SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN VÂN
VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN VÂN
VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2016
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8.31.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Lê Văn Vân, học viên cao học Khoa xã hội học đợt 1/2016 tại
Học Viện Khoa học Xã hội. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Vai trò của bảo
hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2009 - 2016” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Kết quả nghiên cứu là
khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.
Học viên
Lê Văn Vân
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của
Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong 2 năm học vừa qua; Quý
thầy cô giảng dạy trong khoa Xã hội học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại học viện; Quý thầy, cô trong
hội đồng chấm luận văn, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện nghiên
cứu này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trịnh Duy Luân, thầy
đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn Trung Tâm Dịch Vụ Việc
Làm tỉnh Bỉnh Dương và các cộng nhân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài..
Vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiêm còn hạn chế nên luận văn
này không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để hoàn chỉnh quyển luận văn./.
Tác giả
Lê Văn Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI...........................................................................................................15
1. Cơ sở lý luận .........................................................................................15
2. Lý thuyết áp dụng..................................................................................16
3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................18
Chương 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH
DƯƠNG...................................................................................................22
2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của những công nhân tại khu công nghiệp
Bình Dương thuộc mẫu nghiên cứu ............................................................22
2.2. Một số đặc điểm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của công nhân............25
2.3. Công tác triển khai bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân.......................28
Chương 3: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG 42
3.1. Mức độ trợ giúp củabảo hiểm thất nghiệp đểtrangtrải cuộcsốngcủacông
nhân..........................................................................................................42
3.2. Công tác thực hiên giải quyết bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010 –
2016..........................................................................................................52
3.3. Đánh giá của người công nhân về Bảo hiểm thất nghiệp ......................55
KẾT LUẬN..............................................................................................57
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT: Bảo hiểm y tế
GTVL: Giới thiệu việc làm
NLĐ: Người lao động
TTDVVL: Trung tâm dịch vụ việc làm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................... 22
Bảng 2.2. Thời gian tham gia.................................................................... 25
Bảng 2.3. Cảm nhận của công nhân........................................................... 26
Bảng 2.4. Các hỗ trợ mà công nhân quan tâm ........................................... 27
Bảng 2.5. Số lần và số tiền hưởng trợ cấp.................................................. 28
Bảng 2.6. Thời gian nhận trợ cấp .............................................................. 28
Bảng 2.7. Cấp thẻ BHYT cho công nhân................................................... 29
Bảng 2.8. Tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân.................................. 30
Bảng 2.9. Các lý do công nhân đưa ra ....................................................... 31
Bảng 2.10. Các kênh tìm việc ................................................................... 32
Bảng 2.11. Công nhân liên hệ để học nghề ................................................ 33
Bảng 2.12. Cảm nhận của công nhân về kinh phí ....................................... 33
Bảng 2.13. Các lý do mức kinh phí không hợp lý....................................... 34
Bảng 2.14. Sự tự tin của công nhân sau khi được đào tạo nghề................... 35
Bảng 2.15. Các lý do của công nhân đưa ra ............................................... 36
Bảng 2.16. Mức độ trợ giúp của BHTN..................................................... 42
Bảng 2.17. Các chi phí trong đời sống công nhân....................................... 44
Bảng 2.18. Việc lựa chọn mua thực phẩm của công nhân........................... 44
Bảng 2.19. Việc khám chữa bệnh của công nhân và người thân.................. 46
Bảng 2.20. Nhu cầu vui chơi, giải trí của công nhân.................................. 47
Bảng 2.21. Chăm lo con con cái................................................................ 48
Bảng 2.22. Việc chăm lo cho cha mẹ......................................................... 50
Bảng 2.23. Tâm lý của người công nhân khi nhận trợ cấp .......................... 51
Bảng 2.24. Công tác giải quyết BHTN qua từng năm................................. 52
Bảng 2.25. Đánh giá của công nhân .......................................................... 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội thường thấy ở các quốc gia trên
thế giới. Trong nền kinh tế thị trường thì việc thất nhiệp có thể nhìn thấy rõ
rệt trong thị trường lao động sôi nổi. Hiện tượng thất nghiệp dưới gốc độ xã
hội là một hiện tượng tiêu cực . Đối với người lao động việc thất nghiệp dẫn
đến mất thu nhập không đảm bảo được cuộc sống, dễ tha hóa sa ngã vào
những việc phạm pháp, đối với xã hội thì đưa đến hiện tượng không tận dụng
được nguồn lao động khó tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mong muốn. Trước
tình hình đó Ngày 1/1/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt
đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động tất nghiệp. Đó
là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại bảo hiểm này thật sự là
một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam
nói riêng và nổ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói
chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn khủng hoảng
của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới dẫn đến tỷ lệ người thất
nghiệp tăng cao. Thực tế cho thấy BHTN đã mang lại những thành công nhất
định, cũng như tác động tích cực về mặt đời sống kinh tế xã hội. BHTN cũng
là một trong những trụ cột trong chính sách bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an
sinh xã hội luôn nhận được sự quan tâm của người lao động và chính phủ coi
đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước.
Theo Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cho biết, sau hơn 8
năm thực hiện chính sách BHTN, số người tham gia và số người được thụ
hưởng ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 10-2017, cả nước có hơn 11,2 triệu
người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bằng 85,6% so với số người
2
tham gia BHXH, trong đó có 3.472.378 người được hưởng trợ cấp thất
nghiệp, 114.956 người được hỗ trợ học nghề và khoảng 3.700.000 người được
tư vấn, giới thiệu việc làm.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập và khó khăn trong quá trình thực
hiện BHTN như: mức hỗ trợ học nghề còn thấp khiến khó thu hút đối tượng
tham gia; đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có
quan hệ lao động; các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) chưa
chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với
chế độ này.
Từ thực trạng trêncho thấy việc nghiên cứu tác động của BHXH đến
đời sống người lao động là rất cần thiết nhằm có cách nhìn tổng quan về hiệu
quả của BHXH. Do đó tôi chọn đề tài “ Vai trò của bảohiểm thất nghiệp đối
với đời sống công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn
2009-2016”để làm luận văn Cao học. Kết quả của cuộc nghiên cứu này sẽ là
cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách để có thể đưa ra
những biện pháp nâng cao chất lượng của BHXH.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về BHTN của các tác giả ở
Việt Nam. Dưới đây tôi xin trình bày một số công trình nghiên cứu mà tôi có
thể tiếp cận được.
Bài nghiên cứu “Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động hưởng bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thị Hồng đã
đưa chỉ ra rằng trước tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tác động
đến Việt Nam dẫn đến tình hình thất nghiệp gia tăng ở tỉnh Quảng Ninh.Mặc
dù chính sách BHTN đã có những hổ trợ đáng kể cho người bị thất nghiệp
3
song trong thực tế có một số nội dung của chính sách chưa đạt hiểu quả. Có
những khó khăn trong việc người lao động nhận hỗ trợ từ nhà nước, người lao
động cũng ít quan tâm đến nội dung bảo hiểm vì những lý do khách quan và
chủ quan... Vì vậy hiệu quả của BHTN chưa đạt hiệu quả cao.[6]
Bài viết khoa học “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm thất
nghiệp và những gợiý cho Việt Nam” của Phạm Thái Hà đã đưa các mô hình
thực hiện BHTN của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đan
Mạch từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng BHTN ở Việt
Nam: “Thứ nhất, đối tượng áp dụng BHTN, ở hầu hết các nước là những
người làm công ăn lương. Sau đó khi có điều kiện, sẽ mở rộng đối tượng ra
các nhóm lao động khác như nông, lâm, ngư nghiệp… Hình thức BHTN chủ
yếu là bắt buộc. [4]
Thứ hai, tuy có khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung
giống nhau phải kể đến là chính sách BHTN của các nước đều quy định rất
chặt chẽ và cụ thể về mức đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động,
người sử dụng lao động, mức hỗ trợ chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng,
và thời gian hưởng trợ cấp BHTN,…
Thứ ba, chính sách BHTN phải gắp chặt chẽ với chính sách thị trường
lao động như các chương trình việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho
người lao động nhằm giúp người thất nghiệp sớm có cơ hội tìm việc làm
mới.“
Ngoài công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình nghiên cứu
khác như: Nghiên cứu của Nguyễn Huy Ban: “Nghiên cứu những nội dung cơ
bản của BHTN hiện đại. Vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp (TCTN) ở Việt
Nam”. Công trình nghiên cứu đã đưa ra và phân tích các nội dung cơ bản của
BHTN hiện đại. Đồng thời tác giả cũng đề cập tới các hình thức TCTN ở Việt
Nam.[1]
4
Chuyên đề luận án của tác giả Nguyễn Quang Vinh về “Các mô hình
và kinh nghiệm thực hiện BHTN trên thế giới đã đưa ra các mô hình BHTN
trên thế giới, đặc biệt là nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực hiện BHTN của các
nước từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam. [13]
Công trình nghiên cứu:“Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng
quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giải Lê Minh Lý. Chủ yếu
tập trung phân tích thực trạng quỹ và các giải pháp chống lạm dụng quỹ
BHTN trên địa bàn Bình Dương [8]
Bài nghiên cứu “Chếđộ bảo hiểm ở Trung Quốc từ năm 1992 đến nay”
của tác giả Nguyễn Mai Phương đã đưa ra kết luận:Giống như Trung Quốc,
hiện nay, tình trạng thất nghiệp ở nước ta cũng đang là một trong những vấn
đề rất nghiêm trọng và bức xúc. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp
nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau
bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
Việc ra đời bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2009 tới sẽ
góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và
tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc, đồng thời còn giảm gánh nặng cho
quỹ Nhà nước và doanh nghiệp. [9]
Một bài viết khác “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế độ bảo
hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Ngọc Thanh đã chỉ ra một số nguyên nhân
gây trở ngại trong việc thực hiện BHTN như: “Có không ít người hiểu không
đúng bản chất của chế độ BHTN, họ coi tiền đóng BHTN là thứ "của để
dành", mình và người sử dụng lao động đóng được bao nhiêu thì phải tìm
cách hưởng cả bấy nhiêu, hưởng cho bằng hết mới thỏa lòng. Trên thực tế
không phải như thế, có người đóng lâu dài nhưng rất ít khi hưởng, thậm chí
có người đóng suốt cả một đời làm việc mà không khi nào hưởng trợ cấp (đó
5
là một số lao động trong doanh nghiệp nhà nước); ngược lại có những người
thời gian tham gia BHTN chưa dài lắm nhưng đã hưởng trợ cấp một số lần.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì BHTN vẫn chứa đựng đầy đủ nguyên tắc vừa
chia sẻ giữa những người lao động (tương tự như chế độ ốm đau, người ta vẫn
đóng góp nhưng không ai mong muốn ốm nặng, ốm dài ngày để tận hưởng
chế độ này), vừa theo nguyên tắc đóng-hưởng, nếu "cực chẳng đả, vạn bất đắc
dĩ" mà thực sự là thất nghiệp mới phải đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp
(cũng như vạn bất đắc dĩ mà ốm đau, bệnh tật thì mới hưởng chế độ bảo hiểm
đau ốm)....”. Qua đó tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp như sau: “Vấn
đề lớn nhất, bao trùm nhất là trong các trường hợp mất việc làm và chấm dứt
hợp đồng lao động (quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).Cần
được xác định cụ thể, rõ ràng trường hợp nào đích thực là thất nghiệp (thời
gian làm thủ tục chuyển đổi nơi làm việc có phải là thất nghiệp không. Người
lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau để cùng có lợi, kẻ
không phải nộp một thời gian, người được hưởng trợ cấp một thời gian rồi lại
trở lại làm việc, thời gian "không nộp, được hưởng" có phải là thất nghiệp
không; Có phải tất cả các trường hợp bị sa thải đều là thất nghiệp không,
trường hợp nào thì thực hiện theo chế độ của bộ luật Lao Động, trường hợp
nào thì theo chế độ BHTN; doanh nghiệp bị phá sản thì những ai là người thất
nghiệp được trợ cấp thất nghiệp, những ai được thực hiện chế độ theo Luật
phá sản; Doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng sản xuất thì giải quyết chế độ cho
người lao động theo chế độ ngừng việc, chế độ giải thể doanh nghiệp hay tất
cả đều cho vào BHTN...). Nếu không hướng dẫn để xác định đúng đắn người
thất nghiệp thì quỹ BHTN sẽ còn tiếp tục chi hộ cho khá nhiều chế độ khác
mà lẽ ra các nguồn khác phải chi và nguy cơ hụt quỹ sẽ đến sớm ....”[11]
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính
sáchBHTN nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung làm Chủ
6
nhiệm đã phân tích quy trình thực hiện BHTN phải được mở rộng từng bước
để tránh tăng đột ngột các chi phí và gây ra khó khăn đối với các chủ Doanh
nghiệp trong việc tham gia đóng phí BHTN, ảnh hưởng tiêu cực đến duy trì
việc làm cho NLĐ của Doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách BHTN thường được
áp dụng khi hệ thống BHXH đã phát triển và khi điều kiện kinh tế, trình độ
QLNN về thất nghiệp cho phép. Cũng vì vậy mà Chính phủ các nước thường
thực hiện chính sách BHTN từng bước theo khả năng quản lý của Chính phủ
và khả năng về nguồn tài chính cho thực hiện chính sách này ...” [12]
2.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Bìa nghiên cứu báo cáo “Unemployment Insurance Benefits and
Family Income of the Unemployed” của Douglas W.Elmendorf đã đưa ra
nhận định “Tổng số tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (UI) của Hoa Kỳ tăng
tự động trong các giai đoạn suy thoái. Sự gia tăng lợi ích giao diện người
dùng trong thời kỳ suy thoái kinh tế vĩ mô khiến cho nền kinh tế vĩ mô giảm
sâu hơn bằng cách giúp các công nhân thất nghiệp duy trì một phần sức mua
của họ. Nghĩa là, bằng cách bù đắp một phần số tiền thất nghiệp cho thu nhập
bị mất, trợ cấp UI giúp phá vỡ chu kỳ tiêu cực của tình trạng thất nghiệp gia
tăng dẫn đến giảm tiêu thụ, dẫn đến giảm thêm hoạt động kinh tế.v.v.v...” [18]
Một nghiên cứu khác “The Role of Unemployment Insurance as an
automatic stabilizer during a recession” của tác giả Dr. Wayne Vroman cũng
đưa ra nhận định: “ Khi cuộc khủng hoảng của cuộc Đại suy thoái nhường
chỗ cho sự phục hồi kinh tế, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp liên bang (UI) đã
giúp duy trì đất nước trong thời kỳ thất nghiệp tiếp tục chức năng thiết yếu
của nó trong nền kinh tế Mỹ. Chương trình tạo ra các tiêu đề trong mỗi đợt
liên tiếp của phần mở rộng bồi thường thất nghiệp bất thường tiếp tục công
việc cơ bản của nó trong việc cung cấp thay thế thu nhập cho công nhân bị sa
thải khỏi công việc. Giai đoạn hiện tại, khi nhu cầu về hệ thống tương đối
7
thấp, chính xác là lúc để có những cuộc hội thoại lý luận về cải cách nó -
trước giai đoạn căng thẳng cao tiếp theo được sử dụng rộng rãi và bền
vững.v.v.v...” [16]
Trong bài nghiên cứu “The current state of Unemployment Insurance :
Challenges anh Prospects” của Ellion Schreur và Benjamin W.Veghte đã đưa
ra quan điểm: “Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã là một trụ cột của an ninh
kinh tế cho các gia đình làm việc cho 80 năm. Nó đã thay đổi phong cách
trong các môhình công việc và trong thành phần của lực lượng lao động mà
các nhà thiết kế của chương trình không thể lường trước được. Mặc dù thiết
kế của nó đã bị căng thẳng bởi những thay đổi sâu sắc về nhân khẩu học, nền
kinh tế, thị trường lao động, nhu cầu ngân sách và cạnh tranh mà các nhà
hoạch định chính sách nhà nước phải đối mặt, và theo chiều sâu và thời gian
của cuộc Đại suy thoái, không thể thiếu của nó đối với nền kinh tế Mỹ. . Các
nhà hoạch định chính sách ngày nay đang phải đối mặt với thách thức của
việc tìm kiếm những cách sáng tạo để hiện đại hóa và tái tạo lại hệ
thống.v.v.v...” [15]
Bài nghiên cứu “Unemployment Insurance: Problems and Prospects”
của Wayne Vroman cũng đưa ra quan điêm: “Chương trình bảo hiểm thất
nghiệp (UI) cung cấp phúc lợi hàng tuần cho những công nhân đủ tiêu chuẩn
bị mất việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Số tiền trợ cấp đó một phần
dựa trên thu nhập trước đây của công nhân. Thành phần của gia đình người
lao động và thu nhập của cả gia đình nói chung không được tính đến. Không
bao giờ, toàn bộ gia đình của người lao động có thể bị ảnh hưởng cả bởi chính
tả của chính bản thân việc làm và bởi sự hỗ trợ mà quyền lợi UI mang
lại,v.v…” [17]
Trong bài kỷ yếu hội thảo khoa học “Unemployment insurance,
income security measures and active labour market policies in ASEAN”của
8
Dự án ILO / Nhật Bản Thúc đẩy và Xây dựng Bảo hiểm thất nghiệp vàDịch
vụ việc làm trong khu vực ASEAN cho Châu Á và Thái Bình Dương đã nêu
lên nhận định: “Trong năm 2011, ba năm sau khi cuộc Đại suy thoái bắt đầu,
các chương trình bảo hiểm thất nghiệp (UI) của tiểu bang đang ở vị trí tài
chính tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập theo Đạo luật An sinh Xã hội năm
1935. Trong khi lợi ích từ chương trình UI đã giúp ổn định thu nhập cho hàng
triệu gia đình và cung cấp một sự thúc đẩy cho nhu cầu tổng hợp của nền kinh
tế, dự trữ quỹ ủy thác giao dịch người dùng ròng đã giảm mạnh. Các vấn đề
tài chính hiện tại xảy ra do dự trữ thấp trước thời kỳ suy thoái lớn; tình trạng
thất nghiệp sâu và kéo dài tiếp tục làm giảm doanh thu và tăng chi tiêu. Trong
16 tiểu bang đánh giá cơ sở tiền lương chịu thuế của họ để theo kịp với mức
tăng trưởng tiền lương trung bình, dự trữ UI thích hợp hơn và hầu hết các tiểu
bang như vậy đã tránh được sự cần thiết phải vay từ chính phủ liên bang. Cơ
sở tiền lương chịu thuế liên bang được sử dụng để thu thuế giao dịch liên
bang vẫn ở mức 7.000 đô la kể từ năm 1983. (Ngược lại, cơ sở thuế OASDI
An Sinh Xã Hội là $ 106,800 và được lập chỉ mục để tăng trưởng với mức
lương trung bình.) Tóm tắt này thảo luận về nguyên nhân của tỷ lệ và quy mô
chưa từng thấy các khoản vay bằng các chương trình UI của tiểu bang trong
và sau cuộc Đại suy thoái và xem xét các đề xuất lập pháp hiện hành để cải
thiện khả năng thanh toán của các chương trình UI này, v.v…”
Hầu hết các nước ASEAN đều có chương trình trả lương bắt buộc, mặc
dù một số quốc gia cũng đã bắt đầu các chương trình bảo hiểm thất nghiệp
như một biện pháp bổ sung để bảo vệ những người bị mất việc làm. Thanh
toán tiền lương mang lại lợi ích xã hội theo nghĩa là nó tạo ra quan hệ công
nghiệp ổn định, giảm tình trạng bất ổn xã hội và thúc đẩy các kỹ năng cụ thể
theo ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng người sử dụng lao động chịu
chi phí trả tiền thôi việc thường là những người sử dụng lao động đang trong
9
tình trạng tài chính khó khăn. Do đó, rất khó cho chính phủ thực thi và giám
sát thanh toán thôi việc cho người sử dụng lao động sa thải công nhân do phá
sản. Những người lao động chưa được tổ chức, tức là lao động trẻ và công
nhân kinh tế phi chính thức, ít có khả năng nhận trợ cấp thôi việc. Các chương
trình thanh toán tiền lãi cũng có nhược điểm cản trở việc điều chỉnh cơ cấu
trong doanh nghiệp do chi phí đóng các đơn vị sự nghiệp để mở các đơn vị
mới với công nhân mới. Giao diện người dùng do đó là một cách để giảm
thiểu tác động tiêu cực của việc trả lương thôi việc. Chi phí được chia sẻ bởi
nhà tuyển dụng và người lao động thay vì chỉ sử dụng lao động. Ở các quốc
gia nơi giao diện người dùng đã dần dần thay thế các hệ thống thanh toán bị
gián đoạn, tỷ lệ không tuân thủ và ngăn chặn sa thải có xu hướng giảm. Tuy
nhiên, một số nhóm công nhân không muốn tham gia vào giao diện người
dùng vì họ coi đó là một hình thức thuế mới. Một số công nhân có xu hướng
cảm thấy rằng việc bãi bỏ khoản thôi việc bắt buộc phải trả để đổi lấy việc
giới thiệu UI sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh công việc của họ. Thanh toán
trợ cấp thôi việc có thể làm giảm nguy cơ người lao động gặp phải thất
nghiệp, nhưng nó không bảo vệ trong thời gian thất nghiệp. Mặt khác, UI
không làm giảm nguy cơ người lao động phải đối mặt với tình trạng thất
nghiệp, nhưng sẽ bảo vệ người lao động khỏi hậu quả của việc mất việc làm.
Từ nghiên cứu, người nói muốn đề xuất các quốc gia không có giao diện
người dùng để giảm mức độ thanh toán thôi việc và giới thiệu giao diện người
dùng thay thế. Để đảm bảo tính bền vững về tài chính, chúng tôi đề nghị quản
trị quỹ UI độc lập với các chương trình hỗ trợ việc làm hoặc an sinh xã hội
khác. Cuối cùng, cần có một chương trình riêng biệt cho những người lao
động kinh tế phi chính thức có mức lương thường không đều và thấp và
thường không có mối quan hệ hợp đồng với người sử dụng lao động. Đối với
những người lao động, các chính sách thị trường lao động thay thế và thích
nghi thay thế và an ninh thu nhập cần được xác định ...” [14]
10
Qua phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo hiểm thất nghiệp, các tác giả đều tập trung nghiên cứu vào các tác động
của BHTN tới đời sống của người lao động nói chung và những bất cập gặp
phải trong quá trình thực hành BHTN. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều
ngành khoa học như: Quản trị, Chính sách công, Kinh tế v.v.... Nhưng những
nghiên cứu ở lĩnh vực Xã hội học về vấn đề này còn rất ít. Trước thực tiễn
hiện nay còn nhiều bất cập trong vấn đề thực hiện BHTN và cần có những
nghiên cứu về kết quả tác động của BHTH dưới góc độ Xã hội học.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục tiêu chung
Chỉ ra vai trò của chính sách BHTN và quá trình thực hiện BHTN đối
với đời sống của công nhân các KCN ở tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất một
số giải pháp chsố khuyến nghị đối với chính sách bảo BHTN ở Việt Nam
trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp
và chính sách BHTN.
- Phân tích thực trạng thất nghiệp và tình hình thực thi chính sách
BHTN tại tỉnh Bình Dương.
- Ảnh hưởng của BHTN đến đời sống vật chất của người lao động
trong thời gian thất nghiệp tìm kiếm việc làm mới.
- Đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện chính sách BHTN của
tỉnh Bình Dương
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích được đề ra trong đề tài nghiên cứu, các nhiệm vụ
nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:
11
- Tìm hiểu tổng quan về vấn đề BHTN hiện nay.
- Xây dựng cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu vần đề.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp qua bảng hỏi
- Xử lý các thông tin số liệu thu thập bằng phương pháp định lượng.
- Phân tích số liệu và chỉ ra vai trò của BHTN đối với đời sống vật chất
của công nhân ở KCN tỉnh Bình Dương.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài làvai trò của bảo hiểm thất nghiệp đến
đời sống của công nhân các khu công nghiệp ở Bình Dương.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là công nhân đang thụ hưởng bảo hiêm thất
nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương .
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa bàn nghiên cứu: tỉnh Bình Dương ( Tx Thuận An và Tx Dĩ
An)
Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2017 – 2018.( khảo sát từ năm
2009 đến 2016)
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình công nhân được hưởng BHTN hiện nay như thế nào?
- Ý kiến của người công nhân đã được thụ hưởng BHTN là gì?
- Vài trò của BHTN đối với đời sống vật chất của người công nhân ra
sao?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: BHTN chưa hỗ trợ nhiều cho cuộc sống của người công
nhân.
12
Giả thuyết 2: Tỷ lệ người công nhân được thụ hưởng BHTN đánh giá
BHTN chưa giúp gì được nhiều cho cuộc sống của họ ở mức cao.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
5.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp được áp dụng để phân tích các
tài liệu liên quan đến chính sách BHTN.
5.3.2. Cở mẫu
Trong đề tài cỡ mẫu định lượng là 200 trường hợp
5.3.3. Phương pháp chọn mẫu
- Mẫu định lượng: Đối với người công nhân sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện với hai khách thể một là các công nhân thụ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Bình Dương.
5.3.4. Phương pháp thu thập thông tin
- Mẫu định lượng: dùng bộ câu hỏi tự điền, người thực hiện đề tài phát
bộ câu hỏi và công nhân tự trả lời bộ câu hỏi theo hướng dẫn
Về bảng câu hổi gồm 35 câu được thiết kế theo bảng dễ đọc dể hiểu sắp
xếp theo thứ tự bằng các câu hỏi đóng và được chuẩn hóa bao gồm các nội
dung là:
- Thông tin chung của người công nhân (10 câu hỏi)
- Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp (25 câu hỏi)
Mẫu định tính: thực hiện phỏng vấn sâu với các gợi ý về nội dung cần
tìm hiểu nhằm đi sâu nghiên cứu vấn đề, lý giải được các chỉ báo định lượng.
- Đối với người công nhân: phỏng vấn sâu tập trung vào cảm nhận,
đánh giá về sự hỗ trợ của BHTN đối với sinh hoạt đời sống trong thời gian
thất nghiệp.
- Đối với cán bộ quản lý BHTN: phỏng vấn sâu tập trung vào những
khó khăn và thuận lợi khi giải quyết BHTN cho người công nhân.
13
5.4. Cơ sở dữ liệu:
- Trong qua trình tiến hành nghiên cứu cơ sở dữ liệu thực hiện trên
việc phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp: phân tích từ bảng câu hỏi tự điền và bảng câu hỏi
phỏng vấn sâu thu được từ đối tượng nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: tổng quan phân tích các tài liệu, bài viết, các nghiên
cứu có liên quan đến đề tài BHTN
5.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu dịnh lượng: mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, bằng
các phép toán thống kê: tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm định Chi – Square.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được nghiên cứu bằng cách áp dụng các lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu của xã hội học vào vấn đề vai trò của BHTN đối với đời
sống công nhân. Các kết quả thu được khi kết thúc nghiên cứu sẽ trở thành
nguồn tài liệu tham khảo về Xã hội học về chính sách xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu vấn đề bảo hiểm thất nghiệp đối với người công nhân là đề
tài có ý nghĩa thực tiễn. Các kết quả tìm thấy trong đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra
được vai trò của BHTN và những hạn chế của nó hiện nay đối với người công
nhân thụ hưởng .Từ đó đưa ra các khuyến nghị thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả của chính sách BHTN.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Khuyến nghị, nội dung luận văn gồm
3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Thực trạng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của công nhân tại
các khu công nghiệp Bình Dương
14
Chương 3. Bảo hiểm thất nghiệp trong đời sống của công nhân ở các khu
công nghiệp Bình Dương
8. Khung phân tích
1.Trợ cấp thất nghiệp
bảo hiểm y tế
2. Hỗ trợ tư vấn,
giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ học nghề
ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN
Đáp ứng nhu
cầu cơ bản
hàng ngày
Đáp ứng nhu
cầu chăm sóc
sức khỏe
Chăm lo cho
Cha mẹ, con cái
Nhu cầu giả trí,
sinh hoạt văn hóa
Tâm lý
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
(Luật việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/ NĐ–CP)
15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm thất nghiệp:
Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có
nhu cầu việc làm, đang không có việc làm
1.2 Nguyên nhân thất nghiệp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế.
Có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp sau:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi
- Sự gia tăng dân số, tăng nguồn cung lao động cùng với quá trình quốc
tế hóa và hội nhập cũng khiến nguy cơ thất nghiệp cao hơn.
- Nguyên nhân từ người lao động
- Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề
- Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế
- Do các yếu tố thị trường
- Một số nguyên nhân khác
1.3 Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì
việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ theo Luật Việc Làm năm 2015 và Nghị định số 28/2015/ NĐ –
CP thì các chế độ hỗ trợ của BHTN bao gồm:
1.Trợ cấp thất nghiệp , Bảo hiểm y tế
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ học nghề
16
2. Lý thuyết áp dụng
2.1. Sử dụngcách tiếp cận vai trò của An sinh xã hội
* Đối với xã hội
Thứ nhất: Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng
trong các chương trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà
nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình ASXH.
Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất
nước, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo,
phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội
trong quá trình phát triển.
ASXH cònlà một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách
xã hội. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá
trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát
triển và hội nhập.
Thứ hai: Bảo đảm ASXH là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Thông qua việc áp dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập
giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể
được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân.
Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc
công bằng, đoàn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định
hướng phát triển của một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính
là sự thể hiện mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con
người.
Thứ ba: Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững thông qua việc "điều hoà”các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã
hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy
sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội.
17
Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn
lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà,
giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.
Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép
các Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
Một hệ thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân
phối của xã hội, giải phóng các nguồn lực trong dân cư.
* Đối với các gia đình
Nếu một hệ thống ASXH được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện
cho các gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai. Trong vai trò này, hệ thống
ASXH cơ bản là khắc phục các rủi ro trong tương lai, cho phép các gia đình
tiếp cận đến được các cơ hội để phát triển.
Hệ thống ASXH còn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý được rủi
ro. Thông qua các chương trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình
đương đầu được với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa
chọn sinh kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các
thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong
cuộc sống [3]
2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Dựa vào động cơ (cái thúc đẩy có ý thức) của hành động xã hội , Max
Weber đã phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội:
a. Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự
cân nhắc về hoàn cảnh, tính toán định hướng vào điều kiện để xác định sự
hợp lý về mục đích hành động và lựa chọn công cụ, phương tiện để thực hiện
nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hành động này nổi trội lên vai trò của ý chí chủ
quan của chủ thể hành động
18
b. Hành động duy lý – giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân
hành động (mục đích tự thân). Thực chất loài hành động này có thể nhằm vào
những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương
tiện duy lý. Ở đây nó nổi trội lên vài trò của yếu tố khách quan bắt buộc chủ
thể phải cân nhắc, cẩn trọng để lựa chọn những gì mà nó cho là có nghĩa, có
giá trị (đã được hình thành trong đời sống xã hội) và nó đòi hỏi được chủ thể
thực hiện bằng niềm tin, nghĩa vụ với các giá trị này.
c. Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc
tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối
quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Nó không cần đạt
mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ngay ở trong tính xác định
của chính đặc tính của hành vi.
d. Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Hành động này dựa trên cơ sở bắt chước mô hình hành vi truyền thống nào đó
đã được củng cố và khẳng định, chấp nhận, nó được thực hiện trên cơ sở phản
ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong khuôn khổ tâm
thế đã từng được thiết lập. [7]
Vận dụng cách tiếp cận Vai trò của an sinh xã hội vào đề tài nghiên cứu
nhằm làm rõ tác động của BHTN đối với đời sống của người công nhân trong
thời gian thất nghiệp. Bên cạnh đó vận dụng lý thuyết Hành động xã hội để
phân tich các cách sử dụng nguồn hỗ trợ thất nghiệp của công nhân để phục
vụ cho cuộc sống hàng ngày.
3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tên gọi cũ là Sông Bé
nay được tách ra hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. với diện tích
2694,4 km2.
19
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố
là Thủ Dầu Một, 4 thị xã là : Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên và
4 huyện : Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo..
Theo thống kê của chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình
Dương năm 2016 toàn dân số toàn tỉnh là 1.995.817 người với 15 dân tộc anh
em cùng chung sống trên địa bàn, mật độ dân số 741 người/km².
3.2. Tình hình kinh tê – xã hội
Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm
2017 của UBND tỉnh kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ vững đà tăng
trưởng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 9,15%, GRDP bình quân đầu
người đạt 115,9 triệu đồng, Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 10,98%, trong
đó 23/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ và có 11 nhóm
tăng trên 10%.
Trong năm 2017, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp; các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cáchhành chính của địa phương
tiếp tục được cải thiện; thường xuyên tổ chức hội nghị gặp gỡ hiệp hội ngành
hàng, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, số vốn đầu tư trong
nước tăng cao so với năm 2016, vốn đầu tư nước ngoài vượt kế hoạch đề ra.
Theo đó, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,514 tỷ đô la
Mỹ, vượt gần 80% kế hoạch năm; thu hút đầu tư trong nước đạt 42.379 tỷ
đồng. [2]
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển mạnh do doanh nghiệp,
nhà đầu tư tận dụng các cơ hội, khai thác tốt các thị trường và tác động tích
20
cực từ các hiệp định, cam kết trong thương mại Việt Nam đã tham gia ký kết.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 28,533 tỷ đô la Mỹ, nhập khẩu ước đạt 23,819
tỷ đô la Mỹ, duy trì thặng dư thương mại trên 4,7 tỷ đô la Mỹ… Trong 29 chỉ
tiêu chủ yếu có 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 18 chỉ tiêu đạt kế hoạch và 1 chỉ
tiêu tuy chưa đạt nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2016. Tỉnh đã tích cực triển
khai các giải pháp huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ước
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 81.264 tỷ đồng, tăng 11,6%.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm và đào tạo nghề
của tỉnh trong năm 2017 đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã huy động nhiều
nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội và thực hiện các
giải pháp giảm nghèo bền vững. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ
em, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống các tệ nạn xã hội tiếp tục có những
chuyển biến tích cực.
Ngành giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập; chú trọng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là giáo dục mầm non ở những
vùng có nhiều khu, cụm công nghiệp.
Về văn hóa, thể thao và du lịch, tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên
truyền cổ động trực quan, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao thiết thực chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và các sự
kiện chính trị của địa phương, trọng tâm là kỷ niệm Bình Dương 20 năm phát
triển. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; chú trọng phát triển giáo
dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa
học công nghệ trong sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng
21
phí, nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi
thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động
đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản đồ tỉnh Bình Dương
Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương
22
Chương 2
THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÔNG
NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH DƯƠNG
Nói tới thất nghiệp là nói tới tình trạng không có việc làm của những
người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu làm việc nhưng lại không được đáp
ứng nhu cầu đó. Có thể nói, tình trạng như vậy (thất nghiệp nói chung) đã có
từ rất lâu, phổ biến ở mọi nơi trên thế giới nói chung, xong việc mà người dân
Việt Nam được biết tới bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có cách đây một vài năm
mà thôi, và vì thế chính sách bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là mới trong hệ
thống các chính sách của nước ta hiện nay.
Dân số toàn tỉnh Bình Dương năm 2015 là 1.918.558 người trong đó có
1.572.223 người trong độ tuổi lao động, số cơ quan, đơn vị, DN sử dụng lao
độnglà 13.531 đơn vị với tổng số 992.365 lao động. Theo số liệu thống kê đến
tháng 9-2016, tổngsố cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh đã tham gia BHXH
bắt buộc, BHTN (BHTN) là 7.700 đơn vị có 825.685 người tham gia BHTN.
2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhữngcông nhân tại khu công
nghiệp Bình Dương thuộc mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này mẫu nghiên cứu gồm 200 người công nhân đang
thụ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 116 58,0
Nữ 84 42,0
Dân tộc
Kinh 151 75,5
Hoa 17 8,5
23
Khmer 21 10,5
Khác 11 5,5
Trình độ
chuyên môn
Lao động phổ thông 108 54,0
Sơ cấp nghề 19 9,5
Trung cấp nghề 21 10,5
Cao đẳng 22 11,0
Đại học 30 15,0
Tình trạng
hôn nhân
Đã kết hôn 101 50,5
Chưa kêt hôn 83 41,5
Ly thân 14 7,0
Sống chung không kết hôn 2 1,0
Hoàn cảnh
cư trú
Ở nhà thuê - trọ 112 56,0
Sống với gia đình 75 37,5
Ở nhà bà con họ hàng 13 6,5
Công ty đã
từng làm việc
Chế biến thực phẩm 53 26,5
Sản xuất vật liệu 23 11,5
Sản xuất thiết bị, linh kiện 36 18,0
May mặc,giày da 54 27,0
Hóa dược, mỹ phẩm 17 8,5
Khác 17 8,5
Lý do mất việc
Thu nhập không cao 84 42,0
Hết hạn hợp đồng 76 38,0
Công việc không phù hợp
với trình độ
25 12,5
Lý do khác 15 7,5
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
24
Trong tổng số 200 người đang thụ hưởng BHTN tham gia nghiên cứu
tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không quá cao với 58% là nam, 42% là nữ.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 75,6%, kế đến là Khmer 10,5%, Hoa
là 8,5% và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 5,5%.
Với trình độ phần lớn là lao động phổ thông 54%, trình độ Cao đẳng là
11% và Đại học 15%. Số người đã kết hôn là 50,5% và chưa kết hôn chiếm tỷ
lệ 41,5%. Hoàn cảnh cư trú của những người tham gia nghiên cứu chủ yếu là
ở nhà thuê – trọ ở mức 56%, ở với gia đình là 37,5%.
Về nơi đã từng làm việc của họ tập trung nhiều ở các công ty chế biến
thực phẩm 26,5%, công ty may mặc, giày da 27% và sản xuất thiết bị, linh kiện
ở mức 18%. Cùng với lý do mất việc là Thu nhập không cao chiếm tỷ lệ 42%,
hết hạn hợp đồng 38% và công việc không phù hợp với trình độ là 12,5%.
Số liệu cho thấy hiện nay chất lượng nhân công hiện nay ở các khu
công nghiệp tại Bình Dương chưa cao chủ yếu là lao động phổ thông tập
trung nhiều vào ngành sản xuất may mặc – giày da, chế biến thực phẩm. Một
phần nguyên do này là do đa số các công ty sản xuất này đều yêu cầu tuyển
chọn công nhân có trình độ từ trung học cơ sở, trung học phổ thông ở số
lượng lớn, nhưng thực tế trong số họ còn chưa hoàn thành một bậc học nào
tuy nhiên trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ, nhiều lao động
trình độ thấp cũng đứng trước nguy cơ dư thừa do xu thế robot hóa.
Do trình độ thấp dẫn đến năng suất lao động không cao, các công việc
đòi hỏi công việc có kỹ thuật cao hơn thì người công nhân không đáp ứng
được dẫn đến nghỉ việc hoặc đồng lương người công nhân hưởng được cũng
bèo bọt, đời sống khó khăn. Hiện nay tình trạng chưa kết hôn ở đối với người
công nhân ở các khu công nghiệp ngày càng cao do áp lực công việc sản xuất,
tăng ca kiếm tiền cho nên người công nhân không còn thời gian để tìm hiểu
các mối quan hệ để tiến tới hôn nhân, dành cho gia đình dẫn đến nhiều hệ lụy
đáng tiếc. Phần lớn công nhân đều là xuất phát từ các địa phương khác đổ về
25
Bình Dương để tìm việc làm do đó nhu cầu thuê nhà thuê trọ của người công
nhân ở mức cao là việc phổ biến.
2.2.Một số đặc điểm tham gia BHTN của công nhân
2.2.1 Thời gian tham gia BHTN của công nhân
Bảng 2.2. Thời gian tham gia
Số năm Tần số Tỷ lệ (%)
Mới 1 năm 29 14,5
Từ 2 đến 4 năm 74 37,0
Từ 4 đến 6 năm 42 21,0
Trên 6 năm 55 27,5
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Bảng 2.4 cho biết tỷ lệ người công nhân tham gia số người công nhân
tham gia BHTN mới được 1 năm có tỷ lệ là 14,5%, tham gia từ 2 đến 4 năm
có mức 37%, tham gia từ 4 đến 6 năm có 21% cuối cùng là tham gia từ 6 năm
trở lên có tỷ lệ là 27,5%.. Những con số trên biểu hiện từ khi quy định nhà
nước về BHTN ra đời đến nay đã được triển khai tốt, tỷ lệ người tham gia
BHTN khá cao, điểm hình trong giai đoạn mới ban hành từ năm 2008 thì chỉ
có 27,5% người công nhân tham gia vì do mới ban hành cho nên người lao
động nói chung chưa nắm rõ hết hoặc chưa được thực hiện đầy đủ ở các cơ sở
sử dụng lao động, tuy nhiên càng về sao tỷ lệ người tham gia BHTN càng
tăng do sự triển khai rộng rãi
2.2.2 Cảm nhận của công nhân về công tác tư vấn, thủ tục về BHTN
Kết quả từ bảng 2.4 cho biết có 71,5% người được khảo sát cho biết
rằng họ cảm thấy dễ hiểu khi được tư vấn BHTN, tỷ lệ người cảm thấy khó
hiểu là 16% và có 12,5% người thấy rắc rối khi được tư vấn. Về thủ tục giấy
tờ về BHTN thì có 70.5% người được hỏi cho biết họ cảm thấy bình thường,
29,5% người cảm thấy rắc rối. Từ đây có thể thấy được mặc dù công tác tư
vấn về BHTN của các cán bộ hữu trách làm cho người công nhân cảm thấy dễ
hiểu với tỷ lệ 71,5% một con số khả quan , về các thủ tục giấy tờ, lâu nay
26
công cuộc cải cách hành chính đã được tiến hành quyết liệt ở các cơ quan
hành chính, với kết quả tỷ lệ người công nhân cho biết cảm thấy bình thường
khi được hỏi về thủ tục hành chính cho thấy công cuộc cải cách hành chính
đã có những hiệu quả đáng kể trong việc giải quyết BHTN.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người công nhân vẫn cảm thấy khó
hiểu và rắc rối trong vấn đề giấy tờ hành chính BHTN. Một phần nguyên
nhân do trình độ của người công nhân vẫn còn hạn chế do đó để công tác tư
vấn tiến BHTN hiệu quả cho người công nhân nói chung rất cần sự nhiệt tình
cố gắng của các cán bộ hữu trách và sự hợp tác từ người công nhân.
Hiện nay ngoài trụ sở chính, để tạo thuận lợi hơn cho người công nhân,
hiện Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương mở 3 chinhánh vệ tinh đặt tại các
huyện Bến Cát, Dĩ An và Tân Uyên để tiếp nhận và giải quyết chế độ
BHTN.Trungtâm Dịch vụ việc làm tỉnhBình Dương chú trọng công tác truyền
thông, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp cho người công
nhân, tại các sàngiao dịchviệc làm; tuyên truyền bằng các tài liệu in như sổ tay,
tờ rơi, áp-phíchtại các điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền
qua website của Trung tâm, qua các hội nghị do Trung tâm tổ chức…Để giúp
người công nhân quyền lợi cũng như nghĩa vụ khi tham gia BHTN.
Bảng 2.3. Cảm nhận của công nhân
Cảm nhận về tư vấn Tần số Tỷ lệ (%)
Dễ hiểu 143 71,5
Khó hiểu 32 16,0
Rắc rối 25 12,5
Tổng 200 100,0
Cảm nhận về thủ tục, giấy tờ
Rắc rối 59 29,5
Bình thường 141 70,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
27
2.2.3. Sự quan tâm của người công nhân về sự hỗ trợ của BHTN
Bảng 2.4. Các hỗ trợ mà công nhân quan tâm
Quan tâm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới thiệu việc làm 79 39.5
Hỗ trợ học nghề 33 16.5
Trợ cấp thất nghiệp 88 44.0
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Qua bảng 2.6 thể hiện mối quan tâm của người công nhân tập trung
nhiểu nhất vào sự trợ cấp thất nghiệp với mức tỷ lệ cao nhất 44%, kế đến là
vần đề giới thiệu việc làm có tỷ lệ 39,5%. Trạngthái tâm lý chung của người
lao động, một là đa phần người công nhân chú ý nhiều đến sự trợ cấp thất
nghiệp, không phủ nhận khi thất nghiệp con người phải trải qua một trạng thái
tâm lý tiêu cực vì áp lực của cuộc sống do đó con người thường chú tâm đến
sự trợ cấp, tuy nhiên nếu ỷ lại vào sự trợ cấp thất nghiệp lâu dài sẽ tạo nên
một gánh nặng cho ngân sách đất nước.
Bên cạnh đó tỷ lệ người công nhân quan tâm đến việc giới thiệu việc
làm cũng khá cao thể hiện mong muốn sớm có việc làm trở lại, đây là điều rất
tích cực trong thị trường lao động ngoài ra nhu cầu được hỗ trợ học nghề của
người côngnhân lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn mặc dù đã có chính sách hỗ trợ.
Theo thống kê, trong số 42.000 trường hợp làm hồ sơ đề nghị hưởng
BHTN tại Trung tâm DVVL tỉnh 9 tháng đầu năm 2016, có 1.573 trường hợp
đề nghị hỗ trợ học nghề, đạt tỷ lệ 3,6% con số náy đã nói lên phần đông người
lao động khá thờ ơ với việc hỗ trợ học nghề với nhiều lý do khác nhau. Như
vậy đa số công nhân khi được hưởng BHTN thi phần lớn chỉ ỉ quan tâm đến
quyền lợi trước mắt là nhận được bao nhiêu tiền, có việc gì làm được ngay mà
không quan tâm đến các quyền lợi liên quan
28
2.2.4. Số tiền BHTN được trợ cấp
Bảng 2.2 thể hiền về số tiền được trợ cấp thì có 51% số người công
nhân được trợ cấp từ 1 đến 3 triệu đồng, tỷ lệ người công nhân hưởng từ 3
đến 5 triệu đồng ở mức 44% và số người hưởng từ 5 đến 7 triệu đồng có tỷ lệ
3,5% và cao nhất là số người được trợ cấp từ 7 triệu trở lên có 1,5%. Tỷ lệ
người hưởng BHTN lần đầu tiên là 79%, lần thứ 2 là 17% và chỉ có 4% người
hưởng lần 3. Nhìn chung đa phần người công nhân hưởng BHTN là lần đầu,
vẫn còn có những người lãnh lần thứ hai và thứ ba,việc lãnh BHTN nhiều lần
thể hiện sự bấp bênh trong việc làm của một bộ phận công nhân.
Bảng 2.5. Số lần và số tiền hưởng trợ cấp
(ĐVT:Đồng)
Số tiền Tần số Tỷ lệ (%)
Từ 1.000.000 đến 3.000.000 102 51,0
Trên 3.000.000 đến 5.000.000 88 44,0
Trên 5.000.000 đến 7.000.000 7 3,5
7.000.000 trở lên 3 1,5
Tổng 200 100,0
Số lần
1 lần 158 79,0
2 lần 34 17,0
3 lần 8 4,0
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
2.3. Công tác triển khai BHTN cho công nhân
2.3.1 Thời gian nhận trợ cấp so với quy định
Bảng 2.6. Thời gian nhận trợ cấp
Nhận trợ cấp Tần số Tỷ lệ (%)
Nhận đúng hạn 157 78,5
Không đúng hạn 43 21,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
29
Bảng 2.6 cho thấy có 78,5% người công nhân nhận BHTN đúng hạn
còn 21,5% người nhận chưa đúng hạn. Thực tế cho thấy cho dù chính quyền
tỉnh Bình đã lấy phương châm “Đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời
hạn” để tiến hành giải quyết trợ cấp BHTN cho người lao động nhưng qua kết
quả khảo sát thì việc giải quyết nhận đúng hạn chưa đạt mức hoàn toàn vẫn
còn giải quyết chậm trễ vì những lý do khách quan và chủ quan.
2.3.2. Công tác triển khai BHYT kèm theo BHTN
Theo kết quả của Bảng 2. 7 thấy được rằng có 88,5% người hưởng
BHTN có nhận được BHYT kèm theo còn lại 11,5% người chưa nhận được
BHYT. Theo quy định hiện hành của Nghị định số 28/2015/ NĐ–CP của Thủ
tướng chính phủ là: Căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo
hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhìn chung việc cấp
BHYT kèm theo trợ cấp BHTN cho công nhân thất nghiêp tại Bình Dương
được thực hiện tốt mặc dù vẫn còn một tỷ lệ ít người vẫn chưa nhận được vì
các lý do, điều này đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn từ cán bộ hữu trách để đảm
bảo cho mọi người lao động hưởng BHTN có đầy đủ BHYT kèm theo. Việc
cấp BHYT kèm theo trợ cấp BHTN là một bước tiến lớn trong chính sách an
sinh xã hội nó không chỉ mang tính nhân văn mà còn thật sự hữu ích, BHYT
góp phần giảm nhẹ chi phí trị bệnh , bớt gánh nặng kinh tế cho người thất
nghiệp.
Bảng 2.7.Cấp thẻ BHYT cho công nhân
Nhận BHYT kèm theo BHTN Tần số Tỷ lệ (%)
Có 177 88.5
Không 23 11.5
Tổng 200 100.0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
30
2.3.3. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm
Qua phân tích Bảng 2.8 có 75,5% người hưởng BHTN được tư vấn giới
thiệu việc làm còn 24,5% người không được tư vấn vì những lý do khác nhau,
đánh giá về công tác tư vấn giới thiệu ( GTVL )trong đó có 43,7% người đánh
giá hiệu quả, 47,7% số người đánh giá ở mức bình thường và có 8,6% người
đánh giá không hiệu quả. Qua đây có thể thấy số người có nhu cầu được tư
vấn GTVL là khá cao và đã được Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL)
đáp ứng đủ tuy nhiên sự đánh giá hài lòng cũng chỉ ở mức trung bình, đa phần
người được tư vấn vẫn chưa thấy hiệu quả cao, điều khả quan là chỉ có một tỷ
lệ thấp người đánh giá không hiệu quả. Để đạt được những khả quan trên
Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương đã xây dựng và ban hành quy trình tư vấn
cho người lao động cụ thể: Người công nhân đến tìm việc, được cán bộ
GTVL từ vấn tìm hiểu nguyện vọng của công nhân cán bộ GTVL kiểm tra
thông tin, hồ sơ ứng viên, bổ sung hoàn tất hồ sơ, đồng thời yêu cầu người lao
động đăng ký thông tin tìm việc làm. Kế tiếp, cán bộ GTVL tìm hiểu và lựa
chọn doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu tìm việc của NLĐ. Tiếp theo, cán bộ
GTVL sơ tuyển – phỏng vấn kỹ năng mềm của công nhân. Sau đó cán bộ
GTVL hẹn lịch phỏng vấn với doanh nghiệp tại trung tâm, hoặc phát hành
giấy giới thiệu hướng dẫn NLĐ đến DN phỏng vấn, đồng thời mời công nhân
tham dự sàn giao dịch việc làm. Tại bước tiếp theo cán bộ GTVL kiểm tra kết
quả phỏng vấn sơ tuyển của NLĐ, nếu ứng viện đạt thì lưu thông tin hồ sơ
ứng viên. Cuối cùng, cán bộ GTVL nhập số liệu báo cáo. Đó là các bước quy
trình tư vấn GTVL cho người lao động mà cán bộ Trung tâm phải thực hiện.
Bảng 2.8. Tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân
Tư vấn giới thiệu việc làm Tần số Tỷ lệ (%)
Có 151 75.5
Không 49 24.5
31
Tổng 200 100.0
Đánh giá
Hiệu quả 66 43.7
Bình thường 72 47.7
Không hiệu quả 13 8.6
Tổng 151 100.0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
2.3.4. Các lý do của người công nhân khi không nhận được tư vấn
Về các lý do của người công nhân không nhận được tư vấn, Bảng 2.9
cho thấy lý do không có nhu cầu chiếm tỷ lệ 79,6%, và lý do Không biết đến
Trung Tâm có 20,4%. Qua các tỷ lệ trên cho biết có một bộ phận không nhỏ
người công nhân không có nhu cầu được GTVL tại trung tâm với những lý do
chủ quan, bây giờ với sự quảng bá rộng rãi hình ảnh và chức năng rất hữu ích
của mình TTDVVL đã trở thành một địa chỉ uy tín cho những người lao động
có nhu cầu tìm việc. Dù vậy cũng còn một số công nhân không biết đến
TTDVVL đây là sự chủ quan đáng quan ngại từ phía công nhân
Bảng 2.9. Các lý do công nhân đưa ra
Lý do Tần số Tỷ lệ (%)
Do không biết trung tâm 10 20,4
Không có nhu cầu 39 79,6
Tổng 49 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
2.3.5. Các kênh tìm việc khác của người công nhân
Về các kênh tìm việc khác của người công nhân, Bảng 2.10 cho thấy
có 15,5% người không tìm việc qua các kênh, tìm việc thông qua bạn bè là
27%, tỷ lệ tìm việc thông quan người thân là 17,5%, đáng chú ý là tìm việc
qua các kênh truyền thông có tỷ lệ là 40%.
32
Bảng 2.10. Các kênh tìm việc
Tìm việc Tần số Tỷ lệ (%)
Không tìm 31 15,5
Thông qua bạn bè 54 27,0
Thông qua người thân 35 17,5
Thông qua các kênh truyền thông 80 40,0
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Từ đây có thể thấy những người công nhân thất nghiệp vẫn dùng các
mối quan hệ xã hội như: bạn bè, người thân để tìm công việc chứng tỏ vai trò
của các mối quan hệ xã hội trong tim kiếm việc làm vẫn còn rất quan trọng.
Thực tế xã hội cũng cho thấy ngày nay nguồn vốn xã hội (các mối quan hệ xã
hội) đang trở nên rất cần thiết để cho cá nhân đạt được những mục đích của
minh không chỉ giới hạn trong vấn đề xin, tìm việc mà còn mở rộng ra trong
những lĩnh vực khác của cuộc sống. Nổi cộm là với sự phát triển mạnh của
truyền thông đặc biệt là internet, đã thu hút rất nhiều sự chú ý sử dụng của
con người, vần đề sử dụng truyền thông để đăng tuyển người làm việc ngày
càng phổ biến rộng rãi do đó tỷ lệ người tìm việc qua các kênh truyền thông
ngày càng tăng nhằm tiết kiệm thời gian và công sức.
Để thích ứng tình hình phát triển của truyền thông TTDVVL tỉnh Bình
Dương đã áp dụng công nghệ thông tin và nhiều hình thức truyền thông khác
để thực hiện chức năng của mình như: Các thông tin sàn dàn giao dịch việc
làm được cập nhật thường xuyên trên website của Trung tâm trong năm 2016
TTDVVL đã tư vấn trực tuyến online cho 3.789 lượt lao động chiếm tỷ lệ
7,97%. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thực hiện gửi tin nhắn cho người lao
động và người sử dụng lao động thông qua hệ thống phần mềm tin nhắn với
33
Brandname VIECLAMBD về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phiên giao
dịch việc làm,… Trung tâm cũng thường xuyên tuyền truyền, phổ biến chính
sách pháp luật về lao động và việc làm, bằng các hình thức như tuyên truyền
trực tiếp qua tư vấn, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền gián tiếp qua
pano, áp phích, báo Bình Dương và một số báo khác.
2.3.6.Công tác hỗ trợ học nghề cho người công nhân
2.3.6.1. Công nhân liên hệ để được hỗ trợ học nghề
Bảng 2.11. Công nhân liên hệ để học nghề
Liên hệ học nghề Tần số Tỷ lệ (%)
Có 105 52,5
Không 95 47,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Bảng 2.11 cho thấy có 52,5% người công nhân có liên hệ với TTDVVL
để hỗ trợ học nghề, 47,5% người còn lại thì không liên hệ. Có thể thấy nhu
cầu hỗ trợ hoc nghề của công nhân chưa nhiều chỉ ở mức bình quân, còn một
phần đông người thi không có liên hệ để được hỗ trợ với nhiều lý do khác
nhau. Vấn đề hỗ trợ học nghề luôn được xem là một cơ hội mới cho người
công nhân thất nghiệp có thể chuyển đổi nghề nghiệp tuy nhiên vẫn còn một
bộ phận người công nhân vẫn còn thờ ơ.
2.3.6.2. Cảm nhận của công nhân về kinh phí hỗ trợ học nghề
Bảng 2.12. Cảm nhận của công nhân về kinh phí
Mức kinh phí hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%)
Hợp lý 78 74,3
Không hợp lý 27 25,7
Tổng 105 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
34
Từ kết quả bảng 2.12phản ánh số người cho rằng mức kinh phí hỗ trợ
để học nghề hiện nay là hợp lý chiếm 74,3%, còn tỷ lệ 25,7% người cho biết
mức kinh phí hỗ trợ là chưa hợp lý. Sau khi nghiên cứu thị trường lao động,
nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp, mở lớp đào tạo đã Các ngành nghề được hỗ
trợ đào tạo tại TTDVVL tỉnh Bình Dương khá phong phú với 22 ngành nghề ,
theo Quyết định số 77/20914/Quyết định của Thủ Tướng quy định Chính
phủ quy định mức hỗ trợ học nghề mới đối với người lao động đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp đã tăng mức hỗ trợ học nghề lên tối đa 1.000.000
đồng/tháng với thời gian không quá 06 tháng.đây là mức hỗ trợ tương đối hấp
dẫnnhằm tăng cường thu hút sự quan tâm của người công nhân thất nghiệp.
2.3.6.3. Các lý do công nhân đưa ra vì mức kinh phí không hợp lý
Qua bảng 2.13 thể hiện các lý do mà người công nhân đưa ra cho ý kiến
kinh phí hỗ trợ học nghề không hợp lý chủ yếu là kinh phí hỗ trợ quá ít với tỷ
lệ 70,4%. Điều này thể hiện mong muốn kinh phí hỗ trợ nhiều hơn tuy nhiên
so với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước thì mong muốn này thật khó thực
hiện trong một thời gian ngắn bởi vì mức hỗ trợ học nghề hiện nay đã được
điều chỉnh cao hơn so với quy định của Quyết định số 55/2013/Quyết định
của Thủ tướng quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bảng 2.13. Các lý do mức kinh phí không hợp lý
Lý do Tần số Tỷ lệ (%)
Kinh phí hỗ trợ quá ít 19 70,4
Thời gian hỗ trợ chậm 5 18,5
Lý do khác 3 11,1
Tổng 27 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
35
2.3.6.4.Cảm nhận và đánh giá của công nhân sau khi được đào tạo nghề
Bảng 2.14. Sự tự tin của công nhân sau khi được đào tạo nghề
Tự tin sau khi được đào tạo Tần số Tỷ lệ (%)
Có 82 78,1
Không 23 21,9
Tổng 105 100,0
Đánh giá chất lượng đào tạo nghề Tần số Tỷ lệ (%)
Tốt 62 59,0
Bình thường 43 41,0
Tổng 105 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Từ phân tích các số liệu bảng 2.14thấy được tỷ lệ người công nhân sau
khi được đào tạo nghề cảm thấy tự tin là 78,1%. Kết quả này rất khả quan cho
việc hổ trợ đào tạo nghề nghiệp của TTDVVL đây cũng là hiệu quả của việc
đầu tư cho việc đào tạo nghề trong thời gian qua như đầu tư các trang thiết bị
phục vụ cho các tiết thực hành nghề tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện
đại Về sự đánh giá chất lượng đào tạo thì tỷ lệ người đánh giá chất lượng đào
tạo ở mức tốt chiếm tỷ lệ 59%, mức đánh giá ở mức bình thường là 41%.
Những sự đánh giá trên đã nói lên chất lượng đào tạo nghề mà TTDVVL hổ
trợ không có sự đánh giá kém nào, để đạt những mức đánh giá trên đã minh
chứng cho quyết tâm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người
lao động có nhu cầu, mặc dù chưa đạt hoàn toàn 100% mức độ hài lòng của
người lao động nhưng đây cũng là một bước tiến đáng kể.Trên cơ sở này sẽ là
một phản hồi tích cực để TTDVVL thực hiện nhiều chương trình tốt hơn
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của
người công nhân
36
2.3.6.5. Lý do của công nhân không liên hệ học nghề
Bảng 2.15. Các lý do của công nhân đưa ra
Lý do Tần số Tỷ lệ (%)
Không đủ tiền để trang trãi cho học nghề 25 26.3
Không có nghề phù hợp với nhu cầu bản thân 24 25.3
Trường, lớp đào tạo quá xa 13 13.7
Lý do khác 26 27.4
Không có nhu cầu 7 7.4
Tổng 95 100.0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Bảng 2.15 khó khăn trong việc liên hệ học nghề như sau: lý do không
đủ tiền để trang trải cho học nghề ở mức 26,3%, lý do Không có nghề phù
hợp với nhu cầu bản thân chiếm tỷ lệ 25,3% và các lý do khác có tỷ lệ 27,4%.
Với lý do không đủ tiền để trang trãi cho học nghềmặc dù với chính sách hỗ
trợ học nghề đã được ban hành tuy nhiên với đời sống công nhân không mấy
dư dã việc lo cho cuộc sống hàng ngày nhất là trong giai đoạn thất nghiệp đã
là một áp lực do đó để lo liệu thêm một chí phí để phục vụ cho việc học nghề
như: đi lại, ăn uống, lưu trú....không phải cá nhân nào cũng có thể lo hết
được, thêm nữa là lý do Không có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bản thân,
theo quy định của TTDVVL thì đang có 22 ngành nghề được hỗ trợ đào tạo
miễn phí, nhìn chung đã là cố gắng rất lớn từ phía trung tâm để đa dạng hóa
ngành nghề, dù vậy vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu nghề nghiệp từ phía công
nhân thất nghiệp, TTDVVL cũng không thể đào tạo hết tất cả mọi ngành nghề
trong xã hội được chỉ tập trung vao các nhóm ngành nghề phổ biến và khả
năng có được việc làm cao, vì vậy vậy nếu một bộ phận công nhân có nhu cầu
nghề nghiệp khác thì đó là do chủ quan của người công nhân có thể hiểu
được.
37
Theo kết quả phỏng vấn sâu trên thực tế cho chúng ta thấy đượccông
tác tư vấn việc làm, học nghề chưa đạt được hiệu quả do kỹ năng tác tư vấn
của cán bộ TTDVVL chưa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người lao
động khi họ có nhu cầu quay trở lại thị trường lao động, cán bộ chưa được
đào tạo chuyên sâu (chủ yếu tự đào tạo trong nội bộ Trung tâm). Số lượng cán
bộ chưa đủ để tổ chức tư vấn việc làm, tư vấn học nghề trực tiếp cho từng
người thất nghiệp, do đó chưa nắm bắt hết được nhu cầu việc làm và học nghề
của người lao động. Một công nhân chia sẻ :Tôi quan tâm tới tiền trợ cấp vì
nó giúp tôi trang trải được 1 phần trong cuộc sống.
Hoặc: Tôi không có nhu cầu học nghề nên tôi không quan tâm tới vấn
đề đó
Tỉ lệ người có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và được tư vấn, giới
thiệu việc làm trong 6 năm thực hiện chính sách BHTN luôn tăng, và tỉ lệ
thuận với người được hưởng TCTN. Tuy nhiên NLĐ hưởng BHTN thường
không quan tâm đến tư vấn đề tìm kiếm việc làm mà cứ nghĩ với tư tưởng là
hưởng hết TCTN mới đi làm trở lại. Họ luôn tránh né, và có nhiều lý do khác
nhau để biện hộ.
Công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực so năm sau
thường cao hơn năm trước tuy nhiên tỷ lệ thường vẫn thấp so với số người
hưởng BHTN.
Phần lớn người hưởng TCTN là lao động phổ thông, họ không quan
tâm đến tư vấn đề tìm kiếm việc làm mà cứ nghĩ với tư tưởng là hưởng hết
TCTN mới đi làm trở lại. Họ luôn tránh né, và có nhiều lý do khác nhau để
biện hộ. C. L cho biết: Tôi quan tâm tới tiền trợ cấp vì tôi cần tiền chi phí
trong thời gian mất việc.
Do đó công tác tư vấn GTVL cho NLĐ đang hưởng TCTN sớm quay
lại thị trường lao động thì cần có đội ngũ nhân viên tư vấn giỏi, có kỹ năng
38
chuyên môn sâu về tư vấn, cũng như kỹ năng trong việc tiếp xúc, nói chuyện
với NLĐ. Hiện nay chưa có một rường lớp nào đào tạo đội ngũ này. Đa phần
là tự tìm hiểu và làm việc theo kinh nghiệm thực tế. Do vậy để nắm tổng quan
về tâm sinh lý lứa tuổi cũng như có được một trình độ am hiểu sâu rộng đòi
hỏi phải có tập huấn và nâng cao trình độ.
- Thông tin về việc làm trống chưa được bổ sung, cập nhật kịp thời để
đáp ứng công tác tư vấn, GTVL;
- Chưa có công cụ, biện pháp để theo dõi, thống kê thông tin về việc
làm của người thất nghiệp được giới thiệu việc làm, nhằm đánh giá hiệu quả
của công tác giới thiệu việc làm. Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động hiện
chưa hoàn chỉnh, chuyên sâu, phản ánh không chính xác và kịp thời tình hình
tại địa phương do công tác thu thập cung, cầu lao động gặp nhiều khó khăn:
Thời gian triển khai trùng khớp với các cuộc điều tra khác; Đội ngũ điều tra
viên chưa được đào tạo bài bản (chủ yếu là người dân bản địa được huy
động);
- Cơ sở dữ liệu chung (về người lao động, việc làm trống, dạy nghề, thị
trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp) chưa được xây dựng. Các nguồn cơ sở
dữ liệu việc làm trống gồm: Nguồn cung cấp từ DN tham gia Sàn; Nguồn từ
bộ phận BHTN; Nguồn từ Website; Nguồn cầu lao động; Nguồn giao dịch
hàng ngày; Nguồn cung cấp từ các TTDVVL khác còn phân tán, nằm rải rác
tại các hoạt động của Trung tâm mà chưa được tổng hợp, theo dõi và cập
nhật. DN không thực hiện khai báo biến động lao động khiến công tác thu
thập dữ liệu việc làm trống của Trung tâm chưa hiệu quả.
Theo kết quả phỏng vân sâu thì đa số công nhân khi mất việc làm việc
đầu tiên là muốn nhân tiền trợ cấp thất nghiệp để trang trải cho cuộc sống và
không có nhu cầu đi học nghề hoặc tư vấn giới thiệu việc làm.
39
- NLĐ thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi nhu cầu lao
động phổ thông ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn nên
người lao động dễ tìm lại việc làm sau khi mất việc nên NLĐ thất nghiệp
không có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề. NLĐ nghỉ việc có
xu hướng chuyển về địa phương của mình để tìm việc làm mới nhằm giảm chi
phí sinh hoạt, đoàn tụ gia đình nên không có nhu cầu học nghề.
Một số NLĐ có xu hướng nghỉ việc về làm nông nghiệp hoặc tự tạo
việc làm (mở tạp hóa, buôn bán nhỏ...). Một bộ phận lao động lớn tuổi, vì lý
do sức khỏe hay trở về quê làm nông nghiệp hoặc nội trợ nên không có nhu
cầu học nghề.
NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo của cơ
sở dạy nghề chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao.
CSDN không mặn mà tiếp nhận do chiêu sinh không đủ, NLĐ đăng ký học
nghề nhưng không đi học.Thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định tối đa
không quá 6 tháng, không đủ thời gian cho học nghề kỹ thuật, sửa chữa hoặc
nâng cao trình độ hiện có.
Các ngành nghề mới chỉ tập trung vào việc thu hút học nghề ngắn hạn,
phục vụ chủ yếu đối với lao động phổ thông, mà chưa quan tâm tới vị trí việc
làm hoặc đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp đối với lao động thất nghiệp có
trình độ cao.
Phần lớn NLĐ đang hưởng TCTN, khi đã tìm được việc làm mới và đã
ký hợp đồng lao động không khai báo cho Trung tâm. Khi Trung tâm nhận
được dữ liệu từ BHXH phát hiện thì phần lớn đã muộn (NLĐ đã hưởng hết số
tháng hưởng TCTN, hay hưởng quá số tháng hưởng TCTN so với ngày có
việc làm, và có rất nhiều trường hợp thu hồi quyết định vì có việc làm trong
vòng 15 ngày). Điều này gây khó khăn cho Trung tâm trong việc tiếp nhận hồ
sơ cũng như ra quyết định chấm dứt, thu hồi, bảo lưu và thu hồi tiền hưởng
TCTN đối với NLĐ.
40
Với việc điều chỉnh các chính sách BHTN cho phù hợp với từng thời
điểm, sự chỉ đạo của Cục việc làm, UBND tỉnh Bình Dương, sự quan tâm của
các cấp các ngành có liên quan và đặc biệt là sự phối hợp của Sở LĐ -
TB&XH và BHXH và cơ quan trực tiếp thực hiện là TTDVVL Bình Dương
các chính sách BHTN từ thực tiễn tỉnh Bình Dương đã cho kết quả tốt, được
đánh giá cao trong các cuộc họp giao ban và tổng kết của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam.
Chính sách BHTN được thực hiện tại tỉnh Bình Dương đã giúp NLĐ
nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động với ưu tiên là giới thiệu việc làm
được đặt lên hàng đầu. Cán bộ, nhân viên thực hiện tư vấn chính sách BHTN
đến NLĐ để từng bước họ nhận thức được rằng “TCTN là hỗ trợ một chi phí
để sớm tìm được việc làm quay trở lại làm việc, chứ không phải ngồi ở nhà
hưởng hết TCTN rồi mới đi làm”. Đồng thời Nhân viên tư vấn sẽ dựa trên
kinh nghiệm làm việc đã ghi trong hồ sơ, kết hợp với nguyện vọng của NLĐ
để tư vấn các ngành nghề phù hợp với NLĐ. Giúp NLĐ có định hướng về
việc được học nghề và hỗ trợ học nghề, tìm nghề phù hợp.
Chính vì vậy từ khi thực hiện chính sách BHTN năm 2010, những năm
đầu số lượng người đăng ký học nghề là: 2010 ( 05 người), 2011 ( 05 người),
đến năm 2016 là 1.317. Tuy số lượng NLĐ học nghề so với tổng số NLĐ
hưởng BHTN (43.240 người) là không nhiều chiếm 3,4%. Tuy nhiên đây
cũng là một nỗ lực rất nhiều để NLĐ hiểu được các chế độ chính sách BHTN
của nhà nước và có định hướng nghề nghiệp ổn định sau này. Các ngành nghề
tương đối đa dạng để NLĐ có thể lựa chọn: điện công nghiệp-dân dụng, sữa
chửa xe gắn máy, bảo trì máy may công nghiệp, vi tính văn phòng, tiếng Hàn,
tiếng Hoa , lái xe ô tô…
41
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn công nhân là lao động phổ
thông, ỷ lệ chưa kết hôn còn nhiều, chủ yếu là ở nhà thuê – trọ , các công
nhân chủ yếu làm cho công ty may mặc và chế biến thực phẩm, các công
nhân nghỉ việc chủ yếu là lý do hết hạn hợp đồng và do thu nhập không cao.
Số công nhân tham gia Bảo hiểm thất nghiệp từ 2 đến 4 năm có tỷ lệ cao nhất
kế đến là từ 4 – 6 năm và từ 6 năm trở lên.
- Phần lớn công nhân nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của Bảo hiểm thất
nghiệp như: tiền trợ cấp và giới thiệu việc làm, Bảo hiểm y tế tuy nhiên phần
lớn công nhân vẫn còn thờ ơ với việc học nghề được hỗ trợ
- Từ các phân tích cho thấy chất lượng đào tạo nghề được tài trợ được
bảo đảm, kinh phí hỗ trợ hợp lý, công tác giới thiệu việc làm cho công nhân
tương đối hiệu quả
42
Chương 3
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐỜISỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG
NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới nhằm hỗ trợ người thất nghiệp
để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất thu
nhập do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ người thất nghiệp được học
nghề, được hỗ trợ tìm việc làm để người lao động sớm có việc làm, thu nhập
và ổn định cuộc sống. Luật bảo hiểm thất nghiệp ra đời và có hiệu lực từ ngày
1/1/2009, sau gần sáu năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động đã đạt được những kết quả nhất định.
Chính sách bảo hiểm được thực hiện tại tỉnh Bình Dương từ ngày
01/01/2009 đến nay, bình quân hàng năm tỉnh đã chi trả TCTN cho hơn
50.000 NLĐ, tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 50.000 NLĐ. Chính sách
BHTN đã góp phần hỗ trợ NLĐ ổn định cuộc sống, đào tạo nghề mới để NLĐ
có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm mới.
Trong thời gian hưởng TCTN, NLĐ sẽ được TTDVVL Bình Dương tư
vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hoặc sẽ được hỗ trợ học nghề nếu NLĐ có
nhu cầu, do đó phần lớn NLĐ đều tiếp tục tìm kiếm việc làm mới phù hợp
hơn sau khi hết thời gian hưởng TCTN
3.1.Mức độ trợ giúpcủaBHTNđể trangtrảicuộcsốngcủacông nhân
3.1.1. Mứcđộ trợ giúp của BHTNđối với cuộc sống người công nhân
Bảng 2.16. Mức độ trợ giúp của BHTN
Mức độ Tần số Tỷ lệ (%)
Đủ để trang trãi 58 29,0
Chỉ đủ trang trãi một phần 103 51,5
Không đủ trang trãi 39 19,5
43
Tổng 200 100,0
Công nhân đánh
giá BHTN
Sự trợ giúp của BHTN
Đủ để trang trãi
N (%)
Chỉ đủ trang trãi
một phần
N (%)
Không đủ
trang trãi
N (%)
Giúp đỡ rất nhiều
cho cuộc sống
41 (36,9) 52 (46,8) 18 (16,2)
Chưa giúp gì nhiều
cho cuộc sống
17 (19,1) 51 (57,3) 21 (23,6)
df = 1; p = 0,020
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Từ bảng 2.17 thể hiện trợ cấp thất nghiệp đối với người công nhân chỉ
đủ trang trải một phần chiếm 51,5% và đủ để trang trải chiếm tỷ lệ 29%, còn
19,5% người không đủ trang trải. Nghiên cứu cũng cho thấy các công nhân
đánh giá rằng BHTN giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống với sự trợ giúp của
BHTN đủ để trang trãi (36,9%) cao hơn mức các công nhân đánh giá BHTN
chưa giúp gì nhiều cho cuộc sống (19,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê vớ p < 0,05.
Như vậy chính sách BHTN đã phát huy được tính hiệu quả nhất định là
giúp đỡ đời sống người công nhân thất nghiệp mặc dù sự giúp đỡ này không
nhiều so với những khó khăn trong cuộc sống của họ, tùy theo mức hưởng trợ
cấp thất nghiệp mà người công nhân có những tính toán chi tiêu hợp lý đáng
chú ý là cũng có một bộ phận công nhân dù chỉ lãnh trợ cấp BHTN nhưng đối
44
với họ như vậy là đủ trang trãi cho cuộc sống, điều gợi lên những vấn đề cần
phải quan tâm cần hiểu sâu.
Trợ cấp BHTN đối với việc trang trãi cho nhu cầu hàng ngày
Bảng 2.17. Các chi phí trong đời sống công nhân
Các loại chi phí Tần số Tỷ lệ (%)
Chỉ đủ mua lương thực 99 37,6
Chỉ đủ mua vật dụng cá nhân 54 20,5
Chỉ đủ trả tiền thuê trọ điện nước 59 22,4
Chỉ đủ tiền tiêu vặt 51 19,4
Tổng 263 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Bảng 2.19 cho thấy số tiền trợ cấp thất nghiệp mà công nhân thất
nghiệp nhận chỉ được đủ mua lương thực có tỷ lệ 37,6%, chỉ đủ trả tiền thuê
trọ, điện, nước chiếm tỷ lệ 22,4%, ngoài ra đủ mua vật dụng cá nhân có tỷ lệ
20,5% cuối cùng là chỉ đủ tiền tiêu vặt 19,5%. Kết quả trên cho thấy số tiền
trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được phần đông người công nhân chi cho việc
mua lương thực nhằm đáp ứng cho việc ăn uống hàng ngày, bên cạnh đó đại
đa số người công nhân phải thuê trọ ở các khu dân cư gần nơi làm việc của
mình và gánh nặng tiền thuê luôn là nỗi lo của người công nhân nó cũng lấy
đi một phần của thu nhập của họ, còn các chi tiêu khác cho việc tiêu vặt và
mua vật dụng cá nhân cũng là để phục vụ cuộc sống thường ngày.
Bảng 2.18. Việc lựa chọn mua thực phẩm của công nhân
Loại thực phẩm Tần số Tỷ lệ (%)
Mua được thịt, thủy sản 69 34,5
Mua được trứng, sữa 71 35,5
Mua được rau, củ, quả 60 30,0
Tổng 200 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
45
Kết quả từ bảng 2.18 tỷ lệ giữa các loại thực phẩm người công nhân
mua được từ trợ cấp thất nghiệp không qua chênh lệch: mua được thịt, thủy
sản có tỷ lệ 34,5%, mua được trứng, sữa có mức 35,5%, và mua được rau, củ,
quả là 30%. Từ lâu chất lượng bữa ăn của người công nhân khá khiếm tốn,
chưa bảo đảm được lượng dinh dưỡng cần thiết, như các báo đài đã đưa tin về
bữa ăn của người công nhân,do kinh tế eo hẹp để tiết kiệm chi phí họ luôn
phải cân nhắc thật kĩ cho mỗi bữa ăn hàng ngày, thực đơn bữa ăn đạm bạc đa
phần là trứng, rau, củ và một ít thịt để lót dạ qua ngày, tình cảnh này không
chỉ diễn ra ở Bình Dương mà là tình cảnh chung của công nhân tại các khu
công nghiệp trên cả nước. Từ những bữa chợ nghèo nàn, đến bữa cơm sơ sài
cho bữa ăn gia đình đẩy người công nhân xuống mức tiệm cận cực khổ dù đã
nhận được sự hỗ trợ của của BHTN nhưng vẫn chưa đủ sức đỡ đần nhiều cho
cuộc sống công nhân.
Điểm qua khoản chi tiêu đã được liệt kê trong bảng...Đối với người
công nhân vẫn chú trọng chi tiêu cho việc mua lương thực, các khoản chi tiêu
khác có tỷ lệ không qua chênh lệch. Thực tế xã hội cho biết đời sống của
người công nhân từ trước đến nay vẫn luôn khó khăn, đặc biệt khó khăn hơn
đối với những người công nhân đã lập gia đình với những khoản chi tiêu
chiếm gần hết thu nhập, dù bây giờ chính sách BHTN đã bù đắp hỗ trợ phần
nào, trở thành một sự giúp đỡ đáng kể cho họ khi thất nghiệp tuy nhiên con số
ấy vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu đời sống con người.
3.1.2. Trợ cấp BHTN đối với việc khám chữa bệnh của công nhân
Về vấn đề sử dụng tiền trợ cấp để Khám chữa bênh cho bản thân người
công nhân thi qua bảng 2.19. phản ánh tiền trợ cấp đủ khám bệnh có tỷ lệ là
28,5% và chỉ đủ khám một phần tiền khám chữa bệnh ở mức 49% và không
đủ để khám chữa bệnh là 22,5%. Qua phân tích mối liên quan thấy được các
công nhân đánh giá BHTN giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống đủ lo cho viêc
khám chữa bệnh (36%) cao hơn các công nhân đánh giá BHTN chưa giúp
46
gì nhiều cho cuộc sống (19,1%) . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
< 0,05. Tại các khu công nghiệp công nhân thường lao động hàng giờ liên tục
trong nhà máy tiếp xúc với môi trường làm việc, vật liệu có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của mình, mặc dù đã có bảo hộ lao động nhưng không thể tránh
khỏi những nguy cơ bệnh tật đối với sức khỏe nếu làm việc trong thời gian
dài ,thêm vào đó điều kiện sinh hoạt ăn uống còn nhiều khó khăn của công
nhân dễ dẫn đến những căn bệnh cần phải đến bệnh viện điều trị không chỉ có
người công nhân có nhu cầu khám chữa bệnh mà còn những thành viên khác
trong gia đình họ cũng có nhu cầu, m, mặc dù đã bản thân đã nhận được
BHYT theo quy định của BHTN hoặc người thân đã có tham gia BHYT
nhưng với những chế độ ưu đãi của BHYT thì vẫn chưa đủ so với số tiền cần
để chữa bệnh, vì vậy với số tiền trợ cấp hiện có của phần lớn công nhân cũng
chỉ đủ một phần cho chi trả chữa bệnh là hiển nhiên
Bảng 2.19.Việc khám chữa bệnh của công nhân và người thân
Chi phí khám chữa bệnh Tần số Tỷ lệ (%)
Đủ để khám chữa bệnh 57 28,5
Chỉ đủ một phần tiền khám chữa bệnh 98 49,0
Không đủ để khám chữa bệnh 45 22,5
Tổng 200 100,0
Công nhân đánh giá
BHTN
Khám chữa bệnh
Đủ để khám
chữa bệnh
N (%)
Chỉ đủ một phần
tiền khám chữa bệnh
N (%)
Không đủ để
khám bệnh
N (%)
Giúp đỡ rất nhiều cho
cuộc sống
40 (36,0) 60 (54,1) 11 (9,9)
Chưa giúp gì nhiều
cho cuộc sống
17 (19,1) 38 (42,7) 34 (38,2)
df = 2; p = 0,000
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luậtLuận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
nataliej4
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOTLuận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
hanhha12
 
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOTLuận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (19)

Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
 
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
 
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luậtLuận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOTLuận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
 
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOTLuận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HOT
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
 

Similar to Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương

Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã HộiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàngĐề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
hieu anh
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
luanvantrust
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
PinkHandmade
 

Similar to Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương (20)

Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã HộiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàngĐề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách gi...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 

Recently uploaded (13)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 

Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN VÂN VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN VÂN VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2016 Ngành: Xã hội học Mã số: 8.31.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Văn Vân, học viên cao học Khoa xã hội học đợt 1/2016 tại Học Viện Khoa học Xã hội. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009 - 2016” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Kết quả nghiên cứu là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra. Học viên Lê Văn Vân
  • 4. LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong 2 năm học vừa qua; Quý thầy cô giảng dạy trong khoa Xã hội học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại học viện; Quý thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trịnh Duy Luân, thầy đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thiện luận văn. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm tỉnh Bỉnh Dương và các cộng nhân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài.. Vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiêm còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để hoàn chỉnh quyển luận văn./. Tác giả Lê Văn Vân
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................................................................................15 1. Cơ sở lý luận .........................................................................................15 2. Lý thuyết áp dụng..................................................................................16 3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................18 Chương 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH DƯƠNG...................................................................................................22 2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của những công nhân tại khu công nghiệp Bình Dương thuộc mẫu nghiên cứu ............................................................22 2.2. Một số đặc điểm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của công nhân............25 2.3. Công tác triển khai bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân.......................28 Chương 3: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG 42 3.1. Mức độ trợ giúp củabảo hiểm thất nghiệp đểtrangtrải cuộcsốngcủacông nhân..........................................................................................................42 3.2. Công tác thực hiên giải quyết bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2016..........................................................................................................52 3.3. Đánh giá của người công nhân về Bảo hiểm thất nghiệp ......................55 KẾT LUẬN..............................................................................................57 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHYT: Bảo hiểm y tế GTVL: Giới thiệu việc làm NLĐ: Người lao động TTDVVL: Trung tâm dịch vụ việc làm
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................... 22 Bảng 2.2. Thời gian tham gia.................................................................... 25 Bảng 2.3. Cảm nhận của công nhân........................................................... 26 Bảng 2.4. Các hỗ trợ mà công nhân quan tâm ........................................... 27 Bảng 2.5. Số lần và số tiền hưởng trợ cấp.................................................. 28 Bảng 2.6. Thời gian nhận trợ cấp .............................................................. 28 Bảng 2.7. Cấp thẻ BHYT cho công nhân................................................... 29 Bảng 2.8. Tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân.................................. 30 Bảng 2.9. Các lý do công nhân đưa ra ....................................................... 31 Bảng 2.10. Các kênh tìm việc ................................................................... 32 Bảng 2.11. Công nhân liên hệ để học nghề ................................................ 33 Bảng 2.12. Cảm nhận của công nhân về kinh phí ....................................... 33 Bảng 2.13. Các lý do mức kinh phí không hợp lý....................................... 34 Bảng 2.14. Sự tự tin của công nhân sau khi được đào tạo nghề................... 35 Bảng 2.15. Các lý do của công nhân đưa ra ............................................... 36 Bảng 2.16. Mức độ trợ giúp của BHTN..................................................... 42 Bảng 2.17. Các chi phí trong đời sống công nhân....................................... 44 Bảng 2.18. Việc lựa chọn mua thực phẩm của công nhân........................... 44 Bảng 2.19. Việc khám chữa bệnh của công nhân và người thân.................. 46 Bảng 2.20. Nhu cầu vui chơi, giải trí của công nhân.................................. 47 Bảng 2.21. Chăm lo con con cái................................................................ 48 Bảng 2.22. Việc chăm lo cho cha mẹ......................................................... 50 Bảng 2.23. Tâm lý của người công nhân khi nhận trợ cấp .......................... 51 Bảng 2.24. Công tác giải quyết BHTN qua từng năm................................. 52 Bảng 2.25. Đánh giá của công nhân .......................................................... 55
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội thường thấy ở các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường thì việc thất nhiệp có thể nhìn thấy rõ rệt trong thị trường lao động sôi nổi. Hiện tượng thất nghiệp dưới gốc độ xã hội là một hiện tượng tiêu cực . Đối với người lao động việc thất nghiệp dẫn đến mất thu nhập không đảm bảo được cuộc sống, dễ tha hóa sa ngã vào những việc phạm pháp, đối với xã hội thì đưa đến hiện tượng không tận dụng được nguồn lao động khó tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mong muốn. Trước tình hình đó Ngày 1/1/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động tất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại bảo hiểm này thật sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nổ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung. BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới dẫn đến tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao. Thực tế cho thấy BHTN đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác động tích cực về mặt đời sống kinh tế xã hội. BHTN cũng là một trong những trụ cột trong chính sách bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội luôn nhận được sự quan tâm của người lao động và chính phủ coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước. Theo Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cho biết, sau hơn 8 năm thực hiện chính sách BHTN, số người tham gia và số người được thụ hưởng ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 10-2017, cả nước có hơn 11,2 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bằng 85,6% so với số người
  • 9. 2 tham gia BHXH, trong đó có 3.472.378 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, 114.956 người được hỗ trợ học nghề và khoảng 3.700.000 người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập và khó khăn trong quá trình thực hiện BHTN như: mức hỗ trợ học nghề còn thấp khiến khó thu hút đối tượng tham gia; đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) chưa chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với chế độ này. Từ thực trạng trêncho thấy việc nghiên cứu tác động của BHXH đến đời sống người lao động là rất cần thiết nhằm có cách nhìn tổng quan về hiệu quả của BHXH. Do đó tôi chọn đề tài “ Vai trò của bảohiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009-2016”để làm luận văn Cao học. Kết quả của cuộc nghiên cứu này sẽ là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách để có thể đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng của BHXH. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam Nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về BHTN của các tác giả ở Việt Nam. Dưới đây tôi xin trình bày một số công trình nghiên cứu mà tôi có thể tiếp cận được. Bài nghiên cứu “Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thị Hồng đã đưa chỉ ra rằng trước tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tác động đến Việt Nam dẫn đến tình hình thất nghiệp gia tăng ở tỉnh Quảng Ninh.Mặc dù chính sách BHTN đã có những hổ trợ đáng kể cho người bị thất nghiệp
  • 10. 3 song trong thực tế có một số nội dung của chính sách chưa đạt hiểu quả. Có những khó khăn trong việc người lao động nhận hỗ trợ từ nhà nước, người lao động cũng ít quan tâm đến nội dung bảo hiểm vì những lý do khách quan và chủ quan... Vì vậy hiệu quả của BHTN chưa đạt hiệu quả cao.[6] Bài viết khoa học “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm thất nghiệp và những gợiý cho Việt Nam” của Phạm Thái Hà đã đưa các mô hình thực hiện BHTN của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đan Mạch từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng BHTN ở Việt Nam: “Thứ nhất, đối tượng áp dụng BHTN, ở hầu hết các nước là những người làm công ăn lương. Sau đó khi có điều kiện, sẽ mở rộng đối tượng ra các nhóm lao động khác như nông, lâm, ngư nghiệp… Hình thức BHTN chủ yếu là bắt buộc. [4] Thứ hai, tuy có khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung giống nhau phải kể đến là chính sách BHTN của các nước đều quy định rất chặt chẽ và cụ thể về mức đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động, người sử dụng lao động, mức hỗ trợ chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng, và thời gian hưởng trợ cấp BHTN,… Thứ ba, chính sách BHTN phải gắp chặt chẽ với chính sách thị trường lao động như các chương trình việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm giúp người thất nghiệp sớm có cơ hội tìm việc làm mới.“ Ngoài công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Nguyễn Huy Ban: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp (TCTN) ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu đã đưa ra và phân tích các nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Đồng thời tác giả cũng đề cập tới các hình thức TCTN ở Việt Nam.[1]
  • 11. 4 Chuyên đề luận án của tác giả Nguyễn Quang Vinh về “Các mô hình và kinh nghiệm thực hiện BHTN trên thế giới đã đưa ra các mô hình BHTN trên thế giới, đặc biệt là nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực hiện BHTN của các nước từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam. [13] Công trình nghiên cứu:“Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giải Lê Minh Lý. Chủ yếu tập trung phân tích thực trạng quỹ và các giải pháp chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn Bình Dương [8] Bài nghiên cứu “Chếđộ bảo hiểm ở Trung Quốc từ năm 1992 đến nay” của tác giả Nguyễn Mai Phương đã đưa ra kết luận:Giống như Trung Quốc, hiện nay, tình trạng thất nghiệp ở nước ta cũng đang là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng và bức xúc. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Việc ra đời bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2009 tới sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc, đồng thời còn giảm gánh nặng cho quỹ Nhà nước và doanh nghiệp. [9] Một bài viết khác “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Ngọc Thanh đã chỉ ra một số nguyên nhân gây trở ngại trong việc thực hiện BHTN như: “Có không ít người hiểu không đúng bản chất của chế độ BHTN, họ coi tiền đóng BHTN là thứ "của để dành", mình và người sử dụng lao động đóng được bao nhiêu thì phải tìm cách hưởng cả bấy nhiêu, hưởng cho bằng hết mới thỏa lòng. Trên thực tế không phải như thế, có người đóng lâu dài nhưng rất ít khi hưởng, thậm chí có người đóng suốt cả một đời làm việc mà không khi nào hưởng trợ cấp (đó
  • 12. 5 là một số lao động trong doanh nghiệp nhà nước); ngược lại có những người thời gian tham gia BHTN chưa dài lắm nhưng đã hưởng trợ cấp một số lần. Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì BHTN vẫn chứa đựng đầy đủ nguyên tắc vừa chia sẻ giữa những người lao động (tương tự như chế độ ốm đau, người ta vẫn đóng góp nhưng không ai mong muốn ốm nặng, ốm dài ngày để tận hưởng chế độ này), vừa theo nguyên tắc đóng-hưởng, nếu "cực chẳng đả, vạn bất đắc dĩ" mà thực sự là thất nghiệp mới phải đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp (cũng như vạn bất đắc dĩ mà ốm đau, bệnh tật thì mới hưởng chế độ bảo hiểm đau ốm)....”. Qua đó tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp như sau: “Vấn đề lớn nhất, bao trùm nhất là trong các trường hợp mất việc làm và chấm dứt hợp đồng lao động (quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).Cần được xác định cụ thể, rõ ràng trường hợp nào đích thực là thất nghiệp (thời gian làm thủ tục chuyển đổi nơi làm việc có phải là thất nghiệp không. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau để cùng có lợi, kẻ không phải nộp một thời gian, người được hưởng trợ cấp một thời gian rồi lại trở lại làm việc, thời gian "không nộp, được hưởng" có phải là thất nghiệp không; Có phải tất cả các trường hợp bị sa thải đều là thất nghiệp không, trường hợp nào thì thực hiện theo chế độ của bộ luật Lao Động, trường hợp nào thì theo chế độ BHTN; doanh nghiệp bị phá sản thì những ai là người thất nghiệp được trợ cấp thất nghiệp, những ai được thực hiện chế độ theo Luật phá sản; Doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng sản xuất thì giải quyết chế độ cho người lao động theo chế độ ngừng việc, chế độ giải thể doanh nghiệp hay tất cả đều cho vào BHTN...). Nếu không hướng dẫn để xác định đúng đắn người thất nghiệp thì quỹ BHTN sẽ còn tiếp tục chi hộ cho khá nhiều chế độ khác mà lẽ ra các nguồn khác phải chi và nguy cơ hụt quỹ sẽ đến sớm ....”[11] Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sáchBHTN nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung làm Chủ
  • 13. 6 nhiệm đã phân tích quy trình thực hiện BHTN phải được mở rộng từng bước để tránh tăng đột ngột các chi phí và gây ra khó khăn đối với các chủ Doanh nghiệp trong việc tham gia đóng phí BHTN, ảnh hưởng tiêu cực đến duy trì việc làm cho NLĐ của Doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách BHTN thường được áp dụng khi hệ thống BHXH đã phát triển và khi điều kiện kinh tế, trình độ QLNN về thất nghiệp cho phép. Cũng vì vậy mà Chính phủ các nước thường thực hiện chính sách BHTN từng bước theo khả năng quản lý của Chính phủ và khả năng về nguồn tài chính cho thực hiện chính sách này ...” [12] 2.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài Bìa nghiên cứu báo cáo “Unemployment Insurance Benefits and Family Income of the Unemployed” của Douglas W.Elmendorf đã đưa ra nhận định “Tổng số tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (UI) của Hoa Kỳ tăng tự động trong các giai đoạn suy thoái. Sự gia tăng lợi ích giao diện người dùng trong thời kỳ suy thoái kinh tế vĩ mô khiến cho nền kinh tế vĩ mô giảm sâu hơn bằng cách giúp các công nhân thất nghiệp duy trì một phần sức mua của họ. Nghĩa là, bằng cách bù đắp một phần số tiền thất nghiệp cho thu nhập bị mất, trợ cấp UI giúp phá vỡ chu kỳ tiêu cực của tình trạng thất nghiệp gia tăng dẫn đến giảm tiêu thụ, dẫn đến giảm thêm hoạt động kinh tế.v.v.v...” [18] Một nghiên cứu khác “The Role of Unemployment Insurance as an automatic stabilizer during a recession” của tác giả Dr. Wayne Vroman cũng đưa ra nhận định: “ Khi cuộc khủng hoảng của cuộc Đại suy thoái nhường chỗ cho sự phục hồi kinh tế, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp liên bang (UI) đã giúp duy trì đất nước trong thời kỳ thất nghiệp tiếp tục chức năng thiết yếu của nó trong nền kinh tế Mỹ. Chương trình tạo ra các tiêu đề trong mỗi đợt liên tiếp của phần mở rộng bồi thường thất nghiệp bất thường tiếp tục công việc cơ bản của nó trong việc cung cấp thay thế thu nhập cho công nhân bị sa thải khỏi công việc. Giai đoạn hiện tại, khi nhu cầu về hệ thống tương đối
  • 14. 7 thấp, chính xác là lúc để có những cuộc hội thoại lý luận về cải cách nó - trước giai đoạn căng thẳng cao tiếp theo được sử dụng rộng rãi và bền vững.v.v.v...” [16] Trong bài nghiên cứu “The current state of Unemployment Insurance : Challenges anh Prospects” của Ellion Schreur và Benjamin W.Veghte đã đưa ra quan điểm: “Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã là một trụ cột của an ninh kinh tế cho các gia đình làm việc cho 80 năm. Nó đã thay đổi phong cách trong các môhình công việc và trong thành phần của lực lượng lao động mà các nhà thiết kế của chương trình không thể lường trước được. Mặc dù thiết kế của nó đã bị căng thẳng bởi những thay đổi sâu sắc về nhân khẩu học, nền kinh tế, thị trường lao động, nhu cầu ngân sách và cạnh tranh mà các nhà hoạch định chính sách nhà nước phải đối mặt, và theo chiều sâu và thời gian của cuộc Đại suy thoái, không thể thiếu của nó đối với nền kinh tế Mỹ. . Các nhà hoạch định chính sách ngày nay đang phải đối mặt với thách thức của việc tìm kiếm những cách sáng tạo để hiện đại hóa và tái tạo lại hệ thống.v.v.v...” [15] Bài nghiên cứu “Unemployment Insurance: Problems and Prospects” của Wayne Vroman cũng đưa ra quan điêm: “Chương trình bảo hiểm thất nghiệp (UI) cung cấp phúc lợi hàng tuần cho những công nhân đủ tiêu chuẩn bị mất việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Số tiền trợ cấp đó một phần dựa trên thu nhập trước đây của công nhân. Thành phần của gia đình người lao động và thu nhập của cả gia đình nói chung không được tính đến. Không bao giờ, toàn bộ gia đình của người lao động có thể bị ảnh hưởng cả bởi chính tả của chính bản thân việc làm và bởi sự hỗ trợ mà quyền lợi UI mang lại,v.v…” [17] Trong bài kỷ yếu hội thảo khoa học “Unemployment insurance, income security measures and active labour market policies in ASEAN”của
  • 15. 8 Dự án ILO / Nhật Bản Thúc đẩy và Xây dựng Bảo hiểm thất nghiệp vàDịch vụ việc làm trong khu vực ASEAN cho Châu Á và Thái Bình Dương đã nêu lên nhận định: “Trong năm 2011, ba năm sau khi cuộc Đại suy thoái bắt đầu, các chương trình bảo hiểm thất nghiệp (UI) của tiểu bang đang ở vị trí tài chính tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập theo Đạo luật An sinh Xã hội năm 1935. Trong khi lợi ích từ chương trình UI đã giúp ổn định thu nhập cho hàng triệu gia đình và cung cấp một sự thúc đẩy cho nhu cầu tổng hợp của nền kinh tế, dự trữ quỹ ủy thác giao dịch người dùng ròng đã giảm mạnh. Các vấn đề tài chính hiện tại xảy ra do dự trữ thấp trước thời kỳ suy thoái lớn; tình trạng thất nghiệp sâu và kéo dài tiếp tục làm giảm doanh thu và tăng chi tiêu. Trong 16 tiểu bang đánh giá cơ sở tiền lương chịu thuế của họ để theo kịp với mức tăng trưởng tiền lương trung bình, dự trữ UI thích hợp hơn và hầu hết các tiểu bang như vậy đã tránh được sự cần thiết phải vay từ chính phủ liên bang. Cơ sở tiền lương chịu thuế liên bang được sử dụng để thu thuế giao dịch liên bang vẫn ở mức 7.000 đô la kể từ năm 1983. (Ngược lại, cơ sở thuế OASDI An Sinh Xã Hội là $ 106,800 và được lập chỉ mục để tăng trưởng với mức lương trung bình.) Tóm tắt này thảo luận về nguyên nhân của tỷ lệ và quy mô chưa từng thấy các khoản vay bằng các chương trình UI của tiểu bang trong và sau cuộc Đại suy thoái và xem xét các đề xuất lập pháp hiện hành để cải thiện khả năng thanh toán của các chương trình UI này, v.v…” Hầu hết các nước ASEAN đều có chương trình trả lương bắt buộc, mặc dù một số quốc gia cũng đã bắt đầu các chương trình bảo hiểm thất nghiệp như một biện pháp bổ sung để bảo vệ những người bị mất việc làm. Thanh toán tiền lương mang lại lợi ích xã hội theo nghĩa là nó tạo ra quan hệ công nghiệp ổn định, giảm tình trạng bất ổn xã hội và thúc đẩy các kỹ năng cụ thể theo ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng người sử dụng lao động chịu chi phí trả tiền thôi việc thường là những người sử dụng lao động đang trong
  • 16. 9 tình trạng tài chính khó khăn. Do đó, rất khó cho chính phủ thực thi và giám sát thanh toán thôi việc cho người sử dụng lao động sa thải công nhân do phá sản. Những người lao động chưa được tổ chức, tức là lao động trẻ và công nhân kinh tế phi chính thức, ít có khả năng nhận trợ cấp thôi việc. Các chương trình thanh toán tiền lãi cũng có nhược điểm cản trở việc điều chỉnh cơ cấu trong doanh nghiệp do chi phí đóng các đơn vị sự nghiệp để mở các đơn vị mới với công nhân mới. Giao diện người dùng do đó là một cách để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc trả lương thôi việc. Chi phí được chia sẻ bởi nhà tuyển dụng và người lao động thay vì chỉ sử dụng lao động. Ở các quốc gia nơi giao diện người dùng đã dần dần thay thế các hệ thống thanh toán bị gián đoạn, tỷ lệ không tuân thủ và ngăn chặn sa thải có xu hướng giảm. Tuy nhiên, một số nhóm công nhân không muốn tham gia vào giao diện người dùng vì họ coi đó là một hình thức thuế mới. Một số công nhân có xu hướng cảm thấy rằng việc bãi bỏ khoản thôi việc bắt buộc phải trả để đổi lấy việc giới thiệu UI sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh công việc của họ. Thanh toán trợ cấp thôi việc có thể làm giảm nguy cơ người lao động gặp phải thất nghiệp, nhưng nó không bảo vệ trong thời gian thất nghiệp. Mặt khác, UI không làm giảm nguy cơ người lao động phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, nhưng sẽ bảo vệ người lao động khỏi hậu quả của việc mất việc làm. Từ nghiên cứu, người nói muốn đề xuất các quốc gia không có giao diện người dùng để giảm mức độ thanh toán thôi việc và giới thiệu giao diện người dùng thay thế. Để đảm bảo tính bền vững về tài chính, chúng tôi đề nghị quản trị quỹ UI độc lập với các chương trình hỗ trợ việc làm hoặc an sinh xã hội khác. Cuối cùng, cần có một chương trình riêng biệt cho những người lao động kinh tế phi chính thức có mức lương thường không đều và thấp và thường không có mối quan hệ hợp đồng với người sử dụng lao động. Đối với những người lao động, các chính sách thị trường lao động thay thế và thích nghi thay thế và an ninh thu nhập cần được xác định ...” [14]
  • 17. 10 Qua phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bảo hiểm thất nghiệp, các tác giả đều tập trung nghiên cứu vào các tác động của BHTN tới đời sống của người lao động nói chung và những bất cập gặp phải trong quá trình thực hành BHTN. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều ngành khoa học như: Quản trị, Chính sách công, Kinh tế v.v.... Nhưng những nghiên cứu ở lĩnh vực Xã hội học về vấn đề này còn rất ít. Trước thực tiễn hiện nay còn nhiều bất cập trong vấn đề thực hiện BHTN và cần có những nghiên cứu về kết quả tác động của BHTH dưới góc độ Xã hội học. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 . Mục tiêu chung Chỉ ra vai trò của chính sách BHTN và quá trình thực hiện BHTN đối với đời sống của công nhân các KCN ở tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp chsố khuyến nghị đối với chính sách bảo BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp và chính sách BHTN. - Phân tích thực trạng thất nghiệp và tình hình thực thi chính sách BHTN tại tỉnh Bình Dương. - Ảnh hưởng của BHTN đến đời sống vật chất của người lao động trong thời gian thất nghiệp tìm kiếm việc làm mới. - Đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện chính sách BHTN của tỉnh Bình Dương 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích được đề ra trong đề tài nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:
  • 18. 11 - Tìm hiểu tổng quan về vấn đề BHTN hiện nay. - Xây dựng cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu vần đề. - Thu thập thông tin số liệu sơ cấp qua bảng hỏi - Xử lý các thông tin số liệu thu thập bằng phương pháp định lượng. - Phân tích số liệu và chỉ ra vai trò của BHTN đối với đời sống vật chất của công nhân ở KCN tỉnh Bình Dương. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài làvai trò của bảo hiểm thất nghiệp đến đời sống của công nhân các khu công nghiệp ở Bình Dương. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là công nhân đang thụ hưởng bảo hiêm thất nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương . 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi địa bàn nghiên cứu: tỉnh Bình Dương ( Tx Thuận An và Tx Dĩ An) Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2017 – 2018.( khảo sát từ năm 2009 đến 2016) 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình công nhân được hưởng BHTN hiện nay như thế nào? - Ý kiến của người công nhân đã được thụ hưởng BHTN là gì? - Vài trò của BHTN đối với đời sống vật chất của người công nhân ra sao? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: BHTN chưa hỗ trợ nhiều cho cuộc sống của người công nhân.
  • 19. 12 Giả thuyết 2: Tỷ lệ người công nhân được thụ hưởng BHTN đánh giá BHTN chưa giúp gì được nhiều cho cuộc sống của họ ở mức cao. 5.3. Phương pháp nghiên cứu 5.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp được áp dụng để phân tích các tài liệu liên quan đến chính sách BHTN. 5.3.2. Cở mẫu Trong đề tài cỡ mẫu định lượng là 200 trường hợp 5.3.3. Phương pháp chọn mẫu - Mẫu định lượng: Đối với người công nhân sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với hai khách thể một là các công nhân thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Bình Dương. 5.3.4. Phương pháp thu thập thông tin - Mẫu định lượng: dùng bộ câu hỏi tự điền, người thực hiện đề tài phát bộ câu hỏi và công nhân tự trả lời bộ câu hỏi theo hướng dẫn Về bảng câu hổi gồm 35 câu được thiết kế theo bảng dễ đọc dể hiểu sắp xếp theo thứ tự bằng các câu hỏi đóng và được chuẩn hóa bao gồm các nội dung là: - Thông tin chung của người công nhân (10 câu hỏi) - Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp (25 câu hỏi) Mẫu định tính: thực hiện phỏng vấn sâu với các gợi ý về nội dung cần tìm hiểu nhằm đi sâu nghiên cứu vấn đề, lý giải được các chỉ báo định lượng. - Đối với người công nhân: phỏng vấn sâu tập trung vào cảm nhận, đánh giá về sự hỗ trợ của BHTN đối với sinh hoạt đời sống trong thời gian thất nghiệp. - Đối với cán bộ quản lý BHTN: phỏng vấn sâu tập trung vào những khó khăn và thuận lợi khi giải quyết BHTN cho người công nhân.
  • 20. 13 5.4. Cơ sở dữ liệu: - Trong qua trình tiến hành nghiên cứu cơ sở dữ liệu thực hiện trên việc phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp - Dữ liệu sơ cấp: phân tích từ bảng câu hỏi tự điền và bảng câu hỏi phỏng vấn sâu thu được từ đối tượng nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: tổng quan phân tích các tài liệu, bài viết, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài BHTN 5.5. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu dịnh lượng: mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, bằng các phép toán thống kê: tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm định Chi – Square. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài được nghiên cứu bằng cách áp dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của xã hội học vào vấn đề vai trò của BHTN đối với đời sống công nhân. Các kết quả thu được khi kết thúc nghiên cứu sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo về Xã hội học về chính sách xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu vấn đề bảo hiểm thất nghiệp đối với người công nhân là đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Các kết quả tìm thấy trong đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra được vai trò của BHTN và những hạn chế của nó hiện nay đối với người công nhân thụ hưởng .Từ đó đưa ra các khuyến nghị thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Khuyến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài. Chương 2. Thực trạng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương
  • 21. 14 Chương 3. Bảo hiểm thất nghiệp trong đời sống của công nhân ở các khu công nghiệp Bình Dương 8. Khung phân tích 1.Trợ cấp thất nghiệp bảo hiểm y tế 2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 3. Hỗ trợ học nghề ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN Đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Chăm lo cho Cha mẹ, con cái Nhu cầu giả trí, sinh hoạt văn hóa Tâm lý BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Luật việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/ NĐ–CP)
  • 22. 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm thất nghiệp: Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm 1.2 Nguyên nhân thất nghiệp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp sau: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi - Sự gia tăng dân số, tăng nguồn cung lao động cùng với quá trình quốc tế hóa và hội nhập cũng khiến nguy cơ thất nghiệp cao hơn. - Nguyên nhân từ người lao động - Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề - Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế - Do các yếu tố thị trường - Một số nguyên nhân khác 1.3 Bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ theo Luật Việc Làm năm 2015 và Nghị định số 28/2015/ NĐ – CP thì các chế độ hỗ trợ của BHTN bao gồm: 1.Trợ cấp thất nghiệp , Bảo hiểm y tế 2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 3. Hỗ trợ học nghề
  • 23. 16 2. Lý thuyết áp dụng 2.1. Sử dụngcách tiếp cận vai trò của An sinh xã hội * Đối với xã hội Thứ nhất: Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình ASXH. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển. ASXH cònlà một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển và hội nhập. Thứ hai: Bảo đảm ASXH là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua việc áp dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, đoàn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển của một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính là sự thể hiện mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người. Thứ ba: Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc "điều hoà”các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội.
  • 24. 17 Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép các Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Một hệ thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân phối của xã hội, giải phóng các nguồn lực trong dân cư. * Đối với các gia đình Nếu một hệ thống ASXH được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai. Trong vai trò này, hệ thống ASXH cơ bản là khắc phục các rủi ro trong tương lai, cho phép các gia đình tiếp cận đến được các cơ hội để phát triển. Hệ thống ASXH còn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý được rủi ro. Thông qua các chương trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình đương đầu được với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa chọn sinh kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống [3] 2.2. Lý thuyết hành động xã hội Dựa vào động cơ (cái thúc đẩy có ý thức) của hành động xã hội , Max Weber đã phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội: a. Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc về hoàn cảnh, tính toán định hướng vào điều kiện để xác định sự hợp lý về mục đích hành động và lựa chọn công cụ, phương tiện để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hành động này nổi trội lên vai trò của ý chí chủ quan của chủ thể hành động
  • 25. 18 b. Hành động duy lý – giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loài hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý. Ở đây nó nổi trội lên vài trò của yếu tố khách quan bắt buộc chủ thể phải cân nhắc, cẩn trọng để lựa chọn những gì mà nó cho là có nghĩa, có giá trị (đã được hình thành trong đời sống xã hội) và nó đòi hỏi được chủ thể thực hiện bằng niềm tin, nghĩa vụ với các giá trị này. c. Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Nó không cần đạt mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ngay ở trong tính xác định của chính đặc tính của hành vi. d. Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Hành động này dựa trên cơ sở bắt chước mô hình hành vi truyền thống nào đó đã được củng cố và khẳng định, chấp nhận, nó được thực hiện trên cơ sở phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong khuôn khổ tâm thế đã từng được thiết lập. [7] Vận dụng cách tiếp cận Vai trò của an sinh xã hội vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ tác động của BHTN đối với đời sống của người công nhân trong thời gian thất nghiệp. Bên cạnh đó vận dụng lý thuyết Hành động xã hội để phân tich các cách sử dụng nguồn hỗ trợ thất nghiệp của công nhân để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. 3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 3.1. Vị trí địa lý Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tên gọi cũ là Sông Bé nay được tách ra hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. với diện tích 2694,4 km2.
  • 26. 19 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố là Thủ Dầu Một, 4 thị xã là : Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên và 4 huyện : Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo.. Theo thống kê của chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Dương năm 2016 toàn dân số toàn tỉnh là 1.995.817 người với 15 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn, mật độ dân số 741 người/km². 3.2. Tình hình kinh tê – xã hội Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017 của UBND tỉnh kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 9,15%, GRDP bình quân đầu người đạt 115,9 triệu đồng, Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 10,98%, trong đó 23/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ và có 11 nhóm tăng trên 10%. Trong năm 2017, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cáchhành chính của địa phương tiếp tục được cải thiện; thường xuyên tổ chức hội nghị gặp gỡ hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, số vốn đầu tư trong nước tăng cao so với năm 2016, vốn đầu tư nước ngoài vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,514 tỷ đô la Mỹ, vượt gần 80% kế hoạch năm; thu hút đầu tư trong nước đạt 42.379 tỷ đồng. [2] Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển mạnh do doanh nghiệp, nhà đầu tư tận dụng các cơ hội, khai thác tốt các thị trường và tác động tích
  • 27. 20 cực từ các hiệp định, cam kết trong thương mại Việt Nam đã tham gia ký kết. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 28,533 tỷ đô la Mỹ, nhập khẩu ước đạt 23,819 tỷ đô la Mỹ, duy trì thặng dư thương mại trên 4,7 tỷ đô la Mỹ… Trong 29 chỉ tiêu chủ yếu có 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 18 chỉ tiêu đạt kế hoạch và 1 chỉ tiêu tuy chưa đạt nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2016. Tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 81.264 tỷ đồng, tăng 11,6%. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm và đào tạo nghề của tỉnh trong năm 2017 đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội và thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống các tệ nạn xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Ngành giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; chú trọng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là giáo dục mầm non ở những vùng có nhiều khu, cụm công nghiệp. Về văn hóa, thể thao và du lịch, tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và các sự kiện chính trị của địa phương, trọng tâm là kỷ niệm Bình Dương 20 năm phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng
  • 28. 21 phí, nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bản đồ tỉnh Bình Dương Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương
  • 29. 22 Chương 2 THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH DƯƠNG Nói tới thất nghiệp là nói tới tình trạng không có việc làm của những người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu làm việc nhưng lại không được đáp ứng nhu cầu đó. Có thể nói, tình trạng như vậy (thất nghiệp nói chung) đã có từ rất lâu, phổ biến ở mọi nơi trên thế giới nói chung, xong việc mà người dân Việt Nam được biết tới bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có cách đây một vài năm mà thôi, và vì thế chính sách bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là mới trong hệ thống các chính sách của nước ta hiện nay. Dân số toàn tỉnh Bình Dương năm 2015 là 1.918.558 người trong đó có 1.572.223 người trong độ tuổi lao động, số cơ quan, đơn vị, DN sử dụng lao độnglà 13.531 đơn vị với tổng số 992.365 lao động. Theo số liệu thống kê đến tháng 9-2016, tổngsố cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh đã tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (BHTN) là 7.700 đơn vị có 825.685 người tham gia BHTN. 2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhữngcông nhân tại khu công nghiệp Bình Dương thuộc mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu này mẫu nghiên cứu gồm 200 người công nhân đang thụ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bảng 2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 116 58,0 Nữ 84 42,0 Dân tộc Kinh 151 75,5 Hoa 17 8,5
  • 30. 23 Khmer 21 10,5 Khác 11 5,5 Trình độ chuyên môn Lao động phổ thông 108 54,0 Sơ cấp nghề 19 9,5 Trung cấp nghề 21 10,5 Cao đẳng 22 11,0 Đại học 30 15,0 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 101 50,5 Chưa kêt hôn 83 41,5 Ly thân 14 7,0 Sống chung không kết hôn 2 1,0 Hoàn cảnh cư trú Ở nhà thuê - trọ 112 56,0 Sống với gia đình 75 37,5 Ở nhà bà con họ hàng 13 6,5 Công ty đã từng làm việc Chế biến thực phẩm 53 26,5 Sản xuất vật liệu 23 11,5 Sản xuất thiết bị, linh kiện 36 18,0 May mặc,giày da 54 27,0 Hóa dược, mỹ phẩm 17 8,5 Khác 17 8,5 Lý do mất việc Thu nhập không cao 84 42,0 Hết hạn hợp đồng 76 38,0 Công việc không phù hợp với trình độ 25 12,5 Lý do khác 15 7,5 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 31. 24 Trong tổng số 200 người đang thụ hưởng BHTN tham gia nghiên cứu tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không quá cao với 58% là nam, 42% là nữ. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 75,6%, kế đến là Khmer 10,5%, Hoa là 8,5% và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 5,5%. Với trình độ phần lớn là lao động phổ thông 54%, trình độ Cao đẳng là 11% và Đại học 15%. Số người đã kết hôn là 50,5% và chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 41,5%. Hoàn cảnh cư trú của những người tham gia nghiên cứu chủ yếu là ở nhà thuê – trọ ở mức 56%, ở với gia đình là 37,5%. Về nơi đã từng làm việc của họ tập trung nhiều ở các công ty chế biến thực phẩm 26,5%, công ty may mặc, giày da 27% và sản xuất thiết bị, linh kiện ở mức 18%. Cùng với lý do mất việc là Thu nhập không cao chiếm tỷ lệ 42%, hết hạn hợp đồng 38% và công việc không phù hợp với trình độ là 12,5%. Số liệu cho thấy hiện nay chất lượng nhân công hiện nay ở các khu công nghiệp tại Bình Dương chưa cao chủ yếu là lao động phổ thông tập trung nhiều vào ngành sản xuất may mặc – giày da, chế biến thực phẩm. Một phần nguyên do này là do đa số các công ty sản xuất này đều yêu cầu tuyển chọn công nhân có trình độ từ trung học cơ sở, trung học phổ thông ở số lượng lớn, nhưng thực tế trong số họ còn chưa hoàn thành một bậc học nào tuy nhiên trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ, nhiều lao động trình độ thấp cũng đứng trước nguy cơ dư thừa do xu thế robot hóa. Do trình độ thấp dẫn đến năng suất lao động không cao, các công việc đòi hỏi công việc có kỹ thuật cao hơn thì người công nhân không đáp ứng được dẫn đến nghỉ việc hoặc đồng lương người công nhân hưởng được cũng bèo bọt, đời sống khó khăn. Hiện nay tình trạng chưa kết hôn ở đối với người công nhân ở các khu công nghiệp ngày càng cao do áp lực công việc sản xuất, tăng ca kiếm tiền cho nên người công nhân không còn thời gian để tìm hiểu các mối quan hệ để tiến tới hôn nhân, dành cho gia đình dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Phần lớn công nhân đều là xuất phát từ các địa phương khác đổ về
  • 32. 25 Bình Dương để tìm việc làm do đó nhu cầu thuê nhà thuê trọ của người công nhân ở mức cao là việc phổ biến. 2.2.Một số đặc điểm tham gia BHTN của công nhân 2.2.1 Thời gian tham gia BHTN của công nhân Bảng 2.2. Thời gian tham gia Số năm Tần số Tỷ lệ (%) Mới 1 năm 29 14,5 Từ 2 đến 4 năm 74 37,0 Từ 4 đến 6 năm 42 21,0 Trên 6 năm 55 27,5 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Bảng 2.4 cho biết tỷ lệ người công nhân tham gia số người công nhân tham gia BHTN mới được 1 năm có tỷ lệ là 14,5%, tham gia từ 2 đến 4 năm có mức 37%, tham gia từ 4 đến 6 năm có 21% cuối cùng là tham gia từ 6 năm trở lên có tỷ lệ là 27,5%.. Những con số trên biểu hiện từ khi quy định nhà nước về BHTN ra đời đến nay đã được triển khai tốt, tỷ lệ người tham gia BHTN khá cao, điểm hình trong giai đoạn mới ban hành từ năm 2008 thì chỉ có 27,5% người công nhân tham gia vì do mới ban hành cho nên người lao động nói chung chưa nắm rõ hết hoặc chưa được thực hiện đầy đủ ở các cơ sở sử dụng lao động, tuy nhiên càng về sao tỷ lệ người tham gia BHTN càng tăng do sự triển khai rộng rãi 2.2.2 Cảm nhận của công nhân về công tác tư vấn, thủ tục về BHTN Kết quả từ bảng 2.4 cho biết có 71,5% người được khảo sát cho biết rằng họ cảm thấy dễ hiểu khi được tư vấn BHTN, tỷ lệ người cảm thấy khó hiểu là 16% và có 12,5% người thấy rắc rối khi được tư vấn. Về thủ tục giấy tờ về BHTN thì có 70.5% người được hỏi cho biết họ cảm thấy bình thường, 29,5% người cảm thấy rắc rối. Từ đây có thể thấy được mặc dù công tác tư vấn về BHTN của các cán bộ hữu trách làm cho người công nhân cảm thấy dễ hiểu với tỷ lệ 71,5% một con số khả quan , về các thủ tục giấy tờ, lâu nay
  • 33. 26 công cuộc cải cách hành chính đã được tiến hành quyết liệt ở các cơ quan hành chính, với kết quả tỷ lệ người công nhân cho biết cảm thấy bình thường khi được hỏi về thủ tục hành chính cho thấy công cuộc cải cách hành chính đã có những hiệu quả đáng kể trong việc giải quyết BHTN. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người công nhân vẫn cảm thấy khó hiểu và rắc rối trong vấn đề giấy tờ hành chính BHTN. Một phần nguyên nhân do trình độ của người công nhân vẫn còn hạn chế do đó để công tác tư vấn tiến BHTN hiệu quả cho người công nhân nói chung rất cần sự nhiệt tình cố gắng của các cán bộ hữu trách và sự hợp tác từ người công nhân. Hiện nay ngoài trụ sở chính, để tạo thuận lợi hơn cho người công nhân, hiện Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương mở 3 chinhánh vệ tinh đặt tại các huyện Bến Cát, Dĩ An và Tân Uyên để tiếp nhận và giải quyết chế độ BHTN.Trungtâm Dịch vụ việc làm tỉnhBình Dương chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp cho người công nhân, tại các sàngiao dịchviệc làm; tuyên truyền bằng các tài liệu in như sổ tay, tờ rơi, áp-phíchtại các điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền qua website của Trung tâm, qua các hội nghị do Trung tâm tổ chức…Để giúp người công nhân quyền lợi cũng như nghĩa vụ khi tham gia BHTN. Bảng 2.3. Cảm nhận của công nhân Cảm nhận về tư vấn Tần số Tỷ lệ (%) Dễ hiểu 143 71,5 Khó hiểu 32 16,0 Rắc rối 25 12,5 Tổng 200 100,0 Cảm nhận về thủ tục, giấy tờ Rắc rối 59 29,5 Bình thường 141 70,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 34. 27 2.2.3. Sự quan tâm của người công nhân về sự hỗ trợ của BHTN Bảng 2.4. Các hỗ trợ mà công nhân quan tâm Quan tâm Tần số Tỷ lệ (%) Giới thiệu việc làm 79 39.5 Hỗ trợ học nghề 33 16.5 Trợ cấp thất nghiệp 88 44.0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Qua bảng 2.6 thể hiện mối quan tâm của người công nhân tập trung nhiểu nhất vào sự trợ cấp thất nghiệp với mức tỷ lệ cao nhất 44%, kế đến là vần đề giới thiệu việc làm có tỷ lệ 39,5%. Trạngthái tâm lý chung của người lao động, một là đa phần người công nhân chú ý nhiều đến sự trợ cấp thất nghiệp, không phủ nhận khi thất nghiệp con người phải trải qua một trạng thái tâm lý tiêu cực vì áp lực của cuộc sống do đó con người thường chú tâm đến sự trợ cấp, tuy nhiên nếu ỷ lại vào sự trợ cấp thất nghiệp lâu dài sẽ tạo nên một gánh nặng cho ngân sách đất nước. Bên cạnh đó tỷ lệ người công nhân quan tâm đến việc giới thiệu việc làm cũng khá cao thể hiện mong muốn sớm có việc làm trở lại, đây là điều rất tích cực trong thị trường lao động ngoài ra nhu cầu được hỗ trợ học nghề của người côngnhân lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn mặc dù đã có chính sách hỗ trợ. Theo thống kê, trong số 42.000 trường hợp làm hồ sơ đề nghị hưởng BHTN tại Trung tâm DVVL tỉnh 9 tháng đầu năm 2016, có 1.573 trường hợp đề nghị hỗ trợ học nghề, đạt tỷ lệ 3,6% con số náy đã nói lên phần đông người lao động khá thờ ơ với việc hỗ trợ học nghề với nhiều lý do khác nhau. Như vậy đa số công nhân khi được hưởng BHTN thi phần lớn chỉ ỉ quan tâm đến quyền lợi trước mắt là nhận được bao nhiêu tiền, có việc gì làm được ngay mà không quan tâm đến các quyền lợi liên quan
  • 35. 28 2.2.4. Số tiền BHTN được trợ cấp Bảng 2.2 thể hiền về số tiền được trợ cấp thì có 51% số người công nhân được trợ cấp từ 1 đến 3 triệu đồng, tỷ lệ người công nhân hưởng từ 3 đến 5 triệu đồng ở mức 44% và số người hưởng từ 5 đến 7 triệu đồng có tỷ lệ 3,5% và cao nhất là số người được trợ cấp từ 7 triệu trở lên có 1,5%. Tỷ lệ người hưởng BHTN lần đầu tiên là 79%, lần thứ 2 là 17% và chỉ có 4% người hưởng lần 3. Nhìn chung đa phần người công nhân hưởng BHTN là lần đầu, vẫn còn có những người lãnh lần thứ hai và thứ ba,việc lãnh BHTN nhiều lần thể hiện sự bấp bênh trong việc làm của một bộ phận công nhân. Bảng 2.5. Số lần và số tiền hưởng trợ cấp (ĐVT:Đồng) Số tiền Tần số Tỷ lệ (%) Từ 1.000.000 đến 3.000.000 102 51,0 Trên 3.000.000 đến 5.000.000 88 44,0 Trên 5.000.000 đến 7.000.000 7 3,5 7.000.000 trở lên 3 1,5 Tổng 200 100,0 Số lần 1 lần 158 79,0 2 lần 34 17,0 3 lần 8 4,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 2.3. Công tác triển khai BHTN cho công nhân 2.3.1 Thời gian nhận trợ cấp so với quy định Bảng 2.6. Thời gian nhận trợ cấp Nhận trợ cấp Tần số Tỷ lệ (%) Nhận đúng hạn 157 78,5 Không đúng hạn 43 21,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 36. 29 Bảng 2.6 cho thấy có 78,5% người công nhân nhận BHTN đúng hạn còn 21,5% người nhận chưa đúng hạn. Thực tế cho thấy cho dù chính quyền tỉnh Bình đã lấy phương châm “Đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn” để tiến hành giải quyết trợ cấp BHTN cho người lao động nhưng qua kết quả khảo sát thì việc giải quyết nhận đúng hạn chưa đạt mức hoàn toàn vẫn còn giải quyết chậm trễ vì những lý do khách quan và chủ quan. 2.3.2. Công tác triển khai BHYT kèm theo BHTN Theo kết quả của Bảng 2. 7 thấy được rằng có 88,5% người hưởng BHTN có nhận được BHYT kèm theo còn lại 11,5% người chưa nhận được BHYT. Theo quy định hiện hành của Nghị định số 28/2015/ NĐ–CP của Thủ tướng chính phủ là: Căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhìn chung việc cấp BHYT kèm theo trợ cấp BHTN cho công nhân thất nghiêp tại Bình Dương được thực hiện tốt mặc dù vẫn còn một tỷ lệ ít người vẫn chưa nhận được vì các lý do, điều này đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn từ cán bộ hữu trách để đảm bảo cho mọi người lao động hưởng BHTN có đầy đủ BHYT kèm theo. Việc cấp BHYT kèm theo trợ cấp BHTN là một bước tiến lớn trong chính sách an sinh xã hội nó không chỉ mang tính nhân văn mà còn thật sự hữu ích, BHYT góp phần giảm nhẹ chi phí trị bệnh , bớt gánh nặng kinh tế cho người thất nghiệp. Bảng 2.7.Cấp thẻ BHYT cho công nhân Nhận BHYT kèm theo BHTN Tần số Tỷ lệ (%) Có 177 88.5 Không 23 11.5 Tổng 200 100.0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 37. 30 2.3.3. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm Qua phân tích Bảng 2.8 có 75,5% người hưởng BHTN được tư vấn giới thiệu việc làm còn 24,5% người không được tư vấn vì những lý do khác nhau, đánh giá về công tác tư vấn giới thiệu ( GTVL )trong đó có 43,7% người đánh giá hiệu quả, 47,7% số người đánh giá ở mức bình thường và có 8,6% người đánh giá không hiệu quả. Qua đây có thể thấy số người có nhu cầu được tư vấn GTVL là khá cao và đã được Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) đáp ứng đủ tuy nhiên sự đánh giá hài lòng cũng chỉ ở mức trung bình, đa phần người được tư vấn vẫn chưa thấy hiệu quả cao, điều khả quan là chỉ có một tỷ lệ thấp người đánh giá không hiệu quả. Để đạt được những khả quan trên Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương đã xây dựng và ban hành quy trình tư vấn cho người lao động cụ thể: Người công nhân đến tìm việc, được cán bộ GTVL từ vấn tìm hiểu nguyện vọng của công nhân cán bộ GTVL kiểm tra thông tin, hồ sơ ứng viên, bổ sung hoàn tất hồ sơ, đồng thời yêu cầu người lao động đăng ký thông tin tìm việc làm. Kế tiếp, cán bộ GTVL tìm hiểu và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu tìm việc của NLĐ. Tiếp theo, cán bộ GTVL sơ tuyển – phỏng vấn kỹ năng mềm của công nhân. Sau đó cán bộ GTVL hẹn lịch phỏng vấn với doanh nghiệp tại trung tâm, hoặc phát hành giấy giới thiệu hướng dẫn NLĐ đến DN phỏng vấn, đồng thời mời công nhân tham dự sàn giao dịch việc làm. Tại bước tiếp theo cán bộ GTVL kiểm tra kết quả phỏng vấn sơ tuyển của NLĐ, nếu ứng viện đạt thì lưu thông tin hồ sơ ứng viên. Cuối cùng, cán bộ GTVL nhập số liệu báo cáo. Đó là các bước quy trình tư vấn GTVL cho người lao động mà cán bộ Trung tâm phải thực hiện. Bảng 2.8. Tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân Tư vấn giới thiệu việc làm Tần số Tỷ lệ (%) Có 151 75.5 Không 49 24.5
  • 38. 31 Tổng 200 100.0 Đánh giá Hiệu quả 66 43.7 Bình thường 72 47.7 Không hiệu quả 13 8.6 Tổng 151 100.0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 2.3.4. Các lý do của người công nhân khi không nhận được tư vấn Về các lý do của người công nhân không nhận được tư vấn, Bảng 2.9 cho thấy lý do không có nhu cầu chiếm tỷ lệ 79,6%, và lý do Không biết đến Trung Tâm có 20,4%. Qua các tỷ lệ trên cho biết có một bộ phận không nhỏ người công nhân không có nhu cầu được GTVL tại trung tâm với những lý do chủ quan, bây giờ với sự quảng bá rộng rãi hình ảnh và chức năng rất hữu ích của mình TTDVVL đã trở thành một địa chỉ uy tín cho những người lao động có nhu cầu tìm việc. Dù vậy cũng còn một số công nhân không biết đến TTDVVL đây là sự chủ quan đáng quan ngại từ phía công nhân Bảng 2.9. Các lý do công nhân đưa ra Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Do không biết trung tâm 10 20,4 Không có nhu cầu 39 79,6 Tổng 49 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 2.3.5. Các kênh tìm việc khác của người công nhân Về các kênh tìm việc khác của người công nhân, Bảng 2.10 cho thấy có 15,5% người không tìm việc qua các kênh, tìm việc thông qua bạn bè là 27%, tỷ lệ tìm việc thông quan người thân là 17,5%, đáng chú ý là tìm việc qua các kênh truyền thông có tỷ lệ là 40%.
  • 39. 32 Bảng 2.10. Các kênh tìm việc Tìm việc Tần số Tỷ lệ (%) Không tìm 31 15,5 Thông qua bạn bè 54 27,0 Thông qua người thân 35 17,5 Thông qua các kênh truyền thông 80 40,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Từ đây có thể thấy những người công nhân thất nghiệp vẫn dùng các mối quan hệ xã hội như: bạn bè, người thân để tìm công việc chứng tỏ vai trò của các mối quan hệ xã hội trong tim kiếm việc làm vẫn còn rất quan trọng. Thực tế xã hội cũng cho thấy ngày nay nguồn vốn xã hội (các mối quan hệ xã hội) đang trở nên rất cần thiết để cho cá nhân đạt được những mục đích của minh không chỉ giới hạn trong vấn đề xin, tìm việc mà còn mở rộng ra trong những lĩnh vực khác của cuộc sống. Nổi cộm là với sự phát triển mạnh của truyền thông đặc biệt là internet, đã thu hút rất nhiều sự chú ý sử dụng của con người, vần đề sử dụng truyền thông để đăng tuyển người làm việc ngày càng phổ biến rộng rãi do đó tỷ lệ người tìm việc qua các kênh truyền thông ngày càng tăng nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Để thích ứng tình hình phát triển của truyền thông TTDVVL tỉnh Bình Dương đã áp dụng công nghệ thông tin và nhiều hình thức truyền thông khác để thực hiện chức năng của mình như: Các thông tin sàn dàn giao dịch việc làm được cập nhật thường xuyên trên website của Trung tâm trong năm 2016 TTDVVL đã tư vấn trực tuyến online cho 3.789 lượt lao động chiếm tỷ lệ 7,97%. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thực hiện gửi tin nhắn cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua hệ thống phần mềm tin nhắn với
  • 40. 33 Brandname VIECLAMBD về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phiên giao dịch việc làm,… Trung tâm cũng thường xuyên tuyền truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động và việc làm, bằng các hình thức như tuyên truyền trực tiếp qua tư vấn, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền gián tiếp qua pano, áp phích, báo Bình Dương và một số báo khác. 2.3.6.Công tác hỗ trợ học nghề cho người công nhân 2.3.6.1. Công nhân liên hệ để được hỗ trợ học nghề Bảng 2.11. Công nhân liên hệ để học nghề Liên hệ học nghề Tần số Tỷ lệ (%) Có 105 52,5 Không 95 47,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Bảng 2.11 cho thấy có 52,5% người công nhân có liên hệ với TTDVVL để hỗ trợ học nghề, 47,5% người còn lại thì không liên hệ. Có thể thấy nhu cầu hỗ trợ hoc nghề của công nhân chưa nhiều chỉ ở mức bình quân, còn một phần đông người thi không có liên hệ để được hỗ trợ với nhiều lý do khác nhau. Vấn đề hỗ trợ học nghề luôn được xem là một cơ hội mới cho người công nhân thất nghiệp có thể chuyển đổi nghề nghiệp tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người công nhân vẫn còn thờ ơ. 2.3.6.2. Cảm nhận của công nhân về kinh phí hỗ trợ học nghề Bảng 2.12. Cảm nhận của công nhân về kinh phí Mức kinh phí hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%) Hợp lý 78 74,3 Không hợp lý 27 25,7 Tổng 105 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 41. 34 Từ kết quả bảng 2.12phản ánh số người cho rằng mức kinh phí hỗ trợ để học nghề hiện nay là hợp lý chiếm 74,3%, còn tỷ lệ 25,7% người cho biết mức kinh phí hỗ trợ là chưa hợp lý. Sau khi nghiên cứu thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp, mở lớp đào tạo đã Các ngành nghề được hỗ trợ đào tạo tại TTDVVL tỉnh Bình Dương khá phong phú với 22 ngành nghề , theo Quyết định số 77/20914/Quyết định của Thủ Tướng quy định Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề mới đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đã tăng mức hỗ trợ học nghề lên tối đa 1.000.000 đồng/tháng với thời gian không quá 06 tháng.đây là mức hỗ trợ tương đối hấp dẫnnhằm tăng cường thu hút sự quan tâm của người công nhân thất nghiệp. 2.3.6.3. Các lý do công nhân đưa ra vì mức kinh phí không hợp lý Qua bảng 2.13 thể hiện các lý do mà người công nhân đưa ra cho ý kiến kinh phí hỗ trợ học nghề không hợp lý chủ yếu là kinh phí hỗ trợ quá ít với tỷ lệ 70,4%. Điều này thể hiện mong muốn kinh phí hỗ trợ nhiều hơn tuy nhiên so với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước thì mong muốn này thật khó thực hiện trong một thời gian ngắn bởi vì mức hỗ trợ học nghề hiện nay đã được điều chỉnh cao hơn so với quy định của Quyết định số 55/2013/Quyết định của Thủ tướng quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp Bảng 2.13. Các lý do mức kinh phí không hợp lý Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Kinh phí hỗ trợ quá ít 19 70,4 Thời gian hỗ trợ chậm 5 18,5 Lý do khác 3 11,1 Tổng 27 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 42. 35 2.3.6.4.Cảm nhận và đánh giá của công nhân sau khi được đào tạo nghề Bảng 2.14. Sự tự tin của công nhân sau khi được đào tạo nghề Tự tin sau khi được đào tạo Tần số Tỷ lệ (%) Có 82 78,1 Không 23 21,9 Tổng 105 100,0 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề Tần số Tỷ lệ (%) Tốt 62 59,0 Bình thường 43 41,0 Tổng 105 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Từ phân tích các số liệu bảng 2.14thấy được tỷ lệ người công nhân sau khi được đào tạo nghề cảm thấy tự tin là 78,1%. Kết quả này rất khả quan cho việc hổ trợ đào tạo nghề nghiệp của TTDVVL đây cũng là hiệu quả của việc đầu tư cho việc đào tạo nghề trong thời gian qua như đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho các tiết thực hành nghề tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại Về sự đánh giá chất lượng đào tạo thì tỷ lệ người đánh giá chất lượng đào tạo ở mức tốt chiếm tỷ lệ 59%, mức đánh giá ở mức bình thường là 41%. Những sự đánh giá trên đã nói lên chất lượng đào tạo nghề mà TTDVVL hổ trợ không có sự đánh giá kém nào, để đạt những mức đánh giá trên đã minh chứng cho quyết tâm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu, mặc dù chưa đạt hoàn toàn 100% mức độ hài lòng của người lao động nhưng đây cũng là một bước tiến đáng kể.Trên cơ sở này sẽ là một phản hồi tích cực để TTDVVL thực hiện nhiều chương trình tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của người công nhân
  • 43. 36 2.3.6.5. Lý do của công nhân không liên hệ học nghề Bảng 2.15. Các lý do của công nhân đưa ra Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Không đủ tiền để trang trãi cho học nghề 25 26.3 Không có nghề phù hợp với nhu cầu bản thân 24 25.3 Trường, lớp đào tạo quá xa 13 13.7 Lý do khác 26 27.4 Không có nhu cầu 7 7.4 Tổng 95 100.0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Bảng 2.15 khó khăn trong việc liên hệ học nghề như sau: lý do không đủ tiền để trang trải cho học nghề ở mức 26,3%, lý do Không có nghề phù hợp với nhu cầu bản thân chiếm tỷ lệ 25,3% và các lý do khác có tỷ lệ 27,4%. Với lý do không đủ tiền để trang trãi cho học nghềmặc dù với chính sách hỗ trợ học nghề đã được ban hành tuy nhiên với đời sống công nhân không mấy dư dã việc lo cho cuộc sống hàng ngày nhất là trong giai đoạn thất nghiệp đã là một áp lực do đó để lo liệu thêm một chí phí để phục vụ cho việc học nghề như: đi lại, ăn uống, lưu trú....không phải cá nhân nào cũng có thể lo hết được, thêm nữa là lý do Không có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bản thân, theo quy định của TTDVVL thì đang có 22 ngành nghề được hỗ trợ đào tạo miễn phí, nhìn chung đã là cố gắng rất lớn từ phía trung tâm để đa dạng hóa ngành nghề, dù vậy vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu nghề nghiệp từ phía công nhân thất nghiệp, TTDVVL cũng không thể đào tạo hết tất cả mọi ngành nghề trong xã hội được chỉ tập trung vao các nhóm ngành nghề phổ biến và khả năng có được việc làm cao, vì vậy vậy nếu một bộ phận công nhân có nhu cầu nghề nghiệp khác thì đó là do chủ quan của người công nhân có thể hiểu được.
  • 44. 37 Theo kết quả phỏng vấn sâu trên thực tế cho chúng ta thấy đượccông tác tư vấn việc làm, học nghề chưa đạt được hiệu quả do kỹ năng tác tư vấn của cán bộ TTDVVL chưa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người lao động khi họ có nhu cầu quay trở lại thị trường lao động, cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu (chủ yếu tự đào tạo trong nội bộ Trung tâm). Số lượng cán bộ chưa đủ để tổ chức tư vấn việc làm, tư vấn học nghề trực tiếp cho từng người thất nghiệp, do đó chưa nắm bắt hết được nhu cầu việc làm và học nghề của người lao động. Một công nhân chia sẻ :Tôi quan tâm tới tiền trợ cấp vì nó giúp tôi trang trải được 1 phần trong cuộc sống. Hoặc: Tôi không có nhu cầu học nghề nên tôi không quan tâm tới vấn đề đó Tỉ lệ người có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và được tư vấn, giới thiệu việc làm trong 6 năm thực hiện chính sách BHTN luôn tăng, và tỉ lệ thuận với người được hưởng TCTN. Tuy nhiên NLĐ hưởng BHTN thường không quan tâm đến tư vấn đề tìm kiếm việc làm mà cứ nghĩ với tư tưởng là hưởng hết TCTN mới đi làm trở lại. Họ luôn tránh né, và có nhiều lý do khác nhau để biện hộ. Công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực so năm sau thường cao hơn năm trước tuy nhiên tỷ lệ thường vẫn thấp so với số người hưởng BHTN. Phần lớn người hưởng TCTN là lao động phổ thông, họ không quan tâm đến tư vấn đề tìm kiếm việc làm mà cứ nghĩ với tư tưởng là hưởng hết TCTN mới đi làm trở lại. Họ luôn tránh né, và có nhiều lý do khác nhau để biện hộ. C. L cho biết: Tôi quan tâm tới tiền trợ cấp vì tôi cần tiền chi phí trong thời gian mất việc. Do đó công tác tư vấn GTVL cho NLĐ đang hưởng TCTN sớm quay lại thị trường lao động thì cần có đội ngũ nhân viên tư vấn giỏi, có kỹ năng
  • 45. 38 chuyên môn sâu về tư vấn, cũng như kỹ năng trong việc tiếp xúc, nói chuyện với NLĐ. Hiện nay chưa có một rường lớp nào đào tạo đội ngũ này. Đa phần là tự tìm hiểu và làm việc theo kinh nghiệm thực tế. Do vậy để nắm tổng quan về tâm sinh lý lứa tuổi cũng như có được một trình độ am hiểu sâu rộng đòi hỏi phải có tập huấn và nâng cao trình độ. - Thông tin về việc làm trống chưa được bổ sung, cập nhật kịp thời để đáp ứng công tác tư vấn, GTVL; - Chưa có công cụ, biện pháp để theo dõi, thống kê thông tin về việc làm của người thất nghiệp được giới thiệu việc làm, nhằm đánh giá hiệu quả của công tác giới thiệu việc làm. Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động hiện chưa hoàn chỉnh, chuyên sâu, phản ánh không chính xác và kịp thời tình hình tại địa phương do công tác thu thập cung, cầu lao động gặp nhiều khó khăn: Thời gian triển khai trùng khớp với các cuộc điều tra khác; Đội ngũ điều tra viên chưa được đào tạo bài bản (chủ yếu là người dân bản địa được huy động); - Cơ sở dữ liệu chung (về người lao động, việc làm trống, dạy nghề, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp) chưa được xây dựng. Các nguồn cơ sở dữ liệu việc làm trống gồm: Nguồn cung cấp từ DN tham gia Sàn; Nguồn từ bộ phận BHTN; Nguồn từ Website; Nguồn cầu lao động; Nguồn giao dịch hàng ngày; Nguồn cung cấp từ các TTDVVL khác còn phân tán, nằm rải rác tại các hoạt động của Trung tâm mà chưa được tổng hợp, theo dõi và cập nhật. DN không thực hiện khai báo biến động lao động khiến công tác thu thập dữ liệu việc làm trống của Trung tâm chưa hiệu quả. Theo kết quả phỏng vân sâu thì đa số công nhân khi mất việc làm việc đầu tiên là muốn nhân tiền trợ cấp thất nghiệp để trang trải cho cuộc sống và không có nhu cầu đi học nghề hoặc tư vấn giới thiệu việc làm.
  • 46. 39 - NLĐ thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi nhu cầu lao động phổ thông ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn nên người lao động dễ tìm lại việc làm sau khi mất việc nên NLĐ thất nghiệp không có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề. NLĐ nghỉ việc có xu hướng chuyển về địa phương của mình để tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đoàn tụ gia đình nên không có nhu cầu học nghề. Một số NLĐ có xu hướng nghỉ việc về làm nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm (mở tạp hóa, buôn bán nhỏ...). Một bộ phận lao động lớn tuổi, vì lý do sức khỏe hay trở về quê làm nông nghiệp hoặc nội trợ nên không có nhu cầu học nghề. NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo của cơ sở dạy nghề chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao. CSDN không mặn mà tiếp nhận do chiêu sinh không đủ, NLĐ đăng ký học nghề nhưng không đi học.Thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định tối đa không quá 6 tháng, không đủ thời gian cho học nghề kỹ thuật, sửa chữa hoặc nâng cao trình độ hiện có. Các ngành nghề mới chỉ tập trung vào việc thu hút học nghề ngắn hạn, phục vụ chủ yếu đối với lao động phổ thông, mà chưa quan tâm tới vị trí việc làm hoặc đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp đối với lao động thất nghiệp có trình độ cao. Phần lớn NLĐ đang hưởng TCTN, khi đã tìm được việc làm mới và đã ký hợp đồng lao động không khai báo cho Trung tâm. Khi Trung tâm nhận được dữ liệu từ BHXH phát hiện thì phần lớn đã muộn (NLĐ đã hưởng hết số tháng hưởng TCTN, hay hưởng quá số tháng hưởng TCTN so với ngày có việc làm, và có rất nhiều trường hợp thu hồi quyết định vì có việc làm trong vòng 15 ngày). Điều này gây khó khăn cho Trung tâm trong việc tiếp nhận hồ sơ cũng như ra quyết định chấm dứt, thu hồi, bảo lưu và thu hồi tiền hưởng TCTN đối với NLĐ.
  • 47. 40 Với việc điều chỉnh các chính sách BHTN cho phù hợp với từng thời điểm, sự chỉ đạo của Cục việc làm, UBND tỉnh Bình Dương, sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan và đặc biệt là sự phối hợp của Sở LĐ - TB&XH và BHXH và cơ quan trực tiếp thực hiện là TTDVVL Bình Dương các chính sách BHTN từ thực tiễn tỉnh Bình Dương đã cho kết quả tốt, được đánh giá cao trong các cuộc họp giao ban và tổng kết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam. Chính sách BHTN được thực hiện tại tỉnh Bình Dương đã giúp NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động với ưu tiên là giới thiệu việc làm được đặt lên hàng đầu. Cán bộ, nhân viên thực hiện tư vấn chính sách BHTN đến NLĐ để từng bước họ nhận thức được rằng “TCTN là hỗ trợ một chi phí để sớm tìm được việc làm quay trở lại làm việc, chứ không phải ngồi ở nhà hưởng hết TCTN rồi mới đi làm”. Đồng thời Nhân viên tư vấn sẽ dựa trên kinh nghiệm làm việc đã ghi trong hồ sơ, kết hợp với nguyện vọng của NLĐ để tư vấn các ngành nghề phù hợp với NLĐ. Giúp NLĐ có định hướng về việc được học nghề và hỗ trợ học nghề, tìm nghề phù hợp. Chính vì vậy từ khi thực hiện chính sách BHTN năm 2010, những năm đầu số lượng người đăng ký học nghề là: 2010 ( 05 người), 2011 ( 05 người), đến năm 2016 là 1.317. Tuy số lượng NLĐ học nghề so với tổng số NLĐ hưởng BHTN (43.240 người) là không nhiều chiếm 3,4%. Tuy nhiên đây cũng là một nỗ lực rất nhiều để NLĐ hiểu được các chế độ chính sách BHTN của nhà nước và có định hướng nghề nghiệp ổn định sau này. Các ngành nghề tương đối đa dạng để NLĐ có thể lựa chọn: điện công nghiệp-dân dụng, sữa chửa xe gắn máy, bảo trì máy may công nghiệp, vi tính văn phòng, tiếng Hàn, tiếng Hoa , lái xe ô tô…
  • 48. 41 Tiểu kết chương 2 Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn công nhân là lao động phổ thông, ỷ lệ chưa kết hôn còn nhiều, chủ yếu là ở nhà thuê – trọ , các công nhân chủ yếu làm cho công ty may mặc và chế biến thực phẩm, các công nhân nghỉ việc chủ yếu là lý do hết hạn hợp đồng và do thu nhập không cao. Số công nhân tham gia Bảo hiểm thất nghiệp từ 2 đến 4 năm có tỷ lệ cao nhất kế đến là từ 4 – 6 năm và từ 6 năm trở lên. - Phần lớn công nhân nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của Bảo hiểm thất nghiệp như: tiền trợ cấp và giới thiệu việc làm, Bảo hiểm y tế tuy nhiên phần lớn công nhân vẫn còn thờ ơ với việc học nghề được hỗ trợ - Từ các phân tích cho thấy chất lượng đào tạo nghề được tài trợ được bảo đảm, kinh phí hỗ trợ hợp lý, công tác giới thiệu việc làm cho công nhân tương đối hiệu quả
  • 49. 42 Chương 3 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐỜISỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ người thất nghiệp được học nghề, được hỗ trợ tìm việc làm để người lao động sớm có việc làm, thu nhập và ổn định cuộc sống. Luật bảo hiểm thất nghiệp ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, sau gần sáu năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã đạt được những kết quả nhất định. Chính sách bảo hiểm được thực hiện tại tỉnh Bình Dương từ ngày 01/01/2009 đến nay, bình quân hàng năm tỉnh đã chi trả TCTN cho hơn 50.000 NLĐ, tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 50.000 NLĐ. Chính sách BHTN đã góp phần hỗ trợ NLĐ ổn định cuộc sống, đào tạo nghề mới để NLĐ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Trong thời gian hưởng TCTN, NLĐ sẽ được TTDVVL Bình Dương tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hoặc sẽ được hỗ trợ học nghề nếu NLĐ có nhu cầu, do đó phần lớn NLĐ đều tiếp tục tìm kiếm việc làm mới phù hợp hơn sau khi hết thời gian hưởng TCTN 3.1.Mức độ trợ giúpcủaBHTNđể trangtrảicuộcsốngcủacông nhân 3.1.1. Mứcđộ trợ giúp của BHTNđối với cuộc sống người công nhân Bảng 2.16. Mức độ trợ giúp của BHTN Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Đủ để trang trãi 58 29,0 Chỉ đủ trang trãi một phần 103 51,5 Không đủ trang trãi 39 19,5
  • 50. 43 Tổng 200 100,0 Công nhân đánh giá BHTN Sự trợ giúp của BHTN Đủ để trang trãi N (%) Chỉ đủ trang trãi một phần N (%) Không đủ trang trãi N (%) Giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống 41 (36,9) 52 (46,8) 18 (16,2) Chưa giúp gì nhiều cho cuộc sống 17 (19,1) 51 (57,3) 21 (23,6) df = 1; p = 0,020 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Từ bảng 2.17 thể hiện trợ cấp thất nghiệp đối với người công nhân chỉ đủ trang trải một phần chiếm 51,5% và đủ để trang trải chiếm tỷ lệ 29%, còn 19,5% người không đủ trang trải. Nghiên cứu cũng cho thấy các công nhân đánh giá rằng BHTN giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống với sự trợ giúp của BHTN đủ để trang trãi (36,9%) cao hơn mức các công nhân đánh giá BHTN chưa giúp gì nhiều cho cuộc sống (19,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớ p < 0,05. Như vậy chính sách BHTN đã phát huy được tính hiệu quả nhất định là giúp đỡ đời sống người công nhân thất nghiệp mặc dù sự giúp đỡ này không nhiều so với những khó khăn trong cuộc sống của họ, tùy theo mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người công nhân có những tính toán chi tiêu hợp lý đáng chú ý là cũng có một bộ phận công nhân dù chỉ lãnh trợ cấp BHTN nhưng đối
  • 51. 44 với họ như vậy là đủ trang trãi cho cuộc sống, điều gợi lên những vấn đề cần phải quan tâm cần hiểu sâu. Trợ cấp BHTN đối với việc trang trãi cho nhu cầu hàng ngày Bảng 2.17. Các chi phí trong đời sống công nhân Các loại chi phí Tần số Tỷ lệ (%) Chỉ đủ mua lương thực 99 37,6 Chỉ đủ mua vật dụng cá nhân 54 20,5 Chỉ đủ trả tiền thuê trọ điện nước 59 22,4 Chỉ đủ tiền tiêu vặt 51 19,4 Tổng 263 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018 Bảng 2.19 cho thấy số tiền trợ cấp thất nghiệp mà công nhân thất nghiệp nhận chỉ được đủ mua lương thực có tỷ lệ 37,6%, chỉ đủ trả tiền thuê trọ, điện, nước chiếm tỷ lệ 22,4%, ngoài ra đủ mua vật dụng cá nhân có tỷ lệ 20,5% cuối cùng là chỉ đủ tiền tiêu vặt 19,5%. Kết quả trên cho thấy số tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được phần đông người công nhân chi cho việc mua lương thực nhằm đáp ứng cho việc ăn uống hàng ngày, bên cạnh đó đại đa số người công nhân phải thuê trọ ở các khu dân cư gần nơi làm việc của mình và gánh nặng tiền thuê luôn là nỗi lo của người công nhân nó cũng lấy đi một phần của thu nhập của họ, còn các chi tiêu khác cho việc tiêu vặt và mua vật dụng cá nhân cũng là để phục vụ cuộc sống thường ngày. Bảng 2.18. Việc lựa chọn mua thực phẩm của công nhân Loại thực phẩm Tần số Tỷ lệ (%) Mua được thịt, thủy sản 69 34,5 Mua được trứng, sữa 71 35,5 Mua được rau, củ, quả 60 30,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018
  • 52. 45 Kết quả từ bảng 2.18 tỷ lệ giữa các loại thực phẩm người công nhân mua được từ trợ cấp thất nghiệp không qua chênh lệch: mua được thịt, thủy sản có tỷ lệ 34,5%, mua được trứng, sữa có mức 35,5%, và mua được rau, củ, quả là 30%. Từ lâu chất lượng bữa ăn của người công nhân khá khiếm tốn, chưa bảo đảm được lượng dinh dưỡng cần thiết, như các báo đài đã đưa tin về bữa ăn của người công nhân,do kinh tế eo hẹp để tiết kiệm chi phí họ luôn phải cân nhắc thật kĩ cho mỗi bữa ăn hàng ngày, thực đơn bữa ăn đạm bạc đa phần là trứng, rau, củ và một ít thịt để lót dạ qua ngày, tình cảnh này không chỉ diễn ra ở Bình Dương mà là tình cảnh chung của công nhân tại các khu công nghiệp trên cả nước. Từ những bữa chợ nghèo nàn, đến bữa cơm sơ sài cho bữa ăn gia đình đẩy người công nhân xuống mức tiệm cận cực khổ dù đã nhận được sự hỗ trợ của của BHTN nhưng vẫn chưa đủ sức đỡ đần nhiều cho cuộc sống công nhân. Điểm qua khoản chi tiêu đã được liệt kê trong bảng...Đối với người công nhân vẫn chú trọng chi tiêu cho việc mua lương thực, các khoản chi tiêu khác có tỷ lệ không qua chênh lệch. Thực tế xã hội cho biết đời sống của người công nhân từ trước đến nay vẫn luôn khó khăn, đặc biệt khó khăn hơn đối với những người công nhân đã lập gia đình với những khoản chi tiêu chiếm gần hết thu nhập, dù bây giờ chính sách BHTN đã bù đắp hỗ trợ phần nào, trở thành một sự giúp đỡ đáng kể cho họ khi thất nghiệp tuy nhiên con số ấy vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu đời sống con người. 3.1.2. Trợ cấp BHTN đối với việc khám chữa bệnh của công nhân Về vấn đề sử dụng tiền trợ cấp để Khám chữa bênh cho bản thân người công nhân thi qua bảng 2.19. phản ánh tiền trợ cấp đủ khám bệnh có tỷ lệ là 28,5% và chỉ đủ khám một phần tiền khám chữa bệnh ở mức 49% và không đủ để khám chữa bệnh là 22,5%. Qua phân tích mối liên quan thấy được các công nhân đánh giá BHTN giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống đủ lo cho viêc khám chữa bệnh (36%) cao hơn các công nhân đánh giá BHTN chưa giúp
  • 53. 46 gì nhiều cho cuộc sống (19,1%) . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại các khu công nghiệp công nhân thường lao động hàng giờ liên tục trong nhà máy tiếp xúc với môi trường làm việc, vật liệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, mặc dù đã có bảo hộ lao động nhưng không thể tránh khỏi những nguy cơ bệnh tật đối với sức khỏe nếu làm việc trong thời gian dài ,thêm vào đó điều kiện sinh hoạt ăn uống còn nhiều khó khăn của công nhân dễ dẫn đến những căn bệnh cần phải đến bệnh viện điều trị không chỉ có người công nhân có nhu cầu khám chữa bệnh mà còn những thành viên khác trong gia đình họ cũng có nhu cầu, m, mặc dù đã bản thân đã nhận được BHYT theo quy định của BHTN hoặc người thân đã có tham gia BHYT nhưng với những chế độ ưu đãi của BHYT thì vẫn chưa đủ so với số tiền cần để chữa bệnh, vì vậy với số tiền trợ cấp hiện có của phần lớn công nhân cũng chỉ đủ một phần cho chi trả chữa bệnh là hiển nhiên Bảng 2.19.Việc khám chữa bệnh của công nhân và người thân Chi phí khám chữa bệnh Tần số Tỷ lệ (%) Đủ để khám chữa bệnh 57 28,5 Chỉ đủ một phần tiền khám chữa bệnh 98 49,0 Không đủ để khám chữa bệnh 45 22,5 Tổng 200 100,0 Công nhân đánh giá BHTN Khám chữa bệnh Đủ để khám chữa bệnh N (%) Chỉ đủ một phần tiền khám chữa bệnh N (%) Không đủ để khám bệnh N (%) Giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống 40 (36,0) 60 (54,1) 11 (9,9) Chưa giúp gì nhiều cho cuộc sống 17 (19,1) 38 (42,7) 34 (38,2) df = 2; p = 0,000 Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 3/2018