người tham dự. Trong đó, có gần 700 thành viên Ban chỉ đạo và các nhóm nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cụm dân cư; 1250 công nhân - lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Hoà Cầm và khu công nghiệp Hoà Khánh... Đặc biệt còn có hàng trăm phạm nhân của Trại giam Hoà Sơn được tuyên truyền; chương trình phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc cũng đã thu hút sự tham gia của 30 Doanh nghiệp…Bên cạnh đó, còn có hàng trăm cuộc tư vấn qua điện thoại và trang thông tin điện tử của trung tâm được kết nối với 34
  • 35. những người quan tâm về dự phòng lây nhiễm HIV. Kênh truyền thông gián tiếp cũng được triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố và đã có 5200 trang thông tin nội bộ, gần 700 cuốn Tạp chí AIDS và cộng đồng, 47.150 sách nhỏ, 53.780 tờ rơi và 800 poster, băng đĩa… tuyên truyền về HIV/AIDS được phân phối . Ngoài ra, tại tuyến xã, phường đã có hàng trăm buổi tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS được tổ chức với sự tham dự của hàng chục ngàn người dân trong khu vực. Hai là, đa dạng hóa và mở rộng các loại hình dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ đã góp phần hết sức quan trọng làm kiềm chế lây nhiễm HIV. Chương trình 100% bao cao su đã bao phủ khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Thông qua mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên, các cơ sở y tế và hoạt động của các ban ngành, đoàn thể đã cung cấp miễn phí 162.000 bao cao su và tiếp thị xã hội 835.632 bao cao su đến khách hàng. Có thể khẳng định: việc triển khai các chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực. Với sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, phòng chống HIV/AIDS, Đà Nẵng đã đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 0,15% dân số. Bên cạnh đó, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, được triển khai tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi thành phố đã mang lại hiệu quả tích cực. Tại đây, các hoạt động tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ đến khám thai; cung cấp thuốc điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai có xét nghiệm HIV dương tính và con của họ; tư vấn; cung cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đến 18 tháng tuổi; giới thiệu mẹ và trẻ đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS để tiếp tục chăm sóc và điều trị... được đẩy mạnh. Kết quả, 35
  • 36. đã có 10/11 phụ nữ mang thai có kết quả khẳng định HIV dương tính đã được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và 100% số trẻ sinh ra đều được điều trị dự phòng lây truyền HIV. Công tác chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS được mở rộng. Hiện thành phố có 276 bệnh nhân đang được quản lý sức khoẻ tại phòng khám ngoại trú người lớn, trong đó có 171 bệnh nhân đang điều trị ARV; 100% cán bộ y tế khi bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị phơi nhiễm. Trung tâm cũng đã thành lập nhóm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại nhà và tại cộng đồng. Hoạt động của nhóm không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho những người có H, mà là địa chỉ tích cực trong các hoạt động tuyên truyền phòng, tránh lây truyền HIV, khẳng định với cộng đồng về sự hòa nhập tích cực của những người có HIV. Nhờ thực hiện tốt công tác khám, điều trị, tư vấn đã giúp cho nhiều người có H từ chỗ tình trạng sức khoẻ rất nguy kịch, sau khi tuân thủ điều trị đã khỏe mạnh, tăng cân và có thể lao động trở lại. Bác sĩ CKI Huỳnh Đình Đồng - Trưởng khoa Tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho biết: “Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS được thuận tiện trong khám, điều trị và tiếp cận thuốc kháng vi rút (ARV) khi đủ tiêu chuẩn điều trị. Đồng thời, nhóm chăm sóc tại nhà cũng thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ biết thêm thông tin cũng như cách chăm sóc người bệnh AIDS để không bị lây nhiễm và sống có ích cho xã hội”. Những kết quả trên đang khẳng định rõ quyết tâm ngăn chặn dịch HIV/AIDS của thành phố sông Hàn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Đà Nẵng còn gặp khó khăn như: Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS nên ở nơi này, nơi khác vẫn còn có sự kỳ thị, xa lánh với người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và của cả người nhiễm HIV/AIDS để công tác phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục đạt được mục 36
  • 37. tiêu khống chế tỉ lệ nhiễm HIV dưới 0,15% trong cộng đồng dân cư và hướng đến thực hiện mục tiêu ba không mà Đà Nẵng và Cần thơ đang thí điểm triển khai thực hiện. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS rút ra đối với Thành phố Hà Nội Như vậy, bài học về phát huy vai trò của dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS rút ra đối với Thành phố Hà Nội đó là: Một là, hoạch định và xây dựng các chương trình, dự án về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Trong hoạt động chăm sóc y tế cho người HIV/AIDS thì công tác hoạch định, xây dựng các chương trình, dự án về phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS rất quan trọng. Trên cơ sở xây dựng các chương trình dự án phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS, thành phố Hà Nội mới có thể hoạch định những điều kiện cần thiết nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, chương trình đã đề ra. Các điều kiện cần bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ,.... Việc xây dựng này được thành phố Hồ Chí Minh thực hiện rất tốt và khoa học bằng cách đưa ra nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế nói chung và phát huy vai trò của các dịch vụ y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS nói riêng. Đối với thành phố Đà Nẵng, thành phố cũng đã thực hiện tốt công tác xây dựng các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Trên cơ sở đó, Đà nẵng đã triển khai đồng bộ các chương trình này như: tư vấn qua điện thoại, dự phòng lây nhiễm mẹ sang con,… Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS có vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Điều này được biểu hiện trên các khía cạnh sau: Đây là là lực lượng xung kích trên mặt trận công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là nhân lực y tế. Vì đây chính là lực lượng lãnh đạo tổ 37
  • 38. chức, quản lý lại vừa làm công tác truyền thông thay đổi hành vi và tổ chức các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Nguồn nhân lực quyết định tới chất lượng phòng chống HIV/AIDS vì họ chính là người thực hiện tư vấn, xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Thành phố Hồ Chí Minh và Đã Nẵng đều đã chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực này. Các địa phương này đã chú trọng tới công tác đào tạo kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực bằng các khóa đào tạo ngắn hạn. Ba là, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào dịch vụ Y tế chăm sóc chăm sóc người có HIV/AIDS có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng của dịch vụ Y tế này. Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng những khu điều trị kỹ thuật cao, khu xét nghiệm kỹ thuật cao, trung tâm y học cổ truyền,…. Hay thành phố Đà Nẵng tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và kết nối những người có HIV/AIDS. Bốn là, huy động nguồn lực ngoài nước trong phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Để phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn với công nghệ tiên tiến và hiện đại của y học và công nghệ phụ trợ khác cũng như trình độ chuyên môn nhất định đối với nhân lực y tế. Tuy nhiên, năng lực tài chính, trình độ nhân lực và công nghệ của các địa phương cũng như của Việt nam còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc huy động nguồn lực ngoài nước trong triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là rất cần thiết. Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh đã tranh thủ hợp tác với các tổ chức quốc tế phòng chống HIV để tổ chức các khóa đào tạo 38
  • 39. chuyên môn cho nhân lực, hay Đà nẵng tranh thủ nguồn lực ngoài nước về thuốc men và thiết bị y tế,.... Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác rất quan trọng vì các tổ chức này có thể giúp Việt Nam có thể phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS bằng cách tài trợ vật tư, trang thiết bị hoặc cung ứng các thiết bị với giá ưu đãi, cho vay với lãi suất thấp và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. * * * Dịch vụ y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là hoạt động lao động, cung cấp dịch vụ giúp cho người bị nhiễm HIV/AIDS ổn định về sức khỏe tiến tới giảm và khỏi bệnh. HIV/AIDS là đại dịch toàn cầu, do vậy ngăn chặn sự lây lan và chặn đứng đại dịch này là vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải phát triển phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu của các dịch vụ y tế trong lĩnh vực chăm sóc người có HIV/AIDS nhằm giúp người bệnh ổn định và bảo đảm sức khỏe. Nội dung của việc phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS bao gồm: Phát triển về số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS; Phát triển về chất lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS và phát triển về cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc Y tế đối với người HIV/AIDS. 39
