SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CHU THỊ QUỲNH
VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI -
DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CHU THỊ QUỲNH
VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI -
DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
qui định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Chu Thị Quỳnh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI
PHẠM TỘI.....................................................................................................8
1.1. Khái niệm............................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm nhân thân con người ........................................................... 8
1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội................................................. 10
1.2. Trách nhiệm hình sự và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân
thân ngƣời phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự...... 16
1.2.1. Trách nhiệm hình sự........................................................................... 16
1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đến việc
quy định trách nhiệm hình sự............................................................. 20
1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân ngƣời phạm tội ảnh
hƣởng đến việc quy định trách nhiệm hình sự.............................. 25
1.3.1. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân người phạm tội ........................ 25
1.3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất sinh học.......... 26
1.3.3. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất xã hội........ 29
1.3.4. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp lý hình sự...... 31
Chƣơng 2: NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUY
ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 35
2.1. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết
định tội............................................................................................... 35
2.2. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết
định khung......................................................................................... 44
2.3. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự......................................................... 46
2.4. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................................... 54
2.5. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình phạt ........... 56
2.6. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc qui định án treo: .................. 58
Chƣơng 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU NHÂN THÂN TRONG XỬ LÝ
TỘI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG..........66
3.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu nhân thân trong việc xử lý tội
phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ....................................... 66
3.2. Một số giải pháp liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội
nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm........ 81
3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân
trong xử lý tội phạm........................................................................... 81
3.2.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân
thân người phạm tội trong xử lý tội phạm ......................................... 89
KẾT LUẬN.................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhân thân là một trong những đề tài được nhiều ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu như: y học; tâm lý học; sinh học, luật học... Trong lĩnh vực
pháp luật việc nghiên cứu nhân thân không chỉ có ý nghĩa trong việc đề ra
biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả mà còn làm căn
cứ cho việc qui định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Trong luật hình sự Việt Nam, nhân thân người phạm tội là một trong
những căn cứ của việc quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự (qui định
chung về trách nhiệm hình sự, qui định về giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách
nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự...). Thực tiễn giải quyết vụ án cho
thấy, việc áp dụng các qui định pháp luật hình sự liên quan đến nhân thân
người phạm tội có ý nghĩa xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội có hay
không phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự ở mức độ nào
trên cơ sở đó tòa án áp dụng loại, mức hình phạt tương xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đồng thời, dấu hiệu nhân
thân người phạm tội còn là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các
biện pháp phòng ngừa đối với bản thân người phạm tội và đối với xã hội.
Bộ luật hình sự năm 1999, qui định dấu hiệu nhân thân người phạm tội
ở những cấp độ khác nhau: có thể là một dấu hiệu trong cấu thành tội phạm;
hoặc có thể là dấu hiệu định khung tăng nặng, giảm nhẹ; hay là dấu hiệu xác
định mức độ tăng năng nặng giảm nhẹ TNHS của người phạm tội. Những qui
định này đã tạo ra cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự cho các cơ
quan tiến tố tụng giải quyết vấn đề TNHS đối với người phạm tội trong quá
trình giải quyết vụ án. Vì vậy, nó đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh,
xử lý tội phạm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những bất
2
cập khi áp dụng dấu hiệu nhân thân đối với người phạm tội của các cơ quan
tiến hành tố tụng, thể hiện hiện ở những khía cạnh sau: a. Do nhận thức chưa
đúng về nội dung, vị trí pháp lý của các dấu hiệu nhân thân người phạm tội
nên đã áp dụng sai theo hai chiều hướng, hoặc làm giảm nhẹ mức độ trách
nhiệm hoặc làm tăng nặng mức độ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Cả hai xu hướng này đều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong việc xử lý
tội phạm; b. Do những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong
luật hình sự chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm nên ảnh
hưởng đến nguyên tắc công bằng và các nguyên tắc cơ bản khác của luật hình
sự, do đó dẫn đến làm sai lệch những định hướng tốt đẹp của chính sách hình
sự của nhà nước ta; c. Những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội
còn bị lạm dụng trong quá trình xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố
tụng dẫn đến việc xử lý, áp dụng hình phạt không phù hợp với tính chất, mức
độ nguy hiểm của tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội là
cần thiết không những góp phần làm sáng tỏ lý luận về nhân thân người phạm
tội, mà còn góp phần xây dựng chính sách hình sự, hoàn thiện pháp luật hình
sự cũng như áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật hình sự về nhân thân
người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, tôi chọn đề tài: Vai
trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được một số nhà
khoa học quan tâm hoặc đã được đề cập đến trong một số sách, báo, tài liệu:
GS.TSKH Đào Trí Úc – Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm ở những người
chưa thành niên ở Việt Nam, luận án Phó tiến sỹ (Tiến sỹ) M.1981: Tội phạm
học Việt Nam (phần 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2000; Luật hình
sự Việt Nam, Giáo trình Tội phạm học (chương VI) - Trường Đại học Luật
3
năm 1994, GS.TS Đỗ Ngọc Quang; Giáo trình Tội phạm học (chương V) -
Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995; Tội phạm học; Luật hình sự và Luật tố
tụng hình sự (chương IX) - Viện Nhà nước và pháp luật..., ngoài ra vấn đề
nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong một số bài
viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong các tạp chí
chuyên ngành như: GS.TSKH Lê Cảm, Nhân thân người phạm tội một số vần
đề cơ bản; BLHS 1999 với việc qui định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu
định tội của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Luật học số 06/2001… Ngoài
ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong
một số bài viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong
các tạp chí chuyên ngành.
Nhìn chung các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề nhân thân
người phạm tội mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn
đề xem xét nhân thân người phạm tội (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm
học và trong luật hình sự nói chung hoặc các khía cạnh khác nhau trong một
nhóm chủ thể nhất định như người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội
là nữ giới… Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề nhân
thân người phạm tội vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc,
đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn
nữa những vấn đề lý luận về "vai trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy
định trách nhiệm hình sự" và sự thể hiện chúng trong các quy định của Bộ
luật Hình sự năm 1999, đồng thời đánh giá việc áp dụng vấn đề "nhân thân
người phạm tội" trong thực tiễn để đưa ra kiến nghị và các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về vấn đề này trong việc xử lý tội
phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
4
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu và giải quyết có hệ thống
lý luận chung về nhân thân người phạm tội, nhân thân người phạm tội với
việc xem xét trách nhiệm hình sự, phân tích thực tiễn áp dụng các qui định
pháp luật liên quan đến nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam, để từ đó có những kiến nghị làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây
dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật, góp phần hiệu quả trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
- Nhiệm vụ của luận văn:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung về nhân thân người phạm tội
như: nghiên cứu để làm rõ khái niệm nhân thân người phạm tội, các đặc điểm
nhân thân người phạm tội, các vần đề xem xét trách nhiệm hình sự căn cứ vào
nhân thân người phạm tội.
Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của nhân thân người phạm tội trong
việc quy định trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu trên đây đưa ra một số giải pháp liên
quan đến nhân thân người phạm tội nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nhân
thân người phạm tội trong quy định trách nhiệm hình sự (đi từ việc giải quyết
về mặt lý luận chung để tập trung trọng tâm vào việc nghiên cứu các đặc điểm
của nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm hình sự), bởi vì
nhân thân người phạm tội là một vấn đề lớn, phức tạp và còn chưa được quan
tâm nghiên cứu đúng mức, nhiều khía cạnh của vấn đề còn đang đòi hỏi phải
có sự tranh luận và phải có sự đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện và triệt
để cả trong lý luận và thực tiễn mà trong một luận văn thạc sĩ luật học chưa
thể đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn
là việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm
5
hình sự và thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự, những bất cập trong các
quy định của pháp luật hiện hành, những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót
trong thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra một số giải pháp liên quan
đến nhân thân người phạm tội có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng
và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp
lý như: lịch sử pháp luật, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, xã hội học
pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học.
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt
khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch
sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; v.v...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân
người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Trong luận văn này, tác giải đã
giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về
nhân thân người phạm tội như: (1) Một số vấn đề chung về nhân thân người
phạm tội bao gồm: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân
thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam; (2) Nhân thân người phạm
tội với việc qui định trách nhiệm hình sự; một số đặc điểm nhân thân là tình
tiết định tội, một số đặc điểm nhân thân là tình tiết định khung; một số đặc
điểm nhân thân là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, là
căn cứ quyết định hình phạt và là một trong những căn cứ cho việc xem xét áp
6
dụng án treo. Qua thực truy cứu trách nhiệm hình sự, tìm ra những bất cập
trong các qui định của pháp luật hiện hành liên quan đến nhân thân người
phạm tội, từ đó đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan của thực tiễn áp dụng nhằm đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong xử lý tội
phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và
trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Trong quá trình
nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu trong các
tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý
trong một số sách chuyên khảo, giáo trình của các trường Đại học luật…
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu thực tiễn xử lý người phạm tội của các cơ quan
tiến hành tố tụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của
chế định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam trong lĩnh vực
lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá thể hóa
trách nhiệm hình sự và hình phạt. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham
khảo trong lĩnh vực pháp luật, cùng với một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự có giá trị thực tiễn trong công
tác lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật nói
chung, góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm,
cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay.
Trong giới hạn nhất định của luận văn thạc sỹ, có thể khẳng định,
đây là nghiên cứu chyên khảo đồng bộ đầu tiên về nhân thân người phạm
7
tội trong luật hình sự. Đồng thời tác giả luận văn còn chỉ ra những vướng
mắc, tồn tại trong thực thực tiễn áp dụng chế định này, trên cở đó đưa ra
một số kiến giải nhằm hoàn thiện chế định nhân thân người phạm tội trong
luật hình sự Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội.
Chương 2: Nhân thân người phạm tội với việc qui định trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu
hiệu nhân thân trong xử lý tội phạm của các cơ quan tiến
hành tố tụng.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm nhân thân con người
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì “con người là sản phẩm tự nhiên và
xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang các đặc
tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành
những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người” [34, tr.255]. Bất kỳ
con người nào, ngay từ khi sinh ra đã mang các đặc tính, nhu cầu sinh học
đó là các nhu cầu phục vụ cho việc tồn tại và sinh trưởng của con người.
Song con người không là sinh vật thuần tuý, con người không thể tồn tại như
một thực thể độc lập, mọi hoạt động của con người đều là những hoạt động
có ý thức, có khả năng sáng tạo. Thông qua các hoạt động của mình, con
người tác động vào thế giới xung quanh, và tham gia vào các quan hệ xã hội,
Điều đó không chỉ giúp cho con người tồn tại mà còn đưa con người trở
thành cá nhân trong xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ đa dạng của xã
hội. Những mối quan hệ đó không chỉ là các mối quan hệ hiện tại mà đó còn
là tổng hoà các mối quan hệ trong quá khứ. Chính các mối quan hệ này đã
hình thành nên những đặc điểm tâm lý, đạo đức xã hội. Và con người chính
là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội.
Khái niệm “nhân thân” được sử dụng khi người ta muốn nhấn mạnh
đến các tính chất xã hội của con người, còn khái niệm “con người” được sử
dụng với một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả tính chất xã hội và tính chất tự
nhiên của con người. Nhân thân cũng như mối quan hệ giữa nó với xã hội và
Nhà nước, nói cho cùng là do tính chất của xã hội quyết định.
9
Theo khái niệm chung của xã hội học Mác - Lênin về nhân thân con
người thì: “nhân thân đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện
thông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội”. Nhân thân con
người là một phạm trù mang tính xã hội - lịch sử.
Với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi
những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể có một
nhân thân tương ứng. Khái niệm nhân thân đồng thời cũng bao hàm cả con
người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diện
của các giai cấp, các nhóm lợi ích xã hội nhất định…, là người mang trong
mình một số đặc điểm điển hình.
Nếu khái niệm “con người” như đã phân tích ở trên thì “nhân thân con
người” chính là những đặc trưng cụ thể hơn của con người, đó là những đặc
điểm, tính chất nhất định của con người được đúc kết khi con người tồn tại
trong một môi trường xã hội cụ thể với tư cách là một thành viên của xã hội,
có một vị trí nhất định trong xã hội. Những đặc điểm nêu trên không phải có
ngay khi con người được sinh ra, nó được hình thành dần dần từ quá trình
sống, lao động và quan hệ với mọi người xung quanh.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhìn nhận một cách toàn diện
nhân thân con người đó là nhân cách. “Nhân cách” chính là nội dung, trạng thái
bên trong của mỗi cá nhân cụ thể được tạo nên bởi sự tiếp thu những giá trị lịch
sử, văn hóa “từ đó hình thành nên những quan điểm, cách nhìn nhận sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống, các cách ứng xử trong tình huống”. Như vậy, Nhân thân
con người là những đặc điểm cụ thể của con người thể hiện bản chất xã hội, thể
hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của một con người cụ thể.
Khác với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết trong
nhà nước tư sản coi nhân thân là một cá nhân có những đặc điểm và phẩm
chất riêng cho phép phân biệt với mọi người khác, có khả năng Điều khiển
10
được chính con người và Điều khiển người khác có nghĩa là bản chất của
nhân thân không được gắn liền với tính chất xã hội. Các đặc điểm quan
trọng nhất của nhân thân được coi là tài sản, quyền lực, sức mạnh, sự độc
lập với những người khác.
Mặc dù có nhiều quan điểm về nhân thân có ý nghĩa và giá trị khác
nhau, một số thì tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở nó.
Tuy nhiên, cái tạo thành giá trị đích thực của nhân thân không phải là nguồn
gốc xuất thân, địa vị xã hội, của cải…, của con người, mà ở lập trường xã hội
và những đóng góp của nó vào sự phát triển chung của xã hội.
Tự ý thức xã hội là một trong những thành phần quan trọng nhất tạo
nên nhân thân, mà thiếu nó không thể nói tới bản chất xã hội của con người.
Tự ý thức xã hội đó là sự nhận thức về mặt xã hội của con người và Điều
khiển hành vi do mình gây ra. Ý thức của con người được quyết định bởi tổng
thể các mối quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… Nhân thân được
hình thành phát triển từ ảnh hưởng của những mối quan hệ đó.
Khi nói đến nhân thân con người là chúng ta muốn nói đến sự tổng hợp
các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia vào các mối
quan hệ xã hội. Đó là, các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các
đặc điểm về xã hội đạo đức, tâm lý.
Từ sự phân tích trên, cho phép chúng tôi đưa ra khái niệm nhân thân
con người như sau: Nhân thân con người là sự tổng hợp những đặc điểm, dấu
hiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con người cụ thể, bao gồm: các đặc điểm,
dấu hiệu về xã hội, nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị
xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế,
các đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen,
lý trí, cảm xúc..., các đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội khác.
