SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ XUÂN LONG
HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở VÙNG BIỂN
CHỒNG LẤN, NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ XUÂN LONG
HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở VÙNG BIỂN
CHỒNG LẤN, NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN BÁ DIẾN
Hà Nội - 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN
1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của KTC trên biển 7
1.2 Khái niệm về hợp tác Khai thác chung 11
1.2.1 Những quan điểm về hợp tác Khai thác chung trên biển 11
1.2.2 Thỏa thuận về hợp tác Khai thác chung 18
1.3 Vai trò và lợi ích của việc hợp tác KTC 19
1.4 Phân loại Khai thác chung 21
1.4.1 Căn cứ vào đối tượng KTC 21
1.4.2 Căn cứ vào chủ thể quan hệ 22
1.4.3 Căn cứ vào vị trí vùng KTC 23
1.4.4 Căn cứ theo phương thức quản lý 24
1.5 Cơ sở của hoạt động hợp tác KTC 24
1.5.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động hơp tác KTC 24
1.5.1.1 Luật Quốc tế 24
1.5.1.2 Quy phạm Điều ước quốc tế 25
1.5.1.3 Quy phạm Tập quán quốc tế 26
1.5.1.4 Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế 26
1.5.2 Cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC 27
1.5.2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên 28
1.5.2.2 Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý tài nguyên biển
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 29
Chương II: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC KHAI
THÁC CHUNG Ở CÁC VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN
2.1 Các loại hình hợp tác KTC điển hình của 30
2.1.1 KTC theo tiêu chí khu vực 30
2.1.2 KTC theo tiêu chí đối tượng 34
2.1.3 KTC theo tiêu chí chủ thể 36
2.1.4 KTC theo phương thức quản lý 38
2.2 Một số kinh nghiệp hợp tác KTC trên thế gới và khu vực 42
2.2.1 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Âu 42
2.2.2 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Mỹ 47
2.2.3 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Phi 52
2.2.4 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Á 56
Chương III: NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC TRIỂN KHAI
CÁC THỎA THUẬN HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN VỚI CÁC
QUỐC GIA TRONG KHU VỰC BIỂN ĐÔNG
3.1 Thực tiễn về hoạt động hợp tác KTC trên biển của Việt Nam 65
3.1.1 Khái quát về tình hình Biển Đông và vị thế Việt Nam ở biển Đông 65
3.1.1.1 Khái quát về Biển Đông 65
3.1.1.2 Tình hình tranh chấp ở Biển Đông 68
3.1.1.3 Vai trò, vị thế của Biển Đông đối với Việt Nam 72
3.1.1.4 Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp 74
3.1.2 Các thỏa thuận hợp tác KTC giữa Việt Nam và các quốc gia trong
khu vực 75
3.1.2.1 Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia 75
3.1.2.2 Hiệp định nghề cá Việt Nam – Trung Quốc 77
3.1.2.3 Thỏa thuận ghi nhớ về KTC dầu khí giữa Việt Nam và Malaysia 80
3.1.2.4 Một số thỏa thuận khác 81
3.2
3.2.1
3.2.2
Các vùng biển tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền giữa Việt
Nam và các quốc gia trong khu vực, tình hình giải quyết tranh chấp.
Các vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia
trong khu vực
Tình hình giải quyết tranh chấp quyết định trực tiếp đến việc áp
82
82
dụng biện pháp KTC 85
3.3 Một số mô hình hợp tác KTC gợi mở cho Việt Nam về triển vọng
hợp tác KTC với các quốc gia trong khu vực Biển Đông 87
3.3.1 Áp dụng mô hình hợp tác song phương 87
3.3.2 Áp dụng mô hình hợp tác Đa phương 87
3.3.2.1 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Nam Cực 87
3.3.2.2 Mô hình khu vực “di sản chung” 89
3.3.2.3 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Svalbard 89
3.3.2.4 Vận dụng Công thức bánh vòng “donut” 89
3.3.2.5 Áp dụng mô hình hợp tác KTC theo Hiệp ước về Vùng trống Timor
(Timor Gáp) giữa Australia và Indonesia 91
3.3.2.6
3.3.3
Phương án “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc
Một số nhận xét, đánh giá việc vận dụng, áp dụng những mô hình
hợp tác KTC ở Biển Đông
92
92
3.4 Một số kiến nghị, đề xuất 96
KẾT LUÂN……………………………………………………..
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
COC Bộ quy tức ứng xử ở Biển Đông
DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
KTC Khai thác chung
LHQ Liên Hiệp quốc
ĐQKT Đặc quyền kinh tế
TLĐ Thềm lục địa
UNCLOS 1982 Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
Ngày này, với việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên
thiên nhiên, khoáng sản được con người khai thác triệt để hơn, ngày càng trở nên
khan hiếm hơn, trong khi đó tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt. Vì vậy
khai thác tài nguyên trên biển luôn được các quốc gia ven biển coi trọng và không
ngừng tiến ra biển và làm chủ biển.
Sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 là một bước ngoặt quan trọng cho
một trật tự pháp lý trên biển của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng được phần lớn
những nguyện vọng của đại đa số các quốc gia nhất là các quốc gia ven biển. Tuy
nhiên, cùng với sự ra đời của Công ước Luật biển 1982, chủ quyền quốc gia trên
biển của các quốc gia được mở rộng hơn, ở đâu đó trên các vùng biển vẫn có sự
tranh chấp về chủ quyền trên biển, vì vậy để giải quyết những tranh chấp chủ
quyền đó là cả một quá trình đàm phán lâu dài. Trong khi chờ đợi các quốc gia
đàm phán về thỏa thuận phân định biển, giải pháp hợp tác Khai thác chung trên
biển là một trong những giải pháp quan trọng có thể giải quyết và hạn chế các
tranh chấp đó.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 ra đời, với việc quy định các
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia
ven biển được rõ ràng hơn. Những quy định cụ thể về chiều rộng tối đa của các
vùng biển như vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa khi áp dụng theo Công ước thì một số quốc gia ven biển được mở rộng chủ
quyền đáng kể. Tuy nhiên, một số vùng biển hẹp có bờ biển liền kề hoặc đối diện
nhau các quốc gia ven biển, mặc dù đã được áp dụng Công ước luật biển 1982 để
phân định chủ quyền nhưng vẫn có tình trạng chồng lấn chủ quyền, làm phát sinh
tranh chấp giữa các vùng biển này. Vậy đối với những vùng biển mà dẫn đến tình
2
trạng tranh chấp chủ quyền biển này, các quốc gia hữu quan cần phải đàm phán để
phân định lại. Việc phân định lại để xác định đường ranh giới trên biển là một việc
không hề rễ ràng. Thực tế trên thế giới có khoảng gần 400 vùng biển có sự chồng
lấn, cho tới nay khoảng trên 100 vùng biển đã được các quốc gia hữu quan ký các
hiệp định phân định. Ở những vùng biển chồng lấn mà các quốc gia hữu quan vẫn
còn tranh chấp chủ quyền, các quốc gia liên quan không thể đơn phương khai thác
tài nguyên biển được, vì nó sẽ làm cho tình trạng quan hệ giữa các quốc gia trở nên
xấu đi, nguy cơ xung đột trên biển sẽ rất lớn. Công ước Liên hiệp quốc về Luật
biển năm 1982 trong Khoản 3 của điều 74 và điều 83 quy định: “Trong khi chờ đợi
ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và
hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và
không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai
đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối
cùng”. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng của Luật quốc tế để các
quốc gia tiến hành thỏa thuận đi đến giải pháp tạm thời.
Vì vậy để hạn chế tranh chấp chủ quyền trên biển, trong khi chờ đợi một
thỏa thuận về phân định biển, các quốc gia hữu quan tìm những giải pháp tối ưu để
hạn chế tối đa việc tranh chấp chủ quyền biển. Một trong những giải pháp hiện nay
được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao và được nhiều quốc gia lựa chọn đó
là “Hợp tác khai thác chung”.
Trên thực tế, hợp tác KTC có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó làm giảm bớt căng
thẳng giữa các quốc gia ven biển. Giải pháp này có thể tạm thời gác lại các tranh
chấp, hạn chế tình trạng căng thẳng dẫn đến chạy đua vũ trang hoặc dẫn đến tình
trạng xung đột vũ trang, cùng nhau khai thác nguồn lợi tài nguyên do biển mạng
lại. KTC không nhưng góp phần vào việc củng cố quan hệ ngoại giao giữa các
nước, tăng cường sự hiểu biết, hữu nghị giữa các quốc gia mà KTC còn được xem
như là một cách thức để các quốc gia phối hợp khai thác tài nguyên biển một cách
3
hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia
và bảo vệ môi trường biển…”các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn…” được
các quốc gia áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc ký kết các
thỏa thuận về hợp tác khai thác chung ở các vùng biển mà các quốc qia đang qua
tranh chấp về chủ quyền. Có thể khẳng định rằng hợp tác KTC là ở những vùng
biển chồng lấn (yêu sách chủ quyền) là một trong những giải pháp tạm thời mang
tính cấp thiết và hiệu quả nhất, nhằm điều hòa lợi ích của quốc gia, giảm căng
thẳng, bảo vệ chủ quyền và đem lại lợi ích kinh tế, đem lại hòa bình cùng phát triển
và bảo vệ lợi ích quốc gia và môi trường biển.
Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng một vai trò vô cùng quan trọng, với diện
tích trên 3.500.000km², được bao bọc xung quanh bởi 9 quốc gia (Trung Quốc,
Philippin, Malaysia, Singapore, Indonesia, Bruney, Thái Lan, Campuchia, Việt
Nam và một phần Đài Loan), phía ngoài là biển Thái Bình Dương. Là vùng biển
được đánh giá là có trữ lượng tài nguyên thiên niên rất lớn. Việt Nam với trên 1
triệu km² diện tích biển, chiếm gần 30% diện tích biển Đông, trong đó có khoảng
3.000 đảo lớn nhỏ và 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Xét về an ninh, quốc
phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Bên cạnh đó, Biển
Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình
Dương-Ấn Độ Dương, Châu Âu-Châu Á, Trung Đông-Châu Á. Đây được coi là
tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Về kinh tế, Biển Đông
tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản,
dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn
chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất
hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý. Việt Nam là một trong
những quốc gia đã tham gia ký kết Công ước Luật biển năm 1982, hiện nay Việt
Nam cũng đã và đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ vấn đề tranh chấp
biển đảo. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp hợp tác KTC ở những vùng biển chồng
4
lấn có thể nói là một giải pháp mang tính cấp bách hiện nay, đóng góp rất thiết
thực cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam nói riêng và
khu vực Biển Đông nói chung.
Nhận thức được ý nghĩa vô cùng to lớn của việc Hợp tác KTC trong luật biển
quốc tế, tác giả mạnh dạn lựa chọn đê tài “Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển
chồng lấn, những gợi mở cho Việt Nam”. Với mong muốn luận văn của mình khi
hoàn thành sẽ góp phần không nhỏ đem đến một giải pháp về khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên trên biển của Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Đặc biệt,
đem đến cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển cho Việt Nam nói riêng
và các quốc gia trên thế giới và khu vực nói chung trên những vùng biển chồng lấn
mà các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu Tổng quan về hoạt động Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển
chồng lấn (về yêu sách chủ quyền); cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung
trên biển nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng, thực tiễn hoạt động khai thác
chung của Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài “Hợp tác khai thác chung ở những
vùng biển chồng lấn” có những gợi mở quan trọng cho việc Hợp tác cùng khai thác
trên biển của Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu làm rõ khái niệm “khai thác chung” là hoạt động hợp tác giữa
các quốc gia để khai thác tài nguyên thiên nhiên biển vì mục tiêu phát triển.
- Nghiên cứu giải pháp dàn xếp tạm thời, không phương hại đến yêu sách
chủ quyền của các bên, không làm ảnh hưởng đến việc đàm phán đi đến sự thỏa
thuận cuối cùng giải quyết vấn đề tranh chấp về quyền chủ quyền biển đảo.
5
- Phân tích, đánh giá và liên hệ trực tiếp các bài học kinh nghiệm về việc
“Hợp tác khai thác chung” của các vùng biển chồng lấn đưa đến những gợi mở đối
với việc Hợp tác khai chung của Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu
Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (yêu sách chủ quyền)
là vấn đề tương đối mới đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đông và Việt
Nam. Trong thực tế về yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven biển ngày càng
trở nên căng thẳng như hiện nay thì giải pháp “Hợp tác khai thác chung” có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, giảm bớt căng thẳng, tránh xung hột, tăng sự hiểu biết
và hợp tác đôi bên cùng có lợi…Đề tài được lựa chọn mang tính cập nhật một số
vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng về tranh chấp chủ
quyền Biển Đông hiện nay. Đề tài đi sâu phân tích một số vấn đề như:
+ Tổng quan lại vấn đề hợp tác KTC ở những vùng biển chồng lấn trên
phương diện áp dụng Luật quốc tế hiện đại
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn, những kinh nghiệm của vấn đề hợp tác KTC
trên thế giới
+ Đánh giá những mô hình (dạng) hợp tác KTC điển hình có thể gợi mở cho
việc vận dụng, áp dụng vào khu vực Biển Đông và Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình phân định biển ở những khu vực chồng lấn mà các
quốc gia ven biển yêu sách chủ quyền và những tác động đối với việc yêu
sách chủ quyền; các quy định trong Luật Biển quốc tế, những điều ước và
tập quán quốc tế liên quan đến tình hình biển.
- Nghiên cứu về hợp tác KTC ở khu vực chồng lấn giữa các quốc gia trên
thế giới có thể áp dụng vào khu vực Biển Đông, giữa Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực Biển Đông; những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt
trong quá trình phân chia ranh giới trên biển…
6
5. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhưng vấn đề liên quan đến chủ quyền
biển. Tuy nhiên, do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập
trung vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài Hợp tác khai thác chung
ở các vùng biển chồng lấn, các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan…Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thông qua phân tích, đánh giá thực tiễn để chỉ ra được
những yếu tố cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng,
Nhà nước trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn. Mỗi nội dung nghiên cứu
cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu.
5.3 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Hà Nội trên cơ sở thu thập tài liệu trong nước và
ngoài nước ở thư viện, tham vấn ý kiến của các nhà nghiên cứu về biển, Biển
Đông, các học giả, tìm hiểu thêm trên sách báo và trên mạng xã hội...
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Hợp tác khai thác chung trên biển.
Chương II: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về hợp tác khai thác chung ở
các vùng biển chồng lấn.
Chương III: Những gợi mở cho Việt Nam trong việc triển khai các thỏa
thuận hợp tác khai thác chung trên biển với các quốc gia trong khu vực Biển Đông
7
Chương I
TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của KTC trên biển
Với diện tích trên 70% diện tích bề mặt trái đất, biển luôn đem đến cho loài
người những tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Ngày nay,
cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các quốc gia trên giới đều
nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về lợi ích mà biển đem lại, vì vậy chiến lược tiến
ra biển và làm chủ biển đã và đang được các quốc gia đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Từ xa xưa, trong quá trình chinh phục và làm chủ biển, các quốc gia ven
biển không tránh khỏi việc tranh chấp về khai thác tài nguyên biển giữa ngư dân
với ngư dân, giữa quốc gia với quốc gia dẫn đến sự ra đời của nhiều học thuyết,
quy tắc, quy định về biển và đại dương. Đã có nhiều các nghiên cứu nổi tiếng như
tác phẩm “Biển tự do” của Huygo Grotiuyt ( The Free sea hay Mare Liberum) vào
năm 1609 đề cập đến vấn đề tự do hàng hải, thương mại và đánh bắt cá trên biển,
nhà luật học người Anh John Selden cho ra đời tác phẩm “Biển kín” (Mare
Clausum) năm 1653 trong đó ông đưa ra nguyên tắc về chủ quyền của các quốc gia
biển cũng giống như trên đất liền khi các quốc gia cố gắng mở rộng được vùng
lãnh thổ trên biển của mình như trên đất liền. Cho đến thế kỷ XVIII một số vùng
biển trên thế giới đã hình thành một số nguyên tắc về Luật biển, vi dụ khu vực biển
Bắc và phổ biến đến biển Địa Trung Hải… Tuy nhiên, cho đến tận giữa thế kỷ XX
các nước ven biển chỉ có một vùng biển hẹp (lãnh hải) rộng 3 hải lý thuộc chủ
quyền của mình, phía ngoài ranh giới 03 hải lý đều là biển chung. Do đó mọi cá
nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi quốc gia được hưởng quyền tự do biển cả,
đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn
trọng theo tập quán.
Năm 1930 tại Hà Lan, LHQ đã tổ chức hội nghị pháp điển hóa Luật Quốc tế
trong đó đưa vấn đề về Luật biển đã được nhắc đến và đưa ra thảo luận, bàn bạc.
8
Tuy nhiên, mãi đến năm 1958 mới ra đời Công ước đầu tiên về Luật biển.
Năm 1956, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở
Geneva, Thụy Sĩ, Hội nghị này đi đến thống nhất được 04 Hiệp định và được các
quốc gia ký kết năm 1958, 04 Hiệp định như sau:
1. Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày
10/9/1964).
2. Công ước về Thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964).
3. Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962).
4. Công ước về Nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận Quốc tế (có
hiệu lực ngày 20/3/1966).
Hội nghị được cho là thành công, lần đầu tiên có những thỏa thuận quốc tế
liên quan đến biên giới lãnh thổ trên biển, nhưng một vấn đề rất quan trọng liên
quan đến vấn đề chủ quyền biển lại vẫn để ngỏ, đó là bề rộng của vùng lãnh hải.
Năm 1960, LHQ đã tổ chức Hội nghị về Luật biển lần thứ II (UNCLOS II),
tuy nhiên hội nghị không đạt được tiến triển nào mới.
Song song với sự phát triển và pháp điển hóa Luật biển Quốc tế, vấn đề
KTC trên biển đã được các quốc gia áp dụng trong thực tiễn từ những năm 30 của
Thế kỷ XX. Ý tưởng về KTC đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu và các
án lệ về khai thác dầu mỏ ở Mỹ, sau đó KTC đã được một số quốc gia lựa chọn
qua các thỏa thuận về KTC dầu khí, nghề cá như: thỏa thuận KTC giữa Ba-ranh
với Ả-rập Xê - út ngày 22/02/2958 có liên quan đến KTC nguồn tài nguyên dầu mỏ
tại khu vực biển có đường ranh giới đã được phân định (việc một quốc gia đơn
phương khái thác nguồn dầu mỏ mà nằm vắt ngang qua ranh giới sẽ rất dễ dẫn
đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến khả năng khai thác của quốc
gia láng giềng). Thỏa thuận KTC giữa Cô-oét với A-Rập Xê-út ngày 07/7/1965 lại
là mô hình hợp tác trao quyền quản lý và khai thác cho bên thứ ba…
9
Hợp tác KTC đã được rất nhiều các quốc gia nghiên cứu ở một mức độ nhất
định đã đề cập đến những khía cạnh của lý luận và thực tiễn của việc KTC theo
những quan điểm và cách tiệp cận vấn đề khác nhau. Một số tác giả nổi tiếng như:
Peter Bautista Payoyo, Hazel Fox, M.Bathurst, D.Mc Dade…trong các bài viết và
tác phẩm của mình cũng đã đề cập đến một số vấn đề như: khái niệm, nội dung chế
độ pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động KTC[10,tr.18] …
Kể từ khi xảy ra tranh chấp TLĐ biển Bắc giữa Đan Mạch, Hà Lan và CHLB Đức
năm 1969 KTC đã được các nước chú trọng hơn, từ tranh chấp này mà phán quyết
của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trở thành án lệ và là một nguồn căn cứ pháp lý
vững chắc cho các thỏa thuân hợp tác KTC trên biển.
Những thỏa thuận hợp tác KTC đã nêu trên hay thỏa thuận KTC giữa Tây
Ban Nha và Pháp năm 1974 hầu hết đều là những thỏa thuận KTC ở vùng biển đã
được phân định ranh giới. Một trong những thỏa thuận tạo nên bước ngoặt đánh
dấu lần đầu tiên trên thế giới áp dụng ý tưởng hợp tác KTC dầu khí ngoài khơi tại
nơi đường biên giới trên biển chưa được phân định là thỏa thuận hợp tác KTC giữa
Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974. Đây là kết quả của quá trình đàm phán
mà trước đó hai nước đã có nhiều cuộc đàm phán bất thành về giải quyết tranh
chấp giữa TLĐ giữa hai nước.
Năm 1967, các vấn đề về các tuyên bố khác nhau về Lãnh hải đã được nêu
ra tại LHQ, đến năm 1973 Hội nghị LHQ lần III về Luật Biển được tổ chức tại
New York, hội nghị dùng “quy trình đồng thuận” thay cho bỏ phiếu lấy đa số, với
160 nước tham gia, quá trình đàm phán kéo dài sau 09 năm thương lượng (1973-
1982) mới thông qua được một Công ước LHQ về Luật biển mà ngày nay thường
gọi là UNCLOS 1982, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994.
Có thể nói, sự ra đời của Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS năm
1982) là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của Luật biển Quốc tế,
nó là một công ước ưu việt nhất so với những công ước về Luật biển Quốc tế trước
10
đó. Ngoài những khái niệm đã được đề cập, UNCLOS năm 1982 điều chỉnh bao
chùm tất cả mọi vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật, môi
trường, Công ước cũng đã điều chỉnh toàn diện và hệ thống các vùng biển của
quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế và vùng đáy biển. Công ước quy
đinh quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải
lý tính từ đường cơ sở, trong khi Hội nghị lần thứ nhất 1958 và Hội nghị 1960
chưa đề cập đến, đặc biệt “Vùng đặc quyền kinh tế” là một quy định, một khái
niệm hoàn toàn mới so với những công ước trước. Theo quy định của Công ước,
quốc gia ven biển có quyền xác định: Vùng Nội thủy, vùng Lãnh hải rộng không
quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng Tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 24 hải
lý tính từ đường cơ sở, vùng Đặc quyền kinh tế (ĐQKT) rộng không quá 200 hải lý
tính từ đường cơ sở, Thềm lục địa dù tính theo cách nào thì tối đa không quá 350
hải lý tình từ đường cơ sở. Sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 là cơ sở pháp lý
chung cho việc giải quyết tranh chấp biển.
Công ước Giơnevơ 1958 quy định Thềm lục địa là độ sâu 200m dưới đáy
biển và khả năng kỹ thuật khai thác cho phép, UNCLOS năm 1982 quy định:
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách
đường cơ sở dùng để tính chiều dài lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài rìa Thềm lục
địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài rìa lục địa
của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở,
quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình tới khoảng
cách 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m không vượt
quá 100 hải lý. Như vậy UNCLOS năm 1982 ra đời đã thay đổi hai tiểu chuẩn của
thêm lục địa là độ sâu 200m và khả năng khai thác bằng tiêu chuẩn khoảng cách và
phần kéo dài tự nhiên.
11
UNCLOS năm 1982 ra đời đồng nghĩa với việc các vùng biển của quốc gia
ven biển được mở rộng đáng kể. Việc mở rộng quyền tài phán của quốc gia ven
biển theo UNCLOS năm 1982 dẫn đến xung đột thẩm quyền ở những vùng biển eo
hẹp, yêu sách của quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kế nhau sẽ chồng
lấn lên nhau. Trên thực tế hiện nay có khoảng trên 400 đường ranh giới trên biển
cần được phân định, trong khi đó việc phân định đường biên giới trên biển là cả
một quá trình đàm phán kéo dài căng thẳng và phức tạp, căng thẳng càng trở nên
phức tạp hơn khi quốc gia ven biển đơn phương khai thác tài nguyên ở những vùng
biển chồng lấn đang xảy ra tranh chấp này, nếu không kiềm chế dễ dẫn đến xung
đột, chiến tranh…Vì vậy, căn cứ theo khoản 3 của điều 74 và điều 83 của Công
ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận
nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết
sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương
hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này.
Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Một giải
pháp tạm thời có tính chất thực tiễn có thể làm giảm bớt căng thẳng và vẫn khai
thác được nguồn tài nguyên trong khi chờ đàm phán để đạt được một giải pháp
phân định đường biên giới trên biển ở những vùng biển chồng lấn này, đó là
phương án “hợp tác Khai thác chung”. Đây là một giải pháp có thể được xem là tối
ưu nhất cho các quốc gia ven biển có vùng biển chồng lấn vẫn đang xảy ra tranh
chấp về ưu sách chủ quyền. Thực tiễn cho thấy việc hợp tác KTC ở những vùng
biển chồng lấn đã tạo ra một hành lang dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia ven
biển có vùng biển đối diện và liền kế nhau, vẫn đảm bảo được chủ quyền biển.
1.2 Khái niệm về Hợp tác khai thác chung
1.2.1 Những quan điểm về Hợp tác khai thác chung trên biển
Ý tưởng về hợp tác KTC xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau đó
đã được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn áp dụng để giải quyết trong các thỏa
12
thuận hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các vùng biển chồng lấn như khai
thác chung trong lĩnh vực dầu khí, khai thác chung nghề cá… mà không làm ảnh
hưởng đến yêu sách chủ quyền. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này với
những lý luận, quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau của các tác giả như: Peter
Bautista Payoyo với các học thuyết về “Phát triển bền vững”, Hazel Fox với công
trình nghiên cứu “KTC về dầu khí ngoài khơi”, M.Bathurst, D.Mc Dade, Zhiguo
Gao…trong các bài viết và tác phẩm của mình cũng đã đề cập đến một số vấn đề
như: Khái niệm, nội dung chế độ pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp
trong hoạt động KTC [10,tr.18].
Những ý tưởng, học thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả như đã
nói ở trên về hợp tác KTC, mặc dù đã có những thành công nhất định và đã được
áp dụng trong thực tiễn nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: chưa có sự thống nhất về
KTC cũng như nội dung của các thỏa thuận KTC, chưa có một mô hình KTC
chuẩn để có thể áp dụng mạng tính khuôn mẫu, một số cơ chế thực thi để áp dụng
được hiệu quả... Có nhiều công trình khoa học của các nhà khoa học, các tổ chức,
cá nhân trên thế giới đã hết sức nổ lực nghiên đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết
vấn đề này. Nhiều cuộc hội thảo mang tính quốc tế lớn đã được tổ chức như: Hội
thảo về tiềm năng Hydrocacbon và KTC ở biển Nam Trung Hoa lần 1 năm 1980
với sự tham gia chủ yếu là các nhà Địa chất, Chính trị và Kinh tế. Hội thảo lần 2
được tổ chức tại Hololulu (Hawai-Mỹ) vào năm 1983 với sự xuất hiện của các nhà
Chính trị và Luật sư. Hội thảo lần 3 tại Bangkok-Thái Lan năm 1985. Hội thảo lần
4 tại Bali-Indonesia năm 1989 với góp mặt của đông đảo các nhà khoa học xã
hội… Cùng với đó là sự tham gia nghiên cứu của Viện Luật Quốc tế và Luật So
Sánh của Anh trong việc tổ chức nhóm chuyên gia nghiên cứu về dầu khí ngoài
khơi đã xây dựng được một Thỏa ước mẫu và Bản bình luận định nghĩa về KTC
vào năm 1989. Thỏa ước mẫu này được đưa ra tại Hội thảo ở Luân Đôn với sự
tham gia thảo luận của các Viện sỹ và Luật sư, hội thảo đưa ra được biên bản và
13
được phát hành năm 1990 với tiêu đề “KTC dầu và khí xa bờ - Bản thỏa ước mẫu
mực thực hiện KTC”. Hai bản ấn phẩm này được giới khoa học đánh giá cao về
mức độ súc tích và chi tiết nhất cho chủ đề KTC dầu và khí xa bờ.
Quan điểm về KTC dưới góc độ của nhà chính trị học, Tiến sỹ Wiliam
Onorato (tiến sỹ luật Quốc tế của Đại học Cambridge-Mỹ) đinh nghĩa: “KTC là
một cơ chế mà theo đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được gác sang một bên
để tạo bầu không khí hợp tác về chính trị ngay từ ban đầu xung quanh việc khai
thác” [48, tr.111], ở khía canh chính trị này, KTC được hiểu là một giải pháp nhằm
gác lại các xung đột, tranh chấp, cùng bắt tay xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu
nghị, hợp tác bền vững, cùng nhau khai thác, chia sẻ nguồn lợi tài nguyên biển.
Tại cuộc hội thảo về KTC ở Đông Nam Á do Trung tâm nghiên cứu Đông –
Tây của Hoa Kỳ tổ chức được các nhà làm luật và các nhà khoa học cũng đưa ra
nhiều quan điểm về KTC. Trong đó, quan điểm của các luật gia “KTC thường
được sử dụng như một thuật ngữ chung, bao gồm các hoạt động từ việc hợp nhất
hóa các tài nguyên có trong khu vực đến việc đơn phương khai thác tài nguyên có
chung ở ngoài đường ranh giới qui định và các hình thức đa dạng nặm giữa hai
dạng này” [10, tr.20]. Robin R.Churchil (TS luật học của ĐH xứ Wales – Anh)
định nghĩa: “KTC được coi như một khu vực mà tại đó hai hoặc nhiều quốc gia có
théo luật quốc tế các quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên
nhiên của khu vực và ở đó các quốc gia hữu quan đồng ý cam kết thăm dò và khai
thác dưới một dạng chung nào đó hoặc một sự dàn xếp chung” [42]. Giáo sư luật
học của ĐH British Columbia- Canada là Ian Townsend Gault lại định nghĩa:
“KTC là một quyết định bởi hai hay nhiều nước mà các nước này đóng góp bất kỳ
quyền nào mà họ có đối với các vùng nhất định và thực hiện cùng quản lý dưới
một hình thức nào đó, ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn vì mục đích thăm dò và khai
thác các tài nguyên ngoài khơi”, với quan điểm định nghĩa này đề cập đến vấn đề
pháp lý về quyền chủ quyền ít hay nhiều của quốc gia hữu quan đối với vùng KTC.
14
Một thời gian sau đó Gault đã cùng với đồng nghiệp là Wiliam G.Stormont
đã đưa ra định nghĩ cụ thể hơn trong lĩnh vực KTC về dầu khí ngoài khơi: “Một
thỏa KTC về dầu khí ngoài khơi đặc trưng là một thỏa thuận khi hai hay nhiều
quốc gia đi đến một thỏa thuận chính thức về việc hợp tác khai thác và cùng nhau
chia sẻ lợi nhuận có được từ hoạt động khai thác dầu khí trong một vùng biển
ngoài khơi xác định bằng việc đống góp các quyền chủ quyền của mình đối với các
vùng biển đó”. Định nghĩa này đề cập đến vấn đề pháp lí và kinh tế như: cùng
đóng góp quyền chủ quyền và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận… nhưng định nghĩa chỉ
bó hẹp ở lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi, trong khi đó, trên thực
tế KTC bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Tại Hội nghị Vacsava năm 1988, Giáo sư Rainer Lagoni (Báo cáo viên đặc
biệt của UB vùng đăc biệt kinh tế Hiệp hội luật Quốc tế - ILA) trong bản Báo cáo
của mình về vấn đề KTC các nguồn tài nguyên không sinh vật trong vùng đặc
quyền kinh đã nêu: “KTC là sự hợp tác giữa các quốc gia về thăm dò và khai thác
một số lớp trầm tích, mỏ hay những tích tụ của tài nguyên phi sinh vật mà có thể
nằm vắt ngang qua đường biên giới hoặc nằm trong khu vực có yêu sách chồng
lấn”. Định nghĩa này được nhiều chuyên gia tán thành vì đưa ra được những vấn
đề cụ thể về khai thác chung là: KTC các nguồn tài nguyên không sinh vật và KTC
chủ yếu ở hai vị trí, một là KTC ở những nơi đã có đường biên giới trên biển
nhưng ở đó có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường biên giới, vị trí hai là KTC
ở những khu vực chồng lấn về yêu sách chủ quyền[10, tr.22].
Nhóm chuyên gia nghiên cứu KTC dầu và khí ngoài khơi thuộc Viện Luật
Quốc tế và Luật So sánh của Anh ngoài việc tán thành với định nghĩa của Giáo sư
Rainer Lagoni còn đưa ra định nghĩa: “KTC là sự thỏa thuận của hai quốc gia để
khai thác nhằm cùng chia nhau tài nguyên theo một tỉ lệ đã được chấp thuận bởi
sự hợp tác liên quốc gia và những biện pháp nhà nước đối với dầu và khí xa bờ tại
một vũng đã xác định của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển của thềm lục địa mà
15
cả hai hoặc các quốc gia tham gia đều có quyền theo luật pháp quốc tế. Khi các
quốc gia thừa nhận một vùng đặc quyền kinh tế thì các định nghĩa nói trên có thể
được mở rộng cho sự thỏa thuận chung để khai thác vùng đặc quyền kinh tế chồng
lấn” [45].
Từ những định nghĩa và những giải pháp của các chuyên gia như đã nêu ở
trên, có thể thấy rằng hoạt động KTC thường diễn ra ở vùng biển mà hai hay nhiều
quốc gia cùng yêu sách chủ quyền. Trong khi chờ đàm phán, ký kết thỏa thuận
phân định biên giới trên biển, các quốc gia yêu sách chủ quyền có thể đàm phán
nhượng bộ với nhau một phần quyền của mình để đi đến một thỏa thuận tạm thời
về khai thác chung tài nguyên biển ở toàn bộ hay một phần của khu vực các chồng
lấn (quốc gia yêu sách chủ quyền). Thỏa thuận tạm thời này là phương án khả thi,
đã được một số các quốc gia ven biển áp dụng trên thực tế và đã được khuyến
khích theo Điều 74 và Điều 83 của Công ước luật Biển Quốc tế năm 1982 về việc
các quốc gia khi chưa tìm được giải pháp phân định TLĐ và vùng ĐQKT thì có thể
thỏa thuận dàn xếp tạm thời mạng tính thực tiễn: “ Việc hoạch định ranh giới vùng
ĐQKT giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện
theo con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã quy định tại
Điều 38 của Quy chế Tòa án Quốc tế để đi tới một giải pháp công bằng…Trong
khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần
hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất
thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát
trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch
định cuối cùng”.
Vậy KTC có thể được hiểu là: Sự thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia nhằm
khai thác các nguồn tài nguyên nằm xuyên đường ranh giới biển đã được xác định
hoặc trong vùng có yêu sách chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia đó[10, tr.24].
Việc thỏa thuận nhằm xác lập một cơ chế hợp tác nhật định mạng tính giải pháp
16
dàn xếp tạm thời, không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các bên và không
ảnh hưởng đến các thỏa thuận cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quyền chủ
quyền và chủ quyền lãnh thổ. Từ đó có thể rút ra được vấn đề hợp tác KTC dưới
góc độ tổng quan như sau:
+ Về vùng KTC: Vùng KTC có thể xác lập vùng KTC tại nơi có mỏ tài
nguyên nằm vắt ngang qua đường rang giới đã được xác định (đã xác định được
đường ranh giới trên biển) hoặc KTC tại vùng biển đang tồn tại yêu sách chủ
quyền (vùng chồng lấn), chưa xác định được ranh giới trên biển giữa các quốc gia.
Ngoài ra vùng KTC còn có thể được tiến hành ngay trong vùng biển thuộc chủ
quyền hoàn toàn của một quốc gia và được quốc gia chủ quyền đồng ý cho phép
hợp tác KTC vì mục tiêu phát triển theo phương thức hai bên cùng có lợi.
+ Về đối tượng KTC: ngày nay KTC không chỉ bó buộc ở một vài nhóm
đối tượng như KTC tài nguyên sinh vật (cá,sinh vật biển…) và phi sinh vật (dầu
mỏ và khí đốt, khoáng sản rắn khắc…), trên thực tế đối tượng để các chủ thể hợp
tác KTC còn hướng tới nhiều hoạt động khác như: nghiên cứu khoa học, du lịch,
giao thông, thăm dò tiềm năng nguồn lợi, bảo vệ môi trường…
+ Về chủ thể của hoạt động hợp tác KTC: Chủ thể là đại diện cho Nhà
nước của một quốc gia có chủ quyền. Ngoài ra KTC còn có sự tham gia của các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư… được Nhà nước ủy quyền. Do vậy, địa vị
pháp lý và vai trò của các chủ thể sẽ không đồng nhất với nhau, nhưng trong các
mối liên hệ về thỏa thuận hợp tác KTC thì các quốc gia là chủ thể chính.
+ Về thuật ngữ KTC: KTC về bản chất là sự hợp tác giữa các quốc gia
trong việc cùng khai thác tài nguyên ở một vùng biển nhất định, KTC được sử
dụng trong tiếng Anh “Jiont Development” hiểu theo tiêng Việt là “KTC” hay
“hợp tác cùng phát triển” hay “phát triển chung”. Việc đồng nhất các các khái
niệm này đang được các các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. “KTC” thường
được dùng để chỉ những hoạt động hợp tác liên quan đến hoạt động khai thác tài
17
nguyên phục vụ lợi ích kinh tê đồng thời nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
về mặt chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. “Hợp tác cùng phát triển” hay
“phát triển chung” được hiểu theo nghĩa rộng hơn không chỉ đơn thuần là cùng
khai thác tài nguyên mà bao hàm cả những hoạt động hợp tác khác như: nghiên
cứu khoa học, trao đổi chuyên gia, trợ giúp kỹ thuật, tài chính, bảo vệ môi trường,
giao thông … Ở Việt Nam, một số chuyên gia đã đưa ra tranh luận rằng: không nên
dùng khái niệm KTC để chỉ các hoạt động hợp tác khai thác tài nguyên biển giữa
Việt Nam và các nước ở Biển Đông mà nên dùng khái niệm “hợp tác cùng phát
triển”. Các ý kiến này đều xuất phát từ căn cứ mối liên hệ giữa vấn đề KTC và vấn
đề chủ quyền quốc gia trên biển, một trong những biểu hiện rõ nhất cho vấn đê này
là quan điểm của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đối với quan điểm “gác tranh
chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông của Trung Quốc. Theo ý kiến của các chuyên
gia, để có sự phân biệt với sự thể hiện lập trường quan điểm của Trung Quốc thì
Việt Nam không nên dùng từ “KTC” mà nên dùng từ “hợp tác cùng phát triển” để
chỉ việc hợp tác khai thác tài nguyên như là một giải pháp tạm thời cho việc giải
quyết tranh chấp chủ quyền đối với một số vùng biển nhất định ở khu vực biển
Đông[10, tr.27]. Thuật ngữ “KTC” là một thuật ngữ phù hợp với thực tiễn cũng
như bản chất mối quan hệ giữa các quốc gia trong việc hợp tác cùng khai thác tài
nguyên biển.
+ Về tác động của hoạt động KTC: Các thỏa thuận về hợp tác KTC không
chỉ nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích kinh tế mà KTC còn có tác động lớn tới chủ
quyền quốc gia trên biển. KTC còn là một bước đệm, một giải pháp, một cắn cứ
căn bản ban đầu làm cầu nối để tiến tới giải quyết các vấn đề phân định chủ quyền
phân chia đường ranh giới trên biển với những vùng biển mà các quốc gia đang
yêu sách chủ quyền.
Vì vậy KTC vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với yêu
sách chủ quyền. Một thỏa thuận hợp tác KTC được ký kêt có thể tạo điều kiện cho
18
một số quốc gia từng bước khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng biển mà
quốc gia đó đang có yêu sách chủ quyền. Mặt khác, nó lại là một thách thức hay
bất lợi cho một số quốc gia khác do làm hạn chế khả năng khẳng định chủ quyền
của mình, vì khi ký thỏa thuận KTC có nghĩa là quốc gia đó tự thu hẹp khả năng
khẳng định chủ quyền và tạo điều kiện cho một số quốc gia khác cùng tham gia
vào quá trình tranh chấp chủ quyền.
1.2.2. Thỏa thuận về hợp tác KTC
Trên thực tế, KTC thường diễn Ra ở nhiều khu vực khác nhau, KTC có thể
diễn ra ở vùng biển chưa phân định ranh giới, có thể diễn ra ở vùng biển đã phân
định ranh giới, có thể ở vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia…Tuy nhiên
thỏa thuận KTC thường có những đồng nhất như sau:
+ Về mối quan hệ xác lập: Thỏa thuận KTC là một điều ước quốc tế được ký
kết giữa hai hay nhiều các quốc gia có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan và chỉ có
hiệu lực đối với quốc gia đó nhằm thiết lập cơ chế hoạt động hợp tác cùng khai
thác các nguồn tài nguyên biển tại một vùng biển nhất định. Điều này có nghĩa
rằng: Thỏa thuận hợp tác KTC được xác lập dựa trên sự nhất trí của các quốc gia
hữu quan với tinh thần bình đẳng về chủ quyền và chia sẻ lợi ích. Các quốc gia sẽ
cùng nhau thỏa thuận và đưa ra một vùng biển có diện tích, tọa độ rõ ràng, có thể
là vngf chồng lấn hoặc có thê trong vùng biển đã được phân định..
Tại các vùng biển chồng lấn yêu sách chủ quyền của các quốc gia, thỏa
thuận KTC là giải pháp có tính tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường của các
quốc gia về yêu sách chủ quyền đối với vùng biển thỏa thuận KTC, điều này được
ghi nhận trọng điều 74 và điều 83 của Công ước luật Biển 1982.
Tại các vùng biển đã được phân định đường ranh giới có mỏ tài nguyên nằm
vắt ngang, thỏa thuận KTC có mục đích là hợp nhất các nguồn tài nguyên để hợp
tác cùng quản lý, bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên đó mà không ảnh hưởng
đến đường ranh giới đã được phân định.
19
+ Về tổ chức quản lý: Thỏa thuận KTC là thỏa thuận quốc tế, trên cơ sở các
quốc gia đàm phán đi đến thỏa thuận thống nhất các vấn đề pháp lý, thiết lâp duy
trì thời gian hợp tác, cơ chế hợp tác cùng khai thác và quản lý nguồn tài nguyên ở
một vùng biển nhất định dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên
liên quan. Các quốc gia đàm phán, thỏa thuận đi đến thống nhất với nhau về một
phương thức quản lý, phân chi lợi thuận và phân bổ chi phí sau khi xác lập phạm vi
KTC sao cho đảm bảo công bằng về quyền và lợi ích của các bên.
+ Về tính pháp lý: thỏa thuận KTC là một điều ước quốc tế nhằm thiết lập
một cơ chế hợp tác cung tiến hành một hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên
biển và chia sẻ những lợi ích kinh tế. Các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ đưa ra
một cơ chế quản lý, điều hành chung để cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm
bảo đảm lợi ích của các bên trong quá trình hợp tác. Vậy thỏa thuận KTC là thỏa
thuận quốc tế giữa các quốc gia như vậy chúng sẽ được chia phối bởi Luật quốc tế
và thỏa thuận này tạo ra nghĩa vụ pháp lý giữa các quốc gia và là yếu tố để các
quốc gia đẩy nhanh quá trình “nội luật hóa” Luật quốc tế khi các quốc gia ban hành
pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thỏa thuận KTC trên cơ sở các điều
khoản của điều ước quốc tế.
1.3. Vai trò và lợi ích của việc hợp tác KTC
KTC được hiểu là một sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia
liên quan, nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn về yêu
sách chủ quyền hay các nguồn tài nguyên nằm vắt ngang qua đường phân định
ranh giới trên biển. Đây là giải pháp tạm thời để cùng nhau khai thác tài nguyên,
dựa trên nguyên tắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của
các quốc gia, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Một giải
pháp tạm thời nhằm giảm thiểu các xung đột, tranh chấp trên biển giữa các quốc
gia yêu sách chủ quyền là cùng nhau thỏa thuận hợp tác KTC, thỏa thuận KTC
không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền cũng như quyền chủ quyền và
20
quyền tài phán của quốc gia hữu quan. Theo khoản 3 Điều 74 và Điều 83 Công
ước Luật biển năm 1982 nêu rõ: “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản
1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để
đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản
trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp
tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Ngày nay KTC càng trở
nên hiệu quả bởi KTC vừa có tác dụng giảm căng thẳng giữa các bên, làm “mền
hóa” những xung đột, hạn chế được các tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ
chính trị, ngoại giao giữa các nước, hạn chế xung đột, chạy đua vu trang, xây dựng
lòng tin, giảm tranh chấp, hợp tác cùng phát triển. Mặt khác, KTC được coi là giải
pháp ưu tiên trong các giải pháp “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn
mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia thỏa thuận áp dụng, nhưng bản thân
nó lại không ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng, nên KTC có thể đáp ứng
được nhu cầu khai thác tài nguyên vì lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan.
Đối với những khu vực đang tồn tại tranh chấp chủ quyền, các quốc gia yêu sách
chủ quyền không thể đơn phương tiến hành khai thác tài nguyên, vì nó sẽ làm cho
tình trạng tranh chấp trở nên sấu đi, căng thẳng leo thang. Một thỏa thuận hợp tác
KTC tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc về hợp tác khai thác, phân chia lợi nhuận,
tạm gác tranh chấp và là tiền đề cho việc phân định sau này trở nên có cơ sở hơn.
Như vậy, hợp tác KTC góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp về phân định
ranh giới trên biển[10,tr.30 ].
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, hợp tác KTC là một giải pháp “dàn xếp tạm
thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia
thỏa thuận áp dụng nhằm chung hòa lợi ích giữa các quốc gia, giảm thiểu căng
thẳng tranh chấp ảnh hưởng đến tình hình kinh tê, chính trị, an ninh, an toàn hàng
hải, ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình, ổn định và phát triển. Hợp tác KTC còn đáp
ứng được nhu cầu về khai thác tài nguyên biển phục vụ lợi ích kinh tế và góp phần
21
vào cũng cố mối quan hệ về chính trị, ngoại giao giữa các nước, tăng cường sự
hiểu biết và tình hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, đem lại hòa bình, hữu nghị
láng giềng thân thiện, hợp tác cùng phát triển.
1.4. Phân loại khai thác chung
Hoạt động KTC giữa các quốc gia thường được phân loại như sau:
1.4.1. Căn cứ vào đối tượng KTC
Phân loại căn cứ vào đối tượng KTC đươc phân thành nhóm đối tượng cơ
bản là KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật và nguồn tài nguyên thiên
nhiên sinh vật[11,tr.58 ].
- KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật: Nhóm tài nguyên này chủ
yếu là dầu và khí đốt, các tài nguyên khác như than đá, kim loại, quạng sa
khoáng…ít được đề cập đến bởi việc khai thác đòi hỏi công nghệ khoa học kỹ
thuật hiện đại, chi phí khai thác cao hơn rất nhiều lần so với khai thác trên đất liền,
dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không mạng lại lợi ích kinh tế. Dầu mỏ và khí đốt
luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng góp nhiều cho nên kinh tế của các quốc
gia có mỏ dầu và khí. Dầu mỏ và khí đốt mạng lại siêu lợi nhuận cho mỗi quốc gia
hữu quan, bởi vì dầu mỏ và khí đốt đang giữ một vai trò quan trọng so với các
dạng năng lượng khác trong việc làm nhiên liệu cho máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất kinh doanh, giao thông vận tải. Dầu mỏ và khí đốt cùng với than đá chiếm tới
90% tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới.
Dầu mỏ và khí đốt là một nguồn nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên dưới
lòng đất. Tuy nhiên việc khai thác dầu mỏ và khí đốt trên biển luôn gặp vấn đê rủi
ro rất cao, do vậy việc khai thác dầu và khí luôn đòi hỏi phải có trình độ kỷ thuật
cao, máy móc thiết bị hiện đại từ khau thăm dò đến khâu khai thác. Việc thăm dò
và khai thác các mỏ dầu và khí dưới đáy biển phải hiệu quả và phải đáp ứng được
cá yêu cầu khắt khe như: bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài
nguyên sinh vật biển tại khu vực khai thác.
22
+ KTC nhóm nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật: bao gồm hợp tác KTC
nghề cá, đánh bắt hải sản và các tài nguyên sinh vật, thực vật…Khai thác tài
nguyên sinh vật không chỉ đòi hỏi hiệu quả cao, mà còn phải đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu về khai thác bền vững, bảo tồn và duy trì khả năng sinh sản và phát triển
nguồn tài nguyên đó.
Khai thác tài nguyên sinh vật không cần đến những máy móc thiết bị công
nghệ như khai thác tài nguyên phi sinh vật và được thực hiện chủ yếu bởi các ngư
dân và các đội tàu khai thác. Hoạt động của các đội tàu khai khác chịu sự quản lý
của Nhà nước, đặc biệt chịu sự quy định về công cụ khai thác và mức sản lượng
khai thác. Việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố như
mùa sinh sản, luồng cá, khí hậu, thời tiết và năng lực đánh bắt của mối quốc gia.
KTC tài nguyên sinh vật có bản chất là hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý
việc khai thác như: đánh bắt trữ lượng và xác định khả năng cho phép khai thác
thực tế, quy định công cụ đánh bắt, quy đinh xử lý các hành vi khai thác trái phép,
thu thuế… nhằm để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư dân, bảo
vệ môi trường biển, tránh đánh bắt tận thu, tận diệt.
+ KTC các nguồn lợi hỗn hợp và các tiềm năng khác của biển: Về bản chất
là thỏa thuận hợp tác KTC theo ý chí của các quốc gia, nhằm khai thác tận dụng
mức tối đa tiềm năng và lợi ích mà biển đem lại. Trong lĩnh vực hợp tác khai thác,
ngoài những hợp tác KTC tài nguyên phi sin vật và sinh vật, các quốc gia còn hợp
tác cùng nhau khai thác tiềm năng và nguồn lợi của biển như trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học, du lịch, giao thông vận tải, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
thủy triều, bảo vệ môi trường biển…
1.4.2. Căn cứ vào chủ thể quan hệ
Chủ thể của quan hệ hợp tác KTC là các quốc gia tham gia vào hoạt động
thỏa thuận hợp tác KTC. Vì vậy hoạt động KTC được phân loại thành[11,tr.58 ]:
23
+ KTC song phương: là quan hệ hợp tác KTC giữa hai quốc gia có vùng
biển tranh chấp về chủ quyền trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên. KTC song phương giữa hai quốc gia nên việc đi đến thỏa thuận hợp tác
thường dễ hơn hợp tác nhiều quốc gia, trên thực tế các thỏa thuận KTC phần lớn
đều là các thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, thực tê không phải mọi tranh chấp
song phương đều có thể dễ dàng thiết lập được thỏa thuận hợp tác KTC song
phương được, vì do yếu tố chủ quân của từng quốc gia.
+ KTC đa phương: Vùng KTC liên quan đến quyền chủ quyền của nhiều
quốc gia (nhiều quốc gia đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển đó). Thực tế về hợp
tác KTC đa phương rất khó để đi đến được một thỏa thuận cuối cùng, cho tới nay
KTC đa phương cũng chỉ nhiều nhất có bốn bên tham gia hợp tác KTC. Đối với
vùng biển đang tồn tại phức tạp về tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia có yêu
sách chủ quyền, chưa phân định được đường ranh giới phân định biển thì cơ chế
hợp tác KTC nhiều bên là một giải pháp tôi ưu vì nó vẫn đảm bảo được yếu tố yêu
sách chủ quyền và vẫn khai thác được tài nguyên phục vụ lợi ích kinh tế, mặt khắc
giúp các bên tham gia tranh chấp hiểu nhau hơn, tự do thỏa thuận đàm phán...
1.4.3. Căn cứ vào vị trí vùng KTC
Căn cứ vào vị trí hượp tác KTC có thể được phân chia thành nhưng loại sau:
+ KTC ở vùng biển nơi chưa có đường ranh giới phân định biển.
+ KTC ở vùng biển nơi đã có đường ranh giới phân định biển.
+ KTC ở vung biển thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định.
Về cơ bản các loại hình KTC trên đều thể hiện quan hệ hợp tác cùng khai
thác chung tài nguyên biển vì mục đích phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nhưng điểm khác biệt cơ bản của các loại hình hợp tác trên thể hiện ở mức
độ về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khi tham gia thỏa thuận hợp
tác KTC. Ví dụ như trong trường hợp hợp tác KTC ở vùng biển nơi chưa có đường
ranh giới phân định biển, các quốc gia không chỉ đóng góp quyền chủ quyền yêu
24
sách của mình cùng với việc đóng góp hợp nhất nguồn tài nguyên và các nghĩa vụ
đi kèm như bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, thuế phí, quyền kiểm tra
hải quan. Đối với vùng biển đã được phân định đường ranh giới trên biển, các quốc
gia hợp tác có thể thỏa thuận việc hợp nhất hoặc không hợp nhất quyền chủ quyền
của mình theo từng khu vực biển trong vùng KTC có đường ranh giới trên biển
phân định. Trường hợp KTC trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia
nhất định thì không bị giới hạn bởi quyền chủ quyền và các nghĩa vụ khác.
1.4.4. Căn cứ theo phương thức quản lý
Hoạt động hợp tác KTC có thể được chia thành:
+ KTC được quản lý bởi Chính phủ các quốc gia
+ KTC được quản lý bởi cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền
Ngoài ra, Phân loại KTC có thể được phân loại căn cứ theo tiêu chí mực tiêu
hợp tác KTC như: KTC vì mục tiêu kinh tế, KTC vì mục đích hòa bình, ổn định..
1.5. Cơ sở của hoạt động hợp tác KTC
1.5.1. Cơ sở pháp lý
1.5.1.1. Luật Quốc tế
Sự ra đời của LHQ vào năm 1945 đã khuyến khích sự phát triển của luật
pháp quốc tế và việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. Điều 13.1 Hiến chương LHQ
quy định: “Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm:
a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện
pháp pháp điển hóa và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiền bộ;..”
Các nguyên tác cơ cơ bản của LHQ là những nguyên tắc có tính bao trùm,
xuyên suốt và mang tính căn bản làm cơ sở xây dựng và thi hành Luật quốc tế.
Những nguyên tắc cơ bản này được ghi nhân rộng rãi trong nhiều văn kiện quốc tế
như Hiến chương LHQ, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970
về nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các
quốc gia, các nguyên tắc cơ bản [ 17,tr. 32] gồm:
25
+ Nguyên tác bình chủ quyền giữa các quốc gia;
+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
+ Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực;
+ Nguyên tác giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế;
+ Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác;
+ Nguyên tắc dân tộc tự quyết;
+ Nguyên tắc tận tâm, tự nguyện thực hiên các cam kết quốc tế.
Luật quốc tế là một trong những cơ sở pháp lý quan trong, tạo điều kiện cho
quá trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế. Khi các quốc gia thỏa
thuận xác lập mối quan hệ hợp tác KTC thì những nguyên tắc cơ bản trên của Luật
quốc tế sẽ chia phối, điều chỉnh để góp phần đảm bảo cho một thỏa thuận hợp tác
KTC có hiệu lực pháp lý.
1.5.1.2. Quy phạm Điều ước quốc tế
Quy phạm Điều ước quốc tế là những quy phạm (thành văn bản) được ghi
nhận trong các Điều ước quốc tế. Hoạt động hợp tác KTC điều chỉnh bởi các quy
phạm Điều ước quốc tế, đặc biệt trong Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và
các Điều ước quốc tế song phương và đa phương khác về hợp tác KTC trên biển.
Công ước Luật biển 1982 đã mở ra cho các nước đang có tranh chấp về “yêu sách
chủ quyền chồng lấn” một sự lựa chọn mới mang tính tạm thời có tính thực tiễn đó
là việc hợp tác KTC trong thời gian chờ đợi đàm phán để đi đến một thỏa thuận
phân định biển cuối cùng. Điều 74 và Điều 83 của Công ước nêu rõ: “Trong khi
chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu
biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực
tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong
giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định
cuối cùng”. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia hữu quan tiến hành
đàm phán, thương lượng, ký kết các thỏa thuận về hợp tác KTC. Các thỏa thuận
26
này có thể được sửa đổi, bổ xung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực tùy thuộc vào sự
thỏa thuận giữa các bên tham gia, sao cho không trái với các nguyên tác cơ bản của
Luật quốc tế.
1.5.1.3. Quy phạm Tập quán quốc tế: Là những quy tắc xử sự chung hình
thành trong thực tiễn (bất thành văn) quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật
quốc tế thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc. Vậy đây cũng là một căn cứ pháp lý
quan trọng, hình thành nên từ thực tiễn. Luật biển quốc tế được hình thành dưới
dạng các quy phạm của luật tập quán và các hệ tư tưởng về quyền khai thác tài
nguyên biển của con người. LHQ đã pháp điển hóa các quy tắc này qua đó đã xây
dựng thành các quy phạm và nguyên tác Luật biển hiện đại. Các tập quán quốc tế
về hợp tác KTC có thể được hình thành rất lâu hoặc mới được hình thành từ thực
tiễn nhưng chúng phải phù hợp và được các quốc gia ven biển chấp thuận cao vì
tính khả thi trong việc áp dụng nó đối với các chủ thể của Luật quốc tế. Các tập
quán như: Vùng nước lịch sử, tự do thông thương không gây hại của tàu buôn, tự
do đánh bắt cá, tôn trọng vùng biển gần bờ của các quốc gia khác… đã và đang
được ghi nhận và áp dụng. Ngày nay, mặc dù các điều ước quốc tế về Luật biển
được nhân rộng nhưng tập quán quốc tế về biển nói chung và về hợp tác KTC trên
biển nói riêng vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Các quốc gia vẫn sử dụng
nguông quy phạm tập quán và đôi khi có thể lại được thiết lập một tập quán mới.
1.5.1.4. Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: là nguồn bổ trợ của
Luật quốc tế và là một trong các cơ sở để các quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác
KTC, ví dụ: Trong phán quyết của Tòa Công lý quốc tế xét xử vụ tranh chấp phân
định TLĐ biển Bắc năm 1969 giữa CHLB Đức, Hà Lan và Đan Mạch đã phân tích
về các nguyên tắc áp dụng để phân định TLĐ trong hoàn cảnh thực tế vụ việc và đề
cập đến khả năng các quốc gia có thể quyết định: “hoặc bằng việc phân chia các
vùng chồng lấn thông qua thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bằng cách phân
27
chia thành các phần đều nhau trừ khi các bên quyết định sử dụng chế độ tài phán
chung hoặc KTC toàn bộ hay một phần bất kỳ nào của vùng chồng lấn”.
Ngoài ra, hoạt động KTC còn được đề cập đến trong các văn kiện pháp lý
quốc tế khác như: Công ước về đa dạng sinh học biển năm 1992; Nghị quyết số
2295 của Đại hội đồng LHQ năm 1972 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường; Nghị
quyết số 3129 năm 1973 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường liên quan đến tài
nguyên thiên nhiên có chung của hai hay nhiều quốc gia; Quy tắc ứng xử nghề cá
có trách nhiệm của FAO năm 1995…
1.5.2 Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC trên biển theo luật pháp quốc tế
phải bao hàm cả hai góc độ lý luận và thực tiễn. Từ đó, những luận điểm chính
trong cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC ở các vùng biển gồm:
Đặc điểm điều kiện tự nhiên như vị trí địa vật lý,thủy văn, môi trường,
nguồn tài nguyên…và tầm quan trọng của các vùng biển có khả năng để tiến hành
xác lập các hoạt động hợp tác KTC;
Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý khai thác biển vể phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo yêu sách chủ quyền
và quyền chủ quyền…
Yêu cầu giải quyết xung đột, tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền của
các quốc gia đối với các vùng biển yêu sách chủ quyền và những vấn đề pháp lý
liên quan
Xu thế hội nhập, hợp tác trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, quản lý tài
nguyên biển, những lới ích của hoạt động hợp tác KTC đối với các quốc gia hữu
quan, các vấn đề cơ bản đảm bảo cho việc thiết lập và thực hiện thỏa thuận hợp tác
KTC tại các vùng biển[10,tr.64].…
Nội dung những luận điểm chính trong cơ sở khoa học của hoạt động hợp
tác KTC được giải thích cụ thể như sau:
28
1.5.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Với điều kiện tự nhiên, diện tích chiếm gần hết bề mặt của trái đất (khoảng
71% diện tích bề mặt trái đất là đại dương), cùng với nguôn tài nguyên thiên nhiên
dồi dào và phong phú. Trong khi đó, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn
kiệt và trở nên khan hiếm hơn, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho
công cuộc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trở nên cấp thiết. Vì vậy, chiến lược
tiến ra biển, làm chủ biển để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong
những chiến lược quan trọng của mối quốc gia. Xu thế tiến ra biển ngày càng rõ
nét của các quốc gia, điều này đã góp phần làm gia tăng các xung đột, tranh chấp
trên biển giữa các vùng biển chưa có đường ranh giới phân định. Tranh chấp càng
trở nên gay gắt và phức tạp hơn khi những vùng biển liền kề hoăc đối diện nhau
giữa các quốc gia ven biển có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế
cao. Các vùng biển được các quốc gia hữu quan tính đến khả năng hợp tác KTC
thường là những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên hoặc những vùng biển có
khả năng đem lại những lợi ích quốc gia như: lợi ích kinh tế, thương mại, hàng hải,
an ninh – quốc phòng… Vì vậy, đặc điểm điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, nguồn
lợi tài nguyên, khoáng sản…) là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên (xét ở
khía cạnh cả về khoa học cũng như khía cạnh thực tế) cần phải tính đến trong vấn
đề hợp tác KTC giữa các quốc gia.
+ Vị trí địa lý cũng tạo ra lợi thế nhất định cho các quốc gia trong việc phát
triển kinh tế, đặc biệt các quốc gia ven biển. Vị trí địa lý của quốc gia ven biển
giúp cho các quốc gia ven biển phát triển thuận lợi trong giao thông vận tải đường
biển, đường hàng hải, giao thương quốc tế, du lịch, nghiên cứ khoa học và khai
thác tài nguyên thiên nhiên, đánh bắt cá…Khi xảy ra tranh chấp trên biển, vị trí địa
lý là nhân tố ảnh hường đầu tiên, từ vị trí địa lý dẫn đến vấn đề nảy sinh yêu sách
chủ quyền chồng lấn, đồng thời vị trí địa lý cũng là một trong những điều kiện để
29
các quốc gia tiến hành thỏa thuận hợp tác KTC và tiến tới đàm phán phân định
đường ranh giới trên biển.
+ Trong các vùng biển, có vùng biển giàu tài nguyên, có vùng biển ít tài
nguyên. Những vùng biển giàu tài nguyên thường thu hút nhiều hơn sự quan tâm
của các quốc gia ven biển, do đó những vùng biển này cũng thường xảy ra tranh
chấp về yêu sách chủ quyền nhiều hơn...Trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên
trên biển, dầu mỏ và khí tự nhiên một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên
rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, là nguồn nguyên liệu, năng lượng
không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp rất lớn vào tăng
trưởng kinh tế và là nguồn thu chính của nhiều quốc gia ven biển. Hoạt động hợp
tác KTC dầu khí trên biển thường được tiến hành ở những vùng biển được dự đoán
là có trữ lượng dầu khí lớn. Ví dụ như Vịnh Ba tư là vành đai nông của Ấn Độ
Dương nằm giữa Ả Rập và vùng Tây Nam Iran được đánh giá là vùng có trữ lượng
dầu khí lớn nhất thế giới (theo số liệu nghiên cứu từ năm 2003 của Bộ Năng lượng
Hoa Kỳ thì trữ lượng dầu mỏ tại đây đo được ước khoảng 674 tỉ thùng). Đây được
coi là vùng nóng bởi tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia vên biển trong khu
vực này (trong đó đã có hai quốc gia là Ba-ranh và A-rập Xê-út đã đạt được thỉa
thuận về KTC và ranh giới trên biển từ rất sớm, từ năm 1958 đã ký thỏa thuận
KTC và năm 1985 ký Hiệp ước phân định ranh giới TLĐ) [10,tr.65]. Biển Đông
cũng được xem là vùng biển có trữ lượng dầu mỏ lớn, hiện tại cũng là một điểm
nóng, có nhiều tranh chấp…
1.5.2.2. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý khai thác biển
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng..
Trước sự phát triển như vũ bão của kinh tế và sự phát triển vượt bậc về khoa
học – kỹ thuật như như ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang
dần trở nên khan hiếm, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng.
Để đáp ứng cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng phát triển kinh tế xã hội của quốc
30
gia, các quốc gia luôn tìm cách khai thác triệt để nguồn tài nguyên, trong đó vươn
ra biển, làm chủ biển luôn được các quốc gia ven biển tính đến.
Trong trường hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng biển chồng
lấn về yêu sách chủ quyền của quốc gia ven biển, việc một quốc gia đơn phương
khai thác tại khu vực đang có tranh chấp sẽ không được các quốc gia khác chấp
nhận, dẫn đến xung đột, căng thẳng giữa các quốc gia.
Kết luận Chương I
Hợp tác KTC sẽ giải quyết được rất nhiều trong việc khai thác, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh năng
lượng, giúp các quốc gia tham gia hợp tác KTC đạt được những lợi ích thiết thực
từ nguồn lợi của các tài nguyên. Hợp tác KTC là hoạt động thể hiện mong muốn,
thiện chí của quốc gia, để đi đến một thỏa thuận hợp tác đòi hỏi các quốc gia hữu
quan phải hết sức thiện chí trên tình thần hữu nghị hợp tác cùng có lợi.
Để đảm bảo được an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển,
đặc biệt tại các vùng biển đang xảy ra căng thẳng về tranh chấp chủ quyền và yêu
sách chủ quyền chồng lấn, hoạt động hợp tác KTC được coi là biện pháp hữu hiệu
làm giảm bớt căng thẳng, tránh được xung đột vũ trang và là tiền đề cho vấn đề
đàm phán phân định ranh giới trên biển.
Chương II
THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC
KHAI THÁC CHUNG Ở CÁC VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN
2.1 Các loại hình hợp tác KTC điển hình
2.1.1 KTC phân theo tiêu chí tính chất khu vực
Hợp tác KTC theo tính chất khu vực, được phân thành ba loại sau: KTC ở
vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi chưa có đường ranh giới phân
31
định biển; KTC tại nơi có đường ranh giới phân định nhưng có mỏ tài nguyên nằm
vắt ngang qua; KTC trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia.
2.1.1.1 Hợp tác KTC ở vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi
chưa có đường ranh giới phân định biển
Từ khi áp dụng Công ước luật biển năm 1982 quy định quy chế vùng Đặc
quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa có thể kéo dài tới 350 hải lý. Rất nhiều
những quốc gia đã được hưởng lợi việc mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài
phán khi áp dụng Công ước này, điều này làm ra tăng các vùng biển chồng lấn chủ
quyền mà các quốc gia ven biển có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau giữa các
quốc gia hữu quan. Khi có sự chồng lấn chủ quyền, nếu một quốc gia đơn phương
tiến hành thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực tranh chấp này là việc
không được quốc gia có tranh chấp và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Vì vậy, để
giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo có thể khai thác được nguồn tài nguyên
và đảm bảo được yêu sách chủ quyền , tạm thời gác tranh chấp, các quốc gia hữu
quan trao đổi, thỏa thuận một giải pháp tạm thời là hợp tác KTC tại vùng biển
tranh chấp chủ quyền này là một giải pháp thích hợp cho cả đôi bên.
Đây là loại hình phổ biến nhất trong thực tế vì nó được hình thành trong quá
trình các quốc gia tìm phương thức giải quyết các tranh chấp về chủ quyền tại vùng
biển chồng lấn. Đặc biệt, đây là một giải pháp mang tính dàn xếp tạm thời có tính
thực tiễn, nhưng không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của mỗi bên và không
ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng, nhưng có thể được xem là một trong
những khả năng lựa chọn để các bên có thể làm căn cứ cho việc đi đến một thỏa
thuận hoạch định đường ranh giới trên biển.
- Trong các thỏa thuận hợp tác KTC tại khu vực chồng lấn về yêu sách chủ
quyền thì đa số đều thỏa thuận liên quan đến KTC nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí
tư nhiên (sau đây gọi là dầu khí), với trên 40 thỏa thuận KTC. Trong đó, một số
32
thỏa thuận KTC dầu khí được cho là thỏa thuận KTC điển hình tại các khu vực
chồng lấn sau:
+ Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Cô-oét và A-rập Xê-út ngày 07/7/1965 đối
với vùng biển trung lập;
+ Bản ghi nhớ giữa Malaysia và Thái lan ngày 21/02/1979 xuất phát từ
những mâu thuẫn bất đồng về hiệu lực của đảo Ko Losin trong quá trình phân định
đường ranh giới đã không thống nhất được vì quan điểm của hai nước hoàn toàn
trái ngược nhau. Cuối cùng giải pháp tạm thời là hợp tác KTC được hai bên thống
nhất khi yêu sách của Thái lan ngày 15/8/1973 và yêu sách của Malaysia ngày
21/12/1979 tạo thành vùng chồng lấn;
+ Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974 về
vùng KTC phía Nam TLĐ liền kề hai nước, hai nước thống nhất phạm vi KTC
rộng 24.092 hải lý vuông và được chia thành 09 tiểu vùng. Chính phủ hai nước sẽ
cấp đặc nhượng cho các Doanh nghiệp được phép thăm dò, khai thác ở một khu
vực nhất định thuộc một trong chín tiểu vùng;
+ Bản ghi nhớ giữa Iran và Sharjah ngày 29/11/1971;
+ Hiệp định giữa Australia và Indonexia ngày 11/12/1989 xác định vùng
KTC rộng 11.129 hải lý vuông, được chia làm 03 khu vực được ký hiệu A, B, C.
Theo đó Australia có quyền Tài phán đối với khu vực B, Indonesia có quyền Tài
phán đối với khu vực C, khu vực A được đặt dưới sự kiểm soát của hai quốc gia;
+ Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Malayxia ngày 05/6/1992 đã xác định tọa
độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới TLĐ;
+ Hiệp định giữa Colombia và Jamaica ngày 12/11/1993 thiết lập một vùng
KTC ở nơi hai bên chưa đạt được thỏa thuận về việc phân định đường ranh giới
biển có diện tích khoảng 4.500 hải lý vuông, là nơi mà cả hai bên “cùng nhau quản
lý, kiểm soát, thăm dò, khai thác tài nguyên phi sinh vật và sinh vật”;
33
+ Tuyên bố chung của Acgentina và Anh ngày 27/9/1995 về hợp tác thăm
dò dầu khí xung quanh đảo Falkland;
+ Hiệp ước giữa Australia và Đông Timor ngày 20/5/2002;
+ Hiệp định giữa Nigieria với CHDC São Tô-mê và Prin-xi-pê ngày
21/02/2001;
+ Hiệp ước giữa Bahrain và Ả-rập Xê-út ngày 22/02/1958;
+ Hiệp ước giữa Qatar và A-bu Da-bi ngày 30/3/1969;
- Ngoài những thỏa thuận KTC phi sinh vật (chủ yếu dầu khí) như trên, tại
các khu vực chồng lấn, nơi chưa có đường ranh giới phân định biển còn có một số
thỏa thuận KTC tài nguyên sinh vật điển hình như:
+ Vùng đánh bắt cá chung (được gọi là: “thỏa thuận vùng xám”) giữa Na Uy
và Liên Xô (USSR) đã ký kết 03 thỏa thuận, các thỏa thuận được ký hết tại
Moscow năm 1977, áp dụng đối với khu vực rộng 67.500km² ở phía Nam biển
Barent. Kể từ đó Na Uy và Liên Xô cùng nhau khai thác đánh bắt cá ở 03 ngư
trường với nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá Tuyết, cá Tuyết chấm đen…
+ Thỏa thuận nghề cá năm 1977 giữa Venezuela và Trinidad and Tobago
thiết lập 02 vùng đánh cá chung ở phía Bắc nơi ngư dân Venezuela phải xin phép
và phía Nam Trinidad nơi ngư dân cả hai nước được đánh bắt tự do. Năm 1985 hai
bên thiết lập thêm các vùng đánh cá chung ở phía Đông của Trinidad;
+ Thoa thuận giữa Đan Mạch và Thụy Điển năm 1977 khu vực có thẩm
quyền đánh cá chung trong vùng Kattegat vượt ngoài giới hạn 12 dặm ngoài bờ
biển của hai nước
+ Hiệp định KTC nghề các giữa Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1965 và 1999:
Hai nước đã ký kết hiệp định đầu tiên vào năm 1965 trên cơ sở Công ước Luật
biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Hai nước thồng nhất mỗi nước đều có thẩm quyền
đánh bắt cá rộng 12 hải lý. Hiệp định năm 1965 kéo dài co tới năm 1999 đã được
34
thay thế bằng Hiệp định KTC nghề cá được Nhật Bản và Hàn Quốc ký ngày
28/11/1998, có hiệu lực từ ngày 22/01/1999 [11, tr.158 ];
+ Hiệp định KTC nghề cá giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1975 và Hiệp
định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày 11/11/1997;
+ Thỏa thuận KTC nghề cá giữa Ca-na-da và Liên Xô ngày 22/01/1971;
+ Hiệp định hợp tác vùng ĐQKT giữa Bar-ba-dos và Guy-a-na liên quan đến
thẩm quyền tài phán trong vùng chồng lấn ĐQKT ở ranh giới hai nước và vượt ra
khỏi ranh giới hai nước;
+ KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Gia-mai-ca và Cô-lôm-bi-a năm
1993 tại vùng chồng lấn TLĐ phía Bắc của Gia-mai-ca và phía Nam của Cô-lôm-
bi-a trong vùng biển Ca-ri-bê…[11,tr.193]
- Ngoài ra, có một số thỏa thuận KTC tài nguyên hỗn hợp điển hình như:
+ Hiệp định KTC hỗn hợp giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao ngày
14/10/1993 và Ghị định thư bổ sung cho Hiệp định ngày 12/6/1995;
+ Hiệp định KTC giữa Ni-giê-ria với São Tome & Prin-ci-pê tháng
02/2001[10,tr.177];
2.1.2 KTC theo tiêu chí đối tượng
a. KTC áp dụng đối với duy nhất một loại tài nguyên (KTC riêng lẻ)
Nguồn tài nguyên chủ yếu được chia thành có hai loại chủ yếu, đó là tài
nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật. Dạng tài nguyên sinh vật, đối tượng
hợp tác chủ yếu là cá và các loại hải sản khác có giá trị kinh tế (gọi chung là nghề
cá). Tài nguyên phi sinh vật đối tượng KTC chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên và các
loại khoáng sản khác, một số trường hợp KTC nhằm vào đối tượng khác như: du
lịch, nghiên cứu khoa học, giao thông vận tải biển…cũng được xếp vào nhóm tài
nguyên phi sinh vật.
Trên thực tế, đa số các thỏa thuận KTC được các bên ký kết thường nhằm
vào một loại tài nguyên nhất định trong các loại tài nguyên sinh vật cũng như tài
35
nguyên phi sinh vật ở một vùng biển nhất định nào đó nhằm đảm bảo việc KTC
được tập chung, thuận lợi trong quá trình đi đến sự đồng thuận, công tác tổ chức
quản lý cũng thuận lợi hơn. Các quốc gia hữu quan căn cứ vào lượng tài nguyên,
loại tài nguyên của từng vùng biển cụ thể mà các quốc gia tham gia thỏa thuận
KTC và thống nhất phương thức KTC với loại tài nguyên nào. Loại hình KTC này
gọi là KTC riêng lẻ (duy nhất KTC một loại tài nguyên) ví dụ: Thỏa thuận KTC
nghề cá, Thỏa thuận KTC dầu khí…
KTC tài nguyên phi sinh vật, chủ yếu là KTC trong lĩnh vực dầu khí. Đây là
một hoạt động rất phức tạp với nhiều công đoạn, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật
cao, máy móc thiết bị hiện đại, các quy trình chặt chẽ từ mặt nhân lực, bảo hộ lao
động, máy móc công nghệ, môi trường… thông qua nhiều công đoạn từ khâu thăm
dò, tiềm kiếm, khai thác, kho bãi, vận chuyển, chế biến. Vì vậy, một thỏa thuận
KTC riêng lẻ về khai thác dầu khí thông thường chỉ thỏa thuận hợp tác một số
công đoạn nhất định và thường có sự đóng góp của các nhà thầu có đầy đủ tiềm lực
về kinh tế và công nghệ hiện đại...
b. KTC hỗn hợp (áp dụng với nhiều loại tài nguyên)
Là sự thỏa thuận hợp tác giữa hai quốc gia cùng thỏa thuận hơp tác KTC tài
nguyên sinh vật và phi sinh vật trong một vùng biển nhất định. Hai quốc gia nếu
đạt được một thỏa thuận hợp tác KTC hỗn hợp, thì đó chính là một sự hợp tác toàn
diện để xây dựng cơ chế phối hợp cùng quản lý, khai thác các loại tài nguyên biển
giữa các quốc gia hữu quan. Loại hình KTC hỗn hợp này, do mục tiêu nhằm đến
đối tượng KTC là đa dạng (bao gồm cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật) cho nên
nội dung của thỏa thuận hơp tác cũng rất phong phú, cũng như đòi hỏi một quy
trình hợp tác cũng hết sức chặt chẽ để đảm bảo khai thác hiệu quả. Chính vì vậy,
loại hình KTC này cũng ít được áp dụng trong thực tế do tính chất phức tạp, yêu
cầu cao về cơ chế hợp tác và trên thực tê cũng có ít những vùng biển hội đủ yếu tố
dồi dào cả về tài nguyên sinh vật và phi sinh vật để các bên cùng hợp tác.
36
Mặc dù ít được áp dụng, nhưng loại hình KTC hỗn hợp này lại quy định khá
chi tiết cụ thể nội dung, mô hình quản lý tương đối chặt chẽ, mang lại hiệu quả tích
cực đối với lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan tham gia. Một số thỏa thuận
KTC hỗn hợp điển hình là: Hiệp định giữa A-rập Xê-ut và Cô-oét ở vùng biển
trung lập; Thỏa thuận KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Giamaica và
Colombia ngày 12/11/1993; Hiệp định giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao, ngày
14/10/1993 về việc KTC tài nguyên khoáng sản và các loại cá và Nghi định thư bổ
sung cho Hiệp định liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý
và hợp tác ngày 12/6/1995; Hiệp định chung giữa Nigieria và São Tome ngày
21/02/2001…Các hiệp định này có thể coi là điển hình, tiêu biểu cho tiêu chí hỗn
hợp, đây là loại hình khá mới nhưng cũng rất hiệu quả. Trên thực tế, để đi đến một
thỏa thuận KTC hỗn hợp, đòi hỏi vùng KTC phải hội đủ những yếu tố:
+ Một là, yếu tố về tài nguyên: KTC hỗn hợp đòi hỏi vùng biển mà các quốc
gia hợp tác KTC đó phải có lượng tài nguyên phong phú, đa dạng. Mà KTC chủ
yếu ở các khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền chồng lấn, để có vùng biển vừa có
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng lại nằm trong vùng chồng lấn về yêu sách
chủ quyền là một điều rất ít gặp trong thực tế.
+ Hai là, yếu tố chính trị: KTC hỗn hợp đòi hỏi rất cao về cơ chế hợp tác.
Bởi lẽ đó, khi một vùng biển chồng lấn chủ quyền, ngoài yếu tố có nguồn tài
nguyên phong phú, đa dang, thì yếu tố quan trọng nữa là các quốc gia hữu quan
phải có mối quan hệ thân thiết, gần gủi, hợp tác trên tinh thần thiện trí và có sự
hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, gạt bỏ những bất đồng, cùng nhau đàm phán, thỏa thuận
hợp tác KTC.
2.1.3 KTC theo tiêu chí chủ thể
Gồm hai loại hình chủ yếu là KTC song phương và KTC đa phương. KTC
song phương là loại hình chỉ có hai quốc gia là chủ thể hợp tác KTC, từ ba quốc
gia trở lên là chủ thể hợp tác KTC thì gọi là KTC đa phương. Trên thực tế loại hình
37
KTC song phương được áp dụng nhiều hơn, một số vùng biển mặc dù có nhiều
quốc gia yêu sách chủ quyền chồng lấn nhưng các quốc gia vẫn tiến hành hợp tác
song phương với nhau. Một ví dụ là: vùng biển yêu sách chồng lấn giữa 3 nước là
Việt Nam, Thái Lan, Malaysia ở Vịnh Thái Lan, nhưng Thái Lan đã đàm phán và
ký thỏa thuận hợp tác KTC với riêng từng nước.
a. KTC song phương
Như ta đã biết, hợp tác KTC giữa các quốc gia thường chủ yếu diễn ra ở khu
vực tranh chấp chủ quyền chồng lấn hoặc ở nơi có đường biên giới phân định
nhưng có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua. KTC song phương (giữa hai quốc gia)
là loại hình phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay có hàng trăm hiệp định hợp tác
KTC song phương đã được thiết lập giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực khai
thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Các lĩnh vực hợp tác KTC song phương
chủ yếu là dạng hợp tác riêng lẻ (duy nhất một loại tài nguyên), ví dụ: trong nguồn
tài nguyên phi sinh vật thì thỏa thuận KTC chủ yếu là lĩnh vực dầu khí, trong
nguồn tài nguyên sinh vật thì chủ yếu KTC nghề cá.
b. KTC đa phương
KTC mà được tiến hành khi chủ thể từ ba quốc gia trở lên thì gọi là KTC đa
phương, trên thực tế ở các vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền của nhiều
quốc thì việc tiến hành đàm phán một thỏa thuận hợp tác KTC đa phương rất khó
đạt được. Hiệp ước Svalbard (liên quan đến quần đảo Spitbergen), quần đảo
Svalbard nằm trong biển Barent, cách bờ biển Nauy 600 hải lý về phía Bắc, do
Wiliam Barent ngưới Đức phát hiện ra năm 1596, sau đó ngư dân của các nước
Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nauy, Nga hoạt động tại đây, tại khu vực này có
nhiều tiềm tàng về khoáng sản, các bên liên quan nhất trí thảo luận việc quản lý,
khai thác tài nguyên thiên nhiên, đánh cá, kiểm soát các hoạt động và vấn đề liên
quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền. Hiệp định Svalbard được ký kết ngày
09/02/1920, đến nay có khoảng 40 nước tham gia, trong đó có Nga và Hoa Kỳ.
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfMan_Ebook
 
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtBiển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtTuong Do
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaĐề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtBiển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 

Similar to Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT

Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfHanaTiti
 
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxLUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxMinhTh463768
 
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxSlide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxNguynKhnhHuyn56
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongHieu Dang
 
Bien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptxBien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptx30PhanThThoVy
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxTOANNGUYENKHANH5
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt NamNguyễn Hậu
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocHung Nguyen
 
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.ppt
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.pptTranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.ppt
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.pptTrungtmLutbinvHnghiQ
 

Similar to Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT (20)

Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxLUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Luat bien
Luat bienLuat bien
Luat bien
 
Luat bien
Luat bienLuat bien
Luat bien
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxSlide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
 
Bien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptxBien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptx
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
EEZ
EEZEEZ
EEZ
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
 
Pp bao cao(2)
Pp bao cao(2)Pp bao cao(2)
Pp bao cao(2)
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
 
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.ppt
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.pptTranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.ppt
Tranh chap chu quyen tren Bien Dong giua cac quoc gia.ppt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ XUÂN LONG HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN, NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ XUÂN LONG HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN, NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội - 2017
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………… Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN 1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của KTC trên biển 7 1.2 Khái niệm về hợp tác Khai thác chung 11 1.2.1 Những quan điểm về hợp tác Khai thác chung trên biển 11 1.2.2 Thỏa thuận về hợp tác Khai thác chung 18 1.3 Vai trò và lợi ích của việc hợp tác KTC 19 1.4 Phân loại Khai thác chung 21 1.4.1 Căn cứ vào đối tượng KTC 21 1.4.2 Căn cứ vào chủ thể quan hệ 22 1.4.3 Căn cứ vào vị trí vùng KTC 23 1.4.4 Căn cứ theo phương thức quản lý 24 1.5 Cơ sở của hoạt động hợp tác KTC 24 1.5.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động hơp tác KTC 24 1.5.1.1 Luật Quốc tế 24 1.5.1.2 Quy phạm Điều ước quốc tế 25 1.5.1.3 Quy phạm Tập quán quốc tế 26 1.5.1.4 Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế 26 1.5.2 Cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC 27 1.5.2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên 28 1.5.2.2 Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý tài nguyên biển phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 29 Chương II: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở CÁC VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN 2.1 Các loại hình hợp tác KTC điển hình của 30 2.1.1 KTC theo tiêu chí khu vực 30
  • 4. 2.1.2 KTC theo tiêu chí đối tượng 34 2.1.3 KTC theo tiêu chí chủ thể 36 2.1.4 KTC theo phương thức quản lý 38 2.2 Một số kinh nghiệp hợp tác KTC trên thế gới và khu vực 42 2.2.1 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Âu 42 2.2.2 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Mỹ 47 2.2.3 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Phi 52 2.2.4 Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Á 56 Chương III: NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÁC THỎA THUẬN HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC BIỂN ĐÔNG 3.1 Thực tiễn về hoạt động hợp tác KTC trên biển của Việt Nam 65 3.1.1 Khái quát về tình hình Biển Đông và vị thế Việt Nam ở biển Đông 65 3.1.1.1 Khái quát về Biển Đông 65 3.1.1.2 Tình hình tranh chấp ở Biển Đông 68 3.1.1.3 Vai trò, vị thế của Biển Đông đối với Việt Nam 72 3.1.1.4 Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp 74 3.1.2 Các thỏa thuận hợp tác KTC giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực 75 3.1.2.1 Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia 75 3.1.2.2 Hiệp định nghề cá Việt Nam – Trung Quốc 77 3.1.2.3 Thỏa thuận ghi nhớ về KTC dầu khí giữa Việt Nam và Malaysia 80 3.1.2.4 Một số thỏa thuận khác 81 3.2 3.2.1 3.2.2 Các vùng biển tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, tình hình giải quyết tranh chấp. Các vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Tình hình giải quyết tranh chấp quyết định trực tiếp đến việc áp 82 82
  • 5. dụng biện pháp KTC 85 3.3 Một số mô hình hợp tác KTC gợi mở cho Việt Nam về triển vọng hợp tác KTC với các quốc gia trong khu vực Biển Đông 87 3.3.1 Áp dụng mô hình hợp tác song phương 87 3.3.2 Áp dụng mô hình hợp tác Đa phương 87 3.3.2.1 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Nam Cực 87 3.3.2.2 Mô hình khu vực “di sản chung” 89 3.3.2.3 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Svalbard 89 3.3.2.4 Vận dụng Công thức bánh vòng “donut” 89 3.3.2.5 Áp dụng mô hình hợp tác KTC theo Hiệp ước về Vùng trống Timor (Timor Gáp) giữa Australia và Indonesia 91 3.3.2.6 3.3.3 Phương án “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc Một số nhận xét, đánh giá việc vận dụng, áp dụng những mô hình hợp tác KTC ở Biển Đông 92 92 3.4 Một số kiến nghị, đề xuất 96 KẾT LUÂN…………………………………………………….. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  • 6. COC Bộ quy tức ứng xử ở Biển Đông DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông KTC Khai thác chung LHQ Liên Hiệp quốc ĐQKT Đặc quyền kinh tế TLĐ Thềm lục địa UNCLOS 1982 Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU Ngày này, với việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản được con người khai thác triệt để hơn, ngày càng trở nên khan hiếm hơn, trong khi đó tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt. Vì vậy khai thác tài nguyên trên biển luôn được các quốc gia ven biển coi trọng và không ngừng tiến ra biển và làm chủ biển. Sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 là một bước ngoặt quan trọng cho một trật tự pháp lý trên biển của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng được phần lớn những nguyện vọng của đại đa số các quốc gia nhất là các quốc gia ven biển. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của Công ước Luật biển 1982, chủ quyền quốc gia trên biển của các quốc gia được mở rộng hơn, ở đâu đó trên các vùng biển vẫn có sự tranh chấp về chủ quyền trên biển, vì vậy để giải quyết những tranh chấp chủ quyền đó là cả một quá trình đàm phán lâu dài. Trong khi chờ đợi các quốc gia đàm phán về thỏa thuận phân định biển, giải pháp hợp tác Khai thác chung trên biển là một trong những giải pháp quan trọng có thể giải quyết và hạn chế các tranh chấp đó. 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 ra đời, với việc quy định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được rõ ràng hơn. Những quy định cụ thể về chiều rộng tối đa của các vùng biển như vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi áp dụng theo Công ước thì một số quốc gia ven biển được mở rộng chủ quyền đáng kể. Tuy nhiên, một số vùng biển hẹp có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau các quốc gia ven biển, mặc dù đã được áp dụng Công ước luật biển 1982 để phân định chủ quyền nhưng vẫn có tình trạng chồng lấn chủ quyền, làm phát sinh tranh chấp giữa các vùng biển này. Vậy đối với những vùng biển mà dẫn đến tình
  • 8. 2 trạng tranh chấp chủ quyền biển này, các quốc gia hữu quan cần phải đàm phán để phân định lại. Việc phân định lại để xác định đường ranh giới trên biển là một việc không hề rễ ràng. Thực tế trên thế giới có khoảng gần 400 vùng biển có sự chồng lấn, cho tới nay khoảng trên 100 vùng biển đã được các quốc gia hữu quan ký các hiệp định phân định. Ở những vùng biển chồng lấn mà các quốc gia hữu quan vẫn còn tranh chấp chủ quyền, các quốc gia liên quan không thể đơn phương khai thác tài nguyên biển được, vì nó sẽ làm cho tình trạng quan hệ giữa các quốc gia trở nên xấu đi, nguy cơ xung đột trên biển sẽ rất lớn. Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 trong Khoản 3 của điều 74 và điều 83 quy định: “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng của Luật quốc tế để các quốc gia tiến hành thỏa thuận đi đến giải pháp tạm thời. Vì vậy để hạn chế tranh chấp chủ quyền trên biển, trong khi chờ đợi một thỏa thuận về phân định biển, các quốc gia hữu quan tìm những giải pháp tối ưu để hạn chế tối đa việc tranh chấp chủ quyền biển. Một trong những giải pháp hiện nay được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao và được nhiều quốc gia lựa chọn đó là “Hợp tác khai thác chung”. Trên thực tế, hợp tác KTC có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó làm giảm bớt căng thẳng giữa các quốc gia ven biển. Giải pháp này có thể tạm thời gác lại các tranh chấp, hạn chế tình trạng căng thẳng dẫn đến chạy đua vũ trang hoặc dẫn đến tình trạng xung đột vũ trang, cùng nhau khai thác nguồn lợi tài nguyên do biển mạng lại. KTC không nhưng góp phần vào việc củng cố quan hệ ngoại giao giữa các nước, tăng cường sự hiểu biết, hữu nghị giữa các quốc gia mà KTC còn được xem như là một cách thức để các quốc gia phối hợp khai thác tài nguyên biển một cách
  • 9. 3 hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia và bảo vệ môi trường biển…”các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn…” được các quốc gia áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc ký kết các thỏa thuận về hợp tác khai thác chung ở các vùng biển mà các quốc qia đang qua tranh chấp về chủ quyền. Có thể khẳng định rằng hợp tác KTC là ở những vùng biển chồng lấn (yêu sách chủ quyền) là một trong những giải pháp tạm thời mang tính cấp thiết và hiệu quả nhất, nhằm điều hòa lợi ích của quốc gia, giảm căng thẳng, bảo vệ chủ quyền và đem lại lợi ích kinh tế, đem lại hòa bình cùng phát triển và bảo vệ lợi ích quốc gia và môi trường biển. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng một vai trò vô cùng quan trọng, với diện tích trên 3.500.000km², được bao bọc xung quanh bởi 9 quốc gia (Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Singapore, Indonesia, Bruney, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và một phần Đài Loan), phía ngoài là biển Thái Bình Dương. Là vùng biển được đánh giá là có trữ lượng tài nguyên thiên niên rất lớn. Việt Nam với trên 1 triệu km² diện tích biển, chiếm gần 30% diện tích biển Đông, trong đó có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Bên cạnh đó, Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Châu Âu-Châu Á, Trung Đông-Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý. Việt Nam là một trong những quốc gia đã tham gia ký kết Công ước Luật biển năm 1982, hiện nay Việt Nam cũng đã và đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ vấn đề tranh chấp biển đảo. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp hợp tác KTC ở những vùng biển chồng
  • 10. 4 lấn có thể nói là một giải pháp mang tính cấp bách hiện nay, đóng góp rất thiết thực cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam nói riêng và khu vực Biển Đông nói chung. Nhận thức được ý nghĩa vô cùng to lớn của việc Hợp tác KTC trong luật biển quốc tế, tác giả mạnh dạn lựa chọn đê tài “Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho Việt Nam”. Với mong muốn luận văn của mình khi hoàn thành sẽ góp phần không nhỏ đem đến một giải pháp về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển của Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Đặc biệt, đem đến cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển cho Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới và khu vực nói chung trên những vùng biển chồng lấn mà các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu Tổng quan về hoạt động Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền); cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung trên biển nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng, thực tiễn hoạt động khai thác chung của Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài “Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn” có những gợi mở quan trọng cho việc Hợp tác cùng khai thác trên biển của Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu làm rõ khái niệm “khai thác chung” là hoạt động hợp tác giữa các quốc gia để khai thác tài nguyên thiên nhiên biển vì mục tiêu phát triển. - Nghiên cứu giải pháp dàn xếp tạm thời, không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các bên, không làm ảnh hưởng đến việc đàm phán đi đến sự thỏa thuận cuối cùng giải quyết vấn đề tranh chấp về quyền chủ quyền biển đảo.
  • 11. 5 - Phân tích, đánh giá và liên hệ trực tiếp các bài học kinh nghiệm về việc “Hợp tác khai thác chung” của các vùng biển chồng lấn đưa đến những gợi mở đối với việc Hợp tác khai chung của Việt Nam. 3. Tình hình nghiên cứu Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (yêu sách chủ quyền) là vấn đề tương đối mới đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đông và Việt Nam. Trong thực tế về yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven biển ngày càng trở nên căng thẳng như hiện nay thì giải pháp “Hợp tác khai thác chung” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giảm bớt căng thẳng, tránh xung hột, tăng sự hiểu biết và hợp tác đôi bên cùng có lợi…Đề tài được lựa chọn mang tính cập nhật một số vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng về tranh chấp chủ quyền Biển Đông hiện nay. Đề tài đi sâu phân tích một số vấn đề như: + Tổng quan lại vấn đề hợp tác KTC ở những vùng biển chồng lấn trên phương diện áp dụng Luật quốc tế hiện đại + Cơ sở lý luận và thực tiễn, những kinh nghiệm của vấn đề hợp tác KTC trên thế giới + Đánh giá những mô hình (dạng) hợp tác KTC điển hình có thể gợi mở cho việc vận dụng, áp dụng vào khu vực Biển Đông và Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình phân định biển ở những khu vực chồng lấn mà các quốc gia ven biển yêu sách chủ quyền và những tác động đối với việc yêu sách chủ quyền; các quy định trong Luật Biển quốc tế, những điều ước và tập quán quốc tế liên quan đến tình hình biển. - Nghiên cứu về hợp tác KTC ở khu vực chồng lấn giữa các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng vào khu vực Biển Đông, giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Biển Đông; những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phân chia ranh giới trên biển…
  • 12. 6 5. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhưng vấn đề liên quan đến chủ quyền biển. Tuy nhiên, do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan…Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thông qua phân tích, đánh giá thực tiễn để chỉ ra được những yếu tố cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn. Mỗi nội dung nghiên cứu cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu. 5.3 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Hà Nội trên cơ sở thu thập tài liệu trong nước và ngoài nước ở thư viện, tham vấn ý kiến của các nhà nghiên cứu về biển, Biển Đông, các học giả, tìm hiểu thêm trên sách báo và trên mạng xã hội... 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Hợp tác khai thác chung trên biển. Chương II: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn. Chương III: Những gợi mở cho Việt Nam trong việc triển khai các thỏa thuận hợp tác khai thác chung trên biển với các quốc gia trong khu vực Biển Đông
  • 13. 7 Chương I TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN 1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của KTC trên biển Với diện tích trên 70% diện tích bề mặt trái đất, biển luôn đem đến cho loài người những tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các quốc gia trên giới đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về lợi ích mà biển đem lại, vì vậy chiến lược tiến ra biển và làm chủ biển đã và đang được các quốc gia đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Từ xa xưa, trong quá trình chinh phục và làm chủ biển, các quốc gia ven biển không tránh khỏi việc tranh chấp về khai thác tài nguyên biển giữa ngư dân với ngư dân, giữa quốc gia với quốc gia dẫn đến sự ra đời của nhiều học thuyết, quy tắc, quy định về biển và đại dương. Đã có nhiều các nghiên cứu nổi tiếng như tác phẩm “Biển tự do” của Huygo Grotiuyt ( The Free sea hay Mare Liberum) vào năm 1609 đề cập đến vấn đề tự do hàng hải, thương mại và đánh bắt cá trên biển, nhà luật học người Anh John Selden cho ra đời tác phẩm “Biển kín” (Mare Clausum) năm 1653 trong đó ông đưa ra nguyên tắc về chủ quyền của các quốc gia biển cũng giống như trên đất liền khi các quốc gia cố gắng mở rộng được vùng lãnh thổ trên biển của mình như trên đất liền. Cho đến thế kỷ XVIII một số vùng biển trên thế giới đã hình thành một số nguyên tắc về Luật biển, vi dụ khu vực biển Bắc và phổ biến đến biển Địa Trung Hải… Tuy nhiên, cho đến tận giữa thế kỷ XX các nước ven biển chỉ có một vùng biển hẹp (lãnh hải) rộng 3 hải lý thuộc chủ quyền của mình, phía ngoài ranh giới 03 hải lý đều là biển chung. Do đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi quốc gia được hưởng quyền tự do biển cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán. Năm 1930 tại Hà Lan, LHQ đã tổ chức hội nghị pháp điển hóa Luật Quốc tế trong đó đưa vấn đề về Luật biển đã được nhắc đến và đưa ra thảo luận, bàn bạc.
  • 14. 8 Tuy nhiên, mãi đến năm 1958 mới ra đời Công ước đầu tiên về Luật biển. Năm 1956, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội nghị này đi đến thống nhất được 04 Hiệp định và được các quốc gia ký kết năm 1958, 04 Hiệp định như sau: 1. Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1964). 2. Công ước về Thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964). 3. Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962). 4. Công ước về Nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận Quốc tế (có hiệu lực ngày 20/3/1966). Hội nghị được cho là thành công, lần đầu tiên có những thỏa thuận quốc tế liên quan đến biên giới lãnh thổ trên biển, nhưng một vấn đề rất quan trọng liên quan đến vấn đề chủ quyền biển lại vẫn để ngỏ, đó là bề rộng của vùng lãnh hải. Năm 1960, LHQ đã tổ chức Hội nghị về Luật biển lần thứ II (UNCLOS II), tuy nhiên hội nghị không đạt được tiến triển nào mới. Song song với sự phát triển và pháp điển hóa Luật biển Quốc tế, vấn đề KTC trên biển đã được các quốc gia áp dụng trong thực tiễn từ những năm 30 của Thế kỷ XX. Ý tưởng về KTC đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu và các án lệ về khai thác dầu mỏ ở Mỹ, sau đó KTC đã được một số quốc gia lựa chọn qua các thỏa thuận về KTC dầu khí, nghề cá như: thỏa thuận KTC giữa Ba-ranh với Ả-rập Xê - út ngày 22/02/2958 có liên quan đến KTC nguồn tài nguyên dầu mỏ tại khu vực biển có đường ranh giới đã được phân định (việc một quốc gia đơn phương khái thác nguồn dầu mỏ mà nằm vắt ngang qua ranh giới sẽ rất dễ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến khả năng khai thác của quốc gia láng giềng). Thỏa thuận KTC giữa Cô-oét với A-Rập Xê-út ngày 07/7/1965 lại là mô hình hợp tác trao quyền quản lý và khai thác cho bên thứ ba…
  • 15. 9 Hợp tác KTC đã được rất nhiều các quốc gia nghiên cứu ở một mức độ nhất định đã đề cập đến những khía cạnh của lý luận và thực tiễn của việc KTC theo những quan điểm và cách tiệp cận vấn đề khác nhau. Một số tác giả nổi tiếng như: Peter Bautista Payoyo, Hazel Fox, M.Bathurst, D.Mc Dade…trong các bài viết và tác phẩm của mình cũng đã đề cập đến một số vấn đề như: khái niệm, nội dung chế độ pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động KTC[10,tr.18] … Kể từ khi xảy ra tranh chấp TLĐ biển Bắc giữa Đan Mạch, Hà Lan và CHLB Đức năm 1969 KTC đã được các nước chú trọng hơn, từ tranh chấp này mà phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trở thành án lệ và là một nguồn căn cứ pháp lý vững chắc cho các thỏa thuân hợp tác KTC trên biển. Những thỏa thuận hợp tác KTC đã nêu trên hay thỏa thuận KTC giữa Tây Ban Nha và Pháp năm 1974 hầu hết đều là những thỏa thuận KTC ở vùng biển đã được phân định ranh giới. Một trong những thỏa thuận tạo nên bước ngoặt đánh dấu lần đầu tiên trên thế giới áp dụng ý tưởng hợp tác KTC dầu khí ngoài khơi tại nơi đường biên giới trên biển chưa được phân định là thỏa thuận hợp tác KTC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974. Đây là kết quả của quá trình đàm phán mà trước đó hai nước đã có nhiều cuộc đàm phán bất thành về giải quyết tranh chấp giữa TLĐ giữa hai nước. Năm 1967, các vấn đề về các tuyên bố khác nhau về Lãnh hải đã được nêu ra tại LHQ, đến năm 1973 Hội nghị LHQ lần III về Luật Biển được tổ chức tại New York, hội nghị dùng “quy trình đồng thuận” thay cho bỏ phiếu lấy đa số, với 160 nước tham gia, quá trình đàm phán kéo dài sau 09 năm thương lượng (1973- 1982) mới thông qua được một Công ước LHQ về Luật biển mà ngày nay thường gọi là UNCLOS 1982, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994. Có thể nói, sự ra đời của Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS năm 1982) là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của Luật biển Quốc tế, nó là một công ước ưu việt nhất so với những công ước về Luật biển Quốc tế trước
  • 16. 10 đó. Ngoài những khái niệm đã được đề cập, UNCLOS năm 1982 điều chỉnh bao chùm tất cả mọi vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật, môi trường, Công ước cũng đã điều chỉnh toàn diện và hệ thống các vùng biển của quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế và vùng đáy biển. Công ước quy đinh quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở, trong khi Hội nghị lần thứ nhất 1958 và Hội nghị 1960 chưa đề cập đến, đặc biệt “Vùng đặc quyền kinh tế” là một quy định, một khái niệm hoàn toàn mới so với những công ước trước. Theo quy định của Công ước, quốc gia ven biển có quyền xác định: Vùng Nội thủy, vùng Lãnh hải rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng Tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng Đặc quyền kinh tế (ĐQKT) rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, Thềm lục địa dù tính theo cách nào thì tối đa không quá 350 hải lý tình từ đường cơ sở. Sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết tranh chấp biển. Công ước Giơnevơ 1958 quy định Thềm lục địa là độ sâu 200m dưới đáy biển và khả năng kỹ thuật khai thác cho phép, UNCLOS năm 1982 quy định: Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều dài lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài rìa Thềm lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình tới khoảng cách 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m không vượt quá 100 hải lý. Như vậy UNCLOS năm 1982 ra đời đã thay đổi hai tiểu chuẩn của thêm lục địa là độ sâu 200m và khả năng khai thác bằng tiêu chuẩn khoảng cách và phần kéo dài tự nhiên.
  • 17. 11 UNCLOS năm 1982 ra đời đồng nghĩa với việc các vùng biển của quốc gia ven biển được mở rộng đáng kể. Việc mở rộng quyền tài phán của quốc gia ven biển theo UNCLOS năm 1982 dẫn đến xung đột thẩm quyền ở những vùng biển eo hẹp, yêu sách của quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kế nhau sẽ chồng lấn lên nhau. Trên thực tế hiện nay có khoảng trên 400 đường ranh giới trên biển cần được phân định, trong khi đó việc phân định đường biên giới trên biển là cả một quá trình đàm phán kéo dài căng thẳng và phức tạp, căng thẳng càng trở nên phức tạp hơn khi quốc gia ven biển đơn phương khai thác tài nguyên ở những vùng biển chồng lấn đang xảy ra tranh chấp này, nếu không kiềm chế dễ dẫn đến xung đột, chiến tranh…Vì vậy, căn cứ theo khoản 3 của điều 74 và điều 83 của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Một giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn có thể làm giảm bớt căng thẳng và vẫn khai thác được nguồn tài nguyên trong khi chờ đàm phán để đạt được một giải pháp phân định đường biên giới trên biển ở những vùng biển chồng lấn này, đó là phương án “hợp tác Khai thác chung”. Đây là một giải pháp có thể được xem là tối ưu nhất cho các quốc gia ven biển có vùng biển chồng lấn vẫn đang xảy ra tranh chấp về ưu sách chủ quyền. Thực tiễn cho thấy việc hợp tác KTC ở những vùng biển chồng lấn đã tạo ra một hành lang dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia ven biển có vùng biển đối diện và liền kế nhau, vẫn đảm bảo được chủ quyền biển. 1.2 Khái niệm về Hợp tác khai thác chung 1.2.1 Những quan điểm về Hợp tác khai thác chung trên biển Ý tưởng về hợp tác KTC xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau đó đã được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn áp dụng để giải quyết trong các thỏa
  • 18. 12 thuận hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các vùng biển chồng lấn như khai thác chung trong lĩnh vực dầu khí, khai thác chung nghề cá… mà không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này với những lý luận, quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau của các tác giả như: Peter Bautista Payoyo với các học thuyết về “Phát triển bền vững”, Hazel Fox với công trình nghiên cứu “KTC về dầu khí ngoài khơi”, M.Bathurst, D.Mc Dade, Zhiguo Gao…trong các bài viết và tác phẩm của mình cũng đã đề cập đến một số vấn đề như: Khái niệm, nội dung chế độ pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động KTC [10,tr.18]. Những ý tưởng, học thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả như đã nói ở trên về hợp tác KTC, mặc dù đã có những thành công nhất định và đã được áp dụng trong thực tiễn nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: chưa có sự thống nhất về KTC cũng như nội dung của các thỏa thuận KTC, chưa có một mô hình KTC chuẩn để có thể áp dụng mạng tính khuôn mẫu, một số cơ chế thực thi để áp dụng được hiệu quả... Có nhiều công trình khoa học của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân trên thế giới đã hết sức nổ lực nghiên đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Nhiều cuộc hội thảo mang tính quốc tế lớn đã được tổ chức như: Hội thảo về tiềm năng Hydrocacbon và KTC ở biển Nam Trung Hoa lần 1 năm 1980 với sự tham gia chủ yếu là các nhà Địa chất, Chính trị và Kinh tế. Hội thảo lần 2 được tổ chức tại Hololulu (Hawai-Mỹ) vào năm 1983 với sự xuất hiện của các nhà Chính trị và Luật sư. Hội thảo lần 3 tại Bangkok-Thái Lan năm 1985. Hội thảo lần 4 tại Bali-Indonesia năm 1989 với góp mặt của đông đảo các nhà khoa học xã hội… Cùng với đó là sự tham gia nghiên cứu của Viện Luật Quốc tế và Luật So Sánh của Anh trong việc tổ chức nhóm chuyên gia nghiên cứu về dầu khí ngoài khơi đã xây dựng được một Thỏa ước mẫu và Bản bình luận định nghĩa về KTC vào năm 1989. Thỏa ước mẫu này được đưa ra tại Hội thảo ở Luân Đôn với sự tham gia thảo luận của các Viện sỹ và Luật sư, hội thảo đưa ra được biên bản và
  • 19. 13 được phát hành năm 1990 với tiêu đề “KTC dầu và khí xa bờ - Bản thỏa ước mẫu mực thực hiện KTC”. Hai bản ấn phẩm này được giới khoa học đánh giá cao về mức độ súc tích và chi tiết nhất cho chủ đề KTC dầu và khí xa bờ. Quan điểm về KTC dưới góc độ của nhà chính trị học, Tiến sỹ Wiliam Onorato (tiến sỹ luật Quốc tế của Đại học Cambridge-Mỹ) đinh nghĩa: “KTC là một cơ chế mà theo đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được gác sang một bên để tạo bầu không khí hợp tác về chính trị ngay từ ban đầu xung quanh việc khai thác” [48, tr.111], ở khía canh chính trị này, KTC được hiểu là một giải pháp nhằm gác lại các xung đột, tranh chấp, cùng bắt tay xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững, cùng nhau khai thác, chia sẻ nguồn lợi tài nguyên biển. Tại cuộc hội thảo về KTC ở Đông Nam Á do Trung tâm nghiên cứu Đông – Tây của Hoa Kỳ tổ chức được các nhà làm luật và các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều quan điểm về KTC. Trong đó, quan điểm của các luật gia “KTC thường được sử dụng như một thuật ngữ chung, bao gồm các hoạt động từ việc hợp nhất hóa các tài nguyên có trong khu vực đến việc đơn phương khai thác tài nguyên có chung ở ngoài đường ranh giới qui định và các hình thức đa dạng nặm giữa hai dạng này” [10, tr.20]. Robin R.Churchil (TS luật học của ĐH xứ Wales – Anh) định nghĩa: “KTC được coi như một khu vực mà tại đó hai hoặc nhiều quốc gia có théo luật quốc tế các quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực và ở đó các quốc gia hữu quan đồng ý cam kết thăm dò và khai thác dưới một dạng chung nào đó hoặc một sự dàn xếp chung” [42]. Giáo sư luật học của ĐH British Columbia- Canada là Ian Townsend Gault lại định nghĩa: “KTC là một quyết định bởi hai hay nhiều nước mà các nước này đóng góp bất kỳ quyền nào mà họ có đối với các vùng nhất định và thực hiện cùng quản lý dưới một hình thức nào đó, ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn vì mục đích thăm dò và khai thác các tài nguyên ngoài khơi”, với quan điểm định nghĩa này đề cập đến vấn đề pháp lý về quyền chủ quyền ít hay nhiều của quốc gia hữu quan đối với vùng KTC.
  • 20. 14 Một thời gian sau đó Gault đã cùng với đồng nghiệp là Wiliam G.Stormont đã đưa ra định nghĩ cụ thể hơn trong lĩnh vực KTC về dầu khí ngoài khơi: “Một thỏa KTC về dầu khí ngoài khơi đặc trưng là một thỏa thuận khi hai hay nhiều quốc gia đi đến một thỏa thuận chính thức về việc hợp tác khai thác và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận có được từ hoạt động khai thác dầu khí trong một vùng biển ngoài khơi xác định bằng việc đống góp các quyền chủ quyền của mình đối với các vùng biển đó”. Định nghĩa này đề cập đến vấn đề pháp lí và kinh tế như: cùng đóng góp quyền chủ quyền và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận… nhưng định nghĩa chỉ bó hẹp ở lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi, trong khi đó, trên thực tế KTC bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Tại Hội nghị Vacsava năm 1988, Giáo sư Rainer Lagoni (Báo cáo viên đặc biệt của UB vùng đăc biệt kinh tế Hiệp hội luật Quốc tế - ILA) trong bản Báo cáo của mình về vấn đề KTC các nguồn tài nguyên không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh đã nêu: “KTC là sự hợp tác giữa các quốc gia về thăm dò và khai thác một số lớp trầm tích, mỏ hay những tích tụ của tài nguyên phi sinh vật mà có thể nằm vắt ngang qua đường biên giới hoặc nằm trong khu vực có yêu sách chồng lấn”. Định nghĩa này được nhiều chuyên gia tán thành vì đưa ra được những vấn đề cụ thể về khai thác chung là: KTC các nguồn tài nguyên không sinh vật và KTC chủ yếu ở hai vị trí, một là KTC ở những nơi đã có đường biên giới trên biển nhưng ở đó có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường biên giới, vị trí hai là KTC ở những khu vực chồng lấn về yêu sách chủ quyền[10, tr.22]. Nhóm chuyên gia nghiên cứu KTC dầu và khí ngoài khơi thuộc Viện Luật Quốc tế và Luật So sánh của Anh ngoài việc tán thành với định nghĩa của Giáo sư Rainer Lagoni còn đưa ra định nghĩa: “KTC là sự thỏa thuận của hai quốc gia để khai thác nhằm cùng chia nhau tài nguyên theo một tỉ lệ đã được chấp thuận bởi sự hợp tác liên quốc gia và những biện pháp nhà nước đối với dầu và khí xa bờ tại một vũng đã xác định của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển của thềm lục địa mà
  • 21. 15 cả hai hoặc các quốc gia tham gia đều có quyền theo luật pháp quốc tế. Khi các quốc gia thừa nhận một vùng đặc quyền kinh tế thì các định nghĩa nói trên có thể được mở rộng cho sự thỏa thuận chung để khai thác vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn” [45]. Từ những định nghĩa và những giải pháp của các chuyên gia như đã nêu ở trên, có thể thấy rằng hoạt động KTC thường diễn ra ở vùng biển mà hai hay nhiều quốc gia cùng yêu sách chủ quyền. Trong khi chờ đàm phán, ký kết thỏa thuận phân định biên giới trên biển, các quốc gia yêu sách chủ quyền có thể đàm phán nhượng bộ với nhau một phần quyền của mình để đi đến một thỏa thuận tạm thời về khai thác chung tài nguyên biển ở toàn bộ hay một phần của khu vực các chồng lấn (quốc gia yêu sách chủ quyền). Thỏa thuận tạm thời này là phương án khả thi, đã được một số các quốc gia ven biển áp dụng trên thực tế và đã được khuyến khích theo Điều 74 và Điều 83 của Công ước luật Biển Quốc tế năm 1982 về việc các quốc gia khi chưa tìm được giải pháp phân định TLĐ và vùng ĐQKT thì có thể thỏa thuận dàn xếp tạm thời mạng tính thực tiễn: “ Việc hoạch định ranh giới vùng ĐQKT giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện theo con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã quy định tại Điều 38 của Quy chế Tòa án Quốc tế để đi tới một giải pháp công bằng…Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Vậy KTC có thể được hiểu là: Sự thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia nhằm khai thác các nguồn tài nguyên nằm xuyên đường ranh giới biển đã được xác định hoặc trong vùng có yêu sách chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia đó[10, tr.24]. Việc thỏa thuận nhằm xác lập một cơ chế hợp tác nhật định mạng tính giải pháp
  • 22. 16 dàn xếp tạm thời, không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các bên và không ảnh hưởng đến các thỏa thuận cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quyền chủ quyền và chủ quyền lãnh thổ. Từ đó có thể rút ra được vấn đề hợp tác KTC dưới góc độ tổng quan như sau: + Về vùng KTC: Vùng KTC có thể xác lập vùng KTC tại nơi có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường rang giới đã được xác định (đã xác định được đường ranh giới trên biển) hoặc KTC tại vùng biển đang tồn tại yêu sách chủ quyền (vùng chồng lấn), chưa xác định được ranh giới trên biển giữa các quốc gia. Ngoài ra vùng KTC còn có thể được tiến hành ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia và được quốc gia chủ quyền đồng ý cho phép hợp tác KTC vì mục tiêu phát triển theo phương thức hai bên cùng có lợi. + Về đối tượng KTC: ngày nay KTC không chỉ bó buộc ở một vài nhóm đối tượng như KTC tài nguyên sinh vật (cá,sinh vật biển…) và phi sinh vật (dầu mỏ và khí đốt, khoáng sản rắn khắc…), trên thực tế đối tượng để các chủ thể hợp tác KTC còn hướng tới nhiều hoạt động khác như: nghiên cứu khoa học, du lịch, giao thông, thăm dò tiềm năng nguồn lợi, bảo vệ môi trường… + Về chủ thể của hoạt động hợp tác KTC: Chủ thể là đại diện cho Nhà nước của một quốc gia có chủ quyền. Ngoài ra KTC còn có sự tham gia của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư… được Nhà nước ủy quyền. Do vậy, địa vị pháp lý và vai trò của các chủ thể sẽ không đồng nhất với nhau, nhưng trong các mối liên hệ về thỏa thuận hợp tác KTC thì các quốc gia là chủ thể chính. + Về thuật ngữ KTC: KTC về bản chất là sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc cùng khai thác tài nguyên ở một vùng biển nhất định, KTC được sử dụng trong tiếng Anh “Jiont Development” hiểu theo tiêng Việt là “KTC” hay “hợp tác cùng phát triển” hay “phát triển chung”. Việc đồng nhất các các khái niệm này đang được các các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. “KTC” thường được dùng để chỉ những hoạt động hợp tác liên quan đến hoạt động khai thác tài
  • 23. 17 nguyên phục vụ lợi ích kinh tê đồng thời nhằm đạt được những mục tiêu nhất định về mặt chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. “Hợp tác cùng phát triển” hay “phát triển chung” được hiểu theo nghĩa rộng hơn không chỉ đơn thuần là cùng khai thác tài nguyên mà bao hàm cả những hoạt động hợp tác khác như: nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia, trợ giúp kỹ thuật, tài chính, bảo vệ môi trường, giao thông … Ở Việt Nam, một số chuyên gia đã đưa ra tranh luận rằng: không nên dùng khái niệm KTC để chỉ các hoạt động hợp tác khai thác tài nguyên biển giữa Việt Nam và các nước ở Biển Đông mà nên dùng khái niệm “hợp tác cùng phát triển”. Các ý kiến này đều xuất phát từ căn cứ mối liên hệ giữa vấn đề KTC và vấn đề chủ quyền quốc gia trên biển, một trong những biểu hiện rõ nhất cho vấn đê này là quan điểm của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đối với quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông của Trung Quốc. Theo ý kiến của các chuyên gia, để có sự phân biệt với sự thể hiện lập trường quan điểm của Trung Quốc thì Việt Nam không nên dùng từ “KTC” mà nên dùng từ “hợp tác cùng phát triển” để chỉ việc hợp tác khai thác tài nguyên như là một giải pháp tạm thời cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với một số vùng biển nhất định ở khu vực biển Đông[10, tr.27]. Thuật ngữ “KTC” là một thuật ngữ phù hợp với thực tiễn cũng như bản chất mối quan hệ giữa các quốc gia trong việc hợp tác cùng khai thác tài nguyên biển. + Về tác động của hoạt động KTC: Các thỏa thuận về hợp tác KTC không chỉ nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích kinh tế mà KTC còn có tác động lớn tới chủ quyền quốc gia trên biển. KTC còn là một bước đệm, một giải pháp, một cắn cứ căn bản ban đầu làm cầu nối để tiến tới giải quyết các vấn đề phân định chủ quyền phân chia đường ranh giới trên biển với những vùng biển mà các quốc gia đang yêu sách chủ quyền. Vì vậy KTC vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với yêu sách chủ quyền. Một thỏa thuận hợp tác KTC được ký kêt có thể tạo điều kiện cho
  • 24. 18 một số quốc gia từng bước khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng biển mà quốc gia đó đang có yêu sách chủ quyền. Mặt khác, nó lại là một thách thức hay bất lợi cho một số quốc gia khác do làm hạn chế khả năng khẳng định chủ quyền của mình, vì khi ký thỏa thuận KTC có nghĩa là quốc gia đó tự thu hẹp khả năng khẳng định chủ quyền và tạo điều kiện cho một số quốc gia khác cùng tham gia vào quá trình tranh chấp chủ quyền. 1.2.2. Thỏa thuận về hợp tác KTC Trên thực tế, KTC thường diễn Ra ở nhiều khu vực khác nhau, KTC có thể diễn ra ở vùng biển chưa phân định ranh giới, có thể diễn ra ở vùng biển đã phân định ranh giới, có thể ở vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia…Tuy nhiên thỏa thuận KTC thường có những đồng nhất như sau: + Về mối quan hệ xác lập: Thỏa thuận KTC là một điều ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều các quốc gia có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan và chỉ có hiệu lực đối với quốc gia đó nhằm thiết lập cơ chế hoạt động hợp tác cùng khai thác các nguồn tài nguyên biển tại một vùng biển nhất định. Điều này có nghĩa rằng: Thỏa thuận hợp tác KTC được xác lập dựa trên sự nhất trí của các quốc gia hữu quan với tinh thần bình đẳng về chủ quyền và chia sẻ lợi ích. Các quốc gia sẽ cùng nhau thỏa thuận và đưa ra một vùng biển có diện tích, tọa độ rõ ràng, có thể là vngf chồng lấn hoặc có thê trong vùng biển đã được phân định.. Tại các vùng biển chồng lấn yêu sách chủ quyền của các quốc gia, thỏa thuận KTC là giải pháp có tính tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường của các quốc gia về yêu sách chủ quyền đối với vùng biển thỏa thuận KTC, điều này được ghi nhận trọng điều 74 và điều 83 của Công ước luật Biển 1982. Tại các vùng biển đã được phân định đường ranh giới có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang, thỏa thuận KTC có mục đích là hợp nhất các nguồn tài nguyên để hợp tác cùng quản lý, bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên đó mà không ảnh hưởng đến đường ranh giới đã được phân định.
  • 25. 19 + Về tổ chức quản lý: Thỏa thuận KTC là thỏa thuận quốc tế, trên cơ sở các quốc gia đàm phán đi đến thỏa thuận thống nhất các vấn đề pháp lý, thiết lâp duy trì thời gian hợp tác, cơ chế hợp tác cùng khai thác và quản lý nguồn tài nguyên ở một vùng biển nhất định dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan. Các quốc gia đàm phán, thỏa thuận đi đến thống nhất với nhau về một phương thức quản lý, phân chi lợi thuận và phân bổ chi phí sau khi xác lập phạm vi KTC sao cho đảm bảo công bằng về quyền và lợi ích của các bên. + Về tính pháp lý: thỏa thuận KTC là một điều ước quốc tế nhằm thiết lập một cơ chế hợp tác cung tiến hành một hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển và chia sẻ những lợi ích kinh tế. Các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ đưa ra một cơ chế quản lý, điều hành chung để cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm bảo đảm lợi ích của các bên trong quá trình hợp tác. Vậy thỏa thuận KTC là thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia như vậy chúng sẽ được chia phối bởi Luật quốc tế và thỏa thuận này tạo ra nghĩa vụ pháp lý giữa các quốc gia và là yếu tố để các quốc gia đẩy nhanh quá trình “nội luật hóa” Luật quốc tế khi các quốc gia ban hành pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thỏa thuận KTC trên cơ sở các điều khoản của điều ước quốc tế. 1.3. Vai trò và lợi ích của việc hợp tác KTC KTC được hiểu là một sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia liên quan, nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền hay các nguồn tài nguyên nằm vắt ngang qua đường phân định ranh giới trên biển. Đây là giải pháp tạm thời để cùng nhau khai thác tài nguyên, dựa trên nguyên tắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của các quốc gia, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Một giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu các xung đột, tranh chấp trên biển giữa các quốc gia yêu sách chủ quyền là cùng nhau thỏa thuận hợp tác KTC, thỏa thuận KTC không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền cũng như quyền chủ quyền và
  • 26. 20 quyền tài phán của quốc gia hữu quan. Theo khoản 3 Điều 74 và Điều 83 Công ước Luật biển năm 1982 nêu rõ: “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Ngày nay KTC càng trở nên hiệu quả bởi KTC vừa có tác dụng giảm căng thẳng giữa các bên, làm “mền hóa” những xung đột, hạn chế được các tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước, hạn chế xung đột, chạy đua vu trang, xây dựng lòng tin, giảm tranh chấp, hợp tác cùng phát triển. Mặt khác, KTC được coi là giải pháp ưu tiên trong các giải pháp “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia thỏa thuận áp dụng, nhưng bản thân nó lại không ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng, nên KTC có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác tài nguyên vì lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan. Đối với những khu vực đang tồn tại tranh chấp chủ quyền, các quốc gia yêu sách chủ quyền không thể đơn phương tiến hành khai thác tài nguyên, vì nó sẽ làm cho tình trạng tranh chấp trở nên sấu đi, căng thẳng leo thang. Một thỏa thuận hợp tác KTC tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc về hợp tác khai thác, phân chia lợi nhuận, tạm gác tranh chấp và là tiền đề cho việc phân định sau này trở nên có cơ sở hơn. Như vậy, hợp tác KTC góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp về phân định ranh giới trên biển[10,tr.30 ]. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, hợp tác KTC là một giải pháp “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia thỏa thuận áp dụng nhằm chung hòa lợi ích giữa các quốc gia, giảm thiểu căng thẳng tranh chấp ảnh hưởng đến tình hình kinh tê, chính trị, an ninh, an toàn hàng hải, ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình, ổn định và phát triển. Hợp tác KTC còn đáp ứng được nhu cầu về khai thác tài nguyên biển phục vụ lợi ích kinh tế và góp phần
  • 27. 21 vào cũng cố mối quan hệ về chính trị, ngoại giao giữa các nước, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, đem lại hòa bình, hữu nghị láng giềng thân thiện, hợp tác cùng phát triển. 1.4. Phân loại khai thác chung Hoạt động KTC giữa các quốc gia thường được phân loại như sau: 1.4.1. Căn cứ vào đối tượng KTC Phân loại căn cứ vào đối tượng KTC đươc phân thành nhóm đối tượng cơ bản là KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật và nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật[11,tr.58 ]. - KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật: Nhóm tài nguyên này chủ yếu là dầu và khí đốt, các tài nguyên khác như than đá, kim loại, quạng sa khoáng…ít được đề cập đến bởi việc khai thác đòi hỏi công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, chi phí khai thác cao hơn rất nhiều lần so với khai thác trên đất liền, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không mạng lại lợi ích kinh tế. Dầu mỏ và khí đốt luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng góp nhiều cho nên kinh tế của các quốc gia có mỏ dầu và khí. Dầu mỏ và khí đốt mạng lại siêu lợi nhuận cho mỗi quốc gia hữu quan, bởi vì dầu mỏ và khí đốt đang giữ một vai trò quan trọng so với các dạng năng lượng khác trong việc làm nhiên liệu cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải. Dầu mỏ và khí đốt cùng với than đá chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Dầu mỏ và khí đốt là một nguồn nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên dưới lòng đất. Tuy nhiên việc khai thác dầu mỏ và khí đốt trên biển luôn gặp vấn đê rủi ro rất cao, do vậy việc khai thác dầu và khí luôn đòi hỏi phải có trình độ kỷ thuật cao, máy móc thiết bị hiện đại từ khau thăm dò đến khâu khai thác. Việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu và khí dưới đáy biển phải hiệu quả và phải đáp ứng được cá yêu cầu khắt khe như: bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển tại khu vực khai thác.
  • 28. 22 + KTC nhóm nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật: bao gồm hợp tác KTC nghề cá, đánh bắt hải sản và các tài nguyên sinh vật, thực vật…Khai thác tài nguyên sinh vật không chỉ đòi hỏi hiệu quả cao, mà còn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về khai thác bền vững, bảo tồn và duy trì khả năng sinh sản và phát triển nguồn tài nguyên đó. Khai thác tài nguyên sinh vật không cần đến những máy móc thiết bị công nghệ như khai thác tài nguyên phi sinh vật và được thực hiện chủ yếu bởi các ngư dân và các đội tàu khai thác. Hoạt động của các đội tàu khai khác chịu sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt chịu sự quy định về công cụ khai thác và mức sản lượng khai thác. Việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố như mùa sinh sản, luồng cá, khí hậu, thời tiết và năng lực đánh bắt của mối quốc gia. KTC tài nguyên sinh vật có bản chất là hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý việc khai thác như: đánh bắt trữ lượng và xác định khả năng cho phép khai thác thực tế, quy định công cụ đánh bắt, quy đinh xử lý các hành vi khai thác trái phép, thu thuế… nhằm để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư dân, bảo vệ môi trường biển, tránh đánh bắt tận thu, tận diệt. + KTC các nguồn lợi hỗn hợp và các tiềm năng khác của biển: Về bản chất là thỏa thuận hợp tác KTC theo ý chí của các quốc gia, nhằm khai thác tận dụng mức tối đa tiềm năng và lợi ích mà biển đem lại. Trong lĩnh vực hợp tác khai thác, ngoài những hợp tác KTC tài nguyên phi sin vật và sinh vật, các quốc gia còn hợp tác cùng nhau khai thác tiềm năng và nguồn lợi của biển như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, du lịch, giao thông vận tải, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, bảo vệ môi trường biển… 1.4.2. Căn cứ vào chủ thể quan hệ Chủ thể của quan hệ hợp tác KTC là các quốc gia tham gia vào hoạt động thỏa thuận hợp tác KTC. Vì vậy hoạt động KTC được phân loại thành[11,tr.58 ]:
  • 29. 23 + KTC song phương: là quan hệ hợp tác KTC giữa hai quốc gia có vùng biển tranh chấp về chủ quyền trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. KTC song phương giữa hai quốc gia nên việc đi đến thỏa thuận hợp tác thường dễ hơn hợp tác nhiều quốc gia, trên thực tế các thỏa thuận KTC phần lớn đều là các thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, thực tê không phải mọi tranh chấp song phương đều có thể dễ dàng thiết lập được thỏa thuận hợp tác KTC song phương được, vì do yếu tố chủ quân của từng quốc gia. + KTC đa phương: Vùng KTC liên quan đến quyền chủ quyền của nhiều quốc gia (nhiều quốc gia đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển đó). Thực tế về hợp tác KTC đa phương rất khó để đi đến được một thỏa thuận cuối cùng, cho tới nay KTC đa phương cũng chỉ nhiều nhất có bốn bên tham gia hợp tác KTC. Đối với vùng biển đang tồn tại phức tạp về tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia có yêu sách chủ quyền, chưa phân định được đường ranh giới phân định biển thì cơ chế hợp tác KTC nhiều bên là một giải pháp tôi ưu vì nó vẫn đảm bảo được yếu tố yêu sách chủ quyền và vẫn khai thác được tài nguyên phục vụ lợi ích kinh tế, mặt khắc giúp các bên tham gia tranh chấp hiểu nhau hơn, tự do thỏa thuận đàm phán... 1.4.3. Căn cứ vào vị trí vùng KTC Căn cứ vào vị trí hượp tác KTC có thể được phân chia thành nhưng loại sau: + KTC ở vùng biển nơi chưa có đường ranh giới phân định biển. + KTC ở vùng biển nơi đã có đường ranh giới phân định biển. + KTC ở vung biển thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định. Về cơ bản các loại hình KTC trên đều thể hiện quan hệ hợp tác cùng khai thác chung tài nguyên biển vì mục đích phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhưng điểm khác biệt cơ bản của các loại hình hợp tác trên thể hiện ở mức độ về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khi tham gia thỏa thuận hợp tác KTC. Ví dụ như trong trường hợp hợp tác KTC ở vùng biển nơi chưa có đường ranh giới phân định biển, các quốc gia không chỉ đóng góp quyền chủ quyền yêu
  • 30. 24 sách của mình cùng với việc đóng góp hợp nhất nguồn tài nguyên và các nghĩa vụ đi kèm như bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, thuế phí, quyền kiểm tra hải quan. Đối với vùng biển đã được phân định đường ranh giới trên biển, các quốc gia hợp tác có thể thỏa thuận việc hợp nhất hoặc không hợp nhất quyền chủ quyền của mình theo từng khu vực biển trong vùng KTC có đường ranh giới trên biển phân định. Trường hợp KTC trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định thì không bị giới hạn bởi quyền chủ quyền và các nghĩa vụ khác. 1.4.4. Căn cứ theo phương thức quản lý Hoạt động hợp tác KTC có thể được chia thành: + KTC được quản lý bởi Chính phủ các quốc gia + KTC được quản lý bởi cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền Ngoài ra, Phân loại KTC có thể được phân loại căn cứ theo tiêu chí mực tiêu hợp tác KTC như: KTC vì mục tiêu kinh tế, KTC vì mục đích hòa bình, ổn định.. 1.5. Cơ sở của hoạt động hợp tác KTC 1.5.1. Cơ sở pháp lý 1.5.1.1. Luật Quốc tế Sự ra đời của LHQ vào năm 1945 đã khuyến khích sự phát triển của luật pháp quốc tế và việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. Điều 13.1 Hiến chương LHQ quy định: “Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm: a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện pháp pháp điển hóa và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiền bộ;..” Các nguyên tác cơ cơ bản của LHQ là những nguyên tắc có tính bao trùm, xuyên suốt và mang tính căn bản làm cơ sở xây dựng và thi hành Luật quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản này được ghi nhân rộng rãi trong nhiều văn kiện quốc tế như Hiến chương LHQ, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970 về nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các nguyên tắc cơ bản [ 17,tr. 32] gồm:
  • 31. 25 + Nguyên tác bình chủ quyền giữa các quốc gia; + Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; + Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; + Nguyên tác giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế; + Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác; + Nguyên tắc dân tộc tự quyết; + Nguyên tắc tận tâm, tự nguyện thực hiên các cam kết quốc tế. Luật quốc tế là một trong những cơ sở pháp lý quan trong, tạo điều kiện cho quá trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế. Khi các quốc gia thỏa thuận xác lập mối quan hệ hợp tác KTC thì những nguyên tắc cơ bản trên của Luật quốc tế sẽ chia phối, điều chỉnh để góp phần đảm bảo cho một thỏa thuận hợp tác KTC có hiệu lực pháp lý. 1.5.1.2. Quy phạm Điều ước quốc tế Quy phạm Điều ước quốc tế là những quy phạm (thành văn bản) được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế. Hoạt động hợp tác KTC điều chỉnh bởi các quy phạm Điều ước quốc tế, đặc biệt trong Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế song phương và đa phương khác về hợp tác KTC trên biển. Công ước Luật biển 1982 đã mở ra cho các nước đang có tranh chấp về “yêu sách chủ quyền chồng lấn” một sự lựa chọn mới mang tính tạm thời có tính thực tiễn đó là việc hợp tác KTC trong thời gian chờ đợi đàm phán để đi đến một thỏa thuận phân định biển cuối cùng. Điều 74 và Điều 83 của Công ước nêu rõ: “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia hữu quan tiến hành đàm phán, thương lượng, ký kết các thỏa thuận về hợp tác KTC. Các thỏa thuận
  • 32. 26 này có thể được sửa đổi, bổ xung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, sao cho không trái với các nguyên tác cơ bản của Luật quốc tế. 1.5.1.3. Quy phạm Tập quán quốc tế: Là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn (bất thành văn) quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc. Vậy đây cũng là một căn cứ pháp lý quan trọng, hình thành nên từ thực tiễn. Luật biển quốc tế được hình thành dưới dạng các quy phạm của luật tập quán và các hệ tư tưởng về quyền khai thác tài nguyên biển của con người. LHQ đã pháp điển hóa các quy tắc này qua đó đã xây dựng thành các quy phạm và nguyên tác Luật biển hiện đại. Các tập quán quốc tế về hợp tác KTC có thể được hình thành rất lâu hoặc mới được hình thành từ thực tiễn nhưng chúng phải phù hợp và được các quốc gia ven biển chấp thuận cao vì tính khả thi trong việc áp dụng nó đối với các chủ thể của Luật quốc tế. Các tập quán như: Vùng nước lịch sử, tự do thông thương không gây hại của tàu buôn, tự do đánh bắt cá, tôn trọng vùng biển gần bờ của các quốc gia khác… đã và đang được ghi nhận và áp dụng. Ngày nay, mặc dù các điều ước quốc tế về Luật biển được nhân rộng nhưng tập quán quốc tế về biển nói chung và về hợp tác KTC trên biển nói riêng vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Các quốc gia vẫn sử dụng nguông quy phạm tập quán và đôi khi có thể lại được thiết lập một tập quán mới. 1.5.1.4. Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế và là một trong các cơ sở để các quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác KTC, ví dụ: Trong phán quyết của Tòa Công lý quốc tế xét xử vụ tranh chấp phân định TLĐ biển Bắc năm 1969 giữa CHLB Đức, Hà Lan và Đan Mạch đã phân tích về các nguyên tắc áp dụng để phân định TLĐ trong hoàn cảnh thực tế vụ việc và đề cập đến khả năng các quốc gia có thể quyết định: “hoặc bằng việc phân chia các vùng chồng lấn thông qua thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bằng cách phân
  • 33. 27 chia thành các phần đều nhau trừ khi các bên quyết định sử dụng chế độ tài phán chung hoặc KTC toàn bộ hay một phần bất kỳ nào của vùng chồng lấn”. Ngoài ra, hoạt động KTC còn được đề cập đến trong các văn kiện pháp lý quốc tế khác như: Công ước về đa dạng sinh học biển năm 1992; Nghị quyết số 2295 của Đại hội đồng LHQ năm 1972 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường; Nghị quyết số 3129 năm 1973 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường liên quan đến tài nguyên thiên nhiên có chung của hai hay nhiều quốc gia; Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO năm 1995… 1.5.2 Cơ sở khoa học Cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC trên biển theo luật pháp quốc tế phải bao hàm cả hai góc độ lý luận và thực tiễn. Từ đó, những luận điểm chính trong cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC ở các vùng biển gồm: Đặc điểm điều kiện tự nhiên như vị trí địa vật lý,thủy văn, môi trường, nguồn tài nguyên…và tầm quan trọng của các vùng biển có khả năng để tiến hành xác lập các hoạt động hợp tác KTC; Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý khai thác biển vể phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền… Yêu cầu giải quyết xung đột, tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia đối với các vùng biển yêu sách chủ quyền và những vấn đề pháp lý liên quan Xu thế hội nhập, hợp tác trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên biển, những lới ích của hoạt động hợp tác KTC đối với các quốc gia hữu quan, các vấn đề cơ bản đảm bảo cho việc thiết lập và thực hiện thỏa thuận hợp tác KTC tại các vùng biển[10,tr.64].… Nội dung những luận điểm chính trong cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác KTC được giải thích cụ thể như sau:
  • 34. 28 1.5.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Với điều kiện tự nhiên, diện tích chiếm gần hết bề mặt của trái đất (khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất là đại dương), cùng với nguôn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú. Trong khi đó, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm hơn, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trở nên cấp thiết. Vì vậy, chiến lược tiến ra biển, làm chủ biển để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chiến lược quan trọng của mối quốc gia. Xu thế tiến ra biển ngày càng rõ nét của các quốc gia, điều này đã góp phần làm gia tăng các xung đột, tranh chấp trên biển giữa các vùng biển chưa có đường ranh giới phân định. Tranh chấp càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn khi những vùng biển liền kề hoăc đối diện nhau giữa các quốc gia ven biển có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao. Các vùng biển được các quốc gia hữu quan tính đến khả năng hợp tác KTC thường là những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên hoặc những vùng biển có khả năng đem lại những lợi ích quốc gia như: lợi ích kinh tế, thương mại, hàng hải, an ninh – quốc phòng… Vì vậy, đặc điểm điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, nguồn lợi tài nguyên, khoáng sản…) là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên (xét ở khía cạnh cả về khoa học cũng như khía cạnh thực tế) cần phải tính đến trong vấn đề hợp tác KTC giữa các quốc gia. + Vị trí địa lý cũng tạo ra lợi thế nhất định cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt các quốc gia ven biển. Vị trí địa lý của quốc gia ven biển giúp cho các quốc gia ven biển phát triển thuận lợi trong giao thông vận tải đường biển, đường hàng hải, giao thương quốc tế, du lịch, nghiên cứ khoa học và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đánh bắt cá…Khi xảy ra tranh chấp trên biển, vị trí địa lý là nhân tố ảnh hường đầu tiên, từ vị trí địa lý dẫn đến vấn đề nảy sinh yêu sách chủ quyền chồng lấn, đồng thời vị trí địa lý cũng là một trong những điều kiện để
  • 35. 29 các quốc gia tiến hành thỏa thuận hợp tác KTC và tiến tới đàm phán phân định đường ranh giới trên biển. + Trong các vùng biển, có vùng biển giàu tài nguyên, có vùng biển ít tài nguyên. Những vùng biển giàu tài nguyên thường thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các quốc gia ven biển, do đó những vùng biển này cũng thường xảy ra tranh chấp về yêu sách chủ quyền nhiều hơn...Trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, dầu mỏ và khí tự nhiên một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, là nguồn nguyên liệu, năng lượng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn thu chính của nhiều quốc gia ven biển. Hoạt động hợp tác KTC dầu khí trên biển thường được tiến hành ở những vùng biển được dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Ví dụ như Vịnh Ba tư là vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Ả Rập và vùng Tây Nam Iran được đánh giá là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới (theo số liệu nghiên cứu từ năm 2003 của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thì trữ lượng dầu mỏ tại đây đo được ước khoảng 674 tỉ thùng). Đây được coi là vùng nóng bởi tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia vên biển trong khu vực này (trong đó đã có hai quốc gia là Ba-ranh và A-rập Xê-út đã đạt được thỉa thuận về KTC và ranh giới trên biển từ rất sớm, từ năm 1958 đã ký thỏa thuận KTC và năm 1985 ký Hiệp ước phân định ranh giới TLĐ) [10,tr.65]. Biển Đông cũng được xem là vùng biển có trữ lượng dầu mỏ lớn, hiện tại cũng là một điểm nóng, có nhiều tranh chấp… 1.5.2.2. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý khai thác biển phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.. Trước sự phát triển như vũ bão của kinh tế và sự phát triển vượt bậc về khoa học – kỹ thuật như như ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần trở nên khan hiếm, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng. Để đáp ứng cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng phát triển kinh tế xã hội của quốc
  • 36. 30 gia, các quốc gia luôn tìm cách khai thác triệt để nguồn tài nguyên, trong đó vươn ra biển, làm chủ biển luôn được các quốc gia ven biển tính đến. Trong trường hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền của quốc gia ven biển, việc một quốc gia đơn phương khai thác tại khu vực đang có tranh chấp sẽ không được các quốc gia khác chấp nhận, dẫn đến xung đột, căng thẳng giữa các quốc gia. Kết luận Chương I Hợp tác KTC sẽ giải quyết được rất nhiều trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh năng lượng, giúp các quốc gia tham gia hợp tác KTC đạt được những lợi ích thiết thực từ nguồn lợi của các tài nguyên. Hợp tác KTC là hoạt động thể hiện mong muốn, thiện chí của quốc gia, để đi đến một thỏa thuận hợp tác đòi hỏi các quốc gia hữu quan phải hết sức thiện chí trên tình thần hữu nghị hợp tác cùng có lợi. Để đảm bảo được an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển, đặc biệt tại các vùng biển đang xảy ra căng thẳng về tranh chấp chủ quyền và yêu sách chủ quyền chồng lấn, hoạt động hợp tác KTC được coi là biện pháp hữu hiệu làm giảm bớt căng thẳng, tránh được xung đột vũ trang và là tiền đề cho vấn đề đàm phán phân định ranh giới trên biển. Chương II THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG Ở CÁC VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN 2.1 Các loại hình hợp tác KTC điển hình 2.1.1 KTC phân theo tiêu chí tính chất khu vực Hợp tác KTC theo tính chất khu vực, được phân thành ba loại sau: KTC ở vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi chưa có đường ranh giới phân
  • 37. 31 định biển; KTC tại nơi có đường ranh giới phân định nhưng có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua; KTC trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia. 2.1.1.1 Hợp tác KTC ở vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi chưa có đường ranh giới phân định biển Từ khi áp dụng Công ước luật biển năm 1982 quy định quy chế vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa có thể kéo dài tới 350 hải lý. Rất nhiều những quốc gia đã được hưởng lợi việc mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài phán khi áp dụng Công ước này, điều này làm ra tăng các vùng biển chồng lấn chủ quyền mà các quốc gia ven biển có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau giữa các quốc gia hữu quan. Khi có sự chồng lấn chủ quyền, nếu một quốc gia đơn phương tiến hành thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực tranh chấp này là việc không được quốc gia có tranh chấp và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Vì vậy, để giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo có thể khai thác được nguồn tài nguyên và đảm bảo được yêu sách chủ quyền , tạm thời gác tranh chấp, các quốc gia hữu quan trao đổi, thỏa thuận một giải pháp tạm thời là hợp tác KTC tại vùng biển tranh chấp chủ quyền này là một giải pháp thích hợp cho cả đôi bên. Đây là loại hình phổ biến nhất trong thực tế vì nó được hình thành trong quá trình các quốc gia tìm phương thức giải quyết các tranh chấp về chủ quyền tại vùng biển chồng lấn. Đặc biệt, đây là một giải pháp mang tính dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn, nhưng không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của mỗi bên và không ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng, nhưng có thể được xem là một trong những khả năng lựa chọn để các bên có thể làm căn cứ cho việc đi đến một thỏa thuận hoạch định đường ranh giới trên biển. - Trong các thỏa thuận hợp tác KTC tại khu vực chồng lấn về yêu sách chủ quyền thì đa số đều thỏa thuận liên quan đến KTC nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tư nhiên (sau đây gọi là dầu khí), với trên 40 thỏa thuận KTC. Trong đó, một số
  • 38. 32 thỏa thuận KTC dầu khí được cho là thỏa thuận KTC điển hình tại các khu vực chồng lấn sau: + Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Cô-oét và A-rập Xê-út ngày 07/7/1965 đối với vùng biển trung lập; + Bản ghi nhớ giữa Malaysia và Thái lan ngày 21/02/1979 xuất phát từ những mâu thuẫn bất đồng về hiệu lực của đảo Ko Losin trong quá trình phân định đường ranh giới đã không thống nhất được vì quan điểm của hai nước hoàn toàn trái ngược nhau. Cuối cùng giải pháp tạm thời là hợp tác KTC được hai bên thống nhất khi yêu sách của Thái lan ngày 15/8/1973 và yêu sách của Malaysia ngày 21/12/1979 tạo thành vùng chồng lấn; + Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974 về vùng KTC phía Nam TLĐ liền kề hai nước, hai nước thống nhất phạm vi KTC rộng 24.092 hải lý vuông và được chia thành 09 tiểu vùng. Chính phủ hai nước sẽ cấp đặc nhượng cho các Doanh nghiệp được phép thăm dò, khai thác ở một khu vực nhất định thuộc một trong chín tiểu vùng; + Bản ghi nhớ giữa Iran và Sharjah ngày 29/11/1971; + Hiệp định giữa Australia và Indonexia ngày 11/12/1989 xác định vùng KTC rộng 11.129 hải lý vuông, được chia làm 03 khu vực được ký hiệu A, B, C. Theo đó Australia có quyền Tài phán đối với khu vực B, Indonesia có quyền Tài phán đối với khu vực C, khu vực A được đặt dưới sự kiểm soát của hai quốc gia; + Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Malayxia ngày 05/6/1992 đã xác định tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới TLĐ; + Hiệp định giữa Colombia và Jamaica ngày 12/11/1993 thiết lập một vùng KTC ở nơi hai bên chưa đạt được thỏa thuận về việc phân định đường ranh giới biển có diện tích khoảng 4.500 hải lý vuông, là nơi mà cả hai bên “cùng nhau quản lý, kiểm soát, thăm dò, khai thác tài nguyên phi sinh vật và sinh vật”;
  • 39. 33 + Tuyên bố chung của Acgentina và Anh ngày 27/9/1995 về hợp tác thăm dò dầu khí xung quanh đảo Falkland; + Hiệp ước giữa Australia và Đông Timor ngày 20/5/2002; + Hiệp định giữa Nigieria với CHDC São Tô-mê và Prin-xi-pê ngày 21/02/2001; + Hiệp ước giữa Bahrain và Ả-rập Xê-út ngày 22/02/1958; + Hiệp ước giữa Qatar và A-bu Da-bi ngày 30/3/1969; - Ngoài những thỏa thuận KTC phi sinh vật (chủ yếu dầu khí) như trên, tại các khu vực chồng lấn, nơi chưa có đường ranh giới phân định biển còn có một số thỏa thuận KTC tài nguyên sinh vật điển hình như: + Vùng đánh bắt cá chung (được gọi là: “thỏa thuận vùng xám”) giữa Na Uy và Liên Xô (USSR) đã ký kết 03 thỏa thuận, các thỏa thuận được ký hết tại Moscow năm 1977, áp dụng đối với khu vực rộng 67.500km² ở phía Nam biển Barent. Kể từ đó Na Uy và Liên Xô cùng nhau khai thác đánh bắt cá ở 03 ngư trường với nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá Tuyết, cá Tuyết chấm đen… + Thỏa thuận nghề cá năm 1977 giữa Venezuela và Trinidad and Tobago thiết lập 02 vùng đánh cá chung ở phía Bắc nơi ngư dân Venezuela phải xin phép và phía Nam Trinidad nơi ngư dân cả hai nước được đánh bắt tự do. Năm 1985 hai bên thiết lập thêm các vùng đánh cá chung ở phía Đông của Trinidad; + Thoa thuận giữa Đan Mạch và Thụy Điển năm 1977 khu vực có thẩm quyền đánh cá chung trong vùng Kattegat vượt ngoài giới hạn 12 dặm ngoài bờ biển của hai nước + Hiệp định KTC nghề các giữa Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1965 và 1999: Hai nước đã ký kết hiệp định đầu tiên vào năm 1965 trên cơ sở Công ước Luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Hai nước thồng nhất mỗi nước đều có thẩm quyền đánh bắt cá rộng 12 hải lý. Hiệp định năm 1965 kéo dài co tới năm 1999 đã được
  • 40. 34 thay thế bằng Hiệp định KTC nghề cá được Nhật Bản và Hàn Quốc ký ngày 28/11/1998, có hiệu lực từ ngày 22/01/1999 [11, tr.158 ]; + Hiệp định KTC nghề cá giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1975 và Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày 11/11/1997; + Thỏa thuận KTC nghề cá giữa Ca-na-da và Liên Xô ngày 22/01/1971; + Hiệp định hợp tác vùng ĐQKT giữa Bar-ba-dos và Guy-a-na liên quan đến thẩm quyền tài phán trong vùng chồng lấn ĐQKT ở ranh giới hai nước và vượt ra khỏi ranh giới hai nước; + KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Gia-mai-ca và Cô-lôm-bi-a năm 1993 tại vùng chồng lấn TLĐ phía Bắc của Gia-mai-ca và phía Nam của Cô-lôm- bi-a trong vùng biển Ca-ri-bê…[11,tr.193] - Ngoài ra, có một số thỏa thuận KTC tài nguyên hỗn hợp điển hình như: + Hiệp định KTC hỗn hợp giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao ngày 14/10/1993 và Ghị định thư bổ sung cho Hiệp định ngày 12/6/1995; + Hiệp định KTC giữa Ni-giê-ria với São Tome & Prin-ci-pê tháng 02/2001[10,tr.177]; 2.1.2 KTC theo tiêu chí đối tượng a. KTC áp dụng đối với duy nhất một loại tài nguyên (KTC riêng lẻ) Nguồn tài nguyên chủ yếu được chia thành có hai loại chủ yếu, đó là tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật. Dạng tài nguyên sinh vật, đối tượng hợp tác chủ yếu là cá và các loại hải sản khác có giá trị kinh tế (gọi chung là nghề cá). Tài nguyên phi sinh vật đối tượng KTC chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên và các loại khoáng sản khác, một số trường hợp KTC nhằm vào đối tượng khác như: du lịch, nghiên cứu khoa học, giao thông vận tải biển…cũng được xếp vào nhóm tài nguyên phi sinh vật. Trên thực tế, đa số các thỏa thuận KTC được các bên ký kết thường nhằm vào một loại tài nguyên nhất định trong các loại tài nguyên sinh vật cũng như tài
  • 41. 35 nguyên phi sinh vật ở một vùng biển nhất định nào đó nhằm đảm bảo việc KTC được tập chung, thuận lợi trong quá trình đi đến sự đồng thuận, công tác tổ chức quản lý cũng thuận lợi hơn. Các quốc gia hữu quan căn cứ vào lượng tài nguyên, loại tài nguyên của từng vùng biển cụ thể mà các quốc gia tham gia thỏa thuận KTC và thống nhất phương thức KTC với loại tài nguyên nào. Loại hình KTC này gọi là KTC riêng lẻ (duy nhất KTC một loại tài nguyên) ví dụ: Thỏa thuận KTC nghề cá, Thỏa thuận KTC dầu khí… KTC tài nguyên phi sinh vật, chủ yếu là KTC trong lĩnh vực dầu khí. Đây là một hoạt động rất phức tạp với nhiều công đoạn, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, máy móc thiết bị hiện đại, các quy trình chặt chẽ từ mặt nhân lực, bảo hộ lao động, máy móc công nghệ, môi trường… thông qua nhiều công đoạn từ khâu thăm dò, tiềm kiếm, khai thác, kho bãi, vận chuyển, chế biến. Vì vậy, một thỏa thuận KTC riêng lẻ về khai thác dầu khí thông thường chỉ thỏa thuận hợp tác một số công đoạn nhất định và thường có sự đóng góp của các nhà thầu có đầy đủ tiềm lực về kinh tế và công nghệ hiện đại... b. KTC hỗn hợp (áp dụng với nhiều loại tài nguyên) Là sự thỏa thuận hợp tác giữa hai quốc gia cùng thỏa thuận hơp tác KTC tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong một vùng biển nhất định. Hai quốc gia nếu đạt được một thỏa thuận hợp tác KTC hỗn hợp, thì đó chính là một sự hợp tác toàn diện để xây dựng cơ chế phối hợp cùng quản lý, khai thác các loại tài nguyên biển giữa các quốc gia hữu quan. Loại hình KTC hỗn hợp này, do mục tiêu nhằm đến đối tượng KTC là đa dạng (bao gồm cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật) cho nên nội dung của thỏa thuận hơp tác cũng rất phong phú, cũng như đòi hỏi một quy trình hợp tác cũng hết sức chặt chẽ để đảm bảo khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, loại hình KTC này cũng ít được áp dụng trong thực tế do tính chất phức tạp, yêu cầu cao về cơ chế hợp tác và trên thực tê cũng có ít những vùng biển hội đủ yếu tố dồi dào cả về tài nguyên sinh vật và phi sinh vật để các bên cùng hợp tác.
  • 42. 36 Mặc dù ít được áp dụng, nhưng loại hình KTC hỗn hợp này lại quy định khá chi tiết cụ thể nội dung, mô hình quản lý tương đối chặt chẽ, mang lại hiệu quả tích cực đối với lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan tham gia. Một số thỏa thuận KTC hỗn hợp điển hình là: Hiệp định giữa A-rập Xê-ut và Cô-oét ở vùng biển trung lập; Thỏa thuận KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Giamaica và Colombia ngày 12/11/1993; Hiệp định giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao, ngày 14/10/1993 về việc KTC tài nguyên khoáng sản và các loại cá và Nghi định thư bổ sung cho Hiệp định liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý và hợp tác ngày 12/6/1995; Hiệp định chung giữa Nigieria và São Tome ngày 21/02/2001…Các hiệp định này có thể coi là điển hình, tiêu biểu cho tiêu chí hỗn hợp, đây là loại hình khá mới nhưng cũng rất hiệu quả. Trên thực tế, để đi đến một thỏa thuận KTC hỗn hợp, đòi hỏi vùng KTC phải hội đủ những yếu tố: + Một là, yếu tố về tài nguyên: KTC hỗn hợp đòi hỏi vùng biển mà các quốc gia hợp tác KTC đó phải có lượng tài nguyên phong phú, đa dạng. Mà KTC chủ yếu ở các khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền chồng lấn, để có vùng biển vừa có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng lại nằm trong vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền là một điều rất ít gặp trong thực tế. + Hai là, yếu tố chính trị: KTC hỗn hợp đòi hỏi rất cao về cơ chế hợp tác. Bởi lẽ đó, khi một vùng biển chồng lấn chủ quyền, ngoài yếu tố có nguồn tài nguyên phong phú, đa dang, thì yếu tố quan trọng nữa là các quốc gia hữu quan phải có mối quan hệ thân thiết, gần gủi, hợp tác trên tinh thần thiện trí và có sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, gạt bỏ những bất đồng, cùng nhau đàm phán, thỏa thuận hợp tác KTC. 2.1.3 KTC theo tiêu chí chủ thể Gồm hai loại hình chủ yếu là KTC song phương và KTC đa phương. KTC song phương là loại hình chỉ có hai quốc gia là chủ thể hợp tác KTC, từ ba quốc gia trở lên là chủ thể hợp tác KTC thì gọi là KTC đa phương. Trên thực tế loại hình
  • 43. 37 KTC song phương được áp dụng nhiều hơn, một số vùng biển mặc dù có nhiều quốc gia yêu sách chủ quyền chồng lấn nhưng các quốc gia vẫn tiến hành hợp tác song phương với nhau. Một ví dụ là: vùng biển yêu sách chồng lấn giữa 3 nước là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia ở Vịnh Thái Lan, nhưng Thái Lan đã đàm phán và ký thỏa thuận hợp tác KTC với riêng từng nước. a. KTC song phương Như ta đã biết, hợp tác KTC giữa các quốc gia thường chủ yếu diễn ra ở khu vực tranh chấp chủ quyền chồng lấn hoặc ở nơi có đường biên giới phân định nhưng có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua. KTC song phương (giữa hai quốc gia) là loại hình phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay có hàng trăm hiệp định hợp tác KTC song phương đã được thiết lập giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Các lĩnh vực hợp tác KTC song phương chủ yếu là dạng hợp tác riêng lẻ (duy nhất một loại tài nguyên), ví dụ: trong nguồn tài nguyên phi sinh vật thì thỏa thuận KTC chủ yếu là lĩnh vực dầu khí, trong nguồn tài nguyên sinh vật thì chủ yếu KTC nghề cá. b. KTC đa phương KTC mà được tiến hành khi chủ thể từ ba quốc gia trở lên thì gọi là KTC đa phương, trên thực tế ở các vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền của nhiều quốc thì việc tiến hành đàm phán một thỏa thuận hợp tác KTC đa phương rất khó đạt được. Hiệp ước Svalbard (liên quan đến quần đảo Spitbergen), quần đảo Svalbard nằm trong biển Barent, cách bờ biển Nauy 600 hải lý về phía Bắc, do Wiliam Barent ngưới Đức phát hiện ra năm 1596, sau đó ngư dân của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nauy, Nga hoạt động tại đây, tại khu vực này có nhiều tiềm tàng về khoáng sản, các bên liên quan nhất trí thảo luận việc quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đánh cá, kiểm soát các hoạt động và vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền. Hiệp định Svalbard được ký kết ngày 09/02/1920, đến nay có khoảng 40 nước tham gia, trong đó có Nga và Hoa Kỳ.