SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THU THỦY
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THU THỦY
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên
2. TS Ngô Thị Thu Ngà
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về đạo đức, đạo đức
nghề nghiệp của giáo viên mầm non 6
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 18
1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 23
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 29
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 32
2.1. Đạo đức nghề nghiệp và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
đối với giáo viên mầm non 32
2.2. Nội dung những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên
mầm non ở Việt Nam 46
2.3. Những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 56
CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) 72
3.1. Thành tựu và những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo
viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 72
3.2. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp
của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 91
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 108
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 115
4.1. Phương hướng 115
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo
viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 122
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐĐNN : Đạo đức nghề nghiệp
ĐĐTT : Đạo đức truyền thống
GVMN : Giáo viên mầm non
KTTT : Kinh tế thị trường
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sự
quan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử. Sở dĩ như vậy vì đây là
một nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục
trẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủ
yếu trên tư duy trực quan. Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghề
nghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiều
phương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhân
cách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cái
xấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Nhà giáo
dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vào
nhân cách của nhà giáo dục. Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của
mình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sống
trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái của
người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩm
chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáo
viên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thành
nhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong công
tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao đến vai trò của đạo
đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Người đã khẳng định:
Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải
yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy
được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non
được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu
thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn
gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo... [115, tr.509].
2
Lời giáo huấn trên đã khẳng định sứ mệnh cao cả và trách nhiệm của
giáo viên mầm non đối với trẻ mầm non, đối với xã hội; đồng thời cũng
khẳng định, đạo đức nhà giáo là điều không lúc nào và không ở nơi nào có thể
sao nhãng, mà luôn phải quan tâm, giáo dục.
Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục mầm non.
Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên mầm non vừa có “đức”, vừa
có “tài”, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đang công tác trong các cơ sở
mầm non trên khắp mọi miền, hàng ngày tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ; đây
là những cố gắng rất đáng tự hào của đội ngũ này. Tuy nhiên, những tác động
từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đang đặt ra những yêu
cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người giáo
viên mầm non không thể không quan tâm giải quyết. Đó là tác động từ mặt
trái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể
là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị
tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ
nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng tăng trong khi khả năng đáp
ứng về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non còn hạn chế. Đó là những hạn
chế trong quá trình tự giáo dục của người giáo viên mầm non, là sự chậm đổi
mới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức cho người
giáo viên mầm non ở các trường sư phạm và các trường mầm non... Tất cả
những tác nhân đó đã cản trở đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng
như đến sự tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giáo
viên mầm non. Còn một bộ phận giáo viên mầm non sống thiếu lý tưởng,
không thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, thiếu ý thức chấp hành pháp luật,
nhũng nhiễu gây phiền hà cho cha mẹ học sinh, hiện tượng bạo hành trẻ vẫn
thường xuyên xảy ra gây bất bình trong dư luận xã hội. Điều này đã ảnh
hưởng tiêu cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát
triển ngành giáo dục mầm non. Để khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự
3
xuống cấp đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viên mầm non, đòi hỏi
công tác lí luận phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề "Đạo đức
nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát
thực tế một số tỉnh phía Bắc)" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về ĐĐNN của giáo viên mầm non (GVMN), luận án
khảo sát làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề
xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao ĐĐNN của GVMN ở
nước ta trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những
vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay
và nguyên nhân của thực trạng đó (qua khảo sát thực tế một số tỉnh ở phía
Bắc hiện nay).
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao ĐĐNN của GVMN ở
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, với
phạm vi là giáo viên mầm non ở Việt Nam (qua khảo sát thực tế 384 giáo viên
mầm non trên 16 trường mầm non tại một số tỉnh ở phía Bắc, cụ thể là 4 tỉnh,
4
thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội). Thời gian từ năm
2008 đến năm 2017 khi Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành Quyết định số
02/2008/QĐ - BGDĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.
- Trong Luận án, người giáo viên mầm non được xác định và nghiên cứu
là những người trực tiếp tham gia giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tại các cơ
sở mầm non. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí giáo dục mầm
non, cấp dưỡng... chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến nội dung
các chuẩn mực ĐĐNN của giáo viên mầm non, nhân tố tác động và các giải
pháp nâng cao ĐĐNN cho đội ngũ này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đạo đức, về xây dựng con người, về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là
giáo dục mầm non. Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung đề tài luận án.
- Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử là phương pháp luận nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ thực hiện
mục đích luận án.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgic, phân tích và
tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, lý luận gắn liền với thực tiễn.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn các vấn đề lý
luận về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
- Thông qua việc phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên
mầm non ở Việt Nam hiện nay, luận án đã xác định 2 vấn đề đặt ra cần giải
quyết; đồng thời, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non trong
thời gian tới.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt
lí luận vấn đề ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn cho việc
hoạch định chính sách xây dựng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời
gian tới.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
giáo dục, bồi dưỡng chuyên đề GVMN ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả
liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án được triển khai thành 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đạo đức
Đạo đức là một đề tài rất quan trọng được nhiều nhà tư tưởng quan tâm
và nghiên cứu trong lịch sử khoa học của nhân loại. Ngay từ thời cổ đại, trong
các tác phẩm của các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây đã coi đạo
đức là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra bắt buộc mọi người
phải tuân theo.
Sang thế kỉ XIX, đứng trên lập trường duy vật biện chứng, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã
hội cụ thể, nó phản ánh đạo đức thực tiễn của xã hội. Vấn đề này được các
ông trình bày trong các tác phẩm của mình: “Lời nói đầu phê phán triết học
pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học
cổ điển Đức”; “Chống Đuyrinh”… Như vậy, các nhà mác- xít đã xây dựng
nên lý thuyết về một nền đạo đức tiến bộ trong lịch sử loài người - đạo đức
cộng sản - với những nội dung khoa học nhất và cách mạng nhất.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng đạo đức học mácxít, tác phẩm "Nguyên lý
đạo đức cộng sản" của A.Siskin đã tiếp tục làm rõ nguồn gốc của đạo đức và
khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội: "Đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện
mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng
ngày" [140, tr.4].
Cuốn sách "Đạo đức học" (2 tập) của tác giả G.Bandzeladze, đã luận giải
về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như
7
mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong tác phẩm
này, G.Bandzeladze nhấn mạnh tới đặc trưng của đạo đức: "Đạo đức của con
người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã
hội" [6, tr.48]. Ông cho rằng đạo đức là “hệ thống những chuẩn mực biểu
hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những người trong quan hệ với nhau
và trong quan hệ với xã hội nói chung" [6, tr.104]. Tác phẩm này cũng đi
sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật,….
Ông cũng chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, đi đến khẳng
định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo
đức, do đó nó phản ánh những đặc trưng của bản tính người (hiểu theo nghĩa
bản chất tiêu biểu nhất và cũng là tốt đẹp nhất của con người). Đạo đức ra
đời từ chỗ quan hệ với con người như quan hệ với chính mình. Trong quan
hệ đối với mình, con người không thể nào tư lợi thì trong quan hệ đạo đức
đối với người khác, con người cũng không thể nào tư lợi. Ở đây nét đặc
trưng cơ bản nhất của đạo đức là "chí công vô tư".
Bản chất của đạo đức chính là sự quan tâm tự giác của những con
người đến lợi ích của nhau.... Khác với hành động bản năng của
loài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh
phúc của những người khác có tính chất tự nguyện [6, tr.104].
Tác giả A.G.Xpirkin trong cuốn sách: "Triết học xã hội" [174] đã khẳng
định đạo đức là: "Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp
giữa các cá nhân và hành vi con người nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích
của cá nhân và tập thể" [174, tr.125]. Với quan niệm như vậy, đạo đức được
coi là "công cụ" để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và con người trong
xã hội, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích cá nhân với cá
nhân, giữa cá nhân với xã hội.
Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác-xít
thường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống,
góp phần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức. Một số cuốn sách tiêu biểu
8
trong nước bàn về đạo đức là: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức"
[171]; "Đảng ta bàn về đạo đức" [172]; "Đạo đức mới" [83] đã xác định cơ sở
khoa học của đạo đức học. Đảng ta đã dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin
hướng toàn bộ đạo đức của chúng ta vào sự nghiệp cách mạng, vừa xuất phát từ
yêu cầu cụ thể của xã hội ta ngày nay, vừa phát huy những truyền thống cao đẹp
của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đạo đức. Theo các
tác giả, nội dung của đạo đức mới hướng vào giải quyết những nhiệm vụ cơ bản
của con người trong chiến đấu, lao động và học tập, trong gia đình, tình yêu, tình
bạn, trong quan hệ thường ngày và đời sống riêng tư. Điều này khẳng định đạo
đức phản ánh đời sống tinh thần của con người, có khả năng điều chỉnh hành vi
mỗi cá nhân hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất.
Cuốn "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" của Nguyễn Ngọc Long,
Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) [98]. Giáo trình "Đạo đức học Mác -
Lênin và giáo dục đạo đức" của tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ
(Đồng chủ biên) [139]. Các tác giả đều thống nhất khi coi đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo đức
xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội... Trong cuốn "Các dạng đạo đức xã hội" của
Trần Hậu Kiêm và các cộng sự [85] đã phân tích các dạng đạo đức xã hội
qua các chế độ xã hội: xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhóm tác giả đi đến kết luận: "Đạo
đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, qui định, điều chỉnh sự giao tiếp
và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự
thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng" [85, tr.112].
Trên những tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các
khía cạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng. Trong bài “Quan niệm mác xít về
thiện và ác” của Vũ Văn Thuấn [152] đã làm rõ hơn quan niệm của C.Mác và
Ăngghen về các phạm trù đạo đức: thiện, ác, cơ bản “là khái niệm đối lập
nhau… do hình thái ý thức, xã hội và tồn tại xã hội quyết định. Cho nên,
9
muốn tìm hiểu đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải
thích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thực
của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là trong phương thức sản xuất của xã hội chứ
không phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã
hội” [152, tr.37]. Bài "V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng" của Trần Ngọc
Linh [96] đã phân tích quan niệm của V.I. Lênin về bản chất đạo đức cách
mạng, biểu hiện của đạo đức cách mạng: tinh thần giác ngộ cách mạng cao,
lòng trung thành cao độ với lí tưởng, suốt đời phấn đấu cho lí tưởng cách
mạng, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sự
nghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỉ luật cách mạng. Tác
giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý
nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện
nay" [129] lại đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về bản chất của đạo đức,
quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền
đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Lê Trọng Ân trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức" đã nêu ra những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo
đức: "…đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức
nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương
cho quần chúng" [2, tr.16-20]. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cốt lõi
là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác
nhau thì vận dụng nội dung giáo dục đạo đức khác nhau: đối với đảng viên là
giáo dục tinh thần quên mình vì lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân
dân lao động; với mỗi công dân là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giữ gìn
của công; với lực lượng vũ trang nhân dân là giáo dục tinh thần trung với
nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì chủ
nghĩa xã hội…
Như vậy, vấn đề đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra các khái niệm đạo đức,
10
đạo đức mới, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay. Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả
kế thừa và phát triển trong những nội dung cụ thể của luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của giáo
viên mầm non
Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên là vấn đề luôn nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học. Điều này được quy định bởi tính đặc thù là
ngành giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức cho người học. Bởi thế, xã hội
luôn có những đòi hỏi rất cao về chuyên môn và đặc biệt là ĐĐNN ở mỗi
người giáo viên.
Một số công trình nghiên cứu về đạo đức của người giáo viên như: Đề tài
khoa học cấp bộ "Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Bình [11] đặt cao
tầm quan trọng vấn đề ĐĐNN của giáo viên. Qua khảo sát 247 sinh viên sư
phạm và 183 giáo viên các trường phổ thông, tác giả đã xây dựng hệ thống
các chỉ báo đạo đức giáo viên trên 8 lĩnh vực: yêu cầu về phẩm chất chính trị, ý
thức pháp luật; trong quan hệ với đồng nghiệp; trong quan hệ với học sinh; đối
với giáo viên trong công việc; trong quan hệ đối với phụ huynh học sinh, với
thiết chế nhà trường và các tổ chức trong nhà trường; yêu cầu đạo đức đối với
bản thân; trong quan hệ với nhân dân, cộng đồng, môi trường xã hội; trong quan
hệ với môi trường tự nhiên.
Một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và bài bản về lí luận giáo
dục là “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” của tác giả
Trần Khánh Đức [54]. Trên việc lược sử phát triển giáo dục thế giới và ở Việt
Nam từ truyền thống tới hiện đại, về triết lý giáo dục và các mô hình giáo dục
hiện đại, kinh tế tri thức và đặc điểm của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, tác
giả đã đi sâu phân tích vai trò của giáo viên cùng với nhân cách nghề nghiệp
trong nhà trường hiện đại, họ “không chỉ là người truyền thụ cái đã là chính
11
thống mà còn là người đề xướng thiết kế nội dung và phương pháp dạy nhằm
làm thay đổi những thị hiếu, hứng thú người học” [54, tr.160]. Ở góc độ này, cấu
trúc nhân cách nhà giáo được phân chia bởi bốn thành phần: xu hướng nghề
nghiệp (niềm tin, lý tưởng, hoài bão, lòng yêu nghề, nhân văn, tôn trọng người
học), kinh nghiệm nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc điểm sinh học.
Những thành tố trên kết hợp với nhau, có mối quan hệ qua lại, tác động mật thiết
tạo nên phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Đứng trên quan điểm mác - xít, cuốn sách “Đạo đức học Mác - Lênin và
giáo dục đạo đức” của tác giả Trần Đăng Sinh và Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ
biên) đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp; vai trò của
lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp trong việc hình thành đạo
đức về nghề. Từ trên cơ sở lí luận chung đó, các tác giả hướng tới lí giải vai trò
của nhà giáo, đó là những người “truyền thụ tri thức, dạy chữ và dạy người cho
học trò” [139, tr.148], “là cầu nối giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất
nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ” [139, tr.153]. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra các
yêu cầu về đạo đức nhà giáo trong điều kiện hiện nay cần có như: phải biết kế
thừa và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của nhà giáo truyền thống; mỗi
nhà giáo phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, hoàn thiện đạo đức, người thầy
phải gương mẫu về đạo đức, lối sống; phải giàu tình yêu thương, bao dung, độ
lượng, yêu nghề, yêu người, tức là cần có tài, có tâm, có tầm, xây dựng khối
đoàn kết của tập thể. Đây cũng là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có để
người GVMN hướng tới và xây dựng.
