SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐÀ M VĂN VINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồ ng trọ t
Mã số: 62 62 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Kim Vui
2. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan
và chƣa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011
ĐÀM VĂN VINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học này tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình đầy trách nhiệm và hiệu quả của quý thầy, cô giáo, các nhà
khoa học và quản lý, các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đặng Kim Vui,
GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn những người thầy đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt chặng
đường phấn đấu trong khoa học.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên,
Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, các
nhà khoa học và nhà giáo của trường Đại học Nông - Lâm Thái nguyên cùng các tổ
chức, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Việt Nam.
Trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng NN & PTNT, chính quyền địa
phương và đông đảo bà con nhân dân các xã của huyện Võ Nhai, Ban chủ nhiệm
khoa, các thầy cô giáo cùng các sinh viên khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông -
Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu tại địa phương.
Cảm tạ gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè thân hữu, đặc biệt là người vợ đã
động viên giúp đỡ tôi sẻ chia mọi khó khăn trong bước đường đầy gian khổ để tôi
vươn tới được những thành quả khoa học ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011
ĐÀM VĂN VINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
Mục Tra
ng
PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng biểu ix
Danh mục các hình xi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài 4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống
canh tác 5
1.1.2. Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững 7
1.2. Sự hình thành và phát triển của NLKH 8
1.2.1. Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi 8
1.2.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển NLKH trên phạm vi toàn cầu 9
1.3. Lợi ích và vai trò của các hệ thống NLKH 11
1.3.1. Đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp 11
1.3.2. Lợi ích của các hệ thống NLKH 12
1.4. Những nghiên cứu về Nông- Lâm kết hợp trên Thế giới và ở Việt Nam 13
1.4.1. Những nghiên cứu về Nông- Lâm kết hợp trên Thế giới 13
1.4.2. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 19
1.5. Những nghiên cứu về vai trò của thành phần cây trồng trong HT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
NLKH đến việc bảo vệ đất dốc trên thế giới và ở Việt Nam. 26
1.5.1. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc
bảo vệ đất dốc trên Thế giới 26
1.5.2. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc
bảo vệ đất dốc ở Việt Nam 28
1.5.3. Các biện pháp bảo vệ đất đất dốc trong canh tác NLKH trên Thế giới
và ở Việt Nam 29
1.6. Một số phương pháp đánh giá và kết quả nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế trong NLKH ở vùng Đông Bắc nước ta 33
1.6.1. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông lâm kết hợp 33
1.6.2. Hiệu quả kinh tế một số hệ thống sử dụng đất dốc vùng Đông Bắc
nước ta 34
CHƢƠNG II. NỘ I DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Nộ i dung nghiên cứ u 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Phương pháp mô tả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phân chia
khu vực sinh thái của địa bàn nghiên cứu 37
2.2.2. Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển nông lâm kết hợp tại
địa bàn nghiên cứu 38
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại địa
bàn nghiên cứu 39
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp cải tiến, thử nghiệm và
đề xuất giải pháp góp phần phát triển NLKH tại địa phương 45
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 46
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Võ Nhai 47
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 47
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 50
3.2. Thực trạng phát triển NLKH trên địa bàn nghiên cứu 53
3.2.1. Kết quả thống kê, phân loại các hệ thống NLKH huyện Võ Nhai 53
3.2.2. Thành phần loài cây trồng, vật nuôi trong các hệ thống NLKH 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
3.2.3. Sự phối hợp giữa các thành phần trong các hệ thống NLKH 56
3.3. Hiệu quả của các hệ thống NLKH trên địa bàn huyện Võ Nhai 57
3.3.1. Hiệu quả kinh tế 57
3.3.2. Hiệu quả môi trường của các hệ thống NLKH 82
3.3.3. Một số tác động về mặt xã hội từ các hệ thống NLKH 87
3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các hệ thống NLKH tại Võ Nhai 89
3.4. Biện pháp cải tiến thử nghiệm và một số giải pháp chủ yếu góp
phần phát triển NLKH huyện Võ Nhai 93
3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trở ngại trong phát triển NLKH tại Võ Nhai 93
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển NLKH huỵện Võ Nhai 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108
1. Kết luận 108
2. Đề nghị 110
CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
BVTV Bảo vệ thực vật
CAQ Cây ăn quả
CPBĐ Chi phí biến đổi
CPCĐ Chi phí cố định
CPSX Chi phí sản xuất
Cs Cộng sự
dt dẫn theo
đ Đồng
D1.3 Đường kính thân cây ở vị trí độ cao 1,3m (cm)
FC Fixed costs (Chi phí cố định)
GM Gross margin (Tổng thu nhập)
GO Gross output (Giá trị sản xuất/n¨m)
GTSX Giá trị sản xuất
HVN Chiều cao vút ngọn cây (m)
HT Hệ thống
KHCN Khoa học công nghệ
KV1 Khu vực 1
KV2 Khu vực 2
KV3 Khu vực 3
LNXH Lâm nghiệp xã hội
LĐ Lao động
NLN Nông lâm nghiệp
NLKH Nông lâm kết hợp
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
NFI Net farm income (Thu nhập thuần)
RchèRg Rừng-chè-ruộng
RTN Rừng tự nhiên
RRg Rừng-ruộng
RVAC Rừng - vườn - ao - chuồng
RVACRg Rừng- vườn - ao - chuồng - ruộng
RVCRg Rừng- vườn - chuồng - ruộng
RVAC Rừng- vườn - ao - chuồng
SALT Sloping Agriculture land technology (Kỹ thuật canh tác trên
đất dốc)
SX Sản xuất
TT Thứ tự
TB Trung bình
VAC Vườn - ao - chuồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Ảnh hưởng của các loại cây trồng đến xói mòn đất canh tác 28
1.2 Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống sử dụng đất dốc tại khu
vực Tam Đảo 35
3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2006 48
3.2 Tỷ lệ đất đai theo độ dốc của huyện 53
3.3 Kết quả thống kê, phân loại các hệ thống NLKH được điều tra
của các khu vực trong huyện Võ Nhai 54
3.4 Phân bố các hệ thống NLKH các khu vực trong huyện 54
3.5 Phân bố các hệ thống điều tra theo mức thu nhập/ha/năm 57
3.6 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVACRg 61
3.7 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVAC 64
3.8 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống VAC 67
3.9 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RCheRg 69
3.10 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RRg 72
3.11 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVCRg 74
3.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các công thức SX bình
quân/ha/năm theo từng hệ thống 75
3.13 Hiệ u qu¶ kinh tÕ cña các thành phần trong hÖ thèng NLKH 77
3.14 Ng-êi d©n tham gia ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c¸c hệ thống
NLKH 79
3.15 So sánh hiÖu qu¶ kinh tÕ mét sè c©y trång n«ng nghiÖp chính
trồng độc canh và trồng xen trong HT NLKH 80
3.16 So sánh sinh trưởng của một số cây lâm nghiệp trồng thuần và
trồng xen trong hệ thống NLKH 81
3.17 Lượng đất xói mòn của các hệ thống cây trồng theo độ dốc 82
3.18 Tương quan hồi quygiữa độ dốc và lượng đất xói mòn ở các hệ thống
cây trồng 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
x
Bảng Tên bảng Trang
3.19 Lượng đất xói mòn của các hệ thống NLKH 84
3.20 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất trong các hệ
thống NLKH và HT thuần nông điểm nghiên cứu 85
3.21 Ngườ i dân đ¸nh gi¸ hiÖu qu¶ m«i tr-êng cña c¸c hÖ thèng
NLKH và vai trò củ a cá c HT cây nông nghiệ p trong HT NLKH 86
3.22 Số công lao động/ha/năm của các HT NLKH 87
3.23 Kết quả đánh giá tính bền vững của các HT NLKH có sự tham gia 91
3.24 Đánh giá sức sản xuất của đất đai trong các HT NLKH qua 3 năm 92
3.25 Những khó khăn, cản trở chính của các dạng HT NLKH 95
3.26 Kết quả lựa chọn các hệ thống NLKH có sự tham gia 97
3.27 Ảnh hưởng của độ dốc đến năng suất một số HT cây trồng
chính trong HT NLKH 102
3.28 Hàm tương quan y = ax + b giữa độ dốc x (độ) với năng suất
một số cây trồng y trong HT NLKH 102
3.29 Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển NLKH cho 3 khu
vực sinh thái Huyện Võ Nhai 104
3.30 Giải pháp chủ yếu cho mỗi hệ thống góp phần phát triển NLKH
Huyện Võ Nhai 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
3.1 Biểu đồ phân bố các mô hình theo mức thu nhập/năm/ha của 3
khu vực điều tra đại diện cho 3 vùng sinh thái huyện Võ Nhai 58
3.2 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVACRg điển hình 59
3.3 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVAC điển hình 62
3.4 Sơ đồ lát cắt hệ thống VAC điển hình 65
3.5 Sơ đồ lát cắt hệ thống RchèRg điển hình 68
3.6 Sơ đồ lát cắt hệ thống RRg điển hình 70
3.7 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVCRg điển hình 73
3.8 Sơ đồ phân tích SWOT trong phát triển sản xuất NLKH đối với
3 khu vực sinh thái huyện Võ Nhai 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó đất đồi núi
chiếm 3/4 diện tích, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Du - Miền núi phía Bắc,
miền Trung và Tây Nguyên. Do vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình, cấu tạo địa
chất, phân bố thực vật và hoạt động sản xuất của con người nên tà i nguyên rừng và
đất đai ở vùng này rất đa dạng và phong phú.
Đặc điểm chủ yếu của vùng đồi núi là đất đai có độ dốc cao, cùng với đặc điểm
của khí hậu Việt Nam mưa lớn, tập trung theo mùa và nạn chặt phá rừng bừa bãi đã
làm cho đất đai bị xói mòn rửa trôi nghiêm trọng. Sự thoái hoá đất canh tác đang
diễn ra theo chiều hướng ngày càng trầm trọng, trong khi đó dân số không ngừng
tăng lên [53], [97]. Vì vậy con đường để đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm
là phải tăng diện tích canh tác và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Song việc tăng
diện tích canh tác nông nghiệp bằng con đường chặt phá rừng ở nước ta trong thời
gian qua đã để lại hậu quả khôn lường. Đất đai bị thoái hoá, môi trường sinh thái
không đảm bảo an toàn trong khu vực vì vậy hạn hán, lũ lụt ngày nhiều hơn.
Một trong những nguyên nhân làm cho xói mòn đất thêm trầm trọng là sản
xuất nông nghiệp độc canh trên đất dốc, vì vậy năng suất cây trồng ngày càng giảm,
đất đai và môi trường ngày càng suy thoái trầm trọng kéo theo đời sống của người
dân càng gặp khó khăn hơn. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước đề cập tới [10], [13], [79], [23], [31], [32].
Như vậy ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đang
phải đối mặt với mâu thuẫn gay gắt là đáp ứng nhu cầu về lương thực - thực phẩm
cho người dân đồng thời phải giữ gìn môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững
ổn định sản xuất. Phương thức canh tác NLKH là một hướng giải quyết hiệu quả
mâu thuẫn trên, thông qua đó đảm bảo an ninh lương thực miền núi đồng thời phát
triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên [21], [37], [72], [112].
Việc phát triển NLKH muốn đạt hiệu quả thì cần khai thác triệt để những
kiến thức, kinh nghiệm và phải xuất phát từ nguyện vọng của người dân địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
bởi hơn ai hết họ là những người trực tiếp sản xuất và hưởng lợi trên diện tích đất
đai của mình. Vì vậy nghiên cứu NLKH không những cần có sự tham gia của các
nhà khoa học mà vai trò tham gia của người dân là một nhân tố không thể thiếu để
có thể kết hợp giữa những kiến thức kinh nghiệm truyền thống với kiến thức khoa
học tiên tiến [1], [3], [11], [68], [71].
Phương thức sản xuất NLKH phù hợp với canh tác của các vùng đồi núi
đặc biệt là các vùng có tiềm năng đất đai và nhân lực. Trong hệ thống NLKH có
sự phối kết hợp nhiều thành phần của Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trong đó cây
trồng thường được bố trí với kết cấu theo không gian và thời gian hợp lý nên tận
dụng được tiềm năng đất đai một cách tương đối triệt để. Vì thế sản xuất NLKH
không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng núi mà còn tạo
công ăn việc làm, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, góp
phần sử dụng đất theo hướng bền vững, không ngừng ổn định kinh tế xã hội vùng
nông thôn miền núi [85], [60], [128].
Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên có địa hình phức
tạp chủ yếu là núi đá vôi, núi đất và thung lũng đan xen nhau. Toàn huyện có tổng
diện tích đất đai là: 84.510,41 ha. Trong đó đất nông nghiệp là: 6.325,0 ha chiếm tỷ
lệ 7,48%; đất lâm nghiệp là: 55.469,41 ha chiếm tỷ lệ 65,64% [57]. Kể từ năm 1991
trở lại đây nhờ có sự đầu tư của Chính phủ thông qua các dự án 327, 661...sự phối
hợp tư vấn kỹ thuật của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và khuyến nông người dân
Võ Nhai đã nhận thức được vai trò của việc canh tác đất dốc. Đặc biệt là việc xây
dựng hệ thống NLKH trên đất dốc đã giúp nhiều hộ trong vùng vươn lên trở thành
những hộ làm kinh tế giỏi góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên sản xuất theo phương thức NLKH trên địa bàn huyện hiện vẫn còn
manh mún, vì vậy mà năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp dẫn đến
hiệu quả kinh tế chưa cao [96]. Để giúp người dân địa phương có những giải pháp
phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp nói chung và NLKH nói riêng theo hướng sử
dụng tài nguyên lâu bền và hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện
Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH điển hình, góp phần phát triển
các hệ thống NLKH bền vững trên đất dốc, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ
môi trường sinh thái vùng trung du, miền núi nói chung và huyện Võ Nhai - Thái
Nguyên nói riêng.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại địa
phương, góp phần sử dụng đất bền vững.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống NLKH chính, các phương thức sản
xuất NLKH phổ biến đang được người dân địa phương huyện Võ Nhai - Thái
Nguyên áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
- Nghiên cứu các diện tích đang sản xuất Nông lâm kết hợp
- Khảo sát, điều tra, phân loại các hệ thống NLKH trên toàn huyện Võ Nhai. Số
liệu điều tra chi tiết lấy ở một số xã đại diện cho 3 khu vực sinh thái của huyện:
Khu vực 1 gồm các xã Lâu Thượng, La Hiên; Khu vực 2 gồm các xã Cúc
Đường, Vũ Chấn. Khu vực 3 gồm các xã Bình Long, Dân Tiến, Liên Minh,
Tràng Xá.
Về thời gian:
- Các thông tin và số liệu về tổng quan tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực
NLKH được tổng hợp từ năm 2005 và bổ xung trong quá trình nghiên cứu.
- Các kết quả điều tra, khảo sát phân loại các hệ thống NLKH, tài liệu về
đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội và đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các
hệ thống ở 3 khu vực trong huyện được tổng hợp chủ yếu từ năm 2005 - 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Kết quả điều tra chi tiết đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và tác động
về mặt xã hội được tổng hợp từ năm 2006 - 2008.
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và đề xuất giải pháp chủ yếu được
tổng hợp từ năm 2007- 2008.
Về nội dung:
- Do điều kiện thời gian và nhân lực có hạn nên đề tài tập trung vào nghiên cứu
đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả bảo vệ đất và bước đầu đánh giá tác động
về mặt xã hội của các hệ thống NLKH điển hình.
- Chọn ra một số hệ thống NLKH điển hình ở một số xã trong huyện để điều tra,
theo dõi, đánh giá và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật điển hình trong hệ thống
NLKH. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển NLKH cho
huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
4. Ý NGHĨA VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong nghiên cứu đánh giá các
hệ thống NLKH: hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, xã hội và tính bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung cơ sở cho việc qui hoạch phát triển
kinh tế vùng Trung du Bắc bộ nói chung và Huyện Võ Nhai nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp mà luận án đề xuất sẽ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để
góp phần phát triển các hệ thống NLKH theo hướng sử dụng đất bền vững, cho hiệu
quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn miền núi.
Điểm mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, hệ thống về NLKH cho một
huyện cụ thể.
- Định lượng được giá trị hiệu quả của 6 hệ thống NLKH điển hình cho 3 vùng
sinh thái của huyện Võ Nhai mà trước đây trong vùng nghiên cứu chưa có, như hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và tính bền vững.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển các hệ thống NLKH phù hợp với
địa bàn nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÀ HỆ THỐNG
CANH TÁC
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống
canh tác
Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng được bố trí theo không gian và thời
gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng. Các loài cây trồng khi
cùng chung sống với nhau trên một đơn vị diện tích nó sẽ chịu ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau và chịu sự tác động của các nhân tố môi trường [36].
Trong việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất
muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế thì ngoài việc chọn giống cần phải giải quyết tốt
mối liên hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh
tác và phương hướng sản xuất ở vùng đó. Vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng một
cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các hộ nông dân, các nhà quản lý
có cơ sở để định hướng sản xuất nông lâm nghiệp một cách đúng đắn và toàn diện.
Khi nghiên cứu về hệ thống cây trồng cho một vùng sinh thái, các nhà khoa học đã
đi sâu nghiên cứu các vấn đề về: Khí hậu, nguồn nước, đất đai, cây trồng, đặc điểm
kinh tế - xã hội, điều kiện thị trường [52], [35], [99].
1.1.1.1. Môi trường khí hậu với hệ thống cây trồng
Khí hậu là thành phần quan trọng đối với hệ sinh thái, trong đó nhân tố ánh
sáng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với cây trồng cho quá trình
quang hợp tạo thành chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng. Trung bình cây xanh có
khả năng tích luỹ được khoảng 1% năng lượng của ánh sáng mặt trời.
Ở nước ta độ ẩm tương đối trong năm thường cao hơn 80%. Nguồn nhiệt
trong năm biến động từ 7000 - 100000
C tuỳ theo vùng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và cây rừng. Trên cơ sở áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chúng ta có thể sản xuất nhiều vụ
trên năm với các công thức luân canh, trồng xen trồng gối, khai thác tài nguyên
thiên nhiên trên nhiều tầng không gian. Xét theo yêu cầu ánh sáng của cây người ta
đã phân thực vật thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây chịu bóng. Cây ưa sáng là
những loài cây có nhu cầu về ánh sáng cao, cần trồng ở tầng tán trên trong hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
cây trồng nông lâm nghiệp như Keo, Mỡ, Bồ đề…, các cây chịu bóng như Dong
riềng, Thảo quả, Hương nhu, Chè…cần nhu cầu ánh sáng trực tiếp ít hơn có thể
trồng ở dưới tán rừng [28], [36]. Như vậy căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của cây mà
trong sản xuất NLKH người ta phối trí cây trồng theo không gian và thời gian hợp
lý sao cho tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng mà không làm tổn hại giữa các
loài cây trồng.
1.1.1.2. Môi trường nước và hệ thống cây trồng
Nước là thành phần quan trọng trong quá trình sống của cây, nước mưa là
nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây trồng, đặc biệt là những vùng không có hệ
thống tưới tiêu. Nước mưa cũng có ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất,
thu hoạch, đồng thời mưa cũng gây ra lũ lụt, làm xói mòn, rửa trôi độ phì của đất.
Nước ta có lượng mưa tương đối lớn 1600 - 2000mm/năm. Lượng mưa phân bố
không đều giữa các tháng trong năm và ở các vùng sinh thái khác nhau. Vào mùa
mưa lượng mưa thường tập trung lớn, từ 80 - 85%, do đó dễ gây lũ lụt ở một số
vùng, những tháng mùa khô lượng mưa ít, làm cho đất khô hạn. Đồng thời ngay cả
trong mùa mưa có nơi cũng bị hạn hán nặng [8]. Vì vậy khi xác định hệ thống cây
trồng cần phải chú ý đến lượng mưa để tránh được các hạn chế như úng lụt, hạn hán
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt là ở
những vùng đất dốc nước mưa đã gây xói mòn, rửa trôi rất mạnh.
1.1.1.3. Môi trường đất và hệ thống cây trồng
Khi nghiên cứu hệ thống cây trồng trên đất dốc, các nhà khoa học cho rằng,
các yếu tố làm suy giảm tính bền vững của hệ canh tác trên đất dốc là sử dụng đất
không hợp lý, các chất hữu cơ dễ phân huỷ, bị rửa trôi theo dòng nước, vì thế đất rất
dễ bị thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn nghiêm trọng làm cho độ phì của đất giảm,
cây trồng sinh trưởng kém, dẫn tới sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích
ngày càng giảm [53], [60].
Để hạn chế xói mòn đất, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp như xây
dựng các ruộng bậc thang, mương rãnh, bờ ngăn, luân canh, xen canh, trồng băng
cây phân xanh cố định theo đường đồng mức, xây dựng hệ thống NLKH có tác
dụng chống xói mòn [49], [97].
1.1.1.4. Môi trường kinh tế - xã hội và hệ thống cây trồng
Sản xuất nông lâm nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của
đất nước. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
nghiệp ở miền núi, đặc thù là địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông
liên thôn, liên xã..., đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp,
điều kiện giao lưu hàng hoá và nắm bắt thị trường còn rất khó khăn, việc phát triển
kinh tế hàng hoá chưa phát triển; sản xuất lương thực chưa đủ tự cung, tự cấp [49],
[66], [69], [97]. Do vậy việc phát triển hệ thống canh tác theo hướng đa dạng hoá
cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp để xây dựng các hệ thống sản xuất
theo hướng NLKH là điều rất quan trọng, đây là tiền đề cho việc mở rộng và phát
triển hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
1.1.1.5. Điều kiện thị trường và hệ thống cây trồng
Muốn phát triển sản xuất, chúng ta cần có chính sách đầu tư phát triển phù
hợp với từng loại cây trồng, khuyến khích, phát huy hết mọi tiềm năng cho sản xuất.
Sản phẩm của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thực tế
và phải trở thành loại hàng hoá có tính quy mô, phải có kế hoạch phát triển thị
trường sao cho đầu ra của các loại sản phẩm được ổn định, nhằm mang lại hiệu ích
về cả kinh tế, môi trường và xã hội [43], [38].
1.1.2. Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.2.1. Cây trồng: Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông lâm
nghiệp. Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là lựa chọn các loại cây trồng nào để lợi
dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Trong hệ sinh thái nông nghiệp
ngoài cây trồng còn có các quần thể sống như cỏ dại, thực vật bậc thấp, các động
vật nhỏ, côn trùng và vi sinh vật, các thành phần này có thể có lợi hoặc có hại cho
sự sống của cây trồng nông nghiệp vì vậy trong kỹ thuật canh tác cần phải lợi
dụng được mặt thuận lợi để bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả và kinh tế nhất
[52], [84].
Trong thực tế các yếu tố quyết định hệ thống canh tác là sự thay đổi về kinh
tế, kỹ thuật, giống cây trồng, gia súc, sự phối hợp giữa cây trồng với cây trồng, cây
trồng với gia súc, biện pháp làm tăng cường độ lao động, sử dụng vốn đầu tư có lãi,
tổ chức sản xuất, sản phẩm và tính hàng hoá của sản phẩm [72].
1.1.2.2. Hệ thống canh tác (Farming System): Hệ thống canh tác bao gồm các
nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên liệu thô, tiền mặt)
trong nông trại với điều kiện nhất định [100].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành trong
nông trại, được quản lý bởi các hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và
kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu mong muốn và nguồn lực của nông hộ [127].
Hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt trong các
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với
nhau vì cùng dùng chung những nguồn nguyên liệu nhập từ môi trường [115].
Phạm chí Thành và Cs, 1994 [67] cho rằng hệ thống cây trồng gồm hệ thống
không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt
năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai. Trong các hệ canh tác
thì luân canh cây trồng là biện pháp hữu hiệu nhất, các chế độ canh tác như bón
phân, tưới nước, làm đất bao giờ cũng phải căn cứ vào hệ thống cây trồng.
1.1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững trong hệ thống canh tác
Năm 1993, nhóm công tác Quốc tế đã kiến nghị một khung đánh giá hệ thống
quản lý sử dụng đất bền vững và định nghĩa như sau:“Quản lý sử dụng đất bền
vững” bao hàm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm hội nhập
những nguyên lý kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể
đồng thời: Duy trì nâng cao sản xuất và dịch vụ (sản xuất), giảm thiểu sự rủi ro cho
sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự
thoái hoá chất lượng đất (bảo vệ), có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực
thi), có thể chấp nhận được về mặt xã hội [97], [112], [116], [117], [120].
Như vậy khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra,
chủ yếu hướng vào ba yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng phải bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn được thoái hoá, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội nhân văn: Thu hút được lao động, đảm bảo đời
sống xã hội.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG LÂM KẾT HỢP
1.2.1. Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi
Xuất phát từ vấn đề khai khác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên rừng một cách quá mức làm cho đất đai ngày càng suy thoái, năng suất cây
trồng, vật nuôi giảm mạnh do canh tác độc canh cây nông nghiệp, dẫn đến tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi ngày càng gia
tăng. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu nông lâm nghiệp đề cập tới trong các
tài liệu [41], [53], [60]. Việc tàn phá tài nguyên rừng đã làm cho các hệ sinh thái
rừng trồng và hệ canh tác nông nghiệp trên đất dốc ở các vùng nông thôn thuộc các
nước nhiệt đới trở nên thật mỏng manh do xói mòn rửa trôi mạnh mẽ. Đứng trước
tình hình đó vấn đề đặt ra trên phạm vi toàn cầu là cần phát triển nông nghiệp và
nông thôn bền vững, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng định
hướng thay đổi các kỹ thuật và định chế nhằm đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của
con người của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đó là sự phát triển đảm bảo, bảo tồn
đất, nước và các nguồn gen động, thực vật, chống xuống cấp về môi trường, phù
hợp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và được xã hội chấp nhận [113].
Rõ ràng bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy NLKH là một nhu cầu tất yếu và
cũng là một thách thức lớn cho phát triển bền vững nông thôn miền núi.
1.2.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển NLKH trên phạm vi toàn cầu
1.2.2.1. Các thay đổi về chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn
Trong vòng 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, dưới sự bảo trợ của nhóm tư
vấn về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế (CGIAR), nhiều Trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp Quốc tế được thành lập ở nhiều khu vực trên thế giới nhằm nghiên cứu
nâng cao năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao và các kỹ thuật thâm canh
liên quan nhờ vào nỗ lực của một số Trung tâm và các chương trình quốc gia có liên
quan đã tạo nên một sự thay đổi lớn về năng suất nông nghiệp mà thường được gọi
là Cách mạng xanh (Green Revolution) [104]. Trong chương trình LNXH của WB
trong những năm 1980 không chỉ chứa đựng nhiều yếu tố của NLKH mà còn thiết
kế trợ giúp nông dân thông qua gia tăng sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ
môi trường… Trong thời gian này, bên cạnh phát triển nông nghiệp, FAO đặc biệt
chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn,
khuyến cáo nông dân và nhà nước nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng
và cây thân gỗ đến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhà quản lý, sử dụng đất
kết hợp cả nông nghiệp và lâm nghiệp vào hệ thống canh tác của họ [116].
1.2.2.2. Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường
Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tài nguyên môi
trường toàn cầu diễn ra, nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn
của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn và khai thác
lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và đa
dạng sinh học. Theo ước tính của FAO (1982) [113] du canh là nguyên nhân tạo ra
hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở châu Phi; diện tích đất rừng bỏ
hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở châu Phi, khoảng
16% ở châu Mỹ La tin và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của châu Á.
1.2.2.3. Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng
hợp và các hệ thống kỹ thuật truyền thống
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về
tính hiệu quả trong việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên (đất, nước và ánh sáng mặt
trời) cũng như tính ổn định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác
tổng hợp so với hệ thống nông nghiệp độc canh. Các nghiên cứu của các nhà nhân
chủng học và khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của
các hệ thống canh tác tổng hợp bản địa/truyền thống và lưu ý cần xem xét chúng
trong quá trình phát triển các tiếp cận mới [119].
1.2.2.4. Sự hình thành Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF)
Vào tháng 7 năm 1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu, phát
triển Quốc tế (IDRC) của Ca-na-da, John Bene đã tiến hành dự án nghiên cứu với
các mục tiêu:
- Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế
giới.
- Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các
quốc gia nhiệt đới có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng
đất.
- Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác
động kinh tế, xã hội có ý nghĩa cho các nước đang phát triển.
- Đề xuất sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một
cách có hiệu quả và chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài
trợ Quốc tế.
Mặc dù với mục đích ban đầu là xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm
nghiệp nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của Bene đã đi đến kết luận rằng: để tối ưu hóa
sử dụng đất nhiệt đới, ưu tiên số một nên là nghiên cứu và phát triển các hệ thống
kết hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp và chăn nuôi. Hay nói cách khác, đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm nghiệp sang những khái niệm sử dụng đất
rộng hơn, phù hợp hơn ở cả hai phương diện trực tiếp (trước mắt) và dài hạn [101].
Báo cáo dự án này của IDRC đã được các cơ quan Quốc tế xem xét và dẫn đến sự
hình thành Hội đồng Quốc tế về nghiên cứu NLKH vào năm 1977, đến năm 1991
cơ quan này được đổi tên thành Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH
(International Centre for Research on Agroforestry - ICRAF). Kể từ khi thành lập,
ICRAF là tổ chức luôn đi đầu trong thu thập thông tin, tiến hành các dự án nghiên
cứu, chuyển giao kết quả về NLKH.
1.2.2.5. Sự hòa nhập của NLKH vào chương trình đào tạo nông nghiệp, lâm
nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày nay, các kiến thức về NLKH đã được đưa vào giảng dạy ở các trường
Đại học, Viện nghiên cứu - đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông
thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng của NLKH trong việc cải tạo đất,
bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước nói chung đã được công nhận. Về thực
chất thì NLKH thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng
đem lại các ích lợi về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo
tồn và khôi phục hệ sinh thái [5], [97].
1.3. LỢI ÍCH VÀ VAI TRÕ CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
1.3.1. Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp
1.3.1.1. Có sức sản xuất cao
- Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi,
gỗ, cột và xây dựng, các sản phẩm khác như mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh
thực vật...
- Sản xuất các lợi gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn đất và nước (xói mòn
đất, vật liệu tủ đất,...) cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng
chất từ tầng đất sâu, phân huỷ và chuyển hoá dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu
khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh, ...
- Gia tăng thu nhập của nông dân [97].
1.3.1.2. Mang tính bền vững
- Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài.
- Đòi hỏi có các hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để đảm bảo sự
tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự
cung tự cấp (thí dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất, các hỗ trợ về
kỹ thuật và tín dụng ... [97]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
1.3.1.3. Mức độ chấp nhận của nông dân
- Kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá bản sắc của mỗi dân tộc chấp nhận được
(tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân).
- Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập
kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống NLKH [27], [93], [97].
1.3.2. Lợi ích của các hệ thống NLKH
1.3.2.1. Lợi ích trực tiếp của NLKH
Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH được hình thành
và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC
được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ưu điểm của các hệ thống
NLKH là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một
diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn [122].
Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể
tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật
liệu cho hộ gia đình [122].
Tạo việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu
hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi
về đầu vào, các hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho nông hộ.
Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc
phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa
các thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao
trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.).
Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá
cả cho nông hộ. Mặt khác nó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm trong sinh
hoạt thường ngày cho nông hộ [27], [93], [97].
1.3.2.2. Các lợi ích của NLKH trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
NLKH trong bảo tồn tài nguyên đất và nước:
Hơn 20 năm nghiên cứu NLKH phối hợp với các kết quả nghiên cứu về sinh
thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các hệ thống NLKH
nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng: giảm dòng chảy bề mặt và
xói mòn đất, duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi. Nhờ
vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân
số gia tăng lên tài nguyên đất. Ngoài ra, trong các hệ thống NLKH do hiệu quả sử
dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì
thế giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm [131].
NLKH trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, NLKH có thể làm
giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, NLKH là phương thức
tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai
hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép của con người
vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng của người dân miền núi, bảo vệ tính đa
dạng sinh học của tự nhiên [131].
NLKH và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính:
Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển NLKH trên qui mô lớn có thể
làm giảm nồng độ khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Các cơ chế
của tác động này có thể là: sự đồng hóa khí CO2 nhờ quá trình quang hợp của cây
thân gỗ trên nông trại; gia tăng lượng cacbon trong đất nhờ ổn định quá trình phân
hủy và giảm nạn phá rừng [110], [111], [126], [131].
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG- LÂM KẾT HỢP TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới
1.4.1.1. Lịch sử nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới
Đi sâu tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King (1987) khẳng định rằng ở
Châu Âu thời kỳ Trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác cây
lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất rừng. Tuy nhiên kiểu canh
tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưng ở Phần Lan và Đức kiểu canh tác
này tồn tại đến mãi những năm 1920.
Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất lúc này con người
đã tích luỹ được ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt
qua được thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật và chăn nuôi, trồng trọt,
song không phải tất cả các nước mà có không ít các nước vận động rất chậm trong
cuộc cách mạng này [116].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem
như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này. Theo Blanford (1858) (dt
Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [93] nguồn gốc của phương thức này là từ ngôn ngữ
địa phương của Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi, như vậy Taungya
là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng nghĩa với phương thức
canh tác trên đất dốc. Sau đó hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn
Độ và được truyền bá rộng rãi qua Châu á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ngày nay hệ
thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau, ở một số nước nó được
gọi như là một sự biểu tượng đặc biệt của phương thức du canh ở Inđônêxia người ta
gọi là Tumpansary, ở Philippin là Kaingyning, ở Malaixia là Ladang...
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập
niên 1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát
triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH. Sau đây là một số khái niệm về NLKH
khác nhau được phát triển cho đến ngày nay.
NLKH là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng
thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây
rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng
các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa
phương [101].
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp
để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương
(PCARRD, 1979) (dt Phạm Xuân Hoàn, 1994) [27].
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình
thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực
vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong
các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn [120].
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu
năm (cây gỗ, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính
trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi
dưới hệ thốngxen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành
phần của chúng [118].
Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn cho
một hệ thống sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ thuật và khoa
học đã được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó
được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã
phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững [117].
Vào năm 1997, ICRAF đã xem xét lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng
hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó
được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh
thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ
để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế
và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế
trang trại" [5], [28].
Với định nghĩa trên NLKH được coi như là một hệ thống quản lý tài nguyên
tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp
trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức
sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các
mức độ khác nhau.
Trần Ngọc Ngoạn và Cs (1999) [49] cũng thống nhất với định nghĩa trên của
ICRAF khi cho rằng: NLKH là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống sử dụng đất, ở đó
có các cây, con nông nghiệp (cây trồng, cây cỏ, vật nuôi...) được bố trí kết hợp với
các cây lâm nghiệp theo không gian hoặc luân canh và có sự tương tác giữa cây, con
nông nghiệp và lâm nghiệp về cả mặt sinh thái và kinh tế.
Các định nghĩa trên chỉ ra những đặc trưng cơ bản của NLKH đó là:
- Thông thường có hai hoặc nhiều loài cây (có thể gồm cả động vật) nhưng ít
nhất một trong chúng phải là những cây gỗ sống lâu năm.
- Một hệ thống NLKH luôn có hai hoặc nhiều sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ của một hệ thống NLKH luôn lớn hơn một năm.
- Một hệ thống NLKH dù đơn giản nhất vẫn phức tạp hơn hệ thống độc canh
cả về phương diện kinh tế cũng như sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc và chức năng
sinh thái học).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Hơn thế ở đây còn có ba đặc tính mà xét về phương diện lý luận thì tất cả các
hệ thống NLKH đều phải có đó là: Khả năng sản xuất; Tính bền vững; Tính khả thi
[53], [60], [61], [65], [97], [102].
Như vậy bản chất của hệ thống NLKH là hệ thống sử dụng đất để canh tác
nông nghiệp nhưng có sự kết hợp giữa cây (hoặc/và) con nông nghiệp với cây lâm
nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích, đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên sự kết hợp này
có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có thể kế tiếp nhau về mặt không gian hay thời
gian. Xét về thành phần một hệ thống NLKH gồm có:
- Các loài cây thân gỗ sống lâu năm.
- Các loài cây thân thảo (Cây nông nghiệp hoặc cỏ...)
- Vật nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản...) [97], [102].
Tóm lại: Mục đích cuối cùng của các hệ thống NLKH là tận dụng triệt để đất
đai về mặt không gian và thời gian cũng như là một biện pháp canh tác bảo vệ đất,
vấn đề đặt ra là con người chúng ta sử dụng các hệ thống này như thế nào cho hợp lý
để canh tác lâu bền trên đất dốc, đó là nhiệm vụ mà các nhà khoa học cần tiếp tục đi
sâu nghiên cứu…
1.4.1.2. Phân loại NLKH trên thế giới
NLKH được coi là một trong những hệ thống sử dụng đất lâu đời nhất trên trái
đất, nhưng những thông tin về hệ thống này thường bị hạn chế khi mô tả hoặc đánh
giá hiệu quả. Để có thể xây dựng được một hệ thống phân loại có cơ sở chắc chắn
được chấp nhận như là tài liệu ban đầu cho việc cải tiến và xây dựng các hệ thống
NLKH mới có hiệu quả hơn, tháng 9 năm 1982 chương trình “Điều tra thống kê các
hệ thống NLKH”(A.F.S.I) được đưa vào hoạt động. Kết quả thu thập được của
A.F.S.I đã cho phép ICRAF có đủ dữ kiện và thông tin trong việc xây dựng và trình
bày hệ thống phân loại của các hệ thống sử dụng đất trên thế giới. Đây là những căn
cứ để đánh giá các hệ thống và phát hiện những thiếu sót trong nghiên cứu.
Những tiêu chuẩn phân loại phổ biến thường được áp dụng dựa vào các cơ sở:
Cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và ảnh hưởng sinh
thái học của hệ thống.
Từ những cơ sở phân loại trên mà các nhà nghiên cứu về NLKH trên thế giới
đã chia ra thành một số kiểu hệ thống chính:
- Hệ thống nông - lâm: cây trồng gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây thân thảo
(những cây nông nghiệp, công nghiệp và cây lâm nghiệp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
- Hệ thống lâm - súc: Cây gỗ, đồng cỏ và chăn thả gia súc dưới tán các cây gỗ.
- Hệ thống nông - lâm - súc: Gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, kết hợp với
đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Các hệ thống NLKH đặc biệt: Nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây ăn quả,
nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ngập mặn...
Từ những kiểu hệ thống NLKH chính này mà hình thành nên nhiều kiểu NLKH
khác nhau, mỗi hộ nông dân có sản xuất đa thành phần trong diện tích canh tác được
coi là mô hình NLKH hộ gia đình [97], [119], [123].
1.4.1.3. Tình hình phát triển NLKH trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay NLKH ngày càng phát triển và thực sự là phương thức
canh tác mang lại hiệu quả nhiều mặt cho người dân vùng đồi núi. Các nhà khoa học
trên thế giới đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác ở vùng đồi núi theo hướng đa
dạng hoá cây trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền
trên đất dốc trong đó chủ yếu bằng các phương thức NLKH. Hệ canh tác nương rẫy,
vườn rừng NLKH mà trong đó các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây
công nghiệp dài ngày được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình góp phần tăng
thu nhập và bảo vệ đất đai [119], [125].
NLKH ở Ấn Độ:
Ấn độ nổi tiếng thế giới với cuộc "cách mạng xanh" về canh tác NLKH trong
đó hệ canh tác trong các vườn gia đình, vườn rừng được áp dụng phổ biến. Nhờ
cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân chẳng những không bị thiếu
mà còn xuất khẩu lương thực. Trong các cây trồng của Ấn Độ, dừa là cây đáng chú
ý, người ta gọi nó là cây của Chúa trời (Tree of heaven) hoặc cây bách dụng (Tree of
hundred uses). Hồ tiêu, Cà phê, Ca cao, Cao su cũng là các loài cây được chú ý, nó
được trồng kết hợp trong các hộ gia đình. Các mô hình thường gặp là:
- Dừa - sắn - cà phê - hồ tiêu - đai bảo vệ
- Dừa - khoai sọ - đai bảo vệ
- Dừa - ca cao
- Dừa - chuối - đai bảo vệ [121].
NLKH ở Indonesia
Từ 1972 hoạt động NLKH ở nước này do các công ty lâm nghiệp, nông
nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp, nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
dân được các cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp kết hợp với
cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm nông dân bàn giao lại rừng
cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn quyền sử dụng. Với phương thức này
tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện tích 300ha người ta đã thu được 1426 tấn
Lúa, 126 tấn Sắn, 73 tấn Ngô và 19,5 tấn Đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền là 155.000
USD, thực lãi 116.000 USD (bình quân 385 USD/ha/vụ) [dt Phạm Quang Vinh và
Cs, 2005] [93]. Các mô hình trồng xen chủ yếu là:
- Sầu riêng - cây gỗ - quế - cà phê.
- Vườn cà phê - 2 hoặc 3 tầng cây gỗ hoặc xen cây ăn quả.
- Cây lấy gỗ - nhục đậu khấu - quế.
- Cây ăn quả - cây gỗ - cây nông nghiệp.
NLKH ở Philippin.
Philippin được nhiều người biết đến với các mô hình canh tác trên đất dốc
(SALT). SALT là phương thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với các cây
lâu năm giữa các hàng Keo dậu, các hàng này được trồng rất dày tạo ra các băng
xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải tạo đất. Hiện nay
SALT đã được phát triển theo nhiều mức độ và loại hình khác nhau như: SALT 1,
SALT 2, SALT 3, SALT 4 [5], [93], [97].
NLKH ở Brazil:
Ở Brazil NLKH phổ biến là:
- Cây Doi (Syzygium romatium) kết hợp với Hồ tiêu đen (Pipper nirgrum),
lúc đầu Doi được trồng dưới tán Hồ tiêu leo trên cột gỗ, sau 4 - 6 năm Hồ tiêu chết
Doi bắt đầu cho sản phẩm.
- Ca cao thường được trồng xen với Doi và Quế trong các vườn gia đình.
- Ca cao kết hợp với cao su, ở Brazil có khoảng 200.000ha trồng kết hợp 2
loài cây này.
Ngày nay NLKH đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới
đặc biệt là các nước nhiệt đới và các nước Á nhiệt đới [87].
Như vậy NLKH trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ khá lâu và
ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu để tìm ra những giải
pháp và hướng đi đúng đắn trong việc tái sử dụng nguồn tài nguyên đất dốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
1.4.2. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
1.4.2.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam
Quá trình nghiên cứu phát triển NLKH ở nước ta cũng tương tự bối cảnh phát
triển của NLKH trên thế giới với xuất phát điểm là tình trạng suy thoái tài nguyên
do phương du canh, phá rừng lấy đất canh tác.
Hiện trạng môi trường và quản lý tài nguyên rừng Việt Nam đang nằm dưới
những áp lực nặng nề. Các hệ sinh thái Việt Nam đang bị phá vỡ, tài nguyên đất
rừng, đất và nước đang bị suy thoái trầm trọng. Nguồn sống của phần lớn đồng bào
vùng cao chủ yếu vẫn là dựa vào rừng và đốt nương làm rẫy. Trong 9 triệu người
dân tộc ít người thì có tới 2.879.685 người thuộc 482.612 hộ sống bằng phương thức
canh tác nương rẫy, trong đó người Tày có 7%, người Nùng 16%, người Thái 45%,
còn lại là các dân tộc ít người khác (dt Lê Trọng Cúc và Cs, 2001) [10].
Người dân miền núi trước đây chủ yếu canh tác theo hình thức du canh, thông
thường có hai hình thức du canh:
- Du canh không quay vòng: đó là kiểu canh tác liên tục trên các đám nương
rẫy, cho đến khi năng suất cây trồng bị suy giảm đến mức thấp nhất, thậm chí không
cho thu hoạch thì người dân phải đi tìm đất mới. Kiểu du canh này thường gắn với
du cư phá hoại mạnh mẽ môi trường đất.
- Du canh quay vòng: đó là kiểu canh tác nương, rẫy sau 4-5 năm cho đất
nghỉ, đến khi độ phì được phục hồi thì trở lại canh tác trên mảnh đất đó. Hiện nay
do dân số tăng nhanh việc trở lại canh tác trên mảnh đất cũ ban đầu thì thời gian cho
đất nghỉ thường 7-10 năm, nay chỉ còn 3-4 năm thậm chí chỉ 1- 2 năm. Do vậy mà
độ phì được tái lập lại không đủ và xói mòn ngày càng mạnh. Do canh tác bất hợp
lý ở đất nương rẫy như vậy mỗi năm bề mặt đất mất từ 1,5 - 4cm [97].
Tiềm lực và khả năng đất đai vùng đồi núi ở nước ta là rất lớn, nhưng sản xuất
trên đất dốc có nhiều khó khăn hơn sản xuất ở đồng bằng, hạn chế trước tiên phải kể
đến đó là đất dốc dễ bị xói mòn do mưa, dễ bị khô hạn do thoát nước rất nhanh, bên
cạnh đó thì giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu, cộng với trình độ dân
trí quá thấp với các kiểu canh tác lạc hậu… tất cả những điều đó đã gây nên sự
nghèo đói ở những vùng này. Đó là chưa kể có đến 86,4% đồng bào rẻo cao sống du
canh, du cư phát nương làm rẫy một cách tự nhiên hết chỗ này đến chỗ khác, biện
pháp canh tác thì giản đơn theo lối “chọc lỗ bỏ hạt”, năng suất cây trồng rất thấp, đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
đai bị rửa trôi, xói mòn thoái hoá nghiêm trọng phải bỏ đi làm chỗ khác, rừng bị
chặt phá liên tục. Đến nay nhiều nơi không còn rừng nữa chỉ còn lại đồi trọc đầy sim
mua và cỏ dại xen núi đá [53]. Tuy nhiên cho đến nay kiểu canh tác nương rẫy này
vẫn chưa chấm dứt hẳn vì nó đã gắn với phương thức canh tác truyền thống của
người dân địa phương [50].
Sau một thời gian dài canh tác theo kiểu du canh, du cư khi đất đai xói mòn
rửa trôi, năng suất cây trồng, vật nuôi giảm mạnh thì NLKH đã dần dần phát triển
nhằm hạn chế những hậu quả này.
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới bắt đầu phát triển từ những năm 1960
trở lại đây. Theo Nguyễn Trọng Hà, 1966 [22] các công trình nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Quí Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi
Ngạnh năm 1964 đã xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai - Phú Thọ.
Tôn Gia Huyên và Cs (1965) (dt Nguyễn Văn Tiễn, 1975) [83] đặt thí nghiệm và
xây mô hình chống xói mòn tại đồi Ấp Bắc nông trường Quốc doanh Sông Cầu -
Bắc Thái đã cho những kết quả khả quan.
Năm 1983 - 1985, Nguyễn Văn Tiễn (1988) [82] thí nghiệm trồng xen Sắn với
Lạc cùng với các băng Cốt khí và hàng rào xanh kết hợp bón phân khoáng hợp lý
trên đất dốc nghèo dinh dưỡng. Kết quả cho thấy ngoài việc thu thêm sản phẩm Lạc
từ 5,3 - 6,4 tạ/ha và đã làm năng suất Sắn đạt 12,1 - 16,6 tấn/ha, thì lượng đất xói
mòn đã giảm từ 2,8 - 4,5 lần so với trồng Sắn thuần.
Thái Phiên và Cs (1986) [53] tổng kết kết quả nghiên cứu "Trong 5 năm của
chương trình nhà nước giai đoạn 1980 - 1985" về “Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong công tác khai hoang và chống xói mòn đất mới khai hoang” đã tập hợp
các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đỏ vàng, khai hoang, phục hoá trên địa
bàn đất dốc toàn quốc. Nhiều mô hình bảo vệ đất chống xói mòn trên các loại đất
với cơ cấu cây trồng chính được thực hiện và áp dụng trong sản xuất.
Ở nước ta đất dốc chiếm tỷ lớn (72% ), nên cần có phương thức sử dụng và
bảo vệ đất dốc trên quan điểm bền vững. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này
và đưa ra một số biện pháp kỹ thuật như sau:
- Ở độ dốc dưới 120
dùng các biện pháp nông nghiệp: trồng xen, trồng gối...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
- Ở độ dốc từ 120
- 250
có thể dùng các biện pháp: Che phủ bằng thảm thực vật
theo phương thức NLKH; Che phủ bằng vật không sống như rơm rạ, các tấm nhựa,
ni lon; Các biện pháp công trình làm thềm bậc thang, rãnh sườn dốc...
- Ở độ dốc trên 250
dùng các biện pháp lâm nghiệp [40], [44].
Tuy nhiên trong thực tế do sức ép về dân số của nước ta, tỷ lệ diện tích đất
canh tác/đầu người thấp nên nhiều nơi nông dân đã trồng độc canh cây nông nghiệp
ngay trên cả đất có độ dốc trên 250
. Vì vậy việc canh tác NLKH là giải pháp tốt nhất
để canh tác đất dốc lâu bền trong giai đoạn hiện nay ở nước ta [90].
Theo Buch M. (1997) [105] và Chương trình hỗ trợ LNXH tại Việt Nam
(2002) [5], hiện nay phương pháp khoa học nghiên cứu phát triển NLKH ở nước ta
được các nhà khoa học đưa ra theo 2 xu hướng:
Xu hướng 1: Gọi là cải tiến tiềm năng chi phí cao. Theo xu hướng này sẽ cải
tiến tạo giống có tiềm năng sinh học cao, đầu tư các công trình và tăng đầu vào đáp
ứng tiềm năng đề đạt được đầu ra cao. Xu hướng này có nhược điểm là kém bền
vững về mặt ổn định của hệ thống, đầu tư cao không phù hợp với điều kiện nông
dân vùng đồi núi có thu nhập thấp, mặc dù nó có ưu điểm là tạo đà cho kinh tế phát
triển do hiệu quả thu nhập cao.
Xu hướng 2: Gọi là cải tiến tiềm năng chi phí thấp. Theo xu hướng này
NLKH sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương bằng các cách phối
hợp khác nhau giữa hệ canh tác cây trồng, vật nuôi, đất, nước, khí hậu, con người, từ
đó chúng sẽ bổ sung cho nhau tạo hiệu quả tổng hợp lớn nhất với mục tiêu là: Bảo
đảm tính bền vững; Tỷ lệ rủi ro thấp; Chi phí thấp; Dễ thích ứng; Dễ áp dụng; Ít gây
trở ngại; Được chấp nhận cả về mặt tâm lý xã hội.
Như vậy lịch sử phát triển NLKH ở nước ta đã từng bước chuyển biến theo
từng giai đoạn. Ngày nay nó được áp dụng rộng rãi ở mọi vùng miền để góp phần sử
dụng đất bền vững và tăng lợi ích kinh tế cho người dân vùng đồi núi.
1.4.2.2. Phân loại NLKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam trên cơ sở kết quả hoạt động nghiên cứu NLKH, một số tác giả
như Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã phân hệ canh tác
NLKH ở nước ta thành 8 hệ thống chính gọi là "hệ canh tác" là đơn vị cao nhất,
dưới hệ canh tác là các "phương thức" hay "kiểu" canh tác và cuối cùng là các "mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
hình" NLKH ở các nông hộ [87]. Theo nguyên tắc phân loại này hệ canh tác NLKH
ở Việt Nam được chia thành 8 hệ sau:
Hệ canh tác nông - lâm; Hệ canh tác lâm - súc; Hệ canh tác nông - lâm - súc;
Hệ cây gỗ đa tác dụng; Hệ lâm - ngư; Hệ nông - lâm - ngư; Hệ ong - cây lấy gỗ; Hệ
nông - lâm - ngư - súc [87], [93], [97]. Các hệ này được chia thành 27 kiểu canh
tác/hệ thống khác nhau theo thành phần chính trong hệ thống ở từng vùng sinh thái,
các hộ gia đình sản xuất NLKH gọi là các mô hình NLKH.
Các tác giả trên đã tập hợp các mô hình NLKH điển hình và phân chia các vùng
sản xuất NLKH chính, trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên để xác định khả năng
thực hiện ở mỗi vùng.
- Vùng Ven biển: với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động.
- Vùng đồng bằng: các hệ thống như VAC (vườn - ao - chuồng), trồng cây phân
tán, đai xanh phòng hộ.
- Vùng đồi núi và trung du: Các hệ thống VR (vườn - rừng), VAC (vườn - ao -
chuồng), RVC (rừng - vườn - chuồng), trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật (R- O),
RVCRg (rừng - vườn - chuồng - ruộng), ...
- Vùng đồi núi cao chăn thả dưới tán rừng, làm ruộng bậc thang với rừng phòng
hộ đầu nguồn [87], [97].
Nhìn chung cách phân loại về hệ thống NLKH ở nước ta và trên thế giới về
bản chất cấu thành hệ thống là hoàn toàn giống nhau, cũng có thể trước khi phân
loại NLKH ở Việt Nam các nhà khoa học đã vận dụng phương pháp phân loại của
thế giới nhưng rất cụ thể. Điều đó cho phép chúng ta vận dụng một cách linh hoạt
hơn những kết quả nghiên cứu về các hệ thống NLKH trên thế giới ứng dụng vào
điều kiện từng vùng sinh thái ở Việt Nam.
1.4.2.3. Thực tế sản xuất NLKH ở Việt Nam
Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng toàn quốc của Bộ NN&PTNT, 2005 thì
tính đến ngày 31/12/2005 quỹ đất lâm nghiệp của cả nước là 19.028.690 ha chiếm
khoảng hơn một nửa diện tích tự nhiên. Trong đó đất có rừng là 12.616.700, đạt độ
che phủ toàn quốc 37%, đó là do kể từ năm 1999 đến nay chúng ta đã nỗ lực trồng
rừng. Diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều 6.411.990 ha [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Đất sản xuất nông nghiệp hơn 7,3 triệu ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là
5,6 triệu ha, cây lâu năm là 1,4 triệu ha và đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp là
0,273 triệu ha. Như vậy, tỷ lệ đất sử dụng còn thấp, đất nông nghiệp mới chỉ chiếm
21% trong tổng diện tích đất tự nhiên, điều đáng nói là nước ta đã có đến khoảng
hơn 10 triệu ha đất dốc bị thoái hoá nghiêm trọng. Thực trạng cho thấy quĩ đất đai
của nước ta quá ít, tỷ lệ đất đã được sử dụng lại càng ít hơn. Hơn nữa chúng ta có
đến 75% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Bình quân đầu người về đất nông
nghiệp là 0,108 ha/người (trong khi đó bình quân của thế giới là 1,2 ha/người) [90].
Trong bối cảnh đất đai như trên, NLKH là phương thức sử dụng đất dốc hợp lý
và hiệu quả hơn cả. Hiện nay ở Việt Nam các hệ thống NLKH như: VAC (Vườn -
ao - chuồng), VR (Vườn - rừng), RVCA (Rừng - vườn - ao - chuồng), RVCRg
(Rừng - vườn - chuồng - ruộng), R- ong (rừng - ong)... đang ngày càng phát huy
hiệu quả bảo vệ đất, nước, tăng năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống của
người dân miền núi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu có nhờ thực hiện NLKH.
Trong sự phát triển cộng đồng do tổ chức Quốc tế CARE tại Việt Nam cùng
với UBND huyện Lục Ngạn, ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Hà Bắc triển khai xây
dựng một số mô hình canh tác trên đất dốc, nhằm khai thác sử dụng hợp lý có hiệu
quả tài nguyên đất, đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp. Đã phổ cập hệ thống canh
tác cho nông dân với mô hình NLKH, có hàng rào xanh cho hiệu quả tốt nhất là:
Với độ dốc lớn hơn 200
khoảng cách hàng rào xanh tốt nhất là dưới 5m.
- Với độ dốc nhỏ hơn 200
thì khoảng cách tốt nhất là 5 - 7m.
- Với Cốt khí thì hàng rào kép có hiệu quả tốt nhất.
Mô hình đã chọn được tổng hợp cây trồng phù hợp nhất là:
- Vải thiều + đậu, đỗ + băng Cốt khí.
- Ong + cây ăn quả + rừng tự nhiên.
Đây là những mô hình mang lại lợi ích kinh tế lớn, tăng thu nhập cho những
hộ nghèo [78].
Trên cơ sở khảo sát và thử nghiệm một số mô hình NLKH trên đất đồi núi
tỉnh Lạng Sơn, Vũ Biệt Linh, 1995 đã đưa ra kết quả về một số mô hình phổ biến và
đạt hiệu quả cao ở vùng này là: Hồi - Chè dưới tán rừng tự nhiên; Quýt - rừng tái
sinh; Cà phê - Chè - Dứa - rừng trồng; Cà phê - Vải - Chè - rừng tái sinh tự nhiên;
Mận - Hồng - rừng tái sinh tự nhiên; Cà phê - Chuối - rừng trồng [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Năm 1995 - 1996 tại huyện Na Rì - Bắc Kạn, Trường Đại học Nông Lâm
chủ trì dự án "Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm góp phần
ổn định phát triển nông thôn vùng cao". Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đưa
các giống cây ăn quả và đặc sản có giá trị kinh tế cao như Vải, Nhãn, Hồng không
hạt, Mận tam hoa, Cam, Quýt và cây Hồi trồng xen với các cây họ Đậu và cây lương
thực. Kết quả cho thấy cây ăn quả Vải và Nhãn có tỷ lệ sống 55 %, các cây khác có
tỷ lệ sống 80 - 83% và sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các mô
hình canh tác NLKH là thành công, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng
xây dựng mô hình trình diễn là hướng đi đúng cần được nhân rộng.
Ở Đoan Hùng - Phú Thọ các mô hình NLKH được xây dựng là: Mỡ - Sắn-
Diễn bao đồi; Mỡ - Thông- Sắn- Diễn bao đồi; Mỡ - Lạc; Bạch đàn trắng- Sắn - Cốt
khí- Diễn bao đồi; Thông - Sắn; Thông - Mỡ - Lúa (Lạc ) - Chè - Trẩu - Cốt khí -
Muồng lá nhọn.
Các mô hình trên đã hạn chế xói mòn và cho hiệu quả khả quan về kinh tế [29].
Nguyễn Trần Trọng, 1996 [80] khi nghiên cứu về mô hình NLKH đã đưa ra
hệ thống trồng kết hợp trong hệ sinh thái vùng đồi núi như sau:
- Cây phòng hộ: Muồng đen, Keo dậu, Keo lá tràm, Phi lao, Trẩu, Mít.
- Cây công nghiệp dài ngày như Chè, Cà phê; cây công nghiệp ngắn ngày
như: Lạc, Mía, Đậu tương; cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nước, Lúa nương,
Ngô, cây có củ, rau các loại. Các loại cây ngắn ngày thường trồng xen giữa hai hàng
cây lâu năm chưa khép tán hoặc trồng thành băng ở chân đồi.
Từ năm 1990 chương trình chuyển giao kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên
đất dốc SALT đã được triển khai tại Việt Nam, chương trình đã xây dựng được rất
nhiều mô hình, được nông dân chấp nhận, thu nhập từ canh tác SALT cũng được
nâng cao. Kết quả các thí nghiệm đã khẳng định, canh tác theo mô hình SALT giảm
đáng kể lượng đất mặt bị xói mòn, ngay trong năm đầu đã hạn chế được từ 50 - 57%
lượng đất bị xói mòn [24].
Trong phong trào phát triển kinh tế đồi rừng hiện nay, các địa phương đã có
nhiều nỗ lực tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp vừa tiến hành sản xuất vừa bảo
vệ môi trường đất đai và môi trường sinh thái, nhiều mô hình canh tác tiến bộ đã
được giới thiệu và áp dụng có kết quả tốt. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc
giữa kiến thức lâu đời của người dân địa phương với những kỹ thuật tiên tiến theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
phương thức NLKH là một phương thức canh tác chiến lược cần được phổ cập rộng
rãi đối với vùng đồi núi [73], [89].
Đặng Văn Minh, (2005) [46] khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng tới chất lượng
đất của mô hình sản xuất trang trại NLKH tại trung tâm thực hành, thực nghiệm,
Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Canh tác trên đất
dốc theo mô hình trang trại NLKH đã có ảnh hưởng tích cực tới việc duy trì chất
lượng đất.
Đặng Kim Vui và Cs, 2005 [96] khi nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cải
tiến một số mô hình NLKH trên địa bàn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên đã chỉ ra: để
làm tăng năng suất cây trồng và đảm bảo canh tác lâu bền trên đất dốc ngoài việc
lựa chọn hệ thống cây trồng phù hợp thì cần phải trồng xen các loài cây cải tạo đất
như Cốt khí, Muồng đen, Keo dậu.
Như vậy NLKH được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất cho sản
xuất nông - lâm nghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định sinh thái cho mỗi vùng.
1.4.2.4. Một số chính sách đổi mới của Nhà nước về phát triển Nông lâm nghiệp
Song song với những hướng đi mới trong việc quy hoạch sử dụng đất của
nước ta trong thời kỳ mới thì các chính sách “đổi mới” của Đảng và nhà nước
ta đã được ban hành, góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng trong phát triển
kinh tế thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát
triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Ngày 15/4/1991, Tổng cục Địa chính [88] đã ra thông tư số 106/QHKT
hướng dẫn QHSD đất cấp xã. Thông tư này đề cập đến QHSD đất nông nghiệp.
Ngày 6/1/1991 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) đã ra quyết định số 364/CT [6] về việc giải quyết những tranh chấp đất đai
liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.
Nghị định 64/CP ra ngày 27/3/1993 [74] nói đến vai trò của cấp xã trong
việc giao đất nông nghiệp trong các điều 8, 12, 15 của quyết định về giao đất
nông nghiệp .
Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 [75] của Chính phủ ban hành “Quy định
về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình Cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 [76] quy định về việc giao khoán đất và
sử dụng đất vào mục đích NLN trong các doanh nghiệp nhà nước
Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 [77] về giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và Cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp.
Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước ký lệnh số 23/2003/L/CTN
công bố Luật đất đai [42]. Điều 13 của luật này đã phân loại đất đai theo 3
nhóm đó là: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Điều
50, 51 đã chỉ rõ đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức và hộ gia đình trong và ngoài nước.
Rõ ràng luật và các chính sách trong quản lý sử dụng đất Nông - lâm nghiệp
của Đảng và nhà nước đã và đang tạo cho người dân một cơ chế mở để có kế họach
an tâm đầu tư vào phát triển sản xuất đặc biệt là xây dựng hệ thống NLKH, tạo cơ
hội phát triển kinh tế gia đình và xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân
vùng đồi núi.
1.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA THÀNH PHẦN CÂY
TRỒNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐẾN VIỆC BẢO VỆ
ĐẤT DỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.5.1. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ
đất dốc trên thế giới
Nói chung muốn canh tác tốt trên những vùng đất dốc thì phải chống được xói
mòn, muốn chống được xói mòn thì điều quan trọng hơn cả là phải chọn được
phương thức canh tác hợp lý trong hệ thống nông nghiệp phù hợp thì mới phát huy
được hiệu quả lâu dài.
Trong các hệ thống NLKH cây lâu năm đã hoàn trả các chất dinh dưỡng vào
đất thông qua vật rụng của chúng. Trong một thí nghiệm so sánh đất dưới rừng cây
Byrsohima sp. và đất ở trảng cây bụi, kết quả phân tích cho thấy do sự đóng góp của
vật rụng mà đất dưới rừng cây trên có hàm lượng các chất Ca, K, Mg, Na, N... và
lượng bazơ gia tăng cao hơn so với đất trảng cây bụi, điều đó đã chứng tỏ vai trò
của tán rừng trong việc bảo vệ đất và làm gia tăng dinh dưỡng so với đất ở các vùng
trống trải xung quanh [121], [114].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Các tác giả Brunig và Sander (1984) [103] đã cho rằng ở đất nghèo chất dinh
dưỡng được trồng xen cây họ Đậu, lượng chất dinh dưỡng từ nước mưa trở nên rất ý
nghĩa cho cây, làm cho chu trình dinh dưỡng trở nên hữu hiệu hơn qua các hiện
tượng cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, bơm chất dinh dưỡng ở
tầng sâu lên đất mặt, và sản xuất phân xanh.
Vai trò của các cây họ Đậu trong việc cố định đạm đã được nghiên cứu từ lâu
và việc sử dụng các cây họ Đậu làm gia tăng độ phì nhiêu của đất đã được chứng tỏ
bởi nhiều thí nghiệm của Young, 1987 [132]; Vergara, 1982 [130]. Nhiều tác giả
cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của các loài cây này trong các hệ thống NLKH.
Đạm tự do trong không khí được cố định thành đạm hữu dụng nhờ các loài cây họ
Đậu và các loài vi khuẩn và nấm cố định đạm. Các chất đạm này sẽ cấu tạo sinh
khối của thực vật và sẽ trả lại cho đất qua vật rụng và dễ được phân hủy để cung cấp
dinh dưỡng lại cho các loài thực vật khác.
Cơ chế quan trọng khác là hiện tượng "bơm chất dinh dưỡng lên’’ hay di
chuyển chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt. Hiện tượng này giải thích
rằng cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và
chuyển chúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa
màu có rễ ăn nông [98]…
Hệ thống SALT (Sloping Agricultural Land Technology) năm 1978 được
thiết lập tại trung tâm phát triển đời sống nông thôn Mindanao của Philippines đã
được ứng dụng có kết quả ở nhiều nước với hệ thống cây trồng và biện pháp canh
tác như sau: Các cây hàng năm và cây lâu năm được trồng theo băng xen kẽ rộng 4-
5 m, các loại cây họ Đậu cố định đạm được trồng thành hai hàng dày theo đường
đồng mức. Khi những cây này cao 1,25 - 2m thì người ta để lại 40cm gốc, cành lá
dùng làm phân bón vùi gốc tạo lớp che phủ và giữ ẩm chống xói mòn. Cây lâu năm
thường là: Cà phê, Cao su, cây ăn quả… (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [93].
Ở Indonesia với cơ cấu cây trồng gồm Lạc - Đỗ xanh - Lúa nương được đưa
vào thí nghiệm ổn định năng suất cây trồng trên đất dốc 8- 18% với các biện pháp
kỹ thuật: Trồng theo băng, cây phủ đất, tái sử dụng hữu cơ. Hay ở Malaysia: Cao su
và các cây trồng xen khác như Ngô, Lạc, Dứa, độ phì đất tăng 10 - 15%. Hoặc ở
Thái Lan trên đất dốc 18 - 50% đã tiến hành trồng cây Đậu Hồng đào và Keo dậu
làm băng chắn kết hợp với cây ăn quả, cà phê hoặc sử dụng băng cỏ, nương bờ kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
hợp với cây lâu năm... Nói chung hiệu quả SALT sẽ càng rõ hơn ở những năm sau
về năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp lâu bền
[108].
Rõ ràng cây dài ngày đặc biệt là cây rừng có tác dụng hạn chế xói mòn mặt
rất mạnh do có tán lá dày rậm giảm lực công phá của giọt mưa, tăng hàm lượng
nước thấm xuống đất nhờ hệ rễ ăn sâu và dày đặc vì thế mà giữ đất giữ nước tốt hơn
nhiều khi trồng cây nông nghiệp độc canh.
1.5.2. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ
đất dốc ở Việt Nam
Những nghiên cứu về vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống canh
tác và hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề
cập tới.
Nghiên cứu của Từ Quang Hiển (1996) [24] cho thấy tại vùng Tây Bắc trên
đất rừng phục hồi sau 4-5 năm lượng mùn mất đi giảm 1/3, lân dễ tiêu giảm 1/2. Ở
Bắc Thái lượng đất trôi hàng năm ở rừng có độ che phủ 90-95% chỉ có l2,4 tấn/ha,
đất rừng phục hồi độ che phủ 40-45% là 14,7 tấn/ha nhưng ở đất trồng Sắn độ che
phủ 20 -25% lượng đất bị mất lên tới 125 tấn/ha (gấp 9 - 10 lần so với đất có rừng).
Thí nghiệm của Nguyễn Đình Kiểm (1992) cho biết trên đất trồng Sắn hoặc
trồng các cây lương thực khác sẽ làm cho nước chảy bề mặt và xói mòn nhiều hơn
là đất trồng cây lưu niên, đất có rừng hoặc đất đồng cỏ tự nhiên.
Bảng 1.1: Ảnh hƣởng của loại cây trồng đến xói mòn đất canh tác
Đơn vị tính: tấn/ha/năm
Loại cây trồng Lƣợng đất xói mòn (tấn/ha/năm)
Sắn 154,10
Chè (10 năm) 33,30
Rừng 28,70
Cỏ tự nhiên 12,00
Nguồn: Nguyễn Đình Kiểm, 1992 (dt Phạm Xuân Hoàn 1994) [27]
Doãn Công Sắt và Cs (1998) [109] trên cơ sở so sánh lý, hoá tính của đất ở
vùng Đông Nam Bộ dưới tán rừng và các cây trồng Cao su, Mía, Điều, Sắn trồng
nhiều năm đã nhận thấy đất trồng Sắn nhiều năm có thành phần sét, kết cấu và khả
năng giữ nước thấp nhất. Điều này cho thấy sự thoái hoá về tính chất đất do canh
tác Sắn liên tục. Mặt khác, đất trồng Sắn cũng chịu sự thoái hoá về hoá tính được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
biểu hiện bởi hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, lân dễ tiêu… ở đất trồng Sắn
cao hơn đất trồng Điều, nhưng thấp hơn đất Cao su và đất Mía.
1.5.3. Các biện pháp bảo vệ đất đất dốc trong canh tác NLKH trên thế giới và
ở Việt Nam
Một số chương trình của tổ chức FAO đã cho áp dụng một chế độ canh tác
một cách hợp lý trên đất dốc theo hệ thống NLKH. Theo hướng này việc trồng cây
nông nghiệp (hoa màu, lương thực), cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng và phát
triển chăn nuôi trên cùng một vạt dốc phù hợp với điều kiện sinh thái và cho hiệu
quả kinh tế cao phù hợp rất được chú trọng. Đây cũng hướng nghiên cứu của
chương trình đa quốc gia nhằm nghiên cứu về NLKH, phạm vi hoạt động phổ biến
nhất là châu Á, châu Phi và các vùng đang phát triển (dt Đặng Huy Huỳnh, 1994)
[30].
Ở đông Indonesia trong chương trình cải thiện an toàn lương thực và môi
trường thì rừng gia đình là một bộ phận quan trọng của chương trình, trong rừng gia
đình nông dân trồng những cây lấy gỗ thông thường: Gụ, Lõi thọ, Keo, Vông…
Những giống cây dùng làm băng xanh chủ yếu là: Muồng hoa pháo đỏ, Muồng hoa
pháo trắng, Keo dậu, Đậu công, Muồng đen... những giống này giá trị sinh khối của
chúng đem lại khá lớn, có khả năng nâng cao độ mầu mỡ của đất và cung cấp thức
ăn cho gia súc. Các cây như Cà phê, Ca cao, Đinh hương đã đem lại thêm thu nhập
cho nông dân. Nhóm cây ăn quả và nông sản thường gồm có: Sơn, Quế, Hồ tiêu,
Bơ, Xoài, Sầu riêng, Bưởi… và cũng nhờ băng phân xanh đa mục đích cho phép
nông dân nuôi thêm gia súc: Dê, Cừu… Hệ thống NLKH cây rừng, cây bụi, cây
thức ăn gia súc và chăn thả gia súc đã được phổ biến ở nhiều nước, nhiều vùng
[108].
Malaysia kết hợp chăn nuôi Gà và Cừu dưới rừng Cao su và cây Cọ dầu. Kết
quả đã tăng thêm về thịt, mỡ, tăng lượng phân bón cho đất và giảm công làm cỏ.
Thái Lan là quốc gia thiếu nước, chính phủ Thái Lan đã có chủ trương phát
triển mạnh các phương thức NLKH. Kết quả đã thành công trong các nông trại
trồng Ngô và Dứa ở Hang Khoai thuộc vùng Phwiang, Khonkean tạo ra các khu
rừng hỗn giao nhiều tầng như: Rừng + Cỏ, Rừng + cây họ Đậu. Ở Doytung, Chiêng
Rai tạo ra kiểu rừng + hoa (để xuất khẩu). Thái Lan đã nghiên cứu hơn 20 loài hoa
quả trồng xen trong rừng cây gỗ, mà hình thức phổ biến là rừng xen các băng cây ăn
quả: Vải, Xoài, Cà phê, Hồ tiêu, Mít, Me, Đu đủ (dt Đặng Kim Vui, 2007) [97].
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
Ngô Doãn Tình
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
tiểu minh
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
tcoco3199
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng NgãiLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng NgãiLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
Khóa luận Đánh giá hiện trạng và quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2020
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
 

Viewers also liked

Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Nguyễn Công Huy
 
San xuat nong lam ket hop o viet nam
San xuat nong lam ket hop o viet namSan xuat nong lam ket hop o viet nam
San xuat nong lam ket hop o viet namCang Nguyentrong
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chap3 m1-tv
Chap3 m1-tvChap3 m1-tv
Chap3 m1-tv
Dao Hoa
 
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.comDialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Trungtâmluyệnthi Qsc
 
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Ngọc Ánh Nguyễn Thị
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Trinh Lê
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Creating a Website Sitemap
Creating a Website SitemapCreating a Website Sitemap
Creating a Website Sitemap
Jeannie Melinz
 
Task Based Syllabus
Task Based SyllabusTask Based Syllabus
Task Based Syllabus
oanhbinh
 
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
Altimeter, a Prophet Company
 

Viewers also liked (15)

Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
 
San xuat nong lam ket hop o viet nam
San xuat nong lam ket hop o viet namSan xuat nong lam ket hop o viet nam
San xuat nong lam ket hop o viet nam
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
 
Chap3 m1-tv
Chap3 m1-tvChap3 m1-tv
Chap3 m1-tv
 
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
Khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa ba...
 
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.comDialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
 
Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)
 
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
 
Creating a Website Sitemap
Creating a Website SitemapCreating a Website Sitemap
Creating a Website Sitemap
 
Task Based Syllabus
Task Based SyllabusTask Based Syllabus
Task Based Syllabus
 
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
The Race to 2021: The State of Autonomous Vehicles and a "Who's Who" of Indus...
 

Similar to đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Nguyễn Công Huy
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfNguyễn Công Huy
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Nguyễn Công Huy
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia LaiLuận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
PinkHandmade
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia LaiLuận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
 
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Vùng Ven Biển Tỉnh Nam...
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
 
Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)
 
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀ M VĂN VINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Trồ ng trọ t Mã số: 62 62 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Kim Vui 2. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn THÁI NGUYÊN - 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011 ĐÀM VĂN VINH
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình đầy trách nhiệm và hiệu quả của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học và quản lý, các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đặng Kim Vui, GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn những người thầy đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường phấn đấu trong khoa học. Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, các nhà khoa học và nhà giáo của trường Đại học Nông - Lâm Thái nguyên cùng các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Việt Nam. Trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng NN & PTNT, chính quyền địa phương và đông đảo bà con nhân dân các xã của huyện Võ Nhai, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo cùng các sinh viên khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông - Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu tại địa phương. Cảm tạ gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè thân hữu, đặc biệt là người vợ đã động viên giúp đỡ tôi sẻ chia mọi khó khăn trong bước đường đầy gian khổ để tôi vươn tới được những thành quả khoa học ngày hôm nay. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011 ĐÀM VĂN VINH
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Mục Tra ng PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vii Danh mục các bảng biểu ix Danh mục các hình xi MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác 5 1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác 5 1.1.2. Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững 7 1.2. Sự hình thành và phát triển của NLKH 8 1.2.1. Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi 8 1.2.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển NLKH trên phạm vi toàn cầu 9 1.3. Lợi ích và vai trò của các hệ thống NLKH 11 1.3.1. Đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp 11 1.3.2. Lợi ích của các hệ thống NLKH 12 1.4. Những nghiên cứu về Nông- Lâm kết hợp trên Thế giới và ở Việt Nam 13 1.4.1. Những nghiên cứu về Nông- Lâm kết hợp trên Thế giới 13 1.4.2. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 19 1.5. Những nghiên cứu về vai trò của thành phần cây trồng trong HT
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v NLKH đến việc bảo vệ đất dốc trên thế giới và ở Việt Nam. 26 1.5.1. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc trên Thế giới 26 1.5.2. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc ở Việt Nam 28 1.5.3. Các biện pháp bảo vệ đất đất dốc trong canh tác NLKH trên Thế giới và ở Việt Nam 29 1.6. Một số phương pháp đánh giá và kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong NLKH ở vùng Đông Bắc nước ta 33 1.6.1. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông lâm kết hợp 33 1.6.2. Hiệu quả kinh tế một số hệ thống sử dụng đất dốc vùng Đông Bắc nước ta 34 CHƢƠNG II. NỘ I DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Nộ i dung nghiên cứ u 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu 37 2.2.1. Phương pháp mô tả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phân chia khu vực sinh thái của địa bàn nghiên cứu 37 2.2.2. Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển nông lâm kết hợp tại địa bàn nghiên cứu 38 2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu 39 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp cải tiến, thử nghiệm và đề xuất giải pháp góp phần phát triển NLKH tại địa phương 45 2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 46 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 3.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Võ Nhai 47 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 47 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 50 3.2. Thực trạng phát triển NLKH trên địa bàn nghiên cứu 53 3.2.1. Kết quả thống kê, phân loại các hệ thống NLKH huyện Võ Nhai 53 3.2.2. Thành phần loài cây trồng, vật nuôi trong các hệ thống NLKH 55
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.2.3. Sự phối hợp giữa các thành phần trong các hệ thống NLKH 56 3.3. Hiệu quả của các hệ thống NLKH trên địa bàn huyện Võ Nhai 57 3.3.1. Hiệu quả kinh tế 57 3.3.2. Hiệu quả môi trường của các hệ thống NLKH 82 3.3.3. Một số tác động về mặt xã hội từ các hệ thống NLKH 87 3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các hệ thống NLKH tại Võ Nhai 89 3.4. Biện pháp cải tiến thử nghiệm và một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển NLKH huyện Võ Nhai 93 3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trở ngại trong phát triển NLKH tại Võ Nhai 93 3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển NLKH huỵện Võ Nhai 96 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108 1. Kết luận 108 2. Đề nghị 110 CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC 124
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật CAQ Cây ăn quả CPBĐ Chi phí biến đổi CPCĐ Chi phí cố định CPSX Chi phí sản xuất Cs Cộng sự dt dẫn theo đ Đồng D1.3 Đường kính thân cây ở vị trí độ cao 1,3m (cm) FC Fixed costs (Chi phí cố định) GM Gross margin (Tổng thu nhập) GO Gross output (Giá trị sản xuất/n¨m) GTSX Giá trị sản xuất HVN Chiều cao vút ngọn cây (m) HT Hệ thống KHCN Khoa học công nghệ KV1 Khu vực 1 KV2 Khu vực 2 KV3 Khu vực 3 LNXH Lâm nghiệp xã hội LĐ Lao động NLN Nông lâm nghiệp NLKH Nông lâm kết hợp NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii Chữ viết tắt Tên đầy đủ NFI Net farm income (Thu nhập thuần) RchèRg Rừng-chè-ruộng RTN Rừng tự nhiên RRg Rừng-ruộng RVAC Rừng - vườn - ao - chuồng RVACRg Rừng- vườn - ao - chuồng - ruộng RVCRg Rừng- vườn - chuồng - ruộng RVAC Rừng- vườn - ao - chuồng SALT Sloping Agriculture land technology (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc) SX Sản xuất TT Thứ tự TB Trung bình VAC Vườn - ao - chuồng
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Ảnh hưởng của các loại cây trồng đến xói mòn đất canh tác 28 1.2 Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống sử dụng đất dốc tại khu vực Tam Đảo 35 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2006 48 3.2 Tỷ lệ đất đai theo độ dốc của huyện 53 3.3 Kết quả thống kê, phân loại các hệ thống NLKH được điều tra của các khu vực trong huyện Võ Nhai 54 3.4 Phân bố các hệ thống NLKH các khu vực trong huyện 54 3.5 Phân bố các hệ thống điều tra theo mức thu nhập/ha/năm 57 3.6 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVACRg 61 3.7 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVAC 64 3.8 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống VAC 67 3.9 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RCheRg 69 3.10 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RRg 72 3.11 Hiệu quả kinh tế của các công thức SX hệ thống RVCRg 74 3.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các công thức SX bình quân/ha/năm theo từng hệ thống 75 3.13 Hiệ u qu¶ kinh tÕ cña các thành phần trong hÖ thèng NLKH 77 3.14 Ng-êi d©n tham gia ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c¸c hệ thống NLKH 79 3.15 So sánh hiÖu qu¶ kinh tÕ mét sè c©y trång n«ng nghiÖp chính trồng độc canh và trồng xen trong HT NLKH 80 3.16 So sánh sinh trưởng của một số cây lâm nghiệp trồng thuần và trồng xen trong hệ thống NLKH 81 3.17 Lượng đất xói mòn của các hệ thống cây trồng theo độ dốc 82 3.18 Tương quan hồi quygiữa độ dốc và lượng đất xói mòn ở các hệ thống cây trồng 83
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn x Bảng Tên bảng Trang 3.19 Lượng đất xói mòn của các hệ thống NLKH 84 3.20 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất trong các hệ thống NLKH và HT thuần nông điểm nghiên cứu 85 3.21 Ngườ i dân đ¸nh gi¸ hiÖu qu¶ m«i tr-êng cña c¸c hÖ thèng NLKH và vai trò củ a cá c HT cây nông nghiệ p trong HT NLKH 86 3.22 Số công lao động/ha/năm của các HT NLKH 87 3.23 Kết quả đánh giá tính bền vững của các HT NLKH có sự tham gia 91 3.24 Đánh giá sức sản xuất của đất đai trong các HT NLKH qua 3 năm 92 3.25 Những khó khăn, cản trở chính của các dạng HT NLKH 95 3.26 Kết quả lựa chọn các hệ thống NLKH có sự tham gia 97 3.27 Ảnh hưởng của độ dốc đến năng suất một số HT cây trồng chính trong HT NLKH 102 3.28 Hàm tương quan y = ax + b giữa độ dốc x (độ) với năng suất một số cây trồng y trong HT NLKH 102 3.29 Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển NLKH cho 3 khu vực sinh thái Huyện Võ Nhai 104 3.30 Giải pháp chủ yếu cho mỗi hệ thống góp phần phát triển NLKH Huyện Võ Nhai 105
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Biểu đồ phân bố các mô hình theo mức thu nhập/năm/ha của 3 khu vực điều tra đại diện cho 3 vùng sinh thái huyện Võ Nhai 58 3.2 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVACRg điển hình 59 3.3 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVAC điển hình 62 3.4 Sơ đồ lát cắt hệ thống VAC điển hình 65 3.5 Sơ đồ lát cắt hệ thống RchèRg điển hình 68 3.6 Sơ đồ lát cắt hệ thống RRg điển hình 70 3.7 Sơ đồ lát cắt hệ thống RVCRg điển hình 73 3.8 Sơ đồ phân tích SWOT trong phát triển sản xuất NLKH đối với 3 khu vực sinh thái huyện Võ Nhai 94
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Du - Miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Do vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình, cấu tạo địa chất, phân bố thực vật và hoạt động sản xuất của con người nên tà i nguyên rừng và đất đai ở vùng này rất đa dạng và phong phú. Đặc điểm chủ yếu của vùng đồi núi là đất đai có độ dốc cao, cùng với đặc điểm của khí hậu Việt Nam mưa lớn, tập trung theo mùa và nạn chặt phá rừng bừa bãi đã làm cho đất đai bị xói mòn rửa trôi nghiêm trọng. Sự thoái hoá đất canh tác đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng trầm trọng, trong khi đó dân số không ngừng tăng lên [53], [97]. Vì vậy con đường để đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm là phải tăng diện tích canh tác và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Song việc tăng diện tích canh tác nông nghiệp bằng con đường chặt phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã để lại hậu quả khôn lường. Đất đai bị thoái hoá, môi trường sinh thái không đảm bảo an toàn trong khu vực vì vậy hạn hán, lũ lụt ngày nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân làm cho xói mòn đất thêm trầm trọng là sản xuất nông nghiệp độc canh trên đất dốc, vì vậy năng suất cây trồng ngày càng giảm, đất đai và môi trường ngày càng suy thoái trầm trọng kéo theo đời sống của người dân càng gặp khó khăn hơn. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập tới [10], [13], [79], [23], [31], [32]. Như vậy ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đang phải đối mặt với mâu thuẫn gay gắt là đáp ứng nhu cầu về lương thực - thực phẩm cho người dân đồng thời phải giữ gìn môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững ổn định sản xuất. Phương thức canh tác NLKH là một hướng giải quyết hiệu quả mâu thuẫn trên, thông qua đó đảm bảo an ninh lương thực miền núi đồng thời phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên [21], [37], [72], [112]. Việc phát triển NLKH muốn đạt hiệu quả thì cần khai thác triệt để những kiến thức, kinh nghiệm và phải xuất phát từ nguyện vọng của người dân địa phương
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 bởi hơn ai hết họ là những người trực tiếp sản xuất và hưởng lợi trên diện tích đất đai của mình. Vì vậy nghiên cứu NLKH không những cần có sự tham gia của các nhà khoa học mà vai trò tham gia của người dân là một nhân tố không thể thiếu để có thể kết hợp giữa những kiến thức kinh nghiệm truyền thống với kiến thức khoa học tiên tiến [1], [3], [11], [68], [71]. Phương thức sản xuất NLKH phù hợp với canh tác của các vùng đồi núi đặc biệt là các vùng có tiềm năng đất đai và nhân lực. Trong hệ thống NLKH có sự phối kết hợp nhiều thành phần của Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trong đó cây trồng thường được bố trí với kết cấu theo không gian và thời gian hợp lý nên tận dụng được tiềm năng đất đai một cách tương đối triệt để. Vì thế sản xuất NLKH không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng núi mà còn tạo công ăn việc làm, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần sử dụng đất theo hướng bền vững, không ngừng ổn định kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi [85], [60], [128]. Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên có địa hình phức tạp chủ yếu là núi đá vôi, núi đất và thung lũng đan xen nhau. Toàn huyện có tổng diện tích đất đai là: 84.510,41 ha. Trong đó đất nông nghiệp là: 6.325,0 ha chiếm tỷ lệ 7,48%; đất lâm nghiệp là: 55.469,41 ha chiếm tỷ lệ 65,64% [57]. Kể từ năm 1991 trở lại đây nhờ có sự đầu tư của Chính phủ thông qua các dự án 327, 661...sự phối hợp tư vấn kỹ thuật của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và khuyến nông người dân Võ Nhai đã nhận thức được vai trò của việc canh tác đất dốc. Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống NLKH trên đất dốc đã giúp nhiều hộ trong vùng vươn lên trở thành những hộ làm kinh tế giỏi góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên sản xuất theo phương thức NLKH trên địa bàn huyện hiện vẫn còn manh mún, vì vậy mà năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao [96]. Để giúp người dân địa phương có những giải pháp phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp nói chung và NLKH nói riêng theo hướng sử dụng tài nguyên lâu bền và hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên".
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH điển hình, góp phần phát triển các hệ thống NLKH bền vững trên đất dốc, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái vùng trung du, miền núi nói chung và huyện Võ Nhai - Thái Nguyên nói riêng. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại địa phương, góp phần sử dụng đất bền vững. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống NLKH chính, các phương thức sản xuất NLKH phổ biến đang được người dân địa phương huyện Võ Nhai - Thái Nguyên áp dụng. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: - Nghiên cứu các diện tích đang sản xuất Nông lâm kết hợp - Khảo sát, điều tra, phân loại các hệ thống NLKH trên toàn huyện Võ Nhai. Số liệu điều tra chi tiết lấy ở một số xã đại diện cho 3 khu vực sinh thái của huyện: Khu vực 1 gồm các xã Lâu Thượng, La Hiên; Khu vực 2 gồm các xã Cúc Đường, Vũ Chấn. Khu vực 3 gồm các xã Bình Long, Dân Tiến, Liên Minh, Tràng Xá. Về thời gian: - Các thông tin và số liệu về tổng quan tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực NLKH được tổng hợp từ năm 2005 và bổ xung trong quá trình nghiên cứu. - Các kết quả điều tra, khảo sát phân loại các hệ thống NLKH, tài liệu về đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội và đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các hệ thống ở 3 khu vực trong huyện được tổng hợp chủ yếu từ năm 2005 - 2006.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Kết quả điều tra chi tiết đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và tác động về mặt xã hội được tổng hợp từ năm 2006 - 2008. - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và đề xuất giải pháp chủ yếu được tổng hợp từ năm 2007- 2008. Về nội dung: - Do điều kiện thời gian và nhân lực có hạn nên đề tài tập trung vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả bảo vệ đất và bước đầu đánh giá tác động về mặt xã hội của các hệ thống NLKH điển hình. - Chọn ra một số hệ thống NLKH điển hình ở một số xã trong huyện để điều tra, theo dõi, đánh giá và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật điển hình trong hệ thống NLKH. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển NLKH cho huyện Võ Nhai trong thời gian tới. 4. Ý NGHĨA VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học - Bổ sung phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong nghiên cứu đánh giá các hệ thống NLKH: hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, xã hội và tính bền vững. - Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung cơ sở cho việc qui hoạch phát triển kinh tế vùng Trung du Bắc bộ nói chung và Huyện Võ Nhai nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn - Các giải pháp mà luận án đề xuất sẽ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để góp phần phát triển các hệ thống NLKH theo hướng sử dụng đất bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn miền núi. Điểm mới của đề tài - Là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, hệ thống về NLKH cho một huyện cụ thể. - Định lượng được giá trị hiệu quả của 6 hệ thống NLKH điển hình cho 3 vùng sinh thái của huyện Võ Nhai mà trước đây trong vùng nghiên cứu chưa có, như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và tính bền vững. - Đề xuất được một số giải pháp phát triển các hệ thống NLKH phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÀ HỆ THỐNG CANH TÁC 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng. Các loài cây trồng khi cùng chung sống với nhau trên một đơn vị diện tích nó sẽ chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và chịu sự tác động của các nhân tố môi trường [36]. Trong việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế thì ngoài việc chọn giống cần phải giải quyết tốt mối liên hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác và phương hướng sản xuất ở vùng đó. Vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng một cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các hộ nông dân, các nhà quản lý có cơ sở để định hướng sản xuất nông lâm nghiệp một cách đúng đắn và toàn diện. Khi nghiên cứu về hệ thống cây trồng cho một vùng sinh thái, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về: Khí hậu, nguồn nước, đất đai, cây trồng, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện thị trường [52], [35], [99]. 1.1.1.1. Môi trường khí hậu với hệ thống cây trồng Khí hậu là thành phần quan trọng đối với hệ sinh thái, trong đó nhân tố ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với cây trồng cho quá trình quang hợp tạo thành chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng. Trung bình cây xanh có khả năng tích luỹ được khoảng 1% năng lượng của ánh sáng mặt trời. Ở nước ta độ ẩm tương đối trong năm thường cao hơn 80%. Nguồn nhiệt trong năm biến động từ 7000 - 100000 C tuỳ theo vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và cây rừng. Trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chúng ta có thể sản xuất nhiều vụ trên năm với các công thức luân canh, trồng xen trồng gối, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên nhiều tầng không gian. Xét theo yêu cầu ánh sáng của cây người ta đã phân thực vật thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây chịu bóng. Cây ưa sáng là những loài cây có nhu cầu về ánh sáng cao, cần trồng ở tầng tán trên trong hệ thống
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 cây trồng nông lâm nghiệp như Keo, Mỡ, Bồ đề…, các cây chịu bóng như Dong riềng, Thảo quả, Hương nhu, Chè…cần nhu cầu ánh sáng trực tiếp ít hơn có thể trồng ở dưới tán rừng [28], [36]. Như vậy căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của cây mà trong sản xuất NLKH người ta phối trí cây trồng theo không gian và thời gian hợp lý sao cho tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng mà không làm tổn hại giữa các loài cây trồng. 1.1.1.2. Môi trường nước và hệ thống cây trồng Nước là thành phần quan trọng trong quá trình sống của cây, nước mưa là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây trồng, đặc biệt là những vùng không có hệ thống tưới tiêu. Nước mưa cũng có ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch, đồng thời mưa cũng gây ra lũ lụt, làm xói mòn, rửa trôi độ phì của đất. Nước ta có lượng mưa tương đối lớn 1600 - 2000mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm và ở các vùng sinh thái khác nhau. Vào mùa mưa lượng mưa thường tập trung lớn, từ 80 - 85%, do đó dễ gây lũ lụt ở một số vùng, những tháng mùa khô lượng mưa ít, làm cho đất khô hạn. Đồng thời ngay cả trong mùa mưa có nơi cũng bị hạn hán nặng [8]. Vì vậy khi xác định hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến lượng mưa để tránh được các hạn chế như úng lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt là ở những vùng đất dốc nước mưa đã gây xói mòn, rửa trôi rất mạnh. 1.1.1.3. Môi trường đất và hệ thống cây trồng Khi nghiên cứu hệ thống cây trồng trên đất dốc, các nhà khoa học cho rằng, các yếu tố làm suy giảm tính bền vững của hệ canh tác trên đất dốc là sử dụng đất không hợp lý, các chất hữu cơ dễ phân huỷ, bị rửa trôi theo dòng nước, vì thế đất rất dễ bị thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn nghiêm trọng làm cho độ phì của đất giảm, cây trồng sinh trưởng kém, dẫn tới sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích ngày càng giảm [53], [60]. Để hạn chế xói mòn đất, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp như xây dựng các ruộng bậc thang, mương rãnh, bờ ngăn, luân canh, xen canh, trồng băng cây phân xanh cố định theo đường đồng mức, xây dựng hệ thống NLKH có tác dụng chống xói mòn [49], [97]. 1.1.1.4. Môi trường kinh tế - xã hội và hệ thống cây trồng Sản xuất nông lâm nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nghiệp ở miền núi, đặc thù là địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông liên thôn, liên xã..., đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện giao lưu hàng hoá và nắm bắt thị trường còn rất khó khăn, việc phát triển kinh tế hàng hoá chưa phát triển; sản xuất lương thực chưa đủ tự cung, tự cấp [49], [66], [69], [97]. Do vậy việc phát triển hệ thống canh tác theo hướng đa dạng hoá cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp để xây dựng các hệ thống sản xuất theo hướng NLKH là điều rất quan trọng, đây là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.1.1.5. Điều kiện thị trường và hệ thống cây trồng Muốn phát triển sản xuất, chúng ta cần có chính sách đầu tư phát triển phù hợp với từng loại cây trồng, khuyến khích, phát huy hết mọi tiềm năng cho sản xuất. Sản phẩm của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thực tế và phải trở thành loại hàng hoá có tính quy mô, phải có kế hoạch phát triển thị trường sao cho đầu ra của các loại sản phẩm được ổn định, nhằm mang lại hiệu ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội [43], [38]. 1.1.2. Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững 1.1.2.1. Cây trồng: Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông lâm nghiệp. Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là lựa chọn các loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Trong hệ sinh thái nông nghiệp ngoài cây trồng còn có các quần thể sống như cỏ dại, thực vật bậc thấp, các động vật nhỏ, côn trùng và vi sinh vật, các thành phần này có thể có lợi hoặc có hại cho sự sống của cây trồng nông nghiệp vì vậy trong kỹ thuật canh tác cần phải lợi dụng được mặt thuận lợi để bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả và kinh tế nhất [52], [84]. Trong thực tế các yếu tố quyết định hệ thống canh tác là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, giống cây trồng, gia súc, sự phối hợp giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng với gia súc, biện pháp làm tăng cường độ lao động, sử dụng vốn đầu tư có lãi, tổ chức sản xuất, sản phẩm và tính hàng hoá của sản phẩm [72]. 1.1.2.2. Hệ thống canh tác (Farming System): Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định [100].
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi các hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu mong muốn và nguồn lực của nông hộ [127]. Hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn nguyên liệu nhập từ môi trường [115]. Phạm chí Thành và Cs, 1994 [67] cho rằng hệ thống cây trồng gồm hệ thống không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai. Trong các hệ canh tác thì luân canh cây trồng là biện pháp hữu hiệu nhất, các chế độ canh tác như bón phân, tưới nước, làm đất bao giờ cũng phải căn cứ vào hệ thống cây trồng. 1.1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững trong hệ thống canh tác Năm 1993, nhóm công tác Quốc tế đã kiến nghị một khung đánh giá hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững và định nghĩa như sau:“Quản lý sử dụng đất bền vững” bao hàm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời: Duy trì nâng cao sản xuất và dịch vụ (sản xuất), giảm thiểu sự rủi ro cho sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất lượng đất (bảo vệ), có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi), có thể chấp nhận được về mặt xã hội [97], [112], [116], [117], [120]. Như vậy khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra, chủ yếu hướng vào ba yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được thoái hoá, bảo vệ được môi trường tự nhiên. - Bền vững về mặt xã hội nhân văn: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội. 1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.2.1. Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi Xuất phát từ vấn đề khai khác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng một cách quá mức làm cho đất đai ngày càng suy thoái, năng suất cây trồng, vật nuôi giảm mạnh do canh tác độc canh cây nông nghiệp, dẫn đến tình
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi ngày càng gia tăng. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu nông lâm nghiệp đề cập tới trong các tài liệu [41], [53], [60]. Việc tàn phá tài nguyên rừng đã làm cho các hệ sinh thái rừng trồng và hệ canh tác nông nghiệp trên đất dốc ở các vùng nông thôn thuộc các nước nhiệt đới trở nên thật mỏng manh do xói mòn rửa trôi mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó vấn đề đặt ra trên phạm vi toàn cầu là cần phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng định hướng thay đổi các kỹ thuật và định chế nhằm đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đó là sự phát triển đảm bảo, bảo tồn đất, nước và các nguồn gen động, thực vật, chống xuống cấp về môi trường, phù hợp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và được xã hội chấp nhận [113]. Rõ ràng bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy NLKH là một nhu cầu tất yếu và cũng là một thách thức lớn cho phát triển bền vững nông thôn miền núi. 1.2.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển NLKH trên phạm vi toàn cầu 1.2.2.1. Các thay đổi về chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn Trong vòng 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, dưới sự bảo trợ của nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế (CGIAR), nhiều Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế được thành lập ở nhiều khu vực trên thế giới nhằm nghiên cứu nâng cao năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao và các kỹ thuật thâm canh liên quan nhờ vào nỗ lực của một số Trung tâm và các chương trình quốc gia có liên quan đã tạo nên một sự thay đổi lớn về năng suất nông nghiệp mà thường được gọi là Cách mạng xanh (Green Revolution) [104]. Trong chương trình LNXH của WB trong những năm 1980 không chỉ chứa đựng nhiều yếu tố của NLKH mà còn thiết kế trợ giúp nông dân thông qua gia tăng sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường… Trong thời gian này, bên cạnh phát triển nông nghiệp, FAO đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn, khuyến cáo nông dân và nhà nước nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng và cây thân gỗ đến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhà quản lý, sử dụng đất kết hợp cả nông nghiệp và lâm nghiệp vào hệ thống canh tác của họ [116]. 1.2.2.2. Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu diễn ra, nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số,
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và đa dạng sinh học. Theo ước tính của FAO (1982) [113] du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở châu Phi, khoảng 16% ở châu Mỹ La tin và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của châu Á. 1.2.2.3. Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng hợp và các hệ thống kỹ thuật truyền thống Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về tính hiệu quả trong việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên (đất, nước và ánh sáng mặt trời) cũng như tính ổn định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác tổng hợp so với hệ thống nông nghiệp độc canh. Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh tác tổng hợp bản địa/truyền thống và lưu ý cần xem xét chúng trong quá trình phát triển các tiếp cận mới [119]. 1.2.2.4. Sự hình thành Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF) Vào tháng 7 năm 1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu, phát triển Quốc tế (IDRC) của Ca-na-da, John Bene đã tiến hành dự án nghiên cứu với các mục tiêu: - Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế giới. - Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt đới có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng đất. - Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác động kinh tế, xã hội có ý nghĩa cho các nước đang phát triển. - Đề xuất sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một cách có hiệu quả và chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài trợ Quốc tế. Mặc dù với mục đích ban đầu là xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm nghiệp nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của Bene đã đi đến kết luận rằng: để tối ưu hóa sử dụng đất nhiệt đới, ưu tiên số một nên là nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp và chăn nuôi. Hay nói cách khác, đã có
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm nghiệp sang những khái niệm sử dụng đất rộng hơn, phù hợp hơn ở cả hai phương diện trực tiếp (trước mắt) và dài hạn [101]. Báo cáo dự án này của IDRC đã được các cơ quan Quốc tế xem xét và dẫn đến sự hình thành Hội đồng Quốc tế về nghiên cứu NLKH vào năm 1977, đến năm 1991 cơ quan này được đổi tên thành Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (International Centre for Research on Agroforestry - ICRAF). Kể từ khi thành lập, ICRAF là tổ chức luôn đi đầu trong thu thập thông tin, tiến hành các dự án nghiên cứu, chuyển giao kết quả về NLKH. 1.2.2.5. Sự hòa nhập của NLKH vào chương trình đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn Ngày nay, các kiến thức về NLKH đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu - đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng của NLKH trong việc cải tạo đất, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước nói chung đã được công nhận. Về thực chất thì NLKH thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các ích lợi về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái [5], [97]. 1.3. LỢI ÍCH VÀ VAI TRÕ CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.3.1. Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp 1.3.1.1. Có sức sản xuất cao - Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cột và xây dựng, các sản phẩm khác như mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật... - Sản xuất các lợi gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn đất và nước (xói mòn đất, vật liệu tủ đất,...) cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng chất từ tầng đất sâu, phân huỷ và chuyển hoá dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh, ... - Gia tăng thu nhập của nông dân [97]. 1.3.1.2. Mang tính bền vững - Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài. - Đòi hỏi có các hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để đảm bảo sự tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp (thí dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất, các hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng ... [97]
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 1.3.1.3. Mức độ chấp nhận của nông dân - Kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá bản sắc của mỗi dân tộc chấp nhận được (tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân). - Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống NLKH [27], [93], [97]. 1.3.2. Lợi ích của các hệ thống NLKH 1.3.2.1. Lợi ích trực tiếp của NLKH Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ưu điểm của các hệ thống NLKH là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn [122]. Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình [122]. Tạo việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho nông hộ. Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cả cho nông hộ. Mặt khác nó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt thường ngày cho nông hộ [27], [93], [97]. 1.3.2.2. Các lợi ích của NLKH trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường NLKH trong bảo tồn tài nguyên đất và nước: Hơn 20 năm nghiên cứu NLKH phối hợp với các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng: giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất, duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi. Nhờ vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất. Ngoài ra, trong các hệ thống NLKH do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm [131]. NLKH trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, NLKH có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, NLKH là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng của người dân miền núi, bảo vệ tính đa dạng sinh học của tự nhiên [131]. NLKH và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính: Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển NLKH trên qui mô lớn có thể làm giảm nồng độ khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Các cơ chế của tác động này có thể là: sự đồng hóa khí CO2 nhờ quá trình quang hợp của cây thân gỗ trên nông trại; gia tăng lượng cacbon trong đất nhờ ổn định quá trình phân hủy và giảm nạn phá rừng [110], [111], [126], [131]. 1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG- LÂM KẾT HỢP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.4.1. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới 1.4.1.1. Lịch sử nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới Đi sâu tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King (1987) khẳng định rằng ở Châu Âu thời kỳ Trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất rừng. Tuy nhiên kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưng ở Phần Lan và Đức kiểu canh tác này tồn tại đến mãi những năm 1920. Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất lúc này con người đã tích luỹ được ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt qua được thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật và chăn nuôi, trồng trọt, song không phải tất cả các nước mà có không ít các nước vận động rất chậm trong cuộc cách mạng này [116].
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này. Theo Blanford (1858) (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [93] nguồn gốc của phương thức này là từ ngôn ngữ địa phương của Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi, như vậy Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng nghĩa với phương thức canh tác trên đất dốc. Sau đó hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi qua Châu á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ngày nay hệ thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau, ở một số nước nó được gọi như là một sự biểu tượng đặc biệt của phương thức du canh ở Inđônêxia người ta gọi là Tumpansary, ở Philippin là Kaingyning, ở Malaixia là Ladang... Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH. Sau đây là một số khái niệm về NLKH khác nhau được phát triển cho đến ngày nay. NLKH là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương [101]. NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979) (dt Phạm Xuân Hoàn, 1994) [27]. NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn [120]. NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới hệ thốngxen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng [118]. Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn cho một hệ thống sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ thuật và khoa học đã được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững [117]. Vào năm 1997, ICRAF đã xem xét lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế trang trại" [5], [28]. Với định nghĩa trên NLKH được coi như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau. Trần Ngọc Ngoạn và Cs (1999) [49] cũng thống nhất với định nghĩa trên của ICRAF khi cho rằng: NLKH là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống sử dụng đất, ở đó có các cây, con nông nghiệp (cây trồng, cây cỏ, vật nuôi...) được bố trí kết hợp với các cây lâm nghiệp theo không gian hoặc luân canh và có sự tương tác giữa cây, con nông nghiệp và lâm nghiệp về cả mặt sinh thái và kinh tế. Các định nghĩa trên chỉ ra những đặc trưng cơ bản của NLKH đó là: - Thông thường có hai hoặc nhiều loài cây (có thể gồm cả động vật) nhưng ít nhất một trong chúng phải là những cây gỗ sống lâu năm. - Một hệ thống NLKH luôn có hai hoặc nhiều sản phẩm đầu ra. - Chu kỳ của một hệ thống NLKH luôn lớn hơn một năm. - Một hệ thống NLKH dù đơn giản nhất vẫn phức tạp hơn hệ thống độc canh cả về phương diện kinh tế cũng như sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc và chức năng sinh thái học).
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Hơn thế ở đây còn có ba đặc tính mà xét về phương diện lý luận thì tất cả các hệ thống NLKH đều phải có đó là: Khả năng sản xuất; Tính bền vững; Tính khả thi [53], [60], [61], [65], [97], [102]. Như vậy bản chất của hệ thống NLKH là hệ thống sử dụng đất để canh tác nông nghiệp nhưng có sự kết hợp giữa cây (hoặc/và) con nông nghiệp với cây lâm nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích, đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên sự kết hợp này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có thể kế tiếp nhau về mặt không gian hay thời gian. Xét về thành phần một hệ thống NLKH gồm có: - Các loài cây thân gỗ sống lâu năm. - Các loài cây thân thảo (Cây nông nghiệp hoặc cỏ...) - Vật nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản...) [97], [102]. Tóm lại: Mục đích cuối cùng của các hệ thống NLKH là tận dụng triệt để đất đai về mặt không gian và thời gian cũng như là một biện pháp canh tác bảo vệ đất, vấn đề đặt ra là con người chúng ta sử dụng các hệ thống này như thế nào cho hợp lý để canh tác lâu bền trên đất dốc, đó là nhiệm vụ mà các nhà khoa học cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu… 1.4.1.2. Phân loại NLKH trên thế giới NLKH được coi là một trong những hệ thống sử dụng đất lâu đời nhất trên trái đất, nhưng những thông tin về hệ thống này thường bị hạn chế khi mô tả hoặc đánh giá hiệu quả. Để có thể xây dựng được một hệ thống phân loại có cơ sở chắc chắn được chấp nhận như là tài liệu ban đầu cho việc cải tiến và xây dựng các hệ thống NLKH mới có hiệu quả hơn, tháng 9 năm 1982 chương trình “Điều tra thống kê các hệ thống NLKH”(A.F.S.I) được đưa vào hoạt động. Kết quả thu thập được của A.F.S.I đã cho phép ICRAF có đủ dữ kiện và thông tin trong việc xây dựng và trình bày hệ thống phân loại của các hệ thống sử dụng đất trên thế giới. Đây là những căn cứ để đánh giá các hệ thống và phát hiện những thiếu sót trong nghiên cứu. Những tiêu chuẩn phân loại phổ biến thường được áp dụng dựa vào các cơ sở: Cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và ảnh hưởng sinh thái học của hệ thống. Từ những cơ sở phân loại trên mà các nhà nghiên cứu về NLKH trên thế giới đã chia ra thành một số kiểu hệ thống chính: - Hệ thống nông - lâm: cây trồng gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây thân thảo (những cây nông nghiệp, công nghiệp và cây lâm nghiệp).
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 - Hệ thống lâm - súc: Cây gỗ, đồng cỏ và chăn thả gia súc dưới tán các cây gỗ. - Hệ thống nông - lâm - súc: Gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, kết hợp với đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các hệ thống NLKH đặc biệt: Nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ngập mặn... Từ những kiểu hệ thống NLKH chính này mà hình thành nên nhiều kiểu NLKH khác nhau, mỗi hộ nông dân có sản xuất đa thành phần trong diện tích canh tác được coi là mô hình NLKH hộ gia đình [97], [119], [123]. 1.4.1.3. Tình hình phát triển NLKH trên thế giới hiện nay Trên thế giới hiện nay NLKH ngày càng phát triển và thực sự là phương thức canh tác mang lại hiệu quả nhiều mặt cho người dân vùng đồi núi. Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác ở vùng đồi núi theo hướng đa dạng hoá cây trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu bằng các phương thức NLKH. Hệ canh tác nương rẫy, vườn rừng NLKH mà trong đó các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình góp phần tăng thu nhập và bảo vệ đất đai [119], [125]. NLKH ở Ấn Độ: Ấn độ nổi tiếng thế giới với cuộc "cách mạng xanh" về canh tác NLKH trong đó hệ canh tác trong các vườn gia đình, vườn rừng được áp dụng phổ biến. Nhờ cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân chẳng những không bị thiếu mà còn xuất khẩu lương thực. Trong các cây trồng của Ấn Độ, dừa là cây đáng chú ý, người ta gọi nó là cây của Chúa trời (Tree of heaven) hoặc cây bách dụng (Tree of hundred uses). Hồ tiêu, Cà phê, Ca cao, Cao su cũng là các loài cây được chú ý, nó được trồng kết hợp trong các hộ gia đình. Các mô hình thường gặp là: - Dừa - sắn - cà phê - hồ tiêu - đai bảo vệ - Dừa - khoai sọ - đai bảo vệ - Dừa - ca cao - Dừa - chuối - đai bảo vệ [121]. NLKH ở Indonesia Từ 1972 hoạt động NLKH ở nước này do các công ty lâm nghiệp, nông nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp, nông
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 dân được các cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp kết hợp với cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm nông dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn quyền sử dụng. Với phương thức này tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện tích 300ha người ta đã thu được 1426 tấn Lúa, 126 tấn Sắn, 73 tấn Ngô và 19,5 tấn Đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền là 155.000 USD, thực lãi 116.000 USD (bình quân 385 USD/ha/vụ) [dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005] [93]. Các mô hình trồng xen chủ yếu là: - Sầu riêng - cây gỗ - quế - cà phê. - Vườn cà phê - 2 hoặc 3 tầng cây gỗ hoặc xen cây ăn quả. - Cây lấy gỗ - nhục đậu khấu - quế. - Cây ăn quả - cây gỗ - cây nông nghiệp. NLKH ở Philippin. Philippin được nhiều người biết đến với các mô hình canh tác trên đất dốc (SALT). SALT là phương thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với các cây lâu năm giữa các hàng Keo dậu, các hàng này được trồng rất dày tạo ra các băng xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải tạo đất. Hiện nay SALT đã được phát triển theo nhiều mức độ và loại hình khác nhau như: SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 [5], [93], [97]. NLKH ở Brazil: Ở Brazil NLKH phổ biến là: - Cây Doi (Syzygium romatium) kết hợp với Hồ tiêu đen (Pipper nirgrum), lúc đầu Doi được trồng dưới tán Hồ tiêu leo trên cột gỗ, sau 4 - 6 năm Hồ tiêu chết Doi bắt đầu cho sản phẩm. - Ca cao thường được trồng xen với Doi và Quế trong các vườn gia đình. - Ca cao kết hợp với cao su, ở Brazil có khoảng 200.000ha trồng kết hợp 2 loài cây này. Ngày nay NLKH đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và các nước Á nhiệt đới [87]. Như vậy NLKH trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ khá lâu và ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu để tìm ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn trong việc tái sử dụng nguồn tài nguyên đất dốc.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 1.4.2. Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 1.4.2.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam Quá trình nghiên cứu phát triển NLKH ở nước ta cũng tương tự bối cảnh phát triển của NLKH trên thế giới với xuất phát điểm là tình trạng suy thoái tài nguyên do phương du canh, phá rừng lấy đất canh tác. Hiện trạng môi trường và quản lý tài nguyên rừng Việt Nam đang nằm dưới những áp lực nặng nề. Các hệ sinh thái Việt Nam đang bị phá vỡ, tài nguyên đất rừng, đất và nước đang bị suy thoái trầm trọng. Nguồn sống của phần lớn đồng bào vùng cao chủ yếu vẫn là dựa vào rừng và đốt nương làm rẫy. Trong 9 triệu người dân tộc ít người thì có tới 2.879.685 người thuộc 482.612 hộ sống bằng phương thức canh tác nương rẫy, trong đó người Tày có 7%, người Nùng 16%, người Thái 45%, còn lại là các dân tộc ít người khác (dt Lê Trọng Cúc và Cs, 2001) [10]. Người dân miền núi trước đây chủ yếu canh tác theo hình thức du canh, thông thường có hai hình thức du canh: - Du canh không quay vòng: đó là kiểu canh tác liên tục trên các đám nương rẫy, cho đến khi năng suất cây trồng bị suy giảm đến mức thấp nhất, thậm chí không cho thu hoạch thì người dân phải đi tìm đất mới. Kiểu du canh này thường gắn với du cư phá hoại mạnh mẽ môi trường đất. - Du canh quay vòng: đó là kiểu canh tác nương, rẫy sau 4-5 năm cho đất nghỉ, đến khi độ phì được phục hồi thì trở lại canh tác trên mảnh đất đó. Hiện nay do dân số tăng nhanh việc trở lại canh tác trên mảnh đất cũ ban đầu thì thời gian cho đất nghỉ thường 7-10 năm, nay chỉ còn 3-4 năm thậm chí chỉ 1- 2 năm. Do vậy mà độ phì được tái lập lại không đủ và xói mòn ngày càng mạnh. Do canh tác bất hợp lý ở đất nương rẫy như vậy mỗi năm bề mặt đất mất từ 1,5 - 4cm [97]. Tiềm lực và khả năng đất đai vùng đồi núi ở nước ta là rất lớn, nhưng sản xuất trên đất dốc có nhiều khó khăn hơn sản xuất ở đồng bằng, hạn chế trước tiên phải kể đến đó là đất dốc dễ bị xói mòn do mưa, dễ bị khô hạn do thoát nước rất nhanh, bên cạnh đó thì giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu, cộng với trình độ dân trí quá thấp với các kiểu canh tác lạc hậu… tất cả những điều đó đã gây nên sự nghèo đói ở những vùng này. Đó là chưa kể có đến 86,4% đồng bào rẻo cao sống du canh, du cư phát nương làm rẫy một cách tự nhiên hết chỗ này đến chỗ khác, biện pháp canh tác thì giản đơn theo lối “chọc lỗ bỏ hạt”, năng suất cây trồng rất thấp, đất
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 đai bị rửa trôi, xói mòn thoái hoá nghiêm trọng phải bỏ đi làm chỗ khác, rừng bị chặt phá liên tục. Đến nay nhiều nơi không còn rừng nữa chỉ còn lại đồi trọc đầy sim mua và cỏ dại xen núi đá [53]. Tuy nhiên cho đến nay kiểu canh tác nương rẫy này vẫn chưa chấm dứt hẳn vì nó đã gắn với phương thức canh tác truyền thống của người dân địa phương [50]. Sau một thời gian dài canh tác theo kiểu du canh, du cư khi đất đai xói mòn rửa trôi, năng suất cây trồng, vật nuôi giảm mạnh thì NLKH đã dần dần phát triển nhằm hạn chế những hậu quả này. Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới bắt đầu phát triển từ những năm 1960 trở lại đây. Theo Nguyễn Trọng Hà, 1966 [22] các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Quí Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi Ngạnh năm 1964 đã xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai - Phú Thọ. Tôn Gia Huyên và Cs (1965) (dt Nguyễn Văn Tiễn, 1975) [83] đặt thí nghiệm và xây mô hình chống xói mòn tại đồi Ấp Bắc nông trường Quốc doanh Sông Cầu - Bắc Thái đã cho những kết quả khả quan. Năm 1983 - 1985, Nguyễn Văn Tiễn (1988) [82] thí nghiệm trồng xen Sắn với Lạc cùng với các băng Cốt khí và hàng rào xanh kết hợp bón phân khoáng hợp lý trên đất dốc nghèo dinh dưỡng. Kết quả cho thấy ngoài việc thu thêm sản phẩm Lạc từ 5,3 - 6,4 tạ/ha và đã làm năng suất Sắn đạt 12,1 - 16,6 tấn/ha, thì lượng đất xói mòn đã giảm từ 2,8 - 4,5 lần so với trồng Sắn thuần. Thái Phiên và Cs (1986) [53] tổng kết kết quả nghiên cứu "Trong 5 năm của chương trình nhà nước giai đoạn 1980 - 1985" về “Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khai hoang và chống xói mòn đất mới khai hoang” đã tập hợp các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đỏ vàng, khai hoang, phục hoá trên địa bàn đất dốc toàn quốc. Nhiều mô hình bảo vệ đất chống xói mòn trên các loại đất với cơ cấu cây trồng chính được thực hiện và áp dụng trong sản xuất. Ở nước ta đất dốc chiếm tỷ lớn (72% ), nên cần có phương thức sử dụng và bảo vệ đất dốc trên quan điểm bền vững. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một số biện pháp kỹ thuật như sau: - Ở độ dốc dưới 120 dùng các biện pháp nông nghiệp: trồng xen, trồng gối...
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 - Ở độ dốc từ 120 - 250 có thể dùng các biện pháp: Che phủ bằng thảm thực vật theo phương thức NLKH; Che phủ bằng vật không sống như rơm rạ, các tấm nhựa, ni lon; Các biện pháp công trình làm thềm bậc thang, rãnh sườn dốc... - Ở độ dốc trên 250 dùng các biện pháp lâm nghiệp [40], [44]. Tuy nhiên trong thực tế do sức ép về dân số của nước ta, tỷ lệ diện tích đất canh tác/đầu người thấp nên nhiều nơi nông dân đã trồng độc canh cây nông nghiệp ngay trên cả đất có độ dốc trên 250 . Vì vậy việc canh tác NLKH là giải pháp tốt nhất để canh tác đất dốc lâu bền trong giai đoạn hiện nay ở nước ta [90]. Theo Buch M. (1997) [105] và Chương trình hỗ trợ LNXH tại Việt Nam (2002) [5], hiện nay phương pháp khoa học nghiên cứu phát triển NLKH ở nước ta được các nhà khoa học đưa ra theo 2 xu hướng: Xu hướng 1: Gọi là cải tiến tiềm năng chi phí cao. Theo xu hướng này sẽ cải tiến tạo giống có tiềm năng sinh học cao, đầu tư các công trình và tăng đầu vào đáp ứng tiềm năng đề đạt được đầu ra cao. Xu hướng này có nhược điểm là kém bền vững về mặt ổn định của hệ thống, đầu tư cao không phù hợp với điều kiện nông dân vùng đồi núi có thu nhập thấp, mặc dù nó có ưu điểm là tạo đà cho kinh tế phát triển do hiệu quả thu nhập cao. Xu hướng 2: Gọi là cải tiến tiềm năng chi phí thấp. Theo xu hướng này NLKH sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương bằng các cách phối hợp khác nhau giữa hệ canh tác cây trồng, vật nuôi, đất, nước, khí hậu, con người, từ đó chúng sẽ bổ sung cho nhau tạo hiệu quả tổng hợp lớn nhất với mục tiêu là: Bảo đảm tính bền vững; Tỷ lệ rủi ro thấp; Chi phí thấp; Dễ thích ứng; Dễ áp dụng; Ít gây trở ngại; Được chấp nhận cả về mặt tâm lý xã hội. Như vậy lịch sử phát triển NLKH ở nước ta đã từng bước chuyển biến theo từng giai đoạn. Ngày nay nó được áp dụng rộng rãi ở mọi vùng miền để góp phần sử dụng đất bền vững và tăng lợi ích kinh tế cho người dân vùng đồi núi. 1.4.2.2. Phân loại NLKH ở Việt Nam Ở Việt Nam trên cơ sở kết quả hoạt động nghiên cứu NLKH, một số tác giả như Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã phân hệ canh tác NLKH ở nước ta thành 8 hệ thống chính gọi là "hệ canh tác" là đơn vị cao nhất, dưới hệ canh tác là các "phương thức" hay "kiểu" canh tác và cuối cùng là các "mô
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 hình" NLKH ở các nông hộ [87]. Theo nguyên tắc phân loại này hệ canh tác NLKH ở Việt Nam được chia thành 8 hệ sau: Hệ canh tác nông - lâm; Hệ canh tác lâm - súc; Hệ canh tác nông - lâm - súc; Hệ cây gỗ đa tác dụng; Hệ lâm - ngư; Hệ nông - lâm - ngư; Hệ ong - cây lấy gỗ; Hệ nông - lâm - ngư - súc [87], [93], [97]. Các hệ này được chia thành 27 kiểu canh tác/hệ thống khác nhau theo thành phần chính trong hệ thống ở từng vùng sinh thái, các hộ gia đình sản xuất NLKH gọi là các mô hình NLKH. Các tác giả trên đã tập hợp các mô hình NLKH điển hình và phân chia các vùng sản xuất NLKH chính, trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên để xác định khả năng thực hiện ở mỗi vùng. - Vùng Ven biển: với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động. - Vùng đồng bằng: các hệ thống như VAC (vườn - ao - chuồng), trồng cây phân tán, đai xanh phòng hộ. - Vùng đồi núi và trung du: Các hệ thống VR (vườn - rừng), VAC (vườn - ao - chuồng), RVC (rừng - vườn - chuồng), trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật (R- O), RVCRg (rừng - vườn - chuồng - ruộng), ... - Vùng đồi núi cao chăn thả dưới tán rừng, làm ruộng bậc thang với rừng phòng hộ đầu nguồn [87], [97]. Nhìn chung cách phân loại về hệ thống NLKH ở nước ta và trên thế giới về bản chất cấu thành hệ thống là hoàn toàn giống nhau, cũng có thể trước khi phân loại NLKH ở Việt Nam các nhà khoa học đã vận dụng phương pháp phân loại của thế giới nhưng rất cụ thể. Điều đó cho phép chúng ta vận dụng một cách linh hoạt hơn những kết quả nghiên cứu về các hệ thống NLKH trên thế giới ứng dụng vào điều kiện từng vùng sinh thái ở Việt Nam. 1.4.2.3. Thực tế sản xuất NLKH ở Việt Nam Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng toàn quốc của Bộ NN&PTNT, 2005 thì tính đến ngày 31/12/2005 quỹ đất lâm nghiệp của cả nước là 19.028.690 ha chiếm khoảng hơn một nửa diện tích tự nhiên. Trong đó đất có rừng là 12.616.700, đạt độ che phủ toàn quốc 37%, đó là do kể từ năm 1999 đến nay chúng ta đã nỗ lực trồng rừng. Diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều 6.411.990 ha [4].
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Đất sản xuất nông nghiệp hơn 7,3 triệu ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 5,6 triệu ha, cây lâu năm là 1,4 triệu ha và đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp là 0,273 triệu ha. Như vậy, tỷ lệ đất sử dụng còn thấp, đất nông nghiệp mới chỉ chiếm 21% trong tổng diện tích đất tự nhiên, điều đáng nói là nước ta đã có đến khoảng hơn 10 triệu ha đất dốc bị thoái hoá nghiêm trọng. Thực trạng cho thấy quĩ đất đai của nước ta quá ít, tỷ lệ đất đã được sử dụng lại càng ít hơn. Hơn nữa chúng ta có đến 75% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Bình quân đầu người về đất nông nghiệp là 0,108 ha/người (trong khi đó bình quân của thế giới là 1,2 ha/người) [90]. Trong bối cảnh đất đai như trên, NLKH là phương thức sử dụng đất dốc hợp lý và hiệu quả hơn cả. Hiện nay ở Việt Nam các hệ thống NLKH như: VAC (Vườn - ao - chuồng), VR (Vườn - rừng), RVCA (Rừng - vườn - ao - chuồng), RVCRg (Rừng - vườn - chuồng - ruộng), R- ong (rừng - ong)... đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất, nước, tăng năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống của người dân miền núi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu có nhờ thực hiện NLKH. Trong sự phát triển cộng đồng do tổ chức Quốc tế CARE tại Việt Nam cùng với UBND huyện Lục Ngạn, ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Hà Bắc triển khai xây dựng một số mô hình canh tác trên đất dốc, nhằm khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên đất, đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp. Đã phổ cập hệ thống canh tác cho nông dân với mô hình NLKH, có hàng rào xanh cho hiệu quả tốt nhất là: Với độ dốc lớn hơn 200 khoảng cách hàng rào xanh tốt nhất là dưới 5m. - Với độ dốc nhỏ hơn 200 thì khoảng cách tốt nhất là 5 - 7m. - Với Cốt khí thì hàng rào kép có hiệu quả tốt nhất. Mô hình đã chọn được tổng hợp cây trồng phù hợp nhất là: - Vải thiều + đậu, đỗ + băng Cốt khí. - Ong + cây ăn quả + rừng tự nhiên. Đây là những mô hình mang lại lợi ích kinh tế lớn, tăng thu nhập cho những hộ nghèo [78]. Trên cơ sở khảo sát và thử nghiệm một số mô hình NLKH trên đất đồi núi tỉnh Lạng Sơn, Vũ Biệt Linh, 1995 đã đưa ra kết quả về một số mô hình phổ biến và đạt hiệu quả cao ở vùng này là: Hồi - Chè dưới tán rừng tự nhiên; Quýt - rừng tái sinh; Cà phê - Chè - Dứa - rừng trồng; Cà phê - Vải - Chè - rừng tái sinh tự nhiên; Mận - Hồng - rừng tái sinh tự nhiên; Cà phê - Chuối - rừng trồng [41].
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Năm 1995 - 1996 tại huyện Na Rì - Bắc Kạn, Trường Đại học Nông Lâm chủ trì dự án "Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm góp phần ổn định phát triển nông thôn vùng cao". Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đưa các giống cây ăn quả và đặc sản có giá trị kinh tế cao như Vải, Nhãn, Hồng không hạt, Mận tam hoa, Cam, Quýt và cây Hồi trồng xen với các cây họ Đậu và cây lương thực. Kết quả cho thấy cây ăn quả Vải và Nhãn có tỷ lệ sống 55 %, các cây khác có tỷ lệ sống 80 - 83% và sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các mô hình canh tác NLKH là thành công, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng xây dựng mô hình trình diễn là hướng đi đúng cần được nhân rộng. Ở Đoan Hùng - Phú Thọ các mô hình NLKH được xây dựng là: Mỡ - Sắn- Diễn bao đồi; Mỡ - Thông- Sắn- Diễn bao đồi; Mỡ - Lạc; Bạch đàn trắng- Sắn - Cốt khí- Diễn bao đồi; Thông - Sắn; Thông - Mỡ - Lúa (Lạc ) - Chè - Trẩu - Cốt khí - Muồng lá nhọn. Các mô hình trên đã hạn chế xói mòn và cho hiệu quả khả quan về kinh tế [29]. Nguyễn Trần Trọng, 1996 [80] khi nghiên cứu về mô hình NLKH đã đưa ra hệ thống trồng kết hợp trong hệ sinh thái vùng đồi núi như sau: - Cây phòng hộ: Muồng đen, Keo dậu, Keo lá tràm, Phi lao, Trẩu, Mít. - Cây công nghiệp dài ngày như Chè, Cà phê; cây công nghiệp ngắn ngày như: Lạc, Mía, Đậu tương; cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nước, Lúa nương, Ngô, cây có củ, rau các loại. Các loại cây ngắn ngày thường trồng xen giữa hai hàng cây lâu năm chưa khép tán hoặc trồng thành băng ở chân đồi. Từ năm 1990 chương trình chuyển giao kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc SALT đã được triển khai tại Việt Nam, chương trình đã xây dựng được rất nhiều mô hình, được nông dân chấp nhận, thu nhập từ canh tác SALT cũng được nâng cao. Kết quả các thí nghiệm đã khẳng định, canh tác theo mô hình SALT giảm đáng kể lượng đất mặt bị xói mòn, ngay trong năm đầu đã hạn chế được từ 50 - 57% lượng đất bị xói mòn [24]. Trong phong trào phát triển kinh tế đồi rừng hiện nay, các địa phương đã có nhiều nỗ lực tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp vừa tiến hành sản xuất vừa bảo vệ môi trường đất đai và môi trường sinh thái, nhiều mô hình canh tác tiến bộ đã được giới thiệu và áp dụng có kết quả tốt. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc giữa kiến thức lâu đời của người dân địa phương với những kỹ thuật tiên tiến theo
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 phương thức NLKH là một phương thức canh tác chiến lược cần được phổ cập rộng rãi đối với vùng đồi núi [73], [89]. Đặng Văn Minh, (2005) [46] khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng tới chất lượng đất của mô hình sản xuất trang trại NLKH tại trung tâm thực hành, thực nghiệm, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Canh tác trên đất dốc theo mô hình trang trại NLKH đã có ảnh hưởng tích cực tới việc duy trì chất lượng đất. Đặng Kim Vui và Cs, 2005 [96] khi nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cải tiến một số mô hình NLKH trên địa bàn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên đã chỉ ra: để làm tăng năng suất cây trồng và đảm bảo canh tác lâu bền trên đất dốc ngoài việc lựa chọn hệ thống cây trồng phù hợp thì cần phải trồng xen các loài cây cải tạo đất như Cốt khí, Muồng đen, Keo dậu. Như vậy NLKH được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất cho sản xuất nông - lâm nghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định sinh thái cho mỗi vùng. 1.4.2.4. Một số chính sách đổi mới của Nhà nước về phát triển Nông lâm nghiệp Song song với những hướng đi mới trong việc quy hoạch sử dụng đất của nước ta trong thời kỳ mới thì các chính sách “đổi mới” của Đảng và nhà nước ta đã được ban hành, góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 15/4/1991, Tổng cục Địa chính [88] đã ra thông tư số 106/QHKT hướng dẫn QHSD đất cấp xã. Thông tư này đề cập đến QHSD đất nông nghiệp. Ngày 6/1/1991 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định số 364/CT [6] về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Nghị định 64/CP ra ngày 27/3/1993 [74] nói đến vai trò của cấp xã trong việc giao đất nông nghiệp trong các điều 8, 12, 15 của quyết định về giao đất nông nghiệp . Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 [75] của Chính phủ ban hành “Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình Cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 [76] quy định về việc giao khoán đất và sử dụng đất vào mục đích NLN trong các doanh nghiệp nhà nước Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 [77] về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và Cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước ký lệnh số 23/2003/L/CTN công bố Luật đất đai [42]. Điều 13 của luật này đã phân loại đất đai theo 3 nhóm đó là: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Điều 50, 51 đã chỉ rõ đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình trong và ngoài nước. Rõ ràng luật và các chính sách trong quản lý sử dụng đất Nông - lâm nghiệp của Đảng và nhà nước đã và đang tạo cho người dân một cơ chế mở để có kế họach an tâm đầu tư vào phát triển sản xuất đặc biệt là xây dựng hệ thống NLKH, tạo cơ hội phát triển kinh tế gia đình và xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân vùng đồi núi. 1.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA THÀNH PHẦN CÂY TRỒNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐẾN VIỆC BẢO VỆ ĐẤT DỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.5.1. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc trên thế giới Nói chung muốn canh tác tốt trên những vùng đất dốc thì phải chống được xói mòn, muốn chống được xói mòn thì điều quan trọng hơn cả là phải chọn được phương thức canh tác hợp lý trong hệ thống nông nghiệp phù hợp thì mới phát huy được hiệu quả lâu dài. Trong các hệ thống NLKH cây lâu năm đã hoàn trả các chất dinh dưỡng vào đất thông qua vật rụng của chúng. Trong một thí nghiệm so sánh đất dưới rừng cây Byrsohima sp. và đất ở trảng cây bụi, kết quả phân tích cho thấy do sự đóng góp của vật rụng mà đất dưới rừng cây trên có hàm lượng các chất Ca, K, Mg, Na, N... và lượng bazơ gia tăng cao hơn so với đất trảng cây bụi, điều đó đã chứng tỏ vai trò của tán rừng trong việc bảo vệ đất và làm gia tăng dinh dưỡng so với đất ở các vùng trống trải xung quanh [121], [114].
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Các tác giả Brunig và Sander (1984) [103] đã cho rằng ở đất nghèo chất dinh dưỡng được trồng xen cây họ Đậu, lượng chất dinh dưỡng từ nước mưa trở nên rất ý nghĩa cho cây, làm cho chu trình dinh dưỡng trở nên hữu hiệu hơn qua các hiện tượng cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, bơm chất dinh dưỡng ở tầng sâu lên đất mặt, và sản xuất phân xanh. Vai trò của các cây họ Đậu trong việc cố định đạm đã được nghiên cứu từ lâu và việc sử dụng các cây họ Đậu làm gia tăng độ phì nhiêu của đất đã được chứng tỏ bởi nhiều thí nghiệm của Young, 1987 [132]; Vergara, 1982 [130]. Nhiều tác giả cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của các loài cây này trong các hệ thống NLKH. Đạm tự do trong không khí được cố định thành đạm hữu dụng nhờ các loài cây họ Đậu và các loài vi khuẩn và nấm cố định đạm. Các chất đạm này sẽ cấu tạo sinh khối của thực vật và sẽ trả lại cho đất qua vật rụng và dễ được phân hủy để cung cấp dinh dưỡng lại cho các loài thực vật khác. Cơ chế quan trọng khác là hiện tượng "bơm chất dinh dưỡng lên’’ hay di chuyển chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt. Hiện tượng này giải thích rằng cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và chuyển chúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ ăn nông [98]… Hệ thống SALT (Sloping Agricultural Land Technology) năm 1978 được thiết lập tại trung tâm phát triển đời sống nông thôn Mindanao của Philippines đã được ứng dụng có kết quả ở nhiều nước với hệ thống cây trồng và biện pháp canh tác như sau: Các cây hàng năm và cây lâu năm được trồng theo băng xen kẽ rộng 4- 5 m, các loại cây họ Đậu cố định đạm được trồng thành hai hàng dày theo đường đồng mức. Khi những cây này cao 1,25 - 2m thì người ta để lại 40cm gốc, cành lá dùng làm phân bón vùi gốc tạo lớp che phủ và giữ ẩm chống xói mòn. Cây lâu năm thường là: Cà phê, Cao su, cây ăn quả… (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [93]. Ở Indonesia với cơ cấu cây trồng gồm Lạc - Đỗ xanh - Lúa nương được đưa vào thí nghiệm ổn định năng suất cây trồng trên đất dốc 8- 18% với các biện pháp kỹ thuật: Trồng theo băng, cây phủ đất, tái sử dụng hữu cơ. Hay ở Malaysia: Cao su và các cây trồng xen khác như Ngô, Lạc, Dứa, độ phì đất tăng 10 - 15%. Hoặc ở Thái Lan trên đất dốc 18 - 50% đã tiến hành trồng cây Đậu Hồng đào và Keo dậu làm băng chắn kết hợp với cây ăn quả, cà phê hoặc sử dụng băng cỏ, nương bờ kết
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 hợp với cây lâu năm... Nói chung hiệu quả SALT sẽ càng rõ hơn ở những năm sau về năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp lâu bền [108]. Rõ ràng cây dài ngày đặc biệt là cây rừng có tác dụng hạn chế xói mòn mặt rất mạnh do có tán lá dày rậm giảm lực công phá của giọt mưa, tăng hàm lượng nước thấm xuống đất nhờ hệ rễ ăn sâu và dày đặc vì thế mà giữ đất giữ nước tốt hơn nhiều khi trồng cây nông nghiệp độc canh. 1.5.2. Vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc ở Việt Nam Những nghiên cứu về vai trò của thành phần cây trồng trong hệ thống canh tác và hệ thống NLKH đến việc bảo vệ đất dốc ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập tới. Nghiên cứu của Từ Quang Hiển (1996) [24] cho thấy tại vùng Tây Bắc trên đất rừng phục hồi sau 4-5 năm lượng mùn mất đi giảm 1/3, lân dễ tiêu giảm 1/2. Ở Bắc Thái lượng đất trôi hàng năm ở rừng có độ che phủ 90-95% chỉ có l2,4 tấn/ha, đất rừng phục hồi độ che phủ 40-45% là 14,7 tấn/ha nhưng ở đất trồng Sắn độ che phủ 20 -25% lượng đất bị mất lên tới 125 tấn/ha (gấp 9 - 10 lần so với đất có rừng). Thí nghiệm của Nguyễn Đình Kiểm (1992) cho biết trên đất trồng Sắn hoặc trồng các cây lương thực khác sẽ làm cho nước chảy bề mặt và xói mòn nhiều hơn là đất trồng cây lưu niên, đất có rừng hoặc đất đồng cỏ tự nhiên. Bảng 1.1: Ảnh hƣởng của loại cây trồng đến xói mòn đất canh tác Đơn vị tính: tấn/ha/năm Loại cây trồng Lƣợng đất xói mòn (tấn/ha/năm) Sắn 154,10 Chè (10 năm) 33,30 Rừng 28,70 Cỏ tự nhiên 12,00 Nguồn: Nguyễn Đình Kiểm, 1992 (dt Phạm Xuân Hoàn 1994) [27] Doãn Công Sắt và Cs (1998) [109] trên cơ sở so sánh lý, hoá tính của đất ở vùng Đông Nam Bộ dưới tán rừng và các cây trồng Cao su, Mía, Điều, Sắn trồng nhiều năm đã nhận thấy đất trồng Sắn nhiều năm có thành phần sét, kết cấu và khả năng giữ nước thấp nhất. Điều này cho thấy sự thoái hoá về tính chất đất do canh tác Sắn liên tục. Mặt khác, đất trồng Sắn cũng chịu sự thoái hoá về hoá tính được
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 biểu hiện bởi hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, lân dễ tiêu… ở đất trồng Sắn cao hơn đất trồng Điều, nhưng thấp hơn đất Cao su và đất Mía. 1.5.3. Các biện pháp bảo vệ đất đất dốc trong canh tác NLKH trên thế giới và ở Việt Nam Một số chương trình của tổ chức FAO đã cho áp dụng một chế độ canh tác một cách hợp lý trên đất dốc theo hệ thống NLKH. Theo hướng này việc trồng cây nông nghiệp (hoa màu, lương thực), cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng và phát triển chăn nuôi trên cùng một vạt dốc phù hợp với điều kiện sinh thái và cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp rất được chú trọng. Đây cũng hướng nghiên cứu của chương trình đa quốc gia nhằm nghiên cứu về NLKH, phạm vi hoạt động phổ biến nhất là châu Á, châu Phi và các vùng đang phát triển (dt Đặng Huy Huỳnh, 1994) [30]. Ở đông Indonesia trong chương trình cải thiện an toàn lương thực và môi trường thì rừng gia đình là một bộ phận quan trọng của chương trình, trong rừng gia đình nông dân trồng những cây lấy gỗ thông thường: Gụ, Lõi thọ, Keo, Vông… Những giống cây dùng làm băng xanh chủ yếu là: Muồng hoa pháo đỏ, Muồng hoa pháo trắng, Keo dậu, Đậu công, Muồng đen... những giống này giá trị sinh khối của chúng đem lại khá lớn, có khả năng nâng cao độ mầu mỡ của đất và cung cấp thức ăn cho gia súc. Các cây như Cà phê, Ca cao, Đinh hương đã đem lại thêm thu nhập cho nông dân. Nhóm cây ăn quả và nông sản thường gồm có: Sơn, Quế, Hồ tiêu, Bơ, Xoài, Sầu riêng, Bưởi… và cũng nhờ băng phân xanh đa mục đích cho phép nông dân nuôi thêm gia súc: Dê, Cừu… Hệ thống NLKH cây rừng, cây bụi, cây thức ăn gia súc và chăn thả gia súc đã được phổ biến ở nhiều nước, nhiều vùng [108]. Malaysia kết hợp chăn nuôi Gà và Cừu dưới rừng Cao su và cây Cọ dầu. Kết quả đã tăng thêm về thịt, mỡ, tăng lượng phân bón cho đất và giảm công làm cỏ. Thái Lan là quốc gia thiếu nước, chính phủ Thái Lan đã có chủ trương phát triển mạnh các phương thức NLKH. Kết quả đã thành công trong các nông trại trồng Ngô và Dứa ở Hang Khoai thuộc vùng Phwiang, Khonkean tạo ra các khu rừng hỗn giao nhiều tầng như: Rừng + Cỏ, Rừng + cây họ Đậu. Ở Doytung, Chiêng Rai tạo ra kiểu rừng + hoa (để xuất khẩu). Thái Lan đã nghiên cứu hơn 20 loài hoa quả trồng xen trong rừng cây gỗ, mà hình thức phổ biến là rừng xen các băng cây ăn quả: Vải, Xoài, Cà phê, Hồ tiêu, Mít, Me, Đu đủ (dt Đặng Kim Vui, 2007) [97].