SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO XUÂN TUẤN
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO XUÂN TUẤN
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8.22.90.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH MINH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn
dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của
tôi.
Tác giả luận văn
Đào Xuân Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ
......................................................................................................................... 13
1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ ...................................................... 13
1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc ...................... 16
1.3. Bối cảnh khu vực ................................................................................. 19
Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH
TRONG VỊNH BẮC BỘ .............................................................................. 31
2.1. Giai đoạn trước năm 1993.................................................................... 31
2.2.Giai đoạn 1993-1995............................................................................. 32
2.3. Giai đoạn 1995-2000............................................................................ 34
2.4. Kết quả phân định Vịnh Bắc Bộ .......................................................... 47
Chương 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM............ 54
3.1. Ý nghĩa lịch sử của việc ký Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác
nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ......................................................................... 54
3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 59
KẾT LUẬN.................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
COC Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, là văn kiện
được ký kết năm 2002 giữa Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á và Trung Quốc
UNCLOS 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982
CV Công suất
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ trước khi phân định ....................................... 34
Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông Bắc Luân
......................................................................................................................... 41
Hình 1.3. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc ... 43
Hình 1.3.Sơ đồ đường phân định và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. .... 46
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển và đại dương chứa một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên
sinh vật và phi sinh vật đa dạng và phong phú, rất quan trọng đối với nhân
loại. Biển còn là tuyến đường giao thông quan trọng về chiến lược mà các
quốc gia ven biển không phải tốn đầu tư và chi phí nhiều như đường bộ,
đường sắt và đường hàng không. Để quản lý và khai thác biển một cách có
hiệu quả, các quốc gia ven biển đảo, quần đảo trên thế giới đã tiến hành hợp
tác phân định biển với các quốc gia liên quan, nhằm tạo ra môi trường hòa
bình, ổn định và đảm bảo được các quyền lợi quốc gia trên biển.
Đối với Việt Nam, biển và hải đảo là một bộ phận cấu thành lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với đất liền, biển và hải đảo đã tạo ra môi
trường sinh tồn và phát triển kinh tế của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.Việt
Nam là quốc gia biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng có, chính vì
vậy Việt Nam cần có vùng biển đảm bảo hòa bình, ổn định để phát triển kinh
tế và hội nhập quốc tế. Việc phân định Vịnh Bắc Bộ một cách cụ thể, rõ ràng
với Trung Quốc để quản lý biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền và lợi
ích quốc gia trên biển là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiệm
vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển đảo trong khu vực Vịnh Bắc Bộ của Tổ quốc.
Từ năm 1974 đến năm 2000, quá trình đàm phán để giải quyết vấn đề
phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra
trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và thiện chí. Hai bên đã dựa trên hệ thống
luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế hiện đại, nhất là những quy định của Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để đàm phán phân định Vịnh Bắc
Bộ. Do đó, một đề tài nghiên cứu những nội dung của quá trình phân định
2
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ sẽ có những đóng
góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào công tác nghiên cứu,
giảng dạy về quá trình triển khai chính sách phân định biển của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Với những lý do trên, tôi chọn
đề tài Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc
Bộ(1993-2000) làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây những nội dung liên quan đến quá trình
phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ đã và đang thu
hút nhiều cơ quan, ban ngành, các nhà lãnh đạo và quản lý, các học giả trong
và ngoài nước tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác
nhau. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài sau đây:
2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phân định biển nói
chung
Luận văn tốt nghiệp đại học của Học viên Nguyễn Quang Văn chuyên
ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2005 với đề
tài: Một số vấn đề cơ sở pháp lý về phân định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ
và vùng biển Tây Nam. Tác giả đã nghiên cứu những cơ sở pháp lý để phân
định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam trên cơ sở Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết với các quốc gia liên quan trong khu vực.
Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Thanh Hoàn với đề tài: Vấn đề phân
định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của
một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Tác giả đã
luận giải, nghiên cứu đề cập đến vấn đề tìm hiểu nguyên tắc, phương pháp
3
phân định biển theo pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn phân định biển của
một số quốc gia trên thế giới. Sau đó, tác giả rút ra những bài học kinh
nghiệm, kết quả mà các quốc gia đã đạt được trong quá trình phân định biển,
xác định ranh giới quốc gia trên biển.
Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Dung với đề tài: Vấn đề
phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982. Chuyên ngành Luật quốc
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã khai thác, phân tích, luận
giải để làm rõ các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và các vụ án
điển hình trong phân định biển từ trước đến nay do Tòa án Quốc tế, Tòa án
Luật biển hay Tòa trọng tài giải quyết từ đó đi sâu vào nghiên cứu các quy
định về phân định trong Công ước Luật biển năm 1982 để liên hệ với thực
tiễn quản lý vùng biển của Việt Nam qua hệ thống văn bản pháp lý. Sau đó
luận văn rút ra những bài học để áp dụng vào thực tế những tranh chấp trên
biển đang diễn ra hiện nay.
Bài viết Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại Tòa Công
lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong
việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm
Văn Minh đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học,
Tập 30, Số 4/(2014) tr.10 -23. Tác giả đề cập đến nội dung: Ngày 16/01/2008,
Cộng hòa Peru nộp tại Cơ quan Thư ký của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên
hợp quốc một Đơn kiện nhằm chống lại Cộng hòa Chile liên quan đến việc
phân định biển giữa hai nước trong đó nội dung của vụ kiện đề cập đến: thứ
nhất, phân định đường biên giới giữa hai nước ở khu vực biển thuộc Thái
Bình Dương, thứ hai: công nhận yêu cầu của Peru về một khu vực biển nằm
trong giới hạn 200 hải lý tính từ bờ biển của Peru cho rằng thuộc về Peru,
nhưng Chile cho rằng khu vực này thuộc về hải phận quốc tế. Vụ việc giữa
hai nước là một ví dụ điền hình cho Việt Namvà cộng đồng quốc tế tham
4
khảo về giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng thông qua
cơ quan tài phán quốc tế.
Luận văn Thạc sĩ Luật học của Đỗ Thị Hằng với đề tài: Vấn đề phân
định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp
quốc tế. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015:
Tác giả nghiên cứu vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và
Campuchia theo một cách tiếp cận và hướng nhìn mới là đi thẳng vào vấn đề
áp dụng cơ sở pháp lý để giải quyết triệt để vấn đề phân định biên giới trên
biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế trong đó có
phân tích, so sánh để tìm ra một cách giải quyết đạt hiệu quả nhất và đưa ra đề
xuất một cơ chế riêng dựa trên các ưu điểm và hạn chế của tình hình hiện có .
Bài viết Quá trình phân định biển của Việt Nam với các nước láng
giềng của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh đăng trên http://nghiencuuquocte.org.
Tác giả đưa ra quá trình nghiên cứu phân định biển giữa Việt Nam với các
quốc gia trong khu vực Biển Đông, trong đó có phần đề cập đến việc phân
định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tác giả đã phân tích và
luận giải quá trình phân định biển giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc sau
khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Hai nước đã vận dụng những quy
định của UNCLOS năm 1982 làm cơ sở cho việc phân định Vịnh Bắc Bộ và
cùng nhau ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000.
Bài viết Phân định biển và hợp tác cùng phát triển của tác giả Trần
Hữu Duy Minh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2 (358), tháng
02/2018, tr. 62 – 67. Tác giả đã phân tích cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa
phân định biển và hợp tác cùng phát triển là hai giải pháp chính mà các quốc
gia có vùng biển chồng lấn có thể lựa chọn, trong đó bài viết có đưa ra ví dụ
điển hình về hợp tác cùng phát triển sau khi ký kết hiệp định phân định giữa
5
Việt Nam với Thái Lan năm 1997 trong phân định Vịnh Thái Lan, giữa Việt
Nam và Trung Quốc trong phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.
2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách và
pháp luật về biển đảo của Việt Nam
Cuốn sách Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế
(1988), Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đây là một công trình quan
trọng đã thẳng thắn bác bỏ các quan điểm không có căn cứ pháp lý của Trung
Quốc về khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được
thể hiện qua việc quản lý hành chính và khai thác biển đảo của các triều đại
phong kiến Việt Nam và sự kế thừa về mặt chủ quyền của nước Pháp. Sau đó,
nước Pháp đã trao trả cho Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam theo quy định
của Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954.
Cuốn sách về Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược
phát triển bền vững (2006), của Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế
thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp do
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên.Các tác giả đã tập trung phân tích và luận
giải những thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống chính sách và pháp luật về
biển của Nhà nước Việt Nam.
Cuốn sách Công ước Biển năm 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam
(2008), của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, PGS.TS. Đỗ Minh Thái, ThS.
Nguyễn Thị Như Mai và ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả làm rõ quá trình tham gia và thực hiện các quy
định, yêu cầu trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm
1982 đối với một quốc gia ven biển.
6
Cuốn sách Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực. Hoàng Sa - Trường Sa
(2013), của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát, phân tích và luận giải chiều dài lịch sử
hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay.
Cuốn sách Tìm kiếm giải pháp hòa bình và công lý ở Biển Đông, do
PGS.TS. Đặng Đình Quý (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm
2015. Cuốn sách gồm 3 phần, tập hợp 16 bài nghiên cứu của các tác giả, chủ
yếu tập trung phân tích và luận giải các vấn đề chính yếu liên quan đến tranh
chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên một số
vùng biển đảo ở khu vực Biển Đông.
Cuốn sách Người Việt với Biển, do GS.TS.Nguyễn Văn Kim (Chủ
biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội năm 2011. Cuốn sách tổng hợp 24 bài
nghiên cứu của các chuyên gia, học giả nghiên cứu về Biển Đông. Dưới góc
độ nghiên cứu lịch sử, cuốn sách Người Việt với biển đã tập trung khai thác và
lý giải mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới
bên ngoài qua con đường biển. Cơ tầng văn hóa biển được đắp xây từ những
huyền thoại về thời lập quốc, những tín niệm tâm linh cho tới những câu
chuyện dân gian đời thường cùng những ghi chép được tích lũy qua nhiều
thời đại đã dần dần tạo nên ý thức về biển ngày một rộng lớn, sâu sắc. Các
công trình khảo cổ học đã phát hiện từ lòng đất những di vật thời tiền – sơ sử
của các vùng ven biển, các vùng biển đảo dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc
đến Nam, tỏa rộng ra biển.
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của Trung Quốc
trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, do GS.TS.Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Nhà xuất
bản Từ điển bách khoa, Hà Nội năm 2012. Cuốn sách được bố cục thành 5
chương, trong đó Chương 1, tập trung phân tích về tình hình thế giới, khu vực
và Trung Quốc thời gian cuối thế kỷ XX, đồng thời xem đó là bối cảnh lịch sử
7
của việc tìm tòi giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trước công
cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 2
tập trung phân tích một số vấn đề lý luận nổi bật, qua đó, góp phần chỉ đạo
thực tiễn mới của cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Còn các chương 3, 4, 5 đi
sâu vào lý giải một số vấn đề lý luận nổi bật trên các phương diện kinh tế - xã
hội, xây dựng chính trị và đối ngoại.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh,
lĩnh vực nghiên cứu khác như: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, lĩnh
vực quốc phòng – an ninh về biển đảo. Công trình nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực lịch sử và văn hóa biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo.
2.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan đến
đề tài đã đạt được
Qua việc trình bày tổng quan trong những công trình phân tích ở trên,
các tác giả trong nước hay ngoài nước từ những góc độ nghiên cứu khác nhau,
trong từng lĩnh vực nhất định, tùy theo những chuyên ngành cụ thể. Trong
những công trình nêu trên, có những nội dung liên quan đến quá trình phân
định biển Việt Nam như cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc, phát
triển kinh tế biển, phân định biên giới trên biển, cơ chế hợp tác quốc tế về
biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Qua tìm hiểu cho thấy, các nhóm
công trình nêu trên đề cập đến những nội dung sau:
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu lĩnh vực phân định biển từ góc
độ lịch sử, địa lý, văn hóa và đặc biệt là pháp luật quốc tế của các bên liên
quan trực tiếp nhằm chứng minh chủ quyền của mình đối với các vùng biển
đảo trên thế giới nói chung và Biển Đông nói riêng, bác bỏ luận điểm, quan
điểm chủ quyền của bên khác.
8
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò quan trọng của biển nhìn
từ góc độ an ninh, chính trị quốc tế, xem xét các khả năng xảy ra xung đột và
kiểm soát xung đột trên biển. Đánh giá nguy cơ của chúng đối với các quốc
gia hữu quan, khu vực và quan hệ quốc tế.
Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu từ góc độ kinh tế biển nhằm tìm
hiểu và đánh giá tiềm năng của biển, khả năng khai thác, phát triển kinh tế
biển trong khu vực Biển Đông về vận tải biển và tài nguyên biển, đặc biệt là
nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và hải sản.
Những nội dung liên quan đến đề tài luận văn chưa đề cập và nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống về quá trình phân định biển giữa Việt Nam với
Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Do đó, còn có một số khoảng trống nhất định
trong luận văn mà các công trình chưa được đề cập đến, hoặc có đề cập nhưng
nghiên cứu chưa sâu, chưa thể hiện hết nội dung của quá trình phân định biển
giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ.
Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức
và cá nhân trong nước và ngoài nước nêu trên đều là nguồn tư liệu quý và bổ
ích cho tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Nhất
là những nội dung nghiên cứu có liên quan trực tiếp ít nhiều đến nội dung
phân định biển đã gợi mở cho tác giả có cái nhìn tương đối tổng quan về
chính sách biển Việt Nam và vấn đề về phân định biển giữa Việt Nam với các
quốc gia co liên quan trong khu vực, trong đó có nội dung phân định biển
giữa Việt Nam – Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ.
2.1.4. Những nội dung luận văn cần tiếp tục cùng giải quyết
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình
khoa học kể trên tôi lựa chọn đề tài quá trình phân định biển giữa Việt Nam
và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ (1993 – 2000) làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Nghiên cứu đề tài này của tôi góp phần làm rõ một số nội dung sau:
9
Một là, phân tích bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành và nội dung phân
định biển của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Phân tích và luận giải quá
trình đàm phán phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993
đến năm 2000 ở trong Vịnh Bắc Bộ.
Hai là, phân tích, đánh giá và luận giải những thành tựu đã đạt được
trong quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993
đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ. Từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng vào quá trình phân định biển
giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của luận văn là phân tích và luận giải sâu về quá
trình đàm phán phân định biển, về nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc
Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ theo cách tiếp cận ở góc độ
lịch sử Việt Nam.
Đánh giá những thành tựu đã đạt được, phân tích nguyên nhân thành
công, nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình phân định biển giữa Việt
Nam với Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở khu vực Vịnh Bắc Bộ để
đúc rút bài học kinh nghiệm lịch sử cho các giai đoạn tiếp theo, nhất là hợp
tác phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế, cơ sở hình thành và
nội dung phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ.
Nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm
1993 đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ, luận giải có hệ thống về bối cảnh lịch sử
dẫn đến hai nước ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.
10
Đánh giá những thành tựu đạt được trong quá trình phân định biển ở
Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, ý
nghĩa lịch sử, trên cơ sở đó đúc rút những bài học kinh nghiệm vào việc phân
định biển trong các giai đoạn tiếp theo của Nhà nước Việt Nam với các quốc
gia có liên quan trong khu vực Biển Đông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phân định biển giữa
Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu quá trình
phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993,
sau khi hai nước ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề
biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đến khi Hiệp định phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung
Quốc được ký kết năm 2000.
Phạm vi không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu quá trình phân định
biển giữa Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993
đến năm 2000.
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu bối cảnh lịch sử, cơ sở và nội
dung quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993
đến năm 2000: Đó là quá trình đàm phán có những thuận lợi và khó khăn về
quan điểm khác nhau của hai bên về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia, ý nghĩa của hiệp định phân định biển.
Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về thành tựu, về nguyên nhân của
thành tựu và những kinh nghiệm của việc phân định biển.
11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp luận quan trọng dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và
phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên xây dựng đất nước.
Luận văn là một đề tài nghiên cứu lịch sử có liên quan đến nhiều quốc
gia, cho nên còn vận dụng lý luận về quan hệ quốc tế, sử dụng lý thuyết về địa
chính trị và sức mạnh quốc gia, trong đó nghiên cứu sự tương tác giữa yếu tố
chính trị và địa lý trong việc xác lập quyền lực trên biển.
Đề tài luận văn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như
:kinh tế, an ninh - quốc phòng, quan hệ quốc tế.v.v.., nên sử dụng phương
pháp liên ngành để xem xét vấn đề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, nội dung sự kiện
diễn ra trong thời kỳ hiện đại, bởi vậy, phương pháp nghiên cứu chủ yếu
được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic kết hợp với phương
pháp nghiên cứu liên ngành khác như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phỏng vấn
chuyên gia...xem xét vấn đề theo thời gian và không gian trong mối tương tác
đa chiều, tổng thể của chính sách phân định biển giữa Việt Nam với Trung
Quốc trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, trong bối cảnh chịu sự tác động của khu
vực và quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về phân định
Vịnh Bắc Bộ qua đó giúp cho việc phân tích, đánh giá kết quả thực tiễn và
12
khẳng định vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với quá trình phân định biển
giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu và có hệ thống
đối với quá trình phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Qua đó, rút ra ý nghĩa lịch sử và một số bài học kinh nghiệm thực tiễn
phục vụ việc triển khai chính sách phân định biển giữa Việt Nam với các quốc
gia hữu quan trong thời gian sau này.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về bảo
vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển,
các lĩnh vực kinh tế biển cũng như mở rộng hợp tác quốc tế trên biển của Nhà
nước Việt Nam, nhất là việc sử dụng nội dung luận văn trong việc nghiên
cứu, giảng dạy môn lịch sử ở cấp phổ thông về chủ quyền biển đảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục.. luận văn được chia thành ba
chương như sau:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử về phân định biển ở Vịnh Bắc Bộ.
Chương 2: Quá trình đàm phán và kết quả phân định ở Vịnh Bắc Bộ.
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
13
Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ
1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ
1.1.1. Sơ lược về lịch sử Vịnh Bắc Bộ
Kinh đô của nước Đại Việt từ triều đại nhà Lý được gọi là Thăng Long,
năm 1397 thành Thăng Long được gọi là Đông Đô. Khi nhà Minh xâm lược
nước ta vào năm 1407, Đại Việt bị phụ thuộc Trung Quốc (còn gọi là thời
Minh thuộc trong lịch sử Việt Nam), cho đến năm 1408 nhà Hồ đổi tên Đông
Đô thành Đông Quan. Năm 1418 cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm
lược về nước do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc
giành lại độc lập cho Đại Việt vào năm 1427. Lê Thái Tổ đổi tên thành Đông
Quan thành Đông Kinh [69].
Sau những cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV, ở Châu Á – Thái Bình
Dương đã hình thành hai trục giao thương chính là : trục tuyến Bắc – Nam và
Đông – Tây. Trục tuyến Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây,
các tàu thuyền phương Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại Việt,
Trung Quốc, Philippins và Nhật Bản [70].
Vào thời Bắc thuộc, Bắc Bộ Việt Nam được mang những tên như quận
Giao Chỉ, rồi Giao Châu. Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh , đây là vùng
đất Đàng Ngoài do chúa Trịnh kiểm soát. Tên gọi Bắc Kỳ do vua Minh Mạng
đặt ra vào năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía Bắc của Việt
Nam.
Tonkin Gulf là danh từ được người phương Tây dùng để chỉ xứ Đàng Ngoài
thuộc thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giai đoạn (1627-1775). Sang thế kỉ XIX
địa danh Tonkin được người Pháp đặt tên cho vùng lãnh thổ phía Bắc Việt
Nam. Vùng lãnh thổ này trong tiếng Việt được gọi là: Bắc Việt, Bắc –Kỳ, Bắc
14
– Bộ hay Bắc - Phần [67]. Vùng biển phía Đông của Bắc Việt là một phần của
Biển Đông. Vùng biển này là Vịnh Bắc Việt ( cũng được gọi là Vịnh Bắc Bộ
hay Vịnh Bắc Phần là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội
Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ
biển miền Bắc Việt Nam, lục địa Trung Quốc, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải
Nam (Trung Quốc) là một trong những Vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới
với diện tích khoảng 126.250 km², Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng 170
10’
đến 210
55’ độ vĩ Bắc, 1050
36’ đến 1090
55’ độ kinh Đông; chiều ngang nơi
rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km; có hai cửa ra vào
Vịnh: Một là, eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải
Nam rộng khoảng 35 km (19 hải lý) và hai là, cửa chính từ đảo Cồn Cỏ (Việt
Nam) tới mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam – Trung Quốc) rộng khoảng 207 km
(112 hải lý) [10,tr.2].
Phần Vịnh phía Việt Nam tập trung khoảng 2312 đảo ven bờ với thắng
cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Phần Vịnh phía Trung Quốc chỉ có khoảng vài
trăm đảo đá nhỏ ven bờ, lớn nhất là đảo Vị Châu ở Đông Bắc vịnh có diện
tích rộng trên 30km2
, cách đất liền Trung Quốc khoảng 35km (19 hải lý). Ở
giữa Vịnh có đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam. Đảo rộng khoảng 2,5km2
,
nằm cách bờ Việt Nam 110km (59 hải lý) và bờ biển đảo Hải Nam (Trung
Quốc) khoảng 130 km (70 hải lý).
Trong phạm vi đó, chiều dài bờ vịnh bên phía Việt Nam là 763 km,
chạy qua 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Bờ
biển phía Trung Quốc dài 695 km, chạy qua 2 tỉnh Quảng Tây và Hải Nam.
Phía Việt Nam có hàng nghìn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm
gần giữa Vịnh. Phía Trung Quốc chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc
15
Vịnh như các đảo Vị Châu,Tà Dương. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (chiều
sâu chưa tới 60 m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào Vịnh này.
Thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (Nghệ An) của Việt Nam và
Bắc Hải ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc là những thành phố có hải
cảng chính trong vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long
Vĩ, Cát Bà của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc, đảo Hải
Nam của Trung Quốc là bờ phía Đông của Vịnh Bắc Bộ.
Về mặt địa chiến lược, quốc phòng-an ninh, kinh tế: Vùng biển trong
Vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế
đối với nhân dân hai nước trong suốt lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và
xây dựng đất nước.
Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản
và dầu khí. Bên cạnh đó vịnh cũng là nơi để cho hai bên phát triển lĩnh vực
kinh tế biển,thương mại quốc tế, logistic biển, khai thác các nguồn tài nguyên
biển như dầu khí và các nguồn tài nguyên sinh vật, vi sinh vật khác. Trong
vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời
sống của nhân dân hai nước. Đối với khu vực phía Nam Trung Quốc, vịnh
cũng có vị trí quan trọng. Vì vậy cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử
dụng và khai thác Vịnh.
Sau năm 1887 cho đến trước năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc chưa
tiến hành đàm phán để phân định rõ ràng ở Vịnh Bắc Bộ. Ðiều này xuất phát
từ thực tế khách quan là từ những năm 50 của thế kỷ XX trở về trước khi Luật
Biển quốc tế chưa phát triển, các quốc gia ven biển thời kỳ đó chỉ có chủ
quyền đối với lãnh hải rộng 03 hải lý và toàn bộ vùng biển nằm ngoài phạm vi
lãnh hải được coi là biển quốc tế, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia
nào. Trong bối cảnh đó, Công ước Pháp - Thanh năm 1887 chỉ tập trung giải
quyết vấn đề hoạch định biên giới trên đất liền giữa hai nước và vấn đề quy
16
thuộc chủ quyền của mỗi nước đối với các đảo ở khu vực cửa sông Bắc Luân
trong Vịnh Bắc Bộ [69].
1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc
Vào cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc (Nhà Thanh) có âm mưu chiếm lấy
những tỉnh ở về phía Bắc sông Hồng của Việt Nam. Có thể thấy rõ bối cảnh
lịch sử lúc đó là trong khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ và buộc triều đình nhà
Nguyễn phải ký Hiệp ước Patơnốt 1884, chấp nhận quyền bảo hộ của nước
Pháp thì nhà Thanh (Trung Quốc) can thiệp.Vì Pháp muốn kiểm soát vùng
đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân
Nam của Trung Quốc. Nhà Thanh ngược lại muốn ngăn cản sự hiện diện quân
sự của Pháp ở Bắc Kỳ, vì điều này sẽ trực tiếp uy hiếp đến vùng biên giới
phía Nam của họ. Sâu xa hơn nữa, nhà Thanh muốn nhân cơ hội này để chiếm
đoạt hoặc là duy trì ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam, vốn là thuộc quốc
truyền thống của Trung Quốc. Vậy nên mâu thuẫn giữa Pháp –Thanh (Trung
Quốc) về vấn đề Việt Nam là điều không tránh khỏi. Chiến tranh Pháp –
Thanh (Trung Quốc) đã diễn ra từ tháng 9/1884 tới tháng 6/1885 và kết thúc
bằng bản Hiệp ước Thiên Tân được kí ngày 09/6 /1885, hiệp ước gồm 10 điều
khoản được ký giữa chính phủ Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) và hai bên sẽ
bắt đầu việc phân định đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Theo đó
trong điều 3 của Hiệp ước Thiên Tân 1885 với nội dung: Trong thời hạn sáu
tháng sau khi kí hòa ước này, hai bên sẽ phái người đến khảo sát tại chỗ biên
giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc; chỗ nào cần thì sẽ trồng cột mốc giới ở nơi
dễ trông thấy. Trong trường hợp hai bên không thể đồng ý về nơi lập cột mốc
giới hoặc về điểm nào khác thì mỗi bên phải trình lên chính phủ nước mình
định liệu [35,tr.9]. Đó là cơ sở pháp lý để chính phủ Pháp và nhà Thanh tiến
hành việc hoạch định biên giới Việt – Trung (trong các văn bản hồi đó thường
gọi là Biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ) [35,tr.11].
17
Quá trình hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc của Ủy ban Liên
hợp giữa Pháp và Trung Quốc diễn ra từ tháng 01/1886 đến tháng 4/1887,
trong đó việc hoạch định đường biên giới trên Vịnh Bắc Kỳ được tiến hành ở
Móng Cái từ ngày 31/3/1883 đến ngày 08/4/1887[35,tr.11].
Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ ký ngày
26/6/1887 là một văn bản pháp lý, phân định đường biên giới Bắc Kỳ - Trung
Quốc trên đất liền và phân định hải phận của Bắc Kỳ - Trung Quốc trong
Vịnh Bắc Việt. Nội dung về biên giới trên biển là các đảo ở về phía Đông của
đường kinh tuyến Đông 1050
43’ Paris (đường thẳng Bắc-Nam) đi qua Đông
điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Quốc.
Nhìn lại quá trình đàm phán và thương thuyết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung
Quốc) về vấn đề hoạch định và cắm mốc biên giới Việt – Trung cuối thế kỷ
XIX. Việt Nam rơi vào tình thế không thuận lợi vì sự hoạch định biên giới lại
do Pháp lấy tư cách xâm lược mà tiến hành. Đây là cuộc đàm phán, thương
thuyết giữa hai nước Pháp và Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ biên giới của
Việt Nam nhưng lại không có tiếng nói của Việt Nam. Nguyên nhân căn bản
là mọi hoạt động ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định, khi chúng
ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ quyền của Việt Nam bị tước bỏ.
Trong khi đàm phán thương thuyết giữa hai bên về biên giới, phía Nhà Thanh
(Trung Quốc) lại chuẩn bị nội dung và phương sách một cách chi tiết bởi các
nhà đàm phán có kinh nghiệm trước khi đưa ra bàn bạc với Pháp.
Mục đích của Công ước Pháp – Thanh năm 1887 rất rõ ràng là phân
định đường biên giới và chủ quyền trên đất liền, vùng biển và các đảo giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên trong Công ước không đề cập đến điểm
chấm dứt của đường phân định biên giới trên biển và chủ quyền trong Vịnh
Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và cũng không nói đến kinh tuyến 1050
43’ Paris là ranh giới phân định trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Từ đó không
18
có một thỏa ước nào khác phải ký kết về vấn đề biên giới trên biển giữa Trung
Quốc và Pháp. Nội dung Công ước Pháp - Thanh năm 1887 không có hiệu
quả ngoài biên giới Việt Nam –Trung Quốc trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ.
Trong lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Việt Nam cũng là nơi
đầu tiên đánh đuổi tàu USS Maddox của Mĩ khi tàu USS Maddox đã xâm
phạm lãnh hải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại khu vực Hòn Mê và Lạch
Trường. Ngày 02/8/1964 tàu khu trục USS Maddox của Mĩ tiến vào sát bờ
biển Thanh Hóa (cách bờ biển khoảng 06 hải lý) nằm trong lãnh hải của Việt
Nam [74]. Sau khi tạo dựng Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, không quân Mĩ đã mở màn
chiến dịch đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chiến thắng của Hải quân Việt Nam
ngày 02 và ngày 05/8/1964 trong kháng chiến chống Mĩ có ý nghĩa lịch sử to
lớn mở ra trang sử hào hùng của Quân chủng Hải quân Việt Nam.
Vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, mà cụ thể là phân định lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh giữa Việt Nam và Trung Quốc
chỉ được đặt ra sau khi có sự phát triển tiến bộ của Luật biển quốc tế từ giữa
những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây. Theo quy định của Luật Biển quốc
tế hiện đại, quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý, vùng
đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa 350 hải lý tính
từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sau 2500 m một khoảng cách không
quá 100 hải lý. Do bờ biển hai nước vừa kế cận vừa đối diện nhau, nơi rộng
nhất không đến 200 hải lý, nên các vùng biển và thềm lục địa của hai nước
trong Vịnh đều bị chồng lấn lên nhau do đó cần phải được phân định để xác
định rõ ràng biên giới lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa giữa hai nước.
Thực tế cho thấy, trước đây do chưa có đường biên giới và ranh giới
biển rõ ràng trong Vịnh Bắc Bộ nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc
tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí trong
19
một thời gian dài, gây bất ổn định và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai
nước, làm hạn chế đến việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của
vịnh, ảnh hưởng tới môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó,
việc Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề phân
định Vịnh Bắc Bộ để xác định rõ ràng đường biên giới lãnh hải, ranh giới
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là nhu cầu tất yếu đối với công cuộc
xây dựng và phát triển của mỗi nước, cũng như để góp phần vào việc tăng
cường mối quan hệ láng giềng, hữu nghị giữa hai nước nhằm đạt được hai
mục tiêu cơ bản và lâu dài. Chỉ khi có một đường phân chia ranh giới biển rõ
ràng trong vịnh, được hai nước chấp nhận và phù hợp với luật pháp quốc tế,
hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý, sử dụng,
khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong Vịnh Bắc
Bộ. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm
phát triển bền vững Vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định trong vịnh, tăng cường sự
tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Qua đó tạo cơ sở cho hai
nước tiếp tục thực hiện việc phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
1.3. Bối cảnh khu vực
Trước bối cảnh quan hệ quốc tế có những thay đổi sau chiến tranh lạnh,
Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã. Lúc này mong muốn một môi
trường hòa bình để ổn định và phát triển kinh tế được đặt ra đối với mỗi quốc
gia. Muốn ổn định và phát triển kinh tế buộc các nước phải tiến hành hợp tác,
kí kết với nhau những hiệp định kinh tế và đặc biệt là vấn đề phân định biên
giới lãnh thổ giữa các nước, cần có thời gian hòa bình, hòa hoãn để đi sâu vào
bàn bạc.
Trước xu thế hòa bình, hòa hoãn như vậy, các nước trong khu vực Biển
Đông đều có nhu cầu hòa hoãn để thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng phát
triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và với Trung Quốc.
20
Khi tình hình căng thẳng giữa các quốc gia không còn, cả khu vực cũng đặt ra
yêu cầu là cần một môi trường hòa bình để phát triển kinh tế và giải quyết vấn
đề trên biển. Mặt khác Trung Quốc cũng muốn thể hiện hình ảnh và uy tín của
một nước lớn: là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Từ đó góp phần làm cho khu vực hòa bình, để mở ra tiền đề cho một loạt các
hiệp định trên đất liền và trên biển được ký kết.
Cộng đồng ASEAN đang trong tiến trình phát triển toàn diện, ngày
càng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Vì vậy, ASEAN cũng
muốn Biển Đông thực sự là khu vực hòa bình, ủng hộ tiến trình đàm phán
phân định biển bằng biện pháp hòa bình.
Trước tình hình bối cảnh chung của khu vực, giữa Việt Nam và Trung
Quốc xét về tình hình nội tại của hai nước đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tiến
hành đàm phán, từng bước giải quyết biên giới lãnh thổ trên đất liền và trên
biển. Muốn giải quyết được vấn đề trên thì hai nước phải hòa bình, hòa hoãn.
Cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990 trên thế giới hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở các quốc gia Đông Âu, Liên Xô lần lượt bị rạn nứt và suy yếu. Bối
cảnh trên đã tác động đến tình hình khu vực và trong nước làm cho ban lãnh
đạo Đảng Cộng sản của hai nước đều lo lắng trước nguy cơ đổ vỡ của chế độ
hoặc sự can thiệp của phương Tây. Mặt khác quan hệ song phương giữa hai
nước thăng trầm trong cả một thời gian dài trước đó, chưa có dấu hiệu khởi sắc,
nồng ấm trở lại. Giải pháp cho tranh chấp phụ thuộc không chỉ vào cơ sở pháp lý
mà còn chủ yếu vào quan hệ chính trị giữa hai nước.
Thởi điểm này cả hai nước đều muốn bình thường hóa quan hệ với nhau,
muốn gác lại những xung đột trong quá khứ. Chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong chính sách đối ngoại chuyển sang giai đoạn liên minh bảo vệ xã
hội chủ nghĩa. Giữa hai nước cùng có chung ý thức hệ nên cùng liên kết lại,
21
thay vì căng thẳng như trước, Việt Nam đã chủ động bình thường hóa với
Trung Quốc.
Như vậy giữa hai nước đều có nhu cầu ký kết một Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ để quản lý, phân định biển một cách rạch ròi đáp ứng nhu cầu và
lợi ích của ngư dân hai nước, nhu cầu của chính phủ hai nước, cho nên hai
bên phải tiến hành đàm phán, hợp tác đi đến thống nhất ký kết Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ.
1.4. Tình hình của mỗi nước và cơ sở pháp lý để phân định Vịnh Bắc Bộ
1.4.1. Tình hình Việt Nam
Vào những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và
sụp đổ. Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với các nước xã hội
chủ nghĩa là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội để thích
ứng với tình hình của thế giới.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
(12/1986) diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi. Đây là
Đại hội của đường lối đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và mở ra một thời kì phát triển mới cho đất
nước, đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao
Đại hội VI nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường quan hệ đặc biệt
giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ
điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc... và cần hòa bình để phát triển kinh tế [17,tr.99]. Nghị quyết của
Đại hội VI (12/1986) và các nghị quyết của Trung ương Đảng đã chuyển
hướng chính sách ngoại giao, chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với
tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác
22
nhau, thi hành chính sách hữu nghị, hợp tác, tồn tại hòa bình để phát triển,
phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển chung của thế giới.
Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo đường lối đổi mới của
Đảng, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngoại giao lúc này là phải tháo gỡ
cho được nút thắt bao vây, cấm vận từ bên ngoài. Sau khi hòa bình lập lại, lợi
ích tối cao của Việt Nam là tạo lập một môi trường hòa bình và ổn định, trước
hết là với các nước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn gắn các
vết thương chiến tranh. Do đó, việc bình thường hóa quan hệ với các nước
láng giềng, trước hết là với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược cấp thiết.
Trên tinh thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: Việt
Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất
cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân
dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới [17,tr.107].
Thực tế lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị
truyền thống từ lâu đời. Với sự cố gắng, nỗ lực của hai bên, quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc đã chính thức được bình thường hóa vào năm 1991. Quan
hệ giữa hai Đảng đã nồng ấm trở lại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ,
hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua các cuộc viếng thăm cấp cao của
lãnh đạo hai nước. Các cuộc đi thăm, trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao của hai
nước góp phần giúp cho việc khai thông con đường đi đến giải quyết các bất
đồng trong việc phân chia Vịnh Bắc Bộ bằng đối thoại. Có được kết quả trên
là nhờ sự nỗ lực của Đảng ta trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc: Đã
kiên trì thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
[18,tr.40].
23
Trong quan hệ với các nước ASEAN, qua các cuộc trao đổi và tiếp xúc
song phương và đa phương với Việt Nam, các nước ASEAN nhận thấy giữa
Việt Nam và ASEAN có những lợi ích chung trong việc xây dựng Đông Nam
Á thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Yếu tố trên đã thúc đẩy các
nước ASEAN thấy cần đẩy mạnh hơn trong quá trình bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam. Theo đó các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo các nước
ASEAN tới Việt Nam và các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (năm 1991, 1992) và của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào
năm 1993 tới Thái Lan, Singapore đã làm cho các bên hiểu biết sâu sắc lẫn
nhau. Quan hệ Việt Nam với các nước trong khối ASEAN được xem như đã
hoàn toàn trở lại bình thường .
Có thể nói môi trường khu vực đang tạo ra một không khí hòa bình bao
trùm lên toàn khu vực Biển Đông. Bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho việc gia nhập ASEAN của Việt Nam vào năm 1995, mang lại
lợi ích nhiều mặt cho chúng ta. Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN tạo ra môi
trường đoàn kết và không khí thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quan hệ láng
giềng với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề trong quan hệ
song phương do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh. ASEAN giúp tăng cường vị
thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy
quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều đối tác lớn như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Liêng bang Nga và Australia. Là thành viên của ASEAN, Việt
Nam cũng góp phần xây dựng và thúc đẩy các cơ chế, tiến trình hợp tác khu
vực phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích quốc gia. Việt Nam không chỉ
mở rộng mối quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với
các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN, từng bước chuẩn bị các điều
kiện để gia nhập APEC, WTO.
24
Nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm góp phần giữ
vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, chú trọng ngoại giao với các
nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển để giải
quyết những vấn đề còn bất đồng, mâu thuẫn tạo ra một tiền đề để Việt Nam
ký kết phân định với các quốc gia hữu quan trong khu vực.Thành tựu trên lĩnh
vực ngoại giao đã được nêu lên trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương(khóa VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Những
thành tựu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đã tạo ra môi trường quốc
tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
[20,tr.40].
Trong Những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm (1991-1995) tại Đại
hội VII đã nêu: Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng
bước mở rộng sự hợp tác Việt – Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai
nước thông qua thương lượng [18,tr.89]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác
định nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền đất nước đến năm 2000
là: Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của biển, phát triển kinh tế
hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc
quyền kinh tế [20, tr.221]. Xác định kinh tế biển đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa
to lớn để Việt Nam phát triển bền vững, mở cửa giao lưu quốc tế và ngày càng có
vai trò to lớn trong tương lai. Muốn phát triển kinh tế biển ổn định và lâu dài thì
Việt Nam phải có đường biên giới rõ ràng và phải xác định từng bước phân định
biển với các quốc gia có chung đường biên giới, đường biển với Việt Nam, đặc biệt
với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ nhằm quản lý ngư dân hai nước và duy trì an
ninh trên Vịnh Bắc Bộ.
Với vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam ¾ lãnh thổ giáp biển, bờ biển trải dài
từ Bắc xuống Nam, lợi thế mang lại từ phát triển kinh tế biển là rất lớn với những
ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du
25
lịch biển đảo…Cùng với đó, vùng biển, đảo của nước ta còn có vị trí, vai trò quan
trọng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước.
Năm 1992, Việt Nam ký thỏa thuận với Malaysia về khai thác chung. Năm
1994, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm
1982.. Năm 1997 ký Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan trong Vịnh
Thái Lan, giữa Việt Nam với Philippines thống nhất giải quyết vấn đề trên biển
bằng biện pháp hòa bình.
Có thể nhận thấy bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực và trong nước tạo ra
một cơ hội vàng hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ, là thời điểm hết sức thuận lợi để
Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ áp dụng theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982.
1.4.2. Tình hình Trung Quốc
Kể từ những năm 1990 của thế kỉ XX trở đi, ngoại giao Trung Quốc tập
trung vào quan hệ đối tác, xây dựng trên nền tảng chính sách không liên minh. Nhờ
đó, Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ tổng thể tốt đẹp với các nước láng giềng.
Bức tranh quan hệ Trung Quốc – ASEAN nổi bật hơn với những mảng sáng nhiều
màu sắc, đặc biệt từ khi Việt Nam, Lào và Campuchia lần lượt trở thành thành viên
của tổ chức ASEAN. Trong khoảng thời gian 15 năm tương đối yên tĩnh trong khu
vực, Trung Quốc từng bước theo đuổi chính sách hội nhập sâu rộng với các nước
láng giềng trong khu vực Đông Nam Á được thể hiện qua các chương trình: thương
mại, văn hóa và kinh tế. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN bước sang một chương
mới với đặc trưng là sự hội nhập rất nhanh, tương đối toàn diện của các mối quan
hệ hợp tác cả trên phương diện song phương và đa phương. Hội nhập khu vực giữa
Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang là một ưu tiên lớn đối với Trung
Quốc, trong đó hội nhập với các quốc gia có chung đường biên giới trên biển gồm
cả hai khía cạnh chính trị và kinh tế.
26
Để đạt được sự tăng trưởng bền vững trên lĩnh vực kinh tế, một quốc gia rất
cần có đường biên giới hòa bình để nguồn tài nguyên có thể dành cho phát triển
kinh tế hơn là phát triển quân đội và các hệ thống phòng thủ biên giới. Chiến lược
mới trên của Trung Quốc được theo đuổi từ cuối những năm 1990 đến những năm
2000 đã mang lại một số thay đổi tích cực đối với Trung Quốc. Trong đó các cơ hội
về hội nhập chính trị và kinh tế khu vực với Trung Quốc đã được các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á đón nhận rộng rãi. Như vậy, có thể nhận thấy cả
ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc đều cần nhau vì nhu cầu
an ninh cho quốc gia và duy trì hòa bình an ninh trong khu vực để tạo thuận lợi cho
phát triển, mở rộng thị trường quốc tế cho thương mại và đầu tư trước xu thế của
toàn cầu hóa. Đối với Việt Nam có thể nhận thấy từ đầu thập niên 1990 tới năm
2000, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó Việt Nam
là đối tác hàng đầu của của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ
thương mại đã đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế của hai nước. Để tiếp tục duy
trì và tạo động lực trong tăng trưởng phát triển kinh tế với các nước trong khu vực
nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng và vị thế
trong phát triển kinh tế. Trung Quốc cũng muốn có một đường phân định biên giới
trên biển rõ ràng với các quốc gia liên quan để quản lý vùng biển, khai thác, quản lý
ngư dân. Ký được hiệp định này cũng thể hiện và khẳng định được vị thế cũng như
uy tín của Trung Quốc trong vai trò của một nước lớn nằm trong thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, uy tín của Trung Quốc với các nước trên thế giới cũng
được nâng cao. Qua đó tạo động lực cho người dân tin vào chính phủ, các nước
trong khu vực tin vào Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm, thiện chí trong
vấn đề đàm phán, phân định biên giới lãnh thổ.
1.4.3. Cơ sở pháp lý về phân định biển trước 1982
Năm 1956 Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Luật Biển đầu tiên ở Geneva,
Thụy Sĩ. Hội nghị này đã đạt được bốn hiệp định ký kết vào năm 1958 và bắt đầu
27
có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, sau khi có 22 nước phê chuẩn và tham gia, sau đó
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ biển đã nhanh
chóng làm cho các quy định về xác định phạm vi thềm lục địa của công ước 1958
trở nên không còn phù hợp.
Các quy định về pháp lý của Việt Nam: Trong thời kì Pháp thuộc và kháng
chiến chống Pháp, người Pháp đã có các quy định về biển đối với Đông Dương nói
chung và Vịnh Bắc Bộ nói riêng, theo đó năm 1926 Việt Nam có lãnh hải về mặt
đánh cá rộng 03 hải lý, năm 1936 Pháp quy định lại lãnh hải Đông Dương về mặt
đánh cá rộng 20km (10,8 hải lý), năm 1948 quy định lãnh hải rộng 03 hải lý và
vùng đánh cá rộng 20km (10,8 hải lý) dọc theo bờ biển. Phía ngoài này là biển cả,
trong thời kì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, về nguyên tắc Việt Nam ủng hộ
lãnh hải rộng 12 hải lý nhưng không đưa ra quy định cụ thể. Như vậy, về nguyên
tắc ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng biển cả [5, tr.102-103].
Năm 1977, chính phủ Việt Nam ra tuyên bố lịch sử ngày 12/5/1977 quy định
Việt Nam có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Năm
1982, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tuyên bố ngày 12/11/1982 về hệ thống đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Theo các tuyên bố này, đường
biên giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước được xác định theo Công ước Pháp –
Thanh về hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tức là đường kinh
tuyến 1080
03’13’’Đ [5, tr.102].
Các quy định pháp lý của Trung Quốc: Năm 1958, phía Trung Quốc ra
tuyên bố quy định lãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải lý, nhưng chưa quy định cụ
thể đường cơ sở và phạm vi lãnh hải. Ngày 25/2/1992, Trung Quốc thông qua luật
về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc, trong đó quy định lãnh hải của Trung
Quốc rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở [5, tr.103]. Ngày 15/5/1996, Chính phủ
Trung Quốc ra tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải trong đó, đường cơ sở liên quan
đến Vịnh Bắc Bộ mới chỉ vạch đến điểm 49 ở Tây Đảo Hải Nam, đoạn còn lại từ
28
đảo Hải Nam đến cửa sông Bắc Luân chờ quy định sau. Như vậy có thể nhận thấy,
quan điểm của mỗi bên đưa ra về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp
lãnh hải còn khác nhau, chưa có sự thống nhất chung.
Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX hai nước ký kết các thỏa
thuận về hợp tác nghiên cứu khoa học biển và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Vào các năm 1957, 1961 và năm 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho phép
thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh Bắc Bộ ngoài phạm vi tương
ứng 03 hải lý, 06 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa
thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70 [5,tr.102].
1.4.4. Cơ sở pháp lý về phân định biển từ năm 1982
Trong thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản để hai nước giải quyết vấn đề
biên giới lãnh thổ, trong đó đối với vấn đề Vịnh Bắc Bộ, hai bên đều nhất trí sẽ áp
dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và
tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng.
Như vậy, có thể thấy trên thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện mong
muốn sớm đi đến giải quyết vấn đề Vịnh Bắc Bộ theo các nguyên tắc phân định
biển mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã đề ra. Việt Nam
đã phê chuẩn Công ước 1982 vào ngày 23/6/1994 và Trung Quốc đã thông qua
Công ước 1982 vào ngày 15/5/1996. Như vậy hai nước đều nhìn nhận dựa trên một
cơ sở pháp lý chung để giải quyết vấn đề. Quan hệ nồng ấm trở lại, cùng với sự
quan tâm của lãnh đạo cấp cao và mong muốn của nhân dân hai nước, đã tạo tiền đề
chưa từng có cho việc sớm giải quyết vấn đề Vịnh Bắc Bộ.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một văn bản pháp
lý, trong đó quy định các tiêu chuẩn chung về mở rộng và xác định các vùng biển
có chế độ pháp lý khác nhau. Các yêu cầu chủ yếu của UNCLOS liên quan đến nội
dung cơ bản đối với các quốc gia ven biển, quốc gia đảo, quốc gia quần đảo trên thế
giới như sau:
29
(i). Cách xác định và thiết lập đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
(ii). Các quy định về bề rộng của các vùng biển.
(iii). Các nguyên tắc phân định biển tại các vùng biển chồng lấn.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 về cơ bản là
một công ước tiến bộ. Mỗi khi phê chuẩn UNCLOS, quốc gia phải có trách nhiệm
ràng buộc và thực hiện nghiêm chỉnh toàn bộ các điều khoản của UNCLOS. Các
quốc gia ven biển, các quốc gia đảo và những quốc gia quần đảo đều cân nhắc các
khía cạnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi và bất lợi trong việc quyết định phê
chuẩn hay không phê chuẩn UNCLOS.
Đối với Việt Nam, việc phê chuẩn UNCLOS dựa trên cơ sở cân nhắc lợi ích
quốc gia lâu dài liên quan đến chủ quyền, hòa bình và phát triển của đất nước, bảo
vệ và tận dụng các quyền và lợi ích cơ bản mà UNCLOS đem lại cho một nước ven
biển đang phát triển, khắc phục và hạn chế đến mức cao nhất các bất lợi có thể có.
Việc thông qua nghị quyết phê chuẩn UNCLOS biểu thị quyết tâm của Việt Nam
cùng với cộng đồng quốc tế xây dưng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích
sự phát triển và hợp tác trên biển.
Như vậy hai bên đã đi đến nhận định không bàn đến khía cạnh lịch sử của vấn
đề mà tập trung vào giải quyết vấn đề phân định thông thường ở Vịnh Bắc Bộ phù
hợp với điều 15,74 và 83 của Công ước Luật biển 1982.
Tiểu kết chương
Trong những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn, hòa bình,
ổn định và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới, xu thế đó đã tạo ra bầu không khí hòa bình và ổn
định để các quốc gia mở rộng, hợp tác cùng phát triển. Đối với những quốc gia
đang có những bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết là thông qua đàm phán hòa bình,
thì đây được xem là cơ hội tốt để tiến hành. Khu vực Biển Đông có nhiều đường
biên giới trên biển giữa các quốc gia cho nên cần phải tiến hành đàm phán, phân
30
định một cách rõ ràng, trong đó có khu vực Vịnh Bắc Bộ. Trong thực tế trước đó
khi chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng nên thường xuyên xảy ra các
vụ việc tranh chấp về thăm dò khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản giữa hai nước
trong Vịnh Bắc Bộ gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hữu nghị giữa hai bên.
Xu thế hòa bình và ổn định trên thế giới và trong khu vực cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi để hai nước Việt Nam và Trung Quốc cải thiện quan hệ sau hơn một
thập kỉ rơi vào tình trạng lạnh nhạt. Hai bên đã thay đổi quan điểm, tiến hành hòa
bình, hợp tác để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về biên giới trên bộ, trên
Vịnh Bắc Bộ và khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Tình hình của mỗi nước đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, cũng
như nhu cầu hòa bình, ổn định để ký kết Hiệp định phân định biên giới trên đất liền và
trên biển là hết sức cấp thiết cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Đối với Việt Nam, cải
thiện quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu cần thiết để giải quyết những vấn đề còn tồn
đọng do lịch sử để lại, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Đối với Trung
Quốc, cải thiện quan hệ với Việt Nam là việc làm cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định
ở khu vực, cũng như tiến hành đàmphán ký kết vấn đề biên giới lãnh thổ.
Trong không khí hòa bình hữu nghị, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và
nhất trí đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ. Bởi cả hai bên đều xem Vịnh Bắc Bộ là
Vịnh có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện kinh tế, chính trị, quốc phòng của
mỗi nước. Đồng thời cần đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ để duy trì hòa bình ổn
định, quản lý tốt vấn đề khai thác thủy hải sản và duy trì an ninh ở Vịnh.
Với những yêu cầu cấp thiết đó hai bên đã tiến hành hợp tác, đàm phán để đi
đến ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.
31
Chương 2
QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH
TRONG VỊNH BẮC BỘ
2.1. Giai đoạn trước năm 1993
Tình trạng tranh chấp , xâm phạm vùng biển của nhau ở Vịnh Bắc Bộ
đã làm ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, ổn định trong khu
vực cũng như trên thế giới. Do đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm
phán để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản và lâu
dài:
Một là xác định đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước láng giềng.
Hai là việc giải quyết vấn đề này sẽ tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá
trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng,
hai Nhà nước.
Ba là, tạo điều kiện tiền đề cho việc đàm phán phân định khu vực ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ.
Do những yếu tố lịch sử và địa lý, Việt Nam có vấn đề liên quan đến
biên giới lãnh thổ với Trung Quốc cần giải quyết: vấn đề biên giới trên đất
liền, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông.
Với mục tiêu xây dựng một hệ thống đường biên giới quốc gia rõ ràng
nhằm tạo ra môi trường xung quanh ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, cùng với việc giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ với
các quốc gia láng giềng khác, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác
định cần sớm giải quyết ba vấn đề về biên giới lãnh thổ nói trên với Trung
Quốc. Tuy nhiên, trong lịch sử từ trước đến nay, biên giới trên biển của hai
32
nước Việt – Trung trong Vịnh Bắc Bộ chưa từng được phân định rõ ràng bằng
một hiệp định riêng biệt cụ thể. Cuộc đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ cấp
chính phủ năm 1974 diễn ra (từ ngày 15/8/1974 đến ngày 22/11/1974). Từ
tháng 10/1977 đến tháng 6 /1978, phía Trung Quốc không đồng ý với đề nghị
của Việt Nam lấy đường kinh tuyến 1080
03’13’’Đ làm biên giới trong vịnh
cũng như chế độ nội thủy của vịnh. Do điều kiện lúc đó còn nhiều vấn đề bất
đồng, cho nên việc đàm phán đã không mang lại kết quả, cũng chính vì lập
trường của hai bên cách xa nhau.
Việt Nam đề nghị có thể kéo dài đường kinh tuyến 1080
03’13’’E đã được quy
định trong Công ước hoạch định biên giới Pháp – Thanh năm 1887 làm đường biên
giới biển trong Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung của hai nước và hai bên cần đàm phán
giải quyết hoạch định biên giới biển giữa hai nước trong vịnh.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Năm 1992 hai
bên đã tiến hành 2 vòng đàm phán cấp chuyên viên và đạt được kết quả ban
đầu là hai bên tiến hành đàm phán cấp Chính phủ giữa hai nước về biên giới
lãnh thổ.
Việt Nam đã đề nghị lấy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982 làm cơ sở pháp lý để phân định Vịnh Bắc Bộ vì cả hai nước đều là thành
viên. Hai nước đang trong giai đoạn xúc tiến đàm phán để đi tới bình thường
hóa quan hệ thông qua đàm phán cấp chuyên viên.
2.2.Giai đoạn 1993-1995
Năm 1993, tại đàm phán cấp Chính phủ vòng 1(hai phiên ở Bắc Kinh
và Hà Nội), ngày 19/10/1993, hai nước đã kí thỏa thuận về những nguyên tắc
cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong đó quy định : Hai bên sẽ
áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công
33
bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp
công bằng [5,tr.110].
Trong các vòng đàm phán của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh
bắc bộ, hai bên đã thỏa thuận các trình tự của thủ tục khi đàm phán, tìm
hiểu và thăm dò quan điểm lập trường của mỗi bên để từ đó cùng đi vào
thực chất của vấn đề và hướng tới hiểu rõ quan điểm của nhau. Đồng thời
đưa ra các phương án làm việc hữu ích nhằm thúc đẩy đàm phán, như
thành lập Tổ chuyên viên không chính thức nhằm trao đổi sâu rộng quan
điểm của nhau. Đó là sự cố gắng trong chỉ đạo của chính phủ hai nước.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy khi hai bên tiến hành đàm phán còn có
những ý kiến bất đồng về phạm vi phân định, đường cửa vịnh phía Nam,
về nội dung phân định và phương án phân định. Vì đây là vấn đề có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi nước, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ,
an ninh cho cả hai nước. Do đó cả hai bên đều hiểu và luận giải các tranh
chấp theo quan điểm riêng của mình.
Thực hiện thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản năm 1993, hai bên đã
tiến hành đàm phán theo cơ chế đàm phán ba cấp: Đoàn đàm phán cấp Chính
phủ thông thường gặp nhau 1 năm một lần để từ đó đưa ra phương hướng chỉ
đạo đàm phán, nhóm công tác liên hợp (cấp chuyên viên) để trao đổi và giải
quyết nội dung đàm phán theo chỉ đạo của Đoàn chính phủ, Tổ chuyên viên để
trao đổi không chính thức về phương án và chuẩn bị bảo đảm kỹ thuật bản đồ.
34
Hình 1.1. Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ trước khi phân định [59,tr.38].
2.3. Giai đoạn 1995-2000
Diễn biến của đàm phán của nhóm công tác bắt đầu từ vòng 1 từ ngày
23/3/1994. Năm 1996, hai bên đi vào đàm phán thực chất cho đến khi ký kết
bao gồm những nội dung:
Về phạm vi: Phía Việt Nam đề nghị đường cửa Vịnh là đường Cồn Cỏ-
Oanh Ca, bảo vệ hiệu lực đảo ven bờ Việt Nam trong phân định.
Phía Trung Quốc tính từ bờ biển, bỏ qua vai trò của các đảo trong Vịnh
Bắc Bộ , đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ, kiên trì đường cửa Vịnh
Phía Nam là đường Oanh Ca – Mũi Lay nhằm mục đích đẩy đường biên sau
này về phía Việt Nam.
Quan điểm và phương án phân định: Phía Việt Nam luôn khẳng định
lập trường tuân thủ nguyên tắc phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên
thống nhất trong Thảo luận ký ngày 19/10/1993, áp dụng Luật Biển quốc tế
và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi
35
hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ để đạt được giải pháp công bằng
trong Vịnh Bắc Bộ.
Năm 1997 - 1998, hai bên đưa ra các phương án không chính thức mỗi
bên. Theo đó trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã đưa ra được đường
phương án đó là đường tháng 4/1997, có tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc
là 60,7%/39,3%, với 50% hiệu lực của Đảo Bạch Long Vĩ. Với phương án
của Trung Quốc, thì có tỷ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52%
[10,tr.5].
Trong quá trình diễn ra đàm phán, nhằm thúc đẩy và gợi ý phía Trung
Quốc đàm phán tích cực hơn, thể hiện sự thiện chí của Việt Nam có nhân
nhượng lớn và có bước tiến mới trong thống nhất về cách thức đàm phán,
phía Việt Nam đã chủ động nêu ra các phương án : “Hai bên cùng nhau vạch
một đường trung tuyến tạm thời chưa tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ
làm xuất phát điểm, sau đó điều chỉnh đường trung tuyến theo sự quan tâm
của mỗi bên để đi đến giải pháp cuối cùng”[10,tr.5]. Tuy nhiên đề nghị này
của Việt Nam cũng không được Trung Quốc chấp thuận, và Trung Quốc cũng
đưa ra phương án 7/1998, có tỉ lệ diện tích Việt Nam / Trung Quốc là
50,9%/49,1% [10,tr.5].
Để cân bằng thế đàm phán phía Việt Nam đã đưa ra đường phương án
9/1998 căn cứ theo đúng luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện
trong Vịnh Bắc Bộ, ở phương án này đường trung tuyến có điều chỉnh, có tỷ
lê diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 60%/40%: tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật
69/31, điểm gần nhất của phương án cách đảo Bạch Long Vĩ 24 hải lý.
Phía Trung Quốc: Phía Trung Quốc, kiên trì ý tưởng đại thể chia đôi,
trong phân định Vịnh Bắc Bộ, nhấn mạnh là ý tưởng trên do lãnh đạo cao nhất
của Trung Quốc nêu ra chỉ đạo vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Họ cho rằng
kết quả phân định đại thể chia đôi không có nghĩa là bằng nhau về diện tích,
36
một bên có thể nhiều hơn bên kia nhưng không quá lớn. Đồng thời trong đàm
phán phía Trung Quốc rất chú trọng đến lợi ích nghề cá và tiềm năng dầu khí
trong Vịnh Bắc Bộ.
Để chuẩn bị cho yêu cầu trên và đạt được theo yêu cầu của họ, phía
Trung Quốc sử dụng phương pháp tổng hợp để vạch ra hai đường phương án:
đó là đường phương án tháng 4/1997 và đường phương án tháng 7/1998.
Đường phương án tháng 4/1997 là đường phương án lập theo phương
pháp tổng hợp. Theo đó, tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52%
[10,tr.5].
Đường phương án tháng 7/1998 được lập theo phương án tổng hợp,
không tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ, các đảo ở khu đảo Đông Bắc
được tính một phần hiệu lực trong phân định. Theo đó tỉ lệ diện tích Việt Nam
/Trung Quốc là 51%/49%, tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật là 33/67. Điểm gần nhất
của đường phương án này cách đảo Bạch Long Vĩ 12 Hải lý [10,tr.3].
Vấn đề hiệu lực đảo Bạch Long Vĩ: Theo các phương án của Việt Nam
cho đảo Bạch Long Vĩ 24 Hải lý, Trung Quốc cho rằng 24 Hải lý là quá lớn,
ảnh hưởng lớn đến các phương án phân định.
Theo quan điểm của Trung Quốc khi đưa ra đường phương án 7/1998
là được xây dựng trên mục tiêu ý tưởng đại thể chia đôi và nó mang tính chất
thúc đẩy tích cực cho đàm phán giữa hai bên và Trung Quốc không chấp nhận
phương án tháng 9/1998 của Việt Nam đưa ra. Trung Quốc đề nghị phía Việt
Nam nghiên cứu và cùng nhau điều chỉnh theo đường phương án tháng
7/1998 của Trung Quốc.
Tại vòng 12 của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ,
Trung Quốc cũng trao đổi thẳng thắn về quan điểm bất đồng giữa Việt Nam
và Trung Quốc về khu giữa Vịnh Bắc Bộ, cho rằng khoảng cách lớn nằm tại
khu giữa Vịnh. Cũng trong phiên họp này khi trao đổi về vấn đề hợp tác đánh
37
cá trong Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục đề nghị gắn vấn đề hợp
tác đánh cá với vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, yêu cầu đàm phán giải quyết
vấn đề nghề cá là điều kiện kiên quyết về phân định.Trong các chuyến thăm
Trung Quốc vào năm 1997 của Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười và tháng
02/1999 của Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; chuyến thăm Việt Nam của
Chủ Tịch Giang Trạch Dân vào năm 1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt
được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên
đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 [37,tr.22].
Cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra cam go và quyết liệt nhất là vào
năm 1998, trong đó có đưa ra điều kiện để đi đến ký kết Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán giải quyết vấn đề nghề cá
là điều kiện kiên quyết về phân định. Họ cho rằng vấn đề ngư nghiệp là nội
dung cần được ghi nhận trong diễn đàn đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ, là
điều kiện để có thể ký kết hiệp ước về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, nếu
phía Việt Nam không làm đàm phán nghề cá thì Trung Quốc không ký kết
phân định.
Hai bên đồng ý tăng cường đàm phán, tiếp tục có những suy nghĩ mới,
mở rộng điềm đồng, thu hẹp bất đồng, xích lại gần nhau, cố gắng trên cơ sở
thành quả của vòng đàm phán này tìm một đường phương án phân định mà
hai bên đều chấp nhận được, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết về
phân định Vịnh Bắc Bộ đúng thời hạn trong năm 2000.
Cho đến đầu năm 2000 đã hình thành một thực tế là giữa hai bên tồn
tại hai đường phương án phân định khác nhau là đường tháng 7/1998 của
Trung Quốc và đường tháng 9/1998 của Việt Nam. Năm 2000 là năm cao
điểm trong đàm phán giữa hai bên: họp một vòng đàm phán Chính phủ, ba
38
cuộc gặp không chính thức của hai Trưởng đoàn Chính phủ, bảy vòng Nhóm
công tác liên hợp.
Đứng trước thực tế đó thực hiện sự chỉ đạo của đàm phán cấp Chính
phủ, nhóm phân định của Việt Nam đã chủ động đưa đường phương án tháng
5/2000, theo phương án này thì tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc
58.5/41.5%; Tỉ lệ diện tích ô chữ nhật 61.3/32.7% đường phương án này có
điều chỉnh so với đường phương án tháng 4/1997 về diện tích Việt Nam giảm
2%; về ô chữ nhật giảm 3.7%; điều chỉnh so với đường phương án 9/98 về
diện tích Việt Nam giảm đi 2%; về ô chữ nhật giảm đi 7.7% [10,tr.3].
Sang giai đoạn vòng 15 và 16, tình hình đàm phán bước vào giai đoạn
thực chất đầy gay go và phức tạp. Đây cũng là thời điểm trở nên bế tắc của
tiến trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, nhằm
thúc đẩy đàm phán và thực hiện đúng ý tưởng của lãnh đạo cấp cao hai nước
về vấn đề giải quyết phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.
Ngày 7/9/2000 Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ Việt Nam – Trung
Quốc có cuộc gặp không chính thức tại Hà Nội. Tại cuộc gặp này Trưởng
Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam đã nêu ra phương pháp lý tưởng của
phía Việt Nam (Phương pháp cả gói) là: Hai bên chia đôi vùng chồng lấn tạo
thành từ đường tháng 7/1998 của Trung Quốc và đường tháng 5/2000 của
Việt Nam. Với điều kiện: Đảo Bạch Long Vĩ 18 Hải lý; Phân chia công bằng
phần Ô chữ nhật; sau phân định sẽ thiết lập vùng đánh cá chung.
Theo phương án của Việt Nam đưa ra, phía Trung Quốc đã đánh giá
cao tinh thần và thiện chí của Việt Nam. Trưởng đoàn Chính phủ Trung Quốc
cho rằng, đây là quyết sách chính trị của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc sẽ
nghiên cứu và báo cáo lãnh đạo cấp cao và trả lời ngay về phương pháp cả gói
của Việt Nam. Phía Trung Quốc vẫn giữ yêu cầu cao của họ, chưa có bước
39
nhân nhượng. Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc chưa thể hiện
những bước nhân nhượng gì mới.
Với quyết tâm cao thực hiện giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ
trong năm 2000 của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngày 25/10/2000, tại Bắc
Kinh diễn ra cuộc họp không chính thức của đoàn đàm phán cấp Chính phủ,
với nhận thức chung không chính thức của hai Trưởng đoàn đàm phán Chính
phủ về việc vạch thử một số con đường không chính thức theo các tỷ lệ diện
tích khác nhau, trong đó ưu tiên trước mắt vạch thử đường không chính thức
có có tỷ lệ diện tích Việt Nam 53%, Trung Quốc 47%. Nhóm công tác hai bên
đã trao đổi thảo luận về phương thức về nguyên tắc vạch thử đường không
chính thức làm cơ sở để Tổ chuyên viên không chính thức thực hiện việc này,
cụ thể:
(i). Hai bên nhất trí mỗi bên tự vạch thử một đường không chính thức
trên bản đồ công tác của mình (Việt Nam dùng hải đồ tỷ lệ 1/500.000 của
Việt Nam, Trung Quốc dùng bản đồ tỷ lệ 1/700.000 của Trung Quốc);
(ii). Hai bên trao đổi nhau tọa độ đường vạch thử không chính thức mà mỗi
bên đã vạch và bản đồ công tác của mỗi bên (không có đường vạch thử) để
làm cơ sở đối chiếu, so sánh;
(iii). Hai bên tiến hành kiểm tra, đối chiếu kết quả đường vạch thử không
chính thức của nhau. Nếu phát hiện đường vạch thử không chính thức của bên
nào không phù hợp với tỷ lệ nói trên thì có thể đề nghị bên đó giải thích và
điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ diện tích nói trên [10,tr.7].
Có thể nói giải pháp trên đối với hai bên là rất thực tế và khả quan, khi
thực hiện giải pháp này hai bên sẽ tăng cường lòng tin của nhau hơn để sớm
đi gần đến thống nhất một phương án phân định chung cho cả hai phía ở vòng
đàm phán tiếp theo.
40
Theo đó, căn cứ vào kết quả của vòng 16 của Nhóm công tác liên hợp
phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vòng 17, hai bên trao đổi phương án đường
vạch thử không chính thức (với tỷ lệ 53%/47%) 10,tr.7], hai bên đều tiến hành
điều chỉnh đề xích lại gần nhau. Tuy nhiên, sau khi xem xét phương án của
hai bên thì đường phương án của hai bên đưa ra còn chênh lệch nhau, nhất là
đoạn cửa sông Bắc Luân, phía khu đảo Bạch Long Vĩ và khu Đông Nam đảo
Bạch Long Vĩ, khhu phía Nam Vịnh là vấn đề bất đồng lớn nhất. Vấn đề trên
đã được hai bên trao đổi với nhiều phương thức linh hoạt: như cuộc gặp của
hai trưởng Đoàn Chính phủ, cuộc gặp của hai trưởng Nhóm và cuộc gặp của
Tổ chuyên gia kỹ thuật để cùng nhau vạch. Tại vòng 17, hai bên đã thống nhất
được một con đường phân định.
Trong quá trình đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã cân nhắc, xem
xét nhiều vấn đề như: phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa, đường cửa vịnh Bắc Bộ và phạm vi phân định, các hoàn cảnh khách quan
của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên, các lợi ích
thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biển phân định
được hưởng như hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có, quyền chủ quyền đối với
tài nguyên dầu khí, hải sản, chế độ đi lại trên biển và sông biên giới. Các vấn
đề này liên quan trực tiếp tới hai yếu tố chính là tỷ lệ phân chia diện tích tổng
thể vịnh Bắc Bộ và vai trò của đảo Bạch Long Vĩ.
Việt Nam đưa ra quan điểm là cần phải căn cứ luật pháp và thực tiễn
quốc tế, hoàn cảnh khách quan của Vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm
một giải pháp công bằng cho cả hai. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, không phải là
tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với chia đôi.
Việt Nam đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh.
Phương pháp này, như trên đã trình bày là phổ biến trong thực tiễn quốc tế,
phù hợp với cửa vịnh. Theo phương pháp này, một đường trung tuyến ban
41
đầu đã được vạch ra có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo
Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan
tâm của mỗi bên.
Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông
Bắc Luân [7,tr.65].
Sang vòng đàm phán 18, hai bên tiến hành kiểm tra tính toán lại tỷ lệ
diện tích và đưa lên Tổng đồ toàn diện đính kèm theo hiệp ước phân định
Vịnh Bắc Bộ. Căn cứ vào những quy định của UNCLOS, các nguyên tắc pháp
lý và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn
cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương
lượng hữu nghị hai bên đã thống nhất ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ
ngày 25/12/2000. Hiệp định bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
Hai bên đã nhất trí xác định đường đóng cửa sông Bắc Luân là đường
nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại
ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Hai bên cũng đã xác định phạm vi phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong hiệp
định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển
42
lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biển
bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất
liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô
ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam của Trung
Quốc có toạ độ địa lý 180
30'19"N, 1080
41'17"E, qua đảo Cồn Cỏ đến một
điểm trên bờ biển của Việt Nam có toạ độ địa lý là 160
57'40"N, 1070
08'42"E.
Hai bên đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có
toạ độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Đường phân
định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định là biên
giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường
biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển của lãnh hải hai nước.
Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là đường ranh giới giữa
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Hai
bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh
Bắc Bộ được xác định theo hiệp định.
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000)  - TẢI FREE ZALO 093 457 3149

More Related Content

Similar to QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000) - TẢI FREE ZALO 093 457 3149

LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxLUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxMinhTh463768
 
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt NamNguyễn Hậu
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 

Similar to QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000) - TẢI FREE ZALO 093 457 3149 (20)

Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.docGiải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptxLUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
LUẬT-BIỂN-LAW-UNIVERSITY-4-CHUONG--.pptx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
 
Quản lý về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng
Quản lý về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Quản lý về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng
Quản lý về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docxBài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
Luat bien
Luat bienLuat bien
Luat bien
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 2000) - TẢI FREE ZALO 093 457 3149

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO XUÂN TUẤN QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO XUÂN TUẤN QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993-2000) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THANH MINH HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả luận văn Đào Xuân Tuấn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ ......................................................................................................................... 13 1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ ...................................................... 13 1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc ...................... 16 1.3. Bối cảnh khu vực ................................................................................. 19 Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH TRONG VỊNH BẮC BỘ .............................................................................. 31 2.1. Giai đoạn trước năm 1993.................................................................... 31 2.2.Giai đoạn 1993-1995............................................................................. 32 2.3. Giai đoạn 1995-2000............................................................................ 34 2.4. Kết quả phân định Vịnh Bắc Bộ .......................................................... 47 Chương 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM............ 54 3.1. Ý nghĩa lịch sử của việc ký Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ......................................................................... 54 3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 59 KẾT LUẬN.................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á COC Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, là văn kiện được ký kết năm 2002 giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc UNCLOS 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 CV Công suất
  • 6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ trước khi phân định ....................................... 34 Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông Bắc Luân ......................................................................................................................... 41 Hình 1.3. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc ... 43 Hình 1.3.Sơ đồ đường phân định và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. .... 46
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển và đại dương chứa một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật và phi sinh vật đa dạng và phong phú, rất quan trọng đối với nhân loại. Biển còn là tuyến đường giao thông quan trọng về chiến lược mà các quốc gia ven biển không phải tốn đầu tư và chi phí nhiều như đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Để quản lý và khai thác biển một cách có hiệu quả, các quốc gia ven biển đảo, quần đảo trên thế giới đã tiến hành hợp tác phân định biển với các quốc gia liên quan, nhằm tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và đảm bảo được các quyền lợi quốc gia trên biển. Đối với Việt Nam, biển và hải đảo là một bộ phận cấu thành lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với đất liền, biển và hải đảo đã tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển kinh tế của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.Việt Nam là quốc gia biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng có, chính vì vậy Việt Nam cần có vùng biển đảm bảo hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Việc phân định Vịnh Bắc Bộ một cách cụ thể, rõ ràng với Trung Quốc để quản lý biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo trong khu vực Vịnh Bắc Bộ của Tổ quốc. Từ năm 1974 đến năm 2000, quá trình đàm phán để giải quyết vấn đề phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và thiện chí. Hai bên đã dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế hiện đại, nhất là những quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ. Do đó, một đề tài nghiên cứu những nội dung của quá trình phân định
  • 8. 2 biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ sẽ có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về quá trình triển khai chính sách phân định biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ(1993-2000) làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây những nội dung liên quan đến quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ đã và đang thu hút nhiều cơ quan, ban ngành, các nhà lãnh đạo và quản lý, các học giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài sau đây: 2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phân định biển nói chung Luận văn tốt nghiệp đại học của Học viên Nguyễn Quang Văn chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2005 với đề tài: Một số vấn đề cơ sở pháp lý về phân định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam. Tác giả đã nghiên cứu những cơ sở pháp lý để phân định ranh giới trên biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia liên quan trong khu vực. Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Thanh Hoàn với đề tài: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Tác giả đã luận giải, nghiên cứu đề cập đến vấn đề tìm hiểu nguyên tắc, phương pháp
  • 9. 3 phân định biển theo pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới. Sau đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm, kết quả mà các quốc gia đã đạt được trong quá trình phân định biển, xác định ranh giới quốc gia trên biển. Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Dung với đề tài: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã khai thác, phân tích, luận giải để làm rõ các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và các vụ án điển hình trong phân định biển từ trước đến nay do Tòa án Quốc tế, Tòa án Luật biển hay Tòa trọng tài giải quyết từ đó đi sâu vào nghiên cứu các quy định về phân định trong Công ước Luật biển năm 1982 để liên hệ với thực tiễn quản lý vùng biển của Việt Nam qua hệ thống văn bản pháp lý. Sau đó luận văn rút ra những bài học để áp dụng vào thực tế những tranh chấp trên biển đang diễn ra hiện nay. Bài viết Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại Tòa Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm Văn Minh đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, Số 4/(2014) tr.10 -23. Tác giả đề cập đến nội dung: Ngày 16/01/2008, Cộng hòa Peru nộp tại Cơ quan Thư ký của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc một Đơn kiện nhằm chống lại Cộng hòa Chile liên quan đến việc phân định biển giữa hai nước trong đó nội dung của vụ kiện đề cập đến: thứ nhất, phân định đường biên giới giữa hai nước ở khu vực biển thuộc Thái Bình Dương, thứ hai: công nhận yêu cầu của Peru về một khu vực biển nằm trong giới hạn 200 hải lý tính từ bờ biển của Peru cho rằng thuộc về Peru, nhưng Chile cho rằng khu vực này thuộc về hải phận quốc tế. Vụ việc giữa hai nước là một ví dụ điền hình cho Việt Namvà cộng đồng quốc tế tham
  • 10. 4 khảo về giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng thông qua cơ quan tài phán quốc tế. Luận văn Thạc sĩ Luật học của Đỗ Thị Hằng với đề tài: Vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế. Chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015: Tác giả nghiên cứu vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia theo một cách tiếp cận và hướng nhìn mới là đi thẳng vào vấn đề áp dụng cơ sở pháp lý để giải quyết triệt để vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế trong đó có phân tích, so sánh để tìm ra một cách giải quyết đạt hiệu quả nhất và đưa ra đề xuất một cơ chế riêng dựa trên các ưu điểm và hạn chế của tình hình hiện có . Bài viết Quá trình phân định biển của Việt Nam với các nước láng giềng của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh đăng trên http://nghiencuuquocte.org. Tác giả đưa ra quá trình nghiên cứu phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông, trong đó có phần đề cập đến việc phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tác giả đã phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Hai nước đã vận dụng những quy định của UNCLOS năm 1982 làm cơ sở cho việc phân định Vịnh Bắc Bộ và cùng nhau ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Bài viết Phân định biển và hợp tác cùng phát triển của tác giả Trần Hữu Duy Minh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2 (358), tháng 02/2018, tr. 62 – 67. Tác giả đã phân tích cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa phân định biển và hợp tác cùng phát triển là hai giải pháp chính mà các quốc gia có vùng biển chồng lấn có thể lựa chọn, trong đó bài viết có đưa ra ví dụ điển hình về hợp tác cùng phát triển sau khi ký kết hiệp định phân định giữa
  • 11. 5 Việt Nam với Thái Lan năm 1997 trong phân định Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000. 2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách và pháp luật về biển đảo của Việt Nam Cuốn sách Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (1988), Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đây là một công trình quan trọng đã thẳng thắn bác bỏ các quan điểm không có căn cứ pháp lý của Trung Quốc về khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thể hiện qua việc quản lý hành chính và khai thác biển đảo của các triều đại phong kiến Việt Nam và sự kế thừa về mặt chủ quyền của nước Pháp. Sau đó, nước Pháp đã trao trả cho Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954. Cuốn sách về Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững (2006), của Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên.Các tác giả đã tập trung phân tích và luận giải những thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống chính sách và pháp luật về biển của Nhà nước Việt Nam. Cuốn sách Công ước Biển năm 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam (2008), của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, PGS.TS. Đỗ Minh Thái, ThS. Nguyễn Thị Như Mai và ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả làm rõ quá trình tham gia và thực hiện các quy định, yêu cầu trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 đối với một quốc gia ven biển.
  • 12. 6 Cuốn sách Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực. Hoàng Sa - Trường Sa (2013), của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát, phân tích và luận giải chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay. Cuốn sách Tìm kiếm giải pháp hòa bình và công lý ở Biển Đông, do PGS.TS. Đặng Đình Quý (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm 2015. Cuốn sách gồm 3 phần, tập hợp 16 bài nghiên cứu của các tác giả, chủ yếu tập trung phân tích và luận giải các vấn đề chính yếu liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên một số vùng biển đảo ở khu vực Biển Đông. Cuốn sách Người Việt với Biển, do GS.TS.Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội năm 2011. Cuốn sách tổng hợp 24 bài nghiên cứu của các chuyên gia, học giả nghiên cứu về Biển Đông. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, cuốn sách Người Việt với biển đã tập trung khai thác và lý giải mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua con đường biển. Cơ tầng văn hóa biển được đắp xây từ những huyền thoại về thời lập quốc, những tín niệm tâm linh cho tới những câu chuyện dân gian đời thường cùng những ghi chép được tích lũy qua nhiều thời đại đã dần dần tạo nên ý thức về biển ngày một rộng lớn, sâu sắc. Các công trình khảo cổ học đã phát hiện từ lòng đất những di vật thời tiền – sơ sử của các vùng ven biển, các vùng biển đảo dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, tỏa rộng ra biển. Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, do GS.TS.Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội năm 2012. Cuốn sách được bố cục thành 5 chương, trong đó Chương 1, tập trung phân tích về tình hình thế giới, khu vực và Trung Quốc thời gian cuối thế kỷ XX, đồng thời xem đó là bối cảnh lịch sử
  • 13. 7 của việc tìm tòi giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trước công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 2 tập trung phân tích một số vấn đề lý luận nổi bật, qua đó, góp phần chỉ đạo thực tiễn mới của cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Còn các chương 3, 4, 5 đi sâu vào lý giải một số vấn đề lý luận nổi bật trên các phương diện kinh tế - xã hội, xây dựng chính trị và đối ngoại. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh, lĩnh vực nghiên cứu khác như: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, lĩnh vực quốc phòng – an ninh về biển đảo. Công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lịch sử và văn hóa biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo. 2.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài đã đạt được Qua việc trình bày tổng quan trong những công trình phân tích ở trên, các tác giả trong nước hay ngoài nước từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong từng lĩnh vực nhất định, tùy theo những chuyên ngành cụ thể. Trong những công trình nêu trên, có những nội dung liên quan đến quá trình phân định biển Việt Nam như cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế biển, phân định biên giới trên biển, cơ chế hợp tác quốc tế về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Qua tìm hiểu cho thấy, các nhóm công trình nêu trên đề cập đến những nội dung sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu lĩnh vực phân định biển từ góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa và đặc biệt là pháp luật quốc tế của các bên liên quan trực tiếp nhằm chứng minh chủ quyền của mình đối với các vùng biển đảo trên thế giới nói chung và Biển Đông nói riêng, bác bỏ luận điểm, quan điểm chủ quyền của bên khác.
  • 14. 8 Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò quan trọng của biển nhìn từ góc độ an ninh, chính trị quốc tế, xem xét các khả năng xảy ra xung đột và kiểm soát xung đột trên biển. Đánh giá nguy cơ của chúng đối với các quốc gia hữu quan, khu vực và quan hệ quốc tế. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu từ góc độ kinh tế biển nhằm tìm hiểu và đánh giá tiềm năng của biển, khả năng khai thác, phát triển kinh tế biển trong khu vực Biển Đông về vận tải biển và tài nguyên biển, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và hải sản. Những nội dung liên quan đến đề tài luận văn chưa đề cập và nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Do đó, còn có một số khoảng trống nhất định trong luận văn mà các công trình chưa được đề cập đến, hoặc có đề cập nhưng nghiên cứu chưa sâu, chưa thể hiện hết nội dung của quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước nêu trên đều là nguồn tư liệu quý và bổ ích cho tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Nhất là những nội dung nghiên cứu có liên quan trực tiếp ít nhiều đến nội dung phân định biển đã gợi mở cho tác giả có cái nhìn tương đối tổng quan về chính sách biển Việt Nam và vấn đề về phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia co liên quan trong khu vực, trong đó có nội dung phân định biển giữa Việt Nam – Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. 2.1.4. Những nội dung luận văn cần tiếp tục cùng giải quyết Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học kể trên tôi lựa chọn đề tài quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ (1993 – 2000) làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu đề tài này của tôi góp phần làm rõ một số nội dung sau:
  • 15. 9 Một là, phân tích bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành và nội dung phân định biển của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Phân tích và luận giải quá trình đàm phán phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở trong Vịnh Bắc Bộ. Hai là, phân tích, đánh giá và luận giải những thành tựu đã đạt được trong quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ. Từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng vào quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của luận văn là phân tích và luận giải sâu về quá trình đàm phán phân định biển, về nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ theo cách tiếp cận ở góc độ lịch sử Việt Nam. Đánh giá những thành tựu đã đạt được, phân tích nguyên nhân thành công, nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở khu vực Vịnh Bắc Bộ để đúc rút bài học kinh nghiệm lịch sử cho các giai đoạn tiếp theo, nhất là hợp tác phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế, cơ sở hình thành và nội dung phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000 ở Vịnh Bắc Bộ, luận giải có hệ thống về bối cảnh lịch sử dẫn đến hai nước ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.
  • 16. 10 Đánh giá những thành tựu đạt được trong quá trình phân định biển ở Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, ý nghĩa lịch sử, trên cơ sở đó đúc rút những bài học kinh nghiệm vào việc phân định biển trong các giai đoạn tiếp theo của Nhà nước Việt Nam với các quốc gia có liên quan trong khu vực Biển Đông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993, sau khi hai nước ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đến khi Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết năm 2000. Phạm vi không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu quá trình phân định biển giữa Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu bối cảnh lịch sử, cơ sở và nội dung quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2000: Đó là quá trình đàm phán có những thuận lợi và khó khăn về quan điểm khác nhau của hai bên về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, ý nghĩa của hiệp định phân định biển. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về thành tựu, về nguyên nhân của thành tựu và những kinh nghiệm của việc phân định biển.
  • 17. 11 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Phương pháp luận quan trọng dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên xây dựng đất nước. Luận văn là một đề tài nghiên cứu lịch sử có liên quan đến nhiều quốc gia, cho nên còn vận dụng lý luận về quan hệ quốc tế, sử dụng lý thuyết về địa chính trị và sức mạnh quốc gia, trong đó nghiên cứu sự tương tác giữa yếu tố chính trị và địa lý trong việc xác lập quyền lực trên biển. Đề tài luận văn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như :kinh tế, an ninh - quốc phòng, quan hệ quốc tế.v.v.., nên sử dụng phương pháp liên ngành để xem xét vấn đề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, nội dung sự kiện diễn ra trong thời kỳ hiện đại, bởi vậy, phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phỏng vấn chuyên gia...xem xét vấn đề theo thời gian và không gian trong mối tương tác đa chiều, tổng thể của chính sách phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, trong bối cảnh chịu sự tác động của khu vực và quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về phân định Vịnh Bắc Bộ qua đó giúp cho việc phân tích, đánh giá kết quả thực tiễn và
  • 18. 12 khẳng định vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 1993 đến năm 2000. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu và có hệ thống đối với quá trình phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó, rút ra ý nghĩa lịch sử và một số bài học kinh nghiệm thực tiễn phục vụ việc triển khai chính sách phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong thời gian sau này. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển, các lĩnh vực kinh tế biển cũng như mở rộng hợp tác quốc tế trên biển của Nhà nước Việt Nam, nhất là việc sử dụng nội dung luận văn trong việc nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử ở cấp phổ thông về chủ quyền biển đảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục.. luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Bối cảnh lịch sử về phân định biển ở Vịnh Bắc Bộ. Chương 2: Quá trình đàm phán và kết quả phân định ở Vịnh Bắc Bộ. Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
  • 19. 13 Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ 1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ 1.1.1. Sơ lược về lịch sử Vịnh Bắc Bộ Kinh đô của nước Đại Việt từ triều đại nhà Lý được gọi là Thăng Long, năm 1397 thành Thăng Long được gọi là Đông Đô. Khi nhà Minh xâm lược nước ta vào năm 1407, Đại Việt bị phụ thuộc Trung Quốc (còn gọi là thời Minh thuộc trong lịch sử Việt Nam), cho đến năm 1408 nhà Hồ đổi tên Đông Đô thành Đông Quan. Năm 1418 cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho Đại Việt vào năm 1427. Lê Thái Tổ đổi tên thành Đông Quan thành Đông Kinh [69]. Sau những cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV, ở Châu Á – Thái Bình Dương đã hình thành hai trục giao thương chính là : trục tuyến Bắc – Nam và Đông – Tây. Trục tuyến Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây, các tàu thuyền phương Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippins và Nhật Bản [70]. Vào thời Bắc thuộc, Bắc Bộ Việt Nam được mang những tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu. Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh , đây là vùng đất Đàng Ngoài do chúa Trịnh kiểm soát. Tên gọi Bắc Kỳ do vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía Bắc của Việt Nam. Tonkin Gulf là danh từ được người phương Tây dùng để chỉ xứ Đàng Ngoài thuộc thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giai đoạn (1627-1775). Sang thế kỉ XIX địa danh Tonkin được người Pháp đặt tên cho vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam. Vùng lãnh thổ này trong tiếng Việt được gọi là: Bắc Việt, Bắc –Kỳ, Bắc
  • 20. 14 – Bộ hay Bắc - Phần [67]. Vùng biển phía Đông của Bắc Việt là một phần của Biển Đông. Vùng biển này là Vịnh Bắc Việt ( cũng được gọi là Vịnh Bắc Bộ hay Vịnh Bắc Phần là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc). 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển miền Bắc Việt Nam, lục địa Trung Quốc, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc) là một trong những Vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới với diện tích khoảng 126.250 km², Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng 170 10’ đến 210 55’ độ vĩ Bắc, 1050 36’ đến 1090 55’ độ kinh Đông; chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km; có hai cửa ra vào Vịnh: Một là, eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam rộng khoảng 35 km (19 hải lý) và hai là, cửa chính từ đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) tới mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam – Trung Quốc) rộng khoảng 207 km (112 hải lý) [10,tr.2]. Phần Vịnh phía Việt Nam tập trung khoảng 2312 đảo ven bờ với thắng cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Phần Vịnh phía Trung Quốc chỉ có khoảng vài trăm đảo đá nhỏ ven bờ, lớn nhất là đảo Vị Châu ở Đông Bắc vịnh có diện tích rộng trên 30km2 , cách đất liền Trung Quốc khoảng 35km (19 hải lý). Ở giữa Vịnh có đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam. Đảo rộng khoảng 2,5km2 , nằm cách bờ Việt Nam 110km (59 hải lý) và bờ biển đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km (70 hải lý). Trong phạm vi đó, chiều dài bờ vịnh bên phía Việt Nam là 763 km, chạy qua 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Bờ biển phía Trung Quốc dài 695 km, chạy qua 2 tỉnh Quảng Tây và Hải Nam. Phía Việt Nam có hàng nghìn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm gần giữa Vịnh. Phía Trung Quốc chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc
  • 21. 15 Vịnh như các đảo Vị Châu,Tà Dương. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (chiều sâu chưa tới 60 m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào Vịnh này. Thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (Nghệ An) của Việt Nam và Bắc Hải ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc là những thành phố có hải cảng chính trong vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc, đảo Hải Nam của Trung Quốc là bờ phía Đông của Vịnh Bắc Bộ. Về mặt địa chiến lược, quốc phòng-an ninh, kinh tế: Vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế đối với nhân dân hai nước trong suốt lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Bên cạnh đó vịnh cũng là nơi để cho hai bên phát triển lĩnh vực kinh tế biển,thương mại quốc tế, logistic biển, khai thác các nguồn tài nguyên biển như dầu khí và các nguồn tài nguyên sinh vật, vi sinh vật khác. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời sống của nhân dân hai nước. Đối với khu vực phía Nam Trung Quốc, vịnh cũng có vị trí quan trọng. Vì vậy cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác Vịnh. Sau năm 1887 cho đến trước năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc chưa tiến hành đàm phán để phân định rõ ràng ở Vịnh Bắc Bộ. Ðiều này xuất phát từ thực tế khách quan là từ những năm 50 của thế kỷ XX trở về trước khi Luật Biển quốc tế chưa phát triển, các quốc gia ven biển thời kỳ đó chỉ có chủ quyền đối với lãnh hải rộng 03 hải lý và toàn bộ vùng biển nằm ngoài phạm vi lãnh hải được coi là biển quốc tế, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Trong bối cảnh đó, Công ước Pháp - Thanh năm 1887 chỉ tập trung giải quyết vấn đề hoạch định biên giới trên đất liền giữa hai nước và vấn đề quy
  • 22. 16 thuộc chủ quyền của mỗi nước đối với các đảo ở khu vực cửa sông Bắc Luân trong Vịnh Bắc Bộ [69]. 1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc Vào cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc (Nhà Thanh) có âm mưu chiếm lấy những tỉnh ở về phía Bắc sông Hồng của Việt Nam. Có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử lúc đó là trong khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ và buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký Hiệp ước Patơnốt 1884, chấp nhận quyền bảo hộ của nước Pháp thì nhà Thanh (Trung Quốc) can thiệp.Vì Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nhà Thanh ngược lại muốn ngăn cản sự hiện diện quân sự của Pháp ở Bắc Kỳ, vì điều này sẽ trực tiếp uy hiếp đến vùng biên giới phía Nam của họ. Sâu xa hơn nữa, nhà Thanh muốn nhân cơ hội này để chiếm đoạt hoặc là duy trì ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam, vốn là thuộc quốc truyền thống của Trung Quốc. Vậy nên mâu thuẫn giữa Pháp –Thanh (Trung Quốc) về vấn đề Việt Nam là điều không tránh khỏi. Chiến tranh Pháp – Thanh (Trung Quốc) đã diễn ra từ tháng 9/1884 tới tháng 6/1885 và kết thúc bằng bản Hiệp ước Thiên Tân được kí ngày 09/6 /1885, hiệp ước gồm 10 điều khoản được ký giữa chính phủ Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) và hai bên sẽ bắt đầu việc phân định đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Theo đó trong điều 3 của Hiệp ước Thiên Tân 1885 với nội dung: Trong thời hạn sáu tháng sau khi kí hòa ước này, hai bên sẽ phái người đến khảo sát tại chỗ biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc; chỗ nào cần thì sẽ trồng cột mốc giới ở nơi dễ trông thấy. Trong trường hợp hai bên không thể đồng ý về nơi lập cột mốc giới hoặc về điểm nào khác thì mỗi bên phải trình lên chính phủ nước mình định liệu [35,tr.9]. Đó là cơ sở pháp lý để chính phủ Pháp và nhà Thanh tiến hành việc hoạch định biên giới Việt – Trung (trong các văn bản hồi đó thường gọi là Biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ) [35,tr.11].
  • 23. 17 Quá trình hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc của Ủy ban Liên hợp giữa Pháp và Trung Quốc diễn ra từ tháng 01/1886 đến tháng 4/1887, trong đó việc hoạch định đường biên giới trên Vịnh Bắc Kỳ được tiến hành ở Móng Cái từ ngày 31/3/1883 đến ngày 08/4/1887[35,tr.11]. Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ ký ngày 26/6/1887 là một văn bản pháp lý, phân định đường biên giới Bắc Kỳ - Trung Quốc trên đất liền và phân định hải phận của Bắc Kỳ - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Việt. Nội dung về biên giới trên biển là các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến Đông 1050 43’ Paris (đường thẳng Bắc-Nam) đi qua Đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Quốc. Nhìn lại quá trình đàm phán và thương thuyết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) về vấn đề hoạch định và cắm mốc biên giới Việt – Trung cuối thế kỷ XIX. Việt Nam rơi vào tình thế không thuận lợi vì sự hoạch định biên giới lại do Pháp lấy tư cách xâm lược mà tiến hành. Đây là cuộc đàm phán, thương thuyết giữa hai nước Pháp và Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ biên giới của Việt Nam nhưng lại không có tiếng nói của Việt Nam. Nguyên nhân căn bản là mọi hoạt động ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định, khi chúng ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ quyền của Việt Nam bị tước bỏ. Trong khi đàm phán thương thuyết giữa hai bên về biên giới, phía Nhà Thanh (Trung Quốc) lại chuẩn bị nội dung và phương sách một cách chi tiết bởi các nhà đàm phán có kinh nghiệm trước khi đưa ra bàn bạc với Pháp. Mục đích của Công ước Pháp – Thanh năm 1887 rất rõ ràng là phân định đường biên giới và chủ quyền trên đất liền, vùng biển và các đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên trong Công ước không đề cập đến điểm chấm dứt của đường phân định biên giới trên biển và chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và cũng không nói đến kinh tuyến 1050 43’ Paris là ranh giới phân định trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Từ đó không
  • 24. 18 có một thỏa ước nào khác phải ký kết về vấn đề biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Pháp. Nội dung Công ước Pháp - Thanh năm 1887 không có hiệu quả ngoài biên giới Việt Nam –Trung Quốc trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ. Trong lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Việt Nam cũng là nơi đầu tiên đánh đuổi tàu USS Maddox của Mĩ khi tàu USS Maddox đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại khu vực Hòn Mê và Lạch Trường. Ngày 02/8/1964 tàu khu trục USS Maddox của Mĩ tiến vào sát bờ biển Thanh Hóa (cách bờ biển khoảng 06 hải lý) nằm trong lãnh hải của Việt Nam [74]. Sau khi tạo dựng Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, không quân Mĩ đã mở màn chiến dịch đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chiến thắng của Hải quân Việt Nam ngày 02 và ngày 05/8/1964 trong kháng chiến chống Mĩ có ý nghĩa lịch sử to lớn mở ra trang sử hào hùng của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, mà cụ thể là phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ được đặt ra sau khi có sự phát triển tiến bộ của Luật biển quốc tế từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây. Theo quy định của Luật Biển quốc tế hiện đại, quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sau 2500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý. Do bờ biển hai nước vừa kế cận vừa đối diện nhau, nơi rộng nhất không đến 200 hải lý, nên các vùng biển và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh đều bị chồng lấn lên nhau do đó cần phải được phân định để xác định rõ ràng biên giới lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Thực tế cho thấy, trước đây do chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng trong Vịnh Bắc Bộ nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí trong
  • 25. 19 một thời gian dài, gây bất ổn định và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước, làm hạn chế đến việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của vịnh, ảnh hưởng tới môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó, việc Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ để xác định rõ ràng đường biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là nhu cầu tất yếu đối với công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước, cũng như để góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ láng giềng, hữu nghị giữa hai nước nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản và lâu dài. Chỉ khi có một đường phân chia ranh giới biển rõ ràng trong vịnh, được hai nước chấp nhận và phù hợp với luật pháp quốc tế, hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững Vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định trong vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Qua đó tạo cơ sở cho hai nước tiếp tục thực hiện việc phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. 1.3. Bối cảnh khu vực Trước bối cảnh quan hệ quốc tế có những thay đổi sau chiến tranh lạnh, Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã. Lúc này mong muốn một môi trường hòa bình để ổn định và phát triển kinh tế được đặt ra đối với mỗi quốc gia. Muốn ổn định và phát triển kinh tế buộc các nước phải tiến hành hợp tác, kí kết với nhau những hiệp định kinh tế và đặc biệt là vấn đề phân định biên giới lãnh thổ giữa các nước, cần có thời gian hòa bình, hòa hoãn để đi sâu vào bàn bạc. Trước xu thế hòa bình, hòa hoãn như vậy, các nước trong khu vực Biển Đông đều có nhu cầu hòa hoãn để thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và với Trung Quốc.
  • 26. 20 Khi tình hình căng thẳng giữa các quốc gia không còn, cả khu vực cũng đặt ra yêu cầu là cần một môi trường hòa bình để phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề trên biển. Mặt khác Trung Quốc cũng muốn thể hiện hình ảnh và uy tín của một nước lớn: là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Từ đó góp phần làm cho khu vực hòa bình, để mở ra tiền đề cho một loạt các hiệp định trên đất liền và trên biển được ký kết. Cộng đồng ASEAN đang trong tiến trình phát triển toàn diện, ngày càng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Vì vậy, ASEAN cũng muốn Biển Đông thực sự là khu vực hòa bình, ủng hộ tiến trình đàm phán phân định biển bằng biện pháp hòa bình. Trước tình hình bối cảnh chung của khu vực, giữa Việt Nam và Trung Quốc xét về tình hình nội tại của hai nước đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tiến hành đàm phán, từng bước giải quyết biên giới lãnh thổ trên đất liền và trên biển. Muốn giải quyết được vấn đề trên thì hai nước phải hòa bình, hòa hoãn. Cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990 trên thế giới hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia Đông Âu, Liên Xô lần lượt bị rạn nứt và suy yếu. Bối cảnh trên đã tác động đến tình hình khu vực và trong nước làm cho ban lãnh đạo Đảng Cộng sản của hai nước đều lo lắng trước nguy cơ đổ vỡ của chế độ hoặc sự can thiệp của phương Tây. Mặt khác quan hệ song phương giữa hai nước thăng trầm trong cả một thời gian dài trước đó, chưa có dấu hiệu khởi sắc, nồng ấm trở lại. Giải pháp cho tranh chấp phụ thuộc không chỉ vào cơ sở pháp lý mà còn chủ yếu vào quan hệ chính trị giữa hai nước. Thởi điểm này cả hai nước đều muốn bình thường hóa quan hệ với nhau, muốn gác lại những xung đột trong quá khứ. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách đối ngoại chuyển sang giai đoạn liên minh bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nước cùng có chung ý thức hệ nên cùng liên kết lại,
  • 27. 21 thay vì căng thẳng như trước, Việt Nam đã chủ động bình thường hóa với Trung Quốc. Như vậy giữa hai nước đều có nhu cầu ký kết một Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ để quản lý, phân định biển một cách rạch ròi đáp ứng nhu cầu và lợi ích của ngư dân hai nước, nhu cầu của chính phủ hai nước, cho nên hai bên phải tiến hành đàm phán, hợp tác đi đến thống nhất ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. 1.4. Tình hình của mỗi nước và cơ sở pháp lý để phân định Vịnh Bắc Bộ 1.4.1. Tình hình Việt Nam Vào những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với các nước xã hội chủ nghĩa là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội để thích ứng với tình hình của thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi. Đây là Đại hội của đường lối đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước, đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao Đại hội VI nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc... và cần hòa bình để phát triển kinh tế [17,tr.99]. Nghị quyết của Đại hội VI (12/1986) và các nghị quyết của Trung ương Đảng đã chuyển hướng chính sách ngoại giao, chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác
  • 28. 22 nhau, thi hành chính sách hữu nghị, hợp tác, tồn tại hòa bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển chung của thế giới. Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo đường lối đổi mới của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngoại giao lúc này là phải tháo gỡ cho được nút thắt bao vây, cấm vận từ bên ngoài. Sau khi hòa bình lập lại, lợi ích tối cao của Việt Nam là tạo lập một môi trường hòa bình và ổn định, trước hết là với các nước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn gắn các vết thương chiến tranh. Do đó, việc bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược cấp thiết. Trên tinh thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới [17,tr.107]. Thực tế lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Với sự cố gắng, nỗ lực của hai bên, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức được bình thường hóa vào năm 1991. Quan hệ giữa hai Đảng đã nồng ấm trở lại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua các cuộc viếng thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước. Các cuộc đi thăm, trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước góp phần giúp cho việc khai thông con đường đi đến giải quyết các bất đồng trong việc phân chia Vịnh Bắc Bộ bằng đối thoại. Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Đảng ta trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc: Đã kiên trì thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc [18,tr.40].
  • 29. 23 Trong quan hệ với các nước ASEAN, qua các cuộc trao đổi và tiếp xúc song phương và đa phương với Việt Nam, các nước ASEAN nhận thấy giữa Việt Nam và ASEAN có những lợi ích chung trong việc xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Yếu tố trên đã thúc đẩy các nước ASEAN thấy cần đẩy mạnh hơn trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Theo đó các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN tới Việt Nam và các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (năm 1991, 1992) và của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1993 tới Thái Lan, Singapore đã làm cho các bên hiểu biết sâu sắc lẫn nhau. Quan hệ Việt Nam với các nước trong khối ASEAN được xem như đã hoàn toàn trở lại bình thường . Có thể nói môi trường khu vực đang tạo ra một không khí hòa bình bao trùm lên toàn khu vực Biển Đông. Bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập ASEAN của Việt Nam vào năm 1995, mang lại lợi ích nhiều mặt cho chúng ta. Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN tạo ra môi trường đoàn kết và không khí thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề trong quan hệ song phương do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh. ASEAN giúp tăng cường vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều đối tác lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liêng bang Nga và Australia. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng góp phần xây dựng và thúc đẩy các cơ chế, tiến trình hợp tác khu vực phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích quốc gia. Việt Nam không chỉ mở rộng mối quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN, từng bước chuẩn bị các điều kiện để gia nhập APEC, WTO.
  • 30. 24 Nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, chú trọng ngoại giao với các nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển để giải quyết những vấn đề còn bất đồng, mâu thuẫn tạo ra một tiền đề để Việt Nam ký kết phân định với các quốc gia hữu quan trong khu vực.Thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao đã được nêu lên trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương(khóa VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Những thành tựu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đã tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [20,tr.40]. Trong Những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm (1991-1995) tại Đại hội VII đã nêu: Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt – Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng [18,tr.89]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền đất nước đến năm 2000 là: Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của biển, phát triển kinh tế hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế [20, tr.221]. Xác định kinh tế biển đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn để Việt Nam phát triển bền vững, mở cửa giao lưu quốc tế và ngày càng có vai trò to lớn trong tương lai. Muốn phát triển kinh tế biển ổn định và lâu dài thì Việt Nam phải có đường biên giới rõ ràng và phải xác định từng bước phân định biển với các quốc gia có chung đường biên giới, đường biển với Việt Nam, đặc biệt với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ nhằm quản lý ngư dân hai nước và duy trì an ninh trên Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam ¾ lãnh thổ giáp biển, bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, lợi thế mang lại từ phát triển kinh tế biển là rất lớn với những ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du
  • 31. 25 lịch biển đảo…Cùng với đó, vùng biển, đảo của nước ta còn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước. Năm 1992, Việt Nam ký thỏa thuận với Malaysia về khai thác chung. Năm 1994, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982.. Năm 1997 ký Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan trong Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam với Philippines thống nhất giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình. Có thể nhận thấy bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực và trong nước tạo ra một cơ hội vàng hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ, là thời điểm hết sức thuận lợi để Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ áp dụng theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982. 1.4.2. Tình hình Trung Quốc Kể từ những năm 1990 của thế kỉ XX trở đi, ngoại giao Trung Quốc tập trung vào quan hệ đối tác, xây dựng trên nền tảng chính sách không liên minh. Nhờ đó, Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ tổng thể tốt đẹp với các nước láng giềng. Bức tranh quan hệ Trung Quốc – ASEAN nổi bật hơn với những mảng sáng nhiều màu sắc, đặc biệt từ khi Việt Nam, Lào và Campuchia lần lượt trở thành thành viên của tổ chức ASEAN. Trong khoảng thời gian 15 năm tương đối yên tĩnh trong khu vực, Trung Quốc từng bước theo đuổi chính sách hội nhập sâu rộng với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á được thể hiện qua các chương trình: thương mại, văn hóa và kinh tế. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN bước sang một chương mới với đặc trưng là sự hội nhập rất nhanh, tương đối toàn diện của các mối quan hệ hợp tác cả trên phương diện song phương và đa phương. Hội nhập khu vực giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang là một ưu tiên lớn đối với Trung Quốc, trong đó hội nhập với các quốc gia có chung đường biên giới trên biển gồm cả hai khía cạnh chính trị và kinh tế.
  • 32. 26 Để đạt được sự tăng trưởng bền vững trên lĩnh vực kinh tế, một quốc gia rất cần có đường biên giới hòa bình để nguồn tài nguyên có thể dành cho phát triển kinh tế hơn là phát triển quân đội và các hệ thống phòng thủ biên giới. Chiến lược mới trên của Trung Quốc được theo đuổi từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 đã mang lại một số thay đổi tích cực đối với Trung Quốc. Trong đó các cơ hội về hội nhập chính trị và kinh tế khu vực với Trung Quốc đã được các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đón nhận rộng rãi. Như vậy, có thể nhận thấy cả ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc đều cần nhau vì nhu cầu an ninh cho quốc gia và duy trì hòa bình an ninh trong khu vực để tạo thuận lợi cho phát triển, mở rộng thị trường quốc tế cho thương mại và đầu tư trước xu thế của toàn cầu hóa. Đối với Việt Nam có thể nhận thấy từ đầu thập niên 1990 tới năm 2000, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó Việt Nam là đối tác hàng đầu của của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ thương mại đã đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế của hai nước. Để tiếp tục duy trì và tạo động lực trong tăng trưởng phát triển kinh tế với các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng và vị thế trong phát triển kinh tế. Trung Quốc cũng muốn có một đường phân định biên giới trên biển rõ ràng với các quốc gia liên quan để quản lý vùng biển, khai thác, quản lý ngư dân. Ký được hiệp định này cũng thể hiện và khẳng định được vị thế cũng như uy tín của Trung Quốc trong vai trò của một nước lớn nằm trong thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, uy tín của Trung Quốc với các nước trên thế giới cũng được nâng cao. Qua đó tạo động lực cho người dân tin vào chính phủ, các nước trong khu vực tin vào Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm, thiện chí trong vấn đề đàm phán, phân định biên giới lãnh thổ. 1.4.3. Cơ sở pháp lý về phân định biển trước 1982 Năm 1956 Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Luật Biển đầu tiên ở Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này đã đạt được bốn hiệp định ký kết vào năm 1958 và bắt đầu
  • 33. 27 có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, sau khi có 22 nước phê chuẩn và tham gia, sau đó với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ biển đã nhanh chóng làm cho các quy định về xác định phạm vi thềm lục địa của công ước 1958 trở nên không còn phù hợp. Các quy định về pháp lý của Việt Nam: Trong thời kì Pháp thuộc và kháng chiến chống Pháp, người Pháp đã có các quy định về biển đối với Đông Dương nói chung và Vịnh Bắc Bộ nói riêng, theo đó năm 1926 Việt Nam có lãnh hải về mặt đánh cá rộng 03 hải lý, năm 1936 Pháp quy định lại lãnh hải Đông Dương về mặt đánh cá rộng 20km (10,8 hải lý), năm 1948 quy định lãnh hải rộng 03 hải lý và vùng đánh cá rộng 20km (10,8 hải lý) dọc theo bờ biển. Phía ngoài này là biển cả, trong thời kì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, về nguyên tắc Việt Nam ủng hộ lãnh hải rộng 12 hải lý nhưng không đưa ra quy định cụ thể. Như vậy, về nguyên tắc ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng biển cả [5, tr.102-103]. Năm 1977, chính phủ Việt Nam ra tuyên bố lịch sử ngày 12/5/1977 quy định Việt Nam có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Năm 1982, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tuyên bố ngày 12/11/1982 về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Theo các tuyên bố này, đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước được xác định theo Công ước Pháp – Thanh về hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tức là đường kinh tuyến 1080 03’13’’Đ [5, tr.102]. Các quy định pháp lý của Trung Quốc: Năm 1958, phía Trung Quốc ra tuyên bố quy định lãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải lý, nhưng chưa quy định cụ thể đường cơ sở và phạm vi lãnh hải. Ngày 25/2/1992, Trung Quốc thông qua luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc, trong đó quy định lãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở [5, tr.103]. Ngày 15/5/1996, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải trong đó, đường cơ sở liên quan đến Vịnh Bắc Bộ mới chỉ vạch đến điểm 49 ở Tây Đảo Hải Nam, đoạn còn lại từ
  • 34. 28 đảo Hải Nam đến cửa sông Bắc Luân chờ quy định sau. Như vậy có thể nhận thấy, quan điểm của mỗi bên đưa ra về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải còn khác nhau, chưa có sự thống nhất chung. Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX hai nước ký kết các thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu khoa học biển và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Vào các năm 1957, 1961 và năm 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh Bắc Bộ ngoài phạm vi tương ứng 03 hải lý, 06 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70 [5,tr.102]. 1.4.4. Cơ sở pháp lý về phân định biển từ năm 1982 Trong thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản để hai nước giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó đối với vấn đề Vịnh Bắc Bộ, hai bên đều nhất trí sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng. Như vậy, có thể thấy trên thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện mong muốn sớm đi đến giải quyết vấn đề Vịnh Bắc Bộ theo các nguyên tắc phân định biển mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã đề ra. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 1982 vào ngày 23/6/1994 và Trung Quốc đã thông qua Công ước 1982 vào ngày 15/5/1996. Như vậy hai nước đều nhìn nhận dựa trên một cơ sở pháp lý chung để giải quyết vấn đề. Quan hệ nồng ấm trở lại, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao và mong muốn của nhân dân hai nước, đã tạo tiền đề chưa từng có cho việc sớm giải quyết vấn đề Vịnh Bắc Bộ. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một văn bản pháp lý, trong đó quy định các tiêu chuẩn chung về mở rộng và xác định các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau. Các yêu cầu chủ yếu của UNCLOS liên quan đến nội dung cơ bản đối với các quốc gia ven biển, quốc gia đảo, quốc gia quần đảo trên thế giới như sau:
  • 35. 29 (i). Cách xác định và thiết lập đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. (ii). Các quy định về bề rộng của các vùng biển. (iii). Các nguyên tắc phân định biển tại các vùng biển chồng lấn. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 về cơ bản là một công ước tiến bộ. Mỗi khi phê chuẩn UNCLOS, quốc gia phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện nghiêm chỉnh toàn bộ các điều khoản của UNCLOS. Các quốc gia ven biển, các quốc gia đảo và những quốc gia quần đảo đều cân nhắc các khía cạnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi và bất lợi trong việc quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn UNCLOS. Đối với Việt Nam, việc phê chuẩn UNCLOS dựa trên cơ sở cân nhắc lợi ích quốc gia lâu dài liên quan đến chủ quyền, hòa bình và phát triển của đất nước, bảo vệ và tận dụng các quyền và lợi ích cơ bản mà UNCLOS đem lại cho một nước ven biển đang phát triển, khắc phục và hạn chế đến mức cao nhất các bất lợi có thể có. Việc thông qua nghị quyết phê chuẩn UNCLOS biểu thị quyết tâm của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế xây dưng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như vậy hai bên đã đi đến nhận định không bàn đến khía cạnh lịch sử của vấn đề mà tập trung vào giải quyết vấn đề phân định thông thường ở Vịnh Bắc Bộ phù hợp với điều 15,74 và 83 của Công ước Luật biển 1982. Tiểu kết chương Trong những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn, hòa bình, ổn định và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, xu thế đó đã tạo ra bầu không khí hòa bình và ổn định để các quốc gia mở rộng, hợp tác cùng phát triển. Đối với những quốc gia đang có những bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết là thông qua đàm phán hòa bình, thì đây được xem là cơ hội tốt để tiến hành. Khu vực Biển Đông có nhiều đường biên giới trên biển giữa các quốc gia cho nên cần phải tiến hành đàm phán, phân
  • 36. 30 định một cách rõ ràng, trong đó có khu vực Vịnh Bắc Bộ. Trong thực tế trước đó khi chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng nên thường xuyên xảy ra các vụ việc tranh chấp về thăm dò khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Xu thế hòa bình và ổn định trên thế giới và trong khu vực cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để hai nước Việt Nam và Trung Quốc cải thiện quan hệ sau hơn một thập kỉ rơi vào tình trạng lạnh nhạt. Hai bên đã thay đổi quan điểm, tiến hành hòa bình, hợp tác để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về biên giới trên bộ, trên Vịnh Bắc Bộ và khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Tình hình của mỗi nước đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, cũng như nhu cầu hòa bình, ổn định để ký kết Hiệp định phân định biên giới trên đất liền và trên biển là hết sức cấp thiết cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Đối với Việt Nam, cải thiện quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu cần thiết để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng do lịch sử để lại, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Đối với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với Việt Nam là việc làm cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, cũng như tiến hành đàmphán ký kết vấn đề biên giới lãnh thổ. Trong không khí hòa bình hữu nghị, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và nhất trí đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ. Bởi cả hai bên đều xem Vịnh Bắc Bộ là Vịnh có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện kinh tế, chính trị, quốc phòng của mỗi nước. Đồng thời cần đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ để duy trì hòa bình ổn định, quản lý tốt vấn đề khai thác thủy hải sản và duy trì an ninh ở Vịnh. Với những yêu cầu cấp thiết đó hai bên đã tiến hành hợp tác, đàm phán để đi đến ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.
  • 37. 31 Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH TRONG VỊNH BẮC BỘ 2.1. Giai đoạn trước năm 1993 Tình trạng tranh chấp , xâm phạm vùng biển của nhau ở Vịnh Bắc Bộ đã làm ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm phán để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản và lâu dài: Một là xác định đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước láng giềng. Hai là việc giải quyết vấn đề này sẽ tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Ba là, tạo điều kiện tiền đề cho việc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Do những yếu tố lịch sử và địa lý, Việt Nam có vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ với Trung Quốc cần giải quyết: vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống đường biên giới quốc gia rõ ràng nhằm tạo ra môi trường xung quanh ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng với việc giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ với các quốc gia láng giềng khác, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định cần sớm giải quyết ba vấn đề về biên giới lãnh thổ nói trên với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong lịch sử từ trước đến nay, biên giới trên biển của hai
  • 38. 32 nước Việt – Trung trong Vịnh Bắc Bộ chưa từng được phân định rõ ràng bằng một hiệp định riêng biệt cụ thể. Cuộc đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ cấp chính phủ năm 1974 diễn ra (từ ngày 15/8/1974 đến ngày 22/11/1974). Từ tháng 10/1977 đến tháng 6 /1978, phía Trung Quốc không đồng ý với đề nghị của Việt Nam lấy đường kinh tuyến 1080 03’13’’Đ làm biên giới trong vịnh cũng như chế độ nội thủy của vịnh. Do điều kiện lúc đó còn nhiều vấn đề bất đồng, cho nên việc đàm phán đã không mang lại kết quả, cũng chính vì lập trường của hai bên cách xa nhau. Việt Nam đề nghị có thể kéo dài đường kinh tuyến 1080 03’13’’E đã được quy định trong Công ước hoạch định biên giới Pháp – Thanh năm 1887 làm đường biên giới biển trong Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung của hai nước và hai bên cần đàm phán giải quyết hoạch định biên giới biển giữa hai nước trong vịnh. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Năm 1992 hai bên đã tiến hành 2 vòng đàm phán cấp chuyên viên và đạt được kết quả ban đầu là hai bên tiến hành đàm phán cấp Chính phủ giữa hai nước về biên giới lãnh thổ. Việt Nam đã đề nghị lấy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 làm cơ sở pháp lý để phân định Vịnh Bắc Bộ vì cả hai nước đều là thành viên. Hai nước đang trong giai đoạn xúc tiến đàm phán để đi tới bình thường hóa quan hệ thông qua đàm phán cấp chuyên viên. 2.2.Giai đoạn 1993-1995 Năm 1993, tại đàm phán cấp Chính phủ vòng 1(hai phiên ở Bắc Kinh và Hà Nội), ngày 19/10/1993, hai nước đã kí thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong đó quy định : Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công
  • 39. 33 bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng [5,tr.110]. Trong các vòng đàm phán của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh bắc bộ, hai bên đã thỏa thuận các trình tự của thủ tục khi đàm phán, tìm hiểu và thăm dò quan điểm lập trường của mỗi bên để từ đó cùng đi vào thực chất của vấn đề và hướng tới hiểu rõ quan điểm của nhau. Đồng thời đưa ra các phương án làm việc hữu ích nhằm thúc đẩy đàm phán, như thành lập Tổ chuyên viên không chính thức nhằm trao đổi sâu rộng quan điểm của nhau. Đó là sự cố gắng trong chỉ đạo của chính phủ hai nước. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy khi hai bên tiến hành đàm phán còn có những ý kiến bất đồng về phạm vi phân định, đường cửa vịnh phía Nam, về nội dung phân định và phương án phân định. Vì đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi nước, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh cho cả hai nước. Do đó cả hai bên đều hiểu và luận giải các tranh chấp theo quan điểm riêng của mình. Thực hiện thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản năm 1993, hai bên đã tiến hành đàm phán theo cơ chế đàm phán ba cấp: Đoàn đàm phán cấp Chính phủ thông thường gặp nhau 1 năm một lần để từ đó đưa ra phương hướng chỉ đạo đàm phán, nhóm công tác liên hợp (cấp chuyên viên) để trao đổi và giải quyết nội dung đàm phán theo chỉ đạo của Đoàn chính phủ, Tổ chuyên viên để trao đổi không chính thức về phương án và chuẩn bị bảo đảm kỹ thuật bản đồ.
  • 40. 34 Hình 1.1. Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ trước khi phân định [59,tr.38]. 2.3. Giai đoạn 1995-2000 Diễn biến của đàm phán của nhóm công tác bắt đầu từ vòng 1 từ ngày 23/3/1994. Năm 1996, hai bên đi vào đàm phán thực chất cho đến khi ký kết bao gồm những nội dung: Về phạm vi: Phía Việt Nam đề nghị đường cửa Vịnh là đường Cồn Cỏ- Oanh Ca, bảo vệ hiệu lực đảo ven bờ Việt Nam trong phân định. Phía Trung Quốc tính từ bờ biển, bỏ qua vai trò của các đảo trong Vịnh Bắc Bộ , đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ, kiên trì đường cửa Vịnh Phía Nam là đường Oanh Ca – Mũi Lay nhằm mục đích đẩy đường biên sau này về phía Việt Nam. Quan điểm và phương án phân định: Phía Việt Nam luôn khẳng định lập trường tuân thủ nguyên tắc phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên thống nhất trong Thảo luận ký ngày 19/10/1993, áp dụng Luật Biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi
  • 41. 35 hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ để đạt được giải pháp công bằng trong Vịnh Bắc Bộ. Năm 1997 - 1998, hai bên đưa ra các phương án không chính thức mỗi bên. Theo đó trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã đưa ra được đường phương án đó là đường tháng 4/1997, có tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 60,7%/39,3%, với 50% hiệu lực của Đảo Bạch Long Vĩ. Với phương án của Trung Quốc, thì có tỷ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52% [10,tr.5]. Trong quá trình diễn ra đàm phán, nhằm thúc đẩy và gợi ý phía Trung Quốc đàm phán tích cực hơn, thể hiện sự thiện chí của Việt Nam có nhân nhượng lớn và có bước tiến mới trong thống nhất về cách thức đàm phán, phía Việt Nam đã chủ động nêu ra các phương án : “Hai bên cùng nhau vạch một đường trung tuyến tạm thời chưa tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ làm xuất phát điểm, sau đó điều chỉnh đường trung tuyến theo sự quan tâm của mỗi bên để đi đến giải pháp cuối cùng”[10,tr.5]. Tuy nhiên đề nghị này của Việt Nam cũng không được Trung Quốc chấp thuận, và Trung Quốc cũng đưa ra phương án 7/1998, có tỉ lệ diện tích Việt Nam / Trung Quốc là 50,9%/49,1% [10,tr.5]. Để cân bằng thế đàm phán phía Việt Nam đã đưa ra đường phương án 9/1998 căn cứ theo đúng luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện trong Vịnh Bắc Bộ, ở phương án này đường trung tuyến có điều chỉnh, có tỷ lê diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 60%/40%: tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật 69/31, điểm gần nhất của phương án cách đảo Bạch Long Vĩ 24 hải lý. Phía Trung Quốc: Phía Trung Quốc, kiên trì ý tưởng đại thể chia đôi, trong phân định Vịnh Bắc Bộ, nhấn mạnh là ý tưởng trên do lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc nêu ra chỉ đạo vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Họ cho rằng kết quả phân định đại thể chia đôi không có nghĩa là bằng nhau về diện tích,
  • 42. 36 một bên có thể nhiều hơn bên kia nhưng không quá lớn. Đồng thời trong đàm phán phía Trung Quốc rất chú trọng đến lợi ích nghề cá và tiềm năng dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Để chuẩn bị cho yêu cầu trên và đạt được theo yêu cầu của họ, phía Trung Quốc sử dụng phương pháp tổng hợp để vạch ra hai đường phương án: đó là đường phương án tháng 4/1997 và đường phương án tháng 7/1998. Đường phương án tháng 4/1997 là đường phương án lập theo phương pháp tổng hợp. Theo đó, tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52% [10,tr.5]. Đường phương án tháng 7/1998 được lập theo phương án tổng hợp, không tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ, các đảo ở khu đảo Đông Bắc được tính một phần hiệu lực trong phân định. Theo đó tỉ lệ diện tích Việt Nam /Trung Quốc là 51%/49%, tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật là 33/67. Điểm gần nhất của đường phương án này cách đảo Bạch Long Vĩ 12 Hải lý [10,tr.3]. Vấn đề hiệu lực đảo Bạch Long Vĩ: Theo các phương án của Việt Nam cho đảo Bạch Long Vĩ 24 Hải lý, Trung Quốc cho rằng 24 Hải lý là quá lớn, ảnh hưởng lớn đến các phương án phân định. Theo quan điểm của Trung Quốc khi đưa ra đường phương án 7/1998 là được xây dựng trên mục tiêu ý tưởng đại thể chia đôi và nó mang tính chất thúc đẩy tích cực cho đàm phán giữa hai bên và Trung Quốc không chấp nhận phương án tháng 9/1998 của Việt Nam đưa ra. Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam nghiên cứu và cùng nhau điều chỉnh theo đường phương án tháng 7/1998 của Trung Quốc. Tại vòng 12 của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc cũng trao đổi thẳng thắn về quan điểm bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về khu giữa Vịnh Bắc Bộ, cho rằng khoảng cách lớn nằm tại khu giữa Vịnh. Cũng trong phiên họp này khi trao đổi về vấn đề hợp tác đánh
  • 43. 37 cá trong Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục đề nghị gắn vấn đề hợp tác đánh cá với vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, yêu cầu đàm phán giải quyết vấn đề nghề cá là điều kiện kiên quyết về phân định.Trong các chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1997 của Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười và tháng 02/1999 của Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; chuyến thăm Việt Nam của Chủ Tịch Giang Trạch Dân vào năm 1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 [37,tr.22]. Cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra cam go và quyết liệt nhất là vào năm 1998, trong đó có đưa ra điều kiện để đi đến ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán giải quyết vấn đề nghề cá là điều kiện kiên quyết về phân định. Họ cho rằng vấn đề ngư nghiệp là nội dung cần được ghi nhận trong diễn đàn đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ, là điều kiện để có thể ký kết hiệp ước về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, nếu phía Việt Nam không làm đàm phán nghề cá thì Trung Quốc không ký kết phân định. Hai bên đồng ý tăng cường đàm phán, tiếp tục có những suy nghĩ mới, mở rộng điềm đồng, thu hẹp bất đồng, xích lại gần nhau, cố gắng trên cơ sở thành quả của vòng đàm phán này tìm một đường phương án phân định mà hai bên đều chấp nhận được, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết về phân định Vịnh Bắc Bộ đúng thời hạn trong năm 2000. Cho đến đầu năm 2000 đã hình thành một thực tế là giữa hai bên tồn tại hai đường phương án phân định khác nhau là đường tháng 7/1998 của Trung Quốc và đường tháng 9/1998 của Việt Nam. Năm 2000 là năm cao điểm trong đàm phán giữa hai bên: họp một vòng đàm phán Chính phủ, ba
  • 44. 38 cuộc gặp không chính thức của hai Trưởng đoàn Chính phủ, bảy vòng Nhóm công tác liên hợp. Đứng trước thực tế đó thực hiện sự chỉ đạo của đàm phán cấp Chính phủ, nhóm phân định của Việt Nam đã chủ động đưa đường phương án tháng 5/2000, theo phương án này thì tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc 58.5/41.5%; Tỉ lệ diện tích ô chữ nhật 61.3/32.7% đường phương án này có điều chỉnh so với đường phương án tháng 4/1997 về diện tích Việt Nam giảm 2%; về ô chữ nhật giảm 3.7%; điều chỉnh so với đường phương án 9/98 về diện tích Việt Nam giảm đi 2%; về ô chữ nhật giảm đi 7.7% [10,tr.3]. Sang giai đoạn vòng 15 và 16, tình hình đàm phán bước vào giai đoạn thực chất đầy gay go và phức tạp. Đây cũng là thời điểm trở nên bế tắc của tiến trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, nhằm thúc đẩy đàm phán và thực hiện đúng ý tưởng của lãnh đạo cấp cao hai nước về vấn đề giải quyết phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Ngày 7/9/2000 Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ Việt Nam – Trung Quốc có cuộc gặp không chính thức tại Hà Nội. Tại cuộc gặp này Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam đã nêu ra phương pháp lý tưởng của phía Việt Nam (Phương pháp cả gói) là: Hai bên chia đôi vùng chồng lấn tạo thành từ đường tháng 7/1998 của Trung Quốc và đường tháng 5/2000 của Việt Nam. Với điều kiện: Đảo Bạch Long Vĩ 18 Hải lý; Phân chia công bằng phần Ô chữ nhật; sau phân định sẽ thiết lập vùng đánh cá chung. Theo phương án của Việt Nam đưa ra, phía Trung Quốc đã đánh giá cao tinh thần và thiện chí của Việt Nam. Trưởng đoàn Chính phủ Trung Quốc cho rằng, đây là quyết sách chính trị của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc sẽ nghiên cứu và báo cáo lãnh đạo cấp cao và trả lời ngay về phương pháp cả gói của Việt Nam. Phía Trung Quốc vẫn giữ yêu cầu cao của họ, chưa có bước
  • 45. 39 nhân nhượng. Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc chưa thể hiện những bước nhân nhượng gì mới. Với quyết tâm cao thực hiện giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngày 25/10/2000, tại Bắc Kinh diễn ra cuộc họp không chính thức của đoàn đàm phán cấp Chính phủ, với nhận thức chung không chính thức của hai Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về việc vạch thử một số con đường không chính thức theo các tỷ lệ diện tích khác nhau, trong đó ưu tiên trước mắt vạch thử đường không chính thức có có tỷ lệ diện tích Việt Nam 53%, Trung Quốc 47%. Nhóm công tác hai bên đã trao đổi thảo luận về phương thức về nguyên tắc vạch thử đường không chính thức làm cơ sở để Tổ chuyên viên không chính thức thực hiện việc này, cụ thể: (i). Hai bên nhất trí mỗi bên tự vạch thử một đường không chính thức trên bản đồ công tác của mình (Việt Nam dùng hải đồ tỷ lệ 1/500.000 của Việt Nam, Trung Quốc dùng bản đồ tỷ lệ 1/700.000 của Trung Quốc); (ii). Hai bên trao đổi nhau tọa độ đường vạch thử không chính thức mà mỗi bên đã vạch và bản đồ công tác của mỗi bên (không có đường vạch thử) để làm cơ sở đối chiếu, so sánh; (iii). Hai bên tiến hành kiểm tra, đối chiếu kết quả đường vạch thử không chính thức của nhau. Nếu phát hiện đường vạch thử không chính thức của bên nào không phù hợp với tỷ lệ nói trên thì có thể đề nghị bên đó giải thích và điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ diện tích nói trên [10,tr.7]. Có thể nói giải pháp trên đối với hai bên là rất thực tế và khả quan, khi thực hiện giải pháp này hai bên sẽ tăng cường lòng tin của nhau hơn để sớm đi gần đến thống nhất một phương án phân định chung cho cả hai phía ở vòng đàm phán tiếp theo.
  • 46. 40 Theo đó, căn cứ vào kết quả của vòng 16 của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vòng 17, hai bên trao đổi phương án đường vạch thử không chính thức (với tỷ lệ 53%/47%) 10,tr.7], hai bên đều tiến hành điều chỉnh đề xích lại gần nhau. Tuy nhiên, sau khi xem xét phương án của hai bên thì đường phương án của hai bên đưa ra còn chênh lệch nhau, nhất là đoạn cửa sông Bắc Luân, phía khu đảo Bạch Long Vĩ và khu Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ, khhu phía Nam Vịnh là vấn đề bất đồng lớn nhất. Vấn đề trên đã được hai bên trao đổi với nhiều phương thức linh hoạt: như cuộc gặp của hai trưởng Đoàn Chính phủ, cuộc gặp của hai trưởng Nhóm và cuộc gặp của Tổ chuyên gia kỹ thuật để cùng nhau vạch. Tại vòng 17, hai bên đã thống nhất được một con đường phân định. Trong quá trình đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã cân nhắc, xem xét nhiều vấn đề như: phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đường cửa vịnh Bắc Bộ và phạm vi phân định, các hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên, các lợi ích thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biển phân định được hưởng như hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có, quyền chủ quyền đối với tài nguyên dầu khí, hải sản, chế độ đi lại trên biển và sông biên giới. Các vấn đề này liên quan trực tiếp tới hai yếu tố chính là tỷ lệ phân chia diện tích tổng thể vịnh Bắc Bộ và vai trò của đảo Bạch Long Vĩ. Việt Nam đưa ra quan điểm là cần phải căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàn cảnh khách quan của Vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng cho cả hai. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, không phải là tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với chia đôi. Việt Nam đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh. Phương pháp này, như trên đã trình bày là phổ biến trong thực tiễn quốc tế, phù hợp với cửa vịnh. Theo phương pháp này, một đường trung tuyến ban
  • 47. 41 đầu đã được vạch ra có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm của mỗi bên. Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông Bắc Luân [7,tr.65]. Sang vòng đàm phán 18, hai bên tiến hành kiểm tra tính toán lại tỷ lệ diện tích và đưa lên Tổng đồ toàn diện đính kèm theo hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ. Căn cứ vào những quy định của UNCLOS, các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị hai bên đã thống nhất ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000. Hiệp định bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Hai bên đã nhất trí xác định đường đóng cửa sông Bắc Luân là đường nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại ngấn nước thủy triều thấp nhất. Hai bên cũng đã xác định phạm vi phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong hiệp định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển
  • 48. 42 lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam của Trung Quốc có toạ độ địa lý 180 30'19"N, 1080 41'17"E, qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có toạ độ địa lý là 160 57'40"N, 1070 08'42"E. Hai bên đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định là biên giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước. Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là đường ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác định theo hiệp định.