SlideShare a Scribd company logo
1 of 218
TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP
MÔN LUẬT BIỂN
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Tên môn học: LUẬT BIỂN
2. Số tín chỉ: 02 tín chỉ
3. Mục tiêu môn học
3.1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm, nguồn, các nguyên tắc cơ bản của Luật biển;
- Xác định được các vùng biển và quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Liên
hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và pháp luật về biển của Việt Nam;
- Nắm được những vấn đề pháp lí cơ bản về phân định biển;
- Hiểu được cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS 1982.
3.2. Về kĩ năng
- Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, tài liệu về các vấn đề
liên quan đến Luật biển;
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và bình luận các vấn đề về Luật biển;
- Hình thành và phát triển kĩ năng so sánh trong quá trình tìm hiểu về các vấn
đề của Luật biển quốc tế với pháp luật về biển của Việt Nam.
3.3. Về thái độ
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về Luật biển;
- Chủ động vận dụng kiến thức đã học để đánh giá và nhìn nhận đúng đắn các
vấn đề liên quan đến hoạch định, quản lý, khai thác, bảo vệ các vùng biển
của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các
nước trong khu vực.
4. Phương pháp giảng dạy
Vận dụng tổng hợp các phương pháp: Thuyết giảng; Hỏi đáp; Thảo luận; Làm
việc nhóm; Tình huống.
5. Phương pháp đánh giá
Kết quả học tập của sinh viên sẽ được đánh giá điểm bằng hình thức: (bài kiểm
tra cá nhân + bài kiểm tra nhóm) + bài thi hết môn, cụ thể:
- 01 bài kiểm tra cá nhân và 01 bài kiểm tra nhóm: Điểm bài kiểm tra cá nhân
và bài kiểm tra nhóm (gọi là điểm bộ phận) sẽ được cộng lại bằng 30% tổng số
điểm của môn học;
- 01 bài thi kết thúc môn học với tỷ lệ điểm được tính bằng 70%;
- Kết quả cuối cùng của môn học là điểm trung bình chung của điểm bộ phận +
điểm bài thi hết môn.
6. Nội dung chi tiết môn học:
3/15/2024
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN
Chương 2. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA
Chương 3. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN , QUYỀN
TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA VÀ BIỂN QUỐC TẾ, ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
Chương 4. PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
3/15/2024
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN
1.1. Khái niệm về Luật biển
 Khái niệm “biển”?
 Khái niệm Luật biển:
Luật biển là một ngành luật bao gồm các nguyên tắc
và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát
sinh giữa các chủ thể trong hoạt động khai thác, sử
dụng và quản lý biển.
==> K/n Luật Biển:
• Luật Biển quốc tế:
Là một ngành luật trong hệ thống LQT, bao gồm các nguyên tắc
và quy phạm PL do các Quốc gia thỏa thuận xây dựng nên nhằm
điều chỉnh quan hệ giữa các Quốc gia phát sinh từ hoạt động
khai thác, sử dụng, quản lý biển (như quan hệ giữa các QG về
phân định các vùng biển/khai thác tài nguyên biển/giao thông
hàng hải/xây dựng các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo trên
biển/tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
trên biển...)
• Luật Biển quốc gia:
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Quốc gia,
bao gồm các nguyên tắc và quy phạm PL do cơ quan có
thẩm quyền của từng Quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phát
sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý biển (như
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân về
hoạch định các vùng biển/hoạt động trong các vùng biển/
phát triển kinh tế biển/ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
trên biển...)
1.2. Nguồn của Luật Biển
1.2.1. Nguồn của Luật biển quốc tế
 Tập quán quốc tế
 Điều ước quốc tế
1.2.1.1. Tập quán quốc tế
• K/n:
Tập quán quốc tế (international custom) về biển là
các quy tắc xử sự chung, được hình thành từ thực
tiễn, được các quốc gia thừa nhận rộng rãi và mang
tính ràng buộc các quốc gia tuân thủ, thực hiện.
 Một số Tập quán quốc tế về biển điển hình:
1.2.1.2. Điều ước quốc tế
• K/n:
Điều ước quốc tế (International treaty) về biển là văn
bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các quốc gia nhằm
xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa
các quốc gia về biển.
(Xem thêm Công ước Vienna 1969 về luật ĐƯQT)
Một số điều ước quốc tế về biển
điển hình:
+ ĐỨ QT đa phương
+ ĐỨ QT song phương
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển (1982)
 Điều ước quốc tế song phương
• E:CÔNG PHÁP QUỐC TẾBÀI LÃNH THỔ VÀ
BIÊN GIỚI QG TRONG LQTVN-TQHiệp định
giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh
hải.docx
• E:CÔNG PHÁP QUỐC TẾBÀI LÃNH THỔ VÀ
BIÊN GIỚI QG TRONG LQTVN-THÁI LANhiệp
định phân định TLĐ VN-THAI LAN.pdf
• Các phương tiện bổ trợ nguồn của
luật biển quốc tế
• K/n:
Các phương tiện bổ trợ nguồn luật biển quốc tế không
trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật mang
tính ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia nhưng
góp phần làm sáng tỏ nội dung các QPPL về biển, là
cơ sở hình thành các QPPL về biển.
Gồm:
Phán quyết của Tòa án/Trọng tài
quốc tế (I)
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ (II)
Học thuyết của các chuyên gia nổi tiếng
(III)
1.2.2. Nguồn của luật biển quốc gia
• Các vbqppl về biển
3/15/2024
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật
biển
1.3.1. Nguyên tắc có đất mới có biển
 Nội dung nguyên tắc:
Chỉ có QG nào có đất liền (đất lục địa) tiếp giáp với
biển hoặc QG có các đảo và quần đảo thì QG đó mới
được quyền thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền
QG (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc
quyền chủ quyền QG (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa).
1.3.2 Nguyên tắc tự do biển cả
 Nội dung nguyên tắc:
Biển cả (biển quốc tế) được để ngỏ cho tất cả các QG,
có biển hay không có biển được tự do, bình đẳng khai
thác, sử dụng vào các mục đích hòa bình.
CSPL: Chương VII UNCLOS
 Các quyền tự do trên biển cả bao gồm: (Đ.87)
+ Tự do hàng hải;
+ Tự do hàng không;
+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện
tuân thủ phần VI;
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác
được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân
thủ phần VI;
+ Tự do đánh bắt hải sản;
+ Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ
các phần VI và phần VIII.
1.3.3. Nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn
môi trường biển
 Nội dung nguyên tắc:
Tất cả các quốc gia có biển, không có biển đều phải có
nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
CSPL: UNCLOS 1982 Phần XII- Bảo vệ và
giữ gìn môi trường biển….
• Điều 192: “Các QG phải có nghĩa vụ bảo vệ và
giữ gìn môi trường biển”;
• Điều 193: “Các QG có quyền thuộc chủ quyền
về khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình
theo chính sách về môi trường của mình và theo
đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
của mình” 
1.3.4. Nguyên tắc công bằng
 Nội dung nguyên tắc
Bảo đảm sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các
QG đối với các hoạt động trên biển.
 Nguyên tắc này thể hiện thông qua nhiều quy định
của UNCLOS:
+ Quyền của quốc gia ven biển…
+ Quyền của quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt
địa lý…
+ Quyền của mọi quốc gia…
+ Phân định biển giữa các quốc gia…
1.3.5. Nguyên tắc Vùng (đáy đại dương) là di
sản chung của nhân loại
Nội dung nguyên tắc:
Đáy và lòng đất dưới đáy biển quốc tế là của tất cả
quốc gia, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một
QG hay tổ chức quốc tế nào.
 CSPL: UNCLOS Phần XI-Vùng
(Đ.136-Đ.142)
• « ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người
Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người ».
• « ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của
nó
1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền
hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng
hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào
và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể
chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài
nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện
chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng
như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay
mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng.
Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn
các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể
chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các
nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ
được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với
các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần
này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện
bằng cách khác đều không được thừa nhận.
Chương 2: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ
QUYỀN CỦA QUỐC GIA
2.1. NỘI THỦY
2.1.1. Khái niệm
 Nội thủy (Internal Waters) là vùng nước biển
phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ
biển của quốc gia ven biển.
(Điều 8, k1 UNCLOS 1982)
Nội thủy của nước CHXHCN VN
• Luật Biển Việt Nam 2012, Điều 9:
“Nội thuỷ:
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở
phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ
của Việt Nam”.
(Xem thêm Điều 7 Luật BGQG 2003)
• Một phần nội thủy của Việt Nam
2.1.2. Các phương pháp xác định
đường cơ sở
K/n Đường cơ sở:
 Đường cơ sở (Baseline) là hệ thống các mốc
tọa độ trên biển do QG ven biển đơn phương
xác định để giới hạn chiều rộng của nội thủy và
làm cơ sở xác định chiều rộng các vùng biển
khác theo UNCLOS 1982.
 Các phương pháp xác định ĐCS:
1. Phương pháp ĐCS
thông thường
2. Phương pháp ĐCS
thẳng
1. Phương pháp ĐCS thông thường
(Điều 5 UNCLOS)
• Điều kiện áp dụng: AD đối với các QG có
bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các
đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất thể hiện rõ ràng.
• Cách xác định: Căn cứ vào mực nước thủy
triều xuống thấp nhất dọc bờ biển để QG
xác định và tuyên bố các điểm, tọa độ đó
làm ĐCS của mình.
2. Phương pháp đường cơ sở thẳng
(Điều 7 UNCLOS)
• Điều kiện áp dụng:
Bờ biển của QG phải đáp ứng một trong các
điều kiện sau đây:
- Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm
hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy
dọc theo bờ biển (khoản 1, Điều 7);
- Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định
do có một châu thổ và những đặc điểm tự
nhiên khác...(khoản 2, Điều 7).
• Cách xác định:
ĐCS thẳng được xác định là đường thẳng gãy
khúc nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo
ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo
chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau.
 Vấn đề kết hợp các phương pháp
vạch ĐCS:
 “ĐIỀU 14. Sự kết hợp các phương pháp để
vạch các đường cơ sở
QG ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có
thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều
phương pháp được trù định ở các điều nói trên”.
 Liên hệ Đường cơ sở của VN
Luật Biển VN 2012, Điều 8. Xác định đường
cơ sở:
“ĐCS dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN là
đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công
bố. Chính phủ xác định và công bố ĐCS ở
những khu vực chưa có ĐCS sau khi được
UBTVQH phê chuẩn”.
(Xem thêm Khoản 1 Điều 4 Luật BGQG 2003
(Về ĐCS).
• ĐCS của VN theo Tuyên bố về ĐCS
ngày 11-12-1982
 ĐCS của QG quần đảo
 Điều 46 UNCLOS
« ĐIỀU 46. Sử dụng các thuật ngữ
Trong công ước:
a) “Quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn
được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một
số hòn đảo khác nữa.
b) “Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ
phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự
nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực
chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay
được coi như thế về mặt lịch sử ».
ĐIỀU 47. Đường cơ sở quần đảo (Đọc)
2.1.2. Quy chế pháp lý của nội thủy
 Căn cứ Pháp lý QT:
 Điều 2 UNCLOS:
“…Chủ quyền của QG ven biển được mở rộng ra ngoài
lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp
một QG quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến
một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải…”
Luật biển VN 2012:
• Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và
đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
 Một số kết luận:
 Tính chất chủ quyền:
Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ
phận của lãnh thổ QG, tại đó QG ven biển có chủ
quyền hoàn toàn và tuyệt đối như trên đất liền.
Phạm vi chủ quyền:
Chủ quyền của QG ven biển bao trùm cả lớp
nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và
vùng trời trên nội thủy.
Cơ sở pháp luật để thực thi chủ quyền
Chủ quyền và quyền tài phán của QG ven
biển trong vùng nội thủy được quy
định chủ yếu trong pháp luật từng QG.
Lưu ý:
Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn
toàn tuyệt đối của QG. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều
8 của Công ước 1982 cũng quy định có những
vùng nội thủy mà tàu thuyền nước ngoài được
quyền qua lại vô hại mà không cần xin phép. Đó
là các vùng biển mà trước đây chưa được coi là
nội thủy, nay do phương pháp vạch ĐCS thẳng
mà trở thành vùng nội thủy của QG ven biển. Quy
định này vừa bảo đảm chủ quyền của QG ven
biển, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của tàu thuyền nước ngoài khi được
qua lại vô hại trên vùng biển đó.
 Về chế độ pháp lý của vùng nước quần
đảo (Đ.49 UNCLOS)
2.2. LÃNH HẢI
2.1.1. Khái niệm
Lãnh hải (Territorial Sea) là vùng biển nằm tiếp liền
và phía ngoài nội thủy, có bề rộng không quá 12 hải
lý tính từ đường cơ sở trở ra.
(Điều 3, 4 UNCLOS 1982)
 Lãnh hải Việt Nam
• Luật Biển VN 2012,
“Điều 11. Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ
đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh
hải là biên giới QG trên biển của Việt Nam”.
 Một phần Lãnh hải VN
Sơ đồ phân định Vịnh Bắc bộ theo Hiệp định 2000
2.2.2 Quy chế pháp lý của lãnh hải
 Cơ sở pháp lý:
UNCLOS 1982, “Điều 2: Chế độ pháp lý của lãnh hải và
vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất
dưới đáy của lãnh hải:
Chủ quyền của QG ven biển được mở rộng ra ngoài
lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường
hợp một QG quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải.
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời
trên LH, cũng như đến đáy và lòng đất dưới
đáy của vùng biển này.
Chủ quyền ở LH được thực hiện trong những
điều kiện do các quy định của Công ước và các
quy tắc khác của pháp luật QT quy định”.
 Lãnh hải và Nội thủy là hai vùng biển thuộc
chủ quyền của QG ven biển, do vậy, chủ quyền
của QG đối với Lãnh hải cũng tương tự như
chủ quyền của QG ven biển đối với Nội thủy
(Xem phần Nội thủy)
 Điểm khác biệt về chủ quyền của QG ven
biển đối với LH so với NT là việc QG ven biển
phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền “đi
qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài
theo các quy định của UNCLOS 1982.
• Về Quyền đi qua không gây hại (Right to innocent
passage) của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của
QG ven biển (Xem Điều 17-18-19 UNCLOS)
 Quy chế pháp lý của Lãnh hải Việt
Nam
• Luật Biển VN 2012.
“Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn
vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp
với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các QG được hưởng
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt
Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực
hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải
Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước
ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN
VN là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được
vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ
trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt
Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà
nước CHXHCN VN là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện
vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam”.
 Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu
thuyền nước ngoài hoạt động trong LH của mình
Theo UNCLOS 1982, có thể phân chia tàu
biển thành 2 loại:
1. Tàu chiến và tàu nhà nước sử dụng
vào mục đích phi thương mại.
2. Tàu thương mại (bao gồm tàu nhà
nước sử dụng vào mục đích thương
mại và tàu thương mại của tư nhân).
 Quyền tài phán của QG ven biển khi tàu
thuyền nước ngoài “đi qua có hại” trong
lãnh hải của QG ven biển
Xem
• Điều 17-18-19-25 UNCLOS 1982
• Luật Biển VN 2012 (Điều 12, 23,
24…)
• Nghị định 162/2013
• Nghị định 75/2015
 Quyền tài phán của QG ven biển đối với tàu
chiến và tàu nhà nước phi thương mại của nước
ngoài hoạt động trong LH của mình
Loại tàu này được hưởng quyền miễn trừ tài
phán và theo đó QG ven biển sẽ áp dụng các
biện pháp xử lý thích hợp theo Đ 30, Đ 31, Đ
32 Tiểu mục C UNCLOS 1982.
(Đọc)
 Quyền tài phán của QG ven biển đối với tàu
thương mại của nước ngoài trong LH của mình
QG ven biển có quyền tài phán đối với tàu
thương mại nước ngoài theo quy định tại
Đ.27; Đ.28 Tiểu mục B UNCLOS 1982:
 Quyền tài phán về mặt hình sự
Điều 27: Quyền tài phán hình sự ở trên một con
tàu TM nước ngoài.
(đọc)
(XEM THÊM ĐIỀU 30 LBVN 2012)
Quyền tài phán về mặt dân sự:
Điều 28: Quyền tài phán dân sự đối với các
tàu thuyền (TM) nước ngoài.
(đọc)
(XEM THÊM ĐIỀU 31 LBVN 2012)
Chương 3: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN
CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC
GIA VÀ BIỂN QUỐC TẾ, ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
3.1. Các vùng biển thuộc quyền chủ
quyền, quyền tài phán của quốc gia
1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
2. Vùng đặc quyền kinh tế
3. Thềm lục địa
3.1.1. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI
3.1.1.1. Khái niệm
Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) là
vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và có
chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường
cơ sở trở ra.
(Đ 33 k2 UNCLOS 1982)
Vùng Tiếp giáp lãnh hải của VN:
• Điều 13 Luật Biển 2012. “Vùng tiếp giáp lãnh
hải
“Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền
và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng
12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải”.
• Một phần vùng TGLH của VN
3.1.1.2. Quy chế pháp lý của vùng TGLH
 Điều 33 UNCLOS 1982, “Vùng tiếp giáp:
1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình,
gọi là vùng tiếp giáp, QG ven biển có thể thi hành
sự kiểm soát cần thiết, nhằm:
Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy
định về hải quan, thuế khoá, y tế, hay nhập cư
trên lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình.
Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy
định nói trên xảy ra trong lãnh thổ hay trên lãnh
hải của mình”.
Về quyền tài phán của QG ven biển:
- Ngăn ngừa và xử lý những vi phạm đối
với các luật và quy định của QG ven biển
về:
(1) hải quan;
(2) thuế;
(3) y tế;
(4) nhập cư
xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của
mình.
 Về quyền chủ quyền, quyền tài phán khác của
QG ven biển trong vùng TGLH:
TGLH là một bộ phận của vùng ĐQKT, vì
vậy, QG ven biển cũng có các quyền chủ
quyền, quyền tài phán ở vùng TGLH tương tự
ở vùng ĐQKT.
(Xem Đ.56 UNCLOS, Đ.14K1 Luật Biển VN)
 Luật Biển VN 2012:
• Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh
hải
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài
phán QG và các quyền khác quy định tại Điều 16
của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp
giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi
vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất
nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải
Việt Nam.
3.2. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ
3.2.1. Khái niệm
 “Vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive
Economic Zone) là vùng biển nằm tiếp
liền phía ngoài lãnh hải, có chiều rộng
không quá 200 hải lý tính từ đường cơ
sở trở ra.
(Điều 55, 57 UNCLOS 1982)
Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt
Nam
• Luật Biển VN 2012
“Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền
và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh
hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải
lý tính từ đường cơ sở”.
• Một phần vùng ĐQKT của VN
3.2.2. Quy chế pháp lý của vùng đặc
quyền kinh tế
“Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở
phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải,
đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong
phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán
của QG ven biển và các quyền tự do của các
QG khác do các quy định của Công ước điều
chỉnh”. (ĐIỀU 55 UNCLOS 1982)
3.2.2.1. Quyền chủ quyền, quyền tài phán và
nghĩa vụ của Quốc gia ven biển trong vùng
ĐQKT của mình
 UNCLOS 1982 “Điều 56: Các quyền, quyền
tài phán và các nghĩa vụ của QG ven biển
trong vùng ĐQKT”.
(đọc)
• “1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, QG ven
biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền (sovereign rights)
về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý
các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không
sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như
về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai
thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản
xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”. 
 Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền chủ
quyền của QG ven biển đối với tài nguyên
thiên nhiên trong vùng ĐQKT
• “ĐIỀU 73. Thi hành các luật và quy định của
quốc gia ven biển
1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò,
khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng
đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện
pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố
tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình
đã ban hành theo đúng Công ước.
• 2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả
ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc
tàu này.
• 3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm
các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế
không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu
quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể
nào khác.
• 4. Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia
ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các
con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế
tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó”.
“b) Quyền tài phán (jurisdiction) theo
đúng những quy định thích hợp của
Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân
tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về
biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
(…Điều 56 –tiếp…)
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy
định.
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các
quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước,
QG ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của
các QG khác và hành động phù hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo
đúng Phần VI.”
 Nghĩa vụ của QG ven biển trong
vùng ĐQKT của mình
 Nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm các quyền của các QG khác
trong vùng ĐQKT của mình mà UNCLOS quy định (Vd:
Quyền tự do hàng hải/Tự do hàng không/Tự do đặt dây
cáp, ống dẫn ngầm) (Điều 56 khoản 1c và 2; Điều 58)
 Nghĩa vụ bảo tồn các nguồn lợi sinh vật (Điều 61)
 Nghĩa vụ bảo đảm quyền của các quốc gia không có biển
(Điều 69); Quyền của các QG bất lợi về mặt địa lý (Điều
70)
 ...
 3.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Quốc gia
khác trong vùng ĐQKT của QG ven biển
- CSPL: Điều 58 UNCLOS
(đọc)
“ĐIỀU 58. Các quyền và các nghĩa vụ của các QG
khác trong vùng đặc quyền về kinh tế”
• “1. Trong vùng ĐQKT, tất cả các QG, dù có biển hay
không có biển, trong những điều kiện trong những quy
định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng
các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do
đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự
do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp
về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền
tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công
ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu
thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
• “2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy
tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được
áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng
mực mà chúng không mâu thuẫn với phần
này”.
• “3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi
thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ
của mình theo Công ước, các QG phải tính
đến các quyền và các nghĩa vụ của QG ven
biển và tôn trọng các luật và quy định mà
QG ven biển đã ban hành theo đúng các
quy định của Công ước và trong chừng
mực mà các luật và quy định đó không
mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc
khác của pháp luật quốc tế.
 Các quyền tự do mà nước ngoài được thực
hiện trong vùng ĐQKT của QG ven biển:
1. Tự do hàng hải
2. Tự do hàng không
3. Tự do đặt dây cáp, ống dẫn
ngầm (IF…)
 Quyền khai thác số dư tài nguyên sinh vật
trong vùng ĐQKT của QG ven biển
• CSPL:
+ Điều 62 khoản 2
(QGVB xác định có số dư --> cho phép QG khác
tham gia đánh bắt thông qua điều ước quốc tế,
ưu tiên cho QG không có biển (Đ.69) và quốc gia
bất lợi về mặt địa lý (Đ.70) trong cùng khu vực.
Liên hệ Quy chế pháp lý của vùng
ĐQKT của VN
•Điều 16 Luật Biển Việt
Nam 2012 (đọc)
3.3. THỀM LỤC ĐỊA
3.3.1. Khái niệm
 Thềm lục địa (Continental Shelf) là đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh
hải của QG ven biển, trên toàn bộ phần kéo
dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của QG đó
cho đến một giới hạn nhất định tính từ đường
cơ sở theo quy định của UNCLOS.
(UNCLOS, Điều 76: “Định nghĩa thềm lục địa”)
3.3.2 Cách xác định bề rộng
Thềm lục địa
• Theo Điều 76 UNCLOS 1982, chiều rộng của
TLĐ có thể được xác lập theo hai giới hạn sau
đây:
Thứ nhất, nếu TLĐ của QG ven biển có chiều
rộng hẹp hơn hoặc bằng 200 hải lý tính từ ĐCS
thì QG ven biển tuyên bố TLĐ của mình rộng
200 hải lý;
Thứ hai, nếu TLĐ của QG ven biển rộng hơn
200 hải lý tính từ ĐCS đến bờ ngoài của rìa lục
địa thì chiều rộng TLĐ không vượt quá 350
hải lý hoặc bằng 100 hải lý tính từ đường đẳng
sâu 2500m (K5 Đ 76).
Thềm lục địa của Việt Nam
• Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 (đọc)
• Điều 4 khoản 4 Luật Biên giới quốc gia 2003
3.3.3 Quy chế pháp lý của thềm
lục địa
3.3.3.1. Quyền chủ quyền, quyền tài
phán và nghĩa vụ của QG ven biển đối
với TLĐ của mình
 Theo Điều 77 UNCLOS 1982:
“1. QG ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối
với thềm lục địa về mặt thăm dò, khai thác tài nguyên
thiên nhiên của mình.
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa
là nếu QG ven biển không thăm dò thềm lục địa hay
không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa,
thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy,
nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các QG đó.
3. Các quyền của QG ven biển đối với thềm lục địa không
phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa,
cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào...”
Quyền xây dựng, cho phép và quy định thể
thức, điều kiện xây dựng, khai thác, sử dụng
các đảo nhân tạo (Điều 80)
Quyền tài phán đối với dây cáp và ống dẫn
được đặt hoặc sử dụng trong khuôn khổ của
việc thăm dò TLĐ của mình, hoặc của việc
khai thác các đảo nhân tạo, các thiết bị hay
công trình thuộc quyền tài phán của QG này.
(Đ.79, K.4).
Quyền tài phán về việc khoan ở TLĐ (Đ.81);
Quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và giữ
gìn môi trường biển (Đ79 K2);
Quyền đào đường hầm ở TLĐ (Đ. 85)
Nghĩa vụ của QG ven biển trong
TLĐ của mình:
 Điều 78, 79, 82 UNCLOS.
(Đọc)
3.3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các
QG khác đối với TLĐ của QG ven biển
• ==> Điều 79 UNCLOS (đọc)
ĐIỀU 79. Các dây cáp và ống dẫn
ngầm ở thềm lục địa
• 1. Tất cả các QG có quyền đặt các dây cáp và ống
dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng điều này.
• 2. Trong điều kiện thi hành các biện pháp hợp lý
nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên
thiên nhiên ở thềm lục địa và ngăn chặn, hạn chế
và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, QG ven
biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo
quản các ống dẫn và dây cáp đó.
• 3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được
sự thỏa thuận của QG ven biển.
• 4. Không một quy định nào ở phần này đụng chạm
đến quyền của QG ven biển đặt ra các điều kiện đối
với các đường dây cáp hay các đường ống dẫn đi vào
lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như, không
đụng chạm đến quyền tài phán của QG này đối với
dây và ống dẫn được đặt, hoặc sử dụng trong khuôn
khổ của việc thăm dò TLĐ của mình hay việc khai
khác tài nguyên thiên nhiên của mình, hoặc của việc
khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình
thuộc quyền tài phán của QG này.
• 5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các QG phải
tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt
trước. Đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại đến khả
năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó.
Liên hệ quy chế pháp lý Thềm lục
địa của VN
• Điều 18 Luật Biển VN 2012 (đọc)
Lưu ý:
• 1) Vùng tiếp giáp lãnh hải/ đặc quyền kinh
tế/thềm lục địa của QUỐC GIA QUẦN ĐẢO:
-Liên hệ: Phần IV “Các Quốc gia Quần đảo” UNCLOS.
• 2) Vùng tiếp giáp lãnh hải/ đặc quyền kinh
tế/thềm lục địa của ĐẢO:
- Liên hệ: Phần VIII “Chế độ các đảo” (Điều 121)
UNCLOS.
3.2. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
3.2.1. Biển quốc tế
3.2.1.1. Khái niệm
Biển quốc tế (Biển cả) là những vùng biển
không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh
hải, nội thuỷ của một QG nào cũng như không
nằm trong vùng nước quần đảo của QG quần
đảo.
(Trích phần VII, mục 1, Điều 86, UNCLOS
1982)
3.2.1.2. Quy chế pháp lý của biển
quốc tế
 Nguyên tắc tự do biển cả (Đ.87 UNCLOS)
BQT được để ngỏ cho tất cả các QG có biển
hay không có biển đều bình đẳng và tự do
trong việc sử dụng biển.
Các quyền tự do trên biển cả (Đ 87
UNCLOS) bao gồm:
+ Tự do hàng hải;
+ Tự do hàng không;
+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần
VI;
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được
pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;
+ Tự do đánh bắt hải sản;
+ Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ
các phần VI và phần VIII.
 Tính bất hợp pháp của những yêu sách về
chủ quyền đối với biển cả
“ĐIỀU 89. Tính bất hợp pháp của những yêu
sách về chủ quyền đối với biển cả
Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một
cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả
thuộc vào chủ quyền của mình.”
 Nguyên tắc sử dụng biển cả vào mục
đích hòa bình (Đ.88)
 “ĐIỀU 88. Sử dụng biển cả vào
mục đích hòa bình
Biển cả được sử dụng vào các mục
đích hòa bình.”
 Quy chế pháp lý của tàu thuyền
trên biển quốc tế
Nguyên tắc quyền tài phán của nhà
nước mà tàu mang quốc tịch
Xem:
• Đ 91 Quốc tịch của tàu thuyền
• Đ 92 Điều kiện pháp lý của tàu thuyền
• Đ 94 Các nghĩa vụ của quốc gia mà tàu thuyền mang
cờ
• Đ 97 Quyền tài phán hình sự về tai nạn đâm va hoặc
về bất cứ sự cố hàng hải nào
 Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ
của tàu chiến và tàu nhà nước phi
thương mại
Xem:
• Đ 95 Quyền miễn trừ của các tàu chiến trên
biển cả
• Đ 96 Quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ
dùng cho một cơ quan nhà nước không có
tính chất thương mại
Các NGHĨA VỤ của các QG trên biển
quốc tế (đọc)
Đ 100. Nghĩa vụ hợp tác để trấn áp nạn cướp
biển
(Và các nghĩa vụ khác nêu ở các Điều 102; 103;
104; 105; 106; 107…) (đọc)
3.2.2. Đáy đại dương (Vùng)
3.2.2.1. Khái niệm
 Đáy biển quốc tế (Vùng-Zone) là
đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nằm bên ngoài giới hạn
thẩm quyền tài phán của quốc
gia.
(Điều 1 khoản 1 và phần XI
UNCLOS 1982).
3.2.2.2. Quy chế pháp lý của đáy biển
quốc tế
•Căn cứ pháp lý:
Phần XI UNCLOS (Từ Điều
136 đến Điều 191).
Nguyên tắc “Vùng và tài nguyên của vùng là di sản
chung của loài người” (Điều 136 UNCLOS).
• « ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người
Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của
loài người ». (?)
 ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng
và các tài nguyên của nó
1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện
chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một
phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của
Vùng; không một quốc gia nào và không một tự
nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt
bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên
của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện
chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền
này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được
thừa nhận.
2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực
là người thay mặt có tất cả các quyền đối với
các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên
này không thể chuyển nhượng được. Còn các
khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ
có thể chuyển nhượng theo đúng phần này
và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và
các thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay
pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc
thực hiện các quyền đối với các khoáng sản
đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần
này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay
được thực hiện bằng cách khác đều không
được thừa nhận.
ĐIỀU 140. Lợi ích của loài người
1. Các hoạt động trong vùng được tiến hành, như đã
được ghi nhận rõ ràng trong phần này, là vì lợi ích
của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí
của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không
có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu
cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc
chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế
độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhận theo
đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương
ứng khác của Đại hội đồng.
• 2. Cơ quan quyền lực bảo đảm việc
phân chia công bằng, trên cơ sở
không phân biệt đối xử, những lợi
ích tài chính và các lợi ích kinh tế
khác do những hoạt động tiến hành
trong Vùng qua một bộ máy thích
hợp theo đúng Điều 160 khoản 2,
điểm f, điểm nhỏ i, đem lại.
• Mục 4
CƠ QUAN QUYỀN LỰC
(Từ ĐIỀU 156 đến ĐIỀU 185)
 Nguyên tắc sử dụng Vùng vào những
mục đích hoàn toàn hòa bình
• “ĐIỀU 141. Sử dụng vùng vào những mục đích
hoàn toàn hòa bình
Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có
biển hay không có biển, sử dụng vào những mục
đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử và
không phương hại đến các điều quy định khác của
phần này”.
Chương 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về
phân định biển
4.1.1. Khái niệm và nguyên tắc
phân định biển
a)Khái niệm phân định biển
K/n: Phân định biển là hoạt động xác
định phạm vi, giới hạn của các vùng
biển giữa các Quốc gia hữu quan.
 Phân định biển gồm:
- (1) Phân định Lãnh hải (biên giới
biển)
- (2) Phân định Đặc quyền kinh tế,
Thềm lục địa (ranh giới biển)
=> Đặt ra giữa những QG có sự
chồng lấn các vùng biển này.
b) Nguyên tắc cơ bản trong
phân định biển
- (1) Nguyên tắc thỏa thuận
- (2) Nguyên tắc công bằng
4.1.2. Phân định lãnh hải
-(1) Phân định lãnh hải trong
trường hợp có sự chồng lấn/
tiếp giáp lãnh hải giữa các QG
hữu quan
==> CSPL: Điều 15 UNCLOS
=> Nguyên tắc phân định:
Thỏa thuận (ký kết ĐƯQT)
(2). Xác định lãnh hải trong trường hợp
không có sự chồng lấn/ tiếp giáp lãnh hải
giữa các QG
QG ven biển tự xác định phạm vi, giới hạn
của LH phù hợp với các quy định trong
UNCLOS 1982:
(1) Xđịnh ĐCS; (Đ.5,7)
(2) Tuyên bố bề rộng LH (Đ.3)
 Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của
LH chính là biên giới QG trên biển, phân định
các vùng biển thuộc chủ quyền của QG ven
biển (NT, LH) với các vùng biển tiếp liền LH
mà QG đó các có quyền chủ quyền và quyền
tài phán theo UNCLOS 1982 (vùng TGLH,
ĐQKT, TLĐ)
4.1.3. Phân định đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa
(1). Phân định ĐQKT, TLĐ trong
trường hợp có sự chồng lấn ĐQKT,
TLĐ giữa các QG hữu quan
 CSPL và nguyên tắc phân định
CSPL:
- Điều 74 UNCLOS (ĐQKT)
- Điều 83 UNCLOS (TLĐ)
 Thỏa thuận (ký ĐƯQT)
(2) Xác định ranh giới ĐQKT, TLĐ của
QG khi không có sự chồng lấn
 Do QG ven biển tự xác định phù hợp với
UNCLOS 1982:
(1) Xác định ĐCS (Đ.5, 7);
(2) Tuyên bố bề rộng của ĐQKT, TLĐ (Đ.57;
Đ.76)
4.1.4. Thực trạng phân định biển
giữa Việt Nam với các nước
(1). Việt Nam – Trung Quốc
(2). Việt Nam – Campuchia
(3). Việt Nam – Indonesia
(4). Việt Nam – Thái Lan
(5). Việt Nam – Malaysia
4.2. Giải quyết tranh chấp về biển
4.2.1. Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển
và nguồn luật giải quyết tranh chấp về biển
a)Khái niệm
tranh chấp
về biển
K/n:
Tranh chấp về biển là những đòi hỏi đối lập nhau
về yêu sách, quyền, nghĩa vụ giữa các quốc
gia liên quan đến biển.
b) Phân loại tranh chấp biển
• (i) Tranh chấp
về phân định
các vùng
biển;
• (ii) Tranh chấp
về chủ quyền
đối với các
vùng biển và
các thực thể
địa lý tự nhiên
ở biển;
• (iii) Tranh chấp
về việc thực thi
chủ quyền,
quyền chủ
quyền, quyền
tài phán trong
các vùng biển...
c) Nguồn luật giải quyết tranh chấp
về biển
• ĐƯQT đa
phương;
- ĐƯQT song phương;
..HIỆP ĐỊNH VN-TQ 2000.docx
- Tập quán quốc tế;
- Các văn kiện pháp lý-chính trị quốc
tế.
..DECLARATION ON THE CONDUCT
OF PARTIES IN THE SOUTH.docx
4.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh
chấp về biển
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng các biện pháp hòa bình.
(Đ 2 k3 và chương VI Hiến chương LHQ, Tuyên
bố của ĐHĐ LHQ về các ng.tắc của LQT năm
1970…)
4.2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo
UNCLOS 1982
 Cơ sở pháp lý:
Phần thứ XV và các phụ lục V, VI, VII và VIII
của UNCLOS 1982.
• Phạm vi áp dụng (Đ.288):
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải
thích và áp dụng UNCLOS 1982.
• Chủ thể áp dụng:
Tất cả các QG thành viên của UNCLOS 1982
đều là thành viên của cơ chế giải quyết tranh
chấp này.
4.2.3. 1. Các quy định chung về giải
quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982
Các quy định chung có tính
nguyên tắc:
• Điều 279 (đọc)
• Điều 280 (đọc)
• Điều 281 (đọc)
• Điều 282 (đọc)
4.2.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp (thủ tục) ngoại giao
A). Đàm phán
• Điều 283: « Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao
đổi về quan điểm » (đàm phán)
(đọc)
B). Hòa giải
- Điều 284 «Việc hòa giải»
(đọc)
- Phụ lục V: (Hòa giải) (đọc)
 Trình tự áp dụng các biện pháp (thủ tục) giải
quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982
• Điều 286 (đọc):
Biện pháp ngoại giao (1) ==> Biện pháp tài phán
(2)
4.2.3. 3. Giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp (thủ tục) tài phán
 Các cơ quan/ thủ tục có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp mà các bên
tranh chấp có quyền lựa chọn:
• Điều 287: “Việc lựa chọn cơ quan/thủ tục”
(đọc)
(Khoản 1)
 Nguyên tắc xác định cơ quan/ thủ tục tài
phán có thẩm quyền giải quyết một vụ tranh
chấp cụ thể:
- CSPL: Điều 287 khoản 3, 4, 5 (đọc)
 Các giới hạn áp dụng các thủ tục tài
phán để giải quyết tranh chấp
• Điều 297
(Đọc)
Các ngoại lệ không bắt buộc áp dụng các thủ
tục tài phán để giải quyết tranh chấp:
• Điều 298
(Đọc)
PHẦN III
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích nguyên tắc “có đất mới có biển”.
2. Phân tích nguyên tắc tự do biển cả.
3. Phân tích nguyên tắc công bằng trong luật biển.
4. Phân tích nguyên tắc bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển.
5. Phân tích nguyên tắc đáy đại dương là di sản chung
của nhân loại.
6. Nêu khái niệm, cách xác định đường cơ sở và phân tích ý
nghĩa của việc xác định đường cơ sở.
7. Phân tích cách xác định đường cơ sở và thực trạng đường
cơ sở của Việt Nam.
8. So sánh tính chất chủ quyền của quốc gia đối với nội thủy
và lãnh hải.
9. So sánh chế độ pháp lý của nội thủy với vùng nước quần
đảo.
10. Phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu
thuyền nước ngoài ở nội thủy theo UNCLOS 1982 và liên hệ,
so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam.
11. Phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu
thuyền nước ngoài ở lãnh hải theo UNCLOS 1982 và liên hệ,
so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam.
12. Phân tích quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải theo
UNCLOS 1982 và giải thích quy định tại Điều 14 khoản 1
Luật Biển Việt Nam 2012.
13. Phân tích quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982
và so sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế với lãnh hải.
14. Nêu cách xác định bề rộng của thềm lục địa theo UNCLOS 1982 và hãy
cho biết nước ngoài có quyền gì ở thềm lục địa của quốc gia ven biển hay
không?.
15. Nêu khái niệm, chế độ pháp lý của Biển quốc tế.
16. Phân tích các khía cạnh sau đây về quyền truy đuổi trên biển tế: Thời điểm
phát sinh? Địa điểm phát sinh? Phương tiện truy đuổi? Chấm dứt việc truy
đuổi?.
17. Hoạt động của tàu và phương tiện bay quân sự trên biển quốc tế có ý nghĩa
gì?.
18. Nêu khái niệm và chế độ pháp lý của Vùng.
19. Nêu và phân tích các nguyên tắc cơ bản về phân định biển.
20. Phân tích thực trạng phân định biển của Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực biển Đông.
21. Phân tích khái niệm và phân loại tranh chấp biển và hãy cho biết các tranh
chấp biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp.
22. Nêu các biện pháp giải quyết tranh chấp biển theo UNCLOS 1982.
23. Phân tích điều kiện để áp dụng các cơ quan/ thủ tục giải quyết tranh chấp
nêu tại Điều 287 khoản 1 UNCLOS.
24. Phân tích khả năng vận dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp theo
UNCLOS 1982 của Việt Nam để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông mà
Việt Nam là một bên tranh chấp.
B. BÀI TẬP
• BT 1: Cho các tình huống sau đây:
a) Có một tàu vận tải hành khách của Úc đi vào vùng nội thủy của Việt
Nam để đến một cảng biển của Việt Nam. Hỏi: Tàu này có cần phải xin
phép để đi vào nội thủy của Việt Nam không?, tại sao?.
b) Có một tàu chở hàng của Anh đi vào vùng nội thủy của Việt Nam.
Hỏi: Tàu này có cần phải treo cờ Việt Nam khi đi vào vùng nội thủy
của Việt Nam không?, tại sao?.
c) Có một tàu vận tải hành khách của Ấn Độ trong thời gian neo đậu tại
một cảng biển của Việt Nam thì trên tàu xảy ra một vụ việc hình sự.
Hỏi: Thẩm quyền giải quyết vụ việc này?.
• BT2: Cho các tình huống sau đây:
a) Trong khi tuần tra, kiểm soát trên biển, cảnh sát biển của nước X đã
dừng các tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải của nước X để yêu cầu
các tàu này xuất trình giấy phép về việc đi qua lãnh hải nước X. Anh
chị hãy bình luận về sự việc này.
b). Có một tàu chở hàng của Trung Quốc dừng lại và thực hiện việc
bốc, dỡ hàng hóa từ tàu này sang tàu khác trong hành trình đi qua lãnh
hải của Việt Nam. Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?.
c). Có một vụ việc hình sự xảy ra trên một chiếc tàu chở khách của
Panama khi đi qua lãnh hải Việt Nam mà không vào nội thủy Việt Nam.
Hỏi: Thẩm quyền giải quyết vụ việc này?.
• BT 3: Cho tình huống sau đây:
a) Trong quá trình tuần tra trên biển, cảnh sát
biển của Việt Nam phát hiện một tàu quân sự
nước ngoài cho tàu bay cách và hạ cánh
xuống tàu tại vị trí vùng biển cách đường cơ
sở của Việt Nam 10 hải lý. Hỏi: Hành vi này có
hợp pháp không?, tại sao?.
b) Biện pháp xử lý mà cảnh sát biển Việt Nam
có thể áp dụng trong tình huống này?, nêu
căn cứ pháp luật.
• BT 4: Cho các tình huống sau đây:
Trong quá trình tuần tra trên biển, cảnh sát biển của
Việt Nam phát hiện:
a) Một tàu ngầm của nước ngoài đi qua vùng biển
cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý ở trạng
thái đi chìm dưới mặt nước biển. Hỏi: Hành vi này
của tàu nước ngoài có hợp pháp không?, tại sao?;
b) Một máy bay của nước ngoài hoạt động ở vùng
trời trên vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam
20 hải lý. Hỏi: Hành vi của máy bay nước ngoài
trong tình huống này có hợp pháp không?, tại sao?.
• BT 5: Cho các tình huống sau đây:
a) Có một tàu cá của ngư dân Indonesia không thu
cất lưới và ngư cụ vào trong khoang trong khi đi
qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hỏi:
Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?.
b). Có một tàu nước ngoài không treo cờ Việt Nam
khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?.
• BT 6:
Tháng 5/2014, Trung Quốc đã tự ý hạ đặt giàn khoan
Hải Dương 981 cách Đảo Lý Sơn của Việt Nam 119
hải lý. Anh, chị hãy cho biết:
a) Vị trí mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương
981 thuộc phạm vi vùng biển nào của Việt Nam?;
b) Hành động trên đây của Trung Quốc đã xâm phạm
các quyền chủ quyền, quyền tài phán gì của Việt Nam?,
nêu căn cứ pháp luật.
• BT 7:
Trong quá trình tuần tra trên biển, lực lượng kiểm ngư
của Việt Nam phát hiện một tàu cá của nước ngoài đánh
bắt tại vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 40 hải
lý. Khi bị phát hiện, tàu cá này đã không tuân thủ mệnh
lệnh của lực lượng kiểm ngư mà nhanh chóng di chuyển
ra phía biển cả nhằm chạy trốn.
Hỏi: Trong tình huống này, lực lượng kiểm ngư Việt
Nam có thể thực hiện quyền gì?, nêu căn cứ pháp luật.
• BT 8:
Quốc gia A và quốc gia B là hai quốc gia có vị trí địa lý đối diện
nhau qua một vùng biển. Biết rằng, đường cơ sở của hai quốc gia
này cách nhau 200 hải lý và cả hai quốc gia đều tuyên bố bề rộng
các vùng biển của mình ở mức tối đa theo UNCLOS 1982. Hỏi:
a) Ranh giới vùng lãnh hải của hai quốc gia này được xác định
bằng cách thức như thế nào?, nêu căn cứ pháp luật.
b) Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quốc
gia này được xác định bằng cách thức như thế nào?, nêu căn cứ
pháp luật.
• BT 9:
Quốc gia A sau khi hoàn tất việc lắp đặt một giàn khoan khai thác
dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình đã
đưa ra tuyên bố thiết lập một vùng biển xung quanh giàn khoan
này trở ra là 12 hải lý và yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài
không được phép đi qua vùng biển này nhằm bảo đảm an toàn
cho việc bảo vệ và sử dụng giàn khoan.
Anh chị hãy cho biết hành động trên đây của quốc gia A có phù
hợp với pháp luật hay không? tại sao?, nêu căn cứ pháp luật.
• BT 10:
Theo Reuters, ngày 15/12/2016, ở vịnh
Subic, một tàu chiến của Hải quân Trung
Quốc tịch thu một tàu lặn không người lái,
được tàu nghiên cứu hải dương Mỹ triển
khai ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông.
Anh chị hãy bình luận sự việc này dưới góc
độ luật biển.
• BT 11:
Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của
UNCLOS 1982 đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung
Quốc. Anh chị hãy cho biết:
a) Căn cứ pháp luật xác lập thẩm quyền của Tòa Trọng tài
theo Phụ lục VII thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp?;
b) Các vấn đề mà Philippines kiện Trung Quốc?;
c) Các nội dung cơ bản của phán quyết?;
d) Cơ chế thi hành phán quyết?.
• BT 11:
Việt Nam đã và đang có các tranh chấp trên biển với các nước. Trong
đó có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa;
tranh chấp về phân định các vùng biển; tranh chấp về thực thi các
quyền chủ quyền, quyền tài phán trong các vùng biển…tại biển Đông.
Bằng kiến thức về Luật biển đã được học, anh/chị hãy cho biết:
a) Các biện pháp nào có thể được Việt Nam vận dụng để giải quyết
các tranh chấp này?;
b) Phân tích khả năng Việt Nam đưa các tranh chấp này ra giải quyết
tại các cơ quan/ thủ tục tài phán quy định ở Điều 287 khoản 1
UNCLOS 1982.
PHẦN III
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. GIÁO TRÌNH
1. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Công pháp Quốc tế, NXB
Hồng Đức (Chương Luật Biển Quốc tế và chương Lãnh thổ, Biên giới Quốc gia).
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách:
1. Ngô Hữu Phước (2020), Luật Biển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ngô Hữu Phước (Chủ biên), Cẩm nang về giải quyết tranh chấp theo Công ước
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, NXB Hồng Đức, 2017.
3. Vũ Duy Khang (2017), Các văn bản sử dụng học tập môn Pháp luật về lãnh thổ,
biên giới quốc gia và Luật Biển, NXB. Hồng Đức.
3. Lê Mai Anh (2005), Luật biển quốc tế hiện đại, NXB
Lao động-Xã hội.
4. Ban biên giới, Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một
số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Ngoại giao - Ban Biên giới (2002), Sổ tay pháp lý
cho người đi biển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ngô Hữu Phước, Lê Đức Phương (2011), Hỏi đáp về
chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam, NXB Lao động xã hội.
* Bản án, vụ việc:
Đọc, nghiên cứu các bản án, vụ việc liên quan
đến luật biển tại:
1. Nguyễn Hồng Thao (2006), Toà án quốc tế về
Luật biển. NXB Tư pháp, Hà Nội.
2. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 .
3. https://www.icj-cij.org
4. https://www.itlos.org
* Tạp chí:
1. Nguyễn Bá Diến, Vấn đề phân định biển trong Luật Biển quốc tế hiện đại, Tạp
chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế-Luật số 01/2007.
2. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài theo phụ lục
VII - Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tạp chí
nghiên cứu Lập pháp, 2015, Số 17.
3. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo công ước quốc tế
của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, 2013
* Tài liệu nước ngoài:
E.D. Brown, The International Law of the Sea, Vol. I: Introductory Manual
(Aldershot: Dartmouth, 1994).
III. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
3.1 Văn bản pháp luật Việt Nam
1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
2. Luật Biển Việt Nam năm 2012
3. Luật Biên giới quốc gia năm 2003
4. Bộ Luật Hàng hải năm 2006
5. Luật Thủy sản năm 2017
6. Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước
ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7. Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về qui chế hoạt động của tàu nước
ngoài trên các vùng biển của CHXHCN Việt Nam.
8. Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25-7-2006 về quản
lý cảng biển và luồng hàng hải.
9. Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của
người, phương tiện trong khu vực biên giới biển.
10. Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt
Nam
11. Nghị định số 140/2004 NĐ/CP ngày 25/6/2004 của
Chính phủ qui định chi tiết một số điều của luật Biên
giới quốc gia.
12. Nghị định 169/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
13. Nghị định số 41/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2001 ban hành quy chế
phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát biển
và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục
địa của nước CHXHCN Việt Nam.
14. Tuyên bố về vùng trời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 5-6-1984.
15. Tuyên bố về đường cơ sở của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ngày 12-11-1982.
16. Tuyên bố về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977.
3.2 Văn bản pháp luật quốc tế
1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
2. Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà
nhân dân Campuchia năm 1982.
3. Bản ghi nhớ Việt Nam - Malaysia về thiết lập chế độ khai thác chung ở vùng chồng
lấn năm 1992.
4. Hiệp định phân định ranh giới biển Việt Nam - Thái Lan năm 1997.
5. Hiệp định phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vịnh Bắc Bộ và
Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa ngày 26-12-2000.
6. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà
Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa năm 2003.
7. Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
• * Website
• http://www.un.org
• http://www.icj-cij.org
• http://www.itlos.org/
• http://www.isa.org.jm
• http://www.pca-cpa.org
• http://www.mofa.gov.vn
• http://www.biengioilanhtho.gov.vn
• https://biendao.vnanet.vn/
BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Người biên soạn
PT. BỘ MÔN
ThS. Hà Thị Hạnh ThS. Lê Đức Phương

More Related Content

Similar to LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx

Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocHung Nguyen
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt NamNguyễn Hậu
 
Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Buiyen1993
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Hung Nguyen
 
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Hung Nguyen
 
Bien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptxBien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptx30PhanThThoVy
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongHieu Dang
 

Similar to LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx (20)

Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
EEZ
EEZEEZ
EEZ
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005
 
Cơ sở lý luận khoa học quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo.docx
Cơ sở lý luận khoa học quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo.docxCơ sở lý luận khoa học quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo.docx
Cơ sở lý luận khoa học quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo.docx
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
 
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
 
Bien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptxBien dao va quan dao.pptx
Bien dao va quan dao.pptx
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
CƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HÀNG HẢI.docx
CƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HÀNG HẢI.docxCƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HÀNG HẢI.docx
CƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HÀNG HẢI.docx
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
 

LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx

  • 1. TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN LUẬT BIỂN
  • 2. PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: LUẬT BIỂN 2. Số tín chỉ: 02 tín chỉ 3. Mục tiêu môn học 3.1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm, nguồn, các nguyên tắc cơ bản của Luật biển; - Xác định được các vùng biển và quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và pháp luật về biển của Việt Nam; - Nắm được những vấn đề pháp lí cơ bản về phân định biển; - Hiểu được cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS 1982.
  • 3. 3.2. Về kĩ năng - Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, tài liệu về các vấn đề liên quan đến Luật biển; - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và bình luận các vấn đề về Luật biển; - Hình thành và phát triển kĩ năng so sánh trong quá trình tìm hiểu về các vấn đề của Luật biển quốc tế với pháp luật về biển của Việt Nam.
  • 4. 3.3. Về thái độ - Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về Luật biển; - Chủ động vận dụng kiến thức đã học để đánh giá và nhìn nhận đúng đắn các vấn đề liên quan đến hoạch định, quản lý, khai thác, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
  • 5. 4. Phương pháp giảng dạy Vận dụng tổng hợp các phương pháp: Thuyết giảng; Hỏi đáp; Thảo luận; Làm việc nhóm; Tình huống. 5. Phương pháp đánh giá Kết quả học tập của sinh viên sẽ được đánh giá điểm bằng hình thức: (bài kiểm tra cá nhân + bài kiểm tra nhóm) + bài thi hết môn, cụ thể: - 01 bài kiểm tra cá nhân và 01 bài kiểm tra nhóm: Điểm bài kiểm tra cá nhân và bài kiểm tra nhóm (gọi là điểm bộ phận) sẽ được cộng lại bằng 30% tổng số điểm của môn học; - 01 bài thi kết thúc môn học với tỷ lệ điểm được tính bằng 70%; - Kết quả cuối cùng của môn học là điểm trung bình chung của điểm bộ phận + điểm bài thi hết môn. 6. Nội dung chi tiết môn học:
  • 6. 3/15/2024 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN Chương 2. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA Chương 3. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN , QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA VÀ BIỂN QUỐC TẾ, ĐÁY ĐẠI DƯƠNG Chương 4. PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
  • 7. 3/15/2024 Chương I KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN 1.1. Khái niệm về Luật biển  Khái niệm “biển”?
  • 8.  Khái niệm Luật biển: Luật biển là một ngành luật bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý biển.
  • 9. ==> K/n Luật Biển: • Luật Biển quốc tế: Là một ngành luật trong hệ thống LQT, bao gồm các nguyên tắc và quy phạm PL do các Quốc gia thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các Quốc gia phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý biển (như quan hệ giữa các QG về phân định các vùng biển/khai thác tài nguyên biển/giao thông hàng hải/xây dựng các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo trên biển/tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển...)
  • 10. • Luật Biển quốc gia: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Quốc gia, bao gồm các nguyên tắc và quy phạm PL do cơ quan có thẩm quyền của từng Quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý biển (như quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân về hoạch định các vùng biển/hoạt động trong các vùng biển/ phát triển kinh tế biển/ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên biển...)
  • 11. 1.2. Nguồn của Luật Biển 1.2.1. Nguồn của Luật biển quốc tế  Tập quán quốc tế  Điều ước quốc tế
  • 12. 1.2.1.1. Tập quán quốc tế • K/n: Tập quán quốc tế (international custom) về biển là các quy tắc xử sự chung, được hình thành từ thực tiễn, được các quốc gia thừa nhận rộng rãi và mang tính ràng buộc các quốc gia tuân thủ, thực hiện.
  • 13.  Một số Tập quán quốc tế về biển điển hình:
  • 14. 1.2.1.2. Điều ước quốc tế • K/n: Điều ước quốc tế (International treaty) về biển là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các quốc gia nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia về biển. (Xem thêm Công ước Vienna 1969 về luật ĐƯQT)
  • 15. Một số điều ước quốc tế về biển điển hình: + ĐỨ QT đa phương + ĐỨ QT song phương
  • 16. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (1982)
  • 17.  Điều ước quốc tế song phương • E:CÔNG PHÁP QUỐC TẾBÀI LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QG TRONG LQTVN-TQHiệp định giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải.docx • E:CÔNG PHÁP QUỐC TẾBÀI LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QG TRONG LQTVN-THÁI LANhiệp định phân định TLĐ VN-THAI LAN.pdf
  • 18. • Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật biển quốc tế • K/n: Các phương tiện bổ trợ nguồn luật biển quốc tế không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật mang tính ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia nhưng góp phần làm sáng tỏ nội dung các QPPL về biển, là cơ sở hình thành các QPPL về biển.
  • 19. Gồm: Phán quyết của Tòa án/Trọng tài quốc tế (I) Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ (II) Học thuyết của các chuyên gia nổi tiếng (III)
  • 20. 1.2.2. Nguồn của luật biển quốc gia • Các vbqppl về biển
  • 21. 3/15/2024 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật biển
  • 22. 1.3.1. Nguyên tắc có đất mới có biển  Nội dung nguyên tắc: Chỉ có QG nào có đất liền (đất lục địa) tiếp giáp với biển hoặc QG có các đảo và quần đảo thì QG đó mới được quyền thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền QG (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền QG (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa).
  • 23.
  • 24.
  • 25. 1.3.2 Nguyên tắc tự do biển cả  Nội dung nguyên tắc: Biển cả (biển quốc tế) được để ngỏ cho tất cả các QG, có biển hay không có biển được tự do, bình đẳng khai thác, sử dụng vào các mục đích hòa bình.
  • 26. CSPL: Chương VII UNCLOS  Các quyền tự do trên biển cả bao gồm: (Đ.87) + Tự do hàng hải; + Tự do hàng không; + Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI; + Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI; + Tự do đánh bắt hải sản; + Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần VIII.
  • 27. 1.3.3. Nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển  Nội dung nguyên tắc: Tất cả các quốc gia có biển, không có biển đều phải có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
  • 28. CSPL: UNCLOS 1982 Phần XII- Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển…. • Điều 192: “Các QG phải có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển”; • Điều 193: “Các QG có quyền thuộc chủ quyền về khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của mình” 
  • 29. 1.3.4. Nguyên tắc công bằng  Nội dung nguyên tắc Bảo đảm sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các QG đối với các hoạt động trên biển.  Nguyên tắc này thể hiện thông qua nhiều quy định của UNCLOS: + Quyền của quốc gia ven biển… + Quyền của quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý… + Quyền của mọi quốc gia… + Phân định biển giữa các quốc gia…
  • 30. 1.3.5. Nguyên tắc Vùng (đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại Nội dung nguyên tắc: Đáy và lòng đất dưới đáy biển quốc tế là của tất cả quốc gia, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một QG hay tổ chức quốc tế nào.
  • 31.  CSPL: UNCLOS Phần XI-Vùng (Đ.136-Đ.142) • « ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người ». • « ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó 1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
  • 32. 2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực. 3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.
  • 33. Chương 2: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA
  • 35. 2.1.1. Khái niệm  Nội thủy (Internal Waters) là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển. (Điều 8, k1 UNCLOS 1982)
  • 36. Nội thủy của nước CHXHCN VN • Luật Biển Việt Nam 2012, Điều 9: “Nội thuỷ: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”. (Xem thêm Điều 7 Luật BGQG 2003)
  • 37. • Một phần nội thủy của Việt Nam
  • 38. 2.1.2. Các phương pháp xác định đường cơ sở
  • 39. K/n Đường cơ sở:  Đường cơ sở (Baseline) là hệ thống các mốc tọa độ trên biển do QG ven biển đơn phương xác định để giới hạn chiều rộng của nội thủy và làm cơ sở xác định chiều rộng các vùng biển khác theo UNCLOS 1982.
