SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Võ Hồng Thi
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Kim Yến
MSSV: 1151080249 Lớp: 11DMT02
TP. Hồ Chí Minh, 2015
BM05/QT04/ĐT
Khoa: Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Kim Yến MSSV: 1151080249
Lớp: 11DMT02
Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú
Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
3. Các dữ liệu ban đầu :
Các tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên – xã hội của thị xã Sông Cầu tỉnh Phú
Yên.
Các thông tin về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và kết quả
quan trắc môi trường tại làng nghề.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại
làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm tại khu vực khảo sát.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Tổng quan về làng nghề chế biến nước nắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên.
2) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ.
3) Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và quản lí cho làng nghề chế biến nước mắm Gành
Đỏ.
Ngày giao đề tài: 25/5/2015 Ngày nộp báo cáo: 22/8/2015
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung của đồ án tốt nghiệp do chính em thực hiện, dựa
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn của ThS Võ Hồng Thi.
Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ khu vực khảo sát và từ Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Phú
Yên.
Nội dung đồ án có tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đồ án.
Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 Năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Kim Yến
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong
khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn cho em học tập trong suốt 4 năm học vừa qua. Những kiến thức mà các
thầy cô đã tuyền dạy cho em sẽ là hành trang bổ ích theo em trong những năm tháng
tiếp theo của cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới cô Th.S Võ Hồng Thi
đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn tận tình tận tâm trong suốt quá trình em
thực hiện đồ án.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến các chủ cơ sở sản xuất nước mắm Gành Đỏ tỉnh
Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin cần
thiết để e có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động
viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em suốt thời gian qua.
Trong đồ án chắc không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý
thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để em rút kinh nghiệm và chỉnh sửa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Kim Yến
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH....................................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 2
3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin........................................... 2
4.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 3
4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................................ 3
5. Giới hạn của đề tài......................................................................................... 3
6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... 3
7. Kết cấu của đề tài........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 5
1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề.................................................................. 5
1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ................................................. 5
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề ............................................................... 6
1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống......................................... 6
1.2. Đặc điểm chung của làng nghề................................................................... 8
1.3. Một số làng nghề chính ở Việt Nam và vai trò đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội............................................................................................................... 10
1.3.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam ......................................................... 10
1.3.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ...................... 11
1.3.3.. Xu thế phát triển của làng nghề........................................................... 12
Đồ án tốt nghiệp
ii
1.4. Những vấn đề môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam.................. 14
1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề.......................................... 14
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở
Việt Nam ............................................................................................................... 16
1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề............................................... 16
1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng...................................... 17
1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề.......................................... 18
1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe cộng đồng ............... 19
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM
GÀNH ĐỎ, TỈNH PHÚ YÊN..................................................................... 20
2.1. Giới thiệu về địa điểm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên...................................... 20
2.1.1.. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 20
2.1.1.1. ... Vị trí địa lý........................................................................................ 20
2.1.1.2. ... Địa hình............................................................................................ 21
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 21
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn – sông ngoài ..................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 25
2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động .......................................................... 25
2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại – dịch vụ .................................... 25
2.2. Tình hình chế biến nước mắm tại Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên hiện nay ... 27
2.2.1. Giới thiệu............................................................................................... 27
2.2.2. Quy mô chế biến ................................................................................... 28
2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ .... 30
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT
ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN ........... 36
3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc
khu vực khảo sát................................................................................................... 36
3.1.1. Nguồn phát sinh.................................................................................... 36
3.1.2. Tác động đến môi trường...................................................................... 37
Đồ án tốt nghiệp
iii
3.1.2.1. Các chất hữu cơ ............................................................................... 37
3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng .............................................................................. 37
3.1.2.3. Nito – photpho ................................................................................. 38
3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh ............................................................................ 38
3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh..................................................... 38
3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm........................ 42
3.1.5. Công trình xử lý nước thải đang được áp dụng tại làng nghề Gành Đỏ
…………………………………………………………………………………….50
3.2. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc
khu vực khảo sát................................................................................................... 54
3.2.1. Nguồn phát sinh.................................................................................... 54
3.2.2. Tác động đến môi trường...................................................................... 55
3.2.2.1. Lưu huỳnh đioxit (SO2 ), Nitơ oxit (NOx )......................................... 55
3.2.2.2. Cacbon dioxxit (CO2)....................................................................... 55
3.2.2.3. Amoniac NH3.................................................................................... 55
3.2.2.4. Hydro Sunfua H2S ............................................................................ 56
3.2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại làng nghề Gành Đỏ ....... 57
3.2.4. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được sử dụng........................... 65
3.3. Các vấn đề ô nhiễm từ chất thải rắn tại các cơ sở chế biến nước mắm
thuộc khu vực khảo sát........................................................................................ 65
3.3.1. Nguồn gốc phát sinh ............................................................................. 65
3.3.2. Khối lượng phát sinh ............................................................................ 65
3.3.3. Tác động đến môi trường...................................................................... 67
3.3.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn đang được áp dụng .......... 67
3.3.4.1. Chất thải rắn sản xuất ..................................................................... 67
3.2.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt ................................................................ 70
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔI
TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ
YÊN .............................................................................................................. 71
Đồ án tốt nghiệp
iv
4.1. Biện pháp kỹ thuật.................................................................................... 71
4.1.1. Xử lý nước thải sản xuất...................................................................... 71
4.1.1.1. Đối với hộ sản xuất riêng lẻ............................................................. 71
4.1.1.2. Đối với nhóm khu vực sản xuất........................................................ 72
4.1.2. Xử lý khí thải sản xuất.......................................................................... 73
4.1.3. Xử lý chất thải rắn ................................................................................ 74
4.1.3.1. Chất thải rắn sản xuất...................................................................... 74
4.1.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 75
4.2. Biện pháp quản lí ...................................................................................... 75
4.2.1. Xây dựng hệ thống quản lí môi trường tại các làng nghề .................. 75
4.2.2. Công cụ kinh tế ..................................................................................... 77
4.2.3. Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã ............................ 78
4.3. Biện pháp sản xuất sạch hơn.................................................................... 79
4.4. Biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường..... 80
4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân .................................................... 81
4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
cho cộng đồng làng nghề...................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85
PHỤ LỤC A ......................................................................................................... 1
PHỤ LỤC B ................................................................................................ 15
PHỤ LỤC C................................................................................................ 24
Đồ án tốt nghiệp
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BNN Bộ nông nghiệp
BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học)
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
CP Chính Phủ
NĐ Nghị định
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
SS Chất rắn lơ lửng
SXSH Sản xuất sạch hơn
TT Thông tư
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam ......... 7
Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề........................................................... 9
Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015.... 13
Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề............ 14
Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên......... 29
Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước sinh
hoạt tính theo TCXDVN 33:2006.......................................................................... 39
Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường
Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ............................................................. 40
Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến nước
mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài ..................................................................... 42
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm
của cơ sở Bà Mười ................................................................................................. 57
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của
cơ sở Bà Mười........................................................................................................ 59
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm
của cơ sở Thanh Hương ......................................................................................... 61
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của
cơ sở Thanh Hương................................................................................................ 63
Bảng 3.8: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở chế biến nước mắm
thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ...................................... 66
Bảng 4.1: Phân tích lợi ích của các giải pháp SXSH ............................................ 80
Đồ án tốt nghiệp
vii
Biểu 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (o
C) ....................................... 22
Biểu 2.2: Số giờ nắng các tháng trong năm (h) ..................................................... 22
Biểu 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) .......................... 23
Biểu 2.4: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm ( ngày, mm) ... 23
Biểu 2.5: Lượng bốc hơi trung bình năm (%)........................................................ 23
Đồ án tốt nghiệp
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc
phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ................................................... 44
Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở
thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 45
Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở
thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 46
Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở
thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 47
Biểu đồ 3.5: So sánh nồng độ độ mặn trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở
thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 48
Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải nước mắm tại các
cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT................................ 49
Biểu đồ 3.7: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm
của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT............................................. 58
Biểu đồ 3.8: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm
của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT............................................. 60
Biểu đồ 3.9: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm
của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT..................................... 62
Biểu đồ 3.10: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm
của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT..................................... 64
Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm ............................................... 30
Sơ đồ 3.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm đang được áp dụng................. 51
Đồ án tốt nghiệp
ix
Sơ đồ 4.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm lắp đặt theo kiểu Modul ......... 71
Sơ đồ 4.2: Hệ thống xử lý nước thải nước mắm tập trung .................................... 72
Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam............................................. 8
Hình 2.1: Vị trí phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu............................................. 20
Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm..................................................... 32
Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải................................. 36
Hình 3.2: Nước bổi được đem phơi nắng tại cơ sở Thành Đô.............................. 54
Hình 3.3: Xe lấy rác không hợp vệ sinh................................................................ 68
Hình 3.4: Xác cá cơm sau khi đã chế biến thành nước mắm................................ 69
Hình 3.5: Bao tải đựng xác cá cơm....................................................................... 69
Đồ án tốt nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, ở nhiều vùng nông
thôn các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái
môi trường đang ngày càng gia tăng đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các
cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc.
Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Phát triển
mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng
nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản
xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều
làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi
này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm
trọng.
Làng nghề sản xuất có một số đặc điểm đặc thù như: quy mô nhỏ, công nghệ
thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị
trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là hiểu biết của chính những người dân ở
các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những
người xung quanh còn hạn chế. Trong đó, nước mắm là một mặt hàng khá tiêu biểu
của Việt Nam, sản phẩm nước mắm Việt Nam đã được xuất khẩu và tiêu thụ tại rất
nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết nước mắm của Việt Nam được sản
xuất và chế biến thủ công tại các làng nghề của vùng nông thôn đã tạo nên một số
đặc trưng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn. Các chỉ tiêu môi trường trong
nước thải (BOD5, COD, Nito, photpho…) tại các làng nghề cao gần gấp 10 lần, đặc
biệt chỉ số coliform cao gấp 100 lần so với mức cho phép, còn không khí ở các làng
nghề đều có mùi khó chịu, các chỉ tiêu SO2, NOx, CO2, NH3, H2S đo được trong
Đồ án tốt nghiệp
2
không khí đều cao. Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề
nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”
được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng
nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành chế biến nước
mắm, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát hiện trạng và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí
thải và rác thải) tại làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên. Qua đó
đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng
tới sự phát triển bền vững.
3. Nội dung của đề tài
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau:
- Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường
- Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm
Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực
khảo sát.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường làng nghề tại tỉnh Phú Yên
được thu thập từ nguồn:
- Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề, các cơ quan môi trường, trung tâm
quan trắc…
- Tài liệu hướng dẫn chế biến nước mắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
chế biến.
Đồ án tốt nghiệp
3
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi
trường một số làng nghề tại Việt Nam.
4.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Tiến hành khảo sát thực tế tại các cơ sở chế biến nước mắm để thu thập thông
tin phục vụ cho nội dung đề tài.
4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài.
- Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Phú Yên trong quá trình tiếp
xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài.
- Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành.
5. Giới hạn của đề tài
 Giới hạn không gian
Đề tài chỉ giới hạn trong làng nghề nước mắm Gành Đỏ, phường Xuân Đài,
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
 Giới hạn thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 25/05/15 - 22/08/15.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên các cơ sở thực
nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên viên quản lý. Chính vì vậy, đề tài có
những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các làng nghề hiện hữu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chế biến của các
làng nghề nói chung tại Việt Nam, nước mắm nói riêng tại tỉnh Phú Yên và những
yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làng nghề .
Đồ án tốt nghiệp
4
Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề
môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các làng nghề hiện nay, nâng cao hiệu quả
công tác quản lí môi trường, tiết kiệm ngân sách nhà nước, hướng tới sự phát triển
bền vững.
7. Kết cấu của đề tài
Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần như sau: mở đầu, nội dung chính, kết luận – kiến
nghị
Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên
cứu, giới hạn và ý nghĩa của đề tài.
Nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường
Chương 2: Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm
Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho làng
nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
Kết luận và kiến nghị
Đồ án tốt nghiệp
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề
Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về
kinh tế và xã hội.
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một
số nghề tách ra nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, chiếm ưu thế về số hộ,
số lao động và tỷ trọng so với nghề nông.
Làng nghề ở nước ta thường là làng nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghề có
tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một
vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối.
Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề
thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng
10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế
thoáng mở cửa và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân,
các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo
mới cho nông thôn Việt Nam.
Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua tỉ số phần trăm (%)
lao động làm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế
chung, song định mức cụ thể các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất.
1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Theo Thông tư 116/2006/TT – BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 về hướng dẫn
thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07 tháng 7 năm
Đồ án tốt nghiệp
6
2006 của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nghề được công nhận là
nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
 Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
 Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
 Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng
nghề.
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
 Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định.
 Đối với những làng nghề chưa đạt chuẩn làng nghề truyền thống, làng
nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng
được công nhận là làng nghề truyền thống.
Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh
và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng Bằng sông Hồng có khoảng 800
làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông đảo bao gồm: Hà Tây (280 làng), Thái
Bình (187 làng), Bắc Ninh (59 làng), Hải Dương (65 làng), Nam Định (90 làng),
Thanh Hóa (127 làng). Theo ước tính trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị
đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề được thể hiện trên bảng
1.1 sau:
Đồ án tốt nghiệp
7
Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ,
dệt
nhuộm,
đồ da
Chế
biến
nông
sản,
thực
phẩm
Tái chế
phế
liệu
Thủ
công
mỹ
nghệ
Vật
liệu xây
dựng,
gốm sứ
Nghề
khác
Tổng
cộng
Miền
Bắc
138 134 61 404 17 222 776
Miền
Trung
24 42 24 121 9 77 297
Miền
Nam
11 21 5 93 5 42 177
Tổng
cộng
173 197 90 618 31 341 1250
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
Đồ án tốt nghiệp
8
Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam
1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các
làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ
công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp
và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau.
Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các
làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên
Đồ án tốt nghiệp
9
liệu có sẵn tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải
nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm...
song không nhiều.
Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh
hưởng mạnh đến sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% cơ sở sản
xuất). Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, sử dụng kỹ thuật
thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là thủ công, công
nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật
hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có
sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số
không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất
sản phẩm. Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thấp, khó có điều
kiện phát triển và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Trình
độ lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hoá thấp nên hạn chế nhận
thức đối với công tác bảo vệ môi trường. Nhiều làng nghề chưa quan tâm đến xây
dựng hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường.
Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2:
Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề
ĐVT: Phần trăm (%)
Trình độ kỹ
thuật
Chế biến nông,
lâm, thuỷ sản
Thủ công mỹ
nghệ và vật
liệu xây dựng
Các ngành
dịch vụ
Các
ngành
khác
Thủ công, bán
cơ khí
61.51 70.69 43.90 59.44
Đồ án tốt nghiệp
10
Cơ khí 38.49 29.31 56.10 40.56
Tự động hoá 0 0 0 0
(Nguồn: Đề tài KC 08 – 09, 2005)
1.3. Một số làng nghề chính ở Việt Nam và vai trò đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội
1.3.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và chăn nuôi: có số lượng lớn,
chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng
lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công
và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề.
Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề
thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa, đậu phụ, miến dong,
bún…
Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản
phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như
lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là
những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi
nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động
nghề thường là lao động chính.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng
trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản
cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công
nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi.
Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số
lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim
loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Đa số các làng nghề tái chế nằm ở phía Bắc,
công nghệ sản xuất được cơ khí hoá một phần.
Đồ án tốt nghiệp
11
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ
tinh mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm
tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tồng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản
phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy
trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề
cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo.
Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ như
cày bừa, cuốc xẻng, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó,
đan lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực
tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ
công với số lượng và chất lượng ổn định.
1.3.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng
hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… Các
làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú
với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có
trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa,
gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai,
sắn…), các loại vật liệu xây dựng…
Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị
trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị
trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình
nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị
gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền
kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Bảo tồn và
Đồ án tốt nghiệp
12
phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông
nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng
phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện
nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững.
1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề
Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm:
Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: người đứng đầu
cơ sở sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu,
bản sắc văn hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng
nghề.
Chính sách nhà nước bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp
quản lý từ trung ương đến địa phương như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ
vốn, hậu thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương.
Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế.
Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hoá loại hình kinh tế,
bảo tồn giá trị văn hoá.
Yếu tố môi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động,
cảnh quan, gây tổn thất kinh tế, xã hội.
Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008, cùng
với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thoái trong khi đó một số khác lại
phát triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 được trình
bày trong bảng 1.3 như sau:
Đồ án tốt nghiệp
13
Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Vùng kinh
tế
Dệt
nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da
Chế biến
lương
thực, thực
phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
Tái chế
phế liệu
Thủ
công mỹ
nghệ
Sản xuất
vật liệu xây
dựng, khai
thác đá
Đồng bằng
sông Hồng
2 1 2 2 -1
Đông Bắc
Bộ
1 1 0 1 0
Tây Bắc Bộ 1 1 0 1 0
Bắc Trung
Bộ
1 2 1 2 1
Nam Trung
Bộ
2 2 1 2 1
Tây Nguyên 1 0 0 2 1
Đông Nam
Bộ
1 1 1 2 -1
Đồngbằng
sôngCửu
Long
1 1 1 2 -1
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
 Ghi chú: -1: Suy thoái 0: Duy trì
1: Phát triển vừa 2: Phát triển mạnh
Đồ án tốt nghiệp
14
1.4. Những vấn đề môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam
1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đã và đang làm suy thoái môi
trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở
thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau:
Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (nông thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen
với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường
nước, đất, khí trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất
và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động.
Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình
sản xuất
Các dạng chất thải
Khí thải Nước thải Chất thải
rắn
Các dạng ô
nhiễm khác
1. Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
Bụi, CO, SO2,
NOx, CH4
BOD, COD,
chất rắn lơ
lửng, tổng N,
Tổng P,
coliform
Xỉ than, chất
thải rắn từ
nguyên liệu
Ô nhiễm
nhiệt, độ ẩm
2. Dệt
nhuộm,
ươm tơ,
Bụi, CO, SO2,
NOx, CH4, hơi
kiềm, hơi axit,
BOD, COD,
độ màu, Tổng
N, hoá chất,
Xỉ than, tơ
sợi, cặn , vải
vụn và bao bì
Ô nhiễm
nhiệt, độ ẩm,
Đồ án tốt nghiệp
15
thuộc da dung môi thuốc tẩy,
Cr6+
(thuộc
da)
hoá chất tiếng ồn
3. Thủ công
mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Sơn mài,
gỗ mỹ nghệ,
chế tác đá
- Bụi, SiO2,
CO, SO2, NOx,
HF, các chất
hữu cơ
- Bụi, hơi
xăng, dung
môi, oxit Fe,
Zn, Cr, Pb
BOD, COD,
chất rắn lơ
lửng, độ màu,
dầu mỡ công
nghiệp
Xỉ than (gốm
sứ), phế
phẩm, cặn
hoá chất
Ô nhiễm nhiệt
(gốm sứ)
4. Tái chế
- Tái chế
giấy
- Tái chế
kim loại
- Tái chế
nhựa
- Bụi, SO2,
H2S, hơi kiềm
- Bụi, CO, hơi
kim loại, hơi
axit, Pb, Zn,
HF, THC, HCl
- Bụi, CO, Cl2,
HCl, THC, hơi
dung môi
- pH, BOD5,
COD, tổng N,
tổng P, độ
màu
- COD, dầu
mỡ, CN-, kim
loại
- BOD, COD,
tổng N, tổng
P, dầu mỡ, độ
màu
- Bụi giấy, tạp
chất từ phế
liệu, bao bì
hoá chất
- Xỉ than, rỉ
sắt, vụn kim
loại nặng
(Cr6+
, Zn2+
…)
- Nhãn mác
tạp không tái
sinh, chi tiết
kim loại, cao
su
Ô nhiễm nhiệt
5. Vật liệu Bụi, CO, SO2, Chất rắn lơ Xỉ than, xỉ đá, Ô nhiễm
Đồ án tốt nghiệp
16
xây dựng,
khai thác đá
NOx, HF, THC lửng, Si, Cr đá vụn nhiệt, tiếng
ồn, độ rung
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người
lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với
hóa chất.
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt
Nam
1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề từ quá trình đốt nhiên liệu và
sử dụng các nguyên vật liệu, hoá chất trong dây chuyển công nghệ sản xuất. Than
là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất
lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm.
Do đó khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm
không khí như: bụi, CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi.
 Các làng nghề tái chế phế liệu: Ô nhiễm không khí diễn ra khá nặng nề.
Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số như bụi, SO2,
CO, NOx quá trình tái chế và gia công cũng phát sinh các khí độc như hơi axit,
kiềm, oxyt kim loại và gây ô nhiễm nhiệt.
 Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Ô nhiễm
không khí diễn ra phổ biến. Ở các làng nghề vật liệu xây dựng chất lượng không
khí bị suy giảm do khí thải từ việc đốt nhiên liệu. Ở các làng nghề khai thác đá, bụi
phát sinh từ quá trình chế tác và khai thác đá là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm
không khí.
Đồ án tốt nghiệp
17
 Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân huỷ các chất hữu cơ tạo nên các khí SO2,
NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh khó chịu.
 Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da: Ô nhiễm không khí cục bộ. Khu
vực sản xuất của làng nghề dệt nhuộm thường bị ô nhiễm bởi các thông số như
SO2, NO2, bụi và tiếng ồn ở các làng nghề dệt vải.
 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Ô nhiễm không khí chỉ xảy
ra ở một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan với các thông số ô nhiễm
như SiO2, SO2 (phát sinh từ quá trình chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan).
1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ
yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành
sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với
mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế
tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô
nhiễm các chất rất độc hại như các hoá chất axit, muối kim loại, xyanua và các kim
loại nặng như Hd, Pb, Cr, Zn, Cu…
 Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
khối lượng nước thải sản xuất rất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao,
có nơi lên tới 7000 m3
/ngày, thường không được xử lý đã xả trực tiếp vào môi
trường. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất khá cao, BOD5,
COD, SS, Tổng N, Tổng P vượt TCVN hàng chục lần, đặc biệt Coliform trong
nước thải rất cao.
 Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu
cao, chứa nhiều hoá chất. Độ màu có nơi lên tới 13000 Pt - Co, độ pH biến động
lớn phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm được sử dụng. Khối lượng nước thải khá cao
(200 - 1000 m3
/ngày) và hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Đồ án tốt nghiệp
18
Các nước thải này đều giàu chất hữu cơ: hàm lượng COD, BOD5 gấp 2 - 15 lần
TCVN. Ngoài ra, nước thải có hàm lượng SS, tổng Nitơ (N), tổng photpho (P) khá
cao, đặc biệt Coliform vượt tiêu chuẩn hàng nghìn lần.
 Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá chất độc
hại.
 Tái chế kim loại: các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế
và chế tác kim loại có lượng nước thải không lớn, nhưng lại chứa nhiều chất
độc hại như kim loại nặng (Fe, Zn, Cr, Ni…), dầu mỡ công nghiệp….nước
thải làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr2+
, Zn2+
… lớn hơn từ
1,5 đến 10 lần TCVN.
 Tái chế giấy: nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái
chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng nước thải, chứa nhiều hóa chất như
xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu…Nước thải thường chứa
nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l. Nước thải sản xuất
giấy tại các làng nghề có COD, BOD5, SS vượt TCVN từ 1,5 - 15 lần.
 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề
sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc. Hàm lượng COD và BOD5
trong nước thải của các làng nghề này thường vượt TCVN từ 2 - 5 lần và từ 5,5 -
8,5 lần.
1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề
Chất thải rắn ở các làng nghề hầu hết làng nghề chưa được thu gom và xử lý
triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi
trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
 Các làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, gây mùi xú uế, khó
chịu.
 Các làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn với thành phần phức tạp
khó phân hủy.
Đồ án tốt nghiệp
19
 Các làng nghề dệt nhuộm ươm tơ và thuộc da: chất thải rắn của làng
nghề thuộc da và may gia công đồ da có thành phần khó phân hủy.
 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: chất thải rắn không nhiều và được tận
thu.
1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng
Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao
động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong
những năm gần đây.
 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: bệnh
ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn
chân, viêm chân tóc, viêm nan lông,… là những bệnh phổ biến.
 Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: các bệnh thường gặp chủ yếu
tập trung ở đường hô hấp, tiêu hoá, thần kinh. Riêng ở các làng nghề
thuộc da, các bệnh mắc phải là bệnh ngoài da, tiêu hoá và hô hấp.
 Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: bệnh đặc trưng
của người dân và người lao động tại nhóm làng nghề này gồm bệnh về
hô hấp, tiêu hoá, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt.
 Làng nghề tái chế phế liệu: các bệnh thường gặp là bệnh về hô hấp,
bệnh ngoài da, thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương
đối cao.
 Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, thêu ren: bệnh về đường hô hấp, bệnh
ngoài da là những bệnh đặc trưng tại nhóm làng nghề này.
Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không
nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.
Đồ án tốt nghiệp
20
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM
GÀNH ĐỎ, TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Giới thiệu về địa điểm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Làng nghề nước mắm Gành Đỏ thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên giáp vịnh Xuân Đài về phía đông, giáp xã Xuân Thọ 1 và xã Xuân Thọ 2
về phía tây, giáp xã An Ninh Tây và xã An Dân huyện Tuy An về phía nam và giáp
phường Xuân Thành, xã Xuân Thọ 1 về phía bắc.
Hình 2.1: Vị trí địa lý phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu
Đồ án tốt nghiệp
21
2.1.1.2. Địa hình
Phường Xuân Đài phân bố dọc theo vùng bờ biển, hạ lưu các sông, suối dọc
tuyến quốc lộ 1A, gồm các đồng bằng hẹp, vùng này có địa hình tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình dưới 50 m, độ dốc dưới 150
.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương, được chia làm hai mùa rõ rệt.
Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới
Phường Xuân Đài chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:
 Gió mùa đông, còn gọi là gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ có tốc độ gió cao là vào tháng 11 đến
tháng 2. Thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây
nhiều thiệt hại về người và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông,
thủy lợi, điện, viễn thông,....
 Gió mùa hạ, còn gọi là gió lào hay gió phơn, thổi theo hướng Tây –
Đông, rất khô, nóng. Gió Lào thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 9 là
kết thúc. Tháng có cường độ gió mạnh nhất là tháng 6, 7, 8.
 Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển. Nguyên nhân là
do hấp thụ và phát xạ nhiệt ngày và đêm của mặt đất và biển, tạo ra gió
biển thổi vào đất liền sau khi mặt trời mọc và mạnh dần, đạt cực đại vào
giữa trưa và yếu dần đến khi mặt trời lặn và được gọi là gió đất, thổi từ
đất liền ra biển bắt đầu từ ban đêm và mạnh nhất vào lúc sáng sớm.
Bão và áp thấp nhiệt đới:
Là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp
nhiệt đới. Trong năm 2013 đã có nhiều cơn bão đổ bộ vào thị xã, gây thiệt hại: làm 1
người chết, sập và hư hỏng 11 nhà, 102 ha diện tích lúa bị hư hại (chiếm trên 70% diện
tích); 15,2 ha mía bị ngã, đổ, ngập (hơn 70% diện tích); làm sạt lở, cuốn trôi 18.230
Đồ án tốt nghiệp
22
m3
đất đào đắp, 5.400 m3
, bê tông 40 m2
gây thiệt hại 3.941 triệu đồng. (Nguồn: Báo
cáo phòng chống lụt bão năm 2013)
Nhiệt độ
 Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 26,60
C. Thời tiết nóng ẩm tương đối ổn định
hầu như ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh.
 Nhiệt độ tháng thấp nhất 18,80
C; tháng có nhiệt độ cao nhất là 38 – 390
C.
Biểu 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0
C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
Năm
Nhiệt
độ
(0
C)
23,3 23,8 25,4 27,3 28,8 29,2 29 28,7 27,7 26,4 25,2 23,8 26,6
( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
Nắng
Tổng số giờ nắng năm tại khu vực là 2531 giờ, số giờ nắng trong một ngày là
từ 6 – 8 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho quang hợp của thực vật và là nguồn
năng lượng tự nhiên dồi dào cần được khai thác.
Biểu 2.2: Số giờ nắng các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Số giờ
nắng
(giờ)
175 199 259 270 268 233 241 228 201 202 128 127 2.531
( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình tại khu vực vào khoảng 81%, không thay đổi so
với các thập trước. Từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau độ ẩm ở vào
khoảng 80 – 86%, từ tháng IV đến tháng VIII vào khoảng 74 – 82%. Độ ẩm thấp
nhất đo được 22%.
Đồ án tốt nghiệp
23
Biểu 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Độ ẩm
(%)
84 85 84 82 78 75 74 75 80 86 86 84 81
(Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
Mưa
Lượng mưa năm trung bình 1802 mm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng
11, chiếm 60% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa có chiều hướng tăng dần vào
những năm sau này, đặc biệt trận lũ năm 2009 lượng mưa đo được vùng trong hai
ngày là 815 mm.
Biểu 2.4: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm
ĐVT: ngày, mm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Ngày
mưa
4 2 1 2 6 4 3 4 11 14 12 9 72
Lượng
mưa
26 11 13 30 83 81 34 66 244 534 487 193 1802
(Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
Dòng chảy sông ngòi:
Hệ số dòng chảy 0.60. Dòng chảy mùa lũ chiếm 70 – 75% tổng lượng dòng
chảy năm, còn mùa cạn chiếm 25 – 30% dòng chảy năm.
Chế độ bốc hơi
Biểu 2.5: Lượng bốc hơi trung bình năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Lượng
bốc hơi
(mm)
88 78 95 105 140 167 177 171 111 73 78 85 1.368
( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
Đồ án tốt nghiệp
24
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn – sông ngoài
a. Điều kiện thủy văn
 Chế độ thủy triều
Hàng tháng có 17 đến 23 ngày chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ nhật triều,
những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Do ảnh hưởng bởi
chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức tạp. Những
ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn
nhất 9 giờ. Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần thường 6 - 7 giờ,
thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 - 4 giờ, lần thứ hai 6 - 7 giờ, thời
gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ. Tính chung cho một chu
kỳ triều, thời gian triều lên thường lâu hơn thời gian triều xuống từ 1 - 2 giờ.
 Xâm nhập mặn
Vùng chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng, sóng... nên bị mặn xâm nhập
nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng
do ảnh hưởng phối hợp của thuỷ triều và lưu lượng nước thuỷ triều đổ về.
Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông
chính, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Triều biển Đông đẩy mạnh
vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh
mặn và 2 chân mặn.
 Tình hình nước dâng
Vào mùa mưa bão hàng năm, hiện tượng nước dâng trên các triều sông và
kênh rạch trong vùng gây khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, cơ sở vật
chất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế.
Nước dâng là những ngày triều cường, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng
ngày trên các sông rạch lên cao, kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về, hoặc kết
hợp với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến vùng và
gây mưa lớn kéo dài, gió mạnh.
Đồ án tốt nghiệp
25
Vì vậy, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch sẽ dâng từ
mức cao đến rất cao. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện từ giữa khoảng mùa
mưa đến cuối năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11... (tính theo âm lịch) vào giai đoạn các
ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15): mỗi tháng xuất hiện hai đợt nước
dâng, mỗi đợt kéo dài từ 4 đến 7 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ.
Hiện tượng nước dâng xuất hiện do tổ hợp xuất hiện cùng lúc 3 yếu tố: triều cường,
lũ thượng nguồn lớn, bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng.
b. Sông ngòi
Trên địa bàn có một số sông suối như sau: Sông Cầu; sông Bà Nam; suối Bà
Bông; suối Ô Kiều; suối Lùng; suối Song; suối Tre. Nhìn chung các sông và suối
trên địa bàn này đều có lưu vực nhỏ, chiều dài ngắn, đều xuất phát từ các núi đồi
phía Tây của vùng nên có độ dốc cao, do đó vào mùa khô phần lớn không có nước
và vào mùa mưa thường gây lũ lớn rất nhanh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Theo Niên giám thống kê năm 2009, dân số toàn thị xã Sông Cầu là 101.521
người, với mật độ dân số trung bình là 482 người/km2
. Cơ cấu dân số thành thị –
nông thôn những năm qua không có nhiều thay đổi. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên
có xu hướng giảm dần trong những năm từ 1995 đến năm 2007.
Riêng phường Xuân Đài hiện có 18.380 người, thuộc 3.676 hộ, số người trong
độ tuổi lao động là 9.170 người, cơ cấu ngành nghề được phân bổ như sau: lao động
nông nghiệp là 2.292 người, chiếm 25%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp là 4.218 người chiếm 46% và lao động thương mại dịch vụ là 2.660 người,
chiếm 29%.
2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại - dịch vụ
 Hoạt động sản xuất
Sản xuất nông nghiệp của thị xã Sông cầu có quy mô diện tích nhỏ, sản lượng ít.
Đồ án tốt nghiệp
26
Nền kinh tế của phường Xuân Đài là nền kinh tế chuyên hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trong phường là
chuyên chế biến nước mắm, chế biến hải sản khô như cá, tôm, mực, tép chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
của địa phương.
Khu vực Gành Đỏ nằm ở phía Nam thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên chuyên chế
biến nước mắm với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Thanh Hương, Ông Già, Bà
Mười; mỗi năm đưa ra thị trường không dưới 2 triệu lít nước mắm. Hiện mỗi ngày
cơ sở Ông Già đóng chai và tiêu thụ gần 2000 lít mắm các loại, sản phẩm. Nước
mắm không chỉ được ưa chuộng tại địa phương mà còn có đại lý ở Hà Nội, Hải
Dương, Bắc Ninh…và một phần tiêu thụ là khách du lịch đến tham quan tại khu
vực.
 Hoạt động thương mại – dịch vụ
Kinh doanh du lịch đã thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động, tuy có quy
mô chưa lớn nhưng đẳng cấp như khu du lịch Bãi Tràm, khu sinh thái bãi Bầu, Bãi
Rạng, Nhất Tự Sơn,... Một số dự án có quy mô lớn khác đã được cấp giấy chứng
nhận đầu tư như khu du lịch Bãi Ôm, khu du lịch Bãi Nồm, khu du lịch Long Hải
Bắc,...
Hoạt động mua bán tại các chợ của thị xã đã được củng cố, xây dựng mới,
nâng cấp là chợ Gò Duối, chợ Gành Đỏ,…Các chợ đều đã đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ, mua bán hàng hóa của nhân dân.
Hoạt động xe khách, xe buýt, xe taxi đi lại trong thị xã và đối ngoại đều đáp
ứng nhu cầu, thuận lợi và chất lượng. Các hoạt động khác gồm bưu chính – viễn
thông, bảo hiểm đang phát triển đã góp phần đa dạng hóa hoạt động dịch vụ trên địa
bàn thị xã.
Đồ án tốt nghiệp
27
2.2. Tình hình chế biến nước mắm tại Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên hiện nay
2.2.1. Giới thiệu
Nước mắm là một loại sản phẩm do thịt cá ngâm dầm trong nước muối mặn,
phân giải dần từ protein phức tạp đến protein đơn giản và dừng lại ở giai đoạn tạo
thành amino acid nhờ tác dụng của enzym sẵn có trong thịt cá và ruột cá làm cho
nước mắm có mùi vị đặc trưng.
Nước mắm là sản phẩm của nhiều quá trình phức tạp gồm đạm hóa, phân giải
đường trong cá thành acid, phân hủy một phần amino acid dưới tác dụng của vi
khuẩn thành những hợp chất đơn giản hơn như amin, ammoniac, cacbonic,
hydrosunfua…
Nước mắm truyền thống không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà còn
được ưa chuộng tại nhiều nước khác trên thế giới.
Nước mắm gồm nhiều loại khác nhau bao gồm:
Loại đặc biệt: độ đạm > 30 o
N
Nước mắm đặc biệt hay còn gọi là nước mắm nhĩ vì được kéo chảy nhỏ giọt
đến thật nhỏ, chỉ từng giọt, có màu cánh gián, mùi thơm nồng, vị ngọt dịu đậm, độ
đạm cao 30 g/lit, càng để lâu càng ngon.
Loại thượng hạng: độ đạm > 25 o
N
Nước mắm thượng hạng hay còn gọi là nước mắm cốt, có màu vàng rơm đến
cánh gián, hương thơm, vị ngọt dịu đậm, độ đạm cao 25 g/lit, càng để lâu càng
thơm ngon và có màu hơi đen lại, làm gia vị cho thức ăn.
Hạng 1: độ đạm > 15 o
N
Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp
(xác cá cơm) đã rút 90% cốt, hàm lượng đạm 15 g/lit, dùng làm nước chấm.
Đồ án tốt nghiệp
28
Hạng 2: độ đạm > 10 o
N
Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp
(xác cá cơm) đã rút 90% loại 1, hàm lượng đạm 10 g/lit, dùng để nấu và nêm thức
ăn.
Hạng 3: độ đạm < 10 o
N
Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp
(xác cá cơm) đã rút 90% loại 2, hàm lượng đạm thấp, dùng làm nước mắm chan
chượp cho mùa nước mắm sau.
2.2.2. Quy mô chế biến
Trên địa bàn Gành Đỏ thuộc phường Xuân Đài, huyện Sông Cầu hiện nay,
theo danh sách được cung cấp từ cơ quan hành chính của phường vào tháng 6 năm
2011, có 39 cơ sở chế biến nước mắm với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các cơ sở
này phân bố dọc theo quốc lộ 1A, xen lẫn với nhà dân, không tập trung trong một
khu vực nhất định. Đến tháng 3 năm 2014 thì số lượng cơ sở chế biến nước mắm
giảm xuống còn 26 hộ, giảm 35,9% so với năm 2011.
Số cơ sở sản xuất giảm mạnh là do nhiều yếu tố như: sự biến đổi khí hậu diễn
ra tương đối mạnh, mưa bão nhiều dẫn đến nguồn nguyên liệu hiếm do đó giá
nguyên liệu tăng, chất lượng nguyên liệu giảm… Và một nguyên nhân gián tiếp như
các loại nước thải sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm phải được xử lý đạt chuẩn theo
QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, do diện tích
mặt bằng cơ sở chế biến nhỏ không đáp ứng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
nên một số cơ sở di dời ra khỏi nội thành phường sang các phường lân cận như
Xuân Phú, Xuân Yên…một số thì chuyển sang ngành nghề khác.
Nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên là làng nghề truyền thống có từ lâu đời,
xuất phát từ các hộ gia đình, phân bố xen kẻ trong khu dân cư, dọc theo 2 bên
đường quốc lộ, cứ 3 km là có 8 cơ sở chế biến nước mắm.