Trong một chừng mực nào đó, trên các tạp chí chuyên ngành một số bài
viết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của người giáo
viên. Tác giả Ngô Văn Hà với "Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của
người thày giáo" [63]; Hà Thị Thùy Dương với bài "Từ lời dạy của Bác đến
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên" [30]. Bài viết "Vai trò
của đoàn kết, mô phạm và gương mẫu trong nhân cách người giáo viên" của
12
tác giả Bùi Văn Mạnh, Bùi Mạnh Phong [109]. Các bài viết vận dụng quan
điểm của Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng các chuẩn mực đạo đức cơ bản
cho người giáo viên. Đó là các phẩm chất cơ bản: thứ nhất, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Điều đó có nghĩa, trước hết người giáo viên phải tận
tâm làm việc; tiết kiệm thời giờ, công sức; luôn ý thức trách nhiệm của mình,
công tâm, công bằng, khách quan trong đánh giá chất lượng người học. Thứ
hai, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và ý chí cầu tiến bộ, luôn phấn
đấu không mệt mỏi, đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu ngày càng
cao, đáp ứng được mong muốn của người học và yêu cầu của xã hội, có chí
tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ. Thứ ba, chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh
thần sáng tạo trong công việc, tích cực nghiên cứu, cải tiến trong công tác
giảng dạy và học; áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đối
tượng học viên để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Thứ tư, thân ái, hợp
tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc, gương mẫu với học sinh; có
tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chung sức vì sự nghiệp giáo dục.
Đề cập một nội dung nhỏ trong luận án có bài viết "Lý luận nhân cách
trong triết học Mác" của tác giả Hoàng Anh [1]. Ở đây cấu trúc của nhân cách
của mỗi cá nhân được tác giả phân định làm 2 yếu tố: phẩm chất và năng lực,
trong đó đức được coi là “gốc”, cơ sở nền tảng của nhân cách, biểu hiện qua:
phẩm chất xã hội (thế giới quan, lập trường, thái độ chính trị - xã hội, thái độ
lao động), phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất ý chí, tính kỉ luật, cung
cách ứng xử, sự phát triển cao của ý thức thẩm mỹ. Tài là năng lực hoạt động
được giao với chất lượng và hiệu quả cao. Sự thống nhất giữa phẩm chất và
năng lực, giữa đức và tài mà mỗi cá nhân đạt được trong quá trình học tập, lao
động, tu dưỡng được xã hội thừa nhận như một giá trị đã tạo thành nhân cách
của chính cá nhân đó. Từ góc độ nghiên cứu đó, tác giả chỉ ra tính quy luật
hình thành phát triển nhân cách; đó là vai trò của quá trình giáo dục, tự giáo
13
dục và hoạt động thực tiễn giúp hình thành thế giới nội tâm, tự giác phấn đấu,
cải tạo, xây dựng niềm tin, lý tưởng của bản thân; tác động của nhân tố chủ
quan và điều kiện khách quan, điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó tầng sâu
nhất quy định sự nhân cách con người là quan hệ lợi ích, nhân tố văn hóa.
Trên quan điểm của các nhà quản lí, những yêu cầu về phẩm chất đạo
đức cơ bản của người giáo viên được khẳng định các văn bản pháp quy như:
trong Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2018) tại Điều 70 chỉ ra các chuẩn mực
đạo đức nhà giáo cần có: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn
được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề
nghiệp, lí lịch bản thân rõ ràng, nêu gương tốt cho người học. Điều này có
nghĩa nhà giáo phải là người có lý tưởng nghề nghiệp, nhận thức cao trách
nhiệm công việc của mình với bản thân và cộng đồng xã hội.
Đi sâu về đạo đức nhà giáo, ngày 16 tháng 4 năm 2008, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT
quy định về Đạo đức nhà giáo. Trong đó điều 4, chương II có qui định cụ
thể về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên bao gồm: thứ nhất là tâm
huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có
tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và
trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với
người học, đồng nghiệp. Thứ hai là tận tụy với công việc; thực hiện đúng
điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng
trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người
học; luôn thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng,
lãng phí. Thứ ba là có ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Văn bản này chính
là định hướng giúp cho đội ngũ giáo viên tự soi mình vào, trau dồi, hoàn
thiện theo yêu cầu trên.
14
Khi đề cập tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, trên thế giới
đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở đi sâu phân tích đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ mầm non, từ đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình. Tiêu
biểu như: nhà tâm lí học Hênh - Wallon đã chỉ ra các giai đoạn phát triển tâm
lí trẻ em trong cuốn “Những nguồn gốc và tính cách của trẻ em” [71]; D.B.
Encômn với công trình “Tâm lí học trẻ em” [57], cuốn sách “Chuẩn đoán sự
phát triển trí tuệ của trẻ trước tuổi đi học” của tác giả A.B.Zapôrôjets [177].
Điểm chung của các tác giả này đều chia giai đoạn phát triển của trẻ em theo
3 giai đoạn: thời kì sơ sinh, thời kì ấu nhi, thời kì mẫu giáo. Ở trẻ mẫu giáo, tư
duy trực quan - hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế. Khi hành động với các biểu
tượng trong óc, đứa trẻ hình dung được các hành động thực tiễn và kết quả
của những hành động đó. Trẻ dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xung
quanh; thèm khát sự trìu mến, thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước những
thái độ, thờ ơ lạnh nhạt của bố mẹ, cô giáo. Động cơ đạo đức về những chuẩn
mực hành vi xã hội “được phép” và “không được phép” bước đầu được nhận
thức ở trẻ. Trên đặc điểm đó, người GVMN vừa phải nắm rõ tâm sinh lý, vừa
là người bạn, là nhà giáo dục dẫn dắt trẻ mầm non từng bước đạt mục tiêu
giáo dục. Chính tình yêu trẻ thơ là động lực giúp người GVMN hoàn thành
công tác giáo dục, đây cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết
của đội ngũ này trong GDMN.
Dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm sư phạm của nhà giáo dục V.A
Xukhomlinxki đối với quá trình giáo dục học sinh trong cuốn sách "Trái
tim tôi hiến dâng cho trẻ" [175]. Theo ông tình yêu trẻ, tinh thần nhiệt
huyết với sự nghiệp giáo dục là phẩm chất đầu tiên trong giáo dục mầm
non. Dạy học trước hết là sự giao tiếp tâm hồn. Nếu không có sự giao tiếp
tâm hồn thường xuyên giữa giáo viên và học sinh, nếu không có sự thâm
nhập vào thế giới tư tưởng, tình cảm, rung động của nhau thì không thể có
15
năng lực xúc cảm, đây là yếu tố cốt tử của năng lực sư phạm, năng lực giáo
dục. Người giáo viên chân chính của trẻ là người sẵn sàng hiến dâng trái
tim cho trẻ. Dạy trẻ, phải hiểu trẻ, thương trẻ, tôn trọng trẻ, phải trở thành
trẻ em ở một mức độ nào đó. Giáo dục trẻ em phải hướng vào chủ đích thúc
đẩy sự phát triển đầy đặn và hài hoà toàn bộ sức mạnh về thể chất và tâm
hồn của trẻ. Đó là sự thống nhất hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm, trái tim và
khối óc, giữa xúc cảm và năng lực trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, giao
tiếp - tức là toàn bộ cuộc sống tinh thần, hiểu cả về mặt lý trí và xúc cảm,
mặt thể chất và mặt trí tuệ. Do vậy, đức, trí, thể, mỹ, lao động, học và chơi
hoà quện vào nhau trong một thể thống nhất chi phối hoạt động của đội ngũ
này. Đó chính là các phẩm chất cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp của
người giáo viên mầm non.
Cuốn sách "Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em" của tác giả Ngô
Công Hoàn [74] lại tiếp cận ĐĐNN trên phương diện về “ứng xử”, “giao
tiếp” giữa GVMN với trẻ mẫu giáo, vai trò của vấn đề này trong quá trình
phát triển tình cảm nhân cách con người. Để thực hiện mục tiêu giáo dục của
mình, nguyên tắc ứng xử được hiểu là những quan điểm nhân sinh định
hướng chỉ đạo hành vi tiếp xúc giữa cô và trò, đó là: yêu thương trẻ như con,
em của mình. Hành vi bế, ẵm, vỗ về trẻ của GVMN như tình cảm của người
mẹ dành cho con, tận tụy, khéo léo, dịu dàng chăm sóc trẻ. Cô giáo phải thành
tâm, thiện ý dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho học sinh, kích thích sự
phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ cho trẻ mầm non. Hoạt động nghề nghiệp
bồi đắp thêm tình cảm với trẻ mầm non, qua đó ý thức nghề nghiệp của
GVMN được hình thành.
Dựa trên sự tổng kết thực tiễn, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn
sách "Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn" [164] lại coi trẻ
em là thế giới tuổi thơ, đầy vui nhộn và vô cùng hấp dẫn, nhiệm vụ GVMN
từng bước đưa trẻ khám phá những chân trời tri thức khác nhau bằng con
16
đường giáo dục: giáo dục thẩm mĩ, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức cho trẻ.
Trong quá trình giáo dục đạo đức cần chú ý đến giáo dục "lễ giáo" tức là
"giáo dục hành vi ứng xử với mọi người xung quanh theo đúng phép tắc đã
được xã hội quy định" [164, tr.334], hình thành lòng nhân ái cho trẻ mầm
non. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó này thì bản thân người GVMN phải là
tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức trong sáng, chuẩn mực trong giao tiếp
với học sinh tức là cần phải có đạo đức nhà giáo.
Khắc họa rõ nét nhất về ĐĐNN của GVMN là công trình của tác giả Hồ
Lam Hồng: "Nghề giáo viên mầm non" [76]. Từ việc phân tích khái niệm
nghề để đi tới khái niệm nghề GVMN là:
Lĩnh vực lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo,
GVMN có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lí
trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về
những kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục
trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người
mới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa [76, tr.12].
Đặc thù lao động của nghề GVMN khác biệt về đối tượng, công cụ
nghiên cứu vừa có tính khoa học, tính nghệ thuật, sáng tạo để có thể linh hoạt
giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Nhân tố cốt lõi của nghề GVMN là nhân cách của người dạy học, đó là "tổ
hợp những phẩm chất đạo đức và năng lực có ảnh hưởng tới chất lượng và
hiệu quả lao động trong quá trình hành nghề" [76, tr.55]. Theo tác giả, muốn
tạo nên sự thành công trong quá trình chăm sóc, dạy học và giáo dục trẻ đòi
hỏi GVMN phải có một thế giới quan nhất định và một số phẩm chất đạo đức
đặc biệt trong nghề: yêu quý trẻ em; yêu nghề và muốn gắn bó với nghề; tận
tụy trong công việc; kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với học sinh; linh hoạt,
nhạy cảm trước sự thay đổi tâm sinh lý ở trẻ.
17
Nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai và Đinh Thị
Kim Thoa với công trình nghiên cứu "Tâm lí học trẻ em - lứa tuổi mầm non"
[165] đã đi sâu phân tích các đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ từ lọt lòng đến
6 tuổi đặc biệt chú ý giai đoạn từ 3-6 tuổi. Sự xác định ý thức bản ngã và tính
chủ định được định hình rõ trong hoạt động tâm lí, đã có các chuẩn mực đưa
vào trong đánh giá người khác và bản thân. Sự gương mẫu trong giao tiếp,
ứng xử của giáo viên sẽ tạo dấu ấn tốt hay xấu đi theo suốt cuộc đời của trẻ.
Bởi vậy xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN cho GVMN được đặc biệt đề cao
trong giáo dục trẻ mẫu giáo.
Bàn về kĩ năng giao tiếp của người GVMN có các bài báo trên các tạp
chí như: tác giả Phan Thị Hoa với bài: "Văn hóa giao tiếp ứng xử của người
giáo viên trong trường mầm non" [72]. Trong bài viết, tác giả coi văn hóa
giao tiếp ứng xử là những kĩ năng cơ bản được GVMN vận dụng linh hoạt
trong mối quan hệ giữa cô và trò. Nguyên tắc giao tiếp ứng xử dựa trên việc:
yêu thương trẻ như con, em của mình; luôn thỏa mãn hợp lí những nhu cầu cơ
bản của trẻ; bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi
của mình, người GVMN sẽ tạo cho trẻ mầm non cảm giác an toàn, bình yên,
dễ chịu, gieo vào những sắc thái cảm xúc tích cực trong tâm hồn con trẻ.
Bài viết "Bàn về nhân cách người giáo viên mầm non đáp ứng với yêu
cầu đổi mới giáo dục mầm non" của tác giả Trần Thị Thanh [149]. Nhân cách
người giáo viên được tác giả định nghĩa là: “tổ hợp những phẩm chất đạo đức
và năng lực ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả lao động trong quá trình
hành nghề” [149, tr.249]. Cấu trúc nhân cách người GVMN được tác giả bước
đầu phác thảo trên 3 lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị (tinh
thần yêu nước; yêu thương, tôn trọng trẻ; yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có
trách nhiệm cao với nghề; có ý thức tổ chức, biết yêu thương đồng cảm với
mọi người); kiến thức; kĩ năng nghề nghiệp. Như vậy, vấn đề đạo đức nghề
18
nghiệp được tác giả đánh giá là một trong yếu tố nền tảng hình thành nhân
cách bền vững của người GVMN.
Bàn về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, Quyết định số 02/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non. Trong đó tại Điều 5, chương II: đã quy định cụ thể về
chuẩn nghề nghiệp GVMN trên lĩnh vực đạo đức: đó là phải nhận thức tư
tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chấp hành tốt pháp luật, chính sách
của Nhà nước, các qui định của ngành, nhà trường, có đạo đức, nhân cách, lối
sống lành mạnh, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, trung thực trong công
tác, đoàn kết với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
Tóm lại, các công trình trên phần lớn đã tập trung phân tích kĩ năng và
yêu cầu nghề nghiệp cần thiết để người GVMN thực hiện tốt nhiệm vụ giáo
dục, chăm sóc trẻ mầm non. Những công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ
sở lý luận và thực tiễn để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và phát triển công
trình của mình.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đa số những nghiên cứu trong thời gian qua đều nhìn nhận thực trạng
ĐĐNN của giáo viên nói chung và GVMN nói riêng như là một bộ phận của
thực trạng đạo đức xã hội. Các nhân tố như nền kinh tế thị trường, đời sống
vật chất của xã hội, trình độ nhận thức của cá nhân được nhìn nhận và lý giải
là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức xã hội,
trong đó có đạo đức của một bộ phận GVMN.
Các đề tài cấp nhà nước: Thái Duy Tuyên với đề tài: "Nghiên cứu con
người Việt Nam trong kinh tế thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp
cận" [163]; "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển
19
kinh tế - xã hội" của tác giả Phạm Minh Hạc [64]. Các đề tài đều thống nhất
quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý nhất - yếu tố quyết định sự
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị
trường (KTTT), toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã tác động tích cực và tiêu cực
ảnh hưởng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; một đội ngũ người lao
động sáng tạo, năng động được sinh ra từ đây, đồng thời cũng nảy sinh lớp
người lười biếng, thích hưởng thụ. Những biến đổi trong thang giá trị đạo đức
buộc chúng ta phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng và phát huy tốt nguồn
nhân lực, xây dựng chiến lược giáo dục phù hợp, thực hiện công bằng trong
giáo dục, đặc biệt coi việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức nhà giáo là một
trong vấn đề trọng tâm cần hướng tới.
