SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Download to read offline
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1
Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Vàng da sơ sinh.
Nguyễn Hồng Châu 1
, Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm 2
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
1. Phân biệt được vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ của bệnh não do bilirubin
3. Trình bày được các nguyên lý của điều trị vàng da sơ sinh
Ở giai đoạn sơ sinh, vàng da là một biểu hiện thường gặp. Thông thường, tình trạng vàng da sơ sinh là một tình trạng sinh lý. Tuy
nhiên, trong không ít trường hợp, vàng da sơ sinh có thể là biểu hiện chung của rất nhiều bệnh lý khác nhau, có chung đặc điểm là
tán huyết.
Vàng da sơ sinh có thể rất thay đổi, từ rất đơn giản như vàng da sinh lý đến rất trầm trọng như trong bệnh não bilirubin.
Một trong các đặc điểm về sinh hóa máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin tự do (60% ở trẻ đủ tháng, 80% ở trẻ đẻ non). Sự
gia tăng bilirubin trong máu > 2-5 mg/dL
( >34-85 µmol/L
) sẽ gây vàng da. Tình trạng vàng da này có thể rất thay đổi từ rất đơn giản
như vàng da sinh lý đến rất trầm trọng như trong bệnh não bilirubin.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VÀNG DA SƠ SINH
Thời điểm xuất hiện vàng da, mức độ và diễn tiến của vàng da là những dữ kiện lâm sàng quan trọng cần lưu ý
Khi có hiện tượng vàng da, việc nhận diện các đặc điểm của vàng da có thể giúp nhận diện nguyên nhân và đánh giá độ nặng của
vàng da.
Nếu căn cứ theo thời điểm xuất hiện kể từ sau sinh, ta có vàng da xuất hiện sớm (trước36 giờ tuổi) hay vàng da xuất hiện muộn
(sau 36 giờ tuổi). Nếu muộn, cần xác định là ngày thứ mấy.
Màu sắc của vàng da thay đổi theo loại bilirubin.
 Màu vàng sáng, tươi, vàng nghệ liên quan đến tăng bilirubin gián tiếp.
 Màu da vàng xạm, không tươi, vàng chanh liên quan đến tăng bilirubin trực tiếp.
Cũng phải quan tâm đến (1) vị trí: từ mặt, đến trên rốn, đến đùi, đến cẳng chân (tay), đến bàn chân (tay), (2) mức độ: từ nhẹ, vừa
đến rõ đậm, (3) thời gian kéo dài: kể từ sau sinh bao nhiêu ngày và cuối cùng là (4) diễn tiến của vàng da tăng với tốc độ nhanh
hay chậm; vàng da giảm như thế nào.
Nước tiểu của trẻ vàng da có màu sắc thay đổi tùy theo loại tăng bilirubin.
 Nước tiểu sẽ không vàng trong tăng bilirubin gián tiếp
 Ngược lại nước tiểu sẽ có màu vàng đậm trong tăng bilirubin trực tiếp.
Phân của trẻ vàng da có màu sắc thay đổi tùy theo loại tăng bilirubin.
 Phân sẽ vàng trong tăng bilirubin gián tiếp
 Phân sẽ nhạt màu trong tăng bilirubin trực tiếp.
Các dấu hiệu khác kèm theo vàng da có ý nghĩa chỉ báo mức độ nặng cũng như nguyên nhân của vàng da
Vàng da bệnh lý khi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường như:
 Nôn.
 Bú kém, bụng chướng.
 Gan to, lách to.
 Ngưng thở.
 Nhịp thở nhanh.
 Nhịp tim chậm.
 Hạ thân nhiệt.
 Sụt cân.
 Xanh tái, ban xuất huyết.
 Dấu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, giảm hoặc tăng trương lực cơ, co giật, hôn mê.
 Ngoài ra kèm các triệu chứng biểu hiện riêng biệt của những bệnh lý nguyên nhân.
1
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: bsnguyenhongchau@yahoo.com
2
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: drhmtam03@yahoo.com
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2
Các khảo sát cận lâm sàng cần thiết nhằm đánh giá độ nặng, quyết định điều trị và định hướng tìm nguyên nhân.
 Định lượng bilirubin máu toàn phần, gián tiếp, trực tiếp.
 Nhóm máu con, mẹ (ABO, Rh).
 Nghiệm pháp Coombs. Hiệu giá kháng thể máu mẹ.
 Công thức máu, Hb, Hematocrit, hồng cầu lưới, hình dạng hồng cầu.
 Protein máu toàn phần và albumin máu.
 Các xét nghiệm chuyên biệt trong bệnh gan mật như siêu âm hay sinh thiết gan; xét nghiệm trong nhiễm trùng, chuyển hóa
hay nội tiết, định lượng các men...
VÀNG DA SINH LÝ
Trong đa số trường hợp, vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn.
Vàng da sinh lý xảy ra ở 45-60% trẻ đủ tháng và hơn 60% trẻ đẻ non, với các đặc điểm:
 Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.
 Mức độ vàng da từ nhẹ đến trung bình, với nồng độ bilirubin gián tiếp < 12 mg/dL
( < 200 µmol/L
)
 Tốc độ vàng da tăng chậm. Vàng da đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3-4 ở trẻ đủ tháng hoặc vào ngày thứ 5-6 ở trẻ đẻ non.
Sau đó vàng da sẽ giảm dần.
 Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.
 Vàng da sinh lý là một tình trạng vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác.
Vàng da sinh lý có thể chuyển nặng và gây biến chứng.
Vàng da sinh lý nặng có thể xảy ra ở trẻ non tháng, khi gan chưa đủ khả năng để chuyển hoá bilirubin. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng
da là 30%. Tuy nhiên, ở trẻ non tháng, vàng da nặng lại có thể là hậu quả của việc tích hợp nhiều yếu tố sinh lý (chưa trưởng
thành cơ quan) và bệnh lý (nhiễm trùng…).
Do đó, dù là vàng da sinh lý thì vấn đề quan trọng là vẫn phải tiếp tục theo dõi sát hàng ngày về mức độ, tốc độ, thời gian kéo dài
vàng da và các dấu bất thường để phát hiện sớm vàng da bệnh lý, kịp thời điều trị, tránh được những biến chứng nặng nề.
VÀNG DA BỆNH LÝ
Vàng da có thể do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể. Khoảng 6-7 % trẻ đủ tháng có bilirubin gián tiếp
> 12.9 mg/dL
( > 215 µmol/L
). Dưới 3% trẻ đủ tháng có bilirubin gián tiếp > 15 mg/dL
( > 255 µmol/L
).
Các đặc điểm của vàng da bệnh lý gồm:
 Vàng da xuất hiện sớm trước 24-36 giờ tuổi.
 Mức độ vàng da vừa-rõ, vàng toàn thân.
 Bilirubin toàn phần cao > 12 mg/dL
( > 200 µmol/L
) ở trẻ đủ tháng, 8-10 mg/dL
(140-170 µmol/L
) ở trẻ đẻ non.
 Tốc độ vàng da tăng nhanh, với mức tăng của bilirubin là > 5 mg/dL/ngày
hay > 9 µmol/L/ giờ
.
 Vàng da kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng. Kéo dài trên 2 tuần ở trẻ đẻ non.
 Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.
 Bilirubin trực tiếp > 2 mg/dL
( > 34 µmol/L
) ở bất kỳ thời điểm nào (hoặc tương đương với > 10% lượng bilirubin toàn phần.
Để có thể tiếp cận chẩn đoán vàng da sơ sinh cần phải hỏi kỹ tiền sử - bệnh sử, phát hiện triệu chứng lâm sàng kèm theo với vàng
da và dựa vào xét nghiệm từng bước.
Vàng da nhân là một tình trạng nguy hiểm.
Khi nồng độ bilirubin tăng cao vượt quá ngưỡng an toàn, trẻ sẽ bị nguy hiểm do bilirubin gián tiếp tăng quá cao và thấm vào các
nhân xám ở não, gọi là vàng da nhân. Vàng da nhân là biến chứng đáng sợ nhất, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử
vong hoặc để lại những di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn .
Biến chứng vàng da nhân có thể xảy ra khi lượng bilirubin > 20 mg/dL
( > 340 µmol/L
), nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh. Ngưỡng
bilirubin gây độc có thể thay đổi thấp ngưỡng vừa kể trên hơn khi có mặt các yếu tố nguy cơ.
 Bilirubin tự do không kết hợp albumin là độc, sẽ tẩm nhuận dễ dàng vào các nhân xám. Khả năng albumin gắn bilirubin kém
khi trẻ có các yếu tố nguy cơ: tan máu, suy hô hấp, giảm oxy máu, tăng CO2 máu, toan máu, ngạt, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt,
hạ đường huyết.
 Bilirubin tự do có kết hợp albumin cũng có thể xuyên qua hàng rào mạch máu não khi hàng rào này bị tổn thương bởi các yếu
tố nguy cơ: đẻ non, tăng thẩm thấu, co giật, tăng CO2 máu, tăng huyết áp, viêm mạch, viêm màng não, bệnh não thiếu máu
cục bộ, xuất huyết trong não thất.
Mục đích của thăm khám là (1) phát hiện vàng da, (2) đánh giá mức độ vàng da và (3) điều trị sớm khi cần thiết, (4) ngăn
chận tiến triển của vàng da sinh lý nặng lên thành vàng da nhân.
Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của
trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3
giây, sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Trong vàng da nặng, da trẻ vàng sậm, lan xuống
tay, chân. Trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24-48 giờ đầu sau sinh.
Lâm sàng của bệnh não bilirubin trải qua 4 giai đoạn, với di chứng nặng nề
 Giai đoạn 1: Phản xạ nguyên thủy
giảm hoặc mất, bỏ bú, li bì, nôn, giảm
trương lực cơ, khóc thét.
 Giai đoạn 2: Kích thích thần kinh, cổ
ngửa, co cứng người, dần đi đến hôn
mê và tử vong trong cơn ngừng thở.
 Giai đoạn 3: Co cứng giảm dần trong
khoảng 1 tuần.
 Giai đoạn 4: Để lại di chứng tinh thần
và vận động: co cứng, điếc, liệt, chậm
phát triển tinh thần, nói khó ... Tẩm nhuận bilirubin vào các nhân xám là nguyên
nhân của bệnh não bilirubin
Lâm sàng điển hình của một sơ sinh bị bệnh não
bilirubin giai đoạn 2
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) (phototherapy)là can thiệp ưu tiên được lựa chọn, do hiệu quả và an toàn.
Mục đích chính của liệu pháp này là nhằm
chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong
nước và được thải ra ngoài.
Chỉ định được trình bày trong hình bên.
Bảng này dùng Bilirubin huyết thanh toàn phần
(Total Serum Bilirubin - TSB) tính bằng mg/dL
hoặc bằng µmol/L.
Tuổi của sơ sinh tính bằng giờ tuổi từ khi sanh.
Các yếu nguy cơ gồm: bệnh lý huyết tán miễn
dịch, thiếu G6PD, lừ đừ, ngạt, bất ổn thân nhiệt,
nhiễm trùng, toan hóa máu, hay albumin huyết
tương < 3.0 g/L
Với các trẻ khỏe mạnh có độ tuổi khi sanh từ 35
đến hết 37 tuần và 6 ngày, có thể hiệu chỉnh mức
can thiệp chung quanh đường nguy cơ trung bình.
Có thể dùng các mức can thiệp sớm (thấp) nếu trẻ
non nhiều, và mức can thiệp muộn (cao) nếu trẻ
