SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Mở đầu
Bước vào thế kỷ 21- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều
thách thức, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra
sôi động và cấp bách.
Trước xu hướng đó, đối với nền kinh tế Việt Nam ngành dệt may
được coi là một trong những ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là góp phần
thực hiện đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không ngừng tăng
lên về mọi mặt, không ngừng tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động- vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm.
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cùng xu thế mở cửa hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Công ty may Hồ Gươm là một doanh nghiệp nhà
nước đã được cổ phần hoá trực thuộc Tổng Công ty mayViệt Nam đang
đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác
định được cho mình những phương thức hoạt động, những chính sách,
những chiến lược cạnh tranh đúng đắn
Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh
cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để Công ty may Hộ
Gươm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian thực tập
tại Công ty may Hồ Gươm, em quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng
lực canh tranh.
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty may
Hồ Gươm
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty may Hồ Gươm
Chương I
UpdateBook Team
những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả năng
cạnh tranh
I. Lý thuyết cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trườngViệt Nam hiện nay, các
khái nệm liên quan đến cạnh trạnh còn rất khác nhau.Theo Mác“cạnh tranh
là sự phấn đấu ganh đua găy gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi
nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh là sự
phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho
tốt hơn các doanh nghiệp khác”(Theo nhóm tác giả cuốn “nâng cao năng lực
cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”). Theo kinh tế chính trị học “cạnh
tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành lấy thị trường,
khách hàng cho doanh nghiệp mình”. Để hiểu một cách khái quát nhất ta có
khái niệm như sau:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cạnh tranh được hiểu là sự
ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành được ưu thế
hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại
khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh .
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt
đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của các doanh nghiệp. Môi
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động
và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường
trong nước và thị trường quốc tế. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nào của
con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Ví như các quốc gia cạnh
tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp
cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh
những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn
lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp vụ để
những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế
UpdateBook Team
trong quan hệ với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình
thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ
mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội. Điều này xuất phát
từ một lẽ đương nhiên nước ta đã và đang bước vào giai đoạn phát triển
cao về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, mà bên cạnh đó cạnh
tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị
trường, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự
do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy
sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Bởi vậy để giành được các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp
phải thường xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động phải thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ
sung xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc,
loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng phải có
phương pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ
chuyên môn, tay nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu thiếu
có sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn doanh
nghiệp sẽ mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh
tế thị trường. Để thúc đẩy tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng
hoá các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu,
thị hiếu của khách hàng. Do đó, cạnh tranh không chỉ kích thích tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng
loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm
cho sản xuất ngày càng gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội
được tốt hơn. Cạnh tranh là một điều kiện đồng thời là một yếu tố kích
thích hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực cạnh
tranh còn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực đó là sự phân hoá sản xuất hàng
hoá, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do
thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công nghệ thấp và có thể làm
cho doanh nghiệp phá sản khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan
mang lại như thiên tai, hoả hoạn.v.v hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh,
điều kiện không thuận lợi.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung
nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị
UpdateBook Team
trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản
phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số
và lợi nhuận. Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về
canh tranh để một mặt chấp nhận canh tranh theo khía cạnh tích cực để từ
đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt
khác tranhd tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi
ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.
Doanh nghiệp thương mại mang tính đặc thù phải chịu sự cạnh
tranh quyết liệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây phạm trù cạnh tranh
hầu như không tồn tại giữa các doanh nghiệp, tại thời điểm này các doanh
nghiệp hầu như đã được nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho
mọi hoạt động, kể cả khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm
này cũng thuộc về nhà nước. Vì vậy, vô hình dung nhà nước đã tạo ra một
lối mòn trong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỉ lại, doanh nghiệp
không phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm đến
doanh nghiệp. Chính điều đó đã không tạo được động lực cho doanh
nghiệp phát triển. Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(1986) nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn,
nền kinh tế thị trường được hình thành thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và
có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối
với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung.
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Đối với nền kinh, tế cạnh không chỉ là môi trường và động lực của
sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng
năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan
hệ xã hội, cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu
mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của nhứng sản phẩm mới. Điều đó
chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về chính trị,
về kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu
UpdateBook Team
và rộng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại
thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành
mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn
đến có những manh mối làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế,
lậu hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp
luật nghiêm cấm.
2.2. Đối với doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt
động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại
và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những
chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi
mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh
tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm
của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người
tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng,
kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo
với mức giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát
triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết.
Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác maketing
bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Nghiên cứu thị trường để doanh
nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà
thị trường cần chứ không sản xuất những gì mà doanh nghiệp có. Cạnh
tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao
hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải
áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh
doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công
nhân, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Cạnh tranh
thắng lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường
tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở
rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho
nền kinh tế.
2.3. Đối với ngành
UpdateBook Team
Hiện nay đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may
nói riêng cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo
bước đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Nhất là đối vơí ngành
dêth may- là một ngành có vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát
triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là thu hút
được một nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó.
Như vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy
mô hoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở
tầm vĩ mô hay vi mô thì không thể thiếu sự có mặt và vai trò của yếu tố
cạnh tranh .
2.4 Đối với sản phẩm.
Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng
cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp
cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng
nhiều hơn. Ngày nay các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài.
Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất
cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo
ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vậy cạnh tranh là một
yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước để phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành
mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng loạn, xáo trộn thị trường.
Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau:
3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh
Cạnh tranh được chia thàn ba loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh
diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi
ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi
UpdateBook Team
nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được
đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh
trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức
cầu. Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt
được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao
hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người
mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được
lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất
lượng, nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và
xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá
nào đó.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh
tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức
cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của
người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại
trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình.
3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh
Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình
thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán
đều không đủ lớn để tác động đên giá cả thị trường. Nhóm người mua
tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì
cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường
quyết định.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh
tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh
có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo,
khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không
hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với
nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem
xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể
UpdateBook Team
nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo
có hai loại:
+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một
số chủ thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc
mua sản phẩm của mình với giá rất cao và những người này có thể làm
thay đổi giá cả thị trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc
quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên thị trường có ít
người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá hoặc ép
giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, còn độc quyền
mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đó
khách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu
không những người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phìa mình.
Trong thực tế có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào
thay thế , tạo ra sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với
nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất và làm tổn hại đến
người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc quyền nhằm
chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.
+ Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong
một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này
cạnh tranh sẽ xảy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy
mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình
không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của
những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi về giá của
doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với
các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị
trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do
vậy việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là
rất khó.
3.3. Căn cứ vào phạm vi kinh tế
- Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại
sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh
nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá
UpdateBook Team
nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày
càng phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm
chí còn có thể bị phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh
tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành
khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều
kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu
cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào
ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều
đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực
có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại
những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực
hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành trước kia có tỷ
suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó
cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm
giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi
nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực
khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ
hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
4. Các công cụ cạnh tranh.
Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp các yếu
tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh
nghiệp sử dụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào
khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiêu thụ
được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận cao. Nghiên cứu các công cụ
cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranh
phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của
doanh nghiệp. Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa
chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một
khuân mẫu cứng nhắc nào. Dưới đâylà một số công cụ cạnh tranh tiêu
biểu và quan trọng mà các doanh nghiệp thương mại thường phải dùng
đến chúng.
4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
UpdateBook Team
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của
sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu
dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như
trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay
nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng
một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả
mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá
cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của
sản xuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ
điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và
lợi ích sản phẩm đem lại. Nếu nói rằng giá cả là yếu tố mà khách hàng
không cần quan tâm đến là hoàn toàn sai bởi giá cả cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để khách hàng tiêu dùng cho phù hợp với mức
thu nhập của mình. Điều mong muốn của khách hàng và của bất cứ ai có
nhu cầu mua hay bán là đảm bảo được hài hoà giữa chất lượng và giá cả.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng
ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần
thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm
hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá
trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất
lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại, mẫu mã,
bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ
thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doang
nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với
doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với
doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải
đương đầu đối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam.
Một khi chất lượng hàng hoá dịch vụ không được bảo đảm thì có nghĩa là
khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ
mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh
doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ
sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản
UpdateBook Team
phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh
nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy
cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần
thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nó.
4.2. Cạnh tranh bằng giá cả.
Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc
cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật
hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung
cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì
họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chất lượng tương
đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích họ
thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành
một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh
nghiệp thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự
khéo léo, tinh tế chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để
cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn giá thị
trường, định giá ngang bằng giá thị trường hay chính sách giá cao hơn giá
thị trường.
Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh
nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện
pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng
tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều hơn.
Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: chính sách này được
áp dụng khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu
hồi vốn và lời nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng
chính sách định giá thấp. Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến
lúc có thể để sau này chiếm được cả thị trường rộng lớn, với khả năng
tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp doanh nghiệp ngay từ đầu có một
chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu tóm khách hàng
và mở rộng thị trường.
UpdateBook Team
Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán
sản phẩm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà
lần đầu tiên người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ
hội để so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ
chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng những hàng hoá giá
cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hoá khác. Doanh nghiệp thường
áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hoặc khi
doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những
mặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá.
Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và
thành công khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ
lưỡng xem mình đang ở tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất
là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và tâm lý của khách hàng cũng như cần
phải xem xét các chiến lược các chính sách giá mà đối thủ đang sử dụng.
4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối.
Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh
đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng.
Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường
xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối
nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng. Từ đó có các
chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòng
quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành
5 loại:
+ Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng
+ Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng
+ Kênh dài: Người sản xuất=>Người buôn bán=>Người bán
lẻ=>Người tiêu dùng
+ Kênh cực dài: Người sản xuất=>Đại lý=> Người buôn bán=>
Người bán lẻ=> Người tiêu dùng.
+ Kênh rút gọn: Người sản xuất=>Đại lý=> Người bán lẻ=> Người
tiêu dùng.
UpdateBook Team
Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo
nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo quy mô kinh doanh của
doanh nghiệp mà sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và
mang lại hiệu quả bởi nhiều khi kênh phân phối có tác dụng như những
người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những trở ngại rườm rà.
4.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách
maketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu
nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu
thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến
quyết định sản xuất những gì ? kinh doanh những gì mà khách hàng cần,
khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì
doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua
các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết
thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng,
doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong
khi bán và sau khi bán.
Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có
tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác. Do vậy chính sách maketing
không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động của doanh nghiệp.
5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. ở
đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị
trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận
cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học kỹ thuật
và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu
cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Con
người không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn
cần “ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp
UpdateBook Team
phải không ngừng điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì
sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh tranh là rất cần thiết,
nó giúp cho doanh nghiệp:
- Tồn tại và đứng vững trên thị trường: Cạnh tranh sẽ tạo ra môi
trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu
khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp
mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất.
Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh
nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện
và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực
thúc đẩy hát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng
hoá sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những Công ty
làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy
những Công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại
và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng
cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập
của từng đối tượng khách hàng. Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp
bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Muốn
tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế
của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó
doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận
cao.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh
tranh luôn là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế đó
khách hàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những
người quyết định cho doanh nghiệp có tồn tại hay không. Họ không phải
tìm đến doanh nghiệp như trước đây nữa và họ cũng không phải mất thời
UpdateBook Team
gian chờ đợi để mua hàng hoá dịch vụ, mà đối ngược lại trong nền kinh tế
thị trường khách hàng được coi là thượng đế, các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển thì phải tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầu nơi họ.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình giới thiệu
truyền bá và quảng cáo sản phẩm của mình để người tiêu dùng biết đến,
để họ có sự xem xét, đánh giá và quyết định có nên tiêu dùng sản phẩm
của doanh nghiệp hay không?. Ngày nay việc chào mời để khách hàng
tiêu thụ sản phẩm của mình đã là vấn đề khó khăn nhưng việc giữ lại
được khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vậy mà doanh nghiệp
nên có những dịch vụ cả trước khi bán, trong khi bán và dịch vụ sau khi
bán hàng hoá cho khách hàng để những khách hàng đó là những khách
hàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố quan
trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt
động kinh doanh đều có những mục tiêu nhất định. Tuỳ thuộc vào từng
giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình
những mục tiêu khác nhau. Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt
động kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn khai thác thị
trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng, giai đoạn
này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Còn ở
giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được
coi là không cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh
nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất. Đến
giai đoạn gần như bão hoà thì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây
dựng lại hình ảnh đối với khách hàng bằng cách thực hiện trách nhiệm đối
với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại thêm niềm tin cho của
khách hàng đối với doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp
cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọi giá
tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm
đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh
tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Chỉ có cạnh tranh thì
doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.
UpdateBook Team
II. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế
những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực của xã
hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên để
cạnh tranh được và cạnh tranh một cách lành mạnh không phải là dễ bởi
nó phụ thuộc vào tiềm năng, lợi thế và nhiều yếu tố khác của doanh
nghiệp hay một quốc gia, đó chính là khả năng cạnh tranh của mỗi quốc
gia, hay một ngành, một công ty xí nghiệp.
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh
Phải nói rằng thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao
tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà
kinh doanh. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao trong các học
giả và giới chuyên môn về khả năng cạnh tranh của công ty
*Theo cách tiếp cận khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia
+ Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới
(gọi tắt là WEF). Theo định nghĩa của WEF thì khả năng cạnh tranh của một
quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các
chính sách, thể chế vững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác
(WEF-1997).
Như vậy khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước
hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc đân và sự có mặt ( hay
thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong
các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Ví dụ điển hình là Nhật bản, sau
chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản trở nên hoang tàn, nhân
dân chìm trong cảnh mất mùa, thiếu thốn. Vậy mà đến năm 1968 Nhật bản
đã trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mỹ) và
được xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷ lục về sự tăng trưởng
kinh tế này là một trong những đỉnh cao để xác định năng lực cạnh tranh lớn
của nền kinh tế Nhật bản. Cũng theo WEF thì các yếu tố xác định khả năng
cạnh tranh được chia làm 8 nhóm chính bao gồm 200 chỉ số khác nhau, các
nhóm yếu tố xác định khả năng cạnh tranh tổng thể chủ yếu có thể kể ra là:
UpdateBook Team
Nhóm 1: Mức độ mở cửa nền kinh tế thế giới bao gồm các yếu tố thuế
quan, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái.
Nhóm 2: Nhóm các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động của
chính phủ bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính
phủ, thuế và mức độ trốn thuế, chính sách tài khoá.
Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các nội dung về khả năng
thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, hiệu quả và cạnh tranh, rủi ro
tài chính đầy đủ và tiết kiệm.
Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm năng lực phát triển công
nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,
phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác.
Nhóm 5: Các yếu tố và kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc và kết
cấu hạ tầng khác.
Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số và quản trị nguồn nhân lực và
các yếu tố quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực.
Nhóm 7: Các yếu tố về lao động bao gồm các chỉ số về trình độ tay
nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả
của các chương trình xã hội , quan hệ lao động trong một ngành.
Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các yếu tố về chất lượng, các thể
chế về pháp lý, các luật và văn bản pháp quy khác.
Dựa vào các nhóm chỉ số này có thể đánh giá, xem xét để rút ra kết
luận về việc định liệu các chính sách, biện pháp đã được sử dụng ở một
Quốc gia có thực sự nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế không. Chẳng
hạn những năm qua chính phủ Việt Nam đã đưa ra chủ trương khuyến khích
phát triển các loại hình doanh nghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nước
ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và tăng trưởng
kinh tế. Thế nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không lấy gì làm chắc chắn.
+ Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng
suất
Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về
năng lực cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao
sức sống của một đất nước. Xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc
UpdateBook Team
vào trình độ phát triển và tính năng động của các doanh nghiệp. Do đó khả
năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào việc các yếu tố nào trong
nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò quyết định cơ bản cho phép các công ty
sáng tạo và duy trì và lợi thế cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể. Với cách
nhìn nhận vấn đề như vậy M.Poter đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố tạo
nên lợi thế canh tranh của một quốc gia và Ông gọi đó là “khối lượng kim
cương các lợi thế cạnh tranh” bao gồm các nhóm được phân chia một cách
tương đối.
- Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (thể hiện vị thế của một
quốc gia về nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề, về tài nguyên, kết
cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học và công nghệ).
- Nhóm các điều kiện về cầu: Phản ánh bản chất của nhu cầu thị
trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành.
- Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của doanh nghiệp
và của đối thủ cạnh tranh.
- Nhóm các yếu tố về các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có
khả năng cạnh trạnh quốc tế.
*Tiếp cận khả năng tranh ở cấp ngành, cấp công ty.
+ Quan điểm của M.Poter
Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn
sách của M.Poter, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng
chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay
thế) của công ty đó. Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài
nước năng lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau:
- Số lượng các doanh nhgiệp mới tham gia.
- Sự có mặt của các sản phẩm thay thế
- Vị thế của khách hàng
- Uy tín của nhà cung ứn
Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp
xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với trong
giai đoạn, thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
UpdateBook Team
+ Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản
phẩm
Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem
xétkhả năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi
phí sản xuất và năng suất. Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành,
công ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm
bớt hay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện
cơ bản của lợi thế cạnh tranh
+ Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren
VarDwer, E.martin và R.Westgren là những đồng tác giả của cuốn
“Assessing the competiviveness of Canada’s agrifood Industry”- 1991. Theo
các tác giả này thì khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được
thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong
nước và nước ngoài. Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giá
khả năng cạnh tranh của công ty. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi
nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
càng cao. Ngược lại, lợi nhuận và thị phần giảm hoặc nhỏ phán ánh năng lực
cạnh tranh của công ty bị hạn chế hoặc chưa cao. Tuy nhiên chúng chỉ là
những chỉ số tổng hợp bao gồm chỉ số thành phần khác nhau như:
- Chỉ số về năng suất bao gồm năng suất lao động và tổng năng suất
các yếu tố sản xuất
- Chỉ số về công nghệ bao gồm các chỉ số về chi phí cho nghiên cứu
và triển khai
- Sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt
- Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí các
nguồn lực.
Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khả năng
cạnh tranh. Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhược
điểm của quan điểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quan
niệm điển hình giúp cho việc tiếp cận một phạm trù phổ biến nhưng còn
nhiều tranh cãi về khái niệm được dễ dàng hơn.
2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
UpdateBook Team
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể
dựa vào một số chỉ tiêu sau:
2.1. Thị phần
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc
dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng
lực cạnh tranh. Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy
trì và tăng thêm lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ
hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là
tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt
động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay không ta phải xét đến
những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của
doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn
hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được
đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi
phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô
kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. v.v.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị
phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần
thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do
đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:
Thị phần của doanh nghiệp =
Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh
nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh
giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu
doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và
ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh
nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản
ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh.
Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm
lĩnh thị trường so với toàn ngành.
UpdateBook Team
Doanh thu của doanh nghiệp
T ng doanh thu toàn ngànhổ
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các
đối thủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu
của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được
những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của
chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt
được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đôí thủ.
2.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng
suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và
trình độ công nghệ của doanh nghiệp.
2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi
phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ
tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu
doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu
cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể
đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận
cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.
Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu ny cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận
nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh
nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.
Đã có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó
doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng
cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là
UpdateBook Team
Tổng lợi nhuận
Tổng doanh thu
tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi
thế cảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức
hút lợi nhuận cao.
Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như
2.4 . Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín
sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách
hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi
nhuận .v.v. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được
uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong con mắt
của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là
doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạt
động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín
của doanh nghiệp đó là “ con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp
đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội
ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người
có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của
khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường yếu tố nổi bật nhất để đánh giá khả năng
cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp đó là nhãn hiệu sản phẩm
- Thiết kế nhãn hiệu sản phẩm: Khi xây dựng một sản phẩm, các nhà
quản trị sẽ lưu tâm đến rất nhiều đến nhãn hiệu sản phẩm, một nhãn hiệu sản
phẩm hay và ấn tượng góp phần không nhỏ vào sự thành công của sản
phẩm, nó giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
khác và là cộng cụ để doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trường mục
tiêu. Khi thiết kế nhãn hiệu doanh nghiệp phải xem xét đến các thành phần
gồm: đặt tên sản phẩm, xây dựng biểu tượng(logo), khẩu hiệu và hình ảnh
UpdateBook Team
cho nhãn. Đồng thời phải có chiến lược về nhãn hiệu đối với sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Các giá trị tài sản nhãn hiệu: Tài sản nhãn hiệu là giá trị của một
nhãn hiệu của sản phẩm do uy tín của nhãn hiệu sản phẩm đó đem lại. Quản
trị giá trị nhãn là một trong các công việc mang tính chiến lược quan trọng
nhất, nó được xem là một trong những dạng tầm tiềm năng có giá trị cao.
Trong những năm gần đây, khi các nhãn hiệu sản phẩm của các doanh
nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, hình thức khuyến mại định
hướng vào gía là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng, điều
này làm tổn thương nhiều doanh nghiệp.
2.5. Năng lực quản trị
Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược,
hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi
về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn
nhận và giải quyết các công việc mộ cách linh hoạt và nhạy bén, có khả
năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự
nguyện và nhiệt tình.Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm
việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành
viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn
xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách
nhìn vĩ mô,hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường.
Nhà quản trị chính là người cầm lái con tầu doanh nghiệp, họ là nhứng
người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp.Họ là những
người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề
nhất. Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh
nghiệp. Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển
của doanh nghiệp.
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
3.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc yếu tố bên trong doanh
nghiệp. Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh
doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Bởi vậy mà nó được coi là các
yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của Công ty.
UpdateBook Team
3.1.1 Khả năng về tài chính.
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải
xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn
đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều
kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh
nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên,
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ
không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được
uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất
lượng cao đối với khách hàng. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Như
vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình
thành và phát triển.
3.1.2. Nguồn lực và vật chất kỹ thuật
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp
đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác
trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi vì:
Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống trang
thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp
nhất định sẽ được bảo toàn về chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Có hệ
thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh qua trình tiêu thụ hàng hoá, tăng
nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng
hoá có được bảo đảm hay không. Nếu xét về công nghệ máy móc có ảnh
hưởng đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá bán của
doanh nghiệp thương mại. Ngày nay do tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc
cạnh tranh về trí tuệ, về trình độ công nghệ. Công nghệ tiên tiến không
những đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ
mà còn có thể xác lập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật. Mặt
khác khi mà việc bảo vệ môi trường như hiện nay đang trở thành một vấn đề
UpdateBook Team
của toàn cầu thì doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao thiết bị máy
móc nhất định sẽ dành được ưu thế trong cạnhh tranh.
3.1.3 Nguồn nhân lực.
Con người là yếu tố quyết điịnh mọi thành bại của hoạt động kinh
doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển
nhân sự, xây dụng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh
nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản
như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập
bình quân. năng lực của cán bộ quản lý.
Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao
nhất của doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến
để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu
cầu con người, chỉ có con người mới tạo được uy tín và hình ảnh của
doanh nghiệp mà tất những yếu tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh.
Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp phải chú
ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ những người lao
động bậc thấp đến nhà quản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đều có một vị
trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những
người lãnh đạo chính là những người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là
những người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là
những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là
nặng nề nhất. Họ chính là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho
doanh nghiệp, còn thực hiện quyết định của họ là những nhân viên dưới
quyền.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn
chưa đủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện
những quyết định đó. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả
về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo có trách nhiệm và có ý thức trong
công việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng
tốt mang tính cạnh tranh cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
trước kia ban lãnh đạo có thể họ không có trình độ chuyên môn cao chỉ cần
họ có thâm niên công tác lâu năm trong nghề là họ yên trí đứng ở vị trí
lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên không cần giỏi về chuyên môn, tay nghề,
vẫn có thể tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp. Ngày nay với quy luật đào
UpdateBook Team
của nền kinh tế thị trường nếu như nếu ban lãnh đạo không có đủ trình độ
chuyên môn cao, không có năng lực lãnh đạo thì trước sau họ cũng sẽ bị
đào thải, sẽ phải rời khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ.
Trong nề kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo
giỏi, tài tình và sáng suốt thì ở đó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến
hết mình, họ luôn có cảm giác là doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và
phát triển, trách nhiệm và quyền lợi của họ đợc bảo đảm được nâng đỡ và
phát huy. ở đâu có nhân viên nhiệt tình có trách nhiệm có sự sáng tạo thì ở
có sự phát triển vững chắc, bởi những quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra
đã có người thực hiện. Như vậy để có năng lực cạnh tranh thì những người
trong doanh nghiệp đó phải có ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ về công
việc của mình. Muốn vậy khâu tuyển dụng đào tạo và đại nghộ nhân sự là
vấn đề quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
3.2. Các nhân tố khách quan
Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan
và ảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố khách quan bao gồm:
3.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định
theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân
thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp
nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy
mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc
cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số
lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả.
Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các
doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp
lý với phương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên
UpdateBook Team
tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp
nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải
luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như
vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung
cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng
3.2.2. Khách hàng
Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết
định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết
của khách hàng thể hiện ở các mặt sau:
Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá
nào? Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng
chấp nhận Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào?
Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng
lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo
ý thích của mình và đồng quyết định phương thức phục của người bán. Điều
này cho thấy tính chất quyết định của khách hàng làm cho thị trường chuyển
từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành
thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách
hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chất
lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn
làm cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao
đến làm tổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Nhóm khách hàng thường
gây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua
với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và
không có gì khác biệt vì họ có thể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ
dàng hoặc nhóm khách có đầy dủ thông tin về sản phẩm , giá cả thị trường,
giá thành của nhà cung cấp. Điều này đem lại cho khách một lợi thế mạnh
hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có ít thông tin.
Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụt
giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ nếu
doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách
hàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà
doanh nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Hiện tượng này dẫn
UpdateBook Team
đến lượng khách hàng sẽ giảm đi và ngày một thưa dần nếu doanh nghiệp
không kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ. Và như vậy sức cạnh tranh sẽ giảm
sút. Điều đó chứng tỏ yếu khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại,
vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào,
nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất
không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải
xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm
của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong
cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và
định hướng tới khách hàng. Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra
trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là
khách hàng. Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ
có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế. Để có và giữ được
khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế còn phải chiều lòng
khách hàng lôi kéo khác hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mãi
và tiếp thị.
Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới
bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối
tác để gây dựng thị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng
hoá và dịch vụ cho khách hàng. Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên
bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ
tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình
Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có
những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn
rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các
doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm,
không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm
khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường
UpdateBook Team
trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt
trội lên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ
thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa
hơn so với các đối thủ
3.2.4 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức
ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành. Sự ra đời của sản
phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị
trường theo hướng ngày càng đa dang, phong phú. Chính nó làm giảm khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ
có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc
phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới
những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói
cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả
dụng mới.
UpdateBook Team
Chương II
thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty may hồ
gươm
I. Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty may Hồ
Gươm.
Tên giao dịch: Công ty may Hồ Gươm.
Tên giao dịch: HoGuom garment Company.
Tên viết tắt : HOGACO.
Trụ sở : 7B - Tương Mai - Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Hồ Gươm.
Công ty may Hồ Gươm là một công ty thuộc liên hiệp sản xuất và
xuất khẩu may “confectiex”, trực thuộc Tổng Công ty may Việt Nam. Công
ty may Hồ Gươm được thành lập theo quyết định số 147 QĐ-TCLĐ ngày
25/ 11/ 1995 của Tổng Công ty may Việt Nam. Thực ra Công ty đã trải qua
một quá trình phát triển khá nhanh với tiền thân là “xưởng may 2” của xí
nghiệp sản xuất và dịch vụ may. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và
được sự cho phép của Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Xưởng may 2 được
tách ra thành một đơn vị kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của Tổng
Công ty dệt may Việt Nam. Ban đầu khi mới thành lập Công ty có tên là “Xí
nghiệp may thời trang Trương Định”, trong những ngày đầu thành lập, xí
nghiệp đã gặp không ít những khó khăn với 264 cán bộ công nhân viên được
phân bổ cho hai phân xưởng sản xuất và 4 phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ
tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít, số công
nhân có tay nghề cao không nhiều, Do đó Công ty phải cử người đi học và
mở các lớp đào tạo tay nghề cho nhân công mới được tuyển dụng .
Về cơ sở vật chất hầu hết thiết bị máy móc của Công ty đều đã lạc hậu
cũ kỹ, tổng diện tích sử dụng ban đầu là 1280 m2
trên diện tích mặt bằng đất
đai 535m gồm hai đơn nguyên nhà. Nhà hai tầng và nhà ba tầng, hệ thống
kho tàng thiếu thốn chật hẹp .
UpdateBook Team
Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên và đường lối lãnh
đạo đúng đắn của ban giám đốc Công ty, chỉ sau một thời gian ngắn Công ty
không những đã vượt qua những khó khăn mà còn thu được những thành
quả đáng kể. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng trưởng bình quân trên 30%
năm thu nhập bình quân ngời lao động tăng 5% năm.
Trong những năm qua ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến việc
đầu tư máy móc việc, dây chuyền công nghệ hiện đại, tìm hiểu thị hiếu ngư-
ời tiêu dùng, nghiên cứu thị trường để đưa vào sản xuất những sản phẩm
mới. Nhờ vậy Công ty ngày càng có những sản phẩm phong phú về mẫu mã
chủng loại, đạt tiêu chuẩn về chất lượng tạo được uy tín trên thị trường trong
và ngoài nước. Căn cứ vào những thành quả trong hai năm hoạt động (1996-
1997) và khả năng phấn đấu phát triển vươn lên của xí nghiệp. Ngày
10/3/1998 theo quyết định số 215QĐ- TCLĐ, Hội đồng quản trị Tổng công
ty dệt may Việt Nam đã cho phép chuyển xí nghiệp may thời trang Trương
Định thành Công ty may Hồ Gươm. Công ty thành viên của Tổng công ty
dệt may Việt Nam, với đầy đủ chức năng quyền hạn của doanh nghiệp hoạt
động theo luật doanh nghiệp. Quyết định này của Tổng công ty dệt may Việt
Nam đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi bầu không khí cho mọi hoạt
động của Công ty và tiếp thêm một sinh lực mới cho cán bộ công nhân viên
Công ty may Hồ Gươm.
Cùng với việc được chuyển thành Công ty, Công ty may Hồ Gươm đã
được Bộ Công Nghiệp phê duyệt dự án khả thi “Đầu tư đồng bộ hoá và
nâng cao năng lực sản xuất”, với nỗ lực vừa phấn đấu đảm bảo mục tiêu
hoạt động kinh doanh vừa thực hiện xây dựng cải tạo, xây dựng mới, mua
sắm thiết bị máy móc. Đến tháng 6/1999, Công ty đã hoàn thành kế hoạch
đầu tư theo dự án, đưa mọi công trình vào sử dụng theo đúng tiến độ, năm
1998,1999 sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn giữ nhịp độ doanh thu năm
sau tăng nhanh gấp hai lần năm trớc và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật, tài chính, xã hội.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất, gia công hàng
may mặc xuất khẩu. Hàng năm Công ty đã sản xuất từ 1-1.5 triệu sản
phẩm/năm. Trong đó hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu chiếm tỷ trọng
trên 90%, còn lại là phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty chủ yếu sản xuất
đảm bảo khả năng đáp ứng của các đơn đặt hàng trong và ngoài nước với
UpdateBook Team
các mặt hàng thời trang đa dạng và một phần sản xuất nhằm giữ ổn định
sản xuất trong điều kiện biến động mạnh của mặt hàng thời trang mang
tính thời vụ theo yêu cầu của khách hàng, của thị trường mà Công ty có
khả năng tiêu thụ sản phẩm với tính chất đa dạng của mặt hàng thời trang.
Sản phẩm của Công ty xuất khẩu có uy tín không chỉ trên thị trường
trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Với chính sách thực hiện đổi
mới công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật Công ty đảm bảo
cung ứng một cách đẩy đủ, kịp thời nhanh chóng cho mọi khách hàng
theo đúng chủng loại, yêu cầu với chất lượng tốt, số lượng chính xác, giá
cả hợp lý. Mặt khác do quản lý mạng lới phân phối, cộng được sự tín
nhiệm của khách hàng, nên mấy năm gần đây Công ty đã chiếm được thị
trường lớn.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh là
nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý
sản xuất của Công ty chúng ta đề cập đến quy trình công nghệ sản xuất
của Công ty.
Công ty may Hồ Gươm là một Công ty công nghiệp chế biến, đối
tượng chế biến là vải được cắt và may thành rất nhiều loại mặt hàng khác
nhau, kỹ thuật sản xuất các kích cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng lại có
mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào mốt và số lượng chi tiết của
mỗi mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả các cỡ vóc của mỗi loại mặt
hàng đó có yêu cầu sản xuất kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt cho
từng mặt hàng nên tuy chủng loại của mặt hàng khác nhau đều được tiến
hành trên cùng một dây chuyền không tiến hành đồng thời trên cùng một
thời gian. Mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại vải khác hoặc có nhiều
mặt hàng được may từ cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến
và định mức của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng của từng loại mặt
hàng có sự khác nhau.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty may Hồ Gươm là sản
xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm của Công ty là hàng
may mặc do vậy rất đa dạng có nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên
UpdateBook Team
nhìn chung mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế
tiếp nhau theo qui trình công nghệ sau đây.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là hàng may mặc do vậy đối tượng
chủ yếu là vải, từ nguyên liệu vải thô ban đầu để trở thành sản phẩm hoàn
thiện phải trải qua các công đoạn như cắt, là, đóng gói.
a. Công đoạn cắt.
-Trải vải
-Cắt pha
-Cắt gọt chi tiết chính xác
-Đánh số
-KCS bán thành phẩm rồi chuyển sang tổ may
b.Công đoạn may.
-May lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật
(may cổ, may tay)
-KCS sản phẩm chuyển sang tổ là.
c.Công đoạn là
-Là thành phẩm theo đúng quy trình
-Gấp cài nhãn các loại thẻ bài, hoàn thiện sản phẩm
d. Cuối cùng là công đoạn đóng gói thành phẩm, sau đó nhập
kho thành phẩm.
Riêng đối với mặt hàng tẩy hoặc mài hoặc thêu thì trước khi là,
đóng gói phải trải qua giai đoạn tẩy mài hoặc thêu.
- Quy trình công nghệ là một nhân tố quan trọng tác dụng trực tiếp
đến bộ máy sản xuất của Công ty. Do đó ở Công ty may Hồ Gươm các
phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín.
* Phân xưởng 1:
- Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9, tổ may 11, tổ
may 13 chuyên may các loại áo, váy áo cho trẻ em và ngời lớn.
- Tổ cắt thực hiện việc cắt vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà phòng
kỹ thuật đề ra.
UpdateBook Team
- Tổ thêu là đóng gói: thực hiện chức năng hoàn thiện sản phẩm.
*Phân xưởng 2:
- Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10, tổ may 12.
- Tổ cắt
- Tổ là, đóng gói
Khi có đơn đặt hàng của khách hàng hai phân xưởng có thể kết hợp
để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân phối cấp quản lý của Công
ty may Hồ Gươm
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý ở Công ty may Hồ Gơm
Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới với ngành nghề kinh
doanh và số lượng công nhân viên trong Công ty, bộ máy của Công ty được
tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực
hiện tốt chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty may Hồ Gư-
ơm là Công ty hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty Dệt
may Việt Nam, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu: trên là
Giám đốc, dưới là các phòng ban chức năng.
- Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm,
là đại diện pháp nhân có quyền cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm
trước Tổng công ty về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý và làm tròn
nghĩa vụ đối với nhà nước theo quyết định hiện hành. Giám đốc điều hành
Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ
UpdateBook Team
Phòng
k toánế
tài vụ
Giám Đ c Công Tyố
Phó Giám Đ c công tyố
Phòng
kế
ho chạ
Phòng
thị
tr ngườ
KD
Phòng kĩ
thu tậ
KCS
Phòng
t ch cổ ứ
hành
chính
Phòng
b o vả ệ
máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Phó giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công
của giám đốc và pháp luật về những việc được giao.
- Phòng kế toán tài vụ : có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và
kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản
xuất, thu thập phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và
phiếu ghi nhận, quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của Công ty.
Giám đốc tình hình các chính sách chế độ thể lệ do nhà nước và do ngành
ban hành, đồng thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động
tài chính. Quá trình hạch toán kế toán phải tính đúng, tính đủ để phục vụ cho
việc hạch toán kế toán được đảm bảo tính chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc
ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở
các phân xưởng và toàn Công ty xác định kết quả kinh doanh.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây
dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn, điều hành sản xuất, ký kết các
hợp đồng sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại.
Có nhiệm vụ tham mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Công
ty. Thống kê tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc
các mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về
thị trường, phân bổ kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế.
- Phòng thị trường kinh doanh : Tìm khách hàng để ký kết các
hợp đồng gia công may mặc và mua đứt bán đoạn, chịu trách nhiệm hoàn
thiện chứng từ giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách n-
ước ngoài, cùng với các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký
kết.
- Phòng kỹ thuật + KCS: Có nhiệm vụ xây dựng , quản lý và
theo dõi các quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo
chất lợng sản phẩn. Khi có kế hoạch thì kiểm tra các mẫu thử thông qua
khách hàng duyệt sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí
nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng thời
UpdateBook Team
kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ kho
cho các phân xưởng.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo
điều độ tiến độ sản xuất, sắp xếp hoạt động trong Công ty, điều hoà bố trí
tuyển dụng lao động và giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống
của cán bộ công nhân viên như lương thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ phép.
Truyền đạt các thông tin trong nội bộ của Công ty tới mọi cá nhân một cách
đầy đủ, kịp thời, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và
ngoại ngữ cũng như tuyển chọn thêm người cho các phòng ban.
- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự
trong nội bộ Công ty.
4. môi trường kinh doanh của Công ty.
4.1. môi trường kinh doanh trong trường trong nước
Thời gian trước thị trường hàng may mặc trong nước là một thị trường
rất tổng hợp, thời trang không theo một xu hướng nào. Hàng dệt may nhập
khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hàng Secondhand nhập
lậu tràn vào thị trường Việt Nam gây cản trở cho các nhà sản xuất may mặc
trong nước. Mặt khác sản phẩm của các Công ty may trong nước cũng cạnh
tranh với nhau. Bên cạnh những yếu tố tích cực là động lực thúc đẩy hàng
dệt may Việt Nam phát triển nó còn là nhân tố cạnh tranh không tích cực
làm lũng loạn thị trường hàngdệt may Việt Nam vì chưa có sự quản lý nhất
quán, Công ty nào cũng muốn bán được hàng nên họ có thể sẵn sàng bán
phá giá với biểu hiện như đại hạ giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp
khác.
Nhưng cũng phải thấy rằng, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam
đang thay đổi. Trước năm 1992 hàng may sẵn công nghiệp chỉ chiếm 20%
thị phần tại các thành phố lớn nhưng hiện nay theo đánh giá của các chuyên
gia nhu cầu này chiếm khoảng 60-70% trong cả nớc. Ngày nay với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của con người ngày càng đợc nâng
cao, kéo theo sự đòi hỏi phong phú hơn của nhu cầu, nhất là ở các thành phố
lớn, các khu đô thị, thị xã xu thế mặc mốt ngày càng nhiều và ưa chuộng đồ
ngoại, phong phú hơn về mẫu mã chủng loại .
UpdateBook Team
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com   qt003

More Related Content

What's hot

Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungaryPhuonglanh Do
 
bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfLuanvan84
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docNguyễn Công Huy
 
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhan Minh Trí
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyLuận Văn 1800
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcSương Tuyết
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Akatsuki Kun
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungary
 
bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
 
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAYĐề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
 
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản. Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
 
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty PinTăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Giải pháp marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty vận tải
Giải pháp marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty vận tảiGiải pháp marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty vận tải
Giải pháp marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty vận tải
 
MAR22.DOC
MAR22.DOCMAR22.DOC
MAR22.DOC
 
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
 
MAR17.doc
MAR17.docMAR17.doc
MAR17.doc
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
QT093.Doc
QT093.DocQT093.Doc
QT093.Doc
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
 

Viewers also liked

Tailieu.vncty.com luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255
Tailieu.vncty.com   luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255Tailieu.vncty.com   luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255
Tailieu.vncty.com luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anh
Tailieu.vncty.com   bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anhTailieu.vncty.com   bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anh
Tailieu.vncty.com bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anhTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdt
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdtTailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdt
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdtTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683Trần Đức Anh
 

Viewers also liked (7)

Tailieu.vncty.com luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255
Tailieu.vncty.com   luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255Tailieu.vncty.com   luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255
Tailieu.vncty.com luan van ths nang luc canh tranh ngan hang 2008 2255
 
Tailieu.vncty.com bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anh
Tailieu.vncty.com   bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anhTailieu.vncty.com   bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anh
Tailieu.vncty.com bo de thi tuyen sinh dai hoc mon tieng anh
 
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdt
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdtTailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdt
Tailieu.vncty.com giao trinh-lt[1].hdt
 
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
 
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683
Tailieu.vncty.com copy of-tieuluangis_683
 
Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001
 
Tailieu.vncty.com excel2010
Tailieu.vncty.com excel2010Tailieu.vncty.com excel2010
Tailieu.vncty.com excel2010
 

Similar to Tailieu.vncty.com qt003

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docxMinsTrn
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfThymThThanh
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxHuongThu88
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 

Similar to Tailieu.vncty.com qt003 (20)

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docx
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdf
 
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAYKế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
 
KTCT.pptx
KTCT.pptxKTCT.pptx
KTCT.pptx
 
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
 
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpCác yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketingNhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 
MAR42.doc
MAR42.docMAR42.doc
MAR42.doc
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com qt003

  • 1. Mở đầu Bước vào thế kỷ 21- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thách thức, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôi động và cấp bách. Trước xu hướng đó, đối với nền kinh tế Việt Nam ngành dệt may được coi là một trong những ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không ngừng tăng lên về mọi mặt, không ngừng tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động- vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cùng xu thế mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công ty may Hồ Gươm là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá trực thuộc Tổng Công ty mayViệt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mình những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh tranh đúng đắn Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để Công ty may Hộ Gươm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại Công ty may Hồ Gươm, em quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực canh tranh. Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm Chương I UpdateBook Team
  • 2. những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh I. Lý thuyết cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trườngViệt Nam hiện nay, các khái nệm liên quan đến cạnh trạnh còn rất khác nhau.Theo Mác“cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua găy gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác”(Theo nhóm tác giả cuốn “nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”). Theo kinh tế chính trị học “cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình”. Để hiểu một cách khái quát nhất ta có khái niệm như sau: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh . Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của các doanh nghiệp. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Ví như các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế UpdateBook Team
  • 3. trong quan hệ với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội. Điều này xuất phát từ một lẽ đương nhiên nước ta đã và đang bước vào giai đoạn phát triển cao về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, mà bên cạnh đó cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Bởi vậy để giành được các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ sung xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng phải có phương pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu thiếu có sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn doanh nghiệp sẽ mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Do đó, cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất ngày càng gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn. Cạnh tranh là một điều kiện đồng thời là một yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực cạnh tranh còn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực đó là sự phân hoá sản xuất hàng hoá, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công nghệ thấp và có thể làm cho doanh nghiệp phá sản khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hoả hoạn.v.v hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi. Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị UpdateBook Team
  • 4. trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về canh tranh để một mặt chấp nhận canh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tranhd tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. Doanh nghiệp thương mại mang tính đặc thù phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. 2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây phạm trù cạnh tranh hầu như không tồn tại giữa các doanh nghiệp, tại thời điểm này các doanh nghiệp hầu như đã được nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho mọi hoạt động, kể cả khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm này cũng thuộc về nhà nước. Vì vậy, vô hình dung nhà nước đã tạo ra một lối mòn trong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỉ lại, doanh nghiệp không phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp. Chính điều đó đã không tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển. Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn, nền kinh tế thị trường được hình thành thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung. 2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Đối với nền kinh, tế cạnh không chỉ là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của nhứng sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu UpdateBook Team
  • 5. và rộng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến có những manh mối làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế, lậu hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm. 2.2. Đối với doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác maketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cần chứ không sản xuất những gì mà doanh nghiệp có. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế. 2.3. Đối với ngành UpdateBook Team
  • 6. Hiện nay đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Nhất là đối vơí ngành dêth may- là một ngành có vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là thu hút được một nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó. Như vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vĩ mô hay vi mô thì không thể thiếu sự có mặt và vai trò của yếu tố cạnh tranh . 2.4 Đối với sản phẩm. Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn. Ngày nay các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài. Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng loạn, xáo trộn thị trường. Các hình thức cạnh tranh Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau: 3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh được chia thàn ba loại: - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi UpdateBook Team
  • 7. nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên. - Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng, nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình. 3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại: - Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để tác động đên giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường quyết định. - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể UpdateBook Team
  • 8. nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: + Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của mình với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, còn độc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đó khách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu không những người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phìa mình. Trong thực tế có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế , tạo ra sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh. + Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó. 3.3. Căn cứ vào phạm vi kinh tế - Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá UpdateBook Team
  • 9. nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm chí còn có thể bị phá sản. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận. 4. Các công cụ cạnh tranh. Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận cao. Nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp. Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một khuân mẫu cứng nhắc nào. Dưới đâylà một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng mà các doanh nghiệp thương mại thường phải dùng đến chúng. 4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. UpdateBook Team
  • 10. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đem lại. Nếu nói rằng giá cả là yếu tố mà khách hàng không cần quan tâm đến là hoàn toàn sai bởi giá cả cũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng tiêu dùng cho phù hợp với mức thu nhập của mình. Điều mong muốn của khách hàng và của bất cứ ai có nhu cầu mua hay bán là đảm bảo được hài hoà giữa chất lượng và giá cả. Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại, mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doang nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hoá dịch vụ không được bảo đảm thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản UpdateBook Team
  • 11. phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nó. 4.2. Cạnh tranh bằng giá cả. Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích họ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn giá thị trường, định giá ngang bằng giá thị trường hay chính sách giá cao hơn giá thị trường. Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều hơn. Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: chính sách này được áp dụng khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp. Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp doanh nghiệp ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu tóm khách hàng và mở rộng thị trường. UpdateBook Team
  • 12. Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán sản phẩm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng những hàng hoá giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hoá khác. Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hoặc khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những mặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá. Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành công khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình đang ở tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và tâm lý của khách hàng cũng như cần phải xem xét các chiến lược các chính sách giá mà đối thủ đang sử dụng. 4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối. Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng. Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại: + Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng + Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng + Kênh dài: Người sản xuất=>Người buôn bán=>Người bán lẻ=>Người tiêu dùng + Kênh cực dài: Người sản xuất=>Đại lý=> Người buôn bán=> Người bán lẻ=> Người tiêu dùng. + Kênh rút gọn: Người sản xuất=>Đại lý=> Người bán lẻ=> Người tiêu dùng. UpdateBook Team
  • 13. Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả bởi nhiều khi kênh phân phối có tác dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những trở ngại rườm rà. 4.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì ? kinh doanh những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán. Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác. Do vậy chính sách maketing không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động của doanh nghiệp. 5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Con người không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp UpdateBook Team
  • 14. phải không ngừng điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp: - Tồn tại và đứng vững trên thị trường: Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy hát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những Công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những Công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao. Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh luôn là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế đó khách hàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những người quyết định cho doanh nghiệp có tồn tại hay không. Họ không phải tìm đến doanh nghiệp như trước đây nữa và họ cũng không phải mất thời UpdateBook Team
  • 15. gian chờ đợi để mua hàng hoá dịch vụ, mà đối ngược lại trong nền kinh tế thị trường khách hàng được coi là thượng đế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầu nơi họ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình giới thiệu truyền bá và quảng cáo sản phẩm của mình để người tiêu dùng biết đến, để họ có sự xem xét, đánh giá và quyết định có nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay không?. Ngày nay việc chào mời để khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình đã là vấn đề khó khăn nhưng việc giữ lại được khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vậy mà doanh nghiệp nên có những dịch vụ cả trước khi bán, trong khi bán và dịch vụ sau khi bán hàng hoá cho khách hàng để những khách hàng đó là những khách hàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có những mục tiêu nhất định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau. Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Còn ở giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là không cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất. Đến giai đoạn gần như bão hoà thì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàng bằng cách thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại thêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọi giá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. UpdateBook Team
  • 16. II. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực của xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên để cạnh tranh được và cạnh tranh một cách lành mạnh không phải là dễ bởi nó phụ thuộc vào tiềm năng, lợi thế và nhiều yếu tố khác của doanh nghiệp hay một quốc gia, đó chính là khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia, hay một ngành, một công ty xí nghiệp. 1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh Phải nói rằng thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà kinh doanh. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khả năng cạnh tranh của công ty *Theo cách tiếp cận khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia + Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới (gọi tắt là WEF). Theo định nghĩa của WEF thì khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (WEF-1997). Như vậy khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc đân và sự có mặt ( hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Ví dụ điển hình là Nhật bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản trở nên hoang tàn, nhân dân chìm trong cảnh mất mùa, thiếu thốn. Vậy mà đến năm 1968 Nhật bản đã trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mỹ) và được xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷ lục về sự tăng trưởng kinh tế này là một trong những đỉnh cao để xác định năng lực cạnh tranh lớn của nền kinh tế Nhật bản. Cũng theo WEF thì các yếu tố xác định khả năng cạnh tranh được chia làm 8 nhóm chính bao gồm 200 chỉ số khác nhau, các nhóm yếu tố xác định khả năng cạnh tranh tổng thể chủ yếu có thể kể ra là: UpdateBook Team
  • 17. Nhóm 1: Mức độ mở cửa nền kinh tế thế giới bao gồm các yếu tố thuế quan, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái. Nhóm 2: Nhóm các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động của chính phủ bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính phủ, thuế và mức độ trốn thuế, chính sách tài khoá. Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các nội dung về khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, hiệu quả và cạnh tranh, rủi ro tài chính đầy đủ và tiết kiệm. Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm năng lực phát triển công nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác. Nhóm 5: Các yếu tố và kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc và kết cấu hạ tầng khác. Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số và quản trị nguồn nhân lực và các yếu tố quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực. Nhóm 7: Các yếu tố về lao động bao gồm các chỉ số về trình độ tay nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của các chương trình xã hội , quan hệ lao động trong một ngành. Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các yếu tố về chất lượng, các thể chế về pháp lý, các luật và văn bản pháp quy khác. Dựa vào các nhóm chỉ số này có thể đánh giá, xem xét để rút ra kết luận về việc định liệu các chính sách, biện pháp đã được sử dụng ở một Quốc gia có thực sự nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế không. Chẳng hạn những năm qua chính phủ Việt Nam đã đưa ra chủ trương khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không lấy gì làm chắc chắn. + Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng suất Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước. Xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc UpdateBook Team
  • 18. vào trình độ phát triển và tính năng động của các doanh nghiệp. Do đó khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào việc các yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò quyết định cơ bản cho phép các công ty sáng tạo và duy trì và lợi thế cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể. Với cách nhìn nhận vấn đề như vậy M.Poter đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố tạo nên lợi thế canh tranh của một quốc gia và Ông gọi đó là “khối lượng kim cương các lợi thế cạnh tranh” bao gồm các nhóm được phân chia một cách tương đối. - Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (thể hiện vị thế của một quốc gia về nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề, về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học và công nghệ). - Nhóm các điều kiện về cầu: Phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành. - Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh. - Nhóm các yếu tố về các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có khả năng cạnh trạnh quốc tế. *Tiếp cận khả năng tranh ở cấp ngành, cấp công ty. + Quan điểm của M.Poter Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách của M.Poter, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau: - Số lượng các doanh nhgiệp mới tham gia. - Sự có mặt của các sản phẩm thay thế - Vị thế của khách hàng - Uy tín của nhà cung ứn Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với trong giai đoạn, thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế. UpdateBook Team
  • 19. + Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem xétkhả năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, công ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh + Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren VarDwer, E.martin và R.Westgren là những đồng tác giả của cuốn “Assessing the competiviveness of Canada’s agrifood Industry”- 1991. Theo các tác giả này thì khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài. Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, lợi nhuận và thị phần giảm hoặc nhỏ phán ánh năng lực cạnh tranh của công ty bị hạn chế hoặc chưa cao. Tuy nhiên chúng chỉ là những chỉ số tổng hợp bao gồm chỉ số thành phần khác nhau như: - Chỉ số về năng suất bao gồm năng suất lao động và tổng năng suất các yếu tố sản xuất - Chỉ số về công nghệ bao gồm các chỉ số về chi phí cho nghiên cứu và triển khai - Sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt - Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí các nguồn lực. Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh. Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhược điểm của quan điểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quan niệm điển hình giúp cho việc tiếp cận một phạm trù phổ biến nhưng còn nhiều tranh cãi về khái niệm được dễ dàng hơn. 2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh UpdateBook Team
  • 20. Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau: 2.1. Thị phần Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. v.v. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định: Thị phần của doanh nghiệp = Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành. UpdateBook Team Doanh thu của doanh nghiệp T ng doanh thu toàn ngànhổ
  • 21. Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đôí thủ. 2.2. Năng suất lao động Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệp. 2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan. Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận = Chỉ tiêu ny cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là UpdateBook Team Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu
  • 22. tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế cảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút lợi nhuận cao. Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như 2.4 . Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận .v.v. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đó là “ con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường yếu tố nổi bật nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp đó là nhãn hiệu sản phẩm - Thiết kế nhãn hiệu sản phẩm: Khi xây dựng một sản phẩm, các nhà quản trị sẽ lưu tâm đến rất nhiều đến nhãn hiệu sản phẩm, một nhãn hiệu sản phẩm hay và ấn tượng góp phần không nhỏ vào sự thành công của sản phẩm, nó giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh khác và là cộng cụ để doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu. Khi thiết kế nhãn hiệu doanh nghiệp phải xem xét đến các thành phần gồm: đặt tên sản phẩm, xây dựng biểu tượng(logo), khẩu hiệu và hình ảnh UpdateBook Team
  • 23. cho nhãn. Đồng thời phải có chiến lược về nhãn hiệu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. - Các giá trị tài sản nhãn hiệu: Tài sản nhãn hiệu là giá trị của một nhãn hiệu của sản phẩm do uy tín của nhãn hiệu sản phẩm đó đem lại. Quản trị giá trị nhãn là một trong các công việc mang tính chiến lược quan trọng nhất, nó được xem là một trong những dạng tầm tiềm năng có giá trị cao. Trong những năm gần đây, khi các nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, hình thức khuyến mại định hướng vào gía là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng, điều này làm tổn thương nhiều doanh nghiệp. 2.5. Năng lực quản trị Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc mộ cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình.Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô,hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái con tầu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp.Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 3.1 Các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Bởi vậy mà nó được coi là các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của Công ty. UpdateBook Team
  • 24. 3.1.1 Khả năng về tài chính. Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển. 3.1.2. Nguồn lực và vật chất kỹ thuật Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi vì: Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp nhất định sẽ được bảo toàn về chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Có hệ thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh qua trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hoá có được bảo đảm hay không. Nếu xét về công nghệ máy móc có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá bán của doanh nghiệp thương mại. Ngày nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc cạnh tranh về trí tuệ, về trình độ công nghệ. Công nghệ tiên tiến không những đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mà còn có thể xác lập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật. Mặt khác khi mà việc bảo vệ môi trường như hiện nay đang trở thành một vấn đề UpdateBook Team
  • 25. của toàn cầu thì doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao thiết bị máy móc nhất định sẽ dành được ưu thế trong cạnhh tranh. 3.1.3 Nguồn nhân lực. Con người là yếu tố quyết điịnh mọi thành bại của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dụng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân. năng lực của cán bộ quản lý. Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có con người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất những yếu tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh. Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ những người lao động bậc thấp đến nhà quản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những người lãnh đạo chính là những người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là những người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, còn thực hiện quyết định của họ là những nhân viên dưới quyền. Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn chưa đủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết định đó. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo có trách nhiệm và có ý thức trong công việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước kia ban lãnh đạo có thể họ không có trình độ chuyên môn cao chỉ cần họ có thâm niên công tác lâu năm trong nghề là họ yên trí đứng ở vị trí lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên không cần giỏi về chuyên môn, tay nghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp. Ngày nay với quy luật đào UpdateBook Team
  • 26. của nền kinh tế thị trường nếu như nếu ban lãnh đạo không có đủ trình độ chuyên môn cao, không có năng lực lãnh đạo thì trước sau họ cũng sẽ bị đào thải, sẽ phải rời khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ. Trong nề kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, tài tình và sáng suốt thì ở đó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến hết mình, họ luôn có cảm giác là doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và phát triển, trách nhiệm và quyền lợi của họ đợc bảo đảm được nâng đỡ và phát huy. ở đâu có nhân viên nhiệt tình có trách nhiệm có sự sáng tạo thì ở có sự phát triển vững chắc, bởi những quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra đã có người thực hiện. Như vậy để có năng lực cạnh tranh thì những người trong doanh nghiệp đó phải có ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ về công việc của mình. Muốn vậy khâu tuyển dụng đào tạo và đại nghộ nhân sự là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.2. Các nhân tố khách quan Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố khách quan bao gồm: 3.2.1. Nhà cung cấp Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên UpdateBook Team
  • 27. tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng 3.2.2. Khách hàng Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết của khách hàng thể hiện ở các mặt sau: Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào? Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào? Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và đồng quyết định phương thức phục của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao đến làm tổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Nhóm khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ có thể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy dủ thông tin về sản phẩm , giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp. Điều này đem lại cho khách một lợi thế mạnh hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có ít thông tin. Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụt giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ nếu doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Hiện tượng này dẫn UpdateBook Team
  • 28. đến lượng khách hàng sẽ giảm đi và ngày một thưa dần nếu doanh nghiệp không kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ. Và như vậy sức cạnh tranh sẽ giảm sút. Điều đó chứng tỏ yếu khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. 3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng. Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách hàng. Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế. Để có và giữ được khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế còn phải chiều lòng khách hàng lôi kéo khác hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mãi và tiếp thị. Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây dựng thị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường UpdateBook Team
  • 29. trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ 3.2.4 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế. Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dang, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới. UpdateBook Team
  • 30. Chương II thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty may hồ gươm I. Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty may Hồ Gươm. Tên giao dịch: Công ty may Hồ Gươm. Tên giao dịch: HoGuom garment Company. Tên viết tắt : HOGACO. Trụ sở : 7B - Tương Mai - Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Hồ Gươm. Công ty may Hồ Gươm là một công ty thuộc liên hiệp sản xuất và xuất khẩu may “confectiex”, trực thuộc Tổng Công ty may Việt Nam. Công ty may Hồ Gươm được thành lập theo quyết định số 147 QĐ-TCLĐ ngày 25/ 11/ 1995 của Tổng Công ty may Việt Nam. Thực ra Công ty đã trải qua một quá trình phát triển khá nhanh với tiền thân là “xưởng may 2” của xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và được sự cho phép của Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Xưởng may 2 được tách ra thành một đơn vị kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Ban đầu khi mới thành lập Công ty có tên là “Xí nghiệp may thời trang Trương Định”, trong những ngày đầu thành lập, xí nghiệp đã gặp không ít những khó khăn với 264 cán bộ công nhân viên được phân bổ cho hai phân xưởng sản xuất và 4 phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít, số công nhân có tay nghề cao không nhiều, Do đó Công ty phải cử người đi học và mở các lớp đào tạo tay nghề cho nhân công mới được tuyển dụng . Về cơ sở vật chất hầu hết thiết bị máy móc của Công ty đều đã lạc hậu cũ kỹ, tổng diện tích sử dụng ban đầu là 1280 m2 trên diện tích mặt bằng đất đai 535m gồm hai đơn nguyên nhà. Nhà hai tầng và nhà ba tầng, hệ thống kho tàng thiếu thốn chật hẹp . UpdateBook Team
  • 31. Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên và đường lối lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc Công ty, chỉ sau một thời gian ngắn Công ty không những đã vượt qua những khó khăn mà còn thu được những thành quả đáng kể. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng trưởng bình quân trên 30% năm thu nhập bình quân ngời lao động tăng 5% năm. Trong những năm qua ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư máy móc việc, dây chuyền công nghệ hiện đại, tìm hiểu thị hiếu ngư- ời tiêu dùng, nghiên cứu thị trường để đưa vào sản xuất những sản phẩm mới. Nhờ vậy Công ty ngày càng có những sản phẩm phong phú về mẫu mã chủng loại, đạt tiêu chuẩn về chất lượng tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào những thành quả trong hai năm hoạt động (1996- 1997) và khả năng phấn đấu phát triển vươn lên của xí nghiệp. Ngày 10/3/1998 theo quyết định số 215QĐ- TCLĐ, Hội đồng quản trị Tổng công ty dệt may Việt Nam đã cho phép chuyển xí nghiệp may thời trang Trương Định thành Công ty may Hồ Gươm. Công ty thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, với đầy đủ chức năng quyền hạn của doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Quyết định này của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi bầu không khí cho mọi hoạt động của Công ty và tiếp thêm một sinh lực mới cho cán bộ công nhân viên Công ty may Hồ Gươm. Cùng với việc được chuyển thành Công ty, Công ty may Hồ Gươm đã được Bộ Công Nghiệp phê duyệt dự án khả thi “Đầu tư đồng bộ hoá và nâng cao năng lực sản xuất”, với nỗ lực vừa phấn đấu đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh vừa thực hiện xây dựng cải tạo, xây dựng mới, mua sắm thiết bị máy móc. Đến tháng 6/1999, Công ty đã hoàn thành kế hoạch đầu tư theo dự án, đưa mọi công trình vào sử dụng theo đúng tiến độ, năm 1998,1999 sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn giữ nhịp độ doanh thu năm sau tăng nhanh gấp hai lần năm trớc và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu. Hàng năm Công ty đã sản xuất từ 1-1.5 triệu sản phẩm/năm. Trong đó hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu chiếm tỷ trọng trên 90%, còn lại là phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty chủ yếu sản xuất đảm bảo khả năng đáp ứng của các đơn đặt hàng trong và ngoài nước với UpdateBook Team
  • 32. các mặt hàng thời trang đa dạng và một phần sản xuất nhằm giữ ổn định sản xuất trong điều kiện biến động mạnh của mặt hàng thời trang mang tính thời vụ theo yêu cầu của khách hàng, của thị trường mà Công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm với tính chất đa dạng của mặt hàng thời trang. Sản phẩm của Công ty xuất khẩu có uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Với chính sách thực hiện đổi mới công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật Công ty đảm bảo cung ứng một cách đẩy đủ, kịp thời nhanh chóng cho mọi khách hàng theo đúng chủng loại, yêu cầu với chất lượng tốt, số lượng chính xác, giá cả hợp lý. Mặt khác do quản lý mạng lới phân phối, cộng được sự tín nhiệm của khách hàng, nên mấy năm gần đây Công ty đã chiếm được thị trường lớn. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của Công ty chúng ta đề cập đến quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Công ty may Hồ Gươm là một Công ty công nghiệp chế biến, đối tượng chế biến là vải được cắt và may thành rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các kích cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng lại có mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào mốt và số lượng chi tiết của mỗi mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả các cỡ vóc của mỗi loại mặt hàng đó có yêu cầu sản xuất kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt cho từng mặt hàng nên tuy chủng loại của mặt hàng khác nhau đều được tiến hành trên cùng một dây chuyền không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại vải khác hoặc có nhiều mặt hàng được may từ cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng của từng loại mặt hàng có sự khác nhau. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty may Hồ Gươm là sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm của Công ty là hàng may mặc do vậy rất đa dạng có nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên UpdateBook Team
  • 33. nhìn chung mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau theo qui trình công nghệ sau đây. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là hàng may mặc do vậy đối tượng chủ yếu là vải, từ nguyên liệu vải thô ban đầu để trở thành sản phẩm hoàn thiện phải trải qua các công đoạn như cắt, là, đóng gói. a. Công đoạn cắt. -Trải vải -Cắt pha -Cắt gọt chi tiết chính xác -Đánh số -KCS bán thành phẩm rồi chuyển sang tổ may b.Công đoạn may. -May lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật (may cổ, may tay) -KCS sản phẩm chuyển sang tổ là. c.Công đoạn là -Là thành phẩm theo đúng quy trình -Gấp cài nhãn các loại thẻ bài, hoàn thiện sản phẩm d. Cuối cùng là công đoạn đóng gói thành phẩm, sau đó nhập kho thành phẩm. Riêng đối với mặt hàng tẩy hoặc mài hoặc thêu thì trước khi là, đóng gói phải trải qua giai đoạn tẩy mài hoặc thêu. - Quy trình công nghệ là một nhân tố quan trọng tác dụng trực tiếp đến bộ máy sản xuất của Công ty. Do đó ở Công ty may Hồ Gươm các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín. * Phân xưởng 1: - Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9, tổ may 11, tổ may 13 chuyên may các loại áo, váy áo cho trẻ em và ngời lớn. - Tổ cắt thực hiện việc cắt vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà phòng kỹ thuật đề ra. UpdateBook Team
  • 34. - Tổ thêu là đóng gói: thực hiện chức năng hoàn thiện sản phẩm. *Phân xưởng 2: - Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10, tổ may 12. - Tổ cắt - Tổ là, đóng gói Khi có đơn đặt hàng của khách hàng hai phân xưởng có thể kết hợp để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân phối cấp quản lý của Công ty may Hồ Gươm Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý ở Công ty may Hồ Gơm Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới với ngành nghề kinh doanh và số lượng công nhân viên trong Công ty, bộ máy của Công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty may Hồ Gư- ơm là Công ty hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu: trên là Giám đốc, dưới là các phòng ban chức năng. - Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân có quyền cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quyết định hiện hành. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ UpdateBook Team Phòng k toánế tài vụ Giám Đ c Công Tyố Phó Giám Đ c công tyố Phòng kế ho chạ Phòng thị tr ngườ KD Phòng kĩ thu tậ KCS Phòng t ch cổ ứ hành chính Phòng b o vả ệ
  • 35. máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Phó giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công của giám đốc và pháp luật về những việc được giao. - Phòng kế toán tài vụ : có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, thu thập phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và phiếu ghi nhận, quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của Công ty. Giám đốc tình hình các chính sách chế độ thể lệ do nhà nước và do ngành ban hành, đồng thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động tài chính. Quá trình hạch toán kế toán phải tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo tính chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các phân xưởng và toàn Công ty xác định kết quả kinh doanh. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn, điều hành sản xuất, ký kết các hợp đồng sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Có nhiệm vụ tham mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. Thống kê tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc các mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. - Phòng thị trường kinh doanh : Tìm khách hàng để ký kết các hợp đồng gia công may mặc và mua đứt bán đoạn, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách n- ước ngoài, cùng với các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết. - Phòng kỹ thuật + KCS: Có nhiệm vụ xây dựng , quản lý và theo dõi các quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lợng sản phẩn. Khi có kế hoạch thì kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng thời UpdateBook Team
  • 36. kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ kho cho các phân xưởng. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo điều độ tiến độ sản xuất, sắp xếp hoạt động trong Công ty, điều hoà bố trí tuyển dụng lao động và giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên như lương thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ phép. Truyền đạt các thông tin trong nội bộ của Công ty tới mọi cá nhân một cách đầy đủ, kịp thời, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cũng như tuyển chọn thêm người cho các phòng ban. - Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong nội bộ Công ty. 4. môi trường kinh doanh của Công ty. 4.1. môi trường kinh doanh trong trường trong nước Thời gian trước thị trường hàng may mặc trong nước là một thị trường rất tổng hợp, thời trang không theo một xu hướng nào. Hàng dệt may nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hàng Secondhand nhập lậu tràn vào thị trường Việt Nam gây cản trở cho các nhà sản xuất may mặc trong nước. Mặt khác sản phẩm của các Công ty may trong nước cũng cạnh tranh với nhau. Bên cạnh những yếu tố tích cực là động lực thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam phát triển nó còn là nhân tố cạnh tranh không tích cực làm lũng loạn thị trường hàngdệt may Việt Nam vì chưa có sự quản lý nhất quán, Công ty nào cũng muốn bán được hàng nên họ có thể sẵn sàng bán phá giá với biểu hiện như đại hạ giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác. Nhưng cũng phải thấy rằng, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi. Trước năm 1992 hàng may sẵn công nghiệp chỉ chiếm 20% thị phần tại các thành phố lớn nhưng hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia nhu cầu này chiếm khoảng 60-70% trong cả nớc. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của con người ngày càng đợc nâng cao, kéo theo sự đòi hỏi phong phú hơn của nhu cầu, nhất là ở các thành phố lớn, các khu đô thị, thị xã xu thế mặc mốt ngày càng nhiều và ưa chuộng đồ ngoại, phong phú hơn về mẫu mã chủng loại . UpdateBook Team