SlideShare a Scribd company logo
i
VIỆN HÀN LÂM
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ HÒA
HỒ THỊ HÒA
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Vũ Sỹ Cường
2. PGS.TS Bùi Quang Bình
HÀ NỘI - 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào của người khác.
Tác giả luận án
NCS Hồ Thị Hòa
iii
MỤC LỤC
Trang bìa...........................................................................................................i
Lời cam đoan...................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ................... 8
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................8
1.2 Các nghiên cứu trong nước..............................................................................23
1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng
trống nghiên cứu ....................................................................................................27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN
HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ............ 30
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và TTKT ............... 30
2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế............44
2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế .................................................48
2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối quan hệ
giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Bài học cho Tây Nguyên..................52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN........................................ 62
3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên ...............................................................................62
3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên...........................63
3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Tây Nguyên.....................................................................................................89
iv
3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.......................................................................112
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN........... 126
4.1 Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội........................126
4.2 Cơ hội, thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế .................................................................................128
4.3 Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên...............................................................................131
4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước ..........................................................................146
KẾT LUẬN.................................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 151
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 164
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BBĐTN Bất bình đẳng thu nhập
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CDCC Chuyển dịch cơ cấu
5 ĐB Đồng bằng
6 DH Duyên hải
7 DTTS Dân tộc thiểu số
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 GINI Hệ số bất bình đẳng thu nhập
10 GNI Thu nhập quốc dân
11 GNP Tổng sản phẩm quốc dân
12 ICOR Hiệu quả vốn đầu tư
13 ILO Tổ chức lao động quốc tế
14 IMF Quỹ tiền tệ thế giới
15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
16 MOM Bộ lao động Singapore
17 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
18 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
19 TFP Năng suất nhân tố tổng hợp
20 TTKT Tăng trưởng kinh tế
21 WB Ngân hàng Thế giới
22 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu nhập,
chênh lệch thu nhập nhóm 5 và nhóm 1 ở Tây Nguyên (ĐVT: 1000 VNĐ).....64
Bảng 3. 2: Chi tiêu bình quân nhân khẩu một tháng chia theo khoản chi của Tây
Nguyên ...............................................................................................................65
Bảng 3. 3: Chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2016 giữa nhóm
thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo Vùng ..........................66
Bảng 3. 4: Chênh lệch thu nhập nhóm 5/ nhóm 1 theo Tỉnh ở Tây Nguyên (ĐVT:
lần)......................................................................................................................67
Bảng 3. 5: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị và nông
thôn ở Tây Nguyên năm 2016 (ĐVT:1000đ).....................................................68
Bảng 3. 6: Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nguồn thu nhập
(ĐVT:%).............................................................................................................69
Bảng 3. 7: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học cả nước và chia theo vùng năm 2016
(ĐVT: %)............................................................................................................72
Bảng 3. 8: Tỷ trọng chi cho giáo dục theo 5 nhóm ở Tây Nguyên (ĐVT:%) ..........73
Bảng 3. 9: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc
sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo 5 nhóm thu nhập, theo vùng năm
2016 (ĐVT: %)...................................................................................................73
Bảng 3. 10: Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân một nhân khẩu chia theo
khoản chi (ĐVT: 1000 đồng) .............................................................................74
Bảng 3. 11: Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại hình nhà cả nước và Tây Nguyên năm
2016 (ĐVT: %)...................................................................................................75
Bảng 3. 12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch ở Tây Nguyên (ĐVT:%) ............77
Bảng 3. 13: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt theo thành thị và nông thôn ở Tây
Nguyên (ĐVT:%)...............................................................................................78
Bảng 3. 14: Tỷ trọng GDP các tỉnh Tây Nguyên (Giá so sánh 2010) (ĐVT:%)......80
vii
Bảng 3. 15: Số lượng và tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên....82
Bảng 3. 16: Tăng trưởng lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: %) ........................83
Bảng 3. 17: NSLĐ các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: triệu đồng, giá so sánh 2010).......83
Bảng 3. 18: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn của các tỉnh Tây Nguyên..........................84
Bảng 3. 19: Tăng trưởng vốn các tỉnh và Vùng Tây Nguyên (ĐVT: %)..................85
Bảng 3. 20: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo khu vực kinh tế (ĐVT:%)........................85
Bảng 3. 21: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Vùng năm 2016 ................86
Bảng 3. 22: Số Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12 theo tỉnh và Vùng Tây Nguyên ................................................................87
Bảng 3. 23: Hệ số ICOR Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.................................87
Bảng 3. 24: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
trong giai đoạn 2001-2016 .................................................................................88
Bảng 3. 25: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) của
Tây Nguyên năm 2016. ĐVT:%.........................................................................92
Bảng 3. 26: Việc làm ở các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT:%)...........................................96
Bảng 3. 27: TTKT và tỷ lệ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm 2002 - 2016............98
Bảng 3. 28: Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên......................................................100
Bảng 3. 29: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến (Phụ lục 2) ....................105
Bảng 3. 30: Kết quả ước tính GMM thực hiện bởi pvar ( Phụ lục 1).....................106
Bảng 3. 31: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Phụ lục 1)..........107
Bảng 3. 32: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động ngẫu nhiên (phụ lục 2,3,4) ......................108
Bảng 3. 33: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4)............................109
Bảng 3. 34: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4)............................110
Bảng 3. 35: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh Tây Nguyên .116
viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Đồ thị 2. 2: Hệ số Gini của Singapore ......................................................................53
Đồ thị 2. 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Brazil giai đoạn 2001 – 2016 (ĐVT:%).....56
Đồ thị 2. 4: Hệ số Gini của Brazil 2001 -2015 .........................................................57
Đồ thị 2. 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Gini vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
giai đoạn 2001 – 2016 ........................................................................................58
Đồ thị 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng Tây Nguyên theo giá hiện
hành (ĐVT:1000 VNĐ)......................................................................................63
Đồ thị 3. 2: So sánh đường cong Lorenz năm 2001, 2005, 2010, 2016 ...................64
Đồ thị 3. 3: Hệ số Gini Tây Nguyên .........................................................................65
Đồ thị 3. 4: GDP và tốc độ TTKT Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016...................80
Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP (%) các khu vực chính (Nông lâm thủy sản, công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ) trong nền kinh tế Tây Nguyên 2001 – 2016.........81
Đồ thị 3. 6: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng năm 2016 của Tây Nguyên ......90
Đồ thị 3. 7: Xu hướng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập theo
hệ số Gini ở Tây Nguyên..................................................................................105
Hình vẽ 2. 1: Đường cong Lorenz.............................................................................32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là chủ đề thu hút sự
quan tâm, tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trên thế giới
trong thời gian qua, xem xét mối quan hệ này khá phức tạp. Tăng trưởng kinh tế
thường đề cập mục tiêu gia tăng thu nhập cho nền kinh tế bằng việc huy động và
phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả; Còn công bằng xã hội (đặc biệt là
công bằng trong phân phối thu nhập) không chỉ phụ thuộc vào tổng thu nhập của
nền kinh tế, mà còn liên quan trực tiếp đến cách thức phân phối thu nhập đó và khả
năng tiếp cận các cơ hội phát triển (như vốn, đất đai, y tế, giáo dục,…) giữa các
nhóm dân cư trong xã hội. Chính sách phát triển chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng nhanh có thể trả giá đắt nếu bất bình đẳng thu nhập, cơ hội học tập, tiếp cận
dịch vụ xã hội và đói nghèo gia tăng, thậm chí dẫn đến xung đột trong xã hội.
Ngược lại, chính sách phát triển chỉ thiên về đạt được mục tiêu công bằng xã hội có
thể làm triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng [58,tr18]. Một số nghiên cứu
phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập dưới góc độ
tăng trưởng kinh tế tạo ra sự gia tăng thu nhập và do đó dẫn tới bất bình đẳng thu
nhập; đến lượt mình bất bình đẳng thu nhập sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
của chu kỳ sau đó. Cần hiểu rõ tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song chỉ chú trọng
tăng trưởng thôi chưa đủ mà cần phải biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục
tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh đó, cần xem xét tác động trở lại của
BBĐTN đến TTKT để đưa ra các chính sách gia tăng những tác động tích cực và
hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ này. Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều
(nhân quả) giữa TTKT và BBĐTN qua các thời kỳ có vai trò quan trọng nhằm đề
xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN là “thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ và văn minh” [22]. Do vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng một
cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện
2
tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vài
nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức và cơ hội đặt ra.
Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, có tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng cách chênh
lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.
Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng gồm 5
tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế
- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng
năm 2016, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới,
nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh Tây Nguyên vẫn đạt 7,5%. Tuy
nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn, sự
phân cực giàu nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùng dân tộc thiểu số
đang ngày càng rõ nét. Tây Nguyên là vùng gồm nhiều dân tộc thiểu số chung sống
với dân tộc Kinh như: Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…Sự đa
dạng các thành phần dân tộc là thách thức lớn đối với xã hội khi mà khác biệt theo
vùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân tộc. Trong nhiều nghiên cứu mức sống hộ gia
đình trước đây cho thấy người Kinh có xu hướng sống ở khu vực thành thị và mức
sống cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác [32].
Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là những chủ đề được quan tâm
nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các công trình mới bàn riêng hoặc về
tăng trưởng kinh tế hoặc về bất bình đẳng thu nhập. Gần đây đã có một số công
trình nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích mối quan hệ giữa bất
bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở nước ta là việc còn mới mẻ. Đặc biệt là các
nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên – một trong sáu vùng kinh tế lớn ở nước
ta còn khá ít. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở đề
3
xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công
bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết về cả lý luận
và thực tiễn.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: tìm ra chính sách giải quyết mối quan hệ bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
- Hệ thống hóa lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về bất bình đẳng
thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế.
- Phân tích tình hình bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên (trong đó có phân tích định tính và
định lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên).
- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải quyết tốt mối quan hệ bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh ở Tây Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
Phạm vi nội dung: bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ
bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Phạm vi không gian: vùng Tây
Nguyên (gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Phạm vi
thời gian: trong giai đoạn 2001 – 2016.
Nguồn số liệu: dựa trên số liệu niên giám thống kê từ Cục thống kê các tỉnh
Tây Nguyên, niên giám thống kê Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê,
số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2002, 2004,
2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016. Sử dụng nguồn tư liệu từ chương trình Tây
4
Nguyên 3 để bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu. Một số chỉ tiêu bài học kinh
nghiệm có sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Câu hỏi nghiên cứu: Thực tiễn đã và đang đặt ra tại Tây Nguyên một số
vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết:
Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập như thế nào ở Tây
Nguyên ?
Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở
Tây Nguyên?
4.2 Khung phân tích
Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Bất bình
đẳng thu
nhập
Tăng
trưởng
kinh tế
Vùng địa lý
Dân tộc
Năng suất lao động
Hiệu quả sử dụng vốn
Trình độ lao động Tài nguyên thiên
nhiên
Mô hình TT và cơ chế
phân bổ nguồn lực
Khoa học công nghệ
Hạ tầng giao thông,
điện lưới, nước sạch
Điều kiện tự nhiên
Thể chế
Văn hóa – xã hội
Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập?
Bất bình đẳng thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế?
Hệ số Gini, Khoảng cách giàu
nghèo
GDP, Tốc độ tăng trưởng GDP,
GDP bình quân đầu người
Các nhân tố đặc thù Tây Nguyên: tỷ lệ nghèo, dân tộc thiểu số, diện tích cây CN
5
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan hệ bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu định tính: nhằm nghiên cứu và phát hiện, đề xuất những luận
điểm khoa học. Phân tích dữ liệu định tính bao gồm thu thập, tổ chức sắp xếp, giải
thích ý nghĩa dữ liệu. Trước khi thu thập dữ liệu có một số ý tưởng và giả thuyết từ
các nghiên cứu trước. Những ý tưởng, giả thuyết này dùng như những điểm xuất
phát cho việc sắp xếp, phân loại, giải thích dữ liệu.Tiến hành mã hóa dữ liệu bao
gồm: Tổng hợp các dữ liệu, xác định danh mục các chủ đề được nói tới trong dữ
liệu, nghiên cứu khái niệm, ý tưởng mới từ dữ liệu.
Kỹ thuật khảo sát lấy ý kiến chuyên gia:: Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi
phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia – những người có trình độ chuyên môn cao đã
nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN, các nhà quản lý địa phương ở
Tây Nguyên. Xem xét các ý kiến, nhận định của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua
việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng và toán học đơn thuần.
+ Phân tích mô tả: Phương pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau như sử dụng
các con số để lập bảng biểu hoặc vẽ sơ đồ (đây là bước ban đầu – phân tích mô tả –
của nghiên cứu định lượng) phân tích các vấn đề về TTKT, BBĐTN…
+ Phương pháp mô hình hóa: mục đích bao gồm: (i) Kiểm nghiệm lý thuyết
bằng cách xây dựng mô hình kinh tế phù hợp; (ii) Kiểm tra mô hình đó xem chúng
đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế. Nghiên cứu này xây
dựng mô hình định lượng để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên qua kênh: GDP, hệ số Gini,
một số biến đặc thù vùng.
Trên cơ sở lý luận được đề xuất bởi các đề tài đi trước, nghiên cứu sẽ tiến
hành xây dựng mô hình phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên nhằm cung cấp những cơ sở thực chứng cho các phân
6
tích định tính. Kết quả thu được giúp luận án xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và
TTKT ở Tây Nguyên diễn ra theo xu hướng như thế nào.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(i) Thông qua phân tích thực trạng BBĐTN và TTKT, cũng như xem xét mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã có
nhiều chính sách thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiên
quá trình này còn tồn tại nhiều hạn chế. TTKT chưa ổn định, chủ yếu tăng trưởng
theo chiều rộng (dựa vào vốn, lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN.
(ii) Luận án đồng ý với quan điểm cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giai
đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bình đẳng
bằng mọi giá. Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêu cực), từ
đó đề xuất những chính sách hợp lý đạt được mục tiêu TTKT và công bằng xã hội ở
Tây Nguyên
(iii) Kết quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phần
lớn các chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ý
TTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác động đối
với TTKT ở Tây Nguyên.
(iv) Kết quả phương pháp định lượng chứng minh không tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiều khi
TTKT tác động làm gia tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lại đối
với TTKT, một trong những nguyên nhân là do khả năng tích lũy vốn ở Tây
Nguyên chưa đủ lớn, chính sách phân phối lại theo Vùng chủ yếu là chính sách thuế
đánh vào thu nhập cá nhân (mà ở đây chủ yếu là người làm công ăn lương) nên các
sự gia tăng BBĐTN chưa thể hiện tác động đối với TTKT.
(v) Luận án cũng đưa ra những bàn luận về kết quả nghiên cứu, chỉ ra thành
quả đạt được, một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mối quan hệ
7
BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa
hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững.
(vi) Luận án đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyên
trong việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Đề xuất hàm ý chính sách bao
gồm: chính sách phát triển kinh tế chung của Tây Nguyên theo hướng gắn kết
TTKT và công bằng xã hội, chính sách việc làm và giảm nghèo, chính sách đảm
bảo công bằng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, các chính sách tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, an sinh xã hội), chính sách di dân và ứng phó với
biến đổi khí hậu; kiến nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản, thu nhập
và cơ hội phát triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng khi xem
xét mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.
Từ đó đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu.
(ii) Nghiên cứu trên phạm vi một vùng (Tây Nguyên), luận án chứng minh
chỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT. Chỉ ra thành quả,
tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối quan hệ này. Cung cấp căn cứ cần
thiết cho việc đưa ra các chính sách tác động đến TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên
(iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính
sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, làm cơ sở cho
việc đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Tây
Nguyên trong thời gian tiếp theo
7. Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên
Chương 4: Các hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối
quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Xem xét các nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở các khía cạnh sau: xu hướng thể hiện mối quan
hệ này, phương pháp nghiên cứu, những ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu đi
trước. Từ đó xác định khoảng trống trong nghiên cứu của đề tài.
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết
 Quan điểm của Karl.Marx (1818 – 1883): Karl Marx đưa ra khái niệm
tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất trong năm. Giá trị xã
hội của hàng hóa gồm: c + v + m. (Trong đó c là giá trị của toàn bộ các tư liệu sản
xuất, v + m là giá trị xã hội mới tạo ra hay còn gọi là thu nhập quốc dân của xã hội).
Quan điểm của Marx, tư bản bao gồm “tư bản khả biến” là quỹ tiền lương phải
trả cho người lao động (v), “tư bản bất biến” là quỹ tiền mua hàng hóa tư bản, các
sản phẩm trung gian (c). Marx cho rằng, nhà tư bản phải mua nguyên vật liệu và
máy móc thiết bị với giá bằng giá trị mà “tư bản bất biến” đó tạo ra, vì vậy việc sử
dụng “tư bản bất biến” không tạo ra giá trị thặng dư (hay còn gọi là lợi nhuận). Mặt
khác, nhà tư bản sẽ áp đặt mức tiền lương thấp hơn giá trị mà người lao động làm
ra. Khi đó, chỉ có “tư bản khả biến” mới mang lại giá trị thặng dư trong quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tỷ suất lợi nhuận giảm dần sẽ khuyến khích các nhà tư
bản tiếp tục giảm tiền lương công nhân và từ đó đẩy cuộc sống của người lao động
rơi vào khó khăn. Marx mô tả quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa nhất thiết đi đôi
với sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng cao, thu nhập của người công nhân ngày
càng giảm so với thu nhập của nhà tư bản do hiệu ứng tiết kiệm lao động khi sử
dụng công nghệ hiện đại và họ luôn phải chịu sự đe dọa bị sa thải [24, tr37]. Marx
cho rằng chính quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc của bất bình
đẳng thu nhập, vì vậy cần xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu để giải
9
quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận trong lý thuyết
của Marx thể hiện ở hai khía cạnh chính sau đây: (i) Công bằng xã hội là kết quả
của quá trình phát triển lịch sử đời sống xã hội theo quy luật khách quan; (ii) mặc
dù trong giai đoạn phát triển thấp của chủ nghĩa cộng sản có thiết lập chế độ công
hữu nhưng hình thức phân phối mới chưa đạt tới mục tiêu thực sự công bằng. Marx
nhấn mạnh cần phát triển năng lực của mỗi cá nhân, khai thác hết tiềm năng của
người lao động hướng tới sự phát triển tự do và công bằng chân chính [70]
 Quan điểm của Simon Kuznets (1955)
Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ năm 1955 đã đưa ra một mô hình
nghiên cứu khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập.
“Những gì chúng ta quan sát thấy về cấu trúc phân phối thu nhập của hai khu
vực là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường thấp
hơn các khu đô thị; (b) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cho người dân ở
nông thôn có phần hẹp hơn so với dân số ở đô thị thậm chí khi dựa trên thu nhập
hàng năm” [124, tr7]
Theo mô hình này, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển các nước
thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập. Giai đoạn này cùng với việc đạt
được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng) thì sự bất
bình đẳng lại có xu hướng tăng, kết quả của tăng trưởng chỉ tập trung vào một số
nhóm người. Khi nền kinh tế đã đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao thì
sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế.
Bigsten và Levin (2001) khi nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế cũng đồng tình với quan điểm cho rằng ở các nước kém phát
triển tình trạng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Có thể chấp nhận được bất bình
đẳng nếu bất bình đẳng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế tốt hơn, từ đó tạo tiền
đề vật chất giúp xóa đói giảm nghèo [102] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực
nghiệm sau này chỉ ra quan điểm của Kuznets không phải luôn chính xác. Hạn chế
của Kuznets là không phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng.
10
 Quan điểm của A.Lewis (1915 - 1991)
Nhất trí với quan điểm cho rằng bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó
giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ nhất định của Kuznets. Tuy nhiên, quan điểm
của Lewis giải thích được nguyên nhân của xu thế này. Sở dĩ bất bình đẳng tăng lên
ở giai đoạn đầu cùng với sự gia tăng phát triển công nghiệp ở khu vực đô thị: trong
khi lương công nhân ở mức tối thiểu (không thay đổi), thì thu nhập của tư bản lại
gia tăng do mở rộng quy mô sản xuất và do lao động của công nhân mang lại. Ở giai
đoạn sau, bất bình đẳng sẽ giảm vì khi lao động dư thừa trong nông nghiệp đã được
thu hút hết vào khu vực thành thị. Nhu cầu lao động vẫn tăng lên, nhưng lao động
khan hiếm; do đó, phải tăng tiền công trong công nghiệp, lúc này bất bình đẳng sẽ
giảm [127].
Theo quan điểm này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả mà còn là điều kiện
cần thiết của tăng trưởng. Bất bình đẳng làm cho các nhà tư bản và các nhóm thu
nhập cao nhận được nhiều thu nhập hơn, do đó họ sẽ tiết kiệm được nhiều hơn để
tích lũy, mở rộng sản xuất. Các nhà kinh tế theo trường phái này còn cho rằng bất
bình đẳng không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà khi sử dụng các chính
sách phân phối lại hấp tấp và nóng vội có thể dẫn đến nguy cơ kìm hãm tăng trưởng
kinh tế.
 Lý thuyết mô hình kinh tế chính trị
Alesia và Rodrik (1994); Pesson và Tabellini (1994) [93],[139] đã cố gắng xây
dựng cầu nối giữa lý thuyết kinh tế chính trị nội sinh và lý thuyết tăng trưởng nội
sinh. Nghiên cứu này cho rằng, trong những xã hội dân chủ, mức thuế được xác
định bởi những cử tri trung bình. Thuế được đánh tỷ lệ thuận với thu nhập và mang
tính lũy tiến (thuế lũy tiến nhằm phân phối lại thu nhập cho mọi người một cách
công bằng hơn). Lúc này lợi ích mà người nghèo nhận được sẽ lớn hơn người giàu,
vì vậy người nghèo sẽ thích đánh thuế lũy tiến để phân phối lại nhiều hơn. Trong xã
hội không bình đẳng, thu nhập của cử tri trung bình thấp hơn so với thu nhập trung
bình, quy tắc đa số sẽ quyết định mức phân phối lại cao. Mặc dù cách thức phân
phối này có thể tác động làm giảm nghèo đói tức thì, nhưng tăng trưởng sẽ chậm
11
hơn. Mô hình này có thể có giá trị nhất định đối với những nền kinh tế phát triển,
nhưng dường như chưa thích hợp với những nền kinh tế đang phát triển, cơ chế này
đòi hỏi sự ủng hộ của dân chúng và cơ quan quyền lực chính trị phân phối lại thu
nhập thông qua việc đánh thuế cao vào đầu tư và từ đó làm giảm thu nhập trên vốn
đầu tư. Rất khó tìm kiếm bằng chứng về vấn đề này ở các nước đang phát triển, một
số nền kinh tế Đông Á thực hiện phân phối lại thông qua chi tiêu công hay cải cách
ruộng đất chứ không dựa vào các quyết định chính trị liên quan đến thuế (Morrissey
và Nelson, 1998) [135].
 Lý thuyết xung đột xã hội
Mô hình này nhấn mạnh sự phân phối không bình đẳng các nguồn lực chính là
nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng chính trị và xung đột xã hội, đây được xem
là lý thuyết kinh tế chính trị thích hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Theo mô
hình bất ổn về chính trị xã hội, bất bình đẳng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới sự bất ổn chính trị xã hội và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng do lợi nhuận
đầu tư thấp hơn mức mong đợi. Trong xã hội mà người nghèo đói chiếm tỷ lệ tương
đối cao, cũng như các hoạt động chống phá xã hội và tội phạm gia tăng, sẽ không
khuyến khích việc tích lũy khi quyền tài sản không đảm bảo. Alesina và Perotti
(1996) cho rằng bất bình đẳng lớn sẽ dẫn đến những bất ổn về chính trị và do đó
mức đầu tư không tối ưu [94]. Benhabib và Rustichini (1996) nhận thấy các nước
nghèo có mức đầu tư thấp hơn các nước giàu, các tác giả cung cấp mô hình lý
thuyết trò chơi xung đột giữa các nhóm xã hội trong phân phối thu nhập, kết quả
cho thấy sự giàu có thấp hơn có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và việc
cân nhắc phân phối lại thu nhập có thể gây suy yếu các động lực tích lũy [101].
 Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo
Chatterjee (1991), Tsiddon (1992) [109] [146] đề xuất dòng tư tưởng tín dụng
đặt nền móng dựa trên thực tế là đầu tư không đều và việc tiếp cận nguồn tín dụng
phụ thuộc vào sự tồn tại thế chấp. Từ đó, có một sự ràng buộc tín dụng phát sinh từ
phân phối tài sản ban đầu không bình đẳng, điều này gây cản trở cho tăng trưởng
kinh tế. Các nghiên cứu này khẳng định bất bình đẳng trong việc nắm giữ đất đai
12
biểu hiện sự ràng buộc đối với tăng trưởng trong ngành nông nghiệp (ngành sản
xuất chính ở các nước nghèo). Điều này nhất quán với những lập luận nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc thực hiện các cải cách địa điền nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Galor và Zeire (1993), Chiu (1998) [116] [110] đưa ra lập luận cho rằng ở những
nước mà các chủ thể không được tiếp cận tự do nguồn vốn vay, khi đó bất bình
đẳng thu nhập cao hàm ý rằng một bộ phận lớn dân số không có vốn đầu tư vào
nhân lực. Nếu tăng trưởng dựa vào đầu tư vào nguồn nhân lực thì tăng trưởng sẽ
thấp. Người nghèo có khuynh hướng đối mặt với những ràng buộc tín dụng khó
khăn, họ khó có thể thoát nghèo khi mà phần lớn dân số ở dưới ngưỡng chuẩn giáo
dục. Cần có những chính sách can thiệp để giảm nghèo. Trong trường hợp này,
phân phối lại sẽ tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội đầu tư vào nguồn nhân
lực, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế phát triển thị trường
tín dụng sẽ hoàn thiện hơn đối với các nước nghèo, khi đó những tác động của bất
bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế sẽ quan trọng hơn ở các nước nghèo.
 Lý thuyết liên kết phân phối thu nhập và tăng trưởng của Benabou
(1996) Lý thuyết này kết hợp nền kinh tế chính trị và lý thuyết thị trường vốn không
hoàn hảo. Mô hình của Benabou cho thấy sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích phân
phối lại có thể biểu diễn bằng đường cong chữ U ngược [99]. “Tăng trưởng có liên
kết hình chữ U ngược đối với tái phân phối, trong khi đó tái phân phối có liên kết
hình chữ U ngược đối với bất bình đẳng” [34]. Đề xuất có hai tác động ngược chiều
nhau của mối quan hệ này. Ở một nước có thị trường vốn không hoàn hảo thì phân
phối lại là tốt nếu chi tiêu công được dành cho đầu tư giáo dục, tuy nhiên phân phối
lại sẽ mang tác động tiêu cực nếu nó chỉ chuyển đổi thu nhập từ người giàu sang
người nghèo vì điều này làm giảm lợi tức và quyết định đầu tư của người giàu.
 Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi
Perotti (1996), Kremer và Chen (2000), De la Croix và Doepke (2003)
Theo lý thuyết này, bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh sản. Bố mẹ có thể tối
ưu hóa việc sử dụng những nguồn lực gia đình bằng cách thông qua cải thiện chất
13
lượng giáo dục hoặc số lượng con cái của họ. Xã hội bất bình đẳng là xã hội có tỷ lệ
phần trăm lớn các hộ gia đình không thể đầu tư vào vốn nhân lực thông qua giáo
dục. Do giáo dục có chi phí tương đương với những thu nhập kiếm được mà họ mất
đi khi ở trường, các gia đình nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thay vào đó là
lựa chọn tăng số lượng con cái. Nếu tăng trưởng chủ yếu xuất phát từ đầu tư vào
nguồn nhân lực, tỷ lệ sinh sản cao của xã hội này dẫn đến tăng trưởng thấp và bất
bình đẳng thu nhập sẽ tăng [138] [123] [112].
 Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)
Knell (1998) đưa ra lời giải thích cho gợi ý rằng mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng có thể mạnh hơn ở nước giàu [121]. Mô hình này
được xây dựng trực tiếp dựa vào nghiên cứu của Benabou (1996) trên cơ sở so sánh
các cá nhân trong xã hội. Knell giả định rằng tối đa hóa nhu cầu cá nhân không chỉ
phụ thuộc vào mức tiêu thụ riêng mà còn phụ thuộc vào mức tiêu thụ trung bình của
một số nhóm tham chiếu. Trong một xã hội bất bình đẳng, người nghèo bị cám dỗ
tuân thủ các tiêu chuẩn và đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng xã hội, bằng cách tham
gia vào các hoạt động tiêu dùng cao hơn thông qua giảm đầu tư vào giáo dục để
giảm khoảng cách với những hộ giàu. Những hoạt động như vậy sẽ tối đa hóa phúc
lợi hiện tại nhưng gây tổn hại đến phúc lợi và tăng trưởng trong tương lai. Kết quả
kéo theo là đầu tư vốn nhân lực thấp và giảm tăng trưởng kinh tế. Knell xác định
đồng thời ba yếu tố ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng bao gồm:
(i) sự lựa chọn của nhóm tham chiếu; (ii) mức độ giảm lợi nhuận đầu tư; (iii) sức
mạnh của các so sánh xã hội trong tương lai so với các nhóm hiện tại. Tác động của
bất bình đẳng đối với tăng trưởng sẽ cao hơn ở các nước phát triển nơi mà các so
sánh xã hội có tầm quan trọng lớn hơn.
Như vậy, theo lý thuyết truyền thống, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể mâu
thuẫn với mục tiêu hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng khi sử dụng cơ chế lấy
thu nhập người giàu chia cho người nghèo của chính phủ, bằng việc thực hiện các
chính sách tái phân phối như dùng thuế hay các chương trình phúc lợi xã hội. Để
kiểm nghiệm các lý thuyết này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành.
14
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
 Các nghiên cứu thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế
Persson và Tabellini (1994) với nghiên cứu “Is Inequality Harmful for
Growth?” [139], sử dụng số liệu của 9 quốc gia (Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức,
Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) trong giai đoạn
20 năm (từ năm 1830 đến 1850). Mô hình sử dụng trong giai đoạn 20 năm (trước
chiến tranh). Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: INCSH là tỷ lệ thu
nhập nhóm giàu nhất so với nhóm nghèo nhất (là chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng thu
nhập); NOFRAN là tỷ lệ nhóm tuổi, giới tính (chỉ tiêu thể hiện phân biệt đối xử về
chính trị của phụ nữ và các giới hạn độ tuổi khác nhau cho việc bỏ phiếu giữa các
quốc gia); SCHOOL là tỷ lệ trung bình nhóm tuổi dân cư ghi danh đi học;
GDPGAP là tỷ lệ giữa GDP bình quân đầu người và mức GDP bình quân đầu người
cao nhất trong mẫu tại cùng thời điểm (là chỉ tiêu đại diện cho mức độ phát triển
của một nước).
Ước lượng OLS cho kết quả đáng chú ý nhất là ảnh hưởng của bất bình đẳng
đến tăng trưởng. Hệ số INCSH có ý nghĩa tiêu cực ở mức ý nghĩa thống kê; Biến
NOFRAN có ảnh hưởng không đáng kể, điều này phản ánh sự thiếu biến động của
biến số này trong phần lớn các mẫu; GDPGAP là thước đo liên quan đến nước dẫn
đầu luôn có ý nghĩa tiêu cực, hệ số tiêu cực của nó có thể nhận được các hiệu ứng
cụ thể gắn liền với hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng nó cũng chỉ ra một số hội tụ
về mức GDP theo thời gian; chỉ tiêu SCHOOL không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình sử dụng cho giai đoạn 25 năm (sau chiến tranh từ năm 1960 đến
1985) gồm 56 nước khi phân tích độ nhạy của các biến: MIDDLE là khoản thu nhập
chia sẻ cho nhóm thứ ba (phần trăm 41 đến phần trăm thứ 60 của hộ gia đình), bình
đẳng về thu nhập càng lớn thì MIDDLE càng cao, do đó dấu hiệu dự đoán của nó
trong hồi quy là tích cực. Biến MIDDLE được tính theo phần trăm. PSCHOOL là tỷ
lệ phần trăm của nhóm học sinh có liên quan (là thước đo giáo dục) và biến GDP
bình quân đầu người.
15
Kết quả cho thấy MIDDLE luôn luôn có hệ số có ý nghĩa cao. Tuy nhiên,
nhiều quốc gia trong mẫu này có các thể chế chính trị phi dân chủ, lý thuyết này dự
đoán rằng sự tăng trưởng phải liên quan nghịch với bất bình đẳng trong một cuộc
nổi dậy dân chủ, nhưng không nhất thiết là trong chế độ độc tài. Để kiểm chứng ý
nghĩa này, nghiên cứu đã chia mẫu ra thành hai nhóm quốc gia: những nước dân
chủ ít nhất 75% (thời gian giữa năm 1960 và năm 1985) và tất cả các nước khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có ý nghĩa tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế đối với các nước dân chủ nhưng có quan hệ nghịch đối với các nước phi dân chủ
nhưng không có ý nghĩa.
Clarke (1995), “More Evidence on Income Distribution and Growth” [111],
nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn bằng các bằng chứng thực nghiệm, nhưng trái ngược với
Alesina và Rodrik (1994), tác giả nhấn mạnh rằng mối quan hệ này không phụ
thuộc vào chế độ chính trị (liệu quốc gia đó có phải là một nền dân chủ hay không).
Điều này cho thấy, bất bình đẳng cũng có ảnh hưởng tương tự đối với cả chế độ dân
chủ và phi dân chủ. Ông ủng hộ mô hình kinh tế chính trị như là phương tiện
chuyển đổi cho mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng (đặc biệt
thông qua tác động của thuế đến việc phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế).
Alesina và Perotti (1996), “Income distribution, political instability, and
investment” [94], các tác giả xây dựng mô hình liên quan đến tăng trưởng kinh tế,
bất bình đẳng thu nhập và các tổ chức chính trị dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội
sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có tác động tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế. Nếu bất bình đẳng thu nhập cao gây ra những bất ổn về chính trị, các
nhà đầu tư sẽ giảm nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng kinh tế
khó khăn hơn. Sau khi đánh giá mô hình của mình với số liệu 70 quốc gia thông qua
phương pháp OLS, kết quả cho thấy rằng “ Khi có một độ lệch chuẩn trong cổ phần
của tầng lớp trung lưu tăng lên sẽ dẫn tới chỉ số bất ổn chính trị giảm xuống 3,3 đơn
vị. Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng đầu tư GDP lên khoảng một phần trăm”.
16
Knowles (2001), với nghiên cứu “Inequality and Economic Growth: The
Empirical Relationship Reconsidered in the Light of Comparable Data” [122], ước
lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế sử dụng các
biến: Growth là tốc độ tăng trưởng GDP; GDP là tổng sản phẩm quốc nội; MSE là
số năm đi học trung bình của nam; FSE là số năm đi học trung bình của nữ; PPPI là
giá trị đầu tư tính theo sức mua tương đương; Ineq là bất bình đẳng trong thu nhập
[88, tr111]. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng xác nhận có sự tương quan tiêu cực
giữa bất bình đẳng và tăng trưởng giữa các quốc gia nhưng chỉ khi tập trung vào bất
bình đẳng sau khi phân phối lại xảy ra; và bất bình đẳng thu nhập có thể ảnh hưởng
gián tiếp tới tăng trưởng thông qua ảnh hưởng của nó tới giáo dục.
Josten S.D (2003), “social capital, Inequality and Economic growth” [119],
nghiên cứu đã phát triển mô hình trong đó đề cập yếu tố cơ bản về vốn con người và
tính không ổn định về chính trị - xã hội, xem xét vốn xã hội là một biến tác động lên
tăng trưởng và bị ảnh hưởng bởi bất công bằng. Dù là điều đó không được xác nhận
qua thực nghiệm, tác giả đã phát triển ý tưởng của ông thông qua các tác nhân đa
dạng bao trùm mô hình cùng thời liên quan đến vốn xã hội thêm vào các yếu tố tăng
trưởng nội sinh. Kết quả nghiên cứu là có sự tăng lên của bất bình đẳng thu nhập
làm cho vốn xã hội của cộng đồng giảm, từ đó tác động tiêu cực đến tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế.
Causa, Orsetta, Alain de Serres and Nicolas Ruiz (2014), “Can growth-
enhancing policies lift all boats? An analysis based on household disposable
incomes” [106], để khám phá thêm câu hỏi nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và
TTKT, các tác giả ước tính mối quan hệ với GDP bình quân đầu người, trong đó sự
thay đổi về bất bình đẳng thu nhập đã được thêm vào các động lực tăng trưởng như
vốn vật chất và nhân lực. Ý tưởng này kiểm tra xem sự thay đổi của bất bình đẳng
thu nhập theo thời gian có tác động đáng kể đến GDP bình quân đầu người trung
bình trên các quốc gia OECD hay không và liệu ảnh hưởng này có khác nhau tùy
theo mức độ bất bình đẳng được đo ở phần dưới hay phần trên của phân phối. Kết
quả cho thấy tác động luôn luôn tiêu cực và có ý nghĩa thống kê: sự gia tăng bất
17
bình đẳng 1% làm giảm GDP từ 0,6% xuống 1,1%. Vì vậy, ở các nước OECD ít
nhất, mức độ bất bình đẳng cao hơn có thể làm giảm GDP bình quân đầu người.
Hơn nữa, mức độ của hiệu ứng là tương tự nhau, bất kể sự gia tăng bất bình đẳng
diễn ra chủ yếu ở nửa trên hay nửa dưới của phân phối
Các nhà kinh tế học theo quan điểm này hầu hết nhận định rằng bất bình đẳng có
một tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Các mối quan hệ thông qua các nguồn vốn
con người hoặc biến số đầu tư và cộng hưởng bằng một vài hiệu ứng trung gian như
sự khác biệt chính trị - xã hội ổn định, phân phối lại và các loại thuế liên quan (chủ
yếu là thuế liên qua đến vốn đầu tư) hay sự khác biệt về xã hội.
 Mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Li và Zou (1998), “Income inequalty is not harmful for Growth: Theory and
evidence” [128], các tác giả xem xét lại mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và
tăng trưởng kinh tế, đề xuất mối quan hệ lý thuyết dựa vào mô hình kinh tế chính trị
với điển hình tập trung vào thuế thu nhập, lập luận đưa ra là phân phối thu nhập
bình đẳng hơn có thể dẫn đến thuế thu nhập cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp
hơn. Theo nghiên cứu thực nghiệm, ước lượng cơ bản và phân tích độ nhạy cảm cho
thấy bất bình đẳng về thu nhập có tác động tích cực tới tăng trưởng. Phát hiện này
trái ngược mối liên hệ tiêu cực giữa sự bất bình đẳng và tăng trưởng được đề xuất
bởi Alesina và Rodrik (1994) và Persson và Tabellini (1994).
Các tác giả đã trình bày phân tích thống kê rộng rãi để kiểm tra mối quan hệ
giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở dữ liệu được cải
thiện và mở rộng về phân phối thu nhập của Deininger và Squire (1996), bao gồm
112 quốc gia trong giai đoạn 1947-1994. Đưa ra hai bộ phương trình khác nhau:
(i) Trong phương trình đầu tiên, đưa các nhân tố cụ thể về thời gian, dân chủ
vào mô hình, xây dựng một hàm hồi quy cơ bản, và sử dụng ước lượng tác động cố
định và ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, trong tất cả trường hợp, biến số GINI là
dương và lớn, tuy nhiên, tất cả những ước lượng ngẫu nhiên đều dẫn đến hệ số hồi
quy thấp hơn và ý nghĩa thấp đối với các giải pháp bất bình đẳng. Uớc lượng cố
định cho kết quả có ý nghĩa hơn, giải thích rằng tăng độ lệch chuẩn trong hệ số
GINI sẽ dẫn đến việc tăng tốc độ tăng trưởng GDP một khoảng 0,5%.
18
(ii) Trong phương trình sau, nghiên cứu đưa thêm các biến số thường được sử
dụng trong các nghiên cứu về tăng trưởng (như: tỷ lệ tăng trưởng dân số -
PGRWW, tỷ lệ đô thị hóa - URB, độ mở của thị trường - XGDP, cơ cấu đầu tư -
INVSHR, thị trường chợ đen – BMP và phát triển thị trường tài chính - FNDP). Kết
quả thấy rằng khi đưa vào một bộ hoàn chỉnh tất cả các biến số trên vào mô hình thì
biến số bất bình đẳng sẽ mất đi độ lớn nhưng vẫn dương. Tuy nhiên, khi chỉ đưa
một vài biến vào mô hình, và sau khi triển khai ước lượng lùi, các hệ số hồi quy sẽ
duy trì mức cao và dương trong mọi hàm hồi quy. Trong đó nhận thấy yếu tố tỷ suất
đầu tư vào sẽ làm sụt giảm ý nghĩa của mô hình.
Forbes (2000),“A reassessment of the relationship between inequality and
growth” [114], nghiên cứu đề cập đến ba vấn đề: (i) Nhiều ước tính cho thấy có tác
động tiêu cực của bất bình đẳng đến tăng trưởng nhưng không mạnh, chẳng hạn như
khi bổ sung các biến giải thích hoặc biến giả trong khu vực được đưa vào, hệ số về
bất bình đẳng thường trở nên không đáng kể (mặc dù nó vẫn còn âm). Deininger và
Squire (1998) nhấn mạnh điểm này, điều này dẫn họ đến "đặt câu hỏi về tính mạnh
mẽ và tính hợp lệ của mối liên hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng và tăng trưởng" [114,
tr269]; (ii) Thứ hai, tất cả các nghiên cứu quan hệ tiêu cực có hai vấn đề kinh tế
lượng tiềm tàng là sai số đo lường trong bất bình đẳng và sai lệch biến thiên. Sai số
đo ngẫu nhiên có thể tạo ra một sự chênh lệch suy giảm và làm giảm tầm quan trọng
của kết quả từ các nghiên cứu đi trước; (iii) Nghiên cứu phạm vi quốc gia những
thay đổi bất bình đẳng không nhất định là có liên quan như thế nào đến sự tăng
trưởng của quốc gia đó. Phương pháp trực tiếp để ước lượng mối quan hệ này là sử
dụng ước lượng bảng. Các kỹ thuật bảng có thể ước tính cụ thể mức độ thay đổi
mức bất bình đẳng của một quốc gia dự báo sự thay đổi tốc độ tăng trưởng của nước
đó như thế nào.
Forbes sử dụng bộ dữ liệu có chất lượng cao, chỉ bao gồm các quốc gia có ít
nhất hai quan sát liên tục và kết thúc với một mẫu 45 quốc gia và 180 quan sát cho
giai đoạn 1966-1995. Các biến sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Growth là
tốc độ tăng trưởng kinh tế, Inequality là bất bình đẳng thu nhập (Gini), Income là
19
GNP thực bình quân đầu người, Male/Famel Education là số năm đi học trung bình
của nam/nữ, PPPI là mức giá đầu tư (đo bằng PPP của đầu tư/tỷ giá hối đoái tương
đối so với Mỹ)
Forbes đưa ra kết luận rằng trong thời gian ngắn và trung hạn, bất bình đẳng ảnh
hưởng một cách tích cực và đáng kể đến phát triển kinh tế, “Một sự gia tăng mười
điểm trong hệ số Gini của 1 quốc gia tương đương với 1,3 phần trăm trong tăng
trưởng bình quân hàng năm của quốc gia đó trong vòng 5 năm tới" [114, tr10].
Garbis (2005), “Inequality, poverty, and growth: Cross – country evidence”
[117], xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa bất bình đẳng và tăng trưởng; phân
tích tác động của tăng trưởng, bất bình đẳng và chi tiêu của chính phủ đối với giảm
nghèo. Một tập dữ liệu mảng mới được tập hợp về bất bình đẳng và nghèo đói làm
giảm sai số đo lường và đảm bảo tính so sánh giữa các quốc gia theo thời gian. Các
kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này thách thức niềm tin rằng sự bất bình
đẳng về thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và khẳng định tính hiệu
lực của đường cong Kuznets. Sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng ở các quốc
gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ làm tiết kiệm cao hơn và đẩy mạnh tăng
trưởng tích lũy vốn vật chất, đây được xác định là nguyên nhân dẫn đến mối quan
hệ tích cực giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn và trung hạn.
Tác giả đã đưa ra minh chứng trong dài hạn, không tìm thấy bất cứ liên hệ tích cực
nào giữa tăng trưởng và bất bình đẳng. Tuy nhiên, trong dài hạn khi nguồn nhân lực
trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, bất bình đẳng cao khiến người lao
động không có điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để đầu tư vào nhân lực hoặc các
hoạt động tiềm năng khác, chất lượng nhân lực giảm từ đó gây trở ngại cho hoạt
động kinh tế. Đây là kết quả của sự thiếu hiệu quả phân bổ được tạo ra bởi các thị
trường tín dụng không hoàn hảo.
Armit Rubin (2015), “The effects of economic growth on income inequality
in the US” [144]. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế ở Mỹ trong những năm sau thế chiến thứ hai (1953 - 2008). Tác
giả chỉ ra rằng thu nhập của các nhóm có thu nhập cao nhất thì nhạy cảm hơn với
20
tăng trưởng. Bằng chứng cho thấy rằng sự nhạy cảm này phát sinh bởi hai lý do: (i)
các nhóm thu nhập cao nhất nhận được một phần lớn thu nhập của họ từ sự giàu có,
nhạy cảm với sự phát triển hơn so với thu nhập của lao động, và (ii) các nhóm thu
nhập cao nhất nhận được một phần lớn thu nhập của lao động theo hình thức trả tiền
cho hiệu suất (bồi thường công bằng), cũng là nhạy cảm với tăng trưởng. Do đó,
nghiên cứu kết luận rằng sự tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập có liên quan tích
cực.
Những nghiên cứu này đề xuất một tác động tích cực của sự bất bình đẳng thu
nhập tới tăng trưởng kinh tế. Điều cần lưu ý rằng dấu hiệu tích cực này được chứng
minh về mặt lý thuyết chủ yếu thông qua các tranh cãi về kinh tế và chính trị, và các
vấn đề về phương pháp đại diện cho một phần đáng kể các đối số cho lợi ích của
mối quan hệ tích cực đáng kể về mặt thống kê…
 Những nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng và tăng
trưởng kinh tế.
Lập luận thứ ba dung hòa hai lập luận trước đây hoặc tương phản và phức tạp
hơn so với ảnh hưởng thực tế của sự bất bình đẳng trong thu nhập đối với tăng
trưởng kinh tế.
Barro (2000), “ Inequality and growth in a panel of countries” [97], đánh giá
bất bình đẳng và tăng trưởng trong thời gian 10 năm (1965 – 1995) với dữ liệu
mảng lớn các quốc gia và thấy rằng mối quan hệ tổng thể giữa bất bình đẳng được
đo bằng hệ số Gini và tốc độ tăng trưởng là phi tuyến, (với mức thu nhập trung bình
khoảng $2000 – trị giá năm 1985). Ông nhận thấy, bất bình đẳng hơn đi cùng với
tăng trưởng thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các
nước có thu nhập cao hơn hoặc các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số
của Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê trong toàn mẫu bao gồm tất cả các
quốc gia khi bỏ qua biến tỷ lệ sinh. Như vây, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn
(thường là các nước chậm phát triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót
biến tỷ lệ sinh trong các nghiên cứu trước đây có thể tạo sai lệch âm trong các ước
lượng về tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng.
21
Bengoa và Sanchez-Robles (2005), “Does inequality reduce growth? Some
empirical evidence” [100]. Nghiên cứu kiểm tra sự tương quan giữa 2 tập dữ liệu
của 2 quốc gia, một được tạo thành từ những quốc gia có thu nhập trung bình và tập
còn lại được tạo thành từ quốc gia với thu nhập cao. Kết quả cho tập đầu tiên là khá
mơ hồ vì đã phát hiện ra một mối quan hệ hình bướu (humped-shaped) giữa sự bất
bình đẳng và tăng trưởng. Tuy nhiên, ở mẫu thứ 2, tìm thấy một mối quan hệ tỉ lệ
thuận và tác động đáng chú ý của sự bất bình đẳng đối với tăng trưởng, gợi ý rằng
ảnh hưởng của sự công bằng đối với tăng trưởng có thể khác nhau giữa các giai
đoạn của sự phát triển.
Barro(2008), “Inequality and growth revisited” [98], xem xét lại nghiên cứu
của mình năm 2000 với cơ sở dữ liệu được cải thiện và thực tế hóa từ ngân hàng dữ
liệu của Liên Hợp Quốc về bất bình đẳng thu nhập. Tác giả xác nhận các kết quả
trước đó của mình về mối quan hệ cùng chiều giữa bất bình đẳng và tăng trưởng ở
các nước giàu, cũng như quan hệ ngược chiều ở các nước nghèo với sự khác biệt là
ở đây điểm thay đổi thu nhập cao hơn đáng kể, ở mức khoảng 11,900 USD. Điều
này ngụ ý rằng mức độ thay đổi thu nhập tăng lên đã ít khiêu khích các nước nằm ở
phía tích cực của mối tương quan hơn.
Castello-Climent(2010) với đề tài “Inequality and growth in advance
economices: an empirical investigation” [107]. Tác giả đề xuất quan điểm cho rằng
một mặt có thể tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng và tăng trưởng,
mặt khác, có mối quan hệ cùng chiều ở các quốc gia phát triển khi thực hiện các
ước lượng cho các mẫu của các quốc gia với mức độ thu nhập khác nhau. Castello-
Climent tập hợp 3 bộ dữ liệu cho bất bình đẳng, một bao gồm cập nhật và cải thiện
cho dữ liệu về bất bình đẳng của Deininger và Squire (1996) với 55 quốc gia, trong
đó số lượng các quốc gia phát triển đã giảm đi, mẫu thứ 2 bao gồm thông tin cho
một nhóm nhỏ hơn các quốc gia có thu nhập cao, mở rộng từ nghiên cứu về thu
nhập của Luxemburg, một tập dữ liệu rộng hơn so với nghiên cứu trước đây của tác
giả, với sự đo lường bất bình đẳng về nhân lực của 108 quốc gia trong khoảng thời
gian từ 1960 đến 2000.
22
Một nghiên cứu gần đây của Causa et al (2009) [105] đã điều tra tác động dài
hạn mà các cải cách cơ cấu đã có đối với GDP bình quân đầu người và phân phối
thu nhập hộ gia đình. Dựa trên phân tích này, các cải cách ủng hộ tăng trưởng có thể
được phân biệt tùy theo việc chúng tăng, giảm hay không có tác động đến bất bình
đẳng thu nhập khả dụng. Một số cải cách tăng trưởng đã góp phần thu hẹp sự bất
bình đẳng bằng cách mang lại thu nhập mạnh hơn cho các hộ gia đình ở dưới mức
phân phối so với hộ gia đình trung bình. Chẳng hạn như trường hợp giảm các rào
cản pháp lý đối với cạnh tranh trong nước, thương mại và đầu tư trực tiếp nước
ngoài, cũng như đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên,
việc thắt chặt trợ cấp thất nghiệp đối với những người thất nghiệp dài hạn làm tăng
thu nhập trung bình các hộ gia đình trong nghiên cứu, nhưng làm giảm thu nhập khả
dụng ở phân phối cuối cùng, dấu hiệu cho thấy có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập.
Một mức độ nhất định của bất bình đẳng thu nhập và sự giàu có là một đặc
điểm của nền kinh tế thị trường, dựa trên niềm tin, quyền tài sản, doanh nghiệp và
pháp luật. Quan niệm rằng có thể tận hưởng những lợi ích từ những nỗ lực của riêng
mình luôn là một động lực mạnh mẽ để đầu tư vào vốn nhân lực, ý tưởng mới và
sản phẩm mới, cũng như thực hiện các dự án thương mại đầy rủi ro. Tuy nhiên ở
khía cạnh khác, sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng có thể làm suy yếu nền
tảng của các nền kinh tế thị trường. Cuối cùng có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về
cơ hội. Điều này làm mất đi tính di động xã hội, và làm suy yếu các động cơ đầu tư
vào kiến thức. Kết quả là sự phân bổ sai các kỹ năng, và thậm chí lãng phí thông
qua thất nghiệp nhiều hơn, cuối cùng làm suy yếu hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng.
Các quan điểm phi tuyến chủ yếu được định hướng về sự quan trọng của mức độ
thu nhập cũng như nguồn lực xác định dấu hiệu của mối quan hệ. Sự giải thích này
có thể thu được các quan điểm đối lập trong phạm vi cuộc tranh luận về bất bình
đẳng – tăng trưởng vì nó cung cấp một hình mẫu mà cả hai quan điểm đều phù hợp.
Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một số câu hỏi về sự tồn tại của một cơ chế hoạt động đặc
biệt, có lẽ ở các mức độ khác nhau, trong phạm vi các mức thu nhập khác nhau, và
người chịu trách nhiệm có ảnh hưởng lên tăng trưởng.
23
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), đề tài “Chất lượng tăng trưởng
kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” [6], nghiên cứu này tiến hành đánh
giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập
trung vào ba vấn đề liên quan tới chất lượng tăng trưởng gồm: hình thái đầu tư vào
hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng
của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con
người và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh
hưởng của tăng trưởng và bất bình đẳng tới tỷ lệ giảm nghèo. Trên cơ sở kết quả
phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu đưa ra bức tranh bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình
chỉ mới dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
đến nghèo đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào
giảm nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn.
Ngô Quang Thành (2005),“Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu
nhập và chiến lược phát tiển kinh tế Việt Nam” [61]. Nghiên cứu chỉ ra được mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập nằm ở ba vấn đề then
chốt: thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong
phát triển, cũng như nguồn gốc tạo nên tăng trưởng kinh tế. Trong khi các nhà kinh
tế hiểu rõ về nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, thì họ lại hiểu sơ sài về nguồn gốc
của bất bình đẳng trong phát triển; thứ hai, cả tăng trưởng và bất bình đẳng đều là
kết quả của chính sách kinh tế, năng lực thể chế và phụ thuộc vào khuynh hướng
phát triển cũng như những cú sốc từ bên ngoài. Các nước rất khác biệt về những
điều kiện, và chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập; thứ ba, chính sách kinh tế - xã hội cần coi mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và cải thiện bất bình đẳng là một mục tiêu chung, không nên có sự
đối xử riêng lẻ, nhưng cũng cần chú ý về chính sách đối với những nội dung tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng loại trừ có thể xảy ra trong các trình độ phát triển
khác nhau. Tuy nhiên, đề tài chỉ dựa vào nghiên cứu định tính, mô tả thống kê.
24
Yuichi Kimura (2006), với nghiên cứu “Ảnh hưởng của tăng trưởng và toàn cầu
hóa lên nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam (1993 – 2006)” [89] đã thu thập tài liệu
về những thay đổi trong sự giàu có và cấu trúc thu nhập bình đẳng trong những năm
1990 và 2000. Xem xét tác động có thể có của những chính sách như giảm can
thiệp, tư nhân hóa và tự do thương mại được thực hiện như một phần của đổi mới
và bắt đầu chứng tỏ hiệu quả trong những năm 1990. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới
nêu ra những ảnh hưởng của tăng trưởng và toàn cầu hóa lên nghèo đói và bất bình
đẳng ở Việt Nam mà chưa đưa ra được những kiến nghị, giải pháp cụ thể cho vấn đề
này, số liệu nghiên cứu đã lâu (1009 – 2006) không phù hợp với thực tế hiện nay
của Việt Nam.
Lê Quốc Hội (2010), với bài viết “ Sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác
động của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” [33]. Đề tài
đã sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các kênh bất bình đẳng thu nhập
tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia
đình và số liệu 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1991 – 2006. Nghiên cứu chỉ ra các
kênh bất bình đẳng tác động tới tăng trưởng: Thứ nhất, kênh thị trường vốn không
hoàn hảo; theo đó tỉnh/thành nào có bất bình đẳng cao hơn sẽ tăng trưởng kinh tế
thấp hơn vì hạn chế khả năng tiếp cận vốn cho phát triển kinh tế. Thứ hai, kênh giáo
dục, bất bình đẳng cao hạn chế trình độ giáo dục, mối quan hệ cùng chiều giữa trình
độ giáo dục và tăng trưởng. Thứ ba, kênh phân phối, kết quả nghiên cứu cho thấy
mối quan hệ cùng chiều giữa biến phân phối và biến tăng trưởng, tuy nhiên mối
quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng và phân phối không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy không thể kết luận sự phù hợp lý thuyết phân phối ở Việt Nam. Cụ thể,
không thể khẳng định rằng bất bình đẳng tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam qua kênh phân phối. Ngược lại, cơ chế phân phối nguồn lực có ảnh hưởng
mạnh đến bất bình đẳng. Thứ tư, kênh dân số - sinh sản, kết quả cho thấy mối quan
hệ giữa biến bất bình đẳng và biến dân số - sinh sản là dương, hàm ý rằng những
tỉnh/thành có bất bình đẳng cao thì kéo theo tỷ lệ dân số/sinh sản cao. Nghiên cứu
đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững và
25
công bằng xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đi vào ước lượng và kiểm định một
chiều tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Vũ Thanh Sơn (2010), bài viết “Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập ở Việt Nam” [57]. Bài viết có tham khảo kết quả nghiên cứu
của TS Lê Thanh Tâm (đề tài KX04.2006/10) sử dụng mô hình hồi quy bình
phương nhỏ nhất OLS như công cụ tin cậy trong việc xác định tương quan tăng
trưởng với bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 1993 – 2006. Kiểm định tương quan
tăng trưởng và bất bình đẳng sử dụng các biến: INEQUALITY là mức độ bất bình
đẳng thu nhập (được đo lường bằng hệ số Gini); GDPi2 là giá trị tuyệt đối của GDP
theo giá so sánh năm 1994; Z là các biến số kinh tế và xã hội tác động đến tốc độ
tăng trưởng (hoặc mức độ bất bình đẳng) như: chỉ số tuổi thọ trung bình, chỉ số giáo
dục trung bình
Nghiên cứu rút ra kết luận sau: thứ nhất, xét tổng thể nền kinh tế bất bình đẳng
có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng (+) trong điều kiện Việt Nam, tăng trưởng
trong thời gian đầu phát triển tại Việt Nam gây ra mức bất bình đẳng tương đối,
nhất là tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế phát triển mạnh. Thứ hai, xét phạm vi vùng
kinh tế, mức độ bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế cao hơn có mối quan hệ dương
(+) ở các vùng kinh tế tốt hơn như vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam Bộ. Khu vực này có nhiều thuận lợi về điều kiện địa lý, kinh
tế nên thu hút lượng vốn đầu tư lớn cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010), “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội ở Việt Nam” [58]. Nghiên cứu chỉ ra rằng qua gần 25 năm đổi mới, nền
kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn thay đổi sâu sắc. Hai thập kỷ tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng khi thực hiện chính sách đổi mới đã làm thay đổi nền
sản xuất và thương mại. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thu hẹp một cách ấn
tượng các hộ nghèo đói. Bước quá độ sang kinh tế thị trường về cơ bản đã được
hoàn tất và Việt Nam đã gia nhập hàng ngũ các nước Đông Á có nền kinh tế tăng
trưởng tốc độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam cũng gặp những
26
khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu
định tính, thống kê mô tả.
Hoàng Thủy Yến (2015), luận án “Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” [88]. Căn cứ vào lý thuyết và thực tế Việt Nam,
luận án sử dụng mô hình thực nghiệm để ước lượng tác động của bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả đã dựa vào số
liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) cho các năm 20004, 2006,
2008, và 2010 và dựa trên bộ số liệu của cả nước. Sử dụng các biến: GROWTH là
biến tốc độ tăng trưởng GDP, INQUALITY là biến đo lường bất bình đẳng thu
nhập (GINI, INCGAP). Thống kê tính toán hệ số GINI là biến biểu thị bất bình
đẳng phân phối thu nhập, và INCGAP là biến đo lường khoảng cách thu nhập giữa
nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố
định và tác động ngẫu nhiên.
Kết quả ước lượng cho thấy gia tăng bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở một ngưỡng nhất định. Chấp nhận bất bình
đẳng cao hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số Gini lớn hơn 0,37 và
sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi hệ số Gini nhỏ hơn 0,37. Như vậy, hệ số bất
bình đẳng thu nhập sẽ tăng tới mức hợp lý (hay tăng đến ngưỡng) 0,37 thì vẫn tốt
cho tăng trưởng và đảm bảo ổn định xã hội. Đây cũng chính là điểm phát hiện mới
của luận án. Bên cạnh những kết quả và điểm mới nghiên cứu cũng có hạn chế như
sau: về vấn đề nội sinh giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế chưa
được giải quyết đầy đủ trong mô hình dữ liệu mảng, do vậy cần thu thập thêm số
liệu để có thể giải quyết vấn đề này qua các phương pháp ước lượng khác.
Phan Thăng An (2015), luận án nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và bất bình đẳng thu nhập ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ” [1], nghiên cứu
này thực hiện trong phạm vi một Vùng (gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định). Sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình và niên
giám thống kê giai đoạn 2001 – 2013, kết hợp phương pháp định tính và định lượng
trong nghiên cứu của mình, nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ nhân quả tồn tại
27
trong ngắn hạn giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế
trọng điểm Trung Bộ, từ đó đề xuất một số chính sách lồng ghép tăng trưởng kinh tế
và chính sách xã hội trên địa bàn.
Khi nghiên cứu tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập ở
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ sử dụng các biến bao gồm: Inequalityit: biến đại
diện cho BBD thu nhập; Growthit: biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế; Z là biến
đặc trưng kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Nghiên cứu này khẳng
định bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là hai hiện tượng đi liền trong
quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2000 – 2013, tăng trưởng kinh tế đã
làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Đánh giá tác động bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh
tế trọng điểm Miền Trung sử dụng các biến gồm: lngdp là biến đại diện tăng trưởng
kinh tế; lnkcgn là khoảng cách giàu nghèo giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với
20% nhóm thu nhập thấp nhất – là biến đại diện bất bình đẳng thu nhập; Zi là biến
đại diện đặc trưng của Vùng. Sử dụng ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu
nhiên cho kết quả bất bình đẳng thu nhập có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xử lý được
các vấn đề nội sinh trong mô hình kinh tế lượng.
Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập xu hướng của mối quan hệ (tích
cực, tiêu cực) thông qua sử dụng phương pháp định tính, sau này có một số nghiên
cứu áp dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và
TTKT.
1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng
trống nghiên cứu.
Dựa vào nền tảng các nghiên cứu lý thuyết đã được để cập, các nhà kinh tế
học hiện đại tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này nhận thấy được mối
quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên còn tồn tại
nhiều tranh cãi về mối quan hệ này. Thậm chí, trong phạm vi mối quan hệ được đề
xuất (tích cực, tiêu cực, hoặc phi tuyến tính), không có một kết luận chung về làm
28
thế nào để phân phối không công bằng lại dẫn đến GDP cao hơn hoặc thấp hơn sau
một khoảng thời gian [108, tr14]
Trước sự tồn tại cuộc tranh luận với 3 quan điểm trên, rất khó để có được sự
đồng thuận chung và mặc dù đề xuất phi tuyến tính có thể đóng vai trò cầu nối cho
mối quan hệ này, thì vẫn còn thiếu khung nghiên cứu hoàn thiện để giúp hiểu được
mối quan hệ nhân quả giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Những
câu hỏi vẫn còn để ngỏ và cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra lời giải
thích hợp lý cho mối quan hệ phức tạp này. Việc lựa chọn mô hình, giải pháp cụ thể
và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của từng quốc gia phải xuất phát từ thực tiễn
của quốc gia đó.
Nhiều nghiên cứu trong nước cũng nêu lên xu hướng mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này nhấn mạnh, mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT là mối quan hệ phức tạp, tăng trưởng kinh tế làm
gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ đầu của nền kinh tế, bất bình đẳng thu
nhập trong một số trường hợp tác động ngược trở lại, kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Những đề xuất nên lên khẳng định cần có những chính sách gia tăng tác động tích
cực và hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ này.
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, song vẫn còn khoảng trống nghiên cứu sau đây:
+ Các công trình trong nước giai đoạn trước chủ yếu là nghiên cứu định tính.
Gần đây có một số công trình nghiên cứu định lượng nhưng chủ yếu nghiên cứu tác
động một chiều của mối quan hệ này và thực hiện chủ yếu trên phạm vi quốc gia,
lãnh thổ. Hiện có rất ít nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi một vùng (Vùng 5 tỉnh như Tây Nguyên)
+ Các nghiên cứu về Tây Nguyên hiện nay chủ yếu đề cập đến mô hình tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, một số có đề cập đến vấn đề chênh lệch thu
nhập ở Tây Nguyên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ
BBĐTN và TTKT trên địa bàn Tây Nguyên.
29
+ Nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở
Tây Nguyên – một vùng kinh tế lớn ở nước ta với những đặc thù kinh tế - xã hội
khác biệt (như: tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số đông, khoảng cách giàu nghèo càng
gia tăng…) từ đó đề xuất những chính sách phù hợp với đặc thù Vùng có vai trò hết
sức quan trọng trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Tây Nguyên.
Kết luận chương 1
Tổng quan nghiên cứu đi trước về mối quan hệ BBĐTN và TTKT cho thấy có
ba quan điểm được đề xuất trong thời gian qua (tích cực, tiêu cực, phi tuyến), dựa
vào tổng quan nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, cách thức nghiên cứu đo lường
giúp luận án xác định khoảng trống nghiên cứu, lựa chọn biến số phân tích mối
quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên được thực hiện với số liệu cụ thể ở các
chương sau.
Trên cơ sở kế thừa nền tảng những nghiên cứu đi trước (các thước đo, phương
pháp đáng giá TTKT, BBĐTN và mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN), tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích mối quan hệ giữa
bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên ở chương sau để thu
được hiệu quả về mặt lý luận và thực tiễn cao hơn.
30
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chương 2 xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập,
tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
với việc xem xét các lý thuyết về mối quan hệ này (được đề cập trong chương 1), từ
đó đề xuất một số tiêu chí đánh giá mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Phân tích bài
học kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ này ở Singapore, Brazil và Vùng kinh tế
trọng điểm Trung Bộ của Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho Tây Nguyên.
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế
2.1.1 Lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập
2.1.1.1Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng là khái niệm rộng, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong
đời sống xã hội. Bất bình đẳng thu nhập là một khía cạnh quan trọng trong bất bình
đẳng xã hội. Nghiên cứu nhiều khái niệm bất bình đẳng thu nhập được đưa ra:
Kuznets (1955) bất bình đẳng thu nhập được xem là tình trạng hầu hết người
dân sống dưới mức thu nhập trung bình trong khi đó chỉ có một bộ phận nhỏ dân số
có thu nhập tương đối cao trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ [124].
Theo Fletcher, Michael A (2013), bất bình đẳng thu nhập xuất hiện khi có sự
chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong
việc phân phối tài sản, sự giàu có hay thu nhập [113]
Hoàng Thủy Yến (2015), “bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu
nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong nền kinh
tế” [88, tr 17]
Như vậy các nghiên cứu trên đều đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân
phối không đều giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong nền kinh tế. Bất bình đẳng
thu nhập là sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong nền
kinh tế. Lưu ý khi đánh giá bất bình đẳng thu nhập cần đề cập đến hai khía cạnh cả
31
thu nhập lẫn chi tiêu của nhóm dân cư trong xã hội. Sự bất bình đẳng giữa nhóm
nghèo nhất so với nhóm giàu nhất được phản ánh thông qua khả năng sinh kế và
chất lượng cuộc sống, cơ cấu chi tiêu các nhóm dân cư [58]
Để đánh giá BBĐTN cần nghiên cứu việc phân phối thu nhập để biết được các
cá nhân có được thu nhập là bao nhiêu và nguồn gốc để tạo ra thu nhập là từ đâu.
Theo Mark, phân phối thu nhập có hai hình thức: (i) phân phối thu nhập quốc dân
lần đầu (phân phối thu nhập theo chức năng) liên quan đến phân chia thu nhập theo
các yếu tố sản xuất khác nhau như lao động, máy móc thiết bị, đất đai… Theo cách
phân phối này, người lao động được hưởng tiền lương (hoặc tiền công) từ việc cung
cấp sức lao động; chủ doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận với tư cách là lợi tức từ
sở hữu vốn và phần trả công cho sức lao động cũng như tài năng kinh doanh của họ.
Bên cạnh đó việc sở hữu vốn, tài sản khi tham gia và quá trình sản xuất được hưởng
phần lợi tức hay tiền cho thuê tài sản tương ứng; (ii) Phân phối lại thu nhập chủ yếu
liên quan đến sự can thiệp của Nhà nước tới phân phối thu nhập lần đầu. Phương
thức phân phối lại thu nhập thường được thực hiện qua đánh thuế thu nhập, các
chương trình trợ cấp và chi tiêu công của Chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập
của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo [31].
2.1.1.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập
Phân phối quy mô cho biết tỷ trọng thu nhập (hay chi tiêu) của các hộ khác nhau
nhận được, đây là phương pháp dễ nhận biết hơn mức độ bất bình đẳng phân phối
được thể hiện.
Hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất
Simon Kuznets (1955) đưa ra hệ số căn cứ vào tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của
nhóm 20% giàu nhất so với tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất làm
thước đo bất bình đẳng (tỷ số Kuznets). Hệ số chênh lệch (giãn cách) càng lớn thì
tình hình bất bình đẳng càng cao [124].
Đường cong Lorenz
Max Lorenz (1905), xây dựng đường cong Lorenz bằng cách biểu diễn trên hai
trục: trục tung biểu thị % thu nhập cộng dồn sắp xếp tương ứng với tỷ lệ % dân số
32
cộng dồn, trục hoành biểu thị % dân số cộng dồn được sắp xếp theo thứ tự thu nhập
tăng dần. “Đoạn thẳng nối điểm có tọa độ 0% dân số và 0% thu nhập với điểm có
tọa độ 100% dân số và 100% thu nhập tạo thành đường chéo của hình vuông xuất
phát từ trục tọa độ, đây chính là đường công bằng tuyệt đối. Xác định giao giữa tỷ
lệ % dân số và tỷ lệ % thu nhập theo phương pháp cộng dồn. Sau đó nối những
điểm này lại với nhau bắt đầu tư 0% dân số và 0% thu nhập đến điểm cuối cùng là
100% dân số và 100% thu nhập xác định được đường cong Lorenz” [31, tr283]. Bất
bình đẳng càng lớn thì đường cong Lorenz càng xa “đường công bằng tuyệt đối”
Hình vẽ 2. 1: Đường cong Lorenz
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – Học viện Tài chính)
Hệ số Gini: Corrado Gini (1912) kế thừa kết quả nghiên cứu đường cong
Lorenz đưa ra hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Lorenz) [31]. Về mặt hình học, hệ số
này được xác định bằng cách lấy diện tích hình A, được xác định bằng đường cong
Lorenz và đường chéo OD chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz
đó, hình (A + B)
G = (1)
Công thức tính cụ thể của hệ số Gini trực tiếp
)....32(
21
1 3212 nnyyyy
ybqnn
G 
(2)
Trong đó: y1, y2, y3….yn: Thu nhập của từng nhóm hộ (theo thứ tự giảm
dần); Ybq là thu nhập bình quân của hộ; n là tổng số nhóm hộ
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

More Related Content

What's hot

Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VICLuận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
lehaiau
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
phamhieu56
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdfGiáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
Man_Ebook
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Sương Tuyết
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Hột Mít
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Ketoantaichinh.net
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Bích Liên
 

What's hot (20)

Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VICLuận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdfGiáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng.pdf
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 

Similar to Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
Bui Tuan ANh
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep ke toan (29)
Luan van tot nghiep ke toan (29)Luan van tot nghiep ke toan (29)
Luan van tot nghiep ke toan (29)Nguyễn Công Huy
 
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAYLuận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
PinkHandmade
 

Similar to Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế (20)

Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Luan van tot nghiep ke toan (29)
Luan van tot nghiep ke toan (29)Luan van tot nghiep ke toan (29)
Luan van tot nghiep ke toan (29)
 
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAYLuận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

  • 1. i VIỆN HÀN LÂM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ HÒA HỒ THỊ HÒA MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN Ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Vũ Sỹ Cường 2. PGS.TS Bùi Quang Bình HÀ NỘI - 2019
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của người khác. Tác giả luận án NCS Hồ Thị Hòa
  • 3. iii MỤC LỤC Trang bìa...........................................................................................................i Lời cam đoan...................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. vi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ................................................................viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ................... 8 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................8 1.2 Các nghiên cứu trong nước..............................................................................23 1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................................27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ............ 30 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và TTKT ............... 30 2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế............44 2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế .................................................48 2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Bài học cho Tây Nguyên..................52 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN........................................ 62 3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên ...............................................................................62 3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên...........................63 3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.....................................................................................................89
  • 4. iv 3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.......................................................................112 CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN........... 126 4.1 Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội........................126 4.2 Cơ hội, thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế .................................................................................128 4.3 Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên...............................................................................131 4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước ..........................................................................146 KẾT LUẬN.................................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 151 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 164
  • 5. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BBĐTN Bất bình đẳng thu nhập 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CDCC Chuyển dịch cơ cấu 5 ĐB Đồng bằng 6 DH Duyên hải 7 DTTS Dân tộc thiểu số 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 GINI Hệ số bất bình đẳng thu nhập 10 GNI Thu nhập quốc dân 11 GNP Tổng sản phẩm quốc dân 12 ICOR Hiệu quả vốn đầu tư 13 ILO Tổ chức lao động quốc tế 14 IMF Quỹ tiền tệ thế giới 15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 16 MOM Bộ lao động Singapore 17 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 18 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 19 TFP Năng suất nhân tố tổng hợp 20 TTKT Tăng trưởng kinh tế 21 WB Ngân hàng Thế giới 22 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  • 6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu nhập, chênh lệch thu nhập nhóm 5 và nhóm 1 ở Tây Nguyên (ĐVT: 1000 VNĐ).....64 Bảng 3. 2: Chi tiêu bình quân nhân khẩu một tháng chia theo khoản chi của Tây Nguyên ...............................................................................................................65 Bảng 3. 3: Chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2016 giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo Vùng ..........................66 Bảng 3. 4: Chênh lệch thu nhập nhóm 5/ nhóm 1 theo Tỉnh ở Tây Nguyên (ĐVT: lần)......................................................................................................................67 Bảng 3. 5: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị và nông thôn ở Tây Nguyên năm 2016 (ĐVT:1000đ).....................................................68 Bảng 3. 6: Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nguồn thu nhập (ĐVT:%).............................................................................................................69 Bảng 3. 7: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học cả nước và chia theo vùng năm 2016 (ĐVT: %)............................................................................................................72 Bảng 3. 8: Tỷ trọng chi cho giáo dục theo 5 nhóm ở Tây Nguyên (ĐVT:%) ..........73 Bảng 3. 9: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo 5 nhóm thu nhập, theo vùng năm 2016 (ĐVT: %)...................................................................................................73 Bảng 3. 10: Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân một nhân khẩu chia theo khoản chi (ĐVT: 1000 đồng) .............................................................................74 Bảng 3. 11: Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại hình nhà cả nước và Tây Nguyên năm 2016 (ĐVT: %)...................................................................................................75 Bảng 3. 12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch ở Tây Nguyên (ĐVT:%) ............77 Bảng 3. 13: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt theo thành thị và nông thôn ở Tây Nguyên (ĐVT:%)...............................................................................................78 Bảng 3. 14: Tỷ trọng GDP các tỉnh Tây Nguyên (Giá so sánh 2010) (ĐVT:%)......80
  • 7. vii Bảng 3. 15: Số lượng và tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên....82 Bảng 3. 16: Tăng trưởng lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: %) ........................83 Bảng 3. 17: NSLĐ các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: triệu đồng, giá so sánh 2010).......83 Bảng 3. 18: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn của các tỉnh Tây Nguyên..........................84 Bảng 3. 19: Tăng trưởng vốn các tỉnh và Vùng Tây Nguyên (ĐVT: %)..................85 Bảng 3. 20: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo khu vực kinh tế (ĐVT:%)........................85 Bảng 3. 21: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Vùng năm 2016 ................86 Bảng 3. 22: Số Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 theo tỉnh và Vùng Tây Nguyên ................................................................87 Bảng 3. 23: Hệ số ICOR Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.................................87 Bảng 3. 24: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên trong giai đoạn 2001-2016 .................................................................................88 Bảng 3. 25: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) của Tây Nguyên năm 2016. ĐVT:%.........................................................................92 Bảng 3. 26: Việc làm ở các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT:%)...........................................96 Bảng 3. 27: TTKT và tỷ lệ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm 2002 - 2016............98 Bảng 3. 28: Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên......................................................100 Bảng 3. 29: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến (Phụ lục 2) ....................105 Bảng 3. 30: Kết quả ước tính GMM thực hiện bởi pvar ( Phụ lục 1).....................106 Bảng 3. 31: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Phụ lục 1)..........107 Bảng 3. 32: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động ngẫu nhiên (phụ lục 2,3,4) ......................108 Bảng 3. 33: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4)............................109 Bảng 3. 34: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4)............................110 Bảng 3. 35: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh Tây Nguyên .116
  • 8. viii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Đồ thị 2. 2: Hệ số Gini của Singapore ......................................................................53 Đồ thị 2. 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Brazil giai đoạn 2001 – 2016 (ĐVT:%).....56 Đồ thị 2. 4: Hệ số Gini của Brazil 2001 -2015 .........................................................57 Đồ thị 2. 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Gini vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2016 ........................................................................................58 Đồ thị 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng Tây Nguyên theo giá hiện hành (ĐVT:1000 VNĐ)......................................................................................63 Đồ thị 3. 2: So sánh đường cong Lorenz năm 2001, 2005, 2010, 2016 ...................64 Đồ thị 3. 3: Hệ số Gini Tây Nguyên .........................................................................65 Đồ thị 3. 4: GDP và tốc độ TTKT Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016...................80 Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP (%) các khu vực chính (Nông lâm thủy sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) trong nền kinh tế Tây Nguyên 2001 – 2016.........81 Đồ thị 3. 6: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng năm 2016 của Tây Nguyên ......90 Đồ thị 3. 7: Xu hướng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập theo hệ số Gini ở Tây Nguyên..................................................................................105 Hình vẽ 2. 1: Đường cong Lorenz.............................................................................32
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là chủ đề thu hút sự quan tâm, tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trên thế giới trong thời gian qua, xem xét mối quan hệ này khá phức tạp. Tăng trưởng kinh tế thường đề cập mục tiêu gia tăng thu nhập cho nền kinh tế bằng việc huy động và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả; Còn công bằng xã hội (đặc biệt là công bằng trong phân phối thu nhập) không chỉ phụ thuộc vào tổng thu nhập của nền kinh tế, mà còn liên quan trực tiếp đến cách thức phân phối thu nhập đó và khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển (như vốn, đất đai, y tế, giáo dục,…) giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Chính sách phát triển chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh có thể trả giá đắt nếu bất bình đẳng thu nhập, cơ hội học tập, tiếp cận dịch vụ xã hội và đói nghèo gia tăng, thậm chí dẫn đến xung đột trong xã hội. Ngược lại, chính sách phát triển chỉ thiên về đạt được mục tiêu công bằng xã hội có thể làm triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng [58,tr18]. Một số nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập dưới góc độ tăng trưởng kinh tế tạo ra sự gia tăng thu nhập và do đó dẫn tới bất bình đẳng thu nhập; đến lượt mình bất bình đẳng thu nhập sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của chu kỳ sau đó. Cần hiểu rõ tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song chỉ chú trọng tăng trưởng thôi chưa đủ mà cần phải biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh đó, cần xem xét tác động trở lại của BBĐTN đến TTKT để đưa ra các chính sách gia tăng những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ này. Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều (nhân quả) giữa TTKT và BBĐTN qua các thời kỳ có vai trò quan trọng nhằm đề xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là “thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh” [22]. Do vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện
  • 10. 2 tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức và cơ hội đặt ra. Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng. Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng gồm 5 tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng năm 2016, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh Tây Nguyên vẫn đạt 7,5%. Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân cực giàu nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùng dân tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét. Tây Nguyên là vùng gồm nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Kinh như: Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…Sự đa dạng các thành phần dân tộc là thách thức lớn đối với xã hội khi mà khác biệt theo vùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân tộc. Trong nhiều nghiên cứu mức sống hộ gia đình trước đây cho thấy người Kinh có xu hướng sống ở khu vực thành thị và mức sống cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác [32]. Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là những chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các công trình mới bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất bình đẳng thu nhập. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở nước ta là việc còn mới mẻ. Đặc biệt là các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên – một trong sáu vùng kinh tế lớn ở nước ta còn khá ít. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở đề
  • 11. 3 xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: tìm ra chính sách giải quyết mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. - Hệ thống hóa lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. - Phân tích tình hình bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên (trong đó có phân tích định tính và định lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên). - Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải quyết tốt mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh ở Tây Nguyên. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT Phạm vi nội dung: bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Phạm vi không gian: vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2001 – 2016. Nguồn số liệu: dựa trên số liệu niên giám thống kê từ Cục thống kê các tỉnh Tây Nguyên, niên giám thống kê Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016. Sử dụng nguồn tư liệu từ chương trình Tây
  • 12. 4 Nguyên 3 để bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu. Một số chỉ tiêu bài học kinh nghiệm có sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1 Câu hỏi nghiên cứu: Thực tiễn đã và đang đặt ra tại Tây Nguyên một số vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết: Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập như thế nào ở Tây Nguyên ? Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên? 4.2 Khung phân tích Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên Bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế Vùng địa lý Dân tộc Năng suất lao động Hiệu quả sử dụng vốn Trình độ lao động Tài nguyên thiên nhiên Mô hình TT và cơ chế phân bổ nguồn lực Khoa học công nghệ Hạ tầng giao thông, điện lưới, nước sạch Điều kiện tự nhiên Thể chế Văn hóa – xã hội Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập? Bất bình đẳng thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế? Hệ số Gini, Khoảng cách giàu nghèo GDP, Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người Các nhân tố đặc thù Tây Nguyên: tỷ lệ nghèo, dân tộc thiểu số, diện tích cây CN
  • 13. 5 4.3 Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. - Nghiên cứu định tính: nhằm nghiên cứu và phát hiện, đề xuất những luận điểm khoa học. Phân tích dữ liệu định tính bao gồm thu thập, tổ chức sắp xếp, giải thích ý nghĩa dữ liệu. Trước khi thu thập dữ liệu có một số ý tưởng và giả thuyết từ các nghiên cứu trước. Những ý tưởng, giả thuyết này dùng như những điểm xuất phát cho việc sắp xếp, phân loại, giải thích dữ liệu.Tiến hành mã hóa dữ liệu bao gồm: Tổng hợp các dữ liệu, xác định danh mục các chủ đề được nói tới trong dữ liệu, nghiên cứu khái niệm, ý tưởng mới từ dữ liệu. Kỹ thuật khảo sát lấy ý kiến chuyên gia:: Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia – những người có trình độ chuyên môn cao đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN, các nhà quản lý địa phương ở Tây Nguyên. Xem xét các ý kiến, nhận định của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng: lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng và toán học đơn thuần. + Phân tích mô tả: Phương pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau như sử dụng các con số để lập bảng biểu hoặc vẽ sơ đồ (đây là bước ban đầu – phân tích mô tả – của nghiên cứu định lượng) phân tích các vấn đề về TTKT, BBĐTN… + Phương pháp mô hình hóa: mục đích bao gồm: (i) Kiểm nghiệm lý thuyết bằng cách xây dựng mô hình kinh tế phù hợp; (ii) Kiểm tra mô hình đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế. Nghiên cứu này xây dựng mô hình định lượng để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên qua kênh: GDP, hệ số Gini, một số biến đặc thù vùng. Trên cơ sở lý luận được đề xuất bởi các đề tài đi trước, nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng mô hình phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên nhằm cung cấp những cơ sở thực chứng cho các phân
  • 14. 6 tích định tính. Kết quả thu được giúp luận án xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên diễn ra theo xu hướng như thế nào. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (i) Thông qua phân tích thực trạng BBĐTN và TTKT, cũng như xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiên quá trình này còn tồn tại nhiều hạn chế. TTKT chưa ổn định, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào vốn, lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN. (ii) Luận án đồng ý với quan điểm cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bình đẳng bằng mọi giá. Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêu cực), từ đó đề xuất những chính sách hợp lý đạt được mục tiêu TTKT và công bằng xã hội ở Tây Nguyên (iii) Kết quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phần lớn các chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ý TTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác động đối với TTKT ở Tây Nguyên. (iv) Kết quả phương pháp định lượng chứng minh không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiều khi TTKT tác động làm gia tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lại đối với TTKT, một trong những nguyên nhân là do khả năng tích lũy vốn ở Tây Nguyên chưa đủ lớn, chính sách phân phối lại theo Vùng chủ yếu là chính sách thuế đánh vào thu nhập cá nhân (mà ở đây chủ yếu là người làm công ăn lương) nên các sự gia tăng BBĐTN chưa thể hiện tác động đối với TTKT. (v) Luận án cũng đưa ra những bàn luận về kết quả nghiên cứu, chỉ ra thành quả đạt được, một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mối quan hệ
  • 15. 7 BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. (vi) Luận án đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyên trong việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Đề xuất hàm ý chính sách bao gồm: chính sách phát triển kinh tế chung của Tây Nguyên theo hướng gắn kết TTKT và công bằng xã hội, chính sách việc làm và giảm nghèo, chính sách đảm bảo công bằng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, các chính sách tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, an sinh xã hội), chính sách di dân và ứng phó với biến đổi khí hậu; kiến nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án (i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng khi xem xét mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên. Từ đó đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu. (ii) Nghiên cứu trên phạm vi một vùng (Tây Nguyên), luận án chứng minh chỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT. Chỉ ra thành quả, tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối quan hệ này. Cung cấp căn cứ cần thiết cho việc đưa ra các chính sách tác động đến TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên (iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Tây Nguyên trong thời gian tiếp theo 7. Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên Chương 4: Các hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.
  • 16. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Xem xét các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở các khía cạnh sau: xu hướng thể hiện mối quan hệ này, phương pháp nghiên cứu, những ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu đi trước. Từ đó xác định khoảng trống trong nghiên cứu của đề tài. 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết  Quan điểm của Karl.Marx (1818 – 1883): Karl Marx đưa ra khái niệm tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất trong năm. Giá trị xã hội của hàng hóa gồm: c + v + m. (Trong đó c là giá trị của toàn bộ các tư liệu sản xuất, v + m là giá trị xã hội mới tạo ra hay còn gọi là thu nhập quốc dân của xã hội). Quan điểm của Marx, tư bản bao gồm “tư bản khả biến” là quỹ tiền lương phải trả cho người lao động (v), “tư bản bất biến” là quỹ tiền mua hàng hóa tư bản, các sản phẩm trung gian (c). Marx cho rằng, nhà tư bản phải mua nguyên vật liệu và máy móc thiết bị với giá bằng giá trị mà “tư bản bất biến” đó tạo ra, vì vậy việc sử dụng “tư bản bất biến” không tạo ra giá trị thặng dư (hay còn gọi là lợi nhuận). Mặt khác, nhà tư bản sẽ áp đặt mức tiền lương thấp hơn giá trị mà người lao động làm ra. Khi đó, chỉ có “tư bản khả biến” mới mang lại giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tỷ suất lợi nhuận giảm dần sẽ khuyến khích các nhà tư bản tiếp tục giảm tiền lương công nhân và từ đó đẩy cuộc sống của người lao động rơi vào khó khăn. Marx mô tả quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa nhất thiết đi đôi với sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng cao, thu nhập của người công nhân ngày càng giảm so với thu nhập của nhà tư bản do hiệu ứng tiết kiệm lao động khi sử dụng công nghệ hiện đại và họ luôn phải chịu sự đe dọa bị sa thải [24, tr37]. Marx cho rằng chính quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc của bất bình đẳng thu nhập, vì vậy cần xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu để giải
  • 17. 9 quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận trong lý thuyết của Marx thể hiện ở hai khía cạnh chính sau đây: (i) Công bằng xã hội là kết quả của quá trình phát triển lịch sử đời sống xã hội theo quy luật khách quan; (ii) mặc dù trong giai đoạn phát triển thấp của chủ nghĩa cộng sản có thiết lập chế độ công hữu nhưng hình thức phân phối mới chưa đạt tới mục tiêu thực sự công bằng. Marx nhấn mạnh cần phát triển năng lực của mỗi cá nhân, khai thác hết tiềm năng của người lao động hướng tới sự phát triển tự do và công bằng chân chính [70]  Quan điểm của Simon Kuznets (1955) Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ năm 1955 đã đưa ra một mô hình nghiên cứu khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. “Những gì chúng ta quan sát thấy về cấu trúc phân phối thu nhập của hai khu vực là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường thấp hơn các khu đô thị; (b) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cho người dân ở nông thôn có phần hẹp hơn so với dân số ở đô thị thậm chí khi dựa trên thu nhập hàng năm” [124, tr7] Theo mô hình này, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập. Giai đoạn này cùng với việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng) thì sự bất bình đẳng lại có xu hướng tăng, kết quả của tăng trưởng chỉ tập trung vào một số nhóm người. Khi nền kinh tế đã đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao thì sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế. Bigsten và Levin (2001) khi nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế cũng đồng tình với quan điểm cho rằng ở các nước kém phát triển tình trạng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Có thể chấp nhận được bất bình đẳng nếu bất bình đẳng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế tốt hơn, từ đó tạo tiền đề vật chất giúp xóa đói giảm nghèo [102] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này chỉ ra quan điểm của Kuznets không phải luôn chính xác. Hạn chế của Kuznets là không phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng.
  • 18. 10  Quan điểm của A.Lewis (1915 - 1991) Nhất trí với quan điểm cho rằng bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ nhất định của Kuznets. Tuy nhiên, quan điểm của Lewis giải thích được nguyên nhân của xu thế này. Sở dĩ bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu cùng với sự gia tăng phát triển công nghiệp ở khu vực đô thị: trong khi lương công nhân ở mức tối thiểu (không thay đổi), thì thu nhập của tư bản lại gia tăng do mở rộng quy mô sản xuất và do lao động của công nhân mang lại. Ở giai đoạn sau, bất bình đẳng sẽ giảm vì khi lao động dư thừa trong nông nghiệp đã được thu hút hết vào khu vực thành thị. Nhu cầu lao động vẫn tăng lên, nhưng lao động khan hiếm; do đó, phải tăng tiền công trong công nghiệp, lúc này bất bình đẳng sẽ giảm [127]. Theo quan điểm này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Bất bình đẳng làm cho các nhà tư bản và các nhóm thu nhập cao nhận được nhiều thu nhập hơn, do đó họ sẽ tiết kiệm được nhiều hơn để tích lũy, mở rộng sản xuất. Các nhà kinh tế theo trường phái này còn cho rằng bất bình đẳng không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà khi sử dụng các chính sách phân phối lại hấp tấp và nóng vội có thể dẫn đến nguy cơ kìm hãm tăng trưởng kinh tế.  Lý thuyết mô hình kinh tế chính trị Alesia và Rodrik (1994); Pesson và Tabellini (1994) [93],[139] đã cố gắng xây dựng cầu nối giữa lý thuyết kinh tế chính trị nội sinh và lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Nghiên cứu này cho rằng, trong những xã hội dân chủ, mức thuế được xác định bởi những cử tri trung bình. Thuế được đánh tỷ lệ thuận với thu nhập và mang tính lũy tiến (thuế lũy tiến nhằm phân phối lại thu nhập cho mọi người một cách công bằng hơn). Lúc này lợi ích mà người nghèo nhận được sẽ lớn hơn người giàu, vì vậy người nghèo sẽ thích đánh thuế lũy tiến để phân phối lại nhiều hơn. Trong xã hội không bình đẳng, thu nhập của cử tri trung bình thấp hơn so với thu nhập trung bình, quy tắc đa số sẽ quyết định mức phân phối lại cao. Mặc dù cách thức phân phối này có thể tác động làm giảm nghèo đói tức thì, nhưng tăng trưởng sẽ chậm
  • 19. 11 hơn. Mô hình này có thể có giá trị nhất định đối với những nền kinh tế phát triển, nhưng dường như chưa thích hợp với những nền kinh tế đang phát triển, cơ chế này đòi hỏi sự ủng hộ của dân chúng và cơ quan quyền lực chính trị phân phối lại thu nhập thông qua việc đánh thuế cao vào đầu tư và từ đó làm giảm thu nhập trên vốn đầu tư. Rất khó tìm kiếm bằng chứng về vấn đề này ở các nước đang phát triển, một số nền kinh tế Đông Á thực hiện phân phối lại thông qua chi tiêu công hay cải cách ruộng đất chứ không dựa vào các quyết định chính trị liên quan đến thuế (Morrissey và Nelson, 1998) [135].  Lý thuyết xung đột xã hội Mô hình này nhấn mạnh sự phân phối không bình đẳng các nguồn lực chính là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng chính trị và xung đột xã hội, đây được xem là lý thuyết kinh tế chính trị thích hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Theo mô hình bất ổn về chính trị xã hội, bất bình đẳng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự bất ổn chính trị xã hội và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng do lợi nhuận đầu tư thấp hơn mức mong đợi. Trong xã hội mà người nghèo đói chiếm tỷ lệ tương đối cao, cũng như các hoạt động chống phá xã hội và tội phạm gia tăng, sẽ không khuyến khích việc tích lũy khi quyền tài sản không đảm bảo. Alesina và Perotti (1996) cho rằng bất bình đẳng lớn sẽ dẫn đến những bất ổn về chính trị và do đó mức đầu tư không tối ưu [94]. Benhabib và Rustichini (1996) nhận thấy các nước nghèo có mức đầu tư thấp hơn các nước giàu, các tác giả cung cấp mô hình lý thuyết trò chơi xung đột giữa các nhóm xã hội trong phân phối thu nhập, kết quả cho thấy sự giàu có thấp hơn có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và việc cân nhắc phân phối lại thu nhập có thể gây suy yếu các động lực tích lũy [101].  Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo Chatterjee (1991), Tsiddon (1992) [109] [146] đề xuất dòng tư tưởng tín dụng đặt nền móng dựa trên thực tế là đầu tư không đều và việc tiếp cận nguồn tín dụng phụ thuộc vào sự tồn tại thế chấp. Từ đó, có một sự ràng buộc tín dụng phát sinh từ phân phối tài sản ban đầu không bình đẳng, điều này gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này khẳng định bất bình đẳng trong việc nắm giữ đất đai
  • 20. 12 biểu hiện sự ràng buộc đối với tăng trưởng trong ngành nông nghiệp (ngành sản xuất chính ở các nước nghèo). Điều này nhất quán với những lập luận nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các cải cách địa điền nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Galor và Zeire (1993), Chiu (1998) [116] [110] đưa ra lập luận cho rằng ở những nước mà các chủ thể không được tiếp cận tự do nguồn vốn vay, khi đó bất bình đẳng thu nhập cao hàm ý rằng một bộ phận lớn dân số không có vốn đầu tư vào nhân lực. Nếu tăng trưởng dựa vào đầu tư vào nguồn nhân lực thì tăng trưởng sẽ thấp. Người nghèo có khuynh hướng đối mặt với những ràng buộc tín dụng khó khăn, họ khó có thể thoát nghèo khi mà phần lớn dân số ở dưới ngưỡng chuẩn giáo dục. Cần có những chính sách can thiệp để giảm nghèo. Trong trường hợp này, phân phối lại sẽ tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội đầu tư vào nguồn nhân lực, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế phát triển thị trường tín dụng sẽ hoàn thiện hơn đối với các nước nghèo, khi đó những tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế sẽ quan trọng hơn ở các nước nghèo.  Lý thuyết liên kết phân phối thu nhập và tăng trưởng của Benabou (1996) Lý thuyết này kết hợp nền kinh tế chính trị và lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo. Mô hình của Benabou cho thấy sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích phân phối lại có thể biểu diễn bằng đường cong chữ U ngược [99]. “Tăng trưởng có liên kết hình chữ U ngược đối với tái phân phối, trong khi đó tái phân phối có liên kết hình chữ U ngược đối với bất bình đẳng” [34]. Đề xuất có hai tác động ngược chiều nhau của mối quan hệ này. Ở một nước có thị trường vốn không hoàn hảo thì phân phối lại là tốt nếu chi tiêu công được dành cho đầu tư giáo dục, tuy nhiên phân phối lại sẽ mang tác động tiêu cực nếu nó chỉ chuyển đổi thu nhập từ người giàu sang người nghèo vì điều này làm giảm lợi tức và quyết định đầu tư của người giàu.  Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi Perotti (1996), Kremer và Chen (2000), De la Croix và Doepke (2003) Theo lý thuyết này, bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh sản. Bố mẹ có thể tối ưu hóa việc sử dụng những nguồn lực gia đình bằng cách thông qua cải thiện chất
  • 21. 13 lượng giáo dục hoặc số lượng con cái của họ. Xã hội bất bình đẳng là xã hội có tỷ lệ phần trăm lớn các hộ gia đình không thể đầu tư vào vốn nhân lực thông qua giáo dục. Do giáo dục có chi phí tương đương với những thu nhập kiếm được mà họ mất đi khi ở trường, các gia đình nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thay vào đó là lựa chọn tăng số lượng con cái. Nếu tăng trưởng chủ yếu xuất phát từ đầu tư vào nguồn nhân lực, tỷ lệ sinh sản cao của xã hội này dẫn đến tăng trưởng thấp và bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng [138] [123] [112].  Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998) Knell (1998) đưa ra lời giải thích cho gợi ý rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng có thể mạnh hơn ở nước giàu [121]. Mô hình này được xây dựng trực tiếp dựa vào nghiên cứu của Benabou (1996) trên cơ sở so sánh các cá nhân trong xã hội. Knell giả định rằng tối đa hóa nhu cầu cá nhân không chỉ phụ thuộc vào mức tiêu thụ riêng mà còn phụ thuộc vào mức tiêu thụ trung bình của một số nhóm tham chiếu. Trong một xã hội bất bình đẳng, người nghèo bị cám dỗ tuân thủ các tiêu chuẩn và đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng xã hội, bằng cách tham gia vào các hoạt động tiêu dùng cao hơn thông qua giảm đầu tư vào giáo dục để giảm khoảng cách với những hộ giàu. Những hoạt động như vậy sẽ tối đa hóa phúc lợi hiện tại nhưng gây tổn hại đến phúc lợi và tăng trưởng trong tương lai. Kết quả kéo theo là đầu tư vốn nhân lực thấp và giảm tăng trưởng kinh tế. Knell xác định đồng thời ba yếu tố ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng bao gồm: (i) sự lựa chọn của nhóm tham chiếu; (ii) mức độ giảm lợi nhuận đầu tư; (iii) sức mạnh của các so sánh xã hội trong tương lai so với các nhóm hiện tại. Tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng sẽ cao hơn ở các nước phát triển nơi mà các so sánh xã hội có tầm quan trọng lớn hơn. Như vậy, theo lý thuyết truyền thống, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể mâu thuẫn với mục tiêu hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng khi sử dụng cơ chế lấy thu nhập người giàu chia cho người nghèo của chính phủ, bằng việc thực hiện các chính sách tái phân phối như dùng thuế hay các chương trình phúc lợi xã hội. Để kiểm nghiệm các lý thuyết này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành.
  • 22. 14 1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm  Các nghiên cứu thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Persson và Tabellini (1994) với nghiên cứu “Is Inequality Harmful for Growth?” [139], sử dụng số liệu của 9 quốc gia (Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) trong giai đoạn 20 năm (từ năm 1830 đến 1850). Mô hình sử dụng trong giai đoạn 20 năm (trước chiến tranh). Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: INCSH là tỷ lệ thu nhập nhóm giàu nhất so với nhóm nghèo nhất (là chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng thu nhập); NOFRAN là tỷ lệ nhóm tuổi, giới tính (chỉ tiêu thể hiện phân biệt đối xử về chính trị của phụ nữ và các giới hạn độ tuổi khác nhau cho việc bỏ phiếu giữa các quốc gia); SCHOOL là tỷ lệ trung bình nhóm tuổi dân cư ghi danh đi học; GDPGAP là tỷ lệ giữa GDP bình quân đầu người và mức GDP bình quân đầu người cao nhất trong mẫu tại cùng thời điểm (là chỉ tiêu đại diện cho mức độ phát triển của một nước). Ước lượng OLS cho kết quả đáng chú ý nhất là ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng. Hệ số INCSH có ý nghĩa tiêu cực ở mức ý nghĩa thống kê; Biến NOFRAN có ảnh hưởng không đáng kể, điều này phản ánh sự thiếu biến động của biến số này trong phần lớn các mẫu; GDPGAP là thước đo liên quan đến nước dẫn đầu luôn có ý nghĩa tiêu cực, hệ số tiêu cực của nó có thể nhận được các hiệu ứng cụ thể gắn liền với hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng nó cũng chỉ ra một số hội tụ về mức GDP theo thời gian; chỉ tiêu SCHOOL không có ý nghĩa thống kê. Mô hình sử dụng cho giai đoạn 25 năm (sau chiến tranh từ năm 1960 đến 1985) gồm 56 nước khi phân tích độ nhạy của các biến: MIDDLE là khoản thu nhập chia sẻ cho nhóm thứ ba (phần trăm 41 đến phần trăm thứ 60 của hộ gia đình), bình đẳng về thu nhập càng lớn thì MIDDLE càng cao, do đó dấu hiệu dự đoán của nó trong hồi quy là tích cực. Biến MIDDLE được tính theo phần trăm. PSCHOOL là tỷ lệ phần trăm của nhóm học sinh có liên quan (là thước đo giáo dục) và biến GDP bình quân đầu người.
  • 23. 15 Kết quả cho thấy MIDDLE luôn luôn có hệ số có ý nghĩa cao. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong mẫu này có các thể chế chính trị phi dân chủ, lý thuyết này dự đoán rằng sự tăng trưởng phải liên quan nghịch với bất bình đẳng trong một cuộc nổi dậy dân chủ, nhưng không nhất thiết là trong chế độ độc tài. Để kiểm chứng ý nghĩa này, nghiên cứu đã chia mẫu ra thành hai nhóm quốc gia: những nước dân chủ ít nhất 75% (thời gian giữa năm 1960 và năm 1985) và tất cả các nước khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có ý nghĩa tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đối với các nước dân chủ nhưng có quan hệ nghịch đối với các nước phi dân chủ nhưng không có ý nghĩa. Clarke (1995), “More Evidence on Income Distribution and Growth” [111], nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bằng các bằng chứng thực nghiệm, nhưng trái ngược với Alesina và Rodrik (1994), tác giả nhấn mạnh rằng mối quan hệ này không phụ thuộc vào chế độ chính trị (liệu quốc gia đó có phải là một nền dân chủ hay không). Điều này cho thấy, bất bình đẳng cũng có ảnh hưởng tương tự đối với cả chế độ dân chủ và phi dân chủ. Ông ủng hộ mô hình kinh tế chính trị như là phương tiện chuyển đổi cho mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng (đặc biệt thông qua tác động của thuế đến việc phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế). Alesina và Perotti (1996), “Income distribution, political instability, and investment” [94], các tác giả xây dựng mô hình liên quan đến tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng thu nhập và các tổ chức chính trị dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Nếu bất bình đẳng thu nhập cao gây ra những bất ổn về chính trị, các nhà đầu tư sẽ giảm nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn. Sau khi đánh giá mô hình của mình với số liệu 70 quốc gia thông qua phương pháp OLS, kết quả cho thấy rằng “ Khi có một độ lệch chuẩn trong cổ phần của tầng lớp trung lưu tăng lên sẽ dẫn tới chỉ số bất ổn chính trị giảm xuống 3,3 đơn vị. Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng đầu tư GDP lên khoảng một phần trăm”.
  • 24. 16 Knowles (2001), với nghiên cứu “Inequality and Economic Growth: The Empirical Relationship Reconsidered in the Light of Comparable Data” [122], ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế sử dụng các biến: Growth là tốc độ tăng trưởng GDP; GDP là tổng sản phẩm quốc nội; MSE là số năm đi học trung bình của nam; FSE là số năm đi học trung bình của nữ; PPPI là giá trị đầu tư tính theo sức mua tương đương; Ineq là bất bình đẳng trong thu nhập [88, tr111]. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng xác nhận có sự tương quan tiêu cực giữa bất bình đẳng và tăng trưởng giữa các quốc gia nhưng chỉ khi tập trung vào bất bình đẳng sau khi phân phối lại xảy ra; và bất bình đẳng thu nhập có thể ảnh hưởng gián tiếp tới tăng trưởng thông qua ảnh hưởng của nó tới giáo dục. Josten S.D (2003), “social capital, Inequality and Economic growth” [119], nghiên cứu đã phát triển mô hình trong đó đề cập yếu tố cơ bản về vốn con người và tính không ổn định về chính trị - xã hội, xem xét vốn xã hội là một biến tác động lên tăng trưởng và bị ảnh hưởng bởi bất công bằng. Dù là điều đó không được xác nhận qua thực nghiệm, tác giả đã phát triển ý tưởng của ông thông qua các tác nhân đa dạng bao trùm mô hình cùng thời liên quan đến vốn xã hội thêm vào các yếu tố tăng trưởng nội sinh. Kết quả nghiên cứu là có sự tăng lên của bất bình đẳng thu nhập làm cho vốn xã hội của cộng đồng giảm, từ đó tác động tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Causa, Orsetta, Alain de Serres and Nicolas Ruiz (2014), “Can growth- enhancing policies lift all boats? An analysis based on household disposable incomes” [106], để khám phá thêm câu hỏi nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT, các tác giả ước tính mối quan hệ với GDP bình quân đầu người, trong đó sự thay đổi về bất bình đẳng thu nhập đã được thêm vào các động lực tăng trưởng như vốn vật chất và nhân lực. Ý tưởng này kiểm tra xem sự thay đổi của bất bình đẳng thu nhập theo thời gian có tác động đáng kể đến GDP bình quân đầu người trung bình trên các quốc gia OECD hay không và liệu ảnh hưởng này có khác nhau tùy theo mức độ bất bình đẳng được đo ở phần dưới hay phần trên của phân phối. Kết quả cho thấy tác động luôn luôn tiêu cực và có ý nghĩa thống kê: sự gia tăng bất
  • 25. 17 bình đẳng 1% làm giảm GDP từ 0,6% xuống 1,1%. Vì vậy, ở các nước OECD ít nhất, mức độ bất bình đẳng cao hơn có thể làm giảm GDP bình quân đầu người. Hơn nữa, mức độ của hiệu ứng là tương tự nhau, bất kể sự gia tăng bất bình đẳng diễn ra chủ yếu ở nửa trên hay nửa dưới của phân phối Các nhà kinh tế học theo quan điểm này hầu hết nhận định rằng bất bình đẳng có một tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Các mối quan hệ thông qua các nguồn vốn con người hoặc biến số đầu tư và cộng hưởng bằng một vài hiệu ứng trung gian như sự khác biệt chính trị - xã hội ổn định, phân phối lại và các loại thuế liên quan (chủ yếu là thuế liên qua đến vốn đầu tư) hay sự khác biệt về xã hội.  Mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Li và Zou (1998), “Income inequalty is not harmful for Growth: Theory and evidence” [128], các tác giả xem xét lại mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế, đề xuất mối quan hệ lý thuyết dựa vào mô hình kinh tế chính trị với điển hình tập trung vào thuế thu nhập, lập luận đưa ra là phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể dẫn đến thuế thu nhập cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Theo nghiên cứu thực nghiệm, ước lượng cơ bản và phân tích độ nhạy cảm cho thấy bất bình đẳng về thu nhập có tác động tích cực tới tăng trưởng. Phát hiện này trái ngược mối liên hệ tiêu cực giữa sự bất bình đẳng và tăng trưởng được đề xuất bởi Alesina và Rodrik (1994) và Persson và Tabellini (1994). Các tác giả đã trình bày phân tích thống kê rộng rãi để kiểm tra mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở dữ liệu được cải thiện và mở rộng về phân phối thu nhập của Deininger và Squire (1996), bao gồm 112 quốc gia trong giai đoạn 1947-1994. Đưa ra hai bộ phương trình khác nhau: (i) Trong phương trình đầu tiên, đưa các nhân tố cụ thể về thời gian, dân chủ vào mô hình, xây dựng một hàm hồi quy cơ bản, và sử dụng ước lượng tác động cố định và ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, trong tất cả trường hợp, biến số GINI là dương và lớn, tuy nhiên, tất cả những ước lượng ngẫu nhiên đều dẫn đến hệ số hồi quy thấp hơn và ý nghĩa thấp đối với các giải pháp bất bình đẳng. Uớc lượng cố định cho kết quả có ý nghĩa hơn, giải thích rằng tăng độ lệch chuẩn trong hệ số GINI sẽ dẫn đến việc tăng tốc độ tăng trưởng GDP một khoảng 0,5%.
  • 26. 18 (ii) Trong phương trình sau, nghiên cứu đưa thêm các biến số thường được sử dụng trong các nghiên cứu về tăng trưởng (như: tỷ lệ tăng trưởng dân số - PGRWW, tỷ lệ đô thị hóa - URB, độ mở của thị trường - XGDP, cơ cấu đầu tư - INVSHR, thị trường chợ đen – BMP và phát triển thị trường tài chính - FNDP). Kết quả thấy rằng khi đưa vào một bộ hoàn chỉnh tất cả các biến số trên vào mô hình thì biến số bất bình đẳng sẽ mất đi độ lớn nhưng vẫn dương. Tuy nhiên, khi chỉ đưa một vài biến vào mô hình, và sau khi triển khai ước lượng lùi, các hệ số hồi quy sẽ duy trì mức cao và dương trong mọi hàm hồi quy. Trong đó nhận thấy yếu tố tỷ suất đầu tư vào sẽ làm sụt giảm ý nghĩa của mô hình. Forbes (2000),“A reassessment of the relationship between inequality and growth” [114], nghiên cứu đề cập đến ba vấn đề: (i) Nhiều ước tính cho thấy có tác động tiêu cực của bất bình đẳng đến tăng trưởng nhưng không mạnh, chẳng hạn như khi bổ sung các biến giải thích hoặc biến giả trong khu vực được đưa vào, hệ số về bất bình đẳng thường trở nên không đáng kể (mặc dù nó vẫn còn âm). Deininger và Squire (1998) nhấn mạnh điểm này, điều này dẫn họ đến "đặt câu hỏi về tính mạnh mẽ và tính hợp lệ của mối liên hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng và tăng trưởng" [114, tr269]; (ii) Thứ hai, tất cả các nghiên cứu quan hệ tiêu cực có hai vấn đề kinh tế lượng tiềm tàng là sai số đo lường trong bất bình đẳng và sai lệch biến thiên. Sai số đo ngẫu nhiên có thể tạo ra một sự chênh lệch suy giảm và làm giảm tầm quan trọng của kết quả từ các nghiên cứu đi trước; (iii) Nghiên cứu phạm vi quốc gia những thay đổi bất bình đẳng không nhất định là có liên quan như thế nào đến sự tăng trưởng của quốc gia đó. Phương pháp trực tiếp để ước lượng mối quan hệ này là sử dụng ước lượng bảng. Các kỹ thuật bảng có thể ước tính cụ thể mức độ thay đổi mức bất bình đẳng của một quốc gia dự báo sự thay đổi tốc độ tăng trưởng của nước đó như thế nào. Forbes sử dụng bộ dữ liệu có chất lượng cao, chỉ bao gồm các quốc gia có ít nhất hai quan sát liên tục và kết thúc với một mẫu 45 quốc gia và 180 quan sát cho giai đoạn 1966-1995. Các biến sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Growth là tốc độ tăng trưởng kinh tế, Inequality là bất bình đẳng thu nhập (Gini), Income là
  • 27. 19 GNP thực bình quân đầu người, Male/Famel Education là số năm đi học trung bình của nam/nữ, PPPI là mức giá đầu tư (đo bằng PPP của đầu tư/tỷ giá hối đoái tương đối so với Mỹ) Forbes đưa ra kết luận rằng trong thời gian ngắn và trung hạn, bất bình đẳng ảnh hưởng một cách tích cực và đáng kể đến phát triển kinh tế, “Một sự gia tăng mười điểm trong hệ số Gini của 1 quốc gia tương đương với 1,3 phần trăm trong tăng trưởng bình quân hàng năm của quốc gia đó trong vòng 5 năm tới" [114, tr10]. Garbis (2005), “Inequality, poverty, and growth: Cross – country evidence” [117], xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa bất bình đẳng và tăng trưởng; phân tích tác động của tăng trưởng, bất bình đẳng và chi tiêu của chính phủ đối với giảm nghèo. Một tập dữ liệu mảng mới được tập hợp về bất bình đẳng và nghèo đói làm giảm sai số đo lường và đảm bảo tính so sánh giữa các quốc gia theo thời gian. Các kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này thách thức niềm tin rằng sự bất bình đẳng về thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và khẳng định tính hiệu lực của đường cong Kuznets. Sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ làm tiết kiệm cao hơn và đẩy mạnh tăng trưởng tích lũy vốn vật chất, đây được xác định là nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. Tác giả đã đưa ra minh chứng trong dài hạn, không tìm thấy bất cứ liên hệ tích cực nào giữa tăng trưởng và bất bình đẳng. Tuy nhiên, trong dài hạn khi nguồn nhân lực trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, bất bình đẳng cao khiến người lao động không có điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để đầu tư vào nhân lực hoặc các hoạt động tiềm năng khác, chất lượng nhân lực giảm từ đó gây trở ngại cho hoạt động kinh tế. Đây là kết quả của sự thiếu hiệu quả phân bổ được tạo ra bởi các thị trường tín dụng không hoàn hảo. Armit Rubin (2015), “The effects of economic growth on income inequality in the US” [144]. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ trong những năm sau thế chiến thứ hai (1953 - 2008). Tác giả chỉ ra rằng thu nhập của các nhóm có thu nhập cao nhất thì nhạy cảm hơn với
  • 28. 20 tăng trưởng. Bằng chứng cho thấy rằng sự nhạy cảm này phát sinh bởi hai lý do: (i) các nhóm thu nhập cao nhất nhận được một phần lớn thu nhập của họ từ sự giàu có, nhạy cảm với sự phát triển hơn so với thu nhập của lao động, và (ii) các nhóm thu nhập cao nhất nhận được một phần lớn thu nhập của lao động theo hình thức trả tiền cho hiệu suất (bồi thường công bằng), cũng là nhạy cảm với tăng trưởng. Do đó, nghiên cứu kết luận rằng sự tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập có liên quan tích cực. Những nghiên cứu này đề xuất một tác động tích cực của sự bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế. Điều cần lưu ý rằng dấu hiệu tích cực này được chứng minh về mặt lý thuyết chủ yếu thông qua các tranh cãi về kinh tế và chính trị, và các vấn đề về phương pháp đại diện cho một phần đáng kể các đối số cho lợi ích của mối quan hệ tích cực đáng kể về mặt thống kê…  Những nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. Lập luận thứ ba dung hòa hai lập luận trước đây hoặc tương phản và phức tạp hơn so với ảnh hưởng thực tế của sự bất bình đẳng trong thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế. Barro (2000), “ Inequality and growth in a panel of countries” [97], đánh giá bất bình đẳng và tăng trưởng trong thời gian 10 năm (1965 – 1995) với dữ liệu mảng lớn các quốc gia và thấy rằng mối quan hệ tổng thể giữa bất bình đẳng được đo bằng hệ số Gini và tốc độ tăng trưởng là phi tuyến, (với mức thu nhập trung bình khoảng $2000 – trị giá năm 1985). Ông nhận thấy, bất bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các nước có thu nhập cao hơn hoặc các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số của Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê trong toàn mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ qua biến tỷ lệ sinh. Như vây, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phát triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến tỷ lệ sinh trong các nghiên cứu trước đây có thể tạo sai lệch âm trong các ước lượng về tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng.
  • 29. 21 Bengoa và Sanchez-Robles (2005), “Does inequality reduce growth? Some empirical evidence” [100]. Nghiên cứu kiểm tra sự tương quan giữa 2 tập dữ liệu của 2 quốc gia, một được tạo thành từ những quốc gia có thu nhập trung bình và tập còn lại được tạo thành từ quốc gia với thu nhập cao. Kết quả cho tập đầu tiên là khá mơ hồ vì đã phát hiện ra một mối quan hệ hình bướu (humped-shaped) giữa sự bất bình đẳng và tăng trưởng. Tuy nhiên, ở mẫu thứ 2, tìm thấy một mối quan hệ tỉ lệ thuận và tác động đáng chú ý của sự bất bình đẳng đối với tăng trưởng, gợi ý rằng ảnh hưởng của sự công bằng đối với tăng trưởng có thể khác nhau giữa các giai đoạn của sự phát triển. Barro(2008), “Inequality and growth revisited” [98], xem xét lại nghiên cứu của mình năm 2000 với cơ sở dữ liệu được cải thiện và thực tế hóa từ ngân hàng dữ liệu của Liên Hợp Quốc về bất bình đẳng thu nhập. Tác giả xác nhận các kết quả trước đó của mình về mối quan hệ cùng chiều giữa bất bình đẳng và tăng trưởng ở các nước giàu, cũng như quan hệ ngược chiều ở các nước nghèo với sự khác biệt là ở đây điểm thay đổi thu nhập cao hơn đáng kể, ở mức khoảng 11,900 USD. Điều này ngụ ý rằng mức độ thay đổi thu nhập tăng lên đã ít khiêu khích các nước nằm ở phía tích cực của mối tương quan hơn. Castello-Climent(2010) với đề tài “Inequality and growth in advance economices: an empirical investigation” [107]. Tác giả đề xuất quan điểm cho rằng một mặt có thể tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng và tăng trưởng, mặt khác, có mối quan hệ cùng chiều ở các quốc gia phát triển khi thực hiện các ước lượng cho các mẫu của các quốc gia với mức độ thu nhập khác nhau. Castello- Climent tập hợp 3 bộ dữ liệu cho bất bình đẳng, một bao gồm cập nhật và cải thiện cho dữ liệu về bất bình đẳng của Deininger và Squire (1996) với 55 quốc gia, trong đó số lượng các quốc gia phát triển đã giảm đi, mẫu thứ 2 bao gồm thông tin cho một nhóm nhỏ hơn các quốc gia có thu nhập cao, mở rộng từ nghiên cứu về thu nhập của Luxemburg, một tập dữ liệu rộng hơn so với nghiên cứu trước đây của tác giả, với sự đo lường bất bình đẳng về nhân lực của 108 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1960 đến 2000.
  • 30. 22 Một nghiên cứu gần đây của Causa et al (2009) [105] đã điều tra tác động dài hạn mà các cải cách cơ cấu đã có đối với GDP bình quân đầu người và phân phối thu nhập hộ gia đình. Dựa trên phân tích này, các cải cách ủng hộ tăng trưởng có thể được phân biệt tùy theo việc chúng tăng, giảm hay không có tác động đến bất bình đẳng thu nhập khả dụng. Một số cải cách tăng trưởng đã góp phần thu hẹp sự bất bình đẳng bằng cách mang lại thu nhập mạnh hơn cho các hộ gia đình ở dưới mức phân phối so với hộ gia đình trung bình. Chẳng hạn như trường hợp giảm các rào cản pháp lý đối với cạnh tranh trong nước, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, việc thắt chặt trợ cấp thất nghiệp đối với những người thất nghiệp dài hạn làm tăng thu nhập trung bình các hộ gia đình trong nghiên cứu, nhưng làm giảm thu nhập khả dụng ở phân phối cuối cùng, dấu hiệu cho thấy có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập. Một mức độ nhất định của bất bình đẳng thu nhập và sự giàu có là một đặc điểm của nền kinh tế thị trường, dựa trên niềm tin, quyền tài sản, doanh nghiệp và pháp luật. Quan niệm rằng có thể tận hưởng những lợi ích từ những nỗ lực của riêng mình luôn là một động lực mạnh mẽ để đầu tư vào vốn nhân lực, ý tưởng mới và sản phẩm mới, cũng như thực hiện các dự án thương mại đầy rủi ro. Tuy nhiên ở khía cạnh khác, sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng có thể làm suy yếu nền tảng của các nền kinh tế thị trường. Cuối cùng có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội. Điều này làm mất đi tính di động xã hội, và làm suy yếu các động cơ đầu tư vào kiến thức. Kết quả là sự phân bổ sai các kỹ năng, và thậm chí lãng phí thông qua thất nghiệp nhiều hơn, cuối cùng làm suy yếu hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng. Các quan điểm phi tuyến chủ yếu được định hướng về sự quan trọng của mức độ thu nhập cũng như nguồn lực xác định dấu hiệu của mối quan hệ. Sự giải thích này có thể thu được các quan điểm đối lập trong phạm vi cuộc tranh luận về bất bình đẳng – tăng trưởng vì nó cung cấp một hình mẫu mà cả hai quan điểm đều phù hợp. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một số câu hỏi về sự tồn tại của một cơ chế hoạt động đặc biệt, có lẽ ở các mức độ khác nhau, trong phạm vi các mức thu nhập khác nhau, và người chịu trách nhiệm có ảnh hưởng lên tăng trưởng.
  • 31. 23 1.2 Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” [6], nghiên cứu này tiến hành đánh giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn đề liên quan tới chất lượng tăng trưởng gồm: hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con người và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và bất bình đẳng tới tỷ lệ giảm nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu đưa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình chỉ mới dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn. Ngô Quang Thành (2005),“Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát tiển kinh tế Việt Nam” [61]. Nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập nằm ở ba vấn đề then chốt: thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong phát triển, cũng như nguồn gốc tạo nên tăng trưởng kinh tế. Trong khi các nhà kinh tế hiểu rõ về nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, thì họ lại hiểu sơ sài về nguồn gốc của bất bình đẳng trong phát triển; thứ hai, cả tăng trưởng và bất bình đẳng đều là kết quả của chính sách kinh tế, năng lực thể chế và phụ thuộc vào khuynh hướng phát triển cũng như những cú sốc từ bên ngoài. Các nước rất khác biệt về những điều kiện, và chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập; thứ ba, chính sách kinh tế - xã hội cần coi mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện bất bình đẳng là một mục tiêu chung, không nên có sự đối xử riêng lẻ, nhưng cũng cần chú ý về chính sách đối với những nội dung tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng loại trừ có thể xảy ra trong các trình độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, đề tài chỉ dựa vào nghiên cứu định tính, mô tả thống kê.
  • 32. 24 Yuichi Kimura (2006), với nghiên cứu “Ảnh hưởng của tăng trưởng và toàn cầu hóa lên nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam (1993 – 2006)” [89] đã thu thập tài liệu về những thay đổi trong sự giàu có và cấu trúc thu nhập bình đẳng trong những năm 1990 và 2000. Xem xét tác động có thể có của những chính sách như giảm can thiệp, tư nhân hóa và tự do thương mại được thực hiện như một phần của đổi mới và bắt đầu chứng tỏ hiệu quả trong những năm 1990. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nêu ra những ảnh hưởng của tăng trưởng và toàn cầu hóa lên nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam mà chưa đưa ra được những kiến nghị, giải pháp cụ thể cho vấn đề này, số liệu nghiên cứu đã lâu (1009 – 2006) không phù hợp với thực tế hiện nay của Việt Nam. Lê Quốc Hội (2010), với bài viết “ Sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” [33]. Đề tài đã sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các kênh bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình và số liệu 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1991 – 2006. Nghiên cứu chỉ ra các kênh bất bình đẳng tác động tới tăng trưởng: Thứ nhất, kênh thị trường vốn không hoàn hảo; theo đó tỉnh/thành nào có bất bình đẳng cao hơn sẽ tăng trưởng kinh tế thấp hơn vì hạn chế khả năng tiếp cận vốn cho phát triển kinh tế. Thứ hai, kênh giáo dục, bất bình đẳng cao hạn chế trình độ giáo dục, mối quan hệ cùng chiều giữa trình độ giáo dục và tăng trưởng. Thứ ba, kênh phân phối, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến phân phối và biến tăng trưởng, tuy nhiên mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng và phân phối không có ý nghĩa thống kê. Như vậy không thể kết luận sự phù hợp lý thuyết phân phối ở Việt Nam. Cụ thể, không thể khẳng định rằng bất bình đẳng tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua kênh phân phối. Ngược lại, cơ chế phân phối nguồn lực có ảnh hưởng mạnh đến bất bình đẳng. Thứ tư, kênh dân số - sinh sản, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến bất bình đẳng và biến dân số - sinh sản là dương, hàm ý rằng những tỉnh/thành có bất bình đẳng cao thì kéo theo tỷ lệ dân số/sinh sản cao. Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững và
  • 33. 25 công bằng xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đi vào ước lượng và kiểm định một chiều tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vũ Thanh Sơn (2010), bài viết “Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam” [57]. Bài viết có tham khảo kết quả nghiên cứu của TS Lê Thanh Tâm (đề tài KX04.2006/10) sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS như công cụ tin cậy trong việc xác định tương quan tăng trưởng với bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 1993 – 2006. Kiểm định tương quan tăng trưởng và bất bình đẳng sử dụng các biến: INEQUALITY là mức độ bất bình đẳng thu nhập (được đo lường bằng hệ số Gini); GDPi2 là giá trị tuyệt đối của GDP theo giá so sánh năm 1994; Z là các biến số kinh tế và xã hội tác động đến tốc độ tăng trưởng (hoặc mức độ bất bình đẳng) như: chỉ số tuổi thọ trung bình, chỉ số giáo dục trung bình Nghiên cứu rút ra kết luận sau: thứ nhất, xét tổng thể nền kinh tế bất bình đẳng có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng (+) trong điều kiện Việt Nam, tăng trưởng trong thời gian đầu phát triển tại Việt Nam gây ra mức bất bình đẳng tương đối, nhất là tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế phát triển mạnh. Thứ hai, xét phạm vi vùng kinh tế, mức độ bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế cao hơn có mối quan hệ dương (+) ở các vùng kinh tế tốt hơn như vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Khu vực này có nhiều thuận lợi về điều kiện địa lý, kinh tế nên thu hút lượng vốn đầu tư lớn cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010), “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” [58]. Nghiên cứu chỉ ra rằng qua gần 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn thay đổi sâu sắc. Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng khi thực hiện chính sách đổi mới đã làm thay đổi nền sản xuất và thương mại. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thu hẹp một cách ấn tượng các hộ nghèo đói. Bước quá độ sang kinh tế thị trường về cơ bản đã được hoàn tất và Việt Nam đã gia nhập hàng ngũ các nước Đông Á có nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam cũng gặp những
  • 34. 26 khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả. Hoàng Thủy Yến (2015), luận án “Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” [88]. Căn cứ vào lý thuyết và thực tế Việt Nam, luận án sử dụng mô hình thực nghiệm để ước lượng tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả đã dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) cho các năm 20004, 2006, 2008, và 2010 và dựa trên bộ số liệu của cả nước. Sử dụng các biến: GROWTH là biến tốc độ tăng trưởng GDP, INQUALITY là biến đo lường bất bình đẳng thu nhập (GINI, INCGAP). Thống kê tính toán hệ số GINI là biến biểu thị bất bình đẳng phân phối thu nhập, và INCGAP là biến đo lường khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cho thấy gia tăng bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở một ngưỡng nhất định. Chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số Gini lớn hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi hệ số Gini nhỏ hơn 0,37. Như vậy, hệ số bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng tới mức hợp lý (hay tăng đến ngưỡng) 0,37 thì vẫn tốt cho tăng trưởng và đảm bảo ổn định xã hội. Đây cũng chính là điểm phát hiện mới của luận án. Bên cạnh những kết quả và điểm mới nghiên cứu cũng có hạn chế như sau: về vấn đề nội sinh giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế chưa được giải quyết đầy đủ trong mô hình dữ liệu mảng, do vậy cần thu thập thêm số liệu để có thể giải quyết vấn đề này qua các phương pháp ước lượng khác. Phan Thăng An (2015), luận án nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ” [1], nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi một Vùng (gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình và niên giám thống kê giai đoạn 2001 – 2013, kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu của mình, nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ nhân quả tồn tại
  • 35. 27 trong ngắn hạn giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, từ đó đề xuất một số chính sách lồng ghép tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trên địa bàn. Khi nghiên cứu tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ sử dụng các biến bao gồm: Inequalityit: biến đại diện cho BBD thu nhập; Growthit: biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế; Z là biến đặc trưng kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Nghiên cứu này khẳng định bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là hai hiện tượng đi liền trong quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2000 – 2013, tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Đánh giá tác động bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung sử dụng các biến gồm: lngdp là biến đại diện tăng trưởng kinh tế; lnkcgn là khoảng cách giàu nghèo giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với 20% nhóm thu nhập thấp nhất – là biến đại diện bất bình đẳng thu nhập; Zi là biến đại diện đặc trưng của Vùng. Sử dụng ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên cho kết quả bất bình đẳng thu nhập có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xử lý được các vấn đề nội sinh trong mô hình kinh tế lượng. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập xu hướng của mối quan hệ (tích cực, tiêu cực) thông qua sử dụng phương pháp định tính, sau này có một số nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT. 1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu. Dựa vào nền tảng các nghiên cứu lý thuyết đã được để cập, các nhà kinh tế học hiện đại tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này nhận thấy được mối quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên còn tồn tại nhiều tranh cãi về mối quan hệ này. Thậm chí, trong phạm vi mối quan hệ được đề xuất (tích cực, tiêu cực, hoặc phi tuyến tính), không có một kết luận chung về làm
  • 36. 28 thế nào để phân phối không công bằng lại dẫn đến GDP cao hơn hoặc thấp hơn sau một khoảng thời gian [108, tr14] Trước sự tồn tại cuộc tranh luận với 3 quan điểm trên, rất khó để có được sự đồng thuận chung và mặc dù đề xuất phi tuyến tính có thể đóng vai trò cầu nối cho mối quan hệ này, thì vẫn còn thiếu khung nghiên cứu hoàn thiện để giúp hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Những câu hỏi vẫn còn để ngỏ và cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra lời giải thích hợp lý cho mối quan hệ phức tạp này. Việc lựa chọn mô hình, giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của từng quốc gia phải xuất phát từ thực tiễn của quốc gia đó. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng nêu lên xu hướng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này nhấn mạnh, mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT là mối quan hệ phức tạp, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ đầu của nền kinh tế, bất bình đẳng thu nhập trong một số trường hợp tác động ngược trở lại, kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Những đề xuất nên lên khẳng định cần có những chính sách gia tăng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ này. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, song vẫn còn khoảng trống nghiên cứu sau đây: + Các công trình trong nước giai đoạn trước chủ yếu là nghiên cứu định tính. Gần đây có một số công trình nghiên cứu định lượng nhưng chủ yếu nghiên cứu tác động một chiều của mối quan hệ này và thực hiện chủ yếu trên phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Hiện có rất ít nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi một vùng (Vùng 5 tỉnh như Tây Nguyên) + Các nghiên cứu về Tây Nguyên hiện nay chủ yếu đề cập đến mô hình tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, một số có đề cập đến vấn đề chênh lệch thu nhập ở Tây Nguyên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ BBĐTN và TTKT trên địa bàn Tây Nguyên.
  • 37. 29 + Nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên – một vùng kinh tế lớn ở nước ta với những đặc thù kinh tế - xã hội khác biệt (như: tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số đông, khoảng cách giàu nghèo càng gia tăng…) từ đó đề xuất những chính sách phù hợp với đặc thù Vùng có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Tây Nguyên. Kết luận chương 1 Tổng quan nghiên cứu đi trước về mối quan hệ BBĐTN và TTKT cho thấy có ba quan điểm được đề xuất trong thời gian qua (tích cực, tiêu cực, phi tuyến), dựa vào tổng quan nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, cách thức nghiên cứu đo lường giúp luận án xác định khoảng trống nghiên cứu, lựa chọn biến số phân tích mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên được thực hiện với số liệu cụ thể ở các chương sau. Trên cơ sở kế thừa nền tảng những nghiên cứu đi trước (các thước đo, phương pháp đáng giá TTKT, BBĐTN và mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN), tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên ở chương sau để thu được hiệu quả về mặt lý luận và thực tiễn cao hơn.
  • 38. 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chương 2 xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế với việc xem xét các lý thuyết về mối quan hệ này (được đề cập trong chương 1), từ đó đề xuất một số tiêu chí đánh giá mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Phân tích bài học kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ này ở Singapore, Brazil và Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ của Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho Tây Nguyên. 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập 2.1.1.1Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập Bất bình đẳng là khái niệm rộng, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong đời sống xã hội. Bất bình đẳng thu nhập là một khía cạnh quan trọng trong bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu nhiều khái niệm bất bình đẳng thu nhập được đưa ra: Kuznets (1955) bất bình đẳng thu nhập được xem là tình trạng hầu hết người dân sống dưới mức thu nhập trung bình trong khi đó chỉ có một bộ phận nhỏ dân số có thu nhập tương đối cao trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ [124]. Theo Fletcher, Michael A (2013), bất bình đẳng thu nhập xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối tài sản, sự giàu có hay thu nhập [113] Hoàng Thủy Yến (2015), “bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong nền kinh tế” [88, tr 17] Như vậy các nghiên cứu trên đều đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong nền kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập là sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong nền kinh tế. Lưu ý khi đánh giá bất bình đẳng thu nhập cần đề cập đến hai khía cạnh cả
  • 39. 31 thu nhập lẫn chi tiêu của nhóm dân cư trong xã hội. Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất so với nhóm giàu nhất được phản ánh thông qua khả năng sinh kế và chất lượng cuộc sống, cơ cấu chi tiêu các nhóm dân cư [58] Để đánh giá BBĐTN cần nghiên cứu việc phân phối thu nhập để biết được các cá nhân có được thu nhập là bao nhiêu và nguồn gốc để tạo ra thu nhập là từ đâu. Theo Mark, phân phối thu nhập có hai hình thức: (i) phân phối thu nhập quốc dân lần đầu (phân phối thu nhập theo chức năng) liên quan đến phân chia thu nhập theo các yếu tố sản xuất khác nhau như lao động, máy móc thiết bị, đất đai… Theo cách phân phối này, người lao động được hưởng tiền lương (hoặc tiền công) từ việc cung cấp sức lao động; chủ doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận với tư cách là lợi tức từ sở hữu vốn và phần trả công cho sức lao động cũng như tài năng kinh doanh của họ. Bên cạnh đó việc sở hữu vốn, tài sản khi tham gia và quá trình sản xuất được hưởng phần lợi tức hay tiền cho thuê tài sản tương ứng; (ii) Phân phối lại thu nhập chủ yếu liên quan đến sự can thiệp của Nhà nước tới phân phối thu nhập lần đầu. Phương thức phân phối lại thu nhập thường được thực hiện qua đánh thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công của Chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo [31]. 2.1.1.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập Phân phối quy mô cho biết tỷ trọng thu nhập (hay chi tiêu) của các hộ khác nhau nhận được, đây là phương pháp dễ nhận biết hơn mức độ bất bình đẳng phân phối được thể hiện. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất Simon Kuznets (1955) đưa ra hệ số căn cứ vào tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất so với tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất làm thước đo bất bình đẳng (tỷ số Kuznets). Hệ số chênh lệch (giãn cách) càng lớn thì tình hình bất bình đẳng càng cao [124]. Đường cong Lorenz Max Lorenz (1905), xây dựng đường cong Lorenz bằng cách biểu diễn trên hai trục: trục tung biểu thị % thu nhập cộng dồn sắp xếp tương ứng với tỷ lệ % dân số
  • 40. 32 cộng dồn, trục hoành biểu thị % dân số cộng dồn được sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần. “Đoạn thẳng nối điểm có tọa độ 0% dân số và 0% thu nhập với điểm có tọa độ 100% dân số và 100% thu nhập tạo thành đường chéo của hình vuông xuất phát từ trục tọa độ, đây chính là đường công bằng tuyệt đối. Xác định giao giữa tỷ lệ % dân số và tỷ lệ % thu nhập theo phương pháp cộng dồn. Sau đó nối những điểm này lại với nhau bắt đầu tư 0% dân số và 0% thu nhập đến điểm cuối cùng là 100% dân số và 100% thu nhập xác định được đường cong Lorenz” [31, tr283]. Bất bình đẳng càng lớn thì đường cong Lorenz càng xa “đường công bằng tuyệt đối” Hình vẽ 2. 1: Đường cong Lorenz (Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – Học viện Tài chính) Hệ số Gini: Corrado Gini (1912) kế thừa kết quả nghiên cứu đường cong Lorenz đưa ra hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Lorenz) [31]. Về mặt hình học, hệ số này được xác định bằng cách lấy diện tích hình A, được xác định bằng đường cong Lorenz và đường chéo OD chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó, hình (A + B) G = (1) Công thức tính cụ thể của hệ số Gini trực tiếp )....32( 21 1 3212 nnyyyy ybqnn G  (2) Trong đó: y1, y2, y3….yn: Thu nhập của từng nhóm hộ (theo thứ tự giảm dần); Ybq là thu nhập bình quân của hộ; n là tổng số nhóm hộ