SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
Phạm Văn Tuyền
NGHIÊN CỨU CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI KẾT NỐI NGUỒN
ĐIỆN PHÂN TÁN V LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ỚI
Chuyên ngành : Kỹ thuật điện
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S Nguyễn Xuân Hoàng Việt
Hà Nội – 2014
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN .............................4
1.1. Định nghĩa và phân loại nguồn điện phân tán...................................................4
1.1.1. Định nghĩa nguồn điện phân tán .................................................................4
1.1.2. Đặc tính công suất của nguồn điện phân tán ..............................................5
1.1.3. Phân loại nguồn phân tán............................................................................6
1.2. Các công nghệ phát điện phân tán ....................................................................7
1.2.1. Tổ hợp máy phát điện động cơ đốt trong
- .................................................7
1.2.2. Tổ hợp máy phát điện – tuabin khí .............................................................8
1.2.3. Thủy điện nhỏ ...........................................................................................10
1.2.4. Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) ..................................12
1.2.5. Nguồn điện sử dụng năng lượng gió.........................................................14
ii
1.2.6. Pin nhiên liệu (Fuel cell)...........................................................................17
1.2.7. Điện sinh khối (Biomass)..........................................................................18
1.3. Tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện....................................19
1.3.1. Lợi ích của nguồn điện phân tán...............................................................19
1.3.2. Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán ........................................................20
1.4. Bài toán vận hành lưới điện phân phối có nguồn phân tán.............................21
CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ...........................................................23
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam đối với nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới
điện trung áp [1].....................................................................................................23
2.2. Quy định kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới ......................................28
2.2.1. Quy định đấu nối của hệ thống điện các nước Bắc Âu [3].......................28
2.2.2. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào hệ thống điện của bang Texas,
Hoa Kỳ [4] ..........................................................................................................30
2.2.3 .........33
. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của IEEE [2]
2.2.4. Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới
điện của một số quốc gia khác ............................................................................34
2.3. Đánh giá về những quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán...............36
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN
PHÂN TÁN ĐẾN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM.............................38
3.1. Xu hướng phát triển DG trong lưới điện phân phối (LĐPP) ở Việt Nam ......38
3.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến lưới điện phân phối ở Việt
Nam........................................................................................................................39
3.2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................39
iii
3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến điện áp lưới điện ......42
3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến bảo vệ hệ thống........46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................50
4.1. Kết luận ...........................................................................................................50
4.2. Kiến nghị và đề xuất .......................................................................................51
4.3. Hướng phát triển của đề tài.............................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC.................................................................................................................64
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những vấn đề được trình bày trong luận văn này là
những nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của
các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sử dụng kết quả của người khác.
Tác giả
Phạm Văn Tuyền
v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ đóng
góp ý kiến của các thầy cô ở Viện Điện, Viện Sau Đại Học Trường Đại học Bách
–
Khoa Hà Nội, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể lớp cao học Hệ thống điện 2012B
đã cung cấp kiến thức, tài liệu và các thông tin có liên quan đến đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Xuân
Hoàng Việt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thiện
luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể cơ quan, bạn bè, gia đình và những
người thân của tôi, những người luôn ở bên cạnh an ủi và là nguồn động viên to lớn
giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian qua.
Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ khoa học kỹ thuật, chắc chắn chưa
đáp ứng được một cách đầy đủ những vấn đề đã nêu ra. Tôi xin chân thành cảm ơn
và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn!
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DCS Distributed Control System (Hệ thống điều khiển phân tán)
D-FACTS Distribution-Flexible AC Transmission System (Hệ thống truyền
tải điện linh hoạt dùng cho lưới phân phối)
HTĐ Hệ thống điện
LĐPP Lưới điện phân phối
NLMT Năng lượng mặt trời
MBA Máy biến áp
PV Photovoltaic – Pin năng lượng mặt trời
RTU Remote Terminal Unit (Thiết bị đầu cuối từ xa)
SCADA Supervisory Control And Data Acquisition (Hệ thống thu thập số
liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống
điện)
TĐL Tự động đóng lại
TBA Trạm biến áp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc tính kỹ thuật của một số loại pin nhiên liệu......................................17
Bảng 2.1: Quy định vùng tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới .......31
Bảng 2.2: Giới hạn dòng hài theo IEEE 519-1992 ...................................................32
Bảng 2.3: Yêu cầu trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc khi đấu
nối nguồn điện phân tán. ...........................................................................................32
Bảng 2.4: Quy định dải điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới..........................33
Bảng 2.5: Quy định vùng tần số của nguồn điện trên lưới .......................................33
Bảng 2.6: Giới hạn dòng hài .....................................................................................34
Bảng 2.7: Quy định khi hòa đồng bộ máy phát đồng bộ ..........................................34
Bảng 2.8: Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện
của Vương Quốc Anh [5], [6]. ..................................................................................34
Bảng 2.9: Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện
của một số quốc gia khác [7].....................................................................................35
Bảng 3.1: Thông số chính của nhà máy thủy điện Suối Sập 2..................................40
Bảng 3.2: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi nhà máy
thủy điện Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi không vận hành......................42
Bảng 3.3: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi các nhà
máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất............................44
Bảng 3.4: Điện áp nút trên đường trục 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu khi các nhà
máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng .................45
Bảng 3.5: Ngắn mạch ba pha trên lưới trung áp TBA 110kV Phù Yên ...................47
Bảng 3.6: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có nhà
máy thủy điện Suối Sập 2 trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn .......................48
Bảng 3.7: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi cả hai
nhà máy thủy điện cùng vận hành trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn ..........48
Bảng 3.8: Dòng ngắn mạch trên xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có sự cố
trên xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375 ......................................................................49
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các loại nguồn phân tán ....................................................6
Hình 1.2. Mô hình tổ máy phát điện điêzen................................................................7
Hình 1.3. Mô hình máy phát điện tuabin khí chu trình hỗn hợp.................................9
Hình 1.4: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu đập........................................................11
H ...............................................11
ình 1.5: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn
Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện NLMT ............................................13
Hình 1.7: Mô hình tuabin gió với tốc độ cố định......................................................14
Hình 1.8: Mô hình tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần ...................15
Hình 1.9: Mô hình tuabin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa
stato và lưới...............................................................................................................16
Hình 1.10: Cấu trúc bài toán nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến LĐPP .................22
Hình 2.1: Quy định tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới.................29
Hình 2.2: Quy định về khả năng hoạt động của nguồn điện khi cố sự cố ................30
Hình 3.1: Sơ đồ lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên............................41
Hình 3.2: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 không
phát điện ....................................................................................................................43
Hình 3.3: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 phát công
suất lớn nhất ..............................................................................................................43
Hình 3.4: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 phát công suất lớn nhất...................................................................................44
Hình 3.5: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng........................................................................45
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội là sự gia
tăng của phụ tải điện, đòi hỏi ngành điện phải đầu tư xây dựng các nhà máy điện
cũng như phát triển và hoàn thiện hệ thống truyền tải và phân phối.Vấn đề đặt ra
này khó giải quyết triệt để do vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lớn, việc xây
dựng hay kéo dài đường dây truyền tải để cung cấp điện cho các khu vực có mật độ
phụ tải nhỏ sẽ khó đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế và chất lượng điện áp. Do đó,
hướng giải quyết được đánh giá là có nhiều hiệu quả và cũng là xu thế hiện nay là
phát triển các nguồn điện phân tán (Distributed Generation DG) như: Điêzel, thuỷ
-
điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió... để cung cấp điện tại chỗ cho phụ tải, góp phần
giảm áp lực về nguồn cho lưới điện Quốc gia.
Ở nước ta trong thời gian gần đây, DG đã và đang phát triển mạnh mẽ, một
số lượng lớn các nguồn DG được triển khai xây dựng và đấu nối vào lưới điện phân
phối. Nhưng qua thực tế vận hành các lưới điện phân phối với những DG này cũng
đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Thông tư số 32/2010/TT BCT của Bộ Công
-
Thương ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2010 về “Quy định hệ thống điện phân
phối” cũng đưa ra những quy định kĩ thuật vận hành nguồn điện trong lưới phân
phối đối với tần số, điện áp và bảo vệ hệ thống điện.Tuy nhiên quy định này chưa
yêu cầu xem xét cụ thể đến sự thay đổi và những ảnh hưởng khi đấu nối nguồn điện
phân tán vào lưới điện phân phối. Trong khi đó thực tế một số nguồn điện phân tán
vận hành đấu nối vào lưới phân phối đang gây nên những ảnh hưởng đến lưới điện
phân phối như điện áp trên lưới tăng cao, thu hẹp phạm vi bảo vệ của rơle... Qui
định trong thông tư 32/2010/TT BCT được áp dụng cho cả cấp điện áp 110kV,
-
trung áp và hạ áp đang gây nên những khó khăn nhất định cho đơn vị phân phối
điện cũng như nhà máy điện. Đó chưa kể đến những ảnh hưởng có thể có khi đấu
nối nguồn điện từ năng lượng tái tạo khác trong tương lai.
Trong nước một số bài báo, nghiên cứu khoa học và luận án tốt nghiệp sau
2
đại học cũng đã bước đầu đề cập đến ảnh hưởng của nguồn điện phân tán khi kết
nối vào lưới điện trung áp. Những tài liệu này chủ yếu tập trung nghiên cứu tác
động của nguồn điện phân tán đến ổn định điện áp và tổn thất công suất trên lưới
điện khi kết nối vào lưới trung áp. Các nghiên cứu này chưa phân tích, đánh giá đầy
đủ những ảnh hưởng khác của nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới phân phối
cũng như chưa đưa ra những giải pháp kỹ thuật có tính chất toàn diện, lâu dài.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn điện khi đấu
nối vào lưới điện phân phối. Các nghiên cứu này thường giải quyết những vấn đề
của từng quốc gia, từng khu vực hoặc dự án cụ thể. Nhiều quốc gia đã có những yêu
cầu kĩ thuật riêng, chi tiết đối với nguồn điện đấu nối vào lưới điện phân phối theo
từng cấp điện áp (110kV, trung áp và hạ áp) hoặc quy mô công suất của nguồn điện.
Xuất phát từ đòi hỏi cần thiết phải có nghiên cứu hoạt động của nguồn điện
phân tán trong lưới điện phân phối Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu các yêu cầu kỹ
thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối” là hết sức cần
thiết nhằm giải quyết và hạn chế ảnh hưởng của nguồn điện này đối với lưới điện
phân phối trên phạm vi toàn quốc, trong hiện tại cũng như tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện,
căn cứ vào thông tư số 32/2010/TT BCT của Bộ Công Thương, những tiêu chuẩn
-
đấu nối hiện hành của một số quốc gia đề xuất một số giải pháp kỹ thuật giải quyết
và hạn chế, có xét đến tính khả thi khi áp dụng vào Việt Nam đối với những ảnh
hưởng khi đấu nối nhà máy điện vào lưới điện phân phối.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới điện
phân phối trong hệ thống điện Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối
nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp.
3
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô phỏng
Phương pháp liệu và tổng hợp số liệu
phân tích tài .
Phương pháp hệ thống hoá trên cơ sở tổng hợp các số liệu, tư liệu, chụp ảnh,
lập bảng biểu, sơ đồ.
Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải phá kỹ thuật khi
p
đấu nối các nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối nói chung, hay lưới điện
trung áp nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất của Luận văn là tài liệu kỹ thuật tham khảo
hữu ích cho các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện phân phối, chủ đầu tư các dự án
nguồn điện phân tán được đấu nối vào lưới điện trung áp trên phạm vi toàn quốc.
4
C 1:
HƯƠNG TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
1.1. Định nghĩa và phân loại nguồn điện phân tán
1.1.1. Định nghĩa nguồn điện phân tán
Tại Việt Nam, khái niệm nguồn điện phân tán đã xuất hiện trong một số bài
báo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành cũng như trong luận án tốt nghiệp đại học
và sau đại học. Tuy nhiên các tác giả đều chưa đưa ra được định nghĩa về khái niệm
này. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có định nghĩa thống nhất về nguồn điện phân
tán. Một số quốc gia định nghĩa nguồn điện phân tán là nguồn điện theo các thông
số cơ bản như: “nguồn điện phân tán là nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo,
không điều khiển tập trung…”; hoặc một số khác căn cứ theo cấp điện áp mà nguồn
điện đó đấu nối vào: “nguồn điện phân tán là nguồn điện đấu nối vào lưới điện cung
cấp trực tiếp cho phụ tải khách hàng”. Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những định
nghĩa khác nhau về nguồn điện phân tán. Các định nghĩa đó như sau:
- CIGRE (International Council on Large Electricity Systems) định nghĩa
nguồn điện phân tán là nguồn điện không được quy hoạch tập trung, không được
điều khiển tập trung và thường đấu nối vào lưới điện phân phối với quy mô công
suất nhỏ hơn 50 hoặc 100MW.
- IEA (International Energy Agency) định nghĩa nguồn điện phân tán là
nguồn điện phục vụ trực tiếp phụ tải khách hàng hoặc hỗ trợ cho lưới điện phân
phối, được đấu nối vào hệ thống điện ở các cấp điện áp của lưới phân phối.
- IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers Inc.) định nghĩa
nguồn điện phân tán là nguồn phát điện nhỏ hơn những nhà máy điện trung tâm,
thường nhỏ hơn hoặc bằng 10MW, cho phép đấu nối vào bất kỳ điểm nào trrong hệ
thống điện.
- EPRI (Electric Power Research Institute) định nghĩa nguồn điện có công
suất từ vài kW đến 50MW và/hoặc các thiết bị lưu điện có vị trí gần phụ tải khách
hàng hoặc lưới phân phối và các trạm biến áp truyền tải trung gian là những nguồn
điện phân tán.
5
Như vậ ững định nghĩa về ồn điện phân tán thường căn cứ
y, nh ngu vào quy
mô công su t và c u n ng nh t v quy mô công
ấ ấp điện áp đấ ối. Do chưa có sự ố
th ấ ề
su ngu
ất cũng như cấp điện áp đấu nối nên một định nghĩa tổng quan về ồn điện
phân tán là c n thi n phân tán là ngu
ầ ết. Gần đây, định nghĩa nguồn điệ ồn điện đấu
nối trực tiếp vào lưới điện phân phối hoặ ấ
c đ u nối vào lưới điện của phía khách
hàng (so v t thi t b p nh n r ng rãi và ph
ới điể ặ
m đ ế ị đo đếm) được chấ ậ ộ ổ ế
bi n. Do
định nghĩa này xem xét nguồn điệ ề ị ồn điệ ệ ố
n phân tán v v trí ngu n trong h th ng
điệ và điểm đấ ố ủ ồn điện hơn là xem xét đế
n u n i c a ngu n quy mô công su t c
ấ ủa
nguồn điện nên có tính khái quát cao cũng như bao trùm được những đặc điểm kĩ
thuật của từng loại nguồn điện này. Định nghĩa này về ồn điện phân tán đượ ử
ngu c s
d ng trong các nghiên c u c tài.
ụ ứ ủa đề
1.1.2. Đặc tính công suất của nguồn điện phân tán
Với đặc tính phụ thuộc tự nhiên nên công nghệ phát điện của các DG cũng
khác nhau và có những ảnh hưởng khác nhau đến LĐPP. Để thể hiện sự khác nhau
này, nguồn DG thường sẽ được mô hình hoá khi tính toán. Trong các đánh giá sơ
bộ, người ta thường mô hình hoá DG theo đặc tính công suất dạng đơn giản, có 4
loại mô hình như sau:
- Loại mô hình thứ nhất: chỉ phát công suất tác dụng P, chẳng hạn các tấm
pin quang điện;
- Loại mô hình thứ hai: chỉ phát công suất phản kháng, làm việc giống như
máy bù đồng bộ.
- Loại mô hình thứ ba: phát công suất tác dụng P nhưng không phát công
suất phản kháng Q, thậm chí tiêu thụ công suất phản kháng (các tuabin gió).
- Loại mô hình thứ tư: phát đồng thời cả công suất tác dụng P và công suất
phản kháng Q (các DG sử dụng máy phát điện đồng bộ như: thuỷ điện nhỏ, Điezel,
Biomass...). Với các đặc tính trên dễ thấy: DG sẽ có những ảnh hưởng khác nhau
đối với LĐPP. Chẳng hạn với các DG loại thứ nhất và thứ ba thì chúng có thể gây
ảnh hưởng xấu đến chất lượng điện áp. Còn với mô hình loại 2 và mô hình 4, tuy
DG có tác dụng nhất định trong cải thiện chất lượng điện áp, nhưng lại có ảnh
6
hưởng đến cấu hình chung của LĐPP trước và sau khi kết nối DG.
1.1.3. phân tán
Phân loại nguồn
Các loại nguồn phân tán sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, trong đó công
nghệ sử dụng máy phát truyền thống đã được hoàn thiện như động cơ đốt trong, tua-
bin khí…và các công nghệ khác đang được phát triển như pin nhiên liệu, pin mặt
trời, tua bin gió… Mỗi loại nguồn phân tán đều có những ưu điểm, hạn chế về đặc
-
tính kỹ thuật và tính kinh tế. Việc lựa chọn công nghệ là nhân tố chính để quyết
định về công suất và vị trí lắp đặt của nguồn phân tán. Dưới đây là phân loại một số
nguồn điện phân tán chính hiện có trên thế giới . Phần lớn những loại
[hình 1.1]
nguồn điện này đã xuất hiện và đang được phát triển trong hệ thống điện của Việt
Nam.
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các loại nguồn phân tán
7
1.2. Các công nghệ phát điện phân tán
1.2. -
1. Tổ hợp máy phát điện động cơ đốt trong
Động cơ pittông, công nghệ đầu tiên của các loại nguồn phân tán, được phát
triển hơn 100 năm, được tiêu thụ nhanh trên thị trường bởi có tính cạnh tranh và độ
tin cậy cao, tuổi thọ lớn và ít bảo dưỡng. Động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi,
có công suất từ vài chục kW cho tới 60MW. Nhược điểm lớn nhất của động cơ này
là tiếng ồn, chi phí bảo dưỡng lớn và khí thải lớn. Lượng phát thải này có thể giảm
được bằng cách thay đổi đặc tính đốt của động cơ. Chi phí lắp đặt và vận hành của
động cơ này phụ thuộc vào lượng khí phát thải muốn cắt giảm.
Động cơ đốt trong là công nghệ đã được kiểm chứng qua thực tế với tính
cạnh tranh cao, dải công suất rộng, có khả năng khởi động nhanh, hiệu suất cao (lên
tới 43% cho các hệ thống diesel lớn, 80% đối với micro tuabin), và độ tin cậy cao
trong vận hành. Hầu hết các động cơ đốt trong sử dụng cho việc phát điện đều dùng
động cơ bốn kỳ. Các động cơ này sử dụng khí tự nhiên, khí biogas hoặc dầu diesel
làm nhiên liệu. Nguồn điện có động cơ sử dụng khí tự nhiên có hiệu suất cao và
phát thải ít khí NOx hơn động cơ dùng dầu diesel.
Hình 1.2. Mô hình tổ máy phát điện điêzen
Nguồn: Internet
8
Loại nguồn điện này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong cả nước trong đó
chủ yếu đóng vai trò là nguồn điện dự phòng hoặc cấp điện cho khu vực chưa có
điện lưới quốc gia (khu vực hải đảo…). Một số ít nguồn điện này được đấu nối vào
lưới điện trung áp có khả năng hoạt động song song với lưới điện khu vực tại một
số thời điểm phụ tải đỉnh theo yêu cầu của đơn vị phân phối điện.
Một số đặc tính của máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong:
- Hiệu suất cao, chi phí đầu tư thấp và chi phí sản xuất điện cạnh tranh so với
nhiều loại công nghệ sử dụng trong nguồn phân tán khác.
- Thời gian khởi động ngắn nên có thể sử dụng để phủ đỉnh đồ thị phụ tải
hoặc thích hợp cho dự phòng quay.
- Phát thải khí CO và NOx nhiều hơn so với tuabin khí.
- Chất lượng điện năng không được cao.
- Có khả năng hoạt động độc lập và có khả năng khởi động “đen” (black
start).
1.2.2. – tuabin khí
Tổ hợp máy phát điện
Tuabin khí là các thiết bị sử dụng không khí nén dưới áp suất cao kết hợp với
nhiên liệu khí hoặc nhiên liệu lỏng được đánh lửa tạo thành hỗn hợp cháy dưới
nhiệt độ và áp suất cao. Hỗn hợp này được phun trực tiếp vào các cánh tuabin để
làm quay máy phát điện. Loại tuabin khí này được phát triển đầu tiên cho các động
cơ máy bay, sau đó được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy nhiệt điện. Đặc biệt là
công nghệ chu trình nhiệt điện hỗn hợp. Nhiên liệu của máy phát điện tuabin khí có
thể là khí tự nhiên, dầu diezel, khí biogas (khí sinh học)… Hiệu suất của các loại
tuabin khí phụ thuộc vào chế độ hoạt động. Hiệu suất cao nhất khi tuabin khí làm
việc ở chế độ phụ tải cực đại và giảm dần khi phụ tải giảm. Khi giá thành của các
nhiên liệu khí rẻ, các tuabin khí chu trình hỗn hợp được sử dụng để phủ đáy của đồ
thị phụ tải.
9
Hình 1.3. Mô hình máy phát điện tuabin khí chu trình hỗn hợp
Nguồn: Internet
Hiện nay ngoài các nhà máy nhiệt điện khí lớn có vị trí quan trọng trong hệ
thống điện Việt Nam, chưa có nguồn điện sử dụng máy phát điện tuabin khí quy mô
vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với việc phát triển nguồn chăn nuôi tập trung thì khả năng
phát triển nguồn điện sử dụng máy phát điện tuabin khí với nhiên liệu sơ cấp là khí
sinh học là hoàn toàn khả thi trong tương lai không xa.
Một số đặc tính của máy phát điện tuabin khí:
- Chi phí lắp đặt thấp, chi phí nhiên liệu hợp lý.
- .
Lượng khí phát thải nhỏ
- Thích hợp cho chu trình nhiệt điện hỗn hợp
- Thời gian khởi động, thay đổi công suất nhỏ.
- Hiệu suất điện thấp hơn nhiều so với hiệu suất của cả chu trình nhiệt điện
hỗn hợp.
10
1.2.3. Thủy điện nhỏ
Nhà máy thủy điện nhỏ biến đổi năng lượng thế năng của nước thành cơ
năng quay tuabin máy phát để sản xuất ra điện. Công suất điện được tạo ra bởi thế
năng của nước được tính theo công thức:
P = η ρ
. .g.Q.H
Trong đó: P là công suất điện được tạo ra;
;
η là hiệu suất tuabin
là
ρ khối lượng riêng của nước, kg/m3
;
g là gia tốc trọng trường, m/s2
;
Q là lưu lượng dòng chảy trên một đơn vị thời gian, m3
/s;
H là độ cao mực nước, m.
Có nhiều loại tuabin khác nhau được sử dụng trong nhà máy thủy điện nhỏ
như là Pelton, Turgo, Crossflow, Francis và Kaplan. Mỗi loại được sử dụng với một
độ cao mặt nước khác nhau để đảm bảo tốc độ quay thích hợp của tuabin máy phát.
Phân loại các nhà máy thủy điện nhỏ:
- Theo dòng chảy:
+ Thủy điện kiểu đập
+ Thủy điện kiểu kênh dẫn
- Theo công suất nhà máy:
+ Từ 2,5MW tới 30MW: nhà máy thủy điện nhỏ
+ Từ 100kW tới 2,5MW: nhà máy thủy điện mini
+ Nhỏ hơn 100kW: máy phát thủy điện cực nhỏ.
11
Hình 1.4: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu đập
Nguồn:Internet
Nguồn thủy điện nhỏ hiện nay đang phát triển nhanh và rộng rãi trên toàn
quốc. Hàng năm có thêm hàng chục nhà máy thủy điện nhỏ được đưa vào vận hành,
bổ sung lượng công suất và điện năng đáng kể vào hệ thống điện quốc gia. Các
nguồn điện này được đấu nối chủ yếu vào lưới điện trung áp, tập trung phần lớn tại
khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hình 1.5: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn
Nguồn:Internet
12
Một số đặc tính của thủy điện nhỏ:
- Linh hoạt trong vận hành, có dự trữ quay nên có khả năng dự phòng cho
các trường hợp sự cố.
- Thủy điện kiểu kênh dẫn thân thiện với môi trường do không làm biến đổi
dòng chảy, không ảnh hưởng tới khu vực hạ lưu.
- Có ý nghĩa rất lớn trong chương trình điện khí hóa nông thôn và khu vực
miền núi. Ngoài nhiệm vụ phát điện, một số nhà máy thủy điện còn làm nhiệm vụ
điều tiết thủy lợi.
- Các nhà máy thủy điện nhỏ thường có hồ chứa nhỏ hoặc không có hồ chứa
nên công suất điện phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng nước trên sông theo mùa, theo
thời điểm trong ngày.
1.2. (NLMT)
4. Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời
Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời gồm hai loại chính: nguồn điện pin
năng lượng mặt trời (PV) và nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời.
Nguồn điện PV: gồm các dàn pin NLMT được đấu nối với nhau, mỗi dàn pin
NLMT được ghép từ các miếng pin rời rạc nối với nhau để biến đổi bức xạ mặt trời
thành dòng điện một chiều. Trong pin mặt trời, điện áp được hình thành bằng các
electron và các hố điện tích ở trạng thái mất cân bằng khi có bức xạ mặt trời chiếu
vào. Pin mặt trời tạo ra dòng điện một chiều và chỉ phát điện khi có ánh sáng mặt
trời. Do đó cần sử dụng bộ nghịch lưu để chuyển đổi thành dòng xoay chiều và các
bộ tích điện và phát điện vào thời điểm khác.
Hệ thống PV đấu nối vào lưới điện được chia làm hai loại chính là hệ thống
PV tích hợp và PV phát điện tập trung. Đối với hệ thống PV tích hợp, điện năng sản
xuất bằng các tấm pin năng lượng mặt trời thông qua bộ nghịch lưu biến đổi thành
dòng điện xoay chiều. Tại các tủ phân phối, một phần điện năng được sử dụng cho
các thiết bị trong một tòa nhà hoặc khu vực dân cư. Phần điện năng dư thừa sẽ nạp
điện các bộ tích điện như acquy hoặc phát lên lưới, bán lại điện cho các công ty điện
lực.
Đối với hệ thống PV phát điện tập trung, điện năng có thể được lưu trữ trong
13
các bộ acquy hoặc phát trực tiếp lên lưới điện.
Hiện nay, nguồn điện PV đang được ứng dụng tại một số khu vực mà lưới
điện quốc gia không thể cấp điện như khu vực hải đảo, vùng núi cao… Quy mô
những nguồn điện này không lớn, đấu nối vào lưới hạ áp cấp điện cho một khu vực
dân cư và hoạt động độc lập với lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm
năng lớn để phát triển nguồn năng lượng mặt trời nên hiện nay đã có một số dự án
nguồn điện PV có quy mô lớn, đấu nối vào lưới điện quốc gia đang dự kiến được
triển khai.
Một số tính chất của nguồn điện pin NLMT:
- Chi phí vận hành thấp, không có khí thải;
- Độ tin cậy cao và ít phải bảo dưỡng;
- Chất lượng điện năng không cao;
- Hiệu suất trong phòng thí nghiệm là 24% nhưng thực tế là 10%;
- Chi phí đầu tư cao, công suất phát thấp so với các dạng nguồn phân tán
khác do phụ thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày.
Nhà máy nhiệt điện NLMT: Hoạt động với nguyên lý như một nhà máy nhiệt
điện thông thường trong đó năng lượng sơ cấp biến đổi nước thành hơi là nhiệt năng
từ ánh sáng mặt trời. Nguyên lý hoạt động của nhà máy được trình bày trong hình
1.6.
Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện NLMT
14
Hiện nay Việt Nam chưa có nhà máy nhiệt điện NLMT nhưng qua nghiên
cứu bước đầu cho thấy có một số địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy điện
loại này tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
1.2.5. Nguồn điện sử dụng năng lượng gió
Năng lượng gió được xếp vào nguồn phân tán vì công suất và vị trí của trang
trại gió thích hợp khi đấu nối vào lưới điện phân phối. Tuabin gió gồm roto, máy
phát, cánh quạt, các thiết bị định hướng và ghép nối. Khi gió thổi vào các cánh quạt
theo nguyên lý động lực học làm quay roto. Lượng công suất điện phát ra phụ thuộc
vào tốc độ gió và diện tích bao phủ của vùng cánh quạt. Hiện nay có nhiều phân loại
khác nhau về mô hình tuabin máy phát điện gió nhưng có thể chia làm ba loại chính
sau ]:
[8
a. -Speed Wind Turbin
Tuabin gió có vận tốc không đổi ( Fixed e)
Trong mô hình này, máy phát điện không đồng bộ được nối trực tiếp với lưới
như trong hình vẽ trên. Bộ điều tốc (Gear box) có vai trò biến đổi tăng tốc độ quay
-
của tuabin gió phù hợp với tốc độ của roto máy phát điện. Máy biến áp được sử
dụng để nâng điện áp máy phát lên điện áp của lưới điện đấu nối hoặc điện áp hệ
thống gom. Trong mô hình này, hệ thống tụ được đặt tại đầu ra của máy phát để bù
công suất phản k máy phát không đồng bộ tiêu thụ. Tốc độ của máy phát
háng mà
được xác định bởi tần số của hệ thống và số đôi cực của máy phát.
Hình 1.7: Mô hình tuabin gió với tốc độ cố định
Đây chính là mô hình đơn giản nhất và có giá thành thấp nhất trong các mô
hình máy phát điện gió nhưng mô hình này có rất nhiều hạn chế. Trong đó hạn chế
15
lớn nhất là mô hình này không có khả năng điều khiển công suất phản kháng (hay
hệ số công suất) của máy phát, do đó mô hình này đòi hỏi phải có nguồn công suất
phản kháng trong hệ thống có khả năng điều khiển được.
b. Tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần (Variable- nd
Speed Wi
Turbine with Full Converter)
Hình 1.8: Mô hình tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần
Trong mô hình này, máy phát điện được nối với lưới qua một bộ chỉnh lưu
điện tử công suất. Bộ chỉnh lưu công suất này được nối trực tiếp với stato của máy
phát nên bộ chỉnh lưu công suất này phải có khả năng biến đổi toàn bộ công suất từ
máy phát điện phát lên lưới. Máy phát điện trong mô hình này có thể là máy phát
không đồng bộ hoặc máy phát đồng bộ. Bộ điều tốc trong mô hình này có thể được
loại bỏ hoặc đơn giản hóa nếu sử dụng máy phát đồng bộ nhiều cực. Mô hình tuabin
gió này có khả năng linh hoạt về điều khiển công suất phản kháng. Hạn chế của mô
hình này là công suất phát phụ thuộc vào công suất của hệ thống chỉnh lưu nên sẽ
làm tăng giá thành đầu tư và tăng tổn thất qua bộ chỉnh lưu đối với tuabin gió có
công suất lớn.
c. Tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu một phần (Variable-Speed Wind
Turbine with Doubly-Fed Induction Generator)
Mô hình này cũng sử dụng một bộ chỉnh lưu điện tử công suất nhưng điểm
khác nhau chính so với mô hình chỉnh lưu toàn phần là bộ chỉnh lưu này được nối
với rôto của máy phát không đồng bộ, còn stato của máy phát được nối trực tiếp với
lưới. Mô hình này không những giữ được khả năng điều chỉnh công suất phản
kháng của máy phát mà còn giảm chi phí đầu tư và tổn thất công suất qua bộ chỉnh
16
lưu điện tử công suất do chỉ một phần công suất của máy phát (thông thường từ 20-
30%) đi qua bộ biến đổi này. Mô hình này thích hợp cho những tuabin gió có công
suất lớn.
Hình 1.9: Mô hình tuabin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp
giữa stato và lưới
Việt Nam hiện có duy nhất một nhà máy điện gió đang hoạt động đấu nối
vào lưới điện 110kV: dự án nhà máy phong điện Tuy Phong Bình Thuận
–
20x1,5MW (công suất cả dự án) của công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam
(REVN). Hiện nay có năm tuabin gió (5x1,5MW) đang vận hành hòa điện, đấu nối
và cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia từ tháng 8/2009. Ngoài ra còn có nhiều
dự án gió khác đang được triển khai đầu tư, sẽ sớm đưa các nhà máy điện tuabin gió
này vào vận hành như nhà máy điện gió Phước Hữu, nhà máy điện gió Ninh
Thuận…
Một số đặc tính của năng lượng gió:
- Không phát thải ra khí thải ô nhiễm;
- Không thể sử dụng với các ứng dụng trong chu trình nhiệt điện hỗn hợp
(CHP);
- Lượng điện sản xuất phụ thuộc vào tốc độ gió, do đó không thể sử dụng để
phủ đỉnh đồ thị phụ tải;
17
- Các tuabin gió sử dụng máy phát không đồng bộ để sản xuất ra công suất
tác dụng nhưng lại tiêu thụ công suất phản kháng;
- Gây ra dao động điện áp do công suất phát thay đổi theo tốc độ gió;
- Ngoài ra, tuabin gió còn có thể gây ra tiếng ồn hoặc ảnh hưởng đến cảnh
quan của khu vực được lắp đặt.
1.2.6. Pin nhiên liệu (Fuel cell)
Pin nhiên liệu biến đổi khí hydro hoặc nhiên liệu có chứa hydro thành năng
lượng điện và nhiệt thông qua phản ứng hóa học của hydro với oxi thành nước. Các
phản ứng hóa học như sau:
- Trên cực anode: H2 → 4H+
+ 4e-
- Trên cực cathode: O2 + 4H+
+ 4e-
→ 2H2O
- Toàn bộ phản ứng: 2H2 +O2 → 2H2O + t0
Ưu điểm của pin nhiên liệu này là hiệu suất cao, vận hành không có tiếng ồn,
và không gây ô nhiễm môi trường do nhiên liệu sử dụng là hydro. Nhiên liệu hydro
được chiết xuất từ khí tự nhiên, dầu mỏ và khí biomass. Các loại pin nhiên liệu
chính được trình bày trong bảng 1.1 dưới đây.
Hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống pin nhiên liệu công suất lớn đấu nối,
hoạt động song song trên lưới điện do giá thành của nguồn điện này còn rất cao. Khi
yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, khái niệm “lưới điện thông
minh” bắt đầu được giới thiệu rộng rãi tại các thành phố lớn thì khả năng xuất hiện
của hệ thống pin nhiên liệu trong hệ thống điện Việt Nam sẽ không còn xa.
Bảng 1.1: Đặc tính kỹ thuật của một số loại pin nhiên liệu
Loại Điện cực Nhiệt độ làm
việc (0
F) [33]
Hiệu suất
điện
Lĩnh vực ứng
dụng
Phosphoric
Acid (PAFC)
Phosphoric acid 175-200 40% Giao thông và
phát điện
Molten
Carbonate
Molten alkaline
Carbonate
600-1000 50% Phát điện
18
(MCFC)
Solid Oxide
(SOFC)
Inert metal
oxide
600-1000 60%
(hybrid)
Phát điện
Alkaline
(AFC)
Potassium
hydroxide
90-100 70% Vũ trụ
Proton
Exchange
Membrane
(PEM)
Polymer
membrane
60-100 40% Giao thông và
phát điện
Một số tính chất của Hydro:
- Hiệu suất cao so với các loại máy phát truyền thống (lớn hơn 60%);
- Tiếng ồn và mức độ ô nhiễm thấp, độ tin cậy cao nên thường được sử dụng
làm nguồn điện dự phòng tại khu vực đô thị hoặc trong “lưới điện thông minh”;
- Điện kháng bên trong máy phát tăng theo thời gian, vì vậy các thiết bị điện
tử công suất phải được sử dụng để điều chỉnh điện áp.
1.2.7. Điện sinh khối (Biomass)
Một dạng năng lượng phân tán có tiềm năng phát triển rất lớn với tỉ lệ 14-
15% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới đó là Biomass. Biomass (năng lượng
sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ) là nguồn kh nhiên liệu được tạo ra từ
í
quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, thức ăn thừa và phân động vật.
Quá trình chính để chuyển sinh khối thành điện năng là dùng kỹ thuật đốt
trực tiếp sinh khối tạo ra nhiệt lượng cho các tuabin hơi. Một trong những kỹ thuật
đốt trực tiếp là kết hợp giữa sinh khối và than đá đang được áp dụng ở một số nhà
máy điện nơi mà phải đối diện với việc phải tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và giảm
thải ra môi trường các chất ô nhiễm như SO2, NO2, CO2. Ngoài ra còn có các kỹ
thuật cung cấp điện năng sinh khối khả dụng khác đang phát triển như kỹ thuật
nhiệt phân và khí hóa.
Tại Việt Nam, một nhà máy chế biến rác thành điện năng đầu tiên khởi công
19
xây dựng tại khu Gò Cát, Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh. Nhà máy này được xây dựng
với vốn 260 tỷ đồng, trong đó vốn viện trợ của Chính phủ Hà Lan là 65%. Nhà máy
có ba tổ máy phát điện, công suất 2400kW. Nhà máy bắt đầu chạy ổn định một tổ
máy và phát điện lên lưới quốc gia 530kW.
1.3. Tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện
1.3.1. Lợi ích của nguồn điện phân tán
Nguồn điện phân tán đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống điện.
Nguồn điện phân tán nói chung và nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo
nói riêng đang đem lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, đặc biệt đối với thị trường
điện tự do, lợi ích về môi trường, cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
của mỗi quốc gia. Những lợi ích này không chỉ có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại mà
cho cả tương lai lâu dài.
Do đó đầu tư phát triển vào lĩnh vực nguồn phân tán đang trở thành một xu
thế trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của xu thế này là do:
Nguồn điện phân tán sẽ có đóng góp ngày càng quan trọng vào đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia đặc biệt đối với những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào
năng lượng nhập khẩu. Đa số nguồn điện phân tán đều sử dụng năng lượng sơ cấp
tại chỗ nên không bị phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp nhập khẩu. Trong khi đó,