1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Tội phạm từ lâu đã trở thành mối quan ngại chung đối với toàn xã hội,
11
nó xâm hại đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội từ lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, đạo đức cho đến sự ổn định chính trị của một quốc gia. Toàn thế giới đã
và đang phải đối mặt với những loại tội phạm mới liên tục xuất hiện, gây thiệt
hại ngày càng lớn với thủ đoạn tinh vi.
Nếu coi tội phạm là một hiện tượng tiêu cực của xã hội thì việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được
của mọi chế độ xã hội. Và điều tất yếu để kiềm chế, kiểm soát và ngăn chặn
được hiện tượng tiêu cực này là phải tìm hiểu cặn kẽ về nó từ các khía cạnh:
nguyên nhân phát sinh, điều kiện và xu hướng phát triển của chúng. Giải quyết
vấn đề này, có nhiều ngành khoa học khác nhau đã coi tội phạm là đối tượng
nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra các kiến giải khác nhau về tội phạm.
Việc nghiên cứu tội phạm, cho dù xem xét ở khía cạnh là một hiện
tượng xã hội tiêu cực nhằm tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển
của tội phạm (tội phạm học) hay xem xét tội phạm là một hành vi nguy hiểm
cho xã hội nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người
thực hiện hành vi đó (khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự),
không thể không tránh khỏi việc đề cập đến việc nghiên cứu về người phạm
tội. Dù xem xét tội phạm dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là tội gì, nguy hiểm
hay không nguy hiểm cũng đều phải do con người cụ thể thực hiện, và xem
xét về người phạm tội không thể xem xét một cách chung chung mà đó là việc
nghiên cứu về nhân thân người phạm tội. Mỗi ngành khoa học trong hệ thống
tư pháp hình sự khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đều phục vụ
mục đích, nhiệm vụ của ngành khoa học đó; từ đó, mỗi ngành khoa học xem
xét nhân thân người phạm tội dưới một khía cạnh và nhấn mạnh vào một số
đặc điểm khác nhau. Do đó, trước khi đi vào việc đề cập đến các khái niệm
nhân thân người phạm tội trong từng ngành khoa học của tư pháp hình sự
(trong luận văn này chúng tôi xem xét nhân thân người phạm tội trên các bình
diện khoa học luật hình sự ở mức độ khái quát nhất).
12
Trên cơ sở quan điểm lý luận chung về con người và nhân thân con
người như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu làm rõ các khái niệm người
phạm tội và nhân thân người phạm tội là rất cần thiết.
Để phân tích làm rõ các khái niệm người phạm tội và nhân thân người
phạm tội, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng, cần phải nghiên cứu
toàn diện về con người với tư cách là một thành viên của xã hội và con người
chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đức bất lợi đối với họ.
Khi nghiên cứu cần phải làm rõ cái vốn có của nhân thân người phạm tội
không phải là các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm về mặt xã
hội, được thể hiện trong xử sự chống lại xã hội. Cho nên việc đồng nhất các
khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội là sai lầm cũng như
việc đồng nhất các khái niệm con người và nhân thân con người.
Người phạm tội, cho dù đã thực hiện bất kỳ một tội phạm nào thì cũng
là một con người. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội,
nhưng con người có khả năng trở thành người phạm tội nếu trong quá trình
trưởng thành của con người đó gặp phải những điều kiện không thuận lợi khi
hình thành nhân cách và người đó rơi vào hoàn cảnh, tình huống nhất định. Vì
vậy, hành vi phạm tội của con người không phải là hành vi tất yếu phải xảy ra
với con người đó. Quan điểm, tính cách, sở thích, thói quen,... và những đặc
điểm về nhân cách của người phạm tội không được tiềm ẩn ở con người đó
ngay từ khi mới sinh ra mà là sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không
thuận lợi bên ngoài.
Nhân thân người phạm tội đó là nhân thân người có lỗi trong việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và
trừng trị [42, tr.155]. Như vậy, chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới
cho phép phân biệt nhân thân người phạm tội với nhân thân của con người
nói chung. Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu cực
13
giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi chăng nữa
thì cũng không được phép coi con người đó là người phạm tội nếu họ
không thực hiện hành vi phạm tội.
Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay
biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng đến đâu, thì để
đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung chỉ có được trên cơ
sở xem xét mọi đặc tính xã hội quan trọng và biểu hiện của nhân thân; nội
dung và mối quan hệ giữa chúng. Chính do tổng thể các đặc tính và dấu hiệu
xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng
ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội về nguyên nhân và động cơ phạm
tội, từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở cho việc đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc
lựa chọn các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với
từng trường hợp phạm tội cụ thể.
Tóm lại, khi xem xét tội phạm như là kết quả tác động qua lại phức tạp
giữa nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân
thân với nội dung cụ thể và các đặc điểm, dấu hiệu, các mối quan hệ đặc trưng
cho nó - học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “không có đặc
điểm của nhân thân quy định từ trước buộc con người phải thực hiện tội
phạm”. Những đặc điểm, dấu hiệu, đặc trưng quy định xử sự mang tính chống
lại xã hội, đó là kết quả của những điều kiện sinh hoạt, ảnh hưởng, quan hệ và
chúng dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội không phải một cách tự nguyện
mà là bắt buộc, mà do ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài, của hoàn
cảnh cụ thể, cùng sự tham gia của ý thức và lý trí của con người khi con
người đó có khả năng lựa chọn các cách cư xử khác nhau.
Nhân thân người phạm tội là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: tội phạm học, khoa học luật hình sự,
khoa học luật tố tụng hình sự…
14
a. Nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học
Tội phạm học là khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình
hình tội phạm; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều
kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước
ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi tội phạm trong cuốc sống. Nói cách khác, tội phạm
học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm có nhiệm vụ phát
hiện quy luật của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh, sinh tồn và
vận động của tội phạm, do vậy nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong
tội phạm học cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Tội phạm học ở nước ta, lấy nền tảng là tội phạm học xã hội chủ nghĩa,
nghiên cứu tội phạm trên cơ sở xuất phát từ quan điểm người phạm tội (dù
phạm một tội nguy hiểm đến đâu đi chăng nữa) nói cho cùng vẫn là một con
người; con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con
người hoàn toàn có thể trở thành người phạm tội khi có những điều kiện nhất
định tác động lên họ.
Trong suốt quá trình hình thành nhân cách của con người, con người
luôn phải đứng trước hai khả năng: khả năng phát triển nhân cách theo hướng
tích cực và khả năng phát triển nhân cách theo hướng tiêu cực. Nếu con người
phát triển nhân cách theo hướng tích cực sẽ giúp cho xã hội có một thành viên
tích cực, một người có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Nếu con người
phát triển nhân cách theo hướng ngược lại thì sẽ đẩy con người đến việc thực
hiện các hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật và nếu trong trường hợp vi
phạm luật hình sự người đó sẽ trở thành người phạm tội. Tuy nhiên, trong
thực tế, một con người không bao giờ chỉ tồn tại và phát triển theo chỉ một
hướng, luôn luôn tồn tại trong cùng một con người cả những đặc tính tốt lẫn
những đặc tính xấu trong nhân cách. Chúng kiềm chế, tác động lẫn nhau, chi
phối hành vi của con người, điều đó giải thích tại sao trong cùng một điều
15
kiện xã hội lại xuất hiện hiện tượng người này thì phạm tội còn người khác thì
không phạm tội. Trên khía cạnh tội phạm học, “nhân thân người phạm tội” là
tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp
lại của con người mà trong những Điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự
tác động của chính những Điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh.
b. Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự
Khoa học luật hình sự nghiên cứu về tội phạm và người phạm tội nhằm
xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật hình sự liên quan đến tội
phạm và hình phạt. Trên cơ sở đó, luật hình sự nghiên cứu về Nhân thân
người phạm tội nhằm làm sáng tỏ, và làm cơ sở cho việc xác định trách
nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội dưới góc độ là chủ thể
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự 1999 qui định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa [28, Điều 8, Khoản 1].
Trên cơ sở này, có thể rút ra được nhận định sau: “người phạm tội”
được hiểu là: những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ, bị luật hình sự quy định là tội phạm. Và qua các
dấu hiệu về nhân thân nhằm chỉ ra mức độ nguy hiểm cho xã hội của chủ thể
đó gây nên. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm về nhân thân người phạm tội
dưới góc độ nghiên cứu của khoa học luật hình sự: nhân thân người phạm tội
là tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt,
16
không lặp đi lặp lại của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ
luật hình sự quy định là tội phạm có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách
nhiệm hình sự.
c. Nhân thân người phạm tội trong Tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm
giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp
luật. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự bao giờ cũng trải qua nhiều giai
đoạn (khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử; thi hành án), các giai đoạn cũng như
chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng được các quy
phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn tố
tụng khác nhau mà khái niệm “nhân thân người phạm tội” được hiểu là nhân
thân bị can (trong giai đoạn điều tra và truy tố), hoặc nhân thân bị cáo (trong
giai đoạn xét xử vụ án hình sự), hoặc nhân thân người bị kết án hoặc nhân
thân phạm nhân (trong giai đoạn thi hành bản án, quyết định hình sự đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án).
1.2. Trách nhiệm hình sự và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân
ngƣời phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự
1.2.1. Trách nhiệm hình sự
* Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, quan trọng
nhất của luật hình sự. Từ trước tới nay, trong khoa học luật hình sự, chế định
trách nhiệm hình sự luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước tập
trung nghiên cứu.
Thuật ngữ “trách nhiệm” theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu theo hai
nghĩa. Nghĩa thứ nhất “phần việc được giao cho hoặc coi như giao cho phải
làm tròn, nếu kết quả không tốt phải gánh chịu phần hậu quả. Nghĩa thứ hai
17
“trách nhiệm” được hiểu là sự ràng buộc với lời nói hành vi của mình, bảo đảm
đúng đắn nếu sai trái phải gánh chịu phần hậu quả. Như vậy, trong nghĩa thứ
nhất trách nhiệm được hiểu là việc được giao phải hoàn thành và ở nghĩa thứ
hai được hiểu là hậu quả phải chịu vì việc làm trái với yêu cầu [1, tr.1001].
Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm hình sự cũng được hiểu theo hai
nghĩa, hoặc chỉ về chức trách, bổn phận phải làm, hoặc chỉ về hậu quả pháp lý
của việc vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, trách
nhiệm pháp lý thường được hiểu gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật và là
trách nhiệm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, những biện pháp cưỡng chế
được quy định ở các chế tài pháp luật. Như vậy, trách nhiệm hình sự là một
dạng trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm hình sự là một vấn đề then chốt của Luật hình sự. Tùy
thuộc vào việc quan niệm như thế nào về trách nhiệm hình sự có một phạm vi
tác động cưỡng chế hình sự tương ứng. Đây chính là vấn đề có tính chất nền
tảng cho việc xây dựng hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự. “Trách nhiệm
hình sự theo cách phổ biến nhất trong Luật hình sự, đó là hậu quả pháp lý
của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước” [45, tr.41]. Vậy người phạm tội
phải gánh chịu hậu quả pháp lý như thế nào do việc phạm tội. Điều này được
thể hiện thông qua việc xác định nội dung của trách nhiệm hình sự. Nội dung
của trách nhiệm hình sự chỉ có thể xác định trên cơ sở nhận thức đúng về
trách nhiệm hình sự. Theo PGS.TS Kiều Đình Thụ “Bản chất của trách nhiệm
hình sự là sự lên án của Nhà nước đối với người có lỗi khi thực hiện một hành
vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, là sự phản ứng
của Nhà nước đối với tội phạm” [39, tr.66]. Với ý nghĩa là sự phản ứng của
Nhà nước đối với tội phạm, trách nhiệm hình sự phải là những tác động
cưỡng chế hình sự đặt ra nhằm bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Do vậy, các tác
18
động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự phải là
những tác động bất lợi về pháp lý đối với người phạm tội nhằm làm rõ nội
dung của trách nhiệm hình sự. Hiện nay, về nội dung của trách nhiệm hình sự
có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, bị kết án, phải chịu hình phạt,
biện pháp tư pháp hay án tích là những tác động cưỡng chế hình sự đều được
nhìn nhận là nội dung của trách nhiệm hình sự [30, tr.51].
Bằng bản án kết tội, Nhà nước chính thức lên án đối với người đã có
hành vi phạm tội và trên cơ sở đó có thái độ phản ứng của mình thông qua
việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự như áp dụng hình phạt hay các
biện pháp tư pháp, án tích là những tác động cưỡng chế hình sự đều được
nhìn nhận là thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự.
Hình phạt chẳng qua là phương tiện tự vệ xã hội trước tội phạm thể
hiện ở chỗ nó là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt là hình
thức thực hiện chủ yếu của trách nhiệm hình sự. Bất cứ một tội phạm cụ thể
nào cũng đều được quy định với một chế tài tương ứng là hình phạt. Chính vì
lẽ đó, người ta thường đồng nhất trách nhiệm hình sự với hình phạt. Thực
chất, tuy là hình thức thực hiện chủ yếu của trách nhiệm hình sự, hình phạt
cũng chỉ là một trong các hình thức thực hiện của trách nhiệm hình sự. Bên
cạnh hình phạt, trách nhiệm hình sự còn được thực hiện thông qua các tác
động cưỡng chế khác về hình sự như biện pháp tư pháp, án tích.
Biện pháp tư pháp là biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự qui định,
do cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có tác dụng hỗ trợ hay thay thế hình phạt [42, tr.194]. Theo Bộ luật hình sự
năm 1999, các biện pháp tư pháp bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc
công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Khi áp dụng đối với người phạm tội,
19
các biện pháp tư pháp cũng thể hiện sự phản ứng của Nhà nước trước tội
phạm. Việc áp dụng các biện pháp tư pháp cũng nhằm giáo dục, cải tạo người
phạm tội, đồng thời loại bỏ những điều kiện, ngăn ngừa gây thiệt hại cho xã
hội trong tương lai và đem lại trật tự an toàn cho xã hội.
Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội của Tòa án đối với người
phạm tội [49, tr.276]. Án tích là một tình trạng pháp lý bất lợi về hình sự đối
với người phạm tội thể hiện ở ảnh hưởng của nó đến việc đánh giá tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi được coi là tội phạm trong thời gian người
đó mang án tích, là điều kiện để xác định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm
nếu họ phạm tội mới.
Tóm lại, trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là
hậu quả việc phạm tội, bao gồm việc Tòa án kết án về một tội phạm có thể
phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.
* Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt từ “cơ sở” được hiểu là “cái làm nền tảng
trong quan hệ với những cái xây dựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tồn tại,
phát triển”. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình
sự là “căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự qui định mà
chỉ có và phải dựa vào đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể
đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội” [3, tr.1]. Xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự, Điều 2 Bộ luật
hình sự qui định “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự qui
định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, theo Điều 2 BLHS, cơ
sở của trách nhiệm hình sự là thực hiện một hành vi mà pháp luật hình sự qui
định là tội phạm.
