SlideShare a Scribd company logo
1 of 280
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
1
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN THỊ HỒI
HÀ NỘI - 2009
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
2
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. NGUYỄN THỊ HỒI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CỘNG TÁC VIÊN
1. TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
2. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3. TS. NGUYỄN HỮU CHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
4. TS. BÙI THỊ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
5. TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
6. Th.S. TRẦN VŨ HẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
7. TS. TRẦN QUANG HUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
8. Th.S. PHAN LAN HƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
9. TS. NGÔ THỊ HƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
10. TS. LÊ VƯƠNG LONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
11. Th.S. NGUYỄN VĂN NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
12. TS. PHÙNG TRUNG TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
3
PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
4
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.1. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Chúng ta đều biết áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện
pháp luật, do vậy, việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu
từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Trong thực tế cuộc sống hiện
đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động
cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật,
biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của
các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt
động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được
hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết
lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng
như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản
của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Trong một số giáo trình,
cách diễn đạt về khái niệm này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Ví dụ, cả Giáo
trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội lẫn Giáo
trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội đều cùng một quan niệm rằng: “Thực hiện pháp luật là một quá trình
hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”1
. Quan
niệm này gần như đã được coi là “chân lý” vì nó đã tồn tại và được sử dụng
trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hoàn
thiện về thực hiện pháp luật bởi hai lý do.
Thứ nhất, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một
quá trình hoạt động. Theo tiếng Việt, quá trình có thể được hiểu là “Trình tự
phát triển, diễn biến của một sự việc nào đó”2
, nếu nói quá trình hoạt động thì
có nghĩa đó là một xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định.
Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi
đơn lẻ, ví dụ, hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường, hành vi mua thức ăn
ngoài chợ...
Thứ hai, không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp
luật đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thể đều
nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các tác giả của các giáo trình
trên hình như cũng đồng tình với điều đó nên họ đều giải thích rằng “Thực hiện
pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp
với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của
con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì
1
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội –
2003, tr. 463 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 494.
2
Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. NXB. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà nẵng 2002, tr. 973
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
5
đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật”3
;
“Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ
thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể
chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thấy người
khác làm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó
chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể
có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó”4
.
Có thể thấy, trong các trường hợp được nêu trên thì chỉ hành vi hợp pháp
được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự
như vậy mới có thể được coi là có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, còn những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường
hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do
kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp
dụng các biện pháp đó thì không thể được coi là có mục đích đưa các quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, định nghĩa thực hiện pháp luật nêu trên
chỉ phù hợp với hình thức áp dụng pháp luật mà chưa hoàn toàn phù hợp với
các hình thức thực hiện pháp luật khác. Vậy nên quan niệm về thực hiện pháp
luật như thế nào cho phù hợp?
Chúng tôi cho rằng có thể xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật xuất
phát từ nghĩa của từ thực hiện trong tiếng Việt và theo cách xây dựng khái niệm
vi phạm pháp luật - một khái niệm hầu như không còn sự tranh cãi bởi vì nó đã
được thừa nhận bởi đa số các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam, từ
thực hiện có thể được hiểu theo nghĩa là “Làm cho thành ra sự thực”5
, hoặc
“Bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật…”6
. Trên cơ sở các quan niệm này
thì có thể hiểu thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật trở thành sự thực hay
làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Vì thế,
thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp
với các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi quy định của
pháp luật mà việc thực hiện nó có thể là bằng hành động hoặc bằng không hành
động, cụ thể, việc thực hiện những quy phạm cấm đoán đương nhiên là bằng
không hành động, song việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý lại chủ yếu là bằng
hành động.
Tuy nhiên, nhà nước ban hành ra pháp luật chỉ để điều chỉnh hành vi hay
xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, tức là các chủ thể có thể nhận
thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó đối với xã hội, đồng
thời điều khiển được hành vi của mình, mà không điều chỉnh xử sự của các chủ
3
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 461- 462 và Giáo trình Lý
luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494.
4
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd tr. 462 và Giáo trình Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494.
5
Từ điển Hán Việt. Đào Duy Anh. Nxb. Văn hoá – Thông tin, tr. 474.
6
Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. Nxb. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà Nẵng 2002, tr. 973.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
6
thể không có khả năng nhận thức. Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lý cho các chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật
tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ biết mình được làm gì,
không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ thể sẽ lựa chọn và
thực hiện các hành vi thực tế của mình. Bằng việc quy định các biện pháp bảo
đảm thực hiện pháp luật hay các hình thức khen thưởng đối với những chủ thể
thực hiện tốt pháp luật và các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm
pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ có
thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự có thể được thưởng, đồng thời tránh hoặc
không thực hiện những hành vi có thể bị phạt. Do đó, đối với các chủ thể không
có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng,
không có giá trị gì.
Các hành vi hợp pháp được thực hiện bởi các chủ thể có khả năng nhận
thức có thể vì nhiều lý do, có thể là vì chủ thể ý thức được đó là yêu cầu của
pháp luật nên tự giác thực hiện, có thể là do bắt chước người khác, có thể là do
bị bắt buộc, có thể là do sợ bị trừng phạt… Các hành vi hợp pháp của các chủ
thể cũng có thể được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm
thoả mãn một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình, có thể nhằm nâng cao
trình độ học vấn, có thể nhằm kiếm được việc làm tốt… Nhìn chung, trong quá
trình soạn thảo và ban hành các quy định của pháp luật, các nhà làm luật chủ
yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những cách xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự
cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định để yêu
cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải xử sự theo; đồng thời tìm ra
những cách xử sự có hại cho xã hội để mà ngăn cấm thực hiện. Mục đích cuối
cùng của công cuộc tìm kiếm này là có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn.
Còn lý do và mục đích thực hiện pháp luật của các chủ thể cụ thể có lẽ họ
không quan tâm nhiều. Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản
rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp
pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật.
Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một số dấu
hiệu cơ bản sau đây:
Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự
thực tế của con người.
Chúng ta đều biết nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Tất cả các quan hệ xã hội đều
được thể hiện thông qua cách xử sự của người ta với nhau, vì thế, bằng cách
quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào một quan hệ
xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh
chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Do đó, pháp luật chỉ điều chỉnh
hành vi hay xử sự của con người mà không thể điều chỉnh suy nghĩ hay tư
tưởng của họ, bởi vì, không ai có thể “đọc” được hay dự đoán được chính xác ý
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
7
nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi nó chưa được
thể hiện ra bên ngoài thành những hành vi hay xử sự cụ thể để mà điều chỉnh.
C. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tôi không tồn tại đối
với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi
– đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật bởi vì hành vi là
cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do
nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”7
. Vì lý do này mà chỉ có
thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi
đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật mà ta có thể xác định được là
họ có thực hiện pháp luật hay không.
Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể có thể được thể hiện dưới
dạng hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định, ví
dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thoả thuận, ký kết
hợp đồng mua bán… ; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành
động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định, ví dụ:
không vượt đèn đỏ, không đi vào đường ngược chiều khi tham gia giao thông…
Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy
định của pháp luật hay, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các
chủ thể khác trở thành hiện thực, tức là biến các quy định của pháp luật từ trong
văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật không bao giờ có thể được coi là
thực hiện pháp luật.
Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực
hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của
chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có
khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy
định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có
khả năng nhận thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật, một
chủ thể cụ thể chỉ có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ
những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể
khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có năng lực hành vi pháp luật từ khi
nó được thành lập hoặc được công nhận. Còn đối với chủ thể là cá nhân thì điều
kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể. Độ tuổi đó là khác nhau
trong mỗi trường hợp cụ thể tuỳ theo quy định của pháp luật. Trong nhiều quan
hệ pháp luật, cá nhân sẽ được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ đủ 6
tuổi trở lên và trí tuệ phát triển bình thường. Bởi vì, những người này đã có khả
năng xác lập và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Ví dụ,
thực hiện quyền và nghĩa vụ của một học sinh lớp một, mua quà sáng… Song
7
C. Mác – Ăngghen Tuyển tập, Tập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội – 1980, tr. 19.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
8
có những quan hệ pháp luật, độ tuổi đó phải là cao hơn, ví dụ trong quan hệ bầu
cử, ứng cử, kết hôn…
Nhìn chung, yêu cầu của nhà nước đối với các chủ thể được thể hiện
trong các quy định của pháp luật là khá đa dạng nên cách thức thực hiện các
quy định đó cũng khác nhau, có thể là bằng hành động tích cực của chủ thể,
song cũng có thể là bằng không hành động. Vì vậy, trong các giáo trình Lý luận
nhà nước và pháp luật, các tác giả đã căn cứ vào yêu cầu của các quy phạm
pháp luật mà chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức là tuân theo pháp
luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
a. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật
trong đó các chủ thể kiềm chế, giữ mình để không thực hiện những hành vi mà
pháp luật cấm. Ví dụ: chủ thể không vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều khi tham
gia giao thông. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đoán
trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng không hành động.
b. Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật
trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động
tích cực. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là hình thức thực hiện
các quy phạm pháp luật bắt buộc trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp
luật bằng hành động.
c. Sử dụng (vận dụng) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong
đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những hành
vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ, việc thực hiện quyền học tập bằng cách đăng
ký dự thi và làm thủ tục nhập học tại các cơ sở đào tạo của người học. Đây là
hình thức thực hiện các quy phạm cho phép, vì vậy, chủ thể có thể thực hiện
hoặc không thực hiện quyền của mình,
d. Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà
nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho
các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Ví dụ, trường Đại học
Luật Hà Nội áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh và đào tạo các hệ
đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học. Như vậy, áp dụng pháp luật là hình
thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước hay là hình thức thực
hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân viên nhà nước. Trong bốn hình
thức thực hiện pháp luật chỉ có hình thức này là luôn luôn có sự hiện diện của
nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nói chung, việc phân chia các hình thức thực hiện pháp luật như trên chỉ
có tính chất tương đối, chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu nên chỉ có ý nghĩa chủ
yếu về mặt lý luận, còn trong thực tế, các thuật ngữ tuân theo, thi hành, sử dụng
và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau, đều được dùng
để biểu thị một nội dung là pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm
chỉnh bởi tất cả các chủ thể trong xã hội.
1.2. KHÁI NIỆM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng
và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
9
trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong
thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, hình thức
này cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn các hình
thức khác. Phần sau đây sẽ đề cập đến khái niệm và các đặc điểm của nó.
Theo Từ điển Black/
s Law, từ áp dụng (apply) có thể được hiểu theo
nghĩa đưa vào sử dụng với một vụ việc của một chủ thể riêng biệt (áp dụng
pháp luật trong thực tế)8
. Trong tiếng Việt, từ áp dụng có thể được hiểu là
“Đem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được”9
. Từ các cách hiểu về từ áp
dụng trong hai từ điển trên, có thể hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật
là đem pháp luật ra dùng trong thực tế. Nếu hiểu theo cách này thì áp dụng pháp
luật có thể dùng để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật mà không phải là
một hình thức thực hiện pháp luật cụ thể. Trong thực tế đã có nhà nghiên cứu sử
dụng thuật ngữ áp dụng pháp luật theo nghĩa này.
Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật
được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau
nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các
hình thức thực hiện pháp luật, song có nhà nghiên cứu lại coi áp dụng pháp luật
đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả cá hình thức thực hiện
pháp luật10
.
Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật,
chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi áp dụng
pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực
hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Chúng tôi cho rằng nên xây dựng
khái niệm áp dụng theo hướng đề cập đến tất cả các đặc điểm của nó. Theo
hướng này, có thể định nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: Áp dụng pháp luật
là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá
biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối
với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Từ định nghĩa về áp dụng pháp luật như trên, ta thấy, áp dụng pháp luật
có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực
nhà nước
Nếu chúng ta quan niệm thực hiện pháp luật có bốn hình thức thì chỉ có
duy nhất áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn thể hiện tính tổ chức, quyền
lực nhà nước. Điều đó được thể hiện qua chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục tiến
hành hoạt động áp dụng pháp luật và kết quả của quá trình áp dụng pháp luật.
Cụ thể:
8
Black/
s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A. Garner, Editor in chief. West group. ST. Paul, Minn.,
1999, tr. 96
9
Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học, sđd, tr. 9.
10
Xem Chuyên đề 2 của Đề tài này.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
10
+ Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ
được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của
pháp luật. Chẳng hạn, trong hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước thì chỉ toà
án mới có quyền xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội cũng
như để giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình…; chỉ uỷ ban nhân
dân mới có quyền xem xét để cấp giấy khai sinh cho trẻ em, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng; chỉ có các cơ sở đào tạo mới có
quyền tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học… Chủ thể tiến
hành áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước, song cũng có
thể là chủ thể được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép. Ví dụ, các trường dân
lập cũng được Nhà nước cho phép áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển
sinh, đào tạo và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học, trong trường hợp này, có
thể hiểu các trường dân lập cũng là những chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp
luật bởi vì họ đã được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép áp dụng pháp luật.
+ Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có
thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra
những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện
đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các mệnh lệnh, quyết định này
luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng, ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền không thể là ý chí cá nhân,
tuỳ tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật,
căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật. Ví dụ, các thí sinh tham dự kỳ
thi tuyển sinh ai cũng muốn trúng tuyển và được gọi nhập học, song cơ sở đào
tạo lại phải căn cứ vào quy định của pháp luật để quyết định những người trúng
tuyển và được gọi nhập học; hoặc sau khi nhận được hồ sơ của người sử dụng
đất, uỷ ban nhân dân phải căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai để
quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử
dụng…
Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Thông thường, sau
khi ban hành ra các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có
thẩm quyền sẽ công bố công khai cho đối tượng áp dụng để họ biết mà thực
hiện. Đối với các quyết định cụ thể hoá quyền pháp lý cho các chủ thể thì
đương nhiên họ sẽ tự giác thực hiện. Còn đối các quyết định cụ thể hoá nghĩa
vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có hai trường hợp xảy ra. Một là các chủ
thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước. Hai là chủ
thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó và các chủ thể có
thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh, quyết định
đó được thực hiện nghiêm chỉnh.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình
thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
11
hiện các quy định của pháp luật. Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo
những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự,
thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp áp dụng pháp luật khác
nhau tuỳ theo quy định cụ thể của pháp luật. Chẳng hạn, trình tự, thủ tục cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác với trình tự, thủ tục
cấp đăng ký kết hôn hoặc khác trình tự thủ tục tuyển sinh, đào tạo, công nhận
tốt nghiệp và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học.
Nói chung, các quyết định do các chủ thể có thẩm quyền ban hành ra
trong quá trình áp dụng pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người
được áp dụng, nó có thể mang lại cho người ta lợi ích rất lớn (ví dụ, quyết định
giao quyền sử dụng đất, quyết định lên lương, quyết định công nhận tốt
nghiệp…), song nó cũng có thể bắt người ta phải gánh chịu những hậu quả rất
nặng nề (ví dụ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bản án hình sự…). Do
vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của quá trình áp dụng pháp luật, hoạt
động này không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải theo những trình
tự, thủ tục và trên cơ sở những điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
Đương nhiên, trình tự, thủ tục đó không thể như nhau trong tất cả các vụ việc
mà nó sẽ khác nhau từ vụ việc này sang vụ việc khác tuỳ theo tính chất của vụ
việc. Ví dụ, trình tự, thủ tục xem xét để cấp Đăng ký kết hôn sẽ khác với trình
tự, thủ tục công nhận tốt nghiệp cho người học, càng khác với trình tự, thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính…
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ xã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp
luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ
chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng. Khi một quy phạm nào đó
được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể thì
có nghĩa là quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của chủ thể đó. Ví
dụ, quyết định tuyển dụng một người nào đó làm giáo viên của Trường Đại học
Luật Hà Nội là sự cá biệt hoá quy phạm về quyền và nghĩa vụ lao động của
công dân vào trường hợp của người được tuyển dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng, các quy phạm được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể
hay được cá biệt hoá phải là các quy phạm pháp luật hiện hành hay các quy
phạm đang còn hiệu lực pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành áp dụng pháp luật, chủ
thể có thẩm quyền không thể lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật đã
hết hiệu lực.
Các đặc điểm trên làm cho áp dụng pháp luật khác hoàn toàn với các hình
thức thực hiện pháp luật khác, bởi lẽ, chủ thể của các hình thức tuân theo, thi
hành, sử dụng pháp luật có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong xã hội; trong
khi đó, chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chỉ có thể là chủ thể có thẩm quyền
theo quy đinh của pháp luật. Khi tuân theo, thi hành hoặc sử dụng pháp luật, chủ
thể có thể không cần dưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thể không bị
bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Còn khi áp dụng pháp luật,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
12
chủ thể có thẩm quyền luôn bị bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện,
trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và bao giờ cũng phải đưa ra một
quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc mà mình thụ lý. Có thể nói,
áp dụng pháp luật bao hàm cả ba hình thức trên bởi lẽ, trong quá trình áp dụng
pháp luật, chủ thể có thẩm quyền cũng có thể bị cấm thực hiện những hành vi
nhất định và họ phải tuân theo pháp luật, họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ
pháp lý nhất định, tức là phải thi hành pháp luật, đồng thời có những quyền hạn
nhất định tức là có thể sử dụng pháp luật.
Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, có tác giả cho rằng áp dụng pháp luật
còn có một đặc điểm nữa là: Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính
sáng tạo, bởi vì các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái
quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn
đưa ra được một quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để
giải quyết vụ việc cần giải quyết thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp
dụng. Như vậy, sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự
tuỳ tiện của chủ thể áp dụng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp
luật và nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy. Cũng có tác giả cho rằng
không nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điểm của áp dụng pháp luật
bởi lẽ tính sáng tạo được thể hiện trong nhiều hoạt động, ví dụ, trong quá trình
xây dựng pháp luật cũng cần có tính sáng tạo của người xây dựng, trong quá
trình học tập cũng cần có tính sáng tạo của người học… Tôi ủng hộ quan điểm
cho rằng không nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điểm riêng có của
áp dụng pháp luật (mặc dù biểu hiện của tính sáng tạo trong quá trình áp dụng
pháp luật khác với biểu hiện của tính sáng tạo trong các hoạt động khác). còn
nếu coi nó là một đặc điểm thì cũng chỉ là đặc điểm không cơ bản, không mang
tính đặc trưng của áp dụng pháp luật. Vậy áp dụng pháp luật cần được tiến hành
trong những trường hợp nào?
Nếu xem xét một cách chi tiết, cụ thể trong thực tế cuộc sống thì sẽ có vô
vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật, bởi lẽ, pháp luật được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ dân sự,
hình sự đến hôn nhân và gia đình, tài chính, đất đai… Song nếu khái quát lại để
xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến
hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Xem xét nội dung các quy định cụ thể của pháp luật, ta thấy, mặc dù
trong nhiều quy phạm pháp luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho
các chủ thể, song các chủ thể không thể tự mình thực hiện được các quyền và
nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của
các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, trong Hiến pháp và
luật đã thừa nhận quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, song công dân chỉ
có thể thực hiện dược quyền và nghĩa vụ ấy khi được gọi nhập học và theo học
trong một cơ sở đào tạo nào đó. Chính hoạt động chiêu sinh và tổ chức đào tạo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
13
của các cơ sở đào tạo đã giúp cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ
học tập của mình. Tương tự như vậy, nếu một người nào đó không được bổ
nhiệm vào một chức vụ cao hơn trong cơ quan thì quan hệ pháp luật giữa người
đó với cơ quan không hề thay đổi. Kể từ thời điểm có quyết định bổ nhiệm của
người có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người được bổ nhiệm với
cơ quan đã có sự thay đổi so với trước. Nếu không có quyết định cho nghỉ hưu
của cơ quan thì quan hệ pháp luật lao động giữa một người nào đó với cơ quan
vẫn chưa chấm dứt. Như vậy, có thể thấy, nếu không có sự can thiệp của một cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì nhiều
quan hệ pháp luật cụ thể không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính
hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền đó sẽ làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp
của một chủ thể có thẩm quyền.
Nếu như trong trường hợp trên, phải nhờ hoạt động áp dụng pháp luật
mới làm phát sinh một quan hệ pháp luật cụ thể thì trường hợp này khác ở chỗ
một quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh, các bên chủ thể đã có quyền và nghĩa
vụ pháp lý đối với nhau, nhưng một trong các bên hoặc tất cả các bên không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của
mình nên dẫn đến tranh chấp mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu
cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Ví dụ,
một người cho thuê nhà kiện ra toà án đòi nhà cho thuê, toà án thụ lý và giải
quyết vụ án đó tức là áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa người cho
thuê nhà với người thuê nhà.
Thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với
các chủ thể vi phạm pháp luật.
Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự
giác bởi mọi chủ thể trong xã hội, nhiều quy phạm pháp luật đã quy định các
biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng với người vi phạm trong phần chế
tàì của nó. Việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể với một chủ
thể cụ thể là bắt họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay những sự
thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… Vì thế, để đảm bảo công
bằng xã hội, chỉ có các chủ thể có thẩm quyền mới có thể áp dụng và hoạt động
áp dụng của họ phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt
chẽ do pháp luật quy định. Ví dụ cho trường hợp này là việc cảnh sát giao
thông xử phạt người vi phạm luật giao thông, Hội đồng kỷ luật nhà trường xử
lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên hoặc sinh viên vi phạm kỷ luật...
Thứ tư, khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ
thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội.
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có và đều quan tâm đến lợi ích
riêng của mình và những lợi ích chính đáng sẽ được nhà nước bảo hộ. Tuy
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
14
nhiên, có những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội,
của cả cộng đồng, nhà nước buộc phải xâm hại đến lợi ích riêng của những chủ
thể nhất định. Để bảo đảm tính đúng đắn, hợp tình, hợp lý của sự “xâm hại” đó,
nhà nước phải quy định cụ thể trong pháp luật các biện pháp “xâm hại”, chủ thể,
điều kiện, trình tự, thủ tục để áp dụng các biện pháp đó. Khi một chủ thể cụ thể
nào đó bị áp dụng một trong các biện pháp đó có nghĩa là họ đã phải gánh chịu
sự cưỡng chế của nhà nước, họ đã phải chịu những sự thiệt hại nhất định mặc
dù họ không vi phạm pháp luật mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích chung của xã hội,
của cộng đồng. Ví dụ, để phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phải ra quyết định thu hồi đất của các chủ
thể đang có quyền sử dụng hợp pháp trên diện tích đất đó, và đương nhiên, các
chủ thể đang sử dụng phải giao lại đất đó cho nhà nước và nhận sự đền bù của
nhà nước.
Thứ năm, khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ
thể có thành tích theo quy định của pháp luật.
Pháp luật của các nhà nước đương đại không chỉ quy định các biện pháp
trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật mà còn quy định nhiều hình
thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích trong những hoạt động nhất
định hoặc trong việc thực hiện pháp luật. Mục đích của việc quy định các biện
pháp đó là nhằm đền đáp công ơn của những người có công với đất nước, với
xã hội; để khuyến khích, động viên các chủ thể nhiệt tình công tác, phấn đấu đạt
được thành tích tốt nhất trong hoạt động của mình cũng như để khuyến khích
các chủ thể tự giác thực hiện tốt pháp luật, làm cho pháp luật được thực hiện
một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Vì thế, ở Việt Nam, bên cạnh Bộ luật hình
sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn có Luật thi đua, khen thưởng, và
trong đa số các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định việc khen thưởng
những người thực hiện tốt những quy định trong văn bản trước khi quy định
việc xử phạt đối với những người vi phạm nó. Ví dụ, việc các chủ thể có thẩm
quyền xét tặng bằng khen, danh hiệu vinh dự nhà nước cho một chủ thể nào đó
chính là áp dụng pháp luật trong trường hợp này.
Thứ sáu, khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy
định của pháp luật.
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các chủ thể đều có quyền và
nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định. Có những quyền và nghĩa vụ pháp lý
mà việc thực hiện nó chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân người thực hiện,
song có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện nó lại liên quan
đến lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Vì
vậy, cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó để đảm
bảo tính đúng đắn, chính xác của nó. Hoạt động kiểm tra, giám sát đó chỉ do
các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật
quy định. Ví dụ: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ… là nhằm áp dụng Luật giám sát của Quốc hội năm… ; hoạt
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
15
động của cơ quan kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án…
Thứ bảy, khi cần phải xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ
thể nào đó theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế có những thứ giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ có giá trị pháp lý
lâu dài mà chủ thể của nó cần phải cất giữ cẩn thận. Song thỉnh thoảng, các giấy
tờ đó lại cần phải được sao chụp để chứng minh cho sự hiện diện và tồn tại của
nó trong thực tế. Hoạt động chứng thực của uỷ ban nhân dân, của cơ quan công
chứng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho các giấy tờ, văn bằng nhất định… là sự áp
dụng các quy định của pháp luật công chứng trong thực tế.
1.3. QUI TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Như trên đã nói, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành dựa trên
những qui định của pháp luật và trải qua các giai đoạn có nội dung cụ thể và
trình tự thủ tục khác nhau. Các giai đoạn hay trình tự, thủ tục đó được khoa học
và thực tiễn pháp lý gọi là qui trình áp dụng pháp luật.
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại qui trình áp dụng pháp luật
Trong tiếng Hán thì “qui” cũng có nghĩa là trù tính, dự liệu, còn “trình”
có nghĩa là đường đi, cách thức; nghĩa là thứ tự các bước tiến hành trong một
hoạt động nào đó. Theo từ điển tiếng Việt, quy trình là các bước, trình tự phải
tuân theo khi tiến hành công việc nào đó11
. Áp dụng pháp luật là một qui trình
bao gồm nhiều hoạt động có mối liên hệ hữu cơ với nhau, do các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật nhằm cá biệt hoá chế tài pháp
luật hoặc cá thể hoá quyền nghĩa vụ pháp lý đối với chủ thể. Do pháp luật điều
chỉnh đa dạng các lĩnh vực nên việc áp dụng pháp luật cũng rất đa dạng. Trên
thực tế, sự khác biệt về nội dung, yêu cầu ở các lĩnh vực điều chỉnh của pháp
luật đã đem lại sự khác biệt nhất định về quá trình thực thi và áp dụng pháp luật.
Không thể có qui trình áp dụng pháp luật chung cho mọi lĩnh vực, mọi quan hệ
xã hội.
Tóm lại, qui trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiến hành các
hoạt động có mối liên hệ hữu cơ, thống nhất với nhau do các chủ thể có thẩm
quyền thực hiện nhằm hiện thực hoá nội dung các qui định pháp luật trong đời
sống khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể.
Qui trình áp dụng pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:
- Qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui định
Áp dụng pháp luật là một hoạt động đặc thù của nhà nước trong quản lý
xã hội. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Toàn bộ các hoạt
động, các bước (hay giai đoạn) của qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui
định. Các hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ,
thống nhất với nhau. Điều đó đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp
luật chỉ được thực hiện quyền nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ qui định của
pháp luật. Ngay cả các chủ thể không có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp
11
Như ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1995
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
16
luật nhưng có liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng không thể tuỳ tiện tiến
hành các hoạt động trái hoặc không được pháp luật cho phép. Do được pháp
luật điều chỉnh nên, qui trình áp dụng pháp luật có liên quan đến cả hai loại qui
phạm pháp luật là qui phạm pháp luật nội dung và qui phạm pháp luật hình thức
hay qui phạm thủ tục.
- Qui trình áp dụng pháp luật chịu sự qui định của nội dung và tính chất
của vụ việc cần giải quyết
Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định
được nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết rồi trên cơ sở đó mới có
thể lựa chọn đúng quy trình cần tiến hành. Nghĩa là chúng ta không thể lấy thủ
tục áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này để tiến hành cho lĩnh vực khác. Chẳng
hạn, không thể lấy quy trình xét xử các vụ án hình sự được quy định trong Bộ
luật tố tụng hình sự để thay thế cho thủ tục xét xử các vụ án dân sự được quy
định trong Bộ luật tố tụng dân sự được. Điều này cho thấy, qui trình áp dụng
pháp luật bao gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau và do nhiều chủ thể tiến
hành nhưng nó có liên quan chặt chẽ đến nội dung của vụ việc cần giải quyết.
- Tham gia qui trình áp dụng pháp luật luôn có một chủ thể nhân danh
nhà nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành hoạt động
áp dụng pháp luật
Nói đến áp dụng pháp luật là nói đến vai trò của nhà nước trong giải
quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn. Thực chất của áp dụng pháp luật là quá trình
thể chế hóa quyền lực nhà nước để điều chỉnh sự kiện cụ thể. Chính vì lẽ đó,
tham gia qui trình áp dụng pháp luật luôn luôn có mặt chủ thể nhân danh nhà
nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước, chủ thể này trực tiếp tiến
hành hoạt động áp dụng pháp luật, có vai trò quyết định trong quá trình áp dụng
pháp luật và là chủ thể có quyền đưa ra quyết định áp dụng pháp luật để giải
quyết vụ việc. Chủ thể đó chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các cá
nhân đảm trách nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức đó tiến hành, song cũng có
thể do các cơ quan, tổ chức được nhà nước cho phép hoặc trao quyền tiến hành.
Ví dụ, các cơ sở đào tạo do Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập đều có
thể áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt
nghiệp và cấp bằng cho người học.
Các hoạt động áp dụng pháp luật đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức
mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tôn trọng thực thi
một cách hợp pháp.
Qui trình áp dụng pháp luật có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau.
- Dựa trên nội dung thực tế của hoạt động áp dụng pháp luật có thể phân
thành qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý và qui trình cá thể hoá quyền,
nghĩa vụ pháp lý. Qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là các bước tiến hành
tố tụng bao gồm nhiều hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm
cá biệt hoá chế tài pháp luật, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chủ thể
vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động được thực hiện
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
17
bởi nhiều chủ thể khác nhau do đó, mỗi chủ thể tham gia vào một khâu nhất
định trong các giai đoạn của qui trình đó. Chẳng hạn, để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội cần trải qua các giai đoạn như khởi tố, điều tra,
truy tố và xét xử. Các giai đoạn đó được quyết định bởi các chủ thể có thẩm
quyền tiến hành tố tụng hình sự như công an, viện kiểm sát, tòa án và có nhiều
cơ quan, cá nhân khác tham gia tố tụng. Qui trình cá thể hóa quyền, nghĩa vụ
pháp lý có sự khác biệt với qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là nó không
liên quan đến vi phạm pháp luật mà đơn thuần chỉ xác định nội dung, phạm vi
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà thôi.
- Dựa trên trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động cụ thể trên thực tế có thể
phân thành qui trình đầy đủ và qui trình rút gọn. Qui trình đầy đủ là qui trình
bao gồm đầy đủ các hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật. Còn qui
trình rút gọn là qui trình không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các hoạt động của
các giai đoạn áp dụng pháp luật.
- Qui trình áp dụng pháp luật có thể được nhận diện theo từng lĩnh vực
điều chỉnh pháp luật, chẳng hạn như qui trình áp dụng pháp luật dân sự trong
việc thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, trong việc giải
quyết các tranh chấp dân sự; qui trình áp dụng pháp luật đất đai trong việc cấp
giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, qui trình áp dụng
pháp luật lao động trong việc tuyển dụng lao động, trong việc tăng lương hoặc
xử lý kỷ luật đối với người lao động..v.v.
1.3.2. Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một qui trình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố có sự
tương tác lẫn nhau như con người, tổ chức, kỹ thuật, pháp lý. Dựa vào nội
dung công việc cụ thể được thực hiện, khoa học và thực tiễn pháp lý chia quá
trình áp dụng pháp luật thành bốn giai đoạn:
a. Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế
cần áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn khởi đầu của cả qui trình áp dụng
pháp luật nên nó có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng đắn nội
dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó. Nếu xác định bản
chất pháp lý không chính xác thì toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật sẽ sai và
gây ra hậu quả pháp lý và xã hội là khôn lường. Chẳng hạn, bản chất pháp lý
của hành vi thực tế là loại quan hệ tặng cho (một loại quan hệ dân sự hợp
pháp) lại xác định là quan hệ đưa và nhận hối lộ hoặc ngược lại thì hệ quả đem
lại là hoàn toàn khác biệt. Nếu cần áp dụng pháp luật thì phải làm rõ chủ thể
nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó hay điều chỉnh quan hệ đó. Tiếp theo,
cần chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật cũng như xác định về mặt thời
gian, thời điểm tiến hành áp dụng pháp luật. Đồng thời với việc chuẩn bị về
nội dụng cần xác định những thuận lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thể xảy
ra cản trở quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Nhìn chung, việc áp dụng
pháp luật phải hướng tới một sự thuận lợi, tiết kiệm về chi phí thời gian, sức
lực, vật chất và đạt hiệu quả cao nhất cho các bên có liên quan. Do đó, giai
đoạn đầu trong áp dụng pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi cần phải chuẩn bị một
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
18
phương án chi tiết, tỷ mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức,
lịch trình tiến hành. Về nguyên tắc, chỉ có khẳng định được là hoàn toàn có cơ
sở và đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng pháp luật trên thực tế mới cho phép
chuyển sang giai đoạn sau. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoặc không cần thiết
phải tiếp tục áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định
tạm đình chỉ hoặc chấm dứt việc áp dụng pháp luật.
b. Lựa chọn qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các
quyết định áp dụng pháp luật.
Đây là giai đoạn quan trọng trong qui trình áp dụng pháp luật vì nếu
không đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng. Ở đây cần phải
hiểu, có hai loại qui phạm pháp luật cùng có liên quan đến việc đưa ra quyết
định áp dụng pháp luật, đó là qui phạm nội dung và qui phạm hình thức hay qui
phạm thủ tục. Các qui phạm nội dung xác định nội dung cần áp dụng, điều
chỉnh pháp luật. Về nguyên tắc, cần phải chọn qui phạm pháp luật còn hiệu lực
và sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. Cần làm rõ qui phạm pháp
luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của qui
phạm đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh nhận thức
về nội dung của qui phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.
Các qui phạm hình thức hay qui phạm thủ tục có nhiệm vụ qui định trình tự, thủ
tục của qui trình áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn qui phạm pháp luật có thể xảy ra
các khả năng như:
- Có một qui phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm cơ sở pháp lý
cho việc áp dụng. Đây là điều rất thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền, giúp
họ có thể dễ dàng xác định được cơ sở pháp lý để sớm ban hành văn bản, quyết
định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo qui định của pháp luật.
- Có nhiều qui phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra
cách giải quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột qui phạm pháp luật
trong áp dụng pháp luật. Thực tiễn pháp lý có các cách giải quyết đối với tình
huống này bằng việc lựa chọn qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và
lựa chọn qui phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, cách giải quyết này
cũng khó có thể thoả mãn trường hợp: qui phạm pháp luật ban hành trước có giá
trị pháp lý cao hơn nhưng lại không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược
lại qui phạm pháp luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp nhưng lại phù hợp
với thực tế. Vậy, ở đây sẽ áp dụng qui phạm pháp luật nào? Nếu áp dụng qui
phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn thì không có hiệu quả thực tế vì
không đủ điều kiện cho phép. Trong khi đó, việc áp dụng qui phạm pháp luật
ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại
vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn qui phạm pháp luật ban hành trước. Cũng có ý
kiến cho rằng cần làm thủ tục xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp của cả hai văn
bản chứa đựng qui phạm pháp luật trên rồi mới tiến hành áp dụng pháp luật theo
một văn bản nhất định. Hay nói cách khác là, cần giải quyết xung đột theo qui
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
19
định về giá trị pháp lý (văn bản có giá trị cao hơn) với qui định thời gian ban
hành (ban hành sau) giữa hai văn bản. Đây là một việc làm không hề đơn giản
trên thực tế, bởi để kiểm tra, xử lý văn bản cần phải có thời gian và trải qua một
qui trình thủ tục phức tạp. Chẳng hạn, việc sửa đổi các văn bản luật thuộc thẩm
quyền của Quốc hội, đương nhiên điều đó phải chờ khi đến kỳ họp Quốc hội
mới tiến hành thực hiện được. Trong khi đó, thời hạn, thời hiệu của áp dụng
pháp luật không cho phép kéo dài để chờ đợi.
Việc xung đột khi chọn qui phạm để áp dụng pháp luật là điều khó tránh
khỏi. Xung đột có hai dạng là xung đột pháp luật nội và xung đột pháp luật
ngoại. Xung đột pháp luật nội là sự khác biệt khi có hai hay nhiều qui phạm
pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật đưa ra cách giải quyết khác nhau
cho một quan hệ xã hội hoặc một sự kiện pháp lý thực tế. Xung đột pháp luật
ngoại là sự khác biệt khi có các qui định pháp luật của hai hoặc nhiều hệ thống
pháp luật có liên quan đưa ra cách thức giải quyết khác nhau về cùng một sự
việc, một quan hệ. Tính phức tạp ở đây còn cao hơn bởi sự khác biệt có yếu tố
nước ngoài và rộng hơn là giữa cả các nền văn hoá pháp lý. Đối với trường hợp
này, cách thức xử lý trước hết dựa vào sự thoả thuận về khả năng lựa chọn qui
định của một hệ thống pháp luật nằm trong các nước có xung đột. Nếu không
được cần sử dụng các thoả thuận trong các hiệp định về tư pháp song phương
hoặc đa phương (nếu đã ký kết) giữa các quốc gia có xung đột đó. Một số
trường hợp cần đi đến giải pháp cuối cùng để có thể đưa ra quyết định áp dụng
pháp luật được là phải nhờ đến phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc toà án
quốc tế.
- Không có qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp
luật đối với sự kiện, quan hệ đó. Đây là thực trạng pháp lý có thể xảy ra ở bất cứ
quốc gia nào ngay cả đối với những quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện ở
mức độ cao. Thực tiễn pháp lý nước ta có cách giải quyết đối với tình huống
này bằng việc áp dụng pháp luật tương tự.
c. Ra quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc.
Đây là giai đoạn quan trọng bởi nó phản ánh kết quả thực tế của quá trình
áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Về bản chất, đây là giai đoạn
chuyển hóa những qui định chung được nêu ra trong các qui phạm pháp luật
thành những qui định cụ thể, cá biệt. Vì thế, có thể hiểu: Quyết định áp dụng
pháp luật được hiểu là loại quyết định do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật
quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành mệnh lệnh pháp luật
áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước
bảo đảm thực hiện.
Quyết định áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây:
* Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật chỉ
được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Áp
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
20
dụng pháp luật thực chất là việc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thẩm
quyền do pháp luật quy định để giải quyết các công việc phát sinh trong quá
trình hoạt động của các chủ thể đó. Vì thế, chỉ có các chủ thể này mới có thể
ban hành ra các quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc thuộc thẩm
quyền của mình. Pháp luật luôn quy định mỗi loại việc chỉ được giải quyết bởi
hay chủ yếu bởi một loại cơ quan, tổ chức nhất định và mỗi loại việc lại tùy
theo mức độ phức tạp hay đơn giản, quan trọng hay ít quan trọng mà được giải
quyết bởi các cơ quan, tổ chức ở các cấp khác nhau bằng loại quyết định phù
hợp. Chẳng hạn, theo quy định của các bộ luật tố tụng hình sự và hình sự thì chỉ
có tòa án mới có quyền ban hành bản án để kết án một người nào đó; tòa án cấp
huyện có quyền ban hành bản án để kết án về tội phạm mà hình phạt cao nhất
được pháp luật quy định là 15 năm tù giam (trừ một số loại tội phạm được pháp
luật quy định); tòa án cấp tình có quyền ban hành bản án để kết án người phạm
tội trong các trường hợp còn lại12
. Vì vậy, không có cơ quan nào ngoài toà án có
quyền ban hành quyết định áp dụng pháp luật đề tuyên một người nào đó là có
tội hay không, hoặc tòa án cấp huyện thì không có quyền ban hành bản án để
kết án một người về một tội danh có mức phạt cao nhất trên 15 năm tù giam…
Chủ thể ban hành quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức
nhà nước, song cũng có thể là cơ quan, tổ chức được nhà nước trao quyền hoặc
uỷ quyền. Ví dụ, tất cả các trường đại học, dù là công lập hay dân lập cũng đều
có quyền ban hành ra quyết định áp dụng pháp luật để công nhận tốt nghiệp cho
những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành ra phải đảm bảo tính
khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. Sự phù
hợp của quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra cần phải xem xét ở cả hai
khía cạnh là pháp lý và thực tế. Theo đó, mức độ cá thể hóa càng chi tiết, sát
thực về nội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp
luật càng chính xác, hiệu quả.
Quyết định áp dụng pháp luật có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng
văn bản. Việc các quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện bằng lời nói trên
thực tế không phổ biến mà chỉ được dùng trong một số trường hợp do điều kiện
thực tế không cho phép hoặc không cần ban hành quyết định bằng văn bản.
Chẳng hạn, người chỉ huy các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu đưa ra quyết
định trong trường hợp khẩn cấp.
Ở nước ta hiện nay, quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu được thể hiện
bằng văn bản và nó được gọi là văn bản áp dụng pháp luật. Có thể hiểu, văn bản
áp dụng pháp luật là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền áp dụng pháp luật ban hành theo trình tự, thủ tục, tên gọi luật định,
trong đó có chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cá biệt hoặc xác định rõ quyền và
12
Xem Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm , Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
21
nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện
pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các chủ thể cụ thể và được Nhà nước
đảm bảo thực hiện.
* Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục
pháp luật quy định
Quyết định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những
quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng
pháp luật nếu được ban hành kịp thời, đúng đắn thì sẽ bảo vệ kịp thời các quyền
và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo
điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại, quyết định áp dụng pháp luật sai trái cũng
có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
cộng đồng. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra nhiều yêu cầu nhằm đảm bảo chất
lượng của quyết định áp dụng pháp luật trong đó có yêu cầu đúng hình thức, thủ
tục pháp luật quy định. Tùy theo loại việc và tính chất, mức độ của công việc
cần ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết, pháp luật quy định
những loại quyết định được sử dụng và thủ tục ban hành các quyết định đó.
Chẳng hạn, để áp dụng hình phạt tù giam đối với một cá nhân thì quyết định cần
ban hành là bản án và bản án này phải được ban hành theo thủ tục được quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự; để quyết định thanh tra việc thực hiện pháp
luật của một đơn vị thì quyết định cần ban hành là quyết định thanh tra và quyết
định này được ban hành theo thủ tục quy định trong Luật thanh tra… Những
trường hợp quyết định áp dụng pháp luật ban hành không đúng hình thức có thể
gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc, ban hành không đúng thủ tục có thể
làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan nên không ít
trường hợp quyết định áp dụng pháp luật được ban hành không đúng thủ tục,
không có hiệu lực pháp lí.
* Quyết định áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể hóa
quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối tượng
xác định
Quy phạm pháp luật là những khuôn mẫu hành vi cho dù có mức độ cụ
thể nhất định nhưng không tránh khỏi tính phổ quát để có thể thích ứng với
những điều kiện thực tiễn phức tạp và thường xuyên thay đổi. Áp dụng pháp
luật chính là hoạt động lấy cái chung để áp dụng vào cái riêng biệt, cái cụ thể.
Giá trị của hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ vụ việc được giải quyết
hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nó trong giới hạn
chung mà pháp luật quy định. Hoạt động áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo
rõ rệt, nhưng là sự sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung quyết định áp
dụng pháp luật không được vượt quá phạm vi các quy phạm pháp luật được
chọn để áp dụng. Vì vậy, một vụ việc xảy ra ở những thời điểm khác nhau, đối
với các đối tượng khác nhau thì nội dung quyết định áp dụng có thể khác nhau.
Chẳng hạn, hai người đều thực hiện hành vi vi phạm hành chính cùng loại
nhưng một người thực hiện hành vi với một số tình tiết tăng nặng và một người
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
22
thực hiện hành vi không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt tiền
dành cho hai người sẽ khác nhau. Do nội dung quyết định phải phù hợp với
những tình tiết cụ thể của vụ việc được áp dụng nên mỗi quyết định chỉ được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng nhất định trong một trường
hợp nhất định mà thôi.
* Quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện
pháp luật, là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân ban
hành quyết định, để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các đối tượng
có liên quan
Đối với các cá nhân, tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước, mặc dù
có tới ba hình thức thực hiện pháp luật (chỉ trừ hình thức áp dụng pháp luật)
như đã nói ở trên nhưng trong nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức không thể
trực tiếp thực hiện pháp luật được mà cần đến sự can thiệp của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, các cơ quan, người có thẩm quyền
áp dụng pháp luật đóng vai trò người tổ chức cho các cá nhân, tổ chức đó thực
hiện pháp luật. Trong một số trường hợp khác, cơ quan, người có thẩm quyền
phải áp dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hay giải quyết
các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Bằng việc ban hành quyết
định áp dụng pháp luật, cơ quan, người áp dụng pháp luật quy định các cá nhân,
tổ chức có liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì, thời hạn và cách thức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đó, hậu quả của việc không thực hiện các nghĩa vụ
đã được xác định là gì, phương thức bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan đến
nội dung quyết định áp dụng pháp luật. Ví dụ, nội dung bản án dân sự gồm các
quyết định của tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và
quyền kháng cáo đối với bản án13
; nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành
chính phải ghi rõ hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có),
thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, quyền khiếu nại, khởi kiện đối với
quyết định xử phạt hành chính, quyết định cũng ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử
phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành14
. Như vậy,
quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều
quy định của pháp luật mà nếu không có các quyết định áp dụng này thì họ
không thể thực hiện được. Cũng chính vì thế, quyết định áp dụng pháp luật là
căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc tuân thủ
pháp luật của các đối tượng có liên quan. Chẳng hạn, căn cứ quyết định thanh
tra, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được cơ quan thanh tra đã tiến hành
hoạt động thanh tra đúng thủ tục, đúng thời hạn, đúng phạm vi thanh tra hay
không; căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có thể
kiểm tra, giám sát được hoạt động khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng
của người khiếu nại đã bị xâm hại bởi quyết định hành chính bị khiếu nại hay
kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại lần hai, kiểm tra hoạt động xét
13
Xem Khoản 5 Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự
14
Khoản 3 Điều 56 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
23
xử vụ án hành chính trong trường hợp người khiếu nại khiếu nại tiếp hay kiện ra
tòa hành chính. Bên cạnh đó, thông qua quyết định áp dụng pháp luật cũng có
thể đánh giá phần nào năng lực hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền
như đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong việc tuân thủ các thời hạn trong khi
áp dụng pháp luật, về khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vụ việc trên cơ
sở các tình huống thực tế và các quy định của pháp luật. Từ đó có thể tìm ra các
giải pháp hợp lí nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan nhà nước và chất
lượng của quyết định áp dụng pháp luật.
d. Tổ chức thực hiện trên thực tế quyết định áp dụng pháp luật đã được
ban hành và đã có hiệu lực pháp lý. Trước hết có thể nói, hiện nay trong khoa
học và thực tiễn pháp lý nước ta còn có ý kiến khác nhau đối với giai đoạn này.
Có ý kiến khẳng định, đây không phải là một giai đoạn trong qui trình áp dụng
pháp luật. Qui trình áp dụng pháp luật có kết quả cuối cùng là đưa ra quyết định
áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật không
phải lúc nào cũng là hoạt động có tính liên tục được thực hiện ở cùng chủ thể
đưa ra quyết định đó. Chẳng hạn, toà án xét xử vụ án dân sự và ban hành ra bản
án hoặc quyết định về vụ án đó nhưng việc tổ chức thi hành án lại do cơ quan
thi hành án dân sự thực hiện. Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng, tổ
chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cần phải coi là một giai đoạn của
qui trình áp dụng pháp luật. Mặc dù không phải lúc nào chủ thể đưa ra quyết
định áp dụng pháp luật cũng đồng thời tổ chức thực hiện quyết định đó. Xét
theo quan điểm toàn diện cho thấy, về mặt nội dụng, mục đích của việc áp dụng
pháp luật phải được cụ thể hoá trên thực tế. Đó là một qui trình thống nhất và
toàn vẹn của nhiều yếu tố liên thông, là kết quả của việc chuyển hoá cái chung
của qui định của pháp luật thành cái riêng, cụ thể vào đời sống thực tiễn. Áp
dụng pháp luật chỉ có giá trị thực và hiệu lực khi nội dung quyết định cá biệt
được các chủ thể có liên quan tôn trọng thực hiện. Như vậy, việc chủ thể tiến
hành áp dụng pháp luật không tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
của mình đưa ra hoàn toàn không phủ nhận đó là một giai đoạn cuối cùng của
áp dụng pháp luật.
Việc bảo đảm cho các quyết định áp dụng pháp luật có hiệu lực thực thi
trên thực tế có ý nghĩa quan trọng bởi mục đích điều chỉnh của pháp luật mới
đạt được trên thực tế. Để các quyết định áp dụng pháp luật được các chủ thể có
liên quan tôn trọng thực hiện cần chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ
thể đó có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm và
trách nhiệm pháp lý của họ như: các điều kiện về kỹ thuật, pháp lý, tổ chức, xã
hội và tư tưởng…v.v. Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực
thi các quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan để đảm
bảo hiệu lực và hiệu quả của nó trên thực tế.
1.4. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TƯƠNG TỰ
Trong quá trình làm luật, các nhà làm luật ở các quốc gia, nhất là các
quốc gia đương đại đều cố gắng dự kiến đến mức tối đa các trường hợp, điều
kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống để kịp thời điều chỉnh, nhằm tạo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
24
ra đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy
ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật rất khó
tránh được tình trạng có những vụ việc có tính chất pháp lý, liên quan đến lợi
ích của nhà nước, của cộng đồng xã hội hoặc của cá nhân buộc các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải giải quyết, nhưng trong hệ thống pháp luật lại không
có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Đây chính là tình
trạng thiếu pháp luật, tình trạng pháp luật có những lỗ hổng, những khoảng
trống.
Tình trạng trên xảy ra vì nhiều lý do. Có thể là do đời sống xã hội quá
phức tạp, các vụ việc xảy ra trong thực tế cuộc sống vô cùng đa dạng, phong
phú mà khả năng nhận thức của con người chỉ có hạn nên các nhà làm luật
không thể dự kiến được hết tất cả các trường hợp đó. Có thể là do các quan hệ
xã hội phát triển quá nhanh, khi người ta xây dựng và ban hành luật thì nó chưa
xảy ra nên các nhà làm luật không dự kiến việc điều chỉnh nó. Chẳng hạn, khi
Quốc hội soạn thảo và ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thì ở nước ta chưa
xảy ra hiện tượng đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xử
lý hình sự, vì thế, trong Bộ luật hình sự lúc đó chưa có điều khoản nào quy định
về việc xử lý hình sự đối với những người đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm
trọng. Cũng có thể có những sự kiện chỉ là ngoại lệ, có những quan hệ xã hội
chỉ xảy ra đột xuất, nhất thời nên không cần phải ban hành một quy phạm pháp
luật riêng để điều chỉnh những quan hệ đó…
Khi gặp các trường hợp nêu trên, để kịp thời bảo vệ lợi ích hợp pháp và
chính đáng của nhà nước, của xã hội, của cá nhân thì các chủ thể có thẩm quyền
không thể chờ đến khi ban hành được quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
vụ việc mới giải quyết mà phải giải quyết ngay bằng cách áp dụng pháp luật
tương tự.
1.4.1. Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự
Trên cơ sở cách hiểu về áp dụng pháp luật đã được đề cập trong chuyên
đề trước, có thể hiểu: Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các
vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi
trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều
chỉnh vụ việc đó.
Với cách hiểu này, ta thấy, áp dụng pháp luật tương tự vừa mang các đặc
điểm của áp dụng pháp luật nói chung vừa có những đặc điểm riêng làm cho nó
khác với các trường hợp áp dụng pháp luật khác. Nếu như áp dụng pháp luật là
hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật
trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào
trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật
tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ
thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc
đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải
quyết vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được tiến hành khi có
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
25
đủ những điều kiện nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tuỳ tiện của
người áp dụng.
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động rất cần thiết trong cuộc sống
nhằm khắc phục tất cả các chỗ trống của pháp luật, để điều chỉnh cụ thể đối với
tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật nhưng lại chưa có pháp
luật để điều chỉnh, bất kể đó là trường hợp chưa có nhu cầu điều chỉnh khi ban
hành pháp luật (tức là khi đó quan hệ xã hội chưa xuất hiện) hay trường hợp cần
được điều chỉnh nhưng những người ban hành pháp luật chưa nhận thức ra được
hay quan hệ xã hội đó chỉ là ngoại lệ, bất thường, chỉ xảy ra một vài lần trong
cuộc sống. Nó cần thiết không chỉ cho riêng một quốc gia nào vì với điều kiện
phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội thì khó có hệ thống pháp luật của
quốc gia nào đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh
bằng pháp luật, kể cả khi có trình độ phát triển tương đối cao. Bên cạnh tác
dụng trên, áp dụng pháp luật tương tự còn có tác dụng khác nữa là tạo điều kiện
tích lũy kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế cho các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng pháp luật, đồng thời trên cơ sở đó có thể đề xuất giải pháp xây
dựng và hoàn thiện pháp luật.
1.4.2. Các hình thức (các loại) áp dụng pháp luật tương tự:
Tương tự như áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự cũng rất đa
dạng, song khái quát lại có thể chia thành hai hình thức (hai loại) cơ bản là áp
dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật. Có thể phân
biệt được hai hình thức này với nhau khi xem xét cụ thể về từng hình thức.
a. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:
Từ khái niệm áp dụng pháp luật tương tự đã nêu, có thể hiểu áp dụng
tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ
thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy
phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chỉ có thể được tiến hành khi
có đủ những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất
pháp lý của vụ việc, tức là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật. Hay nói cách khác, đó là quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng
pháp luật bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp và chính đáng của Nhà nước, tập thể hoặc cá nhân. Nếu vụ việc không có
tính chất pháp lý thì đương nhiên các chủ thể có thẩm quyền không cần thụ lý
và giải quyết.
Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách
chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực
tiếp điều chỉnh vụ việc đó (vì có như vậy thì mới có thể được phép áp dụng
pháp luật tương tự) nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung
tương tự như vậy (vì khi đó thì mới có thể áp dụng tương tự quy phạm pháp
luật). Đồng thời, phải xác định được một cách cụ thể quy phạm tương tự đó
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
26
nằm trong điều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó
là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình.
Ở nước ta trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, hoạt động áp dụng
tương tự quy phạm pháp luật được thực hiện trong cả lĩnh vực hình sự. Từ khi
Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực, việc áp dụng tương tự quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực hình sự ở nước ta đã chấm dứt. Riêng trong lĩnh vực dân sự,
việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chính thức được ghi nhận tại Điều 14
Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005.
Bên cạnh hình thức áp dụng trên trong thực tế còn có trường hợp có vụ
việc có tính chất pháp lý xảy ra, có liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cần phải
được giải quyết song trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật
nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật điều
chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy. Khi đó, các chủ thể có thẩm
quyền sẽ phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật.
b. Áp dụng tương tự pháp luật
Là một hình thức áp dụng pháp luật tương tự, có thể hiểu: Áp dụng
tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các
chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc
chung của pháp luật và ý thức pháp luật.
Khi tiến hành giải quyết một vụ việc có tính chất pháp lý, vì trong hệ
thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào có thể dựa vào để
giải quyết, kể cả quy phạm trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó lẫn quy phạm điều
chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy thì các chủ thể có thẩm quyền
phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật.
Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp
dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của người áp dụng, vì vậy, nó chỉ
được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện thứ nhất tương
tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, tức là chủ thể có
thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ
việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết. Còn điều kiện thứ hai
thì khác, cụ thể là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách
chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực
tiếp điều chỉnh vụ việc đó (bởi vì nếu có thì đương nhiên phải áp dụng pháp
luật) và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội
dung tương tự như vậy (vì nếu có thì phải áp dụng tương tự quy phạm pháp
luật).
Nói chung, sự phân định thành hai hình thức áp dụng pháp luật tương tự
như trên dường như chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận và chỉ được đề cập đến
trong khoa học pháp lý, còn trong pháp luật thực định của nước ta thì không có
sự phân định này. Cụ thể, trong pháp luật dân sự Việt Nam, hai cụm từ “áp
dụng quy định tương tự của pháp luật” và “áp dụng tương tự pháp luật” được
dùng đồng nghĩa với nhau. Điều này được thể hiện rõ trong việc đặt tên hai
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
27
điều luật đề cập đến vấn đề này trong hai bộ luật dân sự của nước ta. Cụ thể,
Điều 14 Bộ luật dân sự năm 1996 được đặt tên là “Nguyên tắc áp dụng tập
quán, áp dụng tương tự pháp luật”, còn Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 lại
được đặt tên là: “Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật” với nội
dung như đã nêu.
Hai điều luật trên không chỉ quy định về việc áp dụng tương tự quy phạm
pháp luật mà còn quy định về việc áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết
các vụ việc thực tế của các chủ thể có thẩm quyền. Theo các quy định này thì
có thể thấy, khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể, các chủ thể có thẩm
quyền chủ yếu áp dụng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, bên
cạnh đó, họ còn có thể áp dụng tập quán và áp dụng pháp luật tương tự. Tập
quán nào được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng vào việc giải quyết các vụ
việc thực tế thì sẽ trở thành tập quán pháp - một trong các hình thức cơ bản của
pháp luật.
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay

More Related Content

Similar to Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay

Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...OnTimeVitThu
 

Similar to Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay (20)

Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lànhLuận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
 
Bện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án tỉnh Quảng Nam
Bện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án tỉnh Quảng NamBện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án tỉnh Quảng Nam
Bện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án tỉnh Quảng Nam
 
Bài Tập Lớn Học Phần Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 9 điểm.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 9 điểm.docxBài Tập Lớn Học Phần Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 9 điểm.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 9 điểm.docx
 
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luậtTiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
 
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chínhLuận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
 
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao ĐộngHình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
 
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620 (20)

Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh NghiệpPhân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
 
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công TyPhân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công TyPhân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công TyPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông TinPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán HàngPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công TyPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
 
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn PhươngNội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
 
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
 
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty NhômNghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
 
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn BảnNâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y DượcNâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân LựcMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công TyMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
 
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công TyMột Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
 
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyMột Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 1 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN THỊ HỒI HÀ NỘI - 2009 NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 2 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. NGUYỄN THỊ HỒI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CỘNG TÁC VIÊN 1. TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 3. TS. NGUYỄN HỮU CHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 4. TS. BÙI THỊ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 5. TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 6. Th.S. TRẦN VŨ HẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 7. TS. TRẦN QUANG HUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 8. Th.S. PHAN LAN HƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 9. TS. NGÔ THỊ HƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 10. TS. LÊ VƯƠNG LONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 11. Th.S. NGUYỄN VĂN NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 12. TS. PHÙNG TRUNG TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 3 PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 4 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1.1. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Chúng ta đều biết áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, do vậy, việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Trong một số giáo trình, cách diễn đạt về khái niệm này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Ví dụ, cả Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội lẫn Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đều cùng một quan niệm rằng: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”1 . Quan niệm này gần như đã được coi là “chân lý” vì nó đã tồn tại và được sử dụng trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hoàn thiện về thực hiện pháp luật bởi hai lý do. Thứ nhất, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình hoạt động. Theo tiếng Việt, quá trình có thể được hiểu là “Trình tự phát triển, diễn biến của một sự việc nào đó”2 , nếu nói quá trình hoạt động thì có nghĩa đó là một xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định. Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ, ví dụ, hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường, hành vi mua thức ăn ngoài chợ... Thứ hai, không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp luật đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các tác giả của các giáo trình trên hình như cũng đồng tình với điều đó nên họ đều giải thích rằng “Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì 1 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2003, tr. 463 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 494. 2 Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. NXB. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà nẵng 2002, tr. 973
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 5 đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật”3 ; “Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thấy người khác làm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó”4 . Có thể thấy, trong các trường hợp được nêu trên thì chỉ hành vi hợp pháp được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy mới có thể được coi là có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, còn những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng các biện pháp đó thì không thể được coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, định nghĩa thực hiện pháp luật nêu trên chỉ phù hợp với hình thức áp dụng pháp luật mà chưa hoàn toàn phù hợp với các hình thức thực hiện pháp luật khác. Vậy nên quan niệm về thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp? Chúng tôi cho rằng có thể xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật xuất phát từ nghĩa của từ thực hiện trong tiếng Việt và theo cách xây dựng khái niệm vi phạm pháp luật - một khái niệm hầu như không còn sự tranh cãi bởi vì nó đã được thừa nhận bởi đa số các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam, từ thực hiện có thể được hiểu theo nghĩa là “Làm cho thành ra sự thực”5 , hoặc “Bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật…”6 . Trên cơ sở các quan niệm này thì có thể hiểu thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật trở thành sự thực hay làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Vì thế, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi quy định của pháp luật mà việc thực hiện nó có thể là bằng hành động hoặc bằng không hành động, cụ thể, việc thực hiện những quy phạm cấm đoán đương nhiên là bằng không hành động, song việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý lại chủ yếu là bằng hành động. Tuy nhiên, nhà nước ban hành ra pháp luật chỉ để điều chỉnh hành vi hay xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, tức là các chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó đối với xã hội, đồng thời điều khiển được hành vi của mình, mà không điều chỉnh xử sự của các chủ 3 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 461- 462 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494. 4 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd tr. 462 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494. 5 Từ điển Hán Việt. Đào Duy Anh. Nxb. Văn hoá – Thông tin, tr. 474. 6 Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. Nxb. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà Nẵng 2002, tr. 973.
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 6 thể không có khả năng nhận thức. Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ thể sẽ lựa chọn và thực hiện các hành vi thực tế của mình. Bằng việc quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hay các hình thức khen thưởng đối với những chủ thể thực hiện tốt pháp luật và các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ có thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự có thể được thưởng, đồng thời tránh hoặc không thực hiện những hành vi có thể bị phạt. Do đó, đối với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng, không có giá trị gì. Các hành vi hợp pháp được thực hiện bởi các chủ thể có khả năng nhận thức có thể vì nhiều lý do, có thể là vì chủ thể ý thức được đó là yêu cầu của pháp luật nên tự giác thực hiện, có thể là do bắt chước người khác, có thể là do bị bắt buộc, có thể là do sợ bị trừng phạt… Các hành vi hợp pháp của các chủ thể cũng có thể được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm thoả mãn một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình, có thể nhằm nâng cao trình độ học vấn, có thể nhằm kiếm được việc làm tốt… Nhìn chung, trong quá trình soạn thảo và ban hành các quy định của pháp luật, các nhà làm luật chủ yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những cách xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định để yêu cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải xử sự theo; đồng thời tìm ra những cách xử sự có hại cho xã hội để mà ngăn cấm thực hiện. Mục đích cuối cùng của công cuộc tìm kiếm này là có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn. Còn lý do và mục đích thực hiện pháp luật của các chủ thể cụ thể có lẽ họ không quan tâm nhiều. Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản sau đây: Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. Chúng ta đều biết nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách xử sự của người ta với nhau, vì thế, bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Do đó, pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người mà không thể điều chỉnh suy nghĩ hay tư tưởng của họ, bởi vì, không ai có thể “đọc” được hay dự đoán được chính xác ý
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 7 nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi nó chưa được thể hiện ra bên ngoài thành những hành vi hay xử sự cụ thể để mà điều chỉnh. C. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tôi không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi – đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”7 . Vì lý do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật mà ta có thể xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không. Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể có thể được thể hiện dưới dạng hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thoả thuận, ký kết hợp đồng mua bán… ; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định, ví dụ: không vượt đèn đỏ, không đi vào đường ngược chiều khi tham gia giao thông… Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy định của pháp luật hay, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể khác trở thành hiện thực, tức là biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật không bao giờ có thể được coi là thực hiện pháp luật. Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật, một chủ thể cụ thể chỉ có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được công nhận. Còn đối với chủ thể là cá nhân thì điều kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể. Độ tuổi đó là khác nhau trong mỗi trường hợp cụ thể tuỳ theo quy định của pháp luật. Trong nhiều quan hệ pháp luật, cá nhân sẽ được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ đủ 6 tuổi trở lên và trí tuệ phát triển bình thường. Bởi vì, những người này đã có khả năng xác lập và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Ví dụ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của một học sinh lớp một, mua quà sáng… Song 7 C. Mác – Ăngghen Tuyển tập, Tập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội – 1980, tr. 19.
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 8 có những quan hệ pháp luật, độ tuổi đó phải là cao hơn, ví dụ trong quan hệ bầu cử, ứng cử, kết hôn… Nhìn chung, yêu cầu của nhà nước đối với các chủ thể được thể hiện trong các quy định của pháp luật là khá đa dạng nên cách thức thực hiện các quy định đó cũng khác nhau, có thể là bằng hành động tích cực của chủ thể, song cũng có thể là bằng không hành động. Vì vậy, trong các giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, các tác giả đã căn cứ vào yêu cầu của các quy phạm pháp luật mà chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức là tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. a. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế, giữ mình để không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Ví dụ: chủ thể không vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều khi tham gia giao thông. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đoán trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng không hành động. b. Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng hành động. c. Sử dụng (vận dụng) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ, việc thực hiện quyền học tập bằng cách đăng ký dự thi và làm thủ tục nhập học tại các cơ sở đào tạo của người học. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm cho phép, vì vậy, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, d. Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Ví dụ, trường Đại học Luật Hà Nội áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh và đào tạo các hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học. Như vậy, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước hay là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân viên nhà nước. Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật chỉ có hình thức này là luôn luôn có sự hiện diện của nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nói chung, việc phân chia các hình thức thực hiện pháp luật như trên chỉ có tính chất tương đối, chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu nên chỉ có ý nghĩa chủ yếu về mặt lý luận, còn trong thực tế, các thuật ngữ tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau, đều được dùng để biểu thị một nội dung là pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất cả các chủ thể trong xã hội. 1.2. KHÁI NIỆM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 9 trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, hình thức này cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn các hình thức khác. Phần sau đây sẽ đề cập đến khái niệm và các đặc điểm của nó. Theo Từ điển Black/ s Law, từ áp dụng (apply) có thể được hiểu theo nghĩa đưa vào sử dụng với một vụ việc của một chủ thể riêng biệt (áp dụng pháp luật trong thực tế)8 . Trong tiếng Việt, từ áp dụng có thể được hiểu là “Đem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được”9 . Từ các cách hiểu về từ áp dụng trong hai từ điển trên, có thể hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật là đem pháp luật ra dùng trong thực tế. Nếu hiểu theo cách này thì áp dụng pháp luật có thể dùng để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật mà không phải là một hình thức thực hiện pháp luật cụ thể. Trong thực tế đã có nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ áp dụng pháp luật theo nghĩa này. Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, song có nhà nghiên cứu lại coi áp dụng pháp luật đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả cá hình thức thực hiện pháp luật10 . Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Chúng tôi cho rằng nên xây dựng khái niệm áp dụng theo hướng đề cập đến tất cả các đặc điểm của nó. Theo hướng này, có thể định nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Từ định nghĩa về áp dụng pháp luật như trên, ta thấy, áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau: Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước Nếu chúng ta quan niệm thực hiện pháp luật có bốn hình thức thì chỉ có duy nhất áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước. Điều đó được thể hiện qua chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật và kết quả của quá trình áp dụng pháp luật. Cụ thể: 8 Black/ s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A. Garner, Editor in chief. West group. ST. Paul, Minn., 1999, tr. 96 9 Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học, sđd, tr. 9. 10 Xem Chuyên đề 2 của Đề tài này.
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 10 + Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, trong hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước thì chỉ toà án mới có quyền xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội cũng như để giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình…; chỉ uỷ ban nhân dân mới có quyền xem xét để cấp giấy khai sinh cho trẻ em, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng; chỉ có các cơ sở đào tạo mới có quyền tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học… Chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước, song cũng có thể là chủ thể được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép. Ví dụ, các trường dân lập cũng được Nhà nước cho phép áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học, trong trường hợp này, có thể hiểu các trường dân lập cũng là những chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật bởi vì họ đã được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép áp dụng pháp luật. + Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các mệnh lệnh, quyết định này luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền không thể là ý chí cá nhân, tuỳ tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật. Ví dụ, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ai cũng muốn trúng tuyển và được gọi nhập học, song cơ sở đào tạo lại phải căn cứ vào quy định của pháp luật để quyết định những người trúng tuyển và được gọi nhập học; hoặc sau khi nhận được hồ sơ của người sử dụng đất, uỷ ban nhân dân phải căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai để quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng… Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Thông thường, sau khi ban hành ra các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ công bố công khai cho đối tượng áp dụng để họ biết mà thực hiện. Đối với các quyết định cụ thể hoá quyền pháp lý cho các chủ thể thì đương nhiên họ sẽ tự giác thực hiện. Còn đối các quyết định cụ thể hoá nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có hai trường hợp xảy ra. Một là các chủ thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước. Hai là chủ thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó và các chủ thể có thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh, quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh. + Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 11 hiện các quy định của pháp luật. Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp áp dụng pháp luật khác nhau tuỳ theo quy định cụ thể của pháp luật. Chẳng hạn, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác với trình tự, thủ tục cấp đăng ký kết hôn hoặc khác trình tự thủ tục tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học. Nói chung, các quyết định do các chủ thể có thẩm quyền ban hành ra trong quá trình áp dụng pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người được áp dụng, nó có thể mang lại cho người ta lợi ích rất lớn (ví dụ, quyết định giao quyền sử dụng đất, quyết định lên lương, quyết định công nhận tốt nghiệp…), song nó cũng có thể bắt người ta phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề (ví dụ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bản án hình sự…). Do vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của quá trình áp dụng pháp luật, hoạt động này không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải theo những trình tự, thủ tục và trên cơ sở những điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Đương nhiên, trình tự, thủ tục đó không thể như nhau trong tất cả các vụ việc mà nó sẽ khác nhau từ vụ việc này sang vụ việc khác tuỳ theo tính chất của vụ việc. Ví dụ, trình tự, thủ tục xem xét để cấp Đăng ký kết hôn sẽ khác với trình tự, thủ tục công nhận tốt nghiệp cho người học, càng khác với trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính… Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng. Khi một quy phạm nào đó được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể thì có nghĩa là quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của chủ thể đó. Ví dụ, quyết định tuyển dụng một người nào đó làm giáo viên của Trường Đại học Luật Hà Nội là sự cá biệt hoá quy phạm về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân vào trường hợp của người được tuyển dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các quy phạm được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể hay được cá biệt hoá phải là các quy phạm pháp luật hiện hành hay các quy phạm đang còn hiệu lực pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền không thể lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực. Các đặc điểm trên làm cho áp dụng pháp luật khác hoàn toàn với các hình thức thực hiện pháp luật khác, bởi lẽ, chủ thể của các hình thức tuân theo, thi hành, sử dụng pháp luật có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong xã hội; trong khi đó, chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chỉ có thể là chủ thể có thẩm quyền theo quy đinh của pháp luật. Khi tuân theo, thi hành hoặc sử dụng pháp luật, chủ thể có thể không cần dưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thể không bị bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Còn khi áp dụng pháp luật,
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 12 chủ thể có thẩm quyền luôn bị bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và bao giờ cũng phải đưa ra một quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc mà mình thụ lý. Có thể nói, áp dụng pháp luật bao hàm cả ba hình thức trên bởi lẽ, trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền cũng có thể bị cấm thực hiện những hành vi nhất định và họ phải tuân theo pháp luật, họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định, tức là phải thi hành pháp luật, đồng thời có những quyền hạn nhất định tức là có thể sử dụng pháp luật. Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, có tác giả cho rằng áp dụng pháp luật còn có một đặc điểm nữa là: Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính sáng tạo, bởi vì các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra được một quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc cần giải quyết thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng. Như vậy, sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự tuỳ tiện của chủ thể áp dụng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy. Cũng có tác giả cho rằng không nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điểm của áp dụng pháp luật bởi lẽ tính sáng tạo được thể hiện trong nhiều hoạt động, ví dụ, trong quá trình xây dựng pháp luật cũng cần có tính sáng tạo của người xây dựng, trong quá trình học tập cũng cần có tính sáng tạo của người học… Tôi ủng hộ quan điểm cho rằng không nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điểm riêng có của áp dụng pháp luật (mặc dù biểu hiện của tính sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật khác với biểu hiện của tính sáng tạo trong các hoạt động khác). còn nếu coi nó là một đặc điểm thì cũng chỉ là đặc điểm không cơ bản, không mang tính đặc trưng của áp dụng pháp luật. Vậy áp dụng pháp luật cần được tiến hành trong những trường hợp nào? Nếu xem xét một cách chi tiết, cụ thể trong thực tế cuộc sống thì sẽ có vô vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật, bởi lẽ, pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ dân sự, hình sự đến hôn nhân và gia đình, tài chính, đất đai… Song nếu khái quát lại để xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau: Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Xem xét nội dung các quy định cụ thể của pháp luật, ta thấy, mặc dù trong nhiều quy phạm pháp luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, song các chủ thể không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, trong Hiến pháp và luật đã thừa nhận quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, song công dân chỉ có thể thực hiện dược quyền và nghĩa vụ ấy khi được gọi nhập học và theo học trong một cơ sở đào tạo nào đó. Chính hoạt động chiêu sinh và tổ chức đào tạo
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 13 của các cơ sở đào tạo đã giúp cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Tương tự như vậy, nếu một người nào đó không được bổ nhiệm vào một chức vụ cao hơn trong cơ quan thì quan hệ pháp luật giữa người đó với cơ quan không hề thay đổi. Kể từ thời điểm có quyết định bổ nhiệm của người có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người được bổ nhiệm với cơ quan đã có sự thay đổi so với trước. Nếu không có quyết định cho nghỉ hưu của cơ quan thì quan hệ pháp luật lao động giữa một người nào đó với cơ quan vẫn chưa chấm dứt. Như vậy, có thể thấy, nếu không có sự can thiệp của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì nhiều quan hệ pháp luật cụ thể không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Nếu như trong trường hợp trên, phải nhờ hoạt động áp dụng pháp luật mới làm phát sinh một quan hệ pháp luật cụ thể thì trường hợp này khác ở chỗ một quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh, các bên chủ thể đã có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau, nhưng một trong các bên hoặc tất cả các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình nên dẫn đến tranh chấp mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Ví dụ, một người cho thuê nhà kiện ra toà án đòi nhà cho thuê, toà án thụ lý và giải quyết vụ án đó tức là áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa người cho thuê nhà với người thuê nhà. Thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự giác bởi mọi chủ thể trong xã hội, nhiều quy phạm pháp luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng với người vi phạm trong phần chế tàì của nó. Việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể với một chủ thể cụ thể là bắt họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… Vì thế, để đảm bảo công bằng xã hội, chỉ có các chủ thể có thẩm quyền mới có thể áp dụng và hoạt động áp dụng của họ phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Ví dụ cho trường hợp này là việc cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm luật giao thông, Hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên hoặc sinh viên vi phạm kỷ luật... Thứ tư, khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội. Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có và đều quan tâm đến lợi ích riêng của mình và những lợi ích chính đáng sẽ được nhà nước bảo hộ. Tuy
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 14 nhiên, có những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng, nhà nước buộc phải xâm hại đến lợi ích riêng của những chủ thể nhất định. Để bảo đảm tính đúng đắn, hợp tình, hợp lý của sự “xâm hại” đó, nhà nước phải quy định cụ thể trong pháp luật các biện pháp “xâm hại”, chủ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục để áp dụng các biện pháp đó. Khi một chủ thể cụ thể nào đó bị áp dụng một trong các biện pháp đó có nghĩa là họ đã phải gánh chịu sự cưỡng chế của nhà nước, họ đã phải chịu những sự thiệt hại nhất định mặc dù họ không vi phạm pháp luật mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Ví dụ, để phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phải ra quyết định thu hồi đất của các chủ thể đang có quyền sử dụng hợp pháp trên diện tích đất đó, và đương nhiên, các chủ thể đang sử dụng phải giao lại đất đó cho nhà nước và nhận sự đền bù của nhà nước. Thứ năm, khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích theo quy định của pháp luật. Pháp luật của các nhà nước đương đại không chỉ quy định các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật mà còn quy định nhiều hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích trong những hoạt động nhất định hoặc trong việc thực hiện pháp luật. Mục đích của việc quy định các biện pháp đó là nhằm đền đáp công ơn của những người có công với đất nước, với xã hội; để khuyến khích, động viên các chủ thể nhiệt tình công tác, phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong hoạt động của mình cũng như để khuyến khích các chủ thể tự giác thực hiện tốt pháp luật, làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Vì thế, ở Việt Nam, bên cạnh Bộ luật hình sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn có Luật thi đua, khen thưởng, và trong đa số các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định việc khen thưởng những người thực hiện tốt những quy định trong văn bản trước khi quy định việc xử phạt đối với những người vi phạm nó. Ví dụ, việc các chủ thể có thẩm quyền xét tặng bằng khen, danh hiệu vinh dự nhà nước cho một chủ thể nào đó chính là áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Thứ sáu, khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định. Có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện nó chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân người thực hiện, song có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện nó lại liên quan đến lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Vì vậy, cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của nó. Hoạt động kiểm tra, giám sát đó chỉ do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Ví dụ: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… là nhằm áp dụng Luật giám sát của Quốc hội năm… ; hoạt
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 15 động của cơ quan kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án… Thứ bảy, khi cần phải xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ thể nào đó theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có những thứ giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ có giá trị pháp lý lâu dài mà chủ thể của nó cần phải cất giữ cẩn thận. Song thỉnh thoảng, các giấy tờ đó lại cần phải được sao chụp để chứng minh cho sự hiện diện và tồn tại của nó trong thực tế. Hoạt động chứng thực của uỷ ban nhân dân, của cơ quan công chứng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho các giấy tờ, văn bằng nhất định… là sự áp dụng các quy định của pháp luật công chứng trong thực tế. 1.3. QUI TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Như trên đã nói, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành dựa trên những qui định của pháp luật và trải qua các giai đoạn có nội dung cụ thể và trình tự thủ tục khác nhau. Các giai đoạn hay trình tự, thủ tục đó được khoa học và thực tiễn pháp lý gọi là qui trình áp dụng pháp luật. 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại qui trình áp dụng pháp luật Trong tiếng Hán thì “qui” cũng có nghĩa là trù tính, dự liệu, còn “trình” có nghĩa là đường đi, cách thức; nghĩa là thứ tự các bước tiến hành trong một hoạt động nào đó. Theo từ điển tiếng Việt, quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành công việc nào đó11 . Áp dụng pháp luật là một qui trình bao gồm nhiều hoạt động có mối liên hệ hữu cơ với nhau, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật nhằm cá biệt hoá chế tài pháp luật hoặc cá thể hoá quyền nghĩa vụ pháp lý đối với chủ thể. Do pháp luật điều chỉnh đa dạng các lĩnh vực nên việc áp dụng pháp luật cũng rất đa dạng. Trên thực tế, sự khác biệt về nội dung, yêu cầu ở các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật đã đem lại sự khác biệt nhất định về quá trình thực thi và áp dụng pháp luật. Không thể có qui trình áp dụng pháp luật chung cho mọi lĩnh vực, mọi quan hệ xã hội. Tóm lại, qui trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động có mối liên hệ hữu cơ, thống nhất với nhau do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhằm hiện thực hoá nội dung các qui định pháp luật trong đời sống khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể. Qui trình áp dụng pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau: - Qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui định Áp dụng pháp luật là một hoạt động đặc thù của nhà nước trong quản lý xã hội. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Toàn bộ các hoạt động, các bước (hay giai đoạn) của qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui định. Các hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Điều đó đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện quyền nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ qui định của pháp luật. Ngay cả các chủ thể không có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp 11 Như ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1995
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 16 luật nhưng có liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng không thể tuỳ tiện tiến hành các hoạt động trái hoặc không được pháp luật cho phép. Do được pháp luật điều chỉnh nên, qui trình áp dụng pháp luật có liên quan đến cả hai loại qui phạm pháp luật là qui phạm pháp luật nội dung và qui phạm pháp luật hình thức hay qui phạm thủ tục. - Qui trình áp dụng pháp luật chịu sự qui định của nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết rồi trên cơ sở đó mới có thể lựa chọn đúng quy trình cần tiến hành. Nghĩa là chúng ta không thể lấy thủ tục áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này để tiến hành cho lĩnh vực khác. Chẳng hạn, không thể lấy quy trình xét xử các vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để thay thế cho thủ tục xét xử các vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự được. Điều này cho thấy, qui trình áp dụng pháp luật bao gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau và do nhiều chủ thể tiến hành nhưng nó có liên quan chặt chẽ đến nội dung của vụ việc cần giải quyết. - Tham gia qui trình áp dụng pháp luật luôn có một chủ thể nhân danh nhà nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật Nói đến áp dụng pháp luật là nói đến vai trò của nhà nước trong giải quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn. Thực chất của áp dụng pháp luật là quá trình thể chế hóa quyền lực nhà nước để điều chỉnh sự kiện cụ thể. Chính vì lẽ đó, tham gia qui trình áp dụng pháp luật luôn luôn có mặt chủ thể nhân danh nhà nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước, chủ thể này trực tiếp tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, có vai trò quyết định trong quá trình áp dụng pháp luật và là chủ thể có quyền đưa ra quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc. Chủ thể đó chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các cá nhân đảm trách nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức đó tiến hành, song cũng có thể do các cơ quan, tổ chức được nhà nước cho phép hoặc trao quyền tiến hành. Ví dụ, các cơ sở đào tạo do Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập đều có thể áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho người học. Các hoạt động áp dụng pháp luật đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tôn trọng thực thi một cách hợp pháp. Qui trình áp dụng pháp luật có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. - Dựa trên nội dung thực tế của hoạt động áp dụng pháp luật có thể phân thành qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý và qui trình cá thể hoá quyền, nghĩa vụ pháp lý. Qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là các bước tiến hành tố tụng bao gồm nhiều hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá chế tài pháp luật, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động được thực hiện
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 17 bởi nhiều chủ thể khác nhau do đó, mỗi chủ thể tham gia vào một khâu nhất định trong các giai đoạn của qui trình đó. Chẳng hạn, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cần trải qua các giai đoạn như khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Các giai đoạn đó được quyết định bởi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự như công an, viện kiểm sát, tòa án và có nhiều cơ quan, cá nhân khác tham gia tố tụng. Qui trình cá thể hóa quyền, nghĩa vụ pháp lý có sự khác biệt với qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là nó không liên quan đến vi phạm pháp luật mà đơn thuần chỉ xác định nội dung, phạm vi quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà thôi. - Dựa trên trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động cụ thể trên thực tế có thể phân thành qui trình đầy đủ và qui trình rút gọn. Qui trình đầy đủ là qui trình bao gồm đầy đủ các hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật. Còn qui trình rút gọn là qui trình không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật. - Qui trình áp dụng pháp luật có thể được nhận diện theo từng lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, chẳng hạn như qui trình áp dụng pháp luật dân sự trong việc thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự; qui trình áp dụng pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, qui trình áp dụng pháp luật lao động trong việc tuyển dụng lao động, trong việc tăng lương hoặc xử lý kỷ luật đối với người lao động..v.v. 1.3.2. Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là một qui trình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố có sự tương tác lẫn nhau như con người, tổ chức, kỹ thuật, pháp lý. Dựa vào nội dung công việc cụ thể được thực hiện, khoa học và thực tiễn pháp lý chia quá trình áp dụng pháp luật thành bốn giai đoạn: a. Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn khởi đầu của cả qui trình áp dụng pháp luật nên nó có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng đắn nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó. Nếu xác định bản chất pháp lý không chính xác thì toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây ra hậu quả pháp lý và xã hội là khôn lường. Chẳng hạn, bản chất pháp lý của hành vi thực tế là loại quan hệ tặng cho (một loại quan hệ dân sự hợp pháp) lại xác định là quan hệ đưa và nhận hối lộ hoặc ngược lại thì hệ quả đem lại là hoàn toàn khác biệt. Nếu cần áp dụng pháp luật thì phải làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó hay điều chỉnh quan hệ đó. Tiếp theo, cần chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật cũng như xác định về mặt thời gian, thời điểm tiến hành áp dụng pháp luật. Đồng thời với việc chuẩn bị về nội dụng cần xác định những thuận lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thể xảy ra cản trở quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Nhìn chung, việc áp dụng pháp luật phải hướng tới một sự thuận lợi, tiết kiệm về chi phí thời gian, sức lực, vật chất và đạt hiệu quả cao nhất cho các bên có liên quan. Do đó, giai đoạn đầu trong áp dụng pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi cần phải chuẩn bị một
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 18 phương án chi tiết, tỷ mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức, lịch trình tiến hành. Về nguyên tắc, chỉ có khẳng định được là hoàn toàn có cơ sở và đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng pháp luật trên thực tế mới cho phép chuyển sang giai đoạn sau. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoặc không cần thiết phải tiếp tục áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc chấm dứt việc áp dụng pháp luật. b. Lựa chọn qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn quan trọng trong qui trình áp dụng pháp luật vì nếu không đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng. Ở đây cần phải hiểu, có hai loại qui phạm pháp luật cùng có liên quan đến việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật, đó là qui phạm nội dung và qui phạm hình thức hay qui phạm thủ tục. Các qui phạm nội dung xác định nội dung cần áp dụng, điều chỉnh pháp luật. Về nguyên tắc, cần phải chọn qui phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. Cần làm rõ qui phạm pháp luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của qui phạm đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh nhận thức về nội dung của qui phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Các qui phạm hình thức hay qui phạm thủ tục có nhiệm vụ qui định trình tự, thủ tục của qui trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn qui phạm pháp luật có thể xảy ra các khả năng như: - Có một qui phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Đây là điều rất thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền, giúp họ có thể dễ dàng xác định được cơ sở pháp lý để sớm ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo qui định của pháp luật. - Có nhiều qui phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra cách giải quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột qui phạm pháp luật trong áp dụng pháp luật. Thực tiễn pháp lý có các cách giải quyết đối với tình huống này bằng việc lựa chọn qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và lựa chọn qui phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, cách giải quyết này cũng khó có thể thoả mãn trường hợp: qui phạm pháp luật ban hành trước có giá trị pháp lý cao hơn nhưng lại không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược lại qui phạm pháp luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp nhưng lại phù hợp với thực tế. Vậy, ở đây sẽ áp dụng qui phạm pháp luật nào? Nếu áp dụng qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn thì không có hiệu quả thực tế vì không đủ điều kiện cho phép. Trong khi đó, việc áp dụng qui phạm pháp luật ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn qui phạm pháp luật ban hành trước. Cũng có ý kiến cho rằng cần làm thủ tục xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp của cả hai văn bản chứa đựng qui phạm pháp luật trên rồi mới tiến hành áp dụng pháp luật theo một văn bản nhất định. Hay nói cách khác là, cần giải quyết xung đột theo qui
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 19 định về giá trị pháp lý (văn bản có giá trị cao hơn) với qui định thời gian ban hành (ban hành sau) giữa hai văn bản. Đây là một việc làm không hề đơn giản trên thực tế, bởi để kiểm tra, xử lý văn bản cần phải có thời gian và trải qua một qui trình thủ tục phức tạp. Chẳng hạn, việc sửa đổi các văn bản luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đương nhiên điều đó phải chờ khi đến kỳ họp Quốc hội mới tiến hành thực hiện được. Trong khi đó, thời hạn, thời hiệu của áp dụng pháp luật không cho phép kéo dài để chờ đợi. Việc xung đột khi chọn qui phạm để áp dụng pháp luật là điều khó tránh khỏi. Xung đột có hai dạng là xung đột pháp luật nội và xung đột pháp luật ngoại. Xung đột pháp luật nội là sự khác biệt khi có hai hay nhiều qui phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật đưa ra cách giải quyết khác nhau cho một quan hệ xã hội hoặc một sự kiện pháp lý thực tế. Xung đột pháp luật ngoại là sự khác biệt khi có các qui định pháp luật của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đưa ra cách thức giải quyết khác nhau về cùng một sự việc, một quan hệ. Tính phức tạp ở đây còn cao hơn bởi sự khác biệt có yếu tố nước ngoài và rộng hơn là giữa cả các nền văn hoá pháp lý. Đối với trường hợp này, cách thức xử lý trước hết dựa vào sự thoả thuận về khả năng lựa chọn qui định của một hệ thống pháp luật nằm trong các nước có xung đột. Nếu không được cần sử dụng các thoả thuận trong các hiệp định về tư pháp song phương hoặc đa phương (nếu đã ký kết) giữa các quốc gia có xung đột đó. Một số trường hợp cần đi đến giải pháp cuối cùng để có thể đưa ra quyết định áp dụng pháp luật được là phải nhờ đến phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc toà án quốc tế. - Không có qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật đối với sự kiện, quan hệ đó. Đây là thực trạng pháp lý có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào ngay cả đối với những quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức độ cao. Thực tiễn pháp lý nước ta có cách giải quyết đối với tình huống này bằng việc áp dụng pháp luật tương tự. c. Ra quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc. Đây là giai đoạn quan trọng bởi nó phản ánh kết quả thực tế của quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những qui định chung được nêu ra trong các qui phạm pháp luật thành những qui định cụ thể, cá biệt. Vì thế, có thể hiểu: Quyết định áp dụng pháp luật được hiểu là loại quyết định do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành mệnh lệnh pháp luật áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Quyết định áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây: * Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Áp
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 20 dụng pháp luật thực chất là việc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thẩm quyền do pháp luật quy định để giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình hoạt động của các chủ thể đó. Vì thế, chỉ có các chủ thể này mới có thể ban hành ra các quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của mình. Pháp luật luôn quy định mỗi loại việc chỉ được giải quyết bởi hay chủ yếu bởi một loại cơ quan, tổ chức nhất định và mỗi loại việc lại tùy theo mức độ phức tạp hay đơn giản, quan trọng hay ít quan trọng mà được giải quyết bởi các cơ quan, tổ chức ở các cấp khác nhau bằng loại quyết định phù hợp. Chẳng hạn, theo quy định của các bộ luật tố tụng hình sự và hình sự thì chỉ có tòa án mới có quyền ban hành bản án để kết án một người nào đó; tòa án cấp huyện có quyền ban hành bản án để kết án về tội phạm mà hình phạt cao nhất được pháp luật quy định là 15 năm tù giam (trừ một số loại tội phạm được pháp luật quy định); tòa án cấp tình có quyền ban hành bản án để kết án người phạm tội trong các trường hợp còn lại12 . Vì vậy, không có cơ quan nào ngoài toà án có quyền ban hành quyết định áp dụng pháp luật đề tuyên một người nào đó là có tội hay không, hoặc tòa án cấp huyện thì không có quyền ban hành bản án để kết án một người về một tội danh có mức phạt cao nhất trên 15 năm tù giam… Chủ thể ban hành quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước, song cũng có thể là cơ quan, tổ chức được nhà nước trao quyền hoặc uỷ quyền. Ví dụ, tất cả các trường đại học, dù là công lập hay dân lập cũng đều có quyền ban hành ra quyết định áp dụng pháp luật để công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành ra phải đảm bảo tính khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. Sự phù hợp của quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra cần phải xem xét ở cả hai khía cạnh là pháp lý và thực tế. Theo đó, mức độ cá thể hóa càng chi tiết, sát thực về nội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp luật càng chính xác, hiệu quả. Quyết định áp dụng pháp luật có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Việc các quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện bằng lời nói trên thực tế không phổ biến mà chỉ được dùng trong một số trường hợp do điều kiện thực tế không cho phép hoặc không cần ban hành quyết định bằng văn bản. Chẳng hạn, người chỉ huy các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu đưa ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp. Ở nước ta hiện nay, quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu được thể hiện bằng văn bản và nó được gọi là văn bản áp dụng pháp luật. Có thể hiểu, văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, trong đó có chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cá biệt hoặc xác định rõ quyền và 12 Xem Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm , Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 21 nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các chủ thể cụ thể và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. * Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục pháp luật quy định Quyết định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng pháp luật nếu được ban hành kịp thời, đúng đắn thì sẽ bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại, quyết định áp dụng pháp luật sai trái cũng có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra nhiều yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng của quyết định áp dụng pháp luật trong đó có yêu cầu đúng hình thức, thủ tục pháp luật quy định. Tùy theo loại việc và tính chất, mức độ của công việc cần ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết, pháp luật quy định những loại quyết định được sử dụng và thủ tục ban hành các quyết định đó. Chẳng hạn, để áp dụng hình phạt tù giam đối với một cá nhân thì quyết định cần ban hành là bản án và bản án này phải được ban hành theo thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự; để quyết định thanh tra việc thực hiện pháp luật của một đơn vị thì quyết định cần ban hành là quyết định thanh tra và quyết định này được ban hành theo thủ tục quy định trong Luật thanh tra… Những trường hợp quyết định áp dụng pháp luật ban hành không đúng hình thức có thể gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc, ban hành không đúng thủ tục có thể làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan nên không ít trường hợp quyết định áp dụng pháp luật được ban hành không đúng thủ tục, không có hiệu lực pháp lí. * Quyết định áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể hóa quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối tượng xác định Quy phạm pháp luật là những khuôn mẫu hành vi cho dù có mức độ cụ thể nhất định nhưng không tránh khỏi tính phổ quát để có thể thích ứng với những điều kiện thực tiễn phức tạp và thường xuyên thay đổi. Áp dụng pháp luật chính là hoạt động lấy cái chung để áp dụng vào cái riêng biệt, cái cụ thể. Giá trị của hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ vụ việc được giải quyết hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nó trong giới hạn chung mà pháp luật quy định. Hoạt động áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo rõ rệt, nhưng là sự sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung quyết định áp dụng pháp luật không được vượt quá phạm vi các quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng. Vì vậy, một vụ việc xảy ra ở những thời điểm khác nhau, đối với các đối tượng khác nhau thì nội dung quyết định áp dụng có thể khác nhau. Chẳng hạn, hai người đều thực hiện hành vi vi phạm hành chính cùng loại nhưng một người thực hiện hành vi với một số tình tiết tăng nặng và một người
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 22 thực hiện hành vi không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt tiền dành cho hai người sẽ khác nhau. Do nội dung quyết định phải phù hợp với những tình tiết cụ thể của vụ việc được áp dụng nên mỗi quyết định chỉ được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng nhất định trong một trường hợp nhất định mà thôi. * Quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện pháp luật, là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành quyết định, để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các đối tượng có liên quan Đối với các cá nhân, tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước, mặc dù có tới ba hình thức thực hiện pháp luật (chỉ trừ hình thức áp dụng pháp luật) như đã nói ở trên nhưng trong nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức không thể trực tiếp thực hiện pháp luật được mà cần đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đóng vai trò người tổ chức cho các cá nhân, tổ chức đó thực hiện pháp luật. Trong một số trường hợp khác, cơ quan, người có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hay giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Bằng việc ban hành quyết định áp dụng pháp luật, cơ quan, người áp dụng pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức có liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì, thời hạn và cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó, hậu quả của việc không thực hiện các nghĩa vụ đã được xác định là gì, phương thức bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan đến nội dung quyết định áp dụng pháp luật. Ví dụ, nội dung bản án dân sự gồm các quyết định của tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án13 ; nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính, quyết định cũng ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành14 . Như vậy, quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều quy định của pháp luật mà nếu không có các quyết định áp dụng này thì họ không thể thực hiện được. Cũng chính vì thế, quyết định áp dụng pháp luật là căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng có liên quan. Chẳng hạn, căn cứ quyết định thanh tra, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được cơ quan thanh tra đã tiến hành hoạt động thanh tra đúng thủ tục, đúng thời hạn, đúng phạm vi thanh tra hay không; căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại đã bị xâm hại bởi quyết định hành chính bị khiếu nại hay kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại lần hai, kiểm tra hoạt động xét 13 Xem Khoản 5 Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 14 Khoản 3 Điều 56 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 23 xử vụ án hành chính trong trường hợp người khiếu nại khiếu nại tiếp hay kiện ra tòa hành chính. Bên cạnh đó, thông qua quyết định áp dụng pháp luật cũng có thể đánh giá phần nào năng lực hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền như đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong việc tuân thủ các thời hạn trong khi áp dụng pháp luật, về khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vụ việc trên cơ sở các tình huống thực tế và các quy định của pháp luật. Từ đó có thể tìm ra các giải pháp hợp lí nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan nhà nước và chất lượng của quyết định áp dụng pháp luật. d. Tổ chức thực hiện trên thực tế quyết định áp dụng pháp luật đã được ban hành và đã có hiệu lực pháp lý. Trước hết có thể nói, hiện nay trong khoa học và thực tiễn pháp lý nước ta còn có ý kiến khác nhau đối với giai đoạn này. Có ý kiến khẳng định, đây không phải là một giai đoạn trong qui trình áp dụng pháp luật. Qui trình áp dụng pháp luật có kết quả cuối cùng là đưa ra quyết định áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật không phải lúc nào cũng là hoạt động có tính liên tục được thực hiện ở cùng chủ thể đưa ra quyết định đó. Chẳng hạn, toà án xét xử vụ án dân sự và ban hành ra bản án hoặc quyết định về vụ án đó nhưng việc tổ chức thi hành án lại do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng, tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cần phải coi là một giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật. Mặc dù không phải lúc nào chủ thể đưa ra quyết định áp dụng pháp luật cũng đồng thời tổ chức thực hiện quyết định đó. Xét theo quan điểm toàn diện cho thấy, về mặt nội dụng, mục đích của việc áp dụng pháp luật phải được cụ thể hoá trên thực tế. Đó là một qui trình thống nhất và toàn vẹn của nhiều yếu tố liên thông, là kết quả của việc chuyển hoá cái chung của qui định của pháp luật thành cái riêng, cụ thể vào đời sống thực tiễn. Áp dụng pháp luật chỉ có giá trị thực và hiệu lực khi nội dung quyết định cá biệt được các chủ thể có liên quan tôn trọng thực hiện. Như vậy, việc chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật không tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật của mình đưa ra hoàn toàn không phủ nhận đó là một giai đoạn cuối cùng của áp dụng pháp luật. Việc bảo đảm cho các quyết định áp dụng pháp luật có hiệu lực thực thi trên thực tế có ý nghĩa quan trọng bởi mục đích điều chỉnh của pháp luật mới đạt được trên thực tế. Để các quyết định áp dụng pháp luật được các chủ thể có liên quan tôn trọng thực hiện cần chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ thể đó có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý của họ như: các điều kiện về kỹ thuật, pháp lý, tổ chức, xã hội và tư tưởng…v.v. Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của nó trên thực tế. 1.4. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TƯƠNG TỰ Trong quá trình làm luật, các nhà làm luật ở các quốc gia, nhất là các quốc gia đương đại đều cố gắng dự kiến đến mức tối đa các trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống để kịp thời điều chỉnh, nhằm tạo
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 24 ra đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật rất khó tránh được tình trạng có những vụ việc có tính chất pháp lý, liên quan đến lợi ích của nhà nước, của cộng đồng xã hội hoặc của cá nhân buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết, nhưng trong hệ thống pháp luật lại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Đây chính là tình trạng thiếu pháp luật, tình trạng pháp luật có những lỗ hổng, những khoảng trống. Tình trạng trên xảy ra vì nhiều lý do. Có thể là do đời sống xã hội quá phức tạp, các vụ việc xảy ra trong thực tế cuộc sống vô cùng đa dạng, phong phú mà khả năng nhận thức của con người chỉ có hạn nên các nhà làm luật không thể dự kiến được hết tất cả các trường hợp đó. Có thể là do các quan hệ xã hội phát triển quá nhanh, khi người ta xây dựng và ban hành luật thì nó chưa xảy ra nên các nhà làm luật không dự kiến việc điều chỉnh nó. Chẳng hạn, khi Quốc hội soạn thảo và ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thì ở nước ta chưa xảy ra hiện tượng đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự, vì thế, trong Bộ luật hình sự lúc đó chưa có điều khoản nào quy định về việc xử lý hình sự đối với những người đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng có thể có những sự kiện chỉ là ngoại lệ, có những quan hệ xã hội chỉ xảy ra đột xuất, nhất thời nên không cần phải ban hành một quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh những quan hệ đó… Khi gặp các trường hợp nêu trên, để kịp thời bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà nước, của xã hội, của cá nhân thì các chủ thể có thẩm quyền không thể chờ đến khi ban hành được quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc mới giải quyết mà phải giải quyết ngay bằng cách áp dụng pháp luật tương tự. 1.4.1. Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự Trên cơ sở cách hiểu về áp dụng pháp luật đã được đề cập trong chuyên đề trước, có thể hiểu: Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Với cách hiểu này, ta thấy, áp dụng pháp luật tương tự vừa mang các đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung vừa có những đặc điểm riêng làm cho nó khác với các trường hợp áp dụng pháp luật khác. Nếu như áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được tiến hành khi có
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 25 đủ những điều kiện nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tuỳ tiện của người áp dụng. Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động rất cần thiết trong cuộc sống nhằm khắc phục tất cả các chỗ trống của pháp luật, để điều chỉnh cụ thể đối với tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật nhưng lại chưa có pháp luật để điều chỉnh, bất kể đó là trường hợp chưa có nhu cầu điều chỉnh khi ban hành pháp luật (tức là khi đó quan hệ xã hội chưa xuất hiện) hay trường hợp cần được điều chỉnh nhưng những người ban hành pháp luật chưa nhận thức ra được hay quan hệ xã hội đó chỉ là ngoại lệ, bất thường, chỉ xảy ra một vài lần trong cuộc sống. Nó cần thiết không chỉ cho riêng một quốc gia nào vì với điều kiện phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội thì khó có hệ thống pháp luật của quốc gia nào đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, kể cả khi có trình độ phát triển tương đối cao. Bên cạnh tác dụng trên, áp dụng pháp luật tương tự còn có tác dụng khác nữa là tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, đồng thời trên cơ sở đó có thể đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật. 1.4.2. Các hình thức (các loại) áp dụng pháp luật tương tự: Tương tự như áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự cũng rất đa dạng, song khái quát lại có thể chia thành hai hình thức (hai loại) cơ bản là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật. Có thể phân biệt được hai hình thức này với nhau khi xem xét cụ thể về từng hình thức. a. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: Từ khái niệm áp dụng pháp luật tương tự đã nêu, có thể hiểu áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy. Việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chỉ có thể được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện sau đây: Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc, tức là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hay nói cách khác, đó là quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của Nhà nước, tập thể hoặc cá nhân. Nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì đương nhiên các chủ thể có thẩm quyền không cần thụ lý và giải quyết. Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó (vì có như vậy thì mới có thể được phép áp dụng pháp luật tương tự) nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy (vì khi đó thì mới có thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật). Đồng thời, phải xác định được một cách cụ thể quy phạm tương tự đó
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 26 nằm trong điều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình. Ở nước ta trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, hoạt động áp dụng tương tự quy phạm pháp luật được thực hiện trong cả lĩnh vực hình sự. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực, việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự ở nước ta đã chấm dứt. Riêng trong lĩnh vực dân sự, việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chính thức được ghi nhận tại Điều 14 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005. Bên cạnh hình thức áp dụng trên trong thực tế còn có trường hợp có vụ việc có tính chất pháp lý xảy ra, có liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cần phải được giải quyết song trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy. Khi đó, các chủ thể có thẩm quyền sẽ phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật. b. Áp dụng tương tự pháp luật Là một hình thức áp dụng pháp luật tương tự, có thể hiểu: Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật. Khi tiến hành giải quyết một vụ việc có tính chất pháp lý, vì trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào có thể dựa vào để giải quyết, kể cả quy phạm trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó lẫn quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy thì các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật. Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của người áp dụng, vì vậy, nó chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện thứ nhất tương tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết. Còn điều kiện thứ hai thì khác, cụ thể là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó (bởi vì nếu có thì đương nhiên phải áp dụng pháp luật) và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy (vì nếu có thì phải áp dụng tương tự quy phạm pháp luật). Nói chung, sự phân định thành hai hình thức áp dụng pháp luật tương tự như trên dường như chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận và chỉ được đề cập đến trong khoa học pháp lý, còn trong pháp luật thực định của nước ta thì không có sự phân định này. Cụ thể, trong pháp luật dân sự Việt Nam, hai cụm từ “áp dụng quy định tương tự của pháp luật” và “áp dụng tương tự pháp luật” được dùng đồng nghĩa với nhau. Điều này được thể hiện rõ trong việc đặt tên hai
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 27 điều luật đề cập đến vấn đề này trong hai bộ luật dân sự của nước ta. Cụ thể, Điều 14 Bộ luật dân sự năm 1996 được đặt tên là “Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật”, còn Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 lại được đặt tên là: “Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật” với nội dung như đã nêu. Hai điều luật trên không chỉ quy định về việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật mà còn quy định về việc áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết các vụ việc thực tế của các chủ thể có thẩm quyền. Theo các quy định này thì có thể thấy, khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể, các chủ thể có thẩm quyền chủ yếu áp dụng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh đó, họ còn có thể áp dụng tập quán và áp dụng pháp luật tương tự. Tập quán nào được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế thì sẽ trở thành tập quán pháp - một trong các hình thức cơ bản của pháp luật.