Dưới đây là kết quả thống kê từ khảo sát thực tế các cơ sở chế biến nước mắm
tại phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên:
Đồ án tốt nghiệp
29
Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên
STT Tên cơ sở Thời gian hoạt động
(năm)
Diện tích khu chế biến
(m2
)
1 Xuân Phú 40 1800
2 Ông Già 50 2000
3 Tân Lập 18 1000
4 Bà Bảy 47 1600
5 Mỹ Quang 30 600
6 Ba Na 17 800
7 Ngân Mỹ Á 10 500
8 Hải Yến 16 900
9 Thanh Hương 6 400
10 Bà Mười 38 600
11 Như Hoa 18 500
12 Thành Đô 14 800
13 Cát Tường 8 500
14 Phước Hảo 17 900
15 Tiến Minh 14 700
16 Thanh Hải 31 1300
17 Thanh Tâm 28 1500
18 Thanh Thủy 25 1400
19 Vạn Tín 6 400
20 Hương Thanh 13 600
21 Ka Lê 16 800
22 Tài Thiện 10 300
23 Cẩm Hà 8 500
24 Nam Gia 6 500
25 Lê Vĩnh 9 1100
Đồ án tốt nghiệp
30
26 Bốn Ninh 7 400
(Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ)
2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ
Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm
Cá
Trộn muối
Rửa
Nước thải và
tạp chất
Muối
Lên men
Chiết rút nước bổi nhiều lần
Rút nước mắm
Bảo ôn
Pha đấu
Đóng chai
Bã
Nước mắm
chai
Nước thải
Đồ án tốt nghiệp
31
Các công đoạn sản xuất thành nước mắm thành phẩm bao gồm:
a. Rửa: Nhằm loại trừ các tạp chất cơ học như, cát, bụi và làm giảm lượng vi
sinh vật
b. Trộn muối
 Mục đích:
Ức chế vi sinh vật gây thối, thúc đẩy cho quá trình thủy phân nhanh hơn, tạo vị
cho sản phẩm
 Thực hiện
 Cá và muối được cho vào những thùng gỗ theo nguyên tắc: một lớp
muối, một lớp cá. Dàn đều lớp cá và lớp muối bằng bàn cào gỗ.
 Rãi nhiều lớp muối mỏng thay vì rãi một lớp muối dày. Như thế có
thể tránh được hiện tượng cá bị nhạt khi chượp.
 Tiếp theo phủ một lớp muối dày khoảng 2 - 3 cm để ủ nhiệt và tránh
tiếp xúc ruồi nhặng.
 Khối hỗn hợp cá muối được gọi là chượp.
Trong quá trình muối, lượng nước thoát ra ngoài gấp 3 lần lượng muối thấm
vào nên trọng lượng cá giảm đáng kể. Sự giảm này tỉ lệ thuận với lượng nước thoát
ra. Lượng protein trong thịt cá giảm và lượng protein hòa tan vào nước muối tăng.
 Thiết bị
Thùng chượp: Cá được ướp trong thùng gỗ lớn, trụ, cao từ 0,8 – 2 m, đường
kính đáy thùng từ 1- 3 m, có thể chứa 500 - 1200 kg cá.
Ở chỗ giáp đáy thùng với thành thùng người ta đắp lù. Lù được làm bằng gỗ,
hình trụ rỗng, đường kính ngoài 80 – 110 mm, đường kính trong 20 – 30 mm, dùng
để kéo rút nước mắm, lù được lắp chặt và kín vào vách thùng chượp, bên trong có
các lớp ngăn lọc bã (lớp sỏi hoặc san hô), bên ngoài lắp thêm ống tre có chốt điều
chỉnh lưu tốc khi kéo rút. Mục đích: rút nước bổi ra, dùng náo trộn và kéo rút nước
mắm trong suốt (là tạo một thể xốp đặt trước lỗ lù bằng bất cứ thứ gì miễn sao cho
Đồ án tốt nghiệp
32
khít nhau để có thể ngăn chặn được bã ở lại trong thùng mà nước vẫn thẩm thấu qua
được để chảy ra ngoài dễ dàng không bị nghẹt lù).
Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm
Gỗ dùng đóng thùng là loại gỗ tốt như bằng lăng, giẻ…
c. Lên men
 Mục đích: Thủy phân protein thành các acid amin nhờ hệ enzyme trong
nội tạng cá và vi sinh vật, tạo màu sắc và mùi vị cho sản phẩm.
 Thực hiện: Cá sau khi trộn muối sẽ được gài nén và cho lên men.
Gài nén:
 Lấy nhiều lớp lá phủ lên lớp muối mặt, lớp lá được cột chặt vào các
thanh nẹp, dùng các đòn hạ gài các thanh nẹp rồi dùng hai đòn thượng gác
ngang qua thùng chượp để nén vỉ không bị trồi lên. Mục đích khâu gài nén là
vừa giữ vệ sinh, vừa tác dụng lực ép để nước từ thịt cá tiết ra nhanh hơn.
Đồ án tốt nghiệp
33
 Sau một thời gian người ta tháo nước bổi (là nước cốt từ cá chảy ra)
làm lớp cá xẹp xuống dần nên phải tiếp tục nén xuống nữa, gài ép lại và đổ
nước bổi ra.
 Nước bổi ban đầu do cá tiết ra có màu đỏ, mùi tanh. Nước bổi này
được đem phơi nắng và lắng trong tấm vỉ trên mặt cá, tiếp tục gài nén khối cá
thật chặt, xong mới cho nước bổi đã phơi nắng trở lại khối cá trong bể.
 Sau khi đổ xong nước bổi vào khối cá, cho thêm ít muối phía trên mặt
rồi đậy thùng lại.
d. Chiết rút nước bổi
 Mục đích: Khai thác, chiết rút thêm chất dinh dưỡng từ thịt cá
 Thực hiện: Tháo nước bổi ra ngoài, đựng trong các thùng trổ rồi đem
nước bổi đó phơi nắng, đối với mùa mưa bão thì nước bổi được đun sôi ở
nhiệt độ 70 - 800
C. Nước bổi sau khi phơi nắng sẽ được đổ trở lại thùng
chượp. Trong tháng đầu, cứ 4 - 5 ngày tháo rút nước bổi phơi nắng 1 lần,
những tháng sau cứ 7 - 10 ngày tháo rút 1 lần.
 Thiết bị: Thùng trổ có thể là hình trụ hoặc hình quả trám, cao khoảng 0,7
m, đường kính khoảng 1m50, dung tích khoảng 400 lít.
e. Rút nước mắm
Gồm hai giai đoạn:
 Rút nước mắm cốt:
 Khi chượp đã chín, tiến hành mở nút để rút nước mắm cốt ra, sau đó được
đổ vào thùng và rút lại vì nước mắm cốt đầu tiên còn đục. Khi mở lù điều
chỉnh cho nước mắm chảy từ từ khoảng 30 lít/giờ.
 Nước mắm cốt được rút ra có màu vàng đậm, hương thơm đặc trưng, và
được trữ trong thùng. Nước mắm cốt được dùng để pha vào các loại nước mắm
sau này để cho ra sản phẩm chứ không dùng để bán.
Đồ án tốt nghiệp
34
 Rút nước mắm bán:
 Quá trình kéo rút nước mắm là quá trình lọc liên hoàn, cũng là quá
trình cho chượp chín tự nhiên, để khi ra nước mắm thành phẩm hương vị thơm
ngon. Quá trình kéo rút là quá trình rút đạm trong bã bằng cách dùng lượng
nước bồi hoặc nước thuộc ít đạm cho chuyển lần lượt từ thùng này qua thùng
khác để tăng hương vị. Lượng đạm trong bã sau khi kéo rút liên hoàn còn
chừng 5 - 6 g đạm trên 1 kg bã. Những cơ sở chế biến quy mô nhỏ, không tiến
hành lọc liên hoàn được thì kéo dài thêm thời gian cho chượp chín hoặc nấu
nước mắm rồi mới đem lọc.
 Trong hệ thống thùng lọc thường có 10 - 12 thùng. Trong đó sử dụng
6 thùng thành một hệ thống lọc kéo rút liên hoàn. Trong 6 thùng, có 5 thùng
theo thứ tự từ thùng số 1 đến 5 (địa phương gọi là thùng long 1 đến thùng long
5 và thùng thứ 6 là thùng giá). Thùng thứ 6 là thùng chượp chín có phẩm chất
tốt nhất, mỗi ngày lấy ra 1 lượng nước mắm nhất định, thùng chứa được 5 tấn
chượp thì lấy ra 400 lít theo cách sau:
 Lấy ở thùng 6 ra 400 lít nước mắm ngon thì đồng thời lấy ở thùng 1 bù
cho thùng 6 là 400 lít, thùng 2 lấy ra 400 lít bù cho thùng 1, thùng 3 lấy ra 400
lít bù cho thùng 2, và cứ như vậy thùng 5 sẽ thiếu 400 lít, vì vậy cho vào thùng
5 nước bổi, nước muối…như vậy mỗi thùng lấy ra 400 lít và đưa vào 400 lít
của thùng khác.
 Tiến hành như vậy khoảng 20 - 25 lần để lấy một lượng nước mắm
khoảng 8000 lít. Lúc này thùng 5 lần cuối cùng cho nước muối nhạt vào, cá sẽ
nổi lên rút kiệt nước, thêm muối để làm nước thuộc, bã thùng 5 thải ra. Thùng
5 lấy ra lại cho thêm một thùng vào cho đủ 6 thùng trở thành hệ thống lọc liên
hoàn, lúc này thùng 4 lại ở vị trí thùng 5 và cứ kéo liên hoàn như vậy…Vậy
chu kỳ chế biến nước mắm phải mất 8 – 1 năm.
Đồ án tốt nghiệp
35
400L 400L 400L 400L 400L 400L
Muốn nước mắm thành phẩm ngon thơm là phải chọn thùng giá chượp cá có
hương thơm và chượp có độ chín thuần thục.
f. Pha đấu
g.
 Mục đích: Pha đấu các loại nước mắm khác nhau để đạt mục đích mong
muốn.
 Thực hiện: Không phải khi nào ta cũng thu được nước mắm có hương vị
thơm ngon và có độ đạm như mong muốn, vì vậy ta phải pha đấu các loại
nước nắm có độ đạm khác nhau thành các loại nước nắm có độ đạm như
yêu cầu, thường pha mắm có độ đạm cao (nước mắm cốt) với loại có độ
đạm thấp thành một loại có độ đạm trung bình.
h. Bảo ôn
 Mục đích: Bảo quản và hoàn thiện.
 Thực hiện: Trữ nước mắm thành phẩm trong các thùng giá. Sau một thời
gian các chất không tan được lắng xuống, làm trong nước mắm, chất lượng
nước mắm sẽ được hoàn thiện.
 Thiết bị: Thùng chứa nước mắm là thùng chỉ dành riêng để chứa nước
mắm khi đã hoàn thành để từ đó, nước mắm được vô chai. Đây là thùng có
kích thước lớn nhất. Dung tích có thể từ 11 - 14 ngàn lít, tùy theo quy mô lớn
nhỏ của các cở sở. Loại thùng này thường cao đến 3m50, đường kính 3 m
hoặc có thể lớn hơn.
5 4 3 2 1 6
Nước bổi hay
nước nấu phá
bã Thùng
giá
Thùng long
Đồ án tốt nghiệp
36
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT
ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc
khu vực khảo sát
3.1.1. Nguồn phát sinh
Trên địa bàn phường Xuân Đài có hơn 20 cơ sở sản xuất nước mắm, trong quá
trình sản xuất lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn:
Nước thải sản xuất: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa cá, từ khâu vệ
sinh thiết bị dùng trong sản xuất, vệ sinh sàn và lượng nước mắm dư đọng lại
trong các thiết bị, súc rửa chai lọ đựng mắm... Hàm lượng nước thải này chủ
yếu là hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm… nên có
hàm lượng COD, BOD cao, độ muối cao.
Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải
Đồ án tốt nghiệp
37
Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nấu nướng, rửa
tay, rửa mặt và từ nhà vệ sinh… Lượng nước này chứa hàm lượng chất lơ
lửng, chất hữu cơ cao từ nhà vệ sinh nếu không được xử lý trước khi thải ra
môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt.
Theo khảo sát, lượng nước thải sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt chưa
được tách riêng, mà được thu gom bằng hệ thống ống thoát nước đặt bên trong cơ
sở sản xuất và được chảy vào hố thu đặt ngầm dưới đất. Lượng nước thải này chưa
được thu gom xử lý hoặc có nhưng chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn mà phần lớn
thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
3.1.2. Tác động đến môi trường
3.1.2.1. Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến nước mắm chủ yếu là dễ bị
phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như protein, chất béo... khi xả vào nguồn
nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy
hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có
khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ
gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn
nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước
được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong
rêu...
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi
lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…
Đồ án tốt nghiệp
38
3.1.2.3. Nito – photpho
Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá
cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo,
làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong
các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của
tảo thải ra). Nếu nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển
bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện
tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm thấp, gây ra hiện tượng thủy sinh chết ảnh
hưởng tới chất lượng nước của thủy vực.
Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên
dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng
trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới
hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước.
3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước
là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ,
thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh
Tại các cơ sở chế biến nước mắm, việc xác định lưu lượng nước thải trực tiếp
là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái
nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính khối lượng nước thải mỗi tháng cho các cơ sở trên
từ lượng nước cấp sử dụng.
Tại các cơ sở chế biến nước mắm, nước cho chế biến được cung cấp từ hai
nguồn: nước cấp và nước giếng (giếng đào và giếng khoan) hoặc nước sông. Trong
đó, nước cấp được dùng chủ yếu cho mục đích rửa cá cơm và tráng sạch các vật
Đồ án tốt nghiệp
39
dụng đựng cá. Đối với các cơ sở có giếng, nước bơm lên được xử lý sơ bộ (với phèn
sau đó để lắng) rồi được dùng cho mục đích rửa các thiết bị, dụng cụ dùng trong chế
biến, rửa sàn. Một vài cơ sở gần kênh, rạch, sông Cầu thì sử dụng nước sông đã qua
xử lý sơ bộ tương tự nước giếng để rửa các thiết bị. Ngoài ra một vài cơ sở vẫn sử
dụng nước giếng , nước sông cho quá trình rửa cá cơm.
 Xét ví dụ với cơ sở chế biến nước mắm Xuân Phú, kết quả khảo sát lưu
lượng nước sử dụng trên đồng hồ sau khi đã trừ đi lượng nước dùng cho sinh hoạt
trong gia đình 5 người (công nhân tại cơ sở chỉ tham gia sản xuất mà không ăn ở lại
nên chỉ sử dụng nước để vệ sinh khi cần thiết) là 138 m3
/tháng (số liệu bình quân
trong 3 tháng). Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau
không nhiều (2 – 4 m3
). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại
vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là
110 m3
/tháng.
Bằng phương pháp khảo sát thực tế, có thể tổng hợp nhu cầu dùng nước,
nguồn cấp nước cho các cơ sở chế biến nước mắm khác trong phường Xuân Đài và
kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước
sinh hoạt tính theo TCXDVN 33:2006
STT Tên cơ sở ∑W (m3
/tháng) ∑W - A (m3
/tháng) ∑W - R (m3
/tháng)
1 Xuân Phú 134 120 14
2 Ông Già 152 136 16
3 Tân Lập 127 100 27
4 Bà Bảy 103 103 -
5 Mỹ Quang 80 72 8
6 Ba Na 114 87 27
7 Ngân Mỹ Á 100 50 50
8 Hải Yến 65 65 -
9 Thanh Hương 79 53 26
10 Bà Mười 145 90 55
Đồ án tốt nghiệp
40
11 Như Hoa 70 70 -
12 Thành Đô 94 94 -
13 Cát Tường 82 67 15
14 Phước Hảo 71 71 -
15 Tiến Minh 48 48 -
16 Thanh Hải 31 31 -
17 Thanh Tâm 74 40 34
18 Thanh Thủy 52 52 -
19 Vạn Tín 60 20 40
20 Hương Thanh 31 - 31
21 Ka Lê 62 40 22
22 Tài Thiện 43 - 43
23 Cẩm Hà 89 56 33
24 Nam Gia 44 30 14
25 Lê Vĩnh 29 - 29
26 Bốn Ninh 37 18 19
(Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ)
Ghi chú:
- ∑W : Tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở.
- ∑W - A: Lượng nước lấy từ nguồn nước cấp.
- ∑W - R: Lượng nước lấy từ giếng khoan, kênh, sông.
Giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại môi trường thì lượng nước
thải phát sinh bằng ∑W (tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở) X 80%.
Từ đó tính được lưu lượng nước thải phát sinh ở các cơ sở dựa trên bảng 3.1
như sau:
Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc
phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
STT Tên cơ sở Nước thải (m3
/tháng)
Đồ án tốt nghiệp
41
1 Xuân Phú 107
2 Ông Già 121
3 Tân Lập 101
4 Bà Bảy 82
5 Mỹ Quang 64
6 Ba Na 91
7 Ngân Mỹ Á 80
8 Hải Yến 52
9 Thanh Hương 63
10 Bà Mười 116
11 Như Hoa 56
12 Thành Đô 75
13 Cát Tường 65
14 Phước Hảo 57
15 Tiến Minh 38
16 Thanh Hải 25
17 Thanh Tâm 49
18 Thanh Thủy 41
19 Vạn Tín 48
20 Hương Thanh 25
21 Ka Lê 49
22 Tài Thiện 34
23 Cẩm Hà 71
24 Nam Gia 35
25 Lê Vĩnh 23
26 Bốn Ninh 30
Đồ án tốt nghiệp
42
3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm
Thành phần và tính chất của nước thải từ các cơ sở chế biến nước mắm Gành
Đỏ nói chung chủ yếu là ô nhiễm do chất thải hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật và
dễ bị phân hủy. Nước thải có nồng độ COD và BOD rất cao, khi bị phân hủy sẽ tạo
ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (mecaptans, H2S,…) gây
ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường sống xung
quanh.
Quá trình khảo sát được thực hiện với nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở
chế biến nước mắm có sản lượng khác nhau như sau:
- Cơ sở sản xuất với công suất nhỏ (M1): 5 ÷ 20 tấn/tháng (cở sở Thành Đô)
- Cơ sở sản xuất với công suất vừa (M2): 20 ÷ 30 tấn/tháng (cơ sở Xuân Phú)
- Cơ sở sản xuất với công suất lớn (M3): 30 ÷ 50 tấn/tháng. (cơ sở Ông Già)
Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến
nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài
STT Thông số Đơn vị
QCVN 40:2011/
BTNMT
(cột B)
M1 M2 M3
1 Ph - 5,5 ÷ 9 4,9 4,8 5,2
2 COD mg/l 150 1235 1460 1800
3 BOD5 mg/l 50 823 1200 1149
4 SS mg/l 100 235 260 320
5 Tổng N mg/l 40 18 45 12
6 Tổng P mg/l 6 1 1,95 1
7 Độ đục NTU 50 90 75 50
Đồ án tốt nghiệp
43
8 Độ màu Pt- Co 70 250 230 190
9 Độ muối mg/l ≈ 1083 2000 3600 4000
10 Tổng
coliform
MPN/1
00ml
5000 340.000 380.000 390.000
11 Vi khuẩn
hiếu khí
tổng
cfu/ml 1,0 x 106
1,2 x 106
1,8 x 106
2,6 x 106
12 Mùi - Không khó chịu Khó chịu Khó chịu Khó chịu
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên)
Thông qua kết quả phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng nhất bao gồm pH,
COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng, độ đục, độ màu, độ muối, tổng coliform, vi khuẩn
hiếu khí tổng, mùi trong nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại
phường Xuân Đài so sánh với cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, có thể rút ra một
số nhận xét như sau:
a. pH
Nước thải từ hoạt động chế biến nước mắm có pH thấp, nước thải mang tính
acid nằm ngoài tiêu chuẩn qui định. Chỉ số pH trong nước thải của các cơ sở chế
biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài so với tiêu chuẩn được thể hiện
trong biểu đồ 3.1:
Đồ án tốt nghiệp
44
Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc
phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT
Với mức pH thấp như trên sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường có thể
gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thấm vào nguồn nước cấp, làm giảm chất lượng
môi trường đất, làm giảm độ pH trong nước ngầm và ăn mòn các thiết bị, công trình
xử lý, gây mùi khó chịu và làm chết một số loài thuỷ sinh vật, khi con người sử
dụng nguồn nước có độ pH thấp có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến hệ men
tiêu hóa…
Giới hạn dưới QCVN 40:2011
Giới hạn trên QCVN 40:2011
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
M1 M2 M3
Các cơ sở chế biến nước mắm
Giá
trị
pH
Đồ án tốt nghiệp
45
b. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
Nước thải chế biến nước mắm có nồng độ chất hữu cơ khá cao, do có nhiều bã
hữu cơ, các mảnh xác cá cơm nhỏ vụn,…. Nồng độ COD & BOD5 trong nước thải
của các cơ sở được thể hiện qua biểu đồ 3.2 & 3.3:
Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ
sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT
QCVN40:2011
1235
1460
1800
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
M1 M2 M3
Giá
trị
COD
(mgO2/l)
Các cơsởchế biếnnước mắm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

More Related Content

What's hot

Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Nguyen Thanh Tu Collection
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Thư viện luận văn đại hoc
 
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-quaNgoc Le Nguyen
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docxNghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Bai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sảnBai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sản
Food chemistry-09.1800.1595
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Afro Gift
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Man_Ebook
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.docQuy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAYLuận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
Food chemistry-09.1800.1595
 
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xử lý nước thải nhà máy sữa
Xử lý nước thải nhà máy sữaXử lý nước thải nhà máy sữa
Xử lý nước thải nhà máy sữa
Phương Hà Trần
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
tìm hiểu về bột ngọt
tìm hiểu về bột ngọttìm hiểu về bột ngọt
tìm hiểu về bột ngọt
Đại Lê Vinh
 

What's hot (20)

Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docxNghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
 
Bai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sảnBai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sản
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chai
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.docQuy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tôm Tẩm Bột Đông Lạnh Và Tôm Xiên Que.doc
 
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAYLuận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
 
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
 
Xử lý nước thải nhà máy sữa
Xử lý nước thải nhà máy sữaXử lý nước thải nhà máy sữa
Xử lý nước thải nhà máy sữa
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
 
tìm hiểu về bột ngọt
tìm hiểu về bột ngọttìm hiểu về bột ngọt
tìm hiểu về bột ngọt
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAYĐề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ongKhảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Luanvantot.com 0934.573.149
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (20)

Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAYĐề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
 
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ongKhảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòn...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdfquản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.docTìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
 
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
 
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
 
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdfquản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
 
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.docTìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
 
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mẫu Giáo Minh T...
 
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo...
 
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
Một số giải pháp Marketing thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty T...
 
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
Nghiên cứu tính toán cung cấp điện cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép ...
 
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
 

Recently uploaded

DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : ThS.Võ Hồng Thi Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Kim Yến MSSV: 1151080249 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2. BM05/QT04/ĐT Khoa: Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Kim Yến MSSV: 1151080249 Lớp: 11DMT02 Ngành : Môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường 2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. 3. Các dữ liệu ban đầu : Các tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên – xã hội của thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Các thông tin về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và kết quả quan trắc môi trường tại làng nghề. 4. Các yêu cầu chủ yếu : Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm tại khu vực khảo sát. 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Tổng quan về làng nghề chế biến nước nắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên. 2) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ. 3) Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và quản lí cho làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ. Ngày giao đề tài: 25/5/2015 Ngày nộp báo cáo: 22/8/2015 Chủ nhiệm ngành (Ký và ghi rõ họ tên) TP. HCM, ngày … tháng … năm … Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung của đồ án tốt nghiệp do chính em thực hiện, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của ThS Võ Hồng Thi. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ khu vực khảo sát và từ Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Phú Yên. Nội dung đồ án có tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đồ án. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 Năm 2015 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Kim Yến
  • 4. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho em học tập trong suốt 4 năm học vừa qua. Những kiến thức mà các thầy cô đã tuyền dạy cho em sẽ là hành trang bổ ích theo em trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới cô Th.S Võ Hồng Thi đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn tận tình tận tâm trong suốt quá trình em thực hiện đồ án. Em xin tỏ lòng biết ơn đến các chủ cơ sở sản xuất nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết để e có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em suốt thời gian qua. Trong đồ án chắc không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để em rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Kim Yến
  • 5. Đồ án tốt nghiệp i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ v DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vi DANH MỤC HÌNH....................................................................................viii MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 2 3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin........................................... 2 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 3 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................................ 3 5. Giới hạn của đề tài......................................................................................... 3 6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... 3 7. Kết cấu của đề tài........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 5 1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề.................................................................. 5 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ................................................. 5 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề ............................................................... 6 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống......................................... 6 1.2. Đặc điểm chung của làng nghề................................................................... 8 1.3. Một số làng nghề chính ở Việt Nam và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................................... 10 1.3.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam ......................................................... 10 1.3.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ...................... 11 1.3.3.. Xu thế phát triển của làng nghề........................................................... 12
  • 6. Đồ án tốt nghiệp ii 1.4. Những vấn đề môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam.................. 14 1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề.......................................... 14 1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam ............................................................................................................... 16 1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề............................................... 16 1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng...................................... 17 1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề.......................................... 18 1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe cộng đồng ............... 19 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ, TỈNH PHÚ YÊN..................................................................... 20 2.1. Giới thiệu về địa điểm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên...................................... 20 2.1.1.. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 20 2.1.1.1. ... Vị trí địa lý........................................................................................ 20 2.1.1.2. ... Địa hình............................................................................................ 21 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 21 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn – sông ngoài ..................................................... 24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 25 2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động .......................................................... 25 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại – dịch vụ .................................... 25 2.2. Tình hình chế biến nước mắm tại Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên hiện nay ... 27 2.2.1. Giới thiệu............................................................................................... 27 2.2.2. Quy mô chế biến ................................................................................... 28 2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ .... 30 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN ........... 36 3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát................................................................................................... 36 3.1.1. Nguồn phát sinh.................................................................................... 36 3.1.2. Tác động đến môi trường...................................................................... 37
  • 7. Đồ án tốt nghiệp iii 3.1.2.1. Các chất hữu cơ ............................................................................... 37 3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng .............................................................................. 37 3.1.2.3. Nito – photpho ................................................................................. 38 3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh ............................................................................ 38 3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh..................................................... 38 3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm........................ 42 3.1.5. Công trình xử lý nước thải đang được áp dụng tại làng nghề Gành Đỏ …………………………………………………………………………………….50 3.2. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát................................................................................................... 54 3.2.1. Nguồn phát sinh.................................................................................... 54 3.2.2. Tác động đến môi trường...................................................................... 55 3.2.2.1. Lưu huỳnh đioxit (SO2 ), Nitơ oxit (NOx )......................................... 55 3.2.2.2. Cacbon dioxxit (CO2)....................................................................... 55 3.2.2.3. Amoniac NH3.................................................................................... 55 3.2.2.4. Hydro Sunfua H2S ............................................................................ 56 3.2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại làng nghề Gành Đỏ ....... 57 3.2.4. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được sử dụng........................... 65 3.3. Các vấn đề ô nhiễm từ chất thải rắn tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát........................................................................................ 65 3.3.1. Nguồn gốc phát sinh ............................................................................. 65 3.3.2. Khối lượng phát sinh ............................................................................ 65 3.3.3. Tác động đến môi trường...................................................................... 67 3.3.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn đang được áp dụng .......... 67 3.3.4.1. Chất thải rắn sản xuất ..................................................................... 67 3.2.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt ................................................................ 70 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN .............................................................................................................. 71
  • 8. Đồ án tốt nghiệp iv 4.1. Biện pháp kỹ thuật.................................................................................... 71 4.1.1. Xử lý nước thải sản xuất...................................................................... 71 4.1.1.1. Đối với hộ sản xuất riêng lẻ............................................................. 71 4.1.1.2. Đối với nhóm khu vực sản xuất........................................................ 72 4.1.2. Xử lý khí thải sản xuất.......................................................................... 73 4.1.3. Xử lý chất thải rắn ................................................................................ 74 4.1.3.1. Chất thải rắn sản xuất...................................................................... 74 4.1.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 75 4.2. Biện pháp quản lí ...................................................................................... 75 4.2.1. Xây dựng hệ thống quản lí môi trường tại các làng nghề .................. 75 4.2.2. Công cụ kinh tế ..................................................................................... 77 4.2.3. Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã ............................ 78 4.3. Biện pháp sản xuất sạch hơn.................................................................... 79 4.4. Biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường..... 80 4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân .................................................... 81 4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề...................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85 PHỤ LỤC A ......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC B ................................................................................................ 15 PHỤ LỤC C................................................................................................ 24
  • 9. Đồ án tốt nghiệp v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BNN Bộ nông nghiệp BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học) BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) CP Chính Phủ NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia SS Chất rắn lơ lửng SXSH Sản xuất sạch hơn TT Thông tư TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
  • 10. Đồ án tốt nghiệp vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam ......... 7 Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề........................................................... 9 Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015.... 13 Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề............ 14 Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên......... 29 Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước sinh hoạt tính theo TCXDVN 33:2006.......................................................................... 39 Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ............................................................. 40 Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài ..................................................................... 42 Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Bà Mười ................................................................................................. 57 Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Bà Mười........................................................................................................ 59 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Thanh Hương ......................................................................................... 61 Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Thanh Hương................................................................................................ 63 Bảng 3.8: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ...................................... 66 Bảng 4.1: Phân tích lợi ích của các giải pháp SXSH ............................................ 80
  • 11. Đồ án tốt nghiệp vii Biểu 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (o C) ....................................... 22 Biểu 2.2: Số giờ nắng các tháng trong năm (h) ..................................................... 22 Biểu 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) .......................... 23 Biểu 2.4: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm ( ngày, mm) ... 23 Biểu 2.5: Lượng bốc hơi trung bình năm (%)........................................................ 23
  • 12. Đồ án tốt nghiệp viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ................................................... 44 Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 45 Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 46 Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 47 Biểu đồ 3.5: So sánh nồng độ độ mặn trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 48 Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT................................ 49 Biểu đồ 3.7: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT............................................. 58 Biểu đồ 3.8: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT............................................. 60 Biểu đồ 3.9: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT..................................... 62 Biểu đồ 3.10: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT..................................... 64 Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm ............................................... 30 Sơ đồ 3.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm đang được áp dụng................. 51
  • 13. Đồ án tốt nghiệp ix Sơ đồ 4.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm lắp đặt theo kiểu Modul ......... 71 Sơ đồ 4.2: Hệ thống xử lý nước thải nước mắm tập trung .................................... 72 Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam............................................. 8 Hình 2.1: Vị trí phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu............................................. 20 Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm..................................................... 32 Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải................................. 36 Hình 3.2: Nước bổi được đem phơi nắng tại cơ sở Thành Đô.............................. 54 Hình 3.3: Xe lấy rác không hợp vệ sinh................................................................ 68 Hình 3.4: Xác cá cơm sau khi đã chế biến thành nước mắm................................ 69 Hình 3.5: Bao tải đựng xác cá cơm....................................................................... 69
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, ở nhiều vùng nông thôn các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc. Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng. Làng nghề sản xuất có một số đặc điểm đặc thù như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế. Trong đó, nước mắm là một mặt hàng khá tiêu biểu của Việt Nam, sản phẩm nước mắm Việt Nam đã được xuất khẩu và tiêu thụ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết nước mắm của Việt Nam được sản xuất và chế biến thủ công tại các làng nghề của vùng nông thôn đã tạo nên một số đặc trưng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn. Các chỉ tiêu môi trường trong nước thải (BOD5, COD, Nito, photpho…) tại các làng nghề cao gần gấp 10 lần, đặc biệt chỉ số coliform cao gấp 100 lần so với mức cho phép, còn không khí ở các làng nghề đều có mùi khó chịu, các chỉ tiêu SO2, NOx, CO2, NH3, H2S đo được trong
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 2 không khí đều cao. Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành chế biến nước mắm, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu của đề tài Khảo sát hiện trạng và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững. 3. Nội dung của đề tài Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: - Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường - Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên - Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực khảo sát. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường làng nghề tại tỉnh Phú Yên được thu thập từ nguồn: - Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề, các cơ quan môi trường, trung tâm quan trắc… - Tài liệu hướng dẫn chế biến nước mắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 3 - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi trường một số làng nghề tại Việt Nam. 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành khảo sát thực tế tại các cơ sở chế biến nước mắm để thu thập thông tin phục vụ cho nội dung đề tài. 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia - Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài. - Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Phú Yên trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. - Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành. 5. Giới hạn của đề tài  Giới hạn không gian Đề tài chỉ giới hạn trong làng nghề nước mắm Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.  Giới hạn thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 25/05/15 - 22/08/15. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên các cơ sở thực nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên viên quản lý. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các làng nghề hiện hữu. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chế biến của các làng nghề nói chung tại Việt Nam, nước mắm nói riêng tại tỉnh Phú Yên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làng nghề .
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 4 Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các làng nghề hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trường, tiết kiệm ngân sách nhà nước, hướng tới sự phát triển bền vững. 7. Kết cấu của đề tài Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần như sau: mở đầu, nội dung chính, kết luận – kiến nghị Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu, giới hạn và ý nghĩa của đề tài. Nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường Chương 2: Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Kết luận và kiến nghị
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế và xã hội. Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng so với nghề nông. Làng nghề ở nước ta thường là làng nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghề có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối. Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng mở cửa và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua tỉ số phần trăm (%) lao động làm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế chung, song định mức cụ thể các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất. 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống Theo Thông tư 116/2006/TT – BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07 tháng 7 năm
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 6 2006 của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:  Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.  Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.  Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:  Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;  Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;  Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống  Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định.  Đối với những làng nghề chưa đạt chuẩn làng nghề truyền thống, làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng Bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông đảo bao gồm: Hà Tây (280 làng), Thái Bình (187 làng), Bắc Ninh (59 làng), Hải Dương (65 làng), Nam Định (90 làng), Thanh Hóa (127 làng). Theo ước tính trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề được thể hiện trên bảng 1.1 sau:
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 7 Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến nông sản, thực phẩm Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, gốm sứ Nghề khác Tổng cộng Miền Bắc 138 134 61 404 17 222 776 Miền Trung 24 42 24 121 9 77 297 Miền Nam 11 21 5 93 5 42 177 Tổng cộng 173 197 90 618 31 341 1250 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 8 Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam 1.2. Đặc điểm chung của làng nghề Các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 9 liệu có sẵn tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% cơ sở sản xuất). Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thấp, khó có điều kiện phát triển và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Trình độ lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hoá thấp nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường. Nhiều làng nghề chưa quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2: Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề ĐVT: Phần trăm (%) Trình độ kỹ thuật Chế biến nông, lâm, thuỷ sản Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng Các ngành dịch vụ Các ngành khác Thủ công, bán cơ khí 61.51 70.69 43.90 59.44
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 10 Cơ khí 38.49 29.31 56.10 40.56 Tự động hoá 0 0 0 0 (Nguồn: Đề tài KC 08 – 09, 2005) 1.3. Một số làng nghề chính ở Việt Nam và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và chăn nuôi: có số lượng lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa, đậu phụ, miến dong, bún… Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi. Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Đa số các làng nghề tái chế nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất được cơ khí hoá một phần.
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 11 Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tồng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo. Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định. 1.3.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… Các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng… Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Bảo tồn và
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 12 phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. 1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm: Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: người đứng đầu cơ sở sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản sắc văn hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Chính sách nhà nước bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn, hậu thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương. Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế. Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hoá loại hình kinh tế, bảo tồn giá trị văn hoá. Yếu tố môi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động, cảnh quan, gây tổn thất kinh tế, xã hội. Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008, cùng với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thoái trong khi đó một số khác lại phát triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 được trình bày trong bảng 1.3 như sau:
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 13 Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 Vùng kinh tế Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1 Đông Bắc Bộ 1 1 0 1 0 Tây Bắc Bộ 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 Đồngbằng sôngCửu Long 1 1 1 2 -1 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)  Ghi chú: -1: Suy thoái 0: Duy trì 1: Phát triển vừa 2: Phát triển mạnh
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 14 1.4. Những vấn đề môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam 1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề Các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (nông thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường nước, đất, khí trong khu vực. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động. Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề Loại hình sản xuất Các dạng chất thải Khí thải Nước thải Chất thải rắn Các dạng ô nhiễm khác 1. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Bụi, CO, SO2, NOx, CH4 BOD, COD, chất rắn lơ lửng, tổng N, Tổng P, coliform Xỉ than, chất thải rắn từ nguyên liệu Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm 2. Dệt nhuộm, ươm tơ, Bụi, CO, SO2, NOx, CH4, hơi kiềm, hơi axit, BOD, COD, độ màu, Tổng N, hoá chất, Xỉ than, tơ sợi, cặn , vải vụn và bao bì Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm,
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 15 thuộc da dung môi thuốc tẩy, Cr6+ (thuộc da) hoá chất tiếng ồn 3. Thủ công mỹ nghệ - Gốm sứ - Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá - Bụi, SiO2, CO, SO2, NOx, HF, các chất hữu cơ - Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, dầu mỡ công nghiệp Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hoá chất Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ) 4. Tái chế - Tái chế giấy - Tái chế kim loại - Tái chế nhựa - Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm - Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn, HF, THC, HCl - Bụi, CO, Cl2, HCl, THC, hơi dung môi - pH, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu - COD, dầu mỡ, CN-, kim loại - BOD, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ, độ màu - Bụi giấy, tạp chất từ phế liệu, bao bì hoá chất - Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr6+ , Zn2+ …) - Nhãn mác tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su Ô nhiễm nhiệt 5. Vật liệu Bụi, CO, SO2, Chất rắn lơ Xỉ than, xỉ đá, Ô nhiễm
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 16 xây dựng, khai thác đá NOx, HF, THC lửng, Si, Cr đá vụn nhiệt, tiếng ồn, độ rung (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất. 1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam 1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề từ quá trình đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hoá chất trong dây chuyển công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Do đó khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm không khí như: bụi, CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi.  Các làng nghề tái chế phế liệu: Ô nhiễm không khí diễn ra khá nặng nề. Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số như bụi, SO2, CO, NOx quá trình tái chế và gia công cũng phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxyt kim loại và gây ô nhiễm nhiệt.  Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Ô nhiễm không khí diễn ra phổ biến. Ở các làng nghề vật liệu xây dựng chất lượng không khí bị suy giảm do khí thải từ việc đốt nhiên liệu. Ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình chế tác và khai thác đá là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí.
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 17  Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân huỷ các chất hữu cơ tạo nên các khí SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh khó chịu.  Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da: Ô nhiễm không khí cục bộ. Khu vực sản xuất của làng nghề dệt nhuộm thường bị ô nhiễm bởi các thông số như SO2, NO2, bụi và tiếng ồn ở các làng nghề dệt vải.  Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan với các thông số ô nhiễm như SiO2, SO2 (phát sinh từ quá trình chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan). 1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hoá chất axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hd, Pb, Cr, Zn, Cu…  Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: khối lượng nước thải sản xuất rất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao, có nơi lên tới 7000 m3 /ngày, thường không được xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất khá cao, BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P vượt TCVN hàng chục lần, đặc biệt Coliform trong nước thải rất cao.  Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu cao, chứa nhiều hoá chất. Độ màu có nơi lên tới 13000 Pt - Co, độ pH biến động lớn phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm được sử dụng. Khối lượng nước thải khá cao (200 - 1000 m3 /ngày) và hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 18 Các nước thải này đều giàu chất hữu cơ: hàm lượng COD, BOD5 gấp 2 - 15 lần TCVN. Ngoài ra, nước thải có hàm lượng SS, tổng Nitơ (N), tổng photpho (P) khá cao, đặc biệt Coliform vượt tiêu chuẩn hàng nghìn lần.  Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá chất độc hại.  Tái chế kim loại: các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và chế tác kim loại có lượng nước thải không lớn, nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Fe, Zn, Cr, Ni…), dầu mỡ công nghiệp….nước thải làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr2+ , Zn2+ … lớn hơn từ 1,5 đến 10 lần TCVN.  Tái chế giấy: nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng nước thải, chứa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu…Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l. Nước thải sản xuất giấy tại các làng nghề có COD, BOD5, SS vượt TCVN từ 1,5 - 15 lần.  Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc. Hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải của các làng nghề này thường vượt TCVN từ 2 - 5 lần và từ 5,5 - 8,5 lần. 1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề Chất thải rắn ở các làng nghề hầu hết làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.  Các làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, gây mùi xú uế, khó chịu.  Các làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn với thành phần phức tạp khó phân hủy.
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 19  Các làng nghề dệt nhuộm ươm tơ và thuộc da: chất thải rắn của làng nghề thuộc da và may gia công đồ da có thành phần khó phân hủy.  Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: chất thải rắn không nhiều và được tận thu. 1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.  Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: bệnh ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nan lông,… là những bệnh phổ biến.  Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: các bệnh thường gặp chủ yếu tập trung ở đường hô hấp, tiêu hoá, thần kinh. Riêng ở các làng nghề thuộc da, các bệnh mắc phải là bệnh ngoài da, tiêu hoá và hô hấp.  Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: bệnh đặc trưng của người dân và người lao động tại nhóm làng nghề này gồm bệnh về hô hấp, tiêu hoá, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt.  Làng nghề tái chế phế liệu: các bệnh thường gặp là bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao.  Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, thêu ren: bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da là những bệnh đặc trưng tại nhóm làng nghề này. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 20 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Giới thiệu về địa điểm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Làng nghề nước mắm Gành Đỏ thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giáp vịnh Xuân Đài về phía đông, giáp xã Xuân Thọ 1 và xã Xuân Thọ 2 về phía tây, giáp xã An Ninh Tây và xã An Dân huyện Tuy An về phía nam và giáp phường Xuân Thành, xã Xuân Thọ 1 về phía bắc. Hình 2.1: Vị trí địa lý phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 21 2.1.1.2. Địa hình Phường Xuân Đài phân bố dọc theo vùng bờ biển, hạ lưu các sông, suối dọc tuyến quốc lộ 1A, gồm các đồng bằng hẹp, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 50 m, độ dốc dưới 150 . 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, được chia làm hai mùa rõ rệt. Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới Phường Xuân Đài chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:  Gió mùa đông, còn gọi là gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ có tốc độ gió cao là vào tháng 11 đến tháng 2. Thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây nhiều thiệt hại về người và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông,....  Gió mùa hạ, còn gọi là gió lào hay gió phơn, thổi theo hướng Tây – Đông, rất khô, nóng. Gió Lào thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 9 là kết thúc. Tháng có cường độ gió mạnh nhất là tháng 6, 7, 8.  Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển. Nguyên nhân là do hấp thụ và phát xạ nhiệt ngày và đêm của mặt đất và biển, tạo ra gió biển thổi vào đất liền sau khi mặt trời mọc và mạnh dần, đạt cực đại vào giữa trưa và yếu dần đến khi mặt trời lặn và được gọi là gió đất, thổi từ đất liền ra biển bắt đầu từ ban đêm và mạnh nhất vào lúc sáng sớm. Bão và áp thấp nhiệt đới: Là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trong năm 2013 đã có nhiều cơn bão đổ bộ vào thị xã, gây thiệt hại: làm 1 người chết, sập và hư hỏng 11 nhà, 102 ha diện tích lúa bị hư hại (chiếm trên 70% diện tích); 15,2 ha mía bị ngã, đổ, ngập (hơn 70% diện tích); làm sạt lở, cuốn trôi 18.230
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 22 m3 đất đào đắp, 5.400 m3 , bê tông 40 m2 gây thiệt hại 3.941 triệu đồng. (Nguồn: Báo cáo phòng chống lụt bão năm 2013) Nhiệt độ  Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 26,60 C. Thời tiết nóng ẩm tương đối ổn định hầu như ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh.  Nhiệt độ tháng thấp nhất 18,80 C; tháng có nhiệt độ cao nhất là 38 – 390 C. Biểu 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0 C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Năm Nhiệt độ (0 C) 23,3 23,8 25,4 27,3 28,8 29,2 29 28,7 27,7 26,4 25,2 23,8 26,6 ( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên) Nắng Tổng số giờ nắng năm tại khu vực là 2531 giờ, số giờ nắng trong một ngày là từ 6 – 8 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho quang hợp của thực vật và là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào cần được khai thác. Biểu 2.2: Số giờ nắng các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Số giờ nắng (giờ) 175 199 259 270 268 233 241 228 201 202 128 127 2.531 ( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên) Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình tại khu vực vào khoảng 81%, không thay đổi so với các thập trước. Từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau độ ẩm ở vào khoảng 80 – 86%, từ tháng IV đến tháng VIII vào khoảng 74 – 82%. Độ ẩm thấp nhất đo được 22%.
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 23 Biểu 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Độ ẩm (%) 84 85 84 82 78 75 74 75 80 86 86 84 81 (Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên) Mưa Lượng mưa năm trung bình 1802 mm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa có chiều hướng tăng dần vào những năm sau này, đặc biệt trận lũ năm 2009 lượng mưa đo được vùng trong hai ngày là 815 mm. Biểu 2.4: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm ĐVT: ngày, mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Ngày mưa 4 2 1 2 6 4 3 4 11 14 12 9 72 Lượng mưa 26 11 13 30 83 81 34 66 244 534 487 193 1802 (Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên) Dòng chảy sông ngòi: Hệ số dòng chảy 0.60. Dòng chảy mùa lũ chiếm 70 – 75% tổng lượng dòng chảy năm, còn mùa cạn chiếm 25 – 30% dòng chảy năm. Chế độ bốc hơi Biểu 2.5: Lượng bốc hơi trung bình năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Lượng bốc hơi (mm) 88 78 95 105 140 167 177 171 111 73 78 85 1.368 ( Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên)
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 24 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn – sông ngoài a. Điều kiện thủy văn  Chế độ thủy triều Hàng tháng có 17 đến 23 ngày chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ nhật triều, những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Do ảnh hưởng bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức tạp. Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần thường 6 - 7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 - 4 giờ, lần thứ hai 6 - 7 giờ, thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ. Tính chung cho một chu kỳ triều, thời gian triều lên thường lâu hơn thời gian triều xuống từ 1 - 2 giờ.  Xâm nhập mặn Vùng chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng, sóng... nên bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thuỷ triều và lưu lượng nước thuỷ triều đổ về. Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Triều biển Đông đẩy mạnh vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn.  Tình hình nước dâng Vào mùa mưa bão hàng năm, hiện tượng nước dâng trên các triều sông và kênh rạch trong vùng gây khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, cơ sở vật chất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Nước dâng là những ngày triều cường, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch lên cao, kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về, hoặc kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến vùng và gây mưa lớn kéo dài, gió mạnh.
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 25 Vì vậy, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch sẽ dâng từ mức cao đến rất cao. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện từ giữa khoảng mùa mưa đến cuối năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11... (tính theo âm lịch) vào giai đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15): mỗi tháng xuất hiện hai đợt nước dâng, mỗi đợt kéo dài từ 4 đến 7 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ. Hiện tượng nước dâng xuất hiện do tổ hợp xuất hiện cùng lúc 3 yếu tố: triều cường, lũ thượng nguồn lớn, bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng. b. Sông ngòi Trên địa bàn có một số sông suối như sau: Sông Cầu; sông Bà Nam; suối Bà Bông; suối Ô Kiều; suối Lùng; suối Song; suối Tre. Nhìn chung các sông và suối trên địa bàn này đều có lưu vực nhỏ, chiều dài ngắn, đều xuất phát từ các núi đồi phía Tây của vùng nên có độ dốc cao, do đó vào mùa khô phần lớn không có nước và vào mùa mưa thường gây lũ lớn rất nhanh. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động Theo Niên giám thống kê năm 2009, dân số toàn thị xã Sông Cầu là 101.521 người, với mật độ dân số trung bình là 482 người/km2 . Cơ cấu dân số thành thị – nông thôn những năm qua không có nhiều thay đổi. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm từ 1995 đến năm 2007. Riêng phường Xuân Đài hiện có 18.380 người, thuộc 3.676 hộ, số người trong độ tuổi lao động là 9.170 người, cơ cấu ngành nghề được phân bổ như sau: lao động nông nghiệp là 2.292 người, chiếm 25%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 4.218 người chiếm 46% và lao động thương mại dịch vụ là 2.660 người, chiếm 29%. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại - dịch vụ  Hoạt động sản xuất Sản xuất nông nghiệp của thị xã Sông cầu có quy mô diện tích nhỏ, sản lượng ít.
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 26 Nền kinh tế của phường Xuân Đài là nền kinh tế chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trong phường là chuyên chế biến nước mắm, chế biến hải sản khô như cá, tôm, mực, tép chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Khu vực Gành Đỏ nằm ở phía Nam thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên chuyên chế biến nước mắm với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Thanh Hương, Ông Già, Bà Mười; mỗi năm đưa ra thị trường không dưới 2 triệu lít nước mắm. Hiện mỗi ngày cơ sở Ông Già đóng chai và tiêu thụ gần 2000 lít mắm các loại, sản phẩm. Nước mắm không chỉ được ưa chuộng tại địa phương mà còn có đại lý ở Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh…và một phần tiêu thụ là khách du lịch đến tham quan tại khu vực.  Hoạt động thương mại – dịch vụ Kinh doanh du lịch đã thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động, tuy có quy mô chưa lớn nhưng đẳng cấp như khu du lịch Bãi Tràm, khu sinh thái bãi Bầu, Bãi Rạng, Nhất Tự Sơn,... Một số dự án có quy mô lớn khác đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư như khu du lịch Bãi Ôm, khu du lịch Bãi Nồm, khu du lịch Long Hải Bắc,... Hoạt động mua bán tại các chợ của thị xã đã được củng cố, xây dựng mới, nâng cấp là chợ Gò Duối, chợ Gành Đỏ,…Các chợ đều đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, mua bán hàng hóa của nhân dân. Hoạt động xe khách, xe buýt, xe taxi đi lại trong thị xã và đối ngoại đều đáp ứng nhu cầu, thuận lợi và chất lượng. Các hoạt động khác gồm bưu chính – viễn thông, bảo hiểm đang phát triển đã góp phần đa dạng hóa hoạt động dịch vụ trên địa bàn thị xã.
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 27 2.2. Tình hình chế biến nước mắm tại Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên hiện nay 2.2.1. Giới thiệu Nước mắm là một loại sản phẩm do thịt cá ngâm dầm trong nước muối mặn, phân giải dần từ protein phức tạp đến protein đơn giản và dừng lại ở giai đoạn tạo thành amino acid nhờ tác dụng của enzym sẵn có trong thịt cá và ruột cá làm cho nước mắm có mùi vị đặc trưng. Nước mắm là sản phẩm của nhiều quá trình phức tạp gồm đạm hóa, phân giải đường trong cá thành acid, phân hủy một phần amino acid dưới tác dụng của vi khuẩn thành những hợp chất đơn giản hơn như amin, ammoniac, cacbonic, hydrosunfua… Nước mắm truyền thống không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà còn được ưa chuộng tại nhiều nước khác trên thế giới. Nước mắm gồm nhiều loại khác nhau bao gồm: Loại đặc biệt: độ đạm > 30 o N Nước mắm đặc biệt hay còn gọi là nước mắm nhĩ vì được kéo chảy nhỏ giọt đến thật nhỏ, chỉ từng giọt, có màu cánh gián, mùi thơm nồng, vị ngọt dịu đậm, độ đạm cao 30 g/lit, càng để lâu càng ngon. Loại thượng hạng: độ đạm > 25 o N Nước mắm thượng hạng hay còn gọi là nước mắm cốt, có màu vàng rơm đến cánh gián, hương thơm, vị ngọt dịu đậm, độ đạm cao 25 g/lit, càng để lâu càng thơm ngon và có màu hơi đen lại, làm gia vị cho thức ăn. Hạng 1: độ đạm > 15 o N Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp (xác cá cơm) đã rút 90% cốt, hàm lượng đạm 15 g/lit, dùng làm nước chấm.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 28 Hạng 2: độ đạm > 10 o N Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp (xác cá cơm) đã rút 90% loại 1, hàm lượng đạm 10 g/lit, dùng để nấu và nêm thức ăn. Hạng 3: độ đạm < 10 o N Do nước chan (nước bổi, nước muối hoặc nước nấu phá bã) kéo qua bã chượp (xác cá cơm) đã rút 90% loại 2, hàm lượng đạm thấp, dùng làm nước mắm chan chượp cho mùa nước mắm sau. 2.2.2. Quy mô chế biến Trên địa bàn Gành Đỏ thuộc phường Xuân Đài, huyện Sông Cầu hiện nay, theo danh sách được cung cấp từ cơ quan hành chính của phường vào tháng 6 năm 2011, có 39 cơ sở chế biến nước mắm với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các cơ sở này phân bố dọc theo quốc lộ 1A, xen lẫn với nhà dân, không tập trung trong một khu vực nhất định. Đến tháng 3 năm 2014 thì số lượng cơ sở chế biến nước mắm giảm xuống còn 26 hộ, giảm 35,9% so với năm 2011. Số cơ sở sản xuất giảm mạnh là do nhiều yếu tố như: sự biến đổi khí hậu diễn ra tương đối mạnh, mưa bão nhiều dẫn đến nguồn nguyên liệu hiếm do đó giá nguyên liệu tăng, chất lượng nguyên liệu giảm… Và một nguyên nhân gián tiếp như các loại nước thải sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm phải được xử lý đạt chuẩn theo QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, do diện tích mặt bằng cơ sở chế biến nhỏ không đáp ứng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên một số cơ sở di dời ra khỏi nội thành phường sang các phường lân cận như Xuân Phú, Xuân Yên…một số thì chuyển sang ngành nghề khác. Nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên là làng nghề truyền thống có từ lâu đời, xuất phát từ các hộ gia đình, phân bố xen kẻ trong khu dân cư, dọc theo 2 bên đường quốc lộ, cứ 3 km là có 8 cơ sở chế biến nước mắm. Dưới đây là kết quả thống kê từ khảo sát thực tế các cơ sở chế biến nước mắm tại phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên:
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 29 Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên STT Tên cơ sở Thời gian hoạt động (năm) Diện tích khu chế biến (m2 ) 1 Xuân Phú 40 1800 2 Ông Già 50 2000 3 Tân Lập 18 1000 4 Bà Bảy 47 1600 5 Mỹ Quang 30 600 6 Ba Na 17 800 7 Ngân Mỹ Á 10 500 8 Hải Yến 16 900 9 Thanh Hương 6 400 10 Bà Mười 38 600 11 Như Hoa 18 500 12 Thành Đô 14 800 13 Cát Tường 8 500 14 Phước Hảo 17 900 15 Tiến Minh 14 700 16 Thanh Hải 31 1300 17 Thanh Tâm 28 1500 18 Thanh Thủy 25 1400 19 Vạn Tín 6 400 20 Hương Thanh 13 600 21 Ka Lê 16 800 22 Tài Thiện 10 300 23 Cẩm Hà 8 500 24 Nam Gia 6 500 25 Lê Vĩnh 9 1100
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 30 26 Bốn Ninh 7 400 (Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ) 2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm Cá Trộn muối Rửa Nước thải và tạp chất Muối Lên men Chiết rút nước bổi nhiều lần Rút nước mắm Bảo ôn Pha đấu Đóng chai Bã Nước mắm chai Nước thải
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 31 Các công đoạn sản xuất thành nước mắm thành phẩm bao gồm: a. Rửa: Nhằm loại trừ các tạp chất cơ học như, cát, bụi và làm giảm lượng vi sinh vật b. Trộn muối  Mục đích: Ức chế vi sinh vật gây thối, thúc đẩy cho quá trình thủy phân nhanh hơn, tạo vị cho sản phẩm  Thực hiện  Cá và muối được cho vào những thùng gỗ theo nguyên tắc: một lớp muối, một lớp cá. Dàn đều lớp cá và lớp muối bằng bàn cào gỗ.  Rãi nhiều lớp muối mỏng thay vì rãi một lớp muối dày. Như thế có thể tránh được hiện tượng cá bị nhạt khi chượp.  Tiếp theo phủ một lớp muối dày khoảng 2 - 3 cm để ủ nhiệt và tránh tiếp xúc ruồi nhặng.  Khối hỗn hợp cá muối được gọi là chượp. Trong quá trình muối, lượng nước thoát ra ngoài gấp 3 lần lượng muối thấm vào nên trọng lượng cá giảm đáng kể. Sự giảm này tỉ lệ thuận với lượng nước thoát ra. Lượng protein trong thịt cá giảm và lượng protein hòa tan vào nước muối tăng.  Thiết bị Thùng chượp: Cá được ướp trong thùng gỗ lớn, trụ, cao từ 0,8 – 2 m, đường kính đáy thùng từ 1- 3 m, có thể chứa 500 - 1200 kg cá. Ở chỗ giáp đáy thùng với thành thùng người ta đắp lù. Lù được làm bằng gỗ, hình trụ rỗng, đường kính ngoài 80 – 110 mm, đường kính trong 20 – 30 mm, dùng để kéo rút nước mắm, lù được lắp chặt và kín vào vách thùng chượp, bên trong có các lớp ngăn lọc bã (lớp sỏi hoặc san hô), bên ngoài lắp thêm ống tre có chốt điều chỉnh lưu tốc khi kéo rút. Mục đích: rút nước bổi ra, dùng náo trộn và kéo rút nước mắm trong suốt (là tạo một thể xốp đặt trước lỗ lù bằng bất cứ thứ gì miễn sao cho
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 32 khít nhau để có thể ngăn chặn được bã ở lại trong thùng mà nước vẫn thẩm thấu qua được để chảy ra ngoài dễ dàng không bị nghẹt lù). Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm Gỗ dùng đóng thùng là loại gỗ tốt như bằng lăng, giẻ… c. Lên men  Mục đích: Thủy phân protein thành các acid amin nhờ hệ enzyme trong nội tạng cá và vi sinh vật, tạo màu sắc và mùi vị cho sản phẩm.  Thực hiện: Cá sau khi trộn muối sẽ được gài nén và cho lên men. Gài nén:  Lấy nhiều lớp lá phủ lên lớp muối mặt, lớp lá được cột chặt vào các thanh nẹp, dùng các đòn hạ gài các thanh nẹp rồi dùng hai đòn thượng gác ngang qua thùng chượp để nén vỉ không bị trồi lên. Mục đích khâu gài nén là vừa giữ vệ sinh, vừa tác dụng lực ép để nước từ thịt cá tiết ra nhanh hơn.
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 33  Sau một thời gian người ta tháo nước bổi (là nước cốt từ cá chảy ra) làm lớp cá xẹp xuống dần nên phải tiếp tục nén xuống nữa, gài ép lại và đổ nước bổi ra.  Nước bổi ban đầu do cá tiết ra có màu đỏ, mùi tanh. Nước bổi này được đem phơi nắng và lắng trong tấm vỉ trên mặt cá, tiếp tục gài nén khối cá thật chặt, xong mới cho nước bổi đã phơi nắng trở lại khối cá trong bể.  Sau khi đổ xong nước bổi vào khối cá, cho thêm ít muối phía trên mặt rồi đậy thùng lại. d. Chiết rút nước bổi  Mục đích: Khai thác, chiết rút thêm chất dinh dưỡng từ thịt cá  Thực hiện: Tháo nước bổi ra ngoài, đựng trong các thùng trổ rồi đem nước bổi đó phơi nắng, đối với mùa mưa bão thì nước bổi được đun sôi ở nhiệt độ 70 - 800 C. Nước bổi sau khi phơi nắng sẽ được đổ trở lại thùng chượp. Trong tháng đầu, cứ 4 - 5 ngày tháo rút nước bổi phơi nắng 1 lần, những tháng sau cứ 7 - 10 ngày tháo rút 1 lần.  Thiết bị: Thùng trổ có thể là hình trụ hoặc hình quả trám, cao khoảng 0,7 m, đường kính khoảng 1m50, dung tích khoảng 400 lít. e. Rút nước mắm Gồm hai giai đoạn:  Rút nước mắm cốt:  Khi chượp đã chín, tiến hành mở nút để rút nước mắm cốt ra, sau đó được đổ vào thùng và rút lại vì nước mắm cốt đầu tiên còn đục. Khi mở lù điều chỉnh cho nước mắm chảy từ từ khoảng 30 lít/giờ.  Nước mắm cốt được rút ra có màu vàng đậm, hương thơm đặc trưng, và được trữ trong thùng. Nước mắm cốt được dùng để pha vào các loại nước mắm sau này để cho ra sản phẩm chứ không dùng để bán.
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 34  Rút nước mắm bán:  Quá trình kéo rút nước mắm là quá trình lọc liên hoàn, cũng là quá trình cho chượp chín tự nhiên, để khi ra nước mắm thành phẩm hương vị thơm ngon. Quá trình kéo rút là quá trình rút đạm trong bã bằng cách dùng lượng nước bồi hoặc nước thuộc ít đạm cho chuyển lần lượt từ thùng này qua thùng khác để tăng hương vị. Lượng đạm trong bã sau khi kéo rút liên hoàn còn chừng 5 - 6 g đạm trên 1 kg bã. Những cơ sở chế biến quy mô nhỏ, không tiến hành lọc liên hoàn được thì kéo dài thêm thời gian cho chượp chín hoặc nấu nước mắm rồi mới đem lọc.  Trong hệ thống thùng lọc thường có 10 - 12 thùng. Trong đó sử dụng 6 thùng thành một hệ thống lọc kéo rút liên hoàn. Trong 6 thùng, có 5 thùng theo thứ tự từ thùng số 1 đến 5 (địa phương gọi là thùng long 1 đến thùng long 5 và thùng thứ 6 là thùng giá). Thùng thứ 6 là thùng chượp chín có phẩm chất tốt nhất, mỗi ngày lấy ra 1 lượng nước mắm nhất định, thùng chứa được 5 tấn chượp thì lấy ra 400 lít theo cách sau:  Lấy ở thùng 6 ra 400 lít nước mắm ngon thì đồng thời lấy ở thùng 1 bù cho thùng 6 là 400 lít, thùng 2 lấy ra 400 lít bù cho thùng 1, thùng 3 lấy ra 400 lít bù cho thùng 2, và cứ như vậy thùng 5 sẽ thiếu 400 lít, vì vậy cho vào thùng 5 nước bổi, nước muối…như vậy mỗi thùng lấy ra 400 lít và đưa vào 400 lít của thùng khác.  Tiến hành như vậy khoảng 20 - 25 lần để lấy một lượng nước mắm khoảng 8000 lít. Lúc này thùng 5 lần cuối cùng cho nước muối nhạt vào, cá sẽ nổi lên rút kiệt nước, thêm muối để làm nước thuộc, bã thùng 5 thải ra. Thùng 5 lấy ra lại cho thêm một thùng vào cho đủ 6 thùng trở thành hệ thống lọc liên hoàn, lúc này thùng 4 lại ở vị trí thùng 5 và cứ kéo liên hoàn như vậy…Vậy chu kỳ chế biến nước mắm phải mất 8 – 1 năm.
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 35 400L 400L 400L 400L 400L 400L Muốn nước mắm thành phẩm ngon thơm là phải chọn thùng giá chượp cá có hương thơm và chượp có độ chín thuần thục. f. Pha đấu g.  Mục đích: Pha đấu các loại nước mắm khác nhau để đạt mục đích mong muốn.  Thực hiện: Không phải khi nào ta cũng thu được nước mắm có hương vị thơm ngon và có độ đạm như mong muốn, vì vậy ta phải pha đấu các loại nước nắm có độ đạm khác nhau thành các loại nước nắm có độ đạm như yêu cầu, thường pha mắm có độ đạm cao (nước mắm cốt) với loại có độ đạm thấp thành một loại có độ đạm trung bình. h. Bảo ôn  Mục đích: Bảo quản và hoàn thiện.  Thực hiện: Trữ nước mắm thành phẩm trong các thùng giá. Sau một thời gian các chất không tan được lắng xuống, làm trong nước mắm, chất lượng nước mắm sẽ được hoàn thiện.  Thiết bị: Thùng chứa nước mắm là thùng chỉ dành riêng để chứa nước mắm khi đã hoàn thành để từ đó, nước mắm được vô chai. Đây là thùng có kích thước lớn nhất. Dung tích có thể từ 11 - 14 ngàn lít, tùy theo quy mô lớn nhỏ của các cở sở. Loại thùng này thường cao đến 3m50, đường kính 3 m hoặc có thể lớn hơn. 5 4 3 2 1 6 Nước bổi hay nước nấu phá bã Thùng giá Thùng long
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 36 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát 3.1.1. Nguồn phát sinh Trên địa bàn phường Xuân Đài có hơn 20 cơ sở sản xuất nước mắm, trong quá trình sản xuất lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn: Nước thải sản xuất: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa cá, từ khâu vệ sinh thiết bị dùng trong sản xuất, vệ sinh sàn và lượng nước mắm dư đọng lại trong các thiết bị, súc rửa chai lọ đựng mắm... Hàm lượng nước thải này chủ yếu là hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm… nên có hàm lượng COD, BOD cao, độ muối cao. Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 37 Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nấu nướng, rửa tay, rửa mặt và từ nhà vệ sinh… Lượng nước này chứa hàm lượng chất lơ lửng, chất hữu cơ cao từ nhà vệ sinh nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt. Theo khảo sát, lượng nước thải sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt chưa được tách riêng, mà được thu gom bằng hệ thống ống thoát nước đặt bên trong cơ sở sản xuất và được chảy vào hố thu đặt ngầm dưới đất. Lượng nước thải này chưa được thu gom xử lý hoặc có nhưng chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn mà phần lớn thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 3.1.2. Tác động đến môi trường 3.1.2.1. Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến nước mắm chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như protein, chất béo... khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. 3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 38 3.1.2.3. Nito – photpho Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). Nếu nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm thấp, gây ra hiện tượng thủy sinh chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. 3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. 3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh Tại các cơ sở chế biến nước mắm, việc xác định lưu lượng nước thải trực tiếp là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính khối lượng nước thải mỗi tháng cho các cơ sở trên từ lượng nước cấp sử dụng. Tại các cơ sở chế biến nước mắm, nước cho chế biến được cung cấp từ hai nguồn: nước cấp và nước giếng (giếng đào và giếng khoan) hoặc nước sông. Trong đó, nước cấp được dùng chủ yếu cho mục đích rửa cá cơm và tráng sạch các vật
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 39 dụng đựng cá. Đối với các cơ sở có giếng, nước bơm lên được xử lý sơ bộ (với phèn sau đó để lắng) rồi được dùng cho mục đích rửa các thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến, rửa sàn. Một vài cơ sở gần kênh, rạch, sông Cầu thì sử dụng nước sông đã qua xử lý sơ bộ tương tự nước giếng để rửa các thiết bị. Ngoài ra một vài cơ sở vẫn sử dụng nước giếng , nước sông cho quá trình rửa cá cơm.  Xét ví dụ với cơ sở chế biến nước mắm Xuân Phú, kết quả khảo sát lưu lượng nước sử dụng trên đồng hồ sau khi đã trừ đi lượng nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình 5 người (công nhân tại cơ sở chỉ tham gia sản xuất mà không ăn ở lại nên chỉ sử dụng nước để vệ sinh khi cần thiết) là 138 m3 /tháng (số liệu bình quân trong 3 tháng). Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều (2 – 4 m3 ). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là 110 m3 /tháng. Bằng phương pháp khảo sát thực tế, có thể tổng hợp nhu cầu dùng nước, nguồn cấp nước cho các cơ sở chế biến nước mắm khác trong phường Xuân Đài và kết quả được thể hiện ở bảng 3.1: Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước sinh hoạt tính theo TCXDVN 33:2006 STT Tên cơ sở ∑W (m3 /tháng) ∑W - A (m3 /tháng) ∑W - R (m3 /tháng) 1 Xuân Phú 134 120 14 2 Ông Già 152 136 16 3 Tân Lập 127 100 27 4 Bà Bảy 103 103 - 5 Mỹ Quang 80 72 8 6 Ba Na 114 87 27 7 Ngân Mỹ Á 100 50 50 8 Hải Yến 65 65 - 9 Thanh Hương 79 53 26 10 Bà Mười 145 90 55
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 40 11 Như Hoa 70 70 - 12 Thành Đô 94 94 - 13 Cát Tường 82 67 15 14 Phước Hảo 71 71 - 15 Tiến Minh 48 48 - 16 Thanh Hải 31 31 - 17 Thanh Tâm 74 40 34 18 Thanh Thủy 52 52 - 19 Vạn Tín 60 20 40 20 Hương Thanh 31 - 31 21 Ka Lê 62 40 22 22 Tài Thiện 43 - 43 23 Cẩm Hà 89 56 33 24 Nam Gia 44 30 14 25 Lê Vĩnh 29 - 29 26 Bốn Ninh 37 18 19 (Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ) Ghi chú: - ∑W : Tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở. - ∑W - A: Lượng nước lấy từ nguồn nước cấp. - ∑W - R: Lượng nước lấy từ giếng khoan, kênh, sông. Giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại môi trường thì lượng nước thải phát sinh bằng ∑W (tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở) X 80%. Từ đó tính được lưu lượng nước thải phát sinh ở các cơ sở dựa trên bảng 3.1 như sau: Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên STT Tên cơ sở Nước thải (m3 /tháng)
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 41 1 Xuân Phú 107 2 Ông Già 121 3 Tân Lập 101 4 Bà Bảy 82 5 Mỹ Quang 64 6 Ba Na 91 7 Ngân Mỹ Á 80 8 Hải Yến 52 9 Thanh Hương 63 10 Bà Mười 116 11 Như Hoa 56 12 Thành Đô 75 13 Cát Tường 65 14 Phước Hảo 57 15 Tiến Minh 38 16 Thanh Hải 25 17 Thanh Tâm 49 18 Thanh Thủy 41 19 Vạn Tín 48 20 Hương Thanh 25 21 Ka Lê 49 22 Tài Thiện 34 23 Cẩm Hà 71 24 Nam Gia 35 25 Lê Vĩnh 23 26 Bốn Ninh 30
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 42 3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm Thành phần và tính chất của nước thải từ các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ nói chung chủ yếu là ô nhiễm do chất thải hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật và dễ bị phân hủy. Nước thải có nồng độ COD và BOD rất cao, khi bị phân hủy sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (mecaptans, H2S,…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường sống xung quanh. Quá trình khảo sát được thực hiện với nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chế biến nước mắm có sản lượng khác nhau như sau: - Cơ sở sản xuất với công suất nhỏ (M1): 5 ÷ 20 tấn/tháng (cở sở Thành Đô) - Cơ sở sản xuất với công suất vừa (M2): 20 ÷ 30 tấn/tháng (cơ sở Xuân Phú) - Cơ sở sản xuất với công suất lớn (M3): 30 ÷ 50 tấn/tháng. (cơ sở Ông Già) Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài STT Thông số Đơn vị QCVN 40:2011/ BTNMT (cột B) M1 M2 M3 1 Ph - 5,5 ÷ 9 4,9 4,8 5,2 2 COD mg/l 150 1235 1460 1800 3 BOD5 mg/l 50 823 1200 1149 4 SS mg/l 100 235 260 320 5 Tổng N mg/l 40 18 45 12 6 Tổng P mg/l 6 1 1,95 1 7 Độ đục NTU 50 90 75 50
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 43 8 Độ màu Pt- Co 70 250 230 190 9 Độ muối mg/l ≈ 1083 2000 3600 4000 10 Tổng coliform MPN/1 00ml 5000 340.000 380.000 390.000 11 Vi khuẩn hiếu khí tổng cfu/ml 1,0 x 106 1,2 x 106 1,8 x 106 2,6 x 106 12 Mùi - Không khó chịu Khó chịu Khó chịu Khó chịu (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên) Thông qua kết quả phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng nhất bao gồm pH, COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng, độ đục, độ màu, độ muối, tổng coliform, vi khuẩn hiếu khí tổng, mùi trong nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài so sánh với cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, có thể rút ra một số nhận xét như sau: a. pH Nước thải từ hoạt động chế biến nước mắm có pH thấp, nước thải mang tính acid nằm ngoài tiêu chuẩn qui định. Chỉ số pH trong nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài so với tiêu chuẩn được thể hiện trong biểu đồ 3.1:
  • 57. Đồ án tốt nghiệp 44 Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Với mức pH thấp như trên sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thấm vào nguồn nước cấp, làm giảm chất lượng môi trường đất, làm giảm độ pH trong nước ngầm và ăn mòn các thiết bị, công trình xử lý, gây mùi khó chịu và làm chết một số loài thuỷ sinh vật, khi con người sử dụng nguồn nước có độ pH thấp có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa… Giới hạn dưới QCVN 40:2011 Giới hạn trên QCVN 40:2011 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Giá trị pH
  • 58. Đồ án tốt nghiệp 45 b. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5) Nước thải chế biến nước mắm có nồng độ chất hữu cơ khá cao, do có nhiều bã hữu cơ, các mảnh xác cá cơm nhỏ vụn,…. Nồng độ COD & BOD5 trong nước thải của các cơ sở được thể hiện qua biểu đồ 3.2 & 3.3: Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT QCVN40:2011 1235 1460 1800 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 M1 M2 M3 Giá trị COD (mgO2/l) Các cơsởchế biếnnước mắm