tình hình thế giới hiện tại và tương lai có nhiều biến động về kinh tế, chính trị ảnh
hưởng trực tiếp đến đến nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp truyền thống như than
đá, dầu, khí trên thị trường thế giới. Giá các loại nhiên liệu hóa thạch có xu hướng
tăng cao khó lường dẫn tới chi phí sản xuất điện năng tăng cao...
Giãn tiến độ đầu tư của nền kinh tế vào hệ thống truyền tải, phân phối điện
cũng như giảm gánh nặng cho đầu tư vào hệ thống nguồn điện. Ngoài ra, do công
suất nhỏ, cho nên các nguồn phân tán có thời gian xây dựng ngắn, giảm thiểu nguy
cơ rủi ro trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nguồn điện mới so với các
nhà máy điện công suất lớn.
Về mặt kĩ thuật, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống điều
20
khiển và tự động hóa, làm cho việc vận hành và điều khiển các nguồn phân tán trở
nên linh hoạt và tin cậy. Nguồn điện phân tán có thể đóng vai trò là nguồn dự phòng
hoặc phủ đỉnh để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cũng như nâng cao chất
lượng điện năng của cả khách hàng và đơn vị phân phối điện.
Nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời,
thủy điện nhỏ, tuabin gió… là những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm
thiểu sự phát thải khí nhà kính, khí CO, NOx, SOx ra môi trường. Từ đó góp phần
quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mỗi quốc gia về môi trường
và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hơn nữa, nguồn phân tán còn khuyến khích cạnh tranh trong thị trường phát
điện do thời gian thu hồi vốn nhanh (so với các dự án về truyền tải và các nhà máy
phát điện công suất lớn) và cung cấp điện trực tiếp tới các hộ phụ tải và đơn vị phân
phối điện.
1.3.2. Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán
Mặc dù nguồn điện phân tán đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống điện nhưng
chúng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Những ảnh hưởng này được phân
tích trên hai mặt kinh tế và kĩ thuật
* Ảnh hưởng về kinh tế
Về kinh tế, một số nguồn phân tán có công suất phát biến thiên rất lớn trong
ngày (thay đổi từ 0 đến Pmax), phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu như tua-
bin gió, hệ thống PV, thủy điện nhỏ… Do đó, trong quy hoạch phát triển hệ thống
điện vẫn phải tính toán phát triển dự phòng cả nguồn điện và lưới điện để đáp ứng
được nhu cầu phụ tải ngay cả khi những nguồn phân tán không hoạt động. Như vậy,
trong một số trường hợp ngành điện phải đầu tư khối lượng lớn hơn cho cả nguồn
điện và lưới điện nhưng hiệu suất sử dụng lại không cao.
Đa số nguồn phân tán sử dụng công nghệ mới đều đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu
cao hơn so với công nghệ truyền thống. Điện năng sản xuất của những loại nguồn
điện này lại không lớn nên thời gian thu hồi vốn lâu. Giá thành điện sản xuất của
nguồn điện phân tán sử dụng công nghệ mới chưa cạnh tranh được so với các nguồn
21
điện truyền thống khác. Chính phủ muốn phát triển những loại nguồn phân tán này
phải có chính sách trợ giá, cũng như những chính sách ưu đãi đặc biệt khác. Những
chính sách này có thể góp phần làm tăng gánh nặng tài chính và thâm hụt ngân sách
quốc gia…
* Ảnh hưởng về kĩ thuật
Về kĩ thuật, nguồn phân tán cũng có ảnh hưởng tới cấu trúc lưới điện, ổn
định điện áp, thay đổi dòng ngắn mạch và hệ thống bảo vệ rơle, máy biến áp vận
hành với chế độ dòng công suất ngược so với thiết kế ban đầu, dao động điện áp
trong các chế độ làm việc của nguồn điện, tác động đến một số chỉ tiêu của chất
lượng điện năng đối với khách hàng dùng điện và các nhà cung cấp điện…
1.4. Bài toán vận hành lưới điện phân phối có nguồn phân tán
Với các đặc tính công suất phát không ổn định và phụ thuộc điều kiện tự
nhiên của một số DG (tốc độ gió, cường độ bức xạ mặt trời, chế độ thuỷ văn...) nên
trong quá trình vận hành chúng gây ra những tác động nhất định đến LĐPP. Do vậy,
cho đến nay các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung xem xét các ảnh hưởng mang
tính địa phương của DG, các ảnh hưởng này bao gồm:
- Ảnh hưởng đến chất lượng điện năng và ổn định điện áp đối với các LĐPP,
- Ảnh hưởng đến cấu hình lưới điện, đến phối hợp bảo vệ rơle,...
Các ảnh hưởng mang tính hệ thống (ảnh hưởng đến tần số) ít được xem xét
do quy mô công suất của DG thường nhỏ hơn nhiều so với công suất chung của hệ
thống điện. Do vậy, việc tập trung phân tích tính hợp lý trong cung cấp điện, các
ảnh hưởng đến chất lượng điện năng, cấu hình LĐPP trước và sau khi kết nối DG
luôn được xem là vấn đề thời sự khi nghiên cứu về các LĐPP có DG. Lý do dễ thấy
là LĐPP luôn thay đổi và mở rộng, trong khi số lượng DG tham gia ngày càng lớn
và ngày càng đa dạng về công nghệ và chủng loại.
H .10
ình 1 dưới đây mô tả cấu trúc tổng thể nghiên cứu ảnh hưởng của DG
đến chế độ vận hành các LĐPP. Theo cấu trúc này, qua kinh nghiệm phát triển DG
ở nhiều nước cho thấy, để giải quyết triệt để các vấn đề đã nêu cần áp dụng sớm các
bài toán nâng cao hiệu quả làm việc cho LĐPP ngay từ khâu thiết kế, thậm chí ngay
22
khi đang vận hành. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ việc phát triển DG với chính
sách tổng thể hệ thống năng lượng Quốc gia.
Hình 1.10: Cấu trúc bài toán nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến LĐPP
23
CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN
TÁN ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam đối với nguồn điện phân tán đấu nối vào
lưới điện trung áp [1]
Theo thông tư BCT yêu cầu kĩ thuật đối với lưới điện phân phối
32/2010/TT-
nối chung và nguồn điện đấu nối vào lưới điện trung áp được tổng hợp như sau:
Tần số
Tần số định mức trong hệ thống điện quốc gia là 50Hz. Trong điều kiện bình
thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi 0,2Hz so với tần số
±
định mức. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao
động trong phạm vi 0,5Hz so với tần số định mức.
±
Điện áp
Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu
nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
- k 5%;
Tại điểm đấu nối với hách hàng sử dụng điện là ±
- -5%.
Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và
Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định
sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với hách hàng sử dụng
k
điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và 10% so với điện áp
–
danh định.
Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự
cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng 10% so với điện áp danh định.
±
Trong đó dao động điện áp được định nghĩa là sự biến đổi biên độ điện áp so
với điện áp danh định trong thời gian dài hơn một (01) phút.
Yêu cầu đối với tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện
Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
- Máy cắt của tổ máy phát điện tại điểm đấu nối phải có khả năng cắt dòng
24
điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và cách ly được tổ máy ra khỏi lưới điện phân
phối trong mọi chế độ vận hành.
- Có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong dải tần số từ
49Hz đến 51Hz. Trong dải tần số từ 47Hz đến 49Hz, mức giảm công suất không
được vượt quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù
hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Trong
trường hợp tần số thấp hơn 47Hz hoặc cao hơn 51Hz, hách hàng sử dụng lưới điện
k
phân phối có tổ máy phát điện có quyền quyết định tách hoặc không tách đấu nối
các tổ máy phát điện khỏi lưới phân phối điện .
- Trong điều kiện vận hành bình thường, tổ máy phát điện đấu nối vào lưới
điện phân phối phải có khả năng phát công suất phản kháng theo đặc tính công suất
của tổ máy và giữ được độ lệch điện áp trong dải quy định
- Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có khả năng cung cấp công
suất phản kháng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng phát lên lưới điện
phân phối để điều chỉnh điện áp trên lưới điện phân phối;
+ Có hệ thống kích từ đảm bảo duy trì điện áp đầu ra ổn định trong dải vận
hành của các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối.
- Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng chịu
được mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy địnhvà chịu được
thành phần dòng điện thứ tự không và thứ tự nghịch không nhỏ hơn thời gian loại
trừ ngắn mạch pha đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ
- -
pha và pha
với điểm đấu nối.
- Trong trường hợp điểm đấu nối được trang bị thiết bị tự động đóng lại, hệ
thống rơ le bảo vệ của nhà máy điện phải đảm bảo phối hợp được với thiết bị tự
động đóng lại của đơn vị phân phối điện và phải được thiết kế để đảm bảo tách
được tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối ngay sau khi máy cắt, thiết bị tự
động đóng lại hoặc dao phân đoạn của lưới điện phân phối mở ra lần đầu tiên và
duy trì cách ly tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối cho tới khi lưới điện phân
25
phối được khôi phục hoàn toàn.
Yêu cầu về cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, hách hàng sử dụng lưới điện phân phối
k
phải đảm bảo thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp
pha tại điểm đấu nối quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV hoặc quá
5% điện áp danh định đối với cấp điện áp dưới 110kV.
Yêu cầu về sóng hài
Giá trị cực đại cho phép (tính theo giá trị tuyệt đối của dòng điện hoặc %
dòng điện phụ tải tại điểm đấu nối) của tổng độ biến dạng dòng điện do các thành
phần sóng hài bậc cao gây ra tùy theo cấp điện áp được quy định như sau:
- Đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đấu nối có công suất trên
10kW và nhỏ hơn 50kW: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá
20% dòng điện phụ tải;
- Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ
50kW trở lên: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 12% dòng điện
phụ tải.
Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt
quá giới hạn quy định như sau:
Độ biến dạng sóng hài điện áp
Cấp điện áp Tổng biến dạng sóng hài Biến dạng riêng lẻ
Trung và hạ áp 6,5% 3,0%
Yêu cầu về nhấp nháy điện áp
Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm
đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định như sau:
26
Mức nhấp nháy điện áp
Cấp điện áp Mức nhấp nháy cho phép
Trung áp
Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80
Yêu cầu về hệ thống thông tin
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện đấu nối vào
lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW và các trạm biến áp
110kV có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và
kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của đơn vị phân phối điện phục vụ
thông tin liên lạc và truyền dữ liệu trong vận hành hệ thống điện. Các thiết bị của
khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải tương thích với hệ thống thông tin
hiện có của đơn vị phân phối điện.
Khách hàng có quyền thoả thuận về việc lắp đặt hệ thống thông tin nhưng
phải ghi rõ trong thoả thuận đấu nối.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin
trong phạm vi quản lý lưới điện của mình phục vụ vận hành hệ thống điện phân
phối.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng sử dụng lưới
điện phân phối các yêu cầu về dữ liệu thông tin, truyền dữ liệu và giao diện thông
tin cần thiết và phối hợp với khách hàng trong việc thử nghiệm, kiểm tra và kết nối
hệ thống thông tin, dữ liệu của khách hàng vào hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có
trong phạm vi quản lý.
Yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS
Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc
bằng 10MW và các trạm biến áp 110kV phải được trang bị hệ thống điều khiển
phân tán DCS hoặc RTU có hai (02) cổng độc lập với nhau và được kết nối trực tiếp
với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối điện.
Đối với nhà máy điện có công suất nhỏ hơn 10MW đấu nối trực tiếp vào lưới
27
điện 110kV, yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS được thỏa thuận giữa các bên tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể và phải được ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt và
kết nối đường truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS từ lưới điện thuộc phạm vi
quản lý với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
Hệ thống SCADA/DMS của khách hàng phải có đặc tính kỹ thuật tương
thích và đảm bảo kết nối được với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối
điện.
Việc kết nối hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống
SCADA/DMS hiện có của đơn vị phân phối điện phải được hai bên phối hợp thực
hiện. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp đường truyền đến điểm đấu
nối và tích hợp các thông số của hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ
thống SCADA/DMS của đơn vị.
Trong trường hợp hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện có sự
thay đổi về công nghệ, khách hàng có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hệ thống
SCADA/DMS để đảm bảo kết nối với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối
điện.
Yêu cầu danh sách các dữ liệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị
thuộc hệ thống DCS/RTU được quy định cụ thể tại uy định về yêu cầu kỹ thuật và
q
quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS.
Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố
Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố được quy định
như sau:
Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố
Điện áp
Dòng ngắn mạch
lớn nhất (kA)
Thời gian loại trừ
sự cố (ms)
Thời gian chịu đựng
của thiết bị (s)
Trung áp 25 500 3
28
2.2. Quy định kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới
2 3]
.2.1. Quy định đấu nối của hệ thống điện các nước Bắc Âu [
Công suất phát tối thiểu: Máy phát điện phải có khả năng duy trì công suất
phát tối thiểu càng tốt đối với bất kỳ dạng năng lượng sơ cấp nào. Trong đó nhiệt
điện than tối thiểu 40% công suất định mức; nhiệt điện dầu, khí tối thiểu 20% công
suất định mức.
Khả năng vận hành quá tải: Không bắt buộc.
Thời gian khởi động: -
Đối với động cơ đốt trong 3 3,5 phút; đối với tuabin
khí 10-15 phút.
Các chế độ vận hành: -
Các máy phát có công suất từ 10 25MW có chế độ
vận hành điều khiển tự động và chế độ vận hành tự chọn. Trong chế độ vận hành
điều khiển tự động hoạt động trong dải tần số từ 49,9Hz đến 50,1Hz với bước tinh
chỉnh tối đa là 50mHz. Đối với chế độ vận hành tự chọn, máy phát được trang bị bộ
điều khiển để giới hạn về biên độ và tốc độ thay đổi công suất phát của máy phát
với bất kỳ giá trị điểm đặt nào trong dải làm việc cho phép trong cả chế độ bình
thường và chế độ sự cố. Máy phát có công suất 1 10MW: không quy định
- .
Tham gia điều khiển tần số hệ thống: Không quy định.
Phủ biểu đồ phụ tải, dải công suất và tốc độ đáp ứng: Máy phát phải có khả
năng phủ biểu đồ phụ tải với tốc độ tối thiểu ±2% công suất định mức trong 30
giây.
Đối với máy phát chạy dầu, khí: máy phát có khả năng đáp ứng tối thiểu 8%
công suất định mức trong một phút khi máy phát hoạt động trong dải công suất từ
40-100%; tốc độ đáp ứng công suất này có thể đạt tới giá trị lớn nhất cho phép nếu
máy đang hoạt động dưới 40% hoặc trên 90% công suất định mức.
Quy định về dải điện áp và tần số: Dải điện áp và tần số vận hành trong lưới
của nguồn điện phân tán được trình bày trong hình vẽ dưới đây:
29
Hình 2.1: Quy định tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới
Vùng A: Vùng vận hành bình thường của hệ thống. Nguồn điện không được
giảm phát công suất tác dụng hay công suất phản kháng theo những thay đổi về điện
áp và tần số của hệ thống.
Vùng B: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30
phút. Công suất tác dụng phát ra được phép giảm tuyến tính theo tần số khi tần số là
49Hz đến 15% công suất phát khi tần số là 47,5Hz.
Vùng C, D: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong
vòng 60 phút. Trong thời gian này công suất tác dụng phát ra được phép giảm 10%.
Vùng E: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30
phút. Công suất tác dụng phát ra trong thời gian này được phép giảm. Tổng thời
gian nguồn điện phải vận hành với chế độ này trong một năm sẽ không nhiều hơn
10 tiếng.
Vùng F: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 3
phút. Công suất tác dụng có thể giảm phát với giá trị bất kỳ nhưng không được phép
tách khỏi lưới trong trường hợp này.
Nordic Grid Code còn quy định các máy phát không dược phép tác khỏi lưới
điện khi xảy ra sự cố và thời điểm sau đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy định được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
30
Hình 2.2: Quy định về khả năng hoạt động của nguồn điện khi cố sự cố
Theo đó khi xảy ra sự cố trên lưới điện, nguồn điện phải chịu được 0,25 giây
khi điện áp tại điểm đấu nối bằng 0,0% của quá trình phục hồi điện áp sau sự cố và
tiếp tục vận hành khi điện áp bằng 90% điện áp danh định. Quy định này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với nguồn điện phân tán sử dụng máy phát không đồng bộ
nhằm tránh hiện tượng sụp đổ điện áp trên lưới điện có nhiều nguồn điện kiểu này.
2.2.2. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào hệ thống điện của bang Texas,
Hoa Kỳ [4]
Điện áp: Nguồn điện đấu nối vào lưới điện phải hoạt động trong dải điện áp
danh định của lưới điện đang vận hành. Nguồn điện của khách hàng phải có thiết bị
tự động tách lưới trong các trường hợp: điện áp tại điểm đấu nối nằm ngoài điện áp
danh định của lưới điện +5% hoặc 10% trong thời gian hơn 30 giây; dao động điện
-
áp trên lưới điện vượt +10% hoặc 30% điện áp danh định sau hơn 10 chu kỳ dao
-
động. Nguồn điện của khách hàng có thể đấu nối trở lại lưới điện khi điện áp và tần
số trên lưới điện trở lại dải làm việc bình thường và hệ thống ổn định.
Tần số: Tần số vận hành của nguồn phát điện không được vượt quá 0,5Hz
hoặc thấp hơn 0,7Hz so với tần số 60Hz của hệ thống điện. Nguồn điện sẽ tự động
tách khỏi lưới điện trong vòng 15 chu kỳ nếu tần số của hệ thống không thể duy trì
31
trong dải tần số này. Khách hàng có thể hòa lưới trở lại khi hệ thống ổn định và điện
áp, tần số lưới điện trở lại dải làm việc bình thường.
Quy định về dải làm việc của nguồn điện phân tán trong hệ thống điện và các
thông số bảo vệ cho nguồn điện được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng .1: Quy định vùng tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới
2
Thông số Thời gian cắt
Điện áp (%Udđ) Giây (s) Chu kỳ
<70% 0,166 10 (duy trì) & 10 (cắt)
70% - 90% 30,0 & 0,166 1800 (duy trì) & 10 (cắt)
90% - 105% Vận hành bình thường
105% - 110% 30,0 & 0,166 1800 (duy trì) & 10 (cắt)
>110% 0,166 10 (duy trì) & 10 (cắt)
Tần số (Hz)
<59,3 0,25 15 (cắt)
59,3 – 60,5 Vận hành bình thường
>60,5 0,25 15 (cắt)
Độ nhấp nháy điện áp: Nguồn điện của khác hàng sẽ không gây nhấp nháy
điện áp trên lưới vượt quá giá trị 3% độ sụt áp, phù hợp với tiêu chuẩn IEEE-519
khi đo tại điểm đấu nối.
Sóng hài: Phù hợp với tiêu chuẩn IEEE 519, tổng độ biến dạng sóng hài
-
(THD) điện áp không được vượt quá 5% so với điện áp tần số cơ sở 60Hz hoặc độ
biến dạng điện áp của sóng hài bất kỳ không được vượt quá 3% so với điện áp tần
số cơ sở 60Hz tại điểm đấu nối.
32
Bảng .2: Giới hạn dòng hài
2 theo IEEE 519-1992
Thành phần sóng hài Độ biến dạng (%)
< 11th
4,0
< 11th
đến< 17th
2,0
< 17th
đến< 23th
1,5
< 23th
đến< 35th
0,6
< 35th
hoặc cao hơn 0,3
Tổng độ biến dạng 5,0
Yêu cầu về trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc: Các yêu
cầu về trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc được trình bày trong
bảng sau:
Bảng : Yêu cầu trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc khi đấu
2.3
nối nguồn điện phân tán.
Mục Máy phát điện ba pha
Công suất ≤10kW 10kW-
500kW
500kW-
2MW
2MW-
10MW
Máy cắt có khả năng đóng cắt với
dòng nm lớn nhất cho phép tại điểm
đấu nối nhà máy vào lưới)
√ √ √ √
Máy cắt đầu cực máy phát √ √ √ √
Bảo vệ quá điện áp √ √ √ √
Bảo vệ điện áp thấp √ √ √ √
Bảo vệ tần số (cao và thấp) √ √ √ √
Bộ kiểm tra hòa đồng bộ
( A: Automatic, M: Manual)
A/M
[1]
A/M [1] A [1] A [1]
Bảo vệ quá dòng hoặc quá điện áp
chạm đất
[2] [2] [2]
Bộ cảm biến dòng công suất ngược [3] [3] [3]
Chức năng phối hợp với rơle tần số √ √
33
thấp theo chiều dòng công suất
Bộ tự động điều chỉnh điện áp √
SCADA và hệ thống ngắt liên động √
[1] – Trang bị đối với nguồn điện có khả năng vận hành độc lập.
[2] – Trang bị nếu nguồn điện đấu nối vào lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp.
[3] – Trang bị nếu công suất nguồn phát lớn hơn phụ tải thấp điểm của lưới khu vực
2.2.3 E [2]
. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của IEE
Quy định về dải điện áp và tần số: Dải điện áp và tần số vận hành của nguồn
điện phân tán trong hệ thống điện và các thông số bảo vệ cho nguồn điện được trình
bày tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng : Quy định dải điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới
2.4
Điện áp Thời gian cắt (s)
U<0,5pu Cắt sau 0,16s
0,5<U<0,88pu Cắt sau 2,00s
1,1<U<1,2pu Cắt sau 1,00s
U>1,2pu Cắt sau 0,16s
Bảng : Quy định vùng tần số của nguồn điện trên lưới
2.5
Công suất máy phát Tần số (Hz) Thời gian cắt
≤ 30kW
>60,5 Cắt sau 0,16s
<59,3 Cắt sau 0,16s
> 30kW
> 60,5 Cắt sau 0,16s
< {59,8 – 57} Có thể điều chỉnh từ 0,16 đến
300s
< 57,0 Cắt sau 0,16s
Sóng hài:Tổng độ biến dạng sóng hài được yêu cầu nhỏ hơn 5%. Theo IEEE
1547- 2.6).
2003 đã yêu cầu các giá trị khác nhau của sóng hài (bảng
34
Bảng : Giới hạn dòng hài
2.6
Thành phần sóng hài Độ biến dạng (%)
h<11 4,0
11≤h<17 2,0
17≤h<23 1,5
23 ≤ h < 35 0,6
35 ≤ h 0,3
Tổng độ biến dạng 5,0
Hòa đồng bộ: Các điều kiện cần thiết để hòa đồng bộ các máy phát đồng bộ
và không đồng bộ vào lưới được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng .7: Quy định khi hòa đồng bộ máy phát đồng bộ
2
Công suất máy phát
(KVA)
Độ lệch điện áp
(∆U, %)
Độ lệch tần số
(∆f, Hz)
Góc lệch pha
(∆δ, 0
)
0 – 500 10 0,3 20
> 500 – 1500 5 0,2 15
> 1500 3 0,1 10
Đối với máy phát không đồng bộ, Việc kết nối DG với lưới được thực hiện
nếu độ suy giảm điện áp không vượt quá giới hạn cho phép ≤5%.
2.2.4. Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện
của một số quốc gia khác
B 2.8
ảng : Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện
của Vương Quốc Anh [5], [6].
Thông Số Thời gian cắt (s)
Điện áp (%U dđ)
< 80% 0,5
80% - 87% 2,5
87% - 105% Vận hành bình thường
35
105% - 113% 1
> 113% 0,5
Tần số (Hz)
< 47 0,5
47 - 47,5 20
47,5 - 51,5 Vận hành bình thường
51,5 - 52 90
> 52 0,5
Bảng : Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện
2.9
của một số quốc gia khác .
[7]
Cấp
điện áp
Bỉ Pháp
Trung
áp
Điện áp:
U < 0,25 – pu:
0,5 pu hoặc U > 1,1
Cắt tức thời.
U < 0,5 – 0,85 pu: Cắt sau 1,5 giây.
Tần số:
f < 49,5 Hz hoặc > 50,5 Hz: Cắt tức
thời.
Hòa đồng bộ:
- Với máy phát đồng bộ:
∆U, ∆f, ∆δ: phải có giá trị sao cho
không gây ra các biến đổi đột ngột
nào > 6% điện áp danh định
- Với máy phát không đồng bộ:
Mức suy giảm điện áp ≤ 5%
Điện áp:
U < 0,85 pu hoặc > 1,15 pu: Cắt
tức thời.
Tần số:
f < 47,5 hoặc > 51 Hz: Cắt tức
thời.
Hòa đồng bộ:
- Với máy phát đồng bộ:
∆U = ±10%
∆f = ±0.1Hz
∆δ = ±100
- Với máy phát không đồng bộ:
Mức suy giảm điện áp ≤ 5% và
không quá 0,5 giây.
36
2.3. Đánh giá về những quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán
Trên đây, tác giả đã trình bày về các quy định đấu nối DG với lưới theo một
số tiêu chuẩn khác nhau. Nói chung các tiêu chuẩn kỹ thuật đều có sự khác nhau,
điều đó làm khó khăn và tăng thêm tính phức tạp trong việc triển khai và tiêu chuẩn
hóa trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán khi đấu nối vào
lưới điện phân phối được thể hiện trong thông tư 32/2010/TT BCT về cơ bản đã đáp
-
ứng được những yêu cầu cần thiết khi đấu nối nguồn điện phân tán với lưới điện
phân phối.
Dưới đây là những đánh giá về các yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện
phân tán vào hệ thống điện của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới:
Yêu cầu về điện áp
Thông tư 32/2010/TT BCT qui định dải điện áp làm việc của nguồn điện
-
phân tán tại điểm đấu nối nhà máy điện với lưới điện là +10% và 5%. Dải điện áp
-
này phù hợp với nguồn điện đấu nối vào lưới điện 110kV do sẽ làm tăng chất lượng
điện áp trên lưới điện mà không gây ảnh hưởng đến khách hàng dùng điện (do các
máy biến áp 110kV xuống điện áp trung áp thường có bộ điều áp dưới tải). Trong
khi đối với nguồn điện đấu nối vào lưới điện trung áp dải điện áp quy định này chưa
hợp lý do nguồn điện này cấp điện trực tiếp cho khách hàng trong khi các máy biến
áp phân phối trung áp không có khả năng điều áp dưới tải.
Quy định về dải điện áp làm việc của nhà máy điện trong lưới trung áp
không chỉ gây khó khăn cho vận hành nguồn điện phân tán (do tiêu chuẩn giới hạn
điện áp dưới là cao đối với một số loại nguồn điện) mà còn có thể ảnh hưởng đến
chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng trên lưới trung áp (do tiêu chuẩn
giới hạn điện áp trên có thể gây quá điện áp trong một số chế độ vận hành lưới
điện). Các quốc gia Hoa Kỳ, Anh và khu vực Bắc Âu quy định dải điện áp làm việc
bình thường đối với nguồn điện phân tán là +5% và -10%.
37
Yêu cầu về tần số
Thông tư 32/2010/TT BCT quy định dải tần số làm việc bình thường của
-
nguồn điện phân tán rộng hơn so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, Bỉ nhưng lại hẹp hơn
so với tiêu chuẩn của Anh, Pháp và các nước Bắc Âu.
Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
Mặc dù yêu cầu về hệ thống bảo vệ giữa các quốc gia không có sự thống
nhất nhưng các quốc gia này đều yêu cầu nguồn điện phân tán phải trang bị một số
loại bảo vệ với thông số cụ thể. Các máy phát DG đều phải tách lưới khi lưới điện
chính không cung cấp năng lượng hoặc khi có sự cố nặng nề. Khi giá trị điện áp và
tần số vượt ra khỏi phạm vi cho phép, các máy phát DG đều được yêu cầu ngừng
hoạt động trong khoảng thời gian phục hồi sự cố.
Trong khi đó thông tư 32/2010/TT BCT chưa đề cập đến những yêu cầu này.
-
Thông tư 32/2010/TT CT đưa việc trang bị hệ thống bảo vệ của nguồn điện phân
-B
tán là tùy thuộc thỏa thuận giữa đơn vị phân phối điện và khách hàng.
Yêu cầu về chất lượng điện năng
Các tiêu chuẩn về chất lượng điện năng được trình bày trong thông tư
32/2010/TT-BCT đã bám sát với các tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều quốc gia đang áp
dụng và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
38
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN
ĐIỆN PHÂN TÁN ĐẾN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
3.1. Xu hướng phát triển DG trong lưới điện phân phối (LĐPP) ở Việt Nam
Nguồn DG sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều trong các LĐPP, điều này
được giải thích bởi tình trạng bão hòa của các mạng điện hiện có, cùng với sự phát
triển nhanh của phụ tải trong khi việc xây dựng các nguồn truyền thống công suất
lớn cần nhiều thời gian. Khi LĐPP kết nối DG, ngoài việc tận dụng được tiềm năng
của năng lượng tái tạo, các DG còn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật và kinh
tế
Chính vì các lợi ích to lớn mà DG mang lại, rất nhiều nước trên thế giới,
trong đó có nước ta, đã và đang xây dựng những chiến lược tổng thể để phát triển
nguồn điện này. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất của DG đã được lắp đặt và
đưa vào vận hành ở nước ta khoảng 00 MW trong đó nguồn TĐN và điện gió
hơn 5
chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là các nguồn: điện sinh khối, điện mặt trời...
Hiện nay nhiều địa phương ở nước ta đang phát triển mạnh nguồn DG. Các
tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu phát triển DG thuỷ điện nhỏ (Lào Cai, Lạng Sơn,
Hà Giang...) với tổng công suất dự báo đến hàng trăm MW ở mỗi địa phương. Các
tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện cũng nhiều thuỷ điện nhỏ đang vận hành (Gia
Lai; ĐắcLắk...). Một số tỉnh tập trung phát triển các nguồn điện gió - WP (Bình
Thuận, Ninh Thuận,...), một số WP đã đi vào hoạt động thương mại (điện gió Tuy
Phong - Bình Thuận, công suất 7,5MW).
Cũng theo đề án quy hoạch và phát triển điện lực Quốc gia đến năm 2025
(tổng sơ đồ VI) thì: mục tiêu phát triển DG đến 2025 là 4051 MW, trong đó giai
đoạn 2006 2015 là 1600 MW và giai đoạn 2016 2025 là 2451 MW. Trong chiến
- -
lược phát triển năng lượng Việt Nam cũng đưa ra mục tiêu: phấn đấu tăng tỷ lệ các
nguồn DG phải đạt 4,5% vào năm 2020; đạt 6% vào năm 2030 và 11% vào năm
2050. Điều này cũng tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu về tiềm năng
nguồn DG trong cân bằng năng lượng tổng thể.
39
Như vậy, với hiện trạng và chiến lược phát triển tổng thể của DG ở nước ta
thì cả hiện tại và trong tương lai gần, DG sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình
điện khí hoá nông thôn.
3.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến lưới điện phân phối ở
Việt Nam
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế cho thấy, trong các dạng nguồn điện phân tán nước ta
hiện nay chỉ có thủy điện nhỏ và tua bin gió đang được đấu nối vào lưới điện phân
-
phối. Nguồn điện phân tán sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác hiện ở mức
tiềm năng, sẽ được phát triển trong tương lai như: năng lượng sinh khối (biomass)
và khí sinh học (biogas), năng lượng mặt trời, địa nhiệt. Những dự án tua bin gió đã
-
và đang được phát triển ở Việt Nam thường có quy mô khá lớn với gam máy công
suất tua bin lớn nên cấp điện áp đấu nối vào lưới điện phân phối là cấp điện áp
-
110kV. Trong khi đó nguồn điện phân tán là thủy điện nhỏ ở nước ta rất đa dạng,
đấu nối vào nhiều cấp điện áp khác nhau của lưới điện phân phối. Hơn nữa, ảnh
hưởng của các loại nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện nói chung và lưới
trung áp nói riêng về cơ bản có những điểm chung. Do đó, đề tài sử dụng mô hình
nghiên cứu là nguồn phân tán thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện trung áp.
Mô hình được lựa chọn để nghiên cứu là lưới điện trung áp khu vực hiện tại
đang có nguồn thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện và cấp điện trực tiếp cho phụ tải
khu vực. Đề tài xem xét lưới điện trung áp tại khu vực TBA 110kV Phù Yên, tỉnh
Sơn La (công suất 32MVA).
Giới thiệu về lưới điện trung áp hiện trạng của TBA 110kV Phù Yên:
TBA 110kV Phù Yên Yên – 110/35/22kV, có 4
công suất MBA 2x16MVA
xuất tuyến trung thế ( lộ 35kV và 1 lộ 22kV), hiện nay đang đảm bảo nhiệm vụ cấp
3
điện cho các phụ tải huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên.
- Lộ 371 (35kV) cấp điện cho các xã phía nam: Tường Thượng, Tường Hạ,
Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ.
40
- L cho
ộ 373 (35kV) cấp điện chủ yếu huyện Bắc Yên và các xã phía tây
huyện Phù Yên gồm: Gia Phù, Suối Bau, Suối Tọ, Sập Xa. Hiện có nhà máy thuỷ
điện Suối Sập 2 (công suất 14,4MW) và Suối Sập 3 (công suất 17MW) đấu nối
transit trên đường trục.
- Lộ 375 (35kV) cấp điện cho các xã phía bắc và đông huyện: Tường Phù,
Tường Thượng, Huy Bắc, Quang Huy, Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang,
Mường Làng, Mường Do và Mường Bang.
- 471 (35kV)
Lộ được hình thành từ việc cải tạo lộ 971 trạm TG Phù Yên
đấu nối vào thanh cái 22kV trạm 110kV Phù Yên, cấp điện cho thị trấn Phù Yên và
các xã Huy Hạ, Huy Tường, Tường Tiến và Tường Phong.
Trạm 110kV Phù Yên (E17.5) hiện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc
cấp điện cho các xã của huyện Phù Yên nói riêng và hầu hết các xã của huyện Bắc
Yên.
Giới thiệu về nhà máy thủy điện Suối Sập 2: Thuỷ điện Suối Sập 2 được xây
dựng trên suối Sập, (thượng lưu của suối Háng Đông và suối Bé), nhánh cấp một
của Sông Đà, nằm trên địa bàn xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, cách thị
trấ Phù Yên theo đường thẳng khoảng 12 km về phía Đông Nam đư
n . Nhà máy ợc
đấu nối vào đường trục lộ 373 hức phát điện lên lưới từ tháng 7 năm 2007
, chính t .
Các thông số chính của nhà máy được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.1: Thông số chính của nhà máy thủy điện Suối Sập 2
TT Ký
Thông số hiệu Đơn vị Trị số
Ghi
chú
1 F
Diện tích lưu vực lv Km2
235
2 1,88
Công suất đảm bảo Nđb MW
3 N
Công suất lắp máy lm 14,4
MW
4
Điện lượng trung bình
năm Eo 106
kWh 65,86
41
5 Nhà máy thuỷ điện kiểu Hở
6 4
Số tổ máy Tổ
7 Loại tua bin Trục ngang,
Francis
8 H
Cột nước tính toán tt 167
m
9 Lưu lượng lớn nhất qua
nhà máy
Qmax M3
/s 10,5
Đề tài sử dụng phần mềm PSS/E để thực hiện mô phỏng mô hình thực tế
này. Quá trình mô phỏng được thực hiện với dữ liệu đầu vào căn cứ theo nguyên
tắc, giả thiết như sau:
- Phụ tải lộ 373 được tương đương hóa về một số nút cơ bản là những nút
nằm trên đường trục có cùng tiết diện.
- Phụ tải của các đường trục còn lại được tương đương hóa về một nút tải.
- Các thông số của lưới điện được lấy theo giá trị thực tế,
- Phụ tải chế độ bình thường được lấy 60% giá trị phụ tải cực đại.
- Giá trị phụ tải tính toán và phương án đấu nối thủy điện nhỏ được lấy theo
đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 2015 có xét đến
-
năm 2020” đã được Bộ Công thương phê duyệt.[12]
Hình 3.1: Sơ đồ lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên
42
3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến điện áp lưới điện
Đề tài thực hiện các mô phỏng:
- Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại, phụ tải cực
tiểu, chế độ bình thường khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 vận hành phát điện
lên lưới.
- Lưới điện trung áp biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại khi không có nhà
máy thủy điện Suối Sập 2 vận hành phát điện lên lưới.
- Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại, phụ tải cực
tiểu, chế độ bình thường khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 cùng
vận hành phát điện lên lưới.
- nhà
Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực tiểu khi các
máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng.
Do các nhà máy thủy điện hiện có và dự kiến đều được đấu nối vào đường
trục 373 nên đề tài tập trung vào phân tích giá trị điện áp tại các nút trên đường trục
này. Giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong các chế độ vận hành được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi nhà máy
thủy điện Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi không vận hành
Tên nút
Điện áp nút (kV)
Thuỷ điện Suối Sập 2 phát
công suất lớn nhất
Thuỷ điện Suối Sập 2 không vận
hành
Pmax
Chế độ bình
thường
Pmin Pmax
Chế độ bình
thường
Pmin
TC 35kV
Phù Yên
33.250 35.700 36.750 33.250 35.700 36.750
S ối Sậ 2 33 667 36 169 37 212 33 138 35 679 36 736
Suối Sập 3 33.611 36.162 37.209 33.082 35.672 36.733
Bản Mòn 33.562 36.152 37.202 33.033 35.665 36.726
Bắc Yên 33.439 36.131 37.191 32.907 35.641 36.715
Song Pe 33.320 36.113 37.184 32.785 35.623 36.708
Bản Khoa 33.285 36.110 37.181 32.750 35.620 36.705
Đèo Chẹn 33.275 36.110 37.177 32.736 35.620 36.701
43
Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373
khi TĐ Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi TĐ Suối Sập 2 không phát điện
trong các chế độ phụ tải khác nhau. Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373
được trình bày trong các hình vẽ dưới đây.
Hình 3.2: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 không
phát điện
Hình 3.3: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 phát
công suất lớn nhất
32.500
33.000
33.500
34.000
34.500
35.000
35.500
36.000
36.500
37.000
Pmax Pmin Ptb
TC 35kV
Phù Yên
Suối
Sập2
Suối
Sập3
Bản
Mòn
Bắc
Yên
Song
Pe
Bản
Khoa
Đèo
Chẹn
33.000
33.500
34.000
34.500
35.000
35.500
36.000
36.500
37.000
37.500
Pmax Pmin Ptb
TC 35kV
Phù Yên
Suối
Sập2
Suối
Sập3
Bản
Mòn
Bắc
Yên
Song
Pe
Bản
Khoa
Đèo
Chẹn
44
Kết quả tính toán giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong các chế
độ vận hành khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn
nhất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi các nhà
máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất
Tên nút
Điện áp nút (kV)
Thuỷ điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3
phát công suất lớn nhất
Thuỷ điện nhỏ
không vận hành
Pmax
Chế độ bình
thường
Pmin Pmax Pmin
TC 35kV Phù Yên 33.250 35.700 37.450 33.250 36.750
Suối Sập 2 34.167 36.631 38.346 33.138 36.736
Suối Sập 3 34.405 36.894 38.602 33.082 36.733
Bản Mòn 34.360 36.887 38.598 33.033 36.726
Bắc Yên 34.241 36.862 38.588 32.907 36.715
Song Pe 34.125 36.848 38.577 32.785 36.708
Bản Khoa 34.090 36.845 38.577 32.750 36.705
Đèo Chẹn 34.080 36.841 38.574 32.736 36.701
Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373
trong các chế độ phụ tải khác nhau khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 phát công suất lớn nhất.
Hình 3.4: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 phát công suất lớn nhất
32.000
33.000
34.000
35.000
36.000
37.000
38.000
39.000
Pmax Pmin Ptb
TC 35kV
Phù Yên
Suối
Sập2
Suối
Sập3
Bản
Mòn
Bắc
Yên
Song
Pe
Bản
Khoa
Đèo
Chẹn
45
Kết quả tính toán giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong chế độ
phụ tải cực tiểu khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 cùng tiêu thụ
công suất phản kháng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. : Điện áp nút trên đường trục 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu
4 khi các
nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng
Tên nút
Điện áp nút (kV)
TĐ Suối Sập 2 và
Suối Sập 3 phát
công suất lớn nhất
TĐ Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 tiêu thụ công
suất phản kháng
TC 35kV Phù Yên 37.450 37.450
Suối Sập 2 38.346 37.205
Suối Sập 3 38.602 37.135
Bản Mòn 38.598 37.128
Bắc Yên 38.588 37.118
Song Pe 38.577 37.111
Bản Khoa 38.577 37.107
Đèo Chẹn 38.574 37.104
Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373
trong chế độ phụ tải cực tiểu khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3
tiêu thụ công suất phản kháng.
Hình 3.5: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối
Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng
37.000
37.200
37.400
37.600
37.800
38.000
38.200
38.400
38.600
38.800
chế độ phát cự đại chế độ tiêu thụ công suất phản kháng
TC 35kV
Phù Yên
Suối
Sập2
Suối
Sập3
Bản
Mòn
Bắc
Yên
Song
Pe
Bản
Khoa
Đèo
Chẹn
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienGiao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienTùng Lê
 
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Hiep Hoang
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...jackjohn45
 
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đường
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng ĐườngĐồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đường
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đườngnataliej4
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuMan_Ebook
 
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTGIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTĐinh Công Thiện Taydo University
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờijackjohn45
 
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Man_Ebook
 
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
 
Đề tài: Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng, HOTĐề tài: Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Giao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienGiao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dien
 
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kVĐề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
 
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
 
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAYLuận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
 
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
 
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đường
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng ĐườngĐồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đường
Đồ Án Thiết Kế Chiếu Sáng Đường
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
 
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đạiHệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
 
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTGIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
 
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
 
Huong dan su dung powerworld
Huong dan su dung powerworldHuong dan su dung powerworld
Huong dan su dung powerworld
 
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAYĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
 
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
 
Đề tài: Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HOT
Đề tài: Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HOTĐề tài: Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HOT
Đề tài: Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HOT
 

Similar to Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf

ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiMan_Ebook
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Man_Ebook
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Man_Ebook
 
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfHệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfMan_Ebook
 
Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfMan_Ebook
 
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Man_Ebook
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...nataliej4
 
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...Man_Ebook
 
Đồ án winmax
Đồ án winmaxĐồ án winmax
Đồ án winmaxChinh Quang
 
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...Khánh Nguyễn
 
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfNghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfMan_Ebook
 
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...Man_Ebook
 
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfTính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...nataliej4
 

Similar to Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf (20)

ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
 
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfHệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
 
Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
 
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...
Đồ án thiết kế mô phỏng PVsyst hệ thống điện mặt trời nối lưới cho ...
 
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
 
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...
Nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng cơ điện ở tần số dưới đồng bộ trong hệ thống...
 
Đồ án winmax
Đồ án winmaxĐồ án winmax
Đồ án winmax
 
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
 
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
Luận văn: Điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao c...
 
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...
dieu khien-thiet-bi-bu-tinh-svc-va-ung-dung-trong-viec-nang-cao-cho-on-dinh-c...
 
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.doc
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.docĐỒ ÁN - Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.doc
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.doc
 
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfNghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
 
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
 
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfTính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PLC FX3U-40MT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO MÁY CNC TRONG CÔN...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- Phạm Văn Tuyền NGHIÊN CỨU CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI KẾT NỐI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN V LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ỚI Chuyên ngành : Kỹ thuật điện LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC T.S Nguyễn Xuân Hoàng Việt Hà Nội – 2014
  • 2. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN............................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN .............................4 1.1. Định nghĩa và phân loại nguồn điện phân tán...................................................4 1.1.1. Định nghĩa nguồn điện phân tán .................................................................4 1.1.2. Đặc tính công suất của nguồn điện phân tán ..............................................5 1.1.3. Phân loại nguồn phân tán............................................................................6 1.2. Các công nghệ phát điện phân tán ....................................................................7 1.2.1. Tổ hợp máy phát điện động cơ đốt trong - .................................................7 1.2.2. Tổ hợp máy phát điện – tuabin khí .............................................................8 1.2.3. Thủy điện nhỏ ...........................................................................................10 1.2.4. Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) ..................................12 1.2.5. Nguồn điện sử dụng năng lượng gió.........................................................14
  • 3. ii 1.2.6. Pin nhiên liệu (Fuel cell)...........................................................................17 1.2.7. Điện sinh khối (Biomass)..........................................................................18 1.3. Tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện....................................19 1.3.1. Lợi ích của nguồn điện phân tán...............................................................19 1.3.2. Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán ........................................................20 1.4. Bài toán vận hành lưới điện phân phối có nguồn phân tán.............................21 CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ...........................................................23 2.1. Yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam đối với nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới điện trung áp [1].....................................................................................................23 2.2. Quy định kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới ......................................28 2.2.1. Quy định đấu nối của hệ thống điện các nước Bắc Âu [3].......................28 2.2.2. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào hệ thống điện của bang Texas, Hoa Kỳ [4] ..........................................................................................................30 2.2.3 .........33 . Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của IEEE [2] 2.2.4. Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của một số quốc gia khác ............................................................................34 2.3. Đánh giá về những quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán...............36 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐẾN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM.............................38 3.1. Xu hướng phát triển DG trong lưới điện phân phối (LĐPP) ở Việt Nam ......38 3.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến lưới điện phân phối ở Việt Nam........................................................................................................................39 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................39
  • 4. iii 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến điện áp lưới điện ......42 3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến bảo vệ hệ thống........46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................50 4.1. Kết luận ...........................................................................................................50 4.2. Kiến nghị và đề xuất .......................................................................................51 4.3. Hướng phát triển của đề tài.............................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54 PHỤ LỤC.................................................................................................................64
  • 5. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những vấn đề được trình bày trong luận văn này là những nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sử dụng kết quả của người khác. Tác giả Phạm Văn Tuyền
  • 6. v LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô ở Viện Điện, Viện Sau Đại Học Trường Đại học Bách – Khoa Hà Nội, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể lớp cao học Hệ thống điện 2012B đã cung cấp kiến thức, tài liệu và các thông tin có liên quan đến đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Hoàng Việt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể cơ quan, bạn bè, gia đình và những người thân của tôi, những người luôn ở bên cạnh an ủi và là nguồn động viên to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian qua. Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ khoa học kỹ thuật, chắc chắn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ những vấn đề đã nêu ra. Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn!
  • 7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DCS Distributed Control System (Hệ thống điều khiển phân tán) D-FACTS Distribution-Flexible AC Transmission System (Hệ thống truyền tải điện linh hoạt dùng cho lưới phân phối) HTĐ Hệ thống điện LĐPP Lưới điện phân phối NLMT Năng lượng mặt trời MBA Máy biến áp PV Photovoltaic – Pin năng lượng mặt trời RTU Remote Terminal Unit (Thiết bị đầu cuối từ xa) SCADA Supervisory Control And Data Acquisition (Hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện) TĐL Tự động đóng lại TBA Trạm biến áp
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đặc tính kỹ thuật của một số loại pin nhiên liệu......................................17 Bảng 2.1: Quy định vùng tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới .......31 Bảng 2.2: Giới hạn dòng hài theo IEEE 519-1992 ...................................................32 Bảng 2.3: Yêu cầu trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc khi đấu nối nguồn điện phân tán. ...........................................................................................32 Bảng 2.4: Quy định dải điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới..........................33 Bảng 2.5: Quy định vùng tần số của nguồn điện trên lưới .......................................33 Bảng 2.6: Giới hạn dòng hài .....................................................................................34 Bảng 2.7: Quy định khi hòa đồng bộ máy phát đồng bộ ..........................................34 Bảng 2.8: Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện của Vương Quốc Anh [5], [6]. ..................................................................................34 Bảng 2.9: Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện của một số quốc gia khác [7].....................................................................................35 Bảng 3.1: Thông số chính của nhà máy thủy điện Suối Sập 2..................................40 Bảng 3.2: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi nhà máy thủy điện Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi không vận hành......................42 Bảng 3.3: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất............................44 Bảng 3.4: Điện áp nút trên đường trục 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng .................45 Bảng 3.5: Ngắn mạch ba pha trên lưới trung áp TBA 110kV Phù Yên ...................47 Bảng 3.6: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn .......................48 Bảng 3.7: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi cả hai nhà máy thủy điện cùng vận hành trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn ..........48 Bảng 3.8: Dòng ngắn mạch trên xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có sự cố trên xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375 ......................................................................49
  • 9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các loại nguồn phân tán ....................................................6 Hình 1.2. Mô hình tổ máy phát điện điêzen................................................................7 Hình 1.3. Mô hình máy phát điện tuabin khí chu trình hỗn hợp.................................9 Hình 1.4: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu đập........................................................11 H ...............................................11 ình 1.5: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện NLMT ............................................13 Hình 1.7: Mô hình tuabin gió với tốc độ cố định......................................................14 Hình 1.8: Mô hình tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần ...................15 Hình 1.9: Mô hình tuabin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stato và lưới...............................................................................................................16 Hình 1.10: Cấu trúc bài toán nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến LĐPP .................22 Hình 2.1: Quy định tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới.................29 Hình 2.2: Quy định về khả năng hoạt động của nguồn điện khi cố sự cố ................30 Hình 3.1: Sơ đồ lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên............................41 Hình 3.2: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 không phát điện ....................................................................................................................43 Hình 3.3: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất ..............................................................................................................43 Hình 3.4: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất...................................................................................44 Hình 3.5: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng........................................................................45
  • 10. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội là sự gia tăng của phụ tải điện, đòi hỏi ngành điện phải đầu tư xây dựng các nhà máy điện cũng như phát triển và hoàn thiện hệ thống truyền tải và phân phối.Vấn đề đặt ra này khó giải quyết triệt để do vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lớn, việc xây dựng hay kéo dài đường dây truyền tải để cung cấp điện cho các khu vực có mật độ phụ tải nhỏ sẽ khó đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế và chất lượng điện áp. Do đó, hướng giải quyết được đánh giá là có nhiều hiệu quả và cũng là xu thế hiện nay là phát triển các nguồn điện phân tán (Distributed Generation DG) như: Điêzel, thuỷ - điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió... để cung cấp điện tại chỗ cho phụ tải, góp phần giảm áp lực về nguồn cho lưới điện Quốc gia. Ở nước ta trong thời gian gần đây, DG đã và đang phát triển mạnh mẽ, một số lượng lớn các nguồn DG được triển khai xây dựng và đấu nối vào lưới điện phân phối. Nhưng qua thực tế vận hành các lưới điện phân phối với những DG này cũng đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Thông tư số 32/2010/TT BCT của Bộ Công - Thương ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2010 về “Quy định hệ thống điện phân phối” cũng đưa ra những quy định kĩ thuật vận hành nguồn điện trong lưới phân phối đối với tần số, điện áp và bảo vệ hệ thống điện.Tuy nhiên quy định này chưa yêu cầu xem xét cụ thể đến sự thay đổi và những ảnh hưởng khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối. Trong khi đó thực tế một số nguồn điện phân tán vận hành đấu nối vào lưới phân phối đang gây nên những ảnh hưởng đến lưới điện phân phối như điện áp trên lưới tăng cao, thu hẹp phạm vi bảo vệ của rơle... Qui định trong thông tư 32/2010/TT BCT được áp dụng cho cả cấp điện áp 110kV, - trung áp và hạ áp đang gây nên những khó khăn nhất định cho đơn vị phân phối điện cũng như nhà máy điện. Đó chưa kể đến những ảnh hưởng có thể có khi đấu nối nguồn điện từ năng lượng tái tạo khác trong tương lai. Trong nước một số bài báo, nghiên cứu khoa học và luận án tốt nghiệp sau
  • 11. 2 đại học cũng đã bước đầu đề cập đến ảnh hưởng của nguồn điện phân tán khi kết nối vào lưới điện trung áp. Những tài liệu này chủ yếu tập trung nghiên cứu tác động của nguồn điện phân tán đến ổn định điện áp và tổn thất công suất trên lưới điện khi kết nối vào lưới trung áp. Các nghiên cứu này chưa phân tích, đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng khác của nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới phân phối cũng như chưa đưa ra những giải pháp kỹ thuật có tính chất toàn diện, lâu dài. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn điện khi đấu nối vào lưới điện phân phối. Các nghiên cứu này thường giải quyết những vấn đề của từng quốc gia, từng khu vực hoặc dự án cụ thể. Nhiều quốc gia đã có những yêu cầu kĩ thuật riêng, chi tiết đối với nguồn điện đấu nối vào lưới điện phân phối theo từng cấp điện áp (110kV, trung áp và hạ áp) hoặc quy mô công suất của nguồn điện. Xuất phát từ đòi hỏi cần thiết phải có nghiên cứu hoạt động của nguồn điện phân tán trong lưới điện phân phối Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối” là hết sức cần thiết nhằm giải quyết và hạn chế ảnh hưởng của nguồn điện này đối với lưới điện phân phối trên phạm vi toàn quốc, trong hiện tại cũng như tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện, căn cứ vào thông tư số 32/2010/TT BCT của Bộ Công Thương, những tiêu chuẩn - đấu nối hiện hành của một số quốc gia đề xuất một số giải pháp kỹ thuật giải quyết và hạn chế, có xét đến tính khả thi khi áp dụng vào Việt Nam đối với những ảnh hưởng khi đấu nối nhà máy điện vào lưới điện phân phối. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới điện phân phối trong hệ thống điện Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp.
  • 12. 3 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp mô phỏng Phương pháp liệu và tổng hợp số liệu phân tích tài . Phương pháp hệ thống hoá trên cơ sở tổng hợp các số liệu, tư liệu, chụp ảnh, lập bảng biểu, sơ đồ. Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải phá kỹ thuật khi p đấu nối các nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối nói chung, hay lưới điện trung áp nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất của Luận văn là tài liệu kỹ thuật tham khảo hữu ích cho các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện phân phối, chủ đầu tư các dự án nguồn điện phân tán được đấu nối vào lưới điện trung áp trên phạm vi toàn quốc.
  • 13. 4 C 1: HƯƠNG TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN 1.1. Định nghĩa và phân loại nguồn điện phân tán 1.1.1. Định nghĩa nguồn điện phân tán Tại Việt Nam, khái niệm nguồn điện phân tán đã xuất hiện trong một số bài báo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành cũng như trong luận án tốt nghiệp đại học và sau đại học. Tuy nhiên các tác giả đều chưa đưa ra được định nghĩa về khái niệm này. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có định nghĩa thống nhất về nguồn điện phân tán. Một số quốc gia định nghĩa nguồn điện phân tán là nguồn điện theo các thông số cơ bản như: “nguồn điện phân tán là nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, không điều khiển tập trung…”; hoặc một số khác căn cứ theo cấp điện áp mà nguồn điện đó đấu nối vào: “nguồn điện phân tán là nguồn điện đấu nối vào lưới điện cung cấp trực tiếp cho phụ tải khách hàng”. Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về nguồn điện phân tán. Các định nghĩa đó như sau: - CIGRE (International Council on Large Electricity Systems) định nghĩa nguồn điện phân tán là nguồn điện không được quy hoạch tập trung, không được điều khiển tập trung và thường đấu nối vào lưới điện phân phối với quy mô công suất nhỏ hơn 50 hoặc 100MW. - IEA (International Energy Agency) định nghĩa nguồn điện phân tán là nguồn điện phục vụ trực tiếp phụ tải khách hàng hoặc hỗ trợ cho lưới điện phân phối, được đấu nối vào hệ thống điện ở các cấp điện áp của lưới phân phối. - IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers Inc.) định nghĩa nguồn điện phân tán là nguồn phát điện nhỏ hơn những nhà máy điện trung tâm, thường nhỏ hơn hoặc bằng 10MW, cho phép đấu nối vào bất kỳ điểm nào trrong hệ thống điện. - EPRI (Electric Power Research Institute) định nghĩa nguồn điện có công suất từ vài kW đến 50MW và/hoặc các thiết bị lưu điện có vị trí gần phụ tải khách hàng hoặc lưới phân phối và các trạm biến áp truyền tải trung gian là những nguồn điện phân tán.
  • 14. 5 Như vậ ững định nghĩa về ồn điện phân tán thường căn cứ y, nh ngu vào quy mô công su t và c u n ng nh t v quy mô công ấ ấp điện áp đấ ối. Do chưa có sự ố th ấ ề su ngu ất cũng như cấp điện áp đấu nối nên một định nghĩa tổng quan về ồn điện phân tán là c n thi n phân tán là ngu ầ ết. Gần đây, định nghĩa nguồn điệ ồn điện đấu nối trực tiếp vào lưới điện phân phối hoặ ấ c đ u nối vào lưới điện của phía khách hàng (so v t thi t b p nh n r ng rãi và ph ới điể ặ m đ ế ị đo đếm) được chấ ậ ộ ổ ế bi n. Do định nghĩa này xem xét nguồn điệ ề ị ồn điệ ệ ố n phân tán v v trí ngu n trong h th ng điệ và điểm đấ ố ủ ồn điện hơn là xem xét đế n u n i c a ngu n quy mô công su t c ấ ủa nguồn điện nên có tính khái quát cao cũng như bao trùm được những đặc điểm kĩ thuật của từng loại nguồn điện này. Định nghĩa này về ồn điện phân tán đượ ử ngu c s d ng trong các nghiên c u c tài. ụ ứ ủa đề 1.1.2. Đặc tính công suất của nguồn điện phân tán Với đặc tính phụ thuộc tự nhiên nên công nghệ phát điện của các DG cũng khác nhau và có những ảnh hưởng khác nhau đến LĐPP. Để thể hiện sự khác nhau này, nguồn DG thường sẽ được mô hình hoá khi tính toán. Trong các đánh giá sơ bộ, người ta thường mô hình hoá DG theo đặc tính công suất dạng đơn giản, có 4 loại mô hình như sau: - Loại mô hình thứ nhất: chỉ phát công suất tác dụng P, chẳng hạn các tấm pin quang điện; - Loại mô hình thứ hai: chỉ phát công suất phản kháng, làm việc giống như máy bù đồng bộ. - Loại mô hình thứ ba: phát công suất tác dụng P nhưng không phát công suất phản kháng Q, thậm chí tiêu thụ công suất phản kháng (các tuabin gió). - Loại mô hình thứ tư: phát đồng thời cả công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q (các DG sử dụng máy phát điện đồng bộ như: thuỷ điện nhỏ, Điezel, Biomass...). Với các đặc tính trên dễ thấy: DG sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với LĐPP. Chẳng hạn với các DG loại thứ nhất và thứ ba thì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng điện áp. Còn với mô hình loại 2 và mô hình 4, tuy DG có tác dụng nhất định trong cải thiện chất lượng điện áp, nhưng lại có ảnh
  • 15. 6 hưởng đến cấu hình chung của LĐPP trước và sau khi kết nối DG. 1.1.3. phân tán Phân loại nguồn Các loại nguồn phân tán sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, trong đó công nghệ sử dụng máy phát truyền thống đã được hoàn thiện như động cơ đốt trong, tua- bin khí…và các công nghệ khác đang được phát triển như pin nhiên liệu, pin mặt trời, tua bin gió… Mỗi loại nguồn phân tán đều có những ưu điểm, hạn chế về đặc - tính kỹ thuật và tính kinh tế. Việc lựa chọn công nghệ là nhân tố chính để quyết định về công suất và vị trí lắp đặt của nguồn phân tán. Dưới đây là phân loại một số nguồn điện phân tán chính hiện có trên thế giới . Phần lớn những loại [hình 1.1] nguồn điện này đã xuất hiện và đang được phát triển trong hệ thống điện của Việt Nam. Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các loại nguồn phân tán
  • 16. 7 1.2. Các công nghệ phát điện phân tán 1.2. - 1. Tổ hợp máy phát điện động cơ đốt trong Động cơ pittông, công nghệ đầu tiên của các loại nguồn phân tán, được phát triển hơn 100 năm, được tiêu thụ nhanh trên thị trường bởi có tính cạnh tranh và độ tin cậy cao, tuổi thọ lớn và ít bảo dưỡng. Động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi, có công suất từ vài chục kW cho tới 60MW. Nhược điểm lớn nhất của động cơ này là tiếng ồn, chi phí bảo dưỡng lớn và khí thải lớn. Lượng phát thải này có thể giảm được bằng cách thay đổi đặc tính đốt của động cơ. Chi phí lắp đặt và vận hành của động cơ này phụ thuộc vào lượng khí phát thải muốn cắt giảm. Động cơ đốt trong là công nghệ đã được kiểm chứng qua thực tế với tính cạnh tranh cao, dải công suất rộng, có khả năng khởi động nhanh, hiệu suất cao (lên tới 43% cho các hệ thống diesel lớn, 80% đối với micro tuabin), và độ tin cậy cao trong vận hành. Hầu hết các động cơ đốt trong sử dụng cho việc phát điện đều dùng động cơ bốn kỳ. Các động cơ này sử dụng khí tự nhiên, khí biogas hoặc dầu diesel làm nhiên liệu. Nguồn điện có động cơ sử dụng khí tự nhiên có hiệu suất cao và phát thải ít khí NOx hơn động cơ dùng dầu diesel. Hình 1.2. Mô hình tổ máy phát điện điêzen Nguồn: Internet
  • 17. 8 Loại nguồn điện này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong cả nước trong đó chủ yếu đóng vai trò là nguồn điện dự phòng hoặc cấp điện cho khu vực chưa có điện lưới quốc gia (khu vực hải đảo…). Một số ít nguồn điện này được đấu nối vào lưới điện trung áp có khả năng hoạt động song song với lưới điện khu vực tại một số thời điểm phụ tải đỉnh theo yêu cầu của đơn vị phân phối điện. Một số đặc tính của máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong: - Hiệu suất cao, chi phí đầu tư thấp và chi phí sản xuất điện cạnh tranh so với nhiều loại công nghệ sử dụng trong nguồn phân tán khác. - Thời gian khởi động ngắn nên có thể sử dụng để phủ đỉnh đồ thị phụ tải hoặc thích hợp cho dự phòng quay. - Phát thải khí CO và NOx nhiều hơn so với tuabin khí. - Chất lượng điện năng không được cao. - Có khả năng hoạt động độc lập và có khả năng khởi động “đen” (black start). 1.2.2. – tuabin khí Tổ hợp máy phát điện Tuabin khí là các thiết bị sử dụng không khí nén dưới áp suất cao kết hợp với nhiên liệu khí hoặc nhiên liệu lỏng được đánh lửa tạo thành hỗn hợp cháy dưới nhiệt độ và áp suất cao. Hỗn hợp này được phun trực tiếp vào các cánh tuabin để làm quay máy phát điện. Loại tuabin khí này được phát triển đầu tiên cho các động cơ máy bay, sau đó được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy nhiệt điện. Đặc biệt là công nghệ chu trình nhiệt điện hỗn hợp. Nhiên liệu của máy phát điện tuabin khí có thể là khí tự nhiên, dầu diezel, khí biogas (khí sinh học)… Hiệu suất của các loại tuabin khí phụ thuộc vào chế độ hoạt động. Hiệu suất cao nhất khi tuabin khí làm việc ở chế độ phụ tải cực đại và giảm dần khi phụ tải giảm. Khi giá thành của các nhiên liệu khí rẻ, các tuabin khí chu trình hỗn hợp được sử dụng để phủ đáy của đồ thị phụ tải.
  • 18. 9 Hình 1.3. Mô hình máy phát điện tuabin khí chu trình hỗn hợp Nguồn: Internet Hiện nay ngoài các nhà máy nhiệt điện khí lớn có vị trí quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam, chưa có nguồn điện sử dụng máy phát điện tuabin khí quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với việc phát triển nguồn chăn nuôi tập trung thì khả năng phát triển nguồn điện sử dụng máy phát điện tuabin khí với nhiên liệu sơ cấp là khí sinh học là hoàn toàn khả thi trong tương lai không xa. Một số đặc tính của máy phát điện tuabin khí: - Chi phí lắp đặt thấp, chi phí nhiên liệu hợp lý. - . Lượng khí phát thải nhỏ - Thích hợp cho chu trình nhiệt điện hỗn hợp - Thời gian khởi động, thay đổi công suất nhỏ. - Hiệu suất điện thấp hơn nhiều so với hiệu suất của cả chu trình nhiệt điện hỗn hợp.
  • 19. 10 1.2.3. Thủy điện nhỏ Nhà máy thủy điện nhỏ biến đổi năng lượng thế năng của nước thành cơ năng quay tuabin máy phát để sản xuất ra điện. Công suất điện được tạo ra bởi thế năng của nước được tính theo công thức: P = η ρ . .g.Q.H Trong đó: P là công suất điện được tạo ra; ; η là hiệu suất tuabin là ρ khối lượng riêng của nước, kg/m3 ; g là gia tốc trọng trường, m/s2 ; Q là lưu lượng dòng chảy trên một đơn vị thời gian, m3 /s; H là độ cao mực nước, m. Có nhiều loại tuabin khác nhau được sử dụng trong nhà máy thủy điện nhỏ như là Pelton, Turgo, Crossflow, Francis và Kaplan. Mỗi loại được sử dụng với một độ cao mặt nước khác nhau để đảm bảo tốc độ quay thích hợp của tuabin máy phát. Phân loại các nhà máy thủy điện nhỏ: - Theo dòng chảy: + Thủy điện kiểu đập + Thủy điện kiểu kênh dẫn - Theo công suất nhà máy: + Từ 2,5MW tới 30MW: nhà máy thủy điện nhỏ + Từ 100kW tới 2,5MW: nhà máy thủy điện mini + Nhỏ hơn 100kW: máy phát thủy điện cực nhỏ.
  • 20. 11 Hình 1.4: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu đập Nguồn:Internet Nguồn thủy điện nhỏ hiện nay đang phát triển nhanh và rộng rãi trên toàn quốc. Hàng năm có thêm hàng chục nhà máy thủy điện nhỏ được đưa vào vận hành, bổ sung lượng công suất và điện năng đáng kể vào hệ thống điện quốc gia. Các nguồn điện này được đấu nối chủ yếu vào lưới điện trung áp, tập trung phần lớn tại khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Hình 1.5: Mô hình nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn Nguồn:Internet
  • 21. 12 Một số đặc tính của thủy điện nhỏ: - Linh hoạt trong vận hành, có dự trữ quay nên có khả năng dự phòng cho các trường hợp sự cố. - Thủy điện kiểu kênh dẫn thân thiện với môi trường do không làm biến đổi dòng chảy, không ảnh hưởng tới khu vực hạ lưu. - Có ý nghĩa rất lớn trong chương trình điện khí hóa nông thôn và khu vực miền núi. Ngoài nhiệm vụ phát điện, một số nhà máy thủy điện còn làm nhiệm vụ điều tiết thủy lợi. - Các nhà máy thủy điện nhỏ thường có hồ chứa nhỏ hoặc không có hồ chứa nên công suất điện phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng nước trên sông theo mùa, theo thời điểm trong ngày. 1.2. (NLMT) 4. Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời gồm hai loại chính: nguồn điện pin năng lượng mặt trời (PV) và nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời. Nguồn điện PV: gồm các dàn pin NLMT được đấu nối với nhau, mỗi dàn pin NLMT được ghép từ các miếng pin rời rạc nối với nhau để biến đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều. Trong pin mặt trời, điện áp được hình thành bằng các electron và các hố điện tích ở trạng thái mất cân bằng khi có bức xạ mặt trời chiếu vào. Pin mặt trời tạo ra dòng điện một chiều và chỉ phát điện khi có ánh sáng mặt trời. Do đó cần sử dụng bộ nghịch lưu để chuyển đổi thành dòng xoay chiều và các bộ tích điện và phát điện vào thời điểm khác. Hệ thống PV đấu nối vào lưới điện được chia làm hai loại chính là hệ thống PV tích hợp và PV phát điện tập trung. Đối với hệ thống PV tích hợp, điện năng sản xuất bằng các tấm pin năng lượng mặt trời thông qua bộ nghịch lưu biến đổi thành dòng điện xoay chiều. Tại các tủ phân phối, một phần điện năng được sử dụng cho các thiết bị trong một tòa nhà hoặc khu vực dân cư. Phần điện năng dư thừa sẽ nạp điện các bộ tích điện như acquy hoặc phát lên lưới, bán lại điện cho các công ty điện lực. Đối với hệ thống PV phát điện tập trung, điện năng có thể được lưu trữ trong
  • 22. 13 các bộ acquy hoặc phát trực tiếp lên lưới điện. Hiện nay, nguồn điện PV đang được ứng dụng tại một số khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cấp điện như khu vực hải đảo, vùng núi cao… Quy mô những nguồn điện này không lớn, đấu nối vào lưới hạ áp cấp điện cho một khu vực dân cư và hoạt động độc lập với lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng mặt trời nên hiện nay đã có một số dự án nguồn điện PV có quy mô lớn, đấu nối vào lưới điện quốc gia đang dự kiến được triển khai. Một số tính chất của nguồn điện pin NLMT: - Chi phí vận hành thấp, không có khí thải; - Độ tin cậy cao và ít phải bảo dưỡng; - Chất lượng điện năng không cao; - Hiệu suất trong phòng thí nghiệm là 24% nhưng thực tế là 10%; - Chi phí đầu tư cao, công suất phát thấp so với các dạng nguồn phân tán khác do phụ thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày. Nhà máy nhiệt điện NLMT: Hoạt động với nguyên lý như một nhà máy nhiệt điện thông thường trong đó năng lượng sơ cấp biến đổi nước thành hơi là nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời. Nguyên lý hoạt động của nhà máy được trình bày trong hình 1.6. Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện NLMT
  • 23. 14 Hiện nay Việt Nam chưa có nhà máy nhiệt điện NLMT nhưng qua nghiên cứu bước đầu cho thấy có một số địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy điện loại này tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. 1.2.5. Nguồn điện sử dụng năng lượng gió Năng lượng gió được xếp vào nguồn phân tán vì công suất và vị trí của trang trại gió thích hợp khi đấu nối vào lưới điện phân phối. Tuabin gió gồm roto, máy phát, cánh quạt, các thiết bị định hướng và ghép nối. Khi gió thổi vào các cánh quạt theo nguyên lý động lực học làm quay roto. Lượng công suất điện phát ra phụ thuộc vào tốc độ gió và diện tích bao phủ của vùng cánh quạt. Hiện nay có nhiều phân loại khác nhau về mô hình tuabin máy phát điện gió nhưng có thể chia làm ba loại chính sau ]: [8 a. -Speed Wind Turbin Tuabin gió có vận tốc không đổi ( Fixed e) Trong mô hình này, máy phát điện không đồng bộ được nối trực tiếp với lưới như trong hình vẽ trên. Bộ điều tốc (Gear box) có vai trò biến đổi tăng tốc độ quay - của tuabin gió phù hợp với tốc độ của roto máy phát điện. Máy biến áp được sử dụng để nâng điện áp máy phát lên điện áp của lưới điện đấu nối hoặc điện áp hệ thống gom. Trong mô hình này, hệ thống tụ được đặt tại đầu ra của máy phát để bù công suất phản k máy phát không đồng bộ tiêu thụ. Tốc độ của máy phát háng mà được xác định bởi tần số của hệ thống và số đôi cực của máy phát. Hình 1.7: Mô hình tuabin gió với tốc độ cố định Đây chính là mô hình đơn giản nhất và có giá thành thấp nhất trong các mô hình máy phát điện gió nhưng mô hình này có rất nhiều hạn chế. Trong đó hạn chế
  • 24. 15 lớn nhất là mô hình này không có khả năng điều khiển công suất phản kháng (hay hệ số công suất) của máy phát, do đó mô hình này đòi hỏi phải có nguồn công suất phản kháng trong hệ thống có khả năng điều khiển được. b. Tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần (Variable- nd Speed Wi Turbine with Full Converter) Hình 1.8: Mô hình tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu toàn phần Trong mô hình này, máy phát điện được nối với lưới qua một bộ chỉnh lưu điện tử công suất. Bộ chỉnh lưu công suất này được nối trực tiếp với stato của máy phát nên bộ chỉnh lưu công suất này phải có khả năng biến đổi toàn bộ công suất từ máy phát điện phát lên lưới. Máy phát điện trong mô hình này có thể là máy phát không đồng bộ hoặc máy phát đồng bộ. Bộ điều tốc trong mô hình này có thể được loại bỏ hoặc đơn giản hóa nếu sử dụng máy phát đồng bộ nhiều cực. Mô hình tuabin gió này có khả năng linh hoạt về điều khiển công suất phản kháng. Hạn chế của mô hình này là công suất phát phụ thuộc vào công suất của hệ thống chỉnh lưu nên sẽ làm tăng giá thành đầu tư và tăng tổn thất qua bộ chỉnh lưu đối với tuabin gió có công suất lớn. c. Tuabin gió có vận tốc biến đổi chỉnh lưu một phần (Variable-Speed Wind Turbine with Doubly-Fed Induction Generator) Mô hình này cũng sử dụng một bộ chỉnh lưu điện tử công suất nhưng điểm khác nhau chính so với mô hình chỉnh lưu toàn phần là bộ chỉnh lưu này được nối với rôto của máy phát không đồng bộ, còn stato của máy phát được nối trực tiếp với lưới. Mô hình này không những giữ được khả năng điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát mà còn giảm chi phí đầu tư và tổn thất công suất qua bộ chỉnh
  • 25. 16 lưu điện tử công suất do chỉ một phần công suất của máy phát (thông thường từ 20- 30%) đi qua bộ biến đổi này. Mô hình này thích hợp cho những tuabin gió có công suất lớn. Hình 1.9: Mô hình tuabin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stato và lưới Việt Nam hiện có duy nhất một nhà máy điện gió đang hoạt động đấu nối vào lưới điện 110kV: dự án nhà máy phong điện Tuy Phong Bình Thuận – 20x1,5MW (công suất cả dự án) của công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN). Hiện nay có năm tuabin gió (5x1,5MW) đang vận hành hòa điện, đấu nối và cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia từ tháng 8/2009. Ngoài ra còn có nhiều dự án gió khác đang được triển khai đầu tư, sẽ sớm đưa các nhà máy điện tuabin gió này vào vận hành như nhà máy điện gió Phước Hữu, nhà máy điện gió Ninh Thuận… Một số đặc tính của năng lượng gió: - Không phát thải ra khí thải ô nhiễm; - Không thể sử dụng với các ứng dụng trong chu trình nhiệt điện hỗn hợp (CHP); - Lượng điện sản xuất phụ thuộc vào tốc độ gió, do đó không thể sử dụng để phủ đỉnh đồ thị phụ tải;
  • 26. 17 - Các tuabin gió sử dụng máy phát không đồng bộ để sản xuất ra công suất tác dụng nhưng lại tiêu thụ công suất phản kháng; - Gây ra dao động điện áp do công suất phát thay đổi theo tốc độ gió; - Ngoài ra, tuabin gió còn có thể gây ra tiếng ồn hoặc ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực được lắp đặt. 1.2.6. Pin nhiên liệu (Fuel cell) Pin nhiên liệu biến đổi khí hydro hoặc nhiên liệu có chứa hydro thành năng lượng điện và nhiệt thông qua phản ứng hóa học của hydro với oxi thành nước. Các phản ứng hóa học như sau: - Trên cực anode: H2 → 4H+ + 4e- - Trên cực cathode: O2 + 4H+ + 4e- → 2H2O - Toàn bộ phản ứng: 2H2 +O2 → 2H2O + t0 Ưu điểm của pin nhiên liệu này là hiệu suất cao, vận hành không có tiếng ồn, và không gây ô nhiễm môi trường do nhiên liệu sử dụng là hydro. Nhiên liệu hydro được chiết xuất từ khí tự nhiên, dầu mỏ và khí biomass. Các loại pin nhiên liệu chính được trình bày trong bảng 1.1 dưới đây. Hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống pin nhiên liệu công suất lớn đấu nối, hoạt động song song trên lưới điện do giá thành của nguồn điện này còn rất cao. Khi yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, khái niệm “lưới điện thông minh” bắt đầu được giới thiệu rộng rãi tại các thành phố lớn thì khả năng xuất hiện của hệ thống pin nhiên liệu trong hệ thống điện Việt Nam sẽ không còn xa. Bảng 1.1: Đặc tính kỹ thuật của một số loại pin nhiên liệu Loại Điện cực Nhiệt độ làm việc (0 F) [33] Hiệu suất điện Lĩnh vực ứng dụng Phosphoric Acid (PAFC) Phosphoric acid 175-200 40% Giao thông và phát điện Molten Carbonate Molten alkaline Carbonate 600-1000 50% Phát điện
  • 27. 18 (MCFC) Solid Oxide (SOFC) Inert metal oxide 600-1000 60% (hybrid) Phát điện Alkaline (AFC) Potassium hydroxide 90-100 70% Vũ trụ Proton Exchange Membrane (PEM) Polymer membrane 60-100 40% Giao thông và phát điện Một số tính chất của Hydro: - Hiệu suất cao so với các loại máy phát truyền thống (lớn hơn 60%); - Tiếng ồn và mức độ ô nhiễm thấp, độ tin cậy cao nên thường được sử dụng làm nguồn điện dự phòng tại khu vực đô thị hoặc trong “lưới điện thông minh”; - Điện kháng bên trong máy phát tăng theo thời gian, vì vậy các thiết bị điện tử công suất phải được sử dụng để điều chỉnh điện áp. 1.2.7. Điện sinh khối (Biomass) Một dạng năng lượng phân tán có tiềm năng phát triển rất lớn với tỉ lệ 14- 15% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới đó là Biomass. Biomass (năng lượng sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ) là nguồn kh nhiên liệu được tạo ra từ í quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, thức ăn thừa và phân động vật. Quá trình chính để chuyển sinh khối thành điện năng là dùng kỹ thuật đốt trực tiếp sinh khối tạo ra nhiệt lượng cho các tuabin hơi. Một trong những kỹ thuật đốt trực tiếp là kết hợp giữa sinh khối và than đá đang được áp dụng ở một số nhà máy điện nơi mà phải đối diện với việc phải tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và giảm thải ra môi trường các chất ô nhiễm như SO2, NO2, CO2. Ngoài ra còn có các kỹ thuật cung cấp điện năng sinh khối khả dụng khác đang phát triển như kỹ thuật nhiệt phân và khí hóa. Tại Việt Nam, một nhà máy chế biến rác thành điện năng đầu tiên khởi công
  • 28. 19 xây dựng tại khu Gò Cát, Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh. Nhà máy này được xây dựng với vốn 260 tỷ đồng, trong đó vốn viện trợ của Chính phủ Hà Lan là 65%. Nhà máy có ba tổ máy phát điện, công suất 2400kW. Nhà máy bắt đầu chạy ổn định một tổ máy và phát điện lên lưới quốc gia 530kW. 1.3. Tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện 1.3.1. Lợi ích của nguồn điện phân tán Nguồn điện phân tán đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống điện. Nguồn điện phân tán nói chung và nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo nói riêng đang đem lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, đặc biệt đối với thị trường điện tự do, lợi ích về môi trường, cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Những lợi ích này không chỉ có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại mà cho cả tương lai lâu dài. Do đó đầu tư phát triển vào lĩnh vực nguồn phân tán đang trở thành một xu thế trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của xu thế này là do: Nguồn điện phân tán sẽ có đóng góp ngày càng quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đặc biệt đối với những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào năng lượng nhập khẩu. Đa số nguồn điện phân tán đều sử dụng năng lượng sơ cấp tại chỗ nên không bị phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp nhập khẩu. Trong khi đó, tình hình thế giới hiện tại và tương lai có nhiều biến động về kinh tế, chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến đến nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp truyền thống như than đá, dầu, khí trên thị trường thế giới. Giá các loại nhiên liệu hóa thạch có xu hướng tăng cao khó lường dẫn tới chi phí sản xuất điện năng tăng cao... Giãn tiến độ đầu tư của nền kinh tế vào hệ thống truyền tải, phân phối điện cũng như giảm gánh nặng cho đầu tư vào hệ thống nguồn điện. Ngoài ra, do công suất nhỏ, cho nên các nguồn phân tán có thời gian xây dựng ngắn, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nguồn điện mới so với các nhà máy điện công suất lớn. Về mặt kĩ thuật, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống điều
  • 29. 20 khiển và tự động hóa, làm cho việc vận hành và điều khiển các nguồn phân tán trở nên linh hoạt và tin cậy. Nguồn điện phân tán có thể đóng vai trò là nguồn dự phòng hoặc phủ đỉnh để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cũng như nâng cao chất lượng điện năng của cả khách hàng và đơn vị phân phối điện. Nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, tuabin gió… là những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, khí CO, NOx, SOx ra môi trường. Từ đó góp phần quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mỗi quốc gia về môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Hơn nữa, nguồn phân tán còn khuyến khích cạnh tranh trong thị trường phát điện do thời gian thu hồi vốn nhanh (so với các dự án về truyền tải và các nhà máy phát điện công suất lớn) và cung cấp điện trực tiếp tới các hộ phụ tải và đơn vị phân phối điện. 1.3.2. Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán Mặc dù nguồn điện phân tán đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống điện nhưng chúng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Những ảnh hưởng này được phân tích trên hai mặt kinh tế và kĩ thuật * Ảnh hưởng về kinh tế Về kinh tế, một số nguồn phân tán có công suất phát biến thiên rất lớn trong ngày (thay đổi từ 0 đến Pmax), phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu như tua- bin gió, hệ thống PV, thủy điện nhỏ… Do đó, trong quy hoạch phát triển hệ thống điện vẫn phải tính toán phát triển dự phòng cả nguồn điện và lưới điện để đáp ứng được nhu cầu phụ tải ngay cả khi những nguồn phân tán không hoạt động. Như vậy, trong một số trường hợp ngành điện phải đầu tư khối lượng lớn hơn cho cả nguồn điện và lưới điện nhưng hiệu suất sử dụng lại không cao. Đa số nguồn phân tán sử dụng công nghệ mới đều đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với công nghệ truyền thống. Điện năng sản xuất của những loại nguồn điện này lại không lớn nên thời gian thu hồi vốn lâu. Giá thành điện sản xuất của nguồn điện phân tán sử dụng công nghệ mới chưa cạnh tranh được so với các nguồn
  • 30. 21 điện truyền thống khác. Chính phủ muốn phát triển những loại nguồn phân tán này phải có chính sách trợ giá, cũng như những chính sách ưu đãi đặc biệt khác. Những chính sách này có thể góp phần làm tăng gánh nặng tài chính và thâm hụt ngân sách quốc gia… * Ảnh hưởng về kĩ thuật Về kĩ thuật, nguồn phân tán cũng có ảnh hưởng tới cấu trúc lưới điện, ổn định điện áp, thay đổi dòng ngắn mạch và hệ thống bảo vệ rơle, máy biến áp vận hành với chế độ dòng công suất ngược so với thiết kế ban đầu, dao động điện áp trong các chế độ làm việc của nguồn điện, tác động đến một số chỉ tiêu của chất lượng điện năng đối với khách hàng dùng điện và các nhà cung cấp điện… 1.4. Bài toán vận hành lưới điện phân phối có nguồn phân tán Với các đặc tính công suất phát không ổn định và phụ thuộc điều kiện tự nhiên của một số DG (tốc độ gió, cường độ bức xạ mặt trời, chế độ thuỷ văn...) nên trong quá trình vận hành chúng gây ra những tác động nhất định đến LĐPP. Do vậy, cho đến nay các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung xem xét các ảnh hưởng mang tính địa phương của DG, các ảnh hưởng này bao gồm: - Ảnh hưởng đến chất lượng điện năng và ổn định điện áp đối với các LĐPP, - Ảnh hưởng đến cấu hình lưới điện, đến phối hợp bảo vệ rơle,... Các ảnh hưởng mang tính hệ thống (ảnh hưởng đến tần số) ít được xem xét do quy mô công suất của DG thường nhỏ hơn nhiều so với công suất chung của hệ thống điện. Do vậy, việc tập trung phân tích tính hợp lý trong cung cấp điện, các ảnh hưởng đến chất lượng điện năng, cấu hình LĐPP trước và sau khi kết nối DG luôn được xem là vấn đề thời sự khi nghiên cứu về các LĐPP có DG. Lý do dễ thấy là LĐPP luôn thay đổi và mở rộng, trong khi số lượng DG tham gia ngày càng lớn và ngày càng đa dạng về công nghệ và chủng loại. H .10 ình 1 dưới đây mô tả cấu trúc tổng thể nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến chế độ vận hành các LĐPP. Theo cấu trúc này, qua kinh nghiệm phát triển DG ở nhiều nước cho thấy, để giải quyết triệt để các vấn đề đã nêu cần áp dụng sớm các bài toán nâng cao hiệu quả làm việc cho LĐPP ngay từ khâu thiết kế, thậm chí ngay
  • 31. 22 khi đang vận hành. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ việc phát triển DG với chính sách tổng thể hệ thống năng lượng Quốc gia. Hình 1.10: Cấu trúc bài toán nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến LĐPP
  • 32. 23 CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP 2.1. Yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam đối với nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới điện trung áp [1] Theo thông tư BCT yêu cầu kĩ thuật đối với lưới điện phân phối 32/2010/TT- nối chung và nguồn điện đấu nối vào lưới điện trung áp được tổng hợp như sau: Tần số Tần số định mức trong hệ thống điện quốc gia là 50Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi 0,2Hz so với tần số ± định mức. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi 0,5Hz so với tần số định mức. ± Điện áp Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau: - k 5%; Tại điểm đấu nối với hách hàng sử dụng điện là ± - -5%. Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với hách hàng sử dụng k điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và 10% so với điện áp – danh định. Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng 10% so với điện áp danh định. ± Trong đó dao động điện áp được định nghĩa là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian dài hơn một (01) phút. Yêu cầu đối với tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Máy cắt của tổ máy phát điện tại điểm đấu nối phải có khả năng cắt dòng
  • 33. 24 điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và cách ly được tổ máy ra khỏi lưới điện phân phối trong mọi chế độ vận hành. - Có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong dải tần số từ 49Hz đến 51Hz. Trong dải tần số từ 47Hz đến 49Hz, mức giảm công suất không được vượt quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Trong trường hợp tần số thấp hơn 47Hz hoặc cao hơn 51Hz, hách hàng sử dụng lưới điện k phân phối có tổ máy phát điện có quyền quyết định tách hoặc không tách đấu nối các tổ máy phát điện khỏi lưới phân phối điện . - Trong điều kiện vận hành bình thường, tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng phát công suất phản kháng theo đặc tính công suất của tổ máy và giữ được độ lệch điện áp trong dải quy định - Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có khả năng cung cấp công suất phản kháng phải đảm bảo các điều kiện sau: + Có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng phát lên lưới điện phân phối để điều chỉnh điện áp trên lưới điện phân phối; + Có hệ thống kích từ đảm bảo duy trì điện áp đầu ra ổn định trong dải vận hành của các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối. - Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng chịu được mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy địnhvà chịu được thành phần dòng điện thứ tự không và thứ tự nghịch không nhỏ hơn thời gian loại trừ ngắn mạch pha đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ - - pha và pha với điểm đấu nối. - Trong trường hợp điểm đấu nối được trang bị thiết bị tự động đóng lại, hệ thống rơ le bảo vệ của nhà máy điện phải đảm bảo phối hợp được với thiết bị tự động đóng lại của đơn vị phân phối điện và phải được thiết kế để đảm bảo tách được tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối ngay sau khi máy cắt, thiết bị tự động đóng lại hoặc dao phân đoạn của lưới điện phân phối mở ra lần đầu tiên và duy trì cách ly tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối cho tới khi lưới điện phân
  • 34. 25 phối được khôi phục hoàn toàn. Yêu cầu về cân bằng pha Trong chế độ làm việc bình thường, hách hàng sử dụng lưới điện phân phối k phải đảm bảo thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV hoặc quá 5% điện áp danh định đối với cấp điện áp dưới 110kV. Yêu cầu về sóng hài Giá trị cực đại cho phép (tính theo giá trị tuyệt đối của dòng điện hoặc % dòng điện phụ tải tại điểm đấu nối) của tổng độ biến dạng dòng điện do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra tùy theo cấp điện áp được quy định như sau: - Đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đấu nối có công suất trên 10kW và nhỏ hơn 50kW: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 20% dòng điện phụ tải; - Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ 50kW trở lên: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 12% dòng điện phụ tải. Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định như sau: Độ biến dạng sóng hài điện áp Cấp điện áp Tổng biến dạng sóng hài Biến dạng riêng lẻ Trung và hạ áp 6,5% 3,0% Yêu cầu về nhấp nháy điện áp Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định như sau:
  • 35. 26 Mức nhấp nháy điện áp Cấp điện áp Mức nhấp nháy cho phép Trung áp Pst95% = 1,00 Plt95% = 0,80 Yêu cầu về hệ thống thông tin Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW và các trạm biến áp 110kV có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của đơn vị phân phối điện phục vụ thông tin liên lạc và truyền dữ liệu trong vận hành hệ thống điện. Các thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải tương thích với hệ thống thông tin hiện có của đơn vị phân phối điện. Khách hàng có quyền thoả thuận về việc lắp đặt hệ thống thông tin nhưng phải ghi rõ trong thoả thuận đấu nối. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý lưới điện của mình phục vụ vận hành hệ thống điện phân phối. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng sử dụng lưới điện phân phối các yêu cầu về dữ liệu thông tin, truyền dữ liệu và giao diện thông tin cần thiết và phối hợp với khách hàng trong việc thử nghiệm, kiểm tra và kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu của khách hàng vào hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có trong phạm vi quản lý. Yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW và các trạm biến áp 110kV phải được trang bị hệ thống điều khiển phân tán DCS hoặc RTU có hai (02) cổng độc lập với nhau và được kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối điện. Đối với nhà máy điện có công suất nhỏ hơn 10MW đấu nối trực tiếp vào lưới
  • 36. 27 điện 110kV, yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS được thỏa thuận giữa các bên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phải được ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt và kết nối đường truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS từ lưới điện thuộc phạm vi quản lý với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện. Hệ thống SCADA/DMS của khách hàng phải có đặc tính kỹ thuật tương thích và đảm bảo kết nối được với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối điện. Việc kết nối hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS hiện có của đơn vị phân phối điện phải được hai bên phối hợp thực hiện. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp đường truyền đến điểm đấu nối và tích hợp các thông số của hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị. Trong trường hợp hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện có sự thay đổi về công nghệ, khách hàng có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hệ thống SCADA/DMS để đảm bảo kết nối với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị phân phối điện. Yêu cầu danh sách các dữ liệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị thuộc hệ thống DCS/RTU được quy định cụ thể tại uy định về yêu cầu kỹ thuật và q quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS. Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố được quy định như sau: Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố Điện áp Dòng ngắn mạch lớn nhất (kA) Thời gian loại trừ sự cố (ms) Thời gian chịu đựng của thiết bị (s) Trung áp 25 500 3
  • 37. 28 2.2. Quy định kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới 2 3] .2.1. Quy định đấu nối của hệ thống điện các nước Bắc Âu [ Công suất phát tối thiểu: Máy phát điện phải có khả năng duy trì công suất phát tối thiểu càng tốt đối với bất kỳ dạng năng lượng sơ cấp nào. Trong đó nhiệt điện than tối thiểu 40% công suất định mức; nhiệt điện dầu, khí tối thiểu 20% công suất định mức. Khả năng vận hành quá tải: Không bắt buộc. Thời gian khởi động: - Đối với động cơ đốt trong 3 3,5 phút; đối với tuabin khí 10-15 phút. Các chế độ vận hành: - Các máy phát có công suất từ 10 25MW có chế độ vận hành điều khiển tự động và chế độ vận hành tự chọn. Trong chế độ vận hành điều khiển tự động hoạt động trong dải tần số từ 49,9Hz đến 50,1Hz với bước tinh chỉnh tối đa là 50mHz. Đối với chế độ vận hành tự chọn, máy phát được trang bị bộ điều khiển để giới hạn về biên độ và tốc độ thay đổi công suất phát của máy phát với bất kỳ giá trị điểm đặt nào trong dải làm việc cho phép trong cả chế độ bình thường và chế độ sự cố. Máy phát có công suất 1 10MW: không quy định - . Tham gia điều khiển tần số hệ thống: Không quy định. Phủ biểu đồ phụ tải, dải công suất và tốc độ đáp ứng: Máy phát phải có khả năng phủ biểu đồ phụ tải với tốc độ tối thiểu ±2% công suất định mức trong 30 giây. Đối với máy phát chạy dầu, khí: máy phát có khả năng đáp ứng tối thiểu 8% công suất định mức trong một phút khi máy phát hoạt động trong dải công suất từ 40-100%; tốc độ đáp ứng công suất này có thể đạt tới giá trị lớn nhất cho phép nếu máy đang hoạt động dưới 40% hoặc trên 90% công suất định mức. Quy định về dải điện áp và tần số: Dải điện áp và tần số vận hành trong lưới của nguồn điện phân tán được trình bày trong hình vẽ dưới đây:
  • 38. 29 Hình 2.1: Quy định tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới Vùng A: Vùng vận hành bình thường của hệ thống. Nguồn điện không được giảm phát công suất tác dụng hay công suất phản kháng theo những thay đổi về điện áp và tần số của hệ thống. Vùng B: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30 phút. Công suất tác dụng phát ra được phép giảm tuyến tính theo tần số khi tần số là 49Hz đến 15% công suất phát khi tần số là 47,5Hz. Vùng C, D: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong vòng 60 phút. Trong thời gian này công suất tác dụng phát ra được phép giảm 10%. Vùng E: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30 phút. Công suất tác dụng phát ra trong thời gian này được phép giảm. Tổng thời gian nguồn điện phải vận hành với chế độ này trong một năm sẽ không nhiều hơn 10 tiếng. Vùng F: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 3 phút. Công suất tác dụng có thể giảm phát với giá trị bất kỳ nhưng không được phép tách khỏi lưới trong trường hợp này. Nordic Grid Code còn quy định các máy phát không dược phép tác khỏi lưới điện khi xảy ra sự cố và thời điểm sau đó trong một khoảng thời gian nhất định. Quy định được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
  • 39. 30 Hình 2.2: Quy định về khả năng hoạt động của nguồn điện khi cố sự cố Theo đó khi xảy ra sự cố trên lưới điện, nguồn điện phải chịu được 0,25 giây khi điện áp tại điểm đấu nối bằng 0,0% của quá trình phục hồi điện áp sau sự cố và tiếp tục vận hành khi điện áp bằng 90% điện áp danh định. Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nguồn điện phân tán sử dụng máy phát không đồng bộ nhằm tránh hiện tượng sụp đổ điện áp trên lưới điện có nhiều nguồn điện kiểu này. 2.2.2. Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào hệ thống điện của bang Texas, Hoa Kỳ [4] Điện áp: Nguồn điện đấu nối vào lưới điện phải hoạt động trong dải điện áp danh định của lưới điện đang vận hành. Nguồn điện của khách hàng phải có thiết bị tự động tách lưới trong các trường hợp: điện áp tại điểm đấu nối nằm ngoài điện áp danh định của lưới điện +5% hoặc 10% trong thời gian hơn 30 giây; dao động điện - áp trên lưới điện vượt +10% hoặc 30% điện áp danh định sau hơn 10 chu kỳ dao - động. Nguồn điện của khách hàng có thể đấu nối trở lại lưới điện khi điện áp và tần số trên lưới điện trở lại dải làm việc bình thường và hệ thống ổn định. Tần số: Tần số vận hành của nguồn phát điện không được vượt quá 0,5Hz hoặc thấp hơn 0,7Hz so với tần số 60Hz của hệ thống điện. Nguồn điện sẽ tự động tách khỏi lưới điện trong vòng 15 chu kỳ nếu tần số của hệ thống không thể duy trì
  • 40. 31 trong dải tần số này. Khách hàng có thể hòa lưới trở lại khi hệ thống ổn định và điện áp, tần số lưới điện trở lại dải làm việc bình thường. Quy định về dải làm việc của nguồn điện phân tán trong hệ thống điện và các thông số bảo vệ cho nguồn điện được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây: Bảng .1: Quy định vùng tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới 2 Thông số Thời gian cắt Điện áp (%Udđ) Giây (s) Chu kỳ <70% 0,166 10 (duy trì) & 10 (cắt) 70% - 90% 30,0 & 0,166 1800 (duy trì) & 10 (cắt) 90% - 105% Vận hành bình thường 105% - 110% 30,0 & 0,166 1800 (duy trì) & 10 (cắt) >110% 0,166 10 (duy trì) & 10 (cắt) Tần số (Hz) <59,3 0,25 15 (cắt) 59,3 – 60,5 Vận hành bình thường >60,5 0,25 15 (cắt) Độ nhấp nháy điện áp: Nguồn điện của khác hàng sẽ không gây nhấp nháy điện áp trên lưới vượt quá giá trị 3% độ sụt áp, phù hợp với tiêu chuẩn IEEE-519 khi đo tại điểm đấu nối. Sóng hài: Phù hợp với tiêu chuẩn IEEE 519, tổng độ biến dạng sóng hài - (THD) điện áp không được vượt quá 5% so với điện áp tần số cơ sở 60Hz hoặc độ biến dạng điện áp của sóng hài bất kỳ không được vượt quá 3% so với điện áp tần số cơ sở 60Hz tại điểm đấu nối.
  • 41. 32 Bảng .2: Giới hạn dòng hài 2 theo IEEE 519-1992 Thành phần sóng hài Độ biến dạng (%) < 11th 4,0 < 11th đến< 17th 2,0 < 17th đến< 23th 1,5 < 23th đến< 35th 0,6 < 35th hoặc cao hơn 0,3 Tổng độ biến dạng 5,0 Yêu cầu về trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc: Các yêu cầu về trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc được trình bày trong bảng sau: Bảng : Yêu cầu trang bị hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc khi đấu 2.3 nối nguồn điện phân tán. Mục Máy phát điện ba pha Công suất ≤10kW 10kW- 500kW 500kW- 2MW 2MW- 10MW Máy cắt có khả năng đóng cắt với dòng nm lớn nhất cho phép tại điểm đấu nối nhà máy vào lưới) √ √ √ √ Máy cắt đầu cực máy phát √ √ √ √ Bảo vệ quá điện áp √ √ √ √ Bảo vệ điện áp thấp √ √ √ √ Bảo vệ tần số (cao và thấp) √ √ √ √ Bộ kiểm tra hòa đồng bộ ( A: Automatic, M: Manual) A/M [1] A/M [1] A [1] A [1] Bảo vệ quá dòng hoặc quá điện áp chạm đất [2] [2] [2] Bộ cảm biến dòng công suất ngược [3] [3] [3] Chức năng phối hợp với rơle tần số √ √
  • 42. 33 thấp theo chiều dòng công suất Bộ tự động điều chỉnh điện áp √ SCADA và hệ thống ngắt liên động √ [1] – Trang bị đối với nguồn điện có khả năng vận hành độc lập. [2] – Trang bị nếu nguồn điện đấu nối vào lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp. [3] – Trang bị nếu công suất nguồn phát lớn hơn phụ tải thấp điểm của lưới khu vực 2.2.3 E [2] . Quy định đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của IEE Quy định về dải điện áp và tần số: Dải điện áp và tần số vận hành của nguồn điện phân tán trong hệ thống điện và các thông số bảo vệ cho nguồn điện được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây: Bảng : Quy định dải điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới 2.4 Điện áp Thời gian cắt (s) U<0,5pu Cắt sau 0,16s 0,5<U<0,88pu Cắt sau 2,00s 1,1<U<1,2pu Cắt sau 1,00s U>1,2pu Cắt sau 0,16s Bảng : Quy định vùng tần số của nguồn điện trên lưới 2.5 Công suất máy phát Tần số (Hz) Thời gian cắt ≤ 30kW >60,5 Cắt sau 0,16s <59,3 Cắt sau 0,16s > 30kW > 60,5 Cắt sau 0,16s < {59,8 – 57} Có thể điều chỉnh từ 0,16 đến 300s < 57,0 Cắt sau 0,16s Sóng hài:Tổng độ biến dạng sóng hài được yêu cầu nhỏ hơn 5%. Theo IEEE 1547- 2.6). 2003 đã yêu cầu các giá trị khác nhau của sóng hài (bảng
  • 43. 34 Bảng : Giới hạn dòng hài 2.6 Thành phần sóng hài Độ biến dạng (%) h<11 4,0 11≤h<17 2,0 17≤h<23 1,5 23 ≤ h < 35 0,6 35 ≤ h 0,3 Tổng độ biến dạng 5,0 Hòa đồng bộ: Các điều kiện cần thiết để hòa đồng bộ các máy phát đồng bộ và không đồng bộ vào lưới được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng .7: Quy định khi hòa đồng bộ máy phát đồng bộ 2 Công suất máy phát (KVA) Độ lệch điện áp (∆U, %) Độ lệch tần số (∆f, Hz) Góc lệch pha (∆δ, 0 ) 0 – 500 10 0,3 20 > 500 – 1500 5 0,2 15 > 1500 3 0,1 10 Đối với máy phát không đồng bộ, Việc kết nối DG với lưới được thực hiện nếu độ suy giảm điện áp không vượt quá giới hạn cho phép ≤5%. 2.2.4. Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện của một số quốc gia khác B 2.8 ảng : Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện của Vương Quốc Anh [5], [6]. Thông Số Thời gian cắt (s) Điện áp (%U dđ) < 80% 0,5 80% - 87% 2,5 87% - 105% Vận hành bình thường
  • 44. 35 105% - 113% 1 > 113% 0,5 Tần số (Hz) < 47 0,5 47 - 47,5 20 47,5 - 51,5 Vận hành bình thường 51,5 - 52 90 > 52 0,5 Bảng : Quy định về thông số bảo vệ khi đấu nối nguồn phân tán vào lưới điện 2.9 của một số quốc gia khác . [7] Cấp điện áp Bỉ Pháp Trung áp Điện áp: U < 0,25 – pu: 0,5 pu hoặc U > 1,1 Cắt tức thời. U < 0,5 – 0,85 pu: Cắt sau 1,5 giây. Tần số: f < 49,5 Hz hoặc > 50,5 Hz: Cắt tức thời. Hòa đồng bộ: - Với máy phát đồng bộ: ∆U, ∆f, ∆δ: phải có giá trị sao cho không gây ra các biến đổi đột ngột nào > 6% điện áp danh định - Với máy phát không đồng bộ: Mức suy giảm điện áp ≤ 5% Điện áp: U < 0,85 pu hoặc > 1,15 pu: Cắt tức thời. Tần số: f < 47,5 hoặc > 51 Hz: Cắt tức thời. Hòa đồng bộ: - Với máy phát đồng bộ: ∆U = ±10% ∆f = ±0.1Hz ∆δ = ±100 - Với máy phát không đồng bộ: Mức suy giảm điện áp ≤ 5% và không quá 0,5 giây.
  • 45. 36 2.3. Đánh giá về những quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán Trên đây, tác giả đã trình bày về các quy định đấu nối DG với lưới theo một số tiêu chuẩn khác nhau. Nói chung các tiêu chuẩn kỹ thuật đều có sự khác nhau, điều đó làm khó khăn và tăng thêm tính phức tạp trong việc triển khai và tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, quy định kỹ thuật đối với nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện phân phối được thể hiện trong thông tư 32/2010/TT BCT về cơ bản đã đáp - ứng được những yêu cầu cần thiết khi đấu nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối. Dưới đây là những đánh giá về các yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào hệ thống điện của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới: Yêu cầu về điện áp Thông tư 32/2010/TT BCT qui định dải điện áp làm việc của nguồn điện - phân tán tại điểm đấu nối nhà máy điện với lưới điện là +10% và 5%. Dải điện áp - này phù hợp với nguồn điện đấu nối vào lưới điện 110kV do sẽ làm tăng chất lượng điện áp trên lưới điện mà không gây ảnh hưởng đến khách hàng dùng điện (do các máy biến áp 110kV xuống điện áp trung áp thường có bộ điều áp dưới tải). Trong khi đối với nguồn điện đấu nối vào lưới điện trung áp dải điện áp quy định này chưa hợp lý do nguồn điện này cấp điện trực tiếp cho khách hàng trong khi các máy biến áp phân phối trung áp không có khả năng điều áp dưới tải. Quy định về dải điện áp làm việc của nhà máy điện trong lưới trung áp không chỉ gây khó khăn cho vận hành nguồn điện phân tán (do tiêu chuẩn giới hạn điện áp dưới là cao đối với một số loại nguồn điện) mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng trên lưới trung áp (do tiêu chuẩn giới hạn điện áp trên có thể gây quá điện áp trong một số chế độ vận hành lưới điện). Các quốc gia Hoa Kỳ, Anh và khu vực Bắc Âu quy định dải điện áp làm việc bình thường đối với nguồn điện phân tán là +5% và -10%.
  • 46. 37 Yêu cầu về tần số Thông tư 32/2010/TT BCT quy định dải tần số làm việc bình thường của - nguồn điện phân tán rộng hơn so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, Bỉ nhưng lại hẹp hơn so với tiêu chuẩn của Anh, Pháp và các nước Bắc Âu. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ Mặc dù yêu cầu về hệ thống bảo vệ giữa các quốc gia không có sự thống nhất nhưng các quốc gia này đều yêu cầu nguồn điện phân tán phải trang bị một số loại bảo vệ với thông số cụ thể. Các máy phát DG đều phải tách lưới khi lưới điện chính không cung cấp năng lượng hoặc khi có sự cố nặng nề. Khi giá trị điện áp và tần số vượt ra khỏi phạm vi cho phép, các máy phát DG đều được yêu cầu ngừng hoạt động trong khoảng thời gian phục hồi sự cố. Trong khi đó thông tư 32/2010/TT BCT chưa đề cập đến những yêu cầu này. - Thông tư 32/2010/TT CT đưa việc trang bị hệ thống bảo vệ của nguồn điện phân -B tán là tùy thuộc thỏa thuận giữa đơn vị phân phối điện và khách hàng. Yêu cầu về chất lượng điện năng Các tiêu chuẩn về chất lượng điện năng được trình bày trong thông tư 32/2010/TT-BCT đã bám sát với các tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều quốc gia đang áp dụng và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
  • 47. 38 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐẾN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM 3.1. Xu hướng phát triển DG trong lưới điện phân phối (LĐPP) ở Việt Nam Nguồn DG sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều trong các LĐPP, điều này được giải thích bởi tình trạng bão hòa của các mạng điện hiện có, cùng với sự phát triển nhanh của phụ tải trong khi việc xây dựng các nguồn truyền thống công suất lớn cần nhiều thời gian. Khi LĐPP kết nối DG, ngoài việc tận dụng được tiềm năng của năng lượng tái tạo, các DG còn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật và kinh tế Chính vì các lợi ích to lớn mà DG mang lại, rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta, đã và đang xây dựng những chiến lược tổng thể để phát triển nguồn điện này. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất của DG đã được lắp đặt và đưa vào vận hành ở nước ta khoảng 00 MW trong đó nguồn TĐN và điện gió hơn 5 chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là các nguồn: điện sinh khối, điện mặt trời... Hiện nay nhiều địa phương ở nước ta đang phát triển mạnh nguồn DG. Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu phát triển DG thuỷ điện nhỏ (Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang...) với tổng công suất dự báo đến hàng trăm MW ở mỗi địa phương. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện cũng nhiều thuỷ điện nhỏ đang vận hành (Gia Lai; ĐắcLắk...). Một số tỉnh tập trung phát triển các nguồn điện gió - WP (Bình Thuận, Ninh Thuận,...), một số WP đã đi vào hoạt động thương mại (điện gió Tuy Phong - Bình Thuận, công suất 7,5MW). Cũng theo đề án quy hoạch và phát triển điện lực Quốc gia đến năm 2025 (tổng sơ đồ VI) thì: mục tiêu phát triển DG đến 2025 là 4051 MW, trong đó giai đoạn 2006 2015 là 1600 MW và giai đoạn 2016 2025 là 2451 MW. Trong chiến - - lược phát triển năng lượng Việt Nam cũng đưa ra mục tiêu: phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn DG phải đạt 4,5% vào năm 2020; đạt 6% vào năm 2030 và 11% vào năm 2050. Điều này cũng tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu về tiềm năng nguồn DG trong cân bằng năng lượng tổng thể.
  • 48. 39 Như vậy, với hiện trạng và chiến lược phát triển tổng thể của DG ở nước ta thì cả hiện tại và trong tương lai gần, DG sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điện khí hoá nông thôn. 3.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến lưới điện phân phối ở Việt Nam 3.2.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu thực tế cho thấy, trong các dạng nguồn điện phân tán nước ta hiện nay chỉ có thủy điện nhỏ và tua bin gió đang được đấu nối vào lưới điện phân - phối. Nguồn điện phân tán sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác hiện ở mức tiềm năng, sẽ được phát triển trong tương lai như: năng lượng sinh khối (biomass) và khí sinh học (biogas), năng lượng mặt trời, địa nhiệt. Những dự án tua bin gió đã - và đang được phát triển ở Việt Nam thường có quy mô khá lớn với gam máy công suất tua bin lớn nên cấp điện áp đấu nối vào lưới điện phân phối là cấp điện áp - 110kV. Trong khi đó nguồn điện phân tán là thủy điện nhỏ ở nước ta rất đa dạng, đấu nối vào nhiều cấp điện áp khác nhau của lưới điện phân phối. Hơn nữa, ảnh hưởng của các loại nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện nói chung và lưới trung áp nói riêng về cơ bản có những điểm chung. Do đó, đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu là nguồn phân tán thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện trung áp. Mô hình được lựa chọn để nghiên cứu là lưới điện trung áp khu vực hiện tại đang có nguồn thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện và cấp điện trực tiếp cho phụ tải khu vực. Đề tài xem xét lưới điện trung áp tại khu vực TBA 110kV Phù Yên, tỉnh Sơn La (công suất 32MVA). Giới thiệu về lưới điện trung áp hiện trạng của TBA 110kV Phù Yên: TBA 110kV Phù Yên Yên – 110/35/22kV, có 4 công suất MBA 2x16MVA xuất tuyến trung thế ( lộ 35kV và 1 lộ 22kV), hiện nay đang đảm bảo nhiệm vụ cấp 3 điện cho các phụ tải huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên. - Lộ 371 (35kV) cấp điện cho các xã phía nam: Tường Thượng, Tường Hạ, Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ.
  • 49. 40 - L cho ộ 373 (35kV) cấp điện chủ yếu huyện Bắc Yên và các xã phía tây huyện Phù Yên gồm: Gia Phù, Suối Bau, Suối Tọ, Sập Xa. Hiện có nhà máy thuỷ điện Suối Sập 2 (công suất 14,4MW) và Suối Sập 3 (công suất 17MW) đấu nối transit trên đường trục. - Lộ 375 (35kV) cấp điện cho các xã phía bắc và đông huyện: Tường Phù, Tường Thượng, Huy Bắc, Quang Huy, Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Làng, Mường Do và Mường Bang. - 471 (35kV) Lộ được hình thành từ việc cải tạo lộ 971 trạm TG Phù Yên đấu nối vào thanh cái 22kV trạm 110kV Phù Yên, cấp điện cho thị trấn Phù Yên và các xã Huy Hạ, Huy Tường, Tường Tiến và Tường Phong. Trạm 110kV Phù Yên (E17.5) hiện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cấp điện cho các xã của huyện Phù Yên nói riêng và hầu hết các xã của huyện Bắc Yên. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Suối Sập 2: Thuỷ điện Suối Sập 2 được xây dựng trên suối Sập, (thượng lưu của suối Háng Đông và suối Bé), nhánh cấp một của Sông Đà, nằm trên địa bàn xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, cách thị trấ Phù Yên theo đường thẳng khoảng 12 km về phía Đông Nam đư n . Nhà máy ợc đấu nối vào đường trục lộ 373 hức phát điện lên lưới từ tháng 7 năm 2007 , chính t . Các thông số chính của nhà máy được trình bày trong bảng sau. Bảng 3.1: Thông số chính của nhà máy thủy điện Suối Sập 2 TT Ký Thông số hiệu Đơn vị Trị số Ghi chú 1 F Diện tích lưu vực lv Km2 235 2 1,88 Công suất đảm bảo Nđb MW 3 N Công suất lắp máy lm 14,4 MW 4 Điện lượng trung bình năm Eo 106 kWh 65,86
  • 50. 41 5 Nhà máy thuỷ điện kiểu Hở 6 4 Số tổ máy Tổ 7 Loại tua bin Trục ngang, Francis 8 H Cột nước tính toán tt 167 m 9 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax M3 /s 10,5 Đề tài sử dụng phần mềm PSS/E để thực hiện mô phỏng mô hình thực tế này. Quá trình mô phỏng được thực hiện với dữ liệu đầu vào căn cứ theo nguyên tắc, giả thiết như sau: - Phụ tải lộ 373 được tương đương hóa về một số nút cơ bản là những nút nằm trên đường trục có cùng tiết diện. - Phụ tải của các đường trục còn lại được tương đương hóa về một nút tải. - Các thông số của lưới điện được lấy theo giá trị thực tế, - Phụ tải chế độ bình thường được lấy 60% giá trị phụ tải cực đại. - Giá trị phụ tải tính toán và phương án đấu nối thủy điện nhỏ được lấy theo đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 2015 có xét đến - năm 2020” đã được Bộ Công thương phê duyệt.[12] Hình 3.1: Sơ đồ lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên
  • 51. 42 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến điện áp lưới điện Đề tài thực hiện các mô phỏng: - Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại, phụ tải cực tiểu, chế độ bình thường khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 vận hành phát điện lên lưới. - Lưới điện trung áp biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại khi không có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 vận hành phát điện lên lưới. - Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực đại, phụ tải cực tiểu, chế độ bình thường khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 cùng vận hành phát điện lên lưới. - nhà Lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV chế độ phụ tải cực tiểu khi các máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng. Do các nhà máy thủy điện hiện có và dự kiến đều được đấu nối vào đường trục 373 nên đề tài tập trung vào phân tích giá trị điện áp tại các nút trên đường trục này. Giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong các chế độ vận hành được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi nhà máy thủy điện Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi không vận hành Tên nút Điện áp nút (kV) Thuỷ điện Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất Thuỷ điện Suối Sập 2 không vận hành Pmax Chế độ bình thường Pmin Pmax Chế độ bình thường Pmin TC 35kV Phù Yên 33.250 35.700 36.750 33.250 35.700 36.750 S ối Sậ 2 33 667 36 169 37 212 33 138 35 679 36 736 Suối Sập 3 33.611 36.162 37.209 33.082 35.672 36.733 Bản Mòn 33.562 36.152 37.202 33.033 35.665 36.726 Bắc Yên 33.439 36.131 37.191 32.907 35.641 36.715 Song Pe 33.320 36.113 37.184 32.785 35.623 36.708 Bản Khoa 33.285 36.110 37.181 32.750 35.620 36.705 Đèo Chẹn 33.275 36.110 37.177 32.736 35.620 36.701
  • 52. 43 Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất và khi TĐ Suối Sập 2 không phát điện trong các chế độ phụ tải khác nhau. Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 được trình bày trong các hình vẽ dưới đây. Hình 3.2: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 không phát điện Hình 3.3: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 phát công suất lớn nhất 32.500 33.000 33.500 34.000 34.500 35.000 35.500 36.000 36.500 37.000 Pmax Pmin Ptb TC 35kV Phù Yên Suối Sập2 Suối Sập3 Bản Mòn Bắc Yên Song Pe Bản Khoa Đèo Chẹn 33.000 33.500 34.000 34.500 35.000 35.500 36.000 36.500 37.000 37.500 Pmax Pmin Ptb TC 35kV Phù Yên Suối Sập2 Suối Sập3 Bản Mòn Bắc Yên Song Pe Bản Khoa Đèo Chẹn
  • 53. 44 Kết quả tính toán giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong các chế độ vận hành khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.3: Điện áp nút trên đường trục 373 trong các chế độ vận hành khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất Tên nút Điện áp nút (kV) Thuỷ điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất Thuỷ điện nhỏ không vận hành Pmax Chế độ bình thường Pmin Pmax Pmin TC 35kV Phù Yên 33.250 35.700 37.450 33.250 36.750 Suối Sập 2 34.167 36.631 38.346 33.138 36.736 Suối Sập 3 34.405 36.894 38.602 33.082 36.733 Bản Mòn 34.360 36.887 38.598 33.033 36.726 Bắc Yên 34.241 36.862 38.588 32.907 36.715 Song Pe 34.125 36.848 38.577 32.785 36.708 Bản Khoa 34.090 36.845 38.577 32.750 36.705 Đèo Chẹn 34.080 36.841 38.574 32.736 36.701 Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 trong các chế độ phụ tải khác nhau khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất. Hình 3.4: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất 32.000 33.000 34.000 35.000 36.000 37.000 38.000 39.000 Pmax Pmin Ptb TC 35kV Phù Yên Suối Sập2 Suối Sập3 Bản Mòn Bắc Yên Song Pe Bản Khoa Đèo Chẹn
  • 54. 45 Kết quả tính toán giá trị điện áp tại các nút trên xuất tuyến 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 cùng tiêu thụ công suất phản kháng được trình bày trong bảng sau: Bảng 3. : Điện áp nút trên đường trục 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu 4 khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng Tên nút Điện áp nút (kV) TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát công suất lớn nhất TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng TC 35kV Phù Yên 37.450 37.450 Suối Sập 2 38.346 37.205 Suối Sập 3 38.602 37.135 Bản Mòn 38.598 37.128 Bắc Yên 38.588 37.118 Song Pe 38.577 37.111 Bản Khoa 38.577 37.107 Đèo Chẹn 38.574 37.104 Từ kết quả tính toán cho ta đồ thị phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 trong chế độ phụ tải cực tiểu khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng. Hình 3.5: Phân bố điện áp nút trên đường trục lộ 373 khi TĐ Suối Sập 2 và Suối Sập 3 tiêu thụ công suất phản kháng 37.000 37.200 37.400 37.600 37.800 38.000 38.200 38.400 38.600 38.800 chế độ phát cự đại chế độ tiêu thụ công suất phản kháng TC 35kV Phù Yên Suối Sập2 Suối Sập3 Bản Mòn Bắc Yên Song Pe Bản Khoa Đèo Chẹn