gần được 37 tuần và 6 ngày.
Nguồn sáng có thể là đèn huỳnh quang hoặc LED. Ánh sáng có thể là ánh
sáng trắng hay ánh sáng xanh với bước sóng 420-490nm
.
Các phương tiện thế hệ cũ có năng lượng khoảng 6 µW/cm2/nm
.
Các phương tiện mới có thể cung cấp liều cao hơn.
Năng lượng chiếu sáng tối đa có hiệu quả là 30-40 µW/cm2/nm
.
Hiệu quả giảm bilirubin tăng tuyến tính theo liều chiếu, cho đến 55 µW/cm2
.
 Kỹ thuật:
o Khoảng cách từ nguồn sáng đến bệnh nhi không vượt quá 50 cm
.
Khoảng cách này lệ thuộc vào phương tiện được dùng, nhưng không
gần hơn 10 cm
.
o Bệnh nhi được cởi trần và phải che mắt.
o Nhiều nơi khuyến cáo vẫn thực hiện mặc tã khi chiếu đèn.
Trong các trường hợp vàng da không nặng, việc chiếu liên tục hay cách quãng (12 giờ chiếu -12 giờ nghỉ) không khác biệt về hiệu
quả. Khi chiếu đèn, cần đảm bảo chiếu trên diện rộng, vì thế cần thay đổi tư thế mỗi 2 giờ. Ngưng chiếu khi nồng độ bilirubin đã ở
dưới ngưỡng chỉ định chiếu 25-50 µmol/L
(1.5-3 mg/dL
). Không ngưng chiếu đột ngột vì nguy cơ dội lại.
Cần lưu tâm đến phát hiện một số biến chứng có thể có với quang liệu pháp như đỏ da, tiêu chảy phân xanh, mất nước khoảng 1-
1.5 ml/kg/giờ, tăng thân nhiệt, hội chứng da đồng, hủy DNA, giảm Riboflavin.Liệu pháp ánh sáng bị chống chỉ định khi can thiệp
có thể không có hiệu quả.
 Bilirubin trực tiếp > 20% Bilirubin toàn phần.
 Hội chứng mật đặc.
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4
Thay máu được chỉ định với mục đích nhanh chóng làm giảm nồng độ bilirubin.
Thay máu là điều trị hàng thứ nhì. Thay máu được tiến hành trong các tình huống sau.
 Bilirubin máu dây rốn > 4.5 mg/dL
( > 75 µmol/L
) và Hb < 11g %.
 Bilirubin tăng > 1 mg/dL/giờ
( > 17 µmol/L/giờ
) dù đã chiếu đèn và Hb 11-13g %.
 Bilirubin tăng > 20 mg/dL
( > 340 µmol/L
) và vẫn tiếp tục tăng cao sau 24 giờ điều trị dự phòng và nhất là ở trẻ đẻ non có nguy
cơ.
Mục đích để nhanh chóng đưa bớt Bilirubin tự do ra ngoài cơ thể và ngoài ra còn để loại bớt kháng thể kháng hồng cầu con trong
trường hợp có bất đồng nhóm máu.
Tiến trình thay máu như sau:
 Thể tích máu cần thiết là 160ml/kg
. 3
 Máu được thay qua catheter tĩnh mạch rốn hay tĩnh mạch bẹn.
 Qua van chẻ 4, rút và bơm máu mỗi lần 5 mL
(trẻ có cân nặng dưới 1500 gram
) / mỗi lần 10 mL
(trẻ có cân nặng 1500-2500 gram
)
/ mỗi lần 15 mL
(trẻ có cân nặng 2500-3500 gram) / 20 mL
(trẻ có cân nặng trên > 3500 gram
).
 Sau khi rút mỗi 100 mL, cần tiêm chậm 1mL Gluconate canxi 10%.
 Trước khi kết thúc, cần tiêm kháng sinh.
Tai biến của thay máu có thế thấy là ngưng tim do bơm nhanh, rối loạn nhịp tim, tắc mạch, sốc, rối loạn điện giải, xuất huyết giảm
tiểu cầu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, viêm gan, sốt rét, cytomegalovirus, HIV, tắc ống thông.
Các phương thức hỗ trợ khác có vai trò nhất định trong điều trị
 Nuôi dưỡng sớm: cho bú sữa sớm sau sinh. Tránh vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ sai cách (xem bài TBL 4-12: vàng da do
sữa mẹ và vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ sai qui cách).
 Phenobarbital: kích thích tổng hợp men glucuronyl transferase, liều 5-8 mg/kg/24giờ
.
 Điều trị nguyên nhân: Tùy theo từng nguyên nhân gây vàng da để có những chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu
(bằng thuốc như Intravenous immune globulin - IVIG, kháng sinh trong vàng da nhiễm khuẩn hay phẫu thuật khi tắc mật bẩm
sinh...) một cách thích hợp.
VÀNG DA DO SỮA MẸ VÀ VÀNG DA DO NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Sữa mẹ là yếu tố nguy cơ của vàng da.
Sữa mẹ là yếu tố nguy cơ của vàng da. NNH = 8. Vàng da do sữa mẹ (Breast Milk Jaundice) thường không nặng, nhưng kéo dài,
với nguyên nhân chưa rõ. Vàng da do sữa mẹ hiếm khi gây được bệnh não bilirubin. Hiếm khi phải ngưng sữa mẹ để điều trị. Đôi
khi chỉ cần một bú hỗn hợp một vài ngày, hay gián đoạn một vài ngày là có thể giải quyết vấn đề vàng da do nguyên nhân sữa mẹ.
Vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding Jaundice) có nguyên nhân là thực hiện không đúng cách.
Ngược lại, vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding Jaundice), chính xác hơn là nuôi không đúng, trẻ không nhận được
đủ sữa mẹ, tiêu hóa chậm, thanh thải bilirubin kém và tái hấp thu bilirubin nhiều nên trẻ bị vàng da. So với vàng do sữa mẹ, vàng
da do nuôi con bằng sữa mẹ thường xuất hiện sớm hơn, nặng hơn, có xu hướng nhiều hơn gây bệnh não bilirubin, và thường đòi
hỏi quang liệu pháp.
3
Chọn máu
 Bất đồng ABO: máu tươi toàn phần đồng nhóm với mẹ hoặc hồng cầu rửa nhóm O (cùng nhóm mẹ) và huyết tương cùng nhóm với con.
 Bất đồng Rhesus: hồng cầu Rh (-) giống mẹ, nhóm máu giống con.

More Related Content

What's hot

SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docx
SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docxSUY HÔ HẤP SƠ SINH.docx
SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docxSoM
 
khởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạkhởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạSoM
 
VIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPVIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPSoM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )SoM
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCSoM
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGSoM
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINSoM
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAISoM
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆUSoM
 
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóaBài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóatrongnghia2692
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSoM
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHSoM
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔISoM
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009SoM
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSoM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOSoM
 
18 k vu 2007
18 k vu 200718 k vu 2007
18 k vu 2007Hùng Lê
 

What's hot (20)

SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docx
SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docxSUY HÔ HẤP SƠ SINH.docx
SUY HÔ HẤP SƠ SINH.docx
 
khởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạkhởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạ
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
VIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPVIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤP
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆU
 
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóaBài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
 
TBMMN
TBMMNTBMMN
TBMMN
 
18 k vu 2007
18 k vu 200718 k vu 2007
18 k vu 2007
 

Similar to VÀNG DA SƠ SINH

Jaundice in infant and children y6
Jaundice in infant and children y6Jaundice in infant and children y6
Jaundice in infant and children y6tuntam
 
Jaundice in infant and children y6 3
Jaundice in infant and children y6 3Jaundice in infant and children y6 3
Jaundice in infant and children y6 3Ngọc Thái Trương
 
Vangdasosinh 170424113436
Vangdasosinh 170424113436Vangdasosinh 170424113436
Vangdasosinh 170424113436Chương Mã
 
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .pptSơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .pptHongBiThi1
 
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptSơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptThi Hien Uyen Mai
 
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptSơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptThi Hien Uyen Mai
 
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxNhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxGiangKieuHoang
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfBệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfSoM
 
Benh than man_o tre em
Benh than man_o tre emBenh than man_o tre em
Benh than man_o tre emSauDaiHocYHGD
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGSoM
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptThi Hien Uyen Mai
 
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh th s. lê minh tâm
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh   th s. lê minh tâmBài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh   th s. lê minh tâm
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh th s. lê minh tâmthuvienso24h
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cungDuy Quang
 
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲ
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲTẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲ
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲSoM
 
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...Bs. Nhữ Thu Hà
 

Similar to VÀNG DA SƠ SINH (20)

Vang da so sinh
Vang da so sinhVang da so sinh
Vang da so sinh
 
vangdasosinh
vangdasosinhvangdasosinh
vangdasosinh
 
Jaundice in infant and children y6
Jaundice in infant and children y6Jaundice in infant and children y6
Jaundice in infant and children y6
 
Jaundice in infant and children y6 3
Jaundice in infant and children y6 3Jaundice in infant and children y6 3
Jaundice in infant and children y6 3
 
Vangdasosinh 170424113436
Vangdasosinh 170424113436Vangdasosinh 170424113436
Vangdasosinh 170424113436
 
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .pptSơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân rất hay và chất .ppt
 
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptSơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
 
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.pptSơ sinh - Vàng da nhân.ppt
Sơ sinh - Vàng da nhân.ppt
 
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxNhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfBệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
 
Benh than man_o tre em
Benh than man_o tre emBenh than man_o tre em
Benh than man_o tre em
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
 
Hội chứng vàng da_Lý Thu Thảo_Y09A
Hội chứng vàng da_Lý Thu Thảo_Y09AHội chứng vàng da_Lý Thu Thảo_Y09A
Hội chứng vàng da_Lý Thu Thảo_Y09A
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
 
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh th s. lê minh tâm
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh   th s. lê minh tâmBài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh   th s. lê minh tâm
Bài giảng các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh th s. lê minh tâm
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
 
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲ
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲTẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲ
TẮC MẬT TRONG GAN TRONG THAI KỲ
 
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...
Đánh giá vàng da do tăng bilirubin máu gián tiếp ở trẻ em (evaluation...
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 

VÀNG DA SƠ SINH

  • 1. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Vàng da sơ sinh. Nguyễn Hồng Châu 1 , Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Phân biệt được vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý 2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ của bệnh não do bilirubin 3. Trình bày được các nguyên lý của điều trị vàng da sơ sinh Ở giai đoạn sơ sinh, vàng da là một biểu hiện thường gặp. Thông thường, tình trạng vàng da sơ sinh là một tình trạng sinh lý. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, vàng da sơ sinh có thể là biểu hiện chung của rất nhiều bệnh lý khác nhau, có chung đặc điểm là tán huyết. Vàng da sơ sinh có thể rất thay đổi, từ rất đơn giản như vàng da sinh lý đến rất trầm trọng như trong bệnh não bilirubin. Một trong các đặc điểm về sinh hóa máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin tự do (60% ở trẻ đủ tháng, 80% ở trẻ đẻ non). Sự gia tăng bilirubin trong máu > 2-5 mg/dL ( >34-85 µmol/L ) sẽ gây vàng da. Tình trạng vàng da này có thể rất thay đổi từ rất đơn giản như vàng da sinh lý đến rất trầm trọng như trong bệnh não bilirubin. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VÀNG DA SƠ SINH Thời điểm xuất hiện vàng da, mức độ và diễn tiến của vàng da là những dữ kiện lâm sàng quan trọng cần lưu ý Khi có hiện tượng vàng da, việc nhận diện các đặc điểm của vàng da có thể giúp nhận diện nguyên nhân và đánh giá độ nặng của vàng da. Nếu căn cứ theo thời điểm xuất hiện kể từ sau sinh, ta có vàng da xuất hiện sớm (trước36 giờ tuổi) hay vàng da xuất hiện muộn (sau 36 giờ tuổi). Nếu muộn, cần xác định là ngày thứ mấy. Màu sắc của vàng da thay đổi theo loại bilirubin.  Màu vàng sáng, tươi, vàng nghệ liên quan đến tăng bilirubin gián tiếp.  Màu da vàng xạm, không tươi, vàng chanh liên quan đến tăng bilirubin trực tiếp. Cũng phải quan tâm đến (1) vị trí: từ mặt, đến trên rốn, đến đùi, đến cẳng chân (tay), đến bàn chân (tay), (2) mức độ: từ nhẹ, vừa đến rõ đậm, (3) thời gian kéo dài: kể từ sau sinh bao nhiêu ngày và cuối cùng là (4) diễn tiến của vàng da tăng với tốc độ nhanh hay chậm; vàng da giảm như thế nào. Nước tiểu của trẻ vàng da có màu sắc thay đổi tùy theo loại tăng bilirubin.  Nước tiểu sẽ không vàng trong tăng bilirubin gián tiếp  Ngược lại nước tiểu sẽ có màu vàng đậm trong tăng bilirubin trực tiếp. Phân của trẻ vàng da có màu sắc thay đổi tùy theo loại tăng bilirubin.  Phân sẽ vàng trong tăng bilirubin gián tiếp  Phân sẽ nhạt màu trong tăng bilirubin trực tiếp. Các dấu hiệu khác kèm theo vàng da có ý nghĩa chỉ báo mức độ nặng cũng như nguyên nhân của vàng da Vàng da bệnh lý khi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường như:  Nôn.  Bú kém, bụng chướng.  Gan to, lách to.  Ngưng thở.  Nhịp thở nhanh.  Nhịp tim chậm.  Hạ thân nhiệt.  Sụt cân.  Xanh tái, ban xuất huyết.  Dấu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, giảm hoặc tăng trương lực cơ, co giật, hôn mê.  Ngoài ra kèm các triệu chứng biểu hiện riêng biệt của những bệnh lý nguyên nhân. 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: bsnguyenhongchau@yahoo.com 2 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: drhmtam03@yahoo.com
  • 2. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2 Các khảo sát cận lâm sàng cần thiết nhằm đánh giá độ nặng, quyết định điều trị và định hướng tìm nguyên nhân.  Định lượng bilirubin máu toàn phần, gián tiếp, trực tiếp.  Nhóm máu con, mẹ (ABO, Rh).  Nghiệm pháp Coombs. Hiệu giá kháng thể máu mẹ.  Công thức máu, Hb, Hematocrit, hồng cầu lưới, hình dạng hồng cầu.  Protein máu toàn phần và albumin máu.  Các xét nghiệm chuyên biệt trong bệnh gan mật như siêu âm hay sinh thiết gan; xét nghiệm trong nhiễm trùng, chuyển hóa hay nội tiết, định lượng các men... VÀNG DA SINH LÝ Trong đa số trường hợp, vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn. Vàng da sinh lý xảy ra ở 45-60% trẻ đủ tháng và hơn 60% trẻ đẻ non, với các đặc điểm:  Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.  Mức độ vàng da từ nhẹ đến trung bình, với nồng độ bilirubin gián tiếp < 12 mg/dL ( < 200 µmol/L )  Tốc độ vàng da tăng chậm. Vàng da đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3-4 ở trẻ đủ tháng hoặc vào ngày thứ 5-6 ở trẻ đẻ non. Sau đó vàng da sẽ giảm dần.  Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.  Vàng da sinh lý là một tình trạng vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác. Vàng da sinh lý có thể chuyển nặng và gây biến chứng. Vàng da sinh lý nặng có thể xảy ra ở trẻ non tháng, khi gan chưa đủ khả năng để chuyển hoá bilirubin. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30%. Tuy nhiên, ở trẻ non tháng, vàng da nặng lại có thể là hậu quả của việc tích hợp nhiều yếu tố sinh lý (chưa trưởng thành cơ quan) và bệnh lý (nhiễm trùng…). Do đó, dù là vàng da sinh lý thì vấn đề quan trọng là vẫn phải tiếp tục theo dõi sát hàng ngày về mức độ, tốc độ, thời gian kéo dài vàng da và các dấu bất thường để phát hiện sớm vàng da bệnh lý, kịp thời điều trị, tránh được những biến chứng nặng nề. VÀNG DA BỆNH LÝ Vàng da có thể do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể. Khoảng 6-7 % trẻ đủ tháng có bilirubin gián tiếp > 12.9 mg/dL ( > 215 µmol/L ). Dưới 3% trẻ đủ tháng có bilirubin gián tiếp > 15 mg/dL ( > 255 µmol/L ). Các đặc điểm của vàng da bệnh lý gồm:  Vàng da xuất hiện sớm trước 24-36 giờ tuổi.  Mức độ vàng da vừa-rõ, vàng toàn thân.  Bilirubin toàn phần cao > 12 mg/dL ( > 200 µmol/L ) ở trẻ đủ tháng, 8-10 mg/dL (140-170 µmol/L ) ở trẻ đẻ non.  Tốc độ vàng da tăng nhanh, với mức tăng của bilirubin là > 5 mg/dL/ngày hay > 9 µmol/L/ giờ .  Vàng da kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng. Kéo dài trên 2 tuần ở trẻ đẻ non.  Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.  Bilirubin trực tiếp > 2 mg/dL ( > 34 µmol/L ) ở bất kỳ thời điểm nào (hoặc tương đương với > 10% lượng bilirubin toàn phần. Để có thể tiếp cận chẩn đoán vàng da sơ sinh cần phải hỏi kỹ tiền sử - bệnh sử, phát hiện triệu chứng lâm sàng kèm theo với vàng da và dựa vào xét nghiệm từng bước. Vàng da nhân là một tình trạng nguy hiểm. Khi nồng độ bilirubin tăng cao vượt quá ngưỡng an toàn, trẻ sẽ bị nguy hiểm do bilirubin gián tiếp tăng quá cao và thấm vào các nhân xám ở não, gọi là vàng da nhân. Vàng da nhân là biến chứng đáng sợ nhất, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn . Biến chứng vàng da nhân có thể xảy ra khi lượng bilirubin > 20 mg/dL ( > 340 µmol/L ), nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh. Ngưỡng bilirubin gây độc có thể thay đổi thấp ngưỡng vừa kể trên hơn khi có mặt các yếu tố nguy cơ.  Bilirubin tự do không kết hợp albumin là độc, sẽ tẩm nhuận dễ dàng vào các nhân xám. Khả năng albumin gắn bilirubin kém khi trẻ có các yếu tố nguy cơ: tan máu, suy hô hấp, giảm oxy máu, tăng CO2 máu, toan máu, ngạt, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết.  Bilirubin tự do có kết hợp albumin cũng có thể xuyên qua hàng rào mạch máu não khi hàng rào này bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ: đẻ non, tăng thẩm thấu, co giật, tăng CO2 máu, tăng huyết áp, viêm mạch, viêm màng não, bệnh não thiếu máu cục bộ, xuất huyết trong não thất. Mục đích của thăm khám là (1) phát hiện vàng da, (2) đánh giá mức độ vàng da và (3) điều trị sớm khi cần thiết, (4) ngăn chận tiến triển của vàng da sinh lý nặng lên thành vàng da nhân. Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài
  • 3. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3 giây, sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Trong vàng da nặng, da trẻ vàng sậm, lan xuống tay, chân. Trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24-48 giờ đầu sau sinh. Lâm sàng của bệnh não bilirubin trải qua 4 giai đoạn, với di chứng nặng nề  Giai đoạn 1: Phản xạ nguyên thủy giảm hoặc mất, bỏ bú, li bì, nôn, giảm trương lực cơ, khóc thét.  Giai đoạn 2: Kích thích thần kinh, cổ ngửa, co cứng người, dần đi đến hôn mê và tử vong trong cơn ngừng thở.  Giai đoạn 3: Co cứng giảm dần trong khoảng 1 tuần.  Giai đoạn 4: Để lại di chứng tinh thần và vận động: co cứng, điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần, nói khó ... Tẩm nhuận bilirubin vào các nhân xám là nguyên nhân của bệnh não bilirubin Lâm sàng điển hình của một sơ sinh bị bệnh não bilirubin giai đoạn 2 ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) (phototherapy)là can thiệp ưu tiên được lựa chọn, do hiệu quả và an toàn. Mục đích chính của liệu pháp này là nhằm chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước và được thải ra ngoài. Chỉ định được trình bày trong hình bên. Bảng này dùng Bilirubin huyết thanh toàn phần (Total Serum Bilirubin - TSB) tính bằng mg/dL hoặc bằng µmol/L. Tuổi của sơ sinh tính bằng giờ tuổi từ khi sanh. Các yếu nguy cơ gồm: bệnh lý huyết tán miễn dịch, thiếu G6PD, lừ đừ, ngạt, bất ổn thân nhiệt, nhiễm trùng, toan hóa máu, hay albumin huyết tương < 3.0 g/L Với các trẻ khỏe mạnh có độ tuổi khi sanh từ 35 đến hết 37 tuần và 6 ngày, có thể hiệu chỉnh mức can thiệp chung quanh đường nguy cơ trung bình. Có thể dùng các mức can thiệp sớm (thấp) nếu trẻ non nhiều, và mức can thiệp muộn (cao) nếu trẻ gần được 37 tuần và 6 ngày. Nguồn sáng có thể là đèn huỳnh quang hoặc LED. Ánh sáng có thể là ánh sáng trắng hay ánh sáng xanh với bước sóng 420-490nm . Các phương tiện thế hệ cũ có năng lượng khoảng 6 µW/cm2/nm . Các phương tiện mới có thể cung cấp liều cao hơn. Năng lượng chiếu sáng tối đa có hiệu quả là 30-40 µW/cm2/nm . Hiệu quả giảm bilirubin tăng tuyến tính theo liều chiếu, cho đến 55 µW/cm2 .  Kỹ thuật: o Khoảng cách từ nguồn sáng đến bệnh nhi không vượt quá 50 cm . Khoảng cách này lệ thuộc vào phương tiện được dùng, nhưng không gần hơn 10 cm . o Bệnh nhi được cởi trần và phải che mắt. o Nhiều nơi khuyến cáo vẫn thực hiện mặc tã khi chiếu đèn. Trong các trường hợp vàng da không nặng, việc chiếu liên tục hay cách quãng (12 giờ chiếu -12 giờ nghỉ) không khác biệt về hiệu quả. Khi chiếu đèn, cần đảm bảo chiếu trên diện rộng, vì thế cần thay đổi tư thế mỗi 2 giờ. Ngưng chiếu khi nồng độ bilirubin đã ở dưới ngưỡng chỉ định chiếu 25-50 µmol/L (1.5-3 mg/dL ). Không ngưng chiếu đột ngột vì nguy cơ dội lại. Cần lưu tâm đến phát hiện một số biến chứng có thể có với quang liệu pháp như đỏ da, tiêu chảy phân xanh, mất nước khoảng 1- 1.5 ml/kg/giờ, tăng thân nhiệt, hội chứng da đồng, hủy DNA, giảm Riboflavin.Liệu pháp ánh sáng bị chống chỉ định khi can thiệp có thể không có hiệu quả.  Bilirubin trực tiếp > 20% Bilirubin toàn phần.  Hội chứng mật đặc.
  • 4. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vàng da sơ sinh © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4 Thay máu được chỉ định với mục đích nhanh chóng làm giảm nồng độ bilirubin. Thay máu là điều trị hàng thứ nhì. Thay máu được tiến hành trong các tình huống sau.  Bilirubin máu dây rốn > 4.5 mg/dL ( > 75 µmol/L ) và Hb < 11g %.  Bilirubin tăng > 1 mg/dL/giờ ( > 17 µmol/L/giờ ) dù đã chiếu đèn và Hb 11-13g %.  Bilirubin tăng > 20 mg/dL ( > 340 µmol/L ) và vẫn tiếp tục tăng cao sau 24 giờ điều trị dự phòng và nhất là ở trẻ đẻ non có nguy cơ. Mục đích để nhanh chóng đưa bớt Bilirubin tự do ra ngoài cơ thể và ngoài ra còn để loại bớt kháng thể kháng hồng cầu con trong trường hợp có bất đồng nhóm máu. Tiến trình thay máu như sau:  Thể tích máu cần thiết là 160ml/kg . 3  Máu được thay qua catheter tĩnh mạch rốn hay tĩnh mạch bẹn.  Qua van chẻ 4, rút và bơm máu mỗi lần 5 mL (trẻ có cân nặng dưới 1500 gram ) / mỗi lần 10 mL (trẻ có cân nặng 1500-2500 gram ) / mỗi lần 15 mL (trẻ có cân nặng 2500-3500 gram) / 20 mL (trẻ có cân nặng trên > 3500 gram ).  Sau khi rút mỗi 100 mL, cần tiêm chậm 1mL Gluconate canxi 10%.  Trước khi kết thúc, cần tiêm kháng sinh. Tai biến của thay máu có thế thấy là ngưng tim do bơm nhanh, rối loạn nhịp tim, tắc mạch, sốc, rối loạn điện giải, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, viêm gan, sốt rét, cytomegalovirus, HIV, tắc ống thông. Các phương thức hỗ trợ khác có vai trò nhất định trong điều trị  Nuôi dưỡng sớm: cho bú sữa sớm sau sinh. Tránh vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ sai cách (xem bài TBL 4-12: vàng da do sữa mẹ và vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ sai qui cách).  Phenobarbital: kích thích tổng hợp men glucuronyl transferase, liều 5-8 mg/kg/24giờ .  Điều trị nguyên nhân: Tùy theo từng nguyên nhân gây vàng da để có những chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu (bằng thuốc như Intravenous immune globulin - IVIG, kháng sinh trong vàng da nhiễm khuẩn hay phẫu thuật khi tắc mật bẩm sinh...) một cách thích hợp. VÀNG DA DO SỮA MẸ VÀ VÀNG DA DO NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Sữa mẹ là yếu tố nguy cơ của vàng da. Sữa mẹ là yếu tố nguy cơ của vàng da. NNH = 8. Vàng da do sữa mẹ (Breast Milk Jaundice) thường không nặng, nhưng kéo dài, với nguyên nhân chưa rõ. Vàng da do sữa mẹ hiếm khi gây được bệnh não bilirubin. Hiếm khi phải ngưng sữa mẹ để điều trị. Đôi khi chỉ cần một bú hỗn hợp một vài ngày, hay gián đoạn một vài ngày là có thể giải quyết vấn đề vàng da do nguyên nhân sữa mẹ. Vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding Jaundice) có nguyên nhân là thực hiện không đúng cách. Ngược lại, vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding Jaundice), chính xác hơn là nuôi không đúng, trẻ không nhận được đủ sữa mẹ, tiêu hóa chậm, thanh thải bilirubin kém và tái hấp thu bilirubin nhiều nên trẻ bị vàng da. So với vàng do sữa mẹ, vàng da do nuôi con bằng sữa mẹ thường xuất hiện sớm hơn, nặng hơn, có xu hướng nhiều hơn gây bệnh não bilirubin, và thường đòi hỏi quang liệu pháp. 3 Chọn máu  Bất đồng ABO: máu tươi toàn phần đồng nhóm với mẹ hoặc hồng cầu rửa nhóm O (cùng nhóm mẹ) và huyết tương cùng nhóm với con.  Bất đồng Rhesus: hồng cầu Rh (-) giống mẹ, nhóm máu giống con.