SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HỒNG LIÊN
THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HỒNG LIÊN
THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 60 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CHI MAI
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Hồng Liên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Lê Chi Mai, cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.............................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................4
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 6
8. Kết cấu luận văn.......................................................................................... 6
Chương I. Cơ sở khoa học về thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam...................................... 8
1.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên......................................... 8
1.1.1. Học sinh sinh viên và vai trò trong phát triển nguồn nhân lực.............. 8
1.1.2. Nhu cầu kinh phí để học tập của học sinh sinh viên............................... 9
1.1.3. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên ....................................10
1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên .........................16
1.2.1.Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách .............................................16
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách................................................................20
1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi và các nhân tố tác động tới việc
thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên..................................27
1.3. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước và rút ra bài
học áp dụng đối với Việt Nam ........................................................................36
1.3.1. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước..................36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.............................................39
Tóm tắt chương I.............................................................................................42
Chương II. Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam....................................................43
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam............................43
2.1.1. Về quá trình thành lập...........................................................................43
2.1.2. Về cơ cấu tổ chức..................................................................................43
2.1.3. Về quản trị và điều hành .......................................................................44
2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2015.............................................................................................44
2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh
viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam............................................47
2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách ......................47
2.2.2. Tổ chức thực thi chính sách ..................................................................48
2.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi ..................................................59
2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học
sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ............................64
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................64
2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................66
Tóm tắt chương II............................................................................................73
Chương III. Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với
học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam......................74
3.1. Định hướng chung....................................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển...........................................................................74
3.1.2. Mục tiêu của Chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2020....................................................75
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam....................................................76
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách .................................76
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách .....................82
3.3. Kiến nghị..................................................................................................92
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................92
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương........................92
3.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị khác.........................................................95
Tóm tắt chương III ..........................................................................................96
KẾT LUẬN.....................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt
ASXH An sinh xã hội
CSC Chính sách công
CSTD Chính sách tín dụng
CT-XH Chính trị xã hội
HĐQT Hội đồng quản trị
HSSV Học sinh sinh viên
KT-XH Kinh tế xã hội
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHCSXH
Bảng 2.1 Nguồn vốn và cơ cấu của NHCSXH
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của
NHCSXH từ năm 2012 - 2015
Bảng 2.3 Tình hình cho vay HSSV từ năm 2012 - 2015
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV
Bảng 2.5 Số HSSV vay vốn tại NHCSXH
Bảng 2.6 Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại
NHCSXH
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, với đường lối và chiến lược phát triển nền kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng
đầu, là động lực, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát
triển xã hội. Trong đó, Nhà nước ta xác định đào tạo bậc đại học, cao đẳng và
đào tạo nghề với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội đang là vấn đề
có tính quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với quan điểm trên, Chính phủ
đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục, đặc biệt là các chính sách
nhằm khuyến khích việc học tập của HSSV như chính sách miễn, giảm học
phí cho sinh viên các ngành đào tạo an ninh, quân sự, sư phạm..; chính sách
học bổng, khen thưởng cho học sinh, sinh viên...trong đó không thể không kể
đến chính sách ưu đãi tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Thực tế ở nước ta, một tỷ lệ không nhỏ HSSV có hoàn cảnh khó khăn
đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
học nghề có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng vì không có đủ tiền lo các khoản
chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học, nhất là sinh viên ở tỉnh
lẻ, sinh viên vùng sâu, vùng xa, con em người dân tộc thiểu số lên thành phố
học... Để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, Chính phủ đã ban hành
chính sách ưu đãi tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Chính sách này đã và
đang được thực hiện với sự nỗ lực của các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) - đơn vị trực
tiếp thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách tín dụng đối với HSSV đã mang
lại hiệu quả xã hội thiết thực, giúp cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có hoàn cảnh
khó khăn được vay vốn ưu đãi với hơn 55.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng trên
2
24.000 tỷ đồng. Đây là một trong những chính sách được đánh giá là thành
công nhất của Chính phủ; Chính sách đã phát huy hiệu quả, giúp con em các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn được học tập, đào tạo nghề và ổn định cuộc
sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Ngoài những kết quả đã đạt được thì trong quá trình tổ chức thực thi
chính sách tín dụng đối với HSSV, NHCSXH cũng gặp phải một số khó khăn,
vướng mắc cần được nghiên cứu giải quyết để góp phần hoàn thiện chính sách
và phát huy hiệu quả chính sách tốt hơn. Vấn đề chủ yếu còn gặp phải trong
quá trình thực thi chính sách là quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu
vay; tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, khó khăn trong thu hồi nợ; một số trường hợp sử
dụng vốn vay chưa đúng mục đích; mức vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu
cầu của HSSV; cơ chế phối hợp giữa các chủ thể thực thi chính sách là: Nhà
trường, ngân hàng, chính quyền địa phương và gia đình còn nhiều bất cập;
công tác tuyên truyền phổ biến chính sách còn hạn chế.
Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách tín
dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu, hy vọng có đóng góp nhất định vào việc cải thiện tình
hình thực thi chính sách của NHCSXH, góp phần vào sự bền vững của chương
trình tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên, đây là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mô hình NHCSXH là một mô hình Ngân hàng mới ở Việt Nam, hoạt
động tín dụng của NHCSXH mang tính đặc thù nên vẫn còn nhiều mặt tồn tại,
hạn chế cần phải được tiếp tục xem xét giải quyết. Chính vì vậy đã có nhiều
công trình, bài viết, nghiên cứu về tín dụng và mô hình, cơ chế hoạt động của
NHCSXH, điển hình như:
- Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của
Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sĩ. Luận án đã phân tích và đánh
giá thực trạng tiến hành chiến lược bền vững của NHCSXH Việt Nam, từ đó
3
đề xuất chiến lược phát triển bền vững phù hợp với tình hình hiện nay.
- Hà Thị Hạnh ( 2010), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ. Đề tài đã khái quát
hóa những vấn đề cơ bản về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của
NHCSXH, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động
của NHCSXH.
- Phạm Thị Thành An (2013), Giải pháp phát triển tín dụng đối với học
sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
kinh tế. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề chung về tín dụng HSSV,
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với HSSV tại
NHCSXH Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp, kiến nghị góp phần
phát triển tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam.
- Trần Thị Minh Trâm (2016), Tín dụng cho học sinh, sinh viên của
Thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Tác giả đã tiếp cận từ tổng quan
tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệm
thực tiễn trong và ngoài nước, phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng
HSSV diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, từ đó đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh
khó khăn của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Các đề tài tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó
đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao
chất lượng tín dụng trong hoạt động của NHCSXH, nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH Việt
Nam trên phương diện Khoa học chính sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ các lý luận cơ bản trong việc thực thi chính
sách, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện chính sách để phân
tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại
4
NHCSXH giai đoạn 2012 - 2015, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn
thiện nội dung chính sách và hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách với
HSSV tại NHCSXH đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết các mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, thu thập, hệ thống hóa và bổ sung mới để làm rõ cơ sở lý luận
về chính sách tín dụng đối với HSSV, cụ thể liên quan tới các nội dung như:
khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của chính sách, nội dung, tiêu chí đánh giá
và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tín dụng đối với
HSSV. Trong đó có khảo cứu kinh nghiệm của một số nước về việc giải quyết
quan hệ tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, rút ra bài học thực tiễn
mà NHCSXH có thể tham khảo;
Hai là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín
dụng đối với HSSV tại NHCSXH giai đoạn 2012 - 2015, làm rõ những thành
tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó;
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chính sách và
công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH đến
năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tình hình thực thi
chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH dưới góc độ khoa học chính
sách, cụ thể là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách tín
dụng đối với HSSV.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Thực hiện chính sách cho vay của NHCSXH cho HSSV
có hoàn cảnh khó khăn.
+ Về không gian: Hoạt động cho vay HSSV của hệ thống NHCSXH
trong cả nước.
+Về thời gian: Khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 và đề xuất
5
giải pháp thực hiện đến năm 2020.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quy trình thực thi chính sách gồm những nội dung nào? Tiêu chí đo
lường kết quả của việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
là gì?
- Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại
NHCSXH như thế nào? Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế là gì?
- Đề xuất giải pháp gì để hoàn thiện chính sách và hoàn thiện công tác
tổ chức thực thi chính sách tại NHCSXH?
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê
nin để xem xét quan hệ tín dụng trong kinh tế thị trường và vai trò của tín
dụng đối với sự phát triển. Các nghiên cứu thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư
tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luận văn cũng kế thừa các thành
tựu khoa học, các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài
tín dụng đối với học sinh sinh viên.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Luận văn tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về tín dụng đối với HSSV theo góc độ khoa
học chính sách.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát thực tiễn, khảo cứu tài liệu, đánh giá
thực trạng việc thực thi tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH trong điều kiện
thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
6
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu phát triển tín dụng đối với
HSSV nói riêng và mục tiêu phát triển tín dụng nói chung của NHCSXH.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
- Phân tích, tổng hợp dựa trên các dữ liệu chính thức như Điều lệ, quy
chế hoạt động của NHCSXH, chính sách của Nhà nước đối với Học sinh, sinh
viên, hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các báo cáo, đánh giá, tổng
kết.
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp tiếp cận thu
thập thông tin, đối chiếu... để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách và
yêu cầu trong việc thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV, góp phần vào
việc bổ sung lý luận nhằm hoàn thiện chính sách.
- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành
chính sách công và những nhà nghiên cứu muốn chuyên sâu tìm hiểu về hoạt
động cho vay HSSV tại NHCSXH.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về thực tiễn, luận văn giúp các nhà lãnh đạo NHCSXH hiểu rõ thực
trạng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc thực thi chính sách đối với
HSSV tại ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ
chức thực thi chính sách, từng bước thực hiện được các mục tiêu của chính
sách, tạo được niềm tin trong đảng, trong dân.
8. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc thực thi chính sách tín dụng đối với
HSSV tại NHCSXH.
7
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại
NHCSXH.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực thi
chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH.
8
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.1.1. Học sinh, sinh viên và vai trò trong phát triển nguồn nhân lực
Học sinh, sinh viên là những công dân đang tham gia học tập, rèn luyện
trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Độ tuổi của HSSV phổ biến trong khoảng
từ 6 – 22 tuổi, đây là lứa tuổi cần được quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ nhiều
nhất của gia đình, nhà trường để giúp các em hoàn thiện cả về thể chất và tinh
thần, cũng như trang bị những kỹ năng sống cần thiết. Chăm lo cho HSSV
chính là chăm lo cho thế hệ thanh niên, chăm lo cho nguồn nhân lực tương lai
của nước nhà, cũng là chăm lo cho tương lai của chính các em, của gia đình
và toàn thể cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta nhận thức được rất rõ vai trò và tầm quan trọng
của thế hệ Thanh niên - Học sinh, sinh viên trong quá trình phát triển của đất
nước. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại; thanh niên là rường cột của quốc
gia, thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam
có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên (mà lực
lượng nòng cốt là Học sinh, sinh viên) là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội”. Học sinh, sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
9
dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển cho học
sinh, sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và
phát triển vững bền của đất nước.
