SlideShare a Scribd company logo
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

                               CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
        Cùng với phát triển kinh tế của toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
phát triển, lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trên thế giới cũng phát triển và biến động
không ngừng. Học hỏi và phát triển cùng với thế giới, quá trình hoạt động trong lĩnh
vực Tài chính – Ngân hàng ở nước ta cũng không ngừng lớn mạnh và đa dạng về mọi
mặt kể cả số lượng, quy mô, chất lượng. Lĩnh vực kinh doanh này ngày càng phát triển
với lợi nhuận cao nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro cao; và ngân hàng trong quá trình
hoạt động đã gặp rất nhiều dạng rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản… Các ngân hàng ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực tín dụng là chính –
lĩnh vực này mang lại hơn 70% thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang
rủi ro cao nhất.
        Các ngân hàng ở nước ta trong quá trình hoạt động tín dụng đã tiến hành cho
vay đối với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng
không phải doanh nghiệp nào kinh doanh cũng có lãi, không phải doanh nghiệp nào sau
khi sử dụng vốn vay của ngân hàng đều có đủ khả năng để trả nợ, chính vì vậy không
ngân hàng nào không gặp phải tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Để giảm rủi ro tín
dụng xảy ra và để hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, trong quá trình hoạt động
mỗi ngân hàng đều tự xây dựng những biện pháp phòng tránh riêng. Nhưng vấn đề đặt
ra là không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có được những biện pháp phòng tránh rủi ro
tốt; việc xây dựng một quy trình tín dụng và xây dựng những biện pháp phòng tránh rủi
ro tín dụng cho ngân hàng nhất là đối với những ngân hàng mới ra đời và những ngân
hàng có quy mô nhỏ thì đó là một thách thức không nhỏ. Do đó sau khi tìm hiểu về hoạt
động của ngân hàng, câu hỏi đặt ra đối với em là: giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá
trình hoạt động thì ngân hàng cần những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nào?
        Với mục đích tìm hiểu về hoạt động của ngân hàng, em chọn Ngân hàng thương
mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên làm nơi thực tập và tìm hiểu. Và qua quá trình tiếp
xúc và tìm hiểu đó, em nhận thấy: tuy có quá trình hoạt động gần 20 năm và đã kịp
khẳng định vị trí của mình đối với các ngân hàng khác và đối với khách hàng nhưng với
quy mô nhỏ nên Ngân hàng Mỹ Xuyên hoạt động chủ yếu là huy động và cho vay, và
hoạt động cấp tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất và có rủi ro cao nhất
cho Ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Nhưng với quy mô còn hạn hẹp, Ngân hàng
Mỹ Xuyên còn có nhiều hạn chế trong hoạt động và một trong những hạn chế đó là
Ngân hàng chưa có những biện pháp để quản lý và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng
gây ra.
       Vì những lý do nêu trên nên em chọn đề tài “Một số biện pháp hạn chế rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” làm đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
       Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại giá trị cao cho ngân hàng nhưng cũng
là hoạt động cần thiết phải có những biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Một
nguyên nhân nào đó tác động đến khách hàng cũng có thể dẫn đến những rủi ro tín dụng
cho ngân hàng.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                          trang 1
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
         Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
         - Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
         - Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên.
         - Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ
Xuyên.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
        Vận dụng kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy được trong quá trình học
tập và nghiên cứu qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
       - Thu thập tài liệu và số liệu thực tế từ các báo cáo, các tài liệu của Ngân hàng
thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
         - Các tài liệu trên các phương tiện truyền thông như báo, internet…
       - Sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và dữ liệu
thu thập được.
       - Từ thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, tham khảo thêm sách,
báo, ý kiến của các chuyên gia để đánh giá và tìm những biện pháp hạn chế rủi ro cho
ngân hàng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
       Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng như của các ngân
hàng khác có rất nhiều dạng rủi ro, các loại rủi ro này có thể được chia thành: rủi ro hoạt
động, rủi ro môi trường, rủi ro tài chính… Nhưng do thời gian nghiên cứu và khả năng
tiếp nhận của bản thân có hạn nên trong nội dung bài nghiên cứu em không phân tích
được hết các vấn đề mà chỉ tập trung phân tích đến vấn đề rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trong 3 năm và nêu một số biện pháp nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới.
       Đề tài của luận văn tốt nghiệp em chọn tuy không mới trong lĩnh vực ngân hàng
nhưng lại không đúng với chuyên ngành em đã học nên bên cạnh việc tiến hành tìm
hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu tiên đối với em là phải có
những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng và một cơ sở lý thuyết vững chắc cho bài
nghiên cứu. Do đó, làm tiền đề vững chắc cho đề tài của em và cho những phần nghiên
cứu phía sau là phần cơ sở lý luận được trình bày ở chương 2.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                            trang 2
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
          CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    2.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
        Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng
số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng
dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng
có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại
trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có
một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ
cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại.
       Trong lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng, các nhà kinh tế học, các nhà
quản lý kinh tế đưa ra khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau:
         - Theo Smishkin: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay
tiền”.
       - Theo luật Ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ: “Ngân hàng thương mại là hội trách
nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ
hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”.
       - Theo luật Ngân hàng của Pháp năm 1942: “Ngân hàng thương mại là những xí
nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay
hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu tín dụng
hay nghiệp vụ tài chính”.
       - Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại
là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán”.
       - Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: “Ngân
hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
       - Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.
       Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
        Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính
trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy
động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân
nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 3
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
          Qua các khái niệm về ngân hàng thương mại trên ta có thể rút ra những nhận
xét:
          - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp.
          - Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh.
          - Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt.
          - Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng.
       2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
          Thông qua quá trình hoạt động, ngân hàng thương mại có các chức năng sau:
          - Chức năng trung gian tài chính.
          - Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.
          - Chức năng “tạo ra tiền”.
          - Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác.
       2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại
        - Nghiệp vụ huy động vốn: Đây là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và khởi đầu
cho các hoạt động của ngân hàng thương mại và thực hiện chức năng trung gian tài
chính. Với việc đáp ứng nhu cầu gửi tiền, quản lý, giữ tiền của khách hàng, ngân hàng
thương mại đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tập trung lại gồm các hình thức chủ
yếu: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
        - Nghiệp vụ tín dụng: Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính của ngân
hàng thương mại. Cơ cấu thu nhập do nghiệp vụ này mang lại luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: tín dụng ngắn hạn,
tín dụng trung và dài hạn.
          - Nhóm các nghiệp vụ khác.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
       2.2.1. Khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng
       Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với
sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng,
trước hết, xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong sản xuất kinh doanh hoặc
trong cuộc sống. Kế đến là có sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.
 Khái niệm
       Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định.
          Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau:
          - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
          - Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
          - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
          Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                           trang 4
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên



 Bản chất của tín dụng
        Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu
và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa người đi
vay và người cho vay. Do đó, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay như thế nào
thì quan hệ tín dụng như thế ấy. Chẳng hạn, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan
hệ giữa người cho vay và đi vay chỉ là quan hệ điều hòa việc sử dụng vốn theo một kế
hoạch do Nhà nước vạch sẵn thì quan hệ tín dụng ở đây chỉ là hình thức chứ không thực
sự thể hiện quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Ngược lại, trong nền kinh tế thị
trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ trao đổi và chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở
đây hình thành trên cơ sở có cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu được và chi
phí sử dụng vốn.
 Chức năng của tín dụng
        Tín dụng có hai chức năng: phân phối lại vốn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển.
 Vai trò của tín dụng
       Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng
thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
       Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các xí nghiệp. Việc phân phối
vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình
sản xuất được liên tục.
        Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích
thích tiết kiệm đồng thời là phương pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
         Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn
lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư
hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất xã hội.
        Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân
đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, vì vậy thông qua việc đầu tư
tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý;
mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc
đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
       Thứ hai: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
       Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử
dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp các cơ
quan Nhà nước và của cá nhân; trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
      Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành mũi nhọn.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 5
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
        Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hóa và là ngành chịu tác động nhiều
nhất của điều kiện, vì vậy trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát
triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều
kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.
       Bên cạnh đó, Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế
mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác
như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí.
        Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của
các xí nghiệp.
      Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức.
Nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả.
        Khi sử dụng vốn vay ngân hàng xí nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức
là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong
hợp đồng tín dụng. Bằng các tác động như vậy đòi hỏi xí nghiệp phải quan tâm đến việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn; tạo điều
kiện để nâng cao doanh lợi cho xí nghiệp.
       Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
       Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị
trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân
hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với
nhau.
        Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín
dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
   2.2.2. Phân loại tín dụng
       Tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín dụng
nhằm hiểu thêm sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể sử dụng
hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phân loại tín dụng phải căn cứ
vào những tiêu thức cụ thể và khi đề cập đến các loại tín dụng được phân loại là ám chỉ
tín dụng theo tiêu thức phân loại đó.
 Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể
  phân chia thành các loại sau:
        Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
        Cho vay tiêu dùng cá nhân.
        Cho vay bất động sản.
        Cho vay nông nghiệp.
        Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các
  loại như sau:




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 6
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
        Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của
         loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
        Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích
         của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố
         định.
        Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại
         cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể
  phân thành các loại như sau:
        Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
         cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
         hàng vay vốn để quyết định cho vay.
        Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
         vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
 Dựa vào phương thức cho vay – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các
  loại như sau:
        Cho vay theo món.
        Cho vay theo hạn mức tín dụng.
 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân
  thành các loại như sau:
        Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi
         đáo hạn.
        Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
        Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng
         tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
   2.2.3. Các nguyên tắc tín dụng
        Cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng
duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng
phải lành mạnh và có hiệu quả. Cụ thể, các tổ chức tài chính phải thực hiện tốt việc
kiểm tra khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập
trong quá trình kiểm tra, tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo việc cho vay chỉ tiến hành
trên cơ sở có bảo đảm theo quy định.
      Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng khi khách hàng đảm bảo được các
nguyên tắc sau:
        - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là
nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực
hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến và do vậy mới có
thể thu hồi được vốn để hoàn trả cho ngân hàng. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro
đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà
pháp luật cấm.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 7
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       - Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm
hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hạch toán
kinh doanh “lấy thu bù chi và có lãi”.
   2.2.4. Điều kiện tín dụng
        Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo 2
nguyên tắc trên, nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng
các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân
hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng đã thỏa mãn các điều kiện vay nhất định. Các
điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm:
       - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
       - Có mục đích vay vốn hợp pháp.
       - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
       - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.
      - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.3. DOANH SỐ CHO VAY
       Doanh số cho vay là phần phản ánh tất cả những khoản tiền cho vay phát sinh
của ngân hàng đã cho khách hàng vay trong năm.
2.4. DOANH SỐ THU NỢ
       Doanh số thu nợ phản ánh toàn bộ những khoản nợ mà ngân hàng thu về từ các
khoản cho vay trước đây.
2.5. DƯ NỢ
        Dư nợ phản ánh những khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay trong một khoản
thời gian nhất định nào đó và đây cũng chính là những khoản thu về trong tương lai của
ngân hàng khi các khoản cho vay đó đáo hạn.
2.6. CÁC NHÓM NỢ ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO QUY ĐỊNH
 Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ như sau:
        Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
         là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Bao gồm:
       - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
         - Các khoản nợ khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu
lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với
các khoản nợ ngắn hạn và được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng
thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
       Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 là 0%.
        Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có
         khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy
         giảm khả năng trả nợ. Bao gồm:



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 8
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
           - Các khoản nợ quá hạn 90 ngày.
        - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu
lại (Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ) là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời
hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
           Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 2 là 5%.
            Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
             giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các
             khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một
             phần nợ gốc và lãi. Bao gồm:
           - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
           - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại.
           Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 3 là 20%.
            Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là
             khả năng tổn thất cao. Bao gồm:
           - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
       - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại.
           Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 4 là 50%.
            Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
             đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm:
           - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
           - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
       - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn
đã được cơ cấu lại.
           Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 5 là 100%.
 Nợ quá hạn
           Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá
hạn.
       Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả
đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý
chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được
phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:
           - Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.
           - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
           - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 9
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
         - Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.
 Nợ xấu
        Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được
tái cơ cấu.
       Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu
hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được
Chính phủ xử lý rủi ro.
         Nợ xấu là những khoản nợ mang những đặc trưng:
       - Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cam kết này đã
hết hạn.
       - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
       - Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi
không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
         - Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
         Nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:
         - Nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn.
         - Nhóm Nợ nghi ngờ.
         - Nhóm Nợ có khả năng mất vốn.
2.7. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
   2.7.1. Khái niệm rủi ro
         Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều chứa đựng trong nó yếu tố rủi
ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng nhiều. Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh
tuy đối tượng kinh doanh đặc biệt hơn đó là tiền tệ nhưng cũng bị tác động bởi yếu tố
lợi nhuận cao, rủi ro cao trong nền kinh tế. Ngay từ khi ra đời thì rủi ro gắn liền với
ngân hàng nhưng do trước đây nền kinh tế chưa đòi hỏi nhiều dịch vụ như hiện nay, vì
thế rủi ro đơn giản và dễ nhận thấy. Ngày nay, những hoạt động kinh tế phức tạp và đa
dạng nên đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện các nghiệp vụ ngày càng lớn, phức tạp hơn
mới có thể phát triển được trong nền kinh tế sôi động đầy bắt trắc; do đó, rủi ro cho các
ngân hàng thương mại cũng tăng lên mà chúng ta khó lường trước được. Để hiểu được
rủi ro thì có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi người.
         Theo Frank Night nhà kinh tế học Mỹ: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”.
       Allan Willet cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến việc xuất hiện một số
biến cố không mong đợi”.
       Theo lý thuyết chứng khoán: “Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và
lợi nhuận dự tính mạng lại từ đầu tư”.
      Còn trong lĩnh vực ngân hàng thì: “Rủi ro là những biến cố không mong đợi,
những bất trắc xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản và thu nhập của ngân hàng”.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                             trang 10
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       Việc loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là điều không
thể thực hiện được, song chúng ta có thể lường trước được và giảm thiểu rủi ro đến mức
thấp nhất trong khả năng cho phép, nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được
thực hiện thuận lợi và mang lại lợi nhuận.



   2.7.2. Các loại rủi ro
        Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình cũng gặp rất nhiều rủi ro, từ
rủi ro môi trường đến rủi ro bên trong. Các loại rủi ro mà các ngân hàng thường gặp
nhất trong quá trình kinh doanh của mình gồm có:
 Rủi ro tín dụng
       Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng.
        Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ
mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao
thanh toán của ngân hàng.
        Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro
liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
 Rủi ro thanh khoản
       Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả,
không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp
ứng yêu cầu của hợp đồng thanh toán.
        Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là đảm bảo khả
năng thanh khoản đầy đủ. Điều này có nghĩa là, ngân hàng hoặc có sẵn lượng vốn khả
dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi
phí hợp lý và đúng lúc cần đến; hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức
giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.
 Rủi ro lãi suất
       Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm
giảm thu nhập của ngân hàng.
 Rủi ro tỷ giá hối đoái
        Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc
quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân
hàng.
   2.7.3. Ý nghĩa của việc đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
       Việc đo lường rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                           trang 11
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
        Như ta đã biết trong bất cứ việc kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận thường gắn
liền với rủi ro, lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao. Việc xác định và đo lường rủi ro
tùy thuộc vào tính chủ quan của các nhà quản trị.
         Trên cơ sở đo lường rủi ro, các ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược quản
lý tài sản. Việc đo lường giúp ngân hàng xác định được các hệ số rủi ro các loại tài sản
để khống chế và kiểm soát hoạt động đầu ra của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro.
        Tóm lại, nhận diện rủi ro là công việc cần thiết và chính yếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng phải chủ động nắm bắt và lường trước được rủi
ro thì mới đưa được những giải pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những thiệt
hại, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được lành mạnh và hiệu quả.
2.8. RỦI RO TÍN DỤNG
   2.8.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
 Nguyên nhân chủ quan
        Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng:
        Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ,
vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa
thu trả ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
       - Đối với khách hàng cá nhân:
       Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả được
nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi:
           + Thu nhập không ổn định.
           + Bị sa thải, thất nghiệp.
           + Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
           + Sử dụng vốn sai mục đích.
       - Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
       Các doanh nghiệp thường không trả nợ vay cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi
khi gặp phải các trường hợp sau:
           + Thị trường biến động, không ổn định.
           + Khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm do lỗ lã trong kinh doanh.
           + Sử dụng vốn sai mục đích.
           + Bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ.
           + Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
        Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng:
       Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng tạo ra có thể là:
       - Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các
khoản cho vay lành mạnh.
        - Ngân hàng vi phạm nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài
sản thế chấp, cầm cố, cho vay khống…



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 12
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       - Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực,
đưa ra những quyết định sai lầm trong cho vay.
       - Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh.



 Nguyên nhân khách quan
        Tình hình kinh tế trong nước
       Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm đối với những
biến động của nền kinh tế xã hội.
       Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ
và phá sản, từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được. Điều này làm cho
nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
        Trong giai đoạn kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn
đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng
tiền của mình sẽ bị mất giá khi gửi ở ngân hàng. Trong khi đó người đi vay thì lại muốn
gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này làm ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như khiến cho những khoản đầu tư
của ngân hàng không hiệu quả.
        Tình hình thế giới:
       Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế thế giới.
Hoạt động kinh tế của mỗi nước đều có tác động lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của
nền kinh tế thế giới.
        Chính vì vậy, khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự… xảy
ra ở bất kỳ một nước nào cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác và sẽ dẫn đến
biến động kinh tế, gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng.
      Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường hoạt
động như: bão, lụt, hạn hán, mất mùa, tình hình an ninh, chính trị trong nước và trong
khu vực không ổn định….
   2.8.2. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
 Đối với bản thân ngân hàng
        Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra có thể là những thiệt hại về vật
chất và uy tín của ngân hàng.
         Rủi to tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là
nguồn vốn huy động mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay
thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy,
rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán và dần làm cho
ngân hàng bị thua lỗ có nguy cơ phá sản.
 Đối với nền kinh tế xã hội
       Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì
vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó có khả năng



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 13
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi. Lúc đó
dân chúng sẽ đua nhau đến các ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có
thể đưa đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và rủi ro tín dụng như vậy đã tác động đến
toàn bộ nền kinh tế, do đó rủi ro tín dụng là vấn đề chính phủ phải quan tâm, đặc biệt là
ngân hàng trung ương phải khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác kiểm tra, thanh
tra, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng tài trợ cho các ngân hàng thương mại khi có các
biến cố rủi ro xảy ra.
       Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong điều
kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của quốc gia đều
phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư
giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn ảnh hưởng trực
tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ ở
Mêxicô (2001-2002).
      Từ những vấn đề trên cho thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà các
nước phải quan tâm.
   2.8.3. Những chỉ tiêu đánh giá – đo lường rủi ro tín dụng
 Tỷ lệ thu nợ
              Tỷ lệ thu nợ = (Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay) * 100%
        Tỷ lệ thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng,
nếu tỷ lệ thu nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và hoạt động cho vay của ngân
hàng càng có hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.
 Tỷ lệ nợ quá hạn
               Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) * 100%
        Thể hiện mối quan hệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, nếu nợ quá hạn chiếm tỷ
lệ càng cao trong tổng dư nợ thì rủi ro tín dụng càng lớn và cho thấy hoạt động của ngân
hàng ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng
thấp. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này không được vượt quá
5%.
 Hệ số rủi ro tín dụng
           Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có) * 100%
       Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh những khoản mục tín dụng trong tài sản có, hệ số
này càng lớn sẽ thể hiện lợi nhuận của ngân hàng càng cao, nhưng song song với lợi
nhuận cao bao nhiêu thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng tương ứng.
 Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
           Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong khoản từ 3% đến 5%.
       Chương 2 là cơ sở cho sự phân tích và nghiên cứu của đề tài, cụ thể là chương 4
và chương 5, nhưng trước khi đi vào 2 chương phân tích đó ta tiến hành tìm hiểu sơ
lược về Ngân hàng Mỹ Xuyên và tình hình kinh doanh của Ngân hàng qua chương 3.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                            trang 14
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên




        CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
                  CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN


3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN
    MỸ XUYÊN
   3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
       - Tên kinh doanh: Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên.
     - Tên tiếng Anh: MY XUYEN RURAL COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK.
       - Tên viết tắt là: Ngân hàng Mỹ Xuyên hoặc MXBANK.
       - Trụ sở đặt tại 248 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
        Tiền thân của Ngân hàng Mỹ Xuyên là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập
vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Ủy Ban Nhân Dân
thị xã Long Xuyên.
       Đến năm 1992, do nhu cầu phát triển kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động ngành
kinh doanh tiền tệ cả nước, pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức tài chính ra đời.
Trong bối cảnh đó, Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên có đủ điều kiện để chuyển thể và phát triển
thành Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với số vốn điều lệ là 303
triệu.
      Hiện nay vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng và trong bối cảnh
chuyển lên Ngân hàng đô thị, Ngân hàng có mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ
đồng vào cuối năm tài chính 2008, lên 2,500 tỷ đồng năm 2009 và lên 3,500 tỷ đồng
vào năm 2010.
       Ngân hàng hiện đang hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng với 2 lĩnh
vực chính là dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp.
       Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông
thôn, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp tỉnh An
Giang. Hiện nay Ngân hàng Mỹ Xuyên bao gồm 2 Chi nhánh và 10 phòng giao dịch;
trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt là phát triển ở
đồng bằng sông Cửu Long.
        Với tầm nhìn “Ngân hàng Mỹ Xuyên sẽ trở thành một trong những Ngân hàng
hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam”, Ngân hàng hoạt động với mục
tiêu và sứ mệnh: gia tăng giá trị cho cổ đông cho khách hàng, tăng cường hiệu quả và
tiện ích cho khách hàng và các đối tác với dịch vụ chuyên nghiệp năng động, phấn đấu




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                        trang 15
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
trở thành ngân hàng thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp –
nông thôn.




       Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Mỹ Xuyên có các sản phẩm chủ yếu sau:

           Cho vay ngắn hạn                           Cho vay trung hạn

   A. Cho vay trả nợ cuối kỳ:                 A. Cho vay trả nợ cuối kỳ:
- Cho vay nông nghiệp                      - Cho vay nông nghiệp
- Cho vay Quỹ MLF                          - Cho vay Quỹ RDF
- Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ      - Cho vay doanh nghiệp
- Cho vay thế chấp sổ tiền gửi             - Cho vay thế chấp sổ tiền gửi
- Cho vay doanh nghiệp
- Cho vay tổ chức tín dụng
- Cho vay khác

   B. Cho vay trả góp:                        B. Cho vay trả nợ phân kỳ:
- Cho vay góp chợ, phố                     - Cho vay nông nghiệp
- Cho vay góp kinh doanh nông thôn
- Cho vay góp sản xuất kinh doanh
- Cho vay góp sản xuất kinh doanh (tín
chấp)
- Cho vay góp mua xe

                                              C. Cho vay trả góp:
                                           - Cho vay góp mùa vụ
                                           - Cho vay góp kinh doanh nông thôn
                                           - Cho vay góp sản xuất kinh doanh
                                           - Cho vay góp Cán bộ công nhân viên
                                           - Cho vay góp doanh nghiệp
                                           - Cho vay góp mua xe




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                      trang 16
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên




   3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG


      BAN KIỂM SOÁT


           PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ


      HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


           CÁC ỦY BAN TRỰC THUỘC HĐQT



           BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


                A. KHỐI KINH DOANH                               CHI
                                                                 NHÁNH
                     A.1 Phòng khách hàng cá nhân
                     A.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp
                                                                 PHÒNG
                     A.3 Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế
                                                                 GIAO DỊCH
                     A.4 Phòng kinh doanh nguồn vốn
                                                                 TỔ TÍN
                B. KHỐI GIÁM SÁT – QUẢN LÝ                       DỤNG

                     B.1 Phòng quản lý rủi ro
                     B.2 Phòng pháp chế

                C. KHỐI HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ

                     C.1 Phòng kế toán tài chính
                     C.2 Trung tâm cuộc gọi
                     C.3 Trung tâm thanh toán
                     C.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ


                D. KHỐI TỔ CHỨC, CÔNG NGHỆ VÀ
                CHIẾN LƯỢC

                     D.1 Phòng nhân sự và đào tạo
                     D.2 Phòng công nghệ thông tin
                     D.3 Phòng kế hoạch và nghiên cứu tổng hợp




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                    trang 17
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên


                                       ( Nguồn: Phòng kế hoạch Ngân hàng Mỹ Xuyên)
         Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
       Đứng đầu bộ máy điều hành là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là
các Phó Tổng giám đốc và các Giám đốc khối, Giám đốc các đơn vị trực thuộc.
       Đứng đầu các khối là Giám đốc khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối,
giúp việc cho Giám đốc khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có thể có Phó
giám đốc và các Trưởng phòng trực thuộc.
       Đứng đầu các phòng là các Trưởng phòng chịu sự quản lý của Giám đốc khối
hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối. Giúp việc cho Trưởng phòng có thể có Phó
phòng và Trưởng các bộ phận.
       Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
A. KHỐI KINH DOANH
       A1. Phòng khách hàng Cá nhân
       - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện.
       - Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức bán và quảng bá những dịch
vụ sản phẩm Ngân hàng cá nhân.
        - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nhằm đảm
bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như hoạt động triển khai kinh doanh, bao gồm:
tiền gửi thanh toán, tiết kiệm; cho vay; bảo lãnh; chuyển tiền trong nước....
       A2. Phòng khách hàng Doanh nghiệp
       - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện.
      - Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, bán và quảng bá những dịch vụ sản
phẩm Ngân hàng doanh nghiệp.
        - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp khách hàng, bao gồm: tiền gửi thanh
toán; cho vay; các sản phẩm thu phí....
       A3. Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế
       - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện.
       - Nghiên cứu phát triển các sản phẩm: thu đổi ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu...
bán và quảng bá những dịch vụ sản phẩm thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
      - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trong thanh toán quốc tế nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất.
       A4. Phòng kinh doanh nguồn vốn




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 18
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
      - Đảm bảo quản lý và khai thác nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn liên ngân
hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
       - Đảm bảo nguồn vốn ngân hàng được đầu tư (ngắn hạn, dài hạn) an toàn, hiệu
quả.
B. KHỐI GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ
       B1. Phòng quản lý rủi ro
       - Quản lý và kiểm soát mọi mảng rủi ro liên quan đến hoạt động rủi ro của ngân
hàng: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái....
       - Phát triển chính sách quản lý rủi ro toàn diện bao trùm mọi lĩnh vực rủi ro của
ngân hàng.
       - Phát triển những quy trình tiêu chuẩn và toàn diện để xác định, định giá, đo
lường và giám sát rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng....
       B2. Phòng pháp chế
       - Tư vấn về luật cho các qui chế, qui định, các hợp đồng kinh tế....
        - Đại diện pháp lý của ngân hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp,
kiện tụng...
C. KHỐI HỖ TRỢ TỔNG HỢP
       C1. Phòng kế toán tài chính
       - Phê duyệt kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc.
       - Tổng hợp số liệu của các phòng ban riêng lẻ, và của toàn bộ ngân hàng để lập
bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm.
       - Báo cáo thống kê, phân tích số liệu tham mưu cho Ban tổng giám đốc về các
vấn đề tín dụng, lãi suất …
        - Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thường xuyên các tài
khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu
nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng....
       C2. Trung tâm cuộc gọi
       - Sao lưu tài liệu.
       - Giải đáp hỗ trợ Chi nhánh. Giải đáp thông tin sản phẩm....
       C3. Trung tâm thanh toán: Thanh toán chuyển tiền đi đến trong nước.
       C4. Hỗ trợ nghiệp vụ
       - Tín dụng:
           + Quản lý các khoản vay.
           + Quản lý nợ.
       - Trung tâm tiền mặt:
           + Kiểm soát trạng thái tiền mặt của Chi nhánh trong khu vực.
           + Kiểm soát và quản lý tiền nộp hoặc nhận về từ Ngân hàng Nhà nước.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 19
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
           + Hủy bỏ các loại tiền cũ không lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
           + Lên báo cáo về tiền mặt theo yêu cầu.
D. KHỐI TỔ CHỨC – CÔNG NGHỆ & CHIẾN LƯỢC
        D1. Phòng tổ chức hành chánh, nhân sự và đào tạo
        - Thực hiện các việc liên quan đến phương tiện vận chuyển, dịch vụ mua ngoài:
trang thiết bị, dụng cụ, văn phòng phẩm… và công việc văn thư.
        - Lập kế hoạch, phân công, lên lịch tuyển dụng hằng năm.
        - Tổ chức đào tạo nhân viên cũ, tập huấn nhân viên mới. Luân chuyển nhân sự.
        - Xây dựng quy trình chấm công, chế độ khen thưởng.
        D2. Phòng công nghệ thông tin
        - Lên kế hoạch cho những nhu cầu phát triển công nghệ trong tương lai.
        - Vận hành hệ thống máy tính.
       - An ninh Dữ liệu – bảo đảm an toàn cho dữ liệu máy tính, truy cập vào hệ thống
máy tính, mật khẩu…
        D3. Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp
        - Phụ trách quan hệ đối ngoại của Ngân hàng.
        - Xây dựng kế hoạch tổng hợp Ngân hàng.
        - Tổng hợp các báo cáo nội bộ và báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
        - Xây dựng kế hoạch phát triển các Chi nhánh, phòng giao dịch.
        - Quản trị thương hiệu cho Ngân hàng.
   3.1.3 Chức năng và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
 Chức năng:
        - Huy động vốn:
           + Khai thác các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư
trong tỉnh An Giang qua các loại hình tiền gửi như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn…
         + Tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nông nghiệp từ Ngân hàng
Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tín dụng tiền tệ trong và ngoài
nước.
        - Cho vay:
          + Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
           + Cho vay trả góp kinh doanh, tiêu dùng.
        - Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác:
           + Dịch vụ chuyển tiền nhanh.
           + Chi trả kiều hối.


SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                           trang 20
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
           + Bảo lãnh thanh toán.
 Phạm vi hoạt động
       Ngân hàng Mỹ Xuyên cho vay vốn đối với tất cả các thành phần kinh tế trong
địa bàn tỉnh An Giang và đang mở rộng ra các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
       Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp theo tiềm năng và
quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng, cũng như không
ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất.
       Hướng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng xuống các địa bàn
nông thôn nhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân có thể dễ dàng liên hệ vay vốn của
Ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho sản xuất nông nghiệp và các ngành
nghề truyền thống tại các địa phương.
   3.1.4. Vai trò của ngân hàng Mỹ Xuyên
        Ngân hàng ra đời không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho nhân dân đẩy mạnh sản
xuất, đảm bảo canh tác kịp thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn hỗ
trợ vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các tổ
chức kinh doanh vừa và nhỏ cũng đang trong tình trạng thiếu vốn không đủ điều kiện
cạnh tranh và chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Do vậy, giải ngân cho các
thành phần kinh tế này cũng là mục tiêu quan trọng của ngân hàng nhằm góp phần đẩy
mạnh lưu thông hàng hóa của tỉnh.
        Sự có mặt của Ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền
kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần cải thiện đời
sống người dân, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng
nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở độ tuổi lao động.
3.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM
   3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
                     Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
                                              Mỹ Xuyên
                                                                    Đơn vị tính: Triệu đồng
                                                    Chênh lệch               Chênh lệch
                    Năm     Năm       Năm
    Chỉ tiêu                                         2006/2005                2007/2006
                    2005    2006      2007
                                                 Số tiền       %        Số tiền         %
 Tổng Doanh
                   29,815   48,688   149,132     18,873     63.30       100,444     206.30
 thu
 Tổng Chi phí      21,935   34,412   79,053      12,477     56.88       44,641      129.73
 Lợi     nhuận
                   7,880    14,276   70,079      6,396      81.17       55,803      390.89
 trước thuế
 Lợi nhuận sau
                   5,748    10,343   50,654      4,595      79.94       40,311      389.74
 thuế

                 (Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh của Ngân hàng Mỹ Xuyên)




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                              trang 21
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       Qua bảng 1 và hình 2 ta thấy, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào
định hướng phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
        Năm 2005, tổng doanh thu của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 29,815 triệu đồng, tổng
chi phí là 21,935 triệu đồng, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng sau khi trừ thuế là 5,748
triệu đồng.
        Năm 2006, doanh thu của ngân hàng tăng 18,873 triệu đồng, tức tăng 63.3% so
với năm 2005, trong khi chi phí chỉ tăng lên 56.88%, tuy doanh thu và chi phí đều tăng
nhưng cũng đã góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao (lợi nhuận sau thuế
tăng thêm 4,595 triệu đồng tức tăng 79.94%).
                Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng


                150,000

                100,000
   triệu đồng
                 50,000

                       0
                            Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


      Tổng doanh thu       Tổng chi phí   Lợi nhuận trước thuế    Lợi nhuận sau thuế

        Đến năm 2007, doanh thu đã tăng lên vượt bậc từ 48,688 triệu đồng lên đến
149,132 triệu đồng (tăng 206.3% so với năm 2006), chi phí tăng 129.73% dẫn đến việc
lợi nhuận sau thuế tăng 389.74% từ 10,343 triệu đồng tăng lên 50,654 triệu đồng, kết
quả kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng Mỹ Xuyên như vậy là rất khả quan và tăng rất
cao so với các năm trước. Nguyên nhân của việc đạt được kết quả kinh doanh tăng vượt
bậc như vậy là do năm 2007 Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển hơn
nhiều so với những năm trước cả về số lượng khách hàng lẫn chất lượng sản phẩm dịch
vụ, với chiến lược và định hướng phân khúc thị trường phù hợp, ưu tiên cho mục tiêu
tăng trưởng cao và bền vững, kiểm soát rủi ro hiệu quả; kết thúc năm tài chính 2007
Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những kết quả nổi bật.
        Hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên đạt được lợi nhuận ngày càng cao, có
được điều này là do: doanh thu của Ngân hàng luôn tăng trưởng hàng năm trong khi tốc
độ tăng của doanh thu luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí; nền kinh tế của
cả nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh An Giang nói riêng đang ngày càng phát triển
hơn với những thành tựu đạt được rất khả quan, đời sống của người dân cũng theo đó
ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về vốn ngày càng lớn trên thị trường kinh tế và
lượng tiền nhàn rỗi ngày càng nhiều trong xã hội đã đóng góp một phần quan trọng cho
sự phát triển và hiệu quả kinh doanh cao của Ngân hàng; bên cạnh những nguyên nhân
đó là sự nổ lực phấn đấu của cả tập thể ngân hàng, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát
của Ban giám đốc, cũng như của Hội đồng quản trị trong hoạt động kinh doanh, mở
rộng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 22
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
        Để đánh giá về kết quả kinh doanh của Ngân hàng, bên cạnh việc xem xét tốc độ
tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến 1 chỉ tiêu khác đó
là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng vì chỉ số này cho chúng ta biết được
trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì Ngân hàng có được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.




                    Bảng 2:Phân tích doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng.
                                                               Đơn vị tính: Triệu đồng
                     Chỉ tiêu           Năm 2005    Năm 2006     Năm 2007
            Lợi nhuận sau thuế            5,748      10,343        50,654
            Doanh thu thuần              29,815      48,688       149,132
            Lợi nhuận / Doanh thu (%)     19.28       21.24         33.97

             (Nguồn: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh của Ngân hàng Mỹ Xuyên)
       Vì doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng tăng hàng năm nên tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu cũng có xu hướng tăng hàng năm. Nhìn vảo bảng 2 ta thấy cụ thể như
sau:
       Năm 2005 tỷ suất này là 19.28% (tức là trong 100 đồng doanh thu thu về Ngân
hàng có được 19.28 đồng lợi nhuận sau thuế) thì đến năm 2006 con số này tăng lên
thành 21.24% tức tăng 1.96% (tức là vào năm 2006 trong 100 đồng doanh thu thì lợi
nhuận sau thuế là 21.24 đồng), con số này tăng tuy không cao nhưng cũng đã phần nào
cho thấy được sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh của Ngân hàng.
        Sang năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đến 33.97%, tức
tăng hơn 10% so với năm 2006, có nghĩa là lợi nhuận có được sau thuế trong 100 đồng
doanh thu thu về của Ngân hàng tăng lên hơn 10 đồng so với năm 2006; điều này chứng
tỏ tình hình hoạt động của Ngân hàng đã có bước phát triển cao trong năm 2007.
Nguyên nhân của sự tăng lên vượt bậc này là do tốc độ tăng lợi nhuận quá nhanh so với
tốc độ tăng của doanh thu, làm cho tỷ suất này tăng lên.
   3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi
        - Ngân hàng được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của các cơ quan đoàn thể
trong tỉnh, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng và điều đó
đã góp phần tạo nên những kết quả khả quan trong hoạt động của Ngân hàng.
       - Sự phát triển rất khả quan của nền kinh tế trong nước nói chung và trong tỉnh
An Giang nói riêng đã tạo nên những thành phần kinh tế đa dạng, những nhu cầu mở
rộng và phát triển của các doanh nghiệp, những nhu cầu kinh doanh, làm ăn của người
dân, bên cạnh đó đời sống của người dân trong tỉnh cũng ngày càng được nâng cao,
dòng tiền nhàn rỗi trong xã hội ngày càng nhiều; chính việc dồi dào về cung và cầu tiền
trong xã hội đã góp phần tạo nên sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và Ngân
hàng Mỹ Xuyên nói riêng.



SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                        trang 23
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       - Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng được mở rộng, sản
xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi trong những năm vừa qua như:
trúng mùa, được giá, giá cả các mặt hàng nông sản đều ở mức cao có lợi cho người
nông dân mà đây chính là thị trường chính và đầy tiềm năng của Ngân hàng.
        - Sau gần 20 năm hoạt động với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm,
Ngân hàng đã tạo được cho mình một lượng tương đối ổn định những khách hàng trung
thành; bên cạnh đó Ngân hàng còn được khách hàng công nhận là có những thủ tục
nhanh gọn hợp lý, điều này cũng tạo cho Ngân hàng khả năng duy trì khách hàng cũ và
lôi kéo những khách hàng mới.
        - Đời sống cán bộ, công nhân viên đã được tăng lên một bước đáng kể, các mặt
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, …có nhiều tiến bộ rõ rệt, an ninh chính trị, trật
tự xã hội được giữ vững.
 Khó khăn
         - Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng còn bị hạn chế.
         - Một số loại hình dịch vụ chưa thu hút khách hàng như dịch vụ chuyển tiền
nhanh.
        - Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng
địa bàn tỉnh An Giang (hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có 5 chi nhánh ngân hàng
nhà nước và 11 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động) nhất là vào
giai đoạn cạnh tranh với nhau trong việc tăng lãi suất huy động.
      - Ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển lên ngân hàng đô thị nên còn nhiều
mới mẻ trong cơ cấu, trong hoạt động… và còn nhiều điều cần khắc phục.
       - Đội ngũ cán bộ khá đông và Ngân hàng đang trong quá trình tuyển dụng thêm
nhiều nhân sự trong khi đó lực lượng lao động có trình độ chuyên môn phù hợp của tỉnh
chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
       - Do tỉnh An Giang là một tỉnh đầu nguồn nên mỗi khi lũ về, tỉnh ta luôn phải
gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp, làm ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân và gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu
nợ vì đây là ngành được Ngân hàng cho vay nhiều. Mặt khác, sự biến động về giá cả
của xăng dầu, thép và nhiều mặt hàng khác; sự tái phát và lây lan của dịch cúm gia cầm;
sự biến động của thị trường xuất khẩu nông sản cũng làm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập
và khả năng trả nợ của người dân.
3.3. NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN TRONG BỐI CẢNH TIẾN LÊN NGÂN HÀNG
ĐÔ THỊ
       Có thể nói, năm 2007 là năm bản lề, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Ngân
hàng Mỹ Xuyên. Mặc dù là một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với nhiều
hạn chế về phạm vi hoạt động, loại hình sản phẩm dịch vụ, đồng thời nằm trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn hoạt động của tỉnh An Giang, tuy nhiên với chiến
lược và định hướng phân khúc thị trường phù hợp cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những thành quả hết sức tự hào.
        Kết thúc năm tài chính, vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt 500 tỷ
đồng (tăng gấp 7 lần so với năm 2006), mạng lưới hoạt động phủ kín toàn tỉnh An
Giang với 2 chi nhánh và 10 phòng giao dịch, dư nợ cho vay đạt 1.265 tỷ đồng (tăng
220%), và lợi nhuận trước thuế đạt 70,1 tỷ đồng (tăng 391%). Không chỉ đạt tốc độ tăng


SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                            trang 24
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
trưởng cao, Mỹ Xuyên cũng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, kết quả là tỷ lệ nợ
xấu chỉ chiếm 0.08% trên tổng dư nợ cho vay, thấp hơn rất nhiều so với quy định của
Ngân hàng nhà nước.
       Cũng trong năm 2007, một dấu mốc quan trọng của Ngân hàng là đã được Ngân
hàng nhà nước chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân
hàng thương mại cổ phần đô thị. Đây chính là tiền đề quan trọng để Ngân hàng Mỹ
Xuyên chuyển mình trong giai đoạn mới.
        Hiện nay, Ngân hàng đang tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất; nâng cao năng
lực quản trị, điều hành; trang bị hệ thống công nghệ hiện đại và lựa chọn đối tác chiến
lược để củng cố tiềm lực tài chính nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển trong thời
gian tới.
       Trước mắt, trong năm 2008, Mỹ Xuyên sẽ tăng vốn điều lệ lên ít nhất là 1.000 tỷ
đồng; mở rộng mạng lưới hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh
miền Trung, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đa dạng hóa danh mục đầu tư; đa dạng
hóa loại hình sản phẩm, dịch vụ theo mô hình của một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
        Có thể khẳng định, Ngân hàng Mỹ Xuyên đang xây dựng một nền tảng vững
chắc để bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn hội nhập và phát triển.
 KẾT LUẬN
       Qua những phần giới thiệu về Ngân hàng Mỹ Xuyên như trên có thể thấy, Ngân
hàng tuy không phải là một ngân hàng lớn nhưng đã và đang từng bước phát triển hơn
về quy mô cũng như là về chất lượng thông qua việc:
       - Kinh doanh ngày càng hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận thuần năm sau luôn
cao hơn năm trước, đặc biệt là vào năm 2007 vừa qua với các chỉ tiêu kinh doanh đạt
được vượt bậc.
        - Bên cạnh đó là việc Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng
khắp địa bàn tỉnh An Giang và trong thời gian tới với định hướng mở rộng địa bàn ra
các tỉnh khác khi đã trở thành Ngân hàng đô thị.
       Có thể thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên đang từng bước thực hiện cuộc chuyển mình
quy mô trong thời gian tới và đang từng bước xây dựng cho mình một nền tảng vững
chắc đủ sức cạnh tranh với nhiều ngân hàng lớn mạnh khác.
        Nhưng như đã nói ở phần mở đầu, bất kỳ một hoạt động nào của ngân hàng cũng
gặp phải rủi ro và đối với Ngân hàng Mỹ Xuyên thì rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng gặp
phải chính là rủi ro về tín dụng. Và chương tiếp theo đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về
thực trạng rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải là như thế nào.




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                         trang 25
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên




         CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
                      NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN


4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN
        Do ngân hàng là kênh đáp ứng nhu cầu vốn chủ yếu cho nền kinh tế, có tác động
tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh ở điạ phương, nên tốc độ phát triển tín dụng
của ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, ngược lại sự
phát triển của nền kinh tế sẽ có tác động thúc đẩy nhu cầu vốn tăng cao tạo thuận lợi
cho ngân hàng tăng trưởng mạnh hoạt động cung ứng vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
này.
   4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn
        Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, nhu cầu vốn cho sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh hiện nay rất lớn thế nhưng nguồn vốn tự có của Ngân hàng Mỹ
Xuyên còn rất hạn chế vì vậy việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và
các tổ chức kinh tế khác là rất quan trọng. Ngân hàng Mỹ Xuyên từ khi thành lập đến
nay bên cạnh nguồn vốn tự có thì nguồn vốn huy động từ lượng tiền nhàn rỗi trong dân
cư và các tổ chức kinh tế là nguồn vốn chủ yếu. Do đó Ngân hàng đã và đang tích cực
thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín
dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động
vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:
       Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng
trưởng cao qua từng năm. Cụ thể:
       - Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 108,282 triệu đồng, đến
năm 2006 tổng nguồn vốn này tăng lên 234,327 triệu đồng tức tăng 126,045 triệu đồng
so với năm 2005 với tốc độ tăng là 116.4%. Trong đó huy động từ tiền gửi không kỳ
hạn tăng 8,260 triệu đồng (111.41%), huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng
107,538 triệu đồng và số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiện có kỳ hạn trên 12 tháng tăng
10,247 triệu đồng; và trong số các loại tiền gửi này thì tiền gửi của các tổ chức tín dụng
có thời hạn dưới 12 tháng tăng cao nhất – tăng 60,100 triệu đồng từ 4,300 triệu đồng
năm 2005 lên đến 64,400 triệu đồng năm 2006 với tốc độ rất cao 1397.67%.
       - Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng tiếp tục được tăng
cao tăng lên 306.9% từ 234,327 triệu đồng lên đến 953,474 triệu đồng, tăng thêm
719,147 triệu đồng; trong đó tốc độ tăng của các loại tiền gửi lần lượt là: tiền gửi không
kỳ hạn tăng thêm 13,574 triệu đồng với tốc độ là 86.6%, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
dưới 12 tháng tăng thêm 622,077 triệu đồng với tốc độ tăng là 367.88% và tốc độ tăng


SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                           trang 26
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
 tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
 của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là 168.19% tăng thêm 83,344 triệu đồng.
 Và trong năm này loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng vẫn là loại tiền
 huy động được tăng thêm nhiều nhất, tăng thêm 499,800 triệu đồng; tuy nhiên loại tiền
 gửi có tốc độ tăng cao nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng với
 tốc độc tăng là 15881.14%.



            Bảng 3: Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong
                                          3 năm
                                                                             Đơn vị tính: Triệu đồng
                                                            Chênh lệch             Chênh lệch
                           Năm       Năm         Năm
Chỉ tiêu                                                    2006/2005              2007/2006
                           2005      2006        2007
                                                            Số tiền      %         Số tiền   %
Tiền gửi không kỳ hạn       7,414     15,674      29,248      8,260      111.41     13,574       86.60
Tiền gửi thanh toán         4,158     9,791       22,425      5,633      135.47     12,634       129.04
Tiền gửi tiết kiệm          3,113     5,399        6,263      2,286       74.43      864         16.00
Tiền gửi của tổ chức tín
                             143       484         560         341       238.46      76          15.70
dụng khác
Tiền gửi có kỳ hạn         100,868   218,653      924,074    117,785     116.77    705,421       322.62
1. Tiền gửi có kỳ hạn
                            61,561   169,099      791,176    107,538     174.69    622,077       367.88
dưới 12 tháng
Dưới 12 tháng của
                              0        440        70,317       440                  69,877      15881.14
khách hàng
Dưới 12 tháng               57,261   104,259      156,659     46,998      82.08     52,400       50.26
Dưới 12 tháng của tổ
                            4,300     64,400      564,200     60,100     1397.67   499,800       776.09
chức tín dụng khác
2. Tiền gửi có kỳ hạn
                            39,307    49,554      132,898     10,247      26.07     83,344       168.19
trên 12 tháng
Trên 12 tháng của
                              0       2,000        2,000      2,000                   0            0
khách hàng
Trên 12 tháng               39,307    47,554      70,898      8,247       20.98     23,344       49.09
Trên 12 tháng của các
                              0         0         60,000        0                   60,000
tổ chức tín dụng khác
Ký quỹ bảo lãnh                                     152         0                    152
Tổng                       108,282   234,327      953,474    126,045     116.40    719,147       306.90

                                               (Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên )
                      Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn trong 3 năm




 SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                                          trang 27
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên


                  1000000
                    800000
                    600000
    triệu đồng
                    400000
                    200000
                         0
                             Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


                                  Tổng vốn huy động

                  Bảng 4: Phân tích cơ cấu tình hình huy động vốn của Ngân hàng
                                                                 Đơn vị tính: Triệu đồng
                                                            Cơ cấu từng loại hình huy động
                              Năm       Năm                              (%)
         Chỉ tiêu                                Năm 2007
                              2005      2006
                                                             2005       2006        2007
Tiền gửi không kỳ hạn         7,414     15,674    29,248      6.85       6.69        3.07
Tiền gửi có kỳ hạn           100,868   218,653   924,074     93.15      93.31       96.92
Ký quỹ bảo lãnh                                    152                              0.01
Tổng                         108,282   234,327   953,474      100        100        100

                                       (Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)
       Bảng 4 cho thấy cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm qua, nhìn
chung ta thấy ngân hàng huy động từ tiền gửi có kỳ hạn nhiều hơn từ tiền gửi không có
kỳ hạn rất nhiều lần, cụ thể:
        - Vào năm 2005, cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng như sau: huy động từ tiền
gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 6.85% tổng nguồn vốn huy động được trong năm, còn lại là
tiền gửi có kỳ hạn.
       - Năm 2006, số tiền Ngân hàng huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục
chiếm tỷ trọng cao (93.31%), cao hơn tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi
không kỳ hạn rất nhiều.
        - Năm 2007 cơ cấu này vẫn không thay đổi tuy tỷ trọng có sự tăng giảm; tiền gửi
không kỳ hạn giảm xuống còn 3.07%, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 96.92% ngoài ra còn
có sự góp mặt của nguồn vốn huy động từ loại hình ký quỹ bảo lãnh tuy không đáng kể
chỉ chiếm có 0.01% tổng nguồn vốn huy động trong năm.
       Như vậy từ năm 2005 đến 2007, qua số liệu từ thực tế ta thấy được rằng khả
năng huy động của Ngân hàng qua từng năm đã đạt hiệu quả cao cho thấy uy tín của
Ngân hàng Mỹ Xuyên đã tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng, tạo nên cơ sở vững chắc
cho việc huy động vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có được
kết quả này là do một số nguyên nhân sau:




SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                             trang 28
Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng  GVHD: TS. BÙI THANH QUANG
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên
       - Những năm gần đây, Ngân hàng đã và đang ngày càng mở rộng mạng lưới
hoạt động, mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch, nâng cấp các điểm giao dịch
khang trang hơn, có thái độ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp vừa để tiếp thị cho
Ngân hàng vừa để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
       - Ngân hàng đã thực hiện việc quảng bá và tiếp thị rộng rãi hình ảnh của mình
trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các chính sách đối với khách
hàng là các tổ chức kinh tế nhằm duy trì được khách hàng là các tổ chức kinh tế có
lượng tiền gửi cao và ổn định.
      - Thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm bằng uy tín và sự chuyên nghiệp
của Ngân hàng và thực hiện đồng thời với lãi suất ưu đãi.
   4.1.2 Phân tích tình hình cho vay
        Như ta đã biết Ngân hàng “đi vay để cho vay”, từ những nguồn vốn huy động
được Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nó như thế nào để vừa đảm bảo đem lại lợi
nhuận cho Ngân hàng giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả vừa hỗ trợ đắc lực cho việc
phát triển của các thành phần kinh tế.
       Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì nghiệp vụ tín dụng giữ vai trò chủ yếu và
đối với Ngân hàng Mỹ Xuyên thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận
chủ yếu và cao nhất cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Mỹ Xuyên cần phải áp dụng
các hình thức nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô nhằm hướng đến mục tiêu
là đảm bảo cho vay thu hồi được nợ và có lãi.
       Tình hình cho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3 năm 2005, 2006, 2007 như
sau:
       Nhìn vào 2 bảng 5 và 6 ta thấy, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng luôn luôn
tăng qua từng năm nhưng tăng mạnh nhất là vào năm 2007. Cụ thể:
       - Năm 2005 tổng doanh số cho vay là 295,935 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn
hạn là 191,110 triệu đồng chiếm 64.58% tổng doanh số cho vay, và cho vay trung hạn
chiếm 35.42% tức 104,825 triệu đồng. Trong cho vay ngắn hạn năm 2005 thì cho vay
ngắn hạn nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 79.08% tức 151,135 triệu đồng, và cho
vay góp cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong cho vay trung hạn với
doanh số cho vay là 40,128 triệu đồng chiếm 39.16%.
       - Năm 2006 tổng doanh số cho vay cao hơn doanh số cho vay năm trước
323,813 triệu đồng, tăng thêm 109.42%. Và doanh số cho vay năm 2007 cao hơn năm
2006 rất nhiều, cao hơn gần gấp 3 lần với tổng doanh số là 1,870,655 triệu đồng, hơn
năm 2006 1,250,907 triệu đồng tức tăng thêm với tốc độ 201.84%.
        Ngân hàng Mỹ Xuyên có tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung hạn,
đây là một tỷ trọng an toàn vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung hạn.
Có được kết quả này là do các nguyên nhân: các hộ gia đình, bà con nông dân mạnh dạn
vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi; mặt khác, Ngân hàng luôn
đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối
tượng và ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động; bên cạnh đó là sự giúp đỡ, cố gắng
nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong quá trình hoạt động đã tạo nên sự gần gũi thân thiện
giữa Ngân hàng với người đi vay và điều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay
qua từng năm của Ngân hàng. Mặt khác, doanh số cho vay năm 2007 tăng cao là mục
tiêu nằm trong chiến lược phát triển của Ngân hàng với kế hoạch tăng doanh số cho vay
năm 2007 lên 300% so với doanh số năm 2006.


SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ                                                          trang 29
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Ken Hero
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Nam Hương
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Trần Đức Anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Dương Hà
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đĐề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đĐề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
nop.doc
nop.docnop.doc
nop.doc
 

Viewers also liked

Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
Tailieu.vncty.com   sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_namTailieu.vncty.com   sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
Tailieu.vncty.com sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
Trần Đức Anh
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
vietlod.com
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
vietlod.com
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Thanh Hoa
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
vietlod.com
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Trần Đức Anh
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
vietlod.com
 
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...candacelovejeremy123
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Trần Đức Anh
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
hungmia
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Trần Đức Anh
 
M&A Ngân hàng thương mại
M&A Ngân hàng thương mạiM&A Ngân hàng thương mại
M&A Ngân hàng thương mại
Phạm Nam
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Trần Đức Anh
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
Nguyễn Công Huy
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
vietlod.com
 

Viewers also liked (20)

He thong tien te quoc te
He thong tien te quoc teHe thong tien te quoc te
He thong tien te quoc te
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
Tailieu.vncty.com   sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_namTailieu.vncty.com   sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
Tailieu.vncty.com sap nhap-va_mua_lai_ngan_hang_thuong_mai_tai_viet_nam
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
 
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
M&A Ngân hàng thương mại
M&A Ngân hàng thương mạiM&A Ngân hàng thương mại
M&A Ngân hàng thương mại
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 

Similar to LUAN VAN.doc

Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
OnTimeVitThu
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Nam Hương
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
nataliej4
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to LUAN VAN.doc (20)

Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
 
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
Mở Rộng Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Nguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

LUAN VAN.doc

  • 1. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với phát triển kinh tế của toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển, lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trên thế giới cũng phát triển và biến động không ngừng. Học hỏi và phát triển cùng với thế giới, quá trình hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng ở nước ta cũng không ngừng lớn mạnh và đa dạng về mọi mặt kể cả số lượng, quy mô, chất lượng. Lĩnh vực kinh doanh này ngày càng phát triển với lợi nhuận cao nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro cao; và ngân hàng trong quá trình hoạt động đã gặp rất nhiều dạng rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… Các ngân hàng ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực tín dụng là chính – lĩnh vực này mang lại hơn 70% thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang rủi ro cao nhất. Các ngân hàng ở nước ta trong quá trình hoạt động tín dụng đã tiến hành cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng không phải doanh nghiệp nào kinh doanh cũng có lãi, không phải doanh nghiệp nào sau khi sử dụng vốn vay của ngân hàng đều có đủ khả năng để trả nợ, chính vì vậy không ngân hàng nào không gặp phải tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Để giảm rủi ro tín dụng xảy ra và để hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng đều tự xây dựng những biện pháp phòng tránh riêng. Nhưng vấn đề đặt ra là không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có được những biện pháp phòng tránh rủi ro tốt; việc xây dựng một quy trình tín dụng và xây dựng những biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhất là đối với những ngân hàng mới ra đời và những ngân hàng có quy mô nhỏ thì đó là một thách thức không nhỏ. Do đó sau khi tìm hiểu về hoạt động của ngân hàng, câu hỏi đặt ra đối với em là: giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động thì ngân hàng cần những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nào? Với mục đích tìm hiểu về hoạt động của ngân hàng, em chọn Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên làm nơi thực tập và tìm hiểu. Và qua quá trình tiếp xúc và tìm hiểu đó, em nhận thấy: tuy có quá trình hoạt động gần 20 năm và đã kịp khẳng định vị trí của mình đối với các ngân hàng khác và đối với khách hàng nhưng với quy mô nhỏ nên Ngân hàng Mỹ Xuyên hoạt động chủ yếu là huy động và cho vay, và hoạt động cấp tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất và có rủi ro cao nhất cho Ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Nhưng với quy mô còn hạn hẹp, Ngân hàng Mỹ Xuyên còn có nhiều hạn chế trong hoạt động và một trong những hạn chế đó là Ngân hàng chưa có những biện pháp để quản lý và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Vì những lý do nêu trên nên em chọn đề tài “Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại giá trị cao cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động cần thiết phải có những biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Một nguyên nhân nào đó tác động đến khách hàng cũng có thể dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 1
  • 2. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: - Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên. - Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên. - Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vận dụng kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Thu thập tài liệu và số liệu thực tế từ các báo cáo, các tài liệu của Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trong 3 năm 2005, 2006, 2007. - Các tài liệu trên các phương tiện truyền thông như báo, internet… - Sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và dữ liệu thu thập được. - Từ thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, tham khảo thêm sách, báo, ý kiến của các chuyên gia để đánh giá và tìm những biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng như của các ngân hàng khác có rất nhiều dạng rủi ro, các loại rủi ro này có thể được chia thành: rủi ro hoạt động, rủi ro môi trường, rủi ro tài chính… Nhưng do thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp nhận của bản thân có hạn nên trong nội dung bài nghiên cứu em không phân tích được hết các vấn đề mà chỉ tập trung phân tích đến vấn đề rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trong 3 năm và nêu một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Đề tài của luận văn tốt nghiệp em chọn tuy không mới trong lĩnh vực ngân hàng nhưng lại không đúng với chuyên ngành em đã học nên bên cạnh việc tiến hành tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu tiên đối với em là phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng và một cơ sở lý thuyết vững chắc cho bài nghiên cứu. Do đó, làm tiền đề vững chắc cho đề tài của em và cho những phần nghiên cứu phía sau là phần cơ sở lý luận được trình bày ở chương 2. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 2
  • 3. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại. Trong lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng, các nhà kinh tế học, các nhà quản lý kinh tế đưa ra khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau: - Theo Smishkin: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền”. - Theo luật Ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ: “Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”. - Theo luật Ngân hàng của Pháp năm 1942: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu tín dụng hay nghiệp vụ tài chính”. - Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. - Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. - Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 3
  • 4. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Qua các khái niệm về ngân hàng thương mại trên ta có thể rút ra những nhận xét: - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp. - Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. - Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt. - Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng. 2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Thông qua quá trình hoạt động, ngân hàng thương mại có các chức năng sau: - Chức năng trung gian tài chính. - Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. - Chức năng “tạo ra tiền”. - Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. 2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại - Nghiệp vụ huy động vốn: Đây là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và khởi đầu cho các hoạt động của ngân hàng thương mại và thực hiện chức năng trung gian tài chính. Với việc đáp ứng nhu cầu gửi tiền, quản lý, giữ tiền của khách hàng, ngân hàng thương mại đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tập trung lại gồm các hình thức chủ yếu: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. - Nghiệp vụ tín dụng: Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại. Cơ cấu thu nhập do nghiệp vụ này mang lại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. - Nhóm các nghiệp vụ khác. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 2.2.1. Khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng, trước hết, xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong sản xuất kinh doanh hoặc trong cuộc sống. Kế đến là có sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.  Khái niệm Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 4
  • 5. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên  Bản chất của tín dụng Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa người đi vay và người cho vay. Do đó, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay như thế nào thì quan hệ tín dụng như thế ấy. Chẳng hạn, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa người cho vay và đi vay chỉ là quan hệ điều hòa việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do Nhà nước vạch sẵn thì quan hệ tín dụng ở đây chỉ là hình thức chứ không thực sự thể hiện quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ trao đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở có cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng vốn.  Chức năng của tín dụng Tín dụng có hai chức năng: phân phối lại vốn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.  Vai trò của tín dụng Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các xí nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý; mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ hai: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp các cơ quan Nhà nước và của cá nhân; trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 5
  • 6. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hóa và là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện, vì vậy trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí. Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng xí nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng các tác động như vậy đòi hỏi xí nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn; tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi cho xí nghiệp. Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. 2.2.2. Phân loại tín dụng Tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín dụng nhằm hiểu thêm sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể sử dụng hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phân loại tín dụng phải căn cứ vào những tiêu thức cụ thể và khi đề cập đến các loại tín dụng được phân loại là ám chỉ tín dụng theo tiêu thức phân loại đó.  Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.  Cho vay tiêu dùng cá nhân.  Cho vay bất động sản.  Cho vay nông nghiệp.  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.  Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các loại như sau: SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 6
  • 7. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên  Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.  Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các loại như sau:  Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.  Dựa vào phương thức cho vay – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các loại như sau:  Cho vay theo món.  Cho vay theo hạn mức tín dụng.  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân thành các loại như sau:  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.2.3. Các nguyên tắc tín dụng Cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và có hiệu quả. Cụ thể, các tổ chức tài chính phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo việc cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở có bảo đảm theo quy định. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến và do vậy mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả cho ngân hàng. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 7
  • 8. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh “lấy thu bù chi và có lãi”. 2.2.4. Điều kiện tín dụng Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc trên, nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng đã thỏa mãn các điều kiện vay nhất định. Các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.3. DOANH SỐ CHO VAY Doanh số cho vay là phần phản ánh tất cả những khoản tiền cho vay phát sinh của ngân hàng đã cho khách hàng vay trong năm. 2.4. DOANH SỐ THU NỢ Doanh số thu nợ phản ánh toàn bộ những khoản nợ mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay trước đây. 2.5. DƯ NỢ Dư nợ phản ánh những khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nhất định nào đó và đây cũng chính là những khoản thu về trong tương lai của ngân hàng khi các khoản cho vay đó đáo hạn. 2.6. CÁC NHÓM NỢ ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO QUY ĐỊNH  Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ như sau:  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Các khoản nợ khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 là 0%.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Bao gồm: SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 8
  • 9. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Các khoản nợ quá hạn 90 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại (Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ) là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 2 là 5%.  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 3 là 20%.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 4 là 50%.  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 5 là 100%.  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau: - Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý. - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 9
  • 10. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.  Nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu là những khoản nợ mang những đặc trưng: - Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cam kết này đã hết hạn. - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. - Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi. - Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau: - Nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn. - Nhóm Nợ nghi ngờ. - Nhóm Nợ có khả năng mất vốn. 2.7. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.7.1. Khái niệm rủi ro Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều chứa đựng trong nó yếu tố rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng nhiều. Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh tuy đối tượng kinh doanh đặc biệt hơn đó là tiền tệ nhưng cũng bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận cao, rủi ro cao trong nền kinh tế. Ngay từ khi ra đời thì rủi ro gắn liền với ngân hàng nhưng do trước đây nền kinh tế chưa đòi hỏi nhiều dịch vụ như hiện nay, vì thế rủi ro đơn giản và dễ nhận thấy. Ngày nay, những hoạt động kinh tế phức tạp và đa dạng nên đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện các nghiệp vụ ngày càng lớn, phức tạp hơn mới có thể phát triển được trong nền kinh tế sôi động đầy bắt trắc; do đó, rủi ro cho các ngân hàng thương mại cũng tăng lên mà chúng ta khó lường trước được. Để hiểu được rủi ro thì có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi người. Theo Frank Night nhà kinh tế học Mỹ: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Allan Willet cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến việc xuất hiện một số biến cố không mong đợi”. Theo lý thuyết chứng khoán: “Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận dự tính mạng lại từ đầu tư”. Còn trong lĩnh vực ngân hàng thì: “Rủi ro là những biến cố không mong đợi, những bất trắc xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản và thu nhập của ngân hàng”. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 10
  • 11. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Việc loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là điều không thể thực hiện được, song chúng ta có thể lường trước được và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất trong khả năng cho phép, nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện thuận lợi và mang lại lợi nhuận. 2.7.2. Các loại rủi ro Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình cũng gặp rất nhiều rủi ro, từ rủi ro môi trường đến rủi ro bên trong. Các loại rủi ro mà các ngân hàng thường gặp nhất trong quá trình kinh doanh của mình gồm có:  Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Rủi ro thanh khoản Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thanh toán. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Điều này có nghĩa là, ngân hàng hoặc có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần đến; hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.  Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.  Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. 2.7.3. Ý nghĩa của việc đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Việc đo lường rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 11
  • 12. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Như ta đã biết trong bất cứ việc kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận thường gắn liền với rủi ro, lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao. Việc xác định và đo lường rủi ro tùy thuộc vào tính chủ quan của các nhà quản trị. Trên cơ sở đo lường rủi ro, các ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược quản lý tài sản. Việc đo lường giúp ngân hàng xác định được các hệ số rủi ro các loại tài sản để khống chế và kiểm soát hoạt động đầu ra của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Tóm lại, nhận diện rủi ro là công việc cần thiết và chính yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng phải chủ động nắm bắt và lường trước được rủi ro thì mới đưa được những giải pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được lành mạnh và hiệu quả. 2.8. RỦI RO TÍN DỤNG 2.8.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng  Nguyên nhân chủ quan  Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu trả ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: - Đối với khách hàng cá nhân: Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả được nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: + Thu nhập không ổn định. + Bị sa thải, thất nghiệp. + Hoàn cảnh gia đình khó khăn. + Sử dụng vốn sai mục đích. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường không trả nợ vay cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau: + Thị trường biến động, không ổn định. + Khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm do lỗ lã trong kinh doanh. + Sử dụng vốn sai mục đích. + Bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ. + Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.  Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng: Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng tạo ra có thể là: - Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. - Ngân hàng vi phạm nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố, cho vay khống… SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 12
  • 13. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực, đưa ra những quyết định sai lầm trong cho vay. - Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh.  Nguyên nhân khách quan  Tình hình kinh tế trong nước Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm đối với những biến động của nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được. Điều này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình sẽ bị mất giá khi gửi ở ngân hàng. Trong khi đó người đi vay thì lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như khiến cho những khoản đầu tư của ngân hàng không hiệu quả.  Tình hình thế giới: Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế của mỗi nước đều có tác động lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự… xảy ra ở bất kỳ một nước nào cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác và sẽ dẫn đến biến động kinh tế, gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường hoạt động như: bão, lụt, hạn hán, mất mùa, tình hình an ninh, chính trị trong nước và trong khu vực không ổn định…. 2.8.2. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra  Đối với bản thân ngân hàng Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra có thể là những thiệt hại về vật chất và uy tín của ngân hàng. Rủi to tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán và dần làm cho ngân hàng bị thua lỗ có nguy cơ phá sản.  Đối với nền kinh tế xã hội Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó có khả năng SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 13
  • 14. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đua nhau đến các ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và rủi ro tín dụng như vậy đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế, do đó rủi ro tín dụng là vấn đề chính phủ phải quan tâm, đặc biệt là ngân hàng trung ương phải khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng tài trợ cho các ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ ở Mêxicô (2001-2002). Từ những vấn đề trên cho thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà các nước phải quan tâm. 2.8.3. Những chỉ tiêu đánh giá – đo lường rủi ro tín dụng  Tỷ lệ thu nợ Tỷ lệ thu nợ = (Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay) * 100% Tỷ lệ thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng, nếu tỷ lệ thu nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và hoạt động cho vay của ngân hàng càng có hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.  Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) * 100% Thể hiện mối quan hệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ càng cao trong tổng dư nợ thì rủi ro tín dụng càng lớn và cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng thấp. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này không được vượt quá 5%.  Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có) * 100% Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh những khoản mục tín dụng trong tài sản có, hệ số này càng lớn sẽ thể hiện lợi nhuận của ngân hàng càng cao, nhưng song song với lợi nhuận cao bao nhiêu thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng tương ứng.  Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong khoản từ 3% đến 5%. Chương 2 là cơ sở cho sự phân tích và nghiên cứu của đề tài, cụ thể là chương 4 và chương 5, nhưng trước khi đi vào 2 chương phân tích đó ta tiến hành tìm hiểu sơ lược về Ngân hàng Mỹ Xuyên và tình hình kinh doanh của Ngân hàng qua chương 3. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 14
  • 15. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Tên kinh doanh: Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên. - Tên tiếng Anh: MY XUYEN RURAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. - Tên viết tắt là: Ngân hàng Mỹ Xuyên hoặc MXBANK. - Trụ sở đặt tại 248 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tiền thân của Ngân hàng Mỹ Xuyên là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Ủy Ban Nhân Dân thị xã Long Xuyên. Đến năm 1992, do nhu cầu phát triển kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động ngành kinh doanh tiền tệ cả nước, pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức tài chính ra đời. Trong bối cảnh đó, Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên có đủ điều kiện để chuyển thể và phát triển thành Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với số vốn điều lệ là 303 triệu. Hiện nay vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng và trong bối cảnh chuyển lên Ngân hàng đô thị, Ngân hàng có mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng vào cuối năm tài chính 2008, lên 2,500 tỷ đồng năm 2009 và lên 3,500 tỷ đồng vào năm 2010. Ngân hàng hiện đang hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng với 2 lĩnh vực chính là dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp. Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp tỉnh An Giang. Hiện nay Ngân hàng Mỹ Xuyên bao gồm 2 Chi nhánh và 10 phòng giao dịch; trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt là phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long. Với tầm nhìn “Ngân hàng Mỹ Xuyên sẽ trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam”, Ngân hàng hoạt động với mục tiêu và sứ mệnh: gia tăng giá trị cho cổ đông cho khách hàng, tăng cường hiệu quả và tiện ích cho khách hàng và các đối tác với dịch vụ chuyên nghiệp năng động, phấn đấu SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 15
  • 16. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trở thành ngân hàng thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Mỹ Xuyên có các sản phẩm chủ yếu sau: Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn A. Cho vay trả nợ cuối kỳ: A. Cho vay trả nợ cuối kỳ: - Cho vay nông nghiệp - Cho vay nông nghiệp - Cho vay Quỹ MLF - Cho vay Quỹ RDF - Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ - Cho vay doanh nghiệp - Cho vay thế chấp sổ tiền gửi - Cho vay thế chấp sổ tiền gửi - Cho vay doanh nghiệp - Cho vay tổ chức tín dụng - Cho vay khác B. Cho vay trả góp: B. Cho vay trả nợ phân kỳ: - Cho vay góp chợ, phố - Cho vay nông nghiệp - Cho vay góp kinh doanh nông thôn - Cho vay góp sản xuất kinh doanh - Cho vay góp sản xuất kinh doanh (tín chấp) - Cho vay góp mua xe C. Cho vay trả góp: - Cho vay góp mùa vụ - Cho vay góp kinh doanh nông thôn - Cho vay góp sản xuất kinh doanh - Cho vay góp Cán bộ công nhân viên - Cho vay góp doanh nghiệp - Cho vay góp mua xe SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 16
  • 17. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN TRỰC THUỘC HĐQT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC A. KHỐI KINH DOANH CHI NHÁNH A.1 Phòng khách hàng cá nhân A.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp PHÒNG A.3 Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế GIAO DỊCH A.4 Phòng kinh doanh nguồn vốn TỔ TÍN B. KHỐI GIÁM SÁT – QUẢN LÝ DỤNG B.1 Phòng quản lý rủi ro B.2 Phòng pháp chế C. KHỐI HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ C.1 Phòng kế toán tài chính C.2 Trung tâm cuộc gọi C.3 Trung tâm thanh toán C.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ D. KHỐI TỔ CHỨC, CÔNG NGHỆ VÀ CHIẾN LƯỢC D.1 Phòng nhân sự và đào tạo D.2 Phòng công nghệ thông tin D.3 Phòng kế hoạch và nghiên cứu tổng hợp SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 17
  • 18. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên ( Nguồn: Phòng kế hoạch Ngân hàng Mỹ Xuyên) Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên  Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Đứng đầu bộ máy điều hành là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc và các Giám đốc khối, Giám đốc các đơn vị trực thuộc. Đứng đầu các khối là Giám đốc khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có thể có Phó giám đốc và các Trưởng phòng trực thuộc. Đứng đầu các phòng là các Trưởng phòng chịu sự quản lý của Giám đốc khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối. Giúp việc cho Trưởng phòng có thể có Phó phòng và Trưởng các bộ phận. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: A. KHỐI KINH DOANH A1. Phòng khách hàng Cá nhân - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. - Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức bán và quảng bá những dịch vụ sản phẩm Ngân hàng cá nhân. - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như hoạt động triển khai kinh doanh, bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm; cho vay; bảo lãnh; chuyển tiền trong nước.... A2. Phòng khách hàng Doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. - Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, bán và quảng bá những dịch vụ sản phẩm Ngân hàng doanh nghiệp. - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp khách hàng, bao gồm: tiền gửi thanh toán; cho vay; các sản phẩm thu phí.... A3. Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế - Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. - Nghiên cứu phát triển các sản phẩm: thu đổi ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu... bán và quảng bá những dịch vụ sản phẩm thanh toán quốc tế của Ngân hàng. - Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trong thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. A4. Phòng kinh doanh nguồn vốn SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 18
  • 19. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Đảm bảo quản lý và khai thác nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn liên ngân hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. - Đảm bảo nguồn vốn ngân hàng được đầu tư (ngắn hạn, dài hạn) an toàn, hiệu quả. B. KHỐI GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ B1. Phòng quản lý rủi ro - Quản lý và kiểm soát mọi mảng rủi ro liên quan đến hoạt động rủi ro của ngân hàng: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái.... - Phát triển chính sách quản lý rủi ro toàn diện bao trùm mọi lĩnh vực rủi ro của ngân hàng. - Phát triển những quy trình tiêu chuẩn và toàn diện để xác định, định giá, đo lường và giám sát rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng.... B2. Phòng pháp chế - Tư vấn về luật cho các qui chế, qui định, các hợp đồng kinh tế.... - Đại diện pháp lý của ngân hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp, kiện tụng... C. KHỐI HỖ TRỢ TỔNG HỢP C1. Phòng kế toán tài chính - Phê duyệt kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc. - Tổng hợp số liệu của các phòng ban riêng lẻ, và của toàn bộ ngân hàng để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm. - Báo cáo thống kê, phân tích số liệu tham mưu cho Ban tổng giám đốc về các vấn đề tín dụng, lãi suất … - Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thường xuyên các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng.... C2. Trung tâm cuộc gọi - Sao lưu tài liệu. - Giải đáp hỗ trợ Chi nhánh. Giải đáp thông tin sản phẩm.... C3. Trung tâm thanh toán: Thanh toán chuyển tiền đi đến trong nước. C4. Hỗ trợ nghiệp vụ - Tín dụng: + Quản lý các khoản vay. + Quản lý nợ. - Trung tâm tiền mặt: + Kiểm soát trạng thái tiền mặt của Chi nhánh trong khu vực. + Kiểm soát và quản lý tiền nộp hoặc nhận về từ Ngân hàng Nhà nước. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 19
  • 20. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên + Hủy bỏ các loại tiền cũ không lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. + Lên báo cáo về tiền mặt theo yêu cầu. D. KHỐI TỔ CHỨC – CÔNG NGHỆ & CHIẾN LƯỢC D1. Phòng tổ chức hành chánh, nhân sự và đào tạo - Thực hiện các việc liên quan đến phương tiện vận chuyển, dịch vụ mua ngoài: trang thiết bị, dụng cụ, văn phòng phẩm… và công việc văn thư. - Lập kế hoạch, phân công, lên lịch tuyển dụng hằng năm. - Tổ chức đào tạo nhân viên cũ, tập huấn nhân viên mới. Luân chuyển nhân sự. - Xây dựng quy trình chấm công, chế độ khen thưởng. D2. Phòng công nghệ thông tin - Lên kế hoạch cho những nhu cầu phát triển công nghệ trong tương lai. - Vận hành hệ thống máy tính. - An ninh Dữ liệu – bảo đảm an toàn cho dữ liệu máy tính, truy cập vào hệ thống máy tính, mật khẩu… D3. Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp - Phụ trách quan hệ đối ngoại của Ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch tổng hợp Ngân hàng. - Tổng hợp các báo cáo nội bộ và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. - Xây dựng kế hoạch phát triển các Chi nhánh, phòng giao dịch. - Quản trị thương hiệu cho Ngân hàng. 3.1.3 Chức năng và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên.  Chức năng: - Huy động vốn: + Khai thác các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh An Giang qua các loại hình tiền gửi như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn… + Tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nông nghiệp từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tín dụng tiền tệ trong và ngoài nước. - Cho vay: + Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. + Cho vay trả góp kinh doanh, tiêu dùng. - Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác: + Dịch vụ chuyển tiền nhanh. + Chi trả kiều hối. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 20
  • 21. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên + Bảo lãnh thanh toán.  Phạm vi hoạt động Ngân hàng Mỹ Xuyên cho vay vốn đối với tất cả các thành phần kinh tế trong địa bàn tỉnh An Giang và đang mở rộng ra các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp theo tiềm năng và quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng, cũng như không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Hướng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng xuống các địa bàn nông thôn nhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân có thể dễ dàng liên hệ vay vốn của Ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương. 3.1.4. Vai trò của ngân hàng Mỹ Xuyên Ngân hàng ra đời không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo canh tác kịp thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn hỗ trợ vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ cũng đang trong tình trạng thiếu vốn không đủ điều kiện cạnh tranh và chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Do vậy, giải ngân cho các thành phần kinh tế này cũng là mục tiêu quan trọng của ngân hàng nhằm góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa của tỉnh. Sự có mặt của Ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần cải thiện đời sống người dân, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở độ tuổi lao động. 3.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tổng Doanh 29,815 48,688 149,132 18,873 63.30 100,444 206.30 thu Tổng Chi phí 21,935 34,412 79,053 12,477 56.88 44,641 129.73 Lợi nhuận 7,880 14,276 70,079 6,396 81.17 55,803 390.89 trước thuế Lợi nhuận sau 5,748 10,343 50,654 4,595 79.94 40,311 389.74 thuế (Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh của Ngân hàng Mỹ Xuyên) SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 21
  • 22. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Qua bảng 1 và hình 2 ta thấy, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Năm 2005, tổng doanh thu của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 29,815 triệu đồng, tổng chi phí là 21,935 triệu đồng, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng sau khi trừ thuế là 5,748 triệu đồng. Năm 2006, doanh thu của ngân hàng tăng 18,873 triệu đồng, tức tăng 63.3% so với năm 2005, trong khi chi phí chỉ tăng lên 56.88%, tuy doanh thu và chi phí đều tăng nhưng cũng đã góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao (lợi nhuận sau thuế tăng thêm 4,595 triệu đồng tức tăng 79.94%). Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng 150,000 100,000 triệu đồng 50,000 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Đến năm 2007, doanh thu đã tăng lên vượt bậc từ 48,688 triệu đồng lên đến 149,132 triệu đồng (tăng 206.3% so với năm 2006), chi phí tăng 129.73% dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế tăng 389.74% từ 10,343 triệu đồng tăng lên 50,654 triệu đồng, kết quả kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng Mỹ Xuyên như vậy là rất khả quan và tăng rất cao so với các năm trước. Nguyên nhân của việc đạt được kết quả kinh doanh tăng vượt bậc như vậy là do năm 2007 Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển hơn nhiều so với những năm trước cả về số lượng khách hàng lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ, với chiến lược và định hướng phân khúc thị trường phù hợp, ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, kiểm soát rủi ro hiệu quả; kết thúc năm tài chính 2007 Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những kết quả nổi bật. Hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên đạt được lợi nhuận ngày càng cao, có được điều này là do: doanh thu của Ngân hàng luôn tăng trưởng hàng năm trong khi tốc độ tăng của doanh thu luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí; nền kinh tế của cả nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh An Giang nói riêng đang ngày càng phát triển hơn với những thành tựu đạt được rất khả quan, đời sống của người dân cũng theo đó ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về vốn ngày càng lớn trên thị trường kinh tế và lượng tiền nhàn rỗi ngày càng nhiều trong xã hội đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển và hiệu quả kinh doanh cao của Ngân hàng; bên cạnh những nguyên nhân đó là sự nổ lực phấn đấu của cả tập thể ngân hàng, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc, cũng như của Hội đồng quản trị trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 22
  • 23. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên Để đánh giá về kết quả kinh doanh của Ngân hàng, bên cạnh việc xem xét tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến 1 chỉ tiêu khác đó là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng vì chỉ số này cho chúng ta biết được trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì Ngân hàng có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 2:Phân tích doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế 5,748 10,343 50,654 Doanh thu thuần 29,815 48,688 149,132 Lợi nhuận / Doanh thu (%) 19.28 21.24 33.97 (Nguồn: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh của Ngân hàng Mỹ Xuyên) Vì doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng tăng hàng năm nên tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cũng có xu hướng tăng hàng năm. Nhìn vảo bảng 2 ta thấy cụ thể như sau: Năm 2005 tỷ suất này là 19.28% (tức là trong 100 đồng doanh thu thu về Ngân hàng có được 19.28 đồng lợi nhuận sau thuế) thì đến năm 2006 con số này tăng lên thành 21.24% tức tăng 1.96% (tức là vào năm 2006 trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế là 21.24 đồng), con số này tăng tuy không cao nhưng cũng đã phần nào cho thấy được sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh của Ngân hàng. Sang năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đến 33.97%, tức tăng hơn 10% so với năm 2006, có nghĩa là lợi nhuận có được sau thuế trong 100 đồng doanh thu thu về của Ngân hàng tăng lên hơn 10 đồng so với năm 2006; điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của Ngân hàng đã có bước phát triển cao trong năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng lên vượt bậc này là do tốc độ tăng lợi nhuận quá nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu, làm cho tỷ suất này tăng lên. 3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn  Thuận lợi - Ngân hàng được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của các cơ quan đoàn thể trong tỉnh, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng và điều đó đã góp phần tạo nên những kết quả khả quan trong hoạt động của Ngân hàng. - Sự phát triển rất khả quan của nền kinh tế trong nước nói chung và trong tỉnh An Giang nói riêng đã tạo nên những thành phần kinh tế đa dạng, những nhu cầu mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp, những nhu cầu kinh doanh, làm ăn của người dân, bên cạnh đó đời sống của người dân trong tỉnh cũng ngày càng được nâng cao, dòng tiền nhàn rỗi trong xã hội ngày càng nhiều; chính việc dồi dào về cung và cầu tiền trong xã hội đã góp phần tạo nên sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Mỹ Xuyên nói riêng. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 23
  • 24. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng được mở rộng, sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi trong những năm vừa qua như: trúng mùa, được giá, giá cả các mặt hàng nông sản đều ở mức cao có lợi cho người nông dân mà đây chính là thị trường chính và đầy tiềm năng của Ngân hàng. - Sau gần 20 năm hoạt động với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, Ngân hàng đã tạo được cho mình một lượng tương đối ổn định những khách hàng trung thành; bên cạnh đó Ngân hàng còn được khách hàng công nhận là có những thủ tục nhanh gọn hợp lý, điều này cũng tạo cho Ngân hàng khả năng duy trì khách hàng cũ và lôi kéo những khách hàng mới. - Đời sống cán bộ, công nhân viên đã được tăng lên một bước đáng kể, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, …có nhiều tiến bộ rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.  Khó khăn - Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng còn bị hạn chế. - Một số loại hình dịch vụ chưa thu hút khách hàng như dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh An Giang (hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có 5 chi nhánh ngân hàng nhà nước và 11 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động) nhất là vào giai đoạn cạnh tranh với nhau trong việc tăng lãi suất huy động. - Ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển lên ngân hàng đô thị nên còn nhiều mới mẻ trong cơ cấu, trong hoạt động… và còn nhiều điều cần khắc phục. - Đội ngũ cán bộ khá đông và Ngân hàng đang trong quá trình tuyển dụng thêm nhiều nhân sự trong khi đó lực lượng lao động có trình độ chuyên môn phù hợp của tỉnh chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. - Do tỉnh An Giang là một tỉnh đầu nguồn nên mỗi khi lũ về, tỉnh ta luôn phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu nợ vì đây là ngành được Ngân hàng cho vay nhiều. Mặt khác, sự biến động về giá cả của xăng dầu, thép và nhiều mặt hàng khác; sự tái phát và lây lan của dịch cúm gia cầm; sự biến động của thị trường xuất khẩu nông sản cũng làm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và khả năng trả nợ của người dân. 3.3. NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN TRONG BỐI CẢNH TIẾN LÊN NGÂN HÀNG ĐÔ THỊ Có thể nói, năm 2007 là năm bản lề, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Mỹ Xuyên. Mặc dù là một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với nhiều hạn chế về phạm vi hoạt động, loại hình sản phẩm dịch vụ, đồng thời nằm trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn hoạt động của tỉnh An Giang, tuy nhiên với chiến lược và định hướng phân khúc thị trường phù hợp cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những thành quả hết sức tự hào. Kết thúc năm tài chính, vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt 500 tỷ đồng (tăng gấp 7 lần so với năm 2006), mạng lưới hoạt động phủ kín toàn tỉnh An Giang với 2 chi nhánh và 10 phòng giao dịch, dư nợ cho vay đạt 1.265 tỷ đồng (tăng 220%), và lợi nhuận trước thuế đạt 70,1 tỷ đồng (tăng 391%). Không chỉ đạt tốc độ tăng SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 24
  • 25. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên trưởng cao, Mỹ Xuyên cũng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, kết quả là tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0.08% trên tổng dư nợ cho vay, thấp hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng nhà nước. Cũng trong năm 2007, một dấu mốc quan trọng của Ngân hàng là đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Đây chính là tiền đề quan trọng để Ngân hàng Mỹ Xuyên chuyển mình trong giai đoạn mới. Hiện nay, Ngân hàng đang tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất; nâng cao năng lực quản trị, điều hành; trang bị hệ thống công nghệ hiện đại và lựa chọn đối tác chiến lược để củng cố tiềm lực tài chính nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển trong thời gian tới. Trước mắt, trong năm 2008, Mỹ Xuyên sẽ tăng vốn điều lệ lên ít nhất là 1.000 tỷ đồng; mở rộng mạng lưới hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đa dạng hóa danh mục đầu tư; đa dạng hóa loại hình sản phẩm, dịch vụ theo mô hình của một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Có thể khẳng định, Ngân hàng Mỹ Xuyên đang xây dựng một nền tảng vững chắc để bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn hội nhập và phát triển.  KẾT LUẬN Qua những phần giới thiệu về Ngân hàng Mỹ Xuyên như trên có thể thấy, Ngân hàng tuy không phải là một ngân hàng lớn nhưng đã và đang từng bước phát triển hơn về quy mô cũng như là về chất lượng thông qua việc: - Kinh doanh ngày càng hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận thuần năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt là vào năm 2007 vừa qua với các chỉ tiêu kinh doanh đạt được vượt bậc. - Bên cạnh đó là việc Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp địa bàn tỉnh An Giang và trong thời gian tới với định hướng mở rộng địa bàn ra các tỉnh khác khi đã trở thành Ngân hàng đô thị. Có thể thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên đang từng bước thực hiện cuộc chuyển mình quy mô trong thời gian tới và đang từng bước xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc đủ sức cạnh tranh với nhiều ngân hàng lớn mạnh khác. Nhưng như đã nói ở phần mở đầu, bất kỳ một hoạt động nào của ngân hàng cũng gặp phải rủi ro và đối với Ngân hàng Mỹ Xuyên thì rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng gặp phải chính là rủi ro về tín dụng. Và chương tiếp theo đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải là như thế nào. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 25
  • 26. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN Do ngân hàng là kênh đáp ứng nhu cầu vốn chủ yếu cho nền kinh tế, có tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh ở điạ phương, nên tốc độ phát triển tín dụng của ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, ngược lại sự phát triển của nền kinh tế sẽ có tác động thúc đẩy nhu cầu vốn tăng cao tạo thuận lợi cho ngân hàng tăng trưởng mạnh hoạt động cung ứng vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. 4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện nay rất lớn thế nhưng nguồn vốn tự có của Ngân hàng Mỹ Xuyên còn rất hạn chế vì vậy việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác là rất quan trọng. Ngân hàng Mỹ Xuyên từ khi thành lập đến nay bên cạnh nguồn vốn tự có thì nguồn vốn huy động từ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là nguồn vốn chủ yếu. Do đó Ngân hàng đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau: Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng cao qua từng năm. Cụ thể: - Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 108,282 triệu đồng, đến năm 2006 tổng nguồn vốn này tăng lên 234,327 triệu đồng tức tăng 126,045 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 116.4%. Trong đó huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tăng 8,260 triệu đồng (111.41%), huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 107,538 triệu đồng và số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiện có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 10,247 triệu đồng; và trong số các loại tiền gửi này thì tiền gửi của các tổ chức tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng tăng cao nhất – tăng 60,100 triệu đồng từ 4,300 triệu đồng năm 2005 lên đến 64,400 triệu đồng năm 2006 với tốc độ rất cao 1397.67%. - Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng tiếp tục được tăng cao tăng lên 306.9% từ 234,327 triệu đồng lên đến 953,474 triệu đồng, tăng thêm 719,147 triệu đồng; trong đó tốc độ tăng của các loại tiền gửi lần lượt là: tiền gửi không kỳ hạn tăng thêm 13,574 triệu đồng với tốc độ là 86.6%, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng thêm 622,077 triệu đồng với tốc độ tăng là 367.88% và tốc độ tăng SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 26
  • 27. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là 168.19% tăng thêm 83,344 triệu đồng. Và trong năm này loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng vẫn là loại tiền huy động được tăng thêm nhiều nhất, tăng thêm 499,800 triệu đồng; tuy nhiên loại tiền gửi có tốc độ tăng cao nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng với tốc độc tăng là 15881.14%. Bảng 3: Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 7,414 15,674 29,248 8,260 111.41 13,574 86.60 Tiền gửi thanh toán 4,158 9,791 22,425 5,633 135.47 12,634 129.04 Tiền gửi tiết kiệm 3,113 5,399 6,263 2,286 74.43 864 16.00 Tiền gửi của tổ chức tín 143 484 560 341 238.46 76 15.70 dụng khác Tiền gửi có kỳ hạn 100,868 218,653 924,074 117,785 116.77 705,421 322.62 1. Tiền gửi có kỳ hạn 61,561 169,099 791,176 107,538 174.69 622,077 367.88 dưới 12 tháng Dưới 12 tháng của 0 440 70,317 440 69,877 15881.14 khách hàng Dưới 12 tháng 57,261 104,259 156,659 46,998 82.08 52,400 50.26 Dưới 12 tháng của tổ 4,300 64,400 564,200 60,100 1397.67 499,800 776.09 chức tín dụng khác 2. Tiền gửi có kỳ hạn 39,307 49,554 132,898 10,247 26.07 83,344 168.19 trên 12 tháng Trên 12 tháng của 0 2,000 2,000 2,000 0 0 khách hàng Trên 12 tháng 39,307 47,554 70,898 8,247 20.98 23,344 49.09 Trên 12 tháng của các 0 0 60,000 0 60,000 tổ chức tín dụng khác Ký quỹ bảo lãnh 152 0 152 Tổng 108,282 234,327 953,474 126,045 116.40 719,147 306.90 (Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên ) Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn trong 3 năm SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 27
  • 28. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên 1000000 800000 600000 triệu đồng 400000 200000 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng vốn huy động Bảng 4: Phân tích cơ cấu tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Cơ cấu từng loại hình huy động Năm Năm (%) Chỉ tiêu Năm 2007 2005 2006 2005 2006 2007 Tiền gửi không kỳ hạn 7,414 15,674 29,248 6.85 6.69 3.07 Tiền gửi có kỳ hạn 100,868 218,653 924,074 93.15 93.31 96.92 Ký quỹ bảo lãnh 152 0.01 Tổng 108,282 234,327 953,474 100 100 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên) Bảng 4 cho thấy cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm qua, nhìn chung ta thấy ngân hàng huy động từ tiền gửi có kỳ hạn nhiều hơn từ tiền gửi không có kỳ hạn rất nhiều lần, cụ thể: - Vào năm 2005, cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng như sau: huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 6.85% tổng nguồn vốn huy động được trong năm, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn. - Năm 2006, số tiền Ngân hàng huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao (93.31%), cao hơn tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều. - Năm 2007 cơ cấu này vẫn không thay đổi tuy tỷ trọng có sự tăng giảm; tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống còn 3.07%, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 96.92% ngoài ra còn có sự góp mặt của nguồn vốn huy động từ loại hình ký quỹ bảo lãnh tuy không đáng kể chỉ chiếm có 0.01% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Như vậy từ năm 2005 đến 2007, qua số liệu từ thực tế ta thấy được rằng khả năng huy động của Ngân hàng qua từng năm đã đạt hiệu quả cao cho thấy uy tín của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng, tạo nên cơ sở vững chắc cho việc huy động vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có được kết quả này là do một số nguyên nhân sau: SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 28
  • 29. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng GVHD: TS. BÙI THANH QUANG tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên - Những năm gần đây, Ngân hàng đã và đang ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch, nâng cấp các điểm giao dịch khang trang hơn, có thái độ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp vừa để tiếp thị cho Ngân hàng vừa để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng. - Ngân hàng đã thực hiện việc quảng bá và tiếp thị rộng rãi hình ảnh của mình trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nhằm duy trì được khách hàng là các tổ chức kinh tế có lượng tiền gửi cao và ổn định. - Thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm bằng uy tín và sự chuyên nghiệp của Ngân hàng và thực hiện đồng thời với lãi suất ưu đãi. 4.1.2 Phân tích tình hình cho vay Như ta đã biết Ngân hàng “đi vay để cho vay”, từ những nguồn vốn huy động được Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nó như thế nào để vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả vừa hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển của các thành phần kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì nghiệp vụ tín dụng giữ vai trò chủ yếu và đối với Ngân hàng Mỹ Xuyên thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu và cao nhất cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Mỹ Xuyên cần phải áp dụng các hình thức nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô nhằm hướng đến mục tiêu là đảm bảo cho vay thu hồi được nợ và có lãi. Tình hình cho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3 năm 2005, 2006, 2007 như sau: Nhìn vào 2 bảng 5 và 6 ta thấy, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng luôn luôn tăng qua từng năm nhưng tăng mạnh nhất là vào năm 2007. Cụ thể: - Năm 2005 tổng doanh số cho vay là 295,935 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 191,110 triệu đồng chiếm 64.58% tổng doanh số cho vay, và cho vay trung hạn chiếm 35.42% tức 104,825 triệu đồng. Trong cho vay ngắn hạn năm 2005 thì cho vay ngắn hạn nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 79.08% tức 151,135 triệu đồng, và cho vay góp cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong cho vay trung hạn với doanh số cho vay là 40,128 triệu đồng chiếm 39.16%. - Năm 2006 tổng doanh số cho vay cao hơn doanh số cho vay năm trước 323,813 triệu đồng, tăng thêm 109.42%. Và doanh số cho vay năm 2007 cao hơn năm 2006 rất nhiều, cao hơn gần gấp 3 lần với tổng doanh số là 1,870,655 triệu đồng, hơn năm 2006 1,250,907 triệu đồng tức tăng thêm với tốc độ 201.84%. Ngân hàng Mỹ Xuyên có tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung hạn, đây là một tỷ trọng an toàn vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung hạn. Có được kết quả này là do các nguyên nhân: các hộ gia đình, bà con nông dân mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi; mặt khác, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng và ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động; bên cạnh đó là sự giúp đỡ, cố gắng nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong quá trình hoạt động đã tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa Ngân hàng với người đi vay và điều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua từng năm của Ngân hàng. Mặt khác, doanh số cho vay năm 2007 tăng cao là mục tiêu nằm trong chiến lược phát triển của Ngân hàng với kế hoạch tăng doanh số cho vay năm 2007 lên 300% so với doanh số năm 2006. SVTH: HUỲNH LÊ XUÂN HÀ trang 29