  • 40. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước và cũng tiêu biểu cho tình hình chung của cả nước trong lĩnh vực dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS. Đặc điểm tự nhiên Diện tích thành phố Hà Nội chưa đến 1000 km2, trong đó khu vực trung tâm chỉ chiếm 1/10 tổng diện tích. Theo số liệu thống kê chính thức, toàn thành phố Hà Nội có hơn 2,5 triệu người sinh sống với mật độ dân cư cao trung bình khoảng 2700 người/km2, có nơi lên tới 40.000 người/km2 (như ở quận Hoàn Kiếm). Khu vực nội thành gồm 7 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích lên tới hơn 2000 m2 . Với diện tích tự nhiên được mở rộng, do đó nhu cầu phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS ngày càng gia tăng. Việc phát triển dịch vụ này ngày càng cần nguồn lực tài chính lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đặc điểm kinh tế Kinh tế thành phố Hà Nội phát triển khá ổn định với tốc độ cao trong những năm qua và cao hơn nhiều so với mức chung của cả nước. Đầu tư ngân sách và các ngành kinh tế tiếp tục tăng, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân cư Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới. 40
  • 41. Trên lĩnh vực công nghiệp, Thành phố đã từng bước xây dựng, sắp xếp lại sản xuất, đối mới cơ chế quản lý theo hướng đề cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp; đầu tư đối mới công nghệ, thiết bị, mặt hàng; tăng năng suất và chất lượng sản phấm, mở rộng thị trường,... công nghiệp Thủ đô ngày càng khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã trụ vững trong cơ chế thị trường, làm ăn có lãi. Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng chín và 9 tháng năm 2012- Cục Thống kê TP. Hà Nội Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý III năm 2012 dự kiến tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 0,6%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng 9 tháng đầu năm tăng 8%; Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,9%. Chỉ so sản xuất công nghiệp cộng dồn 9 tháng đầu năm 2012 tăng 4,4% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 7,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4%; sản xuất, phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước, xử lý nước thải và thu gom rác tăng 17,5%. Trong 9 tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư phát trỉến thành phố Hà Nội (vốn đầu tư xã hội): đạt 146.080,9 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn đạt 42.470,7 tỷ đồng, tăng 11,5%; vốn ngoài nhà nước đạt 84.493,7 tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19.116,4 tỷ đồng, tăng 13,2%. Chia theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tống vốn đầu tư xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; vốn đầu tư sửa chừa lớn, nâng cấp TSCĐ tỷ trọng 0,7%, tăng 10,9%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động tỷ trọng 33,4%, tăng 12,2%; vốn đầu tư khác tỷ trọng 1,5%, tăng 11,5%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quý III năm 2012: Hà Nội thu hút được 231 dự án đầu tư nước ngoài với tống số vốn đăng ký là 919 triệu 41
  • 42. USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó: số dự án cấp mới là 155 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Số dự án tăng vốn là 76 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 340 triệu USD. Với nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, là nơi tập trung những doanh nghiệp lớn, do đó tạo điều kiện cho nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngày càng gia tăng. Điều này góp phần đáp ứng nguồn lực tài chính cho phát triển dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS. Tuy nhiên, do Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước, trong những năm qua các quận, huyện trên địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nên đi kèm cũng là những mặt trái của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Điều này khiến cho đại dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Đặc điểm xã hội Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km2. Đen năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km2, dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km2, dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đối, chỉ còn 924 km2, nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mỏ' rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. 42