  • 40.  Các phương pháp xác định ĐCS: 1. Phương pháp ĐCS thông thường 2. Phương pháp ĐCS thẳng
  • 41. 1. Phương pháp ĐCS thông thường (Điều 5 UNCLOS) • Điều kiện áp dụng: AD đối với các QG có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất thể hiện rõ ràng. • Cách xác định: Căn cứ vào mực nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển để QG xác định và tuyên bố các điểm, tọa độ đó làm ĐCS của mình.
  • 42.
  • 43. 2. Phương pháp đường cơ sở thẳng (Điều 7 UNCLOS) • Điều kiện áp dụng: Bờ biển của QG phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển (khoản 1, Điều 7); - Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác...(khoản 2, Điều 7).
  • 44. • Cách xác định: ĐCS thẳng được xác định là đường thẳng gãy khúc nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau.
  • 45.
  • 46.  Vấn đề kết hợp các phương pháp vạch ĐCS:
  • 47.  “ĐIỀU 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở QG ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên”.
  • 48.  Liên hệ Đường cơ sở của VN Luật Biển VN 2012, Điều 8. Xác định đường cơ sở: “ĐCS dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố ĐCS ở những khu vực chưa có ĐCS sau khi được UBTVQH phê chuẩn”. (Xem thêm Khoản 1 Điều 4 Luật BGQG 2003 (Về ĐCS).
  • 49. • ĐCS của VN theo Tuyên bố về ĐCS ngày 11-12-1982
  • 50.  ĐCS của QG quần đảo  Điều 46 UNCLOS « ĐIỀU 46. Sử dụng các thuật ngữ Trong công ước: a) “Quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa. b) “Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử ».
  • 51. ĐIỀU 47. Đường cơ sở quần đảo (Đọc)
  • 52. 2.1.2. Quy chế pháp lý của nội thủy  Căn cứ Pháp lý QT:  Điều 2 UNCLOS: “…Chủ quyền của QG ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một QG quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải…”
  • 53. Luật biển VN 2012: • Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
  • 54.  Một số kết luận:  Tính chất chủ quyền: Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ QG, tại đó QG ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như trên đất liền.
  • 55. Phạm vi chủ quyền: Chủ quyền của QG ven biển bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.
  • 56. Cơ sở pháp luật để thực thi chủ quyền Chủ quyền và quyền tài phán của QG ven biển trong vùng nội thủy được quy định chủ yếu trong pháp luật từng QG.
  • 57. Lưu ý: Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của QG. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 8 của Công ước 1982 cũng quy định có những vùng nội thủy mà tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại mà không cần xin phép. Đó là các vùng biển mà trước đây chưa được coi là nội thủy, nay do phương pháp vạch ĐCS thẳng mà trở thành vùng nội thủy của QG ven biển. Quy định này vừa bảo đảm chủ quyền của QG ven biển, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tàu thuyền nước ngoài khi được qua lại vô hại trên vùng biển đó.
  • 58.  Về chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo (Đ.49 UNCLOS)
  • 59. 2.2. LÃNH HẢI 2.1.1. Khái niệm Lãnh hải (Territorial Sea) là vùng biển nằm tiếp liền và phía ngoài nội thủy, có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra. (Điều 3, 4 UNCLOS 1982)
  • 60.
  • 61.  Lãnh hải Việt Nam • Luật Biển VN 2012, “Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới QG trên biển của Việt Nam”.
  • 62.  Một phần Lãnh hải VN
  • 63. Sơ đồ phân định Vịnh Bắc bộ theo Hiệp định 2000
  • 64. 2.2.2 Quy chế pháp lý của lãnh hải  Cơ sở pháp lý: UNCLOS 1982, “Điều 2: Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất dưới đáy của lãnh hải: Chủ quyền của QG ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một QG quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải.
  • 65. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên LH, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Chủ quyền ở LH được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật QT quy định”.
  • 66.  Lãnh hải và Nội thủy là hai vùng biển thuộc chủ quyền của QG ven biển, do vậy, chủ quyền của QG đối với Lãnh hải cũng tương tự như chủ quyền của QG ven biển đối với Nội thủy (Xem phần Nội thủy)
  • 67.  Điểm khác biệt về chủ quyền của QG ven biển đối với LH so với NT là việc QG ven biển phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo các quy định của UNCLOS 1982.
  • 68. • Về Quyền đi qua không gây hại (Right to innocent passage) của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của QG ven biển (Xem Điều 17-18-19 UNCLOS)
  • 69.  Quy chế pháp lý của Lãnh hải Việt Nam • Luật Biển VN 2012. “Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
  • 70. 2. Tàu thuyền của tất cả các QG được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN VN là thành viên.
  • 71. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước CHXHCN VN là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam”.
  • 72.  Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong LH của mình
  • 73. Theo UNCLOS 1982, có thể phân chia tàu biển thành 2 loại: 1. Tàu chiến và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại. 2. Tàu thương mại (bao gồm tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại và tàu thương mại của tư nhân).
  • 74.  Quyền tài phán của QG ven biển khi tàu thuyền nước ngoài “đi qua có hại” trong lãnh hải của QG ven biển
  • 75. Xem • Điều 17-18-19-25 UNCLOS 1982 • Luật Biển VN 2012 (Điều 12, 23, 24…) • Nghị định 162/2013 • Nghị định 75/2015
  • 76.  Quyền tài phán của QG ven biển đối với tàu chiến và tàu nhà nước phi thương mại của nước ngoài hoạt động trong LH của mình Loại tàu này được hưởng quyền miễn trừ tài phán và theo đó QG ven biển sẽ áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp theo Đ 30, Đ 31, Đ 32 Tiểu mục C UNCLOS 1982. (Đọc)
  • 77.  Quyền tài phán của QG ven biển đối với tàu thương mại của nước ngoài trong LH của mình QG ven biển có quyền tài phán đối với tàu thương mại nước ngoài theo quy định tại Đ.27; Đ.28 Tiểu mục B UNCLOS 1982:
  • 78.  Quyền tài phán về mặt hình sự Điều 27: Quyền tài phán hình sự ở trên một con tàu TM nước ngoài. (đọc) (XEM THÊM ĐIỀU 30 LBVN 2012)
  • 79. Quyền tài phán về mặt dân sự: Điều 28: Quyền tài phán dân sự đối với các tàu thuyền (TM) nước ngoài. (đọc) (XEM THÊM ĐIỀU 31 LBVN 2012)
  • 80. Chương 3: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA VÀ BIỂN QUỐC TẾ, ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
  • 81. 3.1. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia 1. Vùng tiếp giáp lãnh hải 2. Vùng đặc quyền kinh tế 3. Thềm lục địa
  • 82. 3.1.1. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI
  • 83. 3.1.1.1. Khái niệm Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra. (Đ 33 k2 UNCLOS 1982)
  • 84. Vùng Tiếp giáp lãnh hải của VN: • Điều 13 Luật Biển 2012. “Vùng tiếp giáp lãnh hải “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải”.
  • 85. • Một phần vùng TGLH của VN
  • 86. 3.1.1.2. Quy chế pháp lý của vùng TGLH  Điều 33 UNCLOS 1982, “Vùng tiếp giáp: 1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, QG ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm: Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khoá, y tế, hay nhập cư trên lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình. Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trong lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình”.
  • 87. Về quyền tài phán của QG ven biển: - Ngăn ngừa và xử lý những vi phạm đối với các luật và quy định của QG ven biển về: (1) hải quan; (2) thuế; (3) y tế; (4) nhập cư xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
  • 88.  Về quyền chủ quyền, quyền tài phán khác của QG ven biển trong vùng TGLH: TGLH là một bộ phận của vùng ĐQKT, vì vậy, QG ven biển cũng có các quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng TGLH tương tự ở vùng ĐQKT. (Xem Đ.56 UNCLOS, Đ.14K1 Luật Biển VN)
  • 89.  Luật Biển VN 2012: • Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán QG và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
  • 90. 3.2. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ
  • 91. 3.2.1. Khái niệm  “Vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zone) là vùng biển nằm tiếp liền phía ngoài lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra. (Điều 55, 57 UNCLOS 1982)
  • 92. Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam • Luật Biển VN 2012 “Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.
  • 93. • Một phần vùng ĐQKT của VN
  • 94.
  • 95. 3.2.2. Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của QG ven biển và các quyền tự do của các QG khác do các quy định của Công ước điều chỉnh”. (ĐIỀU 55 UNCLOS 1982)
  • 96. 3.2.2.1. Quyền chủ quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của Quốc gia ven biển trong vùng ĐQKT của mình  UNCLOS 1982 “Điều 56: Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của QG ven biển trong vùng ĐQKT”. (đọc)
  • 97. • “1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, QG ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền (sovereign rights) về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”. 
  • 98.  Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền chủ quyền của QG ven biển đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng ĐQKT • “ĐIỀU 73. Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển 1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.
  • 99. • 2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này. • 3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác. • 4. Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó”.
  • 100. “b) Quyền tài phán (jurisdiction) theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
  • 101. ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
  • 102. iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
  • 103. (…Điều 56 –tiếp…) c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định. 2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, QG ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các QG khác và hành động phù hợp với Công ước. 3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng Phần VI.”
  • 104.  Nghĩa vụ của QG ven biển trong vùng ĐQKT của mình  Nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm các quyền của các QG khác trong vùng ĐQKT của mình mà UNCLOS quy định (Vd: Quyền tự do hàng hải/Tự do hàng không/Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm) (Điều 56 khoản 1c và 2; Điều 58)  Nghĩa vụ bảo tồn các nguồn lợi sinh vật (Điều 61)  Nghĩa vụ bảo đảm quyền của các quốc gia không có biển (Điều 69); Quyền của các QG bất lợi về mặt địa lý (Điều 70)  ...
  • 105.  3.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Quốc gia khác trong vùng ĐQKT của QG ven biển - CSPL: Điều 58 UNCLOS (đọc)
  • 106. “ĐIỀU 58. Các quyền và các nghĩa vụ của các QG khác trong vùng đặc quyền về kinh tế” • “1. Trong vùng ĐQKT, tất cả các QG, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
  • 107. • “2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này”.
  • 108. • “3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các QG phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của QG ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà QG ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
  • 109.  Các quyền tự do mà nước ngoài được thực hiện trong vùng ĐQKT của QG ven biển: 1. Tự do hàng hải 2. Tự do hàng không 3. Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm (IF…)
  • 110.  Quyền khai thác số dư tài nguyên sinh vật trong vùng ĐQKT của QG ven biển • CSPL: + Điều 62 khoản 2 (QGVB xác định có số dư --> cho phép QG khác tham gia đánh bắt thông qua điều ước quốc tế, ưu tiên cho QG không có biển (Đ.69) và quốc gia bất lợi về mặt địa lý (Đ.70) trong cùng khu vực.
  • 111. Liên hệ Quy chế pháp lý của vùng ĐQKT của VN •Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 (đọc)
  • 112. 3.3. THỀM LỤC ĐỊA
  • 113. 3.3.1. Khái niệm  Thềm lục địa (Continental Shelf) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của QG ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của QG đó cho đến một giới hạn nhất định tính từ đường cơ sở theo quy định của UNCLOS. (UNCLOS, Điều 76: “Định nghĩa thềm lục địa”)
  • 114. 3.3.2 Cách xác định bề rộng Thềm lục địa • Theo Điều 76 UNCLOS 1982, chiều rộng của TLĐ có thể được xác lập theo hai giới hạn sau đây: Thứ nhất, nếu TLĐ của QG ven biển có chiều rộng hẹp hơn hoặc bằng 200 hải lý tính từ ĐCS thì QG ven biển tuyên bố TLĐ của mình rộng 200 hải lý;
  • 115. Thứ hai, nếu TLĐ của QG ven biển rộng hơn 200 hải lý tính từ ĐCS đến bờ ngoài của rìa lục địa thì chiều rộng TLĐ không vượt quá 350 hải lý hoặc bằng 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m (K5 Đ 76).
  • 116. Thềm lục địa của Việt Nam • Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 (đọc) • Điều 4 khoản 4 Luật Biên giới quốc gia 2003
  • 117. 3.3.3 Quy chế pháp lý của thềm lục địa 3.3.3.1. Quyền chủ quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của QG ven biển đối với TLĐ của mình
  • 118.  Theo Điều 77 UNCLOS 1982: “1. QG ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. 2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu QG ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các QG đó. 3. Các quyền của QG ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào...”
  • 119. Quyền xây dựng, cho phép và quy định thể thức, điều kiện xây dựng, khai thác, sử dụng các đảo nhân tạo (Điều 80)
  • 120. Quyền tài phán đối với dây cáp và ống dẫn được đặt hoặc sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò TLĐ của mình, hoặc của việc khai thác các đảo nhân tạo, các thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của QG này. (Đ.79, K.4).
  • 121. Quyền tài phán về việc khoan ở TLĐ (Đ.81); Quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (Đ79 K2); Quyền đào đường hầm ở TLĐ (Đ. 85)
  • 122. Nghĩa vụ của QG ven biển trong TLĐ của mình:  Điều 78, 79, 82 UNCLOS. (Đọc)
  • 123. 3.3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các QG khác đối với TLĐ của QG ven biển • ==> Điều 79 UNCLOS (đọc)
  • 124. ĐIỀU 79. Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa • 1. Tất cả các QG có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng điều này. • 2. Trong điều kiện thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và ngăn chặn, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, QG ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn và dây cáp đó. • 3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của QG ven biển.
  • 125. • 4. Không một quy định nào ở phần này đụng chạm đến quyền của QG ven biển đặt ra các điều kiện đối với các đường dây cáp hay các đường ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như, không đụng chạm đến quyền tài phán của QG này đối với dây và ống dẫn được đặt, hoặc sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò TLĐ của mình hay việc khai khác tài nguyên thiên nhiên của mình, hoặc của việc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của QG này. • 5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các QG phải tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt trước. Đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó.
  • 126. Liên hệ quy chế pháp lý Thềm lục địa của VN • Điều 18 Luật Biển VN 2012 (đọc)
  • 127. Lưu ý: • 1) Vùng tiếp giáp lãnh hải/ đặc quyền kinh tế/thềm lục địa của QUỐC GIA QUẦN ĐẢO: -Liên hệ: Phần IV “Các Quốc gia Quần đảo” UNCLOS. • 2) Vùng tiếp giáp lãnh hải/ đặc quyền kinh tế/thềm lục địa của ĐẢO: - Liên hệ: Phần VIII “Chế độ các đảo” (Điều 121) UNCLOS.
  • 128. 3.2. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
  • 129. 3.2.1. Biển quốc tế 3.2.1.1. Khái niệm Biển quốc tế (Biển cả) là những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, nội thuỷ của một QG nào cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của QG quần đảo. (Trích phần VII, mục 1, Điều 86, UNCLOS 1982)
  • 130. 3.2.1.2. Quy chế pháp lý của biển quốc tế  Nguyên tắc tự do biển cả (Đ.87 UNCLOS) BQT được để ngỏ cho tất cả các QG có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển.
  • 131. Các quyền tự do trên biển cả (Đ 87 UNCLOS) bao gồm: + Tự do hàng hải; + Tự do hàng không; + Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI; + Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI; + Tự do đánh bắt hải sản; + Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần VIII.
  • 132.  Tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với biển cả “ĐIỀU 89. Tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với biển cả Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình.”
  • 133.  Nguyên tắc sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình (Đ.88)  “ĐIỀU 88. Sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình Biển cả được sử dụng vào các mục đích hòa bình.”
  • 134.  Quy chế pháp lý của tàu thuyền trên biển quốc tế Nguyên tắc quyền tài phán của nhà nước mà tàu mang quốc tịch Xem: • Đ 91 Quốc tịch của tàu thuyền • Đ 92 Điều kiện pháp lý của tàu thuyền • Đ 94 Các nghĩa vụ của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ • Đ 97 Quyền tài phán hình sự về tai nạn đâm va hoặc về bất cứ sự cố hàng hải nào
  • 135.  Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ của tàu chiến và tàu nhà nước phi thương mại Xem: • Đ 95 Quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả • Đ 96 Quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ quan nhà nước không có tính chất thương mại
  • 136. Các NGHĨA VỤ của các QG trên biển quốc tế (đọc) Đ 100. Nghĩa vụ hợp tác để trấn áp nạn cướp biển (Và các nghĩa vụ khác nêu ở các Điều 102; 103; 104; 105; 106; 107…) (đọc)
  • 137. 3.2.2. Đáy đại dương (Vùng)
  • 138. 3.2.2.1. Khái niệm  Đáy biển quốc tế (Vùng-Zone) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn thẩm quyền tài phán của quốc gia. (Điều 1 khoản 1 và phần XI UNCLOS 1982).
  • 139. 3.2.2.2. Quy chế pháp lý của đáy biển quốc tế •Căn cứ pháp lý: Phần XI UNCLOS (Từ Điều 136 đến Điều 191).
  • 140. Nguyên tắc “Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người” (Điều 136 UNCLOS). • « ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người ». (?)
  • 141.  ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó 1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
  • 142. 2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.
  • 143. 3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.
  • 144. ĐIỀU 140. Lợi ích của loài người 1. Các hoạt động trong vùng được tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng trong phần này, là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng.
  • 145. • 2. Cơ quan quyền lực bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong Vùng qua một bộ máy thích hợp theo đúng Điều 160 khoản 2, điểm f, điểm nhỏ i, đem lại.
  • 146. • Mục 4 CƠ QUAN QUYỀN LỰC (Từ ĐIỀU 156 đến ĐIỀU 185)
  • 147.  Nguyên tắc sử dụng Vùng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình • “ĐIỀU 141. Sử dụng vùng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử và không phương hại đến các điều quy định khác của phần này”.
  • 148. Chương 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
  • 149. 4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển 4.1.1. Khái niệm và nguyên tắc phân định biển a)Khái niệm phân định biển
  • 150. K/n: Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng biển giữa các Quốc gia hữu quan.
  • 151.  Phân định biển gồm: - (1) Phân định Lãnh hải (biên giới biển) - (2) Phân định Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa (ranh giới biển) => Đặt ra giữa những QG có sự chồng lấn các vùng biển này.
  • 152. b) Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển - (1) Nguyên tắc thỏa thuận - (2) Nguyên tắc công bằng
  • 153. 4.1.2. Phân định lãnh hải
  • 154. -(1) Phân định lãnh hải trong trường hợp có sự chồng lấn/ tiếp giáp lãnh hải giữa các QG hữu quan ==> CSPL: Điều 15 UNCLOS => Nguyên tắc phân định: Thỏa thuận (ký kết ĐƯQT)
  • 155.
  • 156. (2). Xác định lãnh hải trong trường hợp không có sự chồng lấn/ tiếp giáp lãnh hải giữa các QG QG ven biển tự xác định phạm vi, giới hạn của LH phù hợp với các quy định trong UNCLOS 1982: (1) Xđịnh ĐCS; (Đ.5,7) (2) Tuyên bố bề rộng LH (Đ.3)
  • 157.  Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của LH chính là biên giới QG trên biển, phân định các vùng biển thuộc chủ quyền của QG ven biển (NT, LH) với các vùng biển tiếp liền LH mà QG đó các có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982 (vùng TGLH, ĐQKT, TLĐ)
  • 158.
  • 159. 4.1.3. Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
  • 160. (1). Phân định ĐQKT, TLĐ trong trường hợp có sự chồng lấn ĐQKT, TLĐ giữa các QG hữu quan
  • 161.  CSPL và nguyên tắc phân định CSPL: - Điều 74 UNCLOS (ĐQKT) - Điều 83 UNCLOS (TLĐ)  Thỏa thuận (ký ĐƯQT)
  • 162. (2) Xác định ranh giới ĐQKT, TLĐ của QG khi không có sự chồng lấn  Do QG ven biển tự xác định phù hợp với UNCLOS 1982: (1) Xác định ĐCS (Đ.5, 7); (2) Tuyên bố bề rộng của ĐQKT, TLĐ (Đ.57; Đ.76)
  • 163. 4.1.4. Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước
  • 164. (1). Việt Nam – Trung Quốc
  • 165. (2). Việt Nam – Campuchia
  • 166. (3). Việt Nam – Indonesia
  • 167. (4). Việt Nam – Thái Lan
  • 168. (5). Việt Nam – Malaysia
  • 169. 4.2. Giải quyết tranh chấp về biển
  • 170. 4.2.1. Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển và nguồn luật giải quyết tranh chấp về biển a)Khái niệm tranh chấp về biển
  • 171. K/n: Tranh chấp về biển là những đòi hỏi đối lập nhau về yêu sách, quyền, nghĩa vụ giữa các quốc gia liên quan đến biển.
  • 172. b) Phân loại tranh chấp biển • (i) Tranh chấp về phân định các vùng biển;
  • 173. • (ii) Tranh chấp về chủ quyền đối với các vùng biển và các thực thể địa lý tự nhiên ở biển;
  • 174. • (iii) Tranh chấp về việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong các vùng biển...
  • 175. c) Nguồn luật giải quyết tranh chấp về biển • ĐƯQT đa phương;
  • 176. - ĐƯQT song phương; ..HIỆP ĐỊNH VN-TQ 2000.docx - Tập quán quốc tế; - Các văn kiện pháp lý-chính trị quốc tế. ..DECLARATION ON THE CONDUCT OF PARTIES IN THE SOUTH.docx
  • 177. 4.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình. (Đ 2 k3 và chương VI Hiến chương LHQ, Tuyên bố của ĐHĐ LHQ về các ng.tắc của LQT năm 1970…)
  • 178. 4.2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982
  • 179.  Cơ sở pháp lý: Phần thứ XV và các phụ lục V, VI, VII và VIII của UNCLOS 1982.
  • 180. • Phạm vi áp dụng (Đ.288): Giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982. • Chủ thể áp dụng: Tất cả các QG thành viên của UNCLOS 1982 đều là thành viên của cơ chế giải quyết tranh chấp này.
  • 181. 4.2.3. 1. Các quy định chung về giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982
  • 182. Các quy định chung có tính nguyên tắc: • Điều 279 (đọc) • Điều 280 (đọc) • Điều 281 (đọc) • Điều 282 (đọc)
  • 183. 4.2.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp (thủ tục) ngoại giao A). Đàm phán • Điều 283: « Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm » (đàm phán) (đọc)
  • 184. B). Hòa giải - Điều 284 «Việc hòa giải» (đọc) - Phụ lục V: (Hòa giải) (đọc)
  • 185.  Trình tự áp dụng các biện pháp (thủ tục) giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 • Điều 286 (đọc): Biện pháp ngoại giao (1) ==> Biện pháp tài phán (2)
  • 186. 4.2.3. 3. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp (thủ tục) tài phán
  • 187.  Các cơ quan/ thủ tục có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp có quyền lựa chọn: • Điều 287: “Việc lựa chọn cơ quan/thủ tục” (đọc) (Khoản 1)
  • 188.  Nguyên tắc xác định cơ quan/ thủ tục tài phán có thẩm quyền giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể: - CSPL: Điều 287 khoản 3, 4, 5 (đọc)
  • 189.
  • 190.  Các giới hạn áp dụng các thủ tục tài phán để giải quyết tranh chấp • Điều 297 (Đọc) Các ngoại lệ không bắt buộc áp dụng các thủ tục tài phán để giải quyết tranh chấp: • Điều 298 (Đọc)
  • 191. PHẦN III CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Phân tích nguyên tắc “có đất mới có biển”. 2. Phân tích nguyên tắc tự do biển cả. 3. Phân tích nguyên tắc công bằng trong luật biển. 4. Phân tích nguyên tắc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. 5. Phân tích nguyên tắc đáy đại dương là di sản chung của nhân loại.
  • 192. 6. Nêu khái niệm, cách xác định đường cơ sở và phân tích ý nghĩa của việc xác định đường cơ sở. 7. Phân tích cách xác định đường cơ sở và thực trạng đường cơ sở của Việt Nam. 8. So sánh tính chất chủ quyền của quốc gia đối với nội thủy và lãnh hải. 9. So sánh chế độ pháp lý của nội thủy với vùng nước quần đảo.
  • 193. 10. Phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài ở nội thủy theo UNCLOS 1982 và liên hệ, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam. 11. Phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài ở lãnh hải theo UNCLOS 1982 và liên hệ, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam. 12. Phân tích quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải theo UNCLOS 1982 và giải thích quy định tại Điều 14 khoản 1 Luật Biển Việt Nam 2012.
  • 194. 13. Phân tích quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982 và so sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế với lãnh hải. 14. Nêu cách xác định bề rộng của thềm lục địa theo UNCLOS 1982 và hãy cho biết nước ngoài có quyền gì ở thềm lục địa của quốc gia ven biển hay không?. 15. Nêu khái niệm, chế độ pháp lý của Biển quốc tế. 16. Phân tích các khía cạnh sau đây về quyền truy đuổi trên biển tế: Thời điểm phát sinh? Địa điểm phát sinh? Phương tiện truy đuổi? Chấm dứt việc truy đuổi?. 17. Hoạt động của tàu và phương tiện bay quân sự trên biển quốc tế có ý nghĩa gì?. 18. Nêu khái niệm và chế độ pháp lý của Vùng.
  • 195. 19. Nêu và phân tích các nguyên tắc cơ bản về phân định biển. 20. Phân tích thực trạng phân định biển của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực biển Đông. 21. Phân tích khái niệm và phân loại tranh chấp biển và hãy cho biết các tranh chấp biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp. 22. Nêu các biện pháp giải quyết tranh chấp biển theo UNCLOS 1982. 23. Phân tích điều kiện để áp dụng các cơ quan/ thủ tục giải quyết tranh chấp nêu tại Điều 287 khoản 1 UNCLOS. 24. Phân tích khả năng vận dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 của Việt Nam để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông mà Việt Nam là một bên tranh chấp.
  • 196. B. BÀI TẬP • BT 1: Cho các tình huống sau đây: a) Có một tàu vận tải hành khách của Úc đi vào vùng nội thủy của Việt Nam để đến một cảng biển của Việt Nam. Hỏi: Tàu này có cần phải xin phép để đi vào nội thủy của Việt Nam không?, tại sao?. b) Có một tàu chở hàng của Anh đi vào vùng nội thủy của Việt Nam. Hỏi: Tàu này có cần phải treo cờ Việt Nam khi đi vào vùng nội thủy của Việt Nam không?, tại sao?. c) Có một tàu vận tải hành khách của Ấn Độ trong thời gian neo đậu tại một cảng biển của Việt Nam thì trên tàu xảy ra một vụ việc hình sự. Hỏi: Thẩm quyền giải quyết vụ việc này?.
  • 197. • BT2: Cho các tình huống sau đây: a) Trong khi tuần tra, kiểm soát trên biển, cảnh sát biển của nước X đã dừng các tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải của nước X để yêu cầu các tàu này xuất trình giấy phép về việc đi qua lãnh hải nước X. Anh chị hãy bình luận về sự việc này. b). Có một tàu chở hàng của Trung Quốc dừng lại và thực hiện việc bốc, dỡ hàng hóa từ tàu này sang tàu khác trong hành trình đi qua lãnh hải của Việt Nam. Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?. c). Có một vụ việc hình sự xảy ra trên một chiếc tàu chở khách của Panama khi đi qua lãnh hải Việt Nam mà không vào nội thủy Việt Nam. Hỏi: Thẩm quyền giải quyết vụ việc này?.
  • 198. • BT 3: Cho tình huống sau đây: a) Trong quá trình tuần tra trên biển, cảnh sát biển của Việt Nam phát hiện một tàu quân sự nước ngoài cho tàu bay cách và hạ cánh xuống tàu tại vị trí vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 10 hải lý. Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?. b) Biện pháp xử lý mà cảnh sát biển Việt Nam có thể áp dụng trong tình huống này?, nêu căn cứ pháp luật.
  • 199. • BT 4: Cho các tình huống sau đây: Trong quá trình tuần tra trên biển, cảnh sát biển của Việt Nam phát hiện: a) Một tàu ngầm của nước ngoài đi qua vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý ở trạng thái đi chìm dưới mặt nước biển. Hỏi: Hành vi này của tàu nước ngoài có hợp pháp không?, tại sao?; b) Một máy bay của nước ngoài hoạt động ở vùng trời trên vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 20 hải lý. Hỏi: Hành vi của máy bay nước ngoài trong tình huống này có hợp pháp không?, tại sao?.
  • 200. • BT 5: Cho các tình huống sau đây: a) Có một tàu cá của ngư dân Indonesia không thu cất lưới và ngư cụ vào trong khoang trong khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?. b). Có một tàu nước ngoài không treo cờ Việt Nam khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hỏi: Hành vi này có hợp pháp không?, tại sao?.
  • 201. • BT 6: Tháng 5/2014, Trung Quốc đã tự ý hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách Đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý. Anh, chị hãy cho biết: a) Vị trí mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thuộc phạm vi vùng biển nào của Việt Nam?; b) Hành động trên đây của Trung Quốc đã xâm phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán gì của Việt Nam?, nêu căn cứ pháp luật.
  • 202. • BT 7: Trong quá trình tuần tra trên biển, lực lượng kiểm ngư của Việt Nam phát hiện một tàu cá của nước ngoài đánh bắt tại vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 40 hải lý. Khi bị phát hiện, tàu cá này đã không tuân thủ mệnh lệnh của lực lượng kiểm ngư mà nhanh chóng di chuyển ra phía biển cả nhằm chạy trốn. Hỏi: Trong tình huống này, lực lượng kiểm ngư Việt Nam có thể thực hiện quyền gì?, nêu căn cứ pháp luật.
  • 203. • BT 8: Quốc gia A và quốc gia B là hai quốc gia có vị trí địa lý đối diện nhau qua một vùng biển. Biết rằng, đường cơ sở của hai quốc gia này cách nhau 200 hải lý và cả hai quốc gia đều tuyên bố bề rộng các vùng biển của mình ở mức tối đa theo UNCLOS 1982. Hỏi: a) Ranh giới vùng lãnh hải của hai quốc gia này được xác định bằng cách thức như thế nào?, nêu căn cứ pháp luật. b) Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quốc gia này được xác định bằng cách thức như thế nào?, nêu căn cứ pháp luật.
  • 204. • BT 9: Quốc gia A sau khi hoàn tất việc lắp đặt một giàn khoan khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình đã đưa ra tuyên bố thiết lập một vùng biển xung quanh giàn khoan này trở ra là 12 hải lý và yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài không được phép đi qua vùng biển này nhằm bảo đảm an toàn cho việc bảo vệ và sử dụng giàn khoan. Anh chị hãy cho biết hành động trên đây của quốc gia A có phù hợp với pháp luật hay không? tại sao?, nêu căn cứ pháp luật.
  • 205. • BT 10: Theo Reuters, ngày 15/12/2016, ở vịnh Subic, một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc tịch thu một tàu lặn không người lái, được tàu nghiên cứu hải dương Mỹ triển khai ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Anh chị hãy bình luận sự việc này dưới góc độ luật biển.
  • 206. • BT 11: Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc. Anh chị hãy cho biết: a) Căn cứ pháp luật xác lập thẩm quyền của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp?; b) Các vấn đề mà Philippines kiện Trung Quốc?; c) Các nội dung cơ bản của phán quyết?; d) Cơ chế thi hành phán quyết?.
  • 207. • BT 11: Việt Nam đã và đang có các tranh chấp trên biển với các nước. Trong đó có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tranh chấp về phân định các vùng biển; tranh chấp về thực thi các quyền chủ quyền, quyền tài phán trong các vùng biển…tại biển Đông. Bằng kiến thức về Luật biển đã được học, anh/chị hãy cho biết: a) Các biện pháp nào có thể được Việt Nam vận dụng để giải quyết các tranh chấp này?; b) Phân tích khả năng Việt Nam đưa các tranh chấp này ra giải quyết tại các cơ quan/ thủ tục tài phán quy định ở Điều 287 khoản 1 UNCLOS 1982.
  • 208. PHẦN III DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. GIÁO TRÌNH 1. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Công pháp Quốc tế, NXB Hồng Đức (Chương Luật Biển Quốc tế và chương Lãnh thổ, Biên giới Quốc gia). II. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách: 1. Ngô Hữu Phước (2020), Luật Biển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ngô Hữu Phước (Chủ biên), Cẩm nang về giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, NXB Hồng Đức, 2017. 3. Vũ Duy Khang (2017), Các văn bản sử dụng học tập môn Pháp luật về lãnh thổ, biên giới quốc gia và Luật Biển, NXB. Hồng Đức.
  • 209. 3. Lê Mai Anh (2005), Luật biển quốc tế hiện đại, NXB Lao động-Xã hội. 4. Ban biên giới, Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Ngoại giao - Ban Biên giới (2002), Sổ tay pháp lý cho người đi biển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ngô Hữu Phước, Lê Đức Phương (2011), Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động xã hội.
  • 210. * Bản án, vụ việc: Đọc, nghiên cứu các bản án, vụ việc liên quan đến luật biển tại: 1. Nguyễn Hồng Thao (2006), Toà án quốc tế về Luật biển. NXB Tư pháp, Hà Nội. 2. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 . 3. https://www.icj-cij.org 4. https://www.itlos.org
  • 211. * Tạp chí: 1. Nguyễn Bá Diến, Vấn đề phân định biển trong Luật Biển quốc tế hiện đại, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế-Luật số 01/2007. 2. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài theo phụ lục VII - Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, 2015, Số 17. 3. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2013 * Tài liệu nước ngoài: E.D. Brown, The International Law of the Sea, Vol. I: Introductory Manual (Aldershot: Dartmouth, 1994).
  • 212. III. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 3.1 Văn bản pháp luật Việt Nam 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 2. Luật Biển Việt Nam năm 2012 3. Luật Biên giới quốc gia năm 2003 4. Bộ Luật Hàng hải năm 2006 5. Luật Thủy sản năm 2017 6. Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7. Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về qui chế hoạt động của tàu nước ngoài trên các vùng biển của CHXHCN Việt Nam.
  • 213. 8. Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25-7-2006 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. 9. Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển. 10. Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam 11. Nghị định số 140/2004 NĐ/CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của luật Biên giới quốc gia.
  • 214. 12. Nghị định 169/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. 13. Nghị định số 41/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2001 ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. 14. Tuyên bố về vùng trời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5-6-1984. 15. Tuyên bố về đường cơ sở của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11-1982. 16. Tuyên bố về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977.
  • 215. 3.2 Văn bản pháp luật quốc tế 1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS). 2. Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia năm 1982. 3. Bản ghi nhớ Việt Nam - Malaysia về thiết lập chế độ khai thác chung ở vùng chồng lấn năm 1992. 4. Hiệp định phân định ranh giới biển Việt Nam - Thái Lan năm 1997. 5. Hiệp định phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 26-12-2000. 6. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa năm 2003. 7. Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
  • 216. • * Website • http://www.un.org • http://www.icj-cij.org • http://www.itlos.org/ • http://www.isa.org.jm • http://www.pca-cpa.org
  • 218. BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Người biên soạn PT. BỘ MÔN ThS. Hà Thị Hạnh ThS. Lê Đức Phương