SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH
BẰNG CÔNG NGHỆ BÃI LỌC DÒNG CHẢY NGANG
KẾT HỢP CANH TÁC RAU SẠCH QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vy Khanh
MSSV: 1411090142 Lớp: 14DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, những kết quả được sử dụng và các số liệu
trong bài làm là kết quả và số liệu thực tế thu được từ việc làm thí nghiệm và mô
hình nghiên cứu. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những vấn đề được nêu
trong đồ án này.
TP.HCM , ngày 30 tháng 07 năm 2018
(SV ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Vy Khanh
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, nhờ có sự động
viên giúp đỡ, sự chia sẻ của các Gia đình, Thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ tôi trang bị
thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho hành trang tương lai sắp tới
của mình. Với sự trân trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Trước tiên con xin gửi lời đến Cha Mẹ đã nuôi con ăn học và làm chỗ dựa
vững chắc cho con đến ngày hôm nay trong suốt bước đường học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm Viện Khoa học Ứng dụng, quý thầy
cô ngành Môi trường Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình trực tiếp
hướng dẫn, giảng dạy, chỉ bảo và quan tâm trong suốt quá trình thưc hiện luận văn
tốt nghiệp.
Cảm ơn tập thể 14DMT và các bạn cùng làm đồ án tốt nghiệp, những người
bạn đã cùng tôi chia sẻ và giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức còn hạn chế
cũng như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô
để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vy Khanh
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................1
2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................2
2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................2
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................2
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3
2.3.1. Phương pháp luận.................................................................................3
2.3.2. Phương pháp cụ thê...............................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................5
3.1. ĐỐI TƯỢNG..................................................................................................5
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................5
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................6
4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC...................................................................................6
4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN....................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT..........................................7
1.2. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT...................7
1.3. CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐĂC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI............8
1.3.1. THÔNG SỐ VẬT LÝ.........................................................................................8
1.3.2. THÔNG SỐ HÓA HỌC.....................................................................................9
1.3.3. THÔNG SỐ VI SINH VẬT HỌC......................................................................12
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC........................................14
1.4.1. KHÁI NIỆM................................................................................................14
1.4.2. PHÂN LOẠI BÃI LỌC TRỒNG CÂY.................................................................15
1.4.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC Ở TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC ....................................................................................................................20
1.4.4. CƠ CHẾ LOẠI BỎ CHẤT Ô NHIỄM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC TRỒNG CÂY
....................................................................................................................21
i
Đồ án tốt nghiệp
1.4.5. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG BÃI LỌC...................................................24
1.4.6. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRONG BÃI LỌC.........................................25
1.5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG THỦY CANH...................................30
1.5.1. KHÁI NIỆM VỀ RAU SẠCH...........................................................................30
1.5.2. VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA RAU.....................................................................30
1.5.3. KHÁI NIỆM VỀ THỦY CANH.........................................................................35
1.5.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT THỦY CANH...........................................36
1.5.5. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT THỦY CANH..................37
1.5.6. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THỦY CANH............................................................37
1.5.7. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THỦY CANH...........................................38
1.5.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH.............39
1.5.9. CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO HỆ THỐNG THỦY CANH....................41
1.5.10. MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY CANH..................................................42
1.5.11. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN ................................................................................................................45
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................46
2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................46
2.1.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................................46
2.1.2. BỐ TRÍ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................49
2.1.3. PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGHIÊN CỨU.........................................................51
2.2. SƠ ĐỒ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.............................................................54
3.1. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH CỦA
MÔ HÌNH BÃI LỌC TRỒNG CÂY DÒNG CHẢY NGANG CÓ TRỒNG CÂY
THUỶ TRÚC, TRỒNG CÂY LƯỠI MÁC VÀ BÃI LỌC KHÔNG TRỒNG
CÂY 54
3.1.1. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc không trồng cây
(NTĐC)............................................................................................................55
ii
Đồ án tốt nghiệp
3.1.2. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác
(NT1) ..............................................................................................................64
3.1.3. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc
(NT2) ..............................................................................................................73
3.1.4. So sánh hiệu quả xử lý giữa 3 mô hình...............................................81
3.1.5. Xác định bãi lọc tối ưu cấp nước cho mô hình thuỷ canh..................89
3.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH SAU
XỬ LÝ Ở BÃI LỌC CHO MỤC ĐÍCH TRỒNG CÂY THUỶ CANH.............90
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................99
iii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD: (Biochemical oxygen Demand) – nhu cầu oxy sinh hóa
BOD5: lượng oxy cần thiết để oxy hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi
khuẩn với thời gian xử lí là 5 ngày
CF: Conductivity factor
COD: (Chemical oxygen Demand) nhu cầu oxy hóa học
EC: Electro – conductivity
FAO: (Food and Agriculture Organization of the United Nations) – tổ chức
Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
NT1: Mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác
NT1’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sau bãi lọc trồng cây
Lưỡi Mác
NT2: Mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc
NTĐC: Mô hình bãi lọc không trồng cây
NTĐC’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sạch
QCVN 14-MT:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt
QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm
kim loại nặng trong thực phẩm
QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh
vật trong thực phẩm
SS: (Suspended solids) – chất rắn lơ lửng
TDS: (Total dissolved solids) – tổng lượng chất rắn hòa tan
TDS: Total dissolved salts
iv
Đồ án tốt nghiệp
Viện KHCNVN: Viện khoa học công nghệ Việt Nam
VSV: Vi sinh vật
v
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc trồng cây
Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng trong năm 2005
Bảng 1.3. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan
Bảng 3.1. Kết quả đo pH của NTĐC
Bảng 3.2. Kết quả xử lý SS của NTĐC
Bảng 3.3. Kết quả xử lý COD của NTĐC
Bảng 3.4. Kết quả xử lý BOD5 của NTĐC
Bảng 3.5. Kết quả đo Tổng-P của NTĐC
Bảng 3.6. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC
Bảng 3.7. Kết quả đo pH của NT1
Bảng 3.8. Kết quả xử lý SS của NT1
Bảng 3.9. Kết quả xử lý COD của NT1
Bảng 3.10. Kết quả xử lý BOD5 của NT1
Bảng 3.11. Kết quả đo Tổng-P của NT1
Bảng 3.12. Kết quả đo Tổng-N của NT1
Bảng 3.13. Kết quả đo pH của NT2
Bảng 3.14. Kết quả xử lý SS của NT2
Bảng 3.15. Kết quả xử lý COD của NT2
Bảng 3.16. Kết quả xử lý BOD5 của NT2
Bảng 3.17. Kết quả đo Tổng-P của NT2
Bảng 3.18. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC
Bảng 3.19. So sánh khả năng xử lý hàm lượng SS của 3 nghiệm thức
vi
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.20. So sánh khả năng xử lý hàm lượng COD của 3 nghiệm thức
Bảng 3.21. So sánh khả năng xử lý hàm lượng BOD5 của 3 nghiệm thức
Bảng 3.22. So sánh hàm lượng Tổng-P của 3 nghiệm thức
Bảng 3.23. So sánh khả năng xử lý hàm lượng Tổng-N của 3 nghiệm thức
Bảng 3.24. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở
NTĐC’
Bảng 3.25. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở
NT1’
Bảng 3.26. Bảng tổng hợp so sánh sự phát triển về chiều cao cây rau giữa 2 nghiệm
thức
vii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô hình bãi lọc có dòng chảy bề mặt (SFW) (Vymazal, 2007)
Hình 1.2. Mô hình bãi lọc với dòng chảy ngang dưới mặt đất (HSF) (Vymazal,
2007)
Hình 1.3. Mô hình bãi lọc với dòng chảy thẳng đứng (VSF) (Cooper, 1996)
Hình 1.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ Thủy canh trên thế giới (từ năm 1966
đến nay)
Hình 2.1. Mặt cắt ngang bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang
Hình 2.2. Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang
Hình 2.3. Cây thuỷ trúc
Hình 2.4. Cây Lưỡi Mác
Hình 2.5. Hệ thống thuỷ canh
Hình 2.6. Máy Bơm AP3500
Hình 2.7. Rọ nhựa trồng rau thuỷ canh
Hình 2.8. Khu vực bố trí mô hình nghiên cứu
Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang
Hình 2.10. Sơ đồ nghiên cứu mô hình thuỷ canh động kín
Hình 2.11. Sơ đồ các bước làm việc
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NTĐC
Hình 3.2. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NTĐC
Hình 3.3. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NTĐC
Hình 3.4. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NTĐC
Hình 3.5. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NTĐC
Hình 3.6. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NTĐC
viii
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.8. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.9. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.10. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.11. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.12. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT1
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.14. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.15. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.16. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.17. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.18. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT2
Hình 3.19. Đồ thị diễn biến biến thiên nồng độ pH sau 3 nghiệm thức
Hình 3.20. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm
thức
Hình 3.21. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý SS của 3 nghiệm thức
Hình 3.22. Đồ thị so sánh hàm lượng COD nước thải đầu ra và đầu vào của 3
nghiệm thức
Hình 3.23. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý COD của 3 nghiệm thức
Hình 3.24. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 nước thải đầu ra và đầu vào của 3
nghiệm thức
Hình 3.25. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý BOD5 của 3 nghiệm thức
Hình 3.26. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P nước thải đầu ra và đầu vào của 3
nghiệm thức
ix
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.27. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N nước thải đầu ra và đầu vào của 3
nghiệm thức
Hình 3.28. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý Tổng-N của 3 nghiệm thức
Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NTĐC’
Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NTĐC’
Hình 3.31. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NT1’
Hình 3.32. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NT1’
Hình 3.33. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau muống giữa 2 nghiệm
thức
Hình 3.34. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau cải mầm giữa 2 nghiệm
thức
x
Đồ án tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp không được xử lý mà
được thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt,
nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
cộng đồng.
Xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên
thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao.
Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi
trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá
trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Mặt
khác, Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích hợp cho sự phát triển
của các loại thực vật thủy sinh.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú
trọng đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo
cách bón cho rau một cách bừa bãi những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật
không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không có giới
hạn, thậm chí là các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được phép sử dụng…
Từ đó dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản
phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức
độ cho phép.
Thực tế hiện nay, việc hàng ngày ăn phải những loại rau không đảm bảo
tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc
thần kinh, rối loạn chức năng thận… Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm
sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến
và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác.
1
Đồ án tốt nghiệp
Rau mầm được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung
cấp cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu
tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh
trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học… nên đảm bảo sức
khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp
5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi
sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất
tiện lợi đối với dân cư ở đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng hay hành lang
để trồng rau mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ chăm sóc chúng hàng ngày
là đủ và có rau an toàn tại chỗ để đảm bảo sức khỏe gia đình khi sử dụng, vừa tươi
lại vừa ngon.
Từ hai lý do trên việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia
đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ
gia đình” là hết sức cấp thiết.
2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
 Nghiên cứu xây dựng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang xử
lý nước thải hộ gia đình có thể tái sử dụng nguồn nước vào trồng cây thuỷ canh.
 Xây dựng được quy trình sản xuất rau cải mầm và rau muống bằng hệ thống
thủy canh sử dụng nguồn nước cấp từ bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang, có
thể áp dụng vào thực tế nhằm thúc đẩy sản xuất rau sạch ngay tại nhà.
2.2. Nội dung nghiên cứu
 Lựa chọn công thức vật liệu lọc để sử dụng trong mô hình bãi lọc ngầm trồng
cây dòng chảy ngang từ đó đánh giá khả năng xử lý nước thải của mô hình.
 Xây dựng, vận hành của mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang.
2
Đồ án tốt nghiệp
 Theo dõi sự phát triển của rau ở từng thời điểm.
 Nghiên cứu chế tạo mô hình sản xuất thủy canh từ những vật liệu có sẵn.
 Hoàn thiện quy trình sản xuất rau thủy canh tại nhà.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Phương pháp luận
Đề tài dựa trên phương pháp thu thập thông tin khoa học từ các tài liệu, đề tài
nghiên cứu, các báo cáo và bài báo trong và ngoài nước thông qua các phương tiện
thông tin. Trên cơ sở đó, đề tài lập ra khung nghiên cứu cho phương pháp luận như
sau:
3
Đồ án tốt nghiệp
4
Mẫu nước thải
Thành phần, tính chất nước thải
pH, BOD5, COD, TSS, N-
tổng, P-tổng
Phân tích số liệu, lựa
chọn phương pháp
xử ly
Xử ly bằng bãi lọc ngầm dòng chảy ngầm
Thu gom nguyên
liệu
Vật liêu lọc: cát, sỏi, đất trồng cây,
xơ dừa …
Thu thập dữ liệu
Các chỉ tiêu của nước
Các biện pháp xử ly
Tình hình ứng dụng bãi lọc, thủy canh
Phương pháp quang
Phương pháp chuẩn độ FAS
Đánh giá tính khả thi khi
xử ly nước thải hộ gia
đình bằng bãi lọc
Xét nghiệm các chỉ tiêu
Sự tăng trưởng của 2 loại rau
Kiểm tra về an toàn thực phẩm
Mẫu tối ưu
Trồng rau
muống, cải mầm
Mẫu nước sau
xử ly
Xác định khả năng
sử dụng nước thải
sau xử ly ở bãi lọc
cho mục đích thuỷ
canh
Xử ly nguyên liệu
Vận hành
mô hình
bãi lọc
trồng cây
dòng chảy
ngang
NT1: BLN trồng Lưỡi Mác
NT2: BLN trồng Thuỷ Trúc
NTĐC: BLN không trồng cây
Xác định khả
năng xử ly
nước thải của
từng bãi lọc
NT1’: Nước sau bãi lọc
NTĐC’: Nước sạch
Phương pháp máy đo TOC
Đồ án tốt nghiệp
2.3.2.Phương pháp cụ thê
 Phương pháp kế thừa: biên hội, tổng hợp các tài liệu liên quan làm cơ sở luận
cho đề tài, các nghiên cứu cơ bản trong và ngoài nước trong lĩnh vực bãi lọc trồng
cây, khoa học cây trồng và kỹ thuật thủy canh.
 Phương pháp lấy mẫu: số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu.
 Phương pháp phân tích mẫu: áp dụng các kỹ thuật phân tích thực vật để đánh
giá các chỉ tiêu chất lượng rau khi sử dụng các loại giá thể và tỉ lệ dinh dưỡng khác
nhau và các mẫu nước thải với nước sạch.
 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm: phân tích các chỉ tiêu COD,
BOD5, pH, SS, Tổng N, Tổng P.
 Phương pháp thực nghiệm: bố trí các mô hình thí nghiệm nhằm khảo sát hiệu
quả xử lý nước thải cho năng suất và chất lượng rau tốt nhất.
 Phương pháp thống kê: thống kê tốc độ tăng trưởng về kích thước của cây ở
từng giai đoạn.
 Phương pháp đánh giá: đánh giá hiệu quả của quá trình lọc qua mô hình bãi
lọc trồng cây và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây qua mô hình thủy
canh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Khả năng xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang đối
với nước thải hộ gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xử lý nước thải hộ gia đình của mô hình
bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang, giải pháp tái sử dụng nước thải vào tưới cây cho
hệ thống thủy canh với quy mô hộ gia đình.
5
Đồ án tốt nghiệp
6
Đồ án tốt nghiệp
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình làm cung cấp nước cho hệ
thống thủy canh.
→ Tính mới của đề tài
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh
vực sản xuất rau thủy canh.
 Giúp sinh viên nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về công nghệ xử lý nước thải với
chi phí thấp, thân thiện với môi trường.
 Bổ sung kiến thức và kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm.
 Chế tạo được hệ thống xử lý nước bằng công nghệ bãi lọc, trồng rau bằng
mô hình thuỷ canh hoàn chỉnh, an toàn, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Từ đó giải
quyết được vấn đề rau sạch (có thể tự trồng các loại rau sạch bệnh tại nhà, vừa an
toàn lại vừa tiết kiệm chi phí) và phần nào vấn đề nước thải.
7
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân
số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các
nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu
chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng
nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống
thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không
có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ
hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
1.2. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
 Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ
sinh
 Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà
Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các
loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân
hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ
trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải
có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5.
8
Đồ án tốt nghiệp
Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân
hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy
chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu
thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.
1.3. Các thông số ô nhiễm đăc trưng của nước thải
1.3.1. Thông số vật lý
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có
thể có bản chất là:
 Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt
sét);
 Các chất hữu cơ không tan;
 Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong quá trình xử lý.
 Mùi:
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S mùi trứng thối. Các hợp chất khác,
chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện
yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.
 Độ màu:
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm
hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị
đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử
dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
9
Đồ án tốt nghiệp
10
Đồ án tốt nghiệp
1.3.2. Thông số hóa học
 Độ pH của nước:
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+
có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong
nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh
hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất
có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường
 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD):
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các
chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa
mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các
chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.
Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20
ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy
hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực
hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong
thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có
được số liệu tương đối về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh
học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD):
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn
phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối,
giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan
sau 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ
11
Đồ án tốt nghiệp
có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:
 Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân
huỷ sinh học trong nước và nước thải;
 Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ
vực thiên nhiên;
 Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước
phục vụ công tác quản lý môi trường.
 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO):
Tất cả các sinh vật sông đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng khác
để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho quá trình
phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với con người cũng
như các thủy sinh vật khác.
Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình
hóa sinh học trong nước:
 Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+
, Mn2+
, S2-
, NH3..
 Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, và kết quả của quá trình này là
nước nhiễm bẩn trở nên sạch hơn. Quá trình này được gọi là quá trình tự
làm sạch của nước tự nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một
số vi sinh vật hiếu khí trong nước.
Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát triển.
Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan. Như đã đề cập, khả năng hòa tan
của Oxy vào nước tương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng tự làm sạch
của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Cũng vì lý do trên, hàm lượng oxy
hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt.
12
Đồ án tốt nghiệp
13
Đồ án tốt nghiệp
 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ:
Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất.
Nitơ là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng như các acid
amin trong nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng
là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với
lượng rất lớn. Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa
trở thành các hợp chất Nitơ vô cơ như NH4
+
, NO2
–
, NO3
–
và có thể cuối cùng trả lại
N2 cho không khí.
Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần chứa Nitơ:
từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion
Nitơ vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên.
Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong
nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự
nhiên giàu protein.
Các hợp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan bao gồm cả Nitơ hữu cơ và Nitơ vô cơ
(NH4
+
, NO3
–
, NO2
–
).
Thuật ngữ “Nitơ tổng” là tổng Nitơ tồn tại ở tất cả các dạng trên. Nitơ là một
chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật.
 Phospho và các hợp chất chứa phospho:
Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các
chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng
trong nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong
sinh hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước.
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate.
Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của
sinh vật. Việc xác định P-tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
14
Đồ án tốt nghiệp
quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất
thải bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1).
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng
phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát
triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
 Chất hoạt động bề mặt:
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa
nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong
một số ngành công nghiệp.
1.3.3. Thông số vi sinh vật học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá
dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, vi rút, giun
sán.
 Vi khuẩn:
Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột,
như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi
khuẩn Salmonella typhosa…
 Vi rút:
Vi rút có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ
thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan… Thông thường sự khử trùng bằng
các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được vi rút.
15
Đồ án tốt nghiệp
 Giun sán (helminths):
Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động
vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và
động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước
hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người
và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát
triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự
có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn
tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ
nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.Coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh
khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.Coli
chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định
mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nước qua việc xác định số lượng E.Coli
đơn giản và nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng
trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.
Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong
nước thải gây ra.
 COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng
lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ
sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể
hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như
H2S, NH3, CH4,…làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi
trường.
 SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
16
Đồ án tốt nghiệp
 Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng
đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
 Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như
tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng dạ,…
 Amonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng
độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển
bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào
ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày
nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra).
 Màu: mất mỹ quan
 Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt
1.4. Tổng quan về phương pháp bãi lọc
1.4.1. Khái niệm
Bãi lọc trồng cây chính là mô hình đất ngập nước nhân tạo và nó được định
nghĩa như sau: “Hệ thống được thiết kế và xây dựng như một vùng đất ngập nước
nhưng việc xử lý nước thải hiệu quả hơn, giảm diện tích và đặc biệt có thể quản lý
được quá trình vận hành ở mức đơn giản”.
Đất ngập nước nhân tạo hay đất ngập nước kiến tạo hay bãi lọc trồng cây là
công trình mang đầy đủ các đặc điểm chức năng, vai trò và ý nghĩa của đất ngập
nước tự nhiên thông thường. Việc thiết kế và xây dựng một mô hình đất ngập nước
nhân tạo nhằm phục vụ công tác quản lý và sử dụng hiệu quả hơn. Trong xử lý môi
trường, việc sử dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo là chủ yếu và đem lại hiệu
quả cao hơn, cả về mặt môi trường và kinh tế.
Đất ngập nước nhân tạo hay bãi lọc trồng cây chính là công nghệ xử lý sinh
thái mới, được xây dựng nhằm khắc phục những nhược điểm của bãi đất ngập nước
tự nhiên mà vẫn có được những ưu điểm của đất ngập nước tự nhiên. Các nghiên
cứu cho thấy, bãi lọc nhân tạo trồng cây hoạt động tốt hơn so với đất ngập nước tự
17
Đồ án tốt nghiệp
nhiên cùng diện tích, nhờ đáy của bãi lọc nhân tạo có độ dốc hợp lý và chế độ thủy
lực được kiểm soát. Độ tin cậy trong hoạt động của bãi lọc nhân tạo cũng được nâng
cao do thực vật và các thành phần khác trong bãi lọc nhân tạo có thể quản lý được
như mong muốn.
Bãi lọc trồng cây gần đây đã được biết đến trên thế giới như một giải pháp
công nghệ mới, xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên với hiệu suất cao, chi phí
thấp và ổn định, ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, công nghệ trên thực
chất còn rất mới.
Bãi lọc trồng cây dùng để xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên. Với các
thông số làm việc khác nhau, bãi lọc trồng cây được sử dụng rộng rãi trong xử lý
nhiều loại nước thải. Khác với bãi đất ngập nước tự nhiên, thường là nơi tiếp nhận
nước thải sau khi xử lý, với chất lượng đã đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn và chúng chỉ
làm nhiệm vụ xử lý bậc cao hơn, bãi lọc trồng cây là một thành phần trong hệ thống
các công trình xử lý nước thải sau bể tự hoại hay sau xử lý bậc hai.
1.4.2. Phân loại bãi lọc trồng cây
Bãi lọc trồng cây có thể được phân loại theo hình thức nuôi trồng điển hình
của các loại thực vật như: hệ thống thực vật nổi, hệ thống rễ chùm nổi và hệ thống
thực vật chìm [Brix và Schierup, 1989]. Hầu hết các hệ thống đều sử dụng các loại
cây rễ chùm, tuy nhiên có thể phân loại theo dạng vật liệu sử dụng và chế độ dòng
chảy trong hệ thống.
Có 2 kiểu phân loại đất ngập nước kiến tạo cơ bản theo hình thức chảy: Loại
dòng chảy tự do trên mặt đất (Free surface flow) và loại chảy ngầm trong đất
(Subsurface flow).
 Bãi lọc trồng cây có dòng chảy bề mặt (Surface flow wetland - SFW):
Hệ thống này mô phỏng một đầm lầy hay đất ngập nước trong điều kiện tự
nhiên. Dưới đáy bãi lọc là một lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc rải một lớp
vải nhựa chống thấm. Trên lớp chống thấm là đất hoặc vật liệu phù hợp cho sự phát
18
Đồ án tốt nghiệp
triển của thực vật có thân nhô lên khỏi mặt nước. Dòng nước thải chảy ngang trên
bề mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng bãi lọc này thường là kênh dài hẹp, vận tốc dòng
chảy chậm, thân cây trồng nhô lên trong bãi lọc là những điều kiện cần thiết để tạo
nên chế độ thuỷ kiểu dòng chảy đẩy (plug-flow).
Hệ thống dòng chảy bề mặt là hệ thống được thiết kế có lớp nước bề mặt tiếp
xúc với không khí. Trong hệ thống dòng chảy ngầm, mực nước được cố định thấp
hơn so với bề mặt vật liệu. Đối với hệ thống dòng chảy ngầm ngang, lớp vật liệu
luôn được giữ trong trạng thái bão hoà nước; đối với hệ thống dòng chảy đứng, lớp
vật liệu không ở trạng thái bão hoà vì nước được cấp không liên tục mà theo các
khoảng thời gian nhất định và được thấm qua lớp vật liệu (tương tự như trong hệ
thống lọc cát gián đoạn).
Tất cả các dạng bãi lọc ngập nước đều được cấy trồng ít nhất là một loại thực
vật có rễ trong một loại vật liệu nào đó (thường là đất, sỏi hoặc cát). Các chất ô
nhiễm được khử nhờ sự phối hợp của các quá trình hóa học, lý học, sinh học, lắng,
kết tủa và hấp thụ vào đất, quá trình đồng hóa bởi thực vật và các sự chuyển hóa bởi
các vi khuẩn [Brix, 1993; Vymazal và các cộng sự, 1998].
Bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy bề mặt thường có diện tích từ vài trăm
đến vài chục nghìn mét vuông. Thông thường, tải lượng thủy lực trong các bãi lọc
tự nhiên thường nhỏ hơn so với các bãi lọc nhân tạo do không được thiết kế cho
mục đích xử lý nước thải [Kadlec and Knight, 1996]. Các hệ thống được thiết kế
cho mục đích xử lý nước thải có nồng độ nitơ và phôtpho thấp (hoặc lưu giữ hoàn
toàn) thường có tải lượng bề mặt rất thấp, ngược lại đối với các hệ thống được thiết
kế để xử lý các chất hữu cơ (BOD) và chất lơ lửng thường có tải lượng bề mặt cao
hơn. Chiều sâu mực nước trong hệ thống khoảng 5 đến 90 cm, thông thường là 30
đến 40 cm. Hệ thống dòng chảy bề mặt thường được sử dụng để xử lý bổ sung và
được bố trí sau các loại hồ sinh học tuỳ tiện hoặc hồ hiếu khí trong dây chuyền xử
lý nước thải.
19
Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.1. Mô hình bãi lọc có dòng chảy bề mặt (SFW)
(Vymazal, 2007)
 Bãi lọc trồng cây có dòng chảy ngầm (Subsurface flow constructed
wetland - SSF):
Bãi lọc trồng cây có dòng chảy ngầm còn được gọi là bãi lọc ngầm trồng
cây. Ở châu Âu, các hệ thống bãi lọc dòng chảy ngầm qua đất và sỏi đã được ứng
dụng và xây dựng rất phổ biến. Sậy (Phragmites australis) là loại thực vật được cấy
trồng phổ biến nhất trong hầu hết các hệ thống, một số hệ thống có trồng thêm các
loại thực vật khác. Đất hoặc sỏi thường được dùng làm vật liệu trong các bãi lọc vì
chúng có khả năng duy trì dòng chảy ngầm. Các hệ thống sử dụng đất thường gặp
các vấn đề về dòng chảy tràn bề mặt, đối với các hệ thống sử dụng sỏi thường gặp
các hiện tượng tắc dòng. Hệ thống dòng chảy ngầm thường có diện tích bề mặt nhỏ
(<0,5 ha) và tải lượng thủy lực lớn hơn so với hệ thống dòng chảy bề mặt.
Ở châu Âu, các hệ thống dòng chảy ngầm thường được sử dụng để xử lý bậc
hai đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vực nông thôn có dân số khoảng 4400
dân. Ở Bắc Mỹ, hệ thống này được sử dụng để xử lý bậc ba đối với nước thải sinh
hoạt từ các khu vực có dân số lớn hơn.
Hệ thống này chỉ mới xuất hiện gần đây và được biết đến với các tên gọi khác
nhau như lọc ngầm trồng cây (Vegetated submerged bed - VBS), hệ thống xử lý với
vùng rễ (Root zone system), bể lọc với vật liệu sỏi trồng sậy (Rock reed filter) hay
bể lọc vi sinh và vật liệu (Microbial rock filter). Cấu tạo của bãi lọc ngầm trồng cây
20
Đồ án tốt nghiệp
về cơ bản cũng gồm các thành phần tương tự như bãi lọc trồng cây ngập nước
nhưng nước thải chảy ngầm trong phần lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát
triển trên đó, thường gồm có đất, cát, sỏi, đá dăm và được xếp theo thứ tự từ trên
xuống dưới, giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng chảy từ dưới lên, từ
trên xuống dưới hoặc chảy theo phương nằm ngang. Dòng chảy phổ biến nhất ở bãi
lọc ngầm là dòng chảy ngang. Hầu hết các hệ thống được thiết kế với độ dốc 1%
hoặc hơn.
Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nước thải được lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt
của các hạt vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Vùng ngập nước
thường thiếu oxy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng oxy đáng
kể tới hệ thống rễ tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ, cũng có một vùng
hiếu khí trong lớp lọc sát bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí.
Bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang có khả năng xử lý chất hữu cơ và rắn
lơ lửng tốt, nhưng khả năng xử lý các chất dinh dưỡng lại thấp, do điều kiện thiếu
oxy, kị khí trong các bãi lọc không cho phép nitrat hoá amoni nên khả năng xử lý
nitơ bị hạn chế. Xử lý photpho cũng bị hạn chế do các vật liệu lọc được sử dụng
(sỏi, đá dăm) có khả năng hấp phụ kém.
Loại này bao gồm cả các loại bãi lọc có dòng chảy nằm ngang hay dòng chảy
thẳng đứng từ dưới lên, từ trên xuống.
 Hệ thống với dòng chảy ngang dưới mặt đất (Horizontal subsurface
flow - HSF):
Hệ thống này được gọi là dòng chảy ngang vì nước thải được đưa vào và chảy
chậm qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới
được nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một
mạng lưới hoạt động của các đới hiếu khí, hiếm khí và kị khí. Các đới hiếu khí ở
xung quanh rễ và bầu rễ, nơi lọc O2 vào trong bề mặt. Khi nước thải chảy qua đới
rễ, nó được làm sạch bởi sự phân hủy sinh học của vi sinh vật bởi các quá trình hóa
sinh. Loại thực vật sử dụng phổ biến trong các hệ thống HSF là cây sậy.
21
Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.2. Mô hình bãi lọc với dòng chảy ngang dưới mặt đất (HSF)
(Vymazal, 2007)
 Hệ thống với dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF):
Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy
xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa
ra ngoài. Các hệ thống VSF thường xuyên được sử dụng để xử lý lần 2 cho nước
thải đã qua xử lý lần 1. Thực nghiệm đã chỉ ra là nó phụ thuộc vào xử lý sơ bộ như
bể lắng, bể tự hoại. Hệ thống đất ngập nước cũng có thể được áp dụng như một giai
đoạn của xử lý sinh học.
Hình 1.3. Mô hình bãi lọc với dòng chảy thẳng đứng (VSF)
(Cooper, 1996)
22
Đồ án tốt nghiệp
1.4.3. Tình hình nghiên cứu về phương pháp bãi lọc ở trong và ngoài
nước
 Ngoài nước:
Trên thế giới bãi lọc trồng cây được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu để xử
lý nước thải phân tán như sinh hoạt, chăn nuôi, công sở, bệnh viện trong tự nhiên
thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định đồng thời làm
tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường. Các nghiên cứu khác tại
Đức, Thái Lan, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha còn cho thấy bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ
vi sinh vật gây bệnh trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị; xử lý phân bùn
bể phốt và xử lý nước thải công nghiệp, nước rò rỉ bãi rác... Không những thế, thực
vật nước từ bãi lọc trồng cây còn có thể được chế biến, sử dụng để thức ăn cho gia
súc, phân bón cho đất, làm bột giấy, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ và là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
 Trong nước:
Tại Việt Nam, phương pháp xử lý nước thải bằng các bãi lọc ngầm trồng cây
còn khá mới mẻ, bước đầu đang được một số trung tâm công nghệ môi trường và
trường đại học áp dụng thử nghiệm. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng
phương pháp này tại Việt Nam như "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm
trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam" của Trung tâm Kỹ thuật
Môi trường đô thị và khu công nghiệp (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội); "Xây
dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các
xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trì" của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội... đã cho
thấy hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo
GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc
gia Hà Nội) thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trường
nước. Các loài cây này hoàn toàn dễ kiếm tìm ngoài tự nhiên và chúng cũng có sức
sống khá mạnh mẽ.
23
Đồ án tốt nghiệp
PGS. TS Nguyễn Việt Anh, Chủ nhiệm Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Trường
Đại học Tổng hợp Linkoeping (Thụy Điển) và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô
thị và khu công nghiệp về "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây" cho
biết: "Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm Bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy
thẳng đứng sử dụng các vật liệu sỏi, gạch để xử lý nước thải sau bể tự hoại, trồng
các loại thực vật dễ kiếm, phổ biến ở nước ta như Cỏ nến, Thủy trúc, Sậy, Phát lộc,
Mai nước... Kết quả rất khả quan, nước thải ra đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường hay
tái sử dụng lại. Công nghệ này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhất là cho
quy mô hộ, nhóm hộ gia đình, các điểm du lịch, dịch vụ, các trang trại, làng
nghề...".
Tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, tháng 6 năm 2010 sinh viên Trần
Quốc Việt dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lâm Vĩnh Sơn đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải tinh bột mì bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng
chảy đứng” và kết luận được rằng “Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý
nước thải trong bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng là rất tốt. Hệ thống làm việc rất ổn
định, dao động chất lượng nước đầu ra không lớn… Mô hình trồng Sậy cho phép
đạt hiệu suất xử lý cao hơn nhiều so với mô hình không trồng Sậy.”
1.4.4. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm bằng phương pháp bãi lọc trồng cây
Các chất ô nhiễm được loại bỏ khỏi nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học.
a. Quá trình vật lý: nhờ cơ chế lắng do trọng lực, các hạt được lọc cơ
học khi nước chảy qua lớp lọc, qua tầng rễ, lực hấp dẫn giữa các phần tử, sự bay
hơi.
b. Quá trình hóa học: tạo thành các hợp chất, hấp phụ trên bề mặt lớp
lọc và bề mặt thực vật, phân hủy hoặc biến đổi của các lớp chất kém bền bởi các tác
nhân như tia tử ngoại, oxy hóa.
c. Quá trình sinh học: trong hệ thống, vi sinh vật phân ra làm 3 dạng,
tùy thuộc vào vị trí của tầng đất nó sinh sống. Ở lớp đất bề mặt có độ rỗng cao, tươi
24
Đồ án tốt nghiệp
xốp, nhiều mùn, tiếp xúc không khí tốt sẽ tồn tại chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, ở
tầng đất giữa với điều kiện hiếu khí không thường xuyên đặc biệt là lúc có nước thì
tồn tại những loại vi khuẩn thiếu khí, tùy nghi và ở lớp đất cuối cùng không khí
không lọt tới thì chủ yếu là vi khuẩn kị khí. Cả 3 dạng này đều có những chức năng
riêng biệt trong quá trình phân hủy các chất trong nước thải.
Nhờ các quá trình trên, hệ thống bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ được nhiều
chất gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.
 Đối với chất rắn:
Các chất rắn được loại bỏ nhờ cơ chế lắng trọng lực vì hệ thống có thời gian
lưu nước dài. Chất rắn không lắng được, chất rắn ở dạng keo thì được loại bỏ qua
cơ chế lọc, phân hủy sinh học, dính bám, hấp phụ nhờ lực Vander Wals.
 Đối với chất hữu cơ (CHC) có khả năng phân hủy sinh học:
Các chất hữu cơ này thường ở dạng hòa tan hay dạng keo. Phân hủy sinh học
xảy ra khi các CHC hòa tan tiếp xúc trên lớp mạng vi sinh bám trên phần ngập nước
của thực vật, hệ thống rễ và những phần vật liệu xung quanh nhờ quá trình khuếch
tán.
 Đối với Nitơ và các hợp chất của Nitơ:
Việc loại bỏ chúng là nhờ có 3 cơ chế chủ yếu là nitrat hóa hay khử nitrat, bay
hơi amoniac và hấp thụ của thực vật. Sự chuyển hóa nitơ xảy ra ở tầng oxy hóa –
khử của đất và nước, bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.
Quá trình nitrat hóa diễn ra ở vùng rễ hiếu khí, được thực hiện bởi vi khuẩn
Nitrobacter, chúng có khả năng oxy hóa NO2
-
thành NO3
-
và tạo năng lượng. Năng
lượng này dùng để đồng hóa CO2, bicacbonate, cacbonate thành đường. Phần NO3
-
không được cây trồng hấp thụ sẽ khuếch tán vào vùng thiếu khí, bị khử thành N2 và
N2O do quá trình khử nitrat. Lượng amoniac trong vùng rễ được bổ sung nhờ nguồn
NH4
+
từ vùng thiếu khí khuếch tán vào.
25
Đồ án tốt nghiệp
NO2
-
+ ½ O2 → NO3
-
+ năng lượng
Các vi khuẩn thực hiện quá trình này là các loài tự dưỡng hiếu khí Nitrobacter
agilis, Nitrobacter uinugradski và các vi khuẩn khác nhau như Nitrospira,
Nitrococus hoặc các vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí Pseudomonas, Corynebacteium.
Quá trình phản nitrat: có 2 cơ chế song song quá trình khử nitrat đó là cơ chế
đồng hóa và cơ chế dị hóa.
 Quá trình đồng hóa: trong quá trình này, nitrat được VSV và thực vật hấp thu
chuyển chúng thành nitrit, sau đó là amoniac. Amoniac sẽ được dùng để tổng
hợp Protein và acid nucleic. Vi khuẩn đồng hóa là Pseudomonas aeruginosa.
Sự đồng hóa Nitơ là một quá trình sinh học chuyển từ dạng Nitơ vô cơ sang
hợp chất Nitơ hữu cơ cần thiết cho xây dựng tế bào và mô (Kadlec và night,
1996).
 Quá trình dị hóa: đây là hô hấp hiếm khí trong đó nitrat đóng vai trò chất nhận
điện tử cuối cùng, nitrat bị khử thành nitrousoxide (N2O) và N2, N2 là sản
phẩm cuối cùng của quá trình. Các VSV tham gia trong quá trình này rất đa
dạng thuộc nhiều chi như Pseudomonas, Bacillus, Hyphomicrobium…
 Đối với virut và vi khuẩn:
Cơ chế giống như loại bỏ VSV trong hồ sinh học. Chúng được loại bỏ nhờ quá
trình vật lý như kết dính, lắng, lọc, hấp phụ, bị tiêu diệt trong điều kiện môi trường
không thuận lời trong thời gian dài. Cụ thể: nhiệt độ, pH, bức xạ mặt trời (Zdragas
và cs, 2002), thiếu chất dinh dưỡng, do các vi sinh vật khác ăn.
 Đối với photpho (P):
Sự hấp thụ của thực vật, quá trình đồng hóa của vi khuẩn, sự hấp thụ lên đất,
vật liệu lọc và các chất hữu cơ, kết tủa và lắng cùng Ca2+
, Mg2+
, Fe3+
và Mn2+
là
nguyên nhân loại trừ P trong nước thải. Khi thời gian lưu nước dài, đất sử dụng có
cấu trúc mịn thì cơ chế loại bỏ P là hấp phụ và kết tủa.
 Đối với kim loại nặng:
26
Đồ án tốt nghiệp
Kết tủa và lắng dạng hydroxit không tan, hấp phụ lên các kết tủa hydroxit sắt
và mangan trong vùng hiếu khí hay kết tủa dạng sunfit kim loại trong vùng kị khí
của lớp vật liệu. Đồng thời kim loại nặng cũng được hấp thụ vào rễ, thân và lá của
thực vật trong hệ thống, các loài thực vật khác nhau hấp thụ kim loại nặng khác
nhau. Vật liệu lọc là nơi tích tụ chủ yếu kim loại nặng.
Trong cơ chế xử lý của hệ thống bãi lọc trồng cây vai trò của thực vật vô cùng
quan trọng. Vì vậy phải lựa chọn thực vật cho hệ thống phù hợp sẽ nâng cao hiệu
quả xử lý.
1.4.5. Vai trò của thực vật trong bãi lọc
Vai trò quan trọng nhất của thực vật trong chức năng xử lý nước thải của bãi
lọc là dựa trên các đặc tính vật lý của các mô thực vật như kiểm soát sói mòn, lọc
nước, tạo nơi sống và hoạt động cho các VSV.
Sự trao đổi chất của thực vật (sự hấp thu, thải khí oxy…) ảnh hưởng đến việc
xử lý theo những cấp độ khác nhau tùy theo thiết kế. Thực vật còn có vai trò đáng
quý khác như tạo cảnh quan, môi trường sống cho các loài thú hoang dã.
Bảng 1.1. Tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc trồng cây
Các bộ phận
của thực vật
Vai trò trong xử lý
Những mô nổi
trên mặt nước
 Giảm ánh sáng → giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật.
 Ảnh hưởng đến khí hậu tại khu vực → các nhiệt về mùa
đông.
 Giảm sức gió → giảm nguy cơ sáo trộn.
 Tích tụ chất dinh dưỡng
Những mô chìm
dưới nước
 Có tác dụng lọc → lọc các vật thể trong dòng nước thải.
 Giảm tốc độ dòng chảy → tăng tốc độ lắng đọng, giảm nguy
cơ sáo trộn.
 Cung cấp bề mặt dính bám cho các màng sinh học.
 Nhả khí oxy thông qua quá trình quang hợp → tăng cường
quá trình phân hủy hiếu khí.
 Tiêu thụ chất dinh dưỡng.
Rễ và thân rễ
trong lớp bùn
 Gia cố bề mặt lớp bùn lắng đọng → ít sòi mòn.
 Chống tắc nghẽn trong hệ thống dòng chảy đứng.
27
Đồ án tốt nghiệp
 Nhả khí oxy làm tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí và
nitrat hóa.
 Tiêu thụ chất dinh dưỡng.
 Làm phát sinh các chất kháng sinh.
(Nguồn: Brix, 1997)
1.4.6. Sơ lược về một số loại cây trong bãi lọc
Cây trồng được sử dụng trong bãi lọc là những cây dễ tìm kiếm, có khả năng
sinh trưởng tốt trong nước, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và tạo được vẻ
đẹp cảnh quan.
a. Cây Hoa Bóng Nước
Tên thường gọi: Hoa Bóng Nước hay còn có tên khác là cây Hoa Móng Tay
hay cây Nắc Nẻ.
Tên khoa học: Impatiens balsamina L.
Thuộc họ: bóng nước BALSAMINACEAE.
Loài: I. Balsamina.
Hoa bóng nước là một cây trồng làm cảnh với hoa đẹp nhiều màu sặc sỡ,
trắng, hồng, đỏ, tím và vàng. Ngoài ra Hoa Bóng Nước được dùng trong Y học cổ
truyền với tên thuốc là Phượng tiên hoa, thu hái khi chưa có hoa, lá còn xanh chưa
bị úa vàng. Dịch chiết từ lá bóng nước với thành phần hóa học chủ yếu là chất axit
p-hydroxybenzoic đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn rất
mạnh.
b. Cây Mon Nước
Tên thường gọi: Cây Mon Nước hay cây Khoai Nước.
Tên khoa học: Colocasia esculenta.
Thuộc họ: Ráy (Araceae).
Đặc điểm: là một loại thực vật thuộc họ Ráy bản địa bao gồm vùng nhiệt đới
châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc. Đây là một loại cây mọc hoang có sức
28
Đồ án tốt nghiệp
sống mãnh liệt hay mọc ở ruộng hay dựa vào bờ nước, có củ, lá cọng cao 0,3 - 0,8
m, lá, phiến không thấm nước vì lông mịn như nhung. Lá có kích thước đến 40 ×
24,8 cm, mọc từ củ (thân rễ), mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới nhạt hơn, thông
thường có hình oval – tam giác. Cuống lá cao 0,8 - 1,2 m. Cây mon nước được dùng
làm thức ăn gia súc ngoài ra còn trồng làm rau ăn, dùng để chữa bệnh.
c. Cây Chuối Hoa
Tên thường gọi: Cây Chuối Hoa.
Tên khoa học: Canna hybrids.
Thuộc họ: Cannaceae
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam châu Mỹ, nay được
gây trồng làm cảnh rộng rãi ở hầu hết các nước nhiệt đới.
Đặc điểm: Cây thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm
nảy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1 – 2 m. Lá to, mọc cách, dạng
thuôn hài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ một mo
chung, gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau. Hoa không đều, nhiều
cành lớn, có màu sặc sỡ. Quả nang có nhiều gai mềm, hạt nhiều, màu đen. Cây có
hoa gần như quanh năm, được gây trồng làm cảnh ở các bồn hoa trong công viên, vì
cây dễ trồng bằng các đoạn thân rễ, mọc khỏe, chịu được khô nóng và trải nắng.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Là cây ưa sáng, nhu cầu nước cao, sinh trưởng
phát triển nhanh, ưa khí hậu mát ẩm, phù hợp với mô hình đất ướt, với các đặc điểm
nổi bật so với các loại thực vật khác, có tiềm năng trong việc hấp thụ và xử lý các
chất gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, loại cây này mang lại mỹ quan cho đô thị,
lại dễ chăm sóc và phát triển rất nhanh.
29
Đồ án tốt nghiệp
d. Cây Phát Lộc (cây Phát Tài)
Tên khoa học: Dracaena Sanderia.
Là một loài cây cảnh được sử dụng trong phong thủy hiện đang rất được ưa
chuộng bởi nó là biểu tượng của sự may mắn và thành công. Cây Phát Lộc là loại
cây có thể phù hợp và đáp ứng được đa dạng mục đích và nhu cầu của hầu hết tất cả
mọi người. Cây thích hợp để bày, trang trí trên bàn làm việc, bàn học hoặc phòng
khách. Vừa có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc, vừa tạo một không gian xanh và
cảm giác thiên nhiên ngay trong căn phòng của bạn, đặc biệt với những gia đình ở
nhà cao tầng, không đủ diện tích đất để trồng cây. Ưu điểm của cây phát lộc là loại
cây chăm sóc rất dễ dàng, không cầu kì và không tốn nhiều thời gian. Cây sống
trong môi trường ẩm ướt, cây sinh trưởng phát triển khá nhanh mua về sau 2 - 3
tuần thì cây sẽ nảy lộc.
e. Cây Trúc Mây (Mật Cật)
Tên thông thường: Mật Cật (Trúc Mây).
Tên khoa học: Rhapis excelsa. Họ: Arecaceae (Cau).
Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc.
Là cây hạt kín được xếp vào cây 1 lá mầm còn được gọi là lá rộng Lady Palm
là một loài của phân họ cọ trong các chi Rhapis, có nguồn gốc từ miền nam Trung
Quốc và Đài Loan. Đặc điểm hình thái: Thân, Tán, Lá: Cây bụi thưa, cao 1 – 2 m,
gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá
rụng để lại. Lá kép chân vịt, chia 5 - 10 lá phụ dạng dải, đầu nguyên hoặc chia 2
thùy nông, màu xanh bóng đậm. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa thẳng đứng cao 0,5 - 0,7
m, mọc ở giữa đám lá. Hoa màu vàng đơn tính. Quả hình cầu mang 1 hạt.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng trung bình phù hợp với cây ưa
sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn
nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt hoặc tách bụi, mọc
khỏe, nhu cầu nước trung bình.
30
Đồ án tốt nghiệp
f. Cây Thiết Mộc Lan
Tên thông thường: Thiết Mộc Lan hay còn gọi phất dụ thơm.
Tên khoa học: Dracaena fragrans L. Tên tiếng anh: Cornstalk Plant, Dracaena
odorant.
Họ: Dracaenaceae.
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới.
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp.
Là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc Tiên. Nó là loài bản địa của Tây Phi,
Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Cây có
các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu
hơn và ngả vàng ở phần trung tâm.
Đặc điểm hình thái: Thân, Tán, Lá: cây thân cột, cao 2 – 5 m, đường kính 3 –
4 cm. Lá hình giáo thuôn nhọn ở đỉnh, kéo bẹ ôm thân ở gốc, mọc tập trung ở đầu
cành, màu xanh bóng đôi khi có các giải màu vàng kéo dài từ gốc tới ngọn. Hoa,
Quả, Hạt: Cụm hoa chùm dài, cong ra ngoài đám lá. Hoa lớn màu trắng thơm hay
vàng nhạt. Quả mọng màu đỏ.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với cây
chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình.
Nhân giống từ giâm cành, mọc khỏe.
g. Cây Thủy Trúc
Tên thường gọi Thủy Trúc.
Tên khoa học Cyperus alternifolius Linn.
Họ: Cyperaceae (Cói).
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Madagasca (Châu Phi)
31
Đồ án tốt nghiệp
Đặc điểm: Có dáng đặc sắc, mọc thành bụi dày, thẳng như cây dừa, cau tí hon.
Cây có thân tròn màu xanh đậm, lá giảm thành các bẹ ở gốc, thay vào đó các lá bắc
ở đỉnh lại lớn, xếp vòng xoè ra, dài, cong xuống, khá đẹp. Cuống chung của hoa dài
thẳng, xếp toả ra nổi trên đám lá bắc, hoa lúc non màu trắng sau chuyển sang nâu.
Cây mọc khoẻ, chịu được đất úng, nước, nên được gây trồng làm cảnh ở vườn, trên
hòn non bộ. Mô tả: Thân thảo mọc đứng thành cụm, dạng thô, cao 0,7 - 1,5 m, có
cạnh và có nhiều đường vân dọc, phía gần gốc có những bẹ lá màu nâu không có
phiến. Lá nhiều, mọc tập trung ở đỉnh thân thành vòng dày đặc, xếp theo dạng xoắn
ốc và xoè rộng ra, dài có thể tới 20 cm. Cụm hoa tán ở nách lá, nhiều. Bông nhỏ
hình bầu dục hoặc hình bầu dục ngắn, dẹp, dài chừng 8 mm, thông thường không có
cuống, hợp thành cụm hoa đầu ở đỉnh các nhánh hoa, ra hoa tháng 1 - 2.
h. Cây Xương Bồ
Tên thường gọi: Cây Xương Bồ. Tên khoa học: Rhizoma Acori.
Thuộc họ: Xương Bồ (Acoraceae).
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Bắc Mĩ và khu vực bắc, đông Châu Á.
Đặc điểm: Cây mọc hoang trong rừng núi ẩm ướt, ven bờ suối, trên các triền đá, các
vùng đầm lầy. Có màu xanh giống như cỏ, cây có cao khoảng từ 40 - 80 cm, các lá
với gân lá song song có chứa các tinh dầu dạng ête, tạo ra hương thơm. Hoa của
Xương Bồ các hoa nhỏ, không dễ thấy sắp xếp trên các bông mo. Không giống như
ở các loài ráy, chúng không có mo (lá bắc lớn, bao bọc lấy bông mo). Bông mo dài
4 - 10 cm, được bao bọc trong tán lá. Lá bắc có thể dài gấp 10 lần bông mo. Các lá
thẳng với mép lá nhẵn.
i. Cây lưỡi mác
Tên thường gọi: Cây lưỡi mác, bách thủy tiên.
Tên khoa học: Echinodorus Amazonicus.
Thuộc họ: Từ cô (Alismataceae)
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ miền bắc Nam Mỹ hoặc Bắc Mỹ.
32
Đồ án tốt nghiệp
Đặc điểm: Cây lưỡi mác thuộc loại cây thân thảo, nhiều cành nhánh, sống lâu
năm, thân mập mạp, chiều cao khoảng 0,3-0,6m. Lá lưỡi mác có hình oval hơi tròn,
đỉnh nhọn hình lưỡi mác, đáy hình tim, dài khoảng 10-12cm, rộng 7-9 cm, màu
xanh sáng bóng quanh năm, lá to và tròn hơn khi chìm dưới nước. Mặt dưới lá màu
nhạt hơn và có nhiều gân nổi rõ. Lá mọc trên cuống dài tạo thành bẹ rẻ quạt. Hoa
lưỡi mác nhỏ xinh, có màu trắng mịn, có 3 cánh rời, mọc theo đốt thân, trên mỗi đốt
có vài bông hoa trông xa như những cánh bướm dập dờn trên cành. Chùm hoa uốn
cong rủ xuống rất mềm mại, đặc biệt trên đài hoa có các gai thịt nhỏ. Nhị hoa màu
vàng ở giữa thu hút côn trùng đến khám phá.
1.5. Tổng quan tài liệu về hệ thống thủy canh
1.5.1. Khái niệm về rau sạch
Rau sạch hay còn gọi là rau hữu cơ được hiểu là loại rau canh tác trong điều
kiện hoàn toàn tự nhiên. Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón
sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng sạch. Cụ thể là không phân bón hóa học, không
phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu và không phun
thuốc kích thích sinh trường, phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón
qua lá), không dùng hóa chất bảo quản.
Mùi vị của rau sạch đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng
trong một thời gian đủ dài. Tuy nhiên màu sắc của rau sạch không được đẹp mắt
cũng như không được đồng đều. Vẻ bề ngoài của rau sạch thường không bóng bẩy
láng mướt như những loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít
có vẻ mơn mởn.
1.5.2. Vai trò và giá trị của rau
a. Về mặt dinh dưỡng
 Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người
Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các
loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit,
33
Đồ án tốt nghiệp
chất xơ, v.v...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất
khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua
75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ
yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan
cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá
trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu
(nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 – 312 calo/100g
nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit.
 Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv...
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95-99% nguồn vitamin
A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C.
Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt
động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm
cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu
ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ,
quáng gà... do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy
nhược do thiếu vitamin C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin
PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm
sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa
cũng lâu lành. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều
cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg
C trong đó 90% lấy từ rau quả.
 Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của
xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra
khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong
các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100-357 mg%).
34
Đồ án tốt nghiệp
35
Đồ án tốt nghiệp
 Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác
Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các
xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim
mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như
Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu
đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính
toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần
90-110kg/năm tức 250-300g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời
sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1kg;
Newzealands: 136,7kg. Hà Lan lên tới 202kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ
rau bình quân hiện nay là 227kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải
thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời
sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng
bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố
lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của
thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu
tiêu thụ 96,3kg/người/năm, tức khoảng 263,8g/người/ngày. Phấn đấu đến năm 2010
mức tiêu thụ 105,9kg/người/năm tức 290,1g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu
người.
b. Về giá trị kinh tế
 Rau là một trong những mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến
lược
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân
đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm
gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam là 329.972 ngàn USD.
Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà
rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều
36
Đồ án tốt nghiệp
triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất
khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia,
Singapore, Hàn Quốc, Mỹ.. và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất
khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau
muối... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm.
Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng trong năm 2005
Thời gian Tháng 4 năm 2005
(USD)
4 tháng trong năm 2005
(USD)
Thị trường
Trung Quốc 5.208.971 15.359.231
Nhật Bản 2.905.127 10.741.899
Đài Loan 2.055.040 6.824.588
Nga 1.316.290 4.772.691
Indonesia 1.178.316 4.233.744
Mỹ 998.720 4.112.364
Hàn Quốc 786.192 2.598.249
Hà Lan 656.111 2.170.692
Pháp 500.743 2.048.384
Singapore 489.692 1.785.933
Malaysia 466.616 1.538.967
Đức 308.694 1.426.445
Brazin 245.157 1.331.510
Arập Thống Nhất 303.166 1.136.787
 Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm
Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng
tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua,
ngô rau, măng tây, nấm...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà
chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế
biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt,
tiêu...). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa.
37
Đồ án tốt nghiệp
 Rau là nguồn thức ăn cho gia súc
Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu
thụ 1 ngày 2 – 3kg rau, trong đó có 50 – 60% loại rau dùng cho người: rau muống,
bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì
cho 1 đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 – 1/2 trong
tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản
xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng
cao.
 Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một
số loại cây trồng khác
Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao,
có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công
lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất
ấy.
Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau
gấp 2 – 3 lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập
50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70 – 100 triệu
đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng
rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76 – 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới
124 – 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triệu/ha bình quân của ngành
trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng
cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là
điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau.
38
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 1.3. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan
ST
T
Cây trồng
Chi phí sản xuất
(USD/ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Tổng thu nhập
(USD/ha)
1 Lúa 7.63 5,6 399
2 Cà chua 16.199 60,1 4.860
3 Khoai tây 3.876 23,9 1.104
4 Cải canh 2.426 39,7 1.016
5 Súp lơ 4.411 23,9 1.836
6 Hành 6.421 59,5 4.196
7 Tỏi 6.834 9,5 5.677
c. Về giá trị làm thuốc
Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ đời này
qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền
của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhánh tỏi để chữa bệnh
huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số
loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng...
d. Ý nghĩa về mặt xã hội
Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích
gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp
phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công
ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và
các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra
ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến...
1.5.3. Khái niệm về thủy canh
Thủy canh (Hydroponics), là hình thức canh tác không sử dụng đất. Cây được
trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong
nước dưới dạng dung dịch và tủy theo từng kĩ thuật mà bộ rễ cây có thể ngâm hoặc
treo lơ lửng trong môi trường không khí bão hòa dinh dưỡng. Trồng cây không sử
39
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình

More Related Content

What's hot

Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
kuuxinh
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
Duong Tran
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Thư viện luận văn đại hoc
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
NOT
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà GiangTác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
jackjohn45
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
nataliej4
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
PinkHandmade
 
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
nataliej4
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà GiangTác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 

Similar to Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình

đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình (20)

đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô ...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
đáNh giá hiện trạng nước thải của phân xưởng kẽm xí nghiệp kẽm chì làng...
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
 
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
 
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
 
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (12)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ BÃI LỌC DÒNG CHẢY NGANG KẾT HỢP CANH TÁC RAU SẠCH QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lâm Vĩnh Sơn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vy Khanh MSSV: 1411090142 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, những kết quả được sử dụng và các số liệu trong bài làm là kết quả và số liệu thực tế thu được từ việc làm thí nghiệm và mô hình nghiên cứu. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những vấn đề được nêu trong đồ án này. TP.HCM , ngày 30 tháng 07 năm 2018 (SV ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Vy Khanh
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, nhờ có sự động viên giúp đỡ, sự chia sẻ của các Gia đình, Thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ tôi trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho hành trang tương lai sắp tới của mình. Với sự trân trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trước tiên con xin gửi lời đến Cha Mẹ đã nuôi con ăn học và làm chỗ dựa vững chắc cho con đến ngày hôm nay trong suốt bước đường học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm Viện Khoa học Ứng dụng, quý thầy cô ngành Môi trường Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, chỉ bảo và quan tâm trong suốt quá trình thưc hiện luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn tập thể 14DMT và các bạn cùng làm đồ án tốt nghiệp, những người bạn đã cùng tôi chia sẻ và giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Vy Khanh
  • 4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................1 2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................2 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................2 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................2 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3 2.3.1. Phương pháp luận.................................................................................3 2.3.2. Phương pháp cụ thê...............................................................................5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................5 3.1. ĐỐI TƯỢNG..................................................................................................5 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................5 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................6 4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC...................................................................................6 4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN....................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................7 1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT..........................................7 1.2. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT...................7 1.3. CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐĂC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI............8 1.3.1. THÔNG SỐ VẬT LÝ.........................................................................................8 1.3.2. THÔNG SỐ HÓA HỌC.....................................................................................9 1.3.3. THÔNG SỐ VI SINH VẬT HỌC......................................................................12 1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC........................................14 1.4.1. KHÁI NIỆM................................................................................................14 1.4.2. PHÂN LOẠI BÃI LỌC TRỒNG CÂY.................................................................15 1.4.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................................................................................................................20 1.4.4. CƠ CHẾ LOẠI BỎ CHẤT Ô NHIỄM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC TRỒNG CÂY ....................................................................................................................21 i
  • 5. Đồ án tốt nghiệp 1.4.5. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG BÃI LỌC...................................................24 1.4.6. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRONG BÃI LỌC.........................................25 1.5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG THỦY CANH...................................30 1.5.1. KHÁI NIỆM VỀ RAU SẠCH...........................................................................30 1.5.2. VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA RAU.....................................................................30 1.5.3. KHÁI NIỆM VỀ THỦY CANH.........................................................................35 1.5.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT THỦY CANH...........................................36 1.5.5. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT THỦY CANH..................37 1.5.6. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THỦY CANH............................................................37 1.5.7. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THỦY CANH...........................................38 1.5.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH.............39 1.5.9. CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO HỆ THỐNG THỦY CANH....................41 1.5.10. MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY CANH..................................................42 1.5.11. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................................................................45 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................46 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................46 2.1.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................................46 2.1.2. BỐ TRÍ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................49 2.1.3. PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGHIÊN CỨU.........................................................51 2.2. SƠ ĐỒ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.............................................................54 3.1. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH CỦA MÔ HÌNH BÃI LỌC TRỒNG CÂY DÒNG CHẢY NGANG CÓ TRỒNG CÂY THUỶ TRÚC, TRỒNG CÂY LƯỠI MÁC VÀ BÃI LỌC KHÔNG TRỒNG CÂY 54 3.1.1. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc không trồng cây (NTĐC)............................................................................................................55 ii
  • 6. Đồ án tốt nghiệp 3.1.2. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác (NT1) ..............................................................................................................64 3.1.3. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc (NT2) ..............................................................................................................73 3.1.4. So sánh hiệu quả xử lý giữa 3 mô hình...............................................81 3.1.5. Xác định bãi lọc tối ưu cấp nước cho mô hình thuỷ canh..................89 3.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH SAU XỬ LÝ Ở BÃI LỌC CHO MỤC ĐÍCH TRỒNG CÂY THUỶ CANH.............90 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................99 iii
  • 7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD: (Biochemical oxygen Demand) – nhu cầu oxy sinh hóa BOD5: lượng oxy cần thiết để oxy hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn với thời gian xử lí là 5 ngày CF: Conductivity factor COD: (Chemical oxygen Demand) nhu cầu oxy hóa học EC: Electro – conductivity FAO: (Food and Agriculture Organization of the United Nations) – tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc NT1: Mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác NT1’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sau bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác NT2: Mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc NTĐC: Mô hình bãi lọc không trồng cây NTĐC’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sạch QCVN 14-MT:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm SS: (Suspended solids) – chất rắn lơ lửng TDS: (Total dissolved solids) – tổng lượng chất rắn hòa tan TDS: Total dissolved salts iv
  • 8. Đồ án tốt nghiệp Viện KHCNVN: Viện khoa học công nghệ Việt Nam VSV: Vi sinh vật v
  • 9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc trồng cây Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng trong năm 2005 Bảng 1.3. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan Bảng 3.1. Kết quả đo pH của NTĐC Bảng 3.2. Kết quả xử lý SS của NTĐC Bảng 3.3. Kết quả xử lý COD của NTĐC Bảng 3.4. Kết quả xử lý BOD5 của NTĐC Bảng 3.5. Kết quả đo Tổng-P của NTĐC Bảng 3.6. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC Bảng 3.7. Kết quả đo pH của NT1 Bảng 3.8. Kết quả xử lý SS của NT1 Bảng 3.9. Kết quả xử lý COD của NT1 Bảng 3.10. Kết quả xử lý BOD5 của NT1 Bảng 3.11. Kết quả đo Tổng-P của NT1 Bảng 3.12. Kết quả đo Tổng-N của NT1 Bảng 3.13. Kết quả đo pH của NT2 Bảng 3.14. Kết quả xử lý SS của NT2 Bảng 3.15. Kết quả xử lý COD của NT2 Bảng 3.16. Kết quả xử lý BOD5 của NT2 Bảng 3.17. Kết quả đo Tổng-P của NT2 Bảng 3.18. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC Bảng 3.19. So sánh khả năng xử lý hàm lượng SS của 3 nghiệm thức vi
  • 10. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.20. So sánh khả năng xử lý hàm lượng COD của 3 nghiệm thức Bảng 3.21. So sánh khả năng xử lý hàm lượng BOD5 của 3 nghiệm thức Bảng 3.22. So sánh hàm lượng Tổng-P của 3 nghiệm thức Bảng 3.23. So sánh khả năng xử lý hàm lượng Tổng-N của 3 nghiệm thức Bảng 3.24. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở NTĐC’ Bảng 3.25. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở NT1’ Bảng 3.26. Bảng tổng hợp so sánh sự phát triển về chiều cao cây rau giữa 2 nghiệm thức vii
  • 11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình bãi lọc có dòng chảy bề mặt (SFW) (Vymazal, 2007) Hình 1.2. Mô hình bãi lọc với dòng chảy ngang dưới mặt đất (HSF) (Vymazal, 2007) Hình 1.3. Mô hình bãi lọc với dòng chảy thẳng đứng (VSF) (Cooper, 1996) Hình 1.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ Thủy canh trên thế giới (từ năm 1966 đến nay) Hình 2.1. Mặt cắt ngang bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.2. Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.3. Cây thuỷ trúc Hình 2.4. Cây Lưỡi Mác Hình 2.5. Hệ thống thuỷ canh Hình 2.6. Máy Bơm AP3500 Hình 2.7. Rọ nhựa trồng rau thuỷ canh Hình 2.8. Khu vực bố trí mô hình nghiên cứu Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.10. Sơ đồ nghiên cứu mô hình thuỷ canh động kín Hình 2.11. Sơ đồ các bước làm việc Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.2. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.3. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.4. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.5. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.6. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NTĐC viii
  • 12. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.8. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.9. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.10. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.11. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.12. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.14. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.15. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.16. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.17. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.18. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.19. Đồ thị diễn biến biến thiên nồng độ pH sau 3 nghiệm thức Hình 3.20. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.21. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý SS của 3 nghiệm thức Hình 3.22. Đồ thị so sánh hàm lượng COD nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.23. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý COD của 3 nghiệm thức Hình 3.24. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.25. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý BOD5 của 3 nghiệm thức Hình 3.26. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức ix
  • 13. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.27. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.28. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý Tổng-N của 3 nghiệm thức Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NTĐC’ Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NTĐC’ Hình 3.31. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NT1’ Hình 3.32. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NT1’ Hình 3.33. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau muống giữa 2 nghiệm thức Hình 3.34. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau cải mầm giữa 2 nghiệm thức x
  • 14. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt. Hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp không được xử lý mà được thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Mặt khác, Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích hợp cho sự phát triển của các loại thực vật thủy sinh. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không có giới hạn, thậm chí là các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được phép sử dụng… Từ đó dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép. Thực tế hiện nay, việc hàng ngày ăn phải những loại rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận… Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. 1
  • 15. Đồ án tốt nghiệp Rau mầm được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung cấp cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học… nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người. Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi đối với dân cư ở đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng hay hành lang để trồng rau mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ chăm sóc chúng hàng ngày là đủ và có rau an toàn tại chỗ để đảm bảo sức khỏe gia đình khi sử dụng, vừa tươi lại vừa ngon. Từ hai lý do trên việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình” là hết sức cấp thiết. 2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của đề tài  Nghiên cứu xây dựng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang xử lý nước thải hộ gia đình có thể tái sử dụng nguồn nước vào trồng cây thuỷ canh.  Xây dựng được quy trình sản xuất rau cải mầm và rau muống bằng hệ thống thủy canh sử dụng nguồn nước cấp từ bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang, có thể áp dụng vào thực tế nhằm thúc đẩy sản xuất rau sạch ngay tại nhà. 2.2. Nội dung nghiên cứu  Lựa chọn công thức vật liệu lọc để sử dụng trong mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang từ đó đánh giá khả năng xử lý nước thải của mô hình.  Xây dựng, vận hành của mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. 2
  • 16. Đồ án tốt nghiệp  Theo dõi sự phát triển của rau ở từng thời điểm.  Nghiên cứu chế tạo mô hình sản xuất thủy canh từ những vật liệu có sẵn.  Hoàn thiện quy trình sản xuất rau thủy canh tại nhà. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Phương pháp luận Đề tài dựa trên phương pháp thu thập thông tin khoa học từ các tài liệu, đề tài nghiên cứu, các báo cáo và bài báo trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin. Trên cơ sở đó, đề tài lập ra khung nghiên cứu cho phương pháp luận như sau: 3
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 4 Mẫu nước thải Thành phần, tính chất nước thải pH, BOD5, COD, TSS, N- tổng, P-tổng Phân tích số liệu, lựa chọn phương pháp xử ly Xử ly bằng bãi lọc ngầm dòng chảy ngầm Thu gom nguyên liệu Vật liêu lọc: cát, sỏi, đất trồng cây, xơ dừa … Thu thập dữ liệu Các chỉ tiêu của nước Các biện pháp xử ly Tình hình ứng dụng bãi lọc, thủy canh Phương pháp quang Phương pháp chuẩn độ FAS Đánh giá tính khả thi khi xử ly nước thải hộ gia đình bằng bãi lọc Xét nghiệm các chỉ tiêu Sự tăng trưởng của 2 loại rau Kiểm tra về an toàn thực phẩm Mẫu tối ưu Trồng rau muống, cải mầm Mẫu nước sau xử ly Xác định khả năng sử dụng nước thải sau xử ly ở bãi lọc cho mục đích thuỷ canh Xử ly nguyên liệu Vận hành mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang NT1: BLN trồng Lưỡi Mác NT2: BLN trồng Thuỷ Trúc NTĐC: BLN không trồng cây Xác định khả năng xử ly nước thải của từng bãi lọc NT1’: Nước sau bãi lọc NTĐC’: Nước sạch Phương pháp máy đo TOC
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 2.3.2.Phương pháp cụ thê  Phương pháp kế thừa: biên hội, tổng hợp các tài liệu liên quan làm cơ sở luận cho đề tài, các nghiên cứu cơ bản trong và ngoài nước trong lĩnh vực bãi lọc trồng cây, khoa học cây trồng và kỹ thuật thủy canh.  Phương pháp lấy mẫu: số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu.  Phương pháp phân tích mẫu: áp dụng các kỹ thuật phân tích thực vật để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng rau khi sử dụng các loại giá thể và tỉ lệ dinh dưỡng khác nhau và các mẫu nước thải với nước sạch.  Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm: phân tích các chỉ tiêu COD, BOD5, pH, SS, Tổng N, Tổng P.  Phương pháp thực nghiệm: bố trí các mô hình thí nghiệm nhằm khảo sát hiệu quả xử lý nước thải cho năng suất và chất lượng rau tốt nhất.  Phương pháp thống kê: thống kê tốc độ tăng trưởng về kích thước của cây ở từng giai đoạn.  Phương pháp đánh giá: đánh giá hiệu quả của quá trình lọc qua mô hình bãi lọc trồng cây và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây qua mô hình thủy canh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Khả năng xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang đối với nước thải hộ gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xử lý nước thải hộ gia đình của mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang, giải pháp tái sử dụng nước thải vào tưới cây cho hệ thống thủy canh với quy mô hộ gia đình. 5
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 6
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình làm cung cấp nước cho hệ thống thủy canh. → Tính mới của đề tài 4.2. Ý nghĩa thực tiễn  Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực sản xuất rau thủy canh.  Giúp sinh viên nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về công nghệ xử lý nước thải với chi phí thấp, thân thiện với môi trường.  Bổ sung kiến thức và kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm.  Chế tạo được hệ thống xử lý nước bằng công nghệ bãi lọc, trồng rau bằng mô hình thuỷ canh hoàn chỉnh, an toàn, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Từ đó giải quyết được vấn đề rau sạch (có thể tự trồng các loại rau sạch bệnh tại nhà, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí) và phần nào vấn đề nước thải. 7
  • 21. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. 1.2. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:  Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh  Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. 8
  • 22. Đồ án tốt nghiệp Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn. 1.3. Các thông số ô nhiễm đăc trưng của nước thải 1.3.1. Thông số vật lý  Hàm lượng chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có thể có bản chất là:  Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);  Các chất hữu cơ không tan;  Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…). Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.  Mùi: Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S mùi trứng thối. Các hợp chất khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.  Độ màu: Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co). Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. 9
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 10
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 1.3.2. Thông số hóa học  Độ pH của nước: pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường  Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD): Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật. Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đối về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn. COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.  Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD): Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ 11
  • 25. Đồ án tốt nghiệp có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..) BOD là một thông số quan trọng:  Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;  Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;  Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.  Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO): Tất cả các sinh vật sông đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng khác để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho quá trình phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với con người cũng như các thủy sinh vật khác. Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình hóa sinh học trong nước:  Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+ , Mn2+ , S2- , NH3..  Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, và kết quả của quá trình này là nước nhiễm bẩn trở nên sạch hơn. Quá trình này được gọi là quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một số vi sinh vật hiếu khí trong nước. Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát triển. Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan. Như đã đề cập, khả năng hòa tan của Oxy vào nước tương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Cũng vì lý do trên, hàm lượng oxy hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt. 12
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 13
  • 27. Đồ án tốt nghiệp  Nitơ và các hợp chất chứa nitơ: Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất. Nitơ là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng như các acid amin trong nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng rất lớn. Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nitơ vô cơ như NH4 + , NO2 – , NO3 – và có thể cuối cùng trả lại N2 cho không khí. Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần chứa Nitơ: từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion Nitơ vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên. Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự nhiên giàu protein. Các hợp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan bao gồm cả Nitơ hữu cơ và Nitơ vô cơ (NH4 + , NO3 – , NO2 – ). Thuật ngữ “Nitơ tổng” là tổng Nitơ tồn tại ở tất cả các dạng trên. Nitơ là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật.  Phospho và các hợp chất chứa phospho: Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước. Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate. Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ. Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật. Việc xác định P-tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo 14
  • 28. Đồ án tốt nghiệp quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1). Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam.  Chất hoạt động bề mặt: Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành công nghiệp. 1.3.3. Thông số vi sinh vật học Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, vi rút, giun sán.  Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa…  Vi rút: Vi rút có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan… Thông thường sự khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được vi rút. 15
  • 29. Đồ án tốt nghiệp  Giun sán (helminths): Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả. Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.Coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.Coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nước qua việc xác định số lượng E.Coli đơn giản và nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước. Tác hại đến môi trường Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra.  COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,…làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.  SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí. 16
  • 30. Đồ án tốt nghiệp  Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.  Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng dạ,…  Amonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra).  Màu: mất mỹ quan  Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt 1.4. Tổng quan về phương pháp bãi lọc 1.4.1. Khái niệm Bãi lọc trồng cây chính là mô hình đất ngập nước nhân tạo và nó được định nghĩa như sau: “Hệ thống được thiết kế và xây dựng như một vùng đất ngập nước nhưng việc xử lý nước thải hiệu quả hơn, giảm diện tích và đặc biệt có thể quản lý được quá trình vận hành ở mức đơn giản”. Đất ngập nước nhân tạo hay đất ngập nước kiến tạo hay bãi lọc trồng cây là công trình mang đầy đủ các đặc điểm chức năng, vai trò và ý nghĩa của đất ngập nước tự nhiên thông thường. Việc thiết kế và xây dựng một mô hình đất ngập nước nhân tạo nhằm phục vụ công tác quản lý và sử dụng hiệu quả hơn. Trong xử lý môi trường, việc sử dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo là chủ yếu và đem lại hiệu quả cao hơn, cả về mặt môi trường và kinh tế. Đất ngập nước nhân tạo hay bãi lọc trồng cây chính là công nghệ xử lý sinh thái mới, được xây dựng nhằm khắc phục những nhược điểm của bãi đất ngập nước tự nhiên mà vẫn có được những ưu điểm của đất ngập nước tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, bãi lọc nhân tạo trồng cây hoạt động tốt hơn so với đất ngập nước tự 17
  • 31. Đồ án tốt nghiệp nhiên cùng diện tích, nhờ đáy của bãi lọc nhân tạo có độ dốc hợp lý và chế độ thủy lực được kiểm soát. Độ tin cậy trong hoạt động của bãi lọc nhân tạo cũng được nâng cao do thực vật và các thành phần khác trong bãi lọc nhân tạo có thể quản lý được như mong muốn. Bãi lọc trồng cây gần đây đã được biết đến trên thế giới như một giải pháp công nghệ mới, xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên với hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, công nghệ trên thực chất còn rất mới. Bãi lọc trồng cây dùng để xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên. Với các thông số làm việc khác nhau, bãi lọc trồng cây được sử dụng rộng rãi trong xử lý nhiều loại nước thải. Khác với bãi đất ngập nước tự nhiên, thường là nơi tiếp nhận nước thải sau khi xử lý, với chất lượng đã đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn và chúng chỉ làm nhiệm vụ xử lý bậc cao hơn, bãi lọc trồng cây là một thành phần trong hệ thống các công trình xử lý nước thải sau bể tự hoại hay sau xử lý bậc hai. 1.4.2. Phân loại bãi lọc trồng cây Bãi lọc trồng cây có thể được phân loại theo hình thức nuôi trồng điển hình của các loại thực vật như: hệ thống thực vật nổi, hệ thống rễ chùm nổi và hệ thống thực vật chìm [Brix và Schierup, 1989]. Hầu hết các hệ thống đều sử dụng các loại cây rễ chùm, tuy nhiên có thể phân loại theo dạng vật liệu sử dụng và chế độ dòng chảy trong hệ thống. Có 2 kiểu phân loại đất ngập nước kiến tạo cơ bản theo hình thức chảy: Loại dòng chảy tự do trên mặt đất (Free surface flow) và loại chảy ngầm trong đất (Subsurface flow).  Bãi lọc trồng cây có dòng chảy bề mặt (Surface flow wetland - SFW): Hệ thống này mô phỏng một đầm lầy hay đất ngập nước trong điều kiện tự nhiên. Dưới đáy bãi lọc là một lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc rải một lớp vải nhựa chống thấm. Trên lớp chống thấm là đất hoặc vật liệu phù hợp cho sự phát 18
  • 32. Đồ án tốt nghiệp triển của thực vật có thân nhô lên khỏi mặt nước. Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng bãi lọc này thường là kênh dài hẹp, vận tốc dòng chảy chậm, thân cây trồng nhô lên trong bãi lọc là những điều kiện cần thiết để tạo nên chế độ thuỷ kiểu dòng chảy đẩy (plug-flow). Hệ thống dòng chảy bề mặt là hệ thống được thiết kế có lớp nước bề mặt tiếp xúc với không khí. Trong hệ thống dòng chảy ngầm, mực nước được cố định thấp hơn so với bề mặt vật liệu. Đối với hệ thống dòng chảy ngầm ngang, lớp vật liệu luôn được giữ trong trạng thái bão hoà nước; đối với hệ thống dòng chảy đứng, lớp vật liệu không ở trạng thái bão hoà vì nước được cấp không liên tục mà theo các khoảng thời gian nhất định và được thấm qua lớp vật liệu (tương tự như trong hệ thống lọc cát gián đoạn). Tất cả các dạng bãi lọc ngập nước đều được cấy trồng ít nhất là một loại thực vật có rễ trong một loại vật liệu nào đó (thường là đất, sỏi hoặc cát). Các chất ô nhiễm được khử nhờ sự phối hợp của các quá trình hóa học, lý học, sinh học, lắng, kết tủa và hấp thụ vào đất, quá trình đồng hóa bởi thực vật và các sự chuyển hóa bởi các vi khuẩn [Brix, 1993; Vymazal và các cộng sự, 1998]. Bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy bề mặt thường có diện tích từ vài trăm đến vài chục nghìn mét vuông. Thông thường, tải lượng thủy lực trong các bãi lọc tự nhiên thường nhỏ hơn so với các bãi lọc nhân tạo do không được thiết kế cho mục đích xử lý nước thải [Kadlec and Knight, 1996]. Các hệ thống được thiết kế cho mục đích xử lý nước thải có nồng độ nitơ và phôtpho thấp (hoặc lưu giữ hoàn toàn) thường có tải lượng bề mặt rất thấp, ngược lại đối với các hệ thống được thiết kế để xử lý các chất hữu cơ (BOD) và chất lơ lửng thường có tải lượng bề mặt cao hơn. Chiều sâu mực nước trong hệ thống khoảng 5 đến 90 cm, thông thường là 30 đến 40 cm. Hệ thống dòng chảy bề mặt thường được sử dụng để xử lý bổ sung và được bố trí sau các loại hồ sinh học tuỳ tiện hoặc hồ hiếu khí trong dây chuyền xử lý nước thải. 19
  • 33. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.1. Mô hình bãi lọc có dòng chảy bề mặt (SFW) (Vymazal, 2007)  Bãi lọc trồng cây có dòng chảy ngầm (Subsurface flow constructed wetland - SSF): Bãi lọc trồng cây có dòng chảy ngầm còn được gọi là bãi lọc ngầm trồng cây. Ở châu Âu, các hệ thống bãi lọc dòng chảy ngầm qua đất và sỏi đã được ứng dụng và xây dựng rất phổ biến. Sậy (Phragmites australis) là loại thực vật được cấy trồng phổ biến nhất trong hầu hết các hệ thống, một số hệ thống có trồng thêm các loại thực vật khác. Đất hoặc sỏi thường được dùng làm vật liệu trong các bãi lọc vì chúng có khả năng duy trì dòng chảy ngầm. Các hệ thống sử dụng đất thường gặp các vấn đề về dòng chảy tràn bề mặt, đối với các hệ thống sử dụng sỏi thường gặp các hiện tượng tắc dòng. Hệ thống dòng chảy ngầm thường có diện tích bề mặt nhỏ (<0,5 ha) và tải lượng thủy lực lớn hơn so với hệ thống dòng chảy bề mặt. Ở châu Âu, các hệ thống dòng chảy ngầm thường được sử dụng để xử lý bậc hai đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vực nông thôn có dân số khoảng 4400 dân. Ở Bắc Mỹ, hệ thống này được sử dụng để xử lý bậc ba đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vực có dân số lớn hơn. Hệ thống này chỉ mới xuất hiện gần đây và được biết đến với các tên gọi khác nhau như lọc ngầm trồng cây (Vegetated submerged bed - VBS), hệ thống xử lý với vùng rễ (Root zone system), bể lọc với vật liệu sỏi trồng sậy (Rock reed filter) hay bể lọc vi sinh và vật liệu (Microbial rock filter). Cấu tạo của bãi lọc ngầm trồng cây 20
  • 34. Đồ án tốt nghiệp về cơ bản cũng gồm các thành phần tương tự như bãi lọc trồng cây ngập nước nhưng nước thải chảy ngầm trong phần lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát triển trên đó, thường gồm có đất, cát, sỏi, đá dăm và được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng chảy từ dưới lên, từ trên xuống dưới hoặc chảy theo phương nằm ngang. Dòng chảy phổ biến nhất ở bãi lọc ngầm là dòng chảy ngang. Hầu hết các hệ thống được thiết kế với độ dốc 1% hoặc hơn. Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nước thải được lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt của các hạt vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Vùng ngập nước thường thiếu oxy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng oxy đáng kể tới hệ thống rễ tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ, cũng có một vùng hiếu khí trong lớp lọc sát bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí. Bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang có khả năng xử lý chất hữu cơ và rắn lơ lửng tốt, nhưng khả năng xử lý các chất dinh dưỡng lại thấp, do điều kiện thiếu oxy, kị khí trong các bãi lọc không cho phép nitrat hoá amoni nên khả năng xử lý nitơ bị hạn chế. Xử lý photpho cũng bị hạn chế do các vật liệu lọc được sử dụng (sỏi, đá dăm) có khả năng hấp phụ kém. Loại này bao gồm cả các loại bãi lọc có dòng chảy nằm ngang hay dòng chảy thẳng đứng từ dưới lên, từ trên xuống.  Hệ thống với dòng chảy ngang dưới mặt đất (Horizontal subsurface flow - HSF): Hệ thống này được gọi là dòng chảy ngang vì nước thải được đưa vào và chảy chậm qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới được nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một mạng lưới hoạt động của các đới hiếu khí, hiếm khí và kị khí. Các đới hiếu khí ở xung quanh rễ và bầu rễ, nơi lọc O2 vào trong bề mặt. Khi nước thải chảy qua đới rễ, nó được làm sạch bởi sự phân hủy sinh học của vi sinh vật bởi các quá trình hóa sinh. Loại thực vật sử dụng phổ biến trong các hệ thống HSF là cây sậy. 21
  • 35. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.2. Mô hình bãi lọc với dòng chảy ngang dưới mặt đất (HSF) (Vymazal, 2007)  Hệ thống với dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF): Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa ra ngoài. Các hệ thống VSF thường xuyên được sử dụng để xử lý lần 2 cho nước thải đã qua xử lý lần 1. Thực nghiệm đã chỉ ra là nó phụ thuộc vào xử lý sơ bộ như bể lắng, bể tự hoại. Hệ thống đất ngập nước cũng có thể được áp dụng như một giai đoạn của xử lý sinh học. Hình 1.3. Mô hình bãi lọc với dòng chảy thẳng đứng (VSF) (Cooper, 1996) 22
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 1.4.3. Tình hình nghiên cứu về phương pháp bãi lọc ở trong và ngoài nước  Ngoài nước: Trên thế giới bãi lọc trồng cây được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu để xử lý nước thải phân tán như sinh hoạt, chăn nuôi, công sở, bệnh viện trong tự nhiên thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường. Các nghiên cứu khác tại Đức, Thái Lan, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha còn cho thấy bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị; xử lý phân bùn bể phốt và xử lý nước thải công nghiệp, nước rò rỉ bãi rác... Không những thế, thực vật nước từ bãi lọc trồng cây còn có thể được chế biến, sử dụng để thức ăn cho gia súc, phân bón cho đất, làm bột giấy, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.  Trong nước: Tại Việt Nam, phương pháp xử lý nước thải bằng các bãi lọc ngầm trồng cây còn khá mới mẻ, bước đầu đang được một số trung tâm công nghệ môi trường và trường đại học áp dụng thử nghiệm. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phương pháp này tại Việt Nam như "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam" của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội); "Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trì" của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội... đã cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trường nước. Các loài cây này hoàn toàn dễ kiếm tìm ngoài tự nhiên và chúng cũng có sức sống khá mạnh mẽ. 23
  • 37. Đồ án tốt nghiệp PGS. TS Nguyễn Việt Anh, Chủ nhiệm Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học Tổng hợp Linkoeping (Thụy Điển) và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp về "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây" cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm Bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy thẳng đứng sử dụng các vật liệu sỏi, gạch để xử lý nước thải sau bể tự hoại, trồng các loại thực vật dễ kiếm, phổ biến ở nước ta như Cỏ nến, Thủy trúc, Sậy, Phát lộc, Mai nước... Kết quả rất khả quan, nước thải ra đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường hay tái sử dụng lại. Công nghệ này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhất là cho quy mô hộ, nhóm hộ gia đình, các điểm du lịch, dịch vụ, các trang trại, làng nghề...". Tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, tháng 6 năm 2010 sinh viên Trần Quốc Việt dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lâm Vĩnh Sơn đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải tinh bột mì bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy đứng” và kết luận được rằng “Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải trong bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng là rất tốt. Hệ thống làm việc rất ổn định, dao động chất lượng nước đầu ra không lớn… Mô hình trồng Sậy cho phép đạt hiệu suất xử lý cao hơn nhiều so với mô hình không trồng Sậy.” 1.4.4. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm bằng phương pháp bãi lọc trồng cây Các chất ô nhiễm được loại bỏ khỏi nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. a. Quá trình vật lý: nhờ cơ chế lắng do trọng lực, các hạt được lọc cơ học khi nước chảy qua lớp lọc, qua tầng rễ, lực hấp dẫn giữa các phần tử, sự bay hơi. b. Quá trình hóa học: tạo thành các hợp chất, hấp phụ trên bề mặt lớp lọc và bề mặt thực vật, phân hủy hoặc biến đổi của các lớp chất kém bền bởi các tác nhân như tia tử ngoại, oxy hóa. c. Quá trình sinh học: trong hệ thống, vi sinh vật phân ra làm 3 dạng, tùy thuộc vào vị trí của tầng đất nó sinh sống. Ở lớp đất bề mặt có độ rỗng cao, tươi 24
  • 38. Đồ án tốt nghiệp xốp, nhiều mùn, tiếp xúc không khí tốt sẽ tồn tại chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, ở tầng đất giữa với điều kiện hiếu khí không thường xuyên đặc biệt là lúc có nước thì tồn tại những loại vi khuẩn thiếu khí, tùy nghi và ở lớp đất cuối cùng không khí không lọt tới thì chủ yếu là vi khuẩn kị khí. Cả 3 dạng này đều có những chức năng riêng biệt trong quá trình phân hủy các chất trong nước thải. Nhờ các quá trình trên, hệ thống bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ được nhiều chất gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.  Đối với chất rắn: Các chất rắn được loại bỏ nhờ cơ chế lắng trọng lực vì hệ thống có thời gian lưu nước dài. Chất rắn không lắng được, chất rắn ở dạng keo thì được loại bỏ qua cơ chế lọc, phân hủy sinh học, dính bám, hấp phụ nhờ lực Vander Wals.  Đối với chất hữu cơ (CHC) có khả năng phân hủy sinh học: Các chất hữu cơ này thường ở dạng hòa tan hay dạng keo. Phân hủy sinh học xảy ra khi các CHC hòa tan tiếp xúc trên lớp mạng vi sinh bám trên phần ngập nước của thực vật, hệ thống rễ và những phần vật liệu xung quanh nhờ quá trình khuếch tán.  Đối với Nitơ và các hợp chất của Nitơ: Việc loại bỏ chúng là nhờ có 3 cơ chế chủ yếu là nitrat hóa hay khử nitrat, bay hơi amoniac và hấp thụ của thực vật. Sự chuyển hóa nitơ xảy ra ở tầng oxy hóa – khử của đất và nước, bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. Quá trình nitrat hóa diễn ra ở vùng rễ hiếu khí, được thực hiện bởi vi khuẩn Nitrobacter, chúng có khả năng oxy hóa NO2 - thành NO3 - và tạo năng lượng. Năng lượng này dùng để đồng hóa CO2, bicacbonate, cacbonate thành đường. Phần NO3 - không được cây trồng hấp thụ sẽ khuếch tán vào vùng thiếu khí, bị khử thành N2 và N2O do quá trình khử nitrat. Lượng amoniac trong vùng rễ được bổ sung nhờ nguồn NH4 + từ vùng thiếu khí khuếch tán vào. 25
  • 39. Đồ án tốt nghiệp NO2 - + ½ O2 → NO3 - + năng lượng Các vi khuẩn thực hiện quá trình này là các loài tự dưỡng hiếu khí Nitrobacter agilis, Nitrobacter uinugradski và các vi khuẩn khác nhau như Nitrospira, Nitrococus hoặc các vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí Pseudomonas, Corynebacteium. Quá trình phản nitrat: có 2 cơ chế song song quá trình khử nitrat đó là cơ chế đồng hóa và cơ chế dị hóa.  Quá trình đồng hóa: trong quá trình này, nitrat được VSV và thực vật hấp thu chuyển chúng thành nitrit, sau đó là amoniac. Amoniac sẽ được dùng để tổng hợp Protein và acid nucleic. Vi khuẩn đồng hóa là Pseudomonas aeruginosa. Sự đồng hóa Nitơ là một quá trình sinh học chuyển từ dạng Nitơ vô cơ sang hợp chất Nitơ hữu cơ cần thiết cho xây dựng tế bào và mô (Kadlec và night, 1996).  Quá trình dị hóa: đây là hô hấp hiếm khí trong đó nitrat đóng vai trò chất nhận điện tử cuối cùng, nitrat bị khử thành nitrousoxide (N2O) và N2, N2 là sản phẩm cuối cùng của quá trình. Các VSV tham gia trong quá trình này rất đa dạng thuộc nhiều chi như Pseudomonas, Bacillus, Hyphomicrobium…  Đối với virut và vi khuẩn: Cơ chế giống như loại bỏ VSV trong hồ sinh học. Chúng được loại bỏ nhờ quá trình vật lý như kết dính, lắng, lọc, hấp phụ, bị tiêu diệt trong điều kiện môi trường không thuận lời trong thời gian dài. Cụ thể: nhiệt độ, pH, bức xạ mặt trời (Zdragas và cs, 2002), thiếu chất dinh dưỡng, do các vi sinh vật khác ăn.  Đối với photpho (P): Sự hấp thụ của thực vật, quá trình đồng hóa của vi khuẩn, sự hấp thụ lên đất, vật liệu lọc và các chất hữu cơ, kết tủa và lắng cùng Ca2+ , Mg2+ , Fe3+ và Mn2+ là nguyên nhân loại trừ P trong nước thải. Khi thời gian lưu nước dài, đất sử dụng có cấu trúc mịn thì cơ chế loại bỏ P là hấp phụ và kết tủa.  Đối với kim loại nặng: 26
  • 40. Đồ án tốt nghiệp Kết tủa và lắng dạng hydroxit không tan, hấp phụ lên các kết tủa hydroxit sắt và mangan trong vùng hiếu khí hay kết tủa dạng sunfit kim loại trong vùng kị khí của lớp vật liệu. Đồng thời kim loại nặng cũng được hấp thụ vào rễ, thân và lá của thực vật trong hệ thống, các loài thực vật khác nhau hấp thụ kim loại nặng khác nhau. Vật liệu lọc là nơi tích tụ chủ yếu kim loại nặng. Trong cơ chế xử lý của hệ thống bãi lọc trồng cây vai trò của thực vật vô cùng quan trọng. Vì vậy phải lựa chọn thực vật cho hệ thống phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả xử lý. 1.4.5. Vai trò của thực vật trong bãi lọc Vai trò quan trọng nhất của thực vật trong chức năng xử lý nước thải của bãi lọc là dựa trên các đặc tính vật lý của các mô thực vật như kiểm soát sói mòn, lọc nước, tạo nơi sống và hoạt động cho các VSV. Sự trao đổi chất của thực vật (sự hấp thu, thải khí oxy…) ảnh hưởng đến việc xử lý theo những cấp độ khác nhau tùy theo thiết kế. Thực vật còn có vai trò đáng quý khác như tạo cảnh quan, môi trường sống cho các loài thú hoang dã. Bảng 1.1. Tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc trồng cây Các bộ phận của thực vật Vai trò trong xử lý Những mô nổi trên mặt nước  Giảm ánh sáng → giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật.  Ảnh hưởng đến khí hậu tại khu vực → các nhiệt về mùa đông.  Giảm sức gió → giảm nguy cơ sáo trộn.  Tích tụ chất dinh dưỡng Những mô chìm dưới nước  Có tác dụng lọc → lọc các vật thể trong dòng nước thải.  Giảm tốc độ dòng chảy → tăng tốc độ lắng đọng, giảm nguy cơ sáo trộn.  Cung cấp bề mặt dính bám cho các màng sinh học.  Nhả khí oxy thông qua quá trình quang hợp → tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí.  Tiêu thụ chất dinh dưỡng. Rễ và thân rễ trong lớp bùn  Gia cố bề mặt lớp bùn lắng đọng → ít sòi mòn.  Chống tắc nghẽn trong hệ thống dòng chảy đứng. 27
  • 41. Đồ án tốt nghiệp  Nhả khí oxy làm tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí và nitrat hóa.  Tiêu thụ chất dinh dưỡng.  Làm phát sinh các chất kháng sinh. (Nguồn: Brix, 1997) 1.4.6. Sơ lược về một số loại cây trong bãi lọc Cây trồng được sử dụng trong bãi lọc là những cây dễ tìm kiếm, có khả năng sinh trưởng tốt trong nước, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và tạo được vẻ đẹp cảnh quan. a. Cây Hoa Bóng Nước Tên thường gọi: Hoa Bóng Nước hay còn có tên khác là cây Hoa Móng Tay hay cây Nắc Nẻ. Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Thuộc họ: bóng nước BALSAMINACEAE. Loài: I. Balsamina. Hoa bóng nước là một cây trồng làm cảnh với hoa đẹp nhiều màu sặc sỡ, trắng, hồng, đỏ, tím và vàng. Ngoài ra Hoa Bóng Nước được dùng trong Y học cổ truyền với tên thuốc là Phượng tiên hoa, thu hái khi chưa có hoa, lá còn xanh chưa bị úa vàng. Dịch chiết từ lá bóng nước với thành phần hóa học chủ yếu là chất axit p-hydroxybenzoic đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. b. Cây Mon Nước Tên thường gọi: Cây Mon Nước hay cây Khoai Nước. Tên khoa học: Colocasia esculenta. Thuộc họ: Ráy (Araceae). Đặc điểm: là một loại thực vật thuộc họ Ráy bản địa bao gồm vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc. Đây là một loại cây mọc hoang có sức 28
  • 42. Đồ án tốt nghiệp sống mãnh liệt hay mọc ở ruộng hay dựa vào bờ nước, có củ, lá cọng cao 0,3 - 0,8 m, lá, phiến không thấm nước vì lông mịn như nhung. Lá có kích thước đến 40 × 24,8 cm, mọc từ củ (thân rễ), mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới nhạt hơn, thông thường có hình oval – tam giác. Cuống lá cao 0,8 - 1,2 m. Cây mon nước được dùng làm thức ăn gia súc ngoài ra còn trồng làm rau ăn, dùng để chữa bệnh. c. Cây Chuối Hoa Tên thường gọi: Cây Chuối Hoa. Tên khoa học: Canna hybrids. Thuộc họ: Cannaceae Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam châu Mỹ, nay được gây trồng làm cảnh rộng rãi ở hầu hết các nước nhiệt đới. Đặc điểm: Cây thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nảy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1 – 2 m. Lá to, mọc cách, dạng thuôn hài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ một mo chung, gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau. Hoa không đều, nhiều cành lớn, có màu sặc sỡ. Quả nang có nhiều gai mềm, hạt nhiều, màu đen. Cây có hoa gần như quanh năm, được gây trồng làm cảnh ở các bồn hoa trong công viên, vì cây dễ trồng bằng các đoạn thân rễ, mọc khỏe, chịu được khô nóng và trải nắng. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Là cây ưa sáng, nhu cầu nước cao, sinh trưởng phát triển nhanh, ưa khí hậu mát ẩm, phù hợp với mô hình đất ướt, với các đặc điểm nổi bật so với các loại thực vật khác, có tiềm năng trong việc hấp thụ và xử lý các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, loại cây này mang lại mỹ quan cho đô thị, lại dễ chăm sóc và phát triển rất nhanh. 29
  • 43. Đồ án tốt nghiệp d. Cây Phát Lộc (cây Phát Tài) Tên khoa học: Dracaena Sanderia. Là một loài cây cảnh được sử dụng trong phong thủy hiện đang rất được ưa chuộng bởi nó là biểu tượng của sự may mắn và thành công. Cây Phát Lộc là loại cây có thể phù hợp và đáp ứng được đa dạng mục đích và nhu cầu của hầu hết tất cả mọi người. Cây thích hợp để bày, trang trí trên bàn làm việc, bàn học hoặc phòng khách. Vừa có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc, vừa tạo một không gian xanh và cảm giác thiên nhiên ngay trong căn phòng của bạn, đặc biệt với những gia đình ở nhà cao tầng, không đủ diện tích đất để trồng cây. Ưu điểm của cây phát lộc là loại cây chăm sóc rất dễ dàng, không cầu kì và không tốn nhiều thời gian. Cây sống trong môi trường ẩm ướt, cây sinh trưởng phát triển khá nhanh mua về sau 2 - 3 tuần thì cây sẽ nảy lộc. e. Cây Trúc Mây (Mật Cật) Tên thông thường: Mật Cật (Trúc Mây). Tên khoa học: Rhapis excelsa. Họ: Arecaceae (Cau). Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc. Là cây hạt kín được xếp vào cây 1 lá mầm còn được gọi là lá rộng Lady Palm là một loài của phân họ cọ trong các chi Rhapis, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc và Đài Loan. Đặc điểm hình thái: Thân, Tán, Lá: Cây bụi thưa, cao 1 – 2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Lá kép chân vịt, chia 5 - 10 lá phụ dạng dải, đầu nguyên hoặc chia 2 thùy nông, màu xanh bóng đậm. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa thẳng đứng cao 0,5 - 0,7 m, mọc ở giữa đám lá. Hoa màu vàng đơn tính. Quả hình cầu mang 1 hạt. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng trung bình phù hợp với cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt hoặc tách bụi, mọc khỏe, nhu cầu nước trung bình. 30
  • 44. Đồ án tốt nghiệp f. Cây Thiết Mộc Lan Tên thông thường: Thiết Mộc Lan hay còn gọi phất dụ thơm. Tên khoa học: Dracaena fragrans L. Tên tiếng anh: Cornstalk Plant, Dracaena odorant. Họ: Dracaenaceae. Nguồn gốc xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới. Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp. Là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc Tiên. Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Cây có các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Đặc điểm hình thái: Thân, Tán, Lá: cây thân cột, cao 2 – 5 m, đường kính 3 – 4 cm. Lá hình giáo thuôn nhọn ở đỉnh, kéo bẹ ôm thân ở gốc, mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh bóng đôi khi có các giải màu vàng kéo dài từ gốc tới ngọn. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa chùm dài, cong ra ngoài đám lá. Hoa lớn màu trắng thơm hay vàng nhạt. Quả mọng màu đỏ. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với cây chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ giâm cành, mọc khỏe. g. Cây Thủy Trúc Tên thường gọi Thủy Trúc. Tên khoa học Cyperus alternifolius Linn. Họ: Cyperaceae (Cói). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Madagasca (Châu Phi) 31
  • 45. Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm: Có dáng đặc sắc, mọc thành bụi dày, thẳng như cây dừa, cau tí hon. Cây có thân tròn màu xanh đậm, lá giảm thành các bẹ ở gốc, thay vào đó các lá bắc ở đỉnh lại lớn, xếp vòng xoè ra, dài, cong xuống, khá đẹp. Cuống chung của hoa dài thẳng, xếp toả ra nổi trên đám lá bắc, hoa lúc non màu trắng sau chuyển sang nâu. Cây mọc khoẻ, chịu được đất úng, nước, nên được gây trồng làm cảnh ở vườn, trên hòn non bộ. Mô tả: Thân thảo mọc đứng thành cụm, dạng thô, cao 0,7 - 1,5 m, có cạnh và có nhiều đường vân dọc, phía gần gốc có những bẹ lá màu nâu không có phiến. Lá nhiều, mọc tập trung ở đỉnh thân thành vòng dày đặc, xếp theo dạng xoắn ốc và xoè rộng ra, dài có thể tới 20 cm. Cụm hoa tán ở nách lá, nhiều. Bông nhỏ hình bầu dục hoặc hình bầu dục ngắn, dẹp, dài chừng 8 mm, thông thường không có cuống, hợp thành cụm hoa đầu ở đỉnh các nhánh hoa, ra hoa tháng 1 - 2. h. Cây Xương Bồ Tên thường gọi: Cây Xương Bồ. Tên khoa học: Rhizoma Acori. Thuộc họ: Xương Bồ (Acoraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Bắc Mĩ và khu vực bắc, đông Châu Á. Đặc điểm: Cây mọc hoang trong rừng núi ẩm ướt, ven bờ suối, trên các triền đá, các vùng đầm lầy. Có màu xanh giống như cỏ, cây có cao khoảng từ 40 - 80 cm, các lá với gân lá song song có chứa các tinh dầu dạng ête, tạo ra hương thơm. Hoa của Xương Bồ các hoa nhỏ, không dễ thấy sắp xếp trên các bông mo. Không giống như ở các loài ráy, chúng không có mo (lá bắc lớn, bao bọc lấy bông mo). Bông mo dài 4 - 10 cm, được bao bọc trong tán lá. Lá bắc có thể dài gấp 10 lần bông mo. Các lá thẳng với mép lá nhẵn. i. Cây lưỡi mác Tên thường gọi: Cây lưỡi mác, bách thủy tiên. Tên khoa học: Echinodorus Amazonicus. Thuộc họ: Từ cô (Alismataceae) Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ miền bắc Nam Mỹ hoặc Bắc Mỹ. 32
  • 46. Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm: Cây lưỡi mác thuộc loại cây thân thảo, nhiều cành nhánh, sống lâu năm, thân mập mạp, chiều cao khoảng 0,3-0,6m. Lá lưỡi mác có hình oval hơi tròn, đỉnh nhọn hình lưỡi mác, đáy hình tim, dài khoảng 10-12cm, rộng 7-9 cm, màu xanh sáng bóng quanh năm, lá to và tròn hơn khi chìm dưới nước. Mặt dưới lá màu nhạt hơn và có nhiều gân nổi rõ. Lá mọc trên cuống dài tạo thành bẹ rẻ quạt. Hoa lưỡi mác nhỏ xinh, có màu trắng mịn, có 3 cánh rời, mọc theo đốt thân, trên mỗi đốt có vài bông hoa trông xa như những cánh bướm dập dờn trên cành. Chùm hoa uốn cong rủ xuống rất mềm mại, đặc biệt trên đài hoa có các gai thịt nhỏ. Nhị hoa màu vàng ở giữa thu hút côn trùng đến khám phá. 1.5. Tổng quan tài liệu về hệ thống thủy canh 1.5.1. Khái niệm về rau sạch Rau sạch hay còn gọi là rau hữu cơ được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng sạch. Cụ thể là không phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu và không phun thuốc kích thích sinh trường, phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá), không dùng hóa chất bảo quản. Mùi vị của rau sạch đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài. Tuy nhiên màu sắc của rau sạch không được đẹp mắt cũng như không được đồng đều. Vẻ bề ngoài của rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như những loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. 1.5.2. Vai trò và giá trị của rau a. Về mặt dinh dưỡng  Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, 33
  • 47. Đồ án tốt nghiệp chất xơ, v.v...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 – 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit.  Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95-99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vitamin C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả.  Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100-357 mg%). 34
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 35
  • 49. Đồ án tốt nghiệp  Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90-110kg/năm tức 250-300g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1kg; Newzealands: 136,7kg. Hà Lan lên tới 202kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3kg/người/năm, tức khoảng 263,8g/người/ngày. Phấn đấu đến năm 2010 mức tiêu thụ 105,9kg/người/năm tức 290,1g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu người. b. Về giá trị kinh tế  Rau là một trong những mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 329.972 ngàn USD. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều 36
  • 50. Đồ án tốt nghiệp triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ.. và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm. Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng trong năm 2005 Thời gian Tháng 4 năm 2005 (USD) 4 tháng trong năm 2005 (USD) Thị trường Trung Quốc 5.208.971 15.359.231 Nhật Bản 2.905.127 10.741.899 Đài Loan 2.055.040 6.824.588 Nga 1.316.290 4.772.691 Indonesia 1.178.316 4.233.744 Mỹ 998.720 4.112.364 Hàn Quốc 786.192 2.598.249 Hà Lan 656.111 2.170.692 Pháp 500.743 2.048.384 Singapore 489.692 1.785.933 Malaysia 466.616 1.538.967 Đức 308.694 1.426.445 Brazin 245.157 1.331.510 Arập Thống Nhất 303.166 1.136.787  Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu...). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa. 37
  • 51. Đồ án tốt nghiệp  Rau là nguồn thức ăn cho gia súc Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2 – 3kg rau, trong đó có 50 – 60% loại rau dùng cho người: rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1 đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 – 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.  Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2 – 3 lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70 – 100 triệu đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76 – 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 – 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triệu/ha bình quân của ngành trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau. 38
  • 52. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.3. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan ST T Cây trồng Chi phí sản xuất (USD/ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng thu nhập (USD/ha) 1 Lúa 7.63 5,6 399 2 Cà chua 16.199 60,1 4.860 3 Khoai tây 3.876 23,9 1.104 4 Cải canh 2.426 39,7 1.016 5 Súp lơ 4.411 23,9 1.836 6 Hành 6.421 59,5 4.196 7 Tỏi 6.834 9,5 5.677 c. Về giá trị làm thuốc Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng... d. Ý nghĩa về mặt xã hội Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... 1.5.3. Khái niệm về thủy canh Thủy canh (Hydroponics), là hình thức canh tác không sử dụng đất. Cây được trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch và tủy theo từng kĩ thuật mà bộ rễ cây có thể ngâm hoặc treo lơ lửng trong môi trường không khí bão hòa dinh dưỡng. Trồng cây không sử 39