  • 43. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km2, trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23%. Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%. Mật độ dân số đông khiến cho tình hình xã hội ngày càng phức tạp, các vấn nạn về mại dâm, ma túy ngày càng tăng. Do đó nhu cầu phát triển dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS ngày càng tăng. 2.2. Thành tựu, hạn chế phát triển các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội thời gian qua 2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Trong những năm qua, số lượng các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS liên tục có sự gia tăng. Cụ thể như sau: Trong những năm qua đã có sự gia tăng về số lượng lượt người tiếp cận với dịch vụ Y tế với chăm sóc người có HIV/AIDS. Đối với dịch vụ tư vấn về HIV/AIDS thì số lượng lượt người được tư vấn các vấn đề về y tế liên quan tới HIV/AIDS có sự tăng lên. Năm 2011, số lượt người được tư vấn đối với dịch vụ này là 12.090 lượt người, thì tới năm 2011 đã tăng lên là 15.000 lượt người và tới năm 2013 tăng lên mức là 17.278 lượt người. Trong số lượt người được tư vấn về HIV/AIDS có một số lượng không nhỏ là phụ nữ mang thai. Trung bình mỗi ngày phòng tư vấn xét nghiệm của Trung tâm Hà Nội chỉ tiếp nhận từ 5 đến 7 khách hàng, ngày cao 43
  • 44. điểm có khoảng 16 người đến tư vấn xét nghiệm HIV. Tại phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đặt tại Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, số khách hàng tự nguyện đến với phòng tư vấn và xét nghiệm HIV còn thấp hơn, trung bình mỗi ngày chỉ tiếp nhận khoảng 3 trường hợp. Như vậy, mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng lượt người được tiếp cận với dịch vụ tư vấn chăm sóc y tế người HIV/AIDS nhưng số người tự nguyện đi tư vấn vẫn còn ít, do tâm lý e ngại, mặc cảm. Biều đồ 2.1: Số lượng người tiếp cận với dịch vụ y tế chăm sóc người HIV/AIDS Đơn vị tính: Người (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013) Đối với dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS thì số lượt người xét nghiệm cũng có sự gia tăng. Năm 2011, các trung tâm chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đã xét nghiệm cho 16.381 trường hợp. Số lượt người xét nghiệm HIV/AIDS cũng tăng lên 19.723 vào năm 2012 và 20.243 vào năm 2013. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, trong 2 tháng đầu năm 2013, các phòng tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội đã tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 44
  • 45. gần 2000 trường hợp, qua đó, phát hiện gần 80 đối tượng dương tính với HIV, nâng tổng số ca nhiễm mới phát hiện trong năm 2013 lên hơn 110 người. Đối với hoạt động điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: Trong những năm qua số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Tổng số bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe y tế trong năm 2011 là 9.012 người, trong năm 2012 là 9.876 người và năm 2013 đã tăng lên là 10.234 người. Số bệnh nhân AIDS tính đến cuối năm 2013 đang được quản lý chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế: 6.577. Số người nhiễm HIV đang được chăm sóc tại xã, phường: 2.767 người. Số bệnh nhân AIDS đang được điều trị ARV: 5.342 đạt 98% kế hoạch năm. Số người nhiễm HIV/AIDS tỉếp tục duy trì điều trị bậc 1 sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV là 186/205 bệnh nhân, đạt 90,7%. Trong năm 2013, Hà nội cũng đã triển khai xét nghiệm sàng lọc lao cho 1300 người niễm HIV, sàng lọc HIV cho 1080; điều trị phối hợp lao, ARV:84 bệnh nhân. Trong năm 2013 có 88 phụ nữ mang thai sinh con được tiếp cận với đỉều trị ARV, trong đó: 22 người điều trị Nevirapin liều duy nhất, 31 người điều trị phác đò AZT, 19 người điều trị bằng phác đồ 3 thuốc ARV và 16 người đang điều trị ARV. Ngoài ra, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cũng phối hợp với Bệnh viện Da Liễu Hà Nội thực hiện việc quản lý, giám sát và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thông qua chuyển tuyến, báo cáo, giao ban. Kết quả năm 2012 đã khám và điều trị STI cho 50.201 lượt người, trong đó phát hiện từ y tế tư nhân là 18.513 lượt, độ tuổi mắc STI chủ yếu từ 15-49 tuổi, độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 7,5% tổng số lượt được phát hiện. Năm 2013, ngành y tế Hà Nội đã khám và điều trị STI cho 35.548 lượt người, trong đó phát hiện từ y tế tư nhân là 2.222 lượt, độ tuổi mắc STI chủ yếu từ 15-49 tuổi chiếm 91,03%, trên 50 tuổi chiếm 8,95% tổng số lượt được phát hiện. 45
  • 46. Trong năm 2013 cũng có 08/08 cán bộ bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng Virus trong vòng 72 giờ (đạt 100%), trong đó 62,5% làm trong Ngành Y, còn lại làm trong ngành Công an, Lao động TBXH và ngành khác. Đối với chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng chưa đạt kết quả mong đợi. Chính sự kì thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV khiến cho các em bị hạn chế cơ hội được chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của Cục Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ em có tới 51,5 % số trẻ nhiễm HIV không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh một cách đầy đủ. Trong số đó có tới 35% trẻ bị bỏ rơi không được quan tâm đúng mức từ phía cộng đồng và xã hội. Công tác tuyên truyền, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cũng gia tăng về quy mô qua các năm. Trong năm 2013, các chương trình, Thành phố đã phân phát 4.141.033 bơm kim tiêm cho 27.825 nguời nghiện chích ma túy (đạt > 100% kế hoạch) cao gấp 2.3 lần so với cùng kỳ năm 2012(1.814.879 BKT). Trong số đó, số lượng BKT do tuyên truyền viên đồng đẳng phát là 2.768.943 chiếc, chiếm 66,8% tổng số BKT phát ra. Song song với hoạt động phân phát là hoạt động thu gom và tiêu hủy bơm kim tiêm. Trong nãm 2013, toàn thành phố đã thu gom và tiêu hủy được 2.643.761 bơm kim tiêm đã qua sử đụng (chiếm 63.8% tổng số BKT phát ra). Năm 2013 trên toàn thành phố cũng đã phát được 2.531.181 chiếc BCS thông qua các kênh: tuyên truyền viên đồng đẳng: 1.756.150 chiếc (chiếm 69,4%), cộng tác viên: 475.790 chiếc, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện: 62.726 chiếc, các cơ sở y tế trên địa bàn: 198.162 chiếc. Ngoài ra, trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cũng cấp phát 1500 tube dầu bôi trơn cho các nhóm tự lực MSM và dự án MSM Tây Hồ, dự án MSM thuộc tổ chức VICOMC. 46
  • 47. 2.2.2. Thực trạng phát triển cơ cấu các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS Thứ nhất, các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS ngày càng được đa dạng hóa. Dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS không chỉ kể tới các dịch vụ liên quan tới xét nghiệm HIV và điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mà còn phải phát triển các dịch vụ liên quan tới tư vấn và phòng tránh HIV/AIDS. Các dịch vụ liên quan tới tư vấn và phòng tránh HIV/AIDS là biện pháp quan trọng để nhằm hạn chế lây lan đại dịch trong cộng đồng. Trong các năm qua, Hà Nội đã đầu tư phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ Y tế chăm sóc người có HIV/AIDS. Hiện nay liên quan tới chăm sóc sức khỏe người HIV/AIDS có các dịch vụ Y tế như sau: Dịch vụ tư vấn liên quan tới HIV/AIDS: Tại Hà Nội, hiện có nhiều điểm tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện. Mọi người đều có thể sử dụng vụ dịch này. Điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Trong năm 2013, Ban Quản lý Dự án Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Trung tâm Da liễu và Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị thành để khám và cấp thuốc điều trị cho các đối tượng nguy cơ cao như gái mại dâm, người nghiện chích ma túy, tiếp viên nhà hàng, khách sạn, massage... Từ đầu năm 2013 đến nay, các Đội khám lưu động đã đến khám, cấp thuốc điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, tổ chức khám bệnh lưu động, tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng gái mại dâm, người nghiện chích ma túy, chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS ở các huyện, thị tham gia dự án. 47