SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THỊ MAI
SÀNG LỌC NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở
BỆNH NHÂN NỮ TRÊN 45 TUỔI BẰNG CHỈ SỐ SCORE
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THỊ MAI
SÀNG LỌC NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở
BỆNH NHÂN NỮ TRÊN 45 TUỔI BẰNG CHỈ SỐ SCORE
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên nghành : Nội khoa
Mã số : 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS LƯU THỊ BÌNH
THÁI NGUYÊN, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Bộ phận đào tạo sau Đại học
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi là Nguyễn Thị Mai, học viên lớp cao học khoá 20, chuyên ngành
Nội Khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lưu Thị Bình.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác .
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu,
Bộ phận đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên; Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khoa Cơ Xương
Khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Ban lãnh đạo bệnh viện Gang Thép
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Thị Bình
trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, người đã hết
lòng dạy bảo, động viên tôi trong suốt quá trình học tập .
Tôixingửilời cảmơnchânthànhtớicác anh chị trong khoa Cơ xương khớp
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên và các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã chỉ bảo tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
luôn là những người động viên, khích lệ và ủng hộ nhiệt tình giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong cuộc sống và học tập
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 2018
Nguyễn Thị Mai
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AUC : Diện tích dưới đường cong ROC (Receiver operating characteristic)
BMC : Khối lượng chất khoáng xương (Bone Mineral Content)
BMD : Mật độ xương (Bone Mineral Density)
BMI : Chỉ khối cơ thể (Body Mass Index)
CSTL : Cột sống thắt lưng.
CXĐ : Cổ xương đùi.
DEXA : Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy X ray
Absorptiometry)
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
MĐX : Mật độ xương
OSTA : Chỉ số tự đánh giá loãng xương cho người châu Á
(Osteoporosis Self assessment Tool for Asian index)
ORAI : Công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương
(Osteoporosis Risk Assessment In-strument)
OSIRIS : Chỉ số nguy cơ loãng xương (Osteoporosis Index of Risk)
SCORE : Tính toán đơn giản ước lượng nguy cơ loãng xương
(Simple Calculated Osteoporosis Risk Estimation)
SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviatio)
Se : Độ nhạy (Sensitivity)
Sp : Độ đặc hiệu (Specificity)
PPV : Positive Predictive Value (Giá trị dự báo dương tính)
NPV : Negative Predictive Value (Giá trị dự báo âm tính)
VKDT : Viêm khớp dạng thấp
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
Chương1: TỔNG QUAN................................................................................ 3
1.1. Đại cương về loãng xương....................................................................... 3
1.1.1 Định nghĩa loãng xương......................................................................... 3
1.1.2. Phân loại loãng xương........................................................................... 3
1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương............................................... 4
1.1.4. Chẩn đoán loãng xương ........................................................................ 7
1.2. Loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi ......................................................... 10
1.2.1 Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình
phát triển......................................................................................................... 10
1.2.2 Sự thiếu hụt estrogen.............................................................................. 13
1.2.3. Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi .................................................... 14
1.3. Chỉ số SCORE ......................................................................................... 15
1.3.1. Một số chỉ số đánh giá nguy cơ loãng xương khác............................... 15
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số SCORE ....................................................... 16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE trên thế giới ............................... 18
1.3.4. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE tại Việt Nam.............................. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.............................................................................. 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 22
2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 22
2.2.3. Cách chọn mẫu...................................................................................... 23
2.2.4. Thời gian và địa điểm............................................................................ 23
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 23
2.3.1. Chỉ số, biến sô nghiên cứu.................................................................... 23
2.3.2. Phương pháp thu thập nghiên cứu......................................................... 24
2.4. Xử lí số liệu.............................................................................................. 27
2.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................................... 30
3.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm
SCORE............................................................................................................ 34
3.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương bằng chỉ số SCORE ở
ĐTNC.............................................................................................................. 38
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 43
4.1. Đặc điểm chung của ĐTNC..................................................................... 43
4.2. Đặc điểm mật độ xương bằng phương pháp DEXA của ĐTNC………..45
4.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm
SCORE............................................................................................................ 50
4.4. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương bằng của thang điểm
SCORE ở ĐTNC............................................................................................. 54
KẾT LUẬN..................................................................................................... 59
HẠN CHẾ.........................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Liên hệ nhóm bệnh và không bệnh……………………………….27
Bảng 2.2. Giá trị AUC……………………………………………………….28
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của ĐTNC ............................................................... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mãn kinh của những đối tuợng đã mãn kinh .. 31
Bảng 3.3. Đặc điểm MĐX đo bằng phương pháp DEXA của ĐTNC................32
Bảng 3.4. Chỉ số T-score trung bình theo nhóm tuổi và BMI của ĐTNC...... 33
Bảng 3.5. Chỉ số T-score trung bình với đặc điểm mãn kinh......................... 33
Bảng 3.6. Chỉ số T-score trung bình theo tiền sử VKD, dùng Estrogen, gãy
xương............................................................................................................... 34
Bảng 3.7. Đặc điểm phân mức điểm Score.................................................... 34
Bảng 3.8. Điểm Score trung bình theo độ tuổi của ĐTNC............................. 35
Bảng 3.9. Điểm SCORE trung bình với đặc điểm mãn kinh.......................... 35
Bảng 3.10. Điểm SCORE trung bình với thời gian mãn kinh ........................ 35
Bảng 3.11. Điểm SCORE trung bình theo tiền sử VKDT, dùng Estrogen,
gãy xương........................................................................................................ 36
Bảng 3.12. Điểm SCORE trung bình theo BMI ............................................. 36
Bảng 3.13. Điểm SCORE trung bình theo chỉ số T- score của ĐTNC........... 37
Bảng 3.14. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -1 ........ 38
Bảng 3.15. Chỉ số SCORE tại cut off 12 với T- score ≤ -1 ........................... 39
Bảng 3.16. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -2.5...... 40
Bảng 3.17. Chỉ số SCORE tại cut off 15 với T- score ≤ -2,5 ......................... 41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nguy cơ loãng xương theo SCORE và loãng
xương theo T-score( Đo bằng DEXA) ........................................................... 42
Bảng 3.19. Giá trị chỉ số SCORE trong sàng lọc loãng xương…….............. 42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm BMI, cân nặng của đối tượng nghiên cứu.................. 30
Biều đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử .................................................................... 31
Biểu đồ 3.3. Tình trạng MĐX của ĐTNC theo nhóm tuổi ............................. 32
Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC với T- score ≤ -1........................................... 39
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC với T-score ≤ -2,5......................................... 41
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự thay đổi
sức mạnh của xương bao gồm cả tình trạng giảm mật độ xương và chất lượng
xương, dẫn đến tăng tình trạng xương dễ bị gẫy [52]. Gẫy xương là biến
chứng thường gặp trong loãng xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi làm bệnh
nhân có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế, chi phí điều trị tốn kém, là gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Tại Châu Âu cứ 30 giây có một người bị gẫy xương do
loãng xương [52]. Theo IOF, loãng xương chiếm tỷ lệ thứ hai sau các bệnh lý
về tim mạch [49], trên thế giới có 200 triệu người bị loãng xương, cứ 3 người
phụ nữ có 1 phụ nữ bị loãng xương ở người lớn tuổi, tại châu Á chiếm 51% tỷ
lệ người lớn tuổi [31]. Tại Việt Nam, theo báo cáo Viện Dinh Dưỡng có 2,5
triệu người bị loãng xương, hàng năm có 1500 ca gãy xương do loãng xương
đặc biệt là gẫy cổ xương đùi chiếm tỷ lệ cao, cứ 5 phụ nữ có 1 phụ nữ bị
loãng xương. Bởi vậy loãng xương đang trở thành một gánh nặng cho chương
trình chăm sóc sức khoẻ của mỗi quốc gia, trong đó có nước ta [5].
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng có tình trạng giảm sản
xuất estrogen nên quá trình huỷ xương trội hơn. Tốc độ mất xương giảm 0,5 –
1% ở phụ nữ trên 40 tuổi, với phụ nữ mãn kinh tỷ lệ này chiếm 2-4% trong
5-10 năm đầu thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, phụ nữ trên 45 tuổi được coi là đối
tượng có nguy cơ cao loãng xương và gẫy xương cần được phát hiện sớm để
điều trị kịp thời nhằm dự phòng ngừa nguy cơ gẫy xương [10].
Hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán loãng xương. Tuy nhiên, khó có thể thực hiện đo mật độ
xương trên mọi bệnh nhân do nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam cũng như trên thế
giới còn thiếu máy đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA, đặc biệt việc
phục vụ chẩn đoán sàng lọc loãng xương tại cộng đồng không thể tiến hành
trên các máy đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA do khó khăn trong
2
việc vận chuyển. Vì vậy, cần thiết phải có phương pháp sàng lọc những bệnh
nhân có nguy cơ cao bị giảm MĐX hoặc loãng xương để được chỉ định đo
mật độ xương hoặc điều trị ngay nếu chưa có điều kiện đo mật độ xương.
Năm 1998 Eva Lydick và cộng sự nghiên cứu và xác lập ra một công
cụ sàng lọc nhằm xác định những phụ nữ có khả năng bị giảm MĐX hoặc
loãng xương, đó là chỉ số SCORE (Đánh giá nguy cơ loãng xương bằng tính
toán đơn giản). Chỉ số này được tính toán dựa trên 6 yếu tố: chủng tộc, tiền sử
viêm khớp dạng thấp, sử dụng Estrogen, tiền sử gãy xương không do chấn
thương sau 45 tuổi, tuổi, cân nặng. Chỉ số đã được nghiên cứu và ứng dụng ở
nhiều nơi như Canada năm 2000 [8], Châu Âu năm 2001 [9], 2016 tại Đài
Loan [28], Bắc Mỹ 2016 [21], Ấn Độ 2018 [29]…, đã cho thấy đây là một
phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương khá đơn giản, tiết kiệm và có tính
thực tiễn cao. Tại Việt Nam đã có nghiên cứu chỉ số SCORE của tác giả Đậu
Thế Hiệp (2015) trên 290 bệnh nhân nữ đã mãn kinh sống tại Hà Nội. Tuy
nhiên những phụ nữ sống tại khu vực trung du miền núi phía Bắc chưa có một
đánh giá nào về nguy cơ loãng xương dựa trên chỉ số SCORE cũng như chưa
có nghiên cứu nào tìm hiểu xác định một công cụ để đánh giá nguy cơ loãng
xương ở cộng đồng. Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài
“Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số
SCORE tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi tại
phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng thang
điểm SCORE.
2. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE ở các
đối tượng trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về loãng xương
1.1.1. Định nghĩa loãng xương
Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên
đề loãng xương tại Thụy Sỹ đưa ra định nghĩa: Loãng xương là một bệnh lý
của xương được đặc trưng bởi khối lượng xương suy giảm kèm theo hư biến
cấu trúc của xương dẫn đến tính dễ gẫy của xương, tức là có nguy cơ gẫy
xương. Do vậy, cần đo MĐX để đánh giá nguy cơ gãy xương.[2]
Trong vòng 15 năm qua, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được
thực hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biết nhiều hơn về loãng xương đặc biệt
là chất lượng của xương. Năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị
chuyên đề về loãng xương. Hội nghị đã đúc kết những hiểu biết mới và đi đến
một định nghĩa mới về loãng xương như sau: Loãng xương được đặc trưng
bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh của xương được đặc trưng bởi
mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các
thông số: Cấu trúc xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích
lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương [3].
1.1.2. Phân loại loãng xương
1.1.2.1. Loãng xương nguyên phát
Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi
và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ [2].
- Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh): Thường
gặp ở phụ nữ 50-60 tuổi đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng
ở xương xốp, biểu hiện bằng sự lún các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-
Colles. Loãng xương nhóm này thường xuất hiện sau mãn kinh từ 5-15 năm.
Nguyên nhân ngoài sự thiếu hụt estrogen, còn có sự giảm tiết hormon cận
4
giáp trạng, tăng thải calci qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzym 25-OH-
Vitamin D1 alpha hydroxylase.
- Loãng xương nguyên phát typ 2 (loãng xương tuổi già): Loãng xương
liên quan đến tuổi tác và có sự mất cân bằng tạo xương. Loại này xuất hiện cả
ở nam và nữ, thường trên 70 tuổi, mất chất khoáng toàn thể cả xương xốp và
xương đặc. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, liên quan tới hai yếu tố
quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường
cận giáp trạng thứ phát [2].
1.1.2.2. Loãng xương thứ phát:
Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một
số thuốc gây nên.
1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương
1.1.3.1. Tuổi
Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm [38].
Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi với
tỉ lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều
năm. Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy CXĐ, gãy lún đốt sống do tổn
thương xuất hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp.
Người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương tạo nên
những cân bằng âm tại những vị trí mất xương làm cho vỏ xương bị mỏng đi,
liên kết giữa các bè xương bị đứt gãy do hậu quả của sự thiếu hụt của nhiều
yếu tố kích thích tại xương do đó gián tiếp làm các yếu tố kích thích hủy
xương tăng lên. Đồng thời có sự giảm hấp thu calci ở ruột và giảm tái hấp thu
calci ở ống thận do đó làm tăng khả năng mắc loãng xương [2],[12].
1.1.3.2. Estrogen
Phụ nữ mãn kinh, giảm tiết Estrogen dẫn đến nguy cơ loãng xương [12].
Estrogen được bài tiết ở buồng trứng và một lượng nhỏ do tuyến vỏ
thượng thận. Ảnh hưởng của Estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm
5
lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Estrogen còn tác động đến
sự phát sinh và hình thành các enzym và protein qua những cơ chế phức tạp
liên quan đến các hormon khác. Tính trung bình, phụ nữ mất khoảng 50%
xương xốp và 35% xương đặc trong quãng đời. Nhưng chưa ai biết bao nhiêu
phần trăm của sự mất xương này là do thiếu (hay suy giảm) estrogen, và bao
nhiêu là do các yếu tố liên quan đến sự lão hóa hay các yếu tố môi trường.
Tuy nhiên có ước tính cho rằng khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị
mất là do suy giảm/thiếu estrogen [12].
Estrogen kích thích thụ thể calcitonin, ức chế quá trình hủy xương,
kích thích quá trình tạo xương [12].
Ở cơ quan: Estrogen và sức căng cơ học duy trì khối lượng xương. Ở
mức độ tổ chức, Estrogen làm cân bằng quá trình tạo xương và hủy xương. Ở
mức độ tế bào, Estrogen ảnh hưởng lên quá trình sản xuất, đời sống và hoạt
tính của tế bào tạo xương và hủy xương [12].
Gần đây, hệ thống RANKL/OPG/RANK được phát hiện điều hòa tiền
tế bào hủy xương, biệt hóa và hoạt hóa tế bào hủy xương [15].
Thiếu Estrogen, OPG giảm, tiền thân của tế bào hủy xương sẽ đáp ứng
mạnh với RANKL. Khi đầy đủ Estrogen, nồng độ OPG tăng sẽ gắn với
RANKL, làm giảm sự sản xuất tế bào hủy xương. Ngoài ra, Estrogen cũng có
tác dụng đồng hóa lên tế bào tạo xương [15].
Sự suy giảm Estrogene ở phụ nữ từ 45 tuổi kích hoạt các tế bào hủy
xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương
ngày càng thưa, dẫn đến loãng xương. Đây là nguyên nhân gây loãng xương
quan trọng nhất ở phụ nữ mãn kinh [12].
Ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh, sử dụng Estrogen thay thế có khả năng
ngăn ngừa mất xương và tăng MĐX qua tương tác với các thụ thể estrogen
trên bề mặt của các tế bào xương, kích hoạt các gen và protein xương, và
giảm hoạt động của những cytokines kích hoạt các tế bào hủy xương [10].
6
Một số phụ nữ sử dụng sản phẩm chứa Estrogen như: Bảo xuân, Novasoy,
Isoflavone, EstroG 100,Niveal...làm giảm nguy cơ loãng xương [34].
1.1.3.3. Viêm khớp dạng thấp
Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị phá hủy xương và nứt gãy
xương cao. Glucocorticoid là thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm
khớp dạng thấp. Việc sử dụng lâu dài glucocorticoid sẽ gây mất xương. Ngoài
ra, những cơn đau và việc khớp bị mất chức năng cũng khiến người bệnh ít
vận động và làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
việc phá hủy xương là kết quả trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp. Việc
mất xương thường xảy ra ở khu vực bao quanh những khớp bịviêm [30].
1.1.3.4. Chủng tộc
Tỷ lệ loãng xương thay đổi đáng kể từ nước này đến nước khác. Ở Mỹ,
người da trắng và nguồn gốc Châu Á có tỷ lệ loãng xương cao hơn những
người da đen và trên thực tế những người da đen này có khối lượng xương
cao hơn [56].
1.1.3.5. Giới
Nữ giới luôn loãng xương nhiều hơn nam giới [48].
1.1.3.6. Yếu tố cân nặng
Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy
CXĐ và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ
cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng chuyển
androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ [20].
1.1.3.7. Tiền sử gẫy xương
Những người có tiền sử gẫy xưong không do chấn thương có nguy cơ
loãng xương cao hơn người bình thường [60].
Người ta thấy có những cá thể dễ dàng gãy xương hơn những người
khác. Trong gia đình có bà, mẹ hoặc một người nào khác bị loãng xương thì
con cháu họ cũng có nguy cơ bị loãng xương [57].
7
1.1.3.8. Các yếu tố khác
* Yếu tố dinh dưỡng: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ
xương. Chế độ ăn không đủ calci, vitamin D, thiếu hoặc quá thừa protein,
không cân đối calci và phospho sẽ ảnh hưởng tới sự đạt được đỉnh cao của
khối lượng xương và mất xương sau này [19].
* Yếu tố chiều cao: Những người có tầm vóc thấp, nhỏ có khối lượng
xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương. Nhiều nghiên cứu ở Việt
Nam và trên thế giới chỉ ra rằng yếu tố chiều cao có liên quan đến MĐX [18].
* Chỉ số khối cơ thể (BMI): Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cùng với
cân nặng thì chỉ số khối cơ thể có ảnh hưởng đến MĐX. Nghiên cứu của
Asomaning K (2006) cho thấy người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng
xương gấp 1,8 lần người bình thường [20].
* Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là
yếu tố nguy cơ dẫn tới sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự
tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới
mất xương nhanh. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên làm cho cơ chắc khỏe
và giảm bớt nguy cơ té ngã [37].
* Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương: Bệnh lý gen, viêm khớp
dạng thấp, suy sinh dục, cường cận giáp, cường giáp, tình trạng suy dinh
dưỡng, bệnh viêm ruột…[33].
* Các yếu tố như: sử dụng một số thuốc (glucocorticoid, heparin…), di
truyền, uống rượu, hút thuốc lá, tình trạng sinh đẻ đều có ảnh hưởng tới loãng
xương [36], [6].
1.1.4. Chẩn đoán loãng xương
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng [2]
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi MĐX giảm trên 30%.
Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ hoặc
có thể xuất hiện từ từ tăng dần.
8
+ Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng
chính. Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (CSTL, chậu hông), đau
nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại,
đứng ngồi lâu và giảm khi nghỉ ngơi.
+ Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ
thần kinh như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa...nhưng
không bao giờ gây hội chứng ép tuỷ
+ Biến dạng cột sống: Gù vẹo cột sống là hậu quả của đau và nén cột
sống lưng, thắt lưng kéo dài không được điều trị. Những trường hợp gù vẹo
cột sống do loãng xương thường xảy ra từ từ, gù có đường cong rộng, không
có điểm gồ.
+ Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể
làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều
đốt sống bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 - 20cm.
+ Gãy xương: Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương
tự nhiên hoặc sau một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ....
1.1.4.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng loãng xương
Phương pháp đo MĐX bằng Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual
energy Xray abssorptiometry – DEXA).[16]
Phương pháp đo MĐX bằng tia X năng lượng kép (DEXA – Dual
Energy Xray Absorptiometry) hiện nay được ứng dụng nhiều nhất trên lâm
sàng, được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương với độ chính
xác cao và nhiều ưu điểm.
+ Nguyên lý: Đo MĐX bằng DEXA là sử dụng hai chùm photon có
năng lượng khác nhau, năng lượng cao >70 KV cho mô xương và năng lượng
thấp 30 – 50 KV cho mô mềm. Phép đo được thực hiện ở nhiều vị trí khác
nhau như CSTL, đầu trên xương đùi, cẳng tay và toàn bộ xương cơ thể. MĐX
không được đo trực tiếp bằng các thiết bị DEXA mà phải đo khối lượng
9
khoáng của xương (BMC) ở một đoạn xương nhất định (tính bằng gram) và
diện tích vùng được đo (tính bằng cm2), kết quả MĐX của vùng xương vừa
đo được tính bằng g/cm2. MĐX đo bằng DEXA có tương quan khá cao với
nguy cơ gãy xương, vị trí tiên đoán tốt nhất là đo ở vị trí CXĐ.
+ Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp,
mức độ sai số thấp, đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ. Có thể đo
được ở những vị trí có nguy cơ cao như CSTL, CXĐ và các vị trí ngoại biên
như cổ tay, xương gót hoặc đo toàn thân. Ngoài ra phương pháp này
còn cho phép ước tính khối lượng nạc và mỡ của toàn thân.
+ Nhược điểm: Bị hạn chế khi đánh giá nếu gặp các gai xương và calci
hoá động mạch.
- Các phương pháp đánh giá tình trạng loãng xương khác[11]:
+ Chụp Xquang quy ước
+ Sinh thiết xương
+ Sử dụng các marker chu chuyển xương (Marker tạo xương, Marker
huỷ xương).
+ Chụp cắt lớp vi tính định lượng(Quantitative computer tomography
- QCT).
+ Hấp thụ photon đơn (Single photon absorptiometry - SPA).
+ Hấp thụ photon kép (Dual photon absorptiometry – DPA).
+ Siêu âm định lượng (Quantitative ultrasound – QUS).
+ Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single energy Xray absorptiometry – SXA).
+ Tuy nhiên, các phương pháp này ít được ứng dụng do không có nhiều
ưu điểm như phương pháp DEXA.
1.1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1994 dựa vào MĐX tính theo T-
score [52].
+ Bình thường: T-score >-1SD
10
+ Giảm MĐX: -2.5 SD< T-score ≤ -1SD
+ Loãng xương: T-score ≤-2,5SD
+ Loãng xương nặng: T-score ≤-2,5SD và có ≥1 lần gãy xương.
1.2. Loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi
Vào khoảng 40-50 tuổi, kinh nguyệt của người phụ nữ trở nên không
đều. Sau vài tháng đến vài năm người phụ nữ mất kinh nguyệt hoàn toàn và
không còn hiện tượng phóng noãn. Hiện tượng này được gọi là mãn kinh.[12]
Mãn kinh : là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát do
suy giảm hoạt động của buồng trứng một cách tự nhiên và không hồi phục [14].
Phân loại mãn kinh [14] :
- Mãn kinh tự nhiên là tình trạng vô kinh liên tục sau 12 tháng mà
không có bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.
- Mãn kinh nhân tạo là tình trạng dừng kinh nguyệt sau khi cắt bỏ
buồng trứng (có hoặc không cắt bỏ tử cung) hoặc do điều trị hoá chất, phóng
xạ làm suy giảm chức năng buồng trứng.
* Cơ chế bệnh sinh loãng xương ở phụ nữ sau 45 gồm 3 yếu tố:
- Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình phát triển
- Sự thiếu hụt estrogen
- Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi.
1.2.1. Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình phát triển
* Định nghĩa: Khối lượng xương đỉnh (BMD) là khối lượng tối đa của
mô xương đạt được lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Khối lượng xương
đỉnh có một vai trò rất quan trọng vì nó là một trong hai yếu tố cơ bản quyết
định khối lượng xương của toàn bộ khung xương. Bởi vậy, khối lượng xương
đỉnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng gãy xương do
loãng xương sau này [15]. Khối lượng xương đỉnh và tỷ lệ mất xương bị ảnh
hưởng bởi yếu tố môi trường và gen, 70% số trường hợp loãng xương có thể
là kết quả của yếu tố gen bao gồm gen chi phối việc cá thể đáp ứng với yếu tố
11
ngoại sinh, còn lại 30% trường hợp dưới tác động của môi trường. Thời kỳ
đạt đến độ đỉnh của khối xương bắt đầu từ 17-18 tuổi và kết thúc muộn nhất
vào tuổi 35, ở Việt Nam đạt đỉnh từ 27 đến 29 tuổi [16].
* Các yếu tố quyết định khối lượng xương đỉnh và sức mạnh xương
gồm 5 yếu tố:
- Di truyền
- Yếu tố nội tiết
- Lực cơ học
- Thành phần dinh dưỡng xương
- Lối sống
1.2.1.1.Di truyền
Dấu ấn vệ tinh AND và gen đa alen hoặc đa hình thái mã hóa cho các
sản phẩm tác động tới bệnh lý xương. Nhiều gen đa hình thái được tìm thấy
liên quan tới mật độ xương vùng (aBMD). Gen được nghiên cứu mã hóa cho
các phân tử tác động tới chức năng và cấu trúc xương như yếu tố nội tiết,
receptor của hoocmon, yếu tố điều hòa tại chỗ của tạo khuôn xương và tạo lại
khuôn xương hoặc chất căn bản [24].
Yếu tố gen tương tác với môi trường trong đáp ứng của bộ xương cùng
với dinh dưỡng và hoạt động thể chất trong quá trình phát triển vẫn là vấn đề
khó cần được nghiên cứu [56].
1.2.1.2. Yếu tố nội tiết
• Hoocmon giới tính ảnh hưởng tới sự phát triển của xương trong giai
đoạn dậy thì do tăng kích thước xương cùng với những thay đổi nhẹ trong
tổng mô xương khoáng hóa dưới lớp màng xương [26].
• Nguy cơ gãy xương do loãng xương ở nữ giới cao hơn nam giới :
• The growth hormone-insulin-like growth factor-1 system (GH-IGF-1)
IGF sinh ra từ gan, bị ảnh hưởng bởi GH và những yếu tố khác như acid amin
trong protein thức ăn. Receptor của chất này nằm ở tế bào ống thận, nó liên
12
quan tới sản xuất vitamin D và hệ thống vận chuyển phosphat nằm ở màng tế
bào ống thận. IGF-1 kích thích gián tiếp lên hấp thu canxi và phosphate ở
ruột. Trong giai đoạn dậy thì hoocmon này tăng. Tại xương chất này kích
thích hình thành tạo cốt bào [23].
• Cường cận giáp là một trong các nguyên nhân của giảm phospho máu.
1.2.1.3. Tác nhân cơ học
- Lực cơ học tác động lên bộ xương theo cách kích thích tạo cốt bào tạo
xương và ức chế hủy cốt bào [16].
- Luyện tập mức độ trung bình tăng khối khoáng cho xương ở trẻ em và
người lớn [27].
1.2.1.4. Dinh dưỡng
- Canxi, vitamin D và protein cần thiết cho sự phát triển của bộ xương.
Trong những năm phát triển từ 25 đến 30 tuổi, chế độ ăn giầu canxi sẽ duy trì
cân bằng dương canxi và đạt khối lượng xương đỉnh vì vậy sẽ giảm nguy cơ
gãy xương [54].
- Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi qua đường tiêu hóa, tái hấp
thu canxi qua ống thận, kích thích hoạt động của tạo cốt bào và hủy cốt bào,
ức chế PTH. Thiếu vitamin D ngoài gây ra bệnh lý xương còn gây nên các
bệnh ung thư, bệnh tự miễn, tăng huyết áp và ĐTĐ. Giảm canxi và vitamin D
gây cường cận giáp trạng, tăng PTH, tăng quá trình hủy xương nhằm duy trì
nồng độ canxi ion ngoài tế bào [22].
- Canxi và phospho là thành phần khoáng của xương ở dạng tinh thể
hydroxyapatite lắng đọng trong collagen chất căn bản [19]. 99 % canxi trong
cơ thể là ở xương, cân bằng canxi phản ánh mức độ ghép cặp của hai quá
trình tạo xương và hủy xương. Cân bằng âm khi hủy xương mạnh hơn tạo
xương và ngược lại [5].
13
- Phospho: chiếm 1% trọng lượng cơ thể, 85% ở răng và xương . Khi
canxi máu thấp sẽ gây tăng PTH, hoocmon này làm tăng tái hấp thu canxi ở
thận và giảm tái hấp thu phospho.
• Giảm phospho máu gây nên một số bệnh lý xương Vitamin D cao
thúc đẩy hấp thu phospho ở ống lượn gần [20].
1.2.1.5. Lối sống
- Cafein: chế độ ăn có cafein thúc đẩy cân bằng âm canxi do tăng mất
canxi qua nước tiểu nhưng các nghiên cứu về tác động của cafein lên xương
còn hạn chế [7].
- Uống rượu: sử dụng rượu mạn tính đặc biệt ở thanh niên và thời trẻ
đều tăng nguy cơ loãng xương hơn người không sử dụng thông qua tác dụng
lên tạo cốt bào, chậm chu chuyển xương [56].
- Hút thuốc lá tăng nguy cơ gãy xương do ảnh hưởng tới chuyển hóa
estrogen nội môi nhưng các nghiên cứu còn hạn chế. Hút thuốc gây mãn kinh
sớm, và mãn kinh sớm là nguy cơ của loãng xương [53].
1.2.2. Sự thiếu hụt estrogen
- Thiếu estrogen làm tăng yếu tố hoạt hóa receptor của kappa B ligand
(RANKL tăng hoạt hóa hủy cốt bào và giảm sự tự chết theo chu trình
của hủy cốt bào) [14].
Hình 1.1. Mối liên quan RANK/RANKL/OPG và mật độ xương.
14
OPG (osteoprotegerin) sản xuất bởi tạo cốt bào là chất ức chế hủy cốt
bào, RANKL do tạo cốt bào sản xuất gắn với receptor của nó là RANK trên
hủy cốt bào, bị trung hòa bởi OPG, tăng lên khi thiếu estrogen [13].
RANK và RANKL tương tác nhau sẽ tăng hoạt động của hủy cốt bào.
OPG giống như giữ RANKL và ngăn chặn tác dụng của nó [13].
Estrogen làm tăng OPG và giảm M-CSF ,RANK , IL-1, TNF-α tăng
RANKL, OPG và M-CSF trong khi PGE2 tăng RANKL và giảm OPG.
Giảm estrogen làm thay đổi tỷ lệ RANKL/OPG làm tăng hủy xương
- Estrogen điều hòa sản xuất cytokine bởi tế bào đơn nhân chất nền
xương, ức chế các cytokine hủy xương như IL-6, IL-1, TNF-α, yếu tố kích
thích đại thực bào (M-CSF),và prostaglandins [19].
- Estrogen tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng chuyển đổi TGF-β, chất
này thúc đẩy hủy cốt bào chết theo chương trình [19].
1.2.3. Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi
Mất xương theo tuổi là kết quả của quá trình tự nhiên diễn ra ở cả hai
giới. Các nghiên cứu cho thấy ở cả hai giới giảm mật độ xương tương đối
chậm bắt đầu ở khoảng 40 tuổi, ở phụ nữ tốc độ mất nhanh hơn ở thời điểm
bắt đầu mãn kinh từ 40 đến 50 tuổi. 8 đến 10 năm sau mãn kinh tốc độ mất
xương chậm lại và tiếp tục cho đến cuối đời.
* Mất xương theo tuổi do 3 yếu tố: sự thiếu hụt estrogen, cường cận
giáp thứ phát và giảm tạo xương.
- Sự thiếu hụt estrogen
- Cường cận giáp thứ phát
+ Trong giai đoạn đầu của quá trình mãn kinh, sự ức chế PTH ở mức
độ trung bình nhưng sau đó tăng dần lên [14].
+ Có nhiều nguyên nhân của cường cận giáp, thường gặp là thiếu
vitamin D. Thiếu estrogen dẫn tới cân bằng âm canxi trong máu vì estrogen
làm tăng hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở ống thận. Nếu cân bằng
15
âm này không được bù lại bởi chế độ ăn giàu canxi sẽ dẫn tới cường cận giáp
thứ phát gây mất xương. Chế dinh dưỡng thiếu canxi và vitamin D ở người
cao tuổi cũng gây nên cường cận giáp trạng [54].
- Giảm tạo xương
Sự thiếu hụt estrogen tham gia vào giảm tạo xương ở người cao tuổi do
estrogen tăng sản xuất các yếu tố IGF-1, TGF-β, tổng hợp procollagen, tăng
đời sống hủy cốt bào. Ngoài ra sự giảm tạo xương tuổi già còn do giảm tạo
cốt bào[13].
1.3. Chỉ số SCORE
1.3.1. Một số chỉ số đánh giá nguy cơ loãng xuơng khác
1.3.1.1. Chỉ số ORAI: Osteoporosis Risk Assessment In­strument (Công cụ
đánh giá nguy cơ loãng xương.
Năm 2000 Cadarette và cộng sự nghiên cứu ở phụ nữ Canada từ 45 tuổi
trở lên đánh giá nguy cơ loãng xương dựa trên 3 yếu tố: Tuổi, Cân nặng,
Dùng Estrogen. Kết quả nghiên cứu là Se là 93,3%, Sp là 46,4% [52].
1.3.1.2 Chỉ số OSIRIS: Osteoporosis Index of Risk (Chỉ số nguy cơ loãng xương).
Năm 2002 Sedrine và cộng sự nghiên cứu 1303 phụ nữ mãn kinh ở Bỉ
đánh giá nguy cơ loãng xương dựa trên 4 yếu tố : tuổi, trọng lượng cơ thể, sử
dụng biện pháp hormone thay thế, tiền sử gãy xương . Kết quả là Se 78,5%,
Sp là 51,4% [49]
1.3.1.3. Chỉ số OSTA: Osteoporosis Self assessment Tool for Asian index
(chỉ số tự đánh giá loãng xương cho người châu Á).
Năm 2001 Koh LK và cộng sự nghiên cứu chỉ số OSTA tại 21 cộng
đồng dân cư tại 8 nước châu Á Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc trên 860 đối tượng phụ
nữ sau mãn kinh tại cộng đồng dựa vào 2 yếu tố cân nặng và tuổi. Kết quả có
Se 91% và Sp 45% [52].
16
So sánh công cụ tự đánh giá chứng loãng xương đối với Châu Á
(OSTA) và đánh giá chuẩn ở phụ nữ mãn kinh, Chiang Mai. Chỉ số OSTA ở
điểm cắt tiêu chuẩn <-1 có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 36,2% và
71,4% đối với cột sống thắt lưng và 40,6% và 70,2 % với cổ xương đùi [51].
Các chỉ số này không đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến
loãng xương như: Chủng tộc, viêm khớp dạng thấp...
1.3.1.4. Bảng đánh giá nguy cơ loãng xuơng IOF (Internation Osteoporosis
Fuodation).
Bảng đánh giá dựa trên cơ sở trả lời 10 câu hỏi. Càng có nhiều yếu tố
nguy cơ , khả năng loãng xương hoặc có nguy cơ gẫy xuơng càng lớn [52].
1.3.1.5. Mô hình tiên lượng nguy cơ gãy xương FRAX (Fracture risk
Assessment Tool).
Mô hình sử dụng 12 câu hỏi, sau khi tính toán điểm sẽ chỉ ra bệnh nhân
cần can thiệp điều trị [48].
Ngoài các chỉ số, mô hình kể trên còn có các chỉ số khác như EBONE,
Garvan, QUS [46].
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số SCORE[40].
Simple Calculated Osteoporosis Risk Estimation (Đánh giá nguy cơ
loãng xương bằng tính toán đơn giản).
SCORE là một trong những chỉ đầu tiên nhằm phát triển một quy tắc dự đoán
để sàng lọc những người cần đo MĐX, phát hiện và điều trị dự phòng loãng
xương và gãy xương.
Năm 1998, Lydick và cộng sự đã phát triển và lượng giá bộ câu hỏi đơn
giản cho việc xác định những phụ nữ có mật độ xương thấp. Có 106 nhà
nghiên cứu tham gia gồm bác sỹ gia đình, bác sỹ nội khoa, bác sỹ nội tiết, bác
sỹ khớp và bác sỹ phụ khoa. Mỗi bác sỹ tham gia được yêu cầu chọn ra 10-15
phụ nữ để theo dõi. Nhóm nghiên cứu đã chọn 106 trung tâm để chọn bệnh
nhân đo mật độ xương. Dữ liệu gồm 1279 bệnh nhân. Những phụ nữ này
17
được theo dõi từ 10/1994-2/1995. Đó là những phụ nữ trên 45 tuổi, phải biết
đọc, có thể thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Chỉ những phụ nữ mất kinh trên
6 tháng mới được chọn vào nghiên cứu.
Loại bỏ nghiên cứu những phụ nữ bị vẹo cột sống, chấn thương, hoặc là
có di chứng của phẫu thuật chỉnh hình mà không thể đo được DEXA ở cột
sống và cổ xương đùi, có ung thư di căn xương hoặc suy thận. Trong nghiên
cứu này sử dụng ≤-2SD là loãng xương, -1SD đến -2SD là MĐX thấp và phải
phòng loãng xương.
Với mỗi phụ nữ sẽ phải trả lời 60 câu hỏi về các vấn đề và các yếu tố
liên quan đến loãng xương (bảng 1.1). Thu thập máu và nước tiểu để xét
nghiệm Phosphatase kiềm. Đo MĐX bằng DEXA tại CSTL và CXĐ bằng
máy Lunar, Hologic. Số liệu đo được sẽ tính trung bình và độ lệch chuẩn. Từ
đó tính T-score.
Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển bộ câu hỏi dựa vào những
thông tin lấy được từ bệnh nhân một cách dễ dàng, có thể đánh giá một trong
2 nhóm phụ nữ mãn kinh: (1) những phụ nữ không có nguy cơ giảm MĐX và
không phải đo DEXA tại thời điểm khám bệnh; (2) những phụ nữ có nguy cơ
giảm MĐX và nên đo DEXA để chẩn đoán xác định. Bởi vì mức độ nhạy và
độ đặc hiệu sẽ thay đổi phụ thuộc vào chi phí của DEXA. Do đó, mục tiêu
của nhóm nghiên cứu là tạo ra một công cụ có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất
với nhiều mức độ của MĐX. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy
để xác định các yếu tố tiên đoán nhất của MĐX thấp ở cổ xương đùi ở nhóm
sau mãn kinh. Chỉ sử dụng sáu câu hỏi (nhóm nghiên cứu đặt tên là SCORE),
đạt được độ nhạy 89% và độ đặc hiệu 50%.
Tính toán chỉ số SCORE như sau:
+ Chủng tộc: Da đen: 0 điểm, không phải da đen: 5 điểm
+ Tuổi: 3 điểm được thêm vào cho mỗi 10 năm tuổi (3 lần chữ số đầu
tiên của tuổi)
18
+ Tiền sử mắc VKDT: có: 4 điểm, không có: 0 điểm
+ Gãy xương không do chấn thương sau tuổi 45 (hông, cổ tay, hoặc
xương sườn):
4 điểm cho mỗi loại gãy xương, tối đa là 12 điểm;
+ Tiền sử sử dụng Estrogen: Có: 0 điểm, không: 1 điểm
+ Trọng lượng: 1 điểm được trừ cho mỗi 4,5 kg trọng lượng cơ thể
Cách tính điểm Score : (Điểm tuổi + Điểm tiền sử gãy xương + Điểm
chủng tộc + Điểm tiền sử VKDT + Điểm dùng estrogen) – (Điểm cân nặng)
Sau đó, chỉ số SCORE đã được nghiên cứu xác nhận trong một nhóm
riêng biệt gồm 207 phụ nữ sau mãn kinh mang lại độ nhạy 91% và độ đặc
hiệu 40%, AUC 0,72, 95%CI(0,81-0,96).
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE trên thế giới
Năm 2000, Ungar và cộng sự kiểm tra việc thực hiện bảng hỏi SCORE
ở Canada trong một nhóm 307 phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 70. Chỉ số SCORE
được so sánh với MĐX đo tại CXĐ và CSTL đo bằng DEXA. Với MĐX thấp
được định nghĩa là T-core≤ -2.0, ở phụ nữ độ tuổi từ 50-59 tuổi lấy điểm cắt
là 6, chỉ số SCORE có Se 96%, Sp là 51%. Ở phụ nữ tuổi từ 60-70 tuổi, điểm
cắt 8 thì Se 90% và Sp là 20% [40].
Năm 2001, Ben Sedrine và cộng sự, người đầu tiên phân tích tính hợp
lệ của bảng hỏi được làm ở lục địa châu Âu, đã báo cáo thử nghiệm Se là
91,5%, Sp là 26,5%, giá trị dự đoán dương tính (PPV-Positive predictive
value) 52% và giá trị dự đoán âm tính (NPV-Negative predictive value)
77,7% trong 4035 phụ nữ sau mãn kinh ở độ tuổi trên 45. Họ khẳng định
rằng mặc dù Se của thử nghiệm này cao, nhưng vì Sp thấp, nó có thể được sử
dụng với mục đích loại trừ những phụ nữ không cần đo MĐX [23]. Ngoài ra
còn có nghiên cứu của Russell AS và Cadarete SM cũng cho thấy SCORE là
chỉ số có ý nghĩ trong chẩn đoán loãng xương [25],[50].
19
Từ năm 2002 – 2005 đều có các nghiên cứu chỉ số SCORE . Đặc biệt
năm 2005 nghiên cứu tại Mỹ của Mauck KF kết luận SCORE có Se 100%, Sp
25%, PPV 27%, NPV 100% [26],[36],[45].
Năm 2008 M. Karkucak và cộng sự nghiên cứu trên 177 bệnh nhân ở
độ tuổi trên 45 ở Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu là nhằm đánh giá hiệu suất của chỉ
số SCORE với đo MĐX ở CXĐ và CSTL. Giá trị điểm cắt của hiệu suất thử
nghiệm được đánh giá theo các điểm 5, 6, 7, 8 và phân bố tuổi. Khi tất cả các
nhóm đều được đánh giá thì Se, Sp, PPV và NPV của SCORE 6 là lần lượt là:
97,1%, 40,4%, 66,7%, 91,7%. AUC là 0,6. Khi các giá trị điểm cắt tăng lên,
Sp tăng và Se giảm. Ở điểm cắt SCORE 7 Se, Sp, PPV, NPV lần lượt là: 86,7,
59,1, 63, 82,5%. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc thực hiện bảng hỏi
SCORE để dự đoán những phụ nữ có MĐX thấp trong dân số Thổ Nhĩ Kỳ là
khá hạn chế. Tuy nhiên, vì nó là một tiền thử nghiệm đơn giản, tiết kiệm và
có tính thực tiễn nên giá trị điểm cắt SCORE 6 cần được sử dụng cùng với
phân tích lâm sàng của bác sĩ để chuyển bệnh nhân nghi ngờ có MĐX thấp đo
bằng thiết bị DEXA [38].
Năm 2010 nghiên cứu của tác giả Basavilvazo – Rodriquez MA tại Tây
Ban Nha trên 201 bệnh nhân từ 55- 70 tuổi thì SCORE có Se 87%, Sp 34,6%.
[23] và một nghiên cứu của Heidi D cho AUC của SCORE có ý nghĩa hơn
các chỉ số khác từ 0,66 – 0,87 [33].
Năm 2012, Laura Gonzalez-Lopez và cộng sự đã nghiên cứu trên 191
phụ nữ Mexico mắc viêm khớp dạng thấp (VKDT) nhằm đánh giá các tiện ích
của 6 chỉ số (SCORE, ORAI, ORISIS, OST, IOF, ABONE), 2 chỉ số riêng
(Amsterdam và Amsterdam sửa đổi) trong xác định thiểu xương hoặc loãng
xương ở phụ nữ mắc VKDT; và mối tương quan của chúng với xác suất gãy
xương trong 10 năm theo đánh giá bằng Bộ công cụ đánh giá nguy cơ gãy
xương (FRAX) của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả, để dự đoán loãng xương,
SCORE cho Se cao nhất (96%), trong khi OSIRIS (87%) và ORAI (82%) cho
20
thấy Sp cao nhất. OSIRIS cũng có PPV lớn nhất (92%). Các chỉ số riêng có
Se thấp và Sp thấp (Amsterdam tương ứng ở mức 50 % và 79%; Amsterdam
sửa đổi, 56% và 70%). Tất cả các chỉ số đều có mối tương quan thấp nhưng
có ý nghĩa với mô hình FRAX [11],[37].
Năm 2014 tại Iran, Ahmadzadeh A so sánh ba chỉ số ORAI, SCORE và
OSTA. Nghiên cứu cho thấy các chỉ số làm giảm chi phí đo mật độ xương
cho các bệnh nhân nguy cơ loãng xương cao và SCORE có độ nhạy cao nhất
95% và giá trị tiên đoán âm tính có một vai trò đặc biệt [16].
Năm 2015 Crandall CJ nghiên cứu tại Bắc Mỹ chỉ ra độ nhạy của chỉ
số SCORE là trên 90% [31].
Năm 2016 Jiang X và cộng sự, có nghiên cứu tại Mỹ có kết luận
SCORE là tốt nhất để xác định phụ nữ bị loãng xương với độ nhạy 92% AUC
là 0.75 [21]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan so sánh rất nhiều công cụ
đánh giá nguy cơ loãng xương với nhau SCORE vẫn chiếm ưu thế với độ
nhạy ở nam giới là 100% với nữ giới ≥ 90%, AUC ≥ 0,8 [28].
Năm 2017 Kharroubi A va cộng sự khi nghiên cứu 382 phụ nữ từ 45 tuổi
trở lên tại Palestine, kết quả đo mật độ xương bằng máy DEXA sau đó đối
chiếu IOF, FRAX, SCORE. Cho thấy chỉ số SCORE là công cụ dự báo tốt về
nguy cơ loãng xương (phụ nữ trên 64 tuổi có nguy cơ loãng xương cao) [43].
Năm 2018 Cherian KE và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 2108 phụ
nữ sau mãn kinh nông thôn ở Ấn Độ, được đánh giá bằng các công cụ
SCORE, ABONE, ORAI, OSTA và FRAX, QUS, trong đó 850 đối tượng
được đo mật độ xương bằng máy DEXA. Kết quả độ nhạy của SCORE,
ABONE, OSTA, ORAI, FRAX, và QUS lần lượt là 91,3%, 91,0%, 88,5%,
81,0%, 72,7% và 81,9%, và độ đặc hiệu là 36,0%, 33,5%, 41,7%, 52,0 %,
60,5%, và 50,3%, AUC chỉ tốt cho SCORE là 0.806, các chỉ số còn lại 0.713-
0.766. Trong đó chỉ số SCORE có độ nhạy tốt và AUC tốt để dự đoán loãng
xương . Do đó, công cụ này có thể được sử dụng ở các quốc gia để kiểm soát
21
dân số có nguy cơ loãng xương và để giúp các bác sĩ có hướng chẩn đoán và
điều trị phù hợp [29].
Chỉ số SCORE đã được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nơi trên thế
giới cho thấy chỉ số đã được quan tâm và có những giá trị nhất định.
1.3.4. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE tại Việt Nam
Tại Việt Nam có duy nhất 1 nghiên cứu về chỉ số SCORE của Đậu
Thế Hiệp nghiên cứu đánh giá nguy cơ loãng xương theo chỉ số SCORE
trên 290 bệnh nhân nữ đã mãn kinh tại bệnh viện Bạch Mai. Sau đó so sánh
với đo mật độ xương bằng DEXA kết quả là:
+ Điểm cut off = 6: Se 95,1% và Sp 20,9 %.
PPV 87,4% và NPV 42,9%.
AUC 0,776.
+ Điểm cut off = 14: Se 39,3% và Sp 93,3%.
PPV84,6% và NPV62,2%
AUC 0,779.
Cũng cho thấy chỉ số này có giá trị và có ý nghĩ thực tiễn.
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 300 phụ nữ trên 45 tuổi đến khám tại phòng khám Cơ xương
khớp Bệnh viện TW Thái Nguyên
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Nữ giới trên 45 tuổi.
+ Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán loãng xương và đang điều trị loãng xương.
+ Bệnh nhân mất trí nhớ hoặc trí nhớ kém ảnh hưởng đến quá trình thu
thập thông tin chính xác.
+ Bệnh nhân không đo đựơc MĐX được bằng phương pháp DEXA
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu: Dựa theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu tìm độ nhạy
hoặc độ đặc hiệu của một phương pháp chẩn đoán.
Z²α x Pse x (1 - Pse)
n =
Pdis x w2
Trong đó:
Pse: độ nhạy của chỉ số SCORE (Pse= 0,91) (Theo nghiên cứu chỉ số
SCORE của Evar Lydick 1998) [40].
Z²α là hằng số phân bố chuẩn (Zα = 1,96 khi α= 0,05).
w : sai số của 2 xác suất dương tính thật và âm tính thật = 0,07.
23
Pdis là tỷ lệ mắc bệnh (24,6%) (Theo Đặng Hồng Hoa, Đoàn Văn Đệ,
Hoàng Đức Kiệt (2008). Nghiên cứu mật độ xương vùng cổ xương đùi của
người bình thường bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép) [4].
Thay vào công thức n ≈ 261. Trong thời gian nghiên cưú chúng tôi lấy
được 300 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích: Bệnh nhân nữ trên 45 tuổi đo được mật độ
xương bằng phương pháp DEXA và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
Địa điểm : Phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu, biến số nghiên cứu
2.3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
+ Chủng tộc
+ Nhóm tuổi
+ BMI
+ Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi.
+ Tiền sử VKDT
+ Tiền sử dùng Estrogen
+ Tình trạng mãn kinh
+ Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score.
2.3.1.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang
điểm SCORE
+ Nhóm tuổi
+ BMI
+ Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi.
+ Tiền sử VKDT
24
+ Tiền sử dùng Estrogen
+ Tình trạng mãn kinh
+ Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score.
+ Điểm SCORE
2.3.1.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE
+ Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score.
+ Điểm SCORE
+ Se : Độ nhạy.
+ Sp : Độ đặc hiệu.
+ PPV : Giá trị dự báo dương tính.
+ NPV : Giá trị dự báo âm tính.
+ AUC : Diện tích dưới đường cong ROC.
+ Điểm cut off.
2.3.2. Phương pháp thu thập nghiên cứu
2.3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
+ Chủng tộc (Nhìn, hỏi): Người Việt Nam không phải chủng tộc da đen.
+ Tuổi (Hỏi): Phân loại tuổi theo WHO 2013 dành cho nguời châu Á
chia làm 4 nhón tuổi: 46 – 54; 55 – 64; 65 - 7 4; trên 74 tuổi [53].
+ Cân nặng: sử dụng cân chuẩn được kiểm tra, kiểm định thường xuyên.
+ Chiều cao: Đo bằng thước dây chuẩn, các chữ số rõ nét.
+ BMI (lấy cân nặng chia chiều cao bình phương hoặc đo bằng máy
DEXA) được chia làm 3 mức theo WHO 2004 dành cho người châu Á: [53].
• BMI < 18,5 là gầy
• 18,5 < BMI < 24,9 là bình thường
• BMI > 25 là béo phì
+ Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi: Bất kỳ xương nào trên cơ thể gẫy tự
nhiên hoặc sau một sang chấn nhẹ sau tuổi 45. Với cột sống trên Xquang có
hình ảnh gãy ngang đốt sống, lún ở trung tâm, xẹp hình chêm hay hình bánh
25
kẹp được coi là gãy xương tự nhiên. Dựa vào kết quả chụp X quang hiện tại
hoặc hỏi và xem kết quả X quang bệnh nhân chụp trước đây.
+ Tiền sử VKDT: Coi là có khi bệnh nhân được chẩn đoán rõ ràng theo
tiêu chuẩn ACR 1987 hoặc EULAR 2010 qua thăm khám và hồ sơ, bệnh án.
+ Tiền sử dùng Estrogen (Hỏi): Được coi là sử dụng Estrogen nếu
ĐTNC có sử dụng các sản phẩm chứa Estrogen như thuốc tránh thai, Bảo xuân,
Novasoy, Isoflavone, EstroG 100, Niveal, Tây Thi... Nghiên cứu chỉ khảo sát
tiền sử có sử dụng Estrogen [43].
+ Tình trạng mãn kinh (Hỏi): gồm chưa mãn kinh và đã mãn kinh.
Bệnh nhân đã mãn kinh thì thời gian mãn kinh chia làm 3 mốc : [13].
• Duới 10 năm
• Từ 10 – 20 năm
• Trên 20 năm
+ Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score:
Đo mật độ xương: Các bệnh nhân trên 45 tuổi được chọn đo mật độ
xương bằng máy DEXA hãng sản xuất MEDIX DR của Pháp, điều dưỡng
chuẩn bị bệnh nhân và thực hiện các thao tác trên màn hình máy tính, bác sĩ
chuyên khoa Cơ xương khớp đọc kết quả tại phòng khám Cơ xương khớp
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Bệnh nhân được đo tại 2 vị trí cột sống
thắt lưng và cổ xương đùi. Cột sống thắt lưng đo mật độ xương của L1, L2,
L3, L4. Cổ xương đùi đo tại vị trí cổ, mấu chuyển lớn, liên mấu chuyển và
tam giác Ward. Kết quả đo mật độ xương ở CSTL được tính bằng trung bình
cộng của các chỉ số ở các vùng được đo ở cột sống thắt lưng. Kết quả MĐX ở
cổ xương đùi được tính bằng trung bình cộng các chỉ số được đo tại cổ xương
đùi. Đánh giá MĐX theo WHO 1994:
- Bình thường: T-score > -1SD
- Giảm MĐX: -2.5 SD < T-score ≤ -1SD
- Loãng xương: T-score ≤ -2,5SD
26
- Loãng xương nặng: T-score ≤ -2,5 SD và có ≥ 1 lần gãy xương.
Bệnh nhân có T-score ≤ -2,5SD ở bất kỳ cột sống thắt lưng hay cổ
xương đùi được chẩn đoán loãng xương.
Hình 2.1. Đo MĐX bằng máy MEDIX DR
2.3.1.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi
bằng thang điểm SCORE
+ Chủng tộc: Da đen: 0 điểm, không phải da đen: 5 điểm
+ Tuổi: 3 điểm được thêm vào cho mỗi 10 năm tuổi (3 lần chữ số đầu
tiên của tuổi)
+ Tiền sử mắc VKDT: có: 4 điểm, không có: 0 điểm
+ Gãy xương không do chấn thương : 4 điểm cho mỗi vị trí gãy xương.
+ Tiền sử sử dụng Estrogen: Có: 0 điểm, không: 1 điểm
+ Trọng lượng: 1 điểm được trừ cho mỗi 4,5 kg trọng lượng cơ thể
+ Tính điểm Score : (Điểm tuổi + Điểm tiền sử gãy xương + Điểm chủng
tộc + Điểm tiền sử VKDT + Điểm dùng estrogen) – (Điểm cân nặng) .
+ Phân loại chỉ số SCORE [43]:
• Trên 16 điểm : Nguy cơ cao. Đây là nhóm bệnh nhân nguy cơ cao bị
loãng xương, có thể điều trị ngay nếu không có điều kiện đo MĐX.
27
• 7 – 15 điểm: Nguy cơ trung bình. Bệnh nhân có thể bị giảm MĐX,
cần đo MĐX bằng DEXA và cân nhắc chỉ định điều trị.
• 0 - 6 điểm: Nguy cơ thấp. Có thể không cần đo MĐX vì ít có nguy cơ
giảm MĐX.
+ Tính điểm SCORE trung bình theo:
• Nhóm tuổi: 46 – 54; 55 – 64; 65 - 7 4; trên 74 tuổi
• BMI: BMI < 18,5; 18,5 < BMI < 24,9; BMI >25
• Đặc điểm mãn kinh: đã mãn kinh, chưa mãn kinh.
• Thời gian mãn kinh : >10 năm; 10 – 20 năm; > 20 năm.
• MĐX : T-score > -1SD; -2.5 SD < T-score ≤ -1SD; T-score ≤ -2,5SD
• Tiền sử gẫy xương
• Tiền sử viêm khớp dạng thấp
• Tiền sử dùng estrogen.
2.3.1.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE.
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 và Exel tính Se, Sp, vẽ đồ thị
đường cong ROC, AUC, của các điểm SCORE tương ứng với T-score < -1 và T-
score ≤ -2,5. Sau đó chọn điểm cut off . Tính PPV, NPV của điểm cut off.
2.4. Xử lí số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Exel [6]
+ Các công thức tính toán
Bảng 2.1. Liên hệ nhóm bệnh và không bệnh
Xét nghiệm Có bệnh Không bệnh Tổng số
(+) a b a+b
(-) c d c+d
Tổng số a+c b+d a+b+c+d
a: có bệnh và xét nghiệm (+)
b: không bệnh nhưng xét nghiệm (+)
c: có bệnh nhưng xét nghiệm (–)
28
d: không bệnh và xét nghiệm (–)
a
• Độ nhạy (Se) =
a+c
d
• Độ đặc hiệu (Sp) =
b + d
a
• Giá trị dự đoán dương tính (PPV) =
a + b
d
• Giá trị dự đoán âm tính (NPV) =
c + d
a.d
• Nguy cơ tương đối OR =
b.c
• Xác xuất dương tính giả: 1 – Sp
• Xác xuất âm tính giả: 1- Se
+ Phân tích đường cong ROC
• Sử dụng mục ROC cuver trong SPSS tính được AUC, độ nhạy và
1 – Sp. Sau đó coppy sang Exel tính Sp. Từ đó ta sẽ tìm điểm điểm cắt.
Bảng 2.2. Giá trị AUC
AUC Ý nghĩa
>0.90 Rất tốt
0.80 đến 0.90 Tốt
0.70 đến <0.80 Trung bình
0.60 đến <0.70 Không tốt
0.50 đến <0.60 Vô dụng
+ Xác định điểm cut off:
• Xác định điểm J = (Se + Sp) – 1
• Xác định điểm d = (1-Se)2
+ (1 - Sp)2
Điểm cut off sẽ là giao điểm của J max và d min hoặc J max và d max
29
2.5. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng khoa học và
đạo đức nghiên cứu của truờng Đại học Y Duợc Thái Nguyên, khoa Cơ
Xương Khớp - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp
đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến bệnh nhân
được đảm bảo giữ bí mật.
Sơ đồ nghiên cứu
.
Nữ giới > 45 tuổi (n = 300)
Hỏi bệnh và thăm khám
Tính điểm SCORE
Đo MĐX bằng phương
pháp DEXA
Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng
xương của thang điểm SCORE ở các đối
tượng trên.
Khảo sát các yếu tố nguy cơ
30
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi
n %
(X ± SD) Min Max
46 – 54 86 28,6
62,7 ± 11,067 46 91
55 – 64 66 22
65 – 74 100 33,4
> 74 48 16
Tổng 300 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ ĐTNC ở độ tuổi 65-74 là cao nhất 33,4%, tuổi trung bình
62,7, tuổi thấp nhất 46, tuổi cao nhất 91.
7,3%
80,3%
12,3%
<18,5 (n=22) 18,5-24,9
(n=241)
≥25 (n=37)
Cân nặng trung bình: 51,8 , Min 34; Max 87
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm BMI, cân nặng của ĐTNC
Nhận xét
- Tỷ lệ người gầy chỉ chiếm 7,3%, người thừa cân - béo phì chiếm 12,3%. Đa
số ĐTNC nằm trong nhóm BMI bình thuờng 80,3 %.
31
- Cân nặng trung bình của ĐTNC là 51,8.
22%
78%
30,70% 30%
42,70%
Chưa MK Đã MK VKDT Gẫy xuơng Dùng
Estrogen
Series1
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử
Nhận xét: - Đa số ĐTNC đã mãn kinh chiếm 78%.
- Có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT chiếm tỉ lệ 30,7% và có 90/300
ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7%, có 128/300 ĐTNC có tiền
sử gãy xương toàn bộ gãy 1 vị trí chiếm 30%.
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mãn kinh của những đối tượng đã mãn kinh
Thời gian mãn kinh n %
(X ± SD)
(Min, Max)
< 10 năm 59 25,2
18,6 ± 0,78
(1 ; 46)
10 – 20 năm 89 38
> 20 năm 86 36,8
Tổng 234 100
Tuổi MKTB 52,7 ± 4,6
Nhận xét:
- Thời gian mãn kinh trung bình 18,6 năm, tuổi mãn kinh trung bình 52,7.
Tiền sử
32
Bảng 3.3. Đặc điểm MĐX đo bằng phương pháp DEXA
T-score n %
(X ± SD)
(Min; Max)
Bình thường 63 21 0,259±0,79
Giảm MĐX 31 10,3 -1,5±0,41
Loãng xương 206 68,7 -3±0,72
Tổng 300 100 -2,1±1,5
(-5,3 ; 3,3)
Nhận xét:
- Tỉ lệ loãng xương của ĐTNC là 68,7% , giảm MĐX chiếm 10,3%.
- T-score giảm dần theo mức độ mất xương
15,1%
4,0%
18,6%
75,8%
88,0%
97,9%
57,0%
9,1% 8,0% 2,1%
24,4%
46-54 tuổi 55-64 tuổi 65-74 tuổi ≥75 tuổi
Bình thường
Giảm MĐX
Loãng xương
Biểu đồ 3.3. Tình trạng MĐX của ĐTNC theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Tỉ lệ loãng xương cao nhất ở lứa tuổi ≥ 75 là 97,9 %, giảm MĐX cao
ở độ tuổi 46-54 16,8% .
33
Bảng 3.4. Chỉ số T-score trung bình theo nhóm tuổi và BMI của ĐTNC
T-score
Đặc điểm
(X ±SD) p
Nhóm tuổi
46 – 54 (n=86) -0,79±1,5
< 0,001
55 – 64 (n=66) -2,19±1,18
65 – 74 (n=100) -2,76±1,06
≥ 75 (n=48) -3,32 ±0,69
BMI
< 18,5 -3,13±0,93
< 0,001
18,5 – 24,9 -2,15±1,48
> 24,9 -1,65±1,69
Nhận xét:
- Giá trị T-score trung bình giảm dần theo độ tuổi, ngược lại BMI càng
tăng thì T-score trung bình càng tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001
Bảng 3.5. Chỉ số T-score trung bình với đặc điểm mãn kinh của ĐTNC
Chỉ số
Tình trạng mãn kinh
T-score
(X ±SD)
Chưa mãn kinh(n=66) -0,41 ± 1,41
Đã mãn kinh (n=234) -2,6 6± 1,11
Thời gian mãn
kinh
<10 năm -2,07 ± 1,13
10 – 20 năm -2,7 3±0,989
> 20 năm -3 ± 1,11
p < 0,001
Nhận xét:
- Giá trị T-score trung bình có sự khác biệt giữa hai nhóm mãn kinh và
chưa mãn kinh .
- Giá trị T-score trung bình giảm dần theo thời gian mãn kinh, thời
gian mãn kinh càng lâu thì MĐX càng giảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001.
34
Bảng 3.6. Chỉ số T-score trung bình theo tiền sử VKDT, dùng
Estrogen, gẫy xương
Chỉ số
Tiền sử
T-score
(X ± SD)
p
VKDT
Có -2,81 ± 0,64
<0.001
Không -1,87 ± 1,68
Dùng Estrogen
Có -0,98 ± 1,55
<0.001
Không -2,67 ± 1,16
Gãy xương Có -3,08 ± 0,89
<0.001
Không -1,48 ± 1,5
Nhận xét:
- Chỉ số T-score thấp hơn có ý nghĩ thống kê ở các nhóm có tiền sử VKDT
thấp, gẫy xương và không dùng estrogen với p < 0,001.
3.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang
điểm SCORE
Bảng 3.7. Đặc điểm phânmức điểm SCORE
Phân mức điểm SCORE n %
> 15 151 50,3
7 – 15 104 34,7
< 7 45 15
Nhận xét:
- Nhóm ĐTNC có chỉ số SCORE > 15 (Nguy cơ cao) chiếm tỷ lệ cao
nhất 50,3 %.
35
Bảng 3.8 . Điểm SCORE trung bình theo độ tuổi của ĐTNC
Nhóm tuổi
SCORE trung bình
(X ±SD)
Min Max p
46 – 54 8,08 ± 3,85 2 21
<0,001
55 – 64 13,79 ±4,29 4 22
65 – 74 17,58 ±3,47 6 29
≥ 75 22,21 ± 3,45 16 34
Tổng (n= 300) 14,76 ±6,22 2 34
Nhận xét:
- Mức điểm SCORE tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì SCORE càng
cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
Bảng 3.9. Điểm SCORE trung bình với đặc điểm mãn kinh
Tình trạng mãn kinh
SCORE trung bình
(X ±SD)
Min Max p
Chưa mãn kinh 7,06 ± 3,37 2 16
<0,001
Đã mãn kinh 16,94 ± 4,99 4 34
Nhận xét:
- Điểm SCORE trung bình có sự khác biệt giữa hai nhóm chưa mãn
kinh và đã mãn kinh p < 0,001.
Bảng 3.10. Điểm SCORE trung bình với thời gian mãn kinh
Thời gian mãn kinh
SCORE trung bình
(X ± SD)
Min Max p
< 10 năm 11,95± 3,72 4 21
<0,001
10 – 20 năm 16,39 ± 3,51 5 22
> 20 năm 20,92 ± 3,53 11 34
Nhận xét:
- Điểm SCORE trung bình tăng dần theo thời gian mãn kinh, với p <0,001.
36
Bảng 3.11. Điểm SCORE trung bình theo tiền sử VKDT, dùng Estrogen,
gãy xương
Tiền sử
SCORE trung bình
(X ±SD)
Min Max
p
VKDT
Có 16,79 ± 3,68 7 28
<0,001
Không 13,87 ± 6,87 2 34
Dùng Estrogen
Có 8,52 ± 4,04 2 21
<0,001
Không 17,44 ± 4,94 4 34
Gãy xương
Có 19,16 ± 3,90 7 34
<0,001
Không 11,49 ± 5,58 2 28
Nhận xét:
- Điểm SCORE trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTNC
có tiền sử VKDT, gãy xương, không dùng estrogen với p <0,001.
Bảng 3.12. Điểm SCORE trung bình theo BMI của ĐTNC
Nhóm BMI (kg/m2)
SCORE trung bình
(X ±SD)
Min Max p
<18,5 (n=22) 19,77±6,6 3 34
< 0,001
18,5-24,9 (n=241) 14,88±5,8 4 29
>24,9 (n=37) 11,03±6,1 2 28
Nhận xét:
- Điểm SCORE tăng nghịch biến với BMI, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p <0,001.
37
Bảng 3.13. Điểm SCORE trung bình theo chỉ số T- score của ĐTNC
T SCORE
SCORE trung
bình
(X ±SD)
Min Max p
> -1 6,81 ± 2,57 3 34
< 0,001
-2,4 – (-1) 10,23 ± 5,01 2 28
≤ -2,5 17,88 ± 4,29 3 14
Nhận xét:
- Điểm SCORE trung bình tăng nghịch biến với chỉ số Tscore, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
38
3.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xuơng của thang điểm
SCORE ở các đối tượng trên
Bảng 3.14. Độ nhạy độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -1
Cut off Se Sp
1,00 100 0
2,50 99,6 0
3,50 99,2 3,1
4,50 98,7 19,0
5,50 97,5 36,5
6,50 96,6 58,7
7,50 94,5 68,2
8,50 93,2 71,4
9,50 90,7 79,3
10,50 89,9 90,4
11,50 86,1 96,8
12,50 80,2 96,8
13,50 75,5 98,4
14,50 71,7 1
15,50 66,2 1
16,50 58,2 1
17,50 49,4 1
18,50 40,9 1
19,50 34,2 1
20,50 20,3 1
21,50 13,5 1
22,50 8,4 1
23,50 6,3 1
24,50 4,2 1
26,00 3,4 1
27,50 25 1
28,50 1,3 1
31,50 0,4 1
35,00 0,000 1
Nhận xét:
- Khi chỉ số SCORE tăng lên thì độ nhạy giảm và độ đặc hiệu tăng lên.
- Với T-score ≤ -1 tại 3 điểm cut off có Se, Sp cao nhất là 12, 13, 14. Chỉ số
SCORE có Se lần lượt là 86,1%, 80,2%, 75,7%; Sp lần lượt là 96,8%, 96,8%,
98,4%.
39
Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC với T-score ≤ -1.
Nhận xét: - Diện tích dưới đường cong AUC của SCORE với
T-score ≤ -1 là 0,95 . Đây là kết quả rất tốt.
Bảng 3.15. Chỉ số SCORE tại cut off 12 với T- score ≤ -1
SCORE T- score ≤-1 SD T- score >-1 SD
OR
(95%CI)
>12 (n=192) 189 3 OR=81,7
p<0,001
PPV= 98,4%
NPV=56,4%
≤12(n=108) 47 61
Tổng (n=300) 243 47
Nhận xét:
- Có mối liên quan chặt chẽ giữa chỉ số SCORE và T-score. Nếu
ĐTNC có chỉ số SCORE >12 thì nguy cơ mắc MĐX thấp cao gấp 81,7 lần so
với ĐTNC có SCORE <12.
40
Bảng 3.16. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -2,5
Cut off Se Sp
1,00 1,000 0
2,50 1,000 0
3,50 99,5 3,1
4,50 99 13,8
5,50 99 28,7
6,50 99, 45,7
7,50 98,5 56,3
8,50 98,5 61,7
9,50 96,6 69,1
10,50 96,1 77,6
11,50 94,2 87,2
12,50 89,3 91,4
13,50 85,4 95,7
14,50 81,1 96,8
15,50 74,8 96,8
16,50 65,5 96,8
17,50 55,3 96,8
18,50 46,1 97,8
19,50 38,3 97,8
20,50 22,8 98,9
21,50 15 98,9
22,50 9,2 98,9
23,50 6,8 98,9
24,50 4,4 98,9
26,00 3,4 98,9
27,50 2,4 98,9
Nhận xét:
- Khi chỉ số SCORE tăng lên thì độ nhạy giảm và độ đặc hiệu tăng lên.
- Với T-score ≤ -2,5 có 3 điểm cut off 13, 14, 15 có Se, Sp cao nhất.
Chỉ số SCORE có Se lần lượt là 89,3%; 85,4%; 81,1%; Sp lần lượt là 91,4%,
95,7%; 96,8%.
41
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC với T-score ≤ -2,5
Nhận xét:- Diện tích dưới đường cong AUC của SCORE với
T-score ≤ -2,5 là 0,95. Chỉ số này là rất tốt.
Bảng 3.17. Chỉ số SCORE tại cut of 15 với T- score ≤ -2,5
SCORE T- score ≤ -2,5 T- score > -2,5
OR
(95%CI)
> 15 (n=157) 153 4 OR=66,9
p<0,001
PPV= 97,4%
NPV=63,6 %
≤ 15 (n=143) 52 91
Tổng (n=300) 205 95
42
Nhận xét:
- Có mối liên quan chặt chẽ giữa chỉ số SCORE và T-score. Nếu ĐTNC
có chỉ số SCORE > 15 thì nguy cơ bị loãng xương cao gấp 66,9 lần so với
ĐTNC có SCORE < 15.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số SCORE và T-score về nguy cơ và tình
trạng loãng xương.
T- score
SCORE
≤-2,5 -2,4 – (-1) >-1 Tổng
p
n % n % n % N %
>15 148 98 3 2 0 0 151 50,4
< 0,001
7-15 56 53,8 22 21,2 26 25 104 34,6
< 7 2 4,4 6 13,3 37 82,2 45 15
Tổng 206 68,7 31 10,3 63 21 300 100
Nhận xét:
- Có mối liên quan chặt chẽ giữa nguy cơ loãng xương theo chỉ số
SCORE với đo MĐX (T-score) với p < 0,001.
- Tỷ lệ loãng xương ở nhóm nguy cơ cao theo chỉ số SCORE (98%) lớn
hơn nhiều so với tỷ lệ loãng xương ở nhóm nguy cơ thấp (4,4%).
Bảng 3.19. Giá trị chỉ số SCORE trong sàng lọc loãng xương
Chỉ số SCORE
Dự đoán MĐX thấp
(T-score≤-1SD)
Dự đoán loãng xương
(T-score≤-2,5SD)
Điểm cut off 12 15
OR 81,7 66,9
Se 86,1% 81,1%
Sp 96,8% 96,8%
AUC 0,95 0,95
PPV 98,4% 97,4%
NPV 56,4% 63,6%
p < 0,001 < 0,001
43
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 300 nữ giới trên 45 tuổi được điều
tra về lâm sàng có tuổi trung bình là 62,7 ± 11, cao nhất là 91. Nhóm tuổi từ
65 - 74 chiếm 33,4% trong đó nhóm tuổi trên 75 chiếm 16% đây là nhóm có
nguy cơ loãng xương và gãy xương cao (Bảng 3.1). Các nghiên cứu trong và
ngoài nước khẳng định tuổi càng cao tỷ lệ loãng xương càng tăng do mất cân
bằng quá trình tạo xương giảm huỷ xương tăng, sự hấp thu caxi giảm ở ruột,
tăng thải caxi ở ống thận, chế độ ăn kém và có nhiều bệnh kết hợp.
4.1.2. Cân nặng, BMI
Cân nặng trung bình của ĐTNC là 51,8 ± 2,7kg. Nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả nghiên cứu tương tự Nguyễn Trung Hòa (2015) có kết quả cân
nặng trung bình 53,7 kg tương tự chúng tôi nhưng SD cao hơn chúng tôi.[8].
Nghiên cứu của Vũ Kim Hải (2017) có cân nặng trung bình 52,3 ± 8,3 tương
tự chúng tôi nhưng SD cao hơn [9]. Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp có kết quả
là 52,5 ± 3,1 thì gần sát với kết quả nghiên cứu của chũng tôi nhất [2].
BMI trung bình của các ĐTNC trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,2
± 2,8 kg/m2
(Biểu đồ 3.1), của Nguyễn Trung Hòa là 23,7±3,3[8]; Đậu Thế
Hiệp 22,9 ± 3,1[2], Vũ thị Kim Hải 22,2 ± 3 [9]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi và các tác giả cũng tương tự nhau.
M. Karkucak và cộng sự khi nghiên cứu chỉ số SCORE ở 177 phụ nữ
trên 45 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ, có độ tuổi trung bình là 59,4 tương tự chúng
tôi, nhưng cân nặng trung bình là 53,7 kg cao hơn chúng tôi[40].
Độ tuổi trung bình của 208 phụ nữ trong nhóm xác nhận chỉ số SCORE
của Eva Lydick là 63±9,5, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [40], tuy nhiên
cân nặng trung bình của nhóm này không thấy ghi nhận.
44
4.1.3. Đặc điểm về tiền sử
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 78% đã mãn kinh, chưa mãn
kinh 22% ( Biểu đồ 3.2). Các nghiên cứu loãng xương chủ yếu trên đối tượng
đã mãn kinh nhưng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả đối tuợng chưa mãn
kinh. Tuổi mãn kinh trung bình của các ĐTNC: 52,7,8±4,6 (Bảng 3.2),
Nguyễn Trung Hòa 48,3± 4,1[8], Đậu Thế Hiệp 48,8 ± 3,6 [2]. Kết quả của
chúng tôi có cao hơn một chút so với 2 tác giả trên vì độ tuổi trung bình của
chúng tôi cao hơn, nhóm ĐTNC ≥ 55 tuổi chiếm chiếm tỉ lệ cao 71,4%.
Có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT chiếm tỉ lệ 30,7% (Biểu đồ 3.2) .
Đậu Thế Hiệp là 9,3% [2], Vũ Kim Hải là 11,2%. tỉ lệ của chúng tôi cao hơn
gấp 3 lần so với 2 nghiên cứu này vì bệnh nhân có nhận thức hơn về bệnh và
đi khám tại các cơ sở y tế nhiều hơn. Hơn nữa khoa Cơ xương khớp ngày
càng đông bệnh nhân từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến khám và trị nên số
bệnh nhân đuợc phát hiện cao hơn.
Có 128/300 ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7% (Biểu
đồ 3.2) cao hơn nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp (20%) vì chất lượng cuộc sống
được nâng lên, bệnh nhân nữ có xu hướng làm đẹp nên nhu cầu dùng các
thuốc nội tiết để trẻ hoá cơ thể và ý thức phòng tránh thai cao hơn.
Có 90/300 ĐTNC có tiền sử gãy xương toàn bộ gãy 1 vị trí chiếm 30%
(Biểu đồ 3.2). Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ gẫy xương tự nhiên cao vì
chúng tôi coi bất kỳ xương trên cơ thể gẫy không do chấn thương ngoại trừ
các bệnh lý về xương khác được coi là gẫy xương tự nhiên. Với cột sống trên
Xquang có hình ảnh lún xẹp đốt sống được coi là gẫy xuơng tự nhiên mà
trong nghiên cứu của chúng tôi có 49,4% bệnh nhân trên 64 tuổi. Nhóm đối
tượng này có nguy cơ rất cao về gẫy xương. Khi chụp Xquang thì có tới 95 %
nhóm đối tượng này có hình ảnh lún xẹp đốt sống. Các nghiên cứu khác chỉ
lấy gẫy xương cổ tay, xương đùi, xương sườn là gãy xương tự nhiên.
45
4.2. Đặc điểm về MĐX đo bằng phương pháp DEXA của ĐTNC
4.2.1. Tỷ lệ loãng xương theo T- score của ĐTNC
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương 68,7%, 10,3% bị giảm
MĐX và có 21% ĐTNC có MĐX bình thường (Bảng 3.3).
Đặng Hồng Hoa (2008) nghiên cứu 1034 đối tượng cả nam và nữ trên
địa bàn Hà Nội tuổi từ 15 - 84 bằng máy DEXA Unigamma, có sử dụng giá
trị tham chiếu cho người Việt Nam thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50
tuổi là 24,6% [3].
Hoàng Thị Bích (2015) nghiên cứu 650 phụ nữ từ 60 tuổi tỷ lệ loãng
xương là 69,1% [7]. Đậu Thế Hiệp 48,3%, Vũ thị Kim Hải 79%. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Hoàng thị Bích, cao hơn kết quả của Đậu
Thế Hiệp nhưng nhỏ hơn nghiên cứu của tác giả Vũ thị Kim Hải [2],[9] vì tình
trạng lạm dụng thuốc nam nhiều trên, tuổi trung bình cao, sự hiểu biết về phát
hiện , phòng và điều trị loãng xương chưa tốt, hoạt động thể lực còn hạn chế.
4.2.2. Đặc điểm MĐX của ĐTNC
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi MĐX tính theo chỉ số T-score trung bình
là 2,1±1,5, thấp nhất là -5,3 lớn nhất là 3,3. Giá trị T-score trung bình giảm dần
theo mức độ mất xương có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 (Bảng 3.3).
Kết quả nghiên của tác giả Đậu Thế Hiệp có Tsore trung bình là -
2,31±1,46, Vũ thị Kim Hải là 2,6±1,26. Tsore cũng giảm dần theo mức độ
loãng xương [2],[9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả
nghiên cứu của tác giả Đậu Thế Hiệp và Vũ thị Kim Hải vì ĐTNC của chúng
tôi bao gồm cả phụ nữ chưa mãn kinh.
4.2.3. Mối liên quan giữa MĐX và một số yếu tố nguy cơ của ĐTNC
4.2.3.1. Tuổi
T-score giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì MĐX càng giảm, sự
liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Bảng 3.4). Do vậy, tỷ lệ loãng
xương cũng tăng theo độ tuổi: ở lứa tuổi 46-54, tỷ lệ loãng xương là 24,4 %;
46
55-64 tuổi loãng xương tăng lên 75,8%, 65-74 tuổi tỷ lệ này là 80%, còn từ 75
tuổi trở lên thì 100% các ĐTNC bị giảm MĐX và loãng xương, trong đó
loãng xương là 97,3% (Biểu đồ 3.3).
Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu tình hình ở phụ nữ trên 45 tuổi tại
quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm
tuổi: 45-49; 50-54; 55-59; 60-64; 65-69; 70-74; 75-79; ≥ 80 lần lượt là 7,2%;
15,2%; 30,9%; 53,2%, 61,9%, 70,3%, 84,8% và 85,7% [8]. Tuổi càng cao thì
khả năng mắc bệnh càng cao, sự liên quan có ý nghĩa thống kê p <0,001.
Hoàng Thị Bích, Đậu Thế Hiệp, Vũ thị Kim Hải cũng chỉ ra tuổi càng
cao thì MĐX càng giảm. Đây là loãng xương tuổi già, hậu quả của sự mất
xương từ từ trong nhiều năm [2],[7],[9].
Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương. Chức năng
của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở
người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy
giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận.
4.2.3.2 BMI
Những người có tầm vóc nhỏ có khối lượng xương thấp hơn nên dễ có
nguy cơ loãng xương. T-score liên quan chặt chẽ với BMI, BMI càng thấp thì
MĐX cũng càng thấp và ngược lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,00 (Bảng 3.4).
Một số tác giả trong và ngoài nước cũng nhận thấy BMI thấp là yếu tố
nguy cơ loãng xương. Theo Tào Thị Minh Thúy (2015) người có BMI thấp có
nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 4,368 lần người khác (95%CI: 1,603-
11,906) [7]. Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu trên 898 người dân từ 45
tuổi trở lên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thấy người có BMI thấp có nguy
cơ mắc loãng xương gấp 2,6 lần người có BMI bình thường [8]. Theo
Asomaning K, người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn 1,8
47
lần người có BMI bình thường [20]. Jiang X và cộng sự nghiên cứu phụ nữ
tuổi từ 50-64 thấy BMI < 18,5 là yếu tố nguy cơ loãng xương [21] .
4.2.3.3.Tình trạng mãn kinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 66 ĐTNC chưa mãn kinh, 234
ĐTNC đã mãn kinh, tuổi mãn kinh trung bình của đối tượng nghiên cứu là:
52,7±4,6 , mãn kinh < 10 năm chiếm tỉ lệ 19,7%, 10 -19 năm 29,7%, trên 20
năm 28,7% (Bảng 3.5).
MĐX giảm dần theo thời gian mãn kinh: thời gian mãn kinh càng dài
thì MĐX càng giảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tuy
nhiên có sự khác biệt về MĐX giữa 2 nhóm đã mãn kinh và chưa mãn kinh
(Bảng 3.5). Vũ Đình Chính (1996) nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh tại Hải
Hưng thấy tỷ lệ loãng xương tăng theo thời gian mãn kinh, tốc độ mất xương
trung bình là 1,97±1,59% năm, tốc độ mất xương có xu hướng nhanh trong
vòng 10-15 năm đầu sau mãn kinh, 20 năm sau mãn kinh thì tốc độ mất
xương giảm đáng kể [10]. Pouilles JM (1995) theo dõi MĐX theo thời gian của
81 phụ nữ đã mãn kinh bằng DEXA thấy có sự mất xương nhanh ngay sau khi
mãn kinh [39].
Có hiện tượng này là do sau khi mãn kinh có sự sụt giảm Estrogen dẫn
tới giảm mật độ xương một cách nhanh chóng. Năm 1940 Albright là người
đầu tiên đã tìm thấy được mối liên hệ giữa loãng xương và giảm chức năng
của buồng trứng ở phụ nữ. Sau đó nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định kết
luận của Albright. Tăng tốc độ mất xương sau mãn kinh là nguyên nhân chính
gây loãng xương ở phụ nữ (loãng xương sau mãn kinh) [53].
Một số nghiên khác lại cho kết quả khác về mối liên quan giữa loãng
xương và mãn kinh sớm. Hoàng Thị Bích nghiên cứu ở phụ nữ ≥ 60 tuổi cũng
thấy tỷ lệ loãng xương tăng dần theo thời gian mãn kinh, nhưng người mãn kinh
hoặc cắt buồng trứng trước 45 tuổi có nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 2,0
lần so với chưa mãn kinh (95%CI: 1,47-3,57) [7]. Nghiên cứu của Tào Thị
48
Minh Thúy thấy người mãn kinh và cắt buồng trứng trước 45 tuổi có nguy cơ
loãng xương cao gấp 3,38 lần so với chưa mãn kinh (95%CI: 1,405-8,130),
người đã mãn kinh trên 5 năm có nguy cơ mắc loãng xương gấp 1,73 lần so
với những người đã mãn kinh < 5 năm [7]. Jean Hodson và cộng sự nghiên
cứu trên 200 phụ nữ mãn kinh tuổi từ 60 - 69 thấy mãn kinh hoặc cắt buồng
trứng trước 45 tuổi là một yếu tố nguy cơ loãng xương [48].
4.2.3.4.Tiền sử mắc VKDT
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT
chiếm tỉ lệ 30,7% (Biểu đồ 3.2). Theo bảng 3.6, T-score ở nhóm có tiền sử
VKDT thấp hơn ở nhóm không có tiền sử VKDT, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001.
Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh người mắc
VKDT có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người không mắc VKDT.
Nghiên cứu của Tào Thị Minh Thúy (2015) cho kết quả: người bị VKDT
chiếm 20,8% ở nhóm loãng xương, 12,6% ở nhóm không loãng xương; người bị
VKDT có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn 1,83 lần so với người không bị
VKDT có ý nghĩa thống kê (OR 1, 95%CI: 037-3,206; p<0,05) [8].
Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp, Vũ Kim Hải cho thấy MĐX ở 2 nhóm
là khác nhau với p<0,001 [2],[9].
Nghiên cứu của M. Karkucak trên 177 phụ sau ≥ 45 tuổi có tỉ lệ
VKDT 1,1% [40], còn trong nghiên cứu của Eva Lydick tỷ lệ này rất cao
chiếm 24% [43].
Theo Gough AK và cộng sự, người bị VKDT có nguy cơ bị giảm MĐX
và loãng xương cao gấp 3-4 lần so với người bình thường, và có nguy cơ gãy
xương cao gấp 4 lần ở vị tri CXĐ và gấp 5 lần ở CSTL[58].
Cortet và cộng sự nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên sự mất xương ở
bệnh nhân VKDT đã kết luận rằng: sự mất xương ở bệnh nhân VKDT đặc
biệt ở CXĐ là do sự gia tăng tốc độ chuyển hóa luân hoàn của xương [30].
49
VKDT là một bệnh tự miễn, có biểu hiện viêm mạn tính màng hoạt dịch
của khớp mà nguyên nhân chưa được biết rõ. Sự hủy hoại màng hoạt dịch khớp
mạn tính cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng khớp và tàn phế. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến MĐX ở bệnh nhân mắc bệnh VKDT như: bệnh
nhân nữ ở tuổi trung niên, sự thay đổi nội tiết liên quan đến tình trạng mãn
kinh, ảnh hưởng của các yếu tố gây viêm, sự giảm hoạt động do tình trạng
bệnh, tình trạng dinh dưỡng và sự giảm trọng lượng cơ thể do bệnh [40].
Người ta cho rằng mất xương trong bệnh VKDT là do tăng nồng độ của
các chất gây viêm (pro- inflammatory cytokines) dẫn đến tăng quá trình hủy
xương. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, giảm MĐX ở bệnh nhân VKDT
có liên quan đến sự ra tăng nồng độ của các chất chuyển hóa xương như:
PICP (procollagen type I C- terminal propeptide), PINP (procollagen type I
N- terminal propeptide) là những yếu tố phản ánh sự tạo xương và ICTP
(procollagen type I C- terminal telopeptide) là yếu tố phản ánh sự hủy xương
[31]. Ở những bệnh nhân mắc VKDT, việc xác định sớm MĐX thấp và các
yếu tố nguy cơ dẫn tới loãng xương là cần thiết vì nguy cơ gãy xương do
loãng xương ở những bệnh nhân này tăng lên cao so với những người
khác[33].
4.2.3.5. Tiền sử dùng Estrogen
Có 128/300 ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7% (Biểu đồ
3.2). Theo bảng 3.6, T-score ở nhóm có tiền sử dùng Estrogen cao hơn ở
nhóm không có tiền sử dùng Estrogen với p<0,001.
Sử dụng liệu pháp Hormone thay thế có khả năng ngăn ngừa mất
xương, giảm nguy cơ gãy xương theo nghiên cứu của Arnaud CD[19]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những ĐTNC có sử dụng các sản phẩm
chứa Estrogen thảo dược như: Bảo xuân,xuân xuân, tây thi, sắc ngọc khang
EstroG 100,thuốc tránh thai...được tính là có tiền sử sử dụng Estrogen. Sự suy
giảm Estrogen ở phụ nữ sau 45 tuổi kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho
50
tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày càng thưa, dẫn
đến loãng xương. Ở phụ nữ sử dụng Estrogen thay thế có khả năng ngăn ngừa
mất xương và tăng MĐX qua tương tác với các thụ thể estrogen trên bề mặt
của các tế bào xương, kích hoạt các gen và protein xương, và giảm hoạt động
của những cytokines kích hoạt các tế bào hủy xương làm giảm nguy cơ loãng
xương [15].
4.2.3.6 .Tiền sử gãy xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử gãy xương dựa vào kết quả X
quang hiện tại và hỏi kết quả chụp X quang của bệnh nhân từ các lần kiểm tra
trước đây. Có tới 90/300 ĐTNC có tiền sử gãy xương chiếm 30% (Biểu đò 3.2).
Tất cả chỉ gãy tại 1 vị trí. Gãy xương ở đây được xác định là gãy xương không do
chấn thương do các sang chấn tối thiểu sau tuổi 45 ở bất kỳ xương nào.
Theo bảng 3.6, MĐX ở nhóm có tiền sử gãy xương thấp hơn ở nhóm
không có tiền sử gãy xương với p<0,001.
Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu trên 898 người dân từ 45 tuổi trở
lên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thấy 5,2% ĐTNC có tiền sử bị gãy
xương do chấn thương nhẹ, người có tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ
nguy cơ loãng xương gấp 5,3 lần người không có tiền sử gãy (p<0,05) [8].
4.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi tại
phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng
thang điểm SCORE
4.3.1. Phân loại chỉ số SCORE
Trong nghiên cứu của chúng tôi 300 phụ nữ Việt Nam tuổi trên 45
được khảo sát chỉ số SCORE, có 45 người (15%) thuộc nhóm nguy cơ thấp ,
104 (34,7%) người thuộc nhóm nguy cơ trung bình và có 151 người (50,3%)
chiếm tỉ lệ cao nhất thuộc nhóm nguy cơ cao.
Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp nguy cơ thấp 7,2%, nguy cơ trung bình
70,3%, nguy cơ cao 22,4% . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác
51
nhau, nguy cơ thấp thấp hơn vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm cả
phụ nữ chưa mãn kinh và phụ nữ sử dụng Estrogen nhiều hơn, nguy cơ cao
cao hơn vì độ tuổi trung bình của chúng tôi cao hơn, thời gian mãn kinh trung
bình dài hơn, tỉ lệ gẫy xuơng tự nhiên và tỉ lệ viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Giá trị trung bình chỉ số SCORE trong nghiên cứu của chúng tôi là
14,67 ± 6,22, giá trị nhỏ nhất là 2, lớn nhất là 34 (Bảng 3.8). Hay gặp nhất là
SCORE = 20 có 33 người chiếm 11%.
Đậu Thế Hiệp nghiên cứu SCORE trung bình là 11,63±4,5 [2]
M. Karkucak và cộng sự (2008) nghiên cứu 177 phụ nữ sau mãn kinh
tại Thổ Nhĩ Kỳ cho kết quả SCORE trung bình là 7,5±4,1[40].
S. M. Cadarette1, S. B. Jaglal và T. M. Murray trên 398 phụ nữ sau
mãn kinh tuổi từ 45 ở Toronto - Canada cho kết quả giá trị SCORE dao động
từ 6 đến 24, với giá trị trung bình là 9,4 ± 4.9 [58]. Trong nhóm xác nhận của
Eva Lydick thì SCORE giao động từ 12 đến 28, không thấy ghi nhận chỉ số
SCORE trung bình [43].
Như vậy SCORE trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị cao hơn
nghiên cứu của các tác giả trên, điều này có thể giải thích vì ĐTNC của chúng
tôi 100% là người Việt Nam (không có chủng tộc da đen) và cân nặng trung
bình của phụ nữ Việt Nam thấp hơn phụ nữ nước ngoài, tỉ lệ gẫy xương tự
nhiên, viêm khớp dạng thấp, độ tuổi trung bình cao hơn, khoảng dao động
điểm SCORE của chúng tôi lớn hơn.
4.3.2. Liên quan chỉ số SCORE với một số yếu tố nguy cơ.
4.3.2.1. Tuổi
Chỉ số SCORE tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì SCORE càng cao,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001(Bảng 3.8)
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, MĐX giảm dần theo độ tuổi, và theo
đó tỷ lệ loãng xương cũng tăng theo độ tuổi. Chỉ số SCORE đã thiết lập có
52
tính toán đến yếu tố nguy cơ này. Khi tuổi tăng thêm 10, thì SCORE được
cộng thêm 3. Vì vậy, tuổi của ĐTNC tăng lên thì SCORE cũng tăng theo.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp [2].
4.3.2.2. BMI
Cân nặng, BMI cũng là một trong những yếu tố liên quan đến loãng
xương. Ở phụ nữ nhẹ cân, BMI thấp, sự mất xương xảy ra nhanh hơn và nguy
cơ loãng xương cao hơn những phụ nữ khác. Ngược lại, cân nặng cao là một
yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng tạo xương
và tăng chuyển hóa androgen của tuyến thượng thận thành estron. Như vậy
cân nặng là yếu tố ảnh hưởng cao đến MĐX và cũng là một trong những yếu
tố nguy cơ lâm sàng trong chỉ số SCORE, cân nặng là số trừ trong công thức
tính SCORE. BMI lại được tính bằng cân nặng chia bình phương chiều cao, vì
vậy BMI giảm thì SCORE tăng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy khi BMI giảm thì SCORE tăng với p <0,001 (Bảng 3.12). Những phụ nữ
có BMI càng thấp thì SCORE càng cao, tức là càng có nguy cơ mắc loãng
xương [18].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp [2].
4.3.2.3. Tình trạng mãn kinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng SCORE tăng dần theo
thời gian mãn kinh với p <0,001 (bảng 3.10); nghĩa là thời gian mãn kinh càng
lâu thì SCORE càng cao, nguy cơ phụ nữ mắc loãng xương càng lớn. Điều này
phù hợp với đặc điểm về MĐX của ĐTNC cũng giảm dần theo thời gian mãn
kinh (bảng 3.5). Và chỉ số SCORE của 2 nhóm mãn kinh trước và sau 45 tuổi
không có sự khác biệt với p>0,05 (bảng 3.10), phù hợp với kết quả nghiên cứu
của chúng tôi về MĐX của 2 nhóm này cũng không có sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp về
điểm SCORE tăng theo thời gian mãn kinh [2]. Nghiên cứu của chúng tôi có
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score

More Related Content

What's hot

Hội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyếtHội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyết
Thanh Liem Vo
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
Lê Tuấn
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
SoM
 
Benh an san y6 h
Benh an san y6 hBenh an san y6 h
Benh an san y6 h
hoangtruong316
 
Hội chứng cushing do dùng corticoid
Hội chứng cushing do dùng corticoidHội chứng cushing do dùng corticoid
Hội chứng cushing do dùng corticoid
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tiet
Vũ Thanh
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
SoM
 
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 láNghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Trần Đức Anh
 
Bài 4
Bài 4Bài 4
Bài 4
chiaseykhoa
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
SoM
 
Tuyến yên tuyến giáp
Tuyến yên   tuyến giápTuyến yên   tuyến giáp
Tuyến yên tuyến giáp
Hoàng Văn Bắc
 
BỎNG BỆNH LÝ
BỎNG BỆNH LÝBỎNG BỆNH LÝ
BỎNG BỆNH LÝ
SoM
 
GÃY XƯƠNG HỞ
GÃY XƯƠNG HỞGÃY XƯƠNG HỞ
GÃY XƯƠNG HỞ
SoM
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
Dr NgocSâm
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
SoM
 
SUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSUY THAI CẤP
SUY THAI CẤP
SoM
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
SoM
 
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNGTIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
SoM
 
Bệnh học gan
Bệnh học ganBệnh học gan
Bệnh học gan
Cuong Nguyen
 

What's hot (20)

Bcc
BccBcc
Bcc
 
Hội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyếtHội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyết
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
Benh an san y6 h
Benh an san y6 hBenh an san y6 h
Benh an san y6 h
 
Hội chứng cushing do dùng corticoid
Hội chứng cushing do dùng corticoidHội chứng cushing do dùng corticoid
Hội chứng cushing do dùng corticoid
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tiet
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
 
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 láNghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
 
Bài 4
Bài 4Bài 4
Bài 4
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
 
Tuyến yên tuyến giáp
Tuyến yên   tuyến giápTuyến yên   tuyến giáp
Tuyến yên tuyến giáp
 
BỎNG BỆNH LÝ
BỎNG BỆNH LÝBỎNG BỆNH LÝ
BỎNG BỆNH LÝ
 
GÃY XƯƠNG HỞ
GÃY XƯƠNG HỞGÃY XƯƠNG HỞ
GÃY XƯƠNG HỞ
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
 
SUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSUY THAI CẤP
SUY THAI CẤP
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
 
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNGTIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
TIẾP CẬN THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
 
Bệnh học gan
Bệnh học ganBệnh học gan
Bệnh học gan
 

Similar to Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score

17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206
XinhL1
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xươngDấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân namLuận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân namLuận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết ápChức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
hung_vip242
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ nãoNghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score (20)

17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
 
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xươngDấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
 
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ hormon sinh dục và một số dấu ấn sinh học chu chuy...
 
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân namLuận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Nghiên cứu dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
 
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân namLuận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
Luận án: Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh...
 
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết ápChức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ nãoNghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ MAI SÀNG LỌC NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NỮ TRÊN 45 TUỔI BẰNG CHỈ SỐ SCORE TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ MAI SÀNG LỌC NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NỮ TRÊN 45 TUỔI BẰNG CHỈ SỐ SCORE TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên nghành : Nội khoa Mã số : 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS LƯU THỊ BÌNH THÁI NGUYÊN, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Bộ phận đào tạo sau Đại học - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tôi là Nguyễn Thị Mai, học viên lớp cao học khoá 20, chuyên ngành Nội Khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Thị Bình. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác . 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Mai
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Bộ phận đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Ban lãnh đạo bệnh viện Gang Thép đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Thị Bình trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, người đã hết lòng dạy bảo, động viên tôi trong suốt quá trình học tập . Tôixingửilời cảmơnchânthànhtớicác anh chị trong khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi cũng xin vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn là những người động viên, khích lệ và ủng hộ nhiệt tình giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và học tập Thái Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 2018 Nguyễn Thị Mai
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AUC : Diện tích dưới đường cong ROC (Receiver operating characteristic) BMC : Khối lượng chất khoáng xương (Bone Mineral Content) BMD : Mật độ xương (Bone Mineral Density) BMI : Chỉ khối cơ thể (Body Mass Index) CSTL : Cột sống thắt lưng. CXĐ : Cổ xương đùi. DEXA : Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy X ray Absorptiometry) ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu MĐX : Mật độ xương OSTA : Chỉ số tự đánh giá loãng xương cho người châu Á (Osteoporosis Self assessment Tool for Asian index) ORAI : Công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương (Osteoporosis Risk Assessment In-strument) OSIRIS : Chỉ số nguy cơ loãng xương (Osteoporosis Index of Risk) SCORE : Tính toán đơn giản ước lượng nguy cơ loãng xương (Simple Calculated Osteoporosis Risk Estimation) SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviatio) Se : Độ nhạy (Sensitivity) Sp : Độ đặc hiệu (Specificity) PPV : Positive Predictive Value (Giá trị dự báo dương tính) NPV : Negative Predictive Value (Giá trị dự báo âm tính) VKDT : Viêm khớp dạng thấp WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 Chương1: TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1. Đại cương về loãng xương....................................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa loãng xương......................................................................... 3 1.1.2. Phân loại loãng xương........................................................................... 3 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương............................................... 4 1.1.4. Chẩn đoán loãng xương ........................................................................ 7 1.2. Loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi ......................................................... 10 1.2.1 Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình phát triển......................................................................................................... 10 1.2.2 Sự thiếu hụt estrogen.............................................................................. 13 1.2.3. Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi .................................................... 14 1.3. Chỉ số SCORE ......................................................................................... 15 1.3.1. Một số chỉ số đánh giá nguy cơ loãng xương khác............................... 15 1.3.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số SCORE ....................................................... 16 1.3.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE trên thế giới ............................... 18 1.3.4. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE tại Việt Nam.............................. 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.............................................................................. 22 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 22 2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 22 2.2.3. Cách chọn mẫu...................................................................................... 23 2.2.4. Thời gian và địa điểm............................................................................ 23 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 23
  • 7. 2.3.1. Chỉ số, biến sô nghiên cứu.................................................................... 23 2.3.2. Phương pháp thu thập nghiên cứu......................................................... 24 2.4. Xử lí số liệu.............................................................................................. 27 2.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................................... 30 3.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm SCORE............................................................................................................ 34 3.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương bằng chỉ số SCORE ở ĐTNC.............................................................................................................. 38 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 43 4.1. Đặc điểm chung của ĐTNC..................................................................... 43 4.2. Đặc điểm mật độ xương bằng phương pháp DEXA của ĐTNC………..45 4.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm SCORE............................................................................................................ 50 4.4. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương bằng của thang điểm SCORE ở ĐTNC............................................................................................. 54 KẾT LUẬN..................................................................................................... 59 HẠN CHẾ.........................................................................................................60 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Liên hệ nhóm bệnh và không bệnh……………………………….27 Bảng 2.2. Giá trị AUC……………………………………………………….28 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của ĐTNC ............................................................... 30 Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mãn kinh của những đối tuợng đã mãn kinh .. 31 Bảng 3.3. Đặc điểm MĐX đo bằng phương pháp DEXA của ĐTNC................32 Bảng 3.4. Chỉ số T-score trung bình theo nhóm tuổi và BMI của ĐTNC...... 33 Bảng 3.5. Chỉ số T-score trung bình với đặc điểm mãn kinh......................... 33 Bảng 3.6. Chỉ số T-score trung bình theo tiền sử VKD, dùng Estrogen, gãy xương............................................................................................................... 34 Bảng 3.7. Đặc điểm phân mức điểm Score.................................................... 34 Bảng 3.8. Điểm Score trung bình theo độ tuổi của ĐTNC............................. 35 Bảng 3.9. Điểm SCORE trung bình với đặc điểm mãn kinh.......................... 35 Bảng 3.10. Điểm SCORE trung bình với thời gian mãn kinh ........................ 35 Bảng 3.11. Điểm SCORE trung bình theo tiền sử VKDT, dùng Estrogen, gãy xương........................................................................................................ 36 Bảng 3.12. Điểm SCORE trung bình theo BMI ............................................. 36 Bảng 3.13. Điểm SCORE trung bình theo chỉ số T- score của ĐTNC........... 37 Bảng 3.14. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -1 ........ 38 Bảng 3.15. Chỉ số SCORE tại cut off 12 với T- score ≤ -1 ........................... 39 Bảng 3.16. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -2.5...... 40 Bảng 3.17. Chỉ số SCORE tại cut off 15 với T- score ≤ -2,5 ......................... 41 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nguy cơ loãng xương theo SCORE và loãng xương theo T-score( Đo bằng DEXA) ........................................................... 42 Bảng 3.19. Giá trị chỉ số SCORE trong sàng lọc loãng xương…….............. 42
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm BMI, cân nặng của đối tượng nghiên cứu.................. 30 Biều đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử .................................................................... 31 Biểu đồ 3.3. Tình trạng MĐX của ĐTNC theo nhóm tuổi ............................. 32 Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC với T- score ≤ -1........................................... 39 Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC với T-score ≤ -2,5......................................... 41
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương bao gồm cả tình trạng giảm mật độ xương và chất lượng xương, dẫn đến tăng tình trạng xương dễ bị gẫy [52]. Gẫy xương là biến chứng thường gặp trong loãng xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi làm bệnh nhân có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế, chi phí điều trị tốn kém, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tại Châu Âu cứ 30 giây có một người bị gẫy xương do loãng xương [52]. Theo IOF, loãng xương chiếm tỷ lệ thứ hai sau các bệnh lý về tim mạch [49], trên thế giới có 200 triệu người bị loãng xương, cứ 3 người phụ nữ có 1 phụ nữ bị loãng xương ở người lớn tuổi, tại châu Á chiếm 51% tỷ lệ người lớn tuổi [31]. Tại Việt Nam, theo báo cáo Viện Dinh Dưỡng có 2,5 triệu người bị loãng xương, hàng năm có 1500 ca gãy xương do loãng xương đặc biệt là gẫy cổ xương đùi chiếm tỷ lệ cao, cứ 5 phụ nữ có 1 phụ nữ bị loãng xương. Bởi vậy loãng xương đang trở thành một gánh nặng cho chương trình chăm sóc sức khoẻ của mỗi quốc gia, trong đó có nước ta [5]. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng có tình trạng giảm sản xuất estrogen nên quá trình huỷ xương trội hơn. Tốc độ mất xương giảm 0,5 – 1% ở phụ nữ trên 40 tuổi, với phụ nữ mãn kinh tỷ lệ này chiếm 2-4% trong 5-10 năm đầu thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, phụ nữ trên 45 tuổi được coi là đối tượng có nguy cơ cao loãng xương và gẫy xương cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời nhằm dự phòng ngừa nguy cơ gẫy xương [10]. Hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. Tuy nhiên, khó có thể thực hiện đo mật độ xương trên mọi bệnh nhân do nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới còn thiếu máy đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA, đặc biệt việc phục vụ chẩn đoán sàng lọc loãng xương tại cộng đồng không thể tiến hành trên các máy đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA do khó khăn trong
  • 11. 2 việc vận chuyển. Vì vậy, cần thiết phải có phương pháp sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ cao bị giảm MĐX hoặc loãng xương để được chỉ định đo mật độ xương hoặc điều trị ngay nếu chưa có điều kiện đo mật độ xương. Năm 1998 Eva Lydick và cộng sự nghiên cứu và xác lập ra một công cụ sàng lọc nhằm xác định những phụ nữ có khả năng bị giảm MĐX hoặc loãng xương, đó là chỉ số SCORE (Đánh giá nguy cơ loãng xương bằng tính toán đơn giản). Chỉ số này được tính toán dựa trên 6 yếu tố: chủng tộc, tiền sử viêm khớp dạng thấp, sử dụng Estrogen, tiền sử gãy xương không do chấn thương sau 45 tuổi, tuổi, cân nặng. Chỉ số đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nơi như Canada năm 2000 [8], Châu Âu năm 2001 [9], 2016 tại Đài Loan [28], Bắc Mỹ 2016 [21], Ấn Độ 2018 [29]…, đã cho thấy đây là một phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương khá đơn giản, tiết kiệm và có tính thực tiễn cao. Tại Việt Nam đã có nghiên cứu chỉ số SCORE của tác giả Đậu Thế Hiệp (2015) trên 290 bệnh nhân nữ đã mãn kinh sống tại Hà Nội. Tuy nhiên những phụ nữ sống tại khu vực trung du miền núi phía Bắc chưa có một đánh giá nào về nguy cơ loãng xương dựa trên chỉ số SCORE cũng như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu xác định một công cụ để đánh giá nguy cơ loãng xương ở cộng đồng. Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số SCORE tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi tại phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng thang điểm SCORE. 2. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE ở các đối tượng trên.
  • 12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về loãng xương 1.1.1. Định nghĩa loãng xương Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên đề loãng xương tại Thụy Sỹ đưa ra định nghĩa: Loãng xương là một bệnh lý của xương được đặc trưng bởi khối lượng xương suy giảm kèm theo hư biến cấu trúc của xương dẫn đến tính dễ gẫy của xương, tức là có nguy cơ gẫy xương. Do vậy, cần đo MĐX để đánh giá nguy cơ gãy xương.[2] Trong vòng 15 năm qua, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được thực hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biết nhiều hơn về loãng xương đặc biệt là chất lượng của xương. Năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị chuyên đề về loãng xương. Hội nghị đã đúc kết những hiểu biết mới và đi đến một định nghĩa mới về loãng xương như sau: Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh của xương được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: Cấu trúc xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương [3]. 1.1.2. Phân loại loãng xương 1.1.2.1. Loãng xương nguyên phát Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ [2]. - Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh): Thường gặp ở phụ nữ 50-60 tuổi đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện bằng sự lún các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau- Colles. Loãng xương nhóm này thường xuất hiện sau mãn kinh từ 5-15 năm. Nguyên nhân ngoài sự thiếu hụt estrogen, còn có sự giảm tiết hormon cận
  • 13. 4 giáp trạng, tăng thải calci qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzym 25-OH- Vitamin D1 alpha hydroxylase. - Loãng xương nguyên phát typ 2 (loãng xương tuổi già): Loãng xương liên quan đến tuổi tác và có sự mất cân bằng tạo xương. Loại này xuất hiện cả ở nam và nữ, thường trên 70 tuổi, mất chất khoáng toàn thể cả xương xốp và xương đặc. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, liên quan tới hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát [2]. 1.1.2.2. Loãng xương thứ phát: Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên. 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương 1.1.3.1. Tuổi Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm [38]. Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi với tỉ lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm. Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy CXĐ, gãy lún đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp. Người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương tạo nên những cân bằng âm tại những vị trí mất xương làm cho vỏ xương bị mỏng đi, liên kết giữa các bè xương bị đứt gãy do hậu quả của sự thiếu hụt của nhiều yếu tố kích thích tại xương do đó gián tiếp làm các yếu tố kích thích hủy xương tăng lên. Đồng thời có sự giảm hấp thu calci ở ruột và giảm tái hấp thu calci ở ống thận do đó làm tăng khả năng mắc loãng xương [2],[12]. 1.1.3.2. Estrogen Phụ nữ mãn kinh, giảm tiết Estrogen dẫn đến nguy cơ loãng xương [12]. Estrogen được bài tiết ở buồng trứng và một lượng nhỏ do tuyến vỏ thượng thận. Ảnh hưởng của Estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm
  • 14. 5 lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Estrogen còn tác động đến sự phát sinh và hình thành các enzym và protein qua những cơ chế phức tạp liên quan đến các hormon khác. Tính trung bình, phụ nữ mất khoảng 50% xương xốp và 35% xương đặc trong quãng đời. Nhưng chưa ai biết bao nhiêu phần trăm của sự mất xương này là do thiếu (hay suy giảm) estrogen, và bao nhiêu là do các yếu tố liên quan đến sự lão hóa hay các yếu tố môi trường. Tuy nhiên có ước tính cho rằng khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị mất là do suy giảm/thiếu estrogen [12]. Estrogen kích thích thụ thể calcitonin, ức chế quá trình hủy xương, kích thích quá trình tạo xương [12]. Ở cơ quan: Estrogen và sức căng cơ học duy trì khối lượng xương. Ở mức độ tổ chức, Estrogen làm cân bằng quá trình tạo xương và hủy xương. Ở mức độ tế bào, Estrogen ảnh hưởng lên quá trình sản xuất, đời sống và hoạt tính của tế bào tạo xương và hủy xương [12]. Gần đây, hệ thống RANKL/OPG/RANK được phát hiện điều hòa tiền tế bào hủy xương, biệt hóa và hoạt hóa tế bào hủy xương [15]. Thiếu Estrogen, OPG giảm, tiền thân của tế bào hủy xương sẽ đáp ứng mạnh với RANKL. Khi đầy đủ Estrogen, nồng độ OPG tăng sẽ gắn với RANKL, làm giảm sự sản xuất tế bào hủy xương. Ngoài ra, Estrogen cũng có tác dụng đồng hóa lên tế bào tạo xương [15]. Sự suy giảm Estrogene ở phụ nữ từ 45 tuổi kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày càng thưa, dẫn đến loãng xương. Đây là nguyên nhân gây loãng xương quan trọng nhất ở phụ nữ mãn kinh [12]. Ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh, sử dụng Estrogen thay thế có khả năng ngăn ngừa mất xương và tăng MĐX qua tương tác với các thụ thể estrogen trên bề mặt của các tế bào xương, kích hoạt các gen và protein xương, và giảm hoạt động của những cytokines kích hoạt các tế bào hủy xương [10].
  • 15. 6 Một số phụ nữ sử dụng sản phẩm chứa Estrogen như: Bảo xuân, Novasoy, Isoflavone, EstroG 100,Niveal...làm giảm nguy cơ loãng xương [34]. 1.1.3.3. Viêm khớp dạng thấp Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị phá hủy xương và nứt gãy xương cao. Glucocorticoid là thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Việc sử dụng lâu dài glucocorticoid sẽ gây mất xương. Ngoài ra, những cơn đau và việc khớp bị mất chức năng cũng khiến người bệnh ít vận động và làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc phá hủy xương là kết quả trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp. Việc mất xương thường xảy ra ở khu vực bao quanh những khớp bịviêm [30]. 1.1.3.4. Chủng tộc Tỷ lệ loãng xương thay đổi đáng kể từ nước này đến nước khác. Ở Mỹ, người da trắng và nguồn gốc Châu Á có tỷ lệ loãng xương cao hơn những người da đen và trên thực tế những người da đen này có khối lượng xương cao hơn [56]. 1.1.3.5. Giới Nữ giới luôn loãng xương nhiều hơn nam giới [48]. 1.1.3.6. Yếu tố cân nặng Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy CXĐ và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng chuyển androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ [20]. 1.1.3.7. Tiền sử gẫy xương Những người có tiền sử gẫy xưong không do chấn thương có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường [60]. Người ta thấy có những cá thể dễ dàng gãy xương hơn những người khác. Trong gia đình có bà, mẹ hoặc một người nào khác bị loãng xương thì con cháu họ cũng có nguy cơ bị loãng xương [57].
  • 16. 7 1.1.3.8. Các yếu tố khác * Yếu tố dinh dưỡng: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Chế độ ăn không đủ calci, vitamin D, thiếu hoặc quá thừa protein, không cân đối calci và phospho sẽ ảnh hưởng tới sự đạt được đỉnh cao của khối lượng xương và mất xương sau này [19]. * Yếu tố chiều cao: Những người có tầm vóc thấp, nhỏ có khối lượng xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới chỉ ra rằng yếu tố chiều cao có liên quan đến MĐX [18]. * Chỉ số khối cơ thể (BMI): Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cùng với cân nặng thì chỉ số khối cơ thể có ảnh hưởng đến MĐX. Nghiên cứu của Asomaning K (2006) cho thấy người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng xương gấp 1,8 lần người bình thường [20]. * Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên làm cho cơ chắc khỏe và giảm bớt nguy cơ té ngã [37]. * Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương: Bệnh lý gen, viêm khớp dạng thấp, suy sinh dục, cường cận giáp, cường giáp, tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh viêm ruột…[33]. * Các yếu tố như: sử dụng một số thuốc (glucocorticoid, heparin…), di truyền, uống rượu, hút thuốc lá, tình trạng sinh đẻ đều có ảnh hưởng tới loãng xương [36], [6]. 1.1.4. Chẩn đoán loãng xương 1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng [2] Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi MĐX giảm trên 30%. Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ hoặc có thể xuất hiện từ từ tăng dần.
  • 17. 8 + Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng chính. Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (CSTL, chậu hông), đau nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và giảm khi nghỉ ngơi. + Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa...nhưng không bao giờ gây hội chứng ép tuỷ + Biến dạng cột sống: Gù vẹo cột sống là hậu quả của đau và nén cột sống lưng, thắt lưng kéo dài không được điều trị. Những trường hợp gù vẹo cột sống do loãng xương thường xảy ra từ từ, gù có đường cong rộng, không có điểm gồ. + Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều đốt sống bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 - 20cm. + Gãy xương: Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương tự nhiên hoặc sau một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ.... 1.1.4.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng loãng xương Phương pháp đo MĐX bằng Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy Xray abssorptiometry – DEXA).[16] Phương pháp đo MĐX bằng tia X năng lượng kép (DEXA – Dual Energy Xray Absorptiometry) hiện nay được ứng dụng nhiều nhất trên lâm sàng, được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương với độ chính xác cao và nhiều ưu điểm. + Nguyên lý: Đo MĐX bằng DEXA là sử dụng hai chùm photon có năng lượng khác nhau, năng lượng cao >70 KV cho mô xương và năng lượng thấp 30 – 50 KV cho mô mềm. Phép đo được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau như CSTL, đầu trên xương đùi, cẳng tay và toàn bộ xương cơ thể. MĐX không được đo trực tiếp bằng các thiết bị DEXA mà phải đo khối lượng
  • 18. 9 khoáng của xương (BMC) ở một đoạn xương nhất định (tính bằng gram) và diện tích vùng được đo (tính bằng cm2), kết quả MĐX của vùng xương vừa đo được tính bằng g/cm2. MĐX đo bằng DEXA có tương quan khá cao với nguy cơ gãy xương, vị trí tiên đoán tốt nhất là đo ở vị trí CXĐ. + Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp, mức độ sai số thấp, đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ. Có thể đo được ở những vị trí có nguy cơ cao như CSTL, CXĐ và các vị trí ngoại biên như cổ tay, xương gót hoặc đo toàn thân. Ngoài ra phương pháp này còn cho phép ước tính khối lượng nạc và mỡ của toàn thân. + Nhược điểm: Bị hạn chế khi đánh giá nếu gặp các gai xương và calci hoá động mạch. - Các phương pháp đánh giá tình trạng loãng xương khác[11]: + Chụp Xquang quy ước + Sinh thiết xương + Sử dụng các marker chu chuyển xương (Marker tạo xương, Marker huỷ xương). + Chụp cắt lớp vi tính định lượng(Quantitative computer tomography - QCT). + Hấp thụ photon đơn (Single photon absorptiometry - SPA). + Hấp thụ photon kép (Dual photon absorptiometry – DPA). + Siêu âm định lượng (Quantitative ultrasound – QUS). + Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single energy Xray absorptiometry – SXA). + Tuy nhiên, các phương pháp này ít được ứng dụng do không có nhiều ưu điểm như phương pháp DEXA. 1.1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1994 dựa vào MĐX tính theo T- score [52]. + Bình thường: T-score >-1SD
  • 19. 10 + Giảm MĐX: -2.5 SD< T-score ≤ -1SD + Loãng xương: T-score ≤-2,5SD + Loãng xương nặng: T-score ≤-2,5SD và có ≥1 lần gãy xương. 1.2. Loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi Vào khoảng 40-50 tuổi, kinh nguyệt của người phụ nữ trở nên không đều. Sau vài tháng đến vài năm người phụ nữ mất kinh nguyệt hoàn toàn và không còn hiện tượng phóng noãn. Hiện tượng này được gọi là mãn kinh.[12] Mãn kinh : là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát do suy giảm hoạt động của buồng trứng một cách tự nhiên và không hồi phục [14]. Phân loại mãn kinh [14] : - Mãn kinh tự nhiên là tình trạng vô kinh liên tục sau 12 tháng mà không có bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào. - Mãn kinh nhân tạo là tình trạng dừng kinh nguyệt sau khi cắt bỏ buồng trứng (có hoặc không cắt bỏ tử cung) hoặc do điều trị hoá chất, phóng xạ làm suy giảm chức năng buồng trứng. * Cơ chế bệnh sinh loãng xương ở phụ nữ sau 45 gồm 3 yếu tố: - Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình phát triển - Sự thiếu hụt estrogen - Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi. 1.2.1. Không đạt khối lượng xương đỉnh lý tưởng trong quá trình phát triển * Định nghĩa: Khối lượng xương đỉnh (BMD) là khối lượng tối đa của mô xương đạt được lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Khối lượng xương đỉnh có một vai trò rất quan trọng vì nó là một trong hai yếu tố cơ bản quyết định khối lượng xương của toàn bộ khung xương. Bởi vậy, khối lượng xương đỉnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng gãy xương do loãng xương sau này [15]. Khối lượng xương đỉnh và tỷ lệ mất xương bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và gen, 70% số trường hợp loãng xương có thể là kết quả của yếu tố gen bao gồm gen chi phối việc cá thể đáp ứng với yếu tố
  • 20. 11 ngoại sinh, còn lại 30% trường hợp dưới tác động của môi trường. Thời kỳ đạt đến độ đỉnh của khối xương bắt đầu từ 17-18 tuổi và kết thúc muộn nhất vào tuổi 35, ở Việt Nam đạt đỉnh từ 27 đến 29 tuổi [16]. * Các yếu tố quyết định khối lượng xương đỉnh và sức mạnh xương gồm 5 yếu tố: - Di truyền - Yếu tố nội tiết - Lực cơ học - Thành phần dinh dưỡng xương - Lối sống 1.2.1.1.Di truyền Dấu ấn vệ tinh AND và gen đa alen hoặc đa hình thái mã hóa cho các sản phẩm tác động tới bệnh lý xương. Nhiều gen đa hình thái được tìm thấy liên quan tới mật độ xương vùng (aBMD). Gen được nghiên cứu mã hóa cho các phân tử tác động tới chức năng và cấu trúc xương như yếu tố nội tiết, receptor của hoocmon, yếu tố điều hòa tại chỗ của tạo khuôn xương và tạo lại khuôn xương hoặc chất căn bản [24]. Yếu tố gen tương tác với môi trường trong đáp ứng của bộ xương cùng với dinh dưỡng và hoạt động thể chất trong quá trình phát triển vẫn là vấn đề khó cần được nghiên cứu [56]. 1.2.1.2. Yếu tố nội tiết • Hoocmon giới tính ảnh hưởng tới sự phát triển của xương trong giai đoạn dậy thì do tăng kích thước xương cùng với những thay đổi nhẹ trong tổng mô xương khoáng hóa dưới lớp màng xương [26]. • Nguy cơ gãy xương do loãng xương ở nữ giới cao hơn nam giới : • The growth hormone-insulin-like growth factor-1 system (GH-IGF-1) IGF sinh ra từ gan, bị ảnh hưởng bởi GH và những yếu tố khác như acid amin trong protein thức ăn. Receptor của chất này nằm ở tế bào ống thận, nó liên
  • 21. 12 quan tới sản xuất vitamin D và hệ thống vận chuyển phosphat nằm ở màng tế bào ống thận. IGF-1 kích thích gián tiếp lên hấp thu canxi và phosphate ở ruột. Trong giai đoạn dậy thì hoocmon này tăng. Tại xương chất này kích thích hình thành tạo cốt bào [23]. • Cường cận giáp là một trong các nguyên nhân của giảm phospho máu. 1.2.1.3. Tác nhân cơ học - Lực cơ học tác động lên bộ xương theo cách kích thích tạo cốt bào tạo xương và ức chế hủy cốt bào [16]. - Luyện tập mức độ trung bình tăng khối khoáng cho xương ở trẻ em và người lớn [27]. 1.2.1.4. Dinh dưỡng - Canxi, vitamin D và protein cần thiết cho sự phát triển của bộ xương. Trong những năm phát triển từ 25 đến 30 tuổi, chế độ ăn giầu canxi sẽ duy trì cân bằng dương canxi và đạt khối lượng xương đỉnh vì vậy sẽ giảm nguy cơ gãy xương [54]. - Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi qua đường tiêu hóa, tái hấp thu canxi qua ống thận, kích thích hoạt động của tạo cốt bào và hủy cốt bào, ức chế PTH. Thiếu vitamin D ngoài gây ra bệnh lý xương còn gây nên các bệnh ung thư, bệnh tự miễn, tăng huyết áp và ĐTĐ. Giảm canxi và vitamin D gây cường cận giáp trạng, tăng PTH, tăng quá trình hủy xương nhằm duy trì nồng độ canxi ion ngoài tế bào [22]. - Canxi và phospho là thành phần khoáng của xương ở dạng tinh thể hydroxyapatite lắng đọng trong collagen chất căn bản [19]. 99 % canxi trong cơ thể là ở xương, cân bằng canxi phản ánh mức độ ghép cặp của hai quá trình tạo xương và hủy xương. Cân bằng âm khi hủy xương mạnh hơn tạo xương và ngược lại [5].
  • 22. 13 - Phospho: chiếm 1% trọng lượng cơ thể, 85% ở răng và xương . Khi canxi máu thấp sẽ gây tăng PTH, hoocmon này làm tăng tái hấp thu canxi ở thận và giảm tái hấp thu phospho. • Giảm phospho máu gây nên một số bệnh lý xương Vitamin D cao thúc đẩy hấp thu phospho ở ống lượn gần [20]. 1.2.1.5. Lối sống - Cafein: chế độ ăn có cafein thúc đẩy cân bằng âm canxi do tăng mất canxi qua nước tiểu nhưng các nghiên cứu về tác động của cafein lên xương còn hạn chế [7]. - Uống rượu: sử dụng rượu mạn tính đặc biệt ở thanh niên và thời trẻ đều tăng nguy cơ loãng xương hơn người không sử dụng thông qua tác dụng lên tạo cốt bào, chậm chu chuyển xương [56]. - Hút thuốc lá tăng nguy cơ gãy xương do ảnh hưởng tới chuyển hóa estrogen nội môi nhưng các nghiên cứu còn hạn chế. Hút thuốc gây mãn kinh sớm, và mãn kinh sớm là nguy cơ của loãng xương [53]. 1.2.2. Sự thiếu hụt estrogen - Thiếu estrogen làm tăng yếu tố hoạt hóa receptor của kappa B ligand (RANKL tăng hoạt hóa hủy cốt bào và giảm sự tự chết theo chu trình của hủy cốt bào) [14]. Hình 1.1. Mối liên quan RANK/RANKL/OPG và mật độ xương.
  • 23. 14 OPG (osteoprotegerin) sản xuất bởi tạo cốt bào là chất ức chế hủy cốt bào, RANKL do tạo cốt bào sản xuất gắn với receptor của nó là RANK trên hủy cốt bào, bị trung hòa bởi OPG, tăng lên khi thiếu estrogen [13]. RANK và RANKL tương tác nhau sẽ tăng hoạt động của hủy cốt bào. OPG giống như giữ RANKL và ngăn chặn tác dụng của nó [13]. Estrogen làm tăng OPG và giảm M-CSF ,RANK , IL-1, TNF-α tăng RANKL, OPG và M-CSF trong khi PGE2 tăng RANKL và giảm OPG. Giảm estrogen làm thay đổi tỷ lệ RANKL/OPG làm tăng hủy xương - Estrogen điều hòa sản xuất cytokine bởi tế bào đơn nhân chất nền xương, ức chế các cytokine hủy xương như IL-6, IL-1, TNF-α, yếu tố kích thích đại thực bào (M-CSF),và prostaglandins [19]. - Estrogen tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng chuyển đổi TGF-β, chất này thúc đẩy hủy cốt bào chết theo chương trình [19]. 1.2.3. Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi Mất xương theo tuổi là kết quả của quá trình tự nhiên diễn ra ở cả hai giới. Các nghiên cứu cho thấy ở cả hai giới giảm mật độ xương tương đối chậm bắt đầu ở khoảng 40 tuổi, ở phụ nữ tốc độ mất nhanh hơn ở thời điểm bắt đầu mãn kinh từ 40 đến 50 tuổi. 8 đến 10 năm sau mãn kinh tốc độ mất xương chậm lại và tiếp tục cho đến cuối đời. * Mất xương theo tuổi do 3 yếu tố: sự thiếu hụt estrogen, cường cận giáp thứ phát và giảm tạo xương. - Sự thiếu hụt estrogen - Cường cận giáp thứ phát + Trong giai đoạn đầu của quá trình mãn kinh, sự ức chế PTH ở mức độ trung bình nhưng sau đó tăng dần lên [14]. + Có nhiều nguyên nhân của cường cận giáp, thường gặp là thiếu vitamin D. Thiếu estrogen dẫn tới cân bằng âm canxi trong máu vì estrogen làm tăng hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở ống thận. Nếu cân bằng
  • 24. 15 âm này không được bù lại bởi chế độ ăn giàu canxi sẽ dẫn tới cường cận giáp thứ phát gây mất xương. Chế dinh dưỡng thiếu canxi và vitamin D ở người cao tuổi cũng gây nên cường cận giáp trạng [54]. - Giảm tạo xương Sự thiếu hụt estrogen tham gia vào giảm tạo xương ở người cao tuổi do estrogen tăng sản xuất các yếu tố IGF-1, TGF-β, tổng hợp procollagen, tăng đời sống hủy cốt bào. Ngoài ra sự giảm tạo xương tuổi già còn do giảm tạo cốt bào[13]. 1.3. Chỉ số SCORE 1.3.1. Một số chỉ số đánh giá nguy cơ loãng xuơng khác 1.3.1.1. Chỉ số ORAI: Osteoporosis Risk Assessment In­strument (Công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương. Năm 2000 Cadarette và cộng sự nghiên cứu ở phụ nữ Canada từ 45 tuổi trở lên đánh giá nguy cơ loãng xương dựa trên 3 yếu tố: Tuổi, Cân nặng, Dùng Estrogen. Kết quả nghiên cứu là Se là 93,3%, Sp là 46,4% [52]. 1.3.1.2 Chỉ số OSIRIS: Osteoporosis Index of Risk (Chỉ số nguy cơ loãng xương). Năm 2002 Sedrine và cộng sự nghiên cứu 1303 phụ nữ mãn kinh ở Bỉ đánh giá nguy cơ loãng xương dựa trên 4 yếu tố : tuổi, trọng lượng cơ thể, sử dụng biện pháp hormone thay thế, tiền sử gãy xương . Kết quả là Se 78,5%, Sp là 51,4% [49] 1.3.1.3. Chỉ số OSTA: Osteoporosis Self assessment Tool for Asian index (chỉ số tự đánh giá loãng xương cho người châu Á). Năm 2001 Koh LK và cộng sự nghiên cứu chỉ số OSTA tại 21 cộng đồng dân cư tại 8 nước châu Á Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc trên 860 đối tượng phụ nữ sau mãn kinh tại cộng đồng dựa vào 2 yếu tố cân nặng và tuổi. Kết quả có Se 91% và Sp 45% [52].
  • 25. 16 So sánh công cụ tự đánh giá chứng loãng xương đối với Châu Á (OSTA) và đánh giá chuẩn ở phụ nữ mãn kinh, Chiang Mai. Chỉ số OSTA ở điểm cắt tiêu chuẩn <-1 có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 36,2% và 71,4% đối với cột sống thắt lưng và 40,6% và 70,2 % với cổ xương đùi [51]. Các chỉ số này không đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến loãng xương như: Chủng tộc, viêm khớp dạng thấp... 1.3.1.4. Bảng đánh giá nguy cơ loãng xuơng IOF (Internation Osteoporosis Fuodation). Bảng đánh giá dựa trên cơ sở trả lời 10 câu hỏi. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ , khả năng loãng xương hoặc có nguy cơ gẫy xuơng càng lớn [52]. 1.3.1.5. Mô hình tiên lượng nguy cơ gãy xương FRAX (Fracture risk Assessment Tool). Mô hình sử dụng 12 câu hỏi, sau khi tính toán điểm sẽ chỉ ra bệnh nhân cần can thiệp điều trị [48]. Ngoài các chỉ số, mô hình kể trên còn có các chỉ số khác như EBONE, Garvan, QUS [46]. 1.3.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số SCORE[40]. Simple Calculated Osteoporosis Risk Estimation (Đánh giá nguy cơ loãng xương bằng tính toán đơn giản). SCORE là một trong những chỉ đầu tiên nhằm phát triển một quy tắc dự đoán để sàng lọc những người cần đo MĐX, phát hiện và điều trị dự phòng loãng xương và gãy xương. Năm 1998, Lydick và cộng sự đã phát triển và lượng giá bộ câu hỏi đơn giản cho việc xác định những phụ nữ có mật độ xương thấp. Có 106 nhà nghiên cứu tham gia gồm bác sỹ gia đình, bác sỹ nội khoa, bác sỹ nội tiết, bác sỹ khớp và bác sỹ phụ khoa. Mỗi bác sỹ tham gia được yêu cầu chọn ra 10-15 phụ nữ để theo dõi. Nhóm nghiên cứu đã chọn 106 trung tâm để chọn bệnh nhân đo mật độ xương. Dữ liệu gồm 1279 bệnh nhân. Những phụ nữ này
  • 26. 17 được theo dõi từ 10/1994-2/1995. Đó là những phụ nữ trên 45 tuổi, phải biết đọc, có thể thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Chỉ những phụ nữ mất kinh trên 6 tháng mới được chọn vào nghiên cứu. Loại bỏ nghiên cứu những phụ nữ bị vẹo cột sống, chấn thương, hoặc là có di chứng của phẫu thuật chỉnh hình mà không thể đo được DEXA ở cột sống và cổ xương đùi, có ung thư di căn xương hoặc suy thận. Trong nghiên cứu này sử dụng ≤-2SD là loãng xương, -1SD đến -2SD là MĐX thấp và phải phòng loãng xương. Với mỗi phụ nữ sẽ phải trả lời 60 câu hỏi về các vấn đề và các yếu tố liên quan đến loãng xương (bảng 1.1). Thu thập máu và nước tiểu để xét nghiệm Phosphatase kiềm. Đo MĐX bằng DEXA tại CSTL và CXĐ bằng máy Lunar, Hologic. Số liệu đo được sẽ tính trung bình và độ lệch chuẩn. Từ đó tính T-score. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển bộ câu hỏi dựa vào những thông tin lấy được từ bệnh nhân một cách dễ dàng, có thể đánh giá một trong 2 nhóm phụ nữ mãn kinh: (1) những phụ nữ không có nguy cơ giảm MĐX và không phải đo DEXA tại thời điểm khám bệnh; (2) những phụ nữ có nguy cơ giảm MĐX và nên đo DEXA để chẩn đoán xác định. Bởi vì mức độ nhạy và độ đặc hiệu sẽ thay đổi phụ thuộc vào chi phí của DEXA. Do đó, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra một công cụ có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất với nhiều mức độ của MĐX. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố tiên đoán nhất của MĐX thấp ở cổ xương đùi ở nhóm sau mãn kinh. Chỉ sử dụng sáu câu hỏi (nhóm nghiên cứu đặt tên là SCORE), đạt được độ nhạy 89% và độ đặc hiệu 50%. Tính toán chỉ số SCORE như sau: + Chủng tộc: Da đen: 0 điểm, không phải da đen: 5 điểm + Tuổi: 3 điểm được thêm vào cho mỗi 10 năm tuổi (3 lần chữ số đầu tiên của tuổi)
  • 27. 18 + Tiền sử mắc VKDT: có: 4 điểm, không có: 0 điểm + Gãy xương không do chấn thương sau tuổi 45 (hông, cổ tay, hoặc xương sườn): 4 điểm cho mỗi loại gãy xương, tối đa là 12 điểm; + Tiền sử sử dụng Estrogen: Có: 0 điểm, không: 1 điểm + Trọng lượng: 1 điểm được trừ cho mỗi 4,5 kg trọng lượng cơ thể Cách tính điểm Score : (Điểm tuổi + Điểm tiền sử gãy xương + Điểm chủng tộc + Điểm tiền sử VKDT + Điểm dùng estrogen) – (Điểm cân nặng) Sau đó, chỉ số SCORE đã được nghiên cứu xác nhận trong một nhóm riêng biệt gồm 207 phụ nữ sau mãn kinh mang lại độ nhạy 91% và độ đặc hiệu 40%, AUC 0,72, 95%CI(0,81-0,96). 1.3.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE trên thế giới Năm 2000, Ungar và cộng sự kiểm tra việc thực hiện bảng hỏi SCORE ở Canada trong một nhóm 307 phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 70. Chỉ số SCORE được so sánh với MĐX đo tại CXĐ và CSTL đo bằng DEXA. Với MĐX thấp được định nghĩa là T-core≤ -2.0, ở phụ nữ độ tuổi từ 50-59 tuổi lấy điểm cắt là 6, chỉ số SCORE có Se 96%, Sp là 51%. Ở phụ nữ tuổi từ 60-70 tuổi, điểm cắt 8 thì Se 90% và Sp là 20% [40]. Năm 2001, Ben Sedrine và cộng sự, người đầu tiên phân tích tính hợp lệ của bảng hỏi được làm ở lục địa châu Âu, đã báo cáo thử nghiệm Se là 91,5%, Sp là 26,5%, giá trị dự đoán dương tính (PPV-Positive predictive value) 52% và giá trị dự đoán âm tính (NPV-Negative predictive value) 77,7% trong 4035 phụ nữ sau mãn kinh ở độ tuổi trên 45. Họ khẳng định rằng mặc dù Se của thử nghiệm này cao, nhưng vì Sp thấp, nó có thể được sử dụng với mục đích loại trừ những phụ nữ không cần đo MĐX [23]. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Russell AS và Cadarete SM cũng cho thấy SCORE là chỉ số có ý nghĩ trong chẩn đoán loãng xương [25],[50].
  • 28. 19 Từ năm 2002 – 2005 đều có các nghiên cứu chỉ số SCORE . Đặc biệt năm 2005 nghiên cứu tại Mỹ của Mauck KF kết luận SCORE có Se 100%, Sp 25%, PPV 27%, NPV 100% [26],[36],[45]. Năm 2008 M. Karkucak và cộng sự nghiên cứu trên 177 bệnh nhân ở độ tuổi trên 45 ở Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu là nhằm đánh giá hiệu suất của chỉ số SCORE với đo MĐX ở CXĐ và CSTL. Giá trị điểm cắt của hiệu suất thử nghiệm được đánh giá theo các điểm 5, 6, 7, 8 và phân bố tuổi. Khi tất cả các nhóm đều được đánh giá thì Se, Sp, PPV và NPV của SCORE 6 là lần lượt là: 97,1%, 40,4%, 66,7%, 91,7%. AUC là 0,6. Khi các giá trị điểm cắt tăng lên, Sp tăng và Se giảm. Ở điểm cắt SCORE 7 Se, Sp, PPV, NPV lần lượt là: 86,7, 59,1, 63, 82,5%. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc thực hiện bảng hỏi SCORE để dự đoán những phụ nữ có MĐX thấp trong dân số Thổ Nhĩ Kỳ là khá hạn chế. Tuy nhiên, vì nó là một tiền thử nghiệm đơn giản, tiết kiệm và có tính thực tiễn nên giá trị điểm cắt SCORE 6 cần được sử dụng cùng với phân tích lâm sàng của bác sĩ để chuyển bệnh nhân nghi ngờ có MĐX thấp đo bằng thiết bị DEXA [38]. Năm 2010 nghiên cứu của tác giả Basavilvazo – Rodriquez MA tại Tây Ban Nha trên 201 bệnh nhân từ 55- 70 tuổi thì SCORE có Se 87%, Sp 34,6%. [23] và một nghiên cứu của Heidi D cho AUC của SCORE có ý nghĩa hơn các chỉ số khác từ 0,66 – 0,87 [33]. Năm 2012, Laura Gonzalez-Lopez và cộng sự đã nghiên cứu trên 191 phụ nữ Mexico mắc viêm khớp dạng thấp (VKDT) nhằm đánh giá các tiện ích của 6 chỉ số (SCORE, ORAI, ORISIS, OST, IOF, ABONE), 2 chỉ số riêng (Amsterdam và Amsterdam sửa đổi) trong xác định thiểu xương hoặc loãng xương ở phụ nữ mắc VKDT; và mối tương quan của chúng với xác suất gãy xương trong 10 năm theo đánh giá bằng Bộ công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương (FRAX) của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả, để dự đoán loãng xương, SCORE cho Se cao nhất (96%), trong khi OSIRIS (87%) và ORAI (82%) cho
  • 29. 20 thấy Sp cao nhất. OSIRIS cũng có PPV lớn nhất (92%). Các chỉ số riêng có Se thấp và Sp thấp (Amsterdam tương ứng ở mức 50 % và 79%; Amsterdam sửa đổi, 56% và 70%). Tất cả các chỉ số đều có mối tương quan thấp nhưng có ý nghĩa với mô hình FRAX [11],[37]. Năm 2014 tại Iran, Ahmadzadeh A so sánh ba chỉ số ORAI, SCORE và OSTA. Nghiên cứu cho thấy các chỉ số làm giảm chi phí đo mật độ xương cho các bệnh nhân nguy cơ loãng xương cao và SCORE có độ nhạy cao nhất 95% và giá trị tiên đoán âm tính có một vai trò đặc biệt [16]. Năm 2015 Crandall CJ nghiên cứu tại Bắc Mỹ chỉ ra độ nhạy của chỉ số SCORE là trên 90% [31]. Năm 2016 Jiang X và cộng sự, có nghiên cứu tại Mỹ có kết luận SCORE là tốt nhất để xác định phụ nữ bị loãng xương với độ nhạy 92% AUC là 0.75 [21]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan so sánh rất nhiều công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương với nhau SCORE vẫn chiếm ưu thế với độ nhạy ở nam giới là 100% với nữ giới ≥ 90%, AUC ≥ 0,8 [28]. Năm 2017 Kharroubi A va cộng sự khi nghiên cứu 382 phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại Palestine, kết quả đo mật độ xương bằng máy DEXA sau đó đối chiếu IOF, FRAX, SCORE. Cho thấy chỉ số SCORE là công cụ dự báo tốt về nguy cơ loãng xương (phụ nữ trên 64 tuổi có nguy cơ loãng xương cao) [43]. Năm 2018 Cherian KE và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 2108 phụ nữ sau mãn kinh nông thôn ở Ấn Độ, được đánh giá bằng các công cụ SCORE, ABONE, ORAI, OSTA và FRAX, QUS, trong đó 850 đối tượng được đo mật độ xương bằng máy DEXA. Kết quả độ nhạy của SCORE, ABONE, OSTA, ORAI, FRAX, và QUS lần lượt là 91,3%, 91,0%, 88,5%, 81,0%, 72,7% và 81,9%, và độ đặc hiệu là 36,0%, 33,5%, 41,7%, 52,0 %, 60,5%, và 50,3%, AUC chỉ tốt cho SCORE là 0.806, các chỉ số còn lại 0.713- 0.766. Trong đó chỉ số SCORE có độ nhạy tốt và AUC tốt để dự đoán loãng xương . Do đó, công cụ này có thể được sử dụng ở các quốc gia để kiểm soát
  • 30. 21 dân số có nguy cơ loãng xương và để giúp các bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp [29]. Chỉ số SCORE đã được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy chỉ số đã được quan tâm và có những giá trị nhất định. 1.3.4. Tình hình nghiên cứu chỉ số SCORE tại Việt Nam Tại Việt Nam có duy nhất 1 nghiên cứu về chỉ số SCORE của Đậu Thế Hiệp nghiên cứu đánh giá nguy cơ loãng xương theo chỉ số SCORE trên 290 bệnh nhân nữ đã mãn kinh tại bệnh viện Bạch Mai. Sau đó so sánh với đo mật độ xương bằng DEXA kết quả là: + Điểm cut off = 6: Se 95,1% và Sp 20,9 %. PPV 87,4% và NPV 42,9%. AUC 0,776. + Điểm cut off = 14: Se 39,3% và Sp 93,3%. PPV84,6% và NPV62,2% AUC 0,779. Cũng cho thấy chỉ số này có giá trị và có ý nghĩ thực tiễn.
  • 31. 22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 300 phụ nữ trên 45 tuổi đến khám tại phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện TW Thái Nguyên 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn + Nữ giới trên 45 tuổi. + Tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân đã được chẩn đoán loãng xương và đang điều trị loãng xương. + Bệnh nhân mất trí nhớ hoặc trí nhớ kém ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin chính xác. + Bệnh nhân không đo đựơc MĐX được bằng phương pháp DEXA 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả cắt ngang. 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu: Dựa theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu tìm độ nhạy hoặc độ đặc hiệu của một phương pháp chẩn đoán. Z²α x Pse x (1 - Pse) n = Pdis x w2 Trong đó: Pse: độ nhạy của chỉ số SCORE (Pse= 0,91) (Theo nghiên cứu chỉ số SCORE của Evar Lydick 1998) [40]. Z²α là hằng số phân bố chuẩn (Zα = 1,96 khi α= 0,05). w : sai số của 2 xác suất dương tính thật và âm tính thật = 0,07.
  • 32. 23 Pdis là tỷ lệ mắc bệnh (24,6%) (Theo Đặng Hồng Hoa, Đoàn Văn Đệ, Hoàng Đức Kiệt (2008). Nghiên cứu mật độ xương vùng cổ xương đùi của người bình thường bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép) [4]. Thay vào công thức n ≈ 261. Trong thời gian nghiên cưú chúng tôi lấy được 300 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu. 2.2.3. Cách chọn mẫu Chọn mẫu có chủ đích: Bệnh nhân nữ trên 45 tuổi đo được mật độ xương bằng phương pháp DEXA và tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Địa điểm : Phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Chỉ tiêu, biến số nghiên cứu 2.3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu + Chủng tộc + Nhóm tuổi + BMI + Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi. + Tiền sử VKDT + Tiền sử dùng Estrogen + Tình trạng mãn kinh + Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score. 2.3.1.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm SCORE + Nhóm tuổi + BMI + Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi. + Tiền sử VKDT
  • 33. 24 + Tiền sử dùng Estrogen + Tình trạng mãn kinh + Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score. + Điểm SCORE 2.3.1.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE + Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score. + Điểm SCORE + Se : Độ nhạy. + Sp : Độ đặc hiệu. + PPV : Giá trị dự báo dương tính. + NPV : Giá trị dự báo âm tính. + AUC : Diện tích dưới đường cong ROC. + Điểm cut off. 2.3.2. Phương pháp thu thập nghiên cứu 2.3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu + Chủng tộc (Nhìn, hỏi): Người Việt Nam không phải chủng tộc da đen. + Tuổi (Hỏi): Phân loại tuổi theo WHO 2013 dành cho nguời châu Á chia làm 4 nhón tuổi: 46 – 54; 55 – 64; 65 - 7 4; trên 74 tuổi [53]. + Cân nặng: sử dụng cân chuẩn được kiểm tra, kiểm định thường xuyên. + Chiều cao: Đo bằng thước dây chuẩn, các chữ số rõ nét. + BMI (lấy cân nặng chia chiều cao bình phương hoặc đo bằng máy DEXA) được chia làm 3 mức theo WHO 2004 dành cho người châu Á: [53]. • BMI < 18,5 là gầy • 18,5 < BMI < 24,9 là bình thường • BMI > 25 là béo phì + Tiền sử gãy xương sau 45 tuổi: Bất kỳ xương nào trên cơ thể gẫy tự nhiên hoặc sau một sang chấn nhẹ sau tuổi 45. Với cột sống trên Xquang có hình ảnh gãy ngang đốt sống, lún ở trung tâm, xẹp hình chêm hay hình bánh
  • 34. 25 kẹp được coi là gãy xương tự nhiên. Dựa vào kết quả chụp X quang hiện tại hoặc hỏi và xem kết quả X quang bệnh nhân chụp trước đây. + Tiền sử VKDT: Coi là có khi bệnh nhân được chẩn đoán rõ ràng theo tiêu chuẩn ACR 1987 hoặc EULAR 2010 qua thăm khám và hồ sơ, bệnh án. + Tiền sử dùng Estrogen (Hỏi): Được coi là sử dụng Estrogen nếu ĐTNC có sử dụng các sản phẩm chứa Estrogen như thuốc tránh thai, Bảo xuân, Novasoy, Isoflavone, EstroG 100, Niveal, Tây Thi... Nghiên cứu chỉ khảo sát tiền sử có sử dụng Estrogen [43]. + Tình trạng mãn kinh (Hỏi): gồm chưa mãn kinh và đã mãn kinh. Bệnh nhân đã mãn kinh thì thời gian mãn kinh chia làm 3 mốc : [13]. • Duới 10 năm • Từ 10 – 20 năm • Trên 20 năm + Tình trạng MĐX đánh giá qua chỉ số T-score: Đo mật độ xương: Các bệnh nhân trên 45 tuổi được chọn đo mật độ xương bằng máy DEXA hãng sản xuất MEDIX DR của Pháp, điều dưỡng chuẩn bị bệnh nhân và thực hiện các thao tác trên màn hình máy tính, bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp đọc kết quả tại phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Bệnh nhân được đo tại 2 vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Cột sống thắt lưng đo mật độ xương của L1, L2, L3, L4. Cổ xương đùi đo tại vị trí cổ, mấu chuyển lớn, liên mấu chuyển và tam giác Ward. Kết quả đo mật độ xương ở CSTL được tính bằng trung bình cộng của các chỉ số ở các vùng được đo ở cột sống thắt lưng. Kết quả MĐX ở cổ xương đùi được tính bằng trung bình cộng các chỉ số được đo tại cổ xương đùi. Đánh giá MĐX theo WHO 1994: - Bình thường: T-score > -1SD - Giảm MĐX: -2.5 SD < T-score ≤ -1SD - Loãng xương: T-score ≤ -2,5SD
  • 35. 26 - Loãng xương nặng: T-score ≤ -2,5 SD và có ≥ 1 lần gãy xương. Bệnh nhân có T-score ≤ -2,5SD ở bất kỳ cột sống thắt lưng hay cổ xương đùi được chẩn đoán loãng xương. Hình 2.1. Đo MĐX bằng máy MEDIX DR 2.3.1.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi bằng thang điểm SCORE + Chủng tộc: Da đen: 0 điểm, không phải da đen: 5 điểm + Tuổi: 3 điểm được thêm vào cho mỗi 10 năm tuổi (3 lần chữ số đầu tiên của tuổi) + Tiền sử mắc VKDT: có: 4 điểm, không có: 0 điểm + Gãy xương không do chấn thương : 4 điểm cho mỗi vị trí gãy xương. + Tiền sử sử dụng Estrogen: Có: 0 điểm, không: 1 điểm + Trọng lượng: 1 điểm được trừ cho mỗi 4,5 kg trọng lượng cơ thể + Tính điểm Score : (Điểm tuổi + Điểm tiền sử gãy xương + Điểm chủng tộc + Điểm tiền sử VKDT + Điểm dùng estrogen) – (Điểm cân nặng) . + Phân loại chỉ số SCORE [43]: • Trên 16 điểm : Nguy cơ cao. Đây là nhóm bệnh nhân nguy cơ cao bị loãng xương, có thể điều trị ngay nếu không có điều kiện đo MĐX.
  • 36. 27 • 7 – 15 điểm: Nguy cơ trung bình. Bệnh nhân có thể bị giảm MĐX, cần đo MĐX bằng DEXA và cân nhắc chỉ định điều trị. • 0 - 6 điểm: Nguy cơ thấp. Có thể không cần đo MĐX vì ít có nguy cơ giảm MĐX. + Tính điểm SCORE trung bình theo: • Nhóm tuổi: 46 – 54; 55 – 64; 65 - 7 4; trên 74 tuổi • BMI: BMI < 18,5; 18,5 < BMI < 24,9; BMI >25 • Đặc điểm mãn kinh: đã mãn kinh, chưa mãn kinh. • Thời gian mãn kinh : >10 năm; 10 – 20 năm; > 20 năm. • MĐX : T-score > -1SD; -2.5 SD < T-score ≤ -1SD; T-score ≤ -2,5SD • Tiền sử gẫy xương • Tiền sử viêm khớp dạng thấp • Tiền sử dùng estrogen. 2.3.1.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE. Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 và Exel tính Se, Sp, vẽ đồ thị đường cong ROC, AUC, của các điểm SCORE tương ứng với T-score < -1 và T- score ≤ -2,5. Sau đó chọn điểm cut off . Tính PPV, NPV của điểm cut off. 2.4. Xử lí số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Exel [6] + Các công thức tính toán Bảng 2.1. Liên hệ nhóm bệnh và không bệnh Xét nghiệm Có bệnh Không bệnh Tổng số (+) a b a+b (-) c d c+d Tổng số a+c b+d a+b+c+d a: có bệnh và xét nghiệm (+) b: không bệnh nhưng xét nghiệm (+) c: có bệnh nhưng xét nghiệm (–)
  • 37. 28 d: không bệnh và xét nghiệm (–) a • Độ nhạy (Se) = a+c d • Độ đặc hiệu (Sp) = b + d a • Giá trị dự đoán dương tính (PPV) = a + b d • Giá trị dự đoán âm tính (NPV) = c + d a.d • Nguy cơ tương đối OR = b.c • Xác xuất dương tính giả: 1 – Sp • Xác xuất âm tính giả: 1- Se + Phân tích đường cong ROC • Sử dụng mục ROC cuver trong SPSS tính được AUC, độ nhạy và 1 – Sp. Sau đó coppy sang Exel tính Sp. Từ đó ta sẽ tìm điểm điểm cắt. Bảng 2.2. Giá trị AUC AUC Ý nghĩa >0.90 Rất tốt 0.80 đến 0.90 Tốt 0.70 đến <0.80 Trung bình 0.60 đến <0.70 Không tốt 0.50 đến <0.60 Vô dụng + Xác định điểm cut off: • Xác định điểm J = (Se + Sp) – 1 • Xác định điểm d = (1-Se)2 + (1 - Sp)2 Điểm cut off sẽ là giao điểm của J max và d min hoặc J max và d max
  • 38. 29 2.5. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng khoa học và đạo đức nghiên cứu của truờng Đại học Y Duợc Thái Nguyên, khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Bệnh nhân tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến bệnh nhân được đảm bảo giữ bí mật. Sơ đồ nghiên cứu . Nữ giới > 45 tuổi (n = 300) Hỏi bệnh và thăm khám Tính điểm SCORE Đo MĐX bằng phương pháp DEXA Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xương của thang điểm SCORE ở các đối tượng trên. Khảo sát các yếu tố nguy cơ
  • 39. 30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi n % (X ± SD) Min Max 46 – 54 86 28,6 62,7 ± 11,067 46 91 55 – 64 66 22 65 – 74 100 33,4 > 74 48 16 Tổng 300 100 Nhận xét: - Tỷ lệ ĐTNC ở độ tuổi 65-74 là cao nhất 33,4%, tuổi trung bình 62,7, tuổi thấp nhất 46, tuổi cao nhất 91. 7,3% 80,3% 12,3% <18,5 (n=22) 18,5-24,9 (n=241) ≥25 (n=37) Cân nặng trung bình: 51,8 , Min 34; Max 87 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm BMI, cân nặng của ĐTNC Nhận xét - Tỷ lệ người gầy chỉ chiếm 7,3%, người thừa cân - béo phì chiếm 12,3%. Đa số ĐTNC nằm trong nhóm BMI bình thuờng 80,3 %.
  • 40. 31 - Cân nặng trung bình của ĐTNC là 51,8. 22% 78% 30,70% 30% 42,70% Chưa MK Đã MK VKDT Gẫy xuơng Dùng Estrogen Series1 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử Nhận xét: - Đa số ĐTNC đã mãn kinh chiếm 78%. - Có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT chiếm tỉ lệ 30,7% và có 90/300 ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7%, có 128/300 ĐTNC có tiền sử gãy xương toàn bộ gãy 1 vị trí chiếm 30%. Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mãn kinh của những đối tượng đã mãn kinh Thời gian mãn kinh n % (X ± SD) (Min, Max) < 10 năm 59 25,2 18,6 ± 0,78 (1 ; 46) 10 – 20 năm 89 38 > 20 năm 86 36,8 Tổng 234 100 Tuổi MKTB 52,7 ± 4,6 Nhận xét: - Thời gian mãn kinh trung bình 18,6 năm, tuổi mãn kinh trung bình 52,7. Tiền sử
  • 41. 32 Bảng 3.3. Đặc điểm MĐX đo bằng phương pháp DEXA T-score n % (X ± SD) (Min; Max) Bình thường 63 21 0,259±0,79 Giảm MĐX 31 10,3 -1,5±0,41 Loãng xương 206 68,7 -3±0,72 Tổng 300 100 -2,1±1,5 (-5,3 ; 3,3) Nhận xét: - Tỉ lệ loãng xương của ĐTNC là 68,7% , giảm MĐX chiếm 10,3%. - T-score giảm dần theo mức độ mất xương 15,1% 4,0% 18,6% 75,8% 88,0% 97,9% 57,0% 9,1% 8,0% 2,1% 24,4% 46-54 tuổi 55-64 tuổi 65-74 tuổi ≥75 tuổi Bình thường Giảm MĐX Loãng xương Biểu đồ 3.3. Tình trạng MĐX của ĐTNC theo nhóm tuổi Nhận xét: - Tỉ lệ loãng xương cao nhất ở lứa tuổi ≥ 75 là 97,9 %, giảm MĐX cao ở độ tuổi 46-54 16,8% .
  • 42. 33 Bảng 3.4. Chỉ số T-score trung bình theo nhóm tuổi và BMI của ĐTNC T-score Đặc điểm (X ±SD) p Nhóm tuổi 46 – 54 (n=86) -0,79±1,5 < 0,001 55 – 64 (n=66) -2,19±1,18 65 – 74 (n=100) -2,76±1,06 ≥ 75 (n=48) -3,32 ±0,69 BMI < 18,5 -3,13±0,93 < 0,001 18,5 – 24,9 -2,15±1,48 > 24,9 -1,65±1,69 Nhận xét: - Giá trị T-score trung bình giảm dần theo độ tuổi, ngược lại BMI càng tăng thì T-score trung bình càng tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Bảng 3.5. Chỉ số T-score trung bình với đặc điểm mãn kinh của ĐTNC Chỉ số Tình trạng mãn kinh T-score (X ±SD) Chưa mãn kinh(n=66) -0,41 ± 1,41 Đã mãn kinh (n=234) -2,6 6± 1,11 Thời gian mãn kinh <10 năm -2,07 ± 1,13 10 – 20 năm -2,7 3±0,989 > 20 năm -3 ± 1,11 p < 0,001 Nhận xét: - Giá trị T-score trung bình có sự khác biệt giữa hai nhóm mãn kinh và chưa mãn kinh . - Giá trị T-score trung bình giảm dần theo thời gian mãn kinh, thời gian mãn kinh càng lâu thì MĐX càng giảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
  • 43. 34 Bảng 3.6. Chỉ số T-score trung bình theo tiền sử VKDT, dùng Estrogen, gẫy xương Chỉ số Tiền sử T-score (X ± SD) p VKDT Có -2,81 ± 0,64 <0.001 Không -1,87 ± 1,68 Dùng Estrogen Có -0,98 ± 1,55 <0.001 Không -2,67 ± 1,16 Gãy xương Có -3,08 ± 0,89 <0.001 Không -1,48 ± 1,5 Nhận xét: - Chỉ số T-score thấp hơn có ý nghĩ thống kê ở các nhóm có tiền sử VKDT thấp, gẫy xương và không dùng estrogen với p < 0,001. 3.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở ĐTNC bằng thang điểm SCORE Bảng 3.7. Đặc điểm phânmức điểm SCORE Phân mức điểm SCORE n % > 15 151 50,3 7 – 15 104 34,7 < 7 45 15 Nhận xét: - Nhóm ĐTNC có chỉ số SCORE > 15 (Nguy cơ cao) chiếm tỷ lệ cao nhất 50,3 %.
  • 44. 35 Bảng 3.8 . Điểm SCORE trung bình theo độ tuổi của ĐTNC Nhóm tuổi SCORE trung bình (X ±SD) Min Max p 46 – 54 8,08 ± 3,85 2 21 <0,001 55 – 64 13,79 ±4,29 4 22 65 – 74 17,58 ±3,47 6 29 ≥ 75 22,21 ± 3,45 16 34 Tổng (n= 300) 14,76 ±6,22 2 34 Nhận xét: - Mức điểm SCORE tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì SCORE càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Bảng 3.9. Điểm SCORE trung bình với đặc điểm mãn kinh Tình trạng mãn kinh SCORE trung bình (X ±SD) Min Max p Chưa mãn kinh 7,06 ± 3,37 2 16 <0,001 Đã mãn kinh 16,94 ± 4,99 4 34 Nhận xét: - Điểm SCORE trung bình có sự khác biệt giữa hai nhóm chưa mãn kinh và đã mãn kinh p < 0,001. Bảng 3.10. Điểm SCORE trung bình với thời gian mãn kinh Thời gian mãn kinh SCORE trung bình (X ± SD) Min Max p < 10 năm 11,95± 3,72 4 21 <0,001 10 – 20 năm 16,39 ± 3,51 5 22 > 20 năm 20,92 ± 3,53 11 34 Nhận xét: - Điểm SCORE trung bình tăng dần theo thời gian mãn kinh, với p <0,001.
  • 45. 36 Bảng 3.11. Điểm SCORE trung bình theo tiền sử VKDT, dùng Estrogen, gãy xương Tiền sử SCORE trung bình (X ±SD) Min Max p VKDT Có 16,79 ± 3,68 7 28 <0,001 Không 13,87 ± 6,87 2 34 Dùng Estrogen Có 8,52 ± 4,04 2 21 <0,001 Không 17,44 ± 4,94 4 34 Gãy xương Có 19,16 ± 3,90 7 34 <0,001 Không 11,49 ± 5,58 2 28 Nhận xét: - Điểm SCORE trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTNC có tiền sử VKDT, gãy xương, không dùng estrogen với p <0,001. Bảng 3.12. Điểm SCORE trung bình theo BMI của ĐTNC Nhóm BMI (kg/m2) SCORE trung bình (X ±SD) Min Max p <18,5 (n=22) 19,77±6,6 3 34 < 0,001 18,5-24,9 (n=241) 14,88±5,8 4 29 >24,9 (n=37) 11,03±6,1 2 28 Nhận xét: - Điểm SCORE tăng nghịch biến với BMI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
  • 46. 37 Bảng 3.13. Điểm SCORE trung bình theo chỉ số T- score của ĐTNC T SCORE SCORE trung bình (X ±SD) Min Max p > -1 6,81 ± 2,57 3 34 < 0,001 -2,4 – (-1) 10,23 ± 5,01 2 28 ≤ -2,5 17,88 ± 4,29 3 14 Nhận xét: - Điểm SCORE trung bình tăng nghịch biến với chỉ số Tscore, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
  • 47. 38 3.3. Xác định giá trị dự báo nguy cơ loãng xuơng của thang điểm SCORE ở các đối tượng trên Bảng 3.14. Độ nhạy độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -1 Cut off Se Sp 1,00 100 0 2,50 99,6 0 3,50 99,2 3,1 4,50 98,7 19,0 5,50 97,5 36,5 6,50 96,6 58,7 7,50 94,5 68,2 8,50 93,2 71,4 9,50 90,7 79,3 10,50 89,9 90,4 11,50 86,1 96,8 12,50 80,2 96,8 13,50 75,5 98,4 14,50 71,7 1 15,50 66,2 1 16,50 58,2 1 17,50 49,4 1 18,50 40,9 1 19,50 34,2 1 20,50 20,3 1 21,50 13,5 1 22,50 8,4 1 23,50 6,3 1 24,50 4,2 1 26,00 3,4 1 27,50 25 1 28,50 1,3 1 31,50 0,4 1 35,00 0,000 1 Nhận xét: - Khi chỉ số SCORE tăng lên thì độ nhạy giảm và độ đặc hiệu tăng lên. - Với T-score ≤ -1 tại 3 điểm cut off có Se, Sp cao nhất là 12, 13, 14. Chỉ số SCORE có Se lần lượt là 86,1%, 80,2%, 75,7%; Sp lần lượt là 96,8%, 96,8%, 98,4%.
  • 48. 39 Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC với T-score ≤ -1. Nhận xét: - Diện tích dưới đường cong AUC của SCORE với T-score ≤ -1 là 0,95 . Đây là kết quả rất tốt. Bảng 3.15. Chỉ số SCORE tại cut off 12 với T- score ≤ -1 SCORE T- score ≤-1 SD T- score >-1 SD OR (95%CI) >12 (n=192) 189 3 OR=81,7 p<0,001 PPV= 98,4% NPV=56,4% ≤12(n=108) 47 61 Tổng (n=300) 243 47 Nhận xét: - Có mối liên quan chặt chẽ giữa chỉ số SCORE và T-score. Nếu ĐTNC có chỉ số SCORE >12 thì nguy cơ mắc MĐX thấp cao gấp 81,7 lần so với ĐTNC có SCORE <12.
  • 49. 40 Bảng 3.16. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số SCORE với T- score ≤ -2,5 Cut off Se Sp 1,00 1,000 0 2,50 1,000 0 3,50 99,5 3,1 4,50 99 13,8 5,50 99 28,7 6,50 99, 45,7 7,50 98,5 56,3 8,50 98,5 61,7 9,50 96,6 69,1 10,50 96,1 77,6 11,50 94,2 87,2 12,50 89,3 91,4 13,50 85,4 95,7 14,50 81,1 96,8 15,50 74,8 96,8 16,50 65,5 96,8 17,50 55,3 96,8 18,50 46,1 97,8 19,50 38,3 97,8 20,50 22,8 98,9 21,50 15 98,9 22,50 9,2 98,9 23,50 6,8 98,9 24,50 4,4 98,9 26,00 3,4 98,9 27,50 2,4 98,9 Nhận xét: - Khi chỉ số SCORE tăng lên thì độ nhạy giảm và độ đặc hiệu tăng lên. - Với T-score ≤ -2,5 có 3 điểm cut off 13, 14, 15 có Se, Sp cao nhất. Chỉ số SCORE có Se lần lượt là 89,3%; 85,4%; 81,1%; Sp lần lượt là 91,4%, 95,7%; 96,8%.
  • 50. 41 Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC với T-score ≤ -2,5 Nhận xét:- Diện tích dưới đường cong AUC của SCORE với T-score ≤ -2,5 là 0,95. Chỉ số này là rất tốt. Bảng 3.17. Chỉ số SCORE tại cut of 15 với T- score ≤ -2,5 SCORE T- score ≤ -2,5 T- score > -2,5 OR (95%CI) > 15 (n=157) 153 4 OR=66,9 p<0,001 PPV= 97,4% NPV=63,6 % ≤ 15 (n=143) 52 91 Tổng (n=300) 205 95
  • 51. 42 Nhận xét: - Có mối liên quan chặt chẽ giữa chỉ số SCORE và T-score. Nếu ĐTNC có chỉ số SCORE > 15 thì nguy cơ bị loãng xương cao gấp 66,9 lần so với ĐTNC có SCORE < 15. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số SCORE và T-score về nguy cơ và tình trạng loãng xương. T- score SCORE ≤-2,5 -2,4 – (-1) >-1 Tổng p n % n % n % N % >15 148 98 3 2 0 0 151 50,4 < 0,001 7-15 56 53,8 22 21,2 26 25 104 34,6 < 7 2 4,4 6 13,3 37 82,2 45 15 Tổng 206 68,7 31 10,3 63 21 300 100 Nhận xét: - Có mối liên quan chặt chẽ giữa nguy cơ loãng xương theo chỉ số SCORE với đo MĐX (T-score) với p < 0,001. - Tỷ lệ loãng xương ở nhóm nguy cơ cao theo chỉ số SCORE (98%) lớn hơn nhiều so với tỷ lệ loãng xương ở nhóm nguy cơ thấp (4,4%). Bảng 3.19. Giá trị chỉ số SCORE trong sàng lọc loãng xương Chỉ số SCORE Dự đoán MĐX thấp (T-score≤-1SD) Dự đoán loãng xương (T-score≤-2,5SD) Điểm cut off 12 15 OR 81,7 66,9 Se 86,1% 81,1% Sp 96,8% 96,8% AUC 0,95 0,95 PPV 98,4% 97,4% NPV 56,4% 63,6% p < 0,001 < 0,001
  • 52. 43 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi có 300 nữ giới trên 45 tuổi được điều tra về lâm sàng có tuổi trung bình là 62,7 ± 11, cao nhất là 91. Nhóm tuổi từ 65 - 74 chiếm 33,4% trong đó nhóm tuổi trên 75 chiếm 16% đây là nhóm có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao (Bảng 3.1). Các nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định tuổi càng cao tỷ lệ loãng xương càng tăng do mất cân bằng quá trình tạo xương giảm huỷ xương tăng, sự hấp thu caxi giảm ở ruột, tăng thải caxi ở ống thận, chế độ ăn kém và có nhiều bệnh kết hợp. 4.1.2. Cân nặng, BMI Cân nặng trung bình của ĐTNC là 51,8 ± 2,7kg. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả nghiên cứu tương tự Nguyễn Trung Hòa (2015) có kết quả cân nặng trung bình 53,7 kg tương tự chúng tôi nhưng SD cao hơn chúng tôi.[8]. Nghiên cứu của Vũ Kim Hải (2017) có cân nặng trung bình 52,3 ± 8,3 tương tự chúng tôi nhưng SD cao hơn [9]. Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp có kết quả là 52,5 ± 3,1 thì gần sát với kết quả nghiên cứu của chũng tôi nhất [2]. BMI trung bình của các ĐTNC trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,2 ± 2,8 kg/m2 (Biểu đồ 3.1), của Nguyễn Trung Hòa là 23,7±3,3[8]; Đậu Thế Hiệp 22,9 ± 3,1[2], Vũ thị Kim Hải 22,2 ± 3 [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả cũng tương tự nhau. M. Karkucak và cộng sự khi nghiên cứu chỉ số SCORE ở 177 phụ nữ trên 45 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ, có độ tuổi trung bình là 59,4 tương tự chúng tôi, nhưng cân nặng trung bình là 53,7 kg cao hơn chúng tôi[40]. Độ tuổi trung bình của 208 phụ nữ trong nhóm xác nhận chỉ số SCORE của Eva Lydick là 63±9,5, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [40], tuy nhiên cân nặng trung bình của nhóm này không thấy ghi nhận.
  • 53. 44 4.1.3. Đặc điểm về tiền sử Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 78% đã mãn kinh, chưa mãn kinh 22% ( Biểu đồ 3.2). Các nghiên cứu loãng xương chủ yếu trên đối tượng đã mãn kinh nhưng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả đối tuợng chưa mãn kinh. Tuổi mãn kinh trung bình của các ĐTNC: 52,7,8±4,6 (Bảng 3.2), Nguyễn Trung Hòa 48,3± 4,1[8], Đậu Thế Hiệp 48,8 ± 3,6 [2]. Kết quả của chúng tôi có cao hơn một chút so với 2 tác giả trên vì độ tuổi trung bình của chúng tôi cao hơn, nhóm ĐTNC ≥ 55 tuổi chiếm chiếm tỉ lệ cao 71,4%. Có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT chiếm tỉ lệ 30,7% (Biểu đồ 3.2) . Đậu Thế Hiệp là 9,3% [2], Vũ Kim Hải là 11,2%. tỉ lệ của chúng tôi cao hơn gấp 3 lần so với 2 nghiên cứu này vì bệnh nhân có nhận thức hơn về bệnh và đi khám tại các cơ sở y tế nhiều hơn. Hơn nữa khoa Cơ xương khớp ngày càng đông bệnh nhân từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến khám và trị nên số bệnh nhân đuợc phát hiện cao hơn. Có 128/300 ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7% (Biểu đồ 3.2) cao hơn nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp (20%) vì chất lượng cuộc sống được nâng lên, bệnh nhân nữ có xu hướng làm đẹp nên nhu cầu dùng các thuốc nội tiết để trẻ hoá cơ thể và ý thức phòng tránh thai cao hơn. Có 90/300 ĐTNC có tiền sử gãy xương toàn bộ gãy 1 vị trí chiếm 30% (Biểu đồ 3.2). Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ gẫy xương tự nhiên cao vì chúng tôi coi bất kỳ xương trên cơ thể gẫy không do chấn thương ngoại trừ các bệnh lý về xương khác được coi là gẫy xương tự nhiên. Với cột sống trên Xquang có hình ảnh lún xẹp đốt sống được coi là gẫy xuơng tự nhiên mà trong nghiên cứu của chúng tôi có 49,4% bệnh nhân trên 64 tuổi. Nhóm đối tượng này có nguy cơ rất cao về gẫy xương. Khi chụp Xquang thì có tới 95 % nhóm đối tượng này có hình ảnh lún xẹp đốt sống. Các nghiên cứu khác chỉ lấy gẫy xương cổ tay, xương đùi, xương sườn là gãy xương tự nhiên.
  • 54. 45 4.2. Đặc điểm về MĐX đo bằng phương pháp DEXA của ĐTNC 4.2.1. Tỷ lệ loãng xương theo T- score của ĐTNC Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương 68,7%, 10,3% bị giảm MĐX và có 21% ĐTNC có MĐX bình thường (Bảng 3.3). Đặng Hồng Hoa (2008) nghiên cứu 1034 đối tượng cả nam và nữ trên địa bàn Hà Nội tuổi từ 15 - 84 bằng máy DEXA Unigamma, có sử dụng giá trị tham chiếu cho người Việt Nam thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi là 24,6% [3]. Hoàng Thị Bích (2015) nghiên cứu 650 phụ nữ từ 60 tuổi tỷ lệ loãng xương là 69,1% [7]. Đậu Thế Hiệp 48,3%, Vũ thị Kim Hải 79%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Hoàng thị Bích, cao hơn kết quả của Đậu Thế Hiệp nhưng nhỏ hơn nghiên cứu của tác giả Vũ thị Kim Hải [2],[9] vì tình trạng lạm dụng thuốc nam nhiều trên, tuổi trung bình cao, sự hiểu biết về phát hiện , phòng và điều trị loãng xương chưa tốt, hoạt động thể lực còn hạn chế. 4.2.2. Đặc điểm MĐX của ĐTNC Kết quả nghiên cứu của chúng tôi MĐX tính theo chỉ số T-score trung bình là 2,1±1,5, thấp nhất là -5,3 lớn nhất là 3,3. Giá trị T-score trung bình giảm dần theo mức độ mất xương có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 (Bảng 3.3). Kết quả nghiên của tác giả Đậu Thế Hiệp có Tsore trung bình là - 2,31±1,46, Vũ thị Kim Hải là 2,6±1,26. Tsore cũng giảm dần theo mức độ loãng xương [2],[9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Đậu Thế Hiệp và Vũ thị Kim Hải vì ĐTNC của chúng tôi bao gồm cả phụ nữ chưa mãn kinh. 4.2.3. Mối liên quan giữa MĐX và một số yếu tố nguy cơ của ĐTNC 4.2.3.1. Tuổi T-score giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì MĐX càng giảm, sự liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Bảng 3.4). Do vậy, tỷ lệ loãng xương cũng tăng theo độ tuổi: ở lứa tuổi 46-54, tỷ lệ loãng xương là 24,4 %;
  • 55. 46 55-64 tuổi loãng xương tăng lên 75,8%, 65-74 tuổi tỷ lệ này là 80%, còn từ 75 tuổi trở lên thì 100% các ĐTNC bị giảm MĐX và loãng xương, trong đó loãng xương là 97,3% (Biểu đồ 3.3). Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu tình hình ở phụ nữ trên 45 tuổi tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi: 45-49; 50-54; 55-59; 60-64; 65-69; 70-74; 75-79; ≥ 80 lần lượt là 7,2%; 15,2%; 30,9%; 53,2%, 61,9%, 70,3%, 84,8% và 85,7% [8]. Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao, sự liên quan có ý nghĩa thống kê p <0,001. Hoàng Thị Bích, Đậu Thế Hiệp, Vũ thị Kim Hải cũng chỉ ra tuổi càng cao thì MĐX càng giảm. Đây là loãng xương tuổi già, hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm [2],[7],[9]. Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận. 4.2.3.2 BMI Những người có tầm vóc nhỏ có khối lượng xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương. T-score liên quan chặt chẽ với BMI, BMI càng thấp thì MĐX cũng càng thấp và ngược lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,00 (Bảng 3.4). Một số tác giả trong và ngoài nước cũng nhận thấy BMI thấp là yếu tố nguy cơ loãng xương. Theo Tào Thị Minh Thúy (2015) người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 4,368 lần người khác (95%CI: 1,603- 11,906) [7]. Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu trên 898 người dân từ 45 tuổi trở lên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thấy người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng xương gấp 2,6 lần người có BMI bình thường [8]. Theo Asomaning K, người có BMI thấp có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn 1,8
  • 56. 47 lần người có BMI bình thường [20]. Jiang X và cộng sự nghiên cứu phụ nữ tuổi từ 50-64 thấy BMI < 18,5 là yếu tố nguy cơ loãng xương [21] . 4.2.3.3.Tình trạng mãn kinh Trong nghiên cứu của chúng tôi có 66 ĐTNC chưa mãn kinh, 234 ĐTNC đã mãn kinh, tuổi mãn kinh trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 52,7±4,6 , mãn kinh < 10 năm chiếm tỉ lệ 19,7%, 10 -19 năm 29,7%, trên 20 năm 28,7% (Bảng 3.5). MĐX giảm dần theo thời gian mãn kinh: thời gian mãn kinh càng dài thì MĐX càng giảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tuy nhiên có sự khác biệt về MĐX giữa 2 nhóm đã mãn kinh và chưa mãn kinh (Bảng 3.5). Vũ Đình Chính (1996) nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh tại Hải Hưng thấy tỷ lệ loãng xương tăng theo thời gian mãn kinh, tốc độ mất xương trung bình là 1,97±1,59% năm, tốc độ mất xương có xu hướng nhanh trong vòng 10-15 năm đầu sau mãn kinh, 20 năm sau mãn kinh thì tốc độ mất xương giảm đáng kể [10]. Pouilles JM (1995) theo dõi MĐX theo thời gian của 81 phụ nữ đã mãn kinh bằng DEXA thấy có sự mất xương nhanh ngay sau khi mãn kinh [39]. Có hiện tượng này là do sau khi mãn kinh có sự sụt giảm Estrogen dẫn tới giảm mật độ xương một cách nhanh chóng. Năm 1940 Albright là người đầu tiên đã tìm thấy được mối liên hệ giữa loãng xương và giảm chức năng của buồng trứng ở phụ nữ. Sau đó nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định kết luận của Albright. Tăng tốc độ mất xương sau mãn kinh là nguyên nhân chính gây loãng xương ở phụ nữ (loãng xương sau mãn kinh) [53]. Một số nghiên khác lại cho kết quả khác về mối liên quan giữa loãng xương và mãn kinh sớm. Hoàng Thị Bích nghiên cứu ở phụ nữ ≥ 60 tuổi cũng thấy tỷ lệ loãng xương tăng dần theo thời gian mãn kinh, nhưng người mãn kinh hoặc cắt buồng trứng trước 45 tuổi có nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 2,0 lần so với chưa mãn kinh (95%CI: 1,47-3,57) [7]. Nghiên cứu của Tào Thị
  • 57. 48 Minh Thúy thấy người mãn kinh và cắt buồng trứng trước 45 tuổi có nguy cơ loãng xương cao gấp 3,38 lần so với chưa mãn kinh (95%CI: 1,405-8,130), người đã mãn kinh trên 5 năm có nguy cơ mắc loãng xương gấp 1,73 lần so với những người đã mãn kinh < 5 năm [7]. Jean Hodson và cộng sự nghiên cứu trên 200 phụ nữ mãn kinh tuổi từ 60 - 69 thấy mãn kinh hoặc cắt buồng trứng trước 45 tuổi là một yếu tố nguy cơ loãng xương [48]. 4.2.3.4.Tiền sử mắc VKDT Trong nghiên cứu của chúng tôi có 92/300 ĐTNC có tiền sử VKDT chiếm tỉ lệ 30,7% (Biểu đồ 3.2). Theo bảng 3.6, T-score ở nhóm có tiền sử VKDT thấp hơn ở nhóm không có tiền sử VKDT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh người mắc VKDT có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người không mắc VKDT. Nghiên cứu của Tào Thị Minh Thúy (2015) cho kết quả: người bị VKDT chiếm 20,8% ở nhóm loãng xương, 12,6% ở nhóm không loãng xương; người bị VKDT có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn 1,83 lần so với người không bị VKDT có ý nghĩa thống kê (OR 1, 95%CI: 037-3,206; p<0,05) [8]. Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp, Vũ Kim Hải cho thấy MĐX ở 2 nhóm là khác nhau với p<0,001 [2],[9]. Nghiên cứu của M. Karkucak trên 177 phụ sau ≥ 45 tuổi có tỉ lệ VKDT 1,1% [40], còn trong nghiên cứu của Eva Lydick tỷ lệ này rất cao chiếm 24% [43]. Theo Gough AK và cộng sự, người bị VKDT có nguy cơ bị giảm MĐX và loãng xương cao gấp 3-4 lần so với người bình thường, và có nguy cơ gãy xương cao gấp 4 lần ở vị tri CXĐ và gấp 5 lần ở CSTL[58]. Cortet và cộng sự nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên sự mất xương ở bệnh nhân VKDT đã kết luận rằng: sự mất xương ở bệnh nhân VKDT đặc biệt ở CXĐ là do sự gia tăng tốc độ chuyển hóa luân hoàn của xương [30].
  • 58. 49 VKDT là một bệnh tự miễn, có biểu hiện viêm mạn tính màng hoạt dịch của khớp mà nguyên nhân chưa được biết rõ. Sự hủy hoại màng hoạt dịch khớp mạn tính cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng khớp và tàn phế. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến MĐX ở bệnh nhân mắc bệnh VKDT như: bệnh nhân nữ ở tuổi trung niên, sự thay đổi nội tiết liên quan đến tình trạng mãn kinh, ảnh hưởng của các yếu tố gây viêm, sự giảm hoạt động do tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng và sự giảm trọng lượng cơ thể do bệnh [40]. Người ta cho rằng mất xương trong bệnh VKDT là do tăng nồng độ của các chất gây viêm (pro- inflammatory cytokines) dẫn đến tăng quá trình hủy xương. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, giảm MĐX ở bệnh nhân VKDT có liên quan đến sự ra tăng nồng độ của các chất chuyển hóa xương như: PICP (procollagen type I C- terminal propeptide), PINP (procollagen type I N- terminal propeptide) là những yếu tố phản ánh sự tạo xương và ICTP (procollagen type I C- terminal telopeptide) là yếu tố phản ánh sự hủy xương [31]. Ở những bệnh nhân mắc VKDT, việc xác định sớm MĐX thấp và các yếu tố nguy cơ dẫn tới loãng xương là cần thiết vì nguy cơ gãy xương do loãng xương ở những bệnh nhân này tăng lên cao so với những người khác[33]. 4.2.3.5. Tiền sử dùng Estrogen Có 128/300 ĐTNC có tiền sử dùng Estrogen chiếm tỉ lệ 42,7% (Biểu đồ 3.2). Theo bảng 3.6, T-score ở nhóm có tiền sử dùng Estrogen cao hơn ở nhóm không có tiền sử dùng Estrogen với p<0,001. Sử dụng liệu pháp Hormone thay thế có khả năng ngăn ngừa mất xương, giảm nguy cơ gãy xương theo nghiên cứu của Arnaud CD[19] Trong nghiên cứu của chúng tôi, những ĐTNC có sử dụng các sản phẩm chứa Estrogen thảo dược như: Bảo xuân,xuân xuân, tây thi, sắc ngọc khang EstroG 100,thuốc tránh thai...được tính là có tiền sử sử dụng Estrogen. Sự suy giảm Estrogen ở phụ nữ sau 45 tuổi kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho
  • 59. 50 tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày càng thưa, dẫn đến loãng xương. Ở phụ nữ sử dụng Estrogen thay thế có khả năng ngăn ngừa mất xương và tăng MĐX qua tương tác với các thụ thể estrogen trên bề mặt của các tế bào xương, kích hoạt các gen và protein xương, và giảm hoạt động của những cytokines kích hoạt các tế bào hủy xương làm giảm nguy cơ loãng xương [15]. 4.2.3.6 .Tiền sử gãy xương Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử gãy xương dựa vào kết quả X quang hiện tại và hỏi kết quả chụp X quang của bệnh nhân từ các lần kiểm tra trước đây. Có tới 90/300 ĐTNC có tiền sử gãy xương chiếm 30% (Biểu đò 3.2). Tất cả chỉ gãy tại 1 vị trí. Gãy xương ở đây được xác định là gãy xương không do chấn thương do các sang chấn tối thiểu sau tuổi 45 ở bất kỳ xương nào. Theo bảng 3.6, MĐX ở nhóm có tiền sử gãy xương thấp hơn ở nhóm không có tiền sử gãy xương với p<0,001. Nguyễn Trung Hòa (2015) nghiên cứu trên 898 người dân từ 45 tuổi trở lên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thấy 5,2% ĐTNC có tiền sử bị gãy xương do chấn thương nhẹ, người có tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ nguy cơ loãng xương gấp 5,3 lần người không có tiền sử gãy (p<0,05) [8]. 4.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi tại phòng khám Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng thang điểm SCORE 4.3.1. Phân loại chỉ số SCORE Trong nghiên cứu của chúng tôi 300 phụ nữ Việt Nam tuổi trên 45 được khảo sát chỉ số SCORE, có 45 người (15%) thuộc nhóm nguy cơ thấp , 104 (34,7%) người thuộc nhóm nguy cơ trung bình và có 151 người (50,3%) chiếm tỉ lệ cao nhất thuộc nhóm nguy cơ cao. Nghiên cứu của Đậu Thế Hiệp nguy cơ thấp 7,2%, nguy cơ trung bình 70,3%, nguy cơ cao 22,4% . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác
  • 60. 51 nhau, nguy cơ thấp thấp hơn vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm cả phụ nữ chưa mãn kinh và phụ nữ sử dụng Estrogen nhiều hơn, nguy cơ cao cao hơn vì độ tuổi trung bình của chúng tôi cao hơn, thời gian mãn kinh trung bình dài hơn, tỉ lệ gẫy xuơng tự nhiên và tỉ lệ viêm khớp dạng thấp cao hơn. Giá trị trung bình chỉ số SCORE trong nghiên cứu của chúng tôi là 14,67 ± 6,22, giá trị nhỏ nhất là 2, lớn nhất là 34 (Bảng 3.8). Hay gặp nhất là SCORE = 20 có 33 người chiếm 11%. Đậu Thế Hiệp nghiên cứu SCORE trung bình là 11,63±4,5 [2] M. Karkucak và cộng sự (2008) nghiên cứu 177 phụ nữ sau mãn kinh tại Thổ Nhĩ Kỳ cho kết quả SCORE trung bình là 7,5±4,1[40]. S. M. Cadarette1, S. B. Jaglal và T. M. Murray trên 398 phụ nữ sau mãn kinh tuổi từ 45 ở Toronto - Canada cho kết quả giá trị SCORE dao động từ 6 đến 24, với giá trị trung bình là 9,4 ± 4.9 [58]. Trong nhóm xác nhận của Eva Lydick thì SCORE giao động từ 12 đến 28, không thấy ghi nhận chỉ số SCORE trung bình [43]. Như vậy SCORE trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị cao hơn nghiên cứu của các tác giả trên, điều này có thể giải thích vì ĐTNC của chúng tôi 100% là người Việt Nam (không có chủng tộc da đen) và cân nặng trung bình của phụ nữ Việt Nam thấp hơn phụ nữ nước ngoài, tỉ lệ gẫy xương tự nhiên, viêm khớp dạng thấp, độ tuổi trung bình cao hơn, khoảng dao động điểm SCORE của chúng tôi lớn hơn. 4.3.2. Liên quan chỉ số SCORE với một số yếu tố nguy cơ. 4.3.2.1. Tuổi Chỉ số SCORE tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì SCORE càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001(Bảng 3.8) Như chúng tôi đã phân tích ở trên, MĐX giảm dần theo độ tuổi, và theo đó tỷ lệ loãng xương cũng tăng theo độ tuổi. Chỉ số SCORE đã thiết lập có
  • 61. 52 tính toán đến yếu tố nguy cơ này. Khi tuổi tăng thêm 10, thì SCORE được cộng thêm 3. Vì vậy, tuổi của ĐTNC tăng lên thì SCORE cũng tăng theo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp [2]. 4.3.2.2. BMI Cân nặng, BMI cũng là một trong những yếu tố liên quan đến loãng xương. Ở phụ nữ nhẹ cân, BMI thấp, sự mất xương xảy ra nhanh hơn và nguy cơ loãng xương cao hơn những phụ nữ khác. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng tạo xương và tăng chuyển hóa androgen của tuyến thượng thận thành estron. Như vậy cân nặng là yếu tố ảnh hưởng cao đến MĐX và cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lâm sàng trong chỉ số SCORE, cân nặng là số trừ trong công thức tính SCORE. BMI lại được tính bằng cân nặng chia bình phương chiều cao, vì vậy BMI giảm thì SCORE tăng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy khi BMI giảm thì SCORE tăng với p <0,001 (Bảng 3.12). Những phụ nữ có BMI càng thấp thì SCORE càng cao, tức là càng có nguy cơ mắc loãng xương [18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp [2]. 4.3.2.3. Tình trạng mãn kinh Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng SCORE tăng dần theo thời gian mãn kinh với p <0,001 (bảng 3.10); nghĩa là thời gian mãn kinh càng lâu thì SCORE càng cao, nguy cơ phụ nữ mắc loãng xương càng lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm về MĐX của ĐTNC cũng giảm dần theo thời gian mãn kinh (bảng 3.5). Và chỉ số SCORE của 2 nhóm mãn kinh trước và sau 45 tuổi không có sự khác biệt với p>0,05 (bảng 3.10), phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về MĐX của 2 nhóm này cũng không có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống kết quả của Đậu Thế Hiệp về điểm SCORE tăng theo thời gian mãn kinh [2]. Nghiên cứu của chúng tôi có