SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TỪ TRUNG
ĐÔNG VÀO VIỆT NAM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực xuất phát từ
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thúy Hiền
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA........................................................... 10
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA................................................... 10
1.1.1 Khái niệm............................................................................................... 10
1.1.2 Đặc điểm của ODA ................................................................................ 10
1.1.3 Phân loại ODA ...................................................................................... 13
1.1.3.1 Phân loại theo nguồn cung cấp ........................................................... 13
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA.............................. 15
1.2 Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với nước nhận tài trợ ...... 15
1.2.1 Ưu điểm.................................................................................................. 15
1.2.2 Hạn chế................................................................................................... 17
1.3 Thu hút, vận động ODA............................................................................ 18
1.3.1 Nội dung thu hút, vận động ODA......................................................... 18
1.3.2 Quy trình quản lý, sử dụng ODA.......................................................... 19
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA.............. 22
1.4.1 Các nhân tố khách quan ......................................................................... 22
1.4.2 Các nhân tố chủ quan............................................................................ 23
1.5 Kinh nghiệm thu hút ODA của một số nước và bài học đối với Việt Nam24
1.5.1 Kinh nghiệm Trung Quốc .................................................................... 24
1.5.2 Kinh nghiệm Ba Lan............................................................................. 25
1.5.3 Kinh nghiệm Malaysia.......................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ODA CỦA TRUNG ĐÔNG
VÀO VIỆT NAM........................................................................................... 28
2.1 Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay ...................... 28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam ........................................... 28
2.1.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Việt Nam hiện nay......................... 29
2.2 ODA của khu vực Trung Đông................................................................. 31
2.2.1 ODA của khu vực Trung Đông.............................................................. 31
2.2.2 ODA của Trung Đông vào Việt Nam .................................................... 34
2.2.2.1 Quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Đông ............................................ 34
2.2.2.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Trung Đông ở Việt Nam............. 36
2.2.2.3 Vài nét về quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông ở Việt
Nam ................................................................................................................. 38
2.3 Tình hình thu hút ODA của Trung Đông vào Viêt Nam .......................... 41
2.3.1. Tình hình ký kết vốn ODA ................................................................... 41
2.3.2 Tình hình giải ngân vốn ODA................................................................ 47
2.4 Đánh giá chung tác động ODA từ Trung Đông đối với Việt Nam........... 50
2.4.1 Tầm quan trọng của ODA từ Trung Đông đối với nguồn vốn ODA ở
Việt Nam ......................................................................................................... 50
2.4.2. Hạn chế trong thu hút ODA Trung Đông ............................................. 50
2.4.2.1 Những tồn tại...................................................................................... 50
2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................... 52
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHẢP TĂNG CƯỜNG THU HÚT
ODA CỦA TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM............................................ 55
3.1 Định hướng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Trung ĐôngError! Boo
3.2 Một số giải pháp nhằm thu hút ODA Trung Đông vào Việt NamError! Bookmark n
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược thu hút ODA ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Việt Tiếng Anh
1 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic
Cooperation
2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Association of Southeast
Asian Nations
3 ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development Bank
4 ADNOC Công ty Dầu khí Quốc gia của
Abu Dhabi
Abu Dhabi National Oil
Company
5 CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xóa đói giảm nghèo
6 DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển Development Assistance
Committee
7 EU Liên minh châu Âu European Union
8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
10 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International monetary
fund
11 IPIC Công ty đầu tư dầu khí quốc tế International Petroleum
Investment Company
12 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật
Bản
Japan Bank for
International Cooperation
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13 MOF Bộ tài chính Ministry of Finance
14 NGO Tổ chức phi chính phủ None Government
Organization
15 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development
Assistance
16 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển
Organization of Economic
Co-operation and
Development
17 PMU Ban quản lý các dự án Project Management Unit
18 UAE Các tiểu vương quốc Arap
thống nhất
United Arab Emirates
19 UNDP Chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc
United Nations
Development Programme
20 WB Ngân hàng quốc tế World bank
21 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 2006- 2012 ................ 22
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2012 .... 24
Biểu đồ 3: ODA của Trung Đông trong năm 2010- 2011. ............................ 25
Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư vốn ODA của Trung Đông theo lĩnh vực năm 2011 ...26
Biểu đồ 5: ODA từ Trung Đông vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012. (đơn vị:
triệu USD) ...................................................................................................... 36
Biểu đồ 6: ODA của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008-
2012 ................................................................................................................ 41
Biểu đồ 7: ODA cam kết và giải ngân của một số nước và tổ chức vào Việt
Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................. 41
Bảng 5: các dự án đầu tư đã cam kết và đang thực hiện của Trung Đông vào
Việt Nam hiện nay. ........................................................................................ 40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 8 Lớp: CQ47/08.03
LỜI MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực Trung Đông là một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế,
là nơi tập trung nhiều dầu mỏ với trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Và là một
khu vực rất tích cực trong việc cung cấp ODA cho các nước đang phát triển
xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội để phát triển kinh tế.
Hiện nay lượng vốn ODA khu vực Trung Đông đầu tư cho các nước châu
Á- Thái Bình Dương đang không ngừng được tăng lên và với lượng vốn
không nhỏ, và không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực của các dự án
ODA Trung Đông cấp cho Việt Nam mang lại, đặc biệt trong việc cải thiện
điều kiện sống của người dân, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông
thôn, những dự án thủy điện, xây dựng bệnh viện hay hỗ trợ giáo dục…đã
góp phần nào giải quyết những khó khăn mà một nước đang phát triển như
Việt Nam đang mắc phải. Và nhờ đó mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
các nước Trung Đông cũng ngày càng tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên qua điều tra nghiên cứu có thể thấy lượng vốn ODA Trung Đông
cấp cho Việt Nam so với tổng lượng ODA Việt Nam nhận được nó chỉ chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ và hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của
Trung Đông cũng như mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai bên. Do đó có thể
thấy hoạt động thu hút ODA của các nước Trung Đông tại Việt Nam vẫn có
nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm thu lại hiệu quả tốt hơn. Đó
là về các vấn đề còn vướng mắc trong vấn đề pháp lý, là việc chậm chạp trong
triển khai thực hiện, vấn đề giải phóng mặt bằng, là vấn đề quản lý và sử dụng
vốn làm ảnh hưởng đến niềm tin của của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Vậy
làm thế nào để thu hút nguồn vốn này từ khu vực nhiều tiềm năng như Trung
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 9 Lớp: CQ47/08.03
Đông để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước
Xuất phát từ những lý do trên em đã quyết định nghiên cứu đề tài:
Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm hiểu chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA.
 Đánh giá thực trạng thu hút ODA của Trung Đông vào Việt Nam trong
thời gian qua.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút ODA.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thu hút nguồn vốn ODA,
tập trung vào phân tích hoạt động thu hút ODA Trung Đông tại Việt
Nam.
 Phạm vi nghiên cứu: luận văn chủ yếu nghiên cứu về ODA vào Việt
Nam từ năm 2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ODA.
Chương II: Thực trạng thu hút ODA của Trung Đông vào Việt Nam.
Chương III: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút ODA của Trung
Đông vào Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 10 Lớp: CQ47/08.03
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ODA
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA
1.1.1 Khái niệm
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của
các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho
cá nước đang và chậm phát triển.
Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển và
chậm phát triển gồm có : ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính
phủ(NGO) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được vốn
ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng
khó có thể thu hút được các nguồn FDI cũng như vay vốn tín dụng để mở
rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách
thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì không có điều kiện
tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn
vay ODA.
1.1.2 Đặc điểm của ODA
Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi.
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài.
Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và
thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại, đây cũng
chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 11 Lớp: CQ47/08.03
không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh
lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại.
Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thương mại quốc tế. Sự ưu đãi còn
thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành cho các nước đang và chậm phát triển, vì
mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm
phát triển có thể nhận được ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người
thấp.
Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện
trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và
thời hạn ưu đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải
phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ
giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp ODA đều
có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực
mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu
tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ
thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ
chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Thứ hai, vốn ODA mang tính rằng buộc.
ODA có thể rằng buộc (hoặc rằng buộc một phần hoặc không ràng buộc)
nước nhận về chỉ tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có
những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với
nước nhận.
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều
không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực
hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Chẳng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 12 Lớp: CQ47/08.03
hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa
dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu tới 65%. Nhìn chung 22% viện trợ
của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia
viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng
tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng cường bền vững và giảm
nghèo ở các nước đang phát triển. Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề
ra mục tiêu này? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình
trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường
tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện
kinh tế xét về lâu về dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế,
chính trị kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mục tiêu mang tính cá nhân này
được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang
tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình
đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo
v.v…đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không phân biệt
nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các
nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị:
xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận
ODA . Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp
hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế
và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước
tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hơp với lợi ích của bên
tài trợ. Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều
kiện của nhà tài trợ. Khi nhận viện trợ các nước trước mắt mà đánh mất
những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 13 Lớp: CQ47/08.03
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng và cùng có lợi.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh
nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả
ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm
vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA
không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong
khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định
chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn để tăng cường sức
mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
1.1.3 Phân loại ODA
1.1.3.1 Phân loại theo nguồn cung cấp
Gắn với nguồn cung cấp người ta chia ODA thành ODA song phương và
ODA đa phương.
- ODA song phương: chủ yếu là do các nước là thành viên của DAC( ủy ban
hỗ trợ phát triển) cung cấp. Hiện nay ủy ban này có trên 22 quốc gia thành
viên, hàng năm viện trợ một lượng ODA chiếm tỉ trọng khoảng 85% của toàn
thế giới. Dự kiến trong ngắn hạn và trung hạn lượng ODA của các nước này
cung cấp sẽ còn tiếp tục tăng.
- ODA đa phương: Do các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, liên
minh châu Âu, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, OFID,
ngân hàng phát triển châu Phi, quỹ viện trợ của OPEC, quỹ Cô-oét và các tổ
chức phi chính phủ cung cấp.
1.1.3.2 Phân loại theo tính chất
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả
lại cho nhà tài trợ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 14 Lớp: CQ47/08.03
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu
tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các
khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương
mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
1.1.3.3 Phân loại theo phương thức cung cấp ODA
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: hỗ trợ cán cân thanh toán thực hiện qua các
dạng:
+ Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận (loại hình này ít gặp).
+ Viện trợ hàng hóa (hay hỗ trợ nhập khẩu): Chính phủ nước nhận
ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản
cam kết, bán trên thị trường nội địa và thu về nội tệ. Ngoại tệ hoặc hàng hóa
chuyển vào trong nước theo hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được
chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi số hàng hóa nhập
vào nhờ hình thức này được bán trên thị trường trong nước và số thu nhập
bằng nội tệ được đưa vào ngân sách.
- Hỗ trợ chương trình( hỗ trợ phi dự án): đây là loại hỗ trợ khi đạt được
hiệp định đối với đối tác tài trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA
cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không phải xác
định một cách chính xác là nó sẽ được sử dụng như thế nào.
- Hỗ trợ dự án: loại hỗ trợ này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn thực hiện ODA. Điều kiện để nhận được tài trợ là phải có dự án
cụ thể, chi tiết về các hạng mục sử dụng vốn ODA.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 15 Lớp: CQ47/08.03
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA
- ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng
để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã
hội của Chính phủ.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với
trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phát
huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các
đơn vị thực hiện.
- Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm
khả năng trả nợ nước ngoài, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA
của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện.
- Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và sử
dụng ODA, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, hài hoà
quy trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về
ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường
hợp điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực
hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó .
1.2 Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với nước nhận tài trợ
1.2.1 Ưu điểm
- ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, các khoản vay ODA
có thời gian trả nợ dài, có mức lãi suất ưu đãi. Thành tố viện trợ không hoàn
lại trong các khoản vay ODA tối thiểu là 25% theo quy định OEDC, trong khi
nguồn vốn trong nước còn hạn chế thì hiện nay và trong tương lai gần thì việc
tranh thủ các nguồn vốn ODA đặc biệt là ODA vay để đầu tư cho các công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 16 Lớp: CQ47/08.03
trình hạ tầng là rất cần thiết, và khi nguồn vốn vay nợ viện trợ gắn với đầu tư
buộc nước nhận viện trợ phải cắt giảm tiêu dùng và tăng tỷ trọng tiết kiệm,
như vậy nguồn vốn ODA sẽ khuyến khích đầu tư.
- ODA bổ sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân thanh
toán: hiện nay ở một số nước ASEAN có tỷ lệ tiết kiệm nội địa khá cao khoảng
30 - 40% GDP nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai. ODA
vào các nước này là nguồn bù đắp quan trọng cho cán cân vãng lai. Trong điều
kiện ở một nước không có khả năng tự do chuyển đổi thì một dự án đầu tư
bằng 100% vốn trong nước mà có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị cho dự án,
khi đó nguồn ngoại tệ không được đáp ứng thì chắc chắn dự án sẽ không khả
thi, như vậy số tiền tiết kiệm nội địa không thể chuyển thành đầu tư.
- ODA giúp phát triển nguồn nhân lực, giảm tình trạng đói nghèo và cải
thiện các chỉ tiêu xã hội. Khi đã thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển
kinh tế thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn. Viện trợ có tác động gián tiếp
đến tăng trưởng, nếu nước nhận viện trợ có một cơ chế quản lý tốt thì viện trợ
sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Khi đã tăng trưởng thì các chỉ tiêu xã hội được cải
thiện, trong đó có chỉ tiêu phát triển tổng hợp về con người. Đây chính là lợi
ích lâu dài, căn bản của quốc gia nhận viện trợ. Mặt khác, khi tiếp nhận nguồn
vốn ODA thông qua các dự án, chương trình, nhiều cán bộ đã được tiếp cận
và hiểu được quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực: giao
thông, điện, công nghệ gen v.v. Các cán bộ quản lý dự án, công chức của
Chính phủ làm quen dần và hiểu rõ những quy trình, quy định, thông lệ quốc
tế về công tác đấu thầu, giải ngân, quản trị dự án.
- ODA giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế: cải thiện thể chế và
chính sách ở các nước đang phát triển là chìa khoá để tạo bước nhảy vọt về
lượng trong thúc đẩy tăng trưởng làm giảm đói nghèo. Việc làm này cũng
không chỉ hướng tới sự phù hợp với xu hướng của thế giới nhằm thu hút đầu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 17 Lớp: CQ47/08.03
tư nước ngoài, mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế, xã hội của đất
nước. Khi nhận vốn ODA, thực chất đây là một khoản vay nợ thì sẽ thay đổi
được thói quen được hưởng bao cấp các dịch vụ công cộng không phải trả
tiền hoặc trả rất ít của dân cư sang hình thức thu phí mà không gặp phản đối
từ phía người dân. Điều này tác động đến cả nếp nghĩ của người dân trực tiếp
thụ hưởng viện trợ. Nếu biết kết hợp giữa thế chế và chính sách tốt với đồng
tiền chắc chắn sẽ làm được nhiều việc hơn so với chỉ mình đồng tiền.
1.2.2 Hạn chế
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược
của riêng mình và do đó họ đều có chính sách riêng hướng vào những mục
tiêu đó.
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ hàng rào thuế quan
bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hóa
của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở của
thị trường cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ, yêu cầu có
những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu
tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ
các nước giàu cung cấp cho nước nghèo cũng thường gắn với việc mua sản
phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần
thiết với các nước nghèo.
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc
biệt như nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA
buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch
vụ do họ sản xuất.
Ngoài ra nước tiếp nhận ODA tuy có quyền quản lý sử dụng ODA nhưng
thông thường các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ý
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 18 Lớp: CQ47/08.03
của nước viện trợ, dù không trự c tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham
gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Thủ tục để sử dụng ODA thường phức tạp và mất nhiều thời gian để dự án
được chấp nhận. Vì vậy, nước tiếp nhận ODA thường phải thay đổi nhiều lần
về chuẩn bị dự án mới được nhà tài trợ chấp nhận thẩm định. Ngoài ra, các
chi phí như chi phí quản lý dự án, thuê tư vấn quốc tế, giải phóng mặt bằng
của dự án ODA cũng có yêu cầu cao hơn những dự án cùng loại sử dụng vốn
trong nước do nhà tài trợ can thiệp trực tiếp vào các quy trình này.
Ngoài ra thì do một số ràng buộc của nước đầu tư về đồng tiền đầu tư nên
tác động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị của lượng vốn đầu tư có
hoàn lại tăng lên. Ngoài ra tình trạng thất thoát, lãng phí ; xây dựng chiến
lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA chưa hợp lý; trình độ quản lý
thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý... khiến cho
hiệu quả và chất lượng công trình đầu tư bằng nguồn vốn này thấp, có thể
đẩy nước nhận đầu tư vào tình trạng nợ nần.
1.3 Thu hút, vận động ODA
1.3.1 Nội dung thu hút, vận động ODA
Thu hút ODA là quá trình vận động các nhà tài trợ để có thể có được
nguồn vốn tài trợ đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Quá trình vận động này được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau,
thông qua các diễn đàn như Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị
CG) cho Việt Nam, các hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối
ngoại của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và hoạt động của
các cơ quan ngoại giao của Chính phủ Việt Nam tại nước ngoài.
Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao tiến hành vận động
ODA với nước, tổ chức quốc tế tiếp nhận Cơ quan đại diện đó, trên cơ sở quy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 19 Lớp: CQ47/08.03
định của tại Điều 5 Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn ODA ban hành kèm
theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ.
Vận động ODA được thực hiện trên cơ sở: (i) Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội; (ii) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng
năm của cả nước, ngành, vùng và các địa phương; (iii) Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRGS); (iv) Chiến lược quốc gia
vay và trả nợ nước ngoài và Chương trình quản lý nợ trung hạn của quốc gia;
(v) Định hướng thu hút và sử dụng ODA; (iv) Các chương trình đầu tư công,
các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các
ngành, các địa phương; và (vii) Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển
giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Ngoài ra muốn thu hút, vận động ODA có hiệu quả cần phải dựa trên
các chương trình, chiến lược của các nhà tài trợ trong mỗi thời kỳ nhất định.
1.3.2 Quy trình quản lý, sử dụng ODA
Theo quy chế Quản lý và sử dụng nguồn ODA ban hành kèm theo Nghị
định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì quy trình quản
lý, sử dụng ODA là những hoạt động với các bước cụ thể sau:
a) Xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA (sau đây gọi tắt là
“chương trình, dự án”) yêu cầu tài trợ đối với từng nhà tài trợ.
Danh mục yêu cầu tài trợ ODA là danh mục chương trình, dự án do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp từ các danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài
trợ ODA của cơ quan chủ quản, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Điều 8 Quy chế này làm cơ sở để vận động tài trợ ODA đối với từng nhà tài
trợ. Theo đó danh mục yêu cầu tài trợ ODA bao gồm các chương trình, dự án
được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để vận động từng nhà tài trợ cụ thể.
Quy chế này quy định trình tự xây dựng Danh mục yêu cầu tài trợ ODA gồm
các bước cụ thể như cơ quan chủ quản chủ động xây dựng danh mục yêu cầu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 20 Lớp: CQ47/08.03
tài trợ ODA dựa trên cơ sở quy định tại Điều 5 Quy chế này, bước tiếp theo là
cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục yêu cầu tài trợ ODA
kèm theo đề cương chi tiết của từng chương trình, dự án với những nội dung
chủ yếu được quy định kèm trong quy chế này. Qua đó Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các cơ quan
và nhà tài trợ có liên quan lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào
Danh mục yêu cầu tài trợ ODA trên cơ sở hệ thống các tiêu chí ưu tiên phân
bổ và sử dụng ODA theo lĩnh vực và địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA theo các
nội dung được quy định tại Điều 8 Quy chế này.Sau khi có quyết định phê
duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho từng nhà
tài trợ Danh mục yêu cầu tài trợ ODA.
b) Chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả ký kết chương trình, dự án.
Trong quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan trong
từng khâu chuẩn bị và kí kết chương trình, dự án.
Theo đó cơ quan chủ quản sau khi nhận được thông báo về danh mục tài trợ
chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ ra quyết định về chủ dự
ấn và hỗ trợ chủ dự án thực hiện các nhiệm vụ được quy định như trong quy
chế.
Chủ dự án sau khi nhận nhiệm vụ sẽ phải thực hiện những công việc cụ thể
như chuẩn bị dự án đầu tư, chuẩn bị chương trình, chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật
với các nội dung cụ thể được ban hành trong điều 11 của Nghị định.
c) Thực hiện chương trình, dự án.
Trong Nghị định này nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan
chủ quản cũng như chủ dự án, thành lập ban quản lý dự án, chuẩn bị vốn đối
ứng trước khi thực hiện dự án và quy định rõ những công việc liên quan như
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 21 Lớp: CQ47/08.03
giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu…được quy định rõ từ điều 23 đến điều
31 của Nghị định này.
d) Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án (bao gồm cả đánh giá sau
chương trình, dự án); nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả thực hiện
chương trình, dự án.
Theo dõi chương trình, dự án
Theo dõi chương trình, dự án là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập
nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự
án; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ
việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án
được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong
khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
Đánh giá chương trình, dự án
1. Đánh giá dự án là hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống
và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền
vững của chương trình, dự án để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra
những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp
dụng cho các chương trình, dự án khác.
2. Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết).
Công tác đánh giá định kỳ được tiến hành theo 4 giai đoạn cụ thể nêu trong
nghị định.
3. Kế hoạch, tổ chức thực hiện và kinh phí cho công tác đánh giá trích từ
nguồn vốn ODA, nguồn vốn đối ứng hoặc nguồn vốn khác, phải được quy
định và xác định trước trong văn kiện chương trình, dự án và phải phù hợp
với tính chất của từng loại chương trình, dự án.
Báo cáo thực hiện chương trình, dự án
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 22 Lớp: CQ47/08.03
Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, Ban quản lý dự án phải xây
dựng và gửi các báo cáo quy định dưới đây cho chủ dự án, để chủ dự án gửi
cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh nơi thực hiện chương trình, dự án. Chậm nhất 20 ngày sau mỗi quý,
cơ quan chủ quản lập báo cáo tổng hợp về kết quả vận động ODA, báo cáo
đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý và
gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA
Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA
được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA
1.4.1 Các nhân tố khách quan
- Tình hình kinh tế chính trị ở quốc gia tài trợ: các yếu tố như tăng
trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát thất nghiệp hay những thay
đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia
khác. Chẳng hạn, đối với các quốc gia cung cấp ODA do nền kinh tế gặp
khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế,v.v. có thể làm
cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm.
- Các chính sách, quy chế của nhà tài trợ: nhìn chung, mỗi nhà tài trợ
đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải
tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các
thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực như các thủ tục về đấu thầu,
các thủ tục về giải ngân, đền bù tái định cư hay chế độ báo cáo định kỳ,v.v.
Các thủ tục này khiến cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá
trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án thường bị đình trệ, kéo
dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực
hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và quy định của từng nhà tài trợ là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 23 Lớp: CQ47/08.03
một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.
- Môi trường cạnh tranh: thời gian gần đây, có thể thấy tổng lượng
ODA trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA
của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng
kinh tế và các cuộc sung đột vũ trang khu vực. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh
tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA.
Vì vậy, để thu hút được những nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các
quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh
nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các
chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Thông thường các nhà tài trợ đầu tư nguồn vốn ODA vào các nước có
mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các
nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến thu hút
nguồn vốn ODA. Do đó, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thu hút nguồn
vốn ODA phải kể đến là:
- Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ: Trong môi
trường này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm
phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,v.v. sẽ có những
tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Vì vậy, ổn định
về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt
quan trọng để vận động và thu hút ODA cho đất nước.
- Quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ: Đây là nhân tố quan
trọng nhất tác động trực tiếp tới hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở
những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác
thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án
ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt, qua đó sẽ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 24 Lớp: CQ47/08.03
làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này.
- Năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn
ODA: Năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là
một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hút và sử dụng vốn ODA.
Các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có
năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn.v.v. đòi
hỏi các cán bộ cần có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ
thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải
tuân thủ các quy định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ
các quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ. Ngoài những năng lực kể trên về
năng lực công tác chuyên môn đòi hỏi các cán bộ quản lý dự án nhất thiết
phải có những phẩm chất đạo đức tốt.
- Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA: Đối với các
chương trình dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp
nhận phải có ít nhất 15% vốn đối ứng (khoảng 0,15 USD). Ngoài ra, cần một
lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình dự án
cũng không nhỏ. Vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA
các quốc gia tiếp nhận vốn phải biết tăng cường và phát huy năng lực tài
chính của mình là chính.
1.5 Kinh nghiệm thu hút ODA của một số nước và bài học đối với Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm Trung Quốc
Sở dĩ nguồn vốn ODA được thu hút vào TQ nhiều và sử dụng hiệu quả
chính là nhờ chủ trương đúng đắng trong quản lý nguồn vốn ODA. Trung
Quốc sử dụng nguyên tắc quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung. Nguồn
vốn ODA đóng vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở
Trung Quốc. Nguyên nhân thành công của việc thu hút ODA ở Trung Quốc
có thể tóm tắt: chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 25 Lớp: CQ47/08.03
phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ. Trung Quốc đặc
biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản
lý ODA là MoF và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia. MoF làm nhiệm vụ
đi xin tài trợ, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu
các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của
các dự án, phối hợp với đối tác tài trợ đánh từng dự án. Các Bộ ngành chủ
quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với
MoF giám sát việc sử dụng vốn. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách
“ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm
giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.
1.5.2 Kinh nghiệm Ba Lan
Điểm nổi bật trong quản lý nguồn vốn ODA tại Ba Lan là vốn vay
không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt.
Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải
tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan
cho rằng, việc thực hiện dự án ODA mà giao cho các bộ phận hành chính
không phải là thích hợp. Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ
quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA.
Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ. Ở Ba Lan, các nguồn
hỗ trợ được coi là quỹ tài chính công, việc mua sắm tài sản công phải tuân
theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ.
Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử
dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ
thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu
trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát
triển đóng vai trò chỉ đạo. Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và
kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 26 Lớp: CQ47/08.03
Trong đó, chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các
công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy
ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo
các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan. Công tác kiểm soát tập trung
vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra
hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất
thường. Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên
không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.
1.5.3 Kinh nghiệm Malaysia
Điểm nổi bật trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại
Malaysia là sự phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá.
Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là văn
phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện
các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân. Văn phòng
Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu
trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách
phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ
các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để
tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo. Malaysia công
nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy
mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi
và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.
Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ
trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là
khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng
cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào
hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 27 Lớp: CQ47/08.03
hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành
thường xuyên. Cũng quan niệm như Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo
dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh
bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí, tạp môi trường đầu tư trong sạch sẽ giúp
tăng cường thu hút ODA.
Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Ba Lan và Malaysi có thể rút ra một số bài
học cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, chiến lược hợp tác tốt với nhà tài trợ: Để thực hiện tốt hoạt
động tiếp nhận ODA cũng như lấy được lòng tin lâu dài đối với nhà tài trợ, sự
phối hợp hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ giúp tăng cường mối quan hệ tốt đẹp
giữa hai bên, kiểm soát chặt chẽ và thông suốt trong việc tiếp nhận và sử dụng
nguồn vốn ODA. Các khó khăn trong quá trình thực hiện dễ dàng được chia
sẻ và giải quyết.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thông qua công tác
kiểm toán và kiểm soát. Công tác kiểm toán tập trung vào các hệ thống quản lý.
Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức
của các giao dịch, các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường để
nâng cao hiệu quả sử dụng qua đó tạo môi trường đầu tư lành mạnh.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với phía nhà tài trợ trong khâu đánh giá hiệu
quả hoạt động ODA bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá hai phía
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 28 Lớp: CQ47/08.03
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ODA CỦA TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM
2.1 Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay
2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam
Việt Nam có sức hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế - xã hội
từ năm 1992. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng
không phải luôn tăng. Cùng với sự thành công của đề án “ định hướng thu
hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010”,
và xét trong giai đoạn từ năm 2006- 2012 ta có thể thấy rõ điều đó. Lượng
ODA vào Việt Nam thay đổi không ngừng, theo biểu đồ ODA cam kết giai
đoạn 2006- 2012 có thể thấy từ năm 2006 đến năm 2009, lượng ODA tăng
đều, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 22.06%. Tuy nhiên đến cuối
năm 2007 đến cuối 2009 mặc dù xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
nhưng lượng ODA cam kết vào Việt Nam không vì thế mà giảm đi mà còn
tăng nhanh. Năm 2008 chỉ tăng 8.99% nhưng đến năm 2009 đã tăng thêm
36.33%. Tuy nhiên đến năm 2010 đến nay, do theo xu hướng cắt giảm lượng
vốn ODA của các nước trên thế giới nên lượng vốn ODA cam kết cũng theo
đó mà giảm đi mặc dù không đáng kể. Năm 2010 là 1.96%, đến năm 2012
giảm xuống thêm 6.58%.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện rõ sự thay đổi của vốn ODA vào Việt
Nam từ năm 2006-2012.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 29 Lớp: CQ47/08.03
. nguồn: vietnam.vn đơn vị: tỷ USD.
Biểu đồ 1: ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 2006- 2012
2.1.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Việt Nam hiện nay
Từ năm 1992 đến nay nguồn vốn ODA đã hỗ trợ tích cực cho đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng và xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, đã giảm được
tỉ lệ hộ nghèo từ 53% năm 1993 xuống 10%. Dù thu nhập cải thiện nhưng
người dân Việt Nam vẫn còn nghèo, vì thế định hướng thu hút và sử dụng
ODA thời gian tới vẫn cần ưu tiên vào lĩnh vực này.
Tương tự như vậy, vốn ODA vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phải được
tập trung ưu tiên cho các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng hàng đầu của đất
nước và phải được sử dụng hiệu quả hơn.
Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này cũng phải được
đẩy nhanh hơn, để tránh lãng phí, nhất là đối với các dự án trong lĩnh vực
giao thông.
Ngoài kết cấu hạ tầng, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm
2011- 2020 của đất nước cũng đã vạch ra đột phá chiến lược về thể chế và
chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, vốn ODA cần được ưu tiên để giúp Việt
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 30 Lớp: CQ47/08.03
Nam thực hiện tốt các đột phá chiến lược này.
Thêm nữa, Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia chịu
tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đây là lĩnh vực rất cần sự hỗ trợ và
hợp tác quốc tế, trong đó ODA là nguồn vốn quan trọng.
Theo đó có 8 ngành và lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA được
đặt ra gồm:
- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại.
- Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Hỗ trợ hoàn thiện thể chế luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó
với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số kĩnh vực sản xuất, kinh
doanh.
- Hỗ trợ theo địa bàn, lãnh thổ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 31 Lớp: CQ47/08.03
Nguồn: MOF
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2012
2.2 ODA của khu vực Trung Đông
Khu vực Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hóa của vùng Phi-
Á- Âu , về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia Tây Nam Á và Ai Cập.
Trong một phạm vi vùng khác có thể gộp vào vùng Bắc Phi hay Trung Á.
Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước: Arap saudi, Bahran, Quatar,
UAE, Co-oet, Jordan, Iran, Iraq, Isarael, Liban, Oman,, Palestine, Síp ( phần
Bắc), Thỏ Nhĩ Kỳ, Syria và Yemen. Ngoại trừ Isarael, đa số các nước còn lại
theo đạo Hồi. Trung Đông tập trung 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Với
dân số khoảng 280 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại
cao trên thế giới, Trung Đông được coi là thị trường có sức mua lớn và khả
năng thanh toán cao
2.2.1 ODA của khu vực Trung Đông
Như đã nói trên, Trung Đông là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế và là những nước rất tích cực trong việc đầu tư ODA nhằm hỗ trợ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 32 Lớp: CQ47/08.03
những nước đang phát triển phát triển kinh tế, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực cơ
sở hạ tầng, phát triển xã hội, nguồn nhân lực. Hiện nay các nước Trung Đông
đang tập trung ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu là các dự án cơ sở hạ
tầng, các lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội.
Nguồn: Kuwait’s Annual Reports
Arabsaudi’ annual reports.
OFID reports.
Biểu đồ 3: ODA của Trung Đông trong năm 2010- 2011.
Theo thống kê, cơ cấu hỗ trợ ODA theo khu vực của các nước Trung
Đông có sự thay đổi qua các năm. Và việc phân bổ ODA cũng không đồng
đều giữa các khu vực. Qua biểu đồ có thể thấy khu vực các nước châu Á Thái
Bình Dương nhận được khá nhiều sự ưu ái với lượng vốn lớn và tăng đều, tiếp
theo là các nước châu Phi và các tiểu vương quốc Ả rập. Nếu xét về mục đích,
vai trò của ODA và những cái lợi của nước đầu tư và nước nhận đầu tư cũng
có thể dễ dàng giải thích được lí do cho sự không đồng đều này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 33 Lớp: CQ47/08.03
Nguồn: Kuwait’s Annual Reports
Arabsaudi’ annual reports.
OFID reports.
Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư vốn ODA của Trung Đông theo lĩnh vực năm 2011
Các nước Trung Đông thường đầu tư phần lớn ODA cho lĩnh vực xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải( 31,10%), ngành công nghiệp năng
lượng(27,12%) và nông nghiệp(18,02%). Còn lại là cho phúc lợi xã hội và
thủy lợi.
Điều kiện cấp ODA
Mỗi quỹ ODA có các điều kiện cho vay khác nhau nhưng tựu trung lại đều có
các điều kiện cơ bản sau:
- Không sử dụng ODA vào mục đích quân sự, không làm trầm trọng
thêm những đối đầu quốc tế.
- Chú trọng tới bảo vệ môi trường và phát triển xã hội.
- Duy trì và củng cố nền hòa bình, theo dõi chặt chẽ những thay đổi
trong chi tiêu quân sự của các nước nhận viện trợ, việc phát triển và sản xuất
các loại vũ khí giết người hàng loạt và việc xuất nhập khẩu vũ khí của các
nước đó.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 34 Lớp: CQ47/08.03
- Thúc đẩy dân chủ hóa, bước đầu đi vào kinh tế thị trường, đảm bảo
quyền tự do và nhân quyền.
- Thực hiện trên nguyên tắc xem xét toàn diện yêu cầu của từng nước
nhận viện trợ, các điều kiện kinh tế xã hội của các nước đó.
- Cơ cấu viện trợ với tỷ lệ cao là viện trợ cho vay (ODA tín dụng với lãi
suất ưu đãi và dài hạn, có nhiều năm ân hạn) và một mức thấp dành cho viện
trợ cho không, trong đó chú trọng tới viện trợ theo dạng hợp tác kỹ thuật).
- Các dự án ODA phải hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Vốn cấp cho các dự án không vượt quá 50% lượng vốn cần thiết cho dự án.
- Tổng lượng vốn ODA cho bất kì nước nào tại bất kì thời điểm nào cũng
không được vượt quá 10% tổng vốn hiện có của quỹ.
2.2.2 ODA của Trung Đông vào Việt Nam
2.2.2.1 Quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Đông
Việt Nam và các nước Trung Đông đã tạo dựng được khuôn khổ pháp
lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác
trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, công nghiệp và dầu
khí. Các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt động của các ủy ban hỗn hợp,
hợp tác song phương giữa các bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến
thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cự trong
việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Một số ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các
nước Trung Đông được thành lập và hoạt động có hiệu quả gồm có: ủy ban
liên chính phủ với UAE, Iraq; Ủy ban hỗn hợp với UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman,
Cô-oet, Arap-saudi, Iran. Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến thành lập ủy ban
hỗn hợp với Israel và Palestine.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông chủ yếu tập
trung vào các đối tác như Ảrập Saudi, Kuwait, UAE, Israel. Tình hình triển
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 35 Lớp: CQ47/08.03
khai các dự án hợp tác nhìn chung tiến triển thuận lợi, bước đầu thu được
những kết quả đáng khích lệ.
Hiện nay, Ảrập Saudi đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các
lĩnh vực: dầu khí (xây dựng nhà máy lọc dầu và cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy), xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, bưu chính viễn thông, du
lịch, bất động sản... Dự án nhà máy sản xuất khung nhà thép tiền chế của Tập
đoàn Zamil Steel ở Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội) và Khu công nghiệp
Amata (Đồng Nai) là những điển hình về thành công của Ảrập Saudi trong
đầu tư tại Việt Nam. Tháng 2/2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ký
thỏa thuận với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Ảrập Saudi (Aramco) về hợp tác
trong việc cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cung cấp sản
phẩm khí hóa lỏng (LPG) và trong các dự án lọc hóa dầu nói chung của Việt
Nam. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đang có hợp tác
với Aramco để nhập khẩu xăng dầu và triển khai phương án xây dựng Nhà
máy lọc hóa dầu công suất 10 triệu tấn/năm tại khu vực nam Vịnh Vân Phong,
Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Kuwait chủ yếu trong lĩnh vực
dầu khí. Nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, PVN đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Dầu
khí Kuwait (KPC) và đối tác Nhật Bản cùng tham gia dự án Liên hợp Lọc hóa
dầu Nghi Sơn. Bên cạnh đó, Kuwait còn là đối tác cung cấp ODA quan trọng
cho Việt Nam. Tính đến nay, thông qua Quỹ phát triển kinh tế Ảrập của
Kuwait, Kuwait đã cho Việt Nam vay vốn 10 dự án với tổng trị giá giá cho
vay là 39 triệu đina Kuwait, tương đương 150 triệu USD. Vốn vay được tập
trung cho các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn như các công trình giao thông,
thủy lợi nhỏ của các tỉnh nghèo. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 36 Lớp: CQ47/08.03
vào sử dụng có hiệu quả như Thủy lợi Dầu Tiếng, Thủy lợi Vân Đình, Đường
giao thông Đắc Tả - Ngọc Linh.
Quan hệ hợp tác kinh tế với UAE chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí và
đầu tư. Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng với đối tác của
UAE là Công ty IPIC (International Petroleum Investment Company) và đối
tác thứ ba, Công ty Trafigura/GS của Singapore đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về
việc hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu. Hiện nay, các bên đang tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan để
sớm đưa dự án vào hoạt động. Hai đơn vị của PVN là PV Gas và PV Oil có
quan hệ mua bán khí hóa lỏng, dầu, sản phẩm dầu với Công ty Dầu khí Quốc
gia của Abu Dhabi (Abu Dhabi National Oil Company - ADNOC).
Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Israel chủ yếu trong lĩnh vực
công nghiệp công nghệ cao. Các tập đoàn RAD, ECI Telecom Ltd., Comverse
và Alvarion, Tập đoàn Ultra Pure Core (UPC) đang có những dự án hợp tác
rất hiệu quả với đối tác Việt Nam. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông lớn của Việt Nam như VNPT, Viettel, EVN đều có sử dụng công nghệ
của Israel. Các công ty Israel cũng đã tham gia liên doanh, đầu tư vào một số
dự án tại Việt Nam, như tòa Landmark ở Hà Nội và Capital Fund TP.HCM.
Tập đoàn UPC đang hợp tác với Công ty Sợi Quang Việt của Việt Nam để
triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi quang hiện đại nhất Đông
Nam Á tại Bình Dương.
2.2.2.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Trung Đông ở Việt Nam
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về tình hình ở Việt Nam và các kế hoạch
phát triển của Việt Nam, cũng như các cuộc đàm phán chính sách với các
nước, các quỹ hỗ trợ ODA của Trung Đông ưu tiên giúp đỡ Việt Nam trong
các lĩnh vực sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 37 Lớp: CQ47/08.03
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở Việt Nam. Các nước Trung
Đông hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện hạ tầng cơ sở cho ngành này,
bao gồm cả việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi để tăng năng suất (phát triển
đất đai phù hợp cho nông nghiệp cùng với các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở
kinh tế, xã hội và nông nghiệp).
b. Phát triển các nguồn nhân lực và giáo dục
Việt Nam đã đạt được các chỉ số xã hội cao, bao gồm các tỷ lệ cao
trong giáo dục đại học và trung học. Tiếp tục cải thiện trình độ giáo dục và
phát triển các nguồn nhân lực trên diện rộng sẽ cho phép Việt Nam duy trì
tính cạnh tranh của mình và có thể phát triển các ngành công nghiệp có trị giá
gia tăng cao. Các quỹ hỗ trợ Trung Đông tiến hành hợp tác với Việt Nam để
duy trì trình độ giáo dục đó. Các lĩnh vực trợ giúp Việt Nam là:
- Nâng cấp các cơ sở, thiết bị giáo dục ở các trường đại học
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giáo dục đào tạo cơ bản
- Cải thiện giáo dục ở cấp phổ thông cở và trung học
- Nâng cao chất lượng giáo viên
- Cải thiện công tác đào tạo các chuyên gia và các kỹ sư kỹ thuật.
c. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ
Các quỹ hỗ trợ Trung Đông tích cực tiến hành trợ giúp Việt Nam trong
việc cải thiện các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, bao gồm:
- Tiến hành đầu tư các dự án xây dựng bệnh viện.
- Tiến hành những dự án có lợi cho người nghèo (ví dụ: xây dựng các hệ
thống cấp thoát nước..) và sử dụng một cách tích cực viện trợ không hoàn lại
cho các dự án dân sinh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 38 Lớp: CQ47/08.03
2.2.2.3 Vài nét về quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông ở
Việt Nam
Quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông vào Việt Nam cũng
giống như quy trình chung về các quy định về các nguồn luật quản lý, các quy
trình thực hiện, các quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản,
của chủ dự án… tuy nhiên trong đó cũng có những điểm khác biệt.
Theo thông tư 193/2011/TT-BTC về hướng dẫn quản lý tài chính , giải
ngân đối với các chương trình, dự án tài trợ bằng nguồn vốn OFID và Thông
tư số 142/2011/TT-BTC về hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn
vay quỹ Kuwait và Saudi đã có những quy định riêng cụ thể sau.
Về nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn vốn vay
Theo quy định về nguồn vốn ODA của OFID:
- Nguồn vốn vay OFID tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự án
theo tỉ lệ quy định tại Phụ lục 2 của Hiệp định vay vốn ký với OFID.
- Tỉ lệ tài trợ quy định trong Hiệp định vay là tỉ lệ tính trên chi phí các
hạng mục đầu tư không bao gồm chi phí thuế. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo
thỏa thuận giữa nhà tài trợ và bên vay. Từng lần rút vốn vay để thanh toán cho
các hạng mục đầu tư đều áp dụng các tỉ lệ tài trợ tương ứng để xác định số
vốn rút từ nguồn vốn vay
Theo quy định về nguồn vốn ODA của quỹ Kuwait và Saudi
- Nguồn vốn vay Quỹ Kuwait tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự
án theo tỉ lệ quy định tại Thư bổ sung số 1 của Hiệp định vay về “Danh mục
hàng hóa được tài trợ từ nguồn vốn vay”.
- Nguồn vốn vay Quỹ Saudi tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự
án theo tỉ lệ quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định vay về “Rút vốn khoản
vay”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 39 Lớp: CQ47/08.03
- Tỉ lệ tài trợ quy định trong Hiệp định vay là tỉ lệ tính trên chi phí các
hạng mục đầu tư không bao gồm chi phí thuế. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo
thỏa thuận giữa nhà tài trợ và bên vay. Từng lần rút vốn vay để thanh toán cho
các hạng mục đầu tư đều áp dụng các tỉ lệ tài trợ tương ứng để xác định số
vốn rút từ nguồn vốn vay.
- Mọi khoản rút vốn từ nguồn vốn vay đều phải được thực hiện trước
ngày đóng tài khoản vay (hoặc ngày đóng tài khoản vay được gia hạn) theo
quy định của Hiệp định vay.
- Không dùng vốn vay để thanh toán cho các hạng mục hàng hóa
không được quy định tại Hiệp định vay.
Về việc ký kết hợp đồng và chuẩn bị cho công tác thanh toán, giải
ngân.
- Việc mua sắm, đấu thầu thực hiện theo quy định của Hiệp định vay,
và quy định trong nước hiện hành. Trường hợp có sự khác biệt giữa quy định
trong nước và quy định của Hiệp định vay thì thực hiện theo quy định của
Hiệp định vay. Việc lựa chọn nhà thầu phải có sự chấp thuận trước của nhà tài
trợ, trừ trường hợp nhà tài trợ đồng ý cho dự án lựa chọn nhà thầu trước và
nhà tài trợ chấp thuận sau, theo quy định của Hiệp định vay.
- Sau khi ký kết hợp đồng, Ban quản lý dự án gửi bản sao hợp đồng
cho nhà tài trợ và Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để
chuẩn bị giải ngân. Nhà tài trợ sẽ nhập các thông tin về hợp đồng để theo dõi
việc thực hiện và thanh toán theo hợp đồng vào hệ thống quản lý hợp đồng
của nhà tài trợ. Tổng cộng các khoản nhà tài trợ thanh toán theo hợp đồng
không vượt hạn mức vốn vay nước ngoài của hợp đồng, trừ trường hợp hợp
đồng được điều chỉnh và được nhà tài trợ chấp thuận.
Về việc ký kết hợp đồng và chuẩn bị cho công tác thanh toán, giải
ngân.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 40 Lớp: CQ47/08.03
- Việc mua sắm, đấu thầu thực hiện theo quy định của Hiệp định vay,
và quy định trong nước hiện hành. Trường hợp có sự khác biệt giữa quy định
trong nước và quy định của Hiệp định vay thì thực hiện theo quy định của
Hiệp định vay. Việc lựa chọn nhà thầu phải có sự chấp thuận trước của nhà tài
trợ, trừ trường hợp nhà tài trợ đồng ý cho dự án lựa chọn nhà thầu trước và
nhà tài trợ chấp thuận sau, theo quy định của Hiệp định vay.
- Sau khi ký kết hợp đồng, Ban quản lý dự án gửi bản sao hợp đồng
cho nhà tài trợ và Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để
chuẩn bị giải ngân. Nhà tài trợ sẽ nhập các thông tin về hợp đồng để theo dõi
việc thực hiện và thanh toán theo hợp đồng vào hệ thống quản lý hợp đồng
của nhà tài trợ. Tổng cộng các khoản nhà tài trợ thanh toán theo hợp đồng
không vượt hạn mức vốn vay nước ngoài của hợp đồng, trừ trường hợp hợp
đồng được điều chỉnh và được nhà tài trợ chấp thuận.
Về chế độ báo cáo, giám sát
- Theo định kỳ hàng Quý, Ban Quản lý dự án gửi cho OFID báo cáo
tiến độ và tình hình thực hiện dự án cho OFID.
- Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Ban quản lý dự án lập báo cáo việc
sử dụng vốn OFID trên tài khoản nguồn, vốn đồng tài trợ và vốn đối ứng gửi
KBNN nơi giao dịch làm thủ tục đối chiếu và xác nhận, đồng gửi cơ quan chủ
quản, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ theo dõi, giám sát.
- Cơ quan tài chính các cấp, cơ quan chủ quản dự án có thể độc lập
hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra
định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn OFID về các
nội dung liên quan đến quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư.
- Cơ quan chủ quản, chủ dự án/Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo
tình hình thực hiện, tiến độ thanh toán, giải ngân theo quy định hiện hành về
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 41 Lớp: CQ47/08.03
báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA; hoặc khi có vấn đề phát sinh để các
cơ quan liên quan phối hợp bàn phương án giải quyết.
- Cơ quan chủ quản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, Bộ Tài
chính tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình quản lý và sử dụng vốn
vay. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn vay không đúng với quy định thì
sẽ thu hồi số vốn đã chuyển hoặc tạm ngừng chuyển vốn để có biện pháp xử
lý thích hợp.
- Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối cung
cấp thông tin, số liệu cho các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của nhà tài
trợ và Chính phủ Việt Nam.
- Chủ dự án/Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng
từ thanh toán phù hợp với quy định về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong nước hiện hành kể từ ngày kết thúc Hiệp định theo quy định về lưu trữ
tài liệu để xuất trình khi có yêu cầu, phục vụ công tác giám sát, theo dõi, đánh
giá và kiểm toán chương trình.
- Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài phải được kiểm toán hàng năm
và kiểm toán khi kết thúc dự án bởi Kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan kiểm
toán độc lập. Chủ dự án/Ban quản lý dự án tổ chức thuê tuyển cơ quan kiểm
toán theo quy định hiện hành. Một bản sao Báo cáo kiểm toán phải được gửi
cho cơ quan tài chính đồng cấp và Kiểm toán nhà nước (trường hợp dự án
không do Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán). Chi phí kiểm toán nếu
không được nhà tài trợ theo Hiệp định vay thì do chủ dự án bố trí từ nguồn
vốn đối ứng.
2.3 Tình hình thu hút ODA của Trung Đông vào Viêt Nam
2.3.1. Tình hình ký kết vốn ODA
Về ODA từ Trung Đông vào Việt Nam chủ yếu từ ba quỹ là quỹ Arap-
xeut, quỹ Cô-oet và quỹ OFID.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 42 Lớp: CQ47/08.03
Tuy đặt quan hệ ngoại giao từ những năm 90 nhưng quỹ Arap-xeut mới
chính thức cấp vốn ODA vào Việt Nam từ năm 2010, và tính cho đến năm
2012 thì quỹ này dã cam kết cấp cho Việt Nam 56.95 triệu USD, vào lĩnh vực
chủ yếu là y tế, giáo dục và giao thông vận tải. Tuy đây là sự đầu tư mới mẻ
nhưng đây là khu vực tiềm năng cho sự hợp tác lâu dài nhất là trong lĩnh vực
hỗ trợ phát triển.
Quỹ Cô-oet cấp ODA vào Việt Nam từ khá sớm( từ năm 1994 với dự
án nhà máy thủy lợi Dầu Tiếng) cho đến nay đã đầu tư trên 10 dự án ODA và
đầu tư vào Việt Nam trên 150 triệu USD, vào các lĩnh vực chủ yếu là giao
thông vận tải, nông nghiệp, y tế và giáo dục.
Cho đến thời điểm hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 17 Dự án và
chương trình với tổng vốn 161 triệu USD và đang tiếp tục triển khai các hoạt
động hỗ trợ phát triển tại Việt Nam. Các dự án của OFID trải dài trên nhiều
lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục.
Mặc dù đặt quan hệ kinh tế khá lâu nhưng giai đoạn trước năm 2008
lượng vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam là rất ít, chủ yếu chỉ từ quỹ
Kuwait và với lượng vốn rất nhỏ. Xác định được tầm quan trọng của thị
trường Trung Đông, đặc biệt xét trên các khía cạnh trao đổi thương mại, thu
hút đầu tư, xuất khẩu lao động và hợp tác dầu khí. ngày 9/9/2008, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy
quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đề án đã đưa ra một số
nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong các lĩnh vực
chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính - ngân
hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp;
khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an ninh, quốc phòng. Và cũng kể
từ đó lượng vốn ODA từ Trung Đông cấp vào Việt Nam bắt đầu tăng lên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 43 Lớp: CQ47/08.03
Nguồn: MOF
Biểu đồ 5: ODA từ Trung Đông vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012. (đơn
vị: triệu USD)
Một số dự án có ODA của Trung Đông vào Việt Nam:
Cho đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu
quả như Thủy lợi Dầu Tiếng, Thủy lợi Vân Đình, đường giao thông Đắc Tả-
Ngọc Linh… góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại các địa
phương.
Dự án thủy lợi Dầu Tiếng được quỹ Cô-oét đầu tư năm 1979, hết hạn
giải ngân năm 1986 với số vốn đầu tư là 8,9 triệu Đina Kuwait tương đương
36,16 triệu USD với tỷ lệ giải ngân là 32,4 triệu USD là dự án đầu tư đầu tiên
của quỹ Kuwait vào Việt Nam.
Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng có qui mô lớn gồm:
- Đập đất chính dài 1,1 km, cao 29 m, thể tích 2 triệu m3
.
- Đập đất phụ dài 26 km, thể tích 11 triệu m3
.
- Đập tràn bê tông xả lưu lượng 2800 m3
/s.
- Hồ chứa có dung tích 1,58 tỷ m3
và diện tích mặt nước 27000 ha.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 44 Lớp: CQ47/08.03
- Hai kênh chính Đông và Tây, mỗi kênh dài xấp xỉ 50 km với mặt cắt đủ
để dẫn lưu lượng 93 m3
/s. Mạng lưới kênh nhánh dài khoảng 3000 km.
Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng có nhiệm vụ chính:
- cấp nước tưới tự chảy cho 93.393 ha, tạo nguồn bơm cho 40.000 ha.
- cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp 100 triệu m3
/năm.
- giảm lũ có tần suất p=1% (lưu lượng lũ 2800 m3
/s) trên sông Sài Gòn.
- cải thiện môi trường cho 400 ngàn ha trong vùng khô hạn và đẩy mặn
tại hạ du sông Sài Gòn.
Dự án thủy điện Ayun cũng là dự án được quỹ Kuwait cấp vốn ODA đầu
tư năm 1993 và bắt đầu giải ngân năm 1994 với số vốn giải ngân là 5 triệu
Đina Kuwait tương đương 20 triệu USD.
Đến năm 2002 công trình đã hoàn thành. Hồ Ayun Hạ đã đem lại hiệu quả
cao ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc, hạn chế nhiều chặt cây, phá
rừng.
Hồ Ayun ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn
là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhà máy thuỷ điện Ayun đã
được xây dựng đã được hòa điện vào lưới điện quốc gia với 2 tổ máy đi vào
hoạt động có công suất 2.700KW.
Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước (ứng
với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ
sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ
chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ
khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.
Các chỉ tiêu thông số chính của công trình:
Nhiệm vụ: Tưới tự chảy cho 13.500 Ha canh tác, kết hợp phát điện phục vụ
các trạm bơm tưới trong vùng (công suất 2700 KW)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 45 Lớp: CQ47/08.03
- Công trình cấp : III
- Dung tích hồ : 253 triệu m3
- Chiều dài đập đất: 370.0 m; chiều cao đập 36.0 m
- Chiều rộng ngưỡng tràn xả lũ Btràn : 18.0 m; lưu lượng tràn thiết kế
1237.0 m3/s
Ngoài ra còn có các dự án mới được kí kết và đang được rút vốn đầu tư
như:
Ngày 1/11/2011, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp thay
mặt Chính phủ Việt Nam và ông Yousef I. AL - BASAM, Phó Chủ tịch kiêm
Giám đốc điều hành Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út đã ký Hiệp định vay
vốn Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út cho Dự án “Bệnh viện đa khoa và
Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn” để đầu tư trang thiết bị bệnh viện và trang thiết
bị cho Trung tâm đào tạo y tế tỉnh Bắc Kạn có trị giá vốn vay là 55 triệu
Saudi Rian (tương đương 14,5 triệu USD); Dự án “Trung tâm dậy nghề tỉnh
Ninh Thuận” để đầu tư cho Trung tâm đào tạo nghề của tỉnh Ninh Thuận (chủ
yếu là trang thiết bị dạy nghề) có trị giá vốn vay là 42 triệu Saudi Rian (tương
đương khoảng 11 triệu USD).
Ngoài ra vào ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương
Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ngài Đại sứ Arập Xêút Salah Ahmed
Sarhan tại Việt Nam về Hiệp định vay hai dự án “Tuyến giao thông liên xã
Xuân Phước-Kỳ Lộ-Phú Hải” của tỉnh Phú Yên, có tổng mức vốn đầu tư là 16
triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 14,5 triệu USD. Dự án “Tuyến giao
thông liên xã Thạch Kim-Hiền Hòa-Lâm Thủy-Bến Quan” của tỉnh Quảng Trị
có tổng mức vốn đầu tư là 38,385 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là hơn
22,6 triệu USD.
Ngày 7/3/2012, tại trụ sở của tại Thủ đô Vienna, nước Cộng hoà Áo,
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung và Tổng Giám đốc Quỹ Phát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 46 Lớp: CQ47/08.03
triển Quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID), ông Suleiman Jasir Al-
Herbish đã ký kết bản Hiệp định vay tài trợ cho Dự án Phát triển cơ sở hạ
tầng vùng duyên hải (tên tiếng Anh là COASTAL INFRASTRUCTURE
DEVELOPMENT PROJECT). Khoản tài trợ bao gồm có tổng giá trị là 21,5
triệu USD với thời hạn 20 năm trong đó có 5 năm ân hạn, lãi suất 1,75 %/năm
và phí dịch vụ là 1% tính trên số dư nợ gốc.
Mục tiêu tổng thể của dự án là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông
thôn thông qua một loạt các tiểu dự án quy mô nhỏ được thực hiện ở 2 tỉnh
nghèo nhất Việt Nam là Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Cùng với chiến lược phát
triến kinh tế và xã hội của Chính phủ, mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông
qua việc mở rộng và nâng cấp hạ tầng: giáo dục, y tế, thuỷ lợi, giao thông và
chợ ở hai tỉnh nói trên và thông qua các hoạt động nâng cao năng lực.
Hiệp định vay cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải tài trợ cho
2 dự án do 2 tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh triển khai thực hiện.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 47 Lớp: CQ47/08.03
Tên dự án Nhà tài
trợ
Số vốn ODA cam
kết( triệu USD)
Dự án đường Chà Tở- Mường Tùng Kuwait 8
Dự án đường Phủ Thông- Khang Ninh Kuwait 8
Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế tỉnh
Bắc Kạn
Arap-
xeut
14.5
Trung tâm dậy nghề tỉnh Ninh Thuận Arap-
xeut
11
Tuyến giao thông liên xã Thạch Kim-Hiền
Hòa-Lâm Thủy-Bến Quan
Arap-
xeut
22.6
Dự án phát triển cơ sở haj tầng vùng
duyên hải
OFID 21.5
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tình Hà
Tĩnh
Kuwait 17.32
Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu
huyện Đà Bắc- Hòa Bình
Kuwait 14.4
Nguồn: MOF
Bảng 5: các dự án đầu tư đã cam kết và đang thực hiện của Trung Đông
vào Việt Nam hiện nay.
Nhìn vào bảng có thể thấy trong giai đoạn hiện nay các dự án ODA của
Trung Đông vào Việt Nam tuy có nhiều nhưng hầu hết là các dự án với số
vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ. Và do đó lượng vốn ODA tập trung là rất thấp.
2.3.2 Tình hình giải ngân vốn ODA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 48 Lớp: CQ47/08.03
Nguồn: MOF
Biểu đồ 6: ODA của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008-
2012
Nguồn: MOF
Biểu đồ 7: ODA cam kết và giải ngân của một số nước và tổ chức vào Việt
Nam giai đoạn 2008-2012
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 49 Lớp: CQ47/08.03
Qua biểu đồ có thể thấy lượng vốn ODA Trung Đông đầu tư vào Việt
Nam có sự thay đổi qua các năm. Năm 2009 lượng ODA đã tăng khá nhiều so
với năm 2008( 60.7%). Tuy nhiên sang năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng ODA cũng theo xu hướng đó mà giảm đi.
Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn thì lượng vốn ODA đầu tư vào Việt
Nam lại tăng lên. Mặc dù con số không lớn nhưng có thể thấy lượng ODA
đang tăng dần qua các năm.
So với các nhà tài trợ ODA vào Việt Nam theo biểu đồ thì lượng vốn
ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam là khá chênh lệch, rất thấp so với các
nhà đầu tư khác. Tính ra trong giai đoạn 2008-2012 lượng ODA Trung Đông
đầu tư vào Việt Nam chỉ đạt 1.3% so với WB và 3.1% so với Nhật Bản. Và so
với tổng số vốn ODA Trung Đông cấp cho các nước châu Á Thái Bình Dương
thì cũng chỉ chiếm một tỷ trọng không cao là 9.6% năm 2010 và năm 2011 là
10.28%.
Tốc độ giải ngân nguồn vồn ODA của Trung Đông nhìn chung còn
chậm và chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ giải ngân bình quân trong giai đoạn mới
chỉ đạt 68.69%.
Tỉ lệ giải ngân ODA là một vấn đề cần giải quyết nhanh chóng ở Việt
Nam nếu muốn nâng cao vốn ODA vào Việt Nam lên tầng cao mới.Tỉ lệ giải
ngân ở Việt Nam so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan
,Indonêxia còn thấp và chưa đạt được yêu cầu của các nhà viện trợ.
Tỷ lệ giải ngân thấp là do rất nhiều nguyên nhân mà đáng tiếc là vẫn
chưa giải quyết được. Trong các nguyên nhân làm cho tỷ lệ giải ngân thấp thì
nguyên nhân quan trọng nhất là do thủ tục còn chồng chéo gây lãng phí và
việc quản lý điều hành, thực hiện chương trình dự án còn yếu kém. Đó là
nhiệm vụ mà cơ quan quản lý của Việt Nam cần phải khắc phục trong thời
gian tới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
SV: Nguyễn Thúy Hiền 50 Lớp: CQ47/08.03
2.4 Đánh giá chung tác động ODA từ Trung Đông đối với Việt Nam
Công tác thu hút vốn ODA trong giai đoạn vừa qua đã được Đảng và
Nhà nướcđánh giá vềcơ bản có hiệu quả. Các nhàtài trợ cũng coi Việt Nam là
một trong những quốc gia sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Trên các lĩnh
vực cụ thể, ODA đã góp phần:
2.4.1 Tầm quan trọng của ODA từ Trung Đông đối với nguồn vốn ODA ở
Việt Nam
Vốn ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong
tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng đã đóng góp một phần rất lớn
trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tính cho đến năm 2012, tổng lượng vốn ODA Trung Đông cung cấp cho
Việt Nam là 387.95 triệu USD. Đóng góp một lượng vốn cho đầu tư phát triển
ở Việt Nam và làm tăng tổng vốn đầu tư ở Việt Nam. Với lượng vốn tuy
không lớn nhưng đã có nhiều tác động đến việc xóa đói giảm nghèo, phát
triển cơ sở hạ tầng qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
2.4.2. Hạn chế trong thu hút ODA Trung Đông
2.4.2.1 Những tồn tại
 Chưa nhận thức được đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA.
Trong việc thu hút và sử dụng ODA có nơi còn chưa có những nhận thức
đầy đủ và đúng đắn về ODA, coi đây là nguồn vốn nước ngoài cho không,
nếu là vốn vay thì Chính phủ chịu trách nhiệm trả nợ. Nhận thức như vậy
dẫn tới tình trạng một số chương trình, dự án ODA kém hiệu quả.
 Chậm cụ thể hóa chủ trương, chính sách và định hướng thu hút vốn ODA.
Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và những định hướng về thu hút
ODA ở tầm vĩ mô, song một số bộ, ngành và địa phương còn chậm triển
khai các chương trình, dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy
hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ.
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc
Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc

More Related Content

What's hot

Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoChương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Le Nguyen Truong Giang
 
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIANPHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
Công Cẩn Chu
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | duanviet...
 Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương  | duanviet... Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương  | duanviet...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | duanviet...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Giải bài toán markowitz tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
Giải bài toán markowitz  tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...Giải bài toán markowitz  tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
Giải bài toán markowitz tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
Nguyen Hau
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anDoan Tran Ngocvu
 
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phêDự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Gioi thieu ve 6 sigma
Gioi thieu ve 6 sigmaGioi thieu ve 6 sigma
Gioi thieu ve 6 sigma
Vuong Hoang
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdfBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
NuioKila
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
Levy Phan
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2
Cẩm Thu Ninh
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoChương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
 
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may...
 
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIANPHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | duanviet...
 Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương  | duanviet... Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương  | duanviet...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | duanviet...
 
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
 
Giải bài toán markowitz tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
Giải bài toán markowitz  tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...Giải bài toán markowitz  tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
Giải bài toán markowitz tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán bằng vba for ...
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
 
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phêDự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
Dự án đầu tư xây dựng chuỗi cà phê
 
Gioi thieu ve 6 sigma
Gioi thieu ve 6 sigmaGioi thieu ve 6 sigma
Gioi thieu ve 6 sigma
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdfBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.pdf
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
200 đề tài luận văn ngành quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo
 
Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
PLS - SEM.pdf
PLS - SEM.pdfPLS - SEM.pdf
PLS - SEM.pdf
 

Similar to Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc

Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đĐề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.docThực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Phong Olympia
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
luanvantrust
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.docPhân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủPháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAMQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt NamĐề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc (20)

Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đĐề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
 
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
Tiểu Luận Tăng Cường Thu Hút Vốn Oda Từ Trung Đông Vào Việt Nam.
 
20551
2055120551
20551
 
B0021
B0021B0021
B0021
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.docThực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
20242
2024220242
20242
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.docPhân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng.doc
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
B0091
B0091B0091
B0091
 
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủPháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAMQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
 
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt NamĐề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Tăng cường thu hút vốn oda từ trung đông vào việt nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TỪ TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM.
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Nguyễn Thúy Hiền
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i BẢNG CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA........................................................... 10 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA................................................... 10 1.1.1 Khái niệm............................................................................................... 10 1.1.2 Đặc điểm của ODA ................................................................................ 10 1.1.3 Phân loại ODA ...................................................................................... 13 1.1.3.1 Phân loại theo nguồn cung cấp ........................................................... 13 1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA.............................. 15 1.2 Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với nước nhận tài trợ ...... 15 1.2.1 Ưu điểm.................................................................................................. 15 1.2.2 Hạn chế................................................................................................... 17 1.3 Thu hút, vận động ODA............................................................................ 18 1.3.1 Nội dung thu hút, vận động ODA......................................................... 18 1.3.2 Quy trình quản lý, sử dụng ODA.......................................................... 19 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA.............. 22 1.4.1 Các nhân tố khách quan ......................................................................... 22 1.4.2 Các nhân tố chủ quan............................................................................ 23 1.5 Kinh nghiệm thu hút ODA của một số nước và bài học đối với Việt Nam24 1.5.1 Kinh nghiệm Trung Quốc .................................................................... 24 1.5.2 Kinh nghiệm Ba Lan............................................................................. 25 1.5.3 Kinh nghiệm Malaysia.......................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ODA CỦA TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM........................................................................................... 28 2.1 Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay ...................... 28
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam ........................................... 28 2.1.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Việt Nam hiện nay......................... 29 2.2 ODA của khu vực Trung Đông................................................................. 31 2.2.1 ODA của khu vực Trung Đông.............................................................. 31 2.2.2 ODA của Trung Đông vào Việt Nam .................................................... 34 2.2.2.1 Quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Đông ............................................ 34 2.2.2.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Trung Đông ở Việt Nam............. 36 2.2.2.3 Vài nét về quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông ở Việt Nam ................................................................................................................. 38 2.3 Tình hình thu hút ODA của Trung Đông vào Viêt Nam .......................... 41 2.3.1. Tình hình ký kết vốn ODA ................................................................... 41 2.3.2 Tình hình giải ngân vốn ODA................................................................ 47 2.4 Đánh giá chung tác động ODA từ Trung Đông đối với Việt Nam........... 50 2.4.1 Tầm quan trọng của ODA từ Trung Đông đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam ......................................................................................................... 50 2.4.2. Hạn chế trong thu hút ODA Trung Đông ............................................. 50 2.4.2.1 Những tồn tại...................................................................................... 50 2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................... 52 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHẢP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ODA CỦA TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM............................................ 55 3.1 Định hướng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Trung ĐôngError! Boo 3.2 Một số giải pháp nhằm thu hút ODA Trung Đông vào Việt NamError! Bookmark n 3.2.1 Hoàn thiện chiến lược thu hút ODA ...... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 55
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt Tiếng Anh 1 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Cooperation 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations 3 ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development Bank 4 ADNOC Công ty Dầu khí Quốc gia của Abu Dhabi Abu Dhabi National Oil Company 5 CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo 6 DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển Development Assistance Committee 7 EU Liên minh châu Âu European Union 8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product 10 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International monetary fund 11 IPIC Công ty đầu tư dầu khí quốc tế International Petroleum Investment Company 12 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản Japan Bank for International Cooperation
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 MOF Bộ tài chính Ministry of Finance 14 NGO Tổ chức phi chính phủ None Government Organization 15 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance 16 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Organization of Economic Co-operation and Development 17 PMU Ban quản lý các dự án Project Management Unit 18 UAE Các tiểu vương quốc Arap thống nhất United Arab Emirates 19 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc United Nations Development Programme 20 WB Ngân hàng quốc tế World bank 21 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 2006- 2012 ................ 22 Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2012 .... 24 Biểu đồ 3: ODA của Trung Đông trong năm 2010- 2011. ............................ 25 Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư vốn ODA của Trung Đông theo lĩnh vực năm 2011 ...26 Biểu đồ 5: ODA từ Trung Đông vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012. (đơn vị: triệu USD) ...................................................................................................... 36 Biểu đồ 6: ODA của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 ................................................................................................................ 41 Biểu đồ 7: ODA cam kết và giải ngân của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................. 41 Bảng 5: các dự án đầu tư đã cam kết và đang thực hiện của Trung Đông vào Việt Nam hiện nay. ........................................................................................ 40
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 8 Lớp: CQ47/08.03 LỜI MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Trung Đông là một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là nơi tập trung nhiều dầu mỏ với trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Và là một khu vực rất tích cực trong việc cung cấp ODA cho các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội để phát triển kinh tế. Hiện nay lượng vốn ODA khu vực Trung Đông đầu tư cho các nước châu Á- Thái Bình Dương đang không ngừng được tăng lên và với lượng vốn không nhỏ, và không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực của các dự án ODA Trung Đông cấp cho Việt Nam mang lại, đặc biệt trong việc cải thiện điều kiện sống của người dân, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, những dự án thủy điện, xây dựng bệnh viện hay hỗ trợ giáo dục…đã góp phần nào giải quyết những khó khăn mà một nước đang phát triển như Việt Nam đang mắc phải. Và nhờ đó mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên qua điều tra nghiên cứu có thể thấy lượng vốn ODA Trung Đông cấp cho Việt Nam so với tổng lượng ODA Việt Nam nhận được nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của Trung Đông cũng như mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai bên. Do đó có thể thấy hoạt động thu hút ODA của các nước Trung Đông tại Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm thu lại hiệu quả tốt hơn. Đó là về các vấn đề còn vướng mắc trong vấn đề pháp lý, là việc chậm chạp trong triển khai thực hiện, vấn đề giải phóng mặt bằng, là vấn đề quản lý và sử dụng vốn làm ảnh hưởng đến niềm tin của của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Vậy làm thế nào để thu hút nguồn vốn này từ khu vực nhiều tiềm năng như Trung
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 9 Lớp: CQ47/08.03 Đông để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Xuất phát từ những lý do trên em đã quyết định nghiên cứu đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu.  Tìm hiểu chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA.  Đánh giá thực trạng thu hút ODA của Trung Đông vào Việt Nam trong thời gian qua.  Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút ODA. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thu hút nguồn vốn ODA, tập trung vào phân tích hoạt động thu hút ODA Trung Đông tại Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: luận văn chủ yếu nghiên cứu về ODA vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương I: Tổng quan về ODA. Chương II: Thực trạng thu hút ODA của Trung Đông vào Việt Nam. Chương III: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút ODA của Trung Đông vào Việt Nam.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 10 Lớp: CQ47/08.03 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ODA 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA 1.1.1 Khái niệm ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho cá nước đang và chậm phát triển. Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển và chậm phát triển gồm có : ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ(NGO) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn FDI cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA. 1.1.2 Đặc điểm của ODA Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại, đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 11 Lớp: CQ47/08.03 không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thương mại quốc tế. Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết. Thứ hai, vốn ODA mang tính rằng buộc. ODA có thể rằng buộc (hoặc rằng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về chỉ tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Chẳng
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 12 Lớp: CQ47/08.03 hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu tới 65%. Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng cường bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế xét về lâu về dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mục tiêu mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v…đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA . Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hơp với lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của nhà tài trợ. Khi nhận viện trợ các nước trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 13 Lớp: CQ47/08.03 toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 1.1.3 Phân loại ODA 1.1.3.1 Phân loại theo nguồn cung cấp Gắn với nguồn cung cấp người ta chia ODA thành ODA song phương và ODA đa phương. - ODA song phương: chủ yếu là do các nước là thành viên của DAC( ủy ban hỗ trợ phát triển) cung cấp. Hiện nay ủy ban này có trên 22 quốc gia thành viên, hàng năm viện trợ một lượng ODA chiếm tỉ trọng khoảng 85% của toàn thế giới. Dự kiến trong ngắn hạn và trung hạn lượng ODA của các nước này cung cấp sẽ còn tiếp tục tăng. - ODA đa phương: Do các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, liên minh châu Âu, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, OFID, ngân hàng phát triển châu Phi, quỹ viện trợ của OPEC, quỹ Cô-oét và các tổ chức phi chính phủ cung cấp. 1.1.3.2 Phân loại theo tính chất - ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 14 Lớp: CQ47/08.03 - ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. - ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.1.3.3 Phân loại theo phương thức cung cấp ODA - Hỗ trợ cán cân thanh toán: hỗ trợ cán cân thanh toán thực hiện qua các dạng: + Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận (loại hình này ít gặp). + Viện trợ hàng hóa (hay hỗ trợ nhập khẩu): Chính phủ nước nhận ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản cam kết, bán trên thị trường nội địa và thu về nội tệ. Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển vào trong nước theo hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi số hàng hóa nhập vào nhờ hình thức này được bán trên thị trường trong nước và số thu nhập bằng nội tệ được đưa vào ngân sách. - Hỗ trợ chương trình( hỗ trợ phi dự án): đây là loại hỗ trợ khi đạt được hiệp định đối với đối tác tài trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không phải xác định một cách chính xác là nó sẽ được sử dụng như thế nào. - Hỗ trợ dự án: loại hỗ trợ này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn thực hiện ODA. Điều kiện để nhận được tài trợ là phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sử dụng vốn ODA.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 15 Lớp: CQ47/08.03 1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA - ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện. - Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ nước ngoài, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện. - Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và sử dụng ODA, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó . 1.2 Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với nước nhận tài trợ 1.2.1 Ưu điểm - ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, các khoản vay ODA có thời gian trả nợ dài, có mức lãi suất ưu đãi. Thành tố viện trợ không hoàn lại trong các khoản vay ODA tối thiểu là 25% theo quy định OEDC, trong khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế thì hiện nay và trong tương lai gần thì việc tranh thủ các nguồn vốn ODA đặc biệt là ODA vay để đầu tư cho các công
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 16 Lớp: CQ47/08.03 trình hạ tầng là rất cần thiết, và khi nguồn vốn vay nợ viện trợ gắn với đầu tư buộc nước nhận viện trợ phải cắt giảm tiêu dùng và tăng tỷ trọng tiết kiệm, như vậy nguồn vốn ODA sẽ khuyến khích đầu tư. - ODA bổ sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân thanh toán: hiện nay ở một số nước ASEAN có tỷ lệ tiết kiệm nội địa khá cao khoảng 30 - 40% GDP nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai. ODA vào các nước này là nguồn bù đắp quan trọng cho cán cân vãng lai. Trong điều kiện ở một nước không có khả năng tự do chuyển đổi thì một dự án đầu tư bằng 100% vốn trong nước mà có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị cho dự án, khi đó nguồn ngoại tệ không được đáp ứng thì chắc chắn dự án sẽ không khả thi, như vậy số tiền tiết kiệm nội địa không thể chuyển thành đầu tư. - ODA giúp phát triển nguồn nhân lực, giảm tình trạng đói nghèo và cải thiện các chỉ tiêu xã hội. Khi đã thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển kinh tế thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn. Viện trợ có tác động gián tiếp đến tăng trưởng, nếu nước nhận viện trợ có một cơ chế quản lý tốt thì viện trợ sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Khi đã tăng trưởng thì các chỉ tiêu xã hội được cải thiện, trong đó có chỉ tiêu phát triển tổng hợp về con người. Đây chính là lợi ích lâu dài, căn bản của quốc gia nhận viện trợ. Mặt khác, khi tiếp nhận nguồn vốn ODA thông qua các dự án, chương trình, nhiều cán bộ đã được tiếp cận và hiểu được quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực: giao thông, điện, công nghệ gen v.v. Các cán bộ quản lý dự án, công chức của Chính phủ làm quen dần và hiểu rõ những quy trình, quy định, thông lệ quốc tế về công tác đấu thầu, giải ngân, quản trị dự án. - ODA giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế: cải thiện thể chế và chính sách ở các nước đang phát triển là chìa khoá để tạo bước nhảy vọt về lượng trong thúc đẩy tăng trưởng làm giảm đói nghèo. Việc làm này cũng không chỉ hướng tới sự phù hợp với xu hướng của thế giới nhằm thu hút đầu
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 17 Lớp: CQ47/08.03 tư nước ngoài, mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế, xã hội của đất nước. Khi nhận vốn ODA, thực chất đây là một khoản vay nợ thì sẽ thay đổi được thói quen được hưởng bao cấp các dịch vụ công cộng không phải trả tiền hoặc trả rất ít của dân cư sang hình thức thu phí mà không gặp phản đối từ phía người dân. Điều này tác động đến cả nếp nghĩ của người dân trực tiếp thụ hưởng viện trợ. Nếu biết kết hợp giữa thế chế và chính sách tốt với đồng tiền chắc chắn sẽ làm được nhiều việc hơn so với chỉ mình đồng tiền. 1.2.2 Hạn chế Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược của riêng mình và do đó họ đều có chính sách riêng hướng vào những mục tiêu đó. Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở của thị trường cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ, yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho nước nghèo cũng thường gắn với việc mua sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết với các nước nghèo. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất. Ngoài ra nước tiếp nhận ODA tuy có quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ý
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 18 Lớp: CQ47/08.03 của nước viện trợ, dù không trự c tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Thủ tục để sử dụng ODA thường phức tạp và mất nhiều thời gian để dự án được chấp nhận. Vì vậy, nước tiếp nhận ODA thường phải thay đổi nhiều lần về chuẩn bị dự án mới được nhà tài trợ chấp nhận thẩm định. Ngoài ra, các chi phí như chi phí quản lý dự án, thuê tư vấn quốc tế, giải phóng mặt bằng của dự án ODA cũng có yêu cầu cao hơn những dự án cùng loại sử dụng vốn trong nước do nhà tài trợ can thiệp trực tiếp vào các quy trình này. Ngoài ra thì do một số ràng buộc của nước đầu tư về đồng tiền đầu tư nên tác động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị của lượng vốn đầu tư có hoàn lại tăng lên. Ngoài ra tình trạng thất thoát, lãng phí ; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý... khiến cho hiệu quả và chất lượng công trình đầu tư bằng nguồn vốn này thấp, có thể đẩy nước nhận đầu tư vào tình trạng nợ nần. 1.3 Thu hút, vận động ODA 1.3.1 Nội dung thu hút, vận động ODA Thu hút ODA là quá trình vận động các nhà tài trợ để có thể có được nguồn vốn tài trợ đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quá trình vận động này được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau, thông qua các diễn đàn như Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) cho Việt Nam, các hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối ngoại của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và hoạt động của các cơ quan ngoại giao của Chính phủ Việt Nam tại nước ngoài. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao tiến hành vận động ODA với nước, tổ chức quốc tế tiếp nhận Cơ quan đại diện đó, trên cơ sở quy
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 19 Lớp: CQ47/08.03 định của tại Điều 5 Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ. Vận động ODA được thực hiện trên cơ sở: (i) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước, ngành, vùng và các địa phương; (iii) Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRGS); (iv) Chiến lược quốc gia vay và trả nợ nước ngoài và Chương trình quản lý nợ trung hạn của quốc gia; (v) Định hướng thu hút và sử dụng ODA; (iv) Các chương trình đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các ngành, các địa phương; và (vii) Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Ngoài ra muốn thu hút, vận động ODA có hiệu quả cần phải dựa trên các chương trình, chiến lược của các nhà tài trợ trong mỗi thời kỳ nhất định. 1.3.2 Quy trình quản lý, sử dụng ODA Theo quy chế Quản lý và sử dụng nguồn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì quy trình quản lý, sử dụng ODA là những hoạt động với các bước cụ thể sau: a) Xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA (sau đây gọi tắt là “chương trình, dự án”) yêu cầu tài trợ đối với từng nhà tài trợ. Danh mục yêu cầu tài trợ ODA là danh mục chương trình, dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp từ các danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của cơ quan chủ quản, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Điều 8 Quy chế này làm cơ sở để vận động tài trợ ODA đối với từng nhà tài trợ. Theo đó danh mục yêu cầu tài trợ ODA bao gồm các chương trình, dự án được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để vận động từng nhà tài trợ cụ thể. Quy chế này quy định trình tự xây dựng Danh mục yêu cầu tài trợ ODA gồm các bước cụ thể như cơ quan chủ quản chủ động xây dựng danh mục yêu cầu
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 20 Lớp: CQ47/08.03 tài trợ ODA dựa trên cơ sở quy định tại Điều 5 Quy chế này, bước tiếp theo là cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục yêu cầu tài trợ ODA kèm theo đề cương chi tiết của từng chương trình, dự án với những nội dung chủ yếu được quy định kèm trong quy chế này. Qua đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các cơ quan và nhà tài trợ có liên quan lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ ODA trên cơ sở hệ thống các tiêu chí ưu tiên phân bổ và sử dụng ODA theo lĩnh vực và địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA theo các nội dung được quy định tại Điều 8 Quy chế này.Sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho từng nhà tài trợ Danh mục yêu cầu tài trợ ODA. b) Chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả ký kết chương trình, dự án. Trong quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan trong từng khâu chuẩn bị và kí kết chương trình, dự án. Theo đó cơ quan chủ quản sau khi nhận được thông báo về danh mục tài trợ chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ ra quyết định về chủ dự ấn và hỗ trợ chủ dự án thực hiện các nhiệm vụ được quy định như trong quy chế. Chủ dự án sau khi nhận nhiệm vụ sẽ phải thực hiện những công việc cụ thể như chuẩn bị dự án đầu tư, chuẩn bị chương trình, chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật với các nội dung cụ thể được ban hành trong điều 11 của Nghị định. c) Thực hiện chương trình, dự án. Trong Nghị định này nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ quản cũng như chủ dự án, thành lập ban quản lý dự án, chuẩn bị vốn đối ứng trước khi thực hiện dự án và quy định rõ những công việc liên quan như
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 21 Lớp: CQ47/08.03 giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu…được quy định rõ từ điều 23 đến điều 31 của Nghị định này. d) Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án (bao gồm cả đánh giá sau chương trình, dự án); nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả thực hiện chương trình, dự án. Theo dõi chương trình, dự án Theo dõi chương trình, dự án là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Đánh giá chương trình, dự án 1. Đánh giá dự án là hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, dự án để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, dự án khác. 2. Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Công tác đánh giá định kỳ được tiến hành theo 4 giai đoạn cụ thể nêu trong nghị định. 3. Kế hoạch, tổ chức thực hiện và kinh phí cho công tác đánh giá trích từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn đối ứng hoặc nguồn vốn khác, phải được quy định và xác định trước trong văn kiện chương trình, dự án và phải phù hợp với tính chất của từng loại chương trình, dự án. Báo cáo thực hiện chương trình, dự án
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 22 Lớp: CQ47/08.03 Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, Ban quản lý dự án phải xây dựng và gửi các báo cáo quy định dưới đây cho chủ dự án, để chủ dự án gửi cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện chương trình, dự án. Chậm nhất 20 ngày sau mỗi quý, cơ quan chủ quản lập báo cáo tổng hợp về kết quả vận động ODA, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA 1.4.1 Các nhân tố khách quan - Tình hình kinh tế chính trị ở quốc gia tài trợ: các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát thất nghiệp hay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn, đối với các quốc gia cung cấp ODA do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế,v.v. có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm. - Các chính sách, quy chế của nhà tài trợ: nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực như các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, đền bù tái định cư hay chế độ báo cáo định kỳ,v.v. Các thủ tục này khiến cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án thường bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và quy định của từng nhà tài trợ là
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 23 Lớp: CQ47/08.03 một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ. - Môi trường cạnh tranh: thời gian gần đây, có thể thấy tổng lượng ODA trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc sung đột vũ trang khu vực. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Vì vậy, để thu hút được những nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này. 1.4.2 Các nhân tố chủ quan Thông thường các nhà tài trợ đầu tư nguồn vốn ODA vào các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn vốn ODA. Do đó, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn ODA phải kể đến là: - Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ: Trong môi trường này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,v.v. sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Vì vậy, ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để vận động và thu hút ODA cho đất nước. - Quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ: Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt, qua đó sẽ
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 24 Lớp: CQ47/08.03 làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này. - Năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA: Năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn.v.v. đòi hỏi các cán bộ cần có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ. Ngoài những năng lực kể trên về năng lực công tác chuyên môn đòi hỏi các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. - Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA: Đối với các chương trình dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đối ứng (khoảng 0,15 USD). Ngoài ra, cần một lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình dự án cũng không nhỏ. Vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các quốc gia tiếp nhận vốn phải biết tăng cường và phát huy năng lực tài chính của mình là chính. 1.5 Kinh nghiệm thu hút ODA của một số nước và bài học đối với Việt Nam 1.5.1 Kinh nghiệm Trung Quốc Sở dĩ nguồn vốn ODA được thu hút vào TQ nhiều và sử dụng hiệu quả chính là nhờ chủ trương đúng đắng trong quản lý nguồn vốn ODA. Trung Quốc sử dụng nguyên tắc quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung. Nguồn vốn ODA đóng vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở Trung Quốc. Nguyên nhân thành công của việc thu hút ODA ở Trung Quốc có thể tóm tắt: chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 25 Lớp: CQ47/08.03 phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ. Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là MoF và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia. MoF làm nhiệm vụ đi xin tài trợ, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với đối tác tài trợ đánh từng dự án. Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn. 1.5.2 Kinh nghiệm Ba Lan Điểm nổi bật trong quản lý nguồn vốn ODA tại Ba Lan là vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt. Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng, việc thực hiện dự án ODA mà giao cho các bộ phận hành chính không phải là thích hợp. Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ. Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là quỹ tài chính công, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo. Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 26 Lớp: CQ47/08.03 Trong đó, chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan. Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường. Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án. 1.5.3 Kinh nghiệm Malaysia Điểm nổi bật trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Malaysia là sự phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá. Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo. Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai. Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 27 Lớp: CQ47/08.03 hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Cũng quan niệm như Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí, tạp môi trường đầu tư trong sạch sẽ giúp tăng cường thu hút ODA. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Ba Lan và Malaysi có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, chiến lược hợp tác tốt với nhà tài trợ: Để thực hiện tốt hoạt động tiếp nhận ODA cũng như lấy được lòng tin lâu dài đối với nhà tài trợ, sự phối hợp hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ giúp tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, kiểm soát chặt chẽ và thông suốt trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA. Các khó khăn trong quá trình thực hiện dễ dàng được chia sẻ và giải quyết. Thứ hai, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thông qua công tác kiểm toán và kiểm soát. Công tác kiểm toán tập trung vào các hệ thống quản lý. Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường để nâng cao hiệu quả sử dụng qua đó tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với phía nhà tài trợ trong khâu đánh giá hiệu quả hoạt động ODA bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá hai phía
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 28 Lớp: CQ47/08.03 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ODA CỦA TRUNG ĐÔNG VÀO VIỆT NAM 2.1 Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay 2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam Việt Nam có sức hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1992. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng không phải luôn tăng. Cùng với sự thành công của đề án “ định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010”, và xét trong giai đoạn từ năm 2006- 2012 ta có thể thấy rõ điều đó. Lượng ODA vào Việt Nam thay đổi không ngừng, theo biểu đồ ODA cam kết giai đoạn 2006- 2012 có thể thấy từ năm 2006 đến năm 2009, lượng ODA tăng đều, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 22.06%. Tuy nhiên đến cuối năm 2007 đến cuối 2009 mặc dù xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng lượng ODA cam kết vào Việt Nam không vì thế mà giảm đi mà còn tăng nhanh. Năm 2008 chỉ tăng 8.99% nhưng đến năm 2009 đã tăng thêm 36.33%. Tuy nhiên đến năm 2010 đến nay, do theo xu hướng cắt giảm lượng vốn ODA của các nước trên thế giới nên lượng vốn ODA cam kết cũng theo đó mà giảm đi mặc dù không đáng kể. Năm 2010 là 1.96%, đến năm 2012 giảm xuống thêm 6.58%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện rõ sự thay đổi của vốn ODA vào Việt Nam từ năm 2006-2012.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 29 Lớp: CQ47/08.03 . nguồn: vietnam.vn đơn vị: tỷ USD. Biểu đồ 1: ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 2006- 2012 2.1.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Việt Nam hiện nay Từ năm 1992 đến nay nguồn vốn ODA đã hỗ trợ tích cực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, đã giảm được tỉ lệ hộ nghèo từ 53% năm 1993 xuống 10%. Dù thu nhập cải thiện nhưng người dân Việt Nam vẫn còn nghèo, vì thế định hướng thu hút và sử dụng ODA thời gian tới vẫn cần ưu tiên vào lĩnh vực này. Tương tự như vậy, vốn ODA vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phải được tập trung ưu tiên cho các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng hàng đầu của đất nước và phải được sử dụng hiệu quả hơn. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này cũng phải được đẩy nhanh hơn, để tránh lãng phí, nhất là đối với các dự án trong lĩnh vực giao thông. Ngoài kết cấu hạ tầng, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2011- 2020 của đất nước cũng đã vạch ra đột phá chiến lược về thể chế và chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, vốn ODA cần được ưu tiên để giúp Việt
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 30 Lớp: CQ47/08.03 Nam thực hiện tốt các đột phá chiến lược này. Thêm nữa, Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đây là lĩnh vực rất cần sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế, trong đó ODA là nguồn vốn quan trọng. Theo đó có 8 ngành và lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA được đặt ra gồm: - Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại. - Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội. - Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. - Phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Hỗ trợ hoàn thiện thể chế luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. - Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số kĩnh vực sản xuất, kinh doanh. - Hỗ trợ theo địa bàn, lãnh thổ.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 31 Lớp: CQ47/08.03 Nguồn: MOF Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2012 2.2 ODA của khu vực Trung Đông Khu vực Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hóa của vùng Phi- Á- Âu , về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia Tây Nam Á và Ai Cập. Trong một phạm vi vùng khác có thể gộp vào vùng Bắc Phi hay Trung Á. Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước: Arap saudi, Bahran, Quatar, UAE, Co-oet, Jordan, Iran, Iraq, Isarael, Liban, Oman,, Palestine, Síp ( phần Bắc), Thỏ Nhĩ Kỳ, Syria và Yemen. Ngoại trừ Isarael, đa số các nước còn lại theo đạo Hồi. Trung Đông tập trung 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Với dân số khoảng 280 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao trên thế giới, Trung Đông được coi là thị trường có sức mua lớn và khả năng thanh toán cao 2.2.1 ODA của khu vực Trung Đông Như đã nói trên, Trung Đông là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và là những nước rất tích cực trong việc đầu tư ODA nhằm hỗ trợ
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 32 Lớp: CQ47/08.03 những nước đang phát triển phát triển kinh tế, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, nguồn nhân lực. Hiện nay các nước Trung Đông đang tập trung ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu là các dự án cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Nguồn: Kuwait’s Annual Reports Arabsaudi’ annual reports. OFID reports. Biểu đồ 3: ODA của Trung Đông trong năm 2010- 2011. Theo thống kê, cơ cấu hỗ trợ ODA theo khu vực của các nước Trung Đông có sự thay đổi qua các năm. Và việc phân bổ ODA cũng không đồng đều giữa các khu vực. Qua biểu đồ có thể thấy khu vực các nước châu Á Thái Bình Dương nhận được khá nhiều sự ưu ái với lượng vốn lớn và tăng đều, tiếp theo là các nước châu Phi và các tiểu vương quốc Ả rập. Nếu xét về mục đích, vai trò của ODA và những cái lợi của nước đầu tư và nước nhận đầu tư cũng có thể dễ dàng giải thích được lí do cho sự không đồng đều này.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 33 Lớp: CQ47/08.03 Nguồn: Kuwait’s Annual Reports Arabsaudi’ annual reports. OFID reports. Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư vốn ODA của Trung Đông theo lĩnh vực năm 2011 Các nước Trung Đông thường đầu tư phần lớn ODA cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải( 31,10%), ngành công nghiệp năng lượng(27,12%) và nông nghiệp(18,02%). Còn lại là cho phúc lợi xã hội và thủy lợi. Điều kiện cấp ODA Mỗi quỹ ODA có các điều kiện cho vay khác nhau nhưng tựu trung lại đều có các điều kiện cơ bản sau: - Không sử dụng ODA vào mục đích quân sự, không làm trầm trọng thêm những đối đầu quốc tế. - Chú trọng tới bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. - Duy trì và củng cố nền hòa bình, theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong chi tiêu quân sự của các nước nhận viện trợ, việc phát triển và sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt và việc xuất nhập khẩu vũ khí của các nước đó.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 34 Lớp: CQ47/08.03 - Thúc đẩy dân chủ hóa, bước đầu đi vào kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự do và nhân quyền. - Thực hiện trên nguyên tắc xem xét toàn diện yêu cầu của từng nước nhận viện trợ, các điều kiện kinh tế xã hội của các nước đó. - Cơ cấu viện trợ với tỷ lệ cao là viện trợ cho vay (ODA tín dụng với lãi suất ưu đãi và dài hạn, có nhiều năm ân hạn) và một mức thấp dành cho viện trợ cho không, trong đó chú trọng tới viện trợ theo dạng hợp tác kỹ thuật). - Các dự án ODA phải hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. - Vốn cấp cho các dự án không vượt quá 50% lượng vốn cần thiết cho dự án. - Tổng lượng vốn ODA cho bất kì nước nào tại bất kì thời điểm nào cũng không được vượt quá 10% tổng vốn hiện có của quỹ. 2.2.2 ODA của Trung Đông vào Việt Nam 2.2.2.1 Quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Đông Việt Nam và các nước Trung Đông đã tạo dựng được khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, công nghiệp và dầu khí. Các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt động của các ủy ban hỗn hợp, hợp tác song phương giữa các bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cự trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Một số ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước Trung Đông được thành lập và hoạt động có hiệu quả gồm có: ủy ban liên chính phủ với UAE, Iraq; Ủy ban hỗn hợp với UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman, Cô-oet, Arap-saudi, Iran. Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến thành lập ủy ban hỗn hợp với Israel và Palestine. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông chủ yếu tập trung vào các đối tác như Ảrập Saudi, Kuwait, UAE, Israel. Tình hình triển
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 35 Lớp: CQ47/08.03 khai các dự án hợp tác nhìn chung tiến triển thuận lợi, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, Ảrập Saudi đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực: dầu khí (xây dựng nhà máy lọc dầu và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy), xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, bất động sản... Dự án nhà máy sản xuất khung nhà thép tiền chế của Tập đoàn Zamil Steel ở Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội) và Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai) là những điển hình về thành công của Ảrập Saudi trong đầu tư tại Việt Nam. Tháng 2/2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ký thỏa thuận với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Ảrập Saudi (Aramco) về hợp tác trong việc cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cung cấp sản phẩm khí hóa lỏng (LPG) và trong các dự án lọc hóa dầu nói chung của Việt Nam. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đang có hợp tác với Aramco để nhập khẩu xăng dầu và triển khai phương án xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu công suất 10 triệu tấn/năm tại khu vực nam Vịnh Vân Phong, Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Kuwait chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí. Nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 4/2008 của Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, PVN đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Dầu khí Kuwait (KPC) và đối tác Nhật Bản cùng tham gia dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Bên cạnh đó, Kuwait còn là đối tác cung cấp ODA quan trọng cho Việt Nam. Tính đến nay, thông qua Quỹ phát triển kinh tế Ảrập của Kuwait, Kuwait đã cho Việt Nam vay vốn 10 dự án với tổng trị giá giá cho vay là 39 triệu đina Kuwait, tương đương 150 triệu USD. Vốn vay được tập trung cho các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn như các công trình giao thông, thủy lợi nhỏ của các tỉnh nghèo. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 36 Lớp: CQ47/08.03 vào sử dụng có hiệu quả như Thủy lợi Dầu Tiếng, Thủy lợi Vân Đình, Đường giao thông Đắc Tả - Ngọc Linh. Quan hệ hợp tác kinh tế với UAE chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí và đầu tư. Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng với đối tác của UAE là Công ty IPIC (International Petroleum Investment Company) và đối tác thứ ba, Công ty Trafigura/GS của Singapore đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, các bên đang tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan để sớm đưa dự án vào hoạt động. Hai đơn vị của PVN là PV Gas và PV Oil có quan hệ mua bán khí hóa lỏng, dầu, sản phẩm dầu với Công ty Dầu khí Quốc gia của Abu Dhabi (Abu Dhabi National Oil Company - ADNOC). Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Israel chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Các tập đoàn RAD, ECI Telecom Ltd., Comverse và Alvarion, Tập đoàn Ultra Pure Core (UPC) đang có những dự án hợp tác rất hiệu quả với đối tác Việt Nam. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Việt Nam như VNPT, Viettel, EVN đều có sử dụng công nghệ của Israel. Các công ty Israel cũng đã tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án tại Việt Nam, như tòa Landmark ở Hà Nội và Capital Fund TP.HCM. Tập đoàn UPC đang hợp tác với Công ty Sợi Quang Việt của Việt Nam để triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi quang hiện đại nhất Đông Nam Á tại Bình Dương. 2.2.2.2 Lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của Trung Đông ở Việt Nam Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về tình hình ở Việt Nam và các kế hoạch phát triển của Việt Nam, cũng như các cuộc đàm phán chính sách với các nước, các quỹ hỗ trợ ODA của Trung Đông ưu tiên giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 37 Lớp: CQ47/08.03 a. Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở Việt Nam. Các nước Trung Đông hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện hạ tầng cơ sở cho ngành này, bao gồm cả việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi để tăng năng suất (phát triển đất đai phù hợp cho nông nghiệp cùng với các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở kinh tế, xã hội và nông nghiệp). b. Phát triển các nguồn nhân lực và giáo dục Việt Nam đã đạt được các chỉ số xã hội cao, bao gồm các tỷ lệ cao trong giáo dục đại học và trung học. Tiếp tục cải thiện trình độ giáo dục và phát triển các nguồn nhân lực trên diện rộng sẽ cho phép Việt Nam duy trì tính cạnh tranh của mình và có thể phát triển các ngành công nghiệp có trị giá gia tăng cao. Các quỹ hỗ trợ Trung Đông tiến hành hợp tác với Việt Nam để duy trì trình độ giáo dục đó. Các lĩnh vực trợ giúp Việt Nam là: - Nâng cấp các cơ sở, thiết bị giáo dục ở các trường đại học - Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giáo dục đào tạo cơ bản - Cải thiện giáo dục ở cấp phổ thông cở và trung học - Nâng cao chất lượng giáo viên - Cải thiện công tác đào tạo các chuyên gia và các kỹ sư kỹ thuật. c. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ Các quỹ hỗ trợ Trung Đông tích cực tiến hành trợ giúp Việt Nam trong việc cải thiện các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, bao gồm: - Tiến hành đầu tư các dự án xây dựng bệnh viện. - Tiến hành những dự án có lợi cho người nghèo (ví dụ: xây dựng các hệ thống cấp thoát nước..) và sử dụng một cách tích cực viện trợ không hoàn lại cho các dự án dân sinh.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 38 Lớp: CQ47/08.03 2.2.2.3 Vài nét về quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông ở Việt Nam Quy trình thực hiện ODA của khu vực Trung Đông vào Việt Nam cũng giống như quy trình chung về các quy định về các nguồn luật quản lý, các quy trình thực hiện, các quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, của chủ dự án… tuy nhiên trong đó cũng có những điểm khác biệt. Theo thông tư 193/2011/TT-BTC về hướng dẫn quản lý tài chính , giải ngân đối với các chương trình, dự án tài trợ bằng nguồn vốn OFID và Thông tư số 142/2011/TT-BTC về hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay quỹ Kuwait và Saudi đã có những quy định riêng cụ thể sau. Về nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn vốn vay Theo quy định về nguồn vốn ODA của OFID: - Nguồn vốn vay OFID tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự án theo tỉ lệ quy định tại Phụ lục 2 của Hiệp định vay vốn ký với OFID. - Tỉ lệ tài trợ quy định trong Hiệp định vay là tỉ lệ tính trên chi phí các hạng mục đầu tư không bao gồm chi phí thuế. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa nhà tài trợ và bên vay. Từng lần rút vốn vay để thanh toán cho các hạng mục đầu tư đều áp dụng các tỉ lệ tài trợ tương ứng để xác định số vốn rút từ nguồn vốn vay Theo quy định về nguồn vốn ODA của quỹ Kuwait và Saudi - Nguồn vốn vay Quỹ Kuwait tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự án theo tỉ lệ quy định tại Thư bổ sung số 1 của Hiệp định vay về “Danh mục hàng hóa được tài trợ từ nguồn vốn vay”. - Nguồn vốn vay Quỹ Saudi tài trợ cho các hạng mục đầu tư trong dự án theo tỉ lệ quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định vay về “Rút vốn khoản vay”.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 39 Lớp: CQ47/08.03 - Tỉ lệ tài trợ quy định trong Hiệp định vay là tỉ lệ tính trên chi phí các hạng mục đầu tư không bao gồm chi phí thuế. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa nhà tài trợ và bên vay. Từng lần rút vốn vay để thanh toán cho các hạng mục đầu tư đều áp dụng các tỉ lệ tài trợ tương ứng để xác định số vốn rút từ nguồn vốn vay. - Mọi khoản rút vốn từ nguồn vốn vay đều phải được thực hiện trước ngày đóng tài khoản vay (hoặc ngày đóng tài khoản vay được gia hạn) theo quy định của Hiệp định vay. - Không dùng vốn vay để thanh toán cho các hạng mục hàng hóa không được quy định tại Hiệp định vay. Về việc ký kết hợp đồng và chuẩn bị cho công tác thanh toán, giải ngân. - Việc mua sắm, đấu thầu thực hiện theo quy định của Hiệp định vay, và quy định trong nước hiện hành. Trường hợp có sự khác biệt giữa quy định trong nước và quy định của Hiệp định vay thì thực hiện theo quy định của Hiệp định vay. Việc lựa chọn nhà thầu phải có sự chấp thuận trước của nhà tài trợ, trừ trường hợp nhà tài trợ đồng ý cho dự án lựa chọn nhà thầu trước và nhà tài trợ chấp thuận sau, theo quy định của Hiệp định vay. - Sau khi ký kết hợp đồng, Ban quản lý dự án gửi bản sao hợp đồng cho nhà tài trợ và Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để chuẩn bị giải ngân. Nhà tài trợ sẽ nhập các thông tin về hợp đồng để theo dõi việc thực hiện và thanh toán theo hợp đồng vào hệ thống quản lý hợp đồng của nhà tài trợ. Tổng cộng các khoản nhà tài trợ thanh toán theo hợp đồng không vượt hạn mức vốn vay nước ngoài của hợp đồng, trừ trường hợp hợp đồng được điều chỉnh và được nhà tài trợ chấp thuận. Về việc ký kết hợp đồng và chuẩn bị cho công tác thanh toán, giải ngân.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 40 Lớp: CQ47/08.03 - Việc mua sắm, đấu thầu thực hiện theo quy định của Hiệp định vay, và quy định trong nước hiện hành. Trường hợp có sự khác biệt giữa quy định trong nước và quy định của Hiệp định vay thì thực hiện theo quy định của Hiệp định vay. Việc lựa chọn nhà thầu phải có sự chấp thuận trước của nhà tài trợ, trừ trường hợp nhà tài trợ đồng ý cho dự án lựa chọn nhà thầu trước và nhà tài trợ chấp thuận sau, theo quy định của Hiệp định vay. - Sau khi ký kết hợp đồng, Ban quản lý dự án gửi bản sao hợp đồng cho nhà tài trợ và Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để chuẩn bị giải ngân. Nhà tài trợ sẽ nhập các thông tin về hợp đồng để theo dõi việc thực hiện và thanh toán theo hợp đồng vào hệ thống quản lý hợp đồng của nhà tài trợ. Tổng cộng các khoản nhà tài trợ thanh toán theo hợp đồng không vượt hạn mức vốn vay nước ngoài của hợp đồng, trừ trường hợp hợp đồng được điều chỉnh và được nhà tài trợ chấp thuận. Về chế độ báo cáo, giám sát - Theo định kỳ hàng Quý, Ban Quản lý dự án gửi cho OFID báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện dự án cho OFID. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Ban quản lý dự án lập báo cáo việc sử dụng vốn OFID trên tài khoản nguồn, vốn đồng tài trợ và vốn đối ứng gửi KBNN nơi giao dịch làm thủ tục đối chiếu và xác nhận, đồng gửi cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ theo dõi, giám sát. - Cơ quan tài chính các cấp, cơ quan chủ quản dự án có thể độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn OFID về các nội dung liên quan đến quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư. - Cơ quan chủ quản, chủ dự án/Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo tình hình thực hiện, tiến độ thanh toán, giải ngân theo quy định hiện hành về
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 41 Lớp: CQ47/08.03 báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA; hoặc khi có vấn đề phát sinh để các cơ quan liên quan phối hợp bàn phương án giải quyết. - Cơ quan chủ quản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình quản lý và sử dụng vốn vay. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn vay không đúng với quy định thì sẽ thu hồi số vốn đã chuyển hoặc tạm ngừng chuyển vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. - Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối cung cấp thông tin, số liệu cho các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. - Chủ dự án/Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hiện hành kể từ ngày kết thúc Hiệp định theo quy định về lưu trữ tài liệu để xuất trình khi có yêu cầu, phục vụ công tác giám sát, theo dõi, đánh giá và kiểm toán chương trình. - Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài phải được kiểm toán hàng năm và kiểm toán khi kết thúc dự án bởi Kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan kiểm toán độc lập. Chủ dự án/Ban quản lý dự án tổ chức thuê tuyển cơ quan kiểm toán theo quy định hiện hành. Một bản sao Báo cáo kiểm toán phải được gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp và Kiểm toán nhà nước (trường hợp dự án không do Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán). Chi phí kiểm toán nếu không được nhà tài trợ theo Hiệp định vay thì do chủ dự án bố trí từ nguồn vốn đối ứng. 2.3 Tình hình thu hút ODA của Trung Đông vào Viêt Nam 2.3.1. Tình hình ký kết vốn ODA Về ODA từ Trung Đông vào Việt Nam chủ yếu từ ba quỹ là quỹ Arap- xeut, quỹ Cô-oet và quỹ OFID.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 42 Lớp: CQ47/08.03 Tuy đặt quan hệ ngoại giao từ những năm 90 nhưng quỹ Arap-xeut mới chính thức cấp vốn ODA vào Việt Nam từ năm 2010, và tính cho đến năm 2012 thì quỹ này dã cam kết cấp cho Việt Nam 56.95 triệu USD, vào lĩnh vực chủ yếu là y tế, giáo dục và giao thông vận tải. Tuy đây là sự đầu tư mới mẻ nhưng đây là khu vực tiềm năng cho sự hợp tác lâu dài nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển. Quỹ Cô-oet cấp ODA vào Việt Nam từ khá sớm( từ năm 1994 với dự án nhà máy thủy lợi Dầu Tiếng) cho đến nay đã đầu tư trên 10 dự án ODA và đầu tư vào Việt Nam trên 150 triệu USD, vào các lĩnh vực chủ yếu là giao thông vận tải, nông nghiệp, y tế và giáo dục. Cho đến thời điểm hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 17 Dự án và chương trình với tổng vốn 161 triệu USD và đang tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển tại Việt Nam. Các dự án của OFID trải dài trên nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục. Mặc dù đặt quan hệ kinh tế khá lâu nhưng giai đoạn trước năm 2008 lượng vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam là rất ít, chủ yếu chỉ từ quỹ Kuwait và với lượng vốn rất nhỏ. Xác định được tầm quan trọng của thị trường Trung Đông, đặc biệt xét trên các khía cạnh trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, xuất khẩu lao động và hợp tác dầu khí. ngày 9/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đề án đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính - ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an ninh, quốc phòng. Và cũng kể từ đó lượng vốn ODA từ Trung Đông cấp vào Việt Nam bắt đầu tăng lên.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 43 Lớp: CQ47/08.03 Nguồn: MOF Biểu đồ 5: ODA từ Trung Đông vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012. (đơn vị: triệu USD) Một số dự án có ODA của Trung Đông vào Việt Nam: Cho đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả như Thủy lợi Dầu Tiếng, Thủy lợi Vân Đình, đường giao thông Đắc Tả- Ngọc Linh… góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại các địa phương. Dự án thủy lợi Dầu Tiếng được quỹ Cô-oét đầu tư năm 1979, hết hạn giải ngân năm 1986 với số vốn đầu tư là 8,9 triệu Đina Kuwait tương đương 36,16 triệu USD với tỷ lệ giải ngân là 32,4 triệu USD là dự án đầu tư đầu tiên của quỹ Kuwait vào Việt Nam. Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng có qui mô lớn gồm: - Đập đất chính dài 1,1 km, cao 29 m, thể tích 2 triệu m3 . - Đập đất phụ dài 26 km, thể tích 11 triệu m3 . - Đập tràn bê tông xả lưu lượng 2800 m3 /s. - Hồ chứa có dung tích 1,58 tỷ m3 và diện tích mặt nước 27000 ha.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 44 Lớp: CQ47/08.03 - Hai kênh chính Đông và Tây, mỗi kênh dài xấp xỉ 50 km với mặt cắt đủ để dẫn lưu lượng 93 m3 /s. Mạng lưới kênh nhánh dài khoảng 3000 km. Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng có nhiệm vụ chính: - cấp nước tưới tự chảy cho 93.393 ha, tạo nguồn bơm cho 40.000 ha. - cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp 100 triệu m3 /năm. - giảm lũ có tần suất p=1% (lưu lượng lũ 2800 m3 /s) trên sông Sài Gòn. - cải thiện môi trường cho 400 ngàn ha trong vùng khô hạn và đẩy mặn tại hạ du sông Sài Gòn. Dự án thủy điện Ayun cũng là dự án được quỹ Kuwait cấp vốn ODA đầu tư năm 1993 và bắt đầu giải ngân năm 1994 với số vốn giải ngân là 5 triệu Đina Kuwait tương đương 20 triệu USD. Đến năm 2002 công trình đã hoàn thành. Hồ Ayun Hạ đã đem lại hiệu quả cao ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc, hạn chế nhiều chặt cây, phá rừng. Hồ Ayun ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhà máy thuỷ điện Ayun đã được xây dựng đã được hòa điện vào lưới điện quốc gia với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 2.700KW. Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ. Các chỉ tiêu thông số chính của công trình: Nhiệm vụ: Tưới tự chảy cho 13.500 Ha canh tác, kết hợp phát điện phục vụ các trạm bơm tưới trong vùng (công suất 2700 KW)
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 45 Lớp: CQ47/08.03 - Công trình cấp : III - Dung tích hồ : 253 triệu m3 - Chiều dài đập đất: 370.0 m; chiều cao đập 36.0 m - Chiều rộng ngưỡng tràn xả lũ Btràn : 18.0 m; lưu lượng tràn thiết kế 1237.0 m3/s Ngoài ra còn có các dự án mới được kí kết và đang được rút vốn đầu tư như: Ngày 1/11/2011, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp thay mặt Chính phủ Việt Nam và ông Yousef I. AL - BASAM, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út đã ký Hiệp định vay vốn Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út cho Dự án “Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn” để đầu tư trang thiết bị bệnh viện và trang thiết bị cho Trung tâm đào tạo y tế tỉnh Bắc Kạn có trị giá vốn vay là 55 triệu Saudi Rian (tương đương 14,5 triệu USD); Dự án “Trung tâm dậy nghề tỉnh Ninh Thuận” để đầu tư cho Trung tâm đào tạo nghề của tỉnh Ninh Thuận (chủ yếu là trang thiết bị dạy nghề) có trị giá vốn vay là 42 triệu Saudi Rian (tương đương khoảng 11 triệu USD). Ngoài ra vào ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ngài Đại sứ Arập Xêút Salah Ahmed Sarhan tại Việt Nam về Hiệp định vay hai dự án “Tuyến giao thông liên xã Xuân Phước-Kỳ Lộ-Phú Hải” của tỉnh Phú Yên, có tổng mức vốn đầu tư là 16 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 14,5 triệu USD. Dự án “Tuyến giao thông liên xã Thạch Kim-Hiền Hòa-Lâm Thủy-Bến Quan” của tỉnh Quảng Trị có tổng mức vốn đầu tư là 38,385 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là hơn 22,6 triệu USD. Ngày 7/3/2012, tại trụ sở của tại Thủ đô Vienna, nước Cộng hoà Áo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung và Tổng Giám đốc Quỹ Phát
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 46 Lớp: CQ47/08.03 triển Quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID), ông Suleiman Jasir Al- Herbish đã ký kết bản Hiệp định vay tài trợ cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải (tên tiếng Anh là COASTAL INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT PROJECT). Khoản tài trợ bao gồm có tổng giá trị là 21,5 triệu USD với thời hạn 20 năm trong đó có 5 năm ân hạn, lãi suất 1,75 %/năm và phí dịch vụ là 1% tính trên số dư nợ gốc. Mục tiêu tổng thể của dự án là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn thông qua một loạt các tiểu dự án quy mô nhỏ được thực hiện ở 2 tỉnh nghèo nhất Việt Nam là Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Cùng với chiến lược phát triến kinh tế và xã hội của Chính phủ, mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua việc mở rộng và nâng cấp hạ tầng: giáo dục, y tế, thuỷ lợi, giao thông và chợ ở hai tỉnh nói trên và thông qua các hoạt động nâng cao năng lực. Hiệp định vay cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải tài trợ cho 2 dự án do 2 tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh triển khai thực hiện.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 47 Lớp: CQ47/08.03 Tên dự án Nhà tài trợ Số vốn ODA cam kết( triệu USD) Dự án đường Chà Tở- Mường Tùng Kuwait 8 Dự án đường Phủ Thông- Khang Ninh Kuwait 8 Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn Arap- xeut 14.5 Trung tâm dậy nghề tỉnh Ninh Thuận Arap- xeut 11 Tuyến giao thông liên xã Thạch Kim-Hiền Hòa-Lâm Thủy-Bến Quan Arap- xeut 22.6 Dự án phát triển cơ sở haj tầng vùng duyên hải OFID 21.5 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tình Hà Tĩnh Kuwait 17.32 Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc- Hòa Bình Kuwait 14.4 Nguồn: MOF Bảng 5: các dự án đầu tư đã cam kết và đang thực hiện của Trung Đông vào Việt Nam hiện nay. Nhìn vào bảng có thể thấy trong giai đoạn hiện nay các dự án ODA của Trung Đông vào Việt Nam tuy có nhiều nhưng hầu hết là các dự án với số vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ. Và do đó lượng vốn ODA tập trung là rất thấp. 2.3.2 Tình hình giải ngân vốn ODA
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 48 Lớp: CQ47/08.03 Nguồn: MOF Biểu đồ 6: ODA của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 Nguồn: MOF Biểu đồ 7: ODA cam kết và giải ngân của một số nước và tổ chức vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 49 Lớp: CQ47/08.03 Qua biểu đồ có thể thấy lượng vốn ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam có sự thay đổi qua các năm. Năm 2009 lượng ODA đã tăng khá nhiều so với năm 2008( 60.7%). Tuy nhiên sang năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng ODA cũng theo xu hướng đó mà giảm đi. Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn thì lượng vốn ODA đầu tư vào Việt Nam lại tăng lên. Mặc dù con số không lớn nhưng có thể thấy lượng ODA đang tăng dần qua các năm. So với các nhà tài trợ ODA vào Việt Nam theo biểu đồ thì lượng vốn ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam là khá chênh lệch, rất thấp so với các nhà đầu tư khác. Tính ra trong giai đoạn 2008-2012 lượng ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam chỉ đạt 1.3% so với WB và 3.1% so với Nhật Bản. Và so với tổng số vốn ODA Trung Đông cấp cho các nước châu Á Thái Bình Dương thì cũng chỉ chiếm một tỷ trọng không cao là 9.6% năm 2010 và năm 2011 là 10.28%. Tốc độ giải ngân nguồn vồn ODA của Trung Đông nhìn chung còn chậm và chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ giải ngân bình quân trong giai đoạn mới chỉ đạt 68.69%. Tỉ lệ giải ngân ODA là một vấn đề cần giải quyết nhanh chóng ở Việt Nam nếu muốn nâng cao vốn ODA vào Việt Nam lên tầng cao mới.Tỉ lệ giải ngân ở Việt Nam so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan ,Indonêxia còn thấp và chưa đạt được yêu cầu của các nhà viện trợ. Tỷ lệ giải ngân thấp là do rất nhiều nguyên nhân mà đáng tiếc là vẫn chưa giải quyết được. Trong các nguyên nhân làm cho tỷ lệ giải ngân thấp thì nguyên nhân quan trọng nhất là do thủ tục còn chồng chéo gây lãng phí và việc quản lý điều hành, thực hiện chương trình dự án còn yếu kém. Đó là nhiệm vụ mà cơ quan quản lý của Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới.
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com SV: Nguyễn Thúy Hiền 50 Lớp: CQ47/08.03 2.4 Đánh giá chung tác động ODA từ Trung Đông đối với Việt Nam Công tác thu hút vốn ODA trong giai đoạn vừa qua đã được Đảng và Nhà nướcđánh giá vềcơ bản có hiệu quả. Các nhàtài trợ cũng coi Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Trên các lĩnh vực cụ thể, ODA đã góp phần: 2.4.1 Tầm quan trọng của ODA từ Trung Đông đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam Vốn ODA Trung Đông đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng đã đóng góp một phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tính cho đến năm 2012, tổng lượng vốn ODA Trung Đông cung cấp cho Việt Nam là 387.95 triệu USD. Đóng góp một lượng vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam và làm tăng tổng vốn đầu tư ở Việt Nam. Với lượng vốn tuy không lớn nhưng đã có nhiều tác động đến việc xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.4.2. Hạn chế trong thu hút ODA Trung Đông 2.4.2.1 Những tồn tại  Chưa nhận thức được đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA. Trong việc thu hút và sử dụng ODA có nơi còn chưa có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ODA, coi đây là nguồn vốn nước ngoài cho không, nếu là vốn vay thì Chính phủ chịu trách nhiệm trả nợ. Nhận thức như vậy dẫn tới tình trạng một số chương trình, dự án ODA kém hiệu quả.  Chậm cụ thể hóa chủ trương, chính sách và định hướng thu hút vốn ODA. Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và những định hướng về thu hút ODA ở tầm vĩ mô, song một số bộ, ngành và địa phương còn chậm triển khai các chương trình, dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ.