SlideShare a Scribd company logo
Hà Nội- 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Dịch Vụ Làm Luận Văn
Liên Hệ để tải tài liệu nhanh
Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele)
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội- 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, được
thực hiện dướisự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp - Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, những nộidung nghiên
cứu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Chính trị, cùng các thầy, cô giáo trong
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin
trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ............................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................6
1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội.................................................8
1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội.............................................................................................8
1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện...........................................11
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................26
2.1. Khung phân tích.........................................................................................................26
2.2. Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng...............................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................................28
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................28
2.3.2. Phương pháp quan sát .......................................................................................29
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin..............................................................................29
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp.......................................................................29
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ
BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................31
3.1. Giới thiệu sơ lược cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên......31
3.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình ..............................................34
3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình ..........................35
3.1.4. Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình trong những năm qua
........................................................................................................................ ............. 36
3.2. Bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012
- 2014 ............................................................................................................................... 41
3.2.1. Kết quả chung ....................................................................................................41
3.2.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội theo khối loại hình ...............................................43
3.2.3. Kết quả thu bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh......44
3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên......................................................................................................................46
3.3.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội......................................46
3.3.2. Công tác quản lý mức thu và phương thức thu BHXH.......................................49
3.3.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình .....56
3.3.4. Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu..........................................................................57
3.4. Đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên..............................................................................................................................57
3.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.........................................................................................57
3.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên..........................................................................................................59
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................60
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ
HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH , TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI........63
4.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................................63
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên...................................................................................64
4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội.........................................64
4.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu và tăng cường thu quỹ bảo hiểm xã hội.......65
4.2.3. Ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý..................................66
4.2.4. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội...................................................67
4.2.5. Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ.................................67
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................71
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 DN Doanh nghiệp
5 HCSN Hành chính - Sự nghiệp
6 KCB Bệnh nghề nghiệp
7 NLĐ Người lao động
8 NSDLĐ Người sửdụng lao động
9 TNLĐ-BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
10 UBND Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Bảng biểu Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
Kết quả thu BHXH của BHXH huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 – 2014
42
2 Bảng 3.2
Kết quả thu BHXH theo khối loại hình
giai đoạn 2012 - 2014
44
3 Bảng 3.3
Kết quả thu BHXH các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại huyện Phú Bình giai
đoạn 2012 – 2014
46
4 Bảng 3.4
Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn
2011 – 2014
48
iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Sơ đồ Nội dung Trang
1 Sơ đồ 2.1.
Khung phân tích các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
27
2 Sơ đồ 3.1.
Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Phú
Bình
34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu.
Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu
sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc
sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày
càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi
thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đối với Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm
xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT,
BHXHTN) bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN) cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy trong
những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm. Có thể nói chính sách BHXH luôn
mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
an sinh xã hội.
Thực hiện Bộ Luật Lao động, trong đó có Chương XII về BHXH,
nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 26/01/1995;
sau này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày
09/01/2003 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng
đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH hàng
năm, số thu BHXH hàng năm và nguồn quỹ BHXH hàng năm độc lập với
ngân sách đều có sự gia tăng. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp
BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế
2
quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng
lao động đóng góp,… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Tính đến hết năm 2014, cả nước có trên 11,4 triệu người tham gia
BHXH bắt buộc đạt trên 85% số đối tượng phải tham gia. Số lao động còn lại
chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ,… đã trốn
tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi
cách trốn đóng BHXH; mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có
những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng
BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh,… đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động
nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh
hưởng đến việc thu, nộp BHXH và nguồn quỹ BHXH.
Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn do BHXH
tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý về ngành dọc, đóng trên địa bàn huyện
Phú Bình và chịu sự quản lý hành chính của Đảng bộ, UBND huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 36 cơ quan hành chính sự
nghiệp; 21 UBND xã, thị trấn; 46 trường THPT, THCS và tiểu học; 57 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; 113 hộ cá thể với tổng số 4.840 người
lao động tham gia BHXH, so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thì mới
chỉ đạt 13,12%.
Trong những năm gần đây, việc thu nộp BHXH đã và đang phát triển.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số chủ doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa
hiểu đúng, đủ về chế độ BHXH nên vẫn còn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm
đóng, đóng chưa đủ dẫn đến việc người lao động không được tham gia BHXH
hoặc được tham gia nhưng đơn vị sử dụng lao động không nộp tiền cho cơ
quan BHXH huyện, do vậy các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản
3
của người lao động không được giải quyết.
Thêm vào đó, số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký
tham gia đóng BHXH cũng cònchưa đầy đủ, chưa đúng quy định.
Có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp cònnợ tiền đóng BHXH
cho NLĐ.
Công tác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với người sử
dụng lao động và người lao động còn chưa cao, chưa tạo được chuyển biến rõ
rệt,...
Câu hỏi đặt ra là: Cần phải thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện
công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời
gian tới?
Nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản
lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về quản lý thu BHXH và phân
tích, đánhgiá thực trạng côngtác đó tạihuyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên, đề tài
nhằm hướngtớimục tiêu đềxuất đượcmộtsố giảipháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu BHXH của huyện trong thờigian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hóa những vấn đề chung về công tác quản lý thu Bảo hiểm
xã hội.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnh hưởng tới
công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
4
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc, các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ năm
2012 - 2014, định hướng và giải pháp đến năm 2020.
4. Những đóng gópcủa luận văn
Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác
quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ
quan BHXH huyện Phú Bình, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồn tại
cũng như các nguyên nhân của những tồn tại đó.
Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và
BHXH tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các cán
bộ lãnh đạo thuộc ngành BHXH, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp, cơ
quan, đơn vị áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Luận văn cũng có thể là tàiliệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên
chuyên ngành quản lý kinh tế và cho các công trình nghiên cứu liên quan.
5
5. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Mở
đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về
quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại
huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ năm 1995, sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống
BHXH Việt Nam, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh
đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu cứu những vấn đề chung, cũng như từng
lĩnh vực cụ thể về BHXH và quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, nội dung nghiên
cứu về quản lý thu BHXH còn khá hạn chế, mới có một số đề tài trong lĩnh
vực này được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là:
- "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến
sĩ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề
tài, bảo vệ năm 1996. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH
của một số nước trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu
BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực
trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua,
nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH, thay thế
dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến
nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam [1].
- "Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội“,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc
Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở
nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và thế
7
giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quang vấn đề thu BHXH, thực
trạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam [2].
- “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
tỉnh Gia Lai”, đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 2003.
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về công tác thu và quản lý thu BHXH khu vực
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã đề xuất những giải pháp hoàn
thiện Quản lý thu BHXH tại tỉnh này, cũng là cơ sở cho các tỉnh khác trong cả
nước nghiên cứu và áp dụng [3].
- “Hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, đề
tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Tuấn Linh, bảo vệ năm 2014. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng thu BHXH tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai
đoạn 2009 - 2013, tác giả đã làm rõ những điểm mạnh, cũng như phân tích
những hạn chế trong công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, qua đó rút ra
những bài học để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tiếp theo [4].
Như vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu trên nhiều phương diện
khác nhau, với nhiều nội dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Những đề tài
đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản nhất về BHXH và những
vấn đề liên quan đến BHXH - trong đó có thu BHXH. Đây sẽ là những nền
tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mới theo từng thời kỳ để đưa
vào luận văn “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên”.
Tuy nhiên, với quan điểm không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất
lượng công tác thu và quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu mang tính tổng
hợp, so sánh, phân tích số liệu để có thể làm rõ hơn về quản lý thu BHXH tại
8
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và công tác quản lý thu BHXH
tại các cơ quan BHXH tại Việt Nam nói chung.
1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội
1.2.1.1. Khái niệm
* Bảo hiểm xã hội
Cuộc sống con người luôn phấn đấu cho an sinh hạnh phúc, nhưng quy
luật của tạo hoá là sinh ra, lớn lên và già yếu; đitheo đó là những rủiro, ốm đau,
hoạn nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Với trí óc thiên phú, con người luôn có
những phát kiến khoa học cả về tự nhiên và xã hội để chế ngự thiên nhiên, khắc
phục những diễn biến bất thường của quy luật, làm cho xã hộikhông ngừng phát
triển. BHXH như là một phát kiến văn minh của nhân loại về khoa học xã hội
kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ cho con
người.
Thực tế cuộc sống có nhiều rủiro xảy ra mà không thể phòng trước được,
để khắc phục hậu quả của nó thì mỗi cá nhân có thể dựphòng ở những mức độ
khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nhưng, dù cá
nhân có chủ động và dự phòng những rủi ro khi xảy ra thì cũng không thể nào
đáp ứng được mọirủiro xảy ra trong cuộc sống của mỗingười. Vì vậy, cần phải
có biện pháp khắc phục tổng thể và lâu dài mang tính cộng đồng xã hội, do đó
ngoài dự phòng cá nhân, còn cần có dự phòng của cộng đồng.
Trong tất cả các biện pháp phòng chống và khắc phục rủi ro, bảo hiểm là
biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Bảo hiểm là chế độ bồi thường kinh tế,
chia nhỏ rủi ro, tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có
cùng khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất nào đó, theo những nguyên tắc, chuẩn mực
được thống nhất và quy định trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Bảo
hiểm không những đảm bảo cho ngườitham gia về kinh tế mà còn góp phần ổn
9
định xã hội.
Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải
pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn, rủiro trong cuộc sống
và trong quá trình lao động. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an
sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giớivà
ngày càng phát triển.
Để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động trên toàn thế giớivà an
toàn xã hội, ILO ban hành Công ước số 102 ngày 04/6/1952 về quy phạm tối
thiểu an toàn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: chế độ chăm sóc y tế;
chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thaisản; chế
độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ
cấp tiền tuất và chế độ trợ cấp gia đình.
Ở nước ta, quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện
trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959. Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định:
"người lao động được giúp đỡ về vật chất khigià yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao
động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm
bảo cho mọingườiđược hưởng quyền đó".
Kháiniệm về BHXH được khái quátmột cách cao nhất, đầyđủ nhất khi
có LuậtBHXH, đó là: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo biểm xã hội" [5].
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Như vậy có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố
rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm,
10
chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành
bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài
chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những
người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động trực tiếp phải nuôi
dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
* Thu Bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các
đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối
tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành quỹ tiền tệ tập trung
nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH.
1.2.1.2 . Yêu cầu đối với thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện
Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời
- Thu đúng là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và
đúng thời gian quy định. Mọi người lao động khi có hợp đồng lao động hoặc
giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng
đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền
công làm căn cứ đóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm
bảo thu đúng, việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị
sử dụng lao động để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu.
- Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số
tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.
- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động,
tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia
BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh
tế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực
hiện thu BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát
11
triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức
thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo
kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH.
Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập
trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia
BHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực
hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều
phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo
quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của
các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng được
thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành
phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau.
Thứ ba: An toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài
chính của Nhà nước và sử dụng nguồn đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do
được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối
lớn chưa sử dụng, cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử
dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì
vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng,
thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được
vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.
1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện
1.2.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lý. Quản lý là những
hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý vào một đối tượng quản lý nhất định để điều chỉnh các quá trình xã
12
hội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đối
tượng. Đối tượng của quản lý ở đây có công tác thu BHXH, thu BHXH là một
thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính, một khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ
thống tài chính BHXH. Công tác thu BHXH tham gia vào quá trình giảm quỹ
BHXH, quỹ tài chính này nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia
đình họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, nhìn rộng ra thì quản lý thu BHXH là việc sử dụng việc thu
BHXH như một công cụ quản lý xã hội của Nhà nước. Còn hiểu theo nghĩa
hẹp thì quản lý thu BHXH là quản lý đối tượng tham gia, quản lý mức đóng,
căn cứ đóng và phương thức đóng của các đối tượng khi tham gia BHXH với
mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời luôn đặt lên hàng đầu.
Quản lý thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của
quá trình thu BHXH, từ đó quyết định đến sức mạnh quỹ BHXH để đảm bảo
cho việc chi trả cho các chế độ trợ cấp.
Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH
muốn tồn tại và phát triển thì phải có một tài chính riêng để chi dùng cho
công tác thực hiện chính sách, chế độ. Do đó, thu BHXH là nhân tố có tính
chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới.
Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối
tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối
tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và
thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả
không cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như Việt Nam hiện nay, lợi
13
ích của các bên tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị sử dụng lao động thì
luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Trong khi đó, người lao
động thì lại muốn đóng góp ít nhất mà lại được hưởng nhiều nhất. Quỹ BHXH
là có hạn, để đảm bảo cho mọi hoạt động được bền vững, cơ quan BHXH phải
luôn tiến hành cân đối quỹ sao cho hợp lý nhất. Chính nhữngmâu thuẫn về
lợi ích trên và có thể đảm bảo lợi ích hợp pháp cùng như trách nhiệm của các
bên tham gia cần phải có người trọng tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị,
Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình xây dựng các cơ chế, chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu và quản lý thu BHXH.
Như vậy, quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản
lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ
thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu
thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu thu tiền đóng
BHXH, đảm bảo thời gian theo quy định.
1.2.2.2. Những quy phạm pháp luật về thu và quản lý thu bảo hiểm xã hội
* Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác thu BHXH
Thực hiện Nghị quyết đại hội VII và hiến pháp năm 1992, ngày
23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội thông qua trong đó giành cả
chương XII để quy định về BHXH và có quy định “Loại hình tham gia
BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở
những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng
BHXH theo quy định…” [6]; “Ngườilao động làm việc ở những nơisử dụng lao
động dưới 10 lao động hoặc làm những công việc có thờihạn dưới3 tháng, theo
mùa vụ hoặc làmcác côngviệc tạmthờikhác, thì các khoảnBHXHđược tính vào
tiền lương do ngườisử dụng lao động trả để ngườilao động tham gia BHXHtheo
loạihình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm” [7].
Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị
14
định số 12 CP, trong đó quy định rõ về đối tượng tham gia BHXH và tỷ lệ thu
BHXH như: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối
tượng phải áp dụng các chế độ BHXH theo quy định. Với tỷ lệ thu BHXH là
20%, trong đó người sự dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, người lao
động 5% tiền lương tháng. Theo đó, Bộ Tài chính có Thông tư số 58/TT-BTC
hướng dẫn quy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể về
đối tượng, quy trình quản lý thu BHXH.
Mặt khác, để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển của đất nước
Chính phủ tiếp tục quy định đối tượng lao động hợp tác có thời hạn ở nước
ngoài theo quy định tại nghị định số 152/2000/NĐ-CP; Các chức danh thuộc
xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày
03/01/1998; người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và
thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1 999…
Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP đã
quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các doanh
nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tô
hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng
lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo
Luật hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao
động [8].
Ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật BHXH.
Đặc biệt, ngày 20/11/2014, Quốc hộc khóa 13 nước nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH. Đây là cơ sở pháp lý cơ
bản và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay để điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh về quản lý thu, nộp BHXH trong hoạt động BHXH Việt Nam.
15
* Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, ngay sau khi được thành lập và bước
vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các
văn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXH
của người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện có hiệu quả
việc quản lý hành chính theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như:
Công văn số 211/BHXH ngày 26/9/1 995 quy định tạm thời về quản lý thu
chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số
177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống
BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH Việt Nam
ban hành tiếp Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11 /1999 về việc
ban hành quy định quản lý thu BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng,
phương pháp, quy trình và quản lý tài chính thu BHXH. Ngoài ra, để phù hợp
với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác
quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng
dẫn số 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác quản lý thu BHXH,
BHXH. Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số 01 /2003/NĐ-
CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH
thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXHBT
ngày 26/5/2003 về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Sau
khi có Luật BHXH năm 2006 BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành quyết
định 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH; Quyết
định 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định 902/QĐ-BHXH; Công văn 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009
của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu - chi Bảo hiểm thất nghiệp
trong đó có hệ thống mẫu biểu sửa đổi của thu BHXH bắt buộc.
Đối với người lao động để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có
16
đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý
và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số 113/BHXH- QĐ ngày 22/6/1 996
ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định só 2352/1999/QĐ-
BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ
BHXH. Cho mãi đến khi Luật BHXH ra đời BHXH Việt Nam ban hành
Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ
BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và
sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế Quyết định 3636/QĐ-BHXH.
Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản
pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điều
chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công tác thu BHXH trong tình hình mới.
1.2.2.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện
Quản lý thu BHXH sẽ gắn chặt với những nội dung như: tổ chức quản
lý đối tượng tham gia đóng BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp, phương
thức và mức đóng góp.
* Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ và
NSDLĐ là 1 trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý
thu BHXH.
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng
tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy
định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo
ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân”. Vì vậy, đối tượng tham
gia BHXH BB bao gồm những NLĐ nằm trong diện phải tham gia BHXH BB
theo luật định và có sự tham gia của NSDLĐ. Việc xác định NSDLĐ không
gặp nhiều khó khăn như việc xác định NLĐ, do NSDLĐ phần lớn là các
doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quan BHXH phối hợp
17
với các cơ quan cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽ nắm được
những NSDLĐ.
Như vậy, một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH là
quản lý đối tượng tham gia, mà cụ thể là người lao động và người sử dụng lao
động. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc làm rất cần thiết là phải
quản lý được các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt
buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ,
hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và sử
dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Sau khi xác định
đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định, tổ chức
BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ sử dụng lao động đăng ký tham gia
BHXH cho người lao động thuộc phạm vi đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý
và kiểm tra việc thực hiện đóng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động
BHXH của các đơn vị sử dụng lao động này.
Quy trình quản lý thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến
hành để đạt mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất
mục tiêu của công tác thu BHXH cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế
hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia và
cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian
đơn vị sử dụng lao động tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau:
+ Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tiên tham gia BHXH,
quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
- Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:
- Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng ký tham gia BHXH
- Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH
- Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động, BHXH huyện
sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, cấp sổ và tổ chức thu.
18
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH, quy trình
quản lý thu BHXH bao gồm các công việc sau:
- Lập bảng kê khai danh sách lao động tham gia BHXH
- Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH
- BHXH huyện tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp
sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH.
Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH huyện sẽ nắm bắt được số
lượng các đơn vị sử dụng lao động và số lao động thuộc diện tham gia BHXH
trên địa bàn huyện,.. Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ
tiếp theo của công tác thu BHXH.
* Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội
Xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một
phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro cho nên khi
thiết kế khoản đóng góp vào quỹ BHXH hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương- tiền công của người lao động, thực hiện
khấu trừ tiền lương của người lao động và các khoản đóng góp của chủ sử
dụng lao động chuyển khoản về đơn vị quản lý BHXH.
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của
người lao động (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của
toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương- tiền công tháng đóng BHXH bắt
buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH.
Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều
hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản…) nên với mỗi hình thức
chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát.
Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố
khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ văn minh
của người dân, căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào…
19
Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản bản này để đưa ra
mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia mình trong mỗi
thời kỳ nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH. Mặt khác
cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp
với tất cả các đối tượng, tương quan tỷ lệ đóng giữa người sử dụng lao động và
người lao động không được quá chênh lệch, không được làm cho chủ sử dụng
lao động muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho ngườilao động.
* Tổ chức thu bảo hiểm xã hội
Để thực hiện việc tổ chức thu BHXH, BHXH các cấp cần phải thực
hiện một số công việc sau:
Thứ nhất, phân cấp thu một cách hợp lý.
Phân cấp thu BHXH hợp lý là một điều kiện quan trọng trong việc tạo
nên hiệu quả của công tác thu cũng như công tác quản lý thu. Nó giúp cho bộ
máy hoạt động của tổ chức BHXH được thống nhất, không bị chồng chéo. Cụ
thể công tác thu BHXH sẽ được phân cấp quản lý như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của đơn vị sử dụng đóng trên địa
bàn tỉnh bao gồm các đơn vị: do Trung ương đảng quản lý, do tỉnh trực tiếp
quản lý, DN có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị tổ chức quốc tế, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn, cơ quan tổ chức doanh nghiệp đưa
lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại
địa bàn huyện bao gồm: đơn vị do huyện trực tiếp quản lý, đơn vị ngoài quốc
doanh có sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên, xã, phường, thị trấn, đơn vị
khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định
những đối tượng nào hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình
quản lý. Từ đó xác định số lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động để có kế
20
hoạch tổ chức thu cụ thể. Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng
cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc
không bị chồng chéo lên nhau.
Thứ hai, lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hằng năm,
Đối với đơn vị sử dụng lao động, hàng năm đơn vị sử dung lao động có
trách nhiệm đối chiếu số lao động quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế
cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý.
Đối với cơ quan BHXH huyện, hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình
hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia
BHXH trên địa bàn, lập hai bản kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc năm sau.
Thứ ba, quản lý tiền thu.
Theo quy định, BHXH huyện hay tỉnh không được sử dụng tiền thu
BHXH vào bất kỳ mục đích gì. Trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự
chấp nhận bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Hàng quý, BHXH huyệncó tráchnhiệm quyếttoán số tiền đơn vị được giữ
lại, xác địnhsố tiền chênhlệch, thừathiếu, đồngthờigửithôngbáo quyếttoáncho
phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thờisố tiền người sử dụng lao
động chưa chi vào đầu tháng quý sau. Khiđó, BHXH Việt Nam sẽ thẩm định số
thu BHXH theo 06 tháng hoặc hằng năm đốivớiBHXH thực hiện.
* Thông tin báo cáo
Công tác thông tin báo cáo trong quản lý thu là rất cần thiết, đảm bảo
mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên, liên tục. Trong công tác thông
tin báo cáo, các đơn vị thường sử dụng hệ thống biểu mẫu đã được BHXH
Việt Nam quy định sẵn. Vì vậy để thực hiện thông tin báo cáo theo đúng quy
định, cán bộ làm công tác chuyên môn phải nắm chắc từng biểu mẫu cũng
như trường hợp sử dụng những giấy tờ đó. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thu
cũng phải kiểm tra xem những thông tin mà đối thượng tham gia khai báo đã
21
chính xác hay chưa để có điều chỉnh cho phù hợp.
Theo quy định, BHXH huyện sẽ mở sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc
theo mẫu quy định định kỳ hàng tháng, quý và năm.
* Quản lý hồ sơ, tài liệu.
Bởi vì các thông tin, dữ liệu của đối tượng tham gia thay đổi thường
xuyên và số lượng giấy tờ, văn bản liên quan khá lớn nên BHXH huyện luôn
phải cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH huyện cần xây
dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trên địa bàn quản lý
theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị
để đăng lý tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ
sách và báo cáo nghiệp vụ.
* Phương thức và mức đóng BHXH
Các hệ thống BHXH sử dụng nhiều phương thức thu, nộp khác nhau như :
- Thẻ dán tem: phương thức này hiện nay ít được áp dụng vì nó chỉ phù
hợp với điều kiện mà hệ thống BHXH thực hiện thu và chi BHXH theo 1 tỷ lệ
thống nhất.
- Hệ thống thu các khoản đóng góp theo sổ lượng, đây là phương thức
được áp dụng rộng rãi ở các nước hiện nay.
Phương thức thu từ sổ lương được chủ sử dụng lao động nộp bằng tiền
mặt cho cơ quan BHXH trong khoảng thời gian đều nhau thông qua hệ thống
ngân hàng hoặc các thể chế tài chính tiền tệ nào đó, thường là hàng tháng, phụ
thuộc vào chu kỳ thanh toán tiền lương của đơn vị sử dụng lao động. Việc
thực hiện phương thức thu các khoản đóng góp BHXH như thế nào cho hợp lý
cần phải có sự thoả thuận trong cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao
động và phải được kiểm soát cẩn thận cả danh sách người lao động cũng như
số tiền lương thực nộp cho toàn bộ lao động trong đơn vị tham gia BHXH
cũng như từng người lao động.
22
Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp BHXH là có thủ
tục nhận tiền an toàn, tránh sự thất thoát.
1.2.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý thu bảo hiểm xã hội
* Chính sách tiền lương
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH
nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề
và cơ sở cho việc thực hiên chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh
lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng
BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.
* Chính sách lao động và việc làm
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ
tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một
quốc gia có dân số “già” tức là số ngườitrong độ tuổilao động thấp trên tổng số
dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởivì số ngườitham gia đóng góp
ngày càng ít, trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu
trí ngày càng tăng.
Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế
ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người
lao động và người sử dụng lao động vì:
- Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử,
giao tiếp,tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ
Luật Lao động và pháp luật… Điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có
nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi
phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc
làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với
thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó
23
làm tăng mức đóng BHXH.
- Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong
toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số
người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động
xã hội tham gia BHXH.
- Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị
trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm
việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và
đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời
sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham
gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia
BHXH. Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được
nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia
đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội
cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ – BNN, hưu trí,
tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những
yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
* Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền
lợi khi tham gia BHXH
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng nhìn chung
ý thức về việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động chưa cao, mặt
khác người lao động nhận thức về quyền lợi còn hạn chế khi tham gia BHXH
và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công
tác thu. Có nhiều hình thức trốn đóng BHXH, nhưng có thể khái quát các hình
thức sau đây:
24
- Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không
đóng BHXH cho NLĐ hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH.
Với DN này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng,
khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không truy đóng cho
thời gian trước đó.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH: Cố tình kê khai
giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi
phí BHXH phải nộp dù tiền công phải trả cao hơn rất nhiều. Xây dựng
phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp.
* Việc thực hiện, chấp hành Luật Lao động của người sử dụng lao động
Nhìn chung, việc thực hiện và chấp hành Luật Lao động của người sử
dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều vi phạm kể cả ở cả doanh nghiệp nhà
nước hay doanh nghiệp tư nhân, thông thường có các hình thức vi phạm chủ
yếu như:
- Cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng
để không đóng BHXH, thỏa thuận hợp đồng lao động không thành văn.
- Chấm dứt hợp đồng với NLĐ đã làm việc lâu năm, có mức tiền lương
cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương, trốn
đóng BHXH.
* Việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan BHXH và các ngành chức năng
Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi
phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt
chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ SDLĐ còn tìm cách
né tránh, không thực hiện việc đóng và tham gia BHXH cho NLĐ. Sự phối
kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công
tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu
25
quản lý thực tiễn đặt ra.
* Tác động điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật
Sự thay thế, hoặc bổ sung, sửa đổi của các văn bản quy phạm pháp luật
về BHXH và quản lý thu BHXH cũng đòi hỏi công tác quản lý thu BHXH cần
có những điều chỉnh. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn
bản quy phạm pháp luật về BHXH nói riêng tác động rất rõ rệt đối với công
tác quản lý thu BHXH.
26
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khung phân tích
Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề
một cách có trình tự và logic.
Luận văn xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự phân tích các
vấn đề liên quan đến đề tài một cách trật tự, logic, có được hướng phân tích
đảm bảo mục tiêu đề tài đã đặt ra.
Khung phân tích trong nghiên cứu được xây dựng theo chiều đi từ việc
phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đế vấn đề nghiên cứu, từ
đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.
27
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích các giảipháp nâng cao hiệu quả
quản lý thu BHXH tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Nâng cao
năng lực quản
lý của
thống
hiện
BHXH.
hệ
thực
thu
- Tăng cƣờng
thiết chế đối
với vấn đề nợ
đọng.
- Thực hiện tốt công tác thu, chi và giải quyết kịp thời các chính sách cho NLĐ.
- Mở rộng khai thác đối tƣợng thu BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Kịp thời khen thƣởng, động viên với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác thu, nộp
BHXH.
- Phát huy hiệu
quả công tác
quản lý thu
BHXH
- Tăng cƣờng
công tác tuyên
truyền về quản lý
thu BHXH.
- Tăng cƣờng
công tác thanh
tra, kiểm tra về
BHXH.
Nâng cao hiệu quả quản lý
thu; hạn chế nợ đọng và
trốn đóng BHXH:
- Tăng cƣờng vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền các cấp.
- Thực hiện tốt nhóm giải
pháp liên quan đến tổ chức
thực hiện.
- Phối hợp tốt với cơ quan
chức năng liên quan.
- Thực hiện tốt công tác thi
đua khen thƣởng
Các yếu tố khách quan:
- Cơ chế, chính sách
- Nhận thức của NLĐ và NSDLĐ
- Tình hình kinh tế từng giai đoạn
- Các yếu tố khác.
Năng lực công tác:
- Cán bộ quản lý thu BHXH.
- Thủ trƣởng, kế toán tại các doanh
nghiệp.
28
2.2. Nguồntài liệu và số liệu sử dụng
Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là nguồn thứ
cấp.
Nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng
hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Tài liệu nội bộ cơ quan gồm
báo cáo quyết toán của BHXH huyện Phú Bình qua các quý; tài liệu từ các tạp
chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng
trên các mạng internet.
Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp
thời. Tuy nhiên, đây thường là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua
xử lý nên thường không được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở
để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
Để hoàn thiện luận văn, tác giả sử dụng nguồn tài liệu và số liệu thứ
cấp được trích dẫn và tham khảo:
- Giáo trình Quản trị BHXH, trường Đại học Lao động xã hội
- Báo cáo BHXH của BHXH, huyện Phú Bình
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: www.thainguyen.gov.vn
- Trang tin điện tử BHXH tỉnh Thái Nguyên:
www.bhxhthainguyen.gov.vn
- Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2006
- Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2014
2.3. Phương pháp nghiên cứu cụthể
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu:
đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn
tài liệu, số liệu thứ cấp.
29
2.3.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác quản lý
thu tại BHXH huyện Phú Bình, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa bộ
phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những người phụ trách công
tác lao động - tiền lương tại đơn vị.
- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những
quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu
quản lý. Ví dụ như quy định về thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu.
Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt
động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu,
ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý
trong công tác quản lý thu.
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thông tin, tài liệu và số liệu được thu thập, tác giả tiến hành
phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của
thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin số liệu.
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
* Phương pháp phân tổ thống kê
Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không
theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ
cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm
cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả
tổng hợp và xử lý thông tin theo Phương pháp phân tổ thống kê:
+ Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và
phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản
chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.
+ Phương pháp thống kê gồm có các bước:thu thập, xử lý số liệu kết quả
30
có được giúp kháiquát đặc trưng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên
cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn
đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mốiliên hệ giữa các hiện tượng;
+ Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số
tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau.
Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ
thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
+ Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên
bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng
phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện
phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng
lao động thay đổi qua các năm.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế
để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế
được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện
tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau
thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so
sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác
đáng về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp dự báo
Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn huyện, khả năng phát
triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển
kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức của các
doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả sử dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên
cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô để khai thác nguồn thu BHXH
trên địa bàn huyện Phú Bình những năm tiếp theo.
31
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Giới thiệu sơ lược cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên
3.1.1. Mô hình tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình
Phú Bình là huyện trung du phía Nam của tỉnh TháiNguyên, trung tâm
huyện cách thành phốTháiNguyên 26 km, cách thị xã BắcGiang 30 km. Phía
Bắc huyện Phú Bình giáp huyện Phú Bình, thành phốThái Nguyên. Phía Tây
giáp huyện Phổ Yên. Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang. Toàn huyện có 21 đơn
vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn (315 xóm, tổ dân phố), trong đó có 7 xã
miền núi. Tổng diện tích tự nhiên 251,71km2 dân số trung bình là 134.679
người, gồm 8 dân tộc anh em.
Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc
ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành
lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam.
Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn
phương thức thu, nộp bảo hiểm xã hội.
Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống
BHXH Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung ương đến địa
phương.
BHXH huyện Phú Bình được thành lập năm 1995 theo Quyết định của
Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên, thực hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao
cho, cụ thể:
32
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc cácc cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện
lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực
hiện đúng BHXH theo Luật định. Hàng tháng phải nắm được danh sách, số
lượng công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn tham
gia đúng BHXH.
- Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định.
- Tổ chức theo dõi biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng,
hưởng BHXH. Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH
so với danh sách đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người
lao động.
- Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di
chuyển đi nơi khác theo quyết định của BHXH.
- Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã hội đảm
bảo an toàn đúng đối tượng.
- Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính
và Kiểm toán Nhà nước.
- Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH.
- Thực hiện chế độ tử tuất đốivới người hưởng hưu trí hoặc đi côngtác
theo quy định của Nhà nước ban hành.
- Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước
khi đốitượng yêu cầu.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà
nước và hướng dẫn của BHXH cấp trên.
- Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc
BHXH huyện.
Để thực hiện những nhiệm vụ được BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho,
33
Giám Đốc
Bộ
phận
tiếp
dân
Bộ phận
giám
định chi
KCB,
BHYT
cho
ngƣời có
thẻ
BHYT
Bộ phận
tổng hợp
in thẻ
phiếu
KCB,
BHYT
bắt buộc
toàn
huyện
Bộ phận
thẩm
định hồ
sơ cấp và
quản lý
sổ BHXH
cho
ngƣời lao
động
Bộ
phận
quản lý
thu
BHYT
tự
nguyện
Bộ
phận
quản lý
thu
BHXH
,BHYT
bắt
buộc
Bộ
phận
tài vụ
Bộ phận
giải quyết
chế độ
chính sách
BHXH
Phó Giám
đốc
cơ quan BHXH huyện Phú Bình phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực
hiện chức năng một cách cụ thể [9].
Sơ đồ 3.1. Bộ máytổ chức của BHXH huyện Phú Bình.
Về đội ngũ cán bộ, ngay từ khi thành lập, lãnh đạo BHXH huyện Phú
Bình đã quan tâm chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan,
cũng như tổ chức cán bộ, từng bước sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ trong cơ
34
quan cho phù hợp với trình độ, năng lực, nghiệp vụ, đồng thời chú trọng đến
công tác tuyển dụng và đề bạt hay đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, khuyến khích động viên kịp
thời nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.
Hiện nay BHXH huyện Phú Bình có 11 cán bộ công chức trong đó có 2
nhân viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Ban đầu thành lập chỉ có 5 cán
bộ, trong đó 1 cán bộ trình độ cao đẳng và 2 trung cấp, 2 sơ cấp và có 2 đồng
chí là đảng viên, sinh hoạt chi bộ phải ghép với Phòng Lao động - Thương
binh và xã hội, đến nay có đã có 6 cán bộ đại học và 5 cán bộ trung cấp và 6
đảng viên, có 3 đảng viên trình độ đại học, 3 đảng viên trình độ trung cấp và
sinh hoạt chi bộ riêng.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan BHXH huyện Phú
Bình trình độ chuyên môn chưa đồng đều, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, do
vậy năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế. Chính vì, vậy lãnh đạo ngành luôn
quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, để nâng cao trình độ chuyên môn và
trình độ chính trị đồng thời cho đi tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh để
tiếp thu kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng kịp với sự
thay đổi của đất nước [10].
3.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình
BHXH huyện Phú Bình là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái
Nguyên, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng
giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH
và quản lý tài chính trên địa bàn huyện Phú Bình.
BHXH huyện Phú Bình chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH
tỉnh Thái Nguyên, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn, lãnh thổ của
UBND huyện.
BHXH huyện Phú Bình có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại trung
35
tâm huyện, có con dấu, có tài khoản riêng.
3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, trình Giám đốc
BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
-Trực tiếp quản lý thu BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý và hướng
dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, BHYT; đôn đốc,
theo dõi tăng giảm, đối chiếu thu hàng tháng, quý trong việc thực hiện trích
nộp BHXH, BHYT của đơn vị trên địa bàn huyện.
- Thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH
ở các đơn vị sử dụng lao động; chốt sổ chuyển đi đối với lao động chuyển nội,
ngoại tỉnh, xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho người lao
động.
- Tiếp nhận kinh phí và danh sách để tổ chức chi trả cho đối tượng
hưởng các chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi
việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm do chuyển đi, chuyển đến, tăng
mới phát sinh và giảm do chết của đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi
trả.
- Duyệt chi chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức
khỏe) của các đơn vị sử dụng lao động đến đề nghị thanh toán.
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả ở
đại lý chi trả các xã và Nhân viên hợp đồng tại cơ quan.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để
giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH Tỉnh xem xét, giải quyết.
- Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh BHYT bắt buộc và tự
nguyện theo quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn đôn
đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phát hành hoặc gia hạn phiếu khám chữa
bệnh, nắm bắt đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời hạn sử dụng
36
phiếu KCB theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện công tác giám định chi KCB của người có thẻ BHYT tại
các cơ sở y tế và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết
những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Tổ
chức ký kết hợp đồng với các cơ sở y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp.
- Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách
BHXH trên địa bàn quản lý.
- Quản lý công chức, nhân viên hợp đồng, tài chính, tài sản thuộc
BHXH huyện theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và UBND huyện.
3.1.4. Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình trong
những năm qua
Cùng với sự ra đời, xây dựng và phát triển của hệ thống BHXH trong
cả nước, BHXH huyện Phú Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động từ 1995.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, BHXH huyện Phú Bình
luôn được sự quan tâm của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương và Ban
lãnh đạo BHXH tỉnh Thái Nguyên; cùng với sự phối hợp các cơ quan ban
ngành trong huyện; sự chủ động thực hiện chương XII- Bộ Luật Lao động của
các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, ngoài ra thực hiện các văn
bản của Nhà nước, của Bộ, của ngành. BHXH huyện Phú Bình đã khắc phục
khó khăn, trưởng thành về nhiều mặt phấn đấu hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả và thành tích sau:
* Về thực hiện thu BHXH và mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH phải được phát triển trong tổng
thể, phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Trong
37
điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người đều có quyền bình đẳng trong lao
động và hưởng thụ, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tăng cả về số
người tham gia và số tiền thu BHXH ở mọi thành phần kinh tế là mục tiêu
hàng đầu của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Phú Bình nói riêng.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống Bảo hiểm và an sinh xã hội,
tranh thủ sự lãnh đạo của BHXH tỉnh, của cấp uỷ chính quyền địa phương,
tăng cường phối hợp chặt chẽ với đài phát thanh truyền hình, Phòng nội vụ
Lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động huyện, Ban tuyên giáo
Huyện uỷ trong việc tuyên truyền chính sách BHXH và thanh tra thực hiện
chế độ BHXH ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức thu
BHXH theo tháng, quý đối với các cơ sở để làm đôn đốc thu, hàng năm đều
khảo sát, nắm bắt số lao động trong các đơn vị doanh nghiệp mới hoạt động
để đôn đốc hoạt động tham gia thực hiện hướng dẫn triển khai kịp thời đầy đủ
các văn bản quy định về chế độ BHXH, tiền lương đến các đơn vị sử dụng lao
động.
Tăng cường công tác đôn đốc thu bám sát các đơn vị, nắm rõ khó khăn,
vướng mắc về đóng nộp BHXH của từng đơn vị; kịp thời tìm ra biện pháp
tháo gỡ và giải quyết. Tiến tới áp dụng chế độ Bảo hiểm cho mọi người lao
động, mọi tầng lớp nhân dân, BHXH huyện Phú Bình luôn xác định công tác
thu và quản lý thu BHXH là một nhiệm vụ trọng tâm, nó là một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình hoạt động, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả hoạt
động và sự tồn tại, phát triển của ngành. Vì quỹ BHXH được hình thành chính
là công tác thu và quản ly thu BHXH, đồng thời là cơ sở để giải quyết đúng,
công bằng các chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH.
Những năm vừa qua, BHXH huyện Phú Bình luôn hoàn thành kế hoạch
được giao với số thu năm sau cao hơn năm trước, số đơn vị và số lao động
đều tăng qua các năm.
38
* Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động
Công tác cấp sổ BHXH được chú trọng từ khâu thẩm định hồ sơ, đối
chiếu, ghi sổ BHXH với hồ sơ gốc của người lao động. BHXH tỉnh đã phối
hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào
tạo, ra các văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện kiện toàn hồ sơ
thiếu, bị thất lạc do các nguyên nhân khác nhau, nhằm tạo niềm tin cho người
lao động trong việc giải quyết chế độ, quyền lợi về chế độ BHXH, tăng thêm
ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc kiện toàn, bổ sung
những căn cứ còn thiếu, thất lạc qua nhiều năm chưa được kiện toàn hồ sơ,
đồng thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực và gian lận tẩy sửa hồ sơ, kê sai
tuổi đời, khai tăng thời gian công tác và gian lận trong công tác trích nộp
BHXH.
Do chú trọng đến công tác cấp sổ BHXH, gắn với sự phối hợp của các
đơn vị như: Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng giáo
dục, các trường học, Trung Tâm y tế, Các cơ quan HCSN... đến nay đã thẩm
định và kiện toàn hồ sơ, cấp sổ BHXH cho 100% người lao động và 100%
người lao động nghỉ hưởng trợ cấp BHXH đều được thực hiện giải quyết trên
sổ BHXH được nhanh gọn kịp thời, đúng quy định.
* Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách BHXH
cho người lao động
Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách cho đối
tượng tham gia BHXH là một khâu rất quan trọng. Vì sổ BHXH là cơ sở, là
căn cứ pháp lý để giải quyết chế độ chính sách BHXH. Do vậy khi xác nhận
sổ BHXH độ chính xác tuyệt đối 100% để không ảnh hưởng đến thời gian và
mức tiền hưởng trợ cấp.
* Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe) cho đối tượng tham gia BHXH
39
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động trong việc
giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho người lao động, công tác giải
quyết chế độ ngắn hạn cho người lao động cũng quan trọng, nhằm đảm bảo,
ổn định thu nhập cho người lao động, khi nghỉ thai sản hoặc không may bị ốm
đau. Do vậy BHXH huyện Phú Bình đã từng bước thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, áp dụng mô hình ''Một cửa'' trong giải quyết chế độ chính sách.
Từ đó ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp, được các đơn vị sử dụng
lao động và người lao động đồng tình ủng hộ.
* Công tác quản lý tài chính, chilương hưu và trợ cấp BHXH
Từ khi thành lập đến nay, công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
do BHXH tỉnh cấp luôn được BHXH huyện Phú Bình tổ chức quản lý chặt
chẽ, thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng, đáp ứng nhu cầu chi
của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các nguồn chi luôn được thực hiện đúng
theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và quy định của Bộ Tài chính,
BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, đảm bảo mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, tham nhũng; Áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào công tác
quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán, tăng cường công tác kiểm tra tài
chính, quản lý quỹ tiền mặt, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu quản lý bộ máy,
ngăn chặn không để những tiêu cực phát sinh, luôn công khai tài chính và làm
lành mạnh hoá công tác tài chính của BHXH huyện Phú Bình.
Công tác chi trả của BHXH huyện Phú Bình trong những năm qua luôn
được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH
tỉnh, đảm bảo đến tay người hưởng chế độ theo đúng lịch đã quy định
* Công tác thu BHYT tự nguyện và công tác cấp thẻ BHYT cho đối
tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện, gia đình chính sách, hộ nghèo
Trong những năm qua, ngoài việc tếp tục thực hiện tốt BHYT học sinh,
sinh viên, đã mở rộng thêm đối tượng là nhân dân theo địa giới hành chính và
40
thân nhân người lao động, đặc biệt đã phối hợp với Liên đoàn lao động huyện
tuyên truyền, thực hiện BHYT kịp thời đối với hội viên Hội Nông dân, Hội
cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Hội chữ thập đỏ. Đến nay đã thu
được 7.773 lượt người với số tiền 298.673.500 đồng, đạt 98% so với kế hoạch
giao. Từ năm 2010 đến nay (năm 2014) đã cấp được 3.973 thẻ và 76.746
phiếu khám chữa bệnh cho người lao động tham gia BHYT bắt buộc và tự
nguyện, gia đình chính sách, đối tượng nghỉ hưởng chế độ BHXH kịp thời.
* Công tác kiểm tra
Những năm qua, BHXH huyện Phú Bình đã làm tốt công tác kiểm tra,
để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và sử lý các hiện tượng sai phạm, tiêu cực
xảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho đối tượng tham gia và
hưởng chế độ BHXH. Đã chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, tổ chức các
cuộc kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp hưởng sai chế độ,
thu hồi ngân sách cho Nhà nước.
* Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Trong những năm qua, BHXH huyện Phú Bình đã kịp thời tiếp nhận và
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, luôn đảm bảo, giải quyết
đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý, đơn thư được xử lý dứt điểm, kịp
thời, thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định.
* Ứng dụng công nghệ thông tin
BHXH huyện Phú Bình đã ứng dụng thông tin vào công tác quản lý thu
BHXH, BHYT, giải quyết chế độ ngắn hạn, công tác giám định y tế (KCB),
quản lý tài chính, đảm bảo năng xuất, hiệu quả cao trong công việc của từng
cán bộ công chức và giúp quản lý, sử dụng quỹ BHXH một cách chặt chẽ
đúng quy định của Nhà nước.
41
3.2. Tình hình thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2012 - 2014
3.2.1. Kết quả chung
Bảng 3.1:Kết quả thu BHXH của BHXH huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012- 2014
TT Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014
Số đơn vị (đơn vị) 130 140 148
1 Số lao động (người) 4.763 6.184 6.546
2
Tổng số tiền phải
thu (đồng)
3.350.980.000 4.908.283.807 5.985.185.190
3
Kế hoạch thu năm
(đồng)
3.000.000.000 4.500.000.000 5.400.000.000
4 Kết quả thu (đồng) 3.229.800.000 4.778.100.000 5.753.160.000
5
Tỷ lệ % hoàn thành
kế hoạch năm (%)
107.66 106.18 106.54
6
Tổng số tiền còn nợ
(đồng)
121.180.000 130.183.807 232.025.190
(Nguồn: Báocáo của BHXH huyện Phú Bình)
* Ghichú:
Tổng số tiền còn nợ = Tổng số tiền phải thu - Kết quả thu
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH cho NLĐ
trên địa bàn huyện Phú Bình tăng khá nhanh, từ 130 đơn vị năm 2012 lên 148
đơn vị năm 2014. Số đơn vị tăng kéo theo số lao động tham gia cũng tăng
nhanh theo các năm.
Số người lao động gia tăng cùng với sự tăng lên của quỹ lương làm cho
42
tổng số tiền BHXH phải cũng tăng rõ rệt. Qua 3 năm từ năm 2012 đến năm
2014, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành khá tốt công tác thu của mình:
- Năm 2012, tổng số tiền phải thu là 3.350.980.000 đồng, số đã thu là
3.229.800.000 đồng (đạt 96,4% tổng số phải thu). Trong khi kế hoạch tỉnh
giao phải thu cho cả năm là 3.000.000.000 đồng. Với kết quả thu được trong
năm thì BHXH huyện đã hoàn thành 107,66% kế hoạch được giao. Tuy
nhiên, tổng số tiền các đơn vị còn nợ BHXH, BHYT bắt buộc trong năm vẫn
còn 121.180.000 đồng (chiếm 3,6% so với tổng số phải thu trong năm).
- Năm 2013 tổng số tiền phải thu là 4.908.283.807 đồng, số đã thu là
4.778.100.000 đồng (đạt 97,3% tổng số phải thu). Trong khi đó kế hoạch tỉnh
giao phải thu cho cả năm là 4.500.000.000 đồng. Như vậy, với kết quả thu
được, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành 106,18% kế hoạch được giao.
Tổng số tiền các đơn vị còn nợ trong năm 2013 là 130.183.807 đồng (chiếm
2,7% tổng số phải thu trong năm). Như vậy, tổng số tiền các đơn vị nợ BHXH
trên tổng số phải thu của năm 2013 giảm 0,9% so với năm 2012).
- Năm 2014, tổng số tiền BHXH phải thu là 5.985.185.190 đồng, số đã
thu là 5.753.160.000 đồng (đạt 96,1% tổng số phải thu). Trong khi kế hoạch
tỉnh giao cho BHXH huyện phải thu cho cả năm là 5.400.000.000 đồng. Với
kết quả thu được, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành 106,54 % kế hoạch
được giao. Tổng số tiền các đơn vị còn nợ BHXH trong năm 2014 là
232.025.190 đồng. So với tổng số tiền BHXH phải thu trong năm thì tỷ lệ nợ
là 3,9%.
Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Phú Bình đã thực hiện rất tốt công
tác thu BHXH, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch
BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng nghìn người lao động
trên địa bàn huyện.
43
3.2.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội theo khối loại hình
Bảng 3.2:Kết quả thu BHXH theo khối loại hình giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Đồng
T
T
Loại đơn
vị
2012 2013
2013/2012
(%) 2014
2014/2013
(%)
1
Doanh
nghiệp NN
390.112.300 420.803.900 107,8 614.408.700 146,0
2
Doanh
nghiệp
NQD
1.658.043.600 3.017.719.100 182,0 3.447.087.000 114,2
3
Ngoài
cônglập
212.480.800 219.047.100 103,1 271.160.600 123,8
4 HCSN 576.502.800 619.610.800 107,5 871.157.300 140,6
5
Xã, thị
trấn
296.745.100 390.475.600 131,5 408.784.900 104,6
6
Hợp tác
xã
95.915.400 110.443.500 115,1 140.561.500 127,3
Tổng cộng: 3.229.800.0004.778.100.000 147,9 147.937953 120,4
(Nguồn: Báo cáo của BHXH huyện Phú Bình )
Qua bảng số liệu về kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc theo khối loại
hình cho thấy, số thu BHXH của các khối tăng nhanh qua các năm. Trong đó:
- Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể có số thu tăng đều qua các năm.
Vì áp dụng theo thang bảng lương nhà nước nên các khối này có mức
thu đúng, đủ và kịp thời; luôn chấp hành tốt việc thực hiện BHXH.
- Khối DNNN: Số thu của khối này có xu hướng tăng nhưng tốc độ
tăng không nhanh. Hiện nay loại hình doanh nghiệp này đang giảm dần và
từng bước được cổ phần hoá thành các loại hình doanh nghiệp khác. Trước
khi thực hiện cổ phần hoá và thay đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác,
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ

Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOTLuận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình DươngVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAYVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
luanvantrust
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ (20)

Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOTLuận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình DươngVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAYVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (12)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý kinh tế về thu Bảo Hiểm Xã Hội, 9đ

  • 1. Hà Nội- 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Dịch Vụ Làm Luận Văn Liên Hệ để tải tài liệu nhanh Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele) Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
  • 2. Hà Nội- 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, được thực hiện dướisự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, những nộidung nghiên cứu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
  • 4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Chính trị, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn !
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ............................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................6 1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội.................................................8 1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội.............................................................................................8 1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện...........................................11 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................26 2.1. Khung phân tích.........................................................................................................26 2.2. Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng...............................................................................28 2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................................28 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................28 2.3.2. Phương pháp quan sát .......................................................................................29 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin..............................................................................29 2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp.......................................................................29 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................31 3.1. Giới thiệu sơ lược cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên......31 3.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình ..............................................34 3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình ..........................35 3.1.4. Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình trong những năm qua ........................................................................................................................ ............. 36 3.2. Bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................................................................... 41 3.2.1. Kết quả chung ....................................................................................................41 3.2.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội theo khối loại hình ...............................................43 3.2.3. Kết quả thu bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh......44
  • 6. 3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên......................................................................................................................46 3.3.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội......................................46 3.3.2. Công tác quản lý mức thu và phương thức thu BHXH.......................................49 3.3.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình .....56 3.3.4. Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu..........................................................................57 3.4. Đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................................................57 3.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.........................................................................................57 3.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..........................................................................................................59 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................60 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH , TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI........63 4.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................................63 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên...................................................................................64 4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội.........................................64 4.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu và tăng cường thu quỹ bảo hiểm xã hội.......65 4.2.3. Ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý..................................66 4.2.4. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội...................................................67 4.2.5. Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ.................................67 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................71
  • 7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 DN Doanh nghiệp 5 HCSN Hành chính - Sự nghiệp 6 KCB Bệnh nghề nghiệp 7 NLĐ Người lao động 8 NSDLĐ Người sửdụng lao động 9 TNLĐ-BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 10 UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả thu BHXH của BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2014 42 2 Bảng 3.2 Kết quả thu BHXH theo khối loại hình giai đoạn 2012 - 2014 44 3 Bảng 3.3 Kết quả thu BHXH các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Phú Bình giai đoạn 2012 – 2014 46 4 Bảng 3.4 Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2011 – 2014 48
  • 9. iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 27 2 Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Phú Bình 34
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu. Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT, BHXHTN) bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm. Có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện Bộ Luật Lao động, trong đó có Chương XII về BHXH, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 26/01/1995; sau này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH hàng năm, số thu BHXH hàng năm và nguồn quỹ BHXH hàng năm độc lập với ngân sách đều có sự gia tăng. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế
  • 11. 2 quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng lao động đóng góp,… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội. Tính đến hết năm 2014, cả nước có trên 11,4 triệu người tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 85% số đối tượng phải tham gia. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ,… đã trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH; mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH và nguồn quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn do BHXH tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý về ngành dọc, đóng trên địa bàn huyện Phú Bình và chịu sự quản lý hành chính của Đảng bộ, UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 36 cơ quan hành chính sự nghiệp; 21 UBND xã, thị trấn; 46 trường THPT, THCS và tiểu học; 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; 113 hộ cá thể với tổng số 4.840 người lao động tham gia BHXH, so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thì mới chỉ đạt 13,12%. Trong những năm gần đây, việc thu nộp BHXH đã và đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn có một số chủ doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa hiểu đúng, đủ về chế độ BHXH nên vẫn còn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng chưa đủ dẫn đến việc người lao động không được tham gia BHXH hoặc được tham gia nhưng đơn vị sử dụng lao động không nộp tiền cho cơ quan BHXH huyện, do vậy các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản
  • 12. 3 của người lao động không được giải quyết. Thêm vào đó, số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký tham gia đóng BHXH cũng cònchưa đầy đủ, chưa đúng quy định. Có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp cònnợ tiền đóng BHXH cho NLĐ. Công tác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với người sử dụng lao động và người lao động còn chưa cao, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt,... Câu hỏi đặt ra là: Cần phải thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới? Nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về quản lý thu BHXH và phân tích, đánhgiá thực trạng côngtác đó tạihuyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên, đề tài nhằm hướngtớimục tiêu đềxuất đượcmộtsố giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của huyện trong thờigian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa những vấn đề chung về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội. - Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
  • 13. 4 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ năm 2012 - 2014, định hướng và giải pháp đến năm 2020. 4. Những đóng gópcủa luận văn Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Bình, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồn tại cũng như các nguyên nhân của những tồn tại đó. Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và BHXH tỉnh Thái Nguyên nói chung. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo thuộc ngành BHXH, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người lao động. Luận văn cũng có thể là tàiliệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế và cho các công trình nghiên cứu liên quan.
