SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TỬ KHUÊ
HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH
CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM
VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TỬ KHUÊ
HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH
CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM
VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Tử Khuê
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ : Bộ luật lao động
GPLĐ: Giấy phép Lao động
NLĐ : Ngƣời lao động
LĐNN Lao động nƣớc ngoài
BLĐTBXH: Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY
PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA.................................................................................................................... 7
1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động ngoài
tại Việt Nam ...................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về lao động nƣớc ngoài và giấy phép lao động của ngƣời
nƣớc ngoài......................................................................................................... 7
1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam............ 9
1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nƣớc ngoài: .................................10
1.1.4. Lƣợc sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nƣớc ngoài có liên
quan đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam ...........................12
1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia. ..............17
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN ÁP QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO
ĐỘNG NƢỚC NGOÀI...................................................................................20
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép cho
ngƣời lao động nƣớc ngoài..............................................................................20
2.1.1. Đối tƣợng áp dụng.................................................................................20
2.1.2. Đối tƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải cấp giấy phép lao
động.................................................................................................................22
2.1.3. Xác định công việc đƣợc sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài ...........28
2.1.4. Điều kiện cấp giấy phép lao động.........................................................30
2.1.5 Quy định trƣờng hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng
ngƣời lao động nƣớc ngoài..............................................................................33
2.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động...................................................35
2.1.8. Cấp lại giấy phép lao động....................................................................45
2.2. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao
động nƣớc ngoài..............................................................................................49
2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc........................................................................49
2.2.2. Những hạn chế bất cập về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài................................................................................................................51
2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật cấp giấy phép
cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.......................................................................64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC
NGOÀI............................................................................................................69
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời
lao động nƣớc ngoài........................................................................................69
3.2.Một số kiến nghị cụ thể.............................................................................74
3.2.1. Kiến nghị về mặt pháp lý (các quy định pháp luật về giấy phép lao động
nƣớc ngoài)......................................................................................................74
3.2.2. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam .........................................................78
KẾT LUẬN.....................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 84
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, di cƣ
quốc tế là vấn đề của nhiều quốc gia. Hiện nay nhà nƣớc đang thực hiện các
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài đầu tƣ
vào Việt Nam, làm cho môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh tại nƣớc ta không
ngừng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của việc ứng khoa học công
nghệ vào sản xuất, kinh doanh và đòi hỏi tất yếu là cần nguồn lao động có tay
nghề cao, đã đƣợc đào tạo chuyên môn để điều hành, vận hành. Khi lao động
Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di chuyển chất xám từ nƣớc
ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều cần thiết. Việc số lao
động nƣớc ngoài tăng mạnh trong khi thủ tục pháp lý bị buông lỏng đã bộc lộ
sự bất cập trong việc quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt Giấy
phép lao động là công cụ quản lý hữu hiệu ngƣời lao động nƣớc ngoài, là căn
cứ để trục xuất ngƣời lao động không có giấy phép. Vì vẫn còn tình trạng rất
nhiều lao động không có giấy phép đang ở Việt Nam. Không chỉ lao động cao
cấp và kỹ thuật vào Việt Nam mà lao động phổ thông các nƣớc cũng bắt đầu
đến Việt Nam để hành nghề, cho dù đến thời điểm này chúng ta chƣa cho
phép lao động phổ thông nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.
Gần đây, báo chí trong nƣớc liên tục phản ánh về tình trạng lao động
nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế này đặt ra nhiều câu
hỏi về năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng về việc sử dụng
lao động nƣớc ngoài trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Vấn đề lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tác động tích
cực thì cũng có những tác động tiêu cƣ̣c đến thi ̣trƣờng lao đô ̣ng Viê ̣t Nam, áp
lực cạnh tranh, đến các vấn đề xã hội, an ninh trâ ̣t tƣ̣ cũng nhƣ vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng tƣ̀ công nghê ̣ bẩn, chất thải…Đặc biệt với việc hình thành cộng
2
đồng kinh tế chung Asean vào 31/12/2015, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP) đàm phán thành công sẽ tạo điều kiện cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam càng tăng mạnh. TPP không những sẽ tạo ra
hàng triệu việc làm mới cho công nhân 12 nƣớc mà sẽ còn khuyến khích việc
quan tâm tới các vấn đề về môi trƣờng cũng nhƣ lao động, điều giúp cho thoả
thuận khung này mang tính lâu dài cho nhiều thế hệ tƣơng lai. Luật lao động
năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định cũ. Do đƣợc
nghiên cứu và thảo luận sâu rộng và đúc rút từ quá trình thực hiện lâu dài của
Luật lao động 2012 và nghị định 102/2013/NĐ-CP, nghị định mới năm 2016
hứa hẹn sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép lao
động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế luôn
luôn đa dạng và biến đổi từng ngày nên cần đƣợc kiểm nghiệm trên thực tế
trong một thời gian mới có thể phát hiện những vƣớng mắc bất cập phát sinh
và kể những bất cập còn tồn tại từ nghị định 102/2013/NĐ-CP về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài đến nghị định 11/2016/NĐ-CP chƣa đƣợc sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài” nhằm đánh giá thực trạng
cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam, tìm ra những bất cập về việc
cấp giấy phép động nƣớc ngoài để từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm góp
phần hoàn thiện các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng đƣợc hiệu quả
hơn. Với nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên còn
nhiều thiếu sót, em rất mong nhận những góp ý và giúp đỡ của các thày cô.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao
động nƣớc ngoài là một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực
tiễn. Đã có một vài công trình và bài báo đề cập về vấn đề này:
3
- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “ pháp luật về sử dụng lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh
tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của
ngƣời lao động di trú ở Việt Nam”, học viên Bùi Thị Hòa, chuyên ngành
Pháp luật về quyền con ngƣời, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “Pháp luật về sử dụng lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh
tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “ Hoàn thiện pháp luật về quản lý
lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Phạm Thị Hƣơng Giang, chuyên
ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam nhƣ Cao Nhất Linh (2009), “Về giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc
ngoài ở Việt Nam”, Nhà nƣớc và Pháp luật -Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (02),
tr. 26 - 29, 34 và ngoài ra một số bài báo trên Internet nêu ra một vấn đề mang
tính tản mạn chƣa khái quát thành một hệ thống.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, một số tạp chí và bài báo, chủ
yếu tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội mà chƣa quan tâm nhiều đến khía
cạnh pháp lý hoặc chỉ nêu chung chung một vấn đề quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể nói rằng, đề tài " Hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài " là
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, việc nghiên cứu có hệ thống vấn
đề này mang tính thời sự cao. Với kết quả đạt đƣợc, luận văn hy vọng là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu, học tập,
thực thi pháp luật, những ngƣời muốn tìm hiểu về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam.
4
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi
nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện tại của
Việt Nam liên quan đến việc cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại
Việt Nam. Cụ thể, luận văn nghiên cứu về các quy định mới của pháp luật
hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài, tác giả đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép
lao động nƣớc ngoài.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lenin về nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về
phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: phƣơng pháp duy vật
biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh đối chiếu…để giải quyết vấn đề khoa học của luận văn.
và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoà
Trong luận văn thạc sĩ tác giả sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm sáng tỏ các quy định về các quy pháp luật và thực tiễn
áp dụng các quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt
Nam, đặc biệt những quy định đƣợc bổ sung trong nghị định mới năm 2016.
- Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thực thi các quy pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam.
5
5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ tác giả sẽ phân tích, so sánh,
đánh giá một các tổng quát về thực trạng và những hạn chế các quy định pháp
luật Việt Nam hiện hành về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, phân tích
nhƣng điểm mới và chỉ ra những điểm còn chƣa hợp lý từ đó đƣa ra phƣơng
hƣớng hoàn thiện trong thời gian tới. Phù hợp với tình hình thực tế, là một
trong những cách thức quan trọng góp phần quản lý ngƣời lao động nƣớc
ngoài vào làm việc tại Việt Nam. So sánh để thấy rõ những điểm tiến bộ của
nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm
việc tại Việt Nam (gọi tắt là nghị định 11/2016/NĐ-CP) so với nghị định
102/2013/NĐ-CP đặc biệt tập trung vào vấn đề liên quan đến các quy định
pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. Từ đó rút ra đƣợc những bài
học áp dụng thực tế hiện nay, có thể góp phần hoàn thiện thông tƣ hƣớng dẫn
nghị định 11/2016/NĐ-CP trong năm 2016.
- Đề tài đƣợc lựa chọn mang tính cập nhật, có tính thời sự cao, đặc biệt
khi Việt Nam là thành viên của khối cộng đồng ASEAN thành lập 31/12/2015
và tham gia Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP) gồm 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, đã kết thúc đàm
phán đang hoàn thiện quá trình phê chuẩn.
6
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài và pháp luật của một số quốc gia.
Chƣơng 2: Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam và Thực tiễn áp
dụng quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài.
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài.
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA
1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động
ngoài tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về lao động nước ngoài và giấy phép lao động của người
nước ngoài.
* Khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
Khoản 6 điều 2 BLLĐ năm 2012 định nghĩa: “Quan hệ lao động là quan
hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mƣớn, sử dụng lao động, trả lƣơng giữa
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động”. Bộ luật này không có định nghĩa
về quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài.
Tuy vậy, căn cứ điều 1 và Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005, thì có thể
hiểu: “Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài là quan hệ lao động có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời
Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hoặc là các quan hệ lao động giữa các bên
tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhƣng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ lao động đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài”.
Nhƣ vậy, các yếu tố nƣớc ngoài trong quan hệ lao động có yếu tố nƣớc
ngoài bao gồm:
- Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại
Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ
quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá
nhân là công dân nƣớc ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam
và đƣợc pháp luật bảo vệ (Khoản 2 điều 68 BLLĐ năm 2012).
- Lao động là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật lao động Việt Nam hoặc theo thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam
8
và các đối tác nƣớc ngoài liên quan.
Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài còn có thể là quan hệ lao động
của công dân Việt Nam đi là việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng [22, 405-406]
Nhƣ vậy, yếu tố nƣớc ngoài trong pháp luật lao động thể hiện ở quốc tịch
của ngƣời lao động khác với "quốc tịch” của ngƣời sử dụng lao động hoặc
quốc gia mà họ đang làm việc.
* Khái niệm ngƣời lao động nƣớc ngoài
Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời lao động di trú
và các thành viên của gia đình họ (đƣợc thông qua theo Nghị quyết
A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc), khoản 1
Điều 2 Công ƣớc quy định: Ngƣời lao động nƣớc ngoài cũng có thể giải thích
bằng thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” để chỉ một ngƣời đã, đang và sẽ làm một
công việc có hƣởng lƣơng tại một quốc gia mà ngƣời đó không phải là công dân.
Theo Công ƣớc về Lao động di trú (số 97) Công ƣớc về ngƣời lao động
di trú (xét lại năm 1949) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (ngày có hiệu
lực: 22/1/1952) tại Điều 11 quy định theo mục đích của Công ƣớc này, từ “lao
động di trú” là chỉ một ngƣời di trú từ một nƣớc này sang một nƣớc khác
nhằm làm thuê cho ngƣời khác; Thuật ngữ “ngƣời di trú vì việc làm” đƣợc
hiểu là một ngƣời di cƣ từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm
việc làm, bao gồm bất kỳ ngƣời nào đƣợc tuyển dụng một cách lâu dài nhƣ là
một ngƣời di trú vì việc làm. Công ƣớc này không áp dụng với những ngƣời
lao động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sỹ và ngƣời có chuyên
môn hành nghề tự do đến làm việc ở nƣớc khác trong thời gian ngắn; các thủy
thủ. Theo Công ƣớc số 143 (1975) về lao động di cƣ (Công ƣớc về di trú
trong những điều kiện bị lạm dụng và về xúc tiến bình đẳng cơ may và đối xử
đối với ngƣời lao động di trú), thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” có nghĩa là
ngƣời di cƣ hoặc đã di cƣ từ một nƣớc này sang một nƣớc khác vì mục đích
đƣợc tuyển dụng lao động chứ không phải tự lực lao động, và bao gồm cả
9
những ngƣời đƣợc chính thức tuyển làm lao động di trú. Hai Công ƣớc 97 và
143 của ILO điều chỉnh ngƣời lao động nƣớc này đi làm việc ở một nƣớc
khác. Pháp luật lao động của Việt Nam không gộp chung trong một khái niệm
“ngƣời lao động di trú” mà tách riêng quy định về ngƣời Việt Nam đi làm
việc ở nƣớc ngoài và về ngƣời nƣớc ngoài làm việc ở Việt Nam.
Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, lao động nƣớc ngoài là công dân nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động và các hình
thức khác. Dựa trên việc phân tích các quy định trong Công ƣớc Quốc tế về
bảo vệ quyền của tất cả ngƣời lao động di trú và thành viên gia đình họ năm
1990, lao động nƣớc ngoài đƣợc hiểu là ngƣời lao động không có quốc tịch ở
nƣớc sở tại.
Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 3 định nghĩa: “Người lao động nước
ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên
gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật”.
* Khái niệm của giấy phép lao động nƣớc ngoài
Định nghĩa theo ngĩa hẹp: Giấy phép lao động theo quy định là loại giấy
tờ pháp lý căn cứ theo Bộ luật lao động của Việt Nam cho phép ngƣời nƣớc
ngoài đến Việt Nam làm việc, lâu dài và hợp pháp.
Định nghĩa theo nghĩa rộng:
Giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam hay còn gọi là Giấy
phép lao động nƣớc ngoài là một loại giấy phép, chứng nhận do cơ quan nhà
nƣớc hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho một ngƣời nƣớc ngoài
cụ thể cho phép ngƣời đó đƣợc lao động hợp pháp với một ngành nghề và thời
gian nhất định tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam
Giấy phép lao động gồm 3 dạng:
- Cấp mới giấy phép lao động (Theo quy định pháp luật và khoản 8 điều
10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP):
10
+ Ngƣời lao động chƣa từng có giấy phép lao động.
+ Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho
ngƣời sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc.
+ Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho
ngƣời sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc.
+ Ngƣời lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm
việc cùng vị trí.
+ Ngƣời lao động có giấy phép lao động đƣợc cấp trƣớc ngày 1/4/2016
thời điểm Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/4/2016).
- Cấp lại giấy phép lao động (điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP):
+ Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội
dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trƣờng hợp đặc biệt.
+ Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhƣng không quá 45 ngày.
- Không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Theo Điều 7 của Nghị định
số 11/2016/NĐ-CP, có rất nhiều trƣờng hợp đƣợc miễn cấp giấy phép lao
động, nhƣng yêu cầu ngƣời lao động nƣớc ngoài phải làm thủ tục xác nhận
với Sở LĐ-TB&XH.
1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nước ngoài:
- Giấy phép lao động đƣợc xem là điều kiện pháp lý cơ bản mà ngƣời
lao động nƣớc ngoài phải có nếu muốn làm việc hợp pháp và lâu dài tại
Việt Nam.
- Là căn cứ để gải quyết vấn đề lao động “chui"- lao động bất hợp pháp,
là một trong những biện pháp quan trọng trong việc quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam.
Đối với tất cả các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam
làm việc theo hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có giấy phép lao động, phải
11
xuất trình giấy phép lao động khi làm thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh
và khi có yêu cầu, không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất. Ngƣời sử
dụng lao động chịu trách nhiệm về điều kiện giấy phép, nếu bị phát hiện sử
dụng công dân nƣớc ngoài làm việc cho mình không có giấy phép lao động sẽ
bị xử lý.
Vấn đề lao động nƣớc ngoài không phép tràn lan đã và đang là vấn đề
nhức nhối của Bộ LĐTBXH, cũng nhƣ các bộ, ngành có liên quan từ nhiều
năm nay. Lực lƣợng lao động "chui" này không chỉ gây mất trật tự an ninh xã
hội, mà còn cạnh tranh không lành mạnh với lao động Việt Nam.
Theo Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 tại Điều 171 quy định:
+ Ngƣời lao động là công dân nƣớc ngoài phải xuất trình giấy phép lao
động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình
theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
+ Công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép
lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
+. Ngƣời sử dụng lao động sử dụng công dân nƣớc ngoài mà không
có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động trong nƣớc và an
ninh trật tự xã hội.
Đối với cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài thì
việc tiến hành các thủ tục để đƣợc cấp Giấy phép lao động cho ngƣời lao
động nƣớc ngoài là hành vi tuân thủ pháp luật và là cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho mình. vì ở nƣớc ta chƣa cấp giấy phép cho
lao động phổ thông nƣớc ngoài nhƣng nhiều lao động “chui” cũng chỉ có trình
độ tƣơng đƣơng lao động trong nƣớc sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh không cần
thiết với lao động trong nƣớc.
12
Ngoài ra có thể hạn chế tội phạm lừa đảo lao động, nạn buôn ngƣời núp
bóng lao động di trú... cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động di trú,
đặc biệt trong không gian Cộng đồng ASEAN vừa thành lập mà Việt Nam
nƣớc thành viên.
- Tận dụng nguồn lực chất xám, lao động chất lƣợng cao của lao động
nƣớc ngoài.
Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập, việc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nƣớc nhà bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ để
phát triển đất nƣớc, mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc
công nghiệp nên rất cần lao động động tay nghề cao, trình độ kỹ thuật cao
trong khi lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di
chuyển chất xám từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều
cần thiết.
- Đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động
Theo quy định của pháp luật Việt Nam (BLLĐ 2012 và Nghị định
11/2016-NĐ-CP) thì ngƣời nƣớc ngoài muốn lao động hợp pháp ở Việt Nam
phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử
dụng lao động nƣớc ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho
ngƣời nƣớc ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại
giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lƣơng cho ngƣời nƣớc ngoài mới
đƣợc đƣa vào chi phí hợp lý cho đơn vị sử dụng lao động...
1.1.4. Lược sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nước ngoài có
liên quan đến cấp giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam
* Giai đoạn trƣớc khi có Bộ luật lao động
Trong giai đoạn này, với sự hợp tác trên tinh thần giúp đỡ các tổ chức
kinh tế Việt Nam cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh, nhiều
chuyên gia nƣớc ngoài đã đến Việt Nam làm việc chủ yếu trong các xí nghiệp
13
quốc doanh và xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khi Luật Đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời, Nghị định 233-HĐBT ngày 22/06/1990
của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và Thông tƣ 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990 hƣớng
dẫn thi hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất về việc sử dụng lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam.
* Giai đoạn sau khi Bộ luật Lao động được ban hành
- Giai đoạn từ 1994 đến 2001:
Bộ luật có quy mô, điều chỉnh nhiều vấn đề của lĩnh vực lao động nhƣng
các quy định dành cho lao động nƣớc ngoài lại rất khiêm tốn, trong một mục
chung dành cho "lao động cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam,
ngƣời nƣớc ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nƣớc ngoài" (Mục V -
Chƣơng XI - Bộ luật Lao động năm 1994) và rải rác từ Điều 131 đến Điều
133 và Điều 184. Hƣớng dẫn Bộ luật Lao động về lĩnh vực này có hai văn bản
là Nghị định 58/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ về cấp Giấy phép lao
động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt
Nam và Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT ngày 18/03/1997 của Bộ Lao động -
Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện việc cấp Giấy phép lao động cho
ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam; Nghị
định 169/1999/NĐ-CP ngày 03/12/1999 sửa đổi, bổ sung một 08/2000/TT-
BLĐTB&XH ngày 29/03/2000 thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT.
- Giai đoạn từ 2002 đến 2006:
Năm 2002, Bộ luật Lao động đƣợc sửa đổi, bổ sung, mặc dù chỉ sửa đổi,
bổ sung hai điều nhƣng với những nội dung rất quan trọng. Đó là quy định về
tỉ lệ lao động nƣớc ngoài mà các doanh nghiệp, tổ chức đƣợc phép tuyển
dụng, thời hạn của Giấy phép lao động, các trƣờng hợp phải xin cấp Giấy
14
phép lao động và các đối tƣợng đƣợc phép sử dụng lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP
ngày 17/09/2003 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam
thay thế Nghị định 58/CP và Nghị định 196/1999/NĐ-CP. Tiếp sau đó, Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Thông tƣ 04/2004/TT-
BLĐTBXH ngày 10/03/2004 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
105/2003/NĐ-CP ngày 17/09/2003 về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT và Thông tƣ
08/2000/TTBLĐTBXH. Hai văn bản này điều chỉnh các vấn đề về tuyển dụng
và quản lý lao độngnƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam chứ không chỉ về việc
cấp Giấy phép lao động nhƣ các văn bản trƣớc đây.
- Giai đoạn từ 2007 đến 2011:
Từ ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO). Theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật
Việt Nam, tất cả các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO phải đƣợc ƣu
tiên áp dụng so với pháp luật quốc gia. Theo cam kết WTO, nhiều đối tƣợng
là ngƣời lao động nƣớc ngoài chƣa đƣợc pháp luật lao động trƣớc đó điều
chỉnh. Khắc phục thiếu sót đó, Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008
quy định về tuyển dụng và quản lý số điều của Nghị định 58/CP về cấp Giấy
phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở
Việt Nam và Thông tƣ ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tƣ
08/2008/TTBLĐTBXH ngày 10/06/2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đƣợc ban hành.
- Giai đoạn từ 2012 đến nay
Ngày 05/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc
15
ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2013/NĐ-
CP). Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 102/2013/NĐ-CP đã kịp
thời điều chỉnh quan hệ lao động với ngƣời lao động nƣớc ngoài, tạo điều
kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tuyển dụng ngƣời lao động
nƣớc ngoài, đồng thời giúp cho công tác quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài
đƣợc chặt chẽ hơn. Chính phủ cũng ban hành một loạt các nghị quyết, nghị
định quan trọng: Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 Phiên họp Chính
phủ thƣờng kỳ tháng 6/2014 trong đó quy định điều kiện đối với lao động là
ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội, đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm; Nghị định số
88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP;
Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 quy định về hợp tác, đầu tƣ
của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày
22/9/2014 về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là ngƣời Việt
Nam ở nƣớc ngoài và chuyên gia nƣớc ngoài tham gia hoạt động khoa học và
công nghệ tại Việt Nam; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu...
Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội ban hành Thông tƣ số 03/2014/TT-
BLĐTBXH ngày 20/1/2014 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
102/2013/NĐ-CP. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ra các văn bản hƣớng dẫn
tạo thành khung pháp lý đồng bộ về vấn đề này: Thông tƣ liên tịch số
01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên
tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29/01/2002 và Thông tƣ liên tịch số
05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12/5/2009 trong lĩnh vực xuất nhập cảnh;
Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
ngày 10/05/2012 về hƣớng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi,
cung cấp thông tin lý lịch tƣ pháp; Thông tƣ 02/2012/TT-BCA ngày
16
05/01/2013 về việc ban hành, hƣớng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu
giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất, nhập cảnh; Thông tƣ số
25/2013/TT-BCA ngày 12/06/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tƣ số
02/2012/TT-BCA; Thông tƣ 04/2015/TT-BCA ngày 5/1/2015 quy định mẫu
giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài
tại Việt Nam; Thông tƣ số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 hƣớng dẫn một
số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh,
giải quyết thƣờng trú cho ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số
3/2014/TT-BLĐTBXH thì thực tiễn có phát sinh một số vấn đề pháp lý: Có
một số quy định bất hợp lý, khó thực hiện hoặc gây vƣớng mắc, một số thủ
tục hành chính cần phải cải cách và rút gọn hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi
cho các bên; ngƣợc lại, cần bổ sung một số quy định để quản lý ngƣời lao
động nƣớc ngoài chặt chẽ hơn. [41]
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện
tử; Ngày 3/2/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
thay thế cho Nghị định số 102/2013/NĐ-CP. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có
hiệu lực từ ngày 1/4/2016; ngày 25/10/2016 BLĐTBXH ban hành Thông tƣ
40/2016/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
11/2016/NĐ-CP về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tƣ 35
ngày 28/12/2016 của Bộ công thƣơng Quy định việc xác định ngƣời lao động
nƣớc ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mƣời một
ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với tổ chức
thƣơng mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Các văn bản
pháp luật vừa ban hành với những điểm mới quan trọng trong việc điều chỉnh
17
ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó có nhiều điểm mới
về cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia.
Việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài đến nƣớc mình làm việc đƣợc các
nƣớc điều tiết chặt chẽ. Việc các nƣớc tƣ bản phát triển ngày càng hạn chế lao
động nƣớc ngoài đến nƣớc họ tìm kiếm việc làm và chính vì vậy mà trình tự
thủ tục cấp phép cho lao động nƣớc ngoài càng trở nên nghiêm ngặt hơn..[22,
tr 408-409].
* Cộng hòa Pháp
Bộ luật Lao động của Pháp có riêng một phần về "lao động nƣớc ngoài
và việc bảo vệ lợi ích của lao động trong nƣớc". Theo điều 341-2 để đƣợc
thuê làm việc tại Pháp, ngoài hộ chiếu, thị thực và các giấy tờ tùy thân khác,
ngƣời nƣớc ngoài cần phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền cuả Pháp
hợp đồng lao động, đƣợc cơ quan hành chính phê duyệt hoặc cấp giấy phép
lao động và chứng nhận y tế. Phần này của Bộ luật lao động Pháp còn quy
định: Việc bảo vệ quyền của ngƣời nƣớc ngoài khi đƣợc thuê làm việc trái với
quy định của pháp luật; thủ tục xử phạt đối với những ngƣời thuê lao động vi
phạm quy định về thuê ngƣời nƣớc ngoài; nghiêm cấm thu của ngƣời nƣớc
ngoài các khoản lệ phí phi pháp vì lợi ích của ngƣời thuê lao động. Tất cả các
hoạt động liên quan đến việc thuê và tuyển dụng lao động nƣớc ngoài đến
Pháp làm việc hay việc làm thủ tục cho bất kỳ ngƣời nƣớc nào ra nƣớc ngoài
làm việc do cục nhập cƣ quốc gia quản lý.[22, tr 408-409]
* Cộng hòa nhân dân Bungari và Cộng hòa dân chủ Đức
Các quy định pháp luật về sử dụng lao động Việt Nam của hai nƣớc này quy
định rất cụ thể về điều kiện tuyển chọn; Các giấy tờ cần thiết khi đến làm việc; Hình
thức lao động; Quyền lợi và nghĩa vụ và Quản lý lao động tại các đơn vị sản xuất.
* Malaixia
18
Từ tháng 2 năm 2002, Chính phủ Malaixia thực hiện chính sách mới về
việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài. Theo đó, việc tuyển dụng lao động nƣớc
ngoài phải dựa trên các Hiệp định cấp Chính phủ giữa hai nƣớc về cung ứng
và tiếp nhận lao động. Trong đó, mỗi Hiệp định sẽ có những thỏa thuận cụ thể
về quyền, nghĩa vụ của ngƣời lao động nhƣng thời hạn lao động theo hợp
đồng lao động tối đa là 3 năm và đƣợc gia hạn 2 năm đối với lao động phổ
thông và 3 năm đối với lao động chuyên môn
* Hàn Quốc
Năm 2003, Hàn Quốc ban hành Luật Cấp phép cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài, trong đó quy định cụ thể về đối tƣợng áp dụng, cơ quan quản lý, kế
hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, thời hạn làm việc, quyền và nghĩa vụ
của ngƣời lao động nƣớc ngoài khi làm việc tại Hàn Quốc.
* Đài Loan
Lao động nƣớc ngoài tại nƣớc này chịu sự điều chỉnh của Luật Tiêu
chuẩn lao động Đài Loan. Ngoài các quyền, nghĩa vụ cơ bản của ngƣời lao
động nƣớc ngoài, văn bản này còn quy định cụ thể về việc khám sức khỏe
định kỳ, việc cấp Giấy phép lao động và Thẻ cƣ trú và nghĩa vụ nộp thuế của
ngƣời lao động nƣớc ngoài.[26]
Trên cơ sở việc tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia nêu trên có thể
đánh giá một cách chung nhất, có thể nhận thấy:
Thứ nhất, pháp luật việt Nam cần có văn bản pháp luật quốc gia về việc
cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài một thống nhất đồng thời ký Hiệp định về
việc cấp giấy phép lao động với các nƣớc.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần có chế định riêng quy định cụ thể trong
Bộ Luật Lao động hoặc tách ra thành đạo luật riêng về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài.
Có thể thấy pháp luật Việt Nam chƣa có văn bản pháp luật nào có định
nghĩa chung về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, quy định về cấp giấy
phép lao động nằm trong văn bản luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm
19
1987, tiếp theo là Bộ luật lao động sửa đổi và các văn bản pháp luật có liên
quan, mới nhất trong Bộ luật Lao động năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐ-
CP . Vai trò của việc cấp giấy phép Lao động không chỉ quan trọng với Việt
Nam, mà còn quan trọng với bất kỳ quốc gia nào trong việc quản lý lao động.
Với việc tham khảo pháp luật về cấp giấy phép lao động của một số quốc gia
và việc thực thi pháp luật về cấp giấy phép LĐNN của nƣớc ta hiện nay, sẽ
giúp cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về vấn đề này của Việt
Nam trong thời gian tới sát với thực tiễn hơn.
20
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN ÁP QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO
ĐỘNG NƢỚC NGOÀI
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy
phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.
2.1.1. Đối tượng áp dụng
2.1.1.1. Các hình thức lao động nước ngoài là đối tượng cấp giấy phép
lao động.
Ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc dƣới nhiều hình thức bao gồm
cả ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc theo hợp đồng lao động. Khoản 1
Điều 169 Bộ Luật Lao động do Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 (sau đây viết tắt là Bộ luật Lao động
năm 2012) quy định ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam là “công
dân nƣớc ngoài” (xác định bởi hai yếu tố “quốc tịch” và “tƣ cách công dân”)
và đƣa ra các điều kiện của công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam:
“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề
và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; c) Không phải là ngƣời phạm tội
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
và pháp luật nƣớc ngoài; d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền cấp, trừ các trƣờng hợp theo quy định”. Bộ luật Lao động năm
2012 còn quy định chỉ đƣợc tuyển dụng lao động là công dân nƣớc ngoài đối
với công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật
mà lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc theo nhu cầu, sản xuất kinh doanh
và phải giải trình nhu cầu sử dụng và đƣợc sự chấp thuận của cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền.
Ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc theo nhiều hình thức
khác nhau đƣợc bổ sung nhiều so với quy định trƣớc đây nhằm phù hợp với
21
cam kết WTO nhƣ: ký hợp đồng lao động, di chuyển nội bộ doanh nghiệp,
nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, chào bán dịch vụ, v.v.
Cụ thể, Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 2 quy định Lao động là
công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngƣời lao
động nƣớc ngoài) đƣợc liệt kê theo các hình thức sau đây:
Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thƣơng mại, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục,
giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán
dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế tại
Việt Nam đƣợc phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tình
nguyện viên; Ngƣời chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thƣơng mại; Nhà
quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực
hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2.1.1.2. Các đối tượng phải xin cấp giấy phép lao động cho người lao
động nước ngoài khi sử dụng lao động nước ngoài
Các đối tƣợng này vẫn giữ nguyên theo quy định cũ, theo khoản 2 điều 2
nghị định 11/2016/NĐ-CP, ngƣời sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài, bao
gồm: Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ hoặc
theo điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên; Nhà thầu nƣớc ngoài hoặc trong nƣớc tham dự thầu, thực hiện hợp
đồng; Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; Cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài,
tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Tổ chức sự nghiệp đƣợc thành lập theo quy
định của pháp luật; Văn phòng của dự án nƣớc ngoài hoặc của tổ chức quốc tế
tại Việt Nam; Văn phòng điều hành của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong hợp
22
đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nƣớc ngoài đƣợc đăng ký hoạt
động theo quy định của pháp luật; Các tổ chức hành nghề luật sƣ tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và
hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hội, hiệp hội doanh nghiệp đƣợc thành lập
theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh, cá nhân đƣợc phép hoạt động
kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thông tƣ 40/2016/TTBLĐTBXH: Quy định chi tiết hơn về một số đối tƣợng
thuộc Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nhƣ:
+ Ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và chào
bán dịch vụ. (khoản 2 điều 2)
+ Ngƣời sử dụng lao động nƣớc ngoài trong một số trƣờng hợp đặc biệt là các
đối tƣợng theo quy định tại điểm c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định số
11/2016/NĐ-CP. (khoản 3 điều 2)
2.1.2. Đối tượng người lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép
lao động
* Các đối tƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc miễn giấy phép lao
động theo điều 172 Bộ luật Lao động 2012 gồm:
Thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu
hạn; Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Trƣởng văn phòng
đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam; Vào
Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ; Vào Việt
Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật,
công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh hƣởng tới
sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc
ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý đƣợc; Luật sƣ nƣớc ngoài đã đƣợc
cấp giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sƣ;
23
Theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên; Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt
Nam nhƣng ngƣời sử dụng lao động phải báo trƣớc 07 ngày với cơ quan quản
lý nhà nƣớc về lao động cấp tỉnh.
* Các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài khác không thuộc diện
cấp giấy phép lao động theo điều 8 nghị định 11/2016/NĐ-CP:
Ngoài những trƣờng hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo
quy định cũ nhƣ: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11
ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thƣơng
mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục,
môi trƣờng, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; Vào Việt Nam
để cung cấp dịch vụ tƣ vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các
nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo
dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ƣớc
quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nƣớc
ngoài; Đƣợc Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật; Đƣợc cơ quan, tổ chức của nƣớc ngoài cử
sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trƣờng quốc tế thuộc phạm vi quản lý
của cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam
hoặc đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các
cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam; Tình nguyện viên có xác nhận của cơ
quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam
- Thông tƣ 41/2014/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng ngày 05/11/2014 (có
hiệu lực ngày 22/12/2014) gọi tắt là thông tƣ 41/2014/TT-BCT, tại khoản 2
điều 4 quy định căn cứ để xác định ngƣời lao động nƣớc ngoài di chuyển trong
nội bộ doanh nghiệp nƣớc ngoài thuộc các ngành dịch vụ đƣợc nêu bao gồm:
24
+ Doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thành lập hiện diện thƣơng mại trên lãnh
thổ Việt Nam.
+ Hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam hoạt động thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ tƣơng ứng với từng vị trí.
+ Ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc doanh nghiệp nƣớc ngoài tuyển dụng ít
nhất 12 tháng trƣớc khi đƣợc cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thƣơng
mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài này trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của điều 3 thông tƣ 41/2014/TT-BCT, hiện diện thƣơng
mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam bao gồm các hình thức nhƣ
hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%
vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Theo quy định tại khoản 1 điều 5 thông tƣ 41/2014/TT-BCT, các giấy tờ
chứng minh ngƣời nƣớc ngoài thuộc trƣờng hợp di chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp và không phải xin giấy phép lao động bao gồm:
+ Văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử sang làm việc cho hiện diện
thƣơng mại tại Việt Nam có ghi rõ thời hạn làm việc.
+ Văn bản xác nhận ngƣời nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
+ Văn bản chứng minh rằng ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc doanh nghiệp
nƣớc ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trƣớc khi cử sang Việt Nam làm việc.
+ Văn bản chứng minh hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc
ngoài tại Việt Nam hoạt động trong phạm vi các ngành dịch vụ theo quy định
của pháp luật nhƣ giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận đầu tƣ, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành
lập văn phòng đại diện, chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Các giấy tờ đƣợc liệt kê nêu trên nếu bằng tiếng nƣớc ngoài thì đƣợc
miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhƣng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
25
* Theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP bổ sung những trƣờng hợp ngƣời
nƣớc ngoài thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động (Theo Khoản 2
Điều 7), cụ thể:
- Ngƣời lao động đƣợc cơ quan, tổ chức của nƣớc ngoài cử sang Việt
Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trƣờng quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc
đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ
sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam (điểm đ).
- Những ngƣời vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý,
giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30
ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm (điểm e).
Theo quy định trƣớc đây (điểm e khoản 2 điều 7 Nghị định
102/2013/NĐ-CP) giới hạn là ngƣời có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tƣơng
đƣơng thực hiện tƣ vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại
học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày).
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trƣờng, cơ sở đào tạo ở
nƣớc ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nƣớc ngoài tại Việt Nam
làm việc sau khi đƣợc Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trƣờng hợp điều ƣớc
quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác;
- Ngƣời có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Điều 9 thông tƣ 40/2016/TTBLĐTBXH giải thích cụ thể: Thời gian cộng
dồn trong 1 năm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số
11/2016/NĐ-CP đƣợc hiểu là trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và đƣợc
tính kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
26
Lƣu ý: Ngƣời sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội nơi ngƣời nƣớc ngoài dự kiến làm việc xác nhận ngƣời lao động nƣớc
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm
việc, kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trƣờng
hợp: ngƣời lao động vào Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện
chào bán dịch vụ, xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp
nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh hƣởng tới sản xuất, kinh doanh
mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc ngoài hiện đang ở Việt
Nam không xử lý đƣợc và các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành
hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng
dồn không quá 90 ngày trong 01 năm; vì việc chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép lao động mất nhiều thời gian trong khi thời gian làm việc
rất ngắn đặc biệt trong trƣờng hợp để xử lý những sự cố, tình huống khẩn cấp.
Đối với trƣờng hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, ngƣời
nƣớc ngoài vẫn cần phải có giấy xác nhận của Sở Lao động Thƣơng Binh và
Xã hội. Thời hạn xác nhận không thuộc trƣờng hợp cấp giấy phép lao động là
tối đa không quá 2 năm và theo thời hạn của một số trƣờng hợp cụ thể (điều 8
nghị định 11/2016/NĐ-CP). Quy định cũ không quy định rõ thời hạn (điều 8
nghị định 102/2013/NĐ-CP).
* Xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy
phép lao động Điều 8 nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định:
- Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận ngƣời
lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Ngƣời sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
nơi ngƣời nƣớc ngoài dự kiến làm việc xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài
không thuộc diện cấp giấy phép lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ
ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trƣờng hợp quy
27
định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản
2 Điều 7 Nghị định này.
Thời hạn xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy
phép lao động không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trƣờng
hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
- Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động,
bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động;
+ Danh sách trích ngang về ngƣời lao động nƣớc ngoài với nội dung: họ,
tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm
việc; vị trí công việc của ngƣời lao động nƣớc ngoài;
+ Các giấy tờ để chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động;
+ Giấy tờ chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp
giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản
sao có chứng thực, nếu của nƣớc ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhƣng
phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác
nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thƣơng binh
và Xã hội có văn bản xác nhận gửi ngƣời sử dụng lao động. Trƣờng hợp
không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo quy định mới Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy
định cơ quan xem xét xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện
cấp giấy phép lao động là Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội “nơi người
nước ngoài dự kiến làm việc”. Quy định này là phù hợp vì nếu theo quy định
cũ là Sở lao động thƣơng binh xã hội “nơi người lao động nước ngoài thường
xuyên làm việc” là không thể xác định đƣợc nếu họ chƣa vào Việt Nam làm
28
việc. Giảm thiểu thủ tục hành chính trong quy định về những trƣờng hợp
không phải làm thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối
với: ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dƣới 03
tháng để thực hiện chào bán dịch vụ, để xử lý những sự cố, tình huống kỹ
thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh mà các chuyên gia Việt Nam và các
chuyên gia nƣớc ngoài hiện ở Việt Nam không xử lý đƣợc; vào làm việc tại vị
trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có
thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày
trong 01 năm.
Bổ sung thời hạn xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện
cấp giấy phép lao động theo thời hạn của từng trƣờng hợp quy định và không
quá 02 năm.
Về Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cơ
bản không thay đổi so với quy định cũ chỉ yêu cầu chặt chẽ hơn về giấy tờ
chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao
động là “01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có
chứng thực” (điểm d).
2.1.3. Xác định công việc được sử dụng người lao động nước ngoài
Mục I chƣơng II Nghị định 11/2016: Sử dụng ngƣời lao động nƣớc
ngoài (Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP):
Theo quy định mới Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Điểm a Khoản 1 Điều
4 bỏ quy định “hằng năm” ngƣời sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử
dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài đối với từng vị trí công việc, vì thực tế điều
này là bất hợp lý. Việc xác định trƣớc nhu cầu trong một năm khó đảm bảo
chính xác và nhu cầu sử dụng lao động còn có thể phát sinh đột xuất. Bổ sung
điểm b khoản 1 về các trƣờng hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng
ngƣời lao động nƣớc ngoài. Đây chính là các trƣờng hợp không thuộc diện
cấp giấy phép lao động, quy định mới nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho
29
đối tƣợng này. Quy định chủ thể có thẩm quyền xem xét chấp thuận nhu cầu
sử dụng lao động nƣớc ngoài là Chủ tịch UBND cấp tỉnh “nơi người lao động
dự kiến làm việc”, vì nếu quy định nhƣ trƣớc đây là Chủ tịch UBND cấp tỉnh
nơi “người sử dụng lao động nước ngoài có trụ sở chính” thì không đảm bảo
đƣợc hiệu quả quản lý (Ví dụ: Có nhiều trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc
ngoài không làm việc tại trụ sở chính của ngƣời sử dụng lao động).
- Sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài của nhà thầu (Điều 5 Nghị
định 11/2016/NĐ-CP)
Trƣớc thực tế về nhu cầu sử dụng lao động phổ thông của nhà thầu nƣớc
ngoài, nhà nƣớc cũng bỏ quy định “cấm” sử dụng lao động nƣớc ngoài thực
hiện các công việc mà ngƣời lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp
ứng yêu cầu của gói thầu đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua
đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ-
CP tiếp tục quy định về việc ƣu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam và chỉ cho
phép sử dụng lao động nƣớc ngoài khi không tuyển dụng đƣợc lao động Việt
Nam. Bỏ quy định “việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu phải thực hiện các quy
định về sử dụng lao động đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các
quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam” vì không khả thi. Tăng trách
nhiệm của chủ đầu tƣ trong việc “giám sát, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng
nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao
động nước ngoài” (Khoản 3 Điều 5).
- Báo cáo sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài (Điều 6 Nghị định
11/2016/NĐ-CP)
Bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý lao
động nƣớc ngoài:“Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chấp thuận nhu cầu sử
30
dụng người lao động nước ngoài và tình hình quản lý người lao động nước
ngoài làm việc trên địa bàn.” (Khoản 1 Điều 6).
2.1.4. Điều kiện cấp giấy phép lao động
Trong thời đại toàn cầu hóa, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, cùng ASEAN xây dựng một
cộng đồng chính trị - kinh tế - xã hội chung, thì việc dần dần phải loại bỏ
các rào cản, tiến tới mở cửa thị trƣờng lao động là xu hƣớng không thể tránh
khỏi. Vì thế, chúng ta không nên có thái độ cực đoan khi nhìn nhận hiện
tƣợng ngƣời Lao động nƣớc ngoài, cho dù từ bất kỳ quốc gia nào, có mặt
hợp pháp tại Việt Nam. Nếu hiện nay ở nƣớc ta có trên bảy vạn ngƣời nƣớc
ngoài đang làm việc, thì hàng năm cũng có bằng ấy ngƣời Việt ra nƣớc
ngoài lao động theo thỏa thuận của Chính phủ với các quốc gia. Tuy nhiên,
nếu LĐNN bất hợp pháp mà làm việc tại Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều hệ
lụy. Trƣớc tiên, họ tƣớc đi cơ hội việc làm của ngƣời lao động Việt Nam,
trong khi sức ép giải quyết công ăn việc làm đang là gánh nặng cho Chính
phủ và xã hội. Điều đáng buồn là đại đa số những lao động trái phép bị phát
hiện lại đang làm những công việc giản đơn hoặc những loại việc mà ngƣời
lao động Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đƣơng đƣợc. Thêm nữa, tình trạng
này có thể tạo ra làn sóng nhập cƣ, định cƣ “lậu” khó kiểm soát, gây ra những
vấn đề nan giải về xã hội, văn hóa, thậm chí là an ninh. Cần thiết có những
điều kiện bắt buộc cho lao động nƣớc ngoài làm việc hợp pháp pháp của Việt
Nam thông qua việc cấp giấy phép lao động. Điều kiện để cấp phép lao động
nƣớc ngoài cũng cần phù hợp với điều kiện công việc và từng giai đoạn.
Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 9 quy định điều kiện chung cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; Có sức
khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; Là nhà quản lý, giám đốc điều hành,
31
chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; Không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật nƣớc ngoài; Đƣợc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền về việc sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Ngoài các điều kiện chung nêu trên nhƣ lao động Việt Nam, ngƣời lao
động nƣớc ngoài còn phải đáp ứng nhiều điều kiện riêng nhƣ việc yêu cầu
trong hồ sơ cấp giấy phép lao động và đƣợc quy định đối với từng đối tƣợng
cụ thể nhƣ:
- Ngƣời làm công việc quản lý, điều hành ở những nơi mà ngƣời lao
động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc vị trí công việc đó. Ngƣời làm việc theo
hình thức di chuyển nội bộ phải có văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử
sang Việt Nam làm việc, v.v. Trƣớc đây theo Nghị định 102/2013-NĐ-CP,
chuyên gia nƣớc ngoài đƣợc đƣợc định nghĩa là cá nhân có bằng đại học trở
lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Theo Nghị định 11/2016-NĐ-
CP, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 3 năm. Mặc dù có
quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trƣờng hợp ngƣời sử dụng
lao động cần có xác nhận ngƣời nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép
lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài
bắt đầu làm việc/học tập/ giảng dạy.
Bên cạnh những khái niệm về vị trí công việc hiện tại, Nghị định
11/2016/NĐ-CP bổ sung thêm khái niệm đối với các vị trí khác mà ngƣời lao
động nƣớc ngoài đảm nhiệm.
Quy định mới đã bỏ điều kiện hành nghề đối với ngƣời lao động nƣớc
ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại
Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề vì pháp
luật chuyên ngành đã quy định.
32
Ngoài ra nghị định 11/2016/NĐ-CP có một số quy định mới về điều kiện
cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài nhƣ sau:
-Thay đổi điều kiện xác định là chuyên gia nƣớc ngoài. Tại khoản 3
điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định, Ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc
xem là chuyên gia đáp ứng một trong hai điều kiện:
+ Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
tại nƣớc ngoài. (trƣớc ngày 01 tháng 4 năm 2016 không bắt buộc);
+ Có bằng đại học trở lên hoặc tƣơng đƣơng và có ít nhất 3 năm kinh
nghiệm làm việc trong chuyên ngành đƣợc đào tạo phù hợp với vị trí công
việc mà ngƣời lao động nƣớc ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trƣờng
hợp đặc biệt do Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Quy định chi tiết về ngƣời lao động nƣớc ngoài là Nhà quản lý, giám
đốc điều hành
Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc xem là nhà quản lý, giám
đốc điều hành:
+ Nhà quản lý là ngƣời quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18
Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng
đầu của cơ quan, tổ chức;
+ Giám đốc điều hành là ngƣời đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị
trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH: Nhà quản lý, giám đốc điều
hành: Là ngƣời lao động nƣớc ngoài trực tiếp tham gia quản lý trong tổ chức,
doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị trực
thuộc tổ chức, doanh nghiệp đó; giám sát và kiểm soát công việc của các nhân
viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác (khoản 3
điều 2 thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH).
Hiện nay điều kiện Cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là ngƣời nƣớc
ngoài đƣợc quy định cụ thể điều kiện ít nhất phải có trình độ đại học sƣ phạm
33
hoặc tƣơng đƣơng (có trình độ đại học và có chứng chỉ sƣ phạm hoặc chứng chỉ
giảng dạy giáo dục phổ thông) giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Thủ tƣớng Chính phủ vừa có văn bản số 1493/TTg-KGVX ngày
19/8/2016 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
Theo đó, căn cứ Nghị định số 124/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều
31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tƣ
của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định
số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam;
Xét ý kiến của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tại Văn bản số
2461/LĐTBXH-VL ngày 01/7/2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý trƣờng
hợp cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là ngƣời nƣớc ngoài ít nhất phải
có trình độ đại học sƣ phạm hoặc tƣơng đƣơng (có trình độ đại học và có
chứng chỉ sƣ phạm hoặc chứng chỉ giảng dạy giáo dục phổ thông) giảng dạy
tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Có thể thấy điều kiện đối với ngƣời nƣớc ngoài khi làm việc ở Việt Nam
khá chặt chẽ, khắt khe và chỉ tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn
cao, không tuyển lao động phổ thông dù bỏ quy định “cấm” sử dụng lao động
nƣớc ngoài thực hiện các công việc mà ngƣời lao động Việt Nam có khả năng
thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu đặc biệt là lao động phổ thông, lao
động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ nhƣng quá trình thực thi rất khó
khăn, đặc biệt sử dụng lao động phổ thông của nhà thầu nƣớc ngoài.
2.1.5 Quy định trường hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài
Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam với thời hạn dƣới
03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ, xử lý những sự cố, tình huống kỹ
thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh
34
hƣởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên
gia nƣớc ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý đƣợc; Các chuyên gia, nhà
quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc
dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm hoặc
học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhƣng ngƣời
sử dụng lao động phải báo trƣớc 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao
động cấp tỉnh (điểm b khoản 2 điều 4 nghị định 11/2016/NĐ-CP).
2.1.6. Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam
Vấn đề này đƣợc quy định rất cụ thể. Tuy nhiên việc thực hiện trên thực
tế có nhiều sai phạm.
Quy định này chỉ áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam làm
việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động
-Trình tự cấp giấy phép lao động (Điều 12 nghị định 11/2016/NĐ-CP)
+ Trƣớc ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài
dự kiến bắt đầu làm việc cho ngƣời sử dụng lao động thì ngƣời sử dụng lao
động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động -
Thƣơng binh và Xã hội nơi ngƣời lao động nƣớc ngoài dự kiến làm việc.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép lao động, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép lao
động cho ngƣời lao động nƣớc ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội quy định. Trƣờng hợp không cấp giấy phép lao động thì có
văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều 2 Nghị định này, sau khi ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép
lao động thì ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài phải ký
35
kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động
Việt Nam trƣớc ngày dự kiến làm việc cho ngƣời sử dụng lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động,
ngƣời sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Nhƣ vậy thời hạn cấp giấy phép lao động đƣợc rút ngắn: Theo quy định
mới (khoản 2 điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) thì “ Trong 7 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quy định. Trƣờng
hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Nhƣ
vậy, thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đƣợc rút ngắn từ 10
ngày làm việc (khoản 2 điều 12 Nghị định 102/2013/NĐ-CP) xuống 7 ngày
làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
2.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ
cấp giấy phép lao động gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của ngƣời sử dụng lao động
theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ
chức y tế có thẩm quyền của nƣớc ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị
trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
3. Phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc
ngoài không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của
nƣớc ngoài cấp. Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài đã cƣ trú tại Việt
Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tƣ pháp do Việt Nam cấp.
36
Phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài
không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc cấp
không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia
hoặc lao động kỹ thuật
Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên
môn, kỹ thuật của ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc thay thế bằng một trong
các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống
do cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nƣớc ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp đối với phi công nƣớc ngoài;
d) Giấy phép bảo dƣỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài làm công việc bảo dƣỡng tàu
bay.
5. 02 ảnh mầu (kích thƣớc 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng,
đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến
ngày nộp hồ sơ.
6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
7. Các giấy tờ liên quan đến ngƣời lao động nƣớc ngoài
a) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử sang
làm việc tại hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài đó trên lãnh
thổ Việt Nam và văn bản chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc
37
doanh nghiệp nƣớc ngoài đó tuyển dụng trƣớc khi làm việc tại Việt Nam ít
nhất 12 tháng;
b) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác
phía Việt Nam và phía nƣớc ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc ngƣời
lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác
phía Việt Nam và phía nƣớc ngoài và văn bản chứng minh ngƣời lao động
nƣớc ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nƣớc ngoài không có hiện diện
thƣơng mại tại Việt Nam đƣợc ít nhất 02 năm;
d) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử ngƣời lao
động nƣớc ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ
nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế đƣợc phép hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam;
e) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1
Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử ngƣời lao
động nƣớc ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thƣơng mại của nhà
cung cấp dịch vụ đó;
g) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1
Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nƣớc
ngoài đã thành lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam thì phải có văn bản
chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc tham gia vào hoạt động của
doanh nghiệp nƣớc ngoài đó.
8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trƣờng hợp đặc biệt
38
a) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động và
đang còn hiệu lực mà làm việc cho ngƣời sử dụng lao động khác ở cùng vị trí
công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 5, 6 và
7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao
động đã đƣợc cấp;
b) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động
và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao
động theo quy định của pháp luật nhƣng không thay đổi ngƣời sử dụng lao
động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại
các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng
thực giấy phép lao động đã đƣợc cấp;
c) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động
nhƣng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có
nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao
động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 và 7 Điều này và văn bản
xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động;
d) Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài tại các Điểm a, b và c Khoản
này đã đƣợc cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số
102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc
tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định
tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 3 Nghị định này.
9. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ
a) Các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này là 01 bản chụp
kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực.
Nếu các giấy tờ trên của nƣớc ngoài thì phải đƣợc hợp pháp hóa lãnh sự,
39
trừ trƣờng hợp đƣợc miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ƣớc quốc tế mà
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc ngoài liên quan đều là
thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật;
dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 7 Điều này là 01 bản chụp kèm
theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nƣớc ngoài
thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhƣng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối chiếu các quy định nêu trên có thể thấy theo quy định mới hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép lao động Quy định chi tiết hơn và đơn giản hóa thủ tục xin
cấp giấy phép lao động:
-Thứ nhất, đã giảm bớt lƣợng giấy tờ trong hồ sơ xin cấp giấy phép
lao động.
Trƣớc đây, văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải đƣợc cấp và nộp cùng bộ hồ
sơ xin cấp giấy phép lao động (khoản 1 điều 10 nghị định 102/2013/NĐ-CP).
Theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao động
nƣớc ngoài vẫn cần đƣợc cấp, tuy nhiên không yêu cầu phải nộp kèm theo bộ
hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao
động nƣớc ngoài đã có tại cơ quan cấp giấy phép lao động, việc yêu cầu nộp
lại giấy tờ này là không cần thiết và tăng thủ tục hành chính.
- Thứ hai, Tại khoản 2 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định
chi tiết về giấy chứng nhận sức khỏe phải có giá trị trong thời hạn 12
tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe, và vẫn hiệu lực tại thời điểm nộp
hồ sơ đề nghị cấp phép lao động. Theo quy định cũ giấy chứng nhận sức
khỏe chỉ có giá trị 6 tháng.
- Thứ ba, Khoản 3 điều 10 nêu trên chỉ yêu cầu ngƣời lao động nƣớc
ngoài nộp một trong hai loại giấy xác nhận là phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn
40
bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải là ngƣời phạm tội hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nƣớc ngoài hoặc Việt Nam cấp. Quy định
trên giúp giảm bớt thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo nhân thân của
ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Theo quy định mới hiện nay thì đối với trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc
ngoài đã cƣ trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tƣ pháp do Việt Nam
cấp, quy định này đã đơn giản hơn rất nhiều so với quy định trƣớc đây (khi
ngƣời lao động nƣớc ngoài đã cƣ trú tại Việt Nam thì yêu cầu cả Phiếu lí lịch
tƣ pháp tại Việt Nam và Phiếu lí lịch tƣ pháp cấp tại nƣớc ngoài đƣợc hợp
pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng).
Phiếu lý lịch tƣ pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nƣớc ngoài cấp không
yêu cầu trong trƣờng hợp này. Tuy nhiên, chƣa có quy định cụ thể về thời
gian cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam trong trƣờng hợp này cần bao
nhiêu phải cấp phiếu lý lịch tƣ pháp.
Thứ tƣ, theo quy định mới tại khoản 4 điều 10 nêu trên quy định cần có
giấy tờ chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, tuy nhiên, Nghị định lại không quy
định rõ giấy tờ chứng minh ở đây đƣợc hiểu là những loại giấy tờ nào. Việc
quy định chung chung nhƣ trên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam,
ngƣời lao động nƣớc ngoài khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh với Sở Lao
động thƣơng binh và Xã hội, trong khi đó quy định cũ trƣớc đây (nghị định
102/2013/NĐ-CP) là chỉ cần văn bản xác nhận.
Cụ thể, theo khoản 3 điều 5 thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH: Đối với
ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một
trong các loại giấy tờ sau:
– Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: Giấy phép
lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác nhận ngƣời
lao động nƣớc ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;
41
– Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp mà ngƣời lao động nƣớc ngoài đó đã từng làm việc
xác nhận.
Theo nghị định mới số 11/2016/NĐ-CP nêu định nghĩa riêng về nhà
quản lý và giám đốc điều hành tại khoản 4 điều 3 quy định:
+ Nhà quản lý là ngƣời quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18
Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng
đầu của cơ quan, tổ chức.
+ Giám đốc điều hành là ngƣời đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị
trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
* Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp: Ngƣời quản lý doanh nghiệp là
ngƣời quản lý công ty và ngƣời quản lý doanh nghiệp tƣ nhân, bao gồm chủ
doanh nghiệp tƣ nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, Chỉ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị,
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ
chức danh khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công
ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Theo Thông tƣ mới ban hành (thông tƣ 40/2016/TT-BLĐTBXH) :Hồ sơ cấp
giấy phép lao động đã nêu cụ thể các loại giấy tờ để chứng minh các vị trí:
+ Văn bản chứng minh là chuyên gia gồm một trong các giấy tờ sau (khoản 2
điều 6): Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
tại nƣớc ngoài; Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
+ Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật gồm các giấy tờ sau (khoản 3 điều
6): Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp tại nƣớc ngoài về việc đã đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài
Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm vật theo pháp luật lao động Việt Nam, 9đ
Luận văn: Trách nhiệm vật theo pháp luật lao động Việt Nam, 9đLuận văn: Trách nhiệm vật theo pháp luật lao động Việt Nam, 9đ
Luận văn: Trách nhiệm vật theo pháp luật lao động Việt Nam, 9đ
 
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAYPháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAYĐề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOTĐề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niênLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAYĐăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOTLuận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc ÁLuận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 

Similar to Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài

Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfNuioKila
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayhieu anh
 
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài (20)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
 
Pháp Luật Về Quản Lý Lao Động Nước Ngoài Tại Việt Nam
Pháp Luật Về Quản Lý Lao Động Nước Ngoài Tại Việt NamPháp Luật Về Quản Lý Lao Động Nước Ngoài Tại Việt Nam
Pháp Luật Về Quản Lý Lao Động Nước Ngoài Tại Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
 
Pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, 9đ
Pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, 9đPháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, 9đ
Pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
 
Cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
Cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việcCung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
Cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đĐăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
 
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOTLuận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
 
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAYLuận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
 
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAYLuận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
 
Quyền của người lao động di cư tự do từ trong nước ra nước ngoài
Quyền của người lao động di cư tự do từ trong nước ra nước ngoàiQuyền của người lao động di cư tự do từ trong nước ra nước ngoài
Quyền của người lao động di cư tự do từ trong nước ra nước ngoài
 
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TỬ KHUÊ HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TỬ KHUÊ HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên Hà Nội - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Tử Khuê
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động GPLĐ: Giấy phép Lao động NLĐ : Ngƣời lao động LĐNN Lao động nƣớc ngoài BLĐTBXH: Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA.................................................................................................................... 7 1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động ngoài tại Việt Nam ...................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về lao động nƣớc ngoài và giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài......................................................................................................... 7 1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam............ 9 1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nƣớc ngoài: .................................10 1.1.4. Lƣợc sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nƣớc ngoài có liên quan đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam ...........................12 1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia. ..............17 Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI...................................................................................20 2.1. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài..............................................................................20 2.1.1. Đối tƣợng áp dụng.................................................................................20 2.1.2. Đối tƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải cấp giấy phép lao động.................................................................................................................22 2.1.3. Xác định công việc đƣợc sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài ...........28 2.1.4. Điều kiện cấp giấy phép lao động.........................................................30 2.1.5 Quy định trƣờng hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài..............................................................................33 2.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động...................................................35
  • 6. 2.1.8. Cấp lại giấy phép lao động....................................................................45 2.2. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài..............................................................................................49 2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc........................................................................49 2.2.2. Những hạn chế bất cập về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài................................................................................................................51 2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.......................................................................64 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI............................................................................................................69 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài........................................................................................69 3.2.Một số kiến nghị cụ thể.............................................................................74 3.2.1. Kiến nghị về mặt pháp lý (các quy định pháp luật về giấy phép lao động nƣớc ngoài)......................................................................................................74 3.2.2. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam .........................................................78 KẾT LUẬN.....................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 84
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, di cƣ quốc tế là vấn đề của nhiều quốc gia. Hiện nay nhà nƣớc đang thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, làm cho môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh tại nƣớc ta không ngừng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của việc ứng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và đòi hỏi tất yếu là cần nguồn lao động có tay nghề cao, đã đƣợc đào tạo chuyên môn để điều hành, vận hành. Khi lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di chuyển chất xám từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều cần thiết. Việc số lao động nƣớc ngoài tăng mạnh trong khi thủ tục pháp lý bị buông lỏng đã bộc lộ sự bất cập trong việc quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt Giấy phép lao động là công cụ quản lý hữu hiệu ngƣời lao động nƣớc ngoài, là căn cứ để trục xuất ngƣời lao động không có giấy phép. Vì vẫn còn tình trạng rất nhiều lao động không có giấy phép đang ở Việt Nam. Không chỉ lao động cao cấp và kỹ thuật vào Việt Nam mà lao động phổ thông các nƣớc cũng bắt đầu đến Việt Nam để hành nghề, cho dù đến thời điểm này chúng ta chƣa cho phép lao động phổ thông nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Gần đây, báo chí trong nƣớc liên tục phản ánh về tình trạng lao động nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng về việc sử dụng lao động nƣớc ngoài trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tác động tích cực thì cũng có những tác động tiêu cƣ̣c đến thi ̣trƣờng lao đô ̣ng Viê ̣t Nam, áp lực cạnh tranh, đến các vấn đề xã hội, an ninh trâ ̣t tƣ̣ cũng nhƣ vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tƣ̀ công nghê ̣ bẩn, chất thải…Đặc biệt với việc hình thành cộng
  • 8. 2 đồng kinh tế chung Asean vào 31/12/2015, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) đàm phán thành công sẽ tạo điều kiện cho ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam càng tăng mạnh. TPP không những sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới cho công nhân 12 nƣớc mà sẽ còn khuyến khích việc quan tâm tới các vấn đề về môi trƣờng cũng nhƣ lao động, điều giúp cho thoả thuận khung này mang tính lâu dài cho nhiều thế hệ tƣơng lai. Luật lao động năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định cũ. Do đƣợc nghiên cứu và thảo luận sâu rộng và đúc rút từ quá trình thực hiện lâu dài của Luật lao động 2012 và nghị định 102/2013/NĐ-CP, nghị định mới năm 2016 hứa hẹn sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế luôn luôn đa dạng và biến đổi từng ngày nên cần đƣợc kiểm nghiệm trên thực tế trong một thời gian mới có thể phát hiện những vƣớng mắc bất cập phát sinh và kể những bất cập còn tồn tại từ nghị định 102/2013/NĐ-CP về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài đến nghị định 11/2016/NĐ-CP chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài” nhằm đánh giá thực trạng cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam, tìm ra những bất cập về việc cấp giấy phép động nƣớc ngoài để từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng đƣợc hiệu quả hơn. Với nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận những góp ý và giúp đỡ của các thày cô. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài là một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Đã có một vài công trình và bài báo đề cập về vấn đề này:
  • 9. 3 - Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “ pháp luật về sử dụng lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, ĐHQGHN. - Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời lao động di trú ở Việt Nam”, học viên Bùi Thị Hòa, chuyên ngành Pháp luật về quyền con ngƣời, Khoa Luật, ĐHQGHN. - Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “Pháp luật về sử dụng lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, ĐHQGHN. - Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “ Hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Phạm Thị Hƣơng Giang, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, ĐHQGHN. Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ Cao Nhất Linh (2009), “Về giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam”, Nhà nƣớc và Pháp luật -Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (02), tr. 26 - 29, 34 và ngoài ra một số bài báo trên Internet nêu ra một vấn đề mang tính tản mạn chƣa khái quát thành một hệ thống. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, một số tạp chí và bài báo, chủ yếu tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội mà chƣa quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý hoặc chỉ nêu chung chung một vấn đề quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể nói rằng, đề tài " Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài " là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề này mang tính thời sự cao. Với kết quả đạt đƣợc, luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật, những ngƣời muốn tìm hiểu về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam.
  • 10. 4 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện tại của Việt Nam liên quan đến việc cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, luận văn nghiên cứu về các quy định mới của pháp luật hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, tác giả đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài: Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong thời kỳ đổi mới. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu…để giải quyết vấn đề khoa học của luận văn. và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoà Trong luận văn thạc sĩ tác giả sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phân tích và làm sáng tỏ các quy định về các quy pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt những quy định đƣợc bổ sung trong nghị định mới năm 2016. - Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam.
  • 11. 5 5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu mới của luận văn: Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ tác giả sẽ phân tích, so sánh, đánh giá một các tổng quát về thực trạng và những hạn chế các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, phân tích nhƣng điểm mới và chỉ ra những điểm còn chƣa hợp lý từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện trong thời gian tới. Phù hợp với tình hình thực tế, là một trong những cách thức quan trọng góp phần quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam. So sánh để thấy rõ những điểm tiến bộ của nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam (gọi tắt là nghị định 11/2016/NĐ-CP) so với nghị định 102/2013/NĐ-CP đặc biệt tập trung vào vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. Từ đó rút ra đƣợc những bài học áp dụng thực tế hiện nay, có thể góp phần hoàn thiện thông tƣ hƣớng dẫn nghị định 11/2016/NĐ-CP trong năm 2016. - Đề tài đƣợc lựa chọn mang tính cập nhật, có tính thời sự cao, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của khối cộng đồng ASEAN thành lập 31/12/2015 và tham gia Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) gồm 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, đã kết thúc đàm phán đang hoàn thiện quá trình phê chuẩn.
  • 12. 6 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài và pháp luật của một số quốc gia. Chƣơng 2: Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam và Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài.
  • 13. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động ngoài tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về lao động nước ngoài và giấy phép lao động của người nước ngoài. * Khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài Khoản 6 điều 2 BLLĐ năm 2012 định nghĩa: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mƣớn, sử dụng lao động, trả lƣơng giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động”. Bộ luật này không có định nghĩa về quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài. Tuy vậy, căn cứ điều 1 và Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005, thì có thể hiểu: “Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài là quan hệ lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hoặc là các quan hệ lao động giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhƣng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài”. Nhƣ vậy, các yếu tố nƣớc ngoài trong quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm: - Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nƣớc ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và đƣợc pháp luật bảo vệ (Khoản 2 điều 68 BLLĐ năm 2012). - Lao động là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam hoặc theo thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam
  • 14. 8 và các đối tác nƣớc ngoài liên quan. Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài còn có thể là quan hệ lao động của công dân Việt Nam đi là việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng [22, 405-406] Nhƣ vậy, yếu tố nƣớc ngoài trong pháp luật lao động thể hiện ở quốc tịch của ngƣời lao động khác với "quốc tịch” của ngƣời sử dụng lao động hoặc quốc gia mà họ đang làm việc. * Khái niệm ngƣời lao động nƣớc ngoài Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời lao động di trú và các thành viên của gia đình họ (đƣợc thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc), khoản 1 Điều 2 Công ƣớc quy định: Ngƣời lao động nƣớc ngoài cũng có thể giải thích bằng thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” để chỉ một ngƣời đã, đang và sẽ làm một công việc có hƣởng lƣơng tại một quốc gia mà ngƣời đó không phải là công dân. Theo Công ƣớc về Lao động di trú (số 97) Công ƣớc về ngƣời lao động di trú (xét lại năm 1949) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (ngày có hiệu lực: 22/1/1952) tại Điều 11 quy định theo mục đích của Công ƣớc này, từ “lao động di trú” là chỉ một ngƣời di trú từ một nƣớc này sang một nƣớc khác nhằm làm thuê cho ngƣời khác; Thuật ngữ “ngƣời di trú vì việc làm” đƣợc hiểu là một ngƣời di cƣ từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, bao gồm bất kỳ ngƣời nào đƣợc tuyển dụng một cách lâu dài nhƣ là một ngƣời di trú vì việc làm. Công ƣớc này không áp dụng với những ngƣời lao động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sỹ và ngƣời có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nƣớc khác trong thời gian ngắn; các thủy thủ. Theo Công ƣớc số 143 (1975) về lao động di cƣ (Công ƣớc về di trú trong những điều kiện bị lạm dụng và về xúc tiến bình đẳng cơ may và đối xử đối với ngƣời lao động di trú), thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” có nghĩa là ngƣời di cƣ hoặc đã di cƣ từ một nƣớc này sang một nƣớc khác vì mục đích đƣợc tuyển dụng lao động chứ không phải tự lực lao động, và bao gồm cả
  • 15. 9 những ngƣời đƣợc chính thức tuyển làm lao động di trú. Hai Công ƣớc 97 và 143 của ILO điều chỉnh ngƣời lao động nƣớc này đi làm việc ở một nƣớc khác. Pháp luật lao động của Việt Nam không gộp chung trong một khái niệm “ngƣời lao động di trú” mà tách riêng quy định về ngƣời Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài và về ngƣời nƣớc ngoài làm việc ở Việt Nam. Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, lao động nƣớc ngoài là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động và các hình thức khác. Dựa trên việc phân tích các quy định trong Công ƣớc Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả ngƣời lao động di trú và thành viên gia đình họ năm 1990, lao động nƣớc ngoài đƣợc hiểu là ngƣời lao động không có quốc tịch ở nƣớc sở tại. Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 3 định nghĩa: “Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật”. * Khái niệm của giấy phép lao động nƣớc ngoài Định nghĩa theo ngĩa hẹp: Giấy phép lao động theo quy định là loại giấy tờ pháp lý căn cứ theo Bộ luật lao động của Việt Nam cho phép ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam làm việc, lâu dài và hợp pháp. Định nghĩa theo nghĩa rộng: Giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam hay còn gọi là Giấy phép lao động nƣớc ngoài là một loại giấy phép, chứng nhận do cơ quan nhà nƣớc hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho một ngƣời nƣớc ngoài cụ thể cho phép ngƣời đó đƣợc lao động hợp pháp với một ngành nghề và thời gian nhất định tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. 1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam Giấy phép lao động gồm 3 dạng: - Cấp mới giấy phép lao động (Theo quy định pháp luật và khoản 8 điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP):
  • 16. 10 + Ngƣời lao động chƣa từng có giấy phép lao động. + Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho ngƣời sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc. + Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho ngƣời sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc. + Ngƣời lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí. + Ngƣời lao động có giấy phép lao động đƣợc cấp trƣớc ngày 1/4/2016 thời điểm Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/4/2016). - Cấp lại giấy phép lao động (điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP): + Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trƣờng hợp đặc biệt. + Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhƣng không quá 45 ngày. - Không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Theo Điều 7 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, có rất nhiều trƣờng hợp đƣợc miễn cấp giấy phép lao động, nhƣng yêu cầu ngƣời lao động nƣớc ngoài phải làm thủ tục xác nhận với Sở LĐ-TB&XH. 1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nước ngoài: - Giấy phép lao động đƣợc xem là điều kiện pháp lý cơ bản mà ngƣời lao động nƣớc ngoài phải có nếu muốn làm việc hợp pháp và lâu dài tại Việt Nam. - Là căn cứ để gải quyết vấn đề lao động “chui"- lao động bất hợp pháp, là một trong những biện pháp quan trọng trong việc quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đối với tất cả các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có giấy phép lao động, phải
  • 17. 11 xuất trình giấy phép lao động khi làm thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh và khi có yêu cầu, không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất. Ngƣời sử dụng lao động chịu trách nhiệm về điều kiện giấy phép, nếu bị phát hiện sử dụng công dân nƣớc ngoài làm việc cho mình không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý. Vấn đề lao động nƣớc ngoài không phép tràn lan đã và đang là vấn đề nhức nhối của Bộ LĐTBXH, cũng nhƣ các bộ, ngành có liên quan từ nhiều năm nay. Lực lƣợng lao động "chui" này không chỉ gây mất trật tự an ninh xã hội, mà còn cạnh tranh không lành mạnh với lao động Việt Nam. Theo Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 tại Điều 171 quy định: + Ngƣời lao động là công dân nƣớc ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. + Công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. +. Ngƣời sử dụng lao động sử dụng công dân nƣớc ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động trong nƣớc và an ninh trật tự xã hội. Đối với cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài thì việc tiến hành các thủ tục để đƣợc cấp Giấy phép lao động cho ngƣời lao động nƣớc ngoài là hành vi tuân thủ pháp luật và là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình. vì ở nƣớc ta chƣa cấp giấy phép cho lao động phổ thông nƣớc ngoài nhƣng nhiều lao động “chui” cũng chỉ có trình độ tƣơng đƣơng lao động trong nƣớc sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh không cần thiết với lao động trong nƣớc.
  • 18. 12 Ngoài ra có thể hạn chế tội phạm lừa đảo lao động, nạn buôn ngƣời núp bóng lao động di trú... cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động di trú, đặc biệt trong không gian Cộng đồng ASEAN vừa thành lập mà Việt Nam nƣớc thành viên. - Tận dụng nguồn lực chất xám, lao động chất lƣợng cao của lao động nƣớc ngoài. Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập, việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nƣớc nhà bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển đất nƣớc, mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp nên rất cần lao động động tay nghề cao, trình độ kỹ thuật cao trong khi lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di chuyển chất xám từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều cần thiết. - Đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động Theo quy định của pháp luật Việt Nam (BLLĐ 2012 và Nghị định 11/2016-NĐ-CP) thì ngƣời nƣớc ngoài muốn lao động hợp pháp ở Việt Nam phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nƣớc ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lƣơng cho ngƣời nƣớc ngoài mới đƣợc đƣa vào chi phí hợp lý cho đơn vị sử dụng lao động... 1.1.4. Lược sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nước ngoài có liên quan đến cấp giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam * Giai đoạn trƣớc khi có Bộ luật lao động Trong giai đoạn này, với sự hợp tác trên tinh thần giúp đỡ các tổ chức kinh tế Việt Nam cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh, nhiều chuyên gia nƣớc ngoài đã đến Việt Nam làm việc chủ yếu trong các xí nghiệp
  • 19. 13 quốc doanh và xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời, Nghị định 233-HĐBT ngày 22/06/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và Thông tƣ 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990 hƣớng dẫn thi hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất về việc sử dụng lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam. * Giai đoạn sau khi Bộ luật Lao động được ban hành - Giai đoạn từ 1994 đến 2001: Bộ luật có quy mô, điều chỉnh nhiều vấn đề của lĩnh vực lao động nhƣng các quy định dành cho lao động nƣớc ngoài lại rất khiêm tốn, trong một mục chung dành cho "lao động cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nƣớc ngoài" (Mục V - Chƣơng XI - Bộ luật Lao động năm 1994) và rải rác từ Điều 131 đến Điều 133 và Điều 184. Hƣớng dẫn Bộ luật Lao động về lĩnh vực này có hai văn bản là Nghị định 58/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ về cấp Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam và Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT ngày 18/03/1997 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện việc cấp Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam; Nghị định 169/1999/NĐ-CP ngày 03/12/1999 sửa đổi, bổ sung một 08/2000/TT- BLĐTB&XH ngày 29/03/2000 thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT. - Giai đoạn từ 2002 đến 2006: Năm 2002, Bộ luật Lao động đƣợc sửa đổi, bổ sung, mặc dù chỉ sửa đổi, bổ sung hai điều nhƣng với những nội dung rất quan trọng. Đó là quy định về tỉ lệ lao động nƣớc ngoài mà các doanh nghiệp, tổ chức đƣợc phép tuyển dụng, thời hạn của Giấy phép lao động, các trƣờng hợp phải xin cấp Giấy
  • 20. 14 phép lao động và các đối tƣợng đƣợc phép sử dụng lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17/09/2003 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam thay thế Nghị định 58/CP và Nghị định 196/1999/NĐ-CP. Tiếp sau đó, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Thông tƣ 04/2004/TT- BLĐTBXH ngày 10/03/2004 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17/09/2003 về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT và Thông tƣ 08/2000/TTBLĐTBXH. Hai văn bản này điều chỉnh các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao độngnƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam chứ không chỉ về việc cấp Giấy phép lao động nhƣ các văn bản trƣớc đây. - Giai đoạn từ 2007 đến 2011: Từ ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO phải đƣợc ƣu tiên áp dụng so với pháp luật quốc gia. Theo cam kết WTO, nhiều đối tƣợng là ngƣời lao động nƣớc ngoài chƣa đƣợc pháp luật lao động trƣớc đó điều chỉnh. Khắc phục thiếu sót đó, Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý số điều của Nghị định 58/CP về cấp Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam và Thông tƣ ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tƣ 08/2008/TTBLĐTBXH ngày 10/06/2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đƣợc ban hành. - Giai đoạn từ 2012 đến nay Ngày 05/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc
  • 21. 15 ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2013/NĐ- CP). Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 102/2013/NĐ-CP đã kịp thời điều chỉnh quan hệ lao động với ngƣời lao động nƣớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tuyển dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài, đồng thời giúp cho công tác quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc chặt chẽ hơn. Chính phủ cũng ban hành một loạt các nghị quyết, nghị định quan trọng: Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 Phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ tháng 6/2014 trong đó quy định điều kiện đối với lao động là ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm; Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP; Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 quy định về hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và chuyên gia nƣớc ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu... Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội ban hành Thông tƣ số 03/2014/TT- BLĐTBXH ngày 20/1/2014 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ra các văn bản hƣớng dẫn tạo thành khung pháp lý đồng bộ về vấn đề này: Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29/01/2002 và Thông tƣ liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12/5/2009 trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/05/2012 về hƣớng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tƣ pháp; Thông tƣ 02/2012/TT-BCA ngày
  • 22. 16 05/01/2013 về việc ban hành, hƣớng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất, nhập cảnh; Thông tƣ số 25/2013/TT-BCA ngày 12/06/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tƣ số 02/2012/TT-BCA; Thông tƣ 04/2015/TT-BCA ngày 5/1/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam; Thông tƣ số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 hƣớng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thƣờng trú cho ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số 3/2014/TT-BLĐTBXH thì thực tiễn có phát sinh một số vấn đề pháp lý: Có một số quy định bất hợp lý, khó thực hiện hoặc gây vƣớng mắc, một số thủ tục hành chính cần phải cải cách và rút gọn hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên; ngƣợc lại, cần bổ sung một số quy định để quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài chặt chẽ hơn. [41] Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Ngày 3/2/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) thay thế cho Nghị định số 102/2013/NĐ-CP. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/4/2016; ngày 25/10/2016 BLĐTBXH ban hành Thông tƣ 40/2016/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tƣ 35 ngày 28/12/2016 của Bộ công thƣơng Quy định việc xác định ngƣời lao động nƣớc ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mƣời một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với tổ chức thƣơng mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Các văn bản pháp luật vừa ban hành với những điểm mới quan trọng trong việc điều chỉnh
  • 23. 17 ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó có nhiều điểm mới về cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. 1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia. Việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài đến nƣớc mình làm việc đƣợc các nƣớc điều tiết chặt chẽ. Việc các nƣớc tƣ bản phát triển ngày càng hạn chế lao động nƣớc ngoài đến nƣớc họ tìm kiếm việc làm và chính vì vậy mà trình tự thủ tục cấp phép cho lao động nƣớc ngoài càng trở nên nghiêm ngặt hơn..[22, tr 408-409]. * Cộng hòa Pháp Bộ luật Lao động của Pháp có riêng một phần về "lao động nƣớc ngoài và việc bảo vệ lợi ích của lao động trong nƣớc". Theo điều 341-2 để đƣợc thuê làm việc tại Pháp, ngoài hộ chiếu, thị thực và các giấy tờ tùy thân khác, ngƣời nƣớc ngoài cần phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền cuả Pháp hợp đồng lao động, đƣợc cơ quan hành chính phê duyệt hoặc cấp giấy phép lao động và chứng nhận y tế. Phần này của Bộ luật lao động Pháp còn quy định: Việc bảo vệ quyền của ngƣời nƣớc ngoài khi đƣợc thuê làm việc trái với quy định của pháp luật; thủ tục xử phạt đối với những ngƣời thuê lao động vi phạm quy định về thuê ngƣời nƣớc ngoài; nghiêm cấm thu của ngƣời nƣớc ngoài các khoản lệ phí phi pháp vì lợi ích của ngƣời thuê lao động. Tất cả các hoạt động liên quan đến việc thuê và tuyển dụng lao động nƣớc ngoài đến Pháp làm việc hay việc làm thủ tục cho bất kỳ ngƣời nƣớc nào ra nƣớc ngoài làm việc do cục nhập cƣ quốc gia quản lý.[22, tr 408-409] * Cộng hòa nhân dân Bungari và Cộng hòa dân chủ Đức Các quy định pháp luật về sử dụng lao động Việt Nam của hai nƣớc này quy định rất cụ thể về điều kiện tuyển chọn; Các giấy tờ cần thiết khi đến làm việc; Hình thức lao động; Quyền lợi và nghĩa vụ và Quản lý lao động tại các đơn vị sản xuất. * Malaixia
  • 24. 18 Từ tháng 2 năm 2002, Chính phủ Malaixia thực hiện chính sách mới về việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài. Theo đó, việc tuyển dụng lao động nƣớc ngoài phải dựa trên các Hiệp định cấp Chính phủ giữa hai nƣớc về cung ứng và tiếp nhận lao động. Trong đó, mỗi Hiệp định sẽ có những thỏa thuận cụ thể về quyền, nghĩa vụ của ngƣời lao động nhƣng thời hạn lao động theo hợp đồng lao động tối đa là 3 năm và đƣợc gia hạn 2 năm đối với lao động phổ thông và 3 năm đối với lao động chuyên môn * Hàn Quốc Năm 2003, Hàn Quốc ban hành Luật Cấp phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài, trong đó quy định cụ thể về đối tƣợng áp dụng, cơ quan quản lý, kế hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, thời hạn làm việc, quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động nƣớc ngoài khi làm việc tại Hàn Quốc. * Đài Loan Lao động nƣớc ngoài tại nƣớc này chịu sự điều chỉnh của Luật Tiêu chuẩn lao động Đài Loan. Ngoài các quyền, nghĩa vụ cơ bản của ngƣời lao động nƣớc ngoài, văn bản này còn quy định cụ thể về việc khám sức khỏe định kỳ, việc cấp Giấy phép lao động và Thẻ cƣ trú và nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời lao động nƣớc ngoài.[26] Trên cơ sở việc tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia nêu trên có thể đánh giá một cách chung nhất, có thể nhận thấy: Thứ nhất, pháp luật việt Nam cần có văn bản pháp luật quốc gia về việc cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài một thống nhất đồng thời ký Hiệp định về việc cấp giấy phép lao động với các nƣớc. Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần có chế định riêng quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động hoặc tách ra thành đạo luật riêng về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. Có thể thấy pháp luật Việt Nam chƣa có văn bản pháp luật nào có định nghĩa chung về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, quy định về cấp giấy phép lao động nằm trong văn bản luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm
  • 25. 19 1987, tiếp theo là Bộ luật lao động sửa đổi và các văn bản pháp luật có liên quan, mới nhất trong Bộ luật Lao động năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐ- CP . Vai trò của việc cấp giấy phép Lao động không chỉ quan trọng với Việt Nam, mà còn quan trọng với bất kỳ quốc gia nào trong việc quản lý lao động. Với việc tham khảo pháp luật về cấp giấy phép lao động của một số quốc gia và việc thực thi pháp luật về cấp giấy phép LĐNN của nƣớc ta hiện nay, sẽ giúp cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về vấn đề này của Việt Nam trong thời gian tới sát với thực tiễn hơn.
  • 26. 20 Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI 2.1. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài. 2.1.1. Đối tượng áp dụng 2.1.1.1. Các hình thức lao động nước ngoài là đối tượng cấp giấy phép lao động. Ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc dƣới nhiều hình thức bao gồm cả ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc theo hợp đồng lao động. Khoản 1 Điều 169 Bộ Luật Lao động do Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 (sau đây viết tắt là Bộ luật Lao động năm 2012) quy định ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam là “công dân nƣớc ngoài” (xác định bởi hai yếu tố “quốc tịch” và “tƣ cách công dân”) và đƣa ra các điều kiện của công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam: “a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; c) Không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc ngoài; d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp, trừ các trƣờng hợp theo quy định”. Bộ luật Lao động năm 2012 còn quy định chỉ đƣợc tuyển dụng lao động là công dân nƣớc ngoài đối với công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc theo nhu cầu, sản xuất kinh doanh và phải giải trình nhu cầu sử dụng và đƣợc sự chấp thuận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đƣợc bổ sung nhiều so với quy định trƣớc đây nhằm phù hợp với
  • 27. 21 cam kết WTO nhƣ: ký hợp đồng lao động, di chuyển nội bộ doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, chào bán dịch vụ, v.v. Cụ thể, Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 2 quy định Lao động là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngƣời lao động nƣớc ngoài) đƣợc liệt kê theo các hình thức sau đây: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đƣợc phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tình nguyện viên; Ngƣời chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thƣơng mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam. 2.1.1.2. Các đối tượng phải xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài khi sử dụng lao động nước ngoài Các đối tƣợng này vẫn giữ nguyên theo quy định cũ, theo khoản 2 điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP, ngƣời sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ hoặc theo điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Nhà thầu nƣớc ngoài hoặc trong nƣớc tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; Cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Tổ chức sự nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật; Văn phòng của dự án nƣớc ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng điều hành của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong hợp
  • 28. 22 đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nƣớc ngoài đƣợc đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật; Các tổ chức hành nghề luật sƣ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hội, hiệp hội doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh, cá nhân đƣợc phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Thông tƣ 40/2016/TTBLĐTBXH: Quy định chi tiết hơn về một số đối tƣợng thuộc Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nhƣ: + Ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và chào bán dịch vụ. (khoản 2 điều 2) + Ngƣời sử dụng lao động nƣớc ngoài trong một số trƣờng hợp đặc biệt là các đối tƣợng theo quy định tại điểm c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. (khoản 3 điều 2) 2.1.2. Đối tượng người lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép lao động * Các đối tƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc miễn giấy phép lao động theo điều 172 Bộ luật Lao động 2012 gồm: Thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn; Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Trƣởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam; Vào Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ; Vào Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh hƣởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý đƣợc; Luật sƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sƣ;
  • 29. 23 Theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhƣng ngƣời sử dụng lao động phải báo trƣớc 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp tỉnh. * Các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo điều 8 nghị định 11/2016/NĐ-CP: Ngoài những trƣờng hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định cũ nhƣ: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thƣơng mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trƣờng, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tƣ vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ƣớc quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nƣớc ngoài; Đƣợc Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Đƣợc cơ quan, tổ chức của nƣớc ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trƣờng quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam; Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam - Thông tƣ 41/2014/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng ngày 05/11/2014 (có hiệu lực ngày 22/12/2014) gọi tắt là thông tƣ 41/2014/TT-BCT, tại khoản 2 điều 4 quy định căn cứ để xác định ngƣời lao động nƣớc ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nƣớc ngoài thuộc các ngành dịch vụ đƣợc nêu bao gồm:
  • 30. 24 + Doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thành lập hiện diện thƣơng mại trên lãnh thổ Việt Nam. + Hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ tƣơng ứng với từng vị trí. + Ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc doanh nghiệp nƣớc ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trƣớc khi đƣợc cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài này trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của điều 3 thông tƣ 41/2014/TT-BCT, hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam bao gồm các hình thức nhƣ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nƣớc ngoài. Theo quy định tại khoản 1 điều 5 thông tƣ 41/2014/TT-BCT, các giấy tờ chứng minh ngƣời nƣớc ngoài thuộc trƣờng hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và không phải xin giấy phép lao động bao gồm: + Văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử sang làm việc cho hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam có ghi rõ thời hạn làm việc. + Văn bản xác nhận ngƣời nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. + Văn bản chứng minh rằng ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc doanh nghiệp nƣớc ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trƣớc khi cử sang Việt Nam làm việc. + Văn bản chứng minh hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam hoạt động trong phạm vi các ngành dịch vụ theo quy định của pháp luật nhƣ giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận đầu tƣ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Các giấy tờ đƣợc liệt kê nêu trên nếu bằng tiếng nƣớc ngoài thì đƣợc miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhƣng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • 31. 25 * Theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP bổ sung những trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động (Theo Khoản 2 Điều 7), cụ thể: - Ngƣời lao động đƣợc cơ quan, tổ chức của nƣớc ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trƣờng quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam (điểm đ). - Những ngƣời vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm (điểm e). Theo quy định trƣớc đây (điểm e khoản 2 điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP) giới hạn là ngƣời có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tƣơng đƣơng thực hiện tƣ vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày). - Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trƣờng, cơ sở đào tạo ở nƣớc ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; - Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nƣớc ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi đƣợc Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; - Ngƣời có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Điều 9 thông tƣ 40/2016/TTBLĐTBXH giải thích cụ thể: Thời gian cộng dồn trong 1 năm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đƣợc hiểu là trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và đƣợc tính kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
  • 32. 26 Lƣu ý: Ngƣời sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nơi ngƣời nƣớc ngoài dự kiến làm việc xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trƣờng hợp: ngƣời lao động vào Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ, xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh hƣởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý đƣợc và các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm; vì việc chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mất nhiều thời gian trong khi thời gian làm việc rất ngắn đặc biệt trong trƣờng hợp để xử lý những sự cố, tình huống khẩn cấp. Đối với trƣờng hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, ngƣời nƣớc ngoài vẫn cần phải có giấy xác nhận của Sở Lao động Thƣơng Binh và Xã hội. Thời hạn xác nhận không thuộc trƣờng hợp cấp giấy phép lao động là tối đa không quá 2 năm và theo thời hạn của một số trƣờng hợp cụ thể (điều 8 nghị định 11/2016/NĐ-CP). Quy định cũ không quy định rõ thời hạn (điều 8 nghị định 102/2013/NĐ-CP). * Xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động Điều 8 nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định: - Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. - Ngƣời sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nơi ngƣời nƣớc ngoài dự kiến làm việc xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trƣờng hợp quy
  • 33. 27 định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Thời hạn xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trƣờng hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này. - Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm: + Văn bản đề nghị xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; + Danh sách trích ngang về ngƣời lao động nƣớc ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của ngƣời lao động nƣớc ngoài; + Các giấy tờ để chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; + Giấy tờ chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nƣớc ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhƣng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi ngƣời sử dụng lao động. Trƣờng hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Theo quy định mới Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định cơ quan xem xét xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội “nơi người nước ngoài dự kiến làm việc”. Quy định này là phù hợp vì nếu theo quy định cũ là Sở lao động thƣơng binh xã hội “nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm việc” là không thể xác định đƣợc nếu họ chƣa vào Việt Nam làm
  • 34. 28 việc. Giảm thiểu thủ tục hành chính trong quy định về những trƣờng hợp không phải làm thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với: ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ, để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc ngoài hiện ở Việt Nam không xử lý đƣợc; vào làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm. Bổ sung thời hạn xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo thời hạn của từng trƣờng hợp quy định và không quá 02 năm. Về Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cơ bản không thay đổi so với quy định cũ chỉ yêu cầu chặt chẽ hơn về giấy tờ chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là “01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực” (điểm d). 2.1.3. Xác định công việc được sử dụng người lao động nước ngoài Mục I chƣơng II Nghị định 11/2016: Sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài (Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP): Theo quy định mới Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Điểm a Khoản 1 Điều 4 bỏ quy định “hằng năm” ngƣời sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài đối với từng vị trí công việc, vì thực tế điều này là bất hợp lý. Việc xác định trƣớc nhu cầu trong một năm khó đảm bảo chính xác và nhu cầu sử dụng lao động còn có thể phát sinh đột xuất. Bổ sung điểm b khoản 1 về các trƣờng hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài. Đây chính là các trƣờng hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, quy định mới nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho
  • 35. 29 đối tƣợng này. Quy định chủ thể có thẩm quyền xem xét chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nƣớc ngoài là Chủ tịch UBND cấp tỉnh “nơi người lao động dự kiến làm việc”, vì nếu quy định nhƣ trƣớc đây là Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi “người sử dụng lao động nước ngoài có trụ sở chính” thì không đảm bảo đƣợc hiệu quả quản lý (Ví dụ: Có nhiều trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài không làm việc tại trụ sở chính của ngƣời sử dụng lao động). - Sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài của nhà thầu (Điều 5 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) Trƣớc thực tế về nhu cầu sử dụng lao động phổ thông của nhà thầu nƣớc ngoài, nhà nƣớc cũng bỏ quy định “cấm” sử dụng lao động nƣớc ngoài thực hiện các công việc mà ngƣời lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ- CP tiếp tục quy định về việc ƣu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam và chỉ cho phép sử dụng lao động nƣớc ngoài khi không tuyển dụng đƣợc lao động Việt Nam. Bỏ quy định “việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu phải thực hiện các quy định về sử dụng lao động đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam” vì không khả thi. Tăng trách nhiệm của chủ đầu tƣ trong việc “giám sát, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài” (Khoản 3 Điều 5). - Báo cáo sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài (Điều 6 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) Bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý lao động nƣớc ngoài:“Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chấp thuận nhu cầu sử
  • 36. 30 dụng người lao động nước ngoài và tình hình quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.” (Khoản 1 Điều 6). 2.1.4. Điều kiện cấp giấy phép lao động Trong thời đại toàn cầu hóa, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, cùng ASEAN xây dựng một cộng đồng chính trị - kinh tế - xã hội chung, thì việc dần dần phải loại bỏ các rào cản, tiến tới mở cửa thị trƣờng lao động là xu hƣớng không thể tránh khỏi. Vì thế, chúng ta không nên có thái độ cực đoan khi nhìn nhận hiện tƣợng ngƣời Lao động nƣớc ngoài, cho dù từ bất kỳ quốc gia nào, có mặt hợp pháp tại Việt Nam. Nếu hiện nay ở nƣớc ta có trên bảy vạn ngƣời nƣớc ngoài đang làm việc, thì hàng năm cũng có bằng ấy ngƣời Việt ra nƣớc ngoài lao động theo thỏa thuận của Chính phủ với các quốc gia. Tuy nhiên, nếu LĐNN bất hợp pháp mà làm việc tại Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Trƣớc tiên, họ tƣớc đi cơ hội việc làm của ngƣời lao động Việt Nam, trong khi sức ép giải quyết công ăn việc làm đang là gánh nặng cho Chính phủ và xã hội. Điều đáng buồn là đại đa số những lao động trái phép bị phát hiện lại đang làm những công việc giản đơn hoặc những loại việc mà ngƣời lao động Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đƣơng đƣợc. Thêm nữa, tình trạng này có thể tạo ra làn sóng nhập cƣ, định cƣ “lậu” khó kiểm soát, gây ra những vấn đề nan giải về xã hội, văn hóa, thậm chí là an ninh. Cần thiết có những điều kiện bắt buộc cho lao động nƣớc ngoài làm việc hợp pháp pháp của Việt Nam thông qua việc cấp giấy phép lao động. Điều kiện để cấp phép lao động nƣớc ngoài cũng cần phù hợp với điều kiện công việc và từng giai đoạn. Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 9 quy định điều kiện chung cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; Là nhà quản lý, giám đốc điều hành,
  • 37. 31 chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; Không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc ngoài; Đƣợc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài. Ngoài các điều kiện chung nêu trên nhƣ lao động Việt Nam, ngƣời lao động nƣớc ngoài còn phải đáp ứng nhiều điều kiện riêng nhƣ việc yêu cầu trong hồ sơ cấp giấy phép lao động và đƣợc quy định đối với từng đối tƣợng cụ thể nhƣ: - Ngƣời làm công việc quản lý, điều hành ở những nơi mà ngƣời lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc vị trí công việc đó. Ngƣời làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ phải có văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử sang Việt Nam làm việc, v.v. Trƣớc đây theo Nghị định 102/2013-NĐ-CP, chuyên gia nƣớc ngoài đƣợc đƣợc định nghĩa là cá nhân có bằng đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Theo Nghị định 11/2016-NĐ- CP, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 3 năm. Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động cần có xác nhận ngƣời nƣớc ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trƣớc ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài bắt đầu làm việc/học tập/ giảng dạy. Bên cạnh những khái niệm về vị trí công việc hiện tại, Nghị định 11/2016/NĐ-CP bổ sung thêm khái niệm đối với các vị trí khác mà ngƣời lao động nƣớc ngoài đảm nhiệm. Quy định mới đã bỏ điều kiện hành nghề đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề vì pháp luật chuyên ngành đã quy định.
  • 38. 32 Ngoài ra nghị định 11/2016/NĐ-CP có một số quy định mới về điều kiện cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài nhƣ sau: -Thay đổi điều kiện xác định là chuyên gia nƣớc ngoài. Tại khoản 3 điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định, Ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc xem là chuyên gia đáp ứng một trong hai điều kiện: + Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nƣớc ngoài. (trƣớc ngày 01 tháng 4 năm 2016 không bắt buộc); + Có bằng đại học trở lên hoặc tƣơng đƣơng và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành đƣợc đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà ngƣời lao động nƣớc ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trƣờng hợp đặc biệt do Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định. - Quy định chi tiết về ngƣời lao động nƣớc ngoài là Nhà quản lý, giám đốc điều hành Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc xem là nhà quản lý, giám đốc điều hành: + Nhà quản lý là ngƣời quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu của cơ quan, tổ chức; + Giám đốc điều hành là ngƣời đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Theo thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH: Nhà quản lý, giám đốc điều hành: Là ngƣời lao động nƣớc ngoài trực tiếp tham gia quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp đó; giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác (khoản 3 điều 2 thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH). Hiện nay điều kiện Cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc quy định cụ thể điều kiện ít nhất phải có trình độ đại học sƣ phạm
  • 39. 33 hoặc tƣơng đƣơng (có trình độ đại học và có chứng chỉ sƣ phạm hoặc chứng chỉ giảng dạy giáo dục phổ thông) giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Thủ tƣớng Chính phủ vừa có văn bản số 1493/TTg-KGVX ngày 19/8/2016 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ Nghị định số 124/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Xét ý kiến của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tại Văn bản số 2461/LĐTBXH-VL ngày 01/7/2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý trƣờng hợp cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là ngƣời nƣớc ngoài ít nhất phải có trình độ đại học sƣ phạm hoặc tƣơng đƣơng (có trình độ đại học và có chứng chỉ sƣ phạm hoặc chứng chỉ giảng dạy giáo dục phổ thông) giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Có thể thấy điều kiện đối với ngƣời nƣớc ngoài khi làm việc ở Việt Nam khá chặt chẽ, khắt khe và chỉ tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn cao, không tuyển lao động phổ thông dù bỏ quy định “cấm” sử dụng lao động nƣớc ngoài thực hiện các công việc mà ngƣời lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ nhƣng quá trình thực thi rất khó khăn, đặc biệt sử dụng lao động phổ thông của nhà thầu nƣớc ngoài. 2.1.5 Quy định trường hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam với thời hạn dƣới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ, xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hƣởng hoặc có nguy cơ ảnh
  • 40. 34 hƣởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nƣớc ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý đƣợc; Các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm hoặc học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhƣng ngƣời sử dụng lao động phải báo trƣớc 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp tỉnh (điểm b khoản 2 điều 4 nghị định 11/2016/NĐ-CP). 2.1.6. Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Vấn đề này đƣợc quy định rất cụ thể. Tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế có nhiều sai phạm. Quy định này chỉ áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động -Trình tự cấp giấy phép lao động (Điều 12 nghị định 11/2016/NĐ-CP) + Trƣớc ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho ngƣời sử dụng lao động thì ngƣời sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nơi ngƣời lao động nƣớc ngoài dự kiến làm việc. + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho ngƣời lao động nƣớc ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định. Trƣờng hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. + Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép lao động thì ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài phải ký
  • 41. 35 kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trƣớc ngày dự kiến làm việc cho ngƣời sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, ngƣời sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. Nhƣ vậy thời hạn cấp giấy phép lao động đƣợc rút ngắn: Theo quy định mới (khoản 2 điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) thì “ Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho ngƣời lao động nƣớc ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quy định. Trƣờng hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Nhƣ vậy, thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đƣợc rút ngắn từ 10 ngày làm việc (khoản 2 điều 12 Nghị định 102/2013/NĐ-CP) xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động 2.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép lao động gồm: 1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của ngƣời sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. 2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nƣớc ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ. 3. Phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nƣớc ngoài cấp. Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài đã cƣ trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tƣ pháp do Việt Nam cấp.
  • 42. 36 Phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. 4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây: a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài cấp; b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nƣớc ngoài; c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nƣớc ngoài; d) Giấy phép bảo dƣỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài làm công việc bảo dƣỡng tàu bay. 5. 02 ảnh mầu (kích thƣớc 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. 6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật. 7. Các giấy tờ liên quan đến ngƣời lao động nƣớc ngoài a) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nƣớc ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc
  • 43. 37 doanh nghiệp nƣớc ngoài đó tuyển dụng trƣớc khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng; b) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nƣớc ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; c) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nƣớc ngoài và văn bản chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nƣớc ngoài không có hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam đƣợc ít nhất 02 năm; d) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; đ) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế đƣợc phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thƣơng mại của nhà cung cấp dịch vụ đó; g) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thành lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nƣớc ngoài đó. 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trƣờng hợp đặc biệt
  • 44. 38 a) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho ngƣời sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã đƣợc cấp; b) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhƣng không thay đổi ngƣời sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã đƣợc cấp; c) Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động nhƣng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 và 7 Điều này và văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; d) Trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài tại các Điểm a, b và c Khoản này đã đƣợc cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 3 Nghị định này. 9. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ a) Các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nƣớc ngoài thì phải đƣợc hợp pháp hóa lãnh sự,
  • 45. 39 trừ trƣờng hợp đƣợc miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 7 Điều này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nƣớc ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhƣng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối chiếu các quy định nêu trên có thể thấy theo quy định mới hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động Quy định chi tiết hơn và đơn giản hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động: -Thứ nhất, đã giảm bớt lƣợng giấy tờ trong hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Trƣớc đây, văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải đƣợc cấp và nộp cùng bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động (khoản 1 điều 10 nghị định 102/2013/NĐ-CP). Theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài vẫn cần đƣợc cấp, tuy nhiên không yêu cầu phải nộp kèm theo bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Văn bản chấp thuận sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài đã có tại cơ quan cấp giấy phép lao động, việc yêu cầu nộp lại giấy tờ này là không cần thiết và tăng thủ tục hành chính. - Thứ hai, Tại khoản 2 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về giấy chứng nhận sức khỏe phải có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe, và vẫn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động. Theo quy định cũ giấy chứng nhận sức khỏe chỉ có giá trị 6 tháng. - Thứ ba, Khoản 3 điều 10 nêu trên chỉ yêu cầu ngƣời lao động nƣớc ngoài nộp một trong hai loại giấy xác nhận là phiếu lý lịch tƣ pháp hoặc văn
  • 46. 40 bản xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nƣớc ngoài hoặc Việt Nam cấp. Quy định trên giúp giảm bớt thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo nhân thân của ngƣời lao động nƣớc ngoài. Theo quy định mới hiện nay thì đối với trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài đã cƣ trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tƣ pháp do Việt Nam cấp, quy định này đã đơn giản hơn rất nhiều so với quy định trƣớc đây (khi ngƣời lao động nƣớc ngoài đã cƣ trú tại Việt Nam thì yêu cầu cả Phiếu lí lịch tƣ pháp tại Việt Nam và Phiếu lí lịch tƣ pháp cấp tại nƣớc ngoài đƣợc hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng). Phiếu lý lịch tƣ pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nƣớc ngoài cấp không yêu cầu trong trƣờng hợp này. Tuy nhiên, chƣa có quy định cụ thể về thời gian cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam trong trƣờng hợp này cần bao nhiêu phải cấp phiếu lý lịch tƣ pháp. Thứ tƣ, theo quy định mới tại khoản 4 điều 10 nêu trên quy định cần có giấy tờ chứng minh ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, tuy nhiên, Nghị định lại không quy định rõ giấy tờ chứng minh ở đây đƣợc hiểu là những loại giấy tờ nào. Việc quy định chung chung nhƣ trên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, ngƣời lao động nƣớc ngoài khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh với Sở Lao động thƣơng binh và Xã hội, trong khi đó quy định cũ trƣớc đây (nghị định 102/2013/NĐ-CP) là chỉ cần văn bản xác nhận. Cụ thể, theo khoản 3 điều 5 thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH: Đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong các loại giấy tờ sau: – Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: Giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;
  • 47. 41 – Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà ngƣời lao động nƣớc ngoài đó đã từng làm việc xác nhận. Theo nghị định mới số 11/2016/NĐ-CP nêu định nghĩa riêng về nhà quản lý và giám đốc điều hành tại khoản 4 điều 3 quy định: + Nhà quản lý là ngƣời quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu của cơ quan, tổ chức. + Giám đốc điều hành là ngƣời đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. * Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp: Ngƣời quản lý doanh nghiệp là ngƣời quản lý công ty và ngƣời quản lý doanh nghiệp tƣ nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tƣ nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chỉ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. - Theo Thông tƣ mới ban hành (thông tƣ 40/2016/TT-BLĐTBXH) :Hồ sơ cấp giấy phép lao động đã nêu cụ thể các loại giấy tờ để chứng minh các vị trí: + Văn bản chứng minh là chuyên gia gồm một trong các giấy tờ sau (khoản 2 điều 6): Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nƣớc ngoài; Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. + Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật gồm các giấy tờ sau (khoản 3 điều 6): Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nƣớc ngoài về việc đã đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên