SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN HOÀNG NHÂN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ
PHẦN HÓA: TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM TẠI
VCB, VIETINBANK, BIDV
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN HOÀNG NHÂN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ
PHẦN HÓA: TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM TẠI
VCB, VIETINBANK, BIDV
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Công cụ và thị trường tài chính)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: Hiệu quả hoạt động ngân hàng sau
CPH: trường hợp thực nghiệm tại VCB, Vietinbank, BIDV là một công trình nghiên
cứu độc lập và được sự hướng dẫn của PGS. TS. Hồ Viết Tiến. Các thông tin cung
cấp về nội dung có trích dẫn và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trên bất
kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................2
1.6. Ý nghĩa đề tài: ......................................................................................................3
1.7. Kết cấu bài luận:...................................................................................................3
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA.............................4
2.1. Tình hình hoạt động của NHTM:.........................................................................4
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành NH: ..................................................................4
2.1.2. Giới thiệu về các NH tiến hành CPH:...............................................................4
2.1.3. Tình hình hoạt động của NHTM giai đoạn 2008-2018:....................................6
2.1.4. Phát hiện đề tài:.................................................................................................9
2.2. Vấn đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH:............................................................9
CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA ..................................................................................12
3.1. Cổ phần hóa:.......................................................................................................12
3.1.1. Định nghĩa CPH:.............................................................................................12
3.1.2. Phương thức CPH: ..........................................................................................13
3.2. Hiệu quả hoạt động: ...........................................................................................14
3.3. Các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động sau CPH (TN) hóa của các
NHTM và doanh nghiệp ở trong và ngoài nước: ......................................................17
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ
PHẦN HÓA ..............................................................................................................20
4.1. Mô tả các chỉ tiêu đánh giá: ...............................................................................20
4.2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động:........................................................22
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động:................................................................24
4.3.1. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCB trước và sau CPH: ......24
4.3.2. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Vietinbank trước và sau CPH:
...................................................................................................................................27
4.3.3. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của BIDV lúc trước và sau CPH:
...................................................................................................................................29
4.3.4. So sánh các chỉ tiêu tài chính của NH CPH lúc trước và sau CPH bằng
phương pháp định lượng qua phần mềm STATA:...................................................35
4.4. Tổng kết và đánh giá:.........................................................................................40
CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA.........................................................43
5.1. Kết quả của nghiên cứu:.....................................................................................43
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH: ......................................43
5.3. Kiến nghị............................................................................................................44
5.4. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: .....................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Ký hiệu Tên đầy đủ
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CPH Cổ phần hóa
Đvt Đơn vị tính
IPO Phát hành lần đầu ra công chúng
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NN Nhà nước
TN Tư nhân
Trđ Triệu đồng
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Lợi nhuận ròng trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-
2018.............................................................................................................................6
Hình 2.2: Doanh thu thuần trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-
2018.............................................................................................................................7
Hình 2.3: Tổng tài sản trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-
2018.............................................................................................................................8
Hình 2.4: Tổng chi phí hoạt động trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn
2008-2018....................................................................................................................8
Hình 2.5: Tỷ lệ sở hữu NN tại một số NH Việt Nam thời điểm tháng 9/2019. ..........9
Hình 4.1: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII,
LLP, NIE, AST, ROS, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của VCB lúc trước
và sau CPH................................................................................................................26
Hình 4.2: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII,
LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của Vietinbank lúc
trước và sau CPH ......................................................................................................29
Hình 4.3: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII,
LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của BIDV lúc trước
và sau CPH................................................................................................................31
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: So sánh CPH và TN hóa. ..........................................................................13
Bảng 3.2: Tổng kết các nghiên cứu về CPH: ............................................................18
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH ..........................21
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH:.................22
Bảng 4.3: Kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu:..............................................23
Bảng 4.4: Bảng so sánh tình hình kinh doanh của VCB lúc trước và sau CPH: ......24
Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank lúc trước và sau CPH
...................................................................................................................................27
Bảng 4.6: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của BIDV lúc trước và sau CPH:.....29
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank và BIDV lúc
trước và sau CPH: .....................................................................................................32
Bảng 4.18: So sánh hiệu quả hoạt động NH 1 năm trước và 1 năm sau CPH: .........36
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả hoạt động NH 3 năm trước và 3 năm sau CPH:...........37
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH:.........................38
Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê so sánh hiệu quả hoạt động
NH lúc trước và sau CPH:.........................................................................................41
TÓM TẮT
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động NH sau CPH cần thiết trong thời buổi
hiện nay. Yêu cầu đổi mới và hội nhập là lý do khiến các NH thuộc sở hữu NN tiến
hành CPH. Để tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của NH sau CPH, tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp và phân tích định lượng. Các chỉ tiêu
để so sánh gồm nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu
thuần, chi phí hoạt động trên thu nhập, hiệu quả thu nhập ròng và quy mô trung
bình. Các chỉ tiêu trên được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động qua việc so
sánh các chỉ tiêu tài chính lúc trước và sau CPH của ba NH thực hiện CPH trong
giai đoạn 2004-2018 để tìm ra sự khác biệt.
Kết quả cho thấy NH được CPH có hiệu quả hoạt động lúc sau CPH tốt hơn
so với lúc trước CPH. Sau CPH, lợi nhuận các NH CPH có giảm nhưng điều này
tương đòng với các nghiên cứu trước về CPH tại các doanh nghiệp khác trên thế
giới và ở Việt Nam. Các chỉ tiêu như hiệu quả thu nhập ròng và quy mô NH trung
bình lúc sau CPH tăng so với trước CPH. Các kết quả trên có được từ việc kiểm
định thống kê bằng phương pháp Wilcoxon bằng phần mềm STATA. Ý nghĩa của
nghiên cứu sẽ giúp các NH, các nhà quản lý và khách hàng có cái nhìn toàn diện về
CPH NH tại Việt Nam. Từ đó, những quyết định đầu tư và quản lý được đưa ra
mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Từ khóa: cổ phần hóa; hiệu quả hoạt động; ngân hàng.
ABSTRACT
Research on the performance of banking activitives after equitization is now
essential. The reason why state-owned banks conduct equitization is requests for
innovation and integration.. These groups of banks (VCB, Vietinbank, BIDV) are
compared into return on assets, return on equity, return on sales, non-interest
expense, net income efficiency (NIEFF), size of banks. The methods to evaluate
banks are secondary data described statiscal and qualitative analyses. Three
equitized banks are analyzed before and after equtization for the period 2004-2018
to find the conclusions.
The results suggest that post-equitization gives banks higher economic
efficiency and the effect of equitization to banks is positive. Profitability of banks
decreases after equatization and shares common results with equatized companies
from Vietnam and other countries. Other post equatization indicators as NIEFF and
size of banks are higher. The Wilcoxon test statistics shows the results. The
evaluation of the results helps banks managers, law regulators and customers have a
comprehensive assessment of equitization of banking sector in Vietnam. Then smart
investment decisions and management regulations are made to bring benefit to
society.
Key words: equitization; operation efficiency; banking.
1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương mở đầu tác giả trình bày về sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả
hoạt động của NH sau CPH . Qua các tiêu mục như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài nghiên
cứu, kết cấu bài luận.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động kinh tế diễn ra liên
tục, sôi nổi và biến đổi không ngừng. Nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế hội nhập.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới thì việc
thích ứng với những thay đổi vềluật lệ , phương thức, cơ chế và quan điểm kinh
doanh là cần thiết, ngành NH cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một trong những
yêu cầu mà giới chuyên gia đề xuất là việc tiến hành CPH các doanh nghiệp NN
trong đó có cả NH. Vì sao lại phải CPH các đơn vị quốc doanh? Vì CPH giúp tăng
tính cạnh tranh, giảm sự phụ thuộc vào NN trước tình hình kinh doanh ngày càng
khốc liệt. Phần vốn của NN được thu hồi qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư. Sự
xuất hiện của thành phần TN và nước ngoài giúp đa dạng hóa các loại hình kinh
doanh trong lĩnh vực NH, tăng cơ hội mở rộng kinh doanh và phù hợp với xu hướng
thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bán phần vốn NN qua việc CPH thế nào và
tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động của NH ra sao thì cần được làm rõ. Từ
đó, các NH tại Việt Nam được tiến hành CPH cần được đánh giá hiệu quả hoạt động
để xem việc CPH mang lại những mặt nào được và chưa được, cần nghiên cứu thay
đổi ra sao.Việc đánh giá hiệu quả CPH không chỉ về mặt định tính mà còn cả về mặt
định lượng. Từ đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Hiệu quả hoạt động của NH
sau CPH: trường hợp thực nghiệm tại VCB, Vietinbank, BIDV.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, phân tích và nhận định thực trạng CPH tại
Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng.
2
Mục tiêu cụ thể là so sánh hiệu quả hoạt động của NH thực hiện CPH giai
đoạn trước và sau CPH thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính nhằm tìm ra
sự khác biệt. Từ đó, giải pháp được đề xuất giúp tăng hiệu quả của việc tiến hành
CPH các NH thuộc sở hữu NN và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của NH
sau CPH tại Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Một khi thực hiện phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động của NH sau CPH
thì việc xác định các nội dung nghiên cứu qua các câu hỏi liên quan là cần thiết. Các
câu hỏi đó là:
Hiệu quả hoạt động của NH sau CPH như thế nào so với trước CPH ?
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NH sau CPH tăng hay giảm so với
trước CPH ?
Biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH là gì ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động NH sau CPH tại VCB,
Vietinbank, BIDV.
Phạm vi nghiên cứu gồm:
Phạm vi không gian: NH thuộc sự quản lý của NN được tiến hành CPH
(VCB, Vietinbank, BIDV). Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2004-2018 tức là ba
năm trước CPH của NH VCB – NH CPH đầu tiên , cho đến hiện nay.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được tác giả sử dụng là phân tích thống kê mô tả các dữ liệu
thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện so sánh các chỉ tiêu tài chính
của các NH thông qua việc kết hợp dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính hàng
năm được công bố và tính toán các thông số cùng với kiểm định thống kê bằng phần
mềm STATA.
3
1.6. Ý nghĩa đề tài:
Để tài tác giả thực hiện không mới nhưng được xem xét dưới góc nhìn đa
chiều. Bài luận này tác giả mong muốn giúp người đọc có cái nhìn khái quát về một
trong những vấn đề thời sự hiện nay là CPH các NH tại Việt Nam. Từ đây, giải
pháp được đề xuất hy vọng sẽ khơi gợi được những ý tưởng hay, hữu ích giúp hoàn
thiện thêm quy trình CPH các NH và các đơn vị của NN.
1.7. Kết cấu bài luận:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA.
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU
CỔ PHẦN HÓA.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA.
Chương đầu tiên giới thiệu một cách khái quát về trình tự của bài luận. Qua
đó, người xem sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề được đưa ra trình bày theo thứ tự
nào. Từ giới thiệu đề tài đến cơ sở lý luận rồi phân tích đánh giá và rút ra kết luận
về vấn đề quan tâm. Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu ở chương tiếp theo.
4
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ
PHẦN HÓA
Sau khi kết thúc chương đầu tiên, tác giả đã giới thiệu sơ lược về kết cấu của
bài luận. Nhằm giúp người đọc có cái nhìn khái quát về chủ thể nghiên cứu, chương
2 cung cấp cái nhìn sơ lược về ngành NH và các NH trong hệ thống. Bên cạnh đó,
các cơ sở để chọn đề tài cũng được trình bày.
2.1. Tình hình hoạt động của NHTM:
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành NH:
Hệ thống NH Việt Nam hiện có khoảng 50 NH đang hoạt động. Trong đó,
NH thuộc sự quản lý của NN có 4 (Agribank và 3 NH được mua lại); NH TMCP có
31 (VCB, Vietinbank, BIDV được xem là NH cổ phần nhưng trước đây thuộc NN
sở hữu, sau CPH thì NN vẫn nắm giữ cổ phần chi phối); NH 100% vốn nước ngoài
có 9; NH liên doanh có 2; NH chính sách có 2; NH hợp tác xã có 1. (SBV,2018)
2.1.2. Giới thiệu về các NH tiến hành CPH:
Trong hệ thống NH, hiện có ba NH đã tiến hành CPH đó là:
1. NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập
năm 1957 với tên gọi là NH Kiến thiết Việt Nam. Lúc bấy giờ, chức năng chính của
NH là việc cấp phát vốn ngân sách NN cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ
được phân công. NH đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và chuyển
sang trực thuộc NH NN từ Bộ tài chính năm 1981. Sang thập niên 1990, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT thành lập NH Đầu tư và phát
triển Việt Nam. NH hoạt động theo mô hình NH thương mại sau khi chuyển chức
năng cấp phát vốn theo chỉ đạo sang bộ Tài chính năm 1995. Bên cạnh các nghiệp
vụ như tín dụng, huy động truyền thống trong nước, NH còn mở rộng hoạt động đối
ngoại và kinh doanh quốc tế như triển khai NH đại lý các nguồn vốn nước ngoài
cho các tổ chức đơn và đa phương cũng như mở NH liên doanh tại Lào Campuchia,
văn phòng đại diện tại châu Âu. Chính phủ thực hiện CPH NH theo Quyết định số
5
2124/QĐ-TTg. Ngày 28-12-11, NH bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng
(IPO). Ngày 27-4-12, NH chuyển đổi thành NH cổ phần. Ngày 24-01-14, NH chính
thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu BID. (BIDV, 2018)
2. NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) thành lập năm 1963 từ tổ
chức tiền thân là Cục ngọại hối. Là NH thương mại NN đầu tiên được Chính phủ
lựa chọn thực hiện thí điểm CPH, VCB chính thức hoạt động với tư cách là một NH
thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch
CPH thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02-06-08,
VCB trở thành NH cổ phần. Ngày 30-06-09, cổ phiếu NH với mã VCB được niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.Hoạt động của NH đa
dạng đa dịch vụ như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh
doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, NH điện tử. Ngày 9/1/18, VCB phát hành riêng lẻ 360
triệu cổ phần cho NH Mizuho và quỹ đầu tư quốc gia Singapore. NH nới lỏng tỷ lệ
sở hữu nước ngoài nhưng NN vẫn nắm giữ tối thiểu 65% vốn. (VCB, 2018)
3. NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Ngày 26/03/1988,
Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT về việc thành lập các NH
chuyên doanh. Ngày 14/11/1990, Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng
chuyển các NH chuyên doanh Công thương Việt Nam thành NH Công thương Việt
Nam. Ngày 27/03/1993 NH Công thương Việt Nam thành lập theo Quyết định số
67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996 thành lập lại NH
Công thương Việt Nam theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH NH
Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, đợt IPO trong nước được tổ chức. Ngày
04/06/2009, Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất NH TMCP Công thương
Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho
NH TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y
điều lệ tổ chức và hoạt động NH TMCP Công thương Việt Nam. Tháng 07/2009,
NH được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ngày 27/12/2012, nhà
6
đầu tư chiến lược Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần từ NH.
(Vietinbank, 2018)
2.1.3. Tình hình hoạt động của NHTM giai đoạn 2008-2018:
Các NHTM tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tác giả
xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của 16 NHTM về doanh thu, lợi nhuận, chi
phí hoạt động, tổng tài sản, cơ cấu sở hữu để có cái nhìn khái quát về ngành NH
trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2018..
Các NHTM tác giả nghiên cứu gồm 16 NH đại diện cho ngành NH. Số liệu
về tài chính của các NH được thu thập từ báo cáo được công bố hàng năm. Đối với
lợi nhuận ròng trung bình, VCB dẫn đầu tiếp theo là Vietinbank và BIDV. Trung
bình cho giai đoạn 2008-2018 lợi nhuận ròng của ba NH kể trên đều vượt 3.000 tỷ
đồng.
Hình 2.1: Lợi nhuận ròng trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn
2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm phụ lục 2.1)
7
Hình 2.2: Doanh thu thuần trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn
2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm tại phụ lục 2.2)
Trong hình ta thấy nổi bật có Agribank, BIDV, Vietinbank và VCB với mức
thu nhập ròng trung bình cao hơn hẳn so với các NH còn lại. Dẫn đầu là Agribank,
Vietinbank, tiếp theo là BIDV và VCB với thu nhập ròng trung bình hơn 14.000 tỷ
đồng.
Trong giai đoạn 2008-2018, tổng tài sản trung bình của các NH có sự phân
hóa. Các NH Agribank, BIDV, Vietinbank và VCB dẫn đầu và vượt trội các NH
còn lại về quy mô tài sản. Các NH như Agibank, VCB, Vietinbak, BIDV đều có
tổng tài sản trung bình hơn 500.000 tỷ đồng.
8
Hình 2.3: Tổng tài sản trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn
2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm tại phụ lục 2.3)
Một lần nữa xét về mặt chi phí, các NH Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB
vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu. Cụ thể, tổng chi phí hoạt động trung bình của VCB,
Vietinbank, BIDV khá cao xấp xỉ 7.000 tỷ đồng trở lên.
Hình 2.4: Tổng chi phí hoạt động trung bình của một số NH tại Việt Nam
giai đoạn 2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm phụ lục 2.4)
9
Hình 2.5: Tỷ lệ sở hữu NN tại một số NH Việt Nam thời điểm tháng 9/2019.
Sau khi đánh giá các biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các NH BIDV,
Vietinbank, VCB luôn có các thông tin về kết quả kinh doanh cao hơn các NH khác
trong cùng hệ thống. Mặc khác, khi xem xét về cấu trúc sở hữu của ba NH trên ta
nhận thấy có thay đổi với sự xuất hiện của các thành phần TN và nước ngoài và tỷ
lệ NN nắm giữ dưới 100%.
2.1.4. Phát hiện đề tài:
Các nhận xét từ việc đánh giá thông tin về kết quả kinh doanh và cơ cấu sở
hữu của NH, ta thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu về hiệu quả của các NH hàng
đầu Việt Nam như VCB, BIDV, Vietinbank. Các NH này, vừa trải qua một giai
đoạn chuyển mình từ thuộc hoàn toàn sở hữu NN sang TN. Phần tiếp theo, các NH
thuộc sở hữu NN được tiến hành CPH tác giả gọi là NH CPH.
2.2. Vấn đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH:
Các giai đoạn của quá trình thực hiện CPH tại Việt Nam:
Giai đoạn tiến hành thí điểm CPH từ năm 1992 đến giữa năm 1998: một số
văn bản pháp lý được ban hành như sau: Quyết đinh 202-CT ngày 08/06/92 có nội
dung tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghị
định 28/CP ngày 07/05/96 về việc chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty
cổ phần (thay thế QĐ 2002-CT). Nghị định 25/CP ngày 26/03/97 về sửa đổi một số
điều của NĐ 28/CP.
Giai đoạn đẩy mạnh CPH từ năm 1998 đến 2001: một số văn bản pháp lý
được ban hành như sau: Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/98 về việc chuyển
doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày
19/06/2002 về việc chuyển doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghi định
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty NN thành công ty cổ
phần. Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về việc chuyển doanh nghiệp
100% vốn NN thành công ty cổ phần. Nghi định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011
về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn NN thành công ty cổ phần.
10
Giai đoạn tăng cường từ năm 2012 đến 2016: Quyết định 929/QĐ-TTg ngày
17/07/2012 với nội dung Tái cơ cấu doanh nghiệp NN, trọng tâm là các tập đoàn,
tổng công ty NN giai đoạn 2011-2015. Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ngày
18/06/2014 nhằm sắp xếp phân loại các doanh nghiệp NNtheo tỷ lệ % vốn điều lệ
do NN nắm giữ.
Sau năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về
việc CPH doanh nghiệp NN (DNNN), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Nghị định
trên có thay đổi về chi phí thực hiện CPH (trước đậy là được tính theo giá trị doanh
nghiệp) và trao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu được phê duyệt, giám đóc doanh
nghiệp được quyết định theo nội dung được quy định và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Để cụ thể hóa Nghi định được ban hành, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày
02/02/2017 về việc đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020
được ra đời.
Số lượng doanh nghiệp CPH từ 1992 đến 2017:
Quyết định số 202 ký ngày 08/06/1992 ban hành có hiệu lực thì số doanh
nghiệp cổ phần là 5 trong khoảng thời gian từ 1992 đến giữa năm 1996. Giai đoạn
từ giữa năm 1996 đến giữa năm 1998 có nghị định số 28 ký ngày 07/05/1995 và
Nghị định số 25 ký ngày 26/03/1997 có 25 doanh nghiệp NN được sổ phần hóa.
Giai đoạn từ giữa năm 1998 đến năm 2010 có các Nghị định số 44 ký ngày
29/06/1998, Nghị định số 64 ký ngày 19/06/2002, Nghị định số 109 ký ngày
26/06/2007 có 3932 doanh nghiệp đã được cổ phần. Giai đoạn từ năm 2011 có các
Quyết định số 929 ngày 17/07/2012; Nghị định số 59 ngày 18/07/2011 có 248
doanh nghiệp được CPH.
Từ các thông tin được liệt kê bên trên, ta thấy ba NH quốc doanh CPH cũng
rơi vào giai đoạn có số lượng các doanh nghiệp thuộc sở hữu NN tiến hành TN hóa
nhiều nhất.
Về phía NH, CPH đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện đổi mới
toàn diện ngành nhằm thích ứng và đón đầu xu thế hội nhập. Sau khi Nghị định
126/2017/NĐ-CP ban hành, NH NN ngày 12/12/18 ra thông cáo báo chí về Thông
11
tư số 30/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/3/19 về hướng dẫn xác định vốn NN của
các doanh nghiệp CPH là các tổ chức tín dụng.
Chương 2 đưa ra cái nhìn khái quát về ngành NH và các tổ chức NH. Bên
cạnh đó, tình hình kinh doanh và lý do tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài cũng
được đưa ra. Quả thật, các NH thuộc sở hữu NN nắm vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Việc CPH các NH này là điều đáng quan tâm. Chương 3, cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu về CPH được phân tích.
12
CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA
Chương này cung cấp cho người đọc cái nhìn hàn lâm về các lý thuyết và
nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách đo lường hiệu quả hoạt động của các
NH khi CPH. Ở phần đầu, tác giả nêu lên các khái niệm và giải thích về CPH và
hiệu quả hoạt động. Tiếp theo, các nghiên cứu của nhà khoa học trước đây có liên
quan đến hiệu quả hoạt động NH trong nước và trên thế giới được đề cập củng cố
thêm cho cho luận cứ phân tích ở chương tiếp theo.
3.1. Cổ phần hóa:
3.1.1. Định nghĩa CPH:
CPH doanh nghiệp NN là hành động nhằm huy động mọi nguồn vốn từ khắp
các thành phần kinh tế và phát huy tính tự chủ của người lao động qua việc chuyển
một phần sở hữu doanh nghiệp NN sang sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh. (Phí Văn Chỉ, 2000)
CPH chính là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp thuộc sở hữu NN thành
công ty cổ phần qua việc bán cho cổ đông các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu.
(McFetridge,1997)
Theo Cook và Kirkpatrick (1988), TN hóa được hiểu là một quá trình thông
qua các chính sách khác nhau thay đổi sự cân bằng giữa bộ phận NN và bộ phận TN
cùng với các dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo Pham và Carlin (2008), CPH trở thành hiệu ứng lan tỏa và trở thành
vấn đề ngày càng được quan tâm tại các nước đang phát triển trong từng ngành từng
lĩnh vực. Nhiều chương trình kinh tế quốc gia xem thực hiện CPH các công ty là
vấn đề trọng tâm.CPH là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của các doanh
nghiệp công ty quốc doanh dưới hình thức bán cổ phần để thành lập công ty cổ
phần.Tại nhiều nước, khái niệm CPH có đôi chút khác biệt như TN hóa. Trong tiếng
Anh thuật ngữ thường được sử dung là privatization, nghĩa là TN hóa. Từ CPH là
equitization.Tại Việt Nam, do đặc thù nền kinh tế nên CPH được sử dụng phổ
13
biến.Có ý kiến cho rằng thuật ngữ CPH phổ biến trong hệ thống pháp luật, đời sống
xã hội hơn TN hóa là do thuật ngữ TN hóa không phù hợp với hệ tư tưởng Mác xít
(Nguyen Van Thinh, 2016), (Evans, M.,2004).
Tuy nhiên, CPH và TN hóa cũng có những điểm khác biệt, đó là:
Bảng 3.1: So sánh CPH và TN hóa.
CPH TN hóa
Thuật ngữ CPH- Equitization TN hóa - Privatization
Nội dung NN chuyển quyền sở hữu tài sản
và lĩnh vực vào tay các thành phần
kinh tế như TN, quốc doanh.
NN vẫn giữ quyền sở hữu, TN
được thuê hay thầu khai thác
doanh nghiệp.
NN chuyển quyền sở hữu sang
cho TN.
Phương thức
thực hiện
Bán toàn bộ
Bán một phần
Bán toàn bộ
Bán một phần
Cho không
Nguồn: Hoàng Công Thi (1993)
Doanh nghiệp NN được thành lập có NN nắm quyền sở hữu, khi CPH sẽ
được quy phần tài sản vốn lúc định giá thành các cổ phần. Các cổ phần này gắn
quyền lợi trách nhiệm. (Phuong, 2012)
Mục tiêu của việc CPH là không chỉ giảm số lượng doanh nghiệp mà còn tỷ
lệ thuộc sở hữu NN để từ đó gia tăng doanh thu (Boubakri, Cosset, Guedhami,
2004). Quá trình CPH diễn ra nhằm cải thiện tình hình tài chính hiệu quả hoạt động
từ các đơn vị TN đến các công ty công ích (Castater, 2002)
3.1.2. Phương thức CPH:
Theo NĐ 28/CP CPH có ba hình thức. Đó là, giá trị phần vốn NN hiện có tại
doanh nghiệp được giữ nguyên, phát hành thêm cổ phiếu để thu bút vốn cho việc
phát triển doanh nghiệp. Hay một phần giá trị vốn của NN doanh nghiệp được lựa
chọn bán đi.Hoặc là, một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện CPH được tách ra.
14
Việc bán toàn bộ phần vốn NN tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ
phần được đề cập trong nghị định 44/1998/NĐ-CP.
CPH được chia làm hai loại. (Phuong, 2012). Một là, bán cho cổ đông nội bộ
(người lao động, nhà quản lý, NN) dưới hình cổ phần ưu đãi và tem phiếu.Hai là,
bán cho cổ đông bên ngoài qua hình thức phát hành lần đầu cổ phiếu ra công chúng,
bán trực tiếp, cổ đông chiến lược.
Theo nghiên cứu của Wattanakul (2002), CPH cũng được chia làm hai loại.
CPH toàn bộ tức là NN thoái hoàn toàn cổ phần. CPH một phần nghĩa là chính phủ
vẫn giữ một phần cổ phiếu. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Phát
hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Phát hành qua kênh TN. Phát hành theo
phương thức hỗn hợp.
3.2. Hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động là việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực hiện có
trong phạm vi đường giới hạn khả năng sản xuất. Đối tượng nghiên cứu đạt đến
được đường giới hạn được xem là hiệu quả hơn các đối tượng không đạt được.
(Farell, 1957).
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm:
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) dùng để đo lường mức sinh lời của NH
so với chính tài sản của nó. ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản. Qua chỉ số này,
ta có thể biết được NH đã sử dụng tài sản để tìm kiếm lợi nhuận thế nào.Chỉ tiêu
ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận thuần/ròng dành cho cổ đông thường chia
cho tổng tài sản của NH. Do tài sản của NH được hình thành từ vốn vay và vốn chủ
sở hữu nên chỉ tiêu ROA xem như là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn
đầu tư thành lợi nhuận.Chỉ số trên càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản NH
càng hiệu quả.
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần hay ROE cho biết mức thu nhập ròng trên
phần vốn cổ phần của cổ đông (hay giá trị tài sản ròng hữu hình).ROE = Lợi nhuận
ròng / Vốn cổ phần. Giá trị của ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo
niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi ( trước khi trả cổ tức cho cổ
15
phần thường nếu có), chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc
đầu niên độ kế toán. Chỉ số này được dùng làm thước đo để đánh giá một đồng vốn
bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà
đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham
khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng
tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối
một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh
của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. (Bonin, Hasan và
Wachtel, 2002) Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà
đầu tư hơn.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA) cho biết phần cho vay lấy từ tổng tài
sản là bao nhiêu và đo lường tính thanh khoản của NH. Tính thanh khoản NH càng
thấp khi tỷ lệ này càng cao. Khi tỷ lệ này cao nghĩa là NH cho vay nhiều và sẽ thu
nhiều lợi nhuận do chênh lệch lãi suất. Mặt tiêu cực là tỷ lệ này cao khi thị trường
có biến động NH phải đảm bảo thanh khoản bằng việc bán các khoản cho vay.
Tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi (LDR) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
nguồn vốn huy động. LDR càng cao thì doanh thu từ lãi càng thấp và ngược lại. Do
đặc thù NH là định chế tài chính trung gian hoạt động có nguồn thu chủ yếu từ
chênh lệch giữa thu do tiền lời và chi tiền lời.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) phản ánh mức độ tự chủ tài
chính của NH. ETA cao hơn một nửa tức là vốn của các cổ đông chiếm phần lớn
nguồn vốn của NH. Các NH từ đây vừa có lượng vốn cần thiết để đáp ứng quy định
của NN vừa có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng. Khi ETA càng
lớn thì NH chủ động về vốn, giảm rủi ro kinh doanh nhưng sẽ làm giảm tỷ lệ ROE.
Thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập (NII) càng lớn thể hiện NH đa dạng
hóa nguồn thu và đạt kết quả, phản ánh mức độ đa dạng hóa nguồn thu. Khi NII lớn
giúp NH giảm sự phụ thuộc từ lãi cũng như phân tán được rủi ro lúc thị trường tài
chính suy giảm và biến động về kinh tế dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm mạnh.
16
Tỷ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay (LLP) là chỉ tiêu rủi ro
tín dụng của NH. Chỉ tiêu này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động NH nghĩa là LLP càng cao thì hiệu quả NH càng thấp và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí hoạt động so với doanh thu thuần (NIE). Chỉ số NIE tăng nghĩa
là hiệu quả chi phí của NH đang giảm. Chi phí hoạt động NH sẽ tác động tiêu cực
cho hiệu quả hoạt động NH. Các NH có hiệu quả chi phí kém do có nhiều chi phí
hoạt động làm giảm hiệu quả kinh doanh của NH và lợi nhuận thu được thấp. Cho
nên, các NH sẽ tìm cách tăng thu nhập lãi thuần biên để bù đắp phần chi phí hoạt
động này.
Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu (LDE) là chỉ tiêu bỏ đi các khoản nợ ngắn hạn
để nhận thấy rủi ro tài chính qua việc tài trợ bằng vốn đi vay của NH.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) là chỉ tiêu cho biết có bao nhiêu đồng
lợi nhuận từ 100 đồng doanh thu. ROS = Lợi nhuạn ròng / Doanh thu thuần. ROS
lớn hơn 0 tức là NH kinh doanh có lợi nhuận, ngược lại là NH lỗ.
Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản (AST) cho biết một đồng tài sản tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cũng nói lên hiệu quả sử dụng tài sản của
đơn vị.
Hệ số đòn bẩy (LEV) được tính bằng cách tính tổng nợ / tổng tài sản. Qua
đây, ta thấy một đồng tài sản có bao nhiêu đồng dùng để trả nợ. Nợ càng nhiều sẽ
gây áp lực càng nặng nề cho NH.
Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu (LDE) là chỉ tiêu thể hiện áp lực chi phí vốn
của NH. Ta thấy qua chỉ tiêu trên một đồng vốn tự có của NH sẽ có bao nhiêu đồng
được sử dụng trả nợ trong dài hạn.
Hiệu quả thu nhập ròng (NIEFF) lấy thu nhập ròng chia tổng số lao động.
Qua chỉ tiêu NIEFF, ta có thể biết được một lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho
đơn vị. Chỉ tiêu càng cao càng tác động tích cực cho hiệu quả hoạt động NH.
Quy mô (SIZE) thể hiện độ lớn tổng tài sản của NH được tính bằng cách lấy
logarit tự nhiên của tổng tài sản.
17
3.3. Các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động sau CPH (TN) hóa
của các NHTM và doanh nghiệp ở trong và ngoài nước:
Nghiên cứu về TN hóa (CPH) NH trên thế giới có nhiều. Trong bài này tác
giả xét các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động có đến TN hóa (CPH).
LaPorta và cộng sự (1999) chỉ ra rằng tư nhân hóa đã làm gia tăng 24% tỷ lệ
trung bình thu nhập hoạt động so với doanh thu. LaPorta, Lopezde-Silanes và
Shleifer (2002) trong tác phẩm của mình kiểm tra liệu quyền sở hữu NH của chính
phủ có ảnh hưởng thế nào đến mức độ sự phát triển hệ thống tài chính, tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Kết quả, quyền sở hữu NH của NN làm chậm sự phát triển của hệ
thống tài chính tại 92 nước. Trong tác phẩm của mình, Pagano, Panetta, Zingales
(1998) lập luận rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sau khi tư nhân hóa
và niêm yết trên sàn chứng khoán tại Italy.
Lợi nhuận (đo bằng ROE và ROA) của NH TN cao hơn NH thuộc sở hữu
NN. Kết luận này được tìm thấy bởi Bonin, Hasan và Wachtel (2002). NH thuộc sở
hữu NN có lợi nhuận, tỷ lệ vốn, thanh khoản, hiệu quả quản lý thấp hơn và rủi ro rín
dụng lớn hơn NH TN. (Cornette, Guo, Khaksari vàTehranian, 2003). Tác phẩm đã
thực hiện đánh giá tình hình kinh doanh của NH TN và NN ở 16 nước (1989-1998).
Mahmoud Mohieldina, Sahar Nasr (2007) thảo luận về những tranh cãi liên
quan đến TN hóa ngành NH ở Ai Cập. Qua đó cung cấp một cái nhìn tổng quan về
cấu trúc và sự phát triển của hệ thống NH, Bài viết đánh giá hiệu quả hoạt động của
các NH quốc doanh so với các NH TN trong giai đoạn 1995-2005. Bài viêt đi đên
kết luận các chỉ số vi mô, như mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thu nhập và
lợi nhuận, cho thấy các NH quốc doanh tụt hậu về hiệu quả so với các NH TN. Việc
duy trì quyền sở hữu của chính phủ có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các
NH. Huang, G and Song, Frank M., (2005) trình bày trong tác phẩm của mình đánh
giá về tỷ suất sinh lợi của các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán tại Trung
Quốc. Kết quả tỷ suất sinh lợi giảm khi công ty thực hiện tư nhận hóa và niêm yết.
Braz (1999) mô tả mục tiêu của chính phủ Bồ Đào Nha trong chương trình
TN hóa. Hiệu quả sản xuất các NH TN hóa tăng; số lượng nhân viên sau TN hóa
18
giảm; tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với NH NN. Boubakri, Cosset, Fischer, và
Guedhami (2003) nghiên cứu tình hình kinh doanh của 81 NH được thoái vốn toàn
bộ hay một phần bởi NN trong giai đoạn 1986-1998 ở 22 nước đang phát triển. Bài
viết cho biết TN hóa không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động.Otchere
(2003) phân tích tình hình kinh doanh trước-sau TN hóa và đánh giá giá cổ phiếu
của 21 NH tại các nước đang và kém phát triển từ 1989-1997. Cổ phiếu của các NH
TN hóa kém hơn các NH khác.
Meyendorff và Snyder (1997) nghiên cứu cấu trúc chuyển đổi của việc TN
hóa NH ở các nước Đông và Trung Âu. Các phương thức chuyển đổi như phát hành
tem phiếu, bán nội bộ không thực sự hiệu quả. Claessens, Demirgu¨c¸-Kunt và
Huizinga (2001) xem xét mức độ sở hữu NH của yếu tố nước ngoài tại 80 nước từ
1988-1995 và kiểm tra liệu tỷ suất lợi nhuận ròng, chi phí, thuế phải trả và lợi
nhuận giữa NH trong nước và thuộc nước ngoài. Nhận thấy các NH nước ngoài có
lợi nhuận và giá cổ phiếu cao hơn NH trong nước ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động NH sau CPH khá ít ỏi.
Trong các phân tích về hiệu quả hoạt động NH sau CPH có thể kể đến Trần Hùng
Sơn, Nguyễn Tôn Nhân (2017) phân tích tác động của việc CPH các doanh nghiệp
thuộc NN. Kết luận CPH giúp khả năng sinh lời, doanh thu và lợi nhuận doanh
nghiệp tăng.
Bảng 3.2: Tổng kết các nghiên cứu về CPH
Tên tác giả (năm) Nội dung Kết luận
LaPorta, Lopezde-
Silanes và Shleifer (2002)
Quyền sở hữu NH của chính phủ
và hệ thống tài chính.
Quyền sở hữu làm
chậm sự phát triển tài
chính.
Bonin, Hasan và
Wachtel(2002)
Cấu trúc sở hữu và tình hình
kinh doanh của NH.
ROE và ROA của NH
TN cao hơn NH thuộc
sở hữu NN.
Cornette, Guo,
Khaksari và
Tehranian(2003)
Tình hình kinh doanh của NH
TN và NN.
NH NN có lợi nhuận, tỷ
lệ vốn, thanh khoản,
hiệu quả quản lý thấp
hơn và rủi ro rín dụng
lớn hơn NH TN.
MahmoudMohieldina,
Sahar Nasr (2007)
TN hóa ngành NH ở Ai Cập. Các chỉ số mức độ an
toàn vốn, chất lượng tài
sản, thu nhập và lợi
19
nhuận của NH quốc
doanh tụt hậu về hiệu
quả so với các NHTN.
Braz (1999) Mô tả mục tiêu của chính phủ
Bồ Đào Nha trong chương trình
TN hóa.
Hiệu quả sản xuất các
NH TN hóa tăng;
Boubakri, Cosset, Fischer,
và Guedhami (2003)
Tình hình kinh doanh của 81 NH
được thoái vốn toàn bộ hay một
phần bởi NN.
TN hóa không ảnh
hưởng nhiều đến hiệu
quả hoạt động,
Otchere (2003) Phân tích tình hình kinh doanh
trước-sau TN hóa.
Cổ phiếu của các NH
TN hóa kém hơn các
NH khác.
Meyendorff và Snyder
(1997)
Cấu trúc chuyển đổi của việc TN
hóa NH ở các nước Đông và
Trung Âu.
Các phương thức
chuyển đổi như phát
hành tem phiếu, bán nội
bộ không thực sự hiệu
quả.
Claessens, Demirgu¨c¸-
Kunt,vàHuizinga (2001)
Mức độ sở hữu NH của yếu tố
nước ngoài.
Nhận thấy các NH nước
ngoài có lợi nhuận và
giá cổ phiếu cao hơn
NH trong nước ở các
nước đang phát triển.
Trần Hùng Sơn, Nguyễn
Tôn Nhân (2017)
Phân tích tác động của việc CPH
các doanh nghiệp thuộc NN.
Kết luận CPH giúp khả
năng sinh lời, doanh thu
và lợi nhuận doanh
nghiệp tăng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về CPH (TN hóa)
trong nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng không phải là ít Trong các
nghiên cứu trên, ta thấy sau CPH doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt hơn trước
đó như Bonin, Hasan và Wachtel (2002), Cornette,Guo,Khaksari và Tehranian
(2003). Nhưng lợi nhuận lại giảm trong nghiên của Pagano, Panetta, Zingales
(1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005).
Chương 3 cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận và những lý thuyết liên quan
đến CPH. Từ những tiền đề đó, người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận đến vấn đề nghiên
cứu ở chương tiếp theo.
20
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA
Chương này tập trung đánh giá tình hình hoạt động của NH từ các chỉ tiêu
tài chính. Cơ sở lý luận để phân tích đã được trình bày ở chương trước. Qua đó, tác
giả có thể đưa ra được nhận định về hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh
doanh của NH CPH. Các chỉ tiêu về tài chính được tiến hành phân tích nhằm đánh
giá hiệu quả hoạt động NH sau CPH. Tác giả tiến hành so sánh trung bình các chỉ
số tài chính của ba NH CPH đó là VCB, Vietinbank, BIDV lúc trước và sau CPH để
tìm ra sự khác biệt.
4.1. Mô tả các chỉ tiêu đánh giá:
Để đánh giá hiệu quả và cả cấu trúc tài chính NH sau CPH, tác giả thu thập
dữ liệu của các NH VCB, Vietinbank, BIDV về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, tổng tài
sản, vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, lượng tiền huy động từ khách hàng, thu nhập từ
hoạt động kinh doanh, tổng chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, thu
nhập ngoài lãi dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm được công bố trên các
phương tiện công chúng.. Các hệ số như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất
sinh lợi trên vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay,
tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của
vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, thu nhập ngoài lãi trên thu
nhập từ hoạt động kinh doanh, quy mô NH được tác giả tính toán dựa trên các chỉ
tiêu thu thập từ báo cáo của các NHTM.
21
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH:
STT
Chỉ tiêu Cách xác định
1 ROA (%) Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
2 ROE (%) Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
3 LTA Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản
4 LDR Tỷ lệ tiền cho vay/ Tiền gửi
5 ETA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (VCSH/TTS)
6 LLP
Tỷ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng / Tiền cho vay
(CPDPRRTD/TCV)
7 NIE Tỷ lệ chi phí hoạt động / Doanh thu thuần (CPHD/DTT)
8 NII
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi / Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
(TNNL/TNTKD)
9 ROS Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
10 AST Doanh thu thuần / Tổng tài sản
11 LEV Tổng nợ / Tổng tài sản
12 LDE Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu
13 NIEFF Lợi nhuận sau thuế / Tổng lao động
14 Size / Quy mô NH Log tự nhiên (tổng tài sản)
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Các chỉ tiêu, LTA,LDR, ETA, , NII, AST, LEV. LDE, NIEFF, quy mô NH
tác giả kỳ vọng dương, biến động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của NH. Còn
chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, LLP, NIE tác giả kỳ vọng âm tức biến động ngược chiều
với hiệu quả hoạt động của NH. Tương tự nghiên cứu của Pagano, Panetta, Zingales
22
(1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005). Chỉ tiêu NIEFF trong nghiên cứu
của Megginson, Nash và Randenborgh (1994) cho thấy lợi ích của lao động trong
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra lợi nhuận của
đơn vị có tác động từ thành quả của người lao động. Trong nghiên cứu về những
yếu tố quyết định tính an toàn vốn của hệ thống ngân hàng tại Albania, Shingjergji,
A. và Hyseni, M. (2015) đã chỉ ra thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hay thu
nhập phi lãi (NII) có nguồn gốc từ tiền lệ phí, tiền hoa hồng trên chi phí, thu nhập
trên cổ tức, lãi lỗ do kinh doanh, thu nhập khác. Trong trong tác phẩm trên của
Shingjergji, A. và Hyseni, M. (2015), chỉ tiêu LTA ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động NH. Bên cạnh đó, quy mô NH càng tăng thì hiệu quả hoạt động NH càng
tăng do NH tiết kiệm chi phí do mua sắm đầu tư khối lượng lớn và sự tin tưởng từ
người sử dụng dịch vụ.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH:
STT Tên chỉ tiêu
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị lớn
nhất
1 ROA (%) 0,9951 0,5124 0,465 2,839
2 ROE (%) 17,1074 12,2372 8,026 65,735
3 LTA (lần) 0,6161 0,0869 0,397 0,744
4 LDR (lần) 0,9188 0,1666 0,545 1,14
5 ETA (lần) 0,0619 0,014 0,041 0,1
6 NII (lần) 0,2552 0,1355 0,06 0,748
7 LLP (lần) 0,0131 0,052 0,03 0,26
8 NIE (lần) 0,3966 0,18 0,099 0,633
9 ROS (%) 39,431 18,410 21,049 100
10 AST (lần) 0,0253 0,0053 0,158 0,0435
11 LEV (lần) 0,9378 0.1422 0,899 0,959
12 LDE (lần) 1,1477 0,573 0,321 2,298
13 NIEFF (trđ/lao động) 290,7299 135,2029 70,953 848,422
14 SIZE (lần) 13,0332 0,6899 11,81 14,1
Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm STATA. (xem thêm tại phụ lục 8.1)
4.2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động:
Tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính của NH thuộc sở hữu NN lúc
trước và sau CPH của từng NH qua việc thống kê mô tả các dữ liệu thứ cấp. Tiếp
theo, tác giả thực hiện việc kiểm định phi tham số các chỉ tiêu tài chính giai đoạn
23
trước và sau CPH bằng phần mềm STATA. Năm tiến hành IPO là năm 0. Năm này
được loại ra khỏi bảng so sánh để tránh bị nhiễu thông tin. Năm trước CPH 1 năm,
2 năm, 3 năm là năm -1; -2 ; -3. Tương tự, năm sau CPH 1 năm, 2 năm, 3 năm là
năm +1; +2; +3. Các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP,NIE, ROS,
AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô được tính trung bình khi thực hiện so sánh lúc
trước và sau CPH.
Trong bài luận này tác sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp
và kiểm định trung bình hai mẫu (kiểm định Wilcoxon) bằng phần mềm STATA.
Kiểm định Wilcoxon là kiểm định phi tham số khi biến phụ thuôc là biến thứ tự hay
liên tục có thế có phân phối chuẩn hoặc không có. Kiểm định này so sánh sự khác
nhau giữa hai nhóm độc lập.
Trước tiên, tác giả kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu để có thể chọn
phương pháp kiểm định phù hợp. Thông qua phần mềm STATA, dữ liệu để đánh
giá hiệu quả hoạt động của NH sau CPH không có tính phân phối chuẩn. Cụ thể, ta
thấy bảng 4.3 thể hiện kết quả như sau:
Bảng 4.3: Kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu:
Chỉ tiêu Prob>z
ROA 0,00
ROE 0,00
LTA 0,00
LDR 0,04
ETA 0,02
NII 0,03
LLP 0,00
NIE 0,93
ROS 0,03
AST 0,00
LEV 0,04
LDE 0,04
NIEFF 0,00
SIZE 0,09
Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm STATA. (xem thêm tại phụ lục 8.2)
Với kết quả trên, các chỉ tiêu có giá trị Prob>z nhỏ hơn 0,05 bị bác bỏ giả
thiết có tính phân phối chuẩn. Từ đó, tác giả đánh giá các chỉ tiêu tài chính bằng
24
phương pháp kiểm định phi tham số không yêu cầu có tính phân phối chuẩn của số
liệu.
CPH:
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động:
Phần: So sánh các chỉ tiêu tài chính lúc trước và sau CPH của từng NH:
4.3.1. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCB trước và sau
NH VCB tiến hành IPO ngày 26/12/2007. Sau đó, VCB bán cổ phần cho các
nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn. NH Mizuho (Nhật) tận dụng cơ hội này mua
thêm cổ phần mới phát hành từ VCB và duy trì tỷ lệ nắm giữ tại đây là 15%. Bảng
dưới đây giới thiệu về các chỉ tiêu nghiên cứu:
Bảng 4.4: Bảng so sánh tình hình kinh doanh của VCB lúc trước và sau CPH:
Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH**
CHÊNH LỆCH
TRƯỚC - SAU
CPH
ROA (%) 1,19 1,03 0,17
ROE (%) 18,84 15,13 3,71
LTA 0,42 0,55 -0,13
LDR 0,56 0,79 -0,22
ETA 0,06 0,07 -0,01
NII 0,39 0,31 0,07
LLP 0,012 0,013 -0,001
NIE 0,36 0,53 -0,18
ROS(%) 57,04 42,31 14,73
AST 0,021 0,024 -0,003
LEV 0,94 0,93 0,01
LDE 0,88 0,58 0,29
NIEFF 299,93 399,58 -99,64
Quy mô 11,97 13,11 -1,14
Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.1)
Ghi chú: *giai đoạn 2004-2006 có 3 năm; ** giai đoạn 2008-2018 có 11
năm.
Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH,
tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
25
26
LEV
0.94 0.94
0.93 0.93
0.92
TRƯỚC CPH SAU CPH
Hình 4.1: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA,
NII, LLP, NIE, AST, ROS, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của VCB lúc
trước và sau CPH. (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Qua các hình minh họa ta có thể thấy tình hình kinh doanh VCB qua các chỉ
số tài chính. Cụ thể, ROA, ROE, NII, ROS, LEV, LDE giảm sau CPH so với trước
khi CPH. Còn chỉ tiêu LTA, LDR, ETA, LLP, NIE, AST, NIEFF, quy mô tăng so
với trước CPH. ROA giảm 0,17%, ROE giảm 3,71%, LTA, LDR, ETA lần lượt
tăng 0,13;0,22;0,01 so với trước CPH. ROS cũng giảm 14,73%. NIEF và quy mô
tăng lần lượt 99,64 và 1,14. Nhìn chung, ROA, ROE giảm phù hợp với kỳ vọng.
NIE, NIEFF và quy mô lúc sau CPH tăng so với trước CPH. Điều này cũng đồng
quan điểm vời kỳ vọng của tác giả.
AST ROS(%)
0.025 60.00
57.04
0.024 0.024
55.00
0.023
50.00
0.022
0.021
45.00
42.31
0.020 0.021 40.00
0.019 35.00
TRƯỚC CPH SAU CPH TRƯỚC CPH SAUCPH
27
4.3.2. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Vietinbank trước và
sau CPH:
NH Vietinbank tiến hành IPO ngày 25/12/2008. Ngày 11/3/2011, VietinBank
chào bán cổ phần cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) với tỷ lệ sở hữu là 10 %. Và
NH Nova Scotia.
Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank lúc trước và sau CPH
Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH**
CHÊNH LỆCH
TRƯỚC - SAU
CPH
ROA (%) 2,0495 0,8480 1,2015
ROE (%) 46,4721 13,1196 33,3525
LTA 0,6132 0,6704 -0,0572
LDR 0,8832 1,0684 -0,1852
ETA 0,0496 0,0658 -0,0162
NII 0,1143 0,1706 -0,0564
LLP 0,0211 0,0103 0,0108
NIE 0,5204 0,5697 -0,0493
ROS(%) 74,8476 29,6983 45,1493
AST 0,0276 0,0282 -0,0006
LEV 0,9504 0,9339 0,0165
LDE 1,4620 1,3869 0,0751
NIEFF 169,5798 266,4991 -96,9192
Quy mô 11,92 13,33 -1,410
Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.2)
Ghi chú: * giai đoạn 2005-2007; ** giai đoạn 2009-2018
Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH,
tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
28
29
Hình 4.2: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA,
NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của Vietinbank
lúc trước và sau CPH. (Nguồn: Tác giả tổng hợp).
Sau CPH, các chỉ tiêu ROA, ROE đều giảm. Trong đó, ROE giảm mạnh với
mức 33,35 % từ mức 46,47%. ROA giảm 1,2 %. Các chỉ tiêu LTA, LDR, ETA, NII,
NIE, quy mô NH tăng sau CPH. Chỉ tiêu ROS, NIEFF, quy mô tăng sau CPH. Tóm
lại, ROA, ROE, ROS giảm sau CPH và NIEFF, NIE tăng sau CPH phù hợp với ước
lượng của tác giả và nghiên cứu của Huang, G and Song, Frank M., (2005).
CPH:
4.3.3. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của BIDV lúc trước và sau
NH BIDV tiến hành IPO ngày 28/12/2011. Như trường hợp NH KEB Hana
(Hàn Quốc) mua 15% cổ phần của BIDV với giá khoảng 700 triệu USD. NH kỳ
vọng thương vụ này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu NN từ 95% còn 80%.
Bảng 4.6: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của BIDV lúc trước và sau CPH:
Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH**
CHÊNH LỆCH
TRƯỚC - SAU
CPH
ROA (%) 0,9265 0,6425 0,2840
ROE (%) 15,3956 13,3213 2,0743
LTA 0,6647 0,7036 -0,0389
LDR 1,0168 1,0351 -0,0183
ETA 0,0601 0,0486 0,0115
NII 0,2422 0,2920 -0,0498
LLP 0,0105 0,0146 -0,0041
NIE 0,5347 0,5223 0,0124
ROS (%) 37,6612 26,8358 10,8254
AST 0,0247 0,0241 0,0006
30
LEV 0,9398 0,9512 -0,0115
LDE 1,2215 1,6455 -0,4240
NIEFF 195,9738 242,8893 -46,9156
Quy mô 12,61 13,69 -1,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.3)
Ghi chú: * giai đoạn 2008-2010; ** giai đoạn 2012-2018
Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH,
tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
31
Hình 4.3: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA,
NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của BIDV lúc
trước và sau CPH. (Nguồn: Tác giả tổng hợp).
Sau CPH, BIDV có các chỉ tiêu ROA, ROE, ETA, ROS, NIE, AST giảm so
với lúc trước CPH. Các chỉ tiêu còn lại LTA, LDR, ETA, NII, LLP, LEV, LDE và
quy mô NH sau CPH tăng so với trước CPH. ROA, ROE của BIDV giảm sau CPH
cũng giống VCB, Vietinbank. Duy chỉ có LLP tăng sau CPH, còn hai NH CPH còn
32
lại thì tăng. Cụ thể, ta thấy ROA giảm 0,28%; ROE giảm 2,1%; ROS giảm 10,8%.
NIEFF và quy mô tăng lần lượt là 46,9; 1 so với trước CPH. Nhìn chung, ROA,
ROE giảm giống với kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu của Pagano, Panetta,
Zingales (1998) trước đây.
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank và BIDV lúc trước và
sau CPH:
Chỉ tiêu Trước CPH (1) và sau CPH (2)
ROA (%)
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
ROE (%)
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
LTA
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
LDR
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
ETA
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
NII
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
LLP
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
NIE
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
ROS (%)
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
AST
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) > BIDV (2)
33
LEV
VCB (1) > VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
LDE
VCB (1) >VCB (2)
Vietinbank (1) > Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
NIEFF
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
Quy mô NH
VCB (1) < VCB (2)
Vietinbank (1) < Vietinbank (2)
BIDV (1) < BIDV (2)
Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Ghi chú: Số 1 và 2 trong ngoặc đơn tương ứng giai đoạn trước
và sau CPH.)
Bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính của NH VCB, Vietinbank, BIDV lúc
trước và sau CPH cho ta thấy bức tranh khái quát về hiệu quả hoạt động của NH
thuộc sở hữu NN sau CPH.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản và một đồng vốn
(ROA, ROE) của NH CPH giảm nếu so lúc sau với lúc trước khi CPH. Điều này
phù hợp với kỳ vọng của tác giả, tức là chỉ tiêu sau CPH của ROA và ROE sẽ giảm
so với trước khi CPH của chính bản thân NH. Việc ROA, ROE giảm có nhiều
nguyên nhân như giá trị tài sản NH lúc trước và sau CPH có thay đổi, giá trị vốn sở
hữu NH cũng biến động, NH sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn, đặc biệt đối với
NH cho vay các dự án bất động sản. Bên cạnh đó, nền kinh tế có nhiều diễn biến
khó khăn như nợ xấu, quy định hạn mức chuẩn an toàn vốn cấp hai. Do đó, ROA,
ROE giảm so với trước CPH không phải là tệ nếu xét trong bối cảnh chung của nền
kinh tế. Sau CPH, tình hình kinh doanh của NH thuộc sở hữu NN được CPH có
thay đổi theo hướng tích cực. Do trong giai đoạn tiến hành so sánh, các NHTM tại
Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như đóng băng thị trường bất
động sản, tỷ lệ nợ xấu cao. Các NH phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
đi cùng với đó là sự sáp nhập mua lại các NHTM kinh doanh yếu kém. Các NH
CPH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc trích lập dự phòng khiến các NH
CPH có chỉ tiêu LLP lúc sau cao hơn trước CPH như trường hợp của VCB, BIDV.
34
Nhưng điều này không phải là tác động xấu, nghiêm trọng đến NH CPH. Bởi vì, các
NH này có khá nhiều nguồn thu khác nhau. Một số chỉ tiêu như LDR, ETA,NIE
trung bình sau CPH cao hơn trước CPH. Do NH CPH vốn là NH thuộc sở hữu NN
được tiến hành CPH nên vị thế, vai trò và niềm tin của khách hàng vẫn lớn hơn so
với các NHTM khác. Cho nên lượng tiền huy động của các NHCPH khá cao và
lượng tiền cho vay của các NH này không phải thấp. ETA thể hiện khả năng tự chủ
về vốn của NH. Điều này cho thấy NH CPH cần quan tâm nhiều hơn về nguồn vốn
của mình. Từ đó, các NH CPH có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và đảm
bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Chỉ số NIE tác giả kỳ vọng giảm sau
CPH . Thực tế, chỉ tiêu này phản ánh khả năng kinh doanh của NH. Một khi tỷ lệ
chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thấp sẽ giúp NH CPH gia tăng được hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh của mình. Do tình hình kinh doanh của NH CPH ngày
một mở rộng tăng cả về quy mô và nhân sự nên chi phí hoạt động cũng thay đổi
theo hướng tăng. Từ đó, chỉ tiêu NIE tăng sau CPH.Tỷ lệ LTA và LDR cho biết bao
nhiều đồng tài sản và tiền gửi của khách hàng được sử dụng cho vay. LTA và LDR
của NH sau CPH tăng so với trước đó của chính NH này. Các chỉ tiêu LTA và LDR
sau CPH tăng so với nội tại NH giúp ta thấy việc sử dụng nguồn lực NH có hiệu
quả. Chỉ tiêu LDR của các NHCPH tăng thể hiện lượng tiền gửi tại các NHCPH
cao. Điều này thể hiện sự tín nhiện của người dân đối với các NH CPH. Nhưng tỷ lệ
tiền gửi cao thì điều này cũng không hẳn là tốt cho NH CPH. Ta thấy khi chỉ tiêu
ETA giảm sau CPH thì ROE lại tăng. Duy chỉ có BIDV là ngược lại. Đối với thu
nhập từ hoạt động phi lãi trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhìn chung tăng
sau CPH. Trong giai đoạn 2007-2011, VCB và Vietinbank đã tiến hành CPH. Lúc
này, các nguồn thu từ hoạt động phi lãi chưa thật sự đa dạng. các NH đã ít chú trọng
vào nguồn thu phi truyền thống như lãi mà quan tâm vào đa dạng hóa nguồn thu.
Do trước khi cổ phần hóa, VCB có nguồn thu mạnh từ hoạt động mua bán chứng
khoán và do nền kinh tế lúc đó thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ này khi hàng
loạt công ty NN CPH cũng như sự thành lập các công ty TN lên sàn thành công.
Mặc dù, thu nhập từ phi lãi có tăng về số tuyệt đối lúc sau CPH nhưng xét tỷ lệ thì
chỉ tiêu này vẫn giảm khi so lúc trước và sau CPH. Đối với Vietinbank sau cổ phần
35
thu nhập chủ yếu vẫn từ nguồn thu truyền thống là lãi. Các hoạt động kinh doanh
khác chưa được chú trọng như các NH TN vốn thích ứng nhanh với sự thay đổi của
nền kinh tế.Tỷ lệ LLP của NHCPH lúc sau CPH giảm đối với VCB, Vietinbank và
tăng với BIDV.. Như đã nói ở trên, các NHCPH cũng như các NHTM khác phải
tiến hành trích lập dự phòng xử lý các khoản nợ xấu. NHCPH là những NH lớn có
quy mô trên thị trường nên việc trích lập này cũng tác động không nhỏ đến việc sử
dụng nguồn vốn để kinh doanh. Chỉ tiêu LLP của VCB, Vietinbank giảm sau CPH.
Đây là tín hiệu tốt cho NH. NH BIDV cần quan tâm nhiều hơn đến sự gia tăng LLP
sau CPH. Chỉ tiêu NIE của NH CPH tăng sau CPH. Điều này thê hiện sự kiểm soát
chi phí chưa tốt của các NHCPH.
Qua bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank, BIDV lúc
trước và sau CPH của từng NH. Ta thấy, có chỉ tiêu có giá trị lúc sau lớn hơn lúc
trước như LTA, LDR, NIEFF, quy mô. Nhưng có chỉ tiêu lúc sau CPH nhỏ hơn lúc
trước CPH như ROA, ROE, ROS. Một số chỉ tiêu lúc sau của NH này lại nhỏ hơn
lúc trước và ngược lại như ETA, NIE, NII, LLP, AST, LEV, LDE.
Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ phản ánh được một phần khía cạnh của việc
đánh giá hiệu quả hoạt động lúc trước và sau CPH. Phần tiếp theo, tác giả sẽ sử
dụng phương pháp định lượng kiểm định thống kê bằng chương trình STATA để
xem các chỉ tiêu tác động thế nào đến hiệu quả hoạt động NH trong giai đoạn trước
và sau CPH.
Phần: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của NH quốc doanh lúc trước và
sau CPH bằng phương pháp kiểm định phi tham số qua phần mềm STATA:
4.3.4. So sánh các chỉ tiêu tài chính của NH CPH lúc trước và sau CPH
bằng phương pháp định lượng qua phần mềm STATA:
Tác giả tiến hành kiểm định phi tham số các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt
động NH bằng phương pháp Wilcoxon. Phương pháp so sánh trước sau CPH được
dựa trên nghiên cứu của Megginson, Nash và Randenborgh (1994). Giai đoạn
nghiên cứu là một năm trước và sau CPH, ba năm trước và sau CPH, trước và sau
CPH.
36
Bảng 4.18: So sánh hiệu quả hoạt động NH 1 năm trước và 1 năm sau CPH:
STT Chỉ tiêu
Giá trị
trung
bình lúc
trước
CPH
Giá trị
trung
bình lúc
sau CPH
Chênh
lệch giá
trị trung
bình
trước -
sau CPH
Wilcoxon
test
p value
Phần trăm
giá trị của
NH lúc trước
CPH lớn
hơn so với
lúc sau CPH
1 ROA (%) 1,147 0,552 0,595 1,964 0,0495 100%
2 ROE (%) 17,3833 9,854 7,529 1,964 0,0495 100%
3 LTA 0,5607 0,6137 -0,53 -0,655 0,5127 33,30%
4 LDR 0,8207 0,9603 -0,1397 -1,091 0,2752 22,20%
5 ETA 0,0657 0,0563 0,0093 1,964 0,0495 100%
6 NII 0,1427 0,1483 -0,0057 0,218 0,8273 55,60%
7 LLP 0,0103 0,0113 -0,001 -0,218 0,8273 44,40%
8 NIE 0,2961 0,2545 0,0415 0,218 0,8273 55,6%
9 ROS (%) 46,47 30,93 15,53 0,655 0,5127 66,7%
10 AST 0,025 0,018 0,07 1,964 0,0495 100%
11 LEV 0,934 0,9433 -0,0093 -1,993 0,0463 0%
12 LDE 0,6677 1,2827 -0,615 -1,964 0,0495 0%
13 NIEFF 242,331 120,632 121,699 0,655 0,5127 66,70%
14 SIZE 12,31 12,6 -0,29 -1,091 0,2752 22,20%
Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm phụ lục 8.3 và 8.4)
Qua bảng thống kê so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn (-1;+1) tức là
một năm trước và sau CPH, ta thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB,
Vietinbank, BIDV có tất cả sáu quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.3 và 1.4)
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản lúc trước CPH là 1,147 %, sau CPH
giảm 0,595% còn 0,552%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn là 17,38 % lúc trước CPH, sau
CPH là 9,85 % giảm 7,53%. Tỷ số nợ trên tổng tài sản từ mức 0,56 tăng 0,53 còn
0,61 cho giai đoạn năm sau CPH. Tỷ lệ nợ trên tiền gửi giảm 0,14 cho giai đoạn
một năm trước và sau CPH. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là 0,0657 cho năm trước
CPH giảm 0,0093 còn 0,0563. Thu nhập ngoài lãi một năm trước CPH là 0,1427,
một băm sau CPH là 0,1483. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho
vay tăng nhẹ một năm sau CPH. Còn chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động
kinh doanh giảm 0,05 từ mức 0,296 còn 0,255. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm
mạnh từ 46,47 % còn 30,93 %. Tỷ lệ cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
37
đồng doanh thu giảm 0,07 còn 0,018. Hệ số đòn bẩy tức tổng nợ trên tổng tài
sarntawng nhẹ từ 0,93 lên 0,94. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu tăng 50% từ
0,667 lên 1,283. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng lao động giảm một nửa trong giai đoạn
một năm trước và sau CPH. Quy mô NH tăng nhẹ 0,3.
Giá trị p value của 14 chỉ tiêu kiểm định chỉ có p của ROA, ROE, AST,
LEV, LDE là nhỏ hơn 0,05. Với giá trị nhỏ hơn 0,05, p value có ý nghĩa thống kê,
bác bỏ giả thuyết ban đầu, chấp nhận giả thuyết chỉ tiêu khảo sát lúc trước và sau
CPH có sự thay đổi.
Cụ thể, ROA lúc sau CPH của NH có giá trị trung bình giảm so với trước khi
CPH. Điều này cũng tương tự với ROE. Hệ số đòn bẩy (LEV) phản ánh tổng nợ
trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (LDE) có giá trị trung bình sau
CPH tăng so với trước lúc CPH, có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả hoạt động NH 3 năm trước và 3 năm sau CPH:
STT Chỉ tiêu
Giá trị
trung
bình lúc
trước
CPH
Giá trị
trung
bình lúc
sau CPH
Chênh
lệch giá
trị trung
bình
trước -
sau CPH
Wilcoxon
test
p value
Phần trăm
giá trị của
NH lúc
trước CPH
lớn hơn so
với lúc sau
CPH
1 ROA (%) 1,39 0,9267 0,4636 1,545 0,1223 71,60%
2 ROE (%) 26,9032 15,7252 11,178 1,192 0,2332 66,70%
3 LTA 0,5676 0,6189 -0,0513 -0,927 0,3538 37%
4 LDR 0,8216 0,9903 -0,1688 -1,81 0,0703 24,70%
5 ETA 0,0577 0,0579 -0,0002 0,222 0,8247 53,10%
6 NII 0,2481 0,194 0,0541 0,132 0,8946 51,90%
7 LLP 0,0147 0,0124 0,0022 0,664 0,5069 59,30%
8 NIE 0,2978 0,3262 -0,0284 -0,662 0,5078 40,7%
9 ROS (%) 56,5111 35,8 20,7111 1,899 0,0575 76,5%
10 AST 0,0243 0,026 -0,0017 -0,309 0,7572 45,7%
11 LEV 0,9421 0,9414 0,0007 -0,221 0,8248 46,90%
12 LDE 1,186 1,0864 0,0996 0,621 0,5348 58,6%
13 NIEFF 221,8289 236,7671 -14,9382 -0,044 0,9648 49,40%
14 SIZE 12,1655 12,8166 -0,6511 -2,782 0,0054 11,10%
Nguồn: Tác giả tổng hợp.(xem thêm phụ lục 8.5 và 8.6)
38
Qua bảng so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn (-3;+3) tức là giai đoạn
ba năm trước và sau CPH, ta thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB,
Vietinbank, BIDV có tất cả chín quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.5 và 1.6)
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản có giá trị 1,39 lúc trước và 0,93 lúc sau CPH. Tỷ
suất sinh lợi trên vốn giảm 11,18 % từ 26,9% còn 15,73%. Tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản từ 0,57 tăng 0,05 lên 0,62. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tăng 0,169, đạt 0.99
lúc sau CPH. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng nhẹ đạt 0,058 lúc sau CPH.
Thu nhập ngoài lãi giảm 0,05 còn 0,194 giai đoạn 3 năm sau CPH. Chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay giảm nhẹ 0,0022 còn 0,0124 từ mức 0,0147.
Tỷ số chi phí hoạt động trên thu nhập từ kinh doanh tăng 0,028 từ 0,298 lêm 0,326.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm 20,71%, Doanh thu trên tổng tài sản từ mức
0,0243 tăng 0,0017 lên 0,026. Hệ số đòn bẩy giảm nhẹ còn 0,9414 từ 0,9421. Nợ
dài hạn trên vốn chủ sở hữu giảm 0,1. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng lao động
tăng 0,65 từ 12,166 lên 12,817.
Giá trị p value của quy mô NH là 0,0054, nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa thống kê.
Từ đây, quy mô trung bình NH sau CPH cũng tăng so với lúc trước CPH.
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH:
STT Chỉ tiêu
Giá trị
trung
bình lúc
trước
CPH
Giá trị
trung bình
lúc sau
CPH
Chênh lệch
giá trị
trung bình
trước - sau
CPH
Wilcoxon
test
p value
Phần trăm
giá trị của
NH lúc
trước
CPH lớn
hơn so với
lúc sau
CPH
1 ROA (%) 1,39 0,868 0,5222 2,124 0,0337 73,80%
2 ROE (%) 26,9032 13,9587 12,9445 2,513 0,012 78,20%
3 LTA 0,5676 0,6318 -0,0642 -1,487 0,137 33,30%
4 LDR 0,8216 0,9501 -0,1286 -1,699 0,0893 31%
5 ETA 0,0577 0,0634 -0,0057 -0,743 0,4572 41,70%
6 NII 0,2481 0,2575 -0,0094 -1,345 0,1786 34,90%
7 LLP 0,0147 0,0126 0,002 0,708 0,4789 57,90%
8 NIE 0,4706 0,5421 -0,0715 -1,027 0,3046 38,5%
9 ROS (%) 56,5177 33,9388 22,5789 2,514 0,0120 78,20%
39
10 AST 0,0244 0,0256 -0,001 0,035 0,9718 50,4%
11 LEV 0,9421 0,9363 0,0058 0,637 0,524 57,10%
12 LDE 1,186 1,1353 0,0507 0,46 0,6454 55,20%
13 NIEFF 221,8289 312,8767 -91,0478 -2,372 0,0177 23,40%
14 SIZE 12,1656 13,3121 -1,1466 -4,124 0,0000 3,80%
Nguồn: Tác giả tổng hợp.(xem thêm phụ lục 8.7 và 8.8 )
Qua bảng so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn trước và sau CPH, ta
thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB, Vietinbank, BIDV có tất cả 37
quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.7 và 1.8)
Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản từ mức 1,39% giảm 0.5% còn 0,87%
lúc sau CPH. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm 12,9% từ 26,9% lúc trước CPH còn
13,96% lúc sau CPH. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản từ mức 0,57 lúc trước CPH
tăng 0,6 lên mức 0,63 lúc sau CPH. Tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi tăng 0,13 từ
0,82 lên 0,95. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng nhẹ từ 0,05 lên 0,06 lúc
sau CPH. Thu nhập phi lãi từ 0,248 lên 0,258. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên
tiền cho vay giảm nhẹ còn 0,013 từ mức 0,015. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập từ kinh doanh từ 0,4706 tăng 0,07 lên 0,5421. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
giảm 22,58% từ 56,52% còn 33,94%. Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản từ
0,0244 tăng 0,001 lên 0,0256 lúc sau CPH. Tổng nợ trên tổng tài sản giảm nhẹ từ
0,94 còn 0,93. Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu từ 1,186 giảm 0,05 còn 1,135. Hiệu
quả thu nhập ròng tăng 91,05 lên 312,88 (triệu đồng/lao động) lúc sau CPH. Về quy
mô trung bình, NH sau CPH tăng 1,15 lần so với trước khi CPH.
Giá trị p value của ROA, ROE, ROS, NIEFF, SIZE nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa
thống kê. Các giá trị còn lại trong tổng số 14 chỉ tiêu khảo sát không có ý nghĩa
thống kê do p value lớn hơn 0,05.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn một năm trước và
sau CPH có ý nghĩa thống kê với giá trị p value là 0,0495, giai đoạn ba năm trước
và sau CPH thì không có ý nghĩa thống kê. Khi tác giả kiểm đinh trên toàn miền từ
ba năm trước CPH và sau khi CPH thì p value là 0,0337, có ý nghĩa thống kê. Phần
trăm khả năng giá trị trung bình NH lúc trước CPH lớn hơn lúc sau CPH là 73,8 %.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị p value giai đoạn một
40
năm trước và sau CPH có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn trước CPH và sau CPH giá trị
p value của chỉ tiêu ROE là 0,012, có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ giá trị trung bình NH
lúc trước lớn hơn lúc sau CPH là 78,2%. Rõ ràng NH sau CPH có ROA và ROE
giảm so với trước khi CPH, điều này phù hợp với các nghiên cứu Pagano, Panetta,
Zingales (1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005).
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh (NIE) giai
đoạn mọt năm trước và sau CPH không có ý nghĩa thống kê. Giai đoan ba năm
trước CPH và sau CPH, p value của NIE là 0,0193, có ý nghĩa thống kê. Khi so giai
đoạn ba năm trước CPH và sau CPH đến nay thì NIE có p value là 0,0001. Phần
trăm giá trị trung bình NH lúc sau lớn hơn hẳn so với trước khi tiến hành CPH NH,
cụ thể chỉ có 5,6% khả năng trước khi CPH NH có trị giá lớn hơn lúc sau. Sau CPH,
NIE trung bình của NH tăng.Hiệu quả thu nhập ròng (NIEFF) được tính bằng cách
tính tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng số lao động. Giai đoạn ba năm trước CPH và
sau CPH đến nay, NIEFF có p value là 0,0177, nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa thống kê.
Số tiền trên mỗi lao động thể hiện được hiệu suất của từng cá nhân trên tổng số lao
động. Mỗi nhân viên NH đã đóng góp giai đoạn sau CPH nhiều hơn trước CPH
91,05 triệu đồng. Phần trăm giá trị mỗi lao động lúc trước CPH lớn hơn lúc sau chỉ
là 23,4%. Ta thấy sau CPH hiệu quả thu nhập ròng bình quân của NH tăng sau
CPH.Quy mô trung bình NH (SIZE) tăng sau CPH. Ta thấy giá trị p value giai đoạn
ba năm trước và sau CPH cũng như ba năm trước và từ khi CPH đến nay lần lượt là
0,0054 và 0. Các giá trị này có ý nghĩa thống kê, do nhỏ hơn 0,05. Chỉ có 3,8 % khả
năng giá trị trung bình quy mô NH lúc trước lớn hơn lúc sau CPH.
4.4. Tổng kết và đánh giá:
Bảng bên dưới thể hiện các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê sau khi tiến hành
kiểm định bằng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp và mô hình hồi quy
bằng STATA.
41
Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê so sánh hiệu quả hoạt động NH lúc
trước và sau CPH:
STT Chỉ tiêu p value
Phần trăm giá trị của
NH lúc trước CPH lớn
hơn so với lúc sau CPH
1 ROA (%) 0,0337 73,80%
2 ROE (%) 0,012 78,20%
3 ROS (%) 0,0120 72,80%
4 NIEFF (trđ/lao động) 0,0177 23,40%
5 SIZE/quy mô 0,0000 3,80%
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Qua phân tích bằng STATA, tác giả nhận thấy các chỉ tiêu về khả năng sinh
lời trên vốn và tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh,
hiệu quả thu nhập ròng có ý nghĩa thống kê tác động đến hiệu quả hoạt động NH
thuộc sở hữu NN tiến hành CPH.
Để trả lời cho câu hỏi hiệu quả hoạt động NH sau CPH như thế nào so với
trước CPH. Tác giả thấy hiệu quả hoạt động sau CPH tốt hơn so với trước CPH.
Như chỉ tiêu NIEFF thể hiệu quả thu nhập ròng được tính bằng cách lấy lợi nhuận
ròng chia cho tổng lao động. Chỉ số này có gia trị p value 0,0177 có ý nghĩa thống
kê. Giai đoạn trước CPH mỗi người lao động đóng góp 221,8 triệu đồng vào lợi
nhuận của NH. Sau CPH, đóng góp của người lao động đã tăng lên 312,8 triệu
đồng/ người. Quy mô trung bình của NH CPH cũng thay đổi theo chiều hướng tăng.
Giai đoạn trước CPH là 12,16 tăng lên 13,31. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROA, ROE tức
khả năng sinh lời trên vốn và tài sản sau CPH lại giảm so với trước CPH. Giá trị p
value của ROA, ROE, ROS lần lượt là 0,0337; 0,012. ROA trước CPH là 1,39 %
sau CPH giảm 0,5% còn 0,87%. Tương tự, ROE trước CPH là 26,9% sau CPH giảm
12,9% còn 13,9%. Sự sụt giảm của ROA, ROE phù hợp với kỳ vọng của tác giả và
giống với nghiên cứu của Pagano, Panetta, Zingales (1998) và Huang, G and Song,
Frank M., (2005).
Còn câu hỏi chỉ tiêu đánh giá về hoạt động của NH sau CPH tăng hay giảm
so với trước CPH, tác giả xin được phép trả lời như sau. Khả năng NH trước CPH
có giá trị ROA, ROE cao hơn sau CPH lần lượt là 73,8 % và 78,2%. Nghĩa là các
42
NH được thực hiện CPH sau CPH có sự suy giảm về ROA, ROE. Chỉ tiêu NIEFF,
quy mô có tỷ lệ phần trăm giá trị lúc trước CPH cao hơn sau CPH lần lượt là
23,4%, 3,8%. Tức là sau CPH có sự gia tăng giá trị của NIEFF và quy mô.
Điều đó cho thấy việc CPH các NH thuộc sự quản lý của NN là đúng đắn và
phù hợp. Từ đây, NH sau CPH giảm áp lực thực hiện nghĩa vụ xã hội, tăng lợi ích
cho nhóm cổ đông thâu tóm, tập trung lợi nhuận, tổ chức bộ máy hiệu quả hơn.
Qua các phân tích được trình bày ở trên, các NH thương mại được CPH đã
đạt được nhiều thành tựu, kết quả khả quan. Tuy nhiên, tổng thể hoạt động của NH
sau CPH có nhiều điểm cần lưu ý. Chương tiếp theo, tác giả gợi mở hướng đi cho
hoạt động NH sau CPH.
43
CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA
Chương cuối này sẽ đưa ra những góp ý dựa trên đánh giá về hiệu quả hoạt
động NH sau CPH. Từ đây, các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả
của việc CPH và đề ra giải pháp để ngày càng hoàn thiện thể chế phương thức nhằm
hoàn thành mục tiêu cải cách, đổi mới ngành NH cho phù hợp với xu thế chung của
thế giới.
5.1. Kết quả của nghiên cứu:
Tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính của NH giai đoạn trước và
sau CPH gồm hai phần. Phần đầu, tác giả thực hiện so sánh giai đoạn trước và sau
CPH của từng NH. Phần sau, tác giả so sánh lúc trước và sau CPH của cả ba NH và
kiểm tra bằng phương pháp định lượng bằng chương trình STATA. Kết quả, trong
tổng số mười bốn chỉ tiêu được chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động của NH thuộc
sở hữu NN thực hiện CPH thì chỉ có năm chỉ số có ý nghĩa thống kê. Đó là các chỉ
số tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
(ROA), tỷ lệ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS), hiệu quả lợi nhuận ròng
(NIEFF), quy mô (size). Trong đó, chỉ số ROA, ROE, ROS có tác động ngược
chiều với hiệu quả hoạt động NH; NIE, NIEF, quy mô có tác động cùng chiều với
hiệu quả hoạt động của NH CPH.
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH:
Qua các nghiên cứu bên trên, tác giả để xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
và gia tăng hiệu quả của việc tiến hành CPH NH tại Việt Nam:
Đối với chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn và tài sản (ROA và ROE), NH cần
gia tăng hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn và tài sản để có thể làm cho ROA và
ROE gia tăng được. Việc ROA, ROE giảm sau CPH cũng được tìm thấy trong một
số nghiên cứu trước đây như Huang, G and Song, Frank M., (2005). NH có thể tìm
nhiều cách thức khác nhau để nguồn vốn và tài sản sinh lợi như gia tăng các tiện
ích, dịch vụ cho khách hàng. NH do cho vay từ nguồn vốn vay cao nên cần hạ tỷ lệ
44
này xuống. Điều này cũng góp phần gia tăng lợi nhuận từ nguồn vốn và làm ROE
gia tăng. Chỉ tiêu ROS đo lường một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Cho nên NH cần quan tầm đến nguồn thu nhập của bản thân NH. Bên cạnh
đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh cần được gia tăng qua việc đa dạng hóa nguồn
thu nhập.
Đối với chỉ hiệu quả lợi nhuận ròng (NIEFF), quy mô (size), ta thấy các chỉ
tiêu này có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NH sau CPH. Giá trị
của các chỉ tiêu này giai đoạn sau CPH tăng so với trước CPH. Cho nên, NH cần
tìm biện pháp để tiếp tục duy trì sự gia tăng của các chỉ tiêu này. NH có thể gia tăng
lợi nhuận với tốc đọ cao hơn và giảm sự gia tăng nhân sự để chỉ số NIEFF tăng
trong giai đoạn tiếp theo.
5.3. Kiến nghị:
Một số kiến nghị đối với quá trình thực hiện CPH:
Một là, quy định về quy mô vốn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Một khi CPH
cần quy định cụ thể lượng vốn tối thiểu, tỷ lệ giữa vốn thuộc sở hữu NN và vốn cổ
đông. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được trong bối cảnh nền kinh tế hiện
nay.Vì các NH tham gia CPH đều là các NH lớn, tỷ lệ NN nắm giữ cũng cao.Chỉ có
điều là tỷ lệ này sẽ thay đổi ra sao khi thực hiện CPH. NN có mạnh dạn tăng tỷ lệ
nắm giữ của khối ngoại không? Thời gian thực hiện thế nào mà thôi. Do các NH
CPH chiếm tỷ trong lớn trong ngành NH nên mọi hoạt động thay đổi đều tác động ít
nhiều đến nền kinh tế.
Hai là, xác định giá trị thực tế của NH. Việc này rất quan trọng không chỉ đối
với NH mà còn cho nhà đầu tư. Giá trị của NH bao gồm tài sản hữu hình và vô
hình. Việc tính đúng, tính đủ giá trị của NH cần một đơn vị kiểm toán độc lập cũng
như sự tham gia hợp tác tích cực của NH nhằm tránh gây thất thoát cho ngân sách
NN.
Ba là thực niêm yết cổ phiếu ngay sau khi CPH NH.Điều này để cổ phiếu
được giao dịch công khai và giá trị được phản ánh đúng. Qua đây, NH sẽ tập được
thói quen khi CPHvới việc công khai và minh bạch hóa thông tin ngay từ đầu.
45
Bốn là, vấn đề xử lý nợ xấu và huy động vốn của NH. Nợ xấu không chỉ
được xác định dựa trên quá hạn về thời gian của các khoản vay mà còn phải căn cứ
vào khả năng chi trả của khách hàng. Cơ chế cho việc huy động vốn cần thiết để
giúp khơi thông nguồn lực này cho NH
Năm là, thực chất của việc CPH NHNN là chuyển hình thức từ sở hữu NN
thành hình thức đa sở hữu thông qua việc chuyển một phần tài sản củaNN cho nhiều
chủ thể khác.Vì vậy NH được CPH không phải như là một dạng của NHTM cổ
phần và cũng không phải là một dạng của NH liên doanh (góp vốn của hai phía VN
và nước ngoài). Vì vậy, cần có một cơ chế quản lý từ phía NN ở tầm vĩ mô làm cơ
sở cho Hội đồng quản trị điều hành NH một cách hiệu quả, linh hoạt. Từ đó, tạo ra
những NHTM lớn có khả năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và truyền tải các
chính sách của NN. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế .
5.4. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thời gian nghiên cứu đề tài chưa nhiều cũng như kiến thức còn hạn chế nên
đề tài cần phải được hoàn thiện thêm. Khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở dữ liệu
NH mặc dù các NH ngày nay đã thực hiện việc công bố kết quả kinh doanh và thực
hiện minh bạch tài chính theo quy định của pháp luật. Tính chính xác và trung thực
của số liệu công bố cần có bên kiểm tra có uy tín xác nhận. Một số yếu tố có ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của NH cần bổ sung như xu hướng đầu tư ra nước
ngoài, các chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn, rủi ro, nợ xấu.. Tác giả mong sẽ có những
nghiên cứu tiếp theo làm sáng tỏ hơn chủ đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH.
Chương cuối như lời kết của vấn đề tìm hiểu hiệu quả hoạt động NH sau
CPH và làm sao để nâng cao hiệu quả đó. Tác giả hy vọng những gợi mở trên sẽ
đưa ra được cái nhìn mới cho người đọc để cùng đóng góp thêm cho vấn đề được
sáng tỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt :
BIDV, 2018. Giới thiệu NH. [https://www.bidv.com.vn/vn/ve-bidv/lich-su-
phat-trien/]. Truy cập ngày 3/9/19.
Hoàng Công Thi, 1993. Hỏi và đáp về cổ phần hoá doanh nghiệp NN ở Việt
Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
Nghị định 25/CP Sửa đổi một số Điều của Nghị định số 28/CP ngày 7/5/96
về chuyển một số doanh nghiệp NN thành Công ty cổ phần.
Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ : Chuyển doanh nghiệp NN
thành công ty cổ phần.
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về chuyển doanh nghiệp
100% vốn NN thành công ty cổ phần.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Chuyển doanh nghiệp NN
thành Công ty cổ phần.
Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên, 2016. Chỉ tiêu đánh giá
cấu trúc và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tạp chí tài chính kỳ 1 số tháng
7/2016. Truy cập 3/9/19. [http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-
doanh-nghiep/chi-tieu-danh-gia-cau-truc-va-hieu-qua-tai-chinh-cua-doanh-nghiep-
110347.html]
Phí Văn Chỉ, 2000. Cổ phần hoá doanh nghiệp NN và sự lãnh đạo của tổ
chức cơ sở Đảng trong công ty cổ phần. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 9 - 10,
Hà Nội.
Quyết định 202-CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về
việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần.
Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án
“Tái cơ cấu doanh nghiệp NN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty NN giai
đoạn 2011 – 2015”.
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa

More Related Content

Similar to Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
jackjohn45
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfNguyễn Công Huy
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
nataliej4
 
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông ĐôKhóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAYLuận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựngBiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOTBiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa (20)

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
 
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông ĐôKhóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAYLuận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựngBiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư xây dựng
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOTBiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng, HOT
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Sau Cổ Phần Hóa

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HOÀNG NHÂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA: TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM TẠI VCB, VIETINBANK, BIDV Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HOÀNG NHÂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA: TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM TẠI VCB, VIETINBANK, BIDV Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: Hiệu quả hoạt động ngân hàng sau CPH: trường hợp thực nghiệm tại VCB, Vietinbank, BIDV là một công trình nghiên cứu độc lập và được sự hướng dẫn của PGS. TS. Hồ Viết Tiến. Các thông tin cung cấp về nội dung có trích dẫn và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..........................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................2 1.5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................2 1.6. Ý nghĩa đề tài: ......................................................................................................3 1.7. Kết cấu bài luận:...................................................................................................3 CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA.............................4 2.1. Tình hình hoạt động của NHTM:.........................................................................4 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành NH: ..................................................................4 2.1.2. Giới thiệu về các NH tiến hành CPH:...............................................................4 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHTM giai đoạn 2008-2018:....................................6 2.1.4. Phát hiện đề tài:.................................................................................................9 2.2. Vấn đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH:............................................................9
  • 6. CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA ..................................................................................12 3.1. Cổ phần hóa:.......................................................................................................12 3.1.1. Định nghĩa CPH:.............................................................................................12 3.1.2. Phương thức CPH: ..........................................................................................13 3.2. Hiệu quả hoạt động: ...........................................................................................14 3.3. Các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động sau CPH (TN) hóa của các NHTM và doanh nghiệp ở trong và ngoài nước: ......................................................17 CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA ..............................................................................................................20 4.1. Mô tả các chỉ tiêu đánh giá: ...............................................................................20 4.2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động:........................................................22 4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động:................................................................24 4.3.1. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCB trước và sau CPH: ......24 4.3.2. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Vietinbank trước và sau CPH: ...................................................................................................................................27 4.3.3. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của BIDV lúc trước và sau CPH: ...................................................................................................................................29 4.3.4. So sánh các chỉ tiêu tài chính của NH CPH lúc trước và sau CPH bằng phương pháp định lượng qua phần mềm STATA:...................................................35 4.4. Tổng kết và đánh giá:.........................................................................................40 CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA.........................................................43 5.1. Kết quả của nghiên cứu:.....................................................................................43 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH: ......................................43 5.3. Kiến nghị............................................................................................................44
  • 7. 5.4. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: .....................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Ký hiệu Tên đầy đủ BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CPH Cổ phần hóa Đvt Đơn vị tính IPO Phát hành lần đầu ra công chúng NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NN Nhà nước TN Tư nhân Trđ Triệu đồng VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Lợi nhuận ròng trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2018.............................................................................................................................6 Hình 2.2: Doanh thu thuần trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2018.............................................................................................................................7 Hình 2.3: Tổng tài sản trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2018.............................................................................................................................8 Hình 2.4: Tổng chi phí hoạt động trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018....................................................................................................................8 Hình 2.5: Tỷ lệ sở hữu NN tại một số NH Việt Nam thời điểm tháng 9/2019. ..........9 Hình 4.1: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, AST, ROS, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của VCB lúc trước và sau CPH................................................................................................................26 Hình 4.2: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của Vietinbank lúc trước và sau CPH ......................................................................................................29 Hình 4.3: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của BIDV lúc trước và sau CPH................................................................................................................31
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: So sánh CPH và TN hóa. ..........................................................................13 Bảng 3.2: Tổng kết các nghiên cứu về CPH: ............................................................18 Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH ..........................21 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH:.................22 Bảng 4.3: Kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu:..............................................23 Bảng 4.4: Bảng so sánh tình hình kinh doanh của VCB lúc trước và sau CPH: ......24 Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank lúc trước và sau CPH ...................................................................................................................................27 Bảng 4.6: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của BIDV lúc trước và sau CPH:.....29 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank và BIDV lúc trước và sau CPH: .....................................................................................................32 Bảng 4.18: So sánh hiệu quả hoạt động NH 1 năm trước và 1 năm sau CPH: .........36 Bảng 4.9: So sánh hiệu quả hoạt động NH 3 năm trước và 3 năm sau CPH:...........37 Bảng 4.10: So sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH:.........................38 Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê so sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH:.........................................................................................41
  • 11. TÓM TẮT Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động NH sau CPH cần thiết trong thời buổi hiện nay. Yêu cầu đổi mới và hội nhập là lý do khiến các NH thuộc sở hữu NN tiến hành CPH. Để tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của NH sau CPH, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp và phân tích định lượng. Các chỉ tiêu để so sánh gồm nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu thuần, chi phí hoạt động trên thu nhập, hiệu quả thu nhập ròng và quy mô trung bình. Các chỉ tiêu trên được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính lúc trước và sau CPH của ba NH thực hiện CPH trong giai đoạn 2004-2018 để tìm ra sự khác biệt. Kết quả cho thấy NH được CPH có hiệu quả hoạt động lúc sau CPH tốt hơn so với lúc trước CPH. Sau CPH, lợi nhuận các NH CPH có giảm nhưng điều này tương đòng với các nghiên cứu trước về CPH tại các doanh nghiệp khác trên thế giới và ở Việt Nam. Các chỉ tiêu như hiệu quả thu nhập ròng và quy mô NH trung bình lúc sau CPH tăng so với trước CPH. Các kết quả trên có được từ việc kiểm định thống kê bằng phương pháp Wilcoxon bằng phần mềm STATA. Ý nghĩa của nghiên cứu sẽ giúp các NH, các nhà quản lý và khách hàng có cái nhìn toàn diện về CPH NH tại Việt Nam. Từ đó, những quyết định đầu tư và quản lý được đưa ra mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ khóa: cổ phần hóa; hiệu quả hoạt động; ngân hàng.
  • 12. ABSTRACT Research on the performance of banking activitives after equitization is now essential. The reason why state-owned banks conduct equitization is requests for innovation and integration.. These groups of banks (VCB, Vietinbank, BIDV) are compared into return on assets, return on equity, return on sales, non-interest expense, net income efficiency (NIEFF), size of banks. The methods to evaluate banks are secondary data described statiscal and qualitative analyses. Three equitized banks are analyzed before and after equtization for the period 2004-2018 to find the conclusions. The results suggest that post-equitization gives banks higher economic efficiency and the effect of equitization to banks is positive. Profitability of banks decreases after equatization and shares common results with equatized companies from Vietnam and other countries. Other post equatization indicators as NIEFF and size of banks are higher. The Wilcoxon test statistics shows the results. The evaluation of the results helps banks managers, law regulators and customers have a comprehensive assessment of equitization of banking sector in Vietnam. Then smart investment decisions and management regulations are made to bring benefit to society. Key words: equitization; operation efficiency; banking.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chương mở đầu tác giả trình bày về sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NH sau CPH . Qua các tiêu mục như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài nghiên cứu, kết cấu bài luận. 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động kinh tế diễn ra liên tục, sôi nổi và biến đổi không ngừng. Nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế hội nhập. Ngày nay, trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới thì việc thích ứng với những thay đổi vềluật lệ , phương thức, cơ chế và quan điểm kinh doanh là cần thiết, ngành NH cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một trong những yêu cầu mà giới chuyên gia đề xuất là việc tiến hành CPH các doanh nghiệp NN trong đó có cả NH. Vì sao lại phải CPH các đơn vị quốc doanh? Vì CPH giúp tăng tính cạnh tranh, giảm sự phụ thuộc vào NN trước tình hình kinh doanh ngày càng khốc liệt. Phần vốn của NN được thu hồi qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư. Sự xuất hiện của thành phần TN và nước ngoài giúp đa dạng hóa các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực NH, tăng cơ hội mở rộng kinh doanh và phù hợp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bán phần vốn NN qua việc CPH thế nào và tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động của NH ra sao thì cần được làm rõ. Từ đó, các NH tại Việt Nam được tiến hành CPH cần được đánh giá hiệu quả hoạt động để xem việc CPH mang lại những mặt nào được và chưa được, cần nghiên cứu thay đổi ra sao.Việc đánh giá hiệu quả CPH không chỉ về mặt định tính mà còn cả về mặt định lượng. Từ đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Hiệu quả hoạt động của NH sau CPH: trường hợp thực nghiệm tại VCB, Vietinbank, BIDV.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, phân tích và nhận định thực trạng CPH tại Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng.
  • 14. 2 Mục tiêu cụ thể là so sánh hiệu quả hoạt động của NH thực hiện CPH giai đoạn trước và sau CPH thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính nhằm tìm ra sự khác biệt. Từ đó, giải pháp được đề xuất giúp tăng hiệu quả của việc tiến hành CPH các NH thuộc sở hữu NN và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của NH sau CPH tại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Một khi thực hiện phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động của NH sau CPH thì việc xác định các nội dung nghiên cứu qua các câu hỏi liên quan là cần thiết. Các câu hỏi đó là: Hiệu quả hoạt động của NH sau CPH như thế nào so với trước CPH ? Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NH sau CPH tăng hay giảm so với trước CPH ? Biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH là gì ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động NH sau CPH tại VCB, Vietinbank, BIDV. Phạm vi nghiên cứu gồm: Phạm vi không gian: NH thuộc sự quản lý của NN được tiến hành CPH (VCB, Vietinbank, BIDV). Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2004-2018 tức là ba năm trước CPH của NH VCB – NH CPH đầu tiên , cho đến hiện nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được tác giả sử dụng là phân tích thống kê mô tả các dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện so sánh các chỉ tiêu tài chính của các NH thông qua việc kết hợp dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm được công bố và tính toán các thông số cùng với kiểm định thống kê bằng phần mềm STATA.
  • 15. 3 1.6. Ý nghĩa đề tài: Để tài tác giả thực hiện không mới nhưng được xem xét dưới góc nhìn đa chiều. Bài luận này tác giả mong muốn giúp người đọc có cái nhìn khái quát về một trong những vấn đề thời sự hiện nay là CPH các NH tại Việt Nam. Từ đây, giải pháp được đề xuất hy vọng sẽ khơi gợi được những ý tưởng hay, hữu ích giúp hoàn thiện thêm quy trình CPH các NH và các đơn vị của NN. 1.7. Kết cấu bài luận: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA. CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA. CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA. Chương đầu tiên giới thiệu một cách khái quát về trình tự của bài luận. Qua đó, người xem sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề được đưa ra trình bày theo thứ tự nào. Từ giới thiệu đề tài đến cơ sở lý luận rồi phân tích đánh giá và rút ra kết luận về vấn đề quan tâm. Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu ở chương tiếp theo.
  • 16. 4 CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA Sau khi kết thúc chương đầu tiên, tác giả đã giới thiệu sơ lược về kết cấu của bài luận. Nhằm giúp người đọc có cái nhìn khái quát về chủ thể nghiên cứu, chương 2 cung cấp cái nhìn sơ lược về ngành NH và các NH trong hệ thống. Bên cạnh đó, các cơ sở để chọn đề tài cũng được trình bày. 2.1. Tình hình hoạt động của NHTM: 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành NH: Hệ thống NH Việt Nam hiện có khoảng 50 NH đang hoạt động. Trong đó, NH thuộc sự quản lý của NN có 4 (Agribank và 3 NH được mua lại); NH TMCP có 31 (VCB, Vietinbank, BIDV được xem là NH cổ phần nhưng trước đây thuộc NN sở hữu, sau CPH thì NN vẫn nắm giữ cổ phần chi phối); NH 100% vốn nước ngoài có 9; NH liên doanh có 2; NH chính sách có 2; NH hợp tác xã có 1. (SBV,2018) 2.1.2. Giới thiệu về các NH tiến hành CPH: Trong hệ thống NH, hiện có ba NH đã tiến hành CPH đó là: 1. NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập năm 1957 với tên gọi là NH Kiến thiết Việt Nam. Lúc bấy giờ, chức năng chính của NH là việc cấp phát vốn ngân sách NN cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ được phân công. NH đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và chuyển sang trực thuộc NH NN từ Bộ tài chính năm 1981. Sang thập niên 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT thành lập NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. NH hoạt động theo mô hình NH thương mại sau khi chuyển chức năng cấp phát vốn theo chỉ đạo sang bộ Tài chính năm 1995. Bên cạnh các nghiệp vụ như tín dụng, huy động truyền thống trong nước, NH còn mở rộng hoạt động đối ngoại và kinh doanh quốc tế như triển khai NH đại lý các nguồn vốn nước ngoài cho các tổ chức đơn và đa phương cũng như mở NH liên doanh tại Lào Campuchia, văn phòng đại diện tại châu Âu. Chính phủ thực hiện CPH NH theo Quyết định số
  • 17. 5 2124/QĐ-TTg. Ngày 28-12-11, NH bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 27-4-12, NH chuyển đổi thành NH cổ phần. Ngày 24-01-14, NH chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu BID. (BIDV, 2018) 2. NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) thành lập năm 1963 từ tổ chức tiền thân là Cục ngọại hối. Là NH thương mại NN đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm CPH, VCB chính thức hoạt động với tư cách là một NH thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch CPH thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02-06-08, VCB trở thành NH cổ phần. Ngày 30-06-09, cổ phiếu NH với mã VCB được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.Hoạt động của NH đa dạng đa dịch vụ như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, NH điện tử. Ngày 9/1/18, VCB phát hành riêng lẻ 360 triệu cổ phần cho NH Mizuho và quỹ đầu tư quốc gia Singapore. NH nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhưng NN vẫn nắm giữ tối thiểu 65% vốn. (VCB, 2018) 3. NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT về việc thành lập các NH chuyên doanh. Ngày 14/11/1990, Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng chuyển các NH chuyên doanh Công thương Việt Nam thành NH Công thương Việt Nam. Ngày 27/03/1993 NH Công thương Việt Nam thành lập theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996 thành lập lại NH Công thương Việt Nam theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH NH Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, đợt IPO trong nước được tổ chức. Ngày 04/06/2009, Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất NH TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho NH TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động NH TMCP Công thương Việt Nam. Tháng 07/2009, NH được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ngày 27/12/2012, nhà
  • 18. 6 đầu tư chiến lược Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần từ NH. (Vietinbank, 2018) 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHTM giai đoạn 2008-2018: Các NHTM tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tác giả xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của 16 NHTM về doanh thu, lợi nhuận, chi phí hoạt động, tổng tài sản, cơ cấu sở hữu để có cái nhìn khái quát về ngành NH trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2018.. Các NHTM tác giả nghiên cứu gồm 16 NH đại diện cho ngành NH. Số liệu về tài chính của các NH được thu thập từ báo cáo được công bố hàng năm. Đối với lợi nhuận ròng trung bình, VCB dẫn đầu tiếp theo là Vietinbank và BIDV. Trung bình cho giai đoạn 2008-2018 lợi nhuận ròng của ba NH kể trên đều vượt 3.000 tỷ đồng. Hình 2.1: Lợi nhuận ròng trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm phụ lục 2.1)
  • 19. 7 Hình 2.2: Doanh thu thuần trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm tại phụ lục 2.2) Trong hình ta thấy nổi bật có Agribank, BIDV, Vietinbank và VCB với mức thu nhập ròng trung bình cao hơn hẳn so với các NH còn lại. Dẫn đầu là Agribank, Vietinbank, tiếp theo là BIDV và VCB với thu nhập ròng trung bình hơn 14.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2008-2018, tổng tài sản trung bình của các NH có sự phân hóa. Các NH Agribank, BIDV, Vietinbank và VCB dẫn đầu và vượt trội các NH còn lại về quy mô tài sản. Các NH như Agibank, VCB, Vietinbak, BIDV đều có tổng tài sản trung bình hơn 500.000 tỷ đồng.
  • 20. 8 Hình 2.3: Tổng tài sản trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm tại phụ lục 2.3) Một lần nữa xét về mặt chi phí, các NH Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu. Cụ thể, tổng chi phí hoạt động trung bình của VCB, Vietinbank, BIDV khá cao xấp xỉ 7.000 tỷ đồng trở lên. Hình 2.4: Tổng chi phí hoạt động trung bình của một số NH tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018. (đvt: triệu đồng) (Xem thêm phụ lục 2.4)
  • 21. 9 Hình 2.5: Tỷ lệ sở hữu NN tại một số NH Việt Nam thời điểm tháng 9/2019. Sau khi đánh giá các biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các NH BIDV, Vietinbank, VCB luôn có các thông tin về kết quả kinh doanh cao hơn các NH khác trong cùng hệ thống. Mặc khác, khi xem xét về cấu trúc sở hữu của ba NH trên ta nhận thấy có thay đổi với sự xuất hiện của các thành phần TN và nước ngoài và tỷ lệ NN nắm giữ dưới 100%. 2.1.4. Phát hiện đề tài: Các nhận xét từ việc đánh giá thông tin về kết quả kinh doanh và cơ cấu sở hữu của NH, ta thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu về hiệu quả của các NH hàng đầu Việt Nam như VCB, BIDV, Vietinbank. Các NH này, vừa trải qua một giai đoạn chuyển mình từ thuộc hoàn toàn sở hữu NN sang TN. Phần tiếp theo, các NH thuộc sở hữu NN được tiến hành CPH tác giả gọi là NH CPH. 2.2. Vấn đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH: Các giai đoạn của quá trình thực hiện CPH tại Việt Nam: Giai đoạn tiến hành thí điểm CPH từ năm 1992 đến giữa năm 1998: một số văn bản pháp lý được ban hành như sau: Quyết đinh 202-CT ngày 08/06/92 có nội dung tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghị định 28/CP ngày 07/05/96 về việc chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần (thay thế QĐ 2002-CT). Nghị định 25/CP ngày 26/03/97 về sửa đổi một số điều của NĐ 28/CP. Giai đoạn đẩy mạnh CPH từ năm 1998 đến 2001: một số văn bản pháp lý được ban hành như sau: Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/98 về việc chuyển doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về việc chuyển doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghi định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty NN thành công ty cổ phần. Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn NN thành công ty cổ phần. Nghi định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn NN thành công ty cổ phần.
  • 22. 10 Giai đoạn tăng cường từ năm 2012 đến 2016: Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 với nội dung Tái cơ cấu doanh nghiệp NN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty NN giai đoạn 2011-2015. Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/06/2014 nhằm sắp xếp phân loại các doanh nghiệp NNtheo tỷ lệ % vốn điều lệ do NN nắm giữ. Sau năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về việc CPH doanh nghiệp NN (DNNN), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Nghị định trên có thay đổi về chi phí thực hiện CPH (trước đậy là được tính theo giá trị doanh nghiệp) và trao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu được phê duyệt, giám đóc doanh nghiệp được quyết định theo nội dung được quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để cụ thể hóa Nghi định được ban hành, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 về việc đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 được ra đời. Số lượng doanh nghiệp CPH từ 1992 đến 2017: Quyết định số 202 ký ngày 08/06/1992 ban hành có hiệu lực thì số doanh nghiệp cổ phần là 5 trong khoảng thời gian từ 1992 đến giữa năm 1996. Giai đoạn từ giữa năm 1996 đến giữa năm 1998 có nghị định số 28 ký ngày 07/05/1995 và Nghị định số 25 ký ngày 26/03/1997 có 25 doanh nghiệp NN được sổ phần hóa. Giai đoạn từ giữa năm 1998 đến năm 2010 có các Nghị định số 44 ký ngày 29/06/1998, Nghị định số 64 ký ngày 19/06/2002, Nghị định số 109 ký ngày 26/06/2007 có 3932 doanh nghiệp đã được cổ phần. Giai đoạn từ năm 2011 có các Quyết định số 929 ngày 17/07/2012; Nghị định số 59 ngày 18/07/2011 có 248 doanh nghiệp được CPH. Từ các thông tin được liệt kê bên trên, ta thấy ba NH quốc doanh CPH cũng rơi vào giai đoạn có số lượng các doanh nghiệp thuộc sở hữu NN tiến hành TN hóa nhiều nhất. Về phía NH, CPH đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện đổi mới toàn diện ngành nhằm thích ứng và đón đầu xu thế hội nhập. Sau khi Nghị định 126/2017/NĐ-CP ban hành, NH NN ngày 12/12/18 ra thông cáo báo chí về Thông
  • 23. 11 tư số 30/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/3/19 về hướng dẫn xác định vốn NN của các doanh nghiệp CPH là các tổ chức tín dụng. Chương 2 đưa ra cái nhìn khái quát về ngành NH và các tổ chức NH. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh và lý do tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài cũng được đưa ra. Quả thật, các NH thuộc sở hữu NN nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việc CPH các NH này là điều đáng quan tâm. Chương 3, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về CPH được phân tích.
  • 24. 12 CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA Chương này cung cấp cho người đọc cái nhìn hàn lâm về các lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách đo lường hiệu quả hoạt động của các NH khi CPH. Ở phần đầu, tác giả nêu lên các khái niệm và giải thích về CPH và hiệu quả hoạt động. Tiếp theo, các nghiên cứu của nhà khoa học trước đây có liên quan đến hiệu quả hoạt động NH trong nước và trên thế giới được đề cập củng cố thêm cho cho luận cứ phân tích ở chương tiếp theo. 3.1. Cổ phần hóa: 3.1.1. Định nghĩa CPH: CPH doanh nghiệp NN là hành động nhằm huy động mọi nguồn vốn từ khắp các thành phần kinh tế và phát huy tính tự chủ của người lao động qua việc chuyển một phần sở hữu doanh nghiệp NN sang sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. (Phí Văn Chỉ, 2000) CPH chính là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp thuộc sở hữu NN thành công ty cổ phần qua việc bán cho cổ đông các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu. (McFetridge,1997) Theo Cook và Kirkpatrick (1988), TN hóa được hiểu là một quá trình thông qua các chính sách khác nhau thay đổi sự cân bằng giữa bộ phận NN và bộ phận TN cùng với các dịch vụ của doanh nghiệp. Theo Pham và Carlin (2008), CPH trở thành hiệu ứng lan tỏa và trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm tại các nước đang phát triển trong từng ngành từng lĩnh vực. Nhiều chương trình kinh tế quốc gia xem thực hiện CPH các công ty là vấn đề trọng tâm.CPH là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp công ty quốc doanh dưới hình thức bán cổ phần để thành lập công ty cổ phần.Tại nhiều nước, khái niệm CPH có đôi chút khác biệt như TN hóa. Trong tiếng Anh thuật ngữ thường được sử dung là privatization, nghĩa là TN hóa. Từ CPH là equitization.Tại Việt Nam, do đặc thù nền kinh tế nên CPH được sử dụng phổ
  • 25. 13 biến.Có ý kiến cho rằng thuật ngữ CPH phổ biến trong hệ thống pháp luật, đời sống xã hội hơn TN hóa là do thuật ngữ TN hóa không phù hợp với hệ tư tưởng Mác xít (Nguyen Van Thinh, 2016), (Evans, M.,2004). Tuy nhiên, CPH và TN hóa cũng có những điểm khác biệt, đó là: Bảng 3.1: So sánh CPH và TN hóa. CPH TN hóa Thuật ngữ CPH- Equitization TN hóa - Privatization Nội dung NN chuyển quyền sở hữu tài sản và lĩnh vực vào tay các thành phần kinh tế như TN, quốc doanh. NN vẫn giữ quyền sở hữu, TN được thuê hay thầu khai thác doanh nghiệp. NN chuyển quyền sở hữu sang cho TN. Phương thức thực hiện Bán toàn bộ Bán một phần Bán toàn bộ Bán một phần Cho không Nguồn: Hoàng Công Thi (1993) Doanh nghiệp NN được thành lập có NN nắm quyền sở hữu, khi CPH sẽ được quy phần tài sản vốn lúc định giá thành các cổ phần. Các cổ phần này gắn quyền lợi trách nhiệm. (Phuong, 2012) Mục tiêu của việc CPH là không chỉ giảm số lượng doanh nghiệp mà còn tỷ lệ thuộc sở hữu NN để từ đó gia tăng doanh thu (Boubakri, Cosset, Guedhami, 2004). Quá trình CPH diễn ra nhằm cải thiện tình hình tài chính hiệu quả hoạt động từ các đơn vị TN đến các công ty công ích (Castater, 2002) 3.1.2. Phương thức CPH: Theo NĐ 28/CP CPH có ba hình thức. Đó là, giá trị phần vốn NN hiện có tại doanh nghiệp được giữ nguyên, phát hành thêm cổ phiếu để thu bút vốn cho việc phát triển doanh nghiệp. Hay một phần giá trị vốn của NN doanh nghiệp được lựa chọn bán đi.Hoặc là, một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện CPH được tách ra.
  • 26. 14 Việc bán toàn bộ phần vốn NN tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần được đề cập trong nghị định 44/1998/NĐ-CP. CPH được chia làm hai loại. (Phuong, 2012). Một là, bán cho cổ đông nội bộ (người lao động, nhà quản lý, NN) dưới hình cổ phần ưu đãi và tem phiếu.Hai là, bán cho cổ đông bên ngoài qua hình thức phát hành lần đầu cổ phiếu ra công chúng, bán trực tiếp, cổ đông chiến lược. Theo nghiên cứu của Wattanakul (2002), CPH cũng được chia làm hai loại. CPH toàn bộ tức là NN thoái hoàn toàn cổ phần. CPH một phần nghĩa là chính phủ vẫn giữ một phần cổ phiếu. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Phát hành qua kênh TN. Phát hành theo phương thức hỗn hợp. 3.2. Hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động là việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực hiện có trong phạm vi đường giới hạn khả năng sản xuất. Đối tượng nghiên cứu đạt đến được đường giới hạn được xem là hiệu quả hơn các đối tượng không đạt được. (Farell, 1957). Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) dùng để đo lường mức sinh lời của NH so với chính tài sản của nó. ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản. Qua chỉ số này, ta có thể biết được NH đã sử dụng tài sản để tìm kiếm lợi nhuận thế nào.Chỉ tiêu ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận thuần/ròng dành cho cổ đông thường chia cho tổng tài sản của NH. Do tài sản của NH được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu nên chỉ tiêu ROA xem như là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận.Chỉ số trên càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản NH càng hiệu quả. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần hay ROE cho biết mức thu nhập ròng trên phần vốn cổ phần của cổ đông (hay giá trị tài sản ròng hữu hình).ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần. Giá trị của ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi ( trước khi trả cổ tức cho cổ
  • 27. 15 phần thường nếu có), chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này được dùng làm thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. (Bonin, Hasan và Wachtel, 2002) Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA) cho biết phần cho vay lấy từ tổng tài sản là bao nhiêu và đo lường tính thanh khoản của NH. Tính thanh khoản NH càng thấp khi tỷ lệ này càng cao. Khi tỷ lệ này cao nghĩa là NH cho vay nhiều và sẽ thu nhiều lợi nhuận do chênh lệch lãi suất. Mặt tiêu cực là tỷ lệ này cao khi thị trường có biến động NH phải đảm bảo thanh khoản bằng việc bán các khoản cho vay. Tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi (LDR) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. LDR càng cao thì doanh thu từ lãi càng thấp và ngược lại. Do đặc thù NH là định chế tài chính trung gian hoạt động có nguồn thu chủ yếu từ chênh lệch giữa thu do tiền lời và chi tiền lời. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) phản ánh mức độ tự chủ tài chính của NH. ETA cao hơn một nửa tức là vốn của các cổ đông chiếm phần lớn nguồn vốn của NH. Các NH từ đây vừa có lượng vốn cần thiết để đáp ứng quy định của NN vừa có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng. Khi ETA càng lớn thì NH chủ động về vốn, giảm rủi ro kinh doanh nhưng sẽ làm giảm tỷ lệ ROE. Thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập (NII) càng lớn thể hiện NH đa dạng hóa nguồn thu và đạt kết quả, phản ánh mức độ đa dạng hóa nguồn thu. Khi NII lớn giúp NH giảm sự phụ thuộc từ lãi cũng như phân tán được rủi ro lúc thị trường tài chính suy giảm và biến động về kinh tế dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm mạnh.
  • 28. 16 Tỷ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay (LLP) là chỉ tiêu rủi ro tín dụng của NH. Chỉ tiêu này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động NH nghĩa là LLP càng cao thì hiệu quả NH càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ chi phí hoạt động so với doanh thu thuần (NIE). Chỉ số NIE tăng nghĩa là hiệu quả chi phí của NH đang giảm. Chi phí hoạt động NH sẽ tác động tiêu cực cho hiệu quả hoạt động NH. Các NH có hiệu quả chi phí kém do có nhiều chi phí hoạt động làm giảm hiệu quả kinh doanh của NH và lợi nhuận thu được thấp. Cho nên, các NH sẽ tìm cách tăng thu nhập lãi thuần biên để bù đắp phần chi phí hoạt động này. Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu (LDE) là chỉ tiêu bỏ đi các khoản nợ ngắn hạn để nhận thấy rủi ro tài chính qua việc tài trợ bằng vốn đi vay của NH. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) là chỉ tiêu cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 100 đồng doanh thu. ROS = Lợi nhuạn ròng / Doanh thu thuần. ROS lớn hơn 0 tức là NH kinh doanh có lợi nhuận, ngược lại là NH lỗ. Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản (AST) cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cũng nói lên hiệu quả sử dụng tài sản của đơn vị. Hệ số đòn bẩy (LEV) được tính bằng cách tính tổng nợ / tổng tài sản. Qua đây, ta thấy một đồng tài sản có bao nhiêu đồng dùng để trả nợ. Nợ càng nhiều sẽ gây áp lực càng nặng nề cho NH. Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu (LDE) là chỉ tiêu thể hiện áp lực chi phí vốn của NH. Ta thấy qua chỉ tiêu trên một đồng vốn tự có của NH sẽ có bao nhiêu đồng được sử dụng trả nợ trong dài hạn. Hiệu quả thu nhập ròng (NIEFF) lấy thu nhập ròng chia tổng số lao động. Qua chỉ tiêu NIEFF, ta có thể biết được một lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị. Chỉ tiêu càng cao càng tác động tích cực cho hiệu quả hoạt động NH. Quy mô (SIZE) thể hiện độ lớn tổng tài sản của NH được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.
  • 29. 17 3.3. Các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động sau CPH (TN) hóa của các NHTM và doanh nghiệp ở trong và ngoài nước: Nghiên cứu về TN hóa (CPH) NH trên thế giới có nhiều. Trong bài này tác giả xét các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động có đến TN hóa (CPH). LaPorta và cộng sự (1999) chỉ ra rằng tư nhân hóa đã làm gia tăng 24% tỷ lệ trung bình thu nhập hoạt động so với doanh thu. LaPorta, Lopezde-Silanes và Shleifer (2002) trong tác phẩm của mình kiểm tra liệu quyền sở hữu NH của chính phủ có ảnh hưởng thế nào đến mức độ sự phát triển hệ thống tài chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả, quyền sở hữu NH của NN làm chậm sự phát triển của hệ thống tài chính tại 92 nước. Trong tác phẩm của mình, Pagano, Panetta, Zingales (1998) lập luận rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sau khi tư nhân hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán tại Italy. Lợi nhuận (đo bằng ROE và ROA) của NH TN cao hơn NH thuộc sở hữu NN. Kết luận này được tìm thấy bởi Bonin, Hasan và Wachtel (2002). NH thuộc sở hữu NN có lợi nhuận, tỷ lệ vốn, thanh khoản, hiệu quả quản lý thấp hơn và rủi ro rín dụng lớn hơn NH TN. (Cornette, Guo, Khaksari vàTehranian, 2003). Tác phẩm đã thực hiện đánh giá tình hình kinh doanh của NH TN và NN ở 16 nước (1989-1998). Mahmoud Mohieldina, Sahar Nasr (2007) thảo luận về những tranh cãi liên quan đến TN hóa ngành NH ở Ai Cập. Qua đó cung cấp một cái nhìn tổng quan về cấu trúc và sự phát triển của hệ thống NH, Bài viết đánh giá hiệu quả hoạt động của các NH quốc doanh so với các NH TN trong giai đoạn 1995-2005. Bài viêt đi đên kết luận các chỉ số vi mô, như mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thu nhập và lợi nhuận, cho thấy các NH quốc doanh tụt hậu về hiệu quả so với các NH TN. Việc duy trì quyền sở hữu của chính phủ có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các NH. Huang, G and Song, Frank M., (2005) trình bày trong tác phẩm của mình đánh giá về tỷ suất sinh lợi của các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc. Kết quả tỷ suất sinh lợi giảm khi công ty thực hiện tư nhận hóa và niêm yết. Braz (1999) mô tả mục tiêu của chính phủ Bồ Đào Nha trong chương trình TN hóa. Hiệu quả sản xuất các NH TN hóa tăng; số lượng nhân viên sau TN hóa
  • 30. 18 giảm; tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với NH NN. Boubakri, Cosset, Fischer, và Guedhami (2003) nghiên cứu tình hình kinh doanh của 81 NH được thoái vốn toàn bộ hay một phần bởi NN trong giai đoạn 1986-1998 ở 22 nước đang phát triển. Bài viết cho biết TN hóa không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động.Otchere (2003) phân tích tình hình kinh doanh trước-sau TN hóa và đánh giá giá cổ phiếu của 21 NH tại các nước đang và kém phát triển từ 1989-1997. Cổ phiếu của các NH TN hóa kém hơn các NH khác. Meyendorff và Snyder (1997) nghiên cứu cấu trúc chuyển đổi của việc TN hóa NH ở các nước Đông và Trung Âu. Các phương thức chuyển đổi như phát hành tem phiếu, bán nội bộ không thực sự hiệu quả. Claessens, Demirgu¨c¸-Kunt và Huizinga (2001) xem xét mức độ sở hữu NH của yếu tố nước ngoài tại 80 nước từ 1988-1995 và kiểm tra liệu tỷ suất lợi nhuận ròng, chi phí, thuế phải trả và lợi nhuận giữa NH trong nước và thuộc nước ngoài. Nhận thấy các NH nước ngoài có lợi nhuận và giá cổ phiếu cao hơn NH trong nước ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động NH sau CPH khá ít ỏi. Trong các phân tích về hiệu quả hoạt động NH sau CPH có thể kể đến Trần Hùng Sơn, Nguyễn Tôn Nhân (2017) phân tích tác động của việc CPH các doanh nghiệp thuộc NN. Kết luận CPH giúp khả năng sinh lời, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Bảng 3.2: Tổng kết các nghiên cứu về CPH Tên tác giả (năm) Nội dung Kết luận LaPorta, Lopezde- Silanes và Shleifer (2002) Quyền sở hữu NH của chính phủ và hệ thống tài chính. Quyền sở hữu làm chậm sự phát triển tài chính. Bonin, Hasan và Wachtel(2002) Cấu trúc sở hữu và tình hình kinh doanh của NH. ROE và ROA của NH TN cao hơn NH thuộc sở hữu NN. Cornette, Guo, Khaksari và Tehranian(2003) Tình hình kinh doanh của NH TN và NN. NH NN có lợi nhuận, tỷ lệ vốn, thanh khoản, hiệu quả quản lý thấp hơn và rủi ro rín dụng lớn hơn NH TN. MahmoudMohieldina, Sahar Nasr (2007) TN hóa ngành NH ở Ai Cập. Các chỉ số mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thu nhập và lợi
  • 31. 19 nhuận của NH quốc doanh tụt hậu về hiệu quả so với các NHTN. Braz (1999) Mô tả mục tiêu của chính phủ Bồ Đào Nha trong chương trình TN hóa. Hiệu quả sản xuất các NH TN hóa tăng; Boubakri, Cosset, Fischer, và Guedhami (2003) Tình hình kinh doanh của 81 NH được thoái vốn toàn bộ hay một phần bởi NN. TN hóa không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động, Otchere (2003) Phân tích tình hình kinh doanh trước-sau TN hóa. Cổ phiếu của các NH TN hóa kém hơn các NH khác. Meyendorff và Snyder (1997) Cấu trúc chuyển đổi của việc TN hóa NH ở các nước Đông và Trung Âu. Các phương thức chuyển đổi như phát hành tem phiếu, bán nội bộ không thực sự hiệu quả. Claessens, Demirgu¨c¸- Kunt,vàHuizinga (2001) Mức độ sở hữu NH của yếu tố nước ngoài. Nhận thấy các NH nước ngoài có lợi nhuận và giá cổ phiếu cao hơn NH trong nước ở các nước đang phát triển. Trần Hùng Sơn, Nguyễn Tôn Nhân (2017) Phân tích tác động của việc CPH các doanh nghiệp thuộc NN. Kết luận CPH giúp khả năng sinh lời, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Nguồn: Tác giả tổng hợp Các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về CPH (TN hóa) trong nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng không phải là ít Trong các nghiên cứu trên, ta thấy sau CPH doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt hơn trước đó như Bonin, Hasan và Wachtel (2002), Cornette,Guo,Khaksari và Tehranian (2003). Nhưng lợi nhuận lại giảm trong nghiên của Pagano, Panetta, Zingales (1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005). Chương 3 cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận và những lý thuyết liên quan đến CPH. Từ những tiền đề đó, người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận đến vấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo.
  • 32. 20 CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA Chương này tập trung đánh giá tình hình hoạt động của NH từ các chỉ tiêu tài chính. Cơ sở lý luận để phân tích đã được trình bày ở chương trước. Qua đó, tác giả có thể đưa ra được nhận định về hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh của NH CPH. Các chỉ tiêu về tài chính được tiến hành phân tích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động NH sau CPH. Tác giả tiến hành so sánh trung bình các chỉ số tài chính của ba NH CPH đó là VCB, Vietinbank, BIDV lúc trước và sau CPH để tìm ra sự khác biệt. 4.1. Mô tả các chỉ tiêu đánh giá: Để đánh giá hiệu quả và cả cấu trúc tài chính NH sau CPH, tác giả thu thập dữ liệu của các NH VCB, Vietinbank, BIDV về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, lượng tiền huy động từ khách hàng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tổng chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập ngoài lãi dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm được công bố trên các phương tiện công chúng.. Các hệ số như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh, quy mô NH được tác giả tính toán dựa trên các chỉ tiêu thu thập từ báo cáo của các NHTM.
  • 33. 21 Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH: STT Chỉ tiêu Cách xác định 1 ROA (%) Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản 2 ROE (%) Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu 3 LTA Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản 4 LDR Tỷ lệ tiền cho vay/ Tiền gửi 5 ETA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (VCSH/TTS) 6 LLP Tỷ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng / Tiền cho vay (CPDPRRTD/TCV) 7 NIE Tỷ lệ chi phí hoạt động / Doanh thu thuần (CPHD/DTT) 8 NII Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi / Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TNNL/TNTKD) 9 ROS Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần 10 AST Doanh thu thuần / Tổng tài sản 11 LEV Tổng nợ / Tổng tài sản 12 LDE Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 13 NIEFF Lợi nhuận sau thuế / Tổng lao động 14 Size / Quy mô NH Log tự nhiên (tổng tài sản) Nguồn: Tác giả tổng hợp. Các chỉ tiêu, LTA,LDR, ETA, , NII, AST, LEV. LDE, NIEFF, quy mô NH tác giả kỳ vọng dương, biến động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của NH. Còn chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, LLP, NIE tác giả kỳ vọng âm tức biến động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NH. Tương tự nghiên cứu của Pagano, Panetta, Zingales
  • 34. 22 (1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005). Chỉ tiêu NIEFF trong nghiên cứu của Megginson, Nash và Randenborgh (1994) cho thấy lợi ích của lao động trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra lợi nhuận của đơn vị có tác động từ thành quả của người lao động. Trong nghiên cứu về những yếu tố quyết định tính an toàn vốn của hệ thống ngân hàng tại Albania, Shingjergji, A. và Hyseni, M. (2015) đã chỉ ra thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hay thu nhập phi lãi (NII) có nguồn gốc từ tiền lệ phí, tiền hoa hồng trên chi phí, thu nhập trên cổ tức, lãi lỗ do kinh doanh, thu nhập khác. Trong trong tác phẩm trên của Shingjergji, A. và Hyseni, M. (2015), chỉ tiêu LTA ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động NH. Bên cạnh đó, quy mô NH càng tăng thì hiệu quả hoạt động NH càng tăng do NH tiết kiệm chi phí do mua sắm đầu tư khối lượng lớn và sự tin tưởng từ người sử dụng dịch vụ. Bảng 4.2: Thống kê mô tả các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH: STT Tên chỉ tiêu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 ROA (%) 0,9951 0,5124 0,465 2,839 2 ROE (%) 17,1074 12,2372 8,026 65,735 3 LTA (lần) 0,6161 0,0869 0,397 0,744 4 LDR (lần) 0,9188 0,1666 0,545 1,14 5 ETA (lần) 0,0619 0,014 0,041 0,1 6 NII (lần) 0,2552 0,1355 0,06 0,748 7 LLP (lần) 0,0131 0,052 0,03 0,26 8 NIE (lần) 0,3966 0,18 0,099 0,633 9 ROS (%) 39,431 18,410 21,049 100 10 AST (lần) 0,0253 0,0053 0,158 0,0435 11 LEV (lần) 0,9378 0.1422 0,899 0,959 12 LDE (lần) 1,1477 0,573 0,321 2,298 13 NIEFF (trđ/lao động) 290,7299 135,2029 70,953 848,422 14 SIZE (lần) 13,0332 0,6899 11,81 14,1 Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm STATA. (xem thêm tại phụ lục 8.1) 4.2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động: Tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính của NH thuộc sở hữu NN lúc trước và sau CPH của từng NH qua việc thống kê mô tả các dữ liệu thứ cấp. Tiếp theo, tác giả thực hiện việc kiểm định phi tham số các chỉ tiêu tài chính giai đoạn
  • 35. 23 trước và sau CPH bằng phần mềm STATA. Năm tiến hành IPO là năm 0. Năm này được loại ra khỏi bảng so sánh để tránh bị nhiễu thông tin. Năm trước CPH 1 năm, 2 năm, 3 năm là năm -1; -2 ; -3. Tương tự, năm sau CPH 1 năm, 2 năm, 3 năm là năm +1; +2; +3. Các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP,NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô được tính trung bình khi thực hiện so sánh lúc trước và sau CPH. Trong bài luận này tác sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp và kiểm định trung bình hai mẫu (kiểm định Wilcoxon) bằng phần mềm STATA. Kiểm định Wilcoxon là kiểm định phi tham số khi biến phụ thuôc là biến thứ tự hay liên tục có thế có phân phối chuẩn hoặc không có. Kiểm định này so sánh sự khác nhau giữa hai nhóm độc lập. Trước tiên, tác giả kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu để có thể chọn phương pháp kiểm định phù hợp. Thông qua phần mềm STATA, dữ liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của NH sau CPH không có tính phân phối chuẩn. Cụ thể, ta thấy bảng 4.3 thể hiện kết quả như sau: Bảng 4.3: Kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu: Chỉ tiêu Prob>z ROA 0,00 ROE 0,00 LTA 0,00 LDR 0,04 ETA 0,02 NII 0,03 LLP 0,00 NIE 0,93 ROS 0,03 AST 0,00 LEV 0,04 LDE 0,04 NIEFF 0,00 SIZE 0,09 Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm STATA. (xem thêm tại phụ lục 8.2) Với kết quả trên, các chỉ tiêu có giá trị Prob>z nhỏ hơn 0,05 bị bác bỏ giả thiết có tính phân phối chuẩn. Từ đó, tác giả đánh giá các chỉ tiêu tài chính bằng
  • 36. 24 phương pháp kiểm định phi tham số không yêu cầu có tính phân phối chuẩn của số liệu. CPH: 4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động: Phần: So sánh các chỉ tiêu tài chính lúc trước và sau CPH của từng NH: 4.3.1. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCB trước và sau NH VCB tiến hành IPO ngày 26/12/2007. Sau đó, VCB bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn. NH Mizuho (Nhật) tận dụng cơ hội này mua thêm cổ phần mới phát hành từ VCB và duy trì tỷ lệ nắm giữ tại đây là 15%. Bảng dưới đây giới thiệu về các chỉ tiêu nghiên cứu: Bảng 4.4: Bảng so sánh tình hình kinh doanh của VCB lúc trước và sau CPH: Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH** CHÊNH LỆCH TRƯỚC - SAU CPH ROA (%) 1,19 1,03 0,17 ROE (%) 18,84 15,13 3,71 LTA 0,42 0,55 -0,13 LDR 0,56 0,79 -0,22 ETA 0,06 0,07 -0,01 NII 0,39 0,31 0,07 LLP 0,012 0,013 -0,001 NIE 0,36 0,53 -0,18 ROS(%) 57,04 42,31 14,73 AST 0,021 0,024 -0,003 LEV 0,94 0,93 0,01 LDE 0,88 0,58 0,29 NIEFF 299,93 399,58 -99,64 Quy mô 11,97 13,11 -1,14 Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.1) Ghi chú: *giai đoạn 2004-2006 có 3 năm; ** giai đoạn 2008-2018 có 11 năm. Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH, tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
  • 37. 25
  • 38. 26 LEV 0.94 0.94 0.93 0.93 0.92 TRƯỚC CPH SAU CPH Hình 4.1: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, AST, ROS, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của VCB lúc trước và sau CPH. (Nguồn: tác giả tổng hợp) Qua các hình minh họa ta có thể thấy tình hình kinh doanh VCB qua các chỉ số tài chính. Cụ thể, ROA, ROE, NII, ROS, LEV, LDE giảm sau CPH so với trước khi CPH. Còn chỉ tiêu LTA, LDR, ETA, LLP, NIE, AST, NIEFF, quy mô tăng so với trước CPH. ROA giảm 0,17%, ROE giảm 3,71%, LTA, LDR, ETA lần lượt tăng 0,13;0,22;0,01 so với trước CPH. ROS cũng giảm 14,73%. NIEF và quy mô tăng lần lượt 99,64 và 1,14. Nhìn chung, ROA, ROE giảm phù hợp với kỳ vọng. NIE, NIEFF và quy mô lúc sau CPH tăng so với trước CPH. Điều này cũng đồng quan điểm vời kỳ vọng của tác giả. AST ROS(%) 0.025 60.00 57.04 0.024 0.024 55.00 0.023 50.00 0.022 0.021 45.00 42.31 0.020 0.021 40.00 0.019 35.00 TRƯỚC CPH SAU CPH TRƯỚC CPH SAUCPH
  • 39. 27 4.3.2. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Vietinbank trước và sau CPH: NH Vietinbank tiến hành IPO ngày 25/12/2008. Ngày 11/3/2011, VietinBank chào bán cổ phần cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) với tỷ lệ sở hữu là 10 %. Và NH Nova Scotia. Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank lúc trước và sau CPH Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH** CHÊNH LỆCH TRƯỚC - SAU CPH ROA (%) 2,0495 0,8480 1,2015 ROE (%) 46,4721 13,1196 33,3525 LTA 0,6132 0,6704 -0,0572 LDR 0,8832 1,0684 -0,1852 ETA 0,0496 0,0658 -0,0162 NII 0,1143 0,1706 -0,0564 LLP 0,0211 0,0103 0,0108 NIE 0,5204 0,5697 -0,0493 ROS(%) 74,8476 29,6983 45,1493 AST 0,0276 0,0282 -0,0006 LEV 0,9504 0,9339 0,0165 LDE 1,4620 1,3869 0,0751 NIEFF 169,5798 266,4991 -96,9192 Quy mô 11,92 13,33 -1,410 Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.2) Ghi chú: * giai đoạn 2005-2007; ** giai đoạn 2009-2018 Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH, tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
  • 40. 28
  • 41. 29 Hình 4.2: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của Vietinbank lúc trước và sau CPH. (Nguồn: Tác giả tổng hợp). Sau CPH, các chỉ tiêu ROA, ROE đều giảm. Trong đó, ROE giảm mạnh với mức 33,35 % từ mức 46,47%. ROA giảm 1,2 %. Các chỉ tiêu LTA, LDR, ETA, NII, NIE, quy mô NH tăng sau CPH. Chỉ tiêu ROS, NIEFF, quy mô tăng sau CPH. Tóm lại, ROA, ROE, ROS giảm sau CPH và NIEFF, NIE tăng sau CPH phù hợp với ước lượng của tác giả và nghiên cứu của Huang, G and Song, Frank M., (2005). CPH: 4.3.3. So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của BIDV lúc trước và sau NH BIDV tiến hành IPO ngày 28/12/2011. Như trường hợp NH KEB Hana (Hàn Quốc) mua 15% cổ phần của BIDV với giá khoảng 700 triệu USD. NH kỳ vọng thương vụ này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu NN từ 95% còn 80%. Bảng 4.6: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của BIDV lúc trước và sau CPH: Chỉ tiêu TRƯỚC CPH* SAU CPH** CHÊNH LỆCH TRƯỚC - SAU CPH ROA (%) 0,9265 0,6425 0,2840 ROE (%) 15,3956 13,3213 2,0743 LTA 0,6647 0,7036 -0,0389 LDR 1,0168 1,0351 -0,0183 ETA 0,0601 0,0486 0,0115 NII 0,2422 0,2920 -0,0498 LLP 0,0105 0,0146 -0,0041 NIE 0,5347 0,5223 0,0124 ROS (%) 37,6612 26,8358 10,8254 AST 0,0247 0,0241 0,0006
  • 42. 30 LEV 0,9398 0,9512 -0,0115 LDE 1,2215 1,6455 -0,4240 NIEFF 195,9738 242,8893 -46,9156 Quy mô 12,61 13,69 -1,00 Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Xem thêm phụ lục 6.3) Ghi chú: * giai đoạn 2008-2010; ** giai đoạn 2012-2018 Để thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu tài chính giai đọan trước và sau CPH, tác giả minh họa bằng hình ảnh đồ thị bên dưới:
  • 43. 31 Hình 4.3: Minh họa sự thay đổi các chỉ tiêu ROA, ROE, LTA, LDR, ETA, NII, LLP, NIE, ROS, AST, LEV, LDE, NIEFF, quy mô trung bình của BIDV lúc trước và sau CPH. (Nguồn: Tác giả tổng hợp). Sau CPH, BIDV có các chỉ tiêu ROA, ROE, ETA, ROS, NIE, AST giảm so với lúc trước CPH. Các chỉ tiêu còn lại LTA, LDR, ETA, NII, LLP, LEV, LDE và quy mô NH sau CPH tăng so với trước CPH. ROA, ROE của BIDV giảm sau CPH cũng giống VCB, Vietinbank. Duy chỉ có LLP tăng sau CPH, còn hai NH CPH còn
  • 44. 32 lại thì tăng. Cụ thể, ta thấy ROA giảm 0,28%; ROE giảm 2,1%; ROS giảm 10,8%. NIEFF và quy mô tăng lần lượt là 46,9; 1 so với trước CPH. Nhìn chung, ROA, ROE giảm giống với kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu của Pagano, Panetta, Zingales (1998) trước đây. Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank và BIDV lúc trước và sau CPH: Chỉ tiêu Trước CPH (1) và sau CPH (2) ROA (%) VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2) ROE (%) VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2) LTA VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) LDR VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) ETA VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2) NII VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) LLP VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) NIE VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2) ROS (%) VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2) AST VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) > BIDV (2)
  • 45. 33 LEV VCB (1) > VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) LDE VCB (1) >VCB (2) Vietinbank (1) > Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) NIEFF VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) Quy mô NH VCB (1) < VCB (2) Vietinbank (1) < Vietinbank (2) BIDV (1) < BIDV (2) Nguồn: Tác giả tổng hợp. (Ghi chú: Số 1 và 2 trong ngoặc đơn tương ứng giai đoạn trước và sau CPH.) Bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính của NH VCB, Vietinbank, BIDV lúc trước và sau CPH cho ta thấy bức tranh khái quát về hiệu quả hoạt động của NH thuộc sở hữu NN sau CPH. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản và một đồng vốn (ROA, ROE) của NH CPH giảm nếu so lúc sau với lúc trước khi CPH. Điều này phù hợp với kỳ vọng của tác giả, tức là chỉ tiêu sau CPH của ROA và ROE sẽ giảm so với trước khi CPH của chính bản thân NH. Việc ROA, ROE giảm có nhiều nguyên nhân như giá trị tài sản NH lúc trước và sau CPH có thay đổi, giá trị vốn sở hữu NH cũng biến động, NH sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn, đặc biệt đối với NH cho vay các dự án bất động sản. Bên cạnh đó, nền kinh tế có nhiều diễn biến khó khăn như nợ xấu, quy định hạn mức chuẩn an toàn vốn cấp hai. Do đó, ROA, ROE giảm so với trước CPH không phải là tệ nếu xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế. Sau CPH, tình hình kinh doanh của NH thuộc sở hữu NN được CPH có thay đổi theo hướng tích cực. Do trong giai đoạn tiến hành so sánh, các NHTM tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như đóng băng thị trường bất động sản, tỷ lệ nợ xấu cao. Các NH phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đi cùng với đó là sự sáp nhập mua lại các NHTM kinh doanh yếu kém. Các NH CPH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc trích lập dự phòng khiến các NH CPH có chỉ tiêu LLP lúc sau cao hơn trước CPH như trường hợp của VCB, BIDV.
  • 46. 34 Nhưng điều này không phải là tác động xấu, nghiêm trọng đến NH CPH. Bởi vì, các NH này có khá nhiều nguồn thu khác nhau. Một số chỉ tiêu như LDR, ETA,NIE trung bình sau CPH cao hơn trước CPH. Do NH CPH vốn là NH thuộc sở hữu NN được tiến hành CPH nên vị thế, vai trò và niềm tin của khách hàng vẫn lớn hơn so với các NHTM khác. Cho nên lượng tiền huy động của các NHCPH khá cao và lượng tiền cho vay của các NH này không phải thấp. ETA thể hiện khả năng tự chủ về vốn của NH. Điều này cho thấy NH CPH cần quan tâm nhiều hơn về nguồn vốn của mình. Từ đó, các NH CPH có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Chỉ số NIE tác giả kỳ vọng giảm sau CPH . Thực tế, chỉ tiêu này phản ánh khả năng kinh doanh của NH. Một khi tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thấp sẽ giúp NH CPH gia tăng được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Do tình hình kinh doanh của NH CPH ngày một mở rộng tăng cả về quy mô và nhân sự nên chi phí hoạt động cũng thay đổi theo hướng tăng. Từ đó, chỉ tiêu NIE tăng sau CPH.Tỷ lệ LTA và LDR cho biết bao nhiều đồng tài sản và tiền gửi của khách hàng được sử dụng cho vay. LTA và LDR của NH sau CPH tăng so với trước đó của chính NH này. Các chỉ tiêu LTA và LDR sau CPH tăng so với nội tại NH giúp ta thấy việc sử dụng nguồn lực NH có hiệu quả. Chỉ tiêu LDR của các NHCPH tăng thể hiện lượng tiền gửi tại các NHCPH cao. Điều này thể hiện sự tín nhiện của người dân đối với các NH CPH. Nhưng tỷ lệ tiền gửi cao thì điều này cũng không hẳn là tốt cho NH CPH. Ta thấy khi chỉ tiêu ETA giảm sau CPH thì ROE lại tăng. Duy chỉ có BIDV là ngược lại. Đối với thu nhập từ hoạt động phi lãi trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhìn chung tăng sau CPH. Trong giai đoạn 2007-2011, VCB và Vietinbank đã tiến hành CPH. Lúc này, các nguồn thu từ hoạt động phi lãi chưa thật sự đa dạng. các NH đã ít chú trọng vào nguồn thu phi truyền thống như lãi mà quan tâm vào đa dạng hóa nguồn thu. Do trước khi cổ phần hóa, VCB có nguồn thu mạnh từ hoạt động mua bán chứng khoán và do nền kinh tế lúc đó thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ này khi hàng loạt công ty NN CPH cũng như sự thành lập các công ty TN lên sàn thành công. Mặc dù, thu nhập từ phi lãi có tăng về số tuyệt đối lúc sau CPH nhưng xét tỷ lệ thì chỉ tiêu này vẫn giảm khi so lúc trước và sau CPH. Đối với Vietinbank sau cổ phần
  • 47. 35 thu nhập chủ yếu vẫn từ nguồn thu truyền thống là lãi. Các hoạt động kinh doanh khác chưa được chú trọng như các NH TN vốn thích ứng nhanh với sự thay đổi của nền kinh tế.Tỷ lệ LLP của NHCPH lúc sau CPH giảm đối với VCB, Vietinbank và tăng với BIDV.. Như đã nói ở trên, các NHCPH cũng như các NHTM khác phải tiến hành trích lập dự phòng xử lý các khoản nợ xấu. NHCPH là những NH lớn có quy mô trên thị trường nên việc trích lập này cũng tác động không nhỏ đến việc sử dụng nguồn vốn để kinh doanh. Chỉ tiêu LLP của VCB, Vietinbank giảm sau CPH. Đây là tín hiệu tốt cho NH. NH BIDV cần quan tâm nhiều hơn đến sự gia tăng LLP sau CPH. Chỉ tiêu NIE của NH CPH tăng sau CPH. Điều này thê hiện sự kiểm soát chi phí chưa tốt của các NHCPH. Qua bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính của VCB, Vietinbank, BIDV lúc trước và sau CPH của từng NH. Ta thấy, có chỉ tiêu có giá trị lúc sau lớn hơn lúc trước như LTA, LDR, NIEFF, quy mô. Nhưng có chỉ tiêu lúc sau CPH nhỏ hơn lúc trước CPH như ROA, ROE, ROS. Một số chỉ tiêu lúc sau của NH này lại nhỏ hơn lúc trước và ngược lại như ETA, NIE, NII, LLP, AST, LEV, LDE. Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ phản ánh được một phần khía cạnh của việc đánh giá hiệu quả hoạt động lúc trước và sau CPH. Phần tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định lượng kiểm định thống kê bằng chương trình STATA để xem các chỉ tiêu tác động thế nào đến hiệu quả hoạt động NH trong giai đoạn trước và sau CPH. Phần: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của NH quốc doanh lúc trước và sau CPH bằng phương pháp kiểm định phi tham số qua phần mềm STATA: 4.3.4. So sánh các chỉ tiêu tài chính của NH CPH lúc trước và sau CPH bằng phương pháp định lượng qua phần mềm STATA: Tác giả tiến hành kiểm định phi tham số các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động NH bằng phương pháp Wilcoxon. Phương pháp so sánh trước sau CPH được dựa trên nghiên cứu của Megginson, Nash và Randenborgh (1994). Giai đoạn nghiên cứu là một năm trước và sau CPH, ba năm trước và sau CPH, trước và sau CPH.
  • 48. 36 Bảng 4.18: So sánh hiệu quả hoạt động NH 1 năm trước và 1 năm sau CPH: STT Chỉ tiêu Giá trị trung bình lúc trước CPH Giá trị trung bình lúc sau CPH Chênh lệch giá trị trung bình trước - sau CPH Wilcoxon test p value Phần trăm giá trị của NH lúc trước CPH lớn hơn so với lúc sau CPH 1 ROA (%) 1,147 0,552 0,595 1,964 0,0495 100% 2 ROE (%) 17,3833 9,854 7,529 1,964 0,0495 100% 3 LTA 0,5607 0,6137 -0,53 -0,655 0,5127 33,30% 4 LDR 0,8207 0,9603 -0,1397 -1,091 0,2752 22,20% 5 ETA 0,0657 0,0563 0,0093 1,964 0,0495 100% 6 NII 0,1427 0,1483 -0,0057 0,218 0,8273 55,60% 7 LLP 0,0103 0,0113 -0,001 -0,218 0,8273 44,40% 8 NIE 0,2961 0,2545 0,0415 0,218 0,8273 55,6% 9 ROS (%) 46,47 30,93 15,53 0,655 0,5127 66,7% 10 AST 0,025 0,018 0,07 1,964 0,0495 100% 11 LEV 0,934 0,9433 -0,0093 -1,993 0,0463 0% 12 LDE 0,6677 1,2827 -0,615 -1,964 0,0495 0% 13 NIEFF 242,331 120,632 121,699 0,655 0,5127 66,70% 14 SIZE 12,31 12,6 -0,29 -1,091 0,2752 22,20% Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm phụ lục 8.3 và 8.4) Qua bảng thống kê so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn (-1;+1) tức là một năm trước và sau CPH, ta thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB, Vietinbank, BIDV có tất cả sáu quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.3 và 1.4) Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản lúc trước CPH là 1,147 %, sau CPH giảm 0,595% còn 0,552%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn là 17,38 % lúc trước CPH, sau CPH là 9,85 % giảm 7,53%. Tỷ số nợ trên tổng tài sản từ mức 0,56 tăng 0,53 còn 0,61 cho giai đoạn năm sau CPH. Tỷ lệ nợ trên tiền gửi giảm 0,14 cho giai đoạn một năm trước và sau CPH. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là 0,0657 cho năm trước CPH giảm 0,0093 còn 0,0563. Thu nhập ngoài lãi một năm trước CPH là 0,1427, một băm sau CPH là 0,1483. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay tăng nhẹ một năm sau CPH. Còn chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm 0,05 từ mức 0,296 còn 0,255. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm mạnh từ 46,47 % còn 30,93 %. Tỷ lệ cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
  • 49. 37 đồng doanh thu giảm 0,07 còn 0,018. Hệ số đòn bẩy tức tổng nợ trên tổng tài sarntawng nhẹ từ 0,93 lên 0,94. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu tăng 50% từ 0,667 lên 1,283. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng lao động giảm một nửa trong giai đoạn một năm trước và sau CPH. Quy mô NH tăng nhẹ 0,3. Giá trị p value của 14 chỉ tiêu kiểm định chỉ có p của ROA, ROE, AST, LEV, LDE là nhỏ hơn 0,05. Với giá trị nhỏ hơn 0,05, p value có ý nghĩa thống kê, bác bỏ giả thuyết ban đầu, chấp nhận giả thuyết chỉ tiêu khảo sát lúc trước và sau CPH có sự thay đổi. Cụ thể, ROA lúc sau CPH của NH có giá trị trung bình giảm so với trước khi CPH. Điều này cũng tương tự với ROE. Hệ số đòn bẩy (LEV) phản ánh tổng nợ trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (LDE) có giá trị trung bình sau CPH tăng so với trước lúc CPH, có ý nghĩa thống kê. Bảng 4.9: So sánh hiệu quả hoạt động NH 3 năm trước và 3 năm sau CPH: STT Chỉ tiêu Giá trị trung bình lúc trước CPH Giá trị trung bình lúc sau CPH Chênh lệch giá trị trung bình trước - sau CPH Wilcoxon test p value Phần trăm giá trị của NH lúc trước CPH lớn hơn so với lúc sau CPH 1 ROA (%) 1,39 0,9267 0,4636 1,545 0,1223 71,60% 2 ROE (%) 26,9032 15,7252 11,178 1,192 0,2332 66,70% 3 LTA 0,5676 0,6189 -0,0513 -0,927 0,3538 37% 4 LDR 0,8216 0,9903 -0,1688 -1,81 0,0703 24,70% 5 ETA 0,0577 0,0579 -0,0002 0,222 0,8247 53,10% 6 NII 0,2481 0,194 0,0541 0,132 0,8946 51,90% 7 LLP 0,0147 0,0124 0,0022 0,664 0,5069 59,30% 8 NIE 0,2978 0,3262 -0,0284 -0,662 0,5078 40,7% 9 ROS (%) 56,5111 35,8 20,7111 1,899 0,0575 76,5% 10 AST 0,0243 0,026 -0,0017 -0,309 0,7572 45,7% 11 LEV 0,9421 0,9414 0,0007 -0,221 0,8248 46,90% 12 LDE 1,186 1,0864 0,0996 0,621 0,5348 58,6% 13 NIEFF 221,8289 236,7671 -14,9382 -0,044 0,9648 49,40% 14 SIZE 12,1655 12,8166 -0,6511 -2,782 0,0054 11,10% Nguồn: Tác giả tổng hợp.(xem thêm phụ lục 8.5 và 8.6)
  • 50. 38 Qua bảng so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn (-3;+3) tức là giai đoạn ba năm trước và sau CPH, ta thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB, Vietinbank, BIDV có tất cả chín quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.5 và 1.6) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản có giá trị 1,39 lúc trước và 0,93 lúc sau CPH. Tỷ suất sinh lợi trên vốn giảm 11,18 % từ 26,9% còn 15,73%. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản từ 0,57 tăng 0,05 lên 0,62. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tăng 0,169, đạt 0.99 lúc sau CPH. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng nhẹ đạt 0,058 lúc sau CPH. Thu nhập ngoài lãi giảm 0,05 còn 0,194 giai đoạn 3 năm sau CPH. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay giảm nhẹ 0,0022 còn 0,0124 từ mức 0,0147. Tỷ số chi phí hoạt động trên thu nhập từ kinh doanh tăng 0,028 từ 0,298 lêm 0,326. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm 20,71%, Doanh thu trên tổng tài sản từ mức 0,0243 tăng 0,0017 lên 0,026. Hệ số đòn bẩy giảm nhẹ còn 0,9414 từ 0,9421. Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu giảm 0,1. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng lao động tăng 0,65 từ 12,166 lên 12,817. Giá trị p value của quy mô NH là 0,0054, nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa thống kê. Từ đây, quy mô trung bình NH sau CPH cũng tăng so với lúc trước CPH. Bảng 4.10: So sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH: STT Chỉ tiêu Giá trị trung bình lúc trước CPH Giá trị trung bình lúc sau CPH Chênh lệch giá trị trung bình trước - sau CPH Wilcoxon test p value Phần trăm giá trị của NH lúc trước CPH lớn hơn so với lúc sau CPH 1 ROA (%) 1,39 0,868 0,5222 2,124 0,0337 73,80% 2 ROE (%) 26,9032 13,9587 12,9445 2,513 0,012 78,20% 3 LTA 0,5676 0,6318 -0,0642 -1,487 0,137 33,30% 4 LDR 0,8216 0,9501 -0,1286 -1,699 0,0893 31% 5 ETA 0,0577 0,0634 -0,0057 -0,743 0,4572 41,70% 6 NII 0,2481 0,2575 -0,0094 -1,345 0,1786 34,90% 7 LLP 0,0147 0,0126 0,002 0,708 0,4789 57,90% 8 NIE 0,4706 0,5421 -0,0715 -1,027 0,3046 38,5% 9 ROS (%) 56,5177 33,9388 22,5789 2,514 0,0120 78,20%
  • 51. 39 10 AST 0,0244 0,0256 -0,001 0,035 0,9718 50,4% 11 LEV 0,9421 0,9363 0,0058 0,637 0,524 57,10% 12 LDE 1,186 1,1353 0,0507 0,46 0,6454 55,20% 13 NIEFF 221,8289 312,8767 -91,0478 -2,372 0,0177 23,40% 14 SIZE 12,1656 13,3121 -1,1466 -4,124 0,0000 3,80% Nguồn: Tác giả tổng hợp.(xem thêm phụ lục 8.7 và 8.8 ) Qua bảng so sánh hiệu quả hoạt động NH giai đoạn trước và sau CPH, ta thấy các NH thuộc sở hữu NN được CPH gồm VCB, Vietinbank, BIDV có tất cả 37 quan sát. (xem thêm tại phụ lục 1.7 và 1.8) Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản từ mức 1,39% giảm 0.5% còn 0,87% lúc sau CPH. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm 12,9% từ 26,9% lúc trước CPH còn 13,96% lúc sau CPH. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản từ mức 0,57 lúc trước CPH tăng 0,6 lên mức 0,63 lúc sau CPH. Tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi tăng 0,13 từ 0,82 lên 0,95. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng nhẹ từ 0,05 lên 0,06 lúc sau CPH. Thu nhập phi lãi từ 0,248 lên 0,258. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tiền cho vay giảm nhẹ còn 0,013 từ mức 0,015. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ kinh doanh từ 0,4706 tăng 0,07 lên 0,5421. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm 22,58% từ 56,52% còn 33,94%. Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản từ 0,0244 tăng 0,001 lên 0,0256 lúc sau CPH. Tổng nợ trên tổng tài sản giảm nhẹ từ 0,94 còn 0,93. Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu từ 1,186 giảm 0,05 còn 1,135. Hiệu quả thu nhập ròng tăng 91,05 lên 312,88 (triệu đồng/lao động) lúc sau CPH. Về quy mô trung bình, NH sau CPH tăng 1,15 lần so với trước khi CPH. Giá trị p value của ROA, ROE, ROS, NIEFF, SIZE nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa thống kê. Các giá trị còn lại trong tổng số 14 chỉ tiêu khảo sát không có ý nghĩa thống kê do p value lớn hơn 0,05. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn một năm trước và sau CPH có ý nghĩa thống kê với giá trị p value là 0,0495, giai đoạn ba năm trước và sau CPH thì không có ý nghĩa thống kê. Khi tác giả kiểm đinh trên toàn miền từ ba năm trước CPH và sau khi CPH thì p value là 0,0337, có ý nghĩa thống kê. Phần trăm khả năng giá trị trung bình NH lúc trước CPH lớn hơn lúc sau CPH là 73,8 %. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị p value giai đoạn một
  • 52. 40 năm trước và sau CPH có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn trước CPH và sau CPH giá trị p value của chỉ tiêu ROE là 0,012, có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ giá trị trung bình NH lúc trước lớn hơn lúc sau CPH là 78,2%. Rõ ràng NH sau CPH có ROA và ROE giảm so với trước khi CPH, điều này phù hợp với các nghiên cứu Pagano, Panetta, Zingales (1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005). Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh (NIE) giai đoạn mọt năm trước và sau CPH không có ý nghĩa thống kê. Giai đoan ba năm trước CPH và sau CPH, p value của NIE là 0,0193, có ý nghĩa thống kê. Khi so giai đoạn ba năm trước CPH và sau CPH đến nay thì NIE có p value là 0,0001. Phần trăm giá trị trung bình NH lúc sau lớn hơn hẳn so với trước khi tiến hành CPH NH, cụ thể chỉ có 5,6% khả năng trước khi CPH NH có trị giá lớn hơn lúc sau. Sau CPH, NIE trung bình của NH tăng.Hiệu quả thu nhập ròng (NIEFF) được tính bằng cách tính tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng số lao động. Giai đoạn ba năm trước CPH và sau CPH đến nay, NIEFF có p value là 0,0177, nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa thống kê. Số tiền trên mỗi lao động thể hiện được hiệu suất của từng cá nhân trên tổng số lao động. Mỗi nhân viên NH đã đóng góp giai đoạn sau CPH nhiều hơn trước CPH 91,05 triệu đồng. Phần trăm giá trị mỗi lao động lúc trước CPH lớn hơn lúc sau chỉ là 23,4%. Ta thấy sau CPH hiệu quả thu nhập ròng bình quân của NH tăng sau CPH.Quy mô trung bình NH (SIZE) tăng sau CPH. Ta thấy giá trị p value giai đoạn ba năm trước và sau CPH cũng như ba năm trước và từ khi CPH đến nay lần lượt là 0,0054 và 0. Các giá trị này có ý nghĩa thống kê, do nhỏ hơn 0,05. Chỉ có 3,8 % khả năng giá trị trung bình quy mô NH lúc trước lớn hơn lúc sau CPH. 4.4. Tổng kết và đánh giá: Bảng bên dưới thể hiện các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê sau khi tiến hành kiểm định bằng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp và mô hình hồi quy bằng STATA.
  • 53. 41 Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê so sánh hiệu quả hoạt động NH lúc trước và sau CPH: STT Chỉ tiêu p value Phần trăm giá trị của NH lúc trước CPH lớn hơn so với lúc sau CPH 1 ROA (%) 0,0337 73,80% 2 ROE (%) 0,012 78,20% 3 ROS (%) 0,0120 72,80% 4 NIEFF (trđ/lao động) 0,0177 23,40% 5 SIZE/quy mô 0,0000 3,80% Nguồn: Tác giả tổng hợp. Qua phân tích bằng STATA, tác giả nhận thấy các chỉ tiêu về khả năng sinh lời trên vốn và tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hiệu quả thu nhập ròng có ý nghĩa thống kê tác động đến hiệu quả hoạt động NH thuộc sở hữu NN tiến hành CPH. Để trả lời cho câu hỏi hiệu quả hoạt động NH sau CPH như thế nào so với trước CPH. Tác giả thấy hiệu quả hoạt động sau CPH tốt hơn so với trước CPH. Như chỉ tiêu NIEFF thể hiệu quả thu nhập ròng được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng lao động. Chỉ số này có gia trị p value 0,0177 có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn trước CPH mỗi người lao động đóng góp 221,8 triệu đồng vào lợi nhuận của NH. Sau CPH, đóng góp của người lao động đã tăng lên 312,8 triệu đồng/ người. Quy mô trung bình của NH CPH cũng thay đổi theo chiều hướng tăng. Giai đoạn trước CPH là 12,16 tăng lên 13,31. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROA, ROE tức khả năng sinh lời trên vốn và tài sản sau CPH lại giảm so với trước CPH. Giá trị p value của ROA, ROE, ROS lần lượt là 0,0337; 0,012. ROA trước CPH là 1,39 % sau CPH giảm 0,5% còn 0,87%. Tương tự, ROE trước CPH là 26,9% sau CPH giảm 12,9% còn 13,9%. Sự sụt giảm của ROA, ROE phù hợp với kỳ vọng của tác giả và giống với nghiên cứu của Pagano, Panetta, Zingales (1998) và Huang, G and Song, Frank M., (2005). Còn câu hỏi chỉ tiêu đánh giá về hoạt động của NH sau CPH tăng hay giảm so với trước CPH, tác giả xin được phép trả lời như sau. Khả năng NH trước CPH có giá trị ROA, ROE cao hơn sau CPH lần lượt là 73,8 % và 78,2%. Nghĩa là các
  • 54. 42 NH được thực hiện CPH sau CPH có sự suy giảm về ROA, ROE. Chỉ tiêu NIEFF, quy mô có tỷ lệ phần trăm giá trị lúc trước CPH cao hơn sau CPH lần lượt là 23,4%, 3,8%. Tức là sau CPH có sự gia tăng giá trị của NIEFF và quy mô. Điều đó cho thấy việc CPH các NH thuộc sự quản lý của NN là đúng đắn và phù hợp. Từ đây, NH sau CPH giảm áp lực thực hiện nghĩa vụ xã hội, tăng lợi ích cho nhóm cổ đông thâu tóm, tập trung lợi nhuận, tổ chức bộ máy hiệu quả hơn. Qua các phân tích được trình bày ở trên, các NH thương mại được CPH đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả khả quan. Tuy nhiên, tổng thể hoạt động của NH sau CPH có nhiều điểm cần lưu ý. Chương tiếp theo, tác giả gợi mở hướng đi cho hoạt động NH sau CPH.
  • 55. 43 CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU CỔ PHẦN HÓA Chương cuối này sẽ đưa ra những góp ý dựa trên đánh giá về hiệu quả hoạt động NH sau CPH. Từ đây, các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của việc CPH và đề ra giải pháp để ngày càng hoàn thiện thể chế phương thức nhằm hoàn thành mục tiêu cải cách, đổi mới ngành NH cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. 5.1. Kết quả của nghiên cứu: Tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính của NH giai đoạn trước và sau CPH gồm hai phần. Phần đầu, tác giả thực hiện so sánh giai đoạn trước và sau CPH của từng NH. Phần sau, tác giả so sánh lúc trước và sau CPH của cả ba NH và kiểm tra bằng phương pháp định lượng bằng chương trình STATA. Kết quả, trong tổng số mười bốn chỉ tiêu được chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động của NH thuộc sở hữu NN thực hiện CPH thì chỉ có năm chỉ số có ý nghĩa thống kê. Đó là các chỉ số tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS), hiệu quả lợi nhuận ròng (NIEFF), quy mô (size). Trong đó, chỉ số ROA, ROE, ROS có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động NH; NIE, NIEF, quy mô có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NH CPH. 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH sau CPH: Qua các nghiên cứu bên trên, tác giả để xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và gia tăng hiệu quả của việc tiến hành CPH NH tại Việt Nam: Đối với chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn và tài sản (ROA và ROE), NH cần gia tăng hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn và tài sản để có thể làm cho ROA và ROE gia tăng được. Việc ROA, ROE giảm sau CPH cũng được tìm thấy trong một số nghiên cứu trước đây như Huang, G and Song, Frank M., (2005). NH có thể tìm nhiều cách thức khác nhau để nguồn vốn và tài sản sinh lợi như gia tăng các tiện ích, dịch vụ cho khách hàng. NH do cho vay từ nguồn vốn vay cao nên cần hạ tỷ lệ
  • 56. 44 này xuống. Điều này cũng góp phần gia tăng lợi nhuận từ nguồn vốn và làm ROE gia tăng. Chỉ tiêu ROS đo lường một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cho nên NH cần quan tầm đến nguồn thu nhập của bản thân NH. Bên cạnh đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh cần được gia tăng qua việc đa dạng hóa nguồn thu nhập. Đối với chỉ hiệu quả lợi nhuận ròng (NIEFF), quy mô (size), ta thấy các chỉ tiêu này có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NH sau CPH. Giá trị của các chỉ tiêu này giai đoạn sau CPH tăng so với trước CPH. Cho nên, NH cần tìm biện pháp để tiếp tục duy trì sự gia tăng của các chỉ tiêu này. NH có thể gia tăng lợi nhuận với tốc đọ cao hơn và giảm sự gia tăng nhân sự để chỉ số NIEFF tăng trong giai đoạn tiếp theo. 5.3. Kiến nghị: Một số kiến nghị đối với quá trình thực hiện CPH: Một là, quy định về quy mô vốn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Một khi CPH cần quy định cụ thể lượng vốn tối thiểu, tỷ lệ giữa vốn thuộc sở hữu NN và vốn cổ đông. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.Vì các NH tham gia CPH đều là các NH lớn, tỷ lệ NN nắm giữ cũng cao.Chỉ có điều là tỷ lệ này sẽ thay đổi ra sao khi thực hiện CPH. NN có mạnh dạn tăng tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại không? Thời gian thực hiện thế nào mà thôi. Do các NH CPH chiếm tỷ trong lớn trong ngành NH nên mọi hoạt động thay đổi đều tác động ít nhiều đến nền kinh tế. Hai là, xác định giá trị thực tế của NH. Việc này rất quan trọng không chỉ đối với NH mà còn cho nhà đầu tư. Giá trị của NH bao gồm tài sản hữu hình và vô hình. Việc tính đúng, tính đủ giá trị của NH cần một đơn vị kiểm toán độc lập cũng như sự tham gia hợp tác tích cực của NH nhằm tránh gây thất thoát cho ngân sách NN. Ba là thực niêm yết cổ phiếu ngay sau khi CPH NH.Điều này để cổ phiếu được giao dịch công khai và giá trị được phản ánh đúng. Qua đây, NH sẽ tập được thói quen khi CPHvới việc công khai và minh bạch hóa thông tin ngay từ đầu.
  • 57. 45 Bốn là, vấn đề xử lý nợ xấu và huy động vốn của NH. Nợ xấu không chỉ được xác định dựa trên quá hạn về thời gian của các khoản vay mà còn phải căn cứ vào khả năng chi trả của khách hàng. Cơ chế cho việc huy động vốn cần thiết để giúp khơi thông nguồn lực này cho NH Năm là, thực chất của việc CPH NHNN là chuyển hình thức từ sở hữu NN thành hình thức đa sở hữu thông qua việc chuyển một phần tài sản củaNN cho nhiều chủ thể khác.Vì vậy NH được CPH không phải như là một dạng của NHTM cổ phần và cũng không phải là một dạng của NH liên doanh (góp vốn của hai phía VN và nước ngoài). Vì vậy, cần có một cơ chế quản lý từ phía NN ở tầm vĩ mô làm cơ sở cho Hội đồng quản trị điều hành NH một cách hiệu quả, linh hoạt. Từ đó, tạo ra những NHTM lớn có khả năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và truyền tải các chính sách của NN. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế . 5.4. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: Thời gian nghiên cứu đề tài chưa nhiều cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài cần phải được hoàn thiện thêm. Khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở dữ liệu NH mặc dù các NH ngày nay đã thực hiện việc công bố kết quả kinh doanh và thực hiện minh bạch tài chính theo quy định của pháp luật. Tính chính xác và trung thực của số liệu công bố cần có bên kiểm tra có uy tín xác nhận. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của NH cần bổ sung như xu hướng đầu tư ra nước ngoài, các chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn, rủi ro, nợ xấu.. Tác giả mong sẽ có những nghiên cứu tiếp theo làm sáng tỏ hơn chủ đề hiệu quả hoạt động NH sau CPH. Chương cuối như lời kết của vấn đề tìm hiểu hiệu quả hoạt động NH sau CPH và làm sao để nâng cao hiệu quả đó. Tác giả hy vọng những gợi mở trên sẽ đưa ra được cái nhìn mới cho người đọc để cùng đóng góp thêm cho vấn đề được sáng tỏ.
  • 58. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt : BIDV, 2018. Giới thiệu NH. [https://www.bidv.com.vn/vn/ve-bidv/lich-su- phat-trien/]. Truy cập ngày 3/9/19. Hoàng Công Thi, 1993. Hỏi và đáp về cổ phần hoá doanh nghiệp NN ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Nghị định 25/CP Sửa đổi một số Điều của Nghị định số 28/CP ngày 7/5/96 về chuyển một số doanh nghiệp NN thành Công ty cổ phần. Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ : Chuyển doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn NN thành công ty cổ phần. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Chuyển doanh nghiệp NN thành Công ty cổ phần. Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên, 2016. Chỉ tiêu đánh giá cấu trúc và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tạp chí tài chính kỳ 1 số tháng 7/2016. Truy cập 3/9/19. [http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh- doanh-nghiep/chi-tieu-danh-gia-cau-truc-va-hieu-qua-tai-chinh-cua-doanh-nghiep- 110347.html] Phí Văn Chỉ, 2000. Cổ phần hoá doanh nghiệp NN và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong công ty cổ phần. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 9 - 10, Hà Nội. Quyết định 202-CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần. Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp NN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty NN giai đoạn 2011 – 2015”.