SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------------
NGUYỄN MINH CHÂU
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
CÁC KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------------
NGUYỄN MINH CHÂU
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
CÁC KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiêm cứu .......................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiêm cứu .........................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu ..................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................4
1.7 Kết cấu của đề tài.............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6
2.1 Tổng quan về cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ ....6
2.1.1 Khái niệm nợ vay......................................................................................6
2.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ của
ngân hàng thương mại.........................................................................................6
2.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ....7
2.1 Tổng quan về khả năng trả nợ và đánh giá khả năng trả nợ ............................8
2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ........................................................................8
2.1.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số tài chính..........9
2.1.3 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm...........9
2.1.4 Hậu quả của việc khách hàng không trả được nợ ...................................11
2.2 Các lý thuyết nền............................................................................................13
2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................13
2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn..............................................................13
2.2.3 Lý thuyết chi phí đại diện .......................................................................19
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.22
2.3.1 Nhân tố liên quan đến đặc điểm khách hàng doanh nghiệp....................22
2.3.2 Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng ...............................23
2.3.3 Nhân tố liên quan đến ngân hàng............................................................24
2.4 Tổng quan nghiêm cứu...................................................................................25
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài.....................................................................25
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................29
2.4.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các nghiên cứu trước
đây .................................................................................................................31
Kết luận chương 2.................................................................................................35
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................36
3.1 Quy trình nghiêm cứu ....................................................................................36
3.2 Mô hình nghiêm cứu......................................................................................37
3.3 Giải thích biến................................................................................................39
3.4 Giả thuyết nghiêm cứu...................................................................................42
3.5 Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................51
3.6 Kỹ thuật phân tích số liệu ..............................................................................52
3.6.1 Thống kê mô tả dữ liệu: ..........................................................................52
3.6.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ................................52
3.6.3 Phân tích kết quả hồi quy........................................................................53
Kết luận chương 3.................................................................................................53
4.1 Thực trạng việc cho vay các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường
bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.......................................................54
4.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt..................54
4.1.2 Tổng quan về hoạt động cấp tín dụng liên quan sản phẩm cho vay các
doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ..........................................55
4.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi
công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt......58
4.2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ .........58
4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................64
4.2.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi .....................................65
4.2.4 Kết quả hồi quy.......................................................................................66
4.2.5 Kiểm định tổng quát độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.....................67
4.2.6 Thảo luận kết quả và kiểm định giả thiết nghiên cứu.............................69
Kết luận chương 4.................................................................................................71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................72
5.1 Tóm tắt kết quả nghiêm cứu ..........................................................................72
5.2 Kiến nghị........................................................................................................72
5.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt .....................................72
5.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước ..................................................................73
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng.........................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
BCTC Báo cáo tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
VCSH Vốn chủ sở hữu
TMCP Thương mại cổ phần
SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 So sánh các nghiên cứu trước
Bảng 2 Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp
Bảng 4 Bảng thống kê mô tả các biến định lượng
Bảng 5 Bảng thống kê mô tả các biến định tính
Bảng 6 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Bảng 7 Kết quả hồi quy
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 1 Vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank năm 2014-2017
Biểu đồ 2 Tỉ lệ CAR của LienVietPostBank giai đoạn 2014-2017
Biểu đồ 3 Tỉ lệ CAR của NHTM năm 2017
Biểu đồ 4 Lợi nhuận ròng của LienVietPostBank giai đoạn 2014-2017
Biểu đồ 5 Chỉ tiêu ROE, ROA của LienVietPostBank năm 2014-2017
Biểu đồ 6 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank năm 2014-2017
Biểu đồ 7 Tình hình dư nợ tín dụng của LienVietPostBank năm 2014-2017
Biểu đồ 8 Tỉ lệ nợ xấu của LienVietPostBank giai đoạn năm 2014-2017
Biểu đồ 9 Cơ cấu các nhóm nợ tại LienVietPostBank giai đoạn năm 2014-2017
1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đối với một ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động truyền
thống và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động nghiệp
vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp
nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà
quản trị Ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại
nguồn thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu
nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất.
Giống như các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
cung cấp cho khách hàng nhiều gói sản phẩm cho vay như các khoản vay liên quan
đến nhà đất, nhà dự án; cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ dự án,… Đặc biệt, trong
những năm gần đây Ngân hàng Liên Việt đã triển khai một sản phẩm hiện chưa được
áp dụng rộng rãi tại các Ngân hàng TMCP khác, đó là sản phẩm cho vay các doanh
nghiệp là đơn vị thi công các công trình bảo trì đường bộ. Tuy nhiên hiện nay các
doanh nghiệp thi công các công trình bảo trì đường bộ có đảm bảo được năng lực
quản lý tài chính hiệu quả đáp ứng khả năng trả nợ vay thì đang là vấn đề cấp thiết
mà Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cần quan tâm để phát triển hoạt động cho
vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Để trả lời vấn đề này thì
ngân hàng cần tìm hiểu thêm về các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không trả
được nợ vay của của nhóm khách hàng này. Trên cơ sở đó ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý hạn chế những rủi ro phát
sinh từ nợ xấu đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công bảo trì đường bộ
nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngân hàng. Với những lý do trên thì nghiên cứu
“Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công
trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt” của tác giả là hết
sức cần thiết.
2
1.2 Mục tiêu nghiêm cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng cho vay các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo
trì đường bộ, đồng thời phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của
các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP
Bưu Điện Liên Việt để hạn chế rủi ro trong việc cấp tín dụng các khách hàng vay vốn
thi công công trình bảo trì đường bộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
− Phân tích thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp thi công công trình
bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
− Xác định các yếu tố về doanh nghiệp thi công và các yếu tố về khoản vay
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của của các doanh nghiệp thi công công trình bảo
trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
− Xây dựng và kiểm định mô hình dự báo khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt. Mô hình có thể sử dụng làm công cụ tham khảo trong quyết định cấp tín dụng
đối với các doanh nghiệp thi công công trinh bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP
Bưu Điện Liên Việt.
1.3 Câu hỏi nghiêm cứu
− Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp thi công công trình
bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt từ năm 2013 đến nay như
thế nào?
− Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi
công công trình tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt? Mức độ tác động của các
yếu tố này đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường
bộ như thế nào?
3
− Mô hình hồi quy thu được có thể sử dụng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định
cấp tín dụng hay không?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt bao gồm: mục đích sử dụng vốn vay;kinh nghiệm
người điều hành, tuổi, giới tính người điều hành; cơ cấu vốn doanh nghiệp; lợi nhuận
doanh nghiệp; các chỉ số tài chính; năng lực thi công; uy tín doanh nghiệp; cách thức
quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp; đạo đức nghề nghiệp; yếu tố địa
lý; cách thức giám sát thi công; số năm hoạt động của doanh nghiệp; loại hình doanh
nghiệp; tài sản bảo đảm; số lượng tiền vay của doanh nghiệp và số lượng tổ chức tín
dụng có quan hệ với doanh nghiệp.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào phạm vi nghiên cứu
là các khoản vay đã phát sinh từ thời điểm năm 2013 đến 31/12/2018 và còn dư nợ
đến 31/12/2018 tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính,
ngân hàng đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trên cơ sở trả lời cho hai vấn đề sau:
− Trả lời câu hỏi thứ nhất: sử dụng phương pháp thống kê mô tả: thu thập số
liệu, tổng hợp, trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau nhằm phân tích thực trạng
cho vay các khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
− Trả lời câu hỏi thứ hai: sử dụng phương pháp định lượng thông qua xây
dựng mô hình hồi quy đa biến để đo lường khả năng trả nợ vay. Cụ thể là sử dụng
mô hình Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân). Cụ thể Y nhận giá
4
trị 1 nếu trong năm doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh
trả nợ vay không đúng hạn. Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi
quy Logistic (phần mềm thống kê Stata 12) để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra
chỉ ra các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công
công trình tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và mức độ tác động của các yếu
tố này.
− Trả lời câu hỏi thứ ba: qua kết quả phân tích xác định mô hình hồi quy thu
được có thể sử dụng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng tại ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn
− Phản ánh góc nhìn tổng quát về thực trạng cho vay các doanh nghiệp thi
công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
− Cung cấp bằng chứng thực nghiệm đánh giá khả năng trả nợ của Khách
hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ.
− Cung cấp mô hình phân tích định lượng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định
cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng,
biểu đồ, sơ đồ và phần mở đầu, phần kết luận thì đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 1 trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi,
đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương 2 trình bày về cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời
giới thiệu một số nghiên cứu và mô hình đo lường khả năng trả nợ trước đây. Các
5
nghiên cứu này là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình đo lường khả năng trả nợ của
khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP
Bưu Điện Liên Việt.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày chi tiết về mô hình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, dữ
liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu là phân tích hồi quy Binary Logistic,
cách xác định các biến đưa vào mô hình, làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu trong
chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 trình bày kết quả của nghiên cứu thông qua bảng số liệu thống kê
mô tả và kết quả hồi quy. Qua đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ vay của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP
Bưu Điện Liên Việt và kiểm định ý nghĩa của kết quả thông qua việc kiểm định độ
phù hợp của mô hình, mức độ chính xác của dự báo và kiểm định ý nghĩa các hệ số
hồi quy.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương 5, tác giả đưa ra những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của
chương 4, qua đó đề xuất một số biện pháp nhận diện khả năng trả nợ vay của đối
tượng khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng nêu ra một số
hạn chế thiếu sót trong quá trình nghiên cứu mà đề tài chưa khắc phục được.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương 2 trình bày về cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời
giới thiệu một số công trình nghiên cứu trước đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô
hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo
trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt nhằm phù hợp với tình hình
thực tế.
2.1 Tổng quan về cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ
2.1.1 Khái niệm nợ vay
Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), nợ vay là
nguồn tài trợ đi kèm với các nghĩa vụ tài chính, gắnliền với các khoản thanh toán tiền
(hoặc dịch vụ, tài sản khác) ở hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp trong một
thời gian nhất định. Nợ vay thể hiện trái quyền của những người bên ngoài doanh
nghiệp đối với các tài sản và nguồn lực ở hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ- NHNN ban hành
ngày 31/12/2001, vay nợ là một hình thức khách hàng nhận vốn từ tổ chức tín dụng
để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc cóhoàn
trả cả gốc và lãi.Việc vay nợ, hay có thể nói một cách khác là sử dụng đòn bẩy tài
chính, trên thực tế là điều rất thường gặp đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo
Nguyễn Minh Kiều (2006), quyết định nguồn vốn là 01 trong các quyết định quan
trọng nhất trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
2.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ của
ngân hàng thương mại
Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng
của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một
khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Nguyễn Minh Kiều, 2006)
7
Theo đó cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ là hình
thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp doanh nghiệp thi công công
trình bảo trì đường bộ với một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích đảm bảo
nguồn vốn thực hiện thi công công trình bảo trì đường bộ trong một khoảng thời gian
nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ
Cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có những đặc điểm
sau:
- Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ.
- Mục đích sử dụng vốn của đảm bảo nguồn vốn thực hiện thi công công trình
bảo trì đường bộ là để đáp ứng nhu cầu đảm bảo nguồn vốn thực hiện thi công công
trình bảo trì đường bộ như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ hoạt động, mua sắm
tài sản cố định, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá
trình sản xuất với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn.
- Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường
bộ phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân.
Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá
hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính tài sản công ty, dụng cụ
sản xuất của mình...
- Nguồn trả nợ của người vay từ tiền lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu
hợp pháp khác.
- So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh
nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ
hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Các thông tin tài chính
được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... Tùy thuộc vào
báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không, uy tín tổ chức kiểm toán mà chất
lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp.
8
- Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ
thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại. Do đó, các lãnh đạo NH rất
quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo
trì đường bộ.
2.1 Tổng quan về khả năng trả nợ và đánh giá khả năng trả nợ
2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ
Xét ở góc độ doanh nghiệp, khả năng trả nợ đề cập đến khả năng tài chính
trong dài hạn và khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong dài hạn. Tất cả các hoạt động
kinh doanh của công ty như tài trợ, đầu tư và hoạt động đều ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ doanh nghiệp.
Ở góc độ ngân hàng, việc phân tích tín dụng nhằm xác định khả năng trả nợ
của khách hàng chính là việc đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Độ tín nhiệm
là khả năng một doanh nghiệp đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ. Hay nói cách khác,
nó là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Do đó, nội dung
chính của việc phân tích là dựa trên rủi ro, chứ không phải trên khả năng sinh lợi
(Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008).
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo hai phương pháp định lượng và định
tính. Với phương pháp định lượng, một khoản cho vay được gọi là nợđủ tiêu chuẩn
khi khoản nợ đó có khả năng thu hồi đúng hạn. Theo phương pháp định tính, nợ đủ
tiêu chuẩn là các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy một khoản vay được đánh giá là hiệu quả khi
khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở
góc độ đối lập là rủi ro trả nợ vay, của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc
độ chính là quy mô trả nợ gốc (số tiền gốc trả được) và thời hạn trả nợ. Một số nghiên
cứu thực nghiệm trước như Maharjan và ctg (1983) và Sileshi và ctg (2012) tập trung
9
vào yếu tố quy mô trả nợ gốc. Trong khi đó một số tác giả khác như Kohansal và
Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) lại tập trung vào yếu tố trả nợ đúng hạn. Trong
nghiên cứu này, khả năng trả nợ vay sẽ được đánh giá dựa trên thời hạn trả nợ vay
đúng hạn hay trễ hạn.
2.1.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số tài chính
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài
chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động
thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân
tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và
các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Riêng đối với người cho vay, mối quan tâm của họ làhướng đến khả năng trả
nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ
đặc biệt chú ý tới lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng
để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh
nghiệp. Đồng thời họ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó
chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.
Theo Wild, John J (2009); Helfert Erich A (1997); Higgins, Robert C (2009);
White, Mark A (2000),... Một số chỉ tiêu thường được sử dụng phân tích tình hình tài
chínhdoanh nghiệp như: Chỉ số thanh toán, Chỉ số thanh toán nhanh, Tỷ số dòng tiền,
Chỉ số tiền mặt trên tài sản lưu động, Chỉ số tiền mặt trên nợ ngắn hạn, Tỷ lệ thu nhập
trên chi phí cố định, Thu nhập đảm bảo nợ vay...
2.1.3 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm (Credit rating) là thuật ngữ do John Moody đưa ra vào
năm 1909 trong ấn phẩm công bố kết quả xếp hạng trái phiếu ngành đường sắt. Hệ
thống xếp hạng trình bày trong báo cáo này được ký hiệu gồm 3 chữcái ABC được
xếp lần lượt là AAA (mức ổn định cao nhất) đến C (mức rủi ro cao nhất). Kể từ đó
10
đến nay, các tổ chức xếp hạng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính bằng
các kết quả xếp hạng để đánh giá chất lượng của sản phẩm trên thị trường tài chính.
Moody’s (2013) cho rằng xếp hạng tín nhiệm nhằm mục đích đánh giá các rủi
ro tín dụng liên quan đến nghĩa vụtài chính của một tổchức trong tương lai. Xếp hạng
tín nhiệm dài hạn đánh giá rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian đáo hạn từmột
năm trởlên, phản ánh khảnăng thực hiện cam kết trảnợvà rủi ro suy giảm nguồn tài
chính trong tương lai. Trong khi đó, xếp hạng ngắn hạn chỉ dành cho các khoản tín
dụng đáo hạn dưới 13 tháng và chỉ đánh giá vềrủi ro trả nợ (Moody’s, 2007).
Theo Standard and Poor’s (2012), xếp hạng tín nhiệm là đánh giá khảnăng tín
dụng của bên phải thực hiện nghĩa vụtài chính trong tương lai dựa trên những yếu tố
hiện tại và quan điểm của người đánh giá. Nói cách khác, xếp hạng tín dụng được coi
như là chỉ báo về độ an toàn khi đầu tư vào các giấy tờcó giá của tổchức, chẳng hạn
như trái phiếu, cổ phiếu hay những loại chứng chỉ nợ tương tự khác. Với quan điểm
của Fitch thì xếp hạng tín nhiệm là đánh giá mức độ khả năng thực hiện các nghĩa vụ
nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của
một tổ chức. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch là sự kết hợp của cảyếu tốtài
chính và phi tài chính. Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thểthấy xếp hạng tín nhiệm
là hoạt động đánh giá tình trạng tài chính của các đối tượng được đánh giá. Xếp hạng
tín nhiệm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư biết vềtình trạng tài chính và mức
độrủi ro của các tổ chức để có quyết định đầu tư phù hợp. Các yếu tố để đánh giá
thường bao gồm yếu tố về tài chính và phi tài chính. Yếu tố tài chính bao gồm các tỷ
số tài chính quan trọng thông qua các báo cáo tài chính. Yếu tố phi tài chính là các
yếu tố khó có thể định lượng như: chính trị, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh
tế vĩ mô,... (Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013).
11
2.1.4 Hậu quả của việc khách hàng không trả được nợ
2.1.4.1 Đối với khách hàng
Là một nhân tố chính trong các khoản nợ ngân hàng và cũng là người bị ảnh
hưởng đầu tiên. Khi không đủ khả năng thanh toán nợ, khách hàng có thể gặp phải
những rủi ro như sau:
– Khi khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán đầy đủ
khoản vay thì có thể “bị đưa” vào danh sách “nợ xấu” của tổ chức tín dụng, dẫn đến
việc tiếp cận nguồn vốn hoặc các khoản vay khác sẽ trở lên khó thực hiện.
– Khi khách hàng vay nợ bằng tài sản đảm bảo thì khi mất khả năng thanh
toán, các tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền thu hồi nợ bằng cách lấy đi tài sản đảm
bảo đó ví dụ quyền sử dụng đất, xe ô tô…
– Dưới góc độ kinh tế, khi khoản dư nợ quá hạn của khách hàng trở lên quá
nhiều có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển dòng vốn của ngân hàng, điều này
có thể khiến cho mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trở lên khó khăn do hiện
nay hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua ngân hàng.
2.1.4.2 Đối với các tổ chức tín dụng
Hậu quả đầu tiên đối với các tổ chức tín dụng là giảm hoặc mất nguồn vốn.
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng kinh doanh và tạo ra lợi nhuận chủ yếu dựa vào
các giao dịch liên quan đến dòng tiền. Khi nguồn vốn giảm hoặc mất thì có thể kéo
theo những hậu quả khác như:
– Giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Dư nợ quá hạn đồng nghĩa với việc đồng
vốn của tổ chức tín dụng còn đọng lại mà tổ chức tín dụng chưa biết có khả năng thu
hồi hay không (ví dụ dư nợ thuôc nhóm 4, nhóm 5), khiến cho tổ chức tín dụng không
thể đưa vốn vào kinh doanh hay lưu thông trên thị trường, làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của tổ chức tín dụng, việc sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả.
12
– Uy tín của tổ chức tín dụng bị giảm sút: Khách hàng không thể tiến hành đầu
tư vào những tổ chức tín dụng đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bởi lẽ,
nghiệp vụ ngân hàng có khoản vay, khoản gửi, khi khoản vay dư nợ quá hạn cao thì
khoản gửi của khách hàng cũng có thể bị mất nếu tổ chức tín dụng không thu hồi
được khoản nợ. Do đó, tình trạng khách hàng có khoản tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng đồng loạt đến để rút tiền sẽ khiến cho tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó
huy động vốn do mất uy tín.
– Nguy cơ phá sản của các tổ chức tín dụng: Dư nợ quá hạn cao, không có khả
năng huy động vốn dẫn đến mức độ cạnh tranh, tham gia thị trường và số vốn của tổ
chức tín dụng không còn là những nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng không thể
hoạt động.
2.1.4.3 Đối với nền kinh tế
– Khủng hoảng nền kinh tế và trong hệ thống ngân hàng: Xét ở góc độ vĩ mô,
hệ thống ngân hàng là nơi quản lý dòng tiền của một quốc gia. Nếu như có quá nhiều
ngân hàng bị dư nợ quá hạn thì dòng tiền quốc gia cũng bị ảnh hưởng và có thể dẫn
đến tình trạng lạm phát. Ngoài ra, dư nợ quá hạn có thể khiến cho các quốc gia khác
mất tin tưởng vào chính sách tiền tệ của quốc gia này, kéo theo việc mất cơ hội hợp
tác, đầu tư nước ngoài, cơ hội vay vốn nước ngoài, thậm chí là ảnh hưởng đến chính
sách chính trị, ngoại giao.
– Doanh nghiệp bị tác động: Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng
duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, sự phát triển
kinh tế của một quốc gia có thành tựu hay không chủ yếu dựa vào sự phát triển doanh
nghiệp, đây cũng là nguồn thu thuế, giải quyết tình trạng việc làm. Khi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng khó khăn về vốn thì một trong những kênh huy động vốn hiệu quả
chính là ngân hàng. Nhưng nếu dư nợ quá hạn của ngân hàng cao, ngân hàng cũng
không có vốn cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp có thể phải tạm dừng hay chấm
13
dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là hậu quả rất lớn tác động đến nền kinh tế
của một quốc gia.
2.2 Các lý thuyết nền
2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng xuất hiện vào những năm 1970 do các nhà
khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng nhận giải Nobel
2001. Thông tin bất cân xứng là 1 trong những nguyên nhân gây thất bại trên thị
trường, trạng thái mà ở đó những người tham gia tương tác có được những thông tin
khác nhau về giá trị hoặc chất lượng tài sản hay nói cách khác là nó xảy ra khi 1 bên
nắm vững thông tin còn bên đối tác thì không biết đích thực thông tin ở mức độ nào.
Từ đó dẫn đến hệ quả:
+Sự lựa chọn bất lợi hay còn gọi là lựa chọn nghịch: là hậu quả của thông tin
bất cân xứng trước khi giao dịch, bất lợi do một bên đối tác che giấu thông tin đều đó
làm ảnh hưởng đến bên còn lại, hoặc đôi khi có thể gây tổn thất cho cả hai.
+Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại: sau khi HĐ ký kết bên có nhiều
thông tin cố ý che giấu nhằm đạt lợi ích nhất định trong khi đó bên còn lại không thể
biết nếu không thực hiện cơ chế giám sát.
Trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra
nguyên nhân mà các doanh nghiệp làm việc không hiệu quả dẫn đến không đủ khả
năng trả nợ cho ngân hàng.
2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
2.2.2.1 Thuế làm cho viêc sử dụng nợ trở nên hấp dẫn hơn
Nghiên cứu năm 1958 của M&M, định đề I nổi tiếng, được đặt trong điều kiện
Không có thuế. Năm 1963, M&M tiếp tục nối tiếp công trình vĩ đại này, nghiên cứu
mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của doanh nghiệp trong sự ảnh hướng của
thuế.
14
Với sự có mặt của thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp được
xác định như sau:
− Đối với doanh nghiệp không vay nợ: V1
, = xt(l- T j
− Đối với doanh nghiệp có vay nợ: VL
, = (Xt-C)(l- Tn) = VU
t + Ta c
(Trong đó Ta: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; C: chi phí lãi vay)
Vì lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, việc sử
dụng nợ tạo nên một khoản lợi ích, hay nói khác hơn là tạo nên một tấm chăn thuế.
Tam chắn thuế này thường được tính bằng một phép nhân giữa thuế suất biên tê và
lãi vay.
Kết quả này tạo nên một sức ảnh hưởng rất lớn trong suy nghĩ của các giám
đốc tài chính. Lợi ích của tấm chắn thuế thu hút các công ty sử dụng nợ nhiều đến
mức có thể. Tuy nhiên, trên thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là duy
nhất.
Xem xét thêm ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân, Miller giải thích rằng tiết
kiệm thuế ròng từ nợ vay của doanh nghiệp có thể ít hơn hoặc bằng không, bởi vì
thuế thu nhập cá nhân đánh trên cả thu nhập từ vốn cổ phần (cổ tức của cổ đông) và
thu nhập từ lãi vay (của trái chủ). Sự thấp hơn của thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp
dụng cho thu nhập từ vốn cổ phần so với thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho
lãi vốn trong thực tế khiến cho lợi ích của nợ bị giảm tương đối.
Như vậy, cấu trúc vốn tối ưu trong lý thuyết của M&M được xác định lại. Tỷ
trọng nợ trong doanh nghiệp sẽ tăng cho đến khi nào lợi ích từ thuế thu nhập doanh
nghiệp trở nên thấp hơn chi phí thuế thu nhập cá nhân mà các nhà đầu tư phải gánh
chịu. Tuy nhiên, giải thích này không thực sự thuyết phục, bởi vì nó còn phụ thuộc
vào sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với các khoản lợi ích và chi phí của họ do thuế;
và điều này sẽ làm cho chính sách nợ không đặt thành vấn đề đối với các công ty nộp
thuế.
15
Trên thực tế, có những doanh nghiệp phát triển thịnh vượng mà không dùng
bất kỳ một món nợ nào cả, điều này cho thấy lợi ích từ tấm chắn thuế đã có thể bị
đánh đổi với một lý do quan trọng khác.
2.2.2.2 Giới hạn của việc sử dụng nợ
Với lợi thế tương đối của nợ, việc vay nợ sẽ là một hành vi khôn ngoan nếu
như doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khó đạt
được lợi nhuận để hướng lợi từ tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp, tiết kiệm thuế
ròng có thê bị âm.
Phần này sẽ giải thích những đắn đo của các công ty trong việc sử dụng nợ.
❖ Chi phí phá sản
“Trách nhiệm hữu hạn” của các cổ đông đối với các nghĩa vụ phải trả là lý do
đủ để các trái chủ cảm thấy lo lắng, bới vì các trái chủ hoàn toàn có thể sẽ không thể
thu hồi hết các khoản nợ của một doanh nghiệp, nếu như thu nhập của doanh nghiệp
đó không đủ để trang trải hết. Các trái chủ luôn biết được điều này, và họ sẽ hành
động theo cách khác. Để “bù đắp” rủi ro không thể thu hồi hết tiền nợ vay và lãi, các
nhà đầu tư sẽ chỉ mua trái phiếu của doanh nghiệp có vay nợ nhiều hơn vói một mức
giá thấp hon so vói trái phiếu của doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ít hơn, hay nói cách khác
là với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn.
Thực tế là giá trị doanh nghiệp của cả hai doanh nghiệp đều bằng nhau, mặc
dù là doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn có khả năng phá sản cao hơn do không thể
trả được nợ và lãi vay. Tuy nhiên, chính khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp
sử dụng nhiều nợ này sẽ khiến cho các nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro của trái
phiếu của doanh nghiệp này cao hơn và họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn.
Đây chính là chi phí kiệt quệ tài chính mà một doanh nghiệp phải gánh chịu cho việc
sử dụng nợ nhiều hơn của mình.
Tuy vậy, đây không phải là thứ chi phí duy nhất làm cản trở việc gia tăng sử
dụng nợ.
16
Trên thực tế, có sự hiện diện của chi phí phá sản. Các chi phí của tòa án, thuê
luật sư và vô vàn các khoản chi phí hành chính khác phát sinh phục vụ cho thủ tục
phá sản sẽ khiến cho các trái chú của công ty bị phá sản chỉ có thể nhận lại được ít
hơn nữa phần vốn đầu tư của mình.
Chi phí phá sản, có thể phân chia thành hai loại sau:
− Chi phí phải trả cho tòa án và luật sư để thực hiện các thủ tục phá sản hay
tái cơ cấu doanh nghiệp sau phá sản. Loại chi phí này được gọi là chi phí
trực tiếp liên quan đến kiệt quệ tài chính;
− Doanh thu của công ty bị sụt giảm, thương hiệu bị ảnh hướng,... là những
chi phí mà công ty bị phá sản thường phái gánh chịu. Mặc dù rằng các
khoản thiệt hại này là không thể tránh khỏi, nhưng thường thì chúng khó
có thể được đo lường một cách chính xác,
❖ Chi phí kiệt quệ tài chính
Chi phí phá sản chính là một phần của chi phí kiệt quệ tài chính. Chi phí phá
sản chỉ xảy ra khi công ty đang trong tình trạng phá sản. Còn nếu như việc phá sản
chưa xảy ra, mặc dù công ty đang rất khó khăn trong việc xoay sở nguồn tiền đế trang
trải các khoản lãi vay và nợ đển hạn thanh toán?
Tình huống này của các công ty là một rủi ro đối với các cổ đông. Điều gì sẽ
xảy ra nếu công ty mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản? Nếu công ty thực sự
phá sản, trong khi lợi ích của các chủ nợ thì được ưu tiên hơn, thì lợi ích của các cổ
đông sẽ được tòa án xem xét cuối cùng, hay thậm chí chẳng còn gì cả. Rủi ro này đẩy
họ vào những toan tính và các hành vi “xấu xa” với mục đích tranh giành quyền lợi
với các trái chủ. Các hành vi này, xét cho cùng, cũng sẽ làm cho công ty phải gánh
chịu thêm một khoản chi phí nữa. Các chi phí này cũng được xem là chi phí kiệt quệ
tài chính.
Như vậy, chi phí kiệt quệ tài chính là một sự đánh đổi đối với lợi ích của tấm
chắn thuế trong việc sử dựng nợ của doanh nghiệp.
17
❖ Ảnh hưởng của thuế và kiệt quệ tài chính
Định đề I của M&M sẽ không đúng trong thế giới hiện thực, vì rằng các điều
kiện để nó tồn tại là không thực tế. Tuy nhiên, giá trị của lý thuyết này không phải vì
nó đúng hay sai, mà vì tính ứng dụng của nó trong thực tế.
Trong thế giới thực, có sự tồn tại của thuế và chi phí phá sản. Nghĩa là “miếng
bánh” thu nhập không chỉ được chia cho cổ đông và trái chủ, mà còn phải nhường
hai phần nữa cho chính phủ (thuế phải nộp) và tòa án (chi phí phá sản). Lợi ích còn
lại cuối cùng cho cổ đông của công ty, nếu xét trong giới hạn của các quyết định tài
trợ, tùy thuộc vào phần trăm miếng bánh chia cho chủ nợ, chính phủ và tòa án; mà
điêu này, rốt cuộc lại phụ thuộc vào tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty.
Hình 2.1: Các đối tượng “thụ hưởng” EBIT
Nguồn; Corporate Finance, 6th
edition
Hình 2.2 biểu diễn giá trị của doanh nghiệp trong ảnh hưởng của thuế và chi
phí kiệt quệ tài chính. Tại một thời điểm nào đó, việc sự dụng thêm một đồng vốn
vay sẽ làm cho chi phí kiệt quệ tài chính tăng lên đúng bằng với phần tăng của lợi ích
từ tấm chắn thuế. Đây chính là tỷ lệ nợ vay tối ưu cho doanh nghiệp, hay cũng chính
là cấu trúc vốn tối ưu.
18
Hình 2.2: Tỷ lệ nợ trong cấu trúc vổn và giá trị doanh nghiệp
Nguồn: Corporate Finance, 6th
edition
Tóm lại:
Đối với lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp phải cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi
ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính trong việc lựa chọn một tỷ lệ tài
trợ bằng nợ hợp lý. Lý thuyết đánh đổi nhìn chung thừa nhận rằng một sự kết hợp
hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ sẽ tạo nên một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh
nghiệp. Ta biết rằng thuế và kiệt quệ tài chính là hai nhân tố tác động lên cấu trúc vốn
của doanh nghiệp. Rất nhiều các nghiên cứu về cấu trúc vốn mong muốn tìm được
đâu là giới hạn được chấp nhận của sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi
phí kiệt quệ tài chính. Tuy vậy, thật không may mắn là không có một công thức nhất
định để xác định một cấu trúc vốn tối ưu cho một doanh nghiệp cụ thể. Điều này là
bởi vì chi phí kiệt quệ tài chính khó có thể được nhận diện và đo lường một cách
chính xác.
Lý thuyết đánh đổi thừa nhận rằng tỷ lệ nợ mục tiêu có thề khác nhau giữa các
doanh nghiệp. Các công ty có tài sản hữu hình an toàn, có nhiều thu nhập chịu thuế
19
nên có tỷ lệ nợ cao hơn. Các công ty có khả năng sinh lãi thấp hơn, có tỷ trọng tại sản
vô hình nhiều hơn (rủi ro hơn) nên chủ yếu sử dụng tài trợ bằng vốn cổ phần.
Lý thuyết đánh đổi giải thích được những khác biệt trong cấu trúc vốn giữa
nhiều ngành (do sự khác nhau cùa tài sản); tuy nhiên lại không thể giải thích được
mối liên hệ giữa một tỷ suất lợi nhuận cao với một tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp (khả
năng sinh lợi cao nghĩa là khả năng vay nợ cao và lợi ích của tấm chắn thuế càng
lớn).
2.2.3 Lý thuyết chi phí đại diện
Lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện được đề cập đến đầu tiên trong
một nghiên cứu của Fama và Millẹr năm 1972. Về sau, lý thuyết chi phí đại diện được
phát triển sâu hơn trong nghiên cứu của Jensen và Medding năm 1976 và sau đó là
nghiên cứu của Jensen năm 1986.
Lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh
nghiệp, bởi vì sự có mặt của chi phí đại diện. Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn
của cổ đông và trái chủ, và phi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông
doanh nghiệp với các trái chủ và nhà quản lý — còn gọi là chi phí đại diện của vốn
chủ sở hữu.
2.2.3.1 Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đông và trái chủ
Kiệt quệ tài chính không chỉ làm phát sinh chi phí phá sản. Khi một công ty
sử dụng nợ, các cổ đông và trái chủ sẽ có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong trường
hợp công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông, những người
nắm quyền điểu hành công ty, có thể sẽ thực hiện một vài hành vi được giới thiệu sau
đây để tranh giành lợi ích đối với các chủ nợ của họ. Các hành vi này sẽ làm phát
sinh chi phí, bởi vì chúng gây tổn hại đến giá trị doanh nghiệp.
❖ Chiến lược chuyển dịch rủi ro
20
Khi công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông có thể sẽ lựa
chọn thực hiện các dự án mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn, bất kể dự án đó có thể
làm giảm sút giá trị trái phiếu và giá trị doanh nghiệp.
❖ Chiến lược từ chối đóng góp vốn cổ phần
Các cổ đông củng sẽ từ chối góp vốn để tài trợ cho một dự án mới nếu như
việc thực hiện dự án mới không mang lại thu nhập nhiều hơn phần vốn góp thêm của
họ, bất chấp điều đó giúp gia tăng giá trị của công ty và giúp công ty thoát khỏi tình
trạng kiệt quệ tài chính. Như vậy, vì việc đầu tư này mang lại lợi ích cho trái chủ
nhiều hơn, các cổ đồng sẽ không chấp nhận thực hiện dự án này. Công ty bị mất đi
một cơ hội đầu tư vào dự án mới để làm tăng thu nhập do các cổ đông từ chối góp
thêm vốn.
❖ Và một số chiến lược khác
Các cố đông còn nhiều hành vi “ích kỷ” khác để bảo vệ quyền lợi của mình
khi công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
Ví dụ như họ sẽ thực hiện chia cổ tức (bằng tiền mặt) bất chấp dòng tiền nhàn
rỗi của công ty không đủ để tài trợ cho các dự án mới. Giá trị thị trường của cổ phần
sẽ sụt giảm khi việc chia cổ tức được thực hiện, nhưng không vấn đề gì phải bận tâm
cả, bởi vì sự sụt giảm này ít hơn so với giá trị cổ tức nhận được.
Hoặc là các cổ đông sẽ sử dụng các thủ thuật kế toán để che dấu tình hình kinh
doanh bi đát, tạo ra những hy vọng mới về sự phục hồi,... nhằm kéo dài thời gian đi
đến sự phá sản. Sự kéo dài thời gian này, nếu như vì một sự may mắn hoặc tài năng
nào đó, cũng có khi là một cơ hội thực sự cho các công ty đang lâm vào tình trạng
kiệt quệ tài chính; nhưng nó cũng có thể khiến cho công ty trượt dài hơn vào những
khó khăn và giá trị của doanh nghiệp ngày càng giảm.
Kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp tổn kém hơn. Nhưng thực sự thì ai là
người phải gánh chịu các khoản chi phí này - cổ đông hay chủ nợ?
21
Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, sự hấp dẫn của các trò chơi này càng lớn.
Triển vọng gia tăng việc thực hiện các trò chơi này trong tương lai sẽ làm cho các
nhà đầu tư trả giá thấp hơn đối với giá trị của doanh nghiệp ở hiện tại. Còn đối với
các trái chủ, họ đã kịp thời chiết khấu rủi ro này vào trong mức lãi suất của các khoản
cho vay. Các cổ đông của công ty phải trả lãi vay nhiều hơn, phải gánh chịu sự giảm
giá thị trườmg của cố phần sở hữu, nên họ là người gánh chịu cuối cùng. Chi phí kiệt
quệ tài chính, nói chung, nhắc nhở các chủ công ty nên giới hạn việc sử dụng nợ.
2.2.3.2 Chi phí đại diện của vốn cổ phần
Lý thuyết này, nói chung, hàm ý rằng, một cá nhân sẽ làm việc cho chính anh
ta tốt hơn so với anh ta làm thuê cho người khác. Đồng thời, anh ta cũng sẽ làm tốt
hon cho công ty nếu như phần vốn góp của anh ta trong công ty đó nhiều hơn.
Một nhà quàn lý có sờ hữu cổ phần cùa công ty sẽ làm việc nỗ lực hơn so với
một nhà quản lý không kiêm là cổ đông của công ty, bởi vì lợi ích của công ty gắn
liền với lợi ích của cổ đông.
Mặc khác, nếu như một người nắm quyền quản lý của công ty, người này có
thể sử dụng hoặc chuyển một phần nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho lợi
ích riêng cùa mình... Trong trường hợp này, nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà
quản lý tại công ty càng nhiều, các khoản chi phí này sẽ càng ít, bởi vì phần gánh
chịu của anh ta nhiều hơn. Hay thậm chí rằng, nếu như anh ta không sở hữu cổ phần
của công ty, các cổ đông cũng khó an lòng về việc các dự án có NPV < 0 được đảm
bảo chắc chắn sẽ không triển khai.
Nói chung, nếu như phần trăm sở hữu của các nhà quản lý trong công ty càng
thấp, những chi phí mà họ tạo ra càng nhiều (làm ít giờ hơn, tiêu dùng hoang phí hơn,
sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của cá nhân họ nhiều hơn, hay
thậm chí là chấp nhận những dự án tồi,...). Cuối cùng, chính các cổ đông khác sẽ là
người gánh chịu thiệt hại này. Những chi phí này được gọi là chi phí đại diện của chủ
22
sở hữu, và cách tốt để hạn chế các khoản chi phí này là tăng cường số cổ phần của
các nhà quản lý này tại chính doanh nghiệp.
Như vậy, lý thuyết chi phí đại diện giải thích vì sao các công ty có quy mô lớn,
có dòng tiền tự do càng nhiều thường có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hon trong
cơ cấu vốn của mình. Giải thích của lý thuyết này, là do các điều khoản trong hợp
đồng vay nợ sẽ kiểm soát được phần nào các hành vi của các nhà quản lý không
hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
2.3.1 Nhân tố liên quan đến đặc điểm khách hàng doanh nghiệp
- Năng lực tài chính: chủ yếu được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như tỷ
lệ sinh lợi từ tài sản, tỷ lệ sử dụng tài sản hiệu quả, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu,
giá trịcủa doanh nghiệp trên thị trường,… Các nghiên cứu thực nghiệm vềrủi ro tín
dụng đều đi đến một kết luận rằng các chỉ số tài chính là hữu ích trong việc đo lường
khả năng trả nợ của KHDN. Trong các nghiên cứu, nhìn chung các chỉ số về lợi
nhuận, khả năng thanh khoản được sử dụng phổ biến nhất. Độ chính xác không phải
là tuyệt đối nhưng đa phần các nghiên cứu này đã chứng minh tính hiệu quả trong đo
lường rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng theo thời gian.
- Uy tín khách hàng: yếu tố cơ bản của nhân tố là độ tin cậy của chủ doanh
nghiệp, ban điều hành lãnh đạo doanh nghiệp, mối quan hệ, uy tín và thương hiệu của
KHDN trên thịtrường, năng lực trình độquản lý và dựa trên thiện chí hợp tác và trả
nợ của khách hàng. Uy tín của khách hàng được ngân hàng xác minh và phán đoán
chủyếu dựa trên các nguồn thông tin: lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng và đối
tác, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp,…
- Công nghệ, máy móc thiết bị: đánh giá mức độ hiện đại và hiệu quả của các
máy móc, thiết bị tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDN, thể hiện
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độkinh doanh ổn định của KHDN.
Các KHDN có công nghệ tối tân thường có chi phí sản xuất thấp, hoạt động hiệu quả,
23
khả năng cạnh tranh trên thị trường tốt và là những khách hàng trả nợ tốt hơn so với
KHDN yếu kém trong công nghệ.
- Quy mô hoạt động: các KHDN có quy mô nhỏ, thường là các doanh nghiệp
mới thành lập có rủi ro hơn so với các KHDN có quy mô lớn, chủ yếu do KHDN có
quy mô nhỏ có năng lực quản lý kinh doanh và tiềm lực tài chính thường kém hơn,
dễ dàng bị tác động bởi các nhân tố tiêu cực trên thị trường.
- Ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh phải đối mặt với những
rủi ro nhất định và không ngành nào có rủi ro giống ngành nào, có thể do cấu trúc
ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn dài, do chính sách kinh tế
hoặc do ngành nhạy với biến động của thị trường. (Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang
Dũng, 2017)
2.3.2 Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng
- Lãi suất tín dụng: lãi suất có thể được thiết lập nhưlà "giá " của một khoản
vay. KHDN có rủi ro cao hơn phải trả lãi suất cao hơn. Đây là phương pháp tiếp cận
thông thường, và được gọi là "giá dựa trên rủi ro”. Đồng thời, lãi suất tín dụng là chi
phí sửdụng vốn của KHDN, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh
của KHDN, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của KHDN.
- Thời gian vay: thời gian vay càng dài, vấn đề kiểm soát rủi ro của ngân hàng
đối với KHDN càng khó khăn. Ngoài ra, Flannery (1986) lập luận rằng thời gian cho
vay là một cơ chế thay thế cho việc giải quyết các vấn đề của lựa chọn bất lợi và rủi
ro đạo đức trong mối quan hệ tín dụng. Trong một tình huống thông tin bất đối xứng,
KHDN nhận định bản thân có rủi ro tín dụng thấp sẽthích vay ngắn hạn hơn vay dài
hạn nhằm giảm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn tài chính
ngắn hạn, đồng thời phát tín hiệu rủi ro thấp, khả năng trả nợ tốt.
- Số tiền vay: trong nhiều trường hợp số tiền vay của KHDN có liên quan trực
tiếp đến quy mô của KHDN, số năm kinh nghiệm của KHDN, hoặc mối quan hệgiữa
ngân hàng và KHDN cũng có thể là một chỉ báo rủi ro tín dụng. Các khoản vay
24
nhỏhơn có xu hướng liên quan đến các KHDN nhỏhoặc mới được thành lập, có rủi
ro lớn hơn và khảnăng trảnợsẽkém hơn. Ngược lại, các khoản vay cho các công ty
lớn có xu hướng rủi ro thấp do tài chính bền vững. Ngoài ra, các khoản vay quy mô
lớn có xu hướng được giám sát nghiêm ngặt hơn, vì vậy dẫn đến rủi ro không trả nợ
thấp.
- Tài sản bảo đảm: theo quan điểm truyền thống thì một mối liên hệ giữa rủi
ro và TSBĐ hàm ý KHDN khả năng trả nợ kém thì ngân hàng sẽ yêu cầu TSBĐ hơn
là KHDN có khả năng trả nợ tốt để đảm bảo khả năng thu hồi được vốn khi KHDN
không trả nợ. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu thực nghiệm lại phát hiện mâu thuẫn
với quan điểm trên và được giải thích thông qua bối cảnh thông tin bất cân xứng và
rủi ro đạo đức của KHDN. Trong bối cảnh thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và
khách hàng, ngân hàng thiết kế hợp đồng tín dụng để phân loại khách hàng: KHDN
có rủi ro cao chọn lãi suất cao và không có TSBĐ, KHDN có rủi ro thấp là những
khoản vay có TSBĐ và nhận được mức lãi suất thấp hơn. TSBĐ sẽ giúp làm giảm
bớt các vấn đề rủi ro đạo đức, giúp sắp xếp các lợi ích giữa ngân hàng và KHDN,
tránh một tình huống phần vốn của KHDN tham gia rất ít hoặc không tham gia vào
dự án đầu tư. (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016)
2.3.3 Nhân tố liên quan đến ngân hàng
Nhân tố liên quan đến ngân hàng chủ yếu xem xét đến trình độ quản lý tín
dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng nếu áp dụng trình
độ kỹ thuật và quy trình tín dụng tiên tiến sẽ sàng lọc của KHDN tốt để cấp tín dụng
và từ chối với những KHDN xấu. Ngoài ra, quy trình quản lý tín dụng hiệu quả sẽ
giám sát được hoạt động kinh doanh, nhận diện được thiện chí trả nợ của KHDN và
các nhân tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN, từ đó làm
giảm thiểu rủi ro KHDN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo quy định. (Nguyễn
Thị Yến Nhi, 2016)
25
2.4 Tổng quan nghiêm cứu
Tính đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế
giới đã có rất nhiều nghiên cứu xem xét những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ
cũng như xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp của một quốc gia hay một nhóm các
quốc gia. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tác giả chỉ liệt kê một vài nghiên
cứu để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Fitzpatrick (1931) là người tiên phong sử dụng phân tích tỷ số tài chính để dự
đoán khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Số liệu nghiên cứu của ông được thu
thập từ các báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp không tham gia vào ngành công
nghiệp sản xuất và kinh doanh trong những năm 1920-1929 tại Hoa Kỳ. Có tổng cộng
13 tỷ số tài chính đã được lựa chọn dựa trên việc sử dụng thường xuyên bởi các nhà
phân tích hàng đầu tại thời điểm đó. Các phát hiện cho thấy rằng các tỷ số tài chính
tốt nhất để dự đoán sự phá sản từ báo cáo cuối cùng hàng năm trước khi kinh doanh
phá sản là Khả năng sinh lời của tài sản; Vòng quay tài sản cố định; Tỷ số nợ trên tài
sản; và Tỷ số thanh toán nhanh.
Beaver (1966) sử dụng phương pháp phân tích phân biệt để tìm ra mối quan
hệ giữa các tỷ số tài chính và khả năng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp. Bằng nghiên cứu
thực nghiệm 79 doanh nghiệp kinh doanh thất bại và một số lượng tương ứng các
doanh nghiệp kinh doanh thành công cho giai đoạn từ năm 1954-1964, bài nghiên
cứu của ông đã phân tích, đánh giá từng tỷ số tài chính nhằm đưa ra những tiêu chí
dự báo phá sản doanh nghiệp thông qua việc quan sát các tỷ số tài chính này. Tổng
cộng đã có 30 tỷ số tài chính được chia thành năm nhóm (các tỷ số dòng tiền, tỷ số
doanh thu thuần, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản, tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng
tài sản, tỷ số tài sản thanh khoản nhanh, các tỷ số vòng quay) đã được sử dụng. Kết
quả cho thấy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính là các doanh
nghiệp có ít tiền mặt, ít hàng tồn kho nhưng nhiều nợ phải thu.
26
Nghiên cứu của Beaver (1966) cũng chỉ ra rằng Tỷ lệ lưu chuyển tiền
thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc dự báo dấu hiệu khủng
hoảng và phá sản doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ảnh tính cân đối giữa khả năng tạo
tiền của doanh nghiệp với số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán, và do đó nó thể
hiện rõ ràng nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khả năng sinh
lời của tài sản (thu nhập ròng/tổng tài sản) và Hệ số nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản)
cũng là những chỉ tiêu quan trọng trong việc phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá
sản doanh nghiệp bởi vì các chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang mắc phải.
Altman (1968) tiếp tục kế thừa và mở rộng nghiên cứu của Beaver (1966).
Altman (1968) đã sử dụng phương pháp phân tích phân biệt và các tỷ số tài chính
trong dự báo thất bại doanh nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp phát hiện sớm
các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Sau đó, Altman
(1968) đã tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác nhau và cho thấy chỉ số Z’, Z’’ có
mức độ chính xác cao hơn so với mô hình cũ. Mô hình này lúc đầu được tác giả xây
dựng dựa trên các phân tích thống kê với số mẫu 66 doanh nghiệp, là các công ty sản
xuất và doanh nghiệp nhỏ, có tổng tài sản dưới một triệu đô-la Mỹ, một nửa trong số
này đã nộp đơn phá sản vào lúc đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các biến độc lập có khả
năng dự báo tốt nguy cơ phá sản của doanh nghiệp là Vốn lưu động/tổng tài sản; Lợi
nhuận giữ lại/tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản; Vốn hóa thị
trường/tổng nợ phải trả; và Doanh thu/tổng tài sản.
Ninua (2008) nghiên cứu mối liên hệ giữa khoản tín dụng có tài sản bảo đảm
với khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ProCreditBank của Georgia từ
năm 2004-2007 bằng mô hình Logistic. Mô hình giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ rủi
ro tín dụng (thay cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp) và các khoản vay có tài sản
bảo đảm. Các thông tin về khả năng thanh toán khoản vay của KHDN được đánh giá
thông qua tỷ lệ khoản vay không hoàn trả (LLR). Các khoản vay với LLR cao được
27
xác định là các khoản vay rủi ro và khoản vay với LLR thấp được xác định là các
khoản vay ít rủi ro.
Kết quả nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của TSBĐ là đồng biến với LLR, với mức ý nghĩa 1%. Điều đó
cho thấy sự hiện diện của TSBĐ ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất của ngân hàng. Trên cơ
sở này, tác giả nhận định các khoản vay thế chấp có xác suất không trả nợ cao hơn
nếu so sánh với các khoản vay không có TSBĐ.
- Tỷ lệ số tiền vay đã được phê duyệt (RATIOAR) ảnh hưởng tiêu cực đến
LLR, ngụ ý khách hàng được cấp tín dụng theo yêu cầu sẽ trả nợ tốt hơn so với trường
hợp không được cấp tín dụng như mong đợi.
- Các công ty sử dụng nhiều lao động xu hướng có LLR cao hơn so với các
công ty sử dụng ít lao động. Tác giả giải thích do các công ty lớn thường có khoản
vay lớn, nghĩa vụ trả nợ lớn nên tỷ lệ rủi ro tín dụng cao tương ứng.
- Số tiền vay (RAMOUNT) và thời gian vay (RLEGTH) có tác động ngược
chiều với LLR nhưng ảnh hưởng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.
- Biến loại khách hàng TYPECLIENT có tác động đồng biến và có ý nghĩa ở
mức 1%, mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
- Đối với kết quả biến giả của các ngành công nghiệp, tác giả thấy rằng sản
xuất các sản xuất thực phẩm có tác động đồng biến và có ý nghĩa ở mức 10%, có LLR
cao hơn hơn các ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010) sử dụng mô hình Logit đa thức
(Multinomial Logistic Regressions Models) để đo lường khả năng trả nợ của khách
hàng là các KHDN quy mô nhỏ tại Community development financial institutions
(CIFIs).
28
Biến phụ thuộc kết quả khả năng trả nợ của khách hàng được xác định dựa
trên tình trạng thanh toán thực tế của khách hàng (“Strong”: chưa từng NQH, cơ cấu
nợ; “Medium”: từng hơn 1 lần NQH 30 ngày, từng NQH 60 ngày, từng cơ cấu nợ;
“Weak”: từng NQH 90 ngày, không trả nợ). Các biến độc lập được đưa vào mô hình
gồm biến Xi đặc điểm người vay (kinh nghiệm quản lý, giới tính giám đốc, điểm
FICO cá nhân, mã ngành, thời gian kinh doanh, nợ trước khi vay, doanh nghiệp mới)
Yi đặc điểm khoản vay (thời gian vay, tỷ lệ bảo lãnh của chính phủ đối với khoản vay
doanh nghiệp, lãi suất, số tiền vay,...), Zi đặc điểm người cho vay (lãi suất được Fed
cấp vốn) và Mi đặc điểm vĩ mô (chỉ số S&P, tỷ lệ thất nghiệp).
Bộ dữ liệu chứa 530 khoản vay, trong đó bao gồm 229 khoản vay doanh nghiệp
nhỏ có bảo lãnh và 301 khoản vay doanh nghiệp nhỏ không có bảo lãnh từ năm 2002
- 2007. Dữ liệu được lấy từ một mẫu không ngẫu nhiên, tập trung vào các khoản vay
“weak”, “medium”.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả hồi quy đa thức cho tất cả các khoản vay với biến
cơ sở là khoản vay "weak" đưa ra mô hình các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ dựa trên các biến độc lập đã đề xuất ban đầu.
- Biến kinh nghiệm quản lý tác động cùng chiều với khả năng trả nợ.
- Điểm FICO cá nhân càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt.
- Thời gian kinh doanh tác động cùng chiều với khả năng trả nợ của khách
hàng.
- Các khoản vay được chính phủ hỗ trợ bảo lãnh có khả năng trả nợ kém.
- Thời gian vay có tác động ngược chiều với khả năng trả nợ, vay càng dài khả
năng trả nợ của khách hàng càng kém.
- Số tiền vay càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt.
- Biên độ lãi suất tín dụng càng cao so với lãi suất cơ bản thì khả năng trả nợ
càng kém.
29
- Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì khả năng khách hàng càng trả nợ kém.
Altman và Sabato (2007) nghiên cứu các nhân tố tác động đến xác suất vỡ nợ
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Mỹ và cho thấy sự cần thiết của việc
phải xây dựng một mô hình riêng biệt để đánh giá rủi ro tín dụng của nhóm các doanh
nghiệp vừa và nhỏ này. Các tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy Logistic với dữ liệu tài
chính lấy từ 2000 công ty Mỹ (có doanh số nhỏ hơn 65 triệu đô-la Mỹ) trong khoảng
thời gian từ 1994 đến 2002. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có năm biến độc lập (các tỷ số
tài chính) có khả năng dự báo tốt nhất cho xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp, đó là tỷ
số: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/tổng tài sản; Nợ ngắn hạn/giá trị sổ
sách vốn cổ phần; Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; Tiền mặt/tổng tài sản; và Lợi nhuận
trước thuế, lãi vay và khấu hao/chi phí lãi vay.
Pederzoli và Torricelli (2010) nghiên cứu mô hình được phát triển dựa trên kết
quả nghiên cứu của Altman (1968). Mô hình này được sử dụng để xác định điểm tín
dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn dựa trên giả định rủi ro tài chính của doanh
nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của khách hàng. Nếu như Alman
(1968) sử dụng đại lượng Z làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp và phụ thuộc vào trị số của các tỷ số tài chính của doanh nghiệp và
tầm quan trọng của các tỷ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của doanh nghiệp
trong quá khứ thì Pederzoli và Torricelli (2010) lại sử dụng các chỉ tiêu tài chính và
trọng số để lượng hóa xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp quy mô nhỏ và quy mô siêu
nhỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 4 biến độc lập có khả năng dự báo tốt nhất cho xác
suất vỡ nợ của doanh nghiệp, đó là Nợ dài hạn/tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế/tổng
tài sản; Nợ phải trả/tổng tài sản; và Doanh thu/tổng tài sản.
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), nghiên cứu “Các nhân tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi
nhánh thành phố Cần Thơ”. Với mục tiêu tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng,
30
bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit với cỡ mẫu 438 khách hàng của Ngân
hàng. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao
gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm
của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay;
Hoàng (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để dự báo rủi ro tín
dụng cho các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử
dụng mẫu nghiên cứu gồm 463 công ty đang niêm yết và dữ liệu được khai thác từ
báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có bảy
biến độc lập được chấp nhận là: Nợ phải trả/tổng tài sản; Nợ phải trả/VCSH; Tài sản
ngắn hạn/tổng tài sản; Doanh thu/tổng tài sản; Lợi nhuận/doanh thu; Lợi nhuận/tổng
tài sản; và Lợi nhuận/VCSH.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017) với mục tiêu chính
của nghiên cứu này là giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng
trả nợ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu
từ các báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn 2011-2015.
Để giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ, tác giả tiến
hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Theo đó, mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên (REM) là phù hợp khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Trong đó, các yếu tố tỷ số sinh lời tài sản (ROA)
và số vòng quay tài sản (SOA) có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, trong khi
tỷ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số nợ trên tài sản (DOA), và lạm phát (CPI)
có tác động nghịch chiều.
Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
Đội. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy đã xác định được 6 biến có tác động đến
khả năng trả nợ của KHDN. Các biến này bao gồm: KINHNGHIEM (kinh nghiệm
31
hoạt động trong lĩnh vực hiện tại), DUNO (dư nợ tại một thời điểm), DTT.TTS (doanh
thu thuần/tổng tài sản), ROE (tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), LAISUAT (lãi
suất vay) và THOIGIANVAY (thời gian vay). Tuy nhiên, kết quả mô hình cũng đã
loại bỏ 6/12 biến còn lại như: NGANH (ngành), NPT.TTS (tỷ số nợ phải trả/tổng tài
sản), DIEMPTC (điểm phi tài chính), KHUVUC (khu vực) và TSBD (tài sản bảo
đảm). Trên thực tế, các biến này có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN như
tỷ lệ tài sản đảm bảo, ngành nghề kinh doanh hay điểm phi tài chính xuất ra từ hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Lê Vũ Lộc (2016) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp có
quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2014.
Phương pháp phân tích định lượng được áp dụng trong nghiên cứu, cụ thể là sử dụng
dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với việc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn
nhận giá trị 1 và doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nhận giá trị 0. Kết quả phân
tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Vietcombank có
mối quan hệ đồng biến với việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, thu
nhập sau khi vay, kinh nghiệm người điều hành doanh nghiệp, tuổi người điều hành,
quy mô doanh nghiệp, số lượng ngân hàng cấp tín dụng, dòng tiền vào tài khoản, và
giá trị tài sản đảm bảo, nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay và loại hình
doanh nghiệp nhà nước.
2.4.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các nghiên cứu
trước đây
32
Bảng 2.1 Kết quả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các
nghiên cứu trước đây
Các biên số độc lập Tác động Tác giả nghiên cứu
trước
Phương pháp
ước lượng
1. Tài sản bảo đảm TSĐB
+ Ninua (2008);
Nguyễn Văn Thép,
Tạ Quang Dũng
(2017); Nguyễn Thị
Yến Nhi (2016)
Pooled OLS;
Logit
2. Số tiền vay STV
- Ninua (2008),
Altman và Sabato
(2007); Nguyễn Văn
Thép, Tạ Quang
Dũng (2017);
Nguyễn Thị Yến
Nhi (2016)
Pooled OLS;
Logit
3. Quy mô công ty QMDN
- Ninua (2008) Pooled OLS;
Logit
4. Tỷ lệ số tiền vay
đã được phê duyệt
TLTVPD
- Ninua (2008) Pooled OLS;
Logit
5. Thời gian vay TGV
- Ninua (2008);
Nguyễn Thị Yến
Nhi (2016)
Pooled OLS;
Logit
6. Loại khách hàng LKH
+ Ninua (2008) Pooled OLS;
Logit
7. Ngành công
nghiệp
NCN
+/- Ninua (2008) Pooled OLS;
Logit
33
8. Kinh nghiệm quản
lý
KNQL
+ Andrea Ruth Coravos
(2010); Nguyễn Thị
Yến Nhi (2016)
Logit
9. Giới tính quản lý GT
+/- Andrea Ruth Coravos
(2010)
10. Điểm FICO cá
nhân
FICO
+ Andrea Ruth Coravos
(2010)
Logit
11. Số năm hoạt
động của doanh
nghiệp
SNHĐ
+ Andrea Ruth Coravos
(2010)
Logit
12. Lãi suất LS
- Andrea Ruth Coravos
(2010); Altman và
Sabato (2007),
Phùng Mai Lan
(2014)
Logit
13. Tỷ lệ thất nghiệp TN
- Andrea Ruth Coravos
(2010)
Logit
14. Các khoản vay
được chính phủ hỗ
trợ bảo lãnh
KVĐNNHT
- Andrea Ruth Coravos
(2010)
Logit
15. Lợi nhuận trước
thuế
LN
+ Altman và Sabato
(2007); Nguyễn Văn
Thép, Tạ Quang
Dũng (2017)
Logit
16. Dòng tiền DT
+ Altman và Sabato
(2007)
Logit
17. Lạm phát LP
- Nguyễn Văn Thép, Tạ
Quang Dũng (2017)
Logit
18. Doanh thu DT
+ Nguyễn Thị Yến Nhi
(2016)
Logit
19. Mục đích sử
dụng vốn vay
MĐSDVV
+ Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
Probit
34
20.Khả năng tài
chính của khách
hàng đi vay
KNTC
+ Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
Probit
21. Kinh nghiệm của
cán bộ tín dụng
KNCBTD
+ Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
Probit
22. Số lần kiểm tra,
giám sát khoản vay
của cán bộ tín dụng
SLKT
+ Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
Probit
23. Việc đa dạng hóa
hoạt động kinh
doanh của khách
hàng vay
ĐDHKD
- Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
Probit
24. Loại hình doanh
nghiệp nhà nước
LHDNNN
- Lê Vũ Lộc (2016)
Ghi chú: Chỉ thống kê các biến số chính trong mô hình
Dấu + : tác động cùng chiều; Dấu - : tác động nghịch chiều
Qua quá trình tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, có
thể thấy các tác giả đa số vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistics để đánh giá tác
động của các nhân tố đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên các biến được đưa vào từng mô
hình là khác nhau tùy thuộc theo đặc điểm của từng địa phương được phân tích, chủ
yếu là các yếu tố có thể kể đến như các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (Quy mô
công ty, Ngành công nghiệp,…) hay các yếu tố liên quan đến khoản vay (lãi suất vay,
hình thức vay, tài sản thế chấp,…). Các nghiên cứu trước tập trung vào khách hàng
doanh nghiệp nói chung. Luận văn này tập trung vào nhóm các doanh nghiệp thi công
công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, phân tích khả
năng trả nợ của khách hàng dưới góc nhìn của ngân hàng. Trên cơ sở kế thừa mô hình
và biến số được đưa vào của các nghiên cứu trước, tác giả cũng có thay đổi một số
biến số cho phù hợp với tình hình thu thập thông tin khách hàng và điều kiện hoạt
động tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
35
Kết luận chương 2
Như vậy, chương 2 của luận văn đã trình bày được cơ sở lý thuyết về khả năng
trả nợ của khách hàng, giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt
Nam. Và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp làm tiền đề hình thành các giả thuyết và sự lựa chọn các biến trong chương 3.
36
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp
phân tích số liệu, và phân tích hồi quy Binary Logistic cũng như cách xác định đưa
các biến vào mô hình. Từ đó, tác giả kỳ vọng về dấu các hệ số của biến độc lập và
dự kiến kết quả của mô hình, làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu ở chương 4.
3.1 Quy trình nghiêm cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài nghiên
cứu.
-Tìm hiểu và phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan
đến đề tài. Đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết.
-Thu thập số liệu từ kết quả khảo sát tình hình trả nợ vay đúng hạn của doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
-Ước lượng mô hình kinh tế lượng: Sau khi mô hình đã được thiết lập và dữ
liệu phù hợp đã được thu thập, đề tài thực hiện ước lượng những thông số của mô
hình.
-Kiểm định: Sau khi ước lượng mô hình, nghiên cứu kiểm định hoặc dự báo
các giá trị của biến phụ thuộc, với những giá trị của các biến độc lập cho trước. Kiểm
định không chỉ được thực hiện nhằm cải tiến các đặc trưng của mô hình mà còn nhằm
kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết
37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2 Mô hình nghiêm cứu
Do biến phụ thuộc trong đề tài là khả năng trả nợ vay đúng hạn (biến nhị phân
chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1), nên đề tài có thể sử dụng mô hình Logistic. Lý do là mô
hình Logistic không có bất cứ giả thiết nào về phân phối của các biến độc lập, kiểm
định thống kê không phức tạp, có thể điều chỉnh hàm phi tuyến dễ dàng, các biến độc
lập định tính thông qua việc thiết lập biến giả có thể chuyển thành định lượng. (Hoàng
Thị Minh Thư, 2013)
Qua xem xét các lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệmkết hợp với dữ
liệu thu thập được, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
Xác định vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Thu thập số liệu
Ước lượng mô hình kinh tế lượng
Đánh giá thực trạng cho vay
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Viết báo cáo kết quả
38
khả năng trả nợ của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có vay vốn tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Mô hình nghiên cứu kế thừa có chọn lọc từ
các nghiên cứu trước Ninua (2008); Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ
Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Andrea Ruth Coravos (2010);
Phùng Mai Lan (2014)... về phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ vay của
khách hàng, vì những nghiên cứu trên sử dụng các biến phù hợp với tình hình thị
trường Việt Nam và đề tài có khả năng thu thập số liệu trong giới hạn của thị trường
Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của doanh nghiệp được đưa vào mô hình nghiên cứu chính của đề tài bao
gồm:
Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV) kế thừa từ yếu tố Mục đích sử dụng
vốn vay của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011).
Lãi suất vay (LS) kế thừa từ yếu tố Lãi suất của Andrea Ruth Coravos (2010);
Altman và Sabato (2007), Phùng Mai Lan (2014).
Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH) kế thừa từ yếu tố Kinh nghiệm quản
lý của Andrea Ruth Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016).
Giới tính người điều hành (GTNĐH) kế thừa từ yếu tố Giới tính quản lý của
Andrea Ruth Coravos (2010).
Quy mô doanh nghiệp (QMDN) kế thừa từ yếu tố Quy mô công ty của Ninua
(2008).
Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE) kế thừa từ yếu tố Lợi nhuận trước thuế của
Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017)
Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT) kế thừa từ yếu tố Dòng tiền của
Altman và Sabato (2007) của Altman và Sabato (2007).
39
Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB) kế thừa từ yếu tố Tài sản bảo đảm của
Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi
(2016).
Số lượng tiền vay (SLTV) kế thừa từ yếu tố Số tiền vay của Ninua (2008);
Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)
Loại hình doanh nghiệp (LHDN) kế thừa từ yếu tố Loại hình doanh nghiệp
nhà nước của Friedrich (2013); Hà Thị Sáu (2013).
Số năm hoạt động của doanh nghiệp (SNHĐ) kế thừa từ yếu tố Số năm hoạt
động của doanh nghiệp của Andrea Ruth Coravos (2010).
Mô hình hồi quy nghiên cứu có dạng:
Y = β0 + β1MĐSDVV + β2 LS + β3 KNNĐH + β4 GTNĐH + β5 QMDN +
β6ROE + β8DT + β9GTTSĐB + β10SLTV + β11 SLNHCTD + β12 LHDN
Với các biến được giải thích chi tiết ở phần sau
3.3 Giải thích biến
Biến phụ thuộc
Khả năng trả nợ: Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là Khả năng trả nợ
của doanh nghiệp (Y), được giải thích như sau:
Y= 0 nếu doanh nghiệp trả nợ vay không đúng hạn (doanh nghiệp có phát sinh
nợ quá hạn đối với một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi)
Y= 1 nếu doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn (khoản nợ vay của doanh nghiệp
không phát sinh nợ quá hạn)
Biến độc lập
Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV):
40
Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Trương Đông
Lộc (2011): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng
mục đích, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Việc xác định doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không được
tham chiếu từ báo cáo tổng kết năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
trụ sở chính (theo quy định Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, định kỳ hàng quý
bộ phận kiểm tra sẽ đi rà soát toàn bộ các doanh nghiệp có vay vốn tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt; đến cuối năm căn cứ các báo cáo quý bộ phận kiểm tra
sẽ thực hiện tổng kết và cho ý kiến đánh giá về tình hình sử dụng vốn vay của doanh
nghiệp).
Lãi suất vay (LS):
Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân
trong năm Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt áp dụng đối với doanh nghiệp. Biến
này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2011),
Phùng Mai Lan (2014), Afolabi (2010)...
Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH):
Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng Ln số năm làm việc trong
ngành của người đứng đầu doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Andrea Ruth
Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).
Việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai thông tin về số năm làm việc trong ngành
của ban lãnh đạo (bao gồm cả người đứng đầu doanh nghiệp) là bắt buộc thực hiện
khi doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu vay vốn / đã vay vốn tại Ngân hàng TMCP
Bưu Điện Liên Việt (đối với doanh nghiệp đã vay vốn thì thông tin này sẽ được rà
soát hàng năm và cập nhật lên hệ thống).
Giới tính người điều hành (GTNĐH):
41
Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Nguyễn Minh
Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu
người điều hành doanh nghiệp là nam, nhận giá trị 0 nếu người điều hành doanh
nghiệp là nữ.
Quy mô doanh nghiệp (QMDN):
Trongnghiên cứu này, biến quy mô doanh nghiệp sẽ đo lường bằng Ln của
tổng tài sản doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Huang và Song, 2002; Bauer,
2004; Winker, 1999; Cassar, 2004).
Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE)
Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy chỉ số ROE hàng năm của doanh
nghiệp (được tính toán từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp). Biến này cũng từng
được sử dụng trong các nghiên cứu của Arene (1993), Ezeh (1993), Nwachukwu et
al (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014).
Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT):
Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa doanh số tiền gửi
trong năm tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và doanh thu của doanh nghiệp
(tương tự như nghiên cứu của Võ Văn Dứt, 2012; Trần Hòa Bình, 2010).
Trong đó, doanh số tiền gửi được tính bằng lũy kế lượng tiền chuyển vào tài
khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trong năm
(dữ liệu trích xuất từ hệ thống báo cáo Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt), doanh
thu được lấy từ báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.
Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB):
Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa Trị giá tài sản đảm
bảo tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt / Dư nợ vay bình quân trong năm tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (ứng dụng theo nghiên cứu của Ninua (2008);
Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 

More Related Content

What's hot

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Slide thuyết trình
Slide thuyết trìnhSlide thuyết trình
Slide thuyết trình
chacha318
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAYChính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdfbctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
QUYNHNGUYENNGOC4
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng SacombankBáo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
hieu anh
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sựĐề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
nataliej4
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Royal Scent
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
 
Slide thuyết trình
Slide thuyết trìnhSlide thuyết trình
Slide thuyết trình
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
 
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAYChính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
 
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdfbctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
bctt02 nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty Thời trang.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Chính Sách X...
 
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng SacombankBáo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
 
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sựĐề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
Đề cương chi tiết, đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nhân viên, nhân sự
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông nam á luận văn thạc sĩ quả...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 

Similar to YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
jackjohn45
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
TieuNgocLy
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
jackjohn45
 

Similar to YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ  (20)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
 
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH -------------------------------- NGUYỄN MINH CHÂU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH -------------------------------- NGUYỄN MINH CHÂU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................2 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiêm cứu .......................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiêm cứu .........................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu ..................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................4 1.7 Kết cấu của đề tài.............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6 2.1 Tổng quan về cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ ....6 2.1.1 Khái niệm nợ vay......................................................................................6
  • 4. 2.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ của ngân hàng thương mại.........................................................................................6 2.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ....7 2.1 Tổng quan về khả năng trả nợ và đánh giá khả năng trả nợ ............................8 2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ........................................................................8 2.1.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số tài chính..........9 2.1.3 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm...........9 2.1.4 Hậu quả của việc khách hàng không trả được nợ ...................................11 2.2 Các lý thuyết nền............................................................................................13 2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................13 2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn..............................................................13 2.2.3 Lý thuyết chi phí đại diện .......................................................................19 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.22 2.3.1 Nhân tố liên quan đến đặc điểm khách hàng doanh nghiệp....................22 2.3.2 Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng ...............................23 2.3.3 Nhân tố liên quan đến ngân hàng............................................................24 2.4 Tổng quan nghiêm cứu...................................................................................25 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài.....................................................................25 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................29 2.4.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các nghiên cứu trước đây .................................................................................................................31 Kết luận chương 2.................................................................................................35 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................36
  • 5. 3.1 Quy trình nghiêm cứu ....................................................................................36 3.2 Mô hình nghiêm cứu......................................................................................37 3.3 Giải thích biến................................................................................................39 3.4 Giả thuyết nghiêm cứu...................................................................................42 3.5 Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................51 3.6 Kỹ thuật phân tích số liệu ..............................................................................52 3.6.1 Thống kê mô tả dữ liệu: ..........................................................................52 3.6.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ................................52 3.6.3 Phân tích kết quả hồi quy........................................................................53 Kết luận chương 3.................................................................................................53 4.1 Thực trạng việc cho vay các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.......................................................54 4.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt..................54 4.1.2 Tổng quan về hoạt động cấp tín dụng liên quan sản phẩm cho vay các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ..........................................55 4.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt......58 4.2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ .........58 4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................64 4.2.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi .....................................65 4.2.4 Kết quả hồi quy.......................................................................................66 4.2.5 Kiểm định tổng quát độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.....................67 4.2.6 Thảo luận kết quả và kiểm định giả thiết nghiên cứu.............................69
  • 6. Kết luận chương 4.................................................................................................71 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................72 5.1 Tóm tắt kết quả nghiêm cứu ..........................................................................72 5.2 Kiến nghị........................................................................................................72 5.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt .....................................72 5.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước ..................................................................73 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng.........................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
  • 7. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu TMCP Thương mại cổ phần SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước
  • 8. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 So sánh các nghiên cứu trước Bảng 2 Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu Bảng 3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp Bảng 4 Bảng thống kê mô tả các biến định lượng Bảng 5 Bảng thống kê mô tả các biến định tính Bảng 6 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình Bảng 7 Kết quả hồi quy
  • 9. 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 1 Vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank năm 2014-2017 Biểu đồ 2 Tỉ lệ CAR của LienVietPostBank giai đoạn 2014-2017 Biểu đồ 3 Tỉ lệ CAR của NHTM năm 2017 Biểu đồ 4 Lợi nhuận ròng của LienVietPostBank giai đoạn 2014-2017 Biểu đồ 5 Chỉ tiêu ROE, ROA của LienVietPostBank năm 2014-2017 Biểu đồ 6 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank năm 2014-2017 Biểu đồ 7 Tình hình dư nợ tín dụng của LienVietPostBank năm 2014-2017 Biểu đồ 8 Tỉ lệ nợ xấu của LienVietPostBank giai đoạn năm 2014-2017 Biểu đồ 9 Cơ cấu các nhóm nợ tại LienVietPostBank giai đoạn năm 2014-2017
  • 10. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Đối với một ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị Ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Giống như các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cung cấp cho khách hàng nhiều gói sản phẩm cho vay như các khoản vay liên quan đến nhà đất, nhà dự án; cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ dự án,… Đặc biệt, trong những năm gần đây Ngân hàng Liên Việt đã triển khai một sản phẩm hiện chưa được áp dụng rộng rãi tại các Ngân hàng TMCP khác, đó là sản phẩm cho vay các doanh nghiệp là đơn vị thi công các công trình bảo trì đường bộ. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp thi công các công trình bảo trì đường bộ có đảm bảo được năng lực quản lý tài chính hiệu quả đáp ứng khả năng trả nợ vay thì đang là vấn đề cấp thiết mà Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cần quan tâm để phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Để trả lời vấn đề này thì ngân hàng cần tìm hiểu thêm về các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không trả được nợ vay của của nhóm khách hàng này. Trên cơ sở đó ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý hạn chế những rủi ro phát sinh từ nợ xấu đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công bảo trì đường bộ nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngân hàng. Với những lý do trên thì nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt” của tác giả là hết sức cần thiết.
  • 11. 2 1.2 Mục tiêu nghiêm cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng cho vay các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ, đồng thời phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt để hạn chế rủi ro trong việc cấp tín dụng các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: − Phân tích thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. − Xác định các yếu tố về doanh nghiệp thi công và các yếu tố về khoản vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. − Xây dựng và kiểm định mô hình dự báo khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Mô hình có thể sử dụng làm công cụ tham khảo trong quyết định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thi công công trinh bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. 1.3 Câu hỏi nghiêm cứu − Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt từ năm 2013 đến nay như thế nào? − Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt? Mức độ tác động của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ như thế nào?
  • 12. 3 − Mô hình hồi quy thu được có thể sử dụng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng hay không? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt bao gồm: mục đích sử dụng vốn vay;kinh nghiệm người điều hành, tuổi, giới tính người điều hành; cơ cấu vốn doanh nghiệp; lợi nhuận doanh nghiệp; các chỉ số tài chính; năng lực thi công; uy tín doanh nghiệp; cách thức quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp; đạo đức nghề nghiệp; yếu tố địa lý; cách thức giám sát thi công; số năm hoạt động của doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; tài sản bảo đảm; số lượng tiền vay của doanh nghiệp và số lượng tổ chức tín dụng có quan hệ với doanh nghiệp. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào phạm vi nghiên cứu là các khoản vay đã phát sinh từ thời điểm năm 2013 đến 31/12/2018 và còn dư nợ đến 31/12/2018 tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trên cơ sở trả lời cho hai vấn đề sau: − Trả lời câu hỏi thứ nhất: sử dụng phương pháp thống kê mô tả: thu thập số liệu, tổng hợp, trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau nhằm phân tích thực trạng cho vay các khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. − Trả lời câu hỏi thứ hai: sử dụng phương pháp định lượng thông qua xây dựng mô hình hồi quy đa biến để đo lường khả năng trả nợ vay. Cụ thể là sử dụng mô hình Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân). Cụ thể Y nhận giá
  • 13. 4 trị 1 nếu trong năm doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh trả nợ vay không đúng hạn. Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic (phần mềm thống kê Stata 12) để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra chỉ ra các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thi công công trình tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và mức độ tác động của các yếu tố này. − Trả lời câu hỏi thứ ba: qua kết quả phân tích xác định mô hình hồi quy thu được có thể sử dụng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn − Phản ánh góc nhìn tổng quát về thực trạng cho vay các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. − Cung cấp bằng chứng thực nghiệm đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ. − Cung cấp mô hình phân tích định lượng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ. 1.7 Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ và phần mở đầu, phần kết luận thì đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1 trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương 2 trình bày về cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu một số nghiên cứu và mô hình đo lường khả năng trả nợ trước đây. Các
  • 14. 5 nghiên cứu này là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 trình bày chi tiết về mô hình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu là phân tích hồi quy Binary Logistic, cách xác định các biến đưa vào mô hình, làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu trong chương tiếp theo. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 4 trình bày kết quả của nghiên cứu thông qua bảng số liệu thống kê mô tả và kết quả hồi quy. Qua đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và kiểm định ý nghĩa của kết quả thông qua việc kiểm định độ phù hợp của mô hình, mức độ chính xác của dự báo và kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong chương 5, tác giả đưa ra những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của chương 4, qua đó đề xuất một số biện pháp nhận diện khả năng trả nợ vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng nêu ra một số hạn chế thiếu sót trong quá trình nghiên cứu mà đề tài chưa khắc phục được.
  • 15. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương 2 trình bày về cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu một số công trình nghiên cứu trước đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt nhằm phù hợp với tình hình thực tế. 2.1 Tổng quan về cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ 2.1.1 Khái niệm nợ vay Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), nợ vay là nguồn tài trợ đi kèm với các nghĩa vụ tài chính, gắnliền với các khoản thanh toán tiền (hoặc dịch vụ, tài sản khác) ở hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Nợ vay thể hiện trái quyền của những người bên ngoài doanh nghiệp đối với các tài sản và nguồn lực ở hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ- NHNN ban hành ngày 31/12/2001, vay nợ là một hình thức khách hàng nhận vốn từ tổ chức tín dụng để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi.Việc vay nợ, hay có thể nói một cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính, trên thực tế là điều rất thường gặp đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo Nguyễn Minh Kiều (2006), quyết định nguồn vốn là 01 trong các quyết định quan trọng nhất trong quản trị tài chính doanh nghiệp. 2.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ của ngân hàng thương mại Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Nguyễn Minh Kiều, 2006)
  • 16. 7 Theo đó cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ với một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích đảm bảo nguồn vốn thực hiện thi công công trình bảo trì đường bộ trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ Cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có những đặc điểm sau: - Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ. - Mục đích sử dụng vốn của đảm bảo nguồn vốn thực hiện thi công công trình bảo trì đường bộ là để đáp ứng nhu cầu đảm bảo nguồn vốn thực hiện thi công công trình bảo trì đường bộ như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ hoạt động, mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn. - Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân. Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính tài sản công ty, dụng cụ sản xuất của mình... - Nguồn trả nợ của người vay từ tiền lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác. - So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không, uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp.
  • 17. 8 - Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại. Do đó, các lãnh đạo NH rất quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản cho vay doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ. 2.1 Tổng quan về khả năng trả nợ và đánh giá khả năng trả nợ 2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ Xét ở góc độ doanh nghiệp, khả năng trả nợ đề cập đến khả năng tài chính trong dài hạn và khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong dài hạn. Tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty như tài trợ, đầu tư và hoạt động đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ doanh nghiệp. Ở góc độ ngân hàng, việc phân tích tín dụng nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng chính là việc đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Độ tín nhiệm là khả năng một doanh nghiệp đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ. Hay nói cách khác, nó là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Do đó, nội dung chính của việc phân tích là dựa trên rủi ro, chứ không phải trên khả năng sinh lợi (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008). Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo hai phương pháp định lượng và định tính. Với phương pháp định lượng, một khoản cho vay được gọi là nợđủ tiêu chuẩn khi khoản nợ đó có khả năng thu hồi đúng hạn. Theo phương pháp định tính, nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy một khoản vay được đánh giá là hiệu quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc độ đối lập là rủi ro trả nợ vay, của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ chính là quy mô trả nợ gốc (số tiền gốc trả được) và thời hạn trả nợ. Một số nghiên cứu thực nghiệm trước như Maharjan và ctg (1983) và Sileshi và ctg (2012) tập trung
  • 18. 9 vào yếu tố quy mô trả nợ gốc. Trong khi đó một số tác giả khác như Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) lại tập trung vào yếu tố trả nợ đúng hạn. Trong nghiên cứu này, khả năng trả nợ vay sẽ được đánh giá dựa trên thời hạn trả nợ vay đúng hạn hay trễ hạn. 2.1.2 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích các chỉ số tài chính Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Riêng đối với người cho vay, mối quan tâm của họ làhướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay. Theo Wild, John J (2009); Helfert Erich A (1997); Higgins, Robert C (2009); White, Mark A (2000),... Một số chỉ tiêu thường được sử dụng phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp như: Chỉ số thanh toán, Chỉ số thanh toán nhanh, Tỷ số dòng tiền, Chỉ số tiền mặt trên tài sản lưu động, Chỉ số tiền mặt trên nợ ngắn hạn, Tỷ lệ thu nhập trên chi phí cố định, Thu nhập đảm bảo nợ vay... 2.1.3 Đánh giá khả năng trả nợ thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm Xếp hạng tín nhiệm (Credit rating) là thuật ngữ do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong ấn phẩm công bố kết quả xếp hạng trái phiếu ngành đường sắt. Hệ thống xếp hạng trình bày trong báo cáo này được ký hiệu gồm 3 chữcái ABC được xếp lần lượt là AAA (mức ổn định cao nhất) đến C (mức rủi ro cao nhất). Kể từ đó
  • 19. 10 đến nay, các tổ chức xếp hạng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính bằng các kết quả xếp hạng để đánh giá chất lượng của sản phẩm trên thị trường tài chính. Moody’s (2013) cho rằng xếp hạng tín nhiệm nhằm mục đích đánh giá các rủi ro tín dụng liên quan đến nghĩa vụtài chính của một tổchức trong tương lai. Xếp hạng tín nhiệm dài hạn đánh giá rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian đáo hạn từmột năm trởlên, phản ánh khảnăng thực hiện cam kết trảnợvà rủi ro suy giảm nguồn tài chính trong tương lai. Trong khi đó, xếp hạng ngắn hạn chỉ dành cho các khoản tín dụng đáo hạn dưới 13 tháng và chỉ đánh giá vềrủi ro trả nợ (Moody’s, 2007). Theo Standard and Poor’s (2012), xếp hạng tín nhiệm là đánh giá khảnăng tín dụng của bên phải thực hiện nghĩa vụtài chính trong tương lai dựa trên những yếu tố hiện tại và quan điểm của người đánh giá. Nói cách khác, xếp hạng tín dụng được coi như là chỉ báo về độ an toàn khi đầu tư vào các giấy tờcó giá của tổchức, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu hay những loại chứng chỉ nợ tương tự khác. Với quan điểm của Fitch thì xếp hạng tín nhiệm là đánh giá mức độ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của một tổ chức. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch là sự kết hợp của cảyếu tốtài chính và phi tài chính. Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thểthấy xếp hạng tín nhiệm là hoạt động đánh giá tình trạng tài chính của các đối tượng được đánh giá. Xếp hạng tín nhiệm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư biết vềtình trạng tài chính và mức độrủi ro của các tổ chức để có quyết định đầu tư phù hợp. Các yếu tố để đánh giá thường bao gồm yếu tố về tài chính và phi tài chính. Yếu tố tài chính bao gồm các tỷ số tài chính quan trọng thông qua các báo cáo tài chính. Yếu tố phi tài chính là các yếu tố khó có thể định lượng như: chính trị, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô,... (Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013).
  • 20. 11 2.1.4 Hậu quả của việc khách hàng không trả được nợ 2.1.4.1 Đối với khách hàng Là một nhân tố chính trong các khoản nợ ngân hàng và cũng là người bị ảnh hưởng đầu tiên. Khi không đủ khả năng thanh toán nợ, khách hàng có thể gặp phải những rủi ro như sau: – Khi khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán đầy đủ khoản vay thì có thể “bị đưa” vào danh sách “nợ xấu” của tổ chức tín dụng, dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn hoặc các khoản vay khác sẽ trở lên khó thực hiện. – Khi khách hàng vay nợ bằng tài sản đảm bảo thì khi mất khả năng thanh toán, các tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền thu hồi nợ bằng cách lấy đi tài sản đảm bảo đó ví dụ quyền sử dụng đất, xe ô tô… – Dưới góc độ kinh tế, khi khoản dư nợ quá hạn của khách hàng trở lên quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển dòng vốn của ngân hàng, điều này có thể khiến cho mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trở lên khó khăn do hiện nay hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua ngân hàng. 2.1.4.2 Đối với các tổ chức tín dụng Hậu quả đầu tiên đối với các tổ chức tín dụng là giảm hoặc mất nguồn vốn. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng kinh doanh và tạo ra lợi nhuận chủ yếu dựa vào các giao dịch liên quan đến dòng tiền. Khi nguồn vốn giảm hoặc mất thì có thể kéo theo những hậu quả khác như: – Giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Dư nợ quá hạn đồng nghĩa với việc đồng vốn của tổ chức tín dụng còn đọng lại mà tổ chức tín dụng chưa biết có khả năng thu hồi hay không (ví dụ dư nợ thuôc nhóm 4, nhóm 5), khiến cho tổ chức tín dụng không thể đưa vốn vào kinh doanh hay lưu thông trên thị trường, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng, việc sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả.
  • 21. 12 – Uy tín của tổ chức tín dụng bị giảm sút: Khách hàng không thể tiến hành đầu tư vào những tổ chức tín dụng đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bởi lẽ, nghiệp vụ ngân hàng có khoản vay, khoản gửi, khi khoản vay dư nợ quá hạn cao thì khoản gửi của khách hàng cũng có thể bị mất nếu tổ chức tín dụng không thu hồi được khoản nợ. Do đó, tình trạng khách hàng có khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đồng loạt đến để rút tiền sẽ khiến cho tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó huy động vốn do mất uy tín. – Nguy cơ phá sản của các tổ chức tín dụng: Dư nợ quá hạn cao, không có khả năng huy động vốn dẫn đến mức độ cạnh tranh, tham gia thị trường và số vốn của tổ chức tín dụng không còn là những nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng không thể hoạt động. 2.1.4.3 Đối với nền kinh tế – Khủng hoảng nền kinh tế và trong hệ thống ngân hàng: Xét ở góc độ vĩ mô, hệ thống ngân hàng là nơi quản lý dòng tiền của một quốc gia. Nếu như có quá nhiều ngân hàng bị dư nợ quá hạn thì dòng tiền quốc gia cũng bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngoài ra, dư nợ quá hạn có thể khiến cho các quốc gia khác mất tin tưởng vào chính sách tiền tệ của quốc gia này, kéo theo việc mất cơ hội hợp tác, đầu tư nước ngoài, cơ hội vay vốn nước ngoài, thậm chí là ảnh hưởng đến chính sách chính trị, ngoại giao. – Doanh nghiệp bị tác động: Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế của một quốc gia có thành tựu hay không chủ yếu dựa vào sự phát triển doanh nghiệp, đây cũng là nguồn thu thuế, giải quyết tình trạng việc làm. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về vốn thì một trong những kênh huy động vốn hiệu quả chính là ngân hàng. Nhưng nếu dư nợ quá hạn của ngân hàng cao, ngân hàng cũng không có vốn cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp có thể phải tạm dừng hay chấm
  • 22. 13 dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là hậu quả rất lớn tác động đến nền kinh tế của một quốc gia. 2.2 Các lý thuyết nền 2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết thông tin bất cân xứng xuất hiện vào những năm 1970 do các nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng nhận giải Nobel 2001. Thông tin bất cân xứng là 1 trong những nguyên nhân gây thất bại trên thị trường, trạng thái mà ở đó những người tham gia tương tác có được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng tài sản hay nói cách khác là nó xảy ra khi 1 bên nắm vững thông tin còn bên đối tác thì không biết đích thực thông tin ở mức độ nào. Từ đó dẫn đến hệ quả: +Sự lựa chọn bất lợi hay còn gọi là lựa chọn nghịch: là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch, bất lợi do một bên đối tác che giấu thông tin đều đó làm ảnh hưởng đến bên còn lại, hoặc đôi khi có thể gây tổn thất cho cả hai. +Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại: sau khi HĐ ký kết bên có nhiều thông tin cố ý che giấu nhằm đạt lợi ích nhất định trong khi đó bên còn lại không thể biết nếu không thực hiện cơ chế giám sát. Trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra nguyên nhân mà các doanh nghiệp làm việc không hiệu quả dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. 2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn 2.2.2.1 Thuế làm cho viêc sử dụng nợ trở nên hấp dẫn hơn Nghiên cứu năm 1958 của M&M, định đề I nổi tiếng, được đặt trong điều kiện Không có thuế. Năm 1963, M&M tiếp tục nối tiếp công trình vĩ đại này, nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của doanh nghiệp trong sự ảnh hướng của thuế.
  • 23. 14 Với sự có mặt của thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp được xác định như sau: − Đối với doanh nghiệp không vay nợ: V1 , = xt(l- T j − Đối với doanh nghiệp có vay nợ: VL , = (Xt-C)(l- Tn) = VU t + Ta c (Trong đó Ta: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; C: chi phí lãi vay) Vì lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, việc sử dụng nợ tạo nên một khoản lợi ích, hay nói khác hơn là tạo nên một tấm chăn thuế. Tam chắn thuế này thường được tính bằng một phép nhân giữa thuế suất biên tê và lãi vay. Kết quả này tạo nên một sức ảnh hưởng rất lớn trong suy nghĩ của các giám đốc tài chính. Lợi ích của tấm chắn thuế thu hút các công ty sử dụng nợ nhiều đến mức có thể. Tuy nhiên, trên thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là duy nhất. Xem xét thêm ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân, Miller giải thích rằng tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay của doanh nghiệp có thể ít hơn hoặc bằng không, bởi vì thuế thu nhập cá nhân đánh trên cả thu nhập từ vốn cổ phần (cổ tức của cổ đông) và thu nhập từ lãi vay (của trái chủ). Sự thấp hơn của thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho thu nhập từ vốn cổ phần so với thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho lãi vốn trong thực tế khiến cho lợi ích của nợ bị giảm tương đối. Như vậy, cấu trúc vốn tối ưu trong lý thuyết của M&M được xác định lại. Tỷ trọng nợ trong doanh nghiệp sẽ tăng cho đến khi nào lợi ích từ thuế thu nhập doanh nghiệp trở nên thấp hơn chi phí thuế thu nhập cá nhân mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. Tuy nhiên, giải thích này không thực sự thuyết phục, bởi vì nó còn phụ thuộc vào sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với các khoản lợi ích và chi phí của họ do thuế; và điều này sẽ làm cho chính sách nợ không đặt thành vấn đề đối với các công ty nộp thuế.
  • 24. 15 Trên thực tế, có những doanh nghiệp phát triển thịnh vượng mà không dùng bất kỳ một món nợ nào cả, điều này cho thấy lợi ích từ tấm chắn thuế đã có thể bị đánh đổi với một lý do quan trọng khác. 2.2.2.2 Giới hạn của việc sử dụng nợ Với lợi thế tương đối của nợ, việc vay nợ sẽ là một hành vi khôn ngoan nếu như doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khó đạt được lợi nhuận để hướng lợi từ tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp, tiết kiệm thuế ròng có thê bị âm. Phần này sẽ giải thích những đắn đo của các công ty trong việc sử dụng nợ. ❖ Chi phí phá sản “Trách nhiệm hữu hạn” của các cổ đông đối với các nghĩa vụ phải trả là lý do đủ để các trái chủ cảm thấy lo lắng, bới vì các trái chủ hoàn toàn có thể sẽ không thể thu hồi hết các khoản nợ của một doanh nghiệp, nếu như thu nhập của doanh nghiệp đó không đủ để trang trải hết. Các trái chủ luôn biết được điều này, và họ sẽ hành động theo cách khác. Để “bù đắp” rủi ro không thể thu hồi hết tiền nợ vay và lãi, các nhà đầu tư sẽ chỉ mua trái phiếu của doanh nghiệp có vay nợ nhiều hơn vói một mức giá thấp hon so vói trái phiếu của doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ít hơn, hay nói cách khác là với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn. Thực tế là giá trị doanh nghiệp của cả hai doanh nghiệp đều bằng nhau, mặc dù là doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn có khả năng phá sản cao hơn do không thể trả được nợ và lãi vay. Tuy nhiên, chính khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ này sẽ khiến cho các nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu của doanh nghiệp này cao hơn và họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đây chính là chi phí kiệt quệ tài chính mà một doanh nghiệp phải gánh chịu cho việc sử dụng nợ nhiều hơn của mình. Tuy vậy, đây không phải là thứ chi phí duy nhất làm cản trở việc gia tăng sử dụng nợ.
  • 25. 16 Trên thực tế, có sự hiện diện của chi phí phá sản. Các chi phí của tòa án, thuê luật sư và vô vàn các khoản chi phí hành chính khác phát sinh phục vụ cho thủ tục phá sản sẽ khiến cho các trái chú của công ty bị phá sản chỉ có thể nhận lại được ít hơn nữa phần vốn đầu tư của mình. Chi phí phá sản, có thể phân chia thành hai loại sau: − Chi phí phải trả cho tòa án và luật sư để thực hiện các thủ tục phá sản hay tái cơ cấu doanh nghiệp sau phá sản. Loại chi phí này được gọi là chi phí trực tiếp liên quan đến kiệt quệ tài chính; − Doanh thu của công ty bị sụt giảm, thương hiệu bị ảnh hướng,... là những chi phí mà công ty bị phá sản thường phái gánh chịu. Mặc dù rằng các khoản thiệt hại này là không thể tránh khỏi, nhưng thường thì chúng khó có thể được đo lường một cách chính xác, ❖ Chi phí kiệt quệ tài chính Chi phí phá sản chính là một phần của chi phí kiệt quệ tài chính. Chi phí phá sản chỉ xảy ra khi công ty đang trong tình trạng phá sản. Còn nếu như việc phá sản chưa xảy ra, mặc dù công ty đang rất khó khăn trong việc xoay sở nguồn tiền đế trang trải các khoản lãi vay và nợ đển hạn thanh toán? Tình huống này của các công ty là một rủi ro đối với các cổ đông. Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản? Nếu công ty thực sự phá sản, trong khi lợi ích của các chủ nợ thì được ưu tiên hơn, thì lợi ích của các cổ đông sẽ được tòa án xem xét cuối cùng, hay thậm chí chẳng còn gì cả. Rủi ro này đẩy họ vào những toan tính và các hành vi “xấu xa” với mục đích tranh giành quyền lợi với các trái chủ. Các hành vi này, xét cho cùng, cũng sẽ làm cho công ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí nữa. Các chi phí này cũng được xem là chi phí kiệt quệ tài chính. Như vậy, chi phí kiệt quệ tài chính là một sự đánh đổi đối với lợi ích của tấm chắn thuế trong việc sử dựng nợ của doanh nghiệp.
  • 26. 17 ❖ Ảnh hưởng của thuế và kiệt quệ tài chính Định đề I của M&M sẽ không đúng trong thế giới hiện thực, vì rằng các điều kiện để nó tồn tại là không thực tế. Tuy nhiên, giá trị của lý thuyết này không phải vì nó đúng hay sai, mà vì tính ứng dụng của nó trong thực tế. Trong thế giới thực, có sự tồn tại của thuế và chi phí phá sản. Nghĩa là “miếng bánh” thu nhập không chỉ được chia cho cổ đông và trái chủ, mà còn phải nhường hai phần nữa cho chính phủ (thuế phải nộp) và tòa án (chi phí phá sản). Lợi ích còn lại cuối cùng cho cổ đông của công ty, nếu xét trong giới hạn của các quyết định tài trợ, tùy thuộc vào phần trăm miếng bánh chia cho chủ nợ, chính phủ và tòa án; mà điêu này, rốt cuộc lại phụ thuộc vào tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Hình 2.1: Các đối tượng “thụ hưởng” EBIT Nguồn; Corporate Finance, 6th edition Hình 2.2 biểu diễn giá trị của doanh nghiệp trong ảnh hưởng của thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Tại một thời điểm nào đó, việc sự dụng thêm một đồng vốn vay sẽ làm cho chi phí kiệt quệ tài chính tăng lên đúng bằng với phần tăng của lợi ích từ tấm chắn thuế. Đây chính là tỷ lệ nợ vay tối ưu cho doanh nghiệp, hay cũng chính là cấu trúc vốn tối ưu.
  • 27. 18 Hình 2.2: Tỷ lệ nợ trong cấu trúc vổn và giá trị doanh nghiệp Nguồn: Corporate Finance, 6th edition Tóm lại: Đối với lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp phải cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính trong việc lựa chọn một tỷ lệ tài trợ bằng nợ hợp lý. Lý thuyết đánh đổi nhìn chung thừa nhận rằng một sự kết hợp hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ sẽ tạo nên một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Ta biết rằng thuế và kiệt quệ tài chính là hai nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Rất nhiều các nghiên cứu về cấu trúc vốn mong muốn tìm được đâu là giới hạn được chấp nhận của sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Tuy vậy, thật không may mắn là không có một công thức nhất định để xác định một cấu trúc vốn tối ưu cho một doanh nghiệp cụ thể. Điều này là bởi vì chi phí kiệt quệ tài chính khó có thể được nhận diện và đo lường một cách chính xác. Lý thuyết đánh đổi thừa nhận rằng tỷ lệ nợ mục tiêu có thề khác nhau giữa các doanh nghiệp. Các công ty có tài sản hữu hình an toàn, có nhiều thu nhập chịu thuế
  • 28. 19 nên có tỷ lệ nợ cao hơn. Các công ty có khả năng sinh lãi thấp hơn, có tỷ trọng tại sản vô hình nhiều hơn (rủi ro hơn) nên chủ yếu sử dụng tài trợ bằng vốn cổ phần. Lý thuyết đánh đổi giải thích được những khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành (do sự khác nhau cùa tài sản); tuy nhiên lại không thể giải thích được mối liên hệ giữa một tỷ suất lợi nhuận cao với một tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp (khả năng sinh lợi cao nghĩa là khả năng vay nợ cao và lợi ích của tấm chắn thuế càng lớn). 2.2.3 Lý thuyết chi phí đại diện Lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện được đề cập đến đầu tiên trong một nghiên cứu của Fama và Millẹr năm 1972. Về sau, lý thuyết chi phí đại diện được phát triển sâu hơn trong nghiên cứu của Jensen và Medding năm 1976 và sau đó là nghiên cứu của Jensen năm 1986. Lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, bởi vì sự có mặt của chi phí đại diện. Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đông và trái chủ, và phi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông doanh nghiệp với các trái chủ và nhà quản lý — còn gọi là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. 2.2.3.1 Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đông và trái chủ Kiệt quệ tài chính không chỉ làm phát sinh chi phí phá sản. Khi một công ty sử dụng nợ, các cổ đông và trái chủ sẽ có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong trường hợp công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông, những người nắm quyền điểu hành công ty, có thể sẽ thực hiện một vài hành vi được giới thiệu sau đây để tranh giành lợi ích đối với các chủ nợ của họ. Các hành vi này sẽ làm phát sinh chi phí, bởi vì chúng gây tổn hại đến giá trị doanh nghiệp. ❖ Chiến lược chuyển dịch rủi ro
  • 29. 20 Khi công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông có thể sẽ lựa chọn thực hiện các dự án mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn, bất kể dự án đó có thể làm giảm sút giá trị trái phiếu và giá trị doanh nghiệp. ❖ Chiến lược từ chối đóng góp vốn cổ phần Các cổ đông củng sẽ từ chối góp vốn để tài trợ cho một dự án mới nếu như việc thực hiện dự án mới không mang lại thu nhập nhiều hơn phần vốn góp thêm của họ, bất chấp điều đó giúp gia tăng giá trị của công ty và giúp công ty thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính. Như vậy, vì việc đầu tư này mang lại lợi ích cho trái chủ nhiều hơn, các cổ đồng sẽ không chấp nhận thực hiện dự án này. Công ty bị mất đi một cơ hội đầu tư vào dự án mới để làm tăng thu nhập do các cổ đông từ chối góp thêm vốn. ❖ Và một số chiến lược khác Các cố đông còn nhiều hành vi “ích kỷ” khác để bảo vệ quyền lợi của mình khi công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Ví dụ như họ sẽ thực hiện chia cổ tức (bằng tiền mặt) bất chấp dòng tiền nhàn rỗi của công ty không đủ để tài trợ cho các dự án mới. Giá trị thị trường của cổ phần sẽ sụt giảm khi việc chia cổ tức được thực hiện, nhưng không vấn đề gì phải bận tâm cả, bởi vì sự sụt giảm này ít hơn so với giá trị cổ tức nhận được. Hoặc là các cổ đông sẽ sử dụng các thủ thuật kế toán để che dấu tình hình kinh doanh bi đát, tạo ra những hy vọng mới về sự phục hồi,... nhằm kéo dài thời gian đi đến sự phá sản. Sự kéo dài thời gian này, nếu như vì một sự may mắn hoặc tài năng nào đó, cũng có khi là một cơ hội thực sự cho các công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính; nhưng nó cũng có thể khiến cho công ty trượt dài hơn vào những khó khăn và giá trị của doanh nghiệp ngày càng giảm. Kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp tổn kém hơn. Nhưng thực sự thì ai là người phải gánh chịu các khoản chi phí này - cổ đông hay chủ nợ?
  • 30. 21 Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, sự hấp dẫn của các trò chơi này càng lớn. Triển vọng gia tăng việc thực hiện các trò chơi này trong tương lai sẽ làm cho các nhà đầu tư trả giá thấp hơn đối với giá trị của doanh nghiệp ở hiện tại. Còn đối với các trái chủ, họ đã kịp thời chiết khấu rủi ro này vào trong mức lãi suất của các khoản cho vay. Các cổ đông của công ty phải trả lãi vay nhiều hơn, phải gánh chịu sự giảm giá thị trườmg của cố phần sở hữu, nên họ là người gánh chịu cuối cùng. Chi phí kiệt quệ tài chính, nói chung, nhắc nhở các chủ công ty nên giới hạn việc sử dụng nợ. 2.2.3.2 Chi phí đại diện của vốn cổ phần Lý thuyết này, nói chung, hàm ý rằng, một cá nhân sẽ làm việc cho chính anh ta tốt hơn so với anh ta làm thuê cho người khác. Đồng thời, anh ta cũng sẽ làm tốt hon cho công ty nếu như phần vốn góp của anh ta trong công ty đó nhiều hơn. Một nhà quàn lý có sờ hữu cổ phần cùa công ty sẽ làm việc nỗ lực hơn so với một nhà quản lý không kiêm là cổ đông của công ty, bởi vì lợi ích của công ty gắn liền với lợi ích của cổ đông. Mặc khác, nếu như một người nắm quyền quản lý của công ty, người này có thể sử dụng hoặc chuyển một phần nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho lợi ích riêng cùa mình... Trong trường hợp này, nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý tại công ty càng nhiều, các khoản chi phí này sẽ càng ít, bởi vì phần gánh chịu của anh ta nhiều hơn. Hay thậm chí rằng, nếu như anh ta không sở hữu cổ phần của công ty, các cổ đông cũng khó an lòng về việc các dự án có NPV < 0 được đảm bảo chắc chắn sẽ không triển khai. Nói chung, nếu như phần trăm sở hữu của các nhà quản lý trong công ty càng thấp, những chi phí mà họ tạo ra càng nhiều (làm ít giờ hơn, tiêu dùng hoang phí hơn, sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của cá nhân họ nhiều hơn, hay thậm chí là chấp nhận những dự án tồi,...). Cuối cùng, chính các cổ đông khác sẽ là người gánh chịu thiệt hại này. Những chi phí này được gọi là chi phí đại diện của chủ
  • 31. 22 sở hữu, và cách tốt để hạn chế các khoản chi phí này là tăng cường số cổ phần của các nhà quản lý này tại chính doanh nghiệp. Như vậy, lý thuyết chi phí đại diện giải thích vì sao các công ty có quy mô lớn, có dòng tiền tự do càng nhiều thường có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hon trong cơ cấu vốn của mình. Giải thích của lý thuyết này, là do các điều khoản trong hợp đồng vay nợ sẽ kiểm soát được phần nào các hành vi của các nhà quản lý không hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 2.3.1 Nhân tố liên quan đến đặc điểm khách hàng doanh nghiệp - Năng lực tài chính: chủ yếu được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như tỷ lệ sinh lợi từ tài sản, tỷ lệ sử dụng tài sản hiệu quả, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, giá trịcủa doanh nghiệp trên thị trường,… Các nghiên cứu thực nghiệm vềrủi ro tín dụng đều đi đến một kết luận rằng các chỉ số tài chính là hữu ích trong việc đo lường khả năng trả nợ của KHDN. Trong các nghiên cứu, nhìn chung các chỉ số về lợi nhuận, khả năng thanh khoản được sử dụng phổ biến nhất. Độ chính xác không phải là tuyệt đối nhưng đa phần các nghiên cứu này đã chứng minh tính hiệu quả trong đo lường rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng theo thời gian. - Uy tín khách hàng: yếu tố cơ bản của nhân tố là độ tin cậy của chủ doanh nghiệp, ban điều hành lãnh đạo doanh nghiệp, mối quan hệ, uy tín và thương hiệu của KHDN trên thịtrường, năng lực trình độquản lý và dựa trên thiện chí hợp tác và trả nợ của khách hàng. Uy tín của khách hàng được ngân hàng xác minh và phán đoán chủyếu dựa trên các nguồn thông tin: lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng và đối tác, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp,… - Công nghệ, máy móc thiết bị: đánh giá mức độ hiện đại và hiệu quả của các máy móc, thiết bị tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDN, thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độkinh doanh ổn định của KHDN. Các KHDN có công nghệ tối tân thường có chi phí sản xuất thấp, hoạt động hiệu quả,
  • 32. 23 khả năng cạnh tranh trên thị trường tốt và là những khách hàng trả nợ tốt hơn so với KHDN yếu kém trong công nghệ. - Quy mô hoạt động: các KHDN có quy mô nhỏ, thường là các doanh nghiệp mới thành lập có rủi ro hơn so với các KHDN có quy mô lớn, chủ yếu do KHDN có quy mô nhỏ có năng lực quản lý kinh doanh và tiềm lực tài chính thường kém hơn, dễ dàng bị tác động bởi các nhân tố tiêu cực trên thị trường. - Ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh phải đối mặt với những rủi ro nhất định và không ngành nào có rủi ro giống ngành nào, có thể do cấu trúc ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn dài, do chính sách kinh tế hoặc do ngành nhạy với biến động của thị trường. (Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng, 2017) 2.3.2 Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng - Lãi suất tín dụng: lãi suất có thể được thiết lập nhưlà "giá " của một khoản vay. KHDN có rủi ro cao hơn phải trả lãi suất cao hơn. Đây là phương pháp tiếp cận thông thường, và được gọi là "giá dựa trên rủi ro”. Đồng thời, lãi suất tín dụng là chi phí sửdụng vốn của KHDN, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của KHDN, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của KHDN. - Thời gian vay: thời gian vay càng dài, vấn đề kiểm soát rủi ro của ngân hàng đối với KHDN càng khó khăn. Ngoài ra, Flannery (1986) lập luận rằng thời gian cho vay là một cơ chế thay thế cho việc giải quyết các vấn đề của lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong mối quan hệ tín dụng. Trong một tình huống thông tin bất đối xứng, KHDN nhận định bản thân có rủi ro tín dụng thấp sẽthích vay ngắn hạn hơn vay dài hạn nhằm giảm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn tài chính ngắn hạn, đồng thời phát tín hiệu rủi ro thấp, khả năng trả nợ tốt. - Số tiền vay: trong nhiều trường hợp số tiền vay của KHDN có liên quan trực tiếp đến quy mô của KHDN, số năm kinh nghiệm của KHDN, hoặc mối quan hệgiữa ngân hàng và KHDN cũng có thể là một chỉ báo rủi ro tín dụng. Các khoản vay
  • 33. 24 nhỏhơn có xu hướng liên quan đến các KHDN nhỏhoặc mới được thành lập, có rủi ro lớn hơn và khảnăng trảnợsẽkém hơn. Ngược lại, các khoản vay cho các công ty lớn có xu hướng rủi ro thấp do tài chính bền vững. Ngoài ra, các khoản vay quy mô lớn có xu hướng được giám sát nghiêm ngặt hơn, vì vậy dẫn đến rủi ro không trả nợ thấp. - Tài sản bảo đảm: theo quan điểm truyền thống thì một mối liên hệ giữa rủi ro và TSBĐ hàm ý KHDN khả năng trả nợ kém thì ngân hàng sẽ yêu cầu TSBĐ hơn là KHDN có khả năng trả nợ tốt để đảm bảo khả năng thu hồi được vốn khi KHDN không trả nợ. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu thực nghiệm lại phát hiện mâu thuẫn với quan điểm trên và được giải thích thông qua bối cảnh thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức của KHDN. Trong bối cảnh thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng thiết kế hợp đồng tín dụng để phân loại khách hàng: KHDN có rủi ro cao chọn lãi suất cao và không có TSBĐ, KHDN có rủi ro thấp là những khoản vay có TSBĐ và nhận được mức lãi suất thấp hơn. TSBĐ sẽ giúp làm giảm bớt các vấn đề rủi ro đạo đức, giúp sắp xếp các lợi ích giữa ngân hàng và KHDN, tránh một tình huống phần vốn của KHDN tham gia rất ít hoặc không tham gia vào dự án đầu tư. (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016) 2.3.3 Nhân tố liên quan đến ngân hàng Nhân tố liên quan đến ngân hàng chủ yếu xem xét đến trình độ quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng nếu áp dụng trình độ kỹ thuật và quy trình tín dụng tiên tiến sẽ sàng lọc của KHDN tốt để cấp tín dụng và từ chối với những KHDN xấu. Ngoài ra, quy trình quản lý tín dụng hiệu quả sẽ giám sát được hoạt động kinh doanh, nhận diện được thiện chí trả nợ của KHDN và các nhân tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN, từ đó làm giảm thiểu rủi ro KHDN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo quy định. (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016)
  • 34. 25 2.4 Tổng quan nghiêm cứu Tính đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu xem xét những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ cũng như xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp của một quốc gia hay một nhóm các quốc gia. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tác giả chỉ liệt kê một vài nghiên cứu để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình. 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài Fitzpatrick (1931) là người tiên phong sử dụng phân tích tỷ số tài chính để dự đoán khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Số liệu nghiên cứu của ông được thu thập từ các báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp không tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh trong những năm 1920-1929 tại Hoa Kỳ. Có tổng cộng 13 tỷ số tài chính đã được lựa chọn dựa trên việc sử dụng thường xuyên bởi các nhà phân tích hàng đầu tại thời điểm đó. Các phát hiện cho thấy rằng các tỷ số tài chính tốt nhất để dự đoán sự phá sản từ báo cáo cuối cùng hàng năm trước khi kinh doanh phá sản là Khả năng sinh lời của tài sản; Vòng quay tài sản cố định; Tỷ số nợ trên tài sản; và Tỷ số thanh toán nhanh. Beaver (1966) sử dụng phương pháp phân tích phân biệt để tìm ra mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính và khả năng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp. Bằng nghiên cứu thực nghiệm 79 doanh nghiệp kinh doanh thất bại và một số lượng tương ứng các doanh nghiệp kinh doanh thành công cho giai đoạn từ năm 1954-1964, bài nghiên cứu của ông đã phân tích, đánh giá từng tỷ số tài chính nhằm đưa ra những tiêu chí dự báo phá sản doanh nghiệp thông qua việc quan sát các tỷ số tài chính này. Tổng cộng đã có 30 tỷ số tài chính được chia thành năm nhóm (các tỷ số dòng tiền, tỷ số doanh thu thuần, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản, tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ số tài sản thanh khoản nhanh, các tỷ số vòng quay) đã được sử dụng. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính là các doanh nghiệp có ít tiền mặt, ít hàng tồn kho nhưng nhiều nợ phải thu.
  • 35. 26 Nghiên cứu của Beaver (1966) cũng chỉ ra rằng Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc dự báo dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ảnh tính cân đối giữa khả năng tạo tiền của doanh nghiệp với số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán, và do đó nó thể hiện rõ ràng nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khả năng sinh lời của tài sản (thu nhập ròng/tổng tài sản) và Hệ số nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản) cũng là những chỉ tiêu quan trọng trong việc phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp bởi vì các chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang mắc phải. Altman (1968) tiếp tục kế thừa và mở rộng nghiên cứu của Beaver (1966). Altman (1968) đã sử dụng phương pháp phân tích phân biệt và các tỷ số tài chính trong dự báo thất bại doanh nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Sau đó, Altman (1968) đã tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác nhau và cho thấy chỉ số Z’, Z’’ có mức độ chính xác cao hơn so với mô hình cũ. Mô hình này lúc đầu được tác giả xây dựng dựa trên các phân tích thống kê với số mẫu 66 doanh nghiệp, là các công ty sản xuất và doanh nghiệp nhỏ, có tổng tài sản dưới một triệu đô-la Mỹ, một nửa trong số này đã nộp đơn phá sản vào lúc đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các biến độc lập có khả năng dự báo tốt nguy cơ phá sản của doanh nghiệp là Vốn lưu động/tổng tài sản; Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản; Vốn hóa thị trường/tổng nợ phải trả; và Doanh thu/tổng tài sản. Ninua (2008) nghiên cứu mối liên hệ giữa khoản tín dụng có tài sản bảo đảm với khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ProCreditBank của Georgia từ năm 2004-2007 bằng mô hình Logistic. Mô hình giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ rủi ro tín dụng (thay cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp) và các khoản vay có tài sản bảo đảm. Các thông tin về khả năng thanh toán khoản vay của KHDN được đánh giá thông qua tỷ lệ khoản vay không hoàn trả (LLR). Các khoản vay với LLR cao được
  • 36. 27 xác định là các khoản vay rủi ro và khoản vay với LLR thấp được xác định là các khoản vay ít rủi ro. Kết quả nghiên cứu: - Ảnh hưởng của TSBĐ là đồng biến với LLR, với mức ý nghĩa 1%. Điều đó cho thấy sự hiện diện của TSBĐ ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất của ngân hàng. Trên cơ sở này, tác giả nhận định các khoản vay thế chấp có xác suất không trả nợ cao hơn nếu so sánh với các khoản vay không có TSBĐ. - Tỷ lệ số tiền vay đã được phê duyệt (RATIOAR) ảnh hưởng tiêu cực đến LLR, ngụ ý khách hàng được cấp tín dụng theo yêu cầu sẽ trả nợ tốt hơn so với trường hợp không được cấp tín dụng như mong đợi. - Các công ty sử dụng nhiều lao động xu hướng có LLR cao hơn so với các công ty sử dụng ít lao động. Tác giả giải thích do các công ty lớn thường có khoản vay lớn, nghĩa vụ trả nợ lớn nên tỷ lệ rủi ro tín dụng cao tương ứng. - Số tiền vay (RAMOUNT) và thời gian vay (RLEGTH) có tác động ngược chiều với LLR nhưng ảnh hưởng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. - Biến loại khách hàng TYPECLIENT có tác động đồng biến và có ý nghĩa ở mức 1%, mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng làm tăng nguy cơ vỡ nợ. - Đối với kết quả biến giả của các ngành công nghiệp, tác giả thấy rằng sản xuất các sản xuất thực phẩm có tác động đồng biến và có ý nghĩa ở mức 10%, có LLR cao hơn hơn các ngành công nghiệp khác. Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010) sử dụng mô hình Logit đa thức (Multinomial Logistic Regressions Models) để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng là các KHDN quy mô nhỏ tại Community development financial institutions (CIFIs).
  • 37. 28 Biến phụ thuộc kết quả khả năng trả nợ của khách hàng được xác định dựa trên tình trạng thanh toán thực tế của khách hàng (“Strong”: chưa từng NQH, cơ cấu nợ; “Medium”: từng hơn 1 lần NQH 30 ngày, từng NQH 60 ngày, từng cơ cấu nợ; “Weak”: từng NQH 90 ngày, không trả nợ). Các biến độc lập được đưa vào mô hình gồm biến Xi đặc điểm người vay (kinh nghiệm quản lý, giới tính giám đốc, điểm FICO cá nhân, mã ngành, thời gian kinh doanh, nợ trước khi vay, doanh nghiệp mới) Yi đặc điểm khoản vay (thời gian vay, tỷ lệ bảo lãnh của chính phủ đối với khoản vay doanh nghiệp, lãi suất, số tiền vay,...), Zi đặc điểm người cho vay (lãi suất được Fed cấp vốn) và Mi đặc điểm vĩ mô (chỉ số S&P, tỷ lệ thất nghiệp). Bộ dữ liệu chứa 530 khoản vay, trong đó bao gồm 229 khoản vay doanh nghiệp nhỏ có bảo lãnh và 301 khoản vay doanh nghiệp nhỏ không có bảo lãnh từ năm 2002 - 2007. Dữ liệu được lấy từ một mẫu không ngẫu nhiên, tập trung vào các khoản vay “weak”, “medium”. Kết quả nghiên cứu: Kết quả hồi quy đa thức cho tất cả các khoản vay với biến cơ sở là khoản vay "weak" đưa ra mô hình các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ dựa trên các biến độc lập đã đề xuất ban đầu. - Biến kinh nghiệm quản lý tác động cùng chiều với khả năng trả nợ. - Điểm FICO cá nhân càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt. - Thời gian kinh doanh tác động cùng chiều với khả năng trả nợ của khách hàng. - Các khoản vay được chính phủ hỗ trợ bảo lãnh có khả năng trả nợ kém. - Thời gian vay có tác động ngược chiều với khả năng trả nợ, vay càng dài khả năng trả nợ của khách hàng càng kém. - Số tiền vay càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt. - Biên độ lãi suất tín dụng càng cao so với lãi suất cơ bản thì khả năng trả nợ càng kém.
  • 38. 29 - Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì khả năng khách hàng càng trả nợ kém. Altman và Sabato (2007) nghiên cứu các nhân tố tác động đến xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Mỹ và cho thấy sự cần thiết của việc phải xây dựng một mô hình riêng biệt để đánh giá rủi ro tín dụng của nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Các tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy Logistic với dữ liệu tài chính lấy từ 2000 công ty Mỹ (có doanh số nhỏ hơn 65 triệu đô-la Mỹ) trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2002. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có năm biến độc lập (các tỷ số tài chính) có khả năng dự báo tốt nhất cho xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp, đó là tỷ số: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/tổng tài sản; Nợ ngắn hạn/giá trị sổ sách vốn cổ phần; Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; Tiền mặt/tổng tài sản; và Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/chi phí lãi vay. Pederzoli và Torricelli (2010) nghiên cứu mô hình được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu của Altman (1968). Mô hình này được sử dụng để xác định điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn dựa trên giả định rủi ro tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của khách hàng. Nếu như Alman (1968) sử dụng đại lượng Z làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp và phụ thuộc vào trị số của các tỷ số tài chính của doanh nghiệp và tầm quan trọng của các tỷ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của doanh nghiệp trong quá khứ thì Pederzoli và Torricelli (2010) lại sử dụng các chỉ tiêu tài chính và trọng số để lượng hóa xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp quy mô nhỏ và quy mô siêu nhỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 4 biến độc lập có khả năng dự báo tốt nhất cho xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp, đó là Nợ dài hạn/tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản; Nợ phải trả/tổng tài sản; và Doanh thu/tổng tài sản. 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước - Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần Thơ”. Với mục tiêu tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng,
  • 39. 30 bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit với cỡ mẫu 438 khách hàng của Ngân hàng. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay; Hoàng (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để dự báo rủi ro tín dụng cho các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 463 công ty đang niêm yết và dữ liệu được khai thác từ báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có bảy biến độc lập được chấp nhận là: Nợ phải trả/tổng tài sản; Nợ phải trả/VCSH; Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản; Doanh thu/tổng tài sản; Lợi nhuận/doanh thu; Lợi nhuận/tổng tài sản; và Lợi nhuận/VCSH. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017) với mục tiêu chính của nghiên cứu này là giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn 2011-2015. Để giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ, tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Theo đó, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) là phù hợp khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Trong đó, các yếu tố tỷ số sinh lời tài sản (ROA) và số vòng quay tài sản (SOA) có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, trong khi tỷ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số nợ trên tài sản (DOA), và lạm phát (CPI) có tác động nghịch chiều. Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy đã xác định được 6 biến có tác động đến khả năng trả nợ của KHDN. Các biến này bao gồm: KINHNGHIEM (kinh nghiệm
  • 40. 31 hoạt động trong lĩnh vực hiện tại), DUNO (dư nợ tại một thời điểm), DTT.TTS (doanh thu thuần/tổng tài sản), ROE (tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), LAISUAT (lãi suất vay) và THOIGIANVAY (thời gian vay). Tuy nhiên, kết quả mô hình cũng đã loại bỏ 6/12 biến còn lại như: NGANH (ngành), NPT.TTS (tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản), DIEMPTC (điểm phi tài chính), KHUVUC (khu vực) và TSBD (tài sản bảo đảm). Trên thực tế, các biến này có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN như tỷ lệ tài sản đảm bảo, ngành nghề kinh doanh hay điểm phi tài chính xuất ra từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Lê Vũ Lộc (2016) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2014. Phương pháp phân tích định lượng được áp dụng trong nghiên cứu, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với việc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn nhận giá trị 1 và doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nhận giá trị 0. Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Vietcombank có mối quan hệ đồng biến với việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, thu nhập sau khi vay, kinh nghiệm người điều hành doanh nghiệp, tuổi người điều hành, quy mô doanh nghiệp, số lượng ngân hàng cấp tín dụng, dòng tiền vào tài khoản, và giá trị tài sản đảm bảo, nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay và loại hình doanh nghiệp nhà nước. 2.4.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các nghiên cứu trước đây
  • 41. 32 Bảng 2.1 Kết quả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các nghiên cứu trước đây Các biên số độc lập Tác động Tác giả nghiên cứu trước Phương pháp ước lượng 1. Tài sản bảo đảm TSĐB + Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Pooled OLS; Logit 2. Số tiền vay STV - Ninua (2008), Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Pooled OLS; Logit 3. Quy mô công ty QMDN - Ninua (2008) Pooled OLS; Logit 4. Tỷ lệ số tiền vay đã được phê duyệt TLTVPD - Ninua (2008) Pooled OLS; Logit 5. Thời gian vay TGV - Ninua (2008); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Pooled OLS; Logit 6. Loại khách hàng LKH + Ninua (2008) Pooled OLS; Logit 7. Ngành công nghiệp NCN +/- Ninua (2008) Pooled OLS; Logit
  • 42. 33 8. Kinh nghiệm quản lý KNQL + Andrea Ruth Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Logit 9. Giới tính quản lý GT +/- Andrea Ruth Coravos (2010) 10. Điểm FICO cá nhân FICO + Andrea Ruth Coravos (2010) Logit 11. Số năm hoạt động của doanh nghiệp SNHĐ + Andrea Ruth Coravos (2010) Logit 12. Lãi suất LS - Andrea Ruth Coravos (2010); Altman và Sabato (2007), Phùng Mai Lan (2014) Logit 13. Tỷ lệ thất nghiệp TN - Andrea Ruth Coravos (2010) Logit 14. Các khoản vay được chính phủ hỗ trợ bảo lãnh KVĐNNHT - Andrea Ruth Coravos (2010) Logit 15. Lợi nhuận trước thuế LN + Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017) Logit 16. Dòng tiền DT + Altman và Sabato (2007) Logit 17. Lạm phát LP - Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017) Logit 18. Doanh thu DT + Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Logit 19. Mục đích sử dụng vốn vay MĐSDVV + Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Probit
  • 43. 34 20.Khả năng tài chính của khách hàng đi vay KNTC + Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Probit 21. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng KNCBTD + Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Probit 22. Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng SLKT + Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Probit 23. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay ĐDHKD - Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Probit 24. Loại hình doanh nghiệp nhà nước LHDNNN - Lê Vũ Lộc (2016) Ghi chú: Chỉ thống kê các biến số chính trong mô hình Dấu + : tác động cùng chiều; Dấu - : tác động nghịch chiều Qua quá trình tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, có thể thấy các tác giả đa số vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistics để đánh giá tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên các biến được đưa vào từng mô hình là khác nhau tùy thuộc theo đặc điểm của từng địa phương được phân tích, chủ yếu là các yếu tố có thể kể đến như các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (Quy mô công ty, Ngành công nghiệp,…) hay các yếu tố liên quan đến khoản vay (lãi suất vay, hình thức vay, tài sản thế chấp,…). Các nghiên cứu trước tập trung vào khách hàng doanh nghiệp nói chung. Luận văn này tập trung vào nhóm các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng dưới góc nhìn của ngân hàng. Trên cơ sở kế thừa mô hình và biến số được đưa vào của các nghiên cứu trước, tác giả cũng có thay đổi một số biến số cho phù hợp với tình hình thu thập thông tin khách hàng và điều kiện hoạt động tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
  • 44. 35 Kết luận chương 2 Như vậy, chương 2 của luận văn đã trình bày được cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng, giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam. Và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp làm tiền đề hình thành các giả thuyết và sự lựa chọn các biến trong chương 3.
  • 45. 36 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, và phân tích hồi quy Binary Logistic cũng như cách xác định đưa các biến vào mô hình. Từ đó, tác giả kỳ vọng về dấu các hệ số của biến độc lập và dự kiến kết quả của mô hình, làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu ở chương 4. 3.1 Quy trình nghiêm cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài nghiên cứu. -Tìm hiểu và phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết. -Thu thập số liệu từ kết quả khảo sát tình hình trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. -Ước lượng mô hình kinh tế lượng: Sau khi mô hình đã được thiết lập và dữ liệu phù hợp đã được thu thập, đề tài thực hiện ước lượng những thông số của mô hình. -Kiểm định: Sau khi ước lượng mô hình, nghiên cứu kiểm định hoặc dự báo các giá trị của biến phụ thuộc, với những giá trị của các biến độc lập cho trước. Kiểm định không chỉ được thực hiện nhằm cải tiến các đặc trưng của mô hình mà còn nhằm kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết
  • 46. 37 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2 Mô hình nghiêm cứu Do biến phụ thuộc trong đề tài là khả năng trả nợ vay đúng hạn (biến nhị phân chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1), nên đề tài có thể sử dụng mô hình Logistic. Lý do là mô hình Logistic không có bất cứ giả thiết nào về phân phối của các biến độc lập, kiểm định thống kê không phức tạp, có thể điều chỉnh hàm phi tuyến dễ dàng, các biến độc lập định tính thông qua việc thiết lập biến giả có thể chuyển thành định lượng. (Hoàng Thị Minh Thư, 2013) Qua xem xét các lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệmkết hợp với dữ liệu thu thập được, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Xác định vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Thu thập số liệu Ước lượng mô hình kinh tế lượng Đánh giá thực trạng cho vay Kiểm định độ phù hợp của mô hình Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Viết báo cáo kết quả
  • 47. 38 khả năng trả nợ của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Mô hình nghiên cứu kế thừa có chọn lọc từ các nghiên cứu trước Ninua (2008); Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Andrea Ruth Coravos (2010); Phùng Mai Lan (2014)... về phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ vay của khách hàng, vì những nghiên cứu trên sử dụng các biến phù hợp với tình hình thị trường Việt Nam và đề tài có khả năng thu thập số liệu trong giới hạn của thị trường Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp được đưa vào mô hình nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV) kế thừa từ yếu tố Mục đích sử dụng vốn vay của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011). Lãi suất vay (LS) kế thừa từ yếu tố Lãi suất của Andrea Ruth Coravos (2010); Altman và Sabato (2007), Phùng Mai Lan (2014). Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH) kế thừa từ yếu tố Kinh nghiệm quản lý của Andrea Ruth Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016). Giới tính người điều hành (GTNĐH) kế thừa từ yếu tố Giới tính quản lý của Andrea Ruth Coravos (2010). Quy mô doanh nghiệp (QMDN) kế thừa từ yếu tố Quy mô công ty của Ninua (2008). Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE) kế thừa từ yếu tố Lợi nhuận trước thuế của Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017) Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT) kế thừa từ yếu tố Dòng tiền của Altman và Sabato (2007) của Altman và Sabato (2007).
  • 48. 39 Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB) kế thừa từ yếu tố Tài sản bảo đảm của Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016). Số lượng tiền vay (SLTV) kế thừa từ yếu tố Số tiền vay của Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) Loại hình doanh nghiệp (LHDN) kế thừa từ yếu tố Loại hình doanh nghiệp nhà nước của Friedrich (2013); Hà Thị Sáu (2013). Số năm hoạt động của doanh nghiệp (SNHĐ) kế thừa từ yếu tố Số năm hoạt động của doanh nghiệp của Andrea Ruth Coravos (2010). Mô hình hồi quy nghiên cứu có dạng: Y = β0 + β1MĐSDVV + β2 LS + β3 KNNĐH + β4 GTNĐH + β5 QMDN + β6ROE + β8DT + β9GTTSĐB + β10SLTV + β11 SLNHCTD + β12 LHDN Với các biến được giải thích chi tiết ở phần sau 3.3 Giải thích biến Biến phụ thuộc Khả năng trả nợ: Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là Khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Y), được giải thích như sau: Y= 0 nếu doanh nghiệp trả nợ vay không đúng hạn (doanh nghiệp có phát sinh nợ quá hạn đối với một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi) Y= 1 nếu doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn (khoản nợ vay của doanh nghiệp không phát sinh nợ quá hạn) Biến độc lập Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV):
  • 49. 40 Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Trương Đông Lộc (2011): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Việc xác định doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không được tham chiếu từ báo cáo tổng kết năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trụ sở chính (theo quy định Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, định kỳ hàng quý bộ phận kiểm tra sẽ đi rà soát toàn bộ các doanh nghiệp có vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt; đến cuối năm căn cứ các báo cáo quý bộ phận kiểm tra sẽ thực hiện tổng kết và cho ý kiến đánh giá về tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp). Lãi suất vay (LS): Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân trong năm Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt áp dụng đối với doanh nghiệp. Biến này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2011), Phùng Mai Lan (2014), Afolabi (2010)... Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH): Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng Ln số năm làm việc trong ngành của người đứng đầu doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)). Việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai thông tin về số năm làm việc trong ngành của ban lãnh đạo (bao gồm cả người đứng đầu doanh nghiệp) là bắt buộc thực hiện khi doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu vay vốn / đã vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (đối với doanh nghiệp đã vay vốn thì thông tin này sẽ được rà soát hàng năm và cập nhật lên hệ thống). Giới tính người điều hành (GTNĐH):
  • 50. 41 Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu người điều hành doanh nghiệp là nam, nhận giá trị 0 nếu người điều hành doanh nghiệp là nữ. Quy mô doanh nghiệp (QMDN): Trongnghiên cứu này, biến quy mô doanh nghiệp sẽ đo lường bằng Ln của tổng tài sản doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Huang và Song, 2002; Bauer, 2004; Winker, 1999; Cassar, 2004). Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE) Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy chỉ số ROE hàng năm của doanh nghiệp (được tính toán từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp). Biến này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Arene (1993), Ezeh (1993), Nwachukwu et al (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014). Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT): Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa doanh số tiền gửi trong năm tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và doanh thu của doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Võ Văn Dứt, 2012; Trần Hòa Bình, 2010). Trong đó, doanh số tiền gửi được tính bằng lũy kế lượng tiền chuyển vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trong năm (dữ liệu trích xuất từ hệ thống báo cáo Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt), doanh thu được lấy từ báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB): Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa Trị giá tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt / Dư nợ vay bình quân trong năm tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (ứng dụng theo nghiên cứu của Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).