SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Câu 1) để tránh tình trạng chống bán phá giá chính phủ việt Nam phải làm như thế nào?
3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam
Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng
trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
3.1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
– Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là
nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo
tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó
có sự phòng tránh cần thiết.
- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân
tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước
khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật
Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi…). Bên cạnh đó cần
tăng cường khai thác thị trường nội địa – một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút
ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho
cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị
quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng…
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các
nước… và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ
kiện.
3.2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra
* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước
sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện…
* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.
- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.
- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia kháng kiện.
+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định
pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do
thiếu thông tin.
* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ
đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá
giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp…
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng
quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại
công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các
doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành
vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản
xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá
giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết
giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ
động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong
giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên
WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ
quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch
trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất
khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện
các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu… Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng
các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh… trước khi thực hiện biện pháp này.
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất
khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện
chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam
cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện
chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò
của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết…
Doanh nghiệp cần chủ động các phương án
Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá của các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp và các cơ quan ban
ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lí do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện
pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra.
Cũng theo nghiên cứu và ý kiến của bà Thanh Thu, nếu bị dính vào vụ kiện bán phá giá, Nhà nước của nhà
xuất khẩu không nên tham gia vào giải quyết trực tiếp các vụ kiện vì đây là "chuyện" giữa doanh nghiệp và
doanh nghiệp.
Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó, thực hiện các công việc giải
quyết vấn đề. doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi
ích cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không
thể làm được việc đó, mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ
có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.
Bà Thanh Thu cho rằng lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại Hải quan.
Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá.
Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các phương thức phòng chống các vụ kiện
thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.
Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt khâu sổ sách vẫn còn là vấn đề nan giải... vì chưa
có cơ quan nào hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GÍA
Về nguyên tắc, kiện chống bán phá giá là công cụ được sử dụng để đối phó với các hiện tượng bán phá giá
(cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại. Trên thực tế, đằng sau các biện pháp chống bán
phá giá là việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ.
Chính phủ và Doanh nghiệp cần phối hợp trong việc chủ động phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá
giá. Chủ động phòng tránh các vụ kiện bán phá giá Đàm phán: Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song
phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Nghiên
cứu thị trường: Các doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình sang một thị trường
mới phải nắm rõ đặc điểm thị trường, nắm rõ các điều kiện cạnh tranh, các đối thủ, điểm mạnh và yếu của bản
thân. Ngoài ra nhà xuất khẩu cần hiểu những thông tin liên quan đến luật chống bán phá giá như các quy định,
cách thức và trình tự tiến hành một vụ kiện, yêu cầu đối với các bên liên quan… từ đó xây dựng những chính
sách cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của luật này và giảm thiểu được thế bị động. Dự báo danh mục các
ngành hàng và các mặt hàng c
- Mở rộng thị trường. Có một số DN cho rằng hàng làm ra còn không đủ bán, không cần phải
mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các DN cần đa dạng hóa thị trường, không nên bỏ trứng vào
một giỏ. Khi có vấn đề xảy ra với thị trường này, DN có thể chuyển hướng sang thị trường
khác để giảm thiểu thiệt hại.
- Tuyệt đối tránh việc cạnh tranh bằng giá. Đặc biệt một số DN mới gia nhập thị trường hay sử
dụng chính sách giá thấp để lôi kéo thị trường. Tuy nhiên khi hạ giá thấp xuống thì nguy cơ bị
kiện cũng tăng lên. Vì thế, ta nên chú trọng vào tăng chất lượng cho sản phẩm thay vì giảm giá
như hiện nay.
- Đa dạng hóa sản phẩm. Thay vì xuất hàng tôm thô đông lạnh, chúng ta có thể chế biến tôm
lăn bột, tôm bao cốm, tôm bách hoa…Những sản phẩm này sẽ có mã sản phẩm khác, thay vì
mã sản phẩm bị kiện, tránh bị áp thuế phá giá.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tiêu hao nguyên nhiên liệu, lao động. Do nền kinh tế của
chúng ta bị cho là phi phị trường nên khi điều tra chống bán phá giá thì người ta sẽ không căn
cứ vào chí phí nguyên nhiên liệu mà lại căn cứ vào khối lượng nguyên nhiên liệu tiêu hao, sau
đó áp mức chi phí của nước thứ ba. Do đó nếu tiết kiệm được lượng tiêu hao này sẽ tạo nên lợi
thế cho DN khi bị điều tra.
- Các DN nên ghi chép các sổ sách kế toán đầy đủ rõ ràng. Thực tế có một số DN từ chối tham
gia điều tra, vì họ cho rằng thị trường đó không quan trọng nên không muốn mất công sức vào
việc này. Tuy nhiên lại có những DN từ chối vì sổ sách không rõ ràng. Điều này sẽ gây nên
thiệt hại cho DN vì lúc đó họ sẽ áp mức thuế toàn quốc, mà mức thuế này thường cao hơn mức
thuế áp dụng cho từng DN một.
- Khi bị kiện, rất khó cho DN đối phó nếu không có sự giúp đỡ của luật sư. Các DN nên tìm
kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để tránh bị động khi bị kiện.
Câu 2) để chống lại việc các nước dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm việt nam ,
chính phủ và doanh nghiệp việt nam cần thực hiện những giải pháp như thế nào?
Các biện pháp tránh các hàng rào thương mại đối với các
nước đang phát triển
Các dự thảo TC207 có khả năng tránh được một số các tác động xấu tới thương mại của nước đang phát
triển do các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường và các kế hoạch cấp nhãn hiệu môi trường gây ra. Tuy
nhiên ISO có đạt được mục tiêu của mình về việc thủ tiêu các hàng rào thương mại hay thậm chí tạo nên hàng
rào cản trở mới hay không là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đằng sau quá trình xây dựng các tiêu chuẩn. Điều
cần thiết đối với các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau về quản lý môi trường là quy tụ về các tiêu chuẩn quốc tế
ISO 14000 để đạt được sự hoà hợp mong muốn. Thứ hai là việc giải thích và áp dụng các tiêu chuẩn cần phải
thực hiện theo cách thức giống nhau. Thứ ba là các nỗ lực khác ngoài việc xây dựng tiêu chuẩn là cần thiết thí
dụ như thúc đẩy việc công nhận song phương, trợ giúp kỹ thuật và vốn của các nước công nghiệp hoá và các
tổ chức đa phương giúp các nước đang phát triển trong việc tranh thủ các cơ hội thương mại nảy sinh từ các
tiêu chuẩn ISO 14000.
Sự chấp thuận các tiêu chuẩn và việc kiểm soát không đi chệch hướng
Mọi biện pháp thuyết phục các nước hiệu chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực theo các tiêu chuẩn
quốc tế và uốn nắn những chệch hướng khỏi chúng có thể giúp tránh các hàng rào thương mại mới. Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), trong "Thoả thuận về những cản trở kỹ thuật đối với thương mại (TBT)" khuyến
khích các nước thành viên của mình cần phải sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thích hợp, nếu có, để làm cơ sở
cho các tiêu chuẩn quốc gia của mình. Loạt các tiêu chuẩn ISO tương lai sẽ cung cấp một công cụ cần thiết để
áp dụng trong lĩnh vực quản lý môi trường. Nhằm giúp cho tiến trình hoà hợp quốc tế tất cả các nước thành
viên Liên hợp quốc phải chấp thuận các tiêu chuẩn ISO 14000 làm cơ sở chung cho công việc quản lý môi
trường.
Những hướng dẫn quốc tế cung cấp giải thích về ISO 14001 có thể dẫn tới các thủ tục chấp thuận và cấp
chứng chỉ một cách hoà hợp và "khách quan": Chúng có thể đưa tới thực tế đánh giá sự tuân thủ nhằm tập
trung vào việc cải thiện có hiệu quả hoạt động môi trường.
Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới cần kiểm soát một cách thận trọng các hoạt động
của mình về việc xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn theo tinh thần "Thoả thuận về
các cản trở kỹ thuật đối với thương mại". Tài liệu này dự kiến trước các thủ tục chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng
các tiêu chuẩn ngăn ngừa họ tạo ra các cản trở cho thương mại quốc tế. Quyền hạn của WTO cần phải được
định rõ trước khi quyết định là WTO có hành động và hành động bằng cách thức nào nếu như các biện pháp
đơn phương trong lĩnh vực thuộc hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường không thích ứng
và khác biệt. Nếu việc quản lý môi trường được áp dụng như một cản trở kỹ thuật cho thương mại, thì các bên
chịu hại cần phải thực hiện các bước để chống lại các bên gây hại. ISO với sự hỗ trợ của các cơ quan thành
viên của mình có thể có chức năng như một cơ quan thẩm quyền vô tư có thể cung cấp chuyên gia, dữ liệu và
các đóng góp khác cho Tổ chức Thương mại Thế giới trong trường hợp có các mối bất hoà, tranh chấp.
Sự công nhận song phương
Các thoả thuận công nhận song phương giữa các cơ quan cấp chứng chỉ ở các nước phát triển và đang
phát triển đối với cả hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường sẽ cho phép các nhà xuất khẩu
ở các nước đang phát triển thu lợi từ cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ riêng của mình và làm giảm được các chi
phí. Một điều kiện tiên quyết cho việc công nhận song phương các kế hoạch cấp nhãn hiệu môi trường đó là
việc các chỉ tiêu về các kế hoạch cho các nước phát triển và đang phát triển là như nhau. Tuy nhiên các chỉ
tiêu cũng có thể không hoàn toàn là như nhau trong phần lớn các trường hợp. Vì vậy các chuyên gia đề nghị
cấp nhãn hiệu của nước nhập khẩu nếu các chỉ tiêu sản phẩm và các điều kiện liên quan đến đổ thải của nước
nhập khẩu được thoả mãn.
Vì các chỉ tiêu liên quan tới quá trình sản xuất là phụ thuộc vào hoàn cảnh địa phương ở nước xuất khẩu,
nên các chỉ tiêu này cần phải được chấp thuận thậm chí ngay cả khi chúng khác biệt với các chỉ tiêu ở nước
nhập khẩu. Một khả năng khác nữa là phải thực hiện các chỉ tiêu của nước nhập khẩu trừ việc công nhận và
cho phép việc cấp chứng chỉ được thực hiện bằng cách kiểm định của nước xuất khẩu và các cơ quan thẩm tra
có quyền lực nằm trong chương trình cấp nhãn hiệu môi trường trong nước.
Một điều kiện tiên quyết cho việc công nhận song phương đó là cơ sở hạ tầng xây dựng tiêu chuẩn hiện có
tại nước đang phát triển và sự tin cậy của nước nhập khẩu về chất lượng của cơ sở hạ tầng đó.
Cơ sở hạ tầng xây dựng tiêu chuẩn
Để chứng tỏ là họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đòi hỏi từ phía các đối tác thương mại của mình, các nhà
xuất khẩu tại các nước đang phát triển cần các dịch vụ cấp chứng chỉ được quốc tế thừa nhận và các tổ chức
kiểm định. Một số các nước đang phát triển tiến bộ hơn đã có các cơ sở này và có khả năng mở rộng quy mô
chúng để thực hiện việc đăng ký ISO 14001. Một số nước khác cần đến sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật để xây
dựng hệ thống đánh giá sự tuân thủ dựa vào các chỉ tiêu quốc tế. Cần phải đưa các trung tâm thông tin tiêu
chuẩn, những cơ sở đăng ký được công nhận, các cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ sản phẩm vào công việc
này. ISO đã ban hành các hướng dẫn và các cẩm nang triển khai cung cấp những thông tin chi tiết về những
vấn đề này.
Có nhiều khả năng cấp tài chính song phương và đa phương của các yếu tố của các hệ thống tiêu chuẩn
hoá tại các nước đang phát triển. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển khu
vực hoặc các chính quyền địa phương cũng có thể có sự trợ giúp về tài chính.
Trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm tra và kiểm định lại sản phẩm và các nhà máy bởi
các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế có thể giải quyết được vấn đề là nhiều nước đang phát triển thiếu
các bí quyết. Thực tế là việc trợ giúp đó đã được hoàn lại có thể tăng thêm độ tin cậy đối với các nhãn hiệu
sinh thái và chứng chỉ về hệ thống quản lý môi trường do các nước đang phát triển cấp.
Các nước thuộc OECD thường đảm bảo trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển với quan điểm là
giúp các nước này xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình cấp nhãn hiệu môi trường.
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã
khởi xướng các chương trình hợp tác kỹ thuật với các nước đang phát triển trong lĩnh vực cấp nhãn hiệu sinh
thái.
Quyết định cho một nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn hoá phải là một quyết định hợp lý về mặt
kinh tế. Quyết định này phụ thuộc vào các biến số sau đây:
cơ cấu công nghiệp của một nước và trình độ công nghiệp hoá của nó; sự phụ thuộc về kinh tế vào thị
trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi lớn ở các nước công nghiệp hoá; và áp lực thực hiện các
chỉ tiêu được quốc tế công nhận đối với các thông lệ đánh giá sự tuân thủ.
Những biến số này cần phải ở mức độ cao thì cơ sở hạ tầng của công tác tiêu chuẩn càng phải đầy đủ hơn.
Một nước phải quyết định là cần có những gì ở trong nước để đối lại với việc nhận được các dịch vụ đó từ
nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước sao cho có hiệu quả nhất. Trước tiên đó là phải quan tâm
tới việc kiểm định, cấp chứng chỉ và thẩm tra do các cơ quan cấp chứng chỉ quốc tế thực hiện. Vì giá cả của
các cơ quan đó rất cao nên cần có phương pháp tiết kiệm trong xây dựng một hệ thống công tác tiêu chuẩn
trong nước với khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng.
Cần phải có các quyết định khác liên quan tới việc là các khu vực nhà nước và tư nhân có vai trò như thế
nào trong cả việc xây dựng các tiêu chuẩn và cung cấp các dịch vụ (thí dụ như kiểm định và cấp chứng chỉ).
Điều này quan trọng đối với khu vực tư nhân để họ có thể tham gia, thí dụ, vào việc quy hoạch, quản lý và thực
hiện các tiêu chuẩn ISO 14000 hoặc về việc đào tạo và cung cấp các cơ sở kiểm định. Hơn nữa, cần phải
quyết định là những phần dịch vụ nào do nhà nước cấp cần thiết phải được cấp từ ngân sách nhà nước và
những phần nào dự kiến là tự cấp tài chính (thí dụ, những đóng góp của các thành viên, bán các ấn phẩm, cấp
chứng chỉ hoặc kiểm định sản phẩm, vv.).
Mặc dù việc xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ ban đầu là có thể chạy theo các nhu cầu xuất khẩu trực tiếp,
nó có thể mở rộng tới các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là nếu các quy chế môi trường đang được tăng
cường và các nhà xuất khẩu cần phải đảm bảo sự tuân thủ theo luật pháp tại thị trường trong nước.
Cơ cấu hạ tầng công tác tiêu chuẩn hiện có có thể có khả năng giúp đỡ cho việc xây dựng luật pháp môi
trường và có thể tạo điều kiện tiếp cận tới những thông tin về các tiêu chuẩn ISO 14000 và các tiêu chuẩn
khác. Bằng cách có một trung tâm thông tin tiêu chuẩn, một nước có thể trở thành thành viên của ISONET
(Mạng lưới của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế). Mạng lưới toàn cầu các trung tâm như vậy đã được ISO xây
dựng nên nhằm cung cấp nhanh các thông tin về tiêu chuẩn và các hoạt động cấp chứng chỉ được các nước
khác nhau sử dụng.
Thông tin và sự tham gia
Các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển cần phải biết các tiêu chuẩn thích hợp trong các thị trường
mà họ sẽ xuất khẩu. Họ cần phải hiểu được quá trình phức tạp của việc xây dựng tiêu chuẩn và việc đánh giá
sự tuân thủ. Hầu như phần lớn các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường sẽ
đưa áp dụng thực tế vào năm 1996, và các công ty tại các nước công nghiệp hoá đang chuẩn bị được nhận
chứng chỉ.
Vì vậy, một trong những khuyến nghị chủ yếu là các nước đang phát triển cần thu được những thông tin và
được tham gia càng sớm càng tốt để làm quen với các tiêu chuẩn. Việc này có thể tiết kiệm được một số chi
phí cho lệ phí tư vấn đắt đỏ, có quan tâm tới các thực tế cơ bản nhất về các tiêu chuẩn và thời hạn thực hiện
chúng.
Vì việc xây dựng các tiêu chuẩn về cấp nhãn hiệu sinh thái, đánh giá chu trình sống và hoạt động môi
trường đang bị tụt hậu so với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và kiểm toán môi trường, nên các thành viên
ISO là các nước đang phát triển cần phải tham gia vào công việc của TC 207, với tính cách là thành viên tham
gia, phản ánh các lợi ích của mình và tác động đến kết quả. Ngược lại các quá trình xây dựng tiêu chuẩn trong
nước và khu vực, ISO về lý thuyết, bỏ ngỏ cho tất cả các nước. Để tạo khả năng cho các nước đang phát triển
tranh thủ được quá trình bỏ ngỏ này và cử các đoàn đại biểu của mình thường xuyên tham dự các cuộc họp
của ISO, họ sẽ cần đến sự trợ giúp về tài chính.
Các hoạt động trợ giúp kỹ, thuật giúp các nước đang phát triển có lưu ý tới sự tham gia của những nước
này vào việc xây dựng tiêu chuẩn ISO. ISO cấp kinh phí đi lại và trợ cấp cần thiết cho tham dự một hoặc hai
cuộc họp, hy vọng rằng các nước đang phát triển sẽ tham gia vào các hoạt động của ISO. Nhờ có kinh phí do
ISO cấp cho phiên họp toàn thể mới đây của TC207 vào tháng 6/1995, các nước đang phát triển đã tham gia
mạnh mẽ vào việc đưa ra các quan điểm và nhiều đóng góp cho phiên họp. Mặc dù các nước đang phát triển
tham gia vào việc tăng cường TC207, song hiện vẫn chưa đạt được ở mức mong muốn.
Việc cung cấp thông tin có thể được thực hiện trên cơ sở các cơ sở dữ liệu. Mạng lưới cấp Nhãn hiệu sinh
thái Toàn cầu (GEN), một tổ chức phi chính phủ của 10 nước thành viên đã có các kế hoạch cấp nhãn hiệu
sinh thái, hiện đang xây dựng một cơ sở dữ liệu với những thông tin về tất cả các kế hoạch trên mạng
INTERNET. Cơ sở dữ liệu này nằm trong Web Toàn cầu và dự định sẽ được sử dụng làm diễn đàn tranh luận
giữa các nước về cấp nhãn hiệu sinh thái và thúc đẩy các kế hoạch của các nước đang phát triển. Hơn nữa
GEN hiện đang xây dựng một cơ sở đăng ký gồm có các chuyên gia thuộc lĩnh vực cấp nhãn hiệu môi trường.
Đào tạo và nâng cao nhận thức
Các biện pháp nâng cao nhận thức thể hiện nhu cầu và các lợi ích tiềm tàng thu được từ những nỗ lực tăng
cường trong việc thực hiện ISO 14001 và các tiêu chuẩn liên quan ở một quy mô nào đó có thể tăng cường sự
cam kết của ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển. Để giảm đi những hàng rào cản trở sự cam kết
của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ở một số nước vai trò của các ban tiêu chuẩn của chính phủ thường có
chức năng như là các ban bảo vệ và điều phối cho người tiêu dùng cần phải thay đổi. Sự tham gia của khu vực
tư nhân cũng là một việc quan trọng.
Việc nâng cao nhận thức có thể có nghĩa là tăng cường sự tin cậy của các nhãn hiệu sinh thái của các
nước đang phát triển và sự chấp thuận chúng của người tiêu dùng trong các nước phát triển.
Tại giai đoạn này, việc đào tạo và xây dựng năng lực liên quan tới hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn
hiệu môi trường là một việc quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là khi họ có các chiến lược
phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mặc dù các tiêu chuẩn ISO 14000 chỉ đang ở vào giai đoạn soạn
thảo, việc xây dựng năng lực phải được khởi sự từ bây giờ để giảm thiểu sự chậm trễ về thời gian trong việc
hiệu chỉnh các tiêu chuẩn giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển.
Việc đào tạo và xây dựng năng lực cần phải tập trung vào các cơ quan đào tạo và cấp chứng chỉ, các nhà
tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp. Các biện pháp tập trung vào các tiêu chuẩn ISO 9000 có thể được coi là biện
pháp hỗ trợ thêm cho ISO 14000. Để kết nối ISO 9000 và ISO 14000, việc đào tạo hiện nay và trong tương lai
về các hệ thống quản lý chất lượng cần phải đưa các thông tin về các loạt ISO 14000 sắp tới vào.
Các hội nghị chuyên đề đào tạo khu vực và các học bổng cho việc đào tạo chuyên môn cho các cá nhân là
một phần của các chương trình trợ giúp kỹ thuật của ISO cho các nước đang phát triển.
ISO cũng cung cấp cho các nước đang phát triển những thông tin và các hợp đồng đào tạo do các cơ quan
thành viên của ISO thực hiện ở các nước OECD. Đối với ISO tương lai, trong hợp tác với các học viện khác,
cần phải khởi xướng những nỗ lực xây dựng một hệ thống, mà nhờ nó các nhà đào tạo các cố vấn, kiểm toán
trong quản lý môi trường có thể được tất cả các nước đánh giá theo nhu cầu về chuyên môn của họ.
Chuyển giao công nghệ
Để tránh được một thực tế là việc thiếu các công nghệ sạch có thể trở thành nguyên nhân để các nhà xuất
khẩu ở các nước đang phát triển không tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế việc chuyển giao
công nghệ cần phải được tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
triển sẽ cần đến sự trợ giúp về vốn và kỹ thuật để giành được các công nghệ thích hợp cho họ. Các nước đang
phát triển cần phải tiếp tục mở rộng tự do cơ cấu kinh tế của mình, thu hút dòng vào của các công nghệ sạch
để bổ sung thêm cho sản xuất riêng của mình các công nghệ đó. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ (IPR) tạo
cho người sở hữu sự tin cậy là các quyền của họ đối với các công nghệ chuyển giao được bảo vệ, có thể giúp
cho dòng vào này. Các nước đang phát triển cần phải xây dựng các cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng các
công nghệ chuyển giao là các công nghệ sạch.
Các chiến lược trong khu vực tư nhân
Các mạng lưới và các hội doanh nghiệp cũng như các phòng thương mại đều đóng một vai trò quan trọng
đối với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Họ là
nguồn giúp cho doanh nghiệp xác định các quy chế môi trường thích hợp và các thay đổi hiện đang diễn ra.
Những mạng lưới này có thể tạo ra một phương thức nghiên cứu đồng thời các hướng dẫn của ISO 14000.
Chúng có thể giúp xác định được những sắp xếp về mặt tổ chức và thủ tục tốt nhất để xây dựng một hệ thống
quản lý môi trường theo ISO 14001 và các chương trình kiểm toán môi trường. Có thể sử dụng các ấn phẩm
chung để truyền thông giữa các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ để trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng như
truyền thông với bên ngoài về những chính sách môi trường của các hãng thành viên đến các bên quan tâm.
Những mạng lưới như thế cần phải tìm cách cải thiện sự đối thoại và hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà
cung ứng.
Hơn nữa các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể sử dụng những mạng lưới này để thể hiện những quan
tâm của mình trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn và tham gia vào diễn đàn của quốc tế. Thí dụ Mạng lưới
quốc tế về Quản lý Môi trường
(INEM) đang nỗ lực thúc đẩy các chiến lược nằm trong TC 207 mà chúng quan tâm tới những lợi ích của
các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong các nước công nghiệp và đang phát triển. Để quản lý những sức ép về
nguồn lực, các mạng lưới doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược hợp tác để chia sẻ bí quyết và công
nghệ, cùng nhau sử dụng các phương tiện, cùng thu hút những cố vấn và đào tạo nhân viên. Các doanh
nghiệp cần phải tìm kiếm sự cộng tác của các trường đại học và các học viện đào tạo để đảm bảo về giảng
viên cho việc đào tạo.
Các tổ chức tiêu chuẩn và các phòng thương mại cần phải thúc đẩy và ủng hộ các chiến lược hợp tác trong
các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
Khi mà đối với ISO 14001, tác động chính từ phía các nước công nghiệp đến các nước đang phát triển là
qua dây chuyền cung ứng, thì các công ty lớn ở các nước công nghiệp hoá cần phải trợ giúp về bí quyết
(know-how) cho những nhà cung ứng của họ ở các nước đang phát triển. Thí dụ họ có thể gửi giúp chuyên gia
môi trường hoặc kỹ thuật của mình và chịu mọi khoản chí phí. Việc trao đổi kiến thức khoa học và kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, bao gồm cả các công nghệ mới và cải tiến là những cách giúp đỡ mà bên mua thực
hiện nhằm tăng cường hoạt động của bên cung ứng.
Câu 3) việt Nam có những lợi thế trong việc sản xuất lĩnh vực bào ? hãy nêu các giải pháp để năng cao nâng
lực cạnh tranh ?
A) MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI. 1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo. Giải pháp về giống. Một là: Xúc tiến nhanh việc
bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương từ đó hình thành quỹ gien và các giống lúa chất lượng cao để
xuất khẩu. Hai là: Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về giống theo bước rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm đến
khâu sản xuất đại trà đồng thời vẫn giải quyết được an toàn khi các giống mới chưa được sản xuất đại trà. Ba là: Hình
thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần chủng cho nông dân, đa
phần các giống luá mới đều xuống cấp nhanh và dễ bị lai tạp. Bốn là: Mỗi tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được
cơ cấu giống lúa và chủng loại thích hợp. Nghiên cứu trồng một giống lúa thống nhất trong vùng, đảm bảo thuận tiện cho
sản xuất, chế biến. Phát triển vùng chuyên canh gạo xuất khẩu, tăng sản xuất gạo đặc sản, gạo thơm gắn với thị hiếu của
thị trường cụ thể. Năm là: Đối với công nghệ chế biến sau thu hoạch thì cần tập trung theo chiều sâu, không đầu tư lan
tràn gây lãng phí. Kiểm định công nghệ được nhập khẩu. Chú ý đầu tư cho cơ sở hạ tầng chế biến ở các tỉnh có sản
lượng lúa hàng hoá lớn. Tận dụng năng lực chế biến hiện có của các thành phần kinh tế; tu bổ các kho cũ, xây dựng hệ
thống sấy tại kho, tổ chức bảo quản tốt hơn. Giải pháp về phân bón. Thứ nhất: Trước hết trong vài thập niên tới chúng ta
vẫn duy trì việc sử dụng cac loại phân hữu cơ truyền thống để bón lúa, đồng thời có sự kết hợp giữa phân bón hữu cơ và
