SlideShare a Scribd company logo
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
M Ộ T S Ố K Ỹ T H U Ậ T D Ạ Y
H Ọ C T Í C H C Ự C
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT
DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
vectorstock.com/28062405
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ
BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực : Toán học
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH
--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ
BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực : Toán học
Tác giả : Nguyễn Hùng Cường
Tổ chuyên môn: Toán - Tin
Số điện thoại liên hệ:
Năm học 2022 - 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2
4. Tính mới và đóng góp của đề tài........................................................................... 2
5. Cấu trúc của đề tài................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực
để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông. .................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1. Phương pháp dạy học truyền thống; phương pháp dạy học tích cực và nhu cầu
đổi mới trong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống.......................................... 4
1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực.................................................. 4
1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích
cực so với phương pháp dạy học truyền thống ......................................................... 5
1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực ........................................................ 5
1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương
pháp dạy học truyền thống ........................................................................................ 5
1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực................. 7
1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng các kỹ
thuật dạy học tích cực................................................................................................ 7
1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp........................................... 8
1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các
phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập.............. 9
1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực.......................................................... 9
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến ..................................................... 9
1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực.................. 10
1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các hoạt
động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm................. 10
1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin”.............................................................................. 10
1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321”............................................................................... 11
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 11
2.1. Thực trạng ........................................................................................................ 11
2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................ 12
Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các
hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc
hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông ................................................................... 13
2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép” .............................................................................. 13
2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép”........................................................ 13
2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép”............................................. 14
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép” .................................... 15
2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh
họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” :..................................................................... 19
2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy học
thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép”......................... 21
2.2. Kỹ thuật “Tia chớp” ......................................................................................... 22
2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp”................................................................... 22
2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp”....................................................... 22
2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”:.............................................. 23
2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng
hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp”.................................................................... 23
2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai dạy
học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng kỹ thuật
“tia chớp”................................................................................................................. 25
2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời”................................................................................... 25
2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời” ............................................................ 25
2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................ 26
2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời”........................................ 27
2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ
thuật “hỏi và trả lời”................................................................................................ 29
2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học một số
tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời”....... 30
2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”.................................................................................. 31
2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn”............................................................ 31
2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”.......... 31
2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ....................................... 32
2.4.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa áp
dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”: ............................................................................... 36
2.4.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy thể nghiệm
một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”............. 38
2.5. Kỹ thuật “Trình bày một phút” ........................................................................ 39
2.5.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Trình bày một phút”.................................................. 39
2.5.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Trình bày một phút”...................................... 39
2.5.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “trình bày một phút”................................ 40
2.5.4. Kết quả thực tế đạt được khi triển khai giảng dạy thể nghiệm hoạt động áp
dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”:...................................................................... 41
2.5.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể
nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “trình bày một
phút”........................................................................................................................ 43
2.6. Kỹ thuật “công đoạn”....................................................................................... 43
2.6.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “công đoạn” ................................................................ 43
2.6.2. Các bước tiến hành kỹ thuật “công đoạn”: ................................................... 43
2.6.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “công đoạn”:............................................ 44
2.6.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai tiết dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp
dụng kỹ thuật “công đoạn”:..................................................................................... 47
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2.6.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể
nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “công đoạn”..... 48
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm tổng hợp thông tin; xử lý số liệu và đánh
giá kết quả của đề tài : “ Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy
học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung
học phổ thông”....................................................................................................... 49
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 49
3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 49
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 49
3.4. Kết quả xử lý thực nghiệm............................................................................... 49
PHẦN III: KẾT LUẬN......................................................................................... 52
1. Những đóng góp của đề tài............................................................................... 52
1.1. Tính mới của đề tài........................................................................................... 52
1.2. Tính khoa học................................................................................................... 52
1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn................................................................. 52
2. Kiến nghị, đề xuất.............................................................................................. 53
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục............................................................................ 53
2.2. Với giáo viên.................................................................................................... 53
2.3. Với học sinh ..................................................................................................... 54
PHỤ LỤC...................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giảng dạy bộ môn Toán học ở trong nhà trường đóng một vai trò rất quan
trọng trong đào tạo thế hệ trẻ; nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện
đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ môn Toán đã được
áp dụng bắt đầu từ năm học 2022-2023 trên toàn đất nước.
Năm học 2022-2023, các trường THPT đã lựa chọn các bộ sách giáo khoa
Toán 10 vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Qua quá trình tập huấn; nghiên cứu và
thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình
Toán lớp 10 nhận thấy rằng:
Chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” được sách giáo
khoa Toán 10 trình bày ở bài 2; chương III; tập 1 sau khi đã trình bày xong bài 1
của chủ đề “ Hàm số và đồ thị”. Có thể thấy rằng; quan điểm của sách giáo khoa
rất nhẹ nhàng trong việc trình bày một cách có hệ thống các mạch kiến thức của
chủ đề “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” theo thứ tự: bài toán
thực tế mở đầu về cầu cảng Sydney; hàm số bậc hai; Đồ thị hàm số bậc hai; Tính
đơn điệu của hàm số bậc hai; Ứng dụng của hàm số bậc hai vào bài toán thực tiễn.
Việc sắp xếp các mạch kiến thức như trong sách giáo khoa đã trình bày là
tương đối gần gũi và nhẹ nhàng đối với học sinh và đối với giáo viên. Trong quá
trình dẫn dắt các mạch kiến thức của sách giáo khoa đối với chủ đề này; tôi phát
hiện ra rằng sách giáo khoa đã đi từ những ví dụ rất cụ thể và tường minh bằng
những hàm số bậc hai có hệ số rất đẹp và dễ tính toán để hình thành nên những
kiến thức: đồ thị hàm số bậc hai; các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số
bậc hai. Tuy nhiên về phương pháp dạy học cụ thể trong từng mạch kiến thức đó
thì sách giáo khoa đang để ngỏ nhằm mục đích để giáo viên tự kiến tạo và lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung kiến thức trong bài; dựa theo
năng lực và khả năng hoạt động sáng tạo của mỗi lớp mà giáo viên giảng dạy.
Hiện nay các giáo viên bộ môn Toán của chúng ta đã và đang sử dụng các
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
như là “phương pháp nêu vấn đề”; “phương pháp vấn đáp” ; “luyện tập thực hành”;
…những phương pháp ấy đã phát huy được nhiều ưu điểm và cơ bản đã phần nào
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại thì
các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của
những học sinh khác nhau trong một lớp học.
Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta ứng dụng một số kỹ thuật dạy học
tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập theo các mạch kiến thức đã đặt ra
của sách giáo khoa thì sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả tốt cho học sinh cũng như hỗ
trợ tích cực và đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chủ đề: “ Hàm số
bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
Sau một quá trình tìm tòi và nghiên cứu; tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp
dụng đề tài : “Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề
hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ
thông ” tôi đã vận dụng các các kỹ thuật dạy học tích cực nêu trên một cách khéo
léo vào các hoạt động trong giảng dạy chủ đề : “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số
bậc hai và ứng dụng” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tốt nhất đối với giáo
viên cũng như giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và tự
nhiên đòng thời phát triển được nhiều năng lực cho học sinh thông qua quá trình
học tập chủ đề này.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trung học phổ thông
- Đề tài tập trung nghiên cứu về những khó khăn gặp phải của giáo viên trong
khi giảng dạy và những vướng mắc của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức của
chủ đề: “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”. Từ đó tìm ra các kỹ
thuật dạy học tích cực phù hợp để áp dụng vào giảng dạy nhằm mục đích giúp cho
các em học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất;
đồng thời phát huy được tốt nhất năng lực của học sinh trung học phổ thông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đề ra; đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau đây:
*) Phương pháp nghiên cứu định tính
*) Phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập và xử lý số liệu
*) Phương pháp khảo sát thực tiễn
*) Phương pháp thực nghiệm
*) Phương pháp phân tích, tổng hợp
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
*) Đề tài đã phân tích và hệ thống được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các
kỹ thuật dạy học tích cực và chỉ ra được các phương pháp vận dụng khéo léo; linh
hoạt vào giảng dạy chủ đề: “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.
*) Đề tài đã trình bày được một số kỹ thuật dạy học tích cực cụ thể và xây
dựng được chi tiết; bài bản và áp dụng vào giảng dạy thành công một số tiết dạy
thể nghiệm của tác giả. Thông qua các tiết dạy thể nghiệm cụ thể đó; đề tài đã rút
ra được các kết quả và bài học kinh nghiệm quý báu thông qua quá trình thực hiện
các kỹ thuật dạy học tích cực.
*) Đề tài cũng là nguồn tư liệu quý để các giáo viên có thể tham khảo, đưa
vào áp dụng trong việc giảng dạy chủ đề nói trên cho học sinh và thông qua kết
quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Từ đó các
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
giáo viên có thể phát triển và xây dựng các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào
giảng dạy nhiều chủ đề khác nhau của bộ môn Toán; nhằm phát triển năng lực cho
học sinh.
5. Cấu trúc của đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung
Phần III. Kết luận
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực
để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp dạy học truyền thống ; phương pháp dạy học tích cực và
nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống
Phương pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học đã có từ xưa đến
nay và truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm
và học viên sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục
giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức đó một
cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.
a) Ưu điểm
*) Giáo viên là tâm điểm, mọi kiến thức được truyền đạt đầy đủ từ A đến Z.
*) Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng, từ trên xuống dưới có chủ
đích rõ ràng.
*) Phương pháp áp dụng theo truyền thống cha ông, có tính logic cao.
b) Nhược điểm
*) Người học bị thụ động khi tiếp thu kiến thức
*) Giờ học sẽ nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, ít
hoặc hầu như không có thực hành .
*) Học sinh không có tư duy cao, áp dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều
khó khăn.
1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy cho người học, học sinh,
sinh viên tự chủ động trong việc vận hành suy nghĩ, tư duy và hành động. Ở
phương pháp này, người dạy học không còn đóng vai trò trung tâm mà chỉ giữ vai
trò định hướng cho học viên, gợi ý cho người học, chỉ dẫn tìm kiếm tài liệu, mở
các cuộc thảo luận cho học viên của mình. Từ đó giúp người học sẽ phải tìm kiếm
trước thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và tự tin hơn
qua từng chủ đề bài học.
a) Ưu điểm
*) Rèn luyện kỹ năng ứng biến tình huống qua việc tự tìm kiếm thông tin
*) Nâng cao kỹ năng thực hành, tự chủ động trong suy nghĩ
*) Khả năng nói chuyện trước đám đông, tự tin hơn khi thuyết trình
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
b) Nhược điểm
*) Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng
vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học sinh. Điều
đó không phải học sinh nào cũng tự làm được; do đó phần nào gây khó khăn trong
việc không tập trung và theo kịp chủ đề.
*) Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trong các nhà trường tuy đã có nhiều thay
đổi đáng kể song vẫn chưa thể đáp ứng được triệt để hoàn toàn về cơ sở vật chất và
phương tiện hỗ trợ dạy học để hỗ trợ cho các tiết dạy được thiết kế theo phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
*) Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng khá nhiều tại nước ta trong giai
vừa qua nhưng cũng chưa thể đồng bộ trong tất cả các tiết học vì còn nhiều điều
khá mới mẻ cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa.
1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học
tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống
1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực
Theo như nghiên cứu và so sánh giữa phương pháp dạy học truyền thống và
phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong hình ảnh dưới đây ta có thể thấy
được sự bất cập và chênh lệch rất rõ nét và hiệu quả đạt được cũng như phương
pháp làm việc của mỗi phương pháp dạy học
1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với
phương pháp dạy học truyền thống
*) Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng vào bài học trong các tình
huống thực tế cụ thể. Giáo viên sẽ hướng dẫn các kiến thức cần đạt được thông qua
các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
hơn và bài học cũng trở nên thú vị hơn. Từ đó, giáo viên không cần phải giảng dạy
lý thuyết suông, áp đặt các kiến thức một cách thụ động cho người học.
*) Người học phải có tinh thần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu trước tiết học
*) Phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều ưu điểm cho người học;
bởi vì phương pháp này yêu cầu người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu trước nếu
muốn hiểu bài, tự có suy nghĩ riêng và rút ra bài học kinh nghiệm … Nếu không,
người học sẽ không bắt kịp với mọi người và không đạt được đầu ra của chương
trình học.
*) Trước khi bước vào tiết học có sử dụng phương pháp này thì học sinh luôn
phải chuẩn bị trước kiến thức liên quan đến bài học ở nhà để có thể ứng biến linh
hoạt với câu hỏi từ thầy cô và các bạn.
*) Để tiến hành tốt một tiết học theo phương pháp dạy học tích cực; ngoài
việc tự học, học sinh phải biết tham gia học nhóm và kết hợp chúng với nhau.
*) Đây là hoạt động mà học sinh vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm
để cùng bàn luận về chủ đề, đôi khi sẽ có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn từ đó
sẽ giúp học sinh tăng khả năng giao tiếp, hùng biện, sự chủ động trong việc trình
bày, tính tự giác cao và hơn nữa thúc đẩy tạo nguồn động lực học tập hơn khi học
nhóm.
*) Điều quan trọng là bạn phải biết chọn đúng nhóm, các thành viên trong
nhóm có thể hỗ trợ bạn và giảng giải cho bạn những vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ.
*) Sau khi học nhóm xong, các bạn học sinh cũng cần có thời gian để tự học;
việc này giúp cho học sinh tổng hợp, tập hợp lại các kiến thức cần đạt và có thể
phát triển thêm các chủ đề liên quan.
*) Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, chỉ có giáo viên mới được
phép đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với học sinh để các em có thể
thay đổi và phát triển hơn thì đối với phương pháp dạy học tích cực, ngoài giáo
viên ra các em học sinh sẽ có quyền đưa ra đánh giá của mình. Những đánh giá này
sẽ giúp trường học, cơ sở đào tạo có dữ liệu về chất lượng của giáo viên và xây
dựng các tiêu chuẩn cho giáo viên của họ.
*) Nếu kết quả đánh giá học sinh là chưa đạt thì phương pháp dạy học tích
cực sẽ giúp dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục những chỗ còn thiếu sót của
giáo viên về mặt phương pháp. Phiếu đánh giá thường thực hiện qua bảng khảo sát
gồm nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau. Phiếu khảo sát càng chi tiết thì việc
đánh giá càng hiệu quả.
*) Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi
theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vào bài giảng, giáo
viên nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đó.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực
1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực
Theo như hình ảnh phía trên của tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of
Learning) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu
Giáo dục Mỹ - đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập đồng thời so sánh về mức
độ tiếp nhận kiến thức chênh lệch rất rõ nét . Trong đó:
*) Người học sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng nếu như thực
hiện dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống
*) 10% khi người học đọc sách
*) 20% từ các thiết bị nghe nhìn
*) 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô
phỏng)
*) 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia)
*) 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm
*) 90% thông qua việc dạy lại cho người khác
*) Ta thấy rằng những con số được đề cập trong kim tự tháp có thể không
chính xác tuyệt đối vì còn có độ sai lệch với từng cá nhân, nhưng phần đầu và phần
cuối có thể nói là cực kỳ chính xác. Cái nổi bật nhất được nêu lên từ kim tự tháp
này chính là sự chênh lệch giữa các phương pháp học tập. Theo đó, chúng ta chỉ
nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
mình dạy cho người khác. Điều này có nghĩa là bạn càng chủ động tham gia vào
việc phân tích và xử lý thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này có
nghĩa là:
+) Nếu bạn muốn học ngoại ngữ thì bạn cần tập trung nói chuyện với người
bản địa và nhận phản hồi ngay lập tức từ phía họ thay vì chỉ học trên các ứng dụng
di động.
+) Nếu bạn muốn giữ dáng thì hãy luyện tập trực tiếp với các huấn luyện viên
thể hình thay vì xem các video hướng dẫn trên YouTube.
+) Nếu bạn muốn học trượt tuyết, bạn không thể học gì nhiều từ bài giảng lý
thuyết. Bạn chỉ có thể biết trượt tuyết khi xỏ chân vào đôi giày trượt và bước ra
sân.
+) Các phương tiện như là: sách vở, các bài giảng trên lớp, video trình
chiếu,... đều là những phương pháp học tập không có sự tương tác và kết quả là
80% đến 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia. Thay vì bắt ép
não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng
ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang
tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời
gian ngắn hơn. Kim tự tháp học tập là nền tảng cho việc xây dựng phương pháp
học tập trong lớp học. Ngày nay người ta càng ngày càng ưa chuộng phương pháp
học tập hiện đại thay vì kiểu truyền thống là chỉ nghe giảng đơn thuần. Không chỉ
giáo viên cần nắm rõ kim tự tháp này để xây dựng bài giảng mà học sinh cũng cần
hiểu về nó để chủ động học tập và thay đổi thái độ học tập. Học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay vẫn còn quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống, tức
là cô giảng, trò nghe và chép. Có một nghịch lý là khi cô giảng thì có thể trò không
tập trung lắng nghe mà nói chuyện riêng trong lớp, nhưng đến lúc giáo viên cho
thời gian để thảo luận, thì lớp học lại vô cùng yên tĩnh. Việc trao đổi, thảo luận
nhóm sẽ giúp bạn củng cố tới 50% kiến thức, vì thế đừng bỏ lỡ những cơ hội như
vậy để không phải hối tiếc.
1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp
Dạy và học theo phương pháp tháp học tập có thể thực hiện theo các bước sau
đây:
+) Giới thiệu khái niệm (Introduction): Bằng lời giảng của giáo viên, bằng
việc yêu cầu học sinh đọc thành tiếng thông tin trong bài và học qua thiết bị nghe
nhìn với hình ảnh và âm thanh minh họa sống động (20%).
+) Dạy khái niệm (Teaching): Sau khi học sinh đã đọc thông tin, có thể yêu
cầu học sinh trình bày lại theo trí nhớ, sau đó giáo viên đưa ra ví dụ để học sinh
cùng thảo luận để đạt mục tiêu "thảo luận nhóm" (50%).
+) Áp dụng khái niệm (Application): Sau khi nắm lý thuyết, học sinh phải tự
giải thích đúng sai, giảng giải lại kiến thức cho bạn khác và thực hành (90%).
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các
phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập
1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực
*) Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của
giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và
điều khiển quá trình dạy học.
*) Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập
mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học. Với cách dạy
này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho
học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
*) Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của
thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành
công. Thầy cô giảng dạy trong nhà trường đều có thể áp dụng những phương pháp
này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh
hoạt, đúng với thực tế để phụ vụ việc giảng dạy. Bởi việc truyền đạt kiến thức tới
học sinh một cách thụ động, không bài bản, không có phương pháp cụ thể sẽ khiến
học sinh gặp phải khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức, giáo viên giảng dạy cũng
không thể truyền tải hết kiến thức cho học sinh.
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến
Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển
năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn
được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến
một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Qua một
quá trình nghiên cứu và tìm hiểu; tôi nhận thấy có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích
cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng vào trong giáo dục và đạt được nhiều
thành công. Chẳng hạn như có thể kể tên một số kỹ thuật sau đây:
*) Kỹ thuật “Các mảnh ghép”
*) Kỹ thuật “Tia chớp”
*) Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
*) Kỹ thuật “Khăn trải bàn”
*) Kỹ thuật “Trình bày một phút”
*) Kỹ thuật “Công đoạn”
*) Kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy”
*) Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”
*) Kỹ thuật “Bể cá”
…và rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực khác nữa rất hay và bổ ích
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực:
Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng: dù các kỹ thuật dạy học tích cực
đã trình bày ở trên có thể khác nhau về cách thức tổ chức và thực hiện; nhưng tựu
trung lại đều rất giống nhau ở các ưu điểm sau đây…………………………………
*) Giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng; đề xuất ý tưởng;….còn
học sinh mới chính là những người trực tiếp tìm hiểu; xử lý thông tin và giải quyết
vấn đề.
*) Học sinh không lệ thuộc hoàn toàn mà chỉ xem sách giáo khoa là phương
tiện dẫn dắt kiến thức; học sinh thông qua việc nghiên cứu đọc sách giáo khoa ;
xem video; nghiên cứu trên các trang web;…ở nhà hoặc theo nhóm đã được phân
công từ đó học sinh sẽ thuyết trình ý tưởng; tham gia vào thảo luận nhóm; tự trải
nghiệm và trình bày hoặc hướng dẫn; dạy lại cho các bạn khác hiểu về quy trình
làm việc của mình trong việc tìm ra và giải quyết vấn đề của kiến thức mới.
*) Hình thức học sinh trao đổi với nhau khi hoạt động không chỉ giới hạn ở
phạm vi gặp mặt trao đổi trực tiếp mà có thể linh hoạt vận dụng thêm nhiều hình
thức khác rất nhanh gọn và tiết kiệm không gian và thời gian: gọi điện thoại; nhắn
tin qua các mạng xã hội: messenger; zalo;…gửi thư điện tử bằng gmail;…do đó
hiệu quả của hoạt động phối hợp nhóm được đẩy lên rất cao……………………….
*) Trong các kỹ thuật dạy học tích cực ta nhận thấy rằng học sinh hay là
người học được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục. Do đó theo như
tháp học tập đã trình bày ở trên thì học sinh hay là người học sẽ là người chủ động
tìm ra và chiếm lĩnh lấy kiến thức nên hiệu quả dạy học sẽ đạt được rất cao; lên
đến 90%
1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các
hoạt động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm
Ta thấy rằng nếu như trước đây ở phương pháp dạy học truyền thống học sinh
khi trả lời câu hỏi của thầy cô giáo thì học sinh thường được chỉ định đứng lên tại
chỗ và trả lời câu hỏi một cách rất thụ động và gò bò thì hiện nay trong các kỹ
thuật dạy học tích cực đã được tích hợp thêm rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ khi phát
biểu và nhận xét góp ý ; chẳng hạn như là kỹ thuật báo cáo “5 xin” và kỹ thuật
nhận xét “321” ở dưới đây:
1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321”
Qua các hình ảnh minh họa ở trên ta có thể thấy rằng học sinh báo cáo cũng
như nhận xét góp ý cho nhau theo phong cách hoàn toàn thoải mái; chủ động và
sáng tạo không hề gò ép; học sinh được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động nên
cảm thấy rất tự nhiên khi tham gia các hoạt động học tập; xóa tan đi cảm giác gò
bó và sợ hãi như khi tham gia vào trả lời hay là nhận xét khi giáo viên áp dụng
phương pháp dạy học truyền thống
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng
*) Học sinh ngại động não suy nghĩ; chỉ quen nghe giảng; chờ đợi giáo viên
cung cấp bài giảng dưới dạng có sẵn (giáo viên thuyết trình; trình chiếu;…); do đó
kiến thức mà học sinh tiếp thu được rất hời hợt; khi cần phải vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết một vấn đề cụ thể thì học sinh rất lúng túng và tỏ ra hoàn toàn
bị động; sợ sai lầm; ngại phát biểu trình bày quan điểm ý tưởng của cá nhân mình
trước đám đông bạn bè và thầy cô.
*) Học sinh ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu học sinh không được khích lệ
tạo điều kiện và môi trường học tập thì học sinh thường có biểu hiện ngồi ỷ lại vào
các bạn có sức học khá hơn trong lớp phát biểu; còn mình thì không chịu suy nghĩ
và chỉ trông chờ vào kết quả của thầy cô cung cấp và ghi chép vào vở
*) Trong rất nhiều các tiết học hiện nay trên trường học ta bắt gặp nhiều hiện
tượng các tiết học chỉ diễn ra dưới hình thức dạy cho xong kiến thức cần đạt; chứ
đang còn ít quan tâm đến việc người học là học sinh có tiếp nhận kiến thức được
đầy đủ hay là còn bị hổng những chủ đề nào cần được bổ sung và lấp chỗ trống*)
*) Các tiết học trên lớp được thiết kế sẵn các hoạt động dưới dạng các file
powerpoint được các group Toán chia sẻ rộng rãi; tuy nhiên diễn biến chủ yếu trên
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
các lớp ở các tiết học ứng dụng công nghệ này chỉ mang tính chất áp đặt hoàn toàn
ý tưởng của các tác giả soạn powerpoint trên mạng; nên chưa hoàn toàn phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh và trình độ học sinh cụ thể của các lớp.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng
*) Trong giai đoạn hiện nay ngoài những công việc ổn định như công chức;
viên chức trong các cơ quan nhà nước: bộ đội; công an; giáo viên;.. thì cơ hội việc
làm bên ngoài xã hội rất đa dạng và phong phú: xuất khẩu lao động; kinh doanh
online; các hợp đồng lao động khoán theo sản phẩm;….Cơ hội việc làm nhiều và
tự do không bó buộc người làm việc và cũng không đòi hỏi nhiều về trình độ
chuyên môn chuyên sâu, do đó một bộ phận rất lớn phụ huynh và học sinh xác
định chỉ cần thi lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là sẽ xin việc đi làm
ngay để nhanh chóng có thu nhập kinh tế chứ không có nguyện vọng đầu tư nhiều
thời gian và tiền bạc để học lên bậc đại học; cao đẳng hay là học nghề. Cũng vì lý
do này cho nên trong gian đoạn học trung học phổ thông học sinh chỉ xác định học
cầm chừng chứ chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết vào việc học như
trong giai đoạn trước đây khi chưa bùng nổ nhiều cơ hội việc làm mở như giai
đoạn hiện nay.
*) Trong những năm gần đây sự bùng nổ của các mạng xã hội (Facebook;
Zalo; Youtube;…) cũng như giá cả càng ngày càng giảm của các phương tiện liên
lạc giải trí như điện thoại thông minh; laptop; máy tính bảng;…cùng với sự ra đời
của nhiều trò chơi; giải trí rất hấp dẫn: game; video giải trí;…đã chiếm rất nhiều
thời gian của học sinh dẫn đến việc các em không còn thời gian và cũng không
mấy hứng thú với việc học tập của chính mình ở nhà trường cũng như ở nhà
*) Phương pháp dạy học truyền thống đã có một quá trình tồn tại rất lâu đời
trong hệ thống giáo dục trong tất cả các cấp giáo dục trên đất nước ta; do đó việc
tiếp cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực và thay đổi hoàn toàn
phương pháp dạy học để chuyển sang áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực vào thực tiễn giảng dạy là một vấn đề rất khó đòi hỏi giáo viên phải
hết sức nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ trong cả một quá trình rất là dài.
*) Các giáo viên trẻ có độ tuổi từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít so
với các thầy cô giáo có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên ; mặc dù các giáo viên có độ tuổi
này có nhiều năm công tác và kinh nghiệm giảng dạy nhiều hơn nhưng lại được
đào tạo theo chương trình cũ và phương pháp dạy học truyền thống do đó việc tiếp
cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực mới ra đời sau này sẽ rất
khó khăn và gặp rất nhiều bất lợi về phương pháp luận cũng như cách thức tìm tòi
nghiên cứu.
*) Việc chuẩn bị cho một tiết học được thiết kế theo phương pháp và các kỹ
thuật dạy học tích cực sẽ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu; chuẩn bị cũng như chi
phí mua sắm đồ dùng dạy học; do đó giáo viên chỉ thực hiện được một số rất ít các
tiết học theo hướng này.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
*) Đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Toán trong những năm gần đây
mặc dù đã có sự đổi mới; tuy nhiên cũng chưa nhiều những câu hỏi mang tính chất
thực tế và nhẹ nhàng về mặt kỹ thuật giải toán ; mà các câu hỏi vẫn thiên về những
mảng kiến thức đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và sử dụng rất là nhiều những kỹ
thuật giải toán còn rất là nặng nề cũng như kiến thức còn hàn lâm; do đó đại bộ
phận giáo viên vẫn muốn đầu tư nhiều hơn quỹ thời gian vào việc giảng dạy
chuyên sâu hàn lâm; luyện các dạng đề thi cho học sinh để đảm bảo điểm số cho
các học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thu được là cao nhất
*) Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mặc dù đã được
nghiên cứu kỹ lưỡng; tuy nhiên mới chỉ được chính thức đưa vào giảng dạy đại trà
trên toàn quốc bắt đầu từ năm học 2022-2023; do đó đại bộ phận giáo viên mặc dù
đã được tập huấn kỹ lưỡng cũng khó có thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và gặp khó
khăn rất nhiều trong việc triển khai các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học
tích cực theo quan điểm của sách giáo khoa yêu cầu
*) Đại bộ phận các giáo viên đều rất tâm huyết; đầu tư nghiên cứu để áp dụng
các phương pháp; kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tiễn các tiết dạy của mình; đại
bộ phận đang tiến hành dưới hình thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm; nên các tiết
dạy chưa thể đạt được hết những yêu cầu đặt ra về mặt bố trí thời gian để sắp xếp
các hoạt động dạy học cho thực sự hợp lý giữa các mục trong bài dạy
Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các
hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc
hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông
Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế của đề tài; bản thân tôi đã nghiên cứu
kỹ lưỡng 6 kỹ thuật dạy học tích cực sau đây: kỹ thuật “các mảnh ghép”; kỹ thuật
“tia chớp”; kỹ thuật “hỏi và trả lời”; kỹ thuật “khăn trải bàn”; kỹ thuật “ trình bày
một phút”; kỹ thuật “công đoạn” và mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật trên vào các
hoạt động dạy học cụ thể trong một số tiết học ở các lớp mà tôi được phân công
giảng dạy bộ môn Toán của năm học 2022-2023 là các lớp 10B; 10C; 10M. Sau
đây tôi sẽ lần lượt trình bày từng kỹ thuật dạy học và các bước sắp xếp bố trí hoạt
động để áp dụng các kỹ thuật dạy học đó vào các tiết dạy minh họa thể nghiệm.
2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép”
2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp,
kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá
trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo
và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các
em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước
nhóm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép”
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy muốn sử dụng kĩ thuật mảnh ghép sao
cho linh hoạt, áp dụng với đối tượng học sinh khi hoạt động nhóm hiệu quả cao.
Tôi đã thực hiện những việc sau: Trong thời gian đầu, tôi giải thích cụ thể rõ ràng
từng bước, cho học sinh tập làm quen và nhắc lại cách làm việc đúng kĩ thuật mảnh
ghép. Tôi thường xuyên nhắc cho học sinh mỗi khi hoạt động, cho những học sinh
có nhận thức tốt nhanh nhẹn hướng dẫn cụ thể làm mẫu từng hoạt động để các học
sinh trong lớp hiểu rõ thứ tự thực hiện trong hoạt động nhóm. Cụ thể như sau:
a) Các bước thực hiện cụ thể của kỹ thuật “các mảnh ghép”
*) Bước 1: Giao nhiệm vụ học sinh nhận nhiệm vụ phù hợp với bản thân theo
nhiệm vụ: 1, 2, 3, ...
*) Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+) Học sinh có cùng số thứ tự phiếu bài tập hoặc là phiếu bài tập cùng màu
thì sẽ tạo thành một nhóm chuyên gia: cụ thể là nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,...
+) Thảo luận nhiệm vụ được phân công
+) Ghi chép kết quả thảo luận để chia sẻ ở bước 3. Vòng 2
+) Hoạt động theo nhóm từ 7 đến 8 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm
vụ. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng một phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ
đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành
viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao
và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu
trả lời của nhóm ở vòng 2.
*) Bước 3: Vòng 2. Nhóm mảnh ghép (nhóm gốc)
+) Hình thành các nhóm mới; mỗi nhóm bao gồm 11 đến 12 người mới được
ghép lại từ 3 – 4 người từ nhóm 1; 3 – 4 người từ nhóm 2 ; 3 – 4 người từ nhóm
3…. Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới
chia sẻ đầy đủ với nhau.
+) Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng
1 thì nhiệm vụ phức hợp mới sẽ được giáo viên giao cho các nhóm để giải quyết.
Các nhóm mới cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả đạt
được cho tất cả các thành viên trong nhóm của mình.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
*) Bước 4. Toàn lớp
+) Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo và chia sẻ kết quả đạt được (chú ý
trong khi đại diện các nhóm báo cáo và chia sẻ thì sử dụng kỹ thuật “5 xin”)
+) Đại diện các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung và cùng nhau thảo luận
để đưa ra kết luận cuối cùng cho vấn đề của nhiệm vụ phức hợp.
b) Một vài chú ý với kĩ thuật “Các mảnh ghép ”
+) Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết
học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
+) Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số
1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ : A1,
A2, ... An, B1, B2, ..., Bn ; C1, C2, ..., Cn).
+) Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm
mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này
phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Tôi đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” ở bài §2. Hàm số bậc hai.
Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng
dạy ở các lớp 10B; 10C; 10M (năm học 2022-2023) . Cụ thể là tôi đã xây dựng các
bước hoạt động chi tiết để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm
vụ đặt ra ở hoạt động 1 (trang 39) như sau:
Cho hàm số 2
0,00188( 251,5) 118
y x
= − − +
a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số
mũ giảm dần của x
b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu?
c) Xác định hệ số của 2
x ; hệ số của x và hệ số tự do
Đối với hoạt động 1 này tôi đã xây dựng các bước thực hiện cụ thể như sau:
*) Bước 1: Giao nhiệm vụ chung cho các em học sinh. Học sinh nhận nhiệm
vụ phù hợp với bản thân theo nhiệm vụ: 1; 2; 3
+) Giáo viên căn cứ vào sỹ số của các lớp 10B (44 em) ; 10C (44 em) ; 10M
(43 em) để phân chia học sinh trong lớp thật đều theo nhiệm vụ được phân công;
cụ thể như sau: (2 bàn cạnh nhau được bố trí các em cầm phiếu học tập cùng một
màu thì các em quay mặt lại với nhau để thảo luận nhóm trong quá trình giải quyết
nhiệm vụ- trong mỗi lớp kể trên đều có 12 cái bàn thì phân chia trung bình mỗi bàn
các em sẽ ngồi khoảng từ 3 đến 4 em). Sơ đồ ngồi như sau: (giáo viên chiếu lên
tivi cho học sinh dễ quan sát và theo dõi)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
+ Giáo viên tiến hành phát phiếu học tập cho toàn bộ lớp; học sinh nhận phiếu
có cùng số thứ tự phiếu học tập thì tạo thành một nhóm chuyên gia theo thứ tự ;
các nhóm chuyên gia cụ thể nhận các nhiệm vụ là : nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1,
nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2, nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 : Viết công thức thu gọn của hàm số :
2
2( 1) 3
y x
= − − + bằng cách đưa về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm
dần của x ( các em được phát phiếu học tập số 1 - màu xanh)
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 : Xác định bậc của đa thức : 2
5 4 3
x x
− + − (các
em được phát phiếu học tập số 2 - màu đỏ)
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3 : Xác định bậc của 2
x ; bậc của x và hệ số tự
do của đa thức 2
5
2 1
3
x x
− + − (các em được phát phiếu học tập số 3 - màu vàng)
Giáo viên dự kiến tổng thời gian hoạt động của bước 1 là khoảng 2 phút
*) Bước 2: Vòng 1. Nhóm chuyên gia
+) Giáo viên sau khi phát phiếu học tập xong thì chiếu sơ đồ chỗ ngồi thảo
luận của các nhóm chuyên gia trên bảng để học sinh tiện theo dỗi; học sinh nhận
được phiếu học tập thì nhanh chóng di chuyển về vị trí ngồi đã được giáo viên
phân công trên bảng.
+) Giáo viên thông báo thời gian làm việc của các nhóm chuyên gia là 5 phút.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
+) Học sinh ngồi vào bàn và tiến hành làm việc kết hợp với thảo luận nhóm
để hoàn thành nhiệm vụ được phân công vào phiếu học tập của mình.
+) Học sinh ghi chép kết quả thảo luận thật cẩn thận để tiếp tục chia sẻ ở bước
tiếp theo ở vòng 2.
+) Dự kiến kết quả đạt được của các nhóm chuyên gia ở vòng 1
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1: 2
2( 1) 3
y x
= − − + ; kết quả dự kiến thu
được 2
2 4 1
y x x
= − + +
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2: Xác định bậc của đa thức : 2
5 4 3
x x
− + − ; kết
quả dự kiến thu được bậc của đa thức bằng 2
Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3: Xác định bậc của 2
x ; bậc của x và hệ số tự do
của đa thức 2
5
2 1
3
x x
− + − ; kết quả dự kiến thu được: bậc của 2
x là
5
3
− ; bậc của
x là 2 và hệ số tự do là - 1
*) Bước 3: Vòng 2 . Nhóm mảnh ghép (nhóm gốc) : Bước này phải tiến hành
một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
+) Giáo viên thông báo chia lại lớp thành 4 nhóm mới theo sơ đồ chỗ ngồi mới
sau đây: (Giáo viên trình chiếu lên tivi cho học sinh tiện theo dõi). Cụ thể như sau:
Nhóm số 1: bao gồm có 3 bàn:
Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1
Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2
Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3
Nhóm số 2: bao gồm có 3 bàn:
Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1
Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2
Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gianhiệm vụ 3
Nhóm số 3: bao gồm có 3 bàn:
Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1
Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2
Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3
Nhóm số 4: bao gồm có 3 bàn:
Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1
Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2
Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
+) Học sinh từ các nhóm chuyên gia nhanh chóng di chuyển quay trở về các
nhóm gốc theo sơ đồ trình chiếu của giáo viên trên tivi
+) Trong mỗi nhóm mới sẽ có đầy đủ các em học sinh ở cả 3 nhóm chuyên
gia ở vòng 1. Giáo viên thông báo thời gian hoạt động nhóm để các em chia sẻ kết
quả thảo luận của nhóm chuyên gia của mình ở bước trước cho toàn thể các bạn ở
nhóm mới được biết. Giáo viên quy định thời gian để các em chia sẽ cho nhau tối
đa là 3 phút
+) Các nhóm nhanh chóng bổ sung, thống nhất ý kiến và giải quyết nhiệm vụ
phức hợp tiếp theo mà giáo viên giao cho
+) Giáo viên giao nhiệm vụ phức hợp mới cho cả 4 nhóm (giáo viên trình bày
nội dung của nhiệm vụ mới lên tivi để cả 4 nhóm cùng theo dõi cho thuận tiện):
Nội dung cụ thể của nhiệm vụ phức hợp chính là yêu cầu của hoạt động 1 (trang
39; SGK Toán 10 Cánh Diều ; tập 1) sau đây:
Cho hàm số 2
0,00188( 251,5) 118
y x
= − − +
Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ
giảm dần của x
Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu?
Xác định hệ số của 2
x ; hệ số của x và hệ số tự do
+) Giáo viên thông báo thời gian thảo luận của các nhóm để giải quyết nhiệm
vụ mới là 3 phút
+) Học sinh nhanh chóng thảo luận và cùng nhau giải quyết nhiệm vụ mới của
giáo viên đặt ra.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
+) Giáo viên lần lượt theo dõi các nhóm, lắng nghe học sinh thảo luận để thấy
được ưu điểm hay hạn chế trong quá trình giải quyết nhiệm vụ mới của các em ở
các nhóm để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời đối với các nhóm.
*) Bước 4. Toàn lớp
+) Giáo viên quy định thời gian các nhóm phát biểu chia sẻ kết quả và nhận
xét bổ sung cho nhau là 5 phút
+) Đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu và chia sẻ kết quả làm việc của nhóm
mình (sử dụng kỹ thuật “ 5 xin”)
+) Giáo viên dự kiến trước kết quả làm việc của các nhóm như sau:
Hàm số 2
0,00188( 251,5) 118
y x
= − − +
a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số
mũ giảm dần của x ; kết quả dự kiến đạt được : Công thức của hàm số là
2
0,00188 0,94564 0,91423
y x x
= − + −
b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu? Kết quả dự kiến đạt được là: bậc của
đa thức trên là bằng 2
c) Xác định hệ số của 2
x ; hệ số của x và hệ số tự do; kết quả dự kiến đạt được
như sau : hệ số của 2
x là – 0,00188 ; hệ số của x là: 0,94564 và hệ số tự do là: –
0,91423
+) Đại diện các nhóm khác lần lượt nhận xét bổ sung kết quả của nhóm báo
cáo (sử dụng kỹ thuật “321” để nhận xét, bổ sung và kết luận)
+) Giáo viên chốt lại kiến thức đã đạt được và đánh giá ; cho điểm các nhóm
2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ
minh họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” :
Sau khi thực hiện theo các bước cụ thể, chi tiết của kĩ thuật mảnh ghép như
trên. Tôi thu được các kết quả cụ thể như sau:
*) Việc điều hành hoạt động nhóm của học sinh rất hiệu quả. Học sinh không
ghép nhầm nhóm. Biết làm việc của mình trong hoạt động nhóm kĩ thuật mảnh
ghép rất thuần thục.
*) Học sinh giải quyết rất tốt nhiệm vụ phức hợp mà giáo viên đưa ra; kết quả
học sinh đạt được trùng khớp với kết quả mà giáo viên đã dự đoán trước khi triển
khai hoạt động
*) Điểm số đánh giá của các nhóm của lớp 10B như sau: nhóm số 1: 10 điểm;
nhóm số 2: 10 điểm; nhóm số 3: 10 điểm; nhóm số 4: 9 điểm;
*) Học sinh làm việc rất vui và thoải mái; không bị gò ép và căng thẳng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
*) Trong quá trình thực hiện kỹ thuật dạy học này ở lớp 10M (là lớp có sức
học về bộ môn Toán khá yếu) còn có biểu hiện một số tồn tại (sẽ nói rõ ở phần
hạn chế)
*) Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của tiết dạy thể nghiệm. Trong ảnh
là hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” của học sinh lớp 10C.
Các bức ảnh dưới đây là các em đang ngồi ở các bàn của bước 2 : vòng 1 –
nhóm chuyên gia
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
Các bức ảnh dưới đây là các em đang ngồi ở các bàn của bước 3 : vòng 2 –
nhóm mảnh ghép
2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy
học thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép”
Sau khi giảng dạy thể nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có sử dụng
kỹ thuật “các mảnh ghép” tôi nhận thấy kỹ thuật này có một số ưu điểm và hạn chế
như sau:
a) Ưu điểm:
*) Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng kiến thức và kỹ năng mà các em
được lĩnh hội và rèn luyện
*) Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
*) Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích,
tổng hợp, đánh giá)
*) Giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp,
tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích
cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động học tập hợp tác mà các em có
thể cùng làm việc với nhau những việc mà một mình không thể tự làm được trong
một thời gian nhất định.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
*) Học sinh được làm việc theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các
mối quan hệ qua lại giữa học sinh đem lại bầu không khí đoàn kết giúp đỡ; tin
tưởng lẫn nhau trong học tập
*) Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát; khả năng
diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện; tập dượt. Do đó các em sẽ mạnh dạn hơn; ít
sợ mắc phải sai lầm
*) Giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh
trong học tập
b) Hạn chế:
*) Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân
nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm (“bắt cóc” nhóm; hiện tượng
chi phối; tách nhóm); các thành viên không lắng nghe ý kiến của nhau hoặc chấp
nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng
*) Công việc của nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong
muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, sử dụng một cách tùy tiện không có sự
lựa chọn thích hợp nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ
đạt
*) Bị hạn chế bởi thời gian: do thời lượng của 1 tiết học là 45 phút nên khi sử
dụng kỹ thuật này để tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết một nhiệm
vụ nào đó của bài học; nếu tổ chức không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đến các phần
còn lại của tiết học đó; giáo viên có thể không đủ thời gian để tiến hành một số
hoạt động khác của bài học
*) Giáo viên khó có thể bao quát được hết cả lớp do số lượng học sinh của 1
lớp tương đối đông (từ 40 học sinh đến 44 học sinh); vì vậy có thể có những nhóm
sẽ hoạt động tự do; không có ai điều khiển.
2.2. Kỹ thuật “Tia chớp”
2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp”
Thế nào là kĩ thuật "Tia chớp"?
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối
với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình
trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên
lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu
hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp”
*) Bước 1: Giáo viên quan sát và chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình
của tiết dạy để quyết định chọn thời điểm thực hiện hoạt động sử dụng kỹ thuật
này. Giáo viên nêu chủ đề, câu hỏi,…và yêu cầu cả lớp suy nghĩ thật nhanh trong
thời gian hạn chế rất ngắn
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
*) Bước 2: Lần lượt từng em học sinh sẽ giơ tay thật nhanh để giành quyền
phát biểu trước về ý tưởng của mình đối với câu hỏi, chủ đề,… mà giáo viên đã
đưa ra ở bước 1. Lưu ý rằng học sinh phải trình bày thật ngắn gọn; súc tích ý tưởng
của mình giới hạn phát biểu từ 1 đến 3 câu; tránh tình trạng nói dài và không trọng
tâm vào vấn đề cần giải quyết
*) Bước 3: Giáo viên quan sát và điều hành toàn bộ quá trình đến lúc vấn đề
của câu hỏi giáo viên nêu ra đã được giải quyết; hoặc là đã hình thành phương án
trả lời đầy đủ ở các thành viên phát biểu thì giáo viên sẽ quyết định dừng lại hoạt
động này và chốt kiến thức; chấm điểm cho một số thành viên phát biểu đúng hoặc
gần đúng và sát với đáp án hoặc có thể là không sát với đáp án nhưng mà câu trả
lời hoặc phát biểu gợi mở ra ý tưởng giải quyết vấn đề quá là hay
2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”:
Tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và
ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở các lớp 10B; 10C;
10M (năm học 2022-2023) . Cụ thể là tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết
áp dụng kỹ thuật “tia chớp” để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết
nhiệm vụ hình thành khái niệm “hàm số bậc hai” được sách giáo khoa bố trí đặt ra
sau hoạt động 1 ( trang 39) như sau:
*) Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề: Dựa vào hoạt động mà các nhóm đã
hoàn thành rất tốt vừa rồi. Em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về khái niệm “
hàm số bậc hai”. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 2 phút.
*) Bước 2: Học sinh suy nghĩ trong thời gian ngắn và giơ tay thật nhanh để
tranh quyền phát biểu trả lời và nói lên suy nghĩ của mình về một câu hỏi mà giáo
viên đã nêu ra. Trong quá trình này giáo viên chú ý học sinh phải phát biểu nhanh;
gọn
*) Bước 3: Sau khi đã có một số em phát biểu; vì đây là câu hỏi dễ và có sẵn
đáp án trong sách giáo khoa nên sau khi giáo viên thấy có khoảng 5 đến 6 em phát
biểu trùng lặp ý tưởng thì dừng lại; giáo viên sẽ tổng hợp và chốt lại kiến thức. Dự
kiến tổng thời gian cho hoạt động này là 3 phút
*) Giáo viên dự kiến kết quả đạt được sau khi triển khai hoạt động áp dụng kỹ
thuật này như sau: “Hàm số bậc hai là hàm số được cho bằng biểu thức có dạng
2
y ax bx c
= + + ; trong đó a;b;c là những hằng số và a khác 0”.
2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa
bằng hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp”
Sau khi thực hiện kỹ thuật này ở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy năm học
2022-2023 là 10B; 10C; 10M tôi thu được một số kết quả sau đây:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
*) Học sinh hoạt động rất sôi nổi và chăm chỉ phát biểu; kiến thức mà các em
phát biểu hầu hết là chính xác và giáo viên đã chốt lại được kiến thức quan trọng
của định nghĩa hàm số bậc hai.
*) Giáo viên bổ sung thêm kiến thức: Tập xác định của hàm số bậc hai là R
*) Điểm số giáo viên đánh giá đạt được của các em học sinh ở các lớp khi
triển khai hoạt động này như sau: lớp 10B: Bảo An: 9 điểm; Diễm Quỳnh: 10
điểm; Ngô Việt: 10 điểm. Lớp 10C: Thanh Hoài: 8 điểm; Hậu: 9 điểm; Phan Lan:
10 điểm. Lớp 10M: Quân: 10 điểm; Hà Phương: 9 điểm; Huyền Mi: 9 điểm
*) Điểm thành công của hoạt động áp dụng kỹ thuật này so với kỹ thuật dạy
học truyền thống khi hình thành khái niệm hàm số bậc hai là: đối với phương pháp
dạy học truyền thống thì giáo viên nêu ra (có phần áp đặt) về định nghĩa hàm số
bậc hai còn ở hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” này thì thấy được rất rõ rằng
học sinh tự mình phát biểu và xây dựng; hình thành nên khái niệm hàm số bậc hai
một cách rất tự nhiên; không thụ động; kiến thức đạt được rất nhẹ nhàng đối với
các em
*) Sau đây là một số hình ảnh thực tế của tiết dạy thể nghiệm của các em
học sinh lớp 10C đang giơ tay giành quyền phát biểu trong khi thực hiện hoạt
động của kỹ thuật “tia chớp”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai
dạy học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng
kỹ thuật “tia chớp”
Sau khi triển khai dạy học thể nghiệm một số tiết học khác nhau tại các lớp
khác nhau có sử dụng các hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” tôi đã rút ra được
một cho ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật này như sau:
a) Ưu điểm:
*) Thu thập rất nhanh các ý tưởng từ phía các em học sinh
*) Cải thiện được không khí học tập trong lớp
*) Các thành viên được tự do trình bày ý tưởng của mình phát biểu công khai;
không rụt rè; ngại sai sót
*) Rèn luyện được khả năng phản xạ, tư duy nhanh gọn, nhạy bén cho học
sinh.
b) Hạn chế:
*) Ở mỗi lớp vẫn còn tồn tại rất ít một số em học sinh theo nếp học tập cũ tỏ
ra khá thụ động, phản xạ khá chậm gây ảnh hưởng đến tiến trình của hoạt động lớp
học
*) Vẫn tồn tại một số ý kiến phát biểu của các em còn dài và lan man; chưa
sát với chủ đề của câu hỏi. Giáo viên cần chủ động đưa ra phương án để xử lí
nhanh tình huống cho phù hợp.
*) Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng đối với những câu hỏi ở mức độ “nhận biết”
hoặc “thông hiểu”. Còn đối với những câu hỏi có mức độ “vận dụng” hoặc “vận
dụng cao” cần nhiều thời gian suy nghĩ; tìm tòi và thảo luận hơn thì ta chưa nên áp
dụng kỹ thuật này.
2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời”
2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời”
Trong dạy học mà học sinh và giáo viên cùng tham gia vào hoạt động cụ thể
nào đó, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm
hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của
học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các
bạn học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Việc sử dụng câu hỏi
có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh – giáo viên và học sinh –
học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng
nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn. Kỹ thuật dạy học này giúp cho học sinh có
thể củng cố, khắc sâu được rất nhanh các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và
trả lời các câu hỏi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời”
Khi áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” vào dạy học trong tình huống cụ thể; tôi
đã triển khai dưới dạng “hỏi và trả lời” của học sinh với nhau. Các câu hỏi được
giáo viên hướng dẫn chuẩn bị trước; tuy nhiên trong suốt quá trình triển khai hoạt
động dạy học; giáo viên khuyến khích học sinh có thể thay đổi cách hỏi hoặc là bổ
sung thêm vào câu hỏi đã chuẩn bị trước của giáo viên để tăng thêm tính sáng tạo
và tính mở của vấn đề thảo luận. Cụ thể các bước thực hiện kỹ thuật này như sau:
a) Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề. Chẳng hạn như chủ đề có n nội dung thì
giáo viên chuẩn bị sẵn n phiếu học tập bao gồm: phiếu số 1; phiếu số 2 ; phiếu số
3; …; phiếu số n
Phiếu số 1 : nêu lên nội dung thứ nhất cần giải quyết
Phiếu số 2 : nêu lên nội dung thứ hai cần giải quyết
Phiếu số 3 : nêu lên nội dung thứ ba cần giải quyết
…………………………………………………….
Phiếu số n : nêu lên nội dung thứ n cần giải quyết
Sơ đồ trả lời câu hỏi của học sinh theo phiếu như sau:
b) Bước 2:
Giáo viên trình chiếu quy tắc của hoạt động này trên tivi; máy chiếu hoặc
bảng phụ và tiến hành phát phiếu sau khi đã giải thích xong và quan trọng hơn là
giáo viên phải nhấn mạnh là các câu hỏi chuẩn bị sẵn trong phiếu học tập chỉ mang
tính chất định hướng; giáo viên khuyến khích các em học sinh có thể mở rộng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
thêm chủ đề của câu hỏi hoặc là thay thế bằng câu hỏi khác tương đương mà các
em cảm thấy hay hơn. Cụ thể như sau:
*) Một em bất kỳ ngồi ở bàn số 1 sẽ giơ tay và nhận được đồng thời cả n
phiếu học tập từ giáo viên bao gồm: phiếu học tập số 1; phiếu học tập số 2 ;….;
phiếu học tập số n. Em học sinh ấy sẽ đứng lên đọc nội dung của câu hỏi trong
phiếu học tập số 1 và tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
*) Nếu em học sinh ấy không giải quyết được vấn đề nêu ra trong phiếu học
tập số 1 thì sẽ chuyển toàn bộ cả n phiếu học tập xuống cho bạn giơ tay ở bàn số 2
để giành quyền trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
Nếu em học sinh ấy giải quyết được vấn đề nêu lên trong phiếu học tập số 1
thì em ấy giữ lại phiếu số 1 và đọc câu hỏi ở phiếu học tập số 2 và giao cả ( n -1 )
phiếu học tập : bao gồm phiếu học tập số 2 ; phiếu học tập số 3; …; phiếu học tập
số n; xuống cho bạn ngồi ở bàn số 2 bên dưới đã giơ tay giành quyền trả lời câu
hỏi số 2 ở trong phiếu học tập số 2 ; nếu bàn số 2 không có bạn nào giơ tay thì
chuyển toàn bộ (n-1) phiếu học tập xuống bàn số 3;…
*) Quy trình cứ tiếp diễn theo sơ đồ chuyển phiếu học tập từ bàn số 1 đến bàn
số 2 đến bàn số 3 ;…; đến bàn số 12. Giáo viên đồng hành quan sát theo dõi và
giúp học sinh tháo gỡ kịp thời những khó khăn nảy sinh trong suốt quá trình hoạt
động cho đến khi tất cả các phiếu học tập đều được giữ lại ở học sinh thì giáo viên
kết thúc hoạt động và tổng kết lại ngắn gọn toàn bộ tất cả các kết quả đạt được ở
các phiếu học tập.
*) Nếu đã đến bàn cuối cùng là bàn số 12 mà vẫn còn lại một số phiếu học tập
mà học sinh vẫn chưa tìm ra được giải đáp thì giáo viên sẽ trình chiếu lần lượt từng
phiếu học tập ấy và yêu cầu học sinh cả lớp cùng thảo luận để giải quyết vấn đề
của từng phiếu học tập còn chưa hoàn thành.
*) Giáo viên tổng kết; đánh giá cho điểm cho các học sinh có phần trả lời hay
và sáng tạo.
2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
Sau khi học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức về định nghĩa hàm số bậc hai
(trang 39); bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm
số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở lớp 10M
(năm học 2022-2023). Đây là một lớp có sức học tương đối yếu về bộ môn Toán.
Tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” để
phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ đặt ra của ví dụ 1 (trang
39) và hoạt động luyện tập vận dụng 1 (ở trang 39) theo các bước như sau:
a) Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề cần giải quyết. Bởi vì chủ đề này tôi có ý
tưởng phối hợp đồng thời cả ví dụ 1 và hoạt động luyện tập vận dụng 1 ở trang 39
với nhau; nên tôi đã phối hợp cả hai hoạt động lại với nhau và chia lại thành 3 nội
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
dung; giáo viên chuẩn bị sẵn 3 phiếu học tập bao gồm: phiếu số 1; phiếu số 2;
phiếu số 3.
Phiếu số 1: Nội dung: Hàm số 2 2021
y x
= + có phải là hàm số bậc hai hay
không? Vì sao?
Phiếu số 2: Nội dung: Hàm số 2
8 6 1
y x x
= − + có phải là hàm số bậc hai hay
không? Nếu là hàm số bậc hai thì hãy xác định các hệ số a; b; c lần lượt là hệ số
của 2
x ; hệ số của x; hệ số tự do
Phiếu số 3: Nội dung: Em hãy nêu 2 ví dụ cụ thể về hàm số bậc hai
Giáo viên trình chiếu sơ đồ trả lời câu hỏi của học sinh theo phiếu như sau:
b) Bước 2:
Giáo viên trình chiếu quy tắc của hoạt động này trên tivi; máy chiếu hoặc
bảng phụ và tiến hành phát phiếu sau khi đã giải thích xong. Cụ thể như sau:
*) Một em bất kỳ ngồi ở bàn số 1 sẽ giơ tay và nhận được đồng thời cả 3
phiếu học tập từ giáo viên bao gồm: phiếu học tập số 1; phiếu học tập số 2; phiếu
học tập số 3. Em học sinh ấy sẽ đứng lên đọc nội dung của câu hỏi trong phiếu học
tập số 1 và tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
*) Nếu em học sinh ấy không giải quyết được vấn đề nêu ra trong phiếu học
tập số 1 thì sẽ chuyển toàn bộ cả 3 phiếu học tập xuống cho bạn giơ tay ở bàn số 2
để giành quyền trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
*) Nếu em học sinh ấy giải quyết được vấn đề nêu lên trong phiếu học tập số
1 thì em ấy giữ lại phiếu số 1 và đọc câu hỏi ở phiếu học tập số 2 và giao cả 2
phiếu học tập: bao gồm phiếu học tập số 2 ; phiếu học tập số 3 xuống cho bạn ngồi
ở bàn số 2 bên dưới đã giơ tay giành quyền trả lời câu hỏi số 2 ở trong phiếu học
tập số 2 ; nếu bàn số 2 không có bạn nào giơ tay thì chuyển toàn bộ 2 phiếu học tập
xuống bàn số 3;…
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
*) Quy trình cứ tiếp diễn theo sơ đồ chuyển phiếu học tập từ bàn số 1 đến bàn
số 2 đến bàn số 3 ;…; đến bàn số 12. Giáo viên đồng hành quan sát theo dõi và
giúp học sinh tháo gỡ kịp thời những khó khăn nảy sinh trong suốt quá trình hoạt
động cho đến khi tất cả các phiếu học tập đều được giữ lại ở học sinh thì giáo viên
kết thúc hoạt động và tổng kết lại ngắn gọn toàn bộ tất cả các kết quả đạt được ở
các phiếu học tập.
*) Nếu đã đến bàn cuối cùng là bàn số 12 mà vẫn còn lại một số phiếu học tập
mà học sinh vẫn chưa tìm ra được giải đáp thì giáo viên sẽ trình chiếu lần lượt từng
phiếu học tập ấy và yêu cầu học sinh cả lớp cùng thảo luận để giải quyết vấn đề
của từng phiếu học tập còn chưa hoàn thành
*) Giáo viên ấn định thời gian của hoạt động này giới hạn trong khoảng thời
gian là 5 phút và lưu ý các em sử dụng kỹ thuật “5 xin” để trình bày ý tưởng của
mình trước cả lớp.
Giáo viên dự kiến kết quả đạt được của học sinh ở các phiếu học tập như sau:
Phiếu học tập số 1: Kết quả dự kiến đạt được là: đây không phải là hàm số bậc
hai vì nó không có dạng ( )
2
; 0
y ax bx c a
= + + 
Phiếu học tập số 2: Kết quả dự kiến đạt được là:
*) Đây là hàm số bậc hai vì nó có dạng ( )
2
; 0
y ax bx c a
= + + 
*) Hệ số của 2
x bằng 8; hệ số của x bằng -6; hệ số tự do bằng 1
Phiếu học tập số 3: Đây là một câu hỏi dễ; tuy nhiên kết quả đưa ra khá là khó
đoán được vì ý tưởng rất phong phú từ phía học sinh. Giáo viên tùy vào câu trả lời
của học sinh mà xem xét; động viên khen ngợi hoặc điều chỉnh phù hợp với hoạt
động đặt ra là được.
2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng
kỹ thuật “hỏi và trả lời”
Kết quả đạt được thực tế của học sinh lớp 10M như sau:
*) Bàn số 1: em Nguyễn Văn Chiến đã giải quyết thành công nhiệm vụ đặt ra
ở phiếu học tập số 1 và giữ lại phiếu học tập số 1; đồng thời nêu câu hỏi ở phiếu
học tập số 2 chuyển cả hai phiếu học tập số 2 và phiếu học tập số 3 xuống bàn số 2;
*) Bàn số 2: có rất nhiều em giơ tay xin giải quyết nhiệm vụ và có em Đinh
Thị Oanh đại diện phát biểu và đã giải quyết thành công nhiệm vụ ở phiếu học tập
số 2; do đó bàn số 2 đã giữ lại phiếu học tập số 2 và đồng thời nêu câu hỏi ở phiếu
học tập số 3 và chuyển phiếu học tập số 3 xuống bàn số 3; bàn số 3 hầu hết các em
đều giơ tay xin được giải quyết nhiệm vụ ở phiếu học tập số 3 và có em Trần Thị
Thủy đại diện đã nêu ra được 5 hàm số bậc hai như sau (vượt chỉ tiêu so với mục
tiêu đặt ra của phiếu học tập số 3 là chỉ nêu 2 hàm số bậc hai):
2 2 2
2
2 1; 3 ; 2
3
y x x y x x y x
= + − = − + = + ; 2
y x
= − ; 2
2 3
y x
= − −
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
*) Hoạt động của kỹ thuật “hỏi và trả lời” đã thành công và kết thúc ở bàn số 3.
Sau đây là một số hình ảnh thực tế của các em học sinh lớp 10M đang thực
hiện hoạt động của kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học
một số tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và
trả lời”
Sau một quá trình nghiên cứu và dạy thể nghiệm một số tiết học có áp dụng
kỹ thuật này ở các lớp khác nhau; tôi nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế của nó
bộc lộ ra như sau:
a) Ưu điểm:
*) Hoạt động đã được thực hiện rất nhanh và đồng bộ; học sinh hoạt động chủ
động và tích cực; không áp lực và rất vui vẻ; giải quyết vấn đề rất nhanh
*) Hoạt động đã kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới,
tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học
*) Kiểm tra, đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh và sự quan tâm,
hứng thú của các em đối với nội dung học tập
*) Học sinh đã thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức trong thời gian ngắn
b) Hạn chế:
*) Kỹ thuật này chỉ thực hiện hiệu quả được đối với những câu hỏi mang tính
chất áp dụng kiến thức trực tiếp vào các bài toán dễ; ngắn gọn ở mức độ nhận biết;
thông hiểu thì thời gian suy nghĩ tìm phương án rất nhanh và đáp án có thể thấy
ngay khi học sinh vừa đang đọc hoặc vừa đọc xong câu hỏi và nhiệm vụ học tập ở
trong phiếu học tập; do đó học sinh có thể dễ dàng hoàn thành được nhiệm vụ học
tập đặt ra được ghi rõ ở trong các phiếu học tập. Tuy nhiên ở các câu hỏi hoặc
nhiệm vụ học tập ở mức độ vận dụng; vận dụng cao thì đòi hỏi học sinh cần có
nhiều thời gian suy nghĩ và tư duy hơn; thậm chí cần có thời gian để phối hợp hoạt
động nhóm để huy động kiến thức tập thể cùng giải quyết vấn đề thì kỹ thuật này
tỏ ra hạn chế.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
*) Yêu cầu trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật thì học sinh trong lớp phải
hoàn toàn yên lặng và tập trung lắng nghe cao độ để cùng suy nghĩ và hiểu được
nội dung mà bạn học sinh đang cầm phiếu học tập và đang đọc hoặc đang nêu ra
phương án giải quyết vấn đề của phiếu học tập. Do đó trong những lớp hoặc trong
một số tiết học mà ý thức học sinh chưa thật sự tập trung; còn gây ồn ào thì ta chưa
nên triển khai kỹ thuật này mà lựa chọn kỹ thuật khác phù hợp hơn
*) Một số vấn đề nảy sinh khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+) Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
+) Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
+) Đúng lúc, đúng chỗ
+) Phù hợp với trình độ học sinh
+) Kích thích suy nghĩ của học sinh
+) Phù hợp với thời gian thực tế
+) Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+) Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích sẽ gây sự phức tạp
và khó hiểu cho học sinh
+) Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc mà chỉ nên chú trọng mỗi câu hỏi
vào một nội dung cụ thể.
2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”
2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn”
Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động
mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm một số mục
đích sau đây:
*) Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
*) Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
*) Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau
2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
a) Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn A0 đã chia sẵn khu vực hoạt động của mỗi
thành viên trong mỗi nhóm. Bản powerpoint trình chiếu toàn bộ nội dung câu hỏi
và quy trình cần thực hiện của kỹ thuật này lên tivi hoặc máy chiếu
b) Các bước thực hiện cụ thể:
*) Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
+) Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ học
tập cho mỗi nhóm cụ thể. Mỗi nhóm có thể gồm 4; 5; 6; 7; 8 thành viên (tùy vào sỹ
số và số lượng bàn học sinh được bố trí trong lớp)
+) Các thành viên lần lượt ngồi vào bàn mà mình được phân công và tập trung
vào câu hỏi của giáo viên đặt ra
+) Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết cho các nhóm,
*) Bước 2: Làm việc cá nhân. Từng thành viên độc lập làm việc và viết ý kiến
của mình vào góc của tờ giấy A0; hoặc là thành viên viết ý kiến của mình vào
phiếu học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và sau đó dán vào khu vực của giấy A0
mà mình được phân quyền viết vào.
*) Bước 3: Thảo luận; thống nhất ý kiến chung
+) Kết thúc thời gian làm việc; các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận; chia
sẻ về kết quả làm việc của mình để cả nhóm cùng theo dõi góp ý
+) Nhóm trưởng và thư ký sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và lựa
chọn những ý kiến quan trọng và chính xác nhất viết vào giữa tờ giấy A0
+) Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên cho học sinh gắn các tờ
giấy A0 "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể điều chỉnh dùng
giấy nhỏ hơn, sau đó dùng điện thoại chụp ảnh lại; chuyển ảnh vào máy vi tính và
dùng máy chiếu phóng đại lên cho lớn hơn và dễ theo dõi hơn; đồng thời giáo viên
tổng hợp ý kiến của các nhóm và chốt lại kiến thức quan trọng đã đạt được sau quá
trình hoạt động cũng như các tồn tại còn chưa được giải quyết (nếu có)
c) Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”: Mỗi thành viên làm
việc tại góc riêng của mình; không di chuyển lộn xộn trong lớp cũng như trong bàn
để đảm bảo tính độc lập làm việc của từng thành viên trong lớp
2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”
*) Tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai
và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở lớp 10B (năm học
2022-2023). Đây là một lớp có sức học khá và đồng đều về bộ môn Toán. Tôi đã
xây dựng các bước hoạt động chi tiết áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để phục vụ
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf

More Related Content

Similar to SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf

Similar to SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực...
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực...Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực...
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực...
 
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
 
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN ...CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN ...
 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đLuận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng ...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng ...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng ...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng ...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
 
quy trinh tuyen dung (QTNNL)
quy trinh tuyen dung (QTNNL)quy trinh tuyen dung (QTNNL)
quy trinh tuyen dung (QTNNL)
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS LỚP 3 - CẢ NĂM (CÓ FILE NGHE VÀ ĐÁP Á...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS LỚP 3 - CẢ NĂM (CÓ FILE NGHE VÀ ĐÁP Á...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS LỚP 3 - CẢ NĂM (CÓ FILE NGHE VÀ ĐÁP Á...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS LỚP 3 - CẢ NĂM (CÓ FILE NGHE VÀ ĐÁP Á...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI BUỔI 2) - TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI BUỔI 2) - TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS (2 CỘT) N...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI BUỔI 2) - TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI BUỔI 2) - TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS (2 CỘT) N...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 9 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 9 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 9 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 9 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (13)

Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 

SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU.pdf

  • 1. Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group M Ộ T S Ố K Ỹ T H U Ậ T D Ạ Y H Ọ C T Í C H C Ự C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI TOÁN 10 CÁNH DIỀU WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM vectorstock.com/28062405
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực : Toán học
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực : Toán học Tác giả : Nguyễn Hùng Cường Tổ chuyên môn: Toán - Tin Số điện thoại liên hệ: Năm học 2022 - 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2 4. Tính mới và đóng góp của đề tài........................................................................... 2 5. Cấu trúc của đề tài................................................................................................. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông. .................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4 1.1. Phương pháp dạy học truyền thống; phương pháp dạy học tích cực và nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống.......................................... 4 1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực.................................................. 4 1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống ......................................................... 5 1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực ........................................................ 5 1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống ........................................................................................ 5 1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực................. 7 1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực................................................................................................ 7 1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp........................................... 8 1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập.............. 9 1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực.......................................................... 9 1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến ..................................................... 9 1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực.................. 10 1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các hoạt động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm................. 10 1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin”.............................................................................. 10 1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321”............................................................................... 11 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 11 2.1. Thực trạng ........................................................................................................ 11 2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................ 12 Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông ................................................................... 13 2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép” .............................................................................. 13 2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép”........................................................ 13 2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép”............................................. 14
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép” .................................... 15 2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” :..................................................................... 19 2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy học thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép”......................... 21 2.2. Kỹ thuật “Tia chớp” ......................................................................................... 22 2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp”................................................................... 22 2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp”....................................................... 22 2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”:.............................................. 23 2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp”.................................................................... 23 2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng kỹ thuật “tia chớp”................................................................................................................. 25 2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời”................................................................................... 25 2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời” ............................................................ 25 2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................ 26 2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời”........................................ 27 2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời”................................................................................................ 29 2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học một số tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời”....... 30 2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”.................................................................................. 31 2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn”............................................................ 31 2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”.......... 31 2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ....................................... 32 2.4.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”: ............................................................................... 36 2.4.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy thể nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”............. 38 2.5. Kỹ thuật “Trình bày một phút” ........................................................................ 39 2.5.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Trình bày một phút”.................................................. 39 2.5.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Trình bày một phút”...................................... 39 2.5.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “trình bày một phút”................................ 40 2.5.4. Kết quả thực tế đạt được khi triển khai giảng dạy thể nghiệm hoạt động áp dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”:...................................................................... 41 2.5.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “trình bày một phút”........................................................................................................................ 43 2.6. Kỹ thuật “công đoạn”....................................................................................... 43 2.6.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “công đoạn” ................................................................ 43 2.6.2. Các bước tiến hành kỹ thuật “công đoạn”: ................................................... 43 2.6.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “công đoạn”:............................................ 44 2.6.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai tiết dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “công đoạn”:..................................................................................... 47
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2.6.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “công đoạn”..... 48 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm tổng hợp thông tin; xử lý số liệu và đánh giá kết quả của đề tài : “ Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông”....................................................................................................... 49 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 49 3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 49 3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 49 3.4. Kết quả xử lý thực nghiệm............................................................................... 49 PHẦN III: KẾT LUẬN......................................................................................... 52 1. Những đóng góp của đề tài............................................................................... 52 1.1. Tính mới của đề tài........................................................................................... 52 1.2. Tính khoa học................................................................................................... 52 1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn................................................................. 52 2. Kiến nghị, đề xuất.............................................................................................. 53 2.1. Với các cấp quản lí giáo dục............................................................................ 53 2.2. Với giáo viên.................................................................................................... 53 2.3. Với học sinh ..................................................................................................... 54 PHỤ LỤC................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giảng dạy bộ môn Toán học ở trong nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ; nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ môn Toán đã được áp dụng bắt đầu từ năm học 2022-2023 trên toàn đất nước. Năm học 2022-2023, các trường THPT đã lựa chọn các bộ sách giáo khoa Toán 10 vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Qua quá trình tập huấn; nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình Toán lớp 10 nhận thấy rằng: Chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” được sách giáo khoa Toán 10 trình bày ở bài 2; chương III; tập 1 sau khi đã trình bày xong bài 1 của chủ đề “ Hàm số và đồ thị”. Có thể thấy rằng; quan điểm của sách giáo khoa rất nhẹ nhàng trong việc trình bày một cách có hệ thống các mạch kiến thức của chủ đề “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” theo thứ tự: bài toán thực tế mở đầu về cầu cảng Sydney; hàm số bậc hai; Đồ thị hàm số bậc hai; Tính đơn điệu của hàm số bậc hai; Ứng dụng của hàm số bậc hai vào bài toán thực tiễn. Việc sắp xếp các mạch kiến thức như trong sách giáo khoa đã trình bày là tương đối gần gũi và nhẹ nhàng đối với học sinh và đối với giáo viên. Trong quá trình dẫn dắt các mạch kiến thức của sách giáo khoa đối với chủ đề này; tôi phát hiện ra rằng sách giáo khoa đã đi từ những ví dụ rất cụ thể và tường minh bằng những hàm số bậc hai có hệ số rất đẹp và dễ tính toán để hình thành nên những kiến thức: đồ thị hàm số bậc hai; các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số bậc hai. Tuy nhiên về phương pháp dạy học cụ thể trong từng mạch kiến thức đó thì sách giáo khoa đang để ngỏ nhằm mục đích để giáo viên tự kiến tạo và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung kiến thức trong bài; dựa theo năng lực và khả năng hoạt động sáng tạo của mỗi lớp mà giáo viên giảng dạy. Hiện nay các giáo viên bộ môn Toán của chúng ta đã và đang sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh như là “phương pháp nêu vấn đề”; “phương pháp vấn đáp” ; “luyện tập thực hành”; …những phương pháp ấy đã phát huy được nhiều ưu điểm và cơ bản đã phần nào phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại thì các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của những học sinh khác nhau trong một lớp học. Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập theo các mạch kiến thức đã đặt ra của sách giáo khoa thì sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả tốt cho học sinh cũng như hỗ trợ tích cực và đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chủ đề: “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 Sau một quá trình tìm tòi và nghiên cứu; tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng đề tài : “Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông ” tôi đã vận dụng các các kỹ thuật dạy học tích cực nêu trên một cách khéo léo vào các hoạt động trong giảng dạy chủ đề : “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tốt nhất đối với giáo viên cũng như giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và tự nhiên đòng thời phát triển được nhiều năng lực cho học sinh thông qua quá trình học tập chủ đề này. 2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh Trung học phổ thông - Đề tài tập trung nghiên cứu về những khó khăn gặp phải của giáo viên trong khi giảng dạy và những vướng mắc của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức của chủ đề: “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”. Từ đó tìm ra các kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để áp dụng vào giảng dạy nhằm mục đích giúp cho các em học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất; đồng thời phát huy được tốt nhất năng lực của học sinh trung học phổ thông. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ đề ra; đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: *) Phương pháp nghiên cứu định tính *) Phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập và xử lý số liệu *) Phương pháp khảo sát thực tiễn *) Phương pháp thực nghiệm *) Phương pháp phân tích, tổng hợp 4. Tính mới và đóng góp của đề tài *) Đề tài đã phân tích và hệ thống được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực và chỉ ra được các phương pháp vận dụng khéo léo; linh hoạt vào giảng dạy chủ đề: “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”. *) Đề tài đã trình bày được một số kỹ thuật dạy học tích cực cụ thể và xây dựng được chi tiết; bài bản và áp dụng vào giảng dạy thành công một số tiết dạy thể nghiệm của tác giả. Thông qua các tiết dạy thể nghiệm cụ thể đó; đề tài đã rút ra được các kết quả và bài học kinh nghiệm quý báu thông qua quá trình thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực. *) Đề tài cũng là nguồn tư liệu quý để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong việc giảng dạy chủ đề nói trên cho học sinh và thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Từ đó các
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 giáo viên có thể phát triển và xây dựng các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào giảng dạy nhiều chủ đề khác nhau của bộ môn Toán; nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 5. Cấu trúc của đề tài Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp dạy học truyền thống ; phương pháp dạy học tích cực và nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học đã có từ xưa đến nay và truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm và học viên sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng. a) Ưu điểm *) Giáo viên là tâm điểm, mọi kiến thức được truyền đạt đầy đủ từ A đến Z. *) Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng, từ trên xuống dưới có chủ đích rõ ràng. *) Phương pháp áp dụng theo truyền thống cha ông, có tính logic cao. b) Nhược điểm *) Người học bị thụ động khi tiếp thu kiến thức *) Giờ học sẽ nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, ít hoặc hầu như không có thực hành . *) Học sinh không có tư duy cao, áp dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn. 1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy cho người học, học sinh, sinh viên tự chủ động trong việc vận hành suy nghĩ, tư duy và hành động. Ở phương pháp này, người dạy học không còn đóng vai trò trung tâm mà chỉ giữ vai trò định hướng cho học viên, gợi ý cho người học, chỉ dẫn tìm kiếm tài liệu, mở các cuộc thảo luận cho học viên của mình. Từ đó giúp người học sẽ phải tìm kiếm trước thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và tự tin hơn qua từng chủ đề bài học. a) Ưu điểm *) Rèn luyện kỹ năng ứng biến tình huống qua việc tự tìm kiếm thông tin *) Nâng cao kỹ năng thực hành, tự chủ động trong suy nghĩ *) Khả năng nói chuyện trước đám đông, tự tin hơn khi thuyết trình
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 b) Nhược điểm *) Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học sinh. Điều đó không phải học sinh nào cũng tự làm được; do đó phần nào gây khó khăn trong việc không tập trung và theo kịp chủ đề. *) Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trong các nhà trường tuy đã có nhiều thay đổi đáng kể song vẫn chưa thể đáp ứng được triệt để hoàn toàn về cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ dạy học để hỗ trợ cho các tiết dạy được thiết kế theo phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. *) Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng khá nhiều tại nước ta trong giai vừa qua nhưng cũng chưa thể đồng bộ trong tất cả các tiết học vì còn nhiều điều khá mới mẻ cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. 1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống 1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực Theo như nghiên cứu và so sánh giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong hình ảnh dưới đây ta có thể thấy được sự bất cập và chênh lệch rất rõ nét và hiệu quả đạt được cũng như phương pháp làm việc của mỗi phương pháp dạy học 1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống *) Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng vào bài học trong các tình huống thực tế cụ thể. Giáo viên sẽ hướng dẫn các kiến thức cần đạt được thông qua các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 hơn và bài học cũng trở nên thú vị hơn. Từ đó, giáo viên không cần phải giảng dạy lý thuyết suông, áp đặt các kiến thức một cách thụ động cho người học. *) Người học phải có tinh thần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu trước tiết học *) Phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều ưu điểm cho người học; bởi vì phương pháp này yêu cầu người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu trước nếu muốn hiểu bài, tự có suy nghĩ riêng và rút ra bài học kinh nghiệm … Nếu không, người học sẽ không bắt kịp với mọi người và không đạt được đầu ra của chương trình học. *) Trước khi bước vào tiết học có sử dụng phương pháp này thì học sinh luôn phải chuẩn bị trước kiến thức liên quan đến bài học ở nhà để có thể ứng biến linh hoạt với câu hỏi từ thầy cô và các bạn. *) Để tiến hành tốt một tiết học theo phương pháp dạy học tích cực; ngoài việc tự học, học sinh phải biết tham gia học nhóm và kết hợp chúng với nhau. *) Đây là hoạt động mà học sinh vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm để cùng bàn luận về chủ đề, đôi khi sẽ có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn từ đó sẽ giúp học sinh tăng khả năng giao tiếp, hùng biện, sự chủ động trong việc trình bày, tính tự giác cao và hơn nữa thúc đẩy tạo nguồn động lực học tập hơn khi học nhóm. *) Điều quan trọng là bạn phải biết chọn đúng nhóm, các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ bạn và giảng giải cho bạn những vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ. *) Sau khi học nhóm xong, các bạn học sinh cũng cần có thời gian để tự học; việc này giúp cho học sinh tổng hợp, tập hợp lại các kiến thức cần đạt và có thể phát triển thêm các chủ đề liên quan. *) Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, chỉ có giáo viên mới được phép đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với học sinh để các em có thể thay đổi và phát triển hơn thì đối với phương pháp dạy học tích cực, ngoài giáo viên ra các em học sinh sẽ có quyền đưa ra đánh giá của mình. Những đánh giá này sẽ giúp trường học, cơ sở đào tạo có dữ liệu về chất lượng của giáo viên và xây dựng các tiêu chuẩn cho giáo viên của họ. *) Nếu kết quả đánh giá học sinh là chưa đạt thì phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục những chỗ còn thiếu sót của giáo viên về mặt phương pháp. Phiếu đánh giá thường thực hiện qua bảng khảo sát gồm nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau. Phiếu khảo sát càng chi tiết thì việc đánh giá càng hiệu quả. *) Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vào bài giảng, giáo viên nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đó.
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực 1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực Theo như hình ảnh phía trên của tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of Learning) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu Giáo dục Mỹ - đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập đồng thời so sánh về mức độ tiếp nhận kiến thức chênh lệch rất rõ nét . Trong đó: *) Người học sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng nếu như thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống *) 10% khi người học đọc sách *) 20% từ các thiết bị nghe nhìn *) 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô phỏng) *) 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia) *) 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm *) 90% thông qua việc dạy lại cho người khác *) Ta thấy rằng những con số được đề cập trong kim tự tháp có thể không chính xác tuyệt đối vì còn có độ sai lệch với từng cá nhân, nhưng phần đầu và phần cuối có thể nói là cực kỳ chính xác. Cái nổi bật nhất được nêu lên từ kim tự tháp này chính là sự chênh lệch giữa các phương pháp học tập. Theo đó, chúng ta chỉ nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 mình dạy cho người khác. Điều này có nghĩa là bạn càng chủ động tham gia vào việc phân tích và xử lý thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này có nghĩa là: +) Nếu bạn muốn học ngoại ngữ thì bạn cần tập trung nói chuyện với người bản địa và nhận phản hồi ngay lập tức từ phía họ thay vì chỉ học trên các ứng dụng di động. +) Nếu bạn muốn giữ dáng thì hãy luyện tập trực tiếp với các huấn luyện viên thể hình thay vì xem các video hướng dẫn trên YouTube. +) Nếu bạn muốn học trượt tuyết, bạn không thể học gì nhiều từ bài giảng lý thuyết. Bạn chỉ có thể biết trượt tuyết khi xỏ chân vào đôi giày trượt và bước ra sân. +) Các phương tiện như là: sách vở, các bài giảng trên lớp, video trình chiếu,... đều là những phương pháp học tập không có sự tương tác và kết quả là 80% đến 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia. Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Kim tự tháp học tập là nền tảng cho việc xây dựng phương pháp học tập trong lớp học. Ngày nay người ta càng ngày càng ưa chuộng phương pháp học tập hiện đại thay vì kiểu truyền thống là chỉ nghe giảng đơn thuần. Không chỉ giáo viên cần nắm rõ kim tự tháp này để xây dựng bài giảng mà học sinh cũng cần hiểu về nó để chủ động học tập và thay đổi thái độ học tập. Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn còn quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống, tức là cô giảng, trò nghe và chép. Có một nghịch lý là khi cô giảng thì có thể trò không tập trung lắng nghe mà nói chuyện riêng trong lớp, nhưng đến lúc giáo viên cho thời gian để thảo luận, thì lớp học lại vô cùng yên tĩnh. Việc trao đổi, thảo luận nhóm sẽ giúp bạn củng cố tới 50% kiến thức, vì thế đừng bỏ lỡ những cơ hội như vậy để không phải hối tiếc. 1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp Dạy và học theo phương pháp tháp học tập có thể thực hiện theo các bước sau đây: +) Giới thiệu khái niệm (Introduction): Bằng lời giảng của giáo viên, bằng việc yêu cầu học sinh đọc thành tiếng thông tin trong bài và học qua thiết bị nghe nhìn với hình ảnh và âm thanh minh họa sống động (20%). +) Dạy khái niệm (Teaching): Sau khi học sinh đã đọc thông tin, có thể yêu cầu học sinh trình bày lại theo trí nhớ, sau đó giáo viên đưa ra ví dụ để học sinh cùng thảo luận để đạt mục tiêu "thảo luận nhóm" (50%). +) Áp dụng khái niệm (Application): Sau khi nắm lý thuyết, học sinh phải tự giải thích đúng sai, giảng giải lại kiến thức cho bạn khác và thực hành (90%).
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập 1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực *) Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. *) Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học. Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. *) Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Thầy cô giảng dạy trong nhà trường đều có thể áp dụng những phương pháp này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh hoạt, đúng với thực tế để phụ vụ việc giảng dạy. Bởi việc truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách thụ động, không bài bản, không có phương pháp cụ thể sẽ khiến học sinh gặp phải khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức, giáo viên giảng dạy cũng không thể truyền tải hết kiến thức cho học sinh. 1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Qua một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu; tôi nhận thấy có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng vào trong giáo dục và đạt được nhiều thành công. Chẳng hạn như có thể kể tên một số kỹ thuật sau đây: *) Kỹ thuật “Các mảnh ghép” *) Kỹ thuật “Tia chớp” *) Kỹ thuật “Hỏi và trả lời” *) Kỹ thuật “Khăn trải bàn” *) Kỹ thuật “Trình bày một phút” *) Kỹ thuật “Công đoạn” *) Kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy” *) Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” *) Kỹ thuật “Bể cá” …và rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực khác nữa rất hay và bổ ích
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực: Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng: dù các kỹ thuật dạy học tích cực đã trình bày ở trên có thể khác nhau về cách thức tổ chức và thực hiện; nhưng tựu trung lại đều rất giống nhau ở các ưu điểm sau đây………………………………… *) Giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng; đề xuất ý tưởng;….còn học sinh mới chính là những người trực tiếp tìm hiểu; xử lý thông tin và giải quyết vấn đề. *) Học sinh không lệ thuộc hoàn toàn mà chỉ xem sách giáo khoa là phương tiện dẫn dắt kiến thức; học sinh thông qua việc nghiên cứu đọc sách giáo khoa ; xem video; nghiên cứu trên các trang web;…ở nhà hoặc theo nhóm đã được phân công từ đó học sinh sẽ thuyết trình ý tưởng; tham gia vào thảo luận nhóm; tự trải nghiệm và trình bày hoặc hướng dẫn; dạy lại cho các bạn khác hiểu về quy trình làm việc của mình trong việc tìm ra và giải quyết vấn đề của kiến thức mới. *) Hình thức học sinh trao đổi với nhau khi hoạt động không chỉ giới hạn ở phạm vi gặp mặt trao đổi trực tiếp mà có thể linh hoạt vận dụng thêm nhiều hình thức khác rất nhanh gọn và tiết kiệm không gian và thời gian: gọi điện thoại; nhắn tin qua các mạng xã hội: messenger; zalo;…gửi thư điện tử bằng gmail;…do đó hiệu quả của hoạt động phối hợp nhóm được đẩy lên rất cao………………………. *) Trong các kỹ thuật dạy học tích cực ta nhận thấy rằng học sinh hay là người học được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục. Do đó theo như tháp học tập đã trình bày ở trên thì học sinh hay là người học sẽ là người chủ động tìm ra và chiếm lĩnh lấy kiến thức nên hiệu quả dạy học sẽ đạt được rất cao; lên đến 90% 1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các hoạt động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm Ta thấy rằng nếu như trước đây ở phương pháp dạy học truyền thống học sinh khi trả lời câu hỏi của thầy cô giáo thì học sinh thường được chỉ định đứng lên tại chỗ và trả lời câu hỏi một cách rất thụ động và gò bò thì hiện nay trong các kỹ thuật dạy học tích cực đã được tích hợp thêm rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ khi phát biểu và nhận xét góp ý ; chẳng hạn như là kỹ thuật báo cáo “5 xin” và kỹ thuật nhận xét “321” ở dưới đây: 1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin”
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321” Qua các hình ảnh minh họa ở trên ta có thể thấy rằng học sinh báo cáo cũng như nhận xét góp ý cho nhau theo phong cách hoàn toàn thoải mái; chủ động và sáng tạo không hề gò ép; học sinh được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động nên cảm thấy rất tự nhiên khi tham gia các hoạt động học tập; xóa tan đi cảm giác gò bó và sợ hãi như khi tham gia vào trả lời hay là nhận xét khi giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng *) Học sinh ngại động não suy nghĩ; chỉ quen nghe giảng; chờ đợi giáo viên cung cấp bài giảng dưới dạng có sẵn (giáo viên thuyết trình; trình chiếu;…); do đó kiến thức mà học sinh tiếp thu được rất hời hợt; khi cần phải vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể thì học sinh rất lúng túng và tỏ ra hoàn toàn bị động; sợ sai lầm; ngại phát biểu trình bày quan điểm ý tưởng của cá nhân mình trước đám đông bạn bè và thầy cô. *) Học sinh ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu học sinh không được khích lệ tạo điều kiện và môi trường học tập thì học sinh thường có biểu hiện ngồi ỷ lại vào các bạn có sức học khá hơn trong lớp phát biểu; còn mình thì không chịu suy nghĩ và chỉ trông chờ vào kết quả của thầy cô cung cấp và ghi chép vào vở *) Trong rất nhiều các tiết học hiện nay trên trường học ta bắt gặp nhiều hiện tượng các tiết học chỉ diễn ra dưới hình thức dạy cho xong kiến thức cần đạt; chứ đang còn ít quan tâm đến việc người học là học sinh có tiếp nhận kiến thức được đầy đủ hay là còn bị hổng những chủ đề nào cần được bổ sung và lấp chỗ trống*) *) Các tiết học trên lớp được thiết kế sẵn các hoạt động dưới dạng các file powerpoint được các group Toán chia sẻ rộng rãi; tuy nhiên diễn biến chủ yếu trên
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 các lớp ở các tiết học ứng dụng công nghệ này chỉ mang tính chất áp đặt hoàn toàn ý tưởng của các tác giả soạn powerpoint trên mạng; nên chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và trình độ học sinh cụ thể của các lớp. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng *) Trong giai đoạn hiện nay ngoài những công việc ổn định như công chức; viên chức trong các cơ quan nhà nước: bộ đội; công an; giáo viên;.. thì cơ hội việc làm bên ngoài xã hội rất đa dạng và phong phú: xuất khẩu lao động; kinh doanh online; các hợp đồng lao động khoán theo sản phẩm;….Cơ hội việc làm nhiều và tự do không bó buộc người làm việc và cũng không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn chuyên sâu, do đó một bộ phận rất lớn phụ huynh và học sinh xác định chỉ cần thi lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là sẽ xin việc đi làm ngay để nhanh chóng có thu nhập kinh tế chứ không có nguyện vọng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để học lên bậc đại học; cao đẳng hay là học nghề. Cũng vì lý do này cho nên trong gian đoạn học trung học phổ thông học sinh chỉ xác định học cầm chừng chứ chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết vào việc học như trong giai đoạn trước đây khi chưa bùng nổ nhiều cơ hội việc làm mở như giai đoạn hiện nay. *) Trong những năm gần đây sự bùng nổ của các mạng xã hội (Facebook; Zalo; Youtube;…) cũng như giá cả càng ngày càng giảm của các phương tiện liên lạc giải trí như điện thoại thông minh; laptop; máy tính bảng;…cùng với sự ra đời của nhiều trò chơi; giải trí rất hấp dẫn: game; video giải trí;…đã chiếm rất nhiều thời gian của học sinh dẫn đến việc các em không còn thời gian và cũng không mấy hứng thú với việc học tập của chính mình ở nhà trường cũng như ở nhà *) Phương pháp dạy học truyền thống đã có một quá trình tồn tại rất lâu đời trong hệ thống giáo dục trong tất cả các cấp giáo dục trên đất nước ta; do đó việc tiếp cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực và thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học để chuyển sang áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tiễn giảng dạy là một vấn đề rất khó đòi hỏi giáo viên phải hết sức nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ trong cả một quá trình rất là dài. *) Các giáo viên trẻ có độ tuổi từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít so với các thầy cô giáo có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên ; mặc dù các giáo viên có độ tuổi này có nhiều năm công tác và kinh nghiệm giảng dạy nhiều hơn nhưng lại được đào tạo theo chương trình cũ và phương pháp dạy học truyền thống do đó việc tiếp cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực mới ra đời sau này sẽ rất khó khăn và gặp rất nhiều bất lợi về phương pháp luận cũng như cách thức tìm tòi nghiên cứu. *) Việc chuẩn bị cho một tiết học được thiết kế theo phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực sẽ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu; chuẩn bị cũng như chi phí mua sắm đồ dùng dạy học; do đó giáo viên chỉ thực hiện được một số rất ít các tiết học theo hướng này.
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 *) Đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Toán trong những năm gần đây mặc dù đã có sự đổi mới; tuy nhiên cũng chưa nhiều những câu hỏi mang tính chất thực tế và nhẹ nhàng về mặt kỹ thuật giải toán ; mà các câu hỏi vẫn thiên về những mảng kiến thức đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và sử dụng rất là nhiều những kỹ thuật giải toán còn rất là nặng nề cũng như kiến thức còn hàn lâm; do đó đại bộ phận giáo viên vẫn muốn đầu tư nhiều hơn quỹ thời gian vào việc giảng dạy chuyên sâu hàn lâm; luyện các dạng đề thi cho học sinh để đảm bảo điểm số cho các học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thu được là cao nhất *) Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mặc dù đã được nghiên cứu kỹ lưỡng; tuy nhiên mới chỉ được chính thức đưa vào giảng dạy đại trà trên toàn quốc bắt đầu từ năm học 2022-2023; do đó đại bộ phận giáo viên mặc dù đã được tập huấn kỹ lưỡng cũng khó có thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và gặp khó khăn rất nhiều trong việc triển khai các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực theo quan điểm của sách giáo khoa yêu cầu *) Đại bộ phận các giáo viên đều rất tâm huyết; đầu tư nghiên cứu để áp dụng các phương pháp; kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tiễn các tiết dạy của mình; đại bộ phận đang tiến hành dưới hình thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm; nên các tiết dạy chưa thể đạt được hết những yêu cầu đặt ra về mặt bố trí thời gian để sắp xếp các hoạt động dạy học cho thực sự hợp lý giữa các mục trong bài dạy Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế của đề tài; bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng 6 kỹ thuật dạy học tích cực sau đây: kỹ thuật “các mảnh ghép”; kỹ thuật “tia chớp”; kỹ thuật “hỏi và trả lời”; kỹ thuật “khăn trải bàn”; kỹ thuật “ trình bày một phút”; kỹ thuật “công đoạn” và mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật trên vào các hoạt động dạy học cụ thể trong một số tiết học ở các lớp mà tôi được phân công giảng dạy bộ môn Toán của năm học 2022-2023 là các lớp 10B; 10C; 10M. Sau đây tôi sẽ lần lượt trình bày từng kỹ thuật dạy học và các bước sắp xếp bố trí hoạt động để áp dụng các kỹ thuật dạy học đó vào các tiết dạy minh họa thể nghiệm. 2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép” 2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép” Kỹ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm.
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép” Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy muốn sử dụng kĩ thuật mảnh ghép sao cho linh hoạt, áp dụng với đối tượng học sinh khi hoạt động nhóm hiệu quả cao. Tôi đã thực hiện những việc sau: Trong thời gian đầu, tôi giải thích cụ thể rõ ràng từng bước, cho học sinh tập làm quen và nhắc lại cách làm việc đúng kĩ thuật mảnh ghép. Tôi thường xuyên nhắc cho học sinh mỗi khi hoạt động, cho những học sinh có nhận thức tốt nhanh nhẹn hướng dẫn cụ thể làm mẫu từng hoạt động để các học sinh trong lớp hiểu rõ thứ tự thực hiện trong hoạt động nhóm. Cụ thể như sau: a) Các bước thực hiện cụ thể của kỹ thuật “các mảnh ghép” *) Bước 1: Giao nhiệm vụ học sinh nhận nhiệm vụ phù hợp với bản thân theo nhiệm vụ: 1, 2, 3, ... *) Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia +) Học sinh có cùng số thứ tự phiếu bài tập hoặc là phiếu bài tập cùng màu thì sẽ tạo thành một nhóm chuyên gia: cụ thể là nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,... +) Thảo luận nhiệm vụ được phân công +) Ghi chép kết quả thảo luận để chia sẻ ở bước 3. Vòng 2 +) Hoạt động theo nhóm từ 7 đến 8 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng một phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. *) Bước 3: Vòng 2. Nhóm mảnh ghép (nhóm gốc) +) Hình thành các nhóm mới; mỗi nhóm bao gồm 11 đến 12 người mới được ghép lại từ 3 – 4 người từ nhóm 1; 3 – 4 người từ nhóm 2 ; 3 – 4 người từ nhóm 3…. Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. +) Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ phức hợp mới sẽ được giáo viên giao cho các nhóm để giải quyết. Các nhóm mới cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả đạt được cho tất cả các thành viên trong nhóm của mình.
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 *) Bước 4. Toàn lớp +) Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo và chia sẻ kết quả đạt được (chú ý trong khi đại diện các nhóm báo cáo và chia sẻ thì sử dụng kỹ thuật “5 xin”) +) Đại diện các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung và cùng nhau thảo luận để đưa ra kết luận cuối cùng cho vấn đề của nhiệm vụ phức hợp. b) Một vài chú ý với kĩ thuật “Các mảnh ghép ” +) Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề. +) Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ : A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn ; C1, C2, ..., Cn). +) Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm. 2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép” Tôi đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở các lớp 10B; 10C; 10M (năm học 2022-2023) . Cụ thể là tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở hoạt động 1 (trang 39) như sau: Cho hàm số 2 0,00188( 251,5) 118 y x = − − + a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của x b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu? c) Xác định hệ số của 2 x ; hệ số của x và hệ số tự do Đối với hoạt động 1 này tôi đã xây dựng các bước thực hiện cụ thể như sau: *) Bước 1: Giao nhiệm vụ chung cho các em học sinh. Học sinh nhận nhiệm vụ phù hợp với bản thân theo nhiệm vụ: 1; 2; 3 +) Giáo viên căn cứ vào sỹ số của các lớp 10B (44 em) ; 10C (44 em) ; 10M (43 em) để phân chia học sinh trong lớp thật đều theo nhiệm vụ được phân công; cụ thể như sau: (2 bàn cạnh nhau được bố trí các em cầm phiếu học tập cùng một màu thì các em quay mặt lại với nhau để thảo luận nhóm trong quá trình giải quyết nhiệm vụ- trong mỗi lớp kể trên đều có 12 cái bàn thì phân chia trung bình mỗi bàn các em sẽ ngồi khoảng từ 3 đến 4 em). Sơ đồ ngồi như sau: (giáo viên chiếu lên tivi cho học sinh dễ quan sát và theo dõi)
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 + Giáo viên tiến hành phát phiếu học tập cho toàn bộ lớp; học sinh nhận phiếu có cùng số thứ tự phiếu học tập thì tạo thành một nhóm chuyên gia theo thứ tự ; các nhóm chuyên gia cụ thể nhận các nhiệm vụ là : nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1, nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2, nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3 Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 : Viết công thức thu gọn của hàm số : 2 2( 1) 3 y x = − − + bằng cách đưa về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của x ( các em được phát phiếu học tập số 1 - màu xanh) Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 : Xác định bậc của đa thức : 2 5 4 3 x x − + − (các em được phát phiếu học tập số 2 - màu đỏ) Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3 : Xác định bậc của 2 x ; bậc của x và hệ số tự do của đa thức 2 5 2 1 3 x x − + − (các em được phát phiếu học tập số 3 - màu vàng) Giáo viên dự kiến tổng thời gian hoạt động của bước 1 là khoảng 2 phút *) Bước 2: Vòng 1. Nhóm chuyên gia +) Giáo viên sau khi phát phiếu học tập xong thì chiếu sơ đồ chỗ ngồi thảo luận của các nhóm chuyên gia trên bảng để học sinh tiện theo dỗi; học sinh nhận được phiếu học tập thì nhanh chóng di chuyển về vị trí ngồi đã được giáo viên phân công trên bảng. +) Giáo viên thông báo thời gian làm việc của các nhóm chuyên gia là 5 phút.
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 +) Học sinh ngồi vào bàn và tiến hành làm việc kết hợp với thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được phân công vào phiếu học tập của mình. +) Học sinh ghi chép kết quả thảo luận thật cẩn thận để tiếp tục chia sẻ ở bước tiếp theo ở vòng 2. +) Dự kiến kết quả đạt được của các nhóm chuyên gia ở vòng 1 Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1: 2 2( 1) 3 y x = − − + ; kết quả dự kiến thu được 2 2 4 1 y x x = − + + Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2: Xác định bậc của đa thức : 2 5 4 3 x x − + − ; kết quả dự kiến thu được bậc của đa thức bằng 2 Nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3: Xác định bậc của 2 x ; bậc của x và hệ số tự do của đa thức 2 5 2 1 3 x x − + − ; kết quả dự kiến thu được: bậc của 2 x là 5 3 − ; bậc của x là 2 và hệ số tự do là - 1 *) Bước 3: Vòng 2 . Nhóm mảnh ghép (nhóm gốc) : Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm. +) Giáo viên thông báo chia lại lớp thành 4 nhóm mới theo sơ đồ chỗ ngồi mới sau đây: (Giáo viên trình chiếu lên tivi cho học sinh tiện theo dõi). Cụ thể như sau: Nhóm số 1: bao gồm có 3 bàn: Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3 Nhóm số 2: bao gồm có 3 bàn: Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gianhiệm vụ 3 Nhóm số 3: bao gồm có 3 bàn: Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3 Nhóm số 4: bao gồm có 3 bàn: Bàn đầu (màu xanh): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 1 Bàn giữa (màu đỏ): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 2 Bàn cuối (màu vàng): bao gồm toàn bộ 1 bàn của nhóm chuyên gia nhiệm vụ 3
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 +) Học sinh từ các nhóm chuyên gia nhanh chóng di chuyển quay trở về các nhóm gốc theo sơ đồ trình chiếu của giáo viên trên tivi +) Trong mỗi nhóm mới sẽ có đầy đủ các em học sinh ở cả 3 nhóm chuyên gia ở vòng 1. Giáo viên thông báo thời gian hoạt động nhóm để các em chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm chuyên gia của mình ở bước trước cho toàn thể các bạn ở nhóm mới được biết. Giáo viên quy định thời gian để các em chia sẽ cho nhau tối đa là 3 phút +) Các nhóm nhanh chóng bổ sung, thống nhất ý kiến và giải quyết nhiệm vụ phức hợp tiếp theo mà giáo viên giao cho +) Giáo viên giao nhiệm vụ phức hợp mới cho cả 4 nhóm (giáo viên trình bày nội dung của nhiệm vụ mới lên tivi để cả 4 nhóm cùng theo dõi cho thuận tiện): Nội dung cụ thể của nhiệm vụ phức hợp chính là yêu cầu của hoạt động 1 (trang 39; SGK Toán 10 Cánh Diều ; tập 1) sau đây: Cho hàm số 2 0,00188( 251,5) 118 y x = − − + Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của x Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu? Xác định hệ số của 2 x ; hệ số của x và hệ số tự do +) Giáo viên thông báo thời gian thảo luận của các nhóm để giải quyết nhiệm vụ mới là 3 phút +) Học sinh nhanh chóng thảo luận và cùng nhau giải quyết nhiệm vụ mới của giáo viên đặt ra.
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 +) Giáo viên lần lượt theo dõi các nhóm, lắng nghe học sinh thảo luận để thấy được ưu điểm hay hạn chế trong quá trình giải quyết nhiệm vụ mới của các em ở các nhóm để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời đối với các nhóm. *) Bước 4. Toàn lớp +) Giáo viên quy định thời gian các nhóm phát biểu chia sẻ kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau là 5 phút +) Đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu và chia sẻ kết quả làm việc của nhóm mình (sử dụng kỹ thuật “ 5 xin”) +) Giáo viên dự kiến trước kết quả làm việc của các nhóm như sau: Hàm số 2 0,00188( 251,5) 118 y x = − − + a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của x ; kết quả dự kiến đạt được : Công thức của hàm số là 2 0,00188 0,94564 0,91423 y x x = − + − b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu? Kết quả dự kiến đạt được là: bậc của đa thức trên là bằng 2 c) Xác định hệ số của 2 x ; hệ số của x và hệ số tự do; kết quả dự kiến đạt được như sau : hệ số của 2 x là – 0,00188 ; hệ số của x là: 0,94564 và hệ số tự do là: – 0,91423 +) Đại diện các nhóm khác lần lượt nhận xét bổ sung kết quả của nhóm báo cáo (sử dụng kỹ thuật “321” để nhận xét, bổ sung và kết luận) +) Giáo viên chốt lại kiến thức đã đạt được và đánh giá ; cho điểm các nhóm 2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” : Sau khi thực hiện theo các bước cụ thể, chi tiết của kĩ thuật mảnh ghép như trên. Tôi thu được các kết quả cụ thể như sau: *) Việc điều hành hoạt động nhóm của học sinh rất hiệu quả. Học sinh không ghép nhầm nhóm. Biết làm việc của mình trong hoạt động nhóm kĩ thuật mảnh ghép rất thuần thục. *) Học sinh giải quyết rất tốt nhiệm vụ phức hợp mà giáo viên đưa ra; kết quả học sinh đạt được trùng khớp với kết quả mà giáo viên đã dự đoán trước khi triển khai hoạt động *) Điểm số đánh giá của các nhóm của lớp 10B như sau: nhóm số 1: 10 điểm; nhóm số 2: 10 điểm; nhóm số 3: 10 điểm; nhóm số 4: 9 điểm; *) Học sinh làm việc rất vui và thoải mái; không bị gò ép và căng thẳng
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 *) Trong quá trình thực hiện kỹ thuật dạy học này ở lớp 10M (là lớp có sức học về bộ môn Toán khá yếu) còn có biểu hiện một số tồn tại (sẽ nói rõ ở phần hạn chế) *) Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của tiết dạy thể nghiệm. Trong ảnh là hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” của học sinh lớp 10C. Các bức ảnh dưới đây là các em đang ngồi ở các bàn của bước 2 : vòng 1 – nhóm chuyên gia
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 Các bức ảnh dưới đây là các em đang ngồi ở các bàn của bước 3 : vòng 2 – nhóm mảnh ghép 2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy học thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” Sau khi giảng dạy thể nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có sử dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” tôi nhận thấy kỹ thuật này có một số ưu điểm và hạn chế như sau: a) Ưu điểm: *) Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện *) Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình *) Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá) *) Giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động học tập hợp tác mà các em có thể cùng làm việc với nhau những việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 *) Học sinh được làm việc theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại giữa học sinh đem lại bầu không khí đoàn kết giúp đỡ; tin tưởng lẫn nhau trong học tập *) Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát; khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện; tập dượt. Do đó các em sẽ mạnh dạn hơn; ít sợ mắc phải sai lầm *) Giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập b) Hạn chế: *) Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm (“bắt cóc” nhóm; hiện tượng chi phối; tách nhóm); các thành viên không lắng nghe ý kiến của nhau hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng *) Công việc của nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, sử dụng một cách tùy tiện không có sự lựa chọn thích hợp nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ đạt *) Bị hạn chế bởi thời gian: do thời lượng của 1 tiết học là 45 phút nên khi sử dụng kỹ thuật này để tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết một nhiệm vụ nào đó của bài học; nếu tổ chức không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đến các phần còn lại của tiết học đó; giáo viên có thể không đủ thời gian để tiến hành một số hoạt động khác của bài học *) Giáo viên khó có thể bao quát được hết cả lớp do số lượng học sinh của 1 lớp tương đối đông (từ 40 học sinh đến 44 học sinh); vì vậy có thể có những nhóm sẽ hoạt động tự do; không có ai điều khiển. 2.2. Kỹ thuật “Tia chớp” 2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp” Thế nào là kĩ thuật "Tia chớp"? Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. 2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp” *) Bước 1: Giáo viên quan sát và chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình của tiết dạy để quyết định chọn thời điểm thực hiện hoạt động sử dụng kỹ thuật này. Giáo viên nêu chủ đề, câu hỏi,…và yêu cầu cả lớp suy nghĩ thật nhanh trong thời gian hạn chế rất ngắn
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 *) Bước 2: Lần lượt từng em học sinh sẽ giơ tay thật nhanh để giành quyền phát biểu trước về ý tưởng của mình đối với câu hỏi, chủ đề,… mà giáo viên đã đưa ra ở bước 1. Lưu ý rằng học sinh phải trình bày thật ngắn gọn; súc tích ý tưởng của mình giới hạn phát biểu từ 1 đến 3 câu; tránh tình trạng nói dài và không trọng tâm vào vấn đề cần giải quyết *) Bước 3: Giáo viên quan sát và điều hành toàn bộ quá trình đến lúc vấn đề của câu hỏi giáo viên nêu ra đã được giải quyết; hoặc là đã hình thành phương án trả lời đầy đủ ở các thành viên phát biểu thì giáo viên sẽ quyết định dừng lại hoạt động này và chốt kiến thức; chấm điểm cho một số thành viên phát biểu đúng hoặc gần đúng và sát với đáp án hoặc có thể là không sát với đáp án nhưng mà câu trả lời hoặc phát biểu gợi mở ra ý tưởng giải quyết vấn đề quá là hay 2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”: Tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở các lớp 10B; 10C; 10M (năm học 2022-2023) . Cụ thể là tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết áp dụng kỹ thuật “tia chớp” để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ hình thành khái niệm “hàm số bậc hai” được sách giáo khoa bố trí đặt ra sau hoạt động 1 ( trang 39) như sau: *) Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề: Dựa vào hoạt động mà các nhóm đã hoàn thành rất tốt vừa rồi. Em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về khái niệm “ hàm số bậc hai”. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 2 phút. *) Bước 2: Học sinh suy nghĩ trong thời gian ngắn và giơ tay thật nhanh để tranh quyền phát biểu trả lời và nói lên suy nghĩ của mình về một câu hỏi mà giáo viên đã nêu ra. Trong quá trình này giáo viên chú ý học sinh phải phát biểu nhanh; gọn *) Bước 3: Sau khi đã có một số em phát biểu; vì đây là câu hỏi dễ và có sẵn đáp án trong sách giáo khoa nên sau khi giáo viên thấy có khoảng 5 đến 6 em phát biểu trùng lặp ý tưởng thì dừng lại; giáo viên sẽ tổng hợp và chốt lại kiến thức. Dự kiến tổng thời gian cho hoạt động này là 3 phút *) Giáo viên dự kiến kết quả đạt được sau khi triển khai hoạt động áp dụng kỹ thuật này như sau: “Hàm số bậc hai là hàm số được cho bằng biểu thức có dạng 2 y ax bx c = + + ; trong đó a;b;c là những hằng số và a khác 0”. 2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” Sau khi thực hiện kỹ thuật này ở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2022-2023 là 10B; 10C; 10M tôi thu được một số kết quả sau đây:
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 *) Học sinh hoạt động rất sôi nổi và chăm chỉ phát biểu; kiến thức mà các em phát biểu hầu hết là chính xác và giáo viên đã chốt lại được kiến thức quan trọng của định nghĩa hàm số bậc hai. *) Giáo viên bổ sung thêm kiến thức: Tập xác định của hàm số bậc hai là R *) Điểm số giáo viên đánh giá đạt được của các em học sinh ở các lớp khi triển khai hoạt động này như sau: lớp 10B: Bảo An: 9 điểm; Diễm Quỳnh: 10 điểm; Ngô Việt: 10 điểm. Lớp 10C: Thanh Hoài: 8 điểm; Hậu: 9 điểm; Phan Lan: 10 điểm. Lớp 10M: Quân: 10 điểm; Hà Phương: 9 điểm; Huyền Mi: 9 điểm *) Điểm thành công của hoạt động áp dụng kỹ thuật này so với kỹ thuật dạy học truyền thống khi hình thành khái niệm hàm số bậc hai là: đối với phương pháp dạy học truyền thống thì giáo viên nêu ra (có phần áp đặt) về định nghĩa hàm số bậc hai còn ở hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” này thì thấy được rất rõ rằng học sinh tự mình phát biểu và xây dựng; hình thành nên khái niệm hàm số bậc hai một cách rất tự nhiên; không thụ động; kiến thức đạt được rất nhẹ nhàng đối với các em *) Sau đây là một số hình ảnh thực tế của tiết dạy thể nghiệm của các em học sinh lớp 10C đang giơ tay giành quyền phát biểu trong khi thực hiện hoạt động của kỹ thuật “tia chớp”
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng kỹ thuật “tia chớp” Sau khi triển khai dạy học thể nghiệm một số tiết học khác nhau tại các lớp khác nhau có sử dụng các hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” tôi đã rút ra được một cho ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật này như sau: a) Ưu điểm: *) Thu thập rất nhanh các ý tưởng từ phía các em học sinh *) Cải thiện được không khí học tập trong lớp *) Các thành viên được tự do trình bày ý tưởng của mình phát biểu công khai; không rụt rè; ngại sai sót *) Rèn luyện được khả năng phản xạ, tư duy nhanh gọn, nhạy bén cho học sinh. b) Hạn chế: *) Ở mỗi lớp vẫn còn tồn tại rất ít một số em học sinh theo nếp học tập cũ tỏ ra khá thụ động, phản xạ khá chậm gây ảnh hưởng đến tiến trình của hoạt động lớp học *) Vẫn tồn tại một số ý kiến phát biểu của các em còn dài và lan man; chưa sát với chủ đề của câu hỏi. Giáo viên cần chủ động đưa ra phương án để xử lí nhanh tình huống cho phù hợp. *) Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng đối với những câu hỏi ở mức độ “nhận biết” hoặc “thông hiểu”. Còn đối với những câu hỏi có mức độ “vận dụng” hoặc “vận dụng cao” cần nhiều thời gian suy nghĩ; tìm tòi và thảo luận hơn thì ta chưa nên áp dụng kỹ thuật này. 2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời” 2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời” Trong dạy học mà học sinh và giáo viên cùng tham gia vào hoạt động cụ thể nào đó, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các bạn học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Việc sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh – giáo viên và học sinh – học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn. Kỹ thuật dạy học này giúp cho học sinh có thể củng cố, khắc sâu được rất nhanh các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời” Khi áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” vào dạy học trong tình huống cụ thể; tôi đã triển khai dưới dạng “hỏi và trả lời” của học sinh với nhau. Các câu hỏi được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị trước; tuy nhiên trong suốt quá trình triển khai hoạt động dạy học; giáo viên khuyến khích học sinh có thể thay đổi cách hỏi hoặc là bổ sung thêm vào câu hỏi đã chuẩn bị trước của giáo viên để tăng thêm tính sáng tạo và tính mở của vấn đề thảo luận. Cụ thể các bước thực hiện kỹ thuật này như sau: a) Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề. Chẳng hạn như chủ đề có n nội dung thì giáo viên chuẩn bị sẵn n phiếu học tập bao gồm: phiếu số 1; phiếu số 2 ; phiếu số 3; …; phiếu số n Phiếu số 1 : nêu lên nội dung thứ nhất cần giải quyết Phiếu số 2 : nêu lên nội dung thứ hai cần giải quyết Phiếu số 3 : nêu lên nội dung thứ ba cần giải quyết ……………………………………………………. Phiếu số n : nêu lên nội dung thứ n cần giải quyết Sơ đồ trả lời câu hỏi của học sinh theo phiếu như sau: b) Bước 2: Giáo viên trình chiếu quy tắc của hoạt động này trên tivi; máy chiếu hoặc bảng phụ và tiến hành phát phiếu sau khi đã giải thích xong và quan trọng hơn là giáo viên phải nhấn mạnh là các câu hỏi chuẩn bị sẵn trong phiếu học tập chỉ mang tính chất định hướng; giáo viên khuyến khích các em học sinh có thể mở rộng
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 thêm chủ đề của câu hỏi hoặc là thay thế bằng câu hỏi khác tương đương mà các em cảm thấy hay hơn. Cụ thể như sau: *) Một em bất kỳ ngồi ở bàn số 1 sẽ giơ tay và nhận được đồng thời cả n phiếu học tập từ giáo viên bao gồm: phiếu học tập số 1; phiếu học tập số 2 ;….; phiếu học tập số n. Em học sinh ấy sẽ đứng lên đọc nội dung của câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 *) Nếu em học sinh ấy không giải quyết được vấn đề nêu ra trong phiếu học tập số 1 thì sẽ chuyển toàn bộ cả n phiếu học tập xuống cho bạn giơ tay ở bàn số 2 để giành quyền trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 Nếu em học sinh ấy giải quyết được vấn đề nêu lên trong phiếu học tập số 1 thì em ấy giữ lại phiếu số 1 và đọc câu hỏi ở phiếu học tập số 2 và giao cả ( n -1 ) phiếu học tập : bao gồm phiếu học tập số 2 ; phiếu học tập số 3; …; phiếu học tập số n; xuống cho bạn ngồi ở bàn số 2 bên dưới đã giơ tay giành quyền trả lời câu hỏi số 2 ở trong phiếu học tập số 2 ; nếu bàn số 2 không có bạn nào giơ tay thì chuyển toàn bộ (n-1) phiếu học tập xuống bàn số 3;… *) Quy trình cứ tiếp diễn theo sơ đồ chuyển phiếu học tập từ bàn số 1 đến bàn số 2 đến bàn số 3 ;…; đến bàn số 12. Giáo viên đồng hành quan sát theo dõi và giúp học sinh tháo gỡ kịp thời những khó khăn nảy sinh trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi tất cả các phiếu học tập đều được giữ lại ở học sinh thì giáo viên kết thúc hoạt động và tổng kết lại ngắn gọn toàn bộ tất cả các kết quả đạt được ở các phiếu học tập. *) Nếu đã đến bàn cuối cùng là bàn số 12 mà vẫn còn lại một số phiếu học tập mà học sinh vẫn chưa tìm ra được giải đáp thì giáo viên sẽ trình chiếu lần lượt từng phiếu học tập ấy và yêu cầu học sinh cả lớp cùng thảo luận để giải quyết vấn đề của từng phiếu học tập còn chưa hoàn thành. *) Giáo viên tổng kết; đánh giá cho điểm cho các học sinh có phần trả lời hay và sáng tạo. 2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời” Sau khi học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức về định nghĩa hàm số bậc hai (trang 39); bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở lớp 10M (năm học 2022-2023). Đây là một lớp có sức học tương đối yếu về bộ môn Toán. Tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ đặt ra của ví dụ 1 (trang 39) và hoạt động luyện tập vận dụng 1 (ở trang 39) theo các bước như sau: a) Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề cần giải quyết. Bởi vì chủ đề này tôi có ý tưởng phối hợp đồng thời cả ví dụ 1 và hoạt động luyện tập vận dụng 1 ở trang 39 với nhau; nên tôi đã phối hợp cả hai hoạt động lại với nhau và chia lại thành 3 nội
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 dung; giáo viên chuẩn bị sẵn 3 phiếu học tập bao gồm: phiếu số 1; phiếu số 2; phiếu số 3. Phiếu số 1: Nội dung: Hàm số 2 2021 y x = + có phải là hàm số bậc hai hay không? Vì sao? Phiếu số 2: Nội dung: Hàm số 2 8 6 1 y x x = − + có phải là hàm số bậc hai hay không? Nếu là hàm số bậc hai thì hãy xác định các hệ số a; b; c lần lượt là hệ số của 2 x ; hệ số của x; hệ số tự do Phiếu số 3: Nội dung: Em hãy nêu 2 ví dụ cụ thể về hàm số bậc hai Giáo viên trình chiếu sơ đồ trả lời câu hỏi của học sinh theo phiếu như sau: b) Bước 2: Giáo viên trình chiếu quy tắc của hoạt động này trên tivi; máy chiếu hoặc bảng phụ và tiến hành phát phiếu sau khi đã giải thích xong. Cụ thể như sau: *) Một em bất kỳ ngồi ở bàn số 1 sẽ giơ tay và nhận được đồng thời cả 3 phiếu học tập từ giáo viên bao gồm: phiếu học tập số 1; phiếu học tập số 2; phiếu học tập số 3. Em học sinh ấy sẽ đứng lên đọc nội dung của câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 *) Nếu em học sinh ấy không giải quyết được vấn đề nêu ra trong phiếu học tập số 1 thì sẽ chuyển toàn bộ cả 3 phiếu học tập xuống cho bạn giơ tay ở bàn số 2 để giành quyền trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 *) Nếu em học sinh ấy giải quyết được vấn đề nêu lên trong phiếu học tập số 1 thì em ấy giữ lại phiếu số 1 và đọc câu hỏi ở phiếu học tập số 2 và giao cả 2 phiếu học tập: bao gồm phiếu học tập số 2 ; phiếu học tập số 3 xuống cho bạn ngồi ở bàn số 2 bên dưới đã giơ tay giành quyền trả lời câu hỏi số 2 ở trong phiếu học tập số 2 ; nếu bàn số 2 không có bạn nào giơ tay thì chuyển toàn bộ 2 phiếu học tập xuống bàn số 3;…
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 *) Quy trình cứ tiếp diễn theo sơ đồ chuyển phiếu học tập từ bàn số 1 đến bàn số 2 đến bàn số 3 ;…; đến bàn số 12. Giáo viên đồng hành quan sát theo dõi và giúp học sinh tháo gỡ kịp thời những khó khăn nảy sinh trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi tất cả các phiếu học tập đều được giữ lại ở học sinh thì giáo viên kết thúc hoạt động và tổng kết lại ngắn gọn toàn bộ tất cả các kết quả đạt được ở các phiếu học tập. *) Nếu đã đến bàn cuối cùng là bàn số 12 mà vẫn còn lại một số phiếu học tập mà học sinh vẫn chưa tìm ra được giải đáp thì giáo viên sẽ trình chiếu lần lượt từng phiếu học tập ấy và yêu cầu học sinh cả lớp cùng thảo luận để giải quyết vấn đề của từng phiếu học tập còn chưa hoàn thành *) Giáo viên ấn định thời gian của hoạt động này giới hạn trong khoảng thời gian là 5 phút và lưu ý các em sử dụng kỹ thuật “5 xin” để trình bày ý tưởng của mình trước cả lớp. Giáo viên dự kiến kết quả đạt được của học sinh ở các phiếu học tập như sau: Phiếu học tập số 1: Kết quả dự kiến đạt được là: đây không phải là hàm số bậc hai vì nó không có dạng ( ) 2 ; 0 y ax bx c a = + +  Phiếu học tập số 2: Kết quả dự kiến đạt được là: *) Đây là hàm số bậc hai vì nó có dạng ( ) 2 ; 0 y ax bx c a = + +  *) Hệ số của 2 x bằng 8; hệ số của x bằng -6; hệ số tự do bằng 1 Phiếu học tập số 3: Đây là một câu hỏi dễ; tuy nhiên kết quả đưa ra khá là khó đoán được vì ý tưởng rất phong phú từ phía học sinh. Giáo viên tùy vào câu trả lời của học sinh mà xem xét; động viên khen ngợi hoặc điều chỉnh phù hợp với hoạt động đặt ra là được. 2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” Kết quả đạt được thực tế của học sinh lớp 10M như sau: *) Bàn số 1: em Nguyễn Văn Chiến đã giải quyết thành công nhiệm vụ đặt ra ở phiếu học tập số 1 và giữ lại phiếu học tập số 1; đồng thời nêu câu hỏi ở phiếu học tập số 2 chuyển cả hai phiếu học tập số 2 và phiếu học tập số 3 xuống bàn số 2; *) Bàn số 2: có rất nhiều em giơ tay xin giải quyết nhiệm vụ và có em Đinh Thị Oanh đại diện phát biểu và đã giải quyết thành công nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2; do đó bàn số 2 đã giữ lại phiếu học tập số 2 và đồng thời nêu câu hỏi ở phiếu học tập số 3 và chuyển phiếu học tập số 3 xuống bàn số 3; bàn số 3 hầu hết các em đều giơ tay xin được giải quyết nhiệm vụ ở phiếu học tập số 3 và có em Trần Thị Thủy đại diện đã nêu ra được 5 hàm số bậc hai như sau (vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đặt ra của phiếu học tập số 3 là chỉ nêu 2 hàm số bậc hai): 2 2 2 2 2 1; 3 ; 2 3 y x x y x x y x = + − = − + = + ; 2 y x = − ; 2 2 3 y x = − −
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 *) Hoạt động của kỹ thuật “hỏi và trả lời” đã thành công và kết thúc ở bàn số 3. Sau đây là một số hình ảnh thực tế của các em học sinh lớp 10M đang thực hiện hoạt động của kỹ thuật “Hỏi và trả lời” 2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học một số tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” Sau một quá trình nghiên cứu và dạy thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật này ở các lớp khác nhau; tôi nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế của nó bộc lộ ra như sau: a) Ưu điểm: *) Hoạt động đã được thực hiện rất nhanh và đồng bộ; học sinh hoạt động chủ động và tích cực; không áp lực và rất vui vẻ; giải quyết vấn đề rất nhanh *) Hoạt động đã kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học *) Kiểm tra, đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập *) Học sinh đã thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức trong thời gian ngắn b) Hạn chế: *) Kỹ thuật này chỉ thực hiện hiệu quả được đối với những câu hỏi mang tính chất áp dụng kiến thức trực tiếp vào các bài toán dễ; ngắn gọn ở mức độ nhận biết; thông hiểu thì thời gian suy nghĩ tìm phương án rất nhanh và đáp án có thể thấy ngay khi học sinh vừa đang đọc hoặc vừa đọc xong câu hỏi và nhiệm vụ học tập ở trong phiếu học tập; do đó học sinh có thể dễ dàng hoàn thành được nhiệm vụ học tập đặt ra được ghi rõ ở trong các phiếu học tập. Tuy nhiên ở các câu hỏi hoặc nhiệm vụ học tập ở mức độ vận dụng; vận dụng cao thì đòi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian suy nghĩ và tư duy hơn; thậm chí cần có thời gian để phối hợp hoạt động nhóm để huy động kiến thức tập thể cùng giải quyết vấn đề thì kỹ thuật này tỏ ra hạn chế.
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 *) Yêu cầu trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật thì học sinh trong lớp phải hoàn toàn yên lặng và tập trung lắng nghe cao độ để cùng suy nghĩ và hiểu được nội dung mà bạn học sinh đang cầm phiếu học tập và đang đọc hoặc đang nêu ra phương án giải quyết vấn đề của phiếu học tập. Do đó trong những lớp hoặc trong một số tiết học mà ý thức học sinh chưa thật sự tập trung; còn gây ồn ào thì ta chưa nên triển khai kỹ thuật này mà lựa chọn kỹ thuật khác phù hợp hơn *) Một số vấn đề nảy sinh khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: +) Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học +) Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu +) Đúng lúc, đúng chỗ +) Phù hợp với trình độ học sinh +) Kích thích suy nghĩ của học sinh +) Phù hợp với thời gian thực tế +) Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. +) Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích sẽ gây sự phức tạp và khó hiểu cho học sinh +) Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc mà chỉ nên chú trọng mỗi câu hỏi vào một nội dung cụ thể. 2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn” 2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn” Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm một số mục đích sau đây: *) Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh *) Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh *) Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau 2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 a) Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn A0 đã chia sẵn khu vực hoạt động của mỗi thành viên trong mỗi nhóm. Bản powerpoint trình chiếu toàn bộ nội dung câu hỏi và quy trình cần thực hiện của kỹ thuật này lên tivi hoặc máy chiếu b) Các bước thực hiện cụ thể: *) Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập +) Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ học tập cho mỗi nhóm cụ thể. Mỗi nhóm có thể gồm 4; 5; 6; 7; 8 thành viên (tùy vào sỹ số và số lượng bàn học sinh được bố trí trong lớp) +) Các thành viên lần lượt ngồi vào bàn mà mình được phân công và tập trung vào câu hỏi của giáo viên đặt ra +) Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết cho các nhóm, *) Bước 2: Làm việc cá nhân. Từng thành viên độc lập làm việc và viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy A0; hoặc là thành viên viết ý kiến của mình vào phiếu học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và sau đó dán vào khu vực của giấy A0 mà mình được phân quyền viết vào. *) Bước 3: Thảo luận; thống nhất ý kiến chung +) Kết thúc thời gian làm việc; các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận; chia sẻ về kết quả làm việc của mình để cả nhóm cùng theo dõi góp ý +) Nhóm trưởng và thư ký sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng và chính xác nhất viết vào giữa tờ giấy A0 +) Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên cho học sinh gắn các tờ giấy A0 "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể điều chỉnh dùng giấy nhỏ hơn, sau đó dùng điện thoại chụp ảnh lại; chuyển ảnh vào máy vi tính và dùng máy chiếu phóng đại lên cho lớn hơn và dễ theo dõi hơn; đồng thời giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và chốt lại kiến thức quan trọng đã đạt được sau quá trình hoạt động cũng như các tồn tại còn chưa được giải quyết (nếu có) c) Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn”: Mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình; không di chuyển lộn xộn trong lớp cũng như trong bàn để đảm bảo tính độc lập làm việc của từng thành viên trong lớp 2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” *) Tôi đã mạnh dạn áp dụng ở bài §2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng dạy ở lớp 10B (năm học 2022-2023). Đây là một lớp có sức học khá và đồng đều về bộ môn Toán. Tôi đã xây dựng các bước hoạt động chi tiết áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để phục vụ