SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
IỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VŨ
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VŨ
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 8 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NINH THỊ THU THỦY
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “ Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam
Giang” chuyên ngành Quản lý kinh tế là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
cá nhân tôi có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác.
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Vũ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG.........................................................................................................................8
1.1. Khái quát về tài sản công và quản lý tài sản công ...............................................8
1.2. Nội dung quản lý tài sản công...........................................................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công...............................................29
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công.........................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ..........................................37
2.1. Tổng quan về Trung tâm y tế huyện Nam Giang...............................................37
2.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế Nam Giang........................43
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế huyện Nam
Giang.........................................................................................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG. ......................................................68
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế huyện Nam
Giang.........................................................................................................................68
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế
huyện Nam Giang .....................................................................................................70
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................76
KẾT LUẬN..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 BV Bệnh viện
3 BYT Bộ Y Tế
4 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập
5 KCB Khám chữa bệnh
6 KTV Kỹ thuật viên
7 NH Ngân hàng
8 NSNN Ngân sách nhà nước
9 NVYT Nhân viên y tế
10 TSCĐ Tài sản cố định
11 TSC Tài sản công
12 TTB Trang thiết bị
13 TTBYT Trang thiết bị y tế
14 TTYTNG Trung tâm Y tế Nam Giang
15 TW Trung ương
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 VT- TBYT Vật tư – Thiết bị y tế
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Phân loại cán bộ, viên chức của Trung tâm y tế huyện
Nam Giang (2016 – 2018)
42
2.2 Chất lượng tài sản cố định là Nhà cửa, vật kiến trúc của
Trung tâm y tế huyện Nam Giang năm 2017
45
2.3 Tài sản là phương tiện vận tải của Trung tâm y tế huyện
Nam Giang từ 2016 -2018
47
2.4 Tài sản là máy móc thiết bị của Trung tâm y tế huyện
Nam Giang từ 2016 -2018
47
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
1.1 Hệ thống quản lý 11
2.1 Mô hình Trung Tâm Y Tế Huyện Giằng. 37
2.2 Mô hình Trung Tâm Y Tế huyện Nam Giang. 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
2.1 Tài sản công Trung tâm y tế huyện Nam Giang 44
2.2 Cơ cấu TSCĐ không phải là đất theo giá trị kiểm kê
năm 2017
45
2.5 Tổng nguồn vốn mua sắm tài sản phân theo nguồn vốn 56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản công có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một
Quốc gia nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong
những năm qua, cơ chế quản lý tài sản công đã được quan tâm xây dựng và chỉnh
đốn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác nguồn nội lực to lớn này, đặc
biệt là giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quản lý tài
sản công đã được xác định và đặt vào vị trí quan trọng.
Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng thì việc khai thác
nguồn lực tài chính từ tài sản công chính là bước đột phá quan trọng. Nguồn lực từ
tài sản công được khai thông sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và điều
hành kinh tế vĩ mô. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được triển
khai thực hiện với những tài sản có khối lượng và giá trị lớn: nhà, đất thuộc sở hữu
nhà nước; kết cấu hạ tầng giao thông; đất đai và tài nguyên thiên nhiên; tài sản tịch
thu và tài sản xác lập sở hữu nhà nước… Hầu hết các cơ chế, chính sách do Cục
Quản lý Công sản tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn này
đều xoay quanh “tiết kiệm, hiệu quả và khai thác nguồn lực”.
Tài sản công trước khi luật quản lý và sử dụng tài sản công ra đời gọi là tài
sản Nhà nước trong công tác quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập, hạn chế.
Quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước bị phân tán do nhiều cơ
quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp chưa cao, còn nặng về hành chính, bao
cấp; vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng
nơi thừa, nơi thiếu tài sản, việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng
phí, thất thoát vẫn diễn ra; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà
nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Việc quản lý, sử dụng một số loại tài sản nhà nước chưa được quan tâm đúng
mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được
2
yêu cầu trong tình hình mới về khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, thất thoát, tham nhũng; khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội cùng Nhà
nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản còn hạn chế, đặc biệt là tài sản nhà nước tại
đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng.
Do tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng, các cơ quan quản lý chưa nắm được
tổng thể về tài sản nhà nước, công tác hạch toán chưa đầy đủ, thống nhất, chưa gắn
quản lý về giá trị với quản lý về hiện vật, công tác quản lý bị buông lỏng trong thời
gian dài, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa theo kịp với yêu cầu quản lý; ý thức
trách nhiệm của một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản
chưa cao; công nghệ quản lý còn hạn chế; tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý còn
thiếu, chưa đồng bộ; chế tài xử lý vi phạm còn thiếu và thực hiện chưa nghiêm.
Việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước chưa được nhiều cá nhân, tổ chức
thực hiện tốt trên thực tiễn. Phân biệt rạch ròi các khái niệm nhằm quản lý và sử
dụng tốt hơn là việc làm hết sức cần thiết. Luật quản lý, sử dụng tài sản công được
Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017 với 10 chương, 134 Điều
và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 ra đời nhằm thay thế Luật Quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước năm 2008. Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì có
sử dụng thuật ngữ “Tài sản công”.
Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng tài sản công giữ một vai trò
rất quan trọng là tiền đề, nền móng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế. Trong
thời qua, việc quản lý tài sản công luôn là vấn đề nóng bỏng được Quốc hội và
Chính phủ đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, tại một số cơ quan hành chính Nhà nước tài
sản công được quản lý và sử dụng chưa hiệu quả, vượt tiêu chuẩn định mức. Sử
dụng lãng phí, sai mục đích không đúng quy định làm thất thoát tài sản công đã và
đang đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả lượng tài sản này.
Tài sản công trong các cơ sở y tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế đó. Đối với
các tài sản là máy móc, trang thiết bị y tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán,
điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm
3
sóc sức khoẻ nhân dân. Một số thiết bị, dụng cụ quản lý như máy vi tính, thiết bị tin
học và các phần mềm quản lý không trực tiếp tham gia vào khám, chữa bệnh mà nó
tham gia vào tạo lập và quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán y tế và các hoạt động
khác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng KCB, các cơ sở y tế quản lý tốt tài sản công từ
đầu tư mua sắm, nâng cấp, sửa chữa và sử dụng có hiệu quả tài sản công.
Những năm gần đây, tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn Ngân sách Nhà nước, quỹ BHYT, viện
trợ từ Dự án RAI - 2E, dự án VNHIP, viện trợ ODA, dự án phòng chống
HIV/AIDS, từ đề án Xã hội hoá y tế. Vì vậy, rất dễ chồng chéo trùng lặp cùng một
loại tài sản được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau dẫn đến quản lý và sử dụng
không hiệu quả, sai mục đích, cũ kỹ, lạc hậu và nghiêm trọng hơn có thể thất thoát
tài sản, bỏ ngoài sổ sách không theo dõi.
Nam Giang là huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh
Quảng Nam. Người dân nơi đây đa phần là người dân tộc thiểu số đời sống kinh tế
thấp, phương tiện đi lại khó khăn nên rất khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế tiên
tiến, hiện đại. Song song với việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ
y tế, quản lý tài sản công có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang, củng cố niềm tin trong nhân dân, từ đó
thu dung người bệnh đến khám và chữa bệnh. Góp phần giảm quá tải cho các bệnh
viện tuyến trên mà người dân không phải đi lại khó khăn, tốn kém vẫn có thể hưởng
các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại địa phương mình điều này có ý nghĩa rất lớn
đối với huyện miền núi như Nam Giang.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tài sản công tại
Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trong
các cơ sở y tế nói riêng đang là vấn đề được chính phủ và Nhà nước quan tâm. Việc
quản lý có hiệu quả tài sản công trong các cơ sở y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nên đã được nhiều tác giả quan tâm
4
nghiên cứu, điển hình như:
Nguyễn Văn Điều (2015), Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn
đã phân tích và luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công.
Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý tài sản
công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp thiết thực
nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang trong thời gian đến. Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là công tác quản
lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra luận văn còn khảo
sát bằng phiếu khảo sát cán bộ viên chức trong bệnh viện từ Ban lãnh đạo đến các
trưởng phó các khoa, phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý Tài sản
công, người bệnh và người nhà người bệnh được sử dụng Tài sản công của Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích đánh giá
thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, luận văn
cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk trong thời gian đến.
Hoàng Thu Thủy (2018), Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức, luận văn thạc sỹ, Trường Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã phân tích,
đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện.
Luận văn đã chỉ ra các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý tài sản công của bệnh viện,
các nhân tố bên ngoài và bên trong, chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý
tài sản công của bệnh viện. Luận văn cũng đã tham khảo kinh nghiệm quản lý tài
sản công của một số bệnh viện đúc kết bài học kinh nghiệm áp dụng cho thực tế
Bệnh viện Việt Đức. Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng quản lý tài sản công của
Bệnh viện Việt Đức. Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân của tồn yại trong
quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức, luận văn đã đề xuất một số giải pháp
5
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức
trong thời gian đến.
Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý tài sản công trong các cơ sở y tế công
lập không phải là mới nhưng nghiên cứu về quản lý tài sản công tại một trung tâm y
tế huyện như huyện Nam Giang thì hoàn toàn mới và thật sự rất cần thiết đối với
một huyện miền núi, đặc biệt khó khăn. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ
yếu thực hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh nên quy mô lớn, nguồn tài sản lớn, đa dạng
và hiện đại hơn so với các bệnh viện tuyến huyện. Hiện tại, cũng chưa có một công
trình nghiên cứu nào về quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
Do vậy, công trình nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn không trùng lắp với các công
trình khác đã công bố và có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm
Y tế huyện Nam Giang đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản
công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang trong thời gian đến.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công .
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản
lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang;
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những mặt làm được và những tồn tại, hạn
chế trong việc quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý tài sản công
tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận và thực tiễn về tài sản công và
quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
6
Nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện
Nam Giang; Đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài sản công; Những ưu điểm,
nhược điểm, thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý tài sản công; Các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công; Đề xuất giải pháp tăng cường quản
lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu Tài sản cố định và công cụ dụng
cụ tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 2016-2018, định hướng đến năm 2022.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Về thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp từ các
báo cáo tài chính của các năm, Nội quy, quy chế của đơn vị, quy chế quản lý và sử
dụng tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ và các báo cáo khác của Trung tâm Y tế huyện
Nam Giang. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc trích
dẫn và được đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn còn thu thập thông tin thứ cấp thông qua mạng internet, thu thập
thông tin từ thư viện của trường, các trường Đại học khối kinh tế,các sách, báo
chuyên ngành quản lý kinh tế, các trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà
nước, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước, các luận án, luận văn,… có nội dung
liên quan đến đề tài.
Phương pháp tổng hợp và xử lý thôngtin
Các thông tin thứ cấp thu thập được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung
nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó được tổng hợp, xử lý dựa trên các tiêu
chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo
chủng loại tài sản… Phần mềm được sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập
chủ yếu là Excel.
7
Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ
ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa những nhóm đối
tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác
quản lý tài sản công thực tế so với kế hoạch, năm sau so với năm trước của trung
tâm trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề
có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra ở
Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho
các giải pháp đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý tài sản công tại trung tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về công tác quản
lý tài sản công tại các cơ sở y tế công lập.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài sản công tại Trung
tâm Y tế huyện Nam Giang; Đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài sản công;
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý tài sản
công; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công; Đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo sẽ có 3
nội dung chính thông qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công;
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam
Giang;
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế
huyện Nam Giang.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ L Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG
1.1. Khái quát về tài sản công và quản lý tài sản công
1.1.1. Khái niệm tài sản công
Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 theo đó thuật ngữ tài sản
Nhà nước được sử dụng, khái niệm này được định nghĩa như sau “Tài sản nhà nước
là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở
hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ
nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định”, tuy nhiên tài sản Nhà
nước trong thực tiễn có phạm vi rất rộng, đồng thời khái niệm này chưa tách bạch
được nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước, vì vậy Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã
thay khái niệm “Tài sản nhà nước”bằng khái niệm “Tài sản công”. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về giải thích từ
ngữ “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung
cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản
kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập
quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất
đai và các loại tài nguyên khác.”
Như vậy việc đưa ra khái niệm TSC cụ thể để nhằm phân biệt với các loại tài
sản khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc Quản lý, sử dụng TSC trong thực tiễn.
1.1.2. Đặc điểm của tài sản công
Tài sản công rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc
9
điểm, tính chất, công dụng riêng song chúng đều có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất: TSC được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của NSNN, có
nguồn từ NSNN hoặc từ các nguồn vốn đầu tư khác (trừ một số tài sản đặc biệt như:
đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước được chuyển giao).
Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ, viện trợ
không hoàn lại của các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với tài sản này, NSNN
không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử
dụng. Đối với các tài sản này trước khi giao cho các bệnh viện sử dụng, đều phải
xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước. Khi các tài sản này được xác lập quyền sở
hữu thuuộc về Nhà nước, thì giá trị của các tài sản đều được ghi thu vào nguồn
NSNN. Như vậy, suy cho cùng các tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà
nước, tài sản viện trợ, tài trợ, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành
chính sử dụng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước có nguồn gốc hình thành từ
NSNN.
Thứ hai: Sự hình thành, quản lý và sử dụng TSC phải phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Với cơ quan quản lý nhà
nước, TSC chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương tiện, môi trường làm việc
để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, quốc phòng, an ninh…. TSC của các cơ quan này lớn nhất là nhà cửa
trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại công tác, các
TTB, máy móc phục vụ chuyên môn. Số lượng TSC cần phải có tuỳ thuộc vào quy
mô của đơn vị thể hiện ở: cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức,
viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị.
Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm TSC không thu hồi được trong
quá trình sử dụng TSC. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy khoảng 80% chi
NSNN là chi chuyển giao và có rất ít khoản chi là chi thanh toán, được hoàn trả
trực tiếp. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, TSC trong cơ quan chủ yếu là
những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản
xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
10
để đưa ra thị trường; do đó, không chuyển giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản
phẩm hoặc chi phí lưu thông. Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn
nhưng không trích khấu hao được (đối với tài sản cố định), vì giá trị của nó không
được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ để hình thành bộ phận
giá trị mới cần phải thu hồi. Do không thực hiện trích khấu hao TSCĐ, nên nguồn
vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi được trong quá trình sử dụng
và không có nghĩa vụ tài chính với NSNN trong việc sử dụng. Mức độ hao mòn của
TSC trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của cơ quan nhà nước được thụ hưởng, Nhà nước không sử dụng các chính sách
khuyến khích trích khấu hao TSCĐ để thúc đẩy các cơ quan bảo vệ TSC như đối
với các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước chỉ có
thể buộc các cơ quan này nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng TSC tiết kiệm và
hiệu quả bằng các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng
TSC, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo dưỡng,
sửa chữa TSC để buộc các cơ quan đơn vị sử dụng tài sản hiệu quả hơn (Nguyễn
Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2009).
Tuy nhiên, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ giá trị và giá trị còn lại của tài
sản để phục vụ cho công tác quản lý tài sản thông qua việc ban hành các quy định
chế độ tính hao mòn TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp.
1.1.3. Khái niệm quản lý tài sản công
Quản lý thực chất là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra. Quản lý là dạng hoạt động xã hội bắt
nguồn từ hoạt động làm việc nhóm có tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công,
phân nhiệm và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung của tập thể.
Ở nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích, có hướng điích của con người.
Ọuán lý là hoạt động do một hay nhiều người cùng hợp tác, phối hợp thực hiện
nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả.
Như vậy, quản lý là sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tác
động lên nguồn lực nhằm thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề.
11
Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý
Từ sự phân tích ở trên, có thể cho rằng quản lý tài sản công nói chung là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý (cán bộ quản lý) đối với
tài sản công đó để có thể sử dụng, khai thác tài sản công một các hiệu quả nhất
nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý.
Nội dung quản lý TSC bao gồm:
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng TSC.
Quản lý việc giao TSC; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử
dụng TSC; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa TSC; khai thác nguồn lực
tài chính từ TSC.
Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu
hủy và các hình thức xử lý khác đối với TSC.
Kiểm kê, báo cáo TSC.
Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia TSC.
Hợp tác quốc tế về TSC.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng TSC.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý,
sử dụng TSC và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC.
Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng TSC.
12
Quản lý hoạt động dịch vụ về TSC.
Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan
1.1.4. Vai trò của quản lý tài sản công:
Quản lý để đảm bảo TSC được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đang là
vấn đề được chú trọng quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Vì vậy,
quản lý nhà nước về TSC nói chung và quản lý TSC tại các đơn vị sự nghiệp nói
riêng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả, nhất là sau
khi Luật quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày
21/6/2017 với 10 chương, 134 Điều và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 ra
đời nhằm thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.
TSC là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn của cải của mỗi quốc gia.
“Quản lý và khai thác TSC tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng,
phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu rủi
ro tài khóa, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tài khóa gặp nhiều khó khăn, quá trình
chuyển đổi mục đích và quyền sử dụng tài sản đang diễn ra nhanh chóng”
Đảm bảo tiết kiệm và khai thác hiệu quả nguồn TSC của Nhà nước.
Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức
chế độ mà Nhà nước quy định.
Đáp ứng yêu cầu công việc của cơ quan hành chính Nhà nước gắn với yêu
cầu hiện đại hóa và tái yêu cầu trang bị TSC đi liền với hiện đại hóa đất nước.
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý tài sản công:
* Nhóm chỉ tiêu định lượng
Tổng vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ và mức
độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công của đơn vị.
Tổng vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ
tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số vốn được đơn vị đó sử dụng đầu tư cho mua sắm, cải
tạo, nâng cấp các tài sản công trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô vốn
đầu tư càng lớn chứng tỏ đơn vị càng chú trọng tới đầu tư tài sản công nhằm nâng
cao năng lực hoạt động cho mình.
13
Mức độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công là chỉ tiêu tương đối phản
ánh tốc độ biến động của vốn đầu tư cho tài sản công qua các thời kỳ nhất định.
Mức độ tăng trưởng dương cho thấy tài sản công của đơn vị ngày càng được
chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển.
Đối với tài sản công của các bệnh viện công lập đều là những tài sản tiên
tiến, hàm lượng công nghệ cao nên cần lượng vốn đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, quy
mô vốn đầu tư cho tài sản công của các bệnh viện ở mức cao.
Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ. Tại
các đơn vị sự nghiệp thì vốn đầu tư cho tài sản công được hình thành chủ yếu từ hai
nguồn: nguồn NSNN cấp trực tiếp và nguồn kinh phí của đơn vị, ngoài ra còn có có
thể hình thành từ nguồn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư công tư.
Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ
tiêu tương đối phản ánh thành phần và tỷ trọng của mỗi nguồn vốn huy động đầu tư
cho tài sản công của đơn vị trong một giai đoạn cụ thể.
Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn huy động thứ i
= x 100
đầu tư thứ i Tổng vốn đầu tư cho tài sản công
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tà NSNN cho thấy các đơn vị chưa mở rộng khả
năng xã hội hóa nguồn đầu tư cho tài sản công, khả năng mở rộng quy mô tài sản
công còn yếu kém.
Tuy nhiên, các bệnh viện cung cấp dịch vụ công cộng là khám chữa bệnh,
giá khám chữa bệnh được Nhà nước quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng
cho mọi người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế nên nguồn vốn NSNN đóng vai trò
quan trọng hàng đầu cho đầu tư tài sản công của các bệnh viện.
Số lượng tài sản công được đầu tư mới hay nâng cấp trong từng thời kỳ. Đây
là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng các tài sản mới được mua sắm, hình thành
thêm trong từng giai đoạn hoặc được nâng cấp, cải tạo…. Tuy nhiên, số lượng tài
sản công còn phụ thuộc vào giá trị của các tài sản công. Trong khi, hầu hết giá trị
Mức độ tăng Tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư cho
trưởng vốn đầu tư = cho TSC năm nay
-
x 100TSC năm trước
cho tài sản công Tổng vốn đầu tư cho TSC năm trước
14
của tài sản công tại các bệnh viện rất lớn nên số lượng tài sản công được đầu tư mới
hay nâng cấp thường không nhiều.
Mức độ hao mòn tài sản công của đơn vị tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu
tương đối phản ánh tài sản công của đơn vị còn mới hay đã cũ, số vốn đã thu hồi
bao nhiêu % so với số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Tỷ lệ hao mòn tài sản Số hao mòn lũy kế
= x 100
công của đơn vị Tổng nguyên giá của tài sản công
Tỷ lệ hao mòn càng cao càng chứng tỏ tài sản công của các đơn vị đã cũ, ít
được quan tâm đầu tư đổi mới nên năng lực hoạt động cũng vì thế sụt giảm theo.
Số lượng tài sản công bị hư hỏng, không thể khắc phục: là chỉ tiêu tuyệt đối
phản ánh số lượng tài sản công không còn sử dụng được do hư hỏng, hết thời gian
sử dụng. Các tài sản này cần nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, nếu không thể khắc
phục được cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để có nguồn tài chính đổi mới tài
sản công.
Công suất khai thác, sử dụng tài sản công: là chỉ tiêu tương đối phản ánh
mức độ khai thác, đưa tài sản công vào sử dụng. Nếu công suất đạt mức càng gần
100% tho thấy các tài sản công được khai thác tối đa cho hoạt động của các tổ chức
hành chính sự nghiệp. Tài sản công không bị lãng phí, hiệu quả hoạt động được
nâng cao.
Nếu công suất khai thác ở mức thấp, chứng tỏ tài sản công ít được đưa vào
vận hành, sử dụng gây ra hiện tượng lãng phí.
Nếu công suất khai thác quá cao, trên 100% thì cho thấy tài sản công đang
hoạt động trên công suất, dẫn tới việc tài sản nhanh chóng bị hư hỏng, quy mô tài
sản công không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đơn vị.
Mức độ hiệu quả kinh tế, xã hội khi vận hành, sử dụng tài sản công như
nguồn thu, khả năng cung ứng dịch vụ công,… phụ thuộc vào từng loại tài sản.
Đối với tài sản công của các bệnh viện, mức độ hiệu quả kinh tế, xã hội
thường được đo lường bởi số thu viện phí hay số lượt người khám chữa bệnh,…
* Nhóm tiêu chí định tính
Nhóm chỉ tiêu định tính có thể sử dụng để đánh giá quản lý tài sản công như:
Mức độ chấp hành quy định pháp lý của Nhà nước và quy định quản lý của đơn vị.
15
Việc đầu tư, mua sắm, vận hành, sử dụng, thanh lý tài sản công của các đơn vị sự
nghiệp công lập phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Khi đánh giá
quản lý tài sản công của bệnh viện, có thể đánh giá mức độ chấp hành quy
định pháp lý của Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp xem có thực hiện
đúng quy trình hay không? Có đảm bảo đúng yêu cầu quản lý nhà nước về tài sản
công hay không?….
Ý thức của các cán bộ, nhân viên trong quản lý tài sản công: Ý thức cán bộ,
nhân viên trong quản lý tài sản công được thể hiện thông qua tinh thành trách nhiệm
trong việc gìn giữ, bảo quản tài sản công để tối ưu hóa hiệu quả khai thác và sử
dụng tài sản công.
1.2. Nội dung quản lý tài sản công
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý tài sản công
Việc ban hành và tổ chức thực hiệm các văn bản về quản lý TSC tạo môi
trường pháp lý trong quản lý và sử dụng TSC.
Luật số 15/2017/QH14 Luật quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội
khóa XIV thông qua ngày 21/6 /2017 với 10 chương, 134 Điều và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ tài chính (2018) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ
Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính
thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng định mức máy móc, thiết bị.
Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính Phủ quy định tiêu
chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 06/8/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia
về TSC.
16
Công văn số 2850/BTC-QLCS ngày 14/3/2018 của Phòng quản lý công sản
Bộ tài chính V/v: Hướng dẫn mua sắm tài sản công từ nguồn NSNN năm 2018..
Ðể khai thác, quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, góp
phần tăng thu, giảm chi cho NSNN, ngoài việc thực hiện nghiêm Luật Quản lý, sử
dụng TSC còn phải tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan như Luật Ðất đai, Luật
Ðấu thầu, Luật Thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí…
1.2.2. Quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công
Đối với TSC việc quyết định chủ trương đầu tư mua sắm tài sản phải căn cứ
vào tiêu chuẩn định mức, sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản, phù hợp vớikhả
năng và nhu cầu thực tế cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của từng đơn vị.
Trong dự toán ngân sách hàng năm cần xác định nhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm
tài sản . Sau khi có phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện
đầu tư, mua sắm tài sản phải được thực hiện theo quy định Pháp luật về đầu tư và
xây dựng, quy định về mua sắm TSC.
Đầu tư mua sắm TSC có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng TSC ở các Bệnh viện. Cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường đầu tư mua
sắm TSC bằng cách tạo nhiều điều kiện về kinh phí, huy động mọi nguồn vốn.
Quản lý khâu lập kế hoạch mua sắm là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tư TSC,
theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế hoạch mua sắm TSC, các thủ tục và
phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TSC hàng năm cho
Trung tâm. Kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản công phải lập theo thứ tự ưu tiên
những tài sản nào có nhu cầu sử dụng nhất xác thực với tiình hình thực tế tại đơn vị.
Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tư TSC đòi hỏi
cần nắm rõ nguồn vốn hình thành nên tài sản đó. Các nguồn vốn đầu tư cho việc
mua sắm TSC rất đa dạng: từ liên doanh liên kết, từ nguồn vốn NSNN cấp, nguồn
quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của Trung tâm và đề án xã hội hoá y tế, cổ
phần công tư...
Quản lý nguồn nhập tài sản công y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y
tế sẽ giúp quá trình quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc, xuất xứ, số lượng và chất
17
lượng các TSC được đưa vào sử dụng tại Trung tâm. Đây là khâu quan trọng trong
quá trình nhập TSC và gắn liền trong công tác quản lý TSC.
Quản lý TSC y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng
TSC, các khoa, phòng ban chức năng của các cơ sở y tế, Trung tâm sẽ lên kế hoạch
mua sắm TSC cho đơn vị mình nhằm giúp công tác quản TSC hiệu quả hơn nhờ vào
việc xác định đúng mục đích sử dụng KCB với điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp.
Việc mua sắm trụ sở làm việc và TSC khác được áp dụng trong trường hợp
cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức
nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê,
khoán kinh phí sử dụng TSC.
Việc mua sắm TSC được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung
hoặc mua sắm phân tán.
Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc
danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều
cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất
gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm
hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đấu thầu.
 Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định bằng
công thức:
Nguyên giá
TSCĐ do
mua sắm
=
Giá
trị ghi
trên
hóa
đơn
-
Các khoản
chiết khấu
thương
mại hoặc
giảm giá
(nếu có)
+
Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ,
chi phí sửa
chữa, cải
tạo, nâng
cấp, chi phí lắp
đặt, chạy thử
+
Các khoản
thu hồi
về sản
phẩm, phế
liệu do
chạy thử
+
Các khoản
thuế, phí, lệ
phí (không
bao gồm các
khoản thuế
được hoàn
lại
+
Chi phí
khác
(nếu
có)
Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết
18
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây
dựng hiện hành.
- Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây
dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cố định kể
từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là
nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo
thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá trị đề nghị quyết toán;
+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu;
+ Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh
lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt.
1.2.3. Quản lý sử dụng tài sản công
Mọi TSC đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho tổ
chức, đơn vị theo quy định của Luật tài sản công và pháp luật có liên quan.
TSC do Nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu: khai
thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá
trị. Đối với các tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên
nhân bất khả kháng khác hằng năm phải mua bảo hiểm tài sản và phương tiện.
TSC là tài nguyên phải thường xuyên được kiểm kê, thống kê về hiện vật,
ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo
vệ, khai thác đúng quy trình, kế hoạch bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp
luật.
TSC phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng,
an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được quản lý sử dụng một cách tiết kiệm,
đúng mục đích, hiệu quả, công năng, đối tượng, không vượt tiêu chuẩn, định mức,
chế độ theo luật định.
Việc huy động nguồn lực tài chính từ luật định phải tuân theo cơ chế thị
trường, thục hiện có hiệu quả đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp
19
luật.
Việc quản lý, sử dụng TSC phải bảo đảm công khai, minh bạch, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng tránh hư hỏng, thất thoát, sử
dụng sai mục đích.
Việc quản lý, sử dụng TSC được thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên
để kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý. Cần xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, hao mòn và thanh lý tài sản công
1.2.4.1. Quản lý việc thu hồi tài sản công
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2018) đã
quy định cụ thể các trường hợp bị thu hồi TSC tại cơ quan nhà nước.
Theo đó, TSC của cơ quan nhà nước bị thu hồi trong 08 trường hợp sau đây:
Một là, trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
Hai là, được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để
thay thế;
Ba là, tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định
mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
Bốn là, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng TSC vào mục đích kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
Năm là, tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không
còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu
cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
Sáu là, phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định
của cơ quan, người có thẩm quyền;
Bảy là, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản
cho Nhà nước;
Tám là, trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Quản lý, sử dụng TSC, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có
trách nhiệm bàn giao tài sản theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo
20
dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi.
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC có trách nhiệm tổ chức
tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực
hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo
quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý;
Đồng thời, lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người
có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án
được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
TSC bị thu hồi sẽ được xử lý theo các hình thức: giao cơ quan, tổ chức, đơn
vị quản lý, sử dụng theo quy định; điều chuyển; bán, thanh lý; tiêu hủy theo quy
định hoặc hình thức xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.4.2. Quản lý việc điều chuyển tài sản công
Công tác quản lý việc điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác,
điều chuyển giữa các ngành, các cấp, tức là điều chuyển từ nơi thừa không có nhu
cầu sử dụng sang nơi thiếu nơi có nhu cầu sử dụng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng
tài sản tiết kiệm và có hiệu quả hết công suất, công năng.
Các trường hợp điều chuyển tài sản công:
- Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
- Cơ quan Nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công nhưng không
có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
- Tài sản công bị thu hồi; tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của
Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật
quản lý, sử dụng TSC thì Trình tự, thủ tục điều chuyển TSC được quy định sau:
Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ
gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều
chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.
21
* Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản
lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, đơn vị: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp
trên: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng;
nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử
dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc
chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01
bản sao.
* Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định
này quyết định điều chuyển TSC hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị
điều chuyển không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng TSC có trách
nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản trong trường hợp việc điều chuyển
tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ
tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Trường hợp điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ
tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này, trên cơ sở đề
nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có liên
quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND
cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản,
trình UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết ðịnh.
22
* Nội dung chủ yếu của Quyết định điều chuyển tài sản công gồm:
- Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển;
- Danh mục tài sản điều chuyển (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn
lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng sau khi điều
chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử
dụng tài sản; lý do điều chuyển);
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
* Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của
cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển và cơ quan,
tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm:
- Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản
được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN kèm theo Nghị định này;
- Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành;
- Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của
pháp luật; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127
Nghị định này.
- Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do
đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.
1.2.4.3. Quản lý trong khâu hao mòn và thanh lý tài sản
Trước năm 2017 TSC được tính hao mòn theo Thông tư số 162/2014/TT-
BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn
TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, ĐVSNCL và các tổ chức có sử dụng NSNN. Từ
năm 2018, TSC được tính hao mòn theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày
07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao
TSCĐ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp
quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 02/7/2018 và được áp dụng từ năm tài chính.
Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ trong
các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và
23
Điều 15 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.
Các loại TSCĐ sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:
- TSCĐ là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị
quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP;
- Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ TSCĐ là
thương hiệu của ĐVSNCL sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không
hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- TSCĐ đang thuê sử dụng;
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
- TSCĐ đã tính đủ hao mòn/ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng
được;
- Các TSCĐ chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã
hỏng không tiếp tục sử dụng được.
Thời điểm tính hao mòn TSCĐ trong ĐVSNCL.
Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi
khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Căn cứ số liệu kiểm kê tài sản cố định đến thời
điểm 31/12 năm trước và các TSCĐ có biến động tăng, giảm trong năm, đơn vị xác
định số lượng, giá trị của tất cả tài sản cố định hiện có tính đến ngày 31/12 của năm
tính hao mòn làm căn cứ để tính hao mòn TSCĐ trong năm theo quy định.
- Đối với TSCĐ có sự biến động tăng hoặc giảm trong năm, quy định về tính
hao mòn và hạch toán kế toán như sau:
+ Toàn bộ các TSCĐ tăng trong năm (do mua sắm, nhận bàn giao, đầu tư xây
dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng...) đến ngày 31/12 hàng năm đều phải tính
và hạch toán hao mòn TSCĐ theo chế độ quy định;
+ Không tính và hạch toán hao mòn TSCĐ đối với TSCĐ giảm trong năm
(do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...) và các TSCĐ không phải tính hao mòn
quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 45/2018/TT-BTC;
+ Với việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức, đơn vị hoặc tổng
kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo chủ trương Nhà nước, việc tính hạch toán hao mòn
24
TSCĐ được tính tại thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- TSCĐ được sử dụng toàn bộ thời gian hoặc vừa sử dụng vào hoạt động
theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, các đơn vị phải lập và gửi cơ quan quản
lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao tài sản và số hao mòn tài sản trong năm
theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BTC, thời hạn gửi
trước ngày 01/01 hàng năm để theo dõi, quản lý.
Khi có TSC hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; TSC chưa hết
hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa
không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm
việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây
dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị
thanh lý TSC, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định thanh lý TSC xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong
trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.
Ghi chú: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC có trách nhiệm
thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định theo thẩm quyền.
1.2.4. Kiểm kê, báo cáo tài sản công
Kiểm kê tài sản là việc kiểm tra, đối chiếu giá trị, số lượng tài sản hiện có tài
thời điểm kiểm kê với số liệu trong sổ kế toán bằng cách cân, đong, đo, đếm số
lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có.
Đơn vị phải tổ chức kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
 Cuối năm tài chính, trước khi lập báo cáo tài chính;
 Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động;
25
 Chuyển đổi hình thức sở hữu;
 Xảy ra hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
 Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung của công tác kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiên có nhằm mục
đích chính thứ số thực có tài sản trong thực tế, phát hiện các khoản chênh lệnh giữa
số thực tế so với số liệu trên sổ sách kế toán.
Số liệu trên sổ sách kế toán là số liệu trên cơ sở cập nhật các chứng từ, tức
là số liệu có tính chất hợp pháp tin cậy.
Nhưng giữa những số liệu trên sổ sách kế toán với thực tế vẫn còn có thể
phát sinh chênh lệch do một số nguyên nhân sau:
 Tài sản bị tác động của môi trường tự nhiên làm cho hư hao, xuống cấp,
không sử dụng được nữa.
 Thủ kho, thủ quỹ có thể nhầm lẫn về mặt chủng loại, thiếu chính xác về
mặt số lượng khi nhập, xuất, thu, chi,…
 Kế toán tính toán, ghi chép trên sổ sách có sai sót.
 Các hành vi tham ô, gian lận, trộm cắp.
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng hiện trạng thực tế của tài sản, nguồn gốc
hình thành TSC. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả báo cáo này.
Mục đích của việc kiểm kê tài sản
Việc kiểm kê TSCĐ hàng tháng, năm nhằm báo cáo cho người quản lý biết
được số lượng tài sản hiện có, tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng của từng tài sản
để đưa ra những quyết định như: sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển hay thay thế tài
sản phù hợp với năng lực tài chính, chính sách đầu tư của đơn vị hay chính sách
quản lý tài sản Nhà nước hiện hành nhằm:
Quản lý tốt hơn công tác quản lý tránh thất thoát làm mất, gây hư hỏng, thiếu
hụt trong công tác quản lý tài chính.
Kiểm soát toàn bộ tài sản của đơn vị hiện đang nắm giữ, để tránh tình trạng
26
thất thoát mất mát…
Kiểm tra, kiểm kê tất cả các bộ phận phòng ban trực thuộc.
Cuối năm: Thời điểm thành lập hội đồng kiểm kê thông thường vào cuối năm
tài chính, tổ chức sở hữu, sử dụng tài sản thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản để
thống kê, phân loại tài sản; Việc kiểm kê cũng có thể tổ chức bất thường để phục vụ
một số mục đích nhất định như mua bán, sáp nhập, giải thể hoặc do yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền.
Kết thúc quá trình kiểm kê, kế toán đơn vị phải lập báo cáo tổng hơp kết quả
kiểm kê tài sản. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số
liệu ghi trên sổ sách kế toán, kế toán phải xác định làm rõ nguyên nhân vì phải phản
ánh số liệu chênh lệch và kết quả xử lý chênh lệch vào sổ kế toán trước khi lập báo
cáo tài chính năm.
Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/ 2017 của Bộ tài chính Hướng
dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày/12/2017 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực thi hành từ
ngày 15/02/2018 và áp dụng kể từ ngày 01/01/2018.
Mẫu báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công:
Mẫu báo cáo kê khai TSC theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 Nghị
định 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
* Báo cáo kê khai lần đầu, báo cáo kê khai bổ sung TSC tại cơ quan, đơn vị:
- Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử
dụng tại cơ quan, đơn vị: Thực hiện kê khai theo Mẫu 04a-ĐK/TSC, Mẫu 04b-
ĐK/TSC, Mẫu 04c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu 06a-ĐK/TSC ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu
số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo
Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu 06d-ĐK/TSC ban hành
27
kèm theo Thông tư này;
- Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC theo Mẫu 07-
ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.
* Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung TSC do Nhà nước giao
cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
được thực hiện tương ứng với từng loại tài sản giao cho doanh nghiệp quản lý: tài
sản kết cấu hạ tầng; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước;
đất đai; tài nguyên.
*. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản phục vụ hoạt
động của dự án sử dụng vốn nhà nước:
- Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử
dụng phục vụ hoạt động của dự án: Thực hiện kê khai theo Mẫu 05a-ĐK/TSDA,
Mẫu 05b-ĐK/TSDA, Mẫu 05C-ĐK/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu 06a-ĐK/TSC ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu
06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo
Thông tư này;
- Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu 06d-ĐK/TSC ban hành
kèm theo Thông tư này;
- Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC theo Mẫu 07-
ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.
* Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản được xác lập
quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, xử
lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các văn bản hướng dẫn.
* Đối với tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại đơn vị
lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, việc
báo cáo kê khai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng của Bộ Quốc phòng và
của Bộ Công an.
28
* Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản kết cấu hạ tầng
được thực hiện theo quy định Chính phủ về quản lý, sử dụng, khai thác từng loại tài
sản kết cấu hạ tầng và các văn bản hướng dẫn.
Báo cáo kê khai định kỳ tài sản công
* Mẫu báo cáo kê khai định kỳ TSC theo quy định tại khoản 1 Điều 128
Nghị định 151/2017/NĐ-CP được quy định sau:
- Báo cáo tổng hợp chung hiện trạng sử dụng TSC theo Mẫu 08a-ĐK/TSC
ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại
hình đơn vị và chi tiết theo từng đơn vị.
- Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm TSC theo Mẫu 08b-ĐK/TSC ban
hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình
đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị.
* Các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này được in từ Cơ sở dữ liệu quốc
gia về TSC.
* Bộ, cơ quan TW, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kê khai định
kỳ TSC về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC theo quy
định tại Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP .
Biểu mẫu công khai tài sản công
* Công khai TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng:
- Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện
(Mẫu 09a-CK/TSC);
- Công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự
nghiệp thực hiện (Mẫu 09b-CK/TSC);
- Công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và TSCĐ khác thực hiện (Mẫu
09c-CK/TSC);
- Công khai tình hình xử lý TSC thực hiện (Mẫu 09d-CK/TSC);
- Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu
09đ-CK/TSC).
* Công khai TSC của Bộ, cơ quan TW, UBND cấp tỉnh về:
- Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện (Mẫu 10a-
29
CK/TSC;)
b) Tình hình quản lý, sử dụng TSC thực hiện (Mẫu 10b-CK/TSC);
- Tình hình xử lý tài sản công thực hiện (Mẫu 10c-CK/TSC);
- Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu 10d-
CK/TSC).
* Công khai tài sản công của cả nước:
- Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện (Mẫu 11a-
CK/TSC);
- Tình hình quản lý, sử dụng TSC thực hiện (Mẫu 11b-CK/TSC);
- Tình hình xử lý TSC thực hiện (Mẫu 11c-CK/TSC);
- Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu 11d-
CK/TSC).
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng tài sản công
Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng TSC thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt
hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo luật định.
Nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, đơn vị
thì trước hết người lãnh đạo đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải
trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm. Tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm, chủ quan, cố ý hay khách quan mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công
1.3.1. Nhân tố bên ngoài
1.3.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ
là công cụ để quản lý nhà nước hữu hiệu nhất, mà còn tạo môi trường pháp lýthuận
lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, góp
phần bồi đắp nên những tinh hoa, những giá trị mới. Trong công tác quản lý và sử
30
dụng TSC hiện nay, việc tăng cường vai trò pháp luật được đặt ra như một tất yếu
khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội văn minh, có
nề nếp, trật tự, kỷ cương, mà còn hướng đến ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ tài sản
công ở mỗi con người.
Cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật quản lý, sử dụng TSC vào trong quy chế
của đơn vị thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh thôi vẫn chưa đủ cần phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân trong
xã hội đều biết và nghiêm chỉnh chấp hành thì mới thành công và đem lại hiệu quả.
Pháp luật có được thực thi và đem lại hiệu quả tùy vào ý thức đạo đức của mỗi con
người
Tóm lại để xã hội ổn định và phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh các quá trình kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta
luôn chú trọng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, tăng cường hoạt động của các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế -
xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Hiện nay các văn bản qui định về quản lý tài sản của công đã được cụ thể
hóa tại Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng TSC và các thông tư hướng dẫn của
Bộ Tài chính. Từ đó xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định trong
quản lý, sử dụng TSC.
Trước những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới của ngành y tế, trong những
năm qua, Bộ Y tế đã tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung
và cán bộ quản lý, vận hành tài sản cho các cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có
Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Bộ đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản
lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang Tài sản vào chương trình đào tạo, mở
rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trong
các trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược...
1.3.1.2. Các tổ chức tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước
Đối với các cơ sở y tế miền núi ngoài nguồn vốn ngân sácch đầu tư, mua sắm
31
TSC, nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cũng đóng một vai
trò rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Viện trợ không hoàn lại của
các tổ chức Phi chính Phủ, ODA, các tổ chức nước ngoài như Dự án Sáng kiến khu
vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artamisinin (RAI 2E), Dự án phòng
bệnh không lây nhiễm Tăng huyết áp và đái tháo đường (VNHIP).
1.3.1.3. Vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực y tế
Hoạt động y tế là một trong những hoạt động thể hiện chính sách an sinh xã
hội của Đảng và Nhà nước ta nên Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt trong việc
định hướng cũng như thực thi các chính sách, pháp luật về y tế. Đối với một huyện
miền núi thì công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế gặp rất nhiều khó khăn vì mục
đích chủ yếu là khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn chứ không vì mục đích
lợi nhuận. Khuyến khích và phát huy vai trò của khu vực y tế tư nhân: Xác định chủ
trương coi phát triển y tế tư nhân là trọng tâm của các chính sách huy động nguồn
lực xã hội cho y tế, thay cho việc huy động đầu tư tư nhân và phát triển các dịch vụ
theo yêu cầu trong các bệnh viện công lập. Cần bảo đảm cho các cơ sở dịch vụ y tế
tư nhân với các quy mô khác nhau được phát triển theo quy hoạch chung, phù hợp
với điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở từng
vùng, từng địa bàn. Tăng cường các chức năng điều tiết cơ bản của Nhà nước, đồng
thời phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các các tổ chức xã hội nghề
nghiệp trong quản lý chuyên môn, tăng cường hệ thống thông tin từ khu vực y tế tư
nhân.
Xây dựng hệ thống thông tin về khu vực y tế tư nhân nói chung, cũng như về
các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, các hình thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh
viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh
viện công nói chung
Tuy nhiên, chủ trương xã hội hóa cũng đặt ra vấn đề như: chế độ tự chủ tài
chính đã làm cho một số bệnh viện công lạm dụng kỹ thuật cận lâm sàng, giữ người
bệnh… dẫn đến quá tải ở tuyến trên; hay liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị dẫn
đến vấn đề đa sở hữu trong nội bộ bệnh viện, vấn đề minh bạch hóa tài chính công
cũng khó xác định. Bên cạnh đó, việc tự chủ nhân lực cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
32
bác sỹ với điều dưỡng viên, KTV. Một số bệnh viện chủ yếu thu hút để tuyển dụng
bác sỹ mà ít chú trọng tuyển dụng điều dưỡng viên nên vấn đề chăm sóc người bệnh
toàn diện cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, xã hội hóa cũng chỉ tập trung nhiều ở khu
vực điều trị khám chữa bệnh mà ít quan tâm ở khu vực y tế dự phòng vì lý do lợi
nhuận. Hơn nữa, trong lĩnh vực y tế công, các khuyết tật xã nảy sinh nhiều hơn so
với khu vực tư nhân như: vấn đề y đức, thái độ phục vụ người bệnh, xây dựng cơ
bản, đấu thầu thuốc…
1.3.2. Nhân tố thuộc nội lực Bệnh viện
1.3.2.1. Cơ chế tự chủ về tài chính
Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn
bao quát, tổng quan cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố trực tiếp tác
động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết
định, định đoạt và tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn
tài chính của đơn vị ra sao, các hình thức huy động và phân bổ chi tiêu tài chính để
đạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ.
Ở điều kiện Nhà nước còn bao cấp bệnh viện công lập, hoạt động quản lý chỉ
đơn thuần là tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mọi hoạt
động bệnh viện đều dưới sự giám sát và quản lý Nhà nước. Bởi vậy, các bệnh viện
chưa đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, chưa mở nhiều hình thức KCB (nội trú,
ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi phí
trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao để triển khai tới bệnh viện.
Nguồn từ NSNN còn hạn chế nên các bệnh viện chưa đẩy mạnh được công
tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại chưa được lắp đặt gây khó khăn
trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh
viện tuyến huyện không có cơ hội triển khai thực hiện các kỹ thuật mới mà phải
chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên, trong cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công không còn được
Nhà nước bao cấp mà phải tự chủ tài chính rất khó khăn cho các Trung tâm Y tế
huyện miền núi khi nguồn thu không đủ để chi.
Vậy, tự chủ tài chính trong các bệnh viện công diễn ra như thế nào? Các
33
bệnh viện công tự chủ về tài chính nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước
trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo cơ chế
tự chủ, các bệnh viện linh động trong tổ chức hoạt động để đáp ứng nhu cầu người
bệnh, giải quyết được khó khăn cho bệnh viện. Tự chủ tài chính giúp bệnh viện xác
định phát triển theo hướng cung cấp dịch vụ tốt nhất. Các bệnh viện thu hút sự tham
gia của người dân vào hoạt động y tế thông qua chủ trương xã hội hóa y tế. Đồng
thời, việc thực hiện tự chủ giúp cho các bệnh viện vừa nâng cao chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh giúp tăng nguồn thu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.
Chất lượng Khám chữa bệnh thể hiện ở cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời
gian khám chữa bệnh cho người bệnh không để người bệnh phải chờ đợi lâu, cán bộ
y tế ứng xử văn minh, lịch sự
1.3.2.2. Trình độ nhân lực quản lý Trung tâm, quản lý sử dụng tài sản công
Công tác quản lý tài sản của Trung tâm phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ
năng của người quản lý sử dụng tài sản phục vụ KCB tại bệnh viện. Người sử dụng
có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao thành thạo, chuyên nghiệp thì tài sản sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả và ít hỏng hóc. Đầu tư tài sản tiên tiến, hiện đại nhưng con người
không đủ trình độ để sử dụng, vận hành thì “ tài sản bị đắp chiếu” gây lãng phí tài
sản và người dân không tiếp cận được dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Bộ Tài chính, để đảm bảo Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC có đầy đủ
thông tin về tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 và
Quyết định 1989/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đối với cơ sở dữ liệu về TSC tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị sẽ phải quản lý tất cả các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ theo
quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa Khu vực
miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam
Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam là Bệnh
viện tuyến tỉnh lớn nhất tỉnh Quảng Nam nằm tại Thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại
Lộc là bệnh viện trực tiếp chỉ đạo tuyến cho TTYT huyện Nam Giang.
34
Bệnh viện với quy mô lớn tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên nên rất
chú trọng đến việc tuyển chọn cán bộ viên chức đặc biệt là cán bộ quản lý và sử
dụng TSC. Cán bộ viên chức quản lý TSC tại đơn vị đa phần có bằng Đại học kinh
tế, Đại học kế toán. Cán bộ sử dụng tài sản đều có chuyên môn cao phù hợp với tài
sản, trang thiết bị được đầu tư. Bệnh viện đã huy động nguồn vốn lớn để đầu tư mua
sắm tài sản, TTBYT từ hoạt động liên doanh liên kết, cổ phần hóa công tư.
Quản lý nguồn nhập TSC y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y tế sẽ
giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, xuất sứ, số lượng và chất lượng các
TSC được đưa vào sử dụng tại Trung tâm. Đây là khâu quan trọng mấu chốt hàng
đầu và không thể thiếu trong công tác quản lý TSC. Thực hiện đấu thầu mua sắm
TTBYT thông qua mạng đấu thầu quốc gia (Chứng thư số).
Bệnh viện là đơn vị đầu tiên của tỉnh áp dụng chương trình phần mềm tin học
quản lý tài sản của đơn vị trực tuyến online. Phần mềm này cập nhật thông tin về
các tài sản hiện có, biến động tài sản trong kỳ đã giúp cho đơn vị và cơ quan nhà
nước nắm bắt được tình hình tài sản hiện có, tình trạng tài sản của đơn vị.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Nam
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam là bệnh viện tuyến tỉnh nằm tại trung
tâm thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là bệnh viện tuyến tỉnh tự chủ
hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên của tỉnh Quảng Nam.
Bệnh viện sử dụng quản lý số lượng tài sản sử dụng chứ không phải là số sê-
ri của tài sản. Có thể số sêri của tài sản sẽ giống với số liệu của tài sản khác. Nếu số
sê-ri được sử dụng làm số để quản lý, các số trùng lặp sẽ gây nhầm lẫn vì không có
cách nào để chia hai nội dung ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn
vẹn của dữ liệu và dẫn đến số dư và hàng tồn kho của khách hàng không chính xác,
giảm thu nhập cho thuê và ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng. Sử dụng số để
theo dõi duy nhất khác với số sê-ri nhằm loại bỏ những vấn đề này. Trong trường
hợp hiếm có số theo dõi bị mất, tài sản vẫn có thể được nhìn lên bằng cách sử dụng
số sê-ri của nó và dán nhãn lại đúng cách để giữ lại lịch sử của tài sản.
Quản lý TTB và vật tư y tế, nối mạng LAN trong bệnh viện. Quản lý, theo
35
dõi vận hành các TTB và vật tư y tế bằng hệ thống mạng vi tính, đẩy mạnh việc
khai thác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Bệnh viện luôn đáp ứng vật tư y tế, đồng bộ với thiết bị y tế mới hiện đại.
Hoàn thiện các quy trình trong công tác quản lý TTBYT. Nâng cao hiệu quả sử
dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu phục vụ bệnh nhân.
Bệnh viện luôn đi đầu các bệnh viện trong tỉnh về công tác quản lý, cung ứng
vật tư, TTBYT. Tích cực khảo sát, tìm kiếm vật tư y tế, linh kiện sửa chữa máy phù
hợp, tương thích, với giá thành phù hợp để thực hiện tiết kiệm tối đa cho bệnh viện
và cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng KCB của bệnh viện.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Trung tâm Y
tế huyện Nam Giang
Tham khảo công tác quản lý và sử dụng TSC của một số Bệnh viện tuyến
tỉnh thuộc Tỉnh Quảng Nam, luận văn cũng đúc kết được một số kinh nghiệm trong
công tác quản lý và sử dụng TSC tại TTYT huyện Nam Giang như sau:
- Đầu tư, mua sắm tài sản TTBYT phải theo thứ tự ưu tiên những TTB thiết
yếu, tránh đầu tư tràn lan, dàn trãi, trùng lắp, không hiệu quả.
- Huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư TTBYT.
- Song song với việc đầu tư tài sản, TTBYT hiện đại là việc đào tạo chuyên
môn cho đội ngủ cán bộ quản lý và sử dụng tài sản đó tránh tình trạng tài sản, TTB
“đắp chiếu” vì không có người có trình độ để sử dụng.
- Ứng dụng phần mềm quản lý tài sản trực tuyến của công ty cổ phần Misa.
- Thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, TTB công khai trên mạng đấu thầu
quốc gia (chứng thư số).
- Bàn giao tài sản phải chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và bàn giao
tài liệu hướng dẫn và các giấy tờ bảo hành.
- Cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh
viện tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội
trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế; tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng
xử văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
36
- Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch sát
thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết
hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa
mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.
- Cần lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các
TTB máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp
vốn để mua sắm TTB phục vụ hoạt động dịch vụ y tế.
- Công tác tổ chức hành chính quản trị cần chú trọng triển khai làm tốt công
tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý
phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện; duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải
quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh.
- Lãnh đạo Trung tâm cần giao bộ phận kế toán xây dựng và giao chỉ tiêu kế
hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm; tổ chức tốt công tác thu viện phí
và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát
cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm; duy trì bảo đảm đáp ứng
nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của Trung tâm; Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm
“Quản lý tài sản” nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của Trung tâm
và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh
nhân; tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện...
- Bên cạnh đó, Trung tâm cần tăng cường hợp tác quốc tế; duy trì mối quan
hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế
trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trung tâm tăng cường tuyên truyền,
giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
thái độ, hành vi trong công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ
luật lao động, thái độ phục vụ người bệnh; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức
nghề nghiệp, mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động bệnh viện.
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài sản công, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài sản công, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về tài sản công, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài sản công, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Đề tài: Tìm hiểu trong ứng dụng Excel vào lĩnh vực thống kê tại xã Bản Bo
Đề tài: Tìm hiểu trong ứng dụng Excel vào lĩnh vực thống kê tại xã Bản BoĐề tài: Tìm hiểu trong ứng dụng Excel vào lĩnh vực thống kê tại xã Bản Bo
Đề tài: Tìm hiểu trong ứng dụng Excel vào lĩnh vực thống kê tại xã Bản Bo
 
Luận văn: Quản lý về đất đai quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý về đất đai quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý về đất đai quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý về đất đai quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang

Similar to Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang (20)

Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HAY
 
Luận văn quản lý tài sản công tại hệ thống tòa án nhân dân ở việt nam 5466948
Luận văn quản lý tài sản công tại hệ thống tòa án nhân dân ở việt nam 5466948Luận văn quản lý tài sản công tại hệ thống tòa án nhân dân ở việt nam 5466948
Luận văn quản lý tài sản công tại hệ thống tòa án nhân dân ở việt nam 5466948
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
 
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.docphan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
 
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyênLv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đPhát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
 
Thu hút nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
Thu hút nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước tỉnh Quảng NgãiThu hút nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
Thu hút nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nướcThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.docPhát triển nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Luận văn: Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang

  • 1. IỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VŨ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VŨ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NINH THỊ THU THỦY HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ “ Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang” chuyên ngành Quản lý kinh tế là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Vũ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG.........................................................................................................................8 1.1. Khái quát về tài sản công và quản lý tài sản công ...............................................8 1.2. Nội dung quản lý tài sản công...........................................................................15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công...............................................29 1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công.........................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ..........................................37 2.1. Tổng quan về Trung tâm y tế huyện Nam Giang...............................................37 2.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế Nam Giang........................43 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang.........................................................................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG. ......................................................68 3.1. Quan điểm, định hướng quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang.........................................................................................................................68 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang .....................................................................................................70 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................76 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BV Bệnh viện 3 BYT Bộ Y Tế 4 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập 5 KCB Khám chữa bệnh 6 KTV Kỹ thuật viên 7 NH Ngân hàng 8 NSNN Ngân sách nhà nước 9 NVYT Nhân viên y tế 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 TSC Tài sản công 12 TTB Trang thiết bị 13 TTBYT Trang thiết bị y tế 14 TTYTNG Trung tâm Y tế Nam Giang 15 TW Trung ương 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 VT- TBYT Vật tư – Thiết bị y tế
  • 6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Phân loại cán bộ, viên chức của Trung tâm y tế huyện Nam Giang (2016 – 2018) 42 2.2 Chất lượng tài sản cố định là Nhà cửa, vật kiến trúc của Trung tâm y tế huyện Nam Giang năm 2017 45 2.3 Tài sản là phương tiện vận tải của Trung tâm y tế huyện Nam Giang từ 2016 -2018 47 2.4 Tài sản là máy móc thiết bị của Trung tâm y tế huyện Nam Giang từ 2016 -2018 47
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Hệ thống quản lý 11 2.1 Mô hình Trung Tâm Y Tế Huyện Giằng. 37 2.2 Mô hình Trung Tâm Y Tế huyện Nam Giang. 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Tài sản công Trung tâm y tế huyện Nam Giang 44 2.2 Cơ cấu TSCĐ không phải là đất theo giá trị kiểm kê năm 2017 45 2.5 Tổng nguồn vốn mua sắm tài sản phân theo nguồn vốn 56
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản công có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một Quốc gia nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, cơ chế quản lý tài sản công đã được quan tâm xây dựng và chỉnh đốn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác nguồn nội lực to lớn này, đặc biệt là giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quản lý tài sản công đã được xác định và đặt vào vị trí quan trọng. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng thì việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công chính là bước đột phá quan trọng. Nguồn lực từ tài sản công được khai thông sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được triển khai thực hiện với những tài sản có khối lượng và giá trị lớn: nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; kết cấu hạ tầng giao thông; đất đai và tài nguyên thiên nhiên; tài sản tịch thu và tài sản xác lập sở hữu nhà nước… Hầu hết các cơ chế, chính sách do Cục Quản lý Công sản tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn này đều xoay quanh “tiết kiệm, hiệu quả và khai thác nguồn lực”. Tài sản công trước khi luật quản lý và sử dụng tài sản công ra đời gọi là tài sản Nhà nước trong công tác quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp chưa cao, còn nặng về hành chính, bao cấp; vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu tài sản, việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng phí, thất thoát vẫn diễn ra; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Việc quản lý, sử dụng một số loại tài sản nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được
  • 9. 2 yêu cầu trong tình hình mới về khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng; khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản còn hạn chế, đặc biệt là tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng. Do tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng, các cơ quan quản lý chưa nắm được tổng thể về tài sản nhà nước, công tác hạch toán chưa đầy đủ, thống nhất, chưa gắn quản lý về giá trị với quản lý về hiện vật, công tác quản lý bị buông lỏng trong thời gian dài, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa theo kịp với yêu cầu quản lý; ý thức trách nhiệm của một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản chưa cao; công nghệ quản lý còn hạn chế; tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý còn thiếu, chưa đồng bộ; chế tài xử lý vi phạm còn thiếu và thực hiện chưa nghiêm. Việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước chưa được nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện tốt trên thực tiễn. Phân biệt rạch ròi các khái niệm nhằm quản lý và sử dụng tốt hơn là việc làm hết sức cần thiết. Luật quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017 với 10 chương, 134 Điều và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 ra đời nhằm thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì có sử dụng thuật ngữ “Tài sản công”. Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng tài sản công giữ một vai trò rất quan trọng là tiền đề, nền móng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế. Trong thời qua, việc quản lý tài sản công luôn là vấn đề nóng bỏng được Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, tại một số cơ quan hành chính Nhà nước tài sản công được quản lý và sử dụng chưa hiệu quả, vượt tiêu chuẩn định mức. Sử dụng lãng phí, sai mục đích không đúng quy định làm thất thoát tài sản công đã và đang đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả lượng tài sản này. Tài sản công trong các cơ sở y tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế đó. Đối với các tài sản là máy móc, trang thiết bị y tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm
  • 10. 3 sóc sức khoẻ nhân dân. Một số thiết bị, dụng cụ quản lý như máy vi tính, thiết bị tin học và các phần mềm quản lý không trực tiếp tham gia vào khám, chữa bệnh mà nó tham gia vào tạo lập và quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán y tế và các hoạt động khác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng KCB, các cơ sở y tế quản lý tốt tài sản công từ đầu tư mua sắm, nâng cấp, sửa chữa và sử dụng có hiệu quả tài sản công. Những năm gần đây, tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn Ngân sách Nhà nước, quỹ BHYT, viện trợ từ Dự án RAI - 2E, dự án VNHIP, viện trợ ODA, dự án phòng chống HIV/AIDS, từ đề án Xã hội hoá y tế. Vì vậy, rất dễ chồng chéo trùng lặp cùng một loại tài sản được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau dẫn đến quản lý và sử dụng không hiệu quả, sai mục đích, cũ kỹ, lạc hậu và nghiêm trọng hơn có thể thất thoát tài sản, bỏ ngoài sổ sách không theo dõi. Nam Giang là huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam. Người dân nơi đây đa phần là người dân tộc thiểu số đời sống kinh tế thấp, phương tiện đi lại khó khăn nên rất khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế tiên tiến, hiện đại. Song song với việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, quản lý tài sản công có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang, củng cố niềm tin trong nhân dân, từ đó thu dung người bệnh đến khám và chữa bệnh. Góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên mà người dân không phải đi lại khó khăn, tốn kém vẫn có thể hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại địa phương mình điều này có ý nghĩa rất lớn đối với huyện miền núi như Nam Giang. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trong các cơ sở y tế nói riêng đang là vấn đề được chính phủ và Nhà nước quan tâm. Việc quản lý có hiệu quả tài sản công trong các cơ sở y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nên đã được nhiều tác giả quan tâm
  • 11. 4 nghiên cứu, điển hình như: Nguyễn Văn Điều (2015), Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã phân tích và luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công. Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong thời gian đến. Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra luận văn còn khảo sát bằng phiếu khảo sát cán bộ viên chức trong bệnh viện từ Ban lãnh đạo đến các trưởng phó các khoa, phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý Tài sản công, người bệnh và người nhà người bệnh được sử dụng Tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk trong thời gian đến. Hoàng Thu Thủy (2018), Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, luận văn thạc sỹ, Trường Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện. Luận văn đã chỉ ra các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý tài sản công của bệnh viện, các nhân tố bên ngoài và bên trong, chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý tài sản công của bệnh viện. Luận văn cũng đã tham khảo kinh nghiệm quản lý tài sản công của một số bệnh viện đúc kết bài học kinh nghiệm áp dụng cho thực tế Bệnh viện Việt Đức. Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức. Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân của tồn yại trong quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức, luận văn đã đề xuất một số giải pháp
  • 12. 5 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức trong thời gian đến. Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý tài sản công trong các cơ sở y tế công lập không phải là mới nhưng nghiên cứu về quản lý tài sản công tại một trung tâm y tế huyện như huyện Nam Giang thì hoàn toàn mới và thật sự rất cần thiết đối với một huyện miền núi, đặc biệt khó khăn. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu thực hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh nên quy mô lớn, nguồn tài sản lớn, đa dạng và hiện đại hơn so với các bệnh viện tuyến huyện. Hiện tại, cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Do vậy, công trình nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn không trùng lắp với các công trình khác đã công bố và có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang trong thời gian đến. Nhiệm vụ cụ thể: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công . - Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang; - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những mặt làm được và những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang trong thời gian tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận và thực tiễn về tài sản công và quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung:
  • 13. 6 Nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang; Đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài sản công; Những ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý tài sản công; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công; Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu Tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 2016-2018, định hướng đến năm 2022. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Về thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các năm, Nội quy, quy chế của đơn vị, quy chế quản lý và sử dụng tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ và các báo cáo khác của Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc trích dẫn và được đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn còn thu thập thông tin thứ cấp thông qua mạng internet, thu thập thông tin từ thư viện của trường, các trường Đại học khối kinh tế,các sách, báo chuyên ngành quản lý kinh tế, các trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước, các luận án, luận văn,… có nội dung liên quan đến đề tài. Phương pháp tổng hợp và xử lý thôngtin Các thông tin thứ cấp thu thập được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó được tổng hợp, xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo chủng loại tài sản… Phần mềm được sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập chủ yếu là Excel.
  • 14. 7 Phương pháp phân tích thông tin Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý tài sản công thực tế so với kế hoạch, năm sau so với năm trước của trung tâm trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra ở Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trung tâm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về công tác quản lý tài sản công tại các cơ sở y tế công lập. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang; Đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài sản công; Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý tài sản công; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công; Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo sẽ có 3 nội dung chính thông qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công; Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang; Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.
  • 15. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ L Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG 1.1. Khái quát về tài sản công và quản lý tài sản công 1.1.1. Khái niệm tài sản công Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 theo đó thuật ngữ tài sản Nhà nước được sử dụng, khái niệm này được định nghĩa như sau “Tài sản nhà nước là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định”, tuy nhiên tài sản Nhà nước trong thực tiễn có phạm vi rất rộng, đồng thời khái niệm này chưa tách bạch được nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, vì vậy Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã thay khái niệm “Tài sản nhà nước”bằng khái niệm “Tài sản công”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về giải thích từ ngữ “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.” Như vậy việc đưa ra khái niệm TSC cụ thể để nhằm phân biệt với các loại tài sản khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc Quản lý, sử dụng TSC trong thực tiễn. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản công Tài sản công rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc
  • 16. 9 điểm, tính chất, công dụng riêng song chúng đều có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất: TSC được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của NSNN, có nguồn từ NSNN hoặc từ các nguồn vốn đầu tư khác (trừ một số tài sản đặc biệt như: đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước được chuyển giao). Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với tài sản này, NSNN không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng. Đối với các tài sản này trước khi giao cho các bệnh viện sử dụng, đều phải xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước. Khi các tài sản này được xác lập quyền sở hữu thuuộc về Nhà nước, thì giá trị của các tài sản đều được ghi thu vào nguồn NSNN. Như vậy, suy cho cùng các tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, tài sản viện trợ, tài trợ, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành chính sử dụng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước có nguồn gốc hình thành từ NSNN. Thứ hai: Sự hình thành, quản lý và sử dụng TSC phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Với cơ quan quản lý nhà nước, TSC chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương tiện, môi trường làm việc để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, quốc phòng, an ninh…. TSC của các cơ quan này lớn nhất là nhà cửa trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại công tác, các TTB, máy móc phục vụ chuyên môn. Số lượng TSC cần phải có tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị thể hiện ở: cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị. Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm TSC không thu hồi được trong quá trình sử dụng TSC. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy khoảng 80% chi NSNN là chi chuyển giao và có rất ít khoản chi là chi thanh toán, được hoàn trả trực tiếp. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, TSC trong cơ quan chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
  • 17. 10 để đưa ra thị trường; do đó, không chuyển giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lưu thông. Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn nhưng không trích khấu hao được (đối với tài sản cố định), vì giá trị của nó không được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ để hình thành bộ phận giá trị mới cần phải thu hồi. Do không thực hiện trích khấu hao TSCĐ, nên nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi được trong quá trình sử dụng và không có nghĩa vụ tài chính với NSNN trong việc sử dụng. Mức độ hao mòn của TSC trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơ quan nhà nước được thụ hưởng, Nhà nước không sử dụng các chính sách khuyến khích trích khấu hao TSCĐ để thúc đẩy các cơ quan bảo vệ TSC như đối với các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước chỉ có thể buộc các cơ quan này nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng TSC tiết kiệm và hiệu quả bằng các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa TSC để buộc các cơ quan đơn vị sử dụng tài sản hiệu quả hơn (Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2009). Tuy nhiên, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ giá trị và giá trị còn lại của tài sản để phục vụ cho công tác quản lý tài sản thông qua việc ban hành các quy định chế độ tính hao mòn TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp. 1.1.3. Khái niệm quản lý tài sản công Quản lý thực chất là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra. Quản lý là dạng hoạt động xã hội bắt nguồn từ hoạt động làm việc nhóm có tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công, phân nhiệm và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung của tập thể. Ở nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích, có hướng điích của con người. Ọuán lý là hoạt động do một hay nhiều người cùng hợp tác, phối hợp thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả. Như vậy, quản lý là sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tác động lên nguồn lực nhằm thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề.
  • 18. 11 Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý Từ sự phân tích ở trên, có thể cho rằng quản lý tài sản công nói chung là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý (cán bộ quản lý) đối với tài sản công đó để có thể sử dụng, khai thác tài sản công một các hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý. Nội dung quản lý TSC bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Quản lý việc giao TSC; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng TSC; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa TSC; khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với TSC. Kiểm kê, báo cáo TSC. Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia TSC. Hợp tác quốc tế về TSC. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng TSC. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng TSC và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng TSC.
  • 19. 12 Quản lý hoạt động dịch vụ về TSC. Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan 1.1.4. Vai trò của quản lý tài sản công: Quản lý để đảm bảo TSC được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đang là vấn đề được chú trọng quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Vì vậy, quản lý nhà nước về TSC nói chung và quản lý TSC tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả, nhất là sau khi Luật quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017 với 10 chương, 134 Điều và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 ra đời nhằm thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. TSC là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn của cải của mỗi quốc gia. “Quản lý và khai thác TSC tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu rủi ro tài khóa, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tài khóa gặp nhiều khó khăn, quá trình chuyển đổi mục đích và quyền sử dụng tài sản đang diễn ra nhanh chóng” Đảm bảo tiết kiệm và khai thác hiệu quả nguồn TSC của Nhà nước. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ mà Nhà nước quy định. Đáp ứng yêu cầu công việc của cơ quan hành chính Nhà nước gắn với yêu cầu hiện đại hóa và tái yêu cầu trang bị TSC đi liền với hiện đại hóa đất nước. 1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý tài sản công: * Nhóm chỉ tiêu định lượng Tổng vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ và mức độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công của đơn vị. Tổng vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số vốn được đơn vị đó sử dụng đầu tư cho mua sắm, cải tạo, nâng cấp các tài sản công trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô vốn đầu tư càng lớn chứng tỏ đơn vị càng chú trọng tới đầu tư tài sản công nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho mình.
  • 20. 13 Mức độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ biến động của vốn đầu tư cho tài sản công qua các thời kỳ nhất định. Mức độ tăng trưởng dương cho thấy tài sản công của đơn vị ngày càng được chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển. Đối với tài sản công của các bệnh viện công lập đều là những tài sản tiên tiến, hàm lượng công nghệ cao nên cần lượng vốn đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, quy mô vốn đầu tư cho tài sản công của các bệnh viện ở mức cao. Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ. Tại các đơn vị sự nghiệp thì vốn đầu tư cho tài sản công được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: nguồn NSNN cấp trực tiếp và nguồn kinh phí của đơn vị, ngoài ra còn có có thể hình thành từ nguồn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư công tư. Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ tiêu tương đối phản ánh thành phần và tỷ trọng của mỗi nguồn vốn huy động đầu tư cho tài sản công của đơn vị trong một giai đoạn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn huy động thứ i = x 100 đầu tư thứ i Tổng vốn đầu tư cho tài sản công Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tà NSNN cho thấy các đơn vị chưa mở rộng khả năng xã hội hóa nguồn đầu tư cho tài sản công, khả năng mở rộng quy mô tài sản công còn yếu kém. Tuy nhiên, các bệnh viện cung cấp dịch vụ công cộng là khám chữa bệnh, giá khám chữa bệnh được Nhà nước quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng cho mọi người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế nên nguồn vốn NSNN đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho đầu tư tài sản công của các bệnh viện. Số lượng tài sản công được đầu tư mới hay nâng cấp trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng các tài sản mới được mua sắm, hình thành thêm trong từng giai đoạn hoặc được nâng cấp, cải tạo…. Tuy nhiên, số lượng tài sản công còn phụ thuộc vào giá trị của các tài sản công. Trong khi, hầu hết giá trị Mức độ tăng Tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư cho trưởng vốn đầu tư = cho TSC năm nay - x 100TSC năm trước cho tài sản công Tổng vốn đầu tư cho TSC năm trước
  • 21. 14 của tài sản công tại các bệnh viện rất lớn nên số lượng tài sản công được đầu tư mới hay nâng cấp thường không nhiều. Mức độ hao mòn tài sản công của đơn vị tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tài sản công của đơn vị còn mới hay đã cũ, số vốn đã thu hồi bao nhiêu % so với số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Tỷ lệ hao mòn tài sản Số hao mòn lũy kế = x 100 công của đơn vị Tổng nguyên giá của tài sản công Tỷ lệ hao mòn càng cao càng chứng tỏ tài sản công của các đơn vị đã cũ, ít được quan tâm đầu tư đổi mới nên năng lực hoạt động cũng vì thế sụt giảm theo. Số lượng tài sản công bị hư hỏng, không thể khắc phục: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng tài sản công không còn sử dụng được do hư hỏng, hết thời gian sử dụng. Các tài sản này cần nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, nếu không thể khắc phục được cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để có nguồn tài chính đổi mới tài sản công. Công suất khai thác, sử dụng tài sản công: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ khai thác, đưa tài sản công vào sử dụng. Nếu công suất đạt mức càng gần 100% tho thấy các tài sản công được khai thác tối đa cho hoạt động của các tổ chức hành chính sự nghiệp. Tài sản công không bị lãng phí, hiệu quả hoạt động được nâng cao. Nếu công suất khai thác ở mức thấp, chứng tỏ tài sản công ít được đưa vào vận hành, sử dụng gây ra hiện tượng lãng phí. Nếu công suất khai thác quá cao, trên 100% thì cho thấy tài sản công đang hoạt động trên công suất, dẫn tới việc tài sản nhanh chóng bị hư hỏng, quy mô tài sản công không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đơn vị. Mức độ hiệu quả kinh tế, xã hội khi vận hành, sử dụng tài sản công như nguồn thu, khả năng cung ứng dịch vụ công,… phụ thuộc vào từng loại tài sản. Đối với tài sản công của các bệnh viện, mức độ hiệu quả kinh tế, xã hội thường được đo lường bởi số thu viện phí hay số lượt người khám chữa bệnh,… * Nhóm tiêu chí định tính Nhóm chỉ tiêu định tính có thể sử dụng để đánh giá quản lý tài sản công như: Mức độ chấp hành quy định pháp lý của Nhà nước và quy định quản lý của đơn vị.
  • 22. 15 Việc đầu tư, mua sắm, vận hành, sử dụng, thanh lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Khi đánh giá quản lý tài sản công của bệnh viện, có thể đánh giá mức độ chấp hành quy định pháp lý của Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp xem có thực hiện đúng quy trình hay không? Có đảm bảo đúng yêu cầu quản lý nhà nước về tài sản công hay không?…. Ý thức của các cán bộ, nhân viên trong quản lý tài sản công: Ý thức cán bộ, nhân viên trong quản lý tài sản công được thể hiện thông qua tinh thành trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo quản tài sản công để tối ưu hóa hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản công. 1.2. Nội dung quản lý tài sản công 1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý tài sản công Việc ban hành và tổ chức thực hiệm các văn bản về quản lý TSC tạo môi trường pháp lý trong quản lý và sử dụng TSC. Luật số 15/2017/QH14 Luật quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6 /2017 với 10 chương, 134 Điều và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Bộ tài chính (2018) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng định mức máy móc, thiết bị. Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính Phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 06/8/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về TSC.
  • 23. 16 Công văn số 2850/BTC-QLCS ngày 14/3/2018 của Phòng quản lý công sản Bộ tài chính V/v: Hướng dẫn mua sắm tài sản công từ nguồn NSNN năm 2018.. Ðể khai thác, quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, góp phần tăng thu, giảm chi cho NSNN, ngoài việc thực hiện nghiêm Luật Quản lý, sử dụng TSC còn phải tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan như Luật Ðất đai, Luật Ðấu thầu, Luật Thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí… 1.2.2. Quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công Đối với TSC việc quyết định chủ trương đầu tư mua sắm tài sản phải căn cứ vào tiêu chuẩn định mức, sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản, phù hợp vớikhả năng và nhu cầu thực tế cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của từng đơn vị. Trong dự toán ngân sách hàng năm cần xác định nhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm tài sản . Sau khi có phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản phải được thực hiện theo quy định Pháp luật về đầu tư và xây dựng, quy định về mua sắm TSC. Đầu tư mua sắm TSC có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng TSC ở các Bệnh viện. Cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường đầu tư mua sắm TSC bằng cách tạo nhiều điều kiện về kinh phí, huy động mọi nguồn vốn. Quản lý khâu lập kế hoạch mua sắm là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tư TSC, theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế hoạch mua sắm TSC, các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TSC hàng năm cho Trung tâm. Kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản công phải lập theo thứ tự ưu tiên những tài sản nào có nhu cầu sử dụng nhất xác thực với tiình hình thực tế tại đơn vị. Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tư TSC đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn hình thành nên tài sản đó. Các nguồn vốn đầu tư cho việc mua sắm TSC rất đa dạng: từ liên doanh liên kết, từ nguồn vốn NSNN cấp, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của Trung tâm và đề án xã hội hoá y tế, cổ phần công tư... Quản lý nguồn nhập tài sản công y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y tế sẽ giúp quá trình quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc, xuất xứ, số lượng và chất
  • 24. 17 lượng các TSC được đưa vào sử dụng tại Trung tâm. Đây là khâu quan trọng trong quá trình nhập TSC và gắn liền trong công tác quản lý TSC. Quản lý TSC y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng TSC, các khoa, phòng ban chức năng của các cơ sở y tế, Trung tâm sẽ lên kế hoạch mua sắm TSC cho đơn vị mình nhằm giúp công tác quản TSC hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng mục đích sử dụng KCB với điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp. Việc mua sắm trụ sở làm việc và TSC khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng TSC. Việc mua sắm TSC được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.  Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định bằng công thức: Nguyên giá TSCĐ do mua sắm = Giá trị ghi trên hóa đơn - Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có) + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử + Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử + Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại + Chi phí khác (nếu có) Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết
  • 25. 18 toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành. - Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: + Giá trị đề nghị quyết toán; + Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu; + Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt. 1.2.3. Quản lý sử dụng tài sản công Mọi TSC đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật tài sản công và pháp luật có liên quan. TSC do Nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu: khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị. Đối với các tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác hằng năm phải mua bảo hiểm tài sản và phương tiện. TSC là tài nguyên phải thường xuyên được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác đúng quy trình, kế hoạch bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp luật. TSC phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được quản lý sử dụng một cách tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả, công năng, đối tượng, không vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo luật định. Việc huy động nguồn lực tài chính từ luật định phải tuân theo cơ chế thị trường, thục hiện có hiệu quả đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp
  • 26. 19 luật. Việc quản lý, sử dụng TSC phải bảo đảm công khai, minh bạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng tránh hư hỏng, thất thoát, sử dụng sai mục đích. Việc quản lý, sử dụng TSC được thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý. Cần xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, hao mòn và thanh lý tài sản công 1.2.4.1. Quản lý việc thu hồi tài sản công Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2018) đã quy định cụ thể các trường hợp bị thu hồi TSC tại cơ quan nhà nước. Theo đó, TSC của cơ quan nhà nước bị thu hồi trong 08 trường hợp sau đây: Một là, trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng; Hai là, được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế; Ba là, tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; Bốn là, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định; Năm là, tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; Sáu là, phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Bảy là, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước; Tám là, trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo Luật Quản lý, sử dụng TSC, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo
  • 27. 20 dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý; Đồng thời, lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. TSC bị thu hồi sẽ được xử lý theo các hình thức: giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định; điều chuyển; bán, thanh lý; tiêu hủy theo quy định hoặc hình thức xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.2.4.2. Quản lý việc điều chuyển tài sản công Công tác quản lý việc điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, tức là điều chuyển từ nơi thừa không có nhu cầu sử dụng sang nơi thiếu nơi có nhu cầu sử dụng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản tiết kiệm và có hiệu quả hết công suất, công năng. Các trường hợp điều chuyển tài sản công: - Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; - Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn; - Cơ quan Nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên; - Tài sản công bị thu hồi; tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng TSC thì Trình tự, thủ tục điều chuyển TSC được quy định sau: Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.
  • 28. 21 * Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm: - Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính; - Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, đơn vị: 01 bản chính; - Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên: 01 bản chính; - Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính; - Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao. * Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định điều chuyển TSC hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng TSC có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản trong trường hợp việc điều chuyển tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền. Trường hợp điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp việc điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp việc điều chuyển TSC thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản, trình UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết ðịnh.
  • 29. 22 * Nội dung chủ yếu của Quyết định điều chuyển tài sản công gồm: - Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển; - Danh mục tài sản điều chuyển (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển); - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. * Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển và cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm: - Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN kèm theo Nghị định này; - Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; - Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này. - Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định. 1.2.4.3. Quản lý trong khâu hao mòn và thanh lý tài sản Trước năm 2017 TSC được tính hao mòn theo Thông tư số 162/2014/TT- BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, ĐVSNCL và các tổ chức có sử dụng NSNN. Từ năm 2018, TSC được tính hao mòn theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2018 và được áp dụng từ năm tài chính. Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và
  • 30. 23 Điều 15 Thông tư số 45/2018/TT-BTC. Các loại TSCĐ sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao: - TSCĐ là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; - Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ TSCĐ là thương hiệu của ĐVSNCL sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; - TSCĐ đang thuê sử dụng; - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: - TSCĐ đã tính đủ hao mòn/ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được; - Các TSCĐ chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được. Thời điểm tính hao mòn TSCĐ trong ĐVSNCL. Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Căn cứ số liệu kiểm kê tài sản cố định đến thời điểm 31/12 năm trước và các TSCĐ có biến động tăng, giảm trong năm, đơn vị xác định số lượng, giá trị của tất cả tài sản cố định hiện có tính đến ngày 31/12 của năm tính hao mòn làm căn cứ để tính hao mòn TSCĐ trong năm theo quy định. - Đối với TSCĐ có sự biến động tăng hoặc giảm trong năm, quy định về tính hao mòn và hạch toán kế toán như sau: + Toàn bộ các TSCĐ tăng trong năm (do mua sắm, nhận bàn giao, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng...) đến ngày 31/12 hàng năm đều phải tính và hạch toán hao mòn TSCĐ theo chế độ quy định; + Không tính và hạch toán hao mòn TSCĐ đối với TSCĐ giảm trong năm (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...) và các TSCĐ không phải tính hao mòn quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 45/2018/TT-BTC; + Với việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo chủ trương Nhà nước, việc tính hạch toán hao mòn
  • 31. 24 TSCĐ được tính tại thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - TSCĐ được sử dụng toàn bộ thời gian hoặc vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, các đơn vị phải lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao tài sản và số hao mòn tài sản trong năm theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BTC, thời hạn gửi trước ngày 01/01 hàng năm để theo dõi, quản lý. Khi có TSC hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; TSC chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý TSC, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý TSC xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Ghi chú: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền. 1.2.4. Kiểm kê, báo cáo tài sản công Kiểm kê tài sản là việc kiểm tra, đối chiếu giá trị, số lượng tài sản hiện có tài thời điểm kiểm kê với số liệu trong sổ kế toán bằng cách cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có. Đơn vị phải tổ chức kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:  Cuối năm tài chính, trước khi lập báo cáo tài chính;  Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động;
  • 32. 25  Chuyển đổi hình thức sở hữu;  Xảy ra hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;  Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung của công tác kiểm kê tài sản Kiểm kê tài sản là việc kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiên có nhằm mục đích chính thứ số thực có tài sản trong thực tế, phát hiện các khoản chênh lệnh giữa số thực tế so với số liệu trên sổ sách kế toán. Số liệu trên sổ sách kế toán là số liệu trên cơ sở cập nhật các chứng từ, tức là số liệu có tính chất hợp pháp tin cậy. Nhưng giữa những số liệu trên sổ sách kế toán với thực tế vẫn còn có thể phát sinh chênh lệch do một số nguyên nhân sau:  Tài sản bị tác động của môi trường tự nhiên làm cho hư hao, xuống cấp, không sử dụng được nữa.  Thủ kho, thủ quỹ có thể nhầm lẫn về mặt chủng loại, thiếu chính xác về mặt số lượng khi nhập, xuất, thu, chi,…  Kế toán tính toán, ghi chép trên sổ sách có sai sót.  Các hành vi tham ô, gian lận, trộm cắp. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng hiện trạng thực tế của tài sản, nguồn gốc hình thành TSC. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả báo cáo này. Mục đích của việc kiểm kê tài sản Việc kiểm kê TSCĐ hàng tháng, năm nhằm báo cáo cho người quản lý biết được số lượng tài sản hiện có, tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng của từng tài sản để đưa ra những quyết định như: sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển hay thay thế tài sản phù hợp với năng lực tài chính, chính sách đầu tư của đơn vị hay chính sách quản lý tài sản Nhà nước hiện hành nhằm: Quản lý tốt hơn công tác quản lý tránh thất thoát làm mất, gây hư hỏng, thiếu hụt trong công tác quản lý tài chính. Kiểm soát toàn bộ tài sản của đơn vị hiện đang nắm giữ, để tránh tình trạng
  • 33. 26 thất thoát mất mát… Kiểm tra, kiểm kê tất cả các bộ phận phòng ban trực thuộc. Cuối năm: Thời điểm thành lập hội đồng kiểm kê thông thường vào cuối năm tài chính, tổ chức sở hữu, sử dụng tài sản thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản để thống kê, phân loại tài sản; Việc kiểm kê cũng có thể tổ chức bất thường để phục vụ một số mục đích nhất định như mua bán, sáp nhập, giải thể hoặc do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Kết thúc quá trình kiểm kê, kế toán đơn vị phải lập báo cáo tổng hơp kết quả kiểm kê tài sản. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ sách kế toán, kế toán phải xác định làm rõ nguyên nhân vì phải phản ánh số liệu chênh lệch và kết quả xử lý chênh lệch vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính năm. Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/ 2017 của Bộ tài chính Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2018 và áp dụng kể từ ngày 01/01/2018. Mẫu báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công: Mẫu báo cáo kê khai TSC theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau: * Báo cáo kê khai lần đầu, báo cáo kê khai bổ sung TSC tại cơ quan, đơn vị: - Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng tại cơ quan, đơn vị: Thực hiện kê khai theo Mẫu 04a-ĐK/TSC, Mẫu 04b- ĐK/TSC, Mẫu 04c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu 06d-ĐK/TSC ban hành
  • 34. 27 kèm theo Thông tư này; - Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC theo Mẫu 07- ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này. * Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung TSC do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện tương ứng với từng loại tài sản giao cho doanh nghiệp quản lý: tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; đất đai; tài nguyên. *. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước: - Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng phục vụ hoạt động của dự án: Thực hiện kê khai theo Mẫu 05a-ĐK/TSDA, Mẫu 05b-ĐK/TSDA, Mẫu 05C-ĐK/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; - Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC theo Mẫu 07- ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này. * Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các văn bản hướng dẫn. * Đối với tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, việc báo cáo kê khai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng của Bộ Quốc phòng và của Bộ Công an.
  • 35. 28 * Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định Chính phủ về quản lý, sử dụng, khai thác từng loại tài sản kết cấu hạ tầng và các văn bản hướng dẫn. Báo cáo kê khai định kỳ tài sản công * Mẫu báo cáo kê khai định kỳ TSC theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được quy định sau: - Báo cáo tổng hợp chung hiện trạng sử dụng TSC theo Mẫu 08a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và chi tiết theo từng đơn vị. - Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm TSC theo Mẫu 08b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị. * Các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này được in từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC. * Bộ, cơ quan TW, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kê khai định kỳ TSC về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC theo quy định tại Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP . Biểu mẫu công khai tài sản công * Công khai TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng: - Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện (Mẫu 09a-CK/TSC); - Công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp thực hiện (Mẫu 09b-CK/TSC); - Công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và TSCĐ khác thực hiện (Mẫu 09c-CK/TSC); - Công khai tình hình xử lý TSC thực hiện (Mẫu 09d-CK/TSC); - Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu 09đ-CK/TSC). * Công khai TSC của Bộ, cơ quan TW, UBND cấp tỉnh về: - Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện (Mẫu 10a-
  • 36. 29 CK/TSC;) b) Tình hình quản lý, sử dụng TSC thực hiện (Mẫu 10b-CK/TSC); - Tình hình xử lý tài sản công thực hiện (Mẫu 10c-CK/TSC); - Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu 10d- CK/TSC). * Công khai tài sản công của cả nước: - Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê TSC thực hiện (Mẫu 11a- CK/TSC); - Tình hình quản lý, sử dụng TSC thực hiện (Mẫu 11b-CK/TSC); - Tình hình xử lý TSC thực hiện (Mẫu 11c-CK/TSC); - Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC thực hiện (Mẫu 11d- CK/TSC). 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo luật định. Nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, đơn vị thì trước hết người lãnh đạo đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ quan, cố ý hay khách quan mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công 1.3.1. Nhân tố bên ngoài 1.3.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ là công cụ để quản lý nhà nước hữu hiệu nhất, mà còn tạo môi trường pháp lýthuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, góp phần bồi đắp nên những tinh hoa, những giá trị mới. Trong công tác quản lý và sử
  • 37. 30 dụng TSC hiện nay, việc tăng cường vai trò pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội văn minh, có nề nếp, trật tự, kỷ cương, mà còn hướng đến ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ tài sản công ở mỗi con người. Cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật quản lý, sử dụng TSC vào trong quy chế của đơn vị thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thôi vẫn chưa đủ cần phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân trong xã hội đều biết và nghiêm chỉnh chấp hành thì mới thành công và đem lại hiệu quả. Pháp luật có được thực thi và đem lại hiệu quả tùy vào ý thức đạo đức của mỗi con người Tóm lại để xã hội ổn định và phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh các quá trình kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, tăng cường hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Hiện nay các văn bản qui định về quản lý tài sản của công đã được cụ thể hóa tại Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng TSC và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Từ đó xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định trong quản lý, sử dụng TSC. Trước những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới của ngành y tế, trong những năm qua, Bộ Y tế đã tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý, vận hành tài sản cho các cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Bộ đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang Tài sản vào chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trong các trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược... 1.3.1.2. Các tổ chức tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước Đối với các cơ sở y tế miền núi ngoài nguồn vốn ngân sácch đầu tư, mua sắm
  • 38. 31 TSC, nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cũng đóng một vai trò rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Phi chính Phủ, ODA, các tổ chức nước ngoài như Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artamisinin (RAI 2E), Dự án phòng bệnh không lây nhiễm Tăng huyết áp và đái tháo đường (VNHIP). 1.3.1.3. Vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực y tế Hoạt động y tế là một trong những hoạt động thể hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nên Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng cũng như thực thi các chính sách, pháp luật về y tế. Đối với một huyện miền núi thì công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế gặp rất nhiều khó khăn vì mục đích chủ yếu là khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn chứ không vì mục đích lợi nhuận. Khuyến khích và phát huy vai trò của khu vực y tế tư nhân: Xác định chủ trương coi phát triển y tế tư nhân là trọng tâm của các chính sách huy động nguồn lực xã hội cho y tế, thay cho việc huy động đầu tư tư nhân và phát triển các dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện công lập. Cần bảo đảm cho các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân với các quy mô khác nhau được phát triển theo quy hoạch chung, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở từng vùng, từng địa bàn. Tăng cường các chức năng điều tiết cơ bản của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quản lý chuyên môn, tăng cường hệ thống thông tin từ khu vực y tế tư nhân. Xây dựng hệ thống thông tin về khu vực y tế tư nhân nói chung, cũng như về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, các hình thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công nói chung Tuy nhiên, chủ trương xã hội hóa cũng đặt ra vấn đề như: chế độ tự chủ tài chính đã làm cho một số bệnh viện công lạm dụng kỹ thuật cận lâm sàng, giữ người bệnh… dẫn đến quá tải ở tuyến trên; hay liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị dẫn đến vấn đề đa sở hữu trong nội bộ bệnh viện, vấn đề minh bạch hóa tài chính công cũng khó xác định. Bên cạnh đó, việc tự chủ nhân lực cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
  • 39. 32 bác sỹ với điều dưỡng viên, KTV. Một số bệnh viện chủ yếu thu hút để tuyển dụng bác sỹ mà ít chú trọng tuyển dụng điều dưỡng viên nên vấn đề chăm sóc người bệnh toàn diện cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, xã hội hóa cũng chỉ tập trung nhiều ở khu vực điều trị khám chữa bệnh mà ít quan tâm ở khu vực y tế dự phòng vì lý do lợi nhuận. Hơn nữa, trong lĩnh vực y tế công, các khuyết tật xã nảy sinh nhiều hơn so với khu vực tư nhân như: vấn đề y đức, thái độ phục vụ người bệnh, xây dựng cơ bản, đấu thầu thuốc… 1.3.2. Nhân tố thuộc nội lực Bệnh viện 1.3.2.1. Cơ chế tự chủ về tài chính Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn bao quát, tổng quan cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố trực tiếp tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định, định đoạt và tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị ra sao, các hình thức huy động và phân bổ chi tiêu tài chính để đạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ. Ở điều kiện Nhà nước còn bao cấp bệnh viện công lập, hoạt động quản lý chỉ đơn thuần là tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mọi hoạt động bệnh viện đều dưới sự giám sát và quản lý Nhà nước. Bởi vậy, các bệnh viện chưa đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, chưa mở nhiều hình thức KCB (nội trú, ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao để triển khai tới bệnh viện. Nguồn từ NSNN còn hạn chế nên các bệnh viện chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại chưa được lắp đặt gây khó khăn trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh viện tuyến huyện không có cơ hội triển khai thực hiện các kỹ thuật mới mà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, trong cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công không còn được Nhà nước bao cấp mà phải tự chủ tài chính rất khó khăn cho các Trung tâm Y tế huyện miền núi khi nguồn thu không đủ để chi. Vậy, tự chủ tài chính trong các bệnh viện công diễn ra như thế nào? Các
  • 40. 33 bệnh viện công tự chủ về tài chính nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo cơ chế tự chủ, các bệnh viện linh động trong tổ chức hoạt động để đáp ứng nhu cầu người bệnh, giải quyết được khó khăn cho bệnh viện. Tự chủ tài chính giúp bệnh viện xác định phát triển theo hướng cung cấp dịch vụ tốt nhất. Các bệnh viện thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động y tế thông qua chủ trương xã hội hóa y tế. Đồng thời, việc thực hiện tự chủ giúp cho các bệnh viện vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh giúp tăng nguồn thu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Chất lượng Khám chữa bệnh thể hiện ở cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian khám chữa bệnh cho người bệnh không để người bệnh phải chờ đợi lâu, cán bộ y tế ứng xử văn minh, lịch sự 1.3.2.2. Trình độ nhân lực quản lý Trung tâm, quản lý sử dụng tài sản công Công tác quản lý tài sản của Trung tâm phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng của người quản lý sử dụng tài sản phục vụ KCB tại bệnh viện. Người sử dụng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao thành thạo, chuyên nghiệp thì tài sản sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và ít hỏng hóc. Đầu tư tài sản tiên tiến, hiện đại nhưng con người không đủ trình độ để sử dụng, vận hành thì “ tài sản bị đắp chiếu” gây lãng phí tài sản và người dân không tiếp cận được dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. 1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin Theo Bộ Tài chính, để đảm bảo Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC có đầy đủ thông tin về tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 và Quyết định 1989/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đối với cơ sở dữ liệu về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ phải quản lý tất cả các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. 1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam là Bệnh viện tuyến tỉnh lớn nhất tỉnh Quảng Nam nằm tại Thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại Lộc là bệnh viện trực tiếp chỉ đạo tuyến cho TTYT huyện Nam Giang.
  • 41. 34 Bệnh viện với quy mô lớn tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên nên rất chú trọng đến việc tuyển chọn cán bộ viên chức đặc biệt là cán bộ quản lý và sử dụng TSC. Cán bộ viên chức quản lý TSC tại đơn vị đa phần có bằng Đại học kinh tế, Đại học kế toán. Cán bộ sử dụng tài sản đều có chuyên môn cao phù hợp với tài sản, trang thiết bị được đầu tư. Bệnh viện đã huy động nguồn vốn lớn để đầu tư mua sắm tài sản, TTBYT từ hoạt động liên doanh liên kết, cổ phần hóa công tư. Quản lý nguồn nhập TSC y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, xuất sứ, số lượng và chất lượng các TSC được đưa vào sử dụng tại Trung tâm. Đây là khâu quan trọng mấu chốt hàng đầu và không thể thiếu trong công tác quản lý TSC. Thực hiện đấu thầu mua sắm TTBYT thông qua mạng đấu thầu quốc gia (Chứng thư số). Bệnh viện là đơn vị đầu tiên của tỉnh áp dụng chương trình phần mềm tin học quản lý tài sản của đơn vị trực tuyến online. Phần mềm này cập nhật thông tin về các tài sản hiện có, biến động tài sản trong kỳ đã giúp cho đơn vị và cơ quan nhà nước nắm bắt được tình hình tài sản hiện có, tình trạng tài sản của đơn vị. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam là bệnh viện tuyến tỉnh nằm tại trung tâm thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là bệnh viện tuyến tỉnh tự chủ hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên của tỉnh Quảng Nam. Bệnh viện sử dụng quản lý số lượng tài sản sử dụng chứ không phải là số sê- ri của tài sản. Có thể số sêri của tài sản sẽ giống với số liệu của tài sản khác. Nếu số sê-ri được sử dụng làm số để quản lý, các số trùng lặp sẽ gây nhầm lẫn vì không có cách nào để chia hai nội dung ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dữ liệu và dẫn đến số dư và hàng tồn kho của khách hàng không chính xác, giảm thu nhập cho thuê và ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng. Sử dụng số để theo dõi duy nhất khác với số sê-ri nhằm loại bỏ những vấn đề này. Trong trường hợp hiếm có số theo dõi bị mất, tài sản vẫn có thể được nhìn lên bằng cách sử dụng số sê-ri của nó và dán nhãn lại đúng cách để giữ lại lịch sử của tài sản. Quản lý TTB và vật tư y tế, nối mạng LAN trong bệnh viện. Quản lý, theo
  • 42. 35 dõi vận hành các TTB và vật tư y tế bằng hệ thống mạng vi tính, đẩy mạnh việc khai thác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Bệnh viện luôn đáp ứng vật tư y tế, đồng bộ với thiết bị y tế mới hiện đại. Hoàn thiện các quy trình trong công tác quản lý TTBYT. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện luôn đi đầu các bệnh viện trong tỉnh về công tác quản lý, cung ứng vật tư, TTBYT. Tích cực khảo sát, tìm kiếm vật tư y tế, linh kiện sửa chữa máy phù hợp, tương thích, với giá thành phù hợp để thực hiện tiết kiệm tối đa cho bệnh viện và cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng KCB của bệnh viện. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang Tham khảo công tác quản lý và sử dụng TSC của một số Bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Tỉnh Quảng Nam, luận văn cũng đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý và sử dụng TSC tại TTYT huyện Nam Giang như sau: - Đầu tư, mua sắm tài sản TTBYT phải theo thứ tự ưu tiên những TTB thiết yếu, tránh đầu tư tràn lan, dàn trãi, trùng lắp, không hiệu quả. - Huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư TTBYT. - Song song với việc đầu tư tài sản, TTBYT hiện đại là việc đào tạo chuyên môn cho đội ngủ cán bộ quản lý và sử dụng tài sản đó tránh tình trạng tài sản, TTB “đắp chiếu” vì không có người có trình độ để sử dụng. - Ứng dụng phần mềm quản lý tài sản trực tuyến của công ty cổ phần Misa. - Thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, TTB công khai trên mạng đấu thầu quốc gia (chứng thư số). - Bàn giao tài sản phải chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và bàn giao tài liệu hướng dẫn và các giấy tờ bảo hành. - Cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
  • 43. 36 - Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học. - Cần lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các TTB máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn để mua sắm TTB phục vụ hoạt động dịch vụ y tế. - Công tác tổ chức hành chính quản trị cần chú trọng triển khai làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện; duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh. - Lãnh đạo Trung tâm cần giao bộ phận kế toán xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm; tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm; duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của Trung tâm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý tài sản” nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của Trung tâm và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện... - Bên cạnh đó, Trung tâm cần tăng cường hợp tác quốc tế; duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật… - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trung tâm tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, thái độ phục vụ người bệnh; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động bệnh viện.