Cuốn sách "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện
nay" của tác giả Nguyễn Chí Mỳ [122]; phân tích sự biến đổi các thang giá
trị đạo đức dưới tác động của nền KTTT đang diễn ra rất phức tạp, có sự
đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối
sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng,
dối trá, ích kỉ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ
quản lý (một bộ phận GVMN) cũng chịu những tác động sâu sắc biểu hiện:
một bộ phận cán bộ dùng quyền lực mưu lợi, làm giàu cho cá nhân, tham ô,
tham nhũng nảy sinh; sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đã để cho
những nhu cầu hợp lý trở thành đòi hỏi phi lý, những nhu cầu vật chất
chính đáng trở thành những ham muốn quá đáng, thành dục vọng của cuộc
sống; sự lơ là trong giáo dục, buông lỏng kiểm tra, giám sát của các cấp các
ngành… Tất cả vấn đề trên là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến
đạo đức của cán bộ quản lý nước, làm cho họ xa rời lý tưởng Đảng, xa rời
quần chúng nhân dân.
20
Tác giả Lê Thị Tuyết Ba với công trình "Ý thức đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" [3]; và cuốn "Mấy vấn đề về đạo đức
học mácxit và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [86]. Trong các tác phẩm này, các tác
giả đều nghiên cứu tác động của KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
trong việc hình thành những chuẩn mực giá trị mới ở nước ta hiện nay. Kinh
tế thị trường đã tác động tích cực đến ý thức, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, quần chúng nhân dân ở Việt Nam, làm cho "tư duy đạo đức của
con người và xã hội đang chuyển theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm
tiêu chuẩn đánh giá năng lực và thước đo phẩm chất người lao động. Xã hội
đang dần hình thành một xu hướng mới, cổ vũ cho thái độ lao động hăng say,
hết mình, với tất cả tình cảm, tinh thần, trách nhiệm công dân và lương tâm
của con người". Nhưng cũng chính nền kinh tế này đã dẫn đến việc xuất hiện
"lối sống thực dụng, cá nhân ích kỉ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên đã góp phần làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sản
xuất, kinh doanh ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở". Điều này không chỉ gây
thiệt hại kinh tế cho đất nước mà còn vi phạm nghiêm trọng những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc. Các công trình trên mở ra cho tác giả các hướng
nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận luận giải các vấn đề cơ bản trong luận án
của mình.
Các bài viết trên các tạp chí trong nước như: bài "Toàn cầu hóa đến đạo
đức sinh viên hiện nay" của tác giả Võ Minh Tuấn [162]; "Toàn cầu hóa và
sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức
[56]. Bài viết: "Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế" của tác giả Nguyễn Huy Phòng [127]; Nguyễn Thanh
Bình với bài: "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" [10]; tác
giả Hoàng Thúc Hào với bài ""Ô nhiễm" đào tạo kiến trúc sư và đạo đức
của người thầy" [70]; bài "Thực trạng vị thế của người thầy trong xã hội
21
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của Lê Thị Thu Diệu, Võ
Ngọc Lan [23]; tác giả Nam Việt trong bài "Chất lượng và lương tâm của
người thầy" [173]; bài "Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Văn Hòa [73] đều
đã chỉ ra tác động tích cực và tiêu cực của KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế đến đạo đức xã hội và đặc biệt đạo đức nhà giáo. Theo các tác giả
tác động tích cực đó là sự phát triển khoa học - công nghệ trong điều kiện
của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi người thầy không ngừng
tự đổi mới, hoàn thiện phẩm chất đạo đức nhà giáo bởi họ không chỉ là "nhà
sư phạm" mà còn là "nhà mô phạm". Bên cạnh đó, mặt trái của KTTT, toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức người
thầy như: sa rời lí tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống thực dụng,
không tình nghĩa,… những hiện tượng trên dù rất ít nhưng đã tác động lớn
đến đời sống xã hội và làm hoen ố hình ảnh một nghề cao quí được cả xã hội
tôn vinh.
Ở một lĩnh vực nhỏ khi phân tích lĩnh vực giáo dục đạo đức của giáo
viên mầm non, tác giả bài: "Ảnh hưởng của văn hóa đến việc đào tạo giáo viên
mầm non" của tác giả Hoàng Thị Phương [133] đã chỉ ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến ĐĐNN của GVMN hiện nay như: một số GVMN chưa đạt
chuẩn đào tạo theo qui định của Luật Giáo dục; phương pháp chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ còn hạn chế; còn có những giáo viên chưa thực sự yêu thương,
công bằng với trẻ, còn vi phạm qui chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo làm
ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, một số kiến thức về các vấn đề xã hội còn yếu…
Đặc biệt sự khác biệt về văn hóa vùng miền cũng là một rào cản vô hình làm
cản trở đến việc đổi mới giáo dục mầm non, quá trình rèn luyện phẩm chất đạo
đức nhà giáo: như trình độ chung ở hệ thống văn hóa tộc người; trình độ riêng
có liên quan đến kinh nghiệm ban đầu của một người với đặc điểm cá nhân
trong trạng thái trưởng thành; có tính cộng đồng.
22
Nhằm làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay có bài
viết "Mức độ stress của giáo viên mầm non" của nhóm tác giả Trịnh Viết
Then và Nguyễn Thị Minh [151]. Thông qua việc sử dụng phương pháp điều
tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu 635 GVMN tại các trường công lập và ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhóm tác giả đã đánh giá mức
độ stress của đội ngũ này: 38% số GVMN bị stress thấp, 13,1% số GVMN
bị stress thấp, 2,8% số GVMN bị stress cao, 0,6% bị stress rất cao [151,
tr.69]. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, song theo tác giả nguyên
nhân chính là do áp lực công việc quá lớn đã gây sự căng thẳng tâm lý cho
bản thân các cô, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, thời gian chuẩn bị,
chất lượng giờ dạy, đạo đức, hành vi, ứng xử của đội ngũ này trong hoạt
động nghề nghiệp của mình.
Trước tình hình vi phạm ĐĐNN của giáo viên toàn ngành giáo dục,
trong đó có GVMN, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 8077/2007/CT-
BGD&ĐT và Chỉ thị số 505/CT-BGD&ĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng
cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường
bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục. Các văn bản đang được triển khai có hiệu quả đến tất cả
đội ngũ giáo viên trong cả nước, xây dựng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp
của người giáo viên.
Các công trình nghiên cứu trên khi phân tích thực trạng ảnh hưởng đến
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non thường tập trung nghiên cứu mặt
trái của nền kinh tế thị trường làm giảm lí tưởng nghề nghiệp, tình yêu nghề,
lòng yêu trẻ của đội ngũ này. Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng ta cần nhìn
rộng, thấy được tất cả các nguyên nhân tích cực và hạn chế để trên cơ sở đó
xây dựng phương hướng và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo
đức nghề nghiệp của đội ngũ này.
23
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI
PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhìn nhận việc nâng cao ĐĐNN cho người giáo viên mầm non gắn liền
với chiến lược phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, một số
công trình chú ý nhiều đến những quan điểm, những giải pháp mang tính định
hướng tổng thể, cụ thể như:
Đề tài KX. 04-06 do tác giả Phạm Tất Dong chủ nhiệm (được viết thành
sách "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng") [25], sau khi nghiên cứu
một cách tổng thể tầng lớp tri thức Việt Nam, chỉ ra vai trò, nhiệm vụ quan
trọng của tri thức giáo dục đại học trong việc đào tạo tri thức mới, bồi dưỡng
và phát triển nhân tài cho đất nước. Đề tài hướng tới giải pháp: "Nếu có
chính sách đào tạo đúng đắn thì đội ngũ tri thức có nguồn bổ sung phong
phú và do đó chất lượng đội ngũ tri thức sẽ phát triển không ngừng" [25,
tr.140]. Đồng thời kết luận: "Đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ tri thức phải
là một xu hướng ưu tiên" [26, tr.161]… Bởi vậy, việc xây dựng chính sách
phát triển giáo dục - đào tạo khả thi, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với
trí thức đúng đắn là một trong những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực
con, trong đó có xây dựng đội ngũ GVMN và hệ thống chuẩn mực ĐĐNN
cho đội ngũ này nói riêng.
Cuốn sách "Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực" của Phạm Minh Hạc
[66]; cuốn “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục mầm non” của tác giả Đặng Bá Lâm
[88]. Đứng dưới góc độ các nhà quản lí, đào tạo nhân lực và giáo dục nhân
cách là những biện pháp vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có liên quan chặt chẽ với
nhau. Vấn đề đào tạo nhân lực cần được xem xét một cách tổng thể, toàn
diện bao gồm: đào tạo mọi cấp học, các loại hình đào tạo, đào tạo chuyên
sâu, đào tạo nhân tài. Đào tạo phải chú ý cả hình thức, nội dung, số lượng
lẫn chất lượng của con người, tức là tất cả những vấn đề liên quan tới thể
24
chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp chuyên
môn. Cùng với đào tạo nhân lực, giáo dục nhân cách giữ một vị trí, vai trò
hết sức quan trọng, là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Các tác giả
khẳng định, làm được việc đó cần thực hiện tốt khẩu hiệu "giáo dục cho mọi
người và mọi người làm giáo dục"; coi giáo dục mầm non là bước nền tảng
đầu tiên khi giáo dục con người. Toàn dân, toàn Đảng, các cấp, các ngành,
các đoàn thể phải dấy lên một cao trào học tập và thực sự làm tốt công tác
giáo dục; kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội - tất cả vì một môi trường giáo dục lành mạnh. Thầy cô giáo cần
làm gương cho học sinh, tự hoàn thiện nhân cách bản thân, nêu cao trách
nhiệm trước thế hệ trẻ, trước đất nước. Thực hiện các chính sách riêng cho
giáo dục mầm non. Tất cả chung sức thực hiện nhiệm vụ cơ bản, mục tiêu
cao nhất của giáo dục là "dạy người", là giáo dục nhân cách, bắt đầu một
thời kỳ phát triển mới của nền quốc học nhân dân của đất nước ta.
Cuốn sách "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp"
của tác giả Nguyễn Duy Quý [136] đã phác họa một cách trung thực, khá
toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức XHCN ở Việt Nam trên cả hai phương
diện tích cực và tiêu cực. Khi sử dụng những số liệu điều tra xã hội học
phong phú, có tính thuyết phục, tác giả đã làm rõ thực trạng đạo đức của cán
bộ, đảng viên, công chức, thanh niên trong lao động, trong gia đình. Những
yếu kém biểu hiện trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra
giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực công tác tổ chức
và cán bộ… đã tạo nên mặt trái của nền KTTT. Do pháp luật không đầy đủ,
đồng bộ, kém hiệu lực đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa,
biến chất. Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bỏ trống, đã lấn át
và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại nhân cách [136, tr.2]. Để
khắc phục được vấn đề trên, theo tác giả cần có các phương hướng và giải
25
pháp xây dựng đạo đức xã hội theo hướng "…cần phải có một hệ thống các
giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục…" [136, tr.282].
Cuốn sách "Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp"
của tác giả Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (chủ biên) [55] đã nghiên cứu tác
động của nền KTTT tới biến đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa đạo đức, trên
bình diện tích cực được biểu hiện là "tính năng động và tích cực công dân
được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không
khí dân chủ trong xã hội tăng lên" [55, tr.87]; hình thành lối sống lao động,
hay đó là đặc trưng lao động và thái độ lao động của lối sống. Con người
được coi có đạo đức, có tinh thần yêu nước phải là người có năng lực để lao
động tự giác, làm việc hết mình vì trách nhiệm với mình và với xã hội. Đồng
thời với bình diện tiêu cực phải nói tới:
Ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái nhân tính
trong quan niệm sống và lối sống đang có chiều hướng gia tăng
trong xã hội ở các tầng lớp, các đối tượng khác nhau… Việc đề cao
lợi ích, trước hết là lợi ích là lợi ích vật chất cũng như ý thức về cá
nhân với những nhu cầu riêng, cá tính riêng được kích thích phát
triển [55, tr.101].
Từ thực trạng trên, tác giả xây dựng các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn
đề tồn tại trên: Xây dựng mô hình xã hội - kinh tế là cơ sở vật chất của nền
kinh tế, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, xác định nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước
trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội như đảm bảo
nguyên tắc công bằng xã hội, giải quyết chính sách tiền lương, tác giả coi đây
là vấn đề “nhạy cảm” vì không xử lý tốt vấn đề này sẽ dễ nảy sinh nhiều hiện
tượng tiêu cực, cần có chế độ đãi ngộ riêng cho những nhà chuyên môn giỏi,
nhà khoa học đầu ngành; chấn hưng nền giáo dục - đào tạo, coi đầu tư cho con
26
người là đầu tư “thông minh và bền vững nhất”, tăng ngân sách đầu tư cho hai
lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế để từng bước hiện đại hóa các cơ sở giáo
dục, y tế, trả lương tương đối cao cho thầy giáo, thầy thuốc.
Cuốn sách: “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trịnh Duy Hưng [81], đã phân tích sâu
sắc tác động của nền KTTT đối với đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ
bản. Theo tác giả, để khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy những mặt
tích cực của nền KTTT đối với nền đạo đức xã hội hiện nay cần phải tiến
hành đồng bộ các biện pháp: Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và
hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững
chắc và nhân văn cho việc sự phát triển của đạo đức. Hai là, đẩy mạnh dân
chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỉ cương xã hội làm cơ sở cho nền
đạo đức mới. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo
đức trong phạm vi toàn xã hội, chú trọng xây dựng chương trình, phương
pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho cả thầy giáo và học sinh [81, tr.218].
Cuốn sách: "Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn"
của tác giả Trần Bá Hoành [75]. Dưới góc độ của một nhà sư phạm, tác giả
đã phân tích vai trò của người giáo viên trước thềm thế kỉ XXI đó là "lực
lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết
định chất lượng và hiệu quả giáo dục", vị trí ngành sư phạm trong hệ thống
giáo dục quốc dân, làm rõ được đặc điểm lao động của người giáo viên
khác với các ngành khác về mục tiêu, đối tượng, chất lượng giáo dục. Trên
tính đặc thù đó, nhân tố cơ bản cần có ở mỗi thầy cô giáo: thế giới quan
cách mạng, lòng say mê nghề nghiệp, lòng yêu thương học sinh vô bờ bến;
đó chính là sức mạnh nội tâm, là phẩm chất đạo đức cao quý, đặc trưng cho
nhân cách nhà giáo. Đặc biệt, trên cơ sở so sánh kinh nghiệm đào tạo giáo
viên các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin…tác giả suy nghĩ về định
27
hướng chiến lược phát triển khoa học giáo dục, đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Khi đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức người giáo viên,
các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với bài viết "Những giải pháp chủ yếu để
nâng cao đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [61]; bài viết "Xây
dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện
nay" của Lê Thị Thu Huyền [80]; bài viết "Kinh tế thị trường và đạo đức
người thầy hiện nay" của Nguyễn Thanh Bình [10]; tác giả Nguyễn Văn Tỵ
với bài "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện
nay" [166]; bài viết "Rèn luyện nhân cách nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Công [22]. Các
bài viết trên đều cho rằng để nâng cao đạo đức nhà giáo cần thực hiện một
cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp: những điều kiện kinh tế - xã hội
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đạo đức người thầy trong điều
kiện hiện nay; kế thừa và đổi mới các chuẩn mực đạo đức người thầy
truyền thống đáp ứng yêu cầu của KTTT định hướng XHCN và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong đó lấy đạo đức mới, đạo đức
Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam, phương châm của mọi hành vi đạo
đức; đẩy mạnh việc nghiên cứu và xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức người
thầy mới đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH; tạo dư luận xã hội tốt, ủng hộ
những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy, cần chú trọng làm tốt
việc nêu gương "người tốt, việc tốt"; tích cực xây dựng lập trường, bản lĩnh
chính trị; có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng; nêu cao tinh thần trách nhiệm,
dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực chất.
Tác giả Phạm Thị Loan trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ
giáo viên và vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non"
[97]. Từ việc nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ giáo viên: tầm quan trọng của người giáo viên trong hệ thống giáo dục
28
quốc dân; mối quan hệ giữa đức và tài, tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ là
yêu cầu cốt lõi trong nhân cách của đội ngũ này. Quán triệt lời dạy đó, theo
tác giả cần xây dựng chuẩn mực đạo đức GVMN theo các nội dung: trung với
nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính…Yêu cầu
đặt ra cho đội ngũ này phải hiểu vai trò giáo dục mầm non; nắm chắc được
định hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục
trẻ; thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; củng
cố, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm, các khoa đào tạo
GVMN; xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với năng
lực công tác của đội ngũ này.
Đề cập các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN có Nghị
định số 244/2005/QĐ-TTG và Nghị định số 54/2011/ND-CP về chế độ phụ
cấp ưu đãi, chế độ thâm niên cho nhà giáo, hướng tới xây dựng đời sống vật
chất ổn định cho người giáo viên mầm non. Đặc biệt Quyết định số 1677/QĐ-
TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về “Đề án phát triển Giáo dục
mầm non giai đoạn 2018 - 2025”. Trong đề án mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất,
nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là vấn đề được
quan tâm hàng đầu đối với giáo viên mầm non. Đó cũng chính là động lực mạnh
mẽ góp phần thúc đẩy việc nâng cao ĐĐNN của GVMN đạt kết quả cao, xứng
đáng là đội ngũ vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục
và đào tạo.
Qua nghiên cứu, cho thấy chưa có một công trình khoa học chuyên sâu
nào nghiên cứu về những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho giáo viên mầm non. Tuy nhiên, những công trình nêu trên sẽ là
những tư liệu khoa học quý giá để tác giả luận án đề ra phương hướng và xây
dựng những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên
mầm non ở Việt Nam hiện nay.
29
1.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI LUẬN ÁN
1.4.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp khoa học, có giá trị cả
về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu vấn đề đạo đức và đạo đức nghề
nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu đó
biểu hiện trên một số phương diện cơ bản sau:
Một là, các công trình nêu trên, từ nhiều khía cạnh nghiên cứu khác
nhau đã một phần nào đó đưa ra lý luận căn bản về đạo đức.
Hai là, các công trình và đề tài nêu trên đã từng bước phân tích nội dung
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non; đồng thời chỉ ra những nhân tố
tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Ba là, ở một mức độ nhất định các công trình đã đề cập tới thành tựu và
hạn chế trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo
viên mầm non, các nguyên nhân cơ bản, bước đầu gợi ý một số giải pháp
nhằm khắc phục thực trạng trên.
Với những đóng góp đó, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn
tài liệu tham khảo quý báu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện
luận án.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án
Xem xét tổng thể các đề tài nghiên cứu, có thể nhận thấy, cho đến nay,
chưa có một công trình, một đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ
thống dưới góc độ Triết học vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm
non và vai trò của vấn đề này trong giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay.
Điều đó đã thôi thúc tác giả luận án đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung các kết quả nghiên cứu nêu
trên, luận án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
30
Một là, trên cơ sở khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác giả đưa
ra khái niệm đạo đức nghề nghiệp của GVMN; chỉ rõ tính đặc thù và tầm
quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non. Từng bước
đi sâu phân tích nội dung các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
này trong bốn mối quan hệ cơ bản: với trẻ mầm non; với đồng nghiệp; với
phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội; với bản thân mình.
Hai là, phân tích thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên
nhân cơ bản, đặt ra các vấn đề cần giải quyết từ thực trạng trên.
Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong thời gian tới.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non đã có
khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Nhìn chung, ở mỗi đề tài, mỗi công trình, mỗi giai đoạn nghiên cứu các
tác giả đã đề cập đến những khía cạnh cụ thể trong đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non. Theo cách tiếp cận của đề tài, tác giả đã nghiên cứu các
tài liệu, các công trình liên quan đến đề tài luận án theo ba nội dung như sau:
Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức,
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Hai là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến phương
hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm ở Việt
Nam hiện nay.
31
Qua nghiên cứu, có thể thấy cho đến nay, dưới góc độ triết học, những
công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non chưa thực sự rõ nét. Do đó, cần thiết phải có một công
trình khoa học mang tính chất triết học chuyên sâu nghiên cứu, khảo sát về
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay; xác định
nguyên nhân, chỉ ra phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này. Các đề tài, công trình nghiên
cứu nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án có những luận chứng
cụ thể khi triển khai các nội dung trong luận án của mình.
32
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM
2.1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON
2.1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức xuất hiện sớm trong
quá trình phát triển của xã hội, nó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa con
người với con người, giữa con người với xã hội. Đạo đức luôn là một trong
những phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phần
quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ xã hội. Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,
bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội.
Bản chất của hành vi đạo đức là tính tự nguyện, tự giác của chủ thể, là
hành động vì lợi ích của người khác và có sự thống nhất với lợi ích xã hội nói
chung. Vì vậy, các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thức
khẳng định một lợi ích chính đáng hay không chính đáng theo những yêu cầu,
chuẩn mực của xã hội. Đạo đức bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh tồn tại xã
hội, thực tiễn lao động sản xuất, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của
con người một giai đoạn lịch sử nhất định.
Do phản ánh các yêu cầu của xã hội, do phương thức điều chỉnh tự giác,
tự nguyện nên đạo đức có vai trò to lớn, độc đáo đối với sự phát triển xã hội
và con người. Với tư cách một hiện tượng xã hội, đạo đức gắn liền với tất cả
các lĩnh vực hoạt động của con người và là phương diện cấu thành của tất cả
các lĩnh vực đó. Chính con người (chứ không phải một sức mạnh siêu nhiên
nào đó) trong hoạt động sinh sống mang tính xã hội của mình đã tạo ra các
33
nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức; đồng thời tự giác và tự nguyện điều
chỉnh các hoạt động của mình theo các nguyên tắc, các chuẩn mực đó nhằm
giải quyết một cách hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nói
cách khác, chính con người là chủ thể của các quan hệ, các hoạt động được
điều chỉnh bởi đạo đức.
Trong lao động sản xuất để sống và tồn tại, các cá nhân phải tiến hành
các hoạt động nghề nghiệp riêng của mình. Trong hoạt động nghề nghiệp,
những lợi ích cơ bản của con người được thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi
ích của mình, mỗi cá nhân hoặc một nhóm người không thể không có quan hệ
về mặt lợi ích với người khác, với xã hội. Khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi
ích chung của xã hội thì hoạt động nghề nghiệp của con người chứa đựng giá
trị đạo đức. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê
phán có tính chất phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn”, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã dẫn lại tư tưởng của các nhà duy vật Pháp rằng, “Nếu như lợi
ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho
lợi ích riêng của người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người”
[101, tr.200]. Do vậy, xã hội phải có những phương thức điều chỉnh nhất định
để sao cho việc thực hiện lợi ích của mỗi cá nhân không phương hại đến lợi
ích chung của xã hội. Những điều chỉnh ấy có thể được thực hiện thông qua
những yêu cầu, những quy định của xã hội được luật hóa thành luật; nhưng
cũng có thể được thực hiện thông qua những yêu cầu, những chuẩn mực đạo
đức mang tính tự giác, tự nguyện. Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp
mà xã hội có những yêu cầu về nghề nghiệp cũng như về đạo đức đối với từng
loại hoạt động nghề nghiệp nhất định. Vì thế, từ lâu, ĐĐNN dưới những hình
thức, những mức độ nhất định, đã hình thành như là một lĩnh vực đặc thù của
đạo đức xã hội. Có thể thấy những biểu hiện đầu tiên của ĐĐNN trong hoạt
động của các phường hội thủ công, trong kinh doanh, trong hành nghề của các
thầy thuốc và một vài lĩnh vực khác nữa.
34
Trong các phường hội thủ công (phương Đông cũng như phương Tây),
những yêu cầu về chữ Tín, về chất lượng sản phẩm, về tương trợ lẫn nhau...
luôn được đề cao. Ban đầu, những yêu cầu đó bị quy định bởi chính yêu cầu
của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Cụ thể hơn, khi giữ chữ Tín, đảm bảo chất
lượng, phường hội thủ công luôn đảm bảo được đầu vào (nguyên liệu, nhân
công...) và đầu ra của sản xuất. Do vậy, quá trình sản xuất được liên tục và ổn
định. Đồng thời thu nhập của người thợ thủ công được ổn định. Cố nhiên, nếu
chỉ là như vậy, các yêu cầu nêu trên mới chỉ hiện ra như là những yêu cầu
mang tính tất yếu về mặt sản xuất và lợi ích. Suy cho cùng, đó chỉ là sự điều
chỉnh mang tính tất yếu bên ngoài. Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc tuân
thủ các yêu cầu đó sẽ từng bước trở thành danh dự và nghĩa vụ đạo đức của
các thành viên trong phường hội nghề nghiệp. Khi đó những yêu cầu ban đầu
mang tính tất yếu bên ngoài sẽ được chuyển hóa và nâng cấp để trở thành
những yêu cầu được thôi thúc từ nội tâm người thợ thủ công, nghĩa là chúng
được nâng lên thành những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức. Lịch sử của
sản xuất thủ công từng cho thấy, các phường hội cũng như các thợ thủ công
chân chính bao giờ cũng tôn trọng đối tác, khách hàng; họ sẵn sàng chịu thiệt
để giữ chữ Tín trong sản xuất và trao đổi.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh, ngay từ thời Xuân Thu
Chiến Quốc (ở Trung Quốc), Đào Chu Công (tên khác của Phạm Lãi) đã đúc
kết cho bản thân và cho thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh mà theo ông,
việc tuân thủ chúng không chỉ đem lại thành công về mặt lợi nhuận mà còn
nâng cao hình ảnh thương nhân trong sự đánh giá về mặt đạo đức của xã hội.
Trong số những nguyên tắc mà Đào Chu Công đề xuất, bên cạnh những yêu
cầu thuần túy mang tính chuyên môn, có nhiều yêu cầu mang tính đạo đức;
chẳng hạn, trung thực, giữ chữ Tín, tương trợ lẫn nhau, bảo đảm chất lượng
hàng hóa...
Trong lĩnh vực quản lí xã hội, chúng ta cũng thấy những yêu cầu
ĐĐNN xuất hiện từ rất sớm. Với một nghĩa nhất định, có thể coi: Nhân,
35
nghĩa, lễ, trí, tín, thành, trung... là những yêu cầu ĐĐNN mà Nho giáo đòi
hỏi ở những người quản lí xã hội. Bởi lẽ, theo Nho giáo, “đức trị” tức là
dùng luân lí đạo đức để điều hành guồng máy xã hội. Việc cai trị xã hội
bằng đức đòi hỏi phải có một hệ thống chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
Như vậy có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐNN là sự thể
hiện đặc thù những yêu cầu đạo đức chung của xã hội trong những lĩnh vực
hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Những chuẩn mực này bị quy định bởi tính đặc
thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Tuy nhiên, tính đặc
thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người có
những đòi hỏi và do đó, có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt. Thực ra,
tính đặc thù của ĐĐNN là ở chỗ, mức độ và quy mô những yêu cầu, những
đòi hỏi của xã hội đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động nghề
nghiệp khác nhau là khác nhau. Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghề
nghiệp nhất định có một số chuẩn mực đạo đức nhất định thể hiện nổi bật làm
thành tính đặc thù về mặt đạo đức của nghề nghiệp đó. Những yêu cầu, những
chuẩn mực ĐĐNN một mặt, là sự phản ánh những đòi hỏi của xã hội, mặt
khác, lại là động lực tinh thần để con người hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh
vực nghề nghiệp của mình. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì cũng có
bấy nhiêu ĐĐNN.
Từ đây có thể khái quát, ĐĐNN là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực đạo đức của một nghề nghiệp cụ thể mà các thành viên của ngành nghề đó
tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân mình cho phù hợp với
nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ xã hội.
2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Với vai trò là người “bắc cầu” chuyển giao những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và nhân loại đến cho học sinh; từ xưa đến nay khi nghiên cứu
và đưa ra quan niệm về thầy giáo đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm. Cách
đây 400 năm, J.A. Coomenxki đã gọi người giáo viên là người “chuyển giao
36
ngọn đuốc của nền văn minh”, sợi dây chuyền giữa các thế hệ và coi chức vụ
mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh, dưới ánh mặt trời
này không có chức vụ nào ưu việt cho bằng [139, tr.152].
Theo âm Hán Việt, trong hai từ Sư phạm thì “sư” có nghĩa là thầy,
“phạm” có nghĩa là khuôn thước, là mẫu mực. “Người xưa quan niệm cho con
đi học là để mong nhặt được “dăm ba chữ” của thánh hiền. Thầy là người đưa
đến cho trò những lời thánh hiền dạy ấy…” [160, tr.10]. Thầy giáo phải là
người đạt sự chuẩn mực trong hành vi, cử chỉ, là tấm gương để in dấu ấn của
mình vào kí ức và sự quý trọng của học trò bằng vốn sống, nhân cách của bản
thân mình.
Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Nhà giáo là
người làm nghề dạy học" [124, tr.900]. Trong từ "Nhà giáo" thì từ "giáo" có
nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ "nhà" được hiểu là người chuyên làm một nghề, một
lĩnh vực hoạt động nào đó đạt được trình độ nhất định.
Để làm rõ hơn khái niệm nhà giáo là "những người làm nghề dạy học"
đồng thời quy định địa vị pháp lý của nhà giáo, trong điều 70 Luật Giáo dục
(2005) đã định nghĩa: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. " [135, tr.3]. Những nhà giáo ở bậc đại
học được gọi là giảng viên, ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục phổ thông được gọi là giáo viên. Ở đây các thuật ngữ này được sử
dụng với nghĩa như nhau.
Quan niệm về người GVMN được thể hiện trong Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về “Ban hành Điều lệ trường mầm
non”, trong điều 34: "Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người
làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" [14, tr.18]. Nhiệm vụ của GVMN là phải
bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non; trau dồi đạo đức, giữ gìn
37
phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu thương yêu trẻ em, đối
xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Như vậy, giáo viên mầm non là người làm việc tại một trong các loại
cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em
dưới 6 tuổi.
Hoạt động lao động sư phạm của GVMN có sắc thái riêng, khác hẳn với
giáo viên của các bậc học khác, đây là giai đoạn giáo dục để tạo bước khởi
đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách lâu dài của con
người mới. Trong hoạt động đó thì nhân tố nền tảng chi phối hoạt động sư
phạm của GVMN là đạo đức người thầy. Chính đặc thù này đã tạo nên sự
khác biệt giữa đạo đức nghề nghiệp của GVMN với đạo đức nghề nghiệp các
ngành khác, điều này được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, GVMN phải quý trẻ, yêu nghề. Đây là tố chất cơ bản nhất
trong đạo đức nghề của người GVMN.
Cốt lõi trong ĐĐNN của GVMN là quan hệ giữa GVMN với trẻ mầm
non. Người GVMN là những người thầy đầu tiên dẫn dắt học trò của mình
trở thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Dấu ấn nhân
cách của trẻ mầm non được in đậm từ dấu ấn nhân cách của GVMN. Để
chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi phát triển tốt về thể chất, tinh thần
thì mỗi người GVMN phải dành trọn công sức và tâm huyết của mình để
trao lại cho học trò thứ tài sản vô giá, đó là “đạo làm người”, hết lòng yêu
thương học sinh. Chính tình yêu thương trẻ vô bờ bến là động lực thúc đẩy
mỗi người GVMN luôn gắn bó, thiết tha với học sinh của mình. Không có
bậc học nào giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ mật thiết như ở
bậc học mầm non, bởi quan hệ giữa cô giáo và trẻ vừa là quan hệ thầy - trò,
vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ mẹ - con trong gia đình. Quan hệ giữa
cô giáo và trẻ gắn bó, giữ gìn như mẹ và con. Giáo viên không chỉ thực hiện
chức năng giáo dục mà còn phải bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong môi
38
trường như ở gia đình để giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất và
tâm lý.
Xuất phát từ tình yêu con trẻ, là sức mạnh thôi thúc người GVMN gắn bó
thiết tha với nghề, coi nghề dạy học là hơi thở, là sự sống của chính mình. Họ
tôn trọng tri thức, lấy “dạy chữ, dạy người” làm lẽ sống. Luôn coi trọng danh
dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài
năng, đức độ, bằng học vấn và cống hiến.
Thứ hai, kiên nhẫn biết tự kiềm chế. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kiên
nhẫn là khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng”
[124, tr.762]. Người có tính kiên nhẫn là người không nản lòng, phấn đấu
không ngừng để đạt mục tiêu đặt ra. Người có tính kiên nhẫn là nguời chiến
thắng được chính mình.
Nghề GVMN là một nghề vất vả, thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ
xuyên suốt từ sáng sớm đến chiều muộn với bộn bề bao công việc. Đối tượng
giáo dục khác với các cấp học khác là trẻ mầm non còn bé bỏng, hồn nhiên,
nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Bởi vậy, GVMN phải luôn âu yếm, vui vẻ ngọt
ngào với trẻ, kiên nhẫn giáo dục trẻ hình thành các hành vi đúng. Đồng thời
phải biết tự kiềm chế sự bực tức, nóng giận khi trẻ tỏ ra bướng bình không
vâng lời hoặc có lỗi với bạn, hay vụng về làm đổ vỡ đồ chơi, đồ dùng sinh
hoạt... Chính tính kiên nhẫn giúp người GVNM sẽ làm việc bằng tinh thần
trách nhiệm cao nhất, không dễ khuất phục trước khó khăn, không dễ thất bại,
mà nỗ lực hết mình để theo đuổi ước mơ, lý tưởng là người đi ươm những
mầm non cho đất nước.
Thứ ba, có tinh thần trách nhiệm cao. Nói về tinh thần trách nhiệm, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng và
Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kì to hay nhỏ, khó hay dễ, ta
cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó
khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf

More Related Content

What's hot

nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếHyo Neul Shin
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Man_Ebook
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
thuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết ythuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết yLong Nguyễn
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấpLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
thuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết ythuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết y
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 

Similar to ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf

Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...hieu anh
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạohieu anh
 

Similar to ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf (20)

Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6454705.pdf

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THU THỦY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THU THỦY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên 2. TS Ngô Thị Thu Ngà HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 18 1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 23 1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 29 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 32 2.1. Đạo đức nghề nghiệp và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non 32 2.2. Nội dung những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam 46 2.3. Những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 56 CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) 72 3.1. Thành tựu và những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 72 3.2. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 91 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 108 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 115 4.1. Phương hướng 115 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 122 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐĐNN : Đạo đức nghề nghiệp ĐĐTT : Đạo đức truyền thống GVMN : Giáo viên mầm non KTTT : Kinh tế thị trường XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử. Sở dĩ như vậy vì đây là một nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủ yếu trên tư duy trực quan. Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiều phương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vào nhân cách của nhà giáo dục. Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của mình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sống trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái của người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao đến vai trò của đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Người đã khẳng định: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo... [115, tr.509].
  • 7. 2 Lời giáo huấn trên đã khẳng định sứ mệnh cao cả và trách nhiệm của giáo viên mầm non đối với trẻ mầm non, đối với xã hội; đồng thời cũng khẳng định, đạo đức nhà giáo là điều không lúc nào và không ở nơi nào có thể sao nhãng, mà luôn phải quan tâm, giáo dục. Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục mầm non. Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên mầm non vừa có “đức”, vừa có “tài”, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đang công tác trong các cơ sở mầm non trên khắp mọi miền, hàng ngày tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ; đây là những cố gắng rất đáng tự hào của đội ngũ này. Tuy nhiên, những tác động từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non không thể không quan tâm giải quyết. Đó là tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng tăng trong khi khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non còn hạn chế. Đó là những hạn chế trong quá trình tự giáo dục của người giáo viên mầm non, là sự chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non ở các trường sư phạm và các trường mầm non... Tất cả những tác nhân đó đã cản trở đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng như đến sự tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Còn một bộ phận giáo viên mầm non sống thiếu lý tưởng, không thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, nhũng nhiễu gây phiền hà cho cha mẹ học sinh, hiện tượng bạo hành trẻ vẫn thường xuyên xảy ra gây bất bình trong dư luận xã hội. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát triển ngành giáo dục mầm non. Để khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự
  • 8. 3 xuống cấp đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viên mầm non, đòi hỏi công tác lí luận phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề "Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về ĐĐNN của giáo viên mầm non (GVMN), luận án khảo sát làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao ĐĐNN của GVMN ở nước ta trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam. - Phân tích, làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó (qua khảo sát thực tế một số tỉnh ở phía Bắc hiện nay). - Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, với phạm vi là giáo viên mầm non ở Việt Nam (qua khảo sát thực tế 384 giáo viên mầm non trên 16 trường mầm non tại một số tỉnh ở phía Bắc, cụ thể là 4 tỉnh,
  • 9. 4 thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội). Thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 khi Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”. - Trong Luận án, người giáo viên mầm non được xác định và nghiên cứu là những người trực tiếp tham gia giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tại các cơ sở mầm non. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí giáo dục mầm non, cấp dưỡng... chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến nội dung các chuẩn mực ĐĐNN của giáo viên mầm non, nhân tố tác động và các giải pháp nâng cao ĐĐNN cho đội ngũ này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, về xây dựng con người, về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non. Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung đề tài luận án. - Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ thực hiện mục đích luận án. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, lý luận gắn liền với thực tiễn. 5. Đóng góp khoa học của luận án - Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. - Thông qua việc phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, luận án đã xác định 2 vấn đề đặt ra cần giải quyết; đồng thời, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non trong thời gian tới.
  • 10. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận vấn đề ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xây dựng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời gian tới. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giáo dục, bồi dưỡng chuyên đề GVMN ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương, 12 tiết.
  • 11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đạo đức Đạo đức là một đề tài rất quan trọng được nhiều nhà tư tưởng quan tâm và nghiên cứu trong lịch sử khoa học của nhân loại. Ngay từ thời cổ đại, trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây đã coi đạo đức là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra bắt buộc mọi người phải tuân theo. Sang thế kỉ XIX, đứng trên lập trường duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh đạo đức thực tiễn của xã hội. Vấn đề này được các ông trình bày trong các tác phẩm của mình: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”; “Chống Đuyrinh”… Như vậy, các nhà mác- xít đã xây dựng nên lý thuyết về một nền đạo đức tiến bộ trong lịch sử loài người - đạo đức cộng sản - với những nội dung khoa học nhất và cách mạng nhất. Quán triệt sâu sắc tư tưởng đạo đức học mácxít, tác phẩm "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của A.Siskin đã tiếp tục làm rõ nguồn gốc của đạo đức và khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng ngày" [140, tr.4]. Cuốn sách "Đạo đức học" (2 tập) của tác giả G.Bandzeladze, đã luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như
  • 12. 7 mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong tác phẩm này, G.Bandzeladze nhấn mạnh tới đặc trưng của đạo đức: "Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội" [6, tr.48]. Ông cho rằng đạo đức là “hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung" [6, tr.104]. Tác phẩm này cũng đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật,…. Ông cũng chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, đi đến khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó phản ánh những đặc trưng của bản tính người (hiểu theo nghĩa bản chất tiêu biểu nhất và cũng là tốt đẹp nhất của con người). Đạo đức ra đời từ chỗ quan hệ với con người như quan hệ với chính mình. Trong quan hệ đối với mình, con người không thể nào tư lợi thì trong quan hệ đạo đức đối với người khác, con người cũng không thể nào tư lợi. Ở đây nét đặc trưng cơ bản nhất của đạo đức là "chí công vô tư". Bản chất của đạo đức chính là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau.... Khác với hành động bản năng của loài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người khác có tính chất tự nguyện [6, tr.104]. Tác giả A.G.Xpirkin trong cuốn sách: "Triết học xã hội" [174] đã khẳng định đạo đức là: "Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp giữa các cá nhân và hành vi con người nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân và tập thể" [174, tr.125]. Với quan niệm như vậy, đạo đức được coi là "công cụ" để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác-xít thường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống, góp phần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức. Một số cuốn sách tiêu biểu
  • 13. 8 trong nước bàn về đạo đức là: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức" [171]; "Đảng ta bàn về đạo đức" [172]; "Đạo đức mới" [83] đã xác định cơ sở khoa học của đạo đức học. Đảng ta đã dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin hướng toàn bộ đạo đức của chúng ta vào sự nghiệp cách mạng, vừa xuất phát từ yêu cầu cụ thể của xã hội ta ngày nay, vừa phát huy những truyền thống cao đẹp của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đạo đức. Theo các tác giả, nội dung của đạo đức mới hướng vào giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của con người trong chiến đấu, lao động và học tập, trong gia đình, tình yêu, tình bạn, trong quan hệ thường ngày và đời sống riêng tư. Điều này khẳng định đạo đức phản ánh đời sống tinh thần của con người, có khả năng điều chỉnh hành vi mỗi cá nhân hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất. Cuốn "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" của Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) [98]. Giáo trình "Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức" của tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ biên) [139]. Các tác giả đều thống nhất khi coi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội... Trong cuốn "Các dạng đạo đức xã hội" của Trần Hậu Kiêm và các cộng sự [85] đã phân tích các dạng đạo đức xã hội qua các chế độ xã hội: xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhóm tác giả đi đến kết luận: "Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, qui định, điều chỉnh sự giao tiếp và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng" [85, tr.112]. Trên những tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng. Trong bài “Quan niệm mác xít về thiện và ác” của Vũ Văn Thuấn [152] đã làm rõ hơn quan niệm của C.Mác và Ăngghen về các phạm trù đạo đức: thiện, ác, cơ bản “là khái niệm đối lập nhau… do hình thái ý thức, xã hội và tồn tại xã hội quyết định. Cho nên,
  • 14. 9 muốn tìm hiểu đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thực của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là trong phương thức sản xuất của xã hội chứ không phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã hội” [152, tr.37]. Bài "V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng" của Trần Ngọc Linh [96] đã phân tích quan niệm của V.I. Lênin về bản chất đạo đức cách mạng, biểu hiện của đạo đức cách mạng: tinh thần giác ngộ cách mạng cao, lòng trung thành cao độ với lí tưởng, suốt đời phấn đấu cho lí tưởng cách mạng, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sự nghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỉ luật cách mạng. Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" [129] lại đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Lê Trọng Ân trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" đã nêu ra những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức: "…đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng" [2, tr.16-20]. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cốt lõi là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau thì vận dụng nội dung giáo dục đạo đức khác nhau: đối với đảng viên là giáo dục tinh thần quên mình vì lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lao động; với mỗi công dân là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giữ gìn của công; với lực lượng vũ trang nhân dân là giáo dục tinh thần trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội… Như vậy, vấn đề đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra các khái niệm đạo đức,