  • 14. 5 5. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
  • 15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ năm 1995, sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu cứu những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH và quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu về quản lý thu BHXH còn khá hạn chế, mới có một số đề tài trong lĩnh vực này được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là: - "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam [1]. - "Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội“, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và thế
  • 16. 7 giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quang vấn đề thu BHXH, thực trạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam [2]. - “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 2003. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về công tác thu và quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện Quản lý thu BHXH tại tỉnh này, cũng là cơ sở cho các tỉnh khác trong cả nước nghiên cứu và áp dụng [3]. - “Hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Tuấn Linh, bảo vệ năm 2014. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu BHXH tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2009 - 2013, tác giả đã làm rõ những điểm mạnh, cũng như phân tích những hạn chế trong công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, qua đó rút ra những bài học để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tiếp theo [4]. Như vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, với nhiều nội dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Những đề tài đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản nhất về BHXH và những vấn đề liên quan đến BHXH - trong đó có thu BHXH. Đây sẽ là những nền tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mới theo từng thời kỳ để đưa vào luận văn “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Tuy nhiên, với quan điểm không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thu và quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu để có thể làm rõ hơn về quản lý thu BHXH tại
  • 17. 8 huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và công tác quản lý thu BHXH tại các cơ quan BHXH tại Việt Nam nói chung. 1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội 1.2.1.1. Khái niệm * Bảo hiểm xã hội Cuộc sống con người luôn phấn đấu cho an sinh hạnh phúc, nhưng quy luật của tạo hoá là sinh ra, lớn lên và già yếu; đitheo đó là những rủiro, ốm đau, hoạn nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Với trí óc thiên phú, con người luôn có những phát kiến khoa học cả về tự nhiên và xã hội để chế ngự thiên nhiên, khắc phục những diễn biến bất thường của quy luật, làm cho xã hộikhông ngừng phát triển. BHXH như là một phát kiến văn minh của nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ cho con người. Thực tế cuộc sống có nhiều rủiro xảy ra mà không thể phòng trước được, để khắc phục hậu quả của nó thì mỗi cá nhân có thể dựphòng ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nhưng, dù cá nhân có chủ động và dự phòng những rủi ro khi xảy ra thì cũng không thể nào đáp ứng được mọirủiro xảy ra trong cuộc sống của mỗingười. Vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục tổng thể và lâu dài mang tính cộng đồng xã hội, do đó ngoài dự phòng cá nhân, còn cần có dự phòng của cộng đồng. Trong tất cả các biện pháp phòng chống và khắc phục rủi ro, bảo hiểm là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Bảo hiểm là chế độ bồi thường kinh tế, chia nhỏ rủi ro, tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có cùng khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất nào đó, theo những nguyên tắc, chuẩn mực được thống nhất và quy định trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Bảo hiểm không những đảm bảo cho ngườitham gia về kinh tế mà còn góp phần ổn
  • 18. 9 định xã hội. Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn, rủiro trong cuộc sống và trong quá trình lao động. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giớivà ngày càng phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động trên toàn thế giớivà an toàn xã hội, ILO ban hành Công ước số 102 ngày 04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: chế độ chăm sóc y tế; chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thaisản; chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền tuất và chế độ trợ cấp gia đình. Ở nước ta, quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959. Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: "người lao động được giúp đỡ về vật chất khigià yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọingườiđược hưởng quyền đó". Kháiniệm về BHXH được khái quátmột cách cao nhất, đầyđủ nhất khi có LuậtBHXH, đó là: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo biểm xã hội" [5]. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Như vậy có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm,
  • 19. 10 chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. * Thu Bảo hiểm xã hội Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH. 1.2.1.2 . Yêu cầu đối với thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời - Thu đúng là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng thời gian quy định. Mọi người lao động khi có hợp đồng lao động hoặc giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng, việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu. - Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động. - Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát
  • 20. 11 triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH. Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau. Thứ ba: An toàn, hiệu quả Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng, cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu. 1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện 1.2.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lý. Quản lý là những hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng quản lý nhất định để điều chỉnh các quá trình xã
  • 21. 12 hội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đối tượng. Đối tượng của quản lý ở đây có công tác thu BHXH, thu BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính, một khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính BHXH. Công tác thu BHXH tham gia vào quá trình giảm quỹ BHXH, quỹ tài chính này nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nhìn rộng ra thì quản lý thu BHXH là việc sử dụng việc thu BHXH như một công cụ quản lý xã hội của Nhà nước. Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì quản lý thu BHXH là quản lý đối tượng tham gia, quản lý mức đóng, căn cứ đóng và phương thức đóng của các đối tượng khi tham gia BHXH với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời luôn đặt lên hàng đầu. Quản lý thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của quá trình thu BHXH, từ đó quyết định đến sức mạnh quỹ BHXH để đảm bảo cho việc chi trả cho các chế độ trợ cấp. Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH muốn tồn tại và phát triển thì phải có một tài chính riêng để chi dùng cho công tác thực hiện chính sách, chế độ. Do đó, thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả không cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như Việt Nam hiện nay, lợi
  • 22. 13 ích của các bên tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị sử dụng lao động thì luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Trong khi đó, người lao động thì lại muốn đóng góp ít nhất mà lại được hưởng nhiều nhất. Quỹ BHXH là có hạn, để đảm bảo cho mọi hoạt động được bền vững, cơ quan BHXH phải luôn tiến hành cân đối quỹ sao cho hợp lý nhất. Chính nhữngmâu thuẫn về lợi ích trên và có thể đảm bảo lợi ích hợp pháp cùng như trách nhiệm của các bên tham gia cần phải có người trọng tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị, Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu và quản lý thu BHXH. Như vậy, quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời gian theo quy định. 1.2.2.2. Những quy phạm pháp luật về thu và quản lý thu bảo hiểm xã hội * Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác thu BHXH Thực hiện Nghị quyết đại hội VII và hiến pháp năm 1992, ngày 23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội thông qua trong đó giành cả chương XII để quy định về BHXH và có quy định “Loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo quy định…” [6]; “Ngườilao động làm việc ở những nơisử dụng lao động dưới 10 lao động hoặc làm những công việc có thờihạn dưới3 tháng, theo mùa vụ hoặc làmcác côngviệc tạmthờikhác, thì các khoảnBHXHđược tính vào tiền lương do ngườisử dụng lao động trả để ngườilao động tham gia BHXHtheo loạihình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm” [7]. Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị
  • 23. 14 định số 12 CP, trong đó quy định rõ về đối tượng tham gia BHXH và tỷ lệ thu BHXH như: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng phải áp dụng các chế độ BHXH theo quy định. Với tỷ lệ thu BHXH là 20%, trong đó người sự dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, người lao động 5% tiền lương tháng. Theo đó, Bộ Tài chính có Thông tư số 58/TT-BTC hướng dẫn quy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, quy trình quản lý thu BHXH. Mặt khác, để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển của đất nước Chính phủ tiếp tục quy định đối tượng lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại nghị định số 152/2000/NĐ-CP; Các chức danh thuộc xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 03/01/1998; người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1 999… Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP đã quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tô hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao động [8]. Ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH. Đặc biệt, ngày 20/11/2014, Quốc hộc khóa 13 nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về quản lý thu, nộp BHXH trong hoạt động BHXH Việt Nam.
  • 24. 15 * Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam Trên cơ sở các văn bản nêu trên, ngay sau khi được thành lập và bước vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý hành chính theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như: Công văn số 211/BHXH ngày 26/9/1 995 quy định tạm thời về quản lý thu chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11 /1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, phương pháp, quy trình và quản lý tài chính thu BHXH. Ngoài ra, để phù hợp với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn số 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác quản lý thu BHXH, BHXH. Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số 01 /2003/NĐ- CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXHBT ngày 26/5/2003 về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Sau khi có Luật BHXH năm 2006 BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH; Quyết định 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 902/QĐ-BHXH; Công văn 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu - chi Bảo hiểm thất nghiệp trong đó có hệ thống mẫu biểu sửa đổi của thu BHXH bắt buộc. Đối với người lao động để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có
  • 25. 16 đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số 113/BHXH- QĐ ngày 22/6/1 996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định só 2352/1999/QĐ- BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH. Cho mãi đến khi Luật BHXH ra đời BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế Quyết định 3636/QĐ-BHXH. Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công tác thu BHXH trong tình hình mới. 1.2.2.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện Quản lý thu BHXH sẽ gắn chặt với những nội dung như: tổ chức quản lý đối tượng tham gia đóng BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp, phương thức và mức đóng góp. * Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ là 1 trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu BHXH. Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân”. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH BB bao gồm những NLĐ nằm trong diện phải tham gia BHXH BB theo luật định và có sự tham gia của NSDLĐ. Việc xác định NSDLĐ không gặp nhiều khó khăn như việc xác định NLĐ, do NSDLĐ phần lớn là các doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quan BHXH phối hợp
  • 26. 17 với các cơ quan cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽ nắm được những NSDLĐ. Như vậy, một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH là quản lý đối tượng tham gia, mà cụ thể là người lao động và người sử dụng lao động. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc làm rất cần thiết là phải quản lý được các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định, tổ chức BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH cho người lao động thuộc phạm vi đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý và kiểm tra việc thực hiện đóng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động BHXH của các đơn vị sử dụng lao động này. Quy trình quản lý thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến hành để đạt mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công tác thu BHXH cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia và cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị sử dụng lao động tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau: + Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tiên tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau: - Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm: - Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng ký tham gia BHXH - Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH - Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động, BHXH huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, cấp sổ và tổ chức thu.
  • 27. 18 + Đối với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH bao gồm các công việc sau: - Lập bảng kê khai danh sách lao động tham gia BHXH - Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH - BHXH huyện tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH. Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH huyện sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị sử dụng lao động và số lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn huyện,.. Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH. * Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội Xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro cho nên khi thiết kế khoản đóng góp vào quỹ BHXH hầu hết các quốc gia trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương- tiền công của người lao động, thực hiện khấu trừ tiền lương của người lao động và các khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động chuyển khoản về đơn vị quản lý BHXH. Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của người lao động (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương- tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH. Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản…) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát. Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ văn minh của người dân, căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào…
  • 28. 19 Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản bản này để đưa ra mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia mình trong mỗi thời kỳ nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH. Mặt khác cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với tất cả các đối tượng, tương quan tỷ lệ đóng giữa người sử dụng lao động và người lao động không được quá chênh lệch, không được làm cho chủ sử dụng lao động muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho ngườilao động. * Tổ chức thu bảo hiểm xã hội Để thực hiện việc tổ chức thu BHXH, BHXH các cấp cần phải thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất, phân cấp thu một cách hợp lý. Phân cấp thu BHXH hợp lý là một điều kiện quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của công tác thu cũng như công tác quản lý thu. Nó giúp cho bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH được thống nhất, không bị chồng chéo. Cụ thể công tác thu BHXH sẽ được phân cấp quản lý như sau: - BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của đơn vị sử dụng đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm các đơn vị: do Trung ương đảng quản lý, do tỉnh trực tiếp quản lý, DN có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị tổ chức quốc tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn, cơ quan tổ chức doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện bao gồm: đơn vị do huyện trực tiếp quản lý, đơn vị ngoài quốc doanh có sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên, xã, phường, thị trấn, đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu. Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định những đối tượng nào hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý. Từ đó xác định số lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động để có kế
  • 29. 20 hoạch tổ chức thu cụ thể. Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc không bị chồng chéo lên nhau. Thứ hai, lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hằng năm, Đối với đơn vị sử dụng lao động, hàng năm đơn vị sử dung lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý. Đối với cơ quan BHXH huyện, hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn, lập hai bản kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc năm sau. Thứ ba, quản lý tiền thu. Theo quy định, BHXH huyện hay tỉnh không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ mục đích gì. Trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự chấp nhận bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Hàng quý, BHXH huyệncó tráchnhiệm quyếttoán số tiền đơn vị được giữ lại, xác địnhsố tiền chênhlệch, thừathiếu, đồngthờigửithôngbáo quyếttoáncho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thờisố tiền người sử dụng lao động chưa chi vào đầu tháng quý sau. Khiđó, BHXH Việt Nam sẽ thẩm định số thu BHXH theo 06 tháng hoặc hằng năm đốivớiBHXH thực hiện. * Thông tin báo cáo Công tác thông tin báo cáo trong quản lý thu là rất cần thiết, đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên, liên tục. Trong công tác thông tin báo cáo, các đơn vị thường sử dụng hệ thống biểu mẫu đã được BHXH Việt Nam quy định sẵn. Vì vậy để thực hiện thông tin báo cáo theo đúng quy định, cán bộ làm công tác chuyên môn phải nắm chắc từng biểu mẫu cũng như trường hợp sử dụng những giấy tờ đó. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thu cũng phải kiểm tra xem những thông tin mà đối thượng tham gia khai báo đã
  • 30. 21 chính xác hay chưa để có điều chỉnh cho phù hợp. Theo quy định, BHXH huyện sẽ mở sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc theo mẫu quy định định kỳ hàng tháng, quý và năm. * Quản lý hồ sơ, tài liệu. Bởi vì các thông tin, dữ liệu của đối tượng tham gia thay đổi thường xuyên và số lượng giấy tờ, văn bản liên quan khá lớn nên BHXH huyện luôn phải cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH huyện cần xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng lý tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ. * Phương thức và mức đóng BHXH Các hệ thống BHXH sử dụng nhiều phương thức thu, nộp khác nhau như : - Thẻ dán tem: phương thức này hiện nay ít được áp dụng vì nó chỉ phù hợp với điều kiện mà hệ thống BHXH thực hiện thu và chi BHXH theo 1 tỷ lệ thống nhất. - Hệ thống thu các khoản đóng góp theo sổ lượng, đây là phương thức được áp dụng rộng rãi ở các nước hiện nay. Phương thức thu từ sổ lương được chủ sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt cho cơ quan BHXH trong khoảng thời gian đều nhau thông qua hệ thống ngân hàng hoặc các thể chế tài chính tiền tệ nào đó, thường là hàng tháng, phụ thuộc vào chu kỳ thanh toán tiền lương của đơn vị sử dụng lao động. Việc thực hiện phương thức thu các khoản đóng góp BHXH như thế nào cho hợp lý cần phải có sự thoả thuận trong cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động và phải được kiểm soát cẩn thận cả danh sách người lao động cũng như số tiền lương thực nộp cho toàn bộ lao động trong đơn vị tham gia BHXH cũng như từng người lao động.
  • 31. 22 Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp BHXH là có thủ tục nhận tiền an toàn, tránh sự thất thoát. 1.2.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý thu bảo hiểm xã hội * Chính sách tiền lương Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiên chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. * Chính sách lao động và việc làm Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số ngườitrong độ tuổilao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởivì số ngườitham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động vì: - Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp,tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ Luật Lao động và pháp luật… Điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó
  • 32. 23 làm tăng mức đóng BHXH. - Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH. - Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình. * Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ – BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH. * Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi khi tham gia BHXH Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng nhìn chung ý thức về việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động chưa cao, mặt khác người lao động nhận thức về quyền lợi còn hạn chế khi tham gia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công tác thu. Có nhiều hình thức trốn đóng BHXH, nhưng có thể khái quát các hình thức sau đây:
  • 33. 24 - Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không đóng BHXH cho NLĐ hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với DN này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không truy đóng cho thời gian trước đó. - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH: Cố tình kê khai giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH phải nộp dù tiền công phải trả cao hơn rất nhiều. Xây dựng phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp. * Việc thực hiện, chấp hành Luật Lao động của người sử dụng lao động Nhìn chung, việc thực hiện và chấp hành Luật Lao động của người sử dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều vi phạm kể cả ở cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, thông thường có các hình thức vi phạm chủ yếu như: - Cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng để không đóng BHXH, thỏa thuận hợp đồng lao động không thành văn. - Chấm dứt hợp đồng với NLĐ đã làm việc lâu năm, có mức tiền lương cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương, trốn đóng BHXH. * Việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan BHXH và các ngành chức năng Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ SDLĐ còn tìm cách né tránh, không thực hiện việc đóng và tham gia BHXH cho NLĐ. Sự phối kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu
  • 34. 25 quản lý thực tiễn đặt ra. * Tác động điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật Sự thay thế, hoặc bổ sung, sửa đổi của các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH và quản lý thu BHXH cũng đòi hỏi công tác quản lý thu BHXH cần có những điều chỉnh. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật về BHXH nói riêng tác động rất rõ rệt đối với công tác quản lý thu BHXH.
  • 35. 26 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khung phân tích Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách có trình tự và logic. Luận văn xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài một cách trật tự, logic, có được hướng phân tích đảm bảo mục tiêu đề tài đã đặt ra. Khung phân tích trong nghiên cứu được xây dựng theo chiều đi từ việc phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đế vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.
  • 36. 27 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích các giảipháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Nâng cao năng lực quản lý của thống hiện BHXH. hệ thực thu - Tăng cƣờng thiết chế đối với vấn đề nợ đọng. - Thực hiện tốt công tác thu, chi và giải quyết kịp thời các chính sách cho NLĐ. - Mở rộng khai thác đối tƣợng thu BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Kịp thời khen thƣởng, động viên với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác thu, nộp BHXH. - Phát huy hiệu quả công tác quản lý thu BHXH - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về quản lý thu BHXH. - Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH. Nâng cao hiệu quả quản lý thu; hạn chế nợ đọng và trốn đóng BHXH: - Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. - Thực hiện tốt nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện. - Phối hợp tốt với cơ quan chức năng liên quan. - Thực hiện tốt công tác thi đua khen thƣởng Các yếu tố khách quan: - Cơ chế, chính sách - Nhận thức của NLĐ và NSDLĐ - Tình hình kinh tế từng giai đoạn - Các yếu tố khác. Năng lực công tác: - Cán bộ quản lý thu BHXH. - Thủ trƣởng, kế toán tại các doanh nghiệp.
  • 37. 28 2.2. Nguồntài liệu và số liệu sử dụng Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là nguồn thứ cấp. Nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Tài liệu nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH huyện Phú Bình qua các quý; tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet. Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây thường là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên thường không được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. Để hoàn thiện luận văn, tác giả sử dụng nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp được trích dẫn và tham khảo: - Giáo trình Quản trị BHXH, trường Đại học Lao động xã hội - Báo cáo BHXH của BHXH, huyện Phú Bình - Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: www.thainguyen.gov.vn - Trang tin điện tử BHXH tỉnh Thái Nguyên: www.bhxhthainguyen.gov.vn - Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2006 - Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2014 2.3. Phương pháp nghiên cứu cụthể 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp.
  • 38. 29 2.3.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác quản lý thu tại BHXH huyện Phú Bình, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa bộ phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những người phụ trách công tác lao động - tiền lương tại đơn vị. - Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ như quy định về thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu. Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong công tác quản lý thu. 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin Sau khi thông tin, tài liệu và số liệu được thu thập, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin số liệu. 2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp * Phương pháp phân tổ thống kê Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo Phương pháp phân tổ thống kê: + Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. + Phương pháp thống kê gồm có các bước:thu thập, xử lý số liệu kết quả
  • 39. 30 có được giúp kháiquát đặc trưng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mốiliên hệ giữa các hiện tượng; + Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể. + Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm. * Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. * Phương pháp dự báo Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn huyện, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả sử dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình những năm tiếp theo.
  • 40. 31 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu sơ lược cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 3.1.1. Mô hình tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình Phú Bình là huyện trung du phía Nam của tỉnh TháiNguyên, trung tâm huyện cách thành phốTháiNguyên 26 km, cách thị xã BắcGiang 30 km. Phía Bắc huyện Phú Bình giáp huyện Phú Bình, thành phốThái Nguyên. Phía Tây giáp huyện Phổ Yên. Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang. Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn (315 xóm, tổ dân phố), trong đó có 7 xã miền núi. Tổng diện tích tự nhiên 251,71km2 dân số trung bình là 134.679 người, gồm 8 dân tộc anh em. Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam. Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu, nộp bảo hiểm xã hội. Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung ương đến địa phương. BHXH huyện Phú Bình được thành lập năm 1995 theo Quyết định của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên, thực hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao cho, cụ thể:
  • 41. 32 - Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc cácc cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đúng BHXH theo Luật định. Hàng tháng phải nắm được danh sách, số lượng công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn tham gia đúng BHXH. - Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định. - Tổ chức theo dõi biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng, hưởng BHXH. Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH so với danh sách đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người lao động. - Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển đi nơi khác theo quyết định của BHXH. - Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã hội đảm bảo an toàn đúng đối tượng. - Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. - Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH. - Thực hiện chế độ tử tuất đốivới người hưởng hưu trí hoặc đi côngtác theo quy định của Nhà nước ban hành. - Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước khi đốitượng yêu cầu. - Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH cấp trên. - Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH huyện. Để thực hiện những nhiệm vụ được BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho,
  • 42. 33 Giám Đốc Bộ phận tiếp dân Bộ phận giám định chi KCB, BHYT cho ngƣời có thẻ BHYT Bộ phận tổng hợp in thẻ phiếu KCB, BHYT bắt buộc toàn huyện Bộ phận thẩm định hồ sơ cấp và quản lý sổ BHXH cho ngƣời lao động Bộ phận quản lý thu BHYT tự nguyện Bộ phận quản lý thu BHXH ,BHYT bắt buộc Bộ phận tài vụ Bộ phận giải quyết chế độ chính sách BHXH Phó Giám đốc cơ quan BHXH huyện Phú Bình phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng một cách cụ thể [9]. Sơ đồ 3.1. Bộ máytổ chức của BHXH huyện Phú Bình. Về đội ngũ cán bộ, ngay từ khi thành lập, lãnh đạo BHXH huyện Phú Bình đã quan tâm chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, cũng như tổ chức cán bộ, từng bước sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ trong cơ
  • 43. 34 quan cho phù hợp với trình độ, năng lực, nghiệp vụ, đồng thời chú trọng đến công tác tuyển dụng và đề bạt hay đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, khuyến khích động viên kịp thời nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được sự thay đổi của xã hội. Hiện nay BHXH huyện Phú Bình có 11 cán bộ công chức trong đó có 2 nhân viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Ban đầu thành lập chỉ có 5 cán bộ, trong đó 1 cán bộ trình độ cao đẳng và 2 trung cấp, 2 sơ cấp và có 2 đồng chí là đảng viên, sinh hoạt chi bộ phải ghép với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, đến nay có đã có 6 cán bộ đại học và 5 cán bộ trung cấp và 6 đảng viên, có 3 đảng viên trình độ đại học, 3 đảng viên trình độ trung cấp và sinh hoạt chi bộ riêng. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan BHXH huyện Phú Bình trình độ chuyên môn chưa đồng đều, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, do vậy năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế. Chính vì, vậy lãnh đạo ngành luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị đồng thời cho đi tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh để tiếp thu kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng kịp với sự thay đổi của đất nước [10]. 3.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình BHXH huyện Phú Bình là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính trên địa bàn huyện Phú Bình. BHXH huyện Phú Bình chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Thái Nguyên, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn, lãnh thổ của UBND huyện. BHXH huyện Phú Bình có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại trung
  • 44. 35 tâm huyện, có con dấu, có tài khoản riêng. 3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; -Trực tiếp quản lý thu BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý và hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, BHYT; đôn đốc, theo dõi tăng giảm, đối chiếu thu hàng tháng, quý trong việc thực hiện trích nộp BHXH, BHYT của đơn vị trên địa bàn huyện. - Thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động; chốt sổ chuyển đi đối với lao động chuyển nội, ngoại tỉnh, xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. - Tiếp nhận kinh phí và danh sách để tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm do chuyển đi, chuyển đến, tăng mới phát sinh và giảm do chết của đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả. - Duyệt chi chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) của các đơn vị sử dụng lao động đến đề nghị thanh toán. - Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả ở đại lý chi trả các xã và Nhân viên hợp đồng tại cơ quan. - Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH Tỉnh xem xét, giải quyết. - Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh BHYT bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phát hành hoặc gia hạn phiếu khám chữa bệnh, nắm bắt đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời hạn sử dụng
  • 45. 36 phiếu KCB theo phân cấp quản lý. - Thực hiện công tác giám định chi KCB của người có thẻ BHYT tại các cơ sở y tế và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Tổ chức ký kết hợp đồng với các cơ sở y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp. - Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách BHXH trên địa bàn quản lý. - Quản lý công chức, nhân viên hợp đồng, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp quản lý. - Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và UBND huyện. 3.1.4. Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình trong những năm qua Cùng với sự ra đời, xây dựng và phát triển của hệ thống BHXH trong cả nước, BHXH huyện Phú Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 1995. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, BHXH huyện Phú Bình luôn được sự quan tâm của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương và Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Thái Nguyên; cùng với sự phối hợp các cơ quan ban ngành trong huyện; sự chủ động thực hiện chương XII- Bộ Luật Lao động của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, ngoài ra thực hiện các văn bản của Nhà nước, của Bộ, của ngành. BHXH huyện Phú Bình đã khắc phục khó khăn, trưởng thành về nhiều mặt phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả và thành tích sau: * Về thực hiện thu BHXH và mở rộng đối tượng tham gia BHXH Xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH phải được phát triển trong tổng thể, phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Trong
  • 46. 37 điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người đều có quyền bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tăng cả về số người tham gia và số tiền thu BHXH ở mọi thành phần kinh tế là mục tiêu hàng đầu của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Phú Bình nói riêng. Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống Bảo hiểm và an sinh xã hội, tranh thủ sự lãnh đạo của BHXH tỉnh, của cấp uỷ chính quyền địa phương, tăng cường phối hợp chặt chẽ với đài phát thanh truyền hình, Phòng nội vụ Lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động huyện, Ban tuyên giáo Huyện uỷ trong việc tuyên truyền chính sách BHXH và thanh tra thực hiện chế độ BHXH ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức thu BHXH theo tháng, quý đối với các cơ sở để làm đôn đốc thu, hàng năm đều khảo sát, nắm bắt số lao động trong các đơn vị doanh nghiệp mới hoạt động để đôn đốc hoạt động tham gia thực hiện hướng dẫn triển khai kịp thời đầy đủ các văn bản quy định về chế độ BHXH, tiền lương đến các đơn vị sử dụng lao động. Tăng cường công tác đôn đốc thu bám sát các đơn vị, nắm rõ khó khăn, vướng mắc về đóng nộp BHXH của từng đơn vị; kịp thời tìm ra biện pháp tháo gỡ và giải quyết. Tiến tới áp dụng chế độ Bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân, BHXH huyện Phú Bình luôn xác định công tác thu và quản lý thu BHXH là một nhiệm vụ trọng tâm, nó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả hoạt động và sự tồn tại, phát triển của ngành. Vì quỹ BHXH được hình thành chính là công tác thu và quản ly thu BHXH, đồng thời là cơ sở để giải quyết đúng, công bằng các chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH. Những năm vừa qua, BHXH huyện Phú Bình luôn hoàn thành kế hoạch được giao với số thu năm sau cao hơn năm trước, số đơn vị và số lao động đều tăng qua các năm.
  • 47. 38 * Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động Công tác cấp sổ BHXH được chú trọng từ khâu thẩm định hồ sơ, đối chiếu, ghi sổ BHXH với hồ sơ gốc của người lao động. BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, ra các văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện kiện toàn hồ sơ thiếu, bị thất lạc do các nguyên nhân khác nhau, nhằm tạo niềm tin cho người lao động trong việc giải quyết chế độ, quyền lợi về chế độ BHXH, tăng thêm ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc kiện toàn, bổ sung những căn cứ còn thiếu, thất lạc qua nhiều năm chưa được kiện toàn hồ sơ, đồng thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực và gian lận tẩy sửa hồ sơ, kê sai tuổi đời, khai tăng thời gian công tác và gian lận trong công tác trích nộp BHXH. Do chú trọng đến công tác cấp sổ BHXH, gắn với sự phối hợp của các đơn vị như: Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng giáo dục, các trường học, Trung Tâm y tế, Các cơ quan HCSN... đến nay đã thẩm định và kiện toàn hồ sơ, cấp sổ BHXH cho 100% người lao động và 100% người lao động nghỉ hưởng trợ cấp BHXH đều được thực hiện giải quyết trên sổ BHXH được nhanh gọn kịp thời, đúng quy định. * Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng tham gia BHXH là một khâu rất quan trọng. Vì sổ BHXH là cơ sở, là căn cứ pháp lý để giải quyết chế độ chính sách BHXH. Do vậy khi xác nhận sổ BHXH độ chính xác tuyệt đối 100% để không ảnh hưởng đến thời gian và mức tiền hưởng trợ cấp. * Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) cho đối tượng tham gia BHXH
  • 48. 39 Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho người lao động, công tác giải quyết chế độ ngắn hạn cho người lao động cũng quan trọng, nhằm đảm bảo, ổn định thu nhập cho người lao động, khi nghỉ thai sản hoặc không may bị ốm đau. Do vậy BHXH huyện Phú Bình đã từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng mô hình ''Một cửa'' trong giải quyết chế độ chính sách. Từ đó ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp, được các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đồng tình ủng hộ. * Công tác quản lý tài chính, chilương hưu và trợ cấp BHXH Từ khi thành lập đến nay, công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do BHXH tỉnh cấp luôn được BHXH huyện Phú Bình tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng, đáp ứng nhu cầu chi của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các nguồn chi luôn được thực hiện đúng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và quy định của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, đảm bảo mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; Áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán, tăng cường công tác kiểm tra tài chính, quản lý quỹ tiền mặt, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu quản lý bộ máy, ngăn chặn không để những tiêu cực phát sinh, luôn công khai tài chính và làm lành mạnh hoá công tác tài chính của BHXH huyện Phú Bình. Công tác chi trả của BHXH huyện Phú Bình trong những năm qua luôn được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh, đảm bảo đến tay người hưởng chế độ theo đúng lịch đã quy định * Công tác thu BHYT tự nguyện và công tác cấp thẻ BHYT cho đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện, gia đình chính sách, hộ nghèo Trong những năm qua, ngoài việc tếp tục thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên, đã mở rộng thêm đối tượng là nhân dân theo địa giới hành chính và
  • 49. 40 thân nhân người lao động, đặc biệt đã phối hợp với Liên đoàn lao động huyện tuyên truyền, thực hiện BHYT kịp thời đối với hội viên Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Hội chữ thập đỏ. Đến nay đã thu được 7.773 lượt người với số tiền 298.673.500 đồng, đạt 98% so với kế hoạch giao. Từ năm 2010 đến nay (năm 2014) đã cấp được 3.973 thẻ và 76.746 phiếu khám chữa bệnh cho người lao động tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện, gia đình chính sách, đối tượng nghỉ hưởng chế độ BHXH kịp thời. * Công tác kiểm tra Những năm qua, BHXH huyện Phú Bình đã làm tốt công tác kiểm tra, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và sử lý các hiện tượng sai phạm, tiêu cực xảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. Đã chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, tổ chức các cuộc kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp hưởng sai chế độ, thu hồi ngân sách cho Nhà nước. * Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo Trong những năm qua, BHXH huyện Phú Bình đã kịp thời tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, luôn đảm bảo, giải quyết đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý, đơn thư được xử lý dứt điểm, kịp thời, thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định. * Ứng dụng công nghệ thông tin BHXH huyện Phú Bình đã ứng dụng thông tin vào công tác quản lý thu BHXH, BHYT, giải quyết chế độ ngắn hạn, công tác giám định y tế (KCB), quản lý tài chính, đảm bảo năng xuất, hiệu quả cao trong công việc của từng cán bộ công chức và giúp quản lý, sử dụng quỹ BHXH một cách chặt chẽ đúng quy định của Nhà nước.
  • 50. 41 3.2. Tình hình thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 3.2.1. Kết quả chung Bảng 3.1:Kết quả thu BHXH của BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012- 2014 TT Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 Số đơn vị (đơn vị) 130 140 148 1 Số lao động (người) 4.763 6.184 6.546 2 Tổng số tiền phải thu (đồng) 3.350.980.000 4.908.283.807 5.985.185.190 3 Kế hoạch thu năm (đồng) 3.000.000.000 4.500.000.000 5.400.000.000 4 Kết quả thu (đồng) 3.229.800.000 4.778.100.000 5.753.160.000 5 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch năm (%) 107.66 106.18 106.54 6 Tổng số tiền còn nợ (đồng) 121.180.000 130.183.807 232.025.190 (Nguồn: Báocáo của BHXH huyện Phú Bình) * Ghichú: Tổng số tiền còn nợ = Tổng số tiền phải thu - Kết quả thu Qua bảng số liệu trên cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH cho NLĐ trên địa bàn huyện Phú Bình tăng khá nhanh, từ 130 đơn vị năm 2012 lên 148 đơn vị năm 2014. Số đơn vị tăng kéo theo số lao động tham gia cũng tăng nhanh theo các năm. Số người lao động gia tăng cùng với sự tăng lên của quỹ lương làm cho
  • 51. 42 tổng số tiền BHXH phải cũng tăng rõ rệt. Qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành khá tốt công tác thu của mình: - Năm 2012, tổng số tiền phải thu là 3.350.980.000 đồng, số đã thu là 3.229.800.000 đồng (đạt 96,4% tổng số phải thu). Trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu cho cả năm là 3.000.000.000 đồng. Với kết quả thu được trong năm thì BHXH huyện đã hoàn thành 107,66% kế hoạch được giao. Tuy nhiên, tổng số tiền các đơn vị còn nợ BHXH, BHYT bắt buộc trong năm vẫn còn 121.180.000 đồng (chiếm 3,6% so với tổng số phải thu trong năm). - Năm 2013 tổng số tiền phải thu là 4.908.283.807 đồng, số đã thu là 4.778.100.000 đồng (đạt 97,3% tổng số phải thu). Trong khi đó kế hoạch tỉnh giao phải thu cho cả năm là 4.500.000.000 đồng. Như vậy, với kết quả thu được, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành 106,18% kế hoạch được giao. Tổng số tiền các đơn vị còn nợ trong năm 2013 là 130.183.807 đồng (chiếm 2,7% tổng số phải thu trong năm). Như vậy, tổng số tiền các đơn vị nợ BHXH trên tổng số phải thu của năm 2013 giảm 0,9% so với năm 2012). - Năm 2014, tổng số tiền BHXH phải thu là 5.985.185.190 đồng, số đã thu là 5.753.160.000 đồng (đạt 96,1% tổng số phải thu). Trong khi kế hoạch tỉnh giao cho BHXH huyện phải thu cho cả năm là 5.400.000.000 đồng. Với kết quả thu được, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành 106,54 % kế hoạch được giao. Tổng số tiền các đơn vị còn nợ BHXH trong năm 2014 là 232.025.190 đồng. So với tổng số tiền BHXH phải thu trong năm thì tỷ lệ nợ là 3,9%. Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Phú Bình đã thực hiện rất tốt công tác thu BHXH, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng nghìn người lao động trên địa bàn huyện.
  • 52. 43 3.2.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội theo khối loại hình Bảng 3.2:Kết quả thu BHXH theo khối loại hình giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: Đồng T T Loại đơn vị 2012 2013 2013/2012 (%) 2014 2014/2013 (%) 1 Doanh nghiệp NN 390.112.300 420.803.900 107,8 614.408.700 146,0 2 Doanh nghiệp NQD 1.658.043.600 3.017.719.100 182,0 3.447.087.000 114,2 3 Ngoài cônglập 212.480.800 219.047.100 103,1 271.160.600 123,8 4 HCSN 576.502.800 619.610.800 107,5 871.157.300 140,6 5 Xã, thị trấn 296.745.100 390.475.600 131,5 408.784.900 104,6 6 Hợp tác xã 95.915.400 110.443.500 115,1 140.561.500 127,3 Tổng cộng: 3.229.800.0004.778.100.000 147,9 147.937953 120,4 (Nguồn: Báo cáo của BHXH huyện Phú Bình ) Qua bảng số liệu về kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc theo khối loại hình cho thấy, số thu BHXH của các khối tăng nhanh qua các năm. Trong đó: - Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể có số thu tăng đều qua các năm. Vì áp dụng theo thang bảng lương nhà nước nên các khối này có mức thu đúng, đủ và kịp thời; luôn chấp hành tốt việc thực hiện BHXH. - Khối DNNN: Số thu của khối này có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh. Hiện nay loại hình doanh nghiệp này đang giảm dần và từng bước được cổ phần hoá thành các loại hình doanh nghiệp khác. Trước khi thực hiện cổ phần hoá và thay đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác,