SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
Đ Ề T H I T U Y Ể N S I N H V À O
L Ớ P 1 0 T H P T C H U Y Ê N
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024
MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS) (Prod.
by Dạy Kèm Quy Nhơn)
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
vectorstock.com/28062440
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYÊN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
NĂM HỌC 2023-2024
Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút. (Đề thi gồm: 02 trang)
Biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H= 1; C=12; N=14; O = 16; Na=23; Mg = 24; Al=27; P = 31; Cl =
35,5; K= 39; Ca = 40.
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn bản sau: “Nhôm là nguyên tố kim loại có nhiều ứng
dụng trong đời sống. Cấu tạo nguyên tử nhôm gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp _____ tạo bởi mười
nốn_____mang điện tích âm. Hạt nhân nguyên tử nhôm có chứa mười ba____ và mười bốn____
2. Cho một dây nhôm vào ống nghiệm chứa đồng (II) clorua. Nêu hai hiện tượng quan sát được và viết phương
trình phản ứng xảy ra.
3. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt lá nhôm và lá magie.
Câu 2: (2,5 điểm)
1. Biển Chết nằm ở biên giới Israel và Jordan thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến trải nghiệm cảm giác tự
nổi trên mặt biển mà không cần bơi. Nồng độ các muối trong nước biển tại đây gồm CaCl2 4,6%; KCI 1,4%;
MgCl2 16% và NaCl 9,6%. Tính khối lượng riêng (g/mL) của nước Biển Chết? Coi quá trình hòa tan muối
không làm thay đổi thể tích nước.
2. Chọn chất thích hợp rồi viết các phương trình phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau:
KHCO3
X

→ K₂CO3
Y

→KHCO3
X

→KOH Y

→KHCO3
Biết phần trăm khối lượng nguyên tố Ca trong X và Y lần lượt bằng 54% và 24,7%; mỗi mũi tên ứng với một
phương trình hoá học của hai chất tương ứng.
3. Phân bón NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl và một lượng phụ gia không chứa các
nguyên tố dinh dưỡng. Trên các bao bị phân NPK thường có kí hiệu bằng những chữ số nhằm cho biết tỉ lệ khối
lượng các thành phần trong phân bón. Thí dụ phân bón NPK 15.11.12 cho biết hàm lượng của N, P2O5 và K2O
lần lượt là 15%, 11% và 12%. Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm được chia thành ba
thời kì như sau:
Thời kỳ Lượng phân bón
Bón thúc ra hoa 0,5 kg phân NPK 10.12.5 / cây
Bón đậu quả, ra quả 0,7 kg phân NPK 12.8.2 / cây
Bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả 0,6 kg phân NPK 16.16.16/ cây
a) Tính tổng lượng N đã cung cấp cho mỗi cây cà phê trong cả ba thời kì.
b) Nguyên tố dinh dưỡng P được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
1. Để thủy phân hoàn toàn 4,29 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 0,6 kg NaOH, thụ được glixerol và m kg
hỗn hợp muối của các axit béo. Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên.
Biết muối của các axit béo chiếm 50% khối lượng của bánh xà phòng.
2. Từ 5,4 kg một loại gạo chứa 80% là tinh bột đem sản xuất dung dịch giấm 4% quá trình gồm ba bước: (1)
Thủy phân; (2) Lên men rượu; (3) Lên men giấm. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính lượng giấm (kg) thu
được nếu hiệu suất toàn quá trình đạt 60%.
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Axit xitric (khối lượng mol bằng 192 gam) là hợp chất tạo nên vị chua cho quả chanh. Phân tích nguyên tố
cho thấy axit xitric có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 37,5%; 4,2% và 58,3%. Xác
định công thức phân tử của axit xitric.
2. Trong một phân tử axit xitric có 3 nhóm –COOH liên kết với 3 nguyên tử cacbon khác nhau, 1 nhóm –OH và
2 nhóm –CH2−. Đề xuất một công thức cấu tạo thích hợp cho axit xitric và viết phương trình phản ứng của axit
xitric với dung dịch NaHCO3 (dư).
3. Một bạn học sinh vô tình phát hiện ra khi cho bột NaHCO3 vào dung dịch axit xitric sẽ xuất hiện bọt khí
đồng thời dung dịch sẽ “mát” hơn. Để tìm hiểu về sự giảm nhiệt đô thủ vì này, bạn học sinh đã tiến hành thí
nghiệm (TN) và xác định nhiệt độ thấp nhất của dung dịch như trong hình minh họa dưới đây. Lặp lại TN với
các khối lượng NaHCO3 khác nhau nhưng luôn giữ nguyên lượng dung dịch axit xitric.
a) Điền số vào các ô còn trống để hoàn thành bảng kết quả sau:
Khối lượng
NaHCO3 (gam)
Nhiệt độ ban đầu
của dung dịch (°C)
Nhiệt độ thấp nhất
của dung dịch (°C)
Độ giảm nhiệt độ
ΔΤ (°C)
TN1 0,5 24 22 2
TN2 1,0 25
TN3 1,5 24
TN4 2,0 24
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa khối lượng NaHCO3 và ΔT ở TN 1, TN 2 và TN 3.
c) Dự đoán nguyên nhân tại sao ΔT thu được ở TN 3 và TN 4 lại bằng nhau?
d) Cần dùng bao nhiêu gam NaHCO3 để lượng dung dịch axit xitric trên giảm 3°C
Câu 5: (1,5 điểm)
1. Tên lửa đẩy của tàu vũ trụ con thoi sử dụng hỗn hợp bột nhôm và NH4CIO4 làm nhiên liệu do phản ứng: ẠI +
NH4CIO4→ Al2O3 + AlCI3 +NO +H2O. Cân bằng phương trình phản ứng trên và tính khối lượng NH4CIO4 cần
thiết để phản ứng vừa đủ với 8,1 gam nhôm.
2. Giả sử các nguyên tử nhôm là các quả cầu cứng có bán kính r, tiếp xúc với nhau và được sắp xếp đều đặn
trên một mặt phẳng theo một trong hai phương án A và B như trong hình minh họa dưới đây. Chú ý rằng số
lượng các nguyên tử nhôm là rất lớn và hình vẽ chỉ biểu diễn một phần hình chiếu vuông góc của các nguyên tử
nhôm lên mặt phẳng đang xét.
a) Một nguyên tử nhôm sẽ tiếp xúc trực tiếp với bao nhiêu nguyên tử nhôm khác trong cùng mặt phẳng nếu:
Sắp xếp theo phương án A? Sắp xếp theo phương án B?
b) Người ta định nghĩa ô mạng đơn vị là hình thoi có diện tích nhỏ nhất và có các đỉnh lần lượt là tâm của bốn
hình tròn màu đen. Thí dụ một ô mạng đơn vị của phương án A được biểu diễn trong hình minh họa trên. Tính
diện tích ô mạng đơn vị của mỗi phương án theo r.
c) Xét một ô mạng đơn vị thì tỉ số giữa diện tích bị chiếm bởi các phần màu đen và diện tích ô mạng đơn vị
được gọi là độ chặt khít. Chứng minh rằng độ chặt khít khi sắp xếp theo phương án B sẽ lớn hơn độ chặt khít
khi sắp xếp theo phương án A.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn thi: HOÁ HỌC
(Dùng cho thi sinh thi vào lóp chuyên Hoá)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 27 / 5 / 2023
(Đề thi có 10 câu, gồm 02 trang)
Cho nguyên tử khối: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; Na=23 ; Al=27 ; S=32 ; Cl=35,5 ; K=39; Ca=40 ;
Fe=56 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Br=80 ; Ag=108 ; Ba=137. Các thể tích khí ở đktc.
Câu 1. (1,0 điểm)
1. Tổng số các loại hạt cơ bản trong một phân từ M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên từ M nhiều hơn nguyên từ X là 22. Tìm
công thức M2X.
2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung
dịch B thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch Na2CO3, thu được kết tủa E.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong A, B, C, D, E và viết các
phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 2. (1,0 điểm)
Nung KMnO4 ở nhiệt độ cao, thu được khí A. Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO4
trong H2SO4 loãng dư, thu được khí B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng,
thu được khí C. Cho FeS2 vào dung dịch HCl, thu được khí D. Cho các khí A, B, C, D lần lượt tác
dụng với nhau từng đôi một (có thể đun nóng hoặc dùng xúc tác thích hợp).
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
Câu 3. (1,0 điểm)
1. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được dung
dịch A . Thí nghiệm 2: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 8% (vừa đủ), thu được
dung dịch B . Làm nguội dung dịch A, B đến nhiệt độ 10oC, tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O
tách ra (nếu có) ở mỗi thí nghiệm, biết độ tan của CuSO4 ở 10o
C là 17,37 gam.
2. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH, Ba(OH)2, BaCl2 (tỉ lệ mol
tương ứng là 3: 1: 1) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KHSO4 dư vào X . Viết thứ tự các
phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 4. (1, 0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm: 3 2 3
BaCO , Na CO ,CuO và 2 3
Fe O . Nêu phương pháp hoá học điều chế hai kim
loại Ba,Na riêng biệt, viết các phương trình phản ứng hoá học xày ra.
2. Giả sử nguyên tử Fe dạng hình cầu có bán kính 8
r 1,28.10 cm
−
= . Trong tinh thể sắt có 74% thể
tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: 23
A
N 6,022 10
= ⋅ . Tính khối
lượng riêng của tinh thể sắt (biết thể tích hình cầu được tính theo công thức 3
4
V r
3
= π ).
Câu 5. (1,0 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng hoá học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)?
3 2 4 3 2 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
CH COONa X Y C H Z T CH COOC H

→ 
→ 
→ 
→ 
→ 
→
Biết X là thành phần chính của khí thiên nhiên.
2. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, 17 35
C H COONa và
17 33
C H COONa . Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được H2O và 2,85 mol
CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tìm giá trị của m và a?
Câu 6. (1,0 điểm)
Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc qua 3 giai đoạn. Nguyên
liệu là: lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước.
Giai đoạn 1: Oxi hoá lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt) bằng không khí giàu oxi.
Giai đoạn 2: Oxi hoá sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 1 bằng xúc tác thích hợp.
Giai đoạn 3: Hấp thụ sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 2 bằng dung dịch H2SO4 đặc để
tạo oleum.
a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ở 3 giai đoạn trên.
b. Ở giai đoạn 3 có nên dùng nước thay thế dung dịch H2SO4 đặc để hấp thụ sản phẩm chứa lưu
huỳnh thu được ở giai đoạn 2 hay không? Vì sao?
c. Một trong các ứng dụng của axit H2SO4 là điều chế tinh thể FeSO4.7H2O theo quy trình sau: Thêm
từng lượng nhỏ FeCO3 đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau đó lọc hỗn hợp phản ứng thu lấy
dung dịch. Đun nóng dung dịch đến khi thu được dung dịch bão hoà rồi để nguội. Lọc thu lấy tinh
thể chất rắn và thấm khô bằng giấy lọc.
Tại sao phải dùng lượng dư FeCO3 và cho biết hợp chất nào có thể thay thế FeCO3 trong quy trình
trên?
Câu 7. (1,0 điểm)
Hiđrocacbon mạch hở X là chất khí ở điều kiện thường. Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều kiện
không có oxi) thu được sản phẩm gồm cacbon và hiđ̛đo, trong đó thể tích khí hiđro thu được gấp đôi
thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a. Xác định các công thức phân từ và viết công thức cấu tạo có thể có của X .
b. Nếu X là một anken, nhận biết các chất khí đựng riêng biệt gồm 3 chất: X, etan (C2H6) và
axetilen (C2H2) bằng phương pháp hoá học.
c. Nếu X là một ankan, chiếm 60% thể tích khí Biogas (còn lại là tạp chất trơ). Đốt cháy 1 mol khí
X toả ra lượng nhiệt là 875kJ . Để đun sôi một ấm nước có thể tích 2 lít cần một lượng nhiệt là
630kJ . Tính thể tích (lít) khí Biogas (đktc) cần dùng đề đun sôi 5 ấm nước trên, biết lượng nhiệt thất
thoát ra ngoài môi trường là 40% .
Câu 8. (1,0 điểm)
Hoà tan hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO vào 1,1 lít dung dịch HCl 1M, chi thu được dung dịch Y .
Cho a gam Al vào Y , thu được dung dịch Z và chất rắn T chứa 2 kim loại. Cho dung dịch 3
AgNO
dư vào Z, thu được 168,65 gam kết tùa. Mặt khác, cũng lượng a gam Al trên tác dụng vừa đủ với
dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2 và dung dịch G . Cho G tác dụng với V ml dung dịch
2
Ba(OH) 0,5M , thu được 85,5 gam kết tùa. Biết các phàn ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương
trình phản ứng hoá học xảy ra và tính a, V.
Câu 9. (1,0 điểm)
Cho 7,36 gam hỗn hợp E gồm hai este thuần chức, mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và
ancol, khối lượng mol phân tử X Y
M M 150g / mol
< < ), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH , thu
được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng vơi Na dư, thu được 1,12 lít
khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T , thu được H2O, Na2CO3 và 2
0,05molCO .
a. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng của X,Y trong E .
b. Cho hỗn hợp muối T tác dụng với dung dịch H2SO4, thu được hỗn hợp G gồm 2 axit hữu cơ.
Cho G tác dụng với etilenglicol ( )
2 2
HO CH CH OH
− − , xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, thu được
chất hữu cơ H mạch hở có khối lượng mol nhỏ hơn 207g / mol. Biết H tác dụng hoàn toàn vớ
NaOH dư trong dung dịch, đun nóng theo tỉ lệ mol là 1: 3. Xác định công thức cấu tạo của H .
Câu 10. (1,0 điểm)
1. Bằng kiến thức hoá học, tìm hoá chất và dụng cụ thích hợp để điều chế khí 2
Cl trong phòng thí
nghiệm.
2. Có một mẫu vải chất liệu bằng sợi bông tự nhiên (thành phần chủ yếu là xenlulozơ (C6H10O5)n).
a. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, tại vị trí tiếp xúc với axit vải bị đen rồi thùng.
b. Nếu thay H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc thì có hiện tượng gì xảy ra.
Viết phương trình phản ứng hóa học để giải thích các hiện tượng trên.
-----------------------------------HÊT-------------------------------------
Chú ý:
- Cán bộ coi thi không giåi thích gì thêm.
- Thí sinh không được dùng bất kỳ tài liệu nào, kể cả bảng tuần hoàn các nguvên tố hóa học.
Họ và tên thí sinh: ……………………….. SBD: ………………….
Chữ ký của CBCT1: …………………..……. Chữ ký của CBCT2:………………………….
UBND TỈNH LAI CHÂU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC
2023 – 2024
Môn thi: Hóa học (môn chuyên)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phải để)
Ngày thi: 27/5/2023
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1;He=4;Li=7;Be=9;C=12;N=14;O=16;Na=23; Mg=24; Al=27;S=32;
Cl=-35,5; K-39; Ca=40; Fe-56; Cu-64; Zn-65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
Câu I. (2,0 điểm)
1. Cho nguyên tử nguyên tố X và Y có các đặc điểm sau:
a. Nguyên tử nguyên tố X có cấu tạo lớp vỏ electron như hình bên. Hãy cho biết:
- Nguyên tử X có bao nhiêu proton ở hạt nhân nguyên tử?
- Vị trí của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm).
b. Nguyên tử nguyên tố Y có 16 electron ở lớp vỏ nguyên tử, hãy cho biết:
- Nguyên tử Y có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.
- Công thức oxit cao nhất của Y.
2. Chọn các chất vô cơ phù hợp.
a. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là muối và nước từ các loại chất khác nhau.
b. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là một muối từ các loại chất khác nhau.
c. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là muối, khí NO và
nước.
d. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là hai muối.
Câu II. (2,0 điểm)
1. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ dưới đây:
a. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng của thí nghiệm?
b. Vì sao người ta không thay dung dịch HCl bằng dung dịch
H2SO4?
c. Khí X thu được còn bị lẫn một ít khí hiđro clorua (HCl) và hơi
nước. Hãy trình bày phương pháp hoá học để thu được X tinh
khiết. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
d. Nghiêng bình đựng khí X trên ngọn lửa của đèn còn ngọn lửa sẽ
tắt, giải thích?
2. Tìm các chất R, R1, R2, R3, R4, R5, R6 và viết các phương trình
thực hiện chuỗi biến hoá sau:
(1) (2) (3) (4)
1 3 4 5
R R R R R

→ 
→ 
→ 
→
Biết: - R là hợp chất vô cơ, các chất còn lại đều là hợp chất hữu cơ.
- R1 tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh.
- R5 được tạo thành từ R3 và R4
- R6 có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu III. (2,0 điểm)
1. Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO trong 400 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Y
và 4,48 lít khí H2 (dktc).
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m.
2. Chia 26,88 gam chất MX2 thành 2 phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào 500ml dung dịch NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dung dịch A.
- Cho phần 2 vào 360ml dung dịch AgNO3 1M được dung dịch B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Zn vào
dung dịch B thu được dung dịch E, khối lượng thanh Zn sau khi lấy ra sấy khô cân lại tăng lên m gam so với
ban đầu (toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Zn). Xác định MX2 và giá trị m. (Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn).
Câu IV. (2,0 điểm)
1. Các hợp chất hữu cơ thường có cấu tạo không hề đơn giản. Khi đó, nếu biểu diễn đầy đủ tất cả các liên kết sẽ
rất bất tiện. Các nhà hóa học thường sử dụng công thức cấu tạo thu gọn nhất trong đó: (1) Không biểu diễn liên
kết của H với các nguyên tử cacbon; (2) Liên kết giữa các nguyên tử C được biểu diễn bởi các đoạn thẳng trong
(5)
R6
đó mỗi đầu mút là 1 nguyên tử C. Vi dụ như phân tử axetilen (1), propen (II), axit axetic (III) và rượu etylic
(IV) có công thức cấu tạo thu gọn nhất lần lượt như sau:
Geranyl axetat là chất lỏng dạng đặc, có màu vàng đẹp, là thành phần tự nhiên của hơn 60 loại tinh dầu như cỏ
chanh, hoa cam, phong lữ, rau mùi, ..., được sử dụng làm hương liệu trong nước hoa, các loại kem, xà phòng.
Công thức cấu tạo thu gọn nhất của geranyl axetat như hình dưới.
a. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của geranyl axetat,
b. Tìm phần trăm khối lượng các nguyên tố cacbon và oxi trong geranyl axetat.
2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một chất hữu cơ A (chứa C, H, O), toàn bộ sản phẩm cháy thu được đem hấp thụ
hết vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch B, đồng thời thấy khối lượng dung dịch
tăng 5,1 gam. Đun nóng B đến khi phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa nữa. Xác định công thức
phân tử của A, biết tỉ khối của A so với H2 là 30.
Câu V. (2,0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm ancol metylic (CH3OH), etylen glicol (C2H4(OH)2) và glixerol (C3H5(OH)3). Cho m gam X
phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được V lít
CO2, hấp thụ hoàn toàn CO2 vào 300ml Ca(OH)2 0,1M thu được a gam kết tủa. Tìm a.
2. Phản ứng crackinh là phản ứng bẻ gãy phân tử hidrocacbon bằng nhiệt hoặc nhiệt cùng với xúc tác. Crackinh
m gam butan (C4H10) thu được hỗn hợp khí A từ các phản ứng theo sơ đồ sau
crackinh
4 10 3 6 4
crackinh
4 10 2 4 2 6
(1)C H C H (X) CH
(2)C H C H C H (Y)


→ +

→ +
Trong đó X có tính chất hóa học tương tự etilen, Y có tính chất hóa học tương tự metan. Dẫn toàn bộ khí A vào
dung dịch brom dư thấy có 36 gam brom tham gia phản ứng và thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp B thu được 11,76 lít CO2(đktc) và 14,49 gam H2O.
a. Tìm giá trị của m.
b. Tính hiệu suất của phản ứng crackinh.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học (Đề chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút
không kể thời gian giao đề
Câu I. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi:
1. Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
2. Sục khí propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
3. Sục từ từ đến dư khí cacbonic vào dung dịch bari hiđroxit.
4. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có chứa một lượng nhỏ phenolphtalein.
Câu II. (1,0 điểm) Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
1. Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi bột?
2. Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
3. Vì sao lúc trời nắng to thì không nên bón phân đạm ure cho cây trồng?
4. Khi làm thí nghiệm, nếu do bất cẩn mà bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay thì phải dội nước ngay nhiều
lần hoặc cho nước chảy mạnh vào tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO310% (không được
rửa bằng xà phòng).
Câu III. (1,0 điểm) Để nghiên cứu tính chất của axit vô cơ X, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 5 ml dung dịch bariclorua
0,1M thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
- Thí nghiệm 2: Cho 1 mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc, đun
nóng thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra.
- Thí nghiệm 3: Cho 1 ít tinh thể hợp chất Y vào cốc thuỷ tinh, sau đó nhỏ từ từ 1 đến 2 ml dung dịch axit vô
cơ X đậm đặc vào cốc thì thấy màu trắng của Y chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối
cùng thành khối xốp màu đen bị bọt khí đẩy lên miệng cốc.
Xác định axit vô cơ X, hợp chất Y và viết phương trình hoá học giải thích hiện tượng cho mỗi thí nghiệm trên.
Câu IV. (1,0 điểm) Cho các chất: CH3COOC2H5, C2H3COOC2H5, CH3COOH, C2H5OH.
1. Hãy sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ chuyển hóa và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất trên ở trong các lọ mất nhãn khác nhau.
Câu V. (1,0 điểm) Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hiđro về khối lượng. Xác định công
thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên polime X, cho biết ứng dụng của X.
Câu VI. (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đo ở
đktc).
1. Xác định kim loại M
2. Hòa tan hoàn toàn 25,2 gam kim loại M ở trên vào dung dịch H2SO4 10% loãng, vừa đủ, sau khi phản ứng
kết thúc thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước của
kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sunfat bão hòa có nồng độ 9,275%. Tìm công thức muối sunfat
ngậm nước của kim loại M.
Câu VII. (1,0 điểm) Đốt cháy hỗn hợp gồm 15,6 gam Zn và 13,44 gam Fe với một lượng hỗn hợp khí X gồm
clo và oxi (đo ở đktc), sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư).
Hòa tan Y bằng một lượng 360 ml dung dịch HCl 2M vừa đủ, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung
dịch Z thu được 170,07 gam kết tủa.
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
Câu VIII. (1,0 điểm) Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propan và butan với tỉ lệ mol 1:2 có khối
lượng 12 kg. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan thì nhiệt lượng tỏa ra là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra nhiệt
lượng là 2850 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để sử dụng được một nhiệt lượng là 9900
kJ. Vậy sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg ở trên. Biết có 20% nhiệt lượng đốt
cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường.
Câu IX. (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư dung dịch
H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết lượng SO2 ở trên bằng dung dịch KMnO4 vừa
đủ thì thu được dung dịch A. Để trung hòa lượng axit có trong A cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,1M.
Câu X. (1,0 điểm) Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX<MY<100) đều mạch hở, ancol no Z và T là
hợp chất có hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 33,54 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng
vừa đủ 26,992 lít khí O2 (đktc) thu được 55 gam CO2. Mặt khác, cho 33,54 gam E trên tác dụng vừa đủ với 310
ml dung dịch KOH 1M thu được 29,4 gam muối và 20,24 gam một ancol duy nhất. Biết số mol của Z chiếm
34,4827% số mol E. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X,Y,Z,T?
--- HẾT---
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;
S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu-64; Zn-65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Pb=207.
Thí sinh không sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2023-2024
Ngày thi: 31 tháng 5 năm 2023
Môn thi : HOÁ HỌC (Vòng 2)- CHUYÊN HOÁ
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
1.1. (1,0 điểm) Hình ảnh bên minh hoạ phương pháp điều chế
khísunfurơ trong phòng thí nghiệm.
a. Khi sunfurơ được điều chế bằng phương pháp nào?
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b. Dung dịch X là một hoá chất rất dễ kiếm, rẻ tiền, được
tẩm vào bông dùng để loại bỏ lượng nhỏ khí sunfurơ
thoát ra ngoài. Công thức hoá học của X và tên thường
gọi của dung dịch X là gì? Viết phương trình hoá học
của phản ứng xảy ra.
1.2. (1,0 điểm) Trình bảy phương pháp hoả học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp rắn A gồm natri
cacbonat và đồng(II) hidroxit.
Câu 2 (2,0 điểm)
2.1. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng chính xác xảy ra và viết phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện nếu có)
của các phản ứng khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Thí nghiệm 1: Sục khi axetilen cho đến dư vào dung dịch brom.
b. Thí nghiệm 2: Nhỏ 5 mL giấm ăn vào 1 gam đá vôi.
c. Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 10 mL ancol etylic.
d. Thí nghiệm 4: Nhỏ 2 mL dung dịch bari axetat vào 2 mL dung dịch kali sunfat.
2.2. (1,0 điểm) Trình bày phương pháp tinh chế metan từ hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H2, CO2 và C2H4.
Câu 3 (3,0 điểm)
3.1. (2,0 điểm) Cho 14,86 gam hỗn hợp A gồm Na, Cu, Fe và MgCO3 vào bình chứa nước dư, thu được
224 mL H2. Thêm tiếp vào bình V ml dung dịch HC1 1 M thì thu được dung dịch B chỉ chứa muối clorua,
hỗn hợp khi C có tỉ khối so với H2 là 13 và phần không tan D. Cho toàn bộ C vào dung dịch nước vôi
trong dư thì thu được 8 gam kết tủa. Lọc lấy toàn bộ phần không tan D rồi cho vào dung dịch H2SO4 đặc
nóng dư thì thu được dung dịch E và khí sinh ra chỉ có SO2 (cũng là sản phẩm khử duy nhất) với thể tích
1,792 lít. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; các thể tích khí
đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của mỗi chất trong A. Tính giá trị của V và m.
3.2. (1,0 điểm) Hỗn hợp khí M (ở điều kiện thường) gồm một hidrocacbon mạch hở N và H2. Đốt cháy
hoàn toàn 2,0 gam M thu được 2,8 lít khí CO2 (ở dktc). Mặt khác 4,0 gam M tác dụng vừa đủ với 125 mL
dung dịch Br2 1 M. Xác định công thức phân tử của N.
Câu 4 (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức cần vừa đủ 10,64 lit O2 (ở đktc)
tạo ra CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 25,65% thì thu được
39,4 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được 185,4 gam dung dịch Z. Nếu đun nóng dung dịch Z thì thấy
xuất hiện kết tủa.
Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 16% thì thu được dung dịch Y có
chứa một rượu, hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y thu được 13,95
gam chất rắn khan.
Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tỉnh giá trị của m.
b. Xác định công thức cấu tạo của mỗi chất trong X.
Câu 5 (1,0 điểm)
Na2SO3 Bông tẩm
ddX
Cho 20,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg và Fe3O4 tác dụng với lượng dư axit sunfuric loãng thu được dung
dịch Y, V lít khí (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được
kết tủa, lọc kết tủa rồi nung trong không khi đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam rắn E. Dùng
khí cacbon oxit dư để khử 19,2 gam rắn E thì thu được hỗn hợp khí F. Cho F qua dung dịch nước vôi
trong, sau phản ứng tạo ra 12 gam kết tủa và dung dịch G. Lấy dung dịch NaOH 1 M tác dụng hết với
dung dịch G thì cần dùng tối thiểu 50 mL để tạo ra lượng kết tủa là lớn nhất. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn.
Tính m, V và thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.
---- HẾT -----
Thi sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Cho biết: H = 1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K = 39, Ca = 40,Fe = 56,
Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137.
SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên)
Ngày thi: 31/5/2023
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4,0 điểm).
1.1 Tổng số hạt (proton, nơtron, electron) trong nguyên tử của nguyên tố M là 34 hạt. Trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố M.
1.2. Nếu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 và dung dịch nước vôi trong.
b. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
e. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl.
Câu 2. (4,0 điểm).
2.1. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn
hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết
phương trình phản ứng minh họa.
2.2. Cho sơ đồ biến hóa:
Biết rằng A + HCl → D + G + H2O. Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B...và viết các phương trình hóa học.
Câu 3. (4,0 điểm).
Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho vào 600ml HCl nồng độ xM
thu được khí A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan. Phần thứ 2 cho vào 800ml
dung dịch HCl nồng độ xM và làm tương tự thu được 32,35g muối khan.
a. Tính thể tích hidro (đktc) thu được sau khi thực hiện xong các thí nghiệm và tính x.
b. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Cầu 4. (1,0 điểm).
4.1. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung địch CuSO4 (dư) sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch
HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a
b. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng
hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay
đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1.
4.2. Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 xM với 0,3 lít dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung dịch A. Để phản ứng
với dung dịch A cần tối đa 0,5 lít dung dịch Ba(HCO3)2 0,4 M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá
trị của x và m.
Câu 5. (4,0 điểm).
5.1. Đốt cháy hoàn toàn 180 ml hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon, thu được 800 ml hỗn hợp Y gồm oxi dư,
khí cacbonic và hơi nước. Dẫn toàn bộ Y qua lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có thể
tích giảm 41,25% so với Y. Dẫn toàn bộ lượng Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thể tích khí thoát ra giảm 44,68%
so với Z. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác
định công thức phân tử của hai hidrocacbon trong X.
5.2. Xăng E5 được sản xuất bằng cách phối trộn xăng khoáng RON 92 với etanol (d = 0,8 gam/ml) theo tỉ lệ thể
tích tương ứng là 95: 5. Etanol được sản xuất từ tinh bột bằng phương pháp lên men. Tinh bột có nhiều trong
sắn, ngô. Cho bảng thông tin sau:
Nguyên liệu
Thông tin
Sắn tươi (khoai mì) Ngô khô (bắp khô)
Hàm lượng tinh bột 30% 75%
Giá 1 kg dao động trong khoảng 1.200-1.700 đồng 5.400-6.500 đồng
a. Tính khối lượng sắn tươi cần dùng để điều chế 50.000 lít xăng E5. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản
xuất đạt 80%.
b. Nếu em là nhà sản xuất xăng E5 em sẽ chọn sẵn tươi hay ngô khô để làm nguyên liệu? Vì sao? Biết hiệu suất
của toàn bộ quá trình sản xuất khi dùng ngô khô là 85%.
--- HẾT ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ YÊN
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Hóa học (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02/6/2023
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chọn các chất tương ứng với các chữ cái để hoàn thành phương trình hoá học theo
quá trình sau đây (điều kiện phản ứng phù hợp và mỗi chữ cái là một chất)
(1) A → B + C + D (2) C + E → G + H + I
(3) A + E → K + G + I + H (4) K + H → L + I + M
(5) L + H2SO4 → N + H (6) K + H2SO4 → N + E
Biết D, I và M là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí I có tỉ khối so với SO2
là 1,1094. Để trung hoà dung dịch chứa 2,24 gam chất L cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M.
Câu 2. (2,0 điểm) “Núi lửa Ijen (Kawahljen) cao 2.799 m so với
mặt nước biển, thuộc quần thể núi lửa nằm gần thị trấn ven biển
Banyuwangi, phía Đông đảo Java, là một trong số 76 ngọn núi
lửa vẫn đang hoạt động ở Indonesia. Điểm độc đáo của núi lửa
Ijen là vào khoảng 2 giờ đến 4 giờ (giờ sáng) mỗi ngày, ở xung
quanh miệng núi lửa bạn có thể nhìn thấy hiện tưởng ngọn lửa
màu xanh được ví von như những đốm lửa “ma trơi”, ngọn lửa
xanh nổi tiếng thường chỉ xuất hiện vào sáng sớm, có thể cao
đến 5,0 m và tắt rất nhanh trước bình minh
Tại miệng núi lửa này, hằng ngày có hàng trăm người
công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những “khối vàng” chảy ra từ miệng núi lửa
đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt nhưng chỉ được trang bị những dụng cụ lao
động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc
khẩu trang phòng độc, trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.”
Nội dung được in nghiêng nằm trong ngoặc kép được trích ra từ một số bài báo và tài liệu khoa
học. Thí sinh đọc nội dung trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. “Khối vàng” được khai thác từ miệng núi lửa này có thành phần hoá học chính là chất gì? Ngọn
lửa màu xanh ấy được phát ra từ phản ứng của những chất nào?
b. Công nhân làm việc ở khu vực này có nguy cơ nhiễm độc bởi những hoá chất nào (liệt kê 4 chất
có thể gây độc cho công nhân) và cho biết nguyên nhân vì sao tại khu vực miệng núi lửa đang hoạt động,
thường tồn tại những hồ nước có tính axit rất cao?
Câu 3. (2,0 điểm) Hỗn hợp B gồm hai muối: M2CO3 và MHCO3. Chia 4,995 gam B thành ba phần bằng
nhau:
- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,94 gam kết tủa.
- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 0,985 gam kết tủa.
- Phần 3: phản ứng nhiều nhất với V ml dung dịch NaOH 0,1 M.
Tính giá trị của V.
Câu 4. (2,0 điểm) Cho 11,2 gam bột Fe vào dung dịch X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol Fe(NO3)3. Phản
ứng hoàn toàn, thu được một kim loại và dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban
đầu. Tính giá trị a, b. Biết dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất và quá trình phản ứng, lượng nước
bay hơi không đáng kể.
Câu 5. (2,0 điểm) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với hỗn hợp Q gồm Al, CuO, Fe3O4 và Fe2O3 trong
môi trường khí tro, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hết lượng X vào dung dịch NaOH dư thu được
dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít (đktc) khí H2. Dẫn dòng khí CO2 đến dư vào dung dịch chỉ
chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của axit H2SO4 đặc). Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng các chất trong Q.
Câu 6. (2,0 điểm) Học sinh A thực hiện thí nghiệm với các thao tác và kết
quả như sau: Gắn một cây nến nhỏ vào muôi sắt sạch, đốt cháy nến và đưa
vào bính chứa khí clo (xem hình). Nến tiếp tục cháy trong bình khí clo,
màu khí clo nhạt dần, trong bình có nhiều muội than. Khi nến tắt, lấy muôi
sắt ra, đưa mẩu giấy quì tím ẩm lên miệng bình, thấy mẩu giấy quỳ đổi
màu. Học sinh A lại cho thêm một ít nước nguyên chất vào bình, lắc đều và
ĐỀ CHÍNH THỨC
tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào bình, sau một thời gian, thấy có kết tủa xuất hiện ở dạng vết.
Đề xuất phương trình hoá học để làm cơ sở giải thích các hiện tượng thu được từ thí nghiệm mà
học sinh A đã thao tác.
Câu 7. (2,0 điểm) Hỗn hợp khí X gồm một hidrocacbon no, mạch hở A (CnH2n+2), một hidrocacbon
không no, mạch hở B (CmH2m) và hidro (H2). Cho 7,84 lít X qua chất xúc tác Ni, nung nóng, thu được
6,72 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ lượng Y qua dung dịch KMnO4 dư, thấy màu tím của dung dịch bị
nhạt một phần và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,0 gam so với khối lượng dung dịch KMnO4
ban đầu. Sau phản ứng, khí Z ra khỏi dung dịch KMnO4 có thể tích 4,48 lít và có tỉ khối so với hidro là
20,25. Các khí cùng đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử chất A, B và
phần trăm thể tích của các khí có trong hỗn hợp Y.
Câu 8. (2,0 điểm) Trên thực tế, thành phần hoá học chính của khoáng pirit được coi là hỗn hợp của FeS2
và FeS. Khi xử lý hoàn toàn một mẫu khoáng pirit có thành phần xFeS2.yFeS (không chứa tạp chất) bằng
lượng dư brom trong dung dịch KOH (quá trình xử lý không chịu tác động của oxi không khí và chất oxi
hoá khác) thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 0,2 gam chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B, thu được 1,1068
gam kết tủa trắng không tan trong môi trường axit.
Viết các phương trình hoá học đã xảy ra. Xác định tỉ lệ x: y (gần đúng, nguyên, tối giản) và tính khối
lượng brom theo lí thuyết cần để oxi hoá mẫu khoáng.
Câu 9. (2,0 điểm) Dẫn chậm 3,36 lít (đktc) khí axetilen vào dung dịch HgSO4/H2SO4 loãng, đun nóng ở
800
C một thời gian, thu được hỗn hợp Y (gồm hơi và khí). Cho toàn bộ Y phản ứng hết với một lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3 thu được 33,12 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hoá học và tính phần trăm axetilen đã tham gia phản ứng cộng nước.
b. Đề xuất cách thức để thu hồi lượng kim loại bạc có trong kết tủa sau phản ứng.
Câu 10. (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, có dạng RCOOH và R’(COOH)2, số nguyên tử
cacbon trong axit một chức nhiều hơn số nguyên tử cacbon trong axit hai chức là 1 đơn vị.
Lấy m gam X cho tác dụng hết với kim loại Na, thu được 5,6 lít (đktc) khí H2. Ở một thí nghiệm
khác, cũng m gam X được đốt cháy hoàn toàn bằng khí oxi dư, thu được 15,68 lít (đktc) khí CO2.
Xác định công thức cấu tạo các axit và tính giá trị m.
-------------------- HẾT- -------------------
- Thi sinh không được sử tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (2,0 điểm)
1) Viết phương trình các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa:
(1) (2) (3) (4)
2 3 2
NaCl Cl HCl FeCl FeCl

→ 
→ 
→ 
→
Mỗi mũi tên trên sơ đồ chuyển hóa tương ứng với một phương trình phản ứng.
2) Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau:
a. Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
b. Sục từ từ đến dư khí SO2 vào dung dịch nước brom.
c. Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch Al2(SO4)3.
d. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2.
Câu 2. (2,0 điểm)
1) Hòa tan hoàn toàn 19,6 gam Fe cần dùng vừa hết a gam dung dịch HCl 7,3%. Tính giá trị của a và nồng độ phần trăm của
chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng.
2) Cho 1,61 gam một kim loại kiềm (R) phản ứng hết với một lượng dư nước thu được 600 mL dung dịch (A). Để trung hòa
150 mL dung dịch (A) cần vừa hết 14,38 mL dung dịch H2SO4 2M.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ủng xảy ra.
b. Xác định kim loại kiềm (R).
3) Hòa tan hoàn toàn 3,06 gam BaO trong một lượng dư nước thu được dung dịch (B). Nhiệt phân hoàn toàn 1,84 gam hỗn
hợp (C) gồm CaCO3, MgCO3 thu được khí (D). Sục từ từ khí (D) vào dung dịch (B) để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Chứng minh rằng sau phản ứng giữa (B) với (D) có kết tủa được tạo ra.
b. Tính phần trăm khối lượng CaCO3 trong hỗn hợp (C) để phản ứng giữa khí (D) với dung dịch (B) tạo ra lượng kết tủa lớn
nhất.
Câu 3. (2,0 điểm)
1) Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2, hãy nhận biết các dung dịch đựng riêng lẻ trong các ống nghiệm chưa dán nhãn sau
đây bằng phương pháp hóa học: Fe(NO3)3, Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Na2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2) Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali được đánh giá bằng phần trăm theo khối lượng tương ứng của N, P2O5,
K2O trong phân.
a. Tính độ dinh dưỡng của đạm và kali trong KNO3.
b. Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% canxi đihidrophotphat theo khối lượng, còn lại gồm các chất không
chứa photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân này.
3) Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt trong 560 mL dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch (E) và 1,12 lít hỗn hợp
khí (F) gồm NO, NO2 (đktc). Tỉ khối của (F) so với hiđro là 19,8; còn dung dịch (E) chỉ chứa muối nitrat kim loại và axit còn dư.
a. Lập công thức hóa học của oxit sắt.
b. Dung dịch (E) hòa tan tối đa một lượng Mg, chỉ tạo ra 0,896 lít khí NO (khí duy nhất, ở đktc) và dung dịch (C). Viết phương
trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch (G).
Câu 4. (2,0 điểm)
1) Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế: rượu etylic, etyl axetat, nhựa
polyetilen, cao su Buna. Các chất xúc tác, dụng cụ, thiết bị và điều kiện coi như có đủ
2) Cho axetylen tác dụng với khi hidro có mặt xúc tác niken thu được hỗn hợp (H) gồm ba hidrocacbon khác nhau.
a. Hỗn hợp (H) gồm những hidrocacbon nào?
b. Lập sơ đồ tách riêng từng hidrocacbon ra khỏi hỗn hợp (H). (Không nhất thiết phải ghi phương trình hóa học của các phản
ứng xảy ra).
3) Nung nóng khí metan ở 1500 °C rồi làm lạnh nhanh thu được hỗn hợp khí (I) gồm ba chất khi. Tỉ khối của (I) đối với hiđro
là 6,4.
a. Tính hiệu suất phản ứng điều chế axetilen ở trên.
b. Cho V chỉ hỗn hợp khí (I) tác dụng với một lượng dư Ag2O/NH3 thu được 1,8 gam kết tủa. Tính giá trị của V (đktc)
Câu 5. (2,0 điểm)
1) Cho hỗn hợp (J) gồm ba kim loại Na, Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc).
Nếu thay kim loại Na và Fe trong hỗn hợp (J) băng một kim loại (M) hóa trị II nhưng khối lượng của (M) chỉ bằng 50% tổng
khối lượng Na và Fe trong (J), sau đó cho hỗn hợp thu được tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khi H2 bay ra cũng
đúng bằng V lít (đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định kim loại (M).
2) Hợp chất hữu cơ (Z) mạch hở, phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 3,96 gam (Z) bằng một lượng
vừa đủ khí oxi chi thu được CO2, H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được
29,55 gam kết tủa. Kết thúc phản ứng, khối lượng dung dịch thu được giảm đi 20,79 gam so với khối lượng dung dịch
Ba(OH)2 ban đầu.
a. Biết tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi phân tử (Z) là 17, lập công thức phân tử của (Z).
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của (Z)
3) Hợp chất hữu cơ (Q) chỉ chứa C, H, O. Cứ 0,37 gam hơi của chất (Q) thì chiếm thể tích bằng thể tích 0,16 gam oxi đo ở
cùng điều kiện. Cho 2,22 gam chất (Q) vào 100 mL dung dịch NaOH 1M (d = 1,0262 g/mL) đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô, làm lạnh để ngưng tụ hết phần hơi. Kết thúc thí nghiệm, thu được
chất rắn (T) khan và 100 gam chất lỏng. Xác định công thức cấu tạo của (Q).
Cho nguyên tử khối:
H=1; C = 12; 0 = 16; Li = 7; Na=23; K = 39; Mg= 24; Ca = 40; Ba = 137; Al=27; N=14; P=31, S = 32, CI = 35,5; Cu = 64; Fe = 56;
Ag = 108.
Ghi chú:
∙ Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
∙ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
---HẾT ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thì này có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Hóa học (chuyên)
(Dành cho thí sinh thì vào Trường THPT Chuyên Hạ Long)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát để
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Be=9;C=12;N= 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27;
P=31; S=32; CI=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137; Pb=207.
Câu 1. (2,5 điểm)
1. a) Có ba gói phân bón hóa học bị mất nhãn. Mỗi gói đựng riêng biệt một trong ba loại phân bón hóa
học sau: kali clorua, amoni nitrat (NH4NO3) và supephotphat (Ca(H2PO4)2).
Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các gói đựng phân bón
trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Phân kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, bột, chất xơ.., tăng cường sức chống rét, chống
sâu bệnh và chịu hạn của cây. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng
K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. Một loại phân kali trong thành phần có chứa
67,05% KCl; 31,05% K2CO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố kali. Hãy tính độ
dinh dưỡng của loại phân kali trên.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho mẩu nhỏ kim loại natri vào dung dịch sắt (III) nitrat.
b) Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Br2.
c) Cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 cho tới dư.
3. Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm Na2O, NaHCO3, CaCl2 có số mol bằng nhau vào bình chứa nước dư
thu được dung dịch B, kết tủa D. Nhỏ tiếp dung dịch FeCl2 vào bình phản ứng thu được kết tủa E. Lọc
tách kết tủa E, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Khử chất rắn F bằng khí
CO dư, nung nóng được chất rắn G. Xác định thành phần của B, D, E, F, G. Viết các phương trình hóa
học của phản ứng xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 2. (1,75 điểm)
1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X
a) Hãy viết phương trình phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm.
Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của khí X.
b) Viết phương trình phản ứng của khí X với dung dịch brom
dư và phản ứng đốt cháy khí X
c ) Đất đèn ngoài thành phần chính là CaC2 còn có thêm tạp
chất. Khi thực hiện phản ứng trên với đất đèn thường sinh ra
H2S là khí rất độc, có mùi khó chịu. Hãy nêu cách loại bỏ H2S
trước khi thu khí X.
2. lot là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chế độ ăn
uống thiếu hụt lot sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Một loại nguyên tử của nguyên
tố lot có tổng số hạt là 180 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp
53
37
lần số hạt không mang điện. Xác định
số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử nguyên tố lot trên.
3. Cho từ từ 274,4 gam dung dịch Na2CO3 a% vào 292,0 gam dung dịch HCl b%. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 13,0%. Tìm giá trị của a, b.
Câu 3. (2,25 điểm)
1. Giải thích các trường hợp sau và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có):
a) Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu, khử mùi, ...
b) Khí hiđro được sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên...
c) Cho bột NaHCO3 vào cốc thủy tinh đựng dung dịch CH3COOH. Nghiêng miệng cốc về phía ngọn nến
nhỏ đang cháy thì ngọn nến bị tắt.
2. Cho 5,28 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Fe vào 500 ml dung dịch Cu(NO3)2. Kết thúc phản
ứng thu được dung dịch Y và 7,2 gam chất rắn Z chứa tối đa hai kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với
NaOH dư thu được kết tủa T. Lọc lấy kết tủa T, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 3 gam chất rắn Q. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 đã dùng trong thí nghiệm trên.
Câu 4. (2,25 điểm)
1. Từ 8,1 kg gạo nếp (giả sử có chứa 80% tinh bột) có thể sản xuất được 11,5 lít rượu etylic 30°. Cho biết
khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Tính hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất
rượu etylic ở trên.
2. Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam một chất hữu cơ A (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O). Toàn bộ sản phẩm
cháy đem hấp thụ hết vào một lượng dung dịch Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa và dung dịch B. Sau
phản ứng thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 tăng 4,22 gam. Đun nóng dung dịch B đến khi phản ứng
kết thúc thu được 8 gam kết tủa.
a) Tìm công thức phân tử của A. Biết ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, thể tích hơi của 4,65 gam
chất A bằng thể tích của 2,48 gam khí oxi.
b) Cho 0,1 mol chất A phản ứng hết với m gam dung dịch XOH 12% (lượng XOH được lấy dư 20% so
với lượng cần dùng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9 gam chất rắn khan. Tìm kim loại X và
giá trị của m. Biết dung dịch của A làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 5. (1.25 điểm)
1. Hiện nay, để tận dụng chất thải chăn nuôi đồng thời giảm chi phí năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi
trường, người ta thường dùng bếp Biogas. Loại bếp này sử dụng nhiên liệu là khí metan được sinh ra từ
quá trình phân huỷ các chất thải chăn nuôi. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí metan là
889,6 KJ theo phương trình hoá học sau:
o
t
4 2 2 2
CH 2O CO 2H O
+ 
→ +
Tính thể tích khí metan (đktc) cần đem đốt cháy để đun 1,0 lít nước từ 25°C lên 100°C. Cho biết khối
lượng riêng của nước là 1 g/cm3
và muốn nâng 1 gam nước lên 1°C cần tiêu tốn nhiệt lượng là 4,18 J. Giả
sử khi đốt cháy khí metan, 80% lượng nhiệt sinh ra làm tăng nhiệt độ của nước.
2. Cho thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố kim loại R trong hỗn hợp X gồm RCl2 và
R(NO3)2 là 17,81%. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp X.
---HẾT---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỂ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2024
Môn thi chuyên: HÓA HỌC - Ngày thi: 03/6/2023
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na-23, Mg−24, Al−27, S-32, K-39, Fe-56, Cu-64, Ba-137.
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 2a mol K vào dung dịch chứa a mol NH4Cl.
Thí nghiệm 2: Cho từ từ a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2.
Thí nghiệm 4: Sục từ từ a mol CO2 vào dung dịch chứa 0,75a mol Ca(OH)2.
a) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Sau khi kết thúc các phản ứng, thí nghiệm nào thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau?
2. Cho ba chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử C2H4, C4H6, C5H12, được ký hiệu ngẫu nhiên X, Y, Z. Trong đó:
- X làm quả xanh mau chín và làm mất màu dung dịch brom.
- Y tác dụng với Cl2 (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất.
- Z tham gia phản ứng trùng hợp tạo cao su buna.
Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra (các chất viết ở dạng công thức cấu tạo).
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Trình bày phương pháp hóa học (không dùng quỳ tím) để nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất
nhãn sau: ancol etylic, hồ tình bột, glixerol, axit propionic, glucozơ, bari axetat. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Một hộ gia đình dùng than tổ ong để đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết hai viên than, mỗi viên than có khối lượng
1,2 kg. Biết loại than tổ ong này chứa 87% cacbon và 1,5% lưu huỳnh về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. Khi
đốt cháy hoàn toàn, 1 mol cacbon cháy tỏa ra nhiệt lượng là 393,5 kJ và 1 mol lưu huỳnh cháy tỏa ra nhiệt lượng là 296,8 kJ;
hiệu suất sử dụng nhiệt là 37,5%.
a) Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ việc đốt than trong một ngày tương đương với bao nhiêu kW.h ? (biết rằng 1
kW.h = 3600 kJ).
b) Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ... đang dần cạn kiệt và việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch có nhiều
hạn chế. Vì vậy, hiện nay một trong các hướng nghiên cứu để khắc phục những hạn chế của nhiên liệu hóa thạch đó là dùng
khí hiđro làm nhiên liệu thay thế. Vì sao?
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp gồm các chất rắn sau: MgCO3, CuO, NaCl. Hãy lập sơ đồ tách các kim loại Mg, Cu, Na riêng biệt, sao cho
không làm thay đổi khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Các điều kiện và dụng cụ cần thiết có đủ. Viết các
phương trình hóa học xảy ra.
2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe tác dụng với một lượng nước dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và chất
rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 1,5M, khuấy đều thu được 13,8 gam kim loại và dung dịch T chứa
hai muối. Cho T tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được 40,95 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Quá trình “crackinh" là quá trình “bẻ gãy” các ankan có khối lượng phân tử lớn hơn tạo thành anken và ankan có khối
lượng phân tử nhỏ hơn. Crackinh ankan dưới đây thu được C3H8 và 2 anken mạch không phân nhánh X1, X2 có cùng công
thức phân tử là CnH2n.
a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của 2 anken X1, X2.
b) Phản ứng đồng trùng hợp giữa hai anken X1 và X2 tạo nên polime M. Viết các công thức cấu tạo có thể có của đoạn mạch
trong M tạo thành bởi sự kết hợp một phân tử X1 và một phân tử X2.
2. Cho E và F là hai chất hữu cơ mạch hở (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol) có củng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các
chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ sau đây:
(a) E + NaOH → X + Y
(b) F + NaOH→ X + Z
(c) X + HCl → T + NaCl
Biết X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Lập luận tìm công thức cấu tạo của E, F, X, Y, Z, T.
Câu 5. (1,0 điểm)
Nung 81,2 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 72,0 gam một oxit sắt duy nhất và V lít khi CO2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol
Ca(OH)2 thu được a gam tủa và dung dịch X. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít CO2 vào dung dịch X thu được 0,2a
gam kết tủa.
1. Tính V (đktc).
2. Tìm công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp A.
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở, tạo thành từ cùng một ancol Y với ba axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –
COOH; trong đó có hai axit no, là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no có chứa một liên kết đôi C=C trong gốc
không nằm ở đầu mạch cacbon). Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH, thu được 11,7 gam hỗn hợp muối và a
gam ancol Y. Cho a gam Y vào bình dụng Na dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 5,4 gam.
Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 8,1 gam H2O.
Xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X
---HẾT---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÂY NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Ngày thi: 03 tháng 6 năm 2013
Môn thi: HOÁ HỌC (chuyển)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, thí sinh không chép để vào giấy thì)
Câu 1: (1,0 điểm)
Nung hoàn toàn CaCO3 thu được chất rắn A1 và chất khí B1. Hoà tan A1 vào lượng H2O dư thu được dung
dịch A2. Sục khí B1 đến dư vào dung dịch A2 thu được dung dịch A3. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung
dịch A2 tạo thành kết tủa màu trắng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (1,0 điểm)
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng):
3
R
1 2 3 4 5
R R R R R

→ 
→ 
→ 
→
Biết các chất R1, R2, R3, R4, R5 đều là hợp chất hữu cơ và R1 tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.
Câu 3: (1.0 điểm)
Chỉ dùng một thuốc thứ, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt
các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, BaCl2, KCl. Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 4: (1.0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon bằng lượng oxi vừa đủ, sau phản ứng thu
được 1,792 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) và 1,26 gam H2O. Xác định công thức phân tử 2
hiđrocacbon và tính phần trăm thể tích mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: (1,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và CuO vào dung dịch chứa 0,48 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối, 0,09 mol H2 và 13,65 gam kim loại. Tinh giá trị của m.
Câu 6: (1,0 điểm)
Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam hỗn hợp A (gồm etyl axetat và một chất béo E) bằng dung dịch KOH, thu
được 6,76 gam hỗn hợp B (gồm hai muối) và 1,38 gam hỗn hợp C (gồm glixerol và rượu etylic). Xác
định công thức của chất béo E.
Câu 7: (1,0 điểm)
Đốt 8,85 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al trong bình đựng khí clo thu được 26,60 gam hỗn hợp chất
rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư thu được V lit khi H2. Dẫn V lít khí H2 qua ống đựng
50,72 gồm CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 48,48 gam chất rắn và chỉ có 80%
H2 đã phản ứng. Tính giá trị của V và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết thể tích
khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 8: (1,0 điểm)
Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 0,448 lít khi (ở điều kiện tiêu
chuẩn) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M
thu được 3,20 gam Cu và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa
đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn B. Tính giá trị của m.
Câu 9: (1,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm axit A (CxHyCOOH), ancol B (CnH2n+1OH) và este E được tạo thành từ A và B. Đốt cháy
hoàn toàn 4,08 gam hỗn hợp X thu được 4,032 lít khí CO2 và 2,88 gam H2O. Cho 2,04 gam hỗn hợp X
phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối và 0,69 gam ancol. Tách lấy ancol
cho tác dụng với Na dư thu được 0,168 lít khí H2. Xác định công thức A, B và tính giá trị của m. Biết thể
tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 10: (1,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,40 gam dung dịch H2SO4 6,250% (loãng) thu
được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Cho khí CO dư đi qua m gam MO nung
nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y qua 500 ml dung
dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Xác
định kim loại M.
---Hết ---
Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): H=1; C = 12; 0 = 16; N= 14; Na= 23; Mg= 24;
Al=27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe=56; Cu = 64; Zn = 65; Ag= 108; Ba= 137.
Cho hóa trị của các nguyên tố và các nhóm nguyên tử:
K, Na, H, Cl, Br, I, (OH), (NO3), (AIO2), (HCO3), (HSO3), (HSO4) hóa trị I; Mg, Ca, Cu, Zn, Ba, O,
(SO4), (CO3) hóa trị II;Al hóa trị III.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG NAI
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2023 - 2024
MÔN THI: HÓA HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phảt đề)
(Đề thi có 04 trang, gồm 05 câu)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; Na=23 ; Mg=24 ; Al=27 ; P=31
; S=32 ; Cl=35,5 ; K=39 ; Ca=40; Fe=56 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Ag=108 ; I=127 ; Ba=137 ; Au=197
Câu 1 (2,0 điểm)
1.1. Chất rắn 1
A là một axit dễ tan trong nước, phản ứng với KOH tạo thành các sản phẩm khác nhau là
2
A hoặc 3
A (tùy vào tỉ lệ các chất phản ứmg). Khi cho hai sản phẩm này tác dụng với nhau, 2
A đóng
vai trò là axit, 3
A đóng vai trò là bazo. Trộn lẫn các dung dịch có cùng số mol của 2
A và 3
A sẽ tạo
thành chất 4
A . Cho 4
A tác dụng với lượng dư KOH lại thu được 3
A . Biết rằng, các chất 1 2 3 4
, , ,
A A A A
đều chứa nguyên tố photpho (P) .
Xác định công thức các chất 1 2 3 4
, , ,
A A A A và viết các phương trình hóa học minh họa.
1.2. Tại SEA Games lần thứ 32 , đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành kỳ Đại hội ở vị trí Nhất
toàn đoàn trên bảng xếp hạng với 136 huy chương vàng trong tổng số 359 huy chương.
a. Thực tế, những tấm huy chương vàng không phải được làm từ vàng nguyên chất mà trong thành phần
có cá vàng, bạc và đồng. Một mẫu vật liệu làm huy chương vàng nặng 5,000g được cho vào dung dịch
3
HNO đặc, nóng (lấy dư), phần chất rắn không tan còn lại được lọc rửa cẩn thận, làm khô rồi đem cân, có
khối lượng 0,067g. Tiếp tục cho thêm HCl vào dung dịch sau khi lọc, thu được tối đa 6,144g kết tủa.
Tính phần trăm khối lượng vàng, bạc và đồng có trong vật liệu làm huy chương vàng.
b. Mặt khác, mẫu vật liệu làm huy chương đồng có phần trăm khối lượng đồng lên đến 96%. Sau khi hòa
tan hoàn toàn đồng kim loại trong 0,080g mẫu vật liệu trên bằng 3
HNO , trung hòa axit dư và loại bỏ hết
các phụ phầm. Thêm tiếp một lượng dư KI để chuyển hết muối đồng (II) thành Cul và giải phóng 2
I .
Lượng 2
I sinh ra phản ứng vừa đủ với V(ml) dung dịch 2 2 3
Na S O 0,1 M theo phương trình:
2 2 2 3 2 4 6
I 2Na S O 2NaI Na S O
+ → +
Trong điều kiện các thao tác kỹ thuật chính xác, tính giá trị V cần dùng.
c. Trong quá trình sản xuất, vàng có thể được hòa tan thông qua phản ứng với nước cường thủy (là hỗn
hợp dung dịch HCl và 3
HNO ). Viết phương trình hóa học giữa Au và nước cường thủy, biết rằng sản
phẩm sinh ra có axit 4
HAuCl và 2
NO .
Câu 2 (2,0 điểm)
2.1. Tiến hành các thao tác thí nghiệm như sau:
- Bước 1: Cân chính xác 40,0 g tinh thể 4 2
CuSO nH O
⋅ trong lọ (1) cho vào cốc (2). Thêm từ từ nước cất,
khuấy đều cho tan hết để thu được đúng 400ml dung dịch A .
- Bướ 2: Lấy 10ml dung dịch A từ cốc (2), cho phản úng với 10ml dung dịch NaOH1M . Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch B .
- Bước 3: Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch B , rồi nhỏ từ từ dung dịch HCl0,1M cho đến khi
dung dịch B trờ lại không màu thì thấy dùng hết 20ml dung dịch HCl0,1M .
- Lặp lại thao tác ở bước 2 và bước 3 thêm ba lần nữa để xác định đúng hóa chất trong lọ (1). Trinh bày
cách tính khối lương tinh thể 4
CuSO . 2
nH O và thề tích nước cất cần dùng thêm để pha chế đượe 500ml
dung dịch 4
CuSO 0,5M nhằm giảm tối đa sự lãng phí hóa chất.
Cho khối lượng riêng của nước là 1,0g / ml . Bỏ qua sự thay đồi thể tích khi hòa tan các chất và không xét
đến các phản ứng phụ.
2.2. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al,Mg,Cu . Cho m gam X vào dung dịch 4
CuSO dư, sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được 1,60 gam kim loại. Mặt khác cho m gam X vào 50ml dung dịch HCl1,00M
cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,448 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn), dung dịch Y và a gam
chất rắn. Cho từ từ 0,02 lít dung dịch NaOHbM (dung dịch Z ) vào dung dịch Y thì thấy bắt đầu xuất
hiện kết tủa; thêm tiếp dung dịch Z cho đến khi lượng kết tủa không thay đổi cần dùng thêm 0,10 lít dung
dịch Z. Tính các giá trị a,b,m .
Câu 3 (2,5 điểm)
3.1. Diesel Oil (thường được gọi là dầu DO) là một loại nhiên liệu lỏng, được tinh chế từ dầu mỏ. Có hai
loại dầu DO, thứ nhất là dầu DO 0,05S có hàm lượng lưu huỳnh (S) không lớn hơn 500mg / kg(500ppm),
thứ hai là dầu DO 0,25S có hàm lượng S không lớn hơn 2500mg / kg (2500ppm) . Dầu DO có hàm
lượng S càng cao khi cháy sẽ phát thải hàm lượng muội và khí x
SO càng cao. Do đó từ ngày 1/1/ 2016 ,
tại Việt Nam chỉ cho phép sử dụng loại dầu DO 0,05S.
Để xác định hàm lượng S trong một loại dầu DO , người ta lấy 100 gam dầu DO đốt cháy hoàn toàn, sản
phẩm tạo ra gồm 2 2
SO ,CO và hơi nước. Lượng 2
SO thu được phản ứng vừa đủ với 12,5 ml dung dịch
4
KMnO 0,016M . Xác định hàm lượng S trong loại dầu DO trên, và cho biết loại dầu DO đó có được
phép sử dụng tại Việt Nam không.
3.2. Thành phần chính của bio-gas là khí B1. Ngoài khí B1 trong bio-gas còn chứa một lương nhỏ các khí
2 3 4
, ,
B B B .
a. Xác định các khí 1 2 3 4
, , ,
B B B B và viết phương trình hóa học tương ứng theo các thông tin sau:
- B1 la hi hiđrocacbon, trong phân tử B1 có C H
m : m 3:1
= . Oxi hóa hoàn toàn khí B1 thu được khí B2 (là
oxit của nguyên tố X ). Khí B2 không duy trì sự cháy, tuy nhiên ở nhiệt độ cao một số kim loại mạnh như
Mg "cháy" mãnh liệt trong khí B2.
- Khí B3 cũng là oxit của nguyên tố X, khí B3 có thể phản ứng với O2 tạo thành khí B2.
- Khí B4 là hợp chất khí của một nguyên tố nhóm VIA với hiđro, có mùi đặc trưng; khí B4 cũng có thể
phản ứng với O2 tạo thành chất rắn màu vàng.
Quá trình đốt cháy khí B1 nhằm sử dụng năng lượng từ bio-gas được biểu diễn theo sơ đồ:
Biến thiên enthalpy của một quá trình (kí hiệu là H
∆ ) được hiểu là năng lượng (ở dạng nhiệt) toả ra hoặc
thu vào khi quá trình xảy ra. Nếu quá trình toả nhiệt thì H
∆ có giá trị âm và ngược lại, nếu quá trình thu
nhiệt thì H
∆ có giá trị dương.
Trên sơ đồ, các giá trị ∆H được ghi nhận tương ứng với phản ứng đốt cháy 1 mol khí 1(1)
B . Biến thiên
enthalpy của toàn bộ phản ứng bằng tổng biến thiên enthalpy của các quá trình (a),(b),(c),(d).
b. Hãy tính giá trị ∆H cho phản ứng (1) và cho biết đó là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt.
c. Cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam khí 1
B để cung cấp đủ nhiệt cho phản ứng tạo thành 112gCaO
bằng cách nung 3
CaCO với hiệu suất 100% . Biết rằng phản ứng nhiệt phân 1mol 3(r)
CaCO có
H 179,20kJ
∆ = .
d. Đốt cháy hoàn toàn 1,00g khí 2 2
C H thu được 2(k)
CO và 2 (l)
H O giải phóng 50,01kJ . Tính biến thiên
enthalpy của phản ứng đốt cháy 1mol khí 2 2
C H , từ đó cho biết vì sao 2 2
C H được sử dụng trong đèn xì
hàn cắt kim loại mà không dùng 1
B .
e. 2
H cũng là một loại nhiên liệu được nghiên cứu sử dụng để giảm thiểu các khí thải gây ô nhiễm môi
trường. Tính năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 3,00g khí 2
H . Cho biết tất cả các quá trình trên
đều được thực hiện ở điều kiện chuẩn.
Câu 4 (2,0 điểm)
4.1. Cho a lít (đktc) hỗn hợp khí D gồm hai hiđrocacbon 1
F (thuộc dãy đồng đẳng của etilen) và 2
F
(thuộc dãy đồng đẳng của axetilen) tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia
phản ứng là 10a gam. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp D.
4.2. Tiến hành phân tích định lượng hai chất hữu cơ 1
G và 2
G thu được số liệu có sự tương đồng như
sau: Oxi hóa hoàn toàn 1,84 gam chất cần phân tích ( 1
G hoặc )
2
G chỉ thu được 1,44 gam 2
H O và khí
2
CO . Khi dẫn toàn bộ lượng 2
CO đó vào 100ml dung dịch 2
Ba(OH) 1M để phản ứng xảy ra hoàn toàn
thì thấy xuất hiện 11,82 gam kết tủa. Biết tỉ khối hơi của 1
G và 2
G so với không khí ( )
không khi
M 29
=
đều nhỏ hơn 4 .
Mặt khác, khi xét các phản ứng hóa học của 1
G và 2
G thì có sự khác biệt như sau:
- 1
G tác dụng với Na thu được số mol khí 2
H gấp 1,5 lần số mol của 1
G phản ứng.
- 2
G phản ứng với dung dịch 3
AgNO trong 3
NH tạo kết tủa 3
G có G3 G2
M M 214g / mol
− = . Viết các
công thức cấu tạo có thể có của 1
G và 2
G .
Câu 5 (1,5 điểm)
5.1. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic 1
E và ancol 2
E theo tỉ lệ mol 1: 1.
4
2
H SO
1 2 1 2
,
2
R COOH R OH R COO R H O
E1 E2 E3


− + − −
→
←  − +
o
t
Biết ( )
3 3
72 M 108
< <
E
E là hợp chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử có một liên kết π . Khi đốt cháy
hoàn toàn 3
E thu được số 2
molCO bằng số 2
molO phản ứng. 1 2
,
E E đều có cấu tạo mạch hở và chì chứa
một loại nhóm chức. Xác định công thức cấu tạo của 1 2 3
, ,
E E E .
5.2. Cho phương trình hóa học thủy phân etyl axetat trong môi trường axit như sau:
HCl(xúc tác)
3 2 3 2 3 3 2
CH COOCH CH H O CH COOH CH CH OH
+ +
→
Nghiên cứu phản ứng thủy phân este người ta tiến hành các thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Thay H trong trong 2
H O và HCl bởi Đoteri (là đồng vị của H , nghĩa là nguyên tử có
cùng số proton nhưng khác nhau về số khối, được kí hiệu 2
1
D H
= ), ta được 2
D O và DCl . Sau khi thực
hiện phản ứng thủy phân giữa etyl axetat và 2
D O với sự có mặt của DCl , người ta tiến hành tách riêng
và xác định phân tử khối hai sản phẩm tạo thành.
- Thí nghiệm 2: Thay 16
8 O bằng 18
8 O ta được 18
2
H O. Sau khi thực hiện phản ứng thủy phân giữa etyl
axetat và 18
2
H O, tiếp tục tách riêng và xác định phân tử khối hai sản phẩm tạo thành, thu được kết quả là
ancolTN2 axitTN2
M 46,M 62
= = .
a. Hãy cho biết phân tử khối ancol TN1
M và axitTN1
M đo được ở thí nghiệm 1.
b. Thí nghiệm 3: Lặp lại thí nghiệm 2 với một este E (đơn chức, mạch hở, không phân nhánh) thì thu
được ancol TN3 axit TN3
M 32,M 90
= = . Viết phương trình phản ứng thủy phân este E .
c. Phương thức thí nghiệm này có thể giúp người học suy luận được bản chất phản ứng este hóa. Hãy lập
luận để xác định khi axit cacboxylic tác dụng với ancol để tạo thành este, nhóm -OH được tách ra từ axit
hay ancol.
(Thí sinh không được sủ dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
------------------------ hết ----------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN THI: HÓA HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 03/06/2023
Cho H=1; C=12; N=14; O-16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64;
Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
Bài 1 (2 điểm)
1. Cho các chất sau: Fe3O4, CuSO4, MgCl2, Na2SO4, BaCl2, KOH
a. Những chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH?
b. Những chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Từ các chất: Fe, K, H2O, SO3. Có thể điều chế được bao nhiêu muối trung hòa? Hãy viết phương trình
hóa học
Bài 2 (2 điểm)
1. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: Cl2, H2,
HCl và CO2.
2. Cho 1,3 gam kim loại M (chưa biết hóa trị) tác dụng với khí clo dư thu được 6,675 gam muối clorua.
a. Xác định kim loại M.
b. Để hòa tan hết 2,025 gam kim loại M ở trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 3,65% (d=1,18
gam/ml).
c. Lấy 1,08 gam kim loại M ở trên cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu
lít SO2 ở (đktc)?
Bài 3 (2 điểm)
1. Từ metan, các hóa chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác có đủ. Viết các phương trình hóa học điều chế
etyl axetat (ghi rõ điều kiện nếu có).
2. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O, có khối lượng mol bằng 60 gam/mol. X có thể tác dụng với
Na. Hãy tìm các công thức cấu tạo của X. Biết X không phải là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Bài 4 (2 điểm)
Hòa tan hết 17,5 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung
dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp khí Z đi qua dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kết tủa.
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.
b. Cho 26,25 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí
SO2 (đktc). Tính V?
c. Cho toàn bộ lượng SO2 ở ý (b) vào 375ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính khối lượng kết tủa thu được
sau phản ứng?
Bài 5 (2 điểm)
1. Cho 0,45 mol hỗn hợp A gồm một ancol X và một axit cacboxylic Y (tỉ lệ mol 1:1), tác dụng vừa đủ
với Na thu được 36,9 gam muối và thoát ra 5,04 lít khí (đktc). Vẫn lượng hỗn hợp A trên, tác dụng với
dung dịch NaOH dư thu được 21,6 gam muối. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong
hỗn hợp A.
2. Hỗn hợp E gồm ankin X, anken Y và hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 20,16 lít
CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Dẫn m gam E đi qua bình đựng brom dư thấy có 0,4 mol brom phản ứng.
Khí thoát ra khỏi bình brom đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 20,4 gam và thu được 30 gam kết tủa.
Xác định X, Y, Z?
---HẾT---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 02 trang
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Hóa học (Chuyên)
Ngày thi: 03/6 2023
Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề
Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H=1; C=12; N=14: Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5;
K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br-80; Ag=108; Ba= 137
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Cho biết X, Y, Z, T là các hợp chất của natri, Chất Y dùng làm dược phẩm (thuốc chữa bệnh dau dạ
dày)
Cho X tác dụng với Y thu được chất khí không màu không mùi dùng để chữa cháy;
X tác dụng với Z thu được khí không màu mùi hắc;
X tác dụng với T thu được chất khi có mùi trứng thối:
Chọn các chất X, Y, Z, T phù hợp và viết các phương trình phản ứng.
2. Cho 10 gam oxit MO tác dụng vừa đủ với 98,4 gam dung dịch H2SO4 24,9% (loãng) thu được dung
dịch A. Làm bay hơi 2,7 gam nước từ dung dịch A ở nhiệt độ to
C thấy có 5,7 gam chất rắn X kết tinh dưới
dạng tinh thể ngậm nước và thu được dung dịch B bão hòa. Biết độ tan của muối MSO4 ở nhiệt độ to
C là
37 gam. Xác định kim loại M, công thức chất rắn X.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Được dùng thêm một thuốc thử, trình bày cách nhận biết các chất bột màu trắng đựng trong các lọ
riêng biệt mất nhãn sau: BaCO3, BaSO4, Na2SO4, Na2CO3, MgCO3.
2. Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam một chất hữu cơ X chứa C, H, O cần 13,44 lít O2 (dktc), sau phản ứng
thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ mol là 4:3. Biết MX < 150.
a. Xác định CTPT chất X.
b. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì số mol khi thu được gấp 2 lần số mol chất X
phản ứng; còn khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol khí thu được gấp 1,5 lần số mol X phản ứng. Biết
X có mạch cacbon không phân nhánh. Xác định CTCT chất X và viết các phương trình phản ứng.
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Từ CaC2 và các chất vô cơ, các điều kiện phản ứng cần thiết có đầy đủ. Hãy viết các phương trình hoá
học điều chế: Polietien (PE), ancol etylic, axit axetic, etyl axetat và metan.
2. Từ m gam quặng pyrit sắt (có chứa 25% tạp chất trơ), đem đốt cháy bằng oxi với hiệu suất của quá
trình đốt cháy là 80%. Khí SO2 thoát ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 120 gam kết
tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa, để lượng kết tủa thu
được tối đa cần tối thiểu 1 lit dung dịch NaOH 1M. Tính m.
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Cho 44 gam hỗn hợp Y gồm FexOy, Cu và CuO tác dụng với 1,0 lit dung dịch HCl 1M, kết thúc phản
ứng, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối) và còn lại m gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng hết với dung
dịch AgNO3 dư, thu được 175,9 gam kết tủa. Tính m.
2. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS, ZnS bằng dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4
đặc nóng thu được SO2 và dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hoà. Khi SO2 thoát ra làm mất màu
vừa hết dung dịch chứa 0,89 mol Br2. Thêm lượng Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch Y để lượng kết tủa thu
được tối đa là 73,81 gam. Tính m.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Đốt cháy hoàn toàn 17,92 lit hỗn hợp X gồm các chất: CH3-CH3, CH2=CH2, CH≡CH cần 52,64 lit O2.
Mặt khác, trộn 17,92 lit hỗn hợp X với H2, rồi dẫn hỗn hợp thu được đi qua xúc tác Ni nung nóng thu
được 23,4 gam hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu tối đa m gam Br2.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính m.
2. Cho X là este đơn chức, Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức kế tiếp và hỗn hợp muối G. Cho
toàn bộ F vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình Na tăng 12,25 gam, đồng thời thoát ra 3,92 lít khi
H2 (dktc). Nung nóng G với NaOH dư có mặt CaO (phản ứng với tôi xút), thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp
T gồm (CH4, C2H6), tỉ khối hơi của T so với O2 là 0,7625. Tìm công thức cấu tạo của X, Y? Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Phản ứng với tôi xút ở dạng tổng quát:
R(COONa)n + nNaOH
o
CaO,t

→ RHn+ nNa2CO3
…………………………………….HẾT………………………………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn.
Cán bộ coi thì không giải thích gì thêm)
UBND TỈNH KON TUM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học 2023 – 2024
Môn: HÓA HỌC (chuyên)
Ngày thi: 04/06/2023
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm) Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu
có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho CuSO4 khan vào rượu etylic 90°.
b. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
c. Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc
nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.
d. Lấy nước ép quả nho chín cho vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3 trong NH3, sau đó
đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng.
e. Lấy vỏ trứng gà ngâm trong dung dịch giấm ăn.
Câu 2 (1,0 điểm)
1. Từ các chất cho trước: metan, etilen, axetilen, natri axetat, etylaxetat, etanol. Hãy thiết lập sơ đồ
chuyển hóa có 6 phương trình hóa học giữa các chất trên và viết phương trình hóa học các phản ứng của
sơ đồ thu được.
2. Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các vấn đề thực tiễn dưới đây. Viết phương trình hóa
học minh họa (nếu có).
a. “Trứng muối” là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Món ăn này được làm dựa
trên hiện tượng hoá học nào?
b. Dùng nước vôi trong bôi lên phần da vừa bị ong, kiến đốt cho đỡ đau buốt. Biết thành phần
chính của nọc ong, kiến là axit fomic (HCOOH).
Câu 3 (1,0 điểm) Có 4 mẫu phân bón hoá học không nhãn: Phân kali (KCl), phân đạm (NH4NO3), Phân
lân Ca(H2PO4)2, phân urê CO(NH2)2. Ở nông thôn chỉ có nước và vôi sống, ta có thể nhận biết được 4
mẫu phân đó hay không? Nếu được hãy trình bày phương pháp nhận biết và viết phương trình hóa học
cho cách nhận biết đó.
(Biết rằng phân urê trong đất, gặp nước sẽ chuyển hoá thành amoni cacbonat, là nguồn cung cấp
dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng).
Câu 4 (1,0 điểm)
Cho X, Y, Z là một trong các chất có công thức phân tử: C6H6, C2H4O2, C3H8O3. Không cần lập
luận, hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên các chất X, Y, Z. Biết:
- X không làm mất màu nước Br2. X có thể được điều chế trực tiếp từ axetilen (1).
- Y tác dụng được với Na (2). Y được điều chế bằng cách thủy phần các chất béo (3).
- Z không tác dụng với Na, chỉ tác dụng với dung dịch NaOH (4).
Viết các phương trình hóa học các phản ứng từ (1) đến (4).
Câu 5 (1,0 điểm)
Cho các phương trình hóa học sau:
X + HCl (đặc) 
→ (A) + (B) + MnCl2 + H2O
(Y)
o
t ,xt(Y)
→ (A) + (D)
(Y) + (E)
o
t

→ (A) + (F)
(Z) + HCl 
→ (A) + (G) + H2O
Biết:
- (B), (D), (F), (G) là các chất khí ở điều kiện thường, tỉ khối hơi của (F) so với (G) bằng 0,6875.
- (X), (A), (Y), (Z) là các muối của Kali.
- (B), (D) và (E) là các đơn chất.
Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học trên.
Câu 6 (1,0 điểm)
Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng
nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là sử dụng
clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m3
.
a. Hãy giải thích tại sao cho lại được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt? Nêu phương pháp sản
xuất clo trong công nghiệp?
b. Dân số Kon Tum khoảng 580.000 người, mỗi người dùng 150 lít nước mỗi ngày, thì nhà máy
cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước? Biết hiệu suất của quá
trình xử lí nước là 80%.
Câu 7 (1,0 điểm)
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%. Sau
phản ứng thu được một dung dịch Y, trong đó nồng độ % của MgCl2 là 4,52%. Biết trong X, số mol M
gấp 3 số mol Mg. Xác định M và nồng độ % của muối thứ hai trong Y.
Câu 8 (1,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm anken (CnH2n) A và một hiđrocacbon B có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong
dư thấy khối lượng dung dịch giảm 14,3 gam, đồng thời thu được 40 gam kết tủa. Mặt khác, dẫn 4,48 lit
(đktc) khí X qua dung dịch Br2 dư, thấy có 16 gam Br2 tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và
viết công thức cấu tạo của A, B. Biết A, B có mạch cacbon phân nhánh. Tính m.
Câu 9 (1,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 36,3 gam hỗn hợp E gồm Fe; Fe(OH)2, FeCO3 bằng lượng vừa đủ dung dịch
HCl 36,13%. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chứa một chất tan duy nhất Y đồng thời
thoát ra 4,8 gam hỗn hợp khí Z, tỉ khối hơi của Z so với H2 là 8. Khi làm lạnh dung dịch X đến 10°C thì
có 39,8 gam muối T tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của Y ở 10°C là 62,4. Tìm công thức của muối T.
Câu 10 (1,0 điểm)
Cho hỗn hợp M gồm một ancol đơn chức (CnH2n+1OH), một axit đơn chức (CmH2m+1COOH) và
một este tạo bởi ancol và axit trên (CmH2m+1COOCnH2n+1). Chia hỗn hợp M làm 3 phần bằng nhau
- Phần 1: cho tác dụng hết với Na thu được 0,896 lít H2 (đktc).
- Phần 2: cho tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 1M thu được 3,0 gam rượu.
- Phần 3: đốt cháy hoàn toàn thu được 12,76 gam CO2 và 5,76 gam H2O.
Xác định các chất trong M và viết công thức cấu tạo của chúng.
………………………………………………….HẾT………………………………………………………
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không được giải thích gì thêm.
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf

More Related Content

What's hot

Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhon
Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhonChuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhon
Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhonNguyen Thanh Tu Collection
 
Bo de thi lop 10 mon toan co dap an
Bo de thi lop 10 mon toan co dap anBo de thi lop 10 mon toan co dap an
Bo de thi lop 10 mon toan co dap anTommy Bảo
 
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiChuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiNhập Vân Long
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngphamchidac
 
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơ
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơCơ chế, tổng hợp hóa hữu cơ
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơPham Trường
 
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Bui Loi
 
Bài tập chương halogen
Bài tập chương halogenBài tập chương halogen
Bài tập chương halogenlehoasusu
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )Bui Loi
 
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngTrần Đương
 
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11Hoàng Thái Việt
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngĐỗ Quang
 
Tai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgTai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgKhắc Quỹ
 
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"trò chơi "đuổi hình bắt chữ"
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"Anh Đặng
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10nhhaih06
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Thai Nguyen Hoang
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamTinpee Fi
 

What's hot (20)

Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhon
Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhonChuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhon
Chuyen de phan ung oxi hoa khu khoa hoa hoc dai hoc quy nhon
 
Bo de thi lop 10 mon toan co dap an
Bo de thi lop 10 mon toan co dap anBo de thi lop 10 mon toan co dap an
Bo de thi lop 10 mon toan co dap an
 
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiChuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
 
Dong phan.doc
Dong phan.docDong phan.doc
Dong phan.doc
 
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơ
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơCơ chế, tổng hợp hóa hữu cơ
Cơ chế, tổng hợp hóa hữu cơ
 
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
 
Bài tập chương halogen
Bài tập chương halogenBài tập chương halogen
Bài tập chương halogen
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
 
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
 
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Chuong 3(5)
 
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11
Tổng hợp lý thuyết và bài tập cơ bản nâng cao hóa học 11
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trường
 
Tai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgTai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsg
 
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"trò chơi "đuổi hình bắt chữ"
trò chơi "đuổi hình bắt chữ"
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10
 
B4 dh
B4 dhB4 dh
B4 dh
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
 

Similar to TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
De thi vao 10 chuyen hung vuong p lei ku 2007 den 2011
De thi vao 10 chuyen hung vuong  p lei ku  2007 den 2011De thi vao 10 chuyen hung vuong  p lei ku  2007 den 2011
De thi vao 10 chuyen hung vuong p lei ku 2007 den 2011phanduongbn97
 
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011ngoc2312
 
De hoa cap_tinh_12_3196_merge
De hoa cap_tinh_12_3196_mergeDe hoa cap_tinh_12_3196_merge
De hoa cap_tinh_12_3196_mergeChiến Béo
 
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tiet
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tietTuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tiet
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tietPhcThnh56
 
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011Phong Phạm
 
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010Trần Nhật Tân
 
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010De hoaa ct_dh_k10_m419_2010
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010ntquangbs
 
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132anhbochitu
 
De hoactk14 ngay1
De hoactk14 ngay1De hoactk14 ngay1
De hoactk14 ngay1Huyenngth
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...schoolantoreecom
 
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Doctailieu.com
 
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011Phong Phạm
 
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014webdethi
 

Similar to TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
 
De thi vao 10 chuyen hung vuong p lei ku 2007 den 2011
De thi vao 10 chuyen hung vuong  p lei ku  2007 den 2011De thi vao 10 chuyen hung vuong  p lei ku  2007 den 2011
De thi vao 10 chuyen hung vuong p lei ku 2007 den 2011
 
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
 
De hoa cap_tinh_12_3196_merge
De hoa cap_tinh_12_3196_mergeDe hoa cap_tinh_12_3196_merge
De hoa cap_tinh_12_3196_merge
 
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tiet
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tietTuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tiet
Tuyen tap-50-de-hsg-hoa-10-giai-chi-tiet
 
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...
53 ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC - 2022-2023 - ...
 
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
 
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...
ĐỀ ÔN LUYỆN MỤC TIÊU 8 ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 MÔ...
 
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010
Olympic hoa hoc sv toan quoc 2010
 
Ma_de_101.pdf
Ma_de_101.pdfMa_de_101.pdf
Ma_de_101.pdf
 
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010De hoaa ct_dh_k10_m419_2010
De hoaa ct_dh_k10_m419_2010
 
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132
[Vnmath.com] dh vinh-ly l2-2014 hoa hoc-132
 
đề Thi lop 12- lần 01
đề Thi   lop 12- lần 01đề Thi   lop 12- lần 01
đề Thi lop 12- lần 01
 
De hoactk14 ngay1
De hoactk14 ngay1De hoactk14 ngay1
De hoactk14 ngay1
 
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
 
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
 
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 2011
 
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 11
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 11[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 11
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 11
 
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014
De thi-dai-hoc-mon-hoa-nam-2014
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (12)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS).pdf

  • 1. Đ Ề T H I T U Y Ể N S I N H V À O L Ớ P 1 0 T H P T C H U Y Ê N Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC CHUYÊN (BẢN HS) (Prod. by Dạy Kèm Quy Nhơn) WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/28062440
  • 2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYÊN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023-2024 Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút. (Đề thi gồm: 02 trang) Biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H= 1; C=12; N=14; O = 16; Na=23; Mg = 24; Al=27; P = 31; Cl = 35,5; K= 39; Ca = 40. Câu 1: (2,0 điểm) 1. Điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn bản sau: “Nhôm là nguyên tố kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống. Cấu tạo nguyên tử nhôm gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp _____ tạo bởi mười nốn_____mang điện tích âm. Hạt nhân nguyên tử nhôm có chứa mười ba____ và mười bốn____ 2. Cho một dây nhôm vào ống nghiệm chứa đồng (II) clorua. Nêu hai hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng xảy ra. 3. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt lá nhôm và lá magie. Câu 2: (2,5 điểm) 1. Biển Chết nằm ở biên giới Israel và Jordan thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến trải nghiệm cảm giác tự nổi trên mặt biển mà không cần bơi. Nồng độ các muối trong nước biển tại đây gồm CaCl2 4,6%; KCI 1,4%; MgCl2 16% và NaCl 9,6%. Tính khối lượng riêng (g/mL) của nước Biển Chết? Coi quá trình hòa tan muối không làm thay đổi thể tích nước. 2. Chọn chất thích hợp rồi viết các phương trình phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: KHCO3 X  → K₂CO3 Y  →KHCO3 X  →KOH Y  →KHCO3 Biết phần trăm khối lượng nguyên tố Ca trong X và Y lần lượt bằng 54% và 24,7%; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của hai chất tương ứng. 3. Phân bón NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl và một lượng phụ gia không chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Trên các bao bị phân NPK thường có kí hiệu bằng những chữ số nhằm cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần trong phân bón. Thí dụ phân bón NPK 15.11.12 cho biết hàm lượng của N, P2O5 và K2O lần lượt là 15%, 11% và 12%. Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm được chia thành ba thời kì như sau: Thời kỳ Lượng phân bón Bón thúc ra hoa 0,5 kg phân NPK 10.12.5 / cây Bón đậu quả, ra quả 0,7 kg phân NPK 12.8.2 / cây Bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả 0,6 kg phân NPK 16.16.16/ cây a) Tính tổng lượng N đã cung cấp cho mỗi cây cà phê trong cả ba thời kì. b) Nguyên tố dinh dưỡng P được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào? Câu 3: (2,0 điểm) 1. Để thủy phân hoàn toàn 4,29 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 0,6 kg NaOH, thụ được glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của các axit béo chiếm 50% khối lượng của bánh xà phòng. 2. Từ 5,4 kg một loại gạo chứa 80% là tinh bột đem sản xuất dung dịch giấm 4% quá trình gồm ba bước: (1) Thủy phân; (2) Lên men rượu; (3) Lên men giấm. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính lượng giấm (kg) thu được nếu hiệu suất toàn quá trình đạt 60%. Câu 4: (2,0 điểm) 1. Axit xitric (khối lượng mol bằng 192 gam) là hợp chất tạo nên vị chua cho quả chanh. Phân tích nguyên tố cho thấy axit xitric có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 37,5%; 4,2% và 58,3%. Xác định công thức phân tử của axit xitric. 2. Trong một phân tử axit xitric có 3 nhóm –COOH liên kết với 3 nguyên tử cacbon khác nhau, 1 nhóm –OH và 2 nhóm –CH2−. Đề xuất một công thức cấu tạo thích hợp cho axit xitric và viết phương trình phản ứng của axit xitric với dung dịch NaHCO3 (dư). 3. Một bạn học sinh vô tình phát hiện ra khi cho bột NaHCO3 vào dung dịch axit xitric sẽ xuất hiện bọt khí đồng thời dung dịch sẽ “mát” hơn. Để tìm hiểu về sự giảm nhiệt đô thủ vì này, bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm (TN) và xác định nhiệt độ thấp nhất của dung dịch như trong hình minh họa dưới đây. Lặp lại TN với các khối lượng NaHCO3 khác nhau nhưng luôn giữ nguyên lượng dung dịch axit xitric.
  • 3. a) Điền số vào các ô còn trống để hoàn thành bảng kết quả sau: Khối lượng NaHCO3 (gam) Nhiệt độ ban đầu của dung dịch (°C) Nhiệt độ thấp nhất của dung dịch (°C) Độ giảm nhiệt độ ΔΤ (°C) TN1 0,5 24 22 2 TN2 1,0 25 TN3 1,5 24 TN4 2,0 24 b) Nhận xét về mối quan hệ giữa khối lượng NaHCO3 và ΔT ở TN 1, TN 2 và TN 3. c) Dự đoán nguyên nhân tại sao ΔT thu được ở TN 3 và TN 4 lại bằng nhau? d) Cần dùng bao nhiêu gam NaHCO3 để lượng dung dịch axit xitric trên giảm 3°C Câu 5: (1,5 điểm) 1. Tên lửa đẩy của tàu vũ trụ con thoi sử dụng hỗn hợp bột nhôm và NH4CIO4 làm nhiên liệu do phản ứng: ẠI + NH4CIO4→ Al2O3 + AlCI3 +NO +H2O. Cân bằng phương trình phản ứng trên và tính khối lượng NH4CIO4 cần thiết để phản ứng vừa đủ với 8,1 gam nhôm. 2. Giả sử các nguyên tử nhôm là các quả cầu cứng có bán kính r, tiếp xúc với nhau và được sắp xếp đều đặn trên một mặt phẳng theo một trong hai phương án A và B như trong hình minh họa dưới đây. Chú ý rằng số lượng các nguyên tử nhôm là rất lớn và hình vẽ chỉ biểu diễn một phần hình chiếu vuông góc của các nguyên tử nhôm lên mặt phẳng đang xét. a) Một nguyên tử nhôm sẽ tiếp xúc trực tiếp với bao nhiêu nguyên tử nhôm khác trong cùng mặt phẳng nếu: Sắp xếp theo phương án A? Sắp xếp theo phương án B? b) Người ta định nghĩa ô mạng đơn vị là hình thoi có diện tích nhỏ nhất và có các đỉnh lần lượt là tâm của bốn hình tròn màu đen. Thí dụ một ô mạng đơn vị của phương án A được biểu diễn trong hình minh họa trên. Tính diện tích ô mạng đơn vị của mỗi phương án theo r. c) Xét một ô mạng đơn vị thì tỉ số giữa diện tích bị chiếm bởi các phần màu đen và diện tích ô mạng đơn vị được gọi là độ chặt khít. Chứng minh rằng độ chặt khít khi sắp xếp theo phương án B sẽ lớn hơn độ chặt khít khi sắp xếp theo phương án A.
  • 4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: HOÁ HỌC (Dùng cho thi sinh thi vào lóp chuyên Hoá) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 27 / 5 / 2023 (Đề thi có 10 câu, gồm 02 trang) Cho nguyên tử khối: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; Na=23 ; Al=27 ; S=32 ; Cl=35,5 ; K=39; Ca=40 ; Fe=56 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Br=80 ; Ag=108 ; Ba=137. Các thể tích khí ở đktc. Câu 1. (1,0 điểm) 1. Tổng số các loại hạt cơ bản trong một phân từ M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên từ M nhiều hơn nguyên từ X là 22. Tìm công thức M2X. 2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch Na2CO3, thu được kết tủa E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu 2. (1,0 điểm) Nung KMnO4 ở nhiệt độ cao, thu được khí A. Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO4 trong H2SO4 loãng dư, thu được khí B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí C. Cho FeS2 vào dung dịch HCl, thu được khí D. Cho các khí A, B, C, D lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một (có thể đun nóng hoặc dùng xúc tác thích hợp). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Câu 3. (1,0 điểm) 1. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được dung dịch A . Thí nghiệm 2: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 8% (vừa đủ), thu được dung dịch B . Làm nguội dung dịch A, B đến nhiệt độ 10oC, tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách ra (nếu có) ở mỗi thí nghiệm, biết độ tan của CuSO4 ở 10o C là 17,37 gam. 2. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH, Ba(OH)2, BaCl2 (tỉ lệ mol tương ứng là 3: 1: 1) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KHSO4 dư vào X . Viết thứ tự các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu 4. (1, 0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm: 3 2 3 BaCO , Na CO ,CuO và 2 3 Fe O . Nêu phương pháp hoá học điều chế hai kim loại Ba,Na riêng biệt, viết các phương trình phản ứng hoá học xày ra. 2. Giả sử nguyên tử Fe dạng hình cầu có bán kính 8 r 1,28.10 cm − = . Trong tinh thể sắt có 74% thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: 23 A N 6,022 10 = ⋅ . Tính khối lượng riêng của tinh thể sắt (biết thể tích hình cầu được tính theo công thức 3 4 V r 3 = π ). Câu 5. (1,0 điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)? 3 2 4 3 2 5 (1) (2) (3) (4) (5) (6) CH COONa X Y C H Z T CH COOC H  →  →  →  →  →  → Biết X là thành phần chính của khí thiên nhiên. 2. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, 17 35 C H COONa và 17 33 C H COONa . Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được H2O và 2,85 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tìm giá trị của m và a? Câu 6. (1,0 điểm) Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc qua 3 giai đoạn. Nguyên liệu là: lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước. Giai đoạn 1: Oxi hoá lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt) bằng không khí giàu oxi. Giai đoạn 2: Oxi hoá sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 1 bằng xúc tác thích hợp.
  • 5. Giai đoạn 3: Hấp thụ sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 2 bằng dung dịch H2SO4 đặc để tạo oleum. a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ở 3 giai đoạn trên. b. Ở giai đoạn 3 có nên dùng nước thay thế dung dịch H2SO4 đặc để hấp thụ sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 2 hay không? Vì sao? c. Một trong các ứng dụng của axit H2SO4 là điều chế tinh thể FeSO4.7H2O theo quy trình sau: Thêm từng lượng nhỏ FeCO3 đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau đó lọc hỗn hợp phản ứng thu lấy dung dịch. Đun nóng dung dịch đến khi thu được dung dịch bão hoà rồi để nguội. Lọc thu lấy tinh thể chất rắn và thấm khô bằng giấy lọc. Tại sao phải dùng lượng dư FeCO3 và cho biết hợp chất nào có thể thay thế FeCO3 trong quy trình trên? Câu 7. (1,0 điểm) Hiđrocacbon mạch hở X là chất khí ở điều kiện thường. Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều kiện không có oxi) thu được sản phẩm gồm cacbon và hiđ̛đo, trong đó thể tích khí hiđro thu được gấp đôi thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). a. Xác định các công thức phân từ và viết công thức cấu tạo có thể có của X . b. Nếu X là một anken, nhận biết các chất khí đựng riêng biệt gồm 3 chất: X, etan (C2H6) và axetilen (C2H2) bằng phương pháp hoá học. c. Nếu X là một ankan, chiếm 60% thể tích khí Biogas (còn lại là tạp chất trơ). Đốt cháy 1 mol khí X toả ra lượng nhiệt là 875kJ . Để đun sôi một ấm nước có thể tích 2 lít cần một lượng nhiệt là 630kJ . Tính thể tích (lít) khí Biogas (đktc) cần dùng đề đun sôi 5 ấm nước trên, biết lượng nhiệt thất thoát ra ngoài môi trường là 40% . Câu 8. (1,0 điểm) Hoà tan hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO vào 1,1 lít dung dịch HCl 1M, chi thu được dung dịch Y . Cho a gam Al vào Y , thu được dung dịch Z và chất rắn T chứa 2 kim loại. Cho dung dịch 3 AgNO dư vào Z, thu được 168,65 gam kết tùa. Mặt khác, cũng lượng a gam Al trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2 và dung dịch G . Cho G tác dụng với V ml dung dịch 2 Ba(OH) 0,5M , thu được 85,5 gam kết tùa. Biết các phàn ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính a, V. Câu 9. (1,0 điểm) Cho 7,36 gam hỗn hợp E gồm hai este thuần chức, mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, khối lượng mol phân tử X Y M M 150g / mol < < ), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH , thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng vơi Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T , thu được H2O, Na2CO3 và 2 0,05molCO . a. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng của X,Y trong E . b. Cho hỗn hợp muối T tác dụng với dung dịch H2SO4, thu được hỗn hợp G gồm 2 axit hữu cơ. Cho G tác dụng với etilenglicol ( ) 2 2 HO CH CH OH − − , xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, thu được chất hữu cơ H mạch hở có khối lượng mol nhỏ hơn 207g / mol. Biết H tác dụng hoàn toàn vớ NaOH dư trong dung dịch, đun nóng theo tỉ lệ mol là 1: 3. Xác định công thức cấu tạo của H . Câu 10. (1,0 điểm) 1. Bằng kiến thức hoá học, tìm hoá chất và dụng cụ thích hợp để điều chế khí 2 Cl trong phòng thí nghiệm. 2. Có một mẫu vải chất liệu bằng sợi bông tự nhiên (thành phần chủ yếu là xenlulozơ (C6H10O5)n). a. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, tại vị trí tiếp xúc với axit vải bị đen rồi thùng. b. Nếu thay H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc thì có hiện tượng gì xảy ra. Viết phương trình phản ứng hóa học để giải thích các hiện tượng trên. -----------------------------------HÊT------------------------------------- Chú ý: - Cán bộ coi thi không giåi thích gì thêm. - Thí sinh không được dùng bất kỳ tài liệu nào, kể cả bảng tuần hoàn các nguvên tố hóa học. Họ và tên thí sinh: ……………………….. SBD: …………………. Chữ ký của CBCT1: …………………..……. Chữ ký của CBCT2:………………………….
  • 6. UBND TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Hóa học (môn chuyên) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phải để) Ngày thi: 27/5/2023 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1;He=4;Li=7;Be=9;C=12;N=14;O=16;Na=23; Mg=24; Al=27;S=32; Cl=-35,5; K-39; Ca=40; Fe-56; Cu-64; Zn-65; Br=80; Ag=108; Ba=137. Câu I. (2,0 điểm) 1. Cho nguyên tử nguyên tố X và Y có các đặc điểm sau: a. Nguyên tử nguyên tố X có cấu tạo lớp vỏ electron như hình bên. Hãy cho biết: - Nguyên tử X có bao nhiêu proton ở hạt nhân nguyên tử? - Vị trí của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm). b. Nguyên tử nguyên tố Y có 16 electron ở lớp vỏ nguyên tử, hãy cho biết: - Nguyên tử Y có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. - Công thức oxit cao nhất của Y. 2. Chọn các chất vô cơ phù hợp. a. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là muối và nước từ các loại chất khác nhau. b. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là một muối từ các loại chất khác nhau. c. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là muối, khí NO và nước. d. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là hai muối. Câu II. (2,0 điểm) 1. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ dưới đây: a. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng của thí nghiệm? b. Vì sao người ta không thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4? c. Khí X thu được còn bị lẫn một ít khí hiđro clorua (HCl) và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hoá học để thu được X tinh khiết. Viết các phương trình hoá học xảy ra. d. Nghiêng bình đựng khí X trên ngọn lửa của đèn còn ngọn lửa sẽ tắt, giải thích? 2. Tìm các chất R, R1, R2, R3, R4, R5, R6 và viết các phương trình thực hiện chuỗi biến hoá sau: (1) (2) (3) (4) 1 3 4 5 R R R R R  →  →  →  → Biết: - R là hợp chất vô cơ, các chất còn lại đều là hợp chất hữu cơ. - R1 tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh. - R5 được tạo thành từ R3 và R4 - R6 có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Câu III. (2,0 điểm) 1. Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO trong 400 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (dktc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m. 2. Chia 26,88 gam chất MX2 thành 2 phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào 500ml dung dịch NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dung dịch A. - Cho phần 2 vào 360ml dung dịch AgNO3 1M được dung dịch B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Zn vào dung dịch B thu được dung dịch E, khối lượng thanh Zn sau khi lấy ra sấy khô cân lại tăng lên m gam so với ban đầu (toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Zn). Xác định MX2 và giá trị m. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu IV. (2,0 điểm) 1. Các hợp chất hữu cơ thường có cấu tạo không hề đơn giản. Khi đó, nếu biểu diễn đầy đủ tất cả các liên kết sẽ rất bất tiện. Các nhà hóa học thường sử dụng công thức cấu tạo thu gọn nhất trong đó: (1) Không biểu diễn liên kết của H với các nguyên tử cacbon; (2) Liên kết giữa các nguyên tử C được biểu diễn bởi các đoạn thẳng trong (5) R6
  • 7. đó mỗi đầu mút là 1 nguyên tử C. Vi dụ như phân tử axetilen (1), propen (II), axit axetic (III) và rượu etylic (IV) có công thức cấu tạo thu gọn nhất lần lượt như sau: Geranyl axetat là chất lỏng dạng đặc, có màu vàng đẹp, là thành phần tự nhiên của hơn 60 loại tinh dầu như cỏ chanh, hoa cam, phong lữ, rau mùi, ..., được sử dụng làm hương liệu trong nước hoa, các loại kem, xà phòng. Công thức cấu tạo thu gọn nhất của geranyl axetat như hình dưới. a. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của geranyl axetat, b. Tìm phần trăm khối lượng các nguyên tố cacbon và oxi trong geranyl axetat. 2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một chất hữu cơ A (chứa C, H, O), toàn bộ sản phẩm cháy thu được đem hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch B, đồng thời thấy khối lượng dung dịch tăng 5,1 gam. Đun nóng B đến khi phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa nữa. Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với H2 là 30. Câu V. (2,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm ancol metylic (CH3OH), etylen glicol (C2H4(OH)2) và glixerol (C3H5(OH)3). Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được V lít CO2, hấp thụ hoàn toàn CO2 vào 300ml Ca(OH)2 0,1M thu được a gam kết tủa. Tìm a. 2. Phản ứng crackinh là phản ứng bẻ gãy phân tử hidrocacbon bằng nhiệt hoặc nhiệt cùng với xúc tác. Crackinh m gam butan (C4H10) thu được hỗn hợp khí A từ các phản ứng theo sơ đồ sau crackinh 4 10 3 6 4 crackinh 4 10 2 4 2 6 (1)C H C H (X) CH (2)C H C H C H (Y)   → +  → + Trong đó X có tính chất hóa học tương tự etilen, Y có tính chất hóa học tương tự metan. Dẫn toàn bộ khí A vào dung dịch brom dư thấy có 36 gam brom tham gia phản ứng và thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 11,76 lít CO2(đktc) và 14,49 gam H2O. a. Tìm giá trị của m. b. Tính hiệu suất của phản ứng crackinh. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 8. UBND TỈNH HÀ NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học (Đề chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề Câu I. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi: 1. Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. 2. Sục khí propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3. 3. Sục từ từ đến dư khí cacbonic vào dung dịch bari hiđroxit. 4. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có chứa một lượng nhỏ phenolphtalein. Câu II. (1,0 điểm) Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: 1. Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi bột? 2. Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ? 3. Vì sao lúc trời nắng to thì không nên bón phân đạm ure cho cây trồng? 4. Khi làm thí nghiệm, nếu do bất cẩn mà bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay thì phải dội nước ngay nhiều lần hoặc cho nước chảy mạnh vào tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO310% (không được rửa bằng xà phòng). Câu III. (1,0 điểm) Để nghiên cứu tính chất của axit vô cơ X, người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 5 ml dung dịch bariclorua 0,1M thấy có kết tủa trắng xuất hiện. - Thí nghiệm 2: Cho 1 mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc, đun nóng thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra. - Thí nghiệm 3: Cho 1 ít tinh thể hợp chất Y vào cốc thuỷ tinh, sau đó nhỏ từ từ 1 đến 2 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc vào cốc thì thấy màu trắng của Y chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối xốp màu đen bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. Xác định axit vô cơ X, hợp chất Y và viết phương trình hoá học giải thích hiện tượng cho mỗi thí nghiệm trên. Câu IV. (1,0 điểm) Cho các chất: CH3COOC2H5, C2H3COOC2H5, CH3COOH, C2H5OH. 1. Hãy sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ chuyển hóa và viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất trên ở trong các lọ mất nhãn khác nhau. Câu V. (1,0 điểm) Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hiđro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên polime X, cho biết ứng dụng của X. Câu VI. (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đo ở đktc). 1. Xác định kim loại M 2. Hòa tan hoàn toàn 25,2 gam kim loại M ở trên vào dung dịch H2SO4 10% loãng, vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sunfat bão hòa có nồng độ 9,275%. Tìm công thức muối sunfat ngậm nước của kim loại M. Câu VII. (1,0 điểm) Đốt cháy hỗn hợp gồm 15,6 gam Zn và 13,44 gam Fe với một lượng hỗn hợp khí X gồm clo và oxi (đo ở đktc), sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng 360 ml dung dịch HCl 2M vừa đủ, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 170,07 gam kết tủa. 1. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. Câu VIII. (1,0 điểm) Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propan và butan với tỉ lệ mol 1:2 có khối lượng 12 kg. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan thì nhiệt lượng tỏa ra là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra nhiệt lượng là 2850 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để sử dụng được một nhiệt lượng là 9900 kJ. Vậy sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg ở trên. Biết có 20% nhiệt lượng đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường. Câu IX. (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết lượng SO2 ở trên bằng dung dịch KMnO4 vừa đủ thì thu được dung dịch A. Để trung hòa lượng axit có trong A cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,1M. Câu X. (1,0 điểm) Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX<MY<100) đều mạch hở, ancol no Z và T là hợp chất có hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 33,54 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 26,992 lít khí O2 (đktc) thu được 55 gam CO2. Mặt khác, cho 33,54 gam E trên tác dụng vừa đủ với 310 ml dung dịch KOH 1M thu được 29,4 gam muối và 20,24 gam một ancol duy nhất. Biết số mol của Z chiếm 34,4827% số mol E. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X,Y,Z,T?
  • 9. --- HẾT--- Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu-64; Zn-65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Pb=207. Thí sinh không sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023-2024 Ngày thi: 31 tháng 5 năm 2023 Môn thi : HOÁ HỌC (Vòng 2)- CHUYÊN HOÁ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) 1.1. (1,0 điểm) Hình ảnh bên minh hoạ phương pháp điều chế khísunfurơ trong phòng thí nghiệm. a. Khi sunfurơ được điều chế bằng phương pháp nào? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b. Dung dịch X là một hoá chất rất dễ kiếm, rẻ tiền, được tẩm vào bông dùng để loại bỏ lượng nhỏ khí sunfurơ thoát ra ngoài. Công thức hoá học của X và tên thường gọi của dung dịch X là gì? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 1.2. (1,0 điểm) Trình bảy phương pháp hoả học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp rắn A gồm natri cacbonat và đồng(II) hidroxit. Câu 2 (2,0 điểm) 2.1. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng chính xác xảy ra và viết phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện nếu có) của các phản ứng khi tiến hành các thí nghiệm sau: a. Thí nghiệm 1: Sục khi axetilen cho đến dư vào dung dịch brom. b. Thí nghiệm 2: Nhỏ 5 mL giấm ăn vào 1 gam đá vôi. c. Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 10 mL ancol etylic. d. Thí nghiệm 4: Nhỏ 2 mL dung dịch bari axetat vào 2 mL dung dịch kali sunfat. 2.2. (1,0 điểm) Trình bày phương pháp tinh chế metan từ hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H2, CO2 và C2H4. Câu 3 (3,0 điểm) 3.1. (2,0 điểm) Cho 14,86 gam hỗn hợp A gồm Na, Cu, Fe và MgCO3 vào bình chứa nước dư, thu được 224 mL H2. Thêm tiếp vào bình V ml dung dịch HC1 1 M thì thu được dung dịch B chỉ chứa muối clorua, hỗn hợp khi C có tỉ khối so với H2 là 13 và phần không tan D. Cho toàn bộ C vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 8 gam kết tủa. Lọc lấy toàn bộ phần không tan D rồi cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được dung dịch E và khí sinh ra chỉ có SO2 (cũng là sản phẩm khử duy nhất) với thể tích 1,792 lít. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của mỗi chất trong A. Tính giá trị của V và m. 3.2. (1,0 điểm) Hỗn hợp khí M (ở điều kiện thường) gồm một hidrocacbon mạch hở N và H2. Đốt cháy hoàn toàn 2,0 gam M thu được 2,8 lít khí CO2 (ở dktc). Mặt khác 4,0 gam M tác dụng vừa đủ với 125 mL dung dịch Br2 1 M. Xác định công thức phân tử của N. Câu 4 (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức cần vừa đủ 10,64 lit O2 (ở đktc) tạo ra CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 25,65% thì thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được 185,4 gam dung dịch Z. Nếu đun nóng dung dịch Z thì thấy xuất hiện kết tủa. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 16% thì thu được dung dịch Y có chứa một rượu, hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y thu được 13,95 gam chất rắn khan. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Tỉnh giá trị của m. b. Xác định công thức cấu tạo của mỗi chất trong X. Câu 5 (1,0 điểm) Na2SO3 Bông tẩm ddX
  • 11. Cho 20,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg và Fe3O4 tác dụng với lượng dư axit sunfuric loãng thu được dung dịch Y, V lít khí (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được kết tủa, lọc kết tủa rồi nung trong không khi đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam rắn E. Dùng khí cacbon oxit dư để khử 19,2 gam rắn E thì thu được hỗn hợp khí F. Cho F qua dung dịch nước vôi trong, sau phản ứng tạo ra 12 gam kết tủa và dung dịch G. Lấy dung dịch NaOH 1 M tác dụng hết với dung dịch G thì cần dùng tối thiểu 50 mL để tạo ra lượng kết tủa là lớn nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m, V và thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. ---- HẾT ----- Thi sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Cho biết: H = 1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K = 39, Ca = 40,Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137.
  • 12. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) Ngày thi: 31/5/2023 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4,0 điểm). 1.1 Tổng số hạt (proton, nơtron, electron) trong nguyên tử của nguyên tố M là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố M. 1.2. Nếu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra khi: a. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 và dung dịch nước vôi trong. b. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4. e. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl. Câu 2. (4,0 điểm). 2.1. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa. 2.2. Cho sơ đồ biến hóa: Biết rằng A + HCl → D + G + H2O. Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B...và viết các phương trình hóa học. Câu 3. (4,0 điểm). Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho vào 600ml HCl nồng độ xM thu được khí A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan. Phần thứ 2 cho vào 800ml dung dịch HCl nồng độ xM và làm tương tự thu được 32,35g muối khan. a. Tính thể tích hidro (đktc) thu được sau khi thực hiện xong các thí nghiệm và tính x. b. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Cầu 4. (1,0 điểm). 4.1. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung địch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a b. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1. 4.2. Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 xM với 0,3 lít dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung dịch A. Để phản ứng với dung dịch A cần tối đa 0,5 lít dung dịch Ba(HCO3)2 0,4 M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của x và m. Câu 5. (4,0 điểm). 5.1. Đốt cháy hoàn toàn 180 ml hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon, thu được 800 ml hỗn hợp Y gồm oxi dư, khí cacbonic và hơi nước. Dẫn toàn bộ Y qua lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có thể tích giảm 41,25% so với Y. Dẫn toàn bộ lượng Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thể tích khí thoát ra giảm 44,68% so với Z. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon trong X. 5.2. Xăng E5 được sản xuất bằng cách phối trộn xăng khoáng RON 92 với etanol (d = 0,8 gam/ml) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 95: 5. Etanol được sản xuất từ tinh bột bằng phương pháp lên men. Tinh bột có nhiều trong sắn, ngô. Cho bảng thông tin sau: Nguyên liệu Thông tin Sắn tươi (khoai mì) Ngô khô (bắp khô) Hàm lượng tinh bột 30% 75% Giá 1 kg dao động trong khoảng 1.200-1.700 đồng 5.400-6.500 đồng
  • 13. a. Tính khối lượng sắn tươi cần dùng để điều chế 50.000 lít xăng E5. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất đạt 80%. b. Nếu em là nhà sản xuất xăng E5 em sẽ chọn sẵn tươi hay ngô khô để làm nguyên liệu? Vì sao? Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất khi dùng ngô khô là 85%. --- HẾT ---
  • 14. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 02/6/2023 Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chọn các chất tương ứng với các chữ cái để hoàn thành phương trình hoá học theo quá trình sau đây (điều kiện phản ứng phù hợp và mỗi chữ cái là một chất) (1) A → B + C + D (2) C + E → G + H + I (3) A + E → K + G + I + H (4) K + H → L + I + M (5) L + H2SO4 → N + H (6) K + H2SO4 → N + E Biết D, I và M là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí I có tỉ khối so với SO2 là 1,1094. Để trung hoà dung dịch chứa 2,24 gam chất L cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Câu 2. (2,0 điểm) “Núi lửa Ijen (Kawahljen) cao 2.799 m so với mặt nước biển, thuộc quần thể núi lửa nằm gần thị trấn ven biển Banyuwangi, phía Đông đảo Java, là một trong số 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động ở Indonesia. Điểm độc đáo của núi lửa Ijen là vào khoảng 2 giờ đến 4 giờ (giờ sáng) mỗi ngày, ở xung quanh miệng núi lửa bạn có thể nhìn thấy hiện tưởng ngọn lửa màu xanh được ví von như những đốm lửa “ma trơi”, ngọn lửa xanh nổi tiếng thường chỉ xuất hiện vào sáng sớm, có thể cao đến 5,0 m và tắt rất nhanh trước bình minh Tại miệng núi lửa này, hằng ngày có hàng trăm người công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những “khối vàng” chảy ra từ miệng núi lửa đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt nhưng chỉ được trang bị những dụng cụ lao động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc khẩu trang phòng độc, trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.” Nội dung được in nghiêng nằm trong ngoặc kép được trích ra từ một số bài báo và tài liệu khoa học. Thí sinh đọc nội dung trên và trả lời các câu hỏi sau: a. “Khối vàng” được khai thác từ miệng núi lửa này có thành phần hoá học chính là chất gì? Ngọn lửa màu xanh ấy được phát ra từ phản ứng của những chất nào? b. Công nhân làm việc ở khu vực này có nguy cơ nhiễm độc bởi những hoá chất nào (liệt kê 4 chất có thể gây độc cho công nhân) và cho biết nguyên nhân vì sao tại khu vực miệng núi lửa đang hoạt động, thường tồn tại những hồ nước có tính axit rất cao? Câu 3. (2,0 điểm) Hỗn hợp B gồm hai muối: M2CO3 và MHCO3. Chia 4,995 gam B thành ba phần bằng nhau: - Phần 1: tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,94 gam kết tủa. - Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 0,985 gam kết tủa. - Phần 3: phản ứng nhiều nhất với V ml dung dịch NaOH 0,1 M. Tính giá trị của V. Câu 4. (2,0 điểm) Cho 11,2 gam bột Fe vào dung dịch X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol Fe(NO3)3. Phản ứng hoàn toàn, thu được một kim loại và dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu. Tính giá trị a, b. Biết dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất và quá trình phản ứng, lượng nước bay hơi không đáng kể. Câu 5. (2,0 điểm) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với hỗn hợp Q gồm Al, CuO, Fe3O4 và Fe2O3 trong môi trường khí tro, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hết lượng X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít (đktc) khí H2. Dẫn dòng khí CO2 đến dư vào dung dịch chỉ chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của axit H2SO4 đặc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng các chất trong Q. Câu 6. (2,0 điểm) Học sinh A thực hiện thí nghiệm với các thao tác và kết quả như sau: Gắn một cây nến nhỏ vào muôi sắt sạch, đốt cháy nến và đưa vào bính chứa khí clo (xem hình). Nến tiếp tục cháy trong bình khí clo, màu khí clo nhạt dần, trong bình có nhiều muội than. Khi nến tắt, lấy muôi sắt ra, đưa mẩu giấy quì tím ẩm lên miệng bình, thấy mẩu giấy quỳ đổi màu. Học sinh A lại cho thêm một ít nước nguyên chất vào bình, lắc đều và ĐỀ CHÍNH THỨC
  • 15. tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào bình, sau một thời gian, thấy có kết tủa xuất hiện ở dạng vết. Đề xuất phương trình hoá học để làm cơ sở giải thích các hiện tượng thu được từ thí nghiệm mà học sinh A đã thao tác. Câu 7. (2,0 điểm) Hỗn hợp khí X gồm một hidrocacbon no, mạch hở A (CnH2n+2), một hidrocacbon không no, mạch hở B (CmH2m) và hidro (H2). Cho 7,84 lít X qua chất xúc tác Ni, nung nóng, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ lượng Y qua dung dịch KMnO4 dư, thấy màu tím của dung dịch bị nhạt một phần và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,0 gam so với khối lượng dung dịch KMnO4 ban đầu. Sau phản ứng, khí Z ra khỏi dung dịch KMnO4 có thể tích 4,48 lít và có tỉ khối so với hidro là 20,25. Các khí cùng đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử chất A, B và phần trăm thể tích của các khí có trong hỗn hợp Y. Câu 8. (2,0 điểm) Trên thực tế, thành phần hoá học chính của khoáng pirit được coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lý hoàn toàn một mẫu khoáng pirit có thành phần xFeS2.yFeS (không chứa tạp chất) bằng lượng dư brom trong dung dịch KOH (quá trình xử lý không chịu tác động của oxi không khí và chất oxi hoá khác) thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,2 gam chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B, thu được 1,1068 gam kết tủa trắng không tan trong môi trường axit. Viết các phương trình hoá học đã xảy ra. Xác định tỉ lệ x: y (gần đúng, nguyên, tối giản) và tính khối lượng brom theo lí thuyết cần để oxi hoá mẫu khoáng. Câu 9. (2,0 điểm) Dẫn chậm 3,36 lít (đktc) khí axetilen vào dung dịch HgSO4/H2SO4 loãng, đun nóng ở 800 C một thời gian, thu được hỗn hợp Y (gồm hơi và khí). Cho toàn bộ Y phản ứng hết với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 33,12 gam kết tủa. a. Viết các phương trình hoá học và tính phần trăm axetilen đã tham gia phản ứng cộng nước. b. Đề xuất cách thức để thu hồi lượng kim loại bạc có trong kết tủa sau phản ứng. Câu 10. (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, có dạng RCOOH và R’(COOH)2, số nguyên tử cacbon trong axit một chức nhiều hơn số nguyên tử cacbon trong axit hai chức là 1 đơn vị. Lấy m gam X cho tác dụng hết với kim loại Na, thu được 5,6 lít (đktc) khí H2. Ở một thí nghiệm khác, cũng m gam X được đốt cháy hoàn toàn bằng khí oxi dư, thu được 15,68 lít (đktc) khí CO2. Xác định công thức cấu tạo các axit và tính giá trị m. -------------------- HẾT- ------------------- - Thi sinh không được sử tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 2 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (2,0 điểm) 1) Viết phương trình các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa: (1) (2) (3) (4) 2 3 2 NaCl Cl HCl FeCl FeCl  →  →  →  → Mỗi mũi tên trên sơ đồ chuyển hóa tương ứng với một phương trình phản ứng. 2) Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau: a. Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4. b. Sục từ từ đến dư khí SO2 vào dung dịch nước brom. c. Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch Al2(SO4)3. d. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2. Câu 2. (2,0 điểm) 1) Hòa tan hoàn toàn 19,6 gam Fe cần dùng vừa hết a gam dung dịch HCl 7,3%. Tính giá trị của a và nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. 2) Cho 1,61 gam một kim loại kiềm (R) phản ứng hết với một lượng dư nước thu được 600 mL dung dịch (A). Để trung hòa 150 mL dung dịch (A) cần vừa hết 14,38 mL dung dịch H2SO4 2M. a. Viết phương trình hóa học của các phản ủng xảy ra. b. Xác định kim loại kiềm (R). 3) Hòa tan hoàn toàn 3,06 gam BaO trong một lượng dư nước thu được dung dịch (B). Nhiệt phân hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp (C) gồm CaCO3, MgCO3 thu được khí (D). Sục từ từ khí (D) vào dung dịch (B) để phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Chứng minh rằng sau phản ứng giữa (B) với (D) có kết tủa được tạo ra. b. Tính phần trăm khối lượng CaCO3 trong hỗn hợp (C) để phản ứng giữa khí (D) với dung dịch (B) tạo ra lượng kết tủa lớn nhất. Câu 3. (2,0 điểm) 1) Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2, hãy nhận biết các dung dịch đựng riêng lẻ trong các ống nghiệm chưa dán nhãn sau đây bằng phương pháp hóa học: Fe(NO3)3, Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Na2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2) Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali được đánh giá bằng phần trăm theo khối lượng tương ứng của N, P2O5, K2O trong phân. a. Tính độ dinh dưỡng của đạm và kali trong KNO3. b. Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% canxi đihidrophotphat theo khối lượng, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân này. 3) Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt trong 560 mL dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch (E) và 1,12 lít hỗn hợp khí (F) gồm NO, NO2 (đktc). Tỉ khối của (F) so với hiđro là 19,8; còn dung dịch (E) chỉ chứa muối nitrat kim loại và axit còn dư. a. Lập công thức hóa học của oxit sắt. b. Dung dịch (E) hòa tan tối đa một lượng Mg, chỉ tạo ra 0,896 lít khí NO (khí duy nhất, ở đktc) và dung dịch (C). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch (G). Câu 4. (2,0 điểm) 1) Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế: rượu etylic, etyl axetat, nhựa polyetilen, cao su Buna. Các chất xúc tác, dụng cụ, thiết bị và điều kiện coi như có đủ 2) Cho axetylen tác dụng với khi hidro có mặt xúc tác niken thu được hỗn hợp (H) gồm ba hidrocacbon khác nhau. a. Hỗn hợp (H) gồm những hidrocacbon nào? b. Lập sơ đồ tách riêng từng hidrocacbon ra khỏi hỗn hợp (H). (Không nhất thiết phải ghi phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra). 3) Nung nóng khí metan ở 1500 °C rồi làm lạnh nhanh thu được hỗn hợp khí (I) gồm ba chất khi. Tỉ khối của (I) đối với hiđro là 6,4. a. Tính hiệu suất phản ứng điều chế axetilen ở trên. b. Cho V chỉ hỗn hợp khí (I) tác dụng với một lượng dư Ag2O/NH3 thu được 1,8 gam kết tủa. Tính giá trị của V (đktc) Câu 5. (2,0 điểm) 1) Cho hỗn hợp (J) gồm ba kim loại Na, Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc). Nếu thay kim loại Na và Fe trong hỗn hợp (J) băng một kim loại (M) hóa trị II nhưng khối lượng của (M) chỉ bằng 50% tổng
  • 17. khối lượng Na và Fe trong (J), sau đó cho hỗn hợp thu được tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khi H2 bay ra cũng đúng bằng V lít (đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định kim loại (M). 2) Hợp chất hữu cơ (Z) mạch hở, phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 3,96 gam (Z) bằng một lượng vừa đủ khí oxi chi thu được CO2, H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 29,55 gam kết tủa. Kết thúc phản ứng, khối lượng dung dịch thu được giảm đi 20,79 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. a. Biết tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi phân tử (Z) là 17, lập công thức phân tử của (Z). b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của (Z) 3) Hợp chất hữu cơ (Q) chỉ chứa C, H, O. Cứ 0,37 gam hơi của chất (Q) thì chiếm thể tích bằng thể tích 0,16 gam oxi đo ở cùng điều kiện. Cho 2,22 gam chất (Q) vào 100 mL dung dịch NaOH 1M (d = 1,0262 g/mL) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô, làm lạnh để ngưng tụ hết phần hơi. Kết thúc thí nghiệm, thu được chất rắn (T) khan và 100 gam chất lỏng. Xác định công thức cấu tạo của (Q). Cho nguyên tử khối: H=1; C = 12; 0 = 16; Li = 7; Na=23; K = 39; Mg= 24; Ca = 40; Ba = 137; Al=27; N=14; P=31, S = 32, CI = 35,5; Cu = 64; Fe = 56; Ag = 108. Ghi chú: ∙ Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. ∙ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. ---HẾT ---
  • 18. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thì này có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Hóa học (chuyên) (Dành cho thí sinh thì vào Trường THPT Chuyên Hạ Long) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát để Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Be=9;C=12;N= 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27; P=31; S=32; CI=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137; Pb=207. Câu 1. (2,5 điểm) 1. a) Có ba gói phân bón hóa học bị mất nhãn. Mỗi gói đựng riêng biệt một trong ba loại phân bón hóa học sau: kali clorua, amoni nitrat (NH4NO3) và supephotphat (Ca(H2PO4)2). Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các gói đựng phân bón trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Phân kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, bột, chất xơ.., tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. Một loại phân kali trong thành phần có chứa 67,05% KCl; 31,05% K2CO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố kali. Hãy tính độ dinh dưỡng của loại phân kali trên. 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: a) Cho mẩu nhỏ kim loại natri vào dung dịch sắt (III) nitrat. b) Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Br2. c) Cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 cho tới dư. 3. Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm Na2O, NaHCO3, CaCl2 có số mol bằng nhau vào bình chứa nước dư thu được dung dịch B, kết tủa D. Nhỏ tiếp dung dịch FeCl2 vào bình phản ứng thu được kết tủa E. Lọc tách kết tủa E, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Khử chất rắn F bằng khí CO dư, nung nóng được chất rắn G. Xác định thành phần của B, D, E, F, G. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 2. (1,75 điểm) 1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X a) Hãy viết phương trình phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của khí X. b) Viết phương trình phản ứng của khí X với dung dịch brom dư và phản ứng đốt cháy khí X c ) Đất đèn ngoài thành phần chính là CaC2 còn có thêm tạp chất. Khi thực hiện phản ứng trên với đất đèn thường sinh ra H2S là khí rất độc, có mùi khó chịu. Hãy nêu cách loại bỏ H2S trước khi thu khí X. 2. lot là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chế độ ăn uống thiếu hụt lot sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Một loại nguyên tử của nguyên tố lot có tổng số hạt là 180 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp 53 37 lần số hạt không mang điện. Xác định số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử nguyên tố lot trên. 3. Cho từ từ 274,4 gam dung dịch Na2CO3 a% vào 292,0 gam dung dịch HCl b%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 13,0%. Tìm giá trị của a, b. Câu 3. (2,25 điểm) 1. Giải thích các trường hợp sau và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có): a) Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu, khử mùi, ... b) Khí hiđro được sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên... c) Cho bột NaHCO3 vào cốc thủy tinh đựng dung dịch CH3COOH. Nghiêng miệng cốc về phía ngọn nến nhỏ đang cháy thì ngọn nến bị tắt. 2. Cho 5,28 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Fe vào 500 ml dung dịch Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 7,2 gam chất rắn Z chứa tối đa hai kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa T. Lọc lấy kết tủa T, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn Q. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
  • 19. a) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 đã dùng trong thí nghiệm trên. Câu 4. (2,25 điểm) 1. Từ 8,1 kg gạo nếp (giả sử có chứa 80% tinh bột) có thể sản xuất được 11,5 lít rượu etylic 30°. Cho biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Tính hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất rượu etylic ở trên. 2. Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam một chất hữu cơ A (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O). Toàn bộ sản phẩm cháy đem hấp thụ hết vào một lượng dung dịch Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa và dung dịch B. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 tăng 4,22 gam. Đun nóng dung dịch B đến khi phản ứng kết thúc thu được 8 gam kết tủa. a) Tìm công thức phân tử của A. Biết ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, thể tích hơi của 4,65 gam chất A bằng thể tích của 2,48 gam khí oxi. b) Cho 0,1 mol chất A phản ứng hết với m gam dung dịch XOH 12% (lượng XOH được lấy dư 20% so với lượng cần dùng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9 gam chất rắn khan. Tìm kim loại X và giá trị của m. Biết dung dịch của A làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 5. (1.25 điểm) 1. Hiện nay, để tận dụng chất thải chăn nuôi đồng thời giảm chi phí năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bếp Biogas. Loại bếp này sử dụng nhiên liệu là khí metan được sinh ra từ quá trình phân huỷ các chất thải chăn nuôi. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí metan là 889,6 KJ theo phương trình hoá học sau: o t 4 2 2 2 CH 2O CO 2H O +  → + Tính thể tích khí metan (đktc) cần đem đốt cháy để đun 1,0 lít nước từ 25°C lên 100°C. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3 và muốn nâng 1 gam nước lên 1°C cần tiêu tốn nhiệt lượng là 4,18 J. Giả sử khi đốt cháy khí metan, 80% lượng nhiệt sinh ra làm tăng nhiệt độ của nước. 2. Cho thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố kim loại R trong hỗn hợp X gồm RCl2 và R(NO3)2 là 17,81%. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp X. ---HẾT--- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 20. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỂ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2024 Môn thi chuyên: HÓA HỌC - Ngày thi: 03/6/2023 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na-23, Mg−24, Al−27, S-32, K-39, Fe-56, Cu-64, Ba-137. Câu 1. (2,0 điểm) 1. Cho các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho 2a mol K vào dung dịch chứa a mol NH4Cl. Thí nghiệm 2: Cho từ từ a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2. Thí nghiệm 4: Sục từ từ a mol CO2 vào dung dịch chứa 0,75a mol Ca(OH)2. a) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Sau khi kết thúc các phản ứng, thí nghiệm nào thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau? 2. Cho ba chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử C2H4, C4H6, C5H12, được ký hiệu ngẫu nhiên X, Y, Z. Trong đó: - X làm quả xanh mau chín và làm mất màu dung dịch brom. - Y tác dụng với Cl2 (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. - Z tham gia phản ứng trùng hợp tạo cao su buna. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra (các chất viết ở dạng công thức cấu tạo). Câu 2. (2,0 điểm) 1. Trình bày phương pháp hóa học (không dùng quỳ tím) để nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: ancol etylic, hồ tình bột, glixerol, axit propionic, glucozơ, bari axetat. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Một hộ gia đình dùng than tổ ong để đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết hai viên than, mỗi viên than có khối lượng 1,2 kg. Biết loại than tổ ong này chứa 87% cacbon và 1,5% lưu huỳnh về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol cacbon cháy tỏa ra nhiệt lượng là 393,5 kJ và 1 mol lưu huỳnh cháy tỏa ra nhiệt lượng là 296,8 kJ; hiệu suất sử dụng nhiệt là 37,5%. a) Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ việc đốt than trong một ngày tương đương với bao nhiêu kW.h ? (biết rằng 1 kW.h = 3600 kJ). b) Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ... đang dần cạn kiệt và việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch có nhiều hạn chế. Vì vậy, hiện nay một trong các hướng nghiên cứu để khắc phục những hạn chế của nhiên liệu hóa thạch đó là dùng khí hiđro làm nhiên liệu thay thế. Vì sao? Câu 3. (2,0 điểm) 1. Cho hỗn hợp gồm các chất rắn sau: MgCO3, CuO, NaCl. Hãy lập sơ đồ tách các kim loại Mg, Cu, Na riêng biệt, sao cho không làm thay đổi khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Các điều kiện và dụng cụ cần thiết có đủ. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe tác dụng với một lượng nước dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 1,5M, khuấy đều thu được 13,8 gam kim loại và dung dịch T chứa hai muối. Cho T tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 40,95 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m. Câu 4. (2,0 điểm) 1. Quá trình “crackinh" là quá trình “bẻ gãy” các ankan có khối lượng phân tử lớn hơn tạo thành anken và ankan có khối lượng phân tử nhỏ hơn. Crackinh ankan dưới đây thu được C3H8 và 2 anken mạch không phân nhánh X1, X2 có cùng công thức phân tử là CnH2n. a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của 2 anken X1, X2. b) Phản ứng đồng trùng hợp giữa hai anken X1 và X2 tạo nên polime M. Viết các công thức cấu tạo có thể có của đoạn mạch trong M tạo thành bởi sự kết hợp một phân tử X1 và một phân tử X2. 2. Cho E và F là hai chất hữu cơ mạch hở (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol) có củng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ sau đây: (a) E + NaOH → X + Y
  • 21. (b) F + NaOH→ X + Z (c) X + HCl → T + NaCl Biết X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Lập luận tìm công thức cấu tạo của E, F, X, Y, Z, T. Câu 5. (1,0 điểm) Nung 81,2 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 72,0 gam một oxit sắt duy nhất và V lít khi CO2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gam tủa và dung dịch X. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít CO2 vào dung dịch X thu được 0,2a gam kết tủa. 1. Tính V (đktc). 2. Tìm công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp A. Câu 6. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở, tạo thành từ cùng một ancol Y với ba axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm – COOH; trong đó có hai axit no, là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no có chứa một liên kết đôi C=C trong gốc không nằm ở đầu mạch cacbon). Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH, thu được 11,7 gam hỗn hợp muối và a gam ancol Y. Cho a gam Y vào bình dụng Na dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 5,4 gam. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 8,1 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ---HẾT---
  • 22. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 Ngày thi: 03 tháng 6 năm 2013 Môn thi: HOÁ HỌC (chuyển) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, thí sinh không chép để vào giấy thì) Câu 1: (1,0 điểm) Nung hoàn toàn CaCO3 thu được chất rắn A1 và chất khí B1. Hoà tan A1 vào lượng H2O dư thu được dung dịch A2. Sục khí B1 đến dư vào dung dịch A2 thu được dung dịch A3. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung dịch A2 tạo thành kết tủa màu trắng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 2: (1,0 điểm) Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): 3 R 1 2 3 4 5 R R R R R  →  →  →  → Biết các chất R1, R2, R3, R4, R5 đều là hợp chất hữu cơ và R1 tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng. Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ dùng một thuốc thứ, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, BaCl2, KCl. Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 4: (1.0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon bằng lượng oxi vừa đủ, sau phản ứng thu được 1,792 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) và 1,26 gam H2O. Xác định công thức phân tử 2 hiđrocacbon và tính phần trăm thể tích mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 5: (1,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và CuO vào dung dịch chứa 0,48 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối, 0,09 mol H2 và 13,65 gam kim loại. Tinh giá trị của m. Câu 6: (1,0 điểm) Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam hỗn hợp A (gồm etyl axetat và một chất béo E) bằng dung dịch KOH, thu được 6,76 gam hỗn hợp B (gồm hai muối) và 1,38 gam hỗn hợp C (gồm glixerol và rượu etylic). Xác định công thức của chất béo E. Câu 7: (1,0 điểm) Đốt 8,85 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al trong bình đựng khí clo thu được 26,60 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư thu được V lit khi H2. Dẫn V lít khí H2 qua ống đựng 50,72 gồm CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 48,48 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Tính giá trị của V và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết thể tích khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 8: (1,0 điểm) Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 0,448 lít khi (ở điều kiện tiêu chuẩn) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,20 gam Cu và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn B. Tính giá trị của m. Câu 9: (1,0 điểm) Hỗn hợp X gồm axit A (CxHyCOOH), ancol B (CnH2n+1OH) và este E được tạo thành từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn 4,08 gam hỗn hợp X thu được 4,032 lít khí CO2 và 2,88 gam H2O. Cho 2,04 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối và 0,69 gam ancol. Tách lấy ancol cho tác dụng với Na dư thu được 0,168 lít khí H2. Xác định công thức A, B và tính giá trị của m. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 10: (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,40 gam dung dịch H2SO4 6,250% (loãng) thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Cho khí CO dư đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Xác định kim loại M. ---Hết --- Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn
  • 23. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): H=1; C = 12; 0 = 16; N= 14; Na= 23; Mg= 24; Al=27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe=56; Cu = 64; Zn = 65; Ag= 108; Ba= 137. Cho hóa trị của các nguyên tố và các nhóm nguyên tử: K, Na, H, Cl, Br, I, (OH), (NO3), (AIO2), (HCO3), (HSO3), (HSO4) hóa trị I; Mg, Ca, Cu, Zn, Ba, O, (SO4), (CO3) hóa trị II;Al hóa trị III.
  • 24. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN THI: HÓA HỌC (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phảt đề) (Đề thi có 04 trang, gồm 05 câu) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; Na=23 ; Mg=24 ; Al=27 ; P=31 ; S=32 ; Cl=35,5 ; K=39 ; Ca=40; Fe=56 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Ag=108 ; I=127 ; Ba=137 ; Au=197 Câu 1 (2,0 điểm) 1.1. Chất rắn 1 A là một axit dễ tan trong nước, phản ứng với KOH tạo thành các sản phẩm khác nhau là 2 A hoặc 3 A (tùy vào tỉ lệ các chất phản ứmg). Khi cho hai sản phẩm này tác dụng với nhau, 2 A đóng vai trò là axit, 3 A đóng vai trò là bazo. Trộn lẫn các dung dịch có cùng số mol của 2 A và 3 A sẽ tạo thành chất 4 A . Cho 4 A tác dụng với lượng dư KOH lại thu được 3 A . Biết rằng, các chất 1 2 3 4 , , , A A A A đều chứa nguyên tố photpho (P) . Xác định công thức các chất 1 2 3 4 , , , A A A A và viết các phương trình hóa học minh họa. 1.2. Tại SEA Games lần thứ 32 , đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành kỳ Đại hội ở vị trí Nhất toàn đoàn trên bảng xếp hạng với 136 huy chương vàng trong tổng số 359 huy chương. a. Thực tế, những tấm huy chương vàng không phải được làm từ vàng nguyên chất mà trong thành phần có cá vàng, bạc và đồng. Một mẫu vật liệu làm huy chương vàng nặng 5,000g được cho vào dung dịch 3 HNO đặc, nóng (lấy dư), phần chất rắn không tan còn lại được lọc rửa cẩn thận, làm khô rồi đem cân, có khối lượng 0,067g. Tiếp tục cho thêm HCl vào dung dịch sau khi lọc, thu được tối đa 6,144g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng vàng, bạc và đồng có trong vật liệu làm huy chương vàng. b. Mặt khác, mẫu vật liệu làm huy chương đồng có phần trăm khối lượng đồng lên đến 96%. Sau khi hòa tan hoàn toàn đồng kim loại trong 0,080g mẫu vật liệu trên bằng 3 HNO , trung hòa axit dư và loại bỏ hết các phụ phầm. Thêm tiếp một lượng dư KI để chuyển hết muối đồng (II) thành Cul và giải phóng 2 I . Lượng 2 I sinh ra phản ứng vừa đủ với V(ml) dung dịch 2 2 3 Na S O 0,1 M theo phương trình: 2 2 2 3 2 4 6 I 2Na S O 2NaI Na S O + → + Trong điều kiện các thao tác kỹ thuật chính xác, tính giá trị V cần dùng. c. Trong quá trình sản xuất, vàng có thể được hòa tan thông qua phản ứng với nước cường thủy (là hỗn hợp dung dịch HCl và 3 HNO ). Viết phương trình hóa học giữa Au và nước cường thủy, biết rằng sản phẩm sinh ra có axit 4 HAuCl và 2 NO . Câu 2 (2,0 điểm) 2.1. Tiến hành các thao tác thí nghiệm như sau: - Bước 1: Cân chính xác 40,0 g tinh thể 4 2 CuSO nH O ⋅ trong lọ (1) cho vào cốc (2). Thêm từ từ nước cất, khuấy đều cho tan hết để thu được đúng 400ml dung dịch A . - Bướ 2: Lấy 10ml dung dịch A từ cốc (2), cho phản úng với 10ml dung dịch NaOH1M . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch B . - Bước 3: Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch B , rồi nhỏ từ từ dung dịch HCl0,1M cho đến khi dung dịch B trờ lại không màu thì thấy dùng hết 20ml dung dịch HCl0,1M . - Lặp lại thao tác ở bước 2 và bước 3 thêm ba lần nữa để xác định đúng hóa chất trong lọ (1). Trinh bày cách tính khối lương tinh thể 4 CuSO . 2 nH O và thề tích nước cất cần dùng thêm để pha chế đượe 500ml dung dịch 4 CuSO 0,5M nhằm giảm tối đa sự lãng phí hóa chất. Cho khối lượng riêng của nước là 1,0g / ml . Bỏ qua sự thay đồi thể tích khi hòa tan các chất và không xét đến các phản ứng phụ. 2.2. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al,Mg,Cu . Cho m gam X vào dung dịch 4 CuSO dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,60 gam kim loại. Mặt khác cho m gam X vào 50ml dung dịch HCl1,00M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,448 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn), dung dịch Y và a gam chất rắn. Cho từ từ 0,02 lít dung dịch NaOHbM (dung dịch Z ) vào dung dịch Y thì thấy bắt đầu xuất
  • 25. hiện kết tủa; thêm tiếp dung dịch Z cho đến khi lượng kết tủa không thay đổi cần dùng thêm 0,10 lít dung dịch Z. Tính các giá trị a,b,m . Câu 3 (2,5 điểm) 3.1. Diesel Oil (thường được gọi là dầu DO) là một loại nhiên liệu lỏng, được tinh chế từ dầu mỏ. Có hai loại dầu DO, thứ nhất là dầu DO 0,05S có hàm lượng lưu huỳnh (S) không lớn hơn 500mg / kg(500ppm), thứ hai là dầu DO 0,25S có hàm lượng S không lớn hơn 2500mg / kg (2500ppm) . Dầu DO có hàm lượng S càng cao khi cháy sẽ phát thải hàm lượng muội và khí x SO càng cao. Do đó từ ngày 1/1/ 2016 , tại Việt Nam chỉ cho phép sử dụng loại dầu DO 0,05S. Để xác định hàm lượng S trong một loại dầu DO , người ta lấy 100 gam dầu DO đốt cháy hoàn toàn, sản phẩm tạo ra gồm 2 2 SO ,CO và hơi nước. Lượng 2 SO thu được phản ứng vừa đủ với 12,5 ml dung dịch 4 KMnO 0,016M . Xác định hàm lượng S trong loại dầu DO trên, và cho biết loại dầu DO đó có được phép sử dụng tại Việt Nam không. 3.2. Thành phần chính của bio-gas là khí B1. Ngoài khí B1 trong bio-gas còn chứa một lương nhỏ các khí 2 3 4 , , B B B . a. Xác định các khí 1 2 3 4 , , , B B B B và viết phương trình hóa học tương ứng theo các thông tin sau: - B1 la hi hiđrocacbon, trong phân tử B1 có C H m : m 3:1 = . Oxi hóa hoàn toàn khí B1 thu được khí B2 (là oxit của nguyên tố X ). Khí B2 không duy trì sự cháy, tuy nhiên ở nhiệt độ cao một số kim loại mạnh như Mg "cháy" mãnh liệt trong khí B2. - Khí B3 cũng là oxit của nguyên tố X, khí B3 có thể phản ứng với O2 tạo thành khí B2. - Khí B4 là hợp chất khí của một nguyên tố nhóm VIA với hiđro, có mùi đặc trưng; khí B4 cũng có thể phản ứng với O2 tạo thành chất rắn màu vàng. Quá trình đốt cháy khí B1 nhằm sử dụng năng lượng từ bio-gas được biểu diễn theo sơ đồ: Biến thiên enthalpy của một quá trình (kí hiệu là H ∆ ) được hiểu là năng lượng (ở dạng nhiệt) toả ra hoặc thu vào khi quá trình xảy ra. Nếu quá trình toả nhiệt thì H ∆ có giá trị âm và ngược lại, nếu quá trình thu nhiệt thì H ∆ có giá trị dương. Trên sơ đồ, các giá trị ∆H được ghi nhận tương ứng với phản ứng đốt cháy 1 mol khí 1(1) B . Biến thiên enthalpy của toàn bộ phản ứng bằng tổng biến thiên enthalpy của các quá trình (a),(b),(c),(d). b. Hãy tính giá trị ∆H cho phản ứng (1) và cho biết đó là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt. c. Cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam khí 1 B để cung cấp đủ nhiệt cho phản ứng tạo thành 112gCaO bằng cách nung 3 CaCO với hiệu suất 100% . Biết rằng phản ứng nhiệt phân 1mol 3(r) CaCO có H 179,20kJ ∆ = . d. Đốt cháy hoàn toàn 1,00g khí 2 2 C H thu được 2(k) CO và 2 (l) H O giải phóng 50,01kJ . Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1mol khí 2 2 C H , từ đó cho biết vì sao 2 2 C H được sử dụng trong đèn xì hàn cắt kim loại mà không dùng 1 B . e. 2 H cũng là một loại nhiên liệu được nghiên cứu sử dụng để giảm thiểu các khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tính năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 3,00g khí 2 H . Cho biết tất cả các quá trình trên đều được thực hiện ở điều kiện chuẩn. Câu 4 (2,0 điểm)
  • 26. 4.1. Cho a lít (đktc) hỗn hợp khí D gồm hai hiđrocacbon 1 F (thuộc dãy đồng đẳng của etilen) và 2 F (thuộc dãy đồng đẳng của axetilen) tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 10a gam. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp D. 4.2. Tiến hành phân tích định lượng hai chất hữu cơ 1 G và 2 G thu được số liệu có sự tương đồng như sau: Oxi hóa hoàn toàn 1,84 gam chất cần phân tích ( 1 G hoặc ) 2 G chỉ thu được 1,44 gam 2 H O và khí 2 CO . Khi dẫn toàn bộ lượng 2 CO đó vào 100ml dung dịch 2 Ba(OH) 1M để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy xuất hiện 11,82 gam kết tủa. Biết tỉ khối hơi của 1 G và 2 G so với không khí ( ) không khi M 29 = đều nhỏ hơn 4 . Mặt khác, khi xét các phản ứng hóa học của 1 G và 2 G thì có sự khác biệt như sau: - 1 G tác dụng với Na thu được số mol khí 2 H gấp 1,5 lần số mol của 1 G phản ứng. - 2 G phản ứng với dung dịch 3 AgNO trong 3 NH tạo kết tủa 3 G có G3 G2 M M 214g / mol − = . Viết các công thức cấu tạo có thể có của 1 G và 2 G . Câu 5 (1,5 điểm) 5.1. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic 1 E và ancol 2 E theo tỉ lệ mol 1: 1. 4 2 H SO 1 2 1 2 , 2 R COOH R OH R COO R H O E1 E2 E3   − + − − → ←  − + o t Biết ( ) 3 3 72 M 108 < < E E là hợp chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử có một liên kết π . Khi đốt cháy hoàn toàn 3 E thu được số 2 molCO bằng số 2 molO phản ứng. 1 2 , E E đều có cấu tạo mạch hở và chì chứa một loại nhóm chức. Xác định công thức cấu tạo của 1 2 3 , , E E E . 5.2. Cho phương trình hóa học thủy phân etyl axetat trong môi trường axit như sau: HCl(xúc tác) 3 2 3 2 3 3 2 CH COOCH CH H O CH COOH CH CH OH + + → Nghiên cứu phản ứng thủy phân este người ta tiến hành các thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Thay H trong trong 2 H O và HCl bởi Đoteri (là đồng vị của H , nghĩa là nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối, được kí hiệu 2 1 D H = ), ta được 2 D O và DCl . Sau khi thực hiện phản ứng thủy phân giữa etyl axetat và 2 D O với sự có mặt của DCl , người ta tiến hành tách riêng và xác định phân tử khối hai sản phẩm tạo thành. - Thí nghiệm 2: Thay 16 8 O bằng 18 8 O ta được 18 2 H O. Sau khi thực hiện phản ứng thủy phân giữa etyl axetat và 18 2 H O, tiếp tục tách riêng và xác định phân tử khối hai sản phẩm tạo thành, thu được kết quả là ancolTN2 axitTN2 M 46,M 62 = = . a. Hãy cho biết phân tử khối ancol TN1 M và axitTN1 M đo được ở thí nghiệm 1. b. Thí nghiệm 3: Lặp lại thí nghiệm 2 với một este E (đơn chức, mạch hở, không phân nhánh) thì thu được ancol TN3 axit TN3 M 32,M 90 = = . Viết phương trình phản ứng thủy phân este E . c. Phương thức thí nghiệm này có thể giúp người học suy luận được bản chất phản ứng este hóa. Hãy lập luận để xác định khi axit cacboxylic tác dụng với ancol để tạo thành este, nhóm -OH được tách ra từ axit hay ancol. (Thí sinh không được sủ dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) ------------------------ hết ----------------------------
  • 27. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN THI: HÓA HỌC (chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi: 03/06/2023 Cho H=1; C=12; N=14; O-16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137. Bài 1 (2 điểm) 1. Cho các chất sau: Fe3O4, CuSO4, MgCl2, Na2SO4, BaCl2, KOH a. Những chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH? b. Những chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Từ các chất: Fe, K, H2O, SO3. Có thể điều chế được bao nhiêu muối trung hòa? Hãy viết phương trình hóa học Bài 2 (2 điểm) 1. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: Cl2, H2, HCl và CO2. 2. Cho 1,3 gam kim loại M (chưa biết hóa trị) tác dụng với khí clo dư thu được 6,675 gam muối clorua. a. Xác định kim loại M. b. Để hòa tan hết 2,025 gam kim loại M ở trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 3,65% (d=1,18 gam/ml). c. Lấy 1,08 gam kim loại M ở trên cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít SO2 ở (đktc)? Bài 3 (2 điểm) 1. Từ metan, các hóa chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác có đủ. Viết các phương trình hóa học điều chế etyl axetat (ghi rõ điều kiện nếu có). 2. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O, có khối lượng mol bằng 60 gam/mol. X có thể tác dụng với Na. Hãy tìm các công thức cấu tạo của X. Biết X không phải là hợp chất hữu cơ tạp chức. Bài 4 (2 điểm) Hòa tan hết 17,5 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp khí Z đi qua dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kết tủa. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. b. Cho 26,25 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 (đktc). Tính V? c. Cho toàn bộ lượng SO2 ở ý (b) vào 375ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng? Bài 5 (2 điểm) 1. Cho 0,45 mol hỗn hợp A gồm một ancol X và một axit cacboxylic Y (tỉ lệ mol 1:1), tác dụng vừa đủ với Na thu được 36,9 gam muối và thoát ra 5,04 lít khí (đktc). Vẫn lượng hỗn hợp A trên, tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 21,6 gam muối. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong hỗn hợp A. 2. Hỗn hợp E gồm ankin X, anken Y và hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Dẫn m gam E đi qua bình đựng brom dư thấy có 0,4 mol brom phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình brom đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 20,4 gam và thu được 30 gam kết tủa. Xác định X, Y, Z? ---HẾT--- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
  • 28. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 02 trang KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Hóa học (Chuyên) Ngày thi: 03/6 2023 Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H=1; C=12; N=14: Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br-80; Ag=108; Ba= 137 Câu 1 (2,0 điểm): 1. Cho biết X, Y, Z, T là các hợp chất của natri, Chất Y dùng làm dược phẩm (thuốc chữa bệnh dau dạ dày) Cho X tác dụng với Y thu được chất khí không màu không mùi dùng để chữa cháy; X tác dụng với Z thu được khí không màu mùi hắc; X tác dụng với T thu được chất khi có mùi trứng thối: Chọn các chất X, Y, Z, T phù hợp và viết các phương trình phản ứng. 2. Cho 10 gam oxit MO tác dụng vừa đủ với 98,4 gam dung dịch H2SO4 24,9% (loãng) thu được dung dịch A. Làm bay hơi 2,7 gam nước từ dung dịch A ở nhiệt độ to C thấy có 5,7 gam chất rắn X kết tinh dưới dạng tinh thể ngậm nước và thu được dung dịch B bão hòa. Biết độ tan của muối MSO4 ở nhiệt độ to C là 37 gam. Xác định kim loại M, công thức chất rắn X. Câu 2 (2,0 điểm): 1. Được dùng thêm một thuốc thử, trình bày cách nhận biết các chất bột màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: BaCO3, BaSO4, Na2SO4, Na2CO3, MgCO3. 2. Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam một chất hữu cơ X chứa C, H, O cần 13,44 lít O2 (dktc), sau phản ứng thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ mol là 4:3. Biết MX < 150. a. Xác định CTPT chất X. b. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì số mol khi thu được gấp 2 lần số mol chất X phản ứng; còn khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol khí thu được gấp 1,5 lần số mol X phản ứng. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Xác định CTCT chất X và viết các phương trình phản ứng. Câu 3 (2,0 điểm): 1. Từ CaC2 và các chất vô cơ, các điều kiện phản ứng cần thiết có đầy đủ. Hãy viết các phương trình hoá học điều chế: Polietien (PE), ancol etylic, axit axetic, etyl axetat và metan. 2. Từ m gam quặng pyrit sắt (có chứa 25% tạp chất trơ), đem đốt cháy bằng oxi với hiệu suất của quá trình đốt cháy là 80%. Khí SO2 thoát ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 120 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa, để lượng kết tủa thu được tối đa cần tối thiểu 1 lit dung dịch NaOH 1M. Tính m. Câu 4 (2,0 điểm): 1. Cho 44 gam hỗn hợp Y gồm FexOy, Cu và CuO tác dụng với 1,0 lit dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối) và còn lại m gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 175,9 gam kết tủa. Tính m. 2. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS, ZnS bằng dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 đặc nóng thu được SO2 và dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hoà. Khi SO2 thoát ra làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 0,89 mol Br2. Thêm lượng Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch Y để lượng kết tủa thu được tối đa là 73,81 gam. Tính m. Câu 5 (2,0 điểm): 1. Đốt cháy hoàn toàn 17,92 lit hỗn hợp X gồm các chất: CH3-CH3, CH2=CH2, CH≡CH cần 52,64 lit O2. Mặt khác, trộn 17,92 lit hỗn hợp X với H2, rồi dẫn hỗn hợp thu được đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được 23,4 gam hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu tối đa m gam Br2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính m. 2. Cho X là este đơn chức, Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức kế tiếp và hỗn hợp muối G. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình Na tăng 12,25 gam, đồng thời thoát ra 3,92 lít khi H2 (dktc). Nung nóng G với NaOH dư có mặt CaO (phản ứng với tôi xút), thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp
  • 29. T gồm (CH4, C2H6), tỉ khối hơi của T so với O2 là 0,7625. Tìm công thức cấu tạo của X, Y? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phản ứng với tôi xút ở dạng tổng quát: R(COONa)n + nNaOH o CaO,t  → RHn+ nNa2CO3 …………………………………….HẾT……………………………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn. Cán bộ coi thì không giải thích gì thêm)
  • 30. UBND TỈNH KON TUM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 10 câu, 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Năm học 2023 – 2024 Môn: HÓA HỌC (chuyên) Ngày thi: 04/06/2023 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,0 điểm) Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: a. Cho CuSO4 khan vào rượu etylic 90°. b. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. c. Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. d. Lấy nước ép quả nho chín cho vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3 trong NH3, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. e. Lấy vỏ trứng gà ngâm trong dung dịch giấm ăn. Câu 2 (1,0 điểm) 1. Từ các chất cho trước: metan, etilen, axetilen, natri axetat, etylaxetat, etanol. Hãy thiết lập sơ đồ chuyển hóa có 6 phương trình hóa học giữa các chất trên và viết phương trình hóa học các phản ứng của sơ đồ thu được. 2. Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các vấn đề thực tiễn dưới đây. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). a. “Trứng muối” là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Món ăn này được làm dựa trên hiện tượng hoá học nào? b. Dùng nước vôi trong bôi lên phần da vừa bị ong, kiến đốt cho đỡ đau buốt. Biết thành phần chính của nọc ong, kiến là axit fomic (HCOOH). Câu 3 (1,0 điểm) Có 4 mẫu phân bón hoá học không nhãn: Phân kali (KCl), phân đạm (NH4NO3), Phân lân Ca(H2PO4)2, phân urê CO(NH2)2. Ở nông thôn chỉ có nước và vôi sống, ta có thể nhận biết được 4 mẫu phân đó hay không? Nếu được hãy trình bày phương pháp nhận biết và viết phương trình hóa học cho cách nhận biết đó. (Biết rằng phân urê trong đất, gặp nước sẽ chuyển hoá thành amoni cacbonat, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng). Câu 4 (1,0 điểm) Cho X, Y, Z là một trong các chất có công thức phân tử: C6H6, C2H4O2, C3H8O3. Không cần lập luận, hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên các chất X, Y, Z. Biết: - X không làm mất màu nước Br2. X có thể được điều chế trực tiếp từ axetilen (1). - Y tác dụng được với Na (2). Y được điều chế bằng cách thủy phần các chất béo (3). - Z không tác dụng với Na, chỉ tác dụng với dung dịch NaOH (4). Viết các phương trình hóa học các phản ứng từ (1) đến (4). Câu 5 (1,0 điểm) Cho các phương trình hóa học sau: X + HCl (đặc)  → (A) + (B) + MnCl2 + H2O (Y) o t ,xt(Y) → (A) + (D) (Y) + (E) o t  → (A) + (F) (Z) + HCl  → (A) + (G) + H2O Biết: - (B), (D), (F), (G) là các chất khí ở điều kiện thường, tỉ khối hơi của (F) so với (G) bằng 0,6875. - (X), (A), (Y), (Z) là các muối của Kali. - (B), (D) và (E) là các đơn chất. Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học trên. Câu 6 (1,0 điểm) Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là sử dụng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m3 .
  • 31. a. Hãy giải thích tại sao cho lại được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt? Nêu phương pháp sản xuất clo trong công nghiệp? b. Dân số Kon Tum khoảng 580.000 người, mỗi người dùng 150 lít nước mỗi ngày, thì nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước? Biết hiệu suất của quá trình xử lí nước là 80%. Câu 7 (1,0 điểm) Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu được một dung dịch Y, trong đó nồng độ % của MgCl2 là 4,52%. Biết trong X, số mol M gấp 3 số mol Mg. Xác định M và nồng độ % của muối thứ hai trong Y. Câu 8 (1,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm anken (CnH2n) A và một hiđrocacbon B có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 14,3 gam, đồng thời thu được 40 gam kết tủa. Mặt khác, dẫn 4,48 lit (đktc) khí X qua dung dịch Br2 dư, thấy có 16 gam Br2 tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B. Biết A, B có mạch cacbon phân nhánh. Tính m. Câu 9 (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 36,3 gam hỗn hợp E gồm Fe; Fe(OH)2, FeCO3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 36,13%. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chứa một chất tan duy nhất Y đồng thời thoát ra 4,8 gam hỗn hợp khí Z, tỉ khối hơi của Z so với H2 là 8. Khi làm lạnh dung dịch X đến 10°C thì có 39,8 gam muối T tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của Y ở 10°C là 62,4. Tìm công thức của muối T. Câu 10 (1,0 điểm) Cho hỗn hợp M gồm một ancol đơn chức (CnH2n+1OH), một axit đơn chức (CmH2m+1COOH) và một este tạo bởi ancol và axit trên (CmH2m+1COOCnH2n+1). Chia hỗn hợp M làm 3 phần bằng nhau - Phần 1: cho tác dụng hết với Na thu được 0,896 lít H2 (đktc). - Phần 2: cho tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 1M thu được 3,0 gam rượu. - Phần 3: đốt cháy hoàn toàn thu được 12,76 gam CO2 và 5,76 gam H2O. Xác định các chất trong M và viết công thức cấu tạo của chúng. ………………………………………………….HẾT……………………………………………………… - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì thêm.