Trong ý nghĩa pháp lý hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu
thành tội phạm với đầy đủ các dấu hiệu luật định về khách thể, mặt khách
20
quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm. Trong tài liệu pháp lý, quan
niệm phổ biến nhất hiện nay coi cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách
nhiệm hình sự. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính
đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Nó
là khuôn mẫu pháp lý mà chỉ có thể dựa vào nó để xác định tội phạm và trách
nhiệm hình sự. Do vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm
hình sự. Thực vậy, không phải bất kỳ hành vi nào gây thiệt hại cho xã hội
cũng làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh
khi hành vi được thực hiện hội đủ dấu hiệu luật định về tội phạm mà tổng hợp
những dấu hiệu đó được gọi là cấu thành tội phạm.
Tóm lại, cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện một hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm [3, tr.2].
1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đến
việc quy định trách nhiệm hình sự
Nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử
muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội
phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người phạm tội ở một số tội phạm, việc
nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng
như định khung hình phạt. Giữa hành vi phạm tội đã thực hiện và con người
đã thực hiện có mối quan hệ với nhau nên nghiên cứu, xem xét nhân thân
người phạm tội giúp Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội. Như vậy có thể hiểu: “Nhân thân người phạm tội trong
Luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người
phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình
sự của họ. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc,
thái độ trong quan hệ với người khác, trình độ văn hóa, lối sống, thái độ
chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án tiền sự...”
21
Nghiên cứu vấn đề về nhân thân, về con người, về mối quan hệ giữa
con người với xã hội và Nhà nước, về địa vị pháp lý của công dân trong xã
hội, về ý nghĩa xã hội của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ con người,
phòng ngừa và trừng phạt những hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, có một ý nghĩa lớn về mặt
khoa học cũng như về mặt thực tiễn.
Vấn đề nhân thân con người là vấn đề trọng tâm của khoa học hiện đại,
nhất là của các ngành luật học, triết học và xã hội học. Vấn đề đó còn được
mọi người thuộc mọi tầng lớp quan tâm, bởi vì nó có quan hệ mật thiết với
quá trình đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và an ninh trên thế giới.
Các khoa học pháp lý như lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật hình
sự, luật tố tụng hình sự..., cũng rất cần có quan niệm đúng đắn về nhân thân
con người vì điều đó giúp cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến con
người và nhân thân. Ví dụ: môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
quan niệm đúng đắn về con người cho phép xác định được các dấu hiệu của
con người với tư cách là chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có
các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Còn đối với luật hình sự, quan niệm đúng đắn
về con người và nhân thân sẽ cho phép xác định được chính xác và đầy đủ về
chủ thể trách nhiệm hình sự, về khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự và
đường lối xử lý.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm góp phần giải quyết vấn đề
tội phạm trong xã hội là trách nhiệm của nhiều ngành khoa học. Dù thuộc bất
kỳ trường phái nào, mỗi nhà nghiên cứu tội phạm đều không thể bỏ qua các
vấn đề có liên quan đến nhân thân người phạm tội khi phân tích về mặt lý
luận tội phạm, các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, khi đề cập đến trách
nhiệm hình sự, quyết định hình phạt cũng như khi nghiên cứu để đưa ra các
giải pháp khoa học nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
22
Tội phạm là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự tác động qua lại giữa
các điều kiện bên ngoài vào điều kiện bên trong (điều kiện khách quan và
điều kiện chủ quan). Trong toàn bộ hệ thống quan hệ đó, nhân thân người
phạm tội là một khâu rất quan trọng để đánh giá chính xác tội phạm.Vì vậy,
thực chất của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhằm đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị
giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội. Bản thân của việc đánh giá thực
trạng, diễn biến của tình hình tội phạm, dự đoán hướng phát triển và quy mô
ảnh hưởng của nó đến các hiện tượng và quá trình xã hội khác phụ thuộc vào
số liệu đã được tổng kết về nhân thân người phạm tội nói chung và về các loại
tội phạm cụ thể nói riêng. Đó là các số liệu về đặc điểm giới tính, độ tuổi,
trình độ văn hóa, điều kiện và hoàn cảnh sống, các đặc điểm về tinh thần và
đạo đức, tâm lý, về vai trò, địa vị của con người trong xã hội…
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định nguyên nhân của tội phạm. Nguyên nhân thực hiện tội phạm cụ thể
là khuynh hướng thể hiện tính chất chống đối xã hội của con người cụ thể, mà
trước hết là động cơ xử sự của con người đó trong sự tác động qua lại với môi
trường và hoàn cảnh cụ thể, thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.
Nếu như quan điểm quy nguyên nhân của tội phạm về các đặc điểm
sinh học, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong việc làm
phát sinh cách xử sự phạm tội và làm hình thành nên các đặc điểm của nhân
thân người phạm tội, từ đó có thể phân loại tội phạm, từ đó hướng việc nghiên
cứu nhân thân người phạm tội vào việc đi sâu phân tích cấu tạo cơ thể con
người và điều kiện xung quanh con người; thì ngược lại qua việc phân tích,
tổng hợp các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tội, các nhà
nghiên cứu xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra rằng sự hình thành và phát sinh các đặc
điểm, đặc tính đó dưới tác động của môi trường xã hội. Con người có thể làm
23
cho các điều kiện xã hội cần thiết thích nghi với mình và chống lại các điều
kiện không có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, với kết quả tác động của cùng một
hoàn cảnh, điều kiện xã hội lại hình thành các loại cá nhân khác nhau. Mỗi
con người lại tiếp nhận hoàn cảnh đó phù hợp với kinh nghiệm mà họ tích lũy
được, với các quan điểm, định hướng về giá trị, nhu cầu và lợi ích của họ.
Xuất phát từ quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường xã hội
trong cả quá trình sống, làm việc và trưởng thành đó, có thể tìm ra nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm, tìm ra hoàn cảnh cụ thể nào đã làm phát sinh
các phẩm chất tiêu cực trong con người dẫn đến việc thực hiện tội phạm; và
từ đó đưa ra các biện pháp nhằm loại trừ và ngăn chặn những hoàn cảnh bất
lợi đó, không để con người đi vào con đường tội phạm, đồng thời áp dụng
những biện pháp chống và phòng ngừa riêng biệt với từng tội phạm cụ thể.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn giúp cho chúng ta hiểu mức
độ phổ biến khác nhau của các loại nhân thân người phạm tội nhờ đó có thể
phân loại tội phạm, người phạm tội theo từng nhóm, từng loại có những đặc
điểm giống nhau và xác định nguyên nhân, điều kiện của từng nhóm, loại tội
phạm, người phạm tội, phục vụ cho việc áp dụng các biện pháp chống và
phòng ngừa theo từng nhóm, loại tội phạm và người phạm tội nhằm làm giảm
tình trạng phạm tội trong xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhiệm vụ chung của
nhiều ngành khoa học. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, vấn đề nghiên
cứu nhân thân người phạm tội lại càng có ý nghĩa quan trọng, vì trọng tâm
của khoa học luật hình sự Việt Nam là cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Chỉ có
thể xác định được mức độ trách nhiệm hình sự, từ đó tìm ra những biện pháp
pháp lý, những con đường hay nhất để trừng trị và giáo dục người phạm tội
khi xác định được đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng cho nhân thân người phạm
tội, mức độ cũng như ý thức cũng như động cơ chủ yếu về cách xử sự của họ
trước và sau khi phạm tội.
24
Vấn đề nhân thân là vấn đề quan trọng vì Nhà nước ta giáo dục từng
con người cụ thể, truy cứu trách nhiệm hình sự từng con người cụ thể. Luật
hình sự Việt Nam có nhiều qui định về yếu tố nhân thân người phạm tội khi
quyết định hình phạt (các Điều 45, 60 và 69 BLHS).
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, khi quyết định hình phạt Tòa án bao giờ
cũng coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ để quyết định
loại và mức hình phạt đối với bị cáo. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội
một cách đầy đủ, cụ thể tức là chỉ rõ các đặc điểm cụ thể đặc trưng cho mặt
tốt, mặt tích cực, lẫn mặt xấu, mặt tiêu cực của người phạm tội có liên quan
trực tiếp đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến mục đích của hình
phạt. Các đặc điểm cụ thể đó là các đặc điểm có ảnh hưởng đến mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm phản ánh khả năng giáo
dục, cải tạo của họ và các đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Việc
cân nhắc nhân thân một cách đầy đủ sẽ là căn cứ có thuyết phục để Tòa án
quyết định hình phạt này hay hình phạt khác, đảm bảo hình phạt đã tuyên có
tính thực tế, phù hợp các nguyên tắc của luật hình sự cũng như đáp ứng được
mục đích trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội phụ thuộc
trực tiếp vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực
hiện và ngược lại, nhưng đồng thời cũng không đồng nhất với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Những người phạm
tội trong thực tế có những đặc điểm rất khác nhau về mọi mặt, có những đặc
điểm được thể hiện trong tội phạm đã thực hiện, nhưng có những đặc điểm
không được thể hiện trong đó. Việc làm sáng tỏ và cân nhắc các đặc điểm về
nhân thân người phạm tội giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại và khả năng cải
tạo, giáo dục của người phạm tội, xác định được nguyên nhân, điều kiện của
việc thực hiện tội phạm mức độ lỗi của bị cáo. Tất cả những điều đó có ý
nghĩa rất lớn đối với việc cá thể hóa hình phạt [51, tr.13].
25
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định khi điều tra, truy tố, xét xử
vụ án hình sự bắt buộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án chứng minh
những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo (Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự).
Các đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo phải được thu thập, phản ánh trong
hồ sơ điều tra, trong bản cáo trạng và trong bản án hoặc trong các giấy tờ (các
Điều 126, Điều 167 và 224 BLTTHS). Trong quá trình thực hiện chức năng
của mình, cơ quan điều tra phải thu thập một cách đầy đủ, toàn diện các đặc
điểm về nhân thân bị can, bị cáo. Cần phải kiểm tra chính xác danh chỉ bản và
xác nhận chính xác bị can, bị cáo có tiền án, tiền sự hay không. Những việc
làm đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho Tòa án
có cơ sở cân nhắc đánh giá nhân thân bị cáo khi quyết định hình phạt mà còn
có ý nghĩa với việc thi hành án.
Tóm lại, nghiên cứu nhân thân người phạm tội, thực chất nhằm đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp kiến
nghị giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội, đưa ra các giải pháp xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam.
1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân ngƣời phạm tội ảnh
hƣởng đến việc quy định trách nhiệm hình sự
1.3.1. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là một khái niệm bao gồm những đặc điểm
thể hiện bản chất xã hội mang tính cá biệt và không lặp lại của người phạm
tội. Chứa đựng trong nó là sự tổng hợp của các mặt về xã hội, sinh học và
pháp luật hình sự. Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, chúng ta
cũng lấy các biểu hiện trên làm cơ sở để phân nhóm và chỉ ra các đặc điểm về
nhân thân người phạm tội.
26
1.3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất sinh học
Đó là các đặc điểm về: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của người
phạm tội.
1.3.2.1. Đặc điểm về độ tuổi
Là mốc đánh dấu về sự sinh trưởng cũng như sự phát triển về nhận
thức, về mặt trí tuệ của con người, đó là đặc điểm mà chúng ta cân nhắc đầu
tiên. Cùng với sự biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sự thay đổi bản thân
nhân thân. Các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân thân không những
phụ thuộc vào các đặc điểm độ tuổi, mà chủ yếu còn phụ thuộc vào các hình
thức hoạt động thực tế có nội dung cụ thể của con người.
Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, mức độ của tội phạm. Việc
thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi khác nhau.
Thực tế cho thấy, nếu xem xét mối tương quan giữa các nhóm người phạm tội
có độ tuổi khác nhau trong tổng thể những người phạm tội thì nhóm người ở
độ tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là nhóm người phạm tội ở
độ tuổi từ 30 đến dưới 50 và nhóm người phạm tội chưa thành niên (từ 14 –
18 tuổi), cuối cùng là những người từ 50 tuổi trở lên, họ phạm tội ít hơn. Sự
phân nhóm người phạm tội theo dấu hiệu độ tuổi này là phù hợp với những
điều kiện sinh hoạt xã hội, với tính chất tâm lý, xã hội của họ, từ đó cho phép
nghiên cứu nâng cao tính cụ thể và hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Điều này cho thấy ngày nay lứa tuổi phạm tội càng trẻ hóa,
cùng với nó tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng tinh vi và côn đồ hơn trước.
Ở độ tuổi 30 trở lên, con người đã tích được những kinh nghiệm phong
phú, những người ở độ tuổi này thường hay phạm các loại tội chức vụ và kinh
tế (như tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn…).
Để xác định một hành vi nguy hiểm xâm hại những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ có phải là tội phạm hay không, bên cạnh những yếu tố như
27
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, yếu tố lỗi, phải nói đến việc
chủ thể đó có hay không năng lực trách nhiệm hình sự. Là một phạm trù của
khoa học luật hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự cho thấy một người có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không, cũng như khả năng
người đó có phải chịu hình phạt hay không. Năng lực trách nhiệm hình sự
không phải có ngay đối với một người khi mới sinh ra, mà phải đạt tới một độ
tuổi cần thiết thì ý thức và khả năng kiểm soát hành vi của một người mới được
Nhà nước đánh giá và công nhận. Bộ luật hình sự qui định: “Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [28, Điều 12, Khoản 2].
1.3.2.2. Các đặc điểm về giới tính
Trong những nghiên cứu về tình hình tội phạm qua nhiều năm cho
thấy tỷ lệ người phạm tội là nam giới chiếm một số lượng lớn hơn nhiều lần
so với tỷ lệ người phạm tội là nữ giới. Hiện tượng này có nguyên nhân từ vị
trí, sự đánh giá của xã hội đối với nam giới trong quá khứ cũng như hiện tại.
Việc nam giới luôn được đề cao hơn nữ giới trong xã hội không chỉ tạo cho
họ ý niệm phải khẳng định mình, luôn đặt cho mình những thách thức (kể cả
việc phạm pháp) mà còn tạo cho họ sự độc đoán và những sức ép mà từ đó
dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ nữ giới phạm
tội vẫn chiếm phần nhỏ trong tình hình tội phạm song ngày càng xuất hiện
nhiều hơn những tội phạm do nữ giới thực hiện cũng như mức độ nguy hiểm
cho xã hội của những tội phạm này ngày càng cao. Với tỷ lệ dao động từ
10% đến 12% mỗi năm, và cùng với sự phát triển của tội phạm thì không thể
nói số người phạm tội là nữ giới có xu hướng không tăng, mà phải thấy rằng
con số phụ nữ phạm tội có chiều hướng tăng hàng năm. Việc đề ra các biện
28
pháp phòng ngừa tội phạm do đó không thể chỉ chú trọng vào đối tượng là
nam giới mà còn phải có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa tội phạm do chủ
thể là phụ nữ thực hiện.
1.3.2.3. Các đặc điểm về tình trạng sức khỏe
Quá trình hình thành ý thức của mỗi con người phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau (giáo dục, đời sống gia đình, môi trường xung quanh…).
Việc khiếm khuyết về thể chất tuy không phải là yếu tố bắt buộc trong sự hình
thành nhân cách song nó cũng có ảnh hưởng nhất định. Khác với một số
trường phái tội phạm học ở các nước tư bản, nơi coi sự khiếm khuyết về thể
chất như một dấu hiệu chắc chắn về việc một người sẽ phạm tội. Tội phạm
học xã hội chủ nghĩa nói chung, tội phạm học Việt Nam nói riêng phê phán
kịch liệt trường phái nói trên. Trong lịch sử tội phạm học đã có nhiều ví dụ để
bài xích lại học thuyết về sinh học tội phạm: có những người mặc dù mang
trên cơ thể những dấu hiệu mà theo các nhà tội phạm học thuộc trường phái
sinh học về tội phạm khẳng định là chắc chắn sẽ phạm tội song họ lại là
những công dân gương mẫu; trong khi đó có những người không có biểu hiện
gì là khiếm khuyết về mặt sinh học lại trở thành những kẻ phạm tội nguy
hiểm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định rằng yếu tố về sinh học (khiếm
khuyết về thể chất) lại không có một sự tác động nào đối với quá trình hình
thành nhân cách. Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm và những biện
pháp phòng ngừa đối với những chủ thể này mang tính nhân đạo sâu sắc, là
một trong những cấu thành của hệ thống khoa học về tội phạm.
Trong luật hình sự, ngoài vai trò xác định xem một người có trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không (người có bị mắc
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi hay không), tình trạng sức khỏe của người phạm tội còn
mang những chức năng khác. Khi nghiên cứu luật hình sự, ta thường thấy yếu
29
tố này xuất hiện trong các tình tiết định khung (như phạm tội khi biết mình bị
nhiễm HIV…) hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (như người
phạm tội là người già, là phụ nữ có thai; hay là người mắc bệnh bị hạn chế
khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình…). Ngoài ra, khi
đóng góp với vai trò là yếu tố nhân thân trong quyết định hình phạt, đặc điểm
này được vận dụng đúng đắn còn thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước ta
trong chính sách hình sự.
1.3.3. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất xã hội
1.3.3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn
Là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách, sự giáo dục
đem lại cho con người những nhận thức về xã hội, về tính đúng đắn trong
cách cư xử… Thiếu đi sự giáo dục làm cho con người có những biểu hiện sai
lệch ý thức, sự hiểu biết nông cạn cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành
vi đi ngược lại đạo đức xã hội, đi ngược lại những giá trị được xã hội tôn
trọng, kể cả vi phạm pháp luật. Do đó, các đặc điểm về trình độ học vấn cũng
là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tội.
Thống kê tình hình tội phạm trong những năm gần đây cho phép rút ra
được kết luận: phần lớn tội phạm được phát hiện là do những người có trình
độ học vấn thấp thực hiện. Sự yếu kém trong nhận thức nói chung, nhận thức
về pháp luật nói riêng, làm cho những đối tượng này có những biểu hiện thái
quá trong việc khẳng định cái “tôi” cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích
tập thể, cộng đồng. Đó cũng là lý do dẫn đến việc đại bộ phận những đối
tượng này thường phạm tội với tính chất bạo lực hoặc các tội phạm về sở hữu
mang tính chất chiếm đoạt. Đối lập với hiện tượng này, những người phạm tội
có trình độ học vấn cao hơn (Đại học và sau Đại học) tuy chiếm số lượng ít
trong số các tội phạm bị phát hiện song họ thường phạm tội về kinh tế hay
những tội về chức vụ, các tội phạm do loại chủ thể này thực hiện thường gây
hậu quả lớn và tỷ lệ ẩn của tội phạm cao.
30
Khi xem xét, nghiên cứu người phạm tội ở khía cạnh trình độ học vấn
phải thấy được đây chỉ là một trong những yếu tố hình thành nhân cách, đạo
đức (quá trình hình thành nhân cách là một quá trình phức tạp và bị nhiều yếu
tố chi phối) và phải rút được kết luận về động thái của tội phạm thông qua con
số thống kê về trình độ học vấn của người phạm tội đối với từng loại tội
phạm. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng là phải đưa ra được các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả đối với những đối tượng này cũng như các giải pháp giáo
dục, cải tạo và đưa họ hòa nhập trở lại với cuộc sống.
1.3.3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp
Nghiên cứu tội phạm học cho thấy tội phạm thường xuất hiện tập trung
ở các đối tượng không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định và
thu nhập kém (hoặc không có hoặc bấp bênh). Một nghề nghiệp rõ ràng cùng
một mức thu nhập ổn định tạo cho con người sự ổn định về tinh thần và mục
tiêu thăng tiến rõ ràng, cùng với sự đánh giá tích cực của xã hội về địa vị của
người đó. Khi có những yếu tố đó con người thường hướng hành động của
mình vào mục tiêu tích cực mà quên đi hoặc không để cho xuất hiện những “ý
tưởng phạm pháp”. Còn những người không có nghề nghiệp, không có thu
nhập thường có ý tưởng muốn kiếm tiền bằng cách nhanh nhất (kể cả bằng
con đường phạm tội).
Các số liệu về tình hình tội phạm cũng cho thấy, những trường hợp
người có nghề nghiệp ổn định, nếu phạm tội, thường dùng chính nghiệp vụ
của mình để phạm tội hay che dấu tội phạm mà mình thực hiện. Vì có trình độ
nghề nghiệp nhất định, nên việc phát hiện và xử lý loại tội phạm này thường
khó khăn và độ ẩn cao. Dựa vào các số liệu đó, trong công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, nhà nước có thể định hướng tập trung vào một số
ngành nghề dễ có khả năng xuất hiện tội phạm và đưa ra những biện pháp
giáo dục và đạo đức nghề nghiệp cho các đối tượng này.
31
Trong khoa học luật hình sự, đặc điểm về nghề nghiệp cũng là một
trong những đặc điểm để xác định chủ thể đặc biệt của tội phạm (đối với các
tội phạm về chức vụ…). Là một trong những yếu tố để định tội, định khung
hoặc quyết định hình phạt, đặc điểm về nghề nghiệp của người phạm tội đóng
vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Không những thế nó
còn giúp cho việc định hướng điều tra, giáo dục, cải tạo phạm nhân trong tố
tụng hình sự.
1.3.3.3. Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú
Là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người, quan hệ gia đình
đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Một gia đình
hạnh phúc, hòa thuận, với giáo dục cẩn thận của bố mẹ tạo cho con người
cách nhìn nhận tích cực về cuộc sống, có ý thức tôn trọng những giá trị đạo
đức, xã hội. Đó là yếu tố giúp con người chống lại những cám dỗ và những
lệch chuẩn trong hành vi ứng xử. Rộng hơn môi trường gia đình, đó là nhà
trường, địa phương nơi cư trú. Mỗi địa phương đều có một phong tục, tập
quán, nếp sống khác biệt đặc trưng. Do vậy, sự nhận thức về các giá trị chung
là không giống nhau. Không chỉ có vậy tình hình phát triển của mỗi địa
phương cũng tạo nên những dấu ấn, sức ép khác nhau trên nhận thức của con
người. Đó cũng là lý do dẫn đến việc tình hình tội phạm là khác nhau trên mỗi
địa phương. Thông thường phần lớn các tội phạm tập trung ở các thành phố
lớn nơi phát triển mạnh về kinh tế. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nông thôn
nước ta nghiêng về tội phạm ẩn.
1.3.4. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp lý
hình sự
Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp luật hình sự là
một trong các cấu thành nên chỉnh thể của nhân thân người phạm tội, chúng
bao gồm: đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội; phạm tội nhiều lần, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm.
32
* Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội
Các đặc điểm về động cơ và mục đích phạm tội, như những nghiên cứu
về khoa học luật hình sự đã chỉ ra, chỉ xuất hiện đối với các tội phạm được
thực hiện với lỗi cố ý.
Trong đó: động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (các lợi ích, các nhu
cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm; mục đích
phạm tội là mô hình được hình thành trong ý thức của người phạm tội và người
phạm tội mong muốn đạt được đều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội
phạm. Hai khái niệm trên đã chứng minh “động cơ” và “mục đích” phạm tội
chỉ xuất hiện khi người phạm tội có ý thức hướng hành vi của mình nhằm đạt
những lợi ích được hình thành từ trước trong tiềm thức.
Tuy không được Bộ luật hình sự quy định như là một yếu tố bắt buộc
trong cấu thành tội phạm, nhưng hai phạm trù “động cơ phạm tội” và “mục
đích phạm tội” thuộc về yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn trong việc xác
định, chứng minh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với tội phạm đã
thực hiện. Thực tiễn việc giải quyết các vụ án hình sự đã cho thấy mức độ
nguy hiểm của tội phạm tỷ lệ thuận với sự xuất hiện rõ ràng, mãnh liệt của
động cơ và mục đích thực hiện tội phạm. Việc chứng minh được động cơ,
mục đích phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội là cần thiết trong quá
trình giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
* Đặc điểm phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Đối với luật hình sự, tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm
nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (mục
“g” Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999), là một trong những căn cứ
để Tòa án quyết định hình phạt đối với những người phạm tội. Đồng thời đây
cũng là một trong những đặc điểm của nhân thân người phạm tội, xét dưới
khía cạnh khoa học luật hình sự thì các đặc điểm này được hiểu như sau:
33
Phạm tội nhiều lần là việc người phạm tội thực hiện hành vi phù hợp
với cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự tại
cùng một thời gian hay trong nhiều lần khác mà được Tòa án đưa ra xét xử
trong một lần.
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại
phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do
vô ý (Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999).
Tái phạm nguy hiểm là những trường hợp: đã bị kết án về tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích mà lại phạm
tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm, chưa
được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý (Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự
Việt Nam 1999).
Đặc điểm phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm thể hiện
mức độ nguy hiểm cao của người phạm tội đối với xã hội. Việc thực hiện
hành vi phạm tội của người phạm tội đã trở thành hệ thống, thể hiện ý thức
tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội.
Phạm tội nhiều lần, tái phạm và tái phạm nguy hiểm là khái niệm có sự
khác biệt giữa luật hình sự và tội phạm học. Trong tội phạm học, ba khái niệm
trên được thể hiện bằng một khái niệm chung đó là Tái phạm, Tái phạm nguy
hiểm (được tội phạm học định nghĩa) là dấu hiệu lặp đi lặp lại việc phạm tội
được sử dụng để đánh giá tính ổn định, bền vững của hành vi phạm tội do
người phạm tội thực hiện. Tội phạm có thể nói là hành vi chống lại xã hội,
cho nên mức độ nghiêm trọng của loại hành vi này được xác định bằng hậu
quả mà nó gây ra, và còn có thể xác định bằng sự ổn định về hành vi; do đó,
chỉ cần người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên (đối với tội phạm
học) đã được coi là tái phạm (không nhất thiết là người phạm tội phải thực
hiện chỉ một tội phạm nhưng trong nhiều lần khác nhau), vì qua đó đã biểu
hiện tâm lý tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội.
34
Tóm lại, nhân thân người phạm tội là một khái niệm, có vai trò rất
quan trọng đối với Bộ luật hình sự. Đó là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực
của khoa học pháp lý hình sự cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhân
thân người phạm tội là một chỉnh thể của nhiều yếu tố, khi nghiên cứu cần
phải cân nhắc chú trọng đến các yếu tố để đạt hiệu quả cao nhất, có cách nhìn
đúng đắn. Từ đó, đưa đến các kết luận có lợi, đóng góp cho công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
35
Chương 2
NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp
những đặc điểm riêng biệt của người có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng
đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Nếu như chủ thể của tội phạm là
một yếu tố cấu thành tội phạm thì “nhân thân người phạm tội không phải là
một yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm thuộc về nhân thân
người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình
sự của người phạm tội” [15, tr.97]. Chủ thể của tội phạm có ý nghĩa là một
trong các căn cứ để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự
hay không và tội đó là tội gì. Còn nhân thân người phạm tội không chỉ có ý
nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt mà còn có ý nghĩa trong
các căn cứ quyết định hình phạt. Trong trường hợp những dấu hiệu thuộc
chủ thể của tội phạm được cân nhắc để định tội như dấu hiệu tuổi, giới tính
thì không được cân nhắc với tính chất là những đặc điểm thuộc về nhân thân
để quyết định hình phạt.
2.1. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định tội
Tình tiết định tội là những tình tiết, biểu hiện của tội phạm phù hợp với
các dấu hiệu định tội (dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản) của tội cụ thể
trong BLHS.
Hiện nay, trong khoa học Luật hình sự, khái niệm về định tội (định tội
danh) còn chưa thống nhất. Định tội (hay định tội danh) là quá trình xem xét,
xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có là tội phạm hay không
(nếu có là tội gì) trên cơ sở đối chiếu các tình tiết thực tế của hành vi với các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm, tìm ra sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm
36
cho xã hội đã thực hiện với cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự.
Nếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể được thoả mãn thì hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là hành vi phạm tội và hành vi đó mang tội
danh mà cấu thành tội phạm đó phản ánh.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng đều phải xác định hành vi phạm tội, tính chất
của hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở cấu thành tội phạm để xác định tội
danh và trách nhiệm pháp lý đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm.
Nhân thân người phạm tội mặc dù không phải là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm, nhưng trong quá trình đánh giá tính chất nguy hiểm của
hành vi phạm tội và xác định trách nhiệm pháp lý của người đã thực hiện
hành vi đó thì cần phải xem xét đến nhân thân của họ. Nhân thân người phạm
tội là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội có ý
nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Những đặc điểm riêng đó có thể là: tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc,
thái độ trong quan hệ ứng xử với mọi người, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn
cảnh gia đình, đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo,
tiền án, tiền sự...
Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội khác với nhân thân
con người nói chung trước hết ở chỗ: họ đã thực hiện hành vi xâm hại các quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, tức là họ đã trở thành chủ thể của tội phạm
theo quy định của luật hình sự. Nhân thân người phạm tội tuy không phải là
yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng nhân thân của người phạm tội
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của họ.
Trong một số trường hợp, nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý
nghĩa trong việc định tội, đó là những tội mà cấu thành tội phạm cơ bản, có
dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của người đó.
37
Chủ thể của tội phạm là một khái niệm gần gũi với khái niệm nhân
thân người phạm tội. Tuy nhiên, Chủ thể của tội phạm là một khái niệm hẹp
hơn khái niệm nhân thân người phạm tội. Điều 8 Bộ luật hình sự nhắc đến
đặc trưng của chủ thể tội phạm như: năng lực trách nhiệm hình sự; thái độ;
nhận thức của người đó về hành vi phạm tội của mình (yếu tố lỗi). Song
những đặc điểm của chủ thể tội phạm không chỉ có vậy, nó còn bao gồm -
những đặc điểm đó là những dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân
người phạm tội mà thiếu nó thì không thể có cấu thành tội phạm. Những đặc
điểm này có thể là:
- Những dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp của một người;
- Những dấu hiệu liên quan đến địa vị xã hội của người phạm tội (chức
vụ, quyền hạn);
- Những đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ mà người phạm tội phải thực
hiện trước Nhà nước;
- Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ của người phạm tội với
nạn nhân, trình độ học vấn…
Ở Việt Nam, độ tuổi cũng là một trong những đặc điểm của nhân thân
con người và cũng là một trong các cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình
sự. Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm,
thực tiễn phát triển của đất nước và chính sách hình sự của Nhà nước, mà ở
nước ta quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả rất
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
38
là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm
gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình [28, Điều 8, Khoản 3].
Thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS
về những tội có mức cao nhất của hình phạt đối với tội ấy là từ 7 - 15 năm tù
do lỗi cố ý, hoặc về những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt
trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình không phân biệt do lỗi cố ý
hay lỗi vô ý. Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cho thấy,
trong trường hợp đặc biệt, độ tuổi chịu TNHS đầy đủ không phải từ 16 tuổi
trở lên, mà là từ 18 tuổi trở lên.
Ví dụ: Điều 115 qui định về tội giao cấu với trẻ em và Điều 116 qui
định về tội dâm ô với trẻ em. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa
thành niên phạm pháp (Điều 252 BLHS), đòi hỏi chủ thể phải là người đã
thành niên, nếu là người chưa thành niên thì hành vi của họ sẽ không bị coi là
tội phạm và do đó TNHS cũng không đặt ra.
Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS, cho thấy một số đặc điểm
thuộc nhân thân người phạm tội như nghề nghiệp, đơn vị công tác là yếu tố
cấu thành tội phạm. Đối với đa số các tội về chức vụ, thì trong cấu thành tội
phạm chủ thể của tội phạm là người có chức vụ. Đa số các tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm là
người có thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đa số các
tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân, thì trong cấu thành tội
phạm chủ thể của tội phạm phải là quân nhân. Đa số các tội phạm về tham
nhũng, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm phải là người có
chức vụ, quyền hạn.
Ví dụ: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của
Nhà nước (Điều 144).
39
Tội vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước (Điều 164).
Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng (Điều 165).
Tội lập quỹ trái phép (Điều 166).
Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167).
Tội cố ý làm trái qui định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169).
Tội vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 170).
Tội vi phạm qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
(Điều 172).
Tội vi phạm các qui định về quản lý đất đai (Điều 174).
Tội vi phạm các qui định về quản lý rừng (Điều 176).
Tội tham ô tài sản (Điều 278).
Tội nhận hối lộ (Điều 279).
Nhóm tội các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
(chương XXIII).
“Tình tiết thuộc về nhân thân được qui định là dấu hiệu định tội không
chỉ là các đặc điểm về nhân thân dấu hiệu chủ thể đặc biệt, đặc điểm đó có
liên quan đến chức vụ, quyền hạn… mà còn có các đặc điểm xấu về nhân
thân, đó là: tiền án, tiền sự”.
Khi nói đến tiền án, tiền sự của người phạm tội dưới góc độ xã hội,
được hiểu là trước khi phạm tội lần này, người phạm tội đã bị kết án bao
nhiêu lần, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật bao nhiêu lần. Để
đánh giá về nhân thân một con người thì người ta có thể xem xét cả quá trình
từ khi sinh ra cho đến thời điểm đánh giá con người đó. Tuy nhiên, dưới góc
độ pháp lý nói chung.
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019PinkHandmade
 
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...nataliej4
 

What's hot (18)

Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội danh các tội xâm phạm sức khỏe của con người, HOT
Luận văn: Tội danh các tội xâm phạm sức khỏe của con người, HOTLuận văn: Tội danh các tội xâm phạm sức khỏe của con người, HOT
Luận văn: Tội danh các tội xâm phạm sức khỏe của con người, HOT
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH S...
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT

Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiĐịnh tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT (20)

Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiLuận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
 
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạtĐề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bị can chưa thành niên
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bị can chưa thành niênĐối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bị can chưa thành niên
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bị can chưa thành niên
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAYLuận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
 
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiĐịnh tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ QUỲNH VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI - DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ QUỲNH VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI - DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Chu Thị Quỳnh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI.....................................................................................................8 1.1. Khái niệm............................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm nhân thân con người ........................................................... 8 1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội................................................. 10 1.2. Trách nhiệm hình sự và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự...... 16 1.2.1. Trách nhiệm hình sự........................................................................... 16 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự............................................................. 20 1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân ngƣời phạm tội ảnh hƣởng đến việc quy định trách nhiệm hình sự.............................. 25 1.3.1. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân người phạm tội ........................ 25 1.3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất sinh học.......... 26 1.3.3. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất xã hội........ 29 1.3.4. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp lý hình sự...... 31 Chƣơng 2: NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 35
  • 5. 2.1. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định tội............................................................................................... 35 2.2. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định khung......................................................................................... 44 2.3. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự......................................................... 46 2.4. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................................... 54 2.5. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình phạt ........... 56 2.6. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc qui định án treo: .................. 58 Chƣơng 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU NHÂN THÂN TRONG XỬ LÝ TỘI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG..........66 3.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu nhân thân trong việc xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ....................................... 66 3.2. Một số giải pháp liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm........ 81 3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân trong xử lý tội phạm........................................................................... 81 3.2.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong xử lý tội phạm ......................................... 89 KẾT LUẬN.................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 98
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nhân thân là một trong những đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: y học; tâm lý học; sinh học, luật học... Trong lĩnh vực pháp luật việc nghiên cứu nhân thân không chỉ có ý nghĩa trong việc đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả mà còn làm căn cứ cho việc qui định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong luật hình sự Việt Nam, nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ của việc quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự (qui định chung về trách nhiệm hình sự, qui định về giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự...). Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy, việc áp dụng các qui định pháp luật hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội có ý nghĩa xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội có hay không phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự ở mức độ nào trên cơ sở đó tòa án áp dụng loại, mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đồng thời, dấu hiệu nhân thân người phạm tội còn là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với bản thân người phạm tội và đối với xã hội. Bộ luật hình sự năm 1999, qui định dấu hiệu nhân thân người phạm tội ở những cấp độ khác nhau: có thể là một dấu hiệu trong cấu thành tội phạm; hoặc có thể là dấu hiệu định khung tăng nặng, giảm nhẹ; hay là dấu hiệu xác định mức độ tăng năng nặng giảm nhẹ TNHS của người phạm tội. Những qui định này đã tạo ra cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tiến tố tụng giải quyết vấn đề TNHS đối với người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, nó đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh, xử lý tội phạm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những bất
  • 8. 2 cập khi áp dụng dấu hiệu nhân thân đối với người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện hiện ở những khía cạnh sau: a. Do nhận thức chưa đúng về nội dung, vị trí pháp lý của các dấu hiệu nhân thân người phạm tội nên đã áp dụng sai theo hai chiều hướng, hoặc làm giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hoặc làm tăng nặng mức độ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cả hai xu hướng này đều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong việc xử lý tội phạm; b. Do những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm nên ảnh hưởng đến nguyên tắc công bằng và các nguyên tắc cơ bản khác của luật hình sự, do đó dẫn đến làm sai lệch những định hướng tốt đẹp của chính sách hình sự của nhà nước ta; c. Những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội còn bị lạm dụng trong quá trình xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến việc xử lý, áp dụng hình phạt không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội là cần thiết không những góp phần làm sáng tỏ lý luận về nhân thân người phạm tội, mà còn góp phần xây dựng chính sách hình sự, hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật hình sự về nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, tôi chọn đề tài: Vai trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được một số nhà khoa học quan tâm hoặc đã được đề cập đến trong một số sách, báo, tài liệu: GS.TSKH Đào Trí Úc – Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm ở những người chưa thành niên ở Việt Nam, luận án Phó tiến sỹ (Tiến sỹ) M.1981: Tội phạm học Việt Nam (phần 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2000; Luật hình sự Việt Nam, Giáo trình Tội phạm học (chương VI) - Trường Đại học Luật
  • 9. 3 năm 1994, GS.TS Đỗ Ngọc Quang; Giáo trình Tội phạm học (chương V) - Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995; Tội phạm học; Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự (chương IX) - Viện Nhà nước và pháp luật..., ngoài ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong một số bài viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong các tạp chí chuyên ngành như: GS.TSKH Lê Cảm, Nhân thân người phạm tội một số vần đề cơ bản; BLHS 1999 với việc qui định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Luật học số 06/2001… Ngoài ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong một số bài viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong các tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề nhân thân người phạm tội mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề xem xét nhân thân người phạm tội (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm học và trong luật hình sự nói chung hoặc các khía cạnh khác nhau trong một nhóm chủ thể nhất định như người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội là nữ giới… Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề nhân thân người phạm tội vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về "vai trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự" và sự thể hiện chúng trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, đồng thời đánh giá việc áp dụng vấn đề "nhân thân người phạm tội" trong thực tiễn để đưa ra kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về vấn đề này trong việc xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
  • 10. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu và giải quyết có hệ thống lý luận chung về nhân thân người phạm tội, nhân thân người phạm tội với việc xem xét trách nhiệm hình sự, phân tích thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật liên quan đến nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật, góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Nhiệm vụ của luận văn: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung về nhân thân người phạm tội như: nghiên cứu để làm rõ khái niệm nhân thân người phạm tội, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các vần đề xem xét trách nhiệm hình sự căn cứ vào nhân thân người phạm tội. Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm hình sự. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu trên đây đưa ra một số giải pháp liên quan đến nhân thân người phạm tội nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong quy định trách nhiệm hình sự (đi từ việc giải quyết về mặt lý luận chung để tập trung trọng tâm vào việc nghiên cứu các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm hình sự), bởi vì nhân thân người phạm tội là một vấn đề lớn, phức tạp và còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhiều khía cạnh của vấn đề còn đang đòi hỏi phải có sự tranh luận và phải có sự đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để cả trong lý luận và thực tiễn mà trong một luận văn thạc sĩ luật học chưa thể đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm
  • 11. 5 hình sự và thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự, những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra một số giải pháp liên quan đến nhân thân người phạm tội có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; v.v... 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Trong luận văn này, tác giải đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: - Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội như: (1) Một số vấn đề chung về nhân thân người phạm tội bao gồm: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam; (2) Nhân thân người phạm tội với việc qui định trách nhiệm hình sự; một số đặc điểm nhân thân là tình tiết định tội, một số đặc điểm nhân thân là tình tiết định khung; một số đặc điểm nhân thân là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, là căn cứ quyết định hình phạt và là một trong những căn cứ cho việc xem xét áp
  • 12. 6 dụng án treo. Qua thực truy cứu trách nhiệm hình sự, tìm ra những bất cập trong các qui định của pháp luật hiện hành liên quan đến nhân thân người phạm tội, từ đó đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của thực tiễn áp dụng nhằm đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu trong các tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý trong một số sách chuyên khảo, giáo trình của các trường Đại học luật… 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu thực tiễn xử lý người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam trong lĩnh vực lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cùng với một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự có giá trị thực tiễn trong công tác lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung, góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. Trong giới hạn nhất định của luận văn thạc sỹ, có thể khẳng định, đây là nghiên cứu chyên khảo đồng bộ đầu tiên về nhân thân người phạm
  • 13. 7 tội trong luật hình sự. Đồng thời tác giả luận văn còn chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong thực thực tiễn áp dụng chế định này, trên cở đó đưa ra một số kiến giải nhằm hoàn thiện chế định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội. Chương 2: Nhân thân người phạm tội với việc qui định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân trong xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
  • 14. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhân thân con người Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì “con người là sản phẩm tự nhiên và xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang các đặc tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người” [34, tr.255]. Bất kỳ con người nào, ngay từ khi sinh ra đã mang các đặc tính, nhu cầu sinh học đó là các nhu cầu phục vụ cho việc tồn tại và sinh trưởng của con người. Song con người không là sinh vật thuần tuý, con người không thể tồn tại như một thực thể độc lập, mọi hoạt động của con người đều là những hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo. Thông qua các hoạt động của mình, con người tác động vào thế giới xung quanh, và tham gia vào các quan hệ xã hội, Điều đó không chỉ giúp cho con người tồn tại mà còn đưa con người trở thành cá nhân trong xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ đa dạng của xã hội. Những mối quan hệ đó không chỉ là các mối quan hệ hiện tại mà đó còn là tổng hoà các mối quan hệ trong quá khứ. Chính các mối quan hệ này đã hình thành nên những đặc điểm tâm lý, đạo đức xã hội. Và con người chính là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Khái niệm “nhân thân” được sử dụng khi người ta muốn nhấn mạnh đến các tính chất xã hội của con người, còn khái niệm “con người” được sử dụng với một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả tính chất xã hội và tính chất tự nhiên của con người. Nhân thân cũng như mối quan hệ giữa nó với xã hội và Nhà nước, nói cho cùng là do tính chất của xã hội quyết định.
  • 15. 9 Theo khái niệm chung của xã hội học Mác - Lênin về nhân thân con người thì: “nhân thân đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội”. Nhân thân con người là một phạm trù mang tính xã hội - lịch sử. Với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể có một nhân thân tương ứng. Khái niệm nhân thân đồng thời cũng bao hàm cả con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diện của các giai cấp, các nhóm lợi ích xã hội nhất định…, là người mang trong mình một số đặc điểm điển hình. Nếu khái niệm “con người” như đã phân tích ở trên thì “nhân thân con người” chính là những đặc trưng cụ thể hơn của con người, đó là những đặc điểm, tính chất nhất định của con người được đúc kết khi con người tồn tại trong một môi trường xã hội cụ thể với tư cách là một thành viên của xã hội, có một vị trí nhất định trong xã hội. Những đặc điểm nêu trên không phải có ngay khi con người được sinh ra, nó được hình thành dần dần từ quá trình sống, lao động và quan hệ với mọi người xung quanh. Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhìn nhận một cách toàn diện nhân thân con người đó là nhân cách. “Nhân cách” chính là nội dung, trạng thái bên trong của mỗi cá nhân cụ thể được tạo nên bởi sự tiếp thu những giá trị lịch sử, văn hóa “từ đó hình thành nên những quan điểm, cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, các cách ứng xử trong tình huống”. Như vậy, Nhân thân con người là những đặc điểm cụ thể của con người thể hiện bản chất xã hội, thể hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của một con người cụ thể. Khác với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết trong nhà nước tư sản coi nhân thân là một cá nhân có những đặc điểm và phẩm chất riêng cho phép phân biệt với mọi người khác, có khả năng Điều khiển
  • 16. 10 được chính con người và Điều khiển người khác có nghĩa là bản chất của nhân thân không được gắn liền với tính chất xã hội. Các đặc điểm quan trọng nhất của nhân thân được coi là tài sản, quyền lực, sức mạnh, sự độc lập với những người khác. Mặc dù có nhiều quan điểm về nhân thân có ý nghĩa và giá trị khác nhau, một số thì tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở nó. Tuy nhiên, cái tạo thành giá trị đích thực của nhân thân không phải là nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, của cải…, của con người, mà ở lập trường xã hội và những đóng góp của nó vào sự phát triển chung của xã hội. Tự ý thức xã hội là một trong những thành phần quan trọng nhất tạo nên nhân thân, mà thiếu nó không thể nói tới bản chất xã hội của con người. Tự ý thức xã hội đó là sự nhận thức về mặt xã hội của con người và Điều khiển hành vi do mình gây ra. Ý thức của con người được quyết định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… Nhân thân được hình thành phát triển từ ảnh hưởng của những mối quan hệ đó. Khi nói đến nhân thân con người là chúng ta muốn nói đến sự tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là, các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội đạo đức, tâm lý. Từ sự phân tích trên, cho phép chúng tôi đưa ra khái niệm nhân thân con người như sau: Nhân thân con người là sự tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con người cụ thể, bao gồm: các đặc điểm, dấu hiệu về xã hội, nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế, các đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen, lý trí, cảm xúc..., các đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội khác. 1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội Tội phạm từ lâu đã trở thành mối quan ngại chung đối với toàn xã hội,
  • 17. 11 nó xâm hại đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội từ lĩnh vực kinh tế, văn hoá, đạo đức cho đến sự ổn định chính trị của một quốc gia. Toàn thế giới đã và đang phải đối mặt với những loại tội phạm mới liên tục xuất hiện, gây thiệt hại ngày càng lớn với thủ đoạn tinh vi. Nếu coi tội phạm là một hiện tượng tiêu cực của xã hội thì việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội. Và điều tất yếu để kiềm chế, kiểm soát và ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực này là phải tìm hiểu cặn kẽ về nó từ các khía cạnh: nguyên nhân phát sinh, điều kiện và xu hướng phát triển của chúng. Giải quyết vấn đề này, có nhiều ngành khoa học khác nhau đã coi tội phạm là đối tượng nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra các kiến giải khác nhau về tội phạm. Việc nghiên cứu tội phạm, cho dù xem xét ở khía cạnh là một hiện tượng xã hội tiêu cực nhằm tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm (tội phạm học) hay xem xét tội phạm là một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi đó (khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự), không thể không tránh khỏi việc đề cập đến việc nghiên cứu về người phạm tội. Dù xem xét tội phạm dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là tội gì, nguy hiểm hay không nguy hiểm cũng đều phải do con người cụ thể thực hiện, và xem xét về người phạm tội không thể xem xét một cách chung chung mà đó là việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội. Mỗi ngành khoa học trong hệ thống tư pháp hình sự khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đều phục vụ mục đích, nhiệm vụ của ngành khoa học đó; từ đó, mỗi ngành khoa học xem xét nhân thân người phạm tội dưới một khía cạnh và nhấn mạnh vào một số đặc điểm khác nhau. Do đó, trước khi đi vào việc đề cập đến các khái niệm nhân thân người phạm tội trong từng ngành khoa học của tư pháp hình sự (trong luận văn này chúng tôi xem xét nhân thân người phạm tội trên các bình diện khoa học luật hình sự ở mức độ khái quát nhất).
  • 18. 12 Trên cơ sở quan điểm lý luận chung về con người và nhân thân con người như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu làm rõ các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội là rất cần thiết. Để phân tích làm rõ các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng, cần phải nghiên cứu toàn diện về con người với tư cách là một thành viên của xã hội và con người chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đức bất lợi đối với họ. Khi nghiên cứu cần phải làm rõ cái vốn có của nhân thân người phạm tội không phải là các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm về mặt xã hội, được thể hiện trong xử sự chống lại xã hội. Cho nên việc đồng nhất các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội là sai lầm cũng như việc đồng nhất các khái niệm con người và nhân thân con người. Người phạm tội, cho dù đã thực hiện bất kỳ một tội phạm nào thì cũng là một con người. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người có khả năng trở thành người phạm tội nếu trong quá trình trưởng thành của con người đó gặp phải những điều kiện không thuận lợi khi hình thành nhân cách và người đó rơi vào hoàn cảnh, tình huống nhất định. Vì vậy, hành vi phạm tội của con người không phải là hành vi tất yếu phải xảy ra với con người đó. Quan điểm, tính cách, sở thích, thói quen,... và những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra mà là sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên ngoài. Nhân thân người phạm tội đó là nhân thân người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng trị [42, tr.155]. Như vậy, chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới cho phép phân biệt nhân thân người phạm tội với nhân thân của con người nói chung. Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu cực
  • 19. 13 giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi chăng nữa thì cũng không được phép coi con người đó là người phạm tội nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội. Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng đến đâu, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung chỉ có được trên cơ sở xem xét mọi đặc tính xã hội quan trọng và biểu hiện của nhân thân; nội dung và mối quan hệ giữa chúng. Chính do tổng thể các đặc tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội về nguyên nhân và động cơ phạm tội, từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc lựa chọn các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Tóm lại, khi xem xét tội phạm như là kết quả tác động qua lại phức tạp giữa nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân thân với nội dung cụ thể và các đặc điểm, dấu hiệu, các mối quan hệ đặc trưng cho nó - học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “không có đặc điểm của nhân thân quy định từ trước buộc con người phải thực hiện tội phạm”. Những đặc điểm, dấu hiệu, đặc trưng quy định xử sự mang tính chống lại xã hội, đó là kết quả của những điều kiện sinh hoạt, ảnh hưởng, quan hệ và chúng dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội không phải một cách tự nguyện mà là bắt buộc, mà do ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài, của hoàn cảnh cụ thể, cùng sự tham gia của ý thức và lý trí của con người khi con người đó có khả năng lựa chọn các cách cư xử khác nhau. Nhân thân người phạm tội là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: tội phạm học, khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự…
  • 20. 14 a. Nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học Tội phạm học là khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình hình tội phạm; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi tội phạm trong cuốc sống. Nói cách khác, tội phạm học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm có nhiệm vụ phát hiện quy luật của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh, sinh tồn và vận động của tội phạm, do vậy nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong tội phạm học cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tội phạm học ở nước ta, lấy nền tảng là tội phạm học xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu tội phạm trên cơ sở xuất phát từ quan điểm người phạm tội (dù phạm một tội nguy hiểm đến đâu đi chăng nữa) nói cho cùng vẫn là một con người; con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người hoàn toàn có thể trở thành người phạm tội khi có những điều kiện nhất định tác động lên họ. Trong suốt quá trình hình thành nhân cách của con người, con người luôn phải đứng trước hai khả năng: khả năng phát triển nhân cách theo hướng tích cực và khả năng phát triển nhân cách theo hướng tiêu cực. Nếu con người phát triển nhân cách theo hướng tích cực sẽ giúp cho xã hội có một thành viên tích cực, một người có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Nếu con người phát triển nhân cách theo hướng ngược lại thì sẽ đẩy con người đến việc thực hiện các hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật và nếu trong trường hợp vi phạm luật hình sự người đó sẽ trở thành người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế, một con người không bao giờ chỉ tồn tại và phát triển theo chỉ một hướng, luôn luôn tồn tại trong cùng một con người cả những đặc tính tốt lẫn những đặc tính xấu trong nhân cách. Chúng kiềm chế, tác động lẫn nhau, chi phối hành vi của con người, điều đó giải thích tại sao trong cùng một điều
  • 21. 15 kiện xã hội lại xuất hiện hiện tượng người này thì phạm tội còn người khác thì không phạm tội. Trên khía cạnh tội phạm học, “nhân thân người phạm tội” là tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người mà trong những Điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự tác động của chính những Điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh. b. Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Khoa học luật hình sự nghiên cứu về tội phạm và người phạm tội nhằm xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật hình sự liên quan đến tội phạm và hình phạt. Trên cơ sở đó, luật hình sự nghiên cứu về Nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ, và làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội dưới góc độ là chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự 1999 qui định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [28, Điều 8, Khoản 1]. Trên cơ sở này, có thể rút ra được nhận định sau: “người phạm tội” được hiểu là: những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị luật hình sự quy định là tội phạm. Và qua các dấu hiệu về nhân thân nhằm chỉ ra mức độ nguy hiểm cho xã hội của chủ thể đó gây nên. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm về nhân thân người phạm tội dưới góc độ nghiên cứu của khoa học luật hình sự: nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt,
  • 22. 16 không lặp đi lặp lại của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. c. Nhân thân người phạm tội trong Tố tụng hình sự Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự bao giờ cũng trải qua nhiều giai đoạn (khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử; thi hành án), các giai đoạn cũng như chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau mà khái niệm “nhân thân người phạm tội” được hiểu là nhân thân bị can (trong giai đoạn điều tra và truy tố), hoặc nhân thân bị cáo (trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự), hoặc nhân thân người bị kết án hoặc nhân thân phạm nhân (trong giai đoạn thi hành bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án). 1.2. Trách nhiệm hình sự và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự 1.2.1. Trách nhiệm hình sự * Khái niệm trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của luật hình sự. Từ trước tới nay, trong khoa học luật hình sự, chế định trách nhiệm hình sự luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu. Thuật ngữ “trách nhiệm” theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất “phần việc được giao cho hoặc coi như giao cho phải làm tròn, nếu kết quả không tốt phải gánh chịu phần hậu quả. Nghĩa thứ hai
  • 23. 17 “trách nhiệm” được hiểu là sự ràng buộc với lời nói hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn nếu sai trái phải gánh chịu phần hậu quả. Như vậy, trong nghĩa thứ nhất trách nhiệm được hiểu là việc được giao phải hoàn thành và ở nghĩa thứ hai được hiểu là hậu quả phải chịu vì việc làm trái với yêu cầu [1, tr.1001]. Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm hình sự cũng được hiểu theo hai nghĩa, hoặc chỉ về chức trách, bổn phận phải làm, hoặc chỉ về hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, trách nhiệm pháp lý thường được hiểu gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật và là trách nhiệm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở các chế tài pháp luật. Như vậy, trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hình sự là một vấn đề then chốt của Luật hình sự. Tùy thuộc vào việc quan niệm như thế nào về trách nhiệm hình sự có một phạm vi tác động cưỡng chế hình sự tương ứng. Đây chính là vấn đề có tính chất nền tảng cho việc xây dựng hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự. “Trách nhiệm hình sự theo cách phổ biến nhất trong Luật hình sự, đó là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước” [45, tr.41]. Vậy người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý như thế nào do việc phạm tội. Điều này được thể hiện thông qua việc xác định nội dung của trách nhiệm hình sự. Nội dung của trách nhiệm hình sự chỉ có thể xác định trên cơ sở nhận thức đúng về trách nhiệm hình sự. Theo PGS.TS Kiều Đình Thụ “Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của Nhà nước đối với người có lỗi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm” [39, tr.66]. Với ý nghĩa là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm, trách nhiệm hình sự phải là những tác động cưỡng chế hình sự đặt ra nhằm bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Do vậy, các tác
  • 24. 18 động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự phải là những tác động bất lợi về pháp lý đối với người phạm tội nhằm làm rõ nội dung của trách nhiệm hình sự. Hiện nay, về nội dung của trách nhiệm hình sự có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, bị kết án, phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp hay án tích là những tác động cưỡng chế hình sự đều được nhìn nhận là nội dung của trách nhiệm hình sự [30, tr.51]. Bằng bản án kết tội, Nhà nước chính thức lên án đối với người đã có hành vi phạm tội và trên cơ sở đó có thái độ phản ứng của mình thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự như áp dụng hình phạt hay các biện pháp tư pháp, án tích là những tác động cưỡng chế hình sự đều được nhìn nhận là thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự. Hình phạt chẳng qua là phương tiện tự vệ xã hội trước tội phạm thể hiện ở chỗ nó là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt là hình thức thực hiện chủ yếu của trách nhiệm hình sự. Bất cứ một tội phạm cụ thể nào cũng đều được quy định với một chế tài tương ứng là hình phạt. Chính vì lẽ đó, người ta thường đồng nhất trách nhiệm hình sự với hình phạt. Thực chất, tuy là hình thức thực hiện chủ yếu của trách nhiệm hình sự, hình phạt cũng chỉ là một trong các hình thức thực hiện của trách nhiệm hình sự. Bên cạnh hình phạt, trách nhiệm hình sự còn được thực hiện thông qua các tác động cưỡng chế khác về hình sự như biện pháp tư pháp, án tích. Biện pháp tư pháp là biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự qui định, do cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hay thay thế hình phạt [42, tr.194]. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, các biện pháp tư pháp bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Khi áp dụng đối với người phạm tội,
  • 25. 19 các biện pháp tư pháp cũng thể hiện sự phản ứng của Nhà nước trước tội phạm. Việc áp dụng các biện pháp tư pháp cũng nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, đồng thời loại bỏ những điều kiện, ngăn ngừa gây thiệt hại cho xã hội trong tương lai và đem lại trật tự an toàn cho xã hội. Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội [49, tr.276]. Án tích là một tình trạng pháp lý bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện ở ảnh hưởng của nó đến việc đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi được coi là tội phạm trong thời gian người đó mang án tích, là điều kiện để xác định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu họ phạm tội mới. Tóm lại, trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả việc phạm tội, bao gồm việc Tòa án kết án về một tội phạm có thể phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích. * Cơ sở của trách nhiệm hình sự Theo Từ điển Tiếng Việt từ “cơ sở” được hiểu là “cái làm nền tảng trong quan hệ với những cái xây dựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tồn tại, phát triển”. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự là “căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự qui định mà chỉ có và phải dựa vào đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” [3, tr.1]. Xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự, Điều 2 Bộ luật hình sự qui định “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự qui định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, theo Điều 2 BLHS, cơ sở của trách nhiệm hình sự là thực hiện một hành vi mà pháp luật hình sự qui định là tội phạm. Trong ý nghĩa pháp lý hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm với đầy đủ các dấu hiệu luật định về khách thể, mặt khách
  • 26. 20 quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm. Trong tài liệu pháp lý, quan niệm phổ biến nhất hiện nay coi cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Nó là khuôn mẫu pháp lý mà chỉ có thể dựa vào nó để xác định tội phạm và trách nhiệm hình sự. Do vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự. Thực vậy, không phải bất kỳ hành vi nào gây thiệt hại cho xã hội cũng làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi hành vi được thực hiện hội đủ dấu hiệu luật định về tội phạm mà tổng hợp những dấu hiệu đó được gọi là cấu thành tội phạm. Tóm lại, cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm [3, tr.2]. 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự Nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người phạm tội ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như định khung hình phạt. Giữa hành vi phạm tội đã thực hiện và con người đã thực hiện có mối quan hệ với nhau nên nghiên cứu, xem xét nhân thân người phạm tội giúp Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Như vậy có thể hiểu: “Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với người khác, trình độ văn hóa, lối sống, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án tiền sự...”
  • 27. 21 Nghiên cứu vấn đề về nhân thân, về con người, về mối quan hệ giữa con người với xã hội và Nhà nước, về địa vị pháp lý của công dân trong xã hội, về ý nghĩa xã hội của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ con người, phòng ngừa và trừng phạt những hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, có một ý nghĩa lớn về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn. Vấn đề nhân thân con người là vấn đề trọng tâm của khoa học hiện đại, nhất là của các ngành luật học, triết học và xã hội học. Vấn đề đó còn được mọi người thuộc mọi tầng lớp quan tâm, bởi vì nó có quan hệ mật thiết với quá trình đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và an ninh trên thế giới. Các khoa học pháp lý như lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự..., cũng rất cần có quan niệm đúng đắn về nhân thân con người vì điều đó giúp cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và nhân thân. Ví dụ: môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, quan niệm đúng đắn về con người cho phép xác định được các dấu hiệu của con người với tư cách là chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Còn đối với luật hình sự, quan niệm đúng đắn về con người và nhân thân sẽ cho phép xác định được chính xác và đầy đủ về chủ thể trách nhiệm hình sự, về khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự và đường lối xử lý. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm góp phần giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội là trách nhiệm của nhiều ngành khoa học. Dù thuộc bất kỳ trường phái nào, mỗi nhà nghiên cứu tội phạm đều không thể bỏ qua các vấn đề có liên quan đến nhân thân người phạm tội khi phân tích về mặt lý luận tội phạm, các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, khi đề cập đến trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt cũng như khi nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khoa học nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
  • 28. 22 Tội phạm là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự tác động qua lại giữa các điều kiện bên ngoài vào điều kiện bên trong (điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan). Trong toàn bộ hệ thống quan hệ đó, nhân thân người phạm tội là một khâu rất quan trọng để đánh giá chính xác tội phạm.Vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội. Bản thân của việc đánh giá thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm, dự đoán hướng phát triển và quy mô ảnh hưởng của nó đến các hiện tượng và quá trình xã hội khác phụ thuộc vào số liệu đã được tổng kết về nhân thân người phạm tội nói chung và về các loại tội phạm cụ thể nói riêng. Đó là các số liệu về đặc điểm giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, điều kiện và hoàn cảnh sống, các đặc điểm về tinh thần và đạo đức, tâm lý, về vai trò, địa vị của con người trong xã hội… Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân của tội phạm. Nguyên nhân thực hiện tội phạm cụ thể là khuynh hướng thể hiện tính chất chống đối xã hội của con người cụ thể, mà trước hết là động cơ xử sự của con người đó trong sự tác động qua lại với môi trường và hoàn cảnh cụ thể, thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Nếu như quan điểm quy nguyên nhân của tội phạm về các đặc điểm sinh học, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong việc làm phát sinh cách xử sự phạm tội và làm hình thành nên các đặc điểm của nhân thân người phạm tội, từ đó có thể phân loại tội phạm, từ đó hướng việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội vào việc đi sâu phân tích cấu tạo cơ thể con người và điều kiện xung quanh con người; thì ngược lại qua việc phân tích, tổng hợp các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tội, các nhà nghiên cứu xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra rằng sự hình thành và phát sinh các đặc điểm, đặc tính đó dưới tác động của môi trường xã hội. Con người có thể làm
  • 29. 23 cho các điều kiện xã hội cần thiết thích nghi với mình và chống lại các điều kiện không có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, với kết quả tác động của cùng một hoàn cảnh, điều kiện xã hội lại hình thành các loại cá nhân khác nhau. Mỗi con người lại tiếp nhận hoàn cảnh đó phù hợp với kinh nghiệm mà họ tích lũy được, với các quan điểm, định hướng về giá trị, nhu cầu và lợi ích của họ. Xuất phát từ quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường xã hội trong cả quá trình sống, làm việc và trưởng thành đó, có thể tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, tìm ra hoàn cảnh cụ thể nào đã làm phát sinh các phẩm chất tiêu cực trong con người dẫn đến việc thực hiện tội phạm; và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm loại trừ và ngăn chặn những hoàn cảnh bất lợi đó, không để con người đi vào con đường tội phạm, đồng thời áp dụng những biện pháp chống và phòng ngừa riêng biệt với từng tội phạm cụ thể. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn giúp cho chúng ta hiểu mức độ phổ biến khác nhau của các loại nhân thân người phạm tội nhờ đó có thể phân loại tội phạm, người phạm tội theo từng nhóm, từng loại có những đặc điểm giống nhau và xác định nguyên nhân, điều kiện của từng nhóm, loại tội phạm, người phạm tội, phục vụ cho việc áp dụng các biện pháp chống và phòng ngừa theo từng nhóm, loại tội phạm và người phạm tội nhằm làm giảm tình trạng phạm tội trong xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhiệm vụ chung của nhiều ngành khoa học. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhân thân người phạm tội lại càng có ý nghĩa quan trọng, vì trọng tâm của khoa học luật hình sự Việt Nam là cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Chỉ có thể xác định được mức độ trách nhiệm hình sự, từ đó tìm ra những biện pháp pháp lý, những con đường hay nhất để trừng trị và giáo dục người phạm tội khi xác định được đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng cho nhân thân người phạm tội, mức độ cũng như ý thức cũng như động cơ chủ yếu về cách xử sự của họ trước và sau khi phạm tội.
  • 30. 24 Vấn đề nhân thân là vấn đề quan trọng vì Nhà nước ta giáo dục từng con người cụ thể, truy cứu trách nhiệm hình sự từng con người cụ thể. Luật hình sự Việt Nam có nhiều qui định về yếu tố nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt (các Điều 45, 60 và 69 BLHS). Qua thực tiễn xét xử cho thấy, khi quyết định hình phạt Tòa án bao giờ cũng coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ để quyết định loại và mức hình phạt đối với bị cáo. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội một cách đầy đủ, cụ thể tức là chỉ rõ các đặc điểm cụ thể đặc trưng cho mặt tốt, mặt tích cực, lẫn mặt xấu, mặt tiêu cực của người phạm tội có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt. Các đặc điểm cụ thể đó là các đặc điểm có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của họ và các đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Việc cân nhắc nhân thân một cách đầy đủ sẽ là căn cứ có thuyết phục để Tòa án quyết định hình phạt này hay hình phạt khác, đảm bảo hình phạt đã tuyên có tính thực tế, phù hợp các nguyên tắc của luật hình sự cũng như đáp ứng được mục đích trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội. Tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội phụ thuộc trực tiếp vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và ngược lại, nhưng đồng thời cũng không đồng nhất với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Những người phạm tội trong thực tế có những đặc điểm rất khác nhau về mọi mặt, có những đặc điểm được thể hiện trong tội phạm đã thực hiện, nhưng có những đặc điểm không được thể hiện trong đó. Việc làm sáng tỏ và cân nhắc các đặc điểm về nhân thân người phạm tội giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại và khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội, xác định được nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm mức độ lỗi của bị cáo. Tất cả những điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc cá thể hóa hình phạt [51, tr.13].
  • 31. 25 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự bắt buộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án chứng minh những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo (Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự). Các đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo phải được thu thập, phản ánh trong hồ sơ điều tra, trong bản cáo trạng và trong bản án hoặc trong các giấy tờ (các Điều 126, Điều 167 và 224 BLTTHS). Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, cơ quan điều tra phải thu thập một cách đầy đủ, toàn diện các đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo. Cần phải kiểm tra chính xác danh chỉ bản và xác nhận chính xác bị can, bị cáo có tiền án, tiền sự hay không. Những việc làm đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho Tòa án có cơ sở cân nhắc đánh giá nhân thân bị cáo khi quyết định hình phạt mà còn có ý nghĩa với việc thi hành án. Tóm lại, nghiên cứu nhân thân người phạm tội, thực chất nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội, đưa ra các giải pháp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân ngƣời phạm tội ảnh hƣởng đến việc quy định trách nhiệm hình sự 1.3.1. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân người phạm tội Nhân thân người phạm tội là một khái niệm bao gồm những đặc điểm thể hiện bản chất xã hội mang tính cá biệt và không lặp lại của người phạm tội. Chứa đựng trong nó là sự tổng hợp của các mặt về xã hội, sinh học và pháp luật hình sự. Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, chúng ta cũng lấy các biểu hiện trên làm cơ sở để phân nhóm và chỉ ra các đặc điểm về nhân thân người phạm tội.
  • 32. 26 1.3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất sinh học Đó là các đặc điểm về: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của người phạm tội. 1.3.2.1. Đặc điểm về độ tuổi Là mốc đánh dấu về sự sinh trưởng cũng như sự phát triển về nhận thức, về mặt trí tuệ của con người, đó là đặc điểm mà chúng ta cân nhắc đầu tiên. Cùng với sự biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sự thay đổi bản thân nhân thân. Các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân thân không những phụ thuộc vào các đặc điểm độ tuổi, mà chủ yếu còn phụ thuộc vào các hình thức hoạt động thực tế có nội dung cụ thể của con người. Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, mức độ của tội phạm. Việc thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi khác nhau. Thực tế cho thấy, nếu xem xét mối tương quan giữa các nhóm người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong tổng thể những người phạm tội thì nhóm người ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là nhóm người phạm tội ở độ tuổi từ 30 đến dưới 50 và nhóm người phạm tội chưa thành niên (từ 14 – 18 tuổi), cuối cùng là những người từ 50 tuổi trở lên, họ phạm tội ít hơn. Sự phân nhóm người phạm tội theo dấu hiệu độ tuổi này là phù hợp với những điều kiện sinh hoạt xã hội, với tính chất tâm lý, xã hội của họ, từ đó cho phép nghiên cứu nâng cao tính cụ thể và hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Điều này cho thấy ngày nay lứa tuổi phạm tội càng trẻ hóa, cùng với nó tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng tinh vi và côn đồ hơn trước. Ở độ tuổi 30 trở lên, con người đã tích được những kinh nghiệm phong phú, những người ở độ tuổi này thường hay phạm các loại tội chức vụ và kinh tế (như tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn…). Để xác định một hành vi nguy hiểm xâm hại những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ có phải là tội phạm hay không, bên cạnh những yếu tố như
  • 33. 27 mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, yếu tố lỗi, phải nói đến việc chủ thể đó có hay không năng lực trách nhiệm hình sự. Là một phạm trù của khoa học luật hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự cho thấy một người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không, cũng như khả năng người đó có phải chịu hình phạt hay không. Năng lực trách nhiệm hình sự không phải có ngay đối với một người khi mới sinh ra, mà phải đạt tới một độ tuổi cần thiết thì ý thức và khả năng kiểm soát hành vi của một người mới được Nhà nước đánh giá và công nhận. Bộ luật hình sự qui định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [28, Điều 12, Khoản 2]. 1.3.2.2. Các đặc điểm về giới tính Trong những nghiên cứu về tình hình tội phạm qua nhiều năm cho thấy tỷ lệ người phạm tội là nam giới chiếm một số lượng lớn hơn nhiều lần so với tỷ lệ người phạm tội là nữ giới. Hiện tượng này có nguyên nhân từ vị trí, sự đánh giá của xã hội đối với nam giới trong quá khứ cũng như hiện tại. Việc nam giới luôn được đề cao hơn nữ giới trong xã hội không chỉ tạo cho họ ý niệm phải khẳng định mình, luôn đặt cho mình những thách thức (kể cả việc phạm pháp) mà còn tạo cho họ sự độc đoán và những sức ép mà từ đó dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ nữ giới phạm tội vẫn chiếm phần nhỏ trong tình hình tội phạm song ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tội phạm do nữ giới thực hiện cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của những tội phạm này ngày càng cao. Với tỷ lệ dao động từ 10% đến 12% mỗi năm, và cùng với sự phát triển của tội phạm thì không thể nói số người phạm tội là nữ giới có xu hướng không tăng, mà phải thấy rằng con số phụ nữ phạm tội có chiều hướng tăng hàng năm. Việc đề ra các biện
  • 34. 28 pháp phòng ngừa tội phạm do đó không thể chỉ chú trọng vào đối tượng là nam giới mà còn phải có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa tội phạm do chủ thể là phụ nữ thực hiện. 1.3.2.3. Các đặc điểm về tình trạng sức khỏe Quá trình hình thành ý thức của mỗi con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (giáo dục, đời sống gia đình, môi trường xung quanh…). Việc khiếm khuyết về thể chất tuy không phải là yếu tố bắt buộc trong sự hình thành nhân cách song nó cũng có ảnh hưởng nhất định. Khác với một số trường phái tội phạm học ở các nước tư bản, nơi coi sự khiếm khuyết về thể chất như một dấu hiệu chắc chắn về việc một người sẽ phạm tội. Tội phạm học xã hội chủ nghĩa nói chung, tội phạm học Việt Nam nói riêng phê phán kịch liệt trường phái nói trên. Trong lịch sử tội phạm học đã có nhiều ví dụ để bài xích lại học thuyết về sinh học tội phạm: có những người mặc dù mang trên cơ thể những dấu hiệu mà theo các nhà tội phạm học thuộc trường phái sinh học về tội phạm khẳng định là chắc chắn sẽ phạm tội song họ lại là những công dân gương mẫu; trong khi đó có những người không có biểu hiện gì là khiếm khuyết về mặt sinh học lại trở thành những kẻ phạm tội nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định rằng yếu tố về sinh học (khiếm khuyết về thể chất) lại không có một sự tác động nào đối với quá trình hình thành nhân cách. Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm và những biện pháp phòng ngừa đối với những chủ thể này mang tính nhân đạo sâu sắc, là một trong những cấu thành của hệ thống khoa học về tội phạm. Trong luật hình sự, ngoài vai trò xác định xem một người có trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không (người có bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không), tình trạng sức khỏe của người phạm tội còn mang những chức năng khác. Khi nghiên cứu luật hình sự, ta thường thấy yếu
  • 35. 29 tố này xuất hiện trong các tình tiết định khung (như phạm tội khi biết mình bị nhiễm HIV…) hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (như người phạm tội là người già, là phụ nữ có thai; hay là người mắc bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình…). Ngoài ra, khi đóng góp với vai trò là yếu tố nhân thân trong quyết định hình phạt, đặc điểm này được vận dụng đúng đắn còn thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước ta trong chính sách hình sự. 1.3.3. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất xã hội 1.3.3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn Là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách, sự giáo dục đem lại cho con người những nhận thức về xã hội, về tính đúng đắn trong cách cư xử… Thiếu đi sự giáo dục làm cho con người có những biểu hiện sai lệch ý thức, sự hiểu biết nông cạn cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành vi đi ngược lại đạo đức xã hội, đi ngược lại những giá trị được xã hội tôn trọng, kể cả vi phạm pháp luật. Do đó, các đặc điểm về trình độ học vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Thống kê tình hình tội phạm trong những năm gần đây cho phép rút ra được kết luận: phần lớn tội phạm được phát hiện là do những người có trình độ học vấn thấp thực hiện. Sự yếu kém trong nhận thức nói chung, nhận thức về pháp luật nói riêng, làm cho những đối tượng này có những biểu hiện thái quá trong việc khẳng định cái “tôi” cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng. Đó cũng là lý do dẫn đến việc đại bộ phận những đối tượng này thường phạm tội với tính chất bạo lực hoặc các tội phạm về sở hữu mang tính chất chiếm đoạt. Đối lập với hiện tượng này, những người phạm tội có trình độ học vấn cao hơn (Đại học và sau Đại học) tuy chiếm số lượng ít trong số các tội phạm bị phát hiện song họ thường phạm tội về kinh tế hay những tội về chức vụ, các tội phạm do loại chủ thể này thực hiện thường gây hậu quả lớn và tỷ lệ ẩn của tội phạm cao.
  • 36. 30 Khi xem xét, nghiên cứu người phạm tội ở khía cạnh trình độ học vấn phải thấy được đây chỉ là một trong những yếu tố hình thành nhân cách, đạo đức (quá trình hình thành nhân cách là một quá trình phức tạp và bị nhiều yếu tố chi phối) và phải rút được kết luận về động thái của tội phạm thông qua con số thống kê về trình độ học vấn của người phạm tội đối với từng loại tội phạm. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng là phải đưa ra được các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với những đối tượng này cũng như các giải pháp giáo dục, cải tạo và đưa họ hòa nhập trở lại với cuộc sống. 1.3.3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp Nghiên cứu tội phạm học cho thấy tội phạm thường xuất hiện tập trung ở các đối tượng không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định và thu nhập kém (hoặc không có hoặc bấp bênh). Một nghề nghiệp rõ ràng cùng một mức thu nhập ổn định tạo cho con người sự ổn định về tinh thần và mục tiêu thăng tiến rõ ràng, cùng với sự đánh giá tích cực của xã hội về địa vị của người đó. Khi có những yếu tố đó con người thường hướng hành động của mình vào mục tiêu tích cực mà quên đi hoặc không để cho xuất hiện những “ý tưởng phạm pháp”. Còn những người không có nghề nghiệp, không có thu nhập thường có ý tưởng muốn kiếm tiền bằng cách nhanh nhất (kể cả bằng con đường phạm tội). Các số liệu về tình hình tội phạm cũng cho thấy, những trường hợp người có nghề nghiệp ổn định, nếu phạm tội, thường dùng chính nghiệp vụ của mình để phạm tội hay che dấu tội phạm mà mình thực hiện. Vì có trình độ nghề nghiệp nhất định, nên việc phát hiện và xử lý loại tội phạm này thường khó khăn và độ ẩn cao. Dựa vào các số liệu đó, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhà nước có thể định hướng tập trung vào một số ngành nghề dễ có khả năng xuất hiện tội phạm và đưa ra những biện pháp giáo dục và đạo đức nghề nghiệp cho các đối tượng này.
  • 37. 31 Trong khoa học luật hình sự, đặc điểm về nghề nghiệp cũng là một trong những đặc điểm để xác định chủ thể đặc biệt của tội phạm (đối với các tội phạm về chức vụ…). Là một trong những yếu tố để định tội, định khung hoặc quyết định hình phạt, đặc điểm về nghề nghiệp của người phạm tội đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Không những thế nó còn giúp cho việc định hướng điều tra, giáo dục, cải tạo phạm nhân trong tố tụng hình sự. 1.3.3.3. Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú Là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người, quan hệ gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, với giáo dục cẩn thận của bố mẹ tạo cho con người cách nhìn nhận tích cực về cuộc sống, có ý thức tôn trọng những giá trị đạo đức, xã hội. Đó là yếu tố giúp con người chống lại những cám dỗ và những lệch chuẩn trong hành vi ứng xử. Rộng hơn môi trường gia đình, đó là nhà trường, địa phương nơi cư trú. Mỗi địa phương đều có một phong tục, tập quán, nếp sống khác biệt đặc trưng. Do vậy, sự nhận thức về các giá trị chung là không giống nhau. Không chỉ có vậy tình hình phát triển của mỗi địa phương cũng tạo nên những dấu ấn, sức ép khác nhau trên nhận thức của con người. Đó cũng là lý do dẫn đến việc tình hình tội phạm là khác nhau trên mỗi địa phương. Thông thường phần lớn các tội phạm tập trung ở các thành phố lớn nơi phát triển mạnh về kinh tế. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nông thôn nước ta nghiêng về tội phạm ẩn. 1.3.4. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp lý hình sự Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp luật hình sự là một trong các cấu thành nên chỉnh thể của nhân thân người phạm tội, chúng bao gồm: đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội; phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
  • 38. 32 * Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội Các đặc điểm về động cơ và mục đích phạm tội, như những nghiên cứu về khoa học luật hình sự đã chỉ ra, chỉ xuất hiện đối với các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Trong đó: động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (các lợi ích, các nhu cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm; mục đích phạm tội là mô hình được hình thành trong ý thức của người phạm tội và người phạm tội mong muốn đạt được đều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội phạm. Hai khái niệm trên đã chứng minh “động cơ” và “mục đích” phạm tội chỉ xuất hiện khi người phạm tội có ý thức hướng hành vi của mình nhằm đạt những lợi ích được hình thành từ trước trong tiềm thức. Tuy không được Bộ luật hình sự quy định như là một yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhưng hai phạm trù “động cơ phạm tội” và “mục đích phạm tội” thuộc về yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn trong việc xác định, chứng minh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với tội phạm đã thực hiện. Thực tiễn việc giải quyết các vụ án hình sự đã cho thấy mức độ nguy hiểm của tội phạm tỷ lệ thuận với sự xuất hiện rõ ràng, mãnh liệt của động cơ và mục đích thực hiện tội phạm. Việc chứng minh được động cơ, mục đích phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội là cần thiết trong quá trình giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. * Đặc điểm phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm Đối với luật hình sự, tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (mục “g” Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999), là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với những người phạm tội. Đồng thời đây cũng là một trong những đặc điểm của nhân thân người phạm tội, xét dưới khía cạnh khoa học luật hình sự thì các đặc điểm này được hiểu như sau:
  • 39. 33 Phạm tội nhiều lần là việc người phạm tội thực hiện hành vi phù hợp với cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự tại cùng một thời gian hay trong nhiều lần khác mà được Tòa án đưa ra xét xử trong một lần. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý (Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999). Tái phạm nguy hiểm là những trường hợp: đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý (Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999). Đặc điểm phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm thể hiện mức độ nguy hiểm cao của người phạm tội đối với xã hội. Việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội đã trở thành hệ thống, thể hiện ý thức tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội. Phạm tội nhiều lần, tái phạm và tái phạm nguy hiểm là khái niệm có sự khác biệt giữa luật hình sự và tội phạm học. Trong tội phạm học, ba khái niệm trên được thể hiện bằng một khái niệm chung đó là Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm (được tội phạm học định nghĩa) là dấu hiệu lặp đi lặp lại việc phạm tội được sử dụng để đánh giá tính ổn định, bền vững của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện. Tội phạm có thể nói là hành vi chống lại xã hội, cho nên mức độ nghiêm trọng của loại hành vi này được xác định bằng hậu quả mà nó gây ra, và còn có thể xác định bằng sự ổn định về hành vi; do đó, chỉ cần người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên (đối với tội phạm học) đã được coi là tái phạm (không nhất thiết là người phạm tội phải thực hiện chỉ một tội phạm nhưng trong nhiều lần khác nhau), vì qua đó đã biểu hiện tâm lý tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội.
  • 40. 34 Tóm lại, nhân thân người phạm tội là một khái niệm, có vai trò rất quan trọng đối với Bộ luật hình sự. Đó là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực của khoa học pháp lý hình sự cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhân thân người phạm tội là một chỉnh thể của nhiều yếu tố, khi nghiên cứu cần phải cân nhắc chú trọng đến các yếu tố để đạt hiệu quả cao nhất, có cách nhìn đúng đắn. Từ đó, đưa đến các kết luận có lợi, đóng góp cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
  • 41. 35 Chương 2 NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Nếu như chủ thể của tội phạm là một yếu tố cấu thành tội phạm thì “nhân thân người phạm tội không phải là một yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội” [15, tr.97]. Chủ thể của tội phạm có ý nghĩa là một trong các căn cứ để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không và tội đó là tội gì. Còn nhân thân người phạm tội không chỉ có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt mà còn có ý nghĩa trong các căn cứ quyết định hình phạt. Trong trường hợp những dấu hiệu thuộc chủ thể của tội phạm được cân nhắc để định tội như dấu hiệu tuổi, giới tính thì không được cân nhắc với tính chất là những đặc điểm thuộc về nhân thân để quyết định hình phạt. 2.1. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định tội Tình tiết định tội là những tình tiết, biểu hiện của tội phạm phù hợp với các dấu hiệu định tội (dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản) của tội cụ thể trong BLHS. Hiện nay, trong khoa học Luật hình sự, khái niệm về định tội (định tội danh) còn chưa thống nhất. Định tội (hay định tội danh) là quá trình xem xét, xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có là tội phạm hay không (nếu có là tội gì) trên cơ sở đối chiếu các tình tiết thực tế của hành vi với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, tìm ra sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm
  • 42. 36 cho xã hội đã thực hiện với cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự. Nếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể được thoả mãn thì hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là hành vi phạm tội và hành vi đó mang tội danh mà cấu thành tội phạm đó phản ánh. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đều phải xác định hành vi phạm tội, tính chất của hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở cấu thành tội phạm để xác định tội danh và trách nhiệm pháp lý đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm. Nhân thân người phạm tội mặc dù không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng trong quá trình đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định trách nhiệm pháp lý của người đã thực hiện hành vi đó thì cần phải xem xét đến nhân thân của họ. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng đó có thể là: tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ ứng xử với mọi người, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình, đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự... Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội khác với nhân thân con người nói chung trước hết ở chỗ: họ đã thực hiện hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, tức là họ đã trở thành chủ thể của tội phạm theo quy định của luật hình sự. Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của họ. Trong một số trường hợp, nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội, đó là những tội mà cấu thành tội phạm cơ bản, có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của người đó.
  • 43. 37 Chủ thể của tội phạm là một khái niệm gần gũi với khái niệm nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, Chủ thể của tội phạm là một khái niệm hẹp hơn khái niệm nhân thân người phạm tội. Điều 8 Bộ luật hình sự nhắc đến đặc trưng của chủ thể tội phạm như: năng lực trách nhiệm hình sự; thái độ; nhận thức của người đó về hành vi phạm tội của mình (yếu tố lỗi). Song những đặc điểm của chủ thể tội phạm không chỉ có vậy, nó còn bao gồm - những đặc điểm đó là những dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân người phạm tội mà thiếu nó thì không thể có cấu thành tội phạm. Những đặc điểm này có thể là: - Những dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp của một người; - Những dấu hiệu liên quan đến địa vị xã hội của người phạm tội (chức vụ, quyền hạn); - Những đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ mà người phạm tội phải thực hiện trước Nhà nước; - Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ của người phạm tội với nạn nhân, trình độ học vấn… Ở Việt Nam, độ tuổi cũng là một trong những đặc điểm của nhân thân con người và cũng là một trong các cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm, thực tiễn phát triển của đất nước và chính sách hình sự của Nhà nước, mà ở nước ta quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
  • 44. 38 là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình [28, Điều 8, Khoản 3]. Thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về những tội có mức cao nhất của hình phạt đối với tội ấy là từ 7 - 15 năm tù do lỗi cố ý, hoặc về những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình không phân biệt do lỗi cố ý hay lỗi vô ý. Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cho thấy, trong trường hợp đặc biệt, độ tuổi chịu TNHS đầy đủ không phải từ 16 tuổi trở lên, mà là từ 18 tuổi trở lên. Ví dụ: Điều 115 qui định về tội giao cấu với trẻ em và Điều 116 qui định về tội dâm ô với trẻ em. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252 BLHS), đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên, nếu là người chưa thành niên thì hành vi của họ sẽ không bị coi là tội phạm và do đó TNHS cũng không đặt ra. Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS, cho thấy một số đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội như nghề nghiệp, đơn vị công tác là yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với đa số các tội về chức vụ, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm là người có chức vụ. Đa số các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm là người có thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đa số các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm phải là quân nhân. Đa số các tội phạm về tham nhũng, thì trong cấu thành tội phạm chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn. Ví dụ: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144).
  • 45. 39 Tội vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164). Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165). Tội lập quỹ trái phép (Điều 166). Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167). Tội cố ý làm trái qui định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169). Tội vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170). Tội vi phạm qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172). Tội vi phạm các qui định về quản lý đất đai (Điều 174). Tội vi phạm các qui định về quản lý rừng (Điều 176). Tội tham ô tài sản (Điều 278). Tội nhận hối lộ (Điều 279). Nhóm tội các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (chương XXIII). “Tình tiết thuộc về nhân thân được qui định là dấu hiệu định tội không chỉ là các đặc điểm về nhân thân dấu hiệu chủ thể đặc biệt, đặc điểm đó có liên quan đến chức vụ, quyền hạn… mà còn có các đặc điểm xấu về nhân thân, đó là: tiền án, tiền sự”. Khi nói đến tiền án, tiền sự của người phạm tội dưới góc độ xã hội, được hiểu là trước khi phạm tội lần này, người phạm tội đã bị kết án bao nhiêu lần, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật bao nhiêu lần. Để đánh giá về nhân thân một con người thì người ta có thể xem xét cả quá trình từ khi sinh ra cho đến thời điểm đánh giá con người đó. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý nói chung.