SlideShare a Scribd company logo
1
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi
cung bị can
Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt nghiệp
Luanvantrithuc.com
Tải tài liệu nhanh qua hotline 0936885877
Zalo/tele/viber
dichvuluanvantrithuc@gmail.com
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính,
Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là
nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp
trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày
2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với
mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị
can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng
cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao
sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án
được nhanh chóng và thuận lợi.
Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng
nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời,
trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị
can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng
thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án.
Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều
điều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương pháp
này. Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách
cụ thể và kĩ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và
cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực
tiễn
3
2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung
bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, qui
trình thực hiện tác động tâm lý đến bị can. Từ thực tế áp dụng, chúng tôi đề cập
đến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt
động hỏi cung bị can.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc tác động
tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Đặc điểm tâm lý của các chủ thể trong
quá trình thực hiện tác động cũng như những phương pháp tác động tâm lý
thường xuyên được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Đồng thời cũng
đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung.
Bản khoá luận không nghiên cứu hỏi cung bị can như là một chiến thuật và
phương pháp trong hoạt động hỏi cung bị can của khoa học điều tra hình sự,
đồng thời cũng không nghiên cứu hỏi cung bị can theo góc độ của khoa học luật
tố tụng hình sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn
bản, tài liệu hồ sơ là chủ yếu.
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, so sánh,
hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tác động tâm lý.
Nghiên cứu hồ sơ: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu
hơn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Chúng tôi tiến hành
4
nghiên cứu 20 biên bản hỏi cung bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nam
Định đã tiến hành năm 2006 và năm 2007.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm có 3 chương:
- Chương I: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của tác động tâm lý trong
hoạt động hỏi cung bị can
- Chương II: Cơ sở của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Chương III: Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị
can và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong
hoạt động hỏi cung bị can.
5
CHƯƠNG I
KHÁINIỆM,MỤCĐÍCH,NGUYÊNTẮCCỦATÁCĐỘNGTÂMLÝ
TRONGHOẠTĐỘNGHỎICUNGBỊCAN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm tác động
Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại được nếu như
không có những tác động đến cá nhân khác hay đến cộng đồng của mình. Sự tác
động này diễn ra cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng những cách thức
khác nhau. Tác động tâm lý là một hình thức trong vô số các hình thức tác động
qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ. Hoạt động
này được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức,
phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động.
Trong từ điển Tiếng Việt, tác động đựơc hiểu là làm cho một đối tượng
nào đó có những biến đổi nhất định [11, tr.851]. Vậy tác động là một khái niệm
rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự
biến đổi (nội dung, hình thức,…) đều có thể được coi là tác động, trong đó tác
động đến con người là hình thức phức tạp nhất.
Còn trong Từ điển Tâm lý học do A.V.Petơrovxki và M.G. Iarosevxki chủ
biên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc
thông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác” [9,
tr.58].
Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên ngoài
đều phải thông qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định.
Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp một
cách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua
sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động.
1.2. Khái niệm tác động tâm lý
Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động phức tạp. Xung
quanh khái niệm này còn có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một tác giả đưa ra
6
khái niệm tác động tâm lý đã nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khác
nhau. Chẳng hạn:
Tác giả L.V.Petrenco cho rằng: “Tác động tâm lý được hiểu là một quá
trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn
điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục
đích cụ thể khác nhau…” [10, tr.89].
Còn theo tác giả Trương Công Am, tác động tâm lý là hoạt động tích cực
và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay của
một bộ phận khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thành
hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [2, tr.12].
Theo tác giả Đặng Thanh Nga thì tác động tâm lý được hiểu là sự tác
động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay một bộ phận người này đến
một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hay
xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định
[8, tr.26].
Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng:
Tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làm
chuyển biến đời sống tâm lý của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi
của người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lý của con người.
Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặt
tâm lý đối với người bị tác động. Tác động tâm lý cũng không giống như các
hình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: Tra tấn, đánh đập,
nhục hình,…Tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp
tự giác. Bởi tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn biến một con người từ thái
cực này đến thái cực khác của cuộc sống. Bởi vậy, tác động tâm lý được sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong hoạt động
bảo vệ pháp luật, tác động tâm lý được sử dụng trong nhiều giai đoạn điều tra
mà điển hình là hoạt động hỏi cung bị can.
7
1.3. Khái niệm hỏi cung bị can
Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải
tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, giai đoạn điều tra đóng
vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạt
động hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Hoạt động
hỏi cung bị can có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ quan điều
tra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất và mức độ
như thế nào.
Theo Điều 1 bản “Chế độ công tác xét hỏi bị can” thì hoạt động hỏi cung
được hiểu là một biện pháp công khai, trực diện đối với bị can nhằm làm rõ toàn
bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và đồng bọn; hoặc những vấn đề khác mà
họ biết [20, tr.3].
Trong Từ điển Luật học, hỏi cung bị can được hiểu là hoạt động tố tụng
do điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của
người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội [17, tr.371].
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ
biên có viết: “Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai
của bị can” [11, tr.295].
Theo quan điểm của tác giả Trương Công Am, thì hỏi cung bị can là hoạt
động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành bằng cách tác động trực tiếp
vào tâm lý bị can nhằm mục đích thu được lời khai trung thực, đúng đắn và đầy
đủ về hành vi của bị can và đồng bọn cũng như những tin tức cần thiết khác góp
phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án [1, tr.11].
Theo tác giả Nguyễn Huy Thuật thì hoạt động hỏi cung bị can là một biện
pháp điều tra do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập,
mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can về nội dung vụ án, hành vi
phạm tội của bị can và đồng phạm về những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết
có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [13, tr.152].
Còn theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện thì hỏi cung bị can là biện
pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có
8
liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó [4,
tr.103].
Trong giáo trình Tâm lý học tư pháp do tác giả Đặng Thanh Nga chủ
biên có viết: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử
dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can
trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương
tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị can
nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự” [8,
tr.162].
Trên thực tế, hoạt động hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa
bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật. Theo Điều 19 của Bộ luật tố
tụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến
hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình
vô tội”.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức
gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin
mà bị can cung cấp [16, tr.105]. Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng
hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối. Quá trình khai thác thông
tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của đỉều tra viên [32, tr.46].
Như vậy, hỏi cung bị can là quá trình giao tiếp đặc biệt, ở đó diễn ra sự
tương tác giữa điều tra viên và bị can, mà hai chủ thể tâm lý này có vị trí và
quyền lợi trái ngược nhau. Tuy nhiên, với trọng trách chứng minh tội phạm của
mình, điều tra viên có ưu thế chủ động sử dụng các phương pháp tác động tâm
lý để bị can có sự nhận thức đúng đắn, từ đó có những lời khai trung thực, chính
xác.
1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết để
tác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trung
thực hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được
gọi là hoạt động tác động tâm lý bị can.
9
Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá
trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương
pháp, chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó,
nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ,
có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến hành tác động tâm
lý tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có một
khuôn mẫu chung nào cho từng bị can.
Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các
tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển
biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can
khai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội. [1, tr.129].
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách
đầy đủ, toàn diện
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ ở trong
giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án
hình sự. Cùng với các vật chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lời
khai của bị can là một nguồn chứng cứ quan trọng.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử dụng các
phương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủ
đoạn xảo quyệt nhằm lừa dối điều tra viên. Mặt khác, việc dựng lại nội dung sự
việc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp của tư duy bị can.
Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về những sự kiện quá khứ,
về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ khác mà sự liên hệ này có thể giúp cho
các quá trình tâm lý trở nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn. Nên
khi xem xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách quan. Và
nếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can thích hợp, sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự
kiện cần thiết từ bị can. Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam và đồng bọn thực hiện
10
hành vi phạm tội có tổ chức. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều bị
can rất ngoan cố và liều lĩnh. Bị can Hải “bánh” là một trong số những bị can
đó. Trong suốt 5 tháng 24 ngày ở trại tạm giam, Hải không hề khai báo gì. Hải
biết với việc bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì thời hạn tạm giam
không quá 6 tháng và không được gia hạn thêm. Bởi vậy, các điều tra quyết định
tận dụng 6 ngày còn lại để buộc hắn phải khai. Mặc dù kế hoạch xét hỏi được
xây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải "bánh", các điều tra viên
vẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giết
Dung Hà…" của Hải “bánh”. Đến khi vận dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp
vụ để đấu tranh thì hắn kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được. Đây là trò
“câu giờ” giết thời gian tạm giam mà Hải "bánh" cố tình gây ra. Do nắm bắt
được diễn biến tâm lý của Hải “bánh” nên thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã quyết
định đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫn
của Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà. Nhớ lại lần tiếp nhận Hải "bánh", anh
phát hiện ở dưới bụng của hắn có xăm hình phụ nữ lõa thể nằm sõng soài với
một mũi tên xuyên qua ngực. Vì hình xăm là hình màu, đường nét khá công phu,
tinh xảo nên chắc chắn bức hình ẩn chứa những điều uẩn khúc. Hơn nữa, từ khi
về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá
nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Qua
nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rất
thương con. Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải
"bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2
bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm.
Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận,
hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử
nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra. Theo đúng luật, chỉ còn 72 tiếng
đồng hồ nữa là phải trả tự do cho Hải "bánh". Điều đó càng hối thúc các điều tra
viên phải ra sức đấu trí với Hải…Và cuối cùng, bị can đã quyết định khai báo về
hành vi giết Dung Hà và hành vi phạm tội của đồng bọn. Đây là một chứng cứ
11
quan trọng để từ đó các điều tra viên mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ về
những hành vi phạm tội của Năm Cam và đồng bọn [29].
2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy
những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ
được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan
Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự đối
lập về vị trí và quyền lợi. Điều tra viên là người đại diện cho pháp luật, có
trách nhiệm chứng minh tội phạm nên muốn biết rõ về sự thật khách quan của
vụ án. Còn bị can lại thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo nhưng không thể
nhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ nhầm. Chính vì vậy, việc tác
động tâm lý tới bị can trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết để
điều tra viên có thể thu thập được những thông tin khách quan, toàn diện về
vụ án.
2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho
quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp
luật
Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt động quan
trọng và cơ bản. Hoạt động này là cần thiết và có thể tiến hành được với phần
lớn các loại bị can. Do đó, trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sử
dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạn
chế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi cung. Từ đó, bị
can có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy nghĩ, nhớ lại những tình tiết có
liên quan đến vụ án, đến hành vi phạm tội của mình hay của đồng bọn. Đồng
thời, việc sử dụng những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết
vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được.
3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật
Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân theo,
gồm cả hoạt động tác động tâm lý trong hỏi cung bị can. Trước hết, tác động
12
tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự
1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Theo qui định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng
hình sự 2003: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Và khoản 4
Điều 131 Bộ luật này đã qui định: “Điều tra viên và kiểm sát viên bức cung hoặc
dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại
Điều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự”. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được
qui định tại Điều 3 của Chế độ công tác xét hỏi bị can là: “Nghiêm cấm bức
cung, mớm cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả biến tướng”.
Như vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự đã có những điều khoản qui
định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị
can cũng như trong hoạt động tác động tâm lý bị can. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng cho hoạt động của điều tra viên, đồng thời cũng là để bảo vệ cho quyền lợi
chính đáng của bị can.
3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà điều tra viên phải nắm
vững khi tác động tâm lý tới bị can. Bởi vì, mỗi bị can có một đặc điểm tâm lý
riêng biệt và đặc điểm tâm lý này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tính
cách, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội,…Do đó, khi thực hiện tác động
tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải sử dụng các phương pháp tác động tâm
lý hết sức linh hoạt và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh.
Các phương pháp tác động tâm lý chỉ có hiệu quả khi áp dụng chúng điều tra
viên phải thường xuyên tính đến mọi thay đổi của các phẩm chất nhân cách nói
chung và các trạng thái tâm lý của bị can trong thời điểm bị tác động nói riêng [
3, tr.109].
Do vậy, các điều tra viên cần nắm vững những động cơ tâm lý cản trở sự
hợp tác và những yếu tâm lý tích cực có thể khai thác khi áp dụng tác động tâm
lý đến bị can.
3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can
Tính tích cực, tự giác của bị can luôn được coi là một yếu tố cần thiết,
một điều kiện đặc biệt đảm bảo cho sự tác động tâm lý đạt hiệu quả cao. Khi
13
tiến hành tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, không những điều tra
viên phải chủ động, mà bị can cũng phải có sự tích cực hoạt động tâm lý mới
đảm bảo cho sự thu nhận các thông tin, phân tích đánh giá được tốt. Khi tác
động tâm lý trong hỏi cung bị can, các điều tra viên tạo điều kiện, hướng dẫn bị
can tích cực lựa chọn mục đích và phương thức hành động, giúp họ thấy được sự
cần thiết phải làm thế này mà không nên làm thế khác. Tác giả A.V. Đulôp chỉ
ra rằng: “Khi tiến hành tác động tâm lý, điều tra viên không chỉ chú ý phát hiện
các trạng thái tâm lý của đối tượng, mà còn phải cố gắng khêu gợi cho được
những trạng thái tâm lý tích cực” [5, tr.84]. Mặt khác, nguyên tắc này còn đặc
biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hỏi cung bị can để thúc đẩy tạo
ra các trạng thái hưng phấn của bị can trước những tác động của điều tra viên.
3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can
Nội dung của tác động tâm lý là những thông tin cần tác động đến nhận
thức, tình cảm, ý chí… của bị can. Đó là những thông tin về vụ án, về hoạt động
tội phạm của đối tượng và đồng bọn, những tài liệu cần thiết về nhân thân, về
quan hệ gia đình, xã hội,…. những thông tin về dư luận xã hội, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung tác động phải phù hợp với từng bị can.
Nghĩa là, những thông tin dùng để tác động tới bị can phải là những vấn đề mà
bị can đang quan tâm. Khi bị can tiếp nhận được những thông tin này, họ sẽ phải
suy nghĩ mà thay đổi nhận thức hay quan điểm, thay đổi trạng thái tâm lý hoặc
có sự nỗ lực nhất định trong việc khai báo, trình bày với điều tra viên. Bên cạnh
đó, điều tra viên phải sử dụng lượng thông tin đúng mức, không quá ít hoặc
nhiều cả về nội dung và phương pháp tác động. Đồng thời, điều tra viên phải
theo dõi, nắm bắt các phản ứng ngược chiều của bị can để từ đó có những điều
chỉnh phù hợp.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên có thể sử dụng
nhiều phương pháp tác động khác nhau. Các phương pháp cơ bản và thường hay
được sử dụng như: Phương pháp thuyết phục; Phương pháp truyền đạt thông tin;
Phương pháp ám thị gián tiếp…Mỗi phương pháp tác động có những ưu điểm và
nhược điểm khác nhau, áp dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để có thể
14
sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến bị can đạt hiệu quả cao, điều tra
viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cho mỗi phương
pháp, đồng thời hiểu được các đặc điểm tâm lý của bị can. Ở mỗi giai đoạn
trong quá trình tác động, điều tra viên cần xem xét, đánh giá tác dụng của từng
phương pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tâm lý ở từng bị can.
3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý
Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn là cơ sở kích thích sự hưng
phấn của quá trình nhận thức ở bị can. Những yếu tố này có thể tạo ra thuận lợi
hay cản trở việc tác động của cơ quan điều tra cũng như khả năng tiếp thu thông
tin của bị can.
Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có ảnh hưởng tới tác động tâm lý trong
quá trình điều tra vụ án bao gồm: Thời gian; Chế độ giam giữ; Số lượng người
tham gia trong quá trình tác động tâm lý….Các yếu tố này có thể tạo điều kiện
thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tiến
hành tác động tâm lý tới bị can.
Vì vậy, trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong khi hỏi cung bị
can, điều tra viên cần phân tích và chủ động khai thác các yếu tố có lợi, hạn chế
ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi làm giảm hiệu quả của tác động tâm lý tới bị
can.
3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững
chuyên môn nghiệp vụ
Điều tra viên là người đóng vai trò chủ đạo, điều khiển trong quá trình tác
động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Hoạt động này thành công hay thất
bại, có được hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên. Do
đó, để thực hiện được hoạt động này có kết quả thì đòi hỏi điều tra viên có kiến
thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, mà cần có bản lĩnh vững vàng,
có sự hiểu biết xã hội và đặc biệt có khả năng sử dụng các phương pháp tác
động tâm lý một cách hợp lý.
15
CHƯƠNG II
CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG
BỊ CAN
1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác
động tâm lý
1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện chủ yếu
bởi điều tra viên. Trong hoạt động này, điều tra viên nắm vai trò chủ đạo, quyết
định tới sự thành công hay thất bại. Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể cụ thể,
điều tra viên thường có một số đặc điểm khi tiến hành tác động tâm lý trong hoạt
động hỏi cung bị can. Những đặc điểm tâm lý đó là:
- Điều tra viên thường có trạng thái tâm lý căng thẳng. Đây là một đặc
điểm tâm lý thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can nói
riêng, trong khi giải quyết vụ án nói chung. Bởi vì, trong mỗi buổi hỏi cung thực
sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa điều tra viên và bị can. Điều tra viên
có mục đích tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm thông qua lời khai của bị
can. Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình. Đồng thời,
trong quá trình hỏi cung, điều tra viên luôn phải huy động tối đa khả năng tri
giác, trí nhớ, ý chí, … của mình để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án.
Mặt khác, trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải quan
sát đánh giá thái độ của bị can để có thể điều chỉnh được phương pháp tác động
cho phù hợp.
- Khi hỏi cung bị can, điều tra viên thường có trạng thái bão hoà cảm
xúc. Đây là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích
thích, mất khả năng phản ứng linh hoạt. Nguyên nhân của sự bão hoà cảm xúc
này ở điều tra viên là do:
+ Điều tra viên có sự căng thẳng tâm lý. Điều tra viên phải giải quyết
hàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong
quá trình tiếp xúc với bị can như đánh giá lời khai, sàng lọc tài liệu hay nhanh chóng
16
ra quyết định có liên quan tới hoạt động ngăn chặn, bắt giữ…Do đó, điều tra viên
luôn ở trong tình trạng nỗ lực ý chí cao nhất với tinh thần trách nhiệm cao.
+ Điều tra viên thường xuyên tiếp xúc đối với các sự kiện phạm tội, tiếp
xúc với người phạm tội. Đó có thể là những người lưu manh, xảo quyệt, côn đồ,
hung hãn…. Hay do điều tra viên thường xuyên tri giác hậu quả của tội phạm
như sự đau đớn về thể xác của nạn nhân, trạng thái tinh thần bị hoảng loạn của
họ.
Nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hoà cảm xúc, thì họ sẽ làm việc
máy móc, không hưng phấn. Bởi vậy, tất yếu là trạng thái tâm lý này của điều
tra viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng như
hoạt động nhận thức của điều tra viên đối với vụ án. Vì vậy, trong trường hợp
này, điều tra viên cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soát
hoạt động của bản thân, trở lại trạng thái cân bằng tâm lý.
- Điều tra viên thường có tâm thế định hướng vào những thông tin phù
hợp với dự kiến và mong muốn của mình trong quá trình điều tra vụ án. Với
những thông tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viên
thường xây dựng mô hình tâm lý (bằng hình ảnh, bằng biểu tượng,…) về diễn
biến của hành vi phạm tội cũng như những thông tin cần phải thu thập. Chính vì
vậy, trước mỗi buổi hỏi cung, điều tra viên thường có kế hoạch giải quyết một
nhiệm vụ, một vấn đề nào đó liên quan đến vụ án. Từ đó, điều tra viên có thể
chủ động sàng lọc các thông tin thu được, xây dựng hệ thống các câu hỏi để bị
can khó có thể khai nhỏ giọt, dài dòng. Tuy nhiên, tâm thế này của điều tra viên
có thể dẫn đến những hạn chế sau:
+ Điều tra viên có thể kém tinh nhạy với những thông tin mới bị can khai,
mà những thông tin này không liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, những thông tin
này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Tâm thế này của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến không khí của buổi
hỏi cung. Khi bị tâm thế này chi phối, điều tra viên thường có xu hướng chờ đợi
những thông tin mình mong muốn. Tuy nhiên bị can lại nói tới những thông tin
mà điều tra viên không quan tâm hay không quan trọng. Do đó, điều tra viên có
17
thể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ ra
ngang bướng trong buổi hỏi cung. Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thông
tin mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lòng, thoả mãn. Nếu bị can
nhận thấy được thái độ này của điều tra viên, thì họ sẽ có sự tính toán trong lời
khai nhằm dẫn dắt tư duy của điều tra viên. Do vậy, trong hoạt động hỏi cung bị
can, điều tra viên tuyệt đối không để lộ thái độ của mình cho bị can nhận thấy.
- Điều tra viên có tâm thế khai thác thông tin buộc tội bị can. Điều tra
viên thường có tâm thế này là do:
+ Bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố. Việc làm này của cơ
quan điều tra là có cơ sở. Bởi vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung
bị can là hỏi cung người có tội.
+ Khi hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau
về quyền lợi và vị thế. Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệm
chứng minh tội phạm. Còn bị can lại thường có thái độ che giấu hành vi phạm
tội của mình. Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra viên thường hay có tâm thế hướng
vào việc khai thác những thông tin buộc tội bị can. Do đó, những thông tin có ý
nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm.
1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can
Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người đã bị khởi tố về
mặt hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến
khách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố và
áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, bị can
cũng là con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý nhất định. Và những đặc
điểm tâm lý này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Những yếu tố chi phối
tới đặc điểm tâm lý của bị can gồm:
- Tính chất của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của bị can thường để
lại hậu quả nhất định. Hành vi phạm tội của bị can xâm hại đến khách thể nào,
với lỗi cố ý hay vô ý, …đều được ghi dấu trong tâm lý cũng như ảnh hưởng đến
thái độ, trạng thái tâm lý của họ. Bị can sẽ thành khẩn khai báo nếu họ phạm tội
18
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vô ý, khung hình phạt
thấp,…vì họ nhận thức được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của
pháp luật. Ngược lại, nếu bị can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm
tội gây hậu quả nghiêm trọng,…thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định không chịu
khai báo. Thực tế cho thấy, hỏi cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ
trái phép chất ma tuý thường gặp khó khăn. Bởi vì, khung hình phạt của loại tội
này rất nghiêm khắc nên bị can thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt. Ví dụ, trong
vụ án bị can Trịnh Nguyên Thuỷ và đồng bọn phạm tội sản xuất và buôn bán trái
phép chất ma tuý thì nếu tính cả giai đoạn thứ nhất của vụ án, thì đây đã là ngày
thứ mấy trăm các anh phải "lặn ngụp" với các đối tượng ma túy - những người
vốn dĩ liều lĩnh, ngoan cố và có không ít thủ đoạn đối phó như chối tội, gạ gẫm
hối lộ, "câu giờ" hỏi cung, nghe ngóng…[30]. Hay đối với những vụ án xâm
phạm an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể thì 81,3% bị
can ngoan cố không chịu khai báo [2, tr.94]. Bởi vậy, khi tiến hành hoạt động
hỏi cung bị can, các điều tra viên phải linh hoạt, xác định được những yếu tố chi
phối đến đặc điểm tâm lý tiêu cực của bị can.
- Tình huống bị bắt và bị giam giữ. Đây là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của bị can. Bị can bị bắt ở đâu, vào thời điểm nào, lúc đó
bị can đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong…Sau khi bị bắt, bị can bị
giam giữ ở đâu, chế độ giam giữ ra sao, …tất cả đều tác động tới tâm lý của bị
can. Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang, bị bắt trong trường hợp truy
nã, …đều có đặc điểm tâm lý đặc trưng. Bởi vì, những yếu tố này đều là những
biến cố lớn trong cuộc đời bị can.
- Những chứng cứ chứng minh hoạt động tội phạm của bị can mà cơ quan
điều tra đã thu thập được. Những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được
về hành vi pham tội của bị can cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của bị can.
Trong hoạt động điều tra nói chung và trong hoạt động hỏi cung nói riêng, trách
nhiệm của điều tra viên là thu thập chứng cứ, chứng minh hoạt động tội phạm
của bị can. Tuy nhiên, nếu bị can nhận thức được rằng tiến trình điều tra của các
19
điều tra viên đang gặp khó khăn thì sẽ không chịu khai báo hoặc khai báo nhỏ
giọt. Nhưng ngược lại, nếu điều tra viên đã thu thập được đầy đủ chứng cứ buộc
tội bị can thì họ sẽ thành khẩn khai báo. Ví dụ, trong vụ án phạm tội mua bán
trái phép chất ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn. Bị can Nguyễn Văn
Quyết biết rằng, cơ quan điều tra còn thiếu thông tin về hành vi phạm tội của
mình nên suốt hai tháng đầu đã thách thức và trả lời với điều tra viên rằng: “Các
ông bắt tôi mà không có căn cứ, đố các ông làm gì được tôi. Còn những lời khai
của đứa khác, tôi không tin” [24].
- Các chỗ dựa bên ngoài của bị can. Đây là một trong những yểu tố chi
phối sâu sắc tới đặc điểm tâm lý của bị can. Đó là những mối quan hệ cá nhân
được hình thành trước đây khi bị can còn tự do ngoài xã hội: Quan hệ gia đình,
thân quen, ô dù, cũng có thể không có mối quan hệ nào nhưng bị can vẫn hi
vọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có quyền để họ can thiệp. Đặc
điểm này đặc biệt được thể hiện rõ ở các bị can phạm tội tham nhũng, phạm tội
kinh tế, …Ví dụ, trong vụ án Năm Cam, trong suốt thời gian gần 7 tháng, bị can
Hải “bánh” luôn tin vào lời hứa của Năm Cam trước đó: “Nếu có chuyện gì dính
dáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo”, nên Hải “bánh” kiên quyết không khai báo.
Nhưng sau đó, Hải biết rằng, anh Năm không lo cho mình được, mà còn nói
rằng : “Anh không dính dáng gì đến việc này, chú mày làm được thì chú mày tự
lo”. Lúc này, Hải hết hi vọng vào sự trợ giúp của các thế lực bên ngoài. Lợi dụng
tình thế lúc này, điều tra viên đã tiến hành tác động tâm lý đến Hải và làm cho Hải
chuyển đổi thái độ khai báo [29].
Chính vì vậy, khi tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều
tra viên cần đập tan thái độ ảo tưởng, hi vọng của bị can vào những mối quan hệ
bên ngoài. Đồng thời, trong từng trường hợp cụ thể, điều tra viên có thể sử dụng
các mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can để tác động đến họ làm chuyển biến
thái độ khai báo của bị can.
- Đặc điểm nhân cách của bị can. Hệ thống các quan niệm, lí tưởng sống,
khí chất, tính cách, và cảm xúc của bị can cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm tâm
20
lý của họ. Mỗi bị can có đặc điểm nhân cách khác nhau. Có bị can có khí chất
ưu tư thì thường có tâm trạng lo sợ, thất vọng cho rằng mình không còn tương
lai, cuộc đời như vậy là chấm dứt. Kết quả điều tra cho thấy 25,8 % các bị can
phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối với
những người thân trong gia đình và 31,5% số bị can không khai báo là do động
cơ này chi phối [2, tr.207].
Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị can
Đinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định không khai báo sợ liên lụy
đến gia đình. Nhưng bị can là người rất thương con. Hiểu được điều này, nên
điều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị,
thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vận
chuyển hêrôin của chị, nếu chị ra toà thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ.
Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi các
cháu…”. Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dung
bưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai ra
hành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g.
- Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy những bị
can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,
thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên. Còn
những đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi của
mình nên dễ dàng khai báo hơn.
- Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên. Trong
điều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác. Khi tiếp xúc với
điều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phong
cách và trình độ của điều tra viên. Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độ
cũng như lời khai của họ. Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phong
cách đàng hoàng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng
lúc và phù hợp với trình độ của bị can. Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đối
21
với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 % số bị can khai báo thiếu tích
cực do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208].
Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trong
nhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm
lý sau đây:
- Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 % số điều tra
viên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111]. Ở những bị
can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thức
được sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữa
sai lầm của mình. Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằng
mình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận. Trong
hoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong
trạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn
định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Các
trạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý
giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các
biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ. Ví dụ: Khi tiến
hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma
tuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất. Giai đoạn lúc Tám bị
bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiên
quyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng
linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam. Khi tới nơi
thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát
[24].
Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem
xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của
bị can. Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị
can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo. Mặt khác, điều tra viên cần tìm
cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái
22
thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụ
của cuộc hỏi cung.
- Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc
điểm khác của bị can. Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu
diếm, hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên.
Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng. Tâm lý này
kìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình
mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt. Điều này thể hiện ở việc bị
can thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác
định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn.
Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất
mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt. Bị can thường khai
những vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồng
bọn của chúng đã khai rõ. Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâm
phạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo là do sợ bị trừng
phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94].
- Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên. Khi bị tam giam, bị can
thường có hai khuynh hướng đối lập nhau. Một mặt, bị can thường muốn tiếp
xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên.
Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìm
cách đối phó với điều tra viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mong
muốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bàn
bạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can. Bị
can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến
điều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ.
Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chung
là được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia. Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ
rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúc
nhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39].
23
2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho
bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn
đề có liên quan đến họ. Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp
với yêu cầu của hoạt động hỏi cung. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ,
lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động
vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó.
Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của
điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn,
thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật
tố tụng hình sự. Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệt
với mọi trường hợp, với mọi bị can. Ví dụ: Bị can L. trong tổ chức Lực lượng
phục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L. cho rằng
chắc chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai. Điều tra viên đã dùng
nhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chính
sách khoan hồng để phân tích, giáo dục. Đặc biệt, điều tra viên đã lấy những
điển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có quá trình chống đối cách
mạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng và
giải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải. Từ thực
tế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can
L. có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L. [2, tr.227].
Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc
làm không hề đơn giản. Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mục
đích và có kế hoạch. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi
điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ
chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Mỗi bị can đều có nét
tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:
Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậu
24
quả của hành vi phạm tội …Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số
nguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoan
hồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can không nên tiến
hành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can. Đồng thời, điều tra viên phải dùng
nhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạ
đàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Ngoài ra, điều tra viên
phải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cán
bộ trại tạm giam hay người thân của bị can. Ví dụ: Trong vụ án bị can Bình
phạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phục
đến bố mẹ của bị can. Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Sau khi
thực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội. Vừa ráo riết tiến
hành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tác
động đến gia đình đối tượng. Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bình
đều là những người nông dân chất phác, yêu thương con. Các anh đã đến phân
tích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú để
hưởng khoan hồng của pháp luật. Lúc đầu, gia đình Bình im lặng. Sau đó, chính
người mẹ nông dân luôn một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đã
chủ động tìm đến cơ quan Công an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm con
trai. Từ sáng 8/11, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ của
Bình đã lên Hà Nội thông qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta. Đến đêm
8/11 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con. Nước mắt chan chứa trên gương
mặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình để
khuyên con trở về đầu thú [27].
- Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế
xã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải
chính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng
thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm
25
của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũng
như gợi được những suy nghĩ mới ở họ.
- Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm
vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công
tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can.
Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã
hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồng
thời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin
ngược chiều từ phía bị can.
2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ra
những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội. Từ đó làm xuất hiện ở bị can
những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành
khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội. Những thông tin mà điều tra viên sử
dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường,
các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của
quần chúng nhân dân.
Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin
không đúng pháp luật;
- Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can;
- Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bị
can quên hoặc nhầm lẫn;
- Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can. Trong
trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theo
phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bị
can mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục.
Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa
hàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương
26
Ngọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh
Quảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp
khác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12].
Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặc
biệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn những
thông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can. Khi bị can
đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan,
chán nản thì không sử dụng phương pháp này. Nếu điều tra viên truyền đạt
thông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đó
đúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết”. Gặp những trường hợp này,
tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can
trở lại cuộc sống hiện tại.
- Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếp
đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can không
thể thờ ơ mà phải suy nghĩ. Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho
bị can có những phản ứng cần thiết. Để làm được điều này, điều tra viên không
được sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đang
được xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, không
tin tưởng điều tra viên.
- Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, về
thời điểm tác động cũng như nội dung tác động. Khi bị bất ngờ, bị can phải
nhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báo
gian dối. Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên
sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực. Ngược
lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biết
trước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó.
- Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất và
lượng. Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giật
27
mình”, bị can sẽ thay đổi thái độ mà khai báo thành khẩn. Ví dụ: Trong vụ án bị
can Trịnh Minh Thực phạm tội giết người và hiếp dâm. Điều tra viên sử dụng
phương pháp này đã đạt hiệu quả cao. Ban đầu, bị can chỉ thừa nhận rằng, mình
đã thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy
nhiên, các điều tra viên không bằng chấp nhận kết quả đó. Chỉ qua ngày mùng 1
Tết cho đối tượng nghỉ ngơi, các điều tra viên của Phòng, mà trực tiếp là Đội
trưởng Hoàng Văn Học, lại tiếp tục những ngày ăn Tết trong trại với bị can. Tuy
Thực đã nhận tội giết người nhưng kinh nghiệm và lương tâm của người làm án
không cho phép các anh bằng lòng với những kết quả đã thu được. Trong ngày
Tết, các anh tiếp tục đấu trí với bị can Thực. Ngày hỏi cung đầu tiên của năm
mới, khi cho Thực nhâm nhi chút đồ ăn ngày Tết, đột ngột, điều tra viên nhìn
xoáy vào mắt Thực và hỏi: "Ai cào tay anh mà nhiều vết xước thế?". Thực, tuy
là người lì lợm, cũng giật nảy người và nói: "Thằng Tuấn, bạn cháu gặp ở quán
bi-a tối 14/2 nó cào". Đứa bạn mà Thực khai cào hắn lập tức được các điều tra
viên gọi hỏi, nó ngơ ngác trả lời có gặp Thực nhưng chỉ chào nhau rồi đi luôn,
có va chạm gì đâu. Từ lời khai rất khách quan trên, các điều tra viên tiếp tục
quay lại đấu tranh với Thực. Cuối cùng, với những chứng cứ mà điều tra viên
đưa ra, bị can đã phải khai nhận hành vi phạm tội của mình [28].
- Đồng thời, trong quá trình truyền đạt thông tin tới bị can, điều tra viên
cần chú ý quan sát biểu hiện thái độ cảm xúc của bị can như nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ,…hoặc những biểu hiện bên ngoài của hệ thần kinh thực vật của bị can
để đánh giá đúng tâm lý của họ. Trong trường hợp này, bên cạnh việc đưa ra
những thông tin cần thiết, điều tra viên có thể kết hợp với việc thuyết phục bị
can.
2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp
Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý mà trong
đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện về đời tư, về những
điều bí mật của bị can nhằm làm cho bị can ý thức được rằng: Những vấn đề đó
mà điều tra viên còn biết thì những vấn đề liên quan tới vụ án, hành vi phạm tội
28
của mình chắc chắn điều tra viên cũng sẽ biết được, tốt nhất là khai báo sự thực
để hưởng lượng khoan hồng.
Trên thực tế, sau khi bị bắt vào trại tạm giam do chế độ quản lý của trại,
bị can khó có thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gì
có liên quan đến hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, bị can nghĩ rằng, nếu
những thông tin về đời tư của họ mà điều tra viên biết được thì cũng sẽ hiểu rõ
hành vi phạm tội của mình, tốt nhất nên thành khẩn khai báo.
Ví dụ: Trong vụ án bị can Trần Hùng Sơn phạm tội tham nhũng tại huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bị can Sơn đã có hành vi chỉ đạo phó giám đốc công
ty là Nguyễn Văn Minh quyết toán “khống” nhiều công trình trong dự án phát
triển kinh tế-xã hội Mường Tè để lấy tiền. Sau khi bị khởi tố và đưa vào trại
giam, Sơn luôn có thái độ cực kì ngạo mạn, nêu đủ các điều kiện như: Thứ nhất,
là không làm việc với Công an Lai Châu mà chỉ làm việc với điều tra viên của
Bộ công an vì có những vấn đề quá lớn mà công an tỉnh không với tới được.
Thứ hai, là ngủ trong buồng giam phải có đệm, ăn sáng phải có phở, được uống
cà phê và tắm nước nóng…Không có được những điều ấy thì hắn sẽ không nói
một lời. Vì tin rằng cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của
hắn cũng như hi vọng vào sự mua chuộc đồng chí lãnh đạo công an tỉnh nên
trong các buổi hỏi cung, Sơn chỉ toàn kể về công lao của hắn với Lai Châu,
không chịu khai gì hết. Đúng lúc này, Công an tỉnh Lai Châu tìm được việc quái
gở của Sơn (vào năm 1983) đó là đào mộ người chết bị sét đánh chết (cô Vũ Thị
Lê) lấy xương mang sang Lào để nấu cao (mà hắn tin chắc rằng vụ này không
bao giờ bị phát hiện vì những tên mà Sơn thuê đào trộm đã chết hết). Trong buổi
cung sau, thay vào việc hỏi thẳng về hành vi phạm tội của Sơn trong dự án
Mường Tè, điều tra viên hỏi về chuyện bộ xương của cô Lê, Sơn tái mặt, gục
đầu xuống bàn, lặng đi một lúc lâu và thốt lên “cô ta báo oán đây mà. Từ hôm
đó Sơn khai rông rốc những hành vi phạm tội của hắn” [23].
Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải chú ý tới
những yêu cầu sau:
29
- Khi sử dụng những thông tin để ám thi gián tiếp, điều tra viên không nên
sử dụng những thông tin có tính chất chế giễu, kích động hoặc động chạm đến
lòng tự ái, tín ngưỡng,…của bị can. Bởi vì, những thông tin đó sẽ làm cho bị can
có những phản ứng tiêu cực gây nên trở ngại cho việc thiết lập tâm lý giữa điều
tra viên với bị can. Mặt khác, điều tra viên cũng không nên sử dụng những thông
tin quá rõ ràng hoặc mới xảy ra. Việc sử dụng những thông tin thuộc dạng này
của điều tra viên sẽ làm cho bị can nhận thấy sự hạn chế thông tin ở điều tra
viên.
- Trong quá trình sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải tỏ thái độ
tích cực, nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Đồng thời, điều tra viên nên tỏ ra là biết
hết về bí mất đời tư, cũng như hành vi phạm tội của bị can, khiến cho bị can
nhận thấy được rằng điều tra viên đã có quá trình tìm hiểu rất kĩ về mình, và tốt
nhất là bị can nên thành khẩn khai báo.
2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy
Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm
lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những nhiệm
vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải
quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những
thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu.
Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần
phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn. Bản chất của phương
pháp này là bằng việc nêu ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khi
trả lời sẽ phải liên hệ với các sự kiện thực tế, tức là hướng cho tư duy của bị can
luôn phải định hướng tới sự thật, không thể đưa ra những lời khai gian dối, qua
đó cũng làm cho họ nhận thấy rằng không thể cứ bám lấy cách suy nghĩ, khai
báo như cũ. Nói cách khác, phương pháp này thể hiện ở việc đặt ra nhiệm vụ
định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở bị can. Từ đó, bị can dần dần bị
dẫn dắt đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời giúp
họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư
duy bao gồm những dạng sau:
30
- Dạng thứ nhất: Điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể chi tiết để
xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai nhận về các sự
kiện. Điều tra viên sẽ đặt ra các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thể mà
nếu các sự kiện đó không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng túng và đưa ra những
câu trả lời mâu thuẫn. Từ đó, bị can hiểu được sự khai báo gian dối là không lừa
dối được điều tra viên. Ví dụ: N.V.A. là bị can trong vụ án giết người. Tuy
nhiên, N.V.A. tạo ra tình huống ngoại phạm bằng cách khai với cơ quan điều tra
rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, N.V.A. đang chơi tại nhà B.. Do có sự thống
nhất trước với B. nên B. đã thừa nhận. Điều tra viên đã sử dụng phương pháp
đặt và thay đổi vấn đề tư duy đến A. bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi đối với A.
như: A. đến nhà B. lúc mấy giờ? Bằng phương tiện gì? Ai ra mở cửa cho A.? A.,
B. ngồi ở đâu? Đồ đạc trong nhà bày biện như thế nào? Thông qua cách tác động
này, điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị can và buộc họ
phải từ bỏ thái độ khai báo gian dối.
- Dạng thứ hai: Điều tra viên đưa ra câu hỏi cho bị can, buộc bị can khi
trả lời những câu hỏi đó phải liên tưởng đến hành vi phạm tội hoặc hành vi che
giấu tội phạm của mình. Từ đó, bị can cũng hiểu rằng cơ quan điều tra biết hết
sự kiện tội phạm của mình.
- Dạng thứ ba: Điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị
của bị can, khiến cho bị can trở nên lúng túng không thể sử dụng những câu hỏi
giả tạo đã chuẩn bị trước. Ví dụ: Trong vụ trộm cắp 12 viên kim cương của bà H
ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, hướng điều tra nhằm vào bà B là người giúp
việc của bà H. Khi bắt đầu hỏi cung, điều tra viên không hỏi “Có phải chị đã lấy
12 viên kim cương đó không?” mà lại hỏi “Chắc 12 viên kim cương đó phải có
giá mấy trăm triệu chứ chẳng ít”. Ngay lập tức bà B cãi “Làm gì đắt giữ vậy, cao
lắm chỉ hơn một trăm triệu đồng là cùng”. Điều tra viên tiếp tục hỏi “Hơn một
trăm triệu đồng không nhiều à? Liệu chị đã có số tiền ấy chưa?”, “Tôi đã từng
có số tiền lớn như vậy” - bà B trả lời. Qua những câu trả lời này, điều tra viên
thấy bà B quan tâm một cách bất bình thường đến giá cả của 12 viên kim cương.
Từ đó, điều tra viên tiếp tục đấu tranh khai thác bà B buộc B phải nhận tội [24].
31
Các trường hợp thường được điều tra viên sử dụng phương pháp đặt và
thay đổi vấn đề tư duy là:
- Khi bị can quên một số tình tiết của vụ án;
- Cần làm cho bị can thay đổi thái độ, lập trường để họ xem xét đánh giá,
hành vị xử sự của bản thân;
- Khi bị can khai báo gian dối, không đúng sự thật.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên cần phân biệt
trường hợp bị can cố ý khai báo gian dối với trường hợp bị can có khả năng diễn
đạt kém trong trạng thái tinh thần không bình tĩnh. Để việc áp dụng phương
pháp này có hiệu quả, điều tra viên cần có kế hoạch trước. Tức là điều tra viên
nên thiết kế một bảng câu hỏi chi tiết và có tính logic để dẫn dắt bị can tới sự
thừa nhận lời khai của mình là không đúng sự thật.
2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp hai
chiều giữa điều tra viên và bị can. Hay là sự thể hiện quan hệ tương tác giữa
điều tra viên với bị can của vụ án, trong đó điều tra viên tiếp xúc tác động, đấu
trí với bị can, làm cho bị can khai báo [ 13, tr.169].
Như vậy, trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo,
phối hợp tác động và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật
khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can là đối tượng bị tác động, thực hiện các
nghĩa vụ do điều tra viên đặt ra một cách thụ động. Do đó, để đạt được các mục
đích của hoạt động hỏi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển tâm lý giữa họ
với bị can.
Khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải quan sát biểu hiện bên
ngoài của bị can (nét mặt, cử chỉ,..) để nắm bắt tâm lý của từng bị can và có
phương pháp xét hỏi cho phù hợp. Ví dụ: Trong vụ án, bị can Đinh Hồng Phong
phạm tội giết người, điều tra viên đã hỏi bị can về chiếc dép (bị can đã làm rơi ở
hiện trường). Khi các điều tra viên hỏi đến chiếc dép, mặt Phong liền biến sắc.
Các điều tra viên quan sát thấy điều này liền tiếp tục đấu tranh giải quyết tư
tưởng cho bị can. Cuối cùng bị can đành cúi đầu nhận tội [31].
32
Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là phương pháp tác động tâm
lý, nhưng đồng thời cũng là kĩ năng giao tiếp của điều tra viên trong hỏi cung bị
can. Ngoài ra, phương pháp này còn đạt hiệu quả cao hơn nếu như được áp dụng
cùng với các phương pháp tác động tâm lý khác.
Trên đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến thường được sử dụng
trong hoạt động hỏi cung bị can. Mỗi phương pháp có hoàn cảnh, điều kiện áp
dụng cũng như những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để sử dụng các phương pháp
này một cách có hiệu quả khi hỏi cung bị can đòi hỏi điều tra viên cần nằm rõ
những đăc điểm của từng phương pháp tác động. Đồng thời, trong quá trình thực
hiện tác động, điều tra viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với
nhau.
3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
T¸c ®éng t©m lý trong ho¹t ®éng hái cung bÞ can
kh«ng phải lµ mét ho¹t ®éng riªng lÎ, ®¬n gi¶n mµ lµ
mét ho¹t ®éng phøc t¹p, trong ®ã nã gåm nhiÒu giai
®o¹n kh¸c nhau. Do ®ã, muèn tiÕn hµnh ho¹t ®éng nµy
cã hiÖu qu¶, c¸c ®iÒu tra viªn cÇn lËp kÕ ho¹ch mét
c¸ch cô thÓ, khoa häc tr-íc khi tiÕn hµnh tiÕp xóc
t©m lý tíi bÞ can. Nh- vËy, việc nghiªn cøu qui tr×nh
t¸c ®éng t©m lý bÞ can lµ v« cïng quan träng. Qui
tr×nh nµy gåm c¸c giai ®o¹n sau:
3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý
3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện
Đây là giai đoạn tiền đề cho cả quá trình tác động tâm lý tới bị can. Do
đó, để thực hiện có hiệu quả quá trình này điều tra viên cần thực hiện tốt ngay từ
giai đoạn này. Trong giai đoạn này, phải căn cứ vào mục đích tác động tâm lý,
tính chất của bị can mà phân công điều tra viên tiến hành tác động tâm lý cho
phù hợp.
Trong trường hợp bị can tự thú, có thái độ khai báo thành khẩn thì chỉ cần
bố trí một điều tra viên. Bởi vì, trong những trường hợp này, điều tra viên có
33
nhiệm vụ tạo ra các trạng thái tâm lý tích cực nhằm tao ra sự ổn định tâm lý cho
bị can để họ có trạng thái tâm lý ổn định, bình tĩnh khai báo đầy đủ, chính xác
các sự kiện phạm tội.
Còn trong trường hợp bị can có thái độ khai báo gian dối, ngoan cố đến
cùng thì khi tiến hành tác động tâm lý cần bố trí hai điều tra viên. Tác động tâm
lý trong trường hợp này là dạng phổ biến nhất. Trong quá trình khai báo, sự
ngoan cố là một đặc trưng của bị can. Mặt khác, các xung đột xuất hiện trong
hỏi cung là do tính chất cưỡng chế của mối quan hệ giữa bị can và điều tra viên.
Điều tra viên nhằm làm thay đổi động cơ tiêu cực, xoá bỏ những nguyên nhân
kìm hãm sự khai báo, những ý đồ man trá hay che giấu tội lỗi của bị can. Trong
đó, một điều tra viên thực hiện tác động, một người quan sát các biểu hiện tâm
lý của bị can và phối hợp tác động tác động với người thứ nhất. Điều tra viên
được phân công thực hiện tác động phải là người có năng lực chuyên môn, nắm
vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có khả năng
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra nói chung cũng như kế hoạch
tác động tâm lý nói riêng. Nếu điều tra viên có sử dụng các chủ thể khác cùng
tham gia tác động tâm lý thì phải tính toán, lựa chọn những người thực sự có tác
dụng khi tiếp xúc, tác động đối với bị can. Phải giáo dục, bồi dưỡng chu đáo về
nội dung và cách thức tác động cho họ. Phải lưu ý khắc phục những hạn chế khi
sử dụng các chủ thể khác vào quá trình tác động tâm lý.
3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can
Các tài liệu cần thiết nghiên cứu: Hồ sơ vụ án, nhân thân bị can cũng như
các quan hệ, điều kiện và hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý, cũng như các tài
liệu khác có liên quan…
Các đặc điểm tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu:
- Nhu cầu, hứng thú, quan điểm cũng như lý tưởng sống của bị can. Nhất
là các quan điểm chống đối, sự bất mãn hay thái độ tiêu cực…
- Các tri thức, năng lực, kinh nghiệm đã hình thành ở bị can như trình độ
chuyên môn, vốn sống thực tế…
- Những đặc điểm về tính cách, các thói quen tốt và xấu.
34
- Những đặc điểm về cảm xúc - ý chí: Có bản lĩnh kiên định hay không ổn
định? Các trạng thái tình cảm trong quá trình bị giam giữ, hỏi cung hay khi tiếp
xúc với điều tra viên…
- Đặc trưng khí chất của người bị tác động: Nóng nảy, bỡnh thản, hăng
hỏi hay ưu tư?
- Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá đầy đủ về người bị tác động tâm lý, trong
quá trình nghiên cứu cần chú ý đến các vấn đề sau: Vấn đề dân tộc của người bị
can, vấn đề lứa tuổi và giới tính, phong tục tập quán, thói quen…
Còn phương pháp nghiên cứu, phát hiện tâm lý bị can: Phương phỏp quan
sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm tự nhiên, phương pháp
nghiên cứu sản phẩm của hoạt động.
3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý
Kế hoạch tác động tâm lý có thể được xây dựng chung với kế hoạch điều
tra vụ án hoặc xây dựng riêng cho từng trường hợp tác động tâm lý. Kế hoạch
tác động tâm lý phải gồm các nội dung sau:
- Xác định mục đích tác động tâm lý: Tác động tâm lý nhằm thay đổi
trạng thái tâm lý tiêu cực, thuận lợi cho quá trình hỏi cung hay nhằm mục đích
củng cố thái độ tâm lý tích cực để bị can khai báo đầy đủ, chân thật.
- Xác định tình huống tác động: Có xung đột hay không có xung đột? Có
thái độ tích cực, hợp tác hay tiêu cực, bất hợp tác?...
- Dự kiến trình tự tác động tâm lý: Điều tra viên lập kế hoạch dự kiến sử
dụng nội dung tác động nào trước, nội dung nào sau..
- Lực lượng tham gia tác động tâm lý: Điều tra viên nào là người đóng vai
trò tác động chính, điều tra viên nào đóng vai trò phối hợp? Có sử dụng chủ thể
nào phối hợp tác động tâm lý hay không?
- Các nguồn thông tin được sử dụng để tác động: Các tài liệu, chứng cứ
của vụ án, đường lối chính sách của Đảng, các qui định của Nhà nước, các tình
huống, quan hệ…dự kiến sẽ sử dụng để tác động.
- Sử dụng phương pháp tác động nào: Sự kết hợp giữa các phương
pháp này đối với nhau, phương pháp nào tác động trước, phương pháp nào
tác động sau…
35
Kế hoạch tác động có thể thay đổi theo trường hợp nào, bổ sung nội dung và
cách thức tác động tâm lý phù hợp với từng quá trình thực hiện tác động tâm lý.
3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác
động tâm lý
Đây là phương tiện để điều tra viên tiến hành tác động tâm lý đến bị can.
Những yếu tố này bao gồm:
- Địa điểm và thời gian thực hiện tác động tâm lý: Tại phòng làm việc hay
tại nơi xảy ra vụ án? Nơi ở hay nơi làm việc của bị can…Điều tra viên cần chọn
địa điểm và thời gian thuận lợi cho việc tiếp xúc tâm lý tới bị can, giúp bị can có
trạng thái tâm lý tích cực nhất để tiến hành tác động.
- Các tài liệu dùng để tác động tâm lý tới bị can như: Tranh ảnh, vật
chứng, tài liệu phản ánh các hiện tượng có liên quan đến vụ án hoặc chứa đựng
đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước…
- Các phương tiện kĩ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động tác động tâm
lý như: Máy ảnh, máy ghi âm,…
3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý
3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can
Trước hết, điều tra viên đưa bị can đến đúng địa điểm đã định trước, sau
đó xác định tên của người đó.
Tiếp theo, điều tra viên thực hiện giao tiếp tích cực giữa hai bên chủ thể
của quá trình tác động. Điều tra viên nên xây dựng bầu không khí tâm lý và gây
ấn tượng phù hợp với mục đích của cuộc tác động, đồng thời tìm hiểu các vướng
mắc tâm lý không có lợi cho cuộc tác động tâm lý.
Sau đó, điều tra viên nên giải thích quyền và nghĩa vụ cũng như trách
nhiệm của bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng quy định bị can có
quyền “được giải thích về quyền và nghĩa vụ”. Việc làm này của điều tra viên
vừa góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị can, cũng như giúp họ có thái
độ xử sự phù hợp.
36
Nếu là cuộc tác động tâm lý tiếp theo thì phải tuỳ theo kế hoạch tác động
đã định mà mở đầu tiếp xúc tâm lý và giải thích cho phù hợp.
3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã
định
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử
dụng cơ bản sau đây: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông
tin, phương pháp ám thị gián tiếp, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư
duy…Mỗi phương pháp này có một đặc điểm riêng, cũng như có hoàn cảnh áp
dụng riêng. Do đó, khi lập kế hoạch sử dụng phương pháp nào điều tra viên cần
nghiên cứu kĩ lưỡng về các vấn đề của bị can như: Khí chất, tớnh cỏch, nhu cầu,
năng lực, lối sống,…
Nếu bị can vì tin rằng điều tra viên chưa có chứng cứ, tài liệu chứng
minh tội lỗi của chúng thì điều tra viên cần tấn công bằng những thông tin
chính xác về hành vi tội phạm của bị can, hoặc sử dụng phương pháp ám thị
gián tiếp.
Nếu bị can còn hi vọng, trông chờ vào bên ngoài, điều tra viên cần bịt kín
mọi kẽ hở, không để cho bị can có điều kiện thông tin ra bên ngoài. Một mặt,
điều tra viên chứng minh cho bị can thấy được sự chờ đợi vô ích, mặt khác sử
dụng phương pháp thuyết phục để bị can nên thành khẩn khai báo.
Còn trong các tình huống tác động tâm lý nhằm thay đổi động cơ tiêu cực
của bị can, cần nhấn mạnh các phương pháp: Phương pháp thuyết phục, phương
pháp truyền đạt thông tin, và phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy. Còn ở
tình huống tác động tâm lý tạo ra các trạng thái thuận lợi, kích thích hoạt động
tác động tâm lý tích cực của bị can thì chủ yếu sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thụng tin.
3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can
Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên vừa thực hiện
việc tác động tâm lý, vừa quan sát thái độ, biểu hiện của bị can. Khi nhận được
những tác động từ phía điều tra viên, bị can sẽ có sự thay đổi nhất định về trạng
thỏi tâm lý. Những thay đổi này của bị can sẽ thể hiện ra bên ngoài. Nên mọi
37
biểu hiện bên ngoài của bị can phải được ghi nhận cụ thể, chi tiết. Mặt khác,
việc quan sát này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình tác
động tâm lý. Điều tra viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để ghi nhận các
biểu hiện, thái độ bên ngoài của bị can. Tuy nhiên, việc sử dụng những phương
tiện hỗ trợ này phải cẩn trọng kín đáo vì việc làm này nếu bị can phát hiện sẽ có
thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bị can và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của cuộc hỏi cung.
3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động
Việc làm này được chia thành gồm hai hoạt động:
- Phân tích, đánh giá sơ bộ: Hoạt động này được thực hiện sau mỗi tác
động để kịp thời điều chỉnh những tác động tiếp sau.
- Phân tích, đánh giá tổng hợp: Hoạt động này được thực hiện sau khi tiến
hành đầy đủ các tác động nhằm đánh giá kết quả của hoạt động tác động tâm lý
tới bị can. Từ đó, điều tra viên có những thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả
cao hơn nữa trong tác động tâm lý tới bị can.
3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động
Trong quá trình tác động tâm lý đến bị can, điều tra viên có thể điều chỉnh
kế hoạch tác động dựa vào diễn biến của quá trình tác động cũng như biểu hiện
phản ứng của bị can sau khi đã nhận được những tác động tâm lý trước đó của
điều tra viên. Sự điều chỉnh kế hoạch tác động có thể theo các chiều hướng sau:
- Tăng cường hay giảm bớt nội dung tác động;
- Thay đổi phương pháp tác động;
- Điều chỉnh lại chủ thể tác động: thay đổi điều tra viên, sử dụng các
phương tiện tác động tâm lý khác, sử dụng các mối quan hệ khác của bị can.
3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý
Vai trò chủ yếu khi thực hiện tác động tâm lý là điều tra viên. Điều tra
viên bằng năng lực của mình và sự phân tích có tình, có lí sẽ từng bước thay đổi
nhận thức và chuyển hoá các động cơ của bị can. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ này, điều tra viên phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan điều tra,
38
kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, nhất là về những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, để
điều chỉnh tác động phù hợp.
Khi sử dụng các chủ thể khác cùng tham gia tác động tâm lý, điều tra
viên phải nghiên cứu kĩ và bồi dưỡng cho họ cả về nội dung và phương pháp tác
động. Đồng thời, điều tra viên phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ quá trình tiếp
xúc, đảm bảo cho những chủ thể này không thể thông cung với bị can hoặc có
ảnh hưởng xấu đối với bị can. Đối với việc sử dụng đặc tình trại tam giam, họ
hợp tác với cơ quan điều tra trên cơ sơ của lợi ích cá nhân, đáp ứng nhu cầu vật
chất hay tinh thần. Do đó, điều tra viên cần giám sát và chú ý đến những chủ thể
này, để tránh tư tưởng “thành tích’ của đặc tình, các biểu hiện tự do, vô kỉ luật
ngoài kế hoạch của điều tra viên. Hay khi điều tra viên sử dụng người thân và
những người có uy tín với bị can để phối hợp tác động, cần chú ý là bị can có
thể lợi dụng thăm dò, tìm hiểu kết quả điều tra hoặc tìm cách nhắn chuyển tin ra
bên ngoài. Mặt khác, điều tra viên cũng phải chuẩn bị tư tưởng chu đáo cho từng
người, xác định trách nhiệm và giúp họ hiểu được việc tiếp xúc tác động. Điều tra
viên cũng cần phổ biến cho họ thấy việc gặp gỡ tác động chính là tạo điều kiện để
đối tượng nhận thức được hoàn cảnh tác động của mình tốt nhất là có thái độ
trung thực và hợp tác với cơ quan điều tra.
Đối với các bị can ngoan cố, không chịu khai báo: Phải kết hợp sử dụng
đồng bộ các phương pháp, các chủ thể, với các nội dung tác động khác nhau.
Việc thực hiện tác động tâm lý phải kiên trì, theo kế hoạch đã định trước. Điều
tra viên phải kết hợp giữa việc tháo gỡ các động cơ kìm hãm sự khai báo của bị
can cùng với khơi dậy những yếu tố tích cực trong bị can, coi đây là nội dung cơ
bản trong quá trình tác động tâm lý hướng dẫn đấu tranh.
3.3. Kết thúc tác động
Giai đoạn này bao gồm hai hình thức: Kết thúc tạm thời một cuộc tác
động tâm lý và kết thúc toàn bộ quá trình tác động tâm lý.
Sau khi thực hiện đầy đủ các phương pháp tác động, các bước tác động
theo kế hoạch, điều tra viên có thể tạm thời kết thúc cuộc tác động tâm lý. Khi
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổiLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
Té Lầu
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổiLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
 

Similar to Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tộiBảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh BạcKhóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ ánThực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docxBiện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAYThi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khácquyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh BạcKhóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt NamLuận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
HiMyChuNgc
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
nataliej4
 

Similar to Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can (20)

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
 
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tộiBảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
 
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Chủ Thể Buộc Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
 
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh BạcKhóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
 
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ ánThực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
 
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docxBiện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
 
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAYThi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
 
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khácquyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
 
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Các Biện Pháp Điều Tra Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
 
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh BạcKhóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
Khóa Luận Thực Hành Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt NamLuận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã Trong Thực Hiện...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
 
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
2024-BỘ-ĐỀ-THI-VẤN-ĐÁP-HỌC-PHẦN-LUẬT-TTHS-100-CÂU-GỬI-SV.docx
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 

Recently uploaded (18)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 

Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

  • 1. 1 Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt nghiệp Luanvantrithuc.com Tải tài liệu nhanh qua hotline 0936885877 Zalo/tele/viber dichvuluanvantrithuc@gmail.com
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và thuận lợi. Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời, trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều điều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương pháp này. Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách cụ thể và kĩ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
  • 3. 3 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, qui trình thực hiện tác động tâm lý đến bị can. Từ thực tế áp dụng, chúng tôi đề cập đến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can - Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 4. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Đặc điểm tâm lý của các chủ thể trong quá trình thực hiện tác động cũng như những phương pháp tác động tâm lý thường xuyên được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung. Bản khoá luận không nghiên cứu hỏi cung bị can như là một chiến thuật và phương pháp trong hoạt động hỏi cung bị can của khoa học điều tra hình sự, đồng thời cũng không nghiên cứu hỏi cung bị can theo góc độ của khoa học luật tố tụng hình sự. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu hồ sơ là chủ yếu. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tác động tâm lý. Nghiên cứu hồ sơ: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Chúng tôi tiến hành
  • 4. 4 nghiên cứu 20 biên bản hỏi cung bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nam Định đã tiến hành năm 2006 và năm 2007. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương: - Chương I: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can - Chương II: Cơ sở của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can - Chương III: Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.
  • 5. 5 CHƯƠNG I KHÁINIỆM,MỤCĐÍCH,NGUYÊNTẮCCỦATÁCĐỘNGTÂMLÝ TRONGHOẠTĐỘNGHỎICUNGBỊCAN 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm tác động Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại được nếu như không có những tác động đến cá nhân khác hay đến cộng đồng của mình. Sự tác động này diễn ra cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng những cách thức khác nhau. Tác động tâm lý là một hình thức trong vô số các hình thức tác động qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ. Hoạt động này được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức, phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động. Trong từ điển Tiếng Việt, tác động đựơc hiểu là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định [11, tr.851]. Vậy tác động là một khái niệm rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự biến đổi (nội dung, hình thức,…) đều có thể được coi là tác động, trong đó tác động đến con người là hình thức phức tạp nhất. Còn trong Từ điển Tâm lý học do A.V.Petơrovxki và M.G. Iarosevxki chủ biên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc thông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác” [9, tr.58]. Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên ngoài đều phải thông qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định. Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp một cách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động. 1.2. Khái niệm tác động tâm lý Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động phức tạp. Xung quanh khái niệm này còn có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một tác giả đưa ra
  • 6. 6 khái niệm tác động tâm lý đã nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khác nhau. Chẳng hạn: Tác giả L.V.Petrenco cho rằng: “Tác động tâm lý được hiểu là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau…” [10, tr.89]. Còn theo tác giả Trương Công Am, tác động tâm lý là hoạt động tích cực và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay của một bộ phận khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thành hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [2, tr.12]. Theo tác giả Đặng Thanh Nga thì tác động tâm lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hay xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định [8, tr.26]. Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làm chuyển biến đời sống tâm lý của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lý của con người. Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặt tâm lý đối với người bị tác động. Tác động tâm lý cũng không giống như các hình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: Tra tấn, đánh đập, nhục hình,…Tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp tự giác. Bởi tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn biến một con người từ thái cực này đến thái cực khác của cuộc sống. Bởi vậy, tác động tâm lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong hoạt động bảo vệ pháp luật, tác động tâm lý được sử dụng trong nhiều giai đoạn điều tra mà điển hình là hoạt động hỏi cung bị can.
  • 7. 7 1.3. Khái niệm hỏi cung bị can Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, giai đoạn điều tra đóng vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạt động hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Hoạt động hỏi cung bị can có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ quan điều tra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất và mức độ như thế nào. Theo Điều 1 bản “Chế độ công tác xét hỏi bị can” thì hoạt động hỏi cung được hiểu là một biện pháp công khai, trực diện đối với bị can nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và đồng bọn; hoặc những vấn đề khác mà họ biết [20, tr.3]. Trong Từ điển Luật học, hỏi cung bị can được hiểu là hoạt động tố tụng do điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội [17, tr.371]. Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên có viết: “Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can” [11, tr.295]. Theo quan điểm của tác giả Trương Công Am, thì hỏi cung bị can là hoạt động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành bằng cách tác động trực tiếp vào tâm lý bị can nhằm mục đích thu được lời khai trung thực, đúng đắn và đầy đủ về hành vi của bị can và đồng bọn cũng như những tin tức cần thiết khác góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án [1, tr.11]. Theo tác giả Nguyễn Huy Thuật thì hoạt động hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập, mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm về những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [13, tr.152]. Còn theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện thì hỏi cung bị can là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có
  • 8. 8 liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó [4, tr.103]. Trong giáo trình Tâm lý học tư pháp do tác giả Đặng Thanh Nga chủ biên có viết: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự” [8, tr.162]. Trên thực tế, hoạt động hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật. Theo Điều 19 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội”. Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin mà bị can cung cấp [16, tr.105]. Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối. Quá trình khai thác thông tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của đỉều tra viên [32, tr.46]. Như vậy, hỏi cung bị can là quá trình giao tiếp đặc biệt, ở đó diễn ra sự tương tác giữa điều tra viên và bị can, mà hai chủ thể tâm lý này có vị trí và quyền lợi trái ngược nhau. Tuy nhiên, với trọng trách chứng minh tội phạm của mình, điều tra viên có ưu thế chủ động sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để bị can có sự nhận thức đúng đắn, từ đó có những lời khai trung thực, chính xác. 1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết để tác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trung thực hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được gọi là hoạt động tác động tâm lý bị can.
  • 9. 9 Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương pháp, chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ, có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có một khuôn mẫu chung nào cho từng bị can. Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can khai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội. [1, tr.129]. 2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ ở trong giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự. Cùng với các vật chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lời khai của bị can là một nguồn chứng cứ quan trọng. Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử dụng các phương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt nhằm lừa dối điều tra viên. Mặt khác, việc dựng lại nội dung sự việc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp của tư duy bị can. Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về những sự kiện quá khứ, về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ khác mà sự liên hệ này có thể giúp cho các quá trình tâm lý trở nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn. Nên khi xem xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách quan. Và nếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can thích hợp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự kiện cần thiết từ bị can. Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam và đồng bọn thực hiện
  • 10. 10 hành vi phạm tội có tổ chức. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều bị can rất ngoan cố và liều lĩnh. Bị can Hải “bánh” là một trong số những bị can đó. Trong suốt 5 tháng 24 ngày ở trại tạm giam, Hải không hề khai báo gì. Hải biết với việc bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì thời hạn tạm giam không quá 6 tháng và không được gia hạn thêm. Bởi vậy, các điều tra quyết định tận dụng 6 ngày còn lại để buộc hắn phải khai. Mặc dù kế hoạch xét hỏi được xây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải "bánh", các điều tra viên vẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giết Dung Hà…" của Hải “bánh”. Đến khi vận dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh thì hắn kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được. Đây là trò “câu giờ” giết thời gian tạm giam mà Hải "bánh" cố tình gây ra. Do nắm bắt được diễn biến tâm lý của Hải “bánh” nên thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã quyết định đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫn của Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà. Nhớ lại lần tiếp nhận Hải "bánh", anh phát hiện ở dưới bụng của hắn có xăm hình phụ nữ lõa thể nằm sõng soài với một mũi tên xuyên qua ngực. Vì hình xăm là hình màu, đường nét khá công phu, tinh xảo nên chắc chắn bức hình ẩn chứa những điều uẩn khúc. Hơn nữa, từ khi về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Qua nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rất thương con. Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải "bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2 bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm. Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận, hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra. Theo đúng luật, chỉ còn 72 tiếng đồng hồ nữa là phải trả tự do cho Hải "bánh". Điều đó càng hối thúc các điều tra viên phải ra sức đấu trí với Hải…Và cuối cùng, bị can đã quyết định khai báo về hành vi giết Dung Hà và hành vi phạm tội của đồng bọn. Đây là một chứng cứ
  • 11. 11 quan trọng để từ đó các điều tra viên mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ về những hành vi phạm tội của Năm Cam và đồng bọn [29]. 2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự đối lập về vị trí và quyền lợi. Điều tra viên là người đại diện cho pháp luật, có trách nhiệm chứng minh tội phạm nên muốn biết rõ về sự thật khách quan của vụ án. Còn bị can lại thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo nhưng không thể nhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ nhầm. Chính vì vậy, việc tác động tâm lý tới bị can trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết để điều tra viên có thể thu thập được những thông tin khách quan, toàn diện về vụ án. 2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt động quan trọng và cơ bản. Hoạt động này là cần thiết và có thể tiến hành được với phần lớn các loại bị can. Do đó, trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạn chế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi cung. Từ đó, bị can có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy nghĩ, nhớ lại những tình tiết có liên quan đến vụ án, đến hành vi phạm tội của mình hay của đồng bọn. Đồng thời, việc sử dụng những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được. 3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân theo, gồm cả hoạt động tác động tâm lý trong hỏi cung bị can. Trước hết, tác động
  • 12. 12 tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Theo qui định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Và khoản 4 Điều 131 Bộ luật này đã qui định: “Điều tra viên và kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự”. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được qui định tại Điều 3 của Chế độ công tác xét hỏi bị can là: “Nghiêm cấm bức cung, mớm cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả biến tướng”. Như vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự đã có những điều khoản qui định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can cũng như trong hoạt động tác động tâm lý bị can. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của điều tra viên, đồng thời cũng là để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của bị can. 3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà điều tra viên phải nắm vững khi tác động tâm lý tới bị can. Bởi vì, mỗi bị can có một đặc điểm tâm lý riêng biệt và đặc điểm tâm lý này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tính cách, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội,…Do đó, khi thực hiện tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải sử dụng các phương pháp tác động tâm lý hết sức linh hoạt và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Các phương pháp tác động tâm lý chỉ có hiệu quả khi áp dụng chúng điều tra viên phải thường xuyên tính đến mọi thay đổi của các phẩm chất nhân cách nói chung và các trạng thái tâm lý của bị can trong thời điểm bị tác động nói riêng [ 3, tr.109]. Do vậy, các điều tra viên cần nắm vững những động cơ tâm lý cản trở sự hợp tác và những yếu tâm lý tích cực có thể khai thác khi áp dụng tác động tâm lý đến bị can. 3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can Tính tích cực, tự giác của bị can luôn được coi là một yếu tố cần thiết, một điều kiện đặc biệt đảm bảo cho sự tác động tâm lý đạt hiệu quả cao. Khi
  • 13. 13 tiến hành tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, không những điều tra viên phải chủ động, mà bị can cũng phải có sự tích cực hoạt động tâm lý mới đảm bảo cho sự thu nhận các thông tin, phân tích đánh giá được tốt. Khi tác động tâm lý trong hỏi cung bị can, các điều tra viên tạo điều kiện, hướng dẫn bị can tích cực lựa chọn mục đích và phương thức hành động, giúp họ thấy được sự cần thiết phải làm thế này mà không nên làm thế khác. Tác giả A.V. Đulôp chỉ ra rằng: “Khi tiến hành tác động tâm lý, điều tra viên không chỉ chú ý phát hiện các trạng thái tâm lý của đối tượng, mà còn phải cố gắng khêu gợi cho được những trạng thái tâm lý tích cực” [5, tr.84]. Mặt khác, nguyên tắc này còn đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hỏi cung bị can để thúc đẩy tạo ra các trạng thái hưng phấn của bị can trước những tác động của điều tra viên. 3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can Nội dung của tác động tâm lý là những thông tin cần tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí… của bị can. Đó là những thông tin về vụ án, về hoạt động tội phạm của đối tượng và đồng bọn, những tài liệu cần thiết về nhân thân, về quan hệ gia đình, xã hội,…. những thông tin về dư luận xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung tác động phải phù hợp với từng bị can. Nghĩa là, những thông tin dùng để tác động tới bị can phải là những vấn đề mà bị can đang quan tâm. Khi bị can tiếp nhận được những thông tin này, họ sẽ phải suy nghĩ mà thay đổi nhận thức hay quan điểm, thay đổi trạng thái tâm lý hoặc có sự nỗ lực nhất định trong việc khai báo, trình bày với điều tra viên. Bên cạnh đó, điều tra viên phải sử dụng lượng thông tin đúng mức, không quá ít hoặc nhiều cả về nội dung và phương pháp tác động. Đồng thời, điều tra viên phải theo dõi, nắm bắt các phản ứng ngược chiều của bị can để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên có thể sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau. Các phương pháp cơ bản và thường hay được sử dụng như: Phương pháp thuyết phục; Phương pháp truyền đạt thông tin; Phương pháp ám thị gián tiếp…Mỗi phương pháp tác động có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, áp dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để có thể
  • 14. 14 sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến bị can đạt hiệu quả cao, điều tra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cho mỗi phương pháp, đồng thời hiểu được các đặc điểm tâm lý của bị can. Ở mỗi giai đoạn trong quá trình tác động, điều tra viên cần xem xét, đánh giá tác dụng của từng phương pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tâm lý ở từng bị can. 3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn là cơ sở kích thích sự hưng phấn của quá trình nhận thức ở bị can. Những yếu tố này có thể tạo ra thuận lợi hay cản trở việc tác động của cơ quan điều tra cũng như khả năng tiếp thu thông tin của bị can. Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có ảnh hưởng tới tác động tâm lý trong quá trình điều tra vụ án bao gồm: Thời gian; Chế độ giam giữ; Số lượng người tham gia trong quá trình tác động tâm lý….Các yếu tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tiến hành tác động tâm lý tới bị can. Vì vậy, trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong khi hỏi cung bị can, điều tra viên cần phân tích và chủ động khai thác các yếu tố có lợi, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi làm giảm hiệu quả của tác động tâm lý tới bị can. 3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ Điều tra viên là người đóng vai trò chủ đạo, điều khiển trong quá trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Hoạt động này thành công hay thất bại, có được hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên. Do đó, để thực hiện được hoạt động này có kết quả thì đòi hỏi điều tra viên có kiến thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, mà cần có bản lĩnh vững vàng, có sự hiểu biết xã hội và đặc biệt có khả năng sử dụng các phương pháp tác động tâm lý một cách hợp lý.
  • 15. 15 CHƯƠNG II CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác động tâm lý 1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện chủ yếu bởi điều tra viên. Trong hoạt động này, điều tra viên nắm vai trò chủ đạo, quyết định tới sự thành công hay thất bại. Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể cụ thể, điều tra viên thường có một số đặc điểm khi tiến hành tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Những đặc điểm tâm lý đó là: - Điều tra viên thường có trạng thái tâm lý căng thẳng. Đây là một đặc điểm tâm lý thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can nói riêng, trong khi giải quyết vụ án nói chung. Bởi vì, trong mỗi buổi hỏi cung thực sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa điều tra viên và bị can. Điều tra viên có mục đích tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm thông qua lời khai của bị can. Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, trong quá trình hỏi cung, điều tra viên luôn phải huy động tối đa khả năng tri giác, trí nhớ, ý chí, … của mình để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án. Mặt khác, trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải quan sát đánh giá thái độ của bị can để có thể điều chỉnh được phương pháp tác động cho phù hợp. - Khi hỏi cung bị can, điều tra viên thường có trạng thái bão hoà cảm xúc. Đây là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích thích, mất khả năng phản ứng linh hoạt. Nguyên nhân của sự bão hoà cảm xúc này ở điều tra viên là do: + Điều tra viên có sự căng thẳng tâm lý. Điều tra viên phải giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tiếp xúc với bị can như đánh giá lời khai, sàng lọc tài liệu hay nhanh chóng
  • 16. 16 ra quyết định có liên quan tới hoạt động ngăn chặn, bắt giữ…Do đó, điều tra viên luôn ở trong tình trạng nỗ lực ý chí cao nhất với tinh thần trách nhiệm cao. + Điều tra viên thường xuyên tiếp xúc đối với các sự kiện phạm tội, tiếp xúc với người phạm tội. Đó có thể là những người lưu manh, xảo quyệt, côn đồ, hung hãn…. Hay do điều tra viên thường xuyên tri giác hậu quả của tội phạm như sự đau đớn về thể xác của nạn nhân, trạng thái tinh thần bị hoảng loạn của họ. Nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hoà cảm xúc, thì họ sẽ làm việc máy móc, không hưng phấn. Bởi vậy, tất yếu là trạng thái tâm lý này của điều tra viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng như hoạt động nhận thức của điều tra viên đối với vụ án. Vì vậy, trong trường hợp này, điều tra viên cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soát hoạt động của bản thân, trở lại trạng thái cân bằng tâm lý. - Điều tra viên thường có tâm thế định hướng vào những thông tin phù hợp với dự kiến và mong muốn của mình trong quá trình điều tra vụ án. Với những thông tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viên thường xây dựng mô hình tâm lý (bằng hình ảnh, bằng biểu tượng,…) về diễn biến của hành vi phạm tội cũng như những thông tin cần phải thu thập. Chính vì vậy, trước mỗi buổi hỏi cung, điều tra viên thường có kế hoạch giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nào đó liên quan đến vụ án. Từ đó, điều tra viên có thể chủ động sàng lọc các thông tin thu được, xây dựng hệ thống các câu hỏi để bị can khó có thể khai nhỏ giọt, dài dòng. Tuy nhiên, tâm thế này của điều tra viên có thể dẫn đến những hạn chế sau: + Điều tra viên có thể kém tinh nhạy với những thông tin mới bị can khai, mà những thông tin này không liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, những thông tin này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. + Tâm thế này của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến không khí của buổi hỏi cung. Khi bị tâm thế này chi phối, điều tra viên thường có xu hướng chờ đợi những thông tin mình mong muốn. Tuy nhiên bị can lại nói tới những thông tin mà điều tra viên không quan tâm hay không quan trọng. Do đó, điều tra viên có
  • 17. 17 thể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ ra ngang bướng trong buổi hỏi cung. Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thông tin mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lòng, thoả mãn. Nếu bị can nhận thấy được thái độ này của điều tra viên, thì họ sẽ có sự tính toán trong lời khai nhằm dẫn dắt tư duy của điều tra viên. Do vậy, trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên tuyệt đối không để lộ thái độ của mình cho bị can nhận thấy. - Điều tra viên có tâm thế khai thác thông tin buộc tội bị can. Điều tra viên thường có tâm thế này là do: + Bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố. Việc làm này của cơ quan điều tra là có cơ sở. Bởi vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung bị can là hỏi cung người có tội. + Khi hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau về quyền lợi và vị thế. Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Còn bị can lại thường có thái độ che giấu hành vi phạm tội của mình. Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra viên thường hay có tâm thế hướng vào việc khai thác những thông tin buộc tội bị can. Do đó, những thông tin có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm. 1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người đã bị khởi tố về mặt hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến khách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, bị can cũng là con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý nhất định. Và những đặc điểm tâm lý này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Những yếu tố chi phối tới đặc điểm tâm lý của bị can gồm: - Tính chất của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của bị can thường để lại hậu quả nhất định. Hành vi phạm tội của bị can xâm hại đến khách thể nào, với lỗi cố ý hay vô ý, …đều được ghi dấu trong tâm lý cũng như ảnh hưởng đến thái độ, trạng thái tâm lý của họ. Bị can sẽ thành khẩn khai báo nếu họ phạm tội
  • 18. 18 trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vô ý, khung hình phạt thấp,…vì họ nhận thức được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Ngược lại, nếu bị can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,…thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định không chịu khai báo. Thực tế cho thấy, hỏi cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý thường gặp khó khăn. Bởi vì, khung hình phạt của loại tội này rất nghiêm khắc nên bị can thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt. Ví dụ, trong vụ án bị can Trịnh Nguyên Thuỷ và đồng bọn phạm tội sản xuất và buôn bán trái phép chất ma tuý thì nếu tính cả giai đoạn thứ nhất của vụ án, thì đây đã là ngày thứ mấy trăm các anh phải "lặn ngụp" với các đối tượng ma túy - những người vốn dĩ liều lĩnh, ngoan cố và có không ít thủ đoạn đối phó như chối tội, gạ gẫm hối lộ, "câu giờ" hỏi cung, nghe ngóng…[30]. Hay đối với những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể thì 81,3% bị can ngoan cố không chịu khai báo [2, tr.94]. Bởi vậy, khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can, các điều tra viên phải linh hoạt, xác định được những yếu tố chi phối đến đặc điểm tâm lý tiêu cực của bị can. - Tình huống bị bắt và bị giam giữ. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bị can. Bị can bị bắt ở đâu, vào thời điểm nào, lúc đó bị can đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong…Sau khi bị bắt, bị can bị giam giữ ở đâu, chế độ giam giữ ra sao, …tất cả đều tác động tới tâm lý của bị can. Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang, bị bắt trong trường hợp truy nã, …đều có đặc điểm tâm lý đặc trưng. Bởi vì, những yếu tố này đều là những biến cố lớn trong cuộc đời bị can. - Những chứng cứ chứng minh hoạt động tội phạm của bị can mà cơ quan điều tra đã thu thập được. Những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được về hành vi pham tội của bị can cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của bị can. Trong hoạt động điều tra nói chung và trong hoạt động hỏi cung nói riêng, trách nhiệm của điều tra viên là thu thập chứng cứ, chứng minh hoạt động tội phạm của bị can. Tuy nhiên, nếu bị can nhận thức được rằng tiến trình điều tra của các
  • 19. 19 điều tra viên đang gặp khó khăn thì sẽ không chịu khai báo hoặc khai báo nhỏ giọt. Nhưng ngược lại, nếu điều tra viên đã thu thập được đầy đủ chứng cứ buộc tội bị can thì họ sẽ thành khẩn khai báo. Ví dụ, trong vụ án phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn. Bị can Nguyễn Văn Quyết biết rằng, cơ quan điều tra còn thiếu thông tin về hành vi phạm tội của mình nên suốt hai tháng đầu đã thách thức và trả lời với điều tra viên rằng: “Các ông bắt tôi mà không có căn cứ, đố các ông làm gì được tôi. Còn những lời khai của đứa khác, tôi không tin” [24]. - Các chỗ dựa bên ngoài của bị can. Đây là một trong những yểu tố chi phối sâu sắc tới đặc điểm tâm lý của bị can. Đó là những mối quan hệ cá nhân được hình thành trước đây khi bị can còn tự do ngoài xã hội: Quan hệ gia đình, thân quen, ô dù, cũng có thể không có mối quan hệ nào nhưng bị can vẫn hi vọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có quyền để họ can thiệp. Đặc điểm này đặc biệt được thể hiện rõ ở các bị can phạm tội tham nhũng, phạm tội kinh tế, …Ví dụ, trong vụ án Năm Cam, trong suốt thời gian gần 7 tháng, bị can Hải “bánh” luôn tin vào lời hứa của Năm Cam trước đó: “Nếu có chuyện gì dính dáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo”, nên Hải “bánh” kiên quyết không khai báo. Nhưng sau đó, Hải biết rằng, anh Năm không lo cho mình được, mà còn nói rằng : “Anh không dính dáng gì đến việc này, chú mày làm được thì chú mày tự lo”. Lúc này, Hải hết hi vọng vào sự trợ giúp của các thế lực bên ngoài. Lợi dụng tình thế lúc này, điều tra viên đã tiến hành tác động tâm lý đến Hải và làm cho Hải chuyển đổi thái độ khai báo [29]. Chính vì vậy, khi tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên cần đập tan thái độ ảo tưởng, hi vọng của bị can vào những mối quan hệ bên ngoài. Đồng thời, trong từng trường hợp cụ thể, điều tra viên có thể sử dụng các mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can để tác động đến họ làm chuyển biến thái độ khai báo của bị can. - Đặc điểm nhân cách của bị can. Hệ thống các quan niệm, lí tưởng sống, khí chất, tính cách, và cảm xúc của bị can cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm tâm
  • 20. 20 lý của họ. Mỗi bị can có đặc điểm nhân cách khác nhau. Có bị can có khí chất ưu tư thì thường có tâm trạng lo sợ, thất vọng cho rằng mình không còn tương lai, cuộc đời như vậy là chấm dứt. Kết quả điều tra cho thấy 25,8 % các bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối với những người thân trong gia đình và 31,5% số bị can không khai báo là do động cơ này chi phối [2, tr.207]. Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị can Đinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định không khai báo sợ liên lụy đến gia đình. Nhưng bị can là người rất thương con. Hiểu được điều này, nên điều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị, thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vận chuyển hêrôin của chị, nếu chị ra toà thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ. Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi các cháu…”. Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dung bưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai ra hành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g. - Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy những bị can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên. Còn những đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi của mình nên dễ dàng khai báo hơn. - Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên. Trong điều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác. Khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phong cách và trình độ của điều tra viên. Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độ cũng như lời khai của họ. Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phong cách đàng hoàng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng lúc và phù hợp với trình độ của bị can. Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đối
  • 21. 21 với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 % số bị can khai báo thiếu tích cực do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208]. Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trong nhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm lý sau đây: - Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định. Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 % số điều tra viên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111]. Ở những bị can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thức được sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằng mình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận. Trong hoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong trạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Các trạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ. Ví dụ: Khi tiến hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma tuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất. Giai đoạn lúc Tám bị bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiên quyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam. Khi tới nơi thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát [24]. Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của bị can. Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo. Mặt khác, điều tra viên cần tìm cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái
  • 22. 22 thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụ của cuộc hỏi cung. - Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc điểm khác của bị can. Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu diếm, hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên. Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng. Tâm lý này kìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt. Điều này thể hiện ở việc bị can thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn. Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt. Bị can thường khai những vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồng bọn của chúng đã khai rõ. Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo là do sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94]. - Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên. Khi bị tam giam, bị can thường có hai khuynh hướng đối lập nhau. Một mặt, bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên. Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó với điều tra viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mong muốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bàn bạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can. Bị can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến điều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ. Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chung là được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia. Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúc nhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39].
  • 23. 23 2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 2.1. Phương pháp thuyết phục Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn đề có liên quan đến họ. Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ, lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó. Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn, thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệt với mọi trường hợp, với mọi bị can. Ví dụ: Bị can L. trong tổ chức Lực lượng phục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L. cho rằng chắc chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai. Điều tra viên đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chính sách khoan hồng để phân tích, giáo dục. Đặc biệt, điều tra viên đã lấy những điển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có quá trình chống đối cách mạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng và giải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải. Từ thực tế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can L. có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L. [2, tr.227]. Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc làm không hề đơn giản. Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mục đích và có kế hoạch. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Mỗi bị can đều có nét tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậu
  • 24. 24 quả của hành vi phạm tội …Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can không nên tiến hành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can. Đồng thời, điều tra viên phải dùng nhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạ đàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Ngoài ra, điều tra viên phải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cán bộ trại tạm giam hay người thân của bị can. Ví dụ: Trong vụ án bị can Bình phạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phục đến bố mẹ của bị can. Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội. Vừa ráo riết tiến hành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tác động đến gia đình đối tượng. Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bình đều là những người nông dân chất phác, yêu thương con. Các anh đã đến phân tích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật. Lúc đầu, gia đình Bình im lặng. Sau đó, chính người mẹ nông dân luôn một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đã chủ động tìm đến cơ quan Công an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm con trai. Từ sáng 8/11, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ của Bình đã lên Hà Nội thông qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta. Đến đêm 8/11 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con. Nước mắt chan chứa trên gương mặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình để khuyên con trở về đầu thú [27]. - Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế xã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải chính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm
  • 25. 25 của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũng như gợi được những suy nghĩ mới ở họ. - Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can. Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin ngược chiều từ phía bị can. 2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ra những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội. Từ đó làm xuất hiện ở bị can những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội. Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của quần chúng nhân dân. Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau: - Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin không đúng pháp luật; - Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can; - Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bị can quên hoặc nhầm lẫn; - Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can. Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theo phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bị can mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục. Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa hàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương
  • 26. 26 Ngọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh Quảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp khác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12]. Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặc biệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn những thông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can. Khi bị can đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan, chán nản thì không sử dụng phương pháp này. Nếu điều tra viên truyền đạt thông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đó đúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết”. Gặp những trường hợp này, tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can trở lại cuộc sống hiện tại. - Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếp đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can không thể thờ ơ mà phải suy nghĩ. Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho bị can có những phản ứng cần thiết. Để làm được điều này, điều tra viên không được sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đang được xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, không tin tưởng điều tra viên. - Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, về thời điểm tác động cũng như nội dung tác động. Khi bị bất ngờ, bị can phải nhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báo gian dối. Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực. Ngược lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biết trước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó. - Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất và lượng. Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giật
  • 27. 27 mình”, bị can sẽ thay đổi thái độ mà khai báo thành khẩn. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trịnh Minh Thực phạm tội giết người và hiếp dâm. Điều tra viên sử dụng phương pháp này đã đạt hiệu quả cao. Ban đầu, bị can chỉ thừa nhận rằng, mình đã thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, các điều tra viên không bằng chấp nhận kết quả đó. Chỉ qua ngày mùng 1 Tết cho đối tượng nghỉ ngơi, các điều tra viên của Phòng, mà trực tiếp là Đội trưởng Hoàng Văn Học, lại tiếp tục những ngày ăn Tết trong trại với bị can. Tuy Thực đã nhận tội giết người nhưng kinh nghiệm và lương tâm của người làm án không cho phép các anh bằng lòng với những kết quả đã thu được. Trong ngày Tết, các anh tiếp tục đấu trí với bị can Thực. Ngày hỏi cung đầu tiên của năm mới, khi cho Thực nhâm nhi chút đồ ăn ngày Tết, đột ngột, điều tra viên nhìn xoáy vào mắt Thực và hỏi: "Ai cào tay anh mà nhiều vết xước thế?". Thực, tuy là người lì lợm, cũng giật nảy người và nói: "Thằng Tuấn, bạn cháu gặp ở quán bi-a tối 14/2 nó cào". Đứa bạn mà Thực khai cào hắn lập tức được các điều tra viên gọi hỏi, nó ngơ ngác trả lời có gặp Thực nhưng chỉ chào nhau rồi đi luôn, có va chạm gì đâu. Từ lời khai rất khách quan trên, các điều tra viên tiếp tục quay lại đấu tranh với Thực. Cuối cùng, với những chứng cứ mà điều tra viên đưa ra, bị can đã phải khai nhận hành vi phạm tội của mình [28]. - Đồng thời, trong quá trình truyền đạt thông tin tới bị can, điều tra viên cần chú ý quan sát biểu hiện thái độ cảm xúc của bị can như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…hoặc những biểu hiện bên ngoài của hệ thần kinh thực vật của bị can để đánh giá đúng tâm lý của họ. Trong trường hợp này, bên cạnh việc đưa ra những thông tin cần thiết, điều tra viên có thể kết hợp với việc thuyết phục bị can. 2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý mà trong đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện về đời tư, về những điều bí mật của bị can nhằm làm cho bị can ý thức được rằng: Những vấn đề đó mà điều tra viên còn biết thì những vấn đề liên quan tới vụ án, hành vi phạm tội
  • 28. 28 của mình chắc chắn điều tra viên cũng sẽ biết được, tốt nhất là khai báo sự thực để hưởng lượng khoan hồng. Trên thực tế, sau khi bị bắt vào trại tạm giam do chế độ quản lý của trại, bị can khó có thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gì có liên quan đến hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, bị can nghĩ rằng, nếu những thông tin về đời tư của họ mà điều tra viên biết được thì cũng sẽ hiểu rõ hành vi phạm tội của mình, tốt nhất nên thành khẩn khai báo. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trần Hùng Sơn phạm tội tham nhũng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bị can Sơn đã có hành vi chỉ đạo phó giám đốc công ty là Nguyễn Văn Minh quyết toán “khống” nhiều công trình trong dự án phát triển kinh tế-xã hội Mường Tè để lấy tiền. Sau khi bị khởi tố và đưa vào trại giam, Sơn luôn có thái độ cực kì ngạo mạn, nêu đủ các điều kiện như: Thứ nhất, là không làm việc với Công an Lai Châu mà chỉ làm việc với điều tra viên của Bộ công an vì có những vấn đề quá lớn mà công an tỉnh không với tới được. Thứ hai, là ngủ trong buồng giam phải có đệm, ăn sáng phải có phở, được uống cà phê và tắm nước nóng…Không có được những điều ấy thì hắn sẽ không nói một lời. Vì tin rằng cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của hắn cũng như hi vọng vào sự mua chuộc đồng chí lãnh đạo công an tỉnh nên trong các buổi hỏi cung, Sơn chỉ toàn kể về công lao của hắn với Lai Châu, không chịu khai gì hết. Đúng lúc này, Công an tỉnh Lai Châu tìm được việc quái gở của Sơn (vào năm 1983) đó là đào mộ người chết bị sét đánh chết (cô Vũ Thị Lê) lấy xương mang sang Lào để nấu cao (mà hắn tin chắc rằng vụ này không bao giờ bị phát hiện vì những tên mà Sơn thuê đào trộm đã chết hết). Trong buổi cung sau, thay vào việc hỏi thẳng về hành vi phạm tội của Sơn trong dự án Mường Tè, điều tra viên hỏi về chuyện bộ xương của cô Lê, Sơn tái mặt, gục đầu xuống bàn, lặng đi một lúc lâu và thốt lên “cô ta báo oán đây mà. Từ hôm đó Sơn khai rông rốc những hành vi phạm tội của hắn” [23]. Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải chú ý tới những yêu cầu sau:
  • 29. 29 - Khi sử dụng những thông tin để ám thi gián tiếp, điều tra viên không nên sử dụng những thông tin có tính chất chế giễu, kích động hoặc động chạm đến lòng tự ái, tín ngưỡng,…của bị can. Bởi vì, những thông tin đó sẽ làm cho bị can có những phản ứng tiêu cực gây nên trở ngại cho việc thiết lập tâm lý giữa điều tra viên với bị can. Mặt khác, điều tra viên cũng không nên sử dụng những thông tin quá rõ ràng hoặc mới xảy ra. Việc sử dụng những thông tin thuộc dạng này của điều tra viên sẽ làm cho bị can nhận thấy sự hạn chế thông tin ở điều tra viên. - Trong quá trình sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải tỏ thái độ tích cực, nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Đồng thời, điều tra viên nên tỏ ra là biết hết về bí mất đời tư, cũng như hành vi phạm tội của bị can, khiến cho bị can nhận thấy được rằng điều tra viên đã có quá trình tìm hiểu rất kĩ về mình, và tốt nhất là bị can nên thành khẩn khai báo. 2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những nhiệm vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu. Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn. Bản chất của phương pháp này là bằng việc nêu ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khi trả lời sẽ phải liên hệ với các sự kiện thực tế, tức là hướng cho tư duy của bị can luôn phải định hướng tới sự thật, không thể đưa ra những lời khai gian dối, qua đó cũng làm cho họ nhận thấy rằng không thể cứ bám lấy cách suy nghĩ, khai báo như cũ. Nói cách khác, phương pháp này thể hiện ở việc đặt ra nhiệm vụ định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở bị can. Từ đó, bị can dần dần bị dẫn dắt đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời giúp họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy bao gồm những dạng sau:
  • 30. 30 - Dạng thứ nhất: Điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể chi tiết để xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai nhận về các sự kiện. Điều tra viên sẽ đặt ra các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thể mà nếu các sự kiện đó không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng túng và đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn. Từ đó, bị can hiểu được sự khai báo gian dối là không lừa dối được điều tra viên. Ví dụ: N.V.A. là bị can trong vụ án giết người. Tuy nhiên, N.V.A. tạo ra tình huống ngoại phạm bằng cách khai với cơ quan điều tra rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, N.V.A. đang chơi tại nhà B.. Do có sự thống nhất trước với B. nên B. đã thừa nhận. Điều tra viên đã sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy đến A. bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi đối với A. như: A. đến nhà B. lúc mấy giờ? Bằng phương tiện gì? Ai ra mở cửa cho A.? A., B. ngồi ở đâu? Đồ đạc trong nhà bày biện như thế nào? Thông qua cách tác động này, điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị can và buộc họ phải từ bỏ thái độ khai báo gian dối. - Dạng thứ hai: Điều tra viên đưa ra câu hỏi cho bị can, buộc bị can khi trả lời những câu hỏi đó phải liên tưởng đến hành vi phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình. Từ đó, bị can cũng hiểu rằng cơ quan điều tra biết hết sự kiện tội phạm của mình. - Dạng thứ ba: Điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị của bị can, khiến cho bị can trở nên lúng túng không thể sử dụng những câu hỏi giả tạo đã chuẩn bị trước. Ví dụ: Trong vụ trộm cắp 12 viên kim cương của bà H ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, hướng điều tra nhằm vào bà B là người giúp việc của bà H. Khi bắt đầu hỏi cung, điều tra viên không hỏi “Có phải chị đã lấy 12 viên kim cương đó không?” mà lại hỏi “Chắc 12 viên kim cương đó phải có giá mấy trăm triệu chứ chẳng ít”. Ngay lập tức bà B cãi “Làm gì đắt giữ vậy, cao lắm chỉ hơn một trăm triệu đồng là cùng”. Điều tra viên tiếp tục hỏi “Hơn một trăm triệu đồng không nhiều à? Liệu chị đã có số tiền ấy chưa?”, “Tôi đã từng có số tiền lớn như vậy” - bà B trả lời. Qua những câu trả lời này, điều tra viên thấy bà B quan tâm một cách bất bình thường đến giá cả của 12 viên kim cương. Từ đó, điều tra viên tiếp tục đấu tranh khai thác bà B buộc B phải nhận tội [24].
  • 31. 31 Các trường hợp thường được điều tra viên sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là: - Khi bị can quên một số tình tiết của vụ án; - Cần làm cho bị can thay đổi thái độ, lập trường để họ xem xét đánh giá, hành vị xử sự của bản thân; - Khi bị can khai báo gian dối, không đúng sự thật. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên cần phân biệt trường hợp bị can cố ý khai báo gian dối với trường hợp bị can có khả năng diễn đạt kém trong trạng thái tinh thần không bình tĩnh. Để việc áp dụng phương pháp này có hiệu quả, điều tra viên cần có kế hoạch trước. Tức là điều tra viên nên thiết kế một bảng câu hỏi chi tiết và có tính logic để dẫn dắt bị can tới sự thừa nhận lời khai của mình là không đúng sự thật. 2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên và bị can. Hay là sự thể hiện quan hệ tương tác giữa điều tra viên với bị can của vụ án, trong đó điều tra viên tiếp xúc tác động, đấu trí với bị can, làm cho bị can khai báo [ 13, tr.169]. Như vậy, trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp tác động và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can là đối tượng bị tác động, thực hiện các nghĩa vụ do điều tra viên đặt ra một cách thụ động. Do đó, để đạt được các mục đích của hoạt động hỏi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển tâm lý giữa họ với bị can. Khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải quan sát biểu hiện bên ngoài của bị can (nét mặt, cử chỉ,..) để nắm bắt tâm lý của từng bị can và có phương pháp xét hỏi cho phù hợp. Ví dụ: Trong vụ án, bị can Đinh Hồng Phong phạm tội giết người, điều tra viên đã hỏi bị can về chiếc dép (bị can đã làm rơi ở hiện trường). Khi các điều tra viên hỏi đến chiếc dép, mặt Phong liền biến sắc. Các điều tra viên quan sát thấy điều này liền tiếp tục đấu tranh giải quyết tư tưởng cho bị can. Cuối cùng bị can đành cúi đầu nhận tội [31].
  • 32. 32 Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là phương pháp tác động tâm lý, nhưng đồng thời cũng là kĩ năng giao tiếp của điều tra viên trong hỏi cung bị can. Ngoài ra, phương pháp này còn đạt hiệu quả cao hơn nếu như được áp dụng cùng với các phương pháp tác động tâm lý khác. Trên đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến thường được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Mỗi phương pháp có hoàn cảnh, điều kiện áp dụng cũng như những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để sử dụng các phương pháp này một cách có hiệu quả khi hỏi cung bị can đòi hỏi điều tra viên cần nằm rõ những đăc điểm của từng phương pháp tác động. Đồng thời, trong quá trình thực hiện tác động, điều tra viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau. 3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can T¸c ®éng t©m lý trong ho¹t ®éng hái cung bÞ can kh«ng phải lµ mét ho¹t ®éng riªng lÎ, ®¬n gi¶n mµ lµ mét ho¹t ®éng phøc t¹p, trong ®ã nã gåm nhiÒu giai ®o¹n kh¸c nhau. Do ®ã, muèn tiÕn hµnh ho¹t ®éng nµy cã hiÖu qu¶, c¸c ®iÒu tra viªn cÇn lËp kÕ ho¹ch mét c¸ch cô thÓ, khoa häc tr-íc khi tiÕn hµnh tiÕp xóc t©m lý tíi bÞ can. Nh- vËy, việc nghiªn cøu qui tr×nh t¸c ®éng t©m lý bÞ can lµ v« cïng quan träng. Qui tr×nh nµy gåm c¸c giai ®o¹n sau: 3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý 3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện Đây là giai đoạn tiền đề cho cả quá trình tác động tâm lý tới bị can. Do đó, để thực hiện có hiệu quả quá trình này điều tra viên cần thực hiện tốt ngay từ giai đoạn này. Trong giai đoạn này, phải căn cứ vào mục đích tác động tâm lý, tính chất của bị can mà phân công điều tra viên tiến hành tác động tâm lý cho phù hợp. Trong trường hợp bị can tự thú, có thái độ khai báo thành khẩn thì chỉ cần bố trí một điều tra viên. Bởi vì, trong những trường hợp này, điều tra viên có
  • 33. 33 nhiệm vụ tạo ra các trạng thái tâm lý tích cực nhằm tao ra sự ổn định tâm lý cho bị can để họ có trạng thái tâm lý ổn định, bình tĩnh khai báo đầy đủ, chính xác các sự kiện phạm tội. Còn trong trường hợp bị can có thái độ khai báo gian dối, ngoan cố đến cùng thì khi tiến hành tác động tâm lý cần bố trí hai điều tra viên. Tác động tâm lý trong trường hợp này là dạng phổ biến nhất. Trong quá trình khai báo, sự ngoan cố là một đặc trưng của bị can. Mặt khác, các xung đột xuất hiện trong hỏi cung là do tính chất cưỡng chế của mối quan hệ giữa bị can và điều tra viên. Điều tra viên nhằm làm thay đổi động cơ tiêu cực, xoá bỏ những nguyên nhân kìm hãm sự khai báo, những ý đồ man trá hay che giấu tội lỗi của bị can. Trong đó, một điều tra viên thực hiện tác động, một người quan sát các biểu hiện tâm lý của bị can và phối hợp tác động tác động với người thứ nhất. Điều tra viên được phân công thực hiện tác động phải là người có năng lực chuyên môn, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra nói chung cũng như kế hoạch tác động tâm lý nói riêng. Nếu điều tra viên có sử dụng các chủ thể khác cùng tham gia tác động tâm lý thì phải tính toán, lựa chọn những người thực sự có tác dụng khi tiếp xúc, tác động đối với bị can. Phải giáo dục, bồi dưỡng chu đáo về nội dung và cách thức tác động cho họ. Phải lưu ý khắc phục những hạn chế khi sử dụng các chủ thể khác vào quá trình tác động tâm lý. 3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can Các tài liệu cần thiết nghiên cứu: Hồ sơ vụ án, nhân thân bị can cũng như các quan hệ, điều kiện và hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý, cũng như các tài liệu khác có liên quan… Các đặc điểm tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu: - Nhu cầu, hứng thú, quan điểm cũng như lý tưởng sống của bị can. Nhất là các quan điểm chống đối, sự bất mãn hay thái độ tiêu cực… - Các tri thức, năng lực, kinh nghiệm đã hình thành ở bị can như trình độ chuyên môn, vốn sống thực tế… - Những đặc điểm về tính cách, các thói quen tốt và xấu.
  • 34. 34 - Những đặc điểm về cảm xúc - ý chí: Có bản lĩnh kiên định hay không ổn định? Các trạng thái tình cảm trong quá trình bị giam giữ, hỏi cung hay khi tiếp xúc với điều tra viên… - Đặc trưng khí chất của người bị tác động: Nóng nảy, bỡnh thản, hăng hỏi hay ưu tư? - Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá đầy đủ về người bị tác động tâm lý, trong quá trình nghiên cứu cần chú ý đến các vấn đề sau: Vấn đề dân tộc của người bị can, vấn đề lứa tuổi và giới tính, phong tục tập quán, thói quen… Còn phương pháp nghiên cứu, phát hiện tâm lý bị can: Phương phỏp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm tự nhiên, phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động. 3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý Kế hoạch tác động tâm lý có thể được xây dựng chung với kế hoạch điều tra vụ án hoặc xây dựng riêng cho từng trường hợp tác động tâm lý. Kế hoạch tác động tâm lý phải gồm các nội dung sau: - Xác định mục đích tác động tâm lý: Tác động tâm lý nhằm thay đổi trạng thái tâm lý tiêu cực, thuận lợi cho quá trình hỏi cung hay nhằm mục đích củng cố thái độ tâm lý tích cực để bị can khai báo đầy đủ, chân thật. - Xác định tình huống tác động: Có xung đột hay không có xung đột? Có thái độ tích cực, hợp tác hay tiêu cực, bất hợp tác?... - Dự kiến trình tự tác động tâm lý: Điều tra viên lập kế hoạch dự kiến sử dụng nội dung tác động nào trước, nội dung nào sau.. - Lực lượng tham gia tác động tâm lý: Điều tra viên nào là người đóng vai trò tác động chính, điều tra viên nào đóng vai trò phối hợp? Có sử dụng chủ thể nào phối hợp tác động tâm lý hay không? - Các nguồn thông tin được sử dụng để tác động: Các tài liệu, chứng cứ của vụ án, đường lối chính sách của Đảng, các qui định của Nhà nước, các tình huống, quan hệ…dự kiến sẽ sử dụng để tác động. - Sử dụng phương pháp tác động nào: Sự kết hợp giữa các phương pháp này đối với nhau, phương pháp nào tác động trước, phương pháp nào tác động sau…
  • 35. 35 Kế hoạch tác động có thể thay đổi theo trường hợp nào, bổ sung nội dung và cách thức tác động tâm lý phù hợp với từng quá trình thực hiện tác động tâm lý. 3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác động tâm lý Đây là phương tiện để điều tra viên tiến hành tác động tâm lý đến bị can. Những yếu tố này bao gồm: - Địa điểm và thời gian thực hiện tác động tâm lý: Tại phòng làm việc hay tại nơi xảy ra vụ án? Nơi ở hay nơi làm việc của bị can…Điều tra viên cần chọn địa điểm và thời gian thuận lợi cho việc tiếp xúc tâm lý tới bị can, giúp bị can có trạng thái tâm lý tích cực nhất để tiến hành tác động. - Các tài liệu dùng để tác động tâm lý tới bị can như: Tranh ảnh, vật chứng, tài liệu phản ánh các hiện tượng có liên quan đến vụ án hoặc chứa đựng đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước… - Các phương tiện kĩ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động tác động tâm lý như: Máy ảnh, máy ghi âm,… 3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý 3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can Trước hết, điều tra viên đưa bị can đến đúng địa điểm đã định trước, sau đó xác định tên của người đó. Tiếp theo, điều tra viên thực hiện giao tiếp tích cực giữa hai bên chủ thể của quá trình tác động. Điều tra viên nên xây dựng bầu không khí tâm lý và gây ấn tượng phù hợp với mục đích của cuộc tác động, đồng thời tìm hiểu các vướng mắc tâm lý không có lợi cho cuộc tác động tâm lý. Sau đó, điều tra viên nên giải thích quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng quy định bị can có quyền “được giải thích về quyền và nghĩa vụ”. Việc làm này của điều tra viên vừa góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị can, cũng như giúp họ có thái độ xử sự phù hợp.
  • 36. 36 Nếu là cuộc tác động tâm lý tiếp theo thì phải tuỳ theo kế hoạch tác động đã định mà mở đầu tiếp xúc tâm lý và giải thích cho phù hợp. 3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã định Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử dụng cơ bản sau đây: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp ám thị gián tiếp, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy…Mỗi phương pháp này có một đặc điểm riêng, cũng như có hoàn cảnh áp dụng riêng. Do đó, khi lập kế hoạch sử dụng phương pháp nào điều tra viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng về các vấn đề của bị can như: Khí chất, tớnh cỏch, nhu cầu, năng lực, lối sống,… Nếu bị can vì tin rằng điều tra viên chưa có chứng cứ, tài liệu chứng minh tội lỗi của chúng thì điều tra viên cần tấn công bằng những thông tin chính xác về hành vi tội phạm của bị can, hoặc sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp. Nếu bị can còn hi vọng, trông chờ vào bên ngoài, điều tra viên cần bịt kín mọi kẽ hở, không để cho bị can có điều kiện thông tin ra bên ngoài. Một mặt, điều tra viên chứng minh cho bị can thấy được sự chờ đợi vô ích, mặt khác sử dụng phương pháp thuyết phục để bị can nên thành khẩn khai báo. Còn trong các tình huống tác động tâm lý nhằm thay đổi động cơ tiêu cực của bị can, cần nhấn mạnh các phương pháp: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông tin, và phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy. Còn ở tình huống tác động tâm lý tạo ra các trạng thái thuận lợi, kích thích hoạt động tác động tâm lý tích cực của bị can thì chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thụng tin. 3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên vừa thực hiện việc tác động tâm lý, vừa quan sát thái độ, biểu hiện của bị can. Khi nhận được những tác động từ phía điều tra viên, bị can sẽ có sự thay đổi nhất định về trạng thỏi tâm lý. Những thay đổi này của bị can sẽ thể hiện ra bên ngoài. Nên mọi
  • 37. 37 biểu hiện bên ngoài của bị can phải được ghi nhận cụ thể, chi tiết. Mặt khác, việc quan sát này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình tác động tâm lý. Điều tra viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để ghi nhận các biểu hiện, thái độ bên ngoài của bị can. Tuy nhiên, việc sử dụng những phương tiện hỗ trợ này phải cẩn trọng kín đáo vì việc làm này nếu bị can phát hiện sẽ có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bị can và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc hỏi cung. 3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động Việc làm này được chia thành gồm hai hoạt động: - Phân tích, đánh giá sơ bộ: Hoạt động này được thực hiện sau mỗi tác động để kịp thời điều chỉnh những tác động tiếp sau. - Phân tích, đánh giá tổng hợp: Hoạt động này được thực hiện sau khi tiến hành đầy đủ các tác động nhằm đánh giá kết quả của hoạt động tác động tâm lý tới bị can. Từ đó, điều tra viên có những thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong tác động tâm lý tới bị can. 3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động Trong quá trình tác động tâm lý đến bị can, điều tra viên có thể điều chỉnh kế hoạch tác động dựa vào diễn biến của quá trình tác động cũng như biểu hiện phản ứng của bị can sau khi đã nhận được những tác động tâm lý trước đó của điều tra viên. Sự điều chỉnh kế hoạch tác động có thể theo các chiều hướng sau: - Tăng cường hay giảm bớt nội dung tác động; - Thay đổi phương pháp tác động; - Điều chỉnh lại chủ thể tác động: thay đổi điều tra viên, sử dụng các phương tiện tác động tâm lý khác, sử dụng các mối quan hệ khác của bị can. 3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý Vai trò chủ yếu khi thực hiện tác động tâm lý là điều tra viên. Điều tra viên bằng năng lực của mình và sự phân tích có tình, có lí sẽ từng bước thay đổi nhận thức và chuyển hoá các động cơ của bị can. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, điều tra viên phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan điều tra,
  • 38. 38 kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, nhất là về những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, để điều chỉnh tác động phù hợp. Khi sử dụng các chủ thể khác cùng tham gia tác động tâm lý, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ và bồi dưỡng cho họ cả về nội dung và phương pháp tác động. Đồng thời, điều tra viên phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ quá trình tiếp xúc, đảm bảo cho những chủ thể này không thể thông cung với bị can hoặc có ảnh hưởng xấu đối với bị can. Đối với việc sử dụng đặc tình trại tam giam, họ hợp tác với cơ quan điều tra trên cơ sơ của lợi ích cá nhân, đáp ứng nhu cầu vật chất hay tinh thần. Do đó, điều tra viên cần giám sát và chú ý đến những chủ thể này, để tránh tư tưởng “thành tích’ của đặc tình, các biểu hiện tự do, vô kỉ luật ngoài kế hoạch của điều tra viên. Hay khi điều tra viên sử dụng người thân và những người có uy tín với bị can để phối hợp tác động, cần chú ý là bị can có thể lợi dụng thăm dò, tìm hiểu kết quả điều tra hoặc tìm cách nhắn chuyển tin ra bên ngoài. Mặt khác, điều tra viên cũng phải chuẩn bị tư tưởng chu đáo cho từng người, xác định trách nhiệm và giúp họ hiểu được việc tiếp xúc tác động. Điều tra viên cũng cần phổ biến cho họ thấy việc gặp gỡ tác động chính là tạo điều kiện để đối tượng nhận thức được hoàn cảnh tác động của mình tốt nhất là có thái độ trung thực và hợp tác với cơ quan điều tra. Đối với các bị can ngoan cố, không chịu khai báo: Phải kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp, các chủ thể, với các nội dung tác động khác nhau. Việc thực hiện tác động tâm lý phải kiên trì, theo kế hoạch đã định trước. Điều tra viên phải kết hợp giữa việc tháo gỡ các động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cùng với khơi dậy những yếu tố tích cực trong bị can, coi đây là nội dung cơ bản trong quá trình tác động tâm lý hướng dẫn đấu tranh. 3.3. Kết thúc tác động Giai đoạn này bao gồm hai hình thức: Kết thúc tạm thời một cuộc tác động tâm lý và kết thúc toàn bộ quá trình tác động tâm lý. Sau khi thực hiện đầy đủ các phương pháp tác động, các bước tác động theo kế hoạch, điều tra viên có thể tạm thời kết thúc cuộc tác động tâm lý. Khi