SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ GIANG
QUY CHÕ PH¸P Lý CñA C¸C §¶O THEO KHO¶N 3 §IÒU 121
C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 - LI£N HÖ VíI TRANH CHÊP
TR£N BIÓN §¤NG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ GIANG
QUY CHÕ PH¸P Lý CñA C¸C §¶O THEO KHO¶N 3 §IÒU 121
C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 - LI£N HÖ VíI TRANH CHÊP
TR£N BIÓN §¤NG
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾ N
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Giang
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng tất cả các Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức hết sức cần thiết và hữu
ích cho quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và
Hải đảo, Trung Tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế trong việc tìm kiếm, tập hợp
các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc triển khai thực hiện Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cám ơn chân thành đến
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, người Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra
hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, phân tích và giải quyết các nội dung trong Luận
văn để Luận văn hoàn thành một cách tốt nhất.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ trong Khoa Luật, gia
đình, bạn bè đã hỗ trợ và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện Luận văn!.
Tác giả
Phạm Thị Giang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
MỞ ĐẦ U .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔ NG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O
THEO KHOẢN3 ĐIỀU121 CÔNG ƢỚ C LUẬT BIỂ N1982 ..........6
1.1. Khái niệm đảo và quy chế đảo ......................................................... 6
1.1.1. Đi ̣nh nghĩa "đảo" trong luâ ̣t biển quốc tế............................................ 6
1.1.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của Công ướcLuâ ̣t Biển1982 ...... 7
1.1.3. Vai trò của quy chế đảo trong hê ̣thống luâ ̣t biển quốc tế .................11
1.2. Quy chế pháp lý cụthể của các đảo theo quy định tại Khoản
3 Điều 121 của Công ƣớc Luật biển năm 1982.............................13
1.2.1. Khái niệm và lịch sử của chế định "đảo theo Khoản 3 Điều 121"
trong luâ ̣t biển quốc tế .......................................................................13
1.2.2. Quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước
Luật Biển 1982 ..................................................................................25
1.3. Ý nghĩa và vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công
ƣớc Luật Biển 1982 trong xác lâ ̣p chủ quyền quốc gia đối vớ i
các vùng biển và giải quyết tranh chấp biển đảo.........................30
1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của đảo nói chung và theo quy đi ̣nh của Công
ước Luật biển 1982............................................................................30
1.3.2. Một số trường hợp trong thực tiễn quốc tế về vận dụng quy chế pháp
lý của các đảo theo Khoản3 Điều121Công ước Luâ ̣t biển1982 ..........32
Chƣơng 2: QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O THEO KHOẢN 3
ĐIỀU 121 CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 TRONG MỐ I
LIÊN HỆVỚ I CÁ C TRANH CHẤ P TRÊN BIỂ N ĐÔNG.........41
2.1. Khái quát về quy chế pháp lý của đảo theo pháp luật Việt Nam.....41
2.2. Tổng quan về các tranh chấp biển , đảo của Việt Nam trên
Biển Đông .........................................................................................44
2.3. Vai trò của đảo trong hoa ̣ch đi ̣nh đƣờng cơ sở thẳng của Viê ̣t
Nam- tiền đề cho viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh ranh giớ i các vùng biển..............50
2.4. Ảnh hƣởng của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ƣớc
Luật Biển 1982 đối vớ i viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh các vùng biển và giải
quyết tranh chấp về phân đi ̣nh biển của Viê ̣t Nam......................53
2.4.1. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh vùng biển chồng
lấn với Thái Lan trong vi ̣nh Thái Lan...............................................53
2.4.2. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh vi ̣nh Bắc Bộvới
Trung Quốc........................................................................................55
2.4.3. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh thềm lục đi ̣a
với Indonesia.....................................................................................60
2.4.4. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh biển giữa Viê ̣t
Nam và Campuchia ...........................................................................62
2.4.5. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh biển Viê ̣t Nam –
Malaysia .............................................................................................64
2.5. Ảnh hƣởng của các đảo đối với nhóm tranh chấp về quy chế
đảo-quần đảo và yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc.....65
2.5.1. Quan điểm của Viê ̣t Nam và các bên liên quan về quy chế pháp
lý của Hoàng Sa, Trường Sa..............................................................65
2.5.2. Quy chế pháp lý của Hoàng Sa , Trường Sa dựa trên quy đi ̣nh
của UNCLOS và khả năng tạo ra các vùng biển xung quanh...........77
Chƣơng 3: NHƢ̃NG KHUYẾ N NGHI ̣CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC
VẬN DỤNG QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A NHÓ M ĐẢ O THEO
KHOẢN 3 ĐIỀU 121 (TRONG GIẢ I QUYẾ T TRANH CHẤ P
BIỂ N ĐẢ O, BẢO VỆCHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG).................82
3.1. Đối với nhóm đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.......................................82
3.1.1. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc hai quần đảo..............................82
3.1.2. Các đảo đáp ứng được điều kiện là đảo theo Định nghĩa tại
Khoản 1 Điều 121 Công ước Luâ ̣t Biển 1982...................................83
3.1.3. Xem xét khả năng một số đảo thuộc Hoàng Sa , Trường Sa có
thể có Vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a ................................83
3.2. Đảo trong vùng chồng lấn cƣ̉ a vi ̣nh Bắc Bô ̣..................................89
3.3. Vấn đề đảo trong v ùng chồng lấn đă ̣c quyền kinh tế vớ i
Indonesia ở khu vƣ̣c Nam Biển Đông............................................93
3.4. Vấn đề hiê ̣u lƣ̣c đảotrong phân đi ̣nh các vùng chồng lấn ở khu
vƣ̣c vi ̣nh Thái Lan vớ i Campuchia, Thái Lan và Malaysia............94
3.4.1. Vùng chồng lấn với Campuchia........................................................94
3.4.2. Vùng chồng lấn với Malaysia ở cử a vi ̣nh Thái Lan..........................98
3.4.3. Các khu vực chồng lấn ba bên trong vịnh Thái Lan .........................99
3.5. Khu vƣ̣c khác.................................................................................101
3.5.1. Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa............................101
3.5.2. Khu vực phía Đông Nam Biển Đông (không bao gồm quần đảo
Trường Sa).......................................................................................101
KẾ T LUẬN ..................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106
PHỤ LỤC.....................................................................................................112
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt
Tên tiếng Anh đầy đủ Tên tiếng Viê ̣t
CHND Cộng hòa Nhân dân
CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
CLCS
Commission on the Limits of the
Continental Shelf
Ủy ban Ranh giới Thềm lục đi ̣a
EEZ Exclusive economic zone Vùng đặc quyền kinh tế
ICJ International Court of Justice Tòa án Công lý Quốc tế
UNCLOS/ UNCLOS
1982/ Công ước/ Công
ước Luật Biển 1982
United Nations Convention on
the Law of the Sea 1982
Công ước của Liên hợp quốc về
Luâ ̣t Biển năm 1982
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình Tên hình ảnh Trang
Hình 1.1: Đảo Filfla 39
Hình 2.1: Bản đồ đính kèm các công hàm ngày 07/5/2009 của Trung
Quốc in hình “đường lưỡi bò” 9 đoa ̣n 49
Hình 2.2: Đảo Cồn Cỏ 59
Hình 2.3: Đường cơ sở Hoàng Sa theo tuyên bố năm1996của Trung Quốc 69
Hình 3.1: Đảo Phú Lâm 83
Hình 3.2: Đảo Ba Bình 84
Hình 3.3: Đảo Trường Sa 86
Hình 3.4. Một góc đảo Lý Sơn 91
1
MỞ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề nóng hổi và cấp bách nhất của Viê ̣t Nam hiê ̣n nay
chính là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông . Hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam còn tồn ta ̣i rất nhiều
tranh chấp biển đảo với các quốc gia láng giềng và những tranh chấp này kéo dài
trong nhiều năm , thâ ̣m chí là nhiều thâ ̣p kỷ . Trong khi đó , những xung đột , mâu
thuẫn khác liên quan đến Biển Đông vẫn ngày ngày xảy ra là m cho tình hình an
ninh các vùng biển , đảo càng trở nên bất ổn , ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến quá
trình phát triển biển, đảo nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Xuất phát từ tính nóng hổi và cấp bách của vi ệc tìm ra giải pháp cho các vấn
đề tranh chấp ở Biển Đông hiện nay , tác giả đã lựa chọn lĩnh vực luật biển đối với
đề tài luận văn thạc sỹ của mình . Trong điều kiê ̣n mà các nghiên cứ u hiê ̣n nay liên
quan đến quy chế đảo nói chung, quy chế của các đảo không có đời sống độc lâ ̣p
nói riêng còn có những hạn chế nhất định và trong khi còn quá nhiều vấn đề phải
giải quyết, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài "Quy chế phá p lý của cá c đả o theo
khoản 3 Điều 121 Công ướ c Luật biển 1982 - Liên hê ̣vớ i tranh chấp trên Biển
Đông". Qua viê ̣c nghiên cứ u đề tài này , tác giả mong muốn đóng góp một phần
trong viê ̣c làm rõ các vấn đề cụthể mà Viê ̣t Nam cần phải thực hiê ̣ n được để giải
quyết các tranh chấp hiê ̣n còn tồn ta ̣i , bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và tối đa các
quyền và lợi ích của quốc gia ở Biển Đông.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quy chế đảo không phải là vấn đề hoàn toàn mới , nhưng vấn đề quy
chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 lại là một
vấn đề nghiên cứ u khá mới . Liên quan đến quy chế đảo , hiê ̣n nay có một số tài liê ̣u
và công trình nghiên cứu trong nước điển hìn h như: Cuốn sách chuyên khảo Thềm
lục địa trong pháp luật quốc tế của PGS.TS. Nguyễn Bá Biến & ThS. Nguyễn Hùng
Cường Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông xuất bản năm 2012; Cuốn sách Sổ
tay phá p lý cho ngườ i đi biển do Luật sư, TS. Hoàng Ngọc Giao chủ biên xuất bản
2
năm 2002; Bài nghiên cứu "Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển , đảo và những
vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa , Trường Sa" của PGS.TS. Nguyễn Bá Biến
đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009; Bài tham luận
"Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng biển" của PGS.TS. Nguyễn Bá
Biến ta ̣i Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ hai (Hà Nội 4/2011); Bài tham
luâ ̣n hội thảo "Quy chế pháp lý của đảo và tranh chấp Biển Đông : Quan điểm nào
cho Viê ̣t Nam" của TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Bài nghiên cứu tựa đề "Biển, đảo Viê ̣t
Nam và quy chế pháp lý của nó " của Luật sư. TS. Phan Đăng Thanh (2009), Tạp chí
nghiên cứ u và Phá t triển , Số 4(75), tr.23-33... Bên ca ̣nh đó còn có các bài viết , bài
báo ngắn khác đăng trên các tạp chí điện tử , internet. Như vâ ̣y , các công trình
nghiên cứ u trong nước về vấn đề này là chưa nhiều và chủ yếu là các bài viết đăng
trên các ta ̣p chí . Các sách chuyên khảo ở trên cũng chỉ có một dung lượng rất ít đề
câ ̣p đến quy chế đảo . Thêm nữa, các tài liệu và công trình nghiên cứu trên mới chỉ
nghiên cứ u về quy chế đ ảo chung, hoă ̣c là nhấn ma ̣nh đến quy chế của các đảo có
đời sống kinh tế riêng mà chưa đề câ ̣p sâu đến các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công
ước Luật Biển 1982 cũng như vai trò của nhóm đảo này.
Đối với các tài liệu nước ngoài, liên quan đến quy chế đảo có thể kể đến : The
Regime of Islands in International Law của Hiran Wasantha Jayewardene năm
1990; The Legal Regime of Islands in International Law của D. W. Bowett năm
1979; The Maritime Zones of Islands in International Law của Clive Ralph
Symmons năm 1979; The Legal Regime of Islands in the South China Sea của
Marius Gjetnes năm 2000; The Regime of Islands in International Conventions
(Part 1) của Terasaki Naomichi Hiro năm 2014; The Legal Regime of Islands in
International Law của Derek W. Bowett. Leslie C. Green năm 1980; The Regime of
Islands under the United Nations Convention on the Law of the Sea: Implications
for the South China Sea (NBR Special Report no .37, pp61-77) của Clive H.
Schofield năm 2012; Yann-Huei Song (宋燕輝–Tống Yến Huy ) (2009), “The
Application of Article 121(3) of the Law of the Sea Convention to the Five Selected
Disputed Islands in the South China Sea”, First International Workshop on South
3
China Sea, Hanoi… Các công trình nghiên cứ u này cũng đã đa ̣t được những thành
quả nhất định trong việc làm rõ quy chế đảo theo luật biển quốc tế . Tuy nhiên, các
nghiên cứ u này phần nhiều đã được thực hiê ̣n từ nhiều năm trước đây , thâ ̣m chí là
trước khi Công ước Luâ ̣t biển 1982 ra đời nên chắc chắn sẽ không có tính phù hợp
với quy đi ̣nh của luâ ̣t biển quốc tế hiê ̣n ta ̣i . Mă ̣t khác, các nghiên cứu này cũng chưa
đề cập một cách sâu sắc đến nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển
1982 cũng như những liên hệ đối với thực tiễn tranh chấp biển đảo của Việt Nam .
Thêm nữa các nghiên cứ u bằng tiếng nước ngoài sẽ có những khó khăn và ha ̣n chế
cho viê ̣c tiếp câ ̣n mang tính rộng rãi, phổ biến ở trong nước.
Nói tóm lại , các tài liệu trong và ngoài nước hiện nay đều chưa nghiên cứu
sâu và kỹ lưỡng về quy chế pháp lý của nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công
ước Luật Biển 1982 và chưa có những liên hệ cụ thể đố i với các tranh chấp ở Biển
Đông hiê ̣n nay của Viê ̣t Nam . Do vâ ̣y, một nghiên cứ u cụthể như đề tài hiê ̣n ta ̣i là
hết sứ c cần thiết và có ý nghĩa . Đây là công trình nghiên cứ u mới và đầu tiên của
tác giả liên quan đến vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm quy định của luật biển quốc tế hiện
đa ̣i, cụ thể là Công ước Luật biển về quy chế pháp lý của một nhóm các đảo được
gọi là “các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982” và thực tiễn ảnh
hưởng của các quy đi ̣nh đó đối với tranh chấp Biển Đông.
Luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứ u về các quy đi ̣nh pháp lý quốc tế liên quan đến
quy chế đảo và chỉ tâ ̣p trung phân tích v ề các quy định liên quan đến quy chế đảo
theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982. Những đề câ ̣p đến quy chế đảo
nói chung sẽ chỉ được phân tích một cách tổng quan , khái quát để làm rõ thêm cho
các nội dung chính của luận văn. Mă ̣t khác, trong phần liên hê ̣với tranh chấp Biển
Đông, luâ ̣n văn sẽ chỉ tâ ̣p trung liên hê ̣đến các tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam ,
và có thể chỉ chọn một hoặc một số tranh chấp điển hình để làm rõ các luận điểm
đưa ra mà không đề câ ̣p đến tất cả các tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông .
4
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Quy chế đảo theo Công ước Luâ ̣t biển 1982 không phải là vấn đề hoàn toàn
mới. Tuy nhiên, đề tài vẫn rất có ý nghĩa vì đề cập sâu và cụ thể hơn đến quy chế
pháp lý của một nhóm đảo được gọi là các đảo theo Khoản 3 Điều 121 theo quy
đi ̣nh của UNCLOS 1982. Do vâ ̣y, quy chế đảo sẽ được phân tích kỹ lưỡng và đào
sâu hơn nữa. Thêm vào đ ó, đề tài cũng sẽ đưa ra những luận điểm và minh họa về
vai trò, ý nghĩa của nhóm đảo này trên cơ sở làm rõ quy chế pháp lý của chúng . Mă ̣t
khác, đề tài cũng sẽ đưa ra những vận dụng thiết thực và cụ thể vào việc gi ải quyết
các tranh chấp biển , đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông hiê ̣n nay . Các công trình
nghiên cứ u khác sau này cũng có thể lấy thông tin từ kết quả nghiên cứ u của đề tài .
5. Mục tiêu nghiên cứu
Luâ ̣n văn sẽ không nghiên cứ u sâu về quy chế của quốc gia quần đả o cũng
như tác động ảnh hưởng của đảo đối với quốc gia quần đảo mà tập trung làm rõ nội
dung và tính chất quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước
Luật Biển 1982 và tìm ra nhữ ng điểm vâ ̣n dụng đóng góp vào viê ̣c giải quyết các
tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông hiê ̣n nay. Cụ thể:
- Phân tích được khái niê ̣m và quy chế pháp lý cũng như vai trò của các đảotheo
Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982.
- Tâ ̣p hợp và lựa chọn được một số thực tiễn điển hình trên thế giới mà trong đó
có thể hiện rõ vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982
trong giải quyết tranh chấp biển đảo.
- Phân tích đư ợc những điểm trọng tâm nhất về vai trò , ảnh hưởng của các
đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 đối với viê ̣c giải quyết các
tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông , với những dẫn chứ ng và minh họa
chính xác, cụ thể.
- Đưa ra được một số kiến nghi ̣cho Viê ̣t Nam trong viê ̣c vâ ̣n dụng quy chế pháp
lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 vào giải quyết các
tranh chấp biển, đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên BiểnĐông.
5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứ u, các phương pháp nghiên
cứ u được sử dụng chủ yếu gồm: phương pháp phân tích , phương pháp tổng hợp ,
phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chọn lọc điển hình… Tương ứ ng
với các nội dung nghiên cứ u cụthể, Luâ ̣n văn có thể sử dụng thêm các phương pháp
nghiên cứ u mang tính đă ̣c thù khác.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụlục , Nội
dung chính của Luâ ̣n văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều
121 Công ước Luâ ̣t Biển 1982
Chương 2: Quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước
Luâ ̣t Biển 1982 trong mối liên hê ̣với các tranh chấp trên Biển Đông
Chương 3: Những khuyến nghi ̣cho Viê ̣t Nam trong viê ̣c vâ ̣n dụng quy chế
pháp lý của nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 (trong giải quyết tranh chấp biển đảo,
bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông).
6
Chương 1
TỔ NG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O
THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 121 CÔNG ƢỚ C LUẬT BIỂ N 1982
1.1. Khái niệm đảo và quy chế đảo
1.1.1. Đi ̣nh nghĩa "đảo"trong luật biển quốc tế
* Định nghĩa đảo trong giai đoạn trước Công ước 1958
Hội nghị Pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay 1930 là diễn đàn đầu tiên chính
thức thảo luận về định nghĩa đảo và các điều kiện để đảo có thể tạo ra lãnh hải. Dự
thảo định nghĩa đảo đã được Ủy ban II đưa ra “đảo là một vùng đất có nước bao
bọc xung quanh, thường xuyên ở trên mức nước cao”. Nhìn chung, trong Hội nghị
La Hay 1930, định nghĩa đảo không dành được sự quan tâm nhiều của các quốc gia
và kết quả cuối cùng của Hội nghị cũng không thống nhất định nghĩa đảo [10].
* Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp
Tại Hội nghị Geneva 1958 các nước đã đưa ra được một định nghĩa thống
nhất về đảo, theo đó: “Đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc,
khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” [39, Điều 10, Khoản 1].
“Sự hình thành tự nhiên” là nội dung mới được bổ sung vào định nghĩa đảo
trong Công ước 1958. Yếu tố này đưa ra nhằm phân biệt đảo tự nhiên với đảo nhân
tạo, hạn chế trường hợp những quốc gia có khoa học kỹ thuật phát triển xây dựng
các đảo nhân tạo để thực hiện tham vọng lấn chiếm biển của mình, ảnh hưởng đến
quyền lợi của các quốc gia khác.
* Công ước Luật Biển 1982
Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần III, về cơ bản đại diện các
quốc gia cho rằng định nghĩa đảo trong Công ước luật biển mới nên kế thừa định
nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Bên cạnh đó, định
nghĩa trong Công ước mới cũng phải phản ánh được những phát triển mới như sự
hình thành khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và xác định rõ ràng hơn các yếu tố
cấu thành đảo. Sau một quá trình thảo luận rất dài và căng thẳng, cuối cùng các
7
quốc gia đã đi đến được một công thức thoả hiệp về định nghĩa đảo và được đưa
vào Điều 121 Khoản 1 của Công ước Luật Biển 1982 như sau: "1. Đảo là một
vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng
đất này vẫn ở trên mặt nước" [16, Điều 121, Khoản 1].
Như vậy, Khoản 1 của Điều 121 của Công ước Luật Biển 1982 có nội dung
giống như nội dung của định nghĩa đảo trong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng
tiếp giáp. Một thực thể được hưởng quy chế đảo theo Khoản 1 Điều 121 cần phải
đáp ứ ng được các tiêu chí sau:
- Phải là một vùng đất , theo đó một đảo không th ể là vật thả trôi hay là các
tảng băng mà phải gắn bó hữu cơ với đáy biển. Tuy nhiên, UNCLOS không coi
thành phần cấu tạo địa chất của đảo là một tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo.
- Hình thành tự nhiên, tứ c là không có sự tác động của con người, khoa học
kỹ thuật.
- Có nước bao bọc và thường xuyên ở trên mặt biển lúc thủy triều lên. Tiêu
chí này được dùng đ ể phân biệt những cấu tạo tự nhiên nào được hưởng quy chế
đảo và những cấu tạo nào không được hưởng quy chế này mà c hỉ có thể là những
bãi cạn lúc nổi lúc chìm . Tiêu chuẩn này yêu cầu m ột đảo phải ở trên mặt biển lúc
thuỷ triều cao nhất không phân biệt thuỷ triều theo các mùa.
1.1.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của Công ước Luật Biển 1982
1.1.2.1. Khái niệm "quy chế"và "quy chế phá p lý "
Đa ̣i từ điển tiếng Viê ̣t đưa ra khái niê ̣m “Quy chế là những quy đi ̣nh đã thà nh
chế độ để mọi ngườ i tuân theo ” [26]. Theo giải thích tại Từ điển tiếng Việt của
Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007, trang 1260: Quy chế
là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện
trong những hoạt động nhất định nào đó. Ví dụ: Quy chế xuất bản, quy chế làm việc
của quận ủy. Rất nhiều từ điển tiếng Viê ̣t online khác như: http://www.informatik.uni-
leipzig.de; http://tratu.soha.vn/, http://vdict.com/, http://tratu.coviet.vn/ đều có cách
đi ̣nh nghĩa "Quy chế là những Đi ều định ra để nhiều người, nhiều nơi cùng theo
đó mà làm".
8
Viê ̣n Từ điển học và Bách Khoa thư thuộc Viê ̣n Hàn Lâm Khoa học Xã hội
Viê ̣t Nam đưa ra cá ch hiểu: "Quy chế " là văn b ản nêu các điều, khoản quy định
thành chế độ hoạt động chung của tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị
hoặc trong xã hội để các thành viên có liên quan thi hành, nhằm bảo đảm sự thống
nhất hành động, tinh thần kỉ luật, hiệu quả công việc và mục tiêu cần đạt tới. Quy
chế của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị hoặc trong các tổ chức
kinh tế, văn hoá, xã hội... thường do từng tổ chức, cơ quan, đơn vị đó soạn thảo và
phải được cơ quan có thẩm quyền chuẩn y mới được thi hành để bảo đảm tính thống
nhất của pháp luật nhà nước và quyền dân chủ của các thành viên tham gia... Do
vậy, "quy chế" chính là một hình thức mang tính bắt buộc đã được thông qua đại đa
số và để mọi người thực hiện theo.
Như vậy, các cá ch đi ̣nh nghĩa nhìn chung đều có cá ch hiểu "quy chế"chính
là những điều được đặt ra trong một khuôn khổ tổ chức có tính ràng buộc nhất
đi ̣nh đối vớ i cá c đối tượng tham gia trong đó và thường được thể hiê ̣n thành cá c
quy đi ̣nh có tính á p dụng chung trong các văn bản
* "Quy chế phá p lý "
Trên thực tế , quy chế thường được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
trong xã hội , thường là các cơ quan nhà nước và do vâ ̣y quy chế mang tính chất
pháp lý, sự vi pha ̣m các quy đi ̣nh trong quy chế có thể dẫn đến viê ̣c xuất hiê ̣n và áp
dụng các hình thức kỷ luật hay thậm chí là chế tài . Chẳng ha ̣n: Quy chế pháp lý của
pháp nhân nước ngoài ; Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước; Quy
chế pháp lý của Công ty Cổ phần ; Quy chế pháp lý hành chính của công dân Viê ̣t
Nam... Mỗi quy chế bao gồm tất cả các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về các quyền và
nghĩa vụ mà mỗi loại chủ thể tương ứng được hưởng hay phải gánh chịu.
Liên quan đến biên giới lãnh thổ , Chính phủ ban hành Nghị định S ố:
34/2014/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngà y 29/4/2014. Nghị định này quy định về Quy chế và quản lý
hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới đất liền; trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới đất
liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [3].
9
Trên bình diê ̣n quốc tế , quy chế có thể được đă ̣t ra với sự thỏa thuâ ̣n của các
chủ thể luật quốc tế , nhằm ta ̣o ra những cách ứ ng xử chung thống nhất , hạn chế
được tình trạng bất ổn định hay tranh chấp . Ví dụ, Hiệp đi ̣nh về Quy chế quản lý
biên giớ i trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nướ c CHHXCN Việt
Nam và Chính phủ nướ c CHND Trung Hoa ngà y 18/11/2009.
Trong lĩnh vƣ̣c biển đả o các thuật ngữ sau cũng thường xuyên được đề cập :
quy chế pháp lý của các vùng biển , quy chế pháp lý của lãnh hải , quy chế pháp lý
của vùng tiếp giáp lãnh hải , quy chế pháp lý của vùng đă ̣c quyền kinh tế , quy chế
pháp lý của thềm lục đi ̣a trong pháp luâ ̣t quốc tế (Công ước Luâ ̣t Biển 1982) hoă ̣c
(và) quốc gia. Theo đó , đối với mỗi quy chế pháp lý tương ứ ng được đề câ ̣p gồm
tổng thể các quy đi ̣nh trong các văn kiê ̣n pháp lý quốc tế hoă ̣c (và) pháp luật quốc
gia liên quan đến các vùng biển ở trên (từ đi ̣nh nghĩa, cách xác định , các quyền và
nghĩa vụ tương ứng của các quốc gia có vùng biển đó cũng như các quốc gia khác ,
nguyên tắc hay cách thứ c giải quyết tranh chấp phát sinh).
Như vậy, "quy chế phá p lý "nhìn chung được hiểu là tổng thể các quy định
pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành liên quan đến quyền và nghĩa
vụ hay trách nhiệm mà chủ thể /đối tượng được hướ ng tớ i được hưởng hay phải
gánh chịu và những chủ thể đó phải tuân theo các quy định này một cách đầy đủ,
nghiêm chỉnh.
1.1.2.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của UNCLOS 1982
Công ước Luâ ̣t biển 1982 đă ̣t chế độriêng c ho đảo ta ̣i Phần VIII với một
điều duy nhất. Điều 121 "Chế độ các đảo" gồm ba khoản quy đi ̣nh:
1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy
triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng
đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng
các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở
hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa [16, Điều 121].
10
Nguyên văn tiếng Anh:
Article 121. Regime of islands
1. An island is a naturally formed area of land, surrounded by
water, which is above water at high tide.
2. Except as provided for in paragraph 3, the territorial sea, the
contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf
of an island are determined in accordance with the provisions of this
Convention applicable to other land territory.
3. Rocks which cannot sustain human habitation or economic
life of their own shall have no exclusive economic zone or continental
shelf [63, Điều 121].
Phần VIII UNCLOS 1982 không sử dụng khái niê ̣m “quy chế đảo” , thay vì
đó, Công ước sử dụng thuâ ̣t ngữ “chế độcác đảo” – “Regime of islands”. Trong các
từ điển tham khảo , “chế độ” có nhiều cách hiểu nhưng cách hiểu g ần với vấn đề
xem xét ở đây là toàn thể những quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Ví
dụ: chế độ luyện tập của cầu thủ; chế độ khen thưởng và kỷ luật. Như vâ ̣y, cách
hiểu về quy chế và chế độở đây là giống nhau .
Do đó , có thể hiểu “quy chế pháp lý của đảo” là toàn bộnhững quy đi ̣nh
pháp lý được đặt ra có tính ràng buộc các chủ thể phải tuân theo khi thực hiện các
hành xử có liên quan đến các đảo . Ở đây, các chủ thể được hiểu là các chủ thể của
luâ ̣t quốc tế mà chủ yếu và trước hết là các quốc gia (đă ̣c biê ̣t là các quốc gia thành
viên của Công ước Luâ ̣t biển 1982). Cách hiểu này dường như chưa diễn tả được
chính xác hàm ý trong quy định của UNCLOS. Chế độ của cá c đảo ở đây nên được
hiểu là những gì mà đảo được hưởng tương ứ ng vớ i cá c điều kiê ̣n đi ̣nh ra .
Những gì “được hưởng” và “những điều kiê ̣n” này do các quốc gia thống nhất , thỏa
thuâ ̣n với nhau , cụ thể là trong Hộ i nghi ̣Quốc tế lần thứ ba về Luâ ̣t biển của Liên
hợp quốc – Hội nghi ̣mà ta ̣i đó UNCLOS nói chung và Điều 121 ra đời.
Trong Điều 121, Khoản 1 đưa ra đi ̣nh nghĩa về "đảo", khoản 2 quy đi ̣nh về
cách thức xác định các vùng biển của đảo và khoản 3 đă ̣t ra điều kiê ̣n để phân biê ̣t
giữa đảo có đầy đủ các vùng biển với các đảo khác.
11
Về cách di ̣ch từ "rocks“ trong nguyên văn ta ̣i Khoản 3 Điều 121, có nhiều
quan điểm khác nhau . Bản dịch Công ước Luật biể n của BộNgoa ̣i giao di ̣ch là
"những hòn đảo đá ", nhiều công trình hay tài liê ̣u nghiên cứ u khác cũng ghi là đảo
đá. Tuy nhiên, theo các từ điển đều ghi "rock" nghĩa là "đá; khối đá nhô lên khỏi
mặt đất, mặt biển; hòn đá, tảng đá lớn, tách rời ra“. Có ý kiến khác cho rằng , viê ̣c
sử dụng cách gọi nào không quan trọng , điểm quan trọng là bản chất của đối tượng
được nói đến để xác đi ̣nh "đảo đá/đá" đó có đáp ứ ng được điều kiê ̣n do điều khoản
Công ước đưa ra hay không . Luâ ̣n văn hiê ̣n ta ̣i cũng sử dụng cách di ̣ch là "đảo đá"
bởi vì: Thứ nhất: cách gọi này khá thông dụng trong các công trình nghiên cứu tại
Viê ̣t Nam và nhắc đến "đảo đá" có thể liên hệ ngay đến Khoản 3 Điều 121. Thứ hai:
xét trong mối liên hệ logic với khoản 1 và 2 của Điều 121 UNCLOS có thể nhâ ̣n
thấy rằng: (i) Khoản 3 muốn đề câ ̣p đến những thực thể đi ̣a lý trước hết đã đáp ứ ng
được các điều kiê ̣n ta ̣i Khoản 1, tứ c là đã được coi là "đảo", do đó cách gọi "đá"
dường như không thể hiê ̣n được dụng ý này ; (ii) Khoản 3 đă ̣t ra nhằm phân biê ̣t
giữa những hòn đảo đáp ứ ng được điều kiê ̣n "thích hợp cho con người đến ở hay
cho một đời sống kinh tế riêng " với những hòn đảo không đáp ứ ng được các điều
kiê ̣n này mà không đă ̣t ra vấn đề có phải là đảo hay không ; (iii) sử dụng cách gọi
"đá" dễ gây hiểu lầm rằng thực thể này chưa hẳn đã đáp ứ ng được điều kiê ̣n là đảo
tại Khoản 1 do có thể là hòn đá "lúc chìm lúc nổi " (so với mực nước thủy triều )
hoă ̣c là "đá ngầm".
1.1.3. Vai trò của quy chế đảo trong hê ̣thống luật biển quốc tế
Trái đất có đến ¾ diện tích là biển và đại dương và thực ch ất các lục địa từ
lớn nhất đến nhỏ nhất đều như những hòn đảo trên biển . Trên toàn thế giới có hàng
triê ̣u hòn đảo, rất nhiều trong số đó là lãnh thổ của các quốc đảo -quốc gia nằm trọn
trên một hay nhiều hòn đảo và không có một phần lãnh thổ nào trên lục địa. Có 47
đảo quốc, chiếm phần lớn các quốc gia nhỏ nhất trên thế giới. Các đảo quốc là thành
phần không tách rời của cộng đồng quốc tế. Trước hết, những đảo quốc này là đi ̣a
bàn sinh sống của đông đảo các cộng đồng dân cư . Những đảo quốc này cũng đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – thương ma ̣i, văn hóa,... của thế giới. Khi
12
UNCLOS ra đời , mục đích của Công ước là "quan tâm đúng mức đến chủ quyền
của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương
làm dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn
những nguồn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển;... thiết lập nên một trật tự kinh tế quốc tế đúng đắn và công
bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt
là các lợi ích và nhu cầu riêng của các nước đang phát triển, dù có biển hay không
có biển”. Bởi vâ ̣y, mọi quy chế pháp lý trao cho các quốc gia ven biển hay đảo quốc
phải đạt được những điểm đồng bộ hướng đến sự công bằng cho tất cả các quốc gia.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài một nguyên tắc dần hình thành và ngày
càng định hình rõ nét trong hệ thống pháp luật biển đó là "nguyên tắc đất thống tri ̣
biển" ("the land dominates the sea"). Theo nguyên tắc này, việc mở rộng chủ quyền
quốc gia ra biển không thể tách rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Viê ̣c mở rộng các
vùng biển phải xuất phát trước hết từ một lãnh thổ giáp biển . Lãnh thổ này có thể là
đất liền cũng có thể là đảo . Ý nghĩa của nguyên tắc này là ở chỗ một vùng lãnh thổ
tuy nhỏ cũng có thể ta ̣o ra những vùng biển rộng lớn với những lợi ích khổng lồ
nhiều mă ̣t cho nhà nước sở hữu nó .
Nguyên tắc này được ghi nhâ ̣n rõ trong quy đi ̣nh về các vùng biển trong
UNCLOS 1982. Cụ thể, Công ước quy đi ̣nh : “Chủ quyền của quốc gia ven biển
được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một
quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi
là lãnh hải” [16, Điều 2]. Bên ca ̣nh đó là các quy đi ̣nh về vùng đă ̣c quyền kinh tế
trong Phần V và quy đi ̣nh về thềm lục đi ̣a trong phần VI Công ước . Quy đi ̣nh về chế
độcủa đảo ta ̣i Điều 121 cũng là sự thể hiện của nguyên tắc đất thống trị biể n. Theo
đó, “đảo” khi đáp ứ ng được những điều kiê ̣n nhất đi ̣nh thì sẽ có cả lãnh hải , vùng
đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a như đất liền.
Nếu như UNCLOS chỉ dành quyền mở rộng cho các phần lãnh thổ của các
lục địa trên thế giới, rõ ràng thiếu sự công bằng đối với các quốc gia chỉ có lãnh thổ
là các đảo . Mă ̣t khác, rất nhiều quốc gia ven biển cũng có các phần lãnh thổ của
13
mình là các đảo và sẽ thật không hợp lý nếu như đảo của h ọ nằm trong lãnh hải của
quốc gia khác . UNCLOS dành cho các đảo những hiê ̣u lực trong viê ̣c ta ̣o ra các
vùng biển nhất định tương tự như đất liền nhưng phải đáp ứng được những điều
kiê ̣n nhất đi ̣nh chính là sự thể hiê ̣n ghi nhâ ̣n nguyên tắc "đất thống tri ̣biển", thể hiê ̣n
sự công bằng áp dụng cho các loa ̣i hình lãnh thổ , công bằng giữa các quốc gia ven
biển và các quốc gia chỉ có lãnh thổ là các đảo.
Bằng viê ̣c đi ̣nh ra hê ̣thống các quy đi ̣nh t ạo thành quy chế pháp lý của đảo ,
UNCLOS đã đóng góp rất lớn vào viê ̣c ta ̣o ra những quy tắc , trâ ̣t tự cho các quốc
gia áp dụng giải quyết những xung đột, bất đồng liên quan đến viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh biên
giới, ranh giới trên biể n giữa các nước . Sự phân đi ̣nh rõ ràng pha ̣m vi chủ quyền ,
phạm vi tài phán là điều kiện tất yếu để các hoạt động trên biển được tiến hành
thuâ ̣n lợi và phát triển ma ̣nh mẽ.
1.2. Quy chế pháp lý cụthể của các đảo theo quy đi ̣nh tại Khoản 3 Điều
121 của Công ƣớc Luật biển năm 1982
1.2.1. Khái niệm và lịch sử của chế định "đảo theo Khoản 3 Điều 121"trong
luật biển quốc tế
Khoản 3 Điều 121 được xây dựng nhằm đă ̣t ra tiêu chu ẩn để phân biệt một
đảo đá và một hòn đảo bình thường, đã quy định "các đảo đá nào không thích hợp
cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa" [16, Điều 121, Khoản 3]. Có hai cách hiểu đối với
điều khoản này:
Cách hiểu thứ nhất : Khoản 3 Điều 121 gián tiếp quy định là các đảo đá chỉ
có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp. Nghĩa là bất cứ đảo nào cấu tạo bởi đá cũng
chỉ có thể có những vùng biển như vậy mà không thể có vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục đi ̣a. Theo cách hiểu này, có thể đặt ra giả thiết rằng có thể có đảo đá thích
hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng", khi đó cách hiểu
này dường như trở nên phiến diện và áp đặt.
Cách hiểu thứ hai : Có thể có hai trường hợp xảy ra đó là : (i) đảo đá chỉ có
nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp; và (ii) đảo đá có cả vùng đă ̣c quyền kinh tế và
14
thềm lục đi ̣a. Đương nhiên, để có các vùng biển này , đảo đá đó phải thích hợp "cho
con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng". Song nếu hiểu theo cách này
thì câu hỏi là tại sao phải sử dụng từ "đảo đá " (rocks) thay vì "đảo" (island) mà
Công ước đã sử dụng trong khoản 1 và Khoản 2? Cách dùng phân biệt đó là để nói
lên tính khác biê ̣t giữa khả năng hưởng các vùng biển giữa "đảo đá" và "đảo".
Mă ̣t khác, viê ̣c sử dụng từ "đảo đá " (rocks) thay vì "đảo" nói chung trong
Khoản 3 đă ̣t ra một câu hỏ i đó là liê ̣u rằng các đảo cấu ta ̣o đi ̣a chất khác với đá (như
các đảo đất ) có luôn được hưởng đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền
chủ quyền? Ở khía cạnh nào đó cách hiểu như vậy có thể không hoàn toàn hợp lý.
Bởi vì Khoản 3 đã nêu ra điều kiê ̣n để phân biê ̣t giữa đảo không được hưởng đầy đủ
các vùng biển với đảo được hưởng đầy đủ các vùng biển là không thích hợp hay có
thích hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng". Do đó , nếu
như đảo không cấu ta ̣o bởi đá nhưng cũng không thích hợp "cho con người đến ở
hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" thì việc ban cho đảo này cả vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục đi ̣a dường như là sự đi ngược la ̣i với tinh thần của Khoản 3 Điều
121. Song nếu không hiểu rằng các đảo không cấu ta ̣o bởi đá luôn có đầy đủ các
vùng biển bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì việc dùng từ
"rocks" là không hợp lý trong khi các quốc gia khi thiết lâ ̣p điều khoản này ta ̣i Hội
nghị quốc tế lần thứ III về luật biển rõ ràng có hàm ý tạo ra một sự phân biệt nhằm
hạn chế quyền của các "đảo đá".
Vâ ̣y “đảo theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS” nên được hiểu như thế nào ?
Cách sử dụng ngôn từ giả định tại Khoản 3 Điều 121 cho phép đưa ra hai đi ̣nh nghĩa
xuất phát từ ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa suy ra của điều khoản này.
Đi ̣nh nghĩa thứ nhất : (có thể nhìn thấy ngay từ c ác từ ngữ của điều khoản )
những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng với chế độpháp lý là không có đầy đủ các vùng biển như đất liền , cụ thể là
không có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục địa.
Đi ̣nh nghĩa thứ hai : những đảo (bất kể là đảo cấu ta ̣o bởi đá hay đảo có cấu
tạo địa chất khác ) thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
15
riêng với chế độpháp lý là có đầy đủ các vùng biển n hư đất liền, cụ thể là có vùng
đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a.
Các tiêu chí để xác định "thích hợp cho con người đến ở" hay "thích hợp cho
một đờ i sống kinh tế riêng" là không cụ thể và cố định. Chúng ta chỉ có thể xác định
các tiêu chí này theo các trường hợp cụ thể mà khó giới hạn được những tiêu chí áp
dụng chung. Bởi vâ ̣y viê ̣c đưa ra các đi ̣nh nghĩa gắn với các tiêu chí xác đi ̣nh cụthể
cho hai loa ̣i đảo trên dường như là không cần thiết và không phù hợp . Do đó , đi ̣nh
nghĩa các đảo theo Khoản 3 Điều 121 chỉ nên dừng lại với các ngôn từ mà Công
ước đã sử dụng.
Tuy nhiên, "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng" nên được hiểu như t hế nào cho hợp lý ? Nghĩa là dựa vào những căn cứ nào
để xác định đảo thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng
hay không? "Thích hợp cho người đến ở " và "đờ i sống kinh tế riêng " là hai tiêu chí
song trùng hay hai tiêu chí đồng thời cần đáp ứ ng?
Thích hợp cho người đến ở là một thuật ngữ không có nội dung rõ ràng. Tại
Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế năm 1930 đã có một số ý kiến nêu nên sử
dụng tiêu chuẩn "thích hợp cho con người sinh sống" để phân biệt một đảo thực sự
với đảo nhân tạo. Tại Hội nghị, Anh đã cho rằng một đảo muốn có lãnh hải thì
không chỉ phải có thể ở được mà còn “có thể sử dụng được". Tuy vậy, Hội nghị đã
bác bỏ đề nghị của Anh (Theo Clive Ralph Symmons trong "Các khu vực hàng hải
của quần đảo trong Luật quốc tế" 1979).
Tại Uỷ ban Luật pháp quốc tế khi chuẩn bị cho Hội nghị Luật biển lần thứ I,
Lauterpacht có ý kiến cho rằng muốn được coi là một đảo thực sự, đảo đó phải được
"chiếm đóng và kiểm soát có hiệu quả". Tuy vậy, Báo cáo viên của Ủ y ban đã
không đồng ý với ý kiến trên vì cho rằng bất cứ một đảo đá nào cũng có thể sử dụng
như một đài quan sát khí tượng hoă ̣c một đài phát thanh và điều đó có nghĩa là đảo
đó đã được kiểm soát và chiế m đóng có hiê ̣u quả . Như vâ ̣y, tại Hội nghị Luật biển
lần thứ I, tiêu chuẩn “có người ở” hoă ̣c “có thể sử dụng được” đã không được đưa
vào trong định nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp.
16
Đến Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần III , phần lớn các tuyên bố , kiến
nghị hay đề xuất về quy chế đảo đã được đưa ra thảo luận trong phiên thứ hai năm
1974. Sau khi kết thúc phiên thứ sáu của UNCLOS III vào tháng7 năm 1977, kết quả
của hội nghị đã được đưa vào Văn bản Đàm phán Tổng hợp Không chính thức
(ICNT). Vấn đề quy chế đảo được nêu ra trong phần VIII của ICNT trong đó chỉ có
một điều khoản là Điều 121. Từ phiên thứ bảy cho đến phiên cuối cùng của Hội nghị,
một số kiến nghi ̣và sử a đổi liên quan đến quy chế của đảo đã được đưa ra thảo luâ ̣n .
Một số quốc gia bao gồm Nhâ ̣t Bản , Hy La ̣p, Pháp, Venezuela, Vương quốc Anh ,
Brazil, Bồ Đào Nha , Iran, Ecuador và Australia đ ã đề xuất và ủng hộ việc xóa bỏ
Điều 121(3). Trong khi đó , một số quốc gia khác đã phản đối viê ̣c sử a đổi hoă ̣c xóa
bỏ điều này trong đó có Ireland, Cộng hòa Dominica, Singapore, Đức, Liên bang Xô
Viết, Algeria, Hàn Quốc, Đan Ma ̣ch, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Colombia [65].
Nhâ ̣t Bản đưa ra ba lý do để ủng hộcho quan điểm của mình về viê ̣c xóa bỏ
Điều 121(3). Thứ nhất, viê ̣c phân biê ̣t giữa các đảo dựa trên diê ̣n tích của chúng hay
dựa trên viê ̣c chúng có thích hợp với đời sống của con người là không đúng đắn. Thứ
hai, Công ước 1958 về Thềm lục đi ̣a không hề phân biê ̣t giữa các đảo thích hợp hay
không thích hợp với đời sống con người. Thứ ba, rất nhiều quốc gia khi đưa ra tuyên
bố về EEZ 200 hải lý của mình cũng không có sự phân biệt như vậy. Pháp ủng hộ đề
xuất của Nhâ ̣t Bản trong viê ̣c xóa bỏ Điều 121(3) mà không đưa ra giải thích. Vƣơng
quốc Anh cũng đưa ra đề xuất loại trừ Điều 121(3) vì trong luâ ̣t quốc tế không có
một cơ sở nào để đưa ra một sự phân biê ̣t giữa các da ̣ng lãnh thổ khác nhau nhằm xác
đi ̣nh các vùng biển và một sự phân biê ̣t như thế sẽ đi trái với quyền của các quốc gia
đối với các lãnh thổ của mình. Brazil củng ủng hộ đề xuất của Anh với lập luận rằng
không có một cách giải thích hợp lý nào cho Điều 121(3) cả. Tuy nhiên, Hàn Quốc
thì lại thấy khó mà ủng hộ việc xóa bỏ Điều 121(3) bởi vì viê ̣c này sẽ phá hỏng trạng
thái cân bằng mong manh đã đạt được sau một quá trình đàm phán lâu dài về quy chế
của đảo. Liên bang Xô Viết cũng phản đối viê ̣c sử a đổi Điều 121 bởi vì những thay
đổi này sẽ phá hỏng hoàn toàn những thỏa thuâ ̣n đã đa ̣t được trong các buổi đàm
phán trước. Romania quốc gia chủ chốt trong quá trình soa ̣n thảo Điều 121 tại
17
UNCLOS III đã đê ̣trình một đề xuất sử a đổi Điều 121 bằng cách thêm một khoản 4
quy đi ̣nh như sau: "các đảo nhỏ không có người sinh sống sẽ không ảnh hưởng đến
các vùng biển thuộc đất liền của quốc gia có liên quan" [65].
Mă ̣c dù vâ ̣y, bất chấp những phản đối từ một số đoàn đa ̣i biểu ta ̣i UNCLOS
III, quy chế của đảo đã được quy đi ̣ nh trong Phần VIII của UNCLOS với ngôn từ
giống hê ̣t như các dự thảo trong Phần VIII của ICNT . Ngày 30/4/1982, UNCLOS
được thông qua. Khi ký kết Công ước , Iran đã đưa vào bản ghi nhớ cách hiểu của
mình liên quan đến một số điều trong UNCLOS. Mục đích chính của việc làm này
là để tránh các cách giải thích một số điều khoản về sau trong tương lai một cách
không phù hợp với dự đi ̣nh ban đầu và quan điểm trước đấy hoă ̣c không phù hợp
với nội luâ ̣t củ a nước Cộng hòa Hồi giáo Iran . Một trong những ghi nhớ này liên
quan đến Điều 121(3) trong đó Iran nói rằng:
Các đảo nhỏ nằm trong các biển khép kín hoặc bán khép kín có
thể có khả năng thích hợp cho viê ̣c cư trú của con người hoă ̣c có đời
sống kinh tế riêng của mình , nhưng do các điều kiê ̣n về thời tiết , các hạn
chế về tài nguyên hoă ̣c các ha ̣n chế khác , chưa thể đưa vào để phát triển ,
sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 121(2) liên quan đến "Quy chế của
đảo" và do đó , có ảnh hưởng toàn bộ đến việc phân định các vùng biển
của quốc gia ven biển có liên quan [65].
Quay trở la ̣i với các tiêu chí để xác đi ̣nh một "đảo" có thuộc phạm vi Điều
121(3) hay không. Trong Hội nghi ̣lần III tiêu chuẩn “ có người ở” đã được ủng hộ
rộng rãi. Trong Tuyên bố về các vấn đề của luâ ̣t biển , các nước Tổ chức Thống nhất
Châu Phi đã nêu lên yếu tố dân cư . Tuy vâ ̣y, một số nước như Ireland đã phản đố i
mạnh mẽ đề nghị dành quyền tài phán cho các đảo không có người ở . Trong đề nghi ̣
của Rumani có nêu ra yêu cầu đảo phải duy trì được đời sống kinh tế và xã hội ,
trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn “có ngườ i ở”. Có đại diện quốc gia còn nêu đến số
lượng cụthể của dân số trên đảo (A/Conf.13/C.4/C.15). Cuối cùng Hội nghị đã nhất
trí chấp nhận tiêu chuẩn "có người ở" để xác định quy chế đảo.
Điều 121(3) của UNCLOS 1982 quy định rằng một đảo thích hợp cho con
18
người đến ở thì sẽ được hưởng quy chế đầy đủ của đảo. Tuy vậy, thế nào là "thích
hợp cho người đến ở" lại không được Công ước giải thích rõ ràng.
Trên thực tế rất khó xác định thế nào là một đảo thích hợp cho con người đến
ở. Người ta có thể đến ở một đảo nhưng rồi sau đó lại ra đi do các điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt. Ngược lại, một đảo san hô giữa biển khơi hôm nay còn không
thể là nơi sinh sống của con người nhưng nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật rất có
thể sau này sẽ trở thành nơi con người có thể sinh sống được. Bất kỳ mỏm đá nào,
bãi cạn nào cũng có thể dùng làm nơi cư trú của con người nếu quốc gia đó đầu tư
thích đáng để con người có thể sinh sống ở đó.
Tiêu chuẩn "thích hợp cho đời sống kinh tế riêng" cũng rất khó để xác
đi ̣nh. Một đảo được coi là thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng có hoàn toàn
phải có khả năng tự chủ so với đất liền hay không? Và nếu đúng như vậy thì dựa
trên tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn có nước uống, đất đai hay tài nguyên sinh vật?
Những đảo không có triển vọng phát triển kinh tế, ví dụ như những đảo ở Nam
Thái Bình Dương nhưng chúng có thể tồn tại được nhờ các hoạt động đánh cá
xung quanh các đảo đó thì có thể coi là có đời sống kinh tế riêng hay không?
Việc con người dùng các biện pháp nhân tạo để tạo ra đời sống kinh tế riêng cho
đảo có thể được chấp nhận không?
Điều 121(3) của Công ước Luật Biển 1982 quy định một đảo “thích hợp cho
con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” nhưng đã không đưa ra
những chỉ dẫn cụ thể để xác định các yếu tố cần thiết để giải thích cho vấn đề này.
Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật Biển 1982 đều
không coi ý nghĩa của đảo đối với an ninh và quốc phòng của quốc gia có đảo là
tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo. Các yếu tố khác như cấu tạo địa chất và vị trí
địa lý của đảo cũng không được coi là tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo.
* Những cá ch giải thích không thực sự thống nhất về Điều 121(3)
Theo quan điểm của Jon M . Vandyke trong công trình “Islands and the
Delimitation of Ocean Space in the South China Sea” (1993): Trong Điều 121(3),
việc giải thích về “thích hợp cho con người đến ở” và “đời sống kinh tế” cho thấy
19
đôi khi thuật ngữ “đảo đá” đòi hỏi phải có những điều kiện nhiều hơn định nghĩa
địa lý thuần túy khách quan… Nếu nhấn mạnh đến hoạt động thực sự hay khả năng
có thể của con người, thì tiêu chuẩn quan trọng nhất trong định nghĩa “đảo đá” nên
chăng là địa hình dạng đảo đáp ứng được một cộng đồng dân cư ổn định là những
người sử dụng vùng biển xung quanh nó. Điều tất yếu là tiêu chuẩn này không thể
đòi hỏi một địa hình dạng đảo tự bản thân có thể đảm bảo cho con người định cư
vĩnh cửu, nhưng ít nhất nó cũng phải là chỗ dựa cho cộng đồng dân cư ổn định ở
cạnh đó. Chẳng hạn, có thể địa hình loại này là nơi lui tới của các ngư dân ở những
đảo gần đó, sử dụng nó làm cơ sở đánh bắt tài nguyên sinh vật ở khu vực này. Theo
nghĩa đó, cụm từ “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng” là một khái niệm đơn giản.
Như vậy, Jon M. Vandyke cho rằng việc “thích hợp cho con người đến ở hoặc
cho một đời sống kinh tế riêng” không nhất thiết phải của chính đảo đó. Ông gắn kết
địa hình dạng đảo này với các đảo và đời sống dân cư xung quanh. Tuy nhiên, Mark
Valencia trong cuốn sách "Chia sẻ nguồn tài nguyên ở Biển Nam Trung Hoa" (1999)
lại cho rằng, theo đúng câu chữ trong khoản 3 Điều 121 thì có vẻ như quy định “đời
sống kinh tế” thích hợp của các vị trí phải là “của chính những vị trí đó”. Một đời
sống kinh tế nhân tạo được sự hỗ trợ bởi dân cư sống ở xa để giành được quyền kiểm
soát ở một vùng biển mở rộng là không thích hợp”. Hiện nay quan điểm của Mark
Valencia được nhiều học giả ủng hộ hơn bởi lẽ nếu không phải tự bản thân đảo đó
đáp ứng đủ điều kiện cho con người đến ở thì sẽ dẫn đến tình trạng các quốc gia đua
nhau tạo ra các công trình nhân tạo và các luồng di dân để thiết lập chủ quyền trên
đảo, thực hiện tham vọng xâm chiếm các vùng biển rộng lớn.
Mục đích của Điều 121(3) là để hạn chế việc áp dụng quy chế pháp lý đầy đủ
cho các đảo. Do đó yếu tố “thích hợp cho con người đến ở” phải hiểu rằng con
người ở đây là một cộng đồng người đang sinh sống trên đảo và họ tới đảo với mục
đích xây dựng một cuộc sống xã hội ổn định, lâu dài. Một đảo “thích hợp cho con
người đến ở” là một đảo mà điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa lý cho phép ổn định
cuộc sống cho dân cư trên đảo. Đảo đá có “đời sống kinh tế riêng” nghĩa là các tài
20
nguyên trên đảo và ở xung quanh đảo được đánh giá là có giá trị kinh tế, đang tồn
tại trên thực tiễn mà cộng đồng dân cư trên đảo đã tạo lập một đời sống kinh tế xã
hội từ các nguồn lợi đó.
Jonathan I. Charney đưa ra một cách giải thích rộng hơn về vấn đề này .
Charney cho rằng Điều 121(3) sử dụng từ "hoă ̣c" nên chỉ cần phải chứ ng minh một
đảo là thích hợp cho con người đến ở HOẶC có các hoa ̣t độ ng kinh tế riêng thì đảo
đó sẽ được có vùng đă ̣c quyền kinh tế hay thềm lục đi ̣a [65]. Sau khi xem xét các
văn bản soa ̣n thảo của UNCLOS III , Charney cũng cho rằng viê ̣c cư trú của người
dân theo đi ̣nh nghĩa của Điều 121(3) không cần phải thường xuyên và các hoạt
động kinh tế thì không cần phải đảm bảo cho cuộc sống con người trong suốt cả
năm. Bên ca ̣nh đó , các hoạt động kinh tế theo Điều 121(3) có thể bao gồm các hoạt
động công nghiê ̣p hoă ̣c khai thá c các tài nguyên khoáng chất hoă ̣c sinh vâ ̣t trong
vùng lãnh hải của đảo. Charney cho rằng một đời sống kinh tế theo Điều 121(3) cần
phải được hiểu là khi đảo này có các nguồn lợi có thể khai thác và kiếm lời đủ để
mua cá c nhu yếu phẩm còn thiếu khác . Charney kết luâ ̣n rằng với những thay đổi
tùy theo các hoàn cảnh khác nhau có thể giúp cho các đảo thuộc phạm vi điều chỉnh
của Điều 121(3) vẫn có thể có được đi ̣a vi ̣pháp lý của một đảo v à có quyền hưởng
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa [65].
E.D.Brown nêu ý kiến:
Một phép thử có thể dùng là liê ̣u đảo đấy có nước ngọt hay không
nhưng nếu đảo được cung cấp các nhu yếu phẩm từ đất liền hay các cây
ngâ ̣p mă ̣n được trồng trên đảo thì sao ?... Liê ̣u đảo đó có cần phải có khả
năng sản xuất ra một số lượng nhu yếu phẩm tối thiểu hay có đời sống
không phụthuộc vào nguồn cung ở bên ngoài trước khi nó được xem là
thích hợp cho đời sống con người hay không ? Liê ̣u một người trông giữ
ngọn hải đăng có được xem là bằng chứng của khả năng thích hợp cho
cuộc sống con người không? [65].
Theo đó , Brown nhâ ̣n xét rằng "...Điều 121(3) theo quy đi ̣nh hiện tại có vẻ
như là một công thứ c hoà n hảo để tạo ra cá c sự nhầm lẫn và xung đột" [65].
21
Học giả Barry Hart Dubner đã liê ̣t kê một số hoa ̣t động để ủng hộlâ ̣p luâ ̣n
rằng các đảo đá có thể có đời sống kinh tế riêng như : khả năng sử dụng quân đội
chiếm giữ các đảo , tạo ra các công trình xây dựng và điểm đánh dấu , thành lập các
trạm nghiên cứu, ban hành các quy chế , sát nhập các đảo này vào các tỉnh lân cận ,
phát hành bản đồ trong đó có vẽ các vùng tuyên bố chủ quyền và phát hành các tài
liê ̣u li ̣ch sử để ủng hộcho các tuyên bố về chủ quyền , cho phép khách du li ̣ch hoă ̣c
các nhà báo đến thăm đảo, cho phép các công ty dầu mỏ hoa ̣t động , bắt giữ ngư dân
và xây dự ng các khu nghỉ dưỡng du li ̣ch với khách sa ̣n và sân bay [65]. Cách giải
thích này có phần hơi đi xa với mục đích của Điều 121(3) bởi vì điều khoản này
hướng đến viê ̣c ha ̣n chế sự mở rộng thẩm quyền tài phán của các quốc gia một cách
"quá đáng" ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Tiến sĩNguyễn Toàn Thắng – Đa ̣i học Luâ ̣t Hà Nội cho rằng, tiêu chí "thích
hợp cho con người đến ở " và tiêu chí "thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng" cần
phải hiểu là áp dụng đồng thời . Theo đó, một đảo đá có khả năng và tiềm năng đảm
bảo cho con người đến ở và đời sống kinh tế riêng sẽ có vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục đi ̣a.
Học giả Alex G. Gude Elferink thì cho rằng việc đáp ứng cả hai yêu cầu về
thích hợp cho đời sống con người và đời sống kinh tế riêng là không cần thiết , "kể
cả khi tiêu chí đầu tiên được đáp ứng bằng sự có mặt của một cộng đồng dân cư ổn
đi ̣nh, đờ i sống kinh tế của một đảo đá mà không có dân cư ổn đi ̣nh cũng dẫn đến kết
quả là đảo này có được EEZ và thềm lục địa" [65].
Trong khi đó, học giả Roger O’Keefe đã trích dẫn nhiều bài viết của các học
giả quốc tế để đưa ra nhâ ̣n đi ̣nh:
Trừ khi có một yêu cầu không bằng văn bản về "khả năng tự
nhiên" được đưa vào , Điều 121(3) dường như đã ủng hộviê ̣c trao các
vùng biển cho hầu như bất kỳ một vùng đất rất nhỏ (skerrick of land) nào
mà vẫn ở trên mực nước khi triều lên . Trong thời đa ̣i công nghê ̣cao này ,
nếu một quốc gia sẵn sàng đầu tư tiền ba ̣c thì hầu như tất cả các đảo , kể
cả các đảo nhỏ cũng có thể thích hợp với cuộc sống con người theo một
cách nào đó [65].
22
Học giả Jonathan L.Hafetz lại nêu ra rằng việc bảo tồn biển cũng có thể cấu
thành các hoạt động kinh tế theo nghĩa của Điều 121(3) bởi vì hoa ̣t động này có thể
đem la ̣i các lợi ích về kinh tế và một sự phát t riển bền vững thông qua các hình thứ c
như thiết lâ ̣p các khu bảo vê ̣môi trường biển và bờ biển . Thêm vào đó , Hafetz cũng
cho rằng cách giải thích Điều 121(3) của ông phù hợp với ngôn từ của UNCLOS ,
đối tượng và mục đích củ a Công ước, sự phát triển về sau của luâ ̣t quốc tế và chính
sách công cộng trong việc bảo vệ môi trường biển khi việc này mang lại lợi ích về
kinh tế [65]. Quan điểm này có tính hợp lý vì tâ ̣p trung vào bảo vê ̣môi trường biển
sẽ có ích lợi lâu dài không chỉ với quốc gia có đảo mà còn đối với những vùng biển
xung quanh của các nước khác giáp với đảo đó . Và nếu như mô hình này được nhân
rộng trên toàn cầu , lợi ích của nhân loa ̣i sẽ đượ c đảm bảo và tăng lên rất nhiều từ
những khu bảo tồn như vâ ̣y. Tuy nhiên mă ̣t ha ̣n chế của quan điểm này đó là dường
như chưa thể hiê ̣n được tính công bằng khi mà những nước giàu sẽ có điều kiê ̣n hơn
để xây dựng và phát triể n các khu bảo tồn và như thế khả năng các nước này được
hưởng thêm các vùng biển rộng lớn cũng cao hơn . Trong khi đó , đối với những
nước đang phát triển hay kém phát triển , hoạt động này sẽ diễn ra vô cùng chậm
chạp nếu như không có sự chung tay giúp đỡ của các nước lớn và cộng đồng quốc
tế nói chung.
Tổng kết la ̣i quan điểm từ các chuyên gia luâ ̣t pháp quốc tế , tiêu chí để xác
đi ̣nh một đảo có "thích hợp cho con ngư ời đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng" là không thể cố định và đúng như những gì "chung chung" và "trừ u tượng"
mà Điều 121(3) UNCLOS đã thể hiê ̣n. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thứ c
hướng dẫn về viê ̣c thực hiê ̣n điều khoản này . Mă ̣c dù cũng có tồn ta ̣i một số cơ chế
quốc tế có liên quan đến luâ ̣t biển như Cuộc họp của Các quốc gia thành viên của
UNCLOS (SPLOS), cuộc họp này chủ yếu tâ ̣p trung vào các vấn đề hành chính và
tài chính. Bên ca ̣nh đó , cũng có c uộc họp xem xét các vấn đề về biển và luâ ̣t biển
của Đại hội đồng Liên hợp quốc chủ yếu dựa vào các báo cáo do Tổng Thư ký Liên
hợp quốc cũng như Hội nghi ̣Tư vấn Không chính thứ c đối với các vấn đề về đa ̣i
đương và luâ ̣t biển soa ̣n thảo. Các cuộc họp của Đại hội đồng thỉnh thoảng cũng có
23
chú ý đến chính sách về biển của các quốc gia liên quan đến UNCLOS nhưng cuộc
họp này lại không thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan giám sát hỗ trợ các quốc gia
thực hiê ̣n theo đúng ngôn từ và tinh thần của Công ước [65]. Học giả Timo
Koivurova cho rằng, nếu UNCLOS có một thể chế tương tự như các công ước hiện
nay, các chính sách và pháp luật về biển của các quốc gia sẽ phát triển một cách
thống nhất và phù hợp hơn với các thuâ ̣t ngữ và mục tiêu của UNCLOS [65].
Qua nghiên cứ u quan điểm của các học giả , những nhà nghiên cứ u sâu về
vấn đề này , có thể tổng kết một số luận điểm sau nhằ m giải thích cho các tiêu chí
trong Khoản 3 Điều 121 UNCLOS:
- Các đảo được nêu tại Khoản 3 cần được hiểu rằng đã đáp ứ ng được các tiêu
chí tại Khoản 1 Điều 121, tứ c là có quy chế của "đảo" theo đúng yêu cầu của điều
khoản này (là vùng đất tự nhiên có nước biển bao bọc , luôn ở trên mă ̣t nước biển kể
cả khi triều lên cao).
- Xem xét khả năng thích hợp cho con người đến ở hay thích hợp cho một
đời sống kinh tế riêng của một đảo phải là đảo tự nhiên và yếu tố tự nhiên này phải
đáp ứ ng đối với cả cách thứ c hình thành của đảo cũng như thành phần của đảo . Nếu
như đảo có sự tác động của khoa học kỹ thuâ ̣t thì dù chất liê ̣u xây dựng đảo dù là
chất liê ̣u tự nhiên cũng không có ý nghĩa.
- Các tiêu chí "thích hợp cho con người đến ở " và "thích hợp cho một đời
sống kinh tế riêng " không nhất thiết phải là đồng thời , đúng như cách sử dụng từ
"hoă ̣c" (or) của Công ước.
- Thích hợp cho con người đến ở không nhất thiết phải theo một con số nhất
đi ̣nh về dân cư, nhưng thích hợp cho con người đến ở cần được hiểu là một sự đi ̣nh
cư có tính ổn đi ̣nh mà không phải là nhất thời . Tuy nhiên, sự ổn đi ̣nh cũng không có
nghĩa phải là toàn bộ các ngày trong năm . Hoạt động di cư sang các đảo khác hay
đất liền để tránh các thời điểm có thiên tai không là yếu tố quy kết rằng sự đi ̣nh cư
đó không ổn đi ̣nh. (Bởi vì ngay cả trên đất liền, hiê ̣n tra ̣ng này cũng có thể xảy ra).
- Sự tồn ta ̣i của nước ngọt , phần đất cho phép canh tác , trồng trọt hay tồn
tại nguồn tài nguyên sinh vật hay khoáng sản tạo ra khả năng độc lập trong việc
24
bảo đảm cho cuộc sống định cư của con người không phụ thuộc vào sự viện trợ
của đất liền .
- Độc lập không đồng nghĩa với khép kín , tự cung tự cấp. Điều này phù hợp
với sự phát triển ngày càng ma ̣nh mẽ của khoa học công nghê ̣ , kỹ thuật, những mối
giao lưu giữa đảo với đất liền , đảo với đảo khác càng được đẩy ma ̣nh hơn , thường
xuyên hơn.
- Không được xác đi ̣nh một đời sống kinh tế nhân ta ̣o , hoàn toàn dựa vào
nguồn lực của lục đi ̣a để thay đổi khả năng của đảo đá tron g viê ̣c ta ̣o ra các vùng
biển xung quanh.
- Sự tồn ta ̣i của tài nguyên thiên nhiên hay sinh vâ ̣t là bằng chứ ng quan trọng
thể hiê ̣n khả năng của đảo đá trong viê ̣c đảm bảo đời sống kinh tế của đảo .
- Đời sống kinh tế riêng nên đượ c hiểu là một đời sống kinh tế có tính chất
thường xuyên kể từ thời điểm khởi lâ ̣p cho đời sống kinh tế đó . Theo đó , hoạt
động giao hàng hóa đơn thuần trên đảo không được hiểu là ta ̣o ra một đời sống
kinh tế riêng .
- Yếu tố tài nguyên đảm bảo cho sự sinh sống của dân cư và đời sống kinh tế
của đảo không chỉ bao gồm tài nguyên trên chính phần lãnh thổ đảo mà còn gồm cả
tài nguyên của các vùng nước và đáy biển ngay liền kề đảo , và nên tí nh giới ha ̣n
liền kề này là giới ha ̣n lãnh hải, tứ c là 12 hải lý từ đường cơ sở của đảo.
- Một đảo mă ̣c dù không có dân cư sinh sống ổn đi ̣nh , không có các hoa ̣t
động sản xuất vâ ̣t chất như khai thác tài nguyên , nhưng la ̣i có tiềm năng du li ̣ch
(sinh thái, đi ̣a chất, thể thao, nghỉ dưỡng), vẫn được hiểu là đáp ứ ng được tiêu chí
có đời sống kinh tế riêng và do đó có thể có EEZ cũng như thềm lục địa . Song trong
trường hợp một đảo như vâ ̣y , hiê ̣u lực của đảo đến đâu vẫn do các bên liên quan
thỏa thuận quyết định.
- Nhìn chung thích hợp cho con người đến ở hay cho một đời sống kinh tế
riêng có thể được hiểu là ta ̣i thời điểm hiê ̣n ta ̣i hoă ̣c có tính tiềm năng cho tương l ai.
Tuy nhiên, yếu tố tiềm năng này đến thời điểm nào cần do các bên liên quan thỏa
thuâ ̣n, thương lượng trong từ ng trường hợp cụthể.
25
Các quốc gia khi xây dựng quy chế pháp lý cho các đảo của mình , đúng như
tinh thần của UNCLOS, trong khi hướng đến những lợi ích tối đa cho quốc gia cần
tính đến quyền lợi của các nước khác một cách hợp lý . Các quốc gia có xung đột
trong vấn đề xác đi ̣nh quy chế pháp lý của đảo cần thông qua các cơ chế thỏa th uâ ̣n,
trao đổi và giải quyết xung đột mà UNCLOS đã đi ̣nh hướng . Trường hợp các nước
không thể tự thỏa thuâ ̣n được , họ có thể giao vấn đề đó cho một bên thứ ba độc lập
và khách quan giải quyết dựa trên những tiêu chuẩn thườ ng được áp dụng và đã trở
thành thông lệ trong thực tiễn quốc tế.
1.2.2. Quy chế phá p lý của cá c đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật
Biển 1982
Các quy định của UNCLOS 1982 cho phép xác đi ̣nh quy chế pháp lý của đảo
được thể hiê ̣n ở những khía ca ̣nh – cấp độcụthể sau : một là , qua viê ̣c đảo được
hưởng những vùng biển nào theo quy đi ̣nh của UNCLOS (bao gồm loa ̣i vùng biển
và giới hạn của vùng biển đó ); hai là , tiếp đó đối với mỗi vùng biển mà nó có được
quốc gia sở hữu đảo đó có được những quyền – lợi ích và đồng thời là trách nhiê ̣m
– nghĩa vụ như thế nào ; và ba là , vùng chồng lấn do các vùng biển của đảo tạo ra ,
viê ̣c phân đi ̣nh những vùng đó và vùng biển thực tế quốc gia có được sau phân đi ̣nh.
1.2.2.1. Khía cạnh, cấp độ thứ nhất
Nhìn chung quy định tại Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982 đưa ra hai khả
năng có thể áp dụng cho các đảo khi các đảo đó có thể đáp ứ ng được tiêu c huẩn mà
điều khoản này đă ̣t ra hay không . Khi đáp ứ ng được điều kiê ̣n "thích hợp cho con
người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" đảo đó được hưởng quy chế như
đất liền với đầy đủ các vùng biển bao gồm : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . Và trường hợp thứ hai , khi các đảo
không đáp ứ ng được điều kiê ̣n trên thì không có đầy đủ các vùng biển , cụ thể là
không có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a.
Trong cả hai trường hợp, các đảo theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982 đều
có nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng . Nội
thủy là vùng nước phía trong đường cơ sở dùng để tí nh chiều rộng lãnh hải của đảo
26
và sẽ không có giới hạn xác định như những vùng biển khác . Giới ha ̣n này tùy
thuộc vào đă ̣c điểm bờ biển và những đă ̣c điểm khác có tác động đến viê ̣c hoa ̣ch
đi ̣nh đường cơ sở của quốc gia ven biển. Lãnh hải của đảo là vùng tiếp liền và bên
ngoài của nội thủy , có ranh giới trong là đường cơ sở và ranh giới ngoài là đường
cách đường cơ sở khoảng cách không quá 12 hải lý. Như vâ ̣y, 12 hải lý là chiều
rộng tối đa của lãnh hải và không thể có trường hợp lãnh hải quá 12 hải lý được coi
là hợp pháp. Vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo là vùng tiếp liền và bên ngoài lãnh hải.
Vùng này có ranh giới trong là ranh giới ngoài của lãnh hải và ranh giới ngoài là
đường nối các điểm cách đường cơ sở một khoảng cách là không quá 24 hải lý. Nói
cách khác, ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp là đường mà các điểm trên đó cách
ranh giới ngoài của lãnh hải một khoảng cách là không quá 12 hải lý. Như vâ ̣y,
tương tự như lãnh hải, chiều rộng của vùng tiếp giáp tối đa là 12 hải lý.
Theo Khoản 3 Điều 121, chỉ những đảo "thích hợp cho con người đến ở hoặc
cho một đời sống kinh tế riêng" mới có thêm vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục
đi ̣a. Trong đó , vùng đặc quyền kinh tế là vùng nước tiếp liền và bên ngoài lãnh hải
có ranh giới ngoài không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở . Ranh giới trong của
vùng đă ̣c quyền kinh tế la ̣i là ranh giới ngoài của lãnh hải . Bề rộng của vùng đă ̣c
quyền kinh tế do đó tối đa có thể đa ̣t 188 hải lý. Thềm lục đi ̣a cũng là vùng tiếp liền
và bên ngoài lãnh hải nhưng là gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trên toàn bộ
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền (ở đây là đất liền của đảo ) của quốc gia
đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa . Về giới ha ̣n của thềm lục đi ̣a có thể có một số
khả năng sau: (1) 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong trường hợp mép ngoài của rìa
lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn . (2) nhỏ hơn 200 hải lý do khi xác
đi ̣nh giới ha ̣n 200 hải lý đã có sự chồng lấn với thềm lục địa của quốc gia khác . (3)
thềm lục đi ̣a mở rộng ngoài 200 hải lý khi mép ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá
200 hải lý và quốc gia hoa ̣ch đi ̣nh theo đúng quy đi ̣nh từ Khoản 4 đến khoản 6 Điều
76 UNCLOS. Tương tự như vùng đă ̣c quyền kinh tế , bề rộng có tính tiêu chuẩn của
thềm lục đi ̣a trong trường hợp bình thường là 188 hải lý.
27
1.2.2.2. Khía cạnh, cấp độ thứ hai
Quy chế của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 gắn bó chă ̣t chẽ với quy đi ̣nh ta ̣i
Khoản 2 bên trên bởi v ì điều khoản này nói rằng : "Với điều kiện phải tuân thủ
Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của
hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các
lãnh thổ đất liền khác" [16, Điều 121, Khoản 2]. Theo đó , Khoản 2 của Điều 121
quy định cách thức xác định các vùng biển do đảo tạo ra như lãnh hải , vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . Các vùng biển này được xác
định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho lãnh thổ đất liền . Các vùng
biển của đảo cũng được hưởng các quy chế như các vùng biển của đất liền . Cụ thể:
* Nội thủy
Điều 8 của Công ước Luật Biển 1982 quy định trừ trường hợp được quy định
ở Phần IV liên quan đến quốc gia quần đảo, các vùng nước ở phía bên trong đường
cơ sở của lãnh hải là nội thuỷ của quốc gia ven biển [16, Điều 8]. Tương tự như vậy,
các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải của đảo cũng được coi là
vùng nước nội thuỷ. Về đường cơ sở thông thường để xác định vùng nước nội thuỷ
của đảo là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của đảo, như đã được thể hiện
trên các hải đồ tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển chính thức công bố [16, Điều 5].
Trong nội thủy, quốc gia sở hữu đảo có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối như đối với
lãnh thổ đất liền.
* Lãnh hải
Các quốc gia có đảo có quyền mở rộng chủ quyền trong lãnh hải của đảo đến vùng
trời phía trên, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này [16, Điều2]. Chủ
quyền này là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, quốc gia ven biển có chủ quyền trên
cả ba mặt lập pháp , hành pháp và xét xử nhưng lại bị giới hạn bởi quyền qua lại
không gây hại của tàu thuyền nước ngoài . Điều 17 UNCLOS 1982 quy đi ̣nh, với
điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay
không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
“Đi qua” là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích: a) Đi ngang qua nhưng
28
không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng
ở bên ngoài nội thủy; hoặc b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời
khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy. Việc đi qua phải liên tục
và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng
chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một
trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền
hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn [16, Điều 18].
Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa
bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải
được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của
pháp luật quốc tế [16, Điều 19]. Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi
ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch [16, Điều 20].
Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và
các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi
qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình [16, Điều 22]. Quốc gia ven biển khi
cần bảo đảm an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không
gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và
phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định
nhằm điều phối việc qua lại các tàu thuyền [16, Điều 22].
* Vùng Tiếp giáp lãnh hải
Theo UNCLOS, vùng tiếp giáp của đảo không thể mở rộng quá 24 hải lý
kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo. Trong vùng biển này,
quốc gia có đảo có quyền ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm đối với các luật
lệ, quy định về hải quan , thuế khóa , y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh
hải của mình [16, Điều 33].
* Vùng đặc quyền kinh tế
Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia có đảo có các quyền chủ quyền về
việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc
không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy
29
biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục
đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; các quyền tài phán
đối với việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình biển, nghiên cứ u
khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trườngbiển… [16, Điều 56].
Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không
có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù
định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp
ngầm nêu ở Điều 87 UNCLOS, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục
đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do
này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc
khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm [16, Điều 58].
* Thềm lục địa
Áp dụng Điều 76 UNCLOS, thềm lục địa của một đảo có thể hiểu là bao
gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của đảo đó, trên toàn bộ
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của đảo cho đến mép ngoài của rìa lục
địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép
ngoài của rìa lục địa của đảo ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp mép rìa
ngoài của thềm lục địa của đảo vượt quá 200 hải lý thì có thể vạch ra ngoài khoảng
cách đó nhưng không quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500 m là
đường nối liền các điểm có độ sâu 2500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý.
Trên vùng thềm lục địa của đảo, các quốc gia có đảo thực hiện các quyền chủ
quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên; quyền tài phán về nghiên cứu khoa học;
quyền đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa và quyền
bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.
Như vậy, do UNCLOS ban cho các đảo khả năng được hưởng những vùng
biển rộng lớn đã ta ̣o ra nguy cơ và thực tế là tranh chấp về các vùng biển chồng lấn
càng trở nên phức tạp hơn . Đó là chưa kể đến những tranh chấp này gắn chă ̣t với
tranh chấp về chủ quyền lã nh thổ , một khi chủ quyền đảo chưa được làm rõ , tiến
trình phân định biển vẫn tiếp tục bị kéo dài.
30
1.2.2.3. Khía cạnh, cấp độ thứ ba
Với giả thiết rằng đảo đã đáp ứ ng được tiêu chuẩn "thích hợp cho con người
đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng", các trường hợp có thể xảy ra xuất phát
từ vi ̣trí của những đảo như vâ ̣y bao gồm:
- Đảo gần bờ và góp phần trong hoa ̣ch đi ̣nh đường cơ sở của đất liền , (và từ
điểm cơ sở ta ̣i những đảo như vâ ̣y s ẽ có thể tạo ra vị trí chồng lấn của quốc gia ven
biển với các quốc gia láng giềng có bờ biển đối diê ̣n hay tiếp liền).
- Đảo không quá xa bờ và ta ̣o ra vùng chồng lấn với chính các vùng biển của
đất liền lục đi ̣a của quốc gia ven biển (và có thể tạo ra vùng chồng lấn với các vùng
biển của các quốc gia khác xung quanh).
- Đảo nằm xa hoàn toàn với đất liền lục đi ̣a của quốc gia ven biển (có thể tạo
ra vùng chồng lấn với các vùng biển của các quốc gia khác xung quanh).
1.3. Ý nghĩa và vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ƣớc
Luật Biển 1982 trong xác lâ ̣p chủ quyền quốc gia đối vớ i các vùng biển và giải
quyết tranh chấp biển đảo
1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của đảo nói chung và theo quy đi ̣nh của Công ướ c
Luật biển 1982
1.3.1.1. Trong hoạch đi ̣nh đườ ng cơ sở
Đảo có vai trò quan trọng trong viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh đường cơ sở của quốc gia dùng
để tính chiều rộng lãnh hải. Vai trò này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Các quốc gia được phép hoạch định đường cơ sở theo phương
pháp đường cơ sở thông thường áp dụng cho các đảo . Theo đó , đường cơ sở này là
"ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ
lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận" [16, Điều 5].
Thứ hai: Sự tồn ta ̣i của các đảo là cơ sở để một quốc gia áp dụng phương pháp
đường cơ sở thẳng. UNCLOS quy đi ̣nh trong trường hợp "nếu có một chuỗi đảo nằm
sát ngay và chạy dọc theo bờ biển" thì quốc gia ven biển có thể vạch đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải bằng cách"nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng
để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải" [16, Điều 7, Khoản 1].
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoàiCho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 

Similar to Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT

Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT (20)

Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOTLuận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAYVấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaĐề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaPháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ GIANG QUY CHÕ PH¸P Lý CñA C¸C §¶O THEO KHO¶N 3 §IÒU 121 C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 - LI£N HÖ VíI TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ GIANG QUY CHÕ PH¸P Lý CñA C¸C §¶O THEO KHO¶N 3 §IÒU 121 C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 - LI£N HÖ VíI TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾ N HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Giang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tất cả các Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức hết sức cần thiết và hữu ích cho quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, Trung Tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế trong việc tìm kiếm, tập hợp các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc triển khai thực hiện Luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, người Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, phân tích và giải quyết các nội dung trong Luận văn để Luận văn hoàn thành một cách tốt nhất. Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ trong Khoa Luật, gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn!. Tác giả Phạm Thị Giang
  • 5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình ảnh MỞ ĐẦ U .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔ NG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O THEO KHOẢN3 ĐIỀU121 CÔNG ƢỚ C LUẬT BIỂ N1982 ..........6 1.1. Khái niệm đảo và quy chế đảo ......................................................... 6 1.1.1. Đi ̣nh nghĩa "đảo" trong luâ ̣t biển quốc tế............................................ 6 1.1.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của Công ướcLuâ ̣t Biển1982 ...... 7 1.1.3. Vai trò của quy chế đảo trong hê ̣thống luâ ̣t biển quốc tế .................11 1.2. Quy chế pháp lý cụthể của các đảo theo quy định tại Khoản 3 Điều 121 của Công ƣớc Luật biển năm 1982.............................13 1.2.1. Khái niệm và lịch sử của chế định "đảo theo Khoản 3 Điều 121" trong luâ ̣t biển quốc tế .......................................................................13 1.2.2. Quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 ..................................................................................25 1.3. Ý nghĩa và vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ƣớc Luật Biển 1982 trong xác lâ ̣p chủ quyền quốc gia đối vớ i các vùng biển và giải quyết tranh chấp biển đảo.........................30 1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của đảo nói chung và theo quy đi ̣nh của Công ước Luật biển 1982............................................................................30 1.3.2. Một số trường hợp trong thực tiễn quốc tế về vận dụng quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản3 Điều121Công ước Luâ ̣t biển1982 ..........32
  • 6. Chƣơng 2: QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 121 CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 TRONG MỐ I LIÊN HỆVỚ I CÁ C TRANH CHẤ P TRÊN BIỂ N ĐÔNG.........41 2.1. Khái quát về quy chế pháp lý của đảo theo pháp luật Việt Nam.....41 2.2. Tổng quan về các tranh chấp biển , đảo của Việt Nam trên Biển Đông .........................................................................................44 2.3. Vai trò của đảo trong hoa ̣ch đi ̣nh đƣờng cơ sở thẳng của Viê ̣t Nam- tiền đề cho viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh ranh giớ i các vùng biển..............50 2.4. Ảnh hƣởng của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ƣớc Luật Biển 1982 đối vớ i viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh các vùng biển và giải quyết tranh chấp về phân đi ̣nh biển của Viê ̣t Nam......................53 2.4.1. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh vùng biển chồng lấn với Thái Lan trong vi ̣nh Thái Lan...............................................53 2.4.2. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh vi ̣nh Bắc Bộvới Trung Quốc........................................................................................55 2.4.3. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh thềm lục đi ̣a với Indonesia.....................................................................................60 2.4.4. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh biển giữa Viê ̣t Nam và Campuchia ...........................................................................62 2.4.5. Vấn đề hiê ̣u lực đảo trong thực tiễn phân đi ̣nh biển Viê ̣t Nam – Malaysia .............................................................................................64 2.5. Ảnh hƣởng của các đảo đối với nhóm tranh chấp về quy chế đảo-quần đảo và yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc.....65 2.5.1. Quan điểm của Viê ̣t Nam và các bên liên quan về quy chế pháp lý của Hoàng Sa, Trường Sa..............................................................65 2.5.2. Quy chế pháp lý của Hoàng Sa , Trường Sa dựa trên quy đi ̣nh của UNCLOS và khả năng tạo ra các vùng biển xung quanh...........77
  • 7. Chƣơng 3: NHƢ̃NG KHUYẾ N NGHI ̣CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN DỤNG QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A NHÓ M ĐẢ O THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 121 (TRONG GIẢ I QUYẾ T TRANH CHẤ P BIỂ N ĐẢ O, BẢO VỆCHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG).................82 3.1. Đối với nhóm đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.......................................82 3.1.1. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc hai quần đảo..............................82 3.1.2. Các đảo đáp ứng được điều kiện là đảo theo Định nghĩa tại Khoản 1 Điều 121 Công ước Luâ ̣t Biển 1982...................................83 3.1.3. Xem xét khả năng một số đảo thuộc Hoàng Sa , Trường Sa có thể có Vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a ................................83 3.2. Đảo trong vùng chồng lấn cƣ̉ a vi ̣nh Bắc Bô ̣..................................89 3.3. Vấn đề đảo trong v ùng chồng lấn đă ̣c quyền kinh tế vớ i Indonesia ở khu vƣ̣c Nam Biển Đông............................................93 3.4. Vấn đề hiê ̣u lƣ̣c đảotrong phân đi ̣nh các vùng chồng lấn ở khu vƣ̣c vi ̣nh Thái Lan vớ i Campuchia, Thái Lan và Malaysia............94 3.4.1. Vùng chồng lấn với Campuchia........................................................94 3.4.2. Vùng chồng lấn với Malaysia ở cử a vi ̣nh Thái Lan..........................98 3.4.3. Các khu vực chồng lấn ba bên trong vịnh Thái Lan .........................99 3.5. Khu vƣ̣c khác.................................................................................101 3.5.1. Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa............................101 3.5.2. Khu vực phía Đông Nam Biển Đông (không bao gồm quần đảo Trường Sa).......................................................................................101 KẾ T LUẬN ..................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106 PHỤ LỤC.....................................................................................................112
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Tên tiếng Viê ̣t CHND Cộng hòa Nhân dân CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CLCS Commission on the Limits of the Continental Shelf Ủy ban Ranh giới Thềm lục đi ̣a EEZ Exclusive economic zone Vùng đặc quyền kinh tế ICJ International Court of Justice Tòa án Công lý Quốc tế UNCLOS/ UNCLOS 1982/ Công ước/ Công ước Luật Biển 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luâ ̣t Biển năm 1982
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình ảnh Trang Hình 1.1: Đảo Filfla 39 Hình 2.1: Bản đồ đính kèm các công hàm ngày 07/5/2009 của Trung Quốc in hình “đường lưỡi bò” 9 đoa ̣n 49 Hình 2.2: Đảo Cồn Cỏ 59 Hình 2.3: Đường cơ sở Hoàng Sa theo tuyên bố năm1996của Trung Quốc 69 Hình 3.1: Đảo Phú Lâm 83 Hình 3.2: Đảo Ba Bình 84 Hình 3.3: Đảo Trường Sa 86 Hình 3.4. Một góc đảo Lý Sơn 91
  • 10. 1 MỞ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề nóng hổi và cấp bách nhất của Viê ̣t Nam hiê ̣n nay chính là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông . Hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam còn tồn ta ̣i rất nhiều tranh chấp biển đảo với các quốc gia láng giềng và những tranh chấp này kéo dài trong nhiều năm , thâ ̣m chí là nhiều thâ ̣p kỷ . Trong khi đó , những xung đột , mâu thuẫn khác liên quan đến Biển Đông vẫn ngày ngày xảy ra là m cho tình hình an ninh các vùng biển , đảo càng trở nên bất ổn , ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến quá trình phát triển biển, đảo nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Xuất phát từ tính nóng hổi và cấp bách của vi ệc tìm ra giải pháp cho các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hiện nay , tác giả đã lựa chọn lĩnh vực luật biển đối với đề tài luận văn thạc sỹ của mình . Trong điều kiê ̣n mà các nghiên cứ u hiê ̣n nay liên quan đến quy chế đảo nói chung, quy chế của các đảo không có đời sống độc lâ ̣p nói riêng còn có những hạn chế nhất định và trong khi còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài "Quy chế phá p lý của cá c đả o theo khoản 3 Điều 121 Công ướ c Luật biển 1982 - Liên hê ̣vớ i tranh chấp trên Biển Đông". Qua viê ̣c nghiên cứ u đề tài này , tác giả mong muốn đóng góp một phần trong viê ̣c làm rõ các vấn đề cụthể mà Viê ̣t Nam cần phải thực hiê ̣ n được để giải quyết các tranh chấp hiê ̣n còn tồn ta ̣i , bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và tối đa các quyền và lợi ích của quốc gia ở Biển Đông. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề quy chế đảo không phải là vấn đề hoàn toàn mới , nhưng vấn đề quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 lại là một vấn đề nghiên cứ u khá mới . Liên quan đến quy chế đảo , hiê ̣n nay có một số tài liê ̣u và công trình nghiên cứu trong nước điển hìn h như: Cuốn sách chuyên khảo Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế của PGS.TS. Nguyễn Bá Biến & ThS. Nguyễn Hùng Cường Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông xuất bản năm 2012; Cuốn sách Sổ tay phá p lý cho ngườ i đi biển do Luật sư, TS. Hoàng Ngọc Giao chủ biên xuất bản
  • 11. 2 năm 2002; Bài nghiên cứu "Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển , đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa , Trường Sa" của PGS.TS. Nguyễn Bá Biến đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009; Bài tham luận "Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng biển" của PGS.TS. Nguyễn Bá Biến ta ̣i Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ hai (Hà Nội 4/2011); Bài tham luâ ̣n hội thảo "Quy chế pháp lý của đảo và tranh chấp Biển Đông : Quan điểm nào cho Viê ̣t Nam" của TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Bài nghiên cứu tựa đề "Biển, đảo Viê ̣t Nam và quy chế pháp lý của nó " của Luật sư. TS. Phan Đăng Thanh (2009), Tạp chí nghiên cứ u và Phá t triển , Số 4(75), tr.23-33... Bên ca ̣nh đó còn có các bài viết , bài báo ngắn khác đăng trên các tạp chí điện tử , internet. Như vâ ̣y , các công trình nghiên cứ u trong nước về vấn đề này là chưa nhiều và chủ yếu là các bài viết đăng trên các ta ̣p chí . Các sách chuyên khảo ở trên cũng chỉ có một dung lượng rất ít đề câ ̣p đến quy chế đảo . Thêm nữa, các tài liệu và công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứ u về quy chế đ ảo chung, hoă ̣c là nhấn ma ̣nh đến quy chế của các đảo có đời sống kinh tế riêng mà chưa đề câ ̣p sâu đến các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 cũng như vai trò của nhóm đảo này. Đối với các tài liệu nước ngoài, liên quan đến quy chế đảo có thể kể đến : The Regime of Islands in International Law của Hiran Wasantha Jayewardene năm 1990; The Legal Regime of Islands in International Law của D. W. Bowett năm 1979; The Maritime Zones of Islands in International Law của Clive Ralph Symmons năm 1979; The Legal Regime of Islands in the South China Sea của Marius Gjetnes năm 2000; The Regime of Islands in International Conventions (Part 1) của Terasaki Naomichi Hiro năm 2014; The Legal Regime of Islands in International Law của Derek W. Bowett. Leslie C. Green năm 1980; The Regime of Islands under the United Nations Convention on the Law of the Sea: Implications for the South China Sea (NBR Special Report no .37, pp61-77) của Clive H. Schofield năm 2012; Yann-Huei Song (宋燕輝–Tống Yến Huy ) (2009), “The Application of Article 121(3) of the Law of the Sea Convention to the Five Selected Disputed Islands in the South China Sea”, First International Workshop on South
  • 12. 3 China Sea, Hanoi… Các công trình nghiên cứ u này cũng đã đa ̣t được những thành quả nhất định trong việc làm rõ quy chế đảo theo luật biển quốc tế . Tuy nhiên, các nghiên cứ u này phần nhiều đã được thực hiê ̣n từ nhiều năm trước đây , thâ ̣m chí là trước khi Công ước Luâ ̣t biển 1982 ra đời nên chắc chắn sẽ không có tính phù hợp với quy đi ̣nh của luâ ̣t biển quốc tế hiê ̣n ta ̣i . Mă ̣t khác, các nghiên cứu này cũng chưa đề cập một cách sâu sắc đến nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 cũng như những liên hệ đối với thực tiễn tranh chấp biển đảo của Việt Nam . Thêm nữa các nghiên cứ u bằng tiếng nước ngoài sẽ có những khó khăn và ha ̣n chế cho viê ̣c tiếp câ ̣n mang tính rộng rãi, phổ biến ở trong nước. Nói tóm lại , các tài liệu trong và ngoài nước hiện nay đều chưa nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng về quy chế pháp lý của nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 và chưa có những liên hệ cụ thể đố i với các tranh chấp ở Biển Đông hiê ̣n nay của Viê ̣t Nam . Do vâ ̣y, một nghiên cứ u cụthể như đề tài hiê ̣n ta ̣i là hết sứ c cần thiết và có ý nghĩa . Đây là công trình nghiên cứ u mới và đầu tiên của tác giả liên quan đến vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm quy định của luật biển quốc tế hiện đa ̣i, cụ thể là Công ước Luật biển về quy chế pháp lý của một nhóm các đảo được gọi là “các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982” và thực tiễn ảnh hưởng của các quy đi ̣nh đó đối với tranh chấp Biển Đông. Luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứ u về các quy đi ̣nh pháp lý quốc tế liên quan đến quy chế đảo và chỉ tâ ̣p trung phân tích v ề các quy định liên quan đến quy chế đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982. Những đề câ ̣p đến quy chế đảo nói chung sẽ chỉ được phân tích một cách tổng quan , khái quát để làm rõ thêm cho các nội dung chính của luận văn. Mă ̣t khác, trong phần liên hê ̣với tranh chấp Biển Đông, luâ ̣n văn sẽ chỉ tâ ̣p trung liên hê ̣đến các tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam , và có thể chỉ chọn một hoặc một số tranh chấp điển hình để làm rõ các luận điểm đưa ra mà không đề câ ̣p đến tất cả các tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông .
  • 13. 4 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Quy chế đảo theo Công ước Luâ ̣t biển 1982 không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Tuy nhiên, đề tài vẫn rất có ý nghĩa vì đề cập sâu và cụ thể hơn đến quy chế pháp lý của một nhóm đảo được gọi là các đảo theo Khoản 3 Điều 121 theo quy đi ̣nh của UNCLOS 1982. Do vâ ̣y, quy chế đảo sẽ được phân tích kỹ lưỡng và đào sâu hơn nữa. Thêm vào đ ó, đề tài cũng sẽ đưa ra những luận điểm và minh họa về vai trò, ý nghĩa của nhóm đảo này trên cơ sở làm rõ quy chế pháp lý của chúng . Mă ̣t khác, đề tài cũng sẽ đưa ra những vận dụng thiết thực và cụ thể vào việc gi ải quyết các tranh chấp biển , đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông hiê ̣n nay . Các công trình nghiên cứ u khác sau này cũng có thể lấy thông tin từ kết quả nghiên cứ u của đề tài . 5. Mục tiêu nghiên cứu Luâ ̣n văn sẽ không nghiên cứ u sâu về quy chế của quốc gia quần đả o cũng như tác động ảnh hưởng của đảo đối với quốc gia quần đảo mà tập trung làm rõ nội dung và tính chất quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 và tìm ra nhữ ng điểm vâ ̣n dụng đóng góp vào viê ̣c giải quyết các tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông hiê ̣n nay. Cụ thể: - Phân tích được khái niê ̣m và quy chế pháp lý cũng như vai trò của các đảotheo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982. - Tâ ̣p hợp và lựa chọn được một số thực tiễn điển hình trên thế giới mà trong đó có thể hiện rõ vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết tranh chấp biển đảo. - Phân tích đư ợc những điểm trọng tâm nhất về vai trò , ảnh hưởng của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 đối với viê ̣c giải quyết các tranh chấp biển đảo của Viê ̣t Nam ở Biển Đông , với những dẫn chứ ng và minh họa chính xác, cụ thể. - Đưa ra được một số kiến nghi ̣cho Viê ̣t Nam trong viê ̣c vâ ̣n dụng quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 vào giải quyết các tranh chấp biển, đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên BiểnĐông.
  • 14. 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứ u, các phương pháp nghiên cứ u được sử dụng chủ yếu gồm: phương pháp phân tích , phương pháp tổng hợp , phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chọn lọc điển hình… Tương ứ ng với các nội dung nghiên cứ u cụthể, Luâ ̣n văn có thể sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứ u mang tính đă ̣c thù khác. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụlục , Nội dung chính của Luâ ̣n văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luâ ̣t Biển 1982 Chương 2: Quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luâ ̣t Biển 1982 trong mối liên hê ̣với các tranh chấp trên Biển Đông Chương 3: Những khuyến nghi ̣cho Viê ̣t Nam trong viê ̣c vâ ̣n dụng quy chế pháp lý của nhóm đảo theo Khoản 3 Điều 121 (trong giải quyết tranh chấp biển đảo, bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông).
  • 15. 6 Chương 1 TỔ NG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A CÁ C ĐẢ O THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 121 CÔNG ƢỚ C LUẬT BIỂ N 1982 1.1. Khái niệm đảo và quy chế đảo 1.1.1. Đi ̣nh nghĩa "đảo"trong luật biển quốc tế * Định nghĩa đảo trong giai đoạn trước Công ước 1958 Hội nghị Pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay 1930 là diễn đàn đầu tiên chính thức thảo luận về định nghĩa đảo và các điều kiện để đảo có thể tạo ra lãnh hải. Dự thảo định nghĩa đảo đã được Ủy ban II đưa ra “đảo là một vùng đất có nước bao bọc xung quanh, thường xuyên ở trên mức nước cao”. Nhìn chung, trong Hội nghị La Hay 1930, định nghĩa đảo không dành được sự quan tâm nhiều của các quốc gia và kết quả cuối cùng của Hội nghị cũng không thống nhất định nghĩa đảo [10]. * Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp Tại Hội nghị Geneva 1958 các nước đã đưa ra được một định nghĩa thống nhất về đảo, theo đó: “Đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” [39, Điều 10, Khoản 1]. “Sự hình thành tự nhiên” là nội dung mới được bổ sung vào định nghĩa đảo trong Công ước 1958. Yếu tố này đưa ra nhằm phân biệt đảo tự nhiên với đảo nhân tạo, hạn chế trường hợp những quốc gia có khoa học kỹ thuật phát triển xây dựng các đảo nhân tạo để thực hiện tham vọng lấn chiếm biển của mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia khác. * Công ước Luật Biển 1982 Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần III, về cơ bản đại diện các quốc gia cho rằng định nghĩa đảo trong Công ước luật biển mới nên kế thừa định nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Bên cạnh đó, định nghĩa trong Công ước mới cũng phải phản ánh được những phát triển mới như sự hình thành khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và xác định rõ ràng hơn các yếu tố cấu thành đảo. Sau một quá trình thảo luận rất dài và căng thẳng, cuối cùng các
  • 16. 7 quốc gia đã đi đến được một công thức thoả hiệp về định nghĩa đảo và được đưa vào Điều 121 Khoản 1 của Công ước Luật Biển 1982 như sau: "1. Đảo là một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước" [16, Điều 121, Khoản 1]. Như vậy, Khoản 1 của Điều 121 của Công ước Luật Biển 1982 có nội dung giống như nội dung của định nghĩa đảo trong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Một thực thể được hưởng quy chế đảo theo Khoản 1 Điều 121 cần phải đáp ứ ng được các tiêu chí sau: - Phải là một vùng đất , theo đó một đảo không th ể là vật thả trôi hay là các tảng băng mà phải gắn bó hữu cơ với đáy biển. Tuy nhiên, UNCLOS không coi thành phần cấu tạo địa chất của đảo là một tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo. - Hình thành tự nhiên, tứ c là không có sự tác động của con người, khoa học kỹ thuật. - Có nước bao bọc và thường xuyên ở trên mặt biển lúc thủy triều lên. Tiêu chí này được dùng đ ể phân biệt những cấu tạo tự nhiên nào được hưởng quy chế đảo và những cấu tạo nào không được hưởng quy chế này mà c hỉ có thể là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm . Tiêu chuẩn này yêu cầu m ột đảo phải ở trên mặt biển lúc thuỷ triều cao nhất không phân biệt thuỷ triều theo các mùa. 1.1.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 1.1.2.1. Khái niệm "quy chế"và "quy chế phá p lý " Đa ̣i từ điển tiếng Viê ̣t đưa ra khái niê ̣m “Quy chế là những quy đi ̣nh đã thà nh chế độ để mọi ngườ i tuân theo ” [26]. Theo giải thích tại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007, trang 1260: Quy chế là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó. Ví dụ: Quy chế xuất bản, quy chế làm việc của quận ủy. Rất nhiều từ điển tiếng Viê ̣t online khác như: http://www.informatik.uni- leipzig.de; http://tratu.soha.vn/, http://vdict.com/, http://tratu.coviet.vn/ đều có cách đi ̣nh nghĩa "Quy chế là những Đi ều định ra để nhiều người, nhiều nơi cùng theo đó mà làm".
  • 17. 8 Viê ̣n Từ điển học và Bách Khoa thư thuộc Viê ̣n Hàn Lâm Khoa học Xã hội Viê ̣t Nam đưa ra cá ch hiểu: "Quy chế " là văn b ản nêu các điều, khoản quy định thành chế độ hoạt động chung của tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị hoặc trong xã hội để các thành viên có liên quan thi hành, nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động, tinh thần kỉ luật, hiệu quả công việc và mục tiêu cần đạt tới. Quy chế của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị hoặc trong các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... thường do từng tổ chức, cơ quan, đơn vị đó soạn thảo và phải được cơ quan có thẩm quyền chuẩn y mới được thi hành để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật nhà nước và quyền dân chủ của các thành viên tham gia... Do vậy, "quy chế" chính là một hình thức mang tính bắt buộc đã được thông qua đại đa số và để mọi người thực hiện theo. Như vậy, các cá ch đi ̣nh nghĩa nhìn chung đều có cá ch hiểu "quy chế"chính là những điều được đặt ra trong một khuôn khổ tổ chức có tính ràng buộc nhất đi ̣nh đối vớ i cá c đối tượng tham gia trong đó và thường được thể hiê ̣n thành cá c quy đi ̣nh có tính á p dụng chung trong các văn bản * "Quy chế phá p lý " Trên thực tế , quy chế thường được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền trong xã hội , thường là các cơ quan nhà nước và do vâ ̣y quy chế mang tính chất pháp lý, sự vi pha ̣m các quy đi ̣nh trong quy chế có thể dẫn đến viê ̣c xuất hiê ̣n và áp dụng các hình thức kỷ luật hay thậm chí là chế tài . Chẳng ha ̣n: Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ; Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước; Quy chế pháp lý của Công ty Cổ phần ; Quy chế pháp lý hành chính của công dân Viê ̣t Nam... Mỗi quy chế bao gồm tất cả các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về các quyền và nghĩa vụ mà mỗi loại chủ thể tương ứng được hưởng hay phải gánh chịu. Liên quan đến biên giới lãnh thổ , Chính phủ ban hành Nghị định S ố: 34/2014/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngà y 29/4/2014. Nghị định này quy định về Quy chế và quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới đất liền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [3].
  • 18. 9 Trên bình diê ̣n quốc tế , quy chế có thể được đă ̣t ra với sự thỏa thuâ ̣n của các chủ thể luật quốc tế , nhằm ta ̣o ra những cách ứ ng xử chung thống nhất , hạn chế được tình trạng bất ổn định hay tranh chấp . Ví dụ, Hiệp đi ̣nh về Quy chế quản lý biên giớ i trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nướ c CHHXCN Việt Nam và Chính phủ nướ c CHND Trung Hoa ngà y 18/11/2009. Trong lĩnh vƣ̣c biển đả o các thuật ngữ sau cũng thường xuyên được đề cập : quy chế pháp lý của các vùng biển , quy chế pháp lý của lãnh hải , quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải , quy chế pháp lý của vùng đă ̣c quyền kinh tế , quy chế pháp lý của thềm lục đi ̣a trong pháp luâ ̣t quốc tế (Công ước Luâ ̣t Biển 1982) hoă ̣c (và) quốc gia. Theo đó , đối với mỗi quy chế pháp lý tương ứ ng được đề câ ̣p gồm tổng thể các quy đi ̣nh trong các văn kiê ̣n pháp lý quốc tế hoă ̣c (và) pháp luật quốc gia liên quan đến các vùng biển ở trên (từ đi ̣nh nghĩa, cách xác định , các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các quốc gia có vùng biển đó cũng như các quốc gia khác , nguyên tắc hay cách thứ c giải quyết tranh chấp phát sinh). Như vậy, "quy chế phá p lý "nhìn chung được hiểu là tổng thể các quy định pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành liên quan đến quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm mà chủ thể /đối tượng được hướ ng tớ i được hưởng hay phải gánh chịu và những chủ thể đó phải tuân theo các quy định này một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh. 1.1.2.2. Khái niệm quy chế đảo theo quy định của UNCLOS 1982 Công ước Luâ ̣t biển 1982 đă ̣t chế độriêng c ho đảo ta ̣i Phần VIII với một điều duy nhất. Điều 121 "Chế độ các đảo" gồm ba khoản quy đi ̣nh: 1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. 3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa [16, Điều 121].
  • 19. 10 Nguyên văn tiếng Anh: Article 121. Regime of islands 1. An island is a naturally formed area of land, surrounded by water, which is above water at high tide. 2. Except as provided for in paragraph 3, the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of an island are determined in accordance with the provisions of this Convention applicable to other land territory. 3. Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf [63, Điều 121]. Phần VIII UNCLOS 1982 không sử dụng khái niê ̣m “quy chế đảo” , thay vì đó, Công ước sử dụng thuâ ̣t ngữ “chế độcác đảo” – “Regime of islands”. Trong các từ điển tham khảo , “chế độ” có nhiều cách hiểu nhưng cách hiểu g ần với vấn đề xem xét ở đây là toàn thể những quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Ví dụ: chế độ luyện tập của cầu thủ; chế độ khen thưởng và kỷ luật. Như vâ ̣y, cách hiểu về quy chế và chế độở đây là giống nhau . Do đó , có thể hiểu “quy chế pháp lý của đảo” là toàn bộnhững quy đi ̣nh pháp lý được đặt ra có tính ràng buộc các chủ thể phải tuân theo khi thực hiện các hành xử có liên quan đến các đảo . Ở đây, các chủ thể được hiểu là các chủ thể của luâ ̣t quốc tế mà chủ yếu và trước hết là các quốc gia (đă ̣c biê ̣t là các quốc gia thành viên của Công ước Luâ ̣t biển 1982). Cách hiểu này dường như chưa diễn tả được chính xác hàm ý trong quy định của UNCLOS. Chế độ của cá c đảo ở đây nên được hiểu là những gì mà đảo được hưởng tương ứ ng vớ i cá c điều kiê ̣n đi ̣nh ra . Những gì “được hưởng” và “những điều kiê ̣n” này do các quốc gia thống nhất , thỏa thuâ ̣n với nhau , cụ thể là trong Hộ i nghi ̣Quốc tế lần thứ ba về Luâ ̣t biển của Liên hợp quốc – Hội nghi ̣mà ta ̣i đó UNCLOS nói chung và Điều 121 ra đời. Trong Điều 121, Khoản 1 đưa ra đi ̣nh nghĩa về "đảo", khoản 2 quy đi ̣nh về cách thức xác định các vùng biển của đảo và khoản 3 đă ̣t ra điều kiê ̣n để phân biê ̣t giữa đảo có đầy đủ các vùng biển với các đảo khác.
  • 20. 11 Về cách di ̣ch từ "rocks“ trong nguyên văn ta ̣i Khoản 3 Điều 121, có nhiều quan điểm khác nhau . Bản dịch Công ước Luật biể n của BộNgoa ̣i giao di ̣ch là "những hòn đảo đá ", nhiều công trình hay tài liê ̣u nghiên cứ u khác cũng ghi là đảo đá. Tuy nhiên, theo các từ điển đều ghi "rock" nghĩa là "đá; khối đá nhô lên khỏi mặt đất, mặt biển; hòn đá, tảng đá lớn, tách rời ra“. Có ý kiến khác cho rằng , viê ̣c sử dụng cách gọi nào không quan trọng , điểm quan trọng là bản chất của đối tượng được nói đến để xác đi ̣nh "đảo đá/đá" đó có đáp ứ ng được điều kiê ̣n do điều khoản Công ước đưa ra hay không . Luâ ̣n văn hiê ̣n ta ̣i cũng sử dụng cách di ̣ch là "đảo đá" bởi vì: Thứ nhất: cách gọi này khá thông dụng trong các công trình nghiên cứu tại Viê ̣t Nam và nhắc đến "đảo đá" có thể liên hệ ngay đến Khoản 3 Điều 121. Thứ hai: xét trong mối liên hệ logic với khoản 1 và 2 của Điều 121 UNCLOS có thể nhâ ̣n thấy rằng: (i) Khoản 3 muốn đề câ ̣p đến những thực thể đi ̣a lý trước hết đã đáp ứ ng được các điều kiê ̣n ta ̣i Khoản 1, tứ c là đã được coi là "đảo", do đó cách gọi "đá" dường như không thể hiê ̣n được dụng ý này ; (ii) Khoản 3 đă ̣t ra nhằm phân biê ̣t giữa những hòn đảo đáp ứ ng được điều kiê ̣n "thích hợp cho con người đến ở hay cho một đời sống kinh tế riêng " với những hòn đảo không đáp ứ ng được các điều kiê ̣n này mà không đă ̣t ra vấn đề có phải là đảo hay không ; (iii) sử dụng cách gọi "đá" dễ gây hiểu lầm rằng thực thể này chưa hẳn đã đáp ứ ng được điều kiê ̣n là đảo tại Khoản 1 do có thể là hòn đá "lúc chìm lúc nổi " (so với mực nước thủy triều ) hoă ̣c là "đá ngầm". 1.1.3. Vai trò của quy chế đảo trong hê ̣thống luật biển quốc tế Trái đất có đến ¾ diện tích là biển và đại dương và thực ch ất các lục địa từ lớn nhất đến nhỏ nhất đều như những hòn đảo trên biển . Trên toàn thế giới có hàng triê ̣u hòn đảo, rất nhiều trong số đó là lãnh thổ của các quốc đảo -quốc gia nằm trọn trên một hay nhiều hòn đảo và không có một phần lãnh thổ nào trên lục địa. Có 47 đảo quốc, chiếm phần lớn các quốc gia nhỏ nhất trên thế giới. Các đảo quốc là thành phần không tách rời của cộng đồng quốc tế. Trước hết, những đảo quốc này là đi ̣a bàn sinh sống của đông đảo các cộng đồng dân cư . Những đảo quốc này cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – thương ma ̣i, văn hóa,... của thế giới. Khi
  • 21. 12 UNCLOS ra đời , mục đích của Công ước là "quan tâm đúng mức đến chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương làm dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguồn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;... thiết lập nên một trật tự kinh tế quốc tế đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng của các nước đang phát triển, dù có biển hay không có biển”. Bởi vâ ̣y, mọi quy chế pháp lý trao cho các quốc gia ven biển hay đảo quốc phải đạt được những điểm đồng bộ hướng đến sự công bằng cho tất cả các quốc gia. Trải qua quá trình phát triển lâu dài một nguyên tắc dần hình thành và ngày càng định hình rõ nét trong hệ thống pháp luật biển đó là "nguyên tắc đất thống tri ̣ biển" ("the land dominates the sea"). Theo nguyên tắc này, việc mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển không thể tách rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Viê ̣c mở rộng các vùng biển phải xuất phát trước hết từ một lãnh thổ giáp biển . Lãnh thổ này có thể là đất liền cũng có thể là đảo . Ý nghĩa của nguyên tắc này là ở chỗ một vùng lãnh thổ tuy nhỏ cũng có thể ta ̣o ra những vùng biển rộng lớn với những lợi ích khổng lồ nhiều mă ̣t cho nhà nước sở hữu nó . Nguyên tắc này được ghi nhâ ̣n rõ trong quy đi ̣nh về các vùng biển trong UNCLOS 1982. Cụ thể, Công ước quy đi ̣nh : “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải” [16, Điều 2]. Bên ca ̣nh đó là các quy đi ̣nh về vùng đă ̣c quyền kinh tế trong Phần V và quy đi ̣nh về thềm lục đi ̣a trong phần VI Công ước . Quy đi ̣nh về chế độcủa đảo ta ̣i Điều 121 cũng là sự thể hiện của nguyên tắc đất thống trị biể n. Theo đó, “đảo” khi đáp ứ ng được những điều kiê ̣n nhất đi ̣nh thì sẽ có cả lãnh hải , vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a như đất liền. Nếu như UNCLOS chỉ dành quyền mở rộng cho các phần lãnh thổ của các lục địa trên thế giới, rõ ràng thiếu sự công bằng đối với các quốc gia chỉ có lãnh thổ là các đảo . Mă ̣t khác, rất nhiều quốc gia ven biển cũng có các phần lãnh thổ của
  • 22. 13 mình là các đảo và sẽ thật không hợp lý nếu như đảo của h ọ nằm trong lãnh hải của quốc gia khác . UNCLOS dành cho các đảo những hiê ̣u lực trong viê ̣c ta ̣o ra các vùng biển nhất định tương tự như đất liền nhưng phải đáp ứng được những điều kiê ̣n nhất đi ̣nh chính là sự thể hiê ̣n ghi nhâ ̣n nguyên tắc "đất thống tri ̣biển", thể hiê ̣n sự công bằng áp dụng cho các loa ̣i hình lãnh thổ , công bằng giữa các quốc gia ven biển và các quốc gia chỉ có lãnh thổ là các đảo. Bằng viê ̣c đi ̣nh ra hê ̣thống các quy đi ̣nh t ạo thành quy chế pháp lý của đảo , UNCLOS đã đóng góp rất lớn vào viê ̣c ta ̣o ra những quy tắc , trâ ̣t tự cho các quốc gia áp dụng giải quyết những xung đột, bất đồng liên quan đến viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh biên giới, ranh giới trên biể n giữa các nước . Sự phân đi ̣nh rõ ràng pha ̣m vi chủ quyền , phạm vi tài phán là điều kiện tất yếu để các hoạt động trên biển được tiến hành thuâ ̣n lợi và phát triển ma ̣nh mẽ. 1.2. Quy chế pháp lý cụthể của các đảo theo quy đi ̣nh tại Khoản 3 Điều 121 của Công ƣớc Luật biển năm 1982 1.2.1. Khái niệm và lịch sử của chế định "đảo theo Khoản 3 Điều 121"trong luật biển quốc tế Khoản 3 Điều 121 được xây dựng nhằm đă ̣t ra tiêu chu ẩn để phân biệt một đảo đá và một hòn đảo bình thường, đã quy định "các đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa" [16, Điều 121, Khoản 3]. Có hai cách hiểu đối với điều khoản này: Cách hiểu thứ nhất : Khoản 3 Điều 121 gián tiếp quy định là các đảo đá chỉ có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp. Nghĩa là bất cứ đảo nào cấu tạo bởi đá cũng chỉ có thể có những vùng biển như vậy mà không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Theo cách hiểu này, có thể đặt ra giả thiết rằng có thể có đảo đá thích hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng", khi đó cách hiểu này dường như trở nên phiến diện và áp đặt. Cách hiểu thứ hai : Có thể có hai trường hợp xảy ra đó là : (i) đảo đá chỉ có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp; và (ii) đảo đá có cả vùng đă ̣c quyền kinh tế và
  • 23. 14 thềm lục đi ̣a. Đương nhiên, để có các vùng biển này , đảo đá đó phải thích hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng". Song nếu hiểu theo cách này thì câu hỏi là tại sao phải sử dụng từ "đảo đá " (rocks) thay vì "đảo" (island) mà Công ước đã sử dụng trong khoản 1 và Khoản 2? Cách dùng phân biệt đó là để nói lên tính khác biê ̣t giữa khả năng hưởng các vùng biển giữa "đảo đá" và "đảo". Mă ̣t khác, viê ̣c sử dụng từ "đảo đá " (rocks) thay vì "đảo" nói chung trong Khoản 3 đă ̣t ra một câu hỏ i đó là liê ̣u rằng các đảo cấu ta ̣o đi ̣a chất khác với đá (như các đảo đất ) có luôn được hưởng đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền? Ở khía cạnh nào đó cách hiểu như vậy có thể không hoàn toàn hợp lý. Bởi vì Khoản 3 đã nêu ra điều kiê ̣n để phân biê ̣t giữa đảo không được hưởng đầy đủ các vùng biển với đảo được hưởng đầy đủ các vùng biển là không thích hợp hay có thích hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng". Do đó , nếu như đảo không cấu ta ̣o bởi đá nhưng cũng không thích hợp "cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" thì việc ban cho đảo này cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a dường như là sự đi ngược la ̣i với tinh thần của Khoản 3 Điều 121. Song nếu không hiểu rằng các đảo không cấu ta ̣o bởi đá luôn có đầy đủ các vùng biển bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì việc dùng từ "rocks" là không hợp lý trong khi các quốc gia khi thiết lâ ̣p điều khoản này ta ̣i Hội nghị quốc tế lần thứ III về luật biển rõ ràng có hàm ý tạo ra một sự phân biệt nhằm hạn chế quyền của các "đảo đá". Vâ ̣y “đảo theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS” nên được hiểu như thế nào ? Cách sử dụng ngôn từ giả định tại Khoản 3 Điều 121 cho phép đưa ra hai đi ̣nh nghĩa xuất phát từ ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa suy ra của điều khoản này. Đi ̣nh nghĩa thứ nhất : (có thể nhìn thấy ngay từ c ác từ ngữ của điều khoản ) những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng với chế độpháp lý là không có đầy đủ các vùng biển như đất liền , cụ thể là không có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục địa. Đi ̣nh nghĩa thứ hai : những đảo (bất kể là đảo cấu ta ̣o bởi đá hay đảo có cấu tạo địa chất khác ) thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
  • 24. 15 riêng với chế độpháp lý là có đầy đủ các vùng biển n hư đất liền, cụ thể là có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Các tiêu chí để xác định "thích hợp cho con người đến ở" hay "thích hợp cho một đờ i sống kinh tế riêng" là không cụ thể và cố định. Chúng ta chỉ có thể xác định các tiêu chí này theo các trường hợp cụ thể mà khó giới hạn được những tiêu chí áp dụng chung. Bởi vâ ̣y viê ̣c đưa ra các đi ̣nh nghĩa gắn với các tiêu chí xác đi ̣nh cụthể cho hai loa ̣i đảo trên dường như là không cần thiết và không phù hợp . Do đó , đi ̣nh nghĩa các đảo theo Khoản 3 Điều 121 chỉ nên dừng lại với các ngôn từ mà Công ước đã sử dụng. Tuy nhiên, "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" nên được hiểu như t hế nào cho hợp lý ? Nghĩa là dựa vào những căn cứ nào để xác định đảo thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng hay không? "Thích hợp cho người đến ở " và "đờ i sống kinh tế riêng " là hai tiêu chí song trùng hay hai tiêu chí đồng thời cần đáp ứ ng? Thích hợp cho người đến ở là một thuật ngữ không có nội dung rõ ràng. Tại Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế năm 1930 đã có một số ý kiến nêu nên sử dụng tiêu chuẩn "thích hợp cho con người sinh sống" để phân biệt một đảo thực sự với đảo nhân tạo. Tại Hội nghị, Anh đã cho rằng một đảo muốn có lãnh hải thì không chỉ phải có thể ở được mà còn “có thể sử dụng được". Tuy vậy, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Anh (Theo Clive Ralph Symmons trong "Các khu vực hàng hải của quần đảo trong Luật quốc tế" 1979). Tại Uỷ ban Luật pháp quốc tế khi chuẩn bị cho Hội nghị Luật biển lần thứ I, Lauterpacht có ý kiến cho rằng muốn được coi là một đảo thực sự, đảo đó phải được "chiếm đóng và kiểm soát có hiệu quả". Tuy vậy, Báo cáo viên của Ủ y ban đã không đồng ý với ý kiến trên vì cho rằng bất cứ một đảo đá nào cũng có thể sử dụng như một đài quan sát khí tượng hoă ̣c một đài phát thanh và điều đó có nghĩa là đảo đó đã được kiểm soát và chiế m đóng có hiê ̣u quả . Như vâ ̣y, tại Hội nghị Luật biển lần thứ I, tiêu chuẩn “có người ở” hoă ̣c “có thể sử dụng được” đã không được đưa vào trong định nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp.
  • 25. 16 Đến Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần III , phần lớn các tuyên bố , kiến nghị hay đề xuất về quy chế đảo đã được đưa ra thảo luận trong phiên thứ hai năm 1974. Sau khi kết thúc phiên thứ sáu của UNCLOS III vào tháng7 năm 1977, kết quả của hội nghị đã được đưa vào Văn bản Đàm phán Tổng hợp Không chính thức (ICNT). Vấn đề quy chế đảo được nêu ra trong phần VIII của ICNT trong đó chỉ có một điều khoản là Điều 121. Từ phiên thứ bảy cho đến phiên cuối cùng của Hội nghị, một số kiến nghi ̣và sử a đổi liên quan đến quy chế của đảo đã được đưa ra thảo luâ ̣n . Một số quốc gia bao gồm Nhâ ̣t Bản , Hy La ̣p, Pháp, Venezuela, Vương quốc Anh , Brazil, Bồ Đào Nha , Iran, Ecuador và Australia đ ã đề xuất và ủng hộ việc xóa bỏ Điều 121(3). Trong khi đó , một số quốc gia khác đã phản đối viê ̣c sử a đổi hoă ̣c xóa bỏ điều này trong đó có Ireland, Cộng hòa Dominica, Singapore, Đức, Liên bang Xô Viết, Algeria, Hàn Quốc, Đan Ma ̣ch, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Colombia [65]. Nhâ ̣t Bản đưa ra ba lý do để ủng hộcho quan điểm của mình về viê ̣c xóa bỏ Điều 121(3). Thứ nhất, viê ̣c phân biê ̣t giữa các đảo dựa trên diê ̣n tích của chúng hay dựa trên viê ̣c chúng có thích hợp với đời sống của con người là không đúng đắn. Thứ hai, Công ước 1958 về Thềm lục đi ̣a không hề phân biê ̣t giữa các đảo thích hợp hay không thích hợp với đời sống con người. Thứ ba, rất nhiều quốc gia khi đưa ra tuyên bố về EEZ 200 hải lý của mình cũng không có sự phân biệt như vậy. Pháp ủng hộ đề xuất của Nhâ ̣t Bản trong viê ̣c xóa bỏ Điều 121(3) mà không đưa ra giải thích. Vƣơng quốc Anh cũng đưa ra đề xuất loại trừ Điều 121(3) vì trong luâ ̣t quốc tế không có một cơ sở nào để đưa ra một sự phân biê ̣t giữa các da ̣ng lãnh thổ khác nhau nhằm xác đi ̣nh các vùng biển và một sự phân biê ̣t như thế sẽ đi trái với quyền của các quốc gia đối với các lãnh thổ của mình. Brazil củng ủng hộ đề xuất của Anh với lập luận rằng không có một cách giải thích hợp lý nào cho Điều 121(3) cả. Tuy nhiên, Hàn Quốc thì lại thấy khó mà ủng hộ việc xóa bỏ Điều 121(3) bởi vì viê ̣c này sẽ phá hỏng trạng thái cân bằng mong manh đã đạt được sau một quá trình đàm phán lâu dài về quy chế của đảo. Liên bang Xô Viết cũng phản đối viê ̣c sử a đổi Điều 121 bởi vì những thay đổi này sẽ phá hỏng hoàn toàn những thỏa thuâ ̣n đã đa ̣t được trong các buổi đàm phán trước. Romania quốc gia chủ chốt trong quá trình soa ̣n thảo Điều 121 tại
  • 26. 17 UNCLOS III đã đê ̣trình một đề xuất sử a đổi Điều 121 bằng cách thêm một khoản 4 quy đi ̣nh như sau: "các đảo nhỏ không có người sinh sống sẽ không ảnh hưởng đến các vùng biển thuộc đất liền của quốc gia có liên quan" [65]. Mă ̣c dù vâ ̣y, bất chấp những phản đối từ một số đoàn đa ̣i biểu ta ̣i UNCLOS III, quy chế của đảo đã được quy đi ̣ nh trong Phần VIII của UNCLOS với ngôn từ giống hê ̣t như các dự thảo trong Phần VIII của ICNT . Ngày 30/4/1982, UNCLOS được thông qua. Khi ký kết Công ước , Iran đã đưa vào bản ghi nhớ cách hiểu của mình liên quan đến một số điều trong UNCLOS. Mục đích chính của việc làm này là để tránh các cách giải thích một số điều khoản về sau trong tương lai một cách không phù hợp với dự đi ̣nh ban đầu và quan điểm trước đấy hoă ̣c không phù hợp với nội luâ ̣t củ a nước Cộng hòa Hồi giáo Iran . Một trong những ghi nhớ này liên quan đến Điều 121(3) trong đó Iran nói rằng: Các đảo nhỏ nằm trong các biển khép kín hoặc bán khép kín có thể có khả năng thích hợp cho viê ̣c cư trú của con người hoă ̣c có đời sống kinh tế riêng của mình , nhưng do các điều kiê ̣n về thời tiết , các hạn chế về tài nguyên hoă ̣c các ha ̣n chế khác , chưa thể đưa vào để phát triển , sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 121(2) liên quan đến "Quy chế của đảo" và do đó , có ảnh hưởng toàn bộ đến việc phân định các vùng biển của quốc gia ven biển có liên quan [65]. Quay trở la ̣i với các tiêu chí để xác đi ̣nh một "đảo" có thuộc phạm vi Điều 121(3) hay không. Trong Hội nghi ̣lần III tiêu chuẩn “ có người ở” đã được ủng hộ rộng rãi. Trong Tuyên bố về các vấn đề của luâ ̣t biển , các nước Tổ chức Thống nhất Châu Phi đã nêu lên yếu tố dân cư . Tuy vâ ̣y, một số nước như Ireland đã phản đố i mạnh mẽ đề nghị dành quyền tài phán cho các đảo không có người ở . Trong đề nghi ̣ của Rumani có nêu ra yêu cầu đảo phải duy trì được đời sống kinh tế và xã hội , trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn “có ngườ i ở”. Có đại diện quốc gia còn nêu đến số lượng cụthể của dân số trên đảo (A/Conf.13/C.4/C.15). Cuối cùng Hội nghị đã nhất trí chấp nhận tiêu chuẩn "có người ở" để xác định quy chế đảo. Điều 121(3) của UNCLOS 1982 quy định rằng một đảo thích hợp cho con
  • 27. 18 người đến ở thì sẽ được hưởng quy chế đầy đủ của đảo. Tuy vậy, thế nào là "thích hợp cho người đến ở" lại không được Công ước giải thích rõ ràng. Trên thực tế rất khó xác định thế nào là một đảo thích hợp cho con người đến ở. Người ta có thể đến ở một đảo nhưng rồi sau đó lại ra đi do các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Ngược lại, một đảo san hô giữa biển khơi hôm nay còn không thể là nơi sinh sống của con người nhưng nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật rất có thể sau này sẽ trở thành nơi con người có thể sinh sống được. Bất kỳ mỏm đá nào, bãi cạn nào cũng có thể dùng làm nơi cư trú của con người nếu quốc gia đó đầu tư thích đáng để con người có thể sinh sống ở đó. Tiêu chuẩn "thích hợp cho đời sống kinh tế riêng" cũng rất khó để xác đi ̣nh. Một đảo được coi là thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng có hoàn toàn phải có khả năng tự chủ so với đất liền hay không? Và nếu đúng như vậy thì dựa trên tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn có nước uống, đất đai hay tài nguyên sinh vật? Những đảo không có triển vọng phát triển kinh tế, ví dụ như những đảo ở Nam Thái Bình Dương nhưng chúng có thể tồn tại được nhờ các hoạt động đánh cá xung quanh các đảo đó thì có thể coi là có đời sống kinh tế riêng hay không? Việc con người dùng các biện pháp nhân tạo để tạo ra đời sống kinh tế riêng cho đảo có thể được chấp nhận không? Điều 121(3) của Công ước Luật Biển 1982 quy định một đảo “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” nhưng đã không đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để xác định các yếu tố cần thiết để giải thích cho vấn đề này. Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật Biển 1982 đều không coi ý nghĩa của đảo đối với an ninh và quốc phòng của quốc gia có đảo là tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo. Các yếu tố khác như cấu tạo địa chất và vị trí địa lý của đảo cũng không được coi là tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo. * Những cá ch giải thích không thực sự thống nhất về Điều 121(3) Theo quan điểm của Jon M . Vandyke trong công trình “Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea” (1993): Trong Điều 121(3), việc giải thích về “thích hợp cho con người đến ở” và “đời sống kinh tế” cho thấy
  • 28. 19 đôi khi thuật ngữ “đảo đá” đòi hỏi phải có những điều kiện nhiều hơn định nghĩa địa lý thuần túy khách quan… Nếu nhấn mạnh đến hoạt động thực sự hay khả năng có thể của con người, thì tiêu chuẩn quan trọng nhất trong định nghĩa “đảo đá” nên chăng là địa hình dạng đảo đáp ứng được một cộng đồng dân cư ổn định là những người sử dụng vùng biển xung quanh nó. Điều tất yếu là tiêu chuẩn này không thể đòi hỏi một địa hình dạng đảo tự bản thân có thể đảm bảo cho con người định cư vĩnh cửu, nhưng ít nhất nó cũng phải là chỗ dựa cho cộng đồng dân cư ổn định ở cạnh đó. Chẳng hạn, có thể địa hình loại này là nơi lui tới của các ngư dân ở những đảo gần đó, sử dụng nó làm cơ sở đánh bắt tài nguyên sinh vật ở khu vực này. Theo nghĩa đó, cụm từ “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là một khái niệm đơn giản. Như vậy, Jon M. Vandyke cho rằng việc “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” không nhất thiết phải của chính đảo đó. Ông gắn kết địa hình dạng đảo này với các đảo và đời sống dân cư xung quanh. Tuy nhiên, Mark Valencia trong cuốn sách "Chia sẻ nguồn tài nguyên ở Biển Nam Trung Hoa" (1999) lại cho rằng, theo đúng câu chữ trong khoản 3 Điều 121 thì có vẻ như quy định “đời sống kinh tế” thích hợp của các vị trí phải là “của chính những vị trí đó”. Một đời sống kinh tế nhân tạo được sự hỗ trợ bởi dân cư sống ở xa để giành được quyền kiểm soát ở một vùng biển mở rộng là không thích hợp”. Hiện nay quan điểm của Mark Valencia được nhiều học giả ủng hộ hơn bởi lẽ nếu không phải tự bản thân đảo đó đáp ứng đủ điều kiện cho con người đến ở thì sẽ dẫn đến tình trạng các quốc gia đua nhau tạo ra các công trình nhân tạo và các luồng di dân để thiết lập chủ quyền trên đảo, thực hiện tham vọng xâm chiếm các vùng biển rộng lớn. Mục đích của Điều 121(3) là để hạn chế việc áp dụng quy chế pháp lý đầy đủ cho các đảo. Do đó yếu tố “thích hợp cho con người đến ở” phải hiểu rằng con người ở đây là một cộng đồng người đang sinh sống trên đảo và họ tới đảo với mục đích xây dựng một cuộc sống xã hội ổn định, lâu dài. Một đảo “thích hợp cho con người đến ở” là một đảo mà điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa lý cho phép ổn định cuộc sống cho dân cư trên đảo. Đảo đá có “đời sống kinh tế riêng” nghĩa là các tài
  • 29. 20 nguyên trên đảo và ở xung quanh đảo được đánh giá là có giá trị kinh tế, đang tồn tại trên thực tiễn mà cộng đồng dân cư trên đảo đã tạo lập một đời sống kinh tế xã hội từ các nguồn lợi đó. Jonathan I. Charney đưa ra một cách giải thích rộng hơn về vấn đề này . Charney cho rằng Điều 121(3) sử dụng từ "hoă ̣c" nên chỉ cần phải chứ ng minh một đảo là thích hợp cho con người đến ở HOẶC có các hoa ̣t độ ng kinh tế riêng thì đảo đó sẽ được có vùng đă ̣c quyền kinh tế hay thềm lục đi ̣a [65]. Sau khi xem xét các văn bản soa ̣n thảo của UNCLOS III , Charney cũng cho rằng viê ̣c cư trú của người dân theo đi ̣nh nghĩa của Điều 121(3) không cần phải thường xuyên và các hoạt động kinh tế thì không cần phải đảm bảo cho cuộc sống con người trong suốt cả năm. Bên ca ̣nh đó , các hoạt động kinh tế theo Điều 121(3) có thể bao gồm các hoạt động công nghiê ̣p hoă ̣c khai thá c các tài nguyên khoáng chất hoă ̣c sinh vâ ̣t trong vùng lãnh hải của đảo. Charney cho rằng một đời sống kinh tế theo Điều 121(3) cần phải được hiểu là khi đảo này có các nguồn lợi có thể khai thác và kiếm lời đủ để mua cá c nhu yếu phẩm còn thiếu khác . Charney kết luâ ̣n rằng với những thay đổi tùy theo các hoàn cảnh khác nhau có thể giúp cho các đảo thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 121(3) vẫn có thể có được đi ̣a vi ̣pháp lý của một đảo v à có quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa [65]. E.D.Brown nêu ý kiến: Một phép thử có thể dùng là liê ̣u đảo đấy có nước ngọt hay không nhưng nếu đảo được cung cấp các nhu yếu phẩm từ đất liền hay các cây ngâ ̣p mă ̣n được trồng trên đảo thì sao ?... Liê ̣u đảo đó có cần phải có khả năng sản xuất ra một số lượng nhu yếu phẩm tối thiểu hay có đời sống không phụthuộc vào nguồn cung ở bên ngoài trước khi nó được xem là thích hợp cho đời sống con người hay không ? Liê ̣u một người trông giữ ngọn hải đăng có được xem là bằng chứng của khả năng thích hợp cho cuộc sống con người không? [65]. Theo đó , Brown nhâ ̣n xét rằng "...Điều 121(3) theo quy đi ̣nh hiện tại có vẻ như là một công thứ c hoà n hảo để tạo ra cá c sự nhầm lẫn và xung đột" [65].
  • 30. 21 Học giả Barry Hart Dubner đã liê ̣t kê một số hoa ̣t động để ủng hộlâ ̣p luâ ̣n rằng các đảo đá có thể có đời sống kinh tế riêng như : khả năng sử dụng quân đội chiếm giữ các đảo , tạo ra các công trình xây dựng và điểm đánh dấu , thành lập các trạm nghiên cứu, ban hành các quy chế , sát nhập các đảo này vào các tỉnh lân cận , phát hành bản đồ trong đó có vẽ các vùng tuyên bố chủ quyền và phát hành các tài liê ̣u li ̣ch sử để ủng hộcho các tuyên bố về chủ quyền , cho phép khách du li ̣ch hoă ̣c các nhà báo đến thăm đảo, cho phép các công ty dầu mỏ hoa ̣t động , bắt giữ ngư dân và xây dự ng các khu nghỉ dưỡng du li ̣ch với khách sa ̣n và sân bay [65]. Cách giải thích này có phần hơi đi xa với mục đích của Điều 121(3) bởi vì điều khoản này hướng đến viê ̣c ha ̣n chế sự mở rộng thẩm quyền tài phán của các quốc gia một cách "quá đáng" ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Tiến sĩNguyễn Toàn Thắng – Đa ̣i học Luâ ̣t Hà Nội cho rằng, tiêu chí "thích hợp cho con người đến ở " và tiêu chí "thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng" cần phải hiểu là áp dụng đồng thời . Theo đó, một đảo đá có khả năng và tiềm năng đảm bảo cho con người đến ở và đời sống kinh tế riêng sẽ có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Học giả Alex G. Gude Elferink thì cho rằng việc đáp ứng cả hai yêu cầu về thích hợp cho đời sống con người và đời sống kinh tế riêng là không cần thiết , "kể cả khi tiêu chí đầu tiên được đáp ứng bằng sự có mặt của một cộng đồng dân cư ổn đi ̣nh, đờ i sống kinh tế của một đảo đá mà không có dân cư ổn đi ̣nh cũng dẫn đến kết quả là đảo này có được EEZ và thềm lục địa" [65]. Trong khi đó, học giả Roger O’Keefe đã trích dẫn nhiều bài viết của các học giả quốc tế để đưa ra nhâ ̣n đi ̣nh: Trừ khi có một yêu cầu không bằng văn bản về "khả năng tự nhiên" được đưa vào , Điều 121(3) dường như đã ủng hộviê ̣c trao các vùng biển cho hầu như bất kỳ một vùng đất rất nhỏ (skerrick of land) nào mà vẫn ở trên mực nước khi triều lên . Trong thời đa ̣i công nghê ̣cao này , nếu một quốc gia sẵn sàng đầu tư tiền ba ̣c thì hầu như tất cả các đảo , kể cả các đảo nhỏ cũng có thể thích hợp với cuộc sống con người theo một cách nào đó [65].
  • 31. 22 Học giả Jonathan L.Hafetz lại nêu ra rằng việc bảo tồn biển cũng có thể cấu thành các hoạt động kinh tế theo nghĩa của Điều 121(3) bởi vì hoa ̣t động này có thể đem la ̣i các lợi ích về kinh tế và một sự phát t riển bền vững thông qua các hình thứ c như thiết lâ ̣p các khu bảo vê ̣môi trường biển và bờ biển . Thêm vào đó , Hafetz cũng cho rằng cách giải thích Điều 121(3) của ông phù hợp với ngôn từ của UNCLOS , đối tượng và mục đích củ a Công ước, sự phát triển về sau của luâ ̣t quốc tế và chính sách công cộng trong việc bảo vệ môi trường biển khi việc này mang lại lợi ích về kinh tế [65]. Quan điểm này có tính hợp lý vì tâ ̣p trung vào bảo vê ̣môi trường biển sẽ có ích lợi lâu dài không chỉ với quốc gia có đảo mà còn đối với những vùng biển xung quanh của các nước khác giáp với đảo đó . Và nếu như mô hình này được nhân rộng trên toàn cầu , lợi ích của nhân loa ̣i sẽ đượ c đảm bảo và tăng lên rất nhiều từ những khu bảo tồn như vâ ̣y. Tuy nhiên mă ̣t ha ̣n chế của quan điểm này đó là dường như chưa thể hiê ̣n được tính công bằng khi mà những nước giàu sẽ có điều kiê ̣n hơn để xây dựng và phát triể n các khu bảo tồn và như thế khả năng các nước này được hưởng thêm các vùng biển rộng lớn cũng cao hơn . Trong khi đó , đối với những nước đang phát triển hay kém phát triển , hoạt động này sẽ diễn ra vô cùng chậm chạp nếu như không có sự chung tay giúp đỡ của các nước lớn và cộng đồng quốc tế nói chung. Tổng kết la ̣i quan điểm từ các chuyên gia luâ ̣t pháp quốc tế , tiêu chí để xác đi ̣nh một đảo có "thích hợp cho con ngư ời đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" là không thể cố định và đúng như những gì "chung chung" và "trừ u tượng" mà Điều 121(3) UNCLOS đã thể hiê ̣n. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thứ c hướng dẫn về viê ̣c thực hiê ̣n điều khoản này . Mă ̣c dù cũng có tồn ta ̣i một số cơ chế quốc tế có liên quan đến luâ ̣t biển như Cuộc họp của Các quốc gia thành viên của UNCLOS (SPLOS), cuộc họp này chủ yếu tâ ̣p trung vào các vấn đề hành chính và tài chính. Bên ca ̣nh đó , cũng có c uộc họp xem xét các vấn đề về biển và luâ ̣t biển của Đại hội đồng Liên hợp quốc chủ yếu dựa vào các báo cáo do Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng như Hội nghi ̣Tư vấn Không chính thứ c đối với các vấn đề về đa ̣i đương và luâ ̣t biển soa ̣n thảo. Các cuộc họp của Đại hội đồng thỉnh thoảng cũng có
  • 32. 23 chú ý đến chính sách về biển của các quốc gia liên quan đến UNCLOS nhưng cuộc họp này lại không thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan giám sát hỗ trợ các quốc gia thực hiê ̣n theo đúng ngôn từ và tinh thần của Công ước [65]. Học giả Timo Koivurova cho rằng, nếu UNCLOS có một thể chế tương tự như các công ước hiện nay, các chính sách và pháp luật về biển của các quốc gia sẽ phát triển một cách thống nhất và phù hợp hơn với các thuâ ̣t ngữ và mục tiêu của UNCLOS [65]. Qua nghiên cứ u quan điểm của các học giả , những nhà nghiên cứ u sâu về vấn đề này , có thể tổng kết một số luận điểm sau nhằ m giải thích cho các tiêu chí trong Khoản 3 Điều 121 UNCLOS: - Các đảo được nêu tại Khoản 3 cần được hiểu rằng đã đáp ứ ng được các tiêu chí tại Khoản 1 Điều 121, tứ c là có quy chế của "đảo" theo đúng yêu cầu của điều khoản này (là vùng đất tự nhiên có nước biển bao bọc , luôn ở trên mă ̣t nước biển kể cả khi triều lên cao). - Xem xét khả năng thích hợp cho con người đến ở hay thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng của một đảo phải là đảo tự nhiên và yếu tố tự nhiên này phải đáp ứ ng đối với cả cách thứ c hình thành của đảo cũng như thành phần của đảo . Nếu như đảo có sự tác động của khoa học kỹ thuâ ̣t thì dù chất liê ̣u xây dựng đảo dù là chất liê ̣u tự nhiên cũng không có ý nghĩa. - Các tiêu chí "thích hợp cho con người đến ở " và "thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng " không nhất thiết phải là đồng thời , đúng như cách sử dụng từ "hoă ̣c" (or) của Công ước. - Thích hợp cho con người đến ở không nhất thiết phải theo một con số nhất đi ̣nh về dân cư, nhưng thích hợp cho con người đến ở cần được hiểu là một sự đi ̣nh cư có tính ổn đi ̣nh mà không phải là nhất thời . Tuy nhiên, sự ổn đi ̣nh cũng không có nghĩa phải là toàn bộ các ngày trong năm . Hoạt động di cư sang các đảo khác hay đất liền để tránh các thời điểm có thiên tai không là yếu tố quy kết rằng sự đi ̣nh cư đó không ổn đi ̣nh. (Bởi vì ngay cả trên đất liền, hiê ̣n tra ̣ng này cũng có thể xảy ra). - Sự tồn ta ̣i của nước ngọt , phần đất cho phép canh tác , trồng trọt hay tồn tại nguồn tài nguyên sinh vật hay khoáng sản tạo ra khả năng độc lập trong việc
  • 33. 24 bảo đảm cho cuộc sống định cư của con người không phụ thuộc vào sự viện trợ của đất liền . - Độc lập không đồng nghĩa với khép kín , tự cung tự cấp. Điều này phù hợp với sự phát triển ngày càng ma ̣nh mẽ của khoa học công nghê ̣ , kỹ thuật, những mối giao lưu giữa đảo với đất liền , đảo với đảo khác càng được đẩy ma ̣nh hơn , thường xuyên hơn. - Không được xác đi ̣nh một đời sống kinh tế nhân ta ̣o , hoàn toàn dựa vào nguồn lực của lục đi ̣a để thay đổi khả năng của đảo đá tron g viê ̣c ta ̣o ra các vùng biển xung quanh. - Sự tồn ta ̣i của tài nguyên thiên nhiên hay sinh vâ ̣t là bằng chứ ng quan trọng thể hiê ̣n khả năng của đảo đá trong viê ̣c đảm bảo đời sống kinh tế của đảo . - Đời sống kinh tế riêng nên đượ c hiểu là một đời sống kinh tế có tính chất thường xuyên kể từ thời điểm khởi lâ ̣p cho đời sống kinh tế đó . Theo đó , hoạt động giao hàng hóa đơn thuần trên đảo không được hiểu là ta ̣o ra một đời sống kinh tế riêng . - Yếu tố tài nguyên đảm bảo cho sự sinh sống của dân cư và đời sống kinh tế của đảo không chỉ bao gồm tài nguyên trên chính phần lãnh thổ đảo mà còn gồm cả tài nguyên của các vùng nước và đáy biển ngay liền kề đảo , và nên tí nh giới ha ̣n liền kề này là giới ha ̣n lãnh hải, tứ c là 12 hải lý từ đường cơ sở của đảo. - Một đảo mă ̣c dù không có dân cư sinh sống ổn đi ̣nh , không có các hoa ̣t động sản xuất vâ ̣t chất như khai thác tài nguyên , nhưng la ̣i có tiềm năng du li ̣ch (sinh thái, đi ̣a chất, thể thao, nghỉ dưỡng), vẫn được hiểu là đáp ứ ng được tiêu chí có đời sống kinh tế riêng và do đó có thể có EEZ cũng như thềm lục địa . Song trong trường hợp một đảo như vâ ̣y , hiê ̣u lực của đảo đến đâu vẫn do các bên liên quan thỏa thuận quyết định. - Nhìn chung thích hợp cho con người đến ở hay cho một đời sống kinh tế riêng có thể được hiểu là ta ̣i thời điểm hiê ̣n ta ̣i hoă ̣c có tính tiềm năng cho tương l ai. Tuy nhiên, yếu tố tiềm năng này đến thời điểm nào cần do các bên liên quan thỏa thuâ ̣n, thương lượng trong từ ng trường hợp cụthể.
  • 34. 25 Các quốc gia khi xây dựng quy chế pháp lý cho các đảo của mình , đúng như tinh thần của UNCLOS, trong khi hướng đến những lợi ích tối đa cho quốc gia cần tính đến quyền lợi của các nước khác một cách hợp lý . Các quốc gia có xung đột trong vấn đề xác đi ̣nh quy chế pháp lý của đảo cần thông qua các cơ chế thỏa th uâ ̣n, trao đổi và giải quyết xung đột mà UNCLOS đã đi ̣nh hướng . Trường hợp các nước không thể tự thỏa thuâ ̣n được , họ có thể giao vấn đề đó cho một bên thứ ba độc lập và khách quan giải quyết dựa trên những tiêu chuẩn thườ ng được áp dụng và đã trở thành thông lệ trong thực tiễn quốc tế. 1.2.2. Quy chế phá p lý của cá c đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 Các quy định của UNCLOS 1982 cho phép xác đi ̣nh quy chế pháp lý của đảo được thể hiê ̣n ở những khía ca ̣nh – cấp độcụthể sau : một là , qua viê ̣c đảo được hưởng những vùng biển nào theo quy đi ̣nh của UNCLOS (bao gồm loa ̣i vùng biển và giới hạn của vùng biển đó ); hai là , tiếp đó đối với mỗi vùng biển mà nó có được quốc gia sở hữu đảo đó có được những quyền – lợi ích và đồng thời là trách nhiê ̣m – nghĩa vụ như thế nào ; và ba là , vùng chồng lấn do các vùng biển của đảo tạo ra , viê ̣c phân đi ̣nh những vùng đó và vùng biển thực tế quốc gia có được sau phân đi ̣nh. 1.2.2.1. Khía cạnh, cấp độ thứ nhất Nhìn chung quy định tại Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982 đưa ra hai khả năng có thể áp dụng cho các đảo khi các đảo đó có thể đáp ứ ng được tiêu c huẩn mà điều khoản này đă ̣t ra hay không . Khi đáp ứ ng được điều kiê ̣n "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" đảo đó được hưởng quy chế như đất liền với đầy đủ các vùng biển bao gồm : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . Và trường hợp thứ hai , khi các đảo không đáp ứ ng được điều kiê ̣n trên thì không có đầy đủ các vùng biển , cụ thể là không có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Trong cả hai trường hợp, các đảo theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982 đều có nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng . Nội thủy là vùng nước phía trong đường cơ sở dùng để tí nh chiều rộng lãnh hải của đảo
  • 35. 26 và sẽ không có giới hạn xác định như những vùng biển khác . Giới ha ̣n này tùy thuộc vào đă ̣c điểm bờ biển và những đă ̣c điểm khác có tác động đến viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh đường cơ sở của quốc gia ven biển. Lãnh hải của đảo là vùng tiếp liền và bên ngoài của nội thủy , có ranh giới trong là đường cơ sở và ranh giới ngoài là đường cách đường cơ sở khoảng cách không quá 12 hải lý. Như vâ ̣y, 12 hải lý là chiều rộng tối đa của lãnh hải và không thể có trường hợp lãnh hải quá 12 hải lý được coi là hợp pháp. Vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo là vùng tiếp liền và bên ngoài lãnh hải. Vùng này có ranh giới trong là ranh giới ngoài của lãnh hải và ranh giới ngoài là đường nối các điểm cách đường cơ sở một khoảng cách là không quá 24 hải lý. Nói cách khác, ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp là đường mà các điểm trên đó cách ranh giới ngoài của lãnh hải một khoảng cách là không quá 12 hải lý. Như vâ ̣y, tương tự như lãnh hải, chiều rộng của vùng tiếp giáp tối đa là 12 hải lý. Theo Khoản 3 Điều 121, chỉ những đảo "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" mới có thêm vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Trong đó , vùng đặc quyền kinh tế là vùng nước tiếp liền và bên ngoài lãnh hải có ranh giới ngoài không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở . Ranh giới trong của vùng đă ̣c quyền kinh tế la ̣i là ranh giới ngoài của lãnh hải . Bề rộng của vùng đă ̣c quyền kinh tế do đó tối đa có thể đa ̣t 188 hải lý. Thềm lục đi ̣a cũng là vùng tiếp liền và bên ngoài lãnh hải nhưng là gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền (ở đây là đất liền của đảo ) của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa . Về giới ha ̣n của thềm lục đi ̣a có thể có một số khả năng sau: (1) 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn . (2) nhỏ hơn 200 hải lý do khi xác đi ̣nh giới ha ̣n 200 hải lý đã có sự chồng lấn với thềm lục địa của quốc gia khác . (3) thềm lục đi ̣a mở rộng ngoài 200 hải lý khi mép ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý và quốc gia hoa ̣ch đi ̣nh theo đúng quy đi ̣nh từ Khoản 4 đến khoản 6 Điều 76 UNCLOS. Tương tự như vùng đă ̣c quyền kinh tế , bề rộng có tính tiêu chuẩn của thềm lục đi ̣a trong trường hợp bình thường là 188 hải lý.
  • 36. 27 1.2.2.2. Khía cạnh, cấp độ thứ hai Quy chế của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 gắn bó chă ̣t chẽ với quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 2 bên trên bởi v ì điều khoản này nói rằng : "Với điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác" [16, Điều 121, Khoản 2]. Theo đó , Khoản 2 của Điều 121 quy định cách thức xác định các vùng biển do đảo tạo ra như lãnh hải , vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . Các vùng biển này được xác định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho lãnh thổ đất liền . Các vùng biển của đảo cũng được hưởng các quy chế như các vùng biển của đất liền . Cụ thể: * Nội thủy Điều 8 của Công ước Luật Biển 1982 quy định trừ trường hợp được quy định ở Phần IV liên quan đến quốc gia quần đảo, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải là nội thuỷ của quốc gia ven biển [16, Điều 8]. Tương tự như vậy, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải của đảo cũng được coi là vùng nước nội thuỷ. Về đường cơ sở thông thường để xác định vùng nước nội thuỷ của đảo là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của đảo, như đã được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển chính thức công bố [16, Điều 5]. Trong nội thủy, quốc gia sở hữu đảo có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền. * Lãnh hải Các quốc gia có đảo có quyền mở rộng chủ quyền trong lãnh hải của đảo đến vùng trời phía trên, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này [16, Điều2]. Chủ quyền này là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, quốc gia ven biển có chủ quyền trên cả ba mặt lập pháp , hành pháp và xét xử nhưng lại bị giới hạn bởi quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài . Điều 17 UNCLOS 1982 quy đi ̣nh, với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. “Đi qua” là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích: a) Đi ngang qua nhưng
  • 37. 28 không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy; hoặc b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy. Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn [16, Điều 18]. Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế [16, Điều 19]. Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch [16, Điều 20]. Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình [16, Điều 22]. Quốc gia ven biển khi cần bảo đảm an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc qua lại các tàu thuyền [16, Điều 22]. * Vùng Tiếp giáp lãnh hải Theo UNCLOS, vùng tiếp giáp của đảo không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo. Trong vùng biển này, quốc gia có đảo có quyền ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm đối với các luật lệ, quy định về hải quan , thuế khóa , y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình [16, Điều 33]. * Vùng đặc quyền kinh tế Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia có đảo có các quyền chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy
  • 38. 29 biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; các quyền tài phán đối với việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình biển, nghiên cứ u khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trườngbiển… [16, Điều 56]. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87 UNCLOS, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm [16, Điều 58]. * Thềm lục địa Áp dụng Điều 76 UNCLOS, thềm lục địa của một đảo có thể hiểu là bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của đảo đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của đảo cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của đảo ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp mép rìa ngoài của thềm lục địa của đảo vượt quá 200 hải lý thì có thể vạch ra ngoài khoảng cách đó nhưng không quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500 m là đường nối liền các điểm có độ sâu 2500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý. Trên vùng thềm lục địa của đảo, các quốc gia có đảo thực hiện các quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên; quyền tài phán về nghiên cứu khoa học; quyền đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa và quyền bảo vệ, giữ gìn môi trường biển. Như vậy, do UNCLOS ban cho các đảo khả năng được hưởng những vùng biển rộng lớn đã ta ̣o ra nguy cơ và thực tế là tranh chấp về các vùng biển chồng lấn càng trở nên phức tạp hơn . Đó là chưa kể đến những tranh chấp này gắn chă ̣t với tranh chấp về chủ quyền lã nh thổ , một khi chủ quyền đảo chưa được làm rõ , tiến trình phân định biển vẫn tiếp tục bị kéo dài.
  • 39. 30 1.2.2.3. Khía cạnh, cấp độ thứ ba Với giả thiết rằng đảo đã đáp ứ ng được tiêu chuẩn "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng", các trường hợp có thể xảy ra xuất phát từ vi ̣trí của những đảo như vâ ̣y bao gồm: - Đảo gần bờ và góp phần trong hoa ̣ch đi ̣nh đường cơ sở của đất liền , (và từ điểm cơ sở ta ̣i những đảo như vâ ̣y s ẽ có thể tạo ra vị trí chồng lấn của quốc gia ven biển với các quốc gia láng giềng có bờ biển đối diê ̣n hay tiếp liền). - Đảo không quá xa bờ và ta ̣o ra vùng chồng lấn với chính các vùng biển của đất liền lục đi ̣a của quốc gia ven biển (và có thể tạo ra vùng chồng lấn với các vùng biển của các quốc gia khác xung quanh). - Đảo nằm xa hoàn toàn với đất liền lục đi ̣a của quốc gia ven biển (có thể tạo ra vùng chồng lấn với các vùng biển của các quốc gia khác xung quanh). 1.3. Ý nghĩa và vai trò của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ƣớc Luật Biển 1982 trong xác lâ ̣p chủ quyền quốc gia đối vớ i các vùng biển và giải quyết tranh chấp biển đảo 1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của đảo nói chung và theo quy đi ̣nh của Công ướ c Luật biển 1982 1.3.1.1. Trong hoạch đi ̣nh đườ ng cơ sở Đảo có vai trò quan trọng trong viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh đường cơ sở của quốc gia dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vai trò này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: Thứ nhất: Các quốc gia được phép hoạch định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng cho các đảo . Theo đó , đường cơ sở này là "ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận" [16, Điều 5]. Thứ hai: Sự tồn ta ̣i của các đảo là cơ sở để một quốc gia áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng. UNCLOS quy đi ̣nh trong trường hợp "nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển" thì quốc gia ven biển có thể vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bằng cách"nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải" [16, Điều 7, Khoản 1].