Hiện nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, điều này
sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu và thanh niên toàn
cầu… Trong xu thế đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai
trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế
muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản:
(1) Áp dụng công nghệ mới, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (3) Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng
kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến
thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn -
vốn con người, vốn nhân lực” (the human capital). Để phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao thì không có con đường nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất
là đầu tư học vấn và trang bị các kỹ năng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi
học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự
chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn
đang là rào cản của sự phát triển; Đặc biệt là đối tượng HSSV có hoàn cảnh
khó khăn, HSSV vùng nông thôn, miền núi, người dân tộc thiểu số ra thành
phố học đang là bài toán yêu cầu Chính phủ cần phải có động thái tác động để
hỗ trợ tốt nhất cho nhóm đối tượng này nhằm hướng tới kết quả phát triển bền
vững, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
1.1.2. Nhu cầu kinh phí để học tập của học sinh, sinh viên
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam năm 2016 đạt mức 50 triệu đồng/năm, tuy nhiên ở khu vực nông
thôn, miền núi thu nhập bình quân chỉ ở mức 24 triệu đồng/ năm. Trong khi
đó, mức học phí bình quân của bậc giáo dục đại học là 13 triệu đồng/ năm,
10
sinh hoạt phí bình quân của sinh viên đi học xa nhà ở mức 20 triệu đồng/năm.
Như vậy, khoản chi phí cho một học sinh, sinh viên theo học đã chiếm phần
lớn thu nhập của một gia đình.
Theo thống kê, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 9,79%
so với tổng hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm
tỷ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 -2020. [26]
Trong Báo cáo Quốc gia về thanh niên thì có tới 20,3% thanh niên đang
theo học ở một trường nào đó trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tỷ lệ đi học
của thanh niên độ tuổi 16 đến dưới 20 tuổi chiếm 41,8%, nhóm 20 đến 24 tuổi
chỉ còn 12,6%, cho thấy thanh niên không tiếp tục đi học ở các bậc học cao.
Lý do chủ yếu mà thanh niên trong độ tuổi 16 - 20 tuổi phải dừng học giữa
chừng là điều kiện không cho phép họ học tiếp; 19,1% phải dừng học để
kiếm tiền nuôi gia đình, 17,6% ngừng học vì không có tiền đóng học phí. [4]
Thực trạng trên cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ HSSV Việt Nam
không đủ khả năng để thực hiện ước mơ tiếp tục đi học, đặc biệt là bậc học
sau phổ thông trung học; Nhiều trường hợp học sinh có khả năng, thi đỗ các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề nhưng vì
hoàn cảnh khó khăn không thể nhập học hoặc phải bỏ học giữa chừng do
không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc
khóa học, nhất là sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa lên thành phố học.
Nếu không có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này thì các em sẽ bị lỡ mất
cơ hội học tập, xã hội cũng sẽ bỏ phí một phần nguồn nhân lực có thể đào tạo
thành nhân lực chất lượng cao, có thể sẽ có đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
1.1.3. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.1.3.1.Một số khái niệm liên quan
(1) Chính sách
Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách:
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
11
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [10]
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có
mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn
đề mà họ quan tâm”. [27]
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà
lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi
thẩm quyền của mình.
(2) Chính sách công
Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ
máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng
được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm
này:
William Jenkin cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết
định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị
gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục
tiêu đó”. Theo quan điểm của Wiliam N. Dunn thì: “Chính sách công là một
kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các
quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức
nhà nước đề ra”. [6]
(3) Tín dụng
Theo lý thuyết kinh tế, tín dụng là hệ thống các quan hệ phân phối theo
nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm
thời thiếu vốn và ngược lại.
Trong thực tế, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng ở
bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản:
Thứ nhất, bên sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa sẽ chuyển giao quyền
sử dụng số tiền hoặc hàng hoá này cho người khác sử dụng trong một thời
12
gian nhất định.
Thứ hai, đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại
cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm gọi là phần lời hay nói
theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.
Tín dụng, còn gọi là cho vay, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp
nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn
trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm
theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay
còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối
quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay.
Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho
vay, lãi suất phải trả,...
Ngoài ra, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Tín dụng là việc
thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết, cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
khác”.
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá
trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn
tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
(4) Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định
chi phối hoạt động Nhà nước đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn do các
tổ chức tín dụng huy động được để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức,
các hộ gia đình và cá nhân.
Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt
động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro
trong hoạt động tín dụng.
13
Các chính sách tín dụng hiện nay bao gồm: CSTD đối với doanh
nghiệp nhà nước, CSTD đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác
khác, CSTD đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, CSTD đối với miền
núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT – XH khó khăn và
CSTD đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó,“Nhà
nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền
đối với học sinh nghèo để có điều kiện học tập” (Điểm 2, Điều 1, Luật Các
TCTD 2010).
Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định
tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của
NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân
nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và
thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng xác định:
+ Các đối tượng có thể vay vốn.
+ Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng.
+ Những ràng buộc về tài chính.
+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp.
+ Phương thức quản lí các danh mục cho vay.
+ Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau.
1.1.3.2. Nội dung chính sách tín dụng đối với Học sinh sinh viên
Chương trình CSTD đối với HSSV được triển khai lần đầu tiên từ năm
1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc lập Quỹ tín dụng đào tạo.
Do tình hình thực tế có nhiều thay đổi, năm 2006, Thủ tướng Chính
Phủ ban hành Quyết định 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 quy định về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên thay thế Quyết định 51/1998/QĐ-TTg.
Và chương trình thực sự trở thành một chính sách trọng tâm của xã hội
vào năm 2007 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
14
157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về chính sách tín dụng đối với HSSV có
hoàn cảnh khó khăn và các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan.
Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, Các nội dung cơ
bản của chính sách bao gồm:
(i) Phạm vi áp dụng
CSTD đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập,
sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm:
tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
(ii) Đối tượng được vay vốn
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại
học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các
cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc
mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các
đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150%
mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của
pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn,
bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
(iii) Phương thức cho vay
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương
thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp
vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp
15
học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân
hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học
sinh, sinh viên.
(iv) Điều kiện vay vốn
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp
tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết
định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng
tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận
của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành
chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
(v) Mức vốn cho vay
Mức vay vốn tối đa được khống chế, tùy thuộc và chính sách học phí,
giá cả sinh hoạt tại từng thời điểm mà Ngân hàng Chính sách xã hội thống
nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định điều chỉnh mức vốn cho vay.
(vi) Thời hạn cho vay
Thời hạn vay được quy định cụ thể như sau:
+ Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được
vay vốn.
+ Thời hạn trả nợ đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo
không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay,
đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn
phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân
hàng Chính sách xã hội quy định.
16
(vii) Lãi suất cho vay
+ Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.
+ Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Đó là những nội dung chủ yếu của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn.
1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.2.1. Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách
1.2.1.1. Khái niệm
Thực thi chính sách là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình
chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả của
thực thi chính sách công. Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra (1)
CSC tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) CSC tốt nhưng thực hiện tồi
dẫn đến thất bại; (3) CSC tồi nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4)
CSC tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại. Từ đó thấy được vai trò quyết định
đến sự thành công hay thất bại của một CSC là ở khâu thực thi CSC.
Có thể hiểu: Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống
xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC
và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC.
Mỗi chính sách là nhằm giải quyết một vấn đề. Vấn đề có thể có nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cốt lõi và các nguyên nhân
phụ. Chính sách phải hướng vào giải quyết các nguyên nhân của vấn đề.
Thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách,
khi chính sách được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội
chấp nhận, điều này phản ánh tính đúng đắn của chính sách và ngược lại.
Qua thực thi giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh vì chúng ta đều biết
chính sách do một tập thể hoạch định nên, nhưng cũng không tránh khỏi ý
kiến chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách, để khắc phục điều
này thì khi chính sách được thực thi thì qua đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa
để hoàn thiện chính sách.
17
Thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH là việc NHCSXH xây
dựng, ban hành các văn bản để triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm
của mình, cụ thể hóa chính sách bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện
chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trên phạm vi cả nước.
Đồng thời có báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản
đó. Qua đó sẽ thấy các kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó
khăn trong thực hiện chính sách và đề ra các phương án giải quyết các khó
khăn, hạn chế đó.
1.2.1.2. Các yêu cầu đối với việc thực thi chính sách
(1) Bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách
Để có thể thực hiện, mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng, chính
xác. Đây là yêu cầu đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách
theo một định hướng. Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thể của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan và các đối tượng chính sách nhằm
đạt những mục tiêu trực tiếp. Ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp là những chương
trình, dự án cụ thể. Kết quả thực thi chính sách theo quá trình hoạt động trong
từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp kết quả
thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực thi khác
thành mục tiêu chung của chính sách.
CSTD đối với HSSV là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, chính
sách này có cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; để từng bước thực hiện các
mục tiêu đó, NHCSXH đã triển khai được chương trình cho vay HSSV thực
hiện mục tiêu cụ thể của chính sách là không để một học sinh sinh viên nào
phải bỏ học giữa chừng vì thiếu tiền đóng học phí, chương trình này bước đầu
cũng đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại cơ hội học tập cho HSSV
có hoàn cảnh khó khăn, từng bước giải quyết các khó khăn vướng mắc trong
vấn đề chính sách được toàn dân quan tâm này.
(2) Bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách
18
Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình
chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên
một hệ thống thống nhất, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi chính sách cần
thiết phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. Nội dung của tính hệ
thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống
trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành,
phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công
cụ quản lý khác của nhà nước.
Trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH luôn luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, trường học… để đảm bảo tính
thống nhất trong thực hiện mục tiêu chính sách. Ví dụ trong công tác tuyên
truyền, vận động chính sách, không chỉ có mỗi cán bộ tín dụng của NHCSXH
tuyên truyền, phổ biến chính sách mà cần có sự tham gia của các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội… cùng tham gia, không chỉ tuyên truyền trực tiếp
mà còn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; cũng không chỉ tiến hành
một lần mà tiền hành thường xuyên, đan xen trong suốt quá trình thực thi
chính sách, đặc biệt có những thay đổi, những điều khoản mới bổ sung trong
chính sách.
(3) Bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý trong tổ chức thực thi
chính sách
Tính khoa học (hay tính phù hợp với thực tiễn) thể hiện trong quá trình
thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý
chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu
chính sách. Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiềm yếu tố
khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy, tính khoa học của quá
trình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong
thực tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát
triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu
chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của mỗi vùng,
19
miền…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một
các máy móc mà cần linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế tổ chức thực hiện
chính sách cho phù hợp.
CSTD đối với HSSV cũng vậy, theo sự thay đổi của thời gian, điều
kiện, môi trường, nhu cầu… cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với các điều
kiện thực tế thì trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH cũng đã có
những thay đổi như: Tăng mức cho vay, kéo dài thời gian thu hồi nợ, giãn nợ,
cho vay chương trình học nghề… để đảm bảo vẫn giữ được mục tiêu của
chính sách và đảm bảo tính khoa học, linh hoạt của chính sách.
Tuy vậy, quá trình tổ chức thực thi chính sách vẫn phải tuân theo các
nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành
chính sách. Tính pháp lý được thể hiện là việc chấp hành các chế định về thực
thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được
giao thực thi chính sách, cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết.
(4) Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng
CSTD đối với HSSV là một chính sách có tính nhân văn, nhân đạo, tạo
cơ hội cho tất cả HSSV có điều kiện hưởng nền giáo dục một cách công bằng.
Thời kỳ đầu thực hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng quy định chặt chẽ
hơn, sau đó chính sách đã mở rộng đối tượng cho vay hơn, cụ thể: gia đình có
từ 02 con đi học Đại học, cao đẳng, học nghề mà không trong diện nghèo; gia
đình cận nghèo, gia đình khó khăn đột xuất, không may gặp tai nạn, hỏa hoạn,
bệnh tật, thiên tai cũng sẽ được vay chương trình này để cho con đi học…
Còn về phía đối tượng thực thi chính sách, cụ thể ở đây là cán bộ, nhân viên
NHCSXH cũng sẽ có được hưởng những lợi ích mà chương trình mang lại, họ
được trả lương, thưởng nếu làm việc tốt, có được niềm tin của nhân dân, gây
dựng hình ảnh NHCSXH là ngân hàng cho người nghèo, vì người nghèo, thân
thiết với người nghèo, uy tín với nhà nước và nhân dân. Việc đảm bảo hài hòa
lợi ích cho các đối tượng chính sách sẽ góp phần tạo sự công bằng trong xã
20
hội, ổn định cuộc sống và khuyến khích các đối tượng tham gia thực thi chính
sách một cách tích cực.
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách
Thực thi chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống
xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Việc thực thi chính
sách được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, với sự
tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể mà các chủ thể
thực thi chính sách xác định các nhiệm vụ, nội dung cụ thể trong triển khai
thực thi chính sách. Tuy nhiên ở góc độ chung nhất, quá trình triển khai thực
thi chính sách được tổ chức thành các nội dung chính sau:
(1) Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách
Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định
chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết
các vấn đề công, do đó để đưa chính sách vào thực tiễn thì các chủ thể thực
thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, chương
trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn
thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi
chính sách cần tiến hành các hoạt động sau:
- Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương
trình hoặc dự án cần phải được ban hành, phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính
sách, xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi
chính sách.
- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành
được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời
gian, tiết kiệm và hiệu quả.
Yêu cầu các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách
21
Các văn bản hướng dẫn thực thi qui định rành mạch, hợp lý trách
nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền
hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện.
(2) Tổ chức thực thi chính sách
Sau khi các văn bản, chương trình được ban hành và phê duyệt, các chủ
thể thực thi được giao trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và triển khai thực
hiện chương trình. Tổ chức thực thi chính sách gồm 05 nội dung sau:
(i) Tuyên truyền, phổ biến chính sách
Việc trước tiên cần làm trong quá trình thực thi chính sách là truyên
truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt
động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực
thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng
chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu
của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh
nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện
theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công
chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô
của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải
pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi
có hiệu quả kế hoạch được giao.
Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cần thực hiện thường
xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng
cần tuyên truyển luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực
thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiểu hình thức như:
tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, đài, tivi v.v…).Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của
từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên
truyền, vận động thích hợp.
Yêu cầu:
22
Để công tác tuyên truyền, vận động chính sách được tốt, NHCSXH cần
được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn cho đội ngũ thực thi chính
sách, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…Trong đó, các phương
tiện truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý là kênh
tuyên truyền có hiệu quả cao, phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất.
(ii) Tổ chức bộ máy và nhân lực thực thi chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và
nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa
dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần
phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách. Nếu hoạt động này
diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng
tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
Trong tổ chức thực thi CSTD đối với HSSV, các cơ quan được xác
định vai trò cụ thể như sau:
+ Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Lao đồng thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đóng vai
trò phối hợp và tổ chức thực thi chính sách.
+ Ngân hàng CSXH thực hiện hoạt động cho vay.
+ Cơ quan chính quyền địa phương tham gia quản lý các đối tượng vay
vốn.
+ Các Trường Đại học, Trường đào tạo, dạy nghề và các tổ chức xã hội
của HSSV như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tham gia phối hợp thực hiện.
+ Nhân dân tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai sót,
những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách.
- CSTD đối với HSSV được thực thi trên phạm vi rộng, số lượng các
đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh
đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết
sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Bởi vậy, muốn tổ chức
23
thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các
cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia
thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính
sách. Cụ thể, Chính phủ đã phân công NHNN, Bộ Tài chính là hai đơn vị đầu
mối cùng các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện CSTD đối với
HSSV.
Mặt khác, chính sách khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ
phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có
bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị
tác động tiêu cực. Chính vì vậy cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên
quan.
Sự thành công của CSTD đối với HSSV do nhiều yếu tố, nhân tố cấu
thành, trong đó có sự phối hợp của các đối tượng tham gia thực thi chính sách
là Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH và chính quyền địa phương. Hoạt
động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một
cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
- Năng lực thực thi chính sách công, cụ thể là CSTD đối với HSSV của
cán bộ công chức là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi
chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đó gồm nhiều
tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực
thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với
những tình huống phát sinh trong tương lai ... Cán bộ, công chức có năng lực
thực thi chính sách tốt sẽ chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác
động theo định hướng, đồng thời khách phục những ảnh hưởng tiêu cực của
các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết
quả thực sự.
(iii) Bảo đảm nguồn lực tài chính
24
Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố ngày
các có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng
lợi chính sách của Nhà nước. Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện
phát triển hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất cả
về số lượng và chất lượng. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện
hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành một
nguyên lý phát triển. Nếu điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp
cho tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách luôn được tăng
cường. Chẳng hạn, chỉ ần thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển
tải nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên.
Trong các nguồn lực vật chất thì nguồn tài chính là đòi hỏi không thể
thiếu để thực thi bất kỳ một chính sách nào, đặc biệt đối với chính sách tín
dụng. Nguồn kinh phí để thực thi chính sách thường gồm ngân sách nhà nước
cấp, các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, huy động trong dân hoặc nước
ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí này chi dùng cho nhu cầu xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật, trả lương cho đội ngũ cán
bộ quản lý và những người tham gia triển khai thực thi chính sách. Đối với
CSTD cần một nguồn vốn để đối tượng nhận hỗ trợ vay. Các khoản vay này
thường kéo dài, chi phí lãi vay thu được thấp, do vậy, luôn cần một nguồn tài
chính đủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu này. Nếu chúng ta không có đủ kinh
phí thì không thể thực hiện được chính sách hoặc thực hiện không đến nơi đến
chốn, dù chính sách có ý nghĩa xã hội to lớn.
(iv) Triển khai thực hiện chính sách
Việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng thường thông qua các nội
dung sau:
- Đơn vị thực hiện ban hành và hướng dẫn áp dụng quy trình cho vay
cho từng đối tượng cụ thể như hộ gia đình, HSSV mồ côi vay trực tiếp tại
25
NHCSXH hay các đối tượng các. Cần quy định cụ thể về hồ sơ vay, điều kiện
vay, quy trình – thủ tục vay.
- Sử dụng nguồn lực được bố trí để tiến hành giải ngân cho các đối
tượng kịp thời, đúng mức quy định. Định kỳ giải ngân, đối tượng nhận và các
trường hợp phát sinh như ủy quyền nhận giải ngân cũng cần được tính đến.
- Sau khi nguồn vốn được giải ngân, đơn vị thực hiện chính sách cần có
biện pháp để theo dõi, thu hồi nợ. Cần chú ý đến thời gian thu hồi nợ, phân kỳ
trả nợ, số tiền theo từng đợt, các phương án xử lý khi người vay gặp khó khăn
chưa thể trả nợ đúng hạn hay các trường hợp phải chuyển nợ quá hạn ...
(v) Theo dõi, thanh kiểm tra và sơ kết, tổng kết
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng
trong thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ
công chức được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và
trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả
năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu của
chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp
thực hiện; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế, nội
quy thực hiện chính sách. Ngoài ra, phải có kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ
các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển
khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc
biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân. Trên cơ sở
đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính
sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để
có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở
trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc
thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.Định kỳ, các chủ thể thực thi chính
sách tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực
hiện chính sách được tiến hành theo trình tự từ dưới lên trên.
26
Trước hết, cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính
sách nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên
cơ quan, tổ chức cấp trên. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện các
chương trình, dự án thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc
chương trình, dự án đó, báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Trong báo
cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ thể hiện rõ quá trình
triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và
đề xuất những kiến nghị với cấp trên để thóa gỡ khó khăn trong tổ chức thực
hiện.
Trên cơ sở các báo cáo, đánh giá trên của cơ quan, tổ chức cấp dưới, cơ
quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sở kết, tổng
kết thực thi chính sách. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách
cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách trước cơ
quan hoạch định chính sách và nhân dân. Đồng thời, có thể kiến nghị với cơ
quan hoạch định chính sách điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp với
thực tiễn.
Yêu cầu của công tác theo dõi, thanh kiểm tra và báo cáo, sơ kết,
tổng kết
+ Công tác theo dõi, thanh kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên,
liên tục; sát sao và trung thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót để khắc
phục, điều chỉnh.
+ Công tác báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết của việc thực hiện văn
bản, hay chương trình, dự án trong thực thi chính sách phải đảm bảo tình
trung thực, chính xác, rõ ràng để thấy được việc thực thi có khả quan hay
không, có những thuận lợi, khó khăn gì và nguyên nhân của những khó khăn,
hạn chế; từ đó có thể có hướng, giải pháp phù hợp để điều chỉnh chính sách
hay nâng cao chất lượng thực thi chính sách.
27
+ Công việc này diễn ra theo trình tự, hệ thống, có kế hoạch cụ thể, rõ
ràng giúp các chủ thể thực thi chính sách chủ động trong việc thu thập thông
tin, tổng hợp, báo cáo một cách kịp thời.
1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi và các nhân tố tác động
tới việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.2.3.1. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi
Từ đặc điểm của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã
phân tích có thể đưa ra một số tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng CSTD đối
với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:
(1) Chỉ tiêu định lượng
Hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn thể hiện
ở khả năng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV có hoàn cảnh
khó khăn.
a) Quy mô cho vay
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Đối với NHCSXH, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phản ánh
nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới đối tượng chính sách là
HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV
có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH qua các năm.
Công thức tính:
Tốc độ tăng trưởng
dư nợ tín dụng đối
với HSSV có hoàn
cảnh khó khăn
=
Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn năm sau
Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn năm trước
x 100%
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV:
28
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của NHCSXH so
sánh với việc cho vay các đối tượng chính sách khác.
Công thức tính:
Tỷ trọng dư nợ tín
dụng đối với HSSV
=
Dư nợ tín dụng HSSV
Tổng dư nợ tín dụng
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối
với HSSV hay không vì bên cạnh đó NHCSXH còn thực hiện việc mở rộng
cho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội.
- Dư nợ bình quân một số HSSV và tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho ta biết số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với
một HSSV bình quân năm nay và tăng giảm so với năm trước là bao nhiêu.
Công thức tính dư nợ bình quân của một HSSV:
Dư nợ bình quân một HSSV =
Tổng dư nợ tín dụng HSSV
Tổng HSSV có quan hệ vay vốn
Công thức tính tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của một HSSV:
Tốc độ tăng trưởng dư
nợ bình quân một HSSV
=
Dư nợ bình quân một HSSV năm trước
Dư nợ bình quân một HSSV năm sau
x 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của NHCSXH trong việc hỗ trợ vốn
cho HSSV ngày càng phù hợp với nhu cầu vay vốn qua các năm.
b) Số lượng khách hàng
- Số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng
Chỉ tiêu số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân
hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công
tác tín dụng.
Công thức tính:
Tổng số lượt HSSV
được vay vốn
=
Lũy kế số lượt
HSSV được vay đến
cuối kỳ trước
+
Lũy kế số lượt
HSSV được vay
trong kỳ báo cáo
29
Chỉ tiêu lũy kế số lượt HSSV vay vốn được tính lũy kế từ lượt vay đầu
tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Đối với NHCSXH, trong điều kiện còn rất nhiều đối tượng chính sách
chưa được tiếp cận với nguồn vốn chính thức của ngân hàng đây là chỉ tiêu
quan trọng đánh giá sự phát triển của NHCSXH trong hoạt động tín dụng đối
với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc đào tạo, đối
tượng thụ hưởng và vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác CSTD đối với HSSV ở
từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế
trong cả nước. Thông qua vay vốn ngân hàng, HSSV có điều kiện vươn lên
học tập tốt nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần
khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền.
Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc
đào tạo được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo từng
cấp bậc đào tạo được vay
vốn Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo từng cấp bậc đào
tạo được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo đối tượng
thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo đối
tượng thụ hưởng được vay
vốn Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo đối tượng thụ
hưởng được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
30
Công thức tính tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh
tế được vay vốn Ngân hàng =
Tổng số HSSV theo từng vùng kinh tế
được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
c) Nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó
khăn của NHCSXH
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ
của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.
Công thức tính:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn HSSV
Tổng dư nợ tín dụng
x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn
cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị HSSV sử dụng sai mục đích hoặc
không có hiệu quả, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu
hồi được. Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự
phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng.
Hiện có hai quan điểm khác nhau xác định nợ quá hạn:
(1) Nợ quá hạn được xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai
mục đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhưng khách hành cố tình không trả
hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không trả được gia hạn nợ.
(2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi
đã quá hạn.
Thực tế, trước đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan
điểm (1). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM áp dụng quan
điểm (2) khi chuyển nợ quá hạn, quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.
31
Đặc thù trong cho vay HSSV là đối tượng khách hàng lớn, món vay nhỏ,
nợ quá hạn cao. Qua phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết,
nguyên nhân HSSV không thể trả được nợ chủ yếu là do HSSV chưa kiếm được
việc làm, chưa có kinh nghiệm trong làm ăn hoặc do các nguyên nhân khách
quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số HSSV sử dụng vốn vay sai mục
đích, cố ý chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ.
(2) Một số chỉ tiêu định tính
Hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH đối với HSSV được thể
hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội; cụ thể:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của HSSV của NHCSXH, hỗ trợ
HSSV trang trải chi phí học tập, từ đó đạt được mục tiêu xóa đói giảm
nghèo và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, thu hẹp
dần khoảng cách giàu nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của HSSV, thì đánh giá hiệu quả cho vay
đối với HSSV cao và ngược lại.
- Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn CSTD: thủ
tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt
động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng; các kênh thông tin về
chủ trương, chính sách đến với HSSV.
- Xác định đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Việc chọn đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn không
phải là dễ đối với tổ chức cấp CSTD, với các điều kiện vay vốn ưu đãi thì tiêu
cực trong việc chọn đúng đối tượng vay là rất dễ xảy ra. Vì vậy chỉ tiêu này
cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng tín dụng đối với hộ
nghèo.
1.2.3.2. Các nhân tố tác động tới việc thực thi chính sách tín dụng đối
với học sinh sinh viên
Hoạt động cho vay HSSV chịu tác động của nhiều nhân tố. Để hoạt
động cho vay HSSV phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế
32
tri thức, vấn đề quan trọng là các tổ chức tín dụng phải đánh giá được mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động cho vay HSSV, để phát huy những
mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới hoạt động cho vay HSSV
cần phải xem xét một số vấn đề liên quan sau:
(1) Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay HSSV
có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm:
- Chính sách cho vay của NHCSXH
Chính sách cho vay của NHCSXH đối với HSSV là sự cụ thể hóa chính
sách tín dụng của nhà nước đối với HSSV trong mỗi giai đoạn nhất định phù hợp
với bối cảnh cụ thể. Chính sách cho vay của ngân hàng là cơ sở quan trọng để
đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự
thành công hay thất bại của một ngân hàng. Việc thay đổi về đối tượng cho vay,
lãi suất cho vay, mức vay…của HSSV có ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho
vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Hay chính sách lãi suất
ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ
lại, tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm
chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay
có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao
hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành
vốn vay … Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.
- Qui trình cho vay
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá
trình khép kín gồm: Nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm
tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Việc xây dựng
tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối
hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình góp phần hạn chế và ngăn
ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
- Chất lượng nhân sự của NHCSXH
33
Quản trị điều hành phải được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, cũng như
giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý … nhằm đáp ứng
kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các
khoản cho vay, các khoản huy động vốn, thực hiện tốt các loại dịch vụ Ngân
hàng. Đây là cơ sở để tiến hành hoạt động cho vay HSSV một cách lành mạnh
và có hiệu quả.
Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên
môn sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi
thực hiện hoạt động cho vay đối với HSSV.
- Trách nhiệm của tổ trưởng tổ TK&VV
Tổ trưởng tổ TK&VV yêu cầu phải là người có trách nhiệm cao, có tính
trung thực, có đạo đức nghề nghiệp bởi vì nếu người tổ trưởng có ý muốn chiếm
đoạt tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm, không muốn hoàn trả cho ngân hàng mặc dù tổ
viên đã trả tiền cho tổ trưởng, điều này sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ trong
ngân hàng. Nếu tổ trưởng trung thực, có tinh thần trách nhiệm thì rủi ro xảy ra
đối với ngân hàng sẽ giảm, hiệu quả hoạt động cho vay được nâng cao.
- Sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
Vận hành CSTD ưu đãi này đòi hỏi sự vào cuộc của cả một hệ thống
chính trị từ Trung Ương đến địa phương. Vì vậy công tác phối hợp, liên kết với
các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhanh chóng, chỉ đạo sát sao, bám sát chủ
trương, chính sách sẽ làm chương trình đi nhanh, hiệu quả, đồng vốn đến đúng
đối tượng thụ hưởng, ngược lại sẽ làm trì trệ, ngân hàng có vốn nhưng không
giải ngân được.
- Chính sách huy động vốn
Nguồn vốn cho vay HSSV phụ thuộc phần lớn vào Chính phủ, ngân sách
nhà nước, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn thì việc chi
ngân sách buộc phải hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình cho vay.
Nguồn vốn được huy động được Trung Ương cấp bù lãi suất: Phụ thuộc
34
vào công tác tuyên truyền, trình độ quản lý của ngân hàng, Hội đoàn thể và của
tổ TK&VV.
- Công tác thông tin tuyên truyền
Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay đối với HSSV,
theo dõi và quản lý HSSV, thông tin có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở
Ngân hàng (hồ sơ vay vốn, phân tích của cán bộ Ngân hàng …), từ HSSV, từ
các cơ quan chuyên về thông tin cho vay đối với HSSV ở trong và ngoài nước,
từ các nguồn tin khác (báo, đài..). Số lượng, chất lượng của thông tin thu thập
được liên quan đến việc phân tích, nhận định tình hình cho vay HSSV … để đưa
ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính
xác và toàn diện thì tạo ra khả năng hoạt động cho vay HSSV của Ngân hàng
càng có hiệu quả.
(2) Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay
HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm:
- Khách hàng
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, theo quy định người vay không
phải thế chấp tài sản chỉ cần là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh
sống, được Tổ bình xét cho vay, lập thành danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn
và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do vậy, việc thu hồi nợ vay (cả
gốc và lãi) của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của người vay.
-Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước
Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương đúng đắn giúp
đỡ HSSV thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp
Ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại. Việc thay đổi về đối tượng cho vay,
lãi suất cho vay, mức vay… có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình vay, doanh
số cho vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Cho nên, CSTD
cần phải được xây dựng hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, vì nếu cứng
nhắc thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cho vay.
35
- Môi trường kinh tế - xã hội
Trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, một xã hội ổn định,vấn đề
giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm
tăng lên thì tỷ lệ HSSV vay vốn Ngân hàng có khả năng trả nợ cũng sẽ tăng lên,
do đó hoạt động cho vay đối với HSSV sẽ có xu hướng tốt lên và ngược lại. Do
đó, ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn lực của mình để có thể mở rộng CSTD,
giúp nhiều người dân được hưởng lợi hơn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia
vì sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an
toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói
chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt
đối với sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là HSSV nhận
thức chung về luật pháp còn ít nhiều hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu
cực tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cho nên, việc tạo ra một môi
trường pháp lý thuận lợi chính là tạo tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động
của Ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về
hoạt động Ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn là khả năng nhận thức
và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, các chế tài phù hợp để có tác
dụng răn đe. Để làm được điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật cần được chú trọng.
- Môi trường tự nhiên
Do đặc điểm các khoản vay của NHCSXH là cho vay các đối tượng chính
sách chủ yếu ở khu vực nông thôn có điều kiện khó khăn trong sản xuất kinh
doanh, các vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế kém phát triển … nên khi xảy
ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh … thì đây là các đối tượng dễ
bị ảnh hưởng nhất, điều này tác động rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân
hàng. Vì do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có, điều kiện làm
ăn không thuận lợi dẫn đến người vay gặp khó khăn hoặc không có khả năng trả
36
nợ, buộc ngân hàng phải sử dụng các chính sách như giãn nợ, khoanh nợ thậm
chí xóa nợ cho những khoản vay này … Tất cả những điều này dẫn đến thất
thoát nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh
hưởng, làm chậm quá trình phát triển của ngân hàng.
1.3. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước và
rút ra bài học áp dụng đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến chính sách tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhà nước tổ chức huy
động các nguồn lực tài chính để cho vay các đối tượng này nhằm tạo việc
làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói nghèo. Nhà nước thực hiện
chính sách ưu đãi về cơ chế cho vay, lãi suất cho vay; điều kiện cho vay, cơ
chế xử lý rủi ro... Tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia để đưa ra những cơ
chế chính sách khác nhau. Trong đó nổi lên vấn đề lựa chọn mô hình đầu tư
tín dụng cho đối tượng chính sách như thế nào để đạt hiệu quả và cụ thể ở đây
tác giả lựa chọn hai quốc gia điểm hình có thực hiện tín dụng đối với HSSV
tương đương với điều kiện của Việt Nam, từ đó những bài học kinh nghiệm
có ý nghĩa đối với Việt Nam.
Tại Trung Quốc
Có hai chương trình cho học sinh sinh viên đang được Trung Quốc
thực hiện. Hai chương trình quốc gia chính thức được bắt đầu năm 1999, một
chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo
hình thức thương mại.
Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủ trợ cấp là chương
trình cho vay chính ở Trung Quốc. Chương trình cho đối tượng sinh viên
nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường Đại học công lập. Nguồn vốn cho
vay do 04 ngân hàng thương mại nhà nước cấp. Các cơ sở giáo dục xử lý
bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chịu trách
nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ và chịu rủi ro khi khách hàng không trả
37
nợ. Khách hàng chỉ phải trả một nửa lãi suất cho vay, một nửa lãi suất còn lại
do Chính phủ chi trả. Mặc dù NHTM cấp vốn vay nhưng tổng số vốn vay lại
do hệ thống chỉ tiêu kiểm soát theo tổng số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn
sàng cấp vốn vay của NHTM. Sinh viên vay vốn không cần người bảo lãnh và
phải trả nợ trong vòng 4 năm sau khi tốt nghiệp.
Còn chương trình cho vay sinh viên vay vốn theo hình thức thương mại
thông thường do các NHTM thực hiện dành cho các sinh viên trường tư thục
và công lập mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế xã hội, lãi suất cho vay theo
lãi suất thị trường.
Tại Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) theo tiếng Bangladesk nghĩa là “Ngân hàng
của làng quê”. GB bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Muhammad Yunus
và dự án kinh tế nông thôn tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiểm
tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân
hàng cho người nghèo nông thôn. Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê
khác xung quanh trường đại học Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt
điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ GB. Ngân hàng thành công vang dội và sau đó
dự án được chính phủ hỗ trợ trải rộng đến các quận khác của Bangladesh.
Năm 1983, nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ
quan lập pháp Bangladesh. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt
động, không được bao cấp từ phía Chính phủ và hoạt động theo luật riêng,
không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng của Bangladesh. Hiện
nay, bản thân GB sở hữu 90% cổ phần của ngân hàng và 10% cổ phần còn lại
thuộc sở hữu của chính phủ. Hoạt động chủ yếu của GB là cung cấp tín dụng
cho người nghèo nông thôn, nhất là đối tượng nữ giới (60% đối tượng cho
vay của GB là phụ nữ)
Chương trình cho vay giáo dục bậc đại học trở lên được GB giới thiệu
vào năm 1997 dành cho trẻ em của các gia đình thuộc hộ nghèo theo quy định
của GB để họ có thể theo đuổi việc học ở những cấp cao. Đó là những cử
38
nhân, thạc sỹ, tiến sỹ thuộc các trường đại học khác nhau sẽ được xem xét cho
vay chi trả: học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, tiền ăn và ở.
Để được vay vốn, những sinh viên này phải là con em của những thành
viên trong nhóm TK&VV . Đây là nhóm gồm 05 hộ gia đình sống trong cùng
làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau và đều đủ chuẩn đói nghèo kết
hợp lại. Mỗi nhóm bầu một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp
định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, quy định chung cho nhóm và kết
nối với đại diện ngân hàng. Hàng tuần khi họp xem xét khả năng hoàn trả
vốn, nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải
có trách nhiệm giúp đõ. Phương thức cấp tín dụng cho vay sẽ theo điều kiện
đặc biệt: cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín
chấp qua các nhóm TK&VV này; cho vay gắn với gửi tiết kiệm bắt buộc hàng
tuần để tạo lập nguồn vốn xây dựng, hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của
các thành viên. Ngoài ra, mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 01 kata để
lập quỹ giáo dục trẻ em; khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ
5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm (tổng cộng 10%). Nếu theo đến hạn trả lãi,
hộ gia đình vay không trả lãi sẽ trừ vào quỹ bảo hiểm, quỹ nhóm, quỹ của
trung tâm và GB cũng có biện pháp trừng phạt là từ chối tất cả các khoản vay
của các thành viên còn lại trong nhóm. Nhờ phương pháp đặc biệt này, người
vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ và để không làm ảnh hưởng đến
các thành viên còn lại trong nhóm.
Khi vay vốn cho các em sinh viên, hộ gia đình chỉ cần làm đơn và
nhóm đứng ra bảo lãnh là đủ. Lãi suất áp dụng tại GB là lãi suất thực dương.
Lãi suất cho sinh viên vay là 0%/năm trong suốt thời gian đang theo học tại
trường và 5%/năm sau thời gian tốt nghiệp. Đến cuối năm 2013, cho vay đầu
tư giáo dục của GB được 52.880 triệu sinh viên với số tiền tổng cộng lên tới
3.361 triệu Taka; trong đó 28% là cho học sinh nữ vay; Tỷ lệ hoàn trả vốn vay
tới 95% và tỷ lệ vốn an toàn xung quanh mức 10% . Tính đến thời điểm tháng
6/2014, GB đã xây dựng được 2.567 chi nhánh, mở rộng đến 81.390 ngôi làng
39
và có 1.329.805 nhóm thành viên tham gia vay vốn.
Nhờ hoạt động với những quy trình, hệ thống kiểm soát thống kê và
những ràng buộc trách nhiệm nghiêm ngặt, mô hình GB đã mang lại nhiều lợi
ích cho người dân nghèo khổ vùng nông thôn ở Bangladesh. Mô hình được
chính phủ Bangladesh và các nước trên thế giới đánh giá cao. Mô hình này
đáng để nhiều nước học hỏi và nên được nhân rộng.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi đối với
HSSV có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
và các đối tượng chính sách của Việt Nam là:
Thứ nhất, mở rộng sản phẩm tiết kiệm những khoản tiền nhỏ và xây
dựng nhóm TK&VV
NHCSXH Việt Nam trong suốt những năm qua luôn hoạt động theo cơ
chế nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước. HSSV vay vốn tại ngân hàng cũng
được vay với lãi suất rất thấp chỉ 0,65%/năm nên NHCSXH rất khó khăn
trong việc huy động tiền gửi từ dân, mặc dù lãi suất huy động được cấp bù là
ngang bằng với mức lãi suất huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NHNN0&PTNT) vì người dân chưa thực sự hiểu hết các
nghiệp vụ của NHCSXH nên nguồn huy động chủ yếu đã thực hiện từ việc
nhận tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ hộ vay vốn thông qua tổ TK&VV và
đã làm cho ngân hàng thu hút được khoản tiết kiệm người nghèo như mô hình
ngân hàng của Bangladesh (ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm
khoản tiền nhỏ nay).
Thứ hai, các hộ vay trong tổ nhóm tương trợ nhau thực hiện đúng quy
chế của tổ TK&VV cùng vươn lên trong cuộc sống.
Những hộ vay vốn tại NHCSXH thuộc nhóm hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn trong diện chính sách của Chính phủ. Xây dựng nhóm không chỉ
giúp HSSV là con em của những hộ này được vay chi phí học tập mà còn
giúp cho chính bản thân hộ gia đình nhận được giúp đỡ từ các thành viên
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng

More Related Content

What's hot

Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA    CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA    CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luanvan84
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDVĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA    CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA    CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG THUỘC NGÂN HÀ...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDVĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 

Similar to Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng

Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
NuioKila
 
7. file
7. file 7. file
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
luanvantrust
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
luanvantrust
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
TieuNgocLy
 
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieuLuan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 

Similar to Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng (20)

Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
 
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieuLuan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (14)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG LIÊN THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG LIÊN THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CHI MAI HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Hồng Liên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Chi Mai, cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ............................................................................. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................4 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 6 8. Kết cấu luận văn.......................................................................................... 6 Chương I. Cơ sở khoa học về thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam...................................... 8 1.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên......................................... 8 1.1.1. Học sinh sinh viên và vai trò trong phát triển nguồn nhân lực.............. 8 1.1.2. Nhu cầu kinh phí để học tập của học sinh sinh viên............................... 9 1.1.3. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên ....................................10 1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên .........................16 1.2.1.Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách .............................................16 1.2.2. Quy trình thực thi chính sách................................................................20 1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi và các nhân tố tác động tới việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên..................................27 1.3. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước và rút ra bài học áp dụng đối với Việt Nam ........................................................................36 1.3.1. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước..................36 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.............................................39
  • 6. Tóm tắt chương I.............................................................................................42 Chương II. Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam....................................................43 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam............................43 2.1.1. Về quá trình thành lập...........................................................................43 2.1.2. Về cơ cấu tổ chức..................................................................................43 2.1.3. Về quản trị và điều hành .......................................................................44 2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015.............................................................................................44 2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam............................................47 2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách ......................47 2.2.2. Tổ chức thực thi chính sách ..................................................................48 2.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi ..................................................59 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ............................64 2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................64 2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................65 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................66 Tóm tắt chương II............................................................................................73 Chương III. Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam......................74 3.1. Định hướng chung....................................................................................74 3.1.1. Định hướng phát triển...........................................................................74 3.1.2. Mục tiêu của Chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2020....................................................75 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam....................................................76 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách .................................76
  • 7. 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách .....................82 3.3. Kiến nghị..................................................................................................92 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................92 3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương........................92 3.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị khác.........................................................95 Tóm tắt chương III ..........................................................................................96 KẾT LUẬN.....................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt ASXH An sinh xã hội CSC Chính sách công CSTD Chính sách tín dụng CT-XH Chính trị xã hội HĐQT Hội đồng quản trị HSSV Học sinh sinh viên KT-XH Kinh tế xã hội NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHCSXH Bảng 2.1 Nguồn vốn và cơ cấu của NHCSXH Bảng 2.2 Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH từ năm 2012 - 2015 Bảng 2.3 Tình hình cho vay HSSV từ năm 2012 - 2015 Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV Bảng 2.5 Số HSSV vay vốn tại NHCSXH Bảng 2.6 Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại NHCSXH
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, với đường lối và chiến lược phát triển nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là động lực, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển xã hội. Trong đó, Nhà nước ta xác định đào tạo bậc đại học, cao đẳng và đào tạo nghề với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội đang là vấn đề có tính quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với quan điểm trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục, đặc biệt là các chính sách nhằm khuyến khích việc học tập của HSSV như chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên các ngành đào tạo an ninh, quân sự, sư phạm..; chính sách học bổng, khen thưởng cho học sinh, sinh viên...trong đó không thể không kể đến chính sách ưu đãi tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Thực tế ở nước ta, một tỷ lệ không nhỏ HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng vì không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học, nhất là sinh viên ở tỉnh lẻ, sinh viên vùng sâu, vùng xa, con em người dân tộc thiểu số lên thành phố học... Để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, Chính phủ đã ban hành chính sách ưu đãi tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Chính sách này đã và đang được thực hiện với sự nỗ lực của các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) - đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách tín dụng đối với HSSV đã mang lại hiệu quả xã hội thiết thực, giúp cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi với hơn 55.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng trên
  • 11. 2 24.000 tỷ đồng. Đây là một trong những chính sách được đánh giá là thành công nhất của Chính phủ; Chính sách đã phát huy hiệu quả, giúp con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được học tập, đào tạo nghề và ổn định cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngoài những kết quả đã đạt được thì trong quá trình tổ chức thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV, NHCSXH cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần được nghiên cứu giải quyết để góp phần hoàn thiện chính sách và phát huy hiệu quả chính sách tốt hơn. Vấn đề chủ yếu còn gặp phải trong quá trình thực thi chính sách là quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu vay; tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, khó khăn trong thu hồi nợ; một số trường hợp sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích; mức vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của HSSV; cơ chế phối hợp giữa các chủ thể thực thi chính sách là: Nhà trường, ngân hàng, chính quyền địa phương và gia đình còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách còn hạn chế. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu, hy vọng có đóng góp nhất định vào việc cải thiện tình hình thực thi chính sách của NHCSXH, góp phần vào sự bền vững của chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên, đây là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mô hình NHCSXH là một mô hình Ngân hàng mới ở Việt Nam, hoạt động tín dụng của NHCSXH mang tính đặc thù nên vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế cần phải được tiếp tục xem xét giải quyết. Chính vì vậy đã có nhiều công trình, bài viết, nghiên cứu về tín dụng và mô hình, cơ chế hoạt động của NHCSXH, điển hình như: - Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sĩ. Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng tiến hành chiến lược bền vững của NHCSXH Việt Nam, từ đó
  • 12. 3 đề xuất chiến lược phát triển bền vững phù hợp với tình hình hiện nay. - Hà Thị Hạnh ( 2010), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ. Đề tài đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH. - Phạm Thị Thành An (2013), Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề chung về tín dụng HSSV, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp, kiến nghị góp phần phát triển tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam. - Trần Thị Minh Trâm (2016), Tín dụng cho học sinh, sinh viên của Thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Tác giả đã tiếp cận từ tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng HSSV diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các đề tài tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động của NHCSXH, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH Việt Nam trên phương diện Khoa học chính sách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ các lý luận cơ bản trong việc thực thi chính sách, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện chính sách để phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại
  • 13. 4 NHCSXH giai đoạn 2012 - 2015, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chính sách và hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách với HSSV tại NHCSXH đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết các mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, thu thập, hệ thống hóa và bổ sung mới để làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tín dụng đối với HSSV, cụ thể liên quan tới các nội dung như: khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của chính sách, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV. Trong đó có khảo cứu kinh nghiệm của một số nước về việc giải quyết quan hệ tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, rút ra bài học thực tiễn mà NHCSXH có thể tham khảo; Hai là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH giai đoạn 2012 - 2015, làm rõ những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó; Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chính sách và công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH dưới góc độ khoa học chính sách, cụ thể là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Thực hiện chính sách cho vay của NHCSXH cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. + Về không gian: Hoạt động cho vay HSSV của hệ thống NHCSXH trong cả nước. +Về thời gian: Khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 và đề xuất
  • 14. 5 giải pháp thực hiện đến năm 2020. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Quy trình thực thi chính sách gồm những nội dung nào? Tiêu chí đo lường kết quả của việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên là gì? - Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH như thế nào? Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế là gì? - Đề xuất giải pháp gì để hoàn thiện chính sách và hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách tại NHCSXH? 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin để xem xét quan hệ tín dụng trong kinh tế thị trường và vai trò của tín dụng đối với sự phát triển. Các nghiên cứu thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luận văn cũng kế thừa các thành tựu khoa học, các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài tín dụng đối với học sinh sinh viên. - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Luận văn tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: + Tiếp cận từ cơ sở lý luận về tín dụng đối với HSSV theo góc độ khoa học chính sách. + Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát thực tiễn, khảo cứu tài liệu, đánh giá thực trạng việc thực thi tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH trong điều kiện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  • 15. 6 + Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu phát triển tín dụng đối với HSSV nói riêng và mục tiêu phát triển tín dụng nói chung của NHCSXH. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: - Phân tích, tổng hợp dựa trên các dữ liệu chính thức như Điều lệ, quy chế hoạt động của NHCSXH, chính sách của Nhà nước đối với Học sinh, sinh viên, hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các báo cáo, đánh giá, tổng kết. - Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp tiếp cận thu thập thông tin, đối chiếu... để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách và yêu cầu trong việc thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV, góp phần vào việc bổ sung lý luận nhằm hoàn thiện chính sách. - Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành chính sách công và những nhà nghiên cứu muốn chuyên sâu tìm hiểu về hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Về thực tiễn, luận văn giúp các nhà lãnh đạo NHCSXH hiểu rõ thực trạng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc thực thi chính sách đối với HSSV tại ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách, từng bước thực hiện được các mục tiêu của chính sách, tạo được niềm tin trong đảng, trong dân. 8. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về việc thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH.
  • 16. 7 Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chính sách tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH.
  • 17. 8 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 1.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên 1.1.1. Học sinh, sinh viên và vai trò trong phát triển nguồn nhân lực Học sinh, sinh viên là những công dân đang tham gia học tập, rèn luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Độ tuổi của HSSV phổ biến trong khoảng từ 6 – 22 tuổi, đây là lứa tuổi cần được quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ nhiều nhất của gia đình, nhà trường để giúp các em hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần, cũng như trang bị những kỹ năng sống cần thiết. Chăm lo cho HSSV chính là chăm lo cho thế hệ thanh niên, chăm lo cho nguồn nhân lực tương lai của nước nhà, cũng là chăm lo cho tương lai của chính các em, của gia đình và toàn thể cộng đồng. Đảng và Nhà nước ta nhận thức được rất rõ vai trò và tầm quan trọng của thế hệ Thanh niên - Học sinh, sinh viên trong quá trình phát triển của đất nước. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại; thanh niên là rường cột của quốc gia, thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên (mà lực lượng nòng cốt là Học sinh, sinh viên) là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Học sinh, sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
  • 18. 9 dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển cho học sinh, sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Hiện nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, điều này sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu và thanh niên toàn cầu… Trong xu thế đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (1) Áp dụng công nghệ mới, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực” (the human capital). Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì không có con đường nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất là đầu tư học vấn và trang bị các kỹ năng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn đang là rào cản của sự phát triển; Đặc biệt là đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, HSSV vùng nông thôn, miền núi, người dân tộc thiểu số ra thành phố học đang là bài toán yêu cầu Chính phủ cần phải có động thái tác động để hỗ trợ tốt nhất cho nhóm đối tượng này nhằm hướng tới kết quả phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. 1.1.2. Nhu cầu kinh phí để học tập của học sinh, sinh viên Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 đạt mức 50 triệu đồng/năm, tuy nhiên ở khu vực nông thôn, miền núi thu nhập bình quân chỉ ở mức 24 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, mức học phí bình quân của bậc giáo dục đại học là 13 triệu đồng/ năm,
  • 19. 10 sinh hoạt phí bình quân của sinh viên đi học xa nhà ở mức 20 triệu đồng/năm. Như vậy, khoản chi phí cho một học sinh, sinh viên theo học đã chiếm phần lớn thu nhập của một gia đình. Theo thống kê, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 9,79% so với tổng hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 -2020. [26] Trong Báo cáo Quốc gia về thanh niên thì có tới 20,3% thanh niên đang theo học ở một trường nào đó trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tỷ lệ đi học của thanh niên độ tuổi 16 đến dưới 20 tuổi chiếm 41,8%, nhóm 20 đến 24 tuổi chỉ còn 12,6%, cho thấy thanh niên không tiếp tục đi học ở các bậc học cao. Lý do chủ yếu mà thanh niên trong độ tuổi 16 - 20 tuổi phải dừng học giữa chừng là điều kiện không cho phép họ học tiếp; 19,1% phải dừng học để kiếm tiền nuôi gia đình, 17,6% ngừng học vì không có tiền đóng học phí. [4] Thực trạng trên cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ HSSV Việt Nam không đủ khả năng để thực hiện ước mơ tiếp tục đi học, đặc biệt là bậc học sau phổ thông trung học; Nhiều trường hợp học sinh có khả năng, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề nhưng vì hoàn cảnh khó khăn không thể nhập học hoặc phải bỏ học giữa chừng do không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học, nhất là sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa lên thành phố học. Nếu không có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này thì các em sẽ bị lỡ mất cơ hội học tập, xã hội cũng sẽ bỏ phí một phần nguồn nhân lực có thể đào tạo thành nhân lực chất lượng cao, có thể sẽ có đóng góp nhiều hơn cho xã hội. 1.1.3. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên 1.1.3.1.Một số khái niệm liên quan (1) Chính sách Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách: Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
  • 20. 11 Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [10] Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. [27] Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. (2) Chính sách công Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm này: William Jenkin cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”. Theo quan điểm của Wiliam N. Dunn thì: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. [6] (3) Tín dụng Theo lý thuyết kinh tế, tín dụng là hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại. Trong thực tế, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản: Thứ nhất, bên sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa sẽ chuyển giao quyền sử dụng số tiền hoặc hàng hoá này cho người khác sử dụng trong một thời
  • 21. 12 gian nhất định. Thứ hai, đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. Tín dụng, còn gọi là cho vay, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,... Ngoài ra, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết, cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. (4) Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động Nhà nước đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn do các tổ chức tín dụng huy động được để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân. Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.
  • 22. 13 Các chính sách tín dụng hiện nay bao gồm: CSTD đối với doanh nghiệp nhà nước, CSTD đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác, CSTD đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, CSTD đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT – XH khó khăn và CSTD đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó,“Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền đối với học sinh nghèo để có điều kiện học tập” (Điểm 2, Điều 1, Luật Các TCTD 2010). Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng xác định: + Các đối tượng có thể vay vốn. + Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng. + Những ràng buộc về tài chính. + Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp. + Phương thức quản lí các danh mục cho vay. + Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau. 1.1.3.2. Nội dung chính sách tín dụng đối với Học sinh sinh viên Chương trình CSTD đối với HSSV được triển khai lần đầu tiên từ năm 1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quỹ tín dụng đào tạo. Do tình hình thực tế có nhiều thay đổi, năm 2006, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thay thế Quyết định 51/1998/QĐ-TTg. Và chương trình thực sự trở thành một chính sách trọng tâm của xã hội vào năm 2007 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
  • 23. 14 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về chính sách tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan. Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, Các nội dung cơ bản của chính sách bao gồm: (i) Phạm vi áp dụng CSTD đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. (ii) Đối tượng được vay vốn Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. (iii) Phương thức cho vay 1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp
  • 24. 15 học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên. (iv) Điều kiện vay vốn 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. 2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. 3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. (v) Mức vốn cho vay Mức vay vốn tối đa được khống chế, tùy thuộc và chính sách học phí, giá cả sinh hoạt tại từng thời điểm mà Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay. (vi) Thời hạn cho vay Thời hạn vay được quy định cụ thể như sau: + Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn. + Thời hạn trả nợ đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
  • 25. 16 (vii) Lãi suất cho vay + Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng. + Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Đó là những nội dung chủ yếu của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. 1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên 1.2.1. Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách 1.2.1.1. Khái niệm Thực thi chính sách là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách công. Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra (1) CSC tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) CSC tốt nhưng thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) CSC tồi nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4) CSC tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại. Từ đó thấy được vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một CSC là ở khâu thực thi CSC. Có thể hiểu: Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC. Mỗi chính sách là nhằm giải quyết một vấn đề. Vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cốt lõi và các nguyên nhân phụ. Chính sách phải hướng vào giải quyết các nguyên nhân của vấn đề. Thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách, khi chính sách được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận, điều này phản ánh tính đúng đắn của chính sách và ngược lại. Qua thực thi giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh vì chúng ta đều biết chính sách do một tập thể hoạch định nên, nhưng cũng không tránh khỏi ý kiến chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách, để khắc phục điều này thì khi chính sách được thực thi thì qua đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách.
  • 26. 17 Thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH là việc NHCSXH xây dựng, ban hành các văn bản để triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, cụ thể hóa chính sách bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trên phạm vi cả nước. Đồng thời có báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản đó. Qua đó sẽ thấy các kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chính sách và đề ra các phương án giải quyết các khó khăn, hạn chế đó. 1.2.1.2. Các yêu cầu đối với việc thực thi chính sách (1) Bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách Để có thể thực hiện, mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách theo một định hướng. Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan và các đối tượng chính sách nhằm đạt những mục tiêu trực tiếp. Ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp là những chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực thi chính sách theo quá trình hoạt động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực thi khác thành mục tiêu chung của chính sách. CSTD đối với HSSV là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, chính sách này có cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; để từng bước thực hiện các mục tiêu đó, NHCSXH đã triển khai được chương trình cho vay HSSV thực hiện mục tiêu cụ thể của chính sách là không để một học sinh sinh viên nào phải bỏ học giữa chừng vì thiếu tiền đóng học phí, chương trình này bước đầu cũng đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại cơ hội học tập cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, từng bước giải quyết các khó khăn vướng mắc trong vấn đề chính sách được toàn dân quan tâm này. (2) Bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách
  • 27. 18 Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi chính sách cần thiết phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước. Trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, trường học… để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện mục tiêu chính sách. Ví dụ trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách, không chỉ có mỗi cán bộ tín dụng của NHCSXH tuyên truyền, phổ biến chính sách mà cần có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội… cùng tham gia, không chỉ tuyên truyền trực tiếp mà còn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; cũng không chỉ tiến hành một lần mà tiền hành thường xuyên, đan xen trong suốt quá trình thực thi chính sách, đặc biệt có những thay đổi, những điều khoản mới bổ sung trong chính sách. (3) Bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách Tính khoa học (hay tính phù hợp với thực tiễn) thể hiện trong quá trình thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách. Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiềm yếu tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy, tính khoa học của quá trình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của mỗi vùng,
  • 28. 19 miền…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một các máy móc mà cần linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp. CSTD đối với HSSV cũng vậy, theo sự thay đổi của thời gian, điều kiện, môi trường, nhu cầu… cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với các điều kiện thực tế thì trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH cũng đã có những thay đổi như: Tăng mức cho vay, kéo dài thời gian thu hồi nợ, giãn nợ, cho vay chương trình học nghề… để đảm bảo vẫn giữ được mục tiêu của chính sách và đảm bảo tính khoa học, linh hoạt của chính sách. Tuy vậy, quá trình tổ chức thực thi chính sách vẫn phải tuân theo các nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách. Tính pháp lý được thể hiện là việc chấp hành các chế định về thực thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực thi chính sách, cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết. (4) Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng CSTD đối với HSSV là một chính sách có tính nhân văn, nhân đạo, tạo cơ hội cho tất cả HSSV có điều kiện hưởng nền giáo dục một cách công bằng. Thời kỳ đầu thực hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng quy định chặt chẽ hơn, sau đó chính sách đã mở rộng đối tượng cho vay hơn, cụ thể: gia đình có từ 02 con đi học Đại học, cao đẳng, học nghề mà không trong diện nghèo; gia đình cận nghèo, gia đình khó khăn đột xuất, không may gặp tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật, thiên tai cũng sẽ được vay chương trình này để cho con đi học… Còn về phía đối tượng thực thi chính sách, cụ thể ở đây là cán bộ, nhân viên NHCSXH cũng sẽ có được hưởng những lợi ích mà chương trình mang lại, họ được trả lương, thưởng nếu làm việc tốt, có được niềm tin của nhân dân, gây dựng hình ảnh NHCSXH là ngân hàng cho người nghèo, vì người nghèo, thân thiết với người nghèo, uy tín với nhà nước và nhân dân. Việc đảm bảo hài hòa lợi ích cho các đối tượng chính sách sẽ góp phần tạo sự công bằng trong xã
  • 29. 20 hội, ổn định cuộc sống và khuyến khích các đối tượng tham gia thực thi chính sách một cách tích cực. 1.2.2. Quy trình thực thi chính sách Thực thi chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Việc thực thi chính sách được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, với sự tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể mà các chủ thể thực thi chính sách xác định các nhiệm vụ, nội dung cụ thể trong triển khai thực thi chính sách. Tuy nhiên ở góc độ chung nhất, quá trình triển khai thực thi chính sách được tổ chức thành các nội dung chính sau: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết các vấn đề công, do đó để đưa chính sách vào thực tiễn thì các chủ thể thực thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, chương trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động sau: - Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương trình hoặc dự án cần phải được ban hành, phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách, xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách. - Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả. Yêu cầu các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách
  • 30. 21 Các văn bản hướng dẫn thực thi qui định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện. (2) Tổ chức thực thi chính sách Sau khi các văn bản, chương trình được ban hành và phê duyệt, các chủ thể thực thi được giao trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và triển khai thực hiện chương trình. Tổ chức thực thi chính sách gồm 05 nội dung sau: (i) Tuyên truyền, phổ biến chính sách Việc trước tiên cần làm trong quá trình thực thi chính sách là truyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch được giao. Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cần thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần tuyên truyển luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiểu hình thức như: tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi v.v…).Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp. Yêu cầu:
  • 31. 22 Để công tác tuyên truyền, vận động chính sách được tốt, NHCSXH cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn cho đội ngũ thực thi chính sách, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…Trong đó, các phương tiện truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý là kênh tuyên truyền có hiệu quả cao, phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất. (ii) Tổ chức bộ máy và nhân lực thực thi chính sách Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách. Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định. Trong tổ chức thực thi CSTD đối với HSSV, các cơ quan được xác định vai trò cụ thể như sau: + Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao đồng thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò phối hợp và tổ chức thực thi chính sách. + Ngân hàng CSXH thực hiện hoạt động cho vay. + Cơ quan chính quyền địa phương tham gia quản lý các đối tượng vay vốn. + Các Trường Đại học, Trường đào tạo, dạy nghề và các tổ chức xã hội của HSSV như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tham gia phối hợp thực hiện. + Nhân dân tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai sót, những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách. - CSTD đối với HSSV được thực thi trên phạm vi rộng, số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Bởi vậy, muốn tổ chức
  • 32. 23 thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Cụ thể, Chính phủ đã phân công NHNN, Bộ Tài chính là hai đơn vị đầu mối cùng các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện CSTD đối với HSSV. Mặt khác, chính sách khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Chính vì vậy cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Sự thành công của CSTD đối với HSSV do nhiều yếu tố, nhân tố cấu thành, trong đó có sự phối hợp của các đối tượng tham gia thực thi chính sách là Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH và chính quyền địa phương. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. - Năng lực thực thi chính sách công, cụ thể là CSTD đối với HSSV của cán bộ công chức là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đó gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai ... Cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt sẽ chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, đồng thời khách phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự. (iii) Bảo đảm nguồn lực tài chính
  • 33. 24 Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố ngày các có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách của Nhà nước. Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất cả về số lượng và chất lượng. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Nếu điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách luôn được tăng cường. Chẳng hạn, chỉ ần thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên. Trong các nguồn lực vật chất thì nguồn tài chính là đòi hỏi không thể thiếu để thực thi bất kỳ một chính sách nào, đặc biệt đối với chính sách tín dụng. Nguồn kinh phí để thực thi chính sách thường gồm ngân sách nhà nước cấp, các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, huy động trong dân hoặc nước ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí này chi dùng cho nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật, trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý và những người tham gia triển khai thực thi chính sách. Đối với CSTD cần một nguồn vốn để đối tượng nhận hỗ trợ vay. Các khoản vay này thường kéo dài, chi phí lãi vay thu được thấp, do vậy, luôn cần một nguồn tài chính đủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu này. Nếu chúng ta không có đủ kinh phí thì không thể thực hiện được chính sách hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn, dù chính sách có ý nghĩa xã hội to lớn. (iv) Triển khai thực hiện chính sách Việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng thường thông qua các nội dung sau: - Đơn vị thực hiện ban hành và hướng dẫn áp dụng quy trình cho vay cho từng đối tượng cụ thể như hộ gia đình, HSSV mồ côi vay trực tiếp tại
  • 34. 25 NHCSXH hay các đối tượng các. Cần quy định cụ thể về hồ sơ vay, điều kiện vay, quy trình – thủ tục vay. - Sử dụng nguồn lực được bố trí để tiến hành giải ngân cho các đối tượng kịp thời, đúng mức quy định. Định kỳ giải ngân, đối tượng nhận và các trường hợp phát sinh như ủy quyền nhận giải ngân cũng cần được tính đến. - Sau khi nguồn vốn được giải ngân, đơn vị thực hiện chính sách cần có biện pháp để theo dõi, thu hồi nợ. Cần chú ý đến thời gian thu hồi nợ, phân kỳ trả nợ, số tiền theo từng đợt, các phương án xử lý khi người vay gặp khó khăn chưa thể trả nợ đúng hạn hay các trường hợp phải chuyển nợ quá hạn ... (v) Theo dõi, thanh kiểm tra và sơ kết, tổng kết Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Ngoài ra, phải có kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.Định kỳ, các chủ thể thực thi chính sách tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách được tiến hành theo trình tự từ dưới lên trên.
  • 35. 26 Trước hết, cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính sách nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp trên. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện các chương trình, dự án thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc chương trình, dự án đó, báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Trong báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị với cấp trên để thóa gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện. Trên cơ sở các báo cáo, đánh giá trên của cơ quan, tổ chức cấp dưới, cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sở kết, tổng kết thực thi chính sách. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách trước cơ quan hoạch định chính sách và nhân dân. Đồng thời, có thể kiến nghị với cơ quan hoạch định chính sách điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Yêu cầu của công tác theo dõi, thanh kiểm tra và báo cáo, sơ kết, tổng kết + Công tác theo dõi, thanh kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; sát sao và trung thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót để khắc phục, điều chỉnh. + Công tác báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết của việc thực hiện văn bản, hay chương trình, dự án trong thực thi chính sách phải đảm bảo tình trung thực, chính xác, rõ ràng để thấy được việc thực thi có khả quan hay không, có những thuận lợi, khó khăn gì và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế; từ đó có thể có hướng, giải pháp phù hợp để điều chỉnh chính sách hay nâng cao chất lượng thực thi chính sách.
  • 36. 27 + Công việc này diễn ra theo trình tự, hệ thống, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng giúp các chủ thể thực thi chính sách chủ động trong việc thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo một cách kịp thời. 1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi và các nhân tố tác động tới việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên 1.2.3.1. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi Từ đặc điểm của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã phân tích có thể đưa ra một số tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau: (1) Chỉ tiêu định lượng Hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn thể hiện ở khả năng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV có hoàn cảnh khó khăn. a) Quy mô cho vay - Tốc độ tăng trưởng tín dụng Đối với NHCSXH, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới đối tượng chính sách là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH qua các năm. Công thức tính: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn = Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm sau Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm trước x 100% - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV:
  • 37. 28 Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của NHCSXH so sánh với việc cho vay các đối tượng chính sách khác. Công thức tính: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV = Dư nợ tín dụng HSSV Tổng dư nợ tín dụng x 100% Chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV hay không vì bên cạnh đó NHCSXH còn thực hiện việc mở rộng cho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội. - Dư nợ bình quân một số HSSV và tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với một HSSV bình quân năm nay và tăng giảm so với năm trước là bao nhiêu. Công thức tính dư nợ bình quân của một HSSV: Dư nợ bình quân một HSSV = Tổng dư nợ tín dụng HSSV Tổng HSSV có quan hệ vay vốn Công thức tính tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của một HSSV: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV = Dư nợ bình quân một HSSV năm trước Dư nợ bình quân một HSSV năm sau x 100% Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của NHCSXH trong việc hỗ trợ vốn cho HSSV ngày càng phù hợp với nhu cầu vay vốn qua các năm. b) Số lượng khách hàng - Số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng Chỉ tiêu số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công tác tín dụng. Công thức tính: Tổng số lượt HSSV được vay vốn = Lũy kế số lượt HSSV được vay đến cuối kỳ trước + Lũy kế số lượt HSSV được vay trong kỳ báo cáo
  • 38. 29 Chỉ tiêu lũy kế số lượt HSSV vay vốn được tính lũy kế từ lượt vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả. Đối với NHCSXH, trong điều kiện còn rất nhiều đối tượng chính sách chưa được tiếp cận với nguồn vốn chính thức của ngân hàng đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của NHCSXH trong hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. - Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc đào tạo, đối tượng thụ hưởng và vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác CSTD đối với HSSV ở từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế trong cả nước. Thông qua vay vốn ngân hàng, HSSV có điều kiện vươn lên học tập tốt nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền. Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng: Tỷ lệ HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng = Tổng số HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng Tổng số HSSV vay vốn Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng: Tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng = Tổng số HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng Tổng số HSSV vay vốn
  • 39. 30 Công thức tính tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng: Tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng = Tổng số HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng Tổng số HSSV vay vốn c) Nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng. Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn HSSV Tổng dư nợ tín dụng x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị HSSV sử dụng sai mục đích hoặc không có hiệu quả, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng. Hiện có hai quan điểm khác nhau xác định nợ quá hạn: (1) Nợ quá hạn được xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai mục đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhưng khách hành cố tình không trả hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không trả được gia hạn nợ. (2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Thực tế, trước đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan điểm (1). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM áp dụng quan điểm (2) khi chuyển nợ quá hạn, quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.
  • 40. 31 Đặc thù trong cho vay HSSV là đối tượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, nợ quá hạn cao. Qua phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết, nguyên nhân HSSV không thể trả được nợ chủ yếu là do HSSV chưa kiếm được việc làm, chưa có kinh nghiệm trong làm ăn hoặc do các nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số HSSV sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ. (2) Một số chỉ tiêu định tính Hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH đối với HSSV được thể hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội; cụ thể: - Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của HSSV của NHCSXH, hỗ trợ HSSV trang trải chi phí học tập, từ đó đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của HSSV, thì đánh giá hiệu quả cho vay đối với HSSV cao và ngược lại. - Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn CSTD: thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng; các kênh thông tin về chủ trương, chính sách đến với HSSV. - Xác định đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Việc chọn đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn không phải là dễ đối với tổ chức cấp CSTD, với các điều kiện vay vốn ưu đãi thì tiêu cực trong việc chọn đúng đối tượng vay là rất dễ xảy ra. Vì vậy chỉ tiêu này cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo. 1.2.3.2. Các nhân tố tác động tới việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên Hoạt động cho vay HSSV chịu tác động của nhiều nhân tố. Để hoạt động cho vay HSSV phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế
  • 41. 32 tri thức, vấn đề quan trọng là các tổ chức tín dụng phải đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động cho vay HSSV, để phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới hoạt động cho vay HSSV cần phải xem xét một số vấn đề liên quan sau: (1) Nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm: - Chính sách cho vay của NHCSXH Chính sách cho vay của NHCSXH đối với HSSV là sự cụ thể hóa chính sách tín dụng của nhà nước đối với HSSV trong mỗi giai đoạn nhất định phù hợp với bối cảnh cụ thể. Chính sách cho vay của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Việc thay đổi về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức vay…của HSSV có ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Hay chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành vốn vay … Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. - Qui trình cho vay Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín gồm: Nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình góp phần hạn chế và ngăn ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. - Chất lượng nhân sự của NHCSXH
  • 42. 33 Quản trị điều hành phải được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý … nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn, thực hiện tốt các loại dịch vụ Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành hoạt động cho vay HSSV một cách lành mạnh và có hiệu quả. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động cho vay đối với HSSV. - Trách nhiệm của tổ trưởng tổ TK&VV Tổ trưởng tổ TK&VV yêu cầu phải là người có trách nhiệm cao, có tính trung thực, có đạo đức nghề nghiệp bởi vì nếu người tổ trưởng có ý muốn chiếm đoạt tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm, không muốn hoàn trả cho ngân hàng mặc dù tổ viên đã trả tiền cho tổ trưởng, điều này sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ trong ngân hàng. Nếu tổ trưởng trung thực, có tinh thần trách nhiệm thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng sẽ giảm, hiệu quả hoạt động cho vay được nâng cao. - Sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội Vận hành CSTD ưu đãi này đòi hỏi sự vào cuộc của cả một hệ thống chính trị từ Trung Ương đến địa phương. Vì vậy công tác phối hợp, liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhanh chóng, chỉ đạo sát sao, bám sát chủ trương, chính sách sẽ làm chương trình đi nhanh, hiệu quả, đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, ngược lại sẽ làm trì trệ, ngân hàng có vốn nhưng không giải ngân được. - Chính sách huy động vốn Nguồn vốn cho vay HSSV phụ thuộc phần lớn vào Chính phủ, ngân sách nhà nước, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn thì việc chi ngân sách buộc phải hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình cho vay. Nguồn vốn được huy động được Trung Ương cấp bù lãi suất: Phụ thuộc
  • 43. 34 vào công tác tuyên truyền, trình độ quản lý của ngân hàng, Hội đoàn thể và của tổ TK&VV. - Công tác thông tin tuyên truyền Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay đối với HSSV, theo dõi và quản lý HSSV, thông tin có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở Ngân hàng (hồ sơ vay vốn, phân tích của cán bộ Ngân hàng …), từ HSSV, từ các cơ quan chuyên về thông tin cho vay đối với HSSV ở trong và ngoài nước, từ các nguồn tin khác (báo, đài..). Số lượng, chất lượng của thông tin thu thập được liên quan đến việc phân tích, nhận định tình hình cho vay HSSV … để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì tạo ra khả năng hoạt động cho vay HSSV của Ngân hàng càng có hiệu quả. (2) Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm: - Khách hàng Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, theo quy định người vay không phải thế chấp tài sản chỉ cần là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống, được Tổ bình xét cho vay, lập thành danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do vậy, việc thu hồi nợ vay (cả gốc và lãi) của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của người vay. -Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp Ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại. Việc thay đổi về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức vay… có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình vay, doanh số cho vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Cho nên, CSTD cần phải được xây dựng hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, vì nếu cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cho vay.
  • 44. 35 - Môi trường kinh tế - xã hội Trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, một xã hội ổn định,vấn đề giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm tăng lên thì tỷ lệ HSSV vay vốn Ngân hàng có khả năng trả nợ cũng sẽ tăng lên, do đó hoạt động cho vay đối với HSSV sẽ có xu hướng tốt lên và ngược lại. Do đó, ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn lực của mình để có thể mở rộng CSTD, giúp nhiều người dân được hưởng lợi hơn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia vì sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội. - Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt đối với sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là HSSV nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cho nên, việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi chính là tạo tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động Ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn là khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, các chế tài phù hợp để có tác dụng răn đe. Để làm được điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cần được chú trọng. - Môi trường tự nhiên Do đặc điểm các khoản vay của NHCSXH là cho vay các đối tượng chính sách chủ yếu ở khu vực nông thôn có điều kiện khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế kém phát triển … nên khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh … thì đây là các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, điều này tác động rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có, điều kiện làm ăn không thuận lợi dẫn đến người vay gặp khó khăn hoặc không có khả năng trả
  • 45. 36 nợ, buộc ngân hàng phải sử dụng các chính sách như giãn nợ, khoanh nợ thậm chí xóa nợ cho những khoản vay này … Tất cả những điều này dẫn đến thất thoát nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng, làm chậm quá trình phát triển của ngân hàng. 1.3. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước và rút ra bài học áp dụng đối với Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nước Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay các đối tượng này nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói nghèo. Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về cơ chế cho vay, lãi suất cho vay; điều kiện cho vay, cơ chế xử lý rủi ro... Tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia để đưa ra những cơ chế chính sách khác nhau. Trong đó nổi lên vấn đề lựa chọn mô hình đầu tư tín dụng cho đối tượng chính sách như thế nào để đạt hiệu quả và cụ thể ở đây tác giả lựa chọn hai quốc gia điểm hình có thực hiện tín dụng đối với HSSV tương đương với điều kiện của Việt Nam, từ đó những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa đối với Việt Nam. Tại Trung Quốc Có hai chương trình cho học sinh sinh viên đang được Trung Quốc thực hiện. Hai chương trình quốc gia chính thức được bắt đầu năm 1999, một chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại. Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủ trợ cấp là chương trình cho vay chính ở Trung Quốc. Chương trình cho đối tượng sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường Đại học công lập. Nguồn vốn cho vay do 04 ngân hàng thương mại nhà nước cấp. Các cơ sở giáo dục xử lý bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ và chịu rủi ro khi khách hàng không trả
  • 46. 37 nợ. Khách hàng chỉ phải trả một nửa lãi suất cho vay, một nửa lãi suất còn lại do Chính phủ chi trả. Mặc dù NHTM cấp vốn vay nhưng tổng số vốn vay lại do hệ thống chỉ tiêu kiểm soát theo tổng số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của NHTM. Sinh viên vay vốn không cần người bảo lãnh và phải trả nợ trong vòng 4 năm sau khi tốt nghiệp. Còn chương trình cho vay sinh viên vay vốn theo hình thức thương mại thông thường do các NHTM thực hiện dành cho các sinh viên trường tư thục và công lập mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế xã hội, lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường. Tại Bangladesh Ngân hàng Grameen (GB) theo tiếng Bangladesk nghĩa là “Ngân hàng của làng quê”. GB bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Muhammad Yunus và dự án kinh tế nông thôn tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiểm tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo nông thôn. Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh trường đại học Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ GB. Ngân hàng thành công vang dội và sau đó dự án được chính phủ hỗ trợ trải rộng đến các quận khác của Bangladesh. Năm 1983, nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ quan lập pháp Bangladesh. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động, không được bao cấp từ phía Chính phủ và hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng của Bangladesh. Hiện nay, bản thân GB sở hữu 90% cổ phần của ngân hàng và 10% cổ phần còn lại thuộc sở hữu của chính phủ. Hoạt động chủ yếu của GB là cung cấp tín dụng cho người nghèo nông thôn, nhất là đối tượng nữ giới (60% đối tượng cho vay của GB là phụ nữ) Chương trình cho vay giáo dục bậc đại học trở lên được GB giới thiệu vào năm 1997 dành cho trẻ em của các gia đình thuộc hộ nghèo theo quy định của GB để họ có thể theo đuổi việc học ở những cấp cao. Đó là những cử
  • 47. 38 nhân, thạc sỹ, tiến sỹ thuộc các trường đại học khác nhau sẽ được xem xét cho vay chi trả: học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, tiền ăn và ở. Để được vay vốn, những sinh viên này phải là con em của những thành viên trong nhóm TK&VV . Đây là nhóm gồm 05 hộ gia đình sống trong cùng làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau và đều đủ chuẩn đói nghèo kết hợp lại. Mỗi nhóm bầu một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, quy định chung cho nhóm và kết nối với đại diện ngân hàng. Hàng tuần khi họp xem xét khả năng hoàn trả vốn, nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đõ. Phương thức cấp tín dụng cho vay sẽ theo điều kiện đặc biệt: cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm TK&VV này; cho vay gắn với gửi tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn xây dựng, hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của các thành viên. Ngoài ra, mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 01 kata để lập quỹ giáo dục trẻ em; khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ 5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm (tổng cộng 10%). Nếu theo đến hạn trả lãi, hộ gia đình vay không trả lãi sẽ trừ vào quỹ bảo hiểm, quỹ nhóm, quỹ của trung tâm và GB cũng có biện pháp trừng phạt là từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm. Nhờ phương pháp đặc biệt này, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ và để không làm ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong nhóm. Khi vay vốn cho các em sinh viên, hộ gia đình chỉ cần làm đơn và nhóm đứng ra bảo lãnh là đủ. Lãi suất áp dụng tại GB là lãi suất thực dương. Lãi suất cho sinh viên vay là 0%/năm trong suốt thời gian đang theo học tại trường và 5%/năm sau thời gian tốt nghiệp. Đến cuối năm 2013, cho vay đầu tư giáo dục của GB được 52.880 triệu sinh viên với số tiền tổng cộng lên tới 3.361 triệu Taka; trong đó 28% là cho học sinh nữ vay; Tỷ lệ hoàn trả vốn vay tới 95% và tỷ lệ vốn an toàn xung quanh mức 10% . Tính đến thời điểm tháng 6/2014, GB đã xây dựng được 2.567 chi nhánh, mở rộng đến 81.390 ngôi làng
  • 48. 39 và có 1.329.805 nhóm thành viên tham gia vay vốn. Nhờ hoạt động với những quy trình, hệ thống kiểm soát thống kê và những ràng buộc trách nhiệm nghiêm ngặt, mô hình GB đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nghèo khổ vùng nông thôn ở Bangladesh. Mô hình được chính phủ Bangladesh và các nước trên thế giới đánh giá cao. Mô hình này đáng để nhiều nước học hỏi và nên được nhân rộng. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi đối với HSSV có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Việt Nam là: Thứ nhất, mở rộng sản phẩm tiết kiệm những khoản tiền nhỏ và xây dựng nhóm TK&VV NHCSXH Việt Nam trong suốt những năm qua luôn hoạt động theo cơ chế nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước. HSSV vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất rất thấp chỉ 0,65%/năm nên NHCSXH rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ dân, mặc dù lãi suất huy động được cấp bù là ngang bằng với mức lãi suất huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN0&PTNT) vì người dân chưa thực sự hiểu hết các nghiệp vụ của NHCSXH nên nguồn huy động chủ yếu đã thực hiện từ việc nhận tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ hộ vay vốn thông qua tổ TK&VV và đã làm cho ngân hàng thu hút được khoản tiết kiệm người nghèo như mô hình ngân hàng của Bangladesh (ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm khoản tiền nhỏ nay). Thứ hai, các hộ vay trong tổ nhóm tương trợ nhau thực hiện đúng quy chế của tổ TK&VV cùng vươn lên trong cuộc sống. Những hộ vay vốn tại NHCSXH thuộc nhóm hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong diện chính sách của Chính phủ. Xây dựng nhóm không chỉ giúp HSSV là con em của những hộ này được vay chi phí học tập mà còn giúp cho chính bản thân hộ gia đình nhận được giúp đỡ từ các thành viên