SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA
GẠO HỮU CƠ
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sản xuất lúa gạo Gia Lương
Địa điểm: Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
__ Tháng 08/2020 __
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO
HỮU CƠ
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
LÚA GẠO GIA LƯƠNG
Giám đốc
TRỊNH THỊ NGỌT
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Giám Đốc
NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................. 6
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 6
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
1.3. Sự cần thiết đầu tư ................................................................................... 7
1.4. Các căn cứ pháp lý..................................................................................12
1.5. Mục tiêu dự án........................................................................................14
1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................. 14
1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................. 15
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................. 17
2.1. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ......................17
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Tài................................................20
2.3. Quy mô đầu tư của dự án.........................................................................24
2.3.1. Đánh giá nhu cầu thị trường gạo .......................................................... 24
2.3.2. Đánh giá nhu cầu thị trường các sản phẩm từ gạo ................................. 27
2.3.3. Quy mô hoạt động của dự án. .............................................................. 29
2.4. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...........................................30
2.4.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................. 30
2.4.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 30
2.5. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .............. 30
2.5.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ........................................................... 30
2.5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án......... 30
CHƯƠNG III: SẢN PHẨM & THỊ TRƯỜNG.......................................... 32
3.1. Sản phẩm................................................................................................32
3.2. Thị trường ..............................................................................................32
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
4
3.2.1. Giới thiệu sản phẩm .............................................................................32
3.2.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ...................................................................32
3.2.3. Chiến lược cạnh tranh.......................................................................... 33
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN
XUẤT ......................................................................................................... 34
4.1. Giải pháp công nghệ áp dụng trên cánh đồng lúa hữu cơ...........................34
4.2. Quy trình công nghệ nhà máy chế biến gạo ..............................................44
4.3. Phương án công nghệ nhà máy chế biến dầu gạo ......................................52
4.4. Phương án công nghệ nhà máy chế biến nhà máy ván ép từ vỏ trấu...........61
4.5. Phương án công nghệ nhà máy chế biến thức ăn gia súc ...........................61
4.2. Phương án mua sắm máy móc thiết bị......................................................63
CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ................ 66
5.1. Quy mô đầu tư........................................................................................66
5.2. Giải pháp thiết kế....................................................................................67
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ BIỆN
PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................................... 70
5.1 Giải pháp hệ thống hạ tầng kỹ thuật..........................................................70
5.2. Tổ chức quản lý dự án.............................................................................76
5.3. Tiến độ thực hiện dự án...........................................................................78
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................. 80
6.1. Các tác động của dự án đến môi trường....................................................80
6.2. Biện pháp khắc phục...............................................................................81
6.3. Kết luận:.................................................................................................84
CHƯƠNG VII: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHO
DỰ ÁN........................................................................................................ 86
7.1. Tổng vốn đầu tư của dự án......................................................................86
7.2. Nguồn vốn thực hiện dự án......................................................................89
7.3 Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án..........................89
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
5
7.4. Kế hoạch vay..........................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 93
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.... 94
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án...................94
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án..........................................95
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ....................97
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. .....................................98
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................99
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án...................100
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............101
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án..............102
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án.........103
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT LÚA GẠO GIA
LƯƠNG
Giấy phép ĐKKD: 2301141079 Ngày cấp: 24/06/2020
Đại diện pháp nhân: bà TRỊNH THỊ NGỌT
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Thôn Lĩnh Mai, Xã Quảng Phú, Huyện Lương Tài, Tỉnh
Bắc Ninh, Việt Nam
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
Địa điểm đầu tư:
- Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ: Diện tích 3.500 Ha tại huyện Lương Tài
và 4.000 Ha tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh :
 Giai đoạn 1: huyện Lương Tài
 Giai đoạn 2: huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng tổ hợp nhà máy: tại Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
 Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu : công suất 200.000 tấn/năm
 Nhà máy chế biến dầu gạo từ cám gạo công suất 50 tấn cám/ngày
 Nhà máy chế biến rượu gạo từ gạo vụn
 Nhà máy chế biến ván ép từ vỏ trấu: công suất 150 m3/ngày
 Nhà máy thức ăn chăn nuôi cho bò từ rơm và thân cây ngô: công suất
600.000 tấn/ năm
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
7
án.
- Tổng mức đầu tư của dự án: 1.200.000.000.000 đồng.
(Một nghìn hai trăm tỷ đồng).
Trong đó:
TT Nội dung Số tiền Tỷ lệ
1 Vốn tự có 360.000.000.000 30,00%
2 Vốn vay tín dụng 840.000.000.000 70,00%
3 Tổng 1.200.000.000.000 100,00%
1.3. Sự cần thiết đầu tư
Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất
nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được
nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ
một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông
nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá
ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành
một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu 4 mặt hàng : gạo, cà phê,
điều, hạt tiêu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 10 tháng
năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 5,56 triệu tấn với 2,43 tỷ USD,
tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Với lợi thế về sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, hàng năm,
các địa phương phía Bắc đã đóng góp vào xuất khẩu gạo với sản lượng lớn nhất
cả nước. Việc xây dựng Cánh đồng lớn hữu cơ là một giải pháp quan trọng, lâu
dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong
những năm tới đây ở khu vực này.
A. Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng cánh đồng lúa lớn
Khó khăn
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
8
Trên thực tế, một số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đã có bề dày về kỹ
năng điều hành, có năng lực hoạt động và tham gia thương thảo ký kết hợp đồng
và hiện tại đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân tổ chức sản xuất khá
thành công. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình cánh đồng lớn hữu cơ cũng đã
gặp phải không ít khó khăn, đó là phần lớn các hộ nông dân trồng lúa có diện
tích trồng lúa nhỏ, đặc biệt ở các tỉnh có diện tích manh mún, sản xuất lúa theo
hướng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có hướng sản xuất lúa hàng hóa theo
quy mô lớn.
Đa phần, người nông dân chưa tiếp cận được nhiều với quy trình sản xuất
lúa theo VietGAP, trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ
kỹ thuật bị hạn chế, nhận thức về sản xuất cây trồng an toàn chưa được nâng
cao, việc ghi chép nhật ký sản xuất là một yêu cầu quan trọng nhưng chưa được
nông dân quan tâm đúng mức. Việc sản xuất lúa không có tính kế hoạch cao
thường theo tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng nên khả năng đáp ứng được
thị trường xuất khẩu gạo lớn là khó khăn. Một yếu tố khó khăn nữa, đó là sản
xuất lúa có hiệu quả thấp, do đó các lao động chính thường chuyển sang tham
gia các hoạt động dịch vụ khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên lao động khan
hiếm, giá thuê công lao động tăng cao.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua,
chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống
sản xuất lúa gạo, trong khi đó, mối liên kết 4 nhà chưa được chặt chẽ do còn
thiếu doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm, hiện tại, có một vài doanh
nghiệp thu mua lúa trong mô hình cánh đồng lớn hữu cơnhưng với quy mô nhỏ
từ vài trăm đến vài nghìn ha và không có năng lực mở rộng diện tích thu mua do
thiếu nguồn nhân lực, phương tiện, nguồn vốn và hệ thống thu mua, một số
doanh nghiệp tích cực tham gia, đang đầu tư lớn xây dựng hệ thống kho chứa,
sấy, chế biến nhưng lâu nay do chưa hoặc mới tham gia xuất khẩu, tiêu thụ lúa
gạo nên thị trường còn hạn chế, vẫn phải bán sản phẩm thông qua một doanh
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
9
nghiệp xuất khẩu khác. Trong khi phương thức phổ biến hiện nay là các doanh
nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo mua sản phẩm thông qua thương lái từ nhiều
nguồn khác nhau nên sản phẩm không cùng một giống, không cùng thời điểm
thu hoạch, phương thức phơi sấy, chế biến nên chất lượng gạo chưa cao, chưa
đồng đều, chưa tạo được thương hiệu gạo Việt Nam.
Thuận lợi
Mô hình cánh đồng lớn hữu cơ được kế thừa và phát triển từ rất nhiều các
mô hình trước đây nên việc nhận thức và tổ chức thực hiện được tiếp cận nhanh,
đó là việc người nông dân trước đây đã tham gia nhiều chương trình, mô hình
như khuyến nông, IPM… và sẵn sàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất. Việc tham gia vào mô hình cánh đồng lớn hữu cơlà một hình thức mới vừa
thực tiễn vừa khoa học, vừa mang yếu tố cộng đồng, vừa cụ thể về các lợi ích
kinh tế.
Cùng với đó, các địa phương đang tập trung cao nhiều giải pháp xây dựng
nông thôn mới, tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp các xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nên khi triển khai xây
dựng cánh đồng lớn hữu cơ khá thuận lợi. Có thể nói, với kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội nông thôn đã có bước đổi mới trong nhiều năm qua, tương đối hoàn
chỉnh, nên đã tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất. Đây
chính là nền tảng cho việc hình thành phương thức sản xuất lúa theo hướng hiện
đại hóa đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện xây dựng cánh đồng
lớn hữu cơ.
Với mục tiêu xây dựng mô hình cánh đồng lớn hữu cơ trong sản xuất lúa
gạo nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng
bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất
giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất
bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc
sản xuất lúa theo VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
10
lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu. Mô hình cánh đồng lớn hữu cơ tiến
tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản
xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và
tiêu thụ lúa gạo ở những vùng sản xuất lúa trọng điểm, đồng thời làm giảm giá
thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Việc thực hiện thành công mô hình
cánh đồng lớn hữu cơcũng sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu của
ngành trồng trọt, chính vì thế, rất cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các
ngành và các địa phương một cách đồng bộ, nhằm mở rộng mô hình cánh đồng
lớn hữu cơ ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
B. Nhu cầu về nhà máy chế biến gạo và các sản phẩm chế biến từ gạo
Hiện tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước là 50%, riêng Đồng
bằng sông Cửu Long đạt 82%. Sấy lúa là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ lệ thu hồi và chất lượng gạo xay xát, nhưng năng lực sấy lúa của Đồng
bằng sông Cửu Long cònthấp, chỉ đạt khoảng 56%. Các hệ thống kho chứa chưa
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày (từ 6 - 12 tháng).
Hiệu quả chuỗi giá trị ngành lúa gạo vẫn còn thấp, do tỷ lệ thất thoát cao,
chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa nông
dân và các đối tác còn bất cập. Cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, chế biến ở
địa phương còn lạc hậu làm gia tăng tổn thất, và giảm chất lượng trong bảo
quản.
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% thị trường
thế giới nhưng lại không có thương hiệu gạo nổi bật, nên không thu được giá trị
gia tăng nhờ thương hiệu.
Chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo còn
chưa phát triển, các sản phẩm phụ từ gạo (dầu gạo, rượu gạo, trấu, cám, rơm
rạ...) chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng, tăng hiệu quả sản xuất.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
11
Hiện chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam chỉ mới dừng ở hạt gạo mà chưa có sản
phẩm sau lúa gạo, bao gồm chế biến sâu hạt gạo, cám, trấu, rơm rạ.
Bên cạnh những thách thức trên thì những cơ hội mới cũng đã xuất hiện,
có thể giúp phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo. Năm 2016, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt Quyết định số 1898 về tái cơ cấu
ngành hàng lúa gạo đến 2020, tầm nhìn 2030, chuyển trọng tâm từ số lượng sang
chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, gắn ngành lúa gạo với
nhu cầu thị trường.
Tăng cường ứng dụng công nghệ hỗ trợ và máy móc thiết bị tiên tiến
trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao chất
lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sản
xuất, chế biến, kho chứa...
Công nghệ cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của
nông nghiệp. Trong lĩnh vực lúa gạo, chuỗi giá trị lúa gạo thế giới hiện nay
không chỉ giới hạn trong phạm vi sản xuất từ hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật... đến sản phẩm cuối cùng là hạt gạo mà đã mở rộng, phát triển và liên
kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp
mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao, thậm chí các phụ phẩm sau thu hoạch
đã và đang được khai thác tối đa để tạo ra giá trị gia tăng cao.
Thông qua HTX (Hợp tác xã), các chương trình kiến thiết lại đồng ruộng,
hiện đại hóa hệ thống canh tác theo chuẩn GAP, trồng giống thuần chủng và xác
nhận, thu hoạch lúa bằng máy ngay thời điểm thu hoạch đã được triển khai thành
công, sản xuất lúa tại địa phương đã theo hướng sản xuất hàng hóa với mức độ
cơ giới hóa cao.
Tuy nhiên trên địa bàn toàn huyện Lương Tài chưa có một nhà máy chế
biến lúa gạo đạt chuẩn. Lúa hàng hóa của địa phương chủ yếu được thương lái
thu mua và đưa đi xay xát tại…. Trong thời gian thu hoạch vụ Hè Thu kéo dài từ
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
12
tháng 7 đến tháng 9 và vụ Thu Đông kéo dài từ tháng 10 hàng năm, trùng với
mùa mưa lũ, nên khi thu hoạch lúa gặp rất nhiều khó khan trong vấn đề phơi
khô, bảo quản. Vụ Hè Thu và Thu Đông do đồng ruộng bị ngập nước, thiếu sân
phơi, nên nông dân phải kéo dài thời gian phơi lúa, dẫn đến hao hụt và mất mát
về khối lượng và chất lượng nông sản.
Với sản lượng lúa hàng hóa lớn, nhưng nông dân trong huyện Lương Tài
lại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ vì sản xuất chưa thật sự theo nhu cầu của thị
trường.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và
sản phẩm chế biến từ gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông
dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất lúa gạo an toàn đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ.”
1.4. Các căncứ pháp lý.
1. Các văn bản của Trung ương
- Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của
Quốc hội Khóa 12.
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
13
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu
tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát
triển.
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đến năm 2020, định hướng đến 2030;
- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Công văn 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về
việc điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện “Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
- Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn;
- Quyết định số 1350/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
14
và PTNT ban hành quy định về quản lý điều tra cơ bản ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016-2020
ngày 28 tháng 01 năm 2016.
- Quyết định số 738/QĐ-BNN-BKHCN ngày 14/3/2017 về tiêu chí xác
định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sạch, danh mục công nghệ cao trong nông nghiệp.
2. Các văn bản của địa phương
- Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc Ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng
nông thôn, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lương Tài nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Lương Tài đến năm 2020;
- Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Lương Tài nhiệm kỳ 2015-2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài đến năm
2020;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện Lương Tài năm 2011-2015
- Quy hoạch của các ngành, các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn
huyện Lương Tài.
- Căn cứ vào nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao huyện Lương Tài đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.5. Mục tiêu dự án.
1.5.1. Mụctiêu chung.
Thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và
sản phẩm chế biến từ gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông
dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
15
Đầu tư xây dựng tổ hợp Nhà máy chế biến gạo và các sản phẩm từ gạo
trên địa Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh phục vụ cho thị trường trong nước và
xuất khẩu nhằm tạo ra phần giá trị tăng thêm sản lượng và doanh thu hàng năm
của Công ty. Tận dụng được vùng nguyên liệu tại huyện Lương Tài, huyện Gia
Bình nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung, do đó tiết kiệm được chi phí sản
xuất, chi phí vận chuyển, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.
Việc đầu tư Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ tại hai huyện Lương Tài,
huyện Gia Bình nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến
một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch
về năng suất giữa các hộ nông dân. Liên kết với các hộ nông dân bằng hợp đồng
gia công: Công ty cung cấp giống, phân bón hữu cơ, đào tạo kỹ thuật trồng lúa
và thu mua thóc.
Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện phương châm đầu tư theo chiều sâu như
hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân tiến
đến sản xuất sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.2. Mụctiêu cụ thể.
Dự án “Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ.” được tiến hành nhằm đạt
được những mục tiêu sau:
- Giai đoạn 1:
 Đầu tư xây dựng cánh đồng lớn diện tích 3.500 Ha tại Huyện Lương
Tài
 Đầu tư nhà máy chế biến gạo xuất khẩu: công suất 200.000 tấn/năm
- Giai đoạn 2 :
 Đầu tư xây dựng cánh đồng lớn diện tích 4.000 Ha tại Huyện Gia
Bình
 Đầu tư xây dựng nhà máy:
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
16
+ Nhà máy chế biến dầu gạo từ cám gạo công suất 50 tấn cám/ngày
+ Nhà máy chế biến rượu gạo từ gạo vụn
+ Nhà máy chế biến ván ép từ vỏ trấu : công suất 150 m3/ngày
+ Nhà máy thức ăn chăn nuôi cho bò từ rơm và thân cây ngô: công suất
600.000 tấn / năm.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
17
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất.
 Vị trí địa lý
Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ
Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía
Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông
giáp tỉnh Hải Dương. Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước
822,7 km2.
Huyện Gia Bình:
Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm
thành phố Bắc Ninh 25km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía
Tây Nam. Diện tích của huyện là 107,6 km2, dân số 95.388 người với 14 đơn vị
hành chính gồm 01 thị trấn và 13 xã. Vị trí tiếp giáp với các địa phương sau:
 Phía Bắc giáp huyện Quế Võ;
 Phía Nam giáp huyện Lương Tài;
 Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;
 Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
Huyện Lương Tài:
Lương Tài là một huyện chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh, cách tỉnh lỵ
khoảng 30 Km. Diện tích của huyện là 105,9 km2, dân số 99.052 người với 14
đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 13 xã. Vị trí tiếp giáp với các địa phương
sau:
 Phía Bắc giáp huyện Gia Bình;
 Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương);
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
18
 Phía Đông giáp huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương);
 Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
 Đặc điểm địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc
Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống
và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng
đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so
với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53%
so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc
Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 –
100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là
núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và
núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
 Khí hậu.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm
và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng
Năm đến tháng Mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng
lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ
trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối
trung bình là 79%.
 Thủy văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao,
trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống,
sông Cầu và sông Thái Bình.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
19
Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước
bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao
hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa
mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực
nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong
mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).
Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385
km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt
nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước
sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy
nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài
liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm
1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông
Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng
Khởi, sông Đại Quảng Bình, sông Cà Lồ.
Với hệ thống sông này, nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó
tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng
nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào.
Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn,
trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và
có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể
khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó
có các hoạt động của đô thị.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
20
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Tài
2.2.1. Kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được
ở tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2011-2015) đạt 5%,
trong đó năm 2018 nông nghiệp đạt 2,2%, công nghiệp đạt 5,4% và dịch vụ
thương mại đạt 6,8%.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã đạt
được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực
trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp - thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của
nông nghiệp - thủy sản hàng năm đều tăng.
Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 37,0% năm 2010 lên 37,7% năm
2015; Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 28,4% năm 2010 lên 32,7% năm 2015; Tỷ trọng
nông nghiệp giảm từ 34,6% năm 2010 xuống 29,6% năm 2015. Tuy nhiên, so
với kế hoạch đặt ra năm 2010 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn
chậm và nặng tính thuần nông.
Trên địa bàn toàn huyện có 374 doanh nghiệp, trong đó 96 doanh nghiệp
nông nghiệp, 101 doanh nghiệp chế biến, 2 doanh nghiệp xử lý nước thải, 39
doanh nghiệp xây dựng, 67 doanh nghiệp buôn bán, 39 doanh nghiệp vận tải, 01
doanh nghiệp tài chính ngân hàng, 01 doanh nghiệp bất động sản, 8 doanh
nghiệp chuyên môn, KHCN, 02 doanh nghiệp hành chính dịch vụ hỗ trợ, 17
doanh nghiệp giáo dục đào tạo, 01 doanh nghiệp y tế.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
21
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch
những vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực
lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong những năm qua nhiều giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sử
dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Năng suất lúa bình quân
năm 2015 đạt 62,7 tạ/ha, năm 2018 đạt 63,4 tạ/ha, tăng đáng kể so với năm
2010. Cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: Trồng trọt đạt 55,8%, chăn nuôi thuỷ
sản đạt 34,4%, dịch vụ nông nghiệp đạt 9,8%.
* Ngành trồng trọt
Lương thực vẫn là cây chủ lực của Lương Tài, trong đó chủ yếu là lúa.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 58.248 tấn tăng đáng kể so với năm
2010. Đến năm 2018 đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao với
diện tích lớn. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác tăng
từ 103,8 triệu đồng năm 2015 lên 116 triệu đồng năm 2017, hệ số sử dụng đất
bình quân là > 2,2 lần. Diện tích cây lấy hạt đạt 9,827 ha, cây công nghiệp hàng
năm 334,0 ha, cây ăn quả đạt 380 ha
Hiện này đang hình thành các mô hình trồng cây hàng hoá chất lượng cao
như rau tại các xã như Minh Tân, Mỹ Hương.
* Ngành chăn nuôi
Trong những năm qua, chăn nuôi có bước phát triển khá so với kỳ trước đây.
Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản lượng, đến nay đàn lợn
có khoảng 40.000 nghìn con, đàn gia cầm có khoảng 550 nghìn con, riêng đàn
trâu, bò giảm rất nhanh và số lượng còn rất thấp, đến năm 2017 còn 2437 con.
* Thủy sản
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
22
Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mô, hình thức khai thác, đã có
nhiều mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Diện tích nuôi trồng được mở rộng, diện tích nuôi trồng tăng từ 483 ha năm
2000 lên 1.020 ha năm 2005 và đạt 1.350 ha năm 2018, sản lượng đạt 11.115
tấn. Đặc biện đến này mô hình trang trại đã và đang phát triển mạnh, toàn huyện
đã có 19 trang trại lớn (Theo tiêu chí mới).
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Công nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu có những chuyển biến tích
cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể so với năm 2010. Kết quả năm
2017 đạt 2.075 tỷ đồng.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển. Tính đến nay
ngành công nghiệp - TTCN toàn huyện có trên 2416 cơ sở sản xuất trong đó tập
thể 8 cơ sở, tư nhân có 95 cơ sở cá thể có 2323 cơ sở. Trong đó có một số doanh
nghiệp lớn trên địa bàn bao gồm: 03 đơn vị đầu tư tại khu công nghiệp Lâm
Bình; 02 đơn vị đầu tư tại cụm công nghiệp Táo Đôi; 02 đơn vị ở khu vực Kênh
Vàng chuyên sản xuất, kinh doanh VLXD; 03 doanh nghiệp làm nghề sản xuất
hàng may mặc tại xã Minh Tân và Lâm Thao; 01 công ty hoạt động kinh doanh
chế biến gỗ tại Lĩnh Mai xã Quảng Phú; 01 DNTN sản xuất, kinh doanh mặt
hàng kim khí và Inox tại xã Bình Định; 01 công ty kinh doanh chế biến lương
thực xay sát, ngô, thóc gạo, ngoài ra còn nhiều các doanh nghiệp tại trung tâm
thị trấn và các xã.
Tổng số lao động thường xuyên làm trong các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp của huyện khoảng 8.260 lao động.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp - dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu
cầu giao dịch, trao đổi hang hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ cónhững
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
23
chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các
thành phần kinh tế.
Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một
ngành dịch vụ quan trọng trong công việc tạo ra thu nhập của kinh tế khu vực
dịch vụ, một số ngành chủ yếu là vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng,... phát
triển mạnh và khá nhanh trong những năm qua. Hoạt động có nhiểu chuyển biến,
hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn đươc nhu cầu tiêu dùng và sản
xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong các
ngành dịch vụ. Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch mới phát triển, quy mô đang
còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng. Với điều kiện và cơ sở vật
chất có hạn nhưng ngành dịch vụ đã đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế
của huyện.
Kết quả năm 2017 đạt kết quả như sau: Tổng mức bản lẻ và dịch vụ tiêu
dùng đạt 1.503 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2016,tổng mức doanh thu dịch vụ
vận chuyển là 769,9 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2016.
2.2.2. Xã hội
a. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Lương Tài là 104.469 người, mật độ
dân số khoảng 931 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn
trong huyện tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa và xã Quảng Phú, Trung Kênh,
thấp nhất ở xã Phú Lương, Lai Hạ.
b. Lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê toàn huyện có 57.190 người trong độ tuổi lao động,
chiếm 57% dân số. Trong đó: lao động phi nông nghiệp khoảng 17.110 người
chiếm 28% tổng số lao động; lao động nông nghiệp khoảng 43.509 người chiếm
72% tổng số lao động, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông
nghiệp thuần tuý.
Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển chưa đồng đều giữa các xã, còn
ít các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh của trung ương mà chủ yếu là
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
24
hợp tác xã sản xuất, sản xuất hộ gia đình, kinh tế cá thể. Chất lượng lao động
chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cư
còn thấp.
c. Thu nhập
Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong
huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân
chung của tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2017 là 613
kg/người/ năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 26,7 triệu đồng, dự
báo năm 2015 là 28,3 tiệu đồng/ người; mức sống dân cư được nâng lên rõ rệt.
Các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 6% năm 2010 xuống 4,29% năm 2015 và dưới 2,62% năm 2017.
Toàn huyện không còn hộ đói.
2.3. Quy mô đầu tư của dự án.
2.3.1. Đánhgiá nhu cầu thị trường gạo
Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện
nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của
Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích
lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa
Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng song Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông
Hồng.
a. Tình hình sản xuất
 Diện tích gieo trồng, thu hoạch
Gieo trồng: Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 10, cả nước
đã gieo cấy được 7,47 triệu ha lúa, giảm 92.300 ha so với cùng kì. Mặc dù, diện
tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 59,6 tạ/ha, tăng khoảng
0,3 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt gần 37,8 triệu tấn, giảm 3.600 tấn.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
25
Các địa phương phía Bắc, đã gieo cấy được 2,36 triệu ha, giảm 39.000 ha;
thu hoạch được 2,17 triệu ha; năng suất bình quân ước đạt 56,9 tạ/ha, tăng 0,6
tạ/ha; sản lượng ước đạt 12,35 triệu tấn, tăng 127,5 nghìn tấn.
Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng gieo trồng đạt 1,01 triệu ha (giảm 28.700
ha); năng suất bình quân ước đạt 60,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 5,63 triệu tấn
(tăng 157.000 tấn, tương đương tăng 2,9% so với cùng kì).
Các địa phương phía Nam gieo cấy được 5,1 triệu ha, giảm 53.400 ha; thu
hoạch được 4,18 triệu ha, giảm 34.500 ha; năng suất ước đạt 61 tạ/ha, tăng 0,2
tạ/ha; sản lượng ước đạt 25,5 triệu tấn, giảm 131.000 tấn..
Riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gieo trồng đạt 4,07 triệu ha (giảm
32.200 ha), năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 21 triệu
tấn (giảm 109.600 tấn).
Thu hoạch: Các địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa
vụ Hè thu, năng suất thu hoạch ước đạt 54,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt
11 triệu tấn, giảm 197.000 tấn so với vụ Hè thu năm 2018.
Trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 8,7 triệu tấn, giảm 96.600
tấn. Như vậy, tuy năng suất có tăng nhẹ nhưng sản lượng chung toàn vụ vẫn
giảm do diện tích giảm ở hầu hết địa phương.
 Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết
Theo Cục Bảo vệ thực vật tình hình sinh vật gây hại trên cây lúa tính đến
ngày 15/10/2019 như sau:
Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 804 ha, nhiễm nặng 08 ha, diện tích phòng trừ
13.948 ha. Bệnh này phân bố chủ yếu tại các tỉnh Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ,
Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang...
Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 7.939 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Duyên Hải nam Trung bộ. Bệnh đạo ôn
cổ bông: Diện tích nhiễm 1.460 ha, tập trung các tỉnh phía Nam.
Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 24.897 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía
Bắc.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
26
Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.053 ha, nhiễm nặng 18 ha, phòng trừ
529 ha va phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.291 ha, phân bố ở các tỉnh Thái Bình, Hải
Dương, Nam Định, An Giang, Kiên Giang,..
Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích 3.285 ha, tập trung tại tỉnh Kiên Giang, An
Giang, Vĩnh Long,...
Sâu đục thân: Diện tích nhiễm nặng 712 ha, phòng trừ 328 ha, phân bố tập
trung tại các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình,
Bắc Giang, Yên Bái, …
Chuột: Diện tích hại 6.911 ha, nhiễm
nặng 585 ha, mất trắng 76 ha va phân bố ở
các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải
Dương...
b. Thị trường Xuất khẩu
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải
quan, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6
năm 2019 ước đạt 625 nghìn tấn với giá trị
đạt 275 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu
gạo 6 tháng đầu năm ước đạt 3,39 triệu tấn
và 1,46 tỉ USD, giảm 2,8% về khối lượng
và giảm 19% về giá trị so với cùng kì năm
2018. Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong 5 tháng với 35,7% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 5
tháng đầu năm đạt 1,06 triệu tấn và 423,3 triệu USD, gấp gần 4 lần về khối
lượng và gấp 3,4 lần về giá trị. 5 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất
khẩu gạo tăng mạnh là Angola (gấp 4,3 lần); Hồng Kông (tăng 64,5%); Bờ Biển
Ngà (tăng 61,2%) và Nga (tăng 40,8%)
Nửa đầu tháng 2/2020, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này tiếp tục
tăng mạnh so với nửa đầu tháng 1/2020 do đã kết thúc kỳ nghỉ Tết.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
27
c.Diễn biến giá
Theo Tổng cục Hải quan cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu
năm 2019 đạt 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018.
Đối với lúa gạo trong nước, Bộ NN&PTNTg cho biết, giá lúa, gạo tại khu
vực đồng tăng nhẹ trong tháng qua do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp,
với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã
được thu hoạch và tiêu thụ hết. Trong khi gần đây hoạt động thu mua lúa cũng
được nhiều tiểu thương và doanh nghiệp đẩy mạnh để đảm bảo nguồn hàng phục
vụ các đơn hàng xuất khẩu, cũng như phục vụ nhu cầu tại thị trường nội địa
trong các tháng cuối năm.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 tăng
500 đồng/kg, từ 4.300 đồng/kg lên 4.800 đồng/kg, lúa OM 5451 giữ ở mức
5.100 - 5.400 đồng/kg; lúa OM4218 tăng 200 đồng/kg lên mức 4.900 đồng/kg;
gạo IR50404 ở mức 10.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000 đ/kg; gạo
thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa Thu Đông tại
huyện Vũng Liêm tăng 200 đồng/kg lên mức 4.300 đồng/kg; gạo IR50404 ở
mức 12.000 đồng/kg; gạo jasmine ở mức 14.000 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa
IR50404 tăng 300 đồng/kg lên mức 5.300 đồng/kg; lúa OM 4218 tăng 300
đồng/kg lên mức 5.500 – 5.700 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đ/kg lên 5.600 –
5.800 đồng/kg; lúa Jasmine ổn định ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg.
Từ tình hình xuất khẩu lúa gạo đang ngày càng tăng cao có thể nhìn nhận
rằng việc các nhà đầu tư mở hướng kinh doanh nhà máy chế biến gạo chính là
giải pháp tối ưu nhất giúp giải quyết những khó khăn cho người nông dân mang
lại sinh kế ổn đinh giúp phát triển an sinh xã hội. Điều quan trọng là Nhà Nước
cần có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư mạnh
dạn đầu tư vào loại hình kinh doanh này nhiều hơn nữa.
2.3.2. Đánhgiá nhu cầu thị trường các sản phẩm từ gạo
Thị trường tiềm năng dầu gạo
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
28
Tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 tổ chức ở Việt Nam vừa qua, hơn 200
chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia đã khẳng
định ngành công nghiệp dầu gạo Việt đang đứng trước nhiều cơ hội lớn...
Ở Mỹ, New Zealand, Australia..., dầu gạo được mệnh danh là một trong
những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
Tổ chức Tim mạch Mỹ (AHA)… khuyên dùng
Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP liên tục nằm trong những quốc gia nhanh
nhất thế giới từ sau những năm 1990 đã góp phần thay đổi đáng kể chất lượng
cuộc sống và nâng cao thói quen tiêu dùng của người dân. Trước đây người dân
quen sử dụng mỡ động vật thì nay đã chuyển sang sử dụng dầu thực vật, trong
đó có dầu gạo nhằm hạn chế các vấn đề mỡ máu, béo phì, tim mạch,...
Hiện nay mỗi năm toàn cầu mới chỉ sản xuất 1,7 triệu tấn dầu gạo. Ấn Độ là
một trong những quốc gia sản xuất nhiều nhất cũng ở khoảng 1 triệu tấn mỗi
năm. Nhật Bản dùng dầu gạo hàng thập kỷ nay và mỗi năm tiêu thụ 90.000 tấn,
trong đó có gần 30.000 tấn nhập khẩu. Trung Quốc cũng phải vừa sản xuất vừa
thu mua dầu gạo từ các nước khác trong khu vực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Ở Việt Nam, dầu gạo hiện đứng thứ 3 danh sách dầu thực vật phổ biến trong
căn bếp mọi gia đình. Tuy nhiên, lượng dầu gạo tiêu thụ trong nước năm 2017
cũng chỉ đạt 7.700 tấn, cách xa top trên gồm dầu cọ là 730.000 tấn và dầu đậu
nành là 222.000 tấn.
Như vậy, cơ hội cho dầu gạo Việt chen chân vào thị trường quốc tế cũng như
chinh phục thị trường trong nước đang rất lớn.
Thị trường rượu gạo
Về thị trường rượu, 3 tháng đầu năm 2019, sản xuất rượu tăng 8.6% so với
cùng kỳ năm trước, tiêu thụ tăng 8.95%. Nhập khẩu Rượu tăng so với cùng kì
năm 2018 về cả sản lượng (9.7%) và giá trị (9.5%) do thị trường tiêu thụ trong
nước vẫn tăng trưởng ổn định. Nhìn chung, quy mô thị trường Rượu nhỏ, sản
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
29
xuất đang có chiều hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Rượu cao
cấp trong nước và có giá trị xuất khẩu thấp.
Thị trường phụ phẩm nông nghiệp
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được khoảng 36-37 triệu tấn lúa; 17-18 triệu
tấn mía và 4,5 triệu tấn ngô (giá lõi ngô thị trường thế giới 100 USD/tấn)... Ước
tính tổng số phế phẩm trong nông nghiệp tạo ra trên 50 triệu tấn
Hiện nay, các loại phụ phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm trồng
trọt đang phát sinh với số lượng lớn và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải
rắn nông nghiệp. Các loại phụ phẩm này nếu không được tận dụng hoặc xử lý
không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng và khu vực nông thôn.
Từ thực tế này, Công ty chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng các loại phụ phẩm
trong trồng trọt để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, ước tính cứ sản xuất 1 tấn thóc thì lượng
rơm rạ thải ra là 1 tấn; lượng trấu là 0,2 tấn; sản xuất 100 kg ngô hạt thì lượng
thân ngô thải ra là 250 kg; bã mía chiếm 29% khối lượng cây mía. Ngày nay, do
nhu cầu sử dụng các loại phụ phẩm này làm chất đốt không lớn nên nông dân
thường đốt hoặc vứt bỏ tại đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường.
Ước tính rằng 1,2 x 2,4m ván từ vỏ trấu có giá trị khoảng 18 USD. Trong khi
đó, loại ván bằng gỗ dăm truyền thống đồng kích thước đang được bán với mức
giá 25 USD.
2.3.3. Quymô hoạt động của dự án.
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 7530
1 Cánh đồng hữu cơ Lương Tài 3500 ha
2 Cánh đồng hữu cơ Gia Bình 4000 ha
3 Tổ hợp các nhà máy 12 ha
4 Khu nghiên cứu giống lúa 18 ha
Hệ thống tổng thể
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
30
TT Nội dung Diện tích ĐVT
1 Hệ thống cấp nước Hệ thống
2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
3 Hệ thống PCCC Hệ thống
4 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
2.4. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
2.4.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án được thực hiện tại: Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ: Diện tích 3.500
Ha tại huyện Lương Tài và 4.000 Ha tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
2.4.2. Hình thứcđầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
2.5. Nhu cầusử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
2.5.1. Nhu cầu sử dụng đấtcủa dự án.
TT Nội dung Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Cánh đồng hữu cơ Lương Tài 3.500 46,48%
2 Cánh đồng hữu cơ Gia Bình 4.000 53,12%
3 Tổ hợp các nhà máy 12 0,16%
4 Khu nghiên cứu giống lúa 18 0,24%
Tổng cộng 7.530 100%
2.5.2. Phântích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
a. Vốn:
Doanh nghiệp sẽ nắm vững các tri thức về các nguồn vốn để thực hiện dự án
(Vay vốn, liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư bên ngoài cũng như huy động
nguồn nội lực của bản thân Công ty).
b.Nguyên liệu đầu vào
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
31
Chúng tôi sẽ ký hợp đồng liên kết sản xuất dài hạn đối với hợp tác xã trên
địa bàn để chủ động về nguyên liệu đầu vào trong quá trình hoạt động của tổ hợp
nhà máy. Đối với yếu tố này thì về cơ bản là rất thuận lợi.
Chúng tôi sẽ cung cấp, giao giống và bao tiêu sản phẩm thóc thu hoạch được
từ toàn bộ giống đã cung cấp cho các Hợp tác xã liên kết.
c. Nhân lực.
Sau khi dự án được phê duyệt, Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập kế hoạch,
chính sách đào tạo và thu hút nhân lực một cách đồng bộ và cụ thể.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
32
CHƯƠNG III: SẢN PHẨM & THỊ TRƯỜNG
3.1. Sảnphẩm
Sản phẩm Gạo và các phụ phẩm từ lúa là các sản phẩm phục vụ đời sống gia
đình trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Bên cạnh đó là các sản phẩm chế biến
từ hàng Nông sản có sẵn tại địa phương.
Sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng góp phần làm đa dạng hóa sản
phẩm của công ty để đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng. Ngoài thị trường
trong nước chúng tôi còn hướng đến thị trường xuất khẩu.
3.2. Thị trường
3.2.1. Giớithiệu sản phẩm
- Nghiên cứu thị trường, địa chỉ khách hàng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ
đó xây dựng kế hoạch, cân đối tài chính, nguyên vật liệu, thiết bị , lao động ...
sát hợp cụ thể, các biện pháp nhằm thực hiện đạt và vuợt các chỉ tiêu kế hoạch
đã đề ra .
- Quảng cáo sản phẩm trên mạng Internet và trên các phương tiện thông tin
đại chúng khác.
- Tăng cường quan hệ với các Tổ chức xúc tiến thương mại; các đại sứ
quán để giới thiệu sản phẩm với các khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường sản xuất các dòng sản phẩm mẫu của các nhà phân phối, đáp
ứng cho các nhà phân phối có đủ điều kiện tham gia xúc tiến thương mại tại các
hội chợ quốc tế.
- Mở rộng mạng lưới phân phối trong nước.
3.2.2. Tổchức mạng lưới tiêu thụ
- Thành lập các đại lý tiêu thụ sản phẩm, Văn phòng đại diện các khu vực
trong và ngoài Thành phố.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
33
- Bán sản phẩm trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối có khả năng, uy
tín.
3.2.3. Chiến lược cạnh tranh
- Nước ta đã gia nhập WTO nên việc cạnh tranh trên thương trường đối với
các DN sẽ diễn ra gay gắt hơn. Điều này sẽ khó khăn hơn cho Công ty, vì vậy
phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ, Chính quyền các cấp đối với
các dự án mới và tăng cường hàm lượng chất xám trong sản phẩm, sáng tạo ra
nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cạnh tranh.
- Giao hàng đúng thời hạn quy định.
- Tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời của mọi khách hàng, nghiêm túc
khắc phục các sai sót không phù hợp theo yêu cầu của khách hàng .
- Áp dụng phương thức thanh toán ưu đãi thông qua thời gian thanh toán –
thanh toán chiết khấu thích hợp cho những khách hàng tiêu thụ lớn và có uy tín
mang lại hiệu quả tốt cho Công ty.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
34
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC
THIẾT BỊ SẢN XUẤT
4.1. Giải pháp công nghệ áp dụng trên cánh đồng lúa hữu cơ
 Các giống lúa đượclựa chọn để tiến hành trồng như sau:
Giống lúa Hatri 200
Giống Hatri 200 (viết tắt là HT200) là một trong những giống lúa nghiên cứu
trong nhà lưới với điều kiện mặn 5‰. Giống HT200 có gạo dạng hình hạt tròn,
có mùi thơm. Điểm đặc biệt của Hatri 200 là nấu cơm lâu thiu, hàm lượng
Amylose thấp nên cơm dẻo, dễ bán cho thị trường cao cấp. Hatri 200 có năng
suất ngưỡng khoảng 6,7 - 10 tấn/ha tùy vùng đất.
Giống lúa thuần J02
Giống lúa thuần J02 có nguồn gốc từ
Nhật Bản được Viện Di truyền nông
nghiệp nhập nội và tuyển chọn. Thời
gian sinh trưởng (vụ xuân từ 126 - 127
ngày, vụ mùa từ 111 - 112 ngày). Thích
hợp với trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ
và mùa trung. Kiểu khóm gọn, bộ lá
đứng, bông to, hạt xếp xít, trỗ thoát, cấu trúc bông đẹp, giấu bông, tỉ lệ lép thấp,
khả năng đẻ nhánh hữu hiệu từ 5-6 dảnh/khóm. Ưu điểm: Cơm mềm, thơm, vị
đậm, dính vừa, bóng. Kết hợp với một số chỉ tiêu về chất lượng xay xát có thể
khẳng định J02 là một giống khá toàn diện cả về năng suất và chất lượng. Yếu
điểm: Thời gian ngủ nghỉ dài, bắt buộc phải dùng giống chuyển vụ (không được
dùng giống của vụ Xuân cho vụ Mùa kế tiếp do tỉ lệ nảy mầm thấp). Sản xuất
giống cần phải cách ly không gian và thời gian tránh nhận phấn lai.
Giống lúa NA6
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
35
Giống NA6 được chọn lọc từ tổ hợp
lai BM9962 x TBR18 do Viện Khoa
học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải
Nam Trung bộ lai tạo với tên gọi ban
đầu là AN1. Ưu điểm: Giống lúa NA6
là giống lúa thuần ngắn ngày (vụ xuân
125 - 128 ngày, vụ hè thu và vụ Mùa từ
98 - 103 ngày).
Năng suất trung bình 70 đến 80 tạ/ha, cao vượt trội hơn nhiều so với các
giống lúa thuần và không thua kém so với giống lúa lai khác. Nhược điểm: Hơi
nhiễm bệnh thối thân, thối gốc và nhện gié ở vụ Hè Thu. Đặc biệt trong điều
kiện không cân đối dinh dưỡng, tỉ lệ lép cậy cao.
Giống lúa DT80
Giống lúa DT80 được chọn tạo bằng
phương pháp gây đột biến dòng lúa
thuần TL6.2 mang QLT/gen chịu mặn
Saltol (chọn lọc từ tổ hợp lai
LT6/FL478). Ưu điểm: Giống lúa DT80
có TGST vụ Xuân từ 130 - 135 ngày, vụ
Mùa từ 105 -110 ngày. Chiều cao cây
107 - 109,6 cm, đẻ nhánh khá, cứng cây chống đổ tốt, dạng cây gọn, lá đứng,
bông to, hạt thon dài, xếp xít. Nhược điểm: Nhiễm nhẹ với sâu bệnh hại chính.
Giống lúa thuần J01
Giống lúa thuần J01 là giống lúa
thuần thuộc dòng Japonica nhập nội từ
Nhật Bản, được Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt Nam chọn lọc. Ưu điểm:
Giống lúa thuần J01 có thời gian sinh
trưởng (vụ xuân từ 124 - 125, vụ mùa từ
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
36
108 - 109 ngày), ngắn hơn ĐS1 từ 7 đến 8 ngày. Thích hợp với trà lúa xuân sớm,
xuân chính vụ và mùa trung. Nhược điểm: Thời gian ngủ nghỉ dài, bắt buộc phải
dùng giống chuyển vụ (không được dùng giống của vụ Xuân cho vụ Mùa kế tiếp
do tỉ lệ nảy mầm thấp). Sản xuất giống cần phải cách ly không gian và thời gian
tránh nhận phấn lai.
Giống lúa chất lượng OM375
Thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày
(lúa cấy), 90 - 95 ngày (lúa sạ); chiều
cao cây trung bình 90- 95 cm, đẻ nhánh
khá, dạng hình đẹp, độ cứng cây (cấp 1),
số bông/m2 với 300 - 320 bông, khối
lượng 1.000 hạt với 25 - 26 gram. Ưu
điểm: Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn,
hạt gạo dài, ngon cơm, hàm lượng
amylose 16 - 18%, mùi thơm nhẹ, chống chịu mặn 2 - 3%. Nhược điểm: Hơi
nhiễm với rầy nâu.
Giống lúa GKG5
GKG 5 là giống lúa được chọn tạo từ kỹ thuật nuôi cấy túi phấn, có thời gian
sinh trưởng từ 90-95 ngày, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh khá,
tiềm năng cho năng suất cao. Kết quả khảo nghiệm quốc gia được thực hiện tại
các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu…) cho thấy, giống lúa này đạt năng suất trung bình từ 5,3 tấn/ha (vụ hè
thu) đến 8,1 tấn/ha (vụ đông xuân), thuộc tốp đầu trong nhóm giống khảo
nghiệm. GKG 5 cho phẩm chất gạo tốt, xay xát đạt tỷ lệ cao, hạt gạo trắng, thon
dài, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Và một số giống lúa khác đang trong quá trình tuyển chọn.
 Áp dụng công nghệ cao trong việc lúa:
 Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying) kết hợp với ứng
dụng công nghệ IoT (Internet of Things hay Internet vạn vật)
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
37
Kỹ thuật này được khuyến cáo bởi Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI),
Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) và các chuyên gia trồng trọt, như là biện pháp cho
hiệu quả cao nhất (giảm được 25 – 50% số lần tưới và giảm tỷ lệ đổ ngã) và
được khuyến cáo nhiều nhất. Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần
ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng tối đa là 5cm.
- Tuần đầu tiên sau sạ: Giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm, mực
nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1 – 3cm theo giai đoạn phát triển của
cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20 – 25 ngày sau sạ),
giai đoạn này, nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong
ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế cỏ mọc mầm.
- Giai đoạn từ 25 – 40 ngày: Đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa,
phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa
đủ. Lúc này, giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng
15cm. Khi nước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm.
Ở giai đoạn này, lá lúa giáp tán, nếu hạt cỏ nảy mầm cũng không gây hại đáng
kể. Đây cũng là giai đoạn lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước thấp
làm hạch nấm ít phát tán, bệnh ít lây lan.
- Giai đoạn lúa 40 – 45 ngày: Là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng).
Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1 – 3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánh
sáng làm phân hủy và bốc hơi phân bón, nhất là phân đạm.
- Giai đoạn lúa 60 – 70 ngày: Đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữ nước cho
cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép lửng.
- Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: Là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc và
chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm. Cần
phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, nâng
cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy móc khi thu hoạch.
 Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước:
Chọn 4 – 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc-zắc trên thửa
ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m). Ống nhựa có chiều dài 25cm,
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
38
đường kính 10 – 20cm, được đục thủng nhiều lỗ. Ống được đặt dưới mặt ruộng
15cm (phần thủng lỗ), trên mặt ruộng 10cm. Đoạn ống trên mặt ruộng được
đánh dấu để theo dõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt
ruộng phải được lấy hết phần đất bên trong để cho nước vào.
Sử dụng kỹ thuật AWD (Alternate Wetting and Drying) kết hợp với ứng
dụng công nghệ IoT (Internet of Things hay Internet vạn vật) cùng hệ thống cảm
biến thông minh đo mực nước và ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông
minh giúp theo dõi, điều tiết mực nước một cách hợp lý.
Mạng cảm biến bao gồm bộ thiết bị trung tâm (E-Sensor Master) và các cảm
biến (E-Sensor Slave), bộ điều khiển (E-Sensor Control) kết nối, giao tiếp với
nhau qua sóng không dây RF với khoảng cách 100-400m với sóng RF433Mhz,
khoảng cách 100-1000m hoặc xa hơn với sóng Lora 433Mhz. Các bộ trung tâm
sẽ thu thập dữ liệu từ các cảm biến, gửi về máy chủ đám mây (cloud server) qua
Wi-Fi/GPRS người dùng có thể giám sát qua Internet và điện thoại thông minh
(smartphone).
 Hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
39
Ưu điểm lớn nhất ở hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor là hỗ trợ người
trồng theo dõi trực tuyến 24/24 hiện trạng cây trồng theo thời gian thực bằng
ứng dụng trên smartphone hoặc trình duyệt web trên máy tính mà không cần
thiết phải có mặt trực tiếp ở khu vực trồng. Bên cạnh đó, hệ thống còn gửi tin
nhắn SMS cảnh báo rủi ro về những thông số biển đổi bất thường để người trồng
có thể can thiệp kịp thời, đồng thời hỗ trợ điều khiển quạt, máy bơm... hoàn toàn
tự động.
Theo dõi thông số vườn rau bằng ứng dụng trên smartphone
Quá trình thu thập thông tin diễn ra rất nhanh nhờ vào hàng loạt thiết bị cảm
biến và điều khiển trong hệ thống được bố trí khắp khu trồng lúa. Trong đó, thiết
bị trung tâm E-Sensor Master tổng hợp và truyền dữ liệu lên máy chủ đám mây
(cloud server) để cung cấp thông tin cho người trồng theo thời gian thực. Đối với
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
40
quy mô sản xuất lớn, cách thức thu thập và tổng hợp dữ liệu môi trường của E-
Sensor nhiều khả năng sẽ là giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp cung cấp
thông tin thực tế đến khách hàng, nhất là khách hàng xuất khẩu rau củ quả, qua
đó tăng cường uy tín và giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Với một loạt các cảm biến thông minh và đa dạng (được kết nối không dây,
tiện lợi cho lắp đặt và sử dụng), E-Sensor có khả năng giám sát nhiều thông số
môi trường như nhiệt độ - độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng, nồng độ CO2,
độ ẩm - độ dẫn điện EC - nhiệt độ trong đất, độ pH - độ dẫn điện EC - nhiệt độ
của dung dịch thủy canh. Những thông số này có khả năng được lưu trữ đến 1
năm, xuất theo file Excel, qua đó người trồng rau có thể xem xét và đánh giá
những thông số biến động theo từng mùa vụ, làm cơ sở để tiến hành thay đổi và
điều chỉnh vườn rau cho thích hợp.
Hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor có 9 loại thiết bị:
1. E-Sensor Master: thiết bị
trung tâm hỗ trợ cảnh báo và điều
khiển tự động. E-Sensor Master
nhận dữ liệu từ các cảm biến E-
Sensor Slave và ra lệnh điều khiển
thiết bị theo thông số thu thập.
2. E-Sensor Slave TH: cảm
biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí.
3. E-Sensor Slave THL: cảm
biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí
và ánh sáng.
4. E-Sensor Slave CO2: cảm
biến đo nồng độ khí CO2.
5. E-Sensor Slave SME: cảm
biến đo nhiệt độ, độ ẩm đất, độ dẫn
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
41
diện EC trong đất. E-Sensor Slave SME giúp theo dõi lượng nước, ion trong đất
để hỗ trợ người trồng rau ra quyết định tưới tiêu và bón phân hiệu quả.
6. E-Sensor Slave T: cảm biến đo nhiệt độ không khí.
7. E-Sensor Aqua (Slave Hydroponics): cảm biến đo nhiệt độ, độ pH và độ
dẫn diện EC trong dung dịch thủy canh.
8. E-Sensor Control: bộ điều khiển thiết bị không dây, nhận lệnh từ E-
Sensor Master để điều khiển các thiết bị như quạt, máy bơm, hệ thống tưới nhỏ
giọt, hệ thống tưới phun sương…
9. E-Sensor Solar: cảm biến dùng năng lượng mặt trời, hỗ trợ những nơi
không có nguồn điện để sử dụng cùng các bộ cảm biến kể trên.
Mô hình kết nối các cảm biến.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
42
 Áp dụng sản xuấttheo mô hình cánh đồng mẫu lớn
Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn so với mô hình truyền thống có sự
khác biệt khá rõ, thể hiện qua những nội dung sau:
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân rất đa dạng, nhưng
cơ bản đã đạt được các bước: Cung ứng lúa giống xác nhận (1 đến 2 loại); Cung
ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ doanh nghiệp đến thẳng người nông dân,
không qua trung gian; Hợp tác với doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp
đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho
nông dân; Tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các
nhóm sản xuất, có người phụ trách. Nông dân được hỗ trợ tiền chênh lệch khi
mua giống lúa xác nhận (so với lúa thường), định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông
dân (3/4 lần/vụ), hỗ trợ 30 - 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy,
thùng pha thuốc bảo vệ thực vật.
- Mô hình cánh đồng lớn đã gắn kết 4 nhà (Nhà nông, nhà doanh nghiệp,
nhà khoa học và Nhà nước) với nhau, điều mà trong sản xuất nông nghiệp trước
đây không thể thực hiện được. Với mô hình cánh đồng lớn, doanh nghiệp là
người chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân từ cung ứng vật tư đến thu
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
43
mua sản phẩm, chế biến tiêu thụ, giảm được chi phí trung gian, giá thành sản
xuất, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho hộ nông dân. Điều này đã giải quyết
được vấn đề cơ bản là nỗi lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.
Các cán bộ khoa học có điều kiện trực tiếp giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản. Hộ nông dân không còn sản
xuất theo kinh nghiệm cổ truyền, manh mún, nhỏ lẻ…
- Từ cánh đồng lớn dần dần hình thành, những người nông dân sản xuất lúa
theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu đặc biệt là ghi chép quy trình
sản xuất và chi phí vào sổ theo tiêu chuẩn VietGAP. Người nông dân tính toán
được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào, đầu ra sản xuất, từ giống, phân bón,
thuốc trừ sâu… đến ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết gắn sản xuất với
thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng, an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao,
bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khi nông nghiệp
phát triển, người nông dân thực hiện 3 không: Không cấy lúa (mà reo mạ),
không gặt đập bằng tay (mà bằng máy liên hợp), không phơi lúa (mà sấy)… Từ
đó, ngày công lao động giảm, người nông dân có thêm điều kiện để nâng cao
kiến thức về mọi mặt.
- Xây dựng được các nhóm nông dân tham gia mô hình sản xuất và sử dụng
chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa
bằng nguồn tài trợ của tổ chức lương thực thế giới. Điều này giúp cho nông dân
thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy bằng chế phẩm sinh
học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm từ 2 đến 4 lần sử dụng thuốc trừ
rầy/vụ, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa...
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
44
4.2. Quy trình công nghệ nhà máy chế biến gạo
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
45
Sơ đồ công nghệ hệ thống sấy lúa
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
46
A. Hệ thống SấyLúa - 200 - 240 tấn lúa ngày
Thuyết minhcông nghệ
Quy trình sấy lúa:
- Sấy lúa trong dây chuyền này có thể thực hiện ở dạng “Sấy mẻ”.
- Khi nguyên liệu được các thiết bị chuyển tải vào các máy sấy. Máy được
chia thành 2 phần sấy riêng nên khi mức nguyên liệu dâng tới đâu cũng có thể
sấy được. Có thể sấy mẻ ở dạng sấy động (bật bộ phận xả liệu và cho nguyên
liệu được đảo vòng trở lại máy trong khi sấy) hoặc sấy tĩnh (tắt bộ phận xả liệu
để nguyên liệu trong máy đứng yên khi sấy) nhưng thỉnh thoảng cũng phải đảo
vòng để phần nguyên liệu dưới đáy và trên ngọn của máy được trao đổi và được
sấy đều.
- Khi đạt ẩm độ yêu cầu, thành phẩm được xả ra và được đưa qua khu vực
tồn trữ lúa.
Thuyết minh
- Lúa nguyên liệu được nạp vào phễu nạp liệu và vào hầm (H1). Dưới phễu
nạp có vít tải (B1) đề dẫn liệu vào gàu tải (A1) phân phối cho sàng tạp chất (1).
- Sau khi loại bỏ tạp chất, nguyên liệu được gàu tải (A2) phân phối vào cân
đầu vào (2) và đi được nạp liệu vào thùng chứa (T1), (T2), (T3) và (T4) bằng vít
tải (B2).
- Băng tải (E1) vận chuyển nguyên liệu lúa từ các thùng chứa vào gàu tải
nạp liệu (A3) phân phối vào vít tải (B4) và rót nguyên liệu vào máy sấy (3.1),
(3.2), (3.3) và (3.4).
- Nếu máy sấy (3.1) đã đầy thì cửa nạp vào máy sẽ đóng và tiếp tục chuyển
liệu đến máy sấy (3.2). Tương tự máy sấy (3.3) và (3.4). Trong khi nạp, máy sấy
đang ở tình trạng: cả 2 quạt hút khí ẩm đều tắt/OFF và van của quạt hút trên phải
được khóa kín, bộ phận xả liệu của máy sấy ở chế độ tự động, tất cả các cửa sập
ở buồng thoát khí ẩm và cửa sập dưới cùng ở buồng cấp khí nóng của máy sấy
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
47
đều đóng kín.
- Đốt nóng lò trấu (4.1) để tạo nguồn nhiệt trong lúc nguyên liệu được bắt
đầu cho vào máy sấy (3.1). Khi mức nguyên liệu nạp vào máy dâng lên đến mặt
kính tròn thứ 2 (đếm từ dưới lên). Bật quạt hút I (dưới cùng) của máy sấy hoạt
động ở vận tốc được điều chỉnh từ 50 – 60HZ, bật chế độ “tự động hòa khí”
đồng thời ấn định nhiệt độ sấy thích hợp. Ở mặt hiển thị “Nhiệt độ khí sấy” để
luồng khí nóng từ lò đốt(4.1) do tác động của quạt hút đi xuyên qua và sấy phần
nguyên liệu của phần nguyên liệu đang có trong buồng sấy ở dạng “Sấy tĩnh”.
Mức nguyên liệu vẫn tiếp tục dâng lên, khi đến mặt kính thứ 3. Bật và mở van
cho quạt hút II (ở trên) hoạt động để nguyên liệu của phần trên cùng được sấy
(sấy tĩnh).
- Bộ phận xả liệu sẽ tự hoạt động khi mức nguyên liệu dâng lên đến Sensor
báo xả trong khi nguyên liệu vẫn liên tục nạp vào. Lúc này máy đang hoạt động
ở dạng “Sấy động”. Điều chỉnh lưu lượng xả thích hợp từ 200 - 240 tấn
lúa/ngày.
- Thực hiện tương tự đối với máy sấy (3.2), (3.3) và (3.4).
- Khi đạt độ ẩm yêu cầu, thành phẩm từ máy (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4) xả
xuống hai vít tải xả liệu dưới máy sấy, được gàu tải (A5), (A6), (A7) và (A8) đổ
vào vít tải (B3), phân phối vào cân đầu vào (5).
- Sau đó, lúa đã sấy được rót trực tiếp vào gàu tải (A9) đi qua rê cám (R1)
và phân phối vào 25 silo thùng chứa lúa khô có lắp quạt. Các quạt này được mở
khi nguyên liệu lúa khô bắt đầu được nạp vào thùng và duy trì hoạt động trong
thời gian 4-8 giờ.
- Từ các silo thùng chứa thành phẩm lúa khô được xả xuống băng tải, bắt
đầu dây chuyền xay xát lúa.
❖ Lưu ý:
- Có thể sấy mẻ ở dạng “sấy động” (là bật bộ phận xả liệu và cho nguyên
liệu được đảo vòng trở lại máy trong khi sấy) hoặc “sấy tĩnh” (là tắt bộ phận xả
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
48
liệu để nguyên liệu trong máy đứng yên khi sấy) nhưng thỉnh thoảng cũng phải
đảo vòng để phần nguyên liệu dưới đáy và trên ngọn của máy được trao đổi và
được sấy đều.
Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ
49
Sơ đồ công nghệ chế biến từ lúa ra gạo bóng - 12 ~ 18 tấn giờ
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 50
B.Dây chuyền chế biến từ lúa ra gạo bóng - 12 ~ 18 tấn giờ
I.Dây chuyền xay xát từ lúa ra gạo lức:
Thuyết minh cụm C:
- Lúa khô từ silo được vận chuyển từ băng tải nạp vào gàu tải (A1) và phân
phối vào cân đầu vào (1).
- Sau đó rót vào gàu tải (A2) phân phối vào sàng tạp chất (2). Lúa được
tách tạp chất được vận chuyển vào gàu tải (A3) bắt đầu công đoạn xay lúa.
- Nguyên liệu từ gàu tải (A3) phân phối vào máy bóc vỏ (3.1), (3.2), (3.3),
(3.4), (3.5), (3.6), (3.7) và (3.8) thông qua 2 thùng chứa tịnh (T1) và (T2) chia
liệu vào các máy bóc vỏ.
- Sau khi bóc vỏ, hỗn hợp gồm trấu + gạo lức + thóc được chuyển đến sàng
cám xay (4.1) và (4.2) và máy tách trấu (5.1) và (5.2) bằng vít tải (B1) và (B2)
rót vào băng tải (B3) và vận chuyển hỗn hợp đến gàu tải (A4). Tại đây, tấm nhỏ
và cám xay sẽ được tách ra và hứng bằng bao trước khi hỗn hợp đi vào sàng cám
xay và máy tách trấu.
- Trong máy tách trấu, nguyên liệu được tách ra thành: trấu và gạo lức lẫn
thóc, được đưa ra ngoài bằng vít tải (B5) và (B6). Vít tải (B5) chuyển trấu ra
khu vực ngoài.
- Sau khi tách trấu, thành phẩm sẽ được chuyển từ vít tải (B6) ra gàu tải
(A5), rót vào rê cám và phân phối vào máy tách thóc (6). Máy tách thóc có 3 cửa
ra:
oLúa: được chuyển trở lại gàu tải (A3) bằng vít tải (B4) để bóc vỏ lại.
oHỗn hợp gạo lức và lúa: quay trở lại máy tách thóc (6) qua gàu tải (A6)
bằng vít tải (B7).
oGạo lức: được đổ vào thùng chứa tịnh (T4) để vào máy tách đá (7).
- Đá sẽ được hứng bao và thành phẩm được chuyển đến thùng chứa (T5)
bằng gàu tải (A8) và phân phối vào thùng bởi vít tải (B8).
- Nguyên liệu gạo từ thùng chứa (T5) xả vào băng tải (E1) rót vào gàu tải
(A9), bắt đầu công đoạn xát trắng.
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 51
II. Dây chuyền xay xát từ gạo lức ra gạo bóng:
Thuyết minh cụm D và E:
- Nguyên liệu được chuyển đến thùng chứa đầu vào (T1), (T2) và (T3) và
(T4), (T5) và (T6) lần lượt qua vít tải (B1) và (B2). Từ các thùng chứa đầu vào
được xả vào băng tải (E1) và (E2) rót lần lượt vào gàu tải (A1) và (A2).
- Từ gàu tải, nguyên liệu gạo được nạp vào sàng tạp chất (1).
- Sau khi tách tạp chất, nguyên liệu rót vào gàu tải (A3) phân phối vào
thùng chứa tịnh (T7) và (T8) của cụm máy xát trắng (2.1) và (2.2), bắt đầu xát
trắng lần 1.
- Sau khi xát trắng lần 1, tiếp tục vận chuyển nguyên liệu bằng gàu tải (A4)
và (A5) qua rê cám và rót vào cụm máy xát trắng (2.3) và (2.4) thực hiện tiếp
xát trắng lần 2 và lần 3. (Ở công đoạn xát trắng có thể phân phối nguồn nguyên
liệu qua 3 hoặc 2 hoặc 1 hoặc 0 lần xát trắng, tùy theo nhu cầu).
- Sau khi xát trắng, gạo trắng tiếp tục đi qua gàu tải (A6) rót vào rê cám và
phân phối vào máy đánh bóng (3.1) và (3.2), bắt đầu công đoạn đánh bóng lần 1.
- Sau khi đánh bóng lần 1, gạo được vận chuyển vào máy đánh bóng (3.3),
(3.4) và (3.5) bởi gàu tải (A7), (A8) và (A9) lần lượt thực hiện đánh bóng lần 2,
3 và 4.
- Hoàn thành công đoạn đánh bóng, gàu tải (A10) qua rê cám đưa gạo bóng
được rót vào máy sấy lạnh (4).
- Gạo bóng được gàu tải (A11) cho vào sàng đảo (5.1) và (5.2) để tách tấm
1/4, tấm 1/8 và tạp chất. Tại đây, tấm sẽ được vận chuyển ra ngoài bằng vít tải
(B1) và (B2) và hứng bao. Gạo thành phẩm từ sàng đảo rót trực tiếp đến 8 trống
tách hạt lép (6.1), (6.2), (6.3), (6.4), (6.5), (6.6), (6.7) và (6.8).
- Gạo thành phẩm được phân phối vào thùng chứa (T14) và (T15) thông
qua gàu tải (A12) và vít tải (B3). Gàu tải (A13) đưa gạo ½ vào thùng chứa
(T13).
- Từ các thùng chứa gạo bóng được xả liệu vào băng tải (E1) rót vào gàu tải
(A14), thực hiện công đoạn tách màu. Ngoài ra, tại gàu tải (A14) rót vào thùng
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 52
chứa tịnh (T16) chuyển gạo bóng vào cân đầu ra (7) và đóng bao
- Gạo từ thùng chứa đổ trực tiếp vào sàng tạp chất gạo (8). Ngoài ra,
nguyên liệu gạo được nạp từ bàn nạp liệu vào gàu tải (A1) và rót vào sàng tạp
chất gạo.
- Sau khi tách tạp chất lẫn trong gạo, thành phẩm đi tiếp để tở hợp máy tách
màu (2.1) và (2.2)
- Tại công đoạn máy tách màu, các gàu tải (A3), (A4), (A5), (A6), (A7) và
(A8); hoạt động theo hệ thống riêng của tổ hợp “Máy tách màu”, (xem sách
hướng dẫn máy tách màu).
- Gàu tải (A9) đưa thành phẩm gạo đã tách màu vào máy đánh bóng (3) qua
thùng chứa tịnh của máy.
- Gạo được đánh bóng, rót trực tiếp vào gàu tải (A10) qua rê cám, thực hiện
công đoạn tách tấm tại sàng đảo (3) và 2 trống hạt lép (4). Tại đây, tấm ¼ và 1/8
sẽ được vận chuyển thùng chứa (T5) và (T6) và hứng bao và tấm ½ được gàu tải
(A11) đưa đến thùng chứa.
- Còn lại, gạo thành phẩm được phân phối vào thùng chứa tịnh của cân đầu
ra (5) băng tải may bao bởi gàu tải (A12) và đi qua hộp nam châm tách kim loại.
4.3. Phương án công nghệ nhà máy chế biến dầu gạo
a). Sơ đồ quy trình công nghệ
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 53
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 54
b). Thuyếtminh công nghệ
1. Thu nhận
- Mục đích: chuẩn bị
- Tiếp nhận nguyên liệu để ổn định sản xuất.
- Các biến đổi chính:
Cám gạo có hàm ẩm khoảng 10% được tiếp nhận vào nhà máy từ các nhà
máy xay xát lúa. Cần được kiểm tra chỉ số AV của dầu, hàm ẩm, và tạp chất
trước khi nhập vào. Cám gạo mà có chỉ số AV dưới 30 sẽ được đưa vào quy
trình sản xuất. Biến đổi chủ yếu trong quá trình tồn trữ là sự tăng chỉ số AV của
cám gạo do tác động của enzyme lipase. Ngoài ra còn có các biến đổi vật lý
khác như sự thay đổi hàm ẩm. Biến đổi sinh học do côn trùng, vi sinh vật gây
nên khi tồn trữ.
- Thiết bị: kho chứa.
2. Làm sạch:
- Mục đích: chuẩn bị
- Tách khỏi hạt những tạp chất có hại lẫn bên trong khối cám gạo
- Các biến đổi chính: chủ yếu là biến đổi vật lý. Tỷ trọng khối cám gạo thay
đổ, tách loại được các tạp chất như gạo vỡ, bụi, kim loại, đá, cát...
- Thiết bị: Máy sàng kết hợp với khí động.
3. Chưng sấy:
- Mục đích: chuẩn bị, khai thác.
- Là quá trình gia nhiệt cho khối bột nghiền ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
nhất định. Gồm có hai giai đoạn: Đầu tiên bột nghiền sẽ được làm ẩm ở nhiệt độ
tương đối thấp bằng cách xông hoặc phun trực tiếp hơi bão hòa (8 – 12% ẩm).
Sau đó bột nghiền sẽ được tăng nhiệt độ lên và sấy khô đến độ ẩm nhất định.
- Các biến đổi chủ yếu:
o Phá vỡ tiếp tế bào chứa dầu.
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 55
o Làm liên kết giữa các phân tử dầu và phân tử phi dầu yếu đi, dầu để được
giải phóng ra ngoài.
o Ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao làm biến tính protein và vô hoạt enzyme
trong hạt. Ở nhiệt độ cao, độ nhớt của dầu giảm.
o Tiêu diệt một phần vi sinh vật trong hạt.
o Làm yếu liên kết giữa dầu và các phần tử ưa nước (protein, ...), dầu dễ tách
ra hơn.
 Giai đoạn đầu:
- Khối lượng nước trong hạt tăng, hạt trương nở và trở nên dẻo hơn. Một số
hạt trong khối bột nghiền sẽ bị vón cục, Thể tích khối bột nghiền tăng.
- Dầu thoát ra trên bề mặt.
- Một số protein bị biến tính, enzyme bị vô hoạt, độ nhớt của dầu giảm.
- Một số biến đổi không có lợi: lipid bị oxy hóa.
 Giai đoạn sau:
Thay đổi cấu trúc hạt, hạt trở nên ít dẻo hơn (dễ ép hơn).
- Yêu cầu chất lượng sau chưng sấy:
o Ẩm của cám gạo:7- 12 %.
o Nhiệt độ cám gạo: 95 – 115°C
- Thực hiện: Thực hiện trong nồi chưng sấy ở nhiệt độ 90 – 115°C.
4. Trích ly:
- Mục đích : khai thác
- Dùng dung môi hoà tan dầu trong nguyên liệu:
o Các biến đổi chính : biến đổi hoá lý. Hòa tan dầu, các chất màu, mùi, hợp
chất chứa nitơ vào dung môi.
o Biến tính một phần protein.
Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ
Trang 56
- Các thông số công nghệ
- Dung môi : hexane
- Tỷ lệ hexane : cảm là 2,2 :1
- Nhiệt độ :50°C
- Thời gian : khoảng 40 phút
- Thiết bị : thiết bị trích ly dạng ngâm
5. Quá trình sử lý miscella:
- Mục đích : hoàn thiện, bảo quản. Nhằm mục đích tách dung môi, dầu
sạch, và bã khô dầu.
- Bao gồm bốn quá trình:
o Loại tạp chất.
o Chưng cất miscella.
o Ngưng tụ dung môi và nước.
o Tách dung môi và nước.
5.1. Lọc:
- Mục đích: chuẩn bị.
- Mixen thu được sau khi trích ly ngoài thành phần dầu hoà tan còn có các
chất màu, các phức photpholipid và các hạt bã dầu cùng một số tạp chất cơ học
khác. Các chất hòa tan trong mixen ở dạng keo và không tan trong mixen, dưới
tác động của nhiệt khi chưng cất sẽ có phản ứng tương tác với mixen làm giảm
phẩm chất dầu (bị tăng chỉ số axid, sẫm màu), tạo ra cao đóng kết bề mặt các
thiết bị truyền nhiệt trong hệ thống chưng cất và khi chưng cất dầu sẽ gây ra
hiện tượng trào nổi do sủi bọt.
- Do đó để thu được dầu trích ly có chất lượng tốt ta phải làm sạch các tạp
chất hòa tan và không hòa tan trong mixen trước khi đem chung cất.
- Các biến đổi của nguyên liệu:
o Biến đổi vật lý: kết lắng các cặn mùn
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2luudankhoi1991
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
 
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Dự án kho lạnh 0918755356
Dự án kho lạnh 0918755356Dự án kho lạnh 0918755356
Dự án kho lạnh 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
 
Thuyết minh dự án Siêu thị tiện lợi - Khách hàng siêu lợi tỉnh Gia Lai | duan...
Thuyết minh dự án Siêu thị tiện lợi - Khách hàng siêu lợi tỉnh Gia Lai | duan...Thuyết minh dự án Siêu thị tiện lợi - Khách hàng siêu lợi tỉnh Gia Lai | duan...
Thuyết minh dự án Siêu thị tiện lợi - Khách hàng siêu lợi tỉnh Gia Lai | duan...
 
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình ThạnhThuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Thuyết minh dự án nông trại giáo dục Phú Gia Trang - www.duanviet.com.vn 091...
Thuyết minh dự án nông trại giáo dục Phú Gia Trang  - www.duanviet.com.vn 091...Thuyết minh dự án nông trại giáo dục Phú Gia Trang  - www.duanviet.com.vn 091...
Thuyết minh dự án nông trại giáo dục Phú Gia Trang - www.duanviet.com.vn 091...
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 

Similar to Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356

Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoDự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoCong ty CP Du An Viet
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng | l...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng  | l...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng  | l...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng | l...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔILẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk | duanviet.com....
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk  | duanviet.com....Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk  | duanviet.com....
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk | duanviet.com....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoDự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng | l...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng  | l...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng  | l...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác liên doanh với công ty cao su Dầu Tiếng | l...
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINHLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 

Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO HỮU CƠ Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sản xuất lúa gạo Gia Lương Địa điểm: Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh __ Tháng 08/2020 __
  • 2. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO HỮU CƠ CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT LÚA GẠO GIA LƯƠNG Giám đốc TRỊNH THỊ NGỌT ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám Đốc NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................. 6 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 6 1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 1.3. Sự cần thiết đầu tư ................................................................................... 7 1.4. Các căn cứ pháp lý..................................................................................12 1.5. Mục tiêu dự án........................................................................................14 1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................. 14 1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................. 15 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................. 17 2.1. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ......................17 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Tài................................................20 2.3. Quy mô đầu tư của dự án.........................................................................24 2.3.1. Đánh giá nhu cầu thị trường gạo .......................................................... 24 2.3.2. Đánh giá nhu cầu thị trường các sản phẩm từ gạo ................................. 27 2.3.3. Quy mô hoạt động của dự án. .............................................................. 29 2.4. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...........................................30 2.4.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................. 30 2.4.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 30 2.5. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .............. 30 2.5.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ........................................................... 30 2.5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án......... 30 CHƯƠNG III: SẢN PHẨM & THỊ TRƯỜNG.......................................... 32 3.1. Sản phẩm................................................................................................32 3.2. Thị trường ..............................................................................................32
  • 4. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 4 3.2.1. Giới thiệu sản phẩm .............................................................................32 3.2.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ...................................................................32 3.2.3. Chiến lược cạnh tranh.......................................................................... 33 CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT ......................................................................................................... 34 4.1. Giải pháp công nghệ áp dụng trên cánh đồng lúa hữu cơ...........................34 4.2. Quy trình công nghệ nhà máy chế biến gạo ..............................................44 4.3. Phương án công nghệ nhà máy chế biến dầu gạo ......................................52 4.4. Phương án công nghệ nhà máy chế biến nhà máy ván ép từ vỏ trấu...........61 4.5. Phương án công nghệ nhà máy chế biến thức ăn gia súc ...........................61 4.2. Phương án mua sắm máy móc thiết bị......................................................63 CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ................ 66 5.1. Quy mô đầu tư........................................................................................66 5.2. Giải pháp thiết kế....................................................................................67 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................................... 70 5.1 Giải pháp hệ thống hạ tầng kỹ thuật..........................................................70 5.2. Tổ chức quản lý dự án.............................................................................76 5.3. Tiến độ thực hiện dự án...........................................................................78 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................. 80 6.1. Các tác động của dự án đến môi trường....................................................80 6.2. Biện pháp khắc phục...............................................................................81 6.3. Kết luận:.................................................................................................84 CHƯƠNG VII: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHO DỰ ÁN........................................................................................................ 86 7.1. Tổng vốn đầu tư của dự án......................................................................86 7.2. Nguồn vốn thực hiện dự án......................................................................89 7.3 Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án..........................89
  • 5. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 5 7.4. Kế hoạch vay..........................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 93 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.... 94 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án...................94 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án..........................................95 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ....................97 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. .....................................98 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................99 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án...................100 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............101 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án..............102 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án.........103
  • 6. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT LÚA GẠO GIA LƯƠNG Giấy phép ĐKKD: 2301141079 Ngày cấp: 24/06/2020 Đại diện pháp nhân: bà TRỊNH THỊ NGỌT Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: Thôn Lĩnh Mai, Xã Quảng Phú, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam 1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ Địa điểm đầu tư: - Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ: Diện tích 3.500 Ha tại huyện Lương Tài và 4.000 Ha tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh :  Giai đoạn 1: huyện Lương Tài  Giai đoạn 2: huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Xây dựng tổ hợp nhà máy: tại Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh  Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu : công suất 200.000 tấn/năm  Nhà máy chế biến dầu gạo từ cám gạo công suất 50 tấn cám/ngày  Nhà máy chế biến rượu gạo từ gạo vụn  Nhà máy chế biến ván ép từ vỏ trấu: công suất 150 m3/ngày  Nhà máy thức ăn chăn nuôi cho bò từ rơm và thân cây ngô: công suất 600.000 tấn/ năm - Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự
  • 7. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 7 án. - Tổng mức đầu tư của dự án: 1.200.000.000.000 đồng. (Một nghìn hai trăm tỷ đồng). Trong đó: TT Nội dung Số tiền Tỷ lệ 1 Vốn tự có 360.000.000.000 30,00% 2 Vốn vay tín dụng 840.000.000.000 70,00% 3 Tổng 1.200.000.000.000 100,00% 1.3. Sự cần thiết đầu tư Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu 4 mặt hàng : gạo, cà phê, điều, hạt tiêu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 10 tháng năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 5,56 triệu tấn với 2,43 tỷ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Với lợi thế về sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, hàng năm, các địa phương phía Bắc đã đóng góp vào xuất khẩu gạo với sản lượng lớn nhất cả nước. Việc xây dựng Cánh đồng lớn hữu cơ là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây ở khu vực này. A. Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng cánh đồng lúa lớn Khó khăn
  • 8. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 8 Trên thực tế, một số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đã có bề dày về kỹ năng điều hành, có năng lực hoạt động và tham gia thương thảo ký kết hợp đồng và hiện tại đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân tổ chức sản xuất khá thành công. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình cánh đồng lớn hữu cơ cũng đã gặp phải không ít khó khăn, đó là phần lớn các hộ nông dân trồng lúa có diện tích trồng lúa nhỏ, đặc biệt ở các tỉnh có diện tích manh mún, sản xuất lúa theo hướng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có hướng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn. Đa phần, người nông dân chưa tiếp cận được nhiều với quy trình sản xuất lúa theo VietGAP, trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật bị hạn chế, nhận thức về sản xuất cây trồng an toàn chưa được nâng cao, việc ghi chép nhật ký sản xuất là một yêu cầu quan trọng nhưng chưa được nông dân quan tâm đúng mức. Việc sản xuất lúa không có tính kế hoạch cao thường theo tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng nên khả năng đáp ứng được thị trường xuất khẩu gạo lớn là khó khăn. Một yếu tố khó khăn nữa, đó là sản xuất lúa có hiệu quả thấp, do đó các lao động chính thường chuyển sang tham gia các hoạt động dịch vụ khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên lao động khan hiếm, giá thuê công lao động tăng cao. Trong những năm qua, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo, trong khi đó, mối liên kết 4 nhà chưa được chặt chẽ do còn thiếu doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm, hiện tại, có một vài doanh nghiệp thu mua lúa trong mô hình cánh đồng lớn hữu cơnhưng với quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn ha và không có năng lực mở rộng diện tích thu mua do thiếu nguồn nhân lực, phương tiện, nguồn vốn và hệ thống thu mua, một số doanh nghiệp tích cực tham gia, đang đầu tư lớn xây dựng hệ thống kho chứa, sấy, chế biến nhưng lâu nay do chưa hoặc mới tham gia xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo nên thị trường còn hạn chế, vẫn phải bán sản phẩm thông qua một doanh
  • 9. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 9 nghiệp xuất khẩu khác. Trong khi phương thức phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo mua sản phẩm thông qua thương lái từ nhiều nguồn khác nhau nên sản phẩm không cùng một giống, không cùng thời điểm thu hoạch, phương thức phơi sấy, chế biến nên chất lượng gạo chưa cao, chưa đồng đều, chưa tạo được thương hiệu gạo Việt Nam. Thuận lợi Mô hình cánh đồng lớn hữu cơ được kế thừa và phát triển từ rất nhiều các mô hình trước đây nên việc nhận thức và tổ chức thực hiện được tiếp cận nhanh, đó là việc người nông dân trước đây đã tham gia nhiều chương trình, mô hình như khuyến nông, IPM… và sẵn sàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Việc tham gia vào mô hình cánh đồng lớn hữu cơlà một hình thức mới vừa thực tiễn vừa khoa học, vừa mang yếu tố cộng đồng, vừa cụ thể về các lợi ích kinh tế. Cùng với đó, các địa phương đang tập trung cao nhiều giải pháp xây dựng nông thôn mới, tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp các xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nên khi triển khai xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ khá thuận lợi. Có thể nói, với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đã có bước đổi mới trong nhiều năm qua, tương đối hoàn chỉnh, nên đã tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất. Đây chính là nền tảng cho việc hình thành phương thức sản xuất lúa theo hướng hiện đại hóa đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ. Với mục tiêu xây dựng mô hình cánh đồng lớn hữu cơ trong sản xuất lúa gạo nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu
  • 10. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 10 lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu. Mô hình cánh đồng lớn hữu cơ tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo ở những vùng sản xuất lúa trọng điểm, đồng thời làm giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Việc thực hiện thành công mô hình cánh đồng lớn hữu cơcũng sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu của ngành trồng trọt, chính vì thế, rất cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và các địa phương một cách đồng bộ, nhằm mở rộng mô hình cánh đồng lớn hữu cơ ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn nữa. B. Nhu cầu về nhà máy chế biến gạo và các sản phẩm chế biến từ gạo Hiện tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước là 50%, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 82%. Sấy lúa là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thu hồi và chất lượng gạo xay xát, nhưng năng lực sấy lúa của Đồng bằng sông Cửu Long cònthấp, chỉ đạt khoảng 56%. Các hệ thống kho chứa chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày (từ 6 - 12 tháng). Hiệu quả chuỗi giá trị ngành lúa gạo vẫn còn thấp, do tỷ lệ thất thoát cao, chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa nông dân và các đối tác còn bất cập. Cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, chế biến ở địa phương còn lạc hậu làm gia tăng tổn thất, và giảm chất lượng trong bảo quản. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% thị trường thế giới nhưng lại không có thương hiệu gạo nổi bật, nên không thu được giá trị gia tăng nhờ thương hiệu. Chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo còn chưa phát triển, các sản phẩm phụ từ gạo (dầu gạo, rượu gạo, trấu, cám, rơm rạ...) chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng, tăng hiệu quả sản xuất.
  • 11. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 11 Hiện chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam chỉ mới dừng ở hạt gạo mà chưa có sản phẩm sau lúa gạo, bao gồm chế biến sâu hạt gạo, cám, trấu, rơm rạ. Bên cạnh những thách thức trên thì những cơ hội mới cũng đã xuất hiện, có thể giúp phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt Quyết định số 1898 về tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đến 2020, tầm nhìn 2030, chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, gắn ngành lúa gạo với nhu cầu thị trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ hỗ trợ và máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, kho chứa... Công nghệ cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông nghiệp. Trong lĩnh vực lúa gạo, chuỗi giá trị lúa gạo thế giới hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi sản xuất từ hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đến sản phẩm cuối cùng là hạt gạo mà đã mở rộng, phát triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao, thậm chí các phụ phẩm sau thu hoạch đã và đang được khai thác tối đa để tạo ra giá trị gia tăng cao. Thông qua HTX (Hợp tác xã), các chương trình kiến thiết lại đồng ruộng, hiện đại hóa hệ thống canh tác theo chuẩn GAP, trồng giống thuần chủng và xác nhận, thu hoạch lúa bằng máy ngay thời điểm thu hoạch đã được triển khai thành công, sản xuất lúa tại địa phương đã theo hướng sản xuất hàng hóa với mức độ cơ giới hóa cao. Tuy nhiên trên địa bàn toàn huyện Lương Tài chưa có một nhà máy chế biến lúa gạo đạt chuẩn. Lúa hàng hóa của địa phương chủ yếu được thương lái thu mua và đưa đi xay xát tại…. Trong thời gian thu hoạch vụ Hè Thu kéo dài từ
  • 12. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 12 tháng 7 đến tháng 9 và vụ Thu Đông kéo dài từ tháng 10 hàng năm, trùng với mùa mưa lũ, nên khi thu hoạch lúa gặp rất nhiều khó khan trong vấn đề phơi khô, bảo quản. Vụ Hè Thu và Thu Đông do đồng ruộng bị ngập nước, thiếu sân phơi, nên nông dân phải kéo dài thời gian phơi lúa, dẫn đến hao hụt và mất mát về khối lượng và chất lượng nông sản. Với sản lượng lúa hàng hóa lớn, nhưng nông dân trong huyện Lương Tài lại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ vì sản xuất chưa thật sự theo nhu cầu của thị trường. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất lúa gạo an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ.” 1.4. Các căncứ pháp lý. 1. Các văn bản của Trung ương - Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội Khóa 12. - Luật Đất đai năm 2013. - Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
  • 13. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 13 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. - Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến 2030; - Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Công văn 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; - Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” - Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; - Quyết định số 1350/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp
  • 14. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 14 và PTNT ban hành quy định về quản lý điều tra cơ bản ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016-2020 ngày 28 tháng 01 năm 2016. - Quyết định số 738/QĐ-BNN-BKHCN ngày 14/3/2017 về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao trong nông nghiệp. 2. Các văn bản của địa phương - Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; - Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lương Tài nhiệm kỳ 2015 - 2020. - Quy hoạch sử dụng đất của huyện Lương Tài đến năm 2020; - Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Lương Tài nhiệm kỳ 2015-2020 - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài đến năm 2020; - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện Lương Tài năm 2011-2015 - Quy hoạch của các ngành, các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Lương Tài. - Căn cứ vào nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Lương Tài đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 1.5. Mục tiêu dự án. 1.5.1. Mụctiêu chung. Thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo.
  • 15. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 15 Đầu tư xây dựng tổ hợp Nhà máy chế biến gạo và các sản phẩm từ gạo trên địa Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm tạo ra phần giá trị tăng thêm sản lượng và doanh thu hàng năm của Công ty. Tận dụng được vùng nguyên liệu tại huyện Lương Tài, huyện Gia Bình nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Việc đầu tư Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ tại hai huyện Lương Tài, huyện Gia Bình nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân. Liên kết với các hộ nông dân bằng hợp đồng gia công: Công ty cung cấp giống, phân bón hữu cơ, đào tạo kỹ thuật trồng lúa và thu mua thóc. Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện phương châm đầu tư theo chiều sâu như hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân tiến đến sản xuất sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.5.2. Mụctiêu cụ thể. Dự án “Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ.” được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Giai đoạn 1:  Đầu tư xây dựng cánh đồng lớn diện tích 3.500 Ha tại Huyện Lương Tài  Đầu tư nhà máy chế biến gạo xuất khẩu: công suất 200.000 tấn/năm - Giai đoạn 2 :  Đầu tư xây dựng cánh đồng lớn diện tích 4.000 Ha tại Huyện Gia Bình  Đầu tư xây dựng nhà máy:
  • 16. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 16 + Nhà máy chế biến dầu gạo từ cám gạo công suất 50 tấn cám/ngày + Nhà máy chế biến rượu gạo từ gạo vụn + Nhà máy chế biến ván ép từ vỏ trấu : công suất 150 m3/ngày + Nhà máy thức ăn chăn nuôi cho bò từ rơm và thân cây ngô: công suất 600.000 tấn / năm.
  • 17. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 17 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất.  Vị trí địa lý Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước 822,7 km2. Huyện Gia Bình: Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam. Diện tích của huyện là 107,6 km2, dân số 95.388 người với 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 13 xã. Vị trí tiếp giáp với các địa phương sau:  Phía Bắc giáp huyện Quế Võ;  Phía Nam giáp huyện Lương Tài;  Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;  Phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Huyện Lương Tài: Lương Tài là một huyện chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh, cách tỉnh lỵ khoảng 30 Km. Diện tích của huyện là 105,9 km2, dân số 99.052 người với 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 13 xã. Vị trí tiếp giáp với các địa phương sau:  Phía Bắc giáp huyện Gia Bình;  Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương);
  • 18. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 18  Phía Đông giáp huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương);  Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.  Đặc điểm địa hình Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.  Khí hậu. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình là 79%.  Thủy văn Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
  • 19. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 19 Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình, sông Cà Lồ. Với hệ thống sông này, nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
  • 20. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 20 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Tài 2.2.1. Kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2011-2015) đạt 5%, trong đó năm 2018 nông nghiệp đạt 2,2%, công nghiệp đạt 5,4% và dịch vụ thương mại đạt 6,8%. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của nông nghiệp - thủy sản hàng năm đều tăng. Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 37,0% năm 2010 lên 37,7% năm 2015; Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 28,4% năm 2010 lên 32,7% năm 2015; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,6% năm 2010 xuống 29,6% năm 2015. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra năm 2010 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm và nặng tính thuần nông. Trên địa bàn toàn huyện có 374 doanh nghiệp, trong đó 96 doanh nghiệp nông nghiệp, 101 doanh nghiệp chế biến, 2 doanh nghiệp xử lý nước thải, 39 doanh nghiệp xây dựng, 67 doanh nghiệp buôn bán, 39 doanh nghiệp vận tải, 01 doanh nghiệp tài chính ngân hàng, 01 doanh nghiệp bất động sản, 8 doanh nghiệp chuyên môn, KHCN, 02 doanh nghiệp hành chính dịch vụ hỗ trợ, 17 doanh nghiệp giáo dục đào tạo, 01 doanh nghiệp y tế. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
  • 21. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 21 a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch những vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Trong những năm qua nhiều giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Năng suất lúa bình quân năm 2015 đạt 62,7 tạ/ha, năm 2018 đạt 63,4 tạ/ha, tăng đáng kể so với năm 2010. Cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: Trồng trọt đạt 55,8%, chăn nuôi thuỷ sản đạt 34,4%, dịch vụ nông nghiệp đạt 9,8%. * Ngành trồng trọt Lương thực vẫn là cây chủ lực của Lương Tài, trong đó chủ yếu là lúa. Sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 58.248 tấn tăng đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2018 đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích lớn. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác tăng từ 103,8 triệu đồng năm 2015 lên 116 triệu đồng năm 2017, hệ số sử dụng đất bình quân là > 2,2 lần. Diện tích cây lấy hạt đạt 9,827 ha, cây công nghiệp hàng năm 334,0 ha, cây ăn quả đạt 380 ha Hiện này đang hình thành các mô hình trồng cây hàng hoá chất lượng cao như rau tại các xã như Minh Tân, Mỹ Hương. * Ngành chăn nuôi Trong những năm qua, chăn nuôi có bước phát triển khá so với kỳ trước đây. Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản lượng, đến nay đàn lợn có khoảng 40.000 nghìn con, đàn gia cầm có khoảng 550 nghìn con, riêng đàn trâu, bò giảm rất nhanh và số lượng còn rất thấp, đến năm 2017 còn 2437 con. * Thủy sản
  • 22. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 22 Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mô, hình thức khai thác, đã có nhiều mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng được mở rộng, diện tích nuôi trồng tăng từ 483 ha năm 2000 lên 1.020 ha năm 2005 và đạt 1.350 ha năm 2018, sản lượng đạt 11.115 tấn. Đặc biện đến này mô hình trang trại đã và đang phát triển mạnh, toàn huyện đã có 19 trang trại lớn (Theo tiêu chí mới). b. Khu vực kinh tế công nghiệp Công nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu có những chuyển biến tích cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể so với năm 2010. Kết quả năm 2017 đạt 2.075 tỷ đồng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển. Tính đến nay ngành công nghiệp - TTCN toàn huyện có trên 2416 cơ sở sản xuất trong đó tập thể 8 cơ sở, tư nhân có 95 cơ sở cá thể có 2323 cơ sở. Trong đó có một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn bao gồm: 03 đơn vị đầu tư tại khu công nghiệp Lâm Bình; 02 đơn vị đầu tư tại cụm công nghiệp Táo Đôi; 02 đơn vị ở khu vực Kênh Vàng chuyên sản xuất, kinh doanh VLXD; 03 doanh nghiệp làm nghề sản xuất hàng may mặc tại xã Minh Tân và Lâm Thao; 01 công ty hoạt động kinh doanh chế biến gỗ tại Lĩnh Mai xã Quảng Phú; 01 DNTN sản xuất, kinh doanh mặt hàng kim khí và Inox tại xã Bình Định; 01 công ty kinh doanh chế biến lương thực xay sát, ngô, thóc gạo, ngoài ra còn nhiều các doanh nghiệp tại trung tâm thị trấn và các xã. Tổng số lao động thường xuyên làm trong các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện khoảng 8.260 lao động. c. Khu vực kinh tế dịch vụ Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hang hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ cónhững
  • 23. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 23 chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế. Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong công việc tạo ra thu nhập của kinh tế khu vực dịch vụ, một số ngành chủ yếu là vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng,... phát triển mạnh và khá nhanh trong những năm qua. Hoạt động có nhiểu chuyển biến, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn đươc nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong các ngành dịch vụ. Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch mới phát triển, quy mô đang còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng. Với điều kiện và cơ sở vật chất có hạn nhưng ngành dịch vụ đã đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Kết quả năm 2017 đạt kết quả như sau: Tổng mức bản lẻ và dịch vụ tiêu dùng đạt 1.503 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2016,tổng mức doanh thu dịch vụ vận chuyển là 769,9 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2016. 2.2.2. Xã hội a. Dân số Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Lương Tài là 104.469 người, mật độ dân số khoảng 931 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa và xã Quảng Phú, Trung Kênh, thấp nhất ở xã Phú Lương, Lai Hạ. b. Lao động, việc làm Theo số liệu thống kê toàn huyện có 57.190 người trong độ tuổi lao động, chiếm 57% dân số. Trong đó: lao động phi nông nghiệp khoảng 17.110 người chiếm 28% tổng số lao động; lao động nông nghiệp khoảng 43.509 người chiếm 72% tổng số lao động, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển chưa đồng đều giữa các xã, còn ít các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh của trung ương mà chủ yếu là
  • 24. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 24 hợp tác xã sản xuất, sản xuất hộ gia đình, kinh tế cá thể. Chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cư còn thấp. c. Thu nhập Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2017 là 613 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 26,7 triệu đồng, dự báo năm 2015 là 28,3 tiệu đồng/ người; mức sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6% năm 2010 xuống 4,29% năm 2015 và dưới 2,62% năm 2017. Toàn huyện không còn hộ đói. 2.3. Quy mô đầu tư của dự án. 2.3.1. Đánhgiá nhu cầu thị trường gạo Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng song Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. a. Tình hình sản xuất  Diện tích gieo trồng, thu hoạch Gieo trồng: Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 10, cả nước đã gieo cấy được 7,47 triệu ha lúa, giảm 92.300 ha so với cùng kì. Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 59,6 tạ/ha, tăng khoảng 0,3 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt gần 37,8 triệu tấn, giảm 3.600 tấn.
  • 25. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 25 Các địa phương phía Bắc, đã gieo cấy được 2,36 triệu ha, giảm 39.000 ha; thu hoạch được 2,17 triệu ha; năng suất bình quân ước đạt 56,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 12,35 triệu tấn, tăng 127,5 nghìn tấn. Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng gieo trồng đạt 1,01 triệu ha (giảm 28.700 ha); năng suất bình quân ước đạt 60,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 5,63 triệu tấn (tăng 157.000 tấn, tương đương tăng 2,9% so với cùng kì). Các địa phương phía Nam gieo cấy được 5,1 triệu ha, giảm 53.400 ha; thu hoạch được 4,18 triệu ha, giảm 34.500 ha; năng suất ước đạt 61 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 25,5 triệu tấn, giảm 131.000 tấn.. Riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gieo trồng đạt 4,07 triệu ha (giảm 32.200 ha), năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 21 triệu tấn (giảm 109.600 tấn). Thu hoạch: Các địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ Hè thu, năng suất thu hoạch ước đạt 54,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 11 triệu tấn, giảm 197.000 tấn so với vụ Hè thu năm 2018. Trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 8,7 triệu tấn, giảm 96.600 tấn. Như vậy, tuy năng suất có tăng nhẹ nhưng sản lượng chung toàn vụ vẫn giảm do diện tích giảm ở hầu hết địa phương.  Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết Theo Cục Bảo vệ thực vật tình hình sinh vật gây hại trên cây lúa tính đến ngày 15/10/2019 như sau: Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 804 ha, nhiễm nặng 08 ha, diện tích phòng trừ 13.948 ha. Bệnh này phân bố chủ yếu tại các tỉnh Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang... Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 7.939 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Duyên Hải nam Trung bộ. Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.460 ha, tập trung các tỉnh phía Nam. Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 24.897 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc.
  • 26. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 26 Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.053 ha, nhiễm nặng 18 ha, phòng trừ 529 ha va phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.291 ha, phân bố ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, An Giang, Kiên Giang,.. Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích 3.285 ha, tập trung tại tỉnh Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long,... Sâu đục thân: Diện tích nhiễm nặng 712 ha, phòng trừ 328 ha, phân bố tập trung tại các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Yên Bái, … Chuột: Diện tích hại 6.911 ha, nhiễm nặng 585 ha, mất trắng 76 ha va phân bố ở các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương... b. Thị trường Xuất khẩu Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2019 ước đạt 625 nghìn tấn với giá trị đạt 275 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm ước đạt 3,39 triệu tấn và 1,46 tỉ USD, giảm 2,8% về khối lượng và giảm 19% về giá trị so với cùng kì năm 2018. Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng với 35,7% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm đạt 1,06 triệu tấn và 423,3 triệu USD, gấp gần 4 lần về khối lượng và gấp 3,4 lần về giá trị. 5 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Angola (gấp 4,3 lần); Hồng Kông (tăng 64,5%); Bờ Biển Ngà (tăng 61,2%) và Nga (tăng 40,8%) Nửa đầu tháng 2/2020, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng mạnh so với nửa đầu tháng 1/2020 do đã kết thúc kỳ nghỉ Tết.
  • 27. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 27 c.Diễn biến giá Theo Tổng cục Hải quan cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2019 đạt 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018. Đối với lúa gạo trong nước, Bộ NN&PTNTg cho biết, giá lúa, gạo tại khu vực đồng tăng nhẹ trong tháng qua do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp, với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Trong khi gần đây hoạt động thu mua lúa cũng được nhiều tiểu thương và doanh nghiệp đẩy mạnh để đảm bảo nguồn hàng phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, cũng như phục vụ nhu cầu tại thị trường nội địa trong các tháng cuối năm. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 500 đồng/kg, từ 4.300 đồng/kg lên 4.800 đồng/kg, lúa OM 5451 giữ ở mức 5.100 - 5.400 đồng/kg; lúa OM4218 tăng 200 đồng/kg lên mức 4.900 đồng/kg; gạo IR50404 ở mức 10.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000 đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa Thu Đông tại huyện Vũng Liêm tăng 200 đồng/kg lên mức 4.300 đồng/kg; gạo IR50404 ở mức 12.000 đồng/kg; gạo jasmine ở mức 14.000 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên mức 5.300 đồng/kg; lúa OM 4218 tăng 300 đồng/kg lên mức 5.500 – 5.700 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đ/kg lên 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa Jasmine ổn định ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg. Từ tình hình xuất khẩu lúa gạo đang ngày càng tăng cao có thể nhìn nhận rằng việc các nhà đầu tư mở hướng kinh doanh nhà máy chế biến gạo chính là giải pháp tối ưu nhất giúp giải quyết những khó khăn cho người nông dân mang lại sinh kế ổn đinh giúp phát triển an sinh xã hội. Điều quan trọng là Nhà Nước cần có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào loại hình kinh doanh này nhiều hơn nữa. 2.3.2. Đánhgiá nhu cầu thị trường các sản phẩm từ gạo Thị trường tiềm năng dầu gạo
  • 28. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 28 Tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 tổ chức ở Việt Nam vừa qua, hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia đã khẳng định ngành công nghiệp dầu gạo Việt đang đứng trước nhiều cơ hội lớn... Ở Mỹ, New Zealand, Australia..., dầu gạo được mệnh danh là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Tim mạch Mỹ (AHA)… khuyên dùng Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP liên tục nằm trong những quốc gia nhanh nhất thế giới từ sau những năm 1990 đã góp phần thay đổi đáng kể chất lượng cuộc sống và nâng cao thói quen tiêu dùng của người dân. Trước đây người dân quen sử dụng mỡ động vật thì nay đã chuyển sang sử dụng dầu thực vật, trong đó có dầu gạo nhằm hạn chế các vấn đề mỡ máu, béo phì, tim mạch,... Hiện nay mỗi năm toàn cầu mới chỉ sản xuất 1,7 triệu tấn dầu gạo. Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất nhiều nhất cũng ở khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Nhật Bản dùng dầu gạo hàng thập kỷ nay và mỗi năm tiêu thụ 90.000 tấn, trong đó có gần 30.000 tấn nhập khẩu. Trung Quốc cũng phải vừa sản xuất vừa thu mua dầu gạo từ các nước khác trong khu vực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ở Việt Nam, dầu gạo hiện đứng thứ 3 danh sách dầu thực vật phổ biến trong căn bếp mọi gia đình. Tuy nhiên, lượng dầu gạo tiêu thụ trong nước năm 2017 cũng chỉ đạt 7.700 tấn, cách xa top trên gồm dầu cọ là 730.000 tấn và dầu đậu nành là 222.000 tấn. Như vậy, cơ hội cho dầu gạo Việt chen chân vào thị trường quốc tế cũng như chinh phục thị trường trong nước đang rất lớn. Thị trường rượu gạo Về thị trường rượu, 3 tháng đầu năm 2019, sản xuất rượu tăng 8.6% so với cùng kỳ năm trước, tiêu thụ tăng 8.95%. Nhập khẩu Rượu tăng so với cùng kì năm 2018 về cả sản lượng (9.7%) và giá trị (9.5%) do thị trường tiêu thụ trong nước vẫn tăng trưởng ổn định. Nhìn chung, quy mô thị trường Rượu nhỏ, sản
  • 29. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 29 xuất đang có chiều hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Rượu cao cấp trong nước và có giá trị xuất khẩu thấp. Thị trường phụ phẩm nông nghiệp Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được khoảng 36-37 triệu tấn lúa; 17-18 triệu tấn mía và 4,5 triệu tấn ngô (giá lõi ngô thị trường thế giới 100 USD/tấn)... Ước tính tổng số phế phẩm trong nông nghiệp tạo ra trên 50 triệu tấn Hiện nay, các loại phụ phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm trồng trọt đang phát sinh với số lượng lớn và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp. Các loại phụ phẩm này nếu không được tận dụng hoặc xử lý không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng và khu vực nông thôn. Từ thực tế này, Công ty chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng các loại phụ phẩm trong trồng trọt để chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo báo cáo môi trường quốc gia, ước tính cứ sản xuất 1 tấn thóc thì lượng rơm rạ thải ra là 1 tấn; lượng trấu là 0,2 tấn; sản xuất 100 kg ngô hạt thì lượng thân ngô thải ra là 250 kg; bã mía chiếm 29% khối lượng cây mía. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng các loại phụ phẩm này làm chất đốt không lớn nên nông dân thường đốt hoặc vứt bỏ tại đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Ước tính rằng 1,2 x 2,4m ván từ vỏ trấu có giá trị khoảng 18 USD. Trong khi đó, loại ván bằng gỗ dăm truyền thống đồng kích thước đang được bán với mức giá 25 USD. 2.3.3. Quymô hoạt động của dự án. TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 7530 1 Cánh đồng hữu cơ Lương Tài 3500 ha 2 Cánh đồng hữu cơ Gia Bình 4000 ha 3 Tổ hợp các nhà máy 12 ha 4 Khu nghiên cứu giống lúa 18 ha Hệ thống tổng thể
  • 30. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 30 TT Nội dung Diện tích ĐVT 1 Hệ thống cấp nước Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống PCCC Hệ thống 4 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 2.4. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. 2.4.1. Địa điểm xây dựng. Dự án được thực hiện tại: Xây dựng cánh đồng lớn hữu cơ: Diện tích 3.500 Ha tại huyện Lương Tài và 4.000 Ha tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. 2.4.2. Hình thứcđầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. 2.5. Nhu cầusử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. 2.5.1. Nhu cầu sử dụng đấtcủa dự án. TT Nội dung Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Cánh đồng hữu cơ Lương Tài 3.500 46,48% 2 Cánh đồng hữu cơ Gia Bình 4.000 53,12% 3 Tổ hợp các nhà máy 12 0,16% 4 Khu nghiên cứu giống lúa 18 0,24% Tổng cộng 7.530 100% 2.5.2. Phântích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. a. Vốn: Doanh nghiệp sẽ nắm vững các tri thức về các nguồn vốn để thực hiện dự án (Vay vốn, liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư bên ngoài cũng như huy động nguồn nội lực của bản thân Công ty). b.Nguyên liệu đầu vào
  • 31. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 31 Chúng tôi sẽ ký hợp đồng liên kết sản xuất dài hạn đối với hợp tác xã trên địa bàn để chủ động về nguyên liệu đầu vào trong quá trình hoạt động của tổ hợp nhà máy. Đối với yếu tố này thì về cơ bản là rất thuận lợi. Chúng tôi sẽ cung cấp, giao giống và bao tiêu sản phẩm thóc thu hoạch được từ toàn bộ giống đã cung cấp cho các Hợp tác xã liên kết. c. Nhân lực. Sau khi dự án được phê duyệt, Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập kế hoạch, chính sách đào tạo và thu hút nhân lực một cách đồng bộ và cụ thể.
  • 32. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 32 CHƯƠNG III: SẢN PHẨM & THỊ TRƯỜNG 3.1. Sảnphẩm Sản phẩm Gạo và các phụ phẩm từ lúa là các sản phẩm phục vụ đời sống gia đình trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Bên cạnh đó là các sản phẩm chế biến từ hàng Nông sản có sẵn tại địa phương. Sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty để đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng. Ngoài thị trường trong nước chúng tôi còn hướng đến thị trường xuất khẩu. 3.2. Thị trường 3.2.1. Giớithiệu sản phẩm - Nghiên cứu thị trường, địa chỉ khách hàng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch, cân đối tài chính, nguyên vật liệu, thiết bị , lao động ... sát hợp cụ thể, các biện pháp nhằm thực hiện đạt và vuợt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra . - Quảng cáo sản phẩm trên mạng Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Tăng cường quan hệ với các Tổ chức xúc tiến thương mại; các đại sứ quán để giới thiệu sản phẩm với các khách hàng tiềm năng. - Tăng cường sản xuất các dòng sản phẩm mẫu của các nhà phân phối, đáp ứng cho các nhà phân phối có đủ điều kiện tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ quốc tế. - Mở rộng mạng lưới phân phối trong nước. 3.2.2. Tổchức mạng lưới tiêu thụ - Thành lập các đại lý tiêu thụ sản phẩm, Văn phòng đại diện các khu vực trong và ngoài Thành phố.
  • 33. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 33 - Bán sản phẩm trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối có khả năng, uy tín. 3.2.3. Chiến lược cạnh tranh - Nước ta đã gia nhập WTO nên việc cạnh tranh trên thương trường đối với các DN sẽ diễn ra gay gắt hơn. Điều này sẽ khó khăn hơn cho Công ty, vì vậy phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ, Chính quyền các cấp đối với các dự án mới và tăng cường hàm lượng chất xám trong sản phẩm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cạnh tranh. - Giao hàng đúng thời hạn quy định. - Tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời của mọi khách hàng, nghiêm túc khắc phục các sai sót không phù hợp theo yêu cầu của khách hàng . - Áp dụng phương thức thanh toán ưu đãi thông qua thời gian thanh toán – thanh toán chiết khấu thích hợp cho những khách hàng tiêu thụ lớn và có uy tín mang lại hiệu quả tốt cho Công ty.
  • 34. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 34 CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT 4.1. Giải pháp công nghệ áp dụng trên cánh đồng lúa hữu cơ  Các giống lúa đượclựa chọn để tiến hành trồng như sau: Giống lúa Hatri 200 Giống Hatri 200 (viết tắt là HT200) là một trong những giống lúa nghiên cứu trong nhà lưới với điều kiện mặn 5‰. Giống HT200 có gạo dạng hình hạt tròn, có mùi thơm. Điểm đặc biệt của Hatri 200 là nấu cơm lâu thiu, hàm lượng Amylose thấp nên cơm dẻo, dễ bán cho thị trường cao cấp. Hatri 200 có năng suất ngưỡng khoảng 6,7 - 10 tấn/ha tùy vùng đất. Giống lúa thuần J02 Giống lúa thuần J02 có nguồn gốc từ Nhật Bản được Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn. Thời gian sinh trưởng (vụ xuân từ 126 - 127 ngày, vụ mùa từ 111 - 112 ngày). Thích hợp với trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ và mùa trung. Kiểu khóm gọn, bộ lá đứng, bông to, hạt xếp xít, trỗ thoát, cấu trúc bông đẹp, giấu bông, tỉ lệ lép thấp, khả năng đẻ nhánh hữu hiệu từ 5-6 dảnh/khóm. Ưu điểm: Cơm mềm, thơm, vị đậm, dính vừa, bóng. Kết hợp với một số chỉ tiêu về chất lượng xay xát có thể khẳng định J02 là một giống khá toàn diện cả về năng suất và chất lượng. Yếu điểm: Thời gian ngủ nghỉ dài, bắt buộc phải dùng giống chuyển vụ (không được dùng giống của vụ Xuân cho vụ Mùa kế tiếp do tỉ lệ nảy mầm thấp). Sản xuất giống cần phải cách ly không gian và thời gian tránh nhận phấn lai. Giống lúa NA6
  • 35. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 35 Giống NA6 được chọn lọc từ tổ hợp lai BM9962 x TBR18 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo với tên gọi ban đầu là AN1. Ưu điểm: Giống lúa NA6 là giống lúa thuần ngắn ngày (vụ xuân 125 - 128 ngày, vụ hè thu và vụ Mùa từ 98 - 103 ngày). Năng suất trung bình 70 đến 80 tạ/ha, cao vượt trội hơn nhiều so với các giống lúa thuần và không thua kém so với giống lúa lai khác. Nhược điểm: Hơi nhiễm bệnh thối thân, thối gốc và nhện gié ở vụ Hè Thu. Đặc biệt trong điều kiện không cân đối dinh dưỡng, tỉ lệ lép cậy cao. Giống lúa DT80 Giống lúa DT80 được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến dòng lúa thuần TL6.2 mang QLT/gen chịu mặn Saltol (chọn lọc từ tổ hợp lai LT6/FL478). Ưu điểm: Giống lúa DT80 có TGST vụ Xuân từ 130 - 135 ngày, vụ Mùa từ 105 -110 ngày. Chiều cao cây 107 - 109,6 cm, đẻ nhánh khá, cứng cây chống đổ tốt, dạng cây gọn, lá đứng, bông to, hạt thon dài, xếp xít. Nhược điểm: Nhiễm nhẹ với sâu bệnh hại chính. Giống lúa thuần J01 Giống lúa thuần J01 là giống lúa thuần thuộc dòng Japonica nhập nội từ Nhật Bản, được Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc. Ưu điểm: Giống lúa thuần J01 có thời gian sinh trưởng (vụ xuân từ 124 - 125, vụ mùa từ
  • 36. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 36 108 - 109 ngày), ngắn hơn ĐS1 từ 7 đến 8 ngày. Thích hợp với trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ và mùa trung. Nhược điểm: Thời gian ngủ nghỉ dài, bắt buộc phải dùng giống chuyển vụ (không được dùng giống của vụ Xuân cho vụ Mùa kế tiếp do tỉ lệ nảy mầm thấp). Sản xuất giống cần phải cách ly không gian và thời gian tránh nhận phấn lai. Giống lúa chất lượng OM375 Thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày (lúa cấy), 90 - 95 ngày (lúa sạ); chiều cao cây trung bình 90- 95 cm, đẻ nhánh khá, dạng hình đẹp, độ cứng cây (cấp 1), số bông/m2 với 300 - 320 bông, khối lượng 1.000 hạt với 25 - 26 gram. Ưu điểm: Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, hạt gạo dài, ngon cơm, hàm lượng amylose 16 - 18%, mùi thơm nhẹ, chống chịu mặn 2 - 3%. Nhược điểm: Hơi nhiễm với rầy nâu. Giống lúa GKG5 GKG 5 là giống lúa được chọn tạo từ kỹ thuật nuôi cấy túi phấn, có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh khá, tiềm năng cho năng suất cao. Kết quả khảo nghiệm quốc gia được thực hiện tại các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…) cho thấy, giống lúa này đạt năng suất trung bình từ 5,3 tấn/ha (vụ hè thu) đến 8,1 tấn/ha (vụ đông xuân), thuộc tốp đầu trong nhóm giống khảo nghiệm. GKG 5 cho phẩm chất gạo tốt, xay xát đạt tỷ lệ cao, hạt gạo trắng, thon dài, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Và một số giống lúa khác đang trong quá trình tuyển chọn.  Áp dụng công nghệ cao trong việc lúa:  Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying) kết hợp với ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things hay Internet vạn vật)
  • 37. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 37 Kỹ thuật này được khuyến cáo bởi Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) và các chuyên gia trồng trọt, như là biện pháp cho hiệu quả cao nhất (giảm được 25 – 50% số lần tưới và giảm tỷ lệ đổ ngã) và được khuyến cáo nhiều nhất. Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng tối đa là 5cm. - Tuần đầu tiên sau sạ: Giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm, mực nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1 – 3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20 – 25 ngày sau sạ), giai đoạn này, nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế cỏ mọc mầm. - Giai đoạn từ 25 – 40 ngày: Đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ. Lúc này, giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm. Khi nước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm. Ở giai đoạn này, lá lúa giáp tán, nếu hạt cỏ nảy mầm cũng không gây hại đáng kể. Đây cũng là giai đoạn lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước thấp làm hạch nấm ít phát tán, bệnh ít lây lan. - Giai đoạn lúa 40 – 45 ngày: Là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng). Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1 – 3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và bốc hơi phân bón, nhất là phân đạm. - Giai đoạn lúa 60 – 70 ngày: Đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữ nước cho cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép lửng. - Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: Là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm. Cần phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, nâng cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy móc khi thu hoạch.  Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước: Chọn 4 – 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc-zắc trên thửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m). Ống nhựa có chiều dài 25cm,
  • 38. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 38 đường kính 10 – 20cm, được đục thủng nhiều lỗ. Ống được đặt dưới mặt ruộng 15cm (phần thủng lỗ), trên mặt ruộng 10cm. Đoạn ống trên mặt ruộng được đánh dấu để theo dõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng phải được lấy hết phần đất bên trong để cho nước vào. Sử dụng kỹ thuật AWD (Alternate Wetting and Drying) kết hợp với ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things hay Internet vạn vật) cùng hệ thống cảm biến thông minh đo mực nước và ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông minh giúp theo dõi, điều tiết mực nước một cách hợp lý. Mạng cảm biến bao gồm bộ thiết bị trung tâm (E-Sensor Master) và các cảm biến (E-Sensor Slave), bộ điều khiển (E-Sensor Control) kết nối, giao tiếp với nhau qua sóng không dây RF với khoảng cách 100-400m với sóng RF433Mhz, khoảng cách 100-1000m hoặc xa hơn với sóng Lora 433Mhz. Các bộ trung tâm sẽ thu thập dữ liệu từ các cảm biến, gửi về máy chủ đám mây (cloud server) qua Wi-Fi/GPRS người dùng có thể giám sát qua Internet và điện thoại thông minh (smartphone).  Hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor
  • 39. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 39 Ưu điểm lớn nhất ở hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor là hỗ trợ người trồng theo dõi trực tuyến 24/24 hiện trạng cây trồng theo thời gian thực bằng ứng dụng trên smartphone hoặc trình duyệt web trên máy tính mà không cần thiết phải có mặt trực tiếp ở khu vực trồng. Bên cạnh đó, hệ thống còn gửi tin nhắn SMS cảnh báo rủi ro về những thông số biển đổi bất thường để người trồng có thể can thiệp kịp thời, đồng thời hỗ trợ điều khiển quạt, máy bơm... hoàn toàn tự động. Theo dõi thông số vườn rau bằng ứng dụng trên smartphone Quá trình thu thập thông tin diễn ra rất nhanh nhờ vào hàng loạt thiết bị cảm biến và điều khiển trong hệ thống được bố trí khắp khu trồng lúa. Trong đó, thiết bị trung tâm E-Sensor Master tổng hợp và truyền dữ liệu lên máy chủ đám mây (cloud server) để cung cấp thông tin cho người trồng theo thời gian thực. Đối với
  • 40. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 40 quy mô sản xuất lớn, cách thức thu thập và tổng hợp dữ liệu môi trường của E- Sensor nhiều khả năng sẽ là giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp cung cấp thông tin thực tế đến khách hàng, nhất là khách hàng xuất khẩu rau củ quả, qua đó tăng cường uy tín và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Với một loạt các cảm biến thông minh và đa dạng (được kết nối không dây, tiện lợi cho lắp đặt và sử dụng), E-Sensor có khả năng giám sát nhiều thông số môi trường như nhiệt độ - độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng, nồng độ CO2, độ ẩm - độ dẫn điện EC - nhiệt độ trong đất, độ pH - độ dẫn điện EC - nhiệt độ của dung dịch thủy canh. Những thông số này có khả năng được lưu trữ đến 1 năm, xuất theo file Excel, qua đó người trồng rau có thể xem xét và đánh giá những thông số biến động theo từng mùa vụ, làm cơ sở để tiến hành thay đổi và điều chỉnh vườn rau cho thích hợp. Hệ thống cảm biến thông minh E-Sensor có 9 loại thiết bị: 1. E-Sensor Master: thiết bị trung tâm hỗ trợ cảnh báo và điều khiển tự động. E-Sensor Master nhận dữ liệu từ các cảm biến E- Sensor Slave và ra lệnh điều khiển thiết bị theo thông số thu thập. 2. E-Sensor Slave TH: cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí. 3. E-Sensor Slave THL: cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí và ánh sáng. 4. E-Sensor Slave CO2: cảm biến đo nồng độ khí CO2. 5. E-Sensor Slave SME: cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm đất, độ dẫn
  • 41. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 41 diện EC trong đất. E-Sensor Slave SME giúp theo dõi lượng nước, ion trong đất để hỗ trợ người trồng rau ra quyết định tưới tiêu và bón phân hiệu quả. 6. E-Sensor Slave T: cảm biến đo nhiệt độ không khí. 7. E-Sensor Aqua (Slave Hydroponics): cảm biến đo nhiệt độ, độ pH và độ dẫn diện EC trong dung dịch thủy canh. 8. E-Sensor Control: bộ điều khiển thiết bị không dây, nhận lệnh từ E- Sensor Master để điều khiển các thiết bị như quạt, máy bơm, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương… 9. E-Sensor Solar: cảm biến dùng năng lượng mặt trời, hỗ trợ những nơi không có nguồn điện để sử dụng cùng các bộ cảm biến kể trên. Mô hình kết nối các cảm biến.
  • 42. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 42  Áp dụng sản xuấttheo mô hình cánh đồng mẫu lớn Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn so với mô hình truyền thống có sự khác biệt khá rõ, thể hiện qua những nội dung sau: - Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân rất đa dạng, nhưng cơ bản đã đạt được các bước: Cung ứng lúa giống xác nhận (1 đến 2 loại); Cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ doanh nghiệp đến thẳng người nông dân, không qua trung gian; Hợp tác với doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân; Tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản xuất, có người phụ trách. Nông dân được hỗ trợ tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận (so với lúa thường), định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân (3/4 lần/vụ), hỗ trợ 30 - 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy, thùng pha thuốc bảo vệ thực vật. - Mô hình cánh đồng lớn đã gắn kết 4 nhà (Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước) với nhau, điều mà trong sản xuất nông nghiệp trước đây không thể thực hiện được. Với mô hình cánh đồng lớn, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân từ cung ứng vật tư đến thu
  • 43. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 43 mua sản phẩm, chế biến tiêu thụ, giảm được chi phí trung gian, giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho hộ nông dân. Điều này đã giải quyết được vấn đề cơ bản là nỗi lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. Các cán bộ khoa học có điều kiện trực tiếp giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản. Hộ nông dân không còn sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền, manh mún, nhỏ lẻ… - Từ cánh đồng lớn dần dần hình thành, những người nông dân sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu đặc biệt là ghi chép quy trình sản xuất và chi phí vào sổ theo tiêu chuẩn VietGAP. Người nông dân tính toán được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào, đầu ra sản xuất, từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đến ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết gắn sản xuất với thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng, an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khi nông nghiệp phát triển, người nông dân thực hiện 3 không: Không cấy lúa (mà reo mạ), không gặt đập bằng tay (mà bằng máy liên hợp), không phơi lúa (mà sấy)… Từ đó, ngày công lao động giảm, người nông dân có thêm điều kiện để nâng cao kiến thức về mọi mặt. - Xây dựng được các nhóm nông dân tham gia mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa bằng nguồn tài trợ của tổ chức lương thực thế giới. Điều này giúp cho nông dân thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy bằng chế phẩm sinh học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm từ 2 đến 4 lần sử dụng thuốc trừ rầy/vụ, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa...
  • 44. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 44 4.2. Quy trình công nghệ nhà máy chế biến gạo
  • 45. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 45 Sơ đồ công nghệ hệ thống sấy lúa
  • 46. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 46 A. Hệ thống SấyLúa - 200 - 240 tấn lúa ngày Thuyết minhcông nghệ Quy trình sấy lúa: - Sấy lúa trong dây chuyền này có thể thực hiện ở dạng “Sấy mẻ”. - Khi nguyên liệu được các thiết bị chuyển tải vào các máy sấy. Máy được chia thành 2 phần sấy riêng nên khi mức nguyên liệu dâng tới đâu cũng có thể sấy được. Có thể sấy mẻ ở dạng sấy động (bật bộ phận xả liệu và cho nguyên liệu được đảo vòng trở lại máy trong khi sấy) hoặc sấy tĩnh (tắt bộ phận xả liệu để nguyên liệu trong máy đứng yên khi sấy) nhưng thỉnh thoảng cũng phải đảo vòng để phần nguyên liệu dưới đáy và trên ngọn của máy được trao đổi và được sấy đều. - Khi đạt ẩm độ yêu cầu, thành phẩm được xả ra và được đưa qua khu vực tồn trữ lúa. Thuyết minh - Lúa nguyên liệu được nạp vào phễu nạp liệu và vào hầm (H1). Dưới phễu nạp có vít tải (B1) đề dẫn liệu vào gàu tải (A1) phân phối cho sàng tạp chất (1). - Sau khi loại bỏ tạp chất, nguyên liệu được gàu tải (A2) phân phối vào cân đầu vào (2) và đi được nạp liệu vào thùng chứa (T1), (T2), (T3) và (T4) bằng vít tải (B2). - Băng tải (E1) vận chuyển nguyên liệu lúa từ các thùng chứa vào gàu tải nạp liệu (A3) phân phối vào vít tải (B4) và rót nguyên liệu vào máy sấy (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4). - Nếu máy sấy (3.1) đã đầy thì cửa nạp vào máy sẽ đóng và tiếp tục chuyển liệu đến máy sấy (3.2). Tương tự máy sấy (3.3) và (3.4). Trong khi nạp, máy sấy đang ở tình trạng: cả 2 quạt hút khí ẩm đều tắt/OFF và van của quạt hút trên phải được khóa kín, bộ phận xả liệu của máy sấy ở chế độ tự động, tất cả các cửa sập ở buồng thoát khí ẩm và cửa sập dưới cùng ở buồng cấp khí nóng của máy sấy
  • 47. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 47 đều đóng kín. - Đốt nóng lò trấu (4.1) để tạo nguồn nhiệt trong lúc nguyên liệu được bắt đầu cho vào máy sấy (3.1). Khi mức nguyên liệu nạp vào máy dâng lên đến mặt kính tròn thứ 2 (đếm từ dưới lên). Bật quạt hút I (dưới cùng) của máy sấy hoạt động ở vận tốc được điều chỉnh từ 50 – 60HZ, bật chế độ “tự động hòa khí” đồng thời ấn định nhiệt độ sấy thích hợp. Ở mặt hiển thị “Nhiệt độ khí sấy” để luồng khí nóng từ lò đốt(4.1) do tác động của quạt hút đi xuyên qua và sấy phần nguyên liệu của phần nguyên liệu đang có trong buồng sấy ở dạng “Sấy tĩnh”. Mức nguyên liệu vẫn tiếp tục dâng lên, khi đến mặt kính thứ 3. Bật và mở van cho quạt hút II (ở trên) hoạt động để nguyên liệu của phần trên cùng được sấy (sấy tĩnh). - Bộ phận xả liệu sẽ tự hoạt động khi mức nguyên liệu dâng lên đến Sensor báo xả trong khi nguyên liệu vẫn liên tục nạp vào. Lúc này máy đang hoạt động ở dạng “Sấy động”. Điều chỉnh lưu lượng xả thích hợp từ 200 - 240 tấn lúa/ngày. - Thực hiện tương tự đối với máy sấy (3.2), (3.3) và (3.4). - Khi đạt độ ẩm yêu cầu, thành phẩm từ máy (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4) xả xuống hai vít tải xả liệu dưới máy sấy, được gàu tải (A5), (A6), (A7) và (A8) đổ vào vít tải (B3), phân phối vào cân đầu vào (5). - Sau đó, lúa đã sấy được rót trực tiếp vào gàu tải (A9) đi qua rê cám (R1) và phân phối vào 25 silo thùng chứa lúa khô có lắp quạt. Các quạt này được mở khi nguyên liệu lúa khô bắt đầu được nạp vào thùng và duy trì hoạt động trong thời gian 4-8 giờ. - Từ các silo thùng chứa thành phẩm lúa khô được xả xuống băng tải, bắt đầu dây chuyền xay xát lúa. ❖ Lưu ý: - Có thể sấy mẻ ở dạng “sấy động” (là bật bộ phận xả liệu và cho nguyên liệu được đảo vòng trở lại máy trong khi sấy) hoặc “sấy tĩnh” (là tắt bộ phận xả
  • 48. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 48 liệu để nguyên liệu trong máy đứng yên khi sấy) nhưng thỉnh thoảng cũng phải đảo vòng để phần nguyên liệu dưới đáy và trên ngọn của máy được trao đổi và được sấy đều.
  • 49. Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo Hữu cơ 49 Sơ đồ công nghệ chế biến từ lúa ra gạo bóng - 12 ~ 18 tấn giờ
  • 50. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 50 B.Dây chuyền chế biến từ lúa ra gạo bóng - 12 ~ 18 tấn giờ I.Dây chuyền xay xát từ lúa ra gạo lức: Thuyết minh cụm C: - Lúa khô từ silo được vận chuyển từ băng tải nạp vào gàu tải (A1) và phân phối vào cân đầu vào (1). - Sau đó rót vào gàu tải (A2) phân phối vào sàng tạp chất (2). Lúa được tách tạp chất được vận chuyển vào gàu tải (A3) bắt đầu công đoạn xay lúa. - Nguyên liệu từ gàu tải (A3) phân phối vào máy bóc vỏ (3.1), (3.2), (3.3), (3.4), (3.5), (3.6), (3.7) và (3.8) thông qua 2 thùng chứa tịnh (T1) và (T2) chia liệu vào các máy bóc vỏ. - Sau khi bóc vỏ, hỗn hợp gồm trấu + gạo lức + thóc được chuyển đến sàng cám xay (4.1) và (4.2) và máy tách trấu (5.1) và (5.2) bằng vít tải (B1) và (B2) rót vào băng tải (B3) và vận chuyển hỗn hợp đến gàu tải (A4). Tại đây, tấm nhỏ và cám xay sẽ được tách ra và hứng bằng bao trước khi hỗn hợp đi vào sàng cám xay và máy tách trấu. - Trong máy tách trấu, nguyên liệu được tách ra thành: trấu và gạo lức lẫn thóc, được đưa ra ngoài bằng vít tải (B5) và (B6). Vít tải (B5) chuyển trấu ra khu vực ngoài. - Sau khi tách trấu, thành phẩm sẽ được chuyển từ vít tải (B6) ra gàu tải (A5), rót vào rê cám và phân phối vào máy tách thóc (6). Máy tách thóc có 3 cửa ra: oLúa: được chuyển trở lại gàu tải (A3) bằng vít tải (B4) để bóc vỏ lại. oHỗn hợp gạo lức và lúa: quay trở lại máy tách thóc (6) qua gàu tải (A6) bằng vít tải (B7). oGạo lức: được đổ vào thùng chứa tịnh (T4) để vào máy tách đá (7). - Đá sẽ được hứng bao và thành phẩm được chuyển đến thùng chứa (T5) bằng gàu tải (A8) và phân phối vào thùng bởi vít tải (B8). - Nguyên liệu gạo từ thùng chứa (T5) xả vào băng tải (E1) rót vào gàu tải (A9), bắt đầu công đoạn xát trắng.
  • 51. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 51 II. Dây chuyền xay xát từ gạo lức ra gạo bóng: Thuyết minh cụm D và E: - Nguyên liệu được chuyển đến thùng chứa đầu vào (T1), (T2) và (T3) và (T4), (T5) và (T6) lần lượt qua vít tải (B1) và (B2). Từ các thùng chứa đầu vào được xả vào băng tải (E1) và (E2) rót lần lượt vào gàu tải (A1) và (A2). - Từ gàu tải, nguyên liệu gạo được nạp vào sàng tạp chất (1). - Sau khi tách tạp chất, nguyên liệu rót vào gàu tải (A3) phân phối vào thùng chứa tịnh (T7) và (T8) của cụm máy xát trắng (2.1) và (2.2), bắt đầu xát trắng lần 1. - Sau khi xát trắng lần 1, tiếp tục vận chuyển nguyên liệu bằng gàu tải (A4) và (A5) qua rê cám và rót vào cụm máy xát trắng (2.3) và (2.4) thực hiện tiếp xát trắng lần 2 và lần 3. (Ở công đoạn xát trắng có thể phân phối nguồn nguyên liệu qua 3 hoặc 2 hoặc 1 hoặc 0 lần xát trắng, tùy theo nhu cầu). - Sau khi xát trắng, gạo trắng tiếp tục đi qua gàu tải (A6) rót vào rê cám và phân phối vào máy đánh bóng (3.1) và (3.2), bắt đầu công đoạn đánh bóng lần 1. - Sau khi đánh bóng lần 1, gạo được vận chuyển vào máy đánh bóng (3.3), (3.4) và (3.5) bởi gàu tải (A7), (A8) và (A9) lần lượt thực hiện đánh bóng lần 2, 3 và 4. - Hoàn thành công đoạn đánh bóng, gàu tải (A10) qua rê cám đưa gạo bóng được rót vào máy sấy lạnh (4). - Gạo bóng được gàu tải (A11) cho vào sàng đảo (5.1) và (5.2) để tách tấm 1/4, tấm 1/8 và tạp chất. Tại đây, tấm sẽ được vận chuyển ra ngoài bằng vít tải (B1) và (B2) và hứng bao. Gạo thành phẩm từ sàng đảo rót trực tiếp đến 8 trống tách hạt lép (6.1), (6.2), (6.3), (6.4), (6.5), (6.6), (6.7) và (6.8). - Gạo thành phẩm được phân phối vào thùng chứa (T14) và (T15) thông qua gàu tải (A12) và vít tải (B3). Gàu tải (A13) đưa gạo ½ vào thùng chứa (T13). - Từ các thùng chứa gạo bóng được xả liệu vào băng tải (E1) rót vào gàu tải (A14), thực hiện công đoạn tách màu. Ngoài ra, tại gàu tải (A14) rót vào thùng
  • 52. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 52 chứa tịnh (T16) chuyển gạo bóng vào cân đầu ra (7) và đóng bao - Gạo từ thùng chứa đổ trực tiếp vào sàng tạp chất gạo (8). Ngoài ra, nguyên liệu gạo được nạp từ bàn nạp liệu vào gàu tải (A1) và rót vào sàng tạp chất gạo. - Sau khi tách tạp chất lẫn trong gạo, thành phẩm đi tiếp để tở hợp máy tách màu (2.1) và (2.2) - Tại công đoạn máy tách màu, các gàu tải (A3), (A4), (A5), (A6), (A7) và (A8); hoạt động theo hệ thống riêng của tổ hợp “Máy tách màu”, (xem sách hướng dẫn máy tách màu). - Gàu tải (A9) đưa thành phẩm gạo đã tách màu vào máy đánh bóng (3) qua thùng chứa tịnh của máy. - Gạo được đánh bóng, rót trực tiếp vào gàu tải (A10) qua rê cám, thực hiện công đoạn tách tấm tại sàng đảo (3) và 2 trống hạt lép (4). Tại đây, tấm ¼ và 1/8 sẽ được vận chuyển thùng chứa (T5) và (T6) và hứng bao và tấm ½ được gàu tải (A11) đưa đến thùng chứa. - Còn lại, gạo thành phẩm được phân phối vào thùng chứa tịnh của cân đầu ra (5) băng tải may bao bởi gàu tải (A12) và đi qua hộp nam châm tách kim loại. 4.3. Phương án công nghệ nhà máy chế biến dầu gạo a). Sơ đồ quy trình công nghệ
  • 53. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 53
  • 54. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 54 b). Thuyếtminh công nghệ 1. Thu nhận - Mục đích: chuẩn bị - Tiếp nhận nguyên liệu để ổn định sản xuất. - Các biến đổi chính: Cám gạo có hàm ẩm khoảng 10% được tiếp nhận vào nhà máy từ các nhà máy xay xát lúa. Cần được kiểm tra chỉ số AV của dầu, hàm ẩm, và tạp chất trước khi nhập vào. Cám gạo mà có chỉ số AV dưới 30 sẽ được đưa vào quy trình sản xuất. Biến đổi chủ yếu trong quá trình tồn trữ là sự tăng chỉ số AV của cám gạo do tác động của enzyme lipase. Ngoài ra còn có các biến đổi vật lý khác như sự thay đổi hàm ẩm. Biến đổi sinh học do côn trùng, vi sinh vật gây nên khi tồn trữ. - Thiết bị: kho chứa. 2. Làm sạch: - Mục đích: chuẩn bị - Tách khỏi hạt những tạp chất có hại lẫn bên trong khối cám gạo - Các biến đổi chính: chủ yếu là biến đổi vật lý. Tỷ trọng khối cám gạo thay đổ, tách loại được các tạp chất như gạo vỡ, bụi, kim loại, đá, cát... - Thiết bị: Máy sàng kết hợp với khí động. 3. Chưng sấy: - Mục đích: chuẩn bị, khai thác. - Là quá trình gia nhiệt cho khối bột nghiền ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định. Gồm có hai giai đoạn: Đầu tiên bột nghiền sẽ được làm ẩm ở nhiệt độ tương đối thấp bằng cách xông hoặc phun trực tiếp hơi bão hòa (8 – 12% ẩm). Sau đó bột nghiền sẽ được tăng nhiệt độ lên và sấy khô đến độ ẩm nhất định. - Các biến đổi chủ yếu: o Phá vỡ tiếp tế bào chứa dầu.
  • 55. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 55 o Làm liên kết giữa các phân tử dầu và phân tử phi dầu yếu đi, dầu để được giải phóng ra ngoài. o Ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao làm biến tính protein và vô hoạt enzyme trong hạt. Ở nhiệt độ cao, độ nhớt của dầu giảm. o Tiêu diệt một phần vi sinh vật trong hạt. o Làm yếu liên kết giữa dầu và các phần tử ưa nước (protein, ...), dầu dễ tách ra hơn.  Giai đoạn đầu: - Khối lượng nước trong hạt tăng, hạt trương nở và trở nên dẻo hơn. Một số hạt trong khối bột nghiền sẽ bị vón cục, Thể tích khối bột nghiền tăng. - Dầu thoát ra trên bề mặt. - Một số protein bị biến tính, enzyme bị vô hoạt, độ nhớt của dầu giảm. - Một số biến đổi không có lợi: lipid bị oxy hóa.  Giai đoạn sau: Thay đổi cấu trúc hạt, hạt trở nên ít dẻo hơn (dễ ép hơn). - Yêu cầu chất lượng sau chưng sấy: o Ẩm của cám gạo:7- 12 %. o Nhiệt độ cám gạo: 95 – 115°C - Thực hiện: Thực hiện trong nồi chưng sấy ở nhiệt độ 90 – 115°C. 4. Trích ly: - Mục đích : khai thác - Dùng dung môi hoà tan dầu trong nguyên liệu: o Các biến đổi chính : biến đổi hoá lý. Hòa tan dầu, các chất màu, mùi, hợp chất chứa nitơ vào dung môi. o Biến tính một phần protein.
  • 56. Dự án Sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ Trang 56 - Các thông số công nghệ - Dung môi : hexane - Tỷ lệ hexane : cảm là 2,2 :1 - Nhiệt độ :50°C - Thời gian : khoảng 40 phút - Thiết bị : thiết bị trích ly dạng ngâm 5. Quá trình sử lý miscella: - Mục đích : hoàn thiện, bảo quản. Nhằm mục đích tách dung môi, dầu sạch, và bã khô dầu. - Bao gồm bốn quá trình: o Loại tạp chất. o Chưng cất miscella. o Ngưng tụ dung môi và nước. o Tách dung môi và nước. 5.1. Lọc: - Mục đích: chuẩn bị. - Mixen thu được sau khi trích ly ngoài thành phần dầu hoà tan còn có các chất màu, các phức photpholipid và các hạt bã dầu cùng một số tạp chất cơ học khác. Các chất hòa tan trong mixen ở dạng keo và không tan trong mixen, dưới tác động của nhiệt khi chưng cất sẽ có phản ứng tương tác với mixen làm giảm phẩm chất dầu (bị tăng chỉ số axid, sẫm màu), tạo ra cao đóng kết bề mặt các thiết bị truyền nhiệt trong hệ thống chưng cất và khi chưng cất dầu sẽ gây ra hiện tượng trào nổi do sủi bọt. - Do đó để thu được dầu trích ly có chất lượng tốt ta phải làm sạch các tạp chất hòa tan và không hòa tan trong mixen trước khi đem chung cất. - Các biến đổi của nguyên liệu: o Biến đổi vật lý: kết lắng các cặn mùn