SlideShare a Scribd company logo
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


                                  Lời nói đầu
     Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính
sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung
của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp,
thành công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước
hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được
rất đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là
9,3%, năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm
1999, nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%.
     Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực
và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng
bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và
các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các
tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và
Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì
Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp.
     Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc
Kạn từ nay đến năm 2010".
  Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù
hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải
pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra
là tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%.

     Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích
và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng,
quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và
phân tích thống kê.
     Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần:
    Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh
Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000.
     Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010.


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                      1
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     Đề tài này đựơc hoàn thiện trong một thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và
năng lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn đọc.
     Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phan
Kim Chiến và tập thể anh chị em cán bộ viên chức sở KH - ĐT tỉnh Bắc Kạn
đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  2
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


                      PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
               TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
     I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
     1/ Khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh tế:
     a/ Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở
rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
     Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về
mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã
hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công
dân, của xã hội.
    Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản
lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
        Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
        Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
        Mức tăng trưởng tuyệt đổi : ∆ = Y1 - Yo.
        Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo.
     b/ Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích
cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu
thành của nền kinh tế.
     Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh
tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học
công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả
hơn hẳn.
     Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
     + Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến
bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
     + Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt
vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
     + Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội
tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là
những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
    + Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động
khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.

http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com                           3
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh
tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.
       c/ Phát triển kinh tế bền vững:
     Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế
giới về môi trờng và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp
ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các
thế hệ tương lai.
    Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp
ứng yêu cầu sau:
       + Kinh tế phải phát triển liên tục
       + Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao
       + Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương
lai.
       2/ Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
       a/ Quan niệm nhấn mạnh vào tăng trưởng:
     Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như đầu
tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho
thấy những nước theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
không ngừng tăng thu nhập. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau:
     + Sự tăng trưởng kinh tế quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi
ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ
và môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề.
      + Cùng với sự tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện,
tạo ra những mâu thuẫn và xung đột găy gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp; xung đột giữa giai cấp chủ và thợ; gắn với nạn thất nghiệp
tràn lan; xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh
tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên.
     +Tăng trưởng đưa lại những giá trị mới, song nó cũng phá huỷ và hạ
thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như:
nền giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục,
chuẩn mực của dân tộc. Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì
tội ác cũng phát triển; các băng đảng lũng đoạn, sản xuất hàng giả, buôn lậu
chất ma tuý với qui mô quốc tế sẽ gia tăng.



http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com                         4
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     +Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đưa lại những
diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã
hội thường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả.
     b/ Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội:
     Sự phát triển kinh tế đựợc đầu tư dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân
phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc
về văn hóa, giáo dục, y tế của Nhà nước, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội.
     Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân
phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối
đồng đều cũng không tạo ra được động lực thúc đẩy người lao động.
     c/ Quan điểm phát triển toàn diện:
     Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số
lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc độ
tăng trưởng kinh tế có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
     II . CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
     Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do
nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng
sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân
thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng
(NDI).
     1/ Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP):
     GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng
các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
     Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:
     a/ Về phương diện sản xuất:
                    GDP =     Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu
                                vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước
                Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian
                    (Y)             (GO)                      (IC)
     b/ Về phương diện tiêu dùng :
                             GDP = C + I + G + (X - M)
     Trong đó:
           C: Tiêu dùng các hộ gia đình
           G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
           I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                         5
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


           (X - M): Xuất khẩu ròng trong năm
     c/ Về phương diện thu nhập:
    GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức
Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.
                               GDP = Cp + Ip + T
 Trong đó:
           Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng
           Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư
     GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng
kinh tế do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong
hay ngoài nước với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất
của nền kinh tế một nước.
    2/ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
     GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một
nước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực
hiện trong nước hay ngoài nước.
     Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước
thực sự thu nhập được.
               GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
     Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP
thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các
hoạt động kinh tế đem lại.
     GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản
lượng gia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát)
tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.
     Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời
điểm. Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để
xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm.
    3/ Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):
     NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố
định (Dp)
                                NNP = GNP - Dp
    NNP phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm.
    4/ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI):

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                       6
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     NDP là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập
ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd):
                             NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd
     Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển
của nền kinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ
thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện
nay, nhưng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối
trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thước đo đó chưa thể phản ánh hết
được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt. Chẳng hạn như các sản
phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái
trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trường thì được tính
bằng cách nào.
      5/ Thu nhập bình quân đầu người :
    Điều gì sẽ thể hiện khi so sánh GNP của các nước có dân số tương tự nhau
như ở bảng 1.1:
                  Bảng 1.1: Thu nhập của một số nước năm 1997


STT    Tên nước               Dân số (tr.người)   GNP(Tỉ USD)      GNP/Người(USD
                                                                         )
  1    Anh                           59               1220,2             20710
  2    Pháp                          59               1526,0             26050
  3    Thái Lan                      61                 169,6             2800
  4    Ai Cập                        60                 71,2              1180
  5    Êtiôpia                       60                  6,5              110
  6    Việt Nam                      77                 24,5              320


 Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới - 1998.
     Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy những nước có dân số ngang nhau
(trừ Việt Nam) nhưng những nước giàu như Anh, Pháp, thì có GNP và
GNP/người lớn hơn rất nhiều so với các nước nghèo. Điều này nói lên rằng
người dân Anh, Pháp có nhiều khả năng sống sung sướng hơn những ngư-
ời dân ở các nước có mức thu nhập thấp như Ai cập, Êtiopia và Việt Nam.
     Mỗi liên hệ GNP và dân số nói lên rằng muốn nâng cao phúc lợi vật
chất cho nhân dân của một số nước, không chỉ là tăng sản lượng của nền
kinh tế mà còn phải kìm hãm tốc độ tăng dân số. Do vậy, thu nhập bình

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                        7
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hiện mặt chất của sự tăng trư-
ởng, như là sự tự do hạnh phúc của mọi người, sự văn minh của xã hội, tức
là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng
hệ thống các chỉ số.
     III. CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI.
     1/ Các chỉ số xã hội của sự phát triển:
     Để nói lên sự tiến bộ của xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta thường dùng
các chỉ số sau xoay quanh sự biến đổi của con người.
     a/ Tuổi thọ bình quân trong dân số:
    Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định phản
ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nước. Trong đó
nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần
được nâng cao. ở các nước kém phát triển đời sống thấp, thường có tuổi thọ bình
quân dưới 50 tuổi, còn các nứơc phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi.
     b/ Mức tăng dân số hàng năm:
     Đây là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Xã
hội loài người phát triển đã minh chứng rằng mức tăng dân số cao luôn luôn đi với
sự nghèo đói và lạc hậu. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên đều
dưới 2% một năm, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% một năm .
     c/ Số calo/người/ngày:
     Chỉ số này phản ánh các cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi
người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được qui đổi thành calo. Nó
cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào.
     d/ Tỉ lệ người biết chữ trong dân số
     Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỉ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi
học, hay trình độ phổ cập văn hoá của người lao động trong dân số. Các chỉ số này
phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã
coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư hàng đầu cho phát triển
kinh tế trong thời gian dài hạn. Tỉ lệ trẻ em đi học và người biết chữ cao, đồng
nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng
trưởng cao. Do vậy, nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia .
     e/ Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội:
      - Ngoài các chỉ số nêu trên người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển
xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: Số giường bệnh, số bệnh viện,
bệnh viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ bình quân cho một vạn dân. Về giáo dục và văn
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com                        8
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


hóa có tổng số các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, số lớp và số trường học, viện
nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư viện tính bình quân cho ngàn hoặc triệu
dân.
      - Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá
sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Người ta dùng đồ thị Lorenz và hệ số Gini để biểu thị.




                 %
                của
                thu
               nhập
               cộng                             Đường bình đẳng tuyệt đối
               dồn
                                                Đường cong Lorenz
                         A
                                                Đường cong của bất bình đẳng tuyệt đối
                          B

                                          % của dân số cộng dồn

     Để nghiên cứu mức chênh Sơ đồ 1.1: phân phối thuLorenzngười ta thường chia
                                lệch trong Đường cong nhập
dân số của một nước ra làm 10 nhóm người (gọi là 10 bậc), mỗi nhóm có 10% dân
số; hoặc chia ra 5 nhóm (5 bậc ), mỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất lên
thu nhập cao nhất. Nếu như trong xã hội bình đẳng tuyệt đối thì cứ 20% dân số sẽ
nhận được 20% thu nhập, có nghĩa là không có người giàu người nghèo. Còn trong
xã hội bất bình, đường cong Lorent sẽ cho ta biết rằng 20% dân số có thu nhập
thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất sẽ nhận được bao nhiêu % tổng thu
nhập. Khi thu nhập của nhóm người nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm người
giàu tăng lên thì đường cong Lorent càng cách xa đường 450 và ngược lại .
     Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 450 và đường cong Lorent được
kí hiệu là A và phần còn lại của tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong
Lorent và 2 đường vuông góc kí hiệu là B thì hệ số Gini được tính:

                      Hệ số Gini = Diện tích (A)
                                   Diện tích (B)
 Có thể thấy rằng :
                   Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 tới 1
                   Hệ số Gini = 0: Xã hội hoàn toàn bình đẳng

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                         9
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


                   Hệ số Gini = 1: Xã hội hoàn toàn bất bình đẳng
      Dựa vào những số liệu thu thập của Ngân hàng thế giới (WB) thì trong thực tế giá
trị của hệ số Gini biến đối trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0,2 đến 0,6. Theo nhận xét của
WB thì những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với
những nước có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và đối với nước có thu nhập cao từ
0,2 đến 0,4.
     Tuy nhiên hệ số Gini mới chỉ lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân
phối thu nhập, còn tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế và chính trị của
quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội... thì
cũng chưa thể lượng hóa hết được .
     2/ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế
      Cơ cấu kinh tế của một nước, theo cách hiểu thông thường là tổng thể các mối
quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những
giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Với quan niệm này, phải hiểu cơ cấu không
chỉ là qui định về số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, mà
chính là quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống, còn các quan hệ về số lượng, tỷ
lệ chỉ được xem như là các biểu hiện của các mối quan hệ mà thôi .
     Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi của các ngành, các
lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số sau:
     a/ Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội:
     Chỉ số này phản ánh tỉ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ ngày càng
cao trong GDP, còn tỉ lệ nông nghiệp thì giảm tương đối .
     b/ Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M)
      Tỉ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế
giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên.
     c/ Chỉ số về tiết kiệm - đầu tư (I)
     Tỉ lệ tiết kiệm đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõ hơn về
khả năng tăng trưởng nền kinh tế trong tương lai. Đây là một nhân tố cơ bản của sự
tăng trưởng. Những nước có tỉ lệ đầu tư cao (từ 20%-30% GNP) thường là các n-
ước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỉ lệ này còn phụ thuộc vào qui mô của
GNP và tỉ lệ giành cho người tiêu dùng
                                   I = GNP - C + X - M
     d/ Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị
      Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị
hóa các khu vực trong nước. Chỉ số này được biểu hiện ở tỉ lệ lao động và dân cư
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                        10
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


sống ở thành thị trong tổng số lao động và dân số. Sự tăng lên của dân cư hoặc lao
động và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hóa đưa lại, nó nói lên
sự văn minh trong đời sống của nhân dân trong nước .
     e/ Chỉ số về liên kết kinh tế :
     Chỉ số này biểi hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa
các khu vực trong nước, sự chặt chẽ của mối liên hệ giữa các ngành và các khu vực
trong nước. Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yếu
tố đầu vào - đầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng. Điều đó thể hiện sự
tiến bộ của nền kinh tế trong nước bằng việc đáp ứng ngày càng nhiều yếu tố sản
xuất do trong nước khai thác.
     Dựa trên các tiêu thức nêu trên mà liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới thư-
ờng sắp xếp các nước có mức độ tiến bộ, phát triển khác nhau; trong đó quan trọng
nhất vẫn là mức thu nhập tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong năm.
Căn cứ vào đây người ta sắp xếp các nấc thang phát triển khác nhau giữa các nước.
     IV. CÁC NHÂN TỐ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ
     1/ Các nhân tố kinh tế :
     Đây là lượng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm thay đổi sản lượng
đầu ra. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số:
                                       Y = F(Xi)
     Trong đó: Y là sản lượng, còn Xi (i = 1, 2,..., n) là các biến số đầu vào thể
hiện các nhân tố đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung - cầu. Một số nhân tố
thì ảnh hưởng tới mức cung, một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cầu. Sự cân
bằng cung - cầu do giá cả thịSự cân bằng của thị tác động trở lại các nhân tố số đầu ra
   Biến số đầu vào            trường điều tiết sẽ                       Biến trên và
dẫn tới kết quả của sự sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế.
                             trường

     - Mức thu nhập                          P
     - Giá tiêu dùng
     - Các chính sách           -Cầu
     kinh tế                             D               S
                                                                             Tổng
    - Vốn sản xuất                                                           sản
    - Lao động                   S
                                              E                              phẩm
    - Tài nguyên                      P0                                     quốc
    - Khoa học - công                               D                        nội
    nghệ                   -Cung
    - Quản lý tổ chức                       Q0        Q
    - Qui mô sản xuất...                              Q
    - ...................
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com                            11
           Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mối quan hệ các nhân tố kinh tế của sự tăng
                                     trưởng
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




     Trên sơ đồ 1.2, các biến số đóng vai trò của các nhân tố quyết định tổng mức
cung (S), mà sự biến đổi vật chất và giá trị của nó tạo thành tổng sản lượng của nền
kinh tế. Đó là các yếu tố sản xuất. Còn các yếu tố quyết định đến tổng mức cầu (D)
thực chất đó là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân
bằng về cung - cầu (E)
    Thực chất của việc tiếp cận đến nguồn gốc của sự tăng trưởng là xác định
nhân tố nào là giới hạn của sự tăng trưởng, giới hạn này do cung hay do cầu?
     Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và
kinh tế học nói chung như Adam Smith, Jean Baptiste Say, David Ricardo cho đến
Alfred Marshall và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các lý thuyết dựa trên
quan điểm nghiêng về cung chứ không phải là cầu. Trong một giai đoạn nhất định
(ngắn hạn) sự khan hiếm của tài nguyên (nguồn đầu vào) hay sự thiếu cung, luôn
luôn là giới hạn của sự tăng trưởng, nhất là khi sức sản xuất còn thấp.
     Còn theo trường phái kinh tế học hiện đại, mà xuất phát là Keynes thì mức
sản lượng và việc làm là do cầu quyết định. Điều này được lý giải sản lượng của
nền kinh tế luôn ở dưới mức tiềm năng, tức là nền kinh tế còn các nguồn lực tiềm
năng, công nhân thất nghiệp ở mức tự nhiên, vốn tích luỹ lớn, công suất máy móc
chưa tận dụng hết... Đó là do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, năng suất
luôn được nâng cao. Do đó cung không phải là vấn đề giới hạn của sự gia tăng sản
lượng, mà ở đây nó phụ thuộc vào cầu.
      Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn những nước quá nghèo, chưa đáp ứng đư-
ợc nhu cầu cơ bản của nhân dân. Song lại có những nước quá giàu đã đáp ứng đư-
ợc nhu cầu của đất nước và đang mở rộng thị trường ra khỏi biên giới để nhằm
đẩy mạnh tăng trưởng. Vì vậy mỗi quan điểm trên đều có giá trị trong mỗi hoàn
cảnh và điều kiện riêng biệt của mỗi quốc gia .
        Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển, cung vẫn chưa đáp ứng
đựơc cầu, sự gia tăng sản lượng phải bao gồm sự gia tăng trong đầu vào của các
yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và
nguyên liệu, kĩ thuật và công nghệ ...
                                Y = F( K,L,R,T...)
 Trong đó:
           K: là vốn
           L: là lao động
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                        12
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


           R: là đất đai và tài nguyên
           T: là tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ
       Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc
vào sản lượng các yếu tố đầu vào trong điều kiện trình độ kĩ thuật và công nghệ
nhất định. Mỗi yếu tố có vai trò nhất định, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nơi,
mỗi lúc quyết định:
     a/ Nguồn vốn:
     a1/ Vốn sản xuất và vốn đầu tư
     a1.1/ Vốn sản xuất: Là một bộ phận của tài sản quốc dân bao gồm :
                     - Tài nguyên thiên nhiên
                     - Tài sản được sản xuất ra
                     - Nguồn nhân lực
     Tài sản được sản xuất ra bao gồm toàn bộ của cải vật chất được tích luỹ lại qua
quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Những tài sản này được chia ra làm 9 loại:
          1 Công xưởng nhà máy
          2 Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng
          3 Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
          4 Cơ sở hạ tầng
          5 Tồn kho của tất cả hàng hóa
          6 Các công trình công cộng
          7 Các công trình kiến trúc quốc gia
          8 Nhà ở
          9 Các cơ sở quân sự
     Theo chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế thì 4 nhóm cuối là:
các công trình công cộng, các công trình kiến trúc quốc gia, nhà ở, các cơ sở quân
sự không tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất. Nhóm thứ hai bao gồm
những tài sản còn lại: công xưởng nhà máy; trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn
phòng; máy móc thiết bị - phương tiện vận tải; cơ sở hạ tầng; tồn kho của tất cả
hàng hoá là những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá trình
sản xuất được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó 4 loại tái sản đầu được gọi là vốn cố
định, loại thứ 5 là tài sản tồn kho
     a1.2 / Vốn đầu tư và hình thức đầu tư
    Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị
hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu về tài sản ngày càng tăng thêm về tài sản cho

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                        13
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm
khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua
hoạt động đầu tư.
     Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư cho tái sản sản xuất và đầu tư cho tài
sản phi sản xuất. Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là vốn sản xuất, đó là chi phí
để thay thế tài sản cố định bị thải loại để tăng tài sản cố định mới và để tăng tài sản
tồn kho.
      Như vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực
sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hóa vốn thành các
tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất. Hoạt động đầu tư thường được tiến hành
dưới 2 hình thức:
     - Đầu tư trực tiếp :là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào
quá trình hoạt động và quản lí đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như
phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể
dưới các hình thức hợp đồng: Hợp đồng, liên doanh công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn.
     - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại
hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như xã hội, nhưng ngời có vốn không
tham gia trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư, dưới hình thức: cổ phiếu, tín phiếu ...
    Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có 3 phương thức đầu tư mới được áp
dụng ở Việt Nam:
     + B - T - O: Phương thức Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
     + B - O - T: Phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
     + B - T: phương thức Xây dựng - Chuyển giao
     (B - Build, T - Transfer, O - Operate)
     Cả 3 phương thức đầu tư trên là những hợp đồng kí giữa Chính phủ với các
nhà đầu tư nhằm áp dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng.
     a2/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư :
     a2.1/ Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư
      Toàn bộ thu nhập của một nước (GNP) trong quá trình sử dụng được chia làm
3 quĩ lớn: quĩ bù đắp, quĩ tích luỹ vốn và quĩ tiêu dùng. Quĩ bù đắp và quĩ tích luỹ
là nguồn để hình thành vốn đầu tư, trong đó quĩ đầu tư là bộ phận quan trọng nhất.
Toàn bộ quĩ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Xu hướng chung là
khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tích luỹ càng tăng. Đối với các nước đang
phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp thì qui mô và tỉ lệ tích luỹ đều
thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng đòi hỏi nguồn vốn lớn.
Điều đó đặt ra cần thiết phải có nguồn hỗ trợ vốn từ nước ngoài :
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com                       14
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     a2.2/ Nguồn vốn đầu tư trong nước .
      * Tiết kiệm của Chính phủ (Sg) : Là tiết kiệm của ngân sách nhà nước (Sgh) và
tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sge) .
    * Tiết kiệm của các công ty (Se): được xác định trên cơ sở doanh thu và các
khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
     * Tiết kiệm của dân cư (Sh): Phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu hộ gia đình .
     a2.3/ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
     * Viện trợ phát triển kinh tế (ODA):
     ODA được gọi là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính thức (chính
quyền nhà nước hay địa phương ) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ
cho phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
     Nội dung viện trợ ODA bao gồm
     - Viện trợ không hoàn lại : Thường chiếm 25% tổng vốn ODA
     - Hợp tác kĩ thuật
     - Cho vay ưu đãi, bao gồm:
     + Cho vay không lãi
     + Cho vay với lãi suất ưu đãi từ : 0,5 - 5% /năm, trả vồn sau 3 - 10 năm, hoàn
vốn trong thời gian 10 - 15 năm.
     * Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO):
     Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây viện trợ này chủ yếu
là vật chất, đáp ứng những nhu cầu nhân đạo :
      Cung cấp thuốc men cho cá trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn
nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các
chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền
mặt .
     * Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
      Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát
triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không
chỉ cung cấp vốn, mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo
cán bộ kĩ thuật và tìm thị trường tiêu thụ. Mặt khác FDI còn gắn với trách nhiệm
bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút và khai thác tốt nguồn vốn này sẽ giảm
nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển .
     a3/ Tác động của vốn đến tăng trưởng kinh tế :
      Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những thay đổi
trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                        15
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay đổi này
làm cho tổng cầu dịch chuyển: Trên sơ đồ 1.3 mô tả đường tổng cầu dịch chuyển từ
AD0 đến AD1. Do đó làm cho mức sản lượng cũng biến động từ P0 đến P1.
     Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị,
phương tiện vận tải... mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của
nền kinh tế. Sự thay đối này tác động đến tổng mức cung. Trên sơ đồ 1.4 mô tả vốn
sản xuất sẽ làm tăng tổng cung chuyển dịch từ AS0 đến AS1 làm cho mức sản
lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0 đến P1 .
        P                                                          AS0
                               AS               P                       AS     1


                                                  P0
       P1                      AD1                P1
       P0                    AD0                                               AD

                                   GDP
                   Y0 Y1                                        Y0 Y1        GDP

                 Sơ đồ 1.3                                       Sơ đồ 1.4
            Tác động vốn đầu tư                        Tác động của vốn sản xuất
            xuất đến tăng trưởng                             đến tăng trưởng
     b/ Lao động với phát triển kinh tế :
     b1/ Nguồn lao động và các nhân tố ảnh hưởng
     b1.1/ Nguồn nhân lực và nguồn lao động
     Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui
định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.
     Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân
số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động
đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân .
                                         DÂN SỐ
Trong độ tuổi lao động                         Ngoài độ tuổi lao động
Không có khả năng Có khả năng                Đang làm việc         Không làm việc
    lao động       lao động                  thường xuyên          thường xuyên
                                   Nguồn lao động


http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com                       16
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


    b1.2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động:
     * Dân số: Được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và
cơ cấu của nguồn lao động.
     * Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Đây là số % của dân số trong độ tuổi lao
động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nói lên tình trạng
số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang
việc nội trợ hoặc đang trong tình trạng khác .
    * Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:
     Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm
kiếm việc làm, nó sẽ ảnh hưởng đến số người đang làm việc và ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động của nền kinh tế .
                                   Tổng số người thất nghiệp
           Tỷ lệ thất nghiệp =                                 100%
                                          Nguồn lao động

    ở các nước đang phát triển, số ngời làm việc trong khu vực nông thôn hoặc
khu vực thành thị không chính thức tuy có việc làm nhưng với năng suất thấp, thời
gian làm việc không đầy đủ mà phần lớn mà là chia việc để làm, do vậy để biểu thị
loại thất nghiệp này người ta gọi là thất nghiệp trá hình .
     * Thời gian lao động : thường được tính bằng số ngày làm việc trong một
năm, số giờ làm việc trong tuần hoặc số giờ làm việc trong ngày... Xu hướng
chung là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng
cao.
    b1.3/ Các yếu tố ảnh hởng đến chất lượng lao động :
     Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động
vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là
yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng được nâng cao nhờ giáo
dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động
tốt hơn.
    b2/ Vai trò của lao động với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    b2.1/ Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển .
    * Số lượng lao động tăng nhanh.
    * Phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp.
    * Hầu hết người lao động chưa được sử dụng.
    b2.2/ Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế.


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                     17
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     * Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế: Lao động,
một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể
thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số
những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.
     * Lao động với sự tăng trưởng kinh tế:
     Một mặt, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu về
số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ. Người lao động và sự kết hợp
giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra
     Mặt khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức tiền lương của người lao
động. Khi tiền lương của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất tăng phản
ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho thu nhập có thể
sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng
cũng tăng lên.
     c/ Tài nguyên và môi trường với sự tăng trưởng kinh tế
     c1/ Phân loại tài nguyên
     Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể khai
thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất .
     * Theo công dụng bao gồm:
     - Nguồn năng lượng
     - Các loại khoáng sản
     - Nguồn tài nguyên rừng
     - Nguồn đất đai
     - Nguồn nước
     - Biển và thuỷ sản
     - Khí hậu.
     * Theo khả năng tái sinh, bao gồm:
      - Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn
tài nguyên rừng và các loại động thực vật.
     - Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng
mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí.
    - Tài ngyuên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui
mô không đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại
khoáng sản, dầu khí.
     c2/ Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                       18
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


    * Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
      Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc
xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có được từ nguồn tài nguyên chưa
qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát
triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến .
     * Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Việc tích luỹ vốn đối với hầu hết các nước
đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong
nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với những nước đã được thiên
nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn
bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế tạo
nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự
giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc
vào nguồn tài nguyên, vốn là một yếu tố không ổn định trên thị trường thế giới.
Điều này cho phép những nước có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trưởng
trong những điều kiện ổn định.Trong khi những nước ít may mắn hơn về tài
nguyên phải căng thẳng để điều chỉnh sự lên xuống về giá cả khi phải nhập khẩu
các nguồn nguyên liệu.
     d/ Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
     * Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động
của con người.
     Loài người đã trải qua hàng nghìn năm trong giai đoạn thứ nhất của nền văn
minh, giai đoạn của nền nông nghiệp thủ công với công cụ lao động chủ yếu công
cụ thô sơ sử dụng nguồn năng lượng của cơ thể và xúc vật.
     Giai đoạn thứ hai của nền văn minh nhân loại là giai đoạn của nền sản xuất cơ
khí hoá. Sự phát triển của giai đoạn này gắn liền với những thành tựu khoa học kĩ
thuật giúp cho con người khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng to lớn trong
thiên nhiên vào các hoạt động sản xuất (tự động hoá các vận động cơ giới bằng các
nguồn năng lượng). Đó là đặc trưng chủ yếu của công cụ lao động trong giai đoạn
văn minh cơ khí hoá
      Ngày nay với máy tính điện tử, với các thiết bị điều khiển tự động, với các rô
bốt thông minh, loài người đang tiến tới giai đoạn thứ ba của nền văn minh nhân
loại, đó là tự động hoá quá trình hoạt động kinh tế với sự giúp đỡ của tin học.
     * Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cho cuộc sống con người:
    Cách mạng công nghệ không ngừng cải thiện lao động của con người từ lao
động chân tay với việc áp dụng ngày càng phổ cập kĩ thuật cơ giới hoá và tự động


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                        19
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


hoá, đến việc lao động trí óc với việc thâm nhập ngày càng rộng rãi các máy tính
và các phương tiện thông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội .
      Cách mạng công nghệ có ảnh hưởng to lớn đến lối sống con người. Các dụng
cụ gia đình dần dần được tự động hoá và điện tử hoá, các dịch vụ gia đình được
cung ứng tiện lợi, đã làm giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của phụ nữ, để họ
giành nhiều thời gian cho công việc khác như giáo dục con cái, học tập, giải trí,
sinh hoạt xã hội ...
     Với các phương tiện nghe nhìn và thông tin hiện đại đang hình thành một kết
cấu hạ tầng văn hoá mới, có thể giao tiếp truyền đạt đi khắp nơi trên thế giới .
      * Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Những vấn đề như : Năng lượng, môi tr-
ường, nguyên liệu sản xuất, dân số lương thực thực phẩm, các căn bệnh dịch
hiểm nghèo không còn là vấn đề của từng quốc gia mà ngày càng có tính toàn
cầu. Để khai thác vũ trụ, nam cực, đại dượng, chế ngự bầu khí quyển... cần phải
có sự nỗ lực chung của nhiều nước. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã mở ra
những khả năng to lớn, để khai thác những khả năng to lớn này các nước cần
phải hợp tác với nhau, thể hiện sự gia tăng về phân công lao động, chuyển giao
công nghệ quan hệ xuất - nhập khẩu nhằm phát huy thế mạnh của từng nước
trên thị trường quốc tế.
     * Cách mạng khoa học - kĩ thuật với sự phát triển kinh tế theo chiều sâu:
      Trước đây tồn tại một thời gian quan điểm sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố tài nguyên, vốn sản xuất và lao động, đó là quan điểm phát
triển kinh tế theo chiều rộng .
     Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ lần thứ 2, đứng trước vấn đề môi trường và sự cạn kiệt
tài nguyên thì những yếu tố khoa học công nghệ trở nên quan trọng. Đặc điểm của
yếu tố này là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể hiện qua việc sử
dụng có hiệu quả các yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn,
nâng cao năng suất máy móc, thiết bị . Đây là quan điểm phát triển kinh tế theo
chiều sâu. Quan điểm này được thể hiện qua hàm sản xuất của Cobb - Douglas:
                                  Y= T.Lα .Kβ.Rγ.
Trong đó:
     Y: Kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế (GDP)
     α, β, γ : Tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào
     T: Khoa học - công nghệ; L: Lao động; K : Vốn; R: Tài nguyên
     Hàm sản xuất này phân biệt 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Thứ
nhất là những yếu tố này tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: K, L,

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                       20
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


R. Thứ hai là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố trên, đó
là T.
     Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố
kinh tế khác tác động tới tổng mức cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lư-
ợng lao động, khả năng tổ chức quản lý.
     2/ Các nhân tố phi kinh tế :
      Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế, ngoài những tiêu chuẩn thông
thường để đánh giá sự tiến bộ xã hội, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể
trong cộng đồng xã hội. Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của các quốc gia dân
tộc, tạo ra một động lực mạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường, hoặc chi
phối và làm biến dạng những qui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có. Đương
nhiên các tác động đó cùng chiều thì tạo ra sự thúc đẩy ,ngược lại thì sẽ cản trở,
xung đột.
     Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế. Nó có
đặc điểm :
     - Không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó.
     - Phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một
cách tách biệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng.
     a/ Cơ cấu dân tộc.
     Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia.
Cơ cấu này có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc , bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu
đời tạo nên những khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng
bằng...) theo tỉ trọng số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số ...).
    Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn
minh, về mức sống vật chất và về địa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
     Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho
dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra
xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả
các dân tộc, nhưng nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc,
khắc phục sự xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
     b/ Cơ cấu tôn giáo.
     Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn
giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những quan
niệm, triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những
ý thức tâm lí -xã hội riêng của dân tộc. Nhưng ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                        21
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên kiến của tôn
giáo nói chung thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song
có thể có sự hoà hợp, nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ.
     c/ Đặc điểm văn hoá - xã hội.
     Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát
triển của đất nước. Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao
hàm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân
loại về khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ
giao tiếp, những tập tục tốt đẹp... đã xây dựng được, mà mọi người thừa nhận
từ lâu đời. Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự
phát triển cao của mỗi quốc gia.
       Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra
các yếu tố về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản
lí kinh tế - xã hội. Vì thế trình độ văn hoá cao là mục tiêu của sự phát triển. Để
phát triển lâu dài và ổn định, đầu tư cho phát triển văn hoá được coi là đầu tư cần
thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất .
     d/ Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội :
      Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt
ra. Thể chế được thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản
lí kinh tế -xã hội, các luật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ
chức thực hiện
      Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới
liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo
ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không
phù hợp, sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ
những quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái,
khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù
hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt:
     + Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những
biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước.
    + Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và
xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển .
     + Phải tạo cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ
được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, là cơ sở của sự tăng tốc trong
quá trình phát triển.


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                       22
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     + Tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng
vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu .
     + Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lí , có trình độ
khoa học kĩ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng những thành công các kĩ
thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế
quản lí kinh tế.
     Dù quan trọng đến đâu, thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng
trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng
có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.
    V. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
     Các mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất
về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và các mối liên hệ giữa
chúng. Mục đích của các mô hình kinh tế này là mô tả phương thức vận động của
nền kinh tế thông qua môi liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong
quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Những diễn
đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học:
    1/ Mô hình kinh tế cổ điển về tăng trưởng kinh tế :
    a/ Xuất phát điểm của mô hình :
     Tác phẩm "Của cải của các nước" của Adam Smith (1723 - 1790) được coi
điểm mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học kinh tế và bản thân ông cũng được coi
là người sáng lập ra kinh tế học .
    Nội dung cơ bản của tác phẩm này là :
      - Học thuyết về "Giá trị lao động", ông cho rằng lao động chứ không phải đất
đai, tiên bạc là nguồn gốc cơ bản để tạo ra mọi của cải cho đất nước.
     - Học thuyết "Bàn tay vô hình ", theo ông người lao động biết rõ nhất cái gì
có lợi cho họ, do vậy nếu không bị Chính phủ kiểm soát thì người lao động sẽ đ-
ược mọi lợi nhuận thúc đẩy sản xuất hàng hoá và dịch vụ cần thiết, thông qua thị
trường tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội.
     - Ông đưa ra lí thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc "Ai có gì được
nấy", tư bản có vốn được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì được địa tô, công nhân
có sức lao động thì sẽ được nhận tiền công. Ông cho rằng nguyên tắc này là phân
phối công bằng hợp lí.
    b/ Các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ giữa chúng:
       Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra kinh tế học thì David
Ricardo (1772 - 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Theo Ricardo thì
nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất và các yếu tố cơ bản nhất là đất đai,
lao động và vốn; trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kĩ thuật nhất định,
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                       23
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỉ lệ cố định, không thay đổi. Trong 3
yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của sự
tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ
hơn thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Mà lương thực thực phẩm là bộ phận
quan trọng nhất để đảm bảo đời sống của gia đình công nhân. Do đó tiền lương
danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà
tư bản có xu hướng giảm xuống. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì khi lợi nhuận hạ
xuống quá thấp không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh sẽ làm nền
kinh tế trở nên bế tắc. Điều này chỉ có thể giải quyết bằng cách xuất khẩu hàng hoá
công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm từ nước ngoài rẻ hơn, hoặc phát triển
công nghiệp để tác động vào nông nghiệp .
     Như vậy lập luận của Ricardo là: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ
là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí
này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng.

                R
                R0
                                                 Y




                                                             K, L

                     Sơ đồ1.5: Đường tăng trưởng của Ricardo:
                        Đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng
     c/ Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với sự phát triển:
     Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình
dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội .Thị trường với với sự linh
hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều tiết những mất cân đối của nền
kinh tế để xác lập những cân đối mới, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ. Đây là
quan niệm "cung tạo nên cầu "
     Còn các chính sách kinh tế không có tác động quan trọng đối với sự hoạt
động của nền kinh tế, đôi khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Đối với
những khoản chi tiêu của chính là chi tiêu "không sinh lời ", còn các khoản thu đều
làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm tích luỹ.
     2/ Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế :
     a/ Các yếu tố tăng trưởng kinh tế :


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                      24
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


      Theo K.Marx các yếu tố quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động và tiền
vốn, tiến bộ kĩ thuật. Trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong việc tạo ra giá trị thặng dư . K.Marx cho rằng sức lao động đối với nhà tư bản
là một hàng hoá đặc biệt và được các nhà tư bản mua bán trên thị trờng và được
tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng
dư, cho nên họ tìm mọi cách tăng giờ làm của công nhân, giảm tiền công của công
nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kĩ thuật. Hai phương pháp
trên là giới hạn cho nên để tăng giá trị thặng dư nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải
tiến kĩ thuật. Vì vậy các nhà tư bản tiết kiệm phần lợi nhuận để tăng thên vốn đầu
tư bằng cách chia lợi nhuận làm 2 phần: một phần giành cho tiêu dùng nhà tư bản,
một phần để tích luỹ phát triển sản xuất .
     b/ Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng.
     K.Marx chia nền kinh tế ra làm 2 khu vực: khu vực sản xuất vật chất và
khu vực sản xuất phi vật chất. Trong đó chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới
sáng tạo ra sản phẩm xã hội, vì vậy tổng sản phẩm xã hội chỉ toàn bộ sản phẩm
sản xuất trong một thời gian nhất định, về mặt hiện vật bao gồm: tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng, về giá trị bao gồm: tư bản bất biến, tư bản khả biến
và tư bản thặng dư (C+V+m). Còn thu nhập quốc dân bao gồm tư bản khả biến
và giá trị thặng dư (V+m).
     c/ Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế với phát triển:
      Marx bác bỏ lí thuyết cổ điển "cung tạo nên cầu" và dự đoán về tình trạng bế
tắc của sự tăng trởng do sự hạn chế đất đai gây ra . Theo ông nguyên tắc cơ bản
của sự vận động trên và hàng hoá trên thị trường là phải đảm bảo sự thống nhất
giữa giá trị và hiện vật . Lưu thông hàng hoá phải đảm bảo sự phù hợp giữa khối
lượng hàng hoá mua và bán. Nếu khối lượng cần bán và sức mua không phù hợp sẽ
dẫn đến khoảng cách, nếu khoảng cách này lớn sẽ gây khủng hoảng, mà trong xã
hội tư bản thường là xảy ra khủng hoảng thừa. Do vậy vai trò đặc biệt của chính
sách phát triển kinh tế là nâng cao mức cầu hiện có.
     3/ Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế :
     a/ Nội dung cơ bản :
      Cuối thế kỉ XIX là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học
- kĩ thuật, hàng loạt các phát minh và các nguồn tài nguyên được khai thác phục
vụ cho quá trình sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến trào lưu phát triển kinh
tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng
đầu là Alpred Marshall (1842-1924) tác phẩm chính của ông là "Các nguyên lí
của kinh tế học" xuất bản 1980.
     * Những nội dung mới của mô hình tân cổ điển :


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                        25
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     - Bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng, nhất định
đòi hỏi những tỉ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế
được công nhân, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong
việc kết hợp các yếu tố đầu vào.
     - Tiến bộ khoa học kĩ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
     * Những quan điểm giống cổ điển :
      Nền kinh tế có 2 đường tổng cung : AS - LR phản ánh sản lượng tiềm năng
của nền kinh tế, còn AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy, các nhà kinh
tế tân cổ điển vẫn cho rằng nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lư-
ợng tiềm năng ( Xem sơ đồ 1.6)
     Cũng giống như các nhà kinh tế cổ điển, các nhà tân kinh tế cho rằng trong
điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có sự biến động thì sự linh hoạt về
giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm
năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của
Chính phủ không thể dựa vào sản lượng, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá của
nền kinh tế, do đó vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế.
     b/ Hàm sản xuất Cobb - Douglas:
     Các nhà kinh tế tân cổ điển cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng tr-
ưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự gia
tăng của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, tài
nguyên và khoa học - công nghệ.
                                   Y = F(K, L, R, T)
Trong đó:
            Y: Đầu ra (GDP)
            K: Vốn sản xuất
            L: Số lượng lao động
            R: Nguồn tài nguyên
            T: Khoa học công nghệ
Hàm Cobb - Douglas có dạng:
                                    Y = T. Kα Lβ Rγ
ở đây α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh tỉ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào.
Sau khi biến đổi Cobb - Douglas thiết lập đợc mối quan hệ theo tốc độ tăng trởng
của các biến số
                                   g = t + αk + αl + γr
Trong đó:
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com                        26
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


         g: tốc độ tăng trưởng của GDP
         k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
         t: Phần còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ.




                                              AS - SR

                PL                     AS - LR

                PL0


                                                        AD


                                         Y0                  GDP


 Sơ đồ 1.6 : Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng nền kinh tế luôn đạt sản lượng
                               tiềm năng (Y0 = Y*).
     Như vậy hàm sản xuất của Cobb - Douglas cho biết 4 yếu tố cơ bản tác động
đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yêú tố này là sự khác nhau
giữa các yếu tố K, L, R với yếu tố T. Họ cho rằng khoa học công nghệ là quan
trọng nhất với sự phát triển kinh tế .
    4/ Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế :
    a/ Nội dung cơ bản của mô hình
    * Sự cân bằng của nền kinh tế :




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                      27
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     * Keynes có thể đạt được và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó,
dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà những khoản đầu tư mới
cho chỉ tiêu cho đầu tư được hình thành từ các khoản tiết kiệm đang được đa vào hệ
thống.


                                     AS - LR          AS - SR
           PL

           PL0




                                Y0     Y*              GDP


 Sơ đồ 1.7: Keynes cho rằng nền kinh tế có thể đạt được mức cân bằng dưới mức
                        sản lượng tiềm năng (Yo < Y*).
     Keynes cũng cho rằng có hai con đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức
sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng đạt được ở mức cân bằng nhỏ
hơn sản lượng tiềm năng (Y0 < Y*).
     * Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng
     Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng.
Theo ông thu nhập của các cá nhân sử dụng để cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng
có xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng giảm và xu h-
ướng trung bình tăng . Việc xu hướng tiêu dùng giảm làm cho cầu giảm và đây
chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Vì vậy ông
khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động kinh tế để nâng cao tổng cầu và
việc làm trong xã hội.
     *Vai trò của chính sách kinh tế với phát triển
      Ông cho rằng Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế
để làm dịu khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng tiêu dùng
của xã hội . Trước hết ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nớc để kích thích đầu
tư thông qua đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để
kích thích đầu tư có hiệu quả phải giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, đồng thời thực
hiện lạm phát có mức độ. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công
trái Nhà nước, qua đó để bổ xung cho ngân sách .Ông tán thành đầu tư cho Chính
phủ vào công trình công cộng và các biện pháp khác như một loại bơm trợ lực khi
đầu tư tư nhân giảm .

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                       28
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     b. Mô hình Harrod - Dmar :
     Nếu gọi đầu ra là Y, tỉ lệ tăng trưởng của đầu ra là g :
                                        g = ∆Y/Yt
     Nếu gọi s là tỉ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S:
                                         s = St/ Yt
      Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết, đầu tư luôn bằng
tiết kiệm (St = It).
     Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất, do đó It = Kt + n
     Nếu gọi k là tỉ số gia tăng giữa vốn và đầu ra, ta sẽ có
                              k = ∆Kt + n / ∆Y hay k = It/ ∆Y
                                ∆Y =     It . ∆Y =    It :      It
                         Vì
                                Yt        I t . Yt    Yt        ∆Y

     Do đó ta có: g = s/k
     ở đây k = s/g được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này
nói lên rằng : Vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết
kiệm của nhân dân và của các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng
phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư .
      Mô hình Harrod - Domar sự tăng trưởng là do kết quả của sự tương tác giữa
tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế .Theo
Harrod -Domar chính đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất
của nền kinh tế .
     5/ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại:
      Dựa vào lí thuyết của Keynes, Chính phủ các nước đã sử dụng chính sách
kinh tế của Nhà nước để hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp, làm tăng mức
sản lượng tiềm năng. Nhưng sau một thời gian áp dụng lí thuyết này các nước có
xu hướng nhấn mạnh vai trò của chính sách kinh tế, do đó lại hạn chế mức độ tự
điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại lớn cho quá trình tăng trưởng
và phát triển. Trong bối cảnh đó một trờng phái kinh tế mới ra đời, các nhà kinh tế
của trờng phái này ủng hộ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực
tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và nhà nước tham gia điều
tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền
kinh tế hỗn hợp chính là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và
học thuyết của Keynes, mà đại diện tiêu biểu là P.A Samuelson trong tác phẩm
"Kinh tế học". Nội dung cơ bản của thuyết này là :
     a/ Sự cân bằng của nền kinh tế :

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                      29
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


       Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của
Keynes, nghĩa là sự cân bằng kinh tế không nhất thiết phải đạt tới sản lượng tiềm
năng, mà thường dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình
thường nền kinh tế vẫn còn thất nghiệp và lạm phát . Nhà nước cần xác định được
tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức độ lạm phát có thể chấp nhận được để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, còn các tổ chức kinh doanh sẽ cố gắng sản xuất để đạt được
mức sản lượng càng gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt .
    b/ Các yếu tố tác động đến cân bằng kinh tế
     Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô
hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức
cung của nền kinh tế được xác định bởi yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn
lao động (K), tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa học công nghệ (T)
                                    Y = F(L,K,R,T)
    và thống nhất với việc phân tích của hàm sản xuất Cobb - Douglas về sự tác
động của các yếu tố đến sự tăng trưởng :
                                   Y = T. Kα.Lβ.Rγ.
                                 g = t + α.k + β.l + γ.r
    Trong đó g: tốc độ tăng trưởng của yếu tố đầu vào
    t : Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ
    k, l, r : Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
     Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống nhất với tân cổ điển về mối
quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn kĩ thuật sử
dụng nhiều vốn hoặc kĩ thuật hoặc sử dụng nhiều lao động và do đó lí thuyết này
cũng thống nhất với mô hình kinh tế của Harrod - Domar về vai trò của vốn đầu tư
với tăng trưởng kinh tế. Samuelson coi những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế
hiện đại là " Kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào sử dụng vốn lớn". Do
đó cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác là vốn, nó là cơ sở để tạo thêm
việc làm, để có công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số
ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỉ lệ vốn đầu tư cần thiết phù hợp với tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
    k = It/∆Y = ∆Kt + n/∆Y và g = s/k
    Trong đó:
    k: Hệ số ICOR
    s: Tỉ lệ tiết kiệm
    g: Tốc độ tăng trưởng


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                      30
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


     Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến mức tổng cầu như cách
đề cập của Keynes : Y = F(C,G, I, NX)
     c/ Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế.
      Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản
điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và
tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm tỉ lệ thất nghiệp, mức
giá tỉ lệ lạm phát, đó là cơ sở cơ bản để giải quyết ba vấn đề của nền kinh tế .
    Mặt khác, vai trò ngày càng tăng lên của Chính phủ trong đời sống kinh tế
không chỉ là sự đòi hỏi can thiệp vào những khuyết tật củ thị trường, mà còn vì các
mục tiêu xã hội khác .
    Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức
năng cơ bản :
     - Thiết lập khuôn khổ luật pháp
     - Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
     - Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế
     - Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập
     Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và các hộ gia
đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.Chính phủ
cũng cầm đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế cho từng thời kì và
sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, giá để hướng các ngành, các tổ chức
kinh doanh có hiệu quả . Chính phủ thường tìm cách duy trì công ăn,việc làm ở
mức cao bằng cách đa ra các chính sách thuế, chi tiêu hợp lí . Đồng thời khuyến
khích một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và ô nhiễm môi trư-
ờng, thực hiện phân phối thu nhập lại của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia
đình, qua thuế thu nhập, thuế tài sản; thực hiện các hoạt động phúc lợi công
cộng ...
     VI. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
     1 Sự cần thiết cho lựa chọn con đường phát triển kinh tế .
     a. Đặc trưng của các nước đang phát triển :
      - Mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Các nhà kinh tế thế giới thường lấy
mức thu nhập bình quân đầu ngời 2000USD làm mốc , đạt được mức này phản ánh
sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng
giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người .
      Hiện nay, hầu hết các nớc đang phát triển chưa đạt được mức thu nhập đến
2000USD, còn khoảng 50 nước thu nhập dưới 6000 USD /người. Điều này phản
ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu
cầu cơ bản về vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế ...
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                   31
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


      - Tỉ lệ tích luỹ thấp để có nguồn vốn tích luỹ thì cần phải hy sinh tiêu dùng,
nhưng khó khăn là ở chỗ các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp , hầu như
chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu.Vì vậy việc giảm tiêu dùng để tích
luỹ là rất khó khăn. ở các nước phát triển thường giành từ 20 - 30% thu nhập để
tích luỹ, trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm dới 10 %
thu nhập. Nhưng phần lớn phần tiết kiệm này là dùng để trang trải nhà ở và trang
thiết bị khác cho dân số tăng lên. Do vậy hạn chế qui mô cho tích luỹ phá ttriển
kinh tế . Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp
chiếm tỉ trọng lớn, kĩ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Mà nền kinh tế muốn đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều phải có sự đóng góp rất lớn của ngành công
nghiệp với trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trình độ quản lí thành thạo.
      - Áp lực về dân số và việc làm là rất lớn. Dân số đang phát triển vốn đã đông,
sự bùng nổ về dân số ở các quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh
tế. Tỉ lệ tăng dân số thường ở mức cao hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nên đã làm cho
mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến sức mua
giảm và tỉ lệ tích luỹ cũng giảm, sự mất cân đối giữa tích luỹ và đầu tư đã làm hạn
chế sản xuất và dẫn đến thất nghiệp trầm trọng gây mất ổn định xã hội, nợ nước
ngoài gia tăng


     b/ Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế là rất cần thiết.
      Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự phát
triển kinh tế của các nớc đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra
"Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng:

                                    Thu nhập thấp



     Năng suất thấp                                             Tỷ lệ tích luỹ thấp




                                Trình độ kỹ thuật thấp

                   Sơ đồ 1.8: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ
      Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp
để phá vỡ "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến
những xu hớng khác nhau .Có những nước vẫn tiếp tiếp tục rơi vào tình trạng trì
trệ, thậm chí phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu phi cận Sahara,
http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com                      32
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc
QT185.doc

More Related Content

What's hot

Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11
Phan Thủy
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Luận Teddi
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Digiword Ha Noi
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
Tan Pham
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vietlod.com
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Kien Thuc
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hải
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Anh Hà
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà NẵngTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truongLe Thuy Hanh
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
Quang Huy
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
phamhieu56
 
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
Hậu Nguyễn
 

What's hot (18)

Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà NẵngTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Câu 7
Câu 7Câu 7
Câu 7
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
 
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
 

Similar to QT185.doc

Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docxTiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
sividocz
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Dat Nguyen
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
vuhaithanh123
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
sividocz
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdBao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdtilameo
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
OnTimeVitThu
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.docTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Sự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vữngSự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững
Son Pham
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
thaoptneu
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docNguyễn Công Huy
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to QT185.doc (20)

Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
 
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docxTiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Bao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdBao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntd
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.docTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
 
Sự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vữngSự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

QT185.doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Lời nói đầu Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%, năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999, nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%. Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010". Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng, quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và phân tích thống kê. Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000. Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Đề tài này đựơc hoàn thiện trong một thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn đọc. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phan Kim Chiến và tập thể anh chị em cán bộ viên chức sở KH - ĐT tỉnh Bắc Kạn đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 2
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1/ Khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh tế: a/ Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng. Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước: Yo: Tổng sản lượng thời kì trước Y1: Tổng sản lượng thời kì sau Mức tăng trưởng tuyệt đổi : ∆ = Y1 - Yo. Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo. b/ Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn. Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm : + Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. + Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất. + Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước. + Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 3
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. c/ Phát triển kinh tế bền vững: Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế giới về môi trờng và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau: + Kinh tế phải phát triển liên tục + Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao + Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai. 2/ Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: a/ Quan niệm nhấn mạnh vào tăng trưởng: Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như đầu tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy những nước theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, không ngừng tăng thu nhập. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau: + Sự tăng trưởng kinh tế quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ và môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề. + Cùng với sự tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột găy gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; xung đột giữa giai cấp chủ và thợ; gắn với nạn thất nghiệp tràn lan; xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên. +Tăng trưởng đưa lại những giá trị mới, song nó cũng phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như: nền giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực của dân tộc. Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì tội ác cũng phát triển; các băng đảng lũng đoạn, sản xuất hàng giả, buôn lậu chất ma tuý với qui mô quốc tế sẽ gia tăng. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 4
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com +Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đưa lại những diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã hội thường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả. b/ Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội: Sự phát triển kinh tế đựợc đầu tư dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc về văn hóa, giáo dục, y tế của Nhà nước, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội. Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo ra được động lực thúc đẩy người lao động. c/ Quan điểm phát triển toàn diện: Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết. II . CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI). 1/ Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP): GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: a/ Về phương diện sản xuất: GDP = Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian (Y) (GO) (IC) b/ Về phương diện tiêu dùng : GDP = C + I + G + (X - M) Trong đó: C: Tiêu dùng các hộ gia đình G: Các khoản chi tiêu của chính phủ I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 5
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com (X - M): Xuất khẩu ròng trong năm c/ Về phương diện thu nhập: GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại. GDP = Cp + Ip + T Trong đó: Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một nước. 2/ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước. Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được. GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại. GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản lượng gia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát) tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa. Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời điểm. Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm. 3/ Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP): NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định (Dp) NNP = GNP - Dp NNP phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm. 4/ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 6
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com NDP là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd): NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển của nền kinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện nay, nhưng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thước đo đó chưa thể phản ánh hết được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt. Chẳng hạn như các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trường thì được tính bằng cách nào. 5/ Thu nhập bình quân đầu người : Điều gì sẽ thể hiện khi so sánh GNP của các nước có dân số tương tự nhau như ở bảng 1.1: Bảng 1.1: Thu nhập của một số nước năm 1997 STT Tên nước Dân số (tr.người) GNP(Tỉ USD) GNP/Người(USD ) 1 Anh 59 1220,2 20710 2 Pháp 59 1526,0 26050 3 Thái Lan 61 169,6 2800 4 Ai Cập 60 71,2 1180 5 Êtiôpia 60 6,5 110 6 Việt Nam 77 24,5 320 Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới - 1998. Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy những nước có dân số ngang nhau (trừ Việt Nam) nhưng những nước giàu như Anh, Pháp, thì có GNP và GNP/người lớn hơn rất nhiều so với các nước nghèo. Điều này nói lên rằng người dân Anh, Pháp có nhiều khả năng sống sung sướng hơn những ngư- ời dân ở các nước có mức thu nhập thấp như Ai cập, Êtiopia và Việt Nam. Mỗi liên hệ GNP và dân số nói lên rằng muốn nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân của một số nước, không chỉ là tăng sản lượng của nền kinh tế mà còn phải kìm hãm tốc độ tăng dân số. Do vậy, thu nhập bình http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 7
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hiện mặt chất của sự tăng trư- ởng, như là sự tự do hạnh phúc của mọi người, sự văn minh của xã hội, tức là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số. III. CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI. 1/ Các chỉ số xã hội của sự phát triển: Để nói lên sự tiến bộ của xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta thường dùng các chỉ số sau xoay quanh sự biến đổi của con người. a/ Tuổi thọ bình quân trong dân số: Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nước. Trong đó nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần được nâng cao. ở các nước kém phát triển đời sống thấp, thường có tuổi thọ bình quân dưới 50 tuổi, còn các nứơc phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi. b/ Mức tăng dân số hàng năm: Đây là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Xã hội loài người phát triển đã minh chứng rằng mức tăng dân số cao luôn luôn đi với sự nghèo đói và lạc hậu. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên đều dưới 2% một năm, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% một năm . c/ Số calo/người/ngày: Chỉ số này phản ánh các cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được qui đổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào. d/ Tỉ lệ người biết chữ trong dân số Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỉ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi học, hay trình độ phổ cập văn hoá của người lao động trong dân số. Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư hàng đầu cho phát triển kinh tế trong thời gian dài hạn. Tỉ lệ trẻ em đi học và người biết chữ cao, đồng nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Do vậy, nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia . e/ Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội: - Ngoài các chỉ số nêu trên người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: Số giường bệnh, số bệnh viện, bệnh viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ bình quân cho một vạn dân. Về giáo dục và văn http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 8
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hóa có tổng số các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, số lớp và số trường học, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư viện tính bình quân cho ngàn hoặc triệu dân. - Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Người ta dùng đồ thị Lorenz và hệ số Gini để biểu thị. % của thu nhập cộng Đường bình đẳng tuyệt đối dồn Đường cong Lorenz A Đường cong của bất bình đẳng tuyệt đối B % của dân số cộng dồn Để nghiên cứu mức chênh Sơ đồ 1.1: phân phối thuLorenzngười ta thường chia lệch trong Đường cong nhập dân số của một nước ra làm 10 nhóm người (gọi là 10 bậc), mỗi nhóm có 10% dân số; hoặc chia ra 5 nhóm (5 bậc ), mỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất lên thu nhập cao nhất. Nếu như trong xã hội bình đẳng tuyệt đối thì cứ 20% dân số sẽ nhận được 20% thu nhập, có nghĩa là không có người giàu người nghèo. Còn trong xã hội bất bình, đường cong Lorent sẽ cho ta biết rằng 20% dân số có thu nhập thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất sẽ nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Khi thu nhập của nhóm người nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm người giàu tăng lên thì đường cong Lorent càng cách xa đường 450 và ngược lại . Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 450 và đường cong Lorent được kí hiệu là A và phần còn lại của tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong Lorent và 2 đường vuông góc kí hiệu là B thì hệ số Gini được tính: Hệ số Gini = Diện tích (A) Diện tích (B) Có thể thấy rằng : Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 tới 1 Hệ số Gini = 0: Xã hội hoàn toàn bình đẳng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 9
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hệ số Gini = 1: Xã hội hoàn toàn bất bình đẳng Dựa vào những số liệu thu thập của Ngân hàng thế giới (WB) thì trong thực tế giá trị của hệ số Gini biến đối trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0,2 đến 0,6. Theo nhận xét của WB thì những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với những nước có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và đối với nước có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4. Tuy nhiên hệ số Gini mới chỉ lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, còn tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế và chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội... thì cũng chưa thể lượng hóa hết được . 2/ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của một nước, theo cách hiểu thông thường là tổng thể các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Với quan niệm này, phải hiểu cơ cấu không chỉ là qui định về số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, mà chính là quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống, còn các quan hệ về số lượng, tỷ lệ chỉ được xem như là các biểu hiện của các mối quan hệ mà thôi . Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số sau: a/ Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội: Chỉ số này phản ánh tỉ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỉ lệ nông nghiệp thì giảm tương đối . b/ Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M) Tỉ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên. c/ Chỉ số về tiết kiệm - đầu tư (I) Tỉ lệ tiết kiệm đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõ hơn về khả năng tăng trưởng nền kinh tế trong tương lai. Đây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng. Những nước có tỉ lệ đầu tư cao (từ 20%-30% GNP) thường là các n- ước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỉ lệ này còn phụ thuộc vào qui mô của GNP và tỉ lệ giành cho người tiêu dùng I = GNP - C + X - M d/ Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị hóa các khu vực trong nước. Chỉ số này được biểu hiện ở tỉ lệ lao động và dân cư http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 10
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com sống ở thành thị trong tổng số lao động và dân số. Sự tăng lên của dân cư hoặc lao động và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hóa đưa lại, nó nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân trong nước . e/ Chỉ số về liên kết kinh tế : Chỉ số này biểi hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong nước, sự chặt chẽ của mối liên hệ giữa các ngành và các khu vực trong nước. Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yếu tố đầu vào - đầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của nền kinh tế trong nước bằng việc đáp ứng ngày càng nhiều yếu tố sản xuất do trong nước khai thác. Dựa trên các tiêu thức nêu trên mà liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới thư- ờng sắp xếp các nước có mức độ tiến bộ, phát triển khác nhau; trong đó quan trọng nhất vẫn là mức thu nhập tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong năm. Căn cứ vào đây người ta sắp xếp các nấc thang phát triển khác nhau giữa các nước. IV. CÁC NHÂN TỐ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1/ Các nhân tố kinh tế : Đây là lượng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm thay đổi sản lượng đầu ra. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số: Y = F(Xi) Trong đó: Y là sản lượng, còn Xi (i = 1, 2,..., n) là các biến số đầu vào thể hiện các nhân tố đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung - cầu. Một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cung, một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cầu. Sự cân bằng cung - cầu do giá cả thịSự cân bằng của thị tác động trở lại các nhân tố số đầu ra Biến số đầu vào trường điều tiết sẽ Biến trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế. trường - Mức thu nhập P - Giá tiêu dùng - Các chính sách -Cầu kinh tế D S Tổng - Vốn sản xuất sản - Lao động S E phẩm - Tài nguyên P0 quốc - Khoa học - công D nội nghệ -Cung - Quản lý tổ chức Q0 Q - Qui mô sản xuất... Q - ................... http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mối quan hệ các nhân tố kinh tế của sự tăng trưởng
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Trên sơ đồ 1.2, các biến số đóng vai trò của các nhân tố quyết định tổng mức cung (S), mà sự biến đổi vật chất và giá trị của nó tạo thành tổng sản lượng của nền kinh tế. Đó là các yếu tố sản xuất. Còn các yếu tố quyết định đến tổng mức cầu (D) thực chất đó là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân bằng về cung - cầu (E) Thực chất của việc tiếp cận đến nguồn gốc của sự tăng trưởng là xác định nhân tố nào là giới hạn của sự tăng trưởng, giới hạn này do cung hay do cầu? Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và kinh tế học nói chung như Adam Smith, Jean Baptiste Say, David Ricardo cho đến Alfred Marshall và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các lý thuyết dựa trên quan điểm nghiêng về cung chứ không phải là cầu. Trong một giai đoạn nhất định (ngắn hạn) sự khan hiếm của tài nguyên (nguồn đầu vào) hay sự thiếu cung, luôn luôn là giới hạn của sự tăng trưởng, nhất là khi sức sản xuất còn thấp. Còn theo trường phái kinh tế học hiện đại, mà xuất phát là Keynes thì mức sản lượng và việc làm là do cầu quyết định. Điều này được lý giải sản lượng của nền kinh tế luôn ở dưới mức tiềm năng, tức là nền kinh tế còn các nguồn lực tiềm năng, công nhân thất nghiệp ở mức tự nhiên, vốn tích luỹ lớn, công suất máy móc chưa tận dụng hết... Đó là do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, năng suất luôn được nâng cao. Do đó cung không phải là vấn đề giới hạn của sự gia tăng sản lượng, mà ở đây nó phụ thuộc vào cầu. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn những nước quá nghèo, chưa đáp ứng đư- ợc nhu cầu cơ bản của nhân dân. Song lại có những nước quá giàu đã đáp ứng đư- ợc nhu cầu của đất nước và đang mở rộng thị trường ra khỏi biên giới để nhằm đẩy mạnh tăng trưởng. Vì vậy mỗi quan điểm trên đều có giá trị trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện riêng biệt của mỗi quốc gia . Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển, cung vẫn chưa đáp ứng đựơc cầu, sự gia tăng sản lượng phải bao gồm sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và nguyên liệu, kĩ thuật và công nghệ ... Y = F( K,L,R,T...) Trong đó: K: là vốn L: là lao động http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 12
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com R: là đất đai và tài nguyên T: là tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào sản lượng các yếu tố đầu vào trong điều kiện trình độ kĩ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi yếu tố có vai trò nhất định, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nơi, mỗi lúc quyết định: a/ Nguồn vốn: a1/ Vốn sản xuất và vốn đầu tư a1.1/ Vốn sản xuất: Là một bộ phận của tài sản quốc dân bao gồm : - Tài nguyên thiên nhiên - Tài sản được sản xuất ra - Nguồn nhân lực Tài sản được sản xuất ra bao gồm toàn bộ của cải vật chất được tích luỹ lại qua quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Những tài sản này được chia ra làm 9 loại: 1 Công xưởng nhà máy 2 Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng 3 Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải 4 Cơ sở hạ tầng 5 Tồn kho của tất cả hàng hóa 6 Các công trình công cộng 7 Các công trình kiến trúc quốc gia 8 Nhà ở 9 Các cơ sở quân sự Theo chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế thì 4 nhóm cuối là: các công trình công cộng, các công trình kiến trúc quốc gia, nhà ở, các cơ sở quân sự không tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất. Nhóm thứ hai bao gồm những tài sản còn lại: công xưởng nhà máy; trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng; máy móc thiết bị - phương tiện vận tải; cơ sở hạ tầng; tồn kho của tất cả hàng hoá là những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó 4 loại tái sản đầu được gọi là vốn cố định, loại thứ 5 là tài sản tồn kho a1.2 / Vốn đầu tư và hình thức đầu tư Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu về tài sản ngày càng tăng thêm về tài sản cho http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 13
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư cho tái sản sản xuất và đầu tư cho tài sản phi sản xuất. Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là vốn sản xuất, đó là chi phí để thay thế tài sản cố định bị thải loại để tăng tài sản cố định mới và để tăng tài sản tồn kho. Như vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hóa vốn thành các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất. Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới 2 hình thức: - Đầu tư trực tiếp :là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lí đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể dưới các hình thức hợp đồng: Hợp đồng, liên doanh công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như xã hội, nhưng ngời có vốn không tham gia trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư, dưới hình thức: cổ phiếu, tín phiếu ... Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có 3 phương thức đầu tư mới được áp dụng ở Việt Nam: + B - T - O: Phương thức Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh + B - O - T: Phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao + B - T: phương thức Xây dựng - Chuyển giao (B - Build, T - Transfer, O - Operate) Cả 3 phương thức đầu tư trên là những hợp đồng kí giữa Chính phủ với các nhà đầu tư nhằm áp dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng. a2/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư : a2.1/ Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư Toàn bộ thu nhập của một nước (GNP) trong quá trình sử dụng được chia làm 3 quĩ lớn: quĩ bù đắp, quĩ tích luỹ vốn và quĩ tiêu dùng. Quĩ bù đắp và quĩ tích luỹ là nguồn để hình thành vốn đầu tư, trong đó quĩ đầu tư là bộ phận quan trọng nhất. Toàn bộ quĩ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tích luỹ càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp thì qui mô và tỉ lệ tích luỹ đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng đòi hỏi nguồn vốn lớn. Điều đó đặt ra cần thiết phải có nguồn hỗ trợ vốn từ nước ngoài : http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 14
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com a2.2/ Nguồn vốn đầu tư trong nước . * Tiết kiệm của Chính phủ (Sg) : Là tiết kiệm của ngân sách nhà nước (Sgh) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sge) . * Tiết kiệm của các công ty (Se): được xác định trên cơ sở doanh thu và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Tiết kiệm của dân cư (Sh): Phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu hộ gia đình . a2.3/ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài * Viện trợ phát triển kinh tế (ODA): ODA được gọi là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương ) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này. Nội dung viện trợ ODA bao gồm - Viện trợ không hoàn lại : Thường chiếm 25% tổng vốn ODA - Hợp tác kĩ thuật - Cho vay ưu đãi, bao gồm: + Cho vay không lãi + Cho vay với lãi suất ưu đãi từ : 0,5 - 5% /năm, trả vồn sau 3 - 10 năm, hoàn vốn trong thời gian 10 - 15 năm. * Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu nhân đạo : Cung cấp thuốc men cho cá trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền mặt . * Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp vốn, mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và tìm thị trường tiêu thụ. Mặt khác FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút và khai thác tốt nguồn vốn này sẽ giảm nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển . a3/ Tác động của vốn đến tăng trưởng kinh tế : Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 15
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho tổng cầu dịch chuyển: Trên sơ đồ 1.3 mô tả đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1. Do đó làm cho mức sản lượng cũng biến động từ P0 đến P1. Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị, phương tiện vận tải... mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đối này tác động đến tổng mức cung. Trên sơ đồ 1.4 mô tả vốn sản xuất sẽ làm tăng tổng cung chuyển dịch từ AS0 đến AS1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0 đến P1 . P AS0 AS P AS 1 P0 P1 AD1 P1 P0 AD0 AD GDP Y0 Y1 Y0 Y1 GDP Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4 Tác động vốn đầu tư Tác động của vốn sản xuất xuất đến tăng trưởng đến tăng trưởng b/ Lao động với phát triển kinh tế : b1/ Nguồn lao động và các nhân tố ảnh hưởng b1.1/ Nguồn nhân lực và nguồn lao động Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân . DÂN SỐ Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không có khả năng Có khả năng Đang làm việc Không làm việc lao động lao động thường xuyên thường xuyên Nguồn lao động http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 16
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com b1.2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động: * Dân số: Được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu của nguồn lao động. * Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Đây là số % của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nói lên tình trạng số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang việc nội trợ hoặc đang trong tình trạng khác . * Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm, nó sẽ ảnh hưởng đến số người đang làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế . Tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = 100% Nguồn lao động ở các nước đang phát triển, số ngời làm việc trong khu vực nông thôn hoặc khu vực thành thị không chính thức tuy có việc làm nhưng với năng suất thấp, thời gian làm việc không đầy đủ mà phần lớn mà là chia việc để làm, do vậy để biểu thị loại thất nghiệp này người ta gọi là thất nghiệp trá hình . * Thời gian lao động : thường được tính bằng số ngày làm việc trong một năm, số giờ làm việc trong tuần hoặc số giờ làm việc trong ngày... Xu hướng chung là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao. b1.3/ Các yếu tố ảnh hởng đến chất lượng lao động : Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn. b2/ Vai trò của lao động với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. b2.1/ Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển . * Số lượng lao động tăng nhanh. * Phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp. * Hầu hết người lao động chưa được sử dụng. b2.2/ Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 17
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế: Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. * Lao động với sự tăng trưởng kinh tế: Một mặt, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ. Người lao động và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra Mặt khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức tiền lương của người lao động. Khi tiền lương của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất tăng phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên. c/ Tài nguyên và môi trường với sự tăng trưởng kinh tế c1/ Phân loại tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất . * Theo công dụng bao gồm: - Nguồn năng lượng - Các loại khoáng sản - Nguồn tài nguyên rừng - Nguồn đất đai - Nguồn nước - Biển và thuỷ sản - Khí hậu. * Theo khả năng tái sinh, bao gồm: - Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn tài nguyên rừng và các loại động thực vật. - Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí. - Tài ngyuên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô không đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng sản, dầu khí. c2/ Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 18
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có được từ nguồn tài nguyên chưa qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến . * Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Việc tích luỹ vốn đối với hầu hết các nước đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với những nước đã được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là một yếu tố không ổn định trên thị trường thế giới. Điều này cho phép những nước có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trưởng trong những điều kiện ổn định.Trong khi những nước ít may mắn hơn về tài nguyên phải căng thẳng để điều chỉnh sự lên xuống về giá cả khi phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu. d/ Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế. * Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động của con người. Loài người đã trải qua hàng nghìn năm trong giai đoạn thứ nhất của nền văn minh, giai đoạn của nền nông nghiệp thủ công với công cụ lao động chủ yếu công cụ thô sơ sử dụng nguồn năng lượng của cơ thể và xúc vật. Giai đoạn thứ hai của nền văn minh nhân loại là giai đoạn của nền sản xuất cơ khí hoá. Sự phát triển của giai đoạn này gắn liền với những thành tựu khoa học kĩ thuật giúp cho con người khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng to lớn trong thiên nhiên vào các hoạt động sản xuất (tự động hoá các vận động cơ giới bằng các nguồn năng lượng). Đó là đặc trưng chủ yếu của công cụ lao động trong giai đoạn văn minh cơ khí hoá Ngày nay với máy tính điện tử, với các thiết bị điều khiển tự động, với các rô bốt thông minh, loài người đang tiến tới giai đoạn thứ ba của nền văn minh nhân loại, đó là tự động hoá quá trình hoạt động kinh tế với sự giúp đỡ của tin học. * Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cho cuộc sống con người: Cách mạng công nghệ không ngừng cải thiện lao động của con người từ lao động chân tay với việc áp dụng ngày càng phổ cập kĩ thuật cơ giới hoá và tự động http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 19
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hoá, đến việc lao động trí óc với việc thâm nhập ngày càng rộng rãi các máy tính và các phương tiện thông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội . Cách mạng công nghệ có ảnh hưởng to lớn đến lối sống con người. Các dụng cụ gia đình dần dần được tự động hoá và điện tử hoá, các dịch vụ gia đình được cung ứng tiện lợi, đã làm giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của phụ nữ, để họ giành nhiều thời gian cho công việc khác như giáo dục con cái, học tập, giải trí, sinh hoạt xã hội ... Với các phương tiện nghe nhìn và thông tin hiện đại đang hình thành một kết cấu hạ tầng văn hoá mới, có thể giao tiếp truyền đạt đi khắp nơi trên thế giới . * Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Những vấn đề như : Năng lượng, môi tr- ường, nguyên liệu sản xuất, dân số lương thực thực phẩm, các căn bệnh dịch hiểm nghèo không còn là vấn đề của từng quốc gia mà ngày càng có tính toàn cầu. Để khai thác vũ trụ, nam cực, đại dượng, chế ngự bầu khí quyển... cần phải có sự nỗ lực chung của nhiều nước. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã mở ra những khả năng to lớn, để khai thác những khả năng to lớn này các nước cần phải hợp tác với nhau, thể hiện sự gia tăng về phân công lao động, chuyển giao công nghệ quan hệ xuất - nhập khẩu nhằm phát huy thế mạnh của từng nước trên thị trường quốc tế. * Cách mạng khoa học - kĩ thuật với sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: Trước đây tồn tại một thời gian quan điểm sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tài nguyên, vốn sản xuất và lao động, đó là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều rộng . Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 2, đứng trước vấn đề môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thì những yếu tố khoa học công nghệ trở nên quan trọng. Đặc điểm của yếu tố này là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất máy móc, thiết bị . Đây là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều sâu. Quan điểm này được thể hiện qua hàm sản xuất của Cobb - Douglas: Y= T.Lα .Kβ.Rγ. Trong đó: Y: Kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế (GDP) α, β, γ : Tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào T: Khoa học - công nghệ; L: Lao động; K : Vốn; R: Tài nguyên Hàm sản xuất này phân biệt 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất là những yếu tố này tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: K, L, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 20
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com R. Thứ hai là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố trên, đó là T. Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tế khác tác động tới tổng mức cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lư- ợng lao động, khả năng tổ chức quản lý. 2/ Các nhân tố phi kinh tế : Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế, ngoài những tiêu chuẩn thông thường để đánh giá sự tiến bộ xã hội, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể trong cộng đồng xã hội. Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của các quốc gia dân tộc, tạo ra một động lực mạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường, hoặc chi phối và làm biến dạng những qui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có. Đương nhiên các tác động đó cùng chiều thì tạo ra sự thúc đẩy ,ngược lại thì sẽ cản trở, xung đột. Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế. Nó có đặc điểm : - Không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó. - Phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách tách biệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng. a/ Cơ cấu dân tộc. Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia. Cơ cấu này có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc , bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu đời tạo nên những khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng bằng...) theo tỉ trọng số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số ...). Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất và về địa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục sự xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế b/ Cơ cấu tôn giáo. Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lí -xã hội riêng của dân tộc. Nhưng ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 21
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể có sự hoà hợp, nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ. c/ Đặc điểm văn hoá - xã hội. Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát triển của đất nước. Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những tập tục tốt đẹp... đã xây dựng được, mà mọi người thừa nhận từ lâu đời. Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản lí kinh tế - xã hội. Vì thế trình độ văn hoá cao là mục tiêu của sự phát triển. Để phát triển lâu dài và ổn định, đầu tư cho phát triển văn hoá được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất . d/ Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội : Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản lí kinh tế -xã hội, các luật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt: + Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước. + Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển . + Phải tạo cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, là cơ sở của sự tăng tốc trong quá trình phát triển. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 22
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu . + Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lí , có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng những thành công các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Dù quan trọng đến đâu, thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi. V. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Các mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và các mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của các mô hình kinh tế này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua môi liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học: 1/ Mô hình kinh tế cổ điển về tăng trưởng kinh tế : a/ Xuất phát điểm của mô hình : Tác phẩm "Của cải của các nước" của Adam Smith (1723 - 1790) được coi điểm mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học kinh tế và bản thân ông cũng được coi là người sáng lập ra kinh tế học . Nội dung cơ bản của tác phẩm này là : - Học thuyết về "Giá trị lao động", ông cho rằng lao động chứ không phải đất đai, tiên bạc là nguồn gốc cơ bản để tạo ra mọi của cải cho đất nước. - Học thuyết "Bàn tay vô hình ", theo ông người lao động biết rõ nhất cái gì có lợi cho họ, do vậy nếu không bị Chính phủ kiểm soát thì người lao động sẽ đ- ược mọi lợi nhuận thúc đẩy sản xuất hàng hoá và dịch vụ cần thiết, thông qua thị trường tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. - Ông đưa ra lí thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc "Ai có gì được nấy", tư bản có vốn được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì được địa tô, công nhân có sức lao động thì sẽ được nhận tiền công. Ông cho rằng nguyên tắc này là phân phối công bằng hợp lí. b/ Các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ giữa chúng: Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra kinh tế học thì David Ricardo (1772 - 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Theo Ricardo thì nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất và các yếu tố cơ bản nhất là đất đai, lao động và vốn; trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kĩ thuật nhất định, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 23
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỉ lệ cố định, không thay đổi. Trong 3 yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của sự tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Mà lương thực thực phẩm là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo đời sống của gia đình công nhân. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm xuống. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì khi lợi nhuận hạ xuống quá thấp không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh sẽ làm nền kinh tế trở nên bế tắc. Điều này chỉ có thể giải quyết bằng cách xuất khẩu hàng hoá công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm từ nước ngoài rẻ hơn, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông nghiệp . Như vậy lập luận của Ricardo là: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng. R R0 Y K, L Sơ đồ1.5: Đường tăng trưởng của Ricardo: Đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng c/ Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với sự phát triển: Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội .Thị trường với với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều tiết những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ. Đây là quan niệm "cung tạo nên cầu " Còn các chính sách kinh tế không có tác động quan trọng đối với sự hoạt động của nền kinh tế, đôi khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Đối với những khoản chi tiêu của chính là chi tiêu "không sinh lời ", còn các khoản thu đều làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm tích luỹ. 2/ Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế : a/ Các yếu tố tăng trưởng kinh tế : http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 24
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Theo K.Marx các yếu tố quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động và tiền vốn, tiến bộ kĩ thuật. Trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư . K.Marx cho rằng sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hoá đặc biệt và được các nhà tư bản mua bán trên thị trờng và được tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, cho nên họ tìm mọi cách tăng giờ làm của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kĩ thuật. Hai phương pháp trên là giới hạn cho nên để tăng giá trị thặng dư nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải tiến kĩ thuật. Vì vậy các nhà tư bản tiết kiệm phần lợi nhuận để tăng thên vốn đầu tư bằng cách chia lợi nhuận làm 2 phần: một phần giành cho tiêu dùng nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất . b/ Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng. K.Marx chia nền kinh tế ra làm 2 khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất phi vật chất. Trong đó chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội, vì vậy tổng sản phẩm xã hội chỉ toàn bộ sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định, về mặt hiện vật bao gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, về giá trị bao gồm: tư bản bất biến, tư bản khả biến và tư bản thặng dư (C+V+m). Còn thu nhập quốc dân bao gồm tư bản khả biến và giá trị thặng dư (V+m). c/ Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế với phát triển: Marx bác bỏ lí thuyết cổ điển "cung tạo nên cầu" và dự đoán về tình trạng bế tắc của sự tăng trởng do sự hạn chế đất đai gây ra . Theo ông nguyên tắc cơ bản của sự vận động trên và hàng hoá trên thị trường là phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị và hiện vật . Lưu thông hàng hoá phải đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng hàng hoá mua và bán. Nếu khối lượng cần bán và sức mua không phù hợp sẽ dẫn đến khoảng cách, nếu khoảng cách này lớn sẽ gây khủng hoảng, mà trong xã hội tư bản thường là xảy ra khủng hoảng thừa. Do vậy vai trò đặc biệt của chính sách phát triển kinh tế là nâng cao mức cầu hiện có. 3/ Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế : a/ Nội dung cơ bản : Cuối thế kỉ XIX là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật, hàng loạt các phát minh và các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến trào lưu phát triển kinh tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alpred Marshall (1842-1924) tác phẩm chính của ông là "Các nguyên lí của kinh tế học" xuất bản 1980. * Những nội dung mới của mô hình tân cổ điển : http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 25
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng, nhất định đòi hỏi những tỉ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được công nhân, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. - Tiến bộ khoa học kĩ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế . * Những quan điểm giống cổ điển : Nền kinh tế có 2 đường tổng cung : AS - LR phản ánh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, còn AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế tân cổ điển vẫn cho rằng nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lư- ợng tiềm năng ( Xem sơ đồ 1.6) Cũng giống như các nhà kinh tế cổ điển, các nhà tân kinh tế cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có sự biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể dựa vào sản lượng, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá của nền kinh tế, do đó vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. b/ Hàm sản xuất Cobb - Douglas: Các nhà kinh tế tân cổ điển cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng tr- ưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự gia tăng của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, tài nguyên và khoa học - công nghệ. Y = F(K, L, R, T) Trong đó: Y: Đầu ra (GDP) K: Vốn sản xuất L: Số lượng lao động R: Nguồn tài nguyên T: Khoa học công nghệ Hàm Cobb - Douglas có dạng: Y = T. Kα Lβ Rγ ở đây α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh tỉ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào. Sau khi biến đổi Cobb - Douglas thiết lập đợc mối quan hệ theo tốc độ tăng trởng của các biến số g = t + αk + αl + γr Trong đó: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 26
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com g: tốc độ tăng trưởng của GDP k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t: Phần còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ. AS - SR PL AS - LR PL0 AD Y0 GDP Sơ đồ 1.6 : Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng nền kinh tế luôn đạt sản lượng tiềm năng (Y0 = Y*). Như vậy hàm sản xuất của Cobb - Douglas cho biết 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yêú tố này là sự khác nhau giữa các yếu tố K, L, R với yếu tố T. Họ cho rằng khoa học công nghệ là quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế . 4/ Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế : a/ Nội dung cơ bản của mô hình * Sự cân bằng của nền kinh tế : http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 27
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Keynes có thể đạt được và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà những khoản đầu tư mới cho chỉ tiêu cho đầu tư được hình thành từ các khoản tiết kiệm đang được đa vào hệ thống. AS - LR AS - SR PL PL0 Y0 Y* GDP Sơ đồ 1.7: Keynes cho rằng nền kinh tế có thể đạt được mức cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo < Y*). Keynes cũng cho rằng có hai con đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y0 < Y*). * Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Theo ông thu nhập của các cá nhân sử dụng để cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng có xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng giảm và xu h- ướng trung bình tăng . Việc xu hướng tiêu dùng giảm làm cho cầu giảm và đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Vì vậy ông khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động kinh tế để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. *Vai trò của chính sách kinh tế với phát triển Ông cho rằng Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế để làm dịu khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng tiêu dùng của xã hội . Trước hết ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nớc để kích thích đầu tư thông qua đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để kích thích đầu tư có hiệu quả phải giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, đồng thời thực hiện lạm phát có mức độ. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công trái Nhà nước, qua đó để bổ xung cho ngân sách .Ông tán thành đầu tư cho Chính phủ vào công trình công cộng và các biện pháp khác như một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm . http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 28
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com b. Mô hình Harrod - Dmar : Nếu gọi đầu ra là Y, tỉ lệ tăng trưởng của đầu ra là g : g = ∆Y/Yt Nếu gọi s là tỉ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S: s = St/ Yt Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết, đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It). Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất, do đó It = Kt + n Nếu gọi k là tỉ số gia tăng giữa vốn và đầu ra, ta sẽ có k = ∆Kt + n / ∆Y hay k = It/ ∆Y ∆Y = It . ∆Y = It : It Vì Yt I t . Yt Yt ∆Y Do đó ta có: g = s/k ở đây k = s/g được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên rằng : Vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và của các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư . Mô hình Harrod - Domar sự tăng trưởng là do kết quả của sự tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế .Theo Harrod -Domar chính đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế . 5/ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: Dựa vào lí thuyết của Keynes, Chính phủ các nước đã sử dụng chính sách kinh tế của Nhà nước để hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp, làm tăng mức sản lượng tiềm năng. Nhưng sau một thời gian áp dụng lí thuyết này các nước có xu hướng nhấn mạnh vai trò của chính sách kinh tế, do đó lại hạn chế mức độ tự điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Trong bối cảnh đó một trờng phái kinh tế mới ra đời, các nhà kinh tế của trờng phái này ủng hộ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp chính là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết của Keynes, mà đại diện tiêu biểu là P.A Samuelson trong tác phẩm "Kinh tế học". Nội dung cơ bản của thuyết này là : a/ Sự cân bằng của nền kinh tế : http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 29
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng kinh tế không nhất thiết phải đạt tới sản lượng tiềm năng, mà thường dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường nền kinh tế vẫn còn thất nghiệp và lạm phát . Nhà nước cần xác định được tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức độ lạm phát có thể chấp nhận được để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn các tổ chức kinh doanh sẽ cố gắng sản xuất để đạt được mức sản lượng càng gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt . b/ Các yếu tố tác động đến cân bằng kinh tế Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động (K), tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa học công nghệ (T) Y = F(L,K,R,T) và thống nhất với việc phân tích của hàm sản xuất Cobb - Douglas về sự tác động của các yếu tố đến sự tăng trưởng : Y = T. Kα.Lβ.Rγ. g = t + α.k + β.l + γ.r Trong đó g: tốc độ tăng trưởng của yếu tố đầu vào t : Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ k, l, r : Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống nhất với tân cổ điển về mối quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn kĩ thuật sử dụng nhiều vốn hoặc kĩ thuật hoặc sử dụng nhiều lao động và do đó lí thuyết này cũng thống nhất với mô hình kinh tế của Harrod - Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Samuelson coi những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại là " Kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào sử dụng vốn lớn". Do đó cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác là vốn, nó là cơ sở để tạo thêm việc làm, để có công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỉ lệ vốn đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. k = It/∆Y = ∆Kt + n/∆Y và g = s/k Trong đó: k: Hệ số ICOR s: Tỉ lệ tiết kiệm g: Tốc độ tăng trưởng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 30
  • 31. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến mức tổng cầu như cách đề cập của Keynes : Y = F(C,G, I, NX) c/ Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm tỉ lệ thất nghiệp, mức giá tỉ lệ lạm phát, đó là cơ sở cơ bản để giải quyết ba vấn đề của nền kinh tế . Mặt khác, vai trò ngày càng tăng lên của Chính phủ trong đời sống kinh tế không chỉ là sự đòi hỏi can thiệp vào những khuyết tật củ thị trường, mà còn vì các mục tiêu xã hội khác . Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản : - Thiết lập khuôn khổ luật pháp - Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô - Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế - Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.Chính phủ cũng cầm đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế cho từng thời kì và sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, giá để hướng các ngành, các tổ chức kinh doanh có hiệu quả . Chính phủ thường tìm cách duy trì công ăn,việc làm ở mức cao bằng cách đa ra các chính sách thuế, chi tiêu hợp lí . Đồng thời khuyến khích một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và ô nhiễm môi trư- ờng, thực hiện phân phối thu nhập lại của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình, qua thuế thu nhập, thuế tài sản; thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng ... VI. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Sự cần thiết cho lựa chọn con đường phát triển kinh tế . a. Đặc trưng của các nước đang phát triển : - Mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Các nhà kinh tế thế giới thường lấy mức thu nhập bình quân đầu ngời 2000USD làm mốc , đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người . Hiện nay, hầu hết các nớc đang phát triển chưa đạt được mức thu nhập đến 2000USD, còn khoảng 50 nước thu nhập dưới 6000 USD /người. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế ... http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 31
  • 32. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Tỉ lệ tích luỹ thấp để có nguồn vốn tích luỹ thì cần phải hy sinh tiêu dùng, nhưng khó khăn là ở chỗ các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp , hầu như chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu.Vì vậy việc giảm tiêu dùng để tích luỹ là rất khó khăn. ở các nước phát triển thường giành từ 20 - 30% thu nhập để tích luỹ, trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm dới 10 % thu nhập. Nhưng phần lớn phần tiết kiệm này là dùng để trang trải nhà ở và trang thiết bị khác cho dân số tăng lên. Do vậy hạn chế qui mô cho tích luỹ phá ttriển kinh tế . Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kĩ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Mà nền kinh tế muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều phải có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp với trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trình độ quản lí thành thạo. - Áp lực về dân số và việc làm là rất lớn. Dân số đang phát triển vốn đã đông, sự bùng nổ về dân số ở các quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỉ lệ tăng dân số thường ở mức cao hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nên đã làm cho mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến sức mua giảm và tỉ lệ tích luỹ cũng giảm, sự mất cân đối giữa tích luỹ và đầu tư đã làm hạn chế sản xuất và dẫn đến thất nghiệp trầm trọng gây mất ổn định xã hội, nợ nước ngoài gia tăng b/ Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế là rất cần thiết. Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự phát triển kinh tế của các nớc đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra "Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng: Thu nhập thấp Năng suất thấp Tỷ lệ tích luỹ thấp Trình độ kỹ thuật thấp Sơ đồ 1.8: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hớng khác nhau .Có những nước vẫn tiếp tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu phi cận Sahara, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 32