SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHÙNG THỊ THANH CHUNG
MÃ SINH VIÊN : A18919
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI -2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI
HÀ NỘI - 2014
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Thanh Chung
Mã sinh viên : A18919
Chuyên ngành : Tài chính
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Chu Thị Thu Thủy đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy
cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng thế hệ mới đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của
bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo,
bổ sung thêm của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng… năm 2014
Sinh viên
Phùng Thị Thanh Chung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên
Phùng Thị Thanh Chung
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................................1
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG.....................................................................1
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động .........................................1
1.1.2 Phân loại vốn lưu động..................................................................................3
1.1.3 Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................5
1.1.4 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng. .........................................6
1.1.5 Nguồn hình thành vốn lưu động.....................................................................7
1.2 QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG.......................................................................................9
1.2.1. Khái niệm quản lý vốn lưu động ....................................................................9
1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu đông......................................................................9
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động .......................................................27
1.2.4. Chiến lược quản lý vốn lưu động.................................................................27
1.3 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG....................................................................32
1.3.1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả quản lý vốn lưu động ...............................32
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý vốn lưu động.................................33
1.3.3 Phương pháp đo lường hiệu quả vốn lưu động ...........................................40
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG...............41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG
THẾ HỆ MỚI...............................................................................................................43
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG
THẾ HỆ MỚI...................................................................................................................43
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng
tiêu dùng Thế hệ mới .....................................................................................................43
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................44
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2013................................................44
2.3. THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI................................................................................................48
2.3.1. Tình hình biến động và kết cấu của vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới .........................................................................48
2.3.2. Nguồn hình thành vốn lưu động...................................................................52
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI..........................................................................53
2.4.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động ...................................................................53
2.4.2. Quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn...................................................53
2.4.3. Quản lý phải thu khách hàng .......................................................................54
2.4.4. Quản lý hàng tồn kho...................................................................................56
2.4.5. Chiến lược quản lý vốn lưu động.................................................................56
2.5. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI.....................................................................................60
2.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn....................................................................60
2.5.2. Hiệu quả quản lý vốn lưu động chung .........................................................63
2.5.3. Hiệu quả quản lý từng thành phần vốn lưu động ........................................67
2.5.4. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình.........................................70
2.5.5. Ứng dụng phương pháp Dupont để phân tích hiệu quả quản lý
vốn lưu động ..................................................................................................................72
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ....74
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN
LƯU ĐỘNG 77
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI................................................................................................77
3.1.1. Định hướng phát triển..................................................................................77
3.1.2. Mục tiêu chiến lược......................................................................................78
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI. ..........................................78
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho doanh nghiệp...............78
3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền...............................................................81
3.2.3. Tăng cường quản lý để giảm thấp lượng hàng tồn kho của công ty............82
3.2.4. Tăng cường quản lý các khoản phải thu khách hàng ..................................85
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
NV Nguồn vốn
NVDH Nguồn vốn dài hạn
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn..................................60
Bảng 2.2 Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.............................63
Bảng 2.3 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty..............................................64
Bảng 2.4 Chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty .....................................65
Bảng 2.5 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty....................................66
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty ................67
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng............69
Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giá thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình........70
Bảng 2.9 Ảnh hưởng của ROS đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động...........................72
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của vòng quay VLĐ đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động......73
Bảng 3.1 Số dư bình quân các khoản mục của công ty năm 2013 ..........................80
Bảng 3.2 Bảng tính toán tỷ lệ các khoản mục so với doanh thu thuần...................80
Bảng 3.3 Bảng xác định mức dự trữ tối ưu sản phẩm Chảo chống dính
(C200129)......................................................................................................................84
Bảng 3.4 Đánh giá các khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp.........................87
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu - giá vốn - lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013.44
Biểu đồ 2.2. Sự biến động của vốn lưu động trong giai đoạn 2011 – 2013.............48
Biểu đồ 2.3.Cơ cấu vốn lưu động của công ty ...........................................................49
Biểu đồ 2.4. Nguồn hình thành vốn lưu động ...........................................................52
Hình 1.1. Mô hình Miller Orr.....................................................................................16
Hình 1.2.Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.......................................................18
Hình 1.3.Đồ thị thời điểm đặt hàng............................................................................23
Hình 1.4.Mô hình EOQ...............................................................................................24
Hình 1.5. Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng ......................28
Hình 1.6.Mô hình quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng..............................29
Hình 1.7.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cấp tiến....................31
Hình 1.8.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thận trọng ...............31
Hình 1.9.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn dung hòa .................32
Hình 2.1. Mô hình quản lý tài sản lưu động của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...56
Hình 2.2. Mô hình quản lý nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013..........58
Hình 2.3. Mô hình quản lý vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011 – 2013. .......59
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong thời kì hội nhập, với nền kinh tế thị trường đầy những
biến động và thách thức.Điều này đồng nghĩa với một thực tế là bất kì một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh,
bên cạnh nguồn nhân lực có kinh nghiệm và khả năng quản lý. Không phải bỗng dưng
mà ông cha ta từ xưa đã có câu ngạn ngữ “buôn tài không bằng dài vốn”. Để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay
nhỏ thì một nhu cầu không thể thiếu được đó là có lượng vốn ổn định. Và trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh, vốn quan trọng tới mức được ví như huyết mạch luôn
luôn tuần hoàn và luân chuyển trong doanh nghiệp.Nhất là trong nền kinh tế hiện nay,
sự tồn tại của doanh nghiệp có thể nói là gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lượng vốn
của chính bản thân doanh nghiệp đó.Bởi lẽ, việc quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất
kinh doanh có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc quản lý vốn lưu động là công tác quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, sát sao để
đảm bảo lượng vốn được chu chuyển liền mạch, không bị ứ đọng, tốc độ luân chuyển
nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại, kinh doanh đồ gia dụng, đặc điểm của công ty kinh doanh trong lĩnh vực
này là cần nhiều tới nguồn vốn lưu động để đầu tư, mua sắm hàng hóa. Do vậy, vấn đề
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu
động nói riêng đang là vấn đề cấp thiết và quan trọng hàng đầu đặt ra đối với tất cả các
doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
vốn trong doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Hàng tiêu dùng Thế hệ mới em đã chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Cổ
phần Hàng tiêu dùng Thế hệ mới”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả quản lý vốn lưu
động.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới trong giai đoạn 2011 – 2013 nhằm đưa ra một
số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động của công ty này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của
công ty này.
4. Kết cấu khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu
sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh
doanh là sự kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Khác với tư
liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn
thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần
vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện
dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động. TSLĐ của
doanh nghiệp bao gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản
xuất được liên tục. Bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuấtnhư nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,…và tài sản ở khâu sản xuất
như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển,…
- Tài sản lưu thông: là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thôngcủa doanh
nghiệp bao gồm thành phẩm, hàng hóa mua ngoài, sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu
thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền, các khoản vốn dùng trong thanh toán,…
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.Để đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên
tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số
vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên, liên tục.Biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu
động là tài sản lưu động.Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu
thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau
một chu kì kinh doanh.(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (2010) – Giáo trình Tài
chính doanh nghiệp – NXB Tài chính – Tr.90)
2
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu
kì kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên
tục và thường xuyên lặp lại theo chu kì được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển
của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi
hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự
trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kì sản xuất,
vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.
- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, giá trị của nó được dịch
chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng về.
Như vậy vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
- Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên
liên tục, các giai đoạn vận động của vốn lưu động đan xen vào nhau nên cùng một thời
điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong khâu sản xuất
và lưu thông.
1.1.1.3 Vai trò
Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Là một bộ phận không thể thiếu trong vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp, vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau:
Một là: Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để
doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết
của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là: Vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển
chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp không
thể mở rộng được thị trường hay có thể bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi
nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là: Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng
Thang Long University Library
3
vốn nhất định để đầu tư, ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.Vốn lưu động còn giúp
cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh.
Bốn là: vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán
ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
Tóm lại, vốn lưu động có vai trò cũng như vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc quản lý vốn lưu động
như thế nào cho hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.Quản lý tốt, đúng quy trình hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ được nâng cao và ngược lại.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại vốn lưu động đều
mang ý nghĩa riêng, song mục đích chung của việc phân loại vốn lưu động là giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp huy động đủ số vốn và có những nhận xét ở những góc độ
khác nhau để có giải pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả nhất. Thông thường có
những cách phân loại sau:
1.1.2.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được phân loại thành:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn
bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán
ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các
khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Giúp cho người quản lý biết được kết cấu vốn
lưu động theo vai trò của từng loại vốn. Từ đó thấy được mức độ đầu tư vốn lưu động
vào các giai đoạn quá trình sản xuất hợp lý hay không, để rồi có biện pháp điều chỉnh
cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
4
1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện
Theo cách này, người ta chia vốn lưu động thành 3 loại:
- Vốn vật tư hàng hóa: Gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao
động, sản phẩm dở dang, hàng hóa, bán thành phẩm, thành phẩm… Đối với loại vốn
này cần xác định vốn dự trữ phù hợp để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát
và bị chiếm dụng nên cần quản lý chặt chẽ.
+ Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ
dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động
kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Vốn trong thanh toán (Các khoản phải thu): chủ yếu là khoản phải thu từ khách
hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp
mua sắm vật tư doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình
thành khoản tạm ứng.
- Vốn về chi phí trả trước: là những chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên
quan đến nhiều chu kì kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều
chu kì kinh doanh như: chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật,
chi phí công cụ dụng cụ, chi phí thuê tài sản…
Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra các biện pháp phát huy chức
năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
để định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả. Đồng thời cách phân loại này cũng giúp
doanh nghiệp xem xét đánh giá mức độ tồn kho dự trữ, thấy được tính thanh khoản
của từng loại vốn, đáp ứng yêu cầu và khả năng thanh toán qua đó giúp doanh nghiệp
chủ động được nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn hình thành
Theo góc độ nguồn hình thành thì vốn lưu động được phân loại như sau:
- Vốn lưu động được hình thành từ vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân
phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình
thành từ những nguồn khác nhau:
+ Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư
+ Vốn từ ngân sách Nhà nước (đối với các doanh nghiệp nhà nước)
+ Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh
Thang Long University Library
5
- Vốn lưu động được hình thành từ vốn nợ: là các khoản vốn lưu động được hình
thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán hoặc tổ chức tín
dụng khác, vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ hợp pháp như nợ thuế, nợ cán bộ công
nhân viên, nhà cung ứng,…Doanh nghiệp chỉcó quyền sử dụng trong một thời gian
nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó đưa ra các
quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an
ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3 Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Đặc điểm của vốn lưu động là không ngừng vận động, luôn luôn thay đổi hình thái
biểu hiện, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hóa và hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hóa từ hình thái
ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng quay trở lại hình thái
tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động.
Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Do vậy,
vốn lưu động cũng liên tục biến đổi qua các giai đoạn biến đổi hình thái biểu hiện tiền
tệ (T) và hiện vật (H) khác nhau.
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn ở doanh nghiệp sản xuất có thể
mô tả bằng sơ đồ sau:
T – H – SX – H’ – T’
-Giai đoạn 1 (T – H): khởi đầu của vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái giá
trị, tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Ở
giai đoạn thứ nhất này, vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn
vật tư hàng hóa.
- Giai đoạn 2 (H – SX – H’): giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra các
sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các
sản phẩm hàng hóa được chế tạo ra. Như vậy, ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình
thái vốn vật tư hàng hóa chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó
chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3 (H’ – T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền
về, vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở
về điểm suất phát của vòng tuần hoàn vốn, vòng tuần hoàn kết thúc.
6
So sánh giữa T và T’, nếu T’ > T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công
bởi đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất ban đầu chu kì đã sinh sôi nảy nở, không
những thu về được nguồn vốn đã đầu tư ban đầu mà còn phát triển được vốn lưu động
mang về lợi nhuận. Và ngược lại, nếu T’ < T tức doanh nghiệp đầu tư không có
lãi.Đây là nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp thương mại
Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn ở doanh nghiệp thương mại có thể
mô tả bằng sơ đồ sau:
T – H – T’
Với những doanh nghiệp thương mại thuần túy, thì quá trình chu chuyển của vốn
lưu động thường trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Mua hàng hóa (T – H), vốn lưu động chuyển từ hình thái giá trị
sang hình thái hiện vật.
+ Giai đoạn 2: Bán hàng hóa (H – T’), giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành tiêu
thụ hàng hóa và thu tiền về T’= T + T, vốn lưu động quay trở lại hình thái ban đầu
nhưng với số lượng lớn hơn.
Đầu tiên vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại
bằng hình thức tiền tệ.Điều đó có nghĩa là hàng hóa được mua vào không phải để
doanh nghiệp sử dụng mà là để bán ra. Hàng hóa bán ra được tức là đã được khách
hàng chấp nhận và doanh nghiệp thương mại nhân được tiền doanh thu bán hàng và
dịch vụ.
Sự vận động của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh thương mại luôn luôn
trái với sự vận động của hàng hóa.Khi hàng hóa mua về doanh nghiệp thì phải trả
tiền, khi xuất hàng ra khỏi doanh nghiệp thì nhận được tiền. Kết quả của quá trình vận
động tiền tệ lại phản ánh đúng đắn kết quả của hoạt động kinh doanh: kinh doanh lãi
hay lỗ, mức độ lãi, lỗ. Giống như doanh nghiệp sản xuất thì ở doanh nghiệp thương
mại, khi so sánh giữa T và T’, nếu T’> T là doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược
lại T’< T là không có lãi.
1.1.4 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu
động của doanh nghiệp.Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình
hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân
chuyển.(Nguồn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Tài chính Tiền tệ - NXB Thống
kê – Tr.159)
Thang Long University Library
7
Các doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích
kết cấu vốn lưu động theo các cách thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử
dụng. Mặt khác sẽ thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản
vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động
từ đó có được những biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
từng điều kiện cụ thể.Kết cấu vốn lưu động được tính toán theo công thức sau:
𝑻ỷ 𝒕𝒓ọ𝒏𝒈 𝒗ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈𝒊 =
𝑽ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈𝒊
∑ 𝑽ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động có thể chia thành 3
nhóm chính:
Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi
cung cấp;uy tín của nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; đặc điểm thời vụ
của chủng loại vật tư; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần
giao hàng; điều kiện phương tiện lưu thông vận tải; đặc điểm của sản phẩm.
Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ
chức và quản lý.
Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo
các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp nhận kỉ luật thanh toán giữa các
doanh nghiệp.
1.1.5 Nguồn hình thành vốn lưu động
1.1.5.1. Vốn chủ sở hữu
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm
các bộ phận chủ yếu là: vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; tăng vốn bằng phát
hành cổ phiếu mới.
a, Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số
vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh
nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản
thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà
nước.Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. Hiện nay cơ chế quản
lý tài chính nói chung và quả lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang có
những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
8
Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một
số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
b, Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên,
thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn vốn
tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng
sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia – nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo
nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp
giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.
c, Phát hành cổ phiếu
Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu
bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn
cho doanh nghiệp.Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh
nghiệp.
Cổ phiếu được phát hành gồm: cổ phiếu thường (common stock/ share); Cổ phiếu
ưu tiên (preferred stock).
1.1.5.2. Nợ phải trả
Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp có thể sử dụng
nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành
trái phiếu.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất,
không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền
với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp trong đó có việc cung
ứng các nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường vay ngân
hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là
đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng là nguồn vốn thường được các doanh nghiệp
khai thác.Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu,
hàng hóa, dịch vụ. Nguồn vốn tín dung thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không
chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp nguồn
vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng vốn,
thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.
Thang Long University Library
9
Trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường phát hành những loại trái
phiếu công ty như: trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái
phiếu có thể thu hồi, chứng khoán có thể chuyển đổi.
1.2 Quản lý vốn lưu động
1.2.1. Khái niệm quản lý vốn lưu động
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình hình tài
chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và lập kế hoạch, sử
dụng nguồn tài chính, tài sản cố định… trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Quản lý tài chính bao gồm lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng
thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động của công ty, bao gồm cả vốn lưu động.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý
vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.Tùy vào đặc điểm, tính chất
của từng loại vốn lưu động khác nhau mà nhà quản trị cần đưa ra những chiến lược
quản lý khác nhau như: quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, quản lý phải thu
khách hàng, và quản lý hàng tồn kho.
Ta có thể kết luận rằng: Quản lý vốn lưu động chính là quá trình lập kế hoạch,
tổ chức, kiểm soát việc sử dụng vốn lưu động nhằm đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện trong mọi
trường hợp biến động.(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996) – Giáo trình Quản trị Tài
chính doanh nghiệp – NXB Thống kê – Tr.358)
1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu đông
1.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn lưu động thường xuyên, cần
thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Trong doanh nghiệp nhu cầu VLĐ được chia làm 2 loại: Nhu cầu VLĐ thường
xuyên và nhu cầu VLĐ tạm thời.
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có ý nghĩa sau:
- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động.
- Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh được bình thường và liên tục.
- Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh và doanh
nghiệp.
- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp.
10
Nếu nhu cầu vốn lưu động được xác định quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn
gây ứ đọng vật tư hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn luân chuyển chậm và phát sinh
nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây khó khăn cho công
tác tổ chức đảm bảo vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, sản
xuất đình trệ, doanh nghiệp không đủ vốn để thực hiện hợp đồng đã ký kết, không có
khả năng trả nợ người lao động và người cung cấp dẫn đến giảm uy tín doanh nghiệp.
Để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp
khác nhau.Tùy từng điều kiện cụ thểdoanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích
hợp. Có 2 phương pháp chủ yếu: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a.Phương pháp trực tiếp
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
lượng vốn của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Việc xác
định nhu cầu vốn theo phương pháp này được xác định theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định hàng tồn kho cần thiết.
Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho
khách hàng.
Bước 3: Xác định khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
Bước 4: Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Phương pháp này có ưu điểm là tính chính xác rất cao vì xác định nhu cầu cho từng
loại vốn do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong
từng khâu sử dụng. Nhưng cũng có nhược điểm là do vật tư sử dụng có nhiều loại, quá
trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu vì thế việc tính toán rất phức tạp, mất
nhiều thời gian do phải tính nhu cầu từng loại vốn vì thế phương pháp này thường ít
được sử dụng.
Công thức tính toán tổng quát như sau:
𝑽 = ∑ ∑(𝑴𝒊𝒋 × 𝑵𝒊𝒋)
𝒏
𝒋=𝟏
𝒌
𝒊=𝟏
Trong đó:
V : là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
M : là mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn được tính toán.
N : là số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.
i : là số khâu kinh doanh; (i=1,k)
j : là loại vốn sử dụng; (j=1,n)
Thang Long University Library
11
Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của một loại vốn nào đó trong khâu tính toán
được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ (theo dự toán chi phí) chia cho số ngày
trong kỳ (tính chẵn 360 ngày/năm).
Số ngày luân chuyển của một loại vốn nào đó được xác định căn cứ vào các nhân
tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong từng khâu tương ứng.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất.
Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính, công thức tính toán như sau:
𝑽 𝒏𝒍 = 𝑴 𝒏 × 𝑵 𝒏𝒍
Trong đó:
Vnl : là nhu cầu vốn nguyên liệu chính năm kế hoạch.
Mn : mức tiêu dùng bình quân một ngày về chi phí NVL chính năm kế hoạch.
Nnl : là số ngày dự trữ hợp lý.
Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày về nguyên vật liệu chính năm kế hoạch được xác
định bằng cách lấy tổng chi phí sử dụng nguyên vật liệu chính trong năm kế hoạch
chia cho số ngày trong năm (quy ước 360 ngày). Trong đó tổng chi phí nguyên vật liệu
sử dụng trong nămđược xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất, mức
tiêu dùng nguyên vật liệu chính cho mỗi đơn vị sản phẩm và đơn giá kế hoạch của
nguyên vật liệu.
Số ngày dự trữ hợp lý về nguyên vật liệu chính là số ngày kể từ khi doanh nghiệp
bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất.Nó bao gồm số ngày hàng
đi trên đường, số ngày nhập kho cách nhau (sau khi đã nhân với hệ số xen kẽ vốn), số
ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị sử dụng và số ngày bảo hiểm.
Ngược lại, đối với các khoản vốn được sử dụng không nhiều và không thường
xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ (%)
với mức tổng luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất. Công thức tính
toán như sau:
𝑽 𝒏𝒌 = 𝑴𝒍𝒄 × 𝑻%
Trong đó:
Vnk : là nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của loại vốn khác.
Mlc : là tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ.
T% : là tỷ lệ phần trăm của loại vốn đó so với tổng mức luân chuyển.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm
dởdang), vốn chi phí chờ kết chuyển.
+ Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo.
Công thức tính toán như sau:
12
𝑽đ𝒄 = 𝑷 𝒏 × 𝑪 𝒌 × 𝑯 𝒔
Trong đó:
Vđc : là nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo.
Pn : là mức chi phí bình quân một ngày.
Ck : là chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Hs : là hệ số sản phẩm đang chế tạo.
Tích số giữa chu kỳ sản xuất và hệ số sản phẩm đang chế tạo phản ánh số ngày
luân chuyển của vốn sản phẩm đang chế tạo
Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày được tính bằng cách lấy tổng mức chi
phí chi ra trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kỳ (360 ngày). Trong đó tổng mức
chi phí trong kỳ kế hoạch lại được tính bằng cách nhân số lượng sản phẩm sản xuất kỳ
kế hoạch với giá thành sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm.
+ Nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần)
Chi phí chờ kết chuyển là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết
vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản
ánh đúng tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đến giá thành sản phẩm.
Công thức tính toán như sau:
𝑽 𝒑𝒃 = 𝑽 𝒑đ + 𝑽 𝒑𝒕 − 𝑽 𝒑𝒈
Trong đó:
Vpb : là vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch.
Vpđ : là vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch.
Vp : là vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch.
Vpg : vốn chi phí chờ kết chuyển vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
- Xác định nhu cầu vốn cho khâu lưu thông.
Là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho thành
phẩm với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng.
Công thức tính như sau:
𝑽𝒕𝒑 = 𝒁 𝒔𝒙 × 𝑵𝒕𝒑
Trong đó:
Vtp : là vốn thành phẩm kỳ kế hoạch.
Zsx : là giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa bình quân một kỳ kế hoạch.
Ntp : là số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch được tính
bằng cách lấy tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa cả năm chia cho số ngày
trong kỳ (360 ngày).
Thang Long University Library
13
Số ngày luân chuyển vốn thành phẩm là khoảng thời gian từ khi sản phẩm thành
phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về. Số ngày này bao gồm
số ngày dự trữ ở kho thành phẩm, số ngày xuất kho và vận chuyển, số ngày thanh toán.
Số ngày dự trữ ở kho thành phẩm là số ngày kể từ lúc thành phẩm nhập kho cho
đến khi được xuất kho tiêu thụ.
Số ngày xuất kho và vận chuyển là số ngày cần thiết để đưa hàng từ kho của doanh
nghiệp đến địa điểm giao hàng.
Số ngày thanh toán là số ngày từ khi lập chứng từ thanh toán cho đến khi thu được
tiền về.
b.Phương pháp gián tiếp
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bình quân
năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế
hoạch. Với phương pháp này có ưu điểm tính toán tương đối đơn giản tuy nhiên độ
chính xác không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố không hợp lý.
Công thức tính như sau:
𝑽 𝒏𝒄 = 𝑽𝑳Đ 𝟎 ×
𝑴 𝟏
𝑴 𝟎
× (𝟏 + 𝒕)
Trong đó:
Vnc : nhu cầu VLĐ năm kế hoạch.
M1, M0 : tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo.
VLĐ0 : số dư bình quân VLĐ năm báo cáo.
t : tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
so với năm báo cáo.
Tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm
báo cáo được xác định theo công thức:
𝒕 =
𝑲 𝟏 − 𝑲 𝟎
𝑲 𝟎
× 𝟏𝟎𝟎%
Trong đó:
K1 : là kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
K0 : là kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động là thời gian trung bình để vốn lưu động hoàn thành
một vòng luân chuyển.
Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch các doanh
nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn
và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau:
14
𝑽 𝒏𝒄 =
𝑴 𝟏
𝑳 𝟏
Trong đó:
M1 : là tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
L1 : là số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch.
1.2.1.2. Quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hơn
nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đăc biệt, có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng
chuyển sang các hình thức tài sản khác. Vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản
lý vốn tiền mặt một cách chặt chẽ, nhất là phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý
vốn tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Nội dung quản lý vốn bằng tiền trong
doanh nghiệp thông thường bao gồm:
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để có thể tránh được các rủi ro không có
khả năng thanh toán ngay.
- Dự đoán và quản lý các luồng nhập xuất vốn tiền mặt. Trên cơ sở so sánh các
luồng nhập, xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt
ngân quỹ.
a, Xác đinh mức tồn quỹ tối ưu.
Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ
trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ.
Người ta cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn
tồn kho dự trữ (mô hình quản lý tiền mặt EOQ) để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt
hợp lý của doanh nghiệp.Bởi vì giả sử doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải sử
dụng nó để đáp ứng các khoản chi tiêu bằng tiền mặt một cách đều đặn.Khi lượng tiền
mặt đã hết, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản
cao) để có được lượng tiền mặt như lúc đầu. Có hai loại chi phí cần được xem xét khi
bán chứng khoán: một là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức
chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần.
Trong điều kiện đó, mức dự trữ tiền mặt tối đa của doanh nghiệp chính bằng số lượng
chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ số lượng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp được
nhu cầu chi tiêu tiền mặt.
Công thức tính như sau:
𝑸∗
= √
𝟐(𝑸 𝒏 𝑪 𝟐)
𝑪 𝟏
Mức vốn tiền mặt dự trữ trung bình là:
Thang Long University Library
15
𝑸 =
𝑸∗
𝟐
Trong đó:
Q* : số lượng tiền mặt dự trữ tối ưu.
Qn : lượng tiền mặt chi dùng trong năm.
C1 : chi phí lưu giữ đơn vị tiền mặt (lãi suất).
C2 : chi phí một lần bán chứng khoán.
Trong thực tế, rất hiếm khi lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự
kiến được, từ đó mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán.Bằng việc nghiên
cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến
dao động trong một khoảng, tức là dự trữ tiền mặt sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến
cận cao nhất.Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp (giới hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán
chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến.Ngược lại, nếu lượng tiền mặt vượt
quá giới hạn trên thì doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt đó để mua chứng khoán đưa
lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Ngoài ra, một phương pháp khác cũng được áp dụng đó là phương pháp quản lý
tiền mặt Miller Orr. Phương pháp này xem xét cách một doanh nghiệp nên quản lý tiền
mặt như thế nào nếu một doanh nghiệp không thể dự đoán được mức thu chi ngân quỹ
hàng ngày. Mô hình Miller Orr đưa ra một cách thức quản lý tiền mặt hiệu quả trong
trường hợp này được thể hiện qua hình 1.1
Đồ thị cho thấy số dư tiền mặt dao động lên xuống và không thể dự đoán được cho
đến khi đạt được giới hạn trên.Tại thời điểm này doanh nghiệp mua chứng khoán vào
để trả số dư tiền mặt về một mức độ bình thường gọi là điểm trở lại.Một lần nữa tiền
mặt lại tiếp tục dao động lên xuống cho đến khi đạt được giới hạn dưới. Lúc này doanh
nghiệp sẽ bán chứng khoán thu tiền mặt về để đưa số dư tiền mặt lên điểm trở lại. Như
thế dẫn đến quy luật là mức tiền mặt lưu giữ dao động một cách tự do cho đến khi đạt
một giới hạn trên hoặc một giới hạn dưới, khi đó doanh nghiệp mua hay bán chứng
khoán để tái lập mức số dư tiền mặt mong muốn.
16
Hình 1.1: Mô hình Miller Orr
Mô hình Miller Orr xác định khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới là:
𝐾ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ = 3 × √
3
4
𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 × 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ
𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡
3
Trên thực tế việc sử dụng mô hình Miller Orr rất dễ dàng, gồm các bước sau:
Bước 1: doanh nghiệp xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu (giới hạn dưới)
Bước 2: doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ
Bước 3: xác định lãi suất và chi phí giao dịch một lần mua bán chứng khoán
Bước 4: tính giới hạn trên, mức tồn quỹ theo thiết kế và đưa ra các quyết định
quản lý.
b, Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.
Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ.Ngân quỹ
hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần.
Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh;
luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Trong đó, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả
kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thu
bằng tiền mặt dự kiến trong kì.
Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động
kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương các khoản chi cho hoạt động đầu tư, các
khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế và các khoản phải chi khác.
Thang Long University Library
17
c, Một số biện pháp về quản lý tiền mặt
- Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua
quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.
- Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt, nhất là giữa
thủ quỹ và kế toán quỹ, phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toàn kho quỹ.
- Quản lý chặt chẽ các khỏan tạm ứng tiền mặt. Cần xác định rõ đối tượng tạm
ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời.
- Doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho
từng trường hợp thu chi. Thông thường các khoản thu chi không lớn thì có thể sử dụng
tiền mặt, sang các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức không dùng tiền mặt.
1.2.1.3. Quản lý phải thu khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp chuộng hình thức bán hàng thu tiền ngay hơn là bán
hàng theo phương thức tín dụng, nhưng vì yếu tố cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải
chào bán hàng theo phương thức tín dụng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên cũng không
nên nới lỏng quá sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, có khả năng
không thu được nợ và làm tăng một số chi phí khác. Cũng không nên quá thắt chặt tín
dụng bán hàng như thế sẽ đánh mất đi nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Chính vì
thế khi xây dựng chính sách tín dụng bán hàng doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình
cụ thể của từng khách hàng.
Quản lý các khoản phải thu luôn gắn liền với chi phí phát sinh, tuy nhiên chấp nhận
tín dụng sẽ có khả năng tăng doanh thu. Vì thế doanh nghiệp cần so sánh giữa thu
nhập và chi phí tăng thêm để từ đó đưa ra quyết định là có nên chấp nhận tín dụng bán
hàng hay không. Bên cạnh đó là công tác đôn đốc thu hồi nợ, theo dõi, xem xét khả
năng thanh toán, khả năng vốn đảm bảo và tình trạng kinh tế tổng quát trên khả năng
trả nợ của khách hàng.
Để có những thông tin khái quát về khách hàng, doanh nghiệp phải tiến hành phân
tích đánh giá mối quan hệ giữa khác hàng với doanh nghiệp và tổ chức tài chính khác.
Một số biện pháp quản lý khoản phải thu khách hàng là:
a, Xác định chính sách bán chịu:
Khi xây dựng chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá chính
sách khi được thực thi sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận. Vì nguyên nhân đó,
khi xây dựng chính sách cần quan tâm đến một số tiêu thức như:
- Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ sẽ tiêu thụ: nhà quản lý khi cân nhắc
áp dụng chính sách mới luôn muốn xác định lợi ích mà nó đem lại sẽ làm tăng bao
nhiêu phần trăm doanh thu so với trước.
- Chiết khấu thanh toán là một phần trong điều kiện tín dụng, được áp dụng khi
khách hàng thanh toán sớm. Việc đề ra một mức chiết khấu hợp lý sao cho thu hút tối
18
đa khách hàng mà không làm gia tăng quá cao các chi phí liên quan là mục tiêu mà
doanh nghiệp luôn hướng tới.
- Giá bán sản phẩm, dịch vụ cho chính sách bán chịu. Bởi phát sinh một số chi phí
liên quan nên thông thường giá bán khi áp dụng chính sách thường cao hơn lúc không
áp dụng.Tuy nhiên khi nâng giá lên quá cao sẽ khiến khách hàng khó khăn trong việc
quyết định có nên mua sản phẩm, dịch vụ hay không. Vì vậy, cần phải tính toán một
mức giá hợp lý cho từng chính sách vừa giúp giảm bớt chi phí phát sinh vừa thu hút
được khách hàng, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Ngoài những nhân tố tác động trực tiếp, cấu thành nên chính sách phải thu, doanh
nghiệp cũng cần quan tâm đến yếu tố bên ngoài như chính sách bán chịu của đối thủ
cạnh tranh, từ đó so sánh và đưa ra quyết định có lợi nhất cho bản thân. Bên cạnh đó,
cần xem xét cụ thể tình hình tài chính của doanh nghiệp, có đủ để đáp ứng nhu cầu khi
chính sách phải thu khách hàng được áp dụng. Bởi nếu doanh nghiệp đã có mức phải
thu khách hàng tương đối cao thì việc mở rộng sẽ khiến các khoản chi phí liên quan
gia tăng, gây nguy hiểm cho doanh nghiệp.
b, Phân tích năng lực của khách hàng:
Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi công ty cần chú ý đến việc phân
tích uy tín, năng lực của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách
hàng đó hay không. Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước:
(1) thu thập thông tin về khách hàng, (2) phân tích thông tin thu thập được để phán
quyết về uy tín tín dụng của khách hàng, và (3) quyết định có bán chịu hay không.
Toàn bộ quy trình này được mô tả ở hình dưới đây:
Hình 1.2: Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.
kNguồn thông tin khách hàng:
 Báo cáo tài chính
 Báo cáo xếp hạng tín
dụng dụng
 Kiểm tra của ngân hàng
 Kiểm tra thương mại
Đánh giá
uy tín
khách hàng
Từ chối bán chịu
Quyết định
bán chịu
Không có
uy tín
Có uy
tín
Thang Long University Library
19
Thông tin cần thiết để tiến hành phân tích tín dụng chính là xác định được vị thế và
khả năng thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ việc
phân tích tín dụng của doanh nghiệp chính là báo cáo tài chính do khách hàng cung
cấp. Nhưng nguồn thông tin này có độ chính xác và đáng tin tương đối thấp nên doanh
nghiệp thường lấy thêm thông tin có độ tin cậy cao hơn từ ngân hàng, hoặc từ các tổ
chức thương mại để đảm bảo các quyết định đưa ra phù hợp với từng đối tượng.Bên
cạnh đó kinh nghiệm của bản thân doanh nghiệp, cụ thể hơn là kinh nghiệm của nhân
viên thẩm định cũng giúp ích cho việc đánh giá.
Khi thu thập đủ thông tin cần thiết, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phương pháp
tiếp cận dựa trên việc phân loại khách hàng tiềm năng vào các nhóm rủi ro.
c, Quyết định tín dụng
Mỗi khách hàng có những nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Do đó công việc cuối
cùng cần hoàn thành trước khi đưa ra quyết định là xem xét các khoản tín dụng mà
khách hàng đề nghị dựa trên việc đi phân tích, đánh giá chỉ tiêu NPV. Sau đây là ba
mô hình thường được doanh nghiệp áp dụng để xem xét và đưa ra quyết định.
- Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án:
𝑵𝑷𝑽 =
𝑪𝑭𝒕
𝒌
− 𝑪𝑭 𝟎
𝑪𝑭 𝟎 = 𝑽𝑪 ∗ 𝑺 ∗ (
𝑨𝑪𝑷
𝟑𝟔𝟓
)
𝑪𝑭𝒕 = [ 𝑺 ∗ ( 𝟏 − 𝑽𝑪) − 𝑺 ∗ 𝑩𝑫 − 𝑪𝑫] ∗ (𝟏 − 𝑻)
Trong đó:
CFt,;CF0 : dòng tiền sau thuếmỗi kỳ; chi phí vào khoản phải thu
K; VC : tỷ lệ thu nhập theo yêu cầu; tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
S : doanh thu dự kiến trong từng thời kỳ
ACP : thời gian thu tiền trung bình (ngày)
BD : tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu
CD : luồng tiền gia tăng của bộ phận tín dụng
T : thuế suất thuế TNDN
Từ kết quả thu được, quyết định đưa ra dựa trên nguyên tắc giá trị hiện tại ròng:
+ NPV > 0: cấp tín dụng.
+ NPV = 0: bàng quan.
+ NPV < 0: không cấp tín dụng.
- Quyết định cấp tín dụng khi so sánh phương thức bán trả tiền ngay và bán trả
chậm:
𝑵𝑷𝑽 𝟎 = 𝑷 𝟎 𝑸 𝟎 − 𝑨𝑪 𝟎 𝑸 𝟎
20
𝑵𝑷𝑽 𝟏 =
𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉
𝟏 + 𝑹
− 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏
Trong đó:
NPV0 : giá trị hiện tại ròng khi không cấp tín dụng.
NPV1 : giá trị hiện tại ròng khi cấp tín dụng.
Cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định cuối cùng:
+ NPV1> NPV0: cấp tín dụng.
+ NPV1 = NPV0: bàng quan.
+ NPV1< NPV0: không cấp tín dụng.
- Quyết định cấp tín dụng khi sử dụng thông tin rủi ro:
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng
Cấp tín dụng
Không sử dụng
thông tin rủi ro
Sử dụng thông tin
rủi ro
Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1> Q0) Q1 * h
Giá bán (P) P0 P1 (P1> P0) P1
Chi phí sản xuất
bình quân (AC)
AC0 AC1 (AC1 > AC0) AC1
Chí phí thông tin
rủi ro
0 0 C
Xác xuất thanh
toán
100% h ( h ≤ 100%) 100%
Thời hạn nợ 0 T T
Tỷ suất chiết khấu 0 R R
Trường hợp 1: Không sử dụng thông tin rủi ro:
𝑵𝑷𝑽 𝟏 =
𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉
𝟏 + 𝑹
− 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏
Trường hợp 2: Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng để ra quyết định:
𝑵𝑷𝑽 𝟐 =
𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉
𝟏 + 𝑹𝒕
− 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏 − 𝑪
Cở sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định cuối cùng:
+ NPV2 > NPV1: cấp tín dụng.
+ NPV2 = NPV1: bàng quan.
+ NPV2 < NPV1: không cấp tín dụng.
Thang Long University Library
21
d, Theo dõi tình hình phải thu khách hàng:
Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời
đưa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có
hiệu quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi tình hình thu tiền của công ty. Vì đứng trên
phương diện thanh toán, đây là một thước đo chung chung và bị ẩn đi nhiều sự khác
biệt riêng lẻ giữa các khách hàng do không thể hiện được sự khác nhau giữa khách
hàng cũ và khách hàng mới, khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,… Ngoài
ra, thời gian thu nợ trung bình còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong mức phải thu
khách hàng hay thay đổi doanh thu.
Công thức xác định thời gian thu nợ trung bình:
𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒏ợ 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 =
𝟑𝟔𝟎
𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖
1.2.1.4. Quản lý hàng tồn kho
a, Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ.
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản
xuất hoặc bán ra sau này.Hay nói cách khác, tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3
dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành
phẩm; các sản phẩm chờ tiêu thụ.
Đối với trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho thường phụ thuộc vào: Thứ
nhất là quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh
nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự
trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với doanh nghiệp có tính chất
sản xuất thời vụ). Thứ hai là khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường. Thứ ba là chu
kì giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh
nghiệp. Thứ tư là thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh
nghiệp.Và cuối cùng là giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh
hưởng gồm: Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo
sản phẩm; độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm; cũng như trình độ tổ chức quá
trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng của các nhân
tố: Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
giữa doanh nghiệp và khách hàng; và khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những tác động tích cực đó có thể kể ra bao gồm:
22
- Tồn kho nguyên vật liệu giúp công ty chủ động trong sản xuất và năng động
trong việc mua nguyên liệu dự trữ.
- Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất của công ty được linh
hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ đợi giai đoạn sản xuất trước.
- Tồn kho thành phẩm giúp chủ động trong việc hoạch định sản xuất, tiếp thị và
tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên
quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt
đầu tư vào tồn kho.Quản trị tồn kho cần lưu ý xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí
tổncủa việc duy trì tồn kho.
b, Các phương pháp quản lý vốn tồn kho dự trữ.
 Phương pháp tổng chi phí tối thiểu – EOQ (The Economic Order Quantity
Model).
Mục tiêu của việc quản trị tồn kho dự trữ theo mô hình EOQ là nhằm xác định
lượng hàng hóa tối ưu (Q*) và tối thiểu hóa các chi phí dự trữ tài sản tồn kho trong
điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành bình thường.
Nội dung của phương pháp này như sau: nếu coi việc bán hàng của doanh nghiệp
trong kỳ là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho doanh nghiệp
trước đó cũng phải diễn ra đều đặn. Giả định số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q
thì mức dự trữ trung bình sẽ là Q/2.
Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo theo 2 loại chi phí: chi phí lưu kho và chi phí quá trình
thực hiện đơn hàng.Ta có công thức tính như sau:
𝑪𝑷 𝟏 =
𝑺
𝑸
× 𝑶
𝑪𝑷 𝟐 =
𝑸
𝟐
× 𝑪
Trong đó:
CP1;CP2 : chi phí đặt hàng; chi phí dự trữ
S : lượng hàng cần đặt (nhu cầu về hàng hóa).
Q;O : lượng đặt hàng và chi phí đặt hàng 1 lần.
S/Q : số lần đặt hàng.
C : chi phí dự trữ kho trong một đơn vị hàng lưu kho.
Q/2 : mức lưu kho trung bình.
Từ đó, tổng chi phí là:
𝑻𝑪 = 𝑪𝑷 𝟏 + 𝑪𝑷 𝟐
Thang Long University Library
23
Tổng chi phí tối thiểu sẽ chính là mức lưu kho tối ưu tương đương với TCmin
𝑸∗
= √
𝟐 ∗ 𝑺 ∗ 𝑶
𝑪
Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (𝑇∗
)
𝑻∗
=
𝑸∗
𝑺/𝟑𝟔𝟓
Điểm đặt hàng tối ưu (OP – Order Point)
Đ𝑖ể𝑚 đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎờ đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 × Số lượng hàng sử dụng trong ngày
Khi có dự trữ an toàn:
Đ𝒊ể𝒎 đặ𝒕 𝒉à𝒏𝒈 = 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄𝒉ờ đặ𝒕 𝒉à𝒏𝒈 ×
𝑺
𝟑𝟔𝟓
+ 𝑸 𝒂𝒏 𝒕𝒐à𝒏
Hình 1.3: Đồ thị thời điểm đặt hàng
Điểm đặt hàng mới: về mặt lý thuyết người ta có thể giả định khi nào lượng đặt
hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Trong thực tiễn, hầu như không có
doanh nghiệp nào để đến khi nguyên vật liệu hết mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng
quá sớm sẽ làm tăng lượng hàng vật tư tồn kho. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp
cần xác định điểm đặt hàng mới.
Số lượng
hàng lưu kho
Điểm đặt
hàng
Thời điểm đặt hàng
Thời điểm nhận hàng
Thời gian dự trữ tối ưu
Mức lưu kho trung bình
Thời gian(1)
(1): Thời gian chờ hàng về
24
Hình 1.4: Mô hình EOQ
 Phương pháp tồn kho bằng không.
Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồn kho
dự trữ đến mức tối thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thời cho
doanh nghiệp các loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết. Do đó có thể giảm được các chi
phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng.Phương pháp này có ưu điểm tạo
điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ sử dụng cho đầu tư
mới. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này lại làm tăng các chi phí phát sinh từ việc tổ
chức giao hàng đối với các nhà cung cấp.
1.2.1.5. Huy động nguồn tài trợ ngắn hạn
a, Nhu cầu tài trợ ngắn hạn:
Trong quá trình hoạt động công ty cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố
định.Có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào
tài sản lưu động.Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất
lớn nên thông thường công ty khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài
sản lưu động mà thay vào đó là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.
Về nguyên tắc, công ty nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn có
thể tận dụng được.Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng.
Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của công ty có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh
số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng
đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của
Chi phí
Q*
Số lượng đặt hàng
Tổng chi phí
Chi phí dự trữ
Chi phí đặt hàng
Thang Long University Library
25
công ty có thể chia thành nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ
ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của công
ty quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất
kinh doanh quyết định.
b, Đặc điểm của nguồn tài trợ ngắn hạn :
+ Thời hạn hoàn trả trong vòng 1 năm
+ Không phải trả lãi cho những nguồn tài trợ ngắn hạn được nhà cung cấp tài trợ
bằng hình thức tín dụng thương mại
+ Lãi suất các nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn nợ vay dài hạn.
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn nhận được chủ yếu dưới hình thức vay nợ.
c, Các nguồn tài trợ ngắn hạn:
Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản dùng để đầu tư vào TSLĐ bao gồm tiền,
khoản phải thu, hàng tồn kho và được đưa vào sử dụng trong thời gian dưới một năm.
Nguồn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm: phải trả người bán, phải trả nhà cung cấp,
vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng, phải trả nhân viên và các khoản thuế phải nộp
Nhà nước và các khoản phải trả khác.
Ta có công thức thường được áp dụng cho việc tính toán chi phí sử dụng vốn vay
từ các nguồn tài trợ ngắn hạn đó là:
𝒌 = (𝟏 +
𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í − 𝑳ợ𝒊 í𝒄𝒉
𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕à𝒊 𝒕𝒓ợ 𝒓ò𝒏𝒈
)
𝒏
− 𝟏
Trong đó:
k : là chi phí sử dụng vốn khi vay ngắn hạn
n : là số kỳ tích lũy trong 1 năm
Vay ngắn hạn ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp có thể trực tiếp huy động vốn trên thị
trường chứng khoán thông qua hai công cụ hữu hiệu là cổ phiếu và trái phiếu.Tuy
nhiên chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn, có thời gian hoạt động lâu và đã tạo lập
được uy tín trên thị trường mới sử dụng được kênh huy động vốn trực tiếp này.Những
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất khó áp dụng.Bởi vậy, kênh huy động vốn gián
tiếp thông qua các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là từ các ngân hàng
thương mại thường được doanh nghiệp sử dụng.
Các khoản vay ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động từ ngân hàng chủ yếu được
cấp dưới dạng vay từng lần, vay theo kế hoạch hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng.
Doanh nghiệp muốn có được nguồn vay này phải đáp ứng một số yêu cầu về đảm bảo
tín dụng từ phía ngân hàng, thông qua việc xuất trình một số giấy tờ ngân hàng yêu
cầu; hoặc để khoản vay được an toàn hơn, ngân hàng có thể đề nghị đảm bảo bằng
26
chính tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm soát từ
phía ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn, phải có trách nhiệm cũng như
nghĩa vụ trong việc trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tuy phải chấp nhận những
điều khoản tương đối khắt khe do ngân hàng quy định nhưng khoản vốn vay này
thường ít hơn so với kỳ vọng của doanh nghiệp.
Đối với các khoản vay ngân hàng chi phí sử dụng vốn được ấn định trước thông
qua lãi suất, tùy từng hình thức trả lãi mà lợi ích thực có được từ việc đi vay sẽ khác
nhau.Doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến yêu cầu về tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Theo như công thức, chi phí sẽ là khoản lãi, chi phí xử lý khách hàng (nếu tài sản
đảm bảo là các khoản phải thu), chi phí xử lý kho (nếu tài sản đảm bảo là hàng tồn
kho) mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian sử dụng vốn. Giá trị tài trợ ròng sẽ là
khoản tiền thực tế mà doanh nghiệp nhận từ ngân hàng.Nếu doanh nghiệp dùng tiền
gửi bù đắp làm tài sản đảm bảo khoản vay, giá trị tài trợ ròng sẽ là hiệu số tiền nhận
được với khoản tiền bù đắp.Trường hợp ngân hàng yêu cầu lãi cho khoản vay trả trước
thì giá trị ròng nhận được phải trừ đi khoản lãi này.
Tín dụng nhà cung cấp (tín dụng thương mại)
Hiện nay cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển ngày càng có nhiều các doanh
nghiệp mới gia nhập thị trường.Để tạo được chỗ đứng trên thị trường cũng như để đảm
bảo nguồn cung cầu được ổn định các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách tín
dụng thương mại.Trong đó tín dụng nhà cung cấp là cách huy động vốn trong ngắn
hạn tương đối hiệu quả nên được phần lớn các doanh nghiệp áp dụng.Tín dụng nhà
cung cấp là khoản nợ giữa doanh nghiệp với bên cung cấp khi mua hàng hóa, dịch vụ
nhưng chưa thanh toán hết. Doanh nghiệp sử dụng những tài sản mua được như nguồn
vốn bổ sung cho vốn lưu động. Nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào uy tín, số lượng
mua của doanh nghiệp với đối tác, nên tùy từng nhà cung cấp mà sẽ có những ưu đãi
riêng dành cho mỗi doanh nghiệp.Tuy nhiên, khoản vốn này chỉ được giới hạn ở mức
độ nhất định và doanh nghiệp phải hoàn trả sau một thời gian nhất định.
Sử dụng nguồn vốn từ nợ nhà cung cấp để tài trợ cho vốn lưu động tuy đơn giản và
tiện lợi nhưng có thể gây ra rủi ro tài chính khi khoản nợ tăng cao. Mặt khác, nếu như
khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.Bởi lẽ
sẽ chẳng có nhà cung cấp nào muốn làm việc với một đối tác có một khoản nợ lớn
cả.Doanh nghiệp cần suy nghĩ cẩn trọng khi áp dụng phương thức huy động vốn này.
Nợ tích lũy (nợ phải trả có tính chất chu kỳ)
Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ này không lớn lắm hơn
nữa thời gian chiếm dụng không được dài do doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các
nghĩa vụ chi trả, nhưng đôi khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu
cầu vốn mang tính chất tạm thời. Các khoản phải nộp phải trả trong doanh nghiệp bao
Thang Long University Library
27
gồm: thuế phải nộp Nhà nước nhưng chưa nộp; khoản phải trả cán bộ công nhân viên
nhưng chưa đến kỳ trả; khoản đặt cọc của khách hàng; phải trả cho các đơn vị nội bộ.
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động
Tiền chính là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả
năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng
xấu.Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố quan trọng để ra quyết
định trong sản xuất, kinh doanh.Chính vì vậy, quản trị vốn lưu động là một mảng rất
quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được
kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Vậy sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động xuất
phát từ những lý do cơ bản sau:
- Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, là bộ phận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, cùng một lúc được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau. Để đảm bảo cho qua trình sản xuất được tiến hành
thường xuyên, liên tục đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào
các hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau
tạo điều kiện cho việc chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được
thuận lợi. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động sẽ tránh được tình trạng ứ đọng
vốn và là tiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ
tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn
tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu hướng tới của
tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải tăng cường công
tác tổ chức quản lý vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Tóm lại, việc quản lý vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, là yêu
cầu khách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi
nhuận.
1.2.4. Chiến lược quản lý vốn lưu động
1.2.4.1. Chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn
Chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến và thận trọng. Quản
lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến đồng nghĩa với duy trì tỷ trọng tài sản
ngắn hạn thấp. Và ngược lại, quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái thận trọng là
việc duy trì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao.
28
Hình 1.5: Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng
Cấp tiến Thận trọng
a, Chính sách cấp tiến:
- Mức dự trữ TSLĐ: quản lý theo trường phái cấp tiến thường kéo theo duy trì
mức thấp của toàn bộ TSLĐ. Khi theo đuổi trường phái cấp tiến thì các doanh nghiệp
thường chỉ có một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào chính sách
quản lý có hiệu quả và khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu về tiền không dự
báo trước. Ngoài ra do dự trữ một lượng tài sản lưu động thấp kéo theo dự trữ hàng tồn
kho và phải thu khách hàng cũng ở mức thấp.
- Thời gian quay vòng tiền: chính sách quản lý tài sản cấp tiến rút ngắn thời gian
quay vòng tiền hơn chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng. Chính sách quản lý
TSNH cấp tiến, thông qua giảm mức trung bình của cả phải thu khách hàng và hàng
lưu kho làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng. Do đó rút ngắn chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn tới việc rút ngắn thời gian quay vòng tiền.
- Chi phí thấp hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế cao hơn: việc giảm chi phí là do
doanh nghiệp dự trữ tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng ở mức thấp. Cụ thể: việc
dự trữ tiền ở mức thấp dẫn đến giảm chi phí cơ hội, chi phí dự trữ của việc giữ tiền; dự
trữ hàng tồn kho ở mức thấp giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho; phải thu khách
hàng thấp dẫn đến giảm chi phí thu hồi nợ, chi phí chiết khấu, chi phí sử dụng vốn.
- Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: những rủi ro gắn với
trạng thái quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến bao gồm khả năng cạn kiệt tiền, hay nói
cách khác là không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả. Doanh thu
có thể bị mất khi hết hàng dự trữ do dự trữ hàng lưu kho thấp. Rủi ro gắn với chính
sách phải thu khách hàng cấp tiến cũng có thể gây mất doanh thu nếu mức này cũng
được dự trữ thấp. Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên mức lợi nhuận
kỳ vọng tăng lên.
b, Chính sách thận trọng: trái với mô hình quản lý cấp tiến, mô hình quản lý thận
trọng có những đặc điểm sau:
TSNH
TSDH
TSDH
TSNH
Thang Long University Library
29
- Mức dự trữ TSLĐ: doanh nghiệp có mức dự trữ TSLĐ cao. Trong đó dự trữ vốn
bằng tiền, dự trữ hàng tồn kho, phải thu khách hàng của doanh nghiệp đều tăng.
- Thời gian quay vòng tiền dài do các nguyên nhân: thứ nhất là hàng tồn kho tăng
dẫn đến giảm vòng quay của hàng tồn kho khiến cho tăng thời gian luân chuyển kho
trung bình; thứ hai là phải thu khách hàng tăng làm giảm vòng quay các khoản phải
thu tác động dẫn đến tăng thời gian thu nợ trung bình.
- Chi phí cao hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế thấp hơn: việc dự trữ tiền, hàng tồn
kho và các khoản phải thu khách hàng ở mức cao sẽ làm tăng các khoản chi phí của
doanh nghiệp như: chi phí cơ hội, chi phí dự trữ tiền, chi phí lưu kho,…
1.2.4.2. Chiến lược quản lý nợ ngắn hạn
a, Xác định tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng tài sản:
Tỷ trọng nợ ngắn hạn = Giá trị nợ ngắn hạn / Giá trị tổng tài sản
Tỷ trọng nợ ngắn hạn = Giá trị nợ ngắn hạn / Giá trị tổng nguồn vốn.
b, Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ trọng nợ ngắn hạn
- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: các doanh nghiệp bán lẻ dự trữ hàng tồn kho
nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất. Và hầu hết việc mua hàng để dự trữ đều dưới
hình thức trả chậm nên phải trả người bán cũng sẽ tăng tự phát và có giá trị cao hơn.
Nhân tố chính tác động đến nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chính là hàng tồn kho và
các tài sản lưu động khác. Với các yếu tốkhác không đổi, hoạt động kinh doanh đòi hỏi
mức tài sản lưu động cao sẽ có xu hướng dẫn đến mức nợ ngắn hạn cao.
- Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ
ngắn hạn thấp thì doanh nghiệp sẽ có sự linh hoạt vì nợ ngắn hạn dễ dàng huy động.
Như vậy, doanh nghiệp có thểđẩy giá trị của khoản phải trả người bán tăng cao, dễ
dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mức linh hoạt của doanh nghiệp sẽ
giảm đi khi tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên.
c, Chính sách quản lý nợ ngắn
Cũng giống như chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn thì quản lý nợ ngắn hạn có hai
phương thức: quản lý nợ cấp tiến và quản lý nợ thận trọng
Hình 1.6: Mô hình quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng.
Cấp tiến Thận trọng
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
VCSH VCSH
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
Thao Vy
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (15)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 

Similar to Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8

Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
NOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
NOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
NOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
NOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt namNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAYĐề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8 (20)

Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt namNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAYĐề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 

Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHÙNG THỊ THANH CHUNG MÃ SINH VIÊN : A18919 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI -2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI HÀ NỘI - 2014 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Thanh Chung Mã sinh viên : A18919 Chuyên ngành : Tài chính Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Chu Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng thế hệ mới đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng… năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Thanh Chung
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Thanh Chung Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................................1 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG.....................................................................1 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động .........................................1 1.1.2 Phân loại vốn lưu động..................................................................................3 1.1.3 Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................5 1.1.4 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng. .........................................6 1.1.5 Nguồn hình thành vốn lưu động.....................................................................7 1.2 QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG.......................................................................................9 1.2.1. Khái niệm quản lý vốn lưu động ....................................................................9 1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu đông......................................................................9 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động .......................................................27 1.2.4. Chiến lược quản lý vốn lưu động.................................................................27 1.3 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG....................................................................32 1.3.1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả quản lý vốn lưu động ...............................32 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý vốn lưu động.................................33 1.3.3 Phương pháp đo lường hiệu quả vốn lưu động ...........................................40 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG...............41 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI...............................................................................................................43 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI...................................................................................................................43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới .....................................................................................................43 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................44 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2013................................................44 2.3. THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI................................................................................................48 2.3.1. Tình hình biến động và kết cấu của vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới .........................................................................48 2.3.2. Nguồn hình thành vốn lưu động...................................................................52
  • 6. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI..........................................................................53 2.4.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động ...................................................................53 2.4.2. Quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn...................................................53 2.4.3. Quản lý phải thu khách hàng .......................................................................54 2.4.4. Quản lý hàng tồn kho...................................................................................56 2.4.5. Chiến lược quản lý vốn lưu động.................................................................56 2.5. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI.....................................................................................60 2.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn....................................................................60 2.5.2. Hiệu quả quản lý vốn lưu động chung .........................................................63 2.5.3. Hiệu quả quản lý từng thành phần vốn lưu động ........................................67 2.5.4. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình.........................................70 2.5.5. Ứng dụng phương pháp Dupont để phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động ..................................................................................................................72 2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ....74 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 77 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI................................................................................................77 3.1.1. Định hướng phát triển..................................................................................77 3.1.2. Mục tiêu chiến lược......................................................................................78 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG THẾ HỆ MỚI. ..........................................78 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho doanh nghiệp...............78 3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền...............................................................81 3.2.3. Tăng cường quản lý để giảm thấp lượng hàng tồn kho của công ty............82 3.2.4. Tăng cường quản lý các khoản phải thu khách hàng ..................................85 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NV Nguồn vốn NVDH Nguồn vốn dài hạn NVNH Nguồn vốn ngắn hạn TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động VNĐ Việt Nam đồng
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn..................................60 Bảng 2.2 Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.............................63 Bảng 2.3 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty..............................................64 Bảng 2.4 Chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty .....................................65 Bảng 2.5 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty....................................66 Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty ................67 Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng............69 Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giá thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình........70 Bảng 2.9 Ảnh hưởng của ROS đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động...........................72 Bảng 2.10 Ảnh hưởng của vòng quay VLĐ đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động......73 Bảng 3.1 Số dư bình quân các khoản mục của công ty năm 2013 ..........................80 Bảng 3.2 Bảng tính toán tỷ lệ các khoản mục so với doanh thu thuần...................80 Bảng 3.3 Bảng xác định mức dự trữ tối ưu sản phẩm Chảo chống dính (C200129)......................................................................................................................84 Bảng 3.4 Đánh giá các khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp.........................87 Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu - giá vốn - lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013.44 Biểu đồ 2.2. Sự biến động của vốn lưu động trong giai đoạn 2011 – 2013.............48 Biểu đồ 2.3.Cơ cấu vốn lưu động của công ty ...........................................................49 Biểu đồ 2.4. Nguồn hình thành vốn lưu động ...........................................................52 Hình 1.1. Mô hình Miller Orr.....................................................................................16 Hình 1.2.Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.......................................................18 Hình 1.3.Đồ thị thời điểm đặt hàng............................................................................23 Hình 1.4.Mô hình EOQ...............................................................................................24 Hình 1.5. Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng ......................28 Hình 1.6.Mô hình quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng..............................29 Hình 1.7.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cấp tiến....................31 Hình 1.8.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thận trọng ...............31 Hình 1.9.Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn dung hòa .................32 Hình 2.1. Mô hình quản lý tài sản lưu động của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...56 Hình 2.2. Mô hình quản lý nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013..........58 Hình 2.3. Mô hình quản lý vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011 – 2013. .......59 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang trong thời kì hội nhập, với nền kinh tế thị trường đầy những biến động và thách thức.Điều này đồng nghĩa với một thực tế là bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh, bên cạnh nguồn nhân lực có kinh nghiệm và khả năng quản lý. Không phải bỗng dưng mà ông cha ta từ xưa đã có câu ngạn ngữ “buôn tài không bằng dài vốn”. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì một nhu cầu không thể thiếu được đó là có lượng vốn ổn định. Và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, vốn quan trọng tới mức được ví như huyết mạch luôn luôn tuần hoàn và luân chuyển trong doanh nghiệp.Nhất là trong nền kinh tế hiện nay, sự tồn tại của doanh nghiệp có thể nói là gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lượng vốn của chính bản thân doanh nghiệp đó.Bởi lẽ, việc quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn lưu động là công tác quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, sát sao để đảm bảo lượng vốn được chu chuyển liền mạch, không bị ứ đọng, tốc độ luân chuyển nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh đồ gia dụng, đặc điểm của công ty kinh doanh trong lĩnh vực này là cần nhiều tới nguồn vốn lưu động để đầu tư, mua sắm hàng hóa. Do vậy, vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng đang là vấn đề cấp thiết và quan trọng hàng đầu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Thế hệ mới”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả quản lý vốn lưu động. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới trong giai đoạn 2011 – 2013 nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động của công ty này.
  • 10. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của công ty này. 4. Kết cấu khóa luận Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về vốn lưu động 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động 1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là sự kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động. TSLĐ của doanh nghiệp bao gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất: là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuấtnhư nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,…và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển,… - Tài sản lưu thông: là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thôngcủa doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, hàng hóa mua ngoài, sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền, các khoản vốn dùng trong thanh toán,… Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.Biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu động.Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kì kinh doanh.(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (2010) – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính – Tr.90)
  • 12. 2 1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. - Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kì được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kì sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. - Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng về. Như vậy vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục, các giai đoạn vận động của vốn lưu động đan xen vào nhau nên cùng một thời điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong khâu sản xuất và lưu thông. 1.1.1.3 Vai trò Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Là một bộ phận không thể thiếu trong vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau: Một là: Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Hai là: Vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng được thị trường hay có thể bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ba là: Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng Thang Long University Library
  • 13. 3 vốn nhất định để đầu tư, ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh. Bốn là: vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. Tóm lại, vốn lưu động có vai trò cũng như vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc quản lý vốn lưu động như thế nào cho hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Quản lý tốt, đúng quy trình hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và ngược lại. 1.1.2 Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại vốn lưu động đều mang ý nghĩa riêng, song mục đích chung của việc phân loại vốn lưu động là giúp các nhà quản lý doanh nghiệp huy động đủ số vốn và có những nhận xét ở những góc độ khác nhau để có giải pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả nhất. Thông thường có những cách phân loại sau: 1.1.2.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, vốn lưu động được phân loại thành: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…) Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Giúp cho người quản lý biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò của từng loại vốn. Từ đó thấy được mức độ đầu tư vốn lưu động vào các giai đoạn quá trình sản xuất hợp lý hay không, để rồi có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
  • 14. 4 1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện Theo cách này, người ta chia vốn lưu động thành 3 loại: - Vốn vật tư hàng hóa: Gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, sản phẩm dở dang, hàng hóa, bán thành phẩm, thành phẩm… Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ phù hợp để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục. - Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng nên cần quản lý chặt chẽ. + Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định. + Vốn trong thanh toán (Các khoản phải thu): chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. - Vốn về chi phí trả trước: là những chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kì kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kì kinh doanh như: chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí thuê tài sản… Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả. Đồng thời cách phân loại này cũng giúp doanh nghiệp xem xét đánh giá mức độ tồn kho dự trữ, thấy được tính thanh khoản của từng loại vốn, đáp ứng yêu cầu và khả năng thanh toán qua đó giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn. 1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn hình thành Theo góc độ nguồn hình thành thì vốn lưu động được phân loại như sau: - Vốn lưu động được hình thành từ vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ những nguồn khác nhau: + Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư + Vốn từ ngân sách Nhà nước (đối với các doanh nghiệp nhà nước) + Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh Thang Long University Library
  • 15. 5 - Vốn lưu động được hình thành từ vốn nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán hoặc tổ chức tín dụng khác, vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ hợp pháp như nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên, nhà cung ứng,…Doanh nghiệp chỉcó quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó đưa ra các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3 Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp Đặc điểm của vốn lưu động là không ngừng vận động, luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hóa và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Do vậy, vốn lưu động cũng liên tục biến đổi qua các giai đoạn biến đổi hình thái biểu hiện tiền tệ (T) và hiện vật (H) khác nhau. 1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất: Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn ở doanh nghiệp sản xuất có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T – H – SX – H’ – T’ -Giai đoạn 1 (T – H): khởi đầu của vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái giá trị, tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Ở giai đoạn thứ nhất này, vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa. - Giai đoạn 2 (H – SX – H’): giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra các sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa được chế tạo ra. Như vậy, ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hóa chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3 (H’ – T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về, vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm suất phát của vòng tuần hoàn vốn, vòng tuần hoàn kết thúc.
  • 16. 6 So sánh giữa T và T’, nếu T’ > T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công bởi đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất ban đầu chu kì đã sinh sôi nảy nở, không những thu về được nguồn vốn đã đầu tư ban đầu mà còn phát triển được vốn lưu động mang về lợi nhuận. Và ngược lại, nếu T’ < T tức doanh nghiệp đầu tư không có lãi.Đây là nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp thương mại Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn ở doanh nghiệp thương mại có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T – H – T’ Với những doanh nghiệp thương mại thuần túy, thì quá trình chu chuyển của vốn lưu động thường trải qua hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Mua hàng hóa (T – H), vốn lưu động chuyển từ hình thái giá trị sang hình thái hiện vật. + Giai đoạn 2: Bán hàng hóa (H – T’), giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về T’= T + T, vốn lưu động quay trở lại hình thái ban đầu nhưng với số lượng lớn hơn. Đầu tiên vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ.Điều đó có nghĩa là hàng hóa được mua vào không phải để doanh nghiệp sử dụng mà là để bán ra. Hàng hóa bán ra được tức là đã được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp thương mại nhân được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ. Sự vận động của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh thương mại luôn luôn trái với sự vận động của hàng hóa.Khi hàng hóa mua về doanh nghiệp thì phải trả tiền, khi xuất hàng ra khỏi doanh nghiệp thì nhận được tiền. Kết quả của quá trình vận động tiền tệ lại phản ánh đúng đắn kết quả của hoạt động kinh doanh: kinh doanh lãi hay lỗ, mức độ lãi, lỗ. Giống như doanh nghiệp sản xuất thì ở doanh nghiệp thương mại, khi so sánh giữa T và T’, nếu T’> T là doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại T’< T là không có lãi. 1.1.4 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng. 1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển.(Nguồn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Tài chính Tiền tệ - NXB Thống kê – Tr.159) Thang Long University Library
  • 17. 7 Các doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các cách thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Mặt khác sẽ thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động từ đó có được những biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.Kết cấu vốn lưu động được tính toán theo công thức sau: 𝑻ỷ 𝒕𝒓ọ𝒏𝒈 𝒗ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈𝒊 = 𝑽ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈𝒊 ∑ 𝑽ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈 1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động có thể chia thành 3 nhóm chính: Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp;uy tín của nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; điều kiện phương tiện lưu thông vận tải; đặc điểm của sản phẩm. Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức và quản lý. Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp nhận kỉ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. 1.1.5 Nguồn hình thành vốn lưu động 1.1.5.1. Vốn chủ sở hữu Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu là: vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. a, Vốn góp ban đầu Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. Hiện nay cơ chế quản lý tài chính nói chung và quả lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
  • 18. 8 Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. b, Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia – nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. c, Phát hành cổ phiếu Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp.Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Cổ phiếu được phát hành gồm: cổ phiếu thường (common stock/ share); Cổ phiếu ưu tiên (preferred stock). 1.1.5.2. Nợ phải trả Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng là nguồn vốn thường được các doanh nghiệp khai thác.Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, hàng hóa, dịch vụ. Nguồn vốn tín dung thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn. Thang Long University Library
  • 19. 9 Trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường phát hành những loại trái phiếu công ty như: trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu có thể thu hồi, chứng khoán có thể chuyển đổi. 1.2 Quản lý vốn lưu động 1.2.1. Khái niệm quản lý vốn lưu động Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và lập kế hoạch, sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định… trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quản lý tài chính bao gồm lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động của công ty, bao gồm cả vốn lưu động. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại vốn lưu động khác nhau mà nhà quản trị cần đưa ra những chiến lược quản lý khác nhau như: quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, quản lý phải thu khách hàng, và quản lý hàng tồn kho. Ta có thể kết luận rằng: Quản lý vốn lưu động chính là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát việc sử dụng vốn lưu động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện trong mọi trường hợp biến động.(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996) – Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp – NXB Thống kê – Tr.358) 1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu đông 1.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Trong doanh nghiệp nhu cầu VLĐ được chia làm 2 loại: Nhu cầu VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ tạm thời. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có ý nghĩa sau: - Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh được bình thường và liên tục. - Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh và doanh nghiệp. - Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 20. 10 Nếu nhu cầu vốn lưu động được xác định quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn luân chuyển chậm và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, sản xuất đình trệ, doanh nghiệp không đủ vốn để thực hiện hợp đồng đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và người cung cấp dẫn đến giảm uy tín doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau.Tùy từng điều kiện cụ thểdoanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp. Có 2 phương pháp chủ yếu: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. a.Phương pháp trực tiếp Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Việc xác định nhu cầu vốn theo phương pháp này được xác định theo trình tự sau: Bước 1: Xác định hàng tồn kho cần thiết. Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Bước 3: Xác định khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Bước 4: Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm là tính chính xác rất cao vì xác định nhu cầu cho từng loại vốn do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. Nhưng cũng có nhược điểm là do vật tư sử dụng có nhiều loại, quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu vì thế việc tính toán rất phức tạp, mất nhiều thời gian do phải tính nhu cầu từng loại vốn vì thế phương pháp này thường ít được sử dụng. Công thức tính toán tổng quát như sau: 𝑽 = ∑ ∑(𝑴𝒊𝒋 × 𝑵𝒊𝒋) 𝒏 𝒋=𝟏 𝒌 𝒊=𝟏 Trong đó: V : là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. M : là mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn được tính toán. N : là số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán. i : là số khâu kinh doanh; (i=1,k) j : là loại vốn sử dụng; (j=1,n) Thang Long University Library
  • 21. 11 Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của một loại vốn nào đó trong khâu tính toán được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ (theo dự toán chi phí) chia cho số ngày trong kỳ (tính chẵn 360 ngày/năm). Số ngày luân chuyển của một loại vốn nào đó được xác định căn cứ vào các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong từng khâu tương ứng. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất. Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính, công thức tính toán như sau: 𝑽 𝒏𝒍 = 𝑴 𝒏 × 𝑵 𝒏𝒍 Trong đó: Vnl : là nhu cầu vốn nguyên liệu chính năm kế hoạch. Mn : mức tiêu dùng bình quân một ngày về chi phí NVL chính năm kế hoạch. Nnl : là số ngày dự trữ hợp lý. Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày về nguyên vật liệu chính năm kế hoạch được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sử dụng nguyên vật liệu chính trong năm kế hoạch chia cho số ngày trong năm (quy ước 360 ngày). Trong đó tổng chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong nămđược xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính cho mỗi đơn vị sản phẩm và đơn giá kế hoạch của nguyên vật liệu. Số ngày dự trữ hợp lý về nguyên vật liệu chính là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất.Nó bao gồm số ngày hàng đi trên đường, số ngày nhập kho cách nhau (sau khi đã nhân với hệ số xen kẽ vốn), số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị sử dụng và số ngày bảo hiểm. Ngược lại, đối với các khoản vốn được sử dụng không nhiều và không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ (%) với mức tổng luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất. Công thức tính toán như sau: 𝑽 𝒏𝒌 = 𝑴𝒍𝒄 × 𝑻% Trong đó: Vnk : là nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của loại vốn khác. Mlc : là tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ. T% : là tỷ lệ phần trăm của loại vốn đó so với tổng mức luân chuyển. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất. Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dởdang), vốn chi phí chờ kết chuyển. + Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo. Công thức tính toán như sau:
  • 22. 12 𝑽đ𝒄 = 𝑷 𝒏 × 𝑪 𝒌 × 𝑯 𝒔 Trong đó: Vđc : là nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo. Pn : là mức chi phí bình quân một ngày. Ck : là chu kỳ sản xuất sản phẩm. Hs : là hệ số sản phẩm đang chế tạo. Tích số giữa chu kỳ sản xuất và hệ số sản phẩm đang chế tạo phản ánh số ngày luân chuyển của vốn sản phẩm đang chế tạo Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày được tính bằng cách lấy tổng mức chi phí chi ra trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kỳ (360 ngày). Trong đó tổng mức chi phí trong kỳ kế hoạch lại được tính bằng cách nhân số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch với giá thành sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm. + Nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần) Chi phí chờ kết chuyển là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đến giá thành sản phẩm. Công thức tính toán như sau: 𝑽 𝒑𝒃 = 𝑽 𝒑đ + 𝑽 𝒑𝒕 − 𝑽 𝒑𝒈 Trong đó: Vpb : là vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch. Vpđ : là vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch. Vp : là vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch. Vpg : vốn chi phí chờ kết chuyển vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch. - Xác định nhu cầu vốn cho khâu lưu thông. Là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho thành phẩm với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng. Công thức tính như sau: 𝑽𝒕𝒑 = 𝒁 𝒔𝒙 × 𝑵𝒕𝒑 Trong đó: Vtp : là vốn thành phẩm kỳ kế hoạch. Zsx : là giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa bình quân một kỳ kế hoạch. Ntp : là số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch được tính bằng cách lấy tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa cả năm chia cho số ngày trong kỳ (360 ngày). Thang Long University Library
  • 23. 13 Số ngày luân chuyển vốn thành phẩm là khoảng thời gian từ khi sản phẩm thành phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về. Số ngày này bao gồm số ngày dự trữ ở kho thành phẩm, số ngày xuất kho và vận chuyển, số ngày thanh toán. Số ngày dự trữ ở kho thành phẩm là số ngày kể từ lúc thành phẩm nhập kho cho đến khi được xuất kho tiêu thụ. Số ngày xuất kho và vận chuyển là số ngày cần thiết để đưa hàng từ kho của doanh nghiệp đến địa điểm giao hàng. Số ngày thanh toán là số ngày từ khi lập chứng từ thanh toán cho đến khi thu được tiền về. b.Phương pháp gián tiếp Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Với phương pháp này có ưu điểm tính toán tương đối đơn giản tuy nhiên độ chính xác không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố không hợp lý. Công thức tính như sau: 𝑽 𝒏𝒄 = 𝑽𝑳Đ 𝟎 × 𝑴 𝟏 𝑴 𝟎 × (𝟏 + 𝒕) Trong đó: Vnc : nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. M1, M0 : tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐ0 : số dư bình quân VLĐ năm báo cáo. t : tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo. Tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được xác định theo công thức: 𝒕 = 𝑲 𝟏 − 𝑲 𝟎 𝑲 𝟎 × 𝟏𝟎𝟎% Trong đó: K1 : là kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. K0 : là kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Kỳ luân chuyển vốn lưu động là thời gian trung bình để vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển. Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau:
  • 24. 14 𝑽 𝒏𝒄 = 𝑴 𝟏 𝑳 𝟏 Trong đó: M1 : là tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. L1 : là số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch. 1.2.1.2. Quản lý tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đăc biệt, có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển sang các hình thức tài sản khác. Vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vốn tiền mặt một cách chặt chẽ, nhất là phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Nội dung quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thường bao gồm: - Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để có thể tránh được các rủi ro không có khả năng thanh toán ngay. - Dự đoán và quản lý các luồng nhập xuất vốn tiền mặt. Trên cơ sở so sánh các luồng nhập, xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ. a, Xác đinh mức tồn quỹ tối ưu. Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ. Người ta cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ (mô hình quản lý tiền mặt EOQ) để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp.Bởi vì giả sử doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải sử dụng nó để đáp ứng các khoản chi tiêu bằng tiền mặt một cách đều đặn.Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có được lượng tiền mặt như lúc đầu. Có hai loại chi phí cần được xem xét khi bán chứng khoán: một là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần. Trong điều kiện đó, mức dự trữ tiền mặt tối đa của doanh nghiệp chính bằng số lượng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ số lượng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp được nhu cầu chi tiêu tiền mặt. Công thức tính như sau: 𝑸∗ = √ 𝟐(𝑸 𝒏 𝑪 𝟐) 𝑪 𝟏 Mức vốn tiền mặt dự trữ trung bình là: Thang Long University Library
  • 25. 15 𝑸 = 𝑸∗ 𝟐 Trong đó: Q* : số lượng tiền mặt dự trữ tối ưu. Qn : lượng tiền mặt chi dùng trong năm. C1 : chi phí lưu giữ đơn vị tiền mặt (lãi suất). C2 : chi phí một lần bán chứng khoán. Trong thực tế, rất hiếm khi lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến được, từ đó mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán.Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng, tức là dự trữ tiền mặt sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến cận cao nhất.Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp (giới hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến.Ngược lại, nếu lượng tiền mặt vượt quá giới hạn trên thì doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt đó để mua chứng khoán đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến. Ngoài ra, một phương pháp khác cũng được áp dụng đó là phương pháp quản lý tiền mặt Miller Orr. Phương pháp này xem xét cách một doanh nghiệp nên quản lý tiền mặt như thế nào nếu một doanh nghiệp không thể dự đoán được mức thu chi ngân quỹ hàng ngày. Mô hình Miller Orr đưa ra một cách thức quản lý tiền mặt hiệu quả trong trường hợp này được thể hiện qua hình 1.1 Đồ thị cho thấy số dư tiền mặt dao động lên xuống và không thể dự đoán được cho đến khi đạt được giới hạn trên.Tại thời điểm này doanh nghiệp mua chứng khoán vào để trả số dư tiền mặt về một mức độ bình thường gọi là điểm trở lại.Một lần nữa tiền mặt lại tiếp tục dao động lên xuống cho đến khi đạt được giới hạn dưới. Lúc này doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán thu tiền mặt về để đưa số dư tiền mặt lên điểm trở lại. Như thế dẫn đến quy luật là mức tiền mặt lưu giữ dao động một cách tự do cho đến khi đạt một giới hạn trên hoặc một giới hạn dưới, khi đó doanh nghiệp mua hay bán chứng khoán để tái lập mức số dư tiền mặt mong muốn.
  • 26. 16 Hình 1.1: Mô hình Miller Orr Mô hình Miller Orr xác định khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới là: 𝐾ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ = 3 × √ 3 4 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 × 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ 𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 3 Trên thực tế việc sử dụng mô hình Miller Orr rất dễ dàng, gồm các bước sau: Bước 1: doanh nghiệp xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu (giới hạn dưới) Bước 2: doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ Bước 3: xác định lãi suất và chi phí giao dịch một lần mua bán chứng khoán Bước 4: tính giới hạn trên, mức tồn quỹ theo thiết kế và đưa ra các quyết định quản lý. b, Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ. Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ.Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần. Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh; luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Trong đó, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kì. Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương các khoản chi cho hoạt động đầu tư, các khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế và các khoản phải chi khác. Thang Long University Library
  • 27. 17 c, Một số biện pháp về quản lý tiền mặt - Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi. - Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt, nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ, phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toàn kho quỹ. - Quản lý chặt chẽ các khỏan tạm ứng tiền mặt. Cần xác định rõ đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời. - Doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho từng trường hợp thu chi. Thông thường các khoản thu chi không lớn thì có thể sử dụng tiền mặt, sang các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức không dùng tiền mặt. 1.2.1.3. Quản lý phải thu khách hàng Hầu hết các doanh nghiệp chuộng hình thức bán hàng thu tiền ngay hơn là bán hàng theo phương thức tín dụng, nhưng vì yếu tố cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải chào bán hàng theo phương thức tín dụng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên cũng không nên nới lỏng quá sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, có khả năng không thu được nợ và làm tăng một số chi phí khác. Cũng không nên quá thắt chặt tín dụng bán hàng như thế sẽ đánh mất đi nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Chính vì thế khi xây dựng chính sách tín dụng bán hàng doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng khách hàng. Quản lý các khoản phải thu luôn gắn liền với chi phí phát sinh, tuy nhiên chấp nhận tín dụng sẽ có khả năng tăng doanh thu. Vì thế doanh nghiệp cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm để từ đó đưa ra quyết định là có nên chấp nhận tín dụng bán hàng hay không. Bên cạnh đó là công tác đôn đốc thu hồi nợ, theo dõi, xem xét khả năng thanh toán, khả năng vốn đảm bảo và tình trạng kinh tế tổng quát trên khả năng trả nợ của khách hàng. Để có những thông tin khái quát về khách hàng, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích đánh giá mối quan hệ giữa khác hàng với doanh nghiệp và tổ chức tài chính khác. Một số biện pháp quản lý khoản phải thu khách hàng là: a, Xác định chính sách bán chịu: Khi xây dựng chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá chính sách khi được thực thi sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận. Vì nguyên nhân đó, khi xây dựng chính sách cần quan tâm đến một số tiêu thức như: - Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ sẽ tiêu thụ: nhà quản lý khi cân nhắc áp dụng chính sách mới luôn muốn xác định lợi ích mà nó đem lại sẽ làm tăng bao nhiêu phần trăm doanh thu so với trước. - Chiết khấu thanh toán là một phần trong điều kiện tín dụng, được áp dụng khi khách hàng thanh toán sớm. Việc đề ra một mức chiết khấu hợp lý sao cho thu hút tối
  • 28. 18 đa khách hàng mà không làm gia tăng quá cao các chi phí liên quan là mục tiêu mà doanh nghiệp luôn hướng tới. - Giá bán sản phẩm, dịch vụ cho chính sách bán chịu. Bởi phát sinh một số chi phí liên quan nên thông thường giá bán khi áp dụng chính sách thường cao hơn lúc không áp dụng.Tuy nhiên khi nâng giá lên quá cao sẽ khiến khách hàng khó khăn trong việc quyết định có nên mua sản phẩm, dịch vụ hay không. Vì vậy, cần phải tính toán một mức giá hợp lý cho từng chính sách vừa giúp giảm bớt chi phí phát sinh vừa thu hút được khách hàng, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Ngoài những nhân tố tác động trực tiếp, cấu thành nên chính sách phải thu, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến yếu tố bên ngoài như chính sách bán chịu của đối thủ cạnh tranh, từ đó so sánh và đưa ra quyết định có lợi nhất cho bản thân. Bên cạnh đó, cần xem xét cụ thể tình hình tài chính của doanh nghiệp, có đủ để đáp ứng nhu cầu khi chính sách phải thu khách hàng được áp dụng. Bởi nếu doanh nghiệp đã có mức phải thu khách hàng tương đối cao thì việc mở rộng sẽ khiến các khoản chi phí liên quan gia tăng, gây nguy hiểm cho doanh nghiệp. b, Phân tích năng lực của khách hàng: Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín, năng lực của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước: (1) thu thập thông tin về khách hàng, (2) phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của khách hàng, và (3) quyết định có bán chịu hay không. Toàn bộ quy trình này được mô tả ở hình dưới đây: Hình 1.2: Quy trình đánh giá uy tín khách hàng. kNguồn thông tin khách hàng:  Báo cáo tài chính  Báo cáo xếp hạng tín dụng dụng  Kiểm tra của ngân hàng  Kiểm tra thương mại Đánh giá uy tín khách hàng Từ chối bán chịu Quyết định bán chịu Không có uy tín Có uy tín Thang Long University Library
  • 29. 19 Thông tin cần thiết để tiến hành phân tích tín dụng chính là xác định được vị thế và khả năng thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ việc phân tích tín dụng của doanh nghiệp chính là báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Nhưng nguồn thông tin này có độ chính xác và đáng tin tương đối thấp nên doanh nghiệp thường lấy thêm thông tin có độ tin cậy cao hơn từ ngân hàng, hoặc từ các tổ chức thương mại để đảm bảo các quyết định đưa ra phù hợp với từng đối tượng.Bên cạnh đó kinh nghiệm của bản thân doanh nghiệp, cụ thể hơn là kinh nghiệm của nhân viên thẩm định cũng giúp ích cho việc đánh giá. Khi thu thập đủ thông tin cần thiết, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên việc phân loại khách hàng tiềm năng vào các nhóm rủi ro. c, Quyết định tín dụng Mỗi khách hàng có những nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Do đó công việc cuối cùng cần hoàn thành trước khi đưa ra quyết định là xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa trên việc đi phân tích, đánh giá chỉ tiêu NPV. Sau đây là ba mô hình thường được doanh nghiệp áp dụng để xem xét và đưa ra quyết định. - Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: 𝑵𝑷𝑽 = 𝑪𝑭𝒕 𝒌 − 𝑪𝑭 𝟎 𝑪𝑭 𝟎 = 𝑽𝑪 ∗ 𝑺 ∗ ( 𝑨𝑪𝑷 𝟑𝟔𝟓 ) 𝑪𝑭𝒕 = [ 𝑺 ∗ ( 𝟏 − 𝑽𝑪) − 𝑺 ∗ 𝑩𝑫 − 𝑪𝑫] ∗ (𝟏 − 𝑻) Trong đó: CFt,;CF0 : dòng tiền sau thuếmỗi kỳ; chi phí vào khoản phải thu K; VC : tỷ lệ thu nhập theo yêu cầu; tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S : doanh thu dự kiến trong từng thời kỳ ACP : thời gian thu tiền trung bình (ngày) BD : tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu CD : luồng tiền gia tăng của bộ phận tín dụng T : thuế suất thuế TNDN Từ kết quả thu được, quyết định đưa ra dựa trên nguyên tắc giá trị hiện tại ròng: + NPV > 0: cấp tín dụng. + NPV = 0: bàng quan. + NPV < 0: không cấp tín dụng. - Quyết định cấp tín dụng khi so sánh phương thức bán trả tiền ngay và bán trả chậm: 𝑵𝑷𝑽 𝟎 = 𝑷 𝟎 𝑸 𝟎 − 𝑨𝑪 𝟎 𝑸 𝟎
  • 30. 20 𝑵𝑷𝑽 𝟏 = 𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉 𝟏 + 𝑹 − 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏 Trong đó: NPV0 : giá trị hiện tại ròng khi không cấp tín dụng. NPV1 : giá trị hiện tại ròng khi cấp tín dụng. Cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định cuối cùng: + NPV1> NPV0: cấp tín dụng. + NPV1 = NPV0: bàng quan. + NPV1< NPV0: không cấp tín dụng. - Quyết định cấp tín dụng khi sử dụng thông tin rủi ro: Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Không sử dụng thông tin rủi ro Sử dụng thông tin rủi ro Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1> Q0) Q1 * h Giá bán (P) P0 P1 (P1> P0) P1 Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0) AC1 Chí phí thông tin rủi ro 0 0 C Xác xuất thanh toán 100% h ( h ≤ 100%) 100% Thời hạn nợ 0 T T Tỷ suất chiết khấu 0 R R Trường hợp 1: Không sử dụng thông tin rủi ro: 𝑵𝑷𝑽 𝟏 = 𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉 𝟏 + 𝑹 − 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏 Trường hợp 2: Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng để ra quyết định: 𝑵𝑷𝑽 𝟐 = 𝑷 𝟏 𝑸 𝟏 𝒉 𝟏 + 𝑹𝒕 − 𝑨𝑪 𝟏 𝑸 𝟏 − 𝑪 Cở sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định cuối cùng: + NPV2 > NPV1: cấp tín dụng. + NPV2 = NPV1: bàng quan. + NPV2 < NPV1: không cấp tín dụng. Thang Long University Library
  • 31. 21 d, Theo dõi tình hình phải thu khách hàng: Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có hiệu quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi tình hình thu tiền của công ty. Vì đứng trên phương diện thanh toán, đây là một thước đo chung chung và bị ẩn đi nhiều sự khác biệt riêng lẻ giữa các khách hàng do không thể hiện được sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới, khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,… Ngoài ra, thời gian thu nợ trung bình còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong mức phải thu khách hàng hay thay đổi doanh thu. Công thức xác định thời gian thu nợ trung bình: 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒏ợ 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 = 𝟑𝟔𝟎 𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 1.2.1.4. Quản lý hàng tồn kho a, Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ. Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này.Hay nói cách khác, tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các sản phẩm chờ tiêu thụ. Đối với trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho thường phụ thuộc vào: Thứ nhất là quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với doanh nghiệp có tính chất sản xuất thời vụ). Thứ hai là khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường. Thứ ba là chu kì giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp. Thứ tư là thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.Và cuối cùng là giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng gồm: Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm; cũng như trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng; và khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những tác động tích cực đó có thể kể ra bao gồm:
  • 32. 22 - Tồn kho nguyên vật liệu giúp công ty chủ động trong sản xuất và năng động trong việc mua nguyên liệu dự trữ. - Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất của công ty được linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ đợi giai đoạn sản xuất trước. - Tồn kho thành phẩm giúp chủ động trong việc hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt đầu tư vào tồn kho.Quản trị tồn kho cần lưu ý xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổncủa việc duy trì tồn kho. b, Các phương pháp quản lý vốn tồn kho dự trữ.  Phương pháp tổng chi phí tối thiểu – EOQ (The Economic Order Quantity Model). Mục tiêu của việc quản trị tồn kho dự trữ theo mô hình EOQ là nhằm xác định lượng hàng hóa tối ưu (Q*) và tối thiểu hóa các chi phí dự trữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nội dung của phương pháp này như sau: nếu coi việc bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho doanh nghiệp trước đó cũng phải diễn ra đều đặn. Giả định số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q thì mức dự trữ trung bình sẽ là Q/2. Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo theo 2 loại chi phí: chi phí lưu kho và chi phí quá trình thực hiện đơn hàng.Ta có công thức tính như sau: 𝑪𝑷 𝟏 = 𝑺 𝑸 × 𝑶 𝑪𝑷 𝟐 = 𝑸 𝟐 × 𝑪 Trong đó: CP1;CP2 : chi phí đặt hàng; chi phí dự trữ S : lượng hàng cần đặt (nhu cầu về hàng hóa). Q;O : lượng đặt hàng và chi phí đặt hàng 1 lần. S/Q : số lần đặt hàng. C : chi phí dự trữ kho trong một đơn vị hàng lưu kho. Q/2 : mức lưu kho trung bình. Từ đó, tổng chi phí là: 𝑻𝑪 = 𝑪𝑷 𝟏 + 𝑪𝑷 𝟐 Thang Long University Library
  • 33. 23 Tổng chi phí tối thiểu sẽ chính là mức lưu kho tối ưu tương đương với TCmin 𝑸∗ = √ 𝟐 ∗ 𝑺 ∗ 𝑶 𝑪 Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (𝑇∗ ) 𝑻∗ = 𝑸∗ 𝑺/𝟑𝟔𝟓 Điểm đặt hàng tối ưu (OP – Order Point) Đ𝑖ể𝑚 đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎờ đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 × Số lượng hàng sử dụng trong ngày Khi có dự trữ an toàn: Đ𝒊ể𝒎 đặ𝒕 𝒉à𝒏𝒈 = 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄𝒉ờ đặ𝒕 𝒉à𝒏𝒈 × 𝑺 𝟑𝟔𝟓 + 𝑸 𝒂𝒏 𝒕𝒐à𝒏 Hình 1.3: Đồ thị thời điểm đặt hàng Điểm đặt hàng mới: về mặt lý thuyết người ta có thể giả định khi nào lượng đặt hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Trong thực tiễn, hầu như không có doanh nghiệp nào để đến khi nguyên vật liệu hết mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng hàng vật tư tồn kho. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần xác định điểm đặt hàng mới. Số lượng hàng lưu kho Điểm đặt hàng Thời điểm đặt hàng Thời điểm nhận hàng Thời gian dự trữ tối ưu Mức lưu kho trung bình Thời gian(1) (1): Thời gian chờ hàng về
  • 34. 24 Hình 1.4: Mô hình EOQ  Phương pháp tồn kho bằng không. Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thời cho doanh nghiệp các loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết. Do đó có thể giảm được các chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng.Phương pháp này có ưu điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ sử dụng cho đầu tư mới. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này lại làm tăng các chi phí phát sinh từ việc tổ chức giao hàng đối với các nhà cung cấp. 1.2.1.5. Huy động nguồn tài trợ ngắn hạn a, Nhu cầu tài trợ ngắn hạn: Trong quá trình hoạt động công ty cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định.Có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường công ty khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động mà thay vào đó là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Về nguyên tắc, công ty nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn có thể tận dụng được.Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của công ty có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của Chi phí Q* Số lượng đặt hàng Tổng chi phí Chi phí dự trữ Chi phí đặt hàng Thang Long University Library
  • 35. 25 công ty có thể chia thành nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của công ty quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định. b, Đặc điểm của nguồn tài trợ ngắn hạn : + Thời hạn hoàn trả trong vòng 1 năm + Không phải trả lãi cho những nguồn tài trợ ngắn hạn được nhà cung cấp tài trợ bằng hình thức tín dụng thương mại + Lãi suất các nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn nợ vay dài hạn. + Nguồn tài trợ ngắn hạn nhận được chủ yếu dưới hình thức vay nợ. c, Các nguồn tài trợ ngắn hạn: Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản dùng để đầu tư vào TSLĐ bao gồm tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và được đưa vào sử dụng trong thời gian dưới một năm. Nguồn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm: phải trả người bán, phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng, phải trả nhân viên và các khoản thuế phải nộp Nhà nước và các khoản phải trả khác. Ta có công thức thường được áp dụng cho việc tính toán chi phí sử dụng vốn vay từ các nguồn tài trợ ngắn hạn đó là: 𝒌 = (𝟏 + 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í − 𝑳ợ𝒊 í𝒄𝒉 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕à𝒊 𝒕𝒓ợ 𝒓ò𝒏𝒈 ) 𝒏 − 𝟏 Trong đó: k : là chi phí sử dụng vốn khi vay ngắn hạn n : là số kỳ tích lũy trong 1 năm Vay ngắn hạn ngân hàng Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp có thể trực tiếp huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua hai công cụ hữu hiệu là cổ phiếu và trái phiếu.Tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn, có thời gian hoạt động lâu và đã tạo lập được uy tín trên thị trường mới sử dụng được kênh huy động vốn trực tiếp này.Những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất khó áp dụng.Bởi vậy, kênh huy động vốn gián tiếp thông qua các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại thường được doanh nghiệp sử dụng. Các khoản vay ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động từ ngân hàng chủ yếu được cấp dưới dạng vay từng lần, vay theo kế hoạch hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng. Doanh nghiệp muốn có được nguồn vay này phải đáp ứng một số yêu cầu về đảm bảo tín dụng từ phía ngân hàng, thông qua việc xuất trình một số giấy tờ ngân hàng yêu cầu; hoặc để khoản vay được an toàn hơn, ngân hàng có thể đề nghị đảm bảo bằng
  • 36. 26 chính tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm soát từ phía ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn, phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tuy phải chấp nhận những điều khoản tương đối khắt khe do ngân hàng quy định nhưng khoản vốn vay này thường ít hơn so với kỳ vọng của doanh nghiệp. Đối với các khoản vay ngân hàng chi phí sử dụng vốn được ấn định trước thông qua lãi suất, tùy từng hình thức trả lãi mà lợi ích thực có được từ việc đi vay sẽ khác nhau.Doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến yêu cầu về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Theo như công thức, chi phí sẽ là khoản lãi, chi phí xử lý khách hàng (nếu tài sản đảm bảo là các khoản phải thu), chi phí xử lý kho (nếu tài sản đảm bảo là hàng tồn kho) mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian sử dụng vốn. Giá trị tài trợ ròng sẽ là khoản tiền thực tế mà doanh nghiệp nhận từ ngân hàng.Nếu doanh nghiệp dùng tiền gửi bù đắp làm tài sản đảm bảo khoản vay, giá trị tài trợ ròng sẽ là hiệu số tiền nhận được với khoản tiền bù đắp.Trường hợp ngân hàng yêu cầu lãi cho khoản vay trả trước thì giá trị ròng nhận được phải trừ đi khoản lãi này. Tín dụng nhà cung cấp (tín dụng thương mại) Hiện nay cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.Để tạo được chỗ đứng trên thị trường cũng như để đảm bảo nguồn cung cầu được ổn định các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại.Trong đó tín dụng nhà cung cấp là cách huy động vốn trong ngắn hạn tương đối hiệu quả nên được phần lớn các doanh nghiệp áp dụng.Tín dụng nhà cung cấp là khoản nợ giữa doanh nghiệp với bên cung cấp khi mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán hết. Doanh nghiệp sử dụng những tài sản mua được như nguồn vốn bổ sung cho vốn lưu động. Nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào uy tín, số lượng mua của doanh nghiệp với đối tác, nên tùy từng nhà cung cấp mà sẽ có những ưu đãi riêng dành cho mỗi doanh nghiệp.Tuy nhiên, khoản vốn này chỉ được giới hạn ở mức độ nhất định và doanh nghiệp phải hoàn trả sau một thời gian nhất định. Sử dụng nguồn vốn từ nợ nhà cung cấp để tài trợ cho vốn lưu động tuy đơn giản và tiện lợi nhưng có thể gây ra rủi ro tài chính khi khoản nợ tăng cao. Mặt khác, nếu như khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.Bởi lẽ sẽ chẳng có nhà cung cấp nào muốn làm việc với một đối tác có một khoản nợ lớn cả.Doanh nghiệp cần suy nghĩ cẩn trọng khi áp dụng phương thức huy động vốn này. Nợ tích lũy (nợ phải trả có tính chất chu kỳ) Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ này không lớn lắm hơn nữa thời gian chiếm dụng không được dài do doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các nghĩa vụ chi trả, nhưng đôi khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời. Các khoản phải nộp phải trả trong doanh nghiệp bao Thang Long University Library
  • 37. 27 gồm: thuế phải nộp Nhà nước nhưng chưa nộp; khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ trả; khoản đặt cọc của khách hàng; phải trả cho các đơn vị nội bộ. 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động Tiền chính là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng xấu.Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố quan trọng để ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh.Chính vì vậy, quản trị vốn lưu động là một mảng rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Vậy sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động xuất phát từ những lý do cơ bản sau: - Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là bộ phận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một lúc được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Để đảm bảo cho qua trình sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau tạo điều kiện cho việc chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn và là tiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. - Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Tóm lại, việc quản lý vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, là yêu cầu khách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận. 1.2.4. Chiến lược quản lý vốn lưu động 1.2.4.1. Chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn Chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến và thận trọng. Quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến đồng nghĩa với duy trì tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp. Và ngược lại, quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái thận trọng là việc duy trì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao.
  • 38. 28 Hình 1.5: Mô hình quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng Cấp tiến Thận trọng a, Chính sách cấp tiến: - Mức dự trữ TSLĐ: quản lý theo trường phái cấp tiến thường kéo theo duy trì mức thấp của toàn bộ TSLĐ. Khi theo đuổi trường phái cấp tiến thì các doanh nghiệp thường chỉ có một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu về tiền không dự báo trước. Ngoài ra do dự trữ một lượng tài sản lưu động thấp kéo theo dự trữ hàng tồn kho và phải thu khách hàng cũng ở mức thấp. - Thời gian quay vòng tiền: chính sách quản lý tài sản cấp tiến rút ngắn thời gian quay vòng tiền hơn chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng. Chính sách quản lý TSNH cấp tiến, thông qua giảm mức trung bình của cả phải thu khách hàng và hàng lưu kho làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng. Do đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn tới việc rút ngắn thời gian quay vòng tiền. - Chi phí thấp hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế cao hơn: việc giảm chi phí là do doanh nghiệp dự trữ tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng ở mức thấp. Cụ thể: việc dự trữ tiền ở mức thấp dẫn đến giảm chi phí cơ hội, chi phí dự trữ của việc giữ tiền; dự trữ hàng tồn kho ở mức thấp giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho; phải thu khách hàng thấp dẫn đến giảm chi phí thu hồi nợ, chi phí chiết khấu, chi phí sử dụng vốn. - Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: những rủi ro gắn với trạng thái quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến bao gồm khả năng cạn kiệt tiền, hay nói cách khác là không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả. Doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ do dự trữ hàng lưu kho thấp. Rủi ro gắn với chính sách phải thu khách hàng cấp tiến cũng có thể gây mất doanh thu nếu mức này cũng được dự trữ thấp. Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên mức lợi nhuận kỳ vọng tăng lên. b, Chính sách thận trọng: trái với mô hình quản lý cấp tiến, mô hình quản lý thận trọng có những đặc điểm sau: TSNH TSDH TSDH TSNH Thang Long University Library
  • 39. 29 - Mức dự trữ TSLĐ: doanh nghiệp có mức dự trữ TSLĐ cao. Trong đó dự trữ vốn bằng tiền, dự trữ hàng tồn kho, phải thu khách hàng của doanh nghiệp đều tăng. - Thời gian quay vòng tiền dài do các nguyên nhân: thứ nhất là hàng tồn kho tăng dẫn đến giảm vòng quay của hàng tồn kho khiến cho tăng thời gian luân chuyển kho trung bình; thứ hai là phải thu khách hàng tăng làm giảm vòng quay các khoản phải thu tác động dẫn đến tăng thời gian thu nợ trung bình. - Chi phí cao hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế thấp hơn: việc dự trữ tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng ở mức cao sẽ làm tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp như: chi phí cơ hội, chi phí dự trữ tiền, chi phí lưu kho,… 1.2.4.2. Chiến lược quản lý nợ ngắn hạn a, Xác định tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng tài sản: Tỷ trọng nợ ngắn hạn = Giá trị nợ ngắn hạn / Giá trị tổng tài sản Tỷ trọng nợ ngắn hạn = Giá trị nợ ngắn hạn / Giá trị tổng nguồn vốn. b, Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ trọng nợ ngắn hạn - Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: các doanh nghiệp bán lẻ dự trữ hàng tồn kho nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất. Và hầu hết việc mua hàng để dự trữ đều dưới hình thức trả chậm nên phải trả người bán cũng sẽ tăng tự phát và có giá trị cao hơn. Nhân tố chính tác động đến nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chính là hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác. Với các yếu tốkhác không đổi, hoạt động kinh doanh đòi hỏi mức tài sản lưu động cao sẽ có xu hướng dẫn đến mức nợ ngắn hạn cao. - Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp thì doanh nghiệp sẽ có sự linh hoạt vì nợ ngắn hạn dễ dàng huy động. Như vậy, doanh nghiệp có thểđẩy giá trị của khoản phải trả người bán tăng cao, dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mức linh hoạt của doanh nghiệp sẽ giảm đi khi tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên. c, Chính sách quản lý nợ ngắn Cũng giống như chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn thì quản lý nợ ngắn hạn có hai phương thức: quản lý nợ cấp tiến và quản lý nợ thận trọng Hình 1.6: Mô hình quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng. Cấp tiến Thận trọng Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn VCSH VCSH