vô cơ một cách phù hợp. Để nâng cao chất lượng lúa gạo xuất khẩu, việc giảm dần phân bón vô cơ thay vào đó là phân
hữu cơ là rất tốt. Vì vậy sẽ giảm được chi phí sản xuất do phân hữu cơ có sẵn còn phân vô cơ thường nhập khẩu giá
thành cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Thứ hai: Tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh
doanh phân bón đảm bảo quảng cáo chất lượng phân bón trung thực, sản xuất theo đúng chất lượng đăng ký, chống sản
xuất phân bón giả gây thiệt hại cho nông dân. Giải pháp phòng trừ sâu bệnh. Trong vòng 5-10 năm tới các loại phòng trừ
sâu bệnh bằng hoá chất vẫn còn chiếm chủ yếu. Khi sử dụng hoá chất này cần tuân thủ 4 nguyên tắc củ yếu: đúng lúc,
đúng mức, đúng cách, đúng chỗ. Do vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả chúng ta cần cung cấp vốn kịp thời cho nông
dân, nâng cao hiểu biết cho nông dân về các loại sâu bệnh cũng như tính năng, tác dụng của từng loại hoá chất cần sử
dụng. Trong tương lai cần tăng cương sử dụng các phương tiện sinh học và giải pháp IPM thay thế cho các loại thuốc trừ
sâu hoá học. Việc làm này sẽ nâng cao được chất lượng gạo xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp ở khâu
chế biến. Trước hết phải đầu tư hệ thống phơi sấy sau thu hoạch. Hiện nay ở Việt Nam làm khô thóc chủ yếu vẫn dựa
vào ánh sáng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc. Tăng cường công nghệ bảo quản thóc theo hướng áp dụng công nghệ
bảo quản kén gạo sát trắng, gạo lột bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường CO2 hoặc Nitơ trong các kho quốc
gia và dự trữ kinh doanh. Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn
trùng mà không gây độc hại cho ngưòi và gia súc. Sản xuất các thiết bị kho chứa với dung tích gia đình từ 200 – 2000 Kg
cho các tỉnh phía Bắc và từ 1000 – 5000 Kg cho các tỉnh phía Nam. Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối
thu mua thóc gạo, mặt khác phải nâng cao hệ thống xay xát gạo. 2. Nhóm chính sách thị trường. Nhà nước có chủ
trương cơ chế xúc tiến thị trường. Thực hiện nhất quán chính sách thương mại, tích cực đàm phán ký kết hiệp định
thương mại song phương và đa phương, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo cấp chính phủ. Mục tiêu là tiếp cận thị trường
tiêu dùng cuối cùng. Do đó, việc sản xuất và tiêu thụ cũng phải căn cứ trên nhu cầu từng loại thị trường mà đáp ứng. Có
thể xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường dựa trên việc phân loại những nước nhập khẩu gạo thành 3
loại: • Nhóm nước sử dụng gạo là lương thực chính, song do điều kiện sản xuất khó khăn – trên cơ sở lợi thế só sánh:
chi phí cao, hiệu quả thấp nên họ sản xuất ở mức nhất định còn lại nhập khẩu như: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Cô-
oét, Nhật Bản... Các nước này có nhu cầu khá ổn định song chủ yếu nhập gạo có chất lượng cao. • Nhóm nước mà gạo
không phải là lương thực chính, song người nhập cư khá đông và có nguồn gốc từ các quốc gia sử dụng lúa gạo như
Châu Âu, Canada, SNG... Nhóm này có nhu cầu khá ổn định, mỗi nước khoảng vài trăm ngàn tấn, chủ yếu là gạo cao
cấp. • Nhóm nước có nhu cầu nhập khẩu lớn và thường xuyên, song khả năng thanh toán hạn chế nen thực tế nhập thấp
hơn nhu cầu gồm các nước: Bắc Triều Tiên, Irắc, Apganistan, Trung và Đông Phi... Gạo xuất vào khu vực này là loại có
chất lượng trung bình và thấp, chủ yếu là qua con đường viện trợ và cứu tế nhân đạo hoặc phải thông qua cấp tín dụng,
trả chậm trong thời hạn nhất định. Các công ty kinh doanh lương thực cần phải nắm được đặc điểm của từng loại thị
trường, có biện pháp thâm nhập từng thị trường cụ thể về giá cả, chủng loại, chất lượng, bao bì. Chẳng hạn, đối với loại
gạo ngon, gạo đặc sản khi xuất đến các thị trường có thu nhập khá, văn minh thương mại phát triển như Châu Âu, Châu
Úc thay vì xuất khẩu với hình thức đóng bao truyền thống 50kg, 100kg có thể sử dụng bao bì nhỏ 5kg, 10kg, bao bì được
ghi đầy đủ những thông số cần thiết về đặc tính gạo, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ... xuất cho nhà nhập khẩu bán trực
tiếp tại các siêu thị vừa tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu gạo của ta ở các nước này có thể tiêu thụ dễ dàng, vừa thuận
lợi cho người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nhãn hiệu và giá xuất khẩu. Nhà nước và hiệp hội xuất khẩu gạo cần trợ giúp
các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu và tiếp thị thông qua hội chợ triển lãm, quảng cáo, tìm kiếm và mở
rộng thị trường nước ngoài. Trên phương diện vĩ mô, Chính phủ cần nâng cấp hơn nữa hoạt động trao đổi thông tin, liên
kết trong việc hoạch định chính sách kin tế vĩ mô với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc,
Ấn Độ... để có những điều chỉnh chính sách nhằm đem lại lợi ích ổn định và ngày càng tăng từ xuất khẩu gạo. Xây dựng
một nền văn hoá kinh doanh trên cơ sở hiểu biết, tin cậy và cùng có lợi. Tạo uy tín trong thương mại quốc tế, từng bước
gây dựng thói quen ưa chuộng gạo Việt Nam mà đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. 3. Nhóm về tổ chức mạng
lưới các doanh nghiệp xuất khẩu. Gắn mỗi công ty kinh doanh lương thực với một vài vùng lúa gạo và một số thị trường
cụ thể. Trên cơ sở đó, công ty phối hợp với địa phương (Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh) hỗ trợ nông dân
những yếu tố đầu vào cho sản xuất: về vốn, giống, phân bón, khoa học kĩ thuật... và ổn định thị trường đầu ra, thu mua
lúa cho nông dân. Các công ty chủ động tập trung nghiên cứu thị trường trọng điểm, định hướng sản xuất, có biện pháp
xâm nhập phù hợp theo đặc điểm về số lượng và thị hiếu. Cần có sự liên hệ chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp và
sự hỗ trợ từ phía Bộ Thương mại và hiệp hội xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo quyết định kinh doanh phù hợp trong tổng thể
chung, tránh được những rủi ro thị trường không đáng có. 4. Nhóm chính sách thu mua tạm trữ và dự trữ lương thực. Về
thu mua tạm trữ. Thứ nhất, tiếp tục hệ thống kho tạm trữ lúa ngay tại địa phương. Việc này một mặt giúp nông dân không
bị ép buộc phải bán ngay sau khi thu hoạch làm nguồn cung tăng đột biến trên thị trường gây sụt giá ảnh hưởng đến lợi
ích chung của người nông dân, mặt khác đảm bảo nguồn cung gạo xuất khẩu ổn định. Thứ hai, hỗ trợ về vốn tín dụng ưu
đãi cho các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân khi thu hoạch rộ, để chủ động cung ứng ra thị trường khi được lợi về
giá. Doanh nghiệp mua theo thời vụ và bán theo thời giá. Về dự trữ lương thực. Thứ nhất, Cục Dự trữ Quốc gia cần nâng
cấp mạng lưới kho dự trữ, cải tiến kĩ thuật dự trữ, học hỏi kinh nghiệp của các nước có hệ thống dự trữ lương thực
tương đối tốt như Mỹ, Úc, Thái lan... Bên cạnh đó, Cục Dự trữ cần có cơ chế hoạt động linh hoạt để hệ thống này chỉ có
vai trò dự trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà tận dụng cơ sở vật chất để hỗ trợ doanh nghiệp và người nông
dân trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai, quan điểm hành động đáp ứng mục tiêu an toàn lương thực là: “Dù quan trọng
tới mức nào, mục tiêu phát triển sẽ không đạt được nếu bỏ qua những nhóm người dễ bị ảnh hưởng trong xã hội. Chìa
khoá của chính sách là phải đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người”. Vậy cách tốt nhất để đảm bảo an ninh
lương thực là gì? Nếu cố gắng đáp ứng các yêu cầu của người nghèo bằng các chính sách về giá làm giảm giá lương
thực và bằng chính sách thương mại hạn chế xuất khâủ thường là chính sách tự phản lại mình. Bởi giá lúa quá thấp và
xuất khẩu ít dẫn đến kết quả tăng truởng nông nghiệp chậm, thu nhập quốc gia thấp và ảnh hưởng tới người nông dân
nông thôn – những người được coi là nghèo nhất trong xã hội. Như vậy, mục tiêu tăng thu nhập của nông dân qua khai
thác lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo là cách tốt nhất đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh
tế đất nước. 5. Chính sách ruộng đất. Chính sách ruộng đất là vấn đề lớn có tác động trực tiếp thúc đấy nông nghiệp và
kinh tế nông thôn. Song trước những yêu cầu của sự phát triển cần xác định và quy hoạch các vùng sản xuất lúa tập
trung chuyên canh xuất khẩu. Theo hướng quy hoạch và đầu tư xây dưng một cách đồng bộ ( bao gồm: cơ sở hạ tầng,
thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, chế biến..). Đồng thời cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất. Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng “ kinh tế ngầm” thực chất là vấn đề mua bán đất, tình trạng đó dẫn
đến việc quản lý của Nhà nước gặp khó khăn, thất thoát về nguồn thu ngân sách, sử dụng sai mục đích, nạn tham nhũng
nảy sinh gây khó khăn cho quá trình tích tụ, tập trung để phát triển sản xuất hàng hoá. Vì vậy cần tập trung vào các giả
pháp sau: Giải quyết nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho hộ
nông dân yên tâm đầu tư khai thác và sử dụng tốt tiềm năng tài nguyên đất. Giải quyết ruộng đất cho những người sống
ở nông thôn làm nông nghiệp có đất để cấy lúa và để sản xuất. Tạo điều kiện cho những người được giao đất nhưng
không trực tiếp sản xuất, làm nghề khác có thu nhập cao để họ chuyển nhượng cho các hộ khác và khuyến khích hình
thành các trang trại để sản xuất xuất khẩu có hiệu quả. Nghiên cứu sự vận động có tính quy luật của các yếu tố đầu vào
của sản xuất có tính đặc biệt như đất đai để sớm có hành lang pháp lý cho hình thành thị trường đất đai. 6. Các chính
sách khác. Chính sách tiền tệ phải duy trì tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ mạnh ở mức hợp lý để làm tăng
hoặc ít nhất không làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Phát triển tín dụng xuất khẩu , ưu
tiên một số vùng bước đầu chuyên canh cho đầu tư cho sản xuất và chế biến gạo được hưởng tín dụng với mức lãi suất
ưu đãi. Nhà nước có chính sách tín dụng thích hợp tạo điều kiện cho vay vốn lưu động các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu gạo chờ cơ hội giá thế giới có lợi mới xuất khẩu. Thủ tục vay phải đơn giản cho phép thế chấp bằng hàng và
hợp đồng xuất khẩu trả chậm. Dùng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ lãi xuất vay tín dụng khi được phép xuất khẩu trả
chậm, để giữ thị trường truyền thống khi nhập khẩu gạo khó khăn trong thanh toán hoặc mở ra một thị trường mới. Phổ
biến và ứng dụng các phương thức thanh toán văn minh, tiện lợi. Khuyến khích thanh toán qua ngân hành ngoại thương
nhằm giảm gian lận trong thương mại. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng: kho tàng, bến cảng, chế biến, giảm chi phí lưu thông,
vận chuyển bốc xếp hàng hoá nhanh làm tăng sức cạnh tranh và uy tín hàng xuất khẩu. Tích cực khai thác thông tin thị
trường, giá cả, tình hình hoạt động của các thành viên trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời các chính sách mới của
nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Cung cấp cho nhà xuất khẩu những thông tin hướng dẫn cơ bản về đặc điểm từng thị
trường và phương thức tiếp cận. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ban đầu cho quảng cáo, tiếp thị, tham gia hội trợ
triển lãm gạo, nông sản thế giới. Tiếp tục triển khai hoàn thiện đề án Xây dựng trang Web: trưng bày, giới thiệu nông sản
Việt Nam, tiến tới đặt hàng, mua bán trực tiếp qua mạng. KẾT LUẬN Như vậy chúng ta đã tiến hành xem xét các vấn đề
lý luận về lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, lợi thế cạnh tranh và áp dụng vào phân tích các lợi thế đó trong hoạt động
xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Nhìn chung nước ta có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cần thiết cho phát triển rộng rãi
sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực...Nhưng thực tế ta chưa khai thác
triệt để các ưu đãi đó tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo. Khả năng cạnh tranh nước ta về các mặt như chất
lượng, giá cả, quy cách mẫu mã, tiếp cận thị trường thấp. Do vậy việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng gạo, giảm giá thành sản xuất, nâng giá xuất khẩu, tăng cường hoạt động tiếp cận thị trường là rất cần thiết. Tổ
chức thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp được đưa ra sẽ tạo ra những đột biến quan trọng trong
hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới như: thực hiện thành công chiến lược, kế hoạch xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2001,
tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng vị thế của xuất khẩu gạo nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung trên trường
quốc tế. Trong những năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, từ một nước thiếu ăn
nay đã trở thành nước xuất khẩu thứ hai thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong tương lai, nhờ có lợi
thế về tự nhiên, nguồn lực... Việt Nam đang còn có nhiều triển vọng cho sản xuất cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên hiện
nay chúng ta đang đang phải đối mặt với những thách thức lớn, và sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường
thế giới, đòi hỏi phải có những đổi mới để củng cố và nâng cao vị thế của mình, đưa sản xuất – xuất khẩu Việt Nam vươn
tới những tầm cao mới
B) Việt Nam có lợi thế sản xuất và xuất khẩu trong những lĩnh vực sau:
Câu 4) điểm yếu của việt Nam khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài ?
Đại diện Phòng thương mại Hoa Kỳ và châu Âu đã nói về những trở ngại trong môi trường kinh doanh
khiến Việt Nam có thể không còn là bến đỗ của các nhà đầu tư nước ngoài nếu chính phủ không cam kết
cải cách các thủ tục và có hành động thực tiễn.
Ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, (AmCham) nói về các thách
thức Việt Nam đang đối diện trong bối cảnh mậu dịch song phương Mỹ-Việt đạt 24,5 tỉ USD trong chín
tháng đầu năm 2012 và có khả năng đạt 50 tỉ USD vào năm 2050 nếu đà giao thương vẫn được tiếp tục.
Theo ông, hồi tháng 2-2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chính phủ sẽ tập trung vào ổn định
kinh tế thay vì dồn cho tăng trưởng. Đây là điều AmCham và các đối tác khác rất ủng hộ. Tuy nhiên chính
phủ cần cải cách khẩn cấp và có hành động quyết đoán nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.
Lao động giá rẻ không còn là ưu thế trong thu hút đầu tư nước ngoài
Nhiều thành viên của AmCham nhận thấy kinh doanh tại đây khó khăn hơn những năm trước khiến nhiều
nhà đầu tư phải nghĩ lại các kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Tham nhũng là hiện tượng phổ biến tại Việt Nam và gây ảnh hưởng tiêu cực tới quản trị công, bào mòn
nhà nước pháp quyền, cản trở tăng trưởng kinh tế và làm méo mó điều kiện kinh doanh cũng là vấn đề
lớn thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài. Họ nói tuy Việt Nam đã nhiều lần phát động chiến
dịch chống tham nhũng kể từ năm 2004 nhưng tiến bộ trong tám năm qua là quá ít.
Trong một khảo sát gần đây của AmCham, hơn 80% hội viên nói rằng tham nhũng là một trong hai mối
quan ngại lớn nhất tại Việt Nam. Các thành viên của AmCham cảm thấy tham nhũng ngày càng tồi tệ
trong mọi lĩnh vực kinh doanh tại nước ta.
Trong phần kết luận tại diễn đàn này, Chủ tịch AmCham Christopher Twomey nói "Các nước cần có chính
sách kinh tế tốt, hạ tầng pháp luật tốt và minh bạch cũng như các cơ quan chính phủ làm việc hiệu quả
nhằm thu hút đầu tư. Chúng tôi muốn các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam thay vì
chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar".
Trong khi đó, cũng tại diễn đàn này, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt
Nam (EuroCham), mở đầu bài thuyết trình bằng cách dẫn chứng một khảo sát môi trường kinh doanh mà
họ thực hiện hồi tháng 10 năm nay cho thấy lòng tin kinh doanh và triển vọng kinh doanh của các doanh
nghiệp tại Việt Nam tiếp tục giảm với mức thấp kỷ lục. Đặc biệt là nếu việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
không được thực hiện rốt ráo, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ không đưa công nghệ vào và như vậy
Việt Nam sẽ vẫn là cạm bẫy của kinh tế dựa vào lao động rẻ.
Ba lĩnh vực họ quan ngại chính là cơ chế giá, vai trò khu vực nhà nước và bản quyền sở hữu trí tuệ. Theo
EuroCham, việc 40% kinh tế trong tay khu vực nhà nước tự nó không phải là vấn đề, mà vấn đề là ở chỗ
các doanh nghiệp nhà nước, nơi được ưu đãi tín dụng, quyền sử dụng đất và chỉ tiêu lãi thấp, lại kém
hiệu quả.
Mặt khác, Việt Nam hiện đang cạnh tranh trên thị trường quốc tế dựa vào chi phí lao động thấp là không
hợp lý, trong khi chính phủ có nhu cầu chuyển hướng từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sang các
lĩnh vực có giá trị gia tăng cao và công nghệ.
Trong phần kết luận, Chủ tịch EuroCham đã nhấn mạnh về ba yếu tố giúp kinh tế phát triển bền vững
gồm sân chơi công bằng, môi trường kinh doanh thân thiện, và cam kết bài trừ tham nhũng. Thế nhưng
chúng ta đang gặp khó về cả ba yếu tố này.
Cũng tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, sau khi nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp liên
quan đến các quan ngại vềổn định kinh tế vĩ mô, nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, quản lý giá,
chi phí lao động đã khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của
chính mình, thành công của doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng là của chính mình.
Ông cho biết, sang năm 2013, các vấn đề được nêu trên đây sẽ được giải quyết một cách quyết liệt.
Không chỉ các nhà đầu tư phương Tây mà doanh nhân Nhật cũng có nhiều băn khoăn tương tự về môi
trường đầu tư. Trong một cuộc trả lời báo chí gần đây, giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Cố vấn cao cấp của Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết không ít doanh nghiệp Nhật phàn nàn từ nhiều năm nay
rằng sự bất định hay mơ hồ về chính sách ở Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chiến lược
kinh doanh của họ.
Cũng như các lãnh đạo của AmCham và EuroCham, cố vấn cao cấp của JICA cho rằng Việt Nam không
nên chọn con đường lao động giá rẻ làm ưu thế của mình. Người lao động Việt Nam rất thông minh,
nhanh nhẹn, và khéo tay, ngoài việc nâng cao kỹ năng, Việt Nam cần xây dựng một thể chế phù hợp với
tình hình mới.
Theo giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Nhật Bản mong muốn Việt Nam mạnh hơn nữa, không chỉ trong ngắn
hạn, như tăng cường sức mạnh quân sự, mà cả trong tương lai dài, bằng cách khắc phục những điểm
yếu, để thực sự trở thành một nước có vị thế trong khu vực.
Mà muốn vậy, theo ông, Việt Nam trước tiên phải nhanh chóng giải quyết ba vấn đề trọng tâm: (1) hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tăng cường khả năng điều hành làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, (2) phát
triển nguồn nhân lực và (3) hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp chủ lực làm mũi nhọn.
**** biện pháp khắc phục sự yếu kém trong thư tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài
Về phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu: Các cơ quan của Chính phủ,
chính quyền các địa phương phải nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, đặc biệt là cải
cách thủ tục hành chính; hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách đầu tư theo hướng thuận lợi cho
nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực; quy hoạch phát triển
cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch; xúc tiến đầu tư
theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; hoàn thiện cơ chế phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư; khuyến
khích nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả trên cơ sở đảm bảo đúng quy định pháp luật Việt Nam...
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Định hướng và mục tiêu đề ra đối với hoạt động thu hút FDI tỉnh Vĩnh
Phúc. 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. 3.1.1.1. Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm
2020. - Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả các nguồn
lực đầu tư cho phát triển. - Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất
lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn. - Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ, phát triển nguồn
nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội. - Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền
các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. - Tăng cường quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính
trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu có đủ yếu
tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ
XXI. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020 Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp
vào năm 2020 và có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%). Đến năm
2020 mức sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Phúc phải đạt ít nhất tương đương với các chỉ
tiêu định lượng của nền kinh tế cả nước, Cụ thể là : - Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng từ 11.621
tỷ đồng năm 2010 tăng lên 19.647 tỷ đồng vào năm 2015 và 32.344 tỷ đồng vào năm 2020 (giá ss 94), tương
đương 22.236 tỷ đồng; 43.308,2 tỷ đồng và 80.712 tỷ đồng theo giá HH, ứng với các mốc trên. - Năm 2015 đạt
15 triệu đồng/người/năm, năm 2020 đạt khoảng 24 triệu đồng - theo giá so sánh 1994 (tương đương 3 mốc
trên là 854 USD; 1.388 USD và 2.167 USD) hoặc 18,0 triệu đồng, 34 triệu đồng và 59 triệu đồng giá thực tế. -
Đến năm 2020 lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn
30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh. - Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP và đảm bảo
cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao. - Dân số đến
2020 đạt 1,360 triệu người. - Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ. - Phổ cập phổ thông trung học. - Tỷ lệ dân đô
thị chiếm 55% tổng dân số. - Số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng
công nghiệp đến năm 2015-2020 Giá so sánh 1994 TT Danh mục 2006 2010 2015 2020 1 VA Công nghiệp –
Xây dựng (tỷ.đ) 3866 7352 16126 30162 2 Tỷ trọng trong GDP (% -giá 1994) 53,12 60,05 66,07 66,19 3 VA
Công nghiệp (tỷ.đ) 3638 6837 14917 28505 4 Tốc độ tăng trưởng 2003-2006 2007-2010 2011-2015 2016-2020
24,4% 17,1% 16,9% 13,5% (Nguồn: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010,
tầm nhìn đến năm 2020”) 3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát thu hút FDI Tỉnh Vĩnh
Phúc đã qui hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 với 29 khu, diện tích 8 nghìn hécta, ưu tiên đến
phát triển công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, và vật liệu nhẹ;công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Đồng thời phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại sớm trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Do
vậy mục tiêu đặt ra là phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng trong
và ngoài khu công nghiệp…Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư
ra các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
Câu 5) tai,5 sao việt nam phải mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ?
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể thu hút FDI - Quy mô vốn đầu tư: Mục tiêu từ này đến năm 2020 là mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư FDI từ
400 đến 600 triệu USD đối với dự án.
Câu 6) biện pháp khắc phục những yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cửa việt nam?
Cần giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục yếu kém
Hội nghị đã nghe Báo cáo đánh giá tổng kết 25 năm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các báo cáo, tham luận của đại diện các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của nhiều đại biểu.
Các ý kiến tại Hội nghị hết sức thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm trong việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt
được để phát huy, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và
nêu bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thực tiễn 25 năm qua cho thấy việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng của đất nước.
Bên cạnh khẳng định những kết quả tích cực đã đạt được, Thủ tướng cũng nêu rõ những yếu kém, hạn chế cần phải ra
sức khắc phục trong lĩnh vực này, trong đó nổi lên là tỷ trọng ĐTNN trong các lĩnh vực vẫn còn mất cân đối lớn; giải ngân
vốn đầu tư chậm; hiệu quả tổng hợp đầu tư nước ngoài chưa cao; đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ mới
chiếm tỷ lệ thấp; đầu tư vào công nghiệp phụ trợ còn ít; tác động phát triển lan tỏa của ĐTNN chưa cao.
Từ đó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để sớm
khắc phục trong thời gian tới”.
Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng: “Việt
Nam đã trở thành
địa điểm được
ngày càng nhiều
nhà đầu tư nước
ngoài tin cậy, lựa
chọn đầu tư, kinh
doanh hiệu quả,
lâu dài”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển nhanh và bền vững gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng; thực hiện các đột phá chiến lược.
Trong tiến trình này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường,
cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội để thu hút đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả hơn…
Nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện tốt mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTNN, Thủ tướng yêu cầu các Bộ,
ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính; khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư theo
hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực; tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu
tư.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi cao, đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn, có tính lan
toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án hợp tác công -
tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP này. Bổ sung quy định về tiêu chí doanh
nghiệp công nghệ cao với các ưu đãi phù hợp, có tính đến nhóm các dự án công nghệ cao có doanh thu, kim ngạch xuất
khẩu hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động. Rà soát, bổ sung cơ chế phát triển công nghiệp hỗ trợ, thị trường vốn, thị
trường tài chính…
Ban hành quy định rõ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và giới hạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Yêu cầu doanh
nghiệp phải công khai một số thông tin liên quan về phát thải.
Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, có quy hoạch và kế hoạch đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam để
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gắn với kế
hoạch đào tạo cán bộ thay thế trong nước.
Tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển trên các lĩnh vực, trước hết là quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông
tin vềHoạt động xúc tiến đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất
nước; có sự điều phối thống nhất trong cả nước, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến, tránh chồng chéo, cạnh tranh
không lành mạnh giữa các địa phương.
Cuối cùng, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp và công tác cấp chứng nhận đầu tư; phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với
địa phương để hạn chế thấp nhất những sai sót trong thu hút đầu tư, gây phương hại đến lợi ích chung của đất nước. Các
cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, nhất là việc tạo thuận
lợi trong lĩnh vực cấp phép và giải quyết thủ tục hành chính.
Với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam cam kết sẽ cùng các nhà đầu tư nước ngoài chung tay
vượt qua thách thức, khó khăn, cùng nhau chia sẻ lợi ích và chúng ta cùng thành công”.
quy hoạch để xây dựng kế hoạch, dự án đầu tư.
Quan hệ kinh tế quốc tế

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạilehaiau
 
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt namNghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt namHee Young Shin
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namHoàng Minh
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuViệt Long Plaza
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCTruonganh1908
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhHoa Hoa
 
Th true milk canh tranh chien luoc
Th true milk canh tranh chien luocTh true milk canh tranh chien luoc
Th true milk canh tranh chien luoc0903482548
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 
Qui trinh bh - Quản trj bán hàng
Qui trinh bh - Quản trj bán hàngQui trinh bh - Quản trj bán hàng
Qui trinh bh - Quản trj bán hàng
 
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt namNghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
 
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông MaiĐề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
 
Marketing thuong mai huy
Marketing thuong mai   huyMarketing thuong mai   huy
Marketing thuong mai huy
 
Marketing thuong mai
Marketing thuong maiMarketing thuong mai
Marketing thuong mai
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú TháiĐề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Tài Thịnh
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Tài ThịnhĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Tài Thịnh
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Tài Thịnh
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAYĐề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnh
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng ở công ty hệ thống 1-V, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng ở công ty hệ thống 1-V, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng ở công ty hệ thống 1-V, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng ở công ty hệ thống 1-V, 9đ
 
Th true milk canh tranh chien luoc
Th true milk canh tranh chien luocTh true milk canh tranh chien luoc
Th true milk canh tranh chien luoc
 

Viewers also liked (18)

Lecture07
Lecture07Lecture07
Lecture07
 
AsraVoice Call Recording- Profile
AsraVoice Call Recording- ProfileAsraVoice Call Recording- Profile
AsraVoice Call Recording- Profile
 
Lecture20
Lecture20Lecture20
Lecture20
 
Lecture02
Lecture02Lecture02
Lecture02
 
Lecture16
Lecture16Lecture16
Lecture16
 
Lecture05
Lecture05Lecture05
Lecture05
 
Lecture17
Lecture17Lecture17
Lecture17
 
Lecture21
Lecture21Lecture21
Lecture21
 
Lecture10
Lecture10Lecture10
Lecture10
 
Springwood at music resonate
Springwood at music resonateSpringwood at music resonate
Springwood at music resonate
 
Facebook經營觀察 0820
Facebook經營觀察 0820Facebook經營觀察 0820
Facebook經營觀察 0820
 
Lecture09
Lecture09Lecture09
Lecture09
 
Motor parçaları
Motor parçalarıMotor parçaları
Motor parçaları
 
關鍵字廣告 基本
關鍵字廣告 基本關鍵字廣告 基本
關鍵字廣告 基本
 
Lecture01
Lecture01Lecture01
Lecture01
 
Lecture19
Lecture19Lecture19
Lecture19
 
Mitoz ve mayoz 2010
Mitoz ve mayoz 2010Mitoz ve mayoz 2010
Mitoz ve mayoz 2010
 
關鍵字廣告 進階
關鍵字廣告 進階關鍵字廣告 進階
關鍵字廣告 進階
 

Similar to Quan hệ kinh tế quốc tế

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Minh Mại
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...OnTimeVitThu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...OnTimeVitThu
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docxMinsTrn
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfThymThThanh
 
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namNham Ngo
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...OnTimeVitThu
 

Similar to Quan hệ kinh tế quốc tế (20)

Ban_pha_gia
Ban_pha_giaBan_pha_gia
Ban_pha_gia
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpCác yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa KỳPháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
 
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiềuSự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
 
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiềuSự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
 
Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Tailieu.vncty.com qt003
Tailieu.vncty.com   qt003Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com qt003
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
Đề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hayĐề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hay
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docx
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdf
 
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
 

Quan hệ kinh tế quốc tế

  • 1. Câu 1) để tránh tình trạng chống bán phá giá chính phủ việt Nam phải làm như thế nào? 3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau: 3.1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài – Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam. - Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết. - Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi…). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa – một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây. - Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng… - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước… và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện. 3.2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra * Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện - Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện. - Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện… * Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. - Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài. - Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện. + Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin. * Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.
  • 2. - Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp… - Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ. - Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu… Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh… trước khi thực hiện biện pháp này. Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết… Doanh nghiệp cần chủ động các phương án Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá của các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lí do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Cũng theo nghiên cứu và ý kiến của bà Thanh Thu, nếu bị dính vào vụ kiện bán phá giá, Nhà nước của nhà xuất khẩu không nên tham gia vào giải quyết trực tiếp các vụ kiện vì đây là "chuyện" giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó, thực hiện các công việc giải quyết vấn đề. doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó, mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.
  • 3. Bà Thanh Thu cho rằng lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại Hải quan. Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các phương thức phòng chống các vụ kiện thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt khâu sổ sách vẫn còn là vấn đề nan giải... vì chưa có cơ quan nào hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GÍA Về nguyên tắc, kiện chống bán phá giá là công cụ được sử dụng để đối phó với các hiện tượng bán phá giá (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại. Trên thực tế, đằng sau các biện pháp chống bán phá giá là việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ. Chính phủ và Doanh nghiệp cần phối hợp trong việc chủ động phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Chủ động phòng tránh các vụ kiện bán phá giá Đàm phán: Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu thị trường: Các doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình sang một thị trường mới phải nắm rõ đặc điểm thị trường, nắm rõ các điều kiện cạnh tranh, các đối thủ, điểm mạnh và yếu của bản thân. Ngoài ra nhà xuất khẩu cần hiểu những thông tin liên quan đến luật chống bán phá giá như các quy định, cách thức và trình tự tiến hành một vụ kiện, yêu cầu đối với các bên liên quan… từ đó xây dựng những chính sách cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của luật này và giảm thiểu được thế bị động. Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng c - Mở rộng thị trường. Có một số DN cho rằng hàng làm ra còn không đủ bán, không cần phải mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các DN cần đa dạng hóa thị trường, không nên bỏ trứng vào một giỏ. Khi có vấn đề xảy ra với thị trường này, DN có thể chuyển hướng sang thị trường khác để giảm thiểu thiệt hại. - Tuyệt đối tránh việc cạnh tranh bằng giá. Đặc biệt một số DN mới gia nhập thị trường hay sử dụng chính sách giá thấp để lôi kéo thị trường. Tuy nhiên khi hạ giá thấp xuống thì nguy cơ bị kiện cũng tăng lên. Vì thế, ta nên chú trọng vào tăng chất lượng cho sản phẩm thay vì giảm giá như hiện nay. - Đa dạng hóa sản phẩm. Thay vì xuất hàng tôm thô đông lạnh, chúng ta có thể chế biến tôm lăn bột, tôm bao cốm, tôm bách hoa…Những sản phẩm này sẽ có mã sản phẩm khác, thay vì mã sản phẩm bị kiện, tránh bị áp thuế phá giá. - Tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tiêu hao nguyên nhiên liệu, lao động. Do nền kinh tế của chúng ta bị cho là phi phị trường nên khi điều tra chống bán phá giá thì người ta sẽ không căn cứ vào chí phí nguyên nhiên liệu mà lại căn cứ vào khối lượng nguyên nhiên liệu tiêu hao, sau đó áp mức chi phí của nước thứ ba. Do đó nếu tiết kiệm được lượng tiêu hao này sẽ tạo nên lợi thế cho DN khi bị điều tra. - Các DN nên ghi chép các sổ sách kế toán đầy đủ rõ ràng. Thực tế có một số DN từ chối tham gia điều tra, vì họ cho rằng thị trường đó không quan trọng nên không muốn mất công sức vào việc này. Tuy nhiên lại có những DN từ chối vì sổ sách không rõ ràng. Điều này sẽ gây nên thiệt hại cho DN vì lúc đó họ sẽ áp mức thuế toàn quốc, mà mức thuế này thường cao hơn mức thuế áp dụng cho từng DN một. - Khi bị kiện, rất khó cho DN đối phó nếu không có sự giúp đỡ của luật sư. Các DN nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để tránh bị động khi bị kiện.
  • 4. Câu 2) để chống lại việc các nước dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm việt nam , chính phủ và doanh nghiệp việt nam cần thực hiện những giải pháp như thế nào? Các biện pháp tránh các hàng rào thương mại đối với các nước đang phát triển Các dự thảo TC207 có khả năng tránh được một số các tác động xấu tới thương mại của nước đang phát triển do các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường và các kế hoạch cấp nhãn hiệu môi trường gây ra. Tuy nhiên ISO có đạt được mục tiêu của mình về việc thủ tiêu các hàng rào thương mại hay thậm chí tạo nên hàng rào cản trở mới hay không là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đằng sau quá trình xây dựng các tiêu chuẩn. Điều cần thiết đối với các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau về quản lý môi trường là quy tụ về các tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 để đạt được sự hoà hợp mong muốn. Thứ hai là việc giải thích và áp dụng các tiêu chuẩn cần phải thực hiện theo cách thức giống nhau. Thứ ba là các nỗ lực khác ngoài việc xây dựng tiêu chuẩn là cần thiết thí dụ như thúc đẩy việc công nhận song phương, trợ giúp kỹ thuật và vốn của các nước công nghiệp hoá và các tổ chức đa phương giúp các nước đang phát triển trong việc tranh thủ các cơ hội thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn ISO 14000. Sự chấp thuận các tiêu chuẩn và việc kiểm soát không đi chệch hướng Mọi biện pháp thuyết phục các nước hiệu chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực theo các tiêu chuẩn quốc tế và uốn nắn những chệch hướng khỏi chúng có thể giúp tránh các hàng rào thương mại mới. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong "Thoả thuận về những cản trở kỹ thuật đối với thương mại (TBT)" khuyến khích các nước thành viên của mình cần phải sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thích hợp, nếu có, để làm cơ sở cho các tiêu chuẩn quốc gia của mình. Loạt các tiêu chuẩn ISO tương lai sẽ cung cấp một công cụ cần thiết để áp dụng trong lĩnh vực quản lý môi trường. Nhằm giúp cho tiến trình hoà hợp quốc tế tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc phải chấp thuận các tiêu chuẩn ISO 14000 làm cơ sở chung cho công việc quản lý môi trường. Những hướng dẫn quốc tế cung cấp giải thích về ISO 14001 có thể dẫn tới các thủ tục chấp thuận và cấp chứng chỉ một cách hoà hợp và "khách quan": Chúng có thể đưa tới thực tế đánh giá sự tuân thủ nhằm tập trung vào việc cải thiện có hiệu quả hoạt động môi trường. Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới cần kiểm soát một cách thận trọng các hoạt động của mình về việc xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn theo tinh thần "Thoả thuận về các cản trở kỹ thuật đối với thương mại". Tài liệu này dự kiến trước các thủ tục chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn ngăn ngừa họ tạo ra các cản trở cho thương mại quốc tế. Quyền hạn của WTO cần phải được định rõ trước khi quyết định là WTO có hành động và hành động bằng cách thức nào nếu như các biện pháp đơn phương trong lĩnh vực thuộc hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường không thích ứng và khác biệt. Nếu việc quản lý môi trường được áp dụng như một cản trở kỹ thuật cho thương mại, thì các bên chịu hại cần phải thực hiện các bước để chống lại các bên gây hại. ISO với sự hỗ trợ của các cơ quan thành viên của mình có thể có chức năng như một cơ quan thẩm quyền vô tư có thể cung cấp chuyên gia, dữ liệu và các đóng góp khác cho Tổ chức Thương mại Thế giới trong trường hợp có các mối bất hoà, tranh chấp. Sự công nhận song phương Các thoả thuận công nhận song phương giữa các cơ quan cấp chứng chỉ ở các nước phát triển và đang phát triển đối với cả hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường sẽ cho phép các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển thu lợi từ cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ riêng của mình và làm giảm được các chi
  • 5. phí. Một điều kiện tiên quyết cho việc công nhận song phương các kế hoạch cấp nhãn hiệu môi trường đó là việc các chỉ tiêu về các kế hoạch cho các nước phát triển và đang phát triển là như nhau. Tuy nhiên các chỉ tiêu cũng có thể không hoàn toàn là như nhau trong phần lớn các trường hợp. Vì vậy các chuyên gia đề nghị cấp nhãn hiệu của nước nhập khẩu nếu các chỉ tiêu sản phẩm và các điều kiện liên quan đến đổ thải của nước nhập khẩu được thoả mãn. Vì các chỉ tiêu liên quan tới quá trình sản xuất là phụ thuộc vào hoàn cảnh địa phương ở nước xuất khẩu, nên các chỉ tiêu này cần phải được chấp thuận thậm chí ngay cả khi chúng khác biệt với các chỉ tiêu ở nước nhập khẩu. Một khả năng khác nữa là phải thực hiện các chỉ tiêu của nước nhập khẩu trừ việc công nhận và cho phép việc cấp chứng chỉ được thực hiện bằng cách kiểm định của nước xuất khẩu và các cơ quan thẩm tra có quyền lực nằm trong chương trình cấp nhãn hiệu môi trường trong nước. Một điều kiện tiên quyết cho việc công nhận song phương đó là cơ sở hạ tầng xây dựng tiêu chuẩn hiện có tại nước đang phát triển và sự tin cậy của nước nhập khẩu về chất lượng của cơ sở hạ tầng đó. Cơ sở hạ tầng xây dựng tiêu chuẩn Để chứng tỏ là họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đòi hỏi từ phía các đối tác thương mại của mình, các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển cần các dịch vụ cấp chứng chỉ được quốc tế thừa nhận và các tổ chức kiểm định. Một số các nước đang phát triển tiến bộ hơn đã có các cơ sở này và có khả năng mở rộng quy mô chúng để thực hiện việc đăng ký ISO 14001. Một số nước khác cần đến sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật để xây dựng hệ thống đánh giá sự tuân thủ dựa vào các chỉ tiêu quốc tế. Cần phải đưa các trung tâm thông tin tiêu chuẩn, những cơ sở đăng ký được công nhận, các cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ sản phẩm vào công việc này. ISO đã ban hành các hướng dẫn và các cẩm nang triển khai cung cấp những thông tin chi tiết về những vấn đề này. Có nhiều khả năng cấp tài chính song phương và đa phương của các yếu tố của các hệ thống tiêu chuẩn hoá tại các nước đang phát triển. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực hoặc các chính quyền địa phương cũng có thể có sự trợ giúp về tài chính. Trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm tra và kiểm định lại sản phẩm và các nhà máy bởi các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế có thể giải quyết được vấn đề là nhiều nước đang phát triển thiếu các bí quyết. Thực tế là việc trợ giúp đó đã được hoàn lại có thể tăng thêm độ tin cậy đối với các nhãn hiệu sinh thái và chứng chỉ về hệ thống quản lý môi trường do các nước đang phát triển cấp. Các nước thuộc OECD thường đảm bảo trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển với quan điểm là giúp các nước này xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình cấp nhãn hiệu môi trường. Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã khởi xướng các chương trình hợp tác kỹ thuật với các nước đang phát triển trong lĩnh vực cấp nhãn hiệu sinh thái. Quyết định cho một nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn hoá phải là một quyết định hợp lý về mặt kinh tế. Quyết định này phụ thuộc vào các biến số sau đây: cơ cấu công nghiệp của một nước và trình độ công nghiệp hoá của nó; sự phụ thuộc về kinh tế vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi lớn ở các nước công nghiệp hoá; và áp lực thực hiện các chỉ tiêu được quốc tế công nhận đối với các thông lệ đánh giá sự tuân thủ. Những biến số này cần phải ở mức độ cao thì cơ sở hạ tầng của công tác tiêu chuẩn càng phải đầy đủ hơn. Một nước phải quyết định là cần có những gì ở trong nước để đối lại với việc nhận được các dịch vụ đó từ
  • 6. nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước sao cho có hiệu quả nhất. Trước tiên đó là phải quan tâm tới việc kiểm định, cấp chứng chỉ và thẩm tra do các cơ quan cấp chứng chỉ quốc tế thực hiện. Vì giá cả của các cơ quan đó rất cao nên cần có phương pháp tiết kiệm trong xây dựng một hệ thống công tác tiêu chuẩn trong nước với khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Cần phải có các quyết định khác liên quan tới việc là các khu vực nhà nước và tư nhân có vai trò như thế nào trong cả việc xây dựng các tiêu chuẩn và cung cấp các dịch vụ (thí dụ như kiểm định và cấp chứng chỉ). Điều này quan trọng đối với khu vực tư nhân để họ có thể tham gia, thí dụ, vào việc quy hoạch, quản lý và thực hiện các tiêu chuẩn ISO 14000 hoặc về việc đào tạo và cung cấp các cơ sở kiểm định. Hơn nữa, cần phải quyết định là những phần dịch vụ nào do nhà nước cấp cần thiết phải được cấp từ ngân sách nhà nước và những phần nào dự kiến là tự cấp tài chính (thí dụ, những đóng góp của các thành viên, bán các ấn phẩm, cấp chứng chỉ hoặc kiểm định sản phẩm, vv.). Mặc dù việc xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ ban đầu là có thể chạy theo các nhu cầu xuất khẩu trực tiếp, nó có thể mở rộng tới các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là nếu các quy chế môi trường đang được tăng cường và các nhà xuất khẩu cần phải đảm bảo sự tuân thủ theo luật pháp tại thị trường trong nước. Cơ cấu hạ tầng công tác tiêu chuẩn hiện có có thể có khả năng giúp đỡ cho việc xây dựng luật pháp môi trường và có thể tạo điều kiện tiếp cận tới những thông tin về các tiêu chuẩn ISO 14000 và các tiêu chuẩn khác. Bằng cách có một trung tâm thông tin tiêu chuẩn, một nước có thể trở thành thành viên của ISONET (Mạng lưới của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế). Mạng lưới toàn cầu các trung tâm như vậy đã được ISO xây dựng nên nhằm cung cấp nhanh các thông tin về tiêu chuẩn và các hoạt động cấp chứng chỉ được các nước khác nhau sử dụng. Thông tin và sự tham gia Các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển cần phải biết các tiêu chuẩn thích hợp trong các thị trường mà họ sẽ xuất khẩu. Họ cần phải hiểu được quá trình phức tạp của việc xây dựng tiêu chuẩn và việc đánh giá sự tuân thủ. Hầu như phần lớn các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường sẽ đưa áp dụng thực tế vào năm 1996, và các công ty tại các nước công nghiệp hoá đang chuẩn bị được nhận chứng chỉ. Vì vậy, một trong những khuyến nghị chủ yếu là các nước đang phát triển cần thu được những thông tin và được tham gia càng sớm càng tốt để làm quen với các tiêu chuẩn. Việc này có thể tiết kiệm được một số chi phí cho lệ phí tư vấn đắt đỏ, có quan tâm tới các thực tế cơ bản nhất về các tiêu chuẩn và thời hạn thực hiện chúng. Vì việc xây dựng các tiêu chuẩn về cấp nhãn hiệu sinh thái, đánh giá chu trình sống và hoạt động môi trường đang bị tụt hậu so với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và kiểm toán môi trường, nên các thành viên ISO là các nước đang phát triển cần phải tham gia vào công việc của TC 207, với tính cách là thành viên tham gia, phản ánh các lợi ích của mình và tác động đến kết quả. Ngược lại các quá trình xây dựng tiêu chuẩn trong nước và khu vực, ISO về lý thuyết, bỏ ngỏ cho tất cả các nước. Để tạo khả năng cho các nước đang phát triển tranh thủ được quá trình bỏ ngỏ này và cử các đoàn đại biểu của mình thường xuyên tham dự các cuộc họp của ISO, họ sẽ cần đến sự trợ giúp về tài chính. Các hoạt động trợ giúp kỹ, thuật giúp các nước đang phát triển có lưu ý tới sự tham gia của những nước này vào việc xây dựng tiêu chuẩn ISO. ISO cấp kinh phí đi lại và trợ cấp cần thiết cho tham dự một hoặc hai cuộc họp, hy vọng rằng các nước đang phát triển sẽ tham gia vào các hoạt động của ISO. Nhờ có kinh phí do ISO cấp cho phiên họp toàn thể mới đây của TC207 vào tháng 6/1995, các nước đang phát triển đã tham gia
  • 7. mạnh mẽ vào việc đưa ra các quan điểm và nhiều đóng góp cho phiên họp. Mặc dù các nước đang phát triển tham gia vào việc tăng cường TC207, song hiện vẫn chưa đạt được ở mức mong muốn. Việc cung cấp thông tin có thể được thực hiện trên cơ sở các cơ sở dữ liệu. Mạng lưới cấp Nhãn hiệu sinh thái Toàn cầu (GEN), một tổ chức phi chính phủ của 10 nước thành viên đã có các kế hoạch cấp nhãn hiệu sinh thái, hiện đang xây dựng một cơ sở dữ liệu với những thông tin về tất cả các kế hoạch trên mạng INTERNET. Cơ sở dữ liệu này nằm trong Web Toàn cầu và dự định sẽ được sử dụng làm diễn đàn tranh luận giữa các nước về cấp nhãn hiệu sinh thái và thúc đẩy các kế hoạch của các nước đang phát triển. Hơn nữa GEN hiện đang xây dựng một cơ sở đăng ký gồm có các chuyên gia thuộc lĩnh vực cấp nhãn hiệu môi trường. Đào tạo và nâng cao nhận thức Các biện pháp nâng cao nhận thức thể hiện nhu cầu và các lợi ích tiềm tàng thu được từ những nỗ lực tăng cường trong việc thực hiện ISO 14001 và các tiêu chuẩn liên quan ở một quy mô nào đó có thể tăng cường sự cam kết của ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển. Để giảm đi những hàng rào cản trở sự cam kết của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ở một số nước vai trò của các ban tiêu chuẩn của chính phủ thường có chức năng như là các ban bảo vệ và điều phối cho người tiêu dùng cần phải thay đổi. Sự tham gia của khu vực tư nhân cũng là một việc quan trọng. Việc nâng cao nhận thức có thể có nghĩa là tăng cường sự tin cậy của các nhãn hiệu sinh thái của các nước đang phát triển và sự chấp thuận chúng của người tiêu dùng trong các nước phát triển. Tại giai đoạn này, việc đào tạo và xây dựng năng lực liên quan tới hệ thống quản lý môi trường và cấp nhãn hiệu môi trường là một việc quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là khi họ có các chiến lược phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mặc dù các tiêu chuẩn ISO 14000 chỉ đang ở vào giai đoạn soạn thảo, việc xây dựng năng lực phải được khởi sự từ bây giờ để giảm thiểu sự chậm trễ về thời gian trong việc hiệu chỉnh các tiêu chuẩn giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Việc đào tạo và xây dựng năng lực cần phải tập trung vào các cơ quan đào tạo và cấp chứng chỉ, các nhà tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp. Các biện pháp tập trung vào các tiêu chuẩn ISO 9000 có thể được coi là biện pháp hỗ trợ thêm cho ISO 14000. Để kết nối ISO 9000 và ISO 14000, việc đào tạo hiện nay và trong tương lai về các hệ thống quản lý chất lượng cần phải đưa các thông tin về các loạt ISO 14000 sắp tới vào. Các hội nghị chuyên đề đào tạo khu vực và các học bổng cho việc đào tạo chuyên môn cho các cá nhân là một phần của các chương trình trợ giúp kỹ thuật của ISO cho các nước đang phát triển. ISO cũng cung cấp cho các nước đang phát triển những thông tin và các hợp đồng đào tạo do các cơ quan thành viên của ISO thực hiện ở các nước OECD. Đối với ISO tương lai, trong hợp tác với các học viện khác, cần phải khởi xướng những nỗ lực xây dựng một hệ thống, mà nhờ nó các nhà đào tạo các cố vấn, kiểm toán trong quản lý môi trường có thể được tất cả các nước đánh giá theo nhu cầu về chuyên môn của họ. Chuyển giao công nghệ Để tránh được một thực tế là việc thiếu các công nghệ sạch có thể trở thành nguyên nhân để các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển không tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế việc chuyển giao công nghệ cần phải được tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ cần đến sự trợ giúp về vốn và kỹ thuật để giành được các công nghệ thích hợp cho họ. Các nước đang phát triển cần phải tiếp tục mở rộng tự do cơ cấu kinh tế của mình, thu hút dòng vào của các công nghệ sạch để bổ sung thêm cho sản xuất riêng của mình các công nghệ đó. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ (IPR) tạo cho người sở hữu sự tin cậy là các quyền của họ đối với các công nghệ chuyển giao được bảo vệ, có thể giúp
  • 8. cho dòng vào này. Các nước đang phát triển cần phải xây dựng các cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng các công nghệ chuyển giao là các công nghệ sạch. Các chiến lược trong khu vực tư nhân Các mạng lưới và các hội doanh nghiệp cũng như các phòng thương mại đều đóng một vai trò quan trọng đối với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Họ là nguồn giúp cho doanh nghiệp xác định các quy chế môi trường thích hợp và các thay đổi hiện đang diễn ra. Những mạng lưới này có thể tạo ra một phương thức nghiên cứu đồng thời các hướng dẫn của ISO 14000. Chúng có thể giúp xác định được những sắp xếp về mặt tổ chức và thủ tục tốt nhất để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và các chương trình kiểm toán môi trường. Có thể sử dụng các ấn phẩm chung để truyền thông giữa các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ để trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng như truyền thông với bên ngoài về những chính sách môi trường của các hãng thành viên đến các bên quan tâm. Những mạng lưới như thế cần phải tìm cách cải thiện sự đối thoại và hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà cung ứng. Hơn nữa các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể sử dụng những mạng lưới này để thể hiện những quan tâm của mình trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn và tham gia vào diễn đàn của quốc tế. Thí dụ Mạng lưới quốc tế về Quản lý Môi trường (INEM) đang nỗ lực thúc đẩy các chiến lược nằm trong TC 207 mà chúng quan tâm tới những lợi ích của các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong các nước công nghiệp và đang phát triển. Để quản lý những sức ép về nguồn lực, các mạng lưới doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược hợp tác để chia sẻ bí quyết và công nghệ, cùng nhau sử dụng các phương tiện, cùng thu hút những cố vấn và đào tạo nhân viên. Các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm sự cộng tác của các trường đại học và các học viện đào tạo để đảm bảo về giảng viên cho việc đào tạo. Các tổ chức tiêu chuẩn và các phòng thương mại cần phải thúc đẩy và ủng hộ các chiến lược hợp tác trong các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Khi mà đối với ISO 14001, tác động chính từ phía các nước công nghiệp đến các nước đang phát triển là qua dây chuyền cung ứng, thì các công ty lớn ở các nước công nghiệp hoá cần phải trợ giúp về bí quyết (know-how) cho những nhà cung ứng của họ ở các nước đang phát triển. Thí dụ họ có thể gửi giúp chuyên gia môi trường hoặc kỹ thuật của mình và chịu mọi khoản chí phí. Việc trao đổi kiến thức khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, bao gồm cả các công nghệ mới và cải tiến là những cách giúp đỡ mà bên mua thực hiện nhằm tăng cường hoạt động của bên cung ứng. Câu 3) việt Nam có những lợi thế trong việc sản xuất lĩnh vực bào ? hãy nêu các giải pháp để năng cao nâng lực cạnh tranh ? A) MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo. Giải pháp về giống. Một là: Xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương từ đó hình thành quỹ gien và các giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu. Hai là: Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về giống theo bước rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm đến khâu sản xuất đại trà đồng thời vẫn giải quyết được an toàn khi các giống mới chưa được sản xuất đại trà. Ba là: Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần chủng cho nông dân, đa phần các giống luá mới đều xuống cấp nhanh và dễ bị lai tạp. Bốn là: Mỗi tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa và chủng loại thích hợp. Nghiên cứu trồng một giống lúa thống nhất trong vùng, đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, chế biến. Phát triển vùng chuyên canh gạo xuất khẩu, tăng sản xuất gạo đặc sản, gạo thơm gắn với thị hiếu của thị trường cụ thể. Năm là: Đối với công nghệ chế biến sau thu hoạch thì cần tập trung theo chiều sâu, không đầu tư lan
  • 9. tràn gây lãng phí. Kiểm định công nghệ được nhập khẩu. Chú ý đầu tư cho cơ sở hạ tầng chế biến ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn. Tận dụng năng lực chế biến hiện có của các thành phần kinh tế; tu bổ các kho cũ, xây dựng hệ thống sấy tại kho, tổ chức bảo quản tốt hơn. Giải pháp về phân bón. Thứ nhất: Trước hết trong vài thập niên tới chúng ta vẫn duy trì việc sử dụng cac loại phân hữu cơ truyền thống để bón lúa, đồng thời có sự kết hợp giữa phân bón hữu cơ và vô cơ một cách phù hợp. Để nâng cao chất lượng lúa gạo xuất khẩu, việc giảm dần phân bón vô cơ thay vào đó là phân hữu cơ là rất tốt. Vì vậy sẽ giảm được chi phí sản xuất do phân hữu cơ có sẵn còn phân vô cơ thường nhập khẩu giá thành cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Thứ hai: Tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh phân bón đảm bảo quảng cáo chất lượng phân bón trung thực, sản xuất theo đúng chất lượng đăng ký, chống sản xuất phân bón giả gây thiệt hại cho nông dân. Giải pháp phòng trừ sâu bệnh. Trong vòng 5-10 năm tới các loại phòng trừ sâu bệnh bằng hoá chất vẫn còn chiếm chủ yếu. Khi sử dụng hoá chất này cần tuân thủ 4 nguyên tắc củ yếu: đúng lúc, đúng mức, đúng cách, đúng chỗ. Do vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả chúng ta cần cung cấp vốn kịp thời cho nông dân, nâng cao hiểu biết cho nông dân về các loại sâu bệnh cũng như tính năng, tác dụng của từng loại hoá chất cần sử dụng. Trong tương lai cần tăng cương sử dụng các phương tiện sinh học và giải pháp IPM thay thế cho các loại thuốc trừ sâu hoá học. Việc làm này sẽ nâng cao được chất lượng gạo xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp ở khâu chế biến. Trước hết phải đầu tư hệ thống phơi sấy sau thu hoạch. Hiện nay ở Việt Nam làm khô thóc chủ yếu vẫn dựa vào ánh sáng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc. Tăng cường công nghệ bảo quản thóc theo hướng áp dụng công nghệ bảo quản kén gạo sát trắng, gạo lột bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường CO2 hoặc Nitơ trong các kho quốc gia và dự trữ kinh doanh. Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho ngưòi và gia súc. Sản xuất các thiết bị kho chứa với dung tích gia đình từ 200 – 2000 Kg cho các tỉnh phía Bắc và từ 1000 – 5000 Kg cho các tỉnh phía Nam. Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua thóc gạo, mặt khác phải nâng cao hệ thống xay xát gạo. 2. Nhóm chính sách thị trường. Nhà nước có chủ trương cơ chế xúc tiến thị trường. Thực hiện nhất quán chính sách thương mại, tích cực đàm phán ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo cấp chính phủ. Mục tiêu là tiếp cận thị trường tiêu dùng cuối cùng. Do đó, việc sản xuất và tiêu thụ cũng phải căn cứ trên nhu cầu từng loại thị trường mà đáp ứng. Có thể xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường dựa trên việc phân loại những nước nhập khẩu gạo thành 3 loại: • Nhóm nước sử dụng gạo là lương thực chính, song do điều kiện sản xuất khó khăn – trên cơ sở lợi thế só sánh: chi phí cao, hiệu quả thấp nên họ sản xuất ở mức nhất định còn lại nhập khẩu như: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Cô- oét, Nhật Bản... Các nước này có nhu cầu khá ổn định song chủ yếu nhập gạo có chất lượng cao. • Nhóm nước mà gạo không phải là lương thực chính, song người nhập cư khá đông và có nguồn gốc từ các quốc gia sử dụng lúa gạo như Châu Âu, Canada, SNG... Nhóm này có nhu cầu khá ổn định, mỗi nước khoảng vài trăm ngàn tấn, chủ yếu là gạo cao cấp. • Nhóm nước có nhu cầu nhập khẩu lớn và thường xuyên, song khả năng thanh toán hạn chế nen thực tế nhập thấp hơn nhu cầu gồm các nước: Bắc Triều Tiên, Irắc, Apganistan, Trung và Đông Phi... Gạo xuất vào khu vực này là loại có chất lượng trung bình và thấp, chủ yếu là qua con đường viện trợ và cứu tế nhân đạo hoặc phải thông qua cấp tín dụng, trả chậm trong thời hạn nhất định. Các công ty kinh doanh lương thực cần phải nắm được đặc điểm của từng loại thị trường, có biện pháp thâm nhập từng thị trường cụ thể về giá cả, chủng loại, chất lượng, bao bì. Chẳng hạn, đối với loại gạo ngon, gạo đặc sản khi xuất đến các thị trường có thu nhập khá, văn minh thương mại phát triển như Châu Âu, Châu Úc thay vì xuất khẩu với hình thức đóng bao truyền thống 50kg, 100kg có thể sử dụng bao bì nhỏ 5kg, 10kg, bao bì được ghi đầy đủ những thông số cần thiết về đặc tính gạo, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ... xuất cho nhà nhập khẩu bán trực tiếp tại các siêu thị vừa tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu gạo của ta ở các nước này có thể tiêu thụ dễ dàng, vừa thuận lợi cho người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nhãn hiệu và giá xuất khẩu. Nhà nước và hiệp hội xuất khẩu gạo cần trợ giúp các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu và tiếp thị thông qua hội chợ triển lãm, quảng cáo, tìm kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài. Trên phương diện vĩ mô, Chính phủ cần nâng cấp hơn nữa hoạt động trao đổi thông tin, liên kết trong việc hoạch định chính sách kin tế vĩ mô với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ... để có những điều chỉnh chính sách nhằm đem lại lợi ích ổn định và ngày càng tăng từ xuất khẩu gạo. Xây dựng một nền văn hoá kinh doanh trên cơ sở hiểu biết, tin cậy và cùng có lợi. Tạo uy tín trong thương mại quốc tế, từng bước gây dựng thói quen ưa chuộng gạo Việt Nam mà đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. 3. Nhóm về tổ chức mạng lưới các doanh nghiệp xuất khẩu. Gắn mỗi công ty kinh doanh lương thực với một vài vùng lúa gạo và một số thị trường cụ thể. Trên cơ sở đó, công ty phối hợp với địa phương (Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh) hỗ trợ nông dân những yếu tố đầu vào cho sản xuất: về vốn, giống, phân bón, khoa học kĩ thuật... và ổn định thị trường đầu ra, thu mua lúa cho nông dân. Các công ty chủ động tập trung nghiên cứu thị trường trọng điểm, định hướng sản xuất, có biện pháp
  • 10. xâm nhập phù hợp theo đặc điểm về số lượng và thị hiếu. Cần có sự liên hệ chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Bộ Thương mại và hiệp hội xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo quyết định kinh doanh phù hợp trong tổng thể chung, tránh được những rủi ro thị trường không đáng có. 4. Nhóm chính sách thu mua tạm trữ và dự trữ lương thực. Về thu mua tạm trữ. Thứ nhất, tiếp tục hệ thống kho tạm trữ lúa ngay tại địa phương. Việc này một mặt giúp nông dân không bị ép buộc phải bán ngay sau khi thu hoạch làm nguồn cung tăng đột biến trên thị trường gây sụt giá ảnh hưởng đến lợi ích chung của người nông dân, mặt khác đảm bảo nguồn cung gạo xuất khẩu ổn định. Thứ hai, hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân khi thu hoạch rộ, để chủ động cung ứng ra thị trường khi được lợi về giá. Doanh nghiệp mua theo thời vụ và bán theo thời giá. Về dự trữ lương thực. Thứ nhất, Cục Dự trữ Quốc gia cần nâng cấp mạng lưới kho dự trữ, cải tiến kĩ thuật dự trữ, học hỏi kinh nghiệp của các nước có hệ thống dự trữ lương thực tương đối tốt như Mỹ, Úc, Thái lan... Bên cạnh đó, Cục Dự trữ cần có cơ chế hoạt động linh hoạt để hệ thống này chỉ có vai trò dự trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà tận dụng cơ sở vật chất để hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai, quan điểm hành động đáp ứng mục tiêu an toàn lương thực là: “Dù quan trọng tới mức nào, mục tiêu phát triển sẽ không đạt được nếu bỏ qua những nhóm người dễ bị ảnh hưởng trong xã hội. Chìa khoá của chính sách là phải đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người”. Vậy cách tốt nhất để đảm bảo an ninh lương thực là gì? Nếu cố gắng đáp ứng các yêu cầu của người nghèo bằng các chính sách về giá làm giảm giá lương thực và bằng chính sách thương mại hạn chế xuất khâủ thường là chính sách tự phản lại mình. Bởi giá lúa quá thấp và xuất khẩu ít dẫn đến kết quả tăng truởng nông nghiệp chậm, thu nhập quốc gia thấp và ảnh hưởng tới người nông dân nông thôn – những người được coi là nghèo nhất trong xã hội. Như vậy, mục tiêu tăng thu nhập của nông dân qua khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo là cách tốt nhất đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế đất nước. 5. Chính sách ruộng đất. Chính sách ruộng đất là vấn đề lớn có tác động trực tiếp thúc đấy nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Song trước những yêu cầu của sự phát triển cần xác định và quy hoạch các vùng sản xuất lúa tập trung chuyên canh xuất khẩu. Theo hướng quy hoạch và đầu tư xây dưng một cách đồng bộ ( bao gồm: cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, chế biến..). Đồng thời cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng “ kinh tế ngầm” thực chất là vấn đề mua bán đất, tình trạng đó dẫn đến việc quản lý của Nhà nước gặp khó khăn, thất thoát về nguồn thu ngân sách, sử dụng sai mục đích, nạn tham nhũng nảy sinh gây khó khăn cho quá trình tích tụ, tập trung để phát triển sản xuất hàng hoá. Vì vậy cần tập trung vào các giả pháp sau: Giải quyết nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho hộ nông dân yên tâm đầu tư khai thác và sử dụng tốt tiềm năng tài nguyên đất. Giải quyết ruộng đất cho những người sống ở nông thôn làm nông nghiệp có đất để cấy lúa và để sản xuất. Tạo điều kiện cho những người được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất, làm nghề khác có thu nhập cao để họ chuyển nhượng cho các hộ khác và khuyến khích hình thành các trang trại để sản xuất xuất khẩu có hiệu quả. Nghiên cứu sự vận động có tính quy luật của các yếu tố đầu vào của sản xuất có tính đặc biệt như đất đai để sớm có hành lang pháp lý cho hình thành thị trường đất đai. 6. Các chính sách khác. Chính sách tiền tệ phải duy trì tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ mạnh ở mức hợp lý để làm tăng hoặc ít nhất không làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Phát triển tín dụng xuất khẩu , ưu tiên một số vùng bước đầu chuyên canh cho đầu tư cho sản xuất và chế biến gạo được hưởng tín dụng với mức lãi suất ưu đãi. Nhà nước có chính sách tín dụng thích hợp tạo điều kiện cho vay vốn lưu động các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chờ cơ hội giá thế giới có lợi mới xuất khẩu. Thủ tục vay phải đơn giản cho phép thế chấp bằng hàng và hợp đồng xuất khẩu trả chậm. Dùng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ lãi xuất vay tín dụng khi được phép xuất khẩu trả chậm, để giữ thị trường truyền thống khi nhập khẩu gạo khó khăn trong thanh toán hoặc mở ra một thị trường mới. Phổ biến và ứng dụng các phương thức thanh toán văn minh, tiện lợi. Khuyến khích thanh toán qua ngân hành ngoại thương nhằm giảm gian lận trong thương mại. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng: kho tàng, bến cảng, chế biến, giảm chi phí lưu thông, vận chuyển bốc xếp hàng hoá nhanh làm tăng sức cạnh tranh và uy tín hàng xuất khẩu. Tích cực khai thác thông tin thị trường, giá cả, tình hình hoạt động của các thành viên trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời các chính sách mới của nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Cung cấp cho nhà xuất khẩu những thông tin hướng dẫn cơ bản về đặc điểm từng thị trường và phương thức tiếp cận. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ban đầu cho quảng cáo, tiếp thị, tham gia hội trợ triển lãm gạo, nông sản thế giới. Tiếp tục triển khai hoàn thiện đề án Xây dựng trang Web: trưng bày, giới thiệu nông sản Việt Nam, tiến tới đặt hàng, mua bán trực tiếp qua mạng. KẾT LUẬN Như vậy chúng ta đã tiến hành xem xét các vấn đề lý luận về lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, lợi thế cạnh tranh và áp dụng vào phân tích các lợi thế đó trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Nhìn chung nước ta có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cần thiết cho phát triển rộng rãi sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực...Nhưng thực tế ta chưa khai thác
  • 11. triệt để các ưu đãi đó tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo. Khả năng cạnh tranh nước ta về các mặt như chất lượng, giá cả, quy cách mẫu mã, tiếp cận thị trường thấp. Do vậy việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng gạo, giảm giá thành sản xuất, nâng giá xuất khẩu, tăng cường hoạt động tiếp cận thị trường là rất cần thiết. Tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp được đưa ra sẽ tạo ra những đột biến quan trọng trong hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới như: thực hiện thành công chiến lược, kế hoạch xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2001, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng vị thế của xuất khẩu gạo nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Trong những năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, từ một nước thiếu ăn nay đã trở thành nước xuất khẩu thứ hai thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong tương lai, nhờ có lợi thế về tự nhiên, nguồn lực... Việt Nam đang còn có nhiều triển vọng cho sản xuất cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang đang phải đối mặt với những thách thức lớn, và sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường thế giới, đòi hỏi phải có những đổi mới để củng cố và nâng cao vị thế của mình, đưa sản xuất – xuất khẩu Việt Nam vươn tới những tầm cao mới B) Việt Nam có lợi thế sản xuất và xuất khẩu trong những lĩnh vực sau: Câu 4) điểm yếu của việt Nam khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài ? Đại diện Phòng thương mại Hoa Kỳ và châu Âu đã nói về những trở ngại trong môi trường kinh doanh khiến Việt Nam có thể không còn là bến đỗ của các nhà đầu tư nước ngoài nếu chính phủ không cam kết cải cách các thủ tục và có hành động thực tiễn. Ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, (AmCham) nói về các thách thức Việt Nam đang đối diện trong bối cảnh mậu dịch song phương Mỹ-Việt đạt 24,5 tỉ USD trong chín tháng đầu năm 2012 và có khả năng đạt 50 tỉ USD vào năm 2050 nếu đà giao thương vẫn được tiếp tục. Theo ông, hồi tháng 2-2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chính phủ sẽ tập trung vào ổn định kinh tế thay vì dồn cho tăng trưởng. Đây là điều AmCham và các đối tác khác rất ủng hộ. Tuy nhiên chính phủ cần cải cách khẩn cấp và có hành động quyết đoán nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Lao động giá rẻ không còn là ưu thế trong thu hút đầu tư nước ngoài Nhiều thành viên của AmCham nhận thấy kinh doanh tại đây khó khăn hơn những năm trước khiến nhiều nhà đầu tư phải nghĩ lại các kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam.
  • 12. Tham nhũng là hiện tượng phổ biến tại Việt Nam và gây ảnh hưởng tiêu cực tới quản trị công, bào mòn nhà nước pháp quyền, cản trở tăng trưởng kinh tế và làm méo mó điều kiện kinh doanh cũng là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài. Họ nói tuy Việt Nam đã nhiều lần phát động chiến dịch chống tham nhũng kể từ năm 2004 nhưng tiến bộ trong tám năm qua là quá ít. Trong một khảo sát gần đây của AmCham, hơn 80% hội viên nói rằng tham nhũng là một trong hai mối quan ngại lớn nhất tại Việt Nam. Các thành viên của AmCham cảm thấy tham nhũng ngày càng tồi tệ trong mọi lĩnh vực kinh doanh tại nước ta. Trong phần kết luận tại diễn đàn này, Chủ tịch AmCham Christopher Twomey nói "Các nước cần có chính sách kinh tế tốt, hạ tầng pháp luật tốt và minh bạch cũng như các cơ quan chính phủ làm việc hiệu quả nhằm thu hút đầu tư. Chúng tôi muốn các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam thay vì chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar". Trong khi đó, cũng tại diễn đàn này, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), mở đầu bài thuyết trình bằng cách dẫn chứng một khảo sát môi trường kinh doanh mà họ thực hiện hồi tháng 10 năm nay cho thấy lòng tin kinh doanh và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục giảm với mức thấp kỷ lục. Đặc biệt là nếu việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không được thực hiện rốt ráo, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ không đưa công nghệ vào và như vậy Việt Nam sẽ vẫn là cạm bẫy của kinh tế dựa vào lao động rẻ. Ba lĩnh vực họ quan ngại chính là cơ chế giá, vai trò khu vực nhà nước và bản quyền sở hữu trí tuệ. Theo EuroCham, việc 40% kinh tế trong tay khu vực nhà nước tự nó không phải là vấn đề, mà vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp nhà nước, nơi được ưu đãi tín dụng, quyền sử dụng đất và chỉ tiêu lãi thấp, lại kém hiệu quả. Mặt khác, Việt Nam hiện đang cạnh tranh trên thị trường quốc tế dựa vào chi phí lao động thấp là không hợp lý, trong khi chính phủ có nhu cầu chuyển hướng từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao và công nghệ. Trong phần kết luận, Chủ tịch EuroCham đã nhấn mạnh về ba yếu tố giúp kinh tế phát triển bền vững gồm sân chơi công bằng, môi trường kinh doanh thân thiện, và cam kết bài trừ tham nhũng. Thế nhưng chúng ta đang gặp khó về cả ba yếu tố này. Cũng tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, sau khi nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến các quan ngại vềổn định kinh tế vĩ mô, nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, quản lý giá, chi phí lao động đã khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính mình, thành công của doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng là của chính mình. Ông cho biết, sang năm 2013, các vấn đề được nêu trên đây sẽ được giải quyết một cách quyết liệt. Không chỉ các nhà đầu tư phương Tây mà doanh nhân Nhật cũng có nhiều băn khoăn tương tự về môi trường đầu tư. Trong một cuộc trả lời báo chí gần đây, giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Cố vấn cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết không ít doanh nghiệp Nhật phàn nàn từ nhiều năm nay rằng sự bất định hay mơ hồ về chính sách ở Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chiến lược kinh doanh của họ. Cũng như các lãnh đạo của AmCham và EuroCham, cố vấn cao cấp của JICA cho rằng Việt Nam không nên chọn con đường lao động giá rẻ làm ưu thế của mình. Người lao động Việt Nam rất thông minh,
  • 13. nhanh nhẹn, và khéo tay, ngoài việc nâng cao kỹ năng, Việt Nam cần xây dựng một thể chế phù hợp với tình hình mới. Theo giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Nhật Bản mong muốn Việt Nam mạnh hơn nữa, không chỉ trong ngắn hạn, như tăng cường sức mạnh quân sự, mà cả trong tương lai dài, bằng cách khắc phục những điểm yếu, để thực sự trở thành một nước có vị thế trong khu vực. Mà muốn vậy, theo ông, Việt Nam trước tiên phải nhanh chóng giải quyết ba vấn đề trọng tâm: (1) hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường khả năng điều hành làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, (2) phát triển nguồn nhân lực và (3) hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp chủ lực làm mũi nhọn. **** biện pháp khắc phục sự yếu kém trong thư tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài Về phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu: Các cơ quan của Chính phủ, chính quyền các địa phương phải nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách đầu tư theo hướng thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực; quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch; xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; hoàn thiện cơ chế phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư; khuyến khích nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả trên cơ sở đảm bảo đúng quy định pháp luật Việt Nam... CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Định hướng và mục tiêu đề ra đối với hoạt động thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc. 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. 3.1.1.1. Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020. - Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. - Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn. - Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. - Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. - Tăng cường quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020 Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%). Đến năm 2020 mức sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Phúc phải đạt ít nhất tương đương với các chỉ tiêu định lượng của nền kinh tế cả nước, Cụ thể là : - Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng từ 11.621 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 19.647 tỷ đồng vào năm 2015 và 32.344 tỷ đồng vào năm 2020 (giá ss 94), tương đương 22.236 tỷ đồng; 43.308,2 tỷ đồng và 80.712 tỷ đồng theo giá HH, ứng với các mốc trên. - Năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm, năm 2020 đạt khoảng 24 triệu đồng - theo giá so sánh 1994 (tương đương 3 mốc trên là 854 USD; 1.388 USD và 2.167 USD) hoặc 18,0 triệu đồng, 34 triệu đồng và 59 triệu đồng giá thực tế. - Đến năm 2020 lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn 30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh. - Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP và đảm bảo cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao. - Dân số đến 2020 đạt 1,360 triệu người. - Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ. - Phổ cập phổ thông trung học. - Tỷ lệ dân đô thị chiếm 55% tổng dân số. - Số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng công nghiệp đến năm 2015-2020 Giá so sánh 1994 TT Danh mục 2006 2010 2015 2020 1 VA Công nghiệp – Xây dựng (tỷ.đ) 3866 7352 16126 30162 2 Tỷ trọng trong GDP (% -giá 1994) 53,12 60,05 66,07 66,19 3 VA
  • 14. Công nghiệp (tỷ.đ) 3638 6837 14917 28505 4 Tốc độ tăng trưởng 2003-2006 2007-2010 2011-2015 2016-2020 24,4% 17,1% 16,9% 13,5% (Nguồn: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”) 3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát thu hút FDI Tỉnh Vĩnh Phúc đã qui hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 với 29 khu, diện tích 8 nghìn hécta, ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, và vật liệu nhẹ;công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Đồng thời phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại sớm trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Do vậy mục tiêu đặt ra là phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp…Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư ra các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Câu 5) tai,5 sao việt nam phải mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ? 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể thu hút FDI - Quy mô vốn đầu tư: Mục tiêu từ này đến năm 2020 là mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư FDI từ 400 đến 600 triệu USD đối với dự án. Câu 6) biện pháp khắc phục những yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cửa việt nam? Cần giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục yếu kém Hội nghị đã nghe Báo cáo đánh giá tổng kết 25 năm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các báo cáo, tham luận của đại diện các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của nhiều đại biểu. Các ý kiến tại Hội nghị hết sức thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm trong việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được để phát huy, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và nêu bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thực tiễn 25 năm qua cho thấy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Bên cạnh khẳng định những kết quả tích cực đã đạt được, Thủ tướng cũng nêu rõ những yếu kém, hạn chế cần phải ra sức khắc phục trong lĩnh vực này, trong đó nổi lên là tỷ trọng ĐTNN trong các lĩnh vực vẫn còn mất cân đối lớn; giải ngân vốn đầu tư chậm; hiệu quả tổng hợp đầu tư nước ngoài chưa cao; đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ mới chiếm tỷ lệ thấp; đầu tư vào công nghiệp phụ trợ còn ít; tác động phát triển lan tỏa của ĐTNN chưa cao. Từ đó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để sớm khắc phục trong thời gian tới”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam đã trở thành địa điểm được ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin cậy, lựa chọn đầu tư, kinh doanh hiệu quả, lâu dài”.
  • 15. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển nhanh và bền vững gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thực hiện các đột phá chiến lược. Trong tiến trình này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội để thu hút đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả hơn… Nhiệm vụ trọng tâm Để thực hiện tốt mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTNN, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực; tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư. Đồng thời, có chính sách ưu đãi cao, đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án hợp tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP này. Bổ sung quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao với các ưu đãi phù hợp, có tính đến nhóm các dự án công nghệ cao có doanh thu, kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động. Rà soát, bổ sung cơ chế phát triển công nghiệp hỗ trợ, thị trường vốn, thị trường tài chính… Ban hành quy định rõ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và giới hạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Yêu cầu doanh nghiệp phải công khai một số thông tin liên quan về phát thải. Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, có quy hoạch và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gắn với kế hoạch đào tạo cán bộ thay thế trong nước. Tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển trên các lĩnh vực, trước hết là quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin vềHoạt động xúc tiến đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; có sự điều phối thống nhất trong cả nước, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến, tránh chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Cuối cùng, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp và công tác cấp chứng nhận đầu tư; phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương để hạn chế thấp nhất những sai sót trong thu hút đầu tư, gây phương hại đến lợi ích chung của đất nước. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, nhất là việc tạo thuận lợi trong lĩnh vực cấp phép và giải quyết thủ tục hành chính. Với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam cam kết sẽ cùng các nhà đầu tư nước ngoài chung tay vượt qua thách thức, khó khăn, cùng nhau chia sẻ lợi ích và chúng ta cùng thành công”. quy hoạch để xây dựng kế hoạch, dự án đầu tư.