  • 15. 10 đạo đức mới, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả kế thừa và phát triển trong những nội dung cụ thể của luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Điều này được quy định bởi tính đặc thù là ngành giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức cho người học. Bởi thế, xã hội luôn có những đòi hỏi rất cao về chuyên môn và đặc biệt là ĐĐNN ở mỗi người giáo viên. Một số công trình nghiên cứu về đạo đức của người giáo viên như: Đề tài khoa học cấp bộ "Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Bình [11] đặt cao tầm quan trọng vấn đề ĐĐNN của giáo viên. Qua khảo sát 247 sinh viên sư phạm và 183 giáo viên các trường phổ thông, tác giả đã xây dựng hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên trên 8 lĩnh vực: yêu cầu về phẩm chất chính trị, ý thức pháp luật; trong quan hệ với đồng nghiệp; trong quan hệ với học sinh; đối với giáo viên trong công việc; trong quan hệ đối với phụ huynh học sinh, với thiết chế nhà trường và các tổ chức trong nhà trường; yêu cầu đạo đức đối với bản thân; trong quan hệ với nhân dân, cộng đồng, môi trường xã hội; trong quan hệ với môi trường tự nhiên. Một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và bài bản về lí luận giáo dục là “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức [54]. Trên việc lược sử phát triển giáo dục thế giới và ở Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại, về triết lý giáo dục và các mô hình giáo dục hiện đại, kinh tế tri thức và đặc điểm của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của giáo viên cùng với nhân cách nghề nghiệp trong nhà trường hiện đại, họ “không chỉ là người truyền thụ cái đã là chính
  • 16. 11 thống mà còn là người đề xướng thiết kế nội dung và phương pháp dạy nhằm làm thay đổi những thị hiếu, hứng thú người học” [54, tr.160]. Ở góc độ này, cấu trúc nhân cách nhà giáo được phân chia bởi bốn thành phần: xu hướng nghề nghiệp (niềm tin, lý tưởng, hoài bão, lòng yêu nghề, nhân văn, tôn trọng người học), kinh nghiệm nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc điểm sinh học. Những thành tố trên kết hợp với nhau, có mối quan hệ qua lại, tác động mật thiết tạo nên phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đứng trên quan điểm mác - xít, cuốn sách “Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức” của tác giả Trần Đăng Sinh và Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên) đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp; vai trò của lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp trong việc hình thành đạo đức về nghề. Từ trên cơ sở lí luận chung đó, các tác giả hướng tới lí giải vai trò của nhà giáo, đó là những người “truyền thụ tri thức, dạy chữ và dạy người cho học trò” [139, tr.148], “là cầu nối giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ” [139, tr.153]. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra các yêu cầu về đạo đức nhà giáo trong điều kiện hiện nay cần có như: phải biết kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của nhà giáo truyền thống; mỗi nhà giáo phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, hoàn thiện đạo đức, người thầy phải gương mẫu về đạo đức, lối sống; phải giàu tình yêu thương, bao dung, độ lượng, yêu nghề, yêu người, tức là cần có tài, có tâm, có tầm, xây dựng khối đoàn kết của tập thể. Đây cũng là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có để người GVMN hướng tới và xây dựng. Trong một chừng mực nào đó, trên các tạp chí chuyên ngành một số bài viết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên. Tác giả Ngô Văn Hà với "Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của người thày giáo" [63]; Hà Thị Thùy Dương với bài "Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên" [30]. Bài viết "Vai trò của đoàn kết, mô phạm và gương mẫu trong nhân cách người giáo viên" của
  • 17. 12 tác giả Bùi Văn Mạnh, Bùi Mạnh Phong [109]. Các bài viết vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng các chuẩn mực đạo đức cơ bản cho người giáo viên. Đó là các phẩm chất cơ bản: thứ nhất, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Điều đó có nghĩa, trước hết người giáo viên phải tận tâm làm việc; tiết kiệm thời giờ, công sức; luôn ý thức trách nhiệm của mình, công tâm, công bằng, khách quan trong đánh giá chất lượng người học. Thứ hai, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và ý chí cầu tiến bộ, luôn phấn đấu không mệt mỏi, đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu ngày càng cao, đáp ứng được mong muốn của người học và yêu cầu của xã hội, có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ. Thứ ba, chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong công việc, tích cực nghiên cứu, cải tiến trong công tác giảng dạy và học; áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng học viên để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Thứ tư, thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc, gương mẫu với học sinh; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chung sức vì sự nghiệp giáo dục. Đề cập một nội dung nhỏ trong luận án có bài viết "Lý luận nhân cách trong triết học Mác" của tác giả Hoàng Anh [1]. Ở đây cấu trúc của nhân cách của mỗi cá nhân được tác giả phân định làm 2 yếu tố: phẩm chất và năng lực, trong đó đức được coi là “gốc”, cơ sở nền tảng của nhân cách, biểu hiện qua: phẩm chất xã hội (thế giới quan, lập trường, thái độ chính trị - xã hội, thái độ lao động), phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất ý chí, tính kỉ luật, cung cách ứng xử, sự phát triển cao của ý thức thẩm mỹ. Tài là năng lực hoạt động được giao với chất lượng và hiệu quả cao. Sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài mà mỗi cá nhân đạt được trong quá trình học tập, lao động, tu dưỡng được xã hội thừa nhận như một giá trị đã tạo thành nhân cách của chính cá nhân đó. Từ góc độ nghiên cứu đó, tác giả chỉ ra tính quy luật hình thành phát triển nhân cách; đó là vai trò của quá trình giáo dục, tự giáo
  • 18. 13 dục và hoạt động thực tiễn giúp hình thành thế giới nội tâm, tự giác phấn đấu, cải tạo, xây dựng niềm tin, lý tưởng của bản thân; tác động của nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó tầng sâu nhất quy định sự nhân cách con người là quan hệ lợi ích, nhân tố văn hóa. Trên quan điểm của các nhà quản lí, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cơ bản của người giáo viên được khẳng định các văn bản pháp quy như: trong Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2018) tại Điều 70 chỉ ra các chuẩn mực đạo đức nhà giáo cần có: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, lí lịch bản thân rõ ràng, nêu gương tốt cho người học. Điều này có nghĩa nhà giáo phải là người có lý tưởng nghề nghiệp, nhận thức cao trách nhiệm công việc của mình với bản thân và cộng đồng xã hội. Đi sâu về đạo đức nhà giáo, ngày 16 tháng 4 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT quy định về Đạo đức nhà giáo. Trong đó điều 4, chương II có qui định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên bao gồm: thứ nhất là tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp. Thứ hai là tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; luôn thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thứ ba là có ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Văn bản này chính là định hướng giúp cho đội ngũ giáo viên tự soi mình vào, trau dồi, hoàn thiện theo yêu cầu trên.
  • 19. 14 Khi đề cập tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở đi sâu phân tích đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non, từ đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình. Tiêu biểu như: nhà tâm lí học Hênh - Wallon đã chỉ ra các giai đoạn phát triển tâm lí trẻ em trong cuốn “Những nguồn gốc và tính cách của trẻ em” [71]; D.B. Encômn với công trình “Tâm lí học trẻ em” [57], cuốn sách “Chuẩn đoán sự phát triển trí tuệ của trẻ trước tuổi đi học” của tác giả A.B.Zapôrôjets [177]. Điểm chung của các tác giả này đều chia giai đoạn phát triển của trẻ em theo 3 giai đoạn: thời kì sơ sinh, thời kì ấu nhi, thời kì mẫu giáo. Ở trẻ mẫu giáo, tư duy trực quan - hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế. Khi hành động với các biểu tượng trong óc, đứa trẻ hình dung được các hành động thực tiễn và kết quả của những hành động đó. Trẻ dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xung quanh; thèm khát sự trìu mến, thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước những thái độ, thờ ơ lạnh nhạt của bố mẹ, cô giáo. Động cơ đạo đức về những chuẩn mực hành vi xã hội “được phép” và “không được phép” bước đầu được nhận thức ở trẻ. Trên đặc điểm đó, người GVMN vừa phải nắm rõ tâm sinh lý, vừa là người bạn, là nhà giáo dục dẫn dắt trẻ mầm non từng bước đạt mục tiêu giáo dục. Chính tình yêu trẻ thơ là động lực giúp người GVMN hoàn thành công tác giáo dục, đây cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của đội ngũ này trong GDMN. Dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm sư phạm của nhà giáo dục V.A Xukhomlinxki đối với quá trình giáo dục học sinh trong cuốn sách "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" [175]. Theo ông tình yêu trẻ, tinh thần nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục là phẩm chất đầu tiên trong giáo dục mầm non. Dạy học trước hết là sự giao tiếp tâm hồn. Nếu không có sự giao tiếp tâm hồn thường xuyên giữa giáo viên và học sinh, nếu không có sự thâm nhập vào thế giới tư tưởng, tình cảm, rung động của nhau thì không thể có
  • 20. 15 năng lực xúc cảm, đây là yếu tố cốt tử của năng lực sư phạm, năng lực giáo dục. Người giáo viên chân chính của trẻ là người sẵn sàng hiến dâng trái tim cho trẻ. Dạy trẻ, phải hiểu trẻ, thương trẻ, tôn trọng trẻ, phải trở thành trẻ em ở một mức độ nào đó. Giáo dục trẻ em phải hướng vào chủ đích thúc đẩy sự phát triển đầy đặn và hài hoà toàn bộ sức mạnh về thể chất và tâm hồn của trẻ. Đó là sự thống nhất hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm, trái tim và khối óc, giữa xúc cảm và năng lực trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, giao tiếp - tức là toàn bộ cuộc sống tinh thần, hiểu cả về mặt lý trí và xúc cảm, mặt thể chất và mặt trí tuệ. Do vậy, đức, trí, thể, mỹ, lao động, học và chơi hoà quện vào nhau trong một thể thống nhất chi phối hoạt động của đội ngũ này. Đó chính là các phẩm chất cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Cuốn sách "Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em" của tác giả Ngô Công Hoàn [74] lại tiếp cận ĐĐNN trên phương diện về “ứng xử”, “giao tiếp” giữa GVMN với trẻ mẫu giáo, vai trò của vấn đề này trong quá trình phát triển tình cảm nhân cách con người. Để thực hiện mục tiêu giáo dục của mình, nguyên tắc ứng xử được hiểu là những quan điểm nhân sinh định hướng chỉ đạo hành vi tiếp xúc giữa cô và trò, đó là: yêu thương trẻ như con, em của mình. Hành vi bế, ẵm, vỗ về trẻ của GVMN như tình cảm của người mẹ dành cho con, tận tụy, khéo léo, dịu dàng chăm sóc trẻ. Cô giáo phải thành tâm, thiện ý dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho học sinh, kích thích sự phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ cho trẻ mầm non. Hoạt động nghề nghiệp bồi đắp thêm tình cảm với trẻ mầm non, qua đó ý thức nghề nghiệp của GVMN được hình thành. Dựa trên sự tổng kết thực tiễn, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn sách "Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn" [164] lại coi trẻ em là thế giới tuổi thơ, đầy vui nhộn và vô cùng hấp dẫn, nhiệm vụ GVMN từng bước đưa trẻ khám phá những chân trời tri thức khác nhau bằng con
  • 21. 16 đường giáo dục: giáo dục thẩm mĩ, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong quá trình giáo dục đạo đức cần chú ý đến giáo dục "lễ giáo" tức là "giáo dục hành vi ứng xử với mọi người xung quanh theo đúng phép tắc đã được xã hội quy định" [164, tr.334], hình thành lòng nhân ái cho trẻ mầm non. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó này thì bản thân người GVMN phải là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức trong sáng, chuẩn mực trong giao tiếp với học sinh tức là cần phải có đạo đức nhà giáo. Khắc họa rõ nét nhất về ĐĐNN của GVMN là công trình của tác giả Hồ Lam Hồng: "Nghề giáo viên mầm non" [76]. Từ việc phân tích khái niệm nghề để đi tới khái niệm nghề GVMN là: Lĩnh vực lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, GVMN có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người mới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa [76, tr.12]. Đặc thù lao động của nghề GVMN khác biệt về đối tượng, công cụ nghiên cứu vừa có tính khoa học, tính nghệ thuật, sáng tạo để có thể linh hoạt giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nhân tố cốt lõi của nghề GVMN là nhân cách của người dạy học, đó là "tổ hợp những phẩm chất đạo đức và năng lực có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả lao động trong quá trình hành nghề" [76, tr.55]. Theo tác giả, muốn tạo nên sự thành công trong quá trình chăm sóc, dạy học và giáo dục trẻ đòi hỏi GVMN phải có một thế giới quan nhất định và một số phẩm chất đạo đức đặc biệt trong nghề: yêu quý trẻ em; yêu nghề và muốn gắn bó với nghề; tận tụy trong công việc; kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với học sinh; linh hoạt, nhạy cảm trước sự thay đổi tâm sinh lý ở trẻ.
  • 22. 17 Nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai và Đinh Thị Kim Thoa với công trình nghiên cứu "Tâm lí học trẻ em - lứa tuổi mầm non" [165] đã đi sâu phân tích các đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi đặc biệt chú ý giai đoạn từ 3-6 tuổi. Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định được định hình rõ trong hoạt động tâm lí, đã có các chuẩn mực đưa vào trong đánh giá người khác và bản thân. Sự gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử của giáo viên sẽ tạo dấu ấn tốt hay xấu đi theo suốt cuộc đời của trẻ. Bởi vậy xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN cho GVMN được đặc biệt đề cao trong giáo dục trẻ mẫu giáo. Bàn về kĩ năng giao tiếp của người GVMN có các bài báo trên các tạp chí như: tác giả Phan Thị Hoa với bài: "Văn hóa giao tiếp ứng xử của người giáo viên trong trường mầm non" [72]. Trong bài viết, tác giả coi văn hóa giao tiếp ứng xử là những kĩ năng cơ bản được GVMN vận dụng linh hoạt trong mối quan hệ giữa cô và trò. Nguyên tắc giao tiếp ứng xử dựa trên việc: yêu thương trẻ như con, em của mình; luôn thỏa mãn hợp lí những nhu cầu cơ bản của trẻ; bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi của mình, người GVMN sẽ tạo cho trẻ mầm non cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu, gieo vào những sắc thái cảm xúc tích cực trong tâm hồn con trẻ. Bài viết "Bàn về nhân cách người giáo viên mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non" của tác giả Trần Thị Thanh [149]. Nhân cách người giáo viên được tác giả định nghĩa là: “tổ hợp những phẩm chất đạo đức và năng lực ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả lao động trong quá trình hành nghề” [149, tr.249]. Cấu trúc nhân cách người GVMN được tác giả bước đầu phác thảo trên 3 lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị (tinh thần yêu nước; yêu thương, tôn trọng trẻ; yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề; có ý thức tổ chức, biết yêu thương đồng cảm với mọi người); kiến thức; kĩ năng nghề nghiệp. Như vậy, vấn đề đạo đức nghề
  • 23. 18 nghiệp được tác giả đánh giá là một trong yếu tố nền tảng hình thành nhân cách bền vững của người GVMN. Bàn về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, Quyết định số 02/2008/QĐ- BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó tại Điều 5, chương II: đã quy định cụ thể về chuẩn nghề nghiệp GVMN trên lĩnh vực đạo đức: đó là phải nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chấp hành tốt pháp luật, chính sách của Nhà nước, các qui định của ngành, nhà trường, có đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, trung thực trong công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Tóm lại, các công trình trên phần lớn đã tập trung phân tích kĩ năng và yêu cầu nghề nghiệp cần thiết để người GVMN thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non. Những công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và phát triển công trình của mình. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đa số những nghiên cứu trong thời gian qua đều nhìn nhận thực trạng ĐĐNN của giáo viên nói chung và GVMN nói riêng như là một bộ phận của thực trạng đạo đức xã hội. Các nhân tố như nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của xã hội, trình độ nhận thức của cá nhân được nhìn nhận và lý giải là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức xã hội, trong đó có đạo đức của một bộ phận GVMN. Các đề tài cấp nhà nước: Thái Duy Tuyên với đề tài: "Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận" [163]; "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển
  • 24. 19 kinh tế - xã hội" của tác giả Phạm Minh Hạc [64]. Các đề tài đều thống nhất quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý nhất - yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường (KTTT), toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; một đội ngũ người lao động sáng tạo, năng động được sinh ra từ đây, đồng thời cũng nảy sinh lớp người lười biếng, thích hưởng thụ. Những biến đổi trong thang giá trị đạo đức buộc chúng ta phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng và phát huy tốt nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược giáo dục phù hợp, thực hiện công bằng trong giáo dục, đặc biệt coi việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức nhà giáo là một trong vấn đề trọng tâm cần hướng tới. Cuốn sách "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Chí Mỳ [122]; phân tích sự biến đổi các thang giá trị đạo đức dưới tác động của nền KTTT đang diễn ra rất phức tạp, có sự đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỉ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ quản lý (một bộ phận GVMN) cũng chịu những tác động sâu sắc biểu hiện: một bộ phận cán bộ dùng quyền lực mưu lợi, làm giàu cho cá nhân, tham ô, tham nhũng nảy sinh; sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đã để cho những nhu cầu hợp lý trở thành đòi hỏi phi lý, những nhu cầu vật chất chính đáng trở thành những ham muốn quá đáng, thành dục vọng của cuộc sống; sự lơ là trong giáo dục, buông lỏng kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành… Tất cả vấn đề trên là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến đạo đức của cán bộ quản lý nước, làm cho họ xa rời lý tưởng Đảng, xa rời quần chúng nhân dân.
  • 25. 20 Tác giả Lê Thị Tuyết Ba với công trình "Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" [3]; và cuốn "Mấy vấn đề về đạo đức học mácxit và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [86]. Trong các tác phẩm này, các tác giả đều nghiên cứu tác động của KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong việc hình thành những chuẩn mực giá trị mới ở nước ta hiện nay. Kinh tế thị trường đã tác động tích cực đến ý thức, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân ở Việt Nam, làm cho "tư duy đạo đức của con người và xã hội đang chuyển theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực và thước đo phẩm chất người lao động. Xã hội đang dần hình thành một xu hướng mới, cổ vũ cho thái độ lao động hăng say, hết mình, với tất cả tình cảm, tinh thần, trách nhiệm công dân và lương tâm của con người". Nhưng cũng chính nền kinh tế này đã dẫn đến việc xuất hiện "lối sống thực dụng, cá nhân ích kỉ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã góp phần làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sản xuất, kinh doanh ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở". Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho đất nước mà còn vi phạm nghiêm trọng những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Các công trình trên mở ra cho tác giả các hướng nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận luận giải các vấn đề cơ bản trong luận án của mình. Các bài viết trên các tạp chí trong nước như: bài "Toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay" của tác giả Võ Minh Tuấn [162]; "Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức [56]. Bài viết: "Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" của tác giả Nguyễn Huy Phòng [127]; Nguyễn Thanh Bình với bài: "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" [10]; tác giả Hoàng Thúc Hào với bài ""Ô nhiễm" đào tạo kiến trúc sư và đạo đức của người thầy" [70]; bài "Thực trạng vị thế của người thầy trong xã hội
  • 26. 21 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của Lê Thị Thu Diệu, Võ Ngọc Lan [23]; tác giả Nam Việt trong bài "Chất lượng và lương tâm của người thầy" [173]; bài "Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Văn Hòa [73] đều đã chỉ ra tác động tích cực và tiêu cực của KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến đạo đức xã hội và đặc biệt đạo đức nhà giáo. Theo các tác giả tác động tích cực đó là sự phát triển khoa học - công nghệ trong điều kiện của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi người thầy không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện phẩm chất đạo đức nhà giáo bởi họ không chỉ là "nhà sư phạm" mà còn là "nhà mô phạm". Bên cạnh đó, mặt trái của KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức người thầy như: sa rời lí tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống thực dụng, không tình nghĩa,… những hiện tượng trên dù rất ít nhưng đã tác động lớn đến đời sống xã hội và làm hoen ố hình ảnh một nghề cao quí được cả xã hội tôn vinh. Ở một lĩnh vực nhỏ khi phân tích lĩnh vực giáo dục đạo đức của giáo viên mầm non, tác giả bài: "Ảnh hưởng của văn hóa đến việc đào tạo giáo viên mầm non" của tác giả Hoàng Thị Phương [133] đã chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến ĐĐNN của GVMN hiện nay như: một số GVMN chưa đạt chuẩn đào tạo theo qui định của Luật Giáo dục; phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế; còn có những giáo viên chưa thực sự yêu thương, công bằng với trẻ, còn vi phạm qui chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, một số kiến thức về các vấn đề xã hội còn yếu… Đặc biệt sự khác biệt về văn hóa vùng miền cũng là một rào cản vô hình làm cản trở đến việc đổi mới giáo dục mầm non, quá trình rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo: như trình độ chung ở hệ thống văn hóa tộc người; trình độ riêng có liên quan đến kinh nghiệm ban đầu của một người với đặc điểm cá nhân trong trạng thái trưởng thành; có tính cộng đồng.
  • 27. 22 Nhằm làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay có bài viết "Mức độ stress của giáo viên mầm non" của nhóm tác giả Trịnh Viết Then và Nguyễn Thị Minh [151]. Thông qua việc sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu 635 GVMN tại các trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhóm tác giả đã đánh giá mức độ stress của đội ngũ này: 38% số GVMN bị stress thấp, 13,1% số GVMN bị stress thấp, 2,8% số GVMN bị stress cao, 0,6% bị stress rất cao [151, tr.69]. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, song theo tác giả nguyên nhân chính là do áp lực công việc quá lớn đã gây sự căng thẳng tâm lý cho bản thân các cô, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, thời gian chuẩn bị, chất lượng giờ dạy, đạo đức, hành vi, ứng xử của đội ngũ này trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trước tình hình vi phạm ĐĐNN của giáo viên toàn ngành giáo dục, trong đó có GVMN, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 8077/2007/CT- BGD&ĐT và Chỉ thị số 505/CT-BGD&ĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Các văn bản đang được triển khai có hiệu quả đến tất cả đội ngũ giáo viên trong cả nước, xây dựng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của người giáo viên. Các công trình nghiên cứu trên khi phân tích thực trạng ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non thường tập trung nghiên cứu mặt trái của nền kinh tế thị trường làm giảm lí tưởng nghề nghiệp, tình yêu nghề, lòng yêu trẻ của đội ngũ này. Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng ta cần nhìn rộng, thấy được tất cả các nguyên nhân tích cực và hạn chế để trên cơ sở đó xây dựng phương hướng và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này.
  • 28. 23 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nhìn nhận việc nâng cao ĐĐNN cho người giáo viên mầm non gắn liền với chiến lược phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, một số công trình chú ý nhiều đến những quan điểm, những giải pháp mang tính định hướng tổng thể, cụ thể như: Đề tài KX. 04-06 do tác giả Phạm Tất Dong chủ nhiệm (được viết thành sách "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng") [25], sau khi nghiên cứu một cách tổng thể tầng lớp tri thức Việt Nam, chỉ ra vai trò, nhiệm vụ quan trọng của tri thức giáo dục đại học trong việc đào tạo tri thức mới, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Đề tài hướng tới giải pháp: "Nếu có chính sách đào tạo đúng đắn thì đội ngũ tri thức có nguồn bổ sung phong phú và do đó chất lượng đội ngũ tri thức sẽ phát triển không ngừng" [25, tr.140]. Đồng thời kết luận: "Đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ tri thức phải là một xu hướng ưu tiên" [26, tr.161]… Bởi vậy, việc xây dựng chính sách phát triển giáo dục - đào tạo khả thi, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với trí thức đúng đắn là một trong những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con, trong đó có xây dựng đội ngũ GVMN và hệ thống chuẩn mực ĐĐNN cho đội ngũ này nói riêng. Cuốn sách "Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực" của Phạm Minh Hạc [66]; cuốn “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục mầm non” của tác giả Đặng Bá Lâm [88]. Đứng dưới góc độ các nhà quản lí, đào tạo nhân lực và giáo dục nhân cách là những biện pháp vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có liên quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề đào tạo nhân lực cần được xem xét một cách tổng thể, toàn diện bao gồm: đào tạo mọi cấp học, các loại hình đào tạo, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nhân tài. Đào tạo phải chú ý cả hình thức, nội dung, số lượng lẫn chất lượng của con người, tức là tất cả những vấn đề liên quan tới thể
  • 29. 24 chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn. Cùng với đào tạo nhân lực, giáo dục nhân cách giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Các tác giả khẳng định, làm được việc đó cần thực hiện tốt khẩu hiệu "giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục"; coi giáo dục mầm non là bước nền tảng đầu tiên khi giáo dục con người. Toàn dân, toàn Đảng, các cấp, các ngành, các đoàn thể phải dấy lên một cao trào học tập và thực sự làm tốt công tác giáo dục; kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội - tất cả vì một môi trường giáo dục lành mạnh. Thầy cô giáo cần làm gương cho học sinh, tự hoàn thiện nhân cách bản thân, nêu cao trách nhiệm trước thế hệ trẻ, trước đất nước. Thực hiện các chính sách riêng cho giáo dục mầm non. Tất cả chung sức thực hiện nhiệm vụ cơ bản, mục tiêu cao nhất của giáo dục là "dạy người", là giáo dục nhân cách, bắt đầu một thời kỳ phát triển mới của nền quốc học nhân dân của đất nước ta. Cuốn sách "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Nguyễn Duy Quý [136] đã phác họa một cách trung thực, khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức XHCN ở Việt Nam trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Khi sử dụng những số liệu điều tra xã hội học phong phú, có tính thuyết phục, tác giả đã làm rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên trong lao động, trong gia đình. Những yếu kém biểu hiện trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ… đã tạo nên mặt trái của nền KTTT. Do pháp luật không đầy đủ, đồng bộ, kém hiệu lực đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bỏ trống, đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại nhân cách [136, tr.2]. Để khắc phục được vấn đề trên, theo tác giả cần có các phương hướng và giải
  • 30. 25 pháp xây dựng đạo đức xã hội theo hướng "…cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…" [136, tr.282]. Cuốn sách "Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (chủ biên) [55] đã nghiên cứu tác động của nền KTTT tới biến đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa đạo đức, trên bình diện tích cực được biểu hiện là "tính năng động và tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên" [55, tr.87]; hình thành lối sống lao động, hay đó là đặc trưng lao động và thái độ lao động của lối sống. Con người được coi có đạo đức, có tinh thần yêu nước phải là người có năng lực để lao động tự giác, làm việc hết mình vì trách nhiệm với mình và với xã hội. Đồng thời với bình diện tiêu cực phải nói tới: Ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái nhân tính trong quan niệm sống và lối sống đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội ở các tầng lớp, các đối tượng khác nhau… Việc đề cao lợi ích, trước hết là lợi ích là lợi ích vật chất cũng như ý thức về cá nhân với những nhu cầu riêng, cá tính riêng được kích thích phát triển [55, tr.101]. Từ thực trạng trên, tác giả xây dựng các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề tồn tại trên: Xây dựng mô hình xã hội - kinh tế là cơ sở vật chất của nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, xác định nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội như đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội, giải quyết chính sách tiền lương, tác giả coi đây là vấn đề “nhạy cảm” vì không xử lý tốt vấn đề này sẽ dễ nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, cần có chế độ đãi ngộ riêng cho những nhà chuyên môn giỏi, nhà khoa học đầu ngành; chấn hưng nền giáo dục - đào tạo, coi đầu tư cho con
  • 31. 26 người là đầu tư “thông minh và bền vững nhất”, tăng ngân sách đầu tư cho hai lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế để từng bước hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, y tế, trả lương tương đối cao cho thầy giáo, thầy thuốc. Cuốn sách: “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trịnh Duy Hưng [81], đã phân tích sâu sắc tác động của nền KTTT đối với đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Theo tác giả, để khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của nền KTTT đối với nền đạo đức xã hội hiện nay cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp: Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững chắc và nhân văn cho việc sự phát triển của đạo đức. Hai là, đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỉ cương xã hội làm cơ sở cho nền đạo đức mới. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong phạm vi toàn xã hội, chú trọng xây dựng chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho cả thầy giáo và học sinh [81, tr.218]. Cuốn sách: "Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn" của tác giả Trần Bá Hoành [75]. Dưới góc độ của một nhà sư phạm, tác giả đã phân tích vai trò của người giáo viên trước thềm thế kỉ XXI đó là "lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục", vị trí ngành sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm rõ được đặc điểm lao động của người giáo viên khác với các ngành khác về mục tiêu, đối tượng, chất lượng giáo dục. Trên tính đặc thù đó, nhân tố cơ bản cần có ở mỗi thầy cô giáo: thế giới quan cách mạng, lòng say mê nghề nghiệp, lòng yêu thương học sinh vô bờ bến; đó chính là sức mạnh nội tâm, là phẩm chất đạo đức cao quý, đặc trưng cho nhân cách nhà giáo. Đặc biệt, trên cơ sở so sánh kinh nghiệm đào tạo giáo viên các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin…tác giả suy nghĩ về định
  • 32. 27 hướng chiến lược phát triển khoa học giáo dục, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Khi đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức người giáo viên, các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với bài viết "Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [61]; bài viết "Xây dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay" của Lê Thị Thu Huyền [80]; bài viết "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" của Nguyễn Thanh Bình [10]; tác giả Nguyễn Văn Tỵ với bài "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện nay" [166]; bài viết "Rèn luyện nhân cách nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Công [22]. Các bài viết trên đều cho rằng để nâng cao đạo đức nhà giáo cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp: những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đạo đức người thầy trong điều kiện hiện nay; kế thừa và đổi mới các chuẩn mực đạo đức người thầy truyền thống đáp ứng yêu cầu của KTTT định hướng XHCN và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong đó lấy đạo đức mới, đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam, phương châm của mọi hành vi đạo đức; đẩy mạnh việc nghiên cứu và xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức người thầy mới đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH; tạo dư luận xã hội tốt, ủng hộ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy, cần chú trọng làm tốt việc nêu gương "người tốt, việc tốt"; tích cực xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị; có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực chất. Tác giả Phạm Thị Loan trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ giáo viên và vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non" [97]. Từ việc nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên: tầm quan trọng của người giáo viên trong hệ thống giáo dục
  • 33. 28 quốc dân; mối quan hệ giữa đức và tài, tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ là yêu cầu cốt lõi trong nhân cách của đội ngũ này. Quán triệt lời dạy đó, theo tác giả cần xây dựng chuẩn mực đạo đức GVMN theo các nội dung: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính…Yêu cầu đặt ra cho đội ngũ này phải hiểu vai trò giáo dục mầm non; nắm chắc được định hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ; thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm, các khoa đào tạo GVMN; xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với năng lực công tác của đội ngũ này. Đề cập các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN có Nghị định số 244/2005/QĐ-TTG và Nghị định số 54/2011/ND-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi, chế độ thâm niên cho nhà giáo, hướng tới xây dựng đời sống vật chất ổn định cho người giáo viên mầm non. Đặc biệt Quyết định số 1677/QĐ- TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về “Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”. Trong đề án mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với giáo viên mầm non. Đó cũng chính là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy việc nâng cao ĐĐNN của GVMN đạt kết quả cao, xứng đáng là đội ngũ vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Qua nghiên cứu, cho thấy chưa có một công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu về những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Tuy nhiên, những công trình nêu trên sẽ là những tư liệu khoa học quý giá để tác giả luận án đề ra phương hướng và xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay.
  • 34. 29 1.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.4.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp khoa học, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu vấn đề đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu đó biểu hiện trên một số phương diện cơ bản sau: Một là, các công trình nêu trên, từ nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau đã một phần nào đó đưa ra lý luận căn bản về đạo đức. Hai là, các công trình và đề tài nêu trên đã từng bước phân tích nội dung đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non; đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Ba là, ở một mức độ nhất định các công trình đã đề cập tới thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, các nguyên nhân cơ bản, bước đầu gợi ý một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng trên. Với những đóng góp đó, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. 1.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án Xem xét tổng thể các đề tài nghiên cứu, có thể nhận thấy, cho đến nay, chưa có một công trình, một đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ Triết học vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non và vai trò của vấn đề này trong giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay. Điều đó đã thôi thúc tác giả luận án đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
  • 35. 30 Một là, trên cơ sở khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác giả đưa ra khái niệm đạo đức nghề nghiệp của GVMN; chỉ rõ tính đặc thù và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non. Từng bước đi sâu phân tích nội dung các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này trong bốn mối quan hệ cơ bản: với trẻ mầm non; với đồng nghiệp; với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội; với bản thân mình. Hai là, phân tích thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, đặt ra các vấn đề cần giải quyết từ thực trạng trên. Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong thời gian tới. Tiểu kết chương 1 Nghiên cứu vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non đã có khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, ở mỗi đề tài, mỗi công trình, mỗi giai đoạn nghiên cứu các tác giả đã đề cập đến những khía cạnh cụ thể trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Theo cách tiếp cận của đề tài, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu, các công trình liên quan đến đề tài luận án theo ba nội dung như sau: Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Hai là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay. Ba là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm ở Việt Nam hiện nay.
  • 36. 31 Qua nghiên cứu, có thể thấy cho đến nay, dưới góc độ triết học, những công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non chưa thực sự rõ nét. Do đó, cần thiết phải có một công trình khoa học mang tính chất triết học chuyên sâu nghiên cứu, khảo sát về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay; xác định nguyên nhân, chỉ ra phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này. Các đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án có những luận chứng cụ thể khi triển khai các nội dung trong luận án của mình.
  • 37. 32 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 2.1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON 2.1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của xã hội, nó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Đạo đức luôn là một trong những phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phần quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Bản chất của hành vi đạo đức là tính tự nguyện, tự giác của chủ thể, là hành động vì lợi ích của người khác và có sự thống nhất với lợi ích xã hội nói chung. Vì vậy, các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thức khẳng định một lợi ích chính đáng hay không chính đáng theo những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đạo đức bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh tồn tại xã hội, thực tiễn lao động sản xuất, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người một giai đoạn lịch sử nhất định. Do phản ánh các yêu cầu của xã hội, do phương thức điều chỉnh tự giác, tự nguyện nên đạo đức có vai trò to lớn, độc đáo đối với sự phát triển xã hội và con người. Với tư cách một hiện tượng xã hội, đạo đức gắn liền với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người và là phương diện cấu thành của tất cả các lĩnh vực đó. Chính con người (chứ không phải một sức mạnh siêu nhiên nào đó) trong hoạt động sinh sống mang tính xã hội của mình đã tạo ra các
  • 38. 33 nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức; đồng thời tự giác và tự nguyện điều chỉnh các hoạt động của mình theo các nguyên tắc, các chuẩn mực đó nhằm giải quyết một cách hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nói cách khác, chính con người là chủ thể của các quan hệ, các hoạt động được điều chỉnh bởi đạo đức. Trong lao động sản xuất để sống và tồn tại, các cá nhân phải tiến hành các hoạt động nghề nghiệp riêng của mình. Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích cơ bản của con người được thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi ích của mình, mỗi cá nhân hoặc một nhóm người không thể không có quan hệ về mặt lợi ích với người khác, với xã hội. Khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì hoạt động nghề nghiệp của con người chứa đựng giá trị đạo đức. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dẫn lại tư tưởng của các nhà duy vật Pháp rằng, “Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” [101, tr.200]. Do vậy, xã hội phải có những phương thức điều chỉnh nhất định để sao cho việc thực hiện lợi ích của mỗi cá nhân không phương hại đến lợi ích chung của xã hội. Những điều chỉnh ấy có thể được thực hiện thông qua những yêu cầu, những quy định của xã hội được luật hóa thành luật; nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện. Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu về nghề nghiệp cũng như về đạo đức đối với từng loại hoạt động nghề nghiệp nhất định. Vì thế, từ lâu, ĐĐNN dưới những hình thức, những mức độ nhất định, đã hình thành như là một lĩnh vực đặc thù của đạo đức xã hội. Có thể thấy những biểu hiện đầu tiên của ĐĐNN trong hoạt động của các phường hội thủ công, trong kinh doanh, trong hành nghề của các thầy thuốc và một vài lĩnh vực khác nữa.
  • 39. 34 Trong các phường hội thủ công (phương Đông cũng như phương Tây), những yêu cầu về chữ Tín, về chất lượng sản phẩm, về tương trợ lẫn nhau... luôn được đề cao. Ban đầu, những yêu cầu đó bị quy định bởi chính yêu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Cụ thể hơn, khi giữ chữ Tín, đảm bảo chất lượng, phường hội thủ công luôn đảm bảo được đầu vào (nguyên liệu, nhân công...) và đầu ra của sản xuất. Do vậy, quá trình sản xuất được liên tục và ổn định. Đồng thời thu nhập của người thợ thủ công được ổn định. Cố nhiên, nếu chỉ là như vậy, các yêu cầu nêu trên mới chỉ hiện ra như là những yêu cầu mang tính tất yếu về mặt sản xuất và lợi ích. Suy cho cùng, đó chỉ là sự điều chỉnh mang tính tất yếu bên ngoài. Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc tuân thủ các yêu cầu đó sẽ từng bước trở thành danh dự và nghĩa vụ đạo đức của các thành viên trong phường hội nghề nghiệp. Khi đó những yêu cầu ban đầu mang tính tất yếu bên ngoài sẽ được chuyển hóa và nâng cấp để trở thành những yêu cầu được thôi thúc từ nội tâm người thợ thủ công, nghĩa là chúng được nâng lên thành những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức. Lịch sử của sản xuất thủ công từng cho thấy, các phường hội cũng như các thợ thủ công chân chính bao giờ cũng tôn trọng đối tác, khách hàng; họ sẵn sàng chịu thiệt để giữ chữ Tín trong sản xuất và trao đổi. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (ở Trung Quốc), Đào Chu Công (tên khác của Phạm Lãi) đã đúc kết cho bản thân và cho thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh mà theo ông, việc tuân thủ chúng không chỉ đem lại thành công về mặt lợi nhuận mà còn nâng cao hình ảnh thương nhân trong sự đánh giá về mặt đạo đức của xã hội. Trong số những nguyên tắc mà Đào Chu Công đề xuất, bên cạnh những yêu cầu thuần túy mang tính chuyên môn, có nhiều yêu cầu mang tính đạo đức; chẳng hạn, trung thực, giữ chữ Tín, tương trợ lẫn nhau, bảo đảm chất lượng hàng hóa... Trong lĩnh vực quản lí xã hội, chúng ta cũng thấy những yêu cầu ĐĐNN xuất hiện từ rất sớm. Với một nghĩa nhất định, có thể coi: Nhân,
  • 40. 35 nghĩa, lễ, trí, tín, thành, trung... là những yêu cầu ĐĐNN mà Nho giáo đòi hỏi ở những người quản lí xã hội. Bởi lẽ, theo Nho giáo, “đức trị” tức là dùng luân lí đạo đức để điều hành guồng máy xã hội. Việc cai trị xã hội bằng đức đòi hỏi phải có một hệ thống chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐNN là sự thể hiện đặc thù những yêu cầu đạo đức chung của xã hội trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Những chuẩn mực này bị quy định bởi tính đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Tuy nhiên, tính đặc thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người có những đòi hỏi và do đó, có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt. Thực ra, tính đặc thù của ĐĐNN là ở chỗ, mức độ và quy mô những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau là khác nhau. Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghề nghiệp nhất định có một số chuẩn mực đạo đức nhất định thể hiện nổi bật làm thành tính đặc thù về mặt đạo đức của nghề nghiệp đó. Những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐNN một mặt, là sự phản ánh những đòi hỏi của xã hội, mặt khác, lại là động lực tinh thần để con người hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu ĐĐNN. Từ đây có thể khái quát, ĐĐNN là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của một nghề nghiệp cụ thể mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân mình cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ xã hội. 2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Với vai trò là người “bắc cầu” chuyển giao những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhân loại đến cho học sinh; từ xưa đến nay khi nghiên cứu và đưa ra quan niệm về thầy giáo đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm. Cách đây 400 năm, J.A. Coomenxki đã gọi người giáo viên là người “chuyển giao
  • 41. 36 ngọn đuốc của nền văn minh”, sợi dây chuyền giữa các thế hệ và coi chức vụ mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh, dưới ánh mặt trời này không có chức vụ nào ưu việt cho bằng [139, tr.152]. Theo âm Hán Việt, trong hai từ Sư phạm thì “sư” có nghĩa là thầy, “phạm” có nghĩa là khuôn thước, là mẫu mực. “Người xưa quan niệm cho con đi học là để mong nhặt được “dăm ba chữ” của thánh hiền. Thầy là người đưa đến cho trò những lời thánh hiền dạy ấy…” [160, tr.10]. Thầy giáo phải là người đạt sự chuẩn mực trong hành vi, cử chỉ, là tấm gương để in dấu ấn của mình vào kí ức và sự quý trọng của học trò bằng vốn sống, nhân cách của bản thân mình. Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Nhà giáo là người làm nghề dạy học" [124, tr.900]. Trong từ "Nhà giáo" thì từ "giáo" có nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ "nhà" được hiểu là người chuyên làm một nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó đạt được trình độ nhất định. Để làm rõ hơn khái niệm nhà giáo là "những người làm nghề dạy học" đồng thời quy định địa vị pháp lý của nhà giáo, trong điều 70 Luật Giáo dục (2005) đã định nghĩa: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. " [135, tr.3]. Những nhà giáo ở bậc đại học được gọi là giảng viên, ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông được gọi là giáo viên. Ở đây các thuật ngữ này được sử dụng với nghĩa như nhau. Quan niệm về người GVMN được thể hiện trong Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về “Ban hành Điều lệ trường mầm non”, trong điều 34: "Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" [14, tr.18]. Nhiệm vụ của GVMN là phải bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non; trau dồi đạo đức, giữ gìn
  • 42. 37 phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Như vậy, giáo viên mầm non là người làm việc tại một trong các loại cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Hoạt động lao động sư phạm của GVMN có sắc thái riêng, khác hẳn với giáo viên của các bậc học khác, đây là giai đoạn giáo dục để tạo bước khởi đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách lâu dài của con người mới. Trong hoạt động đó thì nhân tố nền tảng chi phối hoạt động sư phạm của GVMN là đạo đức người thầy. Chính đặc thù này đã tạo nên sự khác biệt giữa đạo đức nghề nghiệp của GVMN với đạo đức nghề nghiệp các ngành khác, điều này được biểu hiện như sau: Thứ nhất, GVMN phải quý trẻ, yêu nghề. Đây là tố chất cơ bản nhất trong đạo đức nghề của người GVMN. Cốt lõi trong ĐĐNN của GVMN là quan hệ giữa GVMN với trẻ mầm non. Người GVMN là những người thầy đầu tiên dẫn dắt học trò của mình trở thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Dấu ấn nhân cách của trẻ mầm non được in đậm từ dấu ấn nhân cách của GVMN. Để chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi phát triển tốt về thể chất, tinh thần thì mỗi người GVMN phải dành trọn công sức và tâm huyết của mình để trao lại cho học trò thứ tài sản vô giá, đó là “đạo làm người”, hết lòng yêu thương học sinh. Chính tình yêu thương trẻ vô bờ bến là động lực thúc đẩy mỗi người GVMN luôn gắn bó, thiết tha với học sinh của mình. Không có bậc học nào giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ mật thiết như ở bậc học mầm non, bởi quan hệ giữa cô giáo và trẻ vừa là quan hệ thầy - trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ mẹ - con trong gia đình. Quan hệ giữa cô giáo và trẻ gắn bó, giữ gìn như mẹ và con. Giáo viên không chỉ thực hiện chức năng giáo dục mà còn phải bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong môi
  • 43. 38 trường như ở gia đình để giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất và tâm lý. Xuất phát từ tình yêu con trẻ, là sức mạnh thôi thúc người GVMN gắn bó thiết tha với nghề, coi nghề dạy học là hơi thở, là sự sống của chính mình. Họ tôn trọng tri thức, lấy “dạy chữ, dạy người” làm lẽ sống. Luôn coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, bằng học vấn và cống hiến. Thứ hai, kiên nhẫn biết tự kiềm chế. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kiên nhẫn là khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng” [124, tr.762]. Người có tính kiên nhẫn là người không nản lòng, phấn đấu không ngừng để đạt mục tiêu đặt ra. Người có tính kiên nhẫn là nguời chiến thắng được chính mình. Nghề GVMN là một nghề vất vả, thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ xuyên suốt từ sáng sớm đến chiều muộn với bộn bề bao công việc. Đối tượng giáo dục khác với các cấp học khác là trẻ mầm non còn bé bỏng, hồn nhiên, nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Bởi vậy, GVMN phải luôn âu yếm, vui vẻ ngọt ngào với trẻ, kiên nhẫn giáo dục trẻ hình thành các hành vi đúng. Đồng thời phải biết tự kiềm chế sự bực tức, nóng giận khi trẻ tỏ ra bướng bình không vâng lời hoặc có lỗi với bạn, hay vụng về làm đổ vỡ đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt... Chính tính kiên nhẫn giúp người GVNM sẽ làm việc bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất, không dễ khuất phục trước khó khăn, không dễ thất bại, mà nỗ lực hết mình để theo đuổi ước mơ, lý tưởng là người đi ươm những mầm non cho đất nước. Thứ ba, có tinh thần trách nhiệm cao. Nói về tinh thần trách nhiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng và Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kì to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm