SlideShare a Scribd company logo
Phần I

          NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ
             HOẠT ĐỘNG Ở BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH



       A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:

       I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỊ XÃ THÁI
BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH:

       1. Điều kiện tự nhiên, dân số.

       Tỉnh Thái Bình nằm ở 200 vĩ Bắc và 106,230 kinh Đông, là một tỉnh
thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.
              Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
              Phía Nam giáp Nam Định
              Phía Tây giáp Nam Định
              Phía Bắc giáp Hưng Yên và Hải Phòng
       Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày 21/3/1890 với tổng diện tích là
1.579,9 km2 và số dân (tính đến năm 2002) là 1.904.000 người.
       Ngày..21/3/1890. Thị xã Thái Bình chính thức được thành lập . Sau
nhiều thay đổi đến nay Thị xã Thái Bình với diện tích là 4618ha và dân số là
1.450.640 người, là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh
Thái Bình. Thị xã Thái bình có 8 phường (Phường Lê Hồng Phong) Bồ
Xuyên, Đề Thám, Phúc Khánh, Trần Lãm, Tiền Phong, Kỳ Bá, Quang
Trung) và 4 xã (Hoàng Diệu, Vũ Hội, Vũ Lạc, Phú Xuân). Thị xã Thái bình
là nơi tập trung của các cơ quan đầu não của tỉnh, hiện nay ở thị xã có tới 71
cơ quan hành chính sự nghiệp và Thị xã Thái Bình cũng là nơi có số đối
tượng chính sách tập trung đông nhất. Cụ thể, Thị xã Thái bình có 13.026
người là đối tượng hưởng chế độ BHXH (chiếm gần 10% dân số), 56 vị lão
thành cách mạng, 41 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 220 cán bộ trung - cao
cấp.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
     Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nhưng thị xã lại là nơi tập trung phát
triển của khu công nghiệp lớn nhỏ trong toàn Tỉnh những năm gần đây đựoc
sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng uỷ UBND Tỉnh, UBND thị, Thị xã Thái Bình
dã có những bước tiến triển rõ rệt, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 108% năm,
Thị xã Thái Bình đang ngày càng phấn đấu trở thành thành phố cấp 3 trong
năm 2004. Thị xã Thái Bình là nơi tập trung của 71 cơ quan đầu não của
Tỉnh, một trường ĐH, một trường cao đẳng, ba trường PTTH, năm trường
PTCS, năm trường Tiểu học, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
với số lượng lao động ngày càng đông với chuyên môn và tay nghề đòi hỏi
tính kỹ thuật cao vì vậy mà cần phải có những chính sách , chế độ đãi ngộ
phù hợp vì quyền lợi của người lao động.Chính yếu tố này đã tác động rất
lớn đến những vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập sau đây.
     II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH:
     1. Sự ra đời và hình thành của BHXH Thị xã Thái Bình.
     Thị xã Thái Bình là Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội của
tỉnh Thái Bình là nơi tập trung của các cơ quan hành chính sự nghiệp và
cũng là nơi số đối tượng hưởng chính sách lớn nhất trong toàn tỉnh.
     Nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, ngày 12-7-1995 Giám
đốc BHXH tỉnh Thái bình ra Quyết định số 01 thành lập BHXH Thị xã Thái
bình. Ngày mới thành lập, BHXHTX phải làm việc trong điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật thiếu thốn: trụ sở làm việc phải thuê mượn chật chội, thiếu chỗ
làm việc, phương tiện làm việc còn lạc hậu. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công
nhân viên còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, yêu cầu của công tác BHXH
ngày càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn. Nhưng ngay từ khi mới thành lập
BHXH TX luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh,
của Thị uỷ, HĐND và UBND Thị xã. Với mong muốn nâng cao hiệu quả
làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Thị xã phát triển, tháng 12-1998

                                      2
UBNS tỉnh, HĐND, Thị uỷ, BHXH tỉnh ra quyết định xây dựng trụ sở làm
việc cho BHXH Thị xã tại số 74, đường Trần Hưng Đạo, phường Đề Thám
TXTB với tổng diện tích gần 1.000m2 . Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ
sở mới với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được nâng cấp hiệu quả làm việc
của BHXHTX ngày càng nâng cao rõ rệt. Đội ngũ cán bộ của cơ quan với sự
đoàn kết nhất trí cao luôn phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
của mình đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa kết quả hoạt động của đơn vị mình.
Đến nay BHXHTX là một trong những phòng làm việc đạt hiệu quả cao luôn
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
     2. Hệ thống tổ chức bộ máy.
     Bộ máy hoạt động của BHXH Thị xã bao gồm 16 đồng chí được phân
công công việc cụ thể sau:
     - Giám đốc: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
nhiệm vụ về BHXH.
     - Phó Giám đốc: là người giúp việc và chịu sự phân công của Giám đốc.
chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng.
     - Bộ phận thu: (6 cán bộ ) chịu trách nhiệm đốc thu bám sát cơ sở, giải
đáp các gút mắc trong công tác thu.
     - Bộ phận chi 07 cán bộ : tổ chức chi trả các chế độ BHXH: kiểm tra,
giám sát, thẩm định việc chi trả chế độ. Báo cáo kết quả thu chi tháng.
     - Bộ phận chính sách (3 cán bộ) nhiệm vụ của bộ phận chính sách là
giải thích, hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về chính sách BHXH.

                       SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY



                                  Giám đốc



                                Phã Giám đốc



    Bộ phận thu              Bộ phận chi                    Bộ phận CS
                                      3
3. Chức năng - nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị.

     - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Bộ
Luật Lao động, điều lệ BHXH và các quy định của Chính phủ thu của các
đơn vị tham gia bảo hiểm 23% tổng quỹ lương. Trong đó NLĐ đóng 6% tổng
quỹ lương + PC.

     Người sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương + PC.

     - Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm: ốm đau; thai sản; nghỉ dưỡng sức
và phục hồi sức khoẻ; chế độ hưu trí mất sức lao động; tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp; tử tuất, đảm bảo chi trả được đầy đủ, thuận tiện và đúng
thời hạn.

     - Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng
hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành
vi man trá làm giả hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ BHXH, đồng thời ra văn
bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao
động và cơ quan pháp luật.

     - Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về
BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH.

     - Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc
sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH phù hợp với tình hình của đất
nước, của địa phương trong từng giai đoạn.

     - Lưu giữ hồ sơ và quản lý sổ BHXH.

     - Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, hướng dẫn nghiệp vụ
thu, chi BHXH và kiểm tra việc thực hiện tổ chức công tác tuyên truyền, giải
thích các chế độ chính sách về BHXH.

     - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc
thực hiện các chế độ chính sách BHXH.

     - Quản lý tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định.


                                      4
- Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ về thu, chi và các hoạt động về
          BHXH với BHXH cấp trên.

       4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động .

       Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH Thị xã Thái Bình có
16 đồng chí, nhìn chung còn rất trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn
cao, không ngừng học tập và đoàn kết. Đặc biệt, mặc dù BHXH Thị xã Thái
Bình mới được thành lập thành một ngành riêng nhưng đội ngũ cán bộ của
BHXH Thị xã đã qua quá trình làm công tác bảo hiểm.

       Trong đó:

            Nam là 3/16 đồng chí chiếm tỷ lệ:      18,75%

            Nữ là 13/16 đồng chí chiếm tỷ lệ:      81,25%

            Tuổi đời bình quân là:                 37

            Người cao tuổi nhất là:                52 tuổi

            Người thấp tuổi là:                    30 tuổi

       - Về trình độ học vấn:

            Trình độ Đại học là 12/16 đồng chí chiếm tỷ lệ 75%

            Trình độ Trung cấp là 4/16 đồng chí chiếm 25%

       - 100% cán bộ, công chức, viên chức của BHXH có trình độ ngoại ngữ,
có khả năng sử dụng thành thạo vi tính. Đặc biệt, BHXH Thị xã có 9 đồng
chí là Đảng viên trong đó có 4 đồng chí đã được học qua lớp lý luận chính
trị.

       Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH không
ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngày càng đáp ứng được
nhu cầu của công tác bảo hiểm.

       5. Cơ sở vật chất kỹ thuật:



                                       5
BHXH Thị xã Thái Bình trụ sở tại số 74, đường Trần Hưng đạo -
phường Đề Thám - Thị xã Thái Bình. Với diện tích đất là 999m2, tháng
12/1998 UBND tỉnh BHXB tỉnh, Thị uỷ, UBND đã ra quyết định xây dựng
trụ sở làm việc với diện tích sử dụng là 300m2. Trụ sở làm việc của BHXH
Thị xã là 1 khu nhà 2 tầng với 6 phòng:

              - 1 phòng Giám đốc

              - 1 phòng Phó Giám đốc

              - 1 phòng LĐCS

              - 1 phòng thu

              - 1 phòng tài vụ

              - 1 phòng họp

      Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới, BHXH Thị xã đã trang bị
các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và các nghiệp vụ thu chi bảo
hiểm như: máy vi tính, máy tính cá nhân, ti vi, máy điện thoại, máy điều hoà
và một số trang thiết bị khác. Càng ngày BHXH Thị xã càng được trang bị
những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến đẩy mạnh hoạt động của đơn vị ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.

      6. Những thuận lợi và khó khăn.

      * Những thuận lợi.

      - Từ ngày được thành lập đến nay, BHXH Thị xã luôn nhận được sự
lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm thiết thực của BHXH tỉnh, của Thị uỷ, của
HĐND Thị xã, sự phối kết hợp của các ban ngành các phường, xã trong Thị
xã.

         - Nhận thức về công tác BHXH ngày càng có những chuyển biến đáng
kể. BHXH đã thực sự khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
mình đối với xã hội nói chung và đối với từng đối tượng chính sách nói
riêng.

                                       6
- Các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác
BHXH ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn.

       - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của BHXHTX là những cán bộ trẻ,
khoẻ, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt
công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên. Hơn nữa,
BHXH Thị xã Thái Bình tuy mới thành lập nhưng đội ngũ cán bộ nhìn chung
đã qua quá trình làm công tác BHXH.

     - Từ ngày thành lập BHXHTX đã được làm việc ở trụ sở riêng, được
trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác như: máy tính, máy điện
thoại...

     * Những khó khăn:

     - BHXHTX là một đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm công tác của đội
ngũ cán bộ còn ít, yêu cầu của công tác BHXH ngày càng phức tạp hơn, đa
dạng hơn.

     - Mặc dù đã có trụ sở riêng nhưng do Thái Bình là nơi tập trung đông
đối tượng chính sách, khối lượng công việc cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ công
nhân viên chức nhiều vì vậy mà phòng làm việc còn chật chội, chưa đáp ứng
được yêu cầu về phòng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Bên
cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị còn nghèo nàn: chỉ có 1 maý vi
tính, 3 máy điện thoại... điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của đơn vị.

     - Chính sách BHXH liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của
nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị và người lao động, những chính sách, chế độ
còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hoá, đồng bộ hoá.

     - Do quá trình chuyển đổi cơ chế, một số doanh nghiệp làm ăn gặp
nhiều khó khăn, thua lỗ phải giải thể, công nhân không có việc làm, không
có thu nhập hoặc thu nhập thấp ảnh hưởng tới việc thu BHXH.



                                      7
- Một số tổ chức, cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức chưa
đầy đủ về chính sách BHXH, chưa xác định đúng trách nhiệm của đơn vị
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH.

    - Công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ BHXH tới các đơn vị và
người lao động còn chưa sâu rộng.

    - Tổ chức công đoàn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình để
người lao động có điều kiện tham gia BHXH.

    - Bộ Luật lao động chưa có những chế tài xử phạt đối với các đơn vị,
doanh nghiệp né tránh, chưa tham gia BHXH.




                                    8
B- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH
TXTB, TỈNH THÁI BÌNH:
      1. Đối tượng tham gia BHXH:
      Điều lệ BHXH (Ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/1/1995 của
Chính phủ quy định, các đối tượng tham gia vào BHXH gồm:
      - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước.
      - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
      - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc
cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
      - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ
chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.
      - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch
vụ thuộc lực lượng vũ trang.
      - Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản
lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
      - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung
ương đến cấp huyện.
      Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối
tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
      Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.
      BHXH Thị xã luôn nhận thức được rằng: Cần phải đẩy mạnh phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo đời sống cho
người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thức đúng đắn
trên mà BHXH Thị xã đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để

                                     9
người lao động và chủ sử dụng lao động hiểu và tham gia bảo hiểm. Những
việc làm trên đã khiến cho số lượng các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn
Thị xã ngày càng được mở rộng.


       Năm                1995          1996          1997          1998

     Số đơn vị              8            51            54             71

    Số lao động           196           2.104         2.324         2.579



       Năm                1999          2000          2001          2002

     Số đơn vị             72            72            74             78

    Số lao động           2.753         2.753         2.803         2.829

       Nếu 6 tháng cuối năm 1995, BHXH Thị xã mới nhận bàn giao và thực
hiện việc thu BHXH ở 7 đơn vị kinh doanh mà 1 đơn vị HCSN ngân sách
Trung ương với số lao động là 196 người. Sang đến năm 1996 BHXH Thị xã
đã tổ chức quản lý thu của 51 đơn vị trong đó có 44 đơn vị HCSN, 7 đơn vị
sản xuất kinh doanh với số lao động là 2.104 người.
      Năm 1997: BHXH Thị xã tiếp nhận thêm 3 Trường PTTH và Chi cục
thuế Thị xã, từ đó tổng đầu mối đơn vị của Thị xã đã lên đến 54 đơn vị với
2.324 lao động.
      Năm 1998: BHXH Thị xã nhận thêm 1 đơn vị sản xuất ngoài quốc
doanh, phát triển thêm 13 đơn vị phường, xã. Do tách khối dân vận và 1 số
phòng ban của Thị xã cũng tách phòng nên số đầu mối đơn vị tăng lên 71
đơn vị với 2.379 lao động.
      Năm 2002: BHXH Thị xã đã có 78 đơn vị tham gia bảo hiểm với
2.829 lao động trong đó có 5 đơn vị ngoài quốc doanh và 1 đơn vị ngoài
công lập, 44 đơn vị HCSN, 15 đơn vị sản xuất kinh doanh và 13 đơn vị xã
phường.


                                   10
Chỉ sau 7 năm từ khi được thành lập BHXH Thị xã đã phát triển số
đầu mối của mình lên gấp hơn 9 lần, đưa số lao động tham gia từ 196 lao
động lên đến 2.829 lao động. Mặc dù do quá trình chuyển đổi cơ chế làm cho
một số doanh nghiệp, một số đơn vị sản xuất kinh doanh do làm ăn không
hiệu quả, không tạo được việc làm cho lao động, có những đơn vị bị giải thể
làm ảnh hưởng đến việc thu nộp BHXH nhưng BHXH Thị xã vẫn phát huy
thuận lợi, khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt việc phát triển mở rộng
đối tượng tham gia BHXH.


      2. Công tác cấp sổ BHXH:
      Điều 43 chương V Bộ luật lao động về quyền hạn và trách nhiệm của
các bên tham gia bảo hiểm quy định rõ một trong những quyền của người lao
động là quyền được nhận sổ BHXH. Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam
cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có
đóng BHXH, thông qua sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH cho
người lao động theo quy định của pháp luật.
      Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động TBXH,
Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy trình
hướng dẫn của BHXH tỉnh Thái Bình về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ
BHXH, Thị uỷ - UBND Thị xã đã chỉ đạo ngành BXH Thị xã phối kết hợp
với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ để
nghị BHXH tỉnh duyệt cấp sổ cho người lao động.
      - Năm 1996 số lao động tham gia BHXH Thị xã là 2.104 đối tượng và
đã cấp được 1.769 sổ đạt 84%.
      - Năm 1997 sổ lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.324 đã cấp
được 2.419 sổ đạt 88%.
      - Năm 1998 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.579 đã cấp
được 2.419 sổ đạt 88%.
      - Năm 1999 số lao động tham gia BHXH ở Thái Bình là 2.753 đã cấp
được 2.753 sổ đạt 100%.
      - Năm 2000 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.753 đã cấp
được 2.753 sổ đạt 100%.



                                    11
- Năm 2001 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.803 đã cấp
được 2.803 sổ đạt 100%.
      - Năm 2002 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.829 đã cấp
được 2.829 sổ đạt 100%.
      Qua số liệu trên có thể thấy số sổ BHXH được cấp ngày càng cao mặc
dù trong quá trình xét duyệt cũng gặp không ít khó khăn, một số đơn vị quản
lý hồ sơ cán bộ để thất lạc, hồ sơ thiếu những căn cứ để xét duyệt thời gian
và tuổi đời của cán bộ nhưng BHXH Thị xã đã tập trung cùng các đơn vị
tháo gỡ, đã hướng dẫn cho người lao động tìm lại các giấy tờ cũ có liên quan
hoặc tới cơ quan cũ để xác nhận thời gian công tác ... nên 100% người lao
động tham gia BHXH được cấp sổ bảo hiểm.
      2.1/ Trình tự cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH
thuộc phạm vi BHXH Thị xã quản lý.
    - Người sử dụng lập 2 bảng "Danh sách lao động đề nghị cấp sổ
BHXH" gửi cho BHXH Thị xã.
      - Bộ phận thu BHXH Thị xã tiếp nhận danh sách đề nghị cấp sổ
BHXH của người sử dụng lao động đối chiếu với danh sách lao động và quỹ
lương trích nộp BHXH và danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức
lương nộp BHXH của người sử dụng lao động để xác định danh sách lao
động được cấp sổ BHXH. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng lao động
phương pháp tiến hành lập và xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH.
      - Người lao động kê khai 03 bản tờ khai cấp sổ BHXH, người sử dụng
lao động căn cứ hồ sơ lý lịch và quá trình tham gia BHXH của người lao
động để đối chiếu xác nhận ký ghi rõ họ tên và đóng dấu lên chỗ quy
định trên tờ khai cấp sổ BHXH.
      - Cán bộ thu BHXH Thị xã tiến hành thẩm định, ký duyệt tờ khai cấp
sổ BHXH của người lao động, sau đó ghi số sổ BHXH vào tờ khai cấp sổ
BHXH đã duyệt và danh sách đề nghị cấp sổ BHXH. Sổ BHXH sẽ được ghi
số sổ BHXH.
      - Người sử dụng lao động căn cứ vào tờ khai cấp sổ BHXH đã được
BHXH Thị xã xét duyệt, tiến hành ghi trên sổ BHXH, ký, ghi rõ họ tên vào nơi
quy định.
      - Người lao động sau khi kiểm tra các nội dung ghi trên sổ BHXH ký
và ghi rõ họ tên vào nơi quy định.


                                     12
- Người sử dụng lao động ký và đóng dấu xác nhận vào nơi quy định.
      - Cơ quan BHXH Thị xã sau khi đối chiếu với tờ khai có chữ ký của
người lao động, đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH trả lại cho cơ
quan, đơn vị sử dụng lao động quản lý sổ BHXH.
      2.2/ Công tác quản lý sổ BHXH:
       BHXH liên quan trực tiếp đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai
của người lao động. Nhận thức được điều đó, BHXH Thị xã đã tiến hành
thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Sau khi đã đối chiếu
tờ khai của người lao động, ký và đóng dấu vào số quy định trên sổ BHXH
đồng thời đánh dấu giáp lai vào sổ BHXH, BHXH Thị xã sẽ giao sổ BHXH
cho chủ sử dụng lao động và các cơ quan BHXH đối chiếu, kiểm tra mỗi khi
thực hiện các chế độ BHXH đảm bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng. BHXH
Thị xã chỉ quản lý sổ BHXH khi người lao động ngừng đóng BHXH khi thôi
việc, hưởng trợ cấp 1 lần, hưởng hưu trí hoặc hưởng tử tuất. BHXH Thị xã
không quản lý sổ BHXH mà giao cho người sử dụng lao động trực tiếp quản
lý, BHXH Thị xã chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất hay thường xuyên để nắm
được tình hình quản lý sổ BHXH ở các đơn vị và có những điều chỉnh khi có
sai phạm.
      3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao
động thuộc phạm vi BHXH Thị xã:
      3.1/ Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư công văn:
       Với phương châm tiếp nhận đến đấu giải quyết đến đó tránh tình trạng ứ
đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH Thị xã đã bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các đơn
thư, công văn của các đối tượng, cơ quan đơn vị đề nghị giải quyết chế độ chính
sách cho người lao động. Vì vậy mà trong suốt những năm qua BHXH Thị xã
không để xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng gây mất lòng tin của người lao
động.
      3.2/ Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng:
      Công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng theo Công văn số 843/
CV-LĐTBXH được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu BHXH của các đối
tượng góp phần kịp thời giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người đủ điều
kiện hưởng.




                                      13
Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc BHXH Thị xã đã phối hợp
với các bên liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.
      3.3/ Công tác tiếp dân:
       Nhận thức rõ rằng muốn công việc đạt hiệu quả cao phù hợp với từng
đối tượng vì quyền lợi của người lao động, BHXH Thị xã luôn mở rộng công
tác tiếp dân để trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng giải đáp kịp thời
những vướng mắc của người lao động. Trong suốt thời gian qua, BHXH Thị
xã đã thực hiện tốt công tác tiếp dân theo lịch cũng như đón tiếp dân khi
người dân có thắc mắc khi không phải lịch tiếp dân để giải đáp ổn thỏa, đến
nơi, đến chốn cho người dân hiểu rõ hơn về BHXH tạo lòng tin về phía
người dân với BHXH Thị xã riêng và với BHXH nói chung.


      4. Công tác quản lý thu, chi BHXH:
      4.1/ Công tác thu BHXH:
      Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của ngành. Xác định rõ như vậy nên ngay từ ngày đầu mới thành lập
BHXH          Thị xã đã tham mưu với Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã tổ chức
hội nghị triển khai Nghị định 12/CP của Chính phủ, Thông tư 58 của Bộ Tài
chính cùng các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác thu BHXH 20%
tổng quỹ tiền lương đối với người lao động viên chức Nhà nước (trong đó
người lao động đóng 5% và người chủ sử dụng lao động đóng 15%). BHXH
Thị xã tổ chức tiếp nhận bàn giao của Phòng tổ chức lao động Thị xã công
tác BHXH 6 tháng còn lại của năm 1995. Từ đó đến nay công tác thu
BHXH của BHXH Thị xã đã đạt được những thành quả đáng kể.


                       6 - 12/1995        1996          1997           1998


Số đơn vị tham gia          8              51            54             71


Số đối tượng               196            2.104         2.324          2.579


Tổng số tiền            60.078.000    1.454.932.00   2.400.784.00   3.113.699.00
                                           0              0               0



                                     14
Tỷ lệ HTKH               109,23%           101,88%     102,09%         101,2%




                          1999              2000         2001           2002


Số đơn vị tham gia         72                72           74             78


Số đối tượng              2.753             2.753        2.803          2.829


Tổng số tiền           2.400.784.00    3.113.699.00   3.890.802.00   3.925.320.00
                            0               0              0               0


Tỷ lệ HTKH               103,42%            109%         105%          103,3%


      Từ bảng số liệu trên cho thấy: Qua gần 8 năm hoạt động BHXH Thị
xã đã thu được 19.094.767.000 đồng đạt bình quân 104% kế hoạch. Đây thực
sự là một con số đáng mừng cho thấy người lao động và người chủ sử dụng
lao động đã ngày càng có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền lợi của việc tham gia BHXH.

      Về số đơn vị tham gia BHXH, nếu năm 1995 BHXH Thị xã Thái Bình
mới chỉ thu của 8 đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Thị xã thì đến năm 2002
số đơn vị tham gia đã lên đến 78 đơn vị. Đặc biệt là từ năm 1998 do việc
tách khối dân vận và một số phòng ban của Thị xã, đồng thời với việc thực
hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ phát triển thu BHXH của 13 đơn vị xã
phường nên số đơn vị tham gia đóng BHXH của Thị xã đã tăng từ 54 đơn vị
năm 1997 lên 71 đơn vị năm 1998. Trong số 78 đơn vị tham gia đóng BHXH
nói trên thì Văn phòng Thị uỷ, UBND Thị xã, Công ty dịch vụ kỹ thuật nông
nghiệp, Công ty thị chính, 35 đơn vị trường trong khối Giáo dục Thị xã là
những đơn vị luôn đảm bảo thu đúng, thu đủ, giải quyết chế độ cho người lao
động kịp thời.




                                      15
Về số đối tượng tham gia BHXH. Năm 1999 BHXH Thị xã chỉ thu
BHXH cho 196 đối tượng sang đến năm 1996 số đối tượng được tham gia đã
lên đến 2.104 đối tượng và từ đó đến nay số đối tượng tham gia đóng BHXH
cho BHXH Thị xã ngày càng tăng đến năm 2002 đã lên đến 2.829 đối tượng.

        BHXH Thị xã luôn coi trọng công tác phát triển đối tượng tham gia
BHXH, coi phát triển đối tượng tham gia BHXH là góp phần ổn định đời
sống cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là mục
tiêu của BHXH. Ngay từ khi mới thành lập, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo các
chế độ BHXH được thể hiện liên tục, dưới sự chỉ đạo của Thị uỷ Thái Bình,
BHXH         Thị xã đã rất chú trọng đến công tác phát triển đối tượng tham gia
BHXH, trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất
kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ
chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai quán
triệt điều lệ BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Vì vậy mà
mặc dù chịu sự tác động của nên kinh tế thị trường khối sản xuất kinh doanh
có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả đơn vị phải giải thể, thu nhập của
người lao động không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH
nhưng số đối tượng tham gia đóng BHXH của BHXH Thị xã vẫn ngày một
tăng.

        Về tổng số thu BHXH, trong 8 năm qua BHXH đã thu tổng số tiền là
19.094.767.000 đồng. Số thu BHXH của năm 2002 đạt 3.925.320.000 đồng
so với năm 1996 đã tăng gấp 2,01 lần. Suốt 8 năm công tác thu BHXH Thị xã
luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và luôn đảm bảo số thu của năm sau cao hơn
năm trước.

        4.2/ Công tác chi BHXH:

        BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị



                                       16
mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội
thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của
các bên tham gia BHXH nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của
người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

      Kết quả chi là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là
khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan đến
người lao động bị suy giảm sức lao động, TNLĐ - BNN, ốm đau, thai sản ...
cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi hoàn thành
nghĩa vụ. BHXH đã chi trả các chế độ BHXH theo đúng quy định thông qua
Ban chi trả của UBND các phường, các xã. Đáp ứng nguyện vọng của đối
tượng tham gia BHXH.

      * Công tác chi ốm đau, thai sản:

      Chi trả ốm đau, thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền
lợi của người lao động, công chức đang công tác, yêu cầu công tác xét duyệt
hồ sơ phải chính xác, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH Thị xã
luôn được sự quan tâm cấp kinh phí kịp thời của BHXH tỉnh để BHXH Thị
xã chủ động xét duyệt chi trả thường xuyên, kịp thời. Riêng trong năm 2002
BHXH Thị xã đã chi trả cho 44 lượt người nghỉ ốm đau với tổng số tiền là
30.642.400đ; 25 đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thai sản với tổng số tiền là
98.643.100đ.


                              Ốm đau                          Thai sản

                    Số lượt người        Số tiền     Số đối tượng        Số tiền

   Quý I                  9              6.165.790        3              10.937.900

   Quý II                 6              4.216.810        7              27.820.500

   Quý III               24            16.915.470        13              52.192.800

   Quý IV                 5              3.344.330        2               7.691.800

     Tổng số             44            30.642.400        25              98.643.100


                                    17
- Chế độ thai sản:
      + Thời gian nghỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động:
            Thời gian 04 tháng nghỉ cho lao động bình thường
            Thời gian 05 tháng nghỉ cho lao động làm nghề nặng nhọc, độc
             hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc nơi có PCKV 0,5; 0,7.
            Thời gian 06 tháng nghỉ đối với lao động làm việc ở nơi có phụ
             cấp KV là 1.
      + Trợ cấp thai sản được thực hiện theo quy định:

                                TL làm căn cứ đóng BHXH
       Trợ cấp thai              của tháng trước khi nghỉ
                    =                                            x 100% x số ngày nghỉ
       sản
                                                26

      * Công tác chi chế độ hưu trí:
      - Cách tính lương và chi trả cho người lao động:
     CBCNV Nhà nước nghỉ hưu được tính 15 năm công tác đầu được
hưởng 45%. Từ năm thứ 16 trở đi được hưởng thêm 2%/năm nhưng tối đa
không quá 75% mức lương khi còn làm việc (tính mức lương bình quân 6
năm cuối).
     Ngoài ra người có trên 30 năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp 1 lần
với mức lương là 1/2 tháng tiền lương/1 năm nhưng không quá 5 tháng.
      Theo cách tính trên năm 2002 BHXH đã chi trả cho 11.823 đối tượng
với tổng số tiền từ Quỹ BHXH và Quỹ ngân sách Nhà nước là
58.388.331.000đ.

                               HC                                     HQ

                Số đối tượng          Số tiền          Số đối tượng        Số tiền

                QBH    QNS      QBH            QNS     QBH     QN      QBH        QNS
                                                                S

  Quý I         1468   9358    2.174.00    10.192.14    124    886    295.376   1.950.184
                                   6           4

  Quý II        1470   9352    2.179.20    10.180.56    122    886    293.584   1.950.184



                                          18
0          4

  Quý III       1473    9347    2.183.02    10.170.51   122   883   293.584    1.947.311
                                    0           2

  Quý IV        1473    9345    2.182.00    10.155.35   121   882   296.991    1.945.311
                                    0           7

Tổng số tiền    1473    9345    8.716.22    40.698.57   121   884   1.179.53   7.792.991
                                    6           7                       5

                                                              Đơn vị: 1000 đồng
      Chính nhờ công tác chi trả lương hưu đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng, tận
tay người lao động đã giúp cho đời sống của người hưởng lương hưu ở Thị xã rất
ổn định.


         * Chi trả chế độ tử tuất:
      Trongnăm 2002 BHXH Thị xã đã chi trả cho tổng số 86 người bị chết
với tổng số tiền là 128.026.000 đồng. Trong đó số thân nhân hưởng mức
lương tối thiểu là 79 người. Số thân nhân hưởng 70% tiền lương tối thiểu là
7 người.
         - Chế độ trợ cấp được tính:
       Chế độ MTP bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Đối với những thân
nhân đủ điều kiện hưởng tuất, nếu con không đi học được hưởng đến năm 15
tuổi, nếu con còn đi học thì được hưởng đến năm 18 tuổi.
      Ngoài ra người đủ điều kiện hưởng tuất còn có cha mẹ, vợ hoặc chồng
người chết đã hết tuổi lao dộng (60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên
đối với nữ).
       Với những thân nhân không đủ điều kiện hưởng tuất thì được hưởng
trợ cấp 1 lần theo cách tính.
         Số năm đóng BH x 1/2 tháng lương bình quân. Nhưng không được quá 12
tháng.
         * Chi trả chế độ TNLĐ - BNN:
      Trong năm 2002, BHXH đã chi từ Quỹ ngân sách Nhà nước và Quỹ
BHXH cho 48 lao động hưởng chế độ TNLĐ - BNN. Mức phụ cấp phụ
thuộc vào tỷ lệ MSLĐ theo quy định chung.




                                           19
Mức suy giảm khả năng lao động                   Trợ cấp hàng tháng

                31% - 40%                       0,4 tháng tiền lương tối thiểu

                41% - 50%                       0,6 tháng tiền lương tối thiểu

                51% - 60%                       0,8 tháng tiền lương tối thiểu

                61% - 70%                       1,0 tháng tiền lương tối thiểu

                71% - 80%                       1,2 tháng tiền lương tối thiểu

                81% - 90%                       1,4 tháng tiền lương tối thiểu

                91% - 100%                      1,6 tháng tiền lương tối thiểu



      Với mức trợ cấp được chi trả nhìn chung chỉ trợ giúp 1 phần khó khăn
của người lao động, đời sống của bản thân và gia đình họ còn gặp nhiều khó
khăn.
         5. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế
độ BHXH thuộc thẩm quyền và việc xử lý các vi phạm:

         Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động quản
lý Nhà nước nói chung và trong quá trình thực hiện công tác BHXH nói
riêng.

         Trong quá trình thực hiện công tác BHXH, đối tượng hưởng BHXH
không cố định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công tác thanh
tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo
quy định của pháp luật. Trong 8 năm qua, ngành BHXH Thị xã đã kết hợp
với Phòng kiểm tra BHXH tỉnh, với các ngành và các phường xã, các tổ chi
trả thường xuyên phát hiện những đối tượng hưởng sai chính sách, chế độ,
đối tượng vắng mặt lâu ngày, đối tượng phạm pháp để báo cáo cấp trên xử lý
kịp thời. Qua kiểm tra đã phát hiện 41 trường hợp hưởng tuất quá tuổi, 3 trường
hợp cấp trùng hợp và 5 trường hợp vi phạm pháp luật. Tất cả những trường
hợp sai phạm trên đã được BHXH cấp trên xem xét và xử lý.




                                      20
Bên cạnh việc thực hiện chi trả, BHXH Thị xã đã hướng dẫn các tổ chi
trả nắm vững chế độ chính sách để giải thích cho đối tượng, vận động đối
tượng chuyển sổ lĩnh lương hưu, trợ cấp về nơi cư trú để tiện việc quản lý.
Chính vì vậy 8 năm qua trên địa bàn Thị xã về lĩnh vực BHXH không có đơn
thư khiếu nại vượt cấp, góp phần ổn định tình hình địa phương.

      6. Những vướng mắc, tồn đọng trong việc thực hiện chế độ BHXH
đối với người lao động và biện pháp giải quyết.

      6.1/ Những vướng mắc, tồn đọng:

      - Các chính sách trước đây thực hiện cho đối tượng thuộc diện ngân
sách chi trả còn nhiều vấn đề tồn đọng, còn nhiều đơn thư thắc mắc, khiếu
nại đề nghị giải quyết chính sách, chế độ BHXH.

      - Còn nhiều lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham
gia, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân.

      - Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH ở các cơ sở
chưa được thường xuyên liên tục, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước và cơ quan quản lý BHXH chưa chặt chẽ.

      - Tình trạng thiếu hoặc nợ đóng BHXH ở một số đơn vị đã làm ảnh
hưởng đến nguồn thu và việc thực hiện giải quyết các chế độ BHXH cho người
lao động.

      6.2/ Các biện pháp:

      - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tạo mối quan hệ chặt chẽ
và có hiệu quả đối với các cơ quan thông tin đại chúng để mọi người lao
động nâng cao nhận thức về BHXH.

      - Phấn đấu nâng cao hơn nữa công tác chi trả để chi trả đúng kỳ, đủ số,
đúng chế độ tận tay đối tượng một cách thuận lợi, an toàn và thuận tiện, kịp
thời theo đúng quy định hiện hành.




                                     21
- Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
BHXH.

      - Phát huy tinh thần gương mẫu, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân
trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

      - Tăng cường công tác thanh tra nội bộ trong việc quản lý tài sản, thu -
chi BHXH không để xảy ra những sai phạm, thất thoát.

      - Phối kết hợp với các tổ chức công đoàn của người lao động để công
đoàn phát huy hết vai trò của mình vì lợi ích của người lao động trong việc
tham gia BHXH.

      - Thực hiện thanh tra, giám sát, phối kết hợp với Thanh tra Sở Lao
động TBXH, BHXH tỉnh để thực hiện thanh tra, giám sát các đơn vị sử dụng
lao động.

      7. Thực trạng đời sống của người hưởng lương hưu:

      Chính sách hưu trí và người có công là một trong những chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước, thời gian qua BHXH Thị xã luôn luôn quan tâm
đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần của lực lượng hưu trí và của những
người có công với nước, đây là một trong những việc làm góp phần quan
trọng ổn định đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương.

      Về đời sống vật chất của người hưởng lương hưu: Riêng trong năm
2002 Quỹ BHXH và Quỹ NSNN đã chi trả tổng số tiền là gần
60.000.000.000 đồng cho hơn 11.000 người. Như vậy bình quân mỗi người
hưởng HC được nhận 500.000đồng/tháng/người. Bên cạnh đó những người
thuộc diện hưởng lương hưu của Thị xã còn tham gia vào các hoạt động kinh
tế phù hợp khác của gia đình, làng xóm vì vậy theo thống kê của Phòng
thống kê Thị xã Thái Bình, thu nhập của người hưởng lương hưu bình quân
là 600.000đồng/tháng/người. Người thu nhập ít nhất cũng được hơn
200.000đồng/tháng/người. Cá biệt có những người hưởng lương hưu có TN
gần 2.000.000.000đồng/tháng/người.

                                       22
Về đời sống tinh thần cho người hưởng lương hưu: Thị uỷ, HĐND,
UBND Thị xã luôn quan tâm đến các hoạt động của Ban liên lạc hưu trí và
Người cao tuổi, coi đó là những hoạt động văn hoá rất quan trọng đối với cán
bộ hưu trí. BHXH Thị xã đã kết hợp với MTTQ Thị xã, Ban liên lạc hưu trí
các phường, xã, các ngành văn hoá, y tế, TDTT đẩy mạnh các hoạt động
CLB hưu trí, người cao tuổi ở các phường xã.

      Về tổ chức bộ máy: 13 phường xã trong Thị xã có 13 Ban liên lạc hưu
trí, 13 CLB hưu trí và 1 CLB trung cao lão thành cách mạng Thị xã. Các
CLB này thường xuyên hoạt động hàng tháng, hàng quý thu hút sự quan tâm
tham gia của 70% lực lượng hưu trí. Nội dung của buổi hoạt động CLB rất
phong phú và đa dạng như nói chuyện thời sự, nói chuyện sức khoẻ, các
bệnh tuổi già và các cách đề phòng chống bệnh, rèn luyện TDTT như: chạy,
tập dưỡng sinh, đánh cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, sáng tác thơ ca, đọc thơ,
bình thơ... Các phong trào trên đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, bảo
vệ sức khoẻ giúp đội ngũ hưu trí "Sống vui, sống khoẻ, sống có ích". Nhiều
thành viên của các CLB hưu trí ở Thị xã đã đoạt các giải thể thao của Tỉnh,
của Thị. Nhiều phường xã hàng năm đã xuất bản những tập thơ: phường
Quang Trung đã ra được 3 tập thơ, hơn 600 bài; phường Phúc Khánh đã ra
được 6 tập thơ "Hoa trái vườn nhà", tổ chức thi cầu lông, liên hoan văn nghệ
được Sở Văn hoá Thông tin tặng Bằng khen; phường Bồ Xuyên có phong
trào văn nghệ, hoạt động dưỡng sinh khá mạnh, đã ra được 3 tập thơ "Đường
xuân"; phường Kỳ Bá với CLB dưỡng sinh hoạt động thường xuyên hiệu
quả, đã ra được 4 tập thơ "Hương sen"; phường Đề Thám cũng ra được 2 tập
thơ "Hoa hương sắc". Các phường xã còn lại đều tổ chức sinh hoạt CLB đều
đặn hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra Thị xã còn có CLB trung cao lão thành
cách mạng có 150 đến 200 cán bộ hàng tháng sinh hoạt đều đặn vào ngày
mồng 1 với nhiều nội dung phong phú.

      Ngày 01/10 hàng năm BHXH Thị xã cùng Phòng Tổ chức Lao động
TBXH, Ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh tham mưu với Thị uỷ, UBND Thị xã tổ


                                    23
chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cán bộ trung cao lão thành cách
mạng, có biếu thuốc và quà các cụ nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi.

        Hoạt động văn hoá thể thao của các CLB hưu trí còn cung cấp cho các
phường xã đội ngũ cán bộ cơ sở đông đảo. Theo thống kê sơ bộ tới 80% số
cán bộ tổ trưởng, xóm trưởng. Có phường như phường Phúc Khánh có tới
100% số cán bộ là cán bộ hưu trí.

        Các Ban liên lạc hưu trí còn tổ chức các hội hiếu, hội từ thiện thăm
hỏi giúp nhau lúc ốm đau hoạn nạn, thăm viếng lúc qua đời. Rất nhiều các
cán bộ hưu trí đã trở thành những tấm gương sáng cho mọi người noi
theo.




                                    Phần II

                               CHUYÊN ĐỀ

  THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU
  TRÍ HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ
                      GIẢI PHÁP


   I – LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. Lý do chọn chuyên đề.
    Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là
trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: “Đi đôi với phát triển,
tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế


                                      24
phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục
y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục y tế văn hoá
phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững...
     BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và
Nhà nước ta. BHXH la sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ
người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. Hiện nay, số người cao
tuổi nói chung và người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu ở nước ta nói riêng
ở nước ta ngày càng gia tăng. Người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu là tầng
lớp có cống hiến lớn lao trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì
vậy bảo vệ, chăm sóc và nâng cao đời sống cho người hưởng lương hưu
hàng tháng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý
nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ;
“thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Người hưởng lương hưu
hàng tháng cần được tôn trọng chăm lo để tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát
huy những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong sản xuất mà họ đã tích luỹ
được góp phần xây dựng xã hội mới. Qua thời gian thực tập ở phòng BHXH
Thị xã Thái Bình được sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong cơ quan và
sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em xin trình bày chuyên đề:
     “Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thực
trạng và giải phap”
     Tuy bản thân đã hết sức cố gắng, song thời gian thực tập và trình độ có
hạn nên bài viết còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề có thể hoàn chỉnh hơn.


                           Em xin chân thành cảm ơn !


     2 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề.
     2.1. Cơ sở lý luận.
     2.1.1. Khái niệm BHXH.



                                      25
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc

bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm

khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc

mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một

quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần

đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp

phần đảm bảo an toàn xã hội.

     Hiện nay hệ thống BHXH ở nước ta chi trả 5 chế độ:

     - Chế độ trợ cấp ốm đau

     - Chế độ trợ cấp thai sản.

     - Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN.

     - Chế độ trợ cấp hưu trí

     - Chế độ trợ cấp tử tuất.

     2.1.2. KN: Người hưởng hưu trí hàng tháng.

     * Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc

mà có một trong các điều kiện sau đây:

     1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20

năm trở lên.

     2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20năm đó có thời gian làm

việc thuộc trong những trường hợp sau:

     - Đủ mười năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại.

     - Đủ mười năm làm nghề ở nơi có PCKV hệ số 0,7 trở lên.



                                    26
Đủ mười năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trướcngày 30/4/1975 hoặc ở

Cam pu chia trước ngày 31/8/1989.

     * Người lao động được hưởng chế độ Hưu trí hàng tháng với mức

lươnghưu thấp hơn những người đủ điều kiện ở phần trên khi có một trong

các điều kiện sau:

     1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội

đủ 15 năm đến 20 năm

     2.Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20năm

trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

     3. Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc,

đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm Xã Hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả

năng lao động từ 61% trở lên (Không phù thuộc vào tuổi đời).

     2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề

     2.2.1 Cơ sở thực tiễn:

     Thị xã Thái Bình không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã

hội của tỉnh mà còn là nơi tập trung đông nhất các đối tượng hướng chính

sách xã hội. Tính đến hết năm 2002 BHXHTXTB đã chi trả chế độ hưu trí

hàng tháng cho 11.823 lao động với tổng số tiền là 58.387.326 đồng trong đó

đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng là cán bộ công nhân viên chức là

10.818 người với tổng số tiền chi trả là: 49.418.800đồng và đối tượng

hưởng lương hưu hàng tháng là lao động trong lực lượng vũ trang quân đội

nhân dân là 1.005 người với tổng số tiền là 8.972.526 đồng


                                      27
Với số tượng đã nghỉ hưu như vậy BHXHTXTB nói riêng và đảng uỷ

UBND Thị xã Thái Bình nói chung đã luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống

vật chất và tinh thần cho người hưởng lương hưu để người hưởng lương hưu

trí hàng tháng có điều kiện phát huy những kinh nghiệm sống và sản xuất

quý báu của mình tiếp tục phục vụ cho công cuộc xã hội mới.

      2.2.2. Chủ trương, quan điểm của đảng và Nhà nước ta đối với các

chế độ BHXH nói chung và với chế độ hưu trí hàng tháng nói riêng.

    Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách BHXH vì quyền lợi của

người lao động, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản

pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH.

    - Nghị định 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban

hành điều lệ BHXH đối với công chức CNVC Nhà nước và mọi người lao

động, lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong

cả nước.

    - Quy định 812/TTg ngày 12/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc

bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức LĐ dài hạn, trợ cấp thêm các cán

bộ hưu trí cô đơn và cán bộ công nhân là quân nhân chuyên ngành về hưu.

    Quy định về hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo quy

định số 115/QĐ-BHXH Việt Nam ngày 24/6/1996 của Tổng Giám đốc

BHXHVN

    - Văn bản 169 quy định về thời gian công tác của BHXHVN




                                   28
- TT01/2001/TTLB- Bộ LĐTBXH- Bộ TC ngày 5/1/2001 của Bộ

LĐTBXH- Bộ TC hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp

BHXH theo nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ.

    - TT04/LB – TT ban hành 27/1/1997 về việc hướng dẫn điều chỉnh mức

lương, và trợ cấp đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người

nghỉ hưu, nghỉ mất sức, cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính

sách BHXH năm 1997

    - Nghị định 93/1998/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ

BHXH ban hành kèm theo nghị định 12 CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

    - Quyết định 234/99/QĐ-TTg ngày 22/12/1999 của Thủ tướng Chính

       phủ

    - TT số 26/2000/TTLB/BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/2000 hướng dẫn

       việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động làm việc trong

       các cơ sở công lập thuộc các ngành Giáo dục, y tế, văn hoá thể thao.

    - TT05/2000/TT,LT/BLĐTBXH-BTC-BQP ngày 18/2/2000 của Liên

       tịch Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực

       hiện.

    - Công văn 843/LĐTBXH của Bộ LĐTBXH

    - TT01/LĐTBXH-TT ngày 30/1/1996 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn

       thực hiện.




                                   29
- Quyết định 2092/1999 QĐ/BHXH ngày 23/11/1999 của Tổng giám

          đốc BHXHVN về việc thực hiện quy định quản lý thu BHXH thuộc

          hệ thống BHXH Việt Nam.

     - Quyết định 2093/1999/QĐ-BHXH ngày 24/11/1999 của Tổng giám

          đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quản lý chi BHXH

          thuộc hệ thống BHXHVN .



     II THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI
HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH.
     1. Đặc điểm chung của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái
Bình.
     1.1 Đặc điểm về tuổi đời và giới tính của người hưởng lương hưu
hàng tháng.
     Theo số lượng thống kê trong năm 2002 BHXHTX đã chi trả cho
11.825 đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng chiếm hơn 8% dân số thị xã.
Có thể có cái nhìn tổng quát về số người hưởng lương hưu hàng tháng qua
bảng số liệu sau:


        Giới tính              HC                              HQ
                     Nam            Nữ              Nam             Nữ
Độ tuổi

     45-50                 0              11              0                4

     51.55               40               56           27                 59

     56-60              415              560           68                 78

     61-65             1970          2.574            151             170



                                    30
66-70            1065            1.286              80                 79

     71-75              857               857            82                 75

     76-80              450               486            35                 42

     80+                 84               116            26                 29

                      4881             5937             469             536


     HC: Người hưởng lương hưu hàng tháng là CBCNV
     HQ: Người hưởng lương hưu hàng tháng là quân nhân chuyên ngành.
     Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Số người hưởng lương hưu hàng
tháng có độ tuổi bình quân là 60-70 tuổi.
     Về giới tính số người hưởng lương hưu hàng tháng là nữ chiếm 55%
(Đối với người hưởng lương hưu hàng tháng là CBCNV), 54% (đối với
người hưởng lương hưu hàng tháng là CA – QĐND…) số người hưởng
lương hưu là nam chỉ chiếm 46%. Tổng số người hưởng lương hưu hàng
tháng.
     Về độ tuổi: Người già hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình
có tuổi đời bình quân là 65 tuổi. Số người cán bộ hưu trí ở độ tuổi từ 61-65
tuổi là 4.865 người chiếm gần 45% tổng số cán bộ hưu trí. Điều này có thể
thấy số người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã có độ tuổi thọ khá cao.
     1.2. Đặc điểm về tâm lý của người hưởng lương hưu hàng tháng.
     -Người hưởng lương hưu hàng tháng thường có tâm lý ức chế, cảm thấy
mình sống thừa từ khi nghỉ làm.
     -Người hưởng lương hưu hàng tháng đang sống cùng gia đình cảm thấy
không thoải mái về mặt tinh thần.




                                     31
-Người hưởng lương hưu hàng tháng thường cảm thấy cô độc như đa
phần những người cao tuổi cùng lứa vì không nhận được sự quan tâm từ phía
người khác.
    -Người hưởng lương hưu thường cảm thấy bất mãn khi sự phát triển
của nền kinh tế thị trường tác động làm nơi lỏng dần các mối quan hệ truyền
thông giữa gia đình, họ hàng, làng xóm.
    -Người hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và người cao tuổi nói
chung luôn mong muốn nhận đựơc sự quan tâm chăm sóc của mọi người.
    1.3.Một số nguyện vọng của người hưởng lương hưu hàng tháng.
    Phần lớn người hưởng lương hưu hàng tháng đều có mong muốn được
hỗ trợ, khi đau ốm, bệnh tật, mong muốn được săm sóc, quan tâm nhiều hơn
về tinh thần. Ngoài ra người hưởng lương hưu hàng tháng còn có nhu cầu
được giao tiếp, được tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây là những nhu
cầu chính đáng của người hưởng lương hưu hàng tháng để giúp họ không có
cảm giác hãng hụt mặc cảm cho rằng mình “vô tích sự”, là “người thừa”
trong gia đình. Tạo điều kiện để cho họ phát huy kinh nghiệm sống quý báu
của mình tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    2.Thực trạng thu nhập và đời sống của người hưởng lương hưu
hàng tháng ở thị xã Thái Bình.
    2.1.Thực trạng thu nhập từ lương hưu của người hưởng lương hưu
hàng tháng.
    Thu nhập là yếu tố quan trọng cuộc sống của mỗi người. Đối với người
hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và người cao tuổi nói chung thì thu
nhập lại càng quan trọng vì đến giai đoạn này bệnh tật phát sinh, khả năng
thích nghi, hấp thụ, dự trữ dinh dưỡng kém, sự tự vệ với các vi khuẩn gây
bệnh bị giảm sút vì vậy người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ có
nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt mà còn có nhu cầu cao trong việc chăm sóc
sức khoẻ. Chế độ hưu trí của BHXH là một giải pháp hiệu quả cho thu nhập
của người lao động khi mà họ không còn khả năng lao động. Qua số liệu



                                    32
thống kê lương hưu của người hưởng hưu trí hàng tháng ở Thị xã Thái Bình
ta thấy:
                                            Đơn vị: Thu nhập : Đồng

     Thu nhập                            HC                       HQ

     < 300.000                      4210 người               63 người

     300.000 – 400.000              2860 người               177 người

     400.000 – 500.000              2276 người               206 người

     500.000 – 600.000              749 người                199 người

     600.000 - 700.000              496 người                195 người

     > 700.000                      227 người                165 người

     Người hưởng lương hưu hàng tháng dưới sự chi trả của phòng BHXH
Thái Bình có thu nhập tư lương hưu trung bình là 500.000đ/người/ tháng. Số
người hởng lương hưu hàng thnág là cán bộ CNVC có mức trợ cấp thấp hơn
trung bình là 400.000đ/người/tháng. Còn số lao động thuộc lực lượng vũ
trang thì có mức trợ cấp cao hơn trung bình là 700.000đ (người/tháng). Với
số tiền hàng tháng nhận được đã phần nào giúp cho người hưởng lương hưu
hàng tháng và gia đình họ khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống của
mình. Nhưng mặc dù vậy người hưởng lương hưu hàng tháng vẫn luôn tìm
mọi việc làm để tìm kiếm thêm thu nhập vì trong thực tế đời sống của người
hưởng lương hưu còn gặp nhiều khó khăn.
     Theo số liệu thống kê bình quân thu nhập đầu người của thị xã Thái
Bình là khoảng 400 USD / năm/ người nếu so với bình quân thu nhập thì số
tiền lương hưu mà người hưởng lương hưu được hưởng là khá lớn nhưng
ngược lại do mức sinh hoạt chung ở thị xã khá cao và chi phí cho các dịch vụ
y tế, giải trí ngày càng tăng nên số tiền mà người hưởng lương hưu nhận

                                    33
được đa phần chỉ đủ để đáp ứng cho các chi phí sinh hoạt đo. Hơn nữa, có
một bộ phận rất lớn người hưởng lương hưu do hoàn cảnh chung là đất nước
có chiến tranh nên lạap gia đình muộn vì vậy mà mặc dù đã phải nghỉ hưu
nhưng con cái lại chưa trưởng thành vì vậy mà họ lại phải bỏ ra những
khoản chi phí lớn để đáp ứng các nhu cầu sống của con cái họ. Vì những lý
do trên mà người hưởng lương hưu mặc dù được nhận mức lương cao nhưng
đời sống còn gặp nhiều khó khăn
    2.2.Thực trạng thu nhập từ việc làm thêm của người hưởng hàng
tháng.
    Theo thống kê sơ bộ có tới 80% cán bộ làm tổ trưởng, tổ phó, bí thư của
các phường, xã là cán bộ hưu trí, con số đó đã chiếm tới hơn 200 cán bộ hưu
trí mặc dù só tiền trợ cấp trả cho các cán bộ ở phường xã không nhiều nhưng
cũng góp thêm một phần thu nhập cho người hưởng lương hưu hàng tháng.

       BÊN CẠNH ĐÓ, NHỮNG CÁN BỘ HƯU TRÍ Ở THỊ XÃ LÀ
  NHỮNG NGƯỜI NĂNG ĐỘNG, RẤT NHIỀU CÁN BỘ HƯU TRÍ
  MẶC DÙ ĐÃ VỀ HƯU THAM GIA VÀO VIỆC HƯỚNG DẪN SẢN
  XUẤT CHO CÁC TỔ HỢP SẢN XUẤT, CÁC TRUNG TÂM LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG. VỚI KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA HỌ
 ĐÃ GIÚP NHIỀU CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TỔ HỢP SẢN
 XUẤT ĐÓ VÀ TẠO THÊM THU NHẬP CHO BẢN THÂN HỌ. HƠN
  NỮA, CÁC CÁN BỘ HƯU TRÍ RẤT HĂNG HÁI THAM GIA VÀO
  CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH MÌNH VÌ THẾ MÀ
   TỔNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG
          THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH LÊN ĐẾN HƠN
600.000Đ/NGƯỜI/THÁNG. CÁ BIỆT CÓ NHỮNG CÁN BỘ HƯU TRÍ
    CÓ THU NHẬP TỚI GẦN 2 TRIỆU ĐỒNG / NGƯỜI/THÁNG.
      NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH ĐẶC
BIỆT THÀNH CÔNG TRONG VIỆC LÀM KINH TẾ TỪ CÁC NGHỀ
 TRUYỀN THỐNG NHƯ ĐAN LÁT, MÂY TRE... BỞI HỌ CÓ RẤT
  NHIỀU KINH NGHIỆP VÌ VẬY MÀ ĐA PHẦN NGƯỜI HƯỞNG
  LƯƠNG HƯU Ở THỊ XÃ THAM GIA SẢN XUẤT, GIẢNG DẠY
   TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
   2.3.Thực trạng đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng.
    *Về điều kiện nhà ở.




                                    34
Phần lớn người hưởng lương hưu hàng tháng đang sống cùng gia đình,
có mọt phần nhỏ số người hưởng lương hưu hàng tháng sống riêng nhưng lại
ở trong những toà nhà ở tạm. Điệu kiện sử dụng điện sinh hoạt, nước
nhà….và đặc biệt là các tài sản có giá trị sinh hoạt văn hoá, đi lại và đời sống
hàng ngày còn nhiều hạn chế. Việc sống cùng với gia đình trong khi các mối
quan hệ huyết thống gia đình trong khi các mối quan hệ huyết thống gia đình
ngày càng lỏng lẻo làm cho người người lương hưu cảm thấy hẫng hụt, mặc
cảm.
       *Về tình trạng sức khoẻ.
       Người hưởng lương hưu hàng tháng thường bị các bệnh phổ biến như
huyết áp, các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bệnh về tim mạch hơn nữa có
đến 21% người hưởng lương hưu hàng tháng bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh
mãn tính.
       Vì vậy cần phải có công tác chăm sóc sức khoẻ thường xuyên cho
người hưởng lương hưu hàng tháng. Đặc biệt là phải có chế độ chăm sóc
điều trị bệnh tật kịp thời cho người hưởng lương hưu hàng tháng nhất là
bệnh nghề nghiệp và bệnh mãn tính.
       Nhằm cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người hưởng
lương hưu hàng tháng, cuỗi năm 2002 đã có một cuộc điều tra toàn diện về
đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của người hưởng lương hưu hàng
tháng, kết quả điều tra về sức khoẻ của người hưởng lương hưu cho thấy:
          Tình trạng sức khoẻ
                  Tốt                                 9%
              Trung bình                             62%
                  Kém                                29%
       Qua bảng số liệu trên có thể thấy tình trạng sức khẻo của người hưởng
lương hưu không có gì đáng lo ngại, phần lớn người hưởng lương hưu có
sức khoẻ trung bình. Nhưng không vì thế mà chúng ta không quan tâm đến
đời sống, sức khoẻ của họ, chúng ta phải đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ để nâng % người hưởng lương có sức khoẻ tốt lên ngày càng cao
và hạn chế tối đa số người có sức khoẻ yếu kém.

                                      35
*Về sinh hoạt văn hoá:
    Hiẹn nay, các hoạt động, các câu lạc bộ cho người hưu trí đang ngày
càng được mở rộng. Ở thị xã có 13 Ban liên lạc hưu trí của 13 Phường xã, 13
câu lạc bộ hưu trí và 1 câu lạc bộ trung lão thành Cách mạng. Các câu lạc bộ
này thường xuyên hoạt động hàng tháng, hàng quý, thu hút sự quan tâm của
70% lực lượng hưu trí. Nội dung của các buổi hoạt động câu lạc bộ này rất
phong phú và đa dạng như nói chuyện thời sự, nói chuyện sức khoẻ, các
bệnh tuổi già và các cách phòng chống. Các câu lạc bộ còn thường xuyên tổ
chức rèn luyện thể thao, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông... để nâng cao đời
sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ giúp đội ngũ hưu trí: “ Sống vui, sống khoẻ,
sống có ích”. Nhiều thành viên của câu lạc bộ hưu trí ở thị xã đạt được các
giải thể thao của tỉnh, của thị. Nhiều phường, xã hàng năm đã xuất bản được
những tập thơ: Phường Phường Quang trung đã cho ra được 3 tập thơ với
hơn 600 bài ,Phường Phúc Khánh đã cho ra được 6 tapạ thơ “Hoa trái vườn
nhà”, tổ chức thi cầu lông liên hoan văn nghệ được Sở văn hoá thông tin tặng
bằng khen, phường Bồ Xuyên có các phong trào văn nghệ, hoạt động dưỡng
sinh khá mạnh, đã có được 3 tập thơ “Đường xuân”, phường Kỳ Bá với câu
lạc bộ dưỡng sinh hoạt động thường xuyên hiệu quả, đã cho ra được 4 tập
thơ mang tên”Hương sen”, phường Đề Thám cũng ra được 2 tập thơ “Hoa
hương sắc” các phường xã còn lại đều tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ đều đặn
hàng tháng, hàng quý.
    Các ban liên lạc hưu trí còn tổ chức các hội hiếu, hội từ thiện, thăn hỏi
giúp đỡ lẫn nhau lúc ốm đau hoạn nạ, thăm viếng lúc qua đời. Rất nhiều cán
bộ hưu trí đã trở thành những tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
    Mặc dù số lượng cán bộ hưu trí tham gia hoạt động trong các câu lạc bộ
rất đông nhưng chỉ có rất ít người tham gia vào các hoạt động văn hoá xã
hội, thể thao. Vì vậy cần phải mở rộng xây dựng và hỗ trợ cho các hoạt động
văn hoá mang tính cộng đồng, phù hợp với người hưởng lương hưu hàng
tháng.



                                    36
2.4. Một số tồn tại trong đời sống và thu nhập của người hưởng
lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình.
      Đa phần người hưởng lương hưu hàng tháng mặc dù nhận được mức
lương khá cao nhưng mức lương đó chưa đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu
cho bản thân và gia đình họ.
     Việc làm để kiếm thêm thu nhập của người hưởng lương hưu còn rất
nhiều bất cập, chưa phù hợp, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ và
tinh thần của người hưởng lương hưu.
     Tình trạng sức khoẻ của người hưởng lương hưu hàng tháng ngày càng
có xu hướng đi xuống trong khi đó họ lại không nhận được sự quan tâm
chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên của các dịchvụh y tế.
     Người hưởng lương hưu hàng tháng mặc dù tham gia vào các câu lạc bộ
hưu trí khá đông (70% lực lượng cán bộ hưu trí ) nhưng chỉ có rất ít người
tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hoá, thể dục, thể thao của địa
phương và còn rất ít những chương trình văn hoá thể thao dành riêng cho các
cán bộ hưu trí. Còn một bộ phận không nhỏ các cán bộ hưu trí phải sống
trong điều kiện nhà ở tạm thời, thiếu các dịch vụ về điện, nước..
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VÀ THU
NHẬP CHO NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG Ở THỊ
XÃ THÁI BÌNH.
     Nhằm nâng cao đời sống và thu nhập cho các cán bộ hưu trí để người
cán bộ hưu trí có thể “Sống vui, sống khoẻ, sống có ích” tôi xin đề xuất một
vài giải pháp để hạn chế các tồn tại trên.
     1. Đề xuất với BHXHTX Thái Bình.
     Tiếp túc tăng cường hiệu quả công tác chi trả lương hưu hàng tháng,
đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, đúng kỳ, đủ số và đến tận tay người hưởng
lương hưu.
     Tăng cường hơn nữa đội ngũ cộng tác viên để có thể năm nhẵng đời
sống vật chất cũng như tinh thần cho người hưởng lương hưu hàng tháng.



                                      37
Kết hợp với các tổ chức xã hội, UBND thị xã, Đảng uỷ và uỷ ban nhân
dân tỉnh để tổ chức các hoạt động chăm sóc y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể
thao cho người hưởng lương hưu.
      Tăng cường công tác tiếp đón và giải quyết những tồn tại, vướng
mắnghiên cứu của người hưởng lương hưu, đảm bảo quyền lợi cho người
hưởng lương hưu.
      2. Đề xuất với BHXH tỉnh Thái Bình.
      Thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn nữa với BHXH thị xã hỗ trợ các cán
bộ thị xã kinh nghiệm, tài liệu về đời sống của người hưởng lương hưu.
      Giúp đỡ BHXH thị xã giảp đáp những vướng mắc, tồn đọng trong việc
giải quyết chế dộ hưu trí cho người hưởng lương hưu hàng tháng.
      Tăng cường, kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ BHXH đặc biệt
là công tác trả lương hưu hàng tháng, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
      3. đề xuất với UBND thị xã.
      - Mở rộng các chương trình có sự tham gia của các tổ chức xã hội trong
toàn thị xã nhằm chăm sóc người hưởng lương hưu.
      - Hỗ trợ cho các chương trình tạo việc làm và thu nhập phù hợp với
điều kiện sức khoẻ, năng lực hiện tại của người hưởng lương hưu hàng tháng
để họ có điều kiện cống hiến các kinh nghiệm sống quý báu của mình trong
công việc phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới.
      - Tạo điều kiện hỗ trợ người hưởng lương hưu về đất đai, tư liệu sản
xuất để họ tự tạo việc làm cho bản thân và cho các lao động khác trong thị
xã.
      - Xây dựng các trung tâm, các viện dưỡng lão để người hưởng lương
hưu cô đơn không phải sống trong điều kiện thiếu thốn nhà ở và các tư liệu
sinh hoạt khác.
      - Mở rộng mạng lưới y tế cho người hưởng lương hưu để họ có thể nhậ
được sự quan tâm, hỗ trợ bằng y tế thường xuyên hơn.




                                     38
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao khuyến khích các
cán bộ hưu trí tham gia.
     - Xây dựng các mô hình như mô hình “ông , bà, chau”, tổ chức các hoạt
động có sự tham gia của nhiều người cao tuổi có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm
của mình, tạo mối quan hệ bền chặt hơn trong gia đình và xã hội.
     - Xây dựng các hình thức tiết kiệm để tiết kiệm tiền cho khi về hưu cho
người lao động4. Đề xuất với Đảng uỷ tỉnh Thái Bình.
     - Tăng cườgn chỉ đạo cho các chươgn trình chăm sóc sức khoẻ và đời
sống của người hưởng lương hưu hàng tháng.
     - Tăng cường ngân sách cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho
người hưởng lương hưu hàng tháng.
     - Chỉ đạo liên kết giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng nhau
chưm sóc và bảo vệ người hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và ngươì
cao tuổi nói chung.




                                     39
KẾT LUẬN

     Chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho
người hưởng lương hưu hàng tháng là một trong những chính sách lớn của
Đảng và nhà nước ta. Thời gian qua BHXH thị xã luôn luôn quan tâm đến
đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng và người có công với cách
mạng. Chính sự quan tâm hỗ trợ của Đảng uỷ, UBND tỉnh, UBND thị xã,
BHXH thị xã Thái Bình và các tổ chức xã hội khác trong toàn tỉnh mà đời
sống của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình đã có những
bước chuyển biến đáng kể. Đây là một trong những việc làm góp phần quan
trọng ổn định đời sống chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của địa phương.
Nhằm nâng cao hơn nữa đời sống của các cán bộ hưu trí, trê đây em đã trình
bày chuyên đề : Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng
tháng ở thị xã Thái Bình.
     - Thực trạng và giải pháp với mong muốn góp một phần công sức nhỏ
của mình nâng cao đời sống của người hưởng lương hưu. Trong thời gian
thực tập em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
cán bộ của BHXH thị xã Thái Bình nhưng do thời gian có hạn và kỹ năng
còn nhiều hạn chế bản báo cáo còn nhiều thiếu xót em rất mong nhận được
sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
     Em xin chân thành cám ơn!
                                            Sinh viên thực hiện




                                    40

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghi quyet T3-2020
Nghi quyet T3-2020Nghi quyet T3-2020
Nghi quyet T3-2020
chinhhuynhvan
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
phamhieu56
 
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinhDuy Quang
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Luanvan84
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt NamQuản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Luanvan84
 

What's hot (19)

Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Nghi quyet T3-2020
Nghi quyet T3-2020Nghi quyet T3-2020
Nghi quyet T3-2020
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Bhxh
BhxhBhxh
Bhxh
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt NamQuản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
 

Similar to Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp

Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt BuộcBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
sividocz
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.docQuản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chungĐề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chung
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
sividocz
 
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
nataliej4
 
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo HiểmLuận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toánSkkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
hoang nguyen
 

Similar to Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp (20)

1
11
1
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt BuộcBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Đối Với Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hu...
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.docQuản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập về bảo hiểm xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
 
Đề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chungĐề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chung
 
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
 
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
 
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo HiểmLuận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
Luận Văn Quản Lý Chi Trả Chế Độ Ốm Đau, Thai Sản Bảo Hiểm
 
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toánSkkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

Recently uploaded

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (13)

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 

Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp

  • 1. Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Ở BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH: 1. Điều kiện tự nhiên, dân số. Tỉnh Thái Bình nằm ở 200 vĩ Bắc và 106,230 kinh Đông, là một tỉnh thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ Phía Nam giáp Nam Định Phía Tây giáp Nam Định Phía Bắc giáp Hưng Yên và Hải Phòng Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày 21/3/1890 với tổng diện tích là 1.579,9 km2 và số dân (tính đến năm 2002) là 1.904.000 người. Ngày..21/3/1890. Thị xã Thái Bình chính thức được thành lập . Sau nhiều thay đổi đến nay Thị xã Thái Bình với diện tích là 4618ha và dân số là 1.450.640 người, là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Bình. Thị xã Thái bình có 8 phường (Phường Lê Hồng Phong) Bồ Xuyên, Đề Thám, Phúc Khánh, Trần Lãm, Tiền Phong, Kỳ Bá, Quang Trung) và 4 xã (Hoàng Diệu, Vũ Hội, Vũ Lạc, Phú Xuân). Thị xã Thái bình là nơi tập trung của các cơ quan đầu não của tỉnh, hiện nay ở thị xã có tới 71 cơ quan hành chính sự nghiệp và Thị xã Thái Bình cũng là nơi có số đối tượng chính sách tập trung đông nhất. Cụ thể, Thị xã Thái bình có 13.026 người là đối tượng hưởng chế độ BHXH (chiếm gần 10% dân số), 56 vị lão thành cách mạng, 41 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 220 cán bộ trung - cao cấp.
  • 2. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nhưng thị xã lại là nơi tập trung phát triển của khu công nghiệp lớn nhỏ trong toàn Tỉnh những năm gần đây đựoc sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng uỷ UBND Tỉnh, UBND thị, Thị xã Thái Bình dã có những bước tiến triển rõ rệt, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 108% năm, Thị xã Thái Bình đang ngày càng phấn đấu trở thành thành phố cấp 3 trong năm 2004. Thị xã Thái Bình là nơi tập trung của 71 cơ quan đầu não của Tỉnh, một trường ĐH, một trường cao đẳng, ba trường PTTH, năm trường PTCS, năm trường Tiểu học, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất với số lượng lao động ngày càng đông với chuyên môn và tay nghề đòi hỏi tính kỹ thuật cao vì vậy mà cần phải có những chính sách , chế độ đãi ngộ phù hợp vì quyền lợi của người lao động.Chính yếu tố này đã tác động rất lớn đến những vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập sau đây. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH: 1. Sự ra đời và hình thành của BHXH Thị xã Thái Bình. Thị xã Thái Bình là Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Thái Bình là nơi tập trung của các cơ quan hành chính sự nghiệp và cũng là nơi số đối tượng hưởng chính sách lớn nhất trong toàn tỉnh. Nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, ngày 12-7-1995 Giám đốc BHXH tỉnh Thái bình ra Quyết định số 01 thành lập BHXH Thị xã Thái bình. Ngày mới thành lập, BHXHTX phải làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn: trụ sở làm việc phải thuê mượn chật chội, thiếu chỗ làm việc, phương tiện làm việc còn lạc hậu. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, yêu cầu của công tác BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn. Nhưng ngay từ khi mới thành lập BHXH TX luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, của Thị uỷ, HĐND và UBND Thị xã. Với mong muốn nâng cao hiệu quả làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Thị xã phát triển, tháng 12-1998 2
  • 3. UBNS tỉnh, HĐND, Thị uỷ, BHXH tỉnh ra quyết định xây dựng trụ sở làm việc cho BHXH Thị xã tại số 74, đường Trần Hưng Đạo, phường Đề Thám TXTB với tổng diện tích gần 1.000m2 . Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được nâng cấp hiệu quả làm việc của BHXHTX ngày càng nâng cao rõ rệt. Đội ngũ cán bộ của cơ quan với sự đoàn kết nhất trí cao luôn phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa kết quả hoạt động của đơn vị mình. Đến nay BHXHTX là một trong những phòng làm việc đạt hiệu quả cao luôn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao. 2. Hệ thống tổ chức bộ máy. Bộ máy hoạt động của BHXH Thị xã bao gồm 16 đồng chí được phân công công việc cụ thể sau: - Giám đốc: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ về BHXH. - Phó Giám đốc: là người giúp việc và chịu sự phân công của Giám đốc. chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng. - Bộ phận thu: (6 cán bộ ) chịu trách nhiệm đốc thu bám sát cơ sở, giải đáp các gút mắc trong công tác thu. - Bộ phận chi 07 cán bộ : tổ chức chi trả các chế độ BHXH: kiểm tra, giám sát, thẩm định việc chi trả chế độ. Báo cáo kết quả thu chi tháng. - Bộ phận chính sách (3 cán bộ) nhiệm vụ của bộ phận chính sách là giải thích, hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về chính sách BHXH. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY Giám đốc Phã Giám đốc Bộ phận thu Bộ phận chi Bộ phận CS 3
  • 4. 3. Chức năng - nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị. - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Bộ Luật Lao động, điều lệ BHXH và các quy định của Chính phủ thu của các đơn vị tham gia bảo hiểm 23% tổng quỹ lương. Trong đó NLĐ đóng 6% tổng quỹ lương + PC. Người sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương + PC. - Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm: ốm đau; thai sản; nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ; chế độ hưu trí mất sức lao động; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tử tuất, đảm bảo chi trả được đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn. - Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ BHXH, đồng thời ra văn bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan pháp luật. - Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. - Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn. - Lưu giữ hồ sơ và quản lý sổ BHXH. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi BHXH và kiểm tra việc thực hiện tổ chức công tác tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH. - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH. - Quản lý tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định. 4
  • 5. - Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ về thu, chi và các hoạt động về BHXH với BHXH cấp trên. 4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động . Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH Thị xã Thái Bình có 16 đồng chí, nhìn chung còn rất trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, không ngừng học tập và đoàn kết. Đặc biệt, mặc dù BHXH Thị xã Thái Bình mới được thành lập thành một ngành riêng nhưng đội ngũ cán bộ của BHXH Thị xã đã qua quá trình làm công tác bảo hiểm. Trong đó: Nam là 3/16 đồng chí chiếm tỷ lệ: 18,75% Nữ là 13/16 đồng chí chiếm tỷ lệ: 81,25% Tuổi đời bình quân là: 37 Người cao tuổi nhất là: 52 tuổi Người thấp tuổi là: 30 tuổi - Về trình độ học vấn: Trình độ Đại học là 12/16 đồng chí chiếm tỷ lệ 75% Trình độ Trung cấp là 4/16 đồng chí chiếm 25% - 100% cán bộ, công chức, viên chức của BHXH có trình độ ngoại ngữ, có khả năng sử dụng thành thạo vi tính. Đặc biệt, BHXH Thị xã có 9 đồng chí là Đảng viên trong đó có 4 đồng chí đã được học qua lớp lý luận chính trị. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngày càng đáp ứng được nhu cầu của công tác bảo hiểm. 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 5
  • 6. BHXH Thị xã Thái Bình trụ sở tại số 74, đường Trần Hưng đạo - phường Đề Thám - Thị xã Thái Bình. Với diện tích đất là 999m2, tháng 12/1998 UBND tỉnh BHXB tỉnh, Thị uỷ, UBND đã ra quyết định xây dựng trụ sở làm việc với diện tích sử dụng là 300m2. Trụ sở làm việc của BHXH Thị xã là 1 khu nhà 2 tầng với 6 phòng: - 1 phòng Giám đốc - 1 phòng Phó Giám đốc - 1 phòng LĐCS - 1 phòng thu - 1 phòng tài vụ - 1 phòng họp Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới, BHXH Thị xã đã trang bị các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và các nghiệp vụ thu chi bảo hiểm như: máy vi tính, máy tính cá nhân, ti vi, máy điện thoại, máy điều hoà và một số trang thiết bị khác. Càng ngày BHXH Thị xã càng được trang bị những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến đẩy mạnh hoạt động của đơn vị ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 6. Những thuận lợi và khó khăn. * Những thuận lợi. - Từ ngày được thành lập đến nay, BHXH Thị xã luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm thiết thực của BHXH tỉnh, của Thị uỷ, của HĐND Thị xã, sự phối kết hợp của các ban ngành các phường, xã trong Thị xã. - Nhận thức về công tác BHXH ngày càng có những chuyển biến đáng kể. BHXH đã thực sự khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình đối với xã hội nói chung và đối với từng đối tượng chính sách nói riêng. 6
  • 7. - Các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác BHXH ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn. - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của BHXHTX là những cán bộ trẻ, khoẻ, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên. Hơn nữa, BHXH Thị xã Thái Bình tuy mới thành lập nhưng đội ngũ cán bộ nhìn chung đã qua quá trình làm công tác BHXH. - Từ ngày thành lập BHXHTX đã được làm việc ở trụ sở riêng, được trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác như: máy tính, máy điện thoại... * Những khó khăn: - BHXHTX là một đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ còn ít, yêu cầu của công tác BHXH ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn. - Mặc dù đã có trụ sở riêng nhưng do Thái Bình là nơi tập trung đông đối tượng chính sách, khối lượng công việc cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhiều vì vậy mà phòng làm việc còn chật chội, chưa đáp ứng được yêu cầu về phòng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị còn nghèo nàn: chỉ có 1 maý vi tính, 3 máy điện thoại... điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị. - Chính sách BHXH liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị và người lao động, những chính sách, chế độ còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hoá, đồng bộ hoá. - Do quá trình chuyển đổi cơ chế, một số doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều khó khăn, thua lỗ phải giải thể, công nhân không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp ảnh hưởng tới việc thu BHXH. 7
  • 8. - Một số tổ chức, cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHXH, chưa xác định đúng trách nhiệm của đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH. - Công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ BHXH tới các đơn vị và người lao động còn chưa sâu rộng. - Tổ chức công đoàn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình để người lao động có điều kiện tham gia BHXH. - Bộ Luật lao động chưa có những chế tài xử phạt đối với các đơn vị, doanh nghiệp né tránh, chưa tham gia BHXH. 8
  • 9. B- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH TXTB, TỈNH THÁI BÌNH: 1. Đối tượng tham gia BHXH: Điều lệ BHXH (Ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ quy định, các đối tượng tham gia vào BHXH gồm: - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. - Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động. BHXH Thị xã luôn nhận thức được rằng: Cần phải đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo đời sống cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thức đúng đắn trên mà BHXH Thị xã đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để 9
  • 10. người lao động và chủ sử dụng lao động hiểu và tham gia bảo hiểm. Những việc làm trên đã khiến cho số lượng các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn Thị xã ngày càng được mở rộng. Năm 1995 1996 1997 1998 Số đơn vị 8 51 54 71 Số lao động 196 2.104 2.324 2.579 Năm 1999 2000 2001 2002 Số đơn vị 72 72 74 78 Số lao động 2.753 2.753 2.803 2.829 Nếu 6 tháng cuối năm 1995, BHXH Thị xã mới nhận bàn giao và thực hiện việc thu BHXH ở 7 đơn vị kinh doanh mà 1 đơn vị HCSN ngân sách Trung ương với số lao động là 196 người. Sang đến năm 1996 BHXH Thị xã đã tổ chức quản lý thu của 51 đơn vị trong đó có 44 đơn vị HCSN, 7 đơn vị sản xuất kinh doanh với số lao động là 2.104 người. Năm 1997: BHXH Thị xã tiếp nhận thêm 3 Trường PTTH và Chi cục thuế Thị xã, từ đó tổng đầu mối đơn vị của Thị xã đã lên đến 54 đơn vị với 2.324 lao động. Năm 1998: BHXH Thị xã nhận thêm 1 đơn vị sản xuất ngoài quốc doanh, phát triển thêm 13 đơn vị phường, xã. Do tách khối dân vận và 1 số phòng ban của Thị xã cũng tách phòng nên số đầu mối đơn vị tăng lên 71 đơn vị với 2.379 lao động. Năm 2002: BHXH Thị xã đã có 78 đơn vị tham gia bảo hiểm với 2.829 lao động trong đó có 5 đơn vị ngoài quốc doanh và 1 đơn vị ngoài công lập, 44 đơn vị HCSN, 15 đơn vị sản xuất kinh doanh và 13 đơn vị xã phường. 10
  • 11. Chỉ sau 7 năm từ khi được thành lập BHXH Thị xã đã phát triển số đầu mối của mình lên gấp hơn 9 lần, đưa số lao động tham gia từ 196 lao động lên đến 2.829 lao động. Mặc dù do quá trình chuyển đổi cơ chế làm cho một số doanh nghiệp, một số đơn vị sản xuất kinh doanh do làm ăn không hiệu quả, không tạo được việc làm cho lao động, có những đơn vị bị giải thể làm ảnh hưởng đến việc thu nộp BHXH nhưng BHXH Thị xã vẫn phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt việc phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH. 2. Công tác cấp sổ BHXH: Điều 43 chương V Bộ luật lao động về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm quy định rõ một trong những quyền của người lao động là quyền được nhận sổ BHXH. Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có đóng BHXH, thông qua sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động TBXH, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy trình hướng dẫn của BHXH tỉnh Thái Bình về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ BHXH, Thị uỷ - UBND Thị xã đã chỉ đạo ngành BXH Thị xã phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ để nghị BHXH tỉnh duyệt cấp sổ cho người lao động. - Năm 1996 số lao động tham gia BHXH Thị xã là 2.104 đối tượng và đã cấp được 1.769 sổ đạt 84%. - Năm 1997 sổ lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.324 đã cấp được 2.419 sổ đạt 88%. - Năm 1998 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.579 đã cấp được 2.419 sổ đạt 88%. - Năm 1999 số lao động tham gia BHXH ở Thái Bình là 2.753 đã cấp được 2.753 sổ đạt 100%. - Năm 2000 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.753 đã cấp được 2.753 sổ đạt 100%. 11
  • 12. - Năm 2001 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.803 đã cấp được 2.803 sổ đạt 100%. - Năm 2002 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.829 đã cấp được 2.829 sổ đạt 100%. Qua số liệu trên có thể thấy số sổ BHXH được cấp ngày càng cao mặc dù trong quá trình xét duyệt cũng gặp không ít khó khăn, một số đơn vị quản lý hồ sơ cán bộ để thất lạc, hồ sơ thiếu những căn cứ để xét duyệt thời gian và tuổi đời của cán bộ nhưng BHXH Thị xã đã tập trung cùng các đơn vị tháo gỡ, đã hướng dẫn cho người lao động tìm lại các giấy tờ cũ có liên quan hoặc tới cơ quan cũ để xác nhận thời gian công tác ... nên 100% người lao động tham gia BHXH được cấp sổ bảo hiểm. 2.1/ Trình tự cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH thuộc phạm vi BHXH Thị xã quản lý. - Người sử dụng lập 2 bảng "Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH" gửi cho BHXH Thị xã. - Bộ phận thu BHXH Thị xã tiếp nhận danh sách đề nghị cấp sổ BHXH của người sử dụng lao động đối chiếu với danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH và danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức lương nộp BHXH của người sử dụng lao động để xác định danh sách lao động được cấp sổ BHXH. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng lao động phương pháp tiến hành lập và xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH. - Người lao động kê khai 03 bản tờ khai cấp sổ BHXH, người sử dụng lao động căn cứ hồ sơ lý lịch và quá trình tham gia BHXH của người lao động để đối chiếu xác nhận ký ghi rõ họ tên và đóng dấu lên chỗ quy định trên tờ khai cấp sổ BHXH. - Cán bộ thu BHXH Thị xã tiến hành thẩm định, ký duyệt tờ khai cấp sổ BHXH của người lao động, sau đó ghi số sổ BHXH vào tờ khai cấp sổ BHXH đã duyệt và danh sách đề nghị cấp sổ BHXH. Sổ BHXH sẽ được ghi số sổ BHXH. - Người sử dụng lao động căn cứ vào tờ khai cấp sổ BHXH đã được BHXH Thị xã xét duyệt, tiến hành ghi trên sổ BHXH, ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định. - Người lao động sau khi kiểm tra các nội dung ghi trên sổ BHXH ký và ghi rõ họ tên vào nơi quy định. 12
  • 13. - Người sử dụng lao động ký và đóng dấu xác nhận vào nơi quy định. - Cơ quan BHXH Thị xã sau khi đối chiếu với tờ khai có chữ ký của người lao động, đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH trả lại cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động quản lý sổ BHXH. 2.2/ Công tác quản lý sổ BHXH: BHXH liên quan trực tiếp đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của người lao động. Nhận thức được điều đó, BHXH Thị xã đã tiến hành thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Sau khi đã đối chiếu tờ khai của người lao động, ký và đóng dấu vào số quy định trên sổ BHXH đồng thời đánh dấu giáp lai vào sổ BHXH, BHXH Thị xã sẽ giao sổ BHXH cho chủ sử dụng lao động và các cơ quan BHXH đối chiếu, kiểm tra mỗi khi thực hiện các chế độ BHXH đảm bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng. BHXH Thị xã chỉ quản lý sổ BHXH khi người lao động ngừng đóng BHXH khi thôi việc, hưởng trợ cấp 1 lần, hưởng hưu trí hoặc hưởng tử tuất. BHXH Thị xã không quản lý sổ BHXH mà giao cho người sử dụng lao động trực tiếp quản lý, BHXH Thị xã chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất hay thường xuyên để nắm được tình hình quản lý sổ BHXH ở các đơn vị và có những điều chỉnh khi có sai phạm. 3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động thuộc phạm vi BHXH Thị xã: 3.1/ Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư công văn: Với phương châm tiếp nhận đến đấu giải quyết đến đó tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH Thị xã đã bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các đơn thư, công văn của các đối tượng, cơ quan đơn vị đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Vì vậy mà trong suốt những năm qua BHXH Thị xã không để xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng gây mất lòng tin của người lao động. 3.2/ Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng: Công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng theo Công văn số 843/ CV-LĐTBXH được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu BHXH của các đối tượng góp phần kịp thời giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người đủ điều kiện hưởng. 13
  • 14. Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc BHXH Thị xã đã phối hợp với các bên liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 3.3/ Công tác tiếp dân: Nhận thức rõ rằng muốn công việc đạt hiệu quả cao phù hợp với từng đối tượng vì quyền lợi của người lao động, BHXH Thị xã luôn mở rộng công tác tiếp dân để trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng giải đáp kịp thời những vướng mắc của người lao động. Trong suốt thời gian qua, BHXH Thị xã đã thực hiện tốt công tác tiếp dân theo lịch cũng như đón tiếp dân khi người dân có thắc mắc khi không phải lịch tiếp dân để giải đáp ổn thỏa, đến nơi, đến chốn cho người dân hiểu rõ hơn về BHXH tạo lòng tin về phía người dân với BHXH Thị xã riêng và với BHXH nói chung. 4. Công tác quản lý thu, chi BHXH: 4.1/ Công tác thu BHXH: Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành. Xác định rõ như vậy nên ngay từ ngày đầu mới thành lập BHXH Thị xã đã tham mưu với Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 12/CP của Chính phủ, Thông tư 58 của Bộ Tài chính cùng các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác thu BHXH 20% tổng quỹ tiền lương đối với người lao động viên chức Nhà nước (trong đó người lao động đóng 5% và người chủ sử dụng lao động đóng 15%). BHXH Thị xã tổ chức tiếp nhận bàn giao của Phòng tổ chức lao động Thị xã công tác BHXH 6 tháng còn lại của năm 1995. Từ đó đến nay công tác thu BHXH của BHXH Thị xã đã đạt được những thành quả đáng kể. 6 - 12/1995 1996 1997 1998 Số đơn vị tham gia 8 51 54 71 Số đối tượng 196 2.104 2.324 2.579 Tổng số tiền 60.078.000 1.454.932.00 2.400.784.00 3.113.699.00 0 0 0 14
  • 15. Tỷ lệ HTKH 109,23% 101,88% 102,09% 101,2% 1999 2000 2001 2002 Số đơn vị tham gia 72 72 74 78 Số đối tượng 2.753 2.753 2.803 2.829 Tổng số tiền 2.400.784.00 3.113.699.00 3.890.802.00 3.925.320.00 0 0 0 0 Tỷ lệ HTKH 103,42% 109% 105% 103,3% Từ bảng số liệu trên cho thấy: Qua gần 8 năm hoạt động BHXH Thị xã đã thu được 19.094.767.000 đồng đạt bình quân 104% kế hoạch. Đây thực sự là một con số đáng mừng cho thấy người lao động và người chủ sử dụng lao động đã ngày càng có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc tham gia BHXH. Về số đơn vị tham gia BHXH, nếu năm 1995 BHXH Thị xã Thái Bình mới chỉ thu của 8 đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Thị xã thì đến năm 2002 số đơn vị tham gia đã lên đến 78 đơn vị. Đặc biệt là từ năm 1998 do việc tách khối dân vận và một số phòng ban của Thị xã, đồng thời với việc thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ phát triển thu BHXH của 13 đơn vị xã phường nên số đơn vị tham gia đóng BHXH của Thị xã đã tăng từ 54 đơn vị năm 1997 lên 71 đơn vị năm 1998. Trong số 78 đơn vị tham gia đóng BHXH nói trên thì Văn phòng Thị uỷ, UBND Thị xã, Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Công ty thị chính, 35 đơn vị trường trong khối Giáo dục Thị xã là những đơn vị luôn đảm bảo thu đúng, thu đủ, giải quyết chế độ cho người lao động kịp thời. 15
  • 16. Về số đối tượng tham gia BHXH. Năm 1999 BHXH Thị xã chỉ thu BHXH cho 196 đối tượng sang đến năm 1996 số đối tượng được tham gia đã lên đến 2.104 đối tượng và từ đó đến nay số đối tượng tham gia đóng BHXH cho BHXH Thị xã ngày càng tăng đến năm 2002 đã lên đến 2.829 đối tượng. BHXH Thị xã luôn coi trọng công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, coi phát triển đối tượng tham gia BHXH là góp phần ổn định đời sống cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là mục tiêu của BHXH. Ngay từ khi mới thành lập, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo các chế độ BHXH được thể hiện liên tục, dưới sự chỉ đạo của Thị uỷ Thái Bình, BHXH Thị xã đã rất chú trọng đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai quán triệt điều lệ BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Vì vậy mà mặc dù chịu sự tác động của nên kinh tế thị trường khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả đơn vị phải giải thể, thu nhập của người lao động không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia đóng BHXH của BHXH Thị xã vẫn ngày một tăng. Về tổng số thu BHXH, trong 8 năm qua BHXH đã thu tổng số tiền là 19.094.767.000 đồng. Số thu BHXH của năm 2002 đạt 3.925.320.000 đồng so với năm 1996 đã tăng gấp 2,01 lần. Suốt 8 năm công tác thu BHXH Thị xã luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và luôn đảm bảo số thu của năm sau cao hơn năm trước. 4.2/ Công tác chi BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị 16
  • 17. mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Kết quả chi là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan đến người lao động bị suy giảm sức lao động, TNLĐ - BNN, ốm đau, thai sản ... cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi hoàn thành nghĩa vụ. BHXH đã chi trả các chế độ BHXH theo đúng quy định thông qua Ban chi trả của UBND các phường, các xã. Đáp ứng nguyện vọng của đối tượng tham gia BHXH. * Công tác chi ốm đau, thai sản: Chi trả ốm đau, thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, công chức đang công tác, yêu cầu công tác xét duyệt hồ sơ phải chính xác, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH Thị xã luôn được sự quan tâm cấp kinh phí kịp thời của BHXH tỉnh để BHXH Thị xã chủ động xét duyệt chi trả thường xuyên, kịp thời. Riêng trong năm 2002 BHXH Thị xã đã chi trả cho 44 lượt người nghỉ ốm đau với tổng số tiền là 30.642.400đ; 25 đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thai sản với tổng số tiền là 98.643.100đ. Ốm đau Thai sản Số lượt người Số tiền Số đối tượng Số tiền Quý I 9 6.165.790 3 10.937.900 Quý II 6 4.216.810 7 27.820.500 Quý III 24 16.915.470 13 52.192.800 Quý IV 5 3.344.330 2 7.691.800 Tổng số 44 30.642.400 25 98.643.100 17
  • 18. - Chế độ thai sản: + Thời gian nghỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động:  Thời gian 04 tháng nghỉ cho lao động bình thường  Thời gian 05 tháng nghỉ cho lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc nơi có PCKV 0,5; 0,7.  Thời gian 06 tháng nghỉ đối với lao động làm việc ở nơi có phụ cấp KV là 1. + Trợ cấp thai sản được thực hiện theo quy định: TL làm căn cứ đóng BHXH Trợ cấp thai của tháng trước khi nghỉ = x 100% x số ngày nghỉ sản 26 * Công tác chi chế độ hưu trí: - Cách tính lương và chi trả cho người lao động: CBCNV Nhà nước nghỉ hưu được tính 15 năm công tác đầu được hưởng 45%. Từ năm thứ 16 trở đi được hưởng thêm 2%/năm nhưng tối đa không quá 75% mức lương khi còn làm việc (tính mức lương bình quân 6 năm cuối). Ngoài ra người có trên 30 năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp 1 lần với mức lương là 1/2 tháng tiền lương/1 năm nhưng không quá 5 tháng. Theo cách tính trên năm 2002 BHXH đã chi trả cho 11.823 đối tượng với tổng số tiền từ Quỹ BHXH và Quỹ ngân sách Nhà nước là 58.388.331.000đ. HC HQ Số đối tượng Số tiền Số đối tượng Số tiền QBH QNS QBH QNS QBH QN QBH QNS S Quý I 1468 9358 2.174.00 10.192.14 124 886 295.376 1.950.184 6 4 Quý II 1470 9352 2.179.20 10.180.56 122 886 293.584 1.950.184 18
  • 19. 0 4 Quý III 1473 9347 2.183.02 10.170.51 122 883 293.584 1.947.311 0 2 Quý IV 1473 9345 2.182.00 10.155.35 121 882 296.991 1.945.311 0 7 Tổng số tiền 1473 9345 8.716.22 40.698.57 121 884 1.179.53 7.792.991 6 7 5 Đơn vị: 1000 đồng Chính nhờ công tác chi trả lương hưu đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng, tận tay người lao động đã giúp cho đời sống của người hưởng lương hưu ở Thị xã rất ổn định. * Chi trả chế độ tử tuất: Trongnăm 2002 BHXH Thị xã đã chi trả cho tổng số 86 người bị chết với tổng số tiền là 128.026.000 đồng. Trong đó số thân nhân hưởng mức lương tối thiểu là 79 người. Số thân nhân hưởng 70% tiền lương tối thiểu là 7 người. - Chế độ trợ cấp được tính: Chế độ MTP bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Đối với những thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất, nếu con không đi học được hưởng đến năm 15 tuổi, nếu con còn đi học thì được hưởng đến năm 18 tuổi. Ngoài ra người đủ điều kiện hưởng tuất còn có cha mẹ, vợ hoặc chồng người chết đã hết tuổi lao dộng (60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ). Với những thân nhân không đủ điều kiện hưởng tuất thì được hưởng trợ cấp 1 lần theo cách tính. Số năm đóng BH x 1/2 tháng lương bình quân. Nhưng không được quá 12 tháng. * Chi trả chế độ TNLĐ - BNN: Trong năm 2002, BHXH đã chi từ Quỹ ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH cho 48 lao động hưởng chế độ TNLĐ - BNN. Mức phụ cấp phụ thuộc vào tỷ lệ MSLĐ theo quy định chung. 19
  • 20. Mức suy giảm khả năng lao động Trợ cấp hàng tháng 31% - 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu 41% - 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu 51% - 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu 61% - 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu 71% - 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu 81% - 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu 91% - 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Với mức trợ cấp được chi trả nhìn chung chỉ trợ giúp 1 phần khó khăn của người lao động, đời sống của bản thân và gia đình họ còn gặp nhiều khó khăn. 5. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ BHXH thuộc thẩm quyền và việc xử lý các vi phạm: Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và trong quá trình thực hiện công tác BHXH nói riêng. Trong quá trình thực hiện công tác BHXH, đối tượng hưởng BHXH không cố định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Trong 8 năm qua, ngành BHXH Thị xã đã kết hợp với Phòng kiểm tra BHXH tỉnh, với các ngành và các phường xã, các tổ chi trả thường xuyên phát hiện những đối tượng hưởng sai chính sách, chế độ, đối tượng vắng mặt lâu ngày, đối tượng phạm pháp để báo cáo cấp trên xử lý kịp thời. Qua kiểm tra đã phát hiện 41 trường hợp hưởng tuất quá tuổi, 3 trường hợp cấp trùng hợp và 5 trường hợp vi phạm pháp luật. Tất cả những trường hợp sai phạm trên đã được BHXH cấp trên xem xét và xử lý. 20
  • 21. Bên cạnh việc thực hiện chi trả, BHXH Thị xã đã hướng dẫn các tổ chi trả nắm vững chế độ chính sách để giải thích cho đối tượng, vận động đối tượng chuyển sổ lĩnh lương hưu, trợ cấp về nơi cư trú để tiện việc quản lý. Chính vì vậy 8 năm qua trên địa bàn Thị xã về lĩnh vực BHXH không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, góp phần ổn định tình hình địa phương. 6. Những vướng mắc, tồn đọng trong việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động và biện pháp giải quyết. 6.1/ Những vướng mắc, tồn đọng: - Các chính sách trước đây thực hiện cho đối tượng thuộc diện ngân sách chi trả còn nhiều vấn đề tồn đọng, còn nhiều đơn thư thắc mắc, khiếu nại đề nghị giải quyết chính sách, chế độ BHXH. - Còn nhiều lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân. - Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH ở các cơ sở chưa được thường xuyên liên tục, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý BHXH chưa chặt chẽ. - Tình trạng thiếu hoặc nợ đóng BHXH ở một số đơn vị đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu và việc thực hiện giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. 6.2/ Các biện pháp: - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tạo mối quan hệ chặt chẽ và có hiệu quả đối với các cơ quan thông tin đại chúng để mọi người lao động nâng cao nhận thức về BHXH. - Phấn đấu nâng cao hơn nữa công tác chi trả để chi trả đúng kỳ, đủ số, đúng chế độ tận tay đối tượng một cách thuận lợi, an toàn và thuận tiện, kịp thời theo đúng quy định hiện hành. 21
  • 22. - Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH. - Phát huy tinh thần gương mẫu, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. - Tăng cường công tác thanh tra nội bộ trong việc quản lý tài sản, thu - chi BHXH không để xảy ra những sai phạm, thất thoát. - Phối kết hợp với các tổ chức công đoàn của người lao động để công đoàn phát huy hết vai trò của mình vì lợi ích của người lao động trong việc tham gia BHXH. - Thực hiện thanh tra, giám sát, phối kết hợp với Thanh tra Sở Lao động TBXH, BHXH tỉnh để thực hiện thanh tra, giám sát các đơn vị sử dụng lao động. 7. Thực trạng đời sống của người hưởng lương hưu: Chính sách hưu trí và người có công là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thời gian qua BHXH Thị xã luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần của lực lượng hưu trí và của những người có công với nước, đây là một trong những việc làm góp phần quan trọng ổn định đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Về đời sống vật chất của người hưởng lương hưu: Riêng trong năm 2002 Quỹ BHXH và Quỹ NSNN đã chi trả tổng số tiền là gần 60.000.000.000 đồng cho hơn 11.000 người. Như vậy bình quân mỗi người hưởng HC được nhận 500.000đồng/tháng/người. Bên cạnh đó những người thuộc diện hưởng lương hưu của Thị xã còn tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp khác của gia đình, làng xóm vì vậy theo thống kê của Phòng thống kê Thị xã Thái Bình, thu nhập của người hưởng lương hưu bình quân là 600.000đồng/tháng/người. Người thu nhập ít nhất cũng được hơn 200.000đồng/tháng/người. Cá biệt có những người hưởng lương hưu có TN gần 2.000.000.000đồng/tháng/người. 22
  • 23. Về đời sống tinh thần cho người hưởng lương hưu: Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã luôn quan tâm đến các hoạt động của Ban liên lạc hưu trí và Người cao tuổi, coi đó là những hoạt động văn hoá rất quan trọng đối với cán bộ hưu trí. BHXH Thị xã đã kết hợp với MTTQ Thị xã, Ban liên lạc hưu trí các phường, xã, các ngành văn hoá, y tế, TDTT đẩy mạnh các hoạt động CLB hưu trí, người cao tuổi ở các phường xã. Về tổ chức bộ máy: 13 phường xã trong Thị xã có 13 Ban liên lạc hưu trí, 13 CLB hưu trí và 1 CLB trung cao lão thành cách mạng Thị xã. Các CLB này thường xuyên hoạt động hàng tháng, hàng quý thu hút sự quan tâm tham gia của 70% lực lượng hưu trí. Nội dung của buổi hoạt động CLB rất phong phú và đa dạng như nói chuyện thời sự, nói chuyện sức khoẻ, các bệnh tuổi già và các cách đề phòng chống bệnh, rèn luyện TDTT như: chạy, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, sáng tác thơ ca, đọc thơ, bình thơ... Các phong trào trên đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ giúp đội ngũ hưu trí "Sống vui, sống khoẻ, sống có ích". Nhiều thành viên của các CLB hưu trí ở Thị xã đã đoạt các giải thể thao của Tỉnh, của Thị. Nhiều phường xã hàng năm đã xuất bản những tập thơ: phường Quang Trung đã ra được 3 tập thơ, hơn 600 bài; phường Phúc Khánh đã ra được 6 tập thơ "Hoa trái vườn nhà", tổ chức thi cầu lông, liên hoan văn nghệ được Sở Văn hoá Thông tin tặng Bằng khen; phường Bồ Xuyên có phong trào văn nghệ, hoạt động dưỡng sinh khá mạnh, đã ra được 3 tập thơ "Đường xuân"; phường Kỳ Bá với CLB dưỡng sinh hoạt động thường xuyên hiệu quả, đã ra được 4 tập thơ "Hương sen"; phường Đề Thám cũng ra được 2 tập thơ "Hoa hương sắc". Các phường xã còn lại đều tổ chức sinh hoạt CLB đều đặn hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra Thị xã còn có CLB trung cao lão thành cách mạng có 150 đến 200 cán bộ hàng tháng sinh hoạt đều đặn vào ngày mồng 1 với nhiều nội dung phong phú. Ngày 01/10 hàng năm BHXH Thị xã cùng Phòng Tổ chức Lao động TBXH, Ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh tham mưu với Thị uỷ, UBND Thị xã tổ 23
  • 24. chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cán bộ trung cao lão thành cách mạng, có biếu thuốc và quà các cụ nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi. Hoạt động văn hoá thể thao của các CLB hưu trí còn cung cấp cho các phường xã đội ngũ cán bộ cơ sở đông đảo. Theo thống kê sơ bộ tới 80% số cán bộ tổ trưởng, xóm trưởng. Có phường như phường Phúc Khánh có tới 100% số cán bộ là cán bộ hưu trí. Các Ban liên lạc hưu trí còn tổ chức các hội hiếu, hội từ thiện thăm hỏi giúp nhau lúc ốm đau hoạn nạn, thăm viếng lúc qua đời. Rất nhiều các cán bộ hưu trí đã trở thành những tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Phần II CHUYÊN ĐỀ THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I – LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn chuyên đề. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: “Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế 24
  • 25. phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục y tế văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững... BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. BHXH la sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. Hiện nay, số người cao tuổi nói chung và người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu ở nước ta nói riêng ở nước ta ngày càng gia tăng. Người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu là tầng lớp có cống hiến lớn lao trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy bảo vệ, chăm sóc và nâng cao đời sống cho người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ; “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Người hưởng lương hưu hàng tháng cần được tôn trọng chăm lo để tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong sản xuất mà họ đã tích luỹ được góp phần xây dựng xã hội mới. Qua thời gian thực tập ở phòng BHXH Thị xã Thái Bình được sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong cơ quan và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em xin trình bày chuyên đề: “Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thực trạng và giải phap” Tuy bản thân đã hết sức cố gắng, song thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 2 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Khái niệm BHXH. 25
  • 26. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Hiện nay hệ thống BHXH ở nước ta chi trả 5 chế độ: - Chế độ trợ cấp ốm đau - Chế độ trợ cấp thai sản. - Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN. - Chế độ trợ cấp hưu trí - Chế độ trợ cấp tử tuất. 2.1.2. KN: Người hưởng hưu trí hàng tháng. * Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây: 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. 2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20năm đó có thời gian làm việc thuộc trong những trường hợp sau: - Đủ mười năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại. - Đủ mười năm làm nghề ở nơi có PCKV hệ số 0,7 trở lên. 26
  • 27. Đủ mười năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trướcngày 30/4/1975 hoặc ở Cam pu chia trước ngày 31/8/1989. * Người lao động được hưởng chế độ Hưu trí hàng tháng với mức lươnghưu thấp hơn những người đủ điều kiện ở phần trên khi có một trong các điều kiện sau: 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến 20 năm 2.Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 3. Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm Xã Hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Không phù thuộc vào tuổi đời). 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề 2.2.1 Cơ sở thực tiễn: Thị xã Thái Bình không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh mà còn là nơi tập trung đông nhất các đối tượng hướng chính sách xã hội. Tính đến hết năm 2002 BHXHTXTB đã chi trả chế độ hưu trí hàng tháng cho 11.823 lao động với tổng số tiền là 58.387.326 đồng trong đó đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng là cán bộ công nhân viên chức là 10.818 người với tổng số tiền chi trả là: 49.418.800đồng và đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng là lao động trong lực lượng vũ trang quân đội nhân dân là 1.005 người với tổng số tiền là 8.972.526 đồng 27
  • 28. Với số tượng đã nghỉ hưu như vậy BHXHTXTB nói riêng và đảng uỷ UBND Thị xã Thái Bình nói chung đã luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần cho người hưởng lương hưu để người hưởng lương hưu trí hàng tháng có điều kiện phát huy những kinh nghiệm sống và sản xuất quý báu của mình tiếp tục phục vụ cho công cuộc xã hội mới. 2.2.2. Chủ trương, quan điểm của đảng và Nhà nước ta đối với các chế độ BHXH nói chung và với chế độ hưu trí hàng tháng nói riêng. Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách BHXH vì quyền lợi của người lao động, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH. - Nghị định 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH đối với công chức CNVC Nhà nước và mọi người lao động, lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. - Quy định 812/TTg ngày 12/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức LĐ dài hạn, trợ cấp thêm các cán bộ hưu trí cô đơn và cán bộ công nhân là quân nhân chuyên ngành về hưu. Quy định về hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo quy định số 115/QĐ-BHXH Việt Nam ngày 24/6/1996 của Tổng Giám đốc BHXHVN - Văn bản 169 quy định về thời gian công tác của BHXHVN 28
  • 29. - TT01/2001/TTLB- Bộ LĐTBXH- Bộ TC ngày 5/1/2001 của Bộ LĐTBXH- Bộ TC hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp BHXH theo nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ. - TT04/LB – TT ban hành 27/1/1997 về việc hướng dẫn điều chỉnh mức lương, và trợ cấp đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách BHXH năm 1997 - Nghị định 93/1998/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12 CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. - Quyết định 234/99/QĐ-TTg ngày 22/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ - TT số 26/2000/TTLB/BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/2000 hướng dẫn việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động làm việc trong các cơ sở công lập thuộc các ngành Giáo dục, y tế, văn hoá thể thao. - TT05/2000/TT,LT/BLĐTBXH-BTC-BQP ngày 18/2/2000 của Liên tịch Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện. - Công văn 843/LĐTBXH của Bộ LĐTBXH - TT01/LĐTBXH-TT ngày 30/1/1996 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện. 29
  • 30. - Quyết định 2092/1999 QĐ/BHXH ngày 23/11/1999 của Tổng giám đốc BHXHVN về việc thực hiện quy định quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. - Quyết định 2093/1999/QĐ-BHXH ngày 24/11/1999 của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quản lý chi BHXH thuộc hệ thống BHXHVN . II THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH. 1. Đặc điểm chung của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình. 1.1 Đặc điểm về tuổi đời và giới tính của người hưởng lương hưu hàng tháng. Theo số lượng thống kê trong năm 2002 BHXHTX đã chi trả cho 11.825 đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng chiếm hơn 8% dân số thị xã. Có thể có cái nhìn tổng quát về số người hưởng lương hưu hàng tháng qua bảng số liệu sau: Giới tính HC HQ Nam Nữ Nam Nữ Độ tuổi 45-50 0 11 0 4 51.55 40 56 27 59 56-60 415 560 68 78 61-65 1970 2.574 151 170 30
  • 31. 66-70 1065 1.286 80 79 71-75 857 857 82 75 76-80 450 486 35 42 80+ 84 116 26 29 4881 5937 469 536 HC: Người hưởng lương hưu hàng tháng là CBCNV HQ: Người hưởng lương hưu hàng tháng là quân nhân chuyên ngành. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Số người hưởng lương hưu hàng tháng có độ tuổi bình quân là 60-70 tuổi. Về giới tính số người hưởng lương hưu hàng tháng là nữ chiếm 55% (Đối với người hưởng lương hưu hàng tháng là CBCNV), 54% (đối với người hưởng lương hưu hàng tháng là CA – QĐND…) số người hưởng lương hưu là nam chỉ chiếm 46%. Tổng số người hưởng lương hưu hàng tháng. Về độ tuổi: Người già hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình có tuổi đời bình quân là 65 tuổi. Số người cán bộ hưu trí ở độ tuổi từ 61-65 tuổi là 4.865 người chiếm gần 45% tổng số cán bộ hưu trí. Điều này có thể thấy số người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã có độ tuổi thọ khá cao. 1.2. Đặc điểm về tâm lý của người hưởng lương hưu hàng tháng. -Người hưởng lương hưu hàng tháng thường có tâm lý ức chế, cảm thấy mình sống thừa từ khi nghỉ làm. -Người hưởng lương hưu hàng tháng đang sống cùng gia đình cảm thấy không thoải mái về mặt tinh thần. 31
  • 32. -Người hưởng lương hưu hàng tháng thường cảm thấy cô độc như đa phần những người cao tuổi cùng lứa vì không nhận được sự quan tâm từ phía người khác. -Người hưởng lương hưu thường cảm thấy bất mãn khi sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động làm nơi lỏng dần các mối quan hệ truyền thông giữa gia đình, họ hàng, làng xóm. -Người hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và người cao tuổi nói chung luôn mong muốn nhận đựơc sự quan tâm chăm sóc của mọi người. 1.3.Một số nguyện vọng của người hưởng lương hưu hàng tháng. Phần lớn người hưởng lương hưu hàng tháng đều có mong muốn được hỗ trợ, khi đau ốm, bệnh tật, mong muốn được săm sóc, quan tâm nhiều hơn về tinh thần. Ngoài ra người hưởng lương hưu hàng tháng còn có nhu cầu được giao tiếp, được tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây là những nhu cầu chính đáng của người hưởng lương hưu hàng tháng để giúp họ không có cảm giác hãng hụt mặc cảm cho rằng mình “vô tích sự”, là “người thừa” trong gia đình. Tạo điều kiện để cho họ phát huy kinh nghiệm sống quý báu của mình tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.Thực trạng thu nhập và đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình. 2.1.Thực trạng thu nhập từ lương hưu của người hưởng lương hưu hàng tháng. Thu nhập là yếu tố quan trọng cuộc sống của mỗi người. Đối với người hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và người cao tuổi nói chung thì thu nhập lại càng quan trọng vì đến giai đoạn này bệnh tật phát sinh, khả năng thích nghi, hấp thụ, dự trữ dinh dưỡng kém, sự tự vệ với các vi khuẩn gây bệnh bị giảm sút vì vậy người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ có nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt mà còn có nhu cầu cao trong việc chăm sóc sức khoẻ. Chế độ hưu trí của BHXH là một giải pháp hiệu quả cho thu nhập của người lao động khi mà họ không còn khả năng lao động. Qua số liệu 32
  • 33. thống kê lương hưu của người hưởng hưu trí hàng tháng ở Thị xã Thái Bình ta thấy: Đơn vị: Thu nhập : Đồng Thu nhập HC HQ < 300.000 4210 người 63 người 300.000 – 400.000 2860 người 177 người 400.000 – 500.000 2276 người 206 người 500.000 – 600.000 749 người 199 người 600.000 - 700.000 496 người 195 người > 700.000 227 người 165 người Người hưởng lương hưu hàng tháng dưới sự chi trả của phòng BHXH Thái Bình có thu nhập tư lương hưu trung bình là 500.000đ/người/ tháng. Số người hởng lương hưu hàng thnág là cán bộ CNVC có mức trợ cấp thấp hơn trung bình là 400.000đ/người/tháng. Còn số lao động thuộc lực lượng vũ trang thì có mức trợ cấp cao hơn trung bình là 700.000đ (người/tháng). Với số tiền hàng tháng nhận được đã phần nào giúp cho người hưởng lương hưu hàng tháng và gia đình họ khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống của mình. Nhưng mặc dù vậy người hưởng lương hưu hàng tháng vẫn luôn tìm mọi việc làm để tìm kiếm thêm thu nhập vì trong thực tế đời sống của người hưởng lương hưu còn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê bình quân thu nhập đầu người của thị xã Thái Bình là khoảng 400 USD / năm/ người nếu so với bình quân thu nhập thì số tiền lương hưu mà người hưởng lương hưu được hưởng là khá lớn nhưng ngược lại do mức sinh hoạt chung ở thị xã khá cao và chi phí cho các dịch vụ y tế, giải trí ngày càng tăng nên số tiền mà người hưởng lương hưu nhận 33
  • 34. được đa phần chỉ đủ để đáp ứng cho các chi phí sinh hoạt đo. Hơn nữa, có một bộ phận rất lớn người hưởng lương hưu do hoàn cảnh chung là đất nước có chiến tranh nên lạap gia đình muộn vì vậy mà mặc dù đã phải nghỉ hưu nhưng con cái lại chưa trưởng thành vì vậy mà họ lại phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để đáp ứng các nhu cầu sống của con cái họ. Vì những lý do trên mà người hưởng lương hưu mặc dù được nhận mức lương cao nhưng đời sống còn gặp nhiều khó khăn 2.2.Thực trạng thu nhập từ việc làm thêm của người hưởng hàng tháng. Theo thống kê sơ bộ có tới 80% cán bộ làm tổ trưởng, tổ phó, bí thư của các phường, xã là cán bộ hưu trí, con số đó đã chiếm tới hơn 200 cán bộ hưu trí mặc dù só tiền trợ cấp trả cho các cán bộ ở phường xã không nhiều nhưng cũng góp thêm một phần thu nhập cho người hưởng lương hưu hàng tháng. BÊN CẠNH ĐÓ, NHỮNG CÁN BỘ HƯU TRÍ Ở THỊ XÃ LÀ NHỮNG NGƯỜI NĂNG ĐỘNG, RẤT NHIỀU CÁN BỘ HƯU TRÍ MẶC DÙ ĐÃ VỀ HƯU THAM GIA VÀO VIỆC HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHO CÁC TỔ HỢP SẢN XUẤT, CÁC TRUNG TÂM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG. VỚI KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA HỌ ĐÃ GIÚP NHIỀU CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TỔ HỢP SẢN XUẤT ĐÓ VÀ TẠO THÊM THU NHẬP CHO BẢN THÂN HỌ. HƠN NỮA, CÁC CÁN BỘ HƯU TRÍ RẤT HĂNG HÁI THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH MÌNH VÌ THẾ MÀ TỔNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH LÊN ĐẾN HƠN 600.000Đ/NGƯỜI/THÁNG. CÁ BIỆT CÓ NHỮNG CÁN BỘ HƯU TRÍ CÓ THU NHẬP TỚI GẦN 2 TRIỆU ĐỒNG / NGƯỜI/THÁNG. NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH ĐẶC BIỆT THÀNH CÔNG TRONG VIỆC LÀM KINH TẾ TỪ CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG NHƯ ĐAN LÁT, MÂY TRE... BỞI HỌ CÓ RẤT NHIỀU KINH NGHIỆP VÌ VẬY MÀ ĐA PHẦN NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU Ở THỊ XÃ THAM GIA SẢN XUẤT, GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGHỀ TRUYỀN THỐNG. 2.3.Thực trạng đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng. *Về điều kiện nhà ở. 34
  • 35. Phần lớn người hưởng lương hưu hàng tháng đang sống cùng gia đình, có mọt phần nhỏ số người hưởng lương hưu hàng tháng sống riêng nhưng lại ở trong những toà nhà ở tạm. Điệu kiện sử dụng điện sinh hoạt, nước nhà….và đặc biệt là các tài sản có giá trị sinh hoạt văn hoá, đi lại và đời sống hàng ngày còn nhiều hạn chế. Việc sống cùng với gia đình trong khi các mối quan hệ huyết thống gia đình trong khi các mối quan hệ huyết thống gia đình ngày càng lỏng lẻo làm cho người người lương hưu cảm thấy hẫng hụt, mặc cảm. *Về tình trạng sức khoẻ. Người hưởng lương hưu hàng tháng thường bị các bệnh phổ biến như huyết áp, các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bệnh về tim mạch hơn nữa có đến 21% người hưởng lương hưu hàng tháng bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Vì vậy cần phải có công tác chăm sóc sức khoẻ thường xuyên cho người hưởng lương hưu hàng tháng. Đặc biệt là phải có chế độ chăm sóc điều trị bệnh tật kịp thời cho người hưởng lương hưu hàng tháng nhất là bệnh nghề nghiệp và bệnh mãn tính. Nhằm cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người hưởng lương hưu hàng tháng, cuỗi năm 2002 đã có một cuộc điều tra toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của người hưởng lương hưu hàng tháng, kết quả điều tra về sức khoẻ của người hưởng lương hưu cho thấy: Tình trạng sức khoẻ Tốt 9% Trung bình 62% Kém 29% Qua bảng số liệu trên có thể thấy tình trạng sức khẻo của người hưởng lương hưu không có gì đáng lo ngại, phần lớn người hưởng lương hưu có sức khoẻ trung bình. Nhưng không vì thế mà chúng ta không quan tâm đến đời sống, sức khoẻ của họ, chúng ta phải đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ để nâng % người hưởng lương có sức khoẻ tốt lên ngày càng cao và hạn chế tối đa số người có sức khoẻ yếu kém. 35
  • 36. *Về sinh hoạt văn hoá: Hiẹn nay, các hoạt động, các câu lạc bộ cho người hưu trí đang ngày càng được mở rộng. Ở thị xã có 13 Ban liên lạc hưu trí của 13 Phường xã, 13 câu lạc bộ hưu trí và 1 câu lạc bộ trung lão thành Cách mạng. Các câu lạc bộ này thường xuyên hoạt động hàng tháng, hàng quý, thu hút sự quan tâm của 70% lực lượng hưu trí. Nội dung của các buổi hoạt động câu lạc bộ này rất phong phú và đa dạng như nói chuyện thời sự, nói chuyện sức khoẻ, các bệnh tuổi già và các cách phòng chống. Các câu lạc bộ còn thường xuyên tổ chức rèn luyện thể thao, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông... để nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ giúp đội ngũ hưu trí: “ Sống vui, sống khoẻ, sống có ích”. Nhiều thành viên của câu lạc bộ hưu trí ở thị xã đạt được các giải thể thao của tỉnh, của thị. Nhiều phường, xã hàng năm đã xuất bản được những tập thơ: Phường Phường Quang trung đã cho ra được 3 tập thơ với hơn 600 bài ,Phường Phúc Khánh đã cho ra được 6 tapạ thơ “Hoa trái vườn nhà”, tổ chức thi cầu lông liên hoan văn nghệ được Sở văn hoá thông tin tặng bằng khen, phường Bồ Xuyên có các phong trào văn nghệ, hoạt động dưỡng sinh khá mạnh, đã có được 3 tập thơ “Đường xuân”, phường Kỳ Bá với câu lạc bộ dưỡng sinh hoạt động thường xuyên hiệu quả, đã cho ra được 4 tập thơ mang tên”Hương sen”, phường Đề Thám cũng ra được 2 tập thơ “Hoa hương sắc” các phường xã còn lại đều tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ đều đặn hàng tháng, hàng quý. Các ban liên lạc hưu trí còn tổ chức các hội hiếu, hội từ thiện, thăn hỏi giúp đỡ lẫn nhau lúc ốm đau hoạn nạ, thăm viếng lúc qua đời. Rất nhiều cán bộ hưu trí đã trở thành những tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Mặc dù số lượng cán bộ hưu trí tham gia hoạt động trong các câu lạc bộ rất đông nhưng chỉ có rất ít người tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội, thể thao. Vì vậy cần phải mở rộng xây dựng và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng, phù hợp với người hưởng lương hưu hàng tháng. 36
  • 37. 2.4. Một số tồn tại trong đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình. Đa phần người hưởng lương hưu hàng tháng mặc dù nhận được mức lương khá cao nhưng mức lương đó chưa đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình họ. Việc làm để kiếm thêm thu nhập của người hưởng lương hưu còn rất nhiều bất cập, chưa phù hợp, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ và tinh thần của người hưởng lương hưu. Tình trạng sức khoẻ của người hưởng lương hưu hàng tháng ngày càng có xu hướng đi xuống trong khi đó họ lại không nhận được sự quan tâm chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên của các dịchvụh y tế. Người hưởng lương hưu hàng tháng mặc dù tham gia vào các câu lạc bộ hưu trí khá đông (70% lực lượng cán bộ hưu trí ) nhưng chỉ có rất ít người tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hoá, thể dục, thể thao của địa phương và còn rất ít những chương trình văn hoá thể thao dành riêng cho các cán bộ hưu trí. Còn một bộ phận không nhỏ các cán bộ hưu trí phải sống trong điều kiện nhà ở tạm thời, thiếu các dịch vụ về điện, nước.. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VÀ THU NHẬP CHO NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH. Nhằm nâng cao đời sống và thu nhập cho các cán bộ hưu trí để người cán bộ hưu trí có thể “Sống vui, sống khoẻ, sống có ích” tôi xin đề xuất một vài giải pháp để hạn chế các tồn tại trên. 1. Đề xuất với BHXHTX Thái Bình. Tiếp túc tăng cường hiệu quả công tác chi trả lương hưu hàng tháng, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, đúng kỳ, đủ số và đến tận tay người hưởng lương hưu. Tăng cường hơn nữa đội ngũ cộng tác viên để có thể năm nhẵng đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người hưởng lương hưu hàng tháng. 37
  • 38. Kết hợp với các tổ chức xã hội, UBND thị xã, Đảng uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh để tổ chức các hoạt động chăm sóc y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể thao cho người hưởng lương hưu. Tăng cường công tác tiếp đón và giải quyết những tồn tại, vướng mắnghiên cứu của người hưởng lương hưu, đảm bảo quyền lợi cho người hưởng lương hưu. 2. Đề xuất với BHXH tỉnh Thái Bình. Thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn nữa với BHXH thị xã hỗ trợ các cán bộ thị xã kinh nghiệm, tài liệu về đời sống của người hưởng lương hưu. Giúp đỡ BHXH thị xã giảp đáp những vướng mắc, tồn đọng trong việc giải quyết chế dộ hưu trí cho người hưởng lương hưu hàng tháng. Tăng cường, kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ BHXH đặc biệt là công tác trả lương hưu hàng tháng, đảm bảo quyền lợi của người lao động. 3. đề xuất với UBND thị xã. - Mở rộng các chương trình có sự tham gia của các tổ chức xã hội trong toàn thị xã nhằm chăm sóc người hưởng lương hưu. - Hỗ trợ cho các chương trình tạo việc làm và thu nhập phù hợp với điều kiện sức khoẻ, năng lực hiện tại của người hưởng lương hưu hàng tháng để họ có điều kiện cống hiến các kinh nghiệm sống quý báu của mình trong công việc phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới. - Tạo điều kiện hỗ trợ người hưởng lương hưu về đất đai, tư liệu sản xuất để họ tự tạo việc làm cho bản thân và cho các lao động khác trong thị xã. - Xây dựng các trung tâm, các viện dưỡng lão để người hưởng lương hưu cô đơn không phải sống trong điều kiện thiếu thốn nhà ở và các tư liệu sinh hoạt khác. - Mở rộng mạng lưới y tế cho người hưởng lương hưu để họ có thể nhậ được sự quan tâm, hỗ trợ bằng y tế thường xuyên hơn. 38
  • 39. - Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao khuyến khích các cán bộ hưu trí tham gia. - Xây dựng các mô hình như mô hình “ông , bà, chau”, tổ chức các hoạt động có sự tham gia của nhiều người cao tuổi có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, tạo mối quan hệ bền chặt hơn trong gia đình và xã hội. - Xây dựng các hình thức tiết kiệm để tiết kiệm tiền cho khi về hưu cho người lao động4. Đề xuất với Đảng uỷ tỉnh Thái Bình. - Tăng cườgn chỉ đạo cho các chươgn trình chăm sóc sức khoẻ và đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng. - Tăng cường ngân sách cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người hưởng lương hưu hàng tháng. - Chỉ đạo liên kết giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng nhau chưm sóc và bảo vệ người hưởng lương hưu hàng tháng nói riêng và ngươì cao tuổi nói chung. 39
  • 40. KẾT LUẬN Chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người hưởng lương hưu hàng tháng là một trong những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Thời gian qua BHXH thị xã luôn luôn quan tâm đến đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng và người có công với cách mạng. Chính sự quan tâm hỗ trợ của Đảng uỷ, UBND tỉnh, UBND thị xã, BHXH thị xã Thái Bình và các tổ chức xã hội khác trong toàn tỉnh mà đời sống của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình đã có những bước chuyển biến đáng kể. Đây là một trong những việc làm góp phần quan trọng ổn định đời sống chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của địa phương. Nhằm nâng cao hơn nữa đời sống của các cán bộ hưu trí, trê đây em đã trình bày chuyên đề : Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình. - Thực trạng và giải pháp với mong muốn góp một phần công sức nhỏ của mình nâng cao đời sống của người hưởng lương hưu. Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ của BHXH thị xã Thái Bình nhưng do thời gian có hạn và kỹ năng còn nhiều hạn chế bản báo cáo còn nhiều thiếu xót em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện 40