SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
1
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Ths. Trần Văn Tín
Trưởng khoa Kiểm sát hình sự
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn về định tội đối với các vụ án giết người (Điều 93
BLHS) và cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS) trên thực tế nảy sinh rất
nhiều vấn đề phức tạp và gây ra không ít nhầm lẫn. Năm 2012, Phân hiệu
Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh đã
xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên sâu: “Thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ án giết người và cố ý gây
thương tích”, chương trình đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua
và đưa vào thực hiện, bồi dưỡng cho cán bộ, Kiểm sát viên toàn Ngành.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng đối với
các vụ án giết người và cố ý gây thương tích xuất hiện một số vướng mắc
nhất định và cần được giải quyết nhanh chóng, đặc biệt là các vụ án giết
người có liên quan đến đồng phạm. Đây là các trường hợp đồng phạm phát
sinh do quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng thuộc các băng,
nhóm, các tổ chức khác nhau. Do tính chất phức tạp của vụ án mà việc xác
định có hay không có đồng phạm đối với các trường hợp này gây khó khăn
cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế.
Ngoài ra, việc xác định tư cách đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với
đồng phạm cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề như: xác định sai trách nhiệm
hình sự, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,…dẫn
đến các trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc oan, sai trong tố tụng hình sự.
Giết người là một trong những loại tội phạm nguy hiểm với khung hình
phạt cao nhất được các nhà làm luật xây dựng là tử hình, trong khi đó, đối với
các trường hợp đồng phạm, tất cả những người đồng phạm về nguyên tắc sẽ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở cùng một tội danh. Điều này có nghĩa là,
việc xác định có hay không có đồng phạm là một trong những yêu cầu quan
2
trọng khi giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là đối với các vụ án giết
người.
Thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến
đồng phạm, đặc biệt là vấn đề định tội đối với vụ án có đồng phạm trong tội
giết người là một trong những vướng mắc rất khó giải quyết, làm ảnh hưởng
đến công tác định tội danh cũng như xác định trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội.Vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Định tội đối với tội
phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người” làm chuyên đề nghiên
cứu khoa học cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đồng phạm hay định tội không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp
lý hình sự, có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học đăng trên
các tạp chí đề cập đến nội dung này. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu
này chủ yếu tiếp cận ở góc độ khái quát nhất những vấn đề lý luận chung về
đồng phạm hoặc định tội danh đối với từng tội phạm cụ thể như: “Đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Quang Tiệp; “Đồng phạm và
một số vấn đề thực tiễn xét xử” của tác giả Đoàn Văn Hường; “Một số trường
hợp vượt quá trong đồng phạm tội cố ý gây thương tích” của tác giả Quách
Thành Vinh; “Trao đổi về vấn đề định tội danh” của tác giả Hoàng Quảng
Lực; “Định tội danh đối với nhiều tội phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999”
của tác giả Lê Cảm…Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc định
tội đối với tội phạm có đồng phạm.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận đối với các tội phạm có
đồng phạm cũng như trên cơ sở phân tích một số vụ án giết người có đồng
phạm cụ thể làm sáng tỏ những vướng mắc trong quá trình định tội đối với
các tội phạm có đồng phạm trong các vụ án giết người sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền, giúp hoạt động định tội được chính
xác, đúng theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích đã được xác định, để hoàn thiện đề tài cần thiết phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
3
- Phân tích các vấn đề lý luận về đồng phạm, về khái niệm, các dấu
hiệu đặc trưng của đồng phạm cũng như các hình thức của đồng phạm.
- Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật đối với các trường
hợp đồng phạm cụ thể của tội giết người và trách nhiệm hình sự đối với họ.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một số vụ án giết người điển hình
trong thực tiễn thời gian gần đây để làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà
các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải trên thực tế, từ đó đề xuất phương
hướng giải quyết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn
thiện lý luận về định tội đối với tội phạm giết người trong trường hợp có đồng
phạm trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh việc hoàn thiện về mặt lý luận, với việc
vận dụng, phân tích các vụ án cụ thể và rút ra những vướng mắc thường gặp
trong quá trình giải quyết các vụ án đồng phạm trong tội giết người, đề tài
cũng có ý nghĩa như một nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục vụ cho
công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng
trên thực tế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về định tội đối với tội phạm có đồng phạm
Chương 2: Xác định đồng phạm trong một số trường hợp cụ thể của tội
giết người
Chương 3: Một số vấn đề thực tiễn khi định tội đối với các trường hợp
đồng phạm tội giết người
4
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CÓ ĐỒNG PHẠM
Định tội là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý hình sự sự phù
hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong
thực tế với các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của Bộ luật
hình sự.
Định tội danh đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm là sự
đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
bởi nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm, xác định sự phù hợp giữa
các hành vi nguy hiểm đã thực hiện trên thực tế với các qui định về đồng
phạm và tội phạm cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự.
Để định tội danh đối với tội phạm có đồng phạm thì trước hết chúng ta
phải nắm vững một số vấn đề lý luận chung về đồng phạm
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu của đồng phạm
1.1.1. Khái niệm
Theo quy định của Điều 20 Bộ luật hình sự:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là
những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện
tội phạm.
5
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Như vậy, xét về số lượng thì đồng phạm là hình thức thực hiện tội
phạm phải có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia, nhưng không phải cứ có
hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. Đồng phạm có
những dấu hiệu riêng của nó. Muốn xác định được một vụ án có đồng phạm
hay không thì phải chứng minh được có hay không sự hiện diện của tất cả
những dấu hiệu đó.
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm
- Các dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt khách quan của đồng phạm
Dấu hiệu thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có sự cùng tham gia của hai
người trở lên vào việc thực hiện tội phạm và những người tham gia thực hiện
tội phạm phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm, tức là phải đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu họ không có có
hai điều kiện này hoặc thiếu một trong hai điều kiện này thì vấn đề đồng
phạm sẽ không đặt ra đối với họ. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải
có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng
phạm là người thực hành.
Dấu hiệu thứ hai, những người đồng phạm phải cùng thực hiện tội
phạm (cố ý). Điều này có nghĩa những người này phải tham gia thực hiện tội
phạm bằng một trong bốn hành vi sau:
+ Hành vi thực hiện tội phạm: thực hiện hành vi được mô tả trong cấu
thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành.
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: tổ chức thực hiện hành vi được
mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người tổ
chức.
+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: xúi giục người khác
thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này
được gọi là người xúi giục.
6
+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm: giúp sức cho người
khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành
vi này được gọi là người giúp sức.
Trong một vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi (tổ chức, thực
hành, giúp sức, xúi giục) nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số loại hành
vi. Người đồng phạm có thể tham gia một hoặc nhiều loại hành vi khác nhau,
họ có thể tham gia tội phạm từ đầu hoặc có thể tham gia khi tội phạm đã xảy
ra nhưng chưa kết thúc.
Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào vụ
đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được
thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của mỗi người đều
là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng
phạm đều cùng trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ
tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất
định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội
phạm, còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội
phạm.
Hậu quả của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những
người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi
người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả, trong đó hành vi của
người thực hành có quan hệ nhân quả trực tiếp với hậu quả của tội phạm, còn
hành vi của những người khác (tổ chức, giúp sức, xúi giục) thông qua hành vi
của người thực hành mà gây ra hậu quả (tức là hành vi của những người này
có quan hệ nhân quả gián tiếp với hậu quả của tội phạm).
- Các dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt chủ quan của đồng phạm
Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố
ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thưc hiện phải có cùng mục đích
phạm tội đó.
Khi thực hiện hành vi, những người đồng phạm không chỉ cố ý về hành
vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người
7
đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương
diện:
Về lý trí, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.
Nếu chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác
cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình thì chưa thỏa mãn dấu
hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và do vậy chưa phải là đồng phạm.
Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động
chung, cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những trường hợp phạm tội riêng lẻ. Cũng là
phạm tội riêng lẻ khi các hậu quả mà những người có hành vi nguy hiểm cho
xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau.
Ngoài hai dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc đã nêu, đối với
những tội phạm mà dấu hiệu cấu thành tội phạm có yếu tố bắt buộc là mục
đích thì đồng phạm còn đòi hỏi thêm dấu hiệu là « có cùng mục đích » (Ví dụ:
đối với các tội trong chương XI Bộ luật hình sự, muốn xác định đồng phạm
thì phải chứng minh có cùng mục đích chống chính quyền). Được coi là cùng
mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh
trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.
Nếu không thỏa mãn những dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng
phạm. Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình
sự độc lập với nhau. Ví dụ: A và B bàn bạc với nhau thực hiện hành vi giết C.
A nhằm mục đích chống chính quyền, định tội danh cho hành vi giết người
của A là tội Khủng bố; B không nhằm mục đích chống chính quyền mà nhằm
mục đích cá nhân, với động cơ tư thù, định tội danh đối với hành vi giết người
của B là tội Giết người.
1.2. Các hình thức đồng phạm
Khoa học Luật hình sự căn cứ vào những dấu hiệu khách quan và chủ
quan của đồng phạm để phân biệt các hình thức đồng phạm khác nhau.
8
- Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân thành hai loại:
đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong
đó không có sự thỏa thuận bàn bạc trước giữa những người đồng phạm hoặc
có thỏa thuận nhưng không đáng kể.
Đây là trường hợp những người đồng phạm nhất trí với nhau ở hiện
trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc là trường hợp đồng
phạm được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. So với hình
thức đồng phạm có thông mưu trước thì hình thức đồng phạm không có thông
mưu trước ít nguy hiểm hơn vì những người đồng phạm chưa có thời gian bàn
bạc kế hoạch phối hợp hành động với nhau.
Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội
phạm cùng thực hiện.
Do có sự thỏa thuận bàn bạc trước như vậy nên giữa những người đồng
phạm có mối quan hệ chặt chẽ hơn nên loại đồng phạm này nói chung nguy
hiểm hơn loại đồng phạm không có thông mưu trước.
- Căn cứ theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành hai
loại: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người
cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành. Đây là
trường hợp đồng phạm trong đó tất cả những người đồng phạm đều tham gia
thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do họ đều
là những người thực hành nên những người đồng phạm trong đồng phạm giản
đơn được gọi là những người đồng thực hành.
Đồng phạm giản đơn có những đặc điểm sau: sự liên kết về mặt chủ
quan không đáng kể, không có sự bàn bạc trước giữa những người đồng
phạm, không có sự phân công vai trò giữa những người đồng phạm.
Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hay một
số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người đồng
phạm khác giữ vai trò là người tổ chức, xúi giục, người giúp sức.
9
Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có người thực hiện hành
vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức việc thực hiện hành vi được mô tả trong
cấu thành tội phạm.
Hình thức đồng phạm này có những đặc điểm sau: có sự bàn bạc trước
giữa những người đồng phạm, có sự phân công vai trò giữa họ, có sự liên kết
về mặt chủ quan nhưng chưa chặt chẽ, bền vững.
- Phạm tội có tổ chức
Theo khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự thì: “Phạm tội có tổ chức là
trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm.”
Về bản chất, phạm tội có tổ chức là một dạng đặc biệt của đồng phạm.
Tuy nhiên, nó lại được quy định riêng trong một khoản độc lập của Điều 20
bởi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó cao hơn những hình thức
khác, do vậy vấn đề trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này cũng nghiêm
khắc hơn hẳn các hình thức đồng phạm khác.
Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của phạm tội có tổ chức vừa thể hiện
đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách
quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân
hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm.
Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết
chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối
rõ rệt, cụ thể. Từ đó có thể rút ra một số đặc điểm riêng của trường hợp phạm
tội có tổ chức như sau:
Thứ nhất, nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt
động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục
tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi
và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm
tội của mình.
Thứ hai, trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy
đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với
phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt, ...
10
Chính vì vậy, trường hợp phạm tội có tổ chức có khả năng phạm tội
liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
Chương 2
XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI
2.1. Trường hợp mục đích giết người không rõ ràng
Trong thực tiễn, đặc biệt là các trường hợp giết người có đồng phạm,
mục đích “giết người” được diễn đạt theo cách mà các đồng phạm đều hiểu
được chứ không có sự bàn bạc, thống nhất rõ ràng là phải « giết người ».
Cách diễn đạt đó có thể bằng ký hiệu, lời nói trong đó dùng tiếng lóng, ngôn
ngữ chung của nhóm như « xử », « cho biết tay », « nói chuyện », « dạy cho
một bài học », … Những trường hợp này các đồng phạm có sự cùng cố ý thực
hiện hành vi phạm tội, chấp nhận hậu quả xảy ra và hoàn toàn có khả năng
thấy trước tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra. Sự bàn bạc,
thống nhất thực hiện hành vi phạm tội có thể tức thời và rất nhanh hoặc trong
thời gian lâu hơn tuỳ thuộc vào tình huống thực tế. Trong những trường hợp
này, những người tham gia thực hiện tội phạm mà trước đó có nhận thức được
hoặc tiếp nhận được mục đích thì phải được xem là đồng phạm của tội giết
người nếu có hậu quả chết người xảy ra. Trên thực tế, cho dù việc bàn bạc,
kêu gọi, phát động hành vi không nêu ra mục đích « giết người » nhưng theo
« thông lệ » cả nhóm đều hiểu được đó là hành vi giết người và có ý thức bỏ
mặc cho hậu quả xảy ra thì việc định tội giết người đối với cả nhóm là hợp lý.
Vấn đề mức độ thực hiện hành vi phạm tội, vai trò, tính tích cực khi tham gia
vào vụ phạm tội của từng thành viên trong nhóm không làm thay đổi tội danh
đối với thành viên đó mà chỉ có giá trị trong việc quyết định hình phạt, nghĩa
là các đồng phạm sẽ bị xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều khoản
theo quy định của Bộ luật hình sự. Tất nhiên, ở đây chúng ta đang nói đến
trường hợp tất cả các đồng phạm đều có năng lực và tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định.
Chúng ta cùng xem xét vụ án thực tế dưới đây :
11
Đêm 18/8/2014, Trần Quốc Long (tên gọi khác: Đen, 19 tuổi), Nguyễn
Đắc Quốc (tên gọi khác: Heo, 25 tuổi), Võ Văn Lộc (21 tuổi) và Nguyễn Sơn
Rô (tên gọi khác: Canh, 21 tuổi) cùng quê tỉnh Thừa Thiên Huế, tạm trú
huyện Bình Chánh đến nhà Quốc ở đường số 12, khu phố 8, phường Bình
Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP.HCM để nhậu. Sau đó Rô đi bộ sang quán
nhậu đối diện để mua thêm rượu. Tại đây Rô thấy một nhóm thanh niên gồm:
Nguyễn Xuân Thành (26 tuổi), Trần Hùng (28 tuổi) và Nguyễn Tấn Vinh (22
tuổi, cùng quê tỉnh Quảng Nam, tạm trú huyện Bình Chánh) đang ngồi nhậu
có nói chuyện lớn tiếng.
Khi mua rượu về, Rô nói với các bạn nhậu là nhóm của Vinh nói xấu
mình. Nghe vậy, nhóm Long chạy sang gặp Vinh để “nói chuyện”. Khi nhóm
của Vinh dắt xe ra khỏi quán thì bất ngờ Rô, Long, và Lộc xông vào dùng tay
chân đấm đá túi bụi. Lúc này Quốc đứng trong nhà thấy vậy liền chụp lấy 1
con dao chạy ra chém nhóm đối thủ khiến Thành bị thương ở đầu. Không
buông tha, nhóm của Quốc truy sát Vinh, Hùng khiến cả hai bỏ chạy. Khi đến
cuối hẻm 130 (đường số 12) Vinh té ngã và bị Quốc dùng dao chém liên tiếp.
Lúc này đối tượng Long rút dao bấm có sẵn trong người đâm nhiều nhát vào
Vinh cho đến khi nạn nhân gục tại chỗ.
Sau khi thoát được, Hùng và Thành có gọi điện vào số của Vinh nhưng
không thấy nghe máy nên cả hai ra về. Đến sáng ngày hôm sau người dân
phát hiện Vinh nằm bất động ở khu đất trống cuối hẻm nên trình báo công an.
Nạn nhân Vinh tử vong do bị đâm nhiều nhát, gây thủng tim, phổi ….
Trong vụ án trên, Trần Quốc Long, Nguyễn Đắc Quốc, Võ Văn Lộc và
Nguyễn Sơn Rô là đồng phạm về tội « Giết người ». Mặc dù mục đích phạm
tội ban đầu của cả nhóm nêu ra và thống nhất là « nói chuyện » nhưng xét
trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể này, theo logic thì « nói chuyện » được tất
cả thành viên hiểu là đánh nhau và hậu quả xảy ra tới đâu thì chịu tới đó. Mục
đích của cả nhóm còn được chứng minh qua hành vi ngay sau đó là «xông
vào dùng tay chân đấm đá túi bụi », « chụp lấy 1 con dao chạy ra chém nhóm
đối thủ », « truy sát », « dùng dao chém liên tiếp », « rút dao bấm có sẵn trong
người đâm nhiều nhát vào Vinh cho đến khi nạn nhân gục tại chỗ ». Hành vi
khách quan đã chứng minh cho ý thức chủ quan một cách thuyết phục nhất so
với mọi lời khai và bằng chứng khác. Việc định tội và xét xử theo hướng này
12
là đúng người đúng tội, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội
phạm, đặc biệt là tội phạm giết người có tổ chức ngày càng gia tăng trong xã
hội.
13
2.2. Trường hợp có hành vi thái quá của người thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực
hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội
phạm như: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, bóp cổ
nạn nhân đến chết ... Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực
hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Dù là đồng phạm
giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu
không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện; hậu quả vật chất của tội
phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm
khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự (chỉ chuẩn bị
phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu
trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác
rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của người thực hành.
Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng
thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp
người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt
việc thực hiện tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực
hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác
đặt ra. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi thái quá của người thực hành
trong vụ án có đồng phạm. Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “thái
quá” của người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản luật
hình sự. Ở nước ta chế định này chưa được ghi trong Bộ luật hình sự, nhưng
về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải
xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những người
đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Hiện nay, đa số ý kiến cho
rằng khi Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi bổ sung một cách căn bản,
cần quy định chế định “ hành vi thái quá của người thực hành” cùng với chế
định đồng phạm đã được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự hiện hành.
Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã khẳng định, hành vi thái quá
của người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái
quá đó gây ra chỉ người thực hành phải chịu trách nhiệm hình sự còn những
người đồng phạm khác không phải chịu về việc “thái quá” đó. Như vậy, khi
14
nghiên cứu tình trạng loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm khác đối với hành vi thái quá của người thực hành chúng ta phải nghiên
cứu nội dung của sự “thái quá” mà người thực hành đã gây ra, từ đó xác định
trách nhiệm hình sự của người thực hành về hành vi thái quá đó mà loại trừ
trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.
Hành vi thái quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực
hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không mong muốn.
Hay nói cách khác là trong những hành vi phạm tội của người thực hành có
những hành vi mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện.
Ví dụ: Trần Quang A, Nguyễn Văn C, Bùi Quốc T, Bùi Quốc L vì thua
bạc nên Bùi Quốc T bàn bạc với đồng bọn về nhà mình doạ mẹ của T để buộc
mẹ của T phải đưa chìa khoá tủ mở lấy tiền tiếp tục đi đánh bạc, cả bọn đồng
ý. Vì T và L là anh em và là con của bà M, nên chúng giao cho A và C trực
tiếp thực hiện. Trước khi đi cả bọn thống nhất chỉ doạ bà M để bà đưa chìa
khoá tủ chứ không được làm bất cứ điều gì gây đau đớn cho bà. T và L còn
nói: “Nếu má tao có sao chúng mày đừng có trách!”. Sau khi đã bàn bạc
thống nhất, vào lúc nửa đêm A và C lẻn vào nhà bà M, lợi dụng lúc bà M
đang ngủ, A dùng tay chẹn vào cổ bà M, còn C doạ : “Chìa khoá tủ để ở đâu
không đưa đây chúng tao giết !”. Bị tấn công bất ngờ, bà M không kịp trở tay
buộc phải đưa chùm chìa khoá cho C. Trong lúc C đang mở tủ để lục soát tìm
tiền, thì A dùng một quả chanh nhét vào miệng bà M và lấy khăn bịt miệng bà
M lại, nhưng vì bà M giãy giụa làm quả chanh trong miệng bật ra, đồng thời
bà M kêu cứu. Sợ bị lộ, A vật bà M xuống ngồi lên bụng bà, rồi dùng tay bóp
cổ bà cho đến khi bà M không còn giãy giụa nữa y mới bỏ tay ra. C thấy A
hành động như vậy hỏi: “Sao mày làm như vậy?” thì A trả lời: “Bà ấy chỉ xỉu
thôi không chết đâu mà sợ!”. Cùng lúc này C đã lục tủ lấy được bọc tiền của
bà M rồi cả hai bỏ chạy ra điểm hẹn với T và L. Thấy A và C đến, T hỏi ngay:
“Má tao có sao không?”, cả A và C đều trả lời không việc gì hết. T bảo L về
nhà xem tình hình còn T, A và C tiếp tục đi đánh bạc. Khi L về nhà thấy má
mình bất động đã đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng bà M đã chết. Trong ví dụ
này, ngay từ khi bàn bạc tội phạm, chúng thống nhất chỉ làm cho bà M sợ để
bà đưa chìa khoá tủ, nhưng trong khi thực hiện tội phạm A đã có hành vi thái
quá làm cho bà M bị chết, vì vậy chỉ có A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
15
2 tội giết người và cướp tài sản, còn C, T, L chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về Tội cướp tài sản.
Thái quá về số lượng hành vi là trường hợp người thực hành trong vụ
án có đồng phạm thực hiện hành vi thái quá mà hành vi đó cùng tính chất với
hành vi tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Về lý
luận cũng như thực tiễn xét xử loại thái quá này rất khó xác định cho nên
không ít trường hợp rõ ràng là người thực hành trong vụ án có đồng phạm có
hành vi thái quá nhưng những người đồng phạm khác vẫn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về hành vi thái quá đó. Do đó để xác định hành vi của người
thực hành đã thái quá hay chưa cần phải nghiên cứu nó ở những mức độ khác
nhau.
Thứ nhất, hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng
phạm đã cấu thành một tội phạm khác và tội phạm này có hành vi khách quan
giống với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện.
Ví dụ 1: Do có thù tức với Đặng Văn Hoà nên Trần Tuấn Anh, Phạm
Quốc Bảo và Nguyễn Hồng Cang bàn bạc tìm Hoà để đánh cho Hoà một trận.
Khi gặp Hoà, cả ba tên lao vào dùng chân tay đấm đá cho tới khi Hoà ngã
gục. Thấy vậy, Bảo và Cang nói thôi thế là đủ đừng đánh nữa không thì nó
chết mất, rồi Bảo và Cang bỏ đi. Nhưng Anh vẫn ở lại tiếp tục dùng gót chân
thúc mạnh vào hai mạng sườn và đạp lên ngực Hoà cho tới khi Hoà bất tỉnh
mới thôi. Hậu quả là Hoà bị chết. Kết quả giám định kết luận Hoà bị chết là
do bị vỡ lách, chảy máu trong, phổi xung huyết mất máu cấp. Với hành vi tội
phạm như trên Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án cả ba tên Anh,
Bảo và Cang về tội giết người. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Chánh án
Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Uỷ ban
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định chỉ kết án Trần Tuấn Anh
về tội giết người còn Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Hồng Cang không bị kết án
về tội giết người mà chỉ bị kết án về tội có ý gây thương tích vì xác định hành
vi của Trần Tuấn Anh là hành vi thái quá nên Bảo và Cang không phải chịu
về hậu quả do hành vi thái quá của Tuấn Anh gây ra. Trong ví dụ này, hành vi
thái quá của người thực hành đã cấu thành tội phạm khác - tội giết người -
nhưng hành vi này cùng tính chất với hành vi của những người đồng phạm
khác (cùng đấm đá, cùng xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người).
16
Ví dụ 2: Trương Quang Tuấn, Vũ Minh Hùng và Hoàng Công Văn bàn
bạc đến nhà cậu ruột của Văn để cướp. Văn không trực tiếp thực hiện mà giao
cho Tuấn và Hùng chỉ được trói chủ nhà để uy hiếp lấy tài sản chứ không
được gây án mạng. Vì sợ bọn Hùng làm ẩu. Nên trước khi đi, Văn đã kiểm tra
và giữ lại hai dao găm mà bọn Hùng định mang theo. Trên đường đến nhà cậu
của Văn để cướp, Hùng và Tuấn tự ý về nhà Hùng lấy một khẩu súng ngắn
mà Hùng đã chuẩn bị từ trước, vì chúng cho rằng không có vũ khí thì không
thể làm gì được. Tới nơi, Hùng và Tuấn dùng súng uy hiếp bắt trói chủ nhà,
rồi lục soát tài sản. Trong khi bọn chúng đang lục soát thì chủ nhà tự cởi được
trói, kêu cứu, Hùng đã dùng súng bắn chết chủ nhà. Trong trường hợp này
hành vi của Hùng cũng là hành vi nhằm thực hiện tội cướp mà cả Văn đã bàn
bạc từ trước, nhưng Văn đã có những hành động tích cực nhằm hạn chế ngăn
chặn hậu quả nên Văn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
do Hùng và Tuấn gây nên.
Thứ hai, đối với các vụ án phạm tội có tổ chức, trong quá trình thực
hiện tội phạm, người thực hành có nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích của
đồng phạm, trong đó có hành vi được những người đồng phạm khác biết
trước và đồng tình, nhưng cũng có những hành vi không được những người
đồng phạm khác biết trước, không mong muốn hậu quả của những hành vi đó
xảy ra, nhưng có thái độ bỏ mặc, muốn ra sao thì ra. Vậy vấn đề trách nhiệm
hình sự đối với những người đồng phạm khác như thế nào khi người thực
hành có những hành vi gây ra hậu quả mà họ không biết, không mong muốn ?
Ví dụ: A,B và C chỉ bàn bạc với nhau về việc đến uy hiếp chủ nhà để
cướp tài sản. Khi đi chúng có mang theo dao găm, dây trói, giẻ và chanh để
bịt miệng. Tới nơi, A và B trói chủ nhà, nhét chanh vào miệng chủ nhà ,lấy
giẻ buộc lại và giao cho C canh giữ. Thấy giẻ bịt miệng chủ nhà tuột ra, C sợ
chủ nhà kêu cứu, nên đã bóp cổ làm chủ nhà bị chết ngạt.
Về trường hợp này, có ý kiến cho rằng hành vi bóp cổ chủ nhà của C là
hành vi thái quá nên C phạm tội giết người và cướp tải sản còn A và B không
chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi thái quá của C nên chỉ
phạm tội cướp tài sản.
Nhưng ý kiến thứ hai lại cho rằng, tuy A, B và C không bàn bạc với
nhau từ trước về việc giết người, nhưng A và B bỏ mặc cho C hành động,
17
không quan tâm đến hậu quả do hành vi của C gây ra miễn là cướp được tài
sản; việc C bóp cổ chủ nhà cũng là nhằm cho đồng bọn thực hiện trót lọt việc
lấy tài sản mà cả A và B đều mong muốn. Do đó cái chết của chủ nhà do C
trực tiếp gây ra nhưng phải buộc cả A và B cùng phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Chúng tôi đồng tình với ý kiến thứ hai.
Về hành vi thái quá của người thực hành về lý luận cũng như thực tiễn
còn có nhiều cách đánh giá khác nhau, nhưng qua thực tiễn xét xử đã cho thấy
nếu những người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành
động nhằm đạt được mục đích của đồng phạm, thì hành vi của người thực
hành không được coi là hành vi thái quá và những người đồng phạm khác
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi của người thực hành gây ra.
Tuy nhiên, khi xem xét hành vi của người thực hành được tự do hành
động để đạt được mục đích chung của đồng phạm cần phải chú ý một điểm là:
Hành vi đó phải là dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà tội phạm đó đã được
những người đồng phạm khác bàn bạc thống nhất. Như trường hợp ví dụ đã
nêu trên, hành vi bóp cổ chủ nhà của C cũng là hành vi vũ lực - dấu hiệu của
tội cướp tài sản, thì những người đồng phạm khác mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Nếu hành vi đó lại là dấu hiệu cấu thành một tội độc lập khác thì
hành vi đó lại được coi là thái quá và những người đồng phạm khác không
phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp ví dụ trên, giả thiết C không
bóp cổ chủ nhà chết mà lại hiếp dâm chủ nhà thì hành vi diếp dâm của C là
hành vi thái quá và A, B không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm
mà C thực hiện.
Thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào hành
động hoặc lời nói của những người đồng phạm khác (chủ mưu, tổ chức, xúi
giục, giúp sức) thì về hình thức thấy họ có ý thức bỏ mặc nên đã buộc những
người này phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà người thực hành gây ra,
nhưng căn cứ vào nội dung hành động và lời nói của họ thì họ không có ý
thức bỏ mặc cho hậu quả do người thực hành gây ra, vì nếu bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra thì họ không đạt được mục đích phạm tội.
Ví dụ: Nguyễn Tiến Nê là đội phó đội điều tra Công an huyện Yên Lập,
tỉnh Phú Thọ và Tống Viết Quang là điều tra viên được phân công điều tra vụ
18
án mà Hà Văn Toàn là người tiêu thụ tài sản do ngươì khác tội phạm mà có,
trong qúa trình điều tra, mặc dù có căn cứ để xác định rằng Toàn đã tiêu thụ
17 cái mày bơm bị trộm cắp chứ không phải chỉ có 4 cái như Toàn thừa nhận,
nên phải ra lệnh bắt giam Toàn để tiếp tục làm rõ hành vi tội phạm của Toàn.
Toàn được giam chung với một số phạm nhân trong đó có Bùi Xuân Phương
là tên đã có nhiều tiền án tiền sự được các phạm nhân khác mệnh danh là đầu
gấu trong buồng giam. Quang đã nhiều lần lấy lời khai của Toàn nhưng Toàn
một mực không nhận, Nê và Quang nói với Phương phải đánh cho Toàn một
trận thì nó mới khai đúng sự thật. Để lấy lòng cán bộ điều tra và cũng vì sợ
không đánh Toàn thì sẽ không được yên nên Phương đã tổ chức cho các phạm
nhân cùng buồng đánh đập Toàn rất dã man làm cho Toàn bị ngất xỉu phải
đưa đi cấp cứu và bị chết. Khi xem xét trách nhiệm của Nguyễn Tiến Nê và
Tống Viết Quang có ý kiến cho rằng, mặc dù Quang và Nê không có ý định
tước đoạt tính mạng của Toàn từ trước, nhưng đã có ý thức bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra không có biện pháp ngăn chặn và việc Phương cùng các phạm
nhân khác đánh chết Toàn là do câu nói của Quang và Nê “ đánh cho nó một
trận để nó khai ra sự thật”. Do đó, Nê và Quang phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội giết người với vai trò xúi giục. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ nội dung lời
nói của Nê và Quang chúng ta thấy, nếu Nê và Quang để mặc cho bọn
Phương đánh chết anh Toàn thì về thực tế không đạt được mục đích là làm
cho Toàn khai ra sự thật, còn về pháp lý nói đánh cho một trận để nó khai ra
chứ không phải đánh cho một trận cho nó biết thế nào là tù tội, hoặc mày cứ
đánh cho nó một trận muốn ra sao thì ra. Vì thế trong trường hợp này việc bọn
Phương đánh quá tay làm anh Toàn bị chết là ngoài mục đích của Nê và
Quang, và hành vi của Phương và đồng bọn là hành vi thái quá của người
thực hành nên những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm
hình sự. Tuy nhiên hành vi của Nê và Quang nói đánh cho nó một trận cũng
tức là mong muốn cho Toàn bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ, nên
hành vi của Nê và Quang phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây
thương tích theo khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự vì có tình tiết gây hậu quả
chết người.
Vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm
khác (không phải là người thực hành) trong vụ án có đồng phạm không chỉ có
liên quan đến hành vi thái quá của người thực hành mà còn liên quan đến
19
nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vấn đề lỗi,
các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức.v.v... Nhưng hành vi
thái quá của người thực hành là căn cứ rất quan trọng để loại trừ trách nhiệm
hình sự đối với những người đồng phạm khác.
2.3. Vấn đề xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm khác trong vụ án giết người
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi
xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những
người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa
có ý định tội phạm, vì có người khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định
phạm tội. Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động phạm tội
của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý
định phạm tội, thì không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm.
Ví dụ: Lê Tiến D đi thăm đồng thấy hai tốp thanh niên đang đuổi đánh
nhau, D liền hô: đánh bỏ mẹ chúng nó đi ! nhưng không nói ai đánh ai và
cũng chỉ hô như vậy rồi thôi. Sau đó hai tốp thành niên vẫn đuổi đánh nhau
dẫn đến một thanh niên bị đâm chết. Hành vi của D tuy có vẻ xúi giục người
khác, nhưng khi D có hành vi xúi giục thì ý định phạm tội của hai tốp thanh
niên đã có sẵn từ trước nên hành vi xúi giục của D không có ý nghĩa gì đến
việc phạm tội của hai tốp thanh niên này, dù D có hô hay không hô câu "đánh
bỏ mẹ nó đi" thì cũng không làm thay đổi ý định phạm tội của số thanh niên
này, nên không thể coi D là người xúi giục được.
Người xúi giục là người phạm tội giấu mặt, dân gian thường gọi là kẻ
"ném đã giấu tay". Tuy nhiên, nếu xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi, người không
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được
coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm
hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự
trở thành công cụ để người xúi giục thực hiện tội phạm. Nếu xúi giục trẻ em
từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự "xúi giục người chưa thành niên phạm tội"
(điểm n khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự ).
20
Trong trường hợp người xúi giục lại là người tố chức và cùng thực hiện
tội phạm, thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi người chưa thành niên
phạm tội thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng" xúi giục người chưa thành
niên phạm tội".
Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội
phạm và người phạm tội cụ thể nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc
gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật
chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của
người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người
thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời
khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phương tiện tội phạm hoặc khắc phục những trở
ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội, phương tiện,
xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có...
Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như:
Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh
thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người
phạm tội, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm như: nói
cho người phạm tội biết người bị hai hay đi về đường nào để người phạm tội
phục đánh...
Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi
cung cấp phương tiện tội phạm như: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô
tô... để người phạm tội thực hiện tội phạm.
Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì
hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ
người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm.
Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm cuả người giúp sức
cũng có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức,
người giúp sức không phải là người chủ mưu. cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai
trò thứ yếu trong vụ án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người
21
giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng
phạm khác.
2.4. Trường hợp phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Bộ luật hình sự nước ta
không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tổ chức (pháp
nhân), vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam, mặc dù trong xã hội vẫn có thể có một tổ chức phạm tội dưới hình thức
“băng, đảng” do một số người thành lập hoặc có sự cấu kết để hoạt động
phạm tội… Tuy nhiên, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm
tội của các tổ chức này thì chỉ truy cứu từng cá nhân trong tổ chức đó.
Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam là một tổ chức hoạt động theo kiểu “xã
hội đen” do Trương Văn Cam (Năm Cam) cầm đầu thực hiện nhiều hành
vi phạm tội trong một thời gian dài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và một số địa phương khác, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy cứu
trách nhiệm hình sự từng cá nhân trong tổ chức “Năm Cam” chứ không
truy cứu “tổ chức Năm Cam”.
Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng, Bộ luật hình sự nước ta cần quy
định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “nhóm tội phạm có tổ chức” để
trừng trị một số đối tượng thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức
để thực hiện một số tội đặc biệt nguy hiểm như: khủng bố, giết người, rửa
tiền, buôn bán người, sản xuất, mua bán trái phép chất ma tuý… Tuy nhiên,
theo chúng tôi, cần cân nhắc kỹ vấn đề này.
Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong vụ án có đồng phạm,
vì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm,
nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn
phạm tội có tổ chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà
tội phạm đó đã xảy ra. Tất nhiên phạm tội có tổ chức bao giờ cũng có người
tổ chức (người cầm đầu), nhưng không phải chỉ có người tổ chức mới bị áp
dụng tình tiết tăng nặng này mà tất cả những người tham gia đều bị coi là
phạm tội có tổ chức.
Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này cho thấy, do chưa thấy hết
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức thực hiện, nên
22
một số Toà án thường quyết định mức hình phạt đối với người thực hành cao
hơn người tổ chức vì cho rằng, người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội
phạm, không trực tiếp gây ra thiệt hại.
Ví dụ: Trần Văn K, Đinh Văn H, Vũ Xuân T và Phạm Thanh B do Trần
Văn K cầm đầu đã bàn bạc, chuẩn bị dao găm, giây thừng, quả chanh, giẻ bịt
miệng đén nhà chị Bùi Thị Ngọc Dung để cướp tài sản. Trước khi đi, K phân
công H và T cầm dao găm, giây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng vào nhà
khống chế chị D, còn B ở ngoài canh gác. Sau khi cướp được tài sản, K sẽ
đón cả bọn tại quán bia. Thực hiện kế hoạch trên, Đinh Văn H, Vũ Xuân T
đột nhập vào nhà chị D, H dùng dao găm khống chế chị D, còn T lục soát tài
sản lấy đi 2.000 USD, 2 lượng vàng, 60 triệu đồng tiền Việt Nam và một số
nữ trang khác, trong khi lục soát để lấy tài sản, lợi dụng lúc H không chú ý,
chị D đã lấy được chiếc kéo để ở mặt bàn đâm H 1 nhát rồi bỏ chạy kêu
“cướp ! cướp !” thấy H bị đâm, T lấy dao của H đuổi theo chị D đâm chị
Dung nhiều nhát vào vai, vào sườn làm chị D gục ngã và bị chết trên đường đi
cấp cứu. Khi xét xử vụ án này, cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc
thẩm đều kết án Vũ Xuân T tử hình về tội giết người và 8 năm tù về tội cướp
tài sản, vì cho rằng T là tên thủ ác, trực tiếp đâm chết chị D còn Trần Văn K
tuy với vai trò cầm đầu nhưng không trực tiếp gây ra cái chết cho chị D nên
Toà án chỉ phạt Trần Văn K 10 năm tù về tội giết người và 5 năm tù về tội
cướp, tổng hợp hình phạt buộc K phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm
tù. Việc quyết định hình phạt như trên của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp
phúc thẩm rõ ràng là không đúng với vai trò của K trong vụ án, là tên cầm
đầu, chỉ huy.
Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, cần
chú ý:
- Dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục
hay người giúp sức) thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình
tiết tăng nặng là "phạm tội có tổ chức". Tuy nhiên, mức độ tăng nặng nhiều
hay ít đối với từng người còn tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã
phân tích ở trên.
- Đối với vụ án có nhiều người tham gia và bị kết án về nhiều tội khác
nhau thì cần phân biệt, tội phạm nào là trường hợp phạm tội có tổ chức, tội
23
phạm nào chỉ là đồng phạm thông thường không thuộc trường hợp phạm tội
có tổ chức; bị cáo nào phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức” thì
mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức”.
Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào
vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức) mức độ
tăng nặng nhiều hơn người giúp sức trong vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình
phạt, mức hình phạt của người tổ chức nhất thiết không thể thấp hơn người
thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ
án như nhau.
Phạm tội có tổ chức có những đặc điểm sau: giữa những người đồng
phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm đầy đủ và tỉ mỉ;
trong tổ chức tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng, đồng thời có sự phân công
vai trò thực hiện tội phạm khác nhau giữa những người đồng phạm cụ thể và
chặt chẽ; có sự liên kết về mặt chủ quan bền vững, trước khi phạm tội thường
đã hình thành một tổ chức nhất định của những người đồng phạm; nhóm
phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bên
vững; mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi
và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm
tội của mình.
Phạm tội có tổ chức có các hình thức biểu hiện trong thực tế như sau:
Các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp, tổ chức chính trị, đảng phái đối lập
có người chỉ huy cầm đầu như các băng cướp, các tổ chức phản động; Những
người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch thống nhất
trước hay theo những quy ước có sẵn từ trước mặc dù họ không cùng tồn tại
trong một tổ chức; Cùng nhau lần đầu phạm tội hoặc phạm tội một lần duy
nhất nhưng đã thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán rất rõ
ràng, kĩ càng, tỉ mỉ và chu đáo về mọi mặt.
Xét vụ án thực tế sau:
Lúc 23 giờ ngày 11/3/2014, Nguyễn Văn Cường (23 tuổi, ngụ tại ấp
Ninh Hiệp, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu) và nhóm bạn uống rượu
tại quán nhậu Phố Đêm ở xã Bàu Năng. Trong lúc nhậu, Luận có nhắn tin
nhắn trên mạng Zalo với Phan Quốc An (ngụ xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành)
24
với nội dung “An pê đê ở dơ nhất Thảo Wind”. Sau đó, An nhắn tin lại và
thách thức Luận ra quán F6 - ốc 24h để nói chuyện. Luận rủ Cường, Cường rủ
thêm Duy và Võ Minh Hải đi đến quán F6 để đánh nhau thì tất cả đồng ý.
Khi đi Cường mang theo 2 chiếc đũa được vót nhọn, Cường cầm một
cây, đưa cho Hải 1 cây. Sau đó cả bọn điều khiển xe môtô đi đến quán F6.
Lúc này, Nhân thấy bọn Cường lấy xe đi nên chạy xe đuổi theo hỏi đi đâu,
được Duy cho biết đến quán F6 đánh nhau, nhưng lúc đó do Nhân không đội
nón bảo hiểm nên Nhân và Lâm quay về quán Phố Đêm nhậu tiếp.
Khi nhóm của Luận đến quán F6, Luận điện thoại cho An và gặp An tại
quán. Luận dùng tay đánh An thì được anh Võ Văn Hoàng Minh cùng một
nhân viên quán tên Phú can ngăn. Thấy vậy, Cường và Hải cầm hai chiếc đũa
vót nhọn chạy vào đâm trúng lưng anh Minh, anh Phú và bị đánh trả. Hải
chạy vào bếp của quán lấy hai con dao cùng Cường đuổi chém những người
trong quán F6 thì bị những người khách tại quán chống trả tạt nồi lẩu vào
người, nên cả bốn lấy xe chạy về quán nhậu Phố Đêm.
Tức giận vì bị tạt nước lẩu, nhóm Cường đã mang theo 6 con dao đến
quán F6 trả thù. Lúc này tại quán có một số nhân viên gồm Võ Văn Hoàng
Minh, Huỳnh Văn Phú, Mai Kim Loan, Phạm Thị Thơm, Trương Văn
Thường và Nguyễn Anh Phương; cùng một số thực khách đang ngồi tại quán,
trong đó có Phan Quốc An đang đứng tại quán để tính tiền. Khi đó nhóm của
Cường cầm dao đuổi chém những người có mặt trong quán loạn xạ, hậu quả
một khách hàng tên Đặng Hà Nhi ngồi gần đó đã bị Cường ra tay chém chết.
Sau đó, Hận còn dùng dao chém thêm hai cái vào người anh Nhi.
Viện KSND tỉnh Tây Ninh truy tố Nguyễn Văn Cường cùng các đồng
phạm Lâm Hoàng Nhân, Văn Thanh Tuấn, Phan Hoàng Lâm, Nguyễn Văn
Luận, Lê Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Hoài Hận, Nguyễn Thanh Tân, Trần
Duy Phi Vũ và Nguyễn Hải Hoàng về tội giết người là phù hợp với yêu cầu
của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phù hợp với lý luận của luật
hình sự. Mặc dù khi cả nhóm bàn bạc đi đánh nhau và sau đó không phải tất
cả các đồng phạm đều có hành vi trực tiếp gây ra cái chết cho các nạn nhân
nhưng tất cả các thành viên trong nhóm đều xác định mục đích là sẽ có thể
giết người, có ý thức chấp nhận hậu quả xảy ra nên cả nhóm phạm tội giết
người.
25
Tuy nhiên, trong thực tiễn, trong những trường hợp tương tự, các cơ
quan tiến hành tố tụng lại xác định tội danh riêng cho từng bị cáo tùy theo
hành vi và hậu quả trực tiếp do hành vi đó gây ra. Theo đó, sẽ có bị cáo phạm
tội « giết người », một số bị cáo phạm tội « Cố ý gây thương tích », ... Điều
này là không phù hợp với lý luận, nguyên tắc định tội trong trường hợp đồng
phạm và do đó, không đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Ví dụ : Như Báo CATP đã đưa tin về băng côn đồ dùng mã tấu chém
chết người ở P16QGV, hai đối tượng có liên quan là Phạm Trung Hiếu (SN
1988, ngụ P15QGV) và Phan Tuấn Minh (SN 1991, ngụ tại địa phương) đã bị
CAQ Gò Vấp bắt giữ. Đến sáng 25-11-2008, CAQ Gò Vấp bắt tiếp Đỗ Ngọc
Trác (SN 1993, ngụ tại địa phương, kẻ trực tiếp cầm dao chém chết Nguyễn
Anh Tài) cùng năm tên đồng bọn khác là Nguyễn Đình Trí (biệt danh Trí
móm, SN 1994, ngụ P17GV), Nguyễn Hoàng Minh (biệt danh Minh chùa, SN
1986), Huỳnh Duy Cương (biệt danh Hí mèo, SN 1989), Phạm Thanh Tân
(SN 1991), Huỳnh Sỹ (SN 1992, cùng ngụ tại địa phương) ...
Chúng khai nhận một tuần trước khi cuộc “thanh trừng” xảy ra, Nguyễn
Bảo Thùy (SN 1994) và Hoàng Khánh Dung (SN 1994), hai cô bạn gái trong
nhóm đã bị Đỗ Thị Thu Yến (SN 1992) và Nguyễn Thị Thùy Trang (SN
1993), bạn của Hưng khàn, chạy ra chặn đường tát vào mặt. Nghe thuật lại,
Phạm Trung Hiếu (biệt danh Hiếu “bộ đội”) nổi nóng đã đi tìm gặp các thành
viên của nhóm Hưng khàn và đe dọa nội trong ba ngày nếu nhóm Hưng khàn
không chịu đưa Yến, Trang đến gặp Thùy và Dung xin lỗi thì cả nhóm sẽ bị
trừng trị. Và thảm kịch đã xảy ra đúng như lời báo trước của Hiếu. Sự xuất
hiện của các tên côn đồ tại tiệm bi-da làm cho cả dãy phố phải rùng mình
khiếp sợ. Bọn chúng trên tay cầm dao Thái Lan và mã tấu xông vào tiệm bi-
da chém loạn xạ.
Sau khi chém chết Tài, Trác lại dùng mã tấu chém một thanh niên bị
thương ở vai. Một số tên khác thì tiếp tục truy đuổi các thành viên của nhóm
Hưng khàn vào tận nhà dân, dùng mã tấu chém vỡ cửa toilet để thị uy. Tân và
Minh Trí cùng đồng bọn xông vào nhưng chưa kịp chém người thì nhận được
lệnh “rút quân”. Sau đó, chúng lên xe tẩu thoát, giao lại số mã tấu và dao cho
một người bạn của tên Thanh bắp đem giấu tại tiệm Internet Đức Thiện ở
26
đường HT27, P. Hiệp Thành. Tại đây, cơ quan điều tra đã thu giữ một con
dao Thái Lan dài, bản rộng và một cây mã tấu tự chế ... Ngoài việc khởi tố
Phạm Trung Hiếu và Phan Tuấn Minh về hành vi “cố ý gây thương tích”,
CAQ Gò Vấp còn khởi tố các tên Đỗ Ngọc Trác, Nguyễn Đình Trí về hành vi
“giết người”. Riêng Lê Minh Trí, Phạm Thanh Tân và một số đối tượng khác
bị khởi tố về hành vi “gây rối trật tự công cộng”...
27
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN KHI ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI
Để đảm bảo cho sự đánh giá này được chính xác thì khi định tội danh
đối với tội phạm giết người có đồng phạm, các cơ quan tư pháp hình sự cần
chú ý những vấn đề cơ bản sau:
1. Chỉ người nào cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị Luật hình sự coi là tội phạm mới có thể bị coi là đồng
phạm (tức là họ phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm bằng một trong
những hình thức hành vi cùng thực hiện đã nêu trên: đó là hành vi tổ chức,
hành vi thực hành, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức). Đối với người biết tội
phạm đang được chuẩn bị hoặc đang được thực hiện và mặc dù có khả năng
tham gia nhưng trên thực tế đã không tham gia hoặc tỏ thái độ không đồng
tình bằng cách im lặng, không thực hiện bất cứ hành vi cụ thể nào để giúp sức
cho việc thực hiện tội phạm đó thì không thể coi là đồng phạm mà người này
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác tội phạm nếu tội
không tố giác là những tội được liệt kê tại Điều 313 Bộ luật hình sự và người
này không thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình
sự.
2. Bộ luật hình sự nước ta quy định rõ việc giải quyết vấn đề trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm tại Điều 53. Việc giải quyết trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải tuân thủ tất cả những nguyên
tắc chung trong việc xác định trách nhiệm hình sự cho mọi trường hợp phạm
tội, đồng thời phải tuân thủ tất cả những nguyên tắc riêng biệt được áp dụng
cho những trường hợp có đồng phạm đó là trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm là trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện tội phạm. Có
nghĩa là những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về việc cùng
thực hiện hành vi phạm tội vì trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do
sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của
mỗi người đều có mối quan hệ với hành vi của những người đồng phạm khác
để cùng gây ra tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung của những
người đồng phạm. Chính vì vậy, tội phạm chung mà những người đồng phạm
28
cùng tham gia vào việc thực hiện phải là tội phạm mà các dấu hiệu của nó ở
các mức độ khác nhau đều có trong hành vi cố ý của mỗi người đồng phạm
nhằm đạt được kết quả tội phạm chung.
Hơn nữa, bản thân tội phạm cũng là một thể thống nhất. Chúng ta
không thể chia cắt tội phạm ra từng phần để buộc mỗi người đồng phạm phải
chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm được. Vì vậy, những người đồng
phạm phải chịu trách nhiệm như nhau, tức là họ đều phải bị truy tố, xét xử về
cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, và trong phạm vi những chế tài
mà điều luật ấy quy định. Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm
hình sự, về quyết định hình phạt đối với loại tội mà những người đồng phạm
cùng thực hiện cũng được áp dụng cho tất cả.
3. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm không
phải và không thể ngang bằng như nhau mà phải thực hiện nguyên tắc cá thể
hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tối đa với mỗi người đồng
phạm, phân biệt rõ tính chất và mức độ cố ý cùng tham gia của mỗi người
đồng phạm. Đồng thời, nếu trong hành vi của mỗi người đồng phạm nào có
một (hoặc nhiều) tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
riêng bản thân người đó thì được xác định theo chế tài được quy định trong
khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự, tức là chỉ riêng bản thân
người đó được hay phải chịu ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng
đó thôi. Như vậy, trong vụ phạm tội có đồng phạm, những người tham gia bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo cùng một tội danh, trong cùng một điều luật
nhưng có thể không cùng khung hình phạt hoặc mức hình phạt. Thậm chí có
trường hợp người đồng phạm này bị áp dụng mức hình phạt rất nghiêm khắc
còn người đồng phạm khách lại được miễn trách nhiệm hình sự. Điều này phụ
thuộc vào tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm và những
tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của riêng họ.
Về đường lối xử lý, phân hoá TNHS đối với những người đồng phạm,
tại Điều 3 BLHS năm 1999 khẳng định: Nghiêm trị đối với kẻ chủ mưu cầm
đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. đồng thời tại các Điều 79, Điều 81, Điều
82, Điều 83, Điều 89, Điều 91 BLHS năm 1999 việc xử lý những người đồng
phạm được tiến hành theo hướng phân hóa về khung hình phạt, dựa vào vai
trò và mức độ thực hiện hành vi của họ. Tuy nhiên những quy định này chỉ
29
thể hiện được quan điểm phân hoá trong việc xử lý những người đồng phạm ở
một số tội cụ thể. Sự phân hoá chưa thực sự triệt để, chưa tạo được cơ sở pháp
lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Vì vậy, bên cạnh đường lối
nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu, cần có những căn cứ cụ thể để quy định
nguyên tắc xử lý đối với những người đồng phạm khác. Về vấn đề này T.S Lê
Thị Sơn có quan điểm: “Quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước
ta về tội phạm có dấu hiệu có tổ chức chưa đúng yêu cầu đấu tranh với các tổ
chức phạm tội và ngăn chặn các tội phạm do các tổ chức thực hiện”. Về các
giai đoạn thực hiện tội phạm, BLHS chưa có quy định cụ thể về các giai đoạn
thực hiện hành vi của những người đồng phạm. Quan điểm phổ biến hiện nay
là việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm
phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành. Nghĩa là,
người thực hành dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào thì những người đồng
phạm khác cũng phải chịu TNHS cùng với người thực hành ở giai đoạn đó.
BLHS ngoài quy định ở Điều 17, Điều 18 về chuẩn bị phạm tội và phạm tội
chưa đạt, không có quy định nào khác về các giai đoạn thực hiện hành vi của
những người đồng phạm như: Các giai đoạn thực hiện hành vi của người tổ
chức, người xúi giục, người giúp sức. Cần phải có quy định cụ thể về vấn đề
này để đánh giá được vai trò, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng
phạm đối với hoạt động chung của chúng. T.S Lê Thị Sơn cho rằng: “BLHS
cần quy định chính thức về hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
đối với từng loại người đồng phạm và TNHS đối với các hành vi đó”. Từ đó
đảm bảo lượng hình cho các bị cáo chính xác, đúng pháp luật. Về vấn đề tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, thực tiễn xét xử cho
thấy, chỉ người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt viêc phạm tội
và được miễn TNHS trên cơ sở Điều 19 BLHS 1999 trong trường hợp hành vi
mà người đó thực hiện chưa thoả mãn CTTP. Còn đối với những người đồng
phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức), pháp luật hình sự
hiện hành chưa có sự điều chỉnh cụ thể vấn đề nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội của họ. Do đó, cần có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn về vấn đề tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được
xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.
4. Trong những vụ án có đồng phạm, đối với những trường hợp nếu xét
về mặt chủ quan, những người phạm tội không cùng mong muốn hoặc không
30
cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phạm tội chung xảy ra thì không thể có
đồng phạm, chẳng hạn như lỗi của người thực hành là cố ý, còn lỗi của người
giúp sức, người xúi giục là vô ý thì không có đồng phạm.
Trường hợp lỗi của người xúi giục, người giúp sức là cố ý còn lỗi của
người thực hành là vô ý thì cũng không có đồng phạm.
Ví dụ: K, T, D là ba thanh niên sống cùng một ấp. Vốn trước đó D (là
tiểu đội trưởng dân quân xã) không thích K nên đã lén lút lắp một viên đạn
thật vào khẩu súng AK 47 mà họ vẫn dùng để tập bắn không có đạn. Ngày
hôm sau, trong buổi tập bắn, D đã đeo khẩu súng đó ra bãi tập và giao cho T.
Sau đó, D bảo T lấy thử K làm điểm ngắm thử để tập bóp cò. Vẫn tưởng khẩu
súng không có đạn như mọi ngày nên T đã nâng nòng súng lên hướng vào K
đang dọn bãi tập cách đó 100m. Hậu quả là K bị trúng đạn chết ngay tại chỗ.
Trong trường hợp này không thể có đồng phạm mà cả T và D đều phải chịu
trách nhiệm hình sự về hậu quả phạm tội – cái chết của K, nhưng là trách
nhiệm hình sự độc lập về tội phạm cụ thể tương ứng với hành vi của mình. T
phạm tội Vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS), D phạm tội giết người (Điều
93 BLHS).
Trường hợp lỗi của tất cả những người đồng phạm cùng vô ý đối với
hậu quả xảy ra thì cũng không có đồng phạm.
Ví dụ: A và B là hai công nhân của lâm trường M. Một hôm họ đang đi
kiểm tra và dọn đường trong rừng thì thấy một khúc gỗ nặng nằm giữa đoạn
đường mà hôm trước họ vừa dọn sạch xong để loại trừ sự cản trở lối đi. Họ đã
bàn nhau cùng bê khúc gỗ to đó quẳng xuống bìa rừng. Không ngờ khúc gỗ
rơi xuống đã đè chết C là nông dân đang làm ruộng dưới chân dốc cạnh bìa
rừng đó. Trong trường hợp này không thể có đồng phạm mà cả A và B chịu
trách nhiệm hình sự độc lập về hậu quả xảy ra (cái chết của C) tương ứng với
hành vi của mình đã cấu thành: tội Vô ý làm chết người theo quy định tại
Điều 98 BLHS. Mặc dù về khách quan, A và B cùng có hành vi phạm tội
chung (bê khúc gỗ quẳng đi) nhưng về mặt chủ quan, lỗi của họ đối với hậu
quả của tội phạm chung xảy ra chỉ là cùng vô ý. Cả hai không hề cố ý cùng
mong muốn hoặc để mặc cho cái chết xảy ra đối với C, cái chết của C rõ ràng
là nằm ngoài sự tính toán của A và B khi họ cùng thực hiện hành vi khách
quan nói trên.
31
5. Trong trường hợp khi hai người trở lên cùng cố ý tham gia và thực
hiện tội phạm do cố ý trong đó có sự hiện diện của hai loại người mà theo
pháp luật quy định là không phải chịu trách nhiệm hình sự - người chưa đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc người không có năng lực trách nhiệm hình
sự (theo quy định tại Điều 12, Khoản 1 Điều 13) thì khi định tội danh cần chú
ý những vấn đề sau:
Về nguyên tắc, người đã thành niên (có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi
phạm tội nhưng đã sử dụng người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
người không có năng lực trách nhiệm hình sự với tính chất là công cụ để thực
hiện tội phạm (bằng cách tổ chức hoặc xúi giục), mượn tay người khác phạm
tội thì chính bản thân họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực
hiện với vai trò là người thực hành.
Nếu người đã thành niên tổ chức hoặc xúi giục người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội
rất nghiêm trọng do vô ý (tội X) thì không có đồng phạm và khi định tội danh
không cần viện dẫn Điều 20 BLHS. Trong trường hợp này, chỉ có người đã
thành niên phải chịu trách nhiệm về tội phạm ấy (vì căn cứ vào Khoản 2 Điều
12 BLHS, người chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm
trọng).
Cũng trong tình huống nêu trên, nếu người chưa thành niên có hành vi
vượt quá và hành vi ấy cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
đặc biệt nghiêm trọng (tội Y) thì cũng không có đồng phạm. Trong trường
hợp này, cả hai đều phải chịu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập mà
hành vi của họ đã cấu thành: người thành niên phạm tội X, người chưa thành
niên phạm tội Y.
Nếu người đã thành niên là chủ thể đặc biệt cùng với người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia vào việc thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy các tình tiết cụ thể
của vụ án mà có thể có hai khả năng xảy ra. Một là, có đồng phạm nếu cả hai
cùng mong muốn đạt kết quả chung bằng việc thực hiện hành vi phạm tội của
32
mình. Hai là, không có đồng phạm nếu hành vi phạm tội của mỗi người nhằm
một mục đích khác nhau.
6. Do hai hình thức đồng phạm giản đơn và phức tạp không được nhà
làm luật quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng như hình thức đồng phạm
đặc biệt là « phạm tội có tổ chức » nên khi định tội danh trong các trường hợp
có hai hình thức đồng phạm thông thường này chỉ cần viện dẫn Khoản 1 Điều
20 BLHS về khái niệm đồng phạm mà không cần viện dẫn Khoản 3 về
« phạm tội có tổ chức ».
7. Nếu những người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết như sau:
Người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
chỉ trong trường hợp hành vi mà người đó thực hiện cấu thành tội phạm chưa
hoàn thành (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành).
Những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người
giúp sức) được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu bằng các
biện pháp tích cực đã ngăn chặn người thực hành để tội phạm chưa hoàn
thành được, không thực hiện được đến cùng. Trong trường hợp này, tùy theo
tính chất và các tình tiết cụ thể của vụ án, họ có thể không phải chịu trách
nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu bằng các biện pháp
tích cực của người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục mà vẫn không
ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm chưa hoàn thành đến cùng của người
thực hành thì việc áp dụng các biện pháp tích cực ngăn chặn của họ có thể
được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người thành lập hay lãnh đạo tổ chức phạm tội thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về việc thành lập hay lãnh đạo tổ chức phạm tội của mình
trong trường hợp có điều luật tương ứng tại phần các tội phạm mà Bộ luật
hình sự quy định riêng, còn đối với tội phạm do những thành viên khác của tổ
chức ấy thực hiện mà không có sự cùng cố ý tham gia của họ thì họ không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Những thành viên khác của tổ chức tội phạm, về nguyên tắc phải chịu
trách nhiệm hình sự về các tội phạm của tổ chức ấy thực hiện trong những
33
trường hợp do các điều luật tương ứng tại phần các tội phạm của Bộ luật hình
sự quy định riêng (kể cả trong trường hợp tuy họ không trực tiếp tham gia
thực hiện hành vi nào cụ thể nhưng biết về việc thực hiện tội phạm đó của
những thành viên trong tổ chức mình.
34
Kết luận
Đồng phạm là một trong những hình thức thực hiện tội phạm mang tính
nguy hiểm cao. BLHS năm 1999 chỉ quy định chung “Đồng phạm là phạm tội
có tổ chức”. Việc quy định chung như vậy làm cho quá trình nhận thức và áp
dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án có đồng phạm gặp nhiều
khó khăn.
Các vụ án đồng phạm trong ác vụ án giết người, gây thương tích đã có
những biến tướng rất phức tạp về tính chất, quy mô và hình thức thực hiện.
Từ thực tiễn giải quyết các vụ án giết người, cố ý gây thương tích đã làm xuất
hiện các khái niệm mới như băng nhóm xã hội đen, tổ chức phạm tội…Thực
tiễn ấy đã vượt qua những khái niệm cơ bản về đồng phạm được quy định
trong BLHS hiện hành, do vậy cần phải nghiên cứu để nhận diện và định tội
cho đúng với bản chất của một số vu án giết người có đông người tham gia,
việc thanh toán, giải quyết mâu thuẫn của các băng nhóm tội phạm.
Đề tài đã tập trng làm rõ việc xác định đồng phạm trong một số trường
hợp cụ thể của tội giết người như trường hợp mục đích giết người không rõ
ràng, trường hợp có hành vi thái quá của người thực hành và đề xuất xác định
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, trường hợp phạm tội có tổ
chức. Trong mỗi trường hợp cụ thể đều có những tình huống để minh họa.
Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả hi vọng một số vấn đề khó khăn,
vướng mắc từ từ thực tiễn định tội đối với tội giết người có đồng phạm đã
bước đầu được tháo gỡ. Tuy nhiên, quy mô nghiên cứu còn hạn hẹp nên còn
nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết thấu đáo. Chúng tôi sẽ cố gắng phát
triển, mở rộng quy mô nghiên cứu sau này để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ
thực tiễn giải quyết án hình sự đối với tội giết người./.
35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------
1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi).
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Lê Cảm (2004), “Định tội danh đối với nhiều tội phạm theo Bộ luật hình sự
năm 1999”, Tạp chí kiểm sát, số 4, tr.22 – 26.
4. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
5. Đoàn Văn Hường (2003), “Đồng phạm và một số vấn đề thực tiễn xét xử”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 04.
6. Đoàn Tấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh
đối với các tội phạm trong luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp.
7. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội
phạm, tập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
con người, Nxb. TP, Hồ Chí Minh.
8. Dương Văn Tiến (1986), “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 52.
9. Trần Quang Tiệp (2007), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
10. Đào Trúc (1976), “Một vài ý kiến về lý luận định tội danh và một số vấn
đề về kỹ thuật xây dựng Bộ luật hình sự ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 14.
11. Chu Thị Trang Vân, “Tìm hiểu việc định tội và quyết định hình phạt từ
phương diện là những hoạt động áp dụng pháp luật hình sự cơ bản của Tòa
án”, Tạp chí Khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội.

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đLuận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAYLuận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà NộiLuận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
 
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, T...
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOTChứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
 

Similar to Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người

Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiTiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chungHung Nguyen
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người (20)

Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAYLuận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiTiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
 
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài SảnCơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài SảnCơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
 
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Các Tình Tiết Loại Trừ Tính Chất Tội Phạm Của Hành Vi Theo P...
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người

  • 1. 1 Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người Ths. Trần Văn Tín Trưởng khoa Kiểm sát hình sự Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận và thực tiễn về định tội đối với các vụ án giết người (Điều 93 BLHS) và cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS) trên thực tế nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp và gây ra không ít nhầm lẫn. Năm 2012, Phân hiệu Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên sâu: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ án giết người và cố ý gây thương tích”, chương trình đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua và đưa vào thực hiện, bồi dưỡng cho cán bộ, Kiểm sát viên toàn Ngành. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng đối với các vụ án giết người và cố ý gây thương tích xuất hiện một số vướng mắc nhất định và cần được giải quyết nhanh chóng, đặc biệt là các vụ án giết người có liên quan đến đồng phạm. Đây là các trường hợp đồng phạm phát sinh do quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng thuộc các băng, nhóm, các tổ chức khác nhau. Do tính chất phức tạp của vụ án mà việc xác định có hay không có đồng phạm đối với các trường hợp này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế. Ngoài ra, việc xác định tư cách đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề như: xác định sai trách nhiệm hình sự, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,…dẫn đến các trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc oan, sai trong tố tụng hình sự. Giết người là một trong những loại tội phạm nguy hiểm với khung hình phạt cao nhất được các nhà làm luật xây dựng là tử hình, trong khi đó, đối với các trường hợp đồng phạm, tất cả những người đồng phạm về nguyên tắc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở cùng một tội danh. Điều này có nghĩa là, việc xác định có hay không có đồng phạm là một trong những yêu cầu quan
  • 2. 2 trọng khi giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là đối với các vụ án giết người. Thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đồng phạm, đặc biệt là vấn đề định tội đối với vụ án có đồng phạm trong tội giết người là một trong những vướng mắc rất khó giải quyết, làm ảnh hưởng đến công tác định tội danh cũng như xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.Vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người” làm chuyên đề nghiên cứu khoa học cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đồng phạm hay định tội không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý hình sự, có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học đăng trên các tạp chí đề cập đến nội dung này. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận ở góc độ khái quát nhất những vấn đề lý luận chung về đồng phạm hoặc định tội danh đối với từng tội phạm cụ thể như: “Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Quang Tiệp; “Đồng phạm và một số vấn đề thực tiễn xét xử” của tác giả Đoàn Văn Hường; “Một số trường hợp vượt quá trong đồng phạm tội cố ý gây thương tích” của tác giả Quách Thành Vinh; “Trao đổi về vấn đề định tội danh” của tác giả Hoàng Quảng Lực; “Định tội danh đối với nhiều tội phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Lê Cảm…Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc định tội đối với tội phạm có đồng phạm. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận đối với các tội phạm có đồng phạm cũng như trên cơ sở phân tích một số vụ án giết người có đồng phạm cụ thể làm sáng tỏ những vướng mắc trong quá trình định tội đối với các tội phạm có đồng phạm trong các vụ án giết người sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền, giúp hoạt động định tội được chính xác, đúng theo quy định của pháp luật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích đã được xác định, để hoàn thiện đề tài cần thiết phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • 3. 3 - Phân tích các vấn đề lý luận về đồng phạm, về khái niệm, các dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm cũng như các hình thức của đồng phạm. - Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật đối với các trường hợp đồng phạm cụ thể của tội giết người và trách nhiệm hình sự đối với họ. - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một số vụ án giết người điển hình trong thực tiễn thời gian gần đây để làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải trên thực tế, từ đó đề xuất phương hướng giải quyết. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về định tội đối với tội phạm giết người trong trường hợp có đồng phạm trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh việc hoàn thiện về mặt lý luận, với việc vận dụng, phân tích các vụ án cụ thể và rút ra những vướng mắc thường gặp trong quá trình giải quyết các vụ án đồng phạm trong tội giết người, đề tài cũng có ý nghĩa như một nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về định tội đối với tội phạm có đồng phạm Chương 2: Xác định đồng phạm trong một số trường hợp cụ thể của tội giết người Chương 3: Một số vấn đề thực tiễn khi định tội đối với các trường hợp đồng phạm tội giết người
  • 4. 4 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CÓ ĐỒNG PHẠM Định tội là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý hình sự sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế với các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự. Định tội danh đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm, xác định sự phù hợp giữa các hành vi nguy hiểm đã thực hiện trên thực tế với các qui định về đồng phạm và tội phạm cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự. Để định tội danh đối với tội phạm có đồng phạm thì trước hết chúng ta phải nắm vững một số vấn đề lý luận chung về đồng phạm 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu của đồng phạm 1.1.1. Khái niệm Theo quy định của Điều 20 Bộ luật hình sự: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • 5. 5 Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Như vậy, xét về số lượng thì đồng phạm là hình thức thực hiện tội phạm phải có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia, nhưng không phải cứ có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. Đồng phạm có những dấu hiệu riêng của nó. Muốn xác định được một vụ án có đồng phạm hay không thì phải chứng minh được có hay không sự hiện diện của tất cả những dấu hiệu đó. 1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm - Các dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt khách quan của đồng phạm Dấu hiệu thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có sự cùng tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện tội phạm và những người tham gia thực hiện tội phạm phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm, tức là phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu họ không có có hai điều kiện này hoặc thiếu một trong hai điều kiện này thì vấn đề đồng phạm sẽ không đặt ra đối với họ. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành. Dấu hiệu thứ hai, những người đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Điều này có nghĩa những người này phải tham gia thực hiện tội phạm bằng một trong bốn hành vi sau: + Hành vi thực hiện tội phạm: thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành. + Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người tổ chức. + Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người xúi giục.
  • 6. 6 + Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm: giúp sức cho người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người giúp sức. Trong một vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi (tổ chức, thực hành, giúp sức, xúi giục) nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số loại hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia một hoặc nhiều loại hành vi khác nhau, họ có thể tham gia tội phạm từ đầu hoặc có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc. Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào vụ đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của mỗi người đều là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm, còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả, trong đó hành vi của người thực hành có quan hệ nhân quả trực tiếp với hậu quả của tội phạm, còn hành vi của những người khác (tổ chức, giúp sức, xúi giục) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả (tức là hành vi của những người này có quan hệ nhân quả gián tiếp với hậu quả của tội phạm). - Các dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt chủ quan của đồng phạm Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thưc hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. Khi thực hiện hành vi, những người đồng phạm không chỉ cố ý về hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người
  • 7. 7 đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện: Về lý trí, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và do vậy chưa phải là đồng phạm. Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung, cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những trường hợp phạm tội riêng lẻ. Cũng là phạm tội riêng lẻ khi các hậu quả mà những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau. Ngoài hai dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc đã nêu, đối với những tội phạm mà dấu hiệu cấu thành tội phạm có yếu tố bắt buộc là mục đích thì đồng phạm còn đòi hỏi thêm dấu hiệu là « có cùng mục đích » (Ví dụ: đối với các tội trong chương XI Bộ luật hình sự, muốn xác định đồng phạm thì phải chứng minh có cùng mục đích chống chính quyền). Được coi là cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. Nếu không thỏa mãn những dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự độc lập với nhau. Ví dụ: A và B bàn bạc với nhau thực hiện hành vi giết C. A nhằm mục đích chống chính quyền, định tội danh cho hành vi giết người của A là tội Khủng bố; B không nhằm mục đích chống chính quyền mà nhằm mục đích cá nhân, với động cơ tư thù, định tội danh đối với hành vi giết người của B là tội Giết người. 1.2. Các hình thức đồng phạm Khoa học Luật hình sự căn cứ vào những dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm để phân biệt các hình thức đồng phạm khác nhau.
  • 8. 8 - Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân thành hai loại: đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước. Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thỏa thuận bàn bạc trước giữa những người đồng phạm hoặc có thỏa thuận nhưng không đáng kể. Đây là trường hợp những người đồng phạm nhất trí với nhau ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc là trường hợp đồng phạm được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. So với hình thức đồng phạm có thông mưu trước thì hình thức đồng phạm không có thông mưu trước ít nguy hiểm hơn vì những người đồng phạm chưa có thời gian bàn bạc kế hoạch phối hợp hành động với nhau. Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện. Do có sự thỏa thuận bàn bạc trước như vậy nên giữa những người đồng phạm có mối quan hệ chặt chẽ hơn nên loại đồng phạm này nói chung nguy hiểm hơn loại đồng phạm không có thông mưu trước. - Căn cứ theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành hai loại: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành. Đây là trường hợp đồng phạm trong đó tất cả những người đồng phạm đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do họ đều là những người thực hành nên những người đồng phạm trong đồng phạm giản đơn được gọi là những người đồng thực hành. Đồng phạm giản đơn có những đặc điểm sau: sự liên kết về mặt chủ quan không đáng kể, không có sự bàn bạc trước giữa những người đồng phạm, không có sự phân công vai trò giữa những người đồng phạm. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hay một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò là người tổ chức, xúi giục, người giúp sức.
  • 9. 9 Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có người thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức việc thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Hình thức đồng phạm này có những đặc điểm sau: có sự bàn bạc trước giữa những người đồng phạm, có sự phân công vai trò giữa họ, có sự liên kết về mặt chủ quan nhưng chưa chặt chẽ, bền vững. - Phạm tội có tổ chức Theo khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự thì: “Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.” Về bản chất, phạm tội có tổ chức là một dạng đặc biệt của đồng phạm. Tuy nhiên, nó lại được quy định riêng trong một khoản độc lập của Điều 20 bởi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó cao hơn những hình thức khác, do vậy vấn đề trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này cũng nghiêm khắc hơn hẳn các hình thức đồng phạm khác. Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của phạm tội có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Từ đó có thể rút ra một số đặc điểm riêng của trường hợp phạm tội có tổ chức như sau: Thứ nhất, nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình. Thứ hai, trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt, ...
  • 10. 10 Chính vì vậy, trường hợp phạm tội có tổ chức có khả năng phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Chương 2 XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI 2.1. Trường hợp mục đích giết người không rõ ràng Trong thực tiễn, đặc biệt là các trường hợp giết người có đồng phạm, mục đích “giết người” được diễn đạt theo cách mà các đồng phạm đều hiểu được chứ không có sự bàn bạc, thống nhất rõ ràng là phải « giết người ». Cách diễn đạt đó có thể bằng ký hiệu, lời nói trong đó dùng tiếng lóng, ngôn ngữ chung của nhóm như « xử », « cho biết tay », « nói chuyện », « dạy cho một bài học », … Những trường hợp này các đồng phạm có sự cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội, chấp nhận hậu quả xảy ra và hoàn toàn có khả năng thấy trước tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra. Sự bàn bạc, thống nhất thực hiện hành vi phạm tội có thể tức thời và rất nhanh hoặc trong thời gian lâu hơn tuỳ thuộc vào tình huống thực tế. Trong những trường hợp này, những người tham gia thực hiện tội phạm mà trước đó có nhận thức được hoặc tiếp nhận được mục đích thì phải được xem là đồng phạm của tội giết người nếu có hậu quả chết người xảy ra. Trên thực tế, cho dù việc bàn bạc, kêu gọi, phát động hành vi không nêu ra mục đích « giết người » nhưng theo « thông lệ » cả nhóm đều hiểu được đó là hành vi giết người và có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra thì việc định tội giết người đối với cả nhóm là hợp lý. Vấn đề mức độ thực hiện hành vi phạm tội, vai trò, tính tích cực khi tham gia vào vụ phạm tội của từng thành viên trong nhóm không làm thay đổi tội danh đối với thành viên đó mà chỉ có giá trị trong việc quyết định hình phạt, nghĩa là các đồng phạm sẽ bị xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều khoản theo quy định của Bộ luật hình sự. Tất nhiên, ở đây chúng ta đang nói đến trường hợp tất cả các đồng phạm đều có năng lực và tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Chúng ta cùng xem xét vụ án thực tế dưới đây :
  • 11. 11 Đêm 18/8/2014, Trần Quốc Long (tên gọi khác: Đen, 19 tuổi), Nguyễn Đắc Quốc (tên gọi khác: Heo, 25 tuổi), Võ Văn Lộc (21 tuổi) và Nguyễn Sơn Rô (tên gọi khác: Canh, 21 tuổi) cùng quê tỉnh Thừa Thiên Huế, tạm trú huyện Bình Chánh đến nhà Quốc ở đường số 12, khu phố 8, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP.HCM để nhậu. Sau đó Rô đi bộ sang quán nhậu đối diện để mua thêm rượu. Tại đây Rô thấy một nhóm thanh niên gồm: Nguyễn Xuân Thành (26 tuổi), Trần Hùng (28 tuổi) và Nguyễn Tấn Vinh (22 tuổi, cùng quê tỉnh Quảng Nam, tạm trú huyện Bình Chánh) đang ngồi nhậu có nói chuyện lớn tiếng. Khi mua rượu về, Rô nói với các bạn nhậu là nhóm của Vinh nói xấu mình. Nghe vậy, nhóm Long chạy sang gặp Vinh để “nói chuyện”. Khi nhóm của Vinh dắt xe ra khỏi quán thì bất ngờ Rô, Long, và Lộc xông vào dùng tay chân đấm đá túi bụi. Lúc này Quốc đứng trong nhà thấy vậy liền chụp lấy 1 con dao chạy ra chém nhóm đối thủ khiến Thành bị thương ở đầu. Không buông tha, nhóm của Quốc truy sát Vinh, Hùng khiến cả hai bỏ chạy. Khi đến cuối hẻm 130 (đường số 12) Vinh té ngã và bị Quốc dùng dao chém liên tiếp. Lúc này đối tượng Long rút dao bấm có sẵn trong người đâm nhiều nhát vào Vinh cho đến khi nạn nhân gục tại chỗ. Sau khi thoát được, Hùng và Thành có gọi điện vào số của Vinh nhưng không thấy nghe máy nên cả hai ra về. Đến sáng ngày hôm sau người dân phát hiện Vinh nằm bất động ở khu đất trống cuối hẻm nên trình báo công an. Nạn nhân Vinh tử vong do bị đâm nhiều nhát, gây thủng tim, phổi …. Trong vụ án trên, Trần Quốc Long, Nguyễn Đắc Quốc, Võ Văn Lộc và Nguyễn Sơn Rô là đồng phạm về tội « Giết người ». Mặc dù mục đích phạm tội ban đầu của cả nhóm nêu ra và thống nhất là « nói chuyện » nhưng xét trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể này, theo logic thì « nói chuyện » được tất cả thành viên hiểu là đánh nhau và hậu quả xảy ra tới đâu thì chịu tới đó. Mục đích của cả nhóm còn được chứng minh qua hành vi ngay sau đó là «xông vào dùng tay chân đấm đá túi bụi », « chụp lấy 1 con dao chạy ra chém nhóm đối thủ », « truy sát », « dùng dao chém liên tiếp », « rút dao bấm có sẵn trong người đâm nhiều nhát vào Vinh cho đến khi nạn nhân gục tại chỗ ». Hành vi khách quan đã chứng minh cho ý thức chủ quan một cách thuyết phục nhất so với mọi lời khai và bằng chứng khác. Việc định tội và xét xử theo hướng này
  • 12. 12 là đúng người đúng tội, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm giết người có tổ chức ngày càng gia tăng trong xã hội.
  • 13. 13 2.2. Trường hợp có hành vi thái quá của người thực hành Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, bóp cổ nạn nhân đến chết ... Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự (chỉ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của người thực hành. Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm. Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “thái quá” của người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản luật hình sự. Ở nước ta chế định này chưa được ghi trong Bộ luật hình sự, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Hiện nay, đa số ý kiến cho rằng khi Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi bổ sung một cách căn bản, cần quy định chế định “ hành vi thái quá của người thực hành” cùng với chế định đồng phạm đã được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự hiện hành. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã khẳng định, hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái quá đó gây ra chỉ người thực hành phải chịu trách nhiệm hình sự còn những người đồng phạm khác không phải chịu về việc “thái quá” đó. Như vậy, khi
  • 14. 14 nghiên cứu tình trạng loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác đối với hành vi thái quá của người thực hành chúng ta phải nghiên cứu nội dung của sự “thái quá” mà người thực hành đã gây ra, từ đó xác định trách nhiệm hình sự của người thực hành về hành vi thái quá đó mà loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác. Hành vi thái quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không mong muốn. Hay nói cách khác là trong những hành vi phạm tội của người thực hành có những hành vi mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện. Ví dụ: Trần Quang A, Nguyễn Văn C, Bùi Quốc T, Bùi Quốc L vì thua bạc nên Bùi Quốc T bàn bạc với đồng bọn về nhà mình doạ mẹ của T để buộc mẹ của T phải đưa chìa khoá tủ mở lấy tiền tiếp tục đi đánh bạc, cả bọn đồng ý. Vì T và L là anh em và là con của bà M, nên chúng giao cho A và C trực tiếp thực hiện. Trước khi đi cả bọn thống nhất chỉ doạ bà M để bà đưa chìa khoá tủ chứ không được làm bất cứ điều gì gây đau đớn cho bà. T và L còn nói: “Nếu má tao có sao chúng mày đừng có trách!”. Sau khi đã bàn bạc thống nhất, vào lúc nửa đêm A và C lẻn vào nhà bà M, lợi dụng lúc bà M đang ngủ, A dùng tay chẹn vào cổ bà M, còn C doạ : “Chìa khoá tủ để ở đâu không đưa đây chúng tao giết !”. Bị tấn công bất ngờ, bà M không kịp trở tay buộc phải đưa chùm chìa khoá cho C. Trong lúc C đang mở tủ để lục soát tìm tiền, thì A dùng một quả chanh nhét vào miệng bà M và lấy khăn bịt miệng bà M lại, nhưng vì bà M giãy giụa làm quả chanh trong miệng bật ra, đồng thời bà M kêu cứu. Sợ bị lộ, A vật bà M xuống ngồi lên bụng bà, rồi dùng tay bóp cổ bà cho đến khi bà M không còn giãy giụa nữa y mới bỏ tay ra. C thấy A hành động như vậy hỏi: “Sao mày làm như vậy?” thì A trả lời: “Bà ấy chỉ xỉu thôi không chết đâu mà sợ!”. Cùng lúc này C đã lục tủ lấy được bọc tiền của bà M rồi cả hai bỏ chạy ra điểm hẹn với T và L. Thấy A và C đến, T hỏi ngay: “Má tao có sao không?”, cả A và C đều trả lời không việc gì hết. T bảo L về nhà xem tình hình còn T, A và C tiếp tục đi đánh bạc. Khi L về nhà thấy má mình bất động đã đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng bà M đã chết. Trong ví dụ này, ngay từ khi bàn bạc tội phạm, chúng thống nhất chỉ làm cho bà M sợ để bà đưa chìa khoá tủ, nhưng trong khi thực hiện tội phạm A đã có hành vi thái quá làm cho bà M bị chết, vì vậy chỉ có A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
  • 15. 15 2 tội giết người và cướp tài sản, còn C, T, L chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản. Thái quá về số lượng hành vi là trường hợp người thực hành trong vụ án có đồng phạm thực hiện hành vi thái quá mà hành vi đó cùng tính chất với hành vi tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử loại thái quá này rất khó xác định cho nên không ít trường hợp rõ ràng là người thực hành trong vụ án có đồng phạm có hành vi thái quá nhưng những người đồng phạm khác vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thái quá đó. Do đó để xác định hành vi của người thực hành đã thái quá hay chưa cần phải nghiên cứu nó ở những mức độ khác nhau. Thứ nhất, hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm đã cấu thành một tội phạm khác và tội phạm này có hành vi khách quan giống với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Ví dụ 1: Do có thù tức với Đặng Văn Hoà nên Trần Tuấn Anh, Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Hồng Cang bàn bạc tìm Hoà để đánh cho Hoà một trận. Khi gặp Hoà, cả ba tên lao vào dùng chân tay đấm đá cho tới khi Hoà ngã gục. Thấy vậy, Bảo và Cang nói thôi thế là đủ đừng đánh nữa không thì nó chết mất, rồi Bảo và Cang bỏ đi. Nhưng Anh vẫn ở lại tiếp tục dùng gót chân thúc mạnh vào hai mạng sườn và đạp lên ngực Hoà cho tới khi Hoà bất tỉnh mới thôi. Hậu quả là Hoà bị chết. Kết quả giám định kết luận Hoà bị chết là do bị vỡ lách, chảy máu trong, phổi xung huyết mất máu cấp. Với hành vi tội phạm như trên Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án cả ba tên Anh, Bảo và Cang về tội giết người. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định chỉ kết án Trần Tuấn Anh về tội giết người còn Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Hồng Cang không bị kết án về tội giết người mà chỉ bị kết án về tội có ý gây thương tích vì xác định hành vi của Trần Tuấn Anh là hành vi thái quá nên Bảo và Cang không phải chịu về hậu quả do hành vi thái quá của Tuấn Anh gây ra. Trong ví dụ này, hành vi thái quá của người thực hành đã cấu thành tội phạm khác - tội giết người - nhưng hành vi này cùng tính chất với hành vi của những người đồng phạm khác (cùng đấm đá, cùng xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người).
  • 16. 16 Ví dụ 2: Trương Quang Tuấn, Vũ Minh Hùng và Hoàng Công Văn bàn bạc đến nhà cậu ruột của Văn để cướp. Văn không trực tiếp thực hiện mà giao cho Tuấn và Hùng chỉ được trói chủ nhà để uy hiếp lấy tài sản chứ không được gây án mạng. Vì sợ bọn Hùng làm ẩu. Nên trước khi đi, Văn đã kiểm tra và giữ lại hai dao găm mà bọn Hùng định mang theo. Trên đường đến nhà cậu của Văn để cướp, Hùng và Tuấn tự ý về nhà Hùng lấy một khẩu súng ngắn mà Hùng đã chuẩn bị từ trước, vì chúng cho rằng không có vũ khí thì không thể làm gì được. Tới nơi, Hùng và Tuấn dùng súng uy hiếp bắt trói chủ nhà, rồi lục soát tài sản. Trong khi bọn chúng đang lục soát thì chủ nhà tự cởi được trói, kêu cứu, Hùng đã dùng súng bắn chết chủ nhà. Trong trường hợp này hành vi của Hùng cũng là hành vi nhằm thực hiện tội cướp mà cả Văn đã bàn bạc từ trước, nhưng Văn đã có những hành động tích cực nhằm hạn chế ngăn chặn hậu quả nên Văn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do Hùng và Tuấn gây nên. Thứ hai, đối với các vụ án phạm tội có tổ chức, trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hành có nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích của đồng phạm, trong đó có hành vi được những người đồng phạm khác biết trước và đồng tình, nhưng cũng có những hành vi không được những người đồng phạm khác biết trước, không mong muốn hậu quả của những hành vi đó xảy ra, nhưng có thái độ bỏ mặc, muốn ra sao thì ra. Vậy vấn đề trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác như thế nào khi người thực hành có những hành vi gây ra hậu quả mà họ không biết, không mong muốn ? Ví dụ: A,B và C chỉ bàn bạc với nhau về việc đến uy hiếp chủ nhà để cướp tài sản. Khi đi chúng có mang theo dao găm, dây trói, giẻ và chanh để bịt miệng. Tới nơi, A và B trói chủ nhà, nhét chanh vào miệng chủ nhà ,lấy giẻ buộc lại và giao cho C canh giữ. Thấy giẻ bịt miệng chủ nhà tuột ra, C sợ chủ nhà kêu cứu, nên đã bóp cổ làm chủ nhà bị chết ngạt. Về trường hợp này, có ý kiến cho rằng hành vi bóp cổ chủ nhà của C là hành vi thái quá nên C phạm tội giết người và cướp tải sản còn A và B không chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi thái quá của C nên chỉ phạm tội cướp tài sản. Nhưng ý kiến thứ hai lại cho rằng, tuy A, B và C không bàn bạc với nhau từ trước về việc giết người, nhưng A và B bỏ mặc cho C hành động,
  • 17. 17 không quan tâm đến hậu quả do hành vi của C gây ra miễn là cướp được tài sản; việc C bóp cổ chủ nhà cũng là nhằm cho đồng bọn thực hiện trót lọt việc lấy tài sản mà cả A và B đều mong muốn. Do đó cái chết của chủ nhà do C trực tiếp gây ra nhưng phải buộc cả A và B cùng phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng tình với ý kiến thứ hai. Về hành vi thái quá của người thực hành về lý luận cũng như thực tiễn còn có nhiều cách đánh giá khác nhau, nhưng qua thực tiễn xét xử đã cho thấy nếu những người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành động nhằm đạt được mục đích của đồng phạm, thì hành vi của người thực hành không được coi là hành vi thái quá và những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi của người thực hành gây ra. Tuy nhiên, khi xem xét hành vi của người thực hành được tự do hành động để đạt được mục đích chung của đồng phạm cần phải chú ý một điểm là: Hành vi đó phải là dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà tội phạm đó đã được những người đồng phạm khác bàn bạc thống nhất. Như trường hợp ví dụ đã nêu trên, hành vi bóp cổ chủ nhà của C cũng là hành vi vũ lực - dấu hiệu của tội cướp tài sản, thì những người đồng phạm khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi đó lại là dấu hiệu cấu thành một tội độc lập khác thì hành vi đó lại được coi là thái quá và những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp ví dụ trên, giả thiết C không bóp cổ chủ nhà chết mà lại hiếp dâm chủ nhà thì hành vi diếp dâm của C là hành vi thái quá và A, B không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm mà C thực hiện. Thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào hành động hoặc lời nói của những người đồng phạm khác (chủ mưu, tổ chức, xúi giục, giúp sức) thì về hình thức thấy họ có ý thức bỏ mặc nên đã buộc những người này phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà người thực hành gây ra, nhưng căn cứ vào nội dung hành động và lời nói của họ thì họ không có ý thức bỏ mặc cho hậu quả do người thực hành gây ra, vì nếu bỏ mặc cho hậu quả xảy ra thì họ không đạt được mục đích phạm tội. Ví dụ: Nguyễn Tiến Nê là đội phó đội điều tra Công an huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và Tống Viết Quang là điều tra viên được phân công điều tra vụ
  • 18. 18 án mà Hà Văn Toàn là người tiêu thụ tài sản do ngươì khác tội phạm mà có, trong qúa trình điều tra, mặc dù có căn cứ để xác định rằng Toàn đã tiêu thụ 17 cái mày bơm bị trộm cắp chứ không phải chỉ có 4 cái như Toàn thừa nhận, nên phải ra lệnh bắt giam Toàn để tiếp tục làm rõ hành vi tội phạm của Toàn. Toàn được giam chung với một số phạm nhân trong đó có Bùi Xuân Phương là tên đã có nhiều tiền án tiền sự được các phạm nhân khác mệnh danh là đầu gấu trong buồng giam. Quang đã nhiều lần lấy lời khai của Toàn nhưng Toàn một mực không nhận, Nê và Quang nói với Phương phải đánh cho Toàn một trận thì nó mới khai đúng sự thật. Để lấy lòng cán bộ điều tra và cũng vì sợ không đánh Toàn thì sẽ không được yên nên Phương đã tổ chức cho các phạm nhân cùng buồng đánh đập Toàn rất dã man làm cho Toàn bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu và bị chết. Khi xem xét trách nhiệm của Nguyễn Tiến Nê và Tống Viết Quang có ý kiến cho rằng, mặc dù Quang và Nê không có ý định tước đoạt tính mạng của Toàn từ trước, nhưng đã có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra không có biện pháp ngăn chặn và việc Phương cùng các phạm nhân khác đánh chết Toàn là do câu nói của Quang và Nê “ đánh cho nó một trận để nó khai ra sự thật”. Do đó, Nê và Quang phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người với vai trò xúi giục. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ nội dung lời nói của Nê và Quang chúng ta thấy, nếu Nê và Quang để mặc cho bọn Phương đánh chết anh Toàn thì về thực tế không đạt được mục đích là làm cho Toàn khai ra sự thật, còn về pháp lý nói đánh cho một trận để nó khai ra chứ không phải đánh cho một trận cho nó biết thế nào là tù tội, hoặc mày cứ đánh cho nó một trận muốn ra sao thì ra. Vì thế trong trường hợp này việc bọn Phương đánh quá tay làm anh Toàn bị chết là ngoài mục đích của Nê và Quang, và hành vi của Phương và đồng bọn là hành vi thái quá của người thực hành nên những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hành vi của Nê và Quang nói đánh cho nó một trận cũng tức là mong muốn cho Toàn bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ, nên hành vi của Nê và Quang phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự vì có tình tiết gây hậu quả chết người. Vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) trong vụ án có đồng phạm không chỉ có liên quan đến hành vi thái quá của người thực hành mà còn liên quan đến
  • 19. 19 nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vấn đề lỗi, các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức.v.v... Nhưng hành vi thái quá của người thực hành là căn cứ rất quan trọng để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác. 2.3. Vấn đề xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong vụ án giết người Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định tội phạm, vì có người khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định phạm tội. Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động phạm tội của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định phạm tội, thì không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm. Ví dụ: Lê Tiến D đi thăm đồng thấy hai tốp thanh niên đang đuổi đánh nhau, D liền hô: đánh bỏ mẹ chúng nó đi ! nhưng không nói ai đánh ai và cũng chỉ hô như vậy rồi thôi. Sau đó hai tốp thành niên vẫn đuổi đánh nhau dẫn đến một thanh niên bị đâm chết. Hành vi của D tuy có vẻ xúi giục người khác, nhưng khi D có hành vi xúi giục thì ý định phạm tội của hai tốp thanh niên đã có sẵn từ trước nên hành vi xúi giục của D không có ý nghĩa gì đến việc phạm tội của hai tốp thanh niên này, dù D có hô hay không hô câu "đánh bỏ mẹ nó đi" thì cũng không làm thay đổi ý định phạm tội của số thanh niên này, nên không thể coi D là người xúi giục được. Người xúi giục là người phạm tội giấu mặt, dân gian thường gọi là kẻ "ném đã giấu tay". Tuy nhiên, nếu xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi giục thực hiện tội phạm. Nếu xúi giục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "xúi giục người chưa thành niên phạm tội" (điểm n khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự ).
  • 20. 20 Trong trường hợp người xúi giục lại là người tố chức và cùng thực hiện tội phạm, thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi người chưa thành niên phạm tội thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng" xúi giục người chưa thành niên phạm tội". Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm và người phạm tội cụ thể nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phương tiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có... Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như: Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người phạm tội, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm như: nói cho người phạm tội biết người bị hai hay đi về đường nào để người phạm tội phục đánh... Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phương tiện tội phạm như: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô tô... để người phạm tội thực hiện tội phạm. Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm cuả người giúp sức cũng có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức, người giúp sức không phải là người chủ mưu. cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vụ án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người
  • 21. 21 giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác. 2.4. Trường hợp phạm tội có tổ chức Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Bộ luật hình sự nước ta không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tổ chức (pháp nhân), vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, mặc dù trong xã hội vẫn có thể có một tổ chức phạm tội dưới hình thức “băng, đảng” do một số người thành lập hoặc có sự cấu kết để hoạt động phạm tội… Tuy nhiên, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của các tổ chức này thì chỉ truy cứu từng cá nhân trong tổ chức đó. Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam là một tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do Trương Văn Cam (Năm Cam) cầm đầu thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong một thời gian dài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự từng cá nhân trong tổ chức “Năm Cam” chứ không truy cứu “tổ chức Năm Cam”. Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng, Bộ luật hình sự nước ta cần quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “nhóm tội phạm có tổ chức” để trừng trị một số đối tượng thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức để thực hiện một số tội đặc biệt nguy hiểm như: khủng bố, giết người, rửa tiền, buôn bán người, sản xuất, mua bán trái phép chất ma tuý… Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần cân nhắc kỹ vấn đề này. Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong vụ án có đồng phạm, vì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn phạm tội có tổ chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra. Tất nhiên phạm tội có tổ chức bao giờ cũng có người tổ chức (người cầm đầu), nhưng không phải chỉ có người tổ chức mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà tất cả những người tham gia đều bị coi là phạm tội có tổ chức. Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này cho thấy, do chưa thấy hết tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức thực hiện, nên
  • 22. 22 một số Toà án thường quyết định mức hình phạt đối với người thực hành cao hơn người tổ chức vì cho rằng, người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội phạm, không trực tiếp gây ra thiệt hại. Ví dụ: Trần Văn K, Đinh Văn H, Vũ Xuân T và Phạm Thanh B do Trần Văn K cầm đầu đã bàn bạc, chuẩn bị dao găm, giây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng đén nhà chị Bùi Thị Ngọc Dung để cướp tài sản. Trước khi đi, K phân công H và T cầm dao găm, giây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng vào nhà khống chế chị D, còn B ở ngoài canh gác. Sau khi cướp được tài sản, K sẽ đón cả bọn tại quán bia. Thực hiện kế hoạch trên, Đinh Văn H, Vũ Xuân T đột nhập vào nhà chị D, H dùng dao găm khống chế chị D, còn T lục soát tài sản lấy đi 2.000 USD, 2 lượng vàng, 60 triệu đồng tiền Việt Nam và một số nữ trang khác, trong khi lục soát để lấy tài sản, lợi dụng lúc H không chú ý, chị D đã lấy được chiếc kéo để ở mặt bàn đâm H 1 nhát rồi bỏ chạy kêu “cướp ! cướp !” thấy H bị đâm, T lấy dao của H đuổi theo chị D đâm chị Dung nhiều nhát vào vai, vào sườn làm chị D gục ngã và bị chết trên đường đi cấp cứu. Khi xét xử vụ án này, cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều kết án Vũ Xuân T tử hình về tội giết người và 8 năm tù về tội cướp tài sản, vì cho rằng T là tên thủ ác, trực tiếp đâm chết chị D còn Trần Văn K tuy với vai trò cầm đầu nhưng không trực tiếp gây ra cái chết cho chị D nên Toà án chỉ phạt Trần Văn K 10 năm tù về tội giết người và 5 năm tù về tội cướp, tổng hợp hình phạt buộc K phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm tù. Việc quyết định hình phạt như trên của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm rõ ràng là không đúng với vai trò của K trong vụ án, là tên cầm đầu, chỉ huy. Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, cần chú ý: - Dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức) thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là "phạm tội có tổ chức". Tuy nhiên, mức độ tăng nặng nhiều hay ít đối với từng người còn tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã phân tích ở trên. - Đối với vụ án có nhiều người tham gia và bị kết án về nhiều tội khác nhau thì cần phân biệt, tội phạm nào là trường hợp phạm tội có tổ chức, tội
  • 23. 23 phạm nào chỉ là đồng phạm thông thường không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức; bị cáo nào phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức” thì mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức”. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức) mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp sức trong vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau. Phạm tội có tổ chức có những đặc điểm sau: giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm đầy đủ và tỉ mỉ; trong tổ chức tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng, đồng thời có sự phân công vai trò thực hiện tội phạm khác nhau giữa những người đồng phạm cụ thể và chặt chẽ; có sự liên kết về mặt chủ quan bền vững, trước khi phạm tội thường đã hình thành một tổ chức nhất định của những người đồng phạm; nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bên vững; mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình. Phạm tội có tổ chức có các hình thức biểu hiện trong thực tế như sau: Các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp, tổ chức chính trị, đảng phái đối lập có người chỉ huy cầm đầu như các băng cướp, các tổ chức phản động; Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch thống nhất trước hay theo những quy ước có sẵn từ trước mặc dù họ không cùng tồn tại trong một tổ chức; Cùng nhau lần đầu phạm tội hoặc phạm tội một lần duy nhất nhưng đã thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán rất rõ ràng, kĩ càng, tỉ mỉ và chu đáo về mọi mặt. Xét vụ án thực tế sau: Lúc 23 giờ ngày 11/3/2014, Nguyễn Văn Cường (23 tuổi, ngụ tại ấp Ninh Hiệp, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu) và nhóm bạn uống rượu tại quán nhậu Phố Đêm ở xã Bàu Năng. Trong lúc nhậu, Luận có nhắn tin nhắn trên mạng Zalo với Phan Quốc An (ngụ xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành)
  • 24. 24 với nội dung “An pê đê ở dơ nhất Thảo Wind”. Sau đó, An nhắn tin lại và thách thức Luận ra quán F6 - ốc 24h để nói chuyện. Luận rủ Cường, Cường rủ thêm Duy và Võ Minh Hải đi đến quán F6 để đánh nhau thì tất cả đồng ý. Khi đi Cường mang theo 2 chiếc đũa được vót nhọn, Cường cầm một cây, đưa cho Hải 1 cây. Sau đó cả bọn điều khiển xe môtô đi đến quán F6. Lúc này, Nhân thấy bọn Cường lấy xe đi nên chạy xe đuổi theo hỏi đi đâu, được Duy cho biết đến quán F6 đánh nhau, nhưng lúc đó do Nhân không đội nón bảo hiểm nên Nhân và Lâm quay về quán Phố Đêm nhậu tiếp. Khi nhóm của Luận đến quán F6, Luận điện thoại cho An và gặp An tại quán. Luận dùng tay đánh An thì được anh Võ Văn Hoàng Minh cùng một nhân viên quán tên Phú can ngăn. Thấy vậy, Cường và Hải cầm hai chiếc đũa vót nhọn chạy vào đâm trúng lưng anh Minh, anh Phú và bị đánh trả. Hải chạy vào bếp của quán lấy hai con dao cùng Cường đuổi chém những người trong quán F6 thì bị những người khách tại quán chống trả tạt nồi lẩu vào người, nên cả bốn lấy xe chạy về quán nhậu Phố Đêm. Tức giận vì bị tạt nước lẩu, nhóm Cường đã mang theo 6 con dao đến quán F6 trả thù. Lúc này tại quán có một số nhân viên gồm Võ Văn Hoàng Minh, Huỳnh Văn Phú, Mai Kim Loan, Phạm Thị Thơm, Trương Văn Thường và Nguyễn Anh Phương; cùng một số thực khách đang ngồi tại quán, trong đó có Phan Quốc An đang đứng tại quán để tính tiền. Khi đó nhóm của Cường cầm dao đuổi chém những người có mặt trong quán loạn xạ, hậu quả một khách hàng tên Đặng Hà Nhi ngồi gần đó đã bị Cường ra tay chém chết. Sau đó, Hận còn dùng dao chém thêm hai cái vào người anh Nhi. Viện KSND tỉnh Tây Ninh truy tố Nguyễn Văn Cường cùng các đồng phạm Lâm Hoàng Nhân, Văn Thanh Tuấn, Phan Hoàng Lâm, Nguyễn Văn Luận, Lê Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Hoài Hận, Nguyễn Thanh Tân, Trần Duy Phi Vũ và Nguyễn Hải Hoàng về tội giết người là phù hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phù hợp với lý luận của luật hình sự. Mặc dù khi cả nhóm bàn bạc đi đánh nhau và sau đó không phải tất cả các đồng phạm đều có hành vi trực tiếp gây ra cái chết cho các nạn nhân nhưng tất cả các thành viên trong nhóm đều xác định mục đích là sẽ có thể giết người, có ý thức chấp nhận hậu quả xảy ra nên cả nhóm phạm tội giết người.
  • 25. 25 Tuy nhiên, trong thực tiễn, trong những trường hợp tương tự, các cơ quan tiến hành tố tụng lại xác định tội danh riêng cho từng bị cáo tùy theo hành vi và hậu quả trực tiếp do hành vi đó gây ra. Theo đó, sẽ có bị cáo phạm tội « giết người », một số bị cáo phạm tội « Cố ý gây thương tích », ... Điều này là không phù hợp với lý luận, nguyên tắc định tội trong trường hợp đồng phạm và do đó, không đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ví dụ : Như Báo CATP đã đưa tin về băng côn đồ dùng mã tấu chém chết người ở P16QGV, hai đối tượng có liên quan là Phạm Trung Hiếu (SN 1988, ngụ P15QGV) và Phan Tuấn Minh (SN 1991, ngụ tại địa phương) đã bị CAQ Gò Vấp bắt giữ. Đến sáng 25-11-2008, CAQ Gò Vấp bắt tiếp Đỗ Ngọc Trác (SN 1993, ngụ tại địa phương, kẻ trực tiếp cầm dao chém chết Nguyễn Anh Tài) cùng năm tên đồng bọn khác là Nguyễn Đình Trí (biệt danh Trí móm, SN 1994, ngụ P17GV), Nguyễn Hoàng Minh (biệt danh Minh chùa, SN 1986), Huỳnh Duy Cương (biệt danh Hí mèo, SN 1989), Phạm Thanh Tân (SN 1991), Huỳnh Sỹ (SN 1992, cùng ngụ tại địa phương) ... Chúng khai nhận một tuần trước khi cuộc “thanh trừng” xảy ra, Nguyễn Bảo Thùy (SN 1994) và Hoàng Khánh Dung (SN 1994), hai cô bạn gái trong nhóm đã bị Đỗ Thị Thu Yến (SN 1992) và Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1993), bạn của Hưng khàn, chạy ra chặn đường tát vào mặt. Nghe thuật lại, Phạm Trung Hiếu (biệt danh Hiếu “bộ đội”) nổi nóng đã đi tìm gặp các thành viên của nhóm Hưng khàn và đe dọa nội trong ba ngày nếu nhóm Hưng khàn không chịu đưa Yến, Trang đến gặp Thùy và Dung xin lỗi thì cả nhóm sẽ bị trừng trị. Và thảm kịch đã xảy ra đúng như lời báo trước của Hiếu. Sự xuất hiện của các tên côn đồ tại tiệm bi-da làm cho cả dãy phố phải rùng mình khiếp sợ. Bọn chúng trên tay cầm dao Thái Lan và mã tấu xông vào tiệm bi- da chém loạn xạ. Sau khi chém chết Tài, Trác lại dùng mã tấu chém một thanh niên bị thương ở vai. Một số tên khác thì tiếp tục truy đuổi các thành viên của nhóm Hưng khàn vào tận nhà dân, dùng mã tấu chém vỡ cửa toilet để thị uy. Tân và Minh Trí cùng đồng bọn xông vào nhưng chưa kịp chém người thì nhận được lệnh “rút quân”. Sau đó, chúng lên xe tẩu thoát, giao lại số mã tấu và dao cho một người bạn của tên Thanh bắp đem giấu tại tiệm Internet Đức Thiện ở
  • 26. 26 đường HT27, P. Hiệp Thành. Tại đây, cơ quan điều tra đã thu giữ một con dao Thái Lan dài, bản rộng và một cây mã tấu tự chế ... Ngoài việc khởi tố Phạm Trung Hiếu và Phan Tuấn Minh về hành vi “cố ý gây thương tích”, CAQ Gò Vấp còn khởi tố các tên Đỗ Ngọc Trác, Nguyễn Đình Trí về hành vi “giết người”. Riêng Lê Minh Trí, Phạm Thanh Tân và một số đối tượng khác bị khởi tố về hành vi “gây rối trật tự công cộng”...
  • 27. 27 Chương 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN KHI ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI Để đảm bảo cho sự đánh giá này được chính xác thì khi định tội danh đối với tội phạm giết người có đồng phạm, các cơ quan tư pháp hình sự cần chú ý những vấn đề cơ bản sau: 1. Chỉ người nào cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự coi là tội phạm mới có thể bị coi là đồng phạm (tức là họ phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm bằng một trong những hình thức hành vi cùng thực hiện đã nêu trên: đó là hành vi tổ chức, hành vi thực hành, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức). Đối với người biết tội phạm đang được chuẩn bị hoặc đang được thực hiện và mặc dù có khả năng tham gia nhưng trên thực tế đã không tham gia hoặc tỏ thái độ không đồng tình bằng cách im lặng, không thực hiện bất cứ hành vi cụ thể nào để giúp sức cho việc thực hiện tội phạm đó thì không thể coi là đồng phạm mà người này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác tội phạm nếu tội không tố giác là những tội được liệt kê tại Điều 313 Bộ luật hình sự và người này không thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự. 2. Bộ luật hình sự nước ta quy định rõ việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm tại Điều 53. Việc giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải tuân thủ tất cả những nguyên tắc chung trong việc xác định trách nhiệm hình sự cho mọi trường hợp phạm tội, đồng thời phải tuân thủ tất cả những nguyên tắc riêng biệt được áp dụng cho những trường hợp có đồng phạm đó là trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện tội phạm. Có nghĩa là những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện hành vi phạm tội vì trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của mỗi người đều có mối quan hệ với hành vi của những người đồng phạm khác để cùng gây ra tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung của những người đồng phạm. Chính vì vậy, tội phạm chung mà những người đồng phạm
  • 28. 28 cùng tham gia vào việc thực hiện phải là tội phạm mà các dấu hiệu của nó ở các mức độ khác nhau đều có trong hành vi cố ý của mỗi người đồng phạm nhằm đạt được kết quả tội phạm chung. Hơn nữa, bản thân tội phạm cũng là một thể thống nhất. Chúng ta không thể chia cắt tội phạm ra từng phần để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm được. Vì vậy, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm như nhau, tức là họ đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định. Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt đối với loại tội mà những người đồng phạm cùng thực hiện cũng được áp dụng cho tất cả. 3. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm không phải và không thể ngang bằng như nhau mà phải thực hiện nguyên tắc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tối đa với mỗi người đồng phạm, phân biệt rõ tính chất và mức độ cố ý cùng tham gia của mỗi người đồng phạm. Đồng thời, nếu trong hành vi của mỗi người đồng phạm nào có một (hoặc nhiều) tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với riêng bản thân người đó thì được xác định theo chế tài được quy định trong khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự, tức là chỉ riêng bản thân người đó được hay phải chịu ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đó thôi. Như vậy, trong vụ phạm tội có đồng phạm, những người tham gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cùng một tội danh, trong cùng một điều luật nhưng có thể không cùng khung hình phạt hoặc mức hình phạt. Thậm chí có trường hợp người đồng phạm này bị áp dụng mức hình phạt rất nghiêm khắc còn người đồng phạm khách lại được miễn trách nhiệm hình sự. Điều này phụ thuộc vào tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm và những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của riêng họ. Về đường lối xử lý, phân hoá TNHS đối với những người đồng phạm, tại Điều 3 BLHS năm 1999 khẳng định: Nghiêm trị đối với kẻ chủ mưu cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. đồng thời tại các Điều 79, Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 89, Điều 91 BLHS năm 1999 việc xử lý những người đồng phạm được tiến hành theo hướng phân hóa về khung hình phạt, dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi của họ. Tuy nhiên những quy định này chỉ
  • 29. 29 thể hiện được quan điểm phân hoá trong việc xử lý những người đồng phạm ở một số tội cụ thể. Sự phân hoá chưa thực sự triệt để, chưa tạo được cơ sở pháp lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Vì vậy, bên cạnh đường lối nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu, cần có những căn cứ cụ thể để quy định nguyên tắc xử lý đối với những người đồng phạm khác. Về vấn đề này T.S Lê Thị Sơn có quan điểm: “Quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước ta về tội phạm có dấu hiệu có tổ chức chưa đúng yêu cầu đấu tranh với các tổ chức phạm tội và ngăn chặn các tội phạm do các tổ chức thực hiện”. Về các giai đoạn thực hiện tội phạm, BLHS chưa có quy định cụ thể về các giai đoạn thực hiện hành vi của những người đồng phạm. Quan điểm phổ biến hiện nay là việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành. Nghĩa là, người thực hành dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào thì những người đồng phạm khác cũng phải chịu TNHS cùng với người thực hành ở giai đoạn đó. BLHS ngoài quy định ở Điều 17, Điều 18 về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, không có quy định nào khác về các giai đoạn thực hiện hành vi của những người đồng phạm như: Các giai đoạn thực hiện hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này để đánh giá được vai trò, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm đối với hoạt động chung của chúng. T.S Lê Thị Sơn cho rằng: “BLHS cần quy định chính thức về hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đối với từng loại người đồng phạm và TNHS đối với các hành vi đó”. Từ đó đảm bảo lượng hình cho các bị cáo chính xác, đúng pháp luật. Về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, thực tiễn xét xử cho thấy, chỉ người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt viêc phạm tội và được miễn TNHS trên cơ sở Điều 19 BLHS 1999 trong trường hợp hành vi mà người đó thực hiện chưa thoả mãn CTTP. Còn đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức), pháp luật hình sự hiện hành chưa có sự điều chỉnh cụ thể vấn đề nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của họ. Do đó, cần có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật. 4. Trong những vụ án có đồng phạm, đối với những trường hợp nếu xét về mặt chủ quan, những người phạm tội không cùng mong muốn hoặc không
  • 30. 30 cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phạm tội chung xảy ra thì không thể có đồng phạm, chẳng hạn như lỗi của người thực hành là cố ý, còn lỗi của người giúp sức, người xúi giục là vô ý thì không có đồng phạm. Trường hợp lỗi của người xúi giục, người giúp sức là cố ý còn lỗi của người thực hành là vô ý thì cũng không có đồng phạm. Ví dụ: K, T, D là ba thanh niên sống cùng một ấp. Vốn trước đó D (là tiểu đội trưởng dân quân xã) không thích K nên đã lén lút lắp một viên đạn thật vào khẩu súng AK 47 mà họ vẫn dùng để tập bắn không có đạn. Ngày hôm sau, trong buổi tập bắn, D đã đeo khẩu súng đó ra bãi tập và giao cho T. Sau đó, D bảo T lấy thử K làm điểm ngắm thử để tập bóp cò. Vẫn tưởng khẩu súng không có đạn như mọi ngày nên T đã nâng nòng súng lên hướng vào K đang dọn bãi tập cách đó 100m. Hậu quả là K bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Trong trường hợp này không thể có đồng phạm mà cả T và D đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả phạm tội – cái chết của K, nhưng là trách nhiệm hình sự độc lập về tội phạm cụ thể tương ứng với hành vi của mình. T phạm tội Vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS), D phạm tội giết người (Điều 93 BLHS). Trường hợp lỗi của tất cả những người đồng phạm cùng vô ý đối với hậu quả xảy ra thì cũng không có đồng phạm. Ví dụ: A và B là hai công nhân của lâm trường M. Một hôm họ đang đi kiểm tra và dọn đường trong rừng thì thấy một khúc gỗ nặng nằm giữa đoạn đường mà hôm trước họ vừa dọn sạch xong để loại trừ sự cản trở lối đi. Họ đã bàn nhau cùng bê khúc gỗ to đó quẳng xuống bìa rừng. Không ngờ khúc gỗ rơi xuống đã đè chết C là nông dân đang làm ruộng dưới chân dốc cạnh bìa rừng đó. Trong trường hợp này không thể có đồng phạm mà cả A và B chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hậu quả xảy ra (cái chết của C) tương ứng với hành vi của mình đã cấu thành: tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 BLHS. Mặc dù về khách quan, A và B cùng có hành vi phạm tội chung (bê khúc gỗ quẳng đi) nhưng về mặt chủ quan, lỗi của họ đối với hậu quả của tội phạm chung xảy ra chỉ là cùng vô ý. Cả hai không hề cố ý cùng mong muốn hoặc để mặc cho cái chết xảy ra đối với C, cái chết của C rõ ràng là nằm ngoài sự tính toán của A và B khi họ cùng thực hiện hành vi khách quan nói trên.
  • 31. 31 5. Trong trường hợp khi hai người trở lên cùng cố ý tham gia và thực hiện tội phạm do cố ý trong đó có sự hiện diện của hai loại người mà theo pháp luật quy định là không phải chịu trách nhiệm hình sự - người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc người không có năng lực trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 12, Khoản 1 Điều 13) thì khi định tội danh cần chú ý những vấn đề sau: Về nguyên tắc, người đã thành niên (có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã sử dụng người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc người không có năng lực trách nhiệm hình sự với tính chất là công cụ để thực hiện tội phạm (bằng cách tổ chức hoặc xúi giục), mượn tay người khác phạm tội thì chính bản thân họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện với vai trò là người thực hành. Nếu người đã thành niên tổ chức hoặc xúi giục người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng do vô ý (tội X) thì không có đồng phạm và khi định tội danh không cần viện dẫn Điều 20 BLHS. Trong trường hợp này, chỉ có người đã thành niên phải chịu trách nhiệm về tội phạm ấy (vì căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 BLHS, người chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng). Cũng trong tình huống nêu trên, nếu người chưa thành niên có hành vi vượt quá và hành vi ấy cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng (tội Y) thì cũng không có đồng phạm. Trong trường hợp này, cả hai đều phải chịu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập mà hành vi của họ đã cấu thành: người thành niên phạm tội X, người chưa thành niên phạm tội Y. Nếu người đã thành niên là chủ thể đặc biệt cùng với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia vào việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy các tình tiết cụ thể của vụ án mà có thể có hai khả năng xảy ra. Một là, có đồng phạm nếu cả hai cùng mong muốn đạt kết quả chung bằng việc thực hiện hành vi phạm tội của
  • 32. 32 mình. Hai là, không có đồng phạm nếu hành vi phạm tội của mỗi người nhằm một mục đích khác nhau. 6. Do hai hình thức đồng phạm giản đơn và phức tạp không được nhà làm luật quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng như hình thức đồng phạm đặc biệt là « phạm tội có tổ chức » nên khi định tội danh trong các trường hợp có hai hình thức đồng phạm thông thường này chỉ cần viện dẫn Khoản 1 Điều 20 BLHS về khái niệm đồng phạm mà không cần viện dẫn Khoản 3 về « phạm tội có tổ chức ». 7. Nếu những người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết như sau: Người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ trong trường hợp hành vi mà người đó thực hiện cấu thành tội phạm chưa hoàn thành (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành). Những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu bằng các biện pháp tích cực đã ngăn chặn người thực hành để tội phạm chưa hoàn thành được, không thực hiện được đến cùng. Trong trường hợp này, tùy theo tính chất và các tình tiết cụ thể của vụ án, họ có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu bằng các biện pháp tích cực của người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục mà vẫn không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm chưa hoàn thành đến cùng của người thực hành thì việc áp dụng các biện pháp tích cực ngăn chặn của họ có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Người thành lập hay lãnh đạo tổ chức phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thành lập hay lãnh đạo tổ chức phạm tội của mình trong trường hợp có điều luật tương ứng tại phần các tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định riêng, còn đối với tội phạm do những thành viên khác của tổ chức ấy thực hiện mà không có sự cùng cố ý tham gia của họ thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Những thành viên khác của tổ chức tội phạm, về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm của tổ chức ấy thực hiện trong những
  • 33. 33 trường hợp do các điều luật tương ứng tại phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy định riêng (kể cả trong trường hợp tuy họ không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi nào cụ thể nhưng biết về việc thực hiện tội phạm đó của những thành viên trong tổ chức mình.
  • 34. 34 Kết luận Đồng phạm là một trong những hình thức thực hiện tội phạm mang tính nguy hiểm cao. BLHS năm 1999 chỉ quy định chung “Đồng phạm là phạm tội có tổ chức”. Việc quy định chung như vậy làm cho quá trình nhận thức và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án có đồng phạm gặp nhiều khó khăn. Các vụ án đồng phạm trong ác vụ án giết người, gây thương tích đã có những biến tướng rất phức tạp về tính chất, quy mô và hình thức thực hiện. Từ thực tiễn giải quyết các vụ án giết người, cố ý gây thương tích đã làm xuất hiện các khái niệm mới như băng nhóm xã hội đen, tổ chức phạm tội…Thực tiễn ấy đã vượt qua những khái niệm cơ bản về đồng phạm được quy định trong BLHS hiện hành, do vậy cần phải nghiên cứu để nhận diện và định tội cho đúng với bản chất của một số vu án giết người có đông người tham gia, việc thanh toán, giải quyết mâu thuẫn của các băng nhóm tội phạm. Đề tài đã tập trng làm rõ việc xác định đồng phạm trong một số trường hợp cụ thể của tội giết người như trường hợp mục đích giết người không rõ ràng, trường hợp có hành vi thái quá của người thực hành và đề xuất xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, trường hợp phạm tội có tổ chức. Trong mỗi trường hợp cụ thể đều có những tình huống để minh họa. Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả hi vọng một số vấn đề khó khăn, vướng mắc từ từ thực tiễn định tội đối với tội giết người có đồng phạm đã bước đầu được tháo gỡ. Tuy nhiên, quy mô nghiên cứu còn hạn hẹp nên còn nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết thấu đáo. Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển, mở rộng quy mô nghiên cứu sau này để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ thực tiễn giải quyết án hình sự đối với tội giết người./.
  • 35. 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------ 1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi). 2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Lê Cảm (2004), “Định tội danh đối với nhiều tội phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí kiểm sát, số 4, tr.22 – 26. 4. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 5. Đoàn Văn Hường (2003), “Đồng phạm và một số vấn đề thực tiễn xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 04. 6. Đoàn Tấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp. 7. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, Nxb. TP, Hồ Chí Minh. 8. Dương Văn Tiến (1986), “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 52. 9. Trần Quang Tiệp (2007), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 10. Đào Trúc (1976), “Một vài ý kiến về lý luận định tội danh và một số vấn đề về kỹ thuật xây dựng Bộ luật hình sự ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 14. 11. Chu Thị Trang Vân, “Tìm hiểu việc định tội và quyết định hình phạt từ phương diện là những hoạt động áp dụng pháp luật hình sự cơ bản của Tòa án”, Tạp chí Khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội.