SlideShare a Scribd company logo
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
TỈNH AN GIANG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT AN GIANG:
1. Giai đoạn 1:
Lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng gắn liền với lịch sử nhà
nước Phù Nam cổ đại. Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt Nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai
đến Hà Tiên xưa thuộc vương quốc Phù Nam. Theo sử Trung Hoa, Phù Nam (Founan) là tên
phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu
tiên hình thành tại Ðông Nam Châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau Công
nguyên. Qua nguồn tài liệu khảo cổ học và sử học, chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn
minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập. Cư dân Phù
Nam cổ còn là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo – kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa
văn hóa Đồng Nai bản địa và văn hóa Ấn Độ cổ. Nối tiếp sau vương quốc Phù Nam là Chân
Lạp (Chenla). Ban đầu, Chân Lạp là nước chư hầu của Phù Nam. Vào thế kỷ thứ VI sau Công
nguyên, Chân Lạp thoát khỏi sự phụ thuộc của Phù Nam, tấn công Phù Nam và cuối cùng
thống trị được vương quốc này. Năm 707, nhà nước Chân Lạp phân thành hai quốc gia là Lục
Chân Lạp (gồm vùng đất đai thuộc Phù Nam cũ) và Thủy Chân Lạp (là vùng đất mới vừa
chiếm đóng được). Cũng trong thời gian này, nạn ngập lụt triền miên do quá trình biển tiến và
phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long đã làm hoang phế rồi vùi lấp nền văn hóa rực rỡ Óc Eo.
Nhiều thế kỷ kế tiếp, vùng đất Nam Bộ rơi vào tình trạng bỏ hoang.
Đến thế kỷ thứ X, biển rút dần, những giồng đất lớn nổi lên ở vùng Sóc Trăng, Trà Cú,
Đồng Tháp Mười, Giồng Riềng... biến vùng này thành vùng đất đai màu mỡ. Từ thế kỷ XII,
những người nông dân Khmer nghèo chống lại sự bóc lột hà khắc, nạn lao dịch của vua chúa và
giai cấp phong kiến triều đại Angkor đã di cư đến vùng đất trên ngày một đông. Tại đây, họ
chiếm cứ những giồng cát lớn, tổ chức thành những cụm cư trú tập trung theo mối quan hệ
dòng họ và gia đình. Tập quán cư trú này tác động sâu sắc tới khía cạnh tâm lý xã hội của
người Khmer cho đến ngày nay dù không gian cư trú đã hoàn toàn biến đổi. Theo sự ghi nhận
của Chu Đạt Quan vào năm 1293, người Khmer đã xâm nhập vào Nam Bộ và định cư ở vùng
ven biển. Hai khu vực quan trọng có người Khmer sinh sống tại Nam Bộ là Chân Bồ (vùng Bà
Rịa-Vũng Tàu) và Ba Giản (vùng cửa sông Hậu). Mặc dù vậy, các cộng đồng người Khmer
Nam Bộ chưa có một tổ chức chính quyền thống nhất mà chỉ mới là các phum, sóc phân tán, lẻ
tẻ.
An Giang là vùng giáp ranh với biên giới Chân Lạp và cũng là nơi đón nhận các luồng
di cư của người Khmer từ Chân Lạp tới. Do đó, các cộng đồng Khmer cũng đã hình thành tại
đây từ khoảng trước thế kỷ XV. Trong khoảng năm 1950-1951, học giả Nguyễn Văn Hầu khi
đến Bảy Núi đã phỏng vấn một ông sãi người Khmer và được ông này cho biết thoạt tiên người
Khmer đến Nam Bộ chỉ sống thành từng xóm nhỏ, mỗi nơi khoảng độ 5-10 mái lá chứ không
tổ chức thành phum sóc. Cho đến khoảng 500 năm trước đây (tức vào khoảng thế kỷ XV), mới
có một Oknha tên là Moon hướng dẫn một số dân chúng tản mác tập trung vào một khu phì
nhiêu để khai hoang làm ruộng. Đó là tiền thân của vùng Nha Mân (Đồng Tháp) – lấy theo tên
1
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Oknha Moon. Riêng những nơi có người Khmer sinh sống từ trước như ở Bảy Núi, Oknha
Moon cũng tập trung dân lại thành sóc cho đông hơn để góp sức khai hoang. “Họ bắt đầu sống
thành đoàn thể tương đối có tổ chức là từ hồi đó” [NVH; 99-100]. Đến giữa thế kỷ XVIII, trên
địa bàn có hai đơn vị hành chính là xứ Tầm Phong Long (Kompong Long) và phủ Mật Luật
(Meát Chruk).
Năm 1757, triều đình Chân Lạp đã chuyển giao chủ quyền xứ Tầm Phong Long cho
chúa Nguyễn và đến năm 1824 lại tặng cho Thoại Ngọc Hầu nhiều vùng đất trong đó có vùng
Bảy Núi (gọi là phủ Mật Luật). Dưới sự cai trị của chúa Nguyễn rồi các vua Nguyễn, hoạt động
khẩn hoang lập ấp của người Khmer tại Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng không
những không bị đình trệ mà còn được thúc đẩy mạnh hơn. Người Khmer An Giang cũng được
xem là một nguồn nhân lực quan trọng trong việc khai khẩn vùng đất đai rộng lớn này. Tính
đến đầu thế kỷ XIX, theo các nguồn thư tịch thì người Khmer đã khai khẩn và định cư tại các
vùng đất sau:
- -Khu vực Tri Tôn: bao gồm các vùng ven chân núi Dài, núi Cấm, núi Tô, núi Nam
Vi có người Việt và người Khmer làm nghề cày cấy, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề
rừng. Trong các văn kiện của triều Nguyễn, khu vực này thường được gọi là Xà Tón
– Xuy Tôn (Gia Định thông chí và Đại Nam liệt truyện).
- -Khu vực núi Sam (Châu Đốc): vùng này trước triều Nguyễn chưa có người Khmer
sinh sống. Năm 1807, vua Gia Long sai An phủ sứ đồn Châu Đốc chiêu tập người
Khmer, người Hoa và người Chăm đến ở nhưng chưa được bao nhiêu. Vì thế, năm
1817, Gia Long đặc biệt mời Diệp Hội về làm Cai phủ Châu Đốc để xúc tiến việc
chiêu dân lập ấp này. Theo văn bia Vĩnh Tế sơn thì trong khoảng năm 1828 tại núi
Sam cũng hình thành một cộng đồng Khmer. Cộng đồng này vẫn còn tồn tại đến đầu
thời Pháp thuộc (Đại Nam thực lục, Hội điển sự lệ).
- -Khu vực Cồn Tiên (An Phú) vốn là thủ sở cũ của phủ Mật Luật nên cũng có một số
người Khmer sinh sống (Gia Định thông chí).
- -Khu vực Mặc Cần Đăng: dân cư ở dọc theo rạch Mặc Cần Đăng, người Việt và
người Khmer ở lẫn lộn. Năm 1805, vua Gia Long đã sai quan sở tại đến kiểm tra tình
trạng ruộng đất của người Việt và người Khmer ở đây để phân chia địa giới cho cụ
thể (Gia Định thông chí và Đại Nam thực lục).
- -Khu vực bờ tây sông Vàm Nao: ven sông là ruộng vườn của người Kinh còn vùng
rừng rậm phía sau là sóc, sách của dân Khmer (Gia Định thông chí).
- -Khu vực kênh Thoại Hà – núi Ba Thê: có những nhóm dân Khmer làm nghề săn
bắn, chài lưới “chia ở trong khoảng góc núi cạnh rừng” (Gia Định thông chí).
Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ
(Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng). Tương truyền khi
thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở
để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng chủng tộc. Ông cũng cho
phép một số binh phu được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới
cày cấy làm ăn .
2
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được gọi là dân “hai huyện” (Phước Long và Tân
Bình). Họ được xem là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, giữ vững được nếp ăn, nếp nghĩ của
người Việt. Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng, ta gặp một số gia đình cố cư,
ông bà của họ đến đây cư ngụ từ đời Gia Long, Minh Mạng hoặc lâu hơn (6 đời).
Ở Cù lao Giêng, có một địa danh xưa là bến đò Phủ Thờ. Phủ Thờ này là của họ Nguyễn
từ Bình Định vào, con cháu ngày nay ở vào đời thứ 7, thứ 8, cư ngụ kề nhau đông đúc.Người
Việt đi vào phương Nam lập nghiệp với cả gia đình cha mẹ, vợ con, và khi đã đến thì không thể
về, vì quá xa.
Nhờ các chính sách của Chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cõi
phương Nam của dân Việt ngày càng nhanh chóng.
Thời nhà Nguyễn, vào năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành
lập, tương ứng với huyện Vĩnh An, thuộc phủ Tân Thành lúc bấy giờ. Là một trong 6 tỉnh của
Nam kỳ lục tỉnh ngày đó, An Giang có vị trí nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây là
hai nhánh Tiền giang và Hậu giang.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả như vầy: “ Đông Tây cách nhau 94 dặm. Nam
Bắc cách nhau 150 dặm. Phía Đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới tỉnh Kiến Phong, tỉnh
Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên và Kiên Giang, tỉnh
Hà Tiên 46 dặm. Phía Nam đến biển 108 dặm. Phía Bắc đến hai đồn Tiến An và Bình Di giáp
địa giới Cao Miên 42 dặm. Phía Đông Nam đến địa giới hai huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa,
tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến
địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía Tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh l5 đến
kinh đô 2.300 dặm”.
Khi tỉnh An Giang mới thành lập, dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá đông, tập
trung ở cù lao Ông Chưởng. Một số thôn, xã được thành lập. Riêng cù lao Giêng tuy không
rộng lắm, nhưng sanh kế dễ dàng, nên qui tụ được 4 thôn.
Phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt. Từ biên giới Việt – Miên xuống Long Xuyên
chỉ có các làng Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ), Bình Đức, Mỹ Phước.
Vùng An Giang gồm 2 khu vực mới và cũ riêng biệt :
- Phía Tân Châu, Ông Chưởng, Chợ Mới dễ canh tác, dân đông, làng cũ vì đã lập từ lâu .
- Phía hữu ngạn sông Hậu, là vùng rừng núi hoang vu, đất khó canh tác, dân thưa thớt,
làng mới lập .
Việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại Ngọc Hầu, bắt đầu từ
năm Đinh Sửu 1817. Lúc bấy giờ nhiều nhà cửa của nông dân đã được dựng lên, các đình chùa
cũng bắt đầu xây cất. Năm 1818, theo lệnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại đốc suất đào kinh
Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạo điều kiện canh tác thuận lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ
kênh.
Đào kênh Vĩnh Tế xong, Nguyễn Văn Thoại cho đắp con đường từ Châu Đốc đến núi
Sam, nhờ đó mà dân từ Châu Đốc vào núi Sam khẩn ruộng, lần hồi tiến đến khai phá vùng Tịnh
Biên .
Đầu thế kỷ XIX đã nhiều lần quân Xiêm xâm lấn nước ta. Hà Tiên, Châu Đốc là những
vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất. Năm 1833, giặc Xiêm tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế,
chiếm Châu Đốc và tràn qua Tân Châu. Nhưng chỉ 5 năm sau dân cư đã quy tụ trở lại, thành lập
hàng chục thôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế về phía Hà Tiên .
3
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Vùng Châu Đốc là biên cương hiểm trở, vừa sản xuất vừa phải đối phó với ngoại xâm.
Mỗi người dân khẩn hoang là một lính thú biên cương.
Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng
Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837). Hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây .Gia tộc thứ 2
cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn
Thoại .
Dưới đời vua Minh Mạng, tội phạm lưu đày phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để lập các
xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành vùng dân cư .
Nguyễn Tri Phương, khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến lập đồn điền
biên giới nhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên. Năm 1854, Nguyễn
Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn điền. Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên
đã chiêu mộ được 1.646 dân đinh, lập 159 thôn ấp .
Trong thời gian này, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong) cũng
gom lại từng đội, do 1 viên Hiệp quản đứng đầu. Từ bên Chân Lạp, người Chăm rút về nương
náu trong lãnh thổ Việt Nam để tránh loạn lạc nội chiến bên Chân Lạp, rồi định cư luôn ở Tân
Châu, An Phú.
Cùng thời đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà
Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845) đã
làm tăng thêm dân số vùng đất An Giang.
Tư liệu trước đây nói về nguồn gốc các dân tộc thiểu số ở An Giang như :
- Người Khmer: Là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên gọi là người Việt
gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và Tịnh Biên. Phong tục và tiếng
nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc. Họ sùng bái đạo Phật, tôn kính
các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc.-
Người Chăm và người Mã Lai đến ở vùng Châu Đốc từ năm 1840. Trước kia họ sống ở
Cao Miên.
- Người Hoa: Theo dụ số 48 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngô Đình Diệm sửa đổi bộ
luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại Việt Nam kể như dân Việt
Nam.Đến An Giang còn có những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa. Lực lượng này gồm dân các tỉnh chung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…)
theo về với đạo, phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn, rừng núi hoang vu.
- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do cụ Đoàn Minh Huyên sáng lập, chia nhiều đoàn tín đồ đến
khai khẩn nhiều nơi: ● Đoàn 1 vào Thất Sơn , bên chân núi Két, do cụ Bùi Văn Thân,
tức tăng chủ Bùi Thiền sư và cụ Bùi Văn Tây, tức Đình Tây hướng dẫn, lập nên các trại
ruộng Hưng Sơn và Xuân Sơn, sau này hợp thành xã Thới Sơn (Tịnh Biên). ● Đoàn 2 do
cụ Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy, đến Láng Linh, vùng đầm lầy khai hoang, lập đồn,
tụ nghĩa binh chống Pháp. ● Đoàn 3 do cụ Nguyễn Văn Xuyến (tức đạo Xuyến) đưa tín
đồ về Cái Dầu-Bình Long (Châu Phú).
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do cụ Ngô Lợi khởi xướng, cũng đã đưa hàng trăm tín đồ từ
khắp nơi về vùng núi Tượng, núi Dài khai hoang, lập làng , giáo huấn tứ ân.Theo Quốc
triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1847 tỉnh An Giang, số
đinh theo báo cáo của Bộ Hộ có 22.998 người (cả nước Việt Nam khi đó số đinh chỉ có
1.024.388 người).
4
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Đến năm 1930, chấm dứt các chính sách di dân khẩn hoang vào miền Nam. Qua số liệu
niên giám thống kê của Pháp năm 1921, dân số 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cộng lại đông
đứng thứ nhất đồng bằng sông Cửu Long.
2. Giai đoạn 2:
Đến thời Pháp thuộc, Nam kỳ lục tỉnh bị xóa bỏ và được chia lại thành nhiều tỉnh (hạt)
nhỏ. An Giang cũng nằm trong số đó. An Giang được chia làm ba hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và
Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long
Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ và Sóc Trăng. Về vị tr1i, địa bàn của tỉnh An Giang bao gồm các tỉnh
(hạt) như vừa kể, cơ bản là không có gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này
địa danh An Giang không còn.
3. Giai đoạn 3:
Đến thời Ngô Đình Diệm, năm 1956 do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1965 về việc
“minh định địa giới toàn quốc” (từ vĩ tuyến 17 trở vào), An Giang được nhập lại từ hai tỉnh
Long Xuyên và Châu Đốc với tỉnh lỵ đặt tại Châu Thành Long Xuyên (nay là thành phố Long
Xuyên). Lúc ấy, dân số là 806.337 người, có 9 quận, 16 tổng, 92 xã, 503 ấp.
- Quận An Phú
- Quận Châu Phú
- Quận Châu Thành
- Quận Chợ Mới
- Quận Tân Châu
- Quận Thốt Nốt
- Quận Tịnh Biên
- Quận Tri Tôn
- Quận Núi Sập
4. Giai đoạn 4:
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị lật đổ năm 1963 thì An Giang được chia làm hai
tỉnh là tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang, nghĩa là phục hồi tỉnh Châu Đốc, còn tỉnh An Giang
chính là tỉnh Long Xuyên cũ. Như vậy, tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ hơn lúc ban đầu với bốn
quận: Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt và Huệ Đức.
5. Giai đoạn 5:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc bỏ
khu, hợp tỉnh. Tỉnh An Giang lại được hợp nhất trên cơ sở “tây Long Châu Tiền và Long Châu
Hậu” – là tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt). Cụ
thể bao gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú. Lúc này, tỉnh
An Giang to gấp đôi trước đó. Sau này, huyện Bảy Núi (mới đặt) được chia lại thành hai huyện
Tri Tôn và Tịnh Biên. Tiếp đó, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia thành hai huyện là
Tân Châu và An Phú như trước.
Sau năm 1975, An Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là tổng Phong Thạnh Thượng
lại cho Đồng Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu
Tiền... bị bãi bỏ.
5
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Ngày nay, tỉnh An Giang gồm: thành phố Long Xuyên (cách TP.HCM 220km), thị xã
Châu Đốc và 9 huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Thoại
Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn.
6
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
II. NGUỒN GỐC TÊN GỌI:
1. An Giang:
Cái tên An Giang được sử dụng lần đầu tiên như một đơn vị hành chính là vào năm
1832, khi vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh và lập ra tỉnh An Giang. Tuy nhiên, một ghi chép
chiến sự trong “Gia Định thành thông chí” hoàn thành năm 1820 đã có nhắc đến chi tiết “Phạm
Ngạn ở An Giang, Chu Thuận ở Định Tường”. Điều này chứng tỏ cái tên An Giang đã có từ
trước những năm 20 của thế kỷ XIX. Một số nhà Nho xưa lý giải cách đặt tên sáu tỉnh Nam Kỳ
của vua Minh Mạng là xuất phát từ câu “Khoái mã Gia Biên Vĩnh Định Giang Hà” (Tạm dịch:
Quất ngựa ra roi giữ an bờ cõi), trong đó “Giang” là An Giang nhưng hình như đây chỉ là một
kiểu chơi chữ từ những cái tên đã có trước mà thôi. Về mặt chữ Hán, hai chữ “An Giang” có
nghĩa là “dòng sông yên tĩnh”.
2. Chợ Mới:
Cái tên Chợ Mới đã có từ năm 1908. Năm đó chính quyền thuộc địa Pháp dời quận lỵ về
Long Điền và nhân dịp này họ muốn lập ra môt cái chợ mới, lớn hơn chợ cũ nằm bên kia bến
đò Kiến An. Vì vậy, họ đặt tên là Chợ Mới.
3. Cù lao Ông Chưởng:
Trong huyện Chợ Mới có hai cù lao lớn là Cù lao Ông Chưởng và Cù lao Giêng. Gọi là
Cù lao Ông Chưởng vì cù lao này mang tên của đệ nhất khai quốc công thần Nguyễn Hữu
Cảnh. Vào năm 1700 vị công thần này, sau khi đánh bại vua Cao Miên là Nặc Ông Thu, đã
đem quân về đồn trú tại Đồn Cây Sao trên cù lao này. Chức quan của ông là Chưởng Cơ, nên
người về sau lấy chức quan này để đặt cho Cù lao, gọi là Cù lao Ông Chưởng. Có câu ca dao
thường được nhiều người nhắc đến:
“Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm”
Quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh có công lớn trong việc đem dân Ngũ Quảng là
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Tín vào lập nghiệp ở vùng Biên
Hòa, Gia Định rồi sau vào lập nghiệp tại vùng Chợ Mới, An Giang. Tại đây họ được gọi là
“Dân hai huyện” tức là dân đến từ huyện Phước Long (Biên Hòa) và huyện Tân Bình (Gia
Định) là nơi họ đã lập nghiệp một thời gian trước lúc đến vùng Chợ Mới, An Giang, chứ tổ
tiên của họ vẫn xuất phát từ miền Ngũ Quảng.
4. Cù lao Giêng:
Cù lao này mang nhiều danh xưng khác nhau là Cù lao Dinh, Diên, Giêng, Biên, Ven
nhưng đúng hơn hết phải gọi là Cù lao Giêng.
Chữ Giêng là do chữ Doanh trong tên gọi Doanh Châu mà ra. Doanh Châu theo truyền
thuyết là một trong ba nơi đẹp nhất và có tiên ở. Hai cảnh kia là Bồng Lai và Phương Trượng.
Khi các quan văn võ nhà Nguyễn vào đây thấy phong cảnh Cù lao Giêng xanh tươi, tốt đẹp,
liền tìm tên đẹp nhất để đặt cho nó. Lúc đầu gọi là Cù Lao Doanh Châu. Vì người dân trong
Nam không quen uốn lưỡi để đọc cho đúng chữ Doanh nên nó biến thành Dinh, Diên rồi
Giêng. Sách Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), viết cuối đời Gia
Long (1820) ghi là Cù Lao Dinh Châu.
5. Long Xuyên;
7
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Người Hoa trước kia không gọi đây là Long Xuyên mà gọi là Đông Xuyên. Sở dĩ gọi là
Đông Xuyên vì nó nằm ở phía đông sông Hậu tính từ đầu nguồn. Dưới thời vua Minh Mạng,
Long Xuyên chỉ là một huyện lỵ nằm trong huyện Đông Xuyên. Cái tên Tỉnh Long Xuyên chỉ
mới chính thức xuất hiện năm 1867 khi chính quyền thuộc địa chia miền “Lục Tỉnh” của Triều
đình Huế thành 24 hạt và sau đó bớt lại còn 20 tỉnh, thì Long Xuyên trở thành một tỉnh của
miền Nam. Vào đầu thời Pháp thuộc, vùng Long Xuyên hãy còn hoang sơ, nhà cửa thưa thớt,
muỗi đỉa và rắn rết còn nhiều. Đang đêm ngay tại Long Xuyên thỉnh thoảng vẫn còn cọp về bắt
người ăn thịt.
Long Xuyên có vùng núi Thất Sơn linh thiêng và huyền bí. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã
đến đây tầm đạo và đắc đạo. Ngoài ra còn có khu di tích Óc Eo. Xưa kia Óc Eo là một thương
cảng lớn, một thời là kinh đô của nước Phù Nam. Vào thế kỷ thứ bảy, nước Phù Nam rơi vào
tay người Chân Lạp, mà người Hoa đọc là Cao Miên còn người Việt thì gọi là Thủy Chân Lạp.
Cứ theo tên gọi mà giải thích thì người Thủy Chân Lạp sinh sống ở các vùng đầm lầy,
còn những người Lục Chân Lạp lại sinh sống ở những vùng khô ráo như tại Campuchia hiện
nay.
6. Châu Đốc:
Địa danh Châu Đốc xuất hiện lần đầu trong thư tịch cổ vào năm 1757 khi Nguyễn Cư
Trinh đề nghị lập ba đạo: Tân Châu đạo ở xứ cù lao Giêng, Đông Khẩu đạo ở xứ Sa Đéc và
Châu Đốc đạo ở xứ Châu Đốc.
Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cho biết rằng Châu Đốc có tên Khmer là Méat Chruk, nghĩa
là “mõm heo”. Hiện nay cộng đồng người Chăm vẫn gọi Châu Đốc bằng cái tên này.
Tuy nhiên, hai tiếng Châu Đốc hình như không phải xuất phát tự tiếng Khmer vì như
nhà Nam Bộ học Sơn Nam có nói Méat Chruk về sau phiên âm là Mật Luật. Nhiều nhà nghiên
cứu giải thích sở dĩ gọi là Châu Đốc vì ban đầu mới lập ba đạo thì đạo Châu Đốc kiêm quản cả
đạo Tân Châu và Đông Khẩu. Châu Đốc cũng là “Đốc châu” tức Châu đôn đốc.
Lại có ý kiến cho rằng vì Châu Đốc là vùng đất được khai thác sau cùng ở phía Tây
Nam nên mới gọi là “Châu Đốc” theo nghĩa “Châu” là “vùng đất”, “Đốc” là “sau cùng”. Cả hai
cách giải thích này đều không chính xác. Trong văn bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế sơn, trong mộ
chí của Thoại Ngọc Hầu và nhiều tài liệu chữ Hán đương thời khác, hai chữ “Châu Đốc” không
hề có những nghĩa vừa nêu. Chữ “Châu” trong “Châu Đốc” không phải là chữ “Châu” (vùng
đất) mà là chữ “Chu” trong chữ chu sa – một loại son đỏ, hoặc là họ Chu. Vì tránh húy chúa
Nguyễn Phúc Chu nên ngay từ buổi đầu địa danh Chu Đốc này phải đọc thành Châu Đốc! Còn
chữ “Đốc” thì có nghĩa là “dốc” như dốc lòng, dốc sức hoặc có nghĩa khác là ngay thẳng,
không dời đổi.
Vì vậy “Châu Đốc” có thể hiểu là “lòng son không đổi”. Phải chăng ngay từ lúc đặt tên,
người dân Châu Đốc đã muốn gửi gắm một thông điệp thủy chung son sắt mà sau này vị tướng
lĩnh-nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ có viết:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
Châu Đốc cũng có thể liên quan tới dòng họ Chu mà hương ước làng Vĩnh Tế sơn xác
nhận là một trong ba dòng họ đến khai thác vùng Châu Đốc-Núi Sam sớm nhất. Cõ lẽ cũng
chính vì lẽ đó mà trong văn bia Vĩnh Tế sơn, tác giả Tam Hà Võ thị đã nói rằng “đất đặt tên
theo họ, núi đặt tên theo người”. Dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Châu Đốc phải là một địa danh
thuần Việt. Bằng chứng là Nguyễn Cư Trinh đã lựa chọn một địa danh có sẵn “xứ Châu Đốc”
8
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
để đặt tên đạo này thay vì chọn tên mới như Tân Châu cho xứ cù lao Giêng và Đông Khẩu cho
xứ Sa Đéc.
7. Thoại Sơn:
Thoại Sơn thoạt tiên là tên núi được đặt cho núi Sập vào năm 1818 thời Gia Long rồi sau
đó được đặt cho tên một phường (đơn vị hành chính của người Hoa) ở vùng này gọi là phường
Thoại Sơn. Đến tháng 6-1948, Thoại Sơn được đặt tên cho huyện Núi Sập cũ.
Căn cứ vào ghi chép của Đại Nam hội điển sự lệ, miền Thoại Sơn khi xưa có tên là
Thang Lung. Đây là tên Nôm. “Thang” có nghĩa là “cái thang”, “Lung” có nghĩa là “trông,
nhìn”. Thang Lung là địa danh để chỉ những nơi có bắc thang để leo lên cao nhìn ra xa, một
vọng gác thời xưa ở miền biên viễn. Hai chữ Thang Lung về sau được dịch sang chữ Hán là
Vọng Thê: “Vọng” là nhìn, “Thê” là cái thang. Trong tỉnh Định Tường xưa cũng có một địa
danh là Thán Lung, cũng cùng ý nghĩa với Thang Lung ở Thoại Sơn.
8. Ba Thê:
Ở miền Thoại Sơn còn có một địa danh khác liên quan tới hệ thống vọng gác biên giới
của triều Nguyễn đó là Ba Thê (có chỗ còn gọi là Hoa Thê). Về địa danh này, có người sử dụng
câu chuyện cổ tích về một ông chồng không sinh được con và ba bà vợ để lý giải. Theo tác giả
chuyện cổ này thì “Ba” là số ba, “Thê” là vợ. Hoàng Xuân Phương căn cứ vào tín ngưỡng phồn
thực và suy diễn ngôn ngữ học mà cho rằng Ba Thê là Bã Thou mà ra. Thực ra trong chữ Hán,
“Ba” nghĩa là tinh hoa đẹp đẽ, “Thê” là cái thang, chỉ một vọng gác khác của triều Nguyễn mà
thôi.
9. Tịnh Biên:
Hai chữ Tịnh Biên đã xuất hiện từ sớm. Ngay từ năm 1820, vua Minh Mạng đã thành
lập cơ Tịnh Biên gồm người Khmer Nam Bộ. Về sau, cơ Tịnh Biên đổi thành đồn Uy Đại, trú
đóng ở Thất Sơn theo mô hình đồn Uy Viễn ở Trà Vinh và Sóc Trăng rồi sau đó lại đổi đồn Uy
Đại thành đồn Tịnh Biên. Năm 1839, vua Minh Mạng lấy đất huyện Hà Dương và Hà Âm lập
thành phủ Tịnh Biên thì Tịnh Biên trở thành một đơn vị hành chính đúng nghĩa.
10.Tri Tôn:
Hai chữ này có thể bắt nguồn từ một địa danh Khmer mà thư tịch xưa phiên âm là Xuy
Tôn. Năm 1889, thực dân Pháp lập quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1974, Tri Tôn
đổi thành huyện.
11.Năng Gù:
Trong Gia Định thông chí chép là Năng Cù. Theo nhà Nam Bộ học Sơn Nam thì Năng
Gù là từ tiếng Khmer “XeNeng Cô” nghĩa là “sừng bò” mà ra. XeNeng thành Năng, Cô thành
Gù.
12.Chắc Cà Đao:
Theo Sơn Nam là từ tiếng Khmer “Prek Peđao” – nghĩa là “rạch có cây rừng mọc”.
13.Thoại Sơn, Thoại Hà:
Địa danh Thoại Sơn là do vua Gia Long lấy tên của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại
đặt cho núi Sập để thưởng công lao đào kênh Đông Xuyên. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
cho biết việc này diễn ra năm 1818 và đến năm sau (1819) lại ban cho kênh Đông Xuyên là
sông Thoại Sơn. Điều này cũng được bia Thoại Sơn ghi rõ nhà vua đã “tứ danh Thoại Ngọc vi
Đông Xuyên cảng đạo”. Toàn bộ các báo cáo có đề cập tới con kênh này được chép trong
9
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lục thường gọi nó là sông Thoại Sơn mà ít
gọi là Thoại Hà. Hai chữ Thoại Hà chỉ thấy ghi trong một số tài liệu địa chí như Gia Định thành
thông chí và Đại Nam nhất thống chí nhưng lại trở nên phổ biến hơn trong cách gọi của người
dân.
Theo văn bia Thoại Sơn thì: “núi này xưa thuộc địa giới nước Phiên, tục danh là núi Lấp
(Hán tự: thổ+lập). Tự tiên thánh triều (chúa Nguyễn) khai thác cõi nam mới nhập vào bản đồ”.
Vậy rõ ràng núi Lấp phải xuất phát từ một tiếng Khmer nào đó mà sau này chúng ta đọc trại
thành núi Sập.
14.Vĩnh Tế hà, Vĩnh Tế sơn:
Cái tên “Vĩnh Tế hà” được vua Gia Long đặt vào năm 1819 khi mới bắt đầu đào kênh
Châu Đốc - Hà Tiên. Điều này được ghi rõ trong Đại Nam thực lục. Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ còn chép tóm tắt đạo dụ ban tên, qua đó cho biết Gia Long đã ban tên Vĩnh Tế hà
cùng lúc với việc ban tên Đông Xuyên cảng đạo là sông Thoại Sơn. Mãi đến năm 1828, vua
Minh Mạng lại xuống dụ ban cho núi Sam là núi Vĩnh Tế, theo tên bà chính thất của Thoại
Ngọc Hầu là Châu Thị Tế nhằm ghi nhận công lao của bà trong việc giúp đỡ chồng.
Ngoài cái tên núi Vĩnh Tế ra, ngọn núi này còn được gọi bằng nhiều tên khác. Văn bia
Vĩnh Tế sơn cho biết Vĩnh Tế sơn có tên Nôm là núi Sam. Có truyền thuyết rằng khi xưa vùng
này còn là biển, có nhiều con sam bám vào núi rồi hóa đá. Trên vách chùa Hang ở núi Sam khi
trước còn đề hai bài thơ không rõ của ai có hai câu đề như sau:
“Tạo hóa sinh ra tự kiếp nào.
Hòn Sam hóa đá lạ chi sao?”
Do chỗ chữ Sam (con sam) trong Hán tự đọc là “Hậu” nên các nhà nho miền này xưa kia
vẫn gọi núi Sam là Hậu Lãnh, rồi lại trại thành Học Lãnh. Nhưng tên gọi đầu tiên của núi Sam
có lẽ là Tượng Sơn (núi hình người). Cái tên này chỉ xuất hiện trong Gia Định thành thông chí.
Sở dĩ gọi là Tượng Sơn là vì, theo Trịnh Hoài Đức, núi này “ngọn chòm lởm chởm, đầu sống
ngênh ngang”, có hình dáng như Tử Kiều hóa đá. Tử Kiều là một người tu tiên đời xưa. Một
hôm đi chơi núi Hà Sơn, đắc đạo, thân xác hóa thành đá. Một văn bản nói về việc làm đường
ghi trong Đại Nam hội điển sự lệ lại gọi núi Sam là Cảnh Sơn còn một báo cáo hành binh thời
Tự Đức thì gọi núi này là núi Lệ Sam nhưng nói chung những tên này ít nghe nói tới.
10
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
III. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TẠI AN GIANG:
Tuyệt đại đa số người dân tại An Giang giữ Đạo Ông Bà. Kế đó là những người giữ
Đạo Thờ Trời, rồi mới đến những người theo các tôn giáo khác.
Trong cuốn Tôn giáo -Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long,
hai tác giả là Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Minh Ngọc đã nói tới tôn giáo của dân tộc Phù
Nam là dân tộc đã từng sống tại Đồng Bằng Sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII
sau công nguyên. Dân tộc này theo đạo Bà la môn của người Ấn Độ, thờ ba vị thần là Brahma,
Visnu và Siva, mỗi vị có một chức năng khác nhau nhưng lại hợp nhất với nhau.
Từ thế kỷ thứ VII về sau người Khmer chiếm cứ phần đất của người Phù Nam và tiếp
tuc thờ thần Visnu của người Ấn Độ. Nhiều bức tượng của thần Visnu lâu lâu vẫn còn tìm thấy
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với thời gian, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông
(Tiểu thừa), được truyền từ Ấn Độ, theo đường biển vào đất Khmer. Hiện nay số người Khmer
tại An Giang là 78.760 người, tại Kiên Giang có 182.058 người Khmer đa số theo Phật giáo
Nam Tông.
Ngoài ra tại An Giang có 73.829 người và tại Kiên giang có 15.515 người theo đạo Cao
Đài. Tại An Giang có 819.906 theo Phật giáo Hòa Hảo, trong đó 140.398 người sống tại huyện
Phú Tân, quê hương của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Số người theo Đạo Công giáo tại Giáo phận Long Xuyên căn cứ Sách Niên giám 2004
là 230 ngàn. Số người theo Đạo Tin Lành ở An Giang là 2.730 người và đang có khả năng
tăng nhanh.
Đa số người Hoa sinh sống tại An Giang theo Phật giáo Đại Thừa còn gọi là Phật giáo
Hoa tông, nhưng Phật giáo ở đây phần nào đã trở thành Phật giáo dân gian, xem Đức Phật lịch
sử như một vị thần.
Ở gần Châu Đốc có người Chăm theo Đạo Hồi. Số người Chăm ở đây ước tính là 15
ngàn người.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương:
Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi Ðức Phật Thầy Tây An (tục danh
Đoàn Minh Huyên). Sau này ông đi tu tại chùa Tây An cho đến khi qua đời năm 1956.
Miền Tây Nam Bộ lúc đó giữa thế kỷ XIX ở trong một hoàn cảnh chính trị - xã hội đặc
biệt, thời kỳ chuyên chế kiểu nhà nước chưa được thiết lập vững chắc, vùng đất hoang dã mới
được khai phá trong thời kỳ Nam tiến , dân cư từ khắp nơi đến, loạn lạc, chiến tranh biên giới
tàn phá liên tục, mất mùa đói kém xảy ra, dịch bệnh chết chóc hoành hành năm 1849 - 1850 đã
làm xáo động xã hội và nhân tâm... cả một vùng biên ải Tây Nam.
Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng
Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân.
Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ đến
chỗ cải sửa tánh tình, biết điều nhân nghĩa, hiếu thảo với mẹ cha, kính thờ Trời Phật.
Người tin theo ông ngày một đông, nên ngay vào năm 1849, ông sáng lập ra đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương, rồi từ đó cho đến năm 1856, ông đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh,
dựng chùa, lập trại ruộng và đi dạo khắp vùng miền này.
Danh từ Bửu Sơn Kỳ Hương này được truyền ra từ khi ông về ở Núi Sam. Cứ mỗi lần
ông thâu nhận một người nào qui y thọ giáo thì ông có phát cho một cái “lòng phái” có bốn chữ
Bửu Sơn Kỳ Hương bằng son in trên giấy vàng. Ông có bài thơ rằng :
11
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Bửu ngọc quân minh thiên Việt nguyên
Sơn trung sư mạng địa Nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên.
Giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương pháp môn Tu Nhân Học Phật nhưng giản lược
bớt từ cách hành pháp của Phật Giáo. Ngoài việc tu thân theo đạo Nho để trở nên người quân
tử, tín đồ còn được khuyến tu Tứ Ân Hiếu Nghĩa (tức là bốn ân: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước,
ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại), đặc biệt biểu dương tinh thần Hiếu hạnh đối với Tổ tiên
cha mẹ, và Nghĩa khí đối với quê hương đất nước. Tín đồ còn được hướng dẫn lo làm lành lánh
dữ, sửa tâm sửa tánh, siêng năng niệm Phật. Có thể nói tóm lược, Pháp môn tu hành của đạo là
một hình thức Thiền - Tịnh song tu và tùy duyên hóa độ.
Bửu Sơn Kỳ Hương rút ra 3 điều quan trọng nhất của Phật giáo truyền thống là: Giới -
Định - Tuệ. Giới là những phép tắc phải giữ đối với chính đạo, không cho phạm vào những lỗi
lầm xấu và làm những điều ác vô minh. Định là lặng nghĩ, thiền tịnh để quên đi những lạc thú ở
đời và diệt trừ ham muốn, tập trung tư tưởng để thấu đạt đạo lý. Tuệ là hiểu thấu vô thường và
khổ não chi phối mình, bao nhiêu khổ đau được diệt trừ và thấy được Phật tính.
Về phương diện nghi thức thờ phượng, mỗi nhà, ngoài bàn thờ ông bà cha mẹ, còn có
ngôi thờ Tam bảo, trên đó chỉ thờ đơn giản một tấm “trần điều”. Tín đồ không ăn chay, không
gõ mõ tụng kinh, không xuống tóc cạo râu. Vật phẩm dâng cúng chỉ hương hoa và nước lã đơn
sơ. Chỉ cần giảng và nghe giáo lý, chứ không cần ghi chép. Đơn giản hóa hình thức cúng tế và
nghi thức tụng niệm.
Bửu Sơn Kỳ Hương đã đề xướng những hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đời sống
lưu dân. Như vào năm 1851, Đoàn Minh Huyên chia các đệ tử thành nhiều đoàn đi khẩn hoang
những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng ở vùng Cần Lố (Đồng Tháp Mười) của ông
Đạo Ngoạn; vùng Láng Linh của Quản cơ Trần Văn Thành; vùng núi Két (thuộc Thất Sơn) của
ông Bùi Văn Thân (Bùi Thiền Sư), sau lập nên hai làng Hưng Thới, Xuân Sơn; vùng Cái Dầu
của ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến).... Nhờ đức tin, tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang,
biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.
Khi Pháp xâm chiếm miền Tây Nam Bộ (1867), tiếp nối truyền thống yêu nước chống
ngoại xâm của dân tộc Việt và tư tưởng giáo lý “Tứ ân”, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã
tự cuốn hút vào ngọn cờ khởi nghĩa do lãnh tụ Trần Văn Thành khởi xướng ở Bảy Thưa (Láng
Linh). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ... nên cuối cùng khởi nghĩa này cũng
không tránh khỏi thất bại.
Bửu Sơn Kỳ Hương thực sự là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh
hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ.
Tương truyền, Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng
những câu như sau:
Dặn cùng già trẻ gái trai,
Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên.
Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền,
Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời.
Nói cho lớn nhỏ ghi lời,
12
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho.
Ai trau công quả cho dày,
Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen.
Màu thiền đắc ý cùng màu,
Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh.
Hoặc:
Tây Phương trước mặt chẳng xa
Cách nhau vì bởi ái hà biển mê
Dốc lòng niệm chữ từ bi,
Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi...
Sau này, từ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã khai sinh ra hai đạo anh em với nhau, đó chính
là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Đức Bổn Sư Ngô Lợi và Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh
Giáo Chủ.
***
13
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
IV. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN:
Địa lý tự nhiên:
An Giang là một tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, với vị trí biên giới phía Tây
Nam của Việt Nam. Đây là nơi con sông Mekong mang nặng phù sa chảy vào nước ta, chia làm
đôi sông Tiền và sông Hậu làm nên mùa nước nổi hàng năm. An Giang có diện tích là 3.536,8
km2
, với dân số là 2.231.000 người (2007).
Phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp TP. Cần Thơ, phía Tây
Nam giáp Kiên Giang, phía Tây và Tây Bắc giáp nước bạn Campuchia (gần 100km đường biên
giới). Phía Tây tỉnh chạy song song với biên giới và kênh Vĩnh Tế, được đào vào năm 1823 nối
từ Châu Đốc đến Hà Tiên. An Giang thuộc khu vực Tứ giác Long Xuyên có 4 đỉnh là: Châu
Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá.
Chiều dài dài nhất của tỉnh từ Bắc xuống Nam tính theo đường chim bay là 88km, chiều
rộng rộng nhất từ Đông sang Tây là 90km.
Địa hình:
Về đặc điểm địa hình, sau thời Nam kỳ lục tỉnh, An Giang đã không còn biển mà được
cấu tạo bởi một địa hình khá phức tạp với đồi núi thấp (Tri Tôn, Tịnh Biên), vùng trũng thấp
(Tứ Giác Long Xuyên), vừa có nhiều cồn, cù lao (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới) và
vùng bán sơn địa dọc theo bờ tây sông Hậu (từ Châu Đốc đến Vàm Cống).
Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An
Giang còn có dãy núi Thất Sơn (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) gồm 7 ngọn núi:
- Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn) là ngọn núi cao nhất và lớn nhất với 710m. Ngọn núi
cách TP. Long xuyên 90km theo hướng QL91 rẽ qua Tỉnh lộ 948. Dưới chân núi
có Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm.
- Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
- Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), cao 614m.
- Núi Dài (Ngọa Long Sơn),
- Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
- Núi Két (Anh Vũ Sơn)
- Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Không chỉ nổi tiếng là vùng đất Bảy núi linh thiêng, An Giang còn có rừng tràm Trà Sư
– khu rừng đặc trưng cho loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ. Với vẻ đẹp của
thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình và sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch
hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang.
Ngoài ra còn có núi Sam cao 241m, là một ngọn núi trẻ, cách TP. Long Xuyên 60km về
hướng Tây Bắc theo QL91.
Khí hậu:
An Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm là 27o
C. Khí
hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau).
Đường đến An Giang:
14
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Khách từ phương xa có thể đến với An Giang bằng đường bộ và đường thủy.
- Đối với đường bộ, có ba cách:
* từ TP.HCM theo Quốc lộ 1A đến ngã ba An Hữu, rẽ về Quốc lộ 30 theo hướng
Tây Nam khoảng 189km.
* hoặc từ TP. Cần Thơ theo Quốc lộ 1A, rẽ về Quốc lộ 91 khoảng 230km là đến
được An Giang.
* hoặc từ QL1A đến cầu Mỹ Thuận rẽ qua QL80, qua phà Vàm Cống đến TP.
Long Xuyên.
- Đối với đường thủy, có tuyến tàu cao tốc TP.HCM – Châu Đốc xuất bến tại
TP.HCM lúc 8h vào các ngày lẻ trong tuần và tuyến ngược lại Châu Đốc –
TP.HCM xuất phát tại Châu Đốc vào các ngày chẵn trong tuần.
15
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
V. CON NGƯỜI, CUỘC SỐNG VÀ NÉT VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG AN
GIANG:
An Giang là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Xét về thành phần
dân tộc: người Kinh chiếm 94,24%; Người Khơ-me chiếm 4,23%; Người Chăm chiếm 0.63%;
Người Hoa 0.90%.
Người Chăm ở An Giang:
Đến thị xã Châu Đốc, qua phà, sang bờ sông Hậu là các xã Châu Phong, Phú Hiệp… của
tộc người Chăm, dân địa phương còn gọi là “Chà Châu Giang” để phân biệt với tộc người
Chăm ở Thuận Hải (miền Nam Trung Bộ).
Cách phục sức của người Chăm ở đây thường đội mũ nồi hình nón cụt chóp, đỉnh bằng
vải nhung đen, trắng hoặc sẫm màu. Cũng có người đội mũ tròn màu trắng. Người lớn tuổi mặc
áo ngắn, cài núc giữa hoặc một kiểu áo như áo bành tô. Phụ nữ mặc váy. Họ cất nhà sàn cao
theo ven sông. Giữa nhà có cây cột cái thật lớn, biểu tượng Nữ thần Nhà đất. Họ nói tiếng
Chăm theo hệ ngôn ngữ Mã Lai đa đảo. Song vì xa đồng tộc lâu ngày nên cách phát âm có biến
đổi. Trong giao tiếp, họ còn dùng một số thuật ngữ Á Rập. Họ theo duy nhất một đạo hồi giáo
Islam, chuyển sang chế độ phụ hệ không như người Chăm Thuận Hải theo chế độ mẫu hệ. Đặc
biệt họ không ăn thịt heo.
Ngành nghề truyền thống của dân tộc Chăm ở đây là nghề dệt vải, dệt lụa. Con gái
Chăm lớn lên phải ươm tơ, dệt lụa, gần như đa số nhà nào cũng có khung dệt.
Người Khmer ở An Giang:
Đặc điểm tình hình địa lý An Giang với hoàn cảnh xã hội độc đáo. Người Khmer ở An
Giang sống rãi rác ở nhiều nơi, tập trung đông đảo ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn
(Ba Thê)… Họ sống quần cư thành những cụm dân riêng, gọi là: Phum, Sóc. Đại để như các
địa danh: Sóc Chét, Sóc Lò Mo, Sóc Chăn Ca Na, Tà Đảnh, Mặc Cần Dưng, Chắc Cà Đao…
Xung quanh Phum, Sóc họ trồng các loại cây thốt nốt, cây sao, cây tre… Giữa Sóc, nhất định
phải có một ngôi chùa để hành đạo vì đa số họ theo đạo phật với lòng tin tưởng tuyệt đối. Do
đó, các sư sãi có địa vị cao, được nhân dân kính trọng.
Văn hoá Khmer đã thể hiện rõ nét qua các lễ hội truyền thống: đua ghe ngo, Tết Chol
Thnam Thmay (là Tết cổ truyền của dân tộc Khmer được diễn ra tại chùa và các phum sóc.
Cụm từ Chol Chnam Thmay nghĩa là Mừng năm mới, kéo dài 3 ngày trong tháng Chét (lịch
Khmer), đó là: 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13-4 dương lịch) tại chùa
và ở gia đình), lễ hội đua bò bảy núi (được tổ chức đúng vào dịp lễ Dolta, cũng là thời điểm kết
thúc vụ sản xuất cuối cùng trong năm, khác với lễ hội đâm trâu, trước và sau mỗi lược đua, bò
được chăm sóc cẩn thận.)… Đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo” hình dáng như con rắn khổng lồ
dùng để đua vào ngày lễ hội “Óc-om-boc” cúng trăng mừng lúa mới vào trung tuần tháng 11
hàng năm. Các ghe đua và ngày hội đua ghe “Ngo”, đua bò vẫn còn bảo lưu và phát triển ở Tri
Tôn - Tịnh Biên.
***
Hát Dù Kê
Loại hình sân khấu ca kịch Dù Kê của đồng bào Khmer có cốt truyện được xây dựng
trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian. Tương tự như Rô-băm,
tuồng tích biểu diễn của dù kê cũng được rút ra từ các trường ca của Ấn Độ (Ramayana và
Mahabharada), những truyền thuyết, huyền thoại dân tộc như “Linhthôn”, “Mapthiđongkeo”,
16
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
“Sackinhni”... đồng thời còn sử dụng cả những tuồng tích, điển tích của các dân tộc khác như
“Thạch Sanh chém chằn”, “Tấm Cám” (của người Việt); “Phàn Lê Huê – Tiết Đinh San”,
“Tam Tạng thỉnh kinh”, “Trụ Vương mê Đắc Kỷ” (của người Hoa)...
Đề tài và nội dung kịch bản của sân khấu Dù Kê rất phong phú và mang tính giáo dục
cao. Các tích truyện diễn ra trên sân khấu về cơ bản luôn đề cao đạo lý của con người. Vở diễn
nào cũng mang tinh thần hướng thiện, ca ngợi cái tốt, cái đẹp, lên án cái ác, cái xấu. Cốt truyện
của các vở diễn thường được rút ra từ thần thoại, cổ tích. Các vở diễn truyền thống bao giờ
cũng kết thúc có hậu. Người không biết tiếng Khmer khi theo dõi diễn biến của vở dù kê vẫn có
thể hiểu được cốt truyện. Lối diễn dù kê tự nhiên và rất thật.
Đêm diễn thường bắt đầu bằng một bài hát cúng tổ. Kế đó là hát mời các vị thần, rồi tất
cả diễn viên có vai trong đêm hát ra hát chào khán giả, biểu diễn một điệu múa rồi mới vào
tuồng. Vở diễn đến già nửa thì vai hề ra nói mấy câu chọc cười rồi lột cái nón đang đội, đi
xuống chỗ khán giả “xin tiền”. Ai cho bao nhiêu cũng được, không cho cũng không sao. Những
đêm diễn dù kê luôn thu hút đông khán giả, có cả người Hoa và người Kinh cùng xem.
Các nhạc cụ Khmer cổ truyền thường sử dụng trên sân khấu dù kê là đàn khưm, giàn
nhạc pưnpết (ngũ âm) và nhiều nhạc cụ dân tộc khác.
Trung bình, dung lượng mỗi một vở tuồng dù kê dài khoảng 4- 5 giờ đồng hồ. Trong các
buổi lễ như Lễ dâng bông, tết Chol Chnam Thmây, các đoàn dù kê đều tới hát làm phước ở
chùa, hay tại địa điểm cử hành lễ như Lễ đua ghe ngo để phục vụ khán giả suốt đêm ở đó.
Có thể nói, lối sống chân chất, mộc mạc của người Khmer Nam bộ, tình làng nghĩa xóm
được duy trì, vun đắp cho đến ngày nay có phần đóng góp của các tích truyện từ sân khấu dù
kê. Và Dù Kê đã góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Người Hoa An Giang:
Qua quá trình hàng trăm năm cùng nhau sinh sống trên mảnh đất An Giang, người Hoa
đã hoà đồng với các dân tộc anh em, chung sức xây dựng và bảo vệ cuộc sống an lành. Đa số
tộc người Hoa sống trong những căn phố cổ kính hay quần cư tại các chợ, các trung tâm thương
mại vì hầu như họ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán.
Thế mạnh của tộc người Hoa là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành
nghề truyền thống do cha truyền con nối với những bí quyết riêng của họ tộc, cụ thể như nghề
buôn bán thuốc Bắc, phế liệu, tiệm nước, nghề nhuộm, nghề dệt thủ công, nghề làm dưa cải,
nghề sản xuất tương chao, nghề làm bia mộ đá khắc chữ Hoa ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn),
nghề làm khô bò ở Châu Đốc.
17
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
VI. LỄ HỘI TẠI AN GIANG:
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - núi Sam được xem là lễ hội văn hóa dân tộc nổi tiếng khắp cả
nước. Lễ hội được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch, tại Miếu Bà Chúa
Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Đây là
một trong những lễ hội lớn nhất Nam Bộ, quy tụ hàng vạn người từ khắp nơi trong cả
nước đến tham gia. Đây cũng là một trong 15 lễ hội được Tổng cục Du lịch Việt Nam xem
xét nâng cấp thành Sản phẩm du lịch cấp quốc gia.
Tục thờ Bà Chúa Xứ ở miền Nam nước ta là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực
bắt nguồn từ tục thờ thần đất của cư dân nông nghiệp cổ vùng Đông Nam Á. Đối tượng của
việc thờ Bà Chúa Xứ gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà, Hồn Bà hiện diện dưới dạng Yoni
mà thường bị lầm tưởng là bệ thờ. Hai là vị vua hay chúa trông coi xứ sở được tin là sinh ra bởi
Yoni và được thể hiện dưới dạng sinh thực khí Linga hay bức tượng hình nhân.
Làm ra nhiều lúa gạo lương thực để duy trì cuộc sống và sinh sản đông con nhiều cháu
để duy trì nòi giống là hai căn bản của tín ngưỡng phồn thực nơi các cư dân nông nghiệp cổ.
Nhận thức phồn thực bắt nguồn từ nhóm người Indo - Mongoloid tràn xuống từ rặng Himalaya
rồi theo sông Brahmaputra về phía Tây đến vùng thung lũng Ấn - Hằng, sau đó lại tiếp tục theo
sông Mêkông xuống vùng Đông Nam Á tạo nên dòng tín ngưỡng phồn thực miền Nam.
Tín ngưỡng phồn thực cổ xưa được nhận ra nhờ tục thờ thần đất, tức Mẹ Đất, gọi là Bà,
Ba Thê hay Bã Thõu nghĩa là Bà Mẹ Thung Lũng. Mẹ Đất được tin là vị thần sinh ra con
người, loài vật, cây cỏ và cả sông nước để tưới cho cây, núi đồi làm hang cho con người trú ẩn.
Cư dân tôn thờ Mẹ Đất bằng việc đắp lên các đền thờ lộ thiên tượng hình thung lũng nơi
họ đang sống, gọi là Thành Mọi. Về sau người ta thu nhỏ nguyên dạng Thành Mọi thành bộ vật
thờ gọi là Yoni để đặt trong các đền tháp.
Có đến hàng trăm địa danh nổi tiếng đặt tên bằng “Bà”, như Bà Nà, tức Núi Chúa ở Đà
Nẵng; Núi Bà Nha Trang nơi xây Tháp Bà Pô Nagar; và núi Ba Thê, nghĩa là Bà Chúa Thung
Lũng nổi lên giữa đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh các quần thể văn hóa Óc Eo.
Các Thành Mọi được đắp trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, kiến
trúc trẻ nhất cách nay đã 2.300 năm. Nhưng khi biển rút, châu thổ mở rộng, cư dân Thành Mọi
theo đồng lúa nổi tràn xuống đồng bằng đắp lên các đền thờ mới ở Tân Hồng (Đồng Tháp) và ở
Óc Eo (An Giang), mở ra nền văn minh sông nước. Đến kỳ hải xâm tiếp theo, sóng biển đánh
vỡ các vòng thành thấp bên ngoài, chừa lại gò đất trung tâm mà ta gọi là gò nổi, biết đến nhiều
nhất hiện nay là gò Óc Eo và gò Cây Thị dưới chân núi Ba Thê.
Người ta nhận ra Thành Mọi hay gò nổi là các đền thờ vì ở đó không có dụng cụ sinh
hoạt, dấu vết cư trú hay các mộ táng. Trung tâm của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy là việc
tôn thờ Mẹ Đất hiện thân nơi các gò đất đắp cao giữa các đền thờ. Chung quanh các gò nổi
trong vùng Óc Eo người ta tìm thấy nhiều mảnh đất nung có dáng như thể khuôn đúc và vòi
ấm, chúng là những tế vật tượng hình sinh thực khí nam nữ mà các đôi trai gái để lại sau các
nghi lễ hôn phối. Về sau người ta xây lên trên gò đất đắp các kiến trúc gạch đá hình tháp hay
chùa nhiều tháp nhằm tượng hình núi, gọi là gò tháp và chùa tháp, để thờ các vị thần Ấn Độ
như Shiva, Vishnu, và Đức Phật.
18
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Khi tràn xuống vùng thung lũng Ấn - Hằng, người Aryan du mục Trung Á tiếp nhận tục
thờ Mẹ Đất của cư dân nông nghiệp, nhưng đặt khái niệm phồn thực khoái lạc của cặp phối
ngẫu vào Yoni, vốn là đền thờ lộ thiên thu nhỏ. Gò nổi trung tâm Yoni chỉ Bà nay được tách rời
để tạc hình dương vật gọi là Linga, để lại lỗ lõm bên dưới để chỉ âm vật tạo nên bộ thờ khoái
lạc Linga - Yoni. Khi con đường hương liệu nối liến Tây Ấn với vùng gia vị Đông Nam Á kể
từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên thì quan niệm phồn thực khoái lạc và các bộ vật thờ Linga -
Yoni cũng du nhập vào Óc Eo trước khi phát tán dọc vùng duyên hải miền Trung và ngược
dòng Cửu Long đến vương quốc Chân Lạp.
Cư dân bản địa không thờ ngẫu tượng Linga - Yoni mà tin rằng các vị chúa tể coi sóc xứ
sở nơi họ đang sống được sinh ra bởi Yoni Mẹ Đất tức bởi Bà, từ đây phát sinh tục thờ Vía Bà
tức Bà Chúa Xứ. Đến lượt tín ngưỡng phồn thực Ấn Độ và các trung tâm Ấn hóa ở Đông Nam
Á như Mỹ Sơn hay Angkor cũng biến đổi theo quan niệm này. Ở đó mỗi vị vua tự thần hóa
bằng việc đúc hình Linga biểu tượng cho mình đem đặt vào lòng Yoni để cho dân chúng biết
rằng mình chính là vị chúa vùng đất cai trị vì được sinh ra bởi Mẹ Đất.
Ở miền Nam nước ta, các đền tháp hay miếu thờ Bà Chúa Xứ đều gắn kết hữu cơ với
quần thể di tích quan trọng của văn hóa Óc Eo, như Bà Chúa Xứ Nền Chùa ở Tân Hội tỉnh
Kiên Giang, Bà Chúa Xứ Gò Tháp ở Mỹ An tỉnh Đồng Tháp, Bà Chúa Xứ núi Bà Đen ở Tây
Ninh và Tháp Bà Pô Nagar tức đền Bà Chúa Xứ ở Nha Trang. Nhiều tượng thờ trong đó không
rõ nguồn gốc, nhưng một số tượng được kể là được tìm thấy hoang phế tại chỗ hoặc chôn vùi
trong các yếm phù sa gần chân núi khi người Việt di cư đến khai phá vùng đất phương Nam.
Bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang nổi tiếng nhất, được coi là tìm thấy tại chỗ cho dù
có nhiều truyền thuyết về việc Bà được chín trinh nữ nghinh xuống từ đỉnh núi cao.
Trong khi góp nhặt từ các di tích hoang phế người ta đã không tìm thấy hoặc bỏ sót phần
Yoni bên dưới vốn là nội dung căn bản của mỗi bức tượng Bà Chúa Xứ. Chất liệu đá xanh của
tượng đã bị che giấu bên trong nhiều lớp tô trét bằng xi măng hay thạch cao, có vẻ như để hàn
kín các vết nứt hay trang điểm cho bức tượng giống Bà hơn. Trên thực tế, bức tượng Bà Chúa
Xứ Núi Sam là một nam nhân, một vị chúa của vùng đất. Như vậy đối tượng của tục thờ Bà
Chúa Xứ ở đây gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà (hồn Bà) thể hiện dưới dạng Yoni nằm ở
phần căn bản bên dưới bức tượng, hai là nhân vật thể hiện trên bức tượng chính là vị vua hay vị
chúa cụ thể của một xứ sở.
Như vậy tục thờ Bà Chúa Xứ là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực miền Nam
nước ta. Hiện tượng lưu truyền một truyền thống xuyên qua nhiều nền văn hóa mà một số trong
đó đã biến mất là điều kỳ diệu. Niềm tin của cư dân nông nghiệp vào Mẹ Đất rất sâu đậm. Các
cộng đồng dân cư thường sống trong các thung lũng vây quanh một ngọn đồi hay một ngọn núi
mà họ tin là trung tâm của Yoni và gọi đó là Bà. Nhiều buôn làng Tây Nguyên cũng được sắp
xếp theo hình Yoni gồm một ngôi nhà rông ở giữa thay cho vị trí núi Bà, bên ngoài là một
khoảnh sân rộng thể hiện thung lũng, ngoài cùng là các dãy nhà sàn xếp vòng tượng trưng cho
các rặng núi vây quanh.
***
Các lễ hội truyền thống của người Khmer như đua ghe ngo, Tết Chol Thnam Thmay,
Lễ hội đua bò Bảy núi.
19
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi là một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc
của bà con Khmer vùng Bảy Núi, được chờ đón mỗi năm, khi nước lũ tràn về cùng với niềm
vui đón Tết Đolta. Lễ hội Đua bò Bảy Núi
Vùng Thất Sơn thơ mộng đã nuôi dưỡng và lưu trữ những giá trị văn hóa truyền thống
độc đáo đó là Lễ hội đua bò. Cứ mỗi năm một lần, Lễ hội Đua bò vùng Bảy núi lại diễn ra sôi
động vào dịp lễ Dolta của đồng bào Khmer cuối tháng 8 và đầu tháng 9 AL.
Xưa kia, nhiều nông dân Khmer từ các Phum, Sóc thường về giúp nhà chùa làm ruộng,
những đôi bò ngày 2 buổi hì hục kéo cày, bừa. Dường như luyện tập thêm sức dẻo dai. Nhưng
làm thế nào để biết cặp bò của ai khỏe nhất, các vị sư trong chùa đã nghĩ ra cách cho chúng thi
chạy đua vừa vui vừa phân được cao thấp để thưởng cho người có đôi bò khỏe nhất, giỏi nhất.
Dần dần đua bò trở thành lễ hội dân gian truyền thống của cả cộng đồng sống trên vùng Thất
Sơn.
Lễ hội đua bò truyền thống tại vùng Bảy núi tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã
thật sự trở thành sinh hoạt văn hóa thể thao sôi động ở vùng đất này. Những khách du lịch từ
khắp nơi, những người nông dân 7 núi lũ lượt kéo về quanh đấu trường, với tinh thần thể thao
lòng ham muốn chiến thắng chẳng hề thua kém bất cứ cuộc thi tài nào.
Từ năm 1992, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn luân phiên tổ chức lễ hội, mỗi năm
được tổ chức sôi động và bài bản hơn.
Mỗi đợt thi đấu, 2 đôi bò sẽ so tài theo thể thức loại trực tiếp. Mỗi đôi kéo theo 1 chiếc
bừa dầm bằng gỗ, đứng trên đó một người điều khiển được gọi là tài xế. Khi bước vào cuộc
đua, các đối thù dẫn bò ra đấu trường phải thực hiện 3 vòng đua. Hai vòng “hô” và một vòng
“thả”. Vòng hô 2 đôi bò chạy đều quanh đường đua, nếu chạy ra ngoài bị coi là thua cuộc.
Vòng thả là vòng tăng tốc, gay cấn nhất, hấp dẫn nhất. Đặc biệt, đấu trường như bùng nổ trong
đoạn 100m về đích.
Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho cả phum sóc nhiều
niềm vui, may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không giết,
cũng không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum
sóc.
Lễ Chol Chnam Thmay là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương
tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại
chùa và ở gia đình. Lễ mang ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm
mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp này, ngoài
cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự
các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê...
***
Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) - là lễ hội của cộng đồng người Chăm
theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức
từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội
Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Vào ngày này, toàn thể
tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích ngày thánh Lbrôhim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi
đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc hay và thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm
thường tổ chức các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe... Giống như
Tết của người Việt, đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện
điều lành cho nhau.
20
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
VII. ĐẶC SẢN:
“Mắm Châu Đốc
Dốc Nam Vang”
An Giang nổi tiếng với các đặc sản: mắm Châu Đốc, thốt nốt, khô bò,… Đặc biệt, dọc
bên bờ sông Hậu là làng nghề nuôi cá bè rất đặc trưng cho miền sông nước. Mỗi năm mùa
nước nổi về mang theo trữ lượng thủy sản lớn. Nguồn cá dồi dào nên người dân đã chế
biến thành nhiều món khác nhau có thể ăn quanh năm như khô và đặc biệt là mắm. An
Giang có nhiều làng nghề hình thành từ khá lâu, sản xuất các loại mắm hàng đầu miền
Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm nghìn tấn mỗi năm. Có hiệu mắm nổi tiếng
như: Bà giáo Khỏe, cô tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh,…
Bên cạnh đó còn có món cháo bò Tri Tôn – một món cháo lạ miệng với vị ngon của
lòng bò cùng tủy bò béo ngậy trong vị mặn cay của nước mắm gừng. Hương vị còn đặc biệt
hơn bởi vị chua thanh của nước trái trúc – một thứ trái giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì,
được trồng ở miền núi An Giang này.
Món bánh thốt nốt cũng là một trong những đặc sản địa phương hấp dẫn đối với khách
du lịch. Bánh được làm từ nước thốt nốt, trái thốt nốt và gạo Nàng Nhen – loại gạo đặc chủng
chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi. Bột được ủ một đêm cho lên men, hoặc gạo xay xong, đem
phơi khô và cất một năm. Người ta lấy bột trộn với cơm và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá
chuối theo hình chữ nhật, xong đem ra hấp khoảng một giờ đồng hồ. Bánh thốt nốt có màu
vàng sáp trong rất bắt mắt.
Ngoài ra còn phải kể đến món khô bò Châu Đốc – một trong những đặc sản nổi tiếng
của vùng đất Bảy Núi này. Khô bò chủ yếu có ba loại: loại màu vàng cứng và giòn; loại màu
nâu sẫm cứng khô; loại màu nâu xốp vừa giòn vừa dẻo. Tùy theo khẩu vị và sở thích mà du
khách có thể chọn được miếng khô bò ưng ý mình. Trước đây quy trình sản xuất khô bò chủ
yếu là thủ công với những công đoạn quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm chính là
khâu ướp, tẩm, sấy... Khô bò Châu Đốc đặc trưng với vị thơm ngon, mặn, ngọt, béo và cay cay.
Đặc sản khô bò Châu Đốc được trao tặng Huy chương tại Hội chợ Giảng Võ Hà Nội và nhiều
năm liền được Ủy ban Khoa học Kỹ thuật An Giang công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cao,
với quy trình sản xuất hiện đại, hợp vệ sinh.
Nếu như tô bún cá Long Xuyên có kèm thêm vài miếng chả cá thác lác chiên vừa dai
vừa béo, hay tô bún cá Kiên Giang lại kèm thêm hải sản, nào là tôm và gạch tôm, thì tô bún cá
Châu Đốc lại được ăn kèm thêm với một món đặc sản nữa đó là thịt heo quay.
Bún cá ngày càng phong phú và ở mỗi địa phương món bún cá lại mang một đặc điểm
riêng nổi tiếng. Tuy nhiên ngon nhất và được biết đến nhiều nhất vẫn là bún cá Châu Đốc.
21
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
VIII. NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TẠI AN GIANG:
Mua sắm:
Chợ Tịnh Biên là chợ biên giới với các mặt hàng vải sợi, điện tử, giày dép, áo quần,
thực phẩm, quà lưu niệm…
Tín ngưỡng:
Miếu Bà Chúa Xứ là một điểm hành hương nổi tiếng tại thị xã Châu Đốc.
Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của
Bà. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn
trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Đến năm 1962, miếu được lợp
ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại. Năm 1976 công trình mới hoàn thành.
Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "Quốc" (Hán tự), có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng
ngói ống màu xanh (thanh lưu ly).
Trong miếu thờ, tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng
tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Visnu (thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia,
Ấn Độ). Tượng được đặt quay mặt nhìn xuống dòng kênh Vĩnh Tế, với ngụ ý rằng “theo ý
muốn của Bà, Bà không muốn thấy những hành vi bất kính của những người đi trên đường lộ”.
Chùa Tây An, xã Vĩnh Tế, TX. Châu Đốc. Tọa lạc ở ngã ba núi Sam, cách thị xã
khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là chùa Tây An, chùa
Phước Điền (chùa Hang), lăng ông Thoại Ngọc Hầu và miếu bà Chúa Xứ.
Về hai chữ Tây An, có nhiều ý kiến giải thích khác nhau. Có y kiến cho rằng chữ
Tây An thể hiện các yếu tố tạo nên chùa: vật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và xây cất trên
đất An Giang. Có ý kiến lại cho rằng đó là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Ý kiến
khác cho rằng Tây An là an bình cho miền Tây Nam đất nước, ước muốn vùng đất mới
được khai phá, từ nay dân sẽ vĩnh viễn an cư lạc nghiệp.
Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được
ngài Nhất Thừa tổ chức trùng tu chánh điện và hậu Tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì
đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa
thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu, mặt tiền chùa và sửa lại chánh
điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ (ảnh hưởng văn hóa của
người Khmer tại địa phương).
Kiến trúc chùa có hình chữ Tam, có ý nhắc đến Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Kiến
trúc Islam được thể hiện trước nhất qua cái tháp có mái hình củ hành với màu sắc sặc sỡ,
ấp ám mà hết sức hài hòa, nổi bật trên vách đá xanh thẳm. Ngoài ra còn có tượng chim
thần Garuda, là vật cưỡi của thần Vishnu và phu nhân. Hai tượng voi đen (hắc tượng) và
voi trắng (bạch tượng) ở sân chùa bằng xi măng, to lớn như thật, con trắng 6 ngà, con đen
2 ngà. Nếu lý giải theo thuyết Phật giáo, hình tượng hai con voi tượng trưng cho việc khi
Đức Phật thành đạo tại cội Bồ Đề, các muôn thú trong rừng cùng nhau ra quy phục dưới
chân Ngài. Hoặc theo tác giả Nguyễn Hữu Hiệp (Báo Giác ngộ số 90, ra ngày 15/09/1994)
cho biết voi trắng là voi Phật dẫn từ tích Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy Bạch tượng 6
ngà trên lưng chở một vị Bồ tát và sau đó hạ sanh thái tử Tất Đạt Đa (Sĩ Đạt Ta), tức Đức
Phật Thích Ca. Còn con voi 2 ngà là voi ngự có tên là Ô Long, có công giúp quân đội triều
đình dẹp giặc, lúc chết được chôn cất tử tế. Ở cổng Tam quan còn có pho tượng Quan
Âm Tống Tử (Quan Âm Thị Kính bồng đứa trẻ).
22
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Với diện tích 525m2
, chánh điện, nhà giảng và hậu Tổ có khoảng 200 pho tượng
Phật, Bồ tát, Hộ Pháp... đa số bằng danh mộc, có giá trị nghệ thuật cao, như bộ Tứ Thiên
Vương, bộ tượng Bát Bộ Kim Cang... Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối do các
nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tượng Đức Phật A Di Đà tôn trí ở bàn cao nhất.
Phía dưới và hai bên có các tượng Đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát
Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát,
Bồ tát Chuẩn Đề... Thập bát La Hán như Anan, Ca Diếp... Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ, Bát
Bộ Kim Cang, Tứ Đại Thiên Vương, Thập Diện Minh Vương...
Tương truyền Phật Thầy Tây An – Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856) là người đã
sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đã có lần đến đây tu tập (hay nói chính xác hơn là
ông bị giam lỏng tại đây). Hiện nay, mộ của của ông vẫn còn được đặt ở sau chùa.
Ngày 12/8 AL hằng năm là ngày giỗ Phật Thầy Tây An, khách hành hương khắp nơi và
bà con trong vùng đến đây rất đông.
Chùa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa
cấp quốc gia.
Chùa Xà Tón, huyện Tri Tôn, là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa),
tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, Nam Bộ. Chùa còn được gọi là Xvay – ton (nơi có nhiều khỉ, thường nối đuôi nhau
chuyền đi từ cây này sang cây khác), được xây dựng cách đây hơn 200 năm, theo hướng Đông
Tây.
Thánh đường Mubarak An Giang là một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt
với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh
đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, cách Trung tâm TP. Long Xuyên khoảng
62km, về hướng Tây theo Quốc lộ 91 đến TX. Châu Đốc rẽ qua bến đò Châu Giang.
Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Qua nhiều lần trùng
tu, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay, được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người
Ấn Độ. Nhìn từ xa, thánh đường giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ, vì thánh đường
có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.
Hàng năm, thánh đường tổ chức các kỳ lệ lớn như: Lễ sinh nhật giáo chủ Mahomat
(Muhammed) vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch, gọi là lễ Mâulút. Lễ Roja hay còn gọi là lễ hành
hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch … nối liền theo lễ Ramadan, còn
gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9. Trong những ngày lễ lớn này người
Chăm tề tựu về thánh đường thật đông đảo và hành lễ theo đúng ghi thức của đạo.
Các di tích:
Khu di tích ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhà mồ Ba Chúc được
xây dựng năm 1979, là di tích quan trọng trong quần thể di tích phơi bày tội ác diệt chủng của
Khmer Đỏ trong cuộc xâm lược biên giới Tây Nam năm 1978. Cùng với chùa Phi Lai và chùa
Tam Bửu, Nhà mồ Ba Chúc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10-07-
1980.
Làng chăm Châu Phong:
23
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Nằm phía bên kia sông Hậu, đối diện thị xã Châu Đốc, làng Chăm Châu Phong (thuộc
thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) ngày càng hấp dẫn du khách, bởi đây là làng Chăm cổ và còn
mang đậm nét đặc trưng văn hóa Chăm ở vùng châu thổ Cửu Long.
Làng Chăm Châu Phong nằm dọc theo hai bên bờ kênh Vĩnh An hiền hòa. Ca nô cập
vào bậc tam cấp để khách lên bờ, cũng là đặt chân lên làng Chăm Phũm Soài (ấp Phũm Xoài,
xã Châu Phong). Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến đây là hình ảnh con đường làng sạch
đẹp, hai bên là nhà sàn được làm bằng gỗ với kiến trúc truyền thống của người Chăm vùng
Nam Bộ khá đẹp. Người dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Đặc biệt, những thánh đường
trang nghiêm, thanh thoát với mái vòm mang đặc trưng của thánh đường Hồi giáo. Du khách dễ
dàng nhìn thấy những bảng hiệu viết bằng chữ Chăm càng làm cho làng thêm “đậm” văn hóa
Chăm.
“Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh”
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang, huyện Tân Châu. Thổ cẩm Châu Giang không những
mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các
đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón,
áo khoác… Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn
người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sản phẩm dệt chủ yếu là vải thổ cẩm, áo choàng, sarông, khăn quấn cổ – đội đầu, khăn
trải bàn, các mặt hàng lưu niệm như: bóp, ví, túi xách, móc khóa… Màu của thổ cẩm ở đây
được nhuộm bằng mủ, vỏ và trái mặc nưa (loại trái này ở vùng Tân Châu người ta cũng dùng
để dệt nên lụa Lãnh Mỹ A – Tân Châu trứ danh) nên sắc màu đẹp và lâu phai.
Màu của thổ cẩm ở Châu Phong được cho là tươi tắn và sống động hơn sản phẩm cùng
loại ở nơi khác. Theo lời một vị cao niên ở đây cho biết, sở dĩ nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong
còn lưu giữ đến hôm nay là do tục “cấm cung”, tức con gái lớn lên không được ra ngoài, chỉ ở
trong nhà dệt vải hay thêu thùa. Mặc dù tục “cấm cung” hiện nay không còn nữa nhưng sự
khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của người phụ nữ Chăm Châu Phong vẫn không mất đi.
“Con nước lớn cha chống xuồng
Con nước ròng mẹ nhóm bếp cà ràng đợi gió
Con nước rong chảy tràn mùa nước nổi
Vàng bông điên điển Châu Giang
Ai đến Văn Lang, ai về Nam Phố
Con nước kém ai dừng lại bên bờ châu thổ
Gác dầm nghe câu hát lao lung.”
Chính vì những nét hấp dẫn và độc đáo ấy nên làng Châu Phong được ngành du lịch An
Giang chọn làm làng du lịch cộng đồng. Ở đây đã thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch Châu
Phong có nhiệm vụ quảng bá làng du lịch cộng đồng, làng dệt Châu Phong, giới thiệu cho du
khách nét văn hóa và sản phẩm của người Chăm.
Đặc biệt, trung tâm này còn tổ chức nhiều tour cho du khách trong và ngoài nước tham
quan Châu Phong, trong đó có tour homestay (ở nhà người dân bản địa) với chương trình “Trở
24
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
thành một người Chăm” (1 ngày 1 đêm). Du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà người Chăm, cùng sinh
hoạt với họ, thưởng thức chương trình âm nhạc Chăm, tập vài thao tác dệt thổ cẩm hay vài điệu
múa Chăm… Đặc biệt, khách còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của người
Chăm như: Cà ri bò, lạp xưởng bò, gỏi sầu đâu, bánh Chăm (bánh tổ chim, bánh lỗ…)
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP. Long Xuyên
“Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh xứ sở
Khơi lửa Ba Son,Kéo cờ Hắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông”
Đó là câu đối của nhà văn Hồ Thanh Điền (Phó Chủ tịch Hội VHNT An Giang) được
khắc ghi trang trọng trên hai cột lớn ở Phòng trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn
Đức Thắng trong khuôn viên của Khu lưu niệm về Người. Câu đối này, đã khái quát được quê
hương xứ sở – nơi sinh ra vị Chủ tịch kính yêu Tôn Đức Thắng cũng như những công trạng mà
Người đã hiến dâng trọn đời tranh đấu vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật
lần thứ 110 của Bác (20/08/1888 – 20/08/1998), nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ
khánh thành Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP. Long Xuyên. Được xây dựng từ
tháng 5/1997 và hoàn thành vào tháng 8/1998, đến nay khuôn viên được mở rộng đến 6,7 hecta
với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: Ngôi nhà thời niên thiếu; Đền thờ tưởng niệm Bác
Tôn, Phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác với hơn 100 ảnh kỷ niệm và trên 35
hiện vật và cảnh quan xung quanh.
Du lịch sinh thái Búng Bình Thiên
Búng Bình Thiên là một hồ nước thiên nhiên to lớn với diện tích hơn 200ha, có từ mấy
trăm năm nay nằm trên khu vực 3 xã biên giới: Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình. Người
dân địa phương thường gọi là Búng Lớn.
Mặt búng lúc nào nước cũng trong xanh, có nhiều thủy sản nên được người dân khai
thác bằng nhiều phương tiện thô sơ. Dọc theo con đường quanh búng là những hàng cây xanh
râm mát, có nhiều "cây dơi", vườn trầu ở Vạt Lài. Đây là một con đường đẹp đi qua những xóm
Chăm với những căn nhà sàn được xây dựng lạ lẫm. Nhưng thu hút sự chú ý của khách phương
xa hơn hết là các thánh đường Hồi giáo với lối kiến trúc độc đáo, một số thánh đường đã được
xếp hạng di tích văn hóa - lịch sử. Thấp thoáng đâu đó trong bóng cây xanh, trên đường đi là
bóng dáng những cô gái, chàng trai Chăm với y phục đặc trưng của dân tộc mình khiến ta như
lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ.
Trong tương lai, Búng Bình Thiên sẽ được cải tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn,
đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí và thư giãn của khách với việc trồng thêm cây xanh, hoa đẹp,
tạo thêm vẻ thơ mộng quanh hồ; phát triển vườn cây ăn trái, kết hợp chăn nuôi chim, thú, cá
sấu, hồ sen, hình thành bãi tắm, điểm bơi thuyền dạo hồ, đua thuyền; tổ chức các điểm hoạt
động văn hóa văn nghệ, lễ hội người Kinh, người Chăm; xây dựng các tụ điểm ẩm thực đồng
quê; xây dựng, tái tạo khu căn cứ cách mạng của tỉnh (B3) với mô hình thu gọn; xây dựng làng
nghề dệt, thêu, đan, móc ren của người Chăm Nhơn Hội, Quốc Thái,...
Khu Di tích lịch sử Tức Dụp:
Tức Dụp (theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm” – “Tức Chúp”), cao khoảng 300m
nằm ở phía Tây chân núi Cô Tô và núi Thất Sơn, thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn.
Nhìn từ trên cao, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là
Phụng Hoàng Sơn.
25
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Tương truyền rằng khi xưa các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô. Một hôm các
nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Đá rơi chồng chất lên nhau tạo thành ngọn đồi. Dòng suối
tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó xuất hiện suối và đồi trong trời đất, bên chân núi
Cô Tô và Thất Sơn hùng vĩ. Đồi Tức Dụp chi chít những hang động và các tầng đá kết thành
những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong.
Vào những năm 1940, Tức Dụp là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng trong kháng
chiến chống Mỹ.
Tức Dụp ngày nay đã trở thành điểm du lịch kỳ thú. Đường lên đồi được lát đá phẳng và
đẹp, các hang động còn nguyên vẹn như xưa, mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá
đan xen nhau đủ kiểu.
Làng bánh phồng Phú Mỹ:
“Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Phú Mỹ”
Làng bánh phồng Phú Mỹ nằm ở huyện Phú Tân là làng bánh được hình thành, tồn tại
và phát triển gần 70 năm qua. Bánh phồng Phú Mỹ đặc trưng với chiếu bánh non bằng cái dĩa,
nhưng khi nướng chín thì phồng to hơn cả cái quạt nan. Bánh vừa xốp vừa mềm, có vị béo của
nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc
trưng của bánh phồng nơi đây.
Làng lụa Bảy Núi:
Nghề dệt lụa thổ cẩm ở Tịnh Biên, An Giang đã có gần trăm năm. Những sản phẩm
được cho ra đời đều là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc và phong cách riêng, độc
đáo, là sự kết tinh của văn hóa bản địa chăm cùng với sự khéo léo của bàn tay người phụ nữ
Chăm nơi đây.
Rừng tràm Trà Sư:
Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi
sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng
đặc dụng Việt Nam.
Du khách đến rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú, vì được nhận
ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc lá và hương tràm ngào
ngạt. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31
họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria
leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster).
Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm
đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang
dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm.
Thời gian lý tưởng để tham quan chính là từ tháng 9 đến giáp Tết. Du khách đi thuyền
xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông, nở đầy những bông hoa
tràm trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng khiến tinh thần trở nên
thư thái, lâng lâng. Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước.
Khu di chỉ văn hóa Óc Eo – Thoại Sơn:
Khu di chỉ thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang. Đây là một địa
danh mà khách du lịch trong và ngoài nước đều muốn đến tham quan.
26
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời Trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi
nhân dân trong vùng đào kênh xáng Ba Thê. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với
vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam – một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á cách nay
khoảng 2000 năm.
Di tích Cột Dây Thép:
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, thời Pháp thuộc, đây là một hệ thống thông tin liên
lạc cho chính quyền Thực dân ở huyện Chợ Mới lúc bấy giờ. Hai cột dây thép đối xứng nhau
qua sông Tiền. Đây là một di tích còn mang ý nghĩa cách mạng to lớn, là nơi Cộng sản treo lá
cờ Đảng đầu tiên tại An Giang. Kiến trúc bao gồm 4 cụ trột bằng thép, tạo thành hình tháp, mỗi
cột cao khoảng 30m.
Lăng Thoại Ngọc Hầu:
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Lăng là công
trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai
phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Thoại Ngọc Hầu, tức Nguyễn Văn Thoại, là người có công đào kênh, đắp đường, góp
phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam –
Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được
đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc
Hầu.
Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân
công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc
đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc
Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được
đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ
trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ Ông.
27
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
IX. NHỮNG BÀI CA DAO, THƠ VỀ AN GIANG:
“Tri Tôn – Châu Đốc rất gần,
Thương anh em nhớ, em lần xuống thăm.”
***
“Ngó lên Châu Đốc,
Ngó xuống Vàm Nao,
Sóng bổ lao xao
Anh thương em ruột thắt gan bào
Biết em có thương lại chút nào hay không?”
***
“Bao phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.”
***
“Thương em Bảy Núi cũng trèo
Ghét em núi Két vượt đèo cũng không.”
***
“Thất Sơn ai đắp mà cao,
Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu.”
***
“Năm non ở tại núi Đà (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng),
Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn.”
***
“Anh đi lên Bảy núi
Anh chạy thẳng núi Tà Lơn.”
***
“Dù ai xuôi ngược bốn bề
Chưa đến ông Hổ, chưa về An Giang”
28
BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ
X. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH AN GIANG
Với những nỗ lực đầy sáng tạo nhằm thích nghi với thiên nhiên để vượt khó, để tồn tại,
dường như con người đang chiến thắng và đang tận hưởng xứng đáng thành quả từ nguồn lợi
mà mùa nước mang lại. Trong đó, khai thác dịch vụ du lịch mùa nước nổi vốn là một thế mạnh
và An Giang là một trong số các tỉnh thành ĐBSCL chiếm nhiều lợi thế
Mặc dù ĐBSCL có nhiều tỉnh, thành cùng bước vào mùa nước nổi - tuy thời gian có
chênh nhau đôi chút, nhưng An Giang lại có nhiều đặc điểm riêng không trùng lấp, do có rất
nhiều những ưu thế đặc thù. Đó là cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp với những loài cây đặc
trưng như rừng tràm, điên điển, rau nhút, thốt lốt... Đó là những món ăn dân dã mùa nước nổi
được xếp vào loại đặc sản với đầy đủ yếu tố: Tươi ngon, bổ dưỡng từ nguồn tôm cá dồi dào. Đó
là các lễ hội dân gian sinh động, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ… Tất cả hợp
thành một bức tranh sống động, vừa hoành tráng, vừa thân thiết gọi mời, để ai đã một lần đến
đây sẽ tìm được cho mình chút gì đó để nhớ, để thương…
Những món ăn đặc sản mùa nước nổi của An Giang cũng là những điều đáng kể. Đó có
thể là món gỏi tôm tươi với ngó sen ăn mát cả ruột gan sau những chuyến đi nắng cháy, hoặc
chiều mưa ngồi thưởng thức món "lẩu mắm" thơm lừng bốc khói vừa ăn vừa xuýt xoa bởi ớt
cay để tận hưởng hương vị đậm đà của cá đồng hòa huyện với nhiều loại rau xanh mùa nước
nổi. Hoặc dân dã hơn như món bông súng, điên điển bóp xỗi ăn với cá linh kho lạt, món cá lóc
chườm đất sét nướng trui, ốc hấp lá sả… Một món ăn đặc sắc rất nổi tiếng nữa là món bún cá
Châu Đốc, được nấu từ cá lóc với ngãi bún và mắm cốt từ cá linh, sặc. Nhiều người nghiện ăn
bún cá Châu Đốc cho rằng, không thể tìm ở nơi khác thứ hương vị đậm đà này, cho dù được
chế biến bởi nguyên liệu giống nhau.
Mùa nước nổi sẽ là bước chuyển tiếp để An Giang đón khách sau khi kết thúc mùa lễ hội
Vía Bà. Bởi tiếp theo đó, nhiều lễ hội khác đã diễn ra trùng hợp với thời gian này. Trong đó, có
những lễ hội diễn ra trên sông nước như đua thuyền, hoặc trên cạn như đua bò v.v… Vào
khoảng tháng 9 âm lịch, tại hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên, lễ hội đua bò Bảy Núi diễn
ra với không khí hào hứng, vui tươi nhân dịp Tết cổ truyền Dolta của đồng bào dân tộc Khơ-me
đã thu hút hàng vạn lượt khách trong, ngoài tỉnh và ngày càng tạo được tiếng vang lớn, gây sự
chú ý của nhiều đối tượng du khách, trong đó có cả các vị khách nước ngoài. Từ đây, đã đặt
nền tảng để các hãng du lịch lữ hành chào tour, đón khách.
29
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG

More Related Content

What's hot

Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptxbài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
LngPhmnh
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
Chau Duong
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
HuyHoang Tran
 
Đà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An TourismĐà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An Tourism
Trinh Rose
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
limsea33
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
Linh Le
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
TuanPham84308
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Linh Nguyễn Khánh
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Nhung Lê
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
Huỳnh Thái
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
Hiền Hoàng
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
PYS Travel
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoathaodang312
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptxVĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
PersieVan2
 
Ẩm thực việt - powerpoint template
Ẩm  thực việt   - powerpoint templateẨm  thực việt   - powerpoint template
Ẩm thực việt - powerpoint template
mrtomlearning
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Minh Chanh
 

What's hot (20)

Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptxbài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
bài thuyết trình tổ 3 DANH LAM 9B.pptx
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Đà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An TourismĐà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An Tourism
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ Long
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptxVĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI NHÓM 2.pptx
 
Ẩm thực việt - powerpoint template
Ẩm  thực việt   - powerpoint templateẨm  thực việt   - powerpoint template
Ẩm thực việt - powerpoint template
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 

Similar to THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG

Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêmKelsi Luist
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn béKelsi Luist
 
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
Trong Hoang
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
hieupham236
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
style tshirt
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
Chau Duong
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Duy Vọng
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
Bi Từ
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
nataliej4
 
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMBiên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMvinhbinh2010
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerceDO Alex
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
akirahitachi
 
Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc
Việt Nam thời Văn Lang - Âu LạcViệt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc
Việt Nam thời Văn Lang - Âu LạcTrung Nguyễn
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Thanh Hải
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
Minh Chanh
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
WinSun6
 

Similar to THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG (20)

Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
 
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
Campuchia
CampuchiaCampuchia
Campuchia
 
An giang
An giangAn giang
An giang
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
 
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMBiên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerce
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
 
Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc
Việt Nam thời Văn Lang - Âu LạcViệt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc
Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Chau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
Chau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
Chau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
Chau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
Chau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
Chau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
Chau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Chau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Chau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Chau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Chau Duong
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Chau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
Chau Duong
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Chau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Chau Duong
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Chau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 

Recently uploaded

kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 

Recently uploaded (20)

kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 

THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG

  • 1. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ TỈNH AN GIANG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT AN GIANG: 1. Giai đoạn 1: Lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng gắn liền với lịch sử nhà nước Phù Nam cổ đại. Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt Nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc vương quốc Phù Nam. Theo sử Trung Hoa, Phù Nam (Founan) là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam Châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Qua nguồn tài liệu khảo cổ học và sử học, chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập. Cư dân Phù Nam cổ còn là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo – kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa văn hóa Đồng Nai bản địa và văn hóa Ấn Độ cổ. Nối tiếp sau vương quốc Phù Nam là Chân Lạp (Chenla). Ban đầu, Chân Lạp là nước chư hầu của Phù Nam. Vào thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, Chân Lạp thoát khỏi sự phụ thuộc của Phù Nam, tấn công Phù Nam và cuối cùng thống trị được vương quốc này. Năm 707, nhà nước Chân Lạp phân thành hai quốc gia là Lục Chân Lạp (gồm vùng đất đai thuộc Phù Nam cũ) và Thủy Chân Lạp (là vùng đất mới vừa chiếm đóng được). Cũng trong thời gian này, nạn ngập lụt triền miên do quá trình biển tiến và phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long đã làm hoang phế rồi vùi lấp nền văn hóa rực rỡ Óc Eo. Nhiều thế kỷ kế tiếp, vùng đất Nam Bộ rơi vào tình trạng bỏ hoang. Đến thế kỷ thứ X, biển rút dần, những giồng đất lớn nổi lên ở vùng Sóc Trăng, Trà Cú, Đồng Tháp Mười, Giồng Riềng... biến vùng này thành vùng đất đai màu mỡ. Từ thế kỷ XII, những người nông dân Khmer nghèo chống lại sự bóc lột hà khắc, nạn lao dịch của vua chúa và giai cấp phong kiến triều đại Angkor đã di cư đến vùng đất trên ngày một đông. Tại đây, họ chiếm cứ những giồng cát lớn, tổ chức thành những cụm cư trú tập trung theo mối quan hệ dòng họ và gia đình. Tập quán cư trú này tác động sâu sắc tới khía cạnh tâm lý xã hội của người Khmer cho đến ngày nay dù không gian cư trú đã hoàn toàn biến đổi. Theo sự ghi nhận của Chu Đạt Quan vào năm 1293, người Khmer đã xâm nhập vào Nam Bộ và định cư ở vùng ven biển. Hai khu vực quan trọng có người Khmer sinh sống tại Nam Bộ là Chân Bồ (vùng Bà Rịa-Vũng Tàu) và Ba Giản (vùng cửa sông Hậu). Mặc dù vậy, các cộng đồng người Khmer Nam Bộ chưa có một tổ chức chính quyền thống nhất mà chỉ mới là các phum, sóc phân tán, lẻ tẻ. An Giang là vùng giáp ranh với biên giới Chân Lạp và cũng là nơi đón nhận các luồng di cư của người Khmer từ Chân Lạp tới. Do đó, các cộng đồng Khmer cũng đã hình thành tại đây từ khoảng trước thế kỷ XV. Trong khoảng năm 1950-1951, học giả Nguyễn Văn Hầu khi đến Bảy Núi đã phỏng vấn một ông sãi người Khmer và được ông này cho biết thoạt tiên người Khmer đến Nam Bộ chỉ sống thành từng xóm nhỏ, mỗi nơi khoảng độ 5-10 mái lá chứ không tổ chức thành phum sóc. Cho đến khoảng 500 năm trước đây (tức vào khoảng thế kỷ XV), mới có một Oknha tên là Moon hướng dẫn một số dân chúng tản mác tập trung vào một khu phì nhiêu để khai hoang làm ruộng. Đó là tiền thân của vùng Nha Mân (Đồng Tháp) – lấy theo tên 1
  • 2. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Oknha Moon. Riêng những nơi có người Khmer sinh sống từ trước như ở Bảy Núi, Oknha Moon cũng tập trung dân lại thành sóc cho đông hơn để góp sức khai hoang. “Họ bắt đầu sống thành đoàn thể tương đối có tổ chức là từ hồi đó” [NVH; 99-100]. Đến giữa thế kỷ XVIII, trên địa bàn có hai đơn vị hành chính là xứ Tầm Phong Long (Kompong Long) và phủ Mật Luật (Meát Chruk). Năm 1757, triều đình Chân Lạp đã chuyển giao chủ quyền xứ Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn và đến năm 1824 lại tặng cho Thoại Ngọc Hầu nhiều vùng đất trong đó có vùng Bảy Núi (gọi là phủ Mật Luật). Dưới sự cai trị của chúa Nguyễn rồi các vua Nguyễn, hoạt động khẩn hoang lập ấp của người Khmer tại Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng không những không bị đình trệ mà còn được thúc đẩy mạnh hơn. Người Khmer An Giang cũng được xem là một nguồn nhân lực quan trọng trong việc khai khẩn vùng đất đai rộng lớn này. Tính đến đầu thế kỷ XIX, theo các nguồn thư tịch thì người Khmer đã khai khẩn và định cư tại các vùng đất sau: - -Khu vực Tri Tôn: bao gồm các vùng ven chân núi Dài, núi Cấm, núi Tô, núi Nam Vi có người Việt và người Khmer làm nghề cày cấy, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề rừng. Trong các văn kiện của triều Nguyễn, khu vực này thường được gọi là Xà Tón – Xuy Tôn (Gia Định thông chí và Đại Nam liệt truyện). - -Khu vực núi Sam (Châu Đốc): vùng này trước triều Nguyễn chưa có người Khmer sinh sống. Năm 1807, vua Gia Long sai An phủ sứ đồn Châu Đốc chiêu tập người Khmer, người Hoa và người Chăm đến ở nhưng chưa được bao nhiêu. Vì thế, năm 1817, Gia Long đặc biệt mời Diệp Hội về làm Cai phủ Châu Đốc để xúc tiến việc chiêu dân lập ấp này. Theo văn bia Vĩnh Tế sơn thì trong khoảng năm 1828 tại núi Sam cũng hình thành một cộng đồng Khmer. Cộng đồng này vẫn còn tồn tại đến đầu thời Pháp thuộc (Đại Nam thực lục, Hội điển sự lệ). - -Khu vực Cồn Tiên (An Phú) vốn là thủ sở cũ của phủ Mật Luật nên cũng có một số người Khmer sinh sống (Gia Định thông chí). - -Khu vực Mặc Cần Đăng: dân cư ở dọc theo rạch Mặc Cần Đăng, người Việt và người Khmer ở lẫn lộn. Năm 1805, vua Gia Long đã sai quan sở tại đến kiểm tra tình trạng ruộng đất của người Việt và người Khmer ở đây để phân chia địa giới cho cụ thể (Gia Định thông chí và Đại Nam thực lục). - -Khu vực bờ tây sông Vàm Nao: ven sông là ruộng vườn của người Kinh còn vùng rừng rậm phía sau là sóc, sách của dân Khmer (Gia Định thông chí). - -Khu vực kênh Thoại Hà – núi Ba Thê: có những nhóm dân Khmer làm nghề săn bắn, chài lưới “chia ở trong khoảng góc núi cạnh rừng” (Gia Định thông chí). Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng). Tương truyền khi thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng chủng tộc. Ông cũng cho phép một số binh phu được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới cày cấy làm ăn . 2
  • 3. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được gọi là dân “hai huyện” (Phước Long và Tân Bình). Họ được xem là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, giữ vững được nếp ăn, nếp nghĩ của người Việt. Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng, ta gặp một số gia đình cố cư, ông bà của họ đến đây cư ngụ từ đời Gia Long, Minh Mạng hoặc lâu hơn (6 đời). Ở Cù lao Giêng, có một địa danh xưa là bến đò Phủ Thờ. Phủ Thờ này là của họ Nguyễn từ Bình Định vào, con cháu ngày nay ở vào đời thứ 7, thứ 8, cư ngụ kề nhau đông đúc.Người Việt đi vào phương Nam lập nghiệp với cả gia đình cha mẹ, vợ con, và khi đã đến thì không thể về, vì quá xa. Nhờ các chính sách của Chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cõi phương Nam của dân Việt ngày càng nhanh chóng. Thời nhà Nguyễn, vào năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành lập, tương ứng với huyện Vĩnh An, thuộc phủ Tân Thành lúc bấy giờ. Là một trong 6 tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh ngày đó, An Giang có vị trí nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây là hai nhánh Tiền giang và Hậu giang. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả như vầy: “ Đông Tây cách nhau 94 dặm. Nam Bắc cách nhau 150 dặm. Phía Đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới tỉnh Kiến Phong, tỉnh Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên và Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên 46 dặm. Phía Nam đến biển 108 dặm. Phía Bắc đến hai đồn Tiến An và Bình Di giáp địa giới Cao Miên 42 dặm. Phía Đông Nam đến địa giới hai huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía Tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh l5 đến kinh đô 2.300 dặm”. Khi tỉnh An Giang mới thành lập, dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá đông, tập trung ở cù lao Ông Chưởng. Một số thôn, xã được thành lập. Riêng cù lao Giêng tuy không rộng lắm, nhưng sanh kế dễ dàng, nên qui tụ được 4 thôn. Phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt. Từ biên giới Việt – Miên xuống Long Xuyên chỉ có các làng Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ), Bình Đức, Mỹ Phước. Vùng An Giang gồm 2 khu vực mới và cũ riêng biệt : - Phía Tân Châu, Ông Chưởng, Chợ Mới dễ canh tác, dân đông, làng cũ vì đã lập từ lâu . - Phía hữu ngạn sông Hậu, là vùng rừng núi hoang vu, đất khó canh tác, dân thưa thớt, làng mới lập . Việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại Ngọc Hầu, bắt đầu từ năm Đinh Sửu 1817. Lúc bấy giờ nhiều nhà cửa của nông dân đã được dựng lên, các đình chùa cũng bắt đầu xây cất. Năm 1818, theo lệnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại đốc suất đào kinh Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạo điều kiện canh tác thuận lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ kênh. Đào kênh Vĩnh Tế xong, Nguyễn Văn Thoại cho đắp con đường từ Châu Đốc đến núi Sam, nhờ đó mà dân từ Châu Đốc vào núi Sam khẩn ruộng, lần hồi tiến đến khai phá vùng Tịnh Biên . Đầu thế kỷ XIX đã nhiều lần quân Xiêm xâm lấn nước ta. Hà Tiên, Châu Đốc là những vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất. Năm 1833, giặc Xiêm tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và tràn qua Tân Châu. Nhưng chỉ 5 năm sau dân cư đã quy tụ trở lại, thành lập hàng chục thôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế về phía Hà Tiên . 3
  • 4. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Vùng Châu Đốc là biên cương hiểm trở, vừa sản xuất vừa phải đối phó với ngoại xâm. Mỗi người dân khẩn hoang là một lính thú biên cương. Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837). Hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây .Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại . Dưới đời vua Minh Mạng, tội phạm lưu đày phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để lập các xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành vùng dân cư . Nguyễn Tri Phương, khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến lập đồn điền biên giới nhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên. Năm 1854, Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn điền. Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên đã chiêu mộ được 1.646 dân đinh, lập 159 thôn ấp . Trong thời gian này, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong) cũng gom lại từng đội, do 1 viên Hiệp quản đứng đầu. Từ bên Chân Lạp, người Chăm rút về nương náu trong lãnh thổ Việt Nam để tránh loạn lạc nội chiến bên Chân Lạp, rồi định cư luôn ở Tân Châu, An Phú. Cùng thời đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845) đã làm tăng thêm dân số vùng đất An Giang. Tư liệu trước đây nói về nguồn gốc các dân tộc thiểu số ở An Giang như : - Người Khmer: Là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên gọi là người Việt gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và Tịnh Biên. Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc. Họ sùng bái đạo Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc.- Người Chăm và người Mã Lai đến ở vùng Châu Đốc từ năm 1840. Trước kia họ sống ở Cao Miên. - Người Hoa: Theo dụ số 48 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngô Đình Diệm sửa đổi bộ luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại Việt Nam kể như dân Việt Nam.Đến An Giang còn có những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lực lượng này gồm dân các tỉnh chung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) theo về với đạo, phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn, rừng núi hoang vu. - Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do cụ Đoàn Minh Huyên sáng lập, chia nhiều đoàn tín đồ đến khai khẩn nhiều nơi: ● Đoàn 1 vào Thất Sơn , bên chân núi Két, do cụ Bùi Văn Thân, tức tăng chủ Bùi Thiền sư và cụ Bùi Văn Tây, tức Đình Tây hướng dẫn, lập nên các trại ruộng Hưng Sơn và Xuân Sơn, sau này hợp thành xã Thới Sơn (Tịnh Biên). ● Đoàn 2 do cụ Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy, đến Láng Linh, vùng đầm lầy khai hoang, lập đồn, tụ nghĩa binh chống Pháp. ● Đoàn 3 do cụ Nguyễn Văn Xuyến (tức đạo Xuyến) đưa tín đồ về Cái Dầu-Bình Long (Châu Phú). - Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do cụ Ngô Lợi khởi xướng, cũng đã đưa hàng trăm tín đồ từ khắp nơi về vùng núi Tượng, núi Dài khai hoang, lập làng , giáo huấn tứ ân.Theo Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1847 tỉnh An Giang, số đinh theo báo cáo của Bộ Hộ có 22.998 người (cả nước Việt Nam khi đó số đinh chỉ có 1.024.388 người). 4
  • 5. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Đến năm 1930, chấm dứt các chính sách di dân khẩn hoang vào miền Nam. Qua số liệu niên giám thống kê của Pháp năm 1921, dân số 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cộng lại đông đứng thứ nhất đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giai đoạn 2: Đến thời Pháp thuộc, Nam kỳ lục tỉnh bị xóa bỏ và được chia lại thành nhiều tỉnh (hạt) nhỏ. An Giang cũng nằm trong số đó. An Giang được chia làm ba hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ và Sóc Trăng. Về vị tr1i, địa bàn của tỉnh An Giang bao gồm các tỉnh (hạt) như vừa kể, cơ bản là không có gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này địa danh An Giang không còn. 3. Giai đoạn 3: Đến thời Ngô Đình Diệm, năm 1956 do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1965 về việc “minh định địa giới toàn quốc” (từ vĩ tuyến 17 trở vào), An Giang được nhập lại từ hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc với tỉnh lỵ đặt tại Châu Thành Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên). Lúc ấy, dân số là 806.337 người, có 9 quận, 16 tổng, 92 xã, 503 ấp. - Quận An Phú - Quận Châu Phú - Quận Châu Thành - Quận Chợ Mới - Quận Tân Châu - Quận Thốt Nốt - Quận Tịnh Biên - Quận Tri Tôn - Quận Núi Sập 4. Giai đoạn 4: Sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị lật đổ năm 1963 thì An Giang được chia làm hai tỉnh là tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang, nghĩa là phục hồi tỉnh Châu Đốc, còn tỉnh An Giang chính là tỉnh Long Xuyên cũ. Như vậy, tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ hơn lúc ban đầu với bốn quận: Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt và Huệ Đức. 5. Giai đoạn 5: Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh. Tỉnh An Giang lại được hợp nhất trên cơ sở “tây Long Châu Tiền và Long Châu Hậu” – là tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt). Cụ thể bao gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú. Lúc này, tỉnh An Giang to gấp đôi trước đó. Sau này, huyện Bảy Núi (mới đặt) được chia lại thành hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tiếp đó, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia thành hai huyện là Tân Châu và An Phú như trước. Sau năm 1975, An Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là tổng Phong Thạnh Thượng lại cho Đồng Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Tiền... bị bãi bỏ. 5
  • 6. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Ngày nay, tỉnh An Giang gồm: thành phố Long Xuyên (cách TP.HCM 220km), thị xã Châu Đốc và 9 huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. 6
  • 7. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ II. NGUỒN GỐC TÊN GỌI: 1. An Giang: Cái tên An Giang được sử dụng lần đầu tiên như một đơn vị hành chính là vào năm 1832, khi vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh và lập ra tỉnh An Giang. Tuy nhiên, một ghi chép chiến sự trong “Gia Định thành thông chí” hoàn thành năm 1820 đã có nhắc đến chi tiết “Phạm Ngạn ở An Giang, Chu Thuận ở Định Tường”. Điều này chứng tỏ cái tên An Giang đã có từ trước những năm 20 của thế kỷ XIX. Một số nhà Nho xưa lý giải cách đặt tên sáu tỉnh Nam Kỳ của vua Minh Mạng là xuất phát từ câu “Khoái mã Gia Biên Vĩnh Định Giang Hà” (Tạm dịch: Quất ngựa ra roi giữ an bờ cõi), trong đó “Giang” là An Giang nhưng hình như đây chỉ là một kiểu chơi chữ từ những cái tên đã có trước mà thôi. Về mặt chữ Hán, hai chữ “An Giang” có nghĩa là “dòng sông yên tĩnh”. 2. Chợ Mới: Cái tên Chợ Mới đã có từ năm 1908. Năm đó chính quyền thuộc địa Pháp dời quận lỵ về Long Điền và nhân dịp này họ muốn lập ra môt cái chợ mới, lớn hơn chợ cũ nằm bên kia bến đò Kiến An. Vì vậy, họ đặt tên là Chợ Mới. 3. Cù lao Ông Chưởng: Trong huyện Chợ Mới có hai cù lao lớn là Cù lao Ông Chưởng và Cù lao Giêng. Gọi là Cù lao Ông Chưởng vì cù lao này mang tên của đệ nhất khai quốc công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Vào năm 1700 vị công thần này, sau khi đánh bại vua Cao Miên là Nặc Ông Thu, đã đem quân về đồn trú tại Đồn Cây Sao trên cù lao này. Chức quan của ông là Chưởng Cơ, nên người về sau lấy chức quan này để đặt cho Cù lao, gọi là Cù lao Ông Chưởng. Có câu ca dao thường được nhiều người nhắc đến: “Bao phen quạ nói với diều Cù lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm” Quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh có công lớn trong việc đem dân Ngũ Quảng là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Tín vào lập nghiệp ở vùng Biên Hòa, Gia Định rồi sau vào lập nghiệp tại vùng Chợ Mới, An Giang. Tại đây họ được gọi là “Dân hai huyện” tức là dân đến từ huyện Phước Long (Biên Hòa) và huyện Tân Bình (Gia Định) là nơi họ đã lập nghiệp một thời gian trước lúc đến vùng Chợ Mới, An Giang, chứ tổ tiên của họ vẫn xuất phát từ miền Ngũ Quảng. 4. Cù lao Giêng: Cù lao này mang nhiều danh xưng khác nhau là Cù lao Dinh, Diên, Giêng, Biên, Ven nhưng đúng hơn hết phải gọi là Cù lao Giêng. Chữ Giêng là do chữ Doanh trong tên gọi Doanh Châu mà ra. Doanh Châu theo truyền thuyết là một trong ba nơi đẹp nhất và có tiên ở. Hai cảnh kia là Bồng Lai và Phương Trượng. Khi các quan văn võ nhà Nguyễn vào đây thấy phong cảnh Cù lao Giêng xanh tươi, tốt đẹp, liền tìm tên đẹp nhất để đặt cho nó. Lúc đầu gọi là Cù Lao Doanh Châu. Vì người dân trong Nam không quen uốn lưỡi để đọc cho đúng chữ Doanh nên nó biến thành Dinh, Diên rồi Giêng. Sách Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), viết cuối đời Gia Long (1820) ghi là Cù Lao Dinh Châu. 5. Long Xuyên; 7
  • 8. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Người Hoa trước kia không gọi đây là Long Xuyên mà gọi là Đông Xuyên. Sở dĩ gọi là Đông Xuyên vì nó nằm ở phía đông sông Hậu tính từ đầu nguồn. Dưới thời vua Minh Mạng, Long Xuyên chỉ là một huyện lỵ nằm trong huyện Đông Xuyên. Cái tên Tỉnh Long Xuyên chỉ mới chính thức xuất hiện năm 1867 khi chính quyền thuộc địa chia miền “Lục Tỉnh” của Triều đình Huế thành 24 hạt và sau đó bớt lại còn 20 tỉnh, thì Long Xuyên trở thành một tỉnh của miền Nam. Vào đầu thời Pháp thuộc, vùng Long Xuyên hãy còn hoang sơ, nhà cửa thưa thớt, muỗi đỉa và rắn rết còn nhiều. Đang đêm ngay tại Long Xuyên thỉnh thoảng vẫn còn cọp về bắt người ăn thịt. Long Xuyên có vùng núi Thất Sơn linh thiêng và huyền bí. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã đến đây tầm đạo và đắc đạo. Ngoài ra còn có khu di tích Óc Eo. Xưa kia Óc Eo là một thương cảng lớn, một thời là kinh đô của nước Phù Nam. Vào thế kỷ thứ bảy, nước Phù Nam rơi vào tay người Chân Lạp, mà người Hoa đọc là Cao Miên còn người Việt thì gọi là Thủy Chân Lạp. Cứ theo tên gọi mà giải thích thì người Thủy Chân Lạp sinh sống ở các vùng đầm lầy, còn những người Lục Chân Lạp lại sinh sống ở những vùng khô ráo như tại Campuchia hiện nay. 6. Châu Đốc: Địa danh Châu Đốc xuất hiện lần đầu trong thư tịch cổ vào năm 1757 khi Nguyễn Cư Trinh đề nghị lập ba đạo: Tân Châu đạo ở xứ cù lao Giêng, Đông Khẩu đạo ở xứ Sa Đéc và Châu Đốc đạo ở xứ Châu Đốc. Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cho biết rằng Châu Đốc có tên Khmer là Méat Chruk, nghĩa là “mõm heo”. Hiện nay cộng đồng người Chăm vẫn gọi Châu Đốc bằng cái tên này. Tuy nhiên, hai tiếng Châu Đốc hình như không phải xuất phát tự tiếng Khmer vì như nhà Nam Bộ học Sơn Nam có nói Méat Chruk về sau phiên âm là Mật Luật. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích sở dĩ gọi là Châu Đốc vì ban đầu mới lập ba đạo thì đạo Châu Đốc kiêm quản cả đạo Tân Châu và Đông Khẩu. Châu Đốc cũng là “Đốc châu” tức Châu đôn đốc. Lại có ý kiến cho rằng vì Châu Đốc là vùng đất được khai thác sau cùng ở phía Tây Nam nên mới gọi là “Châu Đốc” theo nghĩa “Châu” là “vùng đất”, “Đốc” là “sau cùng”. Cả hai cách giải thích này đều không chính xác. Trong văn bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế sơn, trong mộ chí của Thoại Ngọc Hầu và nhiều tài liệu chữ Hán đương thời khác, hai chữ “Châu Đốc” không hề có những nghĩa vừa nêu. Chữ “Châu” trong “Châu Đốc” không phải là chữ “Châu” (vùng đất) mà là chữ “Chu” trong chữ chu sa – một loại son đỏ, hoặc là họ Chu. Vì tránh húy chúa Nguyễn Phúc Chu nên ngay từ buổi đầu địa danh Chu Đốc này phải đọc thành Châu Đốc! Còn chữ “Đốc” thì có nghĩa là “dốc” như dốc lòng, dốc sức hoặc có nghĩa khác là ngay thẳng, không dời đổi. Vì vậy “Châu Đốc” có thể hiểu là “lòng son không đổi”. Phải chăng ngay từ lúc đặt tên, người dân Châu Đốc đã muốn gửi gắm một thông điệp thủy chung son sắt mà sau này vị tướng lĩnh-nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ có viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” Châu Đốc cũng có thể liên quan tới dòng họ Chu mà hương ước làng Vĩnh Tế sơn xác nhận là một trong ba dòng họ đến khai thác vùng Châu Đốc-Núi Sam sớm nhất. Cõ lẽ cũng chính vì lẽ đó mà trong văn bia Vĩnh Tế sơn, tác giả Tam Hà Võ thị đã nói rằng “đất đặt tên theo họ, núi đặt tên theo người”. Dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Châu Đốc phải là một địa danh thuần Việt. Bằng chứng là Nguyễn Cư Trinh đã lựa chọn một địa danh có sẵn “xứ Châu Đốc” 8
  • 9. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ để đặt tên đạo này thay vì chọn tên mới như Tân Châu cho xứ cù lao Giêng và Đông Khẩu cho xứ Sa Đéc. 7. Thoại Sơn: Thoại Sơn thoạt tiên là tên núi được đặt cho núi Sập vào năm 1818 thời Gia Long rồi sau đó được đặt cho tên một phường (đơn vị hành chính của người Hoa) ở vùng này gọi là phường Thoại Sơn. Đến tháng 6-1948, Thoại Sơn được đặt tên cho huyện Núi Sập cũ. Căn cứ vào ghi chép của Đại Nam hội điển sự lệ, miền Thoại Sơn khi xưa có tên là Thang Lung. Đây là tên Nôm. “Thang” có nghĩa là “cái thang”, “Lung” có nghĩa là “trông, nhìn”. Thang Lung là địa danh để chỉ những nơi có bắc thang để leo lên cao nhìn ra xa, một vọng gác thời xưa ở miền biên viễn. Hai chữ Thang Lung về sau được dịch sang chữ Hán là Vọng Thê: “Vọng” là nhìn, “Thê” là cái thang. Trong tỉnh Định Tường xưa cũng có một địa danh là Thán Lung, cũng cùng ý nghĩa với Thang Lung ở Thoại Sơn. 8. Ba Thê: Ở miền Thoại Sơn còn có một địa danh khác liên quan tới hệ thống vọng gác biên giới của triều Nguyễn đó là Ba Thê (có chỗ còn gọi là Hoa Thê). Về địa danh này, có người sử dụng câu chuyện cổ tích về một ông chồng không sinh được con và ba bà vợ để lý giải. Theo tác giả chuyện cổ này thì “Ba” là số ba, “Thê” là vợ. Hoàng Xuân Phương căn cứ vào tín ngưỡng phồn thực và suy diễn ngôn ngữ học mà cho rằng Ba Thê là Bã Thou mà ra. Thực ra trong chữ Hán, “Ba” nghĩa là tinh hoa đẹp đẽ, “Thê” là cái thang, chỉ một vọng gác khác của triều Nguyễn mà thôi. 9. Tịnh Biên: Hai chữ Tịnh Biên đã xuất hiện từ sớm. Ngay từ năm 1820, vua Minh Mạng đã thành lập cơ Tịnh Biên gồm người Khmer Nam Bộ. Về sau, cơ Tịnh Biên đổi thành đồn Uy Đại, trú đóng ở Thất Sơn theo mô hình đồn Uy Viễn ở Trà Vinh và Sóc Trăng rồi sau đó lại đổi đồn Uy Đại thành đồn Tịnh Biên. Năm 1839, vua Minh Mạng lấy đất huyện Hà Dương và Hà Âm lập thành phủ Tịnh Biên thì Tịnh Biên trở thành một đơn vị hành chính đúng nghĩa. 10.Tri Tôn: Hai chữ này có thể bắt nguồn từ một địa danh Khmer mà thư tịch xưa phiên âm là Xuy Tôn. Năm 1889, thực dân Pháp lập quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1974, Tri Tôn đổi thành huyện. 11.Năng Gù: Trong Gia Định thông chí chép là Năng Cù. Theo nhà Nam Bộ học Sơn Nam thì Năng Gù là từ tiếng Khmer “XeNeng Cô” nghĩa là “sừng bò” mà ra. XeNeng thành Năng, Cô thành Gù. 12.Chắc Cà Đao: Theo Sơn Nam là từ tiếng Khmer “Prek Peđao” – nghĩa là “rạch có cây rừng mọc”. 13.Thoại Sơn, Thoại Hà: Địa danh Thoại Sơn là do vua Gia Long lấy tên của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đặt cho núi Sập để thưởng công lao đào kênh Đông Xuyên. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết việc này diễn ra năm 1818 và đến năm sau (1819) lại ban cho kênh Đông Xuyên là sông Thoại Sơn. Điều này cũng được bia Thoại Sơn ghi rõ nhà vua đã “tứ danh Thoại Ngọc vi Đông Xuyên cảng đạo”. Toàn bộ các báo cáo có đề cập tới con kênh này được chép trong 9
  • 10. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lục thường gọi nó là sông Thoại Sơn mà ít gọi là Thoại Hà. Hai chữ Thoại Hà chỉ thấy ghi trong một số tài liệu địa chí như Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất thống chí nhưng lại trở nên phổ biến hơn trong cách gọi của người dân. Theo văn bia Thoại Sơn thì: “núi này xưa thuộc địa giới nước Phiên, tục danh là núi Lấp (Hán tự: thổ+lập). Tự tiên thánh triều (chúa Nguyễn) khai thác cõi nam mới nhập vào bản đồ”. Vậy rõ ràng núi Lấp phải xuất phát từ một tiếng Khmer nào đó mà sau này chúng ta đọc trại thành núi Sập. 14.Vĩnh Tế hà, Vĩnh Tế sơn: Cái tên “Vĩnh Tế hà” được vua Gia Long đặt vào năm 1819 khi mới bắt đầu đào kênh Châu Đốc - Hà Tiên. Điều này được ghi rõ trong Đại Nam thực lục. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ còn chép tóm tắt đạo dụ ban tên, qua đó cho biết Gia Long đã ban tên Vĩnh Tế hà cùng lúc với việc ban tên Đông Xuyên cảng đạo là sông Thoại Sơn. Mãi đến năm 1828, vua Minh Mạng lại xuống dụ ban cho núi Sam là núi Vĩnh Tế, theo tên bà chính thất của Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Tế nhằm ghi nhận công lao của bà trong việc giúp đỡ chồng. Ngoài cái tên núi Vĩnh Tế ra, ngọn núi này còn được gọi bằng nhiều tên khác. Văn bia Vĩnh Tế sơn cho biết Vĩnh Tế sơn có tên Nôm là núi Sam. Có truyền thuyết rằng khi xưa vùng này còn là biển, có nhiều con sam bám vào núi rồi hóa đá. Trên vách chùa Hang ở núi Sam khi trước còn đề hai bài thơ không rõ của ai có hai câu đề như sau: “Tạo hóa sinh ra tự kiếp nào. Hòn Sam hóa đá lạ chi sao?” Do chỗ chữ Sam (con sam) trong Hán tự đọc là “Hậu” nên các nhà nho miền này xưa kia vẫn gọi núi Sam là Hậu Lãnh, rồi lại trại thành Học Lãnh. Nhưng tên gọi đầu tiên của núi Sam có lẽ là Tượng Sơn (núi hình người). Cái tên này chỉ xuất hiện trong Gia Định thành thông chí. Sở dĩ gọi là Tượng Sơn là vì, theo Trịnh Hoài Đức, núi này “ngọn chòm lởm chởm, đầu sống ngênh ngang”, có hình dáng như Tử Kiều hóa đá. Tử Kiều là một người tu tiên đời xưa. Một hôm đi chơi núi Hà Sơn, đắc đạo, thân xác hóa thành đá. Một văn bản nói về việc làm đường ghi trong Đại Nam hội điển sự lệ lại gọi núi Sam là Cảnh Sơn còn một báo cáo hành binh thời Tự Đức thì gọi núi này là núi Lệ Sam nhưng nói chung những tên này ít nghe nói tới. 10
  • 11. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ III. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TẠI AN GIANG: Tuyệt đại đa số người dân tại An Giang giữ Đạo Ông Bà. Kế đó là những người giữ Đạo Thờ Trời, rồi mới đến những người theo các tôn giáo khác. Trong cuốn Tôn giáo -Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hai tác giả là Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Minh Ngọc đã nói tới tôn giáo của dân tộc Phù Nam là dân tộc đã từng sống tại Đồng Bằng Sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Dân tộc này theo đạo Bà la môn của người Ấn Độ, thờ ba vị thần là Brahma, Visnu và Siva, mỗi vị có một chức năng khác nhau nhưng lại hợp nhất với nhau. Từ thế kỷ thứ VII về sau người Khmer chiếm cứ phần đất của người Phù Nam và tiếp tuc thờ thần Visnu của người Ấn Độ. Nhiều bức tượng của thần Visnu lâu lâu vẫn còn tìm thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với thời gian, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa), được truyền từ Ấn Độ, theo đường biển vào đất Khmer. Hiện nay số người Khmer tại An Giang là 78.760 người, tại Kiên Giang có 182.058 người Khmer đa số theo Phật giáo Nam Tông. Ngoài ra tại An Giang có 73.829 người và tại Kiên giang có 15.515 người theo đạo Cao Đài. Tại An Giang có 819.906 theo Phật giáo Hòa Hảo, trong đó 140.398 người sống tại huyện Phú Tân, quê hương của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Số người theo Đạo Công giáo tại Giáo phận Long Xuyên căn cứ Sách Niên giám 2004 là 230 ngàn. Số người theo Đạo Tin Lành ở An Giang là 2.730 người và đang có khả năng tăng nhanh. Đa số người Hoa sinh sống tại An Giang theo Phật giáo Đại Thừa còn gọi là Phật giáo Hoa tông, nhưng Phật giáo ở đây phần nào đã trở thành Phật giáo dân gian, xem Đức Phật lịch sử như một vị thần. Ở gần Châu Đốc có người Chăm theo Đạo Hồi. Số người Chăm ở đây ước tính là 15 ngàn người. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương: Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi Ðức Phật Thầy Tây An (tục danh Đoàn Minh Huyên). Sau này ông đi tu tại chùa Tây An cho đến khi qua đời năm 1956. Miền Tây Nam Bộ lúc đó giữa thế kỷ XIX ở trong một hoàn cảnh chính trị - xã hội đặc biệt, thời kỳ chuyên chế kiểu nhà nước chưa được thiết lập vững chắc, vùng đất hoang dã mới được khai phá trong thời kỳ Nam tiến , dân cư từ khắp nơi đến, loạn lạc, chiến tranh biên giới tàn phá liên tục, mất mùa đói kém xảy ra, dịch bệnh chết chóc hoành hành năm 1849 - 1850 đã làm xáo động xã hội và nhân tâm... cả một vùng biên ải Tây Nam. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ đến chỗ cải sửa tánh tình, biết điều nhân nghĩa, hiếu thảo với mẹ cha, kính thờ Trời Phật. Người tin theo ông ngày một đông, nên ngay vào năm 1849, ông sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, rồi từ đó cho đến năm 1856, ông đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng và đi dạo khắp vùng miền này. Danh từ Bửu Sơn Kỳ Hương này được truyền ra từ khi ông về ở Núi Sam. Cứ mỗi lần ông thâu nhận một người nào qui y thọ giáo thì ông có phát cho một cái “lòng phái” có bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương bằng son in trên giấy vàng. Ông có bài thơ rằng : 11
  • 12. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Bửu ngọc quân minh thiên Việt nguyên Sơn trung sư mạng địa Nam tiền Kỳ niên trạng tái tân phục quốc Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên. Giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương pháp môn Tu Nhân Học Phật nhưng giản lược bớt từ cách hành pháp của Phật Giáo. Ngoài việc tu thân theo đạo Nho để trở nên người quân tử, tín đồ còn được khuyến tu Tứ Ân Hiếu Nghĩa (tức là bốn ân: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại), đặc biệt biểu dương tinh thần Hiếu hạnh đối với Tổ tiên cha mẹ, và Nghĩa khí đối với quê hương đất nước. Tín đồ còn được hướng dẫn lo làm lành lánh dữ, sửa tâm sửa tánh, siêng năng niệm Phật. Có thể nói tóm lược, Pháp môn tu hành của đạo là một hình thức Thiền - Tịnh song tu và tùy duyên hóa độ. Bửu Sơn Kỳ Hương rút ra 3 điều quan trọng nhất của Phật giáo truyền thống là: Giới - Định - Tuệ. Giới là những phép tắc phải giữ đối với chính đạo, không cho phạm vào những lỗi lầm xấu và làm những điều ác vô minh. Định là lặng nghĩ, thiền tịnh để quên đi những lạc thú ở đời và diệt trừ ham muốn, tập trung tư tưởng để thấu đạt đạo lý. Tuệ là hiểu thấu vô thường và khổ não chi phối mình, bao nhiêu khổ đau được diệt trừ và thấy được Phật tính. Về phương diện nghi thức thờ phượng, mỗi nhà, ngoài bàn thờ ông bà cha mẹ, còn có ngôi thờ Tam bảo, trên đó chỉ thờ đơn giản một tấm “trần điều”. Tín đồ không ăn chay, không gõ mõ tụng kinh, không xuống tóc cạo râu. Vật phẩm dâng cúng chỉ hương hoa và nước lã đơn sơ. Chỉ cần giảng và nghe giáo lý, chứ không cần ghi chép. Đơn giản hóa hình thức cúng tế và nghi thức tụng niệm. Bửu Sơn Kỳ Hương đã đề xướng những hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đời sống lưu dân. Như vào năm 1851, Đoàn Minh Huyên chia các đệ tử thành nhiều đoàn đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng ở vùng Cần Lố (Đồng Tháp Mười) của ông Đạo Ngoạn; vùng Láng Linh của Quản cơ Trần Văn Thành; vùng núi Két (thuộc Thất Sơn) của ông Bùi Văn Thân (Bùi Thiền Sư), sau lập nên hai làng Hưng Thới, Xuân Sơn; vùng Cái Dầu của ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến).... Nhờ đức tin, tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ. Khi Pháp xâm chiếm miền Tây Nam Bộ (1867), tiếp nối truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt và tư tưởng giáo lý “Tứ ân”, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã tự cuốn hút vào ngọn cờ khởi nghĩa do lãnh tụ Trần Văn Thành khởi xướng ở Bảy Thưa (Láng Linh). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ... nên cuối cùng khởi nghĩa này cũng không tránh khỏi thất bại. Bửu Sơn Kỳ Hương thực sự là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ. Tương truyền, Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng những câu như sau: Dặn cùng già trẻ gái trai, Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên. Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền, Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời. Nói cho lớn nhỏ ghi lời, 12
  • 13. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho. Ai trau công quả cho dày, Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen. Màu thiền đắc ý cùng màu, Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh. Hoặc: Tây Phương trước mặt chẳng xa Cách nhau vì bởi ái hà biển mê Dốc lòng niệm chữ từ bi, Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi... Sau này, từ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã khai sinh ra hai đạo anh em với nhau, đó chính là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Đức Bổn Sư Ngô Lợi và Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Giáo Chủ. *** 13
  • 14. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ IV. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN: Địa lý tự nhiên: An Giang là một tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, với vị trí biên giới phía Tây Nam của Việt Nam. Đây là nơi con sông Mekong mang nặng phù sa chảy vào nước ta, chia làm đôi sông Tiền và sông Hậu làm nên mùa nước nổi hàng năm. An Giang có diện tích là 3.536,8 km2 , với dân số là 2.231.000 người (2007). Phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp TP. Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây và Tây Bắc giáp nước bạn Campuchia (gần 100km đường biên giới). Phía Tây tỉnh chạy song song với biên giới và kênh Vĩnh Tế, được đào vào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên. An Giang thuộc khu vực Tứ giác Long Xuyên có 4 đỉnh là: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá. Chiều dài dài nhất của tỉnh từ Bắc xuống Nam tính theo đường chim bay là 88km, chiều rộng rộng nhất từ Đông sang Tây là 90km. Địa hình: Về đặc điểm địa hình, sau thời Nam kỳ lục tỉnh, An Giang đã không còn biển mà được cấu tạo bởi một địa hình khá phức tạp với đồi núi thấp (Tri Tôn, Tịnh Biên), vùng trũng thấp (Tứ Giác Long Xuyên), vừa có nhiều cồn, cù lao (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới) và vùng bán sơn địa dọc theo bờ tây sông Hậu (từ Châu Đốc đến Vàm Cống). Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có dãy núi Thất Sơn (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) gồm 7 ngọn núi: - Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn) là ngọn núi cao nhất và lớn nhất với 710m. Ngọn núi cách TP. Long xuyên 90km theo hướng QL91 rẽ qua Tỉnh lộ 948. Dưới chân núi có Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. - Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) - Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), cao 614m. - Núi Dài (Ngọa Long Sơn), - Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) - Núi Két (Anh Vũ Sơn) - Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Không chỉ nổi tiếng là vùng đất Bảy núi linh thiêng, An Giang còn có rừng tràm Trà Sư – khu rừng đặc trưng cho loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ. Với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình và sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang. Ngoài ra còn có núi Sam cao 241m, là một ngọn núi trẻ, cách TP. Long Xuyên 60km về hướng Tây Bắc theo QL91. Khí hậu: An Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm là 27o C. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Đường đến An Giang: 14
  • 15. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Khách từ phương xa có thể đến với An Giang bằng đường bộ và đường thủy. - Đối với đường bộ, có ba cách: * từ TP.HCM theo Quốc lộ 1A đến ngã ba An Hữu, rẽ về Quốc lộ 30 theo hướng Tây Nam khoảng 189km. * hoặc từ TP. Cần Thơ theo Quốc lộ 1A, rẽ về Quốc lộ 91 khoảng 230km là đến được An Giang. * hoặc từ QL1A đến cầu Mỹ Thuận rẽ qua QL80, qua phà Vàm Cống đến TP. Long Xuyên. - Đối với đường thủy, có tuyến tàu cao tốc TP.HCM – Châu Đốc xuất bến tại TP.HCM lúc 8h vào các ngày lẻ trong tuần và tuyến ngược lại Châu Đốc – TP.HCM xuất phát tại Châu Đốc vào các ngày chẵn trong tuần. 15
  • 16. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ V. CON NGƯỜI, CUỘC SỐNG VÀ NÉT VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG AN GIANG: An Giang là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Xét về thành phần dân tộc: người Kinh chiếm 94,24%; Người Khơ-me chiếm 4,23%; Người Chăm chiếm 0.63%; Người Hoa 0.90%. Người Chăm ở An Giang: Đến thị xã Châu Đốc, qua phà, sang bờ sông Hậu là các xã Châu Phong, Phú Hiệp… của tộc người Chăm, dân địa phương còn gọi là “Chà Châu Giang” để phân biệt với tộc người Chăm ở Thuận Hải (miền Nam Trung Bộ). Cách phục sức của người Chăm ở đây thường đội mũ nồi hình nón cụt chóp, đỉnh bằng vải nhung đen, trắng hoặc sẫm màu. Cũng có người đội mũ tròn màu trắng. Người lớn tuổi mặc áo ngắn, cài núc giữa hoặc một kiểu áo như áo bành tô. Phụ nữ mặc váy. Họ cất nhà sàn cao theo ven sông. Giữa nhà có cây cột cái thật lớn, biểu tượng Nữ thần Nhà đất. Họ nói tiếng Chăm theo hệ ngôn ngữ Mã Lai đa đảo. Song vì xa đồng tộc lâu ngày nên cách phát âm có biến đổi. Trong giao tiếp, họ còn dùng một số thuật ngữ Á Rập. Họ theo duy nhất một đạo hồi giáo Islam, chuyển sang chế độ phụ hệ không như người Chăm Thuận Hải theo chế độ mẫu hệ. Đặc biệt họ không ăn thịt heo. Ngành nghề truyền thống của dân tộc Chăm ở đây là nghề dệt vải, dệt lụa. Con gái Chăm lớn lên phải ươm tơ, dệt lụa, gần như đa số nhà nào cũng có khung dệt. Người Khmer ở An Giang: Đặc điểm tình hình địa lý An Giang với hoàn cảnh xã hội độc đáo. Người Khmer ở An Giang sống rãi rác ở nhiều nơi, tập trung đông đảo ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn (Ba Thê)… Họ sống quần cư thành những cụm dân riêng, gọi là: Phum, Sóc. Đại để như các địa danh: Sóc Chét, Sóc Lò Mo, Sóc Chăn Ca Na, Tà Đảnh, Mặc Cần Dưng, Chắc Cà Đao… Xung quanh Phum, Sóc họ trồng các loại cây thốt nốt, cây sao, cây tre… Giữa Sóc, nhất định phải có một ngôi chùa để hành đạo vì đa số họ theo đạo phật với lòng tin tưởng tuyệt đối. Do đó, các sư sãi có địa vị cao, được nhân dân kính trọng. Văn hoá Khmer đã thể hiện rõ nét qua các lễ hội truyền thống: đua ghe ngo, Tết Chol Thnam Thmay (là Tết cổ truyền của dân tộc Khmer được diễn ra tại chùa và các phum sóc. Cụm từ Chol Chnam Thmay nghĩa là Mừng năm mới, kéo dài 3 ngày trong tháng Chét (lịch Khmer), đó là: 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13-4 dương lịch) tại chùa và ở gia đình), lễ hội đua bò bảy núi (được tổ chức đúng vào dịp lễ Dolta, cũng là thời điểm kết thúc vụ sản xuất cuối cùng trong năm, khác với lễ hội đâm trâu, trước và sau mỗi lược đua, bò được chăm sóc cẩn thận.)… Đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo” hình dáng như con rắn khổng lồ dùng để đua vào ngày lễ hội “Óc-om-boc” cúng trăng mừng lúa mới vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Các ghe đua và ngày hội đua ghe “Ngo”, đua bò vẫn còn bảo lưu và phát triển ở Tri Tôn - Tịnh Biên. *** Hát Dù Kê Loại hình sân khấu ca kịch Dù Kê của đồng bào Khmer có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian. Tương tự như Rô-băm, tuồng tích biểu diễn của dù kê cũng được rút ra từ các trường ca của Ấn Độ (Ramayana và Mahabharada), những truyền thuyết, huyền thoại dân tộc như “Linhthôn”, “Mapthiđongkeo”, 16
  • 17. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ “Sackinhni”... đồng thời còn sử dụng cả những tuồng tích, điển tích của các dân tộc khác như “Thạch Sanh chém chằn”, “Tấm Cám” (của người Việt); “Phàn Lê Huê – Tiết Đinh San”, “Tam Tạng thỉnh kinh”, “Trụ Vương mê Đắc Kỷ” (của người Hoa)... Đề tài và nội dung kịch bản của sân khấu Dù Kê rất phong phú và mang tính giáo dục cao. Các tích truyện diễn ra trên sân khấu về cơ bản luôn đề cao đạo lý của con người. Vở diễn nào cũng mang tinh thần hướng thiện, ca ngợi cái tốt, cái đẹp, lên án cái ác, cái xấu. Cốt truyện của các vở diễn thường được rút ra từ thần thoại, cổ tích. Các vở diễn truyền thống bao giờ cũng kết thúc có hậu. Người không biết tiếng Khmer khi theo dõi diễn biến của vở dù kê vẫn có thể hiểu được cốt truyện. Lối diễn dù kê tự nhiên và rất thật. Đêm diễn thường bắt đầu bằng một bài hát cúng tổ. Kế đó là hát mời các vị thần, rồi tất cả diễn viên có vai trong đêm hát ra hát chào khán giả, biểu diễn một điệu múa rồi mới vào tuồng. Vở diễn đến già nửa thì vai hề ra nói mấy câu chọc cười rồi lột cái nón đang đội, đi xuống chỗ khán giả “xin tiền”. Ai cho bao nhiêu cũng được, không cho cũng không sao. Những đêm diễn dù kê luôn thu hút đông khán giả, có cả người Hoa và người Kinh cùng xem. Các nhạc cụ Khmer cổ truyền thường sử dụng trên sân khấu dù kê là đàn khưm, giàn nhạc pưnpết (ngũ âm) và nhiều nhạc cụ dân tộc khác. Trung bình, dung lượng mỗi một vở tuồng dù kê dài khoảng 4- 5 giờ đồng hồ. Trong các buổi lễ như Lễ dâng bông, tết Chol Chnam Thmây, các đoàn dù kê đều tới hát làm phước ở chùa, hay tại địa điểm cử hành lễ như Lễ đua ghe ngo để phục vụ khán giả suốt đêm ở đó. Có thể nói, lối sống chân chất, mộc mạc của người Khmer Nam bộ, tình làng nghĩa xóm được duy trì, vun đắp cho đến ngày nay có phần đóng góp của các tích truyện từ sân khấu dù kê. Và Dù Kê đã góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Người Hoa An Giang: Qua quá trình hàng trăm năm cùng nhau sinh sống trên mảnh đất An Giang, người Hoa đã hoà đồng với các dân tộc anh em, chung sức xây dựng và bảo vệ cuộc sống an lành. Đa số tộc người Hoa sống trong những căn phố cổ kính hay quần cư tại các chợ, các trung tâm thương mại vì hầu như họ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán. Thế mạnh của tộc người Hoa là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành nghề truyền thống do cha truyền con nối với những bí quyết riêng của họ tộc, cụ thể như nghề buôn bán thuốc Bắc, phế liệu, tiệm nước, nghề nhuộm, nghề dệt thủ công, nghề làm dưa cải, nghề sản xuất tương chao, nghề làm bia mộ đá khắc chữ Hoa ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), nghề làm khô bò ở Châu Đốc. 17
  • 18. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ VI. LỄ HỘI TẠI AN GIANG: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - núi Sam được xem là lễ hội văn hóa dân tộc nổi tiếng khắp cả nước. Lễ hội được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch, tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất Nam Bộ, quy tụ hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đến tham gia. Đây cũng là một trong 15 lễ hội được Tổng cục Du lịch Việt Nam xem xét nâng cấp thành Sản phẩm du lịch cấp quốc gia. Tục thờ Bà Chúa Xứ ở miền Nam nước ta là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực bắt nguồn từ tục thờ thần đất của cư dân nông nghiệp cổ vùng Đông Nam Á. Đối tượng của việc thờ Bà Chúa Xứ gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà, Hồn Bà hiện diện dưới dạng Yoni mà thường bị lầm tưởng là bệ thờ. Hai là vị vua hay chúa trông coi xứ sở được tin là sinh ra bởi Yoni và được thể hiện dưới dạng sinh thực khí Linga hay bức tượng hình nhân. Làm ra nhiều lúa gạo lương thực để duy trì cuộc sống và sinh sản đông con nhiều cháu để duy trì nòi giống là hai căn bản của tín ngưỡng phồn thực nơi các cư dân nông nghiệp cổ. Nhận thức phồn thực bắt nguồn từ nhóm người Indo - Mongoloid tràn xuống từ rặng Himalaya rồi theo sông Brahmaputra về phía Tây đến vùng thung lũng Ấn - Hằng, sau đó lại tiếp tục theo sông Mêkông xuống vùng Đông Nam Á tạo nên dòng tín ngưỡng phồn thực miền Nam. Tín ngưỡng phồn thực cổ xưa được nhận ra nhờ tục thờ thần đất, tức Mẹ Đất, gọi là Bà, Ba Thê hay Bã Thõu nghĩa là Bà Mẹ Thung Lũng. Mẹ Đất được tin là vị thần sinh ra con người, loài vật, cây cỏ và cả sông nước để tưới cho cây, núi đồi làm hang cho con người trú ẩn. Cư dân tôn thờ Mẹ Đất bằng việc đắp lên các đền thờ lộ thiên tượng hình thung lũng nơi họ đang sống, gọi là Thành Mọi. Về sau người ta thu nhỏ nguyên dạng Thành Mọi thành bộ vật thờ gọi là Yoni để đặt trong các đền tháp. Có đến hàng trăm địa danh nổi tiếng đặt tên bằng “Bà”, như Bà Nà, tức Núi Chúa ở Đà Nẵng; Núi Bà Nha Trang nơi xây Tháp Bà Pô Nagar; và núi Ba Thê, nghĩa là Bà Chúa Thung Lũng nổi lên giữa đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh các quần thể văn hóa Óc Eo. Các Thành Mọi được đắp trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, kiến trúc trẻ nhất cách nay đã 2.300 năm. Nhưng khi biển rút, châu thổ mở rộng, cư dân Thành Mọi theo đồng lúa nổi tràn xuống đồng bằng đắp lên các đền thờ mới ở Tân Hồng (Đồng Tháp) và ở Óc Eo (An Giang), mở ra nền văn minh sông nước. Đến kỳ hải xâm tiếp theo, sóng biển đánh vỡ các vòng thành thấp bên ngoài, chừa lại gò đất trung tâm mà ta gọi là gò nổi, biết đến nhiều nhất hiện nay là gò Óc Eo và gò Cây Thị dưới chân núi Ba Thê. Người ta nhận ra Thành Mọi hay gò nổi là các đền thờ vì ở đó không có dụng cụ sinh hoạt, dấu vết cư trú hay các mộ táng. Trung tâm của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy là việc tôn thờ Mẹ Đất hiện thân nơi các gò đất đắp cao giữa các đền thờ. Chung quanh các gò nổi trong vùng Óc Eo người ta tìm thấy nhiều mảnh đất nung có dáng như thể khuôn đúc và vòi ấm, chúng là những tế vật tượng hình sinh thực khí nam nữ mà các đôi trai gái để lại sau các nghi lễ hôn phối. Về sau người ta xây lên trên gò đất đắp các kiến trúc gạch đá hình tháp hay chùa nhiều tháp nhằm tượng hình núi, gọi là gò tháp và chùa tháp, để thờ các vị thần Ấn Độ như Shiva, Vishnu, và Đức Phật. 18
  • 19. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Khi tràn xuống vùng thung lũng Ấn - Hằng, người Aryan du mục Trung Á tiếp nhận tục thờ Mẹ Đất của cư dân nông nghiệp, nhưng đặt khái niệm phồn thực khoái lạc của cặp phối ngẫu vào Yoni, vốn là đền thờ lộ thiên thu nhỏ. Gò nổi trung tâm Yoni chỉ Bà nay được tách rời để tạc hình dương vật gọi là Linga, để lại lỗ lõm bên dưới để chỉ âm vật tạo nên bộ thờ khoái lạc Linga - Yoni. Khi con đường hương liệu nối liến Tây Ấn với vùng gia vị Đông Nam Á kể từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên thì quan niệm phồn thực khoái lạc và các bộ vật thờ Linga - Yoni cũng du nhập vào Óc Eo trước khi phát tán dọc vùng duyên hải miền Trung và ngược dòng Cửu Long đến vương quốc Chân Lạp. Cư dân bản địa không thờ ngẫu tượng Linga - Yoni mà tin rằng các vị chúa tể coi sóc xứ sở nơi họ đang sống được sinh ra bởi Yoni Mẹ Đất tức bởi Bà, từ đây phát sinh tục thờ Vía Bà tức Bà Chúa Xứ. Đến lượt tín ngưỡng phồn thực Ấn Độ và các trung tâm Ấn hóa ở Đông Nam Á như Mỹ Sơn hay Angkor cũng biến đổi theo quan niệm này. Ở đó mỗi vị vua tự thần hóa bằng việc đúc hình Linga biểu tượng cho mình đem đặt vào lòng Yoni để cho dân chúng biết rằng mình chính là vị chúa vùng đất cai trị vì được sinh ra bởi Mẹ Đất. Ở miền Nam nước ta, các đền tháp hay miếu thờ Bà Chúa Xứ đều gắn kết hữu cơ với quần thể di tích quan trọng của văn hóa Óc Eo, như Bà Chúa Xứ Nền Chùa ở Tân Hội tỉnh Kiên Giang, Bà Chúa Xứ Gò Tháp ở Mỹ An tỉnh Đồng Tháp, Bà Chúa Xứ núi Bà Đen ở Tây Ninh và Tháp Bà Pô Nagar tức đền Bà Chúa Xứ ở Nha Trang. Nhiều tượng thờ trong đó không rõ nguồn gốc, nhưng một số tượng được kể là được tìm thấy hoang phế tại chỗ hoặc chôn vùi trong các yếm phù sa gần chân núi khi người Việt di cư đến khai phá vùng đất phương Nam. Bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang nổi tiếng nhất, được coi là tìm thấy tại chỗ cho dù có nhiều truyền thuyết về việc Bà được chín trinh nữ nghinh xuống từ đỉnh núi cao. Trong khi góp nhặt từ các di tích hoang phế người ta đã không tìm thấy hoặc bỏ sót phần Yoni bên dưới vốn là nội dung căn bản của mỗi bức tượng Bà Chúa Xứ. Chất liệu đá xanh của tượng đã bị che giấu bên trong nhiều lớp tô trét bằng xi măng hay thạch cao, có vẻ như để hàn kín các vết nứt hay trang điểm cho bức tượng giống Bà hơn. Trên thực tế, bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam là một nam nhân, một vị chúa của vùng đất. Như vậy đối tượng của tục thờ Bà Chúa Xứ ở đây gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà (hồn Bà) thể hiện dưới dạng Yoni nằm ở phần căn bản bên dưới bức tượng, hai là nhân vật thể hiện trên bức tượng chính là vị vua hay vị chúa cụ thể của một xứ sở. Như vậy tục thờ Bà Chúa Xứ là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực miền Nam nước ta. Hiện tượng lưu truyền một truyền thống xuyên qua nhiều nền văn hóa mà một số trong đó đã biến mất là điều kỳ diệu. Niềm tin của cư dân nông nghiệp vào Mẹ Đất rất sâu đậm. Các cộng đồng dân cư thường sống trong các thung lũng vây quanh một ngọn đồi hay một ngọn núi mà họ tin là trung tâm của Yoni và gọi đó là Bà. Nhiều buôn làng Tây Nguyên cũng được sắp xếp theo hình Yoni gồm một ngôi nhà rông ở giữa thay cho vị trí núi Bà, bên ngoài là một khoảnh sân rộng thể hiện thung lũng, ngoài cùng là các dãy nhà sàn xếp vòng tượng trưng cho các rặng núi vây quanh. *** Các lễ hội truyền thống của người Khmer như đua ghe ngo, Tết Chol Thnam Thmay, Lễ hội đua bò Bảy núi. 19
  • 20. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi là một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi, được chờ đón mỗi năm, khi nước lũ tràn về cùng với niềm vui đón Tết Đolta. Lễ hội Đua bò Bảy Núi Vùng Thất Sơn thơ mộng đã nuôi dưỡng và lưu trữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo đó là Lễ hội đua bò. Cứ mỗi năm một lần, Lễ hội Đua bò vùng Bảy núi lại diễn ra sôi động vào dịp lễ Dolta của đồng bào Khmer cuối tháng 8 và đầu tháng 9 AL. Xưa kia, nhiều nông dân Khmer từ các Phum, Sóc thường về giúp nhà chùa làm ruộng, những đôi bò ngày 2 buổi hì hục kéo cày, bừa. Dường như luyện tập thêm sức dẻo dai. Nhưng làm thế nào để biết cặp bò của ai khỏe nhất, các vị sư trong chùa đã nghĩ ra cách cho chúng thi chạy đua vừa vui vừa phân được cao thấp để thưởng cho người có đôi bò khỏe nhất, giỏi nhất. Dần dần đua bò trở thành lễ hội dân gian truyền thống của cả cộng đồng sống trên vùng Thất Sơn. Lễ hội đua bò truyền thống tại vùng Bảy núi tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã thật sự trở thành sinh hoạt văn hóa thể thao sôi động ở vùng đất này. Những khách du lịch từ khắp nơi, những người nông dân 7 núi lũ lượt kéo về quanh đấu trường, với tinh thần thể thao lòng ham muốn chiến thắng chẳng hề thua kém bất cứ cuộc thi tài nào. Từ năm 1992, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn luân phiên tổ chức lễ hội, mỗi năm được tổ chức sôi động và bài bản hơn. Mỗi đợt thi đấu, 2 đôi bò sẽ so tài theo thể thức loại trực tiếp. Mỗi đôi kéo theo 1 chiếc bừa dầm bằng gỗ, đứng trên đó một người điều khiển được gọi là tài xế. Khi bước vào cuộc đua, các đối thù dẫn bò ra đấu trường phải thực hiện 3 vòng đua. Hai vòng “hô” và một vòng “thả”. Vòng hô 2 đôi bò chạy đều quanh đường đua, nếu chạy ra ngoài bị coi là thua cuộc. Vòng thả là vòng tăng tốc, gay cấn nhất, hấp dẫn nhất. Đặc biệt, đấu trường như bùng nổ trong đoạn 100m về đích. Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không giết, cũng không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum sóc. Lễ Chol Chnam Thmay là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại chùa và ở gia đình. Lễ mang ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê... *** Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) - là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Vào ngày này, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích ngày thánh Lbrôhim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc hay và thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe... Giống như Tết của người Việt, đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau. 20
  • 21. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ VII. ĐẶC SẢN: “Mắm Châu Đốc Dốc Nam Vang” An Giang nổi tiếng với các đặc sản: mắm Châu Đốc, thốt nốt, khô bò,… Đặc biệt, dọc bên bờ sông Hậu là làng nghề nuôi cá bè rất đặc trưng cho miền sông nước. Mỗi năm mùa nước nổi về mang theo trữ lượng thủy sản lớn. Nguồn cá dồi dào nên người dân đã chế biến thành nhiều món khác nhau có thể ăn quanh năm như khô và đặc biệt là mắm. An Giang có nhiều làng nghề hình thành từ khá lâu, sản xuất các loại mắm hàng đầu miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm nghìn tấn mỗi năm. Có hiệu mắm nổi tiếng như: Bà giáo Khỏe, cô tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh,… Bên cạnh đó còn có món cháo bò Tri Tôn – một món cháo lạ miệng với vị ngon của lòng bò cùng tủy bò béo ngậy trong vị mặn cay của nước mắm gừng. Hương vị còn đặc biệt hơn bởi vị chua thanh của nước trái trúc – một thứ trái giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, được trồng ở miền núi An Giang này. Món bánh thốt nốt cũng là một trong những đặc sản địa phương hấp dẫn đối với khách du lịch. Bánh được làm từ nước thốt nốt, trái thốt nốt và gạo Nàng Nhen – loại gạo đặc chủng chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi. Bột được ủ một đêm cho lên men, hoặc gạo xay xong, đem phơi khô và cất một năm. Người ta lấy bột trộn với cơm và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá chuối theo hình chữ nhật, xong đem ra hấp khoảng một giờ đồng hồ. Bánh thốt nốt có màu vàng sáp trong rất bắt mắt. Ngoài ra còn phải kể đến món khô bò Châu Đốc – một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Bảy Núi này. Khô bò chủ yếu có ba loại: loại màu vàng cứng và giòn; loại màu nâu sẫm cứng khô; loại màu nâu xốp vừa giòn vừa dẻo. Tùy theo khẩu vị và sở thích mà du khách có thể chọn được miếng khô bò ưng ý mình. Trước đây quy trình sản xuất khô bò chủ yếu là thủ công với những công đoạn quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm chính là khâu ướp, tẩm, sấy... Khô bò Châu Đốc đặc trưng với vị thơm ngon, mặn, ngọt, béo và cay cay. Đặc sản khô bò Châu Đốc được trao tặng Huy chương tại Hội chợ Giảng Võ Hà Nội và nhiều năm liền được Ủy ban Khoa học Kỹ thuật An Giang công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, với quy trình sản xuất hiện đại, hợp vệ sinh. Nếu như tô bún cá Long Xuyên có kèm thêm vài miếng chả cá thác lác chiên vừa dai vừa béo, hay tô bún cá Kiên Giang lại kèm thêm hải sản, nào là tôm và gạch tôm, thì tô bún cá Châu Đốc lại được ăn kèm thêm với một món đặc sản nữa đó là thịt heo quay. Bún cá ngày càng phong phú và ở mỗi địa phương món bún cá lại mang một đặc điểm riêng nổi tiếng. Tuy nhiên ngon nhất và được biết đến nhiều nhất vẫn là bún cá Châu Đốc. 21
  • 22. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ VIII. NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TẠI AN GIANG: Mua sắm: Chợ Tịnh Biên là chợ biên giới với các mặt hàng vải sợi, điện tử, giày dép, áo quần, thực phẩm, quà lưu niệm… Tín ngưỡng: Miếu Bà Chúa Xứ là một điểm hành hương nổi tiếng tại thị xã Châu Đốc. Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Đến năm 1962, miếu được lợp ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại. Năm 1976 công trình mới hoàn thành. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "Quốc" (Hán tự), có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh (thanh lưu ly). Trong miếu thờ, tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Visnu (thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ). Tượng được đặt quay mặt nhìn xuống dòng kênh Vĩnh Tế, với ngụ ý rằng “theo ý muốn của Bà, Bà không muốn thấy những hành vi bất kính của những người đi trên đường lộ”. Chùa Tây An, xã Vĩnh Tế, TX. Châu Đốc. Tọa lạc ở ngã ba núi Sam, cách thị xã khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang), lăng ông Thoại Ngọc Hầu và miếu bà Chúa Xứ. Về hai chữ Tây An, có nhiều ý kiến giải thích khác nhau. Có y kiến cho rằng chữ Tây An thể hiện các yếu tố tạo nên chùa: vật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và xây cất trên đất An Giang. Có ý kiến lại cho rằng đó là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Ý kiến khác cho rằng Tây An là an bình cho miền Tây Nam đất nước, ước muốn vùng đất mới được khai phá, từ nay dân sẽ vĩnh viễn an cư lạc nghiệp. Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được ngài Nhất Thừa tổ chức trùng tu chánh điện và hậu Tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ (ảnh hưởng văn hóa của người Khmer tại địa phương). Kiến trúc chùa có hình chữ Tam, có ý nhắc đến Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Kiến trúc Islam được thể hiện trước nhất qua cái tháp có mái hình củ hành với màu sắc sặc sỡ, ấp ám mà hết sức hài hòa, nổi bật trên vách đá xanh thẳm. Ngoài ra còn có tượng chim thần Garuda, là vật cưỡi của thần Vishnu và phu nhân. Hai tượng voi đen (hắc tượng) và voi trắng (bạch tượng) ở sân chùa bằng xi măng, to lớn như thật, con trắng 6 ngà, con đen 2 ngà. Nếu lý giải theo thuyết Phật giáo, hình tượng hai con voi tượng trưng cho việc khi Đức Phật thành đạo tại cội Bồ Đề, các muôn thú trong rừng cùng nhau ra quy phục dưới chân Ngài. Hoặc theo tác giả Nguyễn Hữu Hiệp (Báo Giác ngộ số 90, ra ngày 15/09/1994) cho biết voi trắng là voi Phật dẫn từ tích Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy Bạch tượng 6 ngà trên lưng chở một vị Bồ tát và sau đó hạ sanh thái tử Tất Đạt Đa (Sĩ Đạt Ta), tức Đức Phật Thích Ca. Còn con voi 2 ngà là voi ngự có tên là Ô Long, có công giúp quân đội triều đình dẹp giặc, lúc chết được chôn cất tử tế. Ở cổng Tam quan còn có pho tượng Quan Âm Tống Tử (Quan Âm Thị Kính bồng đứa trẻ). 22
  • 23. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Với diện tích 525m2 , chánh điện, nhà giảng và hậu Tổ có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp... đa số bằng danh mộc, có giá trị nghệ thuật cao, như bộ Tứ Thiên Vương, bộ tượng Bát Bộ Kim Cang... Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tượng Đức Phật A Di Đà tôn trí ở bàn cao nhất. Phía dưới và hai bên có các tượng Đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Bồ tát Chuẩn Đề... Thập bát La Hán như Anan, Ca Diếp... Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ, Bát Bộ Kim Cang, Tứ Đại Thiên Vương, Thập Diện Minh Vương... Tương truyền Phật Thầy Tây An – Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856) là người đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đã có lần đến đây tu tập (hay nói chính xác hơn là ông bị giam lỏng tại đây). Hiện nay, mộ của của ông vẫn còn được đặt ở sau chùa. Ngày 12/8 AL hằng năm là ngày giỗ Phật Thầy Tây An, khách hành hương khắp nơi và bà con trong vùng đến đây rất đông. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Chùa Xà Tón, huyện Tri Tôn, là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Chùa còn được gọi là Xvay – ton (nơi có nhiều khỉ, thường nối đuôi nhau chuyền đi từ cây này sang cây khác), được xây dựng cách đây hơn 200 năm, theo hướng Đông Tây. Thánh đường Mubarak An Giang là một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, cách Trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 62km, về hướng Tây theo Quốc lộ 91 đến TX. Châu Đốc rẽ qua bến đò Châu Giang. Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Qua nhiều lần trùng tu, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay, được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ. Nhìn từ xa, thánh đường giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ, vì thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng. Hàng năm, thánh đường tổ chức các kỳ lệ lớn như: Lễ sinh nhật giáo chủ Mahomat (Muhammed) vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch, gọi là lễ Mâulút. Lễ Roja hay còn gọi là lễ hành hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch … nối liền theo lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9. Trong những ngày lễ lớn này người Chăm tề tựu về thánh đường thật đông đảo và hành lễ theo đúng ghi thức của đạo. Các di tích: Khu di tích ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng năm 1979, là di tích quan trọng trong quần thể di tích phơi bày tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong cuộc xâm lược biên giới Tây Nam năm 1978. Cùng với chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu, Nhà mồ Ba Chúc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10-07- 1980. Làng chăm Châu Phong: 23
  • 24. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Nằm phía bên kia sông Hậu, đối diện thị xã Châu Đốc, làng Chăm Châu Phong (thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) ngày càng hấp dẫn du khách, bởi đây là làng Chăm cổ và còn mang đậm nét đặc trưng văn hóa Chăm ở vùng châu thổ Cửu Long. Làng Chăm Châu Phong nằm dọc theo hai bên bờ kênh Vĩnh An hiền hòa. Ca nô cập vào bậc tam cấp để khách lên bờ, cũng là đặt chân lên làng Chăm Phũm Soài (ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong). Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến đây là hình ảnh con đường làng sạch đẹp, hai bên là nhà sàn được làm bằng gỗ với kiến trúc truyền thống của người Chăm vùng Nam Bộ khá đẹp. Người dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Đặc biệt, những thánh đường trang nghiêm, thanh thoát với mái vòm mang đặc trưng của thánh đường Hồi giáo. Du khách dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu viết bằng chữ Chăm càng làm cho làng thêm “đậm” văn hóa Chăm. “Sáng trăng trải chiếu hai hàng Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ Quay tơ phải giữ mối tơ Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh” Làng dệt thổ cẩm Châu Giang, huyện Tân Châu. Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác… Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản phẩm dệt chủ yếu là vải thổ cẩm, áo choàng, sarông, khăn quấn cổ – đội đầu, khăn trải bàn, các mặt hàng lưu niệm như: bóp, ví, túi xách, móc khóa… Màu của thổ cẩm ở đây được nhuộm bằng mủ, vỏ và trái mặc nưa (loại trái này ở vùng Tân Châu người ta cũng dùng để dệt nên lụa Lãnh Mỹ A – Tân Châu trứ danh) nên sắc màu đẹp và lâu phai. Màu của thổ cẩm ở Châu Phong được cho là tươi tắn và sống động hơn sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Theo lời một vị cao niên ở đây cho biết, sở dĩ nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong còn lưu giữ đến hôm nay là do tục “cấm cung”, tức con gái lớn lên không được ra ngoài, chỉ ở trong nhà dệt vải hay thêu thùa. Mặc dù tục “cấm cung” hiện nay không còn nữa nhưng sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của người phụ nữ Chăm Châu Phong vẫn không mất đi. “Con nước lớn cha chống xuồng Con nước ròng mẹ nhóm bếp cà ràng đợi gió Con nước rong chảy tràn mùa nước nổi Vàng bông điên điển Châu Giang Ai đến Văn Lang, ai về Nam Phố Con nước kém ai dừng lại bên bờ châu thổ Gác dầm nghe câu hát lao lung.” Chính vì những nét hấp dẫn và độc đáo ấy nên làng Châu Phong được ngành du lịch An Giang chọn làm làng du lịch cộng đồng. Ở đây đã thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch Châu Phong có nhiệm vụ quảng bá làng du lịch cộng đồng, làng dệt Châu Phong, giới thiệu cho du khách nét văn hóa và sản phẩm của người Chăm. Đặc biệt, trung tâm này còn tổ chức nhiều tour cho du khách trong và ngoài nước tham quan Châu Phong, trong đó có tour homestay (ở nhà người dân bản địa) với chương trình “Trở 24
  • 25. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ thành một người Chăm” (1 ngày 1 đêm). Du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà người Chăm, cùng sinh hoạt với họ, thưởng thức chương trình âm nhạc Chăm, tập vài thao tác dệt thổ cẩm hay vài điệu múa Chăm… Đặc biệt, khách còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Chăm như: Cà ri bò, lạp xưởng bò, gỏi sầu đâu, bánh Chăm (bánh tổ chim, bánh lỗ…) Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP. Long Xuyên “Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh xứ sở Khơi lửa Ba Son,Kéo cờ Hắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông” Đó là câu đối của nhà văn Hồ Thanh Điền (Phó Chủ tịch Hội VHNT An Giang) được khắc ghi trang trọng trên hai cột lớn ở Phòng trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên của Khu lưu niệm về Người. Câu đối này, đã khái quát được quê hương xứ sở – nơi sinh ra vị Chủ tịch kính yêu Tôn Đức Thắng cũng như những công trạng mà Người đã hiến dâng trọn đời tranh đấu vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác (20/08/1888 – 20/08/1998), nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP. Long Xuyên. Được xây dựng từ tháng 5/1997 và hoàn thành vào tháng 8/1998, đến nay khuôn viên được mở rộng đến 6,7 hecta với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: Ngôi nhà thời niên thiếu; Đền thờ tưởng niệm Bác Tôn, Phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác với hơn 100 ảnh kỷ niệm và trên 35 hiện vật và cảnh quan xung quanh. Du lịch sinh thái Búng Bình Thiên Búng Bình Thiên là một hồ nước thiên nhiên to lớn với diện tích hơn 200ha, có từ mấy trăm năm nay nằm trên khu vực 3 xã biên giới: Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình. Người dân địa phương thường gọi là Búng Lớn. Mặt búng lúc nào nước cũng trong xanh, có nhiều thủy sản nên được người dân khai thác bằng nhiều phương tiện thô sơ. Dọc theo con đường quanh búng là những hàng cây xanh râm mát, có nhiều "cây dơi", vườn trầu ở Vạt Lài. Đây là một con đường đẹp đi qua những xóm Chăm với những căn nhà sàn được xây dựng lạ lẫm. Nhưng thu hút sự chú ý của khách phương xa hơn hết là các thánh đường Hồi giáo với lối kiến trúc độc đáo, một số thánh đường đã được xếp hạng di tích văn hóa - lịch sử. Thấp thoáng đâu đó trong bóng cây xanh, trên đường đi là bóng dáng những cô gái, chàng trai Chăm với y phục đặc trưng của dân tộc mình khiến ta như lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ. Trong tương lai, Búng Bình Thiên sẽ được cải tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí và thư giãn của khách với việc trồng thêm cây xanh, hoa đẹp, tạo thêm vẻ thơ mộng quanh hồ; phát triển vườn cây ăn trái, kết hợp chăn nuôi chim, thú, cá sấu, hồ sen, hình thành bãi tắm, điểm bơi thuyền dạo hồ, đua thuyền; tổ chức các điểm hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội người Kinh, người Chăm; xây dựng các tụ điểm ẩm thực đồng quê; xây dựng, tái tạo khu căn cứ cách mạng của tỉnh (B3) với mô hình thu gọn; xây dựng làng nghề dệt, thêu, đan, móc ren của người Chăm Nhơn Hội, Quốc Thái,... Khu Di tích lịch sử Tức Dụp: Tức Dụp (theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm” – “Tức Chúp”), cao khoảng 300m nằm ở phía Tây chân núi Cô Tô và núi Thất Sơn, thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn. Nhìn từ trên cao, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn. 25
  • 26. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Tương truyền rằng khi xưa các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Đá rơi chồng chất lên nhau tạo thành ngọn đồi. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó xuất hiện suối và đồi trong trời đất, bên chân núi Cô Tô và Thất Sơn hùng vĩ. Đồi Tức Dụp chi chít những hang động và các tầng đá kết thành những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong. Vào những năm 1940, Tức Dụp là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Tức Dụp ngày nay đã trở thành điểm du lịch kỳ thú. Đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp, các hang động còn nguyên vẹn như xưa, mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen nhau đủ kiểu. Làng bánh phồng Phú Mỹ: “Bánh tráng Mỹ Lồng Bánh phồng Phú Mỹ” Làng bánh phồng Phú Mỹ nằm ở huyện Phú Tân là làng bánh được hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm qua. Bánh phồng Phú Mỹ đặc trưng với chiếu bánh non bằng cái dĩa, nhưng khi nướng chín thì phồng to hơn cả cái quạt nan. Bánh vừa xốp vừa mềm, có vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc trưng của bánh phồng nơi đây. Làng lụa Bảy Núi: Nghề dệt lụa thổ cẩm ở Tịnh Biên, An Giang đã có gần trăm năm. Những sản phẩm được cho ra đời đều là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc và phong cách riêng, độc đáo, là sự kết tinh của văn hóa bản địa chăm cùng với sự khéo léo của bàn tay người phụ nữ Chăm nơi đây. Rừng tràm Trà Sư: Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Du khách đến rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú, vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc lá và hương tràm ngào ngạt. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster). Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Thời gian lý tưởng để tham quan chính là từ tháng 9 đến giáp Tết. Du khách đi thuyền xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông, nở đầy những bông hoa tràm trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng khiến tinh thần trở nên thư thái, lâng lâng. Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước. Khu di chỉ văn hóa Óc Eo – Thoại Sơn: Khu di chỉ thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang. Đây là một địa danh mà khách du lịch trong và ngoài nước đều muốn đến tham quan. 26
  • 27. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời Trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân trong vùng đào kênh xáng Ba Thê. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam – một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á cách nay khoảng 2000 năm. Di tích Cột Dây Thép: Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, thời Pháp thuộc, đây là một hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền Thực dân ở huyện Chợ Mới lúc bấy giờ. Hai cột dây thép đối xứng nhau qua sông Tiền. Đây là một di tích còn mang ý nghĩa cách mạng to lớn, là nơi Cộng sản treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang. Kiến trúc bao gồm 4 cụ trột bằng thép, tạo thành hình tháp, mỗi cột cao khoảng 30m. Lăng Thoại Ngọc Hầu: Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Lăng là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Thoại Ngọc Hầu, tức Nguyễn Văn Thoại, là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu. Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ Ông. 27
  • 28. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ IX. NHỮNG BÀI CA DAO, THƠ VỀ AN GIANG: “Tri Tôn – Châu Đốc rất gần, Thương anh em nhớ, em lần xuống thăm.” *** “Ngó lên Châu Đốc, Ngó xuống Vàm Nao, Sóng bổ lao xao Anh thương em ruột thắt gan bào Biết em có thương lại chút nào hay không?” *** “Bao phen quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.” *** “Thương em Bảy Núi cũng trèo Ghét em núi Két vượt đèo cũng không.” *** “Thất Sơn ai đắp mà cao, Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu.” *** “Năm non ở tại núi Đà (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn.” *** “Anh đi lên Bảy núi Anh chạy thẳng núi Tà Lơn.” *** “Dù ai xuôi ngược bốn bề Chưa đến ông Hổ, chưa về An Giang” 28
  • 29. BÀI T P 1:Ậ THUY T MINH T NH AN GIANGẾ Ỉ X. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH AN GIANG Với những nỗ lực đầy sáng tạo nhằm thích nghi với thiên nhiên để vượt khó, để tồn tại, dường như con người đang chiến thắng và đang tận hưởng xứng đáng thành quả từ nguồn lợi mà mùa nước mang lại. Trong đó, khai thác dịch vụ du lịch mùa nước nổi vốn là một thế mạnh và An Giang là một trong số các tỉnh thành ĐBSCL chiếm nhiều lợi thế Mặc dù ĐBSCL có nhiều tỉnh, thành cùng bước vào mùa nước nổi - tuy thời gian có chênh nhau đôi chút, nhưng An Giang lại có nhiều đặc điểm riêng không trùng lấp, do có rất nhiều những ưu thế đặc thù. Đó là cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp với những loài cây đặc trưng như rừng tràm, điên điển, rau nhút, thốt lốt... Đó là những món ăn dân dã mùa nước nổi được xếp vào loại đặc sản với đầy đủ yếu tố: Tươi ngon, bổ dưỡng từ nguồn tôm cá dồi dào. Đó là các lễ hội dân gian sinh động, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ… Tất cả hợp thành một bức tranh sống động, vừa hoành tráng, vừa thân thiết gọi mời, để ai đã một lần đến đây sẽ tìm được cho mình chút gì đó để nhớ, để thương… Những món ăn đặc sản mùa nước nổi của An Giang cũng là những điều đáng kể. Đó có thể là món gỏi tôm tươi với ngó sen ăn mát cả ruột gan sau những chuyến đi nắng cháy, hoặc chiều mưa ngồi thưởng thức món "lẩu mắm" thơm lừng bốc khói vừa ăn vừa xuýt xoa bởi ớt cay để tận hưởng hương vị đậm đà của cá đồng hòa huyện với nhiều loại rau xanh mùa nước nổi. Hoặc dân dã hơn như món bông súng, điên điển bóp xỗi ăn với cá linh kho lạt, món cá lóc chườm đất sét nướng trui, ốc hấp lá sả… Một món ăn đặc sắc rất nổi tiếng nữa là món bún cá Châu Đốc, được nấu từ cá lóc với ngãi bún và mắm cốt từ cá linh, sặc. Nhiều người nghiện ăn bún cá Châu Đốc cho rằng, không thể tìm ở nơi khác thứ hương vị đậm đà này, cho dù được chế biến bởi nguyên liệu giống nhau. Mùa nước nổi sẽ là bước chuyển tiếp để An Giang đón khách sau khi kết thúc mùa lễ hội Vía Bà. Bởi tiếp theo đó, nhiều lễ hội khác đã diễn ra trùng hợp với thời gian này. Trong đó, có những lễ hội diễn ra trên sông nước như đua thuyền, hoặc trên cạn như đua bò v.v… Vào khoảng tháng 9 âm lịch, tại hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên, lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra với không khí hào hứng, vui tươi nhân dịp Tết cổ truyền Dolta của đồng bào dân tộc Khơ-me đã thu hút hàng vạn lượt khách trong, ngoài tỉnh và ngày càng tạo được tiếng vang lớn, gây sự chú ý của nhiều đối tượng du khách, trong đó có cả các vị khách nước ngoài. Từ đây, đã đặt nền tảng để các hãng du lịch lữ hành chào